You are on page 1of 8

BÀI THU HOẠCH

“THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH”

I. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh


Bảo tàng được thành lập ngày 4/9/1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ -
Ngụy.
Nằm trong hệ thống các Bảo tàng Việt Nam và hệ thống Bảo tàng Vì hòa bình thế giới, Bảo
tàng Chứng tích chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản, trưng
bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật... về những chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh mà các
thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, giáo dục nhân dân, nhất là lớp trẻ về lòng
yêu nước, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời khẳng định tinh
thần yêu chuộng hòa bình và đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với các dân tộc trên thế giới
trong sự nghiệp đấu tranh chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình.
Bảo tàng có 8 chuyên đề trưng bày:
− Những sự thật lịch sử : Âm mưu và quá trình các thế lực thù địch tiến hành chiến tranh
xâm lược Việt Nam
− Bộ sưu tập ảnh phóng sự "Hồi Niệm" của 134 phóng viên thuộc 11 quốc tịch đã chết
trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương
− Chứng tích tội ác và hậu wả chiến tranh xâm lược (về mặt wân sự,kinh tế,văn hoá,xã
hội,hậu wả với con người,thiên nhiên và môi trường)
− Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược với hệ thống các nhà tù,trại tập trung tiêu
biểu,các fương thức tra tấn,hành hạ,huỷ diệt tù chính trị về thể xác lẫn tinh thần
− Bộ sưu tập ảnh phóng sự của phóng viên Nhật Ishikawa Bunyo và Nakamura Goro
"Việt Nam - Chiến tranh và Hoà Bình"
− Nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến
− Tranh thiếu nhi "Chiến tranh và hoà bình"
− Các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh xâm lược VN
Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 10 triệu lượt khách tham quan trong và
ngoài nước. Với gần 400000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng là một trong những địa
chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.
Hiện nay Bảo tàng đang được đầu tư xây dựng mới và hiện đại hóa toàn diện hoạt động.

II. Âm mưu của Mỹ _ Đường lối của Đảng


Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định :
"Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi".
Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam tạm thời chia ra hai miền
Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời, sau
hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.
Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Còn miền Nam vẫn đang chìm dưới
ách thống trị của đế quốc và tay sai. Thay chân Pháp, Mỹ nhảy
vào trực tiếp nắm lấy miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Sự nghiệp giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam vẫn chưa hoàn thành.
Ngay sau khi giải phóng, miền Bắc đã bắt tay ngay vào khôi phục nền kinh tế bị tàn phá nặng
nề trong chiến tranh, hoàn thành khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Sau 10 năm khôi phục, cải tạo
và xây dựng (1954-1965), miền Bắc đã tiến một bước dài. Từ một nền kinh tế nông nghiệp phân
tán, rất nghèo nàn lạc hậu, miền Bắc đã trở thành một nền kinh tế bước đầu phát triển. Một mạng
lưới công nghiệp, kể cả công nghiệp nặng đã bước đầu hình thành. Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy
còn nhỏ bé, nhưng đã tạo ra những tiền đề và làm thay đổi căn bản bộ mặt miền Bắc. Đời sống
vật chất, tinh thần, văn hóa, giáo dục đều tiến một bước quan trọng. Sự nhất trí về chính trị trong
xã hội rất cao. Miền Bắc đã trở thành chỗ dựa chắc chắn về vật chất và tinh thần cho cuộc đấu
tranh giải phóng của đồng bào miền Nam ruột thịt.
Ở miền Nam, Mỹ đã dựng nên chế độ độc tài phát xít tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại toàn
diện và có hệ thống Hiệp định Giơnevơ. Ngô Đình Diệm công khai từ chối hiệp thương tổng
tuyển cử để thống nhất đất nước. "Chống cộng", thực chất là chống lại nhân dân miền Nam,
được coi là quốc sách. Diệm huy động hầu như toàn bộ cảnh sát, mật vụ và một phần quân đội
vào các chiến dịch "tố cộng", "diệt cộng", chúng xây nhà tù nhiều hơn trường học, dùng những
hình thức tra tấn dã man để tra hỏi các chiến sĩ của ta. Thực chất chúng đã tiến hành cuộc "chiến
tranh đơn phương" chống lại nhân dân miền Nam. Hàng vạn người yêu nước đã bị giết hại, tù
đày.
