You are on page 1of 123

PHẦN I

CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI


SINH HỌC
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 75

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH VI SINH VẬT


TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
(Tại phân xưởng 2 - Xí nghiệp Cao su Đồng Nai)

Trần Tuấn Đức, Viện Sinh học Nhiệt đới


Nguyễn Nghĩa Long, Hoàng Hải Phong, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng

MỞ ĐẦU
Phân xưởng 2: Xí nghiệp Cao su Đồng Nai toạ lạc trên diện tích 5 ha tại Khu công
nghiệp Biên Hoà I; phân xưởng được đầu tư để sản xuất 300.000 lốp ôtô/năm. Qua khảo
sát cho thấy lượng nước thải ở đây vào khoảng 150m3 - 180m3/24h; thành phần gồm:

TT Chỉ tiêu khảo sát Đơn vị tính Hàm lượng


1 pH 7,5
2 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD 5) mgO2/l 13
3 Nhu cầu oxy hoá sinh (COD) mgO2/l 23654
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 6060
5 Hàm lượng Nitơ tổng mg/l 12,7
6 Hàm lượng amoni (tính theo N) mg/l 2,8
7 Hàm lượng photpho tổng mg/l 0,14
8 Hàm lượng dầu mỡ khoáng mg/l 119
9 Hàm lượng dầu mỡ ĐTV mg/l 25,2
10 Colifomr MPN/100m 2 4,6 x 10 4

(Nguồn: Trung tâm quan trắc v à KHKT - Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai)
Như vậy thành phần gây ô nhiễm chủ yếu trong n ước thải ở đây là dầu mỡ (các
hydrat cacbon) được thải ra trong quá trình thao tác máy; các chất rắn lơ lửng… Do yêu
cầu nghiêm ngặt của địa phương, nước thải của nhà máy xử lý phải đạt tiêu chuẩn A
(TCVN-2002) trước khi thải ra môi trường (vì nước được thải ra sông Đồng Nai…).,
nêu biện pháp xử lý ở đây phải hợp lý triệt để.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, trong số các ph ương pháp xử lý thì phương
pháp oxy hoá vi sinh - lọc sinh học ngập nước có thổi khí tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả,
do phương pháp này không gây ô nhi ễm thêm cho khu vực xung quanh; tiết giảm đ ược
các giai đoạn xử lý phụ và đặc biệt có thể xử lý gần nh ư triệt để các yếu tố gây ô nhiễm.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu
Quá trình xử lý được thực hiện trong bể phản ứng sinh học với lớp b ùn dính trên vật liệu
mang - giá thể vi sinh là sợi acrylic; có đặc tính nhẹ, dạng sợi x ù xì (để tăng độ bám cho mang
76 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

vi sinh vật - biofilm) đường kính 2,5mm; được kết nối với nhau thành chùm; sau đó sẽ phát
triển thành mạng lưới khí hệ thống thổi khí trong bể phản ứng sinh học hoạt động.
Phương pháp xử lý:

Là phương pháp oxy hoá vi sinh - lọc sinh học ngập nước có thổi khí, được thực
hiện trong 3 bể phản ứng sinh học, mỗi bể có kích th ước 5,2 x 3,6 x 3,2 (m).
Toàn bộ quá trình xử lý dược thực hiện theo sơ đồ.

Nước xxxx xxxx bể bể


thải bể xxxx xxxx lắng khử
thu lọc trùng thải ra
gom bên ngoài
vật liệu mang bể phản ứng
sinh học

Như vậy: nước thải được thu gom về sẽ được bơm trực tiếp lên bể phản ứng; trong bể
phản ứng bố trí vật liệu mang - giá thể vi sinh phía trên và hệ thống thổi khí được phân bố
đều theo diện tích đáy bể phía d ưới; ở đây nước thải được phối trộn đều để tham gia các
phản ứng sinh hoá dưới áp lực liên tục của hệ thống thổi khí và hệ thống bơm hồi lưu. Sau
đó, nước sẽ tràn qua bể lắng lọc, rồi qua bể khử trùng trước khi thải ra bên ngoài.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Khi hệ thống xử lý nước thải này đi vào vận hành ổn định chúng tôi đã đề nghị
Trung tâm quan trắc và kĩ thuật môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh
Đồng Nai lấy mẫu nước phân tích; kết quả được thực hiện ở bảng 2:

TT Chỉ tiêu khảo sát Đơn vị tính Hàm lượng


1 pH 7,5
2 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD 5) mgO2/l 10
3 Nhu cầu oxy hoá sinh (COD) mgO2/l 24
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l <4
5 Hàm lượng Nitơ tổng mg/l 4,65
6 Hàm lượng amoni (tính theo N) mg/l 0,20
7 Hàm lượng photpho tổng mg/l 0,02
8 Hàm lượng dầu mỡ khoáng mg/l <0,02
9 Hàm lượng dầu mỡ ĐTV mg/l 8,1
10 Colifomr MPN/100m 2 Không phát hiện

Kết quả bảng 2 cho thấy, sau khi xử lý: nhu cầu oxy hoá học (COD) trong nước đã
giảm xuống còn 24mgO2/l, đạt hiệu suất gần 99%; với tổng chất rắn lơ lửng còn <4mg/l
đạt hiệu suất >99%; hàm lượng dầu mỡ khoáng (một trong những nguyên nhân chính
gây ô nhiễm) hầu như đã được loại bỏ, đặc biệt h àm lượng amoni (tính theo N) đ ã giảm
14 lần, đạt tiêu chuẩn A (TCVN-2002)…
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 77

Phương pháp oxy hoá vi sinh - lọc sinh học ngập nước thổi khí tỏ ra phù hợp cho
việc xử lý nước thải của nhà máy này, kết quả phân tích cho thấy hiệu suất xử lý rất cao
đối với các chất gây ô nhi ễm chính, trung bình đạt từ 90 - 95%.
Vật liệu mang acrylic tỏ ra ph ù hợp để làm giá thể bám dính vi sinh vật trong xử lý
sinh học do diện tích tiếp xúc bề mặt lớn; độ rỗng, độ bền cao; trọng lượng nhẹ, đặc biệt
không gây tác vì sức cản dòng chảy nhỏ.

KẾT LUẬN

 Hiệu quả xử lý của phương pháp oxy hoá vi sinh - lọc sinh học ngập nước có thổi
khí là khá cao và ổn định.
 Vật liệu mang Acrilic tỏ ra ph ù hợp để làm giá thể cố định vi sinh vật do có độ bám
dính tốt, nhẹ và giá thành rẻ.
 Tuy nhiên để hệ thống xử lý ổn định cần tuân thủ qui tr ình chặt chẽ khi vận hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Thế Hà & ctv. Dự án xử lý amino trong n ước ngầm qui mô pilot tại Nhà máy
Nước Pháp Vân. Công ty KDNS Hà Nội. Sở GTCC Hà Nội. 8/2004
2. Nguyễn Việt Anh. Nghiên cứu xử lý nước ngầm nhiễm amoni bằng phương pháp
sinh học. Tạp chí cấp thoát nước 5/2007
3. Trần Hiếu Nhuệ (2001). Thoát n ước và xử lý nước thải công nghiệp. N XB Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội
78 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT COMPOST TỪ RÁC SINH HOẠT

Dương Đức Hiếu, Võ Thị Hạnh, Ngô Kế Sương


Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU
Rác sinh hoạt - được xem như nguồn tài nguyên vô cùng lớn cần được tận dụng triệt
để. Từ rác sinh hoạt, bằng nhiều phương pháp khác nhau ngư ời ta có thể sản xuất ra các
sản phẩm hữu ích như năng lượng (điện năng, khí sinh học), phân bón, v.v… để phục vụ
trở lại nhu cầu con người [10, 15, 18].
Quá trình ủ hiếu khí chất thải hữu c ơ được gọi là Composting, các vi sinh vật có
mặt trong đống ủ trực tiếp khoáng hoá vật liệu hữu c ơ tạo CO2, khoáng chất và chất mùn
được gọi là compost [12].
Do đặc tính của rác sinh hoạt l à phân hủy nhanh, có độ ẩm cao (>90%), v à tỷ số
C/N thấp (14,46-15,29) nên việc tạo phân hữu cơ đơn thuần từ rác sinh hoạt đã không
đem lại hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra ô nhiễm thứ cấp nh ư nước rỉ rác và mùi hôi [2].
Do đó việc phối trộn giữa rác sinh hoạt với các nguy ên liệu khác như mạt dừa, than bùn
và bụi thuốc lá để ủ sẽ giúp khắc phục đ ược những hạn chế vừa nêu.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Nguyên liệu ủ
Nguyên liệu chính: rác sinh hoạt đ ược thu gom từ chợ nhỏ (Thủ Đức) v à chợ Dĩ An
2 (Bình Dương). Sau đó, loại bỏ các vật liệu khó hoặc không phân huỷ nh ư nylon, nhựa,
và vật chất vô cơ. Phần vật liệu hữu cơ phân huỷ được là nguồn nguyên liệu làm phân ủ.
Các nguyên liệu phụ: mạt dừa (do các ghe thuyền tại khu vực Cầu G ò Dưa, Q.Thủ
Đức cung cấp), bụi thuốc lá (từ Nh à máy thuốc lá Sài Gòn, đường Trần Phú, Q.10), than
bùn (từ các cơ sở bán tại Thủ Đức).
Phương pháp nghiên cứu
Mô hình thí nghiệm: như đã đề cập ở phần mở đầu, rác sinh hoạt có độ ẩm quá cao
(>90%), tỷ lệ C/N thấp (14,95) đã hạn chế đến việc vận hành composting. Vì vậy, ở mô
hình này đã phối trộn rác sinh hoạt thêm với một vài nguyên liệu vừa có khả năng hút
giữ ẩm vừa cung cấp thêm chất hữu cơ như than bùn, mạt dừa và bụi thuốc lá. Các công
thức phối trộn giữa rác sinh hoạt v à các nguyên liệu trên như sau:
Công thức 1: Rác phối trộn có tỷ lệ C/N ban đầu = 20 -22; và độ ẩm 75-78%.
Công thức 2: Rác phối trộn có tỷ lệ C/N ban đầu = 30 -32; và độ ẩm 70-73%.
Công thức 3: Rác phối trộn có tỷ lệ C/N ban đầu = 40 -43; và độ ẩm 58-60%.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 79

Theo dõi và phân tích các ch ỉ tiêu: nhiệt độ, độ ẩm, pH, các bon hữu c ơ, nitơ, phốt
pho (dạng P2O5), kali (dạng K2O), axít humic, tổng vi sinh vật hiếu khí, vi sinh vật phân
giải cellulose.
Trong thí nghiệm này, nhiệt độ được theo dõi mỗi ngày, còn các thông số độ ẩm,
pH và C/N được xác định mỗi tuần. Kết quả đ ược phân tích biến lượng và xếp hạng
bằng trắc nghiệm Duncan cho thấy, với mức ý nghĩa 0,000 (<0,05) n ên có sự khác biệt
có ý nghĩa giữa các công thức theo thời gian.
Các phương pháp xác đ ịnh nhiệt độ, độ ẩm, pH, độ dẫn điện theo Martin Tanner
(2003). Xác định nitơ, photpho (P 2O5) và kali (K 2O) tổng số bằng các phương pháp
micro kjeldalh, so màu và ion hoá ng ọn lửa. Xác định cácbon hữu cơ theo Walkley-
Black và axít humíc theo TC:010/QĐ -TN (1993). Kiểm tra vi sinh vật hiếu khí v à vi
sinh vật phân giải cellulose theo TCVN 6168 (2002).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm


Sự thay đổi nhiệt độ là do hoạt động trao đổi chất của vi sinh vật. Quá tr ình ủ
composting thường được chia làm 4 thời kỳ phụ thuộc vào nhiệt độ: ấm, nóng, nguội, và
thời kỳ ổn định. Ứng với mỗi thời kỳ có các vi sinh vật khác nhau hoạt động. Trong
những ngày đầu, vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ, chúng sử dụng chất hữu c ơ để đồng
hoá và phát triển rất nhanh. Trong thí nghiệm n ày, kết quả ghi nhận được ở đồ thị 1.

70 80

70
60
60
50
Nhieät ñoä ( oC)

Coâng thö ùc 1 50
Ñoä aåm (%)

40
Coâng thö ùc 2 40 Coâng thöùc 1
30
Coâng thö ùc 3 30 Coâng thöùc 2
20 Coâng thöùc 3
20
10
10
0 0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 10 12 13 14 16 21 24 28 31 35 0 7 14 21 28 35

1a Thôøi gian (ngaøy) Thôøi gian (ngaøy)


1b

Đồ thị 1. Sự thay đổi nhiệt độ v à độ ẩm theo thời gian của đ ống ủ composting
rác phối trộn
Đồ thị 1a cho thấy, nhiệt độ đạt giá trị cực đại v ào các ngày thứ 4 và 5 của công
thức 3 là 630C, cao hơn nhiều so với nhiệt độ của công thức 2 v à 1, tương ứng 60 0C và
530C. Có lẽ việc phối trộn rác chợ với mạt dừa, than b ùn, và bụi thuốc lá là những
nguyên liệu vừa có khả năng hút giữ ẩm cao lại vừa tạo độ t ơi xốp và độ thoáng khí
cho đống ủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động v à thời gian
duy trì nhiệt độ đống ủ (40-630C) trong suốt thời gian gần 2 tuần. Ở điều kiện đó tốc
độ khoáng hoá vật liệu hữu c ơ xảy ra nhanh hơn, và m ức độ tiêu diệt các mầm bệnh
được triệt để hơn [4].
80 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật trong quá tr ình ủ
chất thải. Độ ẩm thấp hoặc quá cao đều khô ng thuận lợi cho vi sinh vật khoáng hoá các
hợp chất hữu cơ [16].
Kết quả ở đồ thị 1b cho thấy độ ẩm ban đầu của công thức 1 (75%) sau 35 ng ày ủ
compost độ ẩm còn 63%, cao hơn rất nhiều so với công thức 2 v à 3, tương ứng 49 và
40%. Nguyên nhân có th ể do tỷ lệ C/N ban đầu của công thức 1 h ơi thấp (20) và ẩm độ
tương đối cao (75%), làm cho nguyên liệu ủ trở nên bết dính, oxy không khí khó khuếch
tán vào môi trường ủ đã cản trở nhiều hoạt động của vi sinh vật. Ng ược lại, ở công thức
2 và 3 có tỷ lệ C/N ban đầu tương ứng 32 và 43, đây là tỷ số thích hợp cho việc vận
hành composting, hơn n ữa độ ẩm ban đầu 70% v à 60% (tương ứng công thức 2 và 3) rất
thích hợp cho quá trình lên men rác sinh hoạt, nguyên liệu ủ ở cả hai công thức 2 v à 3
đều tơi xốp tạo điều kiện cho oxy bề mặt dễ dàng khuếch tán vào bên trong khối ủ thông
qua động tác đảo trộn định kỳ, v ì thế đã tạo thuận lợi cho vi sinh vật trong khối ủ tham
gia khoáng hoá các hợp chất hữu cơ.

2. Sự thay đổi pH và tỷ số C/N của quá trình ủ compost

9 50
8 45
7 40
6 35
Coâng thö ùc 1 30 Coâng thö ùc 1
Giaù trò pH

Tyû soá C/N

5
Coâng thö ùc 2 25 Coâng thö ùc 2
4
Coâng thö ùc 3 20 Coâng thö ùc 3
3
15
2 10
1 5
0 0
0 7 14 21 28 35 0 7 14 21 28 35

2a Thôøi gian (ngaøy) 2b Thôøi gian (ngaøy)

Đồ thị 2. Sự thay đổi pH và tỷ số C/N theo thời gian của đống ủ composting
rác phối trộn
Đồ thị 2a cho thấy diễn biến của pH trong suốt quá tr ình ủ ở cả 3 công thức đều
nằm trong khoảng trung tính (pH = 7 - 8). Giá trị pH này không những đã hạn chế việc
thất thoát nitơ mà còn thích hợp để vi sinh vật oxy hoá các hợp chất hữu c ơ. pH ban đầu
không ảnh hưởng nhiều đến việc vận h ành composting cho dù cao hay th ấp. Nhiều tác
giả đã khảo sát [6, 11] và cho biết pH ban đầu dao động trong k hoảng 5 - 9 vẫn có thể ủ
compost có hiệu quả.
Tỷ lệ C/N là thông số quan trọng của quá trình ủ rác sinh hoạt. Kết quả đồ thị 2b
cho thấy, trong 2 tuần đầu C/N của các công thức đều giảm r õ rệt, do rác chợ tươi đã
kích thích hoạt động oxy hoá các hợp chất hữu c ơ bởi vi sinh vật diễn ra nh anh hơn,
càng về sau cơ chất đã dần ổn định, hoạt động của vi sinh vật chậm lại. Ở công thức 2
hiệu quả xử lý rác phối trộn cao h ơn hẳn so với công thức 3 và 1, hơn nữa tỷ số C/N sau
cùng bằng 12, nằm trong giới hạn cho phép của ti êu chuẩn phân bón quy định trong
khoảng 10-15 [16]. Có lẽ ở công thức 3 tỷ lệ C/N cao (43), và có độ ẩm ban đầu tương
đối thấp (60%) nên khi ủ đã tạo nhiệt độ khối ủ khá cao v à kéo dài gần 2 tuần dẫn đến
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 81

môi trường khối ủ trở nên khô, mất nitơ, do vậy sản phẩm cuối cùng có tỷ lệ C/N cao
hơn tiêu chuẩn phân bón quy định (22,5); ngược lại, ở công thức 1 tỷ số C/N ban đầu
hơi thấp (20) và có độ ẩm cao (75%) không chỉ làm cho môi trường của khối ủ trở
nên yếm khí mà nhiệt độ còn bị giảm xuống rõ rệt từ những ngày đầu của tuần thứ 2. Tỷ
lệ C/N tối ưu cho quá trình ủ composting dao động từ 25 -35 [7, 13].

3. Sản phẩm phân hữu cơ sau 35 ngày ủ compost

Bảng 3. Đặc tính hóa lý v à sinh học của phân hữu cơ sau 5 tuần ủ

Chỉ tiêu Các công thức rác phối trộn


Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
pH 7,68 7,55 7,20
Độ ẩm (%) 63 49 40
Các bon hữu cơ (%) 21,28 21,10 20,00
Tổng nitơ (%) 1,54 1,63 1,64
Phốtpho dạng P 2O5 (%) 0,33 0,36 0,47
Kali dạng K2O (%) 1,17 1,24 1,28
Axít humíc (%) 7,05 7,75 7,54
Cellulose (%) 25,65 25,43 25,25
Tỷ lệ C/N 13,81 12,04 22,50
Độ dẫn điện (mS/cm) 12,07 12,76 12,99
Vi khuẩn (CFU/g):
- Tổng vi khuẩn 4,1x107 4,1x107 4,3x107
7 7
- VK phân giải cellulose 2,4x10 2,3x10 3,1x107
Vi nấm (CFU/g):
- Tổng vi nấm 5,8x107 5,9x107 5,8x107
- VN phân giải cellulose 2,5x107 2,2x107 3,1x107
Xạ khuẩn (CFU/g):
- Tổng xạ khuẩn 4,6x107 4,5x107 4,9x107
- XK phân giải cellulose 8,6x106 8,4x106 1,3x107

Kết quả ghi nhận trong bảng 3 cho thấy compost đ ược làm từ hỗn hợp rác sinh hoạt
với mạt dừa, than bùn và bụi thuốc lá nhìn chung đạt tiêu chuẩn phân bón quy định.
Tổng VSV hiếu khí và VSV phân giải cellulose của cả 3 công thức đều cao (106 -107
CFU/g); hàm lượng axít humíc ở thí nghiệm n ày dao động từ 7-8%, cao hơn rất nhiều so
với compost đơn thuần được làm từ rác chợ (3,7-3,8%) [2]; độ dẫn điện (EC) cao hơn 2
lần so với độ dẫn điện của phân hữu c ơ chế biến từ rác sinh hoạt. Có lẽ quá tr ình tạo
mùn diễn ra phức tạp, ở giai đoạn đầu vi sinh vật khoáng hoá chất hữu c ơ dễ phân huỷ,
giai đoạn 2 tạo chất mùn với thành phần chủ yếu là: axít humíc, fulvic, humin,v.v…,
nhưng chủ yếu là axít humíc [9]. Ở giai đoạn này phân huỷ như lignin, hemi-cellulose và
cellulose thành chất mùn chỉ nhờ hoạt động của vi sinh vật ở điều kiện vi hiếu khí.
Chính vì vậy những loại phân hữu c ơ được làm từ nguồn thải giàu hợp chất khó phân
huỷ thường có hàm lượng axít humíc nhiều h ơn (phụ thuộc vào thời gian và phương
pháp ủ). Độ dẫn điện EC là thông số nói lên sự hiện diện của các ion Na +, Ca++, Mg2+,
82 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

K+, Cl-, SO42-, NO3-, CO32- ở dạng muối hoà tan trong phân ủ hữu cơ [14]; mẫu phân ủ
hữu cơ làm từ rác phối trộn có thành phần dinh dưỡng ở dạng hoà tan cao hơn nhiều so
với mẫu phân hữu cơ đơn thuần từ rác sinh hoạt.

KẾT LUẬN
Việc phối trộn rác sinh hoạt với các nguy ên liệu (mạt dừa, than bùn và bụi thuốc lá)
khác đã giúp quá trình ủ compost hiệu quả hơn, không tạo ra ô nhiễm thứ cấp (n ước rỉ
rác và mùi hôi bốc lên từ đống ủ). Trong thí nghiệm n ày, công thức 2 là công thức phối
trộn tối ưu nhất cho quá trình ủ compost. Giá trị tối ưu cho quá trình ủ compost là: cần
duy trì khoảng nhiệt độ thermophilic (  500C) từ 1 đến 2 tuần, độ ẩm ban đầu 70%, tỷ lệ
C/Nban đầu là 32. Phân ủ hữu cơ thu được có hàm lượng axít humíc 7-8%, tỷ số C/N
sau cùng là 12, tổng vi sinh vật hiếu khí v à vi sinh vật phân giải cellulose nằm trong
khoảng 106-107 CFU/g.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Lân Dũng và các tác giả (1979). Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh
vật, tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Dương Đức Hiếu (2005). Nghiên cứu ứng dụng một số chế phẩm vi sinh để xử lý
rác sinh hoạt thành compost, Luận văn thạc sỹ khoa học môi tr ường, Trường Đại
học KHTN, TP. HCM
3. Bari Q. H. and Koenig A. (2001). Effect of air recirculation and reuse on
composting of organic solid waste. Resources, Conservation and Recycling , 33, p.
93-111.
4. Beffa T. et al. (1996). Isolation of thermus strains from hot compost (60 to 80 0C).
Appl. Environ. Microbiol. , 62, p. 1723-1727.
5. Brinton W. F. (2000). Compost quality standards & guidelines. New York State
Association of Recyclers . Woods end Research Laborat ory.
6. Korner et al. (2003). Investigation and optimization of composting processes test
systems and practical examples. Waste Management, 23, p. 16-26.
7. Kuhlman L. R (1990). Windrow composting of agricultural and municipal wastes.
Resources, Conservation and Recycling, 4, p. 151-160.
8. Martin Tanner (2003). Nitrogen in co -compost and other chemical compost
analyses. Report of a field in Kumasi , Ghana, SANDEC.
9. Marja Tuomela (2002). Degradation of lignin and other 14C-labelled compounds in
compost and soil an emp hasis white-rot fungi. Academic dissertation in
microbiology, University of Helsinki.
10. Mbuligwe S. E. et al. (2002). Potential and contraints of composting domestic solid
waste in developing countries: findings from a pilot study in Dar es Salaam,
Tanzania. Resources, Conservation and Recycling , 36, p. 45-59.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 83

11. Nakasaki K. et al. (1993). Effects of pH control on composting garbage. Wastes


Management Resousces, 11, p. 117-125.
12. National Engineering Handbook (2000). Composting. Natural Resources
Conservation Service, United States Department of Agriculture.
13. Sadaka S. and A. El. Taweel A.El. (2003). Effects of aeration and C:N ratio on household
waste composting in Egypt. Compost Science & Utilization, vol. 11, No. 1, p. 36-40.
14. Subjarearn et al. (2002). The efficie ncy of some microbiol activators in organic
composting from market wastes. Symposium, 57, paper no. 2315.
15. Tchobaglous G. et al. (1993). Integrated solid waste management. McGraw-Hill,
New York.
16. Tom L. R. et al. (2002). Moisture relationships in composting processes. Compost
Science & Utilization, vol. 10, No. 3, p. 286-302.
17. Wayne H. T. (2001). Test methods for the examination of composting and compost.
18. Wei et al. (2003). The technology of the municipal solid wastes composting. Nature
and Science, 1 (1), China, p. 91-94.

SUMMARY
Study on production of compost from municipal solid wastes
Duong Duc Hieu, Vo Thi Hanh, Ngo Ke Suong
Institute of Tropical Biology

Composting has become increasingly popular in the past decade as a biological


treatment process of municipal solid wastes, with the purpose of recovery, stabilization
and volume reduction of waste material in the form of compost. In this study, the effect
of coconut coir dust, peat and tobacco residues addition on municipal solid wastes
composting process was investigated. The first, second and third fomulas adjusted
average intilial C/N ratio and moisture was 20 and 75%, 30 and 70%, 40 and 60%,
respectively. The results show that (i) the municipal solid wastes mixed with coconut
coir dust, peat and tobacco residues was composting better than control (without
mixture); (ii) during composting, secondary pollution (such as leachate and odour) was
not released; (iii) the second formula is the best for the composting process because of
the maintained thermophilic phase (>500C) from one to two weeks, 70% initial
moisture, 32 C/Ninitial ratio; and (iv) final compost contained 8% humic acid, C/N final
ratio is about 12, the amount of total aerobic and cellulose decomposing microorganisms
are about 106-107 CFU/gr.
84 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH TỄ CỦA CÁ GIỐNG Đ ƯỢC


SẢN XUẤT TỪ AO SINH HỌC Đ ƠN XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Lê Thị Ánh Hồng, Viện Sinh học Nhiệt đới


Nguyễn Phúc Cẩm Tú, ĐH Nông Lâm TPHCM
Phan Văn Minh, Sở KHCN TPHCM

MỞ ĐẦU

Tại Tp. Hồ Chí Minh, với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao cùng với sự gia
tăng dân số dẫn đến sự ô nhiễm của các thủy vực ng ày càng trầm trọng. Thực tế cho thấy
tình trạng báo động về mức độ ô nhiễm tại các k ênh rạch trong phạm vi nội th ành và
vùng ven đã làm mất đi vẻ cảnh quan, tạo mùi hôi thối và gây ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng.
Đối với một số quận, huyện ngoại thành, nạn ô nhiễm nước trầm trọng đã làm cho
lúa, rau màu, và cá bị chết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ng ười nông dân.
Do đó việc nghiên cứu các công nghệ và phương án xử lý nước thải đô thị tại thành phố
là vô cùng cần thiết và cấp bách, một trong những ph ương án được đề nghị nghiên cứu
là sử dụng hệ ao sinh học (stabilization ponds), trong đó việc nghi ên cứu ao đơn xử lý
nước thải và tái sử dụng các muối dinh dưỡng có trong nước thải phục vụ cho nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản là cấp bách vì nó là mô hình đơn giản nhất, phù hợp với
các mô hình canh tác có di ện tích nhỏ của nông dân ngoại th ành. Như chúng ta đã biết
nước thải đô thị là một tổ hợp các thành phần phức tạp trong đó chứa vô số các vi khuẩn,
tảo, giun sán, vi sinh vật gây bệnh, v à các kim loại nặng,… Vì vậy khi tái sử dụng nước
thải sau khi được xử lý bằng hệ ao sinh học để nuôi trồng thủy sản cần phải đ ược giám
sát chặt chẽ để bảo đảm độ an toàn cho sức khoẻ cộng đồng bởi vì các vi sinh vật gây
bệnh cũng như các kim loại nặng và các chất hữu cơ dạng vết có thể gây tác động xấu
lên cá cũng như ảnh hưởng sức khoẻ của người tiêu dùng.
Theo quan điểm đó, cá giống được sản xuất từ ao đơn xử lý nước thải đô thị trong
điều kiện Tp. HCM đã được kiểm tra chất lượng về tiêu chuẩn vi sinh vật gây bệnh cũng
như sự tích luỹ kim loại nặng hiện diện trong thịt cá.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu
 Cá giống: Cá giống được thu hoạch từ ao đơn xử lý nước thải đô thị;
 Ao nuôi cá thịt với nước không bị ô nhiễm tại trại nuôi cá Phú Hữu, Quận 9, nước
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hai hệ thống sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 85

Phương pháp
Phương pháp bố trí thí nghiệm
 Thả cá bố mẹ vào ao nước đen (nước thải đô thị từ kênh Ruột ngựa) sau khi lấy
nước vào ao khoảng 7 ngày;
 Sau khi cá bố mẹ được thả 4 tuần, tiến hành thu cá giống. Trong quá trình nuôi
không bổ sung thức ăn cho cá;
 Lượng cá giống thu được sẽ đem một phần về phòng thí nghiệm phân tích vi sinh
vật gây bệnh và kim loại nặng, phần còn lại đem về nuôi tại Trại nuôi cá Phú Hữu
trong thời gian 4 tuần sau đó cũng tiến hành phân tích như trên.
 Cá giống nuôi trong điều kiện bình thường tại Trại Phú Hữu cũng được phân tích
làm mẫu đối chứng.
* Thí nghiệm được lặp lại 6 lần trong cả hai mùa mưa và nắng.
Phương pháp phân tích vi sinh vật gây bệnh
Các chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí, tổng Feacal Coliform, Staphylococcus aureus,
Clostridium perfringens, Salmonella được phân tích theo FAO Food and Nutrion Paper.
Phương pháp phân tích kim loại nặng
Các chỉ tiêu kim loại nặng Hg, Cr, Cd và Pb được phân tích theo phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Các chỉ tiêu vi sinh


Kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh gây bệnh có trong thịt cá giống được nuôi
trong ao xử lý nước thải, cá sau khi nuôi trong nước sạch và cá đựơc nuôi tại trại Phú
Hữu được trình bày trong bảng 1 như sau:

Bảng 1. Nồng độ vi sinh vật gây bệnh có trong thịt cá được nuôi trong
các điều kiện thí nghiệm
(khuẩn lạc/gam)
Chỉ tiêu Cá giống nuôi trong nước Cá giống sau khi được Cá giống được nuôi tại
thải nuôi trong nước sạch Trại Phú Hữu
Tổng VSV hiếu khí 2 x 102 1.3 x 10 2 – 1.87x 10 3 3.1 x 10 2 – 6.3 x 10 2
Tổng Feacal Coliform <3 <3 <3
Staphylococcus aureus 0 0 0
Clostridium perfringens 0 0 0
Salmonella Âm tính Âm tính Âm tính

Để đánh giá chất lượng cá giống được sản xuất từ ao thí nghiệm xử lý nước thải có
đảm bảo chất lượng về mặt vi sinh gây bệnh hay không, chúng tôi đem kết quả phân tích
86 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

được so sánh với chỉ tiêu vi sinh của tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm
ban hành kèm theo quyết định số 867/1998/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày
04/04/1998.

Bảng 2. Tiêu chuẩn vi sinh áp dụng cho nhóm cá và thuỷ sản

Thực phẩm Vi sinh vật Giới hạn cho phép trong 1 gam
hay 1 ml thực phẩm
Cá và thuỷ sản tươi: cá đông lạnh, Tổng VSV hiếu khí 106
cá tươi, các loại nhuyễn thể, các
sản phẩm của cá,...(phải xử lý nhiệt E.Coli 102
trước khi sử dụng) Staphylococcus aureus 102
Clostridium perfringens 102
Salmonella 0

Nguồn: Bộ Y tế (1998)
2
Với E. Coli tiêu chuẩn giới hạn cho phép là 10 tế bào/gam thực phẩm. Trong thí
nghiệm phân tích vi sinh chúng tôi không thực hiện phân tích chỉ tiêu E. Coli nhưng theo
nguyên tắc: nồng độ E. Coli tồn tại trong mẫu phân tích phải nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ
của tổng Feacal Coliform. Đối chiếu kết quả chúng tôi phân tích được với chỉ tiêu cho phép
của Bộ Y tế về chỉ tiêu vi sinh, chúng tôi có thể kết luận rằng chất lượng vệ sinh về mặt vi
sinh của cá giống được sản xuất từ nước thải là đạt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế.

2. Chỉ tiêu kim loại nặng


Các kim loại nặng được phân tích gồm chì (Pb), Cadmi (Cd), thuỷ ngân (Hg) và
crôm (Cr). Kết quả cho thấy rằng Cr hiện diện trong thịt cá chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến
là Pb, Cd và Hg. Các kết quả phân tích được so sánh với chỉ tiêu cho phép của Bộ Y tế
theo bảng 3
Như vậy hàm lượng tích luỹ của chì, cadmin và thuỷ ngân trong thịt cá nuôi từ ao
xử lý nước thải và cá sau khi được nuôi trong nước sạch thấp hơn rất nhiều so với tiêu
chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Riêng với crôm, danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương
thực, thực phẩm của Bộ Y tế không qui định. Do đó để đánh gía mức độ tích luỹ của
nguyên tố này, chúng tôi so sánh hàm lượng crôm hiện diện trong thịt cá của thí nghiệm
với các loại cá biển được tiêu thụ thông thường như cá cơm, cá thu, cá hồng và mực
được trình bày trong bảng III.4

Bảng 3. Bảng so sánh hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá của thí nghiệm với tiêu
chuẩn cho phép của Bộ Y tế (đơn vị: ppb)

Chì (Pb) Cadmin (Cd) Thuỷ ngân (Hg) Crôm (Cr)

Cá từ ao xử lý nước thải 35.46 7.50 10.74 462.23


Cá sau khi được nuôi trong nước sạch 72.94 7.37 7.50 754.93

Hàm lượng cho phép 2,000 1,000 500 --


Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 87

Bảng 4. Hàm lượng crôm trong mẫu cá biển thông thường

Mẫu cá Hàm lượng nước Hàm lượng crôm trên Hàm lượng crôm trên trọng lượng
(%) trọng lượng khô (ppm) ướt
ppm ppb
Cá thu 75.89 30.30 7.30 7,300
Cá hồng 82.74 3.25 0.56 560
Cá cơm 83.77 1.68 0.27 270
Mực 87.6 12.68 1.53 1,530

Nguồn: Trần Văn Luyến, Trung tâm hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh
Như vậy hàm lượng crôm trong thịt cá của thí nghiệm tương đương với hàm lượng
crôm hiện diện trong thịt của cá hồng, cao hơn so với cá cơm nhưng thấp hơn nhiều so
với cá mực và cá thu.

KẾT LUẬN
Qua các kết quả phân tích các chỉ tiêu vi sinh và một số kim loại nặng hiện diện
trong thịt cá, cho chúng ta thấy rằng cá giống được sản xuất trong hệ ao thí nghiệm xử lý
nước thải đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
(1998) và có chất lượng tương đương với cá được nuôi trong điều kiện môi trường nước
bình thường không bị ô nhiễm.
Nông dân từ các vùng ven ngoại thành có thể sử dụng nước từ các kênh rạch bị ô
nhiễm để sản xuất nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên cần phải có thời gian ổn định nước tối
thiểu một tuần trước khi đưa vào sử dụng để bảo đảm lượng vi sinh gây bệnh có trong
nước có đủ thời gian bị tiêu diệt do hoạt động quang hợp của tảo và các động vật phiêu
sinh trong ao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A. Bahri (1999). Agriculture Reuse of wastewater and global water management,
Wat. Sci. tech, vol 40, No 4-5, 339 - 346.
2. A. James & Lilian Evison. Biological indicators of water quality.
3. Anorld E. Greenberg, Lenore S. Clesceri, Andrew D. Eaton (1992). Standard
Methods for examination of water and wastewaterI. American Public Health
association.
4. Ducan Mara & Sandy Cairncross (1989). Guidelines for the safe use of wastewater
and excreta in agricuture and aquaculture. Published by the World Health
Organization Geneva.
5. F. El-Gohary, S. El-Hawarry, S. Barh & Y. Rashed (1995). Wastewater treatment
and reuse for aquaculture. W at. Sci. Tech. Vol. 32, No11, 145 - 152.
6. M. B. Pescod (1992). The urban water cycle, including wastewater use in
Agriculture. Outlook on Agr iculture. Vol. 21, No. 4, 263 - 270.
88 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

7. Rachel M. Agres & Ducan Mara (1996). Analysis of wastewater for use agriculture.
World Health Organization Geneva.
8. Ursula J. Blumenthal, Ducan Mara, Anna Peasy, Guilermo Ruizpalacios & Rebecca
Stott (2000). Guidelines for the microbilogical quality of treated wastewater used in
agriculture. Recommendation for revising WHO guidelines, 1104 - 1196.

