You are on page 1of 198

Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND

PHẦN MỀM KHẢO SÁT


VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH

ANDDESIGN 2008

Hà Nội - 2011
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

LỜI CẢM ƠN
Bản thân không qua đào tạo về chuyên ngành Giao thông, Thủy lợi nhưng hơn
15 năm xây dựng phần mềm thiết kế cơ sở hạ tầng tôi đã có vinh dự được làm việc và
đã nhận được sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt thành của các chuyên gia trong lĩnh vực giao
thông, thủy lợi, mỏ địa chất, phần mềm.... để có được sự thành công của ANDDesign
hôm nay. Trước khi vào giới thiệu nội dung chương trình tôi xin được bày tỏ lời cảm
ơn của mình tới:

• Trước tiên là GS-TS Nguyễn Viết Trung-Bộ môn Công trình giao thông Thành
phố và Giao thông Thủy- Đại học Giao thông vận tải- người đã hướng dẫn tôi
những kiến thức đầu tiên về thiết kế đường và là người đã cố vấn cho tôi trong
quá trình xây dựng các phần mềm thiết kế đường sau này.
• Tôi xin cảm ơn các chuyên gia, các kỹ sư thiết kế, khảo sát của các Tổng Công
ty, các Công ty Tư vấn Giao thông và Thủy lợi trong và ngoài Quân đội đã tận
tình giúp đỡ về chuyên môn của ngành.

• Tôi xin cảm ơn các bạn lập trình viên trẻ tuổi thuộc Công ty Hài Hòa, những
cộng sự cũ của tôi, đã hỗ trợ, cộng tác, giúp đỡ và cùng tôi hoàn thành các
phần mềm thiết kế trước đây.

• Tôi xin cảm ơn đội ngũ lập trình viên, các nhân viên thuộc Công ty Công nghệ
AND đã cùng tôi hoàn thành chương trình ANDDesign và đưa nó vào thực tế
ứng dụng.

• Cuối cùng tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi
trong quá trình xây dựng chương trình.

Hồ Việt Hải

2
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

PHẦN MỀM KHẢO SÁT


VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ANDDESIGN
Các tính năng chính
ANDDesign là bộ phần mềm thiết kế các công trình hạ tầng đã được Công ty
Công nghệ AND và tác giả Hồ Việt Hải đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền Tác
giả với chứng nhận bản quyền số 070/2010/QTG. ANDDesign là bộ phần mềm gồm
nhiều môđun được dùng để thiết kế các công trình giao thông nông thôn, miền núi,
đô thị, các tuyến đường cao tốc, đường sắt cũng như các công trình thủy lợi kênh
mương, đê kè hoặc là kết hợp cả trong cùng một bộ hồ sơ thiết kế với các yêu cầu kỹ
thuật đòi hỏi khắt khe nhất. Trong ANDDesign cũng đã bao gồm đầy đủ môđun khảo
sát và xây dựng địa hình tuyến; môđun khảo sát và xây dựng hồ sơ địa chất của công
trình; thực hiện tính toán san lấp mặt bằng công trình; có thể nói ANDDesign là bộ
phần mềm tích hợp 5 trong 1. Ngoài ra, còn có môđun mô phỏng 3D công trình thiết
kế ANDSimulation chạy độc lập trong môi trường Window.

ANDDesign với các tính năng linh hoạt, thông minh cho phép người dùng có
thể tự do thể hiện trình độ thiết kế kỹ thuật của mình mà không bị bó hẹp bởi khuôn
khổ của chương trình. Các tính năng chính của ANDDesign bao gồm:

• Hoàn thiện hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất của công trình tuyến cần thiết
kế, xây dựng mô hình địa hình hiện trạng.
• Thiết kế các công trình tuyến như đường đô thị, đường cao tốc, đường sắt, kênh
mương, đê điều... với các mẫu mặt cắt điển hình do người dùng tự định nghĩa.
Đặc biệt có thể định nghĩa được tuyến có nhiều tim và các tim tuyến khác nhau
có thể áp các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau.
• Tạo lập lưới ô vuông, định nghĩa lô đất, lỗ thủng (vùng không tính đào
đắp); Tính toán khối lượng đào đắp trong lưới, khối lượng đào đắp taluy.
• Kết xuất số liệu tính toán khối lượng đào đắp và các thông số thiết kế của
công trình một cách linh hoạt.

3
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

• Các chức năng phụ trợ thiết kế khác giúp người dùng có thể hoàn thiện hồ
sơ thiết kế nhanh nhất và chính xác nhất.
Môi trường
ANDDesign là sản phẩm được phát triển bằng trình ứng dụng lập trình API
ObjectARX của Hãng Autodesk cho nên ANDDesign là phần mềm nhúng trong môi
trường AutoCAD cho nên ANDDesign sẽ có các phiên bản khác nhau phụ thuộc vào
phiên bản AutoCAD của Hãng Autodesk.

ANDDesign hoàn toàn tương thích với các hệ điều hành Windows XP, Windows
Vista, Win7 và giao diện của ANDDesign sử dụng các phông chữ UNICODE.

Các thành phần chính của sản phẩm ANDDesign


Khi mua sản phẩm ANDDesign khách hàng sẽ được cung cấp:

• Đĩa CD lưu bộ cài đặt phần mềm ANDDesign. Chương trình luôn
được cập nhật tại website của Công ty Công nghệ AND.
• Khoá cứng ANDLock.
• Tài liệu hướng dẫn sử dụng.
• Phiếu bản quyền sử dụng phần mềm và Bản sao công chứng Giấy
chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 070/2010/QTG.
Địa chỉ liên hệ
Mọi liên hệ và góp ý cho chương trình xin gửi tới:

1. Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND

Địa chỉ: P.203 Nhà B Vinaconex, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 0462691089 Fax: 0462691098
Website: www.andt.vn hoặc www.andt.com.vn
2. Hoặc tác giả: Hồ Việt Hải-Bộ môn Chế tạo máy-Học viện Kỹ thuật quân sự

ĐT: 0936680755 - 0986829755 Email: hoviethai@andt.vn

4
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chương 1. MẪU MẶT CẮT CÔNG TRÌNH


1.1. Định nghĩa mẫu mặt cắt
Khi thiết kế các công trình tuyến nhất thiết phải có trắc ngang điển hình. Nếu
áp trắc ngang điển hình đó cho toàn tuyến có kể đến các yếu tố địa hình tại vị trí cụ
thể trên tuyến ta sẽ được công trình tuyến cần thiết kế. Như vậy, việc định nghĩa mẫu
mặt cắt trong ANDDesign đặc biệt quan trọng và nó là yếu tố cơ bản quyết định chất
lượng thiết kế của công trình.

Hình 1-1. Giao diện chính định nghĩa mẫu mặt cắt

Trên tuyến, công trình tuyến thiết kế được thể hiện bằng các đường đứt gãy như tim
tuyến, mép xe chạy, mép lề.... Liên kết các đường đứt gãy đó với nhau ta sẽ có tuyến
cần thiết kế. Nếu ta cắt công trình tuyến bằng một mặt cắt vuông góc với tim tuyến ta
sẽ được cắt ngang của tuyến tại vị trí cắt. Lúc này các đường đứt gãy chỉ còn là các
điểm trên trắc ngang và bề mặt hạn chế giữa hai đường đứt gãy sẽ là một đường trên
trắc ngang. Ngược lại, nếu ta định nghĩa các điểm trên mẫu mặt cắt (trắc ngang) thực
chất là ta đang định nghĩa các đường đứt gãy trên tuyến và việc nối đường giữa hai
điểm với nhau đồng nghĩa với việc ta muốn tạo một bề mặt được hạn chế bởi hai

5
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

đường ở trên tuyến. Như vậy định nghĩa mặt cắt thiết kế điển hình trong ANDDesign
thực chất là làm công việc ngược lại đó.

Ngoài ra với chức năng khai báo mặt cắt điển hình ANDDesign còn cho phép
khai báo số liệu thiết kế khác cũng như mẫu biểu hồ sơ cần kết xuất.

Nội dung của phần định nghĩa mặt cắt gồm 2 nội dung chính:

• Khai báo chung cho toàn tuyến.


• Định nghĩa các mẫu mặt cắt.

Trên một công trình tuyến thiết kế về nguyên tắc có thể có các mẫu trắc ngang
điển hình khác nhau cho từng đoạn cụ thể của tuyến. Phần Các mẫu mặt cắt cho phép
ta định nghĩa các mẫu mặt cắt cụ thể đó trên tuyến. Tuy nhiên trên toàn bộ tuyến thì việc
thể hiện mặt bằng tuyến, trắc dọc... và các dữ liệu chung khác phải thống nhất cho toàn
tuyến. Khai báo các thông số chung đó được tiến hành tại phần Khai báo chung.

Cách thực hiện lệnh:

 Lệnh: MMC↵

 Menu: KS Tuyến/Định nghĩa mẫu mặt cắt thiết kế

1.2. Một số khái niệm chung


1.2.1. Tỉ lệ điện tử
Tỉ lệ điện tử có giá trị bằng giá trị nghịch đảo của tỉ lệ mà ta có ngoài giấy. Ví
dụ, tỉ lệ ngoài giấy là 1/200 thì TLĐT có giá trị là 200 nếu đơn vị đo độ dài của vật là
mm. Tuy nhiên, trong các bản vẽ cơ sở hạ tầng đơn vị độ dài là m nên khi ta nói tỉ lệ
1:200 thì TLĐT=200/1000=0.2. Cho nên, khi in bản vẽ thì tại dòng nhắc tỉ lệ in
Plotted MM = drawing units sẽ là 1=0.2 hoặc 5=1; hay nói cách khác bản vẽ được
in phóng đại lên 5 lần, do đó nếu kích thước chữ là 2mm ngoài giấy thì trong bản vẽ
tỉ lệ 1:200 chỉ cao 0.4 drawing units. Thực chất của thay đổi tỉ lệ vẽ chỉ là thay đổi
kích thước chiều cao chữ, ký hiệu trong bản vẽ sao cho khi in ra nó sẽ bằng kích
thước ngoài giấy theo mong muốn.

6
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

1.2.2. Điểm và đường


Việc xác định mẫu mặt cắt được thực hiện theo nguyên tắc: các điểm hoặc
đường định nghĩa trước sẽ được tính toán xác định trước và ngược lại các điểm hoặc
đường định nghĩa sau sẽ được tính toán xác định sau, cho nên, có thể sử dụng các
điểm hoặc đường đã được định nghĩa trước để định nghĩa các điểm hoặc đường tiếp
theo. Ứng với một điểm trên trắc ngang sẽ là một đường trên tuyến cho nên tọa độ
điểm đó trên trắc ngang có thể bị quyết định bởi tọa độ đường tương ứng trên tuyến
nếu thực tế trên tuyến có đường đó.

P4

P2 P5
P3 P7
P1
P6

Hình 1-2. Định nghĩa đường từ các điểm

Ví dụ: từ một số các điểm đã được định nghĩa ta nối thành đường đặt tên là A. Lúc
này A là đường được hình thành trên danh sách cộng các điểm P1+P2+P3+P5+P7. Như
vậy phép “+” điểm được dùng để định nghĩa đường từ các điểm.

Nếu ta có điểm đã được khai báo P1 thì các biến X_P1 và Y_P1 sẽ được hiểu
là tọa độ X và Y của điểm P1.

Đường còn có thể được hình thành từ một đường khác hoặc tổ hợp từ một số
đường khác. Những đường như vậy ta gọi là đường tổ hợp. Đường tổ hợp được hình
thành bằng cách sử dụng các phép toán ‘+’, ’-‘, ’*’, ‘/’ và ‘%’ các đường.

Trên Hình 1-3 mô tả định nghĩa các phép toán trên đường:

• Phép ‘+’ hai đường cho ta tổ hợp phần trên của cả hai đường.

• Phép ‘–‘ hai đường cho ta tổ hợp phần duới của cả hai đường.

• Phép ‘*’ hai đường cho ta phần giao theo X phía trên của hai đường.

• Phép ‘/’ hai đường cho ta phần giao theo X phía dưới của hai đường.

7
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

• Phép ‘%’ hai đường cho ta phần khác biệt theo X của đường thứ nhất.

Các đường trong phép toán cũng có thể là các đường tổ hợp vừa được hình
thành trước đó. Kết quả là đường nét liền màu đỏ.

A B A*B

A+B A/B

A-B A%B

Hình 1-3. Định nghĩa các phép toán trên đường

Lưu ý: Khi khai báo tên điểm và đường chỉ được phép sử dụng các ký tự
từ A đến Z, các ký tự số và ký tự ‘_’; ngoài ra không được là số (ví dụ như 1 hoặc
2...). Tên điểm và đường không được trùng nhau trên cùng một mẫu mặt cắt.

1.2.3. Các biểu thức toán học


Phần mềm có sử dụng bộ phân tích công thức, trong đó có cài đặt các phép
toán cũng như các hàm toán học thông dụng. Kết quả trả về luôn là một số thực, kể cả
đối với các phép toán lôgíc.

Kết quả trả về của hàm cũng như các phép toán được mô tả như bảng 1-1.

8
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Bảng 1-1. Các phép toán sử dụng khi định nghĩa mẫu mặt cắt.

Giá trị
TT Tên phép toán, hàm Ký hiệu Ví dụ biểu thức Kết quả
trả về
1 Phép cộng, trừ, nhân và chia +, -, * và / Số thực 2+3 5.0
2 Phép mũ ^ Số thực 9^0.5 3.0
3 Phép so nhỏ hơn < 1 hoặc 0 3<1 0.0
4 Phép so lớn hơn > 1 hoặc 0 3>1 1.0
5 Phép so bằng == 1 hoặc 0 4=4 1.0
6 Phép so khác != 1 hoặc 0 4!=4 0.0
7 Phép so nhỏ hơn hoặc bằng <= 1 hoặc 0 3<=1 0.0
8 Phép so lớn hơn hoặc bằng >= 1 hoặc 0 3>=3 1.0
and hoặc
9 Phép VÀ 1 hoặc 0 (1<2)&&(5>6) 0.0
&&
10 Phép HOẶC or hoặc || 1 hoặc 0 (1<2)||(5>6) 1.0
11 Hàm giá trị tuyệt đối abs Số dương abs(-3.0) 3.0

12 Hàm căn bậc 2 sqrt Số dương sqrt(9) 3.0

13 Hàm bình phương sqr Số dương sqr(3) 9.0


14 Hàm chặt cụt int Số thực int(4.78) 4.0
15 Hàm làm tròn số rint Số thực rint(4.78) 5.0
16 Hàm lấy giá trị min min Số thực min(2,-5) -5.0
17 Hàm lấy giá trị max max Số thực max(2,-5) 2.0
18 Hàm tính tổng sum Số thực sum(2,-5,7) 4.0
19 Hàm tính trung bình cộng avg Số thực avg(4,-5,7) 2.0
20 Hàm điều kiện if Số thực if(4<6,-5,7) -5.0
sin, cos,
21 Hàm lượng giác tan, asin, Số thực sin(3.14) 0.001593
acos, atan
log2, log,
22 Hàm lôgarit Số thực log(10) 1.00
log10, ln
Hàm tính lũy thừa của cơ số
23 Số thực exp(2) 7.389056
e (2.71828182845905...)
24 Hằng số PI (hoặc pi) Số thực pi 3.1415...

1.3. Khai báo chung toàn tuyến


Phần Khai báo chung toàn tuyến gồm có các nội dung sau:

• Khai báo bảng biến.


• Khai báo các nhóm thuộc tính.
• Định nghĩa các tiếp đầu
• Khai báo các lớp địa chất.
• Khai báo các đường địa hình dọc tuyến.

9
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

• Khai báo các đường thiết kế dọc tuyến.


• Ký hiệu lý trình và các thông số khác.
• Điều kiện thống kê độ dốc.
• Khai báo mẫu bảng trắc dọc.
1.3.1. Khai báo bảng biến
Bảng biến được dùng để định nghĩa các tham số trong quá trình định nghĩa
mẫu mặt cắt. Việc định nghĩa bằng các tham số giúp cho việc thay đổi thông số của
mặt cắt một cách nhanh nhất với các thông số thiết kế cụ thể mà không cần định
nghĩa lại. Trong quá trình định nghĩa mẫu mặt cắt nếu số liệu (giá trị) nào cần thay
đổi trong quá trình thiết kế thì ta định nghĩa biến tham số và gán giá trị mặc định cho
nó. Sau này chỉ việc thay đổi giá trị mặc định cho trường hợp thiết kế cụ thể. Nếu
biến được đánh dấu là Biến cục bộ sau này ta có thể thay đổi giá trị của nó khi Định
nghĩa biến cục bộ cho mặt cắt.

Các tham số biến được khai báo tại đây có phạm vi cho toàn bộ tuyến.

Hình 1-4. Giao diện khai báo biến chung toàn tuyến.

1.3.2. Khai báo các nhóm thuộc tính


Nếu muốn thể hiện đối tượng thiết kế trên bản vẽ *.DWG cần phải khai báo nó
thuộc nhóm thuộc tính nào.

10
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-5. Khai báo các nhóm thuộc tính.

Ví dụ: Khi ta khai báo một nhóm thuộc tính có tên là Mau1 thì các đối tượng
thuộc nhóm này được vẽ trong lớp Mau1, có kiểu đường nét theo lớp (BYLAYER),
các ký tự thuộc nhóm này sẽ được thể hiện theo kiểu chữ Mau1 với phông chữ là
Times New Roman, chiều cao chữ là 2mm khi xuất ra giấy (cho nên, trong bản vẽ
điện tử chiều cao của chữ bằng chiều cao ngoài giấy nhân với TLĐT) và số chữ số
sau dấu chấm thập phân là 2.

Khi chọn chức năng cho phép ta sẽ tạo các lớp, kiểu chữ có tên
trùng với tên nhóm thuộc tính trong bản vẽ hiện thời.

Lưu ý: Nếu một đối tượng thiết kế không thuộc vào một nhóm thuộc tính nào
cả thì sẽ không được thể hiện trên bản vẽ.
1.3.3. Định nghĩa các tiếp đầu
Tại hình Hình 1-6 là các tiếp đầu mặc định của các biến tọa độ điểm, đường, lý
trình, siêu cao, mở rộng của các tuyến đường... mà chương trình sử dụng. Người
dùng có thể thay đổi chúng cho phù hợp với mình.

11
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 1-6. Giao diện định nghĩa các tiếp đâu.

1.3.4. Các lớp địa chất


Việc khai báo các lớp địa chất được tiến hành thông qua việc định nghĩa các
đường tự nhiên (lớp địa chất ). Các đường đó là giao tuyến của mặt cong thẳng đứng
theo tim tuyến (hoặc mặt phẳng cắt ngang tuyến) với các bề mặt giới hạn của các lớp
địa chất.
Như trên giao diện Hình 1-7 ta khai báo 04 đường tự nhiên, như vậy là ta đã khai
báo 04 lớp địa chất được sắp xếp theo chiều sâu từ trên xuống. Nhóm trắc dọc và
Nhóm trắc ngang là nhóm thuộc tính mà ta muốn thể hiện các đường trên trên trắc dọc
và trên trắc ngang. Trong trường hợp cần đào taluy thì giá trị Taluy đào là dốc taluy từ
mặt của lớp dưới tới đường tự nhiên đó. Ví dụ taluy 1:1.0 tại đường TuNhien là dốc
taluy đào của lớp địa chất 1 (DiaChat1). Như vậy, với các lớp địa chất khác nhau ta có
thể đào chúng với các độ dốc taluy khác nhau. Dầy giả định là khoảng chiều dầy giữa
các lớp địa chất mà ta giả định nhằm giúp cho việc quan sát trực quan hơn trong quá
trình định nghĩa mẫu mặt cắt, chứ không có ý nghĩa trong quá trình thiết kế. Sau này,
số liệu của các lớp địa chất sẽ được lấy từ mô hình địa hình của các lớp địa chất hoặc ta

12
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

có thể nhập các giá trị của nó trên trắc dọc, chương trình sẽ nội suy trên các trắc ngang
(hoặc nhập lại theo trắc ngang) trong quá trình thiết kế.

Hình 1-7. Định nghĩa các lớp địa chất.

1.3.5. Khai báo các đường địa hình dọc tuyến


Đường địa hình dọc tuyến (đường mã hiệu) là các đường gãy khúc trên bề mặt
của địa hình tự nhiên, đó có thể là các mép đường cũ, mép kênh rạch... Tên các
đường mã hiệu phải trùng với các ký hiệu nhập tại cột Mô tả khi ta nhập các giá trị
điểm mia của trắc ngang (trong phần Nhập số liệu tuyến theo TDN), nếu không sẽ
không có số liệu của các đường địa hình dọc tuyến mà ta đã khai báo.

Hình 1-8. Định nghĩa các đường mã hiệu.

Khi cắt tuyến bằng một mặt cắt ngang đường mã hiệu sẽ là một điểm nằm trên
đường trắc ngang tự nhiên và cách tim cọc một khoảng bằng giá trị Tọa độ X giả
định trong giao diện khai báo Mẫu mặt cắt, trong thực tế, nó sẽ là tọa độ của điểm
mia có mô tả trùng với tên đường mã hiệu. Như vậy trên mặt cắt đường mã hiệu là

13
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

một điểm và ta có thể sử dụng nó như là một điểm bình thường để định nghĩa mẫu
mặt cắt thiết kế.

1.3.6. Các đường thiết kế dọc tuyến


Tại đây, ta có thể khai báo các đường có trên mặt bằng tuyến như tim tuyến,
mép trái, mép phải xe chạy, đáy kênh bê tông.... Nếu trong khai báo Mẫu mặt cắt
cũng có điểm trùng tên và đường thiết kế thuộc trong một nhóm thuộc tính nào đó thì
đường thiết kế khai báo đó sẽ được thể hiện trên mặt bằng tuyến.

Nếu khai báo Nhóm TD thiết kế cho đường thiết kế thì điều đó có nghĩa là ta cần
nhập cao độ thiết kế Z (đường đỏ thiết kế) cho nó. Đường đỏ thiết kế trên trắc dọc sẽ có
thêm tiếp đầu “DD_” trước tên của đường thiết kế dọc tuyến (Xem mục định nghĩa các
tiếp đầu). Trường hợp nếu có khai báo Nhóm TD tự nhiên cho đường thiết kế, đồng
nghĩa với việc ta có thể thể hiện đường tự nhiên theo đường thiết kế đó trên trắc dọc nếu
có số liệu (số liệu có thể lấy theo mô hình địa hình hoặc có thể lấy theo các đường tự
nhiên, đường thiết kế của trắc ngang). Tên của đường trắc dọc tự nhiên theo đường thiết
kế dọc tuyến sẽ có thêm tiếp đầu “TN_” trước tên của đường thiết kế dọc tuyến.

Khi chúng ta thay đổi tên của một đường đã được khai báo thì tên các đường,
điểm, biến sinh ra hoặc đã được khai báo tại phần Khai báo chung cũng như tại phần
Các mẫu mặt cắt cũng sẽ được đổi sang tên tương ứng.

Tim tuyến (tim rải cọc khảo sát) luôn là đường đầu tiên trong danh sách các
đường thiết kế dọc tuyến mà ta khai báo, như trên Hình 1-9.

Việc khai báo độ dốc 2 mái theo đường tuyến khi chọn chức năng Khai báo
dốc 2 mái cho phép ta sau này có thể bố trí siêu cao, mở rộng theo các đường tim
này. Như vậy, trên một tuyến ta có thể khai báo nhiều đường tim để có thể bố trí siêu
cao mở rộng phù hợp với tốc độ thiết kế. Trong hộp ComboBox của cột Tên đường
(Hình 1-10) chỉ xuất hiện tên các đường đã được khai báo tại mục Các đường thiết
kế dọc tuyến. Để khai báo dốc hai mái cho một đường nào đó cần nháy đúp vào ô
tương ứng theo cột Dốc hai mái%. Tại giao diện Hình 1-11 cần nhập các giá trị dốc

14
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

hai mái cho mái trái và mái phải. Trị số dốc hai mái được qui định là giá trị âm (nhỏ
hơn 0) và sau này dốc siêu cao sẽ được nhập giá trị dương.

Hình 1-9. Giao diện định nghĩa các đường thiết kế.

Hình 1-10. Giao diện khai báo các đường bố trí siêu cao.

Ứng với tên đường “TimTuyen” độ dốc mặt trái tương ứng sẽ là “DMTR_1_
TimTuyen”, hay nói cách khác, để ký hiệu biến độ dốc mặt trái chương trình sẽ thêm
tiếp đầu “DMTR_” và chỉ số thứ tự dốc trước tên đường. Ngoài ra ta có:

• "CDMTR_" tiếp đầu của biến chênh lệch độ dốc mặt trái so với dốc hai mái
trong đoạn có bố trí siêu cao (dốc mặt trái luôn được hiểu là dốc trái 1 và nó
phài là giá trị max trong 5 dốc mặt trái).

• "CDMPH_" tiếp đầu của biến chênh lệch độ dốc mặt phải so với dốc hai
mái trong đoạn có bố trí siêu cao (dốc mặt phải luôn được hiểu là dốc phải 1
và nó phải là giá trị max trong 5 dốc mặt phải).

• "MRTR _" tiếp đầu của biến khoảng mở rộng mặt bên trái.

15
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

• "MRPH _" tiếp đầu của biến khoảng mở rộng mặt bên phải.

• "HBUNG_" tiếp đầu biến qui định hướng chuyển của đường cong thiết kế.
Trong đoạn cong nó có giá trị bằng –1 khi hướng bụng ở bên trái, bằng +1
khi hướng bụng ở bên phải.

• "RAD _" tiếp đầu của biến giá trị bán kính cong tại đoạn cong.

Hình 1-11. Khai báo dốc hai mái cho đường TimTuyen.

Khi khai báo độ dốc mặt cần lưu ý: nếu sau này trong quá trình khai báo nếu ta
không sử dụng hết tất cả 5 dốc thì các dốc không được sử dụng phải được khai báo
nằm trong phạm vi của các dốc được sử dụng, bởi vì việc xác định chênh độ dốc thể
hiện tại biến được xác định theo dốc mặt đầu tiên và việc quay siêu cao được thực
hiện bắt đầu từ giá trị nhỏ nhất.

Hình 1-12. Khai báo cống dọc.

16
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Việc khai báo cống dọc được thực hiện khi ta chọn Khai báo cống dọc. Cần
phải định nghĩa 04 đường ứng với các đường thể hiện mặt cắt cống dọc khi bổ dọc
cống như trên Hình 1-12. Một trong 4 đường trên phải có ít nhất 01 đường có thể
hiện trên tuyến nhằm để xác định vị trí cắt ngang cống trên trắc ngang khi sử dụng
chức năng Vẽ mặt cắt cống dọc trên trắc ngang.

Hình 1-13. Định nghĩa các đường thiết kế kênh.

Hình 1-14. Khai báo các tuyến kênh.

Khi thiết kế tuyến kênh cần khai báo các đường mực nước, đáy kênh, bờ kênh
và đáy bê tông đối với kênh bê tông (Hình 1-13); đối với đường ống là đáy ống, đỉnh
ống và chiều dầy đắp đất phía trên đường ống; sau đó chọn chức năng Khai báo
kênh để khai báo các tuyến kênh như trên Hình 1-14.

17
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

1.3.7. Ký hiệu lý trình và các thông số khác

Hình 1-15. Khai báo ký hiệu lý trình

Ta có thể khai báo các thông số ký hiệu lý trình khác nhau trên tuyến. Trong
Nội dung của điền ký hiệu lý trình nếu có ký tự “;” nghĩa là nội dung sẽ được tách ra
thành các hàng khác nhau và được điền ở các bên khác nhau của mũi tên ký hiệu lý
trình. Như KH_LTINH1 sẽ điền lý trình Km: một bên và Cao độ TN: một bên.

Điền góc chuyển hướng: Nếu được chọn các giá trị góc đỉnh tuyến sẽ được
thể hiện dưới dạng góc chuyển hướng trên hồ sơ thiết kế, ngược lại sẽ thể hiện giá trị
góc ôm của đỉnh tuyến.

Ngoài ra, tại đây ta có thể khai báo kích cỡ, dạng ký hiệu cọc trên tuyến, chiều dài
tối thiểu tiến hành đánh cấp và vét bùn, nhóm thuộc tính vẽ ký hiệu cọc, điền yếu tố cong
tuyến, tên cọc và cao độ cọc, mia...

1.3.8. Điều kiện thống kê độ dốc

Trong qua trình thống kê độ dài dốc dọc bằng lệnh TKRI khi chọn đường cong
đứng, nếu thêm điều kiện thống kê dốc dọc, ví dụ như điều kiện để nhận biết có rãnh
trái, thì ta có thể thống kê được độ dài của rãnh trái nằm trong một khoảng dốc nào
đó trên toàn bộ tuyến có các mẫu mặt cắt khác nhau. Tại cột Điều kiện giá trị các
biến hệ thống SYSVAR sẽ được xác định cụ thể theo từng mẫu mặt cắt tại mục Gán
giá trị biến hệ thống khi định nghĩa cụ thể từng mẫu mặt cắt.

18
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-16. Khai báo điều kiện thống kê độ dốc.

1.3.9. Bảng trắc dọc


Trong phần này cho phép khai báo các thông số chung (bảng khai báo giữa)
cũng như từng hàng của bảng (02 bảng phía bên phải của giao diện). Các giá trị
khoảng cách trong phần khai báo bảng được tính bằng mm thể hiện trên giấy.

Khoảng lùi

Khoảng hàng
phía trên bảng

Dòng chữ phụ

Khoảng thêm bên trái

Hình 1-17. Ví dụ mẫu bảng trắc dọc cần khai báo.

Phần khai báo các thông số chung của bảng bao gồm:

• Khoảng thêm bên trái và khoảng thêm bên phải đó là các khoảng cách
dôi sang hai bên của bảng số liệu trắc dọc so với giới hạn của phần số
liệu trắc dọc mà ta muốn thể hiện trên giấy.
• Nhóm đường và nhóm chữ là các nhóm thuộc tính của các đường kẻ bảng
và của các chữ điền ở phần đầu của bảng số liệu trắc dọc.

19
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

• Điền taluy nếu i(%)>, nếu dốc giữa 2 đỉnh của đường đa tuyến lớn hơn
giá trị khai báo thì độ dốc sẽ được thể hiện dưới dạng dốc taluy.
• Dòng chữ phụ là dòng chữ chung cho một số hàng và khoảng lùi của
từng hàng số liệu chính là bề rộng của ô để điền dòng chữ phụ đó. Nếu
có nhiều ô như vậy trên đầu bảng thì nội dung của chúng phải được phân
biệt bằng một dấu chấm phẩy (ký tự ‘;’).

Hình 1-18. Giao diện khai báo mẫu bảng trắc dọc

• CácTiếp đầu mức SS, Mực nước max và Mực nước min là các tiếp đầu
điền phía trước giá trị mức so sánh khi vẽ bảng trắc dọc cũng như các
giá trị mực nước cao nhất và thấp nhất của các cống ngang, cầu thể hiện
trên trắc dọc.
• Mực nước max và Mực nước min là các tiếp đầu khi điền các cao độ
mực nước trên tại các cầu, cống.. trên trắc dọc.
• Nhóm chung là nhóm thuộc tính thể hiện các thông số khác trên bảng trắc
dọc mà chúng không được khai báo nhóm thuộc tính cụ thể.
Phần khai báo các hàng của bảng gồm:

• Tít hàng là nội dung của phần ghi chú tại đầu bảng của hàng.

20
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

• Đường thể hiện là tập hợp một hoặc hai, ba... đường được phân tách
nhau bằng dấu chấm phẩy (dấu ;) của các đường trắc dọc hoặc đường thiết kế trên
tuyến khi ta muốn điền các thông số của chúng trên một hàng của bảng trắc dọc.
• Đường chuẩn là đường trắc dọc khi ta cần tính Chênh cao giữa hai
đường hoặc đường thiết kế trên tuyến khi ta muốn điền các thông số khoảng cách lẻ,
khoảng dồn hoặc khoảng dốc của một đường trắc dọc nào đó nhưng tính độ dài theo
đường trên tuyến đó.
• Kiểu là kiểu thể hiện số liệu của Đường thể hiện tại hàng đó. Đối với
bảng trắc dọc Kiểu thể hiện bao gồm:
 Không nội dung tại hàng này trống, người dùng phải tự thể hiện
nội dung của nó. Đường thể hiện trong trường hợp này để trống.
 Vẽ đường dóng là lúc ta muốn kẻ đường dóng từ đỉnh của Đường
thể hiện đến gốc bảng nếu tùy chọn Theo cọc, theo đỉnh hoặc giếng thu là Theo đỉnh
hoặc tại các vị trí của cọc nếu là Theo cọc hoặc là tại giếng thu nếu tùy chọn là Theo
giếng thu. Lúc này Cao hàng bằng 0 và Tít hàng để trống.
 Độ cao là điền giá trị cao độ của trắc dọc Đường thể hiện theo
đỉnh theo cọc hoặc theo giếng thu phụ thuộc vào trạng thái của Theo cọc, theo đỉnh
hoặc giếng thu như đã nói ở trên.
 Khoảng cách lẻ và Khoảng dồn là các giá trị tương ứng của
Đường thể hiện tại đỉnh của nó hoặc tại các vị trí cọc hoặc giếng thu phụ thuộc vào
trạng thái của Theo cọc, theo đỉnh hoặc giếng thu như đã nói ở trên. Nếu tương ứng
với đường thể hiện có đường thiết kế trên tuyến thì khoảng cách lẻ, khoảng dồn sẽ
được tính theo đường đó nếu không có cần phải khai báo thêm Đường chuẩn cho nó.
Trong cả hai trường hợp trên không xác định được thì khoảng cách sẽ được xác định
theo đường trục thể hiện trắc dọc (Hình 1-18).
 Chênh cao thể hiện giá trị chênh lệch độ cao giữa Đường thể hiện
và Đường chuẩn trắc dọc. Nếu không có Đường chuẩn sẽ được hiểu là giá trị chênh
lệch giữa cao độ của Đường thể hiện và đường tang của nó.

21
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

 Độ dốc của Đường thể hiện sẽ được thể hiện tại hàng của bảng
nếu Cao hàng lớn hơn 0, nếu không giá trị độ dốc sẽ được thể hiện trên Đường thể
hiện với điều kiện độ dốc <= giá trị Điền taluy nếu i(%)>, còn nếu không sẽ điền dốc
taluy trên Đường thể hiện. Trường hợp tương ứng với Đường thể hiện không có
đường thiết kế trên tuyến tương ứng thì phải chỉ ra Đường chuẩn trên tuyến; nếu
không có cả hai thì khoảng cách để tính độ dốc sẽ được lấy theo đường trục thể hiện
trắc dọc.
 Độ dốc rãnh trái hoặc rãnh phải, khi nhập Đường thể hiện cần
nhập điều kiện có các loại dạng rãnh (thông qua giá trị các biến SYSVAR đã được xác
định tại các vị trí trên tuyến) và ghi chú tương ứng như trên Hình 1-19.
 Điền yếu tố cong: nếu có khai báo Điền yếu tố cong cho Đường
thể hiện nào đó, sau này để thể hiện các thông số cong đứng của đường đó cần phải
thực hiện lệnh DCD để điền.

