You are on page 1of 96

Bài 1 - Giới thiệu mạng di động GSM

Định nghĩa GSM


GSM là viết tắt của từ " The Global System for Mobile
Cpommunication" - Mạng thông tin di động toàn cầu.
- GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động di chuyển giữa các vị
trí địa lý khác nhau mà vẫn giữ được liên lạc .

Các mạng điện thoại GSM ở việt nam .


Ở Việt Nam và các nước trên Thế giới , mạng điện thoại GSM
vẫn chiếm đa số, Việt Nam có 3 mạng điện thoại GSM đó là :
- Mạng Vinaphone : 091 => 094...
- Mạng Mobiphone : 090 => 093...
- Mạng Vietel 098...z
Cấu trúc cơ bản của mạng di động .
Mỗi mạng điện thoại di động có nhiều tổng đài chuyển mạch MSC ở
các khu vực khác nhau ( Ví dụ như tổng đài miền Bắc, miền Trung, miền
Nam) và mỗi Tổng đài lại có nhiều trạm thuphát vô tuyến BSS
z Băng tần GSM 900 MHz .
- Nếu bạn sử dụng thuê bao mạng Vinaphone, Mobiphone hoặc Vietel là
bạn đang sử dụng công nghệ GSM. Công nghệ GSM được chia làm 3 băng
t ần
- Băng tần GSM 900MHz
- Băng tần GSM 1800MHz
- Và băng tần GSM 1900MHz
Tất cả các mạng điện thoại ở Việt Nam hiện đang phát ở băng tần
900MHz , các nước trên Thế giới sử dụng băng tần 1800MHz, Mỹ sử dụng
băng tần 1900MHz .
Máy cầm tay MS ( Mobile Station )
Trong mỗi máy di động cầm tay khi liên lạc, nhà quản lý điều hành mạng
sẽ quản lý theo hai mã số .
- Số SIM đây là mã nhận dạng di động thuê bao Quốc tế, dựa vào mã số
này mà nhàquản lý có thể quản lý được các cuộc gọicũng như các dịch vụ
gia tăng khác .
- Số IMEI đây là số nhận dạng di động Quốc tế, số này được nạp vào bộ
nhớ ROM khi điện thoại được xuất xưởng, mỗi máy
điện thoại có một số IMEI duy nhất, ở các nước trên thế giới - số IMEI
được các nhà cung cấp dịch vụ quản lý, vì vậy ở nước
ngoài nếu một điện thoại di động bị đánh cắp thì chúng cũng
thể sử dụng được
- Với các công nghệ tiên tiến ngày nay, nếu bạn bật máy điện thoại lên,

người ta có thể biết bạn đang đứng ở đâu chính xác tới phạm vi 10m2 đó
là công nghệ định vị toàn cầu
z Điều khiển công suất phát của máy di động .
Vì sao phải điều khiển công suất phát của máy di động ?
=> Để giảm công suất phát của máy di động khi không cần thiết để tiết
kiệm năng lượng tiêu thụ cho pin .
=> Giảm được nhiễu cho các kênh tần số lân cận
1. Giảm ảnh hưởng sức khoẻ cho người sử dụng
{ Khi ta bật nguồn Mobile, kênh thu sẽ thu tín hiệu quảng bá của đài phát,
tín hiệu thu được đối chiếu với dữ liệu trong bộ nhớ SIM để Mobile có thể
nhận ra mạng chủ của mình, sau đó Mobile sẽ phát tín hiệu điều khiển về
đài phát (khoảng 3-4 giây), tín hiệu được thu qua các trạm BTS và được
truyền về tổng đài MSC, tổng đài sẽ ghi lại vị trí của Mobile vào trong Data
Base.
Sau khi phát tín hiệu điều khiển về tổng đài, Mobile của bạn sẽchuyển
sang chế độ nghỉ ( không phát tín hiệu ) và sau khoảng15 phút nó mới phát
tín hiệu điều khiển về tổng đài 1 lần
Khi không có cuộc gọi thì điện thoại sẽ thu được tín hiệu ngắt quãng đủ
cho điện thoại giữ được sự liên lạc với tổng đài

Bài2: Các khối trong điện thoại di động


1. Khối nguồn
Có nhiệm vụ tiếp nhận năng lượng của pin, chuyển đổi và ổn định thành
các mức điện áp khác nhau cung cấp cho các khối trong điện thoại. Chất
lượng của nó được đánh giá khi pin bị yếu nhưng nguồn ra của nó khồng
đổi là 1 bộ nguồn tốt.
2. Khối sử lý cao tần:
Khối sử lý cao tần được ví như cái ngõ để tiếp nhận tín hiệu. tín hiệu thu
qua anten khi qua tầng nằy được điều chế thành song chuẩn thong qua các
linh kiện được tính toán từ trước.
Khối cao tần bao gồm 2 tuyến: tuyến nhận tín hiệu được gọi là RX. Trong
chế độ chờ chuyển mạch anten luôn luôn đặt ở vị trí kết nối để sẵn sang
tiếp nhận cuộc gọi
Tuyến phát tín hiệu gọi là TX. Trong chế độ chờ nguồn TX nằy hoàn toàn
được cách ly Nhằm tiết kiệm pin cho điện thoại
3. Khối trung tần:
Nhiệm vụ của khối trung tần là tiếp nhận tín hiệu cao tần thong qua hệ
thống linh kiện và phần mềm để điều chế thành tần số trung bình trước khi
đưa về tần số thấp ( âm tần ) và điều chế tín hiệu âm tần thành tần số
trung bình truớc khi chuyển thành cao tần để phát lên mạng
4. Khối âm tần:
Tầng nằy có nhiệm vụ tiếp nhận tần số trung bình kết hợp với phần mềm
hệ thống để điều chế thành âm thanh nghe được. trong khối này nó được
tích hợpic khuyếch đại MIC, giải mã nhạc chuông…Khi tín hiệu vào thì nó
sẽ giải mã, còn tín hiệu ra nó được mã hóa.
5. Khối hiển thị, hiện thính:
Riêng bộ phận hiển thị được cấu tạo bằng 2 bộ phận riêng biệt, 1 là bộ
phận tạo hình ảnh,bộ phận nằy làm việc dựa chủ yếu từ CPU, bộ phận
tạo ánh sang dựa chủ yếu từ IC nguồn
6. Khối sử lý và luu trữ:
Nó bao gồm 1 IC sử lý phần mềm hệ thốngthành các lệnh điều khiển phù
hợp với môi trường làm việc gọi là CPU. Và bộ phận thú 2có nhiệm vụ luu
trữ và cất giũ phần mềm ổn định là FLASH ROM
7. Các bộ phận khác:
- Các mạch FM hay Bluetooth không phải là một khối vì một số dòng điện
thoại không có các mạch đó những vẫn hoạt động nghe gọi được bình
thường, vì vậy các mạch FM hay Bluetooth chỉ được coi là các mạch chức
năng làm cho điện thoại có nhiều chức năng hơn mà thôi.
- Các khối trên như khối nguồn, khối điều khiển hay khối thu phát đều
không thể thiếu được trong một chiếc điện thoại.
- Giả thiết không có khối nguồn thì điện thoại sẽ không kiểm soát được
dòng tiêu thụ của máy và hệ quả là pin chỉ sử dụng được khoảng 1/2
ngày, mục đích chính của khối nguồn là kiểm soát được dòng tiêu thụ của
máy nhằm tăng thời gian sử dụng pin.
- Nếu điện thoại không có khối điều khiển thì chẳng khác nào một chiếc
máy tính không có con Chíp và thanh RAM, vì vậy nó sẽ không hoạt động
gì cả.
- Nếu không có khối thu phát thì chiếc điện thoại trở thành chiếc máy nghe
nhạc hay chiếc máy chụp ảnh chứ không còn là chiếc điện thoại nữa.
Trên điện thoại thường có các IC sau :

Ký hiệu Tên IC Chức năng


1 - UEM (Power IC)
- Chia nguồn V.BAT ra thành nhiều mức điện áp
(khối nguồn)
IC nguồn - Ổn định các điện áp ra cấp cho các mạch tiêu thụ
- Điều khiển tắt mở các đường điện áp khi chúng hoạt động

- Nhận yêu cầu xử lý từ các bộ phận trên máy hoặc từ bàn


2 - CPU
phím
(khối điều khiển)
IC vi xử lý - Truy cập bộ nhớ để nạp phần mềm điều khiển, cho xử lý
rồi đưa ra lệnh điều khiển, đáp ứng các yêu cầu trên
- Điều khiển chung mọi hoạt động của máy
3 - FLASH IC nhớ truy cập - Lưu cố định phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng
(khối điều khiển) nhanh để cung cấp cho CPU xử lý khi cầ thiết
4 - SRAM IC nhớ truy cập - Lưu các chương trình đang chạy để cung cấp trực tiếp cho
(khối điều khiển) ngẫu nhiên CPU xử lý, dữ liệu trong SRAM chỉ là tạm thời.
- Đổi tần để rời tín hiệu thu về vùng tần số thấp
5 - RF IC xử lý tín - Tách sóng điều pha để lấy ra tín hiệu RXI và RXQ
(khối thu phát) hiệu cao tần - Điều chế cao tần tín hiệu phát
- Đồng bộ tín hiệu giữa máy với tổng đài
- Giải mã tín hiệu thu để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín
hiệu khác
6 - AUDIO - Đổi tín hiệu số sang tương tự để lấy ra tín hiệu âm thanh và
IC mã âm tần
(khối thu phát) ngược lại
- Mã hoá các tín hiệu nghe gọi và tin nhắn tạo ra các tín hiệu
TXIP, TXIN, TXQP và TXQN
7 - P.A IC khuếch đại - Khuếch đại tín hiệu phát sau khi điều chế lên công suất từ
(khối thu phát) công suất phát 0,5 đến 0,8W trước khi đưa qua anten phát về tổng đài.
8 - CHARGING IC điều khiển - Điều tiết dòng xạc vào Pin
xạc - Tự động ngắt dòng xạc khi Pin đầy hoặc khi Pin quá cạn
- Đóng mở điện áp cấp cho Mô tơ rung
IC điều khiển
9 - VIBRA-BUZER- - Khuếch đại âm thanh cung cấp cho Chuông
Rung-Chuông-
LED - Tăng điện áp lên 7,4V hoặc 14V cung cấp cho Led chiếu
Led
sáng màn hình và bàn phím
Trên các máy đời cao có
thêm một số IC
IC xử lý tín
10 - FM - Xử lý thu tín hiệu FM Radio
hiệu Radio FM
- Xử lý tín hiệu thu phát cự ly ngắn, với mạch Bluetooth cho
IC xử lý tín
11 - BLUETOOTH phép điện thoại có thể gửi và nhận các file hình ảnh, nhạc
hiệu Bluetooth
chuông, video
IC tăng tốc cho - Chức năng chụp ảnh, quay phim
12 - CAMERA
Camera - IC xử lý tăng tốc tín hiệu video để ảnh không bị giật

hình dáng thực tế của các linh kiện như sau :

Ký hiệu Tên IC Hình dáng thực tế

1 - UEM (Power IC) IC nguồn

2 - CPU IC vi xử lý
3 - FLASH IC nhớ truy cập nhanh

IC nhớ truy cập ngẫu


4 - SRAM
nhiên

5 - RF IC xử lý tín hiệu cao tần

6 - AUDIO IC mã âm tần ic này được tích hợp trong ic nguồn


IC khuếch đại công
7 - P.A
suất phát

8 - VIBRA-BUZER Rung-Chuông

Mô tơ rung Chuông

9 - CAMERA Camera
10 - Ant SW Chuyển mạch Anten

 
11 – dao dong
Bộ dao động 32,768
32.768

12 - VCO Bộ da động VCO

 
13 –26mhz Dao dong 26mhz

Bài 3 : Quy luật bố trí linh kiện trên ĐTDD


Nguyên tắc bao giờ khối cao tần cũng được đặt lên trên cùng điện thoại,
tiếp theo là khối trung tần cuối cùng là khối nguồn và khối sử lý. Giũa các
khối thường có đường chắn tiếp mát nhằm chống can nhiễu sang nhau.
Khối sử lý cao tần thường bao gồm 1 IC công suất và 1 chuyển mạch
anten, đối với IC công suất thường có chiều dày hơn tất cả IC khác và nếu
tháo rat hi có rất nhiều chân tiếp mát nhằm tản nhiệt cho nó khi hoạt động.
Còn đối với khối trung tần thì bên cạnh IC trung tần luôn có thạch anh dao
động 26 mhz và các bộ loc thu, phát.
Con dối với khối nguồn thì bên cạnh IC nguồin luôn có nhiều tụ loc nguồn
có kích thước bằng nhau và luôn luôn có thạch anh 32,768mhz. Đối với các
dòng mắy NOKIA đời mới thì trong IC nguồn dược tích hợp luôn phần âm
tần nên ta không thấy dược IC âm tần
Cuối cùng la khối sử lý và luu trữ, dấu hiệu để nhận biết khối này là IC
CPU và FLasH luôn năm cạnh nhau vì giao tiếp giữa chúng là truc tiếp vì
vậy nếu chúng càng nằm xa nhau bao nhiêu thì khả năng bị hỏng hóc càng
lớn bấy nhiêu vì vậy nhà thiết kế luôn để chúng năm gần nhau nhất có thể.
Phân biệt linh kiện:
linh kiện trên điện thoại được chia làm 2 nhóm: nhóm chủ động và nhóm bị
động
a. chủ động bao gồm các linh kiện lớn mà không có nó thì toàn bộ hệ thống bị
tê liệt. Nhóm nó bao gồm các IC sử lý trong máy
b. Linh kiện thụ động là nhũng linh kiện giúp cho linh kiện chủ động hoạt
động đươc, nếu nó hỏng thì thường xảy ra ở 1 khu vục, 1 vùng, 1 dường
mà không gây tác động mạnh lên toàn bộ hệ thống. nó bao gồm điện trở ,
tụ, cuộn dây
Phân nhóm:
Lấy IC làm đơn vị nhóm, khối. Trên mỗi mã hiệu đều ghi rõ nhóm , khối.
Cánh đọc mã hiệu, mã hiệu bao giờ cũng có 2 thành phần là chữ và số
Chữ: viết tắt bằng tiếng anh nói lên nội dung và nhiệm vụ của khối
Số: số đàu tiên là mã hiệu, các số sau là mã linh kiện
Vi dụ : N7600
N là tên nói nhiệm vụ của N7600 thuộc khối trung tần
7 là mã hiệu
6,0,0 là mã linh kiện
Tất cả các linh kiện bị động nào có đầu 76 thì đều lien quan truc tiếp đến
N7600 cho dù chúng nằm ở khu vcj nào
Các đường dẫn tín hiệu
Quy tắc dẫn các đường tín hiệu (BUS) được thể hiện trên sơ đồ: Do sơ
đồ điện thoại có rất nhiều mạch điện được lien kết trên 1 nền IC nên thể
hiện rời từng đường một là công việc không thể thực hiện được, vì vậy
người ta phải nhómcác đường BUS nằy thành từng tuyến và gọi chung là
tuyến dẫn, Như vậy trên mỗi tuyến dẫn có vô số đường BUS tạo thành.
Đường BUS, nó chính là các đường mạch in trên main máy. Ở mổi đường
bus đều được lien kết trực tiếp tới một chân IC và có số thứ tự riêng được
tăng từ nhỏ tới lớn như thế trên mỗi đường bus có hai thong số để đọc, một
là số thứ tự của bus, hai là chân IC.
Các đường bus đựợc hợp thành gọi là tuyến dẫn. Trên tuyến dẫn bao
giờ người ta cũng phải đề chức năng của tuyến dẫn đến đâu và có số
lượng bao nhiêu bus hợp thành tuyến đó. Việc sửa chữa thành công hay
không phụ thuộc vào sự nhận biết các tuyến dẫn. Bao giờ cũng vậy, nếu là
các tuyến dữ liệu và lệnh thì đều liên quan trực tiếp đến IC CPU. Còn tín
hiệu thì thường liên quan trực tiếp đến âm tần và trung tần.
Tuyến bao gồm nhiều bus hợp thành vì vậy, trước hết phải tìm ra bus và
xem bus này dẫn đến chân nào của IC liên lạc. Xác định tên của chân IC, rồi
lần ra tuyến rồi từ tuyến ta đọc được tên. Bất cứ đường bus có tên trùng
với tên tuyến thì đều được nối vào tuyến này .
Hình minh họa:

Bài 4: Phương pháp đọc sơ đồ và ký hiệu linh kiện

ANT : Ăng ten


ANL: Analog
A/D: Chuyển đổi Analog sang digital
D/A: Ngược lại Digital sang analog
AD: Tuyến audio
AN: Toàn bộ đường dẫn
IN: đường vào
OUT: đường ra
SWANT: Chuyển mạch ăngten
RX: Tuyến bào
TX: Tuyến ra (gọi đi)
VC: điện áp điều khiển
VCO: bộ dao động đièu khiển bằng điện áp
RF, HF: Cao tần
IF: Trung tần
AF: Âm tần
PA: công suất
CPU: IC vi sử lý
ROM: bộ nhỏ chỉ đọc
FLASH ROM: bộ nhớ nhanh
RAM: bộ nhớ đệm
CAM: camera
DSP: IC giải mã âm thanh
Xtal: thạch anh (gốm áp điện)
CN; Mối nối có chân cắm
NC: không dung đến mối nối này
ROW: Cọc tín hiệu dọc của bàn phím
Col: Giải tín hiệu ngang của bàn phím
LED: Diot phát sang
OLED: Màn hình điều khiển bằng diot phát quang
TDTDF: Màn hình siêu ma trận
SENSIOT: khối màn hình cảm ứng
CHARH: sạc điện
DC: Điện áp một chiều
AC: Điện áp xoay chiều
DATA: dữ liệu
CLOCK: xung nhịp (là đường xung mà nhờ nó dữ liệu qua được)
RESET: xung phục nguyên
CS: xung đồng bộ
RW: xóa trước viết sau
WR: viết trước xóa sau
SLEEPX: xung tạo nhịp đồng hồ
SLEEP RX: xung báo duy trì nguồn (mất thì nguồn không duy trì được)
PUX: xung chủ kiẻm soát hệ thống của NOKIa
WANT DOG: xung chủ kiểm soát hệ thống của Samsung
R: điện trở
L,T: cuộn dây
D hoặc DZ : diot
C: tụ điện
V,Q, T: Transitor
MIC: micro
SP: loa

Các mã bí mật trên điện thoại


MÃ ĐẶC BIỆT TRÊN MÁY NOKIA
Mã Ý nghĩa
12345 Mã cài đặt chuẩn của NOKIA
Hiển thị số IMEI (của tất cả các loại
*#06#
máy)
*#0000# Thông báo phiên bản phần mềm
*#2820# Hiển thị địa chỉ thiết bị Bluetooth
Mã kiểm tra số Series của sản phẩm, nếu
máy bị thay bo mạch thì khi bấm mã này
*#92702689# sẽ không hiển thị được số Series
Sau khi xem mã này bạn phải tắt nguồn
và bật lại
Mã số cho phép bạn khôi phục các cài đặt
*#7780#
mặc định của nhà sản xuất , khi nhấn mã
Cho dòng DCT4
này bạn phải nhập mật mã của bạn, thông
thường mật mã mặc định của NOKIA là
12345 ,
hoặc *#7370#
Chú ý : khi nhập mã này - Danh bạ điện
Cho dòng WD2
thoại sẽ bị xoá .
Xoá toàn bộ các thông tin bí mật trên máy
được bảo vệ bằng mật khẩu mà không
*#7370925538#
cần biết mật khẩu, nếu máy hỏi thì bạn
nhập mật mã của máy để đồng ý xoá .
Mã số cho phép bạn xoá biểu tượng của
nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone hoặc
*#67705646#
Mobifone, chức năng này chỉ có hiệu lực
với máy có màn hình đen trắng .
Lệnh Format máy cho
dòng WD2

Tắt nguồn, bấm và giữ Tác dụng : Với lệnh Format bạn có thể
đồng thời ba phím khác phục được các bệnh như
* , số 3 , Phím gọi : và- Máy bị nhiểm vi rút
sau đó bật phím mở - Máy rối loạn các chức năng điều khiển
nguồn - Máy chạy hay bị treo
- Máy lỗi phần mềm do sử dụng
=> hiện chữ formating Chú ý : Lệnh Format sẽ xoá hết danh bạ
và các tin nhắn lưu trên máy, vì vậy cần
Chú ý : Khi đang Format copy dự phòng chúng ra Simcard trước khi
và sau khi Format xong thực hiện .
trong lúc máy đang khởi
động lại tuyệt đối
không được tháo Pin .
MÃ ĐẶC BIỆT TRÊN MÁY SAMSUNG
*#06# Hiển thị số IMEI của máy
*#9999# Hiển thị phiên bản phần mềm
*#0289# Kiểm tra chuông
*#0842# Kiểm tra dung
Hiển thị các thông số dùng để kết nối với
*#0001#
máy tính thông qua giao tiếp RS-232
Khôi phục toàn bộ thông tin trong bộ nhớ
EFPROM về trạng thái ban đầu (lênh
Reset)
*2767*3855#
Lệnh này nguy hiểm ở 1 số máy ( không
được tháo Pin khi máy đang khởi động
lại)
Lệnh Reset - mất một số ứng dụng tải
*2767*2878# thêm
và mất danh bạ trong máy
*2767*927# Hai lệnh Reset ( hai lệnh này an toàn
hoặc *2767*7377# hơn )
*#8999*246# Hiển thị trạng thái chương trình
*#8999*324# Hiển thị màn hình sử lỗi
*#8999*377# hIển thị các lỗi của EFPROM
Thay đổi độ tương phản của màn hình
*#8999*523# tinh
hoặc *#0523# thể lỏng (chú ý chỉnh Contras hay bị mất
hiển thị mà hình khó lấy lại được )
*#8999*636# Hiển thị trạng thái bộ nhớ
*#8999*778# Hiển thị bảng các dịch vụ của SIM
*#8999*842# Thử chế độ dung của máy
*#8999*9266# Màn hình gỡ lỗi
*#8999*9999# Phiên bản phần mềm
*2767*2878# Mã mở Lock (unlock) của các máy
hoặc *267*7377# Samsung
*#0228# Báo nhiệt độ và dung lượng Pin
*#8999*8378#8500 Xem một số thông số tổng hợp
Máy Siemens

- Kiểm tra IMEI: *#06#

- Kiểm tra phiên bản phần mềm: Bỏ simcard và bấm *#06# rồi
giữ phím dài phía trên bên trái.

- Chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SEND


Máy Sony

- Kiểm tra IMEI: *#06#

- Kiểm tra phiên bản phần mềm: Bỏ simcard rồi bấm *#7353273#
Máy SonyEricsson

 Để truy cập vào màn hình các chức năng ẩn (Service Menu) của
máy, từ màn hình chờ bạn hãy bấm liên tục các phím như sau: >
* < < * < *.

Trong đó > là phím cuộn sang phải, < là phím cuộn sang trái, * là
phím dưới cùng bên trái trên bàn phím của máy. Bạn sẽ thấy
xuất hiện màn hình Service Menu bao gồm bốn menu là Service
Info, Service Settings, Service Tests và Text Labels.

Service Info:Khi vào menu này sẽ xuất hiện tiếp các menu con là
SW Information, SIMlock và Configuration.

1. SW Information: Cho phép xem thông tin về phần cứng


(firmware) của máy.

2. SIMlock: Hiển thị tình trạng khóa máy. Khi vào menu này, bạn
sẽ thấy một danh sách các loại khóa máy.

Danh sách này cho biết máy của bạn có bị khóa ở dạng nào trong
bốn loại khóa máy. Ứng với từng loại khóa máy, nếu hình ổ
khóa đang mở thì máy không bị khóa, trường hợp ngược lại thì
máy đã bị khóa bởi loại khóa máy tương ứng. Số đứng đằng sau
hình ổ khóa cho biết số lần tối đa có thể mở khóa (nếu như máy
bị khóa), tối đa là năm lần.

3. Configuration: Khi vào menu này bạn sẽ được thông tin có


dạng như dưới đây.

IMEI 351252-00-714308-6-05

HR FR EFR

SAT on

GSM900 GSM1800 GSM1900

Dòng đầu tiên cho biết số IMEI của máy. Dòng thứ hai liệt kê
những dạng mã hóa âm thanh mà máy hỗ trợ (HR - Half Rate
Máy PocketPC

 1 - Dòng máy Himalaya (O2 Xda II / Qtek 2020 / Orange SPV


M1000/ I-Mate PocketPC/ Dopod 696):

- Soft reset: Dùng bút chọc vào lỗ Reset

- Hard Reset: Power + Soft Reset

- Enter Bootloader: DPad(Nút chính giữa) + HardReset

2 - Dòng máy Magician (O2 Xda II mini / T-Mobile MDA


Compact/ Dopod 818 / I-mate JAM Qtek S100):

- Soft reset: Dùng bút chọc vào lỗ Reset

- Hard Reset: Power + Soft Reset

- Enter Bootloader: Camera + HardReset

3 - Dòng máy Blue Angel (O2 Xda IIs/ Dopod 700/ I-mate
PDA2k/ T-Mobile MDA III/ SPV M2000/ Qtek 9090):

- Soft reset: Dùng bút chọc vào lỗ Reset

- Hard Reset: Power + Soft Reset

- Enter Bootloader: Record + HardReset

4 - Dòng máy Alpine (O2 Xda IIi / Dopod 699 / I-mate PDA2 /
Qtek 2020i/ SPV M2500):

- Soft reset: Dùng bút chọc vào lỗ Reset

- Hard Reset: Power + Soft Reset

- Enter Bootloader: DPad(Nút chính giữa) + HardReset

5 - Dòng máy Universal (O2 Xda Exec / Dopod 900 / Qtek 9000 /
T-Mobile MDA Pro / I-mate JASJAR):
Bài5: linh kiện trên điện thoại di động

1.Điện trở: ký hiệu R

Tính chất của điện trở là loại vật liệu có tính chất cản trở dòng điện trị số
điện trở càng lớn thì nó cản trở càng nhiều.
Đơn vị của điện trở là ôm (Ω) và các bội số của nó là KΩ và mΩ
Hình dáng điện trở trên main máy điện thoại:
- Điện trở có thân mầu đen, hai đầu màu trắng của thiếc kim loại
- Các linh kiện có thân màu nâu là tụ điên
Chức năng của điện trở:
Điện trở trong mạch điện giữ vai trò phân phối dòng điện đúng định mức
mà nhà thiết kế định ra nhằm làm cho mạch hoạt động ổn định và chính xác
khi thay thế tuyệt đối không được tuỳ tiền thay đổi giá trị của nó.
Phương pháp kiểm tra điện trở trên mạch:
Để đo điên trở bạn cần biết hoặc dự đoán được giá trị gần đúng của điện
trở là bao nhiêu. Nếu không đoán được bạn cần đối chiếu linh kiện trên vỉ
máy sang sơ đồ vị trí để biết điện trở đó tên là gì, từ đó đối chiếu sang sơ
đồ nguyên lý để biết giá tri Ω của điện trở.
Điện trở khi hư hỏng sẽ làm tăng giá trị điện trở.
2 Tụ điện : Ký hiệu C
Hình dáng: Tụ có thân màu nâu, hai đầu có màu sáng kim loại.
Tụ có tính chất nạp và sả dòng điện, tụ có dung lượng càng lớn thì lượng
điện nạp và sả càng nhiều và thời gian nạp sả càng lâu.
Có hai loại tụ điện: tụ xoay chiều và tụ một chiều.
Tụ xoay chiều: nó cho dòng điện xoay chiều đi qua và bảo tồn nguyên năng
lượng và cách điện hoàn toàn với dòng một chiều, cho tín hiệu cao tần đi
qua.
Lọc bỏ các tín hiệu cao tần trên các đường điện áp tần số thấp hoặc điện
áp một chiều.
Tụ một chiều: đối với trụ một chiều nhất thiết phải đấu đúng chiều cực
của nó, nếu đấu ngược bản thân tụ sẽ bị chập nổ. Đối với tín hiệu xoay
chiều nó chỉ cho qua tín hiệu thuận chiều của nó.
Khi bi hỏng tụ thường bị chập hoạc giảm trị số
3 Cuộn dây: ký hiệu L
Hình dang: Cuộn dây giống như điện trở nhưng có màu xanh đen
Tính chất cuộn dây là cảm úng điện. Trong điện thoại di độngcuộn dây
dung để phuc vụ 3 mục đích:
Dùng để thu song anten
Cuộn dây có tác dụng ngăn tín hiệu cao tần chỉ cho tần số thấp đi qua vì
vây trên các đường nguồn cuộn dây được kết hợp với tụ để lọc nhiễu cao
tầ n
Dùng để phân pha tín hiệu trước khi đưa vào trung tần
Phương pháp kiểm tra cuộn dây: Cuộn dây trên main máy có trở khác rất
thấp khoảng 1,2Ω và cuộn dây thường bị đứt.
4 Diot: ký hiệu la D,V
Là 1 loại linh kiện bán dẫn thường được dung để nắn điện và ổn áp trong
hầu hết các mạch điện chất lượng cao
Diot có tác dụng cho điện áp đi qua theo 1 chiều nên chúng được sử dụng
trong các mạch chỉnh luu đổi điện áp xoay chiều thành 1 chiều
Phương pháp kiểm tra: để đo diot bạn chỉnh đồng hồ ở thang X1, đo vào 2
đầu điot rồi đổi chiều que đo nếu thấy 1 chiều lên 2/3 và 1 chiều không lên
gì là diot bình thường, con cả 2 chiều cùng lên la diot bị chập, 2 chiều
không lên gì la diot bị đứt
5 Transitor: ký hiệu là Q,V
Transitor được sử dụng để khuyếch đại tín hiệu âm tần, cao tần hoạc sủ
dụng trong các mạch số để thay đổi trạng thái logic của mạch
Phương pháp kiểm tra :
Để đo transitor bạn xem sơ đồ sau đây

Từ sơ đồ trên ta có thể suy ra cách đo như sau:


Đo từ cực B sang cực E hoạc từ cực B sang cưc C giống như cách đo diot
6 Thạch anh dao động: ký hiệu B
Thạch anh là 1 linh kiện được chế tạo từ tinh thể thạch anh tự nhiêncó
nhiệm vụ chuyển đổi và giữ chuẩn xung cơ học sang xung điện. Trong đtdd
hầu hết các khối sử lý cao tần và trung tần đều dung đến nó, và mỗi truc
trặc nhỏ của nó đều dẫn đến nguy cơ mất mạng hoãc mất song
Đặc tính làm việc của nó như sau: định dang tần số cho thạch anh chính là
tiết diện của nó. Khi trên cổng vào ta tác động 1 tần số bất kỳ thì tại cổng
ra nó sẽ cho ra 1 tần số chuẩn không bao giờ thay đổi theo tiết diện của
thạch anh đã được định trước.Thạch anh sẽ ngùng dao động chừng nào trên
cổng vào không còn tác động nữa

Bài6:Phân tích sơ đồ khối điện thoại di động


Điện thoại di động có 3 khối chính đó là

1 Khối nguồn
2 Khối điều khiển
3 Khối Thu - Phát tín hiệu

1 Khối nguồn
Chức năng :
- Điều khiển tắt mở nguồn
- Chia nguồn thành nhiều mức nguồn khác nhau
- Ổn định nguồn cung cấp cho các tải tiêu thụ
Điện áp V.BAT cấp nguồn trực tiếp vào ba IC đó là IC
nguồn, IC công suất phát và IC dung chuông led .
Khi ta bật công tắc nguồn => tác động vào IC nguồn qua chân PWR-ON =>
Mở ra các điện áp khởi động cấp cho khối điều khiển bao gồm :
+ VKĐ1 ( điện áp khởi động 1 ) 2,8V cấp cho CPU
+ VKĐ2 - 1,8V cấp cho CPU, Memory và IC mã âm tần
+ VKĐ3 - 2,8V cấp cho mạch dao động 26MHz
Sau khi được cấp nguồn, khối vi xử lý hoạt động, CPU sẽ trao đổi dữ liệu
với Memory để lấy ra phần mềm điều khiển các hoạt động của máy, trong
đó có các lệnh quay lại điều khiển khối nguồn để mở ra các điện áp cấp
cho khối thu phát tín hiệu gọi là các điện áp điều khiển bao gồm :
+ VĐK1 (điện áp điều khiển 1) Cấp cho bộ dao động nộiVCO
+ VĐK2 Cấp cho mạch cao tần ở chế độ thu
+ VĐK3 Cấp cho mạch cao tần ở chế độ phát
Minh hoạ sự hoạt động của điện thoại khi mở nguồn :
- Bước1 : Lắp Pin vào máy , máy được cấp nguồn V.BAT
- Bước 2 : Bật công tắc ON-OFF , chân PWR-ON chuyển từ mức cao
xuống mức thấp .
- Bước 3 : IC nguồn hoạt động và cho ra các điện áp VKĐ cung cấp cho
khối điều khiển bao gồm dao động 13MHz, CPU và Memory
- Bước 4 : Khối điều khiển hoạt động và truy cập vào bộ nhớMemory để
lấy ra chương trình điều khiển máy .
- Bước 5 : CPU đưa ra các lệnh quay lại IC nguồn để điều khiển mở ra các
điện cung cấp cho khối thu phát sóng hoạt động .

2 Khối điều khiển


Bao gồm CPU
CPU thực hiện các chức năng
- Điều khiển tắt mở nguồn chính, chuyển nguồn giữa chế độ thu và phát
- Điều khiển đồng bộ sự hoạt động giữa các IC
- Điều khiển khối thu phát sóng .
- Quản lý các chương trình trong bộ nhớ
- Điều khiển truy cập SIM Card
- Điều khiển màn hình LCD
- Xử lý mã quét từ bàn phím
- Điều khiển sự hoạt động của Camera
- Đưa ra tín hiệu dung chuông và chiếu sáng đèn Led .
Memory ( Bộ nhớ ) bao gồm
- ROM ( Read Olly Memory ) đây là bộ nhớ chỉ đọc lưu các
chương trình quản lý thiết bị, quản lý các IC, quản lý số IMEI, nội dung
trong ROM do nhà sản xuất nạp vào trước khi điệnthoại được xuất
xưởng .
- SDRAM ( Syncho Dynamic Radom Access Memory ) Ram động - là bộ
nhớ lưu tạm các chương trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý của
CPU .
- FLASH đây là bộ nhớ có tốc độ truy cập nhanh và có dunglượng khá lớn
dùng để nạp các chương trình phần mềm như hệ điều hành và các chương
trình ứng dụng trên điện thoại , khi hoạt động CPU sẽ truy cập vào FLASH
để lấy ra phần mềm điều khiển máy hoạt động .
- Memory Card : Thẻ nhớ dùng cho các điện thoại đời cao để lưu các
chương trình ứng dụng , tập tin ảnh, video, ca nhạc ...

Khối thu phát tín hiệu :

Khối thu phát tín hiệu bao gồm


- RX là kênh thu
- TX là kênh phát tín hiệu

a Kênh thu :
Khi thu băng GSM 900MHz , tín hiệu thu vào Anten đi qua Chuyển mạch
Anten đóng vào đường GSM900MHz => Đi qua bộ lọc thu để lọc bỏ các tín
hiệu nhiễu => Đi qua bộ khuếch đại nâng biên độ tín hiệu => Đi qua bộ
ghép hỗ cảm để tạo ra tín hiệu cân bằng đi vào IC Cao trung tần .
Mạch trộng tần trộn tín hiệu cao tần với tần số dao động nội tạo ra từ bộ
dao động VCO => tạo thành tín hiệu trung tần IF => đưa qua mạch khuếch
đại trung tần khuếch đại lên biên độ đủ lớn cung cấp cho mạch tách sóng
điều pha.
Mạch tách sóng lấy ra 2 dữ liệu thu RXI và RXQ >> Tín hiệu RXI và RXQ
được đưa sang IC mã âm tần để xử lý và tách làm hai tín hiệu :
=> Tín hiệu thoại được đưa đến bộ đổi D - A lấy ra tín hiệu âm tần =>
khuếch đại và đưa ra loa .=> Các tín hiệu khác được đưa xuống IC vi xử lý
theo hai đường IDAT và QDAT để lấy ra các tin hiệu báo dung chuông, tin
nhắn ...
b Kênh phát
- Tín hiệu thoại thu từ Micro được đưa vào IC mã âm tần.
- Các dữ liệu khác ( thông qua giao tiếp bàn phím ) đưa vào CPU xử lý và
đưa lên IC mã âm tần theo hai đường IDAT và QDAT
- IC mã âm tần thực hiện mã hoá , chuyển đổi A - D và xử lý cho ra 4 tín
hiệu TXIP, TXIN, TXQP, TXQN đưa lên IC cao trung tần .
- IC cao trung tần sẽ tổng hợp các tín hiệu lại sau đó điều chế lên sóng cao
tần phát .
- Dao động nội VCO cung cấp dao động cao tần cho mạch điều chế
- Mạch điều chế theo nguyên lý điều chế pha => tạo ra tín hiệu cao tần
trong khoảng tần số từ 890MHz đến 915MHz => tín hiệu cao tần được đưa
qua mạch ghép hỗ cảm => đưa qua mạch lọc phát => khuếch đại qua tầng
tiền khuếch đại => đưa đến IC khuếch đại công suất khuếch đại rồi đưa
qua bộ cảm ứng phát
=> qua chuyển mạch Anten => đi ra Anten phát sóng về trạm BTS .
- IC công suất phát được điều khiển thay đổi công suất phát thông qua lệnh
APC ra từ IC cao trung tần .
- Một phần tín hiệu phát được lấy ra trên bộ cảm ứng phát => hồi tiếp về
IC cao trung tần qua đường DET để giúp mạch APC tự động điều chỉnh
công suất phát . APC ( Auto Power Control )
Bài7: khảo sát khối nguồn điện thoại di động

1. Mạch cấp nguồn V.BAT và nguồn Khởi động:

Nguồn V.BAT được cấp trực tiếp vào IC KĐ công suất phát và đi qua bộ
lọc Power Filter để cấp vào nhiều chân của IC Nguồn thông qua các đường
V.BAT1, V.BAT2, V.BAT3, V.BAT4, V.BAT5, V.BAT6
IC Dung chuông tích hợp trong IC nguồn và cũng được nuôi trực tiếp bằng
nguồn V.BAT
Khi ta bật công tắc nguồn => IC Nguồn khởi động cho ra các điện áp khởi
động cấp cho khối Vi xử lý bao gồm
+ Điện áp VCORE
+ Điện áp VIO
+ Điện áp VR3
Sau khi được cấp nguồn, bộ dao động 26MHz dao động và đi qua IC RF
để chia tần lấy ra 13MHz tạo xung Clock cấp cho CPU. Khi CPU có đủ
các yếu tố là :
- Có điện áp VCORE 1,8V
- Có điện áp VIO 2,8V
- Có xung CLK 13MHz ( Clock )
- Có lệnh khởi động Reset
=> CPU sẽ hoạt động và truy cập vào Memory để lấy ra phần mềm điều
khiển máy , nếu
- Memory tốt và có nguồn VIO cấp
- Phần mềm tốt
=> Thì CPU sẽ cho lệnh duy trì nguồn, đồng thời cho ra các lệnh điểu
khiển khối thu phát hoạt động

Nguyên lý hoạt động của khối nguồn


1.Nhiệm vụ của khối nguồn:
- Quản lý nguồn cấp cho các IC trên máy
- Chia nguồn thành nhiều mức điện áp và ổn định các điện áp đó
- điều khiển cấp nguồn cho các mạch chức năng khi chúng hoạt ñộng và
cắt nguồn khi chúng không hoạt ñộng để tiết kiệm pin
* Trong khối nguồn có 3 loại nguồn chính là
1. Nguồn V.BAT ( là nguồn Pin ): - Nguồn V.BAT là nguồn Pin có điện áp
3,7V , Nguồn này chỉ cung cấp cho 3 IC ăn dòng lớn trong máy là
=> IC nguồn UEM ( Universal Enegy Management )
=> IC khuếch ñại công suất phát PA ( Power Amply )
=> IC Rung-Chuông-Led
Các IC khác được cấp nguồn thông qua IC nguồn

2- Các nguồn khởi động ( là nguồn xuất hiện ngay khi ta bật công tắc,
nó cung cấp cho khối vi xử lý ):
- Là nguồn do IC nguồn tạo ra
- Nó xuất hiện ngay sau khi ta bấm công tắc ON/OFF
- Nguồn này cấp cho khối ñiều khiển ( hay khối Vi xử lý , khối Logic )
- Có 3 điện áp khởi động là : VKđ1, VKđ2 và VKđ3
- điện áp VKđ1 ( điên áp khởi động 1 ) được quy ước là điện áp cấp cho
bộ dao động OSC để tạo xung Clock
- điện áp VKđ2 cung cấp cho CPU
- điện áp VKđ3 cung cấp cho CPU, các IC nhớ MEMORY và màn hình
LCD
Lưu ý : Khi khối vi xử lý hoạt động sẽ cho lệnh duy trì quay lại IC nguồn
để giữ, nếu không các nguồn khởi động sẽ mất khi ta bỏ tay ra khỏi phím
bấm ON/OFF .
3- Các nguồn điều khiển ( là nguồn xuất hiện khi khối vi xử lý hoạt
động tốt và cho lệnh quay về IC nguồn, nguồn điều khiển cung cấp cho
khối thu-phát, mạch FM, Camera, Bluetooth v v
*Lệnh duy trì nguồn:
- Lệnh duy trì nguồn xuất phát từ CPU và quay lại IC nguồn
- Lệnh duy trì nguồn sẽ duy trì các nguồn khởi động sau khi ta bỏ tay khỏi
công tắc ON/OFF
- Lệnh duy trì nguồn chỉ xuất hiện khi CPU hoạt động và nạp được phần
mềm điều khiển từ bộ nhớ Memory
*điều kiện để có được lệnh duy trì nguồn là
- CPU hoạt ñộng
- Memory tốt, không hở mạch
- Phần mềm trong Memory tốt
Tổng kết khối nguồn:

- Bước 1 : Cấp nguồn V.BAT cho máy


- Bước 2 : Xuất hiện điện áp chờ ở chân PWR-ON ( chân công tắc )
- Bước 3 : Sau khi bấm công tắc ON-OFF IC nguồn cho ra các điện áp
khởi động
- Bước 4 : Mạch dao động hoạt động cung cấp 13MHz cho CPU
- Bước 5 : CPU hoạt động, khối điều khiển hoạt động .
- Bước 6 : CPU truy cập vào bộ nhớ để lấy ra phần mềm điều khiển
máy
- Bước 7 : CPU lấy được phần mềm và cho lệnh duy trì nguồn
Ta thấy rằng nếu các bước phía trước mà hỏng thì máy không thể chuyển
sang được các bước tiếp theo vì vậy => Khi sửa máy không mở được
nguồn => ta cần kiểm tra theo thứ tự :
Bước 1 => Bước 2 => Bước 3 => Bước 4 => Bước 5 => Bước 6 =>
bước 7
Bài8: Phương pháp kiểm tra và sửa chữa khối nguồn
1. Quá trình mở nguồn của ĐTDD :
- Bạn đầu khi ta lắp Pin, máy có nguồn V.BAT cấp cho IC-UEM, IC-PA
và mạch LED_Drive tuy nhiên lúc này máy ăn dòng rất nhỏ ( khoảng 1mA
)
- Khi ta bấm công tắc, mạch khởi ñộng sẽ đóng nguồn V.BAT chảy qua
các mạch ổn áp
tạo ra các điện áp khởi động cấp cho bộ dao động OSC, CPU và
MEMORY
- CPU hoạt động và truy cập được phần mềm trong bộ nhớ MEMORY
sẽ cho lệnh điều khiển đi theo các đường DATA & CLOCK quay về
UEM để mở ra nguồn điều khiển cấp cho khối thu phát.
Khái niệm về hỏng khối nguồn
* Hỏng khối nguồn là khi máy rơi vào các tình trạng sau :
=> Máy bị mất nguồn V.BAT
=> Máy bị mất nguồn khởi Động cấp cho khối Vi xử lý
=> Máy bị mất nguồn Điều khiển cấp cho các mạch chức năng (khi CPU
đã hoạt động)
Phạm vi sửa chữa khối nguồn:
* Sửa khối nguồn là để cho máy đạt được các mục đích sau :
=> Máy có nguồn V.BAT khi ta lắp PIN
=> Máy có đủ 3 điện áp khởi động khi ta bấm công tắc mở nguồn .
=> Máy có nguồn điều khiển sau khi CPU đã hoạt động
Bệnh máy không lên nguồn và nguyên nhân .
- Các máy không lên nguồn thì nguyên nhân do hư hỏng khối nguồn chỉ
chiếm khoảng 40%
- 60% còn lại là do CPU hay FLASH, SRAM hoặc bộ dao động OSC hoặc
do hỏng phần mềm
Phương pháp kiểm tra khối nguồn bằng đồng hồ vạn năng :
1. Kiểm tra trở kháng V.BAT
- Trở kháng V.BAT là trở kháng đo giữa cực dương và cực âm của tiếp
xúc chân Pin
- Khi đo trở kháng V.BAT ta dùng đồng hồ vạn năng để thang x1Ω
- Nếu chiều ño thuận kim lên vài Ω , chiều đo ngược kim không lên là =>
Trở kháng V.BAT bình thường
Nếu cả hai chiều đo kim không lên=> Là chân Pin không tiếp xúc, hoặc
đứt mạch trên đường cấp nguồn V.BAT
- Nếu cả hai chiều đo kim lên bằng 0Ω => Máy bị chập nguồn V.BAT,
thông thường chập V.BAT là do chập các IC ăn nguồn trực tiếp như
PA(70%) hoặc UEM hoặc LED_DRIVE ( chiếm 30%
- Nếu chiều đo thuận kim lên vài Ω, chiều đo ngược kim vẫn lên vài trụcΩ
hoặc vài trăm Ω là máy bị dò nguồn V.BAT, trường hợp này máy rất nhanh
hết Pin
2. Kiểm tra các điện áp khởi động
điện áp khởi động là các ñiện áp cấp cho khối vi xử lý bao gồm
- VKđ1 cấp cho bộ dao ñộng OSC
- VKđ2 cấp cho CPU
- VKđ3 cấp cho CPU và Memory
* đứng trước một máy đt không mở được nguồn, bạn cần xác định được
đầy đủ nguyên nhân của nó :
1 - Máy có bị mất nguồn V.BAT không?
2 - Công tắc nguồn có tiếp xúc không?
3 - Máy có bị lỗi phần mềmkhông?
4 - Máy có bị nước vào mất dao động không?
5 - Máy có bị long mối hàn các IC UEM, CPU, FLASH không?
6 - Máy có bị mất một trong số các điện áp khởi động không?
7 - Máy có bị hỏng UEM, CPU hoặc FLASH không ?