SUMMARY
The hygienic quality of fish fingerlings were produced
in the single wastewater stabilization pond

Le Thi Anh Hong, Institute of Tropical Biology


Nguyen Phuc Cam Tu, Univ. Agriculture and Fo restry HCMCity
Phan Van Minh, Dept. Science & Technology HCMCity

The main objective of the research was to evaluate the hygienic quality of fish
reared from the single wastewater stabilization pond. Fecal Coliform, Staphylococcus
aureus, Clostridium perfringens, Salmonella and total count bacteria were isolated from
the muscle of fish samples. The concentration of Feacal Coliform and total count
bacteria were <3 MPN/g and 102 - 103 CFU/g respectively. Staphylococcus aureus,
Clostridium perfringens, Salmon ella were absent in the muscle of fish samples. In
addition, heavy metals (Pb, Hg, Cr, and Cd) were found to be at much lower than the
standard of the Ministry of Health of Vietnam (1998).
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 89

ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH RA HOA CỦA CÂY TRỒNG


BẰNG ETHEPHONE V À HIỆU QUẢ KINH TẾ

Trần Hạnh Phúc, Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới
Đặng Hồng Hạnh, Công ty Sinh học Nông nghiệp HPC

MỞ ĐẦU
Etylen là một Cacbuahyđro đơn ở dạng khí, được phát hiện và xếp vào nhóm
Phytohormones muộn nhất nhưng lại được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, mang
lại hiệu quả kinh tế to lớn. Khác với các chế phẩm hoá học khác, Etylen không gây ảnh
hưởng xấu đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường. Do đó Etylen là một chất
điều tiết sinh trưởng hợp thời được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. [1]
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chất tổng hợp có tác dụng t ương tự etylen
được sử dụng nhiều hơn cả là Ethephon (Ethrel) hay (2 -CEPA) với công thức hoá học là
2- cloethylen phosphonic acid. [1]
Ethephon là chất lỏng không màu, không mùi. Nó được ổn định trong dạng axit v à
bị phá huỷ ở pH lớn hơn 3,5.
Hàm lượng hoạt chất: 400mg/l, tỷ trọng 1,2g/ml: pH = 3. Nó dễ hoà tan trong nước,
ít độc với người và gia súc.
Thử nghiệm độ độc trên chuột cống theo đường tiêu hoá cho thấy: LD50 =
700mg/kg. Ethephon không đ ộc hại với ong, ít độc với cá.
Ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng. Nó có thể đ ược loại bỏ dễ
dàng bằng cách rửa. Trong cây, Etylen được giải phóng từ Ethephon theo sơ đồ sau: [2]
O
|| H2O
ClCH2 - CH2 – P – OH CH2 =CH2 + H3PO4 + HCl
|
OH
Cây ăn quả của chúng ta rất phong phú v à đa dạng. Tuy vậy do đặc điểm của
thời tiết mà cây ăn quả chỉ thường ra quả một lần trong năm. Lúc thu hoạch sản
phẩm quả nhiều, sử dụng không kịp, bảo quản khó khăn n ên một thời gian ngắn sau
khi thu hoạch, quả thối hỏng rất nhiều. Các nh à máy chế biến quả đồ hộp qu ả chỉ
hoạt động được thời gian ngắn trong năm (2 -3 tháng). Do đó công nhân thi ếu việc
làm và lãng phí máy móc, thi ết bị. [3]
Etylen là một “hoocmon già hoá “, do đó xử lý Ethephon (Ethrel) chất nhả chậm
Etylen cho cây trồng đã giúp cho cây ra hoa, k ết quả theo ý muốn con người. Sau đây
là một số kết quả đã đạt được khi áp dụng Ethephon cho ra hoa một số cây trồng ở
Việt Nam. [4]
90 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1. Điều khiển ra hoa trái vụ cây thanh long

Thanh long là cây dài ngày (trư ờng quang kỳ). Tại Nam Bộ hoa nở rộ nhất từ tháng
5 tới tháng 8 (dương lịch). Để có thanh long trái vụ, giá bán cao gấp 5-10 lần so với giá
lúc rộ, những năm gần đây nhiều ng ười trồng thanh long đã thắp đèn để thúc đẩy thanh
long ra hoa trái vụ. Việc kết hợp xử lý Ethephon đã giảm thời gian thắp đèn, đem lại
hiệu quả kinh tế cao.

Hình 1: Xử lý Ethephon cho thanh long ra hoa trái vụ


A + Thắp đèn trong 4 đêm, có x ử lý Ethephon: Hoa nở rộ khắp vườn.
B + thắp đèn 15 đêm, không xử lý Ethephon: Ra hoa ít

2. Điều chỉnh quá trình ra hoa kết trái của cây xoài, nhãn

Để có trái cây chín v ào dịp Tết, vào đầu tháng 8 âm lịch (với nh ãn), vào đầu
tháng 9 âm lịch (với xoài) người ta dùng Ethephon 0,1% phun ướt đều cho lá xoài,
nhãn. Lá các cây này s ẽ xanh đậm và co rúm lại một chút. Sau khoảng 30 ng ày phun,
hoa hình thành.
Để xử lý ra hoa trên cây nhãn, được làm theo 3 bước sau:
Bước 1: Trước khi khấc cành pha 20ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ươt đ ều trên cây
để giúp cây phân hoá mầm tốt, ức chế đột lá ráng.
Bước 2: Khi đọt lá của cây vừa chuyển sang m àu xanh đọt chuối thì tiến hành khấc cành.
Khấc 3/4 số cành trên cây, rộng 5-10mm.
Bước 3: Sau khi khấc cành 5 ngày. Pha 25ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ướt đều trên
toàn cây, giúp cây làm bật mầm hoa. Sau khi xử l ý 25-30 ngày cây nhãn đồng loạt ra hoa.
Đối với nhãn trái lau, trung quốc, tiêu lá bầu, xuồng cơm vàng hiệu quả sử dụng
Ethephon rất tốt.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 91

Bảng 1 : Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu th ành năng suất nhãn
(Thí nghiệm thực hiện tại Long Khánh - Đông Nai, 1ha có 300 cây)

Số chùm/ Số trái/ Trọng lượng


STT Công thức
cây chùm 100 trái (kg)
01 Đối chứng (phun nước lã) 7,2 22,8 1,05
02 Khấc cành, không phun Ethephon 12,2 25,9 1,06
03 Phun Ethephon 0,1% không kh ấc cành 36,8 29,0 1,045
04 Khấc cành kết hợp phun 0,1% Ethephon 40,5 32,6 1,047

Bảng 2: Ảnh hưởng của Ethephon đến năng suất, năng suất trái nh ãn
Năng suất Tăng năng suất so
STT Công thức Độ brix (%)
(tấn/ha) với đối chứng (%)
01 Đối chứng (phun nước lã) 23,3 0,520 100
02 Khấc cành, không phun Ethephon 23,0 1,005 193,2
03 Phun Ethephon 0,1% không kh ấc cành 23,2 3,345 643,2
04 Khấc cành kết hợp phun 0,1% Ethephon 23,1 4,147 797,5

Nhìn vào các kết quả ở bảng 1 và bảng 2 chúng ta có thể thấy r õ vai trò quan trọng
của Ethephon là tăng mùa vụ, tăng năng suất của cây nhãn mà chất lượng của quả nhãn
không thay đổi. Vậy việc đưa vào các tiến bộ khoa học đã mang lại hiệu quả lớn cho các
vùng trồng nhãn, xoài…

3. Điều khiển quá trình ra hoa của họ cây có múi


Biện pháp xử lý ra hoa cây có múi thông dụng là xiết nước và làm rụng lá. Làm như
vậy cây hay bị mất sức v à cho hiệu quả kém.
Phương pháp xử lý bằng Ethephon như sau:
Khi bộ lá vừa già, xanh sậm bắt đầu phun dung dịch Ethephon 0,1%, phun 2 lần,
cách nhau 5-7 ngày, kết hợp với việc xiết nước. Lá già bắt đầu rụng, rồi cây sẽ nhú đọt
non mới và ra hoa.

Bảng 3: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu th ành năng suất cam xanh.
(Vườn anh Sáu Dân, Châu Thành - Long An, 1ha có 1.600 cây)
Số trái /cây Trọng lượng Năng suất
STT Công thức
(trung bình) trái (g) (tấn/ ha)
01 Đối chứng, phun nước lã 4,5 267 1.922
02 Xiết nước, không phun Ethephon 7,2 232 2.672
03 Phun Ethephon, không xi ết nước 15,7 231 5.802
04 Phun Ethephon, kết hợp xiết nước 21,3 228 7.770

Hiện nay với việc áp dụng tiến bộ khoa học, xử lý Ethephon cho ra hoa cam
đồng loạt, theo ý muốn của nh à vườn, một quy trình mới được bà con nông dân tiến
hành đại trà:
 Cây trồng dày, trên 2000 cây / 1 ha
92 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

 Khai thác tập trung trong thời gian ngắn


 Sau 3 năm khai thác thì đốn bỏ.
Với kỹ thuật này mang lại hiệu quả cao và tránh được dịch bệnh

4. Thúc đẩy ra hoa đồng loạt dứa


Giống dứa cayen rất khó ra hoa, đã có nông trường dứa 2-3 năm, mà chưa cho ra hoa kết
trái. Vì thế việc nghiên cứu làm cho ra hoa dứa nói riêng là một việc rất cần thiết và Ethephon
đã được nghiên cứu, đưa vào sử dụng đã đem lại rất nhiều kết quả khả quan.

Bảng 4: Các kết quả ứng dụng Ethephon để xử lý ra hoa dứa. So sánh với việc d ùng đất đèn.

Dùng Ethephon 0,1% Dùng đất đèn 1g/ 1cây


STT Các chỉ tiêu
Dứa Queen Dứa Cayen Dứa Queen Dứa Cayen
01 Thời gian sau xử lý ra hoa 6 tuần 7 tuần 8 tuần 10 tuần
02 Tỷ lệ ra hoa 100% 90-95% 80-82% 50-55%
03 Công lao động cho 1ha 3 3 25 25

Với kết quả chỉ ra bảng 4 việc sử dụng Ethephon đ ã làm cho dứa ra hoa từ 90-100%
kết quả thật mỹ mãn. Ngoài ra việc phun dung dịch 0,1-0,2% trên cánh đồng dứa đã làm
giảm hẳn công lao động. Khi d ùng đất đèn phải bỏ từng viên đất đèn nhỏ vào từng ngọn
dứa. Công rất lớn. Việc sử dụng Ethephon l àm mất hẳn hiện tượng phát chồi ngọn, khối
lượng quả dứa vào sử dụng sẽ lớn hơn. Lượng Ethephon cho 1ha l à 1,1- 3kg/ha, giá
thành 1 kg Ethephon 100.000đ, chi phí t ối đa 400.000đ /ha

Hình 2: Dứa cayen nở hoa sau 6 tuần xử lý Ethephon 0,1%

5. Làm ra hoa đồng loạt trái điều

Cách làm được tiến hành như sau:


Bước 1: Khi cây điều bắt đầu rụng lá, để lá rụng nhanh, rụng đồng loạt v à cành non đâm
ra nhanh, tập trung, pha 25-30ml dung dịch Ethephon 0,2% vào 10 lít nước, phun ướt
đều lên lá cây điều. Lá sẽ rụng đồng loạt.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 93

Bước 2: Khi cành lá non có 5-7 lá pha tiếp 20-25ml dung dịch Ethephon 0,2% vào bình xịt
10 lít, phun 1-2 lần lên cây. Mỗi lần cách nhau khoảng 7 ngày, khi cây bắt đầu ra hoa thì
ngưng phun.

Hình 3 :
a. Lá điều sau khi phun Ethephon v àng rồi rụng lá
b. Nhú lá non và bật mầm hoa
c. Hoa nở nhiều, đồng loạt, báo hiệu một mùa bội thu

KẾT LUẬN

1. Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng trên diện rộng đã đưa ra một quy trình chính xác
để điều khiển cho cây sinh nụ, nở hoa theo ý muốn, l àm giải vụ cây trồng, nâng cao
hiệu quả kinh tế của nền nông nghiệp n ước nhà.
2. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cho mỗi loại cây, cho mỗi mục đích sử dụng
thì liều lượng và cách dùng Ethephon phải tuân thủ một cách chính xác để phát huy
hết tác dụng quý giá của nó, đồng thời không gây ra một tác dụng xấu n ào.
3. Sau khi xử lý ra hoa cho cây trồng bằng Ethephon cần phải tuân thủ chế độ phân bón
đầy đủ khi cây ra hoa và sau đo cần bón phân để tăng tỷ lệ đậu quả, tăng chất l ượng và
đảm bảo mẫu mã quả đẹp, đồng đều để đạt ti êu chuẩn xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bulantseva, E. A., (1994). Effect of Haloethane - phosphonic preparations on


Evolution of ethylene and Fruit Ripening, caud. S ci. (Biol,) dissertation. Moscow:
Bach Znst of Biochem.
2. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Hạnh Phúc (1999). Ethelen và ứng
dụng trong trồng trọt. NXB Nông nghiệp
3. Trần Hạnh Phúc. Kết qủa bước đầu việc ứng dụng Ethrel trong nông nghiệp. Tuyển
tập công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ (1999-2000).
4. Phạm Văn Côn (2005). Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết
quả cây ăn trái. NXB Nông nghiệp
94 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ETHEPHON CHO CÂY VẢI


THIỀU Ở MIỀN BẮC
Trần Hạnh Phúc, Phòng Công Nghệ Biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới
Đặng Hồng Hạnh, Công ty Sinh học Nông nghiệp HPC

MỞ ĐẦU
Cây vải thuộc nhóm cây ăn quả Á nhiệt đới, l à loại quả đặc sản của miền Bắc n ước
ta, đã trồng trên 24 tỉnh là giống vải thiều, Hải Dương. Đến năm 2000 diện tích trồng vải
ở cả nước khoảng trên 30.000ha, nhiều nhất là các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng
Ninh… Năng suất trung bình 4,84 tấn/ha. Do cây vải thiều cho hiệu quả kinh tế cao,
diện tích cây vải ngày càng mở rộng. Do thiếu kiến thức khoa học n ên năng suất, chất
lượng kém và giá hạ. Để nghề trồng vải ở nước ta phát triển tốt, cần phải đưa các tiến bộ
khoa học vào giải quyết các vấn đề sau:
 Phải làm ra hoa các vườn vải đã đến thời kỳ kinh doanh nh ưng chậm ra hoa, kết trái,
năng suất rất thấp.
 Khắc phục hiện tượng ra hoa kết quả cách năm c òn phổ biến.
 Khắc phục hiện tượng ra nhiều đọt non, dẫn đến việc ra hoa, kết quả lọt chọt trong
những năm vào mùa xuân ấm áp, nhiều mưa phùn.
Với tất cả các vấn đề tồn tại cho cây vải n êu trên, hầu như đã được giải quyết nhờ
ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng Ethrel (Ethephon). [1]. Để đ ược giá, tránh lúc vải
chín rộ, nhà vườn có thể làm vải chín sớm bằng Ethephon.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP


1. Điều khiển, thúc đẩy quá trình ra hoa của cây vải thiều
Cách xử lý ra hoa trên cây vải cũng được làm tương tự như ở cây xoài, nhãn. Đặc
biệt khi cây do ấm, mưa nhiều, có nhiều lộc non thì dùng dung dịch Ethephon 0,1-0,15%
phun làm 2 đợt cách nhau 5-7 ngày để cắt đọt non. Bộ lá thành thục và thúc đẩy ra hoa
vải đồng loạt.
- Địa điểm thí nghiệm: Vườn Ong Phạm Văn Quang, Lục Ngạn - Bắc Giang
- Thời gian thí nghiệm: Mùa vụ từ tháng 12/2004 đến tháng 6,7/2005
Ethephon có công thức hoá học: 2- clorethylen phosphonic acid
O
||
ClCH2 - CH2 – P – OH
|
OH
Ethephon là chất lỏng không màu, không mùi. Nó được ổn định trong môi tr ường
acid, khi pH >3,5 nó phân hu ỷ, giải phóng ra Etylen. Ethephon không li ên kết chặt chẽ
trong mô cây trồng. Nó có thể loại bỏ dễ d àng bằng cách rửa. Ethephon không độc với
người và môi trường. [2]
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 95

Etylen giải phóng từ Ethephon theo cơ chế sau:


O
|| H 2O
ClCH2 - CH2 – P – OH CH2 = CH2 + H3PO4
|
OH
Etylen giải phóng được từ Ethephon đã tác dụng mau chóng lên cây, như một
hoócmon sinh trưởng ngoại sinh. Hoocmon “gi à hoá” Etylen đã làm các lá non già khô,
rụng xuống, đồng thời ức chế quá tr ình sinh trưởng của cây, thúc đẩy cây chuyển nhanh
vào giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản. Sau một thời gian ngắn các mầm hoa mọc lên
trên các cành la.[3]

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Kết quả nghiên cứu trên diện hẹp
Các thí nghiệm được làm trên vườn đồi nhà ông Phạm Văn Quang, Lục Ngạn - Bắc
Giang. Các cây vải đều được 8 năm tuổi, có tán rộng và chiều cao tương đối đồng đều.
Các thí nghiệm được bố trí như sau:
 10 cây đối chứng, không xử lý Ethephon
 10 cây phun Ethephon 0,1%
 10 cây phun Ethephon 0,15%
 10 cây phun Ethephon 0,20%
Các kết quả lấy giá trị trung bình cho mỗi lô 10 cây.

Bảng 1: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu th ành năng suất cây vải

Công thức Số chùm/cây Số trái/chùm Trọng lượng trung bình trái(g)


Không xử lý Ethephon 25,2 11,3 25
Xử lý Ethephon 0,1% 48,3 24,3 24,3
Xử lý Ethephon 0,15% 53,5 30,4 24,4
Xử lý Ethephon 0,20% 45,4 22,5 24,7

Bảng 2: Hiệu lực của Ethephon đến năng suất, chất lượng cây vải (1ha có 200 cây)

Độ Brix Năng suất Tăng năng suất so với


Công thức
(%) (tấn/ha) đối chứng (%)
Không xử lý Ethephon 24,10 1,424 100
Xử lý Ethephon 0,1% 24,07 5,704 400
Xử lý Ethephon 0,15% 24,15 7,937 557
Xử lý Ethephon 0,20% 24,30 5,046 354

Nhận xét: Xử lý với dung dịch Ethephon 0,15% cho số ch ùm trên cây lớn nhất 53,5
và số trái trên chùm nhiều nhất 30,4. Khi xử lý bằng Ethephon 0,15% cho năng suất tăng
557% so với đối chứng. Khi xử lý với dung dịch Ethephon 0,1% v à 0,20% cũng cho kết
quả rất tốt. Song tốt hơn khi dùng Ethephon 0,15%. Nh ìn chung về trọng lượng và độ
96 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

ngọt của trái hấu như không thay đổi khi dùng Ethephon. Tuy nhiên, ch ế độ phân bón
gốc phải đầy đủ cho tất cả các lô thí n ghiệm.

Hình 1: Cây vải ra đọt non, không thể ra hoa

Hình 2: Cây vải được xử lý Ethephon 0,15%


Sau 10 ngày lá non khô và b ắt đầu rụng

Hình 3: Các mầm hoa bắt đầu nhú tr ên các cành vải
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 97

Kết quả nghiên cứu trên diện rộng

Bảng 3: Các kết quả thu đ ược khi các lô thí nghiệm đ ược làm trên 100 cây

Tăng so với đối


STT Công thức Năng suất (tấn/ha) chứng(%)
01 Không phun Ethephon 1,372 100
02 Ethephon 0,1% 4,953 360
03 Ethephon 0,15% 7,067 515
04 Ethephon 0,20% 4,437 324

Nhận xét: Tương tự như kết quả thí nghiệm trên diện hẹp, sử dụng Ethephon tr ên
diện rộng cũng cho năng suất tăng từ 324% đến 515% (Bảng 3)

Bảng 4: Hiệu quả kinh tế khi xử lý vườn vải bằng Ethephon

Tăng năng suất Tăng thu Tăng chi Lợi nhuận


Công thức
(tấn/ha) (1.000đ/ha) (1.000đ/ha) (1.000đ/ha)
Không xử lý Ethephon 1,372 _ _ _
Ethephon 0,1% 4,953 17.905 3.180 14.725
Ethephon 0,15% 7,067 28.475 4.180 24.295
Ethephon 0,20% 4,437 15.327 5.180 10.147

Ghi chú:

 Giá bán tại tháng 6 năm 2005: 5.000 đồng/kg


 Công lao động: 30.000 đồng/công
 Công lao động phun Ethephon: 6 công /ha
 Giá Ethephon 0,1%: 15.000 đồng/lít
 Giá Ethephon 0,15%: 20.000 đồng/lít
 Giá Ethephon 0,20%: 25.000 đồng/lít
 Mỗi ha phải xử lý 200 lít chế phẩm Ethepho n

Nhận xét: Với các kết quả ở bảng 1,2,3,4 ở tr ên, việc đưa Ethephon làm cắt đọt non,
làm bật mầm hoa trên cây vải cho ra hoa cách năm hoặc khi gặp khí hậu không thuận lợi
đã đem lại một hiệu quả kinh tế lớn cho các nhà vườn ở Bắc Giang, Hải Dương, Hưng
Yên.v. v...

Ứng dụng Ethephon làm vải chín sớm

Để điều kiện bình thường, vải sẽ chín đồng loạt, giá cả đầu m ùa có thể lên đến
15.000 đồng - 20.000 đồng/kg. Đến giữa mùa giá có khi chỉ còn 4.000 đồng - 5.000
đồng/kg. Vì vậy khi quả vải đã già có thể xử lý Ethephon 0,2%, phun nhẹ lên chùm vải.
Sau 3 - 4 ngày vải sẽ chín đều. Tuy nhiên các vườn chỉ nên làm chín sớm một phần, quả
sẽ chín rải rác trong tháng, tránh chín t ập trung, làm rớt giá.
98 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Hình 4: Kết quả đối chứng khi phun Ethephon 0,2% cho một nửa cây vải (B).
Sau 3-4 ngày vải được phun đã chín, trong khi một nửa vải còn lại (A) vẫn còn xanh

KẾT LUẬN

Việc đưa vào sử dụng Ethephon cho vườn vải đã đem lại một kết quả kinh tế rõ rệt.
Ethephon là hoocmon sinh trư ởng, thân thiện với môi tr ường, cần được khuyến cáo để
áp dụng đại trà, để lượng vải thiều ở nước ta có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Côn (2005). Các biện pháp điều khiển sinh tr ưởng, phát triển, ra hoa, kết
quả cây ăn trái. NXB Nông nghiệp
2. Trần Thế Tục (2000). 100 câu hỏi về cây vải. NXB Nông nghiệp
3. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Hạnh Phúc (1999). Ethelen và ứng
dụng trong trồng trọt. NXB Nông nghiệp
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 99

CHẾ BIẾN MÌ ĂN LIỀN TỪ ĐẬU NÀNH


Lê Chiến Phương, Phan Văn Dân
Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU

Mì ăn liền (MĂL) là sản phẩm được sản xuất đầu tiên ở Nhật Bản. Ngày nay đã trở
thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn nhanh v à tiện dụng với cuộc sống hiện đại của
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là châu Á.
Ở Việt Nam, số lượng và chủng loại mì ăn liền hiện nay đã tăng nhanh và rất đa
dạng. Tuy nhiên nguyên liệu chính để chế biến MĂL chỉ l à bột mì với hàm lượng
protein dao động từ khoảng 6-13% (2). Hàm lượng lipid của MĂL (đ ược sản xuất theo
phương pháp chiên bằng dầu shortening) chủ yếu l à dầu thực vật (TV) được hydro hóa
bão hòa các liên kết không no, vì vậy tuy có gốc là dầu thực vật song về bản chất, dầu
shortening cũng giống như mỡ động vật với những nh ược điểm của loại chất béo n ày
như chỉ số peroxyde cao, nhiều khả năng gây xơ vữa hệ tim mạch và tạo các gốc tự do,
nhất là khả năng gây các bệnh béo phì của loại chất béo này.
Thế giới ngày càng quan tâm nhiều về protein và chất béo thực vật, đặc biệt l à của
đậu nành. Cả 2 thành phần này của đậu nành đều có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa
và không gây nên những bệnh thời đại như protein và mỡ động vật gây ra. Hiện nay các
sản phẩm giàu protein đậu nành dạng sợi được sản xuất trên thế giới bằng phương pháp
ép đùn ở 60 - 104oC, có hàm ẩm từ 6-8% (1).

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu

 Đậu hũ (tofu)
 Các loại muối kiềm (NaHCO 3, K2CO3, Na2CO3); các muối polyphosphat
(Ca(H2PO4)2, Na4P2O7, Na3P5O10); chitosan; các enzyme α-amylase (Termamyl-
NOVO) và protease (Neutrase -NOVO)

Phương pháp

 Cơ chất đậu hũ được biến tính bằng các phương pháp hóa học (các muối kiềm được
dùng từ 1.0-5.0% (so với chất khô); các muối polyphosph at từ 1.0-10%; chitosan từ
0.5-3.0%; enzyme α-amylase từ 0.1-4.0% (so với cơ chất carbohydrate); protease từ
0.05-0.5% (so với cơ chất protein). Tác nhân được chọn là tác nhân đã được đồng
hóa kỹ với cơ chất theo các liều lượng và điều kiện nhất định như To, pH, thời gian
tác dụng… cho tới khi nguyên liệu thu được có các đặc điểm cần thiết nh ư độ mềm,
độ trương nước, dẻo, dai, màu sắc phù hợp… rồi được tạo thành sợi (bằng cối xay
100 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

đùn, cán ép, cắt sợi) và được sấy khô bằng hơi nóng dưới 100oC, được để nguội,
thêm gia vị, vô bao, hút chân không v à được tạo thành phẩm.
 Xác định hàm lượng chất khô bằng phương pháp sấy ở 130 o/45’
 Định lượng protein bằng phương pháp KJELDAHL
 Định lượng lipid bằng phương pháp SOXHLET
 Định lượng đường tổng bằng phản ứng m àu.
Quy trình kỹ thuật chế biến MĂL ĐN
- Từng loại hóa chất, hoặc
Đậu hũ enzyme… (với các điều kiện về
o
liều lượng, T , pH, thời gian cụ
thể).
- Chất chống oxy hóa
- Màu

Đồng hóa

Tạo sợi

Sấy khô

Làm nguội
Gia vị
Vô bao bì

Hút chân không

Sản phẩm

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả xác định thành phần dinh dưỡng đậu hũ và MĂL ĐN
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của đậu hũ v à MĂL ĐN
Các chỉ
tiêu (%) Hao do sấy Protein Lipid Glucid
Nguyên
liệu
Đậu hũ 80 50 11.5 20
MĂL ĐN 5.54 47.23 10.8 18.9

Chú ý: Hàm lượng protein, lipid, glucid tính theo chất khô của c ơ chất.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 101

Bảng 1 cho thấy hàm lượng protein của MĂL ĐN chiếm 47.23% khối l ượng khô,
cao hơn hẳn bột mì (từ 6-13%). Tương tự, hàm lượng lipid của MĂL ĐN (10.8%) cũng
cao hơn nhiều so với bột mì (1.5%)

2. Kết quả tạo sợi

Kết quả sử dụng các hóa chất v à các enzym làm biến tính cơ chất đậu hũ để chế
biến mì sợi cho thấy các muối kiềm (NaHCO 3, K2CO3, và Na2CO3) có khả năng tạo sợi
mì với những đặc điểm tốt nhất (độ dai, hút n ước có giới hạn, độ láng tr ơn của sợi mì,
khả năng kéo dài sợi…)
Sau khi trộn phụ gia và tạo sợi cho sản phẩm có kết quả nh ư sau:
 Trong các vật liệu phụ gia thì các muối kiềm cho kết quả tạo độ mềm, dai cho sợi
mì tốt nhất.
 Sợi mì có thể được tạo độ dài tùy ý.
 Thời gian ngâm nước sôi đủ để cho sợi m ì trương nở và đủ độ mềm là từ 3-5 phút.
Quá thời gian đó sợi mì ít trương nở thêm.
 Sợi mì có độ dai phù hợp.
 Nước ngâm mì khá trong, chứng tỏ sợi mì không bị rã.

3. So sánh MĂL từ đậu nành với loại MĂL từ bột mì thông dụng nhất hiện nay
(loại chiên dầu)
TT Các chỉ tiêu MĂL chiên dầu MĂL từ đậu nành (*)
1 Nguyên liệu chính Bột mì Đậu nành

2 Hàm lượng protein 6 – 13% 30 – 50%

3 Phương pháp làm chín Hấp hơi nước + chiên dầu. Hấp chín bằng nước sôi. Sấy khô bằng
Shortening hơi nước nóng hay gió nóng

4 Thành phần chất béo cơ - Dầu cọ được hydro hóa hết các nối - Dầu nành với các nối đôi.
bản đôi.
- Hàm lượng chất béo no cao (20%) - - Hàm lượng chất béo no rất thấp.
Có tính chất như mỡ động vật.
- Chỉ số peroxyde cao hơn. - Chỉ số peroxyde thấp hơn.

5 Chi phí năng lượng Cao hơn (dùng để nấu dầu tới 134 – Thấp
140oC và để giải nhiệt) (<100oC, giải nhiệt nhanh)

6 Độ dai của sợi mì Mềm, ít dai, ít giòn Dai, giòn rõ hơn

7 Mức độ trương nở sợi mì Tối đa Ít


trong nước dùng

8 Màu sắc sợi mì trong Vàng tới vàng đậm hoặc vàng nâu. Trắng – trắng ngà
nước dùng.

9 Mùi vắt mì Thơm mùi chiên dầu Thơm mùi gia vị bổ sung
10 Khả năng bị oxy hóa Ít Nhiều

11 Điều kiện bảo quản Đơn giản hơn Phức tạp hơn
102 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Nhận xét: Từ mục 1 tới muc 9: Những ưu điểm của MĂL ĐN so với MĂL b ình
thường
Mục 10 và 11: Những ưu điểm của MĂL bình thường so với MĂL ĐN
(*) Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm tương tự. Tới thời điểm hiện tại
(30.6.2007) Tp. HCM chưa có sản phẩm công nghiệp thực phẩm chủ lực từ đậu n ành.

KẾT LUẬN

Có thể dùng đậu nành làm nguyên liệu chính để sản xuất MĂL có giá trị dinh dưỡng
cao và an toàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. P. J. Fellows (1998). Food processing technology. Principles and practice.


Woodhead publishing limited, Cambridge England, pp275.
2. Chen, Paul MT. Chế biến mì sợi phương Đông, tại Hội thảo VIỆT NAM -
CANADA: Bột mì và các sản phẩm đa dạng. Viện Công nghệ sau thu hoạch
TPHCM, 12.5.1998, 1-19.

SUMMARY
The production of soya instand noodle
Le Chien Phuong, Phan Van Dan
Institute of Tropical Biology

All kind of instand noodles from wheat made in Vietnam contain amount of 6 -13%
protein, are fried at 134-140oC in the shortening fat vegetable oil origin’ s but like animal
fat in fact. The soya instand noodle that consists of soya protein (30 -50%) and oil (3.8-
10.8%) is treated at only 80 -90oC. It will be more nutritious and safer than that one. Up
to now, our maket hasn’t got the same product of soya.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 103

NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN PHOMAI ĐẬU NÀNH


Lê Chiến Phương, Võ Thanh Trang
Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU
Đậu nành (đậu tương), tên khoa học: Glycine soja Siebold et Zucc (hoặc Glycine
max (L.) Merrill, hay Soya hispida Maxim). Đậu nành (ĐN) có nguồn gốc từ phương
Đông, đã được thuần hóa đầu tiên ở Trung Quốc (TQ) vào khoảng năm 644 trước CN
nhưng trước đó đã trở thành một loại cây trồng vào khoảng 1700 - 1100 trước CN hoặc
sớm hơn.
Sau khi lan khắp Trung Quốc thì tới bán đảo Triều Tiên vào khoảng thế kỷ 1 sau
CN, sau đó tới Nhật Bản, Đông Nam Á v à Trung Á từ thế kỷ 1 tới thế kỷ 16. (1)
Protein ĐN được coi là nguồn protein thực vật quan trọng nhất chiếm 70% tổng số
protein, dùng cho dinh dư ỡng trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó protein động vật chỉ
chiếm 30%. Ưu điểm của protein ĐN là giá thành rẻ, giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều
tính chất, chức năng phù hợp với nhiều loại sản phẩm. Ở mức độ sản xuất hiện nay ĐN
cung cấp khoảng 20% lượng chất béo, nhiều hơn bất kỳ nguồn động vật đơn lẻ nào khác.
Một kg ĐN có chứa các hợp chất dinh d ưỡng ngang với 7,5l sữa b ò hay 2,5kg thịt hoặc
58 quả trứng. Để có được 1kg chất đạm dinh dưỡng từ động vật cần sản xuất một l ượng
thành phẩm nhiều gấp 10 lần so với ĐN. Protein ĐN không khác protein động vật bao
nhiêu và cơ thể con người tiêu hóa cả 2 như nhau. Ngoài ra trong hạt đậu nành còn có
các hoạt chất sinh học quý nh ư polyphenols, lecithin, saponin, phytoestrogen
(isoflavonoids, lignans, isoflavones, coumestans …) có tính năng đa dạng bảo vệ cơ thể
phòng, chống nhiều bệnh hiểm nghèo (2). Theo Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế (1997) mỗi
năm trong tương lai mỗi đầu người cần 10kg ĐN.
Tuy giá trị kinh tế của đậu nành rất cao song giá trị thực sự của đậu n ành trong nền kinh
tế thị trường còn rất thấp, thể hiện ở năng lực cạnh tranh của đậu nành và các sản phẩm.
Năm 1999, Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương trên cơ sở áp dụng phương pháp
phân tích tĩnh đã báo cáo về năng lực cạnh tranh của 40 sản phẩm v à dịch vụ trong đó có
đậu nành, chia thành 3 nhóm đư ợc thể hiện như sau:
Nhóm có khả năng cạnh tranh (15 sản phẩm (SP) v à dịch vụ(DV)): Thủy sản, trái
cây đặc sản (vải thiều, xoài, bưởi 5 roi…); một số đặc sản nông nghiệp (m è, măng khô);
điều, tiêu, gạo, cà phê…;…; hàng thủ công mỹ nghệ.
Nhóm có khả năng cạnh tranh với điều kiện (16 SP và DV): Chè, cao su; rau, hoa
tươi; thực phẩm chế biến (thịt, cá, bánh đậu xanh, kẹo dừa…);….; dịch vụ chữa bệnh
Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp (9 SP v à DV): Mía đường; bông; cây có dầu;
đậu nành; bắp; sữa bò; gà nuôi công nghiệp; thép, phôi thép.
104 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Lý do quan trọng làm giảm sức cạnh tranh của đậu n ành là các sản phẩm từ đậu
nành cho đến nay phần lớn là các loại sản phẩm truyền thống, trong số đó có sản phẩm
công nghiệp song tạo nhiều độc tố (nhóm cloropropanol), phải ti êu hủy hàng loạt. Các
sản phẩm nước chấm chứa nhiều muối, không d ùng được lượng lớn trong một khẩu phần.
Ngoài ra rất ít các sản phẩm khác có giá trị công nghiệp và công nghệ sinh học. Đề
tài “Nghiên cứu chế biến phomai đậu nành” có mục đích tạo sản phẩm mới từ đậu n ành,
có giá trị công nghiệp và công nghệ sinh học và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu
Đậu hũ: Đậu hũ được mua từ các chợ
Các chủng vi sinh vật
* Vi khuẩn (VK) lactic phân lập từ sữa đậu n ành lên men lactic tự nhiên
* VK Bacillus subtilis sp. và mốc Mucor sp. Có sẵn trong sưu tập giống của Viện SHNĐ.
* Mốc xanh Penicillium roqueforti sp. Phân lập từ phomai Roquefort
* Mốc trắng Penicillium camemberti sp. Phân lập từ phomai Camembert
Môi trường
Môi trường cà chua (N 2): Nước ép cà chua: 400ml, glucose: 10g, cao n ấm men:
10g, CaCO 3: 10g, dung dịch muối A (K 2HPO4,KH2PO4): 5ml, dung dịch muối B
(MgSO4, NaCl, FeSO 4, MnSO4): 5ml, agar: 20g, nước cất: 600ml, pH 6.4
Môi trường PGA: Khoai tây: 200g, glucose: 20g, agar: 20g, n ước cất: Đủ 1000ml

Phương pháp
Phân lập các chủng VSV
 Phân lập vi khuẩn lactic.
Dịch sữa đậu nành tự lên men pha loãng cấy lên môi trường thạch đĩa N 2. Ủ ở nhiệt
độ phòng 24 giờ. Chọn các khuẩn lạc tạo v òng tan CaCO 3 trên môi trường, nhuộm tiêu
bản, quan sát hình dạng tế bào dưới kính hiển vi, chọn lọc s ơ bộ. Cấy chuyền đến khi thu
được chủng vi khuẩn thuần khiết.
 Phân lập mốc xanh P.roqueforti sp. (MxR) và mốc trắng P.camemberti sp.
(MtCa) trên môi trư ờng PGA. Quan sát đại thể; l àm tiêu bản phòng ẩm quan sát
bào tử nấm mốc.
Quy trình kỹ thuật chế biến 3 loại phomai
Sản phẩm 1: Phomai chao (VK Lactobacillus sp. + Bacillus subtilis sp. (B.S) +
Mucor) (Ký hiệu MBL)
Sản phẩm 2: Phomai loại Camember (VK Lactobacillus sp.+ P.c amemberti sp. + B.
subtilis sp.) (Ký hiệu PCBL)
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 105

Sản phẩm 3: Phomai loại Roquefort (VK Lactobacillus sp.+ P.roqueforti sp.)
(Ký hiệu PRL)
Quy trình kỹ thuật chế biến 3 loại phomai
Đậu hũ
Luộc thanh trùng

Ép bỏ 50% nước

Cấy giống tỷ lệ 1% VK Lactobacillus sp.,


2-5% mỗi giống mốc khác nhau t ùy từng kiểu phomai
Cấy B.subtilis nếu là sản phẩm
phomai N1 và N2
Ủ mốc ở nhiệt độ phòng

Bảo quản và ủ chín (+ Nisin, hoặc muối v à cồn EtOH ủ ở T o<20oC nếu là pho mai kiểu
Roquefort và Camembert hay + 7% NaCl và 7% EtOH, ủ ở T o phòng nếu là phomai chao)

Phân tích các thành phần dinh dưỡng (Đạm tổng, đạm formol, đạm amoniac, đường
tổng, đường khử, chỉ số peroxyde) của các sản phẩm sau khi ủ từ 3 -5 ngày
 Xác định đạm tổng theo phương pháp Macro - Kjieldahl
 Xác định đạm formol theo phương pháp dùng formol tác dụng nhóm NH 2
 Xác định đạm amoniac theo ph ương pháp dùng Mg(OH) 2
 Xác định chỉ số theo phương pháp chuẩn độ iod
 Xác định đường khử phương pháp khử Kaliferixianua thành Kaliferoxianua
 Xác định đường tổng theo phương pháp phản ứng màu với thuốc thử hữu cơ và
H2SO4 đặc
 Xác định lipid tổng theo phương pháp Folch

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả phân lập các chủng vi sinh vật

- VK Lactobacillius sp. phân lập từ dịch


sữa đậu nành lên men lactic tự nhiên
106 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

- Mốc xanh P.roqueforti sp. phân lập từ phomai


thương phẩm

- Mốc trắng P.camemberti sp.