Cả miền Nam chìm trong đau thương tang tóc. Hàng triêu
lượt người đã xuống đường đấu tranh đòi thi hành Hiệp định
Giơnevơ, chống đàn áp, khủng bố, đòi các quyền lợi dân sinh,
dân chủ. Cuối những năm 50, tình hình chính trị miền Nam càng
ngày càng ngột ngạt.
Kẻ thù không thể thống trị như cũ được nữa. Chúng đã phải
dùng những biện pháp dã man, tàn bạo nhất để duy trì nền thống
trị của mình: đề ra luật 10-59, lê máy chém đi khắp miền Nam với
phương châm “Thà giết lầm còn hơn bỏ sót”. Tháng 3-1959, Ngô Đình Diệm tuyên bố đặt miền
Nam trong tình trạng chiến tranh. Còn nhân dân miền Nam cũng không thể sống như cũ được
nữa. Quần chúng nhiều nơi không thể sống như cũ được, họ phải dùng những biện pháp đấu
tranh quyết liệt để bảo vệ lực lượng phong trào đấu tranh quần chúng.
Cơn bão táp cách mạng đang âm ỉ, khởi nghĩa đã nổ ra lẻ tẻ ở nhiều nơi để rồi bùng lên thành
một cao trào "Đồng khởi" vĩ đại đầu năm 1960 “. Từ nhiều nơi nhất là từ tỉnh Bến Tre, "Đồng
khởi" nhanh chóng lan rộng ra khắp đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Hệ
thống chính quyền địch ở nông thôn bị phá vỡ từng mảng, hàng nghin thôn xã được giải phóng.
Chính quyền cách mạng , lực lượng vũ trang cách mạng và vùng giải phóng đã ra đời. Phong trào
chống Mỹ - Diệm tăng lên nhanh chóng, đưa đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam (20-12-1960). Cương lĩnh chính trị 10 điểm của Mặt trận đã trở thành ngọn cờ
đoàn kết toàn thể nhân dân miền Nam đấu tranh đánh đổ ách thống trị của Mỹ và tay sai, vì một
miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới thống nhất nước nhà.
Để cứu vãn tình thế, đầu năm 1961 Mỹ đã chuyển sang thực hiện
"chiến tranh đặc biệt", một hình thức thấp của chiến tranh thực dân kiểu
mới ở miền Nam Việt Nam “dùng người Việt đánh người Việt”; đề ra kế
hoạch Xtalay-Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.
Với một lực lượng quân Diệm lên đến 17 vạn người, 5 vạn bảo an
dân vệ và 85 đại đội đặc biệt, được trang bị bằng các phương tiện hiện
đại của Mỹ, do hàng vạn cố vấn Mỹ chỉ huy và bằng quốc sách dồn dân
lập "ấp chiến lược" dự định dồn 10 triệu người dân vào 16000 ấp chiến
lược trong tổng số 17000 ấp trên toàn miền Nam, Mỹ - Diệm hy vọng có
thể đàn áp được phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam.
Tháng 1-1961, Bộ Chính trị đã họp, quyết định về Phương hướng và nhiệm vụ công tác
trước mắt của cách mạng miền Nam. Từ "Đồng khởi" nhân dân miền Nam đã tiến lên làm cuộc
chiến tranh cách mạng, đánh địch bằng cả lực lượng chính trị và vũ trang, tiến công địch bằng cả
lực lượng chính trị, vũ trang, binh vận đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược là nông thôn, rừng
núi, đồng bằng và đô thị. Có 1500 phong trào công nhân chủ yếu ở Sài Gòn – Chợ Lớn, quân và
dân miền Nam đánh 15525 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến gần 3 vạn tên, bắt hơn 3200 tên,
thu nhiều vũ khí; 33,8 triệu lượt người xuống đường đấu tranh chính trị trực diện với địch và làm
công tác binh vận. Vùng giải phóng được giữ vững hơn 1 vạn thôn xã và gần 6 triệu dân.
