You are on page 1of 29

Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN.


KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN & CÔNG NGHỆ.
BỘ MÔN HÓA.
  

TIỂU LUẬN
CÁCH CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP
BẢO TOÀN ELECTRON TRONG GIẢI BÀI TẬP HÓA.

Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo.


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường.
Lớp: Sư phạm Hóa K07.
Khóa học: 2007 – 2011.

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

PHẦN I: MỞ ĐẦU.

1. Lý do chọn đề tài.
- Trong thời gian đi kiến tập sư phạm tại trường THPT Thực hành Cao Nguyên, bản
thân tôi có tham gia dự giờ các giờ học chuyên môn Môn Hóa Học của các lớp 10, 11, 12 thì
thấy học sinh đa phần luống cuống và chậm chạp trong cân bằng các phương trình của phản
ứng oxi hóa – khử. Học sinh thường nhầm lẫn giữa chất khử và chất oxi hóa, giữa quá trình
khử và quá trình oxi hóa. Hay khi xác định được chất oxi hóa và chất khử thì việc cân bằng lại
quá chậm chạp. Nhiều lúc việc cân bằng đó của học sinh trở nên máy móc rập khuôn. Có
nhiều trường hợp thì không biết cách cân bằng nên chọn cách nhớ các hệ số cân bằng của phản
ứng oxi hóa khử.
- Xuất pháy từ những vấn đề trên và qua kinh nghiệm học tập bản thân, nay tôi chọn đề
tài này nhằm mục đích giúp cho học sinh cấp THPT có được cơ sở lý thuyết, nắm chắc bản
chất và cách cân bằng của mọi phương trình phản ứng oxi hóa – khử.

2. Lịch sử vấn đề.


- Vấn đề này từ lâu nay có nhiều tác giả đã viết về nó rất nhiều, song tôi cũng xin được
đóng góp một phần nào đó vào vấn đề này nhằm giúp cho học sinh THPT có thêm vốn kiến
thức về Hóa Học và đặc biệt là vấn đề cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử và
vận dụng định luật bảo toàn e để giải các bài toán Hóa Học.

3. Mục đích của việc nghiên cứu.


- Nghiên cứu về các cách cân bằng của các phương trình phản ứng oxi hóa – khử. Từ đó
trang bị và củng cố cho học sinh THPT những hiểu biết sâu sắc hơn về các cách cân bằng của
một phản ứng oxi hóa – khử và vận dụng chúng vào giải các bài toàn Hóa Học một cách nhanh
chong và chính xác.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


- Nghiên cứu về các cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử và vận dụng chúng vào giải
các bài tập Hóa Học.
- Qua đề tài này nhằm mục đích phục vụ, trang bị cho học sinh THPT vốn kiến thức về
chuyên đề phản ứng oxi hóa – khử.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu.


- Xây dựng cơ sở lý thuyết về các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
- Điều tra, tìm hiểu bản chất, quy luật của các phản ứng oxi hóa – khử.
- Đề xuất phương pháp cân bằng nhanh các phản ứng oxi hóa – khử.

6. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.

6.1. Phương tiện nghiên cứu.


- Tài liệu từ Sách giáo khoa Lớp 10, 11, 12 ban cơ bản và nâng cao.
- Tài liệu Hóa Đại cương I, II, III.
- Tài liệu Hóa vô cơ I, II, III – Tác giả: Hoàng Nhâm
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
- Tài liệu hóa hữu cơ I – Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Hữu Đĩnh.
PGS. TS. Đỗ Đình Rãng.
- Tài liệu hóa hữu cơ II– Tác giả: PGS. TS. Đỗ Đình Rãng.
PGS. TS. Đặng Đình Bạch.
TS. Nguyễn Thị Thanh Phong.
- Tài liệu hóa hữu cơ III – Tác giả: PGS. TS. Đỗ Đình Rãng.
PGS. TS. Đỗ Đình Rãng.
PGS. TS. Lê Thị Anh Đào.
ThS. Nguyễn Mạnh Hà.
TS. Nguyễn Thị Thanh Phong.
- Nguồn tài liệu từ Internet.

6.2. Phương pháp nghiên cứu.


- Nghiên cứu lý thuyết: Phân tích – tổng hợp lý thuyết và xây dựng các phương pháp
riêng biệt từng phần.
- Xây dựng hệ thống bài tập vận dụng lý thuyết chủ đạo từ các phương pháp cân bằng
phản ứng oxi hóa - khử.

7. Giả thuyết khoa học.


- Đề tài này sẽ giúp cho học sinh THPT mở rộng vốn hiểu biết và có những phương
pháp đặc hiệu để cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử và vận dụng chúng vào
giải nhanh các bài toán Hóa Học.

8. Cấu trúc của tiểu luận.


- Gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết của phản ứng oxi hóa – khử.
Chương II: Cách cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
Chương III: Bài tập cân bằng phản ứng oxi hóa – khử.
Chương IV: Bài tập vận dụng phương pháp cân bằng phản ứng oxi
hóa – khử vào giải toán Hóa Học.

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ.

I. PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ.

1. Định nghĩa.
* Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các
chất phản ứng; hay còn gọi là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
* Chất khử (chất bị oxi hoá): là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau
phản ứng.
* Chất oxi hoá (chất bị khử): là chất nhận electron hay là chất có số oxi hoá giảm sau
phản ứng.
* Sự khử (quá trình khử): là quá trình làm cho chất đó nhận electron hay làm giảm số
oxi hoá của chất đó.
* Sự oxi hoá (quá trình oxi hóa): là quá trình làm cho chất đó nhường electron hay làm
tăng số oxi hoá của chất đó.
* Chú ý:
* Khử thì cho electron, O (oxi hoá) thì nhận electron - (cho thì số oxi hóa tăng, nhận thì
số oxi hóa giảm).
* Chất oxi hoá thì có quá trình khử (sự khử), chất khử thì có quá trình oxi hóa (sự oxi
hoá).
* Chất oxi hoá và chất khử luôn có mặt ở vế trái của một phản ứng oxi hoá - khử.
* Dấu hiệu để nhận ra phản ứng oxi hoá - khử là có sự thay đổi số oxi hoá của một hay
một số nguyên tố nào đó trong một phản ứng hó học.

2. Phân loại phản ứng.

2.1. Loại cơ bản.


+ Chỉ có một quá trình oxi hoá và một quá trình khử.
+ Chất khử và chất oxi hoá ở hai chất khác nhau.
+ Không có sự tham gia của môi trường phản ứng.
* Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Chỉ có một quá trình oxi hoá và một quá trình khử.
- Quá trình oxi hoá: Fe0 → Fe+2 + 2e
- Quá trình khử: 2H+ + 2e → H2

2.2. Loại có sự tham gia của môi trường.


+ Môi trường phản ứng có thể là chất oxi hoá:
* Ví dụ:
Cu +HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.
- Chất MT là HNO3 cũng đồng thời là chất oxi hoá.

+ Môi trường phản ứng có thể là chất khử:


* Ví dụ:
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
HCl + KMnO4 → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
- Chất MT là HCl cũng đồng thời là chất khử.

+ Môi trường chính là một chất khác:


* Ví dụ:
FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O.
- Môi trường là H2SO4.

2.3. Loại phản ứng oxi hoá nội phân tử.


+ Chất oxi hoá và chất khử ở trong cùng một chất. Chúng có thể là các nguyên tử, ion
hay các nguyên tố khác nhau hoặc các nguyên tử hay ion của cùng một nguyên tố nhưng có
vai trò khác nhau trong cùng một chất.
* Ví dụ:
+ Chất khử và chất oxi hoá ở trong cùng một chất nhưng là các nguyên tố khác nhau:
KClO3 → KCl + O2. Nguyên tố đó là K và O.

