You are on page 1of 5

Hướng trong hình học phẳng

1. Lời nói đầu của cuốn sách phản ánh đúng thực trạng bế tắc về hướng
trong phần hình học phẳng không tọa độ. Trong chương trình phổ
thông, khi học sinh học về vectơ, là một yếu tố có hướng nhưng khái
niệm về hướng của vectơ không được định nghĩa theo toán học một
cách chính xác mà chỉ được mô tả theo hướng trực quan. Vì khái niệm
hướng của vectơ không được định nghĩa chính xác nên các yếu tố góc
lượng giác, hướng của tam giác, đa giác, các phép biến hình… cũng
không thể được trình bày chính xác.
2. Nội dung của cuốn sách này đã thể hiện đúng những gì đã giới thiệu
trong lời nói đấu. Bắt đầu từ khái niệm đoạn thẳng định hướng, cuốn
sách đã xây dựng các khái niệm về hướng của tia, đường thẳng định
hướng và dẫn đến khái niệm vectơ mà không qua mô tả trực
quan.Tiếp theo, cuốn sách xây dựng khái niệm góc định hướng giữa
hai tia, mặt phẳng định hướng và dẫn đến khái niệm tam giác , đa giác
lồi định hướng, góc lượng giác giữa hai vectơ, cung, cung định hướng,
cung lượng giác…Như vậy, khái niệm về hướng trong mặt phẳng đã
được xây dựng khá hoàn chỉnh.
3. Một số sai sót trong cuốn sách
 Trang 23, mục a), dòng 9, phần 5), trong dấu ngoặc viết thiếu cụm
từ “Ix,Iy cùng hướng”.
 Trang 24, mục 35, dòng thứ 3, thừa chữ “là”.
 Trang 34, mục 48, dòng thứ 13, thừa cụm từ “hoặc ta viết [
a] ↑↑ [b] ”
 Trang 36, dòng đầu tiên, các vectơ [ a] và [ −a] được gọi là 2
vectơ đối nhau là do ký hiệu trong mục 50 trang 35, chứ không
phải bởi đẳng thức [ a ] =[−(−a )] .
 Trang 43, mục 63, trường hợp 1 và 2 , theo định lý trong mục 33
chứ không phải mục 32.
 Trang 46, mục 66, cụm từ “xem mục 37” phải sửa thành “xem
mục 36”.
 Trang 60, mục 80, khả năng 1.1, “ ⊂ ” phải sửa thành “ ∈ ”.
 Trang 61, trường hợp 3, “ ⊂ ” phải sửa thành “ ∈ ”.
 Trang 64, mục 80, dòng thứ 10 từ dưới lên, viết sai chính tả
“khiên” sửa thành “kiện”.
 Trang 81, dòng đầu tiên, phần “b” sủa thành phần “a”, dòng thứ 5,
“mục 87” sửa thành “mục 88”.
 Trang 83, định lý 122, viết sai chính tả các từ “hệ qua” sửa thành
“hệ quả”, “kha” sửa thành “khá”.
 Trang 93, dòng thứ 4 từ dưới lên, thiếu dấu mũi tên ở các kí hiệu
cung AB,CD.
 Trang 94, dòng 8 từ dưới lên, thiếu dấu mũi tên ở kí hiệu cung
lượng giác ABk
 Trang 99, dòng 9 từ dưới lên, thừa chữ “cùng”, dòng 10 từ dưới
lên, thừa dấu ngoặc “)”.
 Trang 103, dòng 8, viết sai chính tả “giãu” sửa thành “giữa”.
 Trang 104, định lý 140, phần chứng minh b), phấn 3, “cùng” sửa
thành “ngược”.
4. Bố cục của cuốn sách khá hợp lý. Tuy nhiên, trong mục 19 “Phương
của đoạn thẳng định hướng” có nhắc đến “quan hệ tương đương”
nhưng khái niệm này chưa được định nghĩa trước đó.
Hình học phẳng định hướng

