You are on page 1of 5

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG

I/ Định nghĩa KT Phục Hưng: Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với các
ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển
của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục
Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật.

1/ Hoàn cảnh lịch sử:

Phong trào văn hóa phục hưng xuất hiện vào thế kỉ thứ XV-XVI trong lòng xã hội Italia trào lưu này bắt đầu từ việc
tẩy chay kiến trúc Gothic và phục hưng là di sản kiến trúc cuả La Mã cổ đại.

Nguyên nhân: Cuối thời trung cổ do sự phát triển của tư bản , đề cao tính dân tộc và tính bản địa ,không dùng tiếng
mẹ đẻ tổ chức chặt chẽ các phường hội nhà nước phong kiến tập quyền , nước ý phát triển thương mại => giàu có =>
tìm phong cách riêng vào sâu hơn

Vào thời kì này các bố cục công trình rõ ràng, dựa trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”. nó tái hiện một cách
khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.

Con người muốn đưa cái đẹp từ thượng giới xuống trần gian, và muốn thưởng thức cái đẹp do mình tạo ra.

Tiên đề cho tư tưởng mới của thời kỳ Phục Hưng là những ý tưởng tự tin của các nhà thơ người Ý của thế kỷ 14 ví dụ
như: Leonardo da vinci,Michelangelo,Raphael,Roberto Bernini, galileio,

Ảnh hưởng cuả những học giả nói tiếng Hy Lạp cũng rất đáng kể.

Sự trở lại của Giáo hoàng từ Avignon trong năm 1377 và nhấn mạnh kết quả mới về Rome là trung tâm của tinh thần
Kitô giáo, mang lại một sự bùng nổ trong việc xây dựng các nhà thờ ở Rome

Điều này bắt đầu vào giữa thế kỷ 15 và đã đạt được đà vào thế kỷ 16, đạt đỉnh điểm trong thời kỳ Baroque.

Không có thứ gì ngẫu nhiên mà đều có sự hình thành và kết thúc thời đại phục hưng cũng không thoát khỏi quy luật
đó.

II/ ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG

- Mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên chúa.
- Tôn vinh vai trò và vị trí của con người, con người được coi như bản sao của hình ảnh thánh thần.
- Sự khám phá về luật phối cảnh thẳng.
- Kết hợp các yếu tố truyền thống với tỷ lệ toán học cân đối và chuẩn mực.
- Sử dụng nhiều vòm, cung tròn, elipse, bán cầu, tường tô nhám.
- Dùng nhiều đá , kim loại, tranh lộng lẫy để trang trí.

1/ Đặc Điểm Kiến Trúc Chung Của Thời Kỳ Phục Hưng Tại Châu Âu

- Phát triển xây dưng dân dụng


- Mặt bằng: tổ hợp trên cơ sở trục hình học, thường là đối xứng
- Mặt đứng: sử dụng các thức cột Hi La đã được tiêu chuẩn hoá.
- Phong cách: thể hiện tính êm đềm duyên dáng, yên tĩnh.
- Trang trí: Cửa cung gãy Gothic đã được thay thế bởi vòm, cung tròn, Ellipse, bán cầu, chi tiết lan can con
tiên, tường tô nhám…
- Nội thất: Dùng đá thiên nhiên hay nhân tạo, kim loại treo tranh lộng lẫy

Đặc Điểm Kiến Trúc Phục Hưng – Nhóm Phản Biện Trang 1
2/ GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU

a/ GIAI ĐOẠN I (Firenzé và thượng Ý: (thế kỉ XV-XVI))

- Bố cục mặt đứng đơn giản


- Dùng các đường băng ngang chia rõ tầng
- Dùng các thức tạo nhịp điệu
- Dùng đá chẻ có mặt lồi và nhám ốp tường.
- Có gờ nhô ra trên đỉnh tường
- Cửa sổ: Tầng trệt có cửa sổ nhỏ có song sắt, các tầng trên sử dụng cửa sổ đôi

b/ GIAI ĐOẠN II (Roma XVI)

Nửa đầu thế kỉ XVI:

- Xuất hiện trường phái do Michelangelo dẫn đầu


- Sử dụng khung cửa sổ có trang trí đầu hồi tam giác ( kiểu Taber Nache).
- Hành lang có cột bao bọc xung quanh

Nửa sau thế kỉ XVI:

Xuất hiện nhiều loại cột khổng lồ: có cột vượt tầng, cột tiết diện vuông, có loại âm vào tường và không âm

* Đặc điểm chung của các công trình kiến trúc tiêu biểu thời kì này ( chủ yếu là các lâu đài).

c/ GIAI ĐOẠN III (Barocco (1600-1700))

Trong giai đoạn này, các kiến trúc sư tự tin vào khả năng làm chủ việc sáng tạo các tác phẩm của mình đã chủ trương
thoát ra khỏi những quy luật nghiêm khắc của nghệ thuật Hi – La, sử dụng chất hồ tạo nhiều trang trí phức tạp, rắc
rối hơn.

SO SÁNH KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG Ý VÀ PHÁP

Ý PHÁP

MẶT BẰNG bằng phẳng lồi lõm

MẶT ĐỨNG mái thấp, thường có Corniche mái cao có ống khói, cửa sổ mái Lucarne

VẬT LiỆU XÂY tường gạch, bắt góc đá, khung dùng đá nhiều hơn, nhất là phần chịu lực, là gạch tô có lò sưởi tại
DỰNG cửa, băng ngang bằng đá các phòng, trán ô cờ caisson, cửa kính màu, dùng Lambris trang trí

VỊ TRÍ thành phố vùng ngoại ô, trên sông Loire

III/ Các thời kỳ trong lịch sử kiến trúc Phục Hưng:

- Tiền kỳ
- Thịnh kỳ
- Hậu kỳ

Đặc Điểm Kiến Trúc Phục Hưng – Nhóm Phản Biện Trang 2
1/ Giai đoạn Tiền kỳ:

Vào giai đoạn Phục Hưng tiền kỳ, hoạt động kiến trúc sôi nổi nhất ở Florence.

Florence là quê hương của phong trào Phục hưng. Nó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên cùng những gì tinh túy nhất
trong nghệ thuật kiến trúc Phục hung.

Thời Phục hưng bắt nguồn từ Florence không chỉ là niềm tự hào của người Italia mà nó còn đi vào lịch sử nhưng giai
đoạn phát triển nhất của văn hóa châu Âu.

Một trong những điểm nhấn của Florence là kiến trúc nhà thờ với những mái nhọn đặc trưng của kiến trúc Gothic và
nghệ thuật Moorish

Công trình kiến trúc nổi tiếng như mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore, Dục anh viện, Nhà thờ S. Lorenzo.

Một trong những điểm nhấn đầu tiên cho thời đại Phục Hưng huy hoàng chính là vòm mái của nhà thờ Florence.
được phủ bằng cẩm thạch.

Khác với kiến trúc Gothic coi trọng kết cấu, kiến trúc phục hưng thời kỳ này chỉ chú ý đến tổ hợp công trình, tiêu biểu
là Dục Anh Viện.

Dục Anh Viện (hay nhà thương phúc trẻ em) là tác phẩm kiến trúc Italia đầu tiên cố gắng rời bỏ hình thức cũ(xây
dựng vào những năm 1421- 1424).

Đó là một công trình kiểu sân trong, có bộ phận đáng chú ý nhất là hành lang cột Corin hướng ra quảng trường
Annundiata, một quảng trường thương nghiệp của thành phố.
Hình thức của hành lang cột này gần gũi với kiến trúc cổ điển ở chỗ dùng hành lang cuốn nửa tròn, có phân vị đơn
giản, rõ rang và hoà hợp.Công trình không nặng nề như kiến trúc cổ điển mà nhẹ nhàng, sáng sủa, qua đó ta có thể
thấy ảnh hưởng của kiến trúc Gotic vẫn còn lưu lại phần nào trong bút pháp của tác giả.

Trong hai công trình nhà thờ S. Lorenzo và S. Spirito, Brunelleschi đã kết hợp hài hoà các yếu tố truyền thống với
những tỷ lệ toán học cân đối, chuẩn mực, các vòm cuốn được sử dụng như những modul trong tổ chức không gian
công trình. Trong thiết kế nội thất hai nhà thờ này ông đã khéo léo vận dụng nhiều yếu tố kiến trúc cổ điển như: thức
cột corin, mái vòm bán cầu… tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho không gian nội thất công trình.