+ Chất khử và chất oxi hoá là cùng một nguyên tố nhưng có vai trò khác nhau trong
chất:
NH4NO3 → N2O + H2O. Nguyên tố đó là N.

2.4. Loại phản ứng tự oxi hoá khử. (Phân huỷ bất đối).
+ Chất khử và chất oxi hoá là cùng một nguyên tố trong chất đó.
* Ví dụ :
KClO3 → KCl + KClO4. Nguyên tố này là Cl.

2.5. Loại phức tạp.


+ Có nhiều quá trình oxi hoá và khử (3 quá trình trở lên). Trong loại này cũng có thể có
sự tham gia của môi trường, phản ứng nội phân tử hay phản ứng tự oxi hoá khử .
* Ví dụ:
1. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2.
- Có 2 quá trình oxi hoá: Fe+2 → Fe+3 + 1e
S- → S+4 + 5e
- Có 1 quá trình khử: 2O0 + 4e → 2O-2

2. NH4NO3 → N2 + O2 + H2O.
- Có 2 quá trình oxi hoá: 2N-3 → 2N0 + 6e
2O-2 → 2O0 + 4e
- Có 1 quá trình khử: 2N+5 +10e → 2N0

+ Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá khử nội phân tử phức tạp.
3. FeS + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O.
- Có 2 quá trình oxi hoá: Fe+2 → Fe+3 + 1e
S-2 → S+6 + 8e
- Có 1 quá trình khử: N+5 + 3e → N+2
- Có sự tham gia của môi trường là HNO3
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

CHƯƠNG II: CÁCH CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ.

I. SỐ OXI HOÁ, CÁCH TÍNH SỐ OXI HÓA CỦA NGUYÊN TỐ TRONG MỘT HỢP
CHẤT HÓA HỌC.

+ Số oxi hóa của nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong
phân tử, khi giả thiết rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
+ Quy tắc tính số oxi hóa:
- Trong đơn chất, số oxi hóa nguyên tố bằng 0.
- Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong phân tử (trung hoà điện) bằng 0.
- Tổng đại số số oxi hoá của các nguyên tử trong một ion phức tạp bằng điện tích
của ion đó.
- Khi tham gia hợp chất, số oxi hoá của một số nguyên tố có trị số không đổi: H là
+1, O là -2 …

* Chú ý: Dấu của số oxi hoá đặt trước con số, còn dấu của điện tích ion đặt sau con số (số oxi
hóa Fe+3 ; Ion sắt (III) ghi: Fe3+)

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ.

1. Phương pháp 1: Phương pháp đại số.


- Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại phản ứng.
- Bản chất này không cho thấy bản chất của phản ứng oxi hóa – khử, không thể xác
định chất oxi hóa, chất khử và trong một số trường hợp không thể xác định được các hệ số.

1.1. Nguyên tắc.


+ Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng: Sự bảo toàn khối lượng chứng tỏ trong phản
ứng hóa học chỉ xảy ra sự đổi chỗ của các nguyên tử từ phân tử này sang phân tử khác. Nói
một cách khác trong phản ứng hóa học số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế phương trình
phản ứng hóa học phải bằng nhau.

1.2. Các bước cân bằng.


+ Đặt ẩn số là các hệ số hợp thức. Dùng định luật bảo toàn khối lượng để cân bằng
nguyên tố và lập phương trình đại số.
+ Chọn nghiệm tùy ý cho 1 ẩn, rồi dùng hệ phương trình đại số để suy ra các ẩn số còn
lại.

1.3. Ví dụ:

a. Loại cơ bản.
* Ví dụ: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
1. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
- Ta có: aFeS2 + bO2 → cFe2O3 + dSO2

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
- Dựa vào sự bảo toàn khối lượng ta có:
Fe : a = 2c (1)
S: 2a = d (2)
O: 2b = 3c + 2d (3)
- Có hệ 3 phương trình 4 ẩn.
- Chọn c = 1 thì a=2, d=4, b = 11/2.
- Nhân hai vế với 2 ta được phương trình:
- Vậy phương trình được viết là:
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

2. S + HNO3 → H2SO4 + NO2 + H2O


- Ta có: aS + bHNO3 → cH2SO4 + dNO2 + eH2O
- Ta có: S: a=c (1)
H: b = 2c + 2e (2)
N: b=d (3)
O: 3b = 4c + 2d + e (4)
- Có hệ 4 phương trình 5 ẩn.
- Chọn a = c = 1.
- Chọn e = 2 ⇒ b = d = 6
- Vậy phương trình được viết là:
S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

b. Loại có sự tham gia của môi trường.


* Ví dụ: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
1. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 +H2O
- Ta có: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNH4NO3 + eH2O
- Ta có: Al: a=c
H: b = 4d + 2e
N: b = 3c + 2d
O: 3b = 9c + 3d + e
- Chọn a = c = 1.
- Chọn e = 2 ⇒ b = d = 6.
8Al + 3HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + H2O
- Cân bằng lại PT và có sự tham gia của môi trường là HNO3
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

2. KMnO4 + HCl →MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O


- Ta có: aKMnO4 + bHCl → cMnCl2 + dCl2 + eKCl + fH2O
- Ta có: K: a=e (1)
Mn: a=c (2)
O: 4a = f (3)
H: b = 2f (4)
Cl : b = 2c + 2d + e (5)
- Có hệ 5 phương trình, 6 ẩn số.
- Chọn e = 1
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
(1) ⇒ a = 1
(2) ⇒ c = 1
(3) ⇒ f = 4
(4) ⇒ b = 8
(5) ⇒ d = 5/2
- Nhân các nghiệm số với 2 ⇒ a = 2, b = 16, c = 2, d = 5, e =2, f = 8.
- Vậy phương trình được viết là:
2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O

3. Mg + HNO3(rất loãng) → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O


- Ta có: aMg + bHNO3(rất loãng) → cMg(NO3)2 + dNH4NO3 + eH2O
- Ta có: Mg : a=c (1)
H: b = 4d + 2e (2)
N: b = 2c + 2d (3)
O: 3b = 6c + 3d + e (4)
- Có hệ 4 phương trình 5 ẩn.
- Chọn c = 1
(1) ⇒ a = 1
- Từ: (2), (3) ⇒ 4d + 2e = 2c + 2d ⇒ 2d + 2e = 2c ⇒ 2d + 2e = 2 (1’)
⇒ 2d + 2e = 2 ⇒ d + e = 1 (2’)
- Từ: (3), (4) ⇒ 3(2c + 2d) = 6c + 3d + e ⇒ 6c + 6d = 6c + 3d + e
⇒ 3d - e = 0 (3’)
- Hệ 2 phương trình (2'), (3'), 2 ẩn số e, d:
d+e=1 (2’)
3d - e = 0 (3’)
- Giải ⇒ d = 1/4
e = 3/4
- Từ (3) ⇒ b = 2*1 + 2*1/4 = 5/2
- Nhân tất cả nghiệm với 4, ta có: a = 4, b = 10, c = 4, d = 1, e = 3.
- Vậy phương trình được viết là:
4Mg + 10HNO3(rất loãng) → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O.

