You are on page 1of 9

Đề 6

Phần I : Cơ sở truyền động điện

Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc MTK-41-8 với :


Pdm=11kW,ndm=685vg/ph, λ =3.2,I1dm=28.8A,R1=0.43 Ω ,X1=0.526 Ω ,
I 2' dm = 19.5 A, R2' = 0.84Ω, X 2' = 0.66Ω. Hãy :
1.Dựng đặc tính cơ tự nhiên
2.Dựng đặc tính cơ nhân tạo trong 2 trường hợp :
a, X 1 = 2Ω.
b, U = 0, 6U dm .
Nhận xét ảnh hưởng của điện kháng phụ và điện áp nguồn tới
khả năng làm việc của động cơ.
3.Tính điện trở phụ cần thiết ở mạch stato để dòng khởi động giảm 2,5
lần

Phần II : Tự động điều khiển truyền động điện

Thiết kế sơ đồ điều khiển động cơ điện 1 chiều kích từ độc lập với các yêu
cầu sau :
- Ấn nút khởi động chuông kêu 20s
- Sau đó động cơ khởi dộng theo nguyên tắc thời gian với m = 3.
Dựng dặc tính khởi động trên.
- Động cơ được hãm động năng theo nguyên tắc thời gian khi ấn nút
dừng.
- Động cơ được bảo vệ khi có sự cố ngắn mạch,quá tải,mất kích từ.
- Có đèn hiệu báo có kích từ và có nguồn điện.
Phần I : Cơ sở truyền động điện

1,Dựng đặc tính cơ tự nhiên :


Hệ số tới hạn :
R2' R2' 0.84
St = = = = 0.66
R12 + X n2 R12 + ( X1 + X 2' )2 0.452 + (0.526 + 0.66)2
Tốc độ góc định mức :
ndm 685
ωdm = = = 71.7( rad / s )
9.55 9.55
Momen định mức của động cơ :
Pdm 11,103
M dm = = = 153, 4( N .m)
ωdm 71, 7
Momen tới hạn của động cơ :
M t = λ.M dm = 3, 2.153, 4 = 490,8( N .m)
Do ndm ≈ (80% ÷ 85%)n0 mà theo giả thiết ndm = 685(vòng / ph)
nên ta có n0 = 750(vòng / ph)
Hệ số trượt định mức :
n0 − ndm 750 − 685
sdm = = = 0.086
n0 750
Momen khởi động của động cơ:
2M t 2.490,8
M kd = = = 451,3( N .m)
1 1
St + 0, 66 +
St 0, 66
Đặc tính cơ tự nhiên: M = f (ω )
Đường đặc tính cơ tự nhiên đi qua bốn điểm :
- Điểm không tải : M = 0, s = 0, ω = 78.53
- Điểm định mức : M dm = 153, 4, sdm = 0.086, ω = 71.78
- Điểm tới hạn : M th = 490.8, sth = 0.66, ω = 26.7
- Điểm ngắn mạch : M nm = 451.3, snm = 1, ω = 0
2,Dựng đường đặc tính cơ nhân tạo
a,Điện kháng phụ X 1 = 2Ω
Điện trở kháng ngắn mạch :
X n = X 1 + X 2' = 2 + 0.66 = 2.66(Ω)
Hệ số trượt tới hạn :
R2' 0.84
st = = = 0.31
R +X
1
2 2
n 0.432 + 2.662
Hệ số trượt định mức :
st' 0.31
sdm = = = 0, 05
λ + λ −1 2
3, 2 + 3, 22 − 1
Theo công thức :
n0 − ndm
'
sdm =
n0
Và n0 = const
⇒ ndm = n0 − sdm .n0 = 750 − 0, 05.750 = 712,5(vòng / ph)
Momen định mức :
Pdm Pdm 11.103
'
M dm = = = = 147, 4( N .m)
ωdm
'
ndm 712,5
9.55 9.55
Momen tới hạn :
M t' = λ.M dm
'
= 3, 2.147, 4 = 471, 7( N .m)
Phương trình đặc tính cơ :
2 M t' 2.471, 7 943, 4
M= = = ( N .m)
st s 0.31 + s
'
0.31
+
s
+
s st' s 0.31 s 0.31
Đặc tính cơ đi qua bốn điểm
- Điểm không tải : M = 0, s = 0
- Điểm định mức : '
M dm = 147.4, sdm
'
= 0.05
- Điểm tới hạn : M t' = 471.7, sdm
'
= 0.31
- Điểm ngắn mạch : M n' = 266.8, sn' = 1

Từ đồ thị trên ta thấy:


Ở điểm định mức độ dốc của đường đặc tính cơ nhân tạo nhỏ
hơn độ dốc của đường đặc tính cơ tự nhiên.Vì vậy độ ổn định tốc
độ khi tăng điện kháng phụ là tốt hơn.

b, U = 0, 6U dm
Khi điện áp lưới suy giảm, theo biểu thức :
Ta có momen tới hạn M th sẽ giảm bình phương lần độ suy giảm
của U,trong khi đó tốc độ đồng bộ ω0 ,hệ số trượt tới hạn st không
thay đối.

Từ đồ thị trên ta thấy:


Ở điểm định mức độ dốc của đường đặc tính cơ nhân tạo lớn
hơn độ dốc của đường đặc tính cơ tự nhiên.Vì vậy độ ổn định tốc
độ giảm khi giảm điện áp nguồn .