Hình 1-19. Giao diện nhập dốc rãnh.

 Đường nối đỉnh dùng để tạo các đường tang nối đỉnh có bán kính
cong trên trắc dọc cho các Đường thể hiện.

22
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

 Đoạn thẳng đoạn cong dùng để thể hiện đoạn thẳng đoạn cong và
các thống số cong của Đường thể hiện. Lúc này đường thể hiện là đường thiết kế
trên tuyến và nó được chiếu lên trên đường trục thể hiện trắc dọc theo phương vuông
góc với đường tim tuyến (đường cắm cọc).
 Bình đồ duỗi thẳng có độ dài bằng độ dài đường trục thể hiện trắc dọc.
 Tên cọc, Điền cọc H, Lỗ khoan và Lý trình cọc được thể hiện tại
vị trí cọc nhưng được chiếu lên đường trục thể hiện trắc dọc theo phương vuông góc
với đường tim tuyến-đường rải cọc.
 Giếng thu cho phép thể hiện tên giếng thu, khoảng cách từ giếng
thu tới cọc gần nhất và tên cọc gần giếng thu ứng với tùy chon Các lựa chọn khác ta
chọn Tên giếng thu, Khoảng cách từ giếng thu đến cọc gần nhất hoặc Tên cọc gần
giếng thu.
• Cao hàng là bề rộng của hàng để thể hiện nội dung hàng.
• Khoảng lùi là khoảng cách lùi so với vị trí đầu bảng để điền dòng chữ phụ.
• Nhóm đường và Nhóm chữ là nhóm thuộc tính thể hiện các đường và
các chữ khi thực hiện điền các loại Kiểu hàng trên tắc dọc.
• Xoay đứng hoặc điền tên cọc so le- tại một số hàng, nội dung của nó có
thể điền theo kiểu chữ nằm ngang hoặc xoay theo phương thẳng đứng. Nếu trạng thái
Xoay đứng được Bật thì các dòng chữ tại hàng này sẽ được thể hiện theo phương
thẳng đứng; còn nếu là Tên cọc thì chúng sẽ được điền so le.
• Căn chiều ngang khi xoay đứng có hai trạng thái là Căn trái và Căn
phải. Điều này chỉ có ý nghĩa khi trạng thái Xoay đứng được Bật.
• Xoay chữ; không điền nếu KC<Cao_Chu* : tại dòng này cần nhập hai
giá tương ứng với khoảng cách giữa hai đỉnh của Đường thể hiện hoặc khoảng cách
giữa hai cọc. Nếu khoảng cách đó nhỏ hơn số lần chiều cao của số thứ nhất thì chữ
điền trên hàng sẽ xoay đứng. Và không điền nếu khoảng cách nhỏ hơn số lần tương
ứng với số thứ hai.

23
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

• Theo đỉnh, theo cọc hoặc Theo giếng thu: các giá trị của Đường thể hiện
được thể hiện tại các đỉnh của nó nếu chọn Theo đỉnh hoặc tại các vị trí của
cọc nếu Theo cọc hoặc là theo giếng thu nếu chọn Theo giếng thu.
• Các lựa chọn khác: các phương án lựa chọn nó chỉ xuất hiện theo ngữ
cảnh trong trường hợp ta cần khai báo hàng cho lỗ khoan, hố đào hoặc
cho giếng thu cống dọc.
1.4. Định nghĩa các mẫu mặt cắt
Tất cả các mẫu mặt cắt điển hình khi định nghĩa đều có các thông số chung đã
được khai báo ở phần Khai báo chung. Để khai báo một mặt cắt cụ thể cần phải thực
hiện các nội dung sau:

• Định nghĩa bảng biến.


• Khai báo điền ghi chú và chèn khối.
• Khai báo các mẫu tô.
• Định nghĩa mặt cắt thiết kế.
• Gán các giá trị biến hệ thống toàn tuyến.
• Định nghĩa các loại diện tích cần tính.
• Lập bảng thống kê diện tích, khối lượng....
• Định nghĩa mẫu bảng cắt ngang.
1.4.1. Định nghĩa bảng biến
Bảng biến được dùng để định nghĩa các tham số trong quá trình định nghĩa
mẫu mặt cắt. Độ dốc và taluy cũng được khai báo như là một biến.

Sau khi nhập tên biến tại cột Tên ta cần nhập giá trị vào cột Biểu thức. Giá trị
biểu thức có thể là giá trị số hoặc là biểu thức được xác định từ các biến thay đổi
khác. Trong biểu thức có thể sử dụng các toán tử và hàm đã được giới thiệu tại phần
Các biểu thức toán học. Nếu biểu thức là xác định thì giá trị của nó được tính và điền
tại cột Giá trị.

24
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-20. Định nghĩa các biến tham số

Ví dụ: Với việc định nghĩa biến DayDuongCu có giá trị là 0.35, sau này khi
định nghĩa đường thể hiện đường cũ có chiều dầy là DayDuongCu bằng 0.35 và nếu
khai lại giá trị mặc định là 0.3 ta sẽ có thể hiện chiều dầy đường cũ là 0.3 mà không
cần định nghĩa lại mẫu mặt cắt.

Việc đánh dấu biến là biết cục bộ sẽ cho phép ta khai báo lại giá trị cụ thể của
chúng trên từng mặt cắt. Như hình trên biến H_VETBUN được định nghĩa là biến cục
bộ cho phép sau này trên từng mặt cắt có thể thay đổi được giá trị chiều sâu vét bùn
tùy thuộc vào vị trí địa hình.

Lưu ý: Sau khi định nghĩa biến nếu tại cột Giá trị không có giá trị tương ứng
với nó (trắng) cần phải kiểm tra lại công thức định nghĩa của nó, nếu không sẽ dẫn tới
lỗi khi thể hiện các đường hoặc điểm trên giao diện khai báo Mặt cắt thiết kế.

1.4.2. Mặt cắt thiết kế


Giao diện đồ họa dùng để định nghĩa mặt cắt thiết kế như thể hiện trên Hình 1-
21. Ta thấy có các đường đồng dạng với đường tự nhiên giả định đó là các đường địa
chất mà chiều dầy của các lớp địa chất được thể hiện theo chiều dầy giả định. Ngoài
ra còn có các điểm thể hiện các đường mã hiệu mà ta đã khai báo nằm trên đường tự
nhiên của cắt ngang.

25
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 1-21. Giao diện đồ họa định nghĩa mặt cắt thiết kế.

Khi định nghĩa mẫu mặt cắt trạng thái thể hiện mặt cắt có thể khác so với trạng
thái thực khi thiết kế cụ thể. Ví dụ các đường không thuộc nhóm thuộc tính nào cả sẽ
không xuất hiện trên bản vẽ trắc ngang, các đường có kéo dài tới đường biên.... Bằng
việc lựa chọn trạng thái Định nghĩa hoặc Hình ảnh thực ta có thể chuyển đổi sang
trạng thái phù hợp. Với việc chọn Hình ảnh thực cho ta thể hiện trắc ngang thực tế
tại cọc sau khi thiết kế để ta có thể kiểm tra tính đúng đắn của việc định nghĩa mẫu
mặt cắt. Ở trạng thái Định nghĩa cho phép ta dễ dàng hơn trong quá trình định nghĩa
mẫu mặt cắt.

Với việc ấn phím phải chuột tại giao diện đồ họa sẽ xuất hiện Menu rút gọn để
chọn các chức năng thao tác trong quá trình định nghĩa mẫu mặt cắt.

Dưới đây sẽ xem xét cụ thể các chức năng của Menu rút gọn.

1- Nhóm chức năng thu phóng


Nhóm chức năng này bao gồm một số chức năng Dịch, Thu phóng, Thu
phóng kiểu cửa sổ và Hiện toàn bộ. Các chức năng này tương tự các chức năng
tương ứng trong phần mềm AutoCAD.

Chức năng Hủy lệnh dùng để hủy các chức năng đang thực hiện để trở về trạng thái
chờ việc thực hiện chức năng tiếp theo.

26
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

2- Chức năng tạo điểm


Tương ứng với điểm trên trắc ngang sẽ là đường trên tuyến. Nếu khai báo một
điểm có tên trùng với tên đường thiết kế tại mục Các đường thiết kế dọc tuyến thì tọa
độ của nó sẽ được xác định tương với vị trí của đường thiết kế đó trên tuyến. Mặc
định luôn có điểm ORG0_0 là điểm nằm tại tim cọc và có vị trí tọa độ Y trùng với vị
trí hàng đầu tiên của bảng trắc ngang, nó được dùng để xác định các điểm có vị trí
trên trắc ngang không phụ thuộc vào cao độ tự nhiên hoặc thiết kế.

Tại Tên điểm có danh sách các điểm (tương ứng với đường thiết kế) mà ta
chưa khai báo tại mẫu mặt cắt này. Nếu chọn một trong các điểm trên thì tại đoạn
tuyến áp mẫu mặt cắt này có thể thể hiện được đường trên tuyến tương ứng.

Hình 1-22. Giao diện nhập điểm mới của mẫu mặt cắt.

Các điểm có thể được mô tả dưới hai dạng:

• Điểm tương đối: là điểm được xác định tương đối với điểm khác, điểm gốc
được chọn trong danh sách các điểm đã được định nghĩa tại Điểm gốc.
Điểm cần định nghĩa được xác định theo điểm tương đối phụ thuộc vào các
giá trị Delta X và Delta Y. Nếu có giá trị Độ dốc hoặc Taluy thì tọa độ của
điểm tương đối sẽ phụ thuộc vào giá trị Delta X và độ dốc hoặc taluy được

27
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

nhập vào. Khi chọn tùy chọn Dốc đối xứng điểm định nghĩa là điểm khai
báo nhưng được lẫy đối xứng qua trục X hoặc Y. Tại mục Kéo dài tới ta có
thể khai báo một đường tổ hợp, nếu nửa đoạn thẳng bắt đầu từ điểm gốc
theo hướng tới điểm đang khai báo cắt đường tổ hợp đó thì vị trí của điểm
đang khai báo sẽ là giao điểm gần nhất của hai đường trên. Trong trường
hợp nếu khoảng cách tương đối giữa hai điểm (điểm gốc và điểm khai báo)
bằng 0 thì phương kéo dài sẽ là phương thẳng đứng.

• Điểm tuyệt đối: là điểm được định nghĩa không có tên điểm tại mục Điểm
gốc. Giá trị 0 theo X ứng với vị trí tim cọc theo chiều vuông góc với tim
tuyến và giá tri 0 của Y là cao độ 0 của địa hình. Với điểm tuyệt đối cần
phải nhập giá trị tuyệt đối tại theo X và Y.

Trường hợp nếu chọn Bắt buộc nhập Y thì điểm đó chỉ được xác định khi có
nhập đường đỏ thiết kế tương ứng cho nó trên trắc dọc và đường thiết kế dọc tuyến
có tên tương ứng đã được khai báo (ví dụ Bắt buộc nhập Y cho điểm TIM_TUYEN
khi đường thiết kế dọc tuyến TIM_TUYEN phải đã được khai báo).

Lưu ý: Nếu một điểm không được xác định trong quá trình thiết kế thì các điểm
được định nghĩa tương đối với nó cũng sẽ không xác định.

T
P3 P3
P2 T
P2
P1 P1
R

a) b)

Hình 1-23. Vê cong tại đỉnh ứng với điểm đang khai báo.

Với điểm đang nhập (ví dụ P2) nếu nằm giữa hai điểm khác khi định nghĩa
đường trong mẫu mặt cắt có thể được vê cong tại đỉnh ứng với điểm đó theo giá trị
bán kính R hoặc giá trị T như trên Hình 1-23. Nếu lựa chọn Bán kính thì giá trị nhập
vào sẽ là R, nếu lựa chọn Tiếp tuyến giá trị nhập vào sẽ là T.

28
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Các giá trị DeltaX, deltaY, X,Y, độ dốc hoặc taluy và bán kính có thể nhập 2
phương án được ngăn cách nhau dấu “;”. Phương án 2 chỉ sử dụng khi ghi chú của
cọc có tiếp đầu trùng với một trong các tiếp đầu (ngăn cách cũng bàng dấu “;”) tại
mục Phương án 2 với cọc có tiếp đầu ghi chú.

Khi chọn Điều kiện ràng buộc ta có thể xác định lại giá trị tọa độ của điểm
đang nhập phụ thuộc vào một số điều kiện nào đó mà ta đưa vào. Như trên Hình 1-24
tọa độ của điểm T5 được khai báo sẽ trùng với điểm T4 nếu cao độ Y của điểm T4P
trừ cao độ Y của điểm T4 lớn hơn giá trị của biến H_Ranh*0.2 (Y_T4P-
Y_T4>H_Ranh*0.2). Ngoài ra, ta cũng có thể xác định lại các giá trị tọa độ X cũng
như Y riêng rẽ của điểm đang nhập vào.

Hình 1-24. Điều kiện thay đổi giá trị tọa độ của điểm.

Hình 1-25. Nhập điểm lấy theo điểm đầu hoặc cuối của một đường.

29
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Trường hợp cần nhập một điểm lấy theo điểm đầu hoặc cuối của một đường
nào đó, cần lựa chọn Điểm đầu đường hoặc Điểm cuối đường của đường được nhập
tại mục Đầu cuối của (Hình 1-25).

3- Chức năng tạo đường nối các điểm


Đường nối các điểm là đường được tạo ra bằng cách nối các điểm đã được định
nghĩa với nhau. Sau khi chọn chức năng Tạo đường nối điểm ta cần chọn các điểm
sẽ nối với nhau theo thứ tự nối với nhau từ đầu đến cuối. Khi kết thúc chọn điểm
bằng cách ấn phím phải chuột sẽ xuất hiện giao diện nhập đường nối điểm như trên
Hình 1-26. Danh sách các điểm nối nhau được ngăn cách bằng dấu ‘+’ sẽ xuất hiện
tại mục Danh sách xác định, ta có thể hiệu chỉnh lại danh sách này bằng cách chọn
vào nút tương ứng với mục này. Kết quả cho ta đường nối các điểm đó.

Hình 1-26. Giao diện nhập và hiệu chỉnh đường nối điểm.

Đường có khai báo Nhóm thuộc tính trắc ngang mới được thể hiện trên trắc
ngang thiết kế, nếu không có, nó chỉ là một đường không được thể hiện và chỉ dùng
cho một mục đích tính toán nào đó.

Nếu có khai báo Nhóm thuộc tính 3D cho đường thì về sau ta có thể thể hiện
bề mặt 3 chiều trên tuyến tương ứng với đường được định nghĩa đó.

30
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Nếu xác định đường giới hạn cho đường nối điểm thì đường nối điểm chi
được thể hiện trong vùng giới hạn theo trục X của đường giới hạn như trên . Đường
nối điểm có thể được hiểu khác nhau phụ thuộc vào số điểm nối của nó:

• Nếu số điểm trong danh sách xác định lớn hơn 2 thì đường nối điểm sẽ là
đường nối các điểm đó trong vùng xác định và có thể được offset đi một
khoảng nếu giá trị Khoảng offset khác 0;

• Nếu số điểm bằng 2 và chọn tùy chọn Đồng dạng với đường giới hạn thì 2
điểm đó sẽ được chiếu lên trên đường giới hạn theo phương của Góc offset.
Đường nối điểm chính là một phần của đường giới hạn được giới hạn trong
vùng tọa độ của 2 điểm đó (xem ).

Hình 1-27. Đường nối điểm phụ thuộc vào đường giới hạn.

Việc chọn Kéo dài cạnh sẽ cho phép kẻ hai cạnh bên từ các điểm đầu cuối của
đường nối điểm tới vị trí ban đầu khi chưa offset nó theo hướng của Góc offset.

Nếu Số copy thêm khác 0 sẽ offset đều thêm theo hướng của góc offset các đường
tương tự đường gốc vừa tạo. Nếu tại giá trị Khoảng offset có nhập hai giá trị cách nhau
bằng dấu “;” thì các đối tượng tạo thêm cách nhau theo các khoảng cách cấp số nhân với giá
trị thứ nhất là số đầu và giá trị thứ hai là công bội. Chức năng này có thể sử dụng để thể hiện
các mặt cong hoặc mặt phẳng chéo của cống, cầu bản.

31
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Đường nối điểm chỉ tồn tại (chiều dài đường >0) khi Điều kiện xác định (nếu có)
được thỏa mãn.

Không xác định với cọc có tiếp đầu: có thể liệt kê các tiếp đầu cọc ngăn cách bằng
dấu chấm phẩy là các cọc sẽ không có các đường này.

Khi chọn chức năng khai báo Dật cơ ta có thể tiến hành khai báo dật cơ đều
(Hình 1-29) và dật cơ theo cốt cao độ (Hình 1-30). Việc dật cơ đồng mức hay là đào
tiếp các lớp địa chất theo chiều cao cơ không thay đổi đối với từng lớp địa chất được
thể hiện như trên Hình 1-28. Chiều cao dật cơ đào địa chất H được tính từ điểm bắt
đầu đào địa chất. Điểm bắt đầu đào địa chất là điểm cuối của đường được ta định
nghĩa trong quá trình định nghĩa mẫu mặt cắt và đường đó nếu được chọn là đường
dật cơ thì điểm cuối của nó trước đó phải không được chọn kéo dài tới đường tự
nhiên.

Hình 1-28. Kiểu dật cơ đều.

Giá trị Taluy 1: sẽ được sử dụng cho tầng bậc cơ nếu cơ đó là cơ đắp, hoặc cơ
đào tại mặt cắt đó không có các lớp địa chất.

32
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-29. Giao diện nhập dật cơ đều.

Khi chọn Dật cơ theo cốt cao độ cho phép ta xác định cao độ của các cơ bằng
cách nhập cao độ mép cơ trên trắc dọc thông qua chức năng Nhập đường thiết kế.
Cốt cơ giả định được dùng để thể hiện việc dật cơ trong quá trình định nghĩa mẫu
mặt cắt.

Hình 1-30. Giao diện nhập dật cơ đồng mức.

4- Chức năng tạo đường tổ hợp


Chức năng Tạo đường tổ hợp cho phép ta có thể định nghĩa một đường trên
trắc ngang theo các đường đã được xác định khác.

Tại ComboBox Kiểu đường ta có thể chọn một trong 03 kiểu đường tổ hợp:

• Đường tổ hợp: đường tổ hợp sẽ là đường được xác định từ các đường khác
mà ta khai báo tại Danh sách xác định. Tổ hợp các đường lại với nhau theo
các toán tử thao tác với đường như trình bày tại mục Điểm và đường. Một

33
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

số tùy chọn và khai báo tương tự như việc khai báo Đường nối điểm đã
trình bày ở trên.
• Đường vét bùn: Tự động xác định đường vét bùn theo đường được nhập
vào tại Danh sách xác định và với Chiều sâu vét bùn. Vét bùn chỉ được
thực hiện trong vùng đắp giữa đường tại Danh sách xác định và Đường
giới hạn. Cho nên nếu ta không nhập vào Đường giới hạn cũng như đường
tại Danh sách xác định thì đường vét bùn tự động sẽ không thể hình thành
được. Đường vét bùn chỉ được Tạo với độ dốc %<= nếu độ dốc đường tự
nhiên <= nó. Nếu chọn Vét bùn ngang phẳng đường vét là đường ngang
phẳng ứng với cao độ nhỏ nhất của khoảng vét.
• Đường đánh cấp: tương tự như với vét bùn tự động, ở đây cần nhập giá trị
Bề rộng đánh cấp.

Hình 1-31.Giao diện hiệu chỉnh đường tổ hợp

5- Chức năng tạo đường tròn


Cần chọn điểm tâm vòng tròn và nhập giá trị bán kính vào ô Bán kính vòng
tròn như tại Hình 1-32.

34
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-32. Giao diện nhập các thông số đối tượng vòng tròn.

6- Chức năng tạo đường kích thước


Ta cần chọn 3 điểm đã được định nghĩa trên mẫu mặt cắt, chúng tương ứng với
2 điểm gốc và điểm đặt đường kích thước, sau đó xuất hiện giao diện như tại Hình 1-
33. Ta có thể khai báo các đường kích thước theo phương nằm ngang hoặc theo
phương thẳng đứng và điểm giới hạn chân đường dóng (nếu có) để cho chân đường
dóng của các đường kích thước đều nhau.

Hình 1-33. Giao diện nhập đường kích thước.

7- Chức năng khai báo khuôn đường

35
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 1-34. Giao diện khai báo khuôn đường.

Chức năng này cho phép khai báo các lớp khuôn đường bao gồm tên lớp, chiều
dầy lớp, chiều dài nhô ra của lớp khuôn so với bề rộng của lớp khuôn trước theo hai
phía trái và phải; taluy vát của lớp ở hai phía khi lấy đường được khai báo tại mục
Khuôn theo đường làm chuẩn.

Nếu có khai báo đáy đường cũ thì khuôn đường sẽ được tạo theo kiểu mở rộng.
Khi độ sâu đáy khuôn đường so với tự nhiên (mặt nền đường cũ) lớn hơn giá trị nhập
vào tại ô Không dùng nền cũ khi đào sâu: sẽ không sử dụng nền đường cũ nữa và
số lớp khuôn trên nền cũ sẽ bằng số lớp mà ta nhập vào tại ô grid. Trường hợp nếu
nhập vào giá trị âm (ví dụ -10) đồng nghĩa với việc không dùng nền đường cũ trong
mọi trường hợp.

Với tùy chọn Vẽ vạch bù vênh sẽ tạo vạch giới hạn vùng bù vênh trên mặt cắt
tại vị trí ứng với giá trị của Khoảng bù vênh.

Để có thể hiệu chỉnh bề rộng khuôn đường theo nền đường cũ hãy xem việc
khai báo mẫu mặt cắt Đường nâng cấp cải tạo trong tệp TCVN 4054-2005.atp.

36
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Các diện tích của các lớp khuôn đường sẽ được tự động tính; danh sách các
loại diện tích sẽ tự động xuất hiện khi ta lập bảng thống kê diện tích. Cụ thể, đối với
Lop1 của KhuonDuong sẽ xuất hiện các diện tích như sau:

- DAO_KhuonDuongLop1: diện tích đào khuôn lớp 1 tính theo đường TuNhien.

- DAP_KhuonDuongLop1: diện tích của khuôn lớp 1.

- BUVENH_ KhuonDuongLop1: diện tích bù vênh tính theo Khoảng bù vênh


của khuôn đường lớp 1.

Ngoài ra sẽ hình thành các đường được tổ hợp từ tên của khuôn đường và tên lớp,
ví dụ như: KhuonDuongLop1, KhuonDuongLop2..., có thể sử dụng các đường
này như các đường mà ta đã xây dừng từ các điểm hay là đường tổ hợp.

8- Khai báo kè đá
Giao diện nhập thông số lăng trụ đá như trên Hình 1-35. Lăng trụ đá bắt đầu từ
một điểm dưới cùng được khai báo tại Điểm gốc bắt đầu: và chiều cao kè đá được
giới hạn bởi Điểm giới hạn trên: (khoảng ∆ Y xác định giữa hai điểm vừa được khai
báo). Kè đá có thể Nghiên bên trái hoặc Nghiêng bên phải.

Hình 1-36. Giao diện nhập thông số kè đá.

9- Tạo đối tượng bằng sao chép

37
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Với chức năng này cho phép ta có thể sao chép các điểm hoặc các đường đã được
tạo trước đây rồi tiến hành hiệu chỉnh các thông số cần thiết cho đối tượng mới tạo.

10- Đối xứng điểm qua Y


Chức năng này cho phép lấy đối xứng các điểm vừa được tạo qua tim cọc, nó
được sử dụng khi xây dựng thư viện các cụm chi tiết giống nhau đối xứng qua Y.

11- Chức năng xem, hiệu chỉnh thuộc tính


Với chức năng Thuộc tính ta có thể hiệu chỉnh các điểm, đường và đường kích
thước đã được khai báo trước đó. Giao diện hiệu chỉnh tương tự các giao diện nhập
đường điểm và kích thước.

12- Chức năng xóa theo vùng


Cho phép chỉ ô cửa sổ bao lấy các đối tượng đường điểm cần xóa. Các điểm
được xác định tương đối với các điểm bị xóa sẽ cũng bị xóa luôn mặc dù nó không
nằm trông ô cửa sổ chọn.

13- Chức năng xóa từng đối tượng


Cho phép xóa các đối tượng đã được định nghĩa tại mẫu mặt cắt.

14- Chức năng tùy chọn


Với chức năng Tùy chọn ta có thể nhập một số giá trị sơ bộ như giá trị siêu
cao, mở rộng... nhằm kiểm tra việc thể hiện mẫu mặt cắt mà ta đang định nghĩa.

Điểm dịch chuyển cho phép ta chọn điểm có thể dịch chuyển lên xuống tại giao diện
thể hiện Mặt cắt thiết kế với bước dịch tương đối giả định tại Khoảng dịch. Chỉ có các
điểm Bắt buộc nhập Y mới xuất hiện trong danh sách các Điểm dịch chuyển.

Ngoài ra còn một số tùy chọn thể hiện mẫu mặt cắt khi định nghĩa.

38
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-37. Giao diện phần tùy chọn

15- Chức năng kiểm tra lỗi mặt cắt


Được dùng để kiểm tra các lỗi định nghĩa đường điểm trong quá trình xây
dựng mẫu mặt cắt.

16- Chức năng khai báo đường tự nhiên giả định


Ta có thể nhập giả định tọa độ các đỉnh của đường tự nhiên dùng trong quá trình
định nghĩa mẫu mặt cắt bằng việc sử dụng chức năng Đường tự nhiên.

Hình 1-38. Giao diện nhập đường tự nhiên giả định

17- Chèn mặt cắt thư viện


Được dùng để xây dựng mẫu mặt cắt bằng việc tổ hợp các cụm chi tiết cơ bản của
mẫu mặt cắt từ mẫu mặt cắt thư viện khác. Sau khi chọn tệp mẫu mặt cắt, cần chọn mẫu

39
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

mặt cắt phù hợp và Chọn điểm chèn là điểm trong mẫu mặt cắt hiện thời như Hình 1-39.
Sau khi chèn ra điểm chuẩn của mặt cắt thư viện sẽ nhập vào điểm chèn và chỉ có các
điểm và các đường được định nghĩa sau điểm chuẩn mới được chèn sang.

Hình 1-39. Chèn cụm mặt cắt thư viện.

18- Sắp xếp danh sách


Tại Hình 1-40 là thứ tự xác định tọa độ của điểm cũng như tọa độ các đỉnh của
đường. Giả sử, trong quá trình định nghĩa điểm ta xác định tọa độ của nó bằng cách
kéo dài tới đường giới hạn và đường giới hạn cần phải được xác định trước khi xác
định điểm và đường giới hạn phải nằm trên điểm đang định nghĩa. Như vậy, trật tự
xác định các điểm, đường là quan trọng và ta có thể thay đổi lại trật tự đó bằng cách
cắt, chèn, xóa, sao chép và hiệu chỉnh (thuộc tính) chúng hoặc khai báo lại thuộc tính
của các đường điểm trong quá trình hiệu chỉnh vì lý do nào đấy mà nó không hiện
trên giao diện. Khi ấn phím phải của chuột sẽ xuất hiện Menu rút gọn để chọn các
chức năng đó.

40
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-40. Danh sách xác định thứ tự các điểm, đường.

1.4.3. Khai báo điền ghi chú và khối


Mục này cho phép khai báo việc điền ghi chú hoặc chèn khối tại một điểm đã
được định nghĩa.

Giá trị DeltaX và DeltaY được hiểu như sau: khi chèn Khối kích thước thực
thì giá trị của chúng được tính theo đơn vị vẽ; còn khi chèn Khối kích thước giấy
hoặc Ghi chú thì giá trị của chúng ứng với khoảng cách sau khi in ra bản vẽ ngoài
giấy. Góc xoay là góc xoay khi chèn khối hoặc điền ghi chú. Với các ghi chú có thể
khai báo 1 trong 3 kiểu định biên: căn trái, căn phải và căn giữa.

Ta cũng có thể khai báo điều kiện thực hiện điền ghi chú hoặc chèn khối tại cột
Điều kiện.

41
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 1-41. Khai báo điền ghi chú hoặc chèn khối trên trắc ngang

Trường hợp điền ghi chú thì tại cột Giá trị ta có thể nhập vào các xâu ký tự.
Nếu trong xâu ký tự có dấu “;” thì tại vị trí này sẽ ngắt xuống dòng khi điền trên mặt
cắt, như vậy, có thể khai báo nhiều hàng ghi chú được xác định tương đối so với một
điểm xác định.

Trường hợp chèn khối cần chỉ đường dẫn bản vẽ khối.

Lưu ý:

- Các bản vẽ dùng để tạo khối phải có điểm Base (khai báo bằng lệnh BASE) trùng
với điểm chèn mong muốn của nó trên trắc ngang so với điểm được chọn.

- Các bản vẽ đó phải được PURGE (dùng lệnh PURGE) hết tất cả các đối tượng
không cần thiết sao cho dung lượng của bản vẽ phải là nhỏ nhất đến mức có thể.

1.4.4. Khai báo các mẫu tô


Việc tô mặt cắt chỉ được thực hiện khi ta khai báo hai đường tại cột Đường
thứ nhất và Đường thứ hai (Hình 1-42), vùng tô sẽ là vùng giới hạn giữa hai đường.
Vùng đường thứ hai nằm trên đường thứ nhất ứng với phần đắp và ngược lại là phần
đào của vùng tô mặt cắt. Ta có thể tô một trong hai vùng đó hoặc đồng thời cả hai với
việc lựa chọn vùng tô tại Tô phần.

42
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 1-42. Khai báo mẫu tô và vùng tô mặt cắt.

Hình 1-43. Chọn mẫu tô.

Khi chọn khai báo Tên mẫu tô sẽ xuất hiện hộp hội thoại Hình 1-43. Khi khai
báo Khoảng cách hoặc Tỉ lệ cần phải tính tới việc nó sẽ được nhân với tỉ lệ thu
phóng khi in ra giấy.

1.4.5. Gán các giá trị biến hệ thống toàn tuyến


Có tất cả 20 biến hệ thống, tên biến là cố định. Biến hệ thống là chung cho toàn
tuyến, nhưng giá trị của chúng lại được xác định trên từng đoạn tuyến với từng mẫu
mặt cắt cụ thể. Biến hệ thống được sử dụng khi thực hiện Khai báo chung cho toàn
tuyến, ví dụ như thể hiện rãnh dọc trái và phải trên bảng trắc dọc.

Hình 1-44. Danh sách các biến hệ thống.

43
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

1.4.6. Định nghĩa các loại diện tích cần tính


Việc khai báo các diện tích, khoảng cách giữa các điểm và chiều dài của đường
cần tính được thực hiện trên giao diện như Hình 1-45.

Hình 1-45. Khai báo các diện tích cần tính.

Khi Kiểu là Diện tích ta cần khai báo hai đường tổ hợp tương ứng là Đường chuẩn
và Đường thiết kế. Các diện tích được xác định bao gồm diện tích đào, diện tích đắp và diện
tích bù, chúng được mô tả như trên Hình 1-46. Tên diện tích đào sẽ có thêm tiếp đầu
“DAO_” trước tên diện tích mà ta khai báo. Tương tự diện tích đắp sẽ có thêm tiếp đầu
“DAP_”. Còn bù vênh sẽ là “BUVENH_”. Chúng sẽ xuất hiện khi ta khai báo Bảng diện
tích.

Diện tích đào Ðường thứ 1

Diện tích đắp


Ðường thứ 2

Khoảng bù vênh
Diện tích bù vênh

Hình 1-46. Các kiểu diện tích được xác định giữa hai đường.

44
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Khi Kiểu là Khoảng cách điểm, tại các cột Đường chuẩn và Đường thiết kế
cần khai báo hai điểm tương ứng mà ta cần xác định khoảng cách giữa chúng. Sau
khi khai báo hai điểm ta có thể xác định được khoảng cách giữa hai điểm, khoảng
cách theo phương X và phương Y. Tương ứng ta sẽ có các tiếp đầu trước tên khoảng
cách là “L_”, “X_” và “Y_”.

1.4.7. Lập bảng thống kê diện tích, khối lượng

Hình 1-47. Khai báo mẫu bảng kết xuất số liệu diện tích.

Trên cơ sở các diện tích và khoảng cách được xác định tại mục Tính diện tích
ta có thể lập bảng khối lượng cũng như các diện tích cần điền trên trắc ngang bằng
cách khai báo các bảng diện tích như trên Hình 1-47.

45
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

1.4.8. Định nghĩa mẫu bảng cắt ngang

Hình 1-48. Khai báo mẫu bảng cắt ngang.

Việc khai báo mẫu bảng trắc ngang tương tự như đối với mẫu bảng trắc dọc nhưng
có phần đơn giản hơn.

46
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chương 2. MÔ HÌNH ĐỊA HÌNH


2.1. Nhập số liệu địa hình
2.1.1. Nhập tọa độ toàn cục
 Lệnh: TDTC↵
 Menu: Địa hình/Nhập tọa độ toàn cục
Trị số nhập vào là giá trị tọa độ toàn cục tại gốc “0” tọa độ WCS của
AutoCAD. Được sử dụng khi số liệu nhập vào và xuất ra là tọa độ toàn cục, nhưng
vùng vẽ lại gần gốc “0” của WCS nhằm rút gọn và đơn giản hóa việc nhập số liệu.
Giá trị tọa độ này được lưu vào các biến USERR1÷USERR3 của bản vẽ AutoCAD.

Hình 2-49. Giao diện nhập tọa độ toàn cục.

2.1.2. Nhập điểm đo theo trạm máy


 Lệnh: DTM↵
 Menu: Địa hình/Nhập điểm đo theo trạm máy
Đầu tiên cần lựa chọn một trong hai kiểu máy cũng như là kiểu đo của chúng
bằng việc chọn Máy thủy bình hoặc Máy kinh vĩ. Khi nhập vị trí các trạm máy, tại
cột Mốc qui 0 luôn tồn tại mặc định một mốc qui 0 đó là hướng Bắc. Khi lựa chọn
mốc qui 0 chỉ có các máy đã được nhập trước máy hiện thời mới có trong danh sách
các trạm máy được dùng làm Mốc qui 0.
Với các cách đo khác nhau của máy đo được lựa chọn, giao diện nhập các số
liệu các điểm đo sẽ khác nhau, cho nên cần lưu ý chọn kiểu máy và kiểu đo của
chúng trước khi nhập số liệu các điểm đo.