- Cuống nang và nang bào tử của Mucor sp.

2. Sản phẩm phomai

Sản phẩm 1 (MBL)


Màu sắc: Màu vàng ngà
Cấu trúc: Mịn
Mùi: Thơm, nồng
Vị: Không đắng, béo
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 107

Sản phẩm 2(PCBL)


Màu sắc: Trắng bông của mốc trắng MtCa
Cấu trúc: Sinh khối mốc trắng dai, khối sản
phẩm mềm, mịn, nhuyễn
Mùi: Có mùi thơm đặc trưng của mốc
Vị: Béo, không đắng

Sản phẩm 3(PRL)


Màu sắc: Trắng ngà, lốm đốm xanh
Cấu trúc: Mềm, nhuyễn
Mùi: Thơm
Vị: Không đắng, béo, mặn

3. Kết quả phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng của sản phẩm
Chỉ tiêu Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Sản phẩm 3
Đạm tổng (%) 5.905 6.055 5.705
Đạm formol (%) 0.6171 0.8224 1.2958
Đạm amoniac (%) 0.1980 0.2884 0.2072
Đường tổng (%) 0.985 0.98 0.954
Đường khử (%) 0.20128 0.394 0.48
Béo (%) 20.4% 17.08% 19.1833%
Chỉ số peroxyde 0.19 0. 13 0.1269

Hàm lượng đạm của 3 sản phẩm: Chỉ tiêu đạm tổng cho thấy hàm lượng protein (x 6.25)
của cả ba sản phẩm đều khá cao, vào khoảng từ 35.6 - 37.8%. Tuy nhiên sự phân giải
protein còn yếu (tỷ lệ N formol/NTS << ½), lượng đạm hư còn nằm trong khoảng cho phép
(tỷ lệ N NH3/ Nformol << ½). Các loại sản phẩm cần được ủ chín lâu hơn nữa.
Hàm lượng đường của 3 sản phẩm: Hàm lượng đường của các sản phẩm đều còn rất ít
(từ 0.954 - 0.985%) trong đó hàm lư ợng đường khử chiếm khoảng ¼ - ½ (từ 0.21-
0.48%). Điều đó cho thấy các sản phẩm phomai đậu n ành chứa ít đường.
108 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Hàm lượng béo của 3 sản phẩm: Hàm lượng chất béo của các sản ph ẩm đều ở mức khá
cao (từ 17.08 - 20.04%). Điều đó cho thấy giá trị dinh d ưỡng của các sản phẩm phomai
đậu nành ngoài protein còn do ch ất béo quyết định.
Chỉ số peroxyde của 3 sản phẩm: Lượng chất béo bị oxy hóa rất thấp (từ 0.12 - 0.19 đơn vị,
hoàn toàn nằm trong mức cho phép (< 5.0 đơn vị). Như vậy, khả năng chống oxy hóa của các
sản phẩm phomai đậu nành được đảm bảo bởi các chủng VSV đã được sử dụng.

KẾT LUẬN

 Phân lập được các chủng vi sinh vật cần cho quá trình lên men chế biến sản phẩm
phomai đậu nành: Lactobacillus sp, P.camemberti sp., P.roqueforti sp.
 Giới thiệu được quy trình chế biến 3 sản phẩm phomai đậu n ành trong số đó sản
phẩm N2 (PCBL) được chú ý nhất.
 Phân tích được các chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản của sản phẩm: Hàm lượng đạm tổng
và chất béo cao; đường tổng, đường khử thấp; đạm formol thấp cho thấy sản phẩm
chưa được thủy phân mạnh. Tỷ lệ đạm amoniac v à chỉ số peroxyde thấp, nằm trong
ngưỡng cho phép.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lâm Xuân Thanh (1996). Nghiên c ứu các phương pháp kiến hình protein đậu tương
và ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm. Luận án PTS. KH&KT, H à Nội 1996
2. Alice LM, Wilcox Gand Susan RD (1998). Phytoestrogens. J. Clin. Endocrinol.
Metal. 83: 297-303,
3. Hội nghị triển khai chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực của
TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 -2005, 18.12.2002.

SUMMARY
The production of soya cheeses
Le Chien Phuong, Vo Thanh Trang
Institute of Tropical Biology

Soya is an excellent source of high quality protein, is low in saturated fats and is
cholesterol free. As well as having a high protein content, tofu also contains calcium,
iron, and vitamins B1, B2 and B3. It also has several beneficial effects on health such as
reducing levels of serum cholesterol, ratio of breast & colon cancer. Until now, we have
already known a lot of soybean products: Soya milk, tofu, or fermented products such
as tempeh, miso, shoyu… This paper introduces new product from soybean: Soya
cheese. Soya cheese is fermented tofu (made from coagulated soya milk) wit h many
kinds of microorganisms: Lactic acid bacteria, Mucor sp., white and blue mold. It’s a
combination of traditional fermented tofu and milk cheese.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 109

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP OXY CÓ H ẠN VÀ KỴ KHÍ


ĐỂ XỬ LÝ AMMONIUM TRONG N ƯỚC THẢI NUÔI HEO

Lê Công Nhất Phương, Nguyễn Phong Phú, Ngô Kế Sương, Nguyễn Tiến Thắng,
Viện Sinh học Nhiệt đới
Kenji Furukawa , Phạm Khắc Liệu
Kumamoto Universty, Japan
Takao FuJii
Sojo Universty, Japan

MỞ ĐẦU

Các hệ thống xử lý nước thải bậc 2 thông thường được thiết kế để loại các chất hữu
cơ (đánh giá qua các thông s ố BOD5, COD), và thường chỉ loại được một phần nitơ mà
thôi. Do vậy, việc loại nitơ thường phải được tiến hành ở giai đoạn tiếp theo sau - tức xử
lý bậc cao. Công nghệ sinh học truyền thống để xử lý nit ơ lâu nay là dựa vào sự kết hợp
của 2 quá trình: nitrat (nitrification) và khử nitrat (denitrification). Tuy nhi ên, công nghệ
xử lý truyền thống này có những hạn chế nhất định v à sự cải tiến công nghệ xử lý nit ơ
đã được quan tâm từ những thập ni ên cuối thế kỷ XX.
Năm 1995 một phản ứng chuyển hoá nit ơ mới chưa từng được biết đến trước đó cả
về lý thuyết lẫn thực nghiệm đ ã được phát hiện. Đó là phản ứng ôxy hoá kỵ khí
Ammonium (Anaerobic Ammonium oxidation, vi ết tắt là Anammox). Trong đó
Ammonium được ôxy hoá bởi nitrit trong điều kiện kỵ khí, không cần cung cấp chất hữu
cơ để tạo thành nitơ phân tử (Strouss và cs, 1995). Sự phát triển phản ứng Anammox đ ã
mở ra hướng phát triển kỹ thuật xử lý nit ơ mới, đặc biệt là đối với nước thải có hàm
lượng nitơ cao. Trong vòng hai thập niên qua đã bùng nổ các nghiên cứu liên quan tới
Anammox và ứng dụng của nó.
Theo [5] tham khảo một số tài liệu trong và ngoài nước nhận thấy rằng ngoài chu
trình biến đổi nitơ thông thường, còn có quá trình biến đổi kỵ khí trong quá tr ình ôxy
hoá Ammonium với sự có mặt của một chủng vi sinh vật tự d ưỡng (Anammox) đồng
thời nitrit đóng vai trò như là chất nhận điện tử.
Theo phương trình Van Der Graaf et al,1995 và 1996, Strous et al,1997, đưa ra với
phương trình phản ứng dưới đây.
NH4+ + 1,32NO 2- + 0,66HCO3- + 0,13H + = 1,02N 2 + 0.26NO 3- +
0,066CH 2O0,5N0,15 + 2,03H 2O (I.1)
110 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Sơ đồ công nghệ xử lý ammonium trong n ước thải nuôi heo

Thiếu khí
Nước thải sau Anammox Lắng
bể UASB Nitrosomona s

Máy thổi khí Nguồn tiếp nhận

Sơ đồ công nghệ

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Cột 1 Nitrifi có thể tích 60lít với giá thể (D=300; H= 900)
2. Cột 2 Nitrifi có thể tích 60lí t, với giá thể (D=300; H= 900)
3. Cột 3 Anammox có thể tích 180lít (D=500; H= 800)
4. Máy bơm định lượng 150-520 lít/ngày
5. Máy thổi khí 15lít/ phút
6. Vi sinh Nitrosomonas
7. Vi sinh anammox

5
4

1 2 3 Mô hình xử lý
Ammonium công suất
500 lít/ngày Xí nghiệp
Lợn giống Đông Á

Nước Nước ra
vào

1. Phương pháp phân tích

Phân tích các chỉ tiêu thành phần hóa học có trong nước trước và sau xử lý như:
N-NH 4, N-NO3, N-NO 2, COD, DO, pH, tổng P và TDS, …). Phân tích các ch ỉ tiêu tiến
hành theo các phương pháp trong “STANDARD METHODS for the examination of
water and wastewater” (tái b ản lần thứ 20, 1999). Trên máy so màu Thermo Spectronic
Moder 4001/4,USA, máy TOA, Model 22, Japan và máy đo pH (Model 2000 VWR
Scientific, USA), tại Phòng phân tích Môi trường, Viện Sinh học Nhiệt đới. Quá tr ình
phân tích được tiến hành là 3 ngày lấy mẫu một lần.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 111

2. Thành phần nước thải tại Xí nghiệp lợn giống Đông Á, sau bể xử lý UASB

Số TT Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị thấp Giá trị cao nhất Giá trị trung bình
tính nhất
01 pH 7,12 8,05 7,69
02 COD mg/l 115 320 184
03 N-NH4 mg/l 256 424 320
04 N-NO2 mg/l 0,0 1,5 0,5
05 N-NO3 mg/l 0.0 3,8 1,2
06 P-PO4 mg/l 20 60 36,9
07 SS mg/l 112 85 98,5

Nước thải nuôi heo sau bể UASB đ ã loại phần lớn COD, nhưng còn lại phần lớn các
chất N-NH4, Tổng P, Fe. Những chất này là môi trường tốt cho quá trình làm việc của nhóm
vi khuẩn Nitrosomonas và Anammox, vì vậy việc ứng dụng hai nhóm vi khuẩn n ày cho quá
trình xử lý N-NH4 là điều kiện tốt nhất theo (Jennifer Ridenoure, 2004)

3. Vi khuẩn Nitrosomonas - Anammox và giá thể trong hệ thống xử lý

 Vi khuẩn: Nitrosomonas - Anammox: Trong quá trình Nitrit được cấy 200g vi
khuẩn Nitrosomonas (Phòng vi sinh - Viện Sinh học Nhiệt đới) v ào Cột 1và 2 có
thể tích 60lít. Bùn Anammox có nồng độ SS là 10g/lít trong cột 3, thể tích 180 lít
được lấy từ quá trình tích luỹ làm giàu sau 9 tháng trong môi trư ờng phù hợp
 Giá thể: Giá thể là những tấm tôn xi măng, được xếp dọc theo cột, kích th ước (100x
150)mm có diện tích bề mặt 100 m 2/m3, giá thể có trong mỗi cột 20%

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1 Đồ thị biểu hiện sự giảm N-NH4 và hiệu suất với công suất 200lít/ngày
450
100
Hieäu suaát %

400 Tổng H%
N-NH4 90
350 vaøo 80
H% GÑ Am
300 70
60
N-NH4 mg/lit

250
50 H% GÑ Ni
200
40
150
30
N-NH4 GÑ Ni
100 20
50 10

0
0
N-NH4 ra
60 80 100 120 60 80 100 120 140
Ngaøy Ngaøy
112 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

 Đối với thời gian đầu từ ng ày thứ 1 đến ngày thứ 60, khi vận hành đúng công
suất (500lít/ngày) thiết kế ban đầu, thì nhận thấy rằng hiệu suất l àm việc của
Pilot không ổn định và có hiệu suất thấp, do nhóm vi khuẩn nitrosomonas và
anammox chưa thích nghi và còn bị ảnh hưởng của các yếu tố khác nh ư COD,
DO, và các nhóm vi khu ẩn khác có trong n ước thải ức chế khả năng l àm việc
của chúng
 Từ ngày thứ 60 đến ngày thứ 120 khi giảm l ưu lượng xuống còn 200lít/ngày,
chúng tôi vận hành theo giai đo ạn thích nghi, thì hiệu suất bắt đầu ổn định v à
tăng đều từ (48,5-86,9)%, do nhóm vi khu ẩn nitrosomonas và anammox đã bắt
đầu thích nghi. Phát triển có hiện tượng tăng sinh khối ở hai nhóm vi khuẩn v à
màu của nhóm vi khuẩn anammox có sự chuyển màu phù hợp với màu ban đầu
cho vào cột đó là nâu đỏ

2. Đồ thị biểu hiện sự giảm N-NH4 và hiệu suất với công suất 400lít/ng ày
 Từ ngày thứ 120 đến ngày thứ 180 khi tăng lưu lượng lên 300lít/ngày, thì hi ệu
suất bắt đầu ổn định v à tăng đều từ (75,5-96,7)%, do nhóm vi khu ẩn
nitrosomonas và anammox đã bắt đầu phát triển tốt có hiện tượng tăng sinh
khối nhanh ở hai nhóm vi khuẩn
 Từ ngày thứ 180 đến ngày thứ 240 tiếp tục tăng l ưu lượng lên 400lít/ngày, thì
hiệu suất bắt đầu ổn định v à tăng đều từ (87,5-97,9)%, đến thời gian này thì
hai nhóm vi khuẩn nitrosomonas và anammox đã ổn định và phát triển rất tốt
có hiện tượng tăng sinh khối rất nhanh
 Mặt khác trong thời gian vận h ành Pilot, chúng tôi đi ều chỉnh được lượng DO
trong cột thích hợp cho quá tr ình nitritation sau cho oxy hoá N -NH 4 chuyển
thành N-NO 2 từ (40-60)% để quá trình anammox làm vi ệc tốt nhất.

350 120
Hieäusuatá%

300 N-NH4
100 Tổng H %
vaøo
250
80 H % GÑ Am
200
N-NH4mg/lit

60
150
100
N-NH4 GÑ Ni 40

50 20
H % GÑ Ni
0 N-NH4 ra
0
180 200 220 240 180 200 220 240
Ngaø
y Ngaøy
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 113
m g /l N - N H 4

3. Đồ thị biểu hiện sự giảm N-NH4 và hiệu suất trong thời gian vận h ành pilot 240 ngày với
hai quá trình Nitritanammox

4 5 0
4 0 0
3 5 0
3 0 0
N-NH4 vào
2 5 0
2 0 0
1 5 0
1 0 0
N-NH2 GÑ Ni
5 0
0
0 1 0 0 2 0 0
N-NH ra
3 0 04
N g a øy
H %

1 0 0
9 0 Tổng HS
8 0
7 0 HS% Am
6 0
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
0 HS% Ni
0 5 0 1 0 0 1 5 0 2 0 0 2 5 0 3 0 0
N g a øy

Đồ thị biểu hiện suất các quá trình Nitritanammox

4. Một số kết quả và nhận xét khác liên quan đến quá trình vận hành Pilot
* Biến đổi giá trị DO trung b ình qua hai giai đoạn, trong 240 ngày vận hành
Đầu vào mg/lít GĐNitritation mg/lít GĐ Anammox mg/lít
0.1-0.2 0.5 -0.9 0.3-0.6
* Biến đổi giá trị pH trung b ình qua hai giai đoạn
Đầu vào GĐ Nitrifi GĐ Anammox
7,12 - 8,05 6,8-7,5 8,0-8,5
* Kết quả xử lý photpho có giá trị trung b ình qua hai giai đoạn, trong 240 ngày vận hành 55-75 %
Nhận xét: Kết quả cho ta thấy cũng nh ư hàm lượng Ammonium hàm lượng photpho
cũng giảm rõ trong quá trình nitritation, khoảng 25-40% photpho bị loại trong quá trình
này và quá trình Anammox cũng đã loại đi 40-60%, do đó tổng hiệu suất của cả quá
trình loại photpho trong giai đoạn n ày là 55-75%.
* Kết quả xử lý COD 30-60% là giá trị trung bình qua hai giai đoạn, trong 240 ngày vận
hành của pilot
114 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Nhận xét: Dựa vào kết quả ta thấy hàm lượng COD của quá trình anammox cũng giảm
nhưng khộng cao đạt hiệu suất từ 30-60%. Trong giai đoạn đầu COD tăng cao từ nguồn
Đông A tới quá trình nitritation là do trong quá trình nitritation có c ấy hàm lượng lớn vi
sinh nitrosomonas. Nhưng khi gi ảm lưu lượng vận hành pilot xuống còn 200lít/ngày thì
hiệu suất xử lý COD bằt đầu tăng dần v à ổn định nhưng cao nhất khoảng 60-70%
6. Đề nghị sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giàu ammonium (100-10.000)mg/lít,
Nước thải Nước thải

Máy Máy
thổi Bể nitrit thổi Bể Nitrit-
bùn
Hoàn lưu

khí khí Anammox

bùn
Hoàn lưu
Bể lắng I
Bể lắng

Bể anammox
bùn
Hoàn lưu

Nguồn tiếp nhận

Bể lắng II

Nguồn tiếp nhận

KẾT LUẬN

Kết hợp thành công hai quá trình Nitrit-anammox xử lý N-NH4 với hiệu suất rẩt cao
hơn 90% đối với nước thải nuôi heo sau giai đoạn xử lý COD bằng phương pháp kỵ khí.
Chọn được giá thể phù hợp cho nhóm vi khuẩn Nitritanammox

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abeiling U. and Seyreid C. F., (1992): Anaerobic-aerobic treatment of high strenght


ammonium wastewater nitrogen removal via nitrite. Wat.Sci.Tech., 26 (5 -6),1007-1015.
2. Chung J., Bae W., Lee Y. W., Ko G. B., Lee S. U. and Pa rk S. J., (2004) :
Investigation of the effect of free ammonia concentration upon leachate treatment
by shortcut biological nitrogen removal process. J. Environ. Sci. Health, Part
Anammox-Tox Hazard Subst Environ Eng., 39 (7), 1655 -1665.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 115

3. Egli K., Franger U., Alvarez P. J. J., Siegrist H., Vandermeer J. R. and Zehnder A.
J. B., (2001): Enrichment and characterization of an an ammox bacterium from a
rotating biological contactor treating ammonium -rich leachate. Arch. Microbiol., 175,
198-207.
4. Fujji T. H., Rouse D. J. and Furukawa K., (2002) : Characterization of the microbial
community in an anaerobic ammonium -oxidizing biofilm cultured on a nonwoven
biomass carrier. J. Biosci.Bioeng., 94, 412-418.
5. Furukawa K., Rouse J. D., Bhatti Z. I. and Imajo U. (2002): Anaerobic ammonium
oxidation (anammox) in continuos flow treatment with non -woven biomass carrier.
In Proceedings of the ISEB Fifth International Symposium on Environmental
Biotechnology, Kyoto, Japan. The International Society for Environmental
Biotechnology Waterloo, ON, Canada, CD -ROM.
6. Hellinga C., Schellen A. A. J. C., Mulder J. W., van Loosdrecht M. C. M., Heijnen
J. J., (1998): The SHARON process: an innovative method for nitrogen removal
from ammoniumrich wastewater. Wat Sci Tech., 37:135 -142.
7. Jayamohan S., Ohgaki S., Hanaki K., (1988) : Effect of DO on kineties of
nitrification. Water Supply, 6, 141 -150.
8. Jetten M. S. M., Wagner M., Fuerst J., Van Loosdrecht M. C. M., Kuenen G. and
Strous M., (2001): Microbiology and application of the anaerobic ammonium
oxidation (‘anammox’) process. Curr.Opin.Biotechnol., 12, 283-288.
9. Lindsay M. R., Webb R. I., Strous M., Jetten M. S., Butler M. K., Forde R. J. and
Fuerst, J. A., (2001): Cell compartmentalisation in planctomycetes: novel tupes of
structural organisation for the bacteria cell. Arch.Microbiol., 175, 413-429.
10. Mulder A., Van de Graaf A. A., Robertson L. A., Kuenen J. G., (1995): Anaerobic
ammonium oxidation discovered in a denitrifying fluidezed bed reactor. FEMS
Microbiol. Ecol., 16, 177-184.
11. Mulder A., (2003): The quest for sustainable nitrogen removal technologies. Waste
Science and Technology, 48 (1), 67 -75.
12. Pynaert K., Wyffels S., Sprengers R., Boeckx P., Van Cle emput O., Verstraete W.,
(2002): Oxygen-limited nitrogen removal in a lab -scale rotating biological contactor
treating an ammonium-rich wastewater. Water Sci. Technol., 45, 357 -363.
13. Schmid M., Twachtmann U., Klein M., Strous M., Juretschko S., Jette n M. S. M., and
others., (2002): Molecular evidence for genus level diversity of bacteria capable o f
catalyzing anaerobic ammonia oxidation. Syst. Appl. Microbiol., 23, 93 - 106.
14. Schmid M., Walsh K., Webb R., Rijpstra W. I. C., Van de Pas -Schoonen K.,
Verbruggen M. J., Hill T., Moffett B., Fuerst J., Schouten S., Damste J. S. S., Harris
J., Shaw P., Jetten M., and Strous M., (2003) : Candidatus “Scalindua brodae”. sp.
nov., Candidatus “Scalindua wagneri”. sp. nov., Tow New Species of Anaerobic
Ammonium Oxidazing Bacteria. Syst. Appl.Microbiol., 26, 529 -538.
116 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

15. Schmid M. C., Maas B., Dapena A., and others (20 05): Biomarkers for in situ
detection of amaerobic ammonium -oxidizing (anammox) bacteria. Appl Environ
Microbiol., 71 (4) 1677-1684.
16. Schmid M., Twachtmann U., Klein M., Strous M., Juretschko S., Jetten M. S. M.,
Metzger J. W., Schleifer K. H., Wagner M., (2000): Molecular evidence for genus
level diversity of bacteria capable of catalyzing anaerobic ammonium axidation.
Syst. Appl. Microbiol., 23 (1), 93 -106.
17. Schramm A., de Beer D. Wagner Mm Amman R. I. , (1998): Identification and
activitives in situ of Nitrosospira and Nitrospira spp. as dominant population in a
nitrifying fluidized bed reactor. Appl Environ Microbiol., 64 (9), 3480 -5.
18. Strous M., Kuenen J. G. and Jetten M. S. M., (1999) : Key physiology of anaerobic
ammonium oxidation. Appl. Environ. Microbio l., 65, 3248-3250.
19. Suwa Y., Imamura Y., Suzuki T., Tashi ro T. and Urushigawa Y., (1994) :
Ammonia-oxidizing bacteria with different sensitivities to (NH4)2SO4 in activated
sludge. Water Res., 28, 1523 -1532.
20. Turk O. and Mavinic D. S., (1986): Preliminary Assessment of A Shortcut in Nitrogen
Removal from Waste-Water. Canadian Journal of Civil Engineering, 13 (6), 600 -605.
21. Van de Graaf A. A., Mulder A., de Bruijin P., Jetten M. S. M., Robers ton L. A.,
Kuenen J. G., (1995): Anaerobic oxidation of ammonium is a b iologically mediated
process. Appl. Environ. Microbiol., 61, 1246 -51.
22. Van de Graaf A. A., de Bruijin P., Robertson L. A., Jett en M.S.M., Kuenen J. G.,
(1996): Autotrophic growth of anaerobic ammonium oxidizing microorganisms in a
fluidized bed reactor. Microbiology, 142, 2187-96.
23. Van Niftrik L. A., Fuerst J. A., Damstes J. S. S., Kuenen J. G., Jetten M. S. M. and
Strous M., (2004): The anammoxosome: an intracytoplasmic compartment in
anammox bacteria. FEMS Microbiology Letters, 233, 7 -13.
24. Arnold E. Greenberg, APHA, R. Rhodes Trussell, AWWA, Lenore S. Clesceri,
WPCF, (1995). Standard methods for the examination of water and wastewater, USA
25. Nguyễn Đức Cảnh, Lê Công Nhất Phương và cộng tác viên, năm (2002). Nghiên
cứu Công nghệ Sinh học lọc thiếu khí v à thiếu khí xử kts ammonium trong n ước
thải chăn công nghiệp, Sở Khoa học Công nghệ v à Môi trường TpHCM
26. Nguyễn Như Sang và cộng tác viên, (2004). Ứng dụng quá trình Sinh học xử lý nitơ
thải rò rỉ từ bãi rác cũ, Viện Môi trường và Tài nguyên.
27. Hỗ trợ phát triển khí sinh học BIOGAS cho ng ành chăn nuôi. Hội thảo, 18-
19/05/1999, Hà Nội,
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 117

NGHIÊN CỨU LÀM GIÀU VÀ ĐỊNH DANH NHÓM VI


KHUẦN OXY HÓA AMONIUM KỴ KH Í (anammox) TỪ
BÙN CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ N ƯỚC THẢI NUÔI HEO
Lê Công Nhất Phương, Trần Trung Kiên, Ngô Kế Sương, Nguyễn Tiến Thắng,
Viện Sinh học Nhiệt đới
Kenji Furukawa, Phạm Khắc Liệu
Kumamoto Universty, Japan
Takao FuJii
Sojo Universty, Japan.

MỞ ĐẦU

Ngoài chu trình biến đổi nitơ thông thường (1) còn có sự chuyển đổi kỵ khí trong
quá trình oxy hoá ammonium v ới sự có mặt của một chủng vi sinh vật tự d ưỡng
(anammox), đồng thời nitrit đóng vai tr ò chất nhận tử. Theo phương trình mà Van de
Graaf et al., 1995 và 1996; Strous et al., 1997 đ ã đưa ra với cơ chế sẽ trình bày dưới đây:

NO NO3-
-
NO2
N2O
Pha khí Pha nước
Nitrification
NH2OH Denitrification
N2 N2H 4 Fixation+AssimilatioNitr
ification
Anammox
Nitritation
Org-N NH4+ Anammox

Hình 1: Chu trình biến đổi nitơ


Các hệ thống xử lý nitơ truyền thống dựa trên sự kết hợp 2 giai đoạn nitrat hóa
(nitrification) và denitrat hóa (denitrification).
Năm 1995, một phản ứng chuyển hóa nitơ mới chưa từng được biết đến trước đó về cả lý
thuyết và thực nghiệm đã được phát hiện. Đó là phản ứng oxy hóa kỵ khí ammonium
(Anaerobic Ammonium Oxidation, viết tắt là anammox) - trong đó am monium được oxi hóa
bởi nitrit trong điều kiện kỵ khí, không cần cung cấp chất hữu c ơ, để tạo thành nitơ phân tử
(Strouss và cs.,1995).
Như đã nói ở trên, phản ứng anammox đã được xác nhận là sự oxy hóa ammonium
bởi nitrit, phản ứng hóa học đ ơn giản với tỉ lệ mol NH 4+ : NO2- = 1:1,32 như ở phương
trình dưới đây:
118 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NH4+ + 1.32 NO 2- + 0.066 HCO 3- + 0.13 H + 


1.02 N2 + 0.26 NO 3- + 0.066 CH 2O0.5N0.15 + 2.03 H 2O (1)
Trong đó sự tạo thành lượng nhỏ nitrat từ nitrit đ ược giả thiết là để sinh ra các
đương lượng khử khi đồng hóa CO 2. Phương trình này đã được chấp nhận rộng rãi như
là đại diện cho phản ứng anammox khi tính toán , giải thích,. . .

Hình 2: Cơ chế sinh hoá quá trình anammox


NR: enzyme khử nitrit (sản phẩm giả thiết l à NH2OH); HH: hydrazine hydrol ase, enzyme
xúc tác tạo hydrazyne từ ammonium v à hydroxylamine; HZO: enzyme oxy hóa hydrazine
(tương tự enzyme hydroxylamine oxidoreductase tức HAO ở các Nitrosomonas).

Đến nay đã có 3 chi của vi khuẩn anammox đ ược phát hiện, gồm Brocadia,
Kuenenia và Scalindua. Về mặt phân loại, các vi khuẩn anammox l à những thành viên
mới tạo thành phân nhánh sâu của ngành Planctomycetes, bộ Planctoycetales (Schmid et
al., 2005).
Mặc dù về nguyên tắc, vi khuẩn anammox tồn tại trong tự nhi ên, trong môi trường
và các hệ thống xử lý nước thải có nồng độ ammonium cao, nh ưng việc làm giàu, nuôi
cấy rất khó khăn do chúng sinh tr ưởng chậm.
Trong quá trình tham gia đề tài ”Nghiên cứu xử lý ammonium có nồng độ cao bằng
công nghệ sinh học trong nước thải nuôi heo” và tham khảo một số tài liệu [1, 2, 4 và 5],
Chúng tôi đã quyết tâm và tiến hành nghiên cứu về anammox.
Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào phương trình phản ứng (6)… để khảo sát
trong các loại bùn kỵ khí và hiếu khí ở các hệ thống xử lý n ước thải có nồng độ
ammonium cao như bùn khị khí ở bể UASB của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo,
bùn kỵ khí ở bể UASB của hệ thống xử lý n ước thải nước rỉ rác, bùn hiếu khí ở bể hiếu
khí của hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ hải sản, có tồn tại nhóm vi sinh Anammox
không?. Bài báo này chúng tôi chỉ nghiên cứu làm giàu bùn kỵ khí của hệ thống xử lý
nước thải nuôi heo để oxy hoá kỵ khí ammonium (anammox) có nồng độ cao.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 119

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Mô hình thí nghiệm


Thiết bị dùng thí nghiệm làm giàu vi khuẩn anammox ở 2 giai đoạn với mục đích
và thời gian khác nhau như sau:
Giai đoạn I: Giai đoạn thích nghi của bùn được thực hiện trong 120 ngày, với lưu lượng
10 lít/ngày, trong một cột hình trụ D 200mm, H 800mm, thể tích chứa 20 lít dung dịch.
Giai đoạn II: Giai đoạn tích luỹ làm giầu nhóm vi khuẩn anammox có thời gian vận
hành trong thời gian 270 ngày, với lưu lượng 10 lít/ngày, trong cột hình trụ có thể tích là
10 lít (D 100mm và H 1000mm)

K h í sin h h o ïc

N ö ô ùc ra

C o ät U A S B

B uø
n h o a ït tín h

B o ä th u k h í
B ô m ñòn h lö ô ïn g

Hình 3: Sơ đồ mô hình thí nghiệm

2. Bùn hoạt tính kỵ khí

Bùn được lấy ở bể UASB từ trạm xử lý nước thải nuôi heo Gò Sao - Quận 12, Tp. HCM.
đặc điểm của bùn và nước thải nuôi heo có thành phần được trình bày dưới bảng sau đây:
Bảng 1: Thành phần nước thải nuôi heo công nghiệp
Số tt Các chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ Ghi chú
1 COD mg/l 1.800-3.200
2 BOD5 mg/l 1000-1800
3 DO mg/l 0-0.2
4 SS mg/l 1.500-4.200
5 NH4-N mg/l 200-800
6 Tổng P mg/l 30-80
7 NO2-N mg/l 0-5
8 NO3-N mg/l 3-15
9 Fe mg/l 1.5-3.5
10 pH 6.8-8.5
120 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

3. Môi trường làm giầu

Bảng 2: Môi trường thích nghi và tích luỹ làm giàu nhóm vi khu ẩn anammox
Thành phần môi trường Nồng độ
(NH4)2SO4 hoặc NH4Cl 10-60 mg/L
NaNO2 10-60 mg/L
KHCO3 500 mg/L
KH2PO4 27m g/L
CaCl2.2H2O 0.180 g/L
MgSO4·.7H2O 0.120 g/L
Trace element solution I* (g/L): EDTA:5, FeSO 4 :5 1 mL/L
Trace element solution II* (g/L): EDTA :5, ZnSO 4.7H2O: 0.43, CoCl 2.6H2O: 0.24, 1 mL/L
MnCl2.4H2O: 0.99, CuSO 4.5H2O: 0.25, NaMoO 4.2H2O: 0.22, NiCl 2.6H2O: 0.19,
NaSeO4.10H2O: 0.21, H 3BO4 :0.014
Theo Van de Graaf et al., 1996

4. Phương pháp phân tích


Phân tích thành phần hóa lý các chỉ tiêu trong nước trước và sau mô hình như: N-
NH4, N-NO3, N-NO2, COD, DO, pH, TDS, …). Phân tích các ch ỉ tiêu tiến hành theo các
phương pháp trong “Standard methods for the examination of water and wastewater”.
Trên máy so màu Thermo Spectronic Moder 4001/4,USA, máy TOA, Model 22, Japan
và máy đo pH (Model 2000 VWR Scientific, USA). T ại Phòng phân tích môi trường,
Viện Sinh học Nhiệt đới

5. Phương pháp phân tích xác đ ịnh vi khuẩn


Mẫu bùn sau 9 tháng tích luỹ làm giàu được lấy, bảo quản lạnh v à mang ngay sang
Nhật để phân tích định tính vi khuẩn anammox bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
Nguyên tắc phân tích là mẫu được chiết xuất DNA, thực hiện phản ứng PCR đặc
hiệu khuếch đại gen 16s rDNA, giải m ã trình tự và so sách với ngân hàng gen thế giới
BLAST NCBI.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Quá trình thích nghi anammox c ủa bùn ở giai đoạn I


Số liệu theo dõi 3 tháng vận hành khi nạp liên tục môi trường thích nghi cho anammox
với N-NH4 và N-NO2 đầu vào tăng dần (10-30) mg/l, ở mô hình I được trình bày ở đồ thị 1 và
2. Kết quả trong giai đoạn này, đã có xuất hiện sự tiêu thụ đồng thời cả N-NH4 và N-NO2 và
tạo thành một lượng nhỏ N-NO3. Hiệu suất loại N-NH4 tăng dần từ 0 - 8%, loại N-NO2 tăng
dần từ 13,0-22,3% và lượng N-NO3 tạo ra từ 1,0-1,5mg/l. Điều đó chứng minh rằng khả năng
xuất hiện của phản ứng Anammox như ở phương trình (6).
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 121

Trong 3 tháng và lượng bùn (SS) giảm từ 5.500mg/lít, còn 3.200mg/lít, đây là kết
quả của sự phân huỷ kỵ khí sinh khối của các vi sinh vật dị d ưỡng trong điều kiện không
cung cấp nguồn dinh dưỡng cacbon hữu cơ. Kết quả đó phù hợp với nồng độ COD đầu
ra. Bùn chuyển từ màu đen sang màu nâu.

