You are on page 1of 7

Môi trường chính trị và pháp luật

Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có
ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội.
Chính trị:
Thể chính trị và đường lối kinh tế có thể đem lại lợi thế cho một số tổ chức nào đó nhưng
lại ảnh hưởng bất lợi đói với những nhóm khác. Ví dụ như việt nam thời kì trước đổi mới,
những tổ chức kinh doanh thuộc thành phần ngoài quốc doanh gặp nhiều bất lợi so với
kinh tế nhà nước. Mối quan tâm khác nữa của các nhà quản trị là sự ổn định và bất ổn
định về thể chế chính trị. Sự bất ổn định sẽ gây ra không ít khó khăn cho các tổ chức. . Sự
phức tạp của vấn đề dân tộc, tình hình phân bố dân cư các chủng tộc, dân tộc. Sự phục
hồi và gia tăng hoạt động của các tôn giáo, nhất là gắn kết với các phong trào chính trị -
xã hội, phong trào dân tộc càng làm phức tạp thêm tình hình ở nhiều nước. Có tài liệu cho
rằng trên 1/3 số nước tồn tại sự bất đồng tôn giáo nghiêm trọng là do sự khác biệt về bộ
tộc, chủng tộc và dân tộc. Liên bang Nam Tư cũ có mấy chục dân tộc theo ba tôn giáo
khác nhau. Một xu hướng ngày nay là "làn sóng nguyên tố hóa" - thành lập quốc gia trên
cơ sở dân tộc, chủng tộc đơn nhất. Những người theo xu hướng này sẵn sàng dùng mọi
biện pháp, kể cả vũ lực tàn bạo, để thành lập cho được nhà nước chủ quyền của dân tộc.
Điển hình gần đây nhất là cuộc biểu tình đòi Tổng thống Hosni Mubarak từ chức đang
tiếp diễn khắp Ai Cập và đây là làn sóng nổi dậy dữ dội nhất ở nước này kể từ năm 1977.
Có khoảng 1.000 người biểu tình bị bắt vì cảnh sát tuyên bố hoạt động của họ là bất hợp
pháp. Còn ở Libya thì tình hình nội chiến diển ra ác liệt hơn từ ngày 21-12-2011, nhiều
quốc gia đã sơ tán công dân của mình ra khỏi vùng nguy hiểm. Trong đó Việt nam với
khoảng 10.000 lao động cũng đang khẩn chương được sơ tán về nước hoặc sang các nước
lân cận
Một qui luật được thấy rất rõ trong thời kỳ hiện nay là: sự định hướng đúng đắn và sự ổn
định về chính trị là những điều kiện cần thiết khách quan để phát triển toàn bộ nền kinh tế
ở mỗi nước và ở mỗi doanh nghiệp. Chúng ta đã từng thấy các chủ trương đúng đắn của
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có định hướng XHCN, về phát triển
kinh tế tư bản, tư nhân v.v... là những đòn bẩy tạo đà cho sự phát triển rất mạnh mẽ của
các doanh nghiệp ngày nay. Nói một cách khác, các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước trong từng thời kỳ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội có những ảnh
hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp rất lớn đến toàn bộ tiến trình kinh doanh và quản trị kinh
doanh ở mọi doanh nghiệp.
Pháp luật
Là tập hợp các qui tắc hay qui phạm đạo đức được đặt ra để cho phép hoặc ngăn cấm các
mối quan hệ cụ thể giữa các cá nhân và các tổ chức, với mục đích đưa ra các phương thức
đảm bảo sự đối sử công bằng cho các chủ thể này cũng như đưa ra các chế định xử phạt
cho những chủ thể vi phạm các nguyên tắc hành xử này. Trong quá trình hoạt động các
nhà quản trị cần chú ý đến yếu tố pháp lý vì thiếu hiểu biết về luật có thể gây ra những
tổn thất lớn cho tổ chức.
Đối với các hoạt động về quản trị kinh doanh ở các doanh nghiệp, Chính phủ đóng vai
trò khá quan trọng: vừa có thể thúc đẩy vừa có thể hạn chế việc kinh doanh. Chính phủ có
thể thúc đẩy bằng cách khuyến khích việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thông qua việc trợ cấp cho các ngành công nghiệp được lựa chọn, ưu
tiên về thuế trong những hoàn cảnh nhất định, bảo vệ một vài ngành kinh doanh thông
qua những biểu thuế suất đặc biệt, hay bằng cách trợ giúp việc nghiên cứu và triển khai.
