You are on page 1of 14

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG ĐỐNG ĐA


  
 

KẾ HOẠCH NĂM HỌC


TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG ĐỐNG ĐA
NĂM HỌC 2010 - 2011
HÀ NỘI, THÁNG 8/ 2010

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI


TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG ĐỐNG ĐA
     

KẾ HOẠCH NĂM HỌC


TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG ĐỐNG ĐA
NĂM HỌC 2010 - 2011

Giáo viên hướng dẫn :

Nhóm sinh viên thực hiện :


1. Khuất Thị Thu Hà
2. Bùi Thị Bích Phương
3. Nguyễn Thị La
4. Lê Thu Hằng
5. Nguyễn Thị Huyền

Lớp : CNTT K1A

2
HÀ NỘI, THÁNG 8/ 2010

LỜI MỞ ĐẦU

Dân tộc và toàn thể nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI - Thế kỉ của
khoa học kĩ thuật, công nghệ với những thành tựu vĩ đại, trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, làm biến đổi sâu sắc đời sống vật chất, tinh thần
của xã hội. Toàn cầu hoá nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội đã trở
thành xu thế khách quan.

Sau 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng: Kinh tế tăng trưởng khá, quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế
được mở rộng; hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển
trước mắt và tạo đà cho những năm tiếp theo, đời sống của nhân dân
được cải thiện, sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới cả về
qui mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất, khoa học - công
nghệ có những đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
vậy đất nước cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ IX đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp, trong đó giáo dục - đào tạo được coi là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Giáo dục -
đào tạo phải đi trước một bước, thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao dân trí,

3
đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục
tiêu chiến lược kinh tế xã hội.

Giáo dục - Đào tạo nước ta phải vượt qua không chỉ những thách
thức riêng của giáo dục - đào tạo Việt Nam mà cả những thách thức
chung của giáo dục - đào tạo thế giới để thu hẹp khoảng cách so với
những nền giáo dục - đào tạo tiên tiến, mặt khác phải khắc phục sự mất
cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui mô cung cấp nguồn nhân lực
được đào tạo với yêu cầu đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục - đào
tạo; giữa yêu cầu vừa tạo ra được sự chuyển biến cơ bản toàn diện, vừa
giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục - đào tạo. Mục tiêu
trong những năm tới của giáo dục - đào tạo Việt Nam là : Tạo bước
chuyển biến cơ bản về chất lượng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên
tiến trên thế giới, phù hợp với điều kiện Việt Nam; ưu tiên nâng cao chất
lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công
nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân lành
nghề; đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục
các cấp, phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu vừa tăng qui mô,
vừa đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, trong nhiều năm
qua, Trung học phổ thông Bán Công Đống Đa đã từng bước khẳng định
vai trò và vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thủ đô.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, Nhà trường cần tập trung trí tuệ nhằm xây
dựng Trường trở thành một trường THPT trọng điểm, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao về chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Để làm tốt việc

4
này, Trường THPT Bán Công Đống Đa đã tiến hành xây dựng kế hoạch
năm học 2010-2011.

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA NHÀ TRƯỜNG


1) Những mặt mạnh
• Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên đông đảo gồm 123
người. Các giáo viên có trình độ cao với trình độ trên đại
học là 20 người, còn lại là trình độ đại học.
• Trường có gần 1700 học sinh với ý thức kỷ luật tốt, tích cực
tham gia các hoạt động trường lớp
• Bên cạnh những đổi mới về phương pháp cũng như phương
tiện giáo dục thì nhà trường còn đẩy mạnh hoạt động ngoại
khóa để các em giao lưu, học hỏi như : Các buổi sinh hoạt
đầu tuần, Hội khỏa phù đổng…Trường cũng cho các em
tham dự các cuộc thi học sinh giỏi để các em cọ xát, nâng
cao kiến thức. Nhiều em giành giải thưởng cao trong các kỳ
thi học sinh giỏi và nhận phần thưởng của quận tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám.
• Công tác tổ chức quản lý của ban giám hiệu : Có tầm nhìn
khoa học, sáng tạo . Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
có tính khả thi, sát với thực tế. Công tác tổ chức triển khai
kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất, đổi mới. Được sự tin
tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

5
• Cơ sở vật chất đầy đủ :
- 20 phòng học
- 1 phòng thể chất
- 2 phòng máy tính
- 1 phòng truyền thông
- Phòng hội đồng, phòng của ban giám hiệu
Trường luôn được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ phát triển

Trường nằm ở vị trí nội thành Hà Nội nơi tập trung dân cư
đông đúc nên dễ dành cho công tác tuyển sinh. Phụ huynh học
sinh luôn ủng hộ trường tích cực khả năng của mình.

Lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá để đưa
ra phương hướng kịp thời giúp trường luôn phát triển ổn định.