2. Quá trình làm giàu anammox c ủa bùn ở giai đoạn II


Bùn từ mô hình I chuyển qua mô hình II có thể tích 10 lít, với N-NH4 và N-NO2 đầu
vào tăng dần (30-60)mg/l, được trình bày ở bảng 4. Tương tự kết quả trong giai đoạn
này, có hiệu suất cao hơn và tăng dần từ 9,3-29,3% với N-NH4 và 23,3-44,7% với N-
NO2 và tạo ra vói lượng nhỏ N-NO3.
Mặt khác lượng bùn (SS) giảm từ 3.200mg/lít xuống 1.120mg/lít và kèm theo tiếp
tục giảm COD đầu ra gần 50%. Đặc biệt, b ùn đã chuyển từ màu nâu sang màu nâu hồng.
Đây là dấu hiệu đặc trưng của vi khuẩn anammox

3. Phân tích xác định vi khuẩn anammox bằng PCR và 16S rDNA

Kết quả phân tích trình tự gen 16S rDNA, phần 300bp đầu 5’ và phần 850bp đầu 3’
cho kết quả như bảng 3.

Bảng 3: Kết quả phân tích trình tự gen 16S rDNA

TT Vi khuẩn tương tự nhất % tương tự


(Số trong ngoặc là accession number trên GenBank)

Phần 300bp đầu 5’

1 Anaerobic ammoium–oxidizing planctomycete KOLL2a (AJ250882) 100


2 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 1 (AB054007) 100
3 Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis 100
4 Candidatus Brocadia anammoxidans 95

Phần 850bp đầu 3’

1 Anaerobic ammoium –oxidizing planctomycete KOLL2a (AJ250882) 100


2 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 1 (AB054007) 100
3 Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis 99
4 Candidatus Brocadia anammoxidans 94

Như vậy, Có thể kết luện rằng b ùn hoạt tính đã tích luỹ trong 270 ngày của chúng
tôi có sự hiện diện của vi khuẩn anammox, t ương tự Candidatus Kuenenia
Stuttgartiensis đã được xác định ở Châu Âu và các dòng KOLL2a ( phát hi ện công bố
bởi phòng thí nghiệm ở Thụy Sĩ), dòng KU2 (phát hiện công bố bởi phòng thí nghiệm ở
Nhật). Mức độ tương tự thấp hơn thu được với vi khuẩn anammox được phát hiện đầu
tiên ở Hà Lan Candidatus Brocadia anammoxidans và dòng KU1 ( ở Nhật)
122 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

KẾT LUẬN
 Kết quả theo dõi sau 270 ngày ở hai giai đoạn thí nghiệm l àm giàu từ bùn kỵ khí
của hệ thống UASB xử lý n ước thải nuôi heo cho thấy có sự hiện diện của phản ứng
anammox, với N-NH4 giãm khoảng 30% và N-NO2 giảm khoảng 40% và đồng thời
trong môi trường, nước đầu ra có sinh ra N-NO3.
 Kết quả phân tích vi khuẩn bằng kỹ thuật sinh học phân tử đ ã xác định sự hiện diện
của vi khuẩn anammox, t ương tự với các vi khuẩn đã biết trên thế giới. Đây là nhóm
vi khuẩn được tìm thấy gần đây, có khả năng oxy hoá N -NH4 trong điều kiện kỵ khí
tự dưỡng.
 Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về Anammox, ở b ước phát hiện, tích luỹ vi
sinh vật. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ nghi ên cứu tiếp về quá trình thích nghi,
làm giàu các loại bùn khác nhau và khả năng ứng dụng nhóm vi khuẩn anammox để
xử lý nước thải có nồng độ N-NH4 cao ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Egli, K., Franger, U., Alvarez, P. J. J., Siegrist, H., Vandermeer, J. R. and Zehnder.
A, J. B. (2001). Enrichment and characterizatio n of an anammox bacterium from a
rotating biological contactor treating ammonium -rich leachate. Arch.
Microbiol.175, 198-207.
2. Fujji, T., H, Rouse, D. J, and Furukawa, K. (2002). Characterization of the
microbial community in an anaerobic ammonium -oxidizing biofilm cultured on a
nonwoven biomass carrier. J. Biosci.Bioeng., 94, 412-418
3. Furukawa, K., Rouse, J. D., Bhatti, Z. I., and Imajo, U. (2002). Anaerobic
ammonium oxidation (anammox) in continuos flow treatment with non -woven
biomass carrier. In Proceedings of the ISEB Fifth International Symposium on
Environmental Biotechnology, Kyoto, Japan. The International Society for
Environmental Biotechnol ogy Waterloo, ON, Canada, CD -ROM.
4. Hellinga C, Schellen AAJC, Mulder JW, van Loosdrecht MCM, Heijnen JJ (1998).
The SHARON process: an innovative method for nitrogen removal from
ammoniumrich wastewater. Wat Sci Tech. 37:135-142.
5. Jetten, M.S.M., Wagner, M. , Fuerst, J., Van Loosdrecht, M.C.M., Kuenen, G. and
Strous, M. (2001). Microbiology and application of the anaerobic ammonium
oxidation (‘anammox’) process. Curr.Opin.Biotechnol.12,283-288.
6. Mulder A. (2003). The quest for sustainable nitrogen removal tec hnologies. Waste
Science and Technology 48 (1), 67-75.
7. Schmid M. C., Maas B., Dapena A., and others (2005). Biomarkers for in situ
detection of amaerobic ammonium -oxidizing (anammox) bacteria. Appl Environ
Microbiol 71(4) 1677-1684.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 123

8. Strous M, Kuenen JG& Je tten MSM (1999). Key physiology of anaerobic


ammonium oxidation. Appl. Environ. Microbiol.65,3248-3250.
9. Strous, M., Heijnen J. J., Kuenen J. G, and Jetten M. S. M. (1998). The sequencing
batch reactor as a powerful tool for the study of slowly growing anae robic
ammonium-oxidizing microorganisms. Appl. Microbiol. Biotechnol. 50, 589-596.
10. Van de Graaf AA, Mulder A, de Bruijin P, Jetten MSM, Roberston LA, Kuenen JG.
(1995). Anaerobic oxidation of ammonium is a biologically mediated process. Appl
Environ Microbiol 61, 1246-51.
11. Van de Graaf AA, de Bruijin P, Robertson LA, Jetten MSM, Kuenen JG. (1996).
Autotrophic growth of anaerobic ammonium oxidizing microorganisms in a
fluidized bed reactor. Microbiology 142, 2187-96.
12. Van Niftrik L. A., Fuerst J. A., Damstes J . S. S, Kuenen J. G., Jetten M. S. M. and
Strous M. (2004). The anammoxosome: an intracytoplasmic compartment in
anammox bacteria. FEMS Microbiology Letters 233, 7 -13.

SUMMARY
The preliminary enrichment of anammox
(anaerobic ammonium oxidation) bacte ria from sludge of
UASB system
treating swine wastewater in Ho Chi Minh city

Le cong Nhat Phuong (1) , Tran Trung Kien (1), Ngo Ke Suong (1), Nguyen Tien Thang (1),
Kenji Furukawa (2) , Pham Khac Lieu (2) và Takao FuJii (3)
(1) Institute of Tropical Biology, ( 2)Kumamoto Universty, Japan, (3)Sojo Universty, Japan

Data from 9 months of continuous enrichment showed the simultaneous consumption of


ammonium and nitrite (0-30% and 13-45% of influent concentration,respectively) and the
production of small amount of nitrate (1,0-1,5mg/l), which meant anammox reaction had
occurred.Analysis of enriched biomass by PCR and 16S rDNA sequencing techniques
confirmed the existence of anammox bacteria with the high similarity with KOLL2a and
KU2 strains and Candidatus Brocadia anammoxidans bacteria, all of which are well
known as microorganisms having anammox activity.
124 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI NHÓM VI KHUẨN anammox


PHÂN LẬP ĐƯỢC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SINH HỌC PHÂN TỬ
Lê công Nhất Phương, Ngô Kế Sương, Nguyễn Tiến Thắng,
Viện Sinh học Nhiệt đới
Trần Linh Thước,
Trường ĐH Khoa học Tự nhi ên TPHCM
Kenji Furukawa, Phạm Khắc Liệu,
Kumamoto Universty, Japan
Takao FuJii
Sojo Universty, Japan.

MỞ ĐẦU

Để nghiên cứu về mặt phân tử, người ta dùng phương pháp xác định cấu trúc DNA
và RNA. Thí nghiệm được tiến hành dựa trên các mẫu lấy ra từ một hệ thống SBR (thiết
bị phản ứng theo mẻ liên tục). Nhận thấy rằng hơn 70% sinh khối trong hệ thống được
cấu tạo bởi một loại vi khuẩn có thể dễ d àng nhận ra về mặt hình dáng. Những nỗ lực
trong việc phân tích vi sinh vật theo cách truyền thống nhằm xác định cấu trúc phân tử
của chúng đều bị thất bại. Sa u này, người ta dùng một phương pháp vật lý hiện đại, theo
phương pháp này vi khuẩn được phân tích từ hỗn hợp bằng cách ly tâm mẫu cho PCR.
Trình tự DNA của mẫu đem đi xác định rất giống với tr ình tự cấu trúc di truyền của
planctomycete. Loại vi khuẩn mới được tìm thấy có khả năng oxy hóa đ ược ammonium
trong điều kiện kị khí này, được đặt tên là Candidatus Brocadia Anammoxidans. Trình
tự DNA đã được xác nhận như đã nói ở trên sau này được dùng để dò tìm sự có mặt của
vi khuẩn này của các bộ (genera) anammo x tương tự trong các hệ thống xử lý n ước thải.
Trong khi đó B. anammoxidans là loại vi khuẩn có liên hệ khá gần với nó, Candidatus
Kuenenia Stuttgartiensis đ ã được tìm thấy trong nhiều hệ thống tr ên toàn thế giới và có
vẽ như đây là những loại vi khuẩn chính trong cộng đồng vi sinh có mặt trong những hệ
thống này.
Nhóm Planctomycete cho đ ến nay bao gồm 4 bộ (genera) với 7 lo ài (species) đã
được ghi nhận. Rất nhiều tr ình tự DNA được ghi nhận trong thực tế trong thời gian gần
đây đã chỉ ra rằng có thể có nhữn g loài khác thuộc về nhóm Planctomycete n ày, một
trong những loài đó là vi khuẩn anammox. Trên thực tế cũng một loại vi khuẩn
anammox có tên là K. struttgartiensis vừa được tìm thấy lại được cho vào một nhóm
riêng biệt, vì theo cấu trúc DNA của nó có sự gi ống nhau về mặt di truyền ít h ơn 90% so
với Brocadia Anammoxidans đ ã nói ở trên, điều này chứng tỏ sự khác nhau ở mức độ bộ
(genera) giữa 2 loại vi khuẩn này.
Các thiết bị trong ngành kỹ thuật phân tử là những công cụ quan trọng để phát hiện
sự có mặt và theo dõi các hoạt động của vi sinh vật trong hệ sinh thái. Ví dụ nh ư tốc độ
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 125

sinh trưởng của nhiều loài vi khuẩn có thể được suy ra từ nồng độ ribosome có trong hệ
thống đó. Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng được cho những loài vi khuẩn
sinh trưởng chậm như anammox và nitrosomonas. Trong trư ờng hợp này, nồng độ của
precursor rRNA trong là m ột chất chỉ thị khá tốt cho các hoạt động sinh lý của c ơ thể.
Do đó, đoạn RNA giữa vùng rRNA 16S và 23S được chọn để làm chất chỉ thị này (đoạn
này được gọi là ISR). Các thí nghiệm với B. anammoxidans chứng tỏ một sự tương quan
khá tốt giữa các hoạt động chuyển hóa trong c ơ thể và nồng độ của ISR, điều này chứng
minh được rằng đây là một phương pháp tốt để theo dõi và phát hiện các thay đổi trong
hoạt động của vi sinh vật.
Kết quả đưa ra trong thí nghiệm cho thấy vi sinh vật có thể thực hiện quá tr ình
anammox có thể hiện bằng việc làm giàu từ biofilm material (màng cơ chất) của RBC in
Kolliken. Mặc dù thí nghiệm không thực hiện với môi tr ường thuần chủng, chúng ta xác
minh được một cách nhanh chóng 90% l ượng sinh vật là vi khuẩn anammox nhưng khó
phân loại ra Candidatus B. anammoxidans. 16S rDNA sequence obtained for Kolliken vi
khuẩn anammox cho thấy sự giống nhau về tỷ lệ cao nhất(giữa 98.5% v à 98.9%) ở cấu
trúc gen 16S rRNA của Candidatus K.sttuttartiensis, đ ược giả định là vi khuẩn anammox
trong biofilm reactors ở Stuttgart (Schmid etal., 2000). Các cấu trúc khác từ Gen Bank
đã cho thấy sự giống nhau về tỷ lệ thấp nhất (thấp h ơn 86%) ở cấu trúc của vi khuẩn
Kolliken. Căn cứ vào 1 vài khảo sát về sự phát triển của cấu trúc đặc tr ưng ở vi khuẩn
Candidatus B. anammoxidans và Candidatus K. stuttgartiensis, và căn cứ vào một nhóm
khảo sát đặc trưng khác, chúng ta thấy được 90% cơ thể trong môi trường làm giàu
Kolliken có gen 16rRNA được nhận dạng trong thí nghiệm. Mặc d ù sự khác nhau đáng
kể của cấu trúc 16S rDNA ở vi khuẩn B. anammoxidans và cơ th ể Kolliken (9.1%),
nhưng đặc tính hình thái chính của chúng thì giống nhau. Trong phạm vi tế b ào, 1 vùng
giàu protein với lượng ribosomes chứa đựng thấp hơn so với vùng xung quanh được
phát hiện khi soi kính hiển vi v à bởi FISH.
Thêm nữa, các cơ thể anammox tập hợp lại kết th ành khối khoảng hơn 350 tế bào
(cho thấy từ electron microghaphs và FISH pictures, Figs. 2 và 3). Khi cấu trúc 16S rDNA
của anammox từ Kolliken biofilm t ương tự như Candidatus K. stuttgartiensis (Schmid
etal., 2000), điều này dường như thích hợp để gửi đến loại vi khuẩn Kolliken với d òng vi
khuẩn Candidatus Kuenenia cùng loại. Hiển nhiên, điều này không rõ ràng khi có 1 số
khác biệt về thứ tự giữa 16S rDNAs của Candaditus K. stuttgartientsis v à các vi khuẩn
Kolliken đại diện cho sự khác biệt thật sự về phát sinh lo ài và sinh lý học. Tuy nhiên, bởi
vì Candaditus K. stuttgartientsis không được làm giàu đến mức đông đúc (sự đông đức
của chúng trong biofilm là 49%). Bất kỳ sự khác biệt về phát sinh lo ài giữa các loại vi
khuẩn anammox Kolliken và Stuttgart vẫn còn đang tranh luận. Các thí nghiệm về phát
sinh loài xác định rằng môi trường Kolliken đã cho thấy được quá trình của vi khuẩn
anammox. Sự sản xuất N 2 diễn ra khi có cả hai amoni và nitrit và không có oxy, ngược lại
không xảy ra khi chỉ có ammonium hoặc nitrit. Sự oxy hóa yếm khí của ammonium với
nitrit có thể được gây xúc tác bởi các chất oxy hóa ammonium hiếu kh í của loài
Nitrosomonas (Bock et al., 1995), mặc dù hoạt động xúc tác của những vi khuẩn n ày thấp
hơn khoảng 20 lần so với Candidatus B. anammoxidan. Tuy nhiên, vì không có một tế bào
nào trong the Kolliken enrichment stained positively in FiSH with probes for Bet 42a (với
126 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

chất oxy hóa ammonium cao nhất), Ntspa 662 hay Nit3(Table1), và một môi trường được
làm giàu cao (88% vi khuẩn anammox) được tìm thấy, với giả thuyết mạnh mẽ n ày thì
không có vi khuẩn oxy hóa ammonium và nitrit cơ bản tồn tại với một mật độ đáng kể
trong môi trường làm giàu. Hơn nữa, khi nồng độ nitrit được giữ ổn định, N 2 sản xuất tăng
theo một đường thẳng cùng với sự tiêu thụ ammoni nhanh chóng. Bởi vậy, sự loại bỏ nitrit
và sản xuất nitơ có thể không được cho là sự khử nitơ, và ammoni bị loại bỏ có thể được
quy cho sự nitrit hóa ở mức oxy hóa thấp . Sự tồn tại của việc loại bỏ ammoni v à nitrit với
N2 được sản xuất có thể chỉ có 1 lý do giải thích l à phản ứng anammox, được thực hiện do
vi khuẩn anammox. Khoảng 15% nitrit bị xử lý v à oxy hóa thành nitrat, với sự theo dõi
tương tự như Candidatus B. anammoxidans thì dường như có sự phụ thuộc vào electron để
làm giảm CO2 để sinh vật tự dưỡng phát triển (van de Graaf et a l., 1996, Fit 1). Trong điều
kiện cả hydroxylamine và hydrazin đều chuyển hóa trong môi trường, với sự hiện diện
thoáng qua của hydrazin, quan sát thấy được hydroxylamine được tạo thêm, có lẽ phụ
thuộc vào sự không cân xứng. Các kết quả trên cho thấy phản ứng anammox của vi khuẩn
Kolliken bắt nguồn từ Candidatus B. anammoxidans (van de Graaf et al., 1996). Tuy
nhiên, có lẽ nitrat không được tiêu thụ cho đến hết trong suốt quá tr ình cấy cùng với
hydrazine và ammoni, và nitrat được tăng lên với sự phát triển của quá trình tự dưỡng, sự
biến mất của nitrat trước đây được quan sát ở các mức thì không phụ thuộc vào quá trình
anammox (Thamdrup và Daalsgard 2002; Mulder etal., 1995).

1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XÁC Đ ỊNH VI KHUẨN

 Mẫu bùn sau 9 tháng tích luỹ làm giàu được lấy, bảo quản lạnh v à gửi ngay sang
Nhật để phân tích định tính vi khuẩ n anammox bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
 Nguyên tắc phân tích là mẫu được chiết xuất AND, thực hiện phản ứng PCR đặc
hiệu khuếch đại gen 16s rDNA, giải m ã trình tự và so sách với ngân hàng gen thế
giới BLAST NCBI[7].

2. KHẢ NĂNG HIỆN DIỆN NHÓM VI KHUẨN A NAMMOX - XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ
TOÀN MẠCH DÃY 16sRdna LẦN 1

a. Mục đích: Khả năng hiện diện nhóm vi khuẩn anammox ở mẫu Việt Nam, bằng phương
pháp sinh học phân tử để xác định trình tự toàn mạch ở dãy 16S rDNA mẫu, và tiến hành định
danh chủng vi khuẩn trong bùn làm giàu của hệ thống xử lý nước thải nuôi heo
b. Vật liệu thí nghiệm:

DNA gen mẫu


KOD-Plus-polymerase (Toyobo)
Premix (10x buffer, MgSO4, 1mM, dNTP 0,2 mM each)
100bp DNA ladder (New England Biolabs)
QIA quich PCR Purification Kit
Ultra Clean DNA Purification system (Mo Bio)
Dy Enamic ET Terminator Cycle Seaquencing Kit (amersham Pharmacia biotech)
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 127

Template Suppression Reagent (ABI PRISM)

* Chi tiết về primer (mồi)


0
primer Nhiệt độ ( C) Số Nuleic (mer) Kích thước
PCR
16S-5’II 5’-TGGCGGCGTGGTTTAGGC -3’ 71.5 18 1040bp
Ana-3’ 5’-GGACTGGATACCGATCGT -3’ 59.9 19
16S-5’II và Ana-3’ là mồi chuyên cho các chuẩn anammox
0
primer Nhiệt độ ( C) Số Nuleic (mer) Kích thước
PCR
Ana-5’ 5’-TAGAGGGGTTTTGATTAT -3’ 50.7 18 691bp
16S-3’ 5’-GGTTACCTTGTTACGACT -3’ 51.1 18
Ana-5’là mồi chuyên cho các chủng vi khuẩn anammox v à 16S-3’là mồi toàn năng
c. Thao tác thí nghiệm
* Nhân bản sao 16S rDNA bằng ph ương pháp PCR
Thực hiện thí nghiệm 1:
TT Hoá chất Dung tích (µl)
1 DNA 1
2 Pre – mix 12
3 Primer 16S-5’ II 2
4 Primer Ana-3’ 2
5 KOD 1
6 Nước vô trùng 32
Tổng thể tích 50

Máy PCR (Gene Amp PCR System 2400)


Điều kiện cho thí nghiệm 1
940C 2 phút
0
94 C 15 giây
600C 2 giây 40 vòng
0
68 C 1 phút
40 C
Xác nhận bằng máy điện di
Thực hiện thí nghiệm 2:
TT Hoá chất Dung tích (µl)
1 DNA 1
2 Pre – mix 12
3 Primer Ana-5’ 2
4 Primer 16S-3’ 2
5 KOD 1
6 Nước vô trùng 32
Tổng thể tích 50
128 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Máy PCR (Gene Amp PCR System 2400)


Điều kiện cho thí nghiệm 2
940C 2 phút
0
94 C 15 giây
600C 2 giây 40 vòng
0
68 C 30giây
40 C
Xác nhận bằng máy điện di
* Tinh chế sản phẩm bằng PCR
Đã xác nhận được sản phẩm mục tiêu. Tuy nhiên vạch sản phẩm với cặp mồi 16S-5’ II
và Ana-3’ tương ứng với phần đoạn đầu 16S rDNA bị mờ . Do vậy sau khi tinh chế sản
phẩm, sao cho có độ tinh khiết cao, thì sử dụng 1 sản phẩm này làm khuôn để lập lại phản
ứng PCR. Các sản phẩm PCR được tinh chế lần 2 bằng bộ kit QIA quick PCR Puritication .
Dãy trình tự
TT Hoá chất Dung tích (µl)
1 Terminator pre-mix 8
( )
2 Premer * (5pmol) 1
3 Temlate DNA (200-300 ng) x
4 Nước vô trùng 11-x
Tổng thể tích 20

(*) Phần đầu 16S rDNA dùng cặp mồi 16S-5’ II và Ana-3’, Phần sau 16S rDNA
dùng cặp mồi Ana-5’ và 16S-3’ để lập dãy trình tự gien
Máy PCR (Gene Amp PCR System 2400)
950C 20 giây
0
50 C 15 giây 25 vòng
600C 1 phút
40 C
+ Bổ sung 2 µl sodium acetate/ EDTA buffer và 80ml e tanol nồng độ 99%. Lắc rung
mạnh trên máy Vortex
+ Ủ 15 phút trong nước đá
+ Ly tâm (14.00rpm x 15 phút) ở nhiệt độ phòng
+ Thêm 300 µl êtanol nồng độ 70% ở nhiệt độ phòng
+ Ly tâm (14.00rpm x 5 phút) ở nhiệt độ phòng
+ Làm khô chân không 5 phút
+ Bổ sung 20 µl TSR và lắc rung mạnh trên máy Vortex
+ Sử dụng toàn bộ 20 µl để dãy trình tự bằng máy ABI PRISM 310 Genetic Analyzer
* Kiểm chứng độ tương đồng bằng BLAST
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 129

Máy PCR (Gene Amp PCR System 2400)


Trình tự dãy thu được đem kiểm chứng độ t ương đồng bằng [BLAST Search
Results] của NCBI trên (URL: http://www.ncbi.nlm.nih.gov)
d. Kết quả
* Kết quả PCR
 Kết quả dãy trình tự: Kết quả dãy trình tự cho thấy đã thu nhận được cả 2 phần đầu
và phần sau của 16S rDNA. Nhưng bên trong phần nửa đầu 16S rDNA thiếu một
đoạn trình tự khoảng 400bp.
5'- GGGAGGCTGCA------------------------------GAACCGGCAT……GTT -3'
 Kết quả kiểm chứng độ t ương đồng về trình tự: Kết quả dưới đây cho thấy các trình
tự thu được có độ tương đồng cao với các chủng đ ược liệt kê trong bảng dưới đây
Kết quả so sách trình tự thu được có độ tương đồng với vùng 5' 16S rDNA (nửa đầu
khoảng 300bp) và vùng 5' 16S rDNA (phần sau 3' khoảng 850bp).

Hình 1 Hình 2
Hình 1 Cho thấy đã thu được vạch mục tiêu kích thước khoảng 700bp. Hình 2 Mặc dù có sự hiện
diện của vạch mục tiêu nhưng rất mờ. Do đó vạch này được ly trích khỏi gien và được ly trích
dùng làm khung lập lại phản ứng PCR ở c ùng điều kiện. Hình 3 Cho thấy đã khuếch đại được
phần đầu của 16S rDNA

Hình 3
130 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

TT Chủng Vi khuẩn có độ t ương đồng nhất Độ tương đồng(%)


(Số trong ngoặc là accession number trên GenBank)
Phần 300bp đầu 5’
1 Anaerobic ammoium–oxidizing planctomycet e KOLL2a (AJ250882) 100
2 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 1 (AB054007) 100
3 Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis 100
4 Candidatus Brocadia anammoxidans 95
Phần 850bp sau 3’
1 Anaerobic ammoium–oxidizing planctomycete KOLL2a (AJ250882) 100
2 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 1 (AB054007) 100
3 Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis 99
4 Candidatus Brocadia anammoxidans 94

Kết quả so sách trình tự thu được có độ tương đồng với vùng 5' 16S rDNA (phần
sau 3' khoảng 850bp).

e. Thảo luận
 Kết quả phân tích cho thấy chủng anammox trong mẫu ở Việt Nam có độ t ương đồng
100% với KOLL2a và KU2. Tuy nhiên do không thu được trình tự đoạn giữa 16S rDNA
 Kết quả dãy trình tự có độ tương đồng 100% sản phẩm nhân bản 16S rDNA bằng cặp
mồi Ana-5' và Ana-3', cho thấy có độ tương đồng cao 5 dòng là 100% KOLL2a và KU2
với 1 dòng có độ tương đồng 99%. Do vậy có thể cho rằng trong mẫu có sự hiệ n diện của
2 loại Anammox. Mặt khác sản phẩm nhân bản 16S rDNA bằng cặp mồi 16S-5' II +
Ana-3' và Ana-5' = 16S-3' có độ tương đồng 100% với KOLL2a và KU2, kết quả này
cho thấy chỉ có một loài anammox hiện diện trong mẫu. Tuy nhiên ở kết quả phân tích
này trên sản phẩm PCR thu được dãy trình tự trực tiếp cho nên dãy trình tự thu được
chủng anammox có mật độ thấp bị bỏ sót. Do vậy mặc dầu chủng anammox chiếm đa số
có độ tương đồng 100% với các chủng thuộc nhóm chiếm ưu thế KOLL2a và KU2 cũng
như có sự hiện diện chủng anammox thiểu số có sự tương đồng 99%. Nhưng do phân
tích toàn bộ chiều dài của 16S rDNA nên chưa thể khẳng định được nhận định này.

3. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ TOÀN MẠCH Ở DÃY 16SrDNA LẦN 2


Do đó chúng tôi tiến hành phân tích lại toàn bộ chiều dài của dãy trình tự của mẫu
bằng phương pháp 16S rDNA cho m ẫu đã ly trích
a. Phương pháp phân tích
 Ly trích mẫu bùn trong hệ thống xử lý nước thải nuôi heo ở Việt Nam đ ã làm giàu
bằng DNA
 Nhân bản sao bằng PCR với các cặp mồi (Ana -5' và Ana-3') chuyên biệt cho
Anammox
 Dãy trình tự sản phẩm PCR và kiểm chứng độ tương đồng
b. Vật liệu:
 Mẫu bùn trong hệ thống xử lý nước thải nuôi heo ở Việt Nam
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 131

 Hoá chất và môi trường (như phần phân tích trên)


Phương pháp tiến hành PCR với các cặp mồi Ana-5' và Ana-3'chuyên biệt cho
anammox. tạo dòng sản phẩm PCR thu được dãy trình tự và kiểm chứng độ tương đồng
c. Kết quả
 Xác nhận DNA bộ gien

Hình 4 trên cho thấy rõ vạch DNA bộ gien

 Xác nhận sản phẩm PCR

Hình 5
Hình 5 trên cho thấy có sự xuất hiện của vạch chuyên biệt anammox khoảng 200bp. Mặc
dầu có sự hiện diện của các vạch chủng chuyên biệt khác. Nhưng kết quả cho thấy có sự hiện
diện chủng anammox của mẫu bùn trong hệ thống xử lý nước thải nuôi heo ở Việt Nam
 Dãy trình tự các dòng
Từ 6 dòng thu được (số 3; 5; 6; 8; 9; 10) đã tiến hành dãy trình tự. Sự khác biệt
trình tự các dòng được ký hiệu bằng cách gạch d ưới (xem hình dưới)
Số 3; 5; 8; 9; 10
132 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

TTCTCTGCCGGAGCTAACGCATTAAGTGCCCCGCCTGGGGAGTACGGCCGCA
GGCTAAA
Số 6
TTCTCTGCCGGAGCTAACGCATTAAGTGCCCCGCCTGGGGAGTACGTCCGCA
AGGCTAAA
Trình tự 175bp cho thấy các dòng 3; 5; 8; 9; 10 có trình t ự giống nhau, trong khi đó
dòng số 6 khác với các dòng trên ở 1 bazơ, Do vậy có sự hiện diện của 2 lo ài anammox
 Kết quả kiểm chứng độ tương đồng
Tiến hành kiểm chứng độ tương đồng của 6 dòng thu được với các đoạn trong cơ sở
dữ liệu NCBI bằng BLAST cho kết quả nh ư sau: Kết quả số 3; 5; 8; 9; 10 so sách tr ình
tự thu được có độ tương đồng.

TT Chủng vi khuẩn có độ tương đồng nhất Độ tương đồng


(%)
(Số trong ngoặc là accession number trên GenBank)
1 Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis Anaerobic ammoium –oxidizing planctomycete 100
KOLL2a (AJ250882)
2 Anaerobic ammoium–oxidizing planctomycete KOLL2a (AJ250882) 100
3 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 2 100
4 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 1 (AB054007) 98.9

Kết quả Số 6 so sách tr ình tự thu được có độ tương đồng


TT Chủng Vi khuẩn có độ t ương đồng nhất Độ tương đồng
(%)
(Số trong ngoặc là accession number trên GenBank)
1 Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis Anaerobic ammoium –oxidizing planctomycete 99.4
KOLL2a (AJ250882)
2 Anaerobic ammoium–oxidizing planctomycete KOLL2a 99.4
3 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 2 99.4
4 Uncultured anoxic sludge bacterium KU 1 (AB054007) 98.3

Trình tự các dòng số 3; 5; 8; 9; 10 hoàn toàn tương đồng với các chủng anamm ox
thuộc nhóm Châu Âu và chủng vi khuẩn anammox thu đ ược từ công ty Kurita Industries
Tuy nhiên đây chỉ dựa vào vùng trình tự 175 bp mà thôi, ngoài ra dòng số 6 khác với các
dòng này một bazơ.