4. FexOy + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O


- Ta có: aFexOy + bHCl → cFeCl2 + dFeCl3 + eH2O
- Ta có: Fe : xa = c + d (1)
O: ya = e (2)
H: b = 2e (3)
Cl : b = 2c + 3d (4)
- Chọn e = 1
(3) ⇒ b = 2
(2) ⇒ a = 1/y
- Thay a, b vào (1), (4), ta được:
c + d = x/y (1’)
2c + 3d = 2 (4’)
- Giải ⇒ c = (3x/y) - 2 ; d = 2(y – x)/y.
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
- Nhân tất cả nghiệm số với y ⇒ a = 1, b = 2y, c = 3x - 2y, d = 2y - 2x, e = y.
- Vậy phương trình được viết là:
FexOy + 2yHCl (3x - 2y)FeCl2 + (2y - 2x)FeCl3 + yH2O.

5. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O


- Ta có: aNa2SO3 + bKMnO4 + cNaHSO4 → dNa2SO4 + eMnSO4 + fK2SO4 + gH2O
- Ta có: Na : 2a + c = 2d (1)
S: a + c = d + e +f (2)
O: 3a + 4b + 4c = 4d + 4e + 4f + g (3)
K: b = 2f (4)
Mn : b=e (5)
H: c = 2g (6)
- Ta có hệ 6 phương trình, 7 ẩn số.
- Chọn f = 1
(4) ⇒ b = 2
(5) ⇒ e = 2
- Thế c = 2g vào (1), (2), (3)
⇒ 3 phương trình, 3 ẩn số a, d, g.
e = 2, (1) ⇒ 2a + 2g = 2d ⇒ a + g = d (1’)
f = 1, (2) ⇒ a + 2g = d + 2 +1 ⇒ a + 2g -3 = d (2’)
b = 2, (3) ⇒ 3a + 8 + 8g = 4d + 8 + 4 + g ⇒ 3a + 7g - 4 = 4d (3’)
(2’) - (1’) ⇒ loại a, d ⇒ g = 3
(1’) ⇒ a - d = -3 (1’’)
(3’) ⇒ 3a - 4d = -17 (3’’)
- Giải hệ hai phương trình (1’’), (3’’) ⇒ a = 5 ; d = 8, (6) ⇒ c = 6
- Tìm được các nghiệm số: a = 5, b = 2, c = 6, d = 8, e = 2, f = 1, g = 3.
- Vậy phương trình được viết là:
5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 → 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O.

c. Loại oxi hoá khử nội phân tử.


* Ví dụ: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
1. KClO3 → KCl + O2.
- Ta có: aKClO3 → bKCl + cO2.
- Ta có: K: a=b
Cl: a=b
O: 3a = 2c
- Ta có hệ 2 phương trình 3 ẩn số.
- Chọn a = b = 1⇒ c = 3/2
- Nhân các nghiệm với 2, ta được: a = b = 2, c = 3.
- Vậy phương trình được viết là:
2KClO3 → 2KCl + 3O2.

d. Phản ứng tự oxi hoá khử.


* Ví dụ: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
1. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
- Ta có: aCl2 + bKOH → cKCl + dKClO3 + eH2O
Cl : 2a = c + d (1)
K: b=c+d (2)
O: b = 3d + e (3)
H: b = 2e (4)
- Ta có hệ 4 phương trình 5 ẩn số.
- Chọn e = 1, (4) ⇒ b = 2, (3) ⇒ d = 1/3, (2) ⇒ c = 5/3, (1) ⇒ a = 1
- Nhân các nghiệm số tìm được với 3 ⇒ a = 3, b = 6, c = 5, d = 1, e = 3.
- Vậy phương trình được viết là:
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

e. Phản ứng oxi hoá khử viết dưới dạng ion.


* Ví dụ: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
1. Cu + NO3- + H+ → Cu+2 + NO + H2O
- Ta có: aCu + bNO3- + cH+ → dCu+2 + eNO + fH2O
- Ta có: Cu : a=d (1)
N: b=e (2)
O: 3b = e + f (3)
H: c = 2f (4)
- Điện tích : -b + c = +2d (5)
- Chọn e = 1
(2) ⇒ b = 1
(3) ⇒ f = 2
(4) ⇒ c = 4
(5) ⇒ d = 3/2
(1) ⇒ a = 3/2
- Nhân tất cả nghiệm số tìm được với 2 ⇒ a = 3, b = 2, c = 8, d = 3, e = 2, f = 4.
- Vậy phương trình được viết là:
3Cu + 2NO3- + 8H+ → 3Cu+2 + 2NO + 4H2O.

2. C12H22O11 + MnO4- + H+ → CO2 + Mn+2 + H2O


- Ta có: aC12H22O11 + bMnO4- + cH+ → dCO2 + eMn+2 + fH2O
- Ta có: C : 12a = d (1)
H: 22a + c = 2f (2)
O: 11a + 4b = 2d + f (3)
Mn : b=e (4)
- Điện tích : -b + c = +2e (5)
- Chọn e = 1
(4) ⇒ b = 1
(5)⇒ c = 3
- Thế d = 12a (1); b = 1 vào (3) ⇒ 11a + 4(1) = 2(12a) + f
⇒ 13a + f = 4 (3’)
- Thế c = 3 vào (2) ⇒ 22a + 3 = 2
⇒ -22a + 2f = 3 (2’)
- Hệ 2 phương trình (2'), (3'), 2 ẩn số a, f:
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
-22a + 2f = 3 (2’)
13a +f = 4 (3’)
- Giải ⇒ a = 5/48; f = 127/48
(1) ⇒ d = 12(5/48 ) = 60/48
- Nhân tất cả nghiệm số với 48 ⇒ a = 5, b = 48, c = 144, d = 60, e = 48, f = 127.
- Vậy phương trình được viết là:
5C12H22O11 + 48MnO4- + 144H+ 60CO2 + 48Mn2+ + 127H2O.

2. Phương pháp 2: Phương pháp cân bằng electron.

2.1. Nguyên tắc.


+ Dựa vào sự bảo toàn electron nghĩa là tổng số electron của chất khử cho phải bằng
tổng số electron chất oxi hóa nhận.

2.2. Các bước cân bằng.

- Bước 1: Xác định chất oxi hoá và chất khử.


+ Viết sơ đồ phản ứng hóa học.
+ Xác định số oxi hoá của các nguyên tố thay đổi theo 4 quy tắc xác định số oxi hóa để
xác định chất oxi hoá, chất khử.
* Ví dụ: Phản ứng của Fe với axit H2SO4 đặc nóng.
Fe + H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
+6
- Chất oxi hoá là S trong H2SO4, chất khử là kim loại Fe.

- Bước 2: Thăng bằng số nguyên tử của các nguyên tố có thay đổi số oxi hoá.
+ Lập các quá trình oxi hoá khử.
+ Thăng bằng số electron trao đổi bằng cách: Chọn những hệ số thích hợp (bội số
chung nhỏ nhất) sao cho: tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận.
+ Cộng các nửa phản ứng (các quá trình oxi hoá khử) để tìm hệ số chính của phản ứng.
* Ví dụ: Lấy ví dụ của phản ứng của Fe với axit H2SO4 dặc nóng.
- Quá trình oxi hoá: Fe0 → Fe+3 + 3e
- Quá trình khử: S+6 +2e → N+4
1 x 2Fe0 → 2Fe+3 + 6e
3 x S+6 + 2e → S+4
- Được các hệ số chính điền vào sơ đồ:
2Fe + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + H2O.

- Bước 3: Thăng bằng các nguyên tử của nguyên tố còn lại .


+ Cân bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá theo thứ tự:
+ Kim loại (ion dương).
+ Gốc axit (ion âm).
+ Môi trường (axit, bazơ).
+ Nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
+ Kiểm soát số nguyên tử Oxi ở 2 vế phải bằng nhau.
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.