Các nguyên nhân làm cho điện thoại di động không mở được nguồn
:

* điện thoại di động không mở được nguồn là do một trong các nguyên
nhân sau :
1 - Máy không tiếp xúc Pin
2 - Máy bị chập nguồn VBAT
3 - Công tắc mở nguồn không tiếp xúc
4 - IC nguồn bị bong mối hàn
5 - Hỏng IC nguồn
6 - Hỏng bộ dao ñộng OSC hoặc mất Vcc cho bộ dao ñộng OSC
7 - Bong mối hàn CPU hoặc hỏng CPU
8 - Bong mối hàn hoặc hỏng IC nhớ FLASH
9 - Bong mối hàn hoặc hỏng IC nhớ SRAM
10 - Hỏng phần mềm .
Quá trình sửa chữa là quá trình bạn kiểm tra ñể loại trừ dần các nguyên
nhân ở trên và cuối cùng tìm ra ñược một nguyên nhân gây bệnh . để làm
được việc đó bạn cần nắm chắc được nguyên lý hoạt động của khối
nguồn và khối điều khiển, vì máy có lên nguồn hay không là phụ thuộc
vào hai khối này .

Bây giờ bạn cần phải đo các điện áp khởi động trên để xác định máy bị
hỏng UEM hay CPU hoặc FLASH, điều này tránh cho bạn không "hành
xử" oan IC "vô tội" .
Cách đo các điện áp khởi động :
- để đo được các đáp trên điện thoại di động, bạn không thể đo vào chân
IC ( IC chân gầm) vì vậy bạn phải đo trên ñầu các tụ lọc nguồn .
- Trước hết bạn cần xem sơ đồ nguyên lý để biết trên các đường điện
áp khởi động có các tụ lọc tên là gì
Sau đó dựa vào sơ đồ linh kiện để xem vị trí của các tụ lọc trên
- đối chiếu từ sơ đồ linh kiện vào main máy để biết vị trí của tụ lọc, bạn
đo vào đầu tụ lọc để biết giá trị , các điện áp này xuất hiện khi bạn bấm
công tắc mở nguồn , nếu không biếu chiều âm hay dương thì bạn đo vào
cả hai đầu, nhất định sẽ có một đầu đấu vào đường điẹn áp trên
* Với các máy dòng DCT4, WD2 thì bạn cần kiểm tra ba điện áp khởi
động là VR3, VCOREvà VIO .
Lưu ý : Khi muốn kiểm tra các điện áp khác trên điện thoại di động, bạn
thực hiện tương tự như trên .
3. Kiểm tra điện áp điều khiển :
- điện áp điều khiển là điện áp cung cấp cho khối thu phát và các mạch
như Bluetooth, Camera ...
- điện áp điều khiển xuất hiện sau khi CPU đã hoạt ñộng ( máy đã lên
màn hình )
Ví dụ : Khi máy bị mất sóng, bạn cần kiểm tra điện áp cấp nguồn cho IC
RF hoặc điện áp cấp cho bộ dao động VCO .
=> Phương pháp đo điện áp điều khiển hoàn toàn tương tự khi bạn đo
ñiện áp khởi động, nó chỉ khác về thời điểm xuất hiện mà thôi .
Sau khi bạn đã loại trừ được các nguyên nhân như :
- Loại trừ máy mất nguồn V.BAT bằng cách đã kiểm tra trở kháng V.BAT
- Loại trừ công tắc bằng cách đã đo sự tiếp xúc của nó .
- Loại trừ máy bị nước vào bằng sự quan sát hoặc rửa mạch và sấy khô
đến bước chạy lại phần mềm, bạn nhận s ẽ nh ậ n được các thông báo
lỗi làm cho bạn không thể chạy được phần mềm => điều này chứng tỏ
là máy bị hỏng ở các nguyên nhân còn lại như:
- Máy bị long mối hàn các IC UEM, CPU, FLASH
- Máy bị mất một trong số các điện áp khởi động
- Máy bị hỏng UEM, CPU hoặc FLASH
Kiểm tra khối nguồn bằng đồng hồ đo dòng

Kiểm tra trở kháng V.BAT bằng đồng hồ đo dòng


- Chỉnh đồng hồ ở 4V
- Cấp đúng cực âm, dương cho điện thoại di ñộng ( chú ý : không được
đấu ngược )
*Nếu không thấy kim vọt lên là VBAT bình thường
* Nếu đồng hồ kim vọt lên rất cao rồi ngắt điện thì=> máy bị chập đường
V.BAT

Kiểm tra xem máy có điện áp khởi động hay không ?


- Khi máy có điện áp khởi động thì nó sẽ có dòng khởi động, dòng khởi
động của điện thoại rất nhỏ khoảng 10mA .
* Khi ta bấm công tắc nguồn, nếu kim ñồng hồ nhích lên khoảng 10mA
=> ta biết rằng, máy đã có điện áp khởi động
Trường hợp đường điện áp khởi động bị chập .
* Nếu đường V.BAT bình thường nhưng máy bị chập đường cấp nguồn
khởi động
Ví dụ : Chập chân Vcc cho CPU hoặc Flash, khi đó sẽ có hiện tượng,
chưa bấm công tắc thì máy chưa ăn dòng, khi bấm công tắc thì thấy dòng
tăng vọt
Biểu hiện của khối vi xử lý đã hoạt động, phần mềm tốt
* Khi bấm nút nguồn, máy có dòng khởi động, nếu ta giữ tay khoảng 3 - 5
giây kim ñồng hồ tăng tiếp lên vị trí khoảng 300mA => là chứng tỏ khối vi
xử lý đã hoạt động và phần mềm tốt .
Lưu ý : Với máy NOKIA phải đấu cả chân báo Pinvào thì khối vi xử lý
mới hoạt động
Khi khối vi xử lý hoạt động thì ta kết luận :
- Có đầy đủ nguồn khởi động cấp cho khối điều khiển
- CPU, FLASH tốt , OSC tốt .
- Phần mềm khởi động tốt .
Bai 9:Khảo sát khối điều khiển

1. Nguyên lý hoạt động của khối điều khiển .

Nhiệm vụ của khối điều khiển :


- điều khiển duy trì nguồn khởi ñộng .
- điều khiển cấp nguồn cho các mạch chức năng khi chúng hoạt ñộng.
- điều khiển quá trình nạp và hiển thị dung lượng Pin
- điều khiển quá trình thu phát, giữ liên lạc với tổng đài .
- điều khiển hiển thị trên màn hình LCD
- điều khiển trao đổi dữ liệu với SIM Card
- điều khiển quá trình hoạt động của Camera, Bluetooth
- điều khiển tín hiệu Rung, chuông
- điều khiển chiếu sáng màn hình, bàn phím .
- Và điều khiển một số chức năng khác

Các thành phần chính của khối điều khiển


- CPU ( Center Processor Unit - ðơn vị xử lý trung tâm hay vi xử lý )
- FLASH : Bộ nhớ truy cập nhanh, nơi lưu trữ các phần mềm điều khiển
và phần mềm ứng dụng của máy, nó có vai trò như ổ cứng của máy tính .
- SRAM ( Syncho Radom Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
đồng bộ về tốc độ với CPU ) nó đóng vai trò như thanh RAM trên máy
tính .
- ROM ( Read Olly Memory - Bộ nhớ chỉ đọc ) nơi lưu trữ các phần mềm
quản lý các IC
trên máy và lưu số IMEI - mã nhận dạng thuê bao Quốc tế .
- Bộ dao động OSC : có nhiệm vụ tạo ra xung Clock để cung cấp cho
CPU hoạt động, sau đó CPU sẽ gửi xung Clock đến các thành phần xử lý
tín hiệu số để đồng bộ các hoạt động
- Key - Bàn phím : dành cho người sử dụng nhập thông tin và đưa ra các
yêu cầu .
- LCD ( Liquid Crystal Display - Màn hình tinh thể lỏng ) thiết bị hiển thị
thông tin cho phép người dùng giao tiếp với ñiện thoại
Nguyên lý của mạch điều khiển :
- Phần mềm điều khiển ( hay hệ điều hành ) luôn luôn tồn tại trong bộ
nhớ FLASH kể cả khi mất điện, khi ta bật nguồn điện thoại, một
chương trình khởi động ( thường nằm trong bộ nhớ ROM ) sẽ thực hiện
sao chép những phần quan trọng của hệ điều hành từ bộ nhớ FLASH
sang bộ nhớ SRAM, quá trình sao chép này mất vài giây và nó tương
đương với thời gian khởi động của điện thoại, phần mềm càng lớn thì
máy khởi động càng lâu .
- Sau khi đã hoàn tất khởi động, CPU sẽ sử dụng phần mềm trong SRAM
để duy trì hoạt động của máy và sẵn sàng chờ lệnh .
- Khi có một lệnh tác động đến, CPU sẽ chạy phần mềm tương ứng rồi
cho ra kết quả, kết quả có thể là hình ảnh đưa ra màn hình hay âm thanh
ra loa cũng có thể là lệnh điều khiển một mạch chức năng khác hoạt
ñộng .
- Bộ nhớ SRAM có dung lượng giới hạn vì vậy nó chỉ cho nạp những
phần mềm cần thiết lúc máy khởi ñộng, các phần mềm khác sẽ được
nạp khi ta kích hoạt chúng, giả sử khi ta bật chương trình nghe nhạc
MP3, lúc này CPU mới cho nạp chương trình điều khiển MP3 từ FLASH
lên SRAM để chạy, khi ta thoát khỏi chương trình MP3 thì phần mềm
MP3 trênSRAM bị xoá để giải phóng bộ nhớ cho các chương trình khác .
Giao tiếp giữa CPU và bộ nhớ FLASH, SRAM
Giao tiếp giữa CPU và Memory là giao tiếp song song theo ba nhóm BUS
chính
DATA_BUS : đây là các BUS dữ liệu.
ADD_BUS : đây là các BUS địa chỉ
CONTROL_BUS : đây là các BUS điều khiển, bao gồm các đường lệnh
ghi (WR), lệnh đọc (RD), lệnh chọn chíp (CS) và lệnh RESET bộ nhớ
Các lệnh điều khiển các khối chức năng
Các lệnh từ CPU điều khiển các khối chức năng chủ yếu thông qua các
đường :
- DATA : đường dữ liệu .
- CLOCK : xung đồng hồ
- EN ( Enable ) Lệnh cho phép hoạt động
- RESET : Lệnh khởi động .
điều kiện cần thiết để CPU hoạt động và cho ra lệnh điều khiển :
* điều kiện CPU cho ra lệnh điều khiển là :
=> CPU hoạt động
=> CPU nạp được phần mềm điều khiển từ bộ nhớ
* điều kiện để CPU hoạt động cần có :
=> Có đủ hai điện áp cung cấp là VKđ và VKđ
=> Có xung CLK 13MHz ( xung Clock ) từ bộ dao động OSC
=> Có lệnh Reset CPU từ IC nguồn .
* để CPU nạp được phần mềm cần điều kiện :
=> FLASH tốt
=> SRAM tốt
=> Phần mềm không bị lỗi .
Phần mềm điều khiển:
là phần mềm tham gia điều khiển mọi quá trình hoạt ñộng của máy, nếu
máy hỏng phần mềm điều khiển thì nó sẽ không hoạt động được hoặc
hoạt động thiếu chức năng , nó có các nhiệm vụ :
- điều khiển phần cứng như điều khiển CPU, quản lý bộ nhớ, liên kết
giữa các IC, đồng bộ hoạt ñộng trên các IC .
- điều khiển các chương trình ứng dụng
- Quản lý SIM Card
- Quản lý khối thu phát, giải mã và mã hoá dữ liệu
Bạn tác động đến phần mềm điều khiển khi bạn sửa chữa máy lỗi phần
mềm, nạp phần mềm cho máy mới thay IC, hay chạy nâng cấp phần
mềm, chạy tiếng việt vv ... bằng cách dùng các hộp chạy phần mềm để
can thiệp vào bộ nhớ Flash, còn gọi là quá trình chạy phần mềm hay Flash
lại máy, quá trình chạy phần mềm nếu bạn không đủ kiến thức về phần
mềm thì không nên chạy vì nó có thể làm hỏng điện thoại,
Bài10: Tổng quát về khối điều khiển