KẾT LUẬN

Kết quả phân tích cho thấy mẫu b ùn trong hệ thống xử lý nước thải nuôi heo ở Việt
Nam có sự hiện diện của chủng anammox với độ t ương đồng. Như vậy, có thể kết luận
rằng bùn hoạt tính đã tích luỹ trong 270 ngày của chúng tôi có sự hiện diện của vi khuẩn
anammox, tương tự Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis đ ã được xác định ở Châu Âu và
các dòng KOLL2a (phát hi ện công bố bởi phòng thí nghiệm ở Thụy Sĩ), dòng KU2 (phát
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 133

hiện công bố bởi phòng thí nghiệm ở Nhật). Mức độ tương tự thấp hơn thu được với vi
khuẩn anammox được phát hiên đầu tiên ở Hà Lan Candidatus Brocadia anammoxidans
và dòng KU1 (ở Nhật).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Egli, K., Franger, U., Alvarez, P. J. J., Siegrist, H., Vandermeer, J. R. and Zehnder.
A, J. B. (2001). Enrichment and characterization of an anammox bacterium from a
rotating biological contactor treating ammonium-rich leachate. Arch. Microbiol.
175, 198-207.
2. Fujji, T., H, Rouse, D. J, and Furukawa, K. (2002). Characterization of the
microbial community in an anaerobic ammonium -oxidizing biofilm cultured on a
nonwoven biomass carrier. J. Biosci .Bioeng., 94, 412-418
3. Furukawa, K., Rouse, J. D., Bhatti, Z. I., and Imajo, U. (2002). Anaerobic
ammonium oxidation (anammox) in continuos flow treatment with non -woven
biomass carrier. In Proceedings of the ISEB Fifth International Symposium on
Environmental Biotechnology, Kyoto, Japan. The International Society for
Environmental Biotechnology Waterloo, ON, Canada, CD -ROM.
4. Jetten, M.S.M., Wagner, M., Fuerst, J., Van Loosdrecht, M.C.M., Kuenen, G. and
Strous, M. (2001). Microbiology and application of the a naerobic ammonium
oxidation ('anammox') process. Curr. Opin. Biotechnol. 12, 283-288.
5. Mulder A. (2003). The quest for sustainable nitrogen removal technologies. Waste
Science and Technology 48 (1), 67 -75.
6. Schmid M. C., Maas B., Dapena A., and others (2005 ). Biomarkers for in situ
detection of amaerobic ammonium -oxidizing (anammox) bacteria. Appl Environ
Microbio l 71(4) 1677-1684.
7. Strous M, Kuenen JG & Jetten MSM (1999). Key physiology of anaerobic
ammonium oxidation. Appl. Environ. Microbiol. 65, 3248-3250.
8. Strous, M., Heijnen J. J., Kuenen J. G, and Jetten M. S. M. (1998). The sequencing
batch reactor as a powerful tool for the study of slowly growing anaerobic
ammonium-oxidizing microorganisms. Appl. Microbiol. Biotechnol. 50, 589 -596.
9. Van de Graaf AA, Mulder A, de Bruijin P, Jetten MSM, Roberston LA, Kuenen JG.
(1995). Anaerobic oxidation of ammonium is a biologically mediated process. Appl
Environ Microbio l 61, 1246-51.
10. Van Niftrik L. A., Fuerst J. A., Damstes J. S. S, Kuenen J. G., Jetten M. S. M. and
Strous M. (2004). The anammoxosome: an intracytoplasmic compartment in
anammox bacteria. FEMS Microbiology Letters 233:7 -13.
134 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU LÀM GIÀU NHÓM VI KHU ẨN anammox


TỪ BÙN HOẠT TÍNH KỴ KHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC RỈ RÁC
Lê Công Nhất Phương, Nguyễn Xuân Hoàn, Ngô Kế Sương
Viện Sinh học Nhiệt đới
Kenji Furukawa, Phạm Khắc Liệu
Kumamoto Universty, Japan,
Takao FuJii
Sojo Universty, Japan

MỞ ĐẦU
Năm 1995, một phản ứng chuyển hóa nit ơ mới chưa từng được biết đến trước đó về
cả lý thuyết và thực nghiệm đã được phát hiện. Đó là phản ứng oxy hóa kỵ khí
ammonium (Anaerobic Ammonium O xidation, viết tắc là anammox) - trong đó
ammonium được oxi hóa bởi nitrit trong điều kiện kỵ khí, không cần cung cấp chất hữu
cơ, để tạo thành nitơ phân tử (Strouss và cs., 1995). Sự phát hiện phản ứng anammox đ ã
mở ra các hướng phát triển kỹ thuật xử lý nit ơ mới, đặc biệt là đối với các nước thải có
hàm lượng nitơ cao. Trong vòng 2 thập niên qua, đã bùng nổ các nghiên cứu liên quan
đến anammox và ứng dụng của nó. Trên bình diện lý thuyết, chu trình nitơ tự nhiên
trong sách giáo khoa đã được bổ sung một mắt xích mới, còn trên bình diện công nghệ,
đã có nhà máy xử lý nitơ phi truyền thống được xây dựng và vận hành.
Như đã nói ở trên, phản ứng anammox đã được xác nhận là sự oxy hóa ammonium
bởi nitrit, phản ứng hóa học đ ơn giản với tỉ lệ mol NH 4+ : NO2- = 1:1.32 như ở phương
trình dưới đây:
NH4+ + 1.32 NO 2- + 0.066 HCO 3- + 0.13 H + 
1.02 N2 + 0.26 NO 3- + 0.066 CH 2O0.5N0.15 + 2.03 H 2O
Một số đặc điểm sinh lý của vi khuẩn anammox : Anammox được biết có thể hoạt
động trong khoảng nhiệt độ từ 20 đến 43 0C (tối ưu ở 400C), pH 6.4 - 8.3 (tối ưu ở pH
8.0). Ở điều kiện tối ưu, tốc độ tiêu thụ cơ chất riêng cực đại là 55 mol NH 4-N/g
protein/min. Ái lực với các cơ chất amôni và nitrit rất cao (hằng số ái lực dưới 10 M).
Ở nộng độ 100mM, amôniac và nitrat không ức chế bởi nitrit ở nồng độ trên 20mM. Khi
tiếp xúc với nồng độ nitrit trên 5mM trong thời gian dài (12h), hoạt tính anammox bị
mất hoàn toàn. Tuy nhiên hoạt tính sẽ được hồi phục khi thêm lượng vết (50 M) một
trong các sản phẩm trung gian của phản ứng anammox l à hydrazin hay hydrolamin. Hoạt
tính anammox bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ oxy trên 0.5% bão hoà không khí ( Strous
et al., 1999).
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 135

Bảng 1: Một số đặc trưng sinh lý của vi khuẩn và phản ứng anammox
Thông số Đơn vị Anammox AOB
NH4 +NO2  N2 + O2  NO 2
+ - + -
NH 4

G
0
kJ/mol -357 -275
Y mol-C/mol-N 0.066 0.08
qmax hiếu khí nmol/min/mg/protein 0 200 – 600
qmax kỵ khí nmol/min/mg/protein 60 2
max /h 0.003 0.04
DT ngày 10.6 0.73
+
Ks (NH4 ) M 5 5 – 2600
-
Ks (NO2 ) M <5 K.A
Ks (O2) M K.A 10-50

Chú thích: G - năng lượng tự do, Y - hiệu suất tạo sinh khối, qmax - hoạt tính cực
0

đại, mmax - tốc độ sinh trưởng cực đại, DT - thời gian nhân đôi, K s - hệ số ái lực, K. A:
không áp dụng. (Nguồn: Jetten et al., 2001) .
Trong nghiên cứu này chúng tôi dựa vào phương trình phản ứng trên để khảo sát
trong các loại bùn kỵ khí và hiếu khí ở các hệ thống xử lý n ước thải có nồng độ
ammonium cao như bùn kh ị khí ở bể UASB của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo,
bùn kỵ khí ở bể UASB của hệ thống xử lý n ước thải nước rỉ rác, bùn hiếu khí ở bể hiếu
khí của hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ hải sản, có tồn tại nhóm vi sinh
Anammox không?. Trong bài viết này chúng tôi chỉ nghiên cứu làm giàu bùn kỵ khí của
hệ thống xử lý nước rỉ rác để oxy hoá kỵ khí ammonium ( anammox) có nồng độ cao.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Mô hình
 Giai đoạn I: Giai đoạn thích ngh i của bùn được thực hiện theo mẻ trong 90 ngày
trong một cột hình trụ có đường kính 500mm, chiều cao 400mm, thể tích chứa 20
lít dung dịch.
 Giai đoạn II: Giai đoạn tích luỹ l àm giàu nhóm vi khuẩn anammox có thời gian vận
hành trong thời gian 240 ngày trong cột hình trụ có thể tích là 10 lít (đường kính
100mm và chiều cao 1000mm)
 Giai đoạn III: Giai đoạn vận hành nước rĩ rác thật, nước rỉ rác lấy từ bãi rác Động
Thạnh Quận 12, TpHCM, sau tháp UASB với thời gian vận hành là 60 ngày
2. Bùn hoạt tính kỵ khí
Bùn được lấy ở bể UASB từ trạm xử lý n ước thải nước rỉ rác tại bãi rác Đông
Thạnh, Quận 12, Tp. HCM. đặc điểm của nước rỉ rác có thành phần được trình bày dưới
bảng sau đây:
136 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Bảng 2: Tính chất nước rỉ rác Đông Thạnh


STT Các chỉ tiêu Đơn vị Hồ số 6 Hồ số 7
1 pH - 7,38 – 8,3 7,8 – 8,4
2 COD m/l 900 – 1700 1600 – 4000
3 BOD5 m/l 150 - 400 384 – 1100
4 TSS m/l 120 - 200 125 – 640
5 Tổng N m/l 380 - 812 450 – 1450
6 N-NH3 m/l 350 - 720 400 – 1360
7 Tổng P m/l 6 – 25 10 – 31
6 6 6 6
8 Coliform Khuẩn lạc/100ml 2.10 – 40.10 5.10 – 40.10

Qua kết quả thể hiện bảng trên ta có thể thấy tỉ lệ BOD/COD khoảng 0,15 - 0,25
biểu thị khả năng phân hủ y sinh học kém, N tổng cao 400 - 1400mg/l, N-NH4 từ 340 -
1300mg/l chiếm hơn 90% N tổng. Ngoài ra còn một số muối vô cơ (SO42-, CO32-, Cl-
…), các kim loại (Cu, Fe, Mn, Zn, Pb, Cd …) và một số chất hữu cơ như protein, lignin,
các chất hữu cơ hòa tan, dầu, mỡ, cenlulozơ, các hidrocarbon mạch vòng, acid humic,
acid fuvic... Cùng với màu nước đen kịt bởi sự tồn tại của FeS, acid humic, humat sắt,
hơn nữa nước rỉ rác còn bốc mùi nồng nặc do sự phân hủy yếm khí các th ành phần hữu
cơ tạo thành H2S, NH3, hợp chất mercaptan, CH 4.

3. Môi trường

Bảng 3: Môi trường thích nghi và tích luỹ làm giàu nhóm vi khu ẩn anammox

Thành phần môi trường Nồng độ


(NH4)2SO4 hoặc NH4Cl 20-300 mg/L
NaNO2 20-300 mg/L
KHCO3 500 mg/L
KH2PO4 27m g/L
CaCl2.2H2O 0.180 g/L
MgSO4·.7H2O 0.120 g/L
Trace element solution I* (g/L): EDTA:5, FeSO 4 :5 1 mL/L
Trace element solution II* (g/L): EDTA :5, ZnSO 4.7H2O: 0.43, CoCl 2.6H2O: 0.24, 1 mL/L
MnCl2.4H2O: 0.99, CuSO 4.5H2O: 0.25, NaMoO 4.2H2O: 0.22, NiCl 2.6H2O: 0.19,
NaSeO 4.10H2O: 0.21, H 3BO4 :0.014
Theo Van de Graaf et al., 1996
4. Phương pháp phân tích:
Phân tích thành phần hóa học có trong nước trước và sau xử lý như: N-NH4, N-
NO3, N-NO2, COD, DO, pH, TDS, …). Phân tích các ch ỉ tiêu tiến hành theo các phương
pháp trong “Standard methods for the examination of water and wastewater”. Trên máy
so màu Thermo Spectronic Moder 4001/4,USA và máy đo pH (Model 2000 VWR
Scientific, USA)
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 137

5. Phân tích vi khuẩn


Sinh khối vi khuẩn từ các mẫu b ùn đã nhân nuôi thực nghiệm sau 9 tháng đ ược thu
thập và bảo quản lạnh, gửi sang Nhật để phân tích vi khuẩn anammox bằng phản ứng
PCR đối với gen 16S rDNA [12], giải m ã trình tự và so sánh với ngân hàng gen thế giới
BLAST NCBI Sequence Viewer 2.0 .

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Giai đoạn I
Giai đoạn thích nghi của bùn được thực hiện theo mẻ trong 90 ngày với nồng độ N-
NH4 thay đổi từ (20-100)mg/lít và tương ứng N-NO2 có nồng độ từ (26-130)mg/lít.

2. Giai đoạn II
Trong suốt quá trình thực hiện từ tháng 4/2004 đến tháng 8/2004
 Xử lý Ammonium trên môi trường thử nghiệm với 3 nồng độ N -NH4
 Tháng 4: Nồng độ 100mg/l
 Tháng 5: Nồng độ 200mg/l
 Tháng 6: Nồng độ 300mg/l
Nồng độ ban đầu: Ammonumi N-NH4 = 100mg/l
Nhận xét: Sau thời gian một tháng chạy ở nồng độ n ày, hiệu quả xử lý Amoni cao
nhất ở giai đoạn này là 75% ở nhiệt độ phòng và pH là 8,0. Vì vậy ta nâng nồng độ lên
200mg/l.
Nhận xét: Qua một tháng đầu phân tích th ì hiệu quả xử lý Nitrit là 80% ở cùng pH
và nhiệt độ với Ammonium. Như vậy Nitrit được xử lý mạnh hơn.
Nồng độ ban đầu: N-NH4 = 200mg/l
Nhận xét: Sau thời gian một tháng chạy ở nồng độ n ày, hiệu quả xử lý N-NH4 cao
nhất ở giai đoạn này là 78% ở nhiệt độ phòng và pH là 8,0. Vì vậy ta nâng nồng độ lên
300mg/l.
Nhận xét: Đến tháng 5 thì hiệu quả xử lý N-NO2- là 81% ở cùng pH
Nồng độ ban đầu: N-NH4 = 300mg/l
Nhận xét: Ở giai đoạn chạy nồng độ n ày, hiệu quả xử lý N-NH4 cao nhất ở giai
đoạn này là 82% ở nhiệt độ phòng và pH là 8,0. Vì vậy ta có thể cho mẫu nước rỉ rác
vào chạy mô hình để xác định hiệu quả xử lý của N -NH4.
Nhận xét: Ở giai đoạn chạy nồng độ n ày, hiệu quả xử lý N-NO2 cao nhất ở giai
đoạn này là 84%. Vì vậy ta có thể cho mẫu nước rỉ rác vào chạy mô hình để xác định
hiệu quả xử lý của N-NO.
138 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

3. Giai đoạn III


 Kết quả phân tích các chỉ ti êu
Hàm lượng cặn lơ lửng SS : 389mg/l
Nhu cầu oxy hoá học COD : 878,1mg/l
Hàm lượng N-NH4 : 334,2mg/l
Hàm lượng N-NO2 : 3.9mg/l
Hàm lượng nitrat : 91.9mg/l
Hàm lượng photpho : 6,9mg/l
Nồng độ đã pha loãng 1:1có nồng độ: N-NH4 = 167mg/l
Nhận xét: Ở giai đoạn chạy nồng độ đ ã pha loãng này, hiệu quả xử lý N-NH4 cao
nhất ở giai đoạn này là 78% ở nhiệt độ phòng và pH là 8,0. Vì vậy ta có thể cho mẫu
nước rỉ rác ở nồng độ không pha lo ãng vào chạy mô hình để xác định hiệu quả xử lý của
N-NH4
Nhận xét: Ở giai đoạn mẫu pha loãng này, hiệu quả xử lý N-NO2- cao nhất ở giai
đoạn này là 63% có thể cho mẫu nước rỉ rác chưa pha loãng vào chạy mô hình để xác
định hiệu quả xử lý của N-NO2
Nồng độ mẫu: N-NH4 = 334mg/l
Nhận xét: Ở giai đoạn chạy nồng độ n ày, hiệu quả xử lý N-NH4 cao nhất ở giai
đoạn này là 89% ở nhiệt độ phòng và pH là 8,0. Vì vậy ta có thể áp dụng mô h ình này
vào phương pháp xử lý nước rỉ rác
Nhận xét: Ở giai đoạn chạy nồng độ n ày, hiệu quả xử lý N-NO 2 cao nhất ở giai
đoạn này là 89%. Vì vậy ta có thể áp dụng mô h ình này vào phương pháp xử lý nước
rỉ rác
Từ kết quả trên cho ra các ý kiến sau:
Đối với môi trường thử nghiệm, tuỳ theo từng nồng độ cho ra hiệu quả xử lý khác
nhau trong đó môi trường có nồng độ 300mg/l thì hiệu quả xử lý đối với N-NH4 là 82%
ở nhiệt độ phòng và pH là 8,0, đối với N-NO2 là 84% là cao nhất trên tất cả các nồng độ
thử nghiệm. Tuy nhiên cần có một nhiệt độ và pH ổn định đối với N-NH4, N-NO2 trong
cùng một nồng độ thì hiệu quả xử lý sẽ tốt hơn
Đối với mẫu nước rỉ rác từ bãi rác Đông Thạnh, nồng độ N-NH4 trong mẫu không
cao quá so với nồng độ trên môi trường thử nghiệm nhưng để có hiệu quả xử lý tốt nhất
ta cần pha loãng mẫu. Ở mẫu được pha loãng 1:1thì hiệu quả xử lý N-NH4 là 78% ở
nhiệt độ 30 0C và pH là 8,5, đối với N-NO2- là 63% ở nhiệt độ phòng và pH là 8.0. Sau
khi đánh giá hiệu quả xử lý mẫu được pha loãng cho hiệu suất cao từ đó ta sử dụng mẫu
nước thật chưa pha loãng vận hành mô hình với kết quả: hiệu quả xử lý N -NH4 cao nhất
là 89% cho thấy việc ứng dụng mô hình vào việc xử lý nước rỉ rác cho hiệu quả cao với
chi phí thấp là phương pháp tối ưu trong các phương pháp x ử lý hiện nay.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 139

4. Phân tích xác định vi khuẩn anammox bằng PCR và 16S rDNA
Kết quả phân tích trình tự gen 16S rDNA, phần 300bp đầu 5’ v à phần 850bp đầu 3’
cho kết quả như bảng dưới đây:

Kết quả phân tích tr ình tự gen 16S rDNA

TT Vi khuẩn tương tự nhất % tương tự


(Số trong ngoặc là accession number trên GenBank)
1 Anaerobic ammoium –oxidizing planctomycete KOLL2a (AJ250882) 98
2 Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis (AF375995) 98
3 Anoxic biofilm clone Pla2 - 48 (AF202663) 98

Như vậy, Có thể kết luận rằng bùn hoạt tính đã tích luỹ trong 210 ngày của chúng
tôi có sự hiện diện của vi khuẩn anammox, tương tự Candidatus Kuenenia
Stuttgartiensis đã được xác định ở Châu Âu và các dòng KOLL2a ( phát hiện công bố
bởi phòng thí nghiệm ở Thụy Sĩ), Candidatus Kuenenia Stuttgartiensis và Anoxic
biofilm clone Pla2- 48 98%.

KẾT LUẬN
Từ những kết quả trên ta có thể kết luận sau:
 Kết quả phân tích vi khuẩn bằng kỹ thuật sinh học phân tử đ ã xác định sự hiện diện
của vi khuẩn anammox, t ương tự với các vi khuẩn đã biết trên thế giới. Đây là nhóm
vi khuẩn được tìm thấy gần đây, có khả năng oxy hoá N -NH4 trong điều kiện kỵ khí
tự dưỡng.
 Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về Anammox, ở b ước phát hiện, tích luỹ vi
sinh vật. Trong thời gian tới chúng tô i sẽ nghiên cứu tiếp về quá trình thích nghi,
làm giàu các loại bùn khác nhau và khả năng ứng dụng nhóm vi khuẩn anammox để
xử lý nước thải có nồng độ N-NH4 cao ở Việt Nam.
 Khảo sát được quá trình biến đổi của Ammonium trên môi trường thử nghiệm với
những nồng độ khác nhau và trên mẫu nước rỉ rác được lấy từ bãi rác Đông Thạnh
Tuy nhiên, phương pháp này c ần nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu như Nitrat, COD,
BOD,SS ở những nồng độ khác nhau tr ên môi trường thử nghiệm và trên mẫu thật để xác
định hiệu quả xử lý của phương pháp này đối với những chỉ tiêu trên.
Ngoài ra cần khảo sát thêm bùn hoạt tính về tỷ trọng trong quá tr ình phân tích, tích
luỹ sinh khối của vi khuẩn Anammox và áp dụng phương pháp xử lý này đối với nước
thải chăn nuôi heo, nước thải thuỷ sản và nước thải sản xuất tàu vị yểu…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Gujer W, Jenkins D., 1974: The contact stabilization process -oxygen and nitrogen
mass balances. University of California, Berkeley, Sanitary Engineering Research
Laboratory Report, 74-2.
140 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

2. Van de Graaf A. A., de Bruijin P., Robertson L. A., Jetten M. S. M., Kuenen J. G.,
1996: Autotrophic growth of anaerobic ammonium oxidizing microorganisms in a
fluidized bed reactor. Microbiology 142, 2187 -96.
3. Van de Graaf A. A., de Bruijin P., Robertson L. A., Jetten M . S. M., Kuenen J. G.,
1997: Metabolic pathway of anaerobic ammonium oxidation on the basic of N -15
studies in a fluidized bed reactor. Microbiology 143, 2415 -21.
4. [4] Van Niftrik L. A., Fuerst J. A., Damstes J. S. S, Kuenen J. G., Jetten M. S. M.
and Strous M., 2004: The anammoxosome: an intracytoplasmic compartment in
anammox bacteria. FEMS Microbiology Letters 233, 7 -13.
5. Fujji T., H, Rouse D.J. and Furukawa K., 2002: Characterization of the microbial
community in an anaerobic ammonium -oxidizing biofilm cultured on a nonwoven
biomass carrier. J. Biosci.Bioeng., 94, 412 -418.
6. Schmid M., Twachtmann U., Klein M., Strous M., Juretschko S., Jetten M. S. M.,
Metzger J. W., Schleifer K. H., Wagner M., 2000: Molecular evidence for genus
level diversity of bacteria capable of catalyzing anaerobic ammonium axidation.
Syst. Appl. Microbiol. 23[1], 93 -106
7. Schmid M.C., Maas B., Dapena A. et al., 2005 : Biomarkers for in situ detection of
amaerobic ammonium-oxidizing (anammox) bacteria. Appl Environ Microbiol
71(4) 1677-1684.
8. Nguyễn Đức Cảnh, Lê Công Nhất Phưong và cộng tác viên, 2002, Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sinh học lọc hiếu khí v à thiếu khí xử lý ammonium trong n ước thải
chăn nuôi heo công nghi ệp, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TpHCM.
9. Ngô Kế Sương, Nguyễn Hữu Phúc, Lê Công Nhất Phương, Võ Thi Kiều Thanh,
Nguyễn Đức Hiếu, 2000, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học kỵ khí kết hợp
với hồ thực vật thuỷ sinh xử lý n ước thải chăn nuôi heo công nghiệp, S ở Khoa học
Công nghệ và Môi trường TpHCM.
10. Furukawa K., Rouse J. D., Bhatti Z. I. and Imajo U. 2002, Anaerobic oxidation
ammonium confiemed in continuous flow treatment a non -woven biomass carrier,
Japanese Society of Water Treatment Biology, Vol.38, No.2 pp.87 -94.
11. Standard methods for the examination of water and wastewater, 1995
12. Furukawa K., Rouse J. D., Bhatti Z. I. and Imajo U. 2002: Anaerobic ammonium
oxidation (Anammox) in continuos flow treatment with non -woven biomass carrier.
In Proceedings of the ISEB Fifth International Symposium on Environmental
Biotechnology, Kyoto, Japan. The International Society for Environmental
Biotechnology Waterloo, ON, Canada, CD -ROM.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 141

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG HTR, COD/N VÀ pH CỦA


NHÓM VI KHUẨN anammox ĐẾN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI NUÔI HEO

Lê Công Nhất Phương, Trần Trung Kiên,


Ngô Kế Sương, Nguyễn Tiến Thắng,
Viện Sinh học Nhiệt đới
Kenji Furukawa,
Kumamoto Universty, Japan.

MỞ ĐẦU

Năm 1995, một phản ứng chuyển hóa nit ơ mới chưa từng được biết đến trước đó về
cả lý thuyết và thực nghiệm đã được phát hiện. Đó là phản ứng oxy hóa kỵ khí
ammonium (Anaerobic Ammonium O xidation, viết tắt là anammox). Trong đó
ammonium được oxi hóa bởi nitrit trong điều kiện kỵ khí, không cần cung cấp chất hữu
cơ, để tạo thành nitơ phân tử (Strouss và cs., 1995). Sự phát hiện phản ứng anammox đ ã
mở ra các hướng phát triển kỹ thuật xử lý nitơ mới, đặc biệt là đối với các nước thải có
hàm lượng nitơ cao. Trong vòng 2 thập niên qua, đã bùng nổ các nghiên cứu liên quan đến
anammox và ứng dụng của nó. Trên bình diện lý thuyết, chu trình nitơ tự nhiên trong sách
giáo khoa đã được bổ sung một mắt xích mới, c òn trên bình diện công nghệ, đã có nhà
máy xử lý nitơ phi truyền thống được xây dựng và vận hành.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

*Mô hình thí nghiệm


- Mô hình cột hình trụ có thể tích là 10 lít (D 100mm và H 1000mm)
- Máy bơm định lượng: 7-20 lít/ngày
- Bùn được lấy ở sau giai đoạn l àm giàu có nồng độ bùn 10g/l
- Bình khí N 2
* Thông số vận hành
- DO: 0 - 0.2mg/l
- Lưu lượng 10 lít/ngày
- Nhiệt độ phòng (26-280C)
* Phương pháp thí nghiệm
Để tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của HRT, pH và COD/N đến các
yếu tố khác, người ta thường tiến hành 2 dạng thí nghiệm:
142 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

 Loại thí nghiệm mô hình theo dạng mẻ, phương pháp thí nghiệm này thường nghiên
cứu về sự phát triển sinh khối, thời gian phản ứng nhóm vi khuẩn anammox làm
việc, việc thay đổi các dung dịch nạp v ào mô hình, thường ứng dụng trong nghi ên
cứu cơ bản.
 Loại thí nghiệm theo dạng mô h ình liên tục thường nghiên cứu chủ yếu về hiệu suất
xử lý nitơ có trong dung dịch (Ammonium, Nitrit).
Trong đề cương nghiên cứu, chúng tôi chọn nghiên cứu ứng dụng, do đó chúng tôi
chọn phương pháp nghiên cứu dạng thí nghiệm theo mô h ình liên tục là phù hợp.
* Môi trường thí nghiệm
Bảng VI.1. Môi trường nghiên cứu sự ảnh hưởng thời gian lưu nước đến hiệu suất xử lý
nitơ của nhóm vi khẩn anammox.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


1. Ảnh hưởng thời gian lưu nước (HRT) đến quá trình chuyển hóa nitrit và ammonium
của nhóm vi khuẩn anammox
Mỗi giai đoạn chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong 18-25 ngày, dùng cho mỗi thí
nghiệm khảo sát tính chất nhóm vi k huẩn anammox ở các thời gian lưu: 6; 12; 18; 24; 30
giờ, với mục đích tìm ra quá trình làm việc tốt nhất cho hiệu suất loại nit ơ có trong dung
dịch (Ammonium, Nitrit) cao nhất. Chúng tôi tiến h ành thí nghiệm với 5 thời gian lưu
nước thay đổi khác nhau tron g thời gian 100 ngày

Thành phần môi trường Nồng độ


NH4Cl 500 mg/L
NaNO2 500 mg/L
KHCO3 500 mg/L
KH2PO4 27 mg/L
CaCl2.2H2O 0.180 g/L
MgSO4·.7H2O 0.120 g/L
Môi trường I* (g/L): EDTA:5, FeSO 4 :5 1 mL/L
Môi trường II* (g/L): EDTA :5, ZnSO 4.7H2O: 0.43, CoCl 2.6H2O: 0.24, 1 mL/L
MnCl2.4H2O: 0.99, CuSO 4.5H2O: 0.25, NaMoO 4.2H2O: 0.22, NiCl 2.6H2O: 0.19,
NaSeO4.10H2O: 0.21, H 3BO4 :0.014

- Các thông số đầu vào của mô hình


Thời gian lưu nước HRT (giờ) 6 12 18 24 30
Tốc độ dâng nước (m/giờ) 0,167 0,083 0,056 0,042 0,033

- Kết quả biểu thị hiệu suất làm việc khi thời gian lưu nước thải đổi
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 143

t%
100 100

Hieäu suaá
t%
Hieäu suaá

HRT: 18 giôø
90
80 HRT: 24 giờ
80

60 HRT: 12 giôø 70

60
40
50

20 HRT: 6 40
0 20giôø 40 60 80 100
Thôø
in gian (ngaø
y) 5 15 25
Thô ø
35
i gian (giô ø
)

Đồ thị VI.1: Biểu hiện hiệu suất l àm việc


khi thời gian lưu nước (HRT) thay đổi Đồ thị VI.2: Biểu hiện hiệu suất l àm việc khi
theo thời gian vận hành thời gian lưu nước thay đổi

Nhận xét: Theo đồ thị (Đồ thị 1, 2) chúng tôi nhận thấy rằng với thời gian l ưu nước
6giờ thì hiệu suất đạt được từ 42-46 %, điều này khác phù hợp theo (Hung Soo Joo,
2005 và Furukawa, 2004). Nhưng các bài báo trên kh ảo sát đến hiệu suất cao nhất khi
thời gian lưu nước là 1-3ngày. Vì có thể biết rằng thời gian lưu nước 6giờ thì không đủ
thời gian cho nhóm vi sinh Anammox hoạt động tốt. Còn nếu tăng thời gian lưu nước 12
giờ thì hiệu suất đạt được từ 75-78 %, nếu tăng thời gian lưu nước 18-24 giờ thì hiệu
suất đạt được từ 86-92%, vậy với thời gian lưu nước từ 18 giờ thì chúng bắt đầu làm
việc ổn định. Còn khi tăng thời gian lưu nước 30 giờ thì hiệu suất đạt được từ 92-
93,7%. Khi thời gian lưu nước tăng từ 18-30 giờ thì hiệu suất tăng cũng không đáng kể
do bùn hoạt tính anammox chúng tôi làm giàu chưa có m ật độ nhóm vi khuẩn anammox
đạt cao, có thể còn một vài nhóm vi khuẩn khác hạn chế quá trình loại bỏ nitơ trong môi
trường cho vào, mặt khác có thể nhóm anammox chúng tôi làm giàu có một phần khác
với các nhóm vi khuẩn anammox mà trên thế giới đã tìm ra cho nên môi trường chúng
tôi dùng vận hành mô hình chưa phù hợp cho nhóm vi khuẩn anammox này
Kết luận: Nhóm vi khuẩn anammox làm giàu từ bùn kỵ khí của bể UASB trong hệ
thống xử lý nước thải nuôi heo có tính chất hoạt động gần giống với các nhóm vi khuẩn
anammox khác, là có thời gian tiếp xúc để xảy ra theo c ơ chế chuyển hoá nitơ trong điều
kiện tốt với thời gian lưu nước là từ 18giờ trở lên

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


1. Ảnh hưởng hàm lượng chất hữu cơ (COD) đến quá trình chuyển hóa nitrit và
ammonium của nhóm vi khuẩn anammox

Mỗi tỉ lệ COD/Tổng N chúng tôi tiến hành thí nghiệm trong 18 - 20 ngày, với thời
gian lưu 24giờ, với mục đích tìm ra quá trình làm việc tốt nhất cho quá trình chuyển hoá
144 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

nitơ có trong dung dịch (Ammonium, Nitrit) cao nhất. Chúng tôi tiến h ành thí nghiệm
với 6 tỉ số đổi khác nhau trong thời gian 120 ng ày.
- Các thông số đầu vào của mô hình
Tỉ số COD/Tổng Nitơ 0 0,2 0,4 0,8 1 1,5
Tổng Nitơ vào (mg/l) 1000 1000 1000 1000 1000 1000

- Đồ thị biểu hiện kết quả quá tr ình chuyển hoá nitơ

t %
100

H ie äu su a á
100
t%

90
Hieäu suaá

90 COD/T-N= 0,2
80
80
70
70
COD/T-N= 0,4 60
60
50 50
COD/T-N= 0,6
40 40

30 30
20 20
10
10
0 COD/T-N= 0,8
0
0 50 100 0 0 .5 1 1 .5 2
Thôø
i gian (ngaø
y) T æ so áC O D /to å
ng N

Đồ thị 3, 4. Biểu thị hiệu suất với tỉ lệ COD/tổng N thay đổi theo thời gian vận h ành

Nhận xét: Từ hai đồ thị 3 v à 4, trên biểu thị rất rõ sự ảnh hưởng của COD đến quá
trình chuyển hoá nitrit và ammonium về khí nitơ của nhóm vi khuẩn anammox như sau:
Khi tỉ lệ COD/tổng N từ 0,0-0,2 thì hiệu suất còn trên 80% nhưng nếu tăng tỉ lệ
COD/tổng N từ 0,4-1,5 thì hiệu suất giảm dần từ 68% xuống khoảng 14%. Vấn đề n ày
rất phù hợp với lý thuyết có thể giải thích sau:
Từ đồ thị IV. 3 và IV. 4, chúng ta có thể nhận thấy nồng độ COD có trong dung
dịch môi trường thí nghiệm có ảnh h ưởng rất lớn đến quá trình chuyển hoá ammonium
và nitrit về khí nitơ của nhóm vi khẩn anammox. Điều này rất phù hợp với cơ chế hình
IV. 1, mà giả thuyết đưa ra. Vì nhóm vi khuẩn anammox là nhóm vi khuẩn tự dưỡng
không cần nguồn các cacbon làm dinh dưỡng chính để chuyển hóa các thành phần khác
trong môi trường.
Ở hai đồ thị trên kết quả cho thấy rằng khi tăng tỉ s ố COD/tổng N, thì quá trình
chuyển hoá sẽ giảm đi có thể nói l ên rằng COD trong môi trường làm ức chế quá trình
chuyển hoá ammonium và nitrit về khí nitơ của nhóm vi khuẩn anammox, là do có thể
hình thành nhóm vi khuẩn kị khí khác, nhằm loại COD mà nhóm vi khuẩn anammox
không có khả năng cạnh tranh, điều n ày càng chứng minh rõ là hiện tượng bùn của mô
hình thí nghiệm có sự thay đổi màu từ bùn đỏ chuyển sang đỏ nâu.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 145

Kết luận: Nhóm vi khuẩn anammox làm giàu từ bùn kị khí của bể UASB trong hệ
thống xử lý nước thải nuôi heo, có tính chất hoạt động gần giống với các nhóm vi khuẩn
anammox khác mà trên thế giới đã nghiên cứu, là nhóm vi khuẩn tự dưỡng không cần
nguồn cacbon và khả năng cạnh tranh yếu so với các nhóm vi khuẩn kị khí khác, nhưng
có khả năng tồn tại. Do đó nhóm vi khuẩn anammox chỉ phát triển tốt khi môi tr ường
không có nguồn cacbon hữu cơ.

2. Ảnh hưởng pH đến hiệu quả làm việc của nhóm vi khuẩn anammox

Mỗi giai đoạn chúng tôi tiến h ành thí nghiệm trong 18-25 ngày, thí nghiệm này
khảo sát tính chất nhóm vi khuẩn anammox ở các pH: 6; 6,5; 7; 7,5; 8; 8,5 v à 9, với mục
đích tìm ra quá trình làm việc tốt nhất cho hiệu suất loại bỏ nit ơ có trong dung dịch
(Ammonium, Nitrit) cao nh ất. Chúng tôi tiến hành khảo sát 6 giai đoạn ở 6 điều kiện pH
khác nhau
- Các thông số đầu vào của mô hình

pH 6 6,5 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0


t %

t %

100
H ie äu su aá

100
H ie äu su aá

pH 8, 8.5
90 pH 7.5
80 80

70 pH 9
60 pH 7 60

50

40 40
pH 6.5
30

20 pH 6 20
10 60 110 5 .0 7 .0 9 .0
Thô ø
i g ian ( n g aø
y) pH

Đồ thị 6. Biểu thị hiệu suất chuyển hóa


Đồ thị 5. Biểu thị hiệu suất chuyển hóa nit ơ
nitơ khi pH thay đổi
khi pH thay đổi theo thời gian vận hành

Nhận xét: Từ hai đồ thị VI. 5 và VI. 6, biểu hiện sự ảnh hưởng của pH đến quá trình
chuyển hóa nitrit và ammonium về khí nitơ của nhóm vi khuẩn anammox như sau: Khi
pH thay đổi từ 6-7 thì hiệu suất cũng tăng từ 31 đến 68% nh ưng nếu tăng pH lên 7,5 thì
hiệu suất tăng nhanh lên đến 87%, vậy khi tăng pH l ên 0,5 thì hiệu suất tăng lên khoảng
20% có nghĩa là pH từ 7,5 là pH bắt đầu ổn định cho môi trường làm việc nhóm vi
khuẩn anammox, Nếu tăng pH lên 8,0-8,5 thì hiệu suất cũng tăng, nhưng hiệu số tăng
nhẹ 5% nhưng tiếp tục tăng pH lên 9,0 thì hiệu suất bắt đầu giảm. Vậy pH trong môi
trường tốt nhất cho nhóm vi khuẩn anammox hoạt động mạnh nhất nằm trong khoảng từ
7,5 - 8,5. Cũng từ đồ thị II. 6 nhận thấy khi tăng pH từ 6-7,5 thì hiệu suất xử lý nitơ cũng
tăng tuyến tính
146 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Kết luận: Nhóm vi khuẩn anammox làm giàu từ bùn kị khí của bể UASB trong hệ
thống xử lý nước thải nuôi heo, có tính chất hoạt động có hiệu quả trong khoảng pH từ
7,5 - 8,5.