Kế hoạch bình định 18 tháng của Mỹ phải kéo dài nhưng vẫn bị phá sản. Tháng 11-1963 Mỹ
làm cuộc đảo chính giết chết anh em Ngô Đình Diệm, đưa bọn tay sai mới lên cầm quyền và đề
ra kế hoạch GiônXơn-Mác Namara để thay thế nhằm bình định có trọng ở miền Nam. Nhưng rốt
cuộc, trước những đòn tiến công mạnh mẽ của quân giải phóng, quân đội Sài Gòn đã tan vỡ từng
đơn vị lớn. Chính quyền Sài Gòn ngày càng rối loạn qua hàng loạt các cuộc đảo chính tranh
giành quyền lực nổ ra liên tiếp. Chính quyền và quân đội Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ
hoàn toàn. Cuối năm 1964 đầu năm 1965 "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ bị phá sản về căn bản.
Mỹ chuyển sang "chiến tranh cục bộ", một hình thức cao của chiến tranh thực dân kiểu mới,
đưa quân Mỹ ồ ạt vào miền Nam Việt Nam. Mùa hè năm 1965 những đơn vị quân viễn chinh Mỹ
đầu tiên đã vào miền Nam và bắt đầu tham chiến. Số quân Mỹ và quân một số nước thân Mỹ đã
tăng lên nhanh chóng; thời kỳ cao điểm lên tới trên 60 vạn. Đối với miền Bắc, ngày 5-8-1964,
Mỹ gây ra sự kiện "vịnh Bắc bộ" để lấy cớ ném bom miền Bắc. Và tháng 2-1965 Mỹ đã ném
bom ồ ạt miền Bắc, chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền Bắc
Việt Nam.
Bằng các hành động trên, Mỹ hy vọng cứu vãn được tình thế và khuất phục được nhân dân
miền Nam. Chiến tranh lan rộng ra cả hai miền Nam Bắc. Nhân dân Việt Nam bước vào thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại. Chống Mỹ, cứu nước trở thành nhiệm vụ thiêng liêng
nhất của mỗi người dân yêu nước. Hồ chí minh đã khẳng định: "Chiến tranh có thể kéo dài 5
năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có
thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn !".
Ở miền Nam, quân và dân ta tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công, tiến hành cuộc chiến
tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, đánh lâu dài, đồng thời tranh thủ
giành thắng lợi trong thời gian ngắn nhất. Sau khi liên tiếp đập tan 2 cuộc phản công lớn mùa
khô 1965 - 1966, 1966 - 1967 của Mỹ, đầu năm 1968 nhân dân miền Nam đã làm cuộc tổng tiến
công và nổi dậy Tết Mậu Thân vĩ đại làm rung chuyển cả miền Nam, chấn động dư luận nước
Mỹ và thế giới, Mỹ buộc phải đột ngột từ bỏ chiến lược quân sự "tìm diệt" để thay bằng chiến
lược bị động "quét và giũ".
Trên miền Bắc, bất chấp bom đạn của Mỹ, miền Bắc đã vững vàng chuyển hướng kinh tế,
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chưa từng có chống chiến tranh
phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ. Hậu phương lớn miền Bắc vẫn không ngừng chi
viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam. Hàng ngàn máy bay hiện đại Mỹ bị tiêu
diệt. Ngày 1-11-1968 Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện ném bom miền Bắc.
Tháng 1-1969, hội nghị 4 bên ở Pari đã họp trong đó có mặt của đoàn đại biểu Mặt trận dân
tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau khi lên cầm quyền, NíchXơn đưa ra bài học thuyết toàn cầu mới, thực hiện "Việt Nam
hóa chiến tranh" ở miền Nam. Quân Mỹ rút dần về nước để chống đỡ với dư luận Mỹ và thế giới
đang lên án cuộc chiến tranh của nhà cầm quyền Mỹ, đi đôi với việc tăng cường lực lượng quân
đội Sài Gòn để thay thế cộng với hỏa lực tối đa của Mỹ. Mỹ mở rộng chiến tranh sang cả Lào và
Campuchia. Lợi dụng các mối bất đồng trong các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là các nước Liên
Xô và Trung Quốc, Mỹ tìm mọi cách gây sức ép với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Tình hình càng trở nên khó khăn phức tạp bội phần.