* Lưu ý: Khi viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử của từng nguyên tố, cần theo đúng chỉ
số qui định của nguyên tố đó.

2.3. Các ví dụ: Cân bằng các phương trình phản ứng sau:

a. Loại cơ bản.
* Ví dụ: Cân bằng phản ứng sau: Fe2O3 + CO → Fe + CO2.
2 x Fe+3 + 1e → Fe+2
3 x C+2 → C+4 + 2e

2Fe+3 + 3C+2 → 2Fe+2 + 3C+4


Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.

b. Loại có sự tham gia của môi trường.


* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau: MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
1 x Mn+4 + 2e → Mn+2
2 x Cl- → Cl0 +1e

Mn+4 + 2Cl- → Mn+2 + Cl20


- Điền vào phương trình: MnO2 + 2HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
- Cân bằng lại PT và có sự tham gia của môi trường là HCl.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

c. Loại oxi hoá khử nội phân tử.


* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau: KClO3 → KCl + O2.
1 x Cl+5 + 6e → Cl-
3 x O-2 → O0 +2e

Cl+5 + 3O-2 → Cl- + 3O20


- Điền vào phương trình: KClO3 → KCl + 3O2.
- Cân bằng lại phản ứng: 2KClO3 → 2KCl + 3O2.

d. Phản ứng tự oxi hoá khử.


* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O.
5 x Cl0 + 1e → Cl-
1 x Cl0 → Cl+5 + 5e

6Cl0 → 5Cl- + Cl+5


- Điền vào phương trình: 3Cl2 + KOH → 5KCl + KClO3 + H2O.
- Cân bằng lại phản ứng: 3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O.

d. Loại phức tạp.

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
d.1. Phản ứng có 2 quá trình trở lên xuất phát từ một chất.
- Nguyên tắc: Trước hết, phải gom các quá trình xuất phát từ một chất lại với nhau với các hệ
số thích hợp
+ Cách 1: Viết mọi phương trình biểu diễn sự thay đổi số oxi hoá, chú ý sự ràng buộc
hệ số ở hai vế của phản ứng và ràng buộc hệ số trong cùng phân tử.
+ Cách 2: Nếu một phân tử có nhiều nguyên tố thay đổi số oxi hoá có thể xét chuyển
nhóm hoặc toàn bộ phân tử, đồng thời chú ý sự ràng buộc ở vế sau.
* Ví dụ: Cân bằng phản ứng sau: FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
Fe+2 → Fe+3 + 1e
2S-1 → 2S+4 + 2.5e
4 x FeS2 → Fe+3 +2S+4 + 11e
11 x 2O0 + 4e → 2O-2

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

d.2. Phản ứng có thêm số liệu bên ngoài.


* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau:
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.
Biết VNO : N2O = 7:9.
- Trước hết phải gom các quá trình có liên quan đến số liệu cho thêm với nhau (với hệ số thích
hợp - số liệu đề cho).
*7
*9

*1
*31

d.3. Phản ứng có nguyên tố tăng hay giảm số oxi hoá ở nhiều nấc.
- Nguyên tắc:
+ Cách 1: Viết mọi phương trình thay đổi số oxi hoá, đặt ẩn số cho từng nấc tăng, giảm
số oxi hoá.
+ Cách 2: Tách ra thành hai hay nhiều phương trình ứng với từng nấc số oxi hóa tăng
hay giảm.
* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau:
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.

- Cách 1:
(3x + 8y) x Al0 → Al+3 + 3e

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
3 x xN+5 + 3xe → xN+5
3 x 2yN+5 + 8ye → 2yN+1

(3x+8y)Al + (12x+30y)HNO3 → (3x+8y)Al(NO3)3 + 3xNO + 3yNO2 + (6x+15y)H2O.

- Cách 2: Tách thành 2 phương trình:


a x Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
b x 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
(a+8b)Al + (4a+30b)HNO3 → (a+8b)Al(NO3)3 + aNO + 3bN2O + (2a+15b)H2O.

d.4. Phản ứng không có mối quan hệ trực tiếp.


* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau:

- Viết các quá trình đối với các chất phức tạp trước:
*1
*2

*2
*1

- Gom các quá trình lại với nhau và viết sơ đồ: Đối với loại này thí chọn một hệ số cho một
chất rồi đặt ẩn cho các chất còn lại.

*2
*x
*y

- Vì số e nhường bằng số e nhận nên:


- Vì số nguyên tử S ở hai vế bằng nhau nên:

d.5. Loại đặc biệt: Phản ứng có kí hiệu hoá học và chỉ số bằng chữ.
- Nguyên tắc: Cần xác định đúng sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyên tố.
* Ví dụ: Cân bằng phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O.
(5x – 2y) x 3Fe+8/3 → 3Fe+9/3 + e
1 x xN+5 + (5x – 2y)e → xN+2y/x
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

(5x-2y)Fe3O4 + (46x-18y)HNO3 → (15x-6y)Fe(NO3)3 + NxOy + (23x-9y)H2O.

* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau:

*3
*(3x -2y)

d.6. Loại phản ứng vô định hình (có vô số PTHH đúng).


* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau:

*2x
*2
*y

- Vì số e nhường bằng số e nhận nên:


- Vì số O ở hai vế bằng nhau nên:
- Như vậy, ta chỉ có được một phương trình chứa 2 ẩn số. Do đó nghiệm của PT sẽ ở dạng vô
định.
- Với bất cứ giá trị nào của ta thu được một giá trị của và từ đó lập được
PTHH đúng .
* Ví dụ nếu

d.7. Phản ứng không xác định rõ môi trường.


- Nguyên tắc: Có thể cân bằng nguyên tố bằng phương pháp đại số hoặc qua trung gian
phương trình ion thu gọn. Nếu do gom nhiều phản ứng vào, cần phân tích để xác định giai
đoạn nào là oxi hóa khử.
* Ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng sau: Al + H2O + NaOH → NaAlO2 + H2
Al + H2O → Al(OH)3 + H2
2 x Al0 → Al+3 + 3e
3 x 2H+ + 2e → H2
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + H2 (1)
2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 4H2O (2)
- Tổng hợp 2 phương trình trên:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
;;;;;;;;;;;;;;;
3. Phương pháp 3: Phương pháp cân bằng ion – electron.

3.1. Phạm vi áp dụng:


+ Đối với các quá trình xảy ra trong dung dịch, có sự tham gia của môi trường (H 2O,
dung dịch axit hoặc bazơ tham gia).

3.2. Nguyên tắc:


- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường axit thì khi thiết lập phương trình ta chú ý:
+ Bên nào dư Oxi thì ta thêm H+.
+ Bên nào thiếu Oxi thì ta thêm H2O.
- Nếu phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ thì khi thiết lập phương trình ta chú ý:
+ Bên nào dư Oxi thì ta thêm H2O.
+ Bên nào thiếu Oxi thì ta thêm OH-.
- Nếu môi trường trung tính: Căn cứ vào sản phẩm thuộc môi trường nào, cân bằng
giống môi trường đó.

3.3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Viết phương trình phản ứng với đầy đủ các chất tham gia và sản phẩm.

- Bước 2: Xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi và viết các nửa phản ứng oxi hóa –
khử.
+ Chú ý: khi viết các phản ứng cho, nhận nhớ để các số oxi hóa ở phía trên các nguyên
tố.

- Bước 3: Cân bằng các bán phản ứng:


+ Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế.
+ Thêm H+ hayOH-.
+ Thêm H2O để cân bằng số nguyên tử Hiđro.
+ Kiểm soát số nguyên tử oxi ở 2 vế (phải bằng nhau).
+ Cân bằng điện tích: thêm electron vào mỗi nửa phản ứng để cân bằng điện tích.

