You are on page 1of 15

BẢO HIỂM HÀNG HOÁ

I. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ

1. Các khái niệm chung về bảo hiểm

 Bảo hiểm( Insurance): Là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế
trong đó người được hưởng bảo hiểm phải có trách nhiệm phải đóng
một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm theo các
điều kiện bảo hiểm đã được quy định. Ngược lại, người bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các
rủi ro được bảo hiểm gây nên.

 Tái bảo hiểm (Re- Insurance): Là sự di chuyển rủi ro giữa các công ty
bảo hiểm (công ty bảo hiểm ký hợp đồng bảo hiểm gốc giữ lại một
phần phí bảo hiểm của hợp đồng đó, phần còn lại bán lại cho một hay
nhiều công ty bảo hiểm khác).

 Bảo hiểm trùng ( Double Insurance): Là việc tài sản được mua bảo
hiểm 2 hoặc nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và có cùng một
rủi ro.

 Đồng bảo hiểm ( Co- Insurance): Là việc nhiều công ty bảo hiểm
đứng ra bảo hiểm cho cùng một đối tượng bảo hiểm.

 Người bảo hiểm( Insuer) : Là người kinh doanh , thu phí và bồi
thường tổn thất khi tổn thất xảy ra.

 Đại lý bảo hiểm ( Insurance Agent): Là tổ chức, cá nhân được doanh


nghiệp bảo hiểm uỷ quỳên trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm theo
quy định của pháp luật.

II. LỰA CHỌN HÌNH THỨC BẢO HIỂM VÀ NHÀ BẢO HIỂM PHÙ
HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI XUẤT KHẨU.

Người xuất khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện giao
hàng CIF, CIP và theo điều kiện của nhóm D ( DAF, DES, DEQ, DDU,
DDP).

1
Để lựa chọn hình thức bảo hiểm và nhà bảo hiểm phù hợp, trước hết cần
nghiên cứu kĩ hợp đồng mua bán ngoại thương và nội dung của tín dụng thư
( L/C – nếu thanh toán bằng L/C) để nắm vững loại phương tiện vận tải cần
thuê, điều kiện bảo hiểm và giá trị bảo hiểm cần mua , nơi khiếu nại đòi bồi
thường.

Nếu bán hàng theo điều kiện bằng cơ sở giao hàng CIF và CIP, người xuất
khẩu mua bảo hiểm vì quyền lợi bảo hiểm của người mua (người mua là
người được bảo hiểm). Nếu hợp đồng dẫn chiếu các điều kiện cơ sở giao
hàng theo Incoterms 2000( hoặc Incoterm 1990) mà không có quy định gì
thêm về việc mua bảo hiểm cho hàng hoá thì người xuất khẩu chỉ phải mua
bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu ( điều kiện C – theo ICC 1982).
Nếu hơp đồng hoặc L/C có quy định thêm về việc mua bán bảo hiểm thì
người xuất khẩu phải thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng hoặc L/C.

Nếu bán hàng theo các điều kiện D, người xuất khẩu mua bảo hiểm vì quyền
lợi của chính mình. Khi đó cần căn cứ vào các yếu tố sau để lựa chọn hình
thức bảo hiểm và nhà bảo hiểm phù hợp .

1. Đặc điểm của hàng hoá.

2. Đặc điểm của hành trình chuyên chở và phương tiện chuyên chở.

3. Phí bảo hiểm phải nộp

4. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm

5. Mức độ tiện lợi trong việc mua bảo hiểm, khiếu nại và bồi thường.

Cần xác định mục đích mua bảo hiểm là vì sự an toàn cao nhất cho hàng hoá
hay vì phải giảm chi phí và thời gian mua bảo hiểm, khiếu nại và bồi
thường. Trên thực tế nhà xuất khẩu không tách biệt các tiêu chí trên để lựa
chọn loại hình bảo hiểm và nhà bảo hiểm phù hợp mà chỉ cần có sự phối hợp
của các tiêu chí sao cho đạt lợi ích và hiệu quả cao nhất.

