You are on page 1of 3

Họ và tên : Nguyễn Trúc Mi

Lớp : KQ 0806
MSSV : 08DH40386

Cảm nhận sau chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh :

XÚC CẢM VỀ BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH


Là một người có tâm hồn cao cả, người đã giải thoát dân tộc Việt Nam khỏi đêm
trường tăm tối, đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới cho cả một dân tộc; nên Hồ Chí
Minh có một vị trí đặc biệc trong lòng mọi người dân Việt. Và tôi cũng không phải là
trường hợp ngoại lệ. Tuy chưa một lần được hân hạnh ra viếng thăm lăng Bác,
nhưng tôi vẫn thấy rằng mình khá may mắn vì vừa được tham quan Bảo Tàng Hồ
Chí Minh ( Bảo Tàng HCM ). Chuyến tham quan đã mang đến cho tôi nhiều cảm xúc
dâng trào : vui có, buồn có, trách móc, tủi nhục, hứng khởi, rồi thì dạt dào yêu
thương, và nhiều cảm xúc khác trộn lẫn mà tôi cũng không thể nào phân tách ra
được.

Tôi vẫn chưa quên cái cảm xúc khi tôi bước chân vào khu vực Bảo Tàng. Khi ấy,
mặc dù người và xe khá đông, khá ồn ào; nhưng tôi cũng đã nhanh chóng tạo cho
mình một khoản trời bình yên riêng để có thể tận hưởng được một niềm hứng khởi
đang trào dâng trong tôi, tôi nghe lòng mình bao rộn ràng, háo hức. Bảo Tàng HCM
đây rồi, nơi lưu trữ những di vật của người đây rồi, nơi mà tôi có thể tìm thấy một
hình ảnh HCM sống động hơn thông qua các kỉ vật của người; nơi mà tôi có thể hiểu
thêm về con người của Nguyễn Sinh Cung, để tôi có thể khẳng định lần nữa rằng :
đã có một vĩ nhân như thế !
Ấn tượng đầu tiên khi tôi đặt chân vào bảo tàng là hồ sen. Phải rồi, nơi lưu trữ hình
ảnh của Nguyễn Aí Quốc thì không thể nào thiếu sen được. Người như một đóa sen,
tuy sinh trưởng trong một dân tộc nô lệ với bao đau đớn và yếu kém; nhưng Người
đã làm thơm gát cả một dân tộc và làm đẹp cho đời:
Tháp Mười đẹp nhất hoa sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Hoa sen đẹp lắm, đẹp và tinh khôi như tâm hồn vĩ đại của Người vậy! Có thể nói :
hoa sen dưới ánh sáng ban mai đẹp như thế nào thì tâm hồn của Nguyễn Sinh Cung
cũng đẹp như vậy dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac – Lenin.Và đóa hoa sen được
tạo ra trong hồ cũng đẹp lắm. Tuy nhiên có một chút tiếc nuối vì đây không phải là
mùa sen nở rộ và hồ sen cũng khá nhỏ, chưa xứng tầm của nó ;nếu không sẽ là một
cảnh làm đắm say lòng người, và tạo một điểm nhấn không thể nào quên trong lòng
du khách.
Đặt chân vào tòa nhà, nơi đầu tiên thu hút tôi là gian phòng thờ Bác. Như một phép
lịch sự tối thiểu : vào nhà của bất kì ai, muốn cái gì thì trước hết cũng phải diện kiến
và chào hỏi gia chủ trước. Quên sao được cái cảm giác lúc ấy : lòng tôi thành kính
và rộn ràng vì ngỡ rằng Người đang ở rất gần. Nhưng xúc cảm ấy cũng nhanh
chóng bị xua tan nhường cho cảm xúc trống trải, hiu quạnh vì cảm giác như thể đã
lâu rồi nơi đây không hề lưu giữ được bước chân của Người. Đang thành kính dâng
lên người ba nén nhang, chưa kịp hoàn tất, tôi lại bị choáng bởi lời nhắc nhở của cô
lao công rằng mỗi bạn chỉ được dâng một nén nhang mà thôi. Giọng nói của cô thể
hiện rõ sự bực dọc và khó chịu khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Kể cũng ngộ : Bác
đã len lỏi khắp năm châu, bốn biển; lao động và hoạt động nơi đất khách quê người ;