Như tên gọi của nó thì khồi điều khiển làm nhiệm vụ điều khiển mọi
sự hoạt động của máy, bao gồm các điều khiển như sau :
- Điều khiển mở nguồn .
- Điều khiển duy trì nguồn .
- Điều khiển mở nguồn cho kênh thu và kênh phát tín hiệu .
- Điều khiển quá trình nạp Pin
- Điều khiển quá trình mã hoá và giải mã tín hiệu
- Kiểm soát tín hiệu đưa ra màn hình LCD
- Kiểm soát mã quét bàn phím
- Kiểm soát SIM Card
- Điều khiển sự hoạt động của Camera
- Điều khiển cấp nguồn cho khối hồng ngoại, Bluetooth
- Điều khiển tín hiệu báo dung, chuông, led .
Quá trình hoạt động của khối điều khiển:
Để hiểu CPU hoạt động ra sao bạn hãy tìm hiểu quá trình thao tác trên điện
thoại .
- Khi bạn bấm bấm .. bàn phím , CPU chưa làm gì cả nó tạm thời nạp các
thông tin của bạn vào SRAM .=> Khi bạn bấm OK hay một phím thực thi
nào nó => nghĩa là bạn đã yêu cầu CPU xử lý .
- CPU sẽ đọc yêu cầu của bạn và truy cập vào bộ nhớ để lấy raphần mềm
điều khiển tương ứng, nó thực thi các lệnh của phần mềm và trả về kết
quả cho bạn .
- Nếu không lấy được phần mềm thì CPU sẽ không thực thi yêu cầu của
bạn .
- Nếu lấy được phần mềm không đúng => nó sẽ trả về kết qủa sai cho
bạn .
- Nếu phần mềm đã bị thay thế bởi các câu lệnh độc hai thì nó sẽ thực thi
các lệnh độc hai đó Ví dụ một yêu cầu Format lại máy được thay vào đoạn
mã xử lý tin nhắn, vậy là khi bạn nhắn tin thay vì tin nhắn được gửi đi thì
máy lại Format làm điện thoại của bạn mất hết dữ liệu , đó là hiện tượng
điện thoại của bạn bị Virus .
Những điều trên có ý nghĩa gì ?
- Ý nghĩa nhất với bạn là muốn bạn hiểu rằng , có tới 40% hư hỏng trong
khối điều khiển là do lỗi phần mềm .
- Nếu bạn cứ thấy hỏng khối điều khiển ( Ví dụ máy không mở nguồn,
máy không duy trì nguồn, máy không nhập mạng ) là mang máy khò máy
hàn ra để chuẩn bị thay thử IC, điều này cũng giống như một Bác sỹ cứ
thấy bệnh nhân đau bụng làmang dao kéo ra để chuẩn bị mổ ruột thừa, nếu
không phải thì tính sau : làm như thế khi tìm được bệnh thì bệnh nhân đã
tắc tử !!!
- Nạp phần mềm như thế nào sẽ được đề cập ở các phần sau, nếu bạn
chưa biết nhiều về máy tính thì hãy xem lại Phần cứng máy tính trước khi
có thể làm được phần mềm điện thoại .
z Ý nghĩa của bộ nhớ RAM
- Khi bạn bật máy điện thoại, các phần mềm cần thiết sẽ được nạp lên bộ
nhớ RAM để bạn sẵn sàng sử dụng, vậy các phần mềm đó là gì ? => các
phần mềm đó là tất cả những gì hiển thị
trên màn hình của bạn, bao gồm Menu quản lý các File và thư mục quản lý
các chương trình ứng dụng, màn hình nền ...
- Khi bạn nhập vào bàn phím, các dữ liệu cũng tạm thời nạp vào RAM
- Khi bạn nhận một tin nhắn, dữ liệu cũng tạm thời nạp vào RAM
Vì vậy nếu không có RAM hoặc Ram bị hỏng thì máy sẽ không nhận bất
kể một yêu cầu nào của bạn hay nói cách khác hỏng RAM thì khối điều
khiển sẽ không hoạt động được .
z Ý nghĩa của bộ nhớ FLASH
- Như ta đã biết mọi sự hoạt động của CPU đều phụ thuộc vàophần mềm
nạp trong FLASH, nếu hỏng FLASH thì CPU sẽkhông lấy được phần mềm
để điều khiển máy, vì vậy máy sẽ
không mở nguồn nếu hỏng FLASH hoặc mất sóng nếu phần mềm bị lỗi .
z Nếu là hỏng bộ nhớ thì thường hỏng linh kiện gì ?
- Nếu là hỏng bộ nhớ thì có tới 90% là hỏng FLASH, 10% cònlại là hỏng
ROM hoặc SRAM .
- Khi hỏng các bộ nhớ sẽ làm cho khối điều khiển không hoạtđộng được
và kết quả là bạn không mở được nguồn .
- Các trường hợp lỗi phần mềm thông thường máy vẫn lên nguồn nhưng
sẽ bị mất một trong các chức năng khác Ví dụ: Máy không nối mạng, máy
không gửi được tin nhắn v v
Bài 11: Phương pháp kiểm tra và sửa chữa khối điều khiển
1. Phân tích các nguyên nhân hư hỏng trên khối điều khiển .
Để hiểu được bản chất và nguyên nhân hư hỏng của khối điều khiển ta
hãy phân tích sơ đồ
Nếu hỏng khối nguồn sẽ không có điện áp cung cấp cho khối điều khiển
=> Máy sẽ không mở nguồn , không có hiển thị trên màn hình
z Nếu khối điều khiển không hoạt động thì
=> Không hiển thị trên màn hình LCD
=> Không có lệnh duy trì nguồn và máy không mở nguồn .
=> Không có lệnh điều khiển mở nguồn cho kênh Thu - Phát
=> Không có lệnh điều khiển các chức năng khác hoạt động .
Các nguyên nhân làm cho khối điều khiển không hoạt động là :
- Hỏng IC Vi xử lý
- Hỏng FLASH
- Hỏng RAM
- Hỏng phần mềm trong FLASH
- Mất dao động 13MHz
Kết luận :
- Nếu khối điều khiển không hoạt động thì chưa có chức năng nào trong
máy hoạt động , điện thoại lúc này giống như ta quên chưa lắp Pin .=> Suy
luận ngược lại : Chỉ cần có một chức năng nào đó hoạtđộng là chứng tỏ
khối điều khiển đã hoạt động .

z Khi khối điều khiển đã hoạt động tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra
một số bệnh như :
- Máy lên nguồn rồi mất ngay .
- Máy mất sóng
- Máy hỏng phát
- Máy mất dung
- Mất chuông
- Không báo Led, màn hình tối om
- Máy hỏng nạp .
- Không sử dụng được Camera
- Bấm một số phím không tác dụng
Các nguyên nhân trên thường do :
- Lỏng mối hàn trên IC Vi xử lý, bộ nhớ FLASH, RAM
- Đứt cáp tín hiệu
- Đứt mạch in trong khối điều khiển .
- Lỗi phần mềm trên IC - FLASH
2 . Các bệnh thường gặp của khối điều khiển :
Máy bị mất một chức năng nào đó như :
- Máy mất hẳn nguồn
- Máy lên nguồn rồi mất ngay.
- Máy mất sóng
- Máy mất dung
- Máy không sáng đèn Led
- Máy không nạp được Pin
- Bấm một số phím không tác dụng
- Màn hình bị mất nét hay chập chờn .
- Mất hiển thị trên màn hình ( nhưng máy vẫn hoạt động )vv…
Phương pháp kiểm tra và sửa chữa khối điều khiển
Hiện tượng :
Máy không mở được nguồn, không sáng các đèn Led .
Phân tích nguyên nhân
+ Máy không mở được nguồn do nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân dẫn
đến không mở nguồn đó là :
- Mất nguồn VBAT
- Hỏng IC nguồn
- Khối điều khiển không hoạt động ( thường do lỗi CPU hoặc Flash )
- Lỗi phần mềm
Các bước kiểm tra sửa chữa :
Bước 1 =>> Kiểm tra trở kháng chân Pin ( đo bằng thangx1Ω ) nếu trở
kháng bình thường => thì nguồn VBAT sẽ còn, nếu trở kháng bị chập => sẽ
mất nguồn VBAT
Bước 2 =>> Kiểm tra dòng tiêu thụ bằng đồng hồ dòng
Cấp nguồn bằng đồng hồ dòng vào điện thoại và bật công tắcON/OFF trên
điện thoại => ta thấy kim chỉ báo như sau: Kim chỉ báo đến 10mA
kim nhích lên chút ít rồi mất ngay sau khi bạn bật công tắc ON/OFF =>
điều ấy cho thấy IC nguồn đã hoạt động => nhưng khối điều khiển không
hoạt động
Bước 3 =>> Chạy lại phần mềm cho máy
=> Nếu quá trình chạy phần mềm thành công thì sau khi chạy xong máy
của bạn sẽ mở được nguồn .
=> Nếu chạy phần mềm bị báo lỗi và bạn không thể chạy lại được thì máy
của bạn bị lỗi về phần cứng => thông thường là lỗi Flash hoặc CPU hoặc
là IC nguồn .
Bước 4 : Xử lý phần cứng nếu chạy phần mềm không được
- Bạn hãy kiểm tra các điện áp khởi động bao gồm VR3 ( áp khởi động
cấp cho dao động 26MHz ), VCORE ( áp khởi động cấp cho CPU ) và VCC
( áp khởi động cấp cho CPU và
Memory ), để đo được các điện áp này bạn cần xem trên sơ đồchỉ dẫn linh
kiện và thông thường bạn cần đo trên các tụ lọc vì ta không thể đo vào
chân IC chân gầm
=> Nếu thiếu một trong các điện áp trên thì lỗi thuộc về IC nguồn
=> Nếu các điện áp trên vẫn đầy đủ thì lỗi thuộc về CPU và Flash
=> Để khắc phục => bạn khò lại các IC bị lỗi, nếu không được thì hãy thay
thử IC.
=> Nếu lỗi thuộc về Flash hoặc CPU thì hãy thay thử Flash trước vì Flash
có tỷ lệ hỏng nhiều hơn và việc thay thế đơn giản hơn
Hiện tượng :
- Khi bật công tắc ON/OFF máy lên nguồn rồi mất ngay
z Phân tích nguyên nhân :
- Máy đã lên được nguồn, phát sáng màn hình và các đèn Led => điều này
chứng tỏ khối điều khiển đã hoạt động nhưng nguồ không duy trì .
- Nguồn không duy trì là do máy không có lệnh duy trì nguồn, nguyên nhân
thường do :
=> Lỗi phần mềm
=> Lỗi tiếp xúc của mối hàn trên CPU hoặc Flash
z Các bước kiểm tra sửa chữa .
Các bước kiểm tra sửa chữa tương tự như Bệnh 1, nhưng với trường hợp
này bạn bỏ qua các bước đo trở kháng chân pin và đo dòng tiêu thụ mà chạy
lại phần mềm cho máy luôn, nếu không được thì xử lý về phần cứng như
bệnh trên

Bài12: Khảo sát khối thu phát điện thoai di động

Ý nghĩa các mạch và tín hiệu trên sơ đồ khối :


ANTEN SWITCH : Chuyển mạch Anten, do có một Anten hoạt động
chung cho cả hai chế độ thu và phát ở băng song GSM và DCS vì vậy cần
có chuyển mạch, trong một thời điểm. Chuyển mạch sẽ đóng cho Anten
tiếp xúc vào 1 trong 4 đường trên
FILTER : Là bộ lọc, ở kênh thu là bộ lọc thu, nhiệm vụ của bộ lọc là cho
tín hiệu trong giải sóng cần thu đi qua, triệt tiêu các tín hiệu can nhiễu
RXI và RXQ : Các tín hiệu điều chế vuông góc thu được sau mạch tách
sóng điều pha, đây là các tín hiệu số .
RF IC : IC Cao trung tần, thực hiện các công việc : Khuếch đại, trộn tần
và tách sóng điều pha ở chế độ thu và điều chế cao tần ở chế độ phát.
AUDIO : IC Mã âm tần, thực hiện các công việc : Giải mã và mã hoá tín
hiệu, đổi tín hiệu từ Analog sang Digital và ngược lại
VCO : ( Vol Control Ossilator ) : Mạch dao động điêu khiển bằng điện
áp , có nhiệm vụ tạo dao động cao tần để cung cấp cho mạch trộn tần ở
chế độ thu và mạch điều chế cao tần ở chế độ phát
13MHz : Đây là mạch dao động tao ra tần số 13MHz ( trong máy Samsung
) hoặc 26MHz ( Trong máy Nokia ) mạch này tạo ra xung nhịp để đồng bộ
mọi hoạt động của các IC trên máy như IC Cao tần, IC mã âm tần và IC Vi
xử lý, ngoài ra 13MHz là tín hiệu Clock cung cấp cho CPU hoạt động
POWER : Khối nguồn, điều khiển cấp nguồn cho khối điều khiển thông
qua các điện áp khởi động VKĐ1, VKĐ2, VKĐ3 và cấp nguồn cho khối
thu phát thông qua các điện áp điều khiển VĐK1, VĐK2, VĐK3 .( Xem lại
khối nguồn )
CPU và Memory : IC Vi xử lý và các IC nhớ : Điều khiển mọi sự hoạt
động của máy ( Xem lại khối điều khiển ), trong đó có điều khiển quá trình
thu phát , điều khiển mã hoá và giải mã tín hiệu âm thoại và các tín hiệu
khác như tin nhắn, âm báo vv..
Sơ đồ nguyên lý kênh thu:
Nguyên lý hoạt động của kênh thu NOKIA :
Tín hiệu thu vào Anten qua chuyển mạch Anten, chuyển mạch được điều
khiển để đóng tín hiệu vào đường GSM khi thu băng GSM, tín hiệu thu
GSM đi qua hai cuộn lọc nhiễu rồi đi thẳng vào IC cao tần RF .
Dao động nội VCO cũng được đưa vào IC cao tần RF
Mạch đổi tần trong IC RF sẽ trộn tín hiệu RF với VCO để lấy ra tín hiệu
trung tần IF, tín hiệu này được khuếch đại và tách sóng điều pha để lấy ra
hai tín hiệu RXI và RXQ đưa sang IC mã âm tần tiếp tục xử lý .
IC mã âm tần Audio ( tích hợp trong IC nguồn ) sẽ cho giải mã GMSK các
tín hiệu thu sau đó tách tín hiệu làm hai phần, các tín hiệu thoại cho đổi D/
A để lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra tai nghe , các tín hiệu điều khiển đưa
sang CPU tiếp tục xử lý để lấy ra các tín hiệu âm báo hoặc tin nhắn ..
Điện áp cấp cho kênh thu - phát lấy từ IC nguồn bao gồm các điện áp từ
VR1 đến VR7 cung cấp sang IC RF và bộ dao động VCO
Sơ đồ nguyên lý kênh phát:
Nguyên lý hoạt động của kênh phát NOKIA:
Tín hiệu thu từ Micro đi vào IC mã âm tần Audio ( nằm trong IC nguồn ) ở
đây tín hiệu âm tần được đổi A-D ( Analog => Digital Converter ) sau đó
chèn thêm các tín hiệu điều hiển từ CPU đưa tới => rồi cho điều chế
GMSK tạo ra 4 tín hiệu là TX-IP, TX-IN, TX-QP, TX-QN đưa sang IC RF
để điều chế phát .
IC RF tổng hợp các tín hiệu lại sau đó điều chế vào tín hiệu cao tần được
tạo ra từ bộ dao động VCO => tạo thành tín hiệu phát TX-GSM . Tín hiệu
phát đi qua bộ lọc phát rồi đưa đến IC khuếch đại công suất phát sóng
( Power Amply ) khuếch đại lên công suất đủ mạnh rồi đưa ra anten bức xạ
ra ngoài .
Lệnh điều khiển công suất phát sóng được lấy từ IC RF đưa đến IC
Power Amply ( lệnh PAVC ) Tín hiệu hồi tiếp ( DET ) lấy ra từ IC khuếch
đại công suất phát cho hồi tiếp về IC RF để ổn định công suất phát song
IC Công suất phát hoạt động khi nào ?
- IC công suất phát được cấp nguồn V.BAT tức là nguồn cấp liên tục kể
cả khi ta tắt máy, nhưng IC không hoạt động và không ăn dòng khi chưa có
lệnh .
- Khi ở chế độ chờ , khoảng 15 phút IC công suất phát mới hoạt động 1
lần ( trong vài giây ) để phát tín hiệu liên lạc về tổng đài .
- Từ IC RF đưa ra điện áp điều khiển thay đổi công suất phát , khi máy thu
ở xa đài phát, IC công suất được điều khiển để phát mạnh hơn, khi máy thu
gần đài phát, IC công suất phát ở công suất yếu hơn .
- Tín hiệu lấy ra từ bộ cảm ứng phát cho hồi tiếp về IC Cao tần RF ( TX-
DET ) có tác dụng giữ ổn định công suất phát sóng .
- Khi bạn di chuyển ( đi trên đường ) máy sẽ phát sóng về tổng đài mỗi khi
bạn tiến gần tới một trạm BTS mới .
- Khi ta đàm thoại IC công suất phát hoạt động liên tục và tiêu thụ dòng
khá lớn , vì vậy dễ bị hỏng nếu thời gian đàm thoại kéo dài