1. Nội dung cuốn sách này đã thể hiện đúng những gì đã giới thiệu trong
lời nói đầu. Cuốn sách này là sự tiếp nối của cuốn sách hướng trong
hình học phẳng. Từ những khái niệm, định lý cơ bản nhất về hướng
trong mặt phẳng, cuốn sách đã phát triển mở rộng thành các định lý
quen thuộc, cũng như nhiều định lý mới và minh họa thông qua việc
ứng dụng vào giải các bài toán hình học. Lời giải của các bài toán này
đã khắc phục tình trạng phụ thuộc hình vẽ hay phải phân chia rất
nhiều trường hợp trong nhiều bài toán hình học phẳng.
2. Một số sai sót trong cuốn sách
 Trang 1, định lý A2, viết sai chính tả “sắp sếp” sửa thành “sắp
xếp”.
 Trang 2, phần chú ý, viết sai chính tả “sắp sếp” sửa thành “sắp
xếp”.
 Trang 9, phần lời giải, dòng đầu tiên , KX//xx’ sửa thành KX//yy’.
 Trang 12, bài toán A5, bổ đề 1, phần b, “AD là phân giác trong”
sửa thành “AD là phân giác ngoài”.
 Trang 16, dòng 2, “bài toán A6” sửa thành “bài toán A5”.
 Trang 20, bài toán A9, trong đề bài, “K là trung điểm của NC”
phải sửa thành “K là trung điểm của ND”,
 Trang 20, bài toán A9,phần bổ đề, “AC,BC có cùng trung điểm”
sửa thành “”AC,BD có cùng trung điểm”.
 Trang 20, bài toán A9, phần lời giải, K=CQ ∩ PQ trùng kí hiệu với
K trong đề bài là trung điểm của ND.
 Trang 25, bài toán A13, trong biểu thức (3) “ C1 B = −C 2 C ” phải
sửa thành “ C1 B = −B2 C ”
 Trang 33, bài toán B1, phần lời giải, viết sai chính tả “hệ thưca
Chasles” sửa thành “hệ thức Chasles”.
 Trang 34, bài toán B2, ∠BAC = 90 0 phải sửa thành ∠BAD = 90 0 .
 Trang 35, dòng 15 từ dưới lên, viết sai chính tả “bổ để” sửa thành
“bổ đề”.
 Trang 36, bài toán B4, trong đề bài, “E,F là trung điểm của
ME,MF” phải sửa thành “E,F là trung điểm của MB,MC”.
 Trang 40, bài toán B9, trong đề bài, “tiếp xúc với các tia AB,ACD”
sửa thành “tiếp xúc với các tia AB,AD”.
 Trang 43, bài toán B12, trong phần chứng minh bổ đề 1, dòng thứ
4, viết sai chính tả “trung điển” sửa thành “trung điểm”.
 Trang 48, bài toán B18, trong đề bài, “N=CV ∩ AX’ ” phải sửa
thành “N=CV ∩ AX”.
 Trang 63, bài toán C5, trong đề bài viết thiếu “H” trong cụm từ
“tam giác DMH vuông tại H”.
 Trang 63, bài toán C5, phần lời giải, dòng thứ 4 từ dưới lên,
“BA=2HN” phải sửa thành “BA=2HM” .
 Trang 66, bài toán C7, trong biểu thức (6), “LN=1/2DC; LN ↑↑ DC
” phải sửa thành “LN=1/2HC; LN ↑↑ HC ” .
 Trang 71, hình vẽ (h.c18) ký hiệu nhầm 2 điểm B’ và C’.
 Trang 77, bài toán D4, viết sai chính tả “chứng minh điều liện cần”
phải sửa thành “chứng minh điều kiện cần”.
 Trang 79, bài toán D6, trong đề bài viết thừa cụm từ “và các điểm”