- Bước 4: Cộng các nửa phản ứng ta có phương trình ion thu gọn.

- Bước 5: Để chuyển phương trình dạng ion thu gọn thành phương trình ion đầy đủ và phương
trình phân tử cần cộng vào 2 vế những lượng bằng nhau các cation hoặc anion để bù trừ điện
tích.

3.5. Các ví dụ: Cân bằng phương trình phản ứng.

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

a. Phản ứng xảy ra trong môi trường axit.


FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
- Bước 1:
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
- Bước 2:
Fe+2 → Fe+3 + 1e
MnO4- + 8H+ + 5e → Mn+2 + 4H2O.
- Buớc 3:
5 x 2Fe+2 → 2Fe+3 + 2e
2 x Mn+7O4- + 8H+ + 5e → Mn+2 + 4H2O
- Bước 4:
10Fe+2 + 2Mn+7O4- + 16H+ → 10Fe+3 + 2Mn+2 + 8H2O.
- Bước 5:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O.

b. Phản ứng xảy ra trong môi trường bazơ.


Na2SO3 + KMnO4 + KOH → Na2SO4 + K2MnO4 + H2O.
- Bước 1:
Na2SO3 + KMnO4 + KOH → Na2SO4 + K2MnO4 + H2O.
- Bước 2:
S+4O3-2 + 2OH- → S+6O4-2 + H2O + 2e
Mn+7O4- + 1e → Mn+6O4-2
- Buớc 3:
1 x S+4O3-2 + 2OH- → S+6O4-2 + H2O + 2e
2 x Mn+7O4- + 1e → Mn+6O4-2
- Bước 4:
S+4O3-2 + 2Mn+7O4- + 2OH- → S+6O4-2 + 2Mn+6O4-2 + H2O
- Bước 5:
Na2SO3 + 2KMnO4 + 2KOH → Na2SO4 + 2K2MnO4 + H2O.
c. Phản ứng xảy ra trong môi trường trung tính.
SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
- Bước 1:
SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
- Bước 2:
S+4O2 + 2H2O → S+6O4-2+ 4H+ + 2e
Br0 + 1e → Br-
- Buớc 3:
1 x S+4O2 + 2H2O → S+6O4-2+ 4H+ + 2e
2 x Br0 + 1e → Br-
- Bước 4:
S+4O2 + Br2 + 2H2O → S+6O4-2 + Br- + 4H+
- Bước 5:
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
- Như vậy, có thể lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử mà không cần sử dụng mức oxi hóa
của các nguyên tử.
- Ưu việt của phương pháp này so với phương pháp cân bằng điện tử ở chỗ trong phương pháp
này những ion được sử dụng không phải là những ion giả thuyết, mà là những ion tồn tại thực
tế. Thực vậy trong dung dịch không có ion Mn+7, Cr+6, S+6, mà chỉ có ion MnO-4, Cr2O7-2, CrO4-
2
, SO4-2. Trong phương pháp nửa phản ứng không cần biết mức oxi hoá của các nguyên tử và
thấy rõ được vai trò của môi trường là chất tham gia tích cực vào toàn bộ quá trình. Ngoài ra
khi sử dụng phương pháp nửa phản ứng không cần biết tất cả những chất thu được, chúng xuất
hiện trong phươngtrình phản ứng khi tiến hành nó.
- Như vậy phương pháp nửa phản ứng được ưa chuộng hơn và nó được dùng khi lập phương
trình của tất cả các phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong dung dịch axiT, bazơ, nước (trung
tính).

4. Phương pháp 1: Phương pháp tăng – giảm số oxi hóa.

4.1. Nguyên tắc:


+ Tổng số số oxi hóa tăng bằng tổng số số oxi hóa giảm.

4.2. Các bước cân bằng:


- Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng với các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa.
+3 +2 0 +4
* Ví dụ: F e2O3 + C O → F e + C O2

- Bước 2: Xác định số oxi hóa tăng và giảm của các nguyên tố sau so với trước khi
phản ứng.
* Ví dụ:
- Số oxi hóa của nguyên tố Fe giảm: 0 – (+3) = -3.
- Số oxi hóa của nguyên tố C tăng: (+4) – (+2) = +2.

- Bước 3: Cân bằng electron: nhân hệ số để:


Tổng số oxi hóa tăng = tổng số oxi hóa giảm.
* Ví dụ:
- Số oxi hóa của nguyên tố Fe giảm: 0 – (+3) = -3 x2
- Số oxi hóa của nguyên tố C tăng: (+4) – (+2) = +2 x 3

- Bước 4: Đặt hệ số của nguyên tố tăng và giảm số oxi hóa vào sơ đồ phản ứng và cân
bằng nguyên tố không thay đổi số oxi hoá, thường theo thứ tự:
+ Kim loại (ion dương):
+ Gốc axit (ion âm).
+ Môi trường (axit, bazơ).
+ Nước (cân bằng H2O để cân bằng hiđro).
* Ví dụ: Fe2O3 + 3CO → 2 Fe + 2CO2

- Bước 5: Kiểm soát số nguyên tử Oxi ở 2 vế phải bằng nhau.

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
4.3. Các ví dụ:Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
+4 +2 −1 0
* Ví dụ 1: Mn O2 + HCl → M n C l2 + H 2O + C l 2
- Số oxi hóa của nguyên tố Mn giảm: (+2) – (+4) = -2 x1
- Số oxi hóa của nguyên tố Cl tăng: 0 – (-1) = +1 x2
+4 +2 −1 0
- Bước đầu ta có: Mn O2 + 2HCl → M n C l2 + H 2O + C l 2
- Phản ứng trên còn có hai phân tử HCl tham gia tạo môi trường, nên phương trình được viết
là:
+4 +2 −1 0
Mn O2 + 4 HCl → M n C l2 + H 2O + C l 2

+2 −1 0 +3 −2 +4 −2
* Ví dụ 2: F e S 2 + O 2 → F e2 O 3 + S O 2
- Số oxi hóa của nguyên tố Fe tăng: (+2) – (+1) = +1
- Số oxi hóa của nguyên tố S tăng: (+4 x 2) – (-1 x 2) = +10
- Tổng số oxi hóa tăng: +11 x 4
- Trong phân tử O2 số oxi hóa của O giảm: (-2 x 2) – (0 x 2) = -4 x 11
- Phương trình hóa học của phản ứng dược viết là:
+2 −1 0 +3 −2 +4 −2
4 F e S 2 + 11O 2 → 2 F e2 O 3 + 8S O 2

- Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa khi cân bằng các phương trình phản ứng Oxi hóa – Khử
có liên quan đến chất hữu cơ vì trong những trường hợp này nhiều khi chỉ có sự thay đổi mật
độ electron biểu hiện bằng sự thay đổi số Oxi hóa, còn trên thực tế chưa có sự cho hẳn và
nhường hẳn .

CHƯƠNG III: BÀI TẬP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ.

Bài tập1: Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng các cách cân bằng.