3.Tính điện trở phụ


Để dòng khởi động giảm 2.5 lần thì điện trở phụ cần thiết ở mạch
stato là :
R p = ( R12 + X 12 )α 2 − X12 − R1
⇔ R p = (0, 432 + 0,5262 ).2,52 − 0,5262 − 0, 43
⇔ R p = 1,185 ( Ω )
Phần II : Tự động điều khiển truyền động điện
I,Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển
AB:Abtomat
Nk: nút khởi động
Nd: nút dừng
RTG,RTG1,RTG2,RTG3 : các role thời gian.
K,H,1R,2R,3R : các công tắc tơ.
RDmax : role dòng cực đại.
RDmin : role dòng cực đại.
Đ : đèn báo nguồn
Rhd: Điện trở hạn dòng.

II,Cơ chế hoạt động của mạch


1,Ấn nút khởi động chuông kêu 20s :
Khi ấn nút khởi động K tiếp điểm diểm duy trì K sẽ được đóng lại.
Nguồn điện sẽ bắt đầu cấp điện cho cuộn dây của Role thời gian RTG.
Tiêp điểm thường kín mở chậm của role RTG sẽ làm nhiệm vụ cấp
điện cho chuông kêu 20s.
Đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm của role RTG sẽ làm
nhiệm vụ ngắt động cơ với nguồn,chưa cho động cơ làm việc.
Sau 20s:
Tiêp điểm thường kín mở chậm của role RTG mở ra khiến chuông bị
ngắt khỏi nguồn điện.
Đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm của role RTG sẽ đóng lại
khiến động cơ với nguồn,động cơ làm việc.

2,Khởi động theo nguyên tắc thời gian với m = 3


-Gọi thời gian của mỗi cấp khởi động tương ứng là : t1,t2,t3.
-Sau khi tiếp điểm thường hở đóng chậm của role RTG sẽ đóng lại
Động cơ sẽ mắc nối tiếp với 3 điện trở phụ.
-Role RTG1 bắt đầu tính thời gian.
-Sau thời gian t1:
+Tiếp điểm thường hở đóng chậm của RTG1 đóng
lại.Điện trở R1 được nối tắt. Động cơ sẽ mắc nối tiếp với 2
điện trở phụ.
+ Role RTG2 bắt đầu tính thời gian.
-Sau thời gian t2:
+Tiếp điểm thường hở đóng chậm của RTG2 đóng
lại.Điện trở R2 được nối tắt. Động cơ sẽ mắc nối tiếp với 1
điện trở phụ.
+ Role RTG3 bắt đầu tính thời gian.
-Sau thời gian t3:
+Tiếp điểm thường hở đóng chậm của RTG3 đóng
lại.Điện trở R3 được nối tắt. Động cơ sẽ mắc trực tiếp với
nguồn.
-Đặc tính khởi động của động cơ :
-Khi cấp điện vào động cơ,động cơ làm việc theo đường
đặc tính M3 có độ dốc lớn do động cơ được mắc với 3 điện trở phụ.

-Sau thời gian t1, role RTG1 đóng lại.Động cơ làm việc
theo đường đặc tính M2 có độ dốc nhỏ hơn do động cơ được mắc
với 2 điện trở phụ.
-Sau thời gian t2, role RTG2 đóng lại.Động cơ làm việc
theo đường đặc tính M1 có độ dốc nhỏ hơn do động cơ được mắc
với 2 điện trở phụ.
-Sau thời gian t3, role RTG3 đóng lại.Động cơ làm việc
theo đường đặc tính Mtn .
3,Hãm động năng theo nguyên tắc thời gian
- Khi ta ấn nút Nd,công tăc tơ K bị ngắt điện và tiếp điểm K trên mạch
động lực bị mở.
-Role PH bị mất điện và bắt đầu tính thời gian hãm.
-Công tắc tơ hãm H làm việc và nối ngắn mạch phần ứng động cơ qua
điện trở RH.

4,Cơ chế bảo vệ


a,Sự cố ngắn mạch
- Biểu hiện : Dòng điện lớn I > 2 I dm ,cháy thiết bị,..
- Nguyên nhân : Do chạm chập các linh kện
- Biện pháp bảo vệ : Dùng AB mắc nối tiếp với động cơ.
b,Sự cố quá tải
-Nguyên nhân : Do quá tải,sắt cốt nhẹ,cách điện cuộn dây giảm.
- Biện pháp bảo vệ : Sử dụng role nhiệt,role dòng cực đại,cảm
biến nhiệt điện trở.
c,Sự cố mất kích từ
-Ảnh hưởng khi mất kích từ :
U − E U − Kφω
I= =
RU RU
U
φ mất ⇒ I = >>
Ru
- Biện pháp bảo vệ : Dùng RDmin mắc nối tiếp với cuộn kích từ.

5,Đèn báo có kích từ và có nguồn điện


-Đèn được nối trực tiếp với nguồn qua điên trở hạn dòng.
-Đèn và điện trở được mắc song song với mạch điều khiển.

III,Kết luận chung.


Qua bài tập lớn này gúp em kiểm tra và bổ xung được nhiều kiến thức về
môn học “ Cơ sở truyền động điện ” và nhiều môn học khác, qua đó gúp em
nắm vững kiến thức hơn và có thể áp dụng kiên thức đó vào thức tiễn. Trong
quá trình làm bài tập do kiến thức còn thiếu và chưa có kinh nghiệm thực
tiễn nên em đã gặp không ít khó khăn, bế tắc nhờ nhận sự giúp đỡ và giảng
dạy nhiệt tình của thầy giáo đã giúp em hoàn thành được bài tập lớn và quan
trọng hơn là quá đó em đã tiếp thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý
báu để sau này có thể làm được việc. Em xin chân thành cám ơn thầy mong
thầy có thật nhiều sức khỏe để dậy bảo chúng em.

You might also like