KẾT LUẬN
1. Sau thời gian 90 ngày tạo môi trường thích nghi và 180 ngày làm giàu bùn, chúng tôi
đã tích luỹ được, bùn đỏ có thể tồn tại nhóm vi khuẩn anammox, từ bùn kị khí của bể
UASB trong hệ thống xử lý nước thải nuôi heo tại Xí nghiệp lợn giống Đông Á.
2. Nhóm vi khuẩn anammox làm giàu, có tính chất hoạt động gần giống với các nhóm
vi khuẩn anammox khác, là có thời gian tiếp xúc để xảy ra theo c ơ chế chuyển hoá
nitơ trong điều kiện tốt với thời gian l ưu nước là từ 18giờ trở lên
3. Nhóm vi khuẩn anammox làm giàu, là nhóm vi khu ẩn tự dưỡng không cần nguồn
cacbon và khả năng cạnh tranh yếu so với các nhóm vi khuẩn kị khí khác, nhưng có
khả năng tồn tại trong môi tr ường có nồng độ ammonium. Do đó nhóm vi khuẩn
anammox chỉ phát triển tốt khi môi tr ường không có nguồn cacbon hữu c ơ. Tỉ lệ
COD/tổng N nhỏ hơn 0,4
4. Nhóm vi khuẩn anammox làm giàu, có tính chất hoạt động tốt trong khoảng pH từ
7,5 - 8,5 gần giống với các nhóm vi khuẩn anammox khác mà trên thế giới đã
nghiên cứu. pH tối ưu nhất trong nghiên cứu này là pH 8 ± 0,2. Nhóm vi khu ẩn
anammox hoạt động không hiệu quả ở nồng độ N -NH4 trong môi trường nhỏ hơn
20mg/l. Nhưng lại hoạt động hiệu quả ở tạ i lượng lớn hơn 0,5kgN/m3.ngày, đến
10kgN/m3.ngày

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Egli, K., Franger, U., Alvarez, P. J. J., Siegrist, H., Vandermeer, J. R. and
Zehnder.A, J. B. (2001). Enrichment and characterizatio n of an anammox bacterium
from a rotating biological contactor treating ammonium -rich leachate. Arch.
Microbiol. 175, 198-207.
2. Fujji, T., H, Rouse, D. J, and Furukawa, K. (2002). Characterization of the
microbial community in an anaerobic ammonium -oxidizing biofilm cultured on a
nonwoven biomass carrier. J. Biosci.Bioeng., 94, 412-418
3. Hellinga C, Schellen AAJC, Mulder JW, van L oosdrecht MCM, Heijnen JJ (1998).
The SHARON process: an innovative method for nitrogen removal from
ammoniumrich wastewater. Wat Sci Tech. 37:135-142.
4. Jetten, M. S. M., Wagner, M., Fuerst, J., Van Loosdrecht, M. C. M., Kuenen, G. and
Strous, M. (2001). Microbiology and application of the anaerobic ammonium
oxidation (‘anammox’) process. Curr.Opin.Biotechnol.12,283-288.
5. Mulder A. (2003). The quest for sustainable nitrogen removal technologies. Waste
Science and Technology 48 (1), 67-75.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 147

6. Schmid M. C., Maas B., Dapena A., and others (2005). Biomarkers for in situ
detection of amaerobic ammonium -oxidizing (anammox) bacteria. Appl Environ
Microbiol 71(4) 1677-1684.
7. Strous M, Kuenen JG & Jetten MSM (1999). Key physiology of anaerobic
ammonium oxidation. Appl. Environ. Microbiol.65, 3248-3250.
8. Strous, M., Heijnen J. J., Kuenen J. G, and Jetten M. S. M. (1998). The sequencing
batch reactor as a powerful tool for the study of slowly growing anaerobic
ammonium-oxidizing microorganisms. Appl. Microbiol. Biotechnol. 50, 589-596.
9. Van de Graaf AA, Mulder A, de Bruijin P, Jetten MSM, Roberston LA, Kuenen JG.
(1995). Anaerobic oxidation of ammonium is a biologically mediated process. Appl
Environ Microbiol 61, 1246-51.
10. Van de Graaf AA, de Bruijin P, Robertson LA, Jetten M SM, Kuenen JG. (1996).
Autotrophic growth of anaerobic ammonium oxidizing microorganisms in a
fluidized bed reactor. Microbiology 142, 2187-96.
148 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU VÀ SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG


DỊCH acid amin CÁ VỚI amino -6DD
(hỗn hợp acid amin và chất điều hòa sinh trưởng GA3)
ĐẾN NĂNG SUẤT CÂY ĐIỀU
Phùng Huy Huấn, Chu Tường Khanh, Trần Tuấn Đức, Lê Thị Thanh Phượng
Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỤC LỤC
Điều (Anacardia indica) còn gọi là đào lộn hột, thuộc họ Anacarceae, là một loại cây ăn
quả phổ biến ở miền Nam, nhưng không có ở miền Bắc. Điều có nguồn gốc từ Brazil v à
được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mozambic, Tanzania, Brazil v à một số nước khác. Ở nước ta,
tỉnh Bình Phước có vùng đất bazan màu mỡ, khí hậu trong lành, điều là cây chủ lực chiếm
khoảng 120.000ha trên 685.400ha diện tích toàn tỉnh. Cây điều sau 3 - 4 năm trồng bằng
phương pháp chiết nhánh có thể cho trái và khai thác liên tục trên 20 năm. Cây điều thay lá
vào tháng 10, đơm hoa vào tháng 11, k ết trái từ tháng 12. Mùa thu hoạch điều kéo dài từ
tháng 2 đến tháng 4 âm lịch, với sản lượng hạt trung bình từ 2,5-4 tấn/ ha.
Theo Hiệp Hội cây Điều Việt Nam (VINACAS), diện tích trồng điều tr ên cả nước
hiện nay khoảng 350.000 ha với tổng sản l ượng dự đoán năm 2004 có khả năng đạt h ơn
300.000 tấn hạt thô. Cả nước có 80 nhà máy chế biến hạt điều với tổng vốn đầu t ư
khoảng 1000 tỷ đồng. Ngành điều Việt Nam sẽ thực hiệ n đạt và vượt mục tiêu năm 2010
với sản lượng 500.000 tấn nguyên liệu, 100.000 tấn nhân hạt điều với giá trị xuất khẩu
đạt 500 triệu USD. Muốn đạt đ ược mục đích trên cần ứng dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật để tăng năng suất cây điều. Ph òng Công nghệ biến đổi Sinh học thuộc Viện Sinh
học Nhiệt đới đã nghiên cứu thành công dung dịch giàu acid amin được thủy phân từ cá
phế thải và kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng như GA3 nhằm kích thích cho điều ra
hoa đồng loạt và chống rụng trái non bước đầu nghiên cứu chế phẩm AMINO-6DD kết
hợp từ dung dịch acid amin chiết xuất từ cá với GA3 v à NAA nhằm kích thích cho điều
ra hoa đồng loạt và chống rụng trái non.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Thu nhận dung dịch acid amin


Vật liệu:
* Chồi dứa (nguồn cung cấp enzyme bromelin) lấy từ nh à máy dứa đóng hộp hoặc
từ chợ.
* Cá phế thải hay bột cá.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 149

Phương pháp thu nhận acid amin được tiến hành theo sơ đồ 1.
Dung dịch acid amin được phân tích thành phần và hàm lượng các acid amin tại
Trung tâm phân tích thí nghi ệm của trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, sau đó tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của acid amin và chất điều hòa sinh trưởng và kết trái của
cây điều. Các thí nghiệm được thực hiện tại vườn điều của ông Lê Ngọc Thạch tại xã An
Viễn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

2. Khảo nghiệm chế phẩm AMINO -6DD trên cây điều


- Áp dụng quy trình khảo nghiệm theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn bao gồm các thí nghiệm diện hẹp v à diện rộng.
- Công thức khảo nghiệm:
1. Nền N, P, K + nước (đối chứng)
2. N ền N, P, K + Acid amin
3. Nền N, P, K + AMINO-6DD ( Acid amin + GA3)
Acid amin và AMINO-6DD được áp dụng ở liều lượng 20ml/bình phun có dung
tích 8 lít. Các công thức trên được xử lý 4 đợt trong vụ, 4 lít/ha/vụ.
- Thí nghiệm diện hẹp: 5 cây/lô thí nghiệm, 3 lần lặp lại.
- Thí nghiệm diện rộng: 30 cây/lô thí nghi ệm

Xay nhỏ

Thủy phân t: 60C, thời gian 3-4 h, enzyme bromelin

Ly tâm

Thu nhận acid amin

Bảo quản Phân tích acid amin

Sơ đồ 1. Phương pháp thu nh ận acid amin từ cá


150 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Hình 1: Bố trí thí nghiệm tại v ườn điều


Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 151

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


1. Kết quả thu nhận acid amin từ việc thủy phân cá bằng ph ương pháp enzyme
Thành phần và hàm lượng acid amin trong dung dịch thủy phân cá đ ược trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Thành phần và hàm lượng acid amin trong dung dịch thủy phân cá

2. Kết quả khảo nghiệm dung dịch acid amin chế phẩm AMINO-6DD trên cây điều
Bảng 2. Kết quả khảo nghiệm tr ên diện hẹp
Công thức Năng suất (kg/ lô 5 cây) % so đối chứng
N, P, K + nước (đối chứng) 210,5 100,0
N, P, K + acid amin 255,8 122,9
N, P, K + AMINO 6DD (acid amin + GA 3) 285,0 135,4
152 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Kết luận: Nếu chỉ sử dụng acid amin th ì năng suất điều tăng 22,9% so với đối
chứng. Nếu kết hợp acid amin với GA 3 thì năng suất điều tăng 35,4% so với đối chứng.

Hình 1: Điều đang ra hoa ở lô 1 (dạng hẹp)

Hình 2: Điều đang ra hoa ở lô 2 (dạng hẹp)

Hình 3: Điều đang ra hoa ở lô 3 (dạng hẹp)


Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 153

đối
chứng

Hình 4: Đối chứng


Bảng 3. Kết quả khảo nghiệm tr ên diện rộng

Công thức Năng suất (kg/ lô 30 cây) % so đối chứng


N, P, K + nước (đối chứng) 1231,3 100,0
N,P,K + acid amin 1440,4 116,9
N, P, K + AMINO 6DD (acid amin + GA 3) 1650,4 134,8

Kết luận: Khảo nghiệm ở diện rộng cho thấy nếu chỉ sử dụng một m ình acid amin
năng suất của điều tăng 16,9% nh ưng khi kết hợp acid amin với GA3 th ì năng suất điều
tăng lên đáng kể 34,8% so với đối chứng.

Hình 5: Điều đang ra hoa ở thí nghiệm diện rộng

Hình 6: Đối chứng


154 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


- Kết luận: Sau 03 năm nghiên c ứu và sử dụng dung dịch gi àu acid amin kết hợp
với chất điều hoà sinh trưởng GA3 để xử lý ra hoa sớm và đồng loạt, chống rụng trái
non đăc biệt phục hồi ra hoa lại (nếu bị s ương muối hoặc mưa) đối với cây điều đã
tăng năng suất 35,4% trên thí nghiệm diện hẹp và 34,8% trên thí nghi ệm diện rộng so
với đối chứng.
- Đề nghị: Áp dụng rộng rãi chế phẩm cho các vùng trồng điều
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 155

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Basha, S. M. M. 1975. The development of proteolytic activity and protein


degradation during the germination of Pisum sativum L.
2. Dennis, D. T. and Tuerpin, D. H. 1990. Plant physiology, biochemistry and
molecular biology. Longman Scientific and Technical, Singapore.
3. Grovani L. and Richier J. L. 1964. L’extranase dans le traitement des
bronchopathies. Quest. Med., 17, 12, p. 758 - 763.
4. Heiniken R. M. and Cortner W. A. 1957. Stem bromelain: New protease from
pineapple plant. Econ. Bot, 11, 3, p. 225 - 234.
5. Limberc R. 1952. Enzymic lysing of respiratory secretion by aerosol trypsin. J. Am.
Med. Assoc, 149,1, p.816.
6. Mercier j. 1966. Bromelain on chirurgie plastique. Ann. Chir., 20, 34, p. 266.
7. Zimacheva A. V., Levleva E. V., Phung Huy Huan, Vo Hong Nhan and Mosolov V.
V. 1991.
8. Proteinases in the proliferous tops of pineapple fruit. Applied Biochemistry and
Microbiolgy.
9. Zimacheva A. V., Levleva E. V., Phung Huy Huan, Vo Hong Nhan a nd Mosolov V.
V. 1994. Protease from the proliferating top of pineapple. Applied Biochemistry
and Microbiolgy, vol 39, 2.

SUMMARY
Using plant growth regulator biopreparation
to improve cashew yield

Phung Huy Huan, Chu Tuong Khanh, Tran Tuan Đuc, Le T hi Thanh Phuong
Institute of Tropical Biology

Acid amin derives from fish by enzyme method, AMINO -6DD was a mixture of
plant growth regulators (GA3,) and acid amin. Acid amin, AMINO -6DD was then
screened its effect on cashew plantation of Mr. Le Ngoc Thac h, situated at Trang Bom
district, Dong Nai province. It was showed that acid amin significantly improved cashew
yield and the yield increasing in comparison with control at small and large treat ment
level were 22,9 and 16,9 per cent and for Amino-6DD were 35,4 and 34,8 percent.
156 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN MỘT SỐ LOẠI PHOMAI SỮA


Lê Chiến Phương, Võ Thanh Trang
Phòng Công nghệ biến đổi sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới

MỞ ĐẦU
Sữa là một trong những loại thực phẩm đ ược quan tâm nhiều nhất. Sữa đ ược coi là
loại thực phẩm hoàn hảo, là một hỗn hợp các chất dinh d ưỡng gồm protein: 3.9%, lipid:
4.4%, glucid: 4.8%, khoáng 0.2%, vitamin A, B, D…
Phomai là một trong những loại thực phẩm từ sữa cổ x ưa nhất của nhân loại. Sau
khi thuần hóa được các loài thú có vú như ngựa, trâu, bò, cừu, lạc đà... người tiền sử
khám phá ra sữa đông từ sữa tươi. Vào thời kỳ đồ đá mới, người ta giữ sữa đông non sau
khi tiêu thụ, để có thể bảo quản nó suốt m ùa: Đó là nguồn gốc của phomai.
Phomai là một loại thực phẩm ngon và giàu chất dinh dưỡng. 100g phomai Roquefort
cung cấp 368 Kcal. Lượng protid của phomai hơn hẳn sữa tươi và thịt: Phomai Roquefort
chứa 21.5% protid, Camembert 17.5%, Cheddar 25%, vitamin A đạt đến 1240 IU ở Roquefort
và 1310 IU ở Cheddar (sữa tươi rất ít và thịt heo hoàn toàn không có). Ngoài ra, hàm lượng
vitamin B1, B2, PP ở phomai cũng rất đáng kể, đặc biệt trong phomai hầu nh ư không còn
đường lactose nên dễ tiêu hóa đối với những người không uống được sữa tươi do đường tiêu
hóa không có enzym lactase.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
1. Sữa tươi
Sữa tươi được mua từ các trạm trung chuyển sữa
2. Enzym rennin thu từ dạ múi khế của bao tử bê sữa

3. Các chủng vi sinh vật


* Vi khuẩn (VK) lactic phân lập từ bao tử b ê sữa
* Vi khuẩn propionic phân lập từ phomai th ương phẩm và bao tử bê sữa
* Mốc xanh Penicillium roqueforti sp. Phân lập từ phomai Roquefort
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 157

* Mốc trắng Penicillium cammemberti sp. Phân lập từ phomai Cammembert


4. Môi trường
Môi trường cà chua (N 2) để nuôi cấy VK lactic
Môi trường PGA để nuôi cấy nấm mốc
Môi trường P6 để nuôi cấy VK propionic
Phương pháp
1. Phân lập các chủng VSV
 Phân lập vi khuẩn lactic: Dịch bao tử b ê sữa pha loãng cấy lên môi trường thạch N 2
trong đĩa petri. Ủ ở nhiệt độ ph òng 24 giờ. Chọn các khuẩn lạc tạo v òng tan CaCO 3
trên môi trường, nhuộm tiêu bản, quan sát hình dạng tế bào dưới kính hiển vi, chọn
lọc sơ bộ. Cấy chuyền đến khi thu đ ược chủng vi khuẩn thuần khiết.
 Phân lập vi khuẩn propionic: Tiến hành phân lập tương tự nhưng trên môi trường P6.
 Phân lập mốc xanh P.roqueforti sp. (MxR): Phân lập trên môi trường PGA. Quan
sát đại thể; làm tiêu bản phòng ẩm quan sát bào tử nấm mốc.
 Phân lập mốc trắng P.camemberti sp. (MtCa): Tương tự phân lập mốc xanh.
2. Quy trình chế biến 3 loại phomai
 Kiểu Roquefort: Vi khuẩn lactic + mốc xanh P. roqueforti sp. (MxR)
 Kiểu Camembert: Vi khuẩn lactic + mốc trắng P. camemberti sp. (MtCa)
 Kiểu dẻo hoặc cứng: Vi khuẩn lactic + vi khuẩn propionic
Rennet
Sữa Thanh Làm nguội Lên men 1/10000
trùng (so với
khối
lượng
0.2‰ CaCl 2 1% VK lactic sữa)
(hoặc lactic và propionic)

Ủ lên men Ép tạo dáng Tách dịch tương Đông tụ


phomai

1% mốc
(trắng hoặc xanh, nếu l à
phomai dẻo hoặc cứng thì
không cần cấy mốc)

Ướp muối Ủ chín Phomai


thành phẩm
158 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

3. Phân tích sinh hóa


3.1. Định tính acid lactic theo ph ương pháp thuốc thử Ufermen
3.2. Định lượng acid lactic theo phương pháp chuẩn độ Therner
3.3. Định tính acid propionic với cồn v à H2SO4
3.4. Định lượng acid propionic theo ph ương pháp chuẩn độ Therner
3.5. Xác định đạm tổng theo phương pháp Macro - Kjieldahl
3.6. Xác định đạm formol theo phương pháp dùng formol tác dụng nhóm NH 2
3.7. Xác định đạm amoniac theo phương pháp dùng Mg(OH) 2
3.8. Xác định lipid tổng theo phương pháp Folch
3.9. Xác định chỉ số peroxide theo phương pháp chuẩn độ iod
3.10. Xác định đường tổng theo phương pháp phản ứng màu với thuốc thử hữu cơ và
H2SO4 đặc
3.11. Xác định đường khử theo phương pháp khử Kaliferixianua thành Kaliferoxianua
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Kết quả phân lập các chủng vi sinh vật

VK lactic phân lập từ VK propionic p hân lập từ


dạ múi khế của bao tử b ê sữa (CKC) phomai thương ph ẩm

Mốc xanh P.roqueforti phân lập Mốc trắng P.camemberti phân lập
từ phomai thương phẩm t ừ phomai thương phẩm
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 159

2. Sản phẩm phomai


Sản phẩm 1
Màu sắc: Màu trắng, có vân xanh của mốc xanh
MxR
Cấu trúc: Mềm, mịn, hơi nhão
Mùi: Thơm, nồng
Vị: Béo, mặn, không bị đắng

Sản phẩm 2
Màu sắc: Trắng bông của mốc trắng MtCa
Cấu trúc: Không mịn, xốp
Mùi: Thơm, chua
Vị: Hơi chua

Sản phẩm 3
Màu sắc: Trắng ngà
Cấu trúc: Rất mịn, dẻo, mềm
Mùi: Thơm, chua
Vị: Chua nhiều, hơi đắng, béo.

3. Kết quả phân tích chỉ tiêu dinh dưỡng của sản phẩm
Chỉ tiêu Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Sản phẩm 3
Đạm tổng 2.649% 3.216% 3.957%
Đạm formol 2.392% 2.66% 2.198%
Đạm amoniac 0.23% 0.1386% 0.273%
Đường tổng 0.059% 0.257% 0.624%
Đường khử 0.01289% 0.15% 0.605%
Béo 7.7% 6.33% 9.57%
Chỉ số peroxyde 0.9 2.2 1.468
160 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Đồ thị 1: Hàm lượng đạm của 3 sản phẩm


Hàm lượng đạm của 3 sản phẩm
Ở sản phẩm 1 (với mốc xanh kiểu
Roquefort), cơ chất protein được thủy phân 5

Hàm lượng đạm (%)


mạnh nhất (tỷ lệ N formol/NTS (%) = 4
2.392/2.649 = 0.9 > 0.5). Lư ợng đạm hư còn Đạm tổng
3
Đạm formol
trong khoảng cho phép (N NH3/Nformol (%) = 2
Đạm amoniac
0.23/2.39 = 0.096 << 0.5). 1

Ở sản phẩm 2 (với mốc trắng, kiểu 0


Sản Sản Sản
Camembert), cơ chất được thủy phân khá phẩm 1 phẩm 2 phẩm 3
mạnh (tỷ lệ N formol/NTS (%) = 2.66/3.216 = Sản phẩm
0.827 > 0.5), lượng đạm hư ít (NNH3/Nformol
(%) = 0.138/2.66 = 0.05 << 0.5).
Ở sản phẩm 3 (Streptococcus lactis sp. và Propionibacterium sp., kiểu dẻo và cứng), cơ
chất được thủy phân mạnh, nhưng yếu nhất trong 3 sản phẩm (tỷ lệ N formol/NTS (%) =
2.198/3.957 = 0.555), lượng đạm hư ít (NNH3/Nformol (%) = 0.273/2.198 = 0.124 << 0.5).

Đồ thị 2: Hàm lượng đường của 3 sản phẩm

Hàm lượng đường của 3 sản phẩm


Ở cả 3 sản phẩm, lượng đường tổng và
0.7 đường khử đều còn rất ít (đều ≤ 00624% và
Hàm lượng đường (%_

0.6
0.5
0.605% tương ứng) so với lượng đường
0.4 Đường tổng lactose có trong sữa tươi khoảng 5.0%
0.3 Đường khử
0.2
0.1
0
Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Sản phẩm 3
Sản phẩm

Đồ thị 3: Hàm lượng béo của 3 sản phẩm Đồ thị 4: Chỉ số peroxyde của 3 sản phẩm
Hàm lượng béo trong cả 3 sản phẩm đều cao hơn sữa tươi (từ 6.33% - 9.57% so với
khoảng 4.5% tương ứng) Chỉ số peroxyde đều ở mức cho phép (<5.0 đ ơn vị)
Hàmlượng béo của 3 sản phẩm Chỉ số peroxyde của 3 sản phẩm

12 2.5

10 2
8
Hàm lượng béo (%)

Chỉ số peroxyde

1.5
6
1
4

2 0.5

0 0
Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Sản phẩm 3 Sản phẩm 1 Sản phẩm 2 Sản phẩm 3
Sản phẩm Sản phẩm
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 161

KẾT LUẬN
 Các chủng vi sinh vật (Streptococcus lactis sp., Propionibacterium sp., P.roqueforti
sp., P.camemberti sp.) cần cho quá trình lên men chế biến 3 sản phẩm phomai đ ã
được phân lập từ bao tử bê sữa và phomai thương phẩm.
 Quy trình chế biến 3 sản phẩm phomai v à các sản phẩm phomai tương ứng kèm
theo đã được trình bày.
 Các chỉ tiêu dinh dưỡng của sản phẩm đã được phân tích và đều nằm trong giới hạn
cho phép và một số đặc điểm cảm quan của sản phẩm đ ã được ghi nhận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. P. F. Diachenko, M. C. Kovalenko, A. D. Grishenko, A. I. Chebotarev. Công nghệ


đại cương về sữa và các sản phẩm từ sữa. Bản tiếng Nga . NXB CN thực phẩm
1974, 333 - 409.
2. Phạm Thị Trân Châu, Thực hành sinh hóa, NXB Nông nghiệp, 54 - 56.
3. Lê Thị Thanh Mai, Giáo trình thực tập sinh hóa, 2001, 36 - 37.
4. http://www.foodsci.uoguelph.ca/cheese/

SUMMARY
The production of cheeses

Le Chien Phuong, Vo Thanh Trang


Institute of tropical Biology

Cheese making can be described as the process of removing water, lactose and some
minerals from milk to produce a concentrate of milk fat and protein. This paper
introduces some materials for the production of cheeses, include the microorganisms,
enzyme rennet… required for milk casein fermentation, S imultaneously, the cheese
making processes was recommended and there are three products which are made
successfully.
162 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG PHỐI HỢP CÁC CHẤT ĐIỀU


HOÀ SINH TRƯỞNG LÀM TĂNG ĐẬU QUẢ, CHỐNG
RỤNG TRÁI NON CHO CÂY TRỒNG
Trần Hạnh Phúc,
Phòng Công nghệ biến đổi Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới
Chu Bằng Vũ, Đặng Hồng Hạnh
Công ty Sinh học Nông hghiệp HPC

MỞ ĐẦU
Trong quá trình sinh trưởng phát triển, cây trồng không những cần các chất dinh
dưỡng cơ bản như nước, protein, gluxit, lipi t, chất khoáng… mà còn cần các chất có
hoạt tính sinh lý như vitamin, enzym và hoocmon. Trong đó hoocmon gi ữ một vị trí
quan trọng trong việc điều chỉnh các quá tr ình sinh trưởng, phát triển và các hoạt động
sinh lý của cây trồng. Hoocmon thực vật (phytohormones) l à các chất hữu cơ có bản
chất hoá học khác nhau được tổng hợp với một lượng rất nhỏ ở các bộ phận nhất định
của cây và từ đó được chuyển đến cơ quan, bộ phận khác trong cây, tham gia điều ho à
các hoạt động sinh lý, các quá tr ình sinh trưởng, phát triển của cây, duy tr ì mối quan hệ
hài hoà giữa các bộ phận trong cây.
Qua nghiên cứu bản chất của các hoocmon thực vật, bằng con đ ường tổng hợp hoá
học, con người đã tạo ra một loạt các hợp chất hoá học có hoạt tính sinh học t ương tự
như các hoocmon thực vật làm phương tiện hóa học điều chỉnh sinh trưởng, phát triển
của cây nhằm thu năng suất cao, phẩm chất tốt , điều khiển cây trồng theo những định
hướng mong muốn.
Trong nhóm các chất điều hoà sinh trưởng, hai chất hiện nay có ứng dụng hiệu quả:
-NAA (axit - naphtylaxetic )
NAA có tác dụng kìm hãm sự rụng lá, rụng hoa, rụng quả [1].
Công thức hoá học của  -NAA

GA3 (axit gibberellic )


GA3 cũng có tác dụng ngăn cản sự rụng lá, hoa của cây, đồng thời kích thích sự
sinh trưởng của cây, kéo dài, tăng sinh khối, làm to khoẻ cuống và hoa [2].
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 163

Công thức hoá học của axit gibberellic:

Dựa vào đặc tính của  - NAA và axit gibberellic cần phải nghiên cứu tác dụng
phối hợp của chúng để tạo ra đ ược các sản phẩm phục hồi cây sau khi ra hoa, cuống quả
dại, khoẻ, quả phát triển h ài hoà để tránh to nhanh, rụng trái non.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Khảo sát tác dụng tương hỗ giữa GA3 và NAA làm tăng đậu quả, chống rụng trái non.

Các khảo nghiệm được làm trên từng nhóm 5 cây đồng đều, lấy giá trị trung b ình.
Địa điểm thí nghiệm tại Long Khánh - Đồng Nai, trên nhãn tiêu da bò.
kg/cây

kg/cây
16
14
14
12
12
10
8 10
6
4 8
2 6
0
4
0 20 40 60 80 100 120 140
2
NAA (ppm)
0
0 20 40 60 80 100 120
GA3 (ppm)

H.1. Ảnh hưởng của NAA lên năng suất cây nhãn. H.2. Ảnh hưởng của GA3 lên năng suất cây nhãn.

Dựa trên các kết quả ở hình 1 và 2, tỷ lệ phối hợp giữa NAA, GA3 được chọn là:
NAA = 110ppm, GA3 = 50 ppm.

Bảng 1: Kết quả phối hợp gi ữa NAA, GA3 tác dụng l àm tăng đậu quả trên cây nhãn.
ĐHST (ppm) NAA GA3 NAA(110 ppm) + GA3 ( 50ppm)
Năng suất (kg/cây) 9,8 12,5 15,8
164 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được, một sản phẩm được đưa vào ứng dụng,
kết hợp với các nguyên tố đa, trung và vi lượng.
Sản phẩm có tên là NPD.
Thành phần NPD: N: 8%; P 2O5: 4%; K2O: 8%; B, Mg; 0,5%; (Cu, Fe, Zn, Mn, Mo):
100ppm; NAA: 110ppm; GA3: 50ppm.

2. Phương pháp khảo nghiệm

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo khối đầy đủ hoàn
toàn ngẫu nhiên với 5 lần nhắc lại đối với cây h àng năm (rau màu) và hoàn toàn ng ẫu
nhiên với 3 lần nhắc lại đối với cây ăn trái (nh ãn). Diện tích ô thí nghiệm từ 50 - 100m2
phụ thuộc vào từng loại cây.
Các thí nghiệm được bố trí trên ô lớn không lặp lại, diện tích ở các ô thí nghiệm từ
5000 - 1000m2 tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng.
Các chỉ tiêu theo dõi:
Các yếu tố cấu thành năng suất.
Năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế.
Kỹ thuật sử dụng phân khảo nghiệm:
15 -20ml NPD/1bình xịt 8 lít, xịt 3 lần cách nhau 7-10 ngày sau ra hoa.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

a) Hiệu lực của NPD trên cây nhãn:


+ Thí nghiệm 1:
Địa điểm : Long Khánh, Đồng Nai
Giống : Nhãn tiêu da bò (4 năm tuổi)
Đất : Xám
Thời vụ : 2004
Nội dung thí nghiệm: có đối chứng
Nên (1kg NPK 20-20-0 + 1kg 16-16-8) đối chứng.
+ Kết quả thí nghiệm:

Bảng 2. Ảnh hưởng của phân bón lá NPD đến các yếu tố cấu th ành năng suất nhãn trên
đất xám (giá trị trung bình).

Công thức Số chùm/ cây Số trái/ chùm P.100 trái (kg)


Đối chứng 52 34 1.06
NPD 57 55 1.17
Nhận xét: Công thức được xử lý phân bón lá NPD có sự khác biệt nhỏ về số ch ùm
nhãn trên cây. Nhưng có sai lệch lớn (có ý nghĩa thống k ê) so với đối chứng về số
trái/chùm. Chứng tỏ NPD đã làm tăng khả năng đậu trái nhãn, ngoài ra khi phun NPD
trọng lượng của trái cũng lớn hơn so với đối chứng.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 165

Bảng 3. Ảnh hưởng của phân bón lá NPD đến năng suất nh ãn trên đất xám
(giá trị trung bình).

Công thức Năng suất (kg/cây) Năng suất tăng (kg/cây) Năng suất tăng (%)
Đối chứng 19,95
NPD 32,2 12,25 61,4
Nhận xét: Phân bón lá NPD có h iệu lực rõ rệt, làm tăng đậu quả, chống rụng trái
non, tăng kích thước và trọng lượng trái. Cụ thể NPD đã làm tăng năng suất nhãn rõ rệt
trên đất xám trung bình 61,4%.

Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của sản phẩm N PD đến cây nhãn trên đất xám.
Nghiệm Năng suất Năng suất tăng Tổng thu tăng Tổng chi tăng(*) Lợi tăng
thức ( tấn/ha ) ( tấn/ha ) (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ)

Đối chứng 7,15


NPD 8,10 0,950 3.800 440 3.360
Ghi chú: Giá phân bón lá NPD tại thời điểm 2004 là 5.000 đ/100ml, giá nh ãn 4.000 đ/kg.
(*) Chi phí phân bón lá và công lao đ ộng.
Nhận xét: Sử dụng sản phẩm NPD đ ã làm tăng năng suất nhãn từ 750 - 1.500kg/ha
và tăng mức lời cho người trồng khoảng 3-6 triệu đồng/ha.
+ Thí nghiệm 2:
Địa điểm : Chợ Gạo, Tiền Giang
Giống : Nhãn tiêu da bò (4 năm tuổi)
Đất : Phù sa
Thời vụ : 6/2004 - 12/2004
Nếu (0,35 N + 0,32 P 2O5 + 0,43 K 2O) - Đối chứng
+ Kết quả thí nghiệm

Bảng 5. Ảnh hưởng của NPD đến một số yếu tố cấu th ành năng suất nhãn trên đất phù sa.
Công thức Số chùm/ cây Số trái/ cây P.100trái
(chùm) (trái) (kg)
Đối chứng 37 28,7 1.02
NPD 45,7 39,8 1.15
Nhận xét: Tương tự kết quả về hiệu lực của phân bón lá tr ên đất xám. Trên đất phù sa,
phân bón lá NPD đã ảnh hưởng tích cực đến một số yếu tố cấu thành năng suất: làm tăng số
chùm /cây, làm tăng đáng kể số quả trên chùm, đồng thời trọng lượng trái cũng tăng.

Bảng 6. Ảnh hưởng của NPD đến năng suất nh ãn trên đất phù sa.

Công thức Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng (tấn/ha) Năng suất tăng (%)
Đối chứng 8,80
NPD 13,3 4,5 51,1
166 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

b) Ảnh hưởng của NPD đến năng suất cây dưa leo:
+ Thí nghiệm:
Địa điểm : Hóc Môn, TP. HCM
Giống : Dưa leo (F 133)
Đất : Xám
Thời vụ : Hè thu
Nếu (0,2 N + 0,08 P 2O5 + 0,15 K 2O) - Đối chứng
+ Kết quả thí nghiệm:

Bảng 7. Ảnh hưởng của sản phẩm NPD đến năng suất cây d ưa leo (giá trị trung bình).
Công thức Năng suất (kg/cây) Năng suất tăng (kg/cây) Năng suất tăng (%)
Đối chứng 20,25
NPD 25,5 5,25 26,0

Nhận xét: Xử lý sản phẩm NPD cho dưa leo, năng suất tăng lên rõ rệt từ 25 - 26%

Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của sản phẩm NPD tr ên cây dưa leo (giá trị trung bình).

Nghiệm Năng suất Năng suất tăng Tổng thu tăng Tổng chi tăng(*) Lợi tăng
thức ( tấn/ha ) ( tấn/ha ) (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ)
Đối chứng 20,25
NPD 25,5 5,25 7.875 910 6.965
Ghi chú: Giá NPD: 5.000 đ/100ml.
(*) Chi phí thêm về phân bón và công lao động.
c) Ảnh hưởng của NPD đến cây khổ qua:
+ Thí nghiệm:
Địa điểm : Hóc Môn, TP.HCM
Giống : Khổ qua (2 mũi tên đỏ)
Đất : Xám
Thời vụ : Đông xuân 2004
Nếu (0,2 N + 0,2 P 2O5 + 0,1 K2O) - Đối chứng
+ Kết quả thí nghiệm:

Bảng 9. Hiệu quả kinh tế của sản phẩm NPD tr ên cây khổ qua (giá trị trung bình).