1. Fe + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
2. SNO3 + KI → KNO3 + SI
3. NO2 + H2O → HNO3 + NO
4. CH3OH + O2 → CO2 + H2O
5. Sb + Cl2 → SbCl3
6. CuBr2 + NH4NO3 → NH4Br + Cu(NO3)2
7. Zn + HBr → ZnBr2 + H2
8. KHP + NaOH → H2O + NaKP
9. CH3OH + KMnO4 → HCOOH + H2O + MnO + K2O
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
10.KHP + NaOH → H2O + NaKP
11. CH3OH + KMnO4 → HCOOH + H2O + MnO2 + KOH
12. CH3CH2OH + KMnO4 → CH3COOH + H2O + MnO2 + KOH
13. CH3OHCH2OH + KMnO4 → CH3COCH3 + H2O + MnO2 + KOH
14. Ag + H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + H2O
15. C + O2 + H2 → C6H12O6
17. Be + O2 → 2BeO
18. CuO → Cu2O +O2
19. C4H8O2 + H2 → C2H6O
20. C6H14 + O2 → CO2 + H20
21. Zn + HClO3 → ZnClO3 + H2
22. FeCl3 + Zn → ZnCl2 + Fe
23. NH4NO3 → N2 + H2O + O2
24. SiCl + H2O → HCl + Si2O
25. Fe2O3 + CO → Fe3O4 + CO2
26. Ag+1 + Cu → Cu+2 + Ag
27. C2H4 + O2 → CO2 + H2O
28. P + O2 → P2O5

29. Al + Cu(NO3)2 → Al(NO3)3 + Cu


30. Fe3O4 + CO → FeO + CO2
31. KClO3 → KCl + O2
32. Fe + O2 → FeO
33. CH3OH + O2 → CO2 + H2O
34. Al + HCl → AlCl3 + H2
35. C2H5OH + O2 → CO2 + H2O
36. Al + HCl → AlCl3 + H2
37. Pb(NO3)2 + NaI → PbI2 + NaNO3
38. Zn + Pb(NO3)2 → Pb + Zn(NO3)2
39. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
40. N2O5 + H2O → HNO3
50. Mg(OH)2 + H3PO4 → Mg3(PO4)2 + H2O
51. N2O2 + H2O → N2O + HNO3

Bài tập 2: Cân bằng các phương trình phản ứng sau bằng các cách cân bằng.

1. Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH.


2. FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 +
H2O.
3. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O.
4. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O.
5. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
6. Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
7. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
8. KMnO4 → K2MnO4 + MNO2 + O2.
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
9. Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O.
10. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O.
11. K2MnO4 + H2O → KMnO4 + MnO2 + KOH.
12. NaClO + KI + H2SO4 → I2 + NaCl + K2SO4 + H2O.
13. Cr2O3 + KNO3 + KOH → K2CrO4 + KNO2 + H2O.
14. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe.
15. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2.
16. Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O.

Bài tập 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. KMnO4 + HCl → Cl2 + MnCl2 + ………


2. SO2 + HNO3 → H2O + NO +…
3. As2S3 + HNO3 +H2O → H3AsO4 + NO + H2SO4.

Bài tập 4: Viết các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho kim loại đồng (Cu) vào từng dung dịch
sau đây: Fe2(SO4)3; FeCl2; Cu(CH3COO)2; CuSO4; CuCl2; AgNO3; NaNO3; HNO3(l); NaNO3
trộn với HCl; HCl; HCl có hòa tan O2; H2SO4(l); H2SO4(l) có hòa tan O2; Fe(NO3)3;
Fe(CH3COO)2; HNO3(đ,nguội); HNO3(đ,nóng); Al(NO3)3; Fe(NO3)2; Fe(CH3COO)3; HgCl2; Hỗn hợp
Cu(NO3)2 - H2SO4 (l).

Bài tập 5: Viết các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho kim loại sắt (Fe) vào từng dung dịch sau
đây: FeCl2; Fe(NO3)3; CuSO4; ZnSO4 ; HCl; AgNO3(dư); CH3COOAg(thiếu); HNO3(l); KNO3;
KNO3 trộn với HCl; H2SO4 (l); H2 SO4 (đ,nguội); H2SO4 (đ,nóng); FeBr3; FeSO4 ;
HNO3(đ,nguội); HNO3(đ,nóng); CH3COOH; CH3COOAg(dư); Cu2+; Fe2+; Fe3+; Mg(HCOO)2

Bài tập 6: Cân các phương trình phản ứng sau:

Bài tập 7: Cân bằng các phản ứng sau đây theo phương pháp cân bằng điện tử.
1. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 → MnSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
2. Fe3O4 + HNO3→ Fe(NO3)3 + NO + H2O
3. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2
4. FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
5. MxOy + HNO3 → M(NO3)n + N2O + H2O
6. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + xNO + yN2O + H2O
7. FexOy + CO → FenOm + CO2
8. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
9. CH3-CH2-OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3-CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
10. FeS2 + H2SO4(đ, nóng ) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
11. CnH2n + 1OH + K2Cr2O7 +H2SO4 → CH3COOH + CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
(Cho biết số mol CH3COOH và CO2 tạo ra bằng nhau)

Bài tập 8: Cân bằng các phản ứng sau đây theo phương pháp đại số:
1. Al + NO2- + OH- + H2O → AlO2- + NH3
2. MxOy + HBr → MBr2 + MBr3 + H2O
3. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
4. FeS2 + H2SO4(đ,nóng ) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Bài tập 9: Cân bằng các phản ứng sau đây theo phương pháp đại số:
1. FeO + H2SO4(đ,nóng ) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2. MxOy + HNO3 → M(NO3)n + NO + H2O
3. NO2- + MnO4- + H+ → NO3- + Mn2+ + H2O
4. dFexOy + CO → FemOn + CO2

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nêu nguyên tắc chung để cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
2. Tại sao gọi phản ứng cho điện tử cũng là phản ứng oxi hóa?
3. Tại sao gọi phản ứng nhận điện tử là phản ứng khử?
4. Tại sao nói nhận diện chất oxi hóa, chất khử góp phần cân bằng phản ứng oxi hóa khử
dễ dàng
5. hơn?
6. Sử dụng phương pháp cân bằng đại số trong trường hợp nào?
7. Khi Fe3+ , Fe+3 , Fe(III) có khác nhau không? Cho thí dụ minh họa.
8. Phản ứng oxi hóa nội phân tử là phản ứng như thế nào? Cho hai thí dụ minh họa.
9. Thế nào là phản ứng tự oxi hóa khử? Cho hai thí dụ.
10. Phân biệt phản ứng tự oxi hóa khử với phản ứng oxi hóa khử nội phân tử. Cho thí dụ
minh họa.
11. Hãy cho biết ý nghĩa khi viết: Mn+7, Mn0, Mn+4, Mn(II), Mn(VII), Mn2+, MnO4-
12. Hãy tóm gọn các giai đoạn để cân bằng một phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp
cân bằng điện tử. Cho thí dụ minh họa bằng một phản ứng cụ thể.
13. Hãy viết gọn các giai đoạn để cân bằng một phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp
cân bằng ion - điện tử. Cho thí dụ.
14. Nêu các bước để cân bằng một phản ứng theo phương pháp đại số. Cho thí dụ minh
họa.
15. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp cân bằng ion - điện tử sẽ nhanh hơn
trong trường hợp nào? Cho thí dụ minh họa.
16. Trong phương pháp cân bằng ion - điện tử nếu không biết phản ứng được thực hiện
trong môi trường axit hay bazơ thì làm thế nào để cân bằng điện tích? Cho thí dụ.
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
17. Cân bằng mỗi phản ứng sau đây theo ba phương pháp (cân bằng điện tử, cân bằng ion -
điện tử và đại số). Nhận xét ưu, khuyết điểm của từng phương pháp.
a. Cu + NO3- + H+ →Cu2+ + NO + H2O
b. Cl2 + KOH(â) t0 →KCl + KClO3 + H2O
c. FexOy + HCl →FeCl2 + FeCl3 + H2O
d. K2SO3 + KMnO4 + KHSO4→ K2SO4 + MnSO4 + H2O
e. FexOy + CO t0 →FenOm + CO2
18. Khi nào không viết được một chất ở dạng ion? Cho thí dụ.
19. Trong phương pháp cân bằng đại số có nhận diện được chất oxi hóa, chất khử hay
không?
20. Có nhất thiết phải làm từng bước như đã hướng dẫn khi cân bằng một phản ứng oxi hóa
khử hay
21. không?
22.
* Chú ý:
- Chỉ khi nào đầu bài yêu cầu cân bằng theo phương pháp cụ thể nào đó thì ta mới thực
hiện các giai đoạn để cân bằng phản ứng theo đúng phương pháp yêu cầu. Còn khi đầu bài
không yêu cầu theo phương pháp nào (như trong bài toán hóa học) thì ta cân bằng theo cách
nào cũng được, càng nhanh càng tốt. Thường ta thực hiện trực tiếp trên phản ứng vừa viết với
nguyên tắc số oxi hóa tăng bằng số oxi hóa giảm. Theo chương trình phổ thông, chú ý phương
pháp cân bằng điện tử.