và “ ∠ABZ = ∠CAY ” phải sửa thành “ ∠BAZ = ∠CAY ”.
 Trang 80, trong lời giải bài toán D6, mục (11) “bài toán A2” phải
sửa thành “bài toán A4”.
 Trang 83, bài toán D9, trường hợp 3, “ABMN là hình chữ nhật”
sửa thành “APMN” là hình chữ nhật.
 Trang 85, bài toán D12, “ ∠CBA” sửa thành “ ∠ACB”.
 Trang 86, bài toán D13, trong đề bài “M là trung điểm của CP” sửa
thành “M là trung điểm của AP”.
 Trang 88, bài toán D14, phần lời giải, “mod π ” sửa thành “mod 2
π ”.
 Trang 91, bài toán D18, trong đề bài viết sai chính tả “thứ tư” sửa
thành “thứ tự”.
 Trang 91, bài toán D18, dòng thứ 2 từ dưới lên, “N là trung điểm
của CA” sửa thành “N là trung điểm của DC”.
 Trang 97, bài toán E2, trong phần lời giải, sau biểu thức (3)
“O1K=O1B” sửa thành “O1K=O2B”, “O2M2=O1B” sửa thành
“O2M2=O2B”.
 Trang 98, bài toán E3, câu cuối trong phần lời giải “trung trực của
IK” sửa thành “trung trực của AK”.
 Trang 99, dòng 14
(CO , BO ) +(CO , BO ) ≡ 2( BO , CO ) ≡ 2( BO , CO ) ≡ ( BS , CS ) sửa thành
(CO , BO ) +(CO , BO ) ≡ −2( BO , CO ) ≡ −2( BO , CO ) ≡ −( BS , CS )
 Trang 105,bài toán E10, phần lời giải “P ∈ (KNR)” sửa thành “P
∈ (KMR)”.
 Trang 109, bài toán E14, bổ đề 1, “đường thẳng m qua A, đường
thẳng n qua A” phái sửa thành “đường thẳng m qua B, đường
thẳng n qua B”.
 Trang 110, bài toán E14, bổ đề 2, “Gọi M,N,M” sửa thành “Gọi
M,N,P”.
 Trang 112, bài toán E15, mục 7) “(BM,BA)” sửa thành “(BA,BM).
 Trang 116, bài toán E18, biểu thức (1) “theo bổ đề 2” sửa thành
“theo bổ đề 1”.
 Trang 123, dòng 6 từ dưới lên “AC ⊥ A2B2;AB ⊥ A2C2” sửa thành
“AC ⊥ A2C2;AB ⊥ A2B2”.
 Trang 123, dòng thứ 4 từ dưới lên “(BB2,CC2) ≡ (AC,AB)” sửa
thành “(BB2,CC2) ≡ (AB,AC)”.
 Trang 125, dòng đầu tiên C1A2 phải sửa thành C1A2 .
 Trang 133, dòng thứ 7, “(BC’,A’D)” sửa thành (B’C,A’D), dòng
thứ 13, thừa cụm từ “đường tròn luôn tiếp xúc với”.
 Trang 133, bài toán E33, đề bài viết sai chính tả “tiếo” phải sửa
thành “tiếp”, trong biểu thức (1) “-(CB1,CM)” phải sửa thành “-
(CM,CB1)”.
 Trang 134, trong biểu thức 5 , thiếu các kí hiệu vectơ .
 Trang 135, trong các biểu thức (1),(2) thiếu các kí hiệu vectơ .
 Trang 136, bài toán E35, trong đề bài, phần c), “các đường tròn
(OAA2),(OBB2),(OCC2)” phải sửa thành “các đường tròn
(OAA2),(OBB2),(OCC2)”.
 Trang 142, bài toán E37, biều thức (3), “P là tâm đường tròn
(A2B2C2)” sửa thành “P là tâm đường tròn (A1B1C1)”.

3. Bố cục cuốn sách khá hợp lý. Trong mỗi chương, các ví dụ minh họa
cho các định lý trước đó được trình bày theo thứ tự lôgic, chặt chẽ, ví dụ sau
là sự phát triển, mở rộng của các ví dụ trước.

You might also like