Nghiệm Năng suất Năng suất Tổng thu tăng Tổng chi tăng(*) Lợi tăng
thức ( tấn/ha ) tăng (1.000đ) (1.000đ) (1.000đ)
( tấn/ha )
Đối chứng 22,65
NPD 25,25 2,60 5.200 335 4.865

Ghi chú : (*): Chi phí thêm về phân bón và công lao động phun thuốc NPD.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 167

Nhận xét: Sử dụng sản phẩm NPD đã làm tăng năng suất từ 2-3 tấn/ha và làm tăng
mức lời cho người trồng khoảng 4-5 triệu đồng/ha.
KẾT LUẬN
Qua những kết quả khảo nghiệm đối với cây nh ãn, dưa leo, thì NPD đều cho kết
quả rất tốt so với đối chứng. Chế phẩm NPD có tác dụng tăng năng suất so với đối
chứng như:
 Đối với cây nhãn tăng 50-60%
 Đối với cây dưa leo tăng 20-30%.
 Đối với cây khổ qua NPD l àm tăng năng suất từ 2-3 tấn/ha và tăng mức lời của
người sản xuất từ 4-5 triệu đồng/ha.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Quang Thanh, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Hạnh Phúc - Etylen và ứng dụng
trong trồng trọt. NXB Nông Nghiệp Đà Nẵng, 1999, P.7 -15.
2. Phạm Văn Côn - Các biện pháp điều khiển sinh tr ưởng, phát triển, ra hoa, kết quả
cây ăn trái. NXB Nông Nghiệp, 2005, P.142-156.
3. Renther W, Smith P. E, Shanivon L.M. : Cây ăn quả nhiệt đới. Tập 2. NXB Khoa
Học Và Kỹ Thuật. Hà Nội 1973.
4. Burg S. P, Burg E.A. The internation between auxin and Ethylene and its role in
plant growth// proc Nat. Ac. Sci. USA - 1966 - Vol.55, N1 - P.262 - 262.
168 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẤT ĐIỀU HO À SINH


TRƯỞNG axit gibberellic LÀM TĂNG CHẤT LƯỢNG
NÔNG SẢN XUẤT KHẨU
Trần Hạnh Phúc,
Phòng Công nghệ biến đổi Sinh học, Viện Sinh học Nhiệt đới
Chu Bằng Vũ, Đặng Hồng Hạnh
Công ty Sinh học Nông nghiệp HPC

MỞ ĐẦU
Theo các nhà chuyên môn, hi ện nay diện tích cây ăn quả của Việt Nam l à
525.000ha, diện tích trồng rau là 400.000ha. [1]
Sự phát triển trên qui mô lớn các vườn chuyên canh cây ăn trái, ngoài nh ững lợí ích
to lớn thu được, đã làm phát sinh nhiều vấn đề kĩ thuật cần được giải quyết. Để có được
khối lượng lớn trái cây, hoa quả đủ lớn, đủ chất l ượng, mẫu mã đẹp đồng đều thì phải
tiến hành nghiên cứu ngay từ giai đoạn đầu, sao cho có thể điều khiển từ quá t rình ra
hoa, kết quả của cây trồng, đồng thời nâng cao năng suất, chất l ượng sản phẩm.
Giải quyết các vấn đề trên sẽ làm tăng giá trị sản phẩm và tạo dựng một lượng hàng hoá
đủ lớn, đủ phẩm chất tham gia xuất khẩu v à cạnh tranh được với các nước trong khu vực .
Do những yêu cầu cấp thiết ở trên, các nhà khoa học cần phải tập trung để giải
quyết những mục tiêu cụ thể.
Phải tạo ra được các sản phẩm thật tốt, nghĩa l à ruột phải thật ngon ngọt, quả phải
đồng đều đạt tiêu chuẩn đòi hỏi của người tiêu dùng. Để đạt được điều này ngoài việc
chọn giống tốt, cây cối phải đ ược chăm sóc ngay từ khi mới trồng, phân bón phải hợp lý,
phải cân đối. Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay phải áp dụng một loạt các chất
điều hoà sinh trưởng. [2]
Gibberellin là nhóm Phytohoocmon đư ợc phát hiện thứ hai sau auxin. Việc phát
hiện Gibberellin bắt đầu bằng cá c nghiên cứu trên cây lúa von (hiện tượng lúa mọc vống
do sinh trưởng quá mạnh ). [3]
Hiện nay đã phát hiện được 103 loại Gibberellin khác nhau đ ược kí hiệu từ GA 1 đến
GA103 , trong đó GA 3 là loại có hoạt tính sinh lý l ơn nhất.
Công thức cấu tạo của GA 3 như (axit gibberellic)

Vai trò sinh lý:


Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 169

* Kích thích sinh trưởng kéo dài thân, lóng của cây hoà thảo do tác dụng lên pha giãn
dọc của tế bào.
* Gib. Kích thích sự nảy mầm của hạt, củ, căn h ành. Do đó, có thể sử dụng Gib. Để làm
ngủ nghỉ các quá trình của cơ quan này.
* Gib. Anh hưởng đến sự ra hoa của cây trồng v à sự phân hoá giới tính đực ở các cây họ
bầu bí.
* Gib. Ảnh hưởng đến sự lớn lên của quả và tạo quả không hạt.
* Gib. Ngăn cản quá trình rụng của cơ quan (lá, hoa, quả), làm chậm quá trình chín, quá
trình già hoá của các cơ quan và toàn cây. [4]

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Vật liệu và qui trình công nghệ tạo ra sản phẩm làm to trái dạng viên sủi bọt

Sản phẩm làm to trái và treo trái:


Trên thực tế của các nhà vườn ta thấy trái cây không to đẹp, đồng đều. Tỷ lệ quả đạt
chất lượng và trọng lượng cho một lô hàng rất thấp. Số hàng còn lại (khoảng 60%) gọi là
hàng “dạt”. Hàng “dạt” sẽ bán với giá cực rẻ, nhiều khi cho không.
Để khắc phục tồn tại này, một sản phẩm đặc trưng đã được nghiên cứu và sản xuất.
Sản phẩm có tên “TO TRÁI”. Ngoài nh ững nguyên tố vi lượng, đa và trung lượng cần
bổ sung cho cây, cho quả v ào thời kỳ mang trái, cần đặc biệt sử dụng các acid amin v à
chất điều hoà sinh trưởng Gibberellin.
* Thành phần: TO TRÁI
N : 8%
P2O5 : 3%
K2O : 3%
Vi lượng dạng chelate (Bo, Cu, Fe, Mn, Mo, Zn) : 300 ppm
GAZ : 1.000 ppm
Acid amin và các phụ gia đặc biệt.
* Công dụng:
 Tăng kích thước và trọng lượng trái. Làm “ phì” trái, “phì” nhanh.
 Làm trái nở tròn đều, đẹp mã, ngon ngọt, chắc ruột, mọng nước để được lâu sau thu
hoạch.
 Khắc phục hiện tượng sượng trái ở Sầu Riêng và khô múi ở họ cây có múi.
* Cách dùng:
Pha 20 - 25ml cho vào bình xịt 8-10 lít, phun sương lên trái và c ả cây vào sáng
sớm hoặc chiều mát. Sau khi đậu trái đ ược 10-15 ngày bắt đầu phun.
Phun 2 - 3 lần cho một chu kỳ quả, mỗi lần cách nhau 15 -20 ngày.
170 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm TO TRÁI


(Dạng viên sủi bọt)
Kiểm tra nguyên liệu đầu vào

Chế tạo chelate hữu cơ kim loại


bằng acid Citric
Tạo dung dịch chất kết dính
thích hợp
Nghiền mịn

Trộn đồng đều bột đã nghiền


Bổ sung chất kết dính
với chất kết dính

Dập viên trên máy Kiểm tra độ ẩm

Đóng gói
Kiểm tra độ nén, trọng lượng của
sản phẩm
Bảo quản
2. Các ứng dụng sản phẩm làm ngọt và to trái

Ứng dụng cho cây Vải


Sản phẩm làm to trái có tác dụng vừa làm to, ngọt trái Vải. Ngoài ra khi giá rớt, bà
con sẽ phun thêm 2 lần sản phẩm to trái. Trái sẽ giữ ở tr ên cây thêm 15-20 ngày và giá
trị kinh tế sẽ cao hơn.
Kg

500 3.000đ/kg

400 5.000đ/kg
9.300đ/kg
300

200

100 11.500đ/kg

0
10 20 30 40 ngày

Hình 2. Tỷ lệ giữa trọng lượng trái Vải tính trên 10 cây và thời gian treo trái.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 171

Chọn 10 cây Vải đồng đều để l àm thí nghiệm. Điểm 0 là lúc trong vườn lác đác có
quả chín. Lấy trọng lượng trung bình của quả vải để tính số vải tr ên cây thí nghiệm và
cây đối chứng không phun thuốc. Thuốc được phun sau khi trong v ườn có lác đác quả
chín. Sau 10 ngày quả chín đều ở cây không phun thuốc bắt đầu thu hoạch. Hiệu quả
kinh tế được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Hiệu quả kinh tế ứng dụng sản phẩm to trái cho vải

Trọng lượng trái trên Giá thành tại thời điểm Thành tiền
cây (tính 10 cây) thu hoạch
Quả thu hoạch của cây đối
500 kg 3.000 đ/kg 1.500.000 đ
chứng
Sau 20 ngày phun thu ốc 420 kg 5.000 đ/kg 2.100.000 đ
Sau 30 ngày phun thu ốc 370 kg 9.500 đ/kg 3.515.000 đ
Sau 40 ngày phun thuốc 150 kg 11.600 đ/kg 1.740.000 đ

Kết luận:
1/ Khi treo trái mặc dù trái bị rụng nhiều, song tại thời điểm bán giá lại cao, n ên về mặt
kinh tế vẫn có lợi.
2/ Tuy nhiên nên treo trái kho ảng 20-30 ngày là đủ. Khi treo thời gian lâu ( 40 này) quả
bị sứ và rụng nhiều, hiệu quả kinh tế không c òn nữa.

Hình 3. Sản phẩm xử lý sản phẩm treo trái, quả to h ơn, xanh hơn sau 30 ngày.
Ứng dụng cho trái Thanh Long
Ở đây ví dụ cho trái Thanh Long, vấn đề ng ược lại. Giá cả Thanh Long không b iến
động nhiều khi treo trái. Thanh Long l à loại quả khó rụng, kích thước và trọng lượng lại
172 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

tăng rất nhiều sau khi phun thuốc, mang lại hiệu quả cao. Kết quả một số ví dụ đ ược thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Hiệu quả rõ rệt của sản phẩm “To Trái” đến trái Th anh Long
Thành tiền
Số kg để lại trên cây (kg) Giá bán (đ/kg)
(đồng)
Thời điểm cả vườn chín 100 3.000 300.000
Sau 10 ngày phun thu ốc 152 2.800 425.600
Sau 20 ngày phun thu ốc 301 2.000 602.000

Chọn 10 gốc Thanh Long làm thí nghiệm, sau 10 ngày phun thuốc thu hoạch 5 gốc
cây, lấy giá trị trung bình. Sau 20 ngày thu ho ạch nốt 5 gốc, còn lại lấy giá trị trung bình.
Vì Thanh Long càng treo trái, da b ị xanh lại và có nhiều gây nứt nên giá hạ. Song
khối lượng lại tăng vọt nên nhìn chung lại vẫn có giá trị kinh tế cao.
Cải thiện trọng lượng và mẫu mã quả Thanh Long ruột đỏ:
Gần đây nước ta đã nhập giống Thanh Long ruột đỏ. Song giống Thanh Long ruột
đỏ có rất nhiều nhược điểm như :
- Quả rất nhỏ nhiều tai.
- Màu quả sẫm gây phản cảm.
- Tỷ lệ đậu trái thấp hơn nhiều so với Thanh Long ruột trắng.
Để khắc phục nhược điểm này chúng tôi đã khắc phục bằng các phương pháp sau đây :
 Thụ phấn chéo : Khi hoa Thanh Long nở lấy nhụy phấn hoa Thanh Long trắng bôi l ên
Thanh Long đỏ.
 Sử dụng sản phẩm “To Trái” phun định kỳ cho Thanh Long ruột đỏ. Sau 3 -4 lần
phun. Dưới đây là một vài hình ảnh về trái Thanh Long ruột đỏ.

Hình 4. Cây và trái Thanh Long ru ột trắng.


Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 173

Hình 5. Cây và trái Thanh Long ru ột đỏ.

Hình 6. Cây và trái Thanh Long r uột đỏ.

Hình 7. Trái Thanh Long ru ột đỏ sau khi được xử lý bằng sản phẩm “To trái”.
174 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

KẾT LUẬN

1. Sản phẩm to trái đã làm tăng giá trị kinh tế cho vùng trồng vải ở Bắc Giang, Hải Dương
và các vùng khác lên nhiều lần so với đối chứng khi không sử dụng ch ế phẩm. Khi áp
dụng đúng kỹ thuật hiệu quả kinh tế có thể tăng l ên từ 100% đến 200%.
2. Sản phẩm to trái đã sử dụng rất hiệu quả trên vùng trồng thanh long Bình Thuận. Hiệu
suất tăng đến 150% - 200%.
3. Sản phẩm được khảo nghiệm kết hợp giữa axit Gibberell ic và axít amin làm tăng qu ả
về khối lượng, tăng độ ngọt và chất lượng của trái. Thời gian bảo quản cũng lâu h ơn
so với đối chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khoa học và Phát triển, Nông nghiệp Nông thôn số 45. P9-15. 2006
2. Nguyễn Quang Thanh, Nguyễn Minh Khải, Trần Hạnh Phúc. Etylen v à ứng dụng
trong trồng trọt, NXB Nông nghiệp, Đà Nẵng 2002.
3. Phạm Văn Côn. Các biện pháp điều khiển sinh tr ưởng, phát triển, ra hoa, kết quả
cây ăn trái, NXB Nông nghiệp P.10-45, 2006.
4. Reuther W Smith P. E. và Shanovon L. M. Cây ăn quả nhiệt đới tập 2. NXB Khoa
học Kĩ thuật, Hà Nội. 1973
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 175

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ethephon TRONG CÔNG NGHỆ


SAU THU HOẠCH VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
Trần Hạnh Phúc,
Phòng Công Nghệ Biến Đổi Sinh Học,Viện Sinh Học Nhiệt Đới
Đặng Hồng Hạnh, Chu Bằng Vũ
Công Ty Sinh Học Nông Nghiệp HPC

MỞ ĐẦU

Etylen là một Cacbuahyđro đơn giản ở dạng khí, được phát hiện và xếp vào nhóm
Phytohormones muộn nhất nhưng lại được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, mang lại
hiệu quả kinh tế to lớn. Khác với chế phẩm hoá học khác, Etylen k hông gây ảnh hưởng xấu
đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường. Do đó Etylen là chất điều tiết sinh trưởng hợp
thời được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Tuy nhiên việc nghiên cứu, sử dụng, cung cấp
thông tin về chất điều tiết sinh trưởng hữu hiệu này ở Việt Nam còn hạn chế. [1]
Trong các Phytohocrmones, Etylen được phát hiện muộn nhất và là chất duy nhất tồn tại
dưới dạng khí. Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình chín và già hoá của cây trồng. [2]
Trên thế giới hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp hoạt chất có tác dụng tương tự Etylen
(nhả chậm Etylen) được sử dụng nhiều hơn cả là 2-Clorethylen phosphonic acid (Ethephon)
Ethephon là một chất lỏng không màu, không mùi. Nó được ổn định trong dạng
acid và bị phá huỷ ở pH lớn hơn 3,5.
Hàm lượng hoạt chất: 400mg/l, tỉ trọng 1,2g/ml, pH = 3. Nó dễ tan trong nước, ít
độc với người và gia súc.
Thử nghiệm độ độc trên chuột cống theo đường tiêu hoá cho thấy: LD50 =
700mg/kg. Ethepho không độc hại với ong, ít độc hại với cá.
Ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng. Nó có thể loại bỏ dễ d àng
bằng cách rửa. Trong cây Etylen đ ược giải phóng từ Ethephon theo sơ đồ sau:
O
|| H2O
ClCH2 - CH2 – P – OH CH2 = CH2 + H3PO4 + HCL
|
OH

Ethephon đã sử dụng một cách thành công trong nông nghi ệp để làm chín nhanh quả
và chín đồng loạt quả; làm rụng lá một số cây trồng nh ư bông, đậu tương… Giúp cho
việc thu hoạch bằng máy một cách dễ d àng. [3]
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ETHEPHON TR ÊN CÂY TRỒNG

1. Giúp cà phê chín đều đồng loạt


Cà phê khi quả đã già, lác đác chín, có thể phun Ethephon 500ppm l ên cây. Cà phê sẽ
chín đồng loạt. Tuy nhiên, nếu không phun đúng liều l ượng thì có hiện tượng rụng lá.
176 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Cách tốt hơn cả là hái tất cả số quả trên cây cà phê, đem phun Ethephon, ủ độ 1, 2 ngày
quả chín và vẫn đảm bảo hạt chắc. Với việc sử dụng Ethephon như vậy làm giảm 50%
công lao động do cà phê được thu hoạch một lần

a)

b)

Hình 1: Cây cà phê không xử lý Ethephon, chín lác đác, thu hái nhiều lần (a)
và Cà phê đã được xử lý bằng Ethephon (b)

2. Giúp vải chín sớm để được giá cao

Cây vải là cây xoá đói, giảm nghèo của nhiều tỉnh miền Bắc. Nh ược điểm của vải là
chín tập trung trong một tháng [ 1 ], giá rẻ, nhà vườn thất thu. Với phương pháp xử lý
vườn vải cho quả chín sớm tr ước độ 15-20 ngày đã làm tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt. Dựa
vào các kết quả nghiên cứu kỹ lưỡng một sản phẩm có t ên “chín sớm“ đã đưa vào sử
dụng hiệu quả trên nhiều nhà vườn ở Lục Ngạn Bắc Giang.

Hình 2. Kết quả đối chứng khi phun 100ml dung dịch chín sớm/1lít n ước
cho một nửa cây vải. Sau 3 -4 ngày một nửa cây vải đã chín.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 177

3 Giúp đậu tương chín đều, đồng loạt


Trên cánh đồng đậu tương khi quả đã già, bắt đầu chín, người ta phun dung dịch
Ethephon 100-150 ppm. Sau 4-5 ngày, cả cánh đồng đậu tương lá rụng lại trên cánh đồng,
quả chín đều, đồng loạt, chắc hạt. Công thu hái giảm xuống 40 -50%. Đất được phủ lớp lá
đậu tương sẽ rất màu mỡ cho vụ sau. Hiệu quả kinh tế r õ rệt và to lớn, lượng phân bón cho
vụ sau giảm từ từ 25-30%.

Hình 3. Cánh đồng đậu tương trước khi xử lý Ethephon (a)


và sau khi xử lý Ethephon 4-5 ngày (b)

4. Ethephon giúp cho mít chín đ ể xuất khẩu

Ethephon được sử dụng trong công gnhệ chế biến mít tươi và khô xuất khẩu. Dùng
1ml dung dịch Ethephon bôi lên cuống mít, mít sẽ chuyển mình và chín sau 3-4 ngày.
Mít được sấy giòn chỉ ở thời điểm chuyển m ình.
Với phương pháp này hầu như 100% mít già đều chín được và đạt chỉ tiêu kỹ thuật
cho công nghệ chế biến mít khô.
Tương tự Ethephon sử dụng cho công nghệ chế biến mít, xo ài để tạo sản phẩm ổn
định cho các xí nghiệp chế biến trái cây.
178 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Hình 4. Trái mít già, bôi Ethephon vào cu ống, sau 3-4 ngày mít chuyển mình, rồi chín.

5. Loại bỏ nốt sần và cải tạo màu sắc của trái cam, quýt, bưởi
Bưởi và cam là loại trái cây có giá trị dinh d ưỡng cao, nhưng thông thường bưởi
(đặc biệt bưởi Năm Roi sẽ không có được màu sắc đẹp nhất khi đã đạt được độ chín thu
hoạch). Sự biến đổi màu sắc vỏ trái khi chín được thực hiện chủ yếu do khí Ethylen nội
sinh phá huỷ Chlorophyl của vỏ. Đối với b ưởi, khi trái bước vào giai đoạn thành thục thì
hàm lượng Caretenoitl bắt đầu giảm, h àm lượng Ethylen nội sinh sẽ giảm. Thí nghiệm
xử lý Ethephon ở các mức độ khác nhau nhằm cả i thiện màu sắc vỏ bưởi, tăng giá trị mỹ
quan vào thời điểm mong muốn được thực hiện theo quy trình dưới đây.
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM
Bưởi, Cam đạt độ chín thu hoạch

Ngâm trong nước chloramin B


1000 ppm 10 phút

Ngâm trong dung dịch Ethephon 200, 400, 600,


800 ppm trong 10 phút

Để khô, bao bằng túi xốp bảo quản

Sau khi bảo quản, sự thay đổi độ Brix, hàm lượng acid tổng, Vitamin C là những
chỉ số quan trọng thể hiện ph ẩm chất của trái không thay đổi. Sau thời gia n 01-02 tháng
bảo quản ở 8-10oC. Như vậy chứng tỏ việc xử lý Ethephon không ảnh h ưởng đến chất
lượng bên trong của trái bưởi và cam xanh.
Sự biến đổi màu sắc của vỏ trái:
Bưởi, cam sau khi xử lý Ethephon nếu b ảo quản ở nhiệt độ thấp th ì sau 01 tháng
không nhận thấy thay đổi rõ rệt.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 179

Khi bảo quản ở nhiệt độ thường, bưởi mất nốt sần, màu sắc đẹp, hơi vàng với
nghiệm thức 800 ppm sau 03 ng ày, với nghiệm thức 600 ppm sau 05 ng ày, với nghiệm
thực 400 ppm sau 07 ngày với nghiệm thức 200 ppm không thể hiện biến đổi rõ rệt về
màu sắc so với đối chứng.

KẾT LUẬN

Việc sử dụng Ethephon cho công nghệ sau thu hoạch đ ã đem lại một hiệu quả kinh tế
lớn cụ thể.
1. Giúp cà phê chín đồng loạt, giảm công thu hái v à giúp cho công nghệ xay ướt cà phê
phát triển nhanh chóng.
2. Làm vải chín sớm từ 15-20 ngày, tránh được sự rớt giá do vải chín tập trung.
3. Giảm công thu hái đậu tương và giảm được 30% lượng phân bón cho vụ sau do cánh
đồng được phủ bông lá đậu tương.
4. Việc ứng dụng Ethephon, ngành công nghệ chế biến mít ra đời v à tăng trưởng, đem
lại hiệu quả kinh tế to lớn.
5. Ứng dụng Ethephon đã làm họ cây có múi tăng hiệu quả sử dụng v ì loại được các nốt
sần, khô múi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Côn, các biện pháp điều kh iển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây
ăn trái. NXB Nông nghiệp, 2006. P. 142-149.
2. Nguyễn Quang Thanh, Nguyễn Minh Khải, Trần Hạnh Phúc. Etylen v à ứng dụng
trong trồng trọt, NXB Nông nghiệp Đà Nẵng, 2002.
3. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây ăn quả - 2000.
180 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MỘT SỐ MALT TỪ


THÓC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU
ĐỂ TẠO MALT THÓC
Nguyễn Thạch Minh, Khoa Công nghệ Thực phẩm - Sinh học, Trường ĐHCN TPHCM
Nguyễn Xích Liên, Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Trường ĐHBK TPHCM
Hoàng Kim Anh, Viện Sinh học Nhiệt đới TPHCM

MỞ ĐẦU

Quá trình nẩy mầm là quá trình sản xuất malt cho công nghiệp đồ uống. Malt cũng
có thể sử dụng để làm bánh [9,10], đồ uống không cồn [9,10] v à thức ăn cho trẻ nhỏ
[9,10,11]. Bột làm từ hạt ngũ cốc qua quá trình nẩy mầm được ghi nhận là có giá trị về
dinh dưỡng hơn là bột làm từ ngũ cốc chưa qua nẩy mầm [4,8,10]. Thực phẩm cung cấp
từ bột ngũ cốc nẩy mầm có độ nhớt thấp, giá trị dinh d ưỡng cao và có các đặc điểm phù
hợp cho trẻ em trong thời gian cai sữa ở các nước đang phát triển [9]. Chất l ượng của
malt ngũ cốc phụ thuộc vào các đặc điểm tự nhiên, giống, điều kiện ngâm và ươm mầm,
các chất hóa học và chất kích thích sinh trưởng cho thêm vào trong quá trình ngâm và ủ
mầm [3,8]. Có nhiều yếu tố tác động tới quá trình nảy mầm. Trong hầu hết các tr ường
hợp, việc cung cấp đủ oxy cho quá tr ình hô hấp, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho quá
trình trao đổi chất và phát triển là những yếu tố quan trọng nhất [3,7,14].
Gạo (Oryza sativa) là loại ngũ cốc quan trọng nhất tại các nước châu Á. Hiện nay,
trên 60% calori trong kh ẩu phần ăn tại các nước đang phát triển là từ gạo [9]. Sử dụng
tốt nguồn ngũ cốc từ thóc gạo, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao h ơn để phục vụ
công nghiệp thực phẩm là một hướng nghiên cứu có triển vọng. Mục đích của nghi ên
cứu này là so sánh các đặc tính của một số loại thóc ở Đồng bằng sông Cửu Long và
nghiên cứu đánh giá quá trình nẩy mầm bằng phương pháp tối ưu hoá thực nghiệm các
yếu tố toàn phần để tìm điều kiện thích hợp khi sản xuất malt từ thóc.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Mẫu nghiên cứu: Các loại thóc sử dụng trong nghi ên cứu này được lấy từ Viện lúa Ô
Môn, Cần Thơ
Quá trình tạo malt: Các mẫu thóc được ngâm trong nước ở các nhiệt độ và thời gian
khác nhau. Sau 3h ngâm có s ục khí, hạt được lấy ra, để ráo để tạo điều kiện tiếp xúc với
oxi. Sau khi ngâm, hạt được chuyển sang rổ nhựa phủ giấy thấm xung quanh để duy trì
độ ẩm cho quá trình nảy mầm. Trong quá trình nảy mầm cần thường xuyên đảo trộn
khối hạt. Hạt sau khi nảy mầm đ ược sấy trong thiết bị sấy hồng ngoại ở 50 0C cho đến độ
ẩm không đổi. Sau khi sấ y, malt thóc được cho vào túi nilông bịt kín và bảo quản ở
trạng thái lạnh.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 181

Tổn thất malt (%): Được tính dựa trên sự hao tổn khối lượng chất khô trong malt.
Phân tích thành phần hóa học và enzyme: Xác định hàm lượng protein tổng bằng
phương pháp Kjeldahl, hàm lư ợng lipid bằng phương pháp Soxhlet, hàm lư ợng tinh bột
theo phương pháp thủy phân acid HCl [2]. Hoạt độ của enzyme amylase đự ơc phân tích
dựa trên năng lực đường hóa [2]. Các enzyme đ ược chiết bằng nước ở 40 0C và cho thủy
phân dung dịch tinh bột chuẩn. Lượng đường khử tạo thành nhờ hoạt động của enzyme
amylase được tính theo phương pháp iod. Kết quả được tính bằng số gam maltose tạo
thành từ 100 gam malt ở điều kiện tiêu chuẩn. Toàn bộ các phân tích hóa học và hóa
sinh được tiến hành ba lần, kết quả có giá trị thống k ê bởi độ lệch tiêu chuẩn có ý nghĩa.
Nghiên cứu quá trình tạo malt: Quá trình tạo malt được nghiên cứu theo phương án
qui hoạch quay bậc 2 Box-Hunter gồm 32 thí nghiệm (trong đó có 6 thí nghiệm ở tâm)
với 5 thông số độc lập l à thời gian ngâm (X 1), nhiệt độ ngâm (X 2), thời gian ươm (X 3),
nhiệt độ ươm (X 4), và nồng độ Gibberllin (X 5). Thông số phụ thuộc là sự hao tổn chất
khô (Y1), hàm lượng tinh bột (Y 2), hàm lượng protein (Y 3), hoạt lực của enzyme
amylase (Y 4) [5,6]. Các thí nghiệm được lặp lại 2 lần trong điều kiện độc lập v à được
phân tích bằng phần mềm Matlab-2006 và Excel-2007. Phương trình hồi qui thu được có
dạng như sau:

Bảng 1. Các yếu tố v à mức độ biến thiên của chúng trong qui hoạch quay bậc 2
Box-Hunter
Mức biến thiên
Thông số độc lập
-2 -1 0 1 2
Thời gian ngâm (giờ), X 1 0 15 30 45 60
0
Nhiệt độ ngâm ( C ), X2 5 15 25 35 45
Thời gian ươm (ngày), X 3 0 2 4 6 8
0
Nhiệt độ ươm ( C ), X4 5 15 25 35 45
Nồng độ Gibberellin (mg/kg), X 5 0 0.5 1 1.5 2

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Bảng 2 cho thấy các đặc tính tổng quát của hạt thóc. H àm ẩm trong hạt là tương đối
phù hợp khi tạo malt. Khối l ượng của một ngàn hạt thóc là 25-28g, tương tự như ở hạt
lúa miến (22-30g) nhưng nhỏ hơn so với hạt đại mạch (40-50g) [4]. Hàm lượng lipid,
tinh bột, tro ở hạt thóc cũng t ương tự như ở hạt đại mạch nhưng hàm lượng protein thì
thấp hơn [4].
Kết quả tổn thất chất khô trong quá tr ình tạo malt được thể hiện ở Bảng 3. T ổn thất
chất khô từ 4-7 ngày là 4.52-16.32%. Tổn thất ngày càng tăng khi thời gian ngâm và
ươm mầm tăng.
182 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Bảng 2. Thành phần và đặc tính của các loại thóc khác nhau
Các đặc OM VND OM OM IR
AG24 Nếp OM2517 L274 IR504
tính 4088 9520 2514 1490 50404
Độ ẩm, % 13.2 12.4 8.60 9,3 10.2 10.2 9.91 9.29 10.17 9.8
Khối lượng
24.86 25.99 24.89 26.85 25.40 24.24 24.35 26.26 25.68 25.38
1000 hạt, g
Protein, % 8.65 7.19 6.17 8.58 6.74 7.99 7.04 7.26 7.55 7.26
Lipid, % 1.20 2.31 2.90 3.01 3.10 2.90 2.62 2.30 3.50 3.05
Tinh bột, % 69.7 46.53 49.6 63.36 64.32 60.11 52.18 65.54 59.1 48.7
Tro, % 3.53 5.09 4.85 3.81 4.11 2.51 3.47 3.74 3.15 3.47
Năng lực
90 78 80 92 82 87 65 85 89 78
nẩy mầm, %

Bảng 3. Tổn thất chất khô trong quá tr ình tạo malt của các loại thóc khác n hau, %
OM VND OM
Ngày AG-24 IR 2514 IR 50404 Nếp OM2517 L274 IR-504
4088 9520 1490
1 0.78 0.80 0.75 0.92 1.51 1.12 1.21 0.95 0.87 0.96
2 1.98 2.12 1.85 1.98 2.31 2.14 2.36 1.45 1.98 2.13
3 3.21 4.15 3.25 3.68 4.23 359 4.19 4.78 2.35 3.15
4 6.54 6.81 5.61 6.21 7.52 6.52 6.23 5.96 4.52 5.16
5 8.47 9.21 8.75 8.25 10.21 9.27 9.28 9.68 8.24 7.62
6 10.12 10.20 9.87 10.13 12.50 13.35 11.59 10.54 10.21 10.31
7 13.25 11.52 12.29 11.52 15.41 16.32 14.25 13.24 13.12 12.63

Kết quả ở Bảng 4 cho thấy năng lực đ ường hóa (DC) của các loại thóc nghiên cứu.
Năng lực đường hóa tăng lên theo thời gian nẩy mầm. Trong các loại malt nghi ên cứu,
hoạt lực của hai loại malt thóc OM4088 v à L274 đạt giá trị cao nhất ở ngày ủ mầm thứ 6
(1200WK). Hai loại thóc nếp 78 0WK và AG24 có năng lực đường hóa thấp nhất là
680WK. Năng lực đường hóa của các loại thóc c òn lại tương đương nhau từ 96-1010WK.
Tổn thất chất khô của OM4088 v à L274 (là 2 loại malt có hoạt lực mạnh nhất) l à
10.12% nằm trong số các malt có hao hụt thấp nhất. So sánh h àm lượng protein trong
hai loại malt OM4088 và L274 ta thấy, hàm lượng protein của OM4088 (8.65%) cao
hơn so với L274 (7.55%) nhưng hoạt tính enzyme amylase của chúng nh ư nhau. OM
2514 có hàm lượng protein khá cao nhưng năng lực đường hóa thấp hơn hơn hai loại
malt nói trên (95 0WK).
0
Bảng 4. Năng lực đường hóa (DC), WK
Ngày
OM VND OM OM IR
nảy AG-24 Nếp OM2517 L274 IR504
4088 9520 2514 1490 50404
mầm
1 6 5 5 6 6 6 4 6 6 6
2 20 21 12 34 23 27 8 25 25 25
3 53 35 35 51 65 49 16 38 36 54
4 82 65 45 59 90 73 28 75 95 90
5 110 87 67 75 101 96 34 98 112 97
6 120 97 68 95 60 72 56 98 121 72
7 90 91 62 75 35 54 78 75 100 38
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 183

Sau khi nghiên cứu các đặc tính của malt thóc, chúng tôi chọn loại OM 4088 để tiến h ành
cho nảy mầm và xác định các điều kiện tối ưu của quá trình tạo malt. Tác động của thời gian
ngâm, nhiệt độ ngâm, thời gian nẩy mầm, nhiệt độ nẩy mầm v à nồng độ gibberellin lên tổn
thất chất khô, hàm lượng tinh bột, protein và hoạt động của enzyme amylase được thể hiện
trong Bảng 5. Kết quả so sánh các hệ số hồi qui theo tiêu chuẩn Student (t) với các phương sai
tương ứng và mức ý nghĩa của hệ số hồi qui được thể hiện trong Bảng 6.
Bảng 5: Các kết quả thực nghiệm trong quá tr ình tạo malt
bằng qui hoạch Box-Hunter 32 thí nghiệm.
STTTN X1 X2 X3 X4 X5 Y1 Y2 Y3 Y4
1 15 15 2 15 1.5 2.65 58.7 7.85 4
2 45 15 2 15 0.5 3.45 59.6 7.65 8
3 15 35 2 15 0.5 2.15 58.4 7.84 12
4 45 35 2 15 1.5 4.65 57.9 7.72 42
5 15 15 6 15 0.5 4.22 59.7 7.55 58
6 45 15 6 15 1.5 6.75 62.7 7.65 79
7 15 35 6 15 1.5 5.83 61.1 7.76 95
8 45 35 6 15 0.5 6.53 60.3 7.42 102
9 15 15 2 35 0.5 2.25 64.8 7.86 15
10 45 15 2 35 1.5 3.78 62.1 7.54 10
11 15 35 2 35 1.5 2.83 65.2 7.86 25
12 45 35 2 35 0.5 4.35 61.4 7.97 36
13 15 15 6 35 1.5 7.45 56.8 7.85 90
14 45 15 6 35 0.5 8.37 60.1 7.84 95
15 15 35 6 35 0.5 8.16 57.1 7.55 115
16 45 35 6 35 1.5 12.17 54.2 7.98 130
17 0 25 4 25 1 3.24 67.4 7.37 100
18 60 25 4 25 1 9.15 57.2 7.51 140
19 30 5 4 25 1 6.45 60.5 7.65 120
20 30 45 4 25 1 7.65 59.9 7.51 135
21 30 25 0 25 1 2.06 63.4 7.65 12
22 30 25 8 25 1 15.93 49.6 7.75 155
23 30 25 4 5 1 2.47 61.8 7.55 21
24 30 25 4 45 1 7.96 56.7 7.66 9
25 30 25 4 25 0 6.48 59.4 7.44 120
26 30 25 4 25 2 8.23 53.8 7.55 165
27 30 25 4 25 1 5.52 61.2 7.15 145
28 30 25 4 25 1 6.73 58.5 7.43 132
29 30 25 4 25 1 6.85 61.8 7.45 136
30 30 25 4 25 1 6.75 57.5 7.64 141
31 30 25 4 25 1 6.85 61.1 7.53 130
32 30 25 4 25 1 5.48 58.2 7.22 148
184 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Bảng 6. Các hệ số trong ph ương trình hồi qui có mức ý nghĩa p≤5%
(* p≤0.05; ** p≤0.001; p  0.0001)
Y2, Hàm lượng
Y1, Tổn thất chất khô Y3, Hàm lượng protein Y4, Hoạt độ của amylase
tinh bột
Mức ý Mức ý Mức ý
Hệ số Mức ý nghĩa p Hệ số Hệ số Hệ số
nghĩa p nghĩa p nghĩa p
b0 6.679 *** 59.450 *** 7.372 *** 144,00 ***
b1 1.098 ***  0.997 *  0.003 7.006 **
b2 0.423 *  0.421 0.001 9.508 **
b3 2.548 ***  1.822 **  0.020 37.447 ***
b4 1.005 ***  0.288 0.051 3.836 *
b5 0.422 * 0.580 0.031 5.171 *
b12 0.184 **  0.781 0.032 2.375
b34 0.782 **  2.156 ** 0.042 4.750 *
b11  0.400 * 0.485  0.015  10.620 ***
b22  0.187  0.039 0.020  8.753 **
b33 0.299 *  0.963 * 0.050  19.740 ***
b44  0.645 **  0.276 0.027  36.830 ***

b55  0.110  0.938 * 0.001  5.009 *

Các phương trình hồi qui thu được như sau: Y1 =6.679+1.098*X 1 + 0.423*X 2 +
2.548*X3+ 1.005*X 4 + 0.422*X 5+0.782*X 3*X4-0.400*X 12 + 0.299*X 32-0.645*X 42
Y2= 59.45-0.997*X 1 -1.822*X 3 -2.156*X 3*X4 -0.963*X 32-0.9377*X 52
Y3=7.372
Y4=144+7.006*X 1+9.508*X 2+37.613*X 3+4.003*X 4+5.171*X 5+4.75*X 3*X4-
10.62*X 12-8.753*X 22-19.74*X 32-36.83*X 42
Tính tương thích của phương trình hồi qui được kiểm định theo tiêu chuẩn Fisher,
F0.95(20,5)=4.5 và Fi=stt2/sth2. Các Fi≤F0.95(20,5) cho nên phương trình tương thích với thực
nghiệm.

20
65

15 62.5
15
60 60

10 57.5 58
10
55 56
Y1

Y2

54
5 52.5
5 52
50
50
0 47.5
48
0 45
-5 2
1.5
2 -2 1
0.5 1.5 2
1 -1 0
-0.5 0 0.5 1
0 0
-1 1
-1
-1.5 -1 -0.5
X3
-2 2
X4
X5
-2 -2 -1.5
X3

Hình 1. Tác động của thời gian ươm (X 3) và Hình 2. Tác động của thời gian ươm (X 3) và nồng
nhiệt độ ươm (X 4) đến tổn thất chất khô (Y 1) độ gibberellin (X 5) đến hàm lượng tinh bột (Y 2)
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 185

Từ các phương trình hồi quy thu được có thể rút ra các nhận xét sau đây :
Tổn thất chất khô: Tổn thất chất khô khi tạo malt bao gồm mất mát tro ng quá trình
ngâm và mất mát bởi quá trình hô hấp tăng lên khi ươm mầm. Tổn thất chất khô cao sẽ
làm giảm giá trị dinh dưỡng của malt. Quan sát các hệ số hồi qui ảnh h ưởng đến tổn thất
chất khô và các mức ý nghĩa (Bảng 6) có thể thấy, tác động mạnh nhất đế n tổn thất chất
khô là thời gian ươm (b3=2.548) và nhiệt độ ươm (b4=1.005) ở mức ý nghĩa p≤0.001. Thời
gian ươm và nhiệt độ ươm cũng có tác động tương hỗ tới tổn thất chất khô (b 34=0.782,
p=0.01). Nhiệt độ ươm tăng làm cho tổn thất chất khô giảm (b 44=  0.638), nguyên nhân
là do nhiệt độ cao sẽ ức chế quá trình hô hấp của hạt. Yếu tố thời gian ngâm cũng ảnh
hưởng khá mạnh đến tổn thất chất khô (b 1 =1.098, p=0.001). Hạt hút nước càng mạnh thì
quá trình đồng hóa dị hóa sau này diễn ra mạnh dẫn đến tổn thất ch ất khô lớn. Nhiệt độ
ngâm và nồng độ gibberellin tác động tới tổn thất chất khô ít h ơn (Bảng 6).
Hàm lượng tinh bột. Hàm lượng tinh bột giảm mạnh nhất do tác động của thời
gian ươm mầm (b3 = 1.822, b 33 = 0.963, p = 0.01). Thời gian ngâm và nồng độ
Gibberellin tăng cũng làm hàm lượng tinh bột giảm trong khi nhiệt độ ngâm và ươm
mầm thể hiện ảnh hưởng không rõ rệt.
Hàm lượng protein. Hàm lượng của protein trong quá tr ình nẩy mẩm thể hiện ở
bảng 5. Thời gian và nhiệt độ nẩy mầm, thời gian v à nhiệt độ ươm mầm không tác động
nhiều đến hàm lượng protein tổng có ở trong hạt. H àm lượng protein tổng trong quá
trình nẩy mầm không có sự thay đổi nhiều nh ưng chắc chắn thành phần của chúng sẽ
thay đổi như hàm lượng acid amin, protein h òa tan… Sự thay đổi này xảy ra dưới tác
động của các enzyme protease t ương tự như ở các hạt ngũ cốc khác [4,9,13].