47
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 2-50. Giao diện nhập số liệu theo sổ đo.

Tại các vị trí nhập số liệu góc như Góc bằng, góc đứng... cần nhập góc theo
định dạng góc của bản vẽ AutoCAD hiện thời như là 30d23’45” hoặc là nhập cách
nhau bằng dấu chấm thập phân 30.23.45.

Với điểm đặt máy là gốc 0,0 và góc 0o được xác định theo hướng tới Mốc qui
0, góc dương được tính theo chiều kim đồng hồ.

Sau khi nhập xong số liệu để tạo các điểm máy và điểm đo chọn chức năng
Tạo điểm máy và điểm đo tại Menu Tệp.

2.1.3. Hiệu chỉnh số liệu điểm đo theo trạm máy


 Lệnh: HCTM ↵
 Menu: Địa hình/Hiệu chỉnh số liệu điểm đo theo trạm máy
Chức năng này cho phép hiệu chỉnh lại tọa độ của các điểm đo theo các trạm
máy khi đã được tạo trên bản vẽ. Sau khi đã chọn trạm máy tại dòng nhắc Chọn trạm
máy: sẽ xuất hiện giao diện như trên Hình 2-50 để hiệu chỉnh.
2.1.4. Tạo điểm cao trình từ tệp TXT
 Lệnh: DTXT ↵
 Menu: Địa hình/Tạo điểm đo từ tệp TXT

48
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 2-51. Lựa chọn định dạng kiểu dữ liệu trong tệp TXT.

Tệp điểm được soạn thảo ra dạng văn bản, các điểm được soạn theo các cột với
các toạ độ X, Y, X, mã điểm tuỳ theo yêu cầu và toàn bộ phần cuối cùng trong một
hàng sẽ là Đặc tả. Giữa các cột được ngăn cách bằng dấu TAB, dấu cách (trống) hoặc
dấu phẩy.

Sau khi lựa chọn xong, ta có thể Chọn tệp... hoặc Chọn thư mục... mà trong
đó có các tệp số liệu có đuôi .TXT.

2.1.5. Tạo điểm đo từ Text của AutoCAD


 Lệnh: DTAT↵
 Menu: Địa hình/Tạo điểm đo từ AutoCAD Text
Sau khi chọn các TEXT của AutoCAD chương trình sẽ tạo ra các điểm cao
trình tại vị trí dấu “,” ngăn cách số thập phân của TEXT.

2.1.6. Định nghĩa các đường đồng mức


 Lệnh: DNCDM↵
 Menu: Địa hình/Định nghĩa các đường đồng mức
Chức năng này cho phép ta xác định nhanh cao độ của các đường Polyline của
AutoCAD theo các mức cao độ khai báo của hai đường biên bên ngoài và cao độ của
các đường ở giữa sẽ được tự động tính toán.

2.1.7. Tạo mặt phẳng dốc


 Lệnh: TMD↵
 Menu: Địa hình/Tạo mặt phẳng dốc

49
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chức năng này cho phép ta định nghĩa các mặt phẳng dốc qua 3 điểm, ví dụ như
mặt phẳng dốc san nền, để làm dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng mô hình địa hình.

Đầu tiên câng nhập vào Độ dốc dọc<1.00>%: là độ dốc chính từ điểm 1 đến
điểm 2 và Độ dốc ngang<3.00>%: là độ dốc từ điểm 1 đến điểm 3. Tiếp theo cần
nhập 3 điểm xác định mặt phẳng. Lưu ý: điểm đầu tiên cần có cao độ Z theo yêu cầu.

2.2. Xây dựng mô hình địa hình


2.2.1. Tạo và hiệu chỉnh mô hình tam giác
 Lệnh: LTG↵
 Menu: Địa hình/Tạo và hiệu chỉnh mô hình tam giác

Hình 2-52. Giao diện tạo và hiệu chỉnh mô hình địa hình.

Mô hình địa hình số được xây dựng theo nguyên tắc lưới tam giác. Đầu tiên
chọn Mới để đặt tên cho mô hình địa hình. Chọn Thêm các dữ liệu điểm để thêm tập
điểm vào mô hình. Nếu muốn loại ra thì chọn Loại bớt. Tiếp theo tại dòng nhắc
Select Objects: cho phép chọn các đối tượng; danh sách lọc chúng được chọn ở phần
lựa chọn. Ở đây, Điểm TIN là các điểm đo do ANDDesign tạo ra; với tùy chọn
Block AutoCAD thì chỉ các khối có tên trùng với Tên khối được nhập cách nhau
bằng dấu “;” mới được chọn.

Đường đứt gãy là đường mà cạnh của lưới tam giác bắt buộc phải trùng, nó có
thể là đường Polyline 2D hoặc 3D của AutoCAD. Các lỗ thủng (đường Polyline 2D

50
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

hoặc 3D) là các vùng dữ liệu mà ta không muốn xây dựng mô hình địa hình số.
Đường biên là vùng giới hạn xây dựng mô hình địa hình; mỗi mô hình địa hình chỉ
có 01 vùng giới hạn là đường Polyline 2D hoặc 3D của AutoCAD.

Với chức năng Chèn điểm TIN ta có thể thêm điểm dữ liệu mà cao độ của nó
được lấy theo cao độ của lưới tam giác tại vị trí ta chỉ. Chức năng Tạo đứt gãy cho
phép ta vẽ các đường đứt gãy và thêm ngay nó vào mô hình; được dùng trong trường
hợp cần đảo cạnh của lưới tam giác.

Với chức năng Tạo 3dFace cho phép tạo các 3DFACE của AutoCAD theo các
lưới tam giác của mô hình địa hình và chúng được tạo cách vị trí của lưới tam giác một
khoảng bằng Khoảng offset 3dFace đã được khai báo tại mục Tùy chọn (lệnh TC).

2.2.2. Chèn điểm đo theo cao độ địa hình


 Lệnh: CTIN↵
 Menu: Địa hình/Chèn điểm đo theo cao độ địa hình
Chức năng này cho phép chèn thêm các điểm cao trình theo cao độ địa hình khi
có mô hình địa hình.

2.2.3. Vẽ đường đồng mức


 Lệnh: DM↵
 Menu: Địa hình/Vẽ đường đồng mức từ mô hình địa hình
Sau dòng nhắc Chọn mô hình địa hình: là dòng nhắc Chọn đường giới hạn
vùng vẽ: nếu ta chọn một đường Polyline 2D hoặc 3D của AutoCAD thì các đường
đồng mức chỉ được tạo trong vùng giới hạn của Polyline đó.

Các số liệu cần nhập thể hiện trên giao diện Hình 2-53. Số đường phụ là các
đường không điền nhãn. Nhãn chỉ được điền trên các đường chính với khoảng cách
giữa các nhãn theo Khoảng điền nhãn.

Nếu chọn Làm trơn đường đồng mức thì các đường đồng mức sẽ được vẽ
dưới dạng các đường SPLINE còn nếu không sẽ là các LWPOLYLINE.

51
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 2-53. Giao diện tạo đường đồng mức.


2.2.4. Tra cao độ địa hình
 Lệnh: TCD↵
 Menu: Địa hình/Tra cao độ địa hình
Cho biết cao độ tự nhiên theo mô hình địa hình tại điểm nhập vào tại dòng
nhắc Chỉ điểm:.

2.2.5. Tra độ dốc


 Lệnh: TDD↵
 Menu: Địa hình/Tra độ dốc
Cho phép tra cứu khoảng cách và độ dốc giữa 2 điểm nhập trên mô hình địa hình.

2.2.6. Tạo mặt cắt địa hình


 Lệnh: MC↵
 Menu: Địa hình/ Tạo mặt cắt địa hình
Thể hiện mặt cắt địa hình theo một dãy điểm. Mẫu thể hiện mặt cắt lấy theo tệp
AndSection.atp tại thư mục Template của thư mục làm việc. Trong mẫu mặt cắt này
đã khai sẵn 06 lớp địa chất và nếu ta cần vẽ đường ranh giới của chúng thì cần phải
khai báo tên mô hình địa hình cho chúng như trên Hình 2-54. Mặt cắt được thể hiện
chính là trắc dọc của tuyến qua các điểm được nhập vào, cho nên nếu cần thể hiện
khác thì có thể thay đổi mẫu bảng trắc dọc trong tệp AndSection.atp.

52
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 2-54. Khai báo mô hình địa hình cho các lớp địa chất.

2.2.7. Tạo Polyline trên mô hình địa hình


 Lệnh: PLDH↵
 Menu: Địa hình/Tạo Polyline trên mô hình địa hình
Chức năng này được dùng để vạch đường tuyến trên mô hình địa hình. Từ
điểm thứ hai trở đi sẽ có thông báo khoảng cách giữa hai điểm và độ dốc theo % để ta
có thể quyết định được sơ bộ tọa độ đỉnh khi vạch tuyến. Sau khi kẻ xong đường
Polyline dùng chức năng Tạo tuyến mới để định nghĩa tuyến thiết kế.

2.2.8. Cập nhật cao độ đỉnh Polyline theo MHĐH


 Lệnh: ZPTMH↵
 Menu: Địa hình/Cập nhật cao độ đỉnh Polyline theo MHĐH
Chức năng này được dùng để cập nhật cao độ Z của các đường polyline theo
mô hình địa hình. Ví dụ như cao độ Z của các đường phân thủy. Nếu các đường
polyline không phải là 3DPolyline sẽ được chuyển sang dạng 3DPolyline.

2.2.9. Tìm điểm địa hình cực trị


 Lệnh: DCT ↵
 Menu: Địa hình /Tìm điểm địa hình cực trị

Chức năng này cho phép tìm kiếm các điểm địa hình (TIN) có cao độ lớn nhất
hoặc thấp nhất để hiệu chỉnh phụ thuộc vào lựa chọn tại dòng nhắc Tìm điểm cao
trình maX/miN<maX>:.

53
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chương 3. TẠO LẬP BẢN ĐỒ


3.1. Phân mảnh bản đồ
3.1.1. Tạo ký hiệu tọa độ
 Lệnh: KHTD↵
 Menu: Bản đồ/Ký hiệu tọa độ
Chức năng này được dùng để tạo ký hiệu tọa độ chỉ giá trị bắc (Y) và đông (X)
tại điểm chèn ký hiệu. Lưu ý các giá trị này đã bao gồm giá trị tọa độ toàn cục tại gốc
“0” của WCS và giá trị tọa độ của điểm chèn trong bản vẽ. Các giá trị tọa độ điền trên
ký hiệu đã được làm tròn chắn cho nên cần đảm bảo rằng giá trị tọa độ của điểm chèn
ký hiệu phải là các giá trị chẵn, nếu không sẽ có sai lệch về thể hiện tọa độ.

Khi tạo ta cần chọn kiểu chữ và chiều cao chữ thể hiện ký hiệu và kích thước
ký hiệu sẽ tưng ứn với chiều cao chữ thể hiện.

3.1.2. Tạo lưới tọa độ


 Lệnh: LTD↵
 Menu: Bản đồ/Tạo lưới tọa độ
Chức năng này dùng để tạo lưới tọa độ với các thông số nút lưới được nhập
vào tại Hình 3-55. Các cột được tạo theo phương X và hàng theo phương Y của tọa
độ WCS của bản vẽ.

Hình 3-55. Thông số lưới tọa độ.

Để hiệu chỉnh các thông số của lưới tọa độ có sẵn hãy sử dụng lệnh HCA.

54
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

3.1.3. Tạo lưới phân mảnh bản đồ


 Lệnh: MBD↵
 Menu: Bản đồ/Tạo lưới phân mảnh bản đồ
Chức năng này dùng để các vùng phân mảnh bản đồ với các thông số kích
thước nảnh được nhập vào tại Hình 3-56. Các mảnh bản đồ có thể tạo xiên so với lưới
tọa độ nếu như sau khi Nhập điểm bắt đầu ta chọn Góc nghiêng khác 0.

Hình 3-56. Thông số phân mảnh bản đồ.

3.1.4. Kết xuất mảnh bản đồ


 Lệnh: TMBD↵
 Menu: Bản đồ/Kết xuất mảnh bản đồ

Hình 3-57. Các thông số tạo khung viền bản đồ.

Chức năng này cho phép kết xuất một vùng bất kỳ của lưới phân mảnh bản đồ
được chọn tại dòng nhắc Chọn lưới phân mảnh bản đồ và chỉ 2 điểm góc chéo của
vùng cần kết xuất để in.

Tiếp theo sẽ xuất hiện như trên Hình 3-57 để nhập tỉ lệ in và các thông số tạo
khung viền bản đồ tại không gian vẽ Layout.

55
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

3.1.5. Kết xuất phân mảnh bản đồ


 Lệnh: TMBD↵
 Menu: Bản đồ/Kết xuất phân mảnh bản đồ
Chức năng này cho phép kết xuất các vùng phân mảnh của của lưới phân mảnh
bản đồ được chọn tại dòng nhắc Chọn lưới phân mảnh bản đồ cần kết xuất để in.
Tiếp theo sẽ xuất hiện giao diện Hình 3-58 để nhập các thông số vẽ và vị trí của các
phân mảnh bản đồ.

Hình 3-58. Các thông số tạo các phân mảnh bản đồ.

3.1.6. Chèn sơ đồ phân mảnh


 Lệnh: SDPM↵
 Menu: Bản đồ/Chèn sơ đồ phân mảnh

304 404 504

303 403 503

302 402 502

Hình 3-59. Sơ đồ phân mảnh bản đồ.

Chức năng này cho phép sơ đồ phân mảnh bản đồ như trên Hình 3-59. Với số
hiệu mảnh hiện thời được tô mặt cắt và xung quanh là số hiệu của các mảnh hiện thời

56
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

được đánh số theo cột và hàng. Hai số cuối thể hiện thứ tự hàng và các số còn lại là
thứ tự cột của phân mảnh.

3.1.7. Phục hồi lại vùng bản đồ


 Lệnh: PHVBD↵
 Menu: Bản đồ/Phục hồi lại vùng bản đồ
Vì một lý do nào đấy trong quá trình hiệu chỉnh vùng bản đò thuộc mảnh bị xê
dịch hoặc tỷ lệ thu phóng thay đối ta có thể chọn các mảnh bản đồ cần phục hồi lại
nguyên bản tại dòng nhắc Chọn các mảnh bản đồ (viewport) cần cập nhật:

3.1.8. Bật tắt mảnh bản đồ


 Lệnh: BTBD↵
 Menu: Bản đồ/Bật tắt mảnh bản đồ
Chức năng này cho phép tắt thể hiện vùng bản đồ nhằm tăng tốc độ thể hiện bản
vẽ khi thao tác với các khung bản đồ và bật thể hiện vùng bản đồ khi in. Để bật tắt
cần chọn các mảnh bản đồ tại dòng nhắc Chọn các mảnh bản đồ (viewport) cần
cậpbật/tắt:

3.2. Tạo lập dữ liệu bản đồ


3.2.1. Nối các điểm cao trình
 Lệnh: NCT ↵
 Menu: Địa hình /Nối các điểm cao trình

Chức năng này cho phép nối các điểm cao trình bằng đường 3DPoly theo Mã điểm
hoặc theo Đặc tả của các điểm cao trình được chọn theo thứ tự thời gian chúng được tạo.

Hình 3-60. Giao diện lựa chọn kiểu nối.

57
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

3.2.2. Chèn địa vật theo mã hiệu cao trình


 Lệnh: CDV ↵
 Menu: Địa hình/Chèn địa vật theo mã hiệu cao trình

Hình 3-61. Giao diện lựa chọn tệp định nghĩa khối theo mã hiệu.

Chức năng này cho phép chèn địa vật 2D hoặc 3D theo mã hiệu của các điểm
đã được định nghĩa theo tệp *.dbf. Việc định nghĩa các khối bản vẽ theo các mã hiệu
của điểm cao trình được trình bày trong mục Định nghĩa bảng khối mã địa vật.

3.2.3. Vẽ mặt bằng nhà lá, ngói


 Lệnh: NHALA↵
 Menu: Bản đồ/Vẽ mặt bằng nhà lá, ngói
Chức năng này cho phép thể hiện mặt bằng của nhà có mái theo 3, 4 điểm hoặc
5 điểm trở lên phụ thuộc vào lựa chọn Số điểm nhập tại dòng nhắc Số điểm
nhập<3>/Undo/Điểm tiếp theo: sau khi đã nhập điểm đầu tiên. Nếu số điểm nhập
bằng 3 thì nhà có dạng hình chữ nhật, nếu số điểm nhập lớn hơn 3 thì nhà có biên
dạng đúng theo các điểm nhập vào.

3.2.4. Vẽ mặt bằng nhà tầng


 Lệnh: NHAT↵
 Menu: Bản đồ/Vẽ mặt bằng nhà lá, ngói
Chức năng này cho phép thể hiện mặt bằng của tầng theo 3, 4 điểm hoặc 5
điểm trở lên phụ thuộc vào lựa chọn Số điểm nhập tại dòng nhắc Số điểm
nhập<3>/số Tầng<2>/Cao chữ<1.5000>/Undo/Điểm tiếp theo: sau khi đã nhập
điểm đầu tiên. Nếu số điểm nhập bằng 3 thì nhà có dạng hình chữ nhật, nếu số điểm

58
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

nhập lớn hơn 3 thì nhà có biên dạng đúng theo các điểm nhập vào. Cuối cùng thể
hiện số tầng tại tâm.

Từ mặt bằng nhà lá và nhà tầng có thể dựng khối 3D của nhà khi cần thiết.

3.2.5. Tạo ký hiệu taluy


 Lệnh: KHTL ↵
 Menu: Địa hình /Tạo ký hiệu taluy

Chức năng này cho phép tạo ký hiệu taluy theo các điểm được nhập vào với
các thông số thể hiện như trên Hình 3-62.

Hình 3-62. Các thông số ký hiệu taluy.

3.2.6. Xuất cao độ TIN, POINT ra tệp TXT


 Lệnh: XTIN↵
 Menu: Địa hình/Xuất cao độ TIN, POINT ra tệp
Chức năng này cho phép xuất tọa độ các điểm cao trình (TIN) và các POINT
của AutoCAD ra tệp TXT theo định dạng X,Y,Z và ghi chú.

59
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chương 4. KHẢO SÁT TUYẾN


4.1. Khai báo chung
4.1.1. Chức năng tuỳ chọn
 Lệnh: TC↵
 Menu: KS Tuyến/Tùy chọn
Chức năng Tùy chọn cho phép khai báo một số thông số cài đặt chung khi
thiết kế tuyến. Cụ thể gồm các thông số sau:

Hình 4-63. Bảng tùy chọn.

• Rộng nửa dải: Khoảng cách nội suy các điểm mia tính từ tim cọc trên
tuyến sang hai bên khi xác định số liệu tự nhiên từ mô hình địa hình cho các
trắc ngang.
• Khoảng offset 3dFace: là khoảng cách ∆ Y của các bề mặt 3dFace của
tuyến được tạo ra cách tuyến.
• Tự động cập nhật thay đổi số liệu trắc dọc vào CSDL: mặc định khi thiết
kế đường đỏ, thay đổi, hiệu chỉnh trắc dọc... các số liệu sẽ không được tự
động cập nhật mà sau khi đã hiệu chỉnh xong cần phải Cập nhật cơ sở dữ
liệu để lưu các thay đổi. Để tự động cập nhật cần chọn tùy chọn này.

60
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

• Tỷ lệ: Dùng để đặt tỷ lệ giữa đơn vị lý trình với đơn vị khoảng cách lẻ và tỉ
lệ giữa đơn vị vẽ (thiết kế) và đơn vị trên giấy.
• Tệp mẫu bảng: Khai báo tệp mẫu bảng kết xuất số liệu (cắm cong, toạ độ
cọc, yếu tố cong...).
• Chép thưộc tính mặt cắt cho phép ta khai báo các thuộc tính của các đối
tượng do ANDDesign tạo ra có thể được sao chép khi sử dụng chức năng
Match Properties của AutoCAD, bao gồm việc sao chép thể hiện phần đầu
bảng, đặt các mức so sánh giống nhau, mẫu bảng cắt ngang và danh sách
các đường không hiện được lấy như nhau.
4.1.2. Tỉ lệ bản vẽ và khổ giấy
 Lệnh: TLKG↵
 Menu: Địa hình/Tỉ lệ bản vẽ và khổ giấy

Hình 4-64. Giao diện khai báo các tỉ lệ vẽ và khổ giấy.

Chức năng này cho phép khai báo các tỉ lệ có thể có của bản vẽ và các khổ giấy
in ra nhằm mục đích tự động xác định tỉ lệ bản vẽ trắc ngang sao cho có thể in vừa
trong khổ giấy được chọn khi thực hiện chức năng Tạo trắc ngang (lệnh TN) với tùy
chọn Tỉ lệ X tính theo khổ giấy.

61
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

4.1.3. Định nghĩa bảng khối mã địa vật


 Lệnh: KMDV↵
 Menu: KS Tuyến/Định nghĩa bảng khối mã địa vật
Các chức năng này cho phép định nghĩa khối 2D hoặc 3D thể hiện trên mặt
bằng hoặc trên mặt cắt ngang tương ứng với mã hiệu của các điểm cao trình. Trên
Hình 4-65 là định nghĩa tệp khối địa vật chèn trên mặt cắt ngang tương ứng theo các
mã điểm cao trình được nhập vào trong quá trình khảo sát địa hình.

Lưu ý: Các ghi chú phải nhập vào không dấu hoặc theo TCVN3 nếu không
sẽ gây ra lỗi của quá trình ghi tệp.

Hình 4-65. Định nghĩa khối theo mã hiệu cao trình.

4.2. Nhập số liệu và tạo tuyến


4.2.1. Nhập số liệu tuyến theo trắc dọc, trắc ngang
 Lệnh: NTDN↵
 Menu: KS Tuyến/Nhập số liệu theo TD-TN
1. Các chức năng chính

Các chức năng chính của phần nhập dữ liệu tuyến theo trắc dọc-trắc ngang
được thể hiện tại menu trải dọc Công cụ như Hình 4-66 bao gồm:

62
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 4-66. Nhập số liệu tuyến theo trắc dọc-trắc ngang.

• Lựa chọn dạng nhập số liệu: Trước khi nhập số liệu trắc dọc-trắc ngang
phải chọn kiểu nhập khoảng cách giữa các cọc trên trắc dọc và khoảng cách
giữa các điểm mia theo khoảng cách lẻ hay cộng dồn, cao độ điểm mia trên
trắc ngang theo chênh cao hay cao độ tự nhiên... như trên Hình 4-67.

Hình 4-67. Lựa chọn dạng dữ liệu nhập.

• Ký hiệu tiếp đầu đoạn cong: Cho phép thay đổi tên các cọc đặc biệt tại các
đoạn cong khi thấy cần thiết, nếu không mặc định tên cọc đặc biệt như
trong hộp thoại Hình 4-68.
• Thay đổi mức so sánh của số liệu: Nếu khi đã nhập xong dữ liệu trắc dọc-
trắc ngang mà cao độ toàn tuyến bị sai do xác định cao độ so sánh ban đầu

63
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

không phù hợp cần thay đổi bằng cách nâng hoặc hạ cao độ của tất cả các
cọc trên tuyến cần sử dụng chức năng này.
• Tìm cọc theo tên: Bằng cách nhập vào tên cọc hoặc lựa chọn trong danh
sách ta sẽ tìm được vị trí của cọc cần tìm.

Hình 4-68. Ký hiệu tiếp đầu đoạn cong.

Hình 4-69. Định dạng lại kiểu dữ liệu nhập.

• Chuyển đổi dữ liệu: Trường hợp chọn sai định dạng dữ liệu trắc dọc, trắc
ngang trước khi nhập so với số liệu thực tế (ví dụ: đúng ra cự ly giữa các
cọc theo khoảng cách lẻ, nhưng khi nhập do không chú ý định dạng khi
chọn chức năng Lựa chọn dạng nhập số liệu khoảng cách lại là cự ly cộng
dồn) ta có thể định dạng lại dữ liệu bằng chức năng này.

2. Nhập trắc dọc

Giao diện để nhập các thông số của các cọc trên tuyến (trắc dọc) ở bảng bên
trái của giao diện Hình 4-66.

64
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

• Cột Tên cọc dùng để nhập tên cọc. Cần lưu ý: các cọc TĐ (hoặc TD), P và TC
phải được ưu tiên nhập đầu trong tên ghép để ANDDesign có thể phân biệt được
đoạn cong, còn nhập ghép như H1+TĐ1 sẽ là không hợp lệ. Trong trường hợp
TC1 của đoạn cong đầu trùng với TD2 của đoạn cong tiếp thì vẫn phải nhập 2
cọc TC1 và TD2 với khoảng cách lẻ giữa chúng bằng 0. Mặt cắt ngang của TD2
không nhất thiết phải nhập. Tại đường cong chuyển tiếp tại điểm nối đầu nhất
thiết phải có tên cọc là ND và tại điểm nối cuối nhất thiết phải có tên cọc là NC.

• Tại cột Khoảng cách lẻ (hoặc Cộng dồn) có thể nhập theo khoảng cách lẻ
hoặc cộng dồn phù hợp với định dạng theo chức năng Lựa chọn dạng
nhập số liệu.

• Tại cột Cao độ TN nhập cao độ tự nhiên tại cọc tương ứng.

• Tại cột Cao độ TK nhập cao độ thiết kế tại cọc tương ứng nếu biết trước
(trường hợp tạo hồ sơ hoàn công).

• Tại cột Góc hướng trái cần phải nhập vào góc thay đổi hướng tuyến tại cọc.
Mặc định 180d0’0” (hoặc để trống không nhập) nghĩa là tuyến vẫn đi thẳng.
Nếu hướng tuyến thay đổi thì nhập vào giá trị góc được tính theo chiều kim
đồng hồ so với cọc trước đó, xem Hình 4-70. Giá trị góc cũng có thể nhập
vào theo định dạng dấu chấm thập phân như là 167.45.34. Riêng đối với
TĐ, P và TC, góc hướng tuyến được nhập tại cọc P. Có thể xem phần minh
hoạ để nhập cho đúng.

Hình 4-70.Góc chuyển hướng tuyến.

• Tại cột bán kính: tại đỉnh đường cong chuyển tiếp nhất thiết phải nhập bán
kính, còn đối với đường cong tròn không nhất thiết phải nhập giá trị bán

65
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

kính còn nếu nhập thì đấy chính là giá trị bán kính sẽ được dùng để điền
trên bản vẽ thiết kế.

• Ghi chú: có thể sử dụng ghi chú cọc như là một trong yếu tố xác định giá
trị tọa độ điểm, bán kính, độ dốc theo phương án 2 khi định nghĩa mẫu mặt
cắt hoặc là để xác định điều kiện không tồn tại của đường.

3. Nhập trắc ngang

Hai bảng bên phải của giao diện Hình 4-66 được dùng để nhập số liệu các điểm
mia tại cọc. Ở đây:

• Cột Khoảng cách lẻ (hoặc Cộng dồn) cho phép nhập khoảng cách giữa các
điểm mia có thể theo khoảng cách lẻ hoặc khoảng cách dồn tính từ tim cọc
sang phải hoặc sang trái.

• Cột Cao độ TN (hoặc Cao độ tương đối)cho phép nhập cao độ tuyệt đối của
điểm mia hoặc là cao độ tương đối giữa điểm mia sau so với điểm mia trước.

• Tại cột F.Code nhập số thứ tự của số hiệu vật trong thư viện vật địa hình hoặc là
ghi chú địa hình địa vật như “nắp cống”, “cột trụ BT”.... Nếu không tìm thấy ký
hiệu vật tương ứng với số hiệu trong thư mục “.\TerrianLib” thì F.Code
được điền trên trắc ngang như là một ghi chú.

• Cột Đặc tả dùng để nhập ghi chú các điểm mia nhằm mục đích sau này có
thể nối các điểm mia cùng ghi chú lại với nhau. Nếu ghi chú là “M1” hoặc
“MT” sẽ hiểu là mép nhựa bên trái và “M2” hoặc “MP” được hiểu là mép
nhựa phải của đường cũ có sẵn và trong quá trình khai báo mẫu mặt cắt cần
khai báo các đường FCode (đường địa hình dọc tuyến) có tên tương ứng.
Nếu nhập mép đường là 1 hoặc 2 thì sau này khi tạo tuyến chúng sẽ được
đổi thành M1 hoặc M2.

4. Định dạng tệp số liệu


1 ANDV6
2 ;Cac dong co dau cham phay (;) o dau la dong ghi chu khong nhat thiet phai co
3 ;KH NoiDau TiepDau Phan TiepCuoi NoiCuoi

66
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

4 ND TD P TC NC
5 ;CocKCLe MiaKCLe CDMiaTuongDoi CDoMiaTuongDoiSoVoiCoc
6 0 0 0 0
7 ; TenCoc KCach CDoTN CDoTK R Goc GhiChu
8 COC C25 0 4.1 4.5 0 180.0.0
9 TRAI
10 ;KC CDo Ma diem Dac ta
11 2.4 4.1
12 2.4 4.7 1 M1
13 3.2 4.7
14 5 4.7 M2
15 5.1 4.4
16 5.65 3.8 Cay
17 6.65 3.8 2
18 PHAI
19 13 4.8
20 COC TD4 58.4 4.73 4.7 0 180.0.0
21 TRAI
22 2 4.73 M1
23 2.7 4.53
24 3.2 3.83
25 3.7 3.53
26 5.7 3.53
27 PHAI
28 1 4.73 M2
29 1.5 4.43
30 1.5 4.13
31 11.5 4.13
32 COC P4 69.05 4.72 0 167.48.12
33 TRAI
34 1.8 4.72 M1
35 2.4 4.52

Hình 4-71. Định dạng tệp số liệu TDN của ANDDesign.

Trên Hình 4-71 là định dạng tệp số liệu trắc dọc trắc ngang của ANDDesign.
Tệp số liệu được ghi dưới dạng tệp TXT với các cột số liệu ngăn cách bởi dấu TAB
với cấu trúc như sau (có thể tham khảo tệp ..\ANDTechnology\Data\SLieu.and):

• Dòng 1 với ký tự ANDV6 là dòng đầu dùng để nhận dạng tệp số liệu.

• Dòng 2,3,5,7 và 10 với ký tự đầu là dấu chấm phẩy (;) được dùng để ghi
chú các dòng chú thích mô tả nội dung giá trị của cột ở hàng tiếp theo,
khi gặp các dòng này chương trình sẽ bỏ qua.

• Dòng 4 ghi thứ tự ký hiệu của nối đầu, tiếp đầu, phân, tiếp cuối và nối
cuối của các cọc tại các vị trí trên trong đoạn cong.

• Dòng 6 ghi định dạng số liệu được nhập như sau:

67
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

o Cột CocKCLe có giá trị 0 nghĩa là khoảng cách giữa các cọc được
nhập theo khoảng dồn, còn nếu nhập theo khoảng cách lẻ thì phải
có giá trị là 1.

o Cột MiaKCLe có giá trị 0 nghĩa là khoảng cách giữa các điểm mia
được nhập theo khoảng dồn, còn nếu nhập theo khoảng cách lẻ thì
phải có giá trị là 1.

o Cột CDMiaTuongDoi có giá trị 0 nghĩa là cao độ điểm mia có giá


trị tuyệt đối. Nếu chúng tương đối với nhau (điểm sau so với điểm
trước) thì giá trị phải là 1 khi cột CDMiaTuongDoiSoVoiCoc có
giá trị là 0, còn nếu CDMiaTuongDoiSoVoiCoc có giá trị là 1 thì
cao độ mia được nhập tương đối so với cao độ cọc.

• Dòng 8 nhập số liệu cọc: để nhận dạng là dòng số liệu cọc bắt buộc phải
có chữ COC tại cột đầu và các cột tiếp theo là tên cọc, khoảng cách giữa
các cọc theo định dạng khai báo ở dòng 6, cao độ tự nhiên là các giá trị
bắt buộc phải nhập. Tiếp theo là:

o Cột cao độ thiết kế CDoTK nếu để trống sẽ được hiểu là không


có.

o Cột bán kính R nếu để trống sẽ được hiểu là R=0.

o Cột góc hướng trái Goc với các giá trị độ, phút và giây ngăn cách
nhau bằng dấu chấm (.). Nếu không nhập góc hướng trái sẽ được
hiểu là 180o, nghĩa là đi thẳng.

• Dòng 9 với chữ TRAI sẽ là các hàng số liệu điểm mia trái với thứ tự các
cột là khoảng cách mia, cao độ mia, mã địa vật và đặc tả.

• Dòng 18 với chữ PHAI sẽ là các hàng số liệu điểm mia phải với thứ tự
các cột là khoảng cách mia, cao độ mia, mã địa vật và đặc tả.

Với định dạng như trên hoàn toàn có thể sử dụng Microsoft Excel để nhập và
khi ghi tệp lưu ý chọn định dạng Text (Tab delimited) *.txt.

68
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

4.2.2. Tạo tuyến mới


 Lệnh: T↵
 Menu: KS Tuyến/Tạo tuyến mới

Có 3 phương án có thể tạo một tuyến mới:

- Tạo tuyến mới từ tệp số liệu trắc dọc-trắc ngang: đầu tiên ta tiến hành
Chọn tệp... chỉ tệp số liệu .ntd, sau đó Chỉ điểm< bao gồm việc cần chỉ
điểm Gốc tuyến và Hướng của tuyến.

- Tạo tuyến mới từ các đối tượng AutoCAD: khi thực hiện Chọn
tuyến,polyline... nếu ta chọn các đối tượng AutoCAD như POLYLINE,
LINE thì trên cơ sở các đối tượng đó sẽ hình thành nên một tuyến mới.
Trường hợp nếu trước đó ta đã chọn tệp số liệu .ntd sau đó chọn một
tuyến đã định nghĩa sẵn thì tệp số liệu đó sẽ được gán theo tuyến.

- Tạo tuyến mới bằng cách vạch trên bản đồ: khi tiến hành Chỉ điểm< sau
dòng nhắc Gốc: sẽ xuất hiện dòng nhắc Undo/Bán kính<0.0000>/ Dài
chuyển tiếp<0.0000>/Góc chuyển hướng/<Tới điểm>: cho phép ta chỉ
các đỉnh tiếp theo của tuyến, mặc định với giá trị tùy chọn Bán kính và
Dài chuyển tiếp mà ta nhập vào trước đó. Nếu chiều dài chuyển tiếp
bằng 0 sẽ tạo đỉnh có cong tròn và ngược lại tạo đường cong chuyển tiếp
tại đỉnh.