CHƯƠNG III: BÀI TẬP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÂN BẰNG PHẢN ỨNG
OXI HÓA – KHỬ VÀO GIẢI TOÁN HÓA HỌC.

I. BảO TOÀN ĐIỆN TÍCH.

1. Nguyên tắc:
- Đây là trường hợp riêng của bảo toàn điện tích, chỉ áp dụng cho các phản ứng oxi hóa
– khử. Khi đó số e cho bằng số e nhận.

2. Pháp cân bằng e giải toán hóa.


- Nói đến cân bằng electron thì ai cũng hình dung là dùng cho việc cân bằng phản ứng
oxi hóa – khử theo nguyên tắc: tổng e cho = tổng e nhận. Không chỉ có vậy, phương pháp này
còn được dùng để giải một số bài toán hóa mà hiệu quả của nó đến không ngờ, đôi khi các
phương pháp tính toán bình thường khác phải bó tay. Sau đây chúng ta xem xét một ví dụ để
từ đó rút ra phạm vi ứng dụng của phương pháp này.
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

3. Các ví dụ.

1. Cho 12,42g kim loại Al phản ứng với dung dịch HNO 3 dư thu được dung dịch X và
1,344lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO (đktc). Biết tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H 2 bằng
18. Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch X thu được m (g). Tính m?
Giải:
- Phương trình phản ứng:
1. 8Al + 30HNO3(loãng) → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O.
2. 10Al + 36HNO3(loãng) → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O.
3. 8Al + 30HNO3(loãng) → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O.
- Theo bài cho, ta có:
12, 42
nAl = = 0, 46( mol ).
27
1,344
nX = = 0, 06(mol ).
22, 4
d Y = 18 ⇒ M Y = 18 × 2 = 36( dvc)
H2

- Gọi a, b lần lượt là số mol của N2O và NO (a, b ≥ 0).


a + b = nX = 0, 06 a + b = nX = 0, 06
a × M N2O + b × M NO ⇒ a × 48 + b × 28 ⇒ a = b = 0, 03
= M Y = 36 = M Y = 36
a+b a+b
- Ta có: Al0 → Al+3 + 3e
2N+5 + 2 * 4e → 2N+1
2N+5 + 2 * 5e → 2N0
- Theo bảo toàn e: Tổng số e cho = Tổng số e nhận.
- Do đó ta có: 3 * 0,46 = 8 * a + 10 * b
⇒ 1,38 > 8 * 0,03 + 10 * 0,03
⇒ 1, 38 > 0,54. Vậy phải có phản ứng 3
- Gọi c là số mol của NH4NO3 ( c > 0).
- Do đó ta có: Al0 → Al+3 + 3e
2N+5 + 2 * 4e → 2N+1
2N+5 + 2 * 5e → 2N0
N+5 + 8e → N-3
- Theo bảo toàn e: Tổng số e cho = Tổng số e nhận.
- Do đó ta có: 3 * 0,46 = 8 * a + 10 * b + 8 * c
⇒ 1,38 = 8 * 0,03 + 10 * 0,03 + 8 * c ⇒ c = 0,105.
- Vậy m = m Al(NO3)3 + m NH4NO3 = 0,46 * 213 + 0,105 * 80 = 106,38 (g).

2. Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M có hóa trị II trong dung dịch HNO 3 dư thì thu
được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định tên kim loại
M?
Giải:
- Ta có:
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
8,96
nkhi = = 0, 4(mol )
22, 4

- Vì VNO2 : VNO = 3:1, nên nNO2 : nNO = 3:1


- Suy ra
3
nNO2 = × 0, 4 = 0,3( mol )
4
1
nNO = × 0, 4 = 0,1(mol )
4
- Quá trình oxi hóa: M → M+n + ne
- Quá trình khử: 4N+5 + 6e → 3N+4 + N+2
- Do đó:
19, 2
= 6 × 0,1 ⇒ M = 32n
M

- Lập bảng, ta có:


n 1 2 3 4
M 32 64 (nhận) 9 128
6
- Vậy kim loại M là Cu.

3. Để a (gam) bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có
khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 , Fe3O4 . Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch
H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO2 (đkc). Tìm a?
Giải:
- Các phản ứng xảy ra:
2Fe + O2 → 2FeO
Fe + O2 → Fe2O3
Fe + O2 → Fe3O4
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
- Ta có:
- Số mol Fe ban đầu trong a(g) : nFe = a/56 (mol)
- Số mol O2 tham gia phản ứng : nO2 = (75,2- a)/32 (mol)
- Số mol SO2 sinh ra n(SO2) = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
- Các phản ứng trên bao gồm các quá trình oxi hóa và khử sau :
Fe → Fe+3 + 3e
⇒ số mol e nhường = 3a/56 (mol)
2O0 + 4e → 2O-2 (1)
SO4-2 + 4H+ + 2e → SO2 + 2H2O (2)
- Từ (1) & (2) => số mol e nhận = 4n(O2) + 2n(SO2) = 4(75,2- a)/32 + 2*0,3
- Theo bảo toàn e: Số mol e nhận = Số mol e nhường.

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
⇒ 4(75,2- a)/32 + 2*0,3 = 3a/56
⇒ a= 56 (gam)

4. Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H 2SO4
đặc sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Fe nặng 50 gam vào Y, phản ứng
xong thấy thanh Fe nặng 49,48 gam và thu được dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNO3 đặc,
dư sinh ra khí NO2 duy nhất và còn lại dung dịch E. Cho E bay hơi hết được m gam muối
khan. Hãy tìm giá trị lớn nhất có thể có của m?
Giải:
- Ta có:
n FeS = a
n CuS = b
n FeS2 = c
- Ta có:
a + b + 2c + 0,33 = 1,5a + b + 1,5c + 0,325 (định luật bảo toàn nguyên tố S)
9a + 8b + 15c + 0,325 * 2 (định luật bảo toàn e)
Fe + 2 Fe+3 → 3Fe+2
Fe + Cu+2 → Cu + Fe+2
56( a/2 + c/2 ) - 8b = 50 - 49,48
⇒ a = 0,02
b = 0,04
c = 0,01
- Ta có: n FeSO4 trong dung dịch Z = 1,5 (a+c) + b = 0,085
- Ta nhận thấy cùng khối lượng Fe thì muối Fe(NO3)3 nặng hơn muối Fe2(SO4)3
⇒ khối lượng muối lớn nhất khi là muối Fe(NO3)3
⇒ Max m (muối) = 0,085 * 242 = 20,57(g)