“ nằm gai nếm mật ” xiết bao là đau đớn, khổ ải và đày đọa vì dân tộc này. Vậy mà
khi Người nằm xuống, một nén nhang ta cũng tính với Người ; săn sóc nhang đèn,
dọn dẹp hương khói nhiều cũng khiến chúng ta khó chịu; nhân viên ở đây khiến tôi
có cảm giác rằng họ không hề ý thức được trọng trách cũng như niềm vinh dự khi
được hoạt động trong bảo tàng mang tên Bác. Tôi thầm mong Người không nghe
được những lời như vậy. Mà nếu Người nghe được thì Người sẽ nghĩ thế nào nhỉ.
Có lẽ người cũng sẽ đồng tình với cô lao công ấy . Vì như vậy là tiết kiệm và cô lao
công cũng đỡ phải vất vả hơn. Bác của chúng ta vốn là vậy đấy! Cả đời Người sống
vì nước vì non, chỉ mong sao cho chúng ta được ấm no hạnh phúc, góp một phần
nhỏ vào việc làm đẹp cho đời chứ có kịp nghĩ gì đến bản thân đâu. Ngay như trong
di chúc của Người, Người cũng tha thiết nhắn nhủ rằng : lễ tang của Bác chớ làm
phô trương, tốn tiền của dân của nước và hỏa thiêu thân thể Người rồi bỏ vào ba vại
lưu giữ ở ba miền. Tấm lòng của người thật bao la biết nhường nào, vậy mà chúng
ta thì………
Vì muốn khái quát được cảnh vật ở Bảo Tàng để biết nơi nào nên đến tìm hiểu kĩ, tôi
nhanh chóng chạy lên nơi cao nhất. Buồn quá, Bảo Tàng hoàn toàn không hề xứng
tầm của nó. Nó co cụm lại một cách khá khiêm tốn trước bao công trình to lớn xung
quanh. Gió trên này mát lồng lộng, như một bản năng tất yếu tôi hướng ra cảng để
tìm một khung trời thoáng đãng; nơi có nước, có gió. Và đó cũng là một khung trời
khá thoáng, có nước, có gió. Gió khiến tôi nhớ đến hai câu thơ mà người con gái
mang tên Đặng Thùy Trâm đã viết trong nhật kí :
“Bây giờ trời biển mênh mông
Bác ơi có thấu tấm lòng trẻ thơ.”
Rồi một ngày nào đó tôi cũng sẽ đi xa, rồi thì cũng chẳng biết tôi sẽ trôi dạt về
phương nào, nhưng tôi biết tôi phải ra đi…..Và tôi lại mơ hồ tưởng tượng rằng : nếu
Bác ở đây lúc này thì Bác cũng sẽ đứng ở trên này hướng ra biển cả, tựa như ngày
nào cách đây 99 năm về trước ( 1911 ) Người đã đặt bước chân đầu tiên lên hành
trình tìm đường cứu nước đầy gian lao. Nhưng mạch tư tưởng của tôi cũng lại một
lần nữa bị cắt ngang vì dòng nước trước mặt không hề trong xanh mà lai đục ngầu
xám xịt, và lại có mùi khó chịu. Bác đứng ở đây chắc cũng kkhông khỏi chạnh
lòng.Tội nghiệp! Nước ở đây còn đỡ, nước ở các con sông trong thành phố mới thật
là lâm li bi đát. Chỉ mới cách hai mươi năm trở lại mà các con sông xanh kia lại trở
nên đen ngòm và bốc mùi hôi thối không sao chịu được. Thế vẫn còn là chưa đủ,
chúng lại phải oằn vai tải rác và chất độc; thật đáng thương biết dường nào. Có câu
“ở đâu có nước thì ở đó có cá”, đặc biệt là đối với một nơi nổi tiếng là trù phú như
miền Nam ruột thịt. Vậy mà, ở đây có rất nhiều con sông có thể nói là không một
sinh vật nào có thể sinh sống nổi. Nếu Bác mà biết được điều này chắc cũng không
khỏi quặn thắt ruột gan! Rồi thì mươi năm nữa thành phố này sẽ thế nào nếu vấn đề
cứ bị bỏ ngõ như vậy ? Câu trả lời thuộc về tất cả chúng ta!
Gặp được một số vị khách nước ngoài, hầu hết họ là người châu Âu. Họ có vẻ rất
mong muốn hiểu thêm về văn hóa của nước sở tại cũng như là Hồ chủ tịch.Đồng
thời họ thổ lộ với tôi rằng : họ gặp vấn đề về ngôn ngữ vì chỉ một số các văn bản