Với tùy chọn Tải toàn bộ mặt cắt trong tệp cho phép tải vào toàn bộ các mẫu
mặt cắt đã được khai báo trong tệp mẫu mặt cắt vừa chọn. Tuy nhiên chỉ mẫu mặt cắt
được chọn tại Chọn mẫu mặt cắt là được kích hoạt để sử dụng, sau này để thay đổi
mẫu mặt cắt hiện thời của tuyến cần vào chức năng Mẫu mặt cắt khi hiệu chỉnh
tuyến bằng lệnh HCA.

69
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 4-72. Giao diện tạo một tuyến mới.

4.3. Tạo cọc trên tuyến


4.3.1. Phát sinh cọc theo tuyến
 Lệnh: PSC↵
 Menu: KS Tuyến/Tạo cọc/ Phát sinh cọc theo tuyến

Chức năng này cho phép chèn hoặc phát sinh cọc theo một trong các đường
trên tuyến mà ta chọn tại dòng nhắc Chọn đường tuyến:

Khi chọn Phát sinh cọc có thể tạo được các cọc theo đường trên tuyến đã chọn
cách nhau một khoảng theo Khoảng cách giữa các cọc được nhập vào và bắt đầu Từ
khoảng dồn cho đến Tới khoảng dồn. Trắc ngang tự nhiên tự động xác định theo theo
mô hình địa hình đã được khai báo trong giới hạn hai lần bề rộng nửa dải được khai báo
ở chức năng Tùy chọn . Đồng thời với quá trình phát sinh cọc có thể đồng thời xác định
trắc dọc tự nhiên nếu chọn thùy chọn Xác định trắc dọc tự nhiên nếu không thì sau này
có thể sử dụng chức năng hiệu chỉnh tuyến để xác đinh trắc dọc tự nhiên.

70
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 4-73. Phát sinh hoặc chèn cọc theo tuyến.

4.3.2. Phát sinh cọc đặc biệt


 Lệnh: PSCDB↵
 Menu: KS Tuyến/ Tạo cọc/Phát sinh cọc đặc biệt

Đối với các cọc tại đỉnh hoặc trên cung cong... được gọi là các cọc đặc biệt và
ta có thể tạo ra chúng với chức năng Phát sinh cọc đặc biệt..., giao diện được thể
hiện trên Hình 4-74.

Hình 4-74. Phát sinh các cọc đặc biệt.

Nếu chọn Phát sinh cọc trong đoạn cong với KC thì các cọc sẽ được phát sinh
theo khoảng cách được nhập từ hai đầu của đoạn cong vào tâm.

Trong trường hợp trên tuyến có các lỗ khoan địa chất việc chèn các cọc tại các
lỗ khoan được thực hiện với tùy chọn Phát sinh cọc theo lỗ khoan.

71
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Khi chọn tùy chọn Chèn cọc có thể chèn thêm một cọc trên tuyến theo Tại khoảng dồn
hoặc tại điểm được chỉ trên tuyến khi chọn chức năng Chỉ điểm.

4.3.3. Tạo cọc theo mã điểm cao trình


 Lệnh: TCMD↵
 Menu: KS Tuyến/ Tạo cọc/Tạo cọc theo mã điểm cao trình

Trong quá trình khảo sát khi mà không có điều kiện cắm cọc như khảo sát
tuyến của khúc sông chúng ta cần đánh dấu mã điểm các điểm đo xác định phương
của mặt cắt và để tạo cọc (mặt cắt) qua chúng sử dụng chức năng này.

Hình 4-75. Tạo cọc theo mã điểm hoặc đặc tả.

Ví dụ, khi khảo sát ta đánh dấu mã điểm MNTR1-1, MNPH1-2 của mặt cắt 1;
MNTR2-1, MNPH2-2 của mặt cắt 2...; để tạo cọc 1; 2...(tên nằm giữa tiếp đầu và tiếp
cuối là thay đổi, ví dụ như 1,2,3....) sau khi đã vạch tim tuyến bằng chức năng Tạo
tuyến ta cần chọn đường tuyến tại dòng nhắc Chọn đường tuyến: và chọn các điểm
cao trình đã được tạo trước (ví dụ bằng chức năng Tạo điểm đo từ tệp TXT) tại
dòng nhắc Chọn các điểm cao trình và chương trình sẽ tự động tìm kiếm các điểm
mia thỏa mãn điều kiện để tạo cọc. Sau đó cần sử dụng chức năng Xác định các
điểm đo (TIN) theo cọc để tự động xác định các điểm cao trình thuộc mặt cắt.

Tại ô nhập tiếp đầu và tiếp cuối của cao trình không nhất thiết phải nhập đầy
đủ cả hai thành phần.

4.3.4. Tạo cọc qua hai điểm


 Lệnh: TC2D↵

72
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

 Menu: KS Tuyến/ Tạo cọc/Tạo cọc qua hai điểm

Cho phép tạo từng cọc một bằng cách khai 02 điểm mà mặt cắt cần đi qua.

4.4. Tạo mặt cắt


4.4.1. Tạo trắc dọc
 Lệnh: TD↵
 Menu: KS Tuyến/Tạo trắc dọc

Hình 4-76. Khai báo số liệu trắc dọc cần tạo mới.

Hình 4-77. Trắc dọc của tuyến thiết kế.

73
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Trên Hình 4-76 là giao diện khai báo trắc dọc cần tạo mới. Nếu tuyến đường đã
được thiết kế thì trắc dọc mới sẽ bao gồm cả trắc dọc tự nhiên và trắc dọc thiết kế. Để tạo
trắc dọc mới cần chọn một mẫu bảng trắc dọc vì trên tuyến có thể có nhiều mẫu bảng trắc
dọc có thể thể hiện, trắc dọc thể hiện số liệu từ cọc tới cọc.... Khoảng cách tối thiểu là
khoảng cách tính bằng mm thể hiện ngoài giấy tính từ vị trí thấp nhất của đường trắc dọc tự
nhiên so với điểm gốc thể hiện trắc dọc. Nếu cần lấy lại mức so sánh của trắc dọc vừa xóa
trước thì có thể chọn Mức so sánh cũ. Kết quả ta có thể hiện trắc dọc trên bản vẽ như tại
Hình 4-77.

4.4.2. Tạo trắc ngang


 Lệnh: TN ↵
 Menu: KS Tuyến/ Tạo trắc ngang

Hình 4-78. Giao diện tạo trắc ngang mới.

Chức năng này cho phép tạo các trắc ngang mới. Trên tuyến thiết kế có thể
được áp nhiều kiểu mẫu mặt cắt, phụ thuộc vào tên mẫu mặt cắt được chọn tại mục
Mẫu mặt cắt sẽ xuất hiện danh sách số cọc có thể tạo mặt cắt ngang tại mục Từ cọc
và Tới cọc. Trong mẫu mặt cắt được chọn có thể có nhiều mẫu bảng cắt ngang và ta
cần chọn mẫu bảng cần thiết. Nếu tùy chọn Bỏ qua trắc ngang không có số liệu
được chọn thì các cọc không có số liệu trắc ngang tự nhiên sẽ không thuộc danh sách

74
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

các cọc có thể tạo được trắc ngang mới. Khoảng cách trái và Khoảng cách phải là
các giá trị lấy sang hai bên so với tim cọc ta muốn thể hiện trắc ngang khi không lựa
chọn Vẽ hết số liệu khảo sát, nếu không, toàn bộ số liệu khảo sát sẽ được thể hiện
trên trắc ngang.

Với việc lựa chọn cho phép tự


động xác định tỉ lệ X theo khổ giấy được chọn (trường hợp xuất số liệu trắc ngang
khảo sát), còn tỉ lệ Y sẽ bằng tỉ lệ nhập vào nếu nó nhỏ hơn tỉ lệ X tính được và bằng
nếu lớn hơn. Sau này để in tự động định dạng theo đúng khung bản vẽ của khổ giấy
(theo bản vẽ khung tên có bề rộng và cao đúng bằng kích thước khổ giấy) vừa chọn
cần sử dụng chức năng Tạo bản in trắc ngang.

C?c: C25 C?c: TD4


Km:0+00 Km:0+58.4000
0.4000

-0.0300
3% 2% 2% 3%
3% 2% 2% 3% 1
:1.
.5 5
1:1

MSS:-5.00 MSS:-4.00
4.45

4.50

4.45

4.41

4.65
4.62
4.61
4.13
4.42

4.42

4.41
4.42

3.53

4.62
4.61
4.65

4.70

CAO Ð? THI?T K? CAO Ð? THI?T K?

KHO? NG CÁCH L? 1.34 1.00 2.75 2.75 1.00 2.10 KHO? NG CÁCH L? 1.63 1.00 2.75 2.75 1.000.73
3.80

4.70

4.10

4.64

3.53

3.53

4.43
3.80

3.80
4.40
4.70

4.70
4.10

3.53

3.83
4.53
4.73

4.73
4.73
4.13

4.13
CAO Ð? T? NHIÊN CAO Ð? T? NHIÊN
0.55

0.00

0.50

0.50
0.10

0.50

KHO? NG CÁCH MIA 3.35 1.00 1.80 0.80 2.40 10.00 KHO? NG CÁCH MIA 4.30 2.00 0.70 2.00 1.00 8.50

Hình 4-79. Trắc ngang tại các cọc thuộc tuyến.

Ngoài ra ta cần nhập vào một số thông số khác nhằm thể hiện các trắc ngang
trên bản vẽ và cuối cùng ta sẽ có các bản vẽ trắc ngang như tại Hình 4-79 sau khi chỉ
điểm bắt đầu vẽ tại dòng nhắc Điểm chèn:.

Trường hợp trong bản vẽ điện tử hiện thời có hơn một tuyến thì khi thực hiện lệnh sẽ
xuất hiện dòng nhắc Chọn tuyến hoặc cọc: cho phép ta chọn tuyến hoặc một cọc
muốn tạo trắc ngang mới.

75
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

4.5. Phụ trợ tuyến


4.5.1. Khai báo bán kính điền
 Lệnh: BKD ↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ tuyến/Khai báo bán kính điền

Đối với các đỉnh cong tròn trên tuyến nếu được tạo từ số liệu trắc dọc-trắc ngang
thường có giá trị lẻ, cho nên khi điền các giá trị bán kính đó trên tuyến hoặc trên trắc dọc
cũng sẽ bị lẻ, hoặc khi tra các yếu tố siêu cao theo tiêu chuẩn có thể dẫn tới trường hợp sẽ
tra sang khoảng khác, nhằm mục đích tránh các sai sót trên cần phải nhập các giá trị bán
kính được làm tròn cho các cung cong của các đường trên tuyến (được chọn tại dòng nhắc
Chọn đường tuyến:). Nếu tại giao diện Hình 4-80 tại cột Bán kính điền để trống thì giá
trị bán kính dùng để điền và tra sẽ là bán kính thực của nó.

Hình 4-80. Khai báo bán kính điền.

4.5.2. Khai báo và điền ghi chú


 Lệnh: DGC↵
 Menu: KS Tuyến/ Phụ trợ tuyến/Khai báo và điền ghi chú

Chức năng này cho phép điền các ghi chú cầu và cống trên tuyến hoặc trắc dọc
mà không cần vẽ cầu hoặc cống trên đó.

76
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 4-81. Nhập và tạo các ghi chú trên tuyến.

4.5.3. Điền yếu tố cong trên tuyến


 Lệnh: YTC ↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ tuyến/ Điền yếu tố cong trên tuyến

Hình 4-82. Điền ký hiệu yếu tố cong.

Sau khi chọn một đường trên mặt bằng tuyến tại dòng nhắc Chọn đường tuyến:
ta có thể thực hiện việc điền các yếu tố cong của các đỉnh có bố trí cong của đường
vừa được chọn cách đường tuyến đó một khoảng được nhập tại Khoảng offset:. Các
yếu tố cong sẽ được điền về phía bụng của cung cong tại đỉnh.

4.5.4. Điền các thông số cọc trên tuyến


 Lệnh: DTC ↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ tuyến/Điền các thông số cọc trên tuyến

77
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 4-83. Điền các thông số cọc.

Cho phép điền cao độ cọc và đồng thời cả tên cọc trên tuyến. Việc điền tên cọc
có thể về Cả hai phía của tuyến theo kiểu so le cọc, hoặc chỉ bên Trái hoặc bên Phải
hoặc chính giữa tâm tuyến với các dòng chữ tên cọc được xoay Dọc tuyến hoặc Theo
UCS (điền nằm ngang theo UCS hiện thời).

4.5.5. Điền lý trình cọc trên tuyến


 Lệnh: DLTC ↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ tuyến/Điền lý trình cọc trên tuyến

Cho phép điền lý trình của cọc trên tuyến sau khi nhập các thông số được yêu
cầu tại giao diện Hình 4-84.

Hình 4-84. Nhập thông số điền lý trình.

78
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

4.5.6. Điền cao độ trắc ngang theo tuyến


 Lệnh: DCTT ↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ tuyến/Điền cao độ tự nhiên trắc ngang theo tuyến

Cho phép điền giá trị cao độ tự nhiên của cắt ngang tại các cọc sau khi đã khai
báo định dạng kiểu điền tại giao diện Hình 4-85.

Hình 4-85. Giao diện nhập định dạng thông số điền cao độ tự nhiên.

4.6. Hiệu chỉnh tuyến


4.6.1. Định vị lại tuyến
 Lệnh: DVT ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Định vị lại tuyến

Chức năng này cho phép xoay tuyến được chọn đi một góc. Trong trường hợp
nếu trên bản vẽ có hơn 1 tuyến sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn tuyến: và tâm xoay sẽ là
đỉnh tim tuyến gần điểm vừa chọn tuyến nhất, còn nếu trên bản vẽ chỉ có 1 tuyến sẽ
xuất hiện dòng nhắc Chỉ đỉnh: để ta chọn đỉnh tâm xoay là đỉnh của đường tim tuyến
gần điểm vừa chỉ nhất. Tiếp theo sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn các đối tượng khác.
Select objects: cho phép ta chọn các đối tượng CAD khác sẽ cùng xoay với tuyến.
Cuối cùng ta nhập vào vị trí mới của đỉnh tuyến vừa chọn tại dòng nhắc Gốc mới: và
hướng tuyến tính từ đỉnh tuyến dịch chuyển tới đỉnh tiếp theo tại dòng nhắc Hướng:

79
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

4.6.2. Định vị cọc theo tim tuyến


 Lệnh: DVC↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Định vị cọc theo tim tuyến

Trong quá trình hiệu chỉnh tuyến, tim cọc có thể không nằm trên tim tuyến và
hướng cắt ngang có thể không vuông góc với hướng tuyến, để hiệu chỉnh điều này
cần sử dụng chức năng định vị cọc theo tim tuyến. Tại dòng nhắc Chọn tuyến hoặc
cọc: nếu chọn tuyến thì toàn bộ các cọc của tuyến sẽ được định vị lại, nếu không sẽ là
các cọc được chọn. Việc định vị lại được thực hiện theo nguyên tắc, từ tim cọc chiếu
vuông góc tới tim tuyến sẽ là tim mới của cọc và hướng cắt ngang sẽ được xoay lại
sao cho vuông góc với tim tuyến tại vị trí mới.

4.6.3. Xác định các điểm đo (TIN) theo cọc


 Lệnh: DVM ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/ Xác định các điểm đo (TIN) theo
cọc

Hình 4-86. Khoảng sai lệch các điểm mia cần định vị lại.

Sau khi thực hiện Tạo cọc theo mả điểm cao trình hoặc Tạo cọc qua hai
điểm, hoặc vì lý do nào đó ta cần gán các điểm cao trình theo các cọc của nó cần sử
dụng chức năng Xác định các điểm đo (TIN) theo cọc. Như trên Hình 4-86 các điểm
cao trình nằm trong ô hình chữ nhật dọc theo phương của cọc có bề rộng bằng 2 lần

80
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Bề rộng nửa giải đã được khai báo tại chức năng Tùy chọn ở trên và chiều cao bằng
0.5*2 sẽ được qui về cho cọc. Với các thông số tùy chọn loại điểm đột biến hoặc loại
điểm thẳng hàng cho phép loại bớt các điểm cao trình trong vùng nhưng để lại các
điểm cao trình có mã hiệu hoặc mô tả có tiếp đầu là một trong các tiếp đầu ngăn cách
nhau bằng dấu chấm phẩy được nhập tại ô Để lại các điểm có tiếp đầu:.

4.6.4. Xác định và sắp xếp thứ tự cọc theo khoảng dồn
 Lệnh: SXC ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Xác định và sắp xếp thứ tự cọc theo
khoảng dồn

Bằng các lệnh của AutoCAD ta có thể điều chỉnh vị trí của các cọc trên tuyến,
hoặc chỉnh tuyến, hoặc định vị lại cọc... làm cho khoảng dồn của cọc so với đầu
tuyến thay đổi dẫn tới thứ tự sắp xếp của chúng trong CSDL chương trình không
đúng, do đó cần sử dụng chức năng này để xác định lại khoảng dồn và sắp xếp lại thứ
tự của chúng theo khoảng dồn trong CSDL.

4.6.5. Hiệu chỉnh tên cọc


 Lệnh: STC ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Hiệu chỉnh tên cọc

Bằng chức năng này có thể hiệu chỉnh một cách nhanh chóng tên các cọc, cách
đánh số... đặc biệt là trong trường hợp đảo chiều tuyến sẽ dẫn tới việc cần đánh số lại
các cọc và tên của chúng.

Hình 4-87. Giao diện hiệu chỉnh tên cọc.

81
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

4.6.6. Xóa cọc theo tên


 Lệnh: XC ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Xóa cọc theo tên

Chức năng này cho phép xóa các cọc có tiếp đầu được nhập vào. Như tại Hình
4-88 tất cả các cọc có tiếp đầu là C sẽ bị xóa.

Hình 4-88. Nhập tiếp đầu cọc cần xóa.

4.6.7. Hiệu chỉnh số liệu trắc ngang của tuyến


 Lệnh: HCTDN ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh tuyến/Hiệu chỉnh số liệu trắc ngang

Chức năng hiệu chỉnh số liệu tuyến cho phép hiệu chỉnh số liệu trắc dọc và trắc
ngang của tuyến. Có thể hiệu chỉnh lại số liệu hoặc có thể sử dụng chức năng Mở tệp
để mở tệp số liệu khảo sát mới và sau đó sử dụng chức năng Tệp->Cập nhật lại số
liệu tuyến.

Hình 4-89. Chỉnh hướng tuyến.

Thông thường khi hiệu chỉnh lại số liệu các điểm mia trên tuyến bằng chức
năng này thì các góc chuyển hướng trái sẽ không bị hiệu chỉnh nếu ta trả lời No tại
giao diện Hình 4-89, còn nếu ta chọn Yes thì các góc chuyển hướng trái sẽ được điều
chỉnh theo số liệu mới.

82
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

4.6.8. Hiệu chỉnh đường cong nằm


 Lệnh: HCC ↵
 Menu: KS Tuyến/ Hiệu chỉnh đường cong nằm

Chức năng hiệu chỉnh yếu tố cong cho phép hiệu chỉnh yếu tố cong của các
đỉnh thuộc đường trên tuyến sau khi trả lời dòng nhắc Chọn đường trên tuyến cần bố
trí cong nằm:.

Khi hiệu chỉnh đường trên tuyến, dạng cong có thể là cong tròn hoặc dạng
đường chuyển tiếp (xoắn clôtôít) như tại Hình 4-90.

Hình 4-90. Hiệu chỉnh yếu tố cong của các đường trên tuyến.

Khi bố trí cong tròn nếu bán kính nhập vào quá lớn sẽ xuất hiện cảnh báo như
Hình 4-91, sau đó giá trị bán kính sẽ được xác định lớn nhất theo cánh tay đòn T
ngắn nhất của đỉnh.

Tùy chọn cHèn và Loại của dòng nhắc TIếp theo/TRước kia/cHèn/Loại/Cắt/
THoát <TIeptheo>: cho phép chèn thêm đỉnh hoặc loại bỏ đỉnh của đường đang hiệu
chỉnh. Tùy chọn Cắt khi được chọn sẽ coi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp theo
sẽ là không xác định. Khi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp theo là không xác
định thì với tùy chọn Nối cho phép khôi phục lại trạng thái trước khi Cắt.

83
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 4-91. Cảnh báo khi bán kính cong tròn qua lớn

4.7. Tính toán số liệu


4.7.1. Tính toán số liệu toàn tuyến
 Lệnh: TT ↵
 Menu: KS Tuyến/ Tính toán số liệu toàn tuyến
Chức năng này sẽ tính toán toàn bộ số liệu thiết kế trên toàn tuyến. Trước khi
Tạo trắc ngang tự nhiên cần thực hiện chức năng này. Khi số tuyến thiết kế trong
bản vẽ hiện thời hơn 1 tuyến sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn tuyến: để ta có thể lựa
chọn tuyến cần tính toán dữ liệu.

4.7.2. Tính toán tại mặt cắt


 Lệnh: TTC ↵
 Menu: KS Tuyến/Tính toán tại mặt cắt
Chức năng này sẽ tính toán toàn bộ số liệu thiết kế tại một mặt cắt đơn lẻ. Tại
dòng nhắc Chọn cọc hoặc trắc ngang: cần chọn cọc hoặc trắc ngang cần tính toán số
liệu đơn lẻ.

4.7.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu


 Lệnh: CNDL ↵
 Menu: KS Tuyến/Cập nhật cơ sở dữ liệu
Chức năng này dùng để cập nhật số liệu trắc dọc hoặc trắc ngang vừa được
hiệu chỉnh vào cơ sở dữ liệu của tuyến. Tại dòng nhắc Chọn trắc dọc hoặc trắc
ngang: cần chọn trắc dọc hoặc trắc ngang cần cập nhật cơ sở dữ liệu.

84
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

4.8. Phụ trợ trắc dọc-trắc ngang


4.8.1. Tạo cầu trên trắc dọc
 Lệnh: CAU↵

 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ TD-TN/Tạo cầu trên trắc dọc

Sau khi chọn trắc dọc tại dòng nhắc Chọn trắc dọc: sẽ xuất hiện giao diện cho
phép nhập vị trí bắt đầu đặt cầu như tại Hình 4-92, vị trí cầu có thể bắt đầu từ một cọc
nào đó hoặc là tại khoảng dồn hay lý trình.

Khai báo các thông số của cầu chủ yếu đó là khẩu độ và cao độ của các trụ, mố
cầu. Phụ thuộc vào các kiểu cầu được chọn thể hiện ký hiệu cầu trên bản vẽ tuyến sẽ
khác nhau, ngoài ra nếu chọn các khối mố, trụ và thành cầu trong thư viện thích hợp
cho phép thể hiện hình ảnh 3 chiều của cầu. Để hiệu chỉnh số liệu cầu đã được tạo sử
dụng chức năng Hiệu chỉnh đối tượng AND.

Hình 4-92. Nhập các thông số cầu.

4.8.2. Tạo cống trên trắc dọc


 Lệnh: CONG↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ TD-TN/Tạo cống trên trắc dọc

85
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 4-93. Nhập các thông số cống.

Tương tự như chức năng tạo cầu, chức năng tạo cống cho phép khai báo kiểu
cống bản hoặc cống tròn bắt đầu từ một vị trí nào đó. Các thông số của cống cần phải
khai báo được thể hiện tại Hình 4-93. Cao độ đỉnh cần nhập đó là cao độ đỉnh cống.

4.8.3. Cập nhật cống theo vị trí trên trắc dọc


 Lệnh: CNVTC↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ TD-TN/Cập nhật cống theo vị trí trên trắc dọc

Trong quá trình thiết kế do hiệu chỉnh đường đỏ thiết kế nên cần phải bố trí lại
vị trí các cống trên trắc dọc. Để vị trí các cống trên tuyến phù hợp với vị trí mới cần
phải sử dụng chức năng này.

4.8.4. Điền thước tỉ lệ


 Lệnh: DTTL ↵

 Menu: KS Tuyến/ Phụ trợ TD-TN/Điền thước tỉ lệ


Chức năng này cho phép ta điền thước tỉ lệ ở 2 đầu của mặt lên các mặt cắt đã
được chọn tại dòng nhắc Hãy chọn các mặt cắt:.

86
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 4-94. Các thông số thước tỉ lệ.

4.8.5. Điền lý trình trên trắc dọc


 Lệnh: DLTTD ↵

 Menu: KS Tuyến/ Phụ trợ TD-TN/Điền lý trình cắt dọc


Chức năng này cho phép ta điền các ký hiệu lý trình tại các vị trí KM và đầu
cuối của trắc dọc.

4.8.6. Điền ghi chú trên trắc dọc


 Lệnh: DGCTD↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ TD-TN/Điền ghi chú trên trắc dọc

Để tạo các ghi chú đã được khai báo tại chức năng Khai báo ghi chú trên trắc
dọc cần sử dụng chức năng này và chỉ các ghi chú nằm trong khoảng lý trình mà trắc
dọc được chọn thể hiện mới được điền trên trắc dọc này.

4.8.7. Điền mã hiệu, mô tả trên trắc ngang


 Lệnh: DMHTN↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ TD-TN/Điền mã hiệu, mô tả trên trắc ngang

Để điền các mã điểm hoặc mô tả của các điểm cao trình có tiếp đầu là một
trong các tiếp đầu được nhập ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy, trên trắc ngang
sau khi chọn các trắc ngang cần điền tại dòng nhắc Hãy chọn các trắc ngang:.

87
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 4-95. Điền mã điểm hoặc mô tả trên trắc ngang.

4.8.8. Chèn địa vật theo mã hiệu trên trắc ngang


 Lệnh: DVTN↵

 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ TD-TN/Chèn địa vật trên trắc ngang

Sau khi chọn các trắc ngang cần chèn địa vật thì các địa vật sẽ đã được khai
báo trong quá trình Nhập số liệu tuyến theo TD-TN sẽ được chèn theo đúng vị trí
của chúng trên trắc ngang với các khối được định nghĩa lưu trong tệp *.dbf được chỉ
rõ tại giao diện Hình 4-96.

Hình 4-96. Khai báo tệp định nghĩa khối mã địa vật.

4.9. Hiệu chỉnh


4.9.1. Chỉnh đườngTdnPolyline theo Polyline
 Lệnh: TPTP ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh/Chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline

Các đối tượng của ANDDesign là các đối tượng CustomObject của AutoCAD.
Trong đó các đối tượng tuyến, mặt cắt được hình thành bởi các đường polyline được

88
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

gọi là TdnPolyline. Để chỉnh đường TdnPolyline theo Polyline đầu tiên cần chọn
đường TdnPolyline cần hiệu chỉnh tại dòng nhắc Chọn TdnPolyline: sau đó chọn
đường Polyline (vẽ bằng lệnh PL) tại dòng nhắc Chọn Polyline:. Ta cũng có thể lựa
chọn lại đường TdnPolyline tại giao diện Hình 4-97.

Hình 4-97. Chọn đường TdnPolyline.

4.9.2. Dịch chỉnh TdnPolyline trắc dọc theo Y


 Lệnh: DTPTY ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh/Dịch chỉnh TdnPolyline trắc dọc theo Y

Hình 4-98. Lựa chọn thông số dịch chỉnh.

Sau khi đã chọn đường TdnPolyline tại dòng nhắc Chọn TdnPolyline: cần phải
nhập vào gia số dịch chỉnh và toàn bộ cao trình của đường đó sẽ dịch chỉnh thẳng
đứng bằng một lượng vừa nhập nếu như không chọn Nâng từng đoạn, còn nếu có
chọn tùy chọn này thì chỉ đoạn chứa điểm khi chọn đường TdnPolyline mới được
dịch chỉnh (thường sử dụng khi cần dịch chỉnh các đoạn kênh, cống). Nếu
TdnPolyline là một trong các đường thiết kế kênh, cống thì tất cả các đường trong
nhóm đường thiết kế kênh, cống sẽ dịch chuyển theo nếu chọn tùy chọn Dịch chỉnh
các đường liên quan (Hình 4-98).

89
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

4.9.3. Offset đường TdnPolyline thành Polyline


 Lệnh: OTP ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh/Offset đường TdnPolyline thành Polyline

Với chức năng này ta có thể tạo một đường POLYLINE từ một đường
TdnPolyline. Tại dòng nhắc Khoảng offset<2.0000>: nếu giá trị nhập vào dương
hoặc âm sẽ tạo một đường POLYLINE tương ứng bên phải hoặc bên trái của đường
TdnPolyline.

4.9.4. Loại đỉnh TdnPolyline đột biến trên mặt cắt


 Lệnh: LDDB ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh/Loại đỉnh TdnPolyline đột biết trên mặt cắt

Với chức năng này cho phép loại các đỉnh được coi là đột biến của đường
TdnPolyline thuộc mặt cắt. Đó là các đỉnh dốc thẳng hoặc gần nhau. Đầu tiên sẽ xuất
hiện giao diện Hình 4-99 để khai báo điều kiện loại sau đó sẽ là các dòng nhắc Chọn
đường TdnPolyline của mặt cắt: để chọn các đường TdnPolyline thuộc mặt cắt cần
loại đỉnh đột biến.

Hình 4-99. Điều kiện loại các đỉnh.

4.9.5. Ngắt đoạn TdnPolyline


 Lệnh: NDT ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh/Ngắt đoạn TdnPolyline

Chức năng này cho phép ngắt đường TdnPolyline làm đôi tại điểm chỉ khi
chọn đường TdnPolyline tại dòng nhắc Chọn đường TdnPolyline:. Nó được Sử dụng

90
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

khi cần nâng cao độ của từng đoạn TdnPolyline riêng lẻ khi sử dụng chức năng Dịch
chỉnh TdnPolyline trắc dọc theo Y tại mục 4.9.2.

4.9.6. Xóa đoạn thuộc TdnPolyline


 Lệnh: XDTP ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh/Xóa đoạn thuộc TdnPolyline

Chức năng này cho phép xóa các đoạn nhỏ từ đỉnh tới đỉnh của TdnPolyline
mà ta chọn được tại dòng nhắc Chọn đoạn thuộc TdnPolyline:.

4.9.7. Xóa đường TdnPolyline


 Lệnh: XTP ↵
 Menu: KS Tuyến/Hiệu chỉnh/Xóa đường TdnPolyline

Chức năng này cho phép xóa đường TdnPolyline mà ta chọn được tại dòng
nhắc Chọn TdnPolyline:.

4.10. Các lớp địa chất


4.10.1. Nhập các lớp địa chất
 Lệnh: LDC ↵
 Menu: KS Tuyến/Các lớp địa chất/Nhập các lớp địa chất trên mặt cắt

Hình 4-100. Nhập các lớp địa chất.

Chức năng nhập chiều sâu các lớp địa chất trên trắc dọc hoặc trắc ngang tùy
thuộc vào đối tượng được chọn tại dòng nhắc Chọn trắc dọc hoặc trắc ngang:, tiếp

91
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

theo Chỉ điểm: vị trí nhập chiều sâu của các lớp địa chất và kết quả sẽ hiện giao diện
nhập chiều sâu của các lớp như trên Hình 4-100, nếu vị trí nhập chiều sâu trùng với vị
trí lỗ khoan thì giá trị chiều sâu của các lớp sẽ được lấy theo chiều dầy các lớp lỗ
khoan đã được nhập từ trước.

4.10.2. Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang


 Lệnh: NDCTN ↵
 Menu: KS Tuyến/Các lớp địa chất/Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang

Chức năng này cho phép tạo các lớp địa chất trên trắc ngang đồng dạng hoặc
ngang phẳng với độ dốc nào đó khi đã có cao độ các lớp địa chất trên trắc dọc. Nếu
tại dòng nhắc Chọn tuyến, cọc hoặc trắc ngang: ta chọn tuyến thì có thể tạo các lớp
địa chất trên toàn bộ cắt ngang của tuyến nếu không sẽ chỉ là tại các cọc nào đó nếu
chọn các cọc hoặc trắc ngang.

Hình 4-101. Tạo đồng loạt các lớp địa chất trên trắc ngang.

4.10.3. Chỉnh đường địa chất theo tự nhiên


 Lệnh: SDC ↵
 Menu: KS Tuyến/Các lớp địa chất/Chỉnh đường địa chất theo tự nhiên

Trong quá trình hiệu chỉnh đường tự nhiên của các mặt cắt có thể xảy ra
trường hợp cao độ của các lớp địa chất lớn hơn lớp bề mặt hoặc cao độ lớp sau cao
hơn lớp trước để chỉnh lại các đường thể hiện lớp địa chất cần thực hiện chức năng
này.

92
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

4.10.4. Cập nhật địa chất trắc dọc theo trắc ngang
 Lệnh: TD2TN↵
 Menu: KS Tuyến/Các lớp địa chất/Cập nhật địa chất trắc dọc theo trắc ngang

Chức năng này cho phép cập nhật lại cao độ của các lớp địa chất trên trắc dọc
theo cao độ của các lớp địa chất tương ứng trên trắc ngang.

4.10.5. Cập nhật địa chất trắc ngang theo trắc dọc
 Lệnh: TN2TD↵
 Menu: KS Tuyến/Các lớp địa chất/Cập nhật địa chất TN theo trắc dọc

Chức năng này cho phép cập nhật lại cao độ của các lớp địa chất trên trắc
ngang theo cao độ của các lớp địa chất tương ứng trên trắc dọc. Thực chất là dịch
chuyển toàn bộ cao độ của các lớp địa chất trên trắc ngang theo cốt cao độ của chúng
trên trắc dọc.

4.11. Chức năng phụ trợ chung


4.11.1. Tra lý trình
 Lệnh: TLT ↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ/Tra lý trình

Cho phép tra cứu lý trình theo tuyến hoặc trắc dọc tại một điểm nào đó. Sau
khi chọn đối tượng tại dòng nhắc Chọn tuyến hoặc trắc dọc: ta cần chỉ điểm tra cứu
tại dòng nhắc Chỉ điểm: sẽ biết được lý trình dưới dạng như Lý trình: 0+22.8598
Khoảng cách dồn: 22.8598.

4.11.2. Điền ký hiệu lý trình


 Lệnh: DLT ↵
 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ/Điền ký hiệu lý trình

Chức năng này cho phép tạo các ký kiệu lý trình đã được định nghĩa tại mục
Ký hiệu LT và các thông số khác khi định nghĩa mẫu mặt cắt. Trên Hình 4-102 là
giao diện cho phép ta xác định kiểu ký hiệu cần điền và vị trí tạo các ký hiệu lý trình
trên tuyến hoặc trắc dọc tùy thuộc vào đối tượng được chọn tại dòng nhắc Chọn

93
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

tuyến hoặc trắc dọc:. Tạo ký hiệu lý trình có thể theo Từng vị trí bằng cách chỉ điểm
hoặc nhập khoảng cách dồn hoặc tạo theo Các nhóm như tại tất cả các cọc, tại tất cả
các cọc H (chẵn 100m) và tại các điểm đặc biệt của đoạn cong.