5. Trộn 60 gam bột Fe với 30 gam bột S rồi đun nóng trong điều kiện không có không
khí thu được chất rắn A. Hòa tan A bằng HCl dư thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn
B cần bao nhiêu lit Oxi ở đktc?
Giải:
- Ta thấy nFe = 60/56 > nS = 30/32 nên Fe dư, S hết. Khí B là hỗn hợp H2, H2S. Đốt B
thu được SO2 và H2O.
Phân tích:
- S nhận một phần e của Fe để tạo S2- (FeS) và không thay đổi trong phản ứng với HCl
(vẫn là S2- trong H2S), cuối cùng nó nhường lại toàn bộ e do Fe đã cho và e do nó vốn có để
tạo ra SO2 trong phản ứng với O2
- Fe nhường một phần e cho S để tạo Fe 2+ (FeS) và cuối cùng lượng e này lại đẩy sang
cho O2 (theo trên). Phần Fe dư còn lại nhường e cho H+ để tạo H2, sau đó H2 lại trả số e này
cho O2 trong phản ứng tạo H2O.
⇒ Như vậy, một cách gián tiếp thì toàn bộ e do Fe nhường và S nhường đã được O 2
thu nhận.
- Vậy: ne cho = 2nFe + 4nS = 5,89 (mol).
⇒ nO2 = 5,89/4 = 1,47 (mol).
VO2 = 1,47.22,4 = 32,928 (lit).
Trường: Đại Học Tây Nguyên.
Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.

6. Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B có hóa trị không đổi, chúng đều không phảnvới
nước và mạnh hơn Cu. / X tác dụng hoàn toàn với CuSO4 dư, lấy Cu thu được cho phản ứng
hoàn toàn với HNO3 dư thấy thoát ra 1,12 lit NO ở đktc. Nếu cho lượng X trên phản ứng hoàn
toàn với HNO3 thì thu được bao nhiêu lit N2 ở đktc?
Giải:
- Phân tích: Cu2+ nhận a mol e của A, B để tạo Cu, Cu lại nhường lại a mol e cho N5+
để tạo NO.
N+5 + 3e → N+2
⇒ nNO = a/3 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol) ⇒ a = 0,15 (mol).
- Ở thí nghiệm sau, A, B nhường a mol e cho N5+ để tạo N2:
2N+5 + 2.5e → 2N0
⇒ nN2 = 0,15/10 = 0,015 (mol).
⇒ V N2 = 0,015.22.4 = 0,336 (lit).

7. Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với HNO3 thu được 0,01 mol NO và
0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra?
Giải:
- Đặt số mol Mg,Al,Cu lần lượt là a,b,c
⇒ Số mol e nhường = 2a + 3b + 2c = nNO3- trong muối.
- Số mol e nhận = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol = 2a + 3b + 2c
- Vậy: m = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 (g).

* Chú ý: Số mol HNO3 làm môi trường = số mol HNO3 tạo muối = số mol e cho = số mol e
nhận. Số mol HNO3 oxi hóa tính được theo số mol các SP khử, tù đó ta tính được số mol HNO3
phản ứng.

8. Để m gam bột Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A
gồm Fe và các oxit Fe. Cho hỗn hợp tan hoàn toàn trong HNO 3 thu được 2,24 l NO duy nhất.
Tính m?
Giải:
a. Phương pháp bảo toàn e:
ne Fe nhường = ne do O2 thu + ne do N+5 thu
3m/56 = (12-m).4/32 + 0,1.3
⇒ m = 10,08 g

b. Suy biến của PP bảo toàn e:


- Giả sử hỗn hợp chỉ gồm có Fe và Fe2O3
- Phương trình phản ứng: 4Fe + 3O2 ⇒ 2Fe2O3
⇒ nFe = 4/3nO2 = 4/3 . (12-m)/32
- Số mol Fe trong A: = m/56 - 4/3 . (12-m)/32
- Theo (I) ⇒ nFe = nNO ⇒ m/56 - 4/3 . (12-m)/32 = 0,1
⇒ m = 10,08

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
- Ta có thể qui hỗn hợp A gồm có Fe và một trong số các oxit kia của Fe nhưng phức
tạp hơn do các oxit này phản ứng với HNO3 có tạo NO.

MỘT SỐ BÀI TẬP.

Bài tập 1: Cho 4,48 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl 3 0,2M và
Fe2(SO4)3 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được m gam chất rắn và dung dịch A.Tính
m?
- Xác định nồng độ mol (mol/l) của dung dịch A.
- Nếu cô cạn dung dịch A, tính khối lượng muối khan thu được.
(Cho biết các muối FeCl2, FeSO4 đều hòa tan được trong nước)
(Fe = 56; Cl = 35,5; S = 32; O = 16)
ĐS: m = 0,56g; FeCl2 0,3M; FeSO4 0,75M; 7,62g FeCl2; 22,8g FeSO4

Bài tập 2: Cho 2,24 gam bột sắt vào một cốc có chứa 400 ml dung dịch AgNO 3
0,225M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thu được m gam chất rắn và 400 ml dung
dịch A.
- Tính m.
- Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch A.
(Fe = 56; Ag = 108)
ĐS: m = 9,72g; Fe(NO3)2 0,075M; Fe(NO3)3 0,025M

Bài tập 3 (Tuyển sinh đại học khối A, năm 2002): Cho 18,5 gam hỗn hợp Z gồm Fe,
Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Z1 và còn lại 1,46 gkim
loại.
- Viết các phản ứng.
- Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3.
- Tính khối lượng muối trong dung dịch Z1.
(Fe = 56; O = 16; N = 14)
ĐS: HNO3 3,2M; 48,6g

Bài tập 4: Cho 1,95 gam bột kẽm vào 200 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,125M, khuấy đều.
Sau khi kết thúc phản ứng, thu được x gam chất rắn và dung dịch Y.
- Tính x?
- Cô cạn dung dung dịch Y, tính khối lượng muối khan thu được.
(Zn = 65; Fe = 56; S = 32; O = 16)
ĐS: x = 0,28g; 4,83g ZnSO4; 6,84g FeSO4

Bài tập 5: Cho từ từ a mol bột kim loại sắt vào một cốc đựng dung dịch chứa b mol
AgNO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ứng với các trường hợp có thể có. Tìm điều
kiện liên hệ giữa a, b để có các trường hợp này và tìm số mol mỗi chất thu được theo a, b các
chất thu được (không kể dung môi H2O) ứng với từng trường hợp trên.

Trường: Đại Học Tây Nguyên.


Giáo viên hướng dẫn: Đinh Thị Xuân Thảo – ĐHTN.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Sỹ Cường – SP Hóa K07.
Bài tập 6: Cho từ từ dung dịch chứa b mol AgNO 3 vào một cốc đựng a mol bột Fe.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra ứng với các trường hợp có thể có. Tìm điều kiện liên hệ
giữa a, b để có các trường hợp này và tính số mol các chất thu được theo a, b ( không kể dung
môi) ứng với từng trường hợp trên.

Bài tập 9: Cho từ từ x mol bột kim loại kẽm (Zn) vào một cốc đựng dung dịch có hòa
tan y mol FeCl3. Viết phương trình phản ứng xảy ra ứng với các trường hợp có thể có. Tìm
điều kiện liên hệ giữa x, y để có các trường hợp này và tính số mol mỗi chất thu
được theo x, y (không kể dung môi) ứng với từng trường hợp trên?

Trường: Đại Học Tây Nguyên.

You might also like