Tiếp tục sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân Việt Nam đẩy mạnh tiến
công địch trên cả 3 mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được thành lập. Vừa ra đời, Chính phủ cách
mạng đã được hàng chục nước và tổ chức quốc tế công nhận Hội nghị liên minh 3 nước Đông
Dương (4-1970) ra tuyên bố đoàn kết chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ.
Đúng vào lúc này, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi vĩnh viễn, để lại niềm tiếc
thương vô hạn cho hàng triệu đồng bào ta và bạn bè trên thế giới. “Suốt mấy hôm rày đau tiễn
đưa. Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”, “Chúng ta ai cũng biết ngày buồn sẽ đến, nhưng mong
ngày buồn đừng đến và ngày buồn đừng là ngày hôm nay”. Trước linh cữu của Người, toàn
Đảng, toàn dân hứa sẽ thực hiện theo Di chúc của Người thống nhất đất nước “Bắc Nam sum
họp một nhà” và xây dựng nước ta có thể sánh ngang với cường quốc năm châu.
Các cuộc hành quân thí điểm "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ và quân đội Sài Gòn liên
tiếp bị bẻ gãy. Cuối thang 3-1972 quân và dân ta mở cuộc tiến công phá sập nhiều phòng tuyến
của địch ở miền Nam. Hoảng hốt, tháng 4-1972, Mỹ vội vàng ném bom trở lại miền Bắc, tiến
hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc Việt Nam, với quy mô và mức độ ác
liệt gấp bội lần trước. Một lần nữa miền Bắc lại chuyển hướng kinh tế , vừa sản xuất, vừa chiến
đấu. Phản bội lại những thỏa thuận đạt được ở Pari, ngày 18-12-1972, Mỹ huy động một lực
lượng lớn máy bay chiến lược B.52 tiến hành cuộc tập kích đường không quy mô rất lớn đánh
vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc hòng gây sức ép tối da, buộc nhân dân Việt
Nam phải chấp nhận những điều kiện đầu hàng do Mỹ đưa ra. Nhân dân miền Bắc, tiêu biểu là
nhân dân thủ đô Hà Nội, đã tiến hành trận "Điện Biên Phủ trên không" vĩ đại 12 ngày đêm, đập
tan hoàn toàn cuộc tập kích nói trên. Cái gọi là "uy thế không lực Hoa Kỳ" bị chôn vùi. Ngày 27-
1-1973, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam, rút toàn bộ quân Mỹ và quân các nước
thân Mỹ về nước, chấm dứt mọi dính líu quân sự, tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Mặc dầu phải rút quân về nước, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục tìm mọi cách duy trì chủ nghĩa thực
dân mới ở miền Nam: viện trợ ồ ạt cho chính quyền Sài Gòn hàng triệu tấn vũ khí, để lại hàng
vạn cố vấn quân sự khoác áo dân sự, phá hoại toàn diện và có hệ thống Hiệp định Pari về Việt
Nam. Chính quyền Sài Gòn mở hàng vạn cuộc càn quét lớn nhỏ để "tràn ngập lãnh thổ", đàn áp
khủng bố, nhằm xóa bỏ thực trạng 2 vùng, 2 chính quyền, 2 quân đội, 3 lực lượng chính trị mà
Hiệp định Pari đã công nhận. Miền Nam vẫn chưa có một ngày hòa bình, thậm chí có nơi, có lúc
chiến tranh còn căng thẳng hơn trước.
Nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác là tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến đấu. Sau
khi quân Mỹ rút đi, chính quyền và quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp, tinh thần và sức
chiến đấu giảm sút nghiêm trọng. Vụ Oatơghết đã buộc Níchxơn phải từ chức trước thời hạn.
Tình hình chính trị, xã hội nước Mỹ càng thêm mất ổn định. Trong khi đó miền Bắc Việt Nam
khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thưong chiến tranh, tiếp tục tăng cường tiềm lực kinh
tế và quốc phòng. Thế và lực của cách mạng miền Nam dần dần đi đến chín muồi. Cuối năm
1974 đầu năm 1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam đã họp
và đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975-1976, đồng thời, dự kiến
nếu thời cơ cho phép sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975.
