You are on page 1of 2

Trải qua hơn 20 năm đổi mới toàn diện đất nước, với những biến động và thăng

trầm của lịch sử, đến


nay, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà cách mạng Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó
khăn và thử thách, đất nước ngày một phát triển vững chắc, đời sống của toàn dân về mọi mặt được
nâng cao, thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được củng cố vững chắc. Tuy nhiên,
Đảng cũng đã phạm những sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan.

1. Khái niệm bệnh chủ quan duy ý chí

Bệnh chủ quan, duy ý chí thực chất là khuynh hướng tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, V.I.
Lênin gọi đó là “chủ nghĩa duy tâm ý chí”. Đó là trào lưu tư tưởng không xuất phát từ thực tại khách
quan, không tôn trọng thế giới khách quan, không lấy thực tiễn khách quan làm cơ sở, tiền đề cho việc
đề ra chủ trương, hoạch định đường lối, chính sách. Bệnh chủ quan, duy ý chí cho rằng tư tưởng và
ý chí của con người có thể quyết định tất cả.

2. Nguyên nhân bệnh chủ quan, duy ý chí

Bệnh chủ quan, duy ý chí ở nước ta có nguồn gốc từ sự yếu kém về nhận thức, tri thức khoa học, tri thức
lý luận, không đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đã và đang đặt ra. La bệnh chủ quan, duy ý
chí còn do xa rời nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và thái độ thiếu khách quan trong nhận
thức, đánh giá hiện thực khách quan. Vì không nắm mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn,
quá chú trọng đến lý luận, coi đó là chiếc chìa khoá, sức mạnh vạn năng, dẫn đến sự máy móc, chủ quan
khi vận dụng và thực tiễn mà quên đi điều kiện, hoàn cảnh của thực tiễn.

3. Biểu hiện của bệnh chủ quan, duy ý chí ở nước ta

Từ năm 1975 đến 1986, chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng mà chủ yếu là bệnh chủ quan duy
ý chí, nóng vội. Có thời gian, chúng ta đã đẩy mạnh quá mức việc xây dựng và phát triển công nghiệp
nặng; sự sai lầm trong chính sách cải cách tiền lương, giá cả, vi phạm nghiêm trọng quy luật khách quan.
Chúng ta đã chủ quan trong việc đánh giá những khả năng hiện có, ảo tưởng về tốc độ cải tạo, phát triển
kinh tế, và do đó, dẫn đến việc đề ra những chỉ tiêu quá cao trong xây dựng cơ bản và phát triền sản
xuất. Trong cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đổi mới, chúng ta đã không có được một đường
lối, chính sách phát triển kinh tế linh hoạt và khoa học dẫn đường. Sai lầm chủ quan duy ý chí đó là sự vi
phạm nguyên tắc khách quan của sự xem xét, trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật.

II. Biện pháp khắc phục Bệnh chủ quan duy ý chí ở nước ta hiện nay

1. Quán triệt nguyên tắc khách quan trong hoạt động lý luận và thực tiễn

Quán triệt nguyên tắc khách quan đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ thực
tế khách quan, từ bản thân sự vật, phản ánh sự vật một cách trung thực đúng như bản chất vốn có của
nó; không lấy ý muốn chủ quan thay cho điều kiện khách quan, không lấy ý chí chủ quan, tình cảm cá
nhân làm chính sách và áp đặt cho thực tế, đồng thời phải tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật tránh
thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến, phiến diện, không trung thực khi đánh giá sự vật hiện tượng.

2. Quán triệt nghiêm túc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung
và nguyên tắc khách quan trong triết học mác xít nói riêng khi xem xét, phân tích sự vật, hiện
tượng.

Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta đang diễn ra trong sự vận động của lịch sử
thế giới đương đại với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Nhiều vấn đề thực tiễn bức thiết đòi hỏi phải
được làm sáng tỏ; nhiều vấn đề lý luận cần được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Trong khi đó, “Công
tác tư tưởng còn nhiều bất cập và thiếu tính thuyết phục, tính chiến đấu. Công tác lý luận chưa làm sáng
tỏ được một số vấn đề lý luận quan trọng trong công cuộc đổi mới. Muốn “làm sáng tỏ được một số vấn
đề lý luận quan trọng của công cuộc đổi mới”, khắc phục được bệnh chủ quan, duy ý chí thì nhất thiết
chúng ta phải nắm chắc hơn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, những tư tưởng
cơbản của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Tăng cường đổi mới công tác lý luận

Theo Hồ Chí Minh, cách sửa chữa tốt nhất là phải học tập. Để sửa chữa cho cán bộ, đảng viên kém
lý luận, thì theo Người, biện pháp cơ bản là học tập, nâng cao trình độ; học bằng con đường tổ chức,
bằng con đường tự học: tự học trong sách vở, tự học trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, trong cuộc
sống, học mọi người, học hỏi nhân dân.

4. Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn

Trong tình hình hiện nay, nhiệm vụ bao trùm và cấp bách của công tác lý luận của Đảng là nắm vững và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát và đẩy mạnh tổng kết thực
tiễn đổi mới; tham khảo có chọn lọc lý luận và kinh nghiệm nước ngoài, tăng cường nghiên cứu lý luận
để tiếp tục làm sáng tỏ hơn quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta.

5. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa theo sự quản lý của Nhà nước.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên
những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy, kinh tế thị trường không chỉ là công nghệ, là kỹ thuật mà còn là quan hệ xã hội,
không chỉ bao hàm yếu tố lực lượng sản xuất mà còn cả quan hệ sản xuất. Nó gồm nhiều hình thức sở
hữu mà trong đó nó phụ thuộc vào chế độ sở hữu Nhà nước xã hội chủ nghĩa thống trị.

6. Thực hiện dân chủ hoá nội bộ Đảng, dân chủ hoá xã hội, đẩy mạnh dân chủ hoá cơ sở, đẩy mạnh
cuộc đấu tranh chống những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quan liêu.

Để thực hiện dân chủ trong xã hội thì trước hết phải đảm bảo dân chủ trong Đảng. Trong Đảng phải tiến
hành dân chủ rộng rãi, “phải thực sự mở rộng dân chủ để đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình”. Đảng
đòi hỏi mỗi đảng viên phải nói và làm đúng đường lối, nghị quyết của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, chống mọi biểu hiện vi phạm quyền dân chủ, dân chủ hình thức, lợi
dụng dân chủ để mưu cầu lợi ích cá nhân.

7. Đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị

Trong những năm tới phải tiếp tục đổi mới toàn diện hệ thống chính trị, trong đó phải: Cải cách tổ chức
bộ máy các cấp từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, có hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Cải cách công cụ và chế độ công chức, xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức trong sạch, tinh nhuệ. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng thống nhất, công
khai, minh bạch, đơn giản, kiên quyết xóa bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân
dân và các doanh nghiệp.

You might also like