180
150 200
140 140
160
160 180
160 120 120 160 140
140
100 140 120
120 140 100
120
80 100
Y4

100 120 100


Y4

80
60
Y4

80
80
80 100
40 60 60 60
60
80 20 40 40
40
40 20
60 0 -2 20
2 20 0 -1.5
20 2 1.5 -1
1.5 -0.5
40 2 1
0.5
0
0 1 1.5 0 -0.5 0.5
1 X5
2 0.5 1 X3 -1
-1.5 1.5
2 0 0.5 -2 2
1 1.5 X5 0
1 -0.5 -0.5
0.5 -1 -1 X4
0 0
X4 -0.5
-1 -1 X3

Hình 3. Tác động của thời gian ươm (X 3 ), nhiệt độ ươm (X 4) và nồng độ gibberellin (X 5 ) tới hoạt
tính của hệ enzyme amylase (Y 4)

Hoạt độ enzyme amylase. Quá trình nẩy mầm là một phương pháp làm giảm độ
nhớt của dung dịch tinh bột khi h òa tan [8]. Trong quá trình n ẩy mầm, tinh bột bị thoái
hóa bởi enzyme chứa trong hạt. Các enzyme amylase sẽ phân cắt th ành phần amylose và
amylopectin của tinh bột thành dextrin mạch ngắn hơn, maltose và glucose.
Toàn bộ các yếu tố xem xét, cả bậc 1 v à bậc 2, đều ảnh hưởng rõ nét đến hoạt độ
của enzyme amylase. Ảnh hưởng tương tác giữa thời gian và nhiệt độ ươm có mức ý
186 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

nghĩa lớn nhất là p = 0.05 (b34 = 4.75). Các hệ số hồi qui bậc 2 đều mang dấu âm ( –), có
nghĩa là khi các thông số này giảm hoạt độ enzyme sẽ tăng. Yếu tố ảnh h ưởng mạnh
nhất là thời gian ươm mầm (b3 = 37.447; b 33 = 19.74, p = 0.001). Thời gian ngâm cũng
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độ của enzyme amylase (b 1 = 7.006; b 11 = 10.620). Nhiệt
độ ươm cao thì hoạt lực enzyme sẽ cao nh ưng khi nhiệt độ tăng đến một mức n ào đó thì
hoạt lực sẽ giảm mạnh (b 44 = 36.83). Nhiệt độ ngâm cũng gây ảnh h ưởng đến hoạt độ
của enzyme amylase (Bảng 6). Các tác động n ày xảy ra tương tự như trong quá trình tạo
malt đại mạch [3,14].
Các điều kiện tối ưu của quá trình nẩy mầm. Kết quả nảy mầm là tối ưu khi tổn thất
malt nhỏ nhất, hàm lượng tinh bột, protein v à hoạt lực enzyme amylase đạt giá trị cao
nhất. Quan sát các đồ thị không gian 3 chiều (biểu thị mối quan hệ giữa Y và các giá trị
X) cho thấy, quá trình tạo malt không thể đồng thời thỏa m ãn các yêu cầu trên. Chính vì
thế việc lựa chọn các thông số ph ù hợp là điều kiện cần thiết.

KẾT LUẬN
OM 4088 và L274 là hai lo ại thóc phù hợp nhất để tạo malt. Sau 6 ngày ươm m ầm,
hoạt lực hệ enzyme amylase đạt cao nhất và tổn thất chất khô thấp. Quá trình ngâm có
sục khí cần tiến hành trong khoảng 4 ngày để đạt độ ẩm từ 40-42%. Bằng phương pháp
quy hoạch thực nghiệm bậc 2 Box-Hunter, đã xây dựng được các phương trình hồi quy
mô tả tổn thất chất khô, hàm lượng tinh bột, hàm lượng protein và hoạt lực amylase.
Hàm lượng protein tổng không bị tác động bởi các yếu tố được nghiên cứu. Các điều
kiện tốt nhất của quá trình tạo malt thóc (để thu được hoạt tính amylase cao nhất) như
sau: thời gian ngâm 30h, nhiệt độ ngâm 30 0C, thời gian ươm mầm 5 ngày, nhiệt độ ươm
là 250C, nồng độ giberrellin 1.5mg/kg

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thị Hiền và cộng sự. Nghiên cứu quá trình nẩy mầm của thóc P4 để ứng
dụng trong sản xuất bia, H à Nội 2002.
2. Lê Thanh Mai và cộng sự. Các phương pháp phân tích ngành công ngh ệ lên men.
NXB KH&KT. Hà Nội, 2005.
3. Hoàng Đình Hòa. Công nghệ sản xuất malt và bia. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà
Nội, 2002.
4. Pathirana, R. A., Sivayogasundaram, K and Jayatissa, P. M. Optimisation of
conditions for malting of sorghum. Journal of Food Science and Technolory. 29,
p.108-111, 1986
5. X.L Akhnadarôva, V.V.Kapharốp (Người dịch Nguyễn Cảnh và Nguyễn Đình Soa).
Tối ưu hóa thực nghiêm trong hóa học và kỹ thuật hóa học. Trường Đại học Bách
Khoa TPHCM. 1994
6. Nguyễn Cảnh. Qui hoạch thực nghiệm. Tr ường Đại học Bách Khoa TPHCM. 1993
7. Bienvenido O Juliano. Ri ce chemistry and technology. The American Association
of Cereal Chemists. Ins St. Paul, Minnesola, USA. 1985.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 187

8. Dennis E. Briggs. Malts and malting. Blackie Academic & Professional, 2000.
9. Laus J. Lorenz. Handbook of cereal science and technology. Marcel Dekk er, INC.
New York. 1991.
10. P. C. Morris. Cereal biotechnology. Woodhead Publishing Limited and CRC Press
LLC, 2000.
11. S. Mahadevamma· R. N. Tharanathan. Processed rice starch characteristics and
morphology. Springer-Verlag, 2006.
12. Nzelibe và Nawasike CC. J Inst Brew London 101, p. 345 -350, 1995.
13. Trust Beta, Lloyd W. Rooney và Ralph D. Waniska. Malting Characteristics of
Sorghum Cultivars. Cereal Chem. 72(6):533 -538, 1995.
14. Dennis E. Briggs, Chris A. Boulton, Peter A. Brookes and Roger Stevents. Brewing
science and practicce. Woodhead publishing limited and CRC Press, LLC.
Cambridge England, 2004.

SUMMARY
Malting characteristics of different varieties of rice ( oryza
sativa) and optimisation of malting process by second -order
experimental design
Nguyen Thach Minh, University of Industry HCMCity
Nguyễn Xich Lien, University of Technology HCMCity
Hoang Kim Anh, Institute of Tropical Biology

Ten varieties of rice were used to investigate their malting characteristics. IR50404 had
the highest malting loss in the range of 16.32% (w/w) while IR2514, VND9520 had the
lowest malting loss in the range of 11.52% (w/w). OM4080 and L274 had the best malting
characteristics with amylolytic activity (Diastatic power 120 0WK) on 6th day of germination.
The malting process of rice (OM4080 variety from Mekong Delta Rice Research Institute)
was studied under pilot plan condition by means of second -order experimental design. The
following ranges of process conditions were chosen: Steeping time [0 -60 hours], steeping
temperature [5-45oC], germination time [0-8 days], and germination temperature [5-45oC],
gibberellin concentration [0-2mg/kg]. The results showed that, all germination conditions,
especially germination time, germination temperature, and gibberellin concentration have
significantly affected the malting loss, amylase activity and starch content. Protein content was
not clearly affected by any conditions investigated. The optimum conditions for malting (with
highest amylase activity) were followed: steeping time 30 hours, steep ing temperature 30-
35oC, germination time 5-5,5 days, germination temperature 25 oC, and giberrellin
concentration 1,5mg/kg.
Key words: Rice; Malting; Steeping; Germination; Experimental Design Diastatic
power.
188 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN amylase,


amylopectin VÀ ĐẶC TÍNH CẦU TRÚC CỦA TINH BỘT
SẮN LÊN KHẢ NĂNG THỦY PHÂN CỦA amylase
Hoàng Kim Anh, Ngô K ế Sương, Viện Sinh học Nhiệt đới.
Nguyễn Kim Giao, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

MỞ ĐẦU

Tinh bột được tạo thành từ amylose và amylopectin. Thành phần của hai loại
polysaccharide này và cấu trúc tinh thể của tinh bột l à những yếu tố rất quan trọng có
ảnh hưởng lớn đến tác dụng thủy phân của amylase. Ái lực của các amylase cũng phụ
thuộc nhiều vào hình thể của phân tử cơ chất trong dung dịch (Park 1994) . Một số tác
giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần và cấu tạo của cơ chất lên quá trình thuỷ
phân tinh bột ở dạng hồ hóa cũng nh ư chưa hồ hóa bằng amylase. Do tinh bột sống ch ưa
hồ hoá thường bền với tác dụng của amylase, chi phí cho hồ hoá tinh bột b ằng nhiệt
thường cao nên các nghiên cứu về thuỷ phân tinh bột ở dạng hạt sống đang l à vấn đề
được quan tâm (Pandey 2000, Forgaty 1990).
Những thay đổi về hình thái của hạt tinh bột dưới tác động của amylase cũng đ ã
được nghiên cứu bằng kính hiển vi điện t ử quét và hiển vi điện tử chuyển quang (Colona
1988, Paramahans 1982, Rendleman 2000, Sanoja 2000). Nh ững sự thay đổi trên bề mặt
hạt dường như có liên quan tới cấu trúc xốp và kích thước các lỗ cho phép sự thâm nhập
của enzyme. Tuy nhiên đa số các nghiên cứu được thực hiện với tinh bột bắp v à khoai
tây, các thông tin nói trên v ề tinh bột sắn - nguồn tinh bột rất dồi dào tại Việt Nam - còn
rất ít ỏi. Đặc biệt ở nước ta chưa có một công bố nào liên quan đến đề tài này
Phần nghiên cứu dưới đây đề cập tới khả năng thủy phân của amylase đối với các
dạng cơ chất amylose, amylopectin, dung dịch tinh bột sắn đ ã hồ hóa cũng như tinh bột
sắn dạng hạt chưa qua hồ hóa. Bên cạnh đó, kính hiển vi điện tử quét (SEM) cũng đ ược
sử dụng để khảo sát cấu trúc hạt tinh bột sắn, những thay đổi hình dạng của hạt khi bị
amylase tấn công, cơ chế tấn công hạt tinh bột sắn của -amylase và GA cũng như khả
năng hấp phụ của amylase lên bề mặt của hạt.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nguyên liệu
 Tinh bột sắn của hãng Vedan, amylose và amylopect in tách từ tinh bột sắn theo
phương pháp của Balagopalan (1988).
 -amylase tinh sạch từ môi trường lên men bán rắn của vi khuẩn B. subtilis, -
amylase và glucoamylase (GA) tinh s ạch từ môi trường nuôi cấy bề mặt gạo lức các
chủng nấm mốc A. oryzae và A. kawasaki (các chủng có trong bảo tàng giống của
Viện Sinh học Nhiệt đới).
 Termamyl 120L và GA của Hãng Novo, Đan Mạch.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 189

Phương pháp
Thủy phân các dạng cơ chất khác nhau: Tinh bột sắn đã hồ hoá, tinh bột sắn dạng
hạt sống, amylose và amylopectin tách từ tinh bột sắn theo phương pháp của
Balagopalan được chuẩn bị với nồng độ 1%, enzyme đ ược thêm vào với hàm lượng
15đv/1g cơ chất (-amylase), 20đv/1g cơ ch ất (GA) và sau đó thuỷ phân ở các điều kiện
pH, nhiệt độ thích hợp. Khả năng thuỷ phân c ơ chất được tính bằng phần trăm lượng
đường khử tạo ra so với l ượng chất khô ban đầu.
Thuỷ phân hạt tinh bột sống: Tinh bột sắn dạng hạt nồng độ 1% không qua hồ hoá
được thuỷ phân bằng các amylase nấm mốc v à vi khuẩn tại những điều kiện pH v à t0 tối
ưu. Sau mỗi 2 giờ, mẫu được ly tâm ở 12.000g trong 10 phút bằng thiết bị ly tâm Sigma
2K15. Lượng đường khử tạo ra trong phần dung dịch b ên trên được xác định bằng
phương pháp so màu với thuốc thử DNS. Phần tinh bột c òn lại được rửa bằng cồn và
nước cất vài lần, sau đó sấy đông khô hoặc sử dụng trực tiếp để kiểm tra các thay đổi về
hình thái của hạt tinh bột bằng SEM.
Sử dụng kính hiển vi điện tử quét để quan sát sự biến đổi cấu trúc v à những thay đổi hình
dạng khác của hạt tinh bột: Cấu trúc hạt tinh bột và các thay đổi hình dạng khác của hạt dưới
tác động của amylase được phân tích trên kính hiển vi điện tử thuộc phòng thí nghiệm SEM &
EDS, Trung tâm Khoa học Vật liệu, Khoa Vật lý, Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. Các
hạt tinh bột được gắn lên đế mẫu bằng keo dán các bon có tính dẫn điện và tiếp đó phủ một
lớp vàng với chiều dầy 20nm bằng thiết bị Sputter JFC -1600. Mẫu được quan sát bằng kính
hiển vi điện tử quét JSM 5410 LV với điện áp 10 -30kV.
Hấp phụ enzyme lên bề mặt hạt tinh bột: Enzyme được cho vào dung dịch tinh bột
sắn nồng độ 10mg/ml với lượng 8,0 đv/1mg tinh bột trong đệm phosphate pH 5,7 đối
với -amylase, 2,0 đv/1mg tinh b ột trong đệm acetate pH 4,5 đối với GA (Thí nghiệm 1)
và 50mg protein/1mg tinh b ột đối với cả hai 2 loại enzyme (Thí nghiệm 2). Hỗn hợp
được lắc nhẹ ở 40C trong 1 giờ, sau đó ly tâm 10 phút ở 12.000g. Nồng độ protein v à
hoạt tính enzyme còn lại trong phần dung dịch sau khi lắc với tinh bột sắn đ ược xác định
và so sánh với nồng độ ban đầu để tính l ượng protein hấp phụ lên tinh bột. Khả năng
enzyme hấp phụ lên bề mặt hạt tinh bột cũng đ ược kiểm tra bằng SEM.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


Khả năng thuỷ phân của amylase đối với các dạng c ơ chất khác nhau
Kết quả thuỷ phân các dạng c ơ chất khác nhau sau 3 giờ ở các điều kiện tối ưu thể
hiện ở Bảng 1.

Bảng 1: Kết quả thuỷ phân các dạng tinh bột sắn bằng amylase từ các nguồn khác nhau
Lượng đường khử tạo ra (% so với l ượng cơ chất ban đầu)
Cơ chất Termamyl 120L -amylase  -amylase GA Novo GA từ
(B. subtilis) (A. oryzae) A. kawasaki
Tinh bột sắn đã hồ hoá 2,66 1,9 44,6 30,5 21,9
Tinh bột sắn chưa hồ hoá 0,31 0,57 3,88 0,23 3,21
Amylose 0,49 0,31 44,4 25,0 10,9
Amylopectin 5,31 4,85 44,0 21,7 11,7
190 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

Pandey (2000) có thông báo về khả năng thuỷ phân kém các liên kết nhánh trong phân
tử tinh bột của GA, cũng như việc sử dụng kết hợp GA và các enzyme như pullulanase hay
isoamylase để tăng hiệu suất quá trình thuỷ phân. Tuy nhiên, trong thí nghiệm này, GA từ
nấm mốc A. niger (hãng Novo) chỉ thuỷ phân amylopectin yếu h ơn một chút so với
amylose, còn GA từ A. kawasaki thuỷ phân 2 cơ chất trên với tốc độ ban đầu gần như nhau.
Các enzyme này thuỷ phân rất tốt tinh bột sắn đã hồ hoá, lượng đường khử thu được khi
thuỷ phân tinh bột sắn đã hồ hoá cao nhất so với các cơ chất khác. GA từ A. kawasaki thuỷ
phân tinh bột sắn dạng hạt sống thấp hơn 7 lần so với tinh bột sắn đã hồ hoá còn GA từ A.
niger gần như không có khả năng thuỷ phân dạng cơ chất này.
Do cơ chế tác động khác nhau m à các -amylase vi khuẩn bị chi phối nhiều hơn bởi
thành phần và tính chất của phân tử cơ chất. Kết quả cho thấy, đối với -amylase, khả
năng thuỷ phân amylopectin là cao nhất và khả năng thuỷ phân hạt tinh bột sống l à thấp
nhất. Trong khi GA nấm mốc thuỷ phân amylose tốt h ơn một chút so với amylopectin
thì -amylase vi khuẩn lại tấn công amylopectin với t ốc độ nhanh gấp 10 lần (Termamyl
120L) và 15 lần (-amylase từ B. subtilis) so với amylose. Tốc độ thuỷ phân amylose rất
thấp, tương đương với tốc độ thuỷ phân tinh bột sống ch ưa hồ hoá.
Nếu như GA nấm mốc thuỷ phân tinh bột sắn đ ã hồ hoá tốt nhất thì đối với cả 2
trường hợp sử dụng Termamyl v à -amylase từ vi khuẩn B. subtilis, hàm lượng đường
khử tạo ra khi thuỷ phân tinh bột sắn đ ã hồ hoá chỉ bằng 1/2 lượng đường khử thu được
khi cơ chất chỉ chứa amylopectin. Khả năng thuỷ phân tinh bột phụ thuộc v ào tỷ lệ
amylose, amylopectin trong thành ph ần; do hàm lượng amylopectin cao (85%) n ên tinh
bột sắn là một trong những loại tinh bột dễ bị thuỷ phân bởi -amylase. Termamyl 120L
thuỷ phân yếu tinh bột sắn ch ưa hồ hoá, khả năng thuỷ phân dạng c ơ chất này cao hơn
đối với enzyme từ B. subtilis.
Có thể thấy cơ chất mạch thẳng có ái lực kém đối với -amylase vi khuẩn. Tuy
nhiên độ phân nhánh của cơ chất lại không có ảnh hưởng gì tới khả năng tấn công tinh
bột sắn của -amylase từ nấm mốc A. oryzae. Hàm lượng đường khử tạo ra ở cả 3
trường hợp cơ chất tinh bột sắn đã hồ hoá, amylose và amylopectin đều như nhau và đạt
mức 450mg/ml, cao hơn nhiều so với lượng tạo ra bởi -amylase vi khuẩn. -amylase
từ nấm mốc là enzyme đường hoá với sản phẩm chính của quá tr ình thuỷ phân là
maltose nên lượng đường khử tạo ra trong sản phẩm tinh bột sắn sau thuỷ phân cao. Kết
quả trên cũng cho thấy 2 loại -amylase vi khuẩn và nấm mốc có cơ chế tấn công phân
tử cơ chất khác nhau. -Amylase từ nấm mốc A. oryzae cũng có khả năng thuỷ phân
tinh bột sắn chưa hồ hoá khá tốt, tuy nhiên lượng đường khử tạo ra cũng mới chỉ đạt
1/10 lượng đường khử tạo ra khi enzyme n ày thuỷ phân các dạng cơ chất khác.
Nghiên cứu tác động thuỷ phân của amylase đối với tinh bột sắn sống ch ưa hồ hoá bằng
kính hiển vi điện tử quét.
Cấu trúc hạt tinh bột sắn
Các quan sát trên SEM về một số đặc điểm như hình dạng, kích thước và cấu trúc
bên trong hạt tinh bột sắn được thể hiện trong hình 1. Kết quả thu được về hình dạng và
kích thước của hạt tinh bột sắn t ương tự như công bố của Balagopalan năm 1988.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 191

Tinh bột sắn của hãng Vedan (chủ yếu thuộc giống sắn KM, đ ược trồng tại Tây Ninh,
Phạm Văn Biên 2001) có nhiều hình dạng, chủ yếu hình tròn và hình quả táo, có một
chỗ lõm và núm ở giữa (Hình A). Kích thước của hạt tinh bột n ằm trong giới hạn từ 5-
15mm. Bề mặt hạt tinh bột nhẵn (h ình B), khi hạt tinh bột sắn bị vỡ, có thể thấy các r ãnh
tạo cấu trúc xốp của hạt (H ình C). Các rãnh vô định hình kéo dài từ bề mặt tới tâm của
hạt tạo thành các lỗ xốp được Kossmann (2000) đề cập khá kỹ trong bài viết tổng quan
về tinh bột. Chính các lỗ xốp n ày giúp nước thâm nhập làm trương nở tinh bột, phá vỡ
các liên kết hydro giữa các phân tử trong cấu trúc tinh thể, tạo điều kiện cho tác dụng
phân huỷ của enzyme. Tinh bột sắn có cấu trúc hạt t ương đối xốp, liên kết giữa các phần
tử trong cấu trúc tinh thể yếu, v ì vậy nó dễ bị phân huỷ bởi các tác nhân nh ư acid,
enzyme hơn so với các loại hạt khác như bắp, gạo.
Khả năng thuỷ phân tinh bột sắn sống của amylase
Một số vi sinh vật có khả năng tạo amylase thuỷ phân tinh bột sống khi đ ược nuôi
bằng phương pháp bề mặt, trong khi enzyme thu đ ược khi nuôi bằng phương pháp bề
sâu lại không có hoạt tính này. Chính vì vậy, amylase thu được từ một số chủng công
nghiệp của Viện SHNĐ khi nuôi cấy bề mặt đ ược sử dụng để nghiên cứu khả năng thuỷ
phân tinh bột sắn sống chưa hồ hoá. Dù khả năng thuỷ phân dạng c ơ chất này của
amylase có thể còn thấp nhưng nó mở ra triển vọng giảm chi phí sản xuất v à đặc biệt là
giúp đơn giản hoá quy trình công nghệ.
-amylase từ vi khuẩn B. subtilis và nấm mốc A. oryzae (so sánh với Termamyl
120L) và GA từ nấm mốc A. kawasaki (so sánh với GA từ A. niger của h ãng Novo)
được sử dụng để thuỷ phân tinh bột sắn ch ưa hồ hoá như đã mô tả trong phần phương
pháp. Dưới đây là các kết quả thuỷ phân được xác định dựa trên lượng đường khử tạo ra
(Đồ thị 1) và bằng các quan sát trên kính hiển vi điện tử quét SEM (H ình 1).

6
§ ­ ên g k h ö , m g/m l

5 B a c . su b tilis

4 G A N ovo
A sp. ory za e
3
T e rm a m y l
2 A sp. k a w a sa k i

0
0 2.5 5 7.5 10 15
T h êi gian , giê

Đồ thị 1: Lượng đường khử tạo ra khi thuỷ phân tinh bột sắn ch ưa hồ hóa
192 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

B C

D E F

G H I

Hình 1: Hạt tinh bột khi bị các amylase tấn công.

A: Bề mặt hạt tinh bột sắn khi ch ưa bị enzyme tấn công, B: H ình dạng đặc trưng
của hạt tinh bột sắn, C: Cấu trúc xốp b ên trong hạt tinh bột sắn khi enzyme xâm nhập. D,
E, F: Hạt tinh bột sắn bị tấn công bởi -amylase của nấm mốc A. oryzae, vi khuẩn B.
licheniformis (Termamyl 120L) và B. subtilis. G, H, I: Hạt tinh bột sắn bị tấn công bởi
GA của hãng Novo và GA của A. kawasaki.
Theo kết quả trên đồ thị 1, cả 5 loại amylase sử dụng ít hoặc nhiều đều có khả
năng thuỷ phân hạt tinh bột sắn ch ưa hồ hoá. Tuy nhiên, khả năng thuỷ phân của
amylase từ các chủng vi khuẩn B. subtilis, A. oryzae và A. kawasaki của Viện SHNĐ
- biểu hiện bằng lượng đường khử tạo ra trong phần dung dịch b ên trên - đều cao hơn
rất nhiều so với 2 enzyme đối chứng là Termamyl 120L và AGM 200L c ủa hãng
Novo, Đan Mạch.
Bên cạnh đó, kết quả quan sát tr ên SEM cho thấy, -amylase và GA tấn công
hạt tinh bột theo hai cách khác nhau. -Amylase vi khuẩn tấn công hạt tinh bột sắn,
tạo thành nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt, sau 24h thuỷ phân, bề mặt hạt bị rỗ nh ư tổ ong
(Hình E và hình F t ương ứng với hạt tinh bột sắn bị tấn công bởi Termamyl v à -
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 193

amylase từ B. subtilis). Đối với -amylase từ nấm mốc A. oryzae, lượng đường khử
tạo ra nhanh trong thời gian 3h đầu nh ưng sau đó, tác động thuỷ phân lên hạt tinh bột
sắn tăng không đáng kể do -amylase nấm mốc chịu nhiệt kém h ơn so với -amylase
vi khuẩn. Trong ba loại -amylase đã sử dụng enzyme từ B. subtilis có tác dụng phá
huỷ cấu hình hạt tinh bột sắn mạnh nhất.
GA từ các chủng Aspergillus sp. dường như không tấn công hạt tinh bột sắn theo
diện rộng bằng cách tạo nhiều lỗ nhỏ nh ư trong trường hợp của -amylase mà có xu
hướng tạo những lỗ lớn v à sâu trên bề mặt hạt tinh bột (H ình G, H tương ứng với hạt
tinh bột sắn bị tấn công bởi GA của hãng Novo và GA t ừ A. kawasaki). Lượng
đường khử tạo ra trong dung dịch cao h ơn so với trường hợp sử dụng a -amylase vi
khuẩn và đạt mức cao nhất 5,5mg/ml khi sử dụng GA từ A. kawasaki (Đồ thị). Trong
hai loại GA, enzyme từ A. kawasaki có khả năng thuỷ phân hạt tinh bột sắn mạnh
hơn hẳn so với GA của h ãng Novo, Đan mạch.
Theo thông báo của Colonna (1988), enzyme tấn công tinh bột từng hạt một c òn
acid thì lại tấn công đồng thời tất cả các hạt. Trong điều kiện thực nghiệm, các quan
sát trên kính hiển vi điện tử cũng cho thấy, d ường như các amylase không t ấn công
các hạt tinh bột sắn đồng thời c ùng một lúc. Có thể thấy nhiều hạt tinh bột với những
dấu hiệu bị thuỷ phân r õ ràng bên cạnh những hạt tinh bột c òn gần như nguyên vẹn
(Hình I). Tuy nhiên, k ết quả trên có thể được giải thích - một cách chính xác h ơn -
bởi bản chất của “tính tiếp cận”, hay sự tiếp cận ch ưa đồng đều trong dung dịch; do
phân tử lượng của amylase lớn h ơn acid quá nhiều nên sự tiếp cận của phân tử
enzyme với cơ chất bị hạn chế.

Khả năng hấp phụ của amylase lên bề mặt hạt tinh bột sắn

Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ các amylase l ên bề mặt hạt tinh bột sắn khi
thủy phân chúng thể hiện ở bảng 2 v à hình 2.

Bảng 2: Kết quả hấp phụ enzyme l ên bề mặt hạt tinh bột sau 30 phút

% enzyme hấp phụ lên hạt tinh bột trong % protein hấp phụ lên hạt tinh bột trong
Nguồn enzyme
thí nghiệm 1 thí nghiệm 2
Termamyl 120L Không hấp phụ Không hấp phụ

-amylase từ
Không hấp phụ Không hấp phụ
B. subtilis

-amylase từ A. oryzae Không hấp phụ Không hấp phụ


GA từ A. kawasaki 8,69 5,13
GA Novo (A. niger) 7,67 3,1
194 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

A B C

D E F

Hình 2: Các quan sát trên kính hi ển vi điện tử quét về hiện t ượng hấp phụ
enzyme trên bề mặt hạt tinh bột.

A: tinh bột sắn. B, C: hạt tinh bột sắn xử lý với -amylase từ B. subtilis sau 6 giờ thuỷ
phân và GA của hãng Novo (từ A. Niger) sau 24 giờ thuỷ phân (kích thước 5m). D, E,
F: hạt tinh bột sắn xử lý với -amylase từ A. oryzae, Termamyl 120L và GA t ừ A.
kawasaki (kích thước 10mm).
Theo kết quả ở bảng 3.7, GA từ nấm m ốc hấp phụ lên bề mặt hạt trong khi -
amylase vi khuẩn và nấm mốc lại không hấp phụ l ên bề mặt hạt khi thuỷ phân tinh bột
sắn chưa hồ hoá. Ngoài ra, có thể quan sát trên hình 2, C và F, khi x ử lý dung dịch hạt
tinh bột sắn tương ứng với GA từ A. niger (GA Novo) và GA từ A. kawasaki có hiện
tượng xuất hiện các chấm trắng với kích th ước khoảng 0,1m trên bề mặt hạt. Ngược
lại, trong quá trình thuỷ phân hạt tinh bột sắn bằng -amylase, không thấy có hiện xuất
hiện các chấm trắng này (Hình 2 B, D, E tương ứng với hạt tinh bột sắn sau 6 giờ thuỷ
phân bởi -amylase từ B. subtilis, A. oryzae và Termamyl 120L). Nh ững chấm trắng
quan sát được trên bề mặt hạt tinh bột trong tr ường hợp thuỷ phân bằng GA từ A. niger
và A. kawasaki rất có thể là các phân tử enzyme.

KẾT LUẬN

-Amylase vi khuẩn từ Bac. subtilis và Termamyl thuỷ phân amylopectin tốt h ơn


nhiều so với amylose, do đó khả năng thuỷ phân của chúng phụ thuộc v ào tỷ lệ thành
phần amylose/amylopectin trong tinh bột; trong khi đó, độ phân nhánh của c ơ chất
không thấy ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thuỷ phân của -amylase từ A. oryzae và GA
từ A. kawasaki.
Phần I: CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI SINH HỌC 195

Quan sát trên SEM cho thấy, hạt tinh bột sắn có h ình tròn hoặc hình quả táo, có một
chỗ lõm và núm ở giữa. Tinh bột sắn có th ành phần amylopectin cao, cấu trúc b ên trong
hạt tương đối xốp nên dễ bị phân huỷ bởi acid hoặc enzyme. C ơ chế tấn công hạt tinh
bột sắn chưa hồ hóa của amylase có thể đ ược có thể đề xuất như sau:
- -amylase tiếp cận hạt tinh bột theo diện rộng tại nhiều vị trí ngẫu nhi ên trên bề
mặt hạt và cắt các liên kết -1,4 tạo ra các dextrin và đường oligo; riêng đối với -
amylase từ nấm mốc A. oryzae, sản phẩm thuỷ phân là các đường maltose nên hàm
lượng đường khử trong phần dung dịch thu đ ược khá cao; bề mặt hạt tinh bột sắn sau khi
thuỷ phân có nhiều lỗ nhỏ như tổ ong.
- Đối với GA, tác động thuỷ phân bắt đầu bằng việc hấp phụ l ên trên bề mặt hạt, từ
vị trí đó các gốc glucose đ ược tách dần khỏi mạch tinh bột nhờ tác động của enzyme; kết
quả hàm lượng đường khử tạo ra trong dung dịch cao, bề mặt hạt tinh bột sắn bị biến đổi
sâu sắc tạo thành những lỗ lớn và sâu.
Bằng các kỹ thuật phức tạp tr ên kính hiển vi điện tử chuyển quang có thể quan sát
cấu trúc và hình dạng của tâm ái lực của enzyme cũng nh ư cách enzyme bắt cặp với hạt
tinh bột khi hấp phụ lên bề mặt và thủy phân chúng. Đây cũng l à một hướng nghiên cứu
thú vị tiếp theo để có thể hiểu r õ hơn cơ chế của quá trình thuỷ phân hạt tinh bột sắn
sống chưa hồ hoá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, Reinhardt Howeler, Vương Tri ệu Thụ (2001), Sắn
Việt Nam trong vùng sắn châu Á: Cơ hội và thách thức mới trước thế kỷ 21, Báo
cáo tại Hội thảo sắn, Thành phố Hồ Chí Minh 3-2001.
2. Lê Thị Bích Phượng và Võ Thị Hạnh (1998), Nghiên cứu sản xuất thử a-amylase từ
vi khuẩn Bac. subtilis bằng ph ương pháp lên men bán rắn, Tuyển tập các công trình
nghiên cứu khoa học Viện SHNĐ 1993 -1998, pp. 13-17, NXB Nông nghiệp.
3. Park J. T. and Rollings J. E (1994), Effects of substrate branching characteristics on
kinetics of enzymatic depolymerization of mixed linear and br anched polysaccharides:
Amylose/amylopectin -amylolysis, Biotechnology and Bioengineering, Vol
44, p. 792-800.
4. Pandey A. et al. (2000), Advances in microbial amylases, Biotechnology and
Applied Biochemistry 31, pp. 135-152.
5. Fogarty W. M. and Kelly T. C. (1990), Recent advances in microbial amylases,
Microbial Enzymes and Biotechnology 2 nd edition, Elsevier science publisher LTD,
London and New York.
6. Colona P. et al. (1988), Action of Bacillus subtilis -amylase on native wheat
starch, Biotechnology and Bioengineering 31, pp. 895-904.
7. Paramahans S. V. et al. (1982), Scanning electron microscopy enzyme digested
varagu starch granules, Starch 34(3), pp. 73-76.
196 Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

8. Rendleman J. A. (2000), Hydrolytic action of -amylase on high-amylose starch of


low molecular mass, Biotechnology and Applied Biochemistry 31, pp. 171-178.
9. Sanoja R. R. et al. (2000), Comparative characterization of complete and truncated
forms of Lactobacillus amylovorus -amylase and role of the C -terminal direct
repeats in Raw-starch binding, Applied and Environmental Microbiology, Vol
66(8), pp. 3350-3356.
10. Balagopalan C. and Padmaja G. (1988), Cassava in Food, Feed and Industry, CRC
Press Inc. Boca Raton, Florida.
11. Balagopalan C. (1995), Application of biotechnology for cassava utilization, New
developments in carbohydrates and related natural products , Oxford & IBH
Publishing CO. PVT. LTD, England.
12. Bernetti R. (1992), Quality assurance and analytical methods, pp. 367 -394, Starch
hydrolysis products, VCH Publisher Inc., New York.
13. Kossmann J. (2000), Und erstanding and Influencing Starch Biochemistry, Critical
Reviews in Biochemistry and Molecular Biology 35(3), pp. 141-196.

SUMMARY
Effect of amylase, amylopectin fractions and structure
characteristics of cassava starch on hydrolysis ability of
amylases

Hoang Kim Anh, Ngo Ke Suong, Institute of Tropical Biology


Nguyen Kim Giao, National Institute of Epidemiology

Four types of substrates: amylose and amylopectin derived from cassava starch,
native cassava starch granules and gelatinized cassava starch solution have been
subjected to enzymatic depolymerization with amylases from Bacillus and Aspergillus.
Reducing sugar produced during hydrolysis process was analyzed by using DNS
method. The structure of starch granules, the adsorption of amylases on raw starch, the
type and extent of morphological changes undergone by the starch granules have also
been investigated by scanning electron microscopy. The -amylase from B. subtilis
showed highest activity toward amylopectin and gelatinized starch while debranching
characteristics of the substrate did not affect on attack ability of -amylase from A.
oryzae and glucoamylase from A. kawasaki. Furthermore, these enzyme have also high
ability to attack raw starch granules .

You might also like