III. BẢO HIỂM CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1. Các điều kiện bảo hiểm đường biển

Hiện nay trên thị trường bảo hiểm quốc tế, các điều kiện bảo hiểm về vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển được sử dụng rộng rãi nhất là các điều

2
kiện bảo hiểm của Anh 1982 (ICC 1982). Theo đó những rủi ro và tổn thất
được bảo hiểm bao gồm:

1. Cạn, đắm, cháy, đâm, va;


2. Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;
3. Phương tiện đường bộ bị lật đổ hay trật bánh;
4. Tổn thất chung và các chi phí ( chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng và
hạn chế tổn thất, chi phí giám định nhằm xác định tổn thất thuộc trách
nhiệm của người bảo hiểm, chi phí khiếu nại và tố tụng, các chi phí
khác nếu hợp lý);
5. Vứt hàng khỏi tàu;

6. Phương tiện vận tải bị mất tích;

7. Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản
2 tảu đâm vào nhau cùng có lỗi;
8. Động đất, núi lửa phun, sét đánh;
9. Nước cuốn hàng khỏi tàu;
10.Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào nơi chứa hàng trừ nước mưa;
11.Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi
trong khi xếp dỡ hàng hoá;
12.Các rủi ro phụ ( các rủi ro này do nguyên nhân bên ngoài gây ra:
Rách, vỡ, gỉ, va đập, bẹp, cong, vênh, trộm cắp, cướp, hấp hơi, mất
mùi, lây hại, giao thiếu hàng hoặc không giao, dây bẩn, hành vi ác ý
hoặc phá hoại của người khác được bảo hiểm, nước mưa, móc cầu
hoặc những rủi ro tương tự.

ICC 1982 chia các điều kiện bảo hiểm thành 3 điều kiện gốc là:

 Điều kiện bảo hiểm A ( Inotitute Cargo Clauses A) : Phạm vi của điều
kiện bảo hiểm này là lớn nhất. Theo các điều kiện bảo hiểm này,
người bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho các nhóm rủi ro và
tổn thất từ 1 đến 12 kể trên.

 Điều kiện bảo hiểm B (Inotitute Cargo Clauses B): theo điều kiện bảo
hiểm này, người bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho các nhóm
rủi ro và tổn thất từ 1- 11 kể trên.

3
 Điều kiện bảo hiểm C (Inotitute Cargo Clauses C):Đây là điều kiện
bảo hiểm tối thiểu.Theo điều kiện này, người bảo hiểm sẽ có trách
nhiệm bảo hiểm cho những rủi ro và tổn thất từ 1 –7 kể trên.

Ngoài ra ICC 1982 cũng có hai điều kiện bảo hiểm phụ đặc biệt là bảo hiểm
chiến tranh (war) và bảo hiểm đình công (strike).

Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá, người ta có thể mua bảo hiểm cho các
điềukiện A, B, C hoặc mua theo điều kiện B rồi tuỳ theo tính chất của hàng
hoá, phương tiện vận tải chuyển , hành trình chuyên chở để chọn mua thêm
bảo hiểm cho một số rủi ro phụ trong nhóm rủi ro thứ 12 kể trên ( làm như
vậy có thể tiết kiệm được phí bảo hiểm so vơi mua cả điều kiện bảo hiểm
A).

Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm của hành trình chuyên chở, người mua bảo
hiểm có thể chọn mua thêm bảo hiểm phụ đặc biệt ( bảo hiểm chiến tranh,
bảo hiểm đình công) và phải trả phí riêng cho mỗi loại bảo hiểm phụ mua
thêm này.

ICC 1982 cũng quy định các rủi ro loại trừ ( những ruie ro mà trong mọi
trường hợp người bảo hiểm không bảo hiểm cho những rủi ro này):

 Mất mát, hư hỏng hay chi phí do hành vi sơ xuất hoặc cố ý của người
được bảo hiểm.
 Các tổn thất thông thường hoặc mang tính bản chất của hànghoá.
 Các tổn thất do bao gói hoặc xếp hàng không đúng.
 Tổn thất do nội tỳ của hàng hoá.
 Rủi ro mất mát khả năng thanh toán của người chuyên chở.
 Rủi ro do chậm trễ của hành trình. ( Nhưng trong thời gian chậm trễ
nếu hàng không bị tổn thất do cháy thì sẽ được người bảo hiểm bồi
thường).