Hình 4-102. Khai báo vị trí điền lý trình.

4.11.3. Tra cứu tên đường


 Lệnh: TTD↵

 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ/Tra cứu đường TdnPolyline

Chức năng này cho phép tra cứu tên các đường, chiều dài đường và chiều dài,
độ dốc của đoạn chọn thuộc đường TdnPolyline của đối tượng AND.

4.11.4. Vị trí tương ứng giữa tuyến và trắc dọc


 Lệnh: TVTD↵

 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ/ Vị trí tương ứng giữa tuyến và trắc dọc

Chức năng này cho phép ta xác định chính xác vị trí tương ứng giữa tuyến và
trắc dọc theo lý trình.

4.11.5. Chuyển tới trắc ngang hoặc cọc


 Lệnh: TNVC↵

 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ/Chuyển tới trắc ngang hoặc cọc

94
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chức năng này cho phép ta chuyển tới cọc của trắc ngang khi chọn trắc ngang
tại dòng nhắc Chọn cọc hoặc trắc ngang: hoặc chuyển tới trắc ngang khi chọn cọc tại
dòng nhắc này.

4.11.6. Copy các đối tượng theo mặt cắt


 Lệnh: CPDT↵

 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ/Copy các đối tượng theo mặt cắt

Chức năng này cho phép ta sao chép các đối tượng AutoCAD khác như khung
tên, các dòng ghi chú đặc biệt... theo vị trí tương đối giữa mặt cắt được chọn làm
chuẩn và các mặt cắt được sao chép tới.

Đầu tiên là dòng nhắc Select objects: yêu cầu ta chọn các đối tượng cần sao
chép. Tiếp theo là dòng nhắc Chọn mặt cắt chuẩn: và cuối cùng là Chọn các mặt cắt
cần copy tới:.

Chức năng này thường ứng dụng để sao chép khung tên cho các trắc ngang.

4.11.7. Chèn khối theo trắc ngang


 Lệnh: CKTTN↵

 Menu: KS Tuyến/Phụ trợ/Chèn khối theo trắc ngang

Ví dụ như để chèn khung tên bản vẽ theo các trắc ngang cần chọn chức năng
này. Trên bản vẽ khung tên cần định nghĩa các thuộc tính bằng lệnh ATTDEF mà giá
trị của chúng sẽ được gán theo biến (tag) thuộc tính tại giao diện Hình 4-103.

Mặc định đã có các biến thuộc tính TiLeX,TiLeY và TenCoc mà giá trị của
chúng sẽ được gán tự động theo số liệu của trắc ngang.

Ngoài ra có thể điền tọa độ X,Y,Z của các điểm cao trình thuộc cọc mà mã
hiệu hoặc đặc tả của chúng có tiếp đầu, cuối trùng với các tiếp đầu, cuối được khai
ngăn cách nhau bằng dấu “;” tại mục Tiếp đầu, cuối mã hiệu cần điền tọa độ. Để
làm được điều đó trong bản vẽ khung tên phải có các biến thuộc tính tương ứng với
các tiếp đầu đó. Ví dụ khi tiếp đầu, cuối là VG;-1 thì các biến thuộc tính phải là
X_VG;-1; Y_ VG;-1 và Z_ VG;-1.

95
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Không nhất thiết phải nhập đầy đủ cả hai phần tiếp đầu và tiếp cuối của mã
điểm hoặc mô tả điểm cao trình.

Hình 4-103. Lựa chọn khối chèn và nhập các giá trị thuộc tính của khối.

4.12. Kết xuất kết quả


4.12.1. Mẫu bảng kết xuất
 Lệnh: MB ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Mẫu bảng kết xuất

Chức năng này dùng để khai báo các mẫu bảng kết xuất số liệu thiết kế bao
gồm mẫu bảng tọa độ cọc, bảng yếu tố cong, bảng cắm cong bảng diện tích và bảng
chỉ tiêu kênh. Ví dụ, sau này khi chọn chức năng Lập bảng cắm cong... sẽ lấy mẫu
bảng theo mẫu đã được khai báo tại chức năng này.

96
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 4-104. Khai báo các mẫu bảng kết xuất số liệu thiết kế đường.

Các bảng biểu do ANDDesign kết xuất ra trong bản vẽ DWG đều sử dụng
ACAD_TABLE của AutoCAD và để kết xuất số liệu bảng sang Excel cần sử dụng
chức năng Export bảng của AutoCAD bằng cách ấn phím phải chuột phía trên đầu
bảng rồi chọn Export... trong menu rút gọn. Lưu ý: nếu biến PICKFIRST của
AutoCAD đang có giá trị 0 thì trên Menu rút gọn sẽ không xuất hiện chức năng
Export...., lúc này cần gán lại cho nó giá trị bằng 1 bằng cách gõ PICKFIRST tại
dòng nhắc Command:.

4.12.2. Lập bảng cắm cong


 Lệnh: BCC ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng cắm cong

Hình 4-105. Chọn các đỉnh lập bảng cắm cong

97
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chức năng này cho phép ta lập bảng cắm cong theo một đường TdnPolyline
sau khi chọn nó tại dòng nhắc Chọn đường tuyến:. Việc lập bảng cắm cong theo tọa
độ đề các hay tọa độ cực là phụ thuộc vào mẫu bảng cắm cong đã được khai báo tại
mục Mẫu bảng kết xuất. Bảng cắm cong sẽ được tạo cho các đỉnh mà ta chọn tại cột
Tạo như trên giao diện Hình 4-105.

4.12.3. Lập bảng yếu tố cong


 Lệnh: BYTC ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng yếu tố cong

Chức năng này cho phép ta lập bảng yếu tố cong theo một đường TdnPolyline
của tuyến sau khi chọn nó tại dòng nhắc Chọn đường tuyến: và chọn vùng thống kê.

Hình 4-106. Chọn vùng yếu tố cong.

4.12.4. Lập bảng toạ độ cọc


 Lệnh: BTDC ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng tọa độ cọc

Chức năng này cho phép ta lập bảng tọa độ cọc của tuyến. Tọa độ của tim cọc
có thể được tính lệch đi một khoảng theo hướng cắt ngang khi Khoảng offset có giá
trị khác 0. Nếu tùy chọn Trong đoạn cong được chọn thì chỉ kết xuất tọa độ của các
cọc nằm trong các đoạn cong của tuyến.

98
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 4-107. Lập bảng tọa độ cọc

4.12.5. Thống kê yếu tố hình học tuyến


 Lệnh: TKYTT ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Thống kê yếu tố hình học tuyến

Chức năng này cho phép thống kê đồng thời số các đỉnh cong có bán kính thỏa
mãn điều kiện tại cột Điều kiện của bảng Thống kê bán kính R và chiều dài đoạn
tuyến có độ dốc thỏa mãn điều kiện tại cột Điều kiện của bảng Thống kê độ dốc I.
Nội dung của cột Mô tả sẽ được thể hiện tại cột Các yếu tố hình học của bảng thống
kê bán kính và độ dốc tuyến (Hình 4-109).

Giao diện nhập điều kiện thống kê R và i dốc dọc của toàn tuyến thể hiện trên
Hình 4-108.

Hình 4-108. Giao diện nhập điều kiện thống kê R và I.

99
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 4-109. Kết quả của thống kê yếu tố hình học tuyến.

4.12.6. Trích đoạn tuyến để in


 Lệnh: TTIN ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Trích đoạn tuyến để in

Hình 4-110. Khai báo phần tuyến cần in ra giấy.

Chức năng này cho phép ta tạo các bản vẽ tuyến theo từng đoạn. Thực chất là tạo
ảnh của từng đoạn tuyến trên Không gian giấy cho nên nếu ta đang ở chế độ Model của bản
vẽ thì cần chuyển sang chế độ Layout trước khi thực hiện lệnh.

100
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Khoảng offset là khoảng ta muốn lấy rộng ra so với phần tuyến cần in. Ta có thể định
nghĩa từng đoạn một nếu chọn , hoặc có thể theo nhiều đoạn nếu chọn như
trên Hình 4-110.

 Luư ý: Trước khi thực hiện cần khai báo kích thước khổ giấy Layout cho phù hợp. Nếu
in Theo mảng cần phải đặt khổ giấy bằng khổ giấy của từng bản vẽ nhân với kích thước
của mảng mà ta chia đoạn tuyến ra.

4.12.7. Tạo bản in trắc ngang


 Lệnh: BITN ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Tạo bản in trắc ngang

Chức năng này cho phép tạo các bản vẽ trắc ngang theo cùng một khổ giấy
nhưng với các tỉ lệ thể hiện trắc ngang khác nhau cho các trường hợp thể hiện các
mặt cắt khảo sát mà độ lớn của chúng thay đổi.

Sau khi chọn các trắc ngang được vẽ tại MODEL SPACE tại dòng nhắc Hãy
chọn các trắc ngang: chương trình sẽ tự động chuyển sang PAPER SPACE và xuất
hiện giao diện như Hình 4-103 để chọn khối khung tên và nhập các giá trị thuộc tính
của khối như đã được trình bày tại chức năng Chèn khối theo trắc ngang.

101
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chương 5. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH


5.1. Nhập dữ liệu địa chất
5.1.1. Tùy chọn địa chất
5.1.2. Lập bảng mã các lớp địa chất
 Lệnh: BMDC↵
 Menu: Địa chất/Lập bảng mã các lớp địa chất
Chức năng Lập bảng mã các lớp địa chất cho phép định nghĩa các kiểu mẫu
tô của các lớp địa chất. Sau này tên lớp địa chất sẽ xuất hiện tại cột Tên lớp địa chất
như trên Hình 5-112.

Hình 5-111. Giao diện nhập bảng mã địa chất.

5.1.3. Nhập và sửa dữ liệu lỗ khoan


 Lệnh: NSLK↵
 Menu: Địa chất/Nhập và sửa dữ liệu lỗ khoan
Chức năng này cho phép dữ liệu các lớp địa chất, dữ liệu biểu đồ SPT và dữ
liệu mẫu thí nghiệm của các lỗ khoan hoặc hố đào tại tọa độ XYZ hoặc nếu khảo sát
theo tuyến cần nhập khoảng lý trình tính từ đầu tuyến và khoảng lệch. Khoảng lệch
dương là phía phải tuyến, còn âm là bên trái tuyến.

102
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 5-112. Khai báo dữ liệu các lỗ khoan hoặc hố đào.

5.2. Tạo lập lỗ khoan


5.2.1. Tạo lỗ khoan theo mặt bằng
 Lệnh: TLK↵
 Menu: Địa chất/Tạo lỗ khoan
Sau khi chọn tệp dữ liệu lỗ khoan, các lỗ khoan và hố đào sẽ được tạo trên bản
vẽ theo các tọa độ XYZ đã được nhập.

5.2.2. Tạo lỗ khoan theo tuyến


 Lệnh: LKTT↵
 Menu: Địa chất/Tạo lỗ khoan theo tuyến
Đế thực hiện được chức năng này trước tiên cần tạo tuyến khảo. Nếu trên bản
vẽ hiện thời chỉ có duy nhất 01 tuyến sẽ không xuất hiện dòng nhắc Chọn tuyến: để ta
lựa chọn thuyến.

103
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

5.2.3. Gán lỗ khoan theo tuyến và cọc


 Lệnh: GLKTT↵
 Menu: Địa chất/Gán lỗ khoan theo tuyến và cọc
Nếu các lỗ khoan và hố đào có vị trí theo tọa độ XYZ đã được tạo trước còn tuyến
khảo sát được tạo sau, để gán chúng với tuyến khảo sát cần thực hiện chức năng này. Sau
khi chọn tuyến và các lỗ khoan cần phải nhập khoảng sai lệch max của chúng so với tim
tuyến hoặc tim cọc tại dòng nhắc Khoảng sai lệch lớn nhất<0.0100>:.

5.2.4. Loại bỏ liên kết lỗ khoan với tuyến


 Lệnh: LLKLK↵
 Menu: Địa chất/ Loại bỏ liên kết lỗ khoan với tuyến
Cho phép loại bỏ quan hệ phụ thuộc của toàn bộ các lỗ khoan địa chất thuộc tuyến.

5.2.5. Cập nhật cao độ lỗ khoan theo số liệu tuyến


 Lệnh: CDLKTT↵
 Menu: Địa chất/ Cập nhật cao độ lỗ khoan theo số liệu tuyến
Với chức năng Gán lỗ khoan theo tuyến và cọc cao độ của các lỗ khoan có
thể chưa được nhập và ta có thể gán giá trị cao độ của chúng theo số liệu tự nhiên
bằng chức năng này.

5.2.6. Cập nhật cao độ lỗ khoan theo địa hình


 Lệnh: CDLKTMH ↵
 Menu: Địa chất/Cập nhật cao độ lỗ khoan theo địa hình
Tọa độ Z của các lỗ khoan và hố đào có thể lấy theo cao độ của mô hình địa
hình khi ta sử dụng chức năng này.

5.3. Kết xuất kết quả


5.3.1. Tạo mặt cắt lỗ khoan trên trắc dọc-trắc ngang
 Lệnh: MCLK↵
 Menu: Địa chất/ Tạo mặt cắt lỗ khoan trên trắc dọc-trắc ngang

104
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chức năng này cho phép vẽ và điền cao độ các lớp địa chất của lỗ khoan và hố đào trên
các trắc dọc và trắc ngang với điều kiện các lỗ khoan và hố đào đó đã được gắn theo tuyến.

5.3.2. Tô mặt cắt địa chất trên trắc dọc-trắc ngang


 Lệnh: TMCDC↵
 Menu: Địa chất /Tô mặt cắt địa chất trên trắc dọc-trắc ngang

Chức năng này cho phép tô ký hiệu mặt cắt địa chất trên trắc dọc, trắc ngang
theo bảng mã lớp địa chất có trong bản vẽ. Việc khai báo bảng mã lớp địa chất và tạo
nó trong bản vẽ (trường hợp không có lỗ khoan và hố đào trong bản vẽ) xem chức
năng Lập bảng mã các lớp địa chất.

5.3.3. Chèn bảng mã các lớp địa chất


 Lệnh: CBMDC↵
 Menu: Địa chất/Chèn bảng mã các lớp địa chất
Chức năng này cho phép tạo trên bản vẽ các mẫu tô bảng mã các lớp địa chất.

5.3.4. Định nghĩa mẫu hình trụ lỗ khoan


 Lệnh: MHTLK ↵
 Menu: Địa chất/Định nghĩa mẫu hình trụ lỗ khoan

Chú thích Tên biến thuộc tính


Tên công trình PRJ_NAME
Địa điểm PRJ_ADDRESS
Hạng mục CATEGORIES
Tên lỗ khoan BORNAME
Vị trí hố khoan SURVEY_POSITION
Ngày khởi công DATE_BEGIN
Ngày hoàn thành DATE_END
Lý trình KM
Cao độ miệng lỗ khoan ELEV
Độ sâu DEPTH
Mực nước xuất hiện BEGIN_WATER
Mực nước ổn định STATIC_WATER
Tỉ lệ đứng SCALEXY
Chỉ số trang PAGE
Tổng số trang PAGES

105
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Khai báo phần đầu của bản báo cáo được qui ước bằng cách định nghĩa các
biến thuộc tính của khối (đối tượng Attribute – tạo bằng lệnh DDATTDEF) như bảng
trên hoặc sửa lại mẫu của một bản vẽ mẫu có sẵn trong thư mục .\MauBangHTLK.

Hình 5-113. Giao diện lựa cột cần định nghĩa bề rộng.

Sau khi lựa chọn lệnh xuất hiện giao diện như trên Hình 5-113 để ta lựa chọn kiểu
cột để định nghĩa bề rộng và sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn đoạn thẳng LINE của mỗi cột
trong mẫu: để chọn đoạn thẳng xác định bề rộng của cột bảng như trên Hình 5-114.

Điểm Base

Hình 5-114. Chọn LINE xác định bề rộng cột.

Lưu ý: Trong bản vẽ đầu hoặc đuôi mẫu bảng không được có bất cứ các đối
tượng AutoCAD nào nằm ngoài vùng vẽ đầu bảng hoặc cuối bảng đã được viền
khung ngoài, nếu không tạo viền khung sẽ lỗi.

106
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

5.3.5. Lập bảng hình trụ lỗ khoan


 Lệnh: BHTLK↵
 Menu: Địa chất/Lập bảng hình trụ lỗ khoan
Chức năng này cho phép lập bảng hình trụ lỗ khoan theo số liệu của lỗ khoan
hoặc hố đào. Sau khi khai báo tệp mẫu và các thông số lập bảng như Hình 5-115 ta sẽ
có kết quả bảng hình trụ lỗ khoan như trên Hình 5-116.

Hình 5-115. Giao diện bảng tạo lập bảng hình trụ lỗ khoan.

107
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 5-116. Kết quả lập bảng hình trụ lỗ khoan.

108
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chương 6. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TUYẾN


6.1. Thiết kế tuyến
6.1.1. Tạo đường thiết kế TD-TN
 Lệnh: DD↵
 Menu: TK Tuyến/Nhập đường thiết kế TD-TN

Hình 6-117. Tạo đường thiết kế trên mặt cắt.

Chức năng này cho phép tạo hoặc thay đổi các đường đỏ thiết kế, các đường tự
nhiên và địa chất trên trắc dọc hoặc trắc ngang phụ thuộc vào đối tượng được chọn tại
dòng nhắc Chọn trắc dọc hoặc trắc ngang: tiếp đó là dòng nhắc Từ điểm: xác định
điểm bắt đầu tạo hoặc hiệu chỉnh. Sau khi xác định điểm bắt đầu sẽ xuất hiện giao
diện như tại Hình 6-117 cho phép ta chọn đường cần tạo hoặc hiệu chỉnh cũng như
hiệu đính chính xác lại điểm bắt đầu. Với việc lựa chọn chức năng Theo
TdnPolyline... thay vì nhập các điểm của đường ta có thể tạo được đường cần nhập
đồng dạng theo một đường có sẵn nào đó trên mặt cắt.

Tiếp theo là dòng nhắc Undo/KIểu<Cong tròn>/KHoảng cách<0.0000>


/<Tới điểm>: cho phép ta nhập điểm thứ hai. Sau khi nhập điểm thứ hai sẽ xuất hiện
giao diện hiệu chỉnh nó như thể hiện trên Hình 6-118.

Với chức năng Các cọc khác... ta có thể xem các giá trị cao độ của đường đang
thiết kế và chênh cao độ so với một đường khác tại các cọc nằm trong khoảng từ
điểm hiện thời tới điểm trước đó (xem Hình 6-119). Đối với trắc dọc sau khi có cao

109
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

độ thiết kế của các đường bắt buộc có cao độ Y thì mẫu cắt ngang sẽ được áp cho tất
cả các cọc và trắc ngang.

Hình 6-118. Giao diện hiệu chỉnh điểm thứ hai.

Hình 6-119. Cao độ tại các cọc trung gian.

Với chức năng Trắc ngang ta có thể xem trước thiết kế trắc ngang trước khi
chấp nhận phương án thiết kế.

Với việc lựa chọn trắc ngang để thiết kế sẽ xuất hiện giao diện như trên Hình 6-
120 cho phép hiệu chỉnh các đường thiết kế trắc ngang theo cách lấy theo các điểm
nhập vào hoặc theo các đường kiểu vét bùn hoặc đánh cấp.

110
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-120. Giao diện nhập dữ liệu thiết kế trắc ngang.

6.1.2. Định nghĩa đường mã hiệu


 Lệnh: DMH↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế tuyến/Định nghĩa đường mã hiệu
Cho phép ta vẽ các đường 3DPolyline trên bản vẽ sau đó định nghĩa tên đường
phù hợp với số hiệu đã khai báo trong khai báo mẫu mặt cắt.

6.1.3. Cập nhật số liệu đường mã hiệu


 Lệnh: CNDMH↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế tuyến/Cập nhật số liệu đường mã hiệu
Cập nhật số liệu đường mã hiệu cho phép cập nhật lại số liệu các đường mã
hiệu như mép đường cũ trái, phải...Các đường mã hiệu có thể được nối theo các điểm
cao trình tuy nhiên chỉ cập nhật các đường mã hiệu có tên đã được khai báo khi tạo
mẫu mặt cắt thiết kế.

6.1.4. Tạo điểm cao trình theo đường mã hiệu


 Lệnh: DTDMH↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế tuyến /Tạo điểm cao trình theo đường mã hiệu
Cho phép chèn thêm các điểm cao trình tại các cọc theo cao độ của đường mã
hiệu nếu chưa có điểm cao trình nào tại vị trí đó.

111
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

6.1.5. Nối đỉnh đường trắc ngang trên tuyến


 Lệnh: NDTN ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế tuyến/Nối đỉnh đường trắc ngang trên tuyến

Cho phép nối đỉnh đường thiết kế trên các trắc ngang thành các đường 3D
Polyline trên bản vẽ tuyến.

Nếu lựa chọn Nối tất cả các đỉnh sẽ nối tất cả các đỉnh của đường được bắt đầu
từ trái qua phải hoặc ngược lại phụ thuộc vào lựa chọn Gốc đường bên phải hay
không khi định nghĩa đường trong mẫu mặt cắt.

Hình 6-121. Giao diện lựa chọn các kiểu nối đỉnh cho các đường thiết kế.

6.1.6. Tạo Polyline tự nhiên của trắc ngang trên tuyến


 Lệnh: TPLTN ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế tuyến/Tạo polyline trắc ngang trên tuyến

112
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Với chức năng này cho phép ta có thể tạo các đường POLYLINE 3D theo các đường
trên mặt cắt trắc ngang tuyến nhằm mục đích ta có thể sử dụng làm các đường đứt gãy trong
quá trình xây dựng mô hình địa hình, hoặc sử dụng trong quá trình thiết kế.

Trên Hình 6-122 các đường được lựa chọn tên lớp sẽ được vẽ trên tuyến.

Hình 6-122. Giao diện lựa chọn các đường thể hiện trên tuyến.

6.1.7. Khai báo kích thước các khối 3D cầu


 Lệnh: KBKC ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế tuyến/Khai báo kích thước các khối 3D cầu

Trước khi đưa vào thư viện các đối tượng thể hiện 3 chiều của cầu, được sử
dụng khi khai báo cầu nhằm mục đích chèn trên tuyến, ta cần nhập 3 kích thước theo
các phương X,Y,Z của chúng. Thực chất chức năng này là tạo các thuộc tính tại
Điểm đặt: để lưu 3 kích thước trên, sau đó dùng lệnh chèn khối để đưa chi tiết hoặc
cụm với các thuộc tính mới được tạo vào thư viện lưu trữ. Tại dòng nhắc Select
objects: cần chọn toàn bộ chi tiết hoặc cụm bao gồm các thuộc tính nếu nó được tạo
từ trước để xóa chúng đi và tạo mới.

113
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

6.2. Thiết kế đường bộ


6.2.1. Nhập tiêu chuẩn thiết kế đường bộ
 Lệnh: TCTK↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường /Nhập tiêu chuẩn thiết kế
Chức năng này cho phép ta khai báo các thông số thiết kế đường bộ như vận
tốc, các giá trị bán kính cong, chiều dài chuyển tiếp, mở rộng cũng như giá trị siêu
cao cần bố trí theo các tiêu chuẩn thiết kế khác nhau sau đó lưu ra các tệp để làm cơ
sở cho việc thiết kế sau này.

Hình 6-123. Giao diện khai báo tiêu chuẩn thiết kế.

Trên Hình 6-124 cho phép khai báo các yếu tố cong và siêu cao tương ứng với
hàng tốc độ, bán kính min của bảng vận tốc Hình 6-123 khi ta chọn ô tương ứng với
cột Thông số cong và siêu cao.

114
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-124. Khai báo các yếu tố cong và siêu cao.

6.2.2. Tạo đường thiết kế cống dọc


 Lệnh: DDC↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/ Tạo đường thiết kế cống dọc

Hình 6-125. Khai báo các thông số cống dọc cần thiết kế.

Chức năng này cho phép tạo đường thiết kế cống dọc đã được khai báo trong
Mẫu mặt cắt sau khi chọn trắc dọc tại dòng nhắc Chọn trắc dọc: tiếp đó là dòng nhắc
Từ điểm: xác định điểm bắt đầu tạo hoặc hiệu chỉnh. Sau khi xác định điểm bắt đầu
sẽ xuất hiện giao diện như tại Hình 6-125 cho phép ta Chọn cống dọc cần tạo. Việc

115
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

lựa chọn loại Cao độ của đường cho phép ta nhập cao độ của 1 trong 4 đường thể
hiện mặt cắt cống dọc đã được khai báo.

Tiếp theo là dòng nhắc Undo/<Tới điểm>: cho phép ta nhập điểm thứ hai. Sau khi
nhập điểm thứ hai sẽ xuất hiện giao diện hiệu chỉnh nó như thể hiện trên Hình 6-126.

Hình 6-126. Nhập điểm tiếp theo của cống dọc.

6.2.3. Thể hiện mặt cắt cống dọc trên trắc ngang
 Lệnh: CDTTN↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Thể hiện mặt cắt cống dọc trên trắc ngang

Hình 6-127. Khai báo khối ký hiệu mặt cắt cống.

Chức năng này được dùng để chèn các khối ký hiệu mặt cắt ngang cống dọc
trên trắc ngang. Trên Hình 6-127 là giao diện cho phép khai báo tệp bản vẽ mặt cắt
cống ứng với từng khoảng đường kính lòng trong của cống. Lưu ý, tỉ lệ chèn là 1:1 và
điểm chuẩn của khối trùng với tâm cống.

116
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Lưu ý: Để có thể chèn được mặt cắt đúng vị trí thì trong 04 đường tạo nên
cống dọc trong khai báo phải có ít nhất 01 đường đã được vẽ trên tuyến.

6.2.4. Bố trí giếng thu trên tuyến


 Lệnh: BTGT↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Bố trí giếng thu trên tuyến
Chức năng này cho phép bố trí giếng thu trên tuyến dọc theo đường thiết kế mà ta
chọn tại dòng nhắc Chọn đường trên tuyến cần bố trí giếng thu:

Hình 6-128. Giao diện khai báo giếng thu trên tuyến.

Để thay đổi khối ký hiệu giếng thu ta chọn tệp bản vẽ ký hiệu với điểm chuẩn
(được định nghĩa bằng lệnh BASE) trùng với điểm chèn giếng thu.

Người dùng có thể tự tạo bản vẽ để sau này có thể chèn vào dưới dạng khối ký
hiệu giếng thu cho phù hợp (tham khảo tệp “.\MauGiengThu\KHGiengThu1”), tuy
nhiên trong bản vẽ ký hiệu giếng thu bắt buộc phải có:

- Thuộc tính khối với tên biến (tag) “TENGIENG” được định nghĩa bằng
lệnh ATTDEF để sau này khi nhập tên giếng sẽ được gán vào và vị trí
cho phù hợp.

- Thuộc tính “LOAIGIENG” để chương trình quản lý, kích thước chiều
cao nhỏ để không hiện trên bản vẽ hoặc để trên LAYER sau này ẩn.

117
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Khoảng cách giếng là khoảng cách của giếng sẽ được tạo so với giếng đã được
tạo trước.

6.2.5. Hiệu chỉnh giếng thu trên tuyến


 Lệnh: HCGT↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Hiệu chỉnh giếng thu
Chức năng này cho phép hiệu chỉnh giếng thu trên tuyến sau khi Chọn giếng
thu:. Giao diện hiệu chỉnh như trên Hình 6-129.

Hình 6-129. Giao diện hiệu chỉnh giếng thu.

6.2.6. Vẽ mặt cắt giếng thu trên trắc dọc


 Lệnh: MCGT↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Vẽ mặt cắt giếng thu trên trắc dọc

Hình 6-130. Giao diện hiệu chỉnh giếng thu.

Chức năng này cho phép tạo mặt cắt giếng thu trên trắc dọc sau khi Chọn trắc
dọc:. Giao diện tạo mặt cắt giếng thu như trên Hình 6-130.

118
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Lưu ý: Sau khi vẽ mặt cắt giếng thu thì tên giếng thu, khoảng cách từ giếng
thu tới cọc gần nhất và tên cọc gần giếng thu mới được điền trên bảng trắc dọc khi ta
dùng lệnh VL để vẽ lại bảng trắc dọc.

6.2.7. Hiệu chỉnh đường cong đứng


 Lệnh: CD↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Hiệu chỉnh đường cong đứng
Chức năng hiệu chỉnh yếu tố cong cho phép hiệu chỉnh yếu tố cong của các
đường trên mặt cắt dọc sau khi ta chọn đường đường cong tại dòng nhắc Chọn đường
cong trên trắc dọc:.

Hình 6-131. Hiệu chỉnh yếu tố cong của đường thiết kế trắc dọc

Khi hiệu chỉnh đường trên trắc dọc, dạng cong có thể là cong tròn hoặc dạng parabôl
hoặc dạng đường cong chuyển tiếp khi một trong hai chiều dài chuyển tiếp khác 0. Nếu là
dạng cong tròn có thể nhập giá trị bán kính cong hoặc chiều dài tính theo khoảng dồn (chiều
X của trắc dọc) từ điểm đầu đến điểm cuối của đường cong. Ngoài ra có thể tạo đường cong
đứng qua một điểm nào đó khi chọn chức năng Qua điểm.... Khi sửa giá trị i trước được
tính theo % ta có thể hiệu chỉnh được độ dốc của đoạn trước đó tính theo đỉnh hiện thời, hay
nói cách khác sẽ nâng hạ đỉnh hiện thời cho phù hợp với i dốc cạnh trước đó.

6.2.8. Hiệu chỉnh đường cong nằm


 Lệnh: CN ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Hiệu chỉnh đường cong nằm

119
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chức năng hiệu chỉnh yếu tố cong cho phép hiệu chỉnh yếu tố cong của các
đường trên tuyến sau khi ta chọn đường tại dòng nhắc Chọn đường trên tuyến cần bố
trí cong nằm:.

Khi hiệu chỉnh đường trên tuyến, dạng cong có thể là cong tròn hoặc dạng
đường chuyển tiếp (xoắn clôtôít) như tại Hình 6-132. Nếu là dạng chuyển tiếp thì L1
và L2 là chiều dài đoạn chuyển tiếp đầu và cuối phải lớn hơn 0. Nếu chọn tùy chọn
Tốc độ tại đỉnh ta có thể qui định cục bộ vận tốc thiết kế cho đoạn cong đang hiệu
chỉnh, khi chọn Tệp TC dựa vào tệp số liệu tiêu chuẩn thiết kế đã được chọn cho các
đường tim tuyến riêng biệt sẽ xác định các giá trị chiều dài chuyển tiếp L1,L2 phù
hợp với tốc độ thiết kế, góc đỉnh và bán kính cong được bố trí.

Khi bố trí cong tròn nếu bán kính nhập vào quá lớn sẽ xuất hiện cảnh báo như
Hình 6-133, sau đó giá trị bán kính sẽ được xác định lớn nhất theo cánh tay đòn T
ngắn nhất của đỉnh.

Với việc chọn chức năng Chuyển tiếp liên tục thì chương trình sẽ tự động xác
định chiều dài chuyển tiếp sao cho chiều dài đoạn cong tròn bằng 0. Chức năng
Rmax... nhằm xác định bán kính lớn nhất có thể bố trí để sao cho đoạn chêm thẳng
với các đỉnh lân cận bằng 0; còn với chức năng Lmax... cho phép xác định Lmax
chuyển tiếp với bán kính R đã nhập để đoạn chêm với các đỉnh lân cận cũng bằng 0.

Với tùy chọn cHèn và Loại của dòng nhắc TRước kia/cHèn/Loại/Cắt
/THoát<TIeptheo>: cho phép ta chèn thêm đỉnh hoặc loại bỏ đỉnh của đường đang
hiệu chỉnh. Tùy chọn Cắt khi được chọn sẽ coi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp
theo sẽ là không xác định. Khi số liệu từ đỉnh hiện thời tới đỉnh tiếp theo là không
xác định thì với tùy chọn Nối cho phép khôi phục lại trạng thái trước khi Cắt.

120
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-132. Hiệu chỉnh yếu tố cong của các đường trên tuyến.

Hình 6-133. Cảnh báo khi bán kính cong tròn qua lớn

6.2.9. Bố trí siêu cao và mở rộng


 Lệnh: BTSC ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Bố trí siêu cao và mở rộng
Chức năng này cho phép hiệu bố trí siêu cao và mở rộng trong đoạn cong của
đường tim tuyến.

Với chọn tùy chọn Tốc độ tại đỉnh ta có thể qui định cục bộ vận tốc thiết kế
cho đoạn cong đang hiệu chỉnh, sau khi chọn Tệp TC ta có thể Tra tiêu chuẩn để
xác định các giá trị chiều dài đoạn nối siêu cao, nửa nối cuối, I max siêu cao, giá trị
mở rộng... phù hợp với tốc độ thiết kế, góc đỉnh và bán kính cong được bố trí.

121
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Với tùy chọn tra t.c cho TAt cả của dòng nhắc tra t.c cho TAt cả/TRước
kia/TIeptheo/THoát<TIeptheo>: cho phép ta xác định giá trị i siêu cao cũng như tự
động bố trí khoảng nối siêu cao cho toàn bộ các đỉnh của tuyến.

Hình 6-134. Giao diện xác định siêu cao và mở rộng cho tim tuyến.

6.2.10. Bố trí đường cong vòng xuyến


 Lệnh: CVX↵

 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Bố trí đường cong vòng xuyến

Hình 6-135. Giao diện nhập và tính đường cong vòng xuyến.

122
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chức năng này cho phép bố trí đường cong vòng xuyến giữa hai đỉnh của
tuyến. Sau khi chọn đỉnh thứ nhất sẽ xuất hiện giao diện như trên hình Hình 6-135.
Ta cần nhập bán kính cong R <=Rmax và khoảng cách khống chế T1 tính từ đỉnh 1
đỉnh 2, rồi sau đó dùng chức năng Tính để tính chiều dài chuyển tiếp đầu và cuối của
đường cong vòng xuyến.

Hình 6-136. Đường cong vòng xuyến.

Sau khi tạo được đường cong vòng xuyến ta cần sử dụng chức năng Bố trí cong
và siêu cao để khai báo siêu cao cho 2 đỉnh của đường cong vòng xuyến riêng lẻ.

6.2.11. Kiểm tra lỗi bố trí đường cong


 Lệnh: LBTC ↵

 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Kiểm tra lỗi bố trí đường cong

Chức năng này cho phép kiểm tra lỗi bố trí đường cong và bố trí siêu cao trên
các đường thiết kế.