Tháng 3-1975 cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu. Trải qua 3 chiến dịch
lớn liên tiếp mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 cờ
cách mạng đã cắm trên Dinh Độc Lập. Tổng thống chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng
vô điều kiện. Sự kiện trọng đại này kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ròng rã 21
năm của nhân dân Việt Nam, và cũng là kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
Đó là cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại , cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ
quốc điển hình, một cuộc chiến tranh kéo dài chống lại thế lực xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp
bội lần.
Suốt năm đời tổng thống Mỹ nối chân nhau, đã liên tiếp đưa ra 4 chiến lược chiến tranh khác
nhau, với quy mô ngày càng lớn, tinh vi và ác liệt, cùng với hai cuộc chiến tranh phá hoại đối với
miền Bắc. Mỹ chi vào cuộc chiến tranh này vượt xa số tiền bạc họ chi trong cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ II và cuộc chiến tranh Triều Tiên trước đó. Hơn 60 vạn quân Mỹ và quân của 5 nước
thân Mỹ, với trên một triệu quân của chính quyền Sài Gòn, cùng một khối lượng các phương tiện
chiến tranh khổng lồ và hiện đại nhất (trừ vũ khí hạt nhân) đã được huy động. Hơn 7,8 triệu tấn
bom đạn đã trút xuống hai miền Nam - Bắc Việt Nam, hủy diệt nhiều thành phố, thị xã, nhiều cơ
sở kinh tế, văn hóa, giết hại hàng triệu dân thường, gây cho nhân dân Việt Nam muôn vàn đau
thương tang tóc.
Nhưng cuối cùng nhân dân Việt Nam đã chiến thắng. Thắng lợi đó "mãi mãi được ghi vào
lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn
thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử tế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc".
Thắng lợi này đã đi đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ mới ở
miền Bắc. Nó đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tồn tại hơn 100 năm và
chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Việt Nam, rửa sạch nỗi đau và nỗi nhục mất nước,
giành độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn, giang sơn thu về một mối. Thắng lợi đó đã mở ra một
kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước cùng đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Vì thế, ngay khi Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam thông báo chính quyền Sài Gòn tuyên bố
đầu hàng vô điều kiện, người Việt Nam đã đổ ra tràn ngập đường phố, xóm làng rực rỡ cờ hoa
hân hoan mừng thắng lợi. "Chúng ta chào mừng Tổ quốc vinh quang cua chúng ta từ nay vĩnh
viễn thoát khỏi họa chia cắt, chào mừng non sông gấm vóc Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn
đến mũi Cà Mau từ nay hoàn toàn độc lập tự do và vĩnh viễn độc lập tự do".
Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh với chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam đã được phát huy và nâng lên gấp
bội lần. Bất chấp bom đạn và vượt lên đau thương tang tóc, sức sống của dân tộc Việt Nam vẫn
hiên ngang đứng vững và vươn lên kỳ diệu. Cả miền Bắc và miền Nam, cả hậu phương và tiền
tuyến, cả nước đánh giặc. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng đã tiễn đưa người con cuối cùng
của mình ra trận để cứu nước, cứu nhà. Hàng triệu thanh niên nam nữ đã lớp lớp "xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước". Hậu phương tuôn người tuôn của ra tiền tuyến. Hàng triệu người con ưu tú
của dân tộc đã ngã xuống. Tư tưởng "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công,
đại thành công" của Hồ Chí Minh đã kết chặt người Việt Nam thành một khối vững chắc để
"nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước".
Thắng lợi đó là thành quả của liên minh ba nước Đông Dương, những người bạn chiến đầu
cùng chung một chiến hào, thủy chung suốt những năm chiến tranh gian khổ.