Ở Việt Nam, các điều kiện bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển
được nêu trong bản “ Quy tắc chung” 1998 ( QTC- 1998) của Bảo Việt về
cơ bản cũng giống các điều kiện bảo hiểm của ICC 1982 đã nói ở trên. bản
QTC- 1998 gồm 16 chương đề cập đến các vấn đề sau đây: Nguyên tắc
chung; Phạm vi bảo hiểm; Loại trừ bảo hiểm; bắt đầu và kết thúc trách

4
nhiệm bảo hiểm; Ký kết hơp đồng bảo hiểm; Giá trị bảo hiểmvà số tiền bảo
hiểm; ký kết hợp đồng bảo hiểm; Giá trị bảo hiểmvà số tiền bảo hiểm;Bảo
hiểm trùng và bảo hiểm giá trị tăng thêm; Hợp đồng bảo hiểm; Nghĩa vụ của
người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất; Xác định tổn thất; Cách tính và
thanh toán bồi thường; Chuyển quyền bồi thường; Từ bỏ hàng; Những quy
định khác; Thời hiệu khiếu nai; Xử lý tranh chấp.

Để biết thêm chi tiết cụ thể, người mua bảo hiểm có thể xem các điều khoản
và điều kiện trong hợp đồng chính thức của các công ty bảo hiểm của Việt
Nam như Bảo Việt, Bảo Minh, Pijico, Bảo Long... hoặc mua bảo hiểm ở các
công ty bảo hiểm của nước ngoài.

3. Thủ tục mua bảo hiểm cho hàng hoá

Thủ tục mua bảo hiểm cho hàng hoá nói chung gồm các công việc chính như
sau:

 Doanh nghiệp đến công ty bảo hiểm lấy “ Giấy yêu cầu bảo hiểm
hànghoá” theo mẫu in sẵn của công ty và điền vào giấy này.

Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá thường có các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của công ty bảo hiểm


- Tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản của người được bảo hiểm
- Tên hàng, số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu,tính chất bao bì
- Giá trị hàng hóa và số tiền bảo hiểm
- Phương tiện vận chuyển hàng hoá
- Ngày khởi hành
- Cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, nếu có
- Điều kiện bảo hiểm
- Nơi thanh toán tiền bồi thường
- Ngày tháng và chữ ký của người được bảo hiểm.
Sau khi ký tên đóng dấu vào giấy yêu cầu bảo hiểm, người được bảo hiểm
chuyển giấy yêu cầu này cho công ty bảo hiểm. Nếu công ty bảo hiểm chấp
nhận giấy yêu cầu bảo hiểm thì sẽ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chững nhận
bảo hiểm cho người bảo hiểm, hoặc ký hợp đồng bảo hiểm với người được
bảo hiểm. Cần chú ý rằng đơn bảo hiểm tuy không phải là hợp đồng bảo
5
hiểm nhưng có giá trị như một hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo
hiểm không có giá trị như hợp đồng bảo hiểm, vì vậy nếu nhận được giấy
chứng nhận bảo hiểm người mua nên đến công ty bảo hiểm để đổi lấy đơn
bảo hiểm.

 Hợp đồng bảo hiểm:

Hợp đồng bảo hiểm phải có các nội dung chung nhất sau:
- Tiền hàng được bảo hiểm
- Loại tàu chở hàng
- Cách tính giá trị bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm
- Cách thanh toán phí bảo hiểm và tiền bồi thường
- Cấp chứng từ bảo hiểm
- Các quyền và nghĩa vụ khác của các bên.
Ngoài ra trong hợp đồng bảo hiểm chuyến (tương ứng với cách mua bảo
hiểm chuyến), người ta còn phải quy định chi tiết về hàng hoá, hành trình
chuyên chở... còn trong hợp đồng bảo hiểm bao (tương ứng với cách mua
bảo hiểm bao) chỉ có các nội dung chung nhất như trên. Đến mỗi chuyến
hàng giao, người ta sẽ điền vào các chi tiết khác vào giấy chứng nhận bảo
hiểm cho từng chuyến.