Đền thờ Pazzi do Brunelleschi thiết kế được xây dựng trong những năm 1430-1433 cũng là một trong những công
trình tiêu biểu của thời kỳ này. Mặc dù công trình có quy mô không lớn nhưng lại có tổ chức không gian rất phong
phú; cột, vòm và mái bán cầu được kết hợp trong một tỷ lệ hài hoà cân xứng.

2/ Giai đoạn Thịnh kỳ.

Giai đoạn thịnh kì kiến trúc phục hưng chủ yếu phát triển về nghệ thuật bởi vì đặc tính cuả nó là tính thống nhất cao.

Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu của Leonardo da Vinci đã đưa nền kiến trúc đi lên một cách cao nhất. Ông đã
đề ra nhiều lý thuyết cơ bản giá trị cho tới ngày nay:

- Luật xa gần
- Phối cảnh
- Giải phẫu, tỷ lệ cơ thể.

3/ Giai đoạn Hậu kỳ.

Nổi lên từ những năm sau này của Ý thời Phục Hưng

Nó kéo dài cho đến khoảng năm 1580 tại Italy

Đặc Điểm Kiến Trúc Phục Hưng – Nhóm Phản Biện Trang 3
Bao gồm một loạt các phương pháp tiếp cận ảnh hưởng và phản ứng lại, sự hài hòa lý tưởng và tự nhiên hạn chế liên
kết với các nghệ sĩ như Leonardo da Vinci, Raphael, và đầu Michelangelo.

IV/ CÁC NGHỆ SĨ TIÊU BIỂU

1/ Leonardo da Vinci (1452-1519)

Là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một nhà triết học
tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý.

2/ Michelangelo (1475-1564)

Là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư,nhà thơ và kỹ sư thời kỳ Phục hưng Italia.

3/ Donato Bramante (1444-1514)

Là một KTS người Ý, người đã giới thiệu những phong cách thời Phục hưng sớm, thiết kế nổi tiếng nhất của ông là
thánh Peter’s Baslica.

4/ Leon Battista Alberti (1404-1472) - Kiến trúc sư của Florence

Alberti được coi là một trong những người tạo dựng nên thời kì Phục Hưng nói chung và kiến trúc Phục Hưng nói
riêng.

Ông được coi là con người toàn diện nhất của thời kì tiền Phục Hưng.

5/ Filippo Brunelleschi (1377 – 1446)

Brunelleschi là cha của kiến trúc Phục hưng và kiến trúc sư nổi tiếng nhất ở Ý.

Brunelleschi đã xây dựng nhiều công trình nghệ thuật tại Italia.

V/ NHỮNG CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU

1/ Palazzo Medici – Ricardi (1440 – 1460)

- Cung điện nằm ở Florence,I-ta-li-a. Được thiết kế bởi Michelozzo di Bartolomeo cho dòng họ Medicis đang trị
vì Firenzé .
- Lâu đài có sân trong ở giữa với hành lang cột mà xung quanh bố trí các phòng ốc tương tự thời Pompeii La
Mã. Cách bố trí này đã trở thành nguyên tắc cho các lâu đài phục hưng I-ta-li-a sơ khởi và chính thống.

2/ Quảng Trường Và Quần Thể Nhà Thờ St.Peters

- Là công trình phục hưng Ý, nhưng phong cách không thuần khiết và chịu ảnh hưởng của nhiều xu hướng
nhiều tác giả.
- Nhà thờ St. Peters là tòa nhà nổi bật nhất bên trong thành Vatican, mái vòm của nhà thờ có thể thấy đường
chân trời của Roma.
- Công trình chính của nhà thờ cao 157.8m, vòm cao 552m có đường kính 42m.

3/ Nhà thờ San Lorenzo

- Thành lập trong thế kỷ V hoặc VI


- Kết hợp hài hoà các yếu tố truyền thống với những tỷ lệ toán học cân đối
- Các vòm cuốn được sử dụng như những module trong tổ chức không gian công trình
- Khéo léo vận dụng nhiều yếu tố kiến trúc cổ điển như: thức cột corin, mái vòm bán cầu… tạo nên vẻ đẹp
hoàn hảo cho không gian nội thất công trình.
HẾT

Đặc Điểm Kiến Trúc Phục Hưng – Nhóm Phản Biện Trang 4
Đặc Điểm Kiến Trúc Phục Hưng – Nhóm Phản Biện Trang 5

You might also like