Nhà nước cũng có thể hạn chế và điều chỉnh việc kinh doanh thông qua các bộ luật,
nghị định, thông tư và các quyết định như bộ Luật Lao Động, Luật Thương Mại, Luật
Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Bảo Vệ Môi Trường v.v...
Các chính sách về lương bổng, tài chính, tiền tệ (chính sách quản lý tiền mặt, chế độ thu
chi và sử dụng ngân sách, cán cân thanh toán, nguồn cung cấp tiền, việc kiểm soát về khả
năng tín dụng thông qua chính sách tài chính) đều có những ảnh hưởng rất lớn đến các
hoạt động về kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng ở tất cả mọi doanh
nghiệp.
Hiện nay có khá nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, gây cản trở
đến hoạt động kinh doanh. Luật kinh doanh có một số mục đích.
– Mục đích thứ nhất là bảo vệ các công ty trong quan hệ với nhau. Các giám đốc điều
hành doanh nghiệp đều ca ngợi cạnh tranh nhưng lại cố gắng vô hiệu cạnh tranh khi
nó động chạm đến mình. Khi bị đe dọa, một số người đã tham gia vào việc định giá
rất chi li hay khuyến mãi hãy những mưu toan xiết chặt việc phân phối. Cho nên đã
phải thông qua những đạo luật xác định và ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh.
– Mục đích thứ hai của việc điều chỉnh của chính quyền là bảo vệ tiêu dùng trước
tình trạng kinh doanh gian dối. Nếu chỉ còn lại một mình, một số công ty sẽ giảm
chất lượng sản phẩm của mình, quảng cáo sai sự thực, đánh lừa bằng bao bì và dùng
giá để câu khách. Nhiều cơ quan đã xác định và ngăn chặn những hành vi gian dối
đối với người tiêu dùng. Nhiều nhà quản trị đã giận dữ mỗi khi có thêm một đạo luật
bảo vệ người tiêu dùng, chỉ có một số rất ít đã cho rằng phong trào bảo vệ người tiêu
dùng có thể là một việc tốt nhất đã làm được.
– Mục đích thứ ba của quy định của chính quyền là bảo vệ lợi ích của xã hội
chống lại những hành vi bừa bãi trong kinh doanh. Có thể xảy ra trường hợp tổng
sản phẩm quốc gia của một nước tăng lên, nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm sút.
– Mục đích chính của những đạo luật mới và/ hay việc cưỡng chế thi hành là nhằm
buộc các doanh nghiệp phải gánh vác những chi phí xã hội do quá trình sản xuất hay
sản phẩm của họ gây ra.
Môi trường toàn cầu
Các nội dung quan trọng cần phân tích khi nói đến môi trường quốc tế là
• Các thị trường toàn cầu có liên quan,
• Các thị trường hiện tại đang thay đổi,
• Các sự kiện chính trị quốc tế quan trọng,
• Các đặc tính thể chế và văn hóa cơ bản trên các thị trường toàn cầu.
– Toàn cầu hóa các thị trường kinh doanh tạo ra cả cơ hội lẫn đe dọa.
– Cần nhận thức về các đặc tính khác biệt văn hóa xã hội và thể chế của các thị trường
toàn cầu.
Như đã biết sau thế chiến thứ II là thời điểm khởi đầu xu hướng hội nhập quốc tế và toàn
cầu hóa kinh tế và xu hướng này càng diễn ra mạnh mẽ. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa
và các tổ chức liên minh quốc tế, đó là một xu thế ngày càng phát triển với những nét nổi
bật.
Thương mại thế giới đã tăng 5 lần trong 23 năm (1948-1971), trong khi chỉ tăng 10 lần
trong 100 năm trước đó (1850-1948). Thương mại thế giới tăng nhanh hơn sự tăng trưởng
của kinh tế thế giới. Từ những năm 50 đến những năm 70, tốc độ phát triển kinh tế của
thế giới là 5,9%, nhưng tốc độ phát triển của thương mại thế giới từ 1948 đến 1971 là
7,3%. Thương mại quốc tế tăng có nghĩa là nền kinh tế của các nước trên thế giới quan hệ
chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng lên. Cuộc
cách mạng về liên lạc viễn thông với những máy tính, vệ tinh viễn thông, sợi quang học
và việc vận chuyển cực nhanh của điện tử đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa
nền kinh tế thế giới. Đã hình thành một hệ thống liên lạc toàn cầu. Tốc độ thông tin toàn
cầu được tăng lên hàng triệu lần. Không có hệ thống này thì không thể ra đời những công
ty xuyên quốc gia và không thể có cuộc cách mạng về tài chính trên thế giới.