 Đơn bảo hiểm :

Đơn bảo hiểm là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm ( không phải là hợp
đồng bảo hiểm nhưng có giá trị như hợp đồng bảo hiểm). Nội dung đơn bảo
hiểm gồm 2 mặt: mặt 1 ghi các chi tiết về hàng hoá, tàu, hành trình, người
bảo hiểm và người được bảo hiểm thường bao gồm các nội dung sau:

- Tên, địa chỉ của người được bảo hiểm và người được bảo hiểm
- Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận đơn.
- Tên tàu, ngày khởi hành.
- Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải.
- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.
- Điều kiện bảo hiểm ( ghi rõ quy tắc nào, của nước nào).

6
- Tỷ lệ bảo hiểm, phí bảo hiểm.
- Nơi và cơ quan giám định tổn thất.
- Nơi và cách thức bồi thường.
- Ngày tháng, chữ ký, của công ty bảo hiểm.
Mặt 2 in sẵn các quy tắc, thể lệ bảo hiểm của công ty bảo hiểm có liên quan.

 Giấy chứng nhận bảo hiểm: chỉ có nội dung như một mặt của đơn bảo hiểm.

Lưu ý:

Để thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, ngày ghi trên đơn bảo
hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm là ngày xếp hàng lên tàu hoặc ngày
nhận hàng để chở, loại tiền phải giống hai loại tiền trong L/C trừ khi có quy
định khác. Khi ngưòi xuất khẩu xuất trình chứng từ để thanh toán ở ngân
hàng, phải xuất trình chọn bộ ( full set) hoặc 1 bản gốc duy nhất ( a sole
original) cho ngân hàng.

 Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi phát hiện hàng hoá có tổn thất hay
nghi ngờ hàng có tổn thất:

- Thông báo ngay cho người bảo hiểm hoặc đại lý của họđến để giám
định. Nếu người bảo hiểm không có đại lý ở địa phương, người được
bảo hiểm có thể yêu cầu một giám định viên đăng ký tại địâ phương
giám định. Trừ khi đã có một thoả thuận khác, người bảo hiểm có
quyền từ chối giải quyết một vụ khiếu nại không được chứng minh
bằng biên bản giám định ( Survey Report).

- Tiến hành mọi biện pháp có thể nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn
thất. Nếu không người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi
thường cho các mất mát hư hỏng.

- Tự mình hoặc hoặc hướng dẫn người bảo hiểm tham gia cứu hộ và
bảo vệ hàng.

- Bảo lưu đầy đủ quyền khiếu nại cho người bảo hiểm đối với người
vận chuyển hay người thứ ba:

+ Khiếu nại người vận chuyển, chính quyền cảng về bất kỳ kiện hàng
nào bị mất.

7
+ Yêu cầu đại diện người vận chuyển tham gia chứng kiến giám định
ngay khi phát hiện hàng có hiện tượng mất mát hư hỏng. Qua giám
định nếu có tổn thất phải nộp hồ sơ khiếu nại.

+ Nếu tổn thất thuộc loạikhó phát hiện vào thời gian giao nhận hàng,
gửi thư dự kháng ( Letter of Reservation) cho đại diện người vận
chuyển trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Nếu người được bảo hiểm không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trên,
người bảo hiểm có quyền từ chối các khiếu nại thuộc trách nhiệm của
người vận chuyển hay người thứ ba.