Bài 12: Phương pháp kiểm tra và sửa chữa khối thu phát

Hiện tượng hư hỏng khối thu phát


Sau khi mở máy, không có cột sóng, máy không gọi được và không nhận
cuộc gọi
Nguyên nhân :
1. Máy hỏng kênh thu
2.Máy hỏng kênh phát
=> Ở đa số các máy điện thoại khi hỏng kênh phát cũng dẫn đến mất sóng,
nguyên nhân là do máy không phát trả lời về tổng đài sau khi đã nhận được
tín hiệu quảng bá, vì vậy máy không đăng ký được mạng => và cũng không
có sóng .
=> Ngược lại đa số các máy khi hỏng kênh thu thì máy sẽ không thể phát
sóng, khi đó bạn phải dùng mã cấp cứu để thử kênh phát : mã cấp cứu ở tất
cảc các máy điện thoại là : 112
Kiểm tra :
Đứng trước một máy mất sóng điều đầu tiên là ta cần xác định là máy
hỏng thu hay hỏng phát, để xác định điều này ta làm như sau
Thử kênh phát :
Để biết kênh phát có hoạt động không thì bạn phải thử sóngphát, có hai
cách để thử sóng phát như sau :
Thử sóng phát bằng đồng hồ đo sóng
bấm 112 rồi ấn gọi nếu thấy đồng hồ sóng lên chứng tỏ kênh phát con tốt,
nếu không thấy gì tức là kênh phát đã hỏng
Thử kênh thu :
Bạn hãy chọn mạng "Thủ công" hoặc chọn mạng "Không tự động" xem
máy có thu được sóng quảng bá của các nhà cung cấp dịch vụ hay không ?
cách làm như sau :
VD1 : Ở máy NOKIA 6030 bạn làm như sau :
Vào => Menu / Cài đặt / Cài đặt điện thoại / Chọn nhà điều hành / Chọn
chế độ thủ công => Rồi bấm OK máy sẽ Searching sau vài chục giây rồi
hiển thị tên các nhà cung cấp mà nó tìm thấy
* Nếu máy hiển thị được tên các nhà cung cấp như trên=> Chứng tỏ kênh
thu của máy còn hoạt động. Nếu máy không hiển thị được nhà cung cấp
chứng tỏ kênh thu đã hỏng
Với các phương pháp kiểm tra như trên bạn đã có thể xác định được chiếc
máy điện thoại bị mất sóng là do hỏng kênh thu hay hỏng kênh phát mà
chưa cần phải tháo vỏ máy .
Bây giờ sau khi đã xác định được là hỏng kênh thu hay hỏng kênh phát rồi,
bạn cần xác định tiếp là hỏng cái gì, cụ thể là hỏng linh kiện gì ? bạn cần
kiểm tra tiếp như sau :
Kiểm tra chi tiết và khắc phục sửa chữa .
a) Trường hợp máy hỏng kênh thu bạn làm như sau
Bạn hãy kiểm tra lại Anten đặc biệt là mối tiếp xúc giữa Anten với vỉ
máy xem có bị ô xy hoá không ?
Quan sát xem vỉ máy có dấu hiệu nước vào không ? nếu có nước vào
cần rửa sạch bằng nước rửa mạch in rồi sấy khô .
Kiểm tra cáp tín hiệu ( nếu có ) ví dụ các máy gập hay trượt thường có
cáp tín hiệu nối giữa hai vỉ máy, các cáp tín hiệu này nếu đứt ngậm sẽ sinh
ra nhiều hiện tượng hư hỏng trên máy .
Dùng các lệnh Reset lại máy xem có được không ? ( nếu Reset máy thì
lưu ý Danh bạ điện thoại có thể bị xoá vì vậy cần Copy chúng sang thẻ
SIM trước khi thực hiện )
Nếu không được => Hãy chạy lại phần mềm cho máy ( Cách chạy phần
mềm cho các máy sẽ được đề cập trong chương phần mềm sửa chữa )
Nếu vẫn không được => Bạn dùng sợ dây thiếc hàn vào sau chuyển mạch
Anten hoặc hàn vào giữa các bộ lọc thu để làm Anten giả rồi thử lại song
Nếu bạn đã thử như trên mà vẫn không có sóng thì khò lại IC cao tần RF
Nếu không có kết quả thì bạn cần tra sơ đồ để xác định các đường điện
áp cấp cho IC RF rồi kiểm tra các điện áp trên, nếu thiếu một đường nguồn
nào đó là do lỗi của IC nguồn
Nếu điện áp có đủ thì bạn hãy khò lại IC mã âm tần xem có được không ?
Cuối cùng bạn cần thay thử IC RF và IC mã âm tần .
b) Trường hợp hỏng kênh phát bạn kiểm tra như sau :
Kiểm tra Anten và mối tiếp xúc giữa Anten với vỉ máy
Kiểm tra xem máy có dấu hiệu nước vào không ? nếu có cần rửa bằng
nước rửa mạch và sấy khô .
Kiểm tra điện áp V.BAT cấp cho IC công suất phát xem có không, điện áp
này cần được đo tại chân IC hoặc các chân tụ lọc cạnh IC
Kiểm tra dòng tiêu thụ của IC công suất phát ( để đo được dòng tiêu thụ
bạn cần gỡ cuộn dây trên đường cấp nguồn cho IC ra rồi mắc nối tiếp
đường nguồn với đồng hồ đo )
=> Khi bạn chưa bấm lệnh gọi thì dòng tiêu thụ của IC Khuếch đại công
suất phát phải bằng 0
+ Nếu dòng tiêu thụ > 0 chứng tỏ IC bị dò
+ Nếu dòng tiêu thụ >> 0 => IC bị chập
=> Sau khi bấm lệnh phát : 112 OK thì dòng tiêu thụ phải > 0 và khoảng
từ 50mA đến 150mA
+ Nếu dòng tiêu thụ không có là hỏng IC hoặc mất lệnh điều khiển phát
đưa ra từ IC RF
+ Nếu dòng tiêu thụ quá cao > 250mA là IC bị ăn dòng , nếu IC ăn dòng thì
công suất phát cũng bị suy yếu và máy rất nhanh hết Pin
Nếu dòng tiêu thụ của IC khuếch đại công suất phát bình thường, bạn
thử đấu một sợi dây điện làm Anten giả ở giữa IC khuếch đại công suất
phát với Anten Switch
Nếu bạn đấu như trên mà thấy có tín hiệu phát thì chứng tỏ chuyển mạch
Anten ( Anten Switch ) bị hỏng .=> Thay thử chuyển mạch Anten
Nếu dòng tiêu thụ của IC khuếch đại công suất phát bằng 0 sau khi bạn
bấm 112 OK => chứng tỏ IC không hoạt động
IC khuếch đại phát không hoạt động có thể do
- Hỏng bản thân IC khuếch đại công suất phát
- Lỗi phần mềm
- Đứt cáp tín hiệu ( nếu có )
- Mất dao động VCO
- IC RF dạn mối hàn
- Hỏng IC RF
Bạn thực hiện kiểm tra S/C như sau :
+ Thay thử cáp tín hiệu ( nếu có )
+ Chạy lại phần mềm cho máy ( phương pháp chạy được đề cập ở phần
sau )
+ Dùng mỏ hàn khò lại IC khuếch đại công suất phát
+ Khò lại IC RF
+ Khò lại bộ dao động VCO
+ Thay thử IC khuếch đại công suất phát
+ Thay thử IC RF
Các bước trên có tính chất làm theo thứ tự, sau mỗi bước làm ta thử lại,
nếu không có kết quả thì mới thực hiện bước kế tiếp .
Bài 13
Mạch xạc
Mạch xạc
- Mạch xạc có nhiệm vụ điều khiển dòng xạc vào Pin luôn được ổn định, tự
động ngắt xạc khi pin đầy hoặc khi pin quá cạn

Sơ đồ nguyên lý:
Khảo sát mạch xạc:
Khi gắn pin vào điện thoại, ngay lập tức chân BSI của điện thoại sẽ kiểm
tra dung lượng pin và báo về để mạch xạc sẵn sàng làm việc. Nếu vì một
nguyên nhân nào đó làm cho chân BSI nhận dạng sai định dạng pin thì cũng
dẫn đến tình trạng không xạc được. Điện áp từ bộ nạp vào máy được đưa
vào mạch xạc thông qua cầu chì F 100 . Nếu điện áp đưa vào quá cao , cầu
chì F 100 sẽ tự đứt để bảo vệ mạch xạc. Sau khi đi qua cầu chì điện áp sẽ
được dẫn vào qua 1 cuộn dây và được đưa vào IC điều khiển xạc được
tích hợp trong IC nguồn sẵn sàng cho quá trình xạc pin. Trên đường vào IC
điều khiển xạc , điện áp xạc còn được ổn áp và lọc xung nhiễu qua diot và
tụ
Kiểm tra và sử lý:
Khi điện thoại không xạc được ta sử lý như sau:
- Vệ sinh lại điểm tiếp xúc xạc
- Gỡ bỏ tụ lọc trên đường BSI
- Kiểm tra lại linh kiện trên đường xạc
- Gỡ bỏ hoặc thay thế các linh kiện trên đường xạc
- Nạp lại PM tốt cho máy
- Thay thử IC điều khiển xạc ( IC Nguồn )
Bài 14
Mạch quản lý SIM
Mạch quản lý SIM
- Là mạch điều khiển cấp nguồn và trao đổi dữ liệu với SIM, cung cấp các dữ
liệu về SIM cho khối điều khiển và cung cấp một bộ nhớ mở rộng nhỏ.

Sơ đồ nguyên lý

Khảo sát mạch quản lý SIM

Sim là một thẻ nhớ hoạt động theo cơ chế cắm vào là chạy do được thiết kế
theo nguyên lý thám sát bằng xung được bắt đầu từ VSIM. VSIM ở NOKIA
được cấu thành từ 2 thành phần DC 3vôn và AC 3,25 Mhz. Sau khi hệ thống
được cấp nguồn, nếu chưa lắp SIM, CPU điều khiển AC phóng ra theo quy
ước. Nếu ta lắp SIM vào, AC lập tức biến đổi hồi tiếp báo hiệu sự hiện diện
của SIM. Lúc này CPU điều khiển tiếp chíp nguồn SIM phóng ra áp DC theo
mức tăng dần đến chừng nào SIM tiếp nhận được xung phục nguyên và hồi tiếp
được xung nhịp về IC mã SIM, dữ liệu SIM được “vận chuyển” về CPU thì
điện áp DC cung cấp năng lượng cho SIM mới được CPU cố định tại mức
3VDC để đưa SIM vào chế độ làm việc. Nhưng vì lý do gì đó mà SIM không gửi
được dữ liệu về ( hoặc do thất thoát dữ liệu và xung 3,25 Mhz, hoặc mạch dẫn
bị đứt, IC mã SIM hỏng…) thì CPU sẽ ra lệnh cắt áp DC của VSIM
Từ CPU điều khiển SIM đi qua IC nguồn qua các đường mạch.
- SIM DAT - Trao đổi dữ liệu với SIM
- SIM CLK - Xung Clock đưa tới SIM để giải mã dữ liệu Data
- SIM RST - Lệnh khởi động SIM
- Từ IC nguồn cho ra điện áp VSIM để cấp nguồn cho SIM

Mạch bảo vệ SIM


- Thực chất mạch bảo vệ SIM là bảo vệ IC nguồn tránh các trường hợp như -
Lắp ngược SIM, gắn SIM vào không hết, SIM hỏng => gây ra chập chân SIM
khi đó nếu không có mạch bảo vệ thì IC nguồn có thể bị hỏng.
- Tuy nhiên khi mạch bảo vệ SIM hỏng lại là nguyên nhân gây ra bệnh máy
không nhận SIM
- Mạch bảo vệ thực chất là những Đi ốt Zener chúng sẽ bị chạm chập khi điện
áp đặt vào cao quá mức cho phép, gây ra bệnh máy không nhận SIM (máy báo
Insert SIM hoặc No SIM v v...)

Kiểm tra và sử lý:

- Kiểm tra và làm sạch giá cài SIM

- Kiểm tra điện áp VSIM ( luu ý điện áp này chỉ xuất hiện khi bật máy và
tồn tại 1 thời gian ngắn )

- Kiểm tra IC bảo vệ SIM ( câu tắt nếu cần )

- Hàn lại IC giải mã SIM ( được tích hợp trong IC nguồn )

- Đồng bộ lại máy nếu kiểm tra IMEI là ?????????????

Bài 14

Mạch rung

Mạch Rung
dùng để báo cho người sử dụng biết có tín hiệu cuộc gọi hoặc có tín hiệu tin
nhắn, mạch này do một IC thực hiện khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ vi
xử lý rồi cấp cho mô tơ rung

sơ đồ nguyên lý

Khảo sát mạch rung:


Mạch rung bao gồm 1 motor rung, một đầu được nối trực tiếp vào VBAT, một
đầu được nối vào IC khuyêch đại rung được tích hợp trong IC nguồn. Khi có tín
hiệu cuộc gọi hoặc tin nhắn IC thực hiện khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ
vi xử lý rồi cấp cho mô tơ rung

Kiểm tra và sử lý
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra motor rung
- Kiểm tra điện áp VBAT cấp thẳng cho motor rung
- Kiểm tra đường tín hiệu điều khiển từ IC nguồn
- Hàn lại IC nguồn
- Thay thế IC nguồn

Bài 15
Mạch chuông
Mạch chuông

dùng để báo cho người sử dụng biết có tín hiệu cuộc gọi hoặc có tín hiệu tin
nhắn, mạch này do một IC thực hiện khuếch đại các tín hiệu điều khiển từ vi
xử lý rồi cấp cho chuông

sơ đồ nguyên lý

Khảo sát mạch khuyech đại chuông


Mạch khuyech đại chuông bao gồm 1 IC khuyech đại tín hiệu.Một chân trong IC
được nối trực tiếp vào VBAT.Tín hiệu âm tần từ IC nguồn được đưa vào IC
chuông qua các linh kiện thụ động như tụ điện, điện trỏ, một chân cua IC
chuông được nối thông với CPU. Khi có tín hiệu cuộc gọi hoặc tin nhắn IC
chuông thực hiện khuếch đại các tín hiệu được điều khiển từ vi xử lý

Kiểm tra và sử lý:

- Dùng đồng hồ kiểm tra loa chuông

- Kiểm tra điểm tiếp xúc chuông

- Đo trở kháng tại các điểm tiếp xúc chuông

- Kiểm tra điện áp VBAT cấp cho IC chuông


- Thay thế IC chuông

- Kiểm tra mạch in từ IC chuông vào IC nguồn và CPU

- Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn và CPU

Bài 16

Mạch đèn LED

Mạch đèn LED

Mạch Led có nhiệm vụ chiếu sáng màn hình và bàn phím khi máy hoạt động ở
chế độ sử dụng.