Đó còn là chiến thắng của lương tri thời đại và phẩm giá con người. Nó cổ vũ và thức tỉnh
mạnh mẽ hàng triệu người và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đấu tranh cho độc lập, hòa bình,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam diễn ra trong một bối
cảnh tình hình quốc tế thuận lợi. Nhân dân Việt Nam đã nhận được sự đồng tình ủng hộ mạnh
mẽ, sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, của
phong trào giải phóng dân tộc, của các lực lượng dân chủ, hòa bình và của cả loài người tiến bộ,
trong đó có nhân dân Mỹ. Trong những năm tháng đó, hàng triệu người Mỹ đã xuống đường lên
án chính sách của nhà cầm quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh, ủng hộ Việt Nam. Tình đoàn kết
quốc tế đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam, góp phần to lớn vào việc tăng cường sức mạnh
kinh tế và khả năng phòng thủ đất nước.
Trong không khí tưng bừng của ngày chiến thắng, biết bao gia đình Việt Nam, cha mẹ, vợ
chồng, con cái, họ hàng mừng tủi sau mấy chục năm trời đằng đẵng phân ly. Người người trở về
quê hương, dựng lại nhà cửa, thu dọn bom mìn, khôi phục ruộng hoang... Cùng với việc bắt tay
ngay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, Việt Nam đã hoàn thành việc thống
nhất nước nhà về mặt nhà nước - một bước quan trọng trong quá trình thống nhất toàn diện đất
nước. Đó là một nhiệm vụ rất cấp bách, có quan hệ tới vận mệnh của dân tộc và tiền đồ của Tổ
Quốc.
Thống nhất đất nước là nguyện vọng vô cùng tha thiết và thiêng liêng của toàn thể nhân dân
Việt Nam. Đó cũng là qui luật sinh tồn và phát triển của dân tộc. Hiện thực tống nhất đất nước đã
tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước Việt Nam, khắc sâu vào lịch sử, địa lý, văn hóa, ngôn ngữ,
tâm hồn của mỗi người Việt Nam. Kẻ thù xâm lược qua các thời đại, mỗi khi xâm lược nước ta,
đều tìm mọi cách để chi cắt đất nước, chia rẽ dân tộc, thực hiện chính sách "chia để trị" rất thâm
độc để dễ bề khuất phục. sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn luôn gắn liền với đấu
tranh để bảo vệ sự thống nhất toàn vẹn của đất nước.
Tháng 8-1945 cả dân tộc ta đã vùng dậy đập tan ách thống trị của bọn xâm lược nước ngoài
và bè lũ tay sai, dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - một chủ thể pháp lý nhà nước được
xác lập thống nhất trên phạm vi cả nước. Nhưng không bao lâu, các thế lực xâm lược nước ngoài
lai kéo vào, chiến tranh diễn ra liên miên, đất nước lại bị chia cắt thành nhiều vùng khác nhau ;
tiếp đến là Nam - Bắc phân chia suốt hơn hai thập kỷ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước đã xóa bỏ mọi chướng ngại trên con đường thống nhất đất nước.
Đáp ứng nguyện vọng thiêng liêng và sâu xa của đồng bào cả nước, ngày 15-11-1975, đại
biểu hai miền Nam - Bắc đã họp Hội nghị hiệp thương chính trị tại Sài Gòn để bàn về thống nhất
nước Việt Nam. Thông cáo Hội nghị ngày 21-11-1975 đã khẳng định:
Cần hoàn thành thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự
thống nhất trọn vẹn và vững chắc nhất.
Thi hành Nghị Quyết của Hội nghị hiệp thương, ngày 25-4-1976, hơn 23 triệu cử tri (chiếm
98,8% tổng số cử tri của cả nước) đã đi bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Đây
là lần thứ hai cuộc tổng tuyển cử tiến hành trong cả nước sau lần đầu tiên tổ chức vào ngày 6-1-
1946.
Cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất với 492 đại biểu được
gọi là Quốc hội khóa VI với ý nghĩa kế tục sự nghiệp của 5 khóa Quốc hội trước đó kể từ sau
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã họp kỳ thứ nhất tại Hà Nội. Quốc hội đã quyết định đổi tên
nước thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 2-7-1976 ; thành phố Sài Gòn
- Gia Định đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội cũng đã bầu các cơ quan và chức vụ lãnh
đạo cao nhất của nước Việt Nam thống nhất.