Tính quốc tế hoá cao của nền kinh tế thế giới còn được nâng cao trong vai trò ngày càng
lớn của các Công ty xuyên quốc gia (CTXQG). Năm 1960, 200 CTXQG lớn nhất thế giới
chiếm 17% tổng sản phẩm của toàn thế giới, năm 1984, 200 Công ty này chiếm 26%, dự
đoán đến năm 2000 các CTXQG sẽ chiếm 50% tổng sản phẩm thế giới. Nếu như các
nước chậm phát triển có quan hệ tốt với các CTXQG thì có thể tranh thủ được vốn, kỹ
thuật cũng như sự phân công lao động trong nền kinh tế thế giới, có lợi cho việc phát
triển kinh tế với tốc độ cao. Xã hội thông tin là một nội dung quan trọng của quốc tế hóa
nền kinh tế thế giới.
Bên cạnh mặt quốc tế hóa, nền kinh tế thế giới còn có quá trình khu vực hóa trên thế giới.
Ngày nay hầu như ở khắp các lục địa, khu vực đều có các tổ chức liên minh kinh tế với
những quy mô lớn, nhỏ khác nhau. ở châu Âu, lớn nhất là Thị trường chung châu Âu hình
thành từ 1975. Tháng 12/1992 Hiệp định Mastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU).
24 nước công nghiệp phát triển thành lập Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
vào tháng 12/1960 và nay bao gồm 29 nước. ở châu Mỹ, năm 1994 thành lập Thị trường
tự do thương mại Bắc Mỹ (Mỹ, Canađa, Mêhicô) và đang mở rộng cả châu Mỹ thành một
thị trường tự do. Trước đó, năm 1975 các nước Mỹ La tinh thành lập Tổ chức hệ thống
kinh tế Mỹ La tinh (SELA) với 26 nước thành viên nhằm phối hợp các kế hoạch phát
triển, tạo điều kiện cho những quá trình liên kết và trao đổi thông tin giữa các nước. ở
Đông Nam A', tổ chức ASEAN được thành lập năm 1967, đã trở thành ASEAN - 10 và
hình thành một khu vực thương mại tự do (ASEAN-AFTA) trong vòng 15 năm. Năm
1985, bảy nước ở Nam A' và Â'n Độ, Pakixtan, Băngla Đét, Nêpan, Sri Lanca, Butan và
Cộng hòa Manđivơ thành lập Hội hợp tác khu vực Nam A' (SAARC) với mục tiêu là góp
phần phát triển kinh tế và văn hóa, tiến bộ xã hội ở Nam A' thông qua sự hợp tác nhiều
bên. Năm 1989, ở châu A' - Thái Bình Dương cũng đã hình thành khu vực hợp tác kinh tế
APEC gồm 21 nước (thuộc Đông Bắc A', Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương và
ASEAN). Tháng 3/1996 Hội nghị cấp cao châu Âu và châu A' (ASEM) gồm 25 nước ở
châu Âu và châu A' cộng thêm Uỷ viên Ban châu Âu (EU) lần đầu tiên nhóm họp nhằm
liên kết kinh tế hai khu vực lớn trên thế giới .
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hiện tượng nổi bật từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai là sự ra đời của các tổ chức quốc tế. Các tổ chức quốc tế quan trọng hàng đầu là
Liên Hợp Quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức thương
mại thế giới (WTO)... Các tổ chức quốc tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở
việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế và khủng hoảng. Các tổ chức quốc tế có tiềm
năng khó hình dung hết, vai trò của nó được mở rộng ghê gớm. Lực lượng quốc tế tương
đối mạnh lên, chủ quyền quốc gia dân tộc tương đối yếu đi có thể là xu thế song hành
trong một thời gian dài sắp tới.