Sơ đồ nguyên lý:

Có 2 loại IC khuyech đèn cơ bản

- Loại IC có 8 chân

- Loại IC chân gầm

Hình minh họa


IC đèn chân gầm

IC đèn loại 8 chân


Khảo sát mạch đèn LED
Mạch đèn bao gồm 1 IC khuyech đại điện áp.IC đèn được cấp nguồn trực
tiếp từ VBAT. IC đèn được điều khiển từ IC nguồn bằng lệnh EN thông
qua sự thay đổi điện áp. Khi máy ở chế độ sử dụng, lệnh EN thay đổi từ
0V lên 3,7V, điện áp sau khi được khuyech đại sẽ được khoảng 7,5V đến
14V để cấp cho hệ thống đèn LED.
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra màn hình và tiếp xúc màn hình
- Kiểm tra đèn LED
- Kiểm tra điện áp cấp cho IC đèn
- Hàn lại hoặc thay thế IC đèn
- Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn

Bài 17
Mạch MIC
Mạch MIC
Dùng để thu âm thanh từ người nói
Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch MIC
Âm thanh từ người sử dụng sẽ được MIC thu lại và chuyển về IC
nguồn để chuyển đổi từ Analog sang Digital
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra MIC
- Kiểm tra tíêp xúc và trở kháng tại điểm tiếp xúc
- Kiểm tra mạch từ MIC đến IC nguồn
- Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn

Bài 18
Mạch loa trong ( loa đàm thoại )
Mạch loa trong
Dùng để chuyền tải âm thanh đến tai người sử dụng
Sơ đồ nguyên lý

Khảo sát mạch loa trong


Tín hiệu Digital sau khi được chuyển đổi thành Analog sẽ được đưa ra loa
qua hai cuộn dây ( 2 cuộn dây này được sử dụng để lọc các tín hiệu cao tần
) và được lọc xung nhiễu bằng các tụ nối mát
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra loa
- Kiểm tra tiếp xúc và đo trở kháng ở 2 điểm tiếp xúc loa
- Hàn lại hoặc thay thế IC nguồn

Bài 19
Mạch sử lý bàn phím
Mạch sử lý bàn phím

Dùng để chuyển những yêu cầu người dùng thành lệnh mà bộ vi sử lý có thể
hiểu được

Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch bàn phím

Mạch sử lý bàn phím bao gồm các điểm tiếp xúc và được kết nối bằng các cột
và các hàng. Nó được sử lý trực tiếp từ CPU.Trong mạch sử lý bàn phím thường
có một IC sử lý phím có nhiệm vụ chuyển các lệnh điều khiển từ CPU theo các
cột và hàng được quy ước sẵn.

Mỗi phím bấm là sự giao nhau giữa hàng (ROW) và cột (COL), khi ta bấm một
phím thì sẽ chập từ một hàng vào một cột
- Nếu mất tác dụng của một phím thì thường do bản thân phím đó không tiếp
xúc
- Nếu đứt mạch thì thường bị mất một dãy phím theo chiều ngang hoặc chiều
dọc không có tác dụng
- Bộ lọc bàn phím có tác dụng triệt tiêu các xung điện xâm nhập qua bàn phím
không cho chúng tác động làm hỏng CPU

Kiểm tra và sử lý

- Kiểm tra tiếp xuc bàn phím

- Kiểm tra trở kháng các điểm tiếp xúc phím

- Hàn lại hoặc thay thế IC quản lý phím

- Hàn lại hoặc thay thế CPU

Bài 19
Mạch thẻ nhớ
Mạch thẻ nhớ
- Là mạch điều khiển cấp nguồn và trao đổi dữ liệu với thẻ nhớ, cung cấp các
dữ liệu về thẻ nhớ cho khối điều khiển và cung cấp thêm cho điện thoại một
bộ nhớ ngoài

Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch thẻ nhớ
Mạch thẻ nhớ được cấu thành từ IC điều hợp và bộ bảo vệ dẫn thông , tất
cả chịu sự kiểm soát và điều khiển của CPU.
Kiểm tra và sử lý
- Kiểm tra và làm sạch tiếp xúc thẻ nhớ
- Kiểm tra trở kháng tại các điểm tiếp xúc thẻ nhớ
- Kiểm tra điện áp VMMC = 2,8V cấp cho thẻ nhớ
- Hàn lại hoặc thay thế ic bảo vệ thẻ nhớ
- Hàn lại hoặc thay thế ic quản lý thẻ nhớ
- Hàn lại hoặc thay thế CPU
Bài 20
Mạch lọc màn hình
Mạch lọc màn hình
Có nhiệm vụ dẫn thông tín hiệu từ CPU lên màn hình
Sơ đồ nguyên lý
Khảo sát mạch lọc màn hình
Xung từ CPU đưa lên màn hình vừa có tần số cao, vừa có độ dốc lớn nên buộc
nhà thiết kế phải xây dựng 1 mô hình bảo vệ đáp ứng nhanh. Bộ bảo vệ này
được thiết kế bằng nhiều hình thức với chỉ mục đích cuối cùng là bảo vệ an
toàn các bộ chủ động trước-sau là CPU và màn hình. Bởi vậy trên tuyến tín hiệu
này các bộ bảo vệ luôn chịu áp lực rất lớn

Màn hình LCD do CPU điều khiển trực tiếp thông qua các đường tín hiệu:
- D0 đến D7 - 8 đường dữ liệu từ CPU đưa tới màn hình
- WR - Lệnh ghi dữ liệu lên chíp nhớ trên màn hình
- RD - Lệnh đọc dữ liệu
- RES - Lệnh Reset để khởi động và làm tươi màn hình
- CS - Lệnh chọn chế độ làm việc, tín hiệu quét
- Led In - Led Out - Điện áp cấp cho Led chiếu sáng màn hình
- VIO - Nguồn cấp cho màn hình
- VLCD - Nguồn cấp cho màn hình
Kiểm tra và sử lý

- Kiểm tra conect màn hình

- Kiểm tra các đường điện áp cấp cho màn hình

- Hàn lai hoặc thay thế IC loc màn hình

- Hàn lại hoặc thay thế CPU

Bài 21

Mạch CAMERA

Mạch Camera
- Mạch Camera gồm một chiếc Camera và có thể có thêm một IC tiền xử lý tín
hiệu trước khi tín hiệu thu từ Camera được đưa về CPU xử lý để hiển thị hoặc
nạp vào bộ nhớ.

Sơ đồ nguyên lý
Kiểm tra và sử lý

- Kiểm tra camera

- Kiểm tra tiếp xúc giá gắn camera

- Kiểm tra các đường điện áp cấp cho camera

- Hàn lại hoặc thay thế IC sử lý camera

- Hàn lại hoặc thay thế CPU

Bài 22

Phân tích cụ thể các dòng máy thông dụng

I- Sơ đồ khối điện thoại 1110i


Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sơ đồ khối máy Nokia 1110 / 1110i dòng DCT4

Khối nguồn :
Khối nguồn của Nokia 1110i sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích
hợp nhiều thành phần như :
- Tích hợp mạch xạc (Charging)
- Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer)
- Tích hợp mạch xử lý Audio
Nhiệm vụ của khối nguồn là quản lý các điện áp khởi động và điện áp thứ cấp
Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm
công tắc) bao gồm:
- VR2 (điện áp khởi động số 1) cấp cho mạch dao động OSC để tạo xung
Clock, mạch dao động OSC của máy Nokia 1110i được tích hợp trong IC RF
- VCORE ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU
- VIO (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn
phụ cấp cho CPU

Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện
áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm
các điện áp VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF và VR7 cấp cho mạch
dao động VCO

Khối điều khiển :


Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành
phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện :
- CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu
điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, nếu hỏng CPU thì máy không
lên nguồn hoặc mất một số chức năng của máy.
- IC nhớ Flash - Lưu trữ phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng,
phần mềm điều khiển là các file điều khiển sự hoạt động của máy, phần mềm
ứng dụng là các chương trình nghe nhạc, xem phim, hình ảnh, nhạc chuông,
video, game..., khi tắt nguồn, dữ liệu trong Flash vẫn tồn tại, nếu hỏng bộ nhớ
Flash thì CPU không có phần mềm để xử lý, vì vậy nó không đưa ra một lệnh
nào cả và máy không lên nguồn.
- IC nhớ SRAM - Lưu tạm các chương trình phần mềm đang chạy để phục
vụ trực tiếp cho CPU xử lý, khi tắt nguồn, dữ liệu trong SRAM bị xoá, nếu
hỏng SRAM thì CPU không có phần mềm để xử lý và máy không lên nguồn.

- Mạch dao động OSC - Mạch dao động OSC được tích hợp trong IC RF có
nhiệm vụ tạo xung Clock cung cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của
toàn bộ máy, nếu mất xung Clock thì CPU không hoạt động được, trên các máy
Nokia thì mạch OSC tạo ra 26MHz sau đó được chia tần để lấy ra 13MHz
trước khi cấp cho CPU.
- Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy
- Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng.
Khối thu phát :

Khối thu phát của máy Nokia 1110i bao gồm kênh thu và kênh phát, mạch
Audio được tích hợp trong IC nguồn.
Kênh thu :
- Chuyển mạch Anten (Ant SW) - thực hiện chuyển mạch giữa các băng sóng
GSM với DCS và chuyển mạch giữa chế độ thu với chế độ phát - trong máy
Nokia 1110 / 1110i thì chuyển mạch anten được tích hợp bên trong IC khuếch
đại công suất P.A
- Bộ lọc thu (RX Filter) - Lọc bỏ các tín hiệu can nhiễu, chỉ cho tần số cần thu
đi qua
- Mạch đổi tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để rời tín hiệu thu RX về
vùng tần số thấp hơn trước khi tách sóng.
- Mạch tách sóng (trong IC RF) - thực hiện tách sóng điều pha để lấy ra các tín
hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ
- Mạch giải mã (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện giải
mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu khác.
- Mạch đổi DAC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi
tín hiệu số sang tín hiệu Analog lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra loa.
- IC Audio amply - khuếch đại âm thanh cho loa ngoài

Kênh phát :
- Mạch đổi ADC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi
tín hiệu âm tần Analog sang tín hiệu số - Mạch mã hoá (thuộc mạch Audio - tích
hợp trong IC nguồn) - thực hiện mã hoá các tín hiệu âm thanh số, tín hiệu tin
nhắn và tín hiệu điều khiển tạo thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN
cung cấp cho mạch điều chế phát
- Mạch điều chế phát (trong IC RF) - thực hiện điều chế các tín hiệu sau khi mã
hoá vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra.
- Bộ lọc phát (TX Filter) - lọc bỏ tín hiệu can nhiễu, cho tần số cần phát đi qua
- IC khuếch đại công suất phát (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ
mạnh để có thể phát sóng về tới các trạm BTS rồi truyền về tổng đài.

II- sơ đồ khối máy 7610

Máy Nokia 7610 thuộc dòng máy WD2, máy chạy hệ điều hành Symbian S60,
máy thiết kế chắc chắn, hình thức đẹp trang nhã, hỗ trợ chụp ảnh, quay phim,
xem Video, có Bluetooth và FM nên được sử dụng rất nhiều trên thị trường.

Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích


Sơ đồ khối máy Nokia 6670 / 7610 dòng WD2

Khối nguồn :
Khối nguồn của Nokia 7610 sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích hợp
nhiều thành phần như :
- Tích hợp mạch xạc (Charging)
- Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer)
- Tích hợp mạch xử lý Audio
Nhiệm vụ của khối nguồn là quản lý các điện áp khởi động và điện áp thứ cấp
Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm
công tắc) bao gồm:
- VR3 - 2,8V (điện áp khởi động số 1) cấp cho mạch dao động OSC để tạo
xung Clock, mạch OSC tạo ra 26MHz sau đó đưa qua IC RF để chia tần lấy ra
13MHz cấp cho CPU
- VCOREA - 1,5V ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU,
điện áp này không đi ra từ IC nguồn mà do IC N230 cung cấp, IC nguồn đưa ra
lệnh En để điều kiển IC N230.
- VIO - 2,8V (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là
nguồn phụ cấp cho CPU

Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện
áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm
các điện áp VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF và VR7 cấp cho mạch
dao động VCO
Khối điều khiển :
Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành
phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện :
- CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu
điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, nếu hỏng CPU thì máy không
lên nguồn hoặc mất một số chức năng của máy.
- IC nhớ Flash - Lưu trữ phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng,
phần mềm điều khiển là các file điều khiển sự hoạt động của máy, phần mềm
ứng dụng là các chương trình nghe nhạc, xem phim, hình ảnh, nhạc chuông,
video, game..., khi tắt nguồn, dữ liệu trong Flash vẫn tồn tại, nếu hỏng bộ nhớ
Flash thì CPU không có phần mềm để xử lý, vì vậy nó không đưa ra một lệnh
nào cả và máy không lên nguồn.
- IC nhớ SRAM - Lưu tạm các chương trình phần mềm đang chạy để phục
vụ trực tiếp cho CPU xử lý, khi tắt nguồn, dữ liệu trong SRAM bị xoá, nếu
hỏng SRAM thì CPU không có phần mềm để xử lý và máy không lên nguồn.
- Mạch dao động OSC - Mạch dao động OSC có nhiệm vụ tạo xung Clock
cung cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất
xung Clock thì CPU không hoạt động được, trên các máy Nokia thì mạch OSC
tạo ra 26MHz sau đó đi qua IC RF chia tần để lấy ra 13MHz rồi cấp cho CPU.
- Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy
- Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng.
- MMC - Thẻ nhớ ngoài - Là bộ nhớ mở rộng thường dùng để lưu phần
mềm ứng dụng của máy
Khối thu phát :

Khối thu phát của máy Nokia 7610 bao gồm kênh thu và kênh phát, mạch Audio
được tích hợp trong IC nguồn.
Kênh thu :
- Chuyển mạch Anten (Ant SW) - thực hiện chuyển mạch giữa các băng sóng
GSM(900MHz), DCS(1800MHz) với băng PCS(1900MHz) và chuyển mạch giữa
chế độ thu với chế độ phát
- Bộ lọc thu (RX Filter) - Lọc bỏ các tín hiệu can nhiễu, chỉ cho tần số cần thu
đi qua
- Mạch đổi tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để rời tín hiệu thu RX về
vùng tần số thấp hơn trước khi tách sóng.
- Bộ dao động VCO - tạo dao động cung cấp cho mạch đổi tần ở chế độ thu và
cho mạch điều chế cao tần ở chế độ phát.
- Mạch tách sóng (trong IC RF) - thực hiện tách sóng điều pha để lấy ra các tín
hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ
- Mạch giải mã (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện giải
mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu khác.
- Mạch đổi DAC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi
tín hiệu số sang tín hiệu Analog lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra loa.
- IC Audio amply - khuếch đại âm thanh cho loa ngoài

Kênh phát :
- Mạch đổi ADC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi
tín hiệu âm tần Analog sang tín hiệu số - Mạch mã hoá (thuộc mạch Audio - tích
hợp trong IC nguồn) - thực hiện mã hoá các tín hiệu âm thanh số, tín hiệu tin
nhắn và tín hiệu điều khiển tạo thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN
cung cấp cho mạch điều chế phát
- Mạch điều chế phát (trong IC RF) - thực hiện điều chế các tín hiệu sau khi mã
hoá vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra.
- Bộ lọc phát (TX Filter) - lọc bỏ tín hiệu can nhiễu, cho tần số cần phát đi qua
- IC khuếch đại công suất phát (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ
mạnh để có thể phát sóng về tới các trạm BTS rồi truyền về tổng đài.