Thắng lợi của kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa VI đánh dấu công việc thống nhất đất nước
về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây việc hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng chung
trong phạm vi cả nước.
Ngày 31-1-1977, tại thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu Mặt trân Tổ quốc Việt Nam,
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và
hòa bình Việt Nam đã họp để thống nhất thành mặt trận dân tộc duy nhất là Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam. Tất cả các đoàn thể quần chúng cũng lần lượt được tổ chức thống nhất lại.
Nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng
quan hệ với các nước trên thế giới. Ngày 2-9-1977 Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 149 của
Liên hợp quốc.

III. Cảm nhận của bản thân


Qua chuyến tham quan tôi nhận ra rằng Đế quốc Mỹ đã sử dụng những thủ đoạn hết sức dã
man để đàn áp nhân dân ta. Chúng đã xây dựng chế độ nhà tù mà điển hình là Chuồng Cọp với
các hình thức tra tấn dã man, chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng và không hợp vệ sinh, không
có nước sạch. Chính những sách khắc nghiệt này mà không biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã
hi sinh. Khi nhìn thấy những thủ đoạn dã man của đế quốc Mỹ tôi tự hỏi: một nước có nền văn
minh tiên tiến sao lại có thể hành động như vậy, một nước có “Tuyên ngôn độc lập” “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” lại
có thể làm trái đi những gì đã tuyên bố trên thế giới.
Thiết nghĩ, chiến tranh là phi lý, tại sao những tên đế quốc đầu sỏ, với nền văn minh hiện đại
bậc nhất lại không nhìn nhận thấy. Chiến tranh, máu, xương, nước mắt, và nỗi đau. Bọn đế quốc
muốn xâm chiếm nước ta vì những nguồn tài nguyên vô giá, vì muốn giàu có để tiến hành phát
triển thế giới, trộm nghĩ, cũng là vì sự tiến bộ loài người, vậy thì tại sao phải đem tính mạng con
người ra để đổi lấy những điều ấy?
35 năm chiến tranh đã qua đi nhưng hậu quả của nó đến bây giờ vẫn chưa được giải quyết.
Việt Nam là nạn nhân trực tiếp phải hứng chịu hàng ngàn tấn bom đạn, hàng ngàn tấn chất khai
quang thả xuống đầu. Đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng như nhân dân
miền Nam và lực lượng bộ đội cụ Hồ không thể nào vượt qua được nhưng họ vẫn quyết tâm
chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Những hình ảnh tàn ác và đẫm máu ấy vẫn ngày đêm
ám ảnh những người trẻ tuổi đã có dịp bước chân vào bảo tàng như chúng tôi! Chiến tranh, bạo
lực, sức mạnh quân sự, sự uy hiếp tinh thần, mọi thủ đoạn của bọn ngoại xâm có thể tàn phá
những giá trị vật chất, có thể hủy hoại những cơ thể sống, nhưng bầu nhiệt huyết và cống hiến
cho Tổ Quốc, lòng tự tôn và yêu nước sẽ mãi không thể khuất phục bằng bất cứ loại vũ khí tối
tân nào. Nạn nhân chất độc dioxin, những quái thai. Đó là di chứng kéo dài, là nỗi đau vô hạn.
Những người thân xác không vẹn bỡi bom mìn, vết cháy xém lở loét bom napalm, bom lân tinh,
lửa thiêu trên những mái nhà, tàn bạo quá! Cơ thể họ vẫn nằm đó. Trong lặng thầm, mà vang
vọng đến nơi sâu tình người trong lòng khách đến tham quan. Đọc những dòng chú thích, tôi
không thể kìm lòng mình được. Những cái rùng mình ghê tởm, những phút xuýt xoa đau đớn.