Trường được hình thành sớm, chất lượng đào tạo cao, quy mô
nên đang ngày càng tạo được uy tín và sự tin tưởng trong cộng
đồng .

2) Những mặt yếu


• Chất lượng đầu vào chưa cao :
+ 60 % học sinh trung bình
+ 35% học sinh khá
+ 5 % học sinh giỏi
• Công tác quản lý còn thiếu nên một người phải kiêm
nhiệm nhiều công việc
• Diện tích trường hẹp, giao thông khó khăn vì mật độ
tham gia giao thông cao nên dễ gây ùn tắc
6
• Đa số các phụ huynh làm ăn xa , ít quan tâm đến việc học
tập của con cái nên khó khăn trong việc liên hệ giữa nhà
trường và gia đình .
• Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế và chưa hiện đại .

3) Những cơ hội và thách thức


• Cơ hội :
Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận của
tập thể giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, có sự
tín nhiệm của học sinh và phụ huynh ở địa phương .
Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, được đào tạo căn bản, có
năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, có
nhiệt huyết và lòng yêu nghề.
Nhu cầu về giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng
tăng .
• Thách thức :
Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ
học sinh và xã hội trong thời kì hội nhập
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân
viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục .
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ
ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công
nhân viên .
4) Đánh giá chung

Trường đã có đội ngũ giáo viên tốt, có chất lượng giảng dạy
cao, hoạt động phong trào mạnh, học sinh chấp nhận nội quy

7
tốt, dễ quản lý. Trường có cố gắng trong việc đầu tư trang thiết
bị, tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học tập. Hơn nữa nhà
trường nằm ở vị trí trung tâm nên dễ dàng trong công tác tuyển
sinh và phát triển hoạt động. Thế nhưng chất lượng đầu vào
chưa cao gây khó khăn cho việc tăng chất lượng đầu ra. Lượng
nhân lực cho quản lý ít nên chưa chuyên nghiệp. Phụ huynh
không quam tâm sát đến việc học của con cái nên chưa thúc đẩy
được phong trào thi đua học tập của các em.
Nói chung, nhà trường đang trong giai đoạn tích cực phát triển
rất có tiềm năng trở thành một trường có chất lượng cao trong
thành phố .

II. MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỦA TRƯỜNG

1) Mục đích
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, mở rộng
quy mô nhà trường.

2) Mục tiêu
• Tổ chức thi đua dạy tốt học tốt
• Xây dựng cơ cở vật chất
• Tăng số lượng và chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý
• Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
• Liên kết với các tổ chức giáo dục khác và các đơn vị tài
trợ
• Đổi mới phương pháp dạy học
• Xây dựng nhà trường nền nếp, kỷ cương

8
• Xây dựng thương hiệu nhà trường

3) Chỉ tiêu
Đến cuối năm học 2011 , trường THPT BC Đống Đa
phấn đấu trường tiên tiến của thành phố, có 60% học sinh đạt
loại khá giỏi , 25% học sinh đỗ đại học - cao đẳng , .

III. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP

1) Tổ chức thi đua dạy tốt học tốt


• Mở ra các phong trào thi đua về học tập dành cho học sinh
và các các cuộc thi giáo viên dạy giỏi dành cho giáo.
• Khuyến khích , vận động các em học sinh và giáo viên cùng
tham gia
• Khen thưởng cho những cá nhân và tập thể có thành tích
xuất sắc .

2) Xây dựng cơ cở vật chất , ứng dụng công nghệ thông


tin
• Xây dựng cơ sở vật chất , trang thiết bị giáo dục theo hướng
chuẩn hóa , hiện đại hóa . Bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu
dài
• Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý , giảng dạy , xây dựng kho học liệu điện tử,
thư viện điện tử… góp phần nâng cao chất lượng quản lý ,
dạy và học , động viên cán bộ , giáo viên , công nhân viên tự
học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng máy tính

9
phục vụ cho công việc , có kế hoạch cho vay để cán bộ giáo
viên công nhân viên mua sắm máy tính cá nhân .
3) Tăng số lượng và chất lượng giáo viên, cán bộ quản

• Tuyển chọn giáo viên và cán bộ có năng lực
• Bồi dưỡng cán bộ quản lý nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo
trong nhà trường.
• Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên .
• Xây dựng đội ngũ cán bộ , giáo viên , nhân viên , đủ về số
lượng ; có phẩm chất chính trị , có năng lực chuyên môn khá
giỏi , có trình độ tin học ngoại ngữ cơ bản , có phong cách
sư phạm mẫu mực , đoàn kết tâm huyết , gắn bó với nhà
trước , hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ .
4) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
• Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giúp các
em học sinh có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau
• Thành lập các nhóm học tập, câu lạc bộ, năng khiếu giúp các
em hoàn thiện bản thân.
5) Liên kết với các tổ chức giáo dục khác và các đơn vị
tài trợ
• Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền và nhân dân
địa phương
• Thường xuyên giao lưu với các tổ chức giáo dục khác để
học hỏi kinh nghiệm.
6) Đổi mới phương pháp dạy học

10
• Thực hiện theo phương pháp dạy học mới : Lấy học sinh
làm trung tâm ,Giáo viên là người hướng dẫn giúp học sinh
tự vận động để tìm ra tri thức mới.
• Đổi mới các hoạt động giao dục , hoạt động tập thể , gắn học
với hành , lý thuyết và thực tiễn , giúp học sinh học được
những kỹ năng sống cơ bản.