trình bày mới được dịch sang tiếng Anh mà thôi. Tôi mừng vì trong ý niệm của họ,
Hồ Chí Minh là một vĩ nhân. Và tôi ước gì mình có đủ vốn ngôn ngữ để có thể cho
họ biết rằng Bác Hồ của chúng tôi tuyệt vời đến nhường nào!
Mặc dù chỉ kịp xem và đọc một số các văn bảng cũng như hiện vật trong bảo tàng,
nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi ấy cũng đã kịp khơi dậy trong tôi bao nỗi niềm.
Một bức thư mà Bác Hồ gởi đến một cơ quan Pháp để nhờ họ chuyển đến cho cha
của Người một số tiền là 15 đồng, số tiền mà Bác đã tích cóp được trên đất khách
quê người. Nói làm sao cho hết những gian lao, khốn cùng mà người đã trải qua
trong thời gian lao động tại Pháp. Vì thế khoản tiền ấy thật ý nghĩa biết bao. Tuy
nhiên có một điều hơi phiền muộn vì văn bản của bức thư này có một chút sơ sót :
bên bản tiếng Việt là 15 đồng, trong khi bản tiếng Anh là 5 đồng. Cũng chỉ là một chi
tiết nhỏ thôi, nhưngthiết nghĩ : đã là vật trưng bày cho người trong và ngoài nước
tham quan mà sơ sót như vậy, là một người Việt Nam thì kể cũng đáng buồn.
Lòng tôi không khỏi tự hào khi được xem và đọc một số các nhận định mà bạn bè
quốc tế giành cho Bác. Cũng thật chẳng đơn giản gì khi được ca ngợi như thế, Bác
cũng đã phải đối nhân xử thế như thế nào mới được lòng người đến vậy! Thật may
mắn cho tôi vì nhờ chuyến đi này mà tôi được biết thêm rằng : một người Pháp chỉ
mới nghe sơ câu chuyện của Bác đã kì công mang một viên gạch ( viên gạch cùng
thời với viên gạch mà Bác đã sử dụng để chống lại tuyết lạnh tại Pháp ) tặng cho
Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Cũng như hành động của vị luật sư quốc tế đã nỗ lực vì tự
do của Nguyễn Aí Quốc khi Người bị giam cầm tại Trung Quốc, hành động này của
người bạn Pháp đã lần nữa cho ta thấy được hình ảnh của Bác lớn lao đến nhường
nào trong mắt bạn bè quốc tế. Lớn lao vĩ đại là thế, nhưng Người trông thật bình dị
với nụ cười chan hòa và phong thái từ tốn. Với nụ cười ấy tôi có cảm giác như xung
quanh người luôn được bao phủ bởi một bầu không khí đầm ấm, chan hòa, hình
Người chụp với bạn bè quốc tế, với quân dân, với các đồng chí cách mạng đều thể
hiện điều đó. Trông Người thật sảng khoái và chân chất, “ngộ nghĩnh” với tấm hình
cấy lúa. Thật như Người đã từng chia sẻ rằng : tuy Người là con nhà quan nhưng lại
là dân gốc rạ.Thật vui khi được xem tấm ảnh Người chơi bi-da, tôi đã không được
biết rằng Người biết chơi bi-da, cũng phải có những khoảnh khắc ấy giành cho
Người chứ!

Đến giờ đóng cửa, tôi được yêu cầu ra về. Thật tiếc vì còn rất nhiều kỉ vật và văn
bản có ý nghĩa mà tôi chưa kịp xem hết. Chắc chắn rồi đây tôi sẽ trở lại. Khi dời gót
ra khỏi Bảo Tàng trong tôi vang lên lời Người nhắn nhủ :
Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian lao rèn luyện mới thành công.
Đó là lí do vì sao Người lại vĩ đại đến vậy phải không ạ? Danh tiếng, đức độ của Bác
vươn xa bao nhiêu thì sự hi sinh, nỗ lực và sự gian lao của Người cũng chất chồng
bấy nhiêu. Đó là cái giá phải trả. Thời của Người đã qua rồi, Người đã sống và chiến
đấu vì mục đích cao đẹp nhất của nhân loại. Hãy để cho người được yên nghỉ,
Người xứng đáng được như vậy. Giờ là cuộc chiến của chúng ta - thế hệ được
hưởng nền hòa bình mà cha ông mang lại.

You might also like