Từng có lúc tôi sợ phải nhìn những tấm hình như thế này. Tôi ghét chết chóc. Nhưng lúc này,
không thấy sợ, chỉ nghe lòng đau đáu rên. Những tiếng nấc khe khẽ. Rồi những cảm giác sợ hãi
ấy nhanh chóng bị sự tự hào xen lấn, và khỏa lấp. Tôi nghĩ đến những người trẻ tuổi dẹp bỏ thời
hoa xuân lên đường chiến đấu “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, trong lòng lại dâng lên sự
dũng cảm. Tôi đã đọc “Sống mãi tuổi 20” của Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”,
và tôi thật sự thấy tự hào vì mình là thế hệ đi sau của những người thanh niên anh hùng và bất
khuất. Họ là niềm tự hào của thế hệ trẻ, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam. Tôi cảm thấy
khâm phục họ bởi sự hy sinh khi mà họ mới ở độ tuổi 20 đang căng tràn nhựa sống, độ tuổi mà
như chúng tôi đang ngày ngày miệt mài trên giảng đường, có một cuộc sống bình yên. Tôi cảm
thấy mình may mắn quá. May mắn vì không phải sống trong chiến tranh, may mắn vì không phải
nếm trải những nỗi sợ hãi mà chỉ trong giây lát trước đó tôi muốn không bao giờ lặp lại.
Nhưng hiện nay lớp thế hệ thanh niên có hiện tượng thoái hóa đạo đức nghiêm trọng. Lớp
thanh niên dần dần quên mất đi những gì cao đẹp, thiêng liêng của ông cha ta để lại, mà hiện nay
họ khen nhạc nước ngoài là hay trong khi những bài nhạc quê hương, những làn điệu dân ca lại
bị gọi là sến. Hiện nay khi đi trên đường ta không còn bắt gặp những cô gái với tà áo dài tha
thướt mà thay vào đó là những cô gái mặc đồ với phong cách thời trang hiện đại, với những bộ
quần áo... thiếu vải gây không ít phản cảm với những người chung quanh... Tôi cũng thấy thanh
niên hiện nay dường như đã quên mất lịch sử nước nhà mà chỉ nhớ tới Trung Quốc có bao nhiêu
triều đại nhưng lại không biết Ngô Quyền đã đánh thắng quân xâm lược nào, ở đâu hay ai là
người đã viết “Chiếu dời đô”... Tôi cảm thấy thật buồn cho thế hệ thanh niên ngày nay vì họ
dường như đã bị Âu hóa mà quên mất cội nguồn dân tộc với 4000 năm ông cha ta đã dựng nước
và giữa nước. Tôi mong rằng sẽ còn nhiều chuyến tham quan, tìm hiểu lịch sử để rèn luyện thêm
cho lớp thanh niên lòng yêu nước và yêu đồng bào mình hơn.
Tôi sẽ mãi không thể quên kỷ niệm đến bảo tàng hôm nay. Đúng rằng thế hệ trẻ, thế hệ sinh
viên chúng tôi cần được giáo dục nhiều hơn về đất nước, về lịch sử dân tộc để đánh thức lòng
yêu nước và tự hào dân tộc trong mỗi chúng tôi.
Dẫu biết rằng dân tộc tôi đã trưởng thành và vững mạnh hơn sau bao cuộc chiến đấu ngoan
cường, nhưng, tôi tự hỏi, tại sao quá khứ lại mang đến cho đất nước chúng tôi những cuộc chiến?
Tại sao, chiến tranh qua đi, nỗi đau vẫn dai dẳng? Tại sao phải cứa vào lòng dân tộc tôi những
vết thương khó lành này?
Nhưng trên tất cả, tôi tự hào về bề dày lịch sử oai hùng, hiển hách của đất nước tôi. Tôi tự
hào vì được sinh ra trên đất nước Việt Nam kiên cường, và tự hào vì mang trong mình quốc tịch
Việt Nam.
Tôi mong rằng sau này mọi người trên thế giới sẽ cùng nhau xây dựng một nơi luôn đầy ắp
tiếng cười, luôn xem nhau là người một nhà không phân biệt màu da chủng tộc, không phân biệt
giai cấp, không phân biệt giàu nghèo và sẽ không có chiến tranh và cũng không có những em bé
phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh thì đó sẽ luôn là một thế giới tốt đẹp mà ai cũng ước
mong “Trái Đất này là của chúng mình. Vàng , trắng, đen tuy khac màu da”.

You might also like