7) Xây dựng nhà trường nền nếp, kỷ cương

Xây dụng nhà trường văn hóa , thực hiện tốt quy chế dân
chủ trong nhà trường . chăm lo đời sống vật chất và tinh
thần cho cán bộ giáo viên , công nhân viên .

8) Xây dựng thương hiệu nhà trường


• Xây dụng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà
trường
• Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên
, công nhân viên , học sinh , phụ huynh học sinh.
• Đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng truyền thống nhà trường ,
nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với
quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

IV. KẾ HOẠCH THỜI GIAN TRIỂN KHAI

1) Giai đoạn đầu năm học


• Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư một số trang thiết bị mới
phục vụ cho việc giảng dạy

11
• Đưa ra phương pháp giảng dạy mới cho phù hợp với chương
trình sách giáo khoa, phù hợp trình độ của học sinh.
• Tuyển chọn thêm giáo viên, cán bộ quản lý có năng lực

2) Đợt 20/11
Phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt bằng các
chương trình : bảng hoa điểm tốt, cuộc thi giáo viên dạy
giỏi, cuộc thi tri thức dành cho học sinh, giao lưu văn hóa
văn nghệ .
3) Tháng 12
Triển khai kế hoạch liên kết với các tổ chức giáo dục khác,
xin hỗ trợ kinh phí từ các cơ quan, đoàn thể ,doanh
nghiệp…
4) Đợt 26/3
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động vui chơi
giải trí : văn nghệ, cắm trại, thi nấu ăn, cắm hoa…

5) Cuối năm
- Tổng kết và đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Khen thưởng những cá nhân và tập thể xuất sắc.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đối với lãnh đạo cấp trên : hỗ trợ và tạo điều kiện mọi
mặt giúp nhà trường thực hiện kế hoạch
- Đề xuất với cấp trên về nội dung bản kế hoạch đổi mới
phương pháp giảng dạy đễ xin ý kiến chỉ đạo.

12
- Kiến nghị về việc thay một số trang thiết bị đã cũ ở một
số phòng học và mua thêm dụng cụ mới phục vụ cho
việc thực hành
- Xây thêm một số phòng chức năng : phòng thực hành,
phòng máy vi tính…

KẾT LUẬN

Xây dựng kế hoạch năm học trường THPT Bán Công Đống Đa
– Hà Nội năm học 2010-2011 nhằm xác định rõ định hướng , mục
tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và
phát triển , là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hội đồng
trường và ban giám hiệu, cũng như toàn thể cán bộ giáo viên và học
sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của
trường THPT Bán Công Đống Đa , là hoạt động có ý nghĩa quan trọng
trong việc thực hiện nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục
phổ thông. Cùng với các trường trong quận , phù hợp yêu cầu phát
triển kinh tế của đất nước , hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

Quá trình xây dựng kế hoạch năm học tốt có thế giúp nhà
trường làm rõ định hướng trong tương lai, đề ra các nhiệm vụ được ưu
tiên để từ đó tập trung sức mạnh về vấn đề ưu tiên này.

Bên cạnh đó, nhờ kế hoạch chiến lược mà nhà trường có thể
thực hiện tốt các vấn đề như : xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác
với cha mẹ học sinh , với cộng đồng và các tổ chức bên ngoài;đánh

13
giá được sự tiến bộ, nâng cao chất lượng quản lý nhà trường ; trường
thích nghi được một cách sáng tạo , có hiệu quả trước mọi thay đổi và
biến động.

PHỤ LỤC
• Các thông tin , tài liệu dự báo có liên quan
- Lập kế hoạch chiến lược – lý thuyết thực hành – dự án
CIDA.ACIE.NIED
- Kế hoạch chiến lược và tổ chức phi lợi nhuận

• Các tài liệu , số liệu thống kê về chất lượng giáo dục của nhà trường
trong 5 năm gần đây
• Các văn bản pháp quy của các cấp quản lý và của nhà trường có liên
quan
• Công văn chỉ đạo của thực hiện đại hóa giáo dục bộ GD-ĐT, chương
trình thực hiện của sở GD-ĐT Hà Nội.

14

You might also like