6.2.12. Tạo dừng xe


 Lệnh: DX↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường/Tạo vùng dừng xe

Chức năng này cho phép tạo phần dừng xe của tuyến. Các thông số của phần
dừng xe như trên Hình 6-137. Chiều dài của phần dừng xe được chỉ trực tiếp trên bản
vẽ với tùy chọn Tới điểm: còn điểm đầu là điểm mà ta chọn đường tại dòng nhắc
Chọn đường tuyến:.

123
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 6-137. Các thông số của điểm dừng xe.

6.2.13. Tạo vùng phân cách trên tuyến


 Lệnh: VPC↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường /Tạo vùng phân cách trên tuyến

Chức năng này cho phép tạo vùng phân cách theo một đường tim nào đó của tuyến
và nó có quĩ đạo theo đường tim tuyến được chọn. Các thông số cần nhập như trên Hình 6-
138 và vùng phân cách được tạo trên bản vẽ như tại Hình 6-139.

Hình 6-138. Nhập thông số của vùng phân cách.

Hình 6-139. Vùng phân cách được tạo trên bản vẽ tuyến.

124
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

6.2.14. Điền giá trị siêu cao trên mặt cắt


 Lệnh: DSC ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế đường /Điền giá trị siêu cao trên mặt cắt

Hình 6-140. Điền giá trị siêu cao.

Chức năng này cho phép điền các giá trị siêu cao tại các mặt cắt nằm trong đoạn có
bố trí siêu cao, các giá trị siêu cao cần điền đã được khai báo tại mục Nội dung điền siêu
cao khi định nghĩa mẫu bảng trắc ngang trong quá trình khai báo mẫu mặt cắt.

6.2.15. Điền thông số cong đứng


 Lệnh: DCD ↵

 Menu: TK Tuyến/Thiết kế tuyến/Điền thông số cong đứng


Nếu chọn trắc dọc chức năng này cho phép ta điền các thông số cong đứng theo
các đường đã được khai báo trong khi khai báo mẫu bảng trắc dọc với vị trí cách
điểm cao nhất của đường cong đứng một khoảng Khoảng offset, cho các mặt cắt dọc
đã được chọn tại dòng nhắc Chọn trắc dọc:.

Hình 6-141. Điền các thông số cong đứng trắc dọc.

125
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

6.3. Thiết kế kênh


6.3.1. Nhập đường thiết kế kênh
 Lệnh: DDK↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế kênh/Nhập đường thiết kế kênh
Với chức năng này có thể thiết kế:

• Đường đỏ cao độ mặt nước.


• Đường đỏ cao độ đáy kênh.
• Đường đỏ cao độ bờ kênh.
• Đường đỏ cao độ đáy bê tông.
Các đường này được ANDDesign quản lý. Sau khi chỉ 1 điểm trên trắc dọc tại
dòng nhắc Từ điểm: sẽ xuất hiện hộp hội thoại như Hình 6-142.

Hình 6-142. Nhập điểm đầu tiên của đường đỏ kênh.

Nếu chọn thì có thể thay đổi lại cọc bắt đầu đường đỏ nếu không
phải cho lý trình của điểm bắt đầu (mặc định sẽ là lý trình tại điểm vừa chỉ). Các
điểm vẽ nếu theo cao độ mực nước phải chọn Cao độ mực nước. Còn nếu theo cao
độ đáy kênh thì phải chọn Cao độ đáy kênh.

Sau khi đã nhập xong điểm đầu tiên sẽ xuất hiện dòng nhắc: Undo/ <Tới
điểm>: yêu cầu nhập điểm thứ 2 tiếp theo theo thứ tự tăng dần của toạ độ X. Khi đã
chỉ điểm tiếp theo sẽ xuất hiện hộp hội thoại như Hình 6-143.

126
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-143. Nhập điểm tiếp theo của đường đỏ kênh.

Trên hộp thoại mục Bám cọc giống như khi chọn điểm thứ nhất. Nếu muốn xem
khoảng cách lẻ chọn vào ô KClẻ . Nếu xem khoảng dồn thì chọn ô Khoảng dồn. Nếu
muốn thay đổi cao độ hiện có (Cao độ điểm thứ hai vừa chọn) theo ý đồ thiết kế phải
đánh dấu vào ô vuông Theo cao độ, sau đó nhập giá trị độ cao tại điểm chọn của
điểm tiếp theo vào khung vuông bên cạnh. Nếu tại điểm nhập cao độ thiết kế có dật
cấp phải nhập giá trị dật cấp tại ô Khoảng dật cấp.

Sau khi chọn phím Tính kênh sẽ xuất hiện hộp thoại Hình 6-144. Cần phải
nhập đầy đủ các thông số trong giao diện trên.

Hình 6-144. Tính toán số liệu kênh.

Nếu kênh là kênh bê tông thì chọn vào ô Kênh bê tông, nếu là kênh đất thì chọn
vào ô Kênh đất . Khi chọn kênh đất, ô loại đất cho phép chọn một số loại kênh đất
khác nhau như đất sét, đất sét pha, đất cát...nếu chọn vào ô Loại đất. Để xem kết quả

127
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

tính toán sau khi đã nhập xong số liệu thiết kế chọn phím Tính, khi đó toàn bộ kết
quả tính toán sẽ dược hiển thị trong khung kết quả.

Có thể xem công thức tính toán nếu chọn phím Công thức tính.

Cuối cùng chọn OK để kết thúc việc thiết kế đoạn kênh thứ nhất.

Nếu các đoạn kênh tiếp theo trong cùng một tuyến có độ dốc khác nhau ta lặp
lại các thao tác trên cho tới lý trình cuối cùng của đoạn kênh cần thiết kế.

6.3.2. Hiệu chỉnh số liệu thiết kế kênh


 Lệnh: HCK ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế kênh/ Hiệu chỉnh số liệu thiết kế kênh

Chức năng này cho phép tính toán lại số liệu đoạn kênh nhưng vẫn giữ nguyên
vị trí điểm đầu của đoạn kênh. Sau khi chọn đoạn kênh tại dòng nhắc “Chọn đoạn
kênh trên trắc dọc:” sẽ xuất hiện giao diện Hình 6-144.

6.3.3. Chỉnh vị trí đoạn kênh


 Lệnh: CVTK ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế kênh/Chỉnh vị trí đoạn kênh

Chức năng này cho dịch chỉnh vị trí điểm đầu và cuối của đoạn kênh nhưng
vẫn giữ nguyên độ dốc của tuyến kênh. Có thể nhập vào giá trị khoảng dồn đầu và
cuối hoặc là chỉ vị trí tương ứng trên trắc dọc.

Hình 6-145. Chỉnh vị trí đầu cuối của đoạn kênh.

6.3.4. Xóa đoạn kênh


 Lệnh: XDK ↵

128
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

 Menu: TK Tuyến/Thiết kế kênh/Xóa đoạn kênh

Chức năng này cho phép xóa một đoạn kênh được chọn.

6.3.5. Lập bảng chỉ tiêu kênh


 Lệnh: BCTK ↵
 Menu: TK Tuyến/Thiết kế kênh/ Lập bảng chỉ tiêu kênh

Hình 6-146. Bảng chỉ tiêu thiết kế

Khi thiết kế kênh, trên toàn tuyến có thể có các đoạn có độ dốc khác nhau, do
đó, khi điền chỉ tiêu thiết kế cũng phải điền bảng chỉ tiêu riêng cho từng đoạn.

6.4. Hiệu chỉnh


6.4.1. Hiệu chỉnh mẫu mặt cắt
 Lệnh: HCMMC ↵
 Menu: TK Tuyến/Hiệu chỉnh mẫu mặt cắt

Chức năng này cho phép hiệu chỉnh tất cả các mẫu mặt cắt đã được gán cho
tuyến. Cụ thể của khai báo và hiệu chỉnh mẫu mặt cắt xem phần MẪU MẶT CẮT
CÔNG TRÌNH.

6.4.2. Hiệu chỉnh số liệu tuyến


 Lệnh: HCA ↵
 Menu: Tiện ích/ Hiệu chỉnh các đối tượng AND
HCA là lệnh hiệu chỉnh chung cho tất cả các đối tượng chuyên biệt của
ANDDesign tạo ra, cho nên tại dòng nhắc: Chọn đối tượng: nếu chọn đối tượng
tuyến sẽ xuất hiện giao diện hiệu chỉnh dữ liệu tuyến như trên Hình 6-147 với các
chức năng hiệu chỉnh số liệu tuyến chính sau:

129
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

1. Khoảng dồn gốc: là khoảng dồn (lý trình) bắt đầu của tuyến đường
thiết kế, tại điểm đầu của đường trên tuyến được dùng để tính lý trình tại
dòng Đường tính lý trình của tuyến.

2. Tỉ lệ: Được khai báo nhằm mục đích thể hiện bản vẽ tuyến phù hợp
với tỷ lệ in ra.

Hình 6-147. Giao diện hiệu chỉnh tuyến

3. Đường tính lý trình: là đường xác định lý trình cọc.

4. Phương án đường đỏ hiện thời: mỗi tuyến có thể kẻ 03 phương án


đường đỏ thiết kế trắc dọc, tuy nhiên hiện thời chỉ có thể là 1 trong 3 phương
án đó được dùng để tính toán cũng như là nhập số liệu.

5. Tùy chọn: Với lựa chọn hoặc không lựa chọn Thể hiện 3 chiều cho
phép thể hiện hoặc không hình ảnh 3D của tuyến thiết kế theo các đường

130
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

có khai báo Nhóm thuộc tính 3d khi khai báo mẫu mặt cắt và dựa vào đó
có thể xác định được phần giới hạn của vùng thiết kế.

6. Hiệu chỉnh: Các tùy chọn có thể hiệu chỉnh được thể hiện trên Hình
6-148 bao gồm:

- Đảo chiều tuyến: Nếu chọn hướng tuyến sẽ được thay đổi theo chiều
ngược lại. Điểm bắt đầu của tuyến mới sẽ là điểm cuối của đường trên
tuyến được chọn tại mục Lý trình theo đường.

- Kéo dài đường tự nhiên trắc ngang và Bỏ kéo dài đường tự nhiên
TN: Kéo dài số liệu đường tự nhiên trên trắc ngang sang 2 phía với
khoảng cách có thể coi là vô cùng nhằm thể hiện đường tự nhiên hết
chiều dài thể hiện trắc ngang và việc loại bỏ để trở về trạng thái chỉ thể
hiện phần số liệu đã được khảo sát.

- Tạo các điểm đo: Tạo các điểm cao trình theo số liệu trắc ngang tự
nhiên với mục đích có thể thể hiện cao độ của các điểm dọc tuyến trong
trường hợp số liệu trắc ngang được xác định từ mô hình địa hình.

Hình 6-148. Các tùy chọn hiệu chỉnh số liệu tuyến.

- Thay đổi chênh mức so sánh: Với giá trị khoảng cách delta nhập vào
cho phép ta nâng hạ cao độ của toàn tuyến so với số liệu ban đầu.

7. Mẫu mặt cắt: Chỉ các mẫu mặt cắt được check chọn Sử dụng mới
được tham gia vào việc hình thành tuyến, nếu không thì chỉ là các mẫu mặt
cắt dự trữ. Một mẫu mặt cắt chỉ áp cho một đoạn tuyến và nó được tính bắt
đầu từ khoảng cách lẻ được khai báo tại Từ khoảng cách (Hình 6-149)

131
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

cho đến hết tuyến nếu như sau nó ta không khai báo sử dụng mẫu mặt cắt
khác, như vậy trên toàn tuyến có thể có từng đoạn sử dụng các mẫu mặt
cắt khác nhau, tuy nhiên bắt buộc chúng phải cùng có chung khai báo đã
được khai báo tại mục Khai báo chung của mẫu mặt cắt, nếu không thì đó
sẽ là sự tổ hợp của chúng và dẫn tới sự không thống nhất cho việc thiết kế
toàn tuyến.

Hình 6-149. Khai báo mẫu mặt cắt trên tuyến.

8. Mô hình địa hình: Khi số liệu tự nhiên và địa chất theo trắc dọc và
trắc ngang được lấy từ mô hình địa hình thì cần khai báo tên các mô hình
địa hình ứng với chúng như trên Hình 6-150.

Hình 6-150. Khai báo đường địa hình lấy từ mô hình địa hình.

132
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

9. Tạo và xóa các đường trên tuyến: Chức năng này cho phép tạo và
xóa các đường thiết kế trên tuyến đã được khai báo, chúng là các đường
được offset từ đường tim tuyến.

10. Hiện/tắt các đường: Với chức năng này cho phép bật hoặc tắt thể
hiện các đường trên mặt bằng tuyến nhưng số liệu của chúng vẫn được giữ
nguyên.

Hình 6-151. Giao diện thể hiện/tắt các đường trên tuyến.

11. Thể hiện các đường trên tuyến: Trên bản vẽ tuyến khi cần vẽ đoạn tiếp
tuyến với cung tròn từ đỉnh và vẽ ký hiệu đỉnh tuyến ứng với từng đường
tuyến thì cũng cần chọn check tại các cột tùy chọn tương ứng như trên Hình 6-
152.

133
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 6-152. Các đường trên tuyến.

12. Cập nhật trắc dọc thiết kế của các đường dọc tuyến: Chức năng này
cho phép lấy cao độ trắc dọc thiết kế của các đường trên tuyến theo cao độ của
đường trắc ngang được chọn như Hình 6-153.

Hình 6-153. Lấy cao độ trắc dọc thiết kế theo trắc ngang.

Hình 6-154. Xác định số liệu trắc dọc tự nhiên của các đương trên tuyến.

13. Cập nhật trắc dọc tự nhiên của các đường dọc tuyến: Nếu cắt bề mặt tự
nhiên của tuyến đường bằng mặt cong chứa các đường thiết kế trên tuyến ta sẽ
có các đường trắc dọc tự nhiên của chúng, khi vẽ trên trắc dọc chúng sẽ được
chiếu lên mặt cong chứa đường trục mà ta muốn thể hiện trắc dọc theo nó. Số

134
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

liệu trắc dọc tự nhiên có thể xác định từ mô hình địa hình hoặc được xác định
theo đường trắc ngang phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức xác định như
trên Hình 6-154.

14. Cập nhật trắc dọc tự nhiên và các lớp địa chất: Chức năng này cho phép
xác định số liệu trắc dọc của đường tự nhiên dọc tuyến và các lớp địa chất theo
số liệu lỗ khoan địa chất hoặc theo các mô hình địa hình đã được khai báo tại
mục Mô hình địa hình. Cần xác định trắc dọc tự nhiên cho đường nào thì
check vào hàng tương ứng (Hình 6-155).

Hình 6-155. Cập nhật trắc dọc tự nhiên và các lớp địa chất.

Hình 6-156. Cập nhật số liệu tự nhiên của trắc ngang

135
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

15. Cập nhật trắc ngang tự nhiên và địa chất theo mô hình địa hình: Chức
năng này cho phép cập nhật lại số liệu tự nhiên trắc ngang theo mô hình địa hình
đã được khai báo tại mục Mô hình địa hình. Khi chọn tùy chọn Cập nhật các
đường chưa có thì chỉ các đường chưa có số liệu mới được cập nhật lại mặc dù
trạng thái cập nhật lại đã được bật (Hình 6-156).

16. Chênh lệch lý trình cũ: Khi có khai báo khoảng chênh lệch thì lý trình của
tuyến sẽ được xác định phụ thuộc vào các khoảng chênh lệch đó. Như tại Hình
6-157 chênh lệch đường cũ của Km đầu là 10m, nghĩa là với khoảng dồn
1005 thì vẫn được tính vào cho Km0.

Hình 6-157. Khai báo chênh lệch lý trình mới so với cũ

Hình 6-158. Thêm bớt các đỉnh tự nhiên

17. Thêm/Bớt các đỉnh tự nhiên trắc dọc hoặc trắc ngang: Các đỉnh
của đường tự nhiên theo trắc dọc hoặc trắc ngang nếu được xác định theo
mô hình địa hình có thể dẫn tới mật độ các đỉnh quá dầy hoặc quá thưa và

136
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

ta có thể loại bỏ bớt hoặc thêm vào với chức năng này, tương ứng với từng
lựa chọn ta cần nhập điều kiện loại bỏ hoặc thêm bớt (Hình 6-158).

18. Khối lượng đào đắp: cho phép xác định khối lượng đào đắp của các
hạng mục được định nghĩa cụ thể theo các mẫu mặt cắt và khối lượng tổng
cộng như trên Hình 6-159.

Hình 6-159. Khối lượng đào đắp.

19. Các đoạn tuyến: Liệt kê toàn bộ các thông số của các đoạn tuyến như
trên Hình 6-160.

Hình 6-160. Thông số các đoạn tuyến.

20. Gán lại các cọc theo tuyến: Vì mội lý do nào đó các cọc được tạo
không liên kết với tuyến thì có thể dùng chức năng này để gán lại.

137
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

6.4.3. Hiệu chỉnh trắc dọc


 Lệnh: HCA↵

Tại dòng nhắc: Chọn đối tượng: nếu chọn trắc dọc sẽ xuất hiện giao diện hiệu chỉnh
dữ liệu trắc dọc như trên Hình 6-161 với các chức năng chính sau:

1. Xác định khoảng tuyến thể hiện trắc dọc: Bằng cách chọn cọc đầu Từ cọc
đến cọc cuối Tới cọc ta có thể thay đổi đoạn tuyến muốn thể hiện trắc dọc.

Hình 6-161. Hiệu chỉnh trắc dọc.

2. Khoảng dồn bắt đầu: Là giá trị mà điểm gốc của tuyến bắt đầu tính
khoảng cách dồn để điền trên bảng trắc dọc.

3. Tỉ lệ X,Y: Thay đổi tỉ lệ theo trục X hoặc trục Y thể hiện trắc dọc.

4. Đường trục: Cắt dọc là sự thể hiện mặt cắt dọc của tuyến theo một đường
nào đó (thường là tim tuyến) và được trải phẳng. Chức năng này cho phép
ta thay đổi đường trục mặt cắt dọc tuyến.

5. Phương án đường đỏ hiện thời: chọn phương án đường đỏ hiện thời cần
thể hiện.

138
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

6. Mẫu bảng: Cho phép thay đổi dạng mẫu bảng cắt dọc đã được định nghĩa
trong phần chung của các mẫu mặt cắt áp dụng cho tuyến thiết kế.

7. Tùy chọn: Chức năng này cho phép thể hiện phần đầu của bảng số liệu trắc
dọc. Tùy chọn đảo chiều cho phép đảo chiều thể hiện trắc dọc ngược lại với
chiều của tuyến thiết kế. Các tùy chọn này thể hiện trên Hình 6-162. Nếu chọn
Chỉ thể hiện cọc H thì số liệu chỉ thể hiện tại các cọc có tiếp đầu là “H”.

Hình 6-162. Các tùy chọn hiệu chỉnh cắt dọc.

Khoảng cách bỏ đỉnh: Thông thường nếu số liệu tuyến được tạo ra dựa
trên mô hình địa hình sẽ dẫn tới các đỉnh gãy khúc của các đường tự nhiên
và địa chất sẽ rất mau, và số liệu điền trên mặt cắt cũng vậy, để cho việc thể
hiện và điền giá trị thưa hơn ta cần nhập khoảng cách bỏ đỉnh (khoảng min)
giữa các đỉnh muốn thể hiện số liệu trên trắc dọc.

8. Mức so sánh: Đối với địa hình độ dốc chênh lệch lớn việc thể hiện trắc dọc
theo một giá trị mức so sánh sẽ gây khó khăn cho việc in ấn sau này, với chức
năng Mức so sánh ta có thể thêm bớt hoặc thay đổi giá trị mức so sánh tại một
vị trí bất kỳ trên trắc dọc để có thể in trắc dọc vừa vào khung giấy đã định.

139
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 6-163. Chỉnh giá trị mức so sánh.

9. Chèn cọc: Cho phép chèn thêm một cọc bằng cách chỉ vị trí trên trắc dọc
tại dòng nhắc Chỉ điểm:.

10.Chèn các cọc: Cần xác định đoạn tuyến sẽ tiến hành chèn thêm các cọc mới
bằng cách chỉ điểm đầu và cuối của khoảng trên trắc dọc khi trả lời dòng
nhắc Từ điểm: và Tới điểm:, tiếp theo sẽ xuất hiện giá trị độ dốc của địa
hình tự nhiên giữa 2 điểm vừa xác định và cuối cùng cần nhập vào giá trị
khoảng cách giữa các cọc mới sẽ được chèn thêm trên tuyến tại dòng nhắc
Khoảng cách phát sinh<5.0000>:.

11.Xóa cọc: Cho phép xóa cọc gần nhất so với điểm mà ta nhập vào tại dòng
nhắc Chỉ điểm:.

12.Thêm/Bớt các đỉnh tự nhiên: Khi số liệu tự nhiên của tuyến được xác định
từ mô hình địa hình sẽ xuất hiện nhu cầu thêm bớt các đỉnh đường tự nhiên
của trắc dọc. Với các điểm đột biến là điểm có độ dốc so với điểm trước đó
lớn ta có thể loại bỏ khi sử dụng tùy chọn Loại các đỉnh đột biến, đỉnh sẽ bị
loại bỏ nếu nó cách đỉnh trước đó một khoảng nhỏ hơn khoảng cách nhập
vào và độ dốc lớn hơn độ dốc ta qui định thì đỉnh đó sẽ bị loại khỏi đường
tự nhiên. Với tùy chọn Loại các đỉnh thẳng hàng cho phép ta loại đỉnh
giữa hai đỉnh mà một trong các khoảng cách của nó tới hai đỉnh kia nhỏ hơn
khoảng cách nhập vào và chênh độ dốc của hai đoạn liên tiếp tạo bởi 3
điểm đó nhỏ hơn giá trị chênh dốc mà ta nhập vào. Việc thêm các đỉnh

140
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

được thực hiện bằng tùy chọn Thêm đỉnh cách nhau một khoảng bằng giá
trị khoảng cách mà ta nhập vào (Hình 6-164).

Hình 6-164. Giao diện thêm bớt các đỉnh đường tự nhiên của trắc dọc.

13.Cao độ tra cứu: Chức năng này cho phép tra cứu giá trị cao độ cũng như
khoảng cách dồn của một điểm nào đó trên trắc dọc.

14.Hiện/tắt các đường: Chức năng này cho phép bật tắt thể hiện số liệu các
đường trên trắc dọc hay không phụ thuộc vào trạng thái bật hiện hay không.

Hình 6-165. Giao diện bật tắt các đường trên trắc dọc.

15.Xóa các đường: Chức năng này cho phép xóa số liệu trắc dọc của một
đường nào đó thuộc tuyến thiết kế.

141
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 6-166. Giao diện xóa số liệu cắt dọc của một đường thuộc tuyến.

6.4.4. Hiệu chỉnh trắc ngang


 Lệnh: HCA↵

Tại dòng nhắc: Chọn đối tượng: nếu chọn trắc ngang sẽ xuất hiện giao diện
hiệu chỉnh dữ liệu trắc ngang như trên Hình 6-167 với các chức năng chính sau:

Hình 6-167. Giao diện hiệu chỉnh trắc ngang.

1. Khoảng cách trái, khoảng cách phải: Dùng để thay đổi khoảng thể hiện
sang hai bên của trắc ngang so với tim cọc.

2. Tỉ lệ X,Y: Thay đổi tỉ lệ theo trục X hoặc trục Y thể hiện trắc ngang.

142
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

3. Mẫu bảng: Cho phép thay đổi dạng mẫu bảng cắt ngang đã được định
nghĩa trong phần định nghĩa mẫu mặt cắt thiết kế.

Hình 6-168. Tùy chọn thể hiện trắc ngang.

4. Tùy chọn: Chức năng này cho phép thể hiện phần đầu của bảng số liệu trắc
ngang. Tùy chọn đảo chiều cho phép đảo chiều thể hiện trắc ngang ngược
lại với chiều từ trái sang phải nhìn theo hướng tuyến thiết kế. Các tùy chọn
này thể hiện trên Hình 6-168.

5. Mức so sánh: Chức năng Mức so sánh ta có thể thêm bớt hoặc thay đổi giá
trị mức so sánh tại một vị trí bất kỳ trên trắc ngang để có thể in trắc ngang
vừa vào khung giấy đã định.

Hình 6-169. Thay đổi mức so sánh trắc ngang.

6. Chèn điểm mia: Cho phép chèn thêm một điểm đo bằng cách chỉ vị trí trên
trắc ngang tại dòng nhắc Chỉ điểm:.

7. Xóa điểm mia: Cho phép xóa điểm đo gần nhất so với điểm mà ta chỉ trên
trắc ngang tại dòng nhắc Chỉ điểm:.

143
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

8. Thêm/Bớt các đỉnh tự nhiên: Khi số liệu tự nhiên của trắc ngang được xác
định từ mô hình địa hình sẽ xuất hiện nhu cầu thêm bớt các đỉnh đường tự
nhiên của nó. Với các điểm đột biến là điểm có độ dốc so với điểm trước đó
lớn ta có thể loại bỏ khi sử dụng tùy chọn Loại các đỉnh đột biến, đỉnh sẽ bị
loại bỏ nếu nó cách đỉnh trước đó một khoảng nhỏ hơn khoảng cách nhập
vào và độ dốc lớn hơn độ dốc ta qui định thì đỉnh đó sẽ bị loại khỏi đường
tự nhiên. Với tùy chọn Loại các đỉnh thẳng hàng cho phép ta loại đỉnh giữa
hai đỉnh mà một trong các khoảng cách của nó tới hai đỉnh kia nhỏ hơn
khoảng cách nhập vào và chênh độ dốc của hai đoạn liên tiếp tạo bởi 3 điểm
đó nhỏ hơn giá trị chênh dốc mà ta nhập vào. Việc thêm các đỉnh được thực
hiện bằng tùy chọn Thêm đỉnh cách nhau một khoảng bằng giá trị khoảng
cách mà ta nhập vào. Giao diện thêm bớt điểm đo của đường tự nhiên trên trắc
ngang như trên Hình 6-170.

9. Cao độ tra cứu: Chức năng này cho phép tra cứu giá trị cao độ cũng như khoảng
cách so với tim cọc của một điểm nào đó trên trắc ngang.

Hình 6-170. Thêm bớt các điểm đo.

10.Hiện/tắt các đường:

Chức năng này cho phép bật tắt thể hiện số liệu các đường trên trắc ngang
phụ thuộc vào trạng thái bật tắt lựa chọn.

144
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-171. Giao diện bật tắt thể hiện các đường trên trắc ngang.

11.Xóa các đường: Chức năng này cho phép xóa số liệu của một đường nào
đó thuộc trắc ngang thiết kế.

Hình 6-172. Danh sách các đường có thể xóa.

6.4.5. Định nghĩa biến cục bộ cho mặt cắt


 Lệnh: BCB ↵

145
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

 Menu: TK Tuyến/Định nghĩa biến cục bộ cho mặt cắt

Chức năng này cho phép ta định nghĩa lại các giá trị biến cục bộ cho các mặt
cắt riêng biệt. Như trên Hình 6-173 ta đã định nghĩa lại chiều dầy vét bùn từ 0.2 thành
sâu vét bùn mới là 0.3. Trên giao diện chỉ xuất hiện các biến đã được định nghĩa là
biến cục bộ trong quá trình định nghĩa biến trong mẫu mặt cắt. Để gán giá trị biến
mới tương tự cho các mặt cắt khác ta cần sử dụng chức năng Gán cho các cọc hoặc
Match properties.

Hình 6-173. Định nghĩa lại giá biến cho từng mặt cắt.

6.4.6. Sao chép đường thiết kế trắc ngang


 Lệnh: CTKTN ↵
 Menu: TK Tuyến/Sao chép đường thiết kế cắt ngang

Chức năng này cho phép ta sao chép đường TdnPolyline được chọn tại dòng nhắc
Chọn TdnPolyline thuộc trắc ngang: sang các trắc ngang khác với điểm chuẩn là
điểm được chọn tại Chọn điểm chuẩn. Nếu Chọn đường giới hạn thì đường sao
chép sẽ được tự động cắt bỏ nửa phần cuối trong hai nửa giao với đường giới hạn
(cần lưu ý điểm gốc của đường trong quá trình định nghĩa nó trong mẫu mặt cắt).

146
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-174. Sao chép đường giữa các trắc ngang.

6.4.7. Sao chép đường trong cùng trắc ngang


 Lệnh: SCDTN ↵
 Menu: TK Tuyến/Sao chép đường trong cùng trắc ngang

Chức năng này cho phép ta sao chép các đường trong cùng trắc ngang, ví dụ
như chuyển đường thiết kế thành đường tự nhiên

Hình 6-175. Giao diện sao chép đường trong cùng trắc ngang.

6.4.8. Dịch chỉnh các mặt cắt thiết kế


 Lệnh: DCMC ↵
 Menu: TK Tuyến/Hiệu chỉnh/Dịch chỉnh các mặt cắt thiết kế

Chức năng này cho phép ta dịch chỉnh vị trí của các điểm thiết kế trắc ngang so
với vị trí chuẩn của nó. Các giá trị Khoảng dịch X và Khoảng dịch Y là các giá trị
dịch chỉnh tương đối của điểm cần dịch chỉnh so với gốc 0,0 của mặt cắt.

147
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Với chức năng Đánh dấu vị trí trắc ngang bị dịch chỉnh cho phép tạo các điểm đánh
dấu vị trí dịch chuyển của điểm thiết kế vừa dịch chỉnh trên tuyến cũng như trên trắc dọc.

Sau khi đã dịch chỉnh đường tuyến thiết kế, đường đỏ trắc dọc cần chọn Hủy
dịch chỉnh để đặt lại các giá trị dịch chỉnh về 0.0 và thực hiện Tính toán số liệu toàn
tuyến, nếu không thì vị trí tương đối của điểm trên trắc ngang luôn dịch chỉnh so với
tuyến và trắc dọc một khoảng tương ứng là Khoảng dịch X và Khoảng dịch Y.

Hình 6-176. Giao diện dịch chỉnh vị trí của điểm thiết kế.

6.4.9. Kiểm tra và dịch chỉnh cắt ngang thiết kế


 Lệnh: KTDC ↵
 Menu: TK Tuyến/Hiệu chỉnh/Kiểm tra và dịch chỉnh cắt ngang thiết kế

Chức năng này cho phép ta xem trước mặt cắt tại một điểm bất kỳ hoặc của
một cọc nào đó thuộc tuyến phụ thuộc vào đối tượng được chọn tại dòng nhắc Chọn
tuyến hoặc cọc:. Nếu tuyến được chọn, tiếp theo ta cần chỉ vị trí cần xem tại dòng
nhắc Chỉ điểm: và kết quả ta có thể xem mặt cắt theo mong muốn.

148
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-177. Kiểm tra mặt cắt.

Nếu đang xem mặt cắt tại một cọc nào đó ta có thể dịch chuyển vị trí của trắc
ngang thiết kế tương đối so với điểm thiết kế đường đỏ nào đó mà ta chọn bằng các
mũi tên lên xuống, sang phải hoặc sang trái với khoảng Delta thay đổi. Ta có thể
đánh dấu vị trí thay đổi của điểm được chọn trên tuyến hoặc trắc dọc nhằm mục đích
hiệu chỉnh tim tuyến hoặc cao độ đường đỏ thiết kế cho phù hợp. Cuối cùng ta có thể
hủy các giá trị dịch chỉnh đó với chức năng Các cắt ngang bị dịch chỉnh.

Với chức năng dịch chỉnh mức so sánh cho phép ta có thể thay đổi mức so
sánh mặc định để sau này có thể tạo ra trắc ngang với mức so sánh đã thay đổi đó.

Với D.tích? sẽ xuất hiện cửa sổ như Hình 6-178 cho phép ta kiểm tra diện tích
đào đắt tại mặt cắt.

149
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 6-178. Diện tích đào đắp tại mặt cắt.

6.4.10. Đánh dấu vị trí cắt ngang bị dịch chỉnh


 Lệnh: DDDC ↵
 Menu: TK Tuyến/ Hiệu chỉnh /Đánh dấu vị trí trắc ngang bị dịch chỉnh

Hình 6-179. Thao tác với các trắc ngang bị dịch chỉnh.

Với chức năng này cho phép tạo các điểm đánh dấu vị trí dịch chuyển của các
điểm thiết kế trên tuyến cũng như trên trắc dọc nhằm mục đích hiệu chỉnh lại đường
tuyến và đường đỏ thiết kế cho phù hợi với vị trí dich chuyển. Các vị trí dịch chuyển
này chỉ là tạm thời và ta cần phải hủy hết hết chúng khi đã hoàn thiện nếu sử dụng
chức năng Hủy tất cả các dịch chuyển. Đồng thời ta có thể nhảy tới các vị trí đó trên

150
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

tuyến cũng như trên trắc dọc với các chức năng Đi tới cọc... và Đi tới trắc dọc.... Nếu
không có trắc dọc của tuyến thì không chọn được Đi tới trắc dọc... Giao diện lựa
chọn đánh dấu vị trí dịch chỉnh như trên Hình 6-179.

6.4.11. Xóa các đường tự nhập trên trắc ngang


 Lệnh: XDTN ↵
 Menu: TK Tuyến/Hiệu chỉnh/Xóa đường tự nhập trên trắc ngang

Chức năng này cho phép xóa tất cả các đường đã được hiệu chỉnh bằng tay
trước đó để lấy theo các đường được tính toán bằng chương trình sau khi ta chọn
chức năng Tính toán số liệu toàn tuyến.

6.5. Kết xuất kết quả


6.5.1. Thống kê bán kính và độ dốc tuyến
 Lệnh: TKRI ↵
 Menu: TK Tuyến/Kết xuất kết quả/Thống kê bán kính và độ dốc tuyến

Hình 6-180. Thống kê số lượng bán kính cong của đường trên tuyến.

151
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chức năng này cho phép thống kê số các đỉnh cong có bán kính thỏa mãn điều kiện
tại cột Điều kiện của bảng Thống kê bán kính R (Hình 6-180) hoặc độ dài đoạn tuyến
có độ dốc thỏa mãn điều kiện tại cột Điều kiện của bảng Thống kê độ dốc I (Hình 6-
181). Việc thống kê có thể tiến hành trong từng khoảng cộng dồn hoặc theo từng km.

Hình 6-181. Thống kê dốc dọc.

6.5.2. Thống kê góc chuyển hướng


 Lệnh: TKG ↵
 Menu: TK Tuyến/Kết xuất kết quả/Thống kê góc chuyển hướng

Tại dòng nhắc Góc chuyển hướng min: cần nhập vào giá trị góc chuyển hướng nhỏ
nhất của các đỉnh cong nằm cần thống kê và có kết quả như Hình 6-182.

Hình 6-182. Kết quả của thống kê số góc chuyển hướng.