Môi trường kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2007 chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới bắt đầu ở nước
Mỹ. Năm 2008 khủng hoảng lan rộng thành khung hoảng kinh tế thế giới. Giai đoạn 2007
– 2009 tỷ lệ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật giảm mạnh .
Nền kinh tế của các nước đứng trên bờ vực, cắt giảm chi tiêu điều này làm ảnh hưởng
nhiều đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên toàn thế giới nói chung và trên đất nước
Áo nói riêng. Sau sự sụp đổ mục tiêu xuất khẩu do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu.Trong năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu của Áo giảm trung bình 20%.
Sau nhiều năm nhu cầu của nước ngoài về xuất khẩu của Áo và việc làm gia tăng,
cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2008 đã dẫn
tới một cuộc suy thoái sâu kéo dài cho đến quý III năm 2009. GDP của Áo tăng 3,5%
trong năm 2009, nhưng có thể sẽ có sự tăng trưởng tích cực khoảng 1% vào năm 2010. Tỉ
lệ thất nghiệp vẫn còn duy trì ở mức thấp ở Áo (5,5% trong năm 2009, 6,0% dự kiến cho
năm 2010) so với các nơi khác ở châu Âu, một phần do Chính phủ Áo đã được trợ cấp
giảm giờ làm việc, đề án để cho phép các công ty để giữ chân người lao động. Các biện
pháp duy trì sự ổn định, kích thích các sáng kiến, và cải cách của chính phủ về thuế thu
nhập đã đẩy thâm hụt ngân sách xuống khoảng 4% GDP trong năm 2009, từ chỉ có
khoảng 1,3% trong năm 2008.
Năm 2011 được dự báo sẽ là năm mà nền kinh tế thế giới tiếp tục phải “khắc khổ”.
Những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện tại ở Mỹ, Châu Á và Châu Âu đều cho thấy điều đó.
Lạm phát là vấn đề lớn ở đây với việc giá cả tăng cao trong khi lương giảm hoặc là vẫn
giữ nguyên.
"Giá cả những mặt hàng thiết yếu như lương thực, quần áo, năng lượng đều tăng
mạnh. Đây là lý do khiến nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán, năm 2011 sẽ là một năm ảm
đạm, khó khăn với người tiêu dùng. Thêm vào tình trạng bi đát này là việc chính phủ ở
nhiều nước phương Tây phải thực hiện cắt giảm chi tiêu lớn. Thực trạng cả người tiêu
dùng và chính phủ đều phải cắt giảm chi tiêu sẽ bóp nghẹt quá trình phục hồi của nền
kinh tế thế giới. Chính vì thế mà nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng tình trạng khắc khổ
là nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế thế giới trong năm 2011. Cuộc suy thoái kinh tế
thế giới làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ hàng hóa nói chung và Red Bull nói riêng.
1.2 Lãi suất
Tình hình khủng hoảng tài chính có nhiều biến động đến nền kinh tế thế giới, để
bình ổn được nền kinh tế nên các ngân hàng ở Áo đã đưa ra mức lãi suất với các mức lãi
suất cơ bản là 5-6% (2007). Các nước ở khu vực Châu Âu cắt giảm lãi suất mạnh để
nhằm vực lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng. Đây là một lợi thế cho các doanh nghiệp
vay vốn với lãi suất thất để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của mình.
1.3 Tỉ lệ lạm phát
Lạm phát đã đẩy mạnh giá cả của các hàng hóa, nguyên vật liệu lên cao. Làm cho
nền kinh tế bất ổn, thất nghiệp nhiều, lãi suất cao, tăng trưởng chậm, rủi ro nhiều trong
đầu tư kinh doanh..
Trong số các nước thành viên của EU, nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất là Áo
(3,9%) và Hà Lan (4,4%). Cao nhất là Tây Ban Nha (20%), Latvia (20%) và Estonia
(19%).Trong 6 tháng đầu năm 2010, các nước có tỉ lệ thất nghiệp giảm là Áo (từ 5,1%
giảm xuống 3,9%), Malta (từ 7,2% xuống 6,5%) và Đức (từ 7,7% giảm còn 7,0%). Các
nước có tỉ lệ thất nghiệp tăng vọt là Estonia (từ 11% tăng lên 19%) và Latvia (từ 13,4%
lên 20%).

You might also like