You are on page 1of 2

Bài tập Cơ năng

Họ tên:

BÀI TẬP CƠ NĂNG - BẢO TOÀN CƠ NĂNG Ngày


LỚP 10T1 (RƠI TỰ DO) 19/02/2011

1 Một vật nặng 3 kg được thả rơi tự do từ độ cao 45 m. Tính cơ năng của vật ở vị
trí thả và chạm đất.

2 Một vật nặng 4 kg được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 30 m/s từ độ cao
30 m. Tính cơ năng của vật ở vị trí ném và khi chạm đất. Xem lực cản không khí
là không đáng kể.

3 Một vật nặng 2 kg được ném thẳng xuống dưới với vận tốc 10 m/s từ độ cao 30
m. Tính cơ năng của vật ở vị trí ném và khi chạm đất. Xem lực cản không khí là
không đáng kể.

4 Một vật nặng 2 kg được ném thẳng xuống dưới với vận tốc 5 m/s. Cơ năng của
vật lúc đó là 325 J. Hỏi độ cao ném vật là bao nhiêu? Xem lực cản không khí là
không đáng kể.

5 Một vật nặng 4 kg được thả rơi tự do, khi chạm đất đất, động năng của vật là 300
J. Hỏi độ cao thả vật là bao nhiêu?

6 Một vật được ném lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 30 m. Khi chạm đất vật có
động năng là 800 J. Hỏi khối lượng của vật là bao nhiêu?

7 Một vật nặng 4 kg được thả rơi tự do từ độ cao 45 m.


a. Tính cơ năng của vật.
b. Tính thế năng của vật ở độ cao 28 m.
c. Tính động năng của vật ở độ cao 28 m. Từ đó suy ra vận tốc của vật lúc đó.

8 Một vật nặng 3 kg được thả rơi tự do từ độ cao 25 m.


a. Tính cơ năng của vật.
b. Tính động năng của vật khi vật đạt vận tốc 15 m/s.
c. Tính thế năng khi vật đạt vận tốc 15 m/s. Từ đó suy ra độ cao của vật lúc đó.

9 Một vật nặng 5 kg được thả rơi tự do từ độ cao 105 m.


a. Tính động năng và thế năng của vật sau khi chuyển động được 2 s.
b. Tính động năng của vật khi chạm đất. Từ đó suy ra độ lớn vận tốc chạm đất.

1/2( http://gocriengtrenban.blogspot.com
Bài tập Cơ năng

10 Một vật nặng 4 kg được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10 m/s từ độ
cao 105 m. Xem lực cản không khí là không đáng kể.
a. Động năng của vật sau 1 s chuyển động là bao nhiêu? Khi đó vật đang ở độ
cao nào?
b. Động năng của vật khi chạm đất là bao nhiêu? Từ đó suy ra độ lớn vân tốc
chạm đất.

11 Một vật nặng 2 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 26 m/s từ độ cao 30
m. Xem lực cản không khí là không đáng kể.
a. Khi vật lên đến độ cao nhất, thế năng của nó là bao nhiêu? Vật ở độ cao nào?
b. Tính vận tốc chạm đất của vật.

12 Một vật nặng 3 kg được thả rơi tự do từ độ cao 60 m. Ở độ cao nào, động năng
bằng thế năng?

13 Một vật nặng 2 kg được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 5 m/s từ độ cao
50 m. Ở độ cao nào, động năng bằng 2 lần thế năng?

14 Một vật nặng 2,5 kg được ném lên cao với vận tốc 30 m/s từ độ cao 10 m. Khi
vật có thế năng bằng 3 lần động năng, vận tốc của vật là bao nhiêu?

15 Một vật nặng 4 kg được thả rơi tự do từ độ cao 45 m. Cho g = 10 m/s2.


a. Tính cơ năng của vật tại vị trí thả và vị trí chạm đất.
b. Tính vận tốc của vật ở độ cao 32 m.
c. Khi vật có vận tốc 21 m/s, vật đang ở độ cao nào?
d. Ở độ cao nào thì động năng bằng 1/2 thế năng?

16 Một vật nặng được ném lên cao với vận tốc 10 m/s từ độ cao 45 m. Khi chạm
đất, động năng của vật là 1200 J.
a. Tìm khối lượng của vật?
b. Ở độ cao nào, động nằng bằng 2 lần thế năng?
c. Ở độ cao nào, vận tốc bằng 1/2 vận tốc lúc chạm đất?

17 Một vật khối lượng 5 kg được thả rơi tự do từ độ cao 105 m.


a. Ở độ cao nào, động năng và thế năng bằng nhau?
b. Ở độ cao nào, thế năng bằng 2 lần động năng?
c. Khi động năng bằng 1/4 thế năng thì vận tốc là bao nhiêu?

2/2( http://gocriengtrenban.blogspot.com

You might also like