 Các bước thực hiện khi phát hiện hay nghi ngờ về hàng hoá bị tổn
thất:

Trường hợp phát hiện hay nghi ngờ hàng hoá bị tổn thất người được bảo
hiểm hoặc đại diện của họ có thể tiến hành các bước sau đây:

- Đối với hàng hoá bị tổn thất riêng:

+ Phải gửi thông báo và yêu cầu người bảo hiểm hoặc đại lý của họ
giám định ngay bằng cách gửi giấy yêu cầu giám định theo mẫu trong
vòng 60 ngày kể từ khi hàng được bốc dỡ khỏi tàu biển tại cảng có ghi
tên trên đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.

+ Gửi ngay thư khiếu nại (hoặc bảo lưu quyền khiếu nại) cho người
chuyên chở hoặc chính quyền cảng về tổn thất đó.

- Đối với hàng hoá bị tổn thất chung:

+ Ký vào các văn bản liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của
chủ tàu.
+ Thông báo cho người bảo hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ
tổn thất chung.

Lưu ý:

Đối với các tổn thất chung dưới 200USD, nếu có đầy đủ chứng từ xác
nhận tình trạng tổn thất do người chuyên chở hoặc người thứ ba gây ra thì
không cần yêu cầu giám định.

- Đối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ:


8
+ Thông báo ngay cho người bảo hiểm biết mọi tin tức đã thu thập
được.

+ Cùng với người bảo hiểm tiến hành mọi thủ tục và biện pháp giải
quyết có hiệu qủa và kinh tế nhất.

- Đối với hàng hóa nghi ngờ có tổn thất:

+ Lập và gửi ngay thư dự kháng (Letter of Reservation) cho thuyền


trưởng trong vòng 3 ngày kể từ ngày lô hàng được dỡ khỏi tàu.

+ Yêu cầu và tổ chức giám định giám định đối tịch ( chủ hàng, bảo
hiểm, tàu) ngay trong thời gian nói trên.

4. Giám định, khiếu nại và bồi thường khi xảy ra tổn thất về hàng
hoá.

4.1 Giám định tổn thất.

 Người giám định: Chuyên gia giám định của người bảo hiểm hoặc
công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền.

 Người yêu cầu giám định: Người được bảo hiểm.

 Nội dung giám định: Xác định nguyên nhân và mức độ của tổn thất
làm cơ sở cho việc bồi thường.

Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu
hụt, giảm phẩm chất, thối... ở cảng đến hoặc tại cảng dọc đường.

Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp giấy chứng thư giám định.
Chứng thư giám định gồm 2 loại: Biên bản giám định và Giấy chứng
nhận giám định.

So với giấy chứng nhận giám định, biên bản giám định là một văn bản
đầy đủ hơn, gồm cả tiếng việt, tiếng Anh và thường được dùng khi người
bảo hiểm là các công ty bảo hiểm của Việt Nam.

Biên bản giám định là chứng tà rất quan trọng trong việc bồi thường, vì
vậy khi hàng hoá cập cảng đến, nếu có tổn thất phải yêu cầu giám định
ngay (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày hàng dỡ khỏi tàu). Cơ quan
9
giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc
cơ quan được người bảo hiểm uỷ quỳên.

4.2. Khiếu nại người bảo hiểm

 Hồ sơ khiếu nại:

Sau khi thực hiện đầy đủ các công việc cần làm khi phát hiện nghi ngờ
hàng hoá bị tổn thất, người được bảo hiểm lập hồ sơ khiếu nại với người
bảo hiểm. Hồ sơ khiếu nại để đòi người bảo hiểm bồi thường gồm nhiều
loại giấy tờ khác nhau tuỳ từng trường hợp tổn thất, nhưng phải chứng
minh được :

- Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm;


- Hàng hoá đã được bảohiểm;
- Tổn thất thuộc mọi rủi ro được bảo hiểm;
- Giá trị bảohiểm, số tiền bảo hiểm;
- Mức độ tổn thất;
- Số tiền đòi bồi thường;
- Đảm bảo để người bảo hiểm có thể đòi được người thứ ba bồi thường
( thực hiện nguyên tắc thế quyền).
Hồ sơ khiếu nại nhất thiết phải gồm các giấy tờ sau:

- Đơn bảo hiểm ( Insurance Policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
( Certificate of Insurance), bản gốc;
- Vận đơn đường biển (L/C) bản gốc và hợp đồng thuê tàu (C/P) ( nếu
có);
- Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice), bản chính;
- Hoá đơn về các chi phí khác ( nếu có);
- Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng;
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu ( Report on Reciept of Cargo);
- Phiếu đóng gói ( Packing List), bản chính;

10
- Văn bản giấy tờ liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường và trả
lời của họ, ( nếu có);
- Kháng nghị hàng hải ( Sea Protest) hoặc nhật ký hàng hải ( Log
Book);
- Thư khiếu nại có ghi số tiền yêu cầu bồi thường.
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp tổn thất, còn phải có:
- Nếu đòi bồi thường hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm
chất cần có thêm các giấy tờ:

+ Biên bản giám định (Survey Report) của người bảo hiểm hoặc đại lý
của họ cấp;
+ Biên bản dỡ hàng (Cargo Outturn Report).
+ Biên bản đổ vỡ hư hỏng do cảng gây nên (COR);
+ Thư dự kháng ( Letter of Reservation) trong trường hợp tổn thất
không rõ rệt.

Nếu đòi bồi thường hàng thiếu nguyên kiện; cần có thêm các giấy tờ:

+ Bản kết toán nhận hàng với tàu ( RoRoC);


+ Giấy chứng nhận hàng thiếu ( Cirtificate of Shorthanded cargo) do
đại lý tàu biển cấp;
+ Kết toán lại ( Correction sheet) của cảng, (nếu có);
- Nếu đòi bồi thường tổn thất chung cần có thêm các giấy tờ:

+ Văn bản tuyên bố tổn thất chung của thuyền trưởng ( g/a decleration
letter);
+ Văn bản tính toán, phân bố tổn thất chung ( General Average
Adjustment) của lý toán sư ( chuyên gia tính toán phân bổ tổn thất
chung);
+ Các văn bản có liên quan khác như Valuation form, average bord,
average guarantee...
11
 Thời hạn khiếu nại:

Theo bản QTC- 1998 ( cũng như ITC 1982) , thời hạn khiếu nại với
người bảo hiểm là 2 năm kể từ ngày có tổn thất hoặc phát hiện tổn thất.
Tuy nhiên, bộ hồ sơ khiếu nại phải gửi đến công ty bảo hiểm trong vòng
9 tháng để người bảo hiểm còn kịp khiếu nại các bên có liên quan.

4.3. Đòi bồi thường

Nguyên tắc tính toán tiền bồi thường tổn thất của các công ty bảo hiểm
Việt Nam về cơ bản là phù hợp tập quán quốc tế.

Các công ty bảo hiểm Việt Nam tính toán và bồi thường tổn thất trên cơ
sở các nguyên tắc:

- Bồi thường bằng tiền chứ không phải bằng hiện vật. Đồng tiền bồi
thường là đồng tiền thoả thuận trong hợp đồng. Nếu không có thoả
thuận thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào, bồi thường bằng đồng
tiền đó.

- Về nguyên tắc, trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong
phạm vi số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, khi cộng tiền tổn thất với các chi
phí cứu hộ, chi phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá bị
tổn thất, chi phí đòi người thứ ba bồi thường, tiền đóng góp tổn thất
chung thì đủ vượt quá số tiền bảo hiểm người bảo hiểm vẫn phải bồi
thường.

- Khi thanh toán tiền bồi thường , người bảo hiểm có quyền khấu trừ
những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng
và đòi ở người thứ ba.

Tóm lại, người bảo hiểm chỉ bồi thường sao cho phần lợi ích được bảo
hiểm của người được bảo hiểm được trở về tình trạng tài chính ban đầu
trước khi có tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra.