152
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

6.5.3. Tra khối lượng đào đắp từ điểm tới điểm


 Lệnh: KLDTD↵
 Menu: TK Tuyến/Kết xuất kết quả/Tra khối lượng từ điểm tới điểm

Chức năng này cho phép xác định khối lượng trong khoảng nào đó của tuyến thiết
kế bằng cách chỉ các điểm sơ bộ xác định khoảng cách đó. Kết quả cũng như xác lập lại
khoảng các từ cọc tơí cọc và tính lại được thể hiện trên Hình 6-183.

Hình 6-183. Xác định khối lượng đào đắp.

6.5.4. Điền diện tích trên trắc ngang


 Lệnh: DTTN ↵
 Menu: TK Tuyến/ Kết xuất kết quả /Điền diện tích trên trắc ngang

Hình 6-184. Điền gía trị diện tích.

153
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chức năng này cho phép điền trên bản vẽ trắc ngang các giá trị diện tích đã
được định nghĩa tại mục Bảng diện tích khi định nghĩa mẫu mặt cắt tại vị trí mà ta
khai báo tại giao diện Hình 6-140.

Nếu tuyến sử dụng nhiều hơn một mặt cắt ta có thể chọn Điền theo mẫu bảng
diện tích điền thứ: để điền diện tích cho các trắc ngang thuộc các mẫu mặt cắt khác
nhau đồng thời cùng lúc.

6.5.5. Mẫu bảng kết xuất


 Lệnh: MB ↵
 Menu: KS Tuyến/Kết xuất kết quả/Mẫu bảng kết xuất

Chức năng này dùng để khai báo các mẫu bảng kết xuất số liệu thiết kế bao
gồm mẫu bảng tọa độ cọc, bảng yếu tố cong, bảng cắm cong bảng diện tích và bảng
chỉ tiêu kênh. Ví dụ, sau này khi chọn chức năng Lập bảng khối lượng... sẽ lấy mẫu
bảng theo mẫu đã được khai báo tại chức năng này.

Hình 6-185. Lập mẫu bảng kết xuất.

6.5.6. Lập bảng khối lượng


 Lệnh: LBKL↵
 Menu: TK Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng khối lượng

Chức năng này cho phép ta lập bảng khối lượng của tuyến đường thiết kế theo mẫu
bảng điền diện tích đã được định nghĩa khi lập mẫu mặt cắt thiết kế, khối lượng được tính
theo một đường tim tuyến được chọn như trên Hình 6-186.

154
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-186. Lập bảng khối lượng.

6.5.7. Lập bảng khối lượng theo độ dốc


 Lệnh: BKLD ↵
 Menu: TK Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng khối lượng theo độ dốc

Chức năng này cho phép ta lập bảng khối lượng của tuyến đường thiết kế theo mẫu
bảng điền diện tích đã được định nghĩa khi lập mẫu mặt cắt thiết kế, khối lượng được tính
theo một đường tim tuyến được chọn như trên Hình 6-186, nhưng trước đó cần nhập điều
kiện độ dốc cần thống kê như Hình 6-187.

Hình 6-187. Điều kiện độ dốc cần thống kê.

6.5.8. Lập bảng khối lượng theo khoảng cách


 Lệnh: BKLKC ↵
 Menu: TK Tuyến/Kết xuất kết quả/Lập bảng khối lượng theo khoảng cách

155
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chức năng này cho phép ta lập bảng khối lượng của tuyến đường thiết kế giữa các
khoảng hoặc ngoài các khoảng cộng dồn được khai báo như trên Hình 6-188. Với việc chấp

nhận cho phép khai báo số liệu lập bảng diện tích như trên Hình 6-124 và khối
lượng sẽ được tính theo bảng diện tích được chọn. Nếu chọn chức năng Tạo sẽ liệt kê danh
sách các khoảng cộng dồn được chia ra từ các khoảng cộng dồn đã được khai báo. Nếu

chọn cho phép chỉ các vị trí đầu và cuối của các khoảng cần khai báo.

Hình 6-188. Nhập giới hạn các khoảng tính diện tích.

6.6. Vẽ đường đồng mức và tạo dựng 3D


6.6.1. Vẽ đường đồng mức thiết kế
 Lệnh: DMTK↵
 Menu: TK Tuyến/ Vẽ đường đồng mức thiết kế

Chức năng này cho phép trên cơ sở các mặt 3D của các đường trắc ngang có
lựa chọn để tạo 3D xây dựng mô hình số và từ đó tạo các đường đồng mức thiết kế.
Đầu tiên cần chọn khoảng từ cọc-tới cọc cần xây dựng đường đồng mức thiết kế
(Hình 6-189), tiếp theo sẽ thực hiện chức năng Vẽ đường đồng mức từ mô hình địa
hình như tại mục 2.2.3.

156
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 6-189. Lựa chọn khoảng xây dựng đường đồng mức.

6.6.2. Tạo 3D tuyến thiết kế


 Lệnh: T3DT↵
 Menu: TK Tuyến/ Tạo 3D tuyến thiết kế

Hình 6-190. Tạo 3D tuyến và đường quĩ đạo.

Chức năng Tạo 3D tuyến thiết kế cho phép tạo mặt ba chiều của tuyến thiết
kế theo các đường được chọn để thể hiện 3 chiều trong quá trình định nghĩa mẫu mặt
cắt (chọn Nhóm thể hiện 3D khi định nghĩa các đường thiết kế). Các mặt 3DFACE
được tạo cách tuyến một khoảng bằng Khoảng offset 3dFace tại mục Tùy chọn (lệnh
TC).

157
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 6-191. Ví dụ thể hiện 3D của tuyến.

6.6.3. Tạo đường 3D dọc tuyến


 Lệnh: D3D↵
 Menu: TK Tuyến/ Tạo đường 3D dọc tuyến

Việc tạo các đường 3D mà cao độ của chúng xác định theo các đường trên trắc
ngang cho phép ta tạo các đường xe chạy, hoặc tạo các đường để kẻ vạch sơn... trên
thể hiện 3D của tuyến thiết kế.

Hình 6-192. Lựa chọn thông số của đường 3DPoly cần tạo.

6.6.4. Tạo vạch sơn


 Lệnh: VVS↵
 Menu: TK Tuyến/ Tạo vạch sơn

158
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Sau khi chọn đường 3DPoly tại dòng nhắc Chọn quĩ đạo vạch: sẽ xuất hiện
giao diện Hình 6-193 để nhập các thông số vạch sơn. Để kẻ vạch liền cần nhập kích
thước Dài vạch bằng Chu kỳ vạch.

Hình 6-193. Khai báo kích thước vạch sơn.

159
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chương 7. TÍNH TOÁN SAN LẤP


7.1. Tạo lập lưới tính toán
7.1.1. Tạo ô lưới san lấp
 Lệnh: LSL↵

 Menu: San nền/Tạo lưới san lấp

Hình 7-194. Giao diện thiết lập thông số lưới.

Chức năng này dùng để thiết lập ô lưới, là cơ sở cho việc tính toán khối lượng đào đắp
lô đất. Các thông số lưới san lấp đó là số hàng số cột và khoảng cách hàng, cột cũng như
là thứ tự hàng cột bắt đầu được đánh số. Thông thường Đánh số bắt đầu từ hàng (cột)
thứ: sẽ được khai sau sao cho thứ tự đó bắt đầu từ hàng (cột) sát với lô đất tính toán. Có
thể lựa chọn đánh số hàng bằng chữ và cột bằng số hoặc ngược lại. Sau khi khai báo
thông số lưới (Hình 7-194), cần nhập điểm gốc của lưới và góc nghiêng lưới.

7.1.2. Định nghĩa lô đất tính toán đào đắp


Lô đất bao gồm một vùng biên và một số vùng thuộc lô không tiến hành san
lấp được gọi là các lỗ thủng. Dùng lệnh vẽ đa tuyến PLINE của AutoCAD để vạch lô
đất cần tính toán đào đắp và các vùng thủng bỏ qua không tính toán trong lô.

Sử dụng chức năng Hiệu chỉnh các đối tượng AND để định nghĩa lô đất cần
tính toán bằng cách dùng:

 Lệnh: HCA↵

160
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

 Menu: Tiện ích/Hiệu chỉnh các đối tượng AND

Sau khi chọn đối tượng là ô lưới tại dòng nhắc Chọn đối tượng: sẽ xuất hiện
giao diện hiệu chỉnh thông số ô lưới như trên Hình 7-195.

Hình 7-195. Giao diện hiệu chỉnh ô lưới.

Chọn chức năng Gán lô đất tính toán để chọn đường biên lô đất là đường
Polyline vừa được vẽ trước đây; sau khi chọn xong đường biên cần nhập tên lô đất tại
dòng nhắc Tên lô đất:.

Để định nghĩa các lỗ thủng thuộc lô đất dùng chức năng Hiệu chỉnh các đối
tượng AND để thêm bớt các lỗ thủng thuộc lô đất.

Sau khi chọn lô đất tại dòng nhắc Chọn đối tượng: của chức năng Hiệu chỉnh các đối
tượng AND sẽ xuất hiện giao diện hiệu chỉnh lô đất như trên Hình 7-196. Chọn chức năng
Thêm lỗ thủng hoặc Bớt lỗ thủng để thêm bớt vùng bỏ qua không tính đào đắp của lô đất.

Hình 7-196. Thêm bớt lỗ thủng của lô đất.

Lưu ý: Các đường Polyline xác định giới hạn lô đất và lỗ thủng sẽ được tự
động khép kín sau khi định nghĩa.

161
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

7.1.3. Tạo nút cao độ của lưới


 Lệnh: TNCD↵

 Menu: San nền/Tạo nút cao độ của lưới

Hình 7-197. Giao diện nhập thông số vẽ nút cao độ.

Dùng để tạo lập các nút cao độ nhằm mục đích khai báo cao độ tự nhiên và
thiết kế tại các nút ô lưới. Sau khi chọn ô lưới tại dòng nhắc Chọn ô lưới: sẽ xuất hiện
giao diện nhập các thông số thể hiện nút cao độ như trên Hình 7-197. Mặc định góc
xoay của nút trùng với góc nghiêng của lưới.

Hình 7-198. Bản vẽ ô lưới tính khối lượng san lấp.

Kết quả sau khi tạo lập lưới tính toán cho ta bản vẽ như trên Hình 7-198 bao gồm:
ô lưới và các nút cao độ; lô đất và lỗ thủng vùng tính toán san lấp.

162
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

7.2. Gán cao độ nút lưới


Cao độ thiết kế và tự nhiên của các nút lưới có thể được gán theo 3 cách: gán
từ tệp dữ liệu TXT; gán từ mô hình địa hình và hiệu chỉnh từng nút cao độ riêng lẻ
bằng việc hiệu chỉnh đối tượng AND khi sử dụng lệnh HCA.

7.2.1. Gán cao độ nút từ tệp TXT


 Lệnh: CDTT↵

 Menu: San nền/Gán cao độ nút từ tệp TXT

Dùng để gán giá trị cao độ cho các nút cao độ của ô lưới. Sau khi chọn ô lưới tại
dòng nhắc Chọn lưới: sẽ xuất hiện cửa sổ lựa chọn chức năng gán cao độ tự nhiên hay cao
độ thiết kế như trên Hình 7-199, tiếp theo là chọn tệp định dạng text như tại Hình 7-200:
tương ứng với từng chỉ số hàng của ô lưới là các hàng số liệu theo các cột và số liệu của
các cột cách nhau bởi dấu TAB (số liệu tương ứng với ô lưới 6 hàng và 5 cột).

Hình 7-199. Lựa chọn loại cao độ cần gán.

10.2 -20.3 -30.2 -10.4 10.1 30.2


10.8 -16.3 -25.2 -8.4 7.1 32.2
5.8 -11.3 -20.2 -5.4 6.1 22.2
3.8 -6.3 -5.2 -0.4 5.1 12.2
5.8 -4.3 -6.2 -6.4 2.1 20.2
7.8 -6.3 -3.2 -7.4 6.1 16.2
6.8 -7.3 -2.2 -10.4 8.1 12.2
Hình 7-200. Định dạng tệp TXT cao độ tại các nút.

7.2.2. Gán cao độ nút của ô lưới từ mô hình địa hình


 Lệnh: CDTMH↵

163
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

 Menu: San nền/Gán cao độ nút của ô lưới từ mô hình địa hình

Dùng để gán cao độ tự nhiên và thiết kế của các nút thuộc các đỉnh ô lưới theo
mô hình địa hình. Trước khi thực hiện lệnh cần phải tạo các mô hình địa hình với số
liệu đo đạc địa hình tự nhiên hoặc thiết kế bằng cách thực hiện chức năng Tạo và
hiệu chỉnh mô hình tam giác.

Sau khi chọn các nút cao độ cần gán cao độ tại dòng nhắc Chọn các nút cần
gán: sẽ xuất hiện giao diện như trên cho phép ta chọn tên mô hình địa hình tự nhiên
và tên mô hình địa hình thiết kế hoặc không chọn thì để trống; tiếp theo cao độ tương
ứng của các nút cao độ thuộc các ô lưới (chỉ các nút được tạo bằng chức năng Tạo
nút cao độ của lưới –TNCD) sẽ được lấy từ mô hình địa hình được chọn.

Hình 7-201. Chọn tên mô hình địa hình để gán cao độ.

7.2.3. Hiệu chỉnh cao độ nút


 Lệnh: HCA↵

 Menu: Tiện ích/Hiệu chỉnh các đối tượng AND

Dùng để nhập, hiệu chỉnh cao độ tự nhiên và thiết kế của nút cao độ riêng lẻ.
Sau khi chọn nút cao độ cần hiệu chỉnh ta có thể nhập vào giá trị cao độ tự nhiên và
thiết kế mới.

164
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 7-202. Hiệu chỉnh cao độ của từng nút.

7.2.4. Gán cao độ thiết kế vét hữu cơ


 Lệnh: CDVHC↵

 Menu: : San nền/Gán cao độ thiết kế vét hữu cơ

Dùng để gán cao độ vét bùn hữu cơ theo cao độ tự nhiên. Sau khi chọn lô đất
hoặc POLYLINE tại dòng nhắc Chọn lô đất hoặc POLYLINE xác định vùng: và nhập
trị số chiều sâu vét tại dòng nhắc Chiều sâu đào hữu cơ: cao độ thiết kế (cao độ vét)
của các nút cao độ trong vùng sẽ bằng cao độ tự nhiên trừ đi chiều sâu vét bùn.

7.2.5. Tạo nút cao độ trên biên và lỗ thủng của lô đất


 Lệnh: TNTB ↵

 Menu: San nền/Tạo nút cao độ trên biên và lỗ thủng của lô đất

Hình 7-203. Kết quả tạo nút cao độ trên biên.

165
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Dùng để tạo các nút cao độ trên biên của lô đất và các lỗ thủng tại các điểm
gãy khúc và điểm giao của chúng với ô lưới. Sau khi chọn lô đất tại dòng nhắc Chọn
lô đất: sẽ xuất hiện giao diện như trên Hình 7-197 để nhập các thông số thể hiện nút
cao độ. Kết quả tạo nút cao độ trên biên và lỗ thủng thể hiện trên Hình 7-203.

7.2.6. Gán cao độ nút trên biên và lỗ thủng theo mô hình địa hình
 Lệnh: CDBTMH↵

 Menu: San nền/Gán cao độ nút trên biên và lỗ thủng theo mô hình địa hình

Dùng để gán cao độ tự nhiên và thiết kế của các nút trên biên và trên lỗ thủng
theo mô hình địa hình. Trước khi thực hiện lệnh cần phải tạo các mô hình địa hình
với số liệu đo đạc địa hình tự nhiên hoặc thiết kế bằng cách thực hiện chức năng Tạo
và hiệu chỉnh mô hình tam giác.

Sau khi chọn các nút cao độ cần gán cao độ tại dòng nhắc Chọn các nút cần
gán: sẽ xuất hiện giao diện như trên cho phép ta chọn tên mô hình địa hình tự nhiên
và tên mô hình địa hình thiết kế hoặc không chọn thì để trống; tiếp theo cao độ tương
ứng của các nút cao độ thuộc trên biên hoặc lỗ thủng của các lô đất (các nút được tạo
bằng chức năng Tạo nút cao độ trên biên và lỗ thủng của lô đất) sẽ được lấy từ mô
hình địa hình được chọn như trên Hình 7-201.

7.2.7. Cập nhật vị trí nút cao độ theo lưới


 Lệnh: NTL↵

 Menu: San nền/Hiệu chỉnh nút cao độ/Cập nhật vị trí nút theo lưới

Dùng để cập nhật lại vị trí của nút cao độ theo lưới trong quá trình hiệu chỉnh.
Trong qua trình thiết kế ta có thể dùng các lệnh hiệu chỉnh của AutoCAD như
MOVE, ROTATE... để thay đổi vị trí của ô lưới cho phù hợp với lô đất cần tính toán
đào đắp, để cho vị trí của nút cao độ được chỉnh theo vị trí nút lưới cần thực hiện
chức năng này. Sau khi chọn ô lưới tại dòng nhắc Chọn lưới: các nút cao độ sẽ được
cập nhật lại vị trí tương ứng với vị trí của các điểm chỉ số hàng và cột của ô lưới mà
nó tham chiếu tới.

166
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

7.2.8. Đổi cao độ thiết kế thành cao độ tự nhiên


 Lệnh: TK2TN ↵

 Menu: San nền/Hiệu chỉnh nút cao độ/Đổi cao độ thiết kế thành cao độ tự nhiên

Dùng để đổi cao độ thiết kế của các nút cao độ thành cao độ tự nhiên việc tính lớp
tiếp theo. Tất cả các cao độ thiết kế của tất cả các nút ô lưới đều chuyển thành cao độ tự
nhiên sau khi chọn ô lưới hoặc lô đất tại dòng nhắc Chọn lô đất hoặc lưới đào đắp:.

7.2.9. Dịch chỉnh cao độ nút


 Lệnh: DCCD↵

 Menu: San nền/ Hiệu chỉnh nút cao độ/Dịch chỉnh cao độ nút

Dùng để dịch chỉnh cao độ tự nhiên hoặc cao độ thiết kế thêm một lượng delta
nhập vào. Sau khi chọn nút cao độ cần đưa vào giá trị cần dịch chỉnh. Nếu chấp nhận
thì cao độ của tất cả các nút sẽ cùng thay đổi một lượng delta.

Hình 7-204. Nhập khoảng cần dịch chỉnh.

7.2.10. Ngoại suy cao độ của nút lưới


 Lệnh: NSCD↵

 Menu: San nền/ Hiệu chỉnh nút cao độ/Ngoại suy cao độ của nút lưới

Dùng để ngoại suy cao độ tự nhiên và thiết kế của nút lưới được chọn dựa trên
cao độ của 3 nút lưới được chọn làm chuẩn. Sau khi chọn loại cao độ cần ngoại suy
sẽ xuất hiện dòng nhắc đòi hỏi ta phải chọn tuần tự 03 nút cao độ làm chuẩn, sau đó
là chọn các nút cao độ mà các giá trị độ cao của nó được ngoại suy phẳng theo độ cao
của các nút chuẩn.

167
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 7-205. Lựa chọn loại cao độ cần ngoại suy.

7.2.11. Tạo mô hình địa hình từ cao độ nút lưới


 Lệnh: MHTCD↵

 Menu: San nền/Tạo mô hình địa hình từ cao độ nút lưới

Dùng để tạo mô hình địa hình từ cao độ tự nhiên và cao độ thiết kế của các nút
cao. Sau khi chọn ô lưới tại dòng nhắc Chọn ô lưới: sẽ xuất hiện giao diện như Hình
7-206 yêu cầu ta nhập tên các mô hình tương ứng. Nếu tên mô hình nào đó không
được nhập thì mô hình địa hình tương ứng với nó sẽ không được tạo.

Hình 7-206. Giao diện nhập tên các mô hình.

7.2.12. Xuất cao độ nút ra tệp TXT


 Lệnh: XCDRT↵

 Menu: San nền/Xuất cao độ nút ra tệp TXT

Dùng để xuất cao độ tự nhiên hoặc cao độ thiết kế của các nút cao độ thuộc ô
lưới ra tệp định dạng text. Sau khi chọn ô lưới tại dòng nhắc Chọn ô lưới: sẽ xuất
hiện giao diện như Hình 7-207 yêu cầu ta lựa chọn loại cao độ cần xuất và sau đó là
nhập tên tệp xuất ra.

168
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 7-207. Lựa chọn loại cao độ để xuất ra tệp.

7.3. Tạo taluy san lấp


7.3.1. Khai báo thông số taluy lô đất và lỗ thủng
 Lệnh: KBTL↵

 Menu: San nền/Khai báo thông số taluy lô đất và lỗ thủng

Hình 7-208. Kháo báo taluy cho các cạnh lô đất hoặc lỗ thủng

Dùng để khai báo các thông số taluy đào đắp phần mái của lô đất hoặc của lỗ
thủng. Sau khi chọn lô đất hoặc lỗ thủng tại dòng nhắc Chọn lô đất hoặc lỗ thủng: sẽ
xuất giao diện như trên Hình 7-208 để nhập các thông số về taluy mái, dật cơ mái đào
và mái đắp cho các cạnh hoặc tất cả của lô đất hoặc lỗ thủng. Nếu chọn Cập nhật
cạnh của lô đất hoặc lỗ thủng mà đỉnh bắt đầu (hiện thời) của nó đang được đánh dấu
X theo chiều vẽ tiến của lô đất sẽ được gán các thông số taluy. Bằng việc trả lời lựa
chọn tại dòng nhắc Command TRước kia/TIiếp theo/ THoát <TIiep>: để thay đổi
đỉnh bắt đầu của cạnh tiếp theo.

169
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Nếu chọn Cập nhật All thì các thông số tạo mái taluy của lô đất hoặc lỗ thủng
sẽ được cập nhật cho tất cả các cạnh của nó.

7.3.2. Tạo chân và đường mái taluy lô đất và lỗ thủng


 Lệnh: XDCTL↵

 Menu: San nền/ Tạo chân và đường mái taluy lô đất và lỗ thủng

Dùng tạo chân taluy và đường mái taluy lô đất và các lỗ thủng của lô đất đã được khai
báo thông số taluy. Sau khi chọn lô đất tại dòng nhắc Chọn lô đất: sẽ xuất giao diện như trên
Hình 7-209 để nhập các thông số thể hiện ký hiệu taluy.

Hình 7-209. Nhập thông số thể hiện ký hiệu taluy.

Bản chất của việc tạo chân và đường mái taluy lô đất và lỗ thủng là để xây
dựng mô hình lưới tam giác cho phần mái taluy, cho nên sau khi tạo xong có thể
dùng lệnh AutoCAD xóa các đường mái không phù hợp hoặc dịch chuyển vị trí của
các đường mái cũng như là chỉnh dịch đỉnh của POLYLINE thể hiện chân taluy.

7.3.3. Nối mép cơ đường mái taluy lô đất và lỗ thủng


 Lệnh: VCTL↵

 Menu: San nền/ Nối mép cơ đường mái taluy lô đất và lỗ thủng

Dùng để tạo đường Polyline nối các mép dật cơ taluy của lô đất và lỗ thủng sau
khi đã được hiệu chỉnh. Các đường polyline nối các mép dật cơ taluy sẽ được tạo sau
khi chọn lô đất tại dòng nhắc Chọn lô đất hoặc lỗ thủng:.

170
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

7.3.4. Tạo nút tại chân taluy lô đất và lỗ thủng


 Lệnh: NCTL↵

 Menu: San nền/Tạo nút tại chân taluy lô đất và lỗ thủng

Dùng để tạo nút cao độ tại chân taluy của lô đất và các lỗ thủng đã được tạo
trước đây phục vụ việc xây dựng mô hình lưới tam giác phần taluy cà tính khối lượng
taluy. Sau khi chọn lô đất tại dòng nhắc Chọn lô đất: các nút cao độ sẽ được tạo tại
chân đường taluy lô đất và lỗ thủng và cao độ thiết kế của các nút này bằng cao độ tự
nhiên tại vị trí nút cao độ được tạo.

7.3.5. Tạo mô hình địa hình taluy lô đất


 Lệnh: MHTL↵

 Menu: San nền/Tạo mô hình địa hình taluy lô đất.

Dùng để tạo mô hình địa hình taluy lô đất nhằm mục đích xác định cao độ thiết
kế của các nút cao độ tại vùng giới hạn giữa lô đất và chân taluy. Sau khi chọn lô đất
tại dòng nhắc Chọn lô đất: mô hình địa hình taluy lô đất sẽ được tạo.

Lưu ý: Trước khi thực hiện chức năng này, cần phải xóa các đường mái taluy
bất hợp lý tại các góc đỉnh của lô đất.

7.3.6. Xác định cao độ thiết kế nút trong vùng taluy


 Lệnh: MHTL↵

 Menu: San nền/Xác định cao độ thiết kế nút trong vùng taluy.

Dùng để xác định cao độ thiết kế của các nút cao độ tại vùng giới hạn giữa lô
đất, lỗ thủng và chân taluy của chúng theo mô hình địa hình taluy lô đất đã được xây
dựng. Sau khi chọn lô đất hoặc lỗ thủng tại dòng nhắc Chọn lô đất: cao độ thiết kế
của các nút cao độ nằm giữa lô đất, lỗ thủng và chân taluy của chúng sẽ được xác
định theo cao độ mô hình địa hình taluy lô đất..

171
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

7.4. Các tính toán và lập bảng số liệu


7.4.1. Tính toán đào đắp lô đất
 Lệnh: TTDD↵

 Menu: San nền/Tính toán đào đắp lô đất

Dùng để tính toán diện tích và khối lượng đào đắp của các ô lưới. Sau khi chọn lô
đất tại dòng nhắc Chọn lô đất: sẽ xuất hiện giao diện như Hình 7-210 để lựa chọn các
thông số thể hiện của đối tượng thông tin đào đắp và cuối cùng thực hiện việc tính toán
bằng cách chọn nút Tính sẽ cho kết quả như trên Hình 7-211. Các đối tượng thông tin
màu đỏ thể hiện khối lượng đào, còn các đối tượng màu vàng thể hiện khối lượng đắp.

Hình 7-210. Thông số thể hiện của đối tượng thông tin đào đắp.

172
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 7-211. Kết quả sau khi tính toán đào đắp.

7.4.2. Xác định cân bằng đào đắp


 Lệnh: CBDD↵

 Menu: San nền/Xác định cân bằng đào đắp

Dùng để tính toán xác định khoảng dịch chỉnh đồng đều cao độ thiết kế nhằm
đảm bảo cân bằng khối lượng đào đắp trong thửa. Sau khi chọn lô đất sẽ xuất hiện
thông báo khoảng delta cần dịch chỉnh đồng đều cao độ thiết kế để đảm bảo cân bằng
đào đắp. Sau đó chúng ta dùng chức năng Dịch chỉnh cao độ nút để mà thay đổi cao
độ thiết kế nút theo ý của mình.

Hình 7-212. Thông báo giá trị cần dịch chỉnh.

173
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

7.4.3. Tính toán đào đắp phần taluy


 Lệnh: DDTL↵

 Menu: San nền/Tính toán đào đắp phần taluy

Dùng để tính toán khối lượng phần đào đắp ta luy của lô đất và lỗ thủng. Sau
khi chọn lô đất hoặc lỗ thủng tại dòng nhắc Chọn lô đất: sẽ xuất hiện giao diện như
trên Hình 7-210 để xác định các thông số thể hiện đối tượng thông tin đào đắp tại
vùng taluy.

Hình 7-213. Bản vẽ sau khi tính toán đào đắp taluy.

7.4.4. Tính toán từng ô lưới


 Lệnh: TTTO↵

 Menu: San nền/Tính toán từng ô lưới

Dùng để tính toán diện tích và khối lượng của từng ô lưới riêng lẻ. Do chúng ta có
thể hiệu chỉnh cục bộ cao độ của các điểm nút bằng lệnh HCA nên xuất hiện nhu cầu
cần tính lại diện tích và khối lượng đào đắp của chúng. Tại dòng nhắc Chọn đối tượng
nút cao độ: cần chọn tốt thiểu 03 nút cao độ, sau khi ấn ENTER để kết thúc việc chọn
nút cao độ sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn các đối tượng đào đắp của ô: để ta chọn đối
tượng thông tin đào đắp (tối thiểu là 01 đối tượng) để cập nhật lại kết quả tính toán.

174
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

7.4.5. Lập bảng khối lượng đào đắp


 Lệnh: LBDD↵

 Menu: San nền/Lập bảng khối lượng đào đắp

Trước khi lập bảng khối lượng cần sử dụng chức năng Hiệu chỉnh đối tượng
AND để hiệu chỉnh Thông số lưới của lưới san lấp với việc xác định cột hàng bắt đầu
đánh số thứ tự bằng chức năng Xác định cột, hàng như trên Hình 7-214.

Hình 7-214. Giao diện hiệu chỉnh thông số lưới.

Hình 7-215. Thông số lập bảng đào đắp.

Chức năng Lập bảng khối lượng đào đắp dùng để lập bản khối lượng đào
đắp tổng hợp của lô đất và khối lượng đào đắt phần taluy. Sau khi chọn lô đất tại
dòng nhắc Chọn lô đất: sẽ xuất hiện giao diện như trên Hình 7-215 để xác định các
thông số bảng đào đắp cũng như là lựa chọn lập bảng khối lượng cho ô lưới hay cho

175
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

phần taluy. Sau khi chọn nút Tạo bảng cần chỉ điểm tại dòng nhắc Điểm chèn: và kết
quả lập bảng thể hiện như trên Hình 7-216.

Hình 7-216. Kết quả lập bảng khối lượng đào đắp.

7.4.6. Lập bảng khối lượng đào đắp từng ô


 Lệnh: LBDD↵

 Menu: San nền/Lập bảng đào đắp từng ô

Dùng để lập bản khối lượng đào đắp của lô đất và khối lượng đào đắt phần
taluy. Sau khi chọn lô đất tại dòng nhắc Chọn lô đất: sẽ xuất hiện giao diện như trên
Hình 7-217 để xác định các thông số của bảng và xác định loại diện tích hoặc khối
lượng cần lập theo từng ô của ô lưới. Kết quả sau khi chọn nút Tạo bảng có được
như trên Hình 7-218.

176
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 7-217. Giao diện lựa chọn thứ tự chủng loại cần lập bảng.

Hình 7-218. Kết quả thể hiện khối lượng theo từng ô.

7.5. Các lệnh phụ trợ và tra cứu


7.5.1. Điền số hiệu trục lưới
 Lệnh: DSHT↵

 Menu: San nền/ Phụ trợ và tra cứu/Điền số hiệu trục lưới

Dùng để điền số hiệu của các trục lưới. Sau khi nhập các thông số vẽ ký hiệu trục
lưới như trên Hình 7-219 sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn ô lưới: để chọn ô lưới cần thể
hiện số hiệu trục lưới. Kết quả của việc điền số hiệu trục lưới thể hiện như trên Hình 7-
220.

Hình 7-219. Nhập thông số ký hiệu trục lưới.

177
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 7-220. Ô lưới sau khi điền số hiệu trục lưới.

7.5.2. Cắt/hiện lưới ngoài vùng tính toán


 Lệnh: CHLN↵
 Menu: San nền/Phụ trợ và tra cứu/Cắt-Hiện lưới ngoài vùng tính toán
Dùng để cắt hoặc hiện phần lưới và các nút cao độ ngoài vùng tính toán khối
lượng đầo đắp của lô đất. Sau khi chọn lô đất tại dòng nhắc Chọn lô đất: sẽ xuất hiện
dòng nhắc Cắt/Hiện lưới ngoài vùng tính toán<Cắt>: cho phép ta cắt hoặc hiện phần
lưới và các nút cao độ ngoài vùng tính toán khối lượng đầo đắp của lô đất.

7.5.3. Tạo đường không đào không đắp


 Lệnh: KDKD↵
 Menu: San nền/ Phụ trợ và tra cứu/Tạo đường không đào không đắp
Dùng để tạo đường polyline nối theo đường không đào không đắp trong lưới.
Sau khi chọ lưới tại dòng nhắc Chọn lưới: các đường Polyline nối theo đường không
đào không đắp sẽ được tạo.

7.5.4. Tra cứu đào đắp trong ô


 Lệnh: TCO↵
 Menu: San nền/ Phụ trợ và tra cứu/Tra cứu đào đắp trong ô

178
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Dùng để tra cứu số liệu của từng ô lưới. Sau khi chỉ ô tại dòng nhắc Chỉ ô: sẽ
xuất hiện số liệu ô lưới như trên Hình 7-221.

Hình 7-221. Số liệu ô lưới.

7.5.5. Tra cao độ trong lưới đào đắp


 Lệnh: CDL↵
 Menu: San nền/ Phụ trợ và tra cứu/Tra cao độ trong lưới đào đắp
Dùng để tra cứu cao độ tại một điểm của ô lưới. Sau khi chỉ điểm thuộc ô lưới
tại dòng nhắc Chỉ điểm: sẽ xuất hiện số liệu cao độ của điểm vừa chỉ thuộc ô lưới như
trên Error: Reference source not found.

Hình 7-222. Số liệu cao độ tại một điểm của ô lưới.

7.6. Hiệu chỉnh các đối tượng san lấp

 Lệnh: HCA↵
 Menu: Tiện ích/ Hiệu chỉnh các đối tượng AND
Tất cả các đối tượng chuyên biệt (CustomObject) của san lấp đều có thể hiệu
chỉnh bằng việc sử dụng chức năng Hiệu chỉnh các đối tượng AND.

Sau khi chọn đối tượng cần hiệu chỉnh tại dòng nhắc Chọn đối tượng: sẽ xuất
hiện các giao diện cho phép hiệu chỉnh đối tượng vừa chọn tương ứng.

179
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

7.6.1. Hiệu chỉnh ô lưới


Khi chọn hiệu chỉnh ô lưới sẽ xuất hiện giao diện hiệu chỉnh đối tượng ô lưới
như trên Hình 7-195.

Khi chọn Tùy chọn sẽ xuất hiện giao diện tùy chọn hiệu chỉnh ô lưới như trên
Hình 7-223 bao gồm các chức năng:

• Thể hiện hoặc không thể hiện ô lưới (nếu không thể hiện sẽ xuất hiện
vòng tròn tại gốc ô lưới);
• Tắt các đối trượng nút cao độ tại các đỉnh lưới.

Hình 7-223. Tùy chọn thể hiện ô lưới.

Khi chọn Thông số lưới sẽ xuất hiện giao diện cho phép hiệu chỉnh các thông
số lưới như trên Hình 7-194.

Phần Gán lô đất tính toán như đã trình bày tại mục 7.1.2.

Hình 7-224. Khai báo chiều dày các lớp đắp.