III-Phân tích sơ đồ khối máy NOKIA 6610 / 7210 (dòng DCT4)

Máy Nokia 6610 thuộc dòng máy DCT4, đây là dòng máy màn hình mầu nhưng
không chạy hệ điều hành, máy tương đối phổ biến do những tính năng dễ sử
dụng và có độ bền cao, giá thành hợp lý.
Sơ đồ khối máy Nokia 6610 dòng DCT4

Khối nguồn :
Khối nguồn của Nokia 6610 sử dụng một IC quản lý nguồn trong đó có tích hợp
nhiều thành phần như :
- Tích hợp mạch xạc (Charging)
- Tích hợp mạch Rung - Chuông (Vibra - Buzzer)
- Tích hợp mạch xử lý Audio
Nhiệm vụ của khối nguồn là quản lý các điện áp khởi động và điện áp thứ cấp
Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm
công tắc) bao gồm:
- VR3 (điện áp khởi động số 1) cấp cho Bộ dao động OSC để tạo xung Clock
- VCORE ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU
- VIO (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là nguồn
phụ cấp cho CPU

Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện
áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm
các điện áp VR1, VR2, VR4, VR5, VR6 cấp cho IC RF và VR7 cấp cho mạch
dao động VCO

Khối điều khiển :


Khối điều khiển thực hiện điều khiển hầu hết các hoạt động của máy, thành
phần của khối điều khiển bao gồm các linh kiện :
- CPU (vi xử lý) thực thi các mã lệnh của phần mềm rồi đưa ra các tín hiệu
điều khiển, điều khiển các hoạt động của máy, nếu hỏng CPU thì máy không
lên nguồn hoặc mất một số chức năng của máy.
- IC nhớ Flash - Lưu trữ phần mềm điều khiển và phần mềm ứng dụng,
phần mềm điều khiển là các file điều khiển sự hoạt động của máy, phần mềm
ứng dụng là các chương trình nghe nhạc, xem phim, hình ảnh, nhạc chuông,
video, game..., khi tắt nguồn, dữ liệu trong Flash vẫn tồn tại, nếu hỏng bộ nhớ
Flash thì CPU không có phần mềm để xử lý, vì vậy nó không đưa ra một lệnh
nào cả và máy không lên nguồn.
- IC nhớ SRAM - Lưu tạm các chương trình phần mềm đang chạy để phục
vụ trực tiếp cho CPU xử lý, khi tắt nguồn, dữ liệu trong SRAM bị xoá, nếu
hỏng SRAM thì CPU không có phần mềm để xử lý và máy không lên nguồn.

- Bộ dao động OSC - Bộ dao động OSC có nhiệm vụ tạo xung Clock cung
cấp cho CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất xung
Clock thì CPU không hoạt động được, trên các máy Nokia thì mạch OSC tạo ra
26MHz sau đó đi qua IC RF chia tần để lấy ra 13MHz trước khi cấp cho CPU.
- Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy
- Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng.
Khối thu phát :

Khối thu phát của máy Nokia 6610 bao gồm kênh thu và kênh phát, mạch Audio
được tích hợp trong IC nguồn.
Kênh thu :
- Chuyển mạch Anten (Ant SW) - thực hiện chuyển mạch giữa các băng sóng
GSM với DCS và chuyển mạch giữa chế độ thu với chế độ phát.
- Mạch đổi tần (trong IC RF) - thực hiện đổi tần để rời tín hiệu thu RX về
vùng tần số thấp hơn trước khi tách sóng.
- Mạch tách sóng (trong IC RF) - thực hiện tách sóng điều pha để lấy ra các tín
hiệu điều chế vuông góc RXI và RXQ
- Mạch giải mã (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện giải
mã để tách tín hiệu thoại ra khỏi các tín hiệu khác.
- Mạch đổi DAC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi
tín hiệu số sang tín hiệu Analog lấy ra tín hiệu âm thanh đưa ra loa.
- IC Audio amply - khuếch đại âm thanh cho loa ngoài

Kênh phát :
- Mạch đổi ADC (thuộc mạch Audio - tích hợp trong IC nguồn) - thực hiện đổi
tín hiệu âm tần Analog sang tín hiệu số - Mạch mã hoá (thuộc mạch Audio - tích
hợp trong IC nguồn) - thực hiện mã hoá các tín hiệu âm thanh số, tín hiệu tin
nhắn và tín hiệu điều khiển tạo thành các tín hiệu TXIP, TXIN, TXQP và TXQN
cung cấp cho mạch điều chế phát
- Mạch điều chế phát (trong IC RF) - thực hiện điều chế các tín hiệu sau khi mã
hoá vào sóng cao tần do mạch dao động VCO tạo ra.
- Bộ lọc phát (TX Filter) - lọc bỏ tín hiệu can nhiễu, cho tần số cần phát đi qua
- IC khuếch đại công suất phát (P.A) - khuếch đại tín hiệu phát lên công suất đủ
mạnh để có thể phát sóng về tới các trạm BTS rồi truyền về tổng đài.

IV - Phân tích sơ đồ khối máy NOKIA N73 (dòng BB5)

Máy Nokia 7610 thuộc dòng máy BB5, máy chạy hệ điều hành Symbian S90,
máy thiết kế chắc chắn hình thức đẹp, máy thộc dòng hỗ trợ công nghệ 3G có
mạng WCDMA.

Nokia N73
Khối nguồn :
Khối nguồn của Nokia N73 có 2 IC quản lý nguồn là IC nguồn chính và IC
nguồn phụ, công tắc tắt mở tác động vào IC nguồn chính sau đó đưa lệnh từ IC
chính sang IC nguồn phụ.
- IC nguồn chính có tích hợp mạch Rung - Chuông và Audio
- IC nguồn phụ có tích hợp mạch xạc (Charging)
Ngoài 2 IC nguồn ra, máy N73 dòng BB5 còn có 2 IC ổn áp hỗ trợ điều khiển
các điện áp VCOREA (N6515) và VIO(N6508)
Điện áp khởi động: (là điện áp cấp cho khối điều khiển - xuất hiện khi ta bấm
công tắc)
- VR1 - 2,8V (điện áp khởi động số 1 - đi ra từ IC nguồn chính) cấp cho
mạch dao động OSC để tạo xung Clock, mạch OSC của máy Nokia dòng BB5
tạo ra 38,4 MHz
- VCORE - 1,35V ( điện áp khởi động số 2) là nguồn chính cấp cho CPU để
xử lý các công việc thu phát tín hiệu cho hệ GSM và WCDMA, điện áp này đi ra
từ IC nguồn phụ
- VIO - 2,8V (điện áp khởi động số 3) là nguồn chính cấp cho Memory và là
nguồn phụ cấp cho CPU, điện áp VIO do IC N6508 cung cấp khi có lệnh (En)
điều khiển từ IC nguồn phụ.
- VCOREA - 1,35V (điện áp khởi động 4) là nguồn chính cấp cho PDA-CPU,
điện áp này do IC N6515 cung cấp khi có lệnh (En) điều khiển từ IC nguồn phụ.
Điện áp thứ cấp: (là điện áp xuất hiện khi có sự điều khiển của vi xử lý, điện
áp này cấp cho khối thu phát) bao gồm
các điện áp VREF, VANA, VAUX, VCP

Khối điều khiển :


- Khối điều khiển máy Nokia dòng BB5 có 2 phần
* Phần điều khiển các chức năng thu phát sóng GSM và WCDMA do CPU thực
hiện
- CPU (vi xử lý) điều khiển các hoạt động thu phát sóng, đồng thời điều
khiển khối nguồn duy trì các điện áp khởi động, nếu CPU không hoạt động máy
sẽ không mở được nguồn.
- IC nhớ Flash & SRAM - được tích hợp bên trong CPU, lưu trữ phần mềm
cung cấp cho CPU xử lý.
* Phần điều khiển các chức năng PDA bao gồm
- PDA CPU - thực hiện điều khiển các chức năng số như điều khiển Camera,
Bluetooth, nếu PDA CPU không hoạt động, máy cũng không lên nguồn.
- PDA Memory - Bộ nhớ cho mạch PDA cung cấp phần mềm cho PDA CPU
xử lý
- Mạch dao động OSC - Mạch dao động OSC có nhiệm vụ tạo xung Clock
cung cấp cho 2 CPU hoạt động và đồng bộ dữ liệu của toàn bộ máy, nếu mất
xung Clock thì CPU không hoạt động được
- Bàn phím - Giúp người sử dụng điều khiển các hoạt động của máy
- Màn hình LCD - hiển thị các giao diện để giao tiếp với người sử dụng.
- MMC - Thẻ nhớ ngoài - Là bộ nhớ mở rộng thường dùng để lưu phần
mềm ứng dụng của máy
Khối thu phát :
Khối thu phát của máy Nokia N73 tích hợp hai công nghệ là GSM và WCDMA,
khối này do CPU điều khiển, khối có hai phần:
* Phần GSM
- Từ Anten tín hiệu qua chuyển mạch để chia ra hai tín hiệu GSM và
WCDMA, tín hiệu GSM tiếp tục đi qua chuyển mạch thứ 2 tích hợp trong IC-
PA rồi đưa qua IC - RF để đổi tần và tách sóng lấy ra 2 tín hiệu RXI và RXQ rồi
cho qua CPU để xử lý và trao đổi dữ liệu với kênh WCDMA sau đó đưa qua
mạch Audio tích hợp trong IC nguồn để giải mã và đổi DAC lấy ra tín hiệu âm
thanh.
- Khi phát - Tín hiệu thu vào Micro rồi đưa qua mạch Audio trong IC nguồn
để đổi sang tín hiệu số và mã hoá sau đó đưa qua CPU để xử lý cùng dữ liệu
của kênh WCDMA sau đó tín hiệu phát được đưa qua IC RF để điều chế vào
sóng cao tần và tiếp tục được khuếch đại qua IC - PA rồi đưa qua chuyển
mạch Anten phát ra ngoài.
* Phần WCDMA
- Từ Anten tín hiệu qua chuyển mạch được đóng xuống nhánh dưới để đi vào
hệ WCDMA, tín hiệu đi qua mạch lọc để tách ra đường thu và đường phát,
đường thu tín hiệu được đưa vào IC RF để đổi tần và tách sóng sau đó đưa sang
IC vi xử lý để nạp vào bộ nhớ hoặc đưa ra màn hình, hệ sóng WCDMA chủ yếu
được sử dụng cho các công nghệ PDA như Truy cập Internet tốc độ cao, truyền
và nhận tín hiệu Video, thu sóng truyền hình là các công nghệ đòi hỏi tốc độ
truy cập lớn .
- Khi phát các tín hiệu như Video hay các gói file dữ liệu sẽ được CPU mã
hoá rồi đưa qua IC RF để điều chế vào sóng cao tần sau đó tín hiệu được
khuếch đại thông qua IC - PA của hệ WCDMA rồi đưa qua các chuyển mạch
Anten và phát về tổng đài.

Bài 23

So sánh các dòng máy DCT4 – WD2 – BB5

I- DCT4 và WD2

Giống nhau:
- Cả hai dòng máy đều có mạch Audio tích hợp trong IC nguồn
- Cả hai dòng máy đều tích hợp mạch xạc trong IC nguồn
- Đều tích hợp mạch Rung Chuông trong IC nguồn.
- Tên các đường điện áp khởi động và các đường điện áp thứ cấp tương tự như
nhau (trừ nguồn VCOREA)
- Khối thu phát của cả hai dòng máy cơ bản giống nhau.

Khác nhau:
- Các máy dòng WD2 có điện áp khởi động số 2 là VCOREA do một IC nhỏ
cung cấp, còn các máy DCT4 áp khởi động số 2 là VCORE do IC nguồn cung
cấp.
- Các máy dòng WD2 chạy hệ điều hành Symbian còn các máy dòng DCT4 thì
không chạy hệ điều hành, các máy WD2 thường hỗ trợ thẻ nhớ,
Bluetooth,Camera, còn các máy DCT4 thì không (trừ một số ít máy có Camera)
- Trong máy DCT4 mạch điều khiển chiếu sáng màn hình và bàn phím chung
làm một, các máy dòng WD2 thì mạch chiếu sáng màn hình và bàn phím là hai
mạch khác nhau.
- Điện áp khởi động của các máy DCT4 là VR3 (hoặc VR2) , VCORE và VIO
còn áp khởi động trên các máy WD2 là VR3, VCOREA và VIO

II­ DCT4 và DCT4 (1110i )

Máy Nokia 1110 / 1110i có một số điểm khác biệt so với các máy khác cùng
dòng DCT4 như sau:
- Máy 1110i sử dụng màn hình đen trắng còn đa số các máy khác thì sử dụng
màn hình mầu.
- Máy 1110i có chuyển mạch Anten tích hợp vào trong IC khuếch đại công suất,
còn các máy khác thì chuyển mạch Anten bố trí riêng.
- Điện áp khởi động 1 cấp cho bộ dao động OSC có tên là VR2 còn các máy khác
thì sử dụng điện áp VR3 cấp cho dao động OSC
- Mạch dao động OSC trong máy Nokia 1110i được tích hợp trong IC RF, chỉ có
thạch anh 26MHz là bố trí bên ngoài, còn đa số các máy khác thì Bộ dao động
OSC đứng độc lập bên ngoài.
- Bộ dao động VCO của máy Nokia 1110i được tích hợp trong IC RF vì vậy bạn
sẽ không tìm thấy VCO ở bên ngoài, đa số các máy khác thì VCO đứng độc lập
bên ngoài IC RF

III- BB5 và các dòng máy khác

Các điểm khác biệt với các dòng máy khác


- Dòng BB5 của Nokia thường có 2 IC nguồn, một IC ngồn phụ hỗ trợ điều
khiển các điện áp khởi động
- Có hai IC ổn áp nhỏ cấp trực tiếp nguồn khởi động VCOREA và VIO cho các
IC vi xử lý và IC nhớ
- Máy Nokia dòng BB5 thường hỗ trợ công nghệ 3G có tích hợp thu phát sóng
WCDMA và tích hợp các mạch PDA
- Máy thường có 2 IC vi xử lý là CPU xử lý các chức năng thu phát sóng và PDA
CPU xử lý các chức năng PDA
- Máy thường có 2 IC công suất phát, một cho hệ GSM và một cho hệ WCDMA

You might also like