 Cách tính toán tiền bồi thường tổn thất:

Tổn thất toàn bộ:

- Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual total loss)

12
Người bảo hiểm sẽ bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm : P=A

P: số tiền bồi thường

A: số tiền bảo hiểm

- Tổn thất toàn bộ ước tính ( Constructive total loss) có 2 trường hợp
xảy ra:

+ Nếu người được bảo hiểm có thông báo từ bỏ hàng và được ngưòi
bảo hiểm chấp nhận thì người được bảohiểm phải bồi thường toàn bộ ,
tức là P=A.

+ Nếu người được bảo hiểm không từ bỏ hàng nhưng không được
chấp nhận thì chỉ được bồi thường như tổn thất bộ phận dưới đây:

Tổn thất bộ phận:

Việc tính toán bồi thường tổn thất toàn bộ tại Việt Nam xảy ra mất
trường hợp sau:

+ Bồi thường tổn thất do đổ vỡ, hư hỏng, thiếu hụt, giảm phẩm chất...
có biên bản giám định chứng minh mức tổn thất. Trong trường hợp
này, số tiền bồi thường bằng tỷ lệ tổn thất ( mức giảm giá trị thương
mại ghi trên biên bản giám định ) nhân với số tiền bảo hiểm:

P = m x A ( m là tỷ lệ tổn thất)

Nếu biên bản giám đinh không ghi mức độ giảm giá trị thương mại mà
chỉ ghi số lượng, trọng lượng hàng hoá bị thiếu hụt thì tiền bồi thường
được tính toán như sau:

P = ( T2/T1) x A

Trong đó:

T2: là trọng lượng hàng hóa hoặc số lượng hàng hoá bị thiếu hụt

T1: là trọng lượng hàng hóa hoặc số lượng hàng hoá theo hợp đồng

P: là số tiền bồi thường

13
A: là số tiền bảo hiểm

+ Bồi thường mất nguyên kiện: Thường xảy ra trong các trường hợp như
tàu giao thiếu hàng hoặc không giao hàng, các điều kiện hàng bị tổn thất
toàn bộ trong khi xếp dỡ.

Trong trường hợp này, nếu kiện hàng đó có đơn giá đã kê khai thì:

Số tiền bồi thường = Số kiện hàng bị mất x đơn giá

Nếu các kiện hàng không có đơn giá thì bồi thường như trường hợp tổn
thất về số lượng, trọng lượng nói trên.

Lưu ý:

- Số tiền bảo hiểm ( A) và giá trị bảo hiểm (V) phải được tính toán đầy
đủ:

- Giá trị bảo hiểm (V) = giá hàng + phí bảo hiểm + chi phí vận chuyển
trên chặng đường vận tải được bảo hiểm + lãi dự tính nếu có.

- Nếu hợp đồng bảo hiểm không ghi rõ số tiền bảo hiểm là bao nhiêu thì
số tiền bảo hiểm phải được coi là bằng giá trị bảo hiểm ( A = V)

- Các chi phí được người bảo hiểm bồi thường:

+ chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất và chi phí ra nhằm ngăn ngừa là
giảm chi phí tổn thất hoặc để bảo vệ quyền lợi của hàng hoá bảo hiểm
hoặc những chi phí liên quan đến việc đòi người thứ ba bồi thường.

+ Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm.

Bồi thường tổn thất chung:

Có 2 khoản liên quan đến tổn thất chung mà người bảo hiểm phải bồi
thường là:

- Hy sinh tổn thất chung (g/a sacrifices): nếu toàn bộ hay một phần của
lôn hàng bị hy sinh để cứu tàu và được công nhận là tổn thất chung thì
người bảo hiểm đã bồi thường giá trị đã bị hy sinh.

14
- Đóng góp tổn thất chung (g/a contribution): trên cơ sở bản phân bổ
tổn thất chung ( g/a adjustment) do lý toán sư lập nên, người bảo hiểm
sẽ bồi hoàn phần đóng góp của chủhàng vào tổn thất chung, dù hàng
hoá được bảo hiểm theo bất kỳ điều kiện gì.

Thời hạn thanh toán tiền bồi thường: 30 ngày kể từ ngày người bảo hiểm
nhận được hồ sơ khiếu nại.

15

You might also like