180
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chọn Chiều dày các lớp đắp sẽ xuất hiện giao diện nhập chiều dày các lớp
đắp như trên Hình 7-224. Nếu tùy chọn Điền cao độ các lớp được chọn thì nút cao độ
sẽ chỉ thể hiện cao độ của các lớp đắp tại vị trí của cao độ thiết kế.

7.6.2. Hiệu chỉnh nút cao độ


Khi chọn hiệu chỉnh nút cao độ sẽ xuất hiện giao diện hiệu chỉnh đối tượng nút
cao độ như trên Hình 7-225. Sau khi hiệu chỉnh các thông số cho một nút, nếu muốn
các nút khác cũng có cùng thông số với nó thì dùng chức năng Match Properties.

Hình 7-225. Hiệu chỉnh nút cao độ.

7.6.3. Hiệu chỉnh đối tượng thông tin đào đắp


Khi chọn hiệu đối tượng thông tin đào đắp sẽ xuất hiện giao diện hiệu chỉnh
đối tượng thông tin đào đắp như trên Hình 7-226. Sau khi hiệu chỉnh các thông số của
một đối tượng, nếu muốn các đối tượng khác cũng có thuộc tính với nó thì dùng chức
năng Match Properties.

Hình 7-226. Hiệu chỉnh đối tượng thông tin đào đắp.

181
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Chương 8. CHỨC NĂNG TIỆN ÍCH


8.1. Thao tác với đối tượng AND
8.1.1. Hiệu chỉnh các đối tượng AND
 Lệnh: HCA↵
 Menu: Tiện ích/Hiệu chỉnh các đối tượng AND
Tất cả các đối tượng chuyên biệt (CustomObject) của các phần mềm do Công
nghệ AND tạo ra đều sử dụng chức năng này để hiệu chỉnh (ví dụ như chức năng
Hiệu chỉnh tuyến đã được trình bày ở trên).

8.1.2. Vẽ lại các đối tượng


 Lệnh: VL ↵
 Menu: Tiện ích/ Vẽ lại các đối tượng AND
Chức năng này cho phép ta vẽ lại các đối tượng tuyến, trắc dọc và trắc ngang...
do trong quá trình hiệu chỉnh vị trí của các đường, khối, text... bị sai lệch và ta cần vẽ
lại cho đúng.

8.1.3. Bật/Tắt grips trong các đối tượng AND


 Lệnh: BTGP↵
 Menu: Tiện ích/ Bật-Tắt grips trong các đối tượng AND
Chức năng này cho phép bật các grips đỉnh của các đường trong đối tượng
AND để hiệu chỉnh tọa độ của chúng hoặc là tắt chúng đi khi cần thay đổi mức so
sánh bằng hiệu chỉnh grips.

8.1.4. Kéo dài TdnPolyline


 Lệnh: KDT↵
 Menu: Tiện ích/ Kéo dài TdnPolyline
Chức năng này cho phép kéo dài các đỉnh của TdnPolyline là các đường polyline
trong các đối tượng AND tới các đường POLYLINE, LINE của AutoCAD và ngược lại.

8.1.5. Cắt ngắn TdnPolyline


 Lệnh: CNT↵
 Menu: Tiện ích/Cắt ngắn TdnPolyline

182
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chức năng này cho phép cắt các đường LINE của AutoCAD với dao cắt là các
đường TdnPolyline.

8.2. Hiệu chỉnh Polyline


8.2.1. Ký hiệu taluy theo polyline
 Lệnh: RTL ↵
 Menu: Tiện ích/Ký hiệu taluy theo polyline
Chức năng này cho phép tạo ký hiệu taluy trên bản vẽ. Nếu tại dòng nhắc
Chọn Line hoặc Polyline: ta không chọn đường thứ 2 thì ký hiệu taluy sẽ được tạo
theo đường thứ 1 mà ta vừa chọn; nếu có chọn đường thứ 2 thì vạch dài sẽ là khoảng
cách giữa 2 đường còn dài vạch ngắn được tính theo vạch dài và nhân với tỉ lệ dài
vạch ngắn/dài vạch dài. Các kiểu ký hiệu taluy được tạo thể hiện trên Hình 8-228.

Hình 8-227. Nhập thông số taluy.

Hình 8-228. Các kiểu ký hiệu taluy.

8.2.2. Tạo Polyline theo độ dốc


 Lệnh: PLD↵

183
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

 Menu: Tiện ích/Tạo Polyline theo độ dốc


Chức năho phép ta tạo được đường POLYLINE của AutoCAD theo độ dốc
được tính theo %.

Dòng nhắc ban đầu sẽ là Từ điểm: sau khi nhập xong điểm đầu dòng nhắc tiếp
theo là Undo/Độ Dốc <2.00>/Tới điểm:. Với lựa chọn Doc ta có thể thay đổi độ dốc
của đoạn cần vẽ.

8.2.3. Làm trơn đa tuyến bằng lệnh PEDIT


 Lệnh: LT ↵
 Menu: Tiện ích/Làm trơn đa tuyến bằng lệnh PEDIT
Với lệnh PEDIT của AutoCAD ta chỉ có thể làm trơn từng Polyline một, nhưng
với chức năng Làm trơn đa tuyến bằng lệnh PEDIT ta có thể làm trơn nhiều
Polyline cùng lúc.

8.2.4. Làm trơn đa tuyến theo Spline


 Lệnh: LTS ↵
 Menu: Tiện ích/Làm trơn đa tuyến theo Spline
Chức năng này cho phép làm trơn nhiều đa tuyến cùng lúc. Sau khi được làm
trơn theo kiểu Spline các đa tuyến mới sẽ tương tự với các đa tuyến được tạo bởi lệnh
SPLINE của AutoCAD.

8.2.5. Làm trơn đa tuyến theo khoảng phân


 Lệnh: LTP ↵
 Menu: Tiện ích/Làm trơn đa tuyến theo khoảng phân

Hình 8-229. Nhập giá trị khoảng phân.

184
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Chức năng này cho phép làm trơn nhiều đa tuyến cùng lúc theo nguyên lý các
đỉnh sẽ được vê tròn sao cho khoảng cách từ đỉnh tới cung vê tròn bằng giá trị nhập
vào như trên Hình 8-229.

8.2.6. Chèn thêm đỉnh Polyline


 Lệnh: LDPL ↵
 Menu: Tiện ích/Loại đỉnh Polyline
Chức năng này cho phép loại bớt các đỉnh của LWPOLYLINE theo nguyên tắc
nếu góc chuyển hướng giữa 3 điểm nhỏ hơn Góc thẳng hàng được nhập thì đỉnh ở
giữa sẽ bị loại; đỉnh thứ 2 cách đỉnh 1 một khoảng nhỏ hơn Khoảng cách min được
nhập thì đỉnh thứ 2 sẽ bị loại.

Hình 8-230. Điều kiện loại đỉnh.

8.2.7. Chèn thêm đỉnh Polyline


 Lệnh: CDP ↵
 Menu: Tiện ích/Chèn thêm đỉnh Polyline
Chức năng này cho phép chèn nhanh đỉnh Polyline theo điểm chỉ trên màn hình.

8.2.8. Loại đỉnh Polyline ngược


 Lệnh: LDN ↵
 Menu: Tiện ích/Loại đỉnh Polyline ngược
Chức năng Loại đỉnh Polyline ngược cho phép loại các đỉnh của Polyline có
hướng ngược với chiều cơ bản của các đỉnh trước nó.

8.2.9. Xóa Polyline 01 đỉnh


 Lệnh: XPL ↵
 Menu: Tiện ích/Xóa Polyline 01 đỉnh

185
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Trong bản vẽ DWG đôi lúc xuất hiện đối tượng POLYLINE chỉ có 01 đỉnh, để
xóa nó không thể dùng lệnh ERASE của AutoCAD mà cần sử dụng chức năng Xóa
Polyline 01 đỉnh.

8.3. Thao tác với lớp


8.3.1. Tắt lớp theo đối tượng
 Lệnh: TL ↵
 Menu: Tiện ích/Tắt lớp theo đối tượng
Chức năng này cho phép ta tắt lớp mà đối tượng được chọn tại dòng nhắc
Chọn đối tượng thuộc lớp: thuộc lớp đó.

8.3.2. Xóa đối tượng theo lớp


 Lệnh: XL ↵
 Menu: Tiện ích/Xóa đối tượng theo lớp
Chức năng này cho phép ta xóa các đối tượng trong các đối tượng được chọn
thuộc lớp do ta chỉ định.

Ban đầu sẽ xuất hiện dòng nhắc Chọn đối tượng thuộc lớp: để ta chỉ định tên
lớp theo đối tượng chọn, sau đó sẽ là dòng nhắc Select objects:.

8.4. Thao tác với text


8.4.1. Đổi co chữ
 Lệnh: DCC ↵
 Menu: Tiện ích/Đổi co chữ
Chức năng này cho phép ta đổi tỉ lệ co chữ của một loạt các TEXT được chọn
tại dòng nhắc Select objects: sau khi nhập tỉ lệ co chữ mới tại dòng nhắc Tỉ lệ bề rộng
<1.00>: nhằm mục đích định dạng TEXT theo một khuôn khổ kích thước nào đó.

8.4.2. Dãn đều text


 Lệnh: DANT ↵
 Menu: Tiện ích/Dãn đều text
Chức năng này cho phép chọn các dòng chữ sít dầy nhau trong các bảng trắc
dọc hoặc trắc ngang và dãn đều chúng để tránh các dòng chữ chồng đè lên nhau. Giới
hạn co giãn là khoảng cách giữa 2 dòng biên ngoài cùng, cho nên nếu sau khi thực

186
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

hiện lệnh mà các dòng chữ vẫn chồng lên nhau thì cần phải dịch các dòng biên ra xa
và tiến hành thực hiện lại lệnh.

8.4.3. Che đối tượng dưới TEXT


 Lệnh: CDT↵
 Menu: Tiện ích/Che đối tượng dưới TEXT
Chức năng này cho phép che phần nền của đối tượng TEXT

Hình 8-231. TEXT trước và sau khi che nền.

8.4.4. Xóa đối tượng che nền


 Lệnh: XDC ↵
 Menu: Tiện ích/Xóa đối tượng che nền
Chức năng này dùng để xóa phần che nền cho TEXT.

Lưu ý: Có thể dùng lệnh WIPEOUT để hiện khung của nền che và sau đó
xóa chúng bằng lệnh ERASE.

8.5. Tiện ích chung


8.5.1. Xây dựng bản vẽ nguyên sinh
 Lệnh: NS ↵
 Menu: Tiện ích/Xây dựng bản vẽ nguyên sinh
Chức năng này cho phép tạo nhanh bản vẽ nguyên sinh theo các thông số mặc
định của chương trình.

8.5.2. Tạo bình đồ duỗi thẳng


 Lệnh: BDDT↵
 Menu: Tiện ích/Tạo bình đồ duỗi thẳng
Chức năng này cho phép tạo bản vẽ bình đồ duỗi thẳng theo một đường
POLYLINE bên không gian vẽ LAYOUT.

187
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Tại dòng nhắc Chọn đường tim POLYLINE tạo bình đồ duỗi thẳng: cần chọn
đường POLYLINE gấp khúc cần duỗi thẳng tại đỉnh trên Model space và chương
trình tự động chuyển sang LAYOUT với yêu cầu nhập bề rộng khổ giấy và tỉ lệ bản
vẽ như trên Hình 8-232. Kết quả duỗi thẳng như trên Hình 8-233.

Hình 8-232. Giao diện nhập khổ giấy và tỉ lệ vẽ.

Hình 8-233. Kết quả của việc duỗi thẳng POLYLINE.

8.5.3. In nhiều trang


 Lệnh: MPLOT ↵
 Menu: Tiện ích/In nhiều trang
Trước khi thực hiện lệnh in nhiều trang cần thực hiện in một trang đầu bằng
chức năng in của AutoCAD trước vì chức năng in nhiều trang sẽ lấy các thông số in
được cài đặt trước đó. Lưu ý: cần chọn chức năng Apply to Layout trước khi chọn
OK để in thử.

Khi thực hiện chức năng In nhiều trang sẽ xuất hiện giao diện như trên Hình 8-
234. Chọn nút + để chọn khung in chuẩn và các vùng in. Trong các đối tượng được
chọn sau ở dòng nhắc Select Object chương trình sẽ tự động lọc ra các đối tượng
giống đối tượng khung in chuẩn để thực hiện việc in.

188
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 8-234. Giao diện in nhiều trang.

8.5.4. Xuất dữ liệu hoạt cảnh 3D


 Lệnh: DL3D ↵
 Menu: Tiện ích/Xuất dữ liệu hoạt cảnh 3D
Chức năng dùng để xuất dữ liệu 3DFace của công trình thiết kế sang định dạng
của ANDSimulation nhằm mục đích mô phỏng 3D công trình.

Tại dòng nhắc Chọn các đối tượng 3DFace: cần chọn 3DFace của AutoCAD.
Tiếp theo tại dòng nhắc Chọn đường hướng tuyến: cần chọn đường 3DPOLY của
AutoCAD chỉ quĩ đạo mô phỏng.

8.5.5. ANDDesign toolbar


 Lệnh: MB ↵
 Menu: Tiện ích /AND toolbar
Chức năng này tạo ra toolbar tuyến cho phép tạo, hiệu chỉnh và hiển thị các đối
tượng thiết kế trong bản vẽ hiện thời. Với việc ấn phím phải chuột tại các mục của nó ta
sẽ có các chức năng tương ứng phụ thuộc vào đối tượng được chọn như trên Hình 8-235.

189
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Hình 8-235. ANDDesign toolbar.

8.6. ANDDesign
8.6.1. Bật tắt các môđun ANDDesign
 Lệnh: BTMNU ↵
 Menu: Tiện ích/Bật tắt các môđun ANDDesign

Hình 8-236. Bật tắt các môđun của ANDDesign.

8.6.2. Thông tin về ANDDesign


 Lệnh: AND_ABOUT ↵
 Menu: Tiện ích/Thông tin về ANDDesign

190
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

Hình 8-237. Thông tin về ANDDesign.

191
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

Mục lục
PHẦN MỀM KHẢO SÁT .................................................................................3

VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH ANDDESIGN...................................................3

Chương 1. MẪU MẶT CẮT CÔNG TRÌNH......................................................5


1.1. Định nghĩa mẫu mặt cắt.....................................................................................5
1.2. Một số khái niệm chung......................................................................................6
1.2.1. Tỉ lệ điện tử..................................................................................................6
1.2.2. Điểm và đường............................................................................................7
1.2.3. Các biểu thức toán học................................................................................8
1.3. Khai báo chung toàn tuyến..................................................................................9
1.3.1. Khai báo bảng biến....................................................................................10
1.3.2. Khai báo các nhóm thuộc tính...................................................................10
1.3.3. Định nghĩa các tiếp đầu.............................................................................11
1.3.4. Các lớp địa chất.........................................................................................12
1.3.5. Khai báo các đường địa hình dọc tuyến....................................................13
1.3.6. Các đường thiết kế dọc tuyến....................................................................14
1.3.7. Ký hiệu lý trình và các thông số khác.......................................................18
1.3.8. Điều kiện thống kê độ dốc.........................................................................18
1.3.9. Bảng trắc dọc.............................................................................................19
1.4. Định nghĩa các mẫu mặt cắt..............................................................................24
1.4.1. Định nghĩa bảng biến.................................................................................24
1.4.2. Mặt cắt thiết kế..........................................................................................25
1.4.3. Khai báo điền ghi chú và khối...................................................................41
1.4.4. Khai báo các mẫu tô.................................................................................42
1.4.5. Gán các giá trị biến hệ thống toàn tuyến...................................................43
1.4.6. Định nghĩa các loại diện tích cần tính.......................................................44
1.4.7. Lập bảng thống kê diện tích, khối lượng...................................................45
1.4.8. Định nghĩa mẫu bảng cắt ngang................................................................46
Chương 2. MÔ HÌNH ĐỊA HÌNH......................................................................47
2.1. Nhập số liệu địa hình........................................................................................47
2.1.1. Nhập tọa độ toàn cục.................................................................................47
2.1.2. Nhập điểm đo theo trạm máy....................................................................47
2.1.3. Hiệu chỉnh số liệu điểm đo theo trạm máy................................................48
2.1.4. Tạo điểm cao trình từ tệp TXT..................................................................48
2.1.5. Tạo điểm đo từ Text của AutoCAD..........................................................49
2.1.6. Định nghĩa các đường đồng mức...............................................................49
2.1.7. Tạo mặt phẳng dốc....................................................................................49
2.2. Xây dựng mô hình địa hình...............................................................................50
2.2.1. Tạo và hiệu chỉnh mô hình tam giác..........................................................50
2.2.2. Chèn điểm đo theo cao độ địa hình...........................................................51

192
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

2.2.3. Vẽ đường đồng mức..................................................................................51


2.2.4. Tra cao độ địa hình....................................................................................52
2.2.5. Tra độ dốc..................................................................................................52
2.2.6. Tạo mặt cắt địa hình..................................................................................52
2.2.7. Tạo Polyline trên mô hình địa hình...........................................................53
2.2.8. Cập nhật cao độ đỉnh Polyline theo MHĐH..............................................53
2.2.9. Tìm điểm địa hình cực trị..........................................................................53
Chương 3. TẠO LẬP BẢN ĐỒ........................................................................54
3.1. Phân mảnh bản đồ.............................................................................................54
3.1.1. Tạo ký hiệu tọa độ.....................................................................................54
3.1.2. Tạo lưới tọa độ...........................................................................................54
3.1.3. Tạo lưới phân mảnh bản đồ.......................................................................55
3.1.4. Kết xuất mảnh bản đồ................................................................................55
3.1.5. Kết xuất phân mảnh bản đồ.......................................................................56
3.1.6. Chèn sơ đồ phân mảnh..............................................................................56
3.1.7. Phục hồi lại vùng bản đồ...........................................................................57
3.1.8. Bật tắt mảnh bản đồ...................................................................................57
3.2. Tạo lập dữ liệu bản đồ.......................................................................................57
3.2.1. Nối các điểm cao trình...............................................................................57
3.2.2. Chèn địa vật theo mã hiệu cao trình..........................................................58
3.2.3. Vẽ mặt bằng nhà lá, ngói...........................................................................58
3.2.4. Vẽ mặt bằng nhà tầng................................................................................58
3.2.5. Tạo ký hiệu taluy.......................................................................................59
3.2.6. Xuất cao độ TIN, POINT ra tệp TXT........................................................59
Chương 4. KHẢO SÁT TUYẾN .....................................................................60
4.1. Khai báo chung.................................................................................................60
4.1.1. Chức năng tuỳ chọn...................................................................................60
4.1.2. Tỉ lệ bản vẽ và khổ giấy.............................................................................61
4.1.3. Định nghĩa bảng khối mã địa vật...............................................................62
4.2. Nhập số liệu và tạo tuyến..................................................................................62
4.2.1. Nhập số liệu tuyến theo trắc dọc, trắc ngang.............................................62
4.2.2. Tạo tuyến mới...........................................................................................69
4.3. Tạo cọc trên tuyến.............................................................................................70
4.3.1. Phát sinh cọc theo tuyến............................................................................70
4.3.2. Phát sinh cọc đặc biệt................................................................................71
4.3.3. Tạo cọc theo mã điểm cao trình.................................................................72
4.3.4. Tạo cọc qua hai điểm.................................................................................72
4.4. Tạo mặt cắt........................................................................................................73
4.4.1. Tạo trắc dọc...............................................................................................73
4.4.2. Tạo trắc ngang ..........................................................................................74
4.5. Phụ trợ tuyến.....................................................................................................76
4.5.1. Khai báo bán kính điền.............................................................................76

193
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

4.5.2. Khai báo và điền ghi chú...........................................................................76


4.5.3. Điền yếu tố cong trên tuyến ....................................................................77
4.5.4. Điền các thông số cọc trên tuyến .............................................................77
4.5.5. Điền lý trình cọc trên tuyến.......................................................................78
4.5.6. Điền cao độ trắc ngang theo tuyến............................................................79
4.6. Hiệu chỉnh tuyến..............................................................................................79
4.6.1. Định vị lại tuyến........................................................................................79
4.6.2. Định vị cọc theo tim tuyến........................................................................80
4.6.3. Xác định các điểm đo (TIN) theo cọc........................................................80
4.6.4. Xác định và sắp xếp thứ tự cọc theo khoảng dồn......................................81
4.6.5. Hiệu chỉnh tên cọc.....................................................................................81
4.6.6. Xóa cọc theo tên........................................................................................82
4.6.7. Hiệu chỉnh số liệu trắc ngang của tuyến....................................................82
4.6.8. Hiệu chỉnh đường cong nằm....................................................................83
4.7. Tính toán số liệu................................................................................................84
4.7.1. Tính toán số liệu toàn tuyến......................................................................84
4.7.2. Tính toán tại mặt cắt..................................................................................84
4.7.3. Cập nhật cơ sở dữ liệu...............................................................................84
4.8. Phụ trợ trắc dọc-trắc ngang...............................................................................85
4.8.1. Tạo cầu trên trắc dọc.................................................................................85
4.8.2. Tạo cống trên trắc dọc...............................................................................85
4.8.3. Cập nhật cống theo vị trí trên trắc dọc.......................................................86
4.8.4. Điền thước tỉ lệ..........................................................................................86
4.8.5. Điền lý trình trên trắc dọc..........................................................................87
4.8.6. Điền ghi chú trên trắc dọc..........................................................................87
4.8.7. Điền mã hiệu, mô tả trên trắc ngang..........................................................87
4.8.8. Chèn địa vật theo mã hiệu trên trắc ngang................................................88
4.9. Hiệu chỉnh.........................................................................................................88
4.9.1. Chỉnh đườngTdnPolyline theo Polyline....................................................88
4.9.2. Dịch chỉnh TdnPolyline trắc dọc theo Y...................................................89
4.9.3. Offset đường TdnPolyline thành Polyline.................................................90
4.9.4. Loại đỉnh TdnPolyline đột biến trên mặt cắt.............................................90
4.9.5. Ngắt đoạn TdnPolyline..............................................................................90
4.9.6. Xóa đoạn thuộc TdnPolyline.....................................................................91
4.9.7. Xóa đường TdnPolyline............................................................................91
4.10. Các lớp địa chất...............................................................................................91
4.10.1. Nhập các lớp địa chất..............................................................................91
4.10.2. Tạo các lớp địa chất trên trắc ngang........................................................92
4.10.3. Chỉnh đường địa chất theo tự nhiên........................................................92
4.10.4. Cập nhật địa chất trắc dọc theo trắc ngang..............................................93
4.10.5. Cập nhật địa chất trắc ngang theo trắc dọc..............................................93
4.11. Chức năng phụ trợ chung................................................................................93
4.11.1. Tra lý trình...............................................................................................93
4.11.2. Điền ký hiệu lý trình................................................................................93

194
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

4.11.3. Tra cứu tên đường...................................................................................94


4.11.4. Vị trí tương ứng giữa tuyến và trắc dọc...................................................94
4.11.5. Chuyển tới trắc ngang hoặc cọc...............................................................94
4.11.6. Copy các đối tượng theo mặt cắt.............................................................95
4.11.7. Chèn khối theo trắc ngang.......................................................................95
4.12. Kết xuất kết quả..............................................................................................96
4.12.1. Mẫu bảng kết xuất...................................................................................96
4.12.2. Lập bảng cắm cong..................................................................................97
4.12.3. Lập bảng yếu tố cong...............................................................................98
4.12.4. Lập bảng toạ độ cọc.................................................................................98
4.12.5. Thống kê yếu tố hình học tuyến..............................................................99
4.12.6. Trích đoạn tuyến để in...........................................................................100
4.12.7. Tạo bản in trắc ngang............................................................................101
Chương 5. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH........................................102
5.1. Nhập dữ liệu địa chất......................................................................................102
5.1.1. Tùy chọn địa chất....................................................................................102
5.1.2. Lập bảng mã các lớp địa chất .................................................................102
5.1.3. Nhập và sửa dữ liệu lỗ khoan .................................................................102
5.2. Tạo lập lỗ khoan..............................................................................................103
5.2.1. Tạo lỗ khoan theo mặt bằng ...................................................................103
5.2.2. Tạo lỗ khoan theo tuyến .........................................................................103
5.2.3. Gán lỗ khoan theo tuyến và cọc ..............................................................104
5.2.4. Loại bỏ liên kết lỗ khoan với tuyến ........................................................104
5.2.5. Cập nhật cao độ lỗ khoan theo số liệu tuyến ..........................................104
5.2.6. Cập nhật cao độ lỗ khoan theo địa hình ..................................................104
5.3. Kết xuất kết quả..............................................................................................104
5.3.1. Tạo mặt cắt lỗ khoan trên trắc dọc-trắc ngang........................................104
5.3.2. Tô mặt cắt địa chất trên trắc dọc-trắc ngang...........................................105
5.3.3. Chèn bảng mã các lớp địa chất ...............................................................105
5.3.4. Định nghĩa mẫu hình trụ lỗ khoan ..........................................................105
5.3.5. Lập bảng hình trụ lỗ khoan .....................................................................107
Chương 6. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TUYẾN..............................................109
6.1. Thiết kế tuyến..................................................................................................109
6.1.1. Tạo đường thiết kế TD-TN......................................................................109
6.1.2. Định nghĩa đường mã hiệu......................................................................111
6.1.3. Cập nhật số liệu đường mã hiệu..............................................................111
6.1.4. Tạo điểm cao trình theo đường mã hiệu..................................................111
6.1.5. Nối đỉnh đường trắc ngang trên tuyến ....................................................112
6.1.6. Tạo Polyline tự nhiên của trắc ngang trên tuyến ...................................112
6.1.7. Khai báo kích thước các khối 3D cầu......................................................113
6.2. Thiết kế đường bộ...........................................................................................114
6.2.1. Nhập tiêu chuẩn thiết kế đường bộ..........................................................114

195
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

6.2.2. Tạo đường thiết kế cống dọc...................................................................115


6.2.3. Thể hiện mặt cắt cống dọc trên trắc ngang..............................................116
6.2.4. Bố trí giếng thu trên tuyến.......................................................................117
6.2.5. Hiệu chỉnh giếng thu trên tuyến..............................................................118
6.2.6. Vẽ mặt cắt giếng thu trên trắc dọc...........................................................118
6.2.7. Hiệu chỉnh đường cong đứng..................................................................119
6.2.8. Hiệu chỉnh đường cong nằm....................................................................119
6.2.9. Bố trí siêu cao và mở rộng.......................................................................121
6.2.10. Bố trí đường cong vòng xuyến..............................................................122
6.2.11. Kiểm tra lỗi bố trí đường cong..............................................................123
6.2.12. Tạo dừng xe...........................................................................................123
6.2.13. Tạo vùng phân cách trên tuyến..............................................................124
6.2.14. Điền giá trị siêu cao trên mặt cắt...........................................................125
6.2.15. Điền thông số cong đứng.......................................................................125
6.3. Thiết kế kênh...................................................................................................126
6.3.1. Nhập đường thiết kế kênh........................................................................126
6.3.2. Hiệu chỉnh số liệu thiết kế kênh..............................................................128
6.3.3. Chỉnh vị trí đoạn kênh.............................................................................128
6.3.4. Xóa đoạn kênh.........................................................................................128
6.3.5. Lập bảng chỉ tiêu kênh.............................................................................129
6.4. Hiệu chỉnh.......................................................................................................129
6.4.1. Hiệu chỉnh mẫu mặt cắt..........................................................................129
6.4.2. Hiệu chỉnh số liệu tuyến..........................................................................129
6.4.3. Hiệu chỉnh trắc dọc..................................................................................138
6.4.4. Hiệu chỉnh trắc ngang..............................................................................142
6.4.5. Định nghĩa biến cục bộ cho mặt cắt........................................................145
6.4.6. Sao chép đường thiết kế trắc ngang.........................................................146
6.4.7. Sao chép đường trong cùng trắc ngang...................................................147
6.4.8. Dịch chỉnh các mặt cắt thiết kế................................................................147
6.4.9. Kiểm tra và dịch chỉnh cắt ngang thiết kế .............................................148
6.4.10. Đánh dấu vị trí cắt ngang bị dịch chỉnh.................................................150
6.4.11. Xóa các đường tự nhập trên trắc ngang.................................................151
6.5. Kết xuất kết quả..............................................................................................151
6.5.1. Thống kê bán kính và độ dốc tuyến.........................................................151
6.5.2. Thống kê góc chuyển hướng...................................................................152
6.5.3. Tra khối lượng đào đắp từ điểm tới điểm................................................153
6.5.4. Điền diện tích trên trắc ngang..................................................................153
6.5.5. Mẫu bảng kết xuất...................................................................................154
6.5.6. Lập bảng khối lượng ...............................................................................154
6.5.7. Lập bảng khối lượng theo độ dốc............................................................155
6.5.8. Lập bảng khối lượng theo khoảng cách...................................................155
6.6. Vẽ đường đồng mức và tạo dựng 3D..............................................................156
6.6.1. Vẽ đường đồng mức thiết kế...................................................................156
6.6.2. Tạo 3D tuyến thiết kế..............................................................................157

196
Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND
P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website: www.andt.vn

6.6.3. Tạo đường 3D dọc tuyến.........................................................................158


6.6.4. Tạo vạch sơn............................................................................................158
Chương 7. TÍNH TOÁN SAN LẤP................................................................160
7.1. Tạo lập lưới tính toán.....................................................................................160
7.1.1. Tạo ô lưới san lấp....................................................................................160
7.1.2. Định nghĩa lô đất tính toán đào đắp.........................................................160
7.1.3. Tạo nút cao độ của lưới...........................................................................162
7.2. Gán cao độ nút lưới........................................................................................163
7.2.1. Gán cao độ nút từ tệp TXT......................................................................163
7.2.2. Gán cao độ nút của ô lưới từ mô hình địa hình.......................................163
7.2.3. Hiệu chỉnh cao độ nút..............................................................................164
7.2.4. Gán cao độ thiết kế vét hữu cơ................................................................165
7.2.5. Tạo nút cao độ trên biên và lỗ thủng của lô đất.......................................165
7.2.6. Gán cao độ nút trên biên và lỗ thủng theo mô hình địa hình...................166
7.2.7. Cập nhật vị trí nút cao độ theo lưới.........................................................166
7.2.8. Đổi cao độ thiết kế thành cao độ tự nhiên...............................................167
7.2.9. Dịch chỉnh cao độ nút..............................................................................167
7.2.10. Ngoại suy cao độ của nút lưới...............................................................167
7.2.11. Tạo mô hình địa hình từ cao độ nút lưới...............................................168
7.2.12. Xuất cao độ nút ra tệp TXT...................................................................168
7.3. Tạo taluy san lấp.............................................................................................169
7.3.1. Khai báo thông số taluy lô đất và lỗ thủng..............................................169
7.3.2. Tạo chân và đường mái taluy lô đất và lỗ thủng.....................................170
7.3.3. Nối mép cơ đường mái taluy lô đất và lỗ thủng......................................170
7.3.4. Tạo nút tại chân taluy lô đất và lỗ thủng.................................................171
7.3.5. Tạo mô hình địa hình taluy lô đất............................................................171
7.3.6. Xác định cao độ thiết kế nút trong vùng taluy.........................................171
7.4. Các tính toán và lập bảng số liệu....................................................................172
7.4.1. Tính toán đào đắp lô đất..........................................................................172
7.4.2. Xác định cân bằng đào đắp......................................................................173
7.4.3. Tính toán đào đắp phần taluy..................................................................174
7.4.4. Tính toán từng ô lưới...............................................................................174
7.4.5. Lập bảng khối lượng đào đắp..................................................................175
7.4.6. Lập bảng khối lượng đào đắp từng ô.......................................................176
7.5. Các lệnh phụ trợ và tra cứu.............................................................................177
7.5.1. Điền số hiệu trục lưới..............................................................................177
7.5.2. Cắt/hiện lưới ngoài vùng tính toán..........................................................178
7.5.3. Tạo đường không đào không đắp............................................................178
7.5.4. Tra cứu đào đắp trong ô...........................................................................178
7.5.5. Tra cao độ trong lưới đào đắp..................................................................179
7.6. Hiệu chỉnh các đối tượng san lấp...................................................................179
7.6.1. Hiệu chỉnh ô lưới.....................................................................................180
7.6.2. Hiệu chỉnh nút cao độ..............................................................................181

197
ANDDesign-Hướng dẫn sử dụng

7.6.3. Hiệu chỉnh đối tượng thông tin đào đắp..................................................181


Chương 8. CHỨC NĂNG TIỆN ÍCH..............................................................182
8.1. Thao tác với đối tượng AND..........................................................................182
8.1.1. Hiệu chỉnh các đối tượng AND...............................................................182
8.1.2. Vẽ lại các đối tượng.................................................................................182
8.1.3. Bật/Tắt grips trong các đối tượng AND..................................................182
8.1.4. Kéo dài TdnPolyline................................................................................182
8.1.5. Cắt ngắn TdnPolyline..............................................................................182
8.2. Hiệu chỉnh Polyline.........................................................................................183
8.2.1. Ký hiệu taluy theo polyline.....................................................................183
8.2.2. Tạo Polyline theo độ dốc.........................................................................183
8.2.3. Làm trơn đa tuyến bằng lệnh PEDIT.......................................................184
8.2.4. Làm trơn đa tuyến theo Spline................................................................184
8.2.5. Làm trơn đa tuyến theo khoảng phân......................................................184
8.2.6. Chèn thêm đỉnh Polyline.........................................................................185
8.2.7. Chèn thêm đỉnh Polyline.........................................................................185
8.2.8. Loại đỉnh Polyline ngược........................................................................185
8.2.9. Xóa Polyline 01 đỉnh...............................................................................185
8.3. Thao tác với lớp..............................................................................................186
8.3.1. Tắt lớp theo đối tượng.............................................................................186
8.3.2. Xóa đối tượng theo lớp............................................................................186
8.4. Thao tác với text..............................................................................................186
8.4.1. Đổi co chữ...............................................................................................186
8.4.2. Dãn đều text.............................................................................................186
8.4.3. Che đối tượng dưới TEXT.......................................................................187
8.4.4. Xóa đối tượng che nền.............................................................................187
8.5. Tiện ích chung.................................................................................................187
8.5.1. Xây dựng bản vẽ nguyên sinh.................................................................187
8.5.2. Tạo bình đồ duỗi thẳng............................................................................187
8.5.3. In nhiều trang...........................................................................................188
8.5.4. Xuất dữ liệu hoạt cảnh 3D.......................................................................189
8.5.5. ANDDesign toolbar.................................................................................189
8.6. ANDDesign.....................................................................................................190
8.6.1. Bật tắt các môđun ANDDesign...............................................................190
8.6.2. Thông tin về ANDDesign........................................................................190

198

You might also like