You are on page 1of 39

Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 10 – BAN CƠ BẢN


(NĂM HỌC 2008-2009)
A. TRẮC NGHIỆM
I. LÝ THUYẾT
Chương V: HALOGEN
Câu 1. Kết luận nào sau đây không đúng với các halogen?
Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ flo đến iot thì:
A. Tính phi kim giảm dần.
B. Độ âm điện giảm dần.
C. Bán kính nguyên tử giảm dần.
D. Tính oxihóa của các đơn chất giảm dần.
Câu 2. Dựa vào tính chất vật lý của HCl, chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Để thu khí HCl trong phòng thí nghiệm, người ta dùng phương pháp đẩy nước.
B. Khí HCl tan nhiều trong nước vì nước là dung môi phân cực, còn HCl là hợp
chất phân cực.
C. Dung dịch HCl loãng bốc khói trong nước.
D. Ở nhiệt độ áp suât bình thường, hòa tan khí HCl vào nước thu được dung dịch
HCl nồng độ 100% do HCl tan nhiều trong nước.
Câu 3. Nhóm chất nào gồm các chất tác dụng được với dung dịch HCl?
A. CaO, NaOH, Ag, CaCO3 B. CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3
C. SiO2, Fe(OH)2, Zn, Na2SO3 D. FeO, NH3, Cu, CaCO3
Câu 4. Phản ứng của dung dịch HCl với chất nào trong các chất sau đây là phản ứng
oxihoa khử?
A. CuO B. CaO C. Fe D. Na2CO3
Câu 5. HCl thể hiện tính khử trong phản ứng nào trong 4 phản ứng sau?
(1) HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
(2) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
(3) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O
(4) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2
A. (1) và(3) B. (1), (2), (3) C. Chỉ có (1) D. (2), (3), (4)
Câu 6. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào dùng để điều chế HCl trong phòng thí
nghiệm ?
A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl B. NaCl(rắn) + H2SO4đặc → NaHSO4 + HCl
C. H2 + Cl2 → 2 HCl D. 2H2O + 2Cl2 → 4 HCl + O2
Câu 7. Để nhận biết 4 dung dịch mất nhãn: HCl, HNO 3, Ca(OH)2, CaCl2 thuốc thử và
thứ tự nào sau đây là đúng?
A. Quỳ tím, dung dịch Na2CO3 B. Quỳ tím, dung dịch AgNO3
C. CaCO3, Quỳ tím D. Quỳ tím và CO2
Câu 8: Ở điều kiện thường halogen nào là chất lỏng màu đỏ nâu?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 9. Tên gọi của KClO3, KCl, KClO, KClO4 lần lượt là:
A. Kaliclorua, Kaliclorat, Kaliclorit , Kali peclorat
B. Kaliclorit, Kaliclorat, Kaliclorơ, Kali hypoclrit
C. Kaliclorat, Kaliclorua, Kali hypoclorit, Kalipeclorat
D. Kalipeclorat, Kaliclorua, Kaliclorit, Kaliclorat
Câu 10. CaOCl2 thuộc loại muối nào trong các loại muối sau?
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. Muối axit B. Muối kép C. Muối bazơ D. Muối hỗn tạp
Câu 11. Cho phản ứng : Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Đây là phản ứng chứng minh tính oxh của Clo mạnh hơn Iot
B. Đây là phản ứng chứng minh tính khử của Clo mạnh hơn Iot
C. Đây là phản ứng chứng minh Clo và Iot đều là chất oxh mạnh
D. Đây là phản ứng chứng minh Clo và Iot đều là chất khử mạnh
Câu 12. Kết luận nào sau đây không đúng với Flo?
A. Flo là chất khí màu lục nhạt, không độc.
B. Flo có tính oxh mạnh nhất trong tất cả các phi kim.
C. Flo oxihoa được tất cả kim loại.
D. Flo cháy trong hơi nước nóng tạo HF và O2.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Ở điều kiện thường là chất rắn. B. Có tính oxihoa mạnh.
C. Vừa có tính oxihoa vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 14. Chọn câu đúng khi nói về F2, Cl2, Br2, I2.
A. Flo có tính oxihoa mạnh, oxihoa mãnh liệt nước
B. Clo có tính oxihoa mạnh, oxihoa mãnh liệt nước
C. Brôm có tính oxihoa mạnh, tuy yếu hơn Flo, Clo nhưng nó cũng oxihoa được nước
D. Iot có tính oxihoa yếu hơn Flo, Clo, Brôm nhưng nó cũng oxihoa được nước.
Câu 15. Trong các halogen sau halogen nào không phản ứng được với H2O:
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 16. Phản ứng nào không xảy ra?
A. Cl2 + KBr B. Br2 + NaI C. Cl2 + KI D. I2 + KBr
Câu 17. Trong các halogen sau halogen nào chỉ có tính oxihoa (không có tính khử)?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 18. Phản ứng nào thu được nước Javel?
A. Cl2 + Ca(OH)2 B. Br2 + NaOH C. Br2 + KOH D. Cl2 + NaOH
Câu 19. Phản ứng nào thu được nước Cloruavôi?
A. Cl2 + Ca(OH)2 B. Br2 + NaOH C. Br2 + Ca(OH)2 D. Cl2 + NaOH
Câu 20. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng:
A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI
Câu 21. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ có kết tủa màu trắng
xuất hiện.
A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI
Câu 22. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ có kết tủa màu vàng
nhạt xuất hiện.
A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI
Câu 23. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ có kết tủa màu vàng
đậm hay vàng ánh xuất hiện.
A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI
Câu 24. Đổ dung dịch chứa 1 gam HBr vào dung dịch chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy
quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì sẽ chuyển sang màu nào?
A. Màu đỏ B. Màu xanh
C. không đổi màu D. Không xác định được
Câu 25. Chọn câu đúng trong các câu sâu đây?
A. Cloruavôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một gốc axit.
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
B. Cloruavôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit.
C. Cloruavôi không phải là muối .
D. Cloruavôi là muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một gốc axit.
Câu 26: Trong các halogen sau, halogen nào có tính oxihoa mạnh nhất?
A. Brom B. Iot C. Clo D. Flo
Câu 27: Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là:
A. tính khử B. tính oxihoá mạnh
C. Không thể hiện tính oxihoá D. Thể hiện tính oxihoá và tính khử
Câu 28: Trong các đơn chất dưới đây, đơn chất nào không thể hiện tính khử?
A. Clo B. Flo C. Brom D. Iot
Câu 29: Kim loại nào sau đây tác dụng với HCl loãng và tác dụng với khí Clo cho cùng
một loại muối clorua kim loại?
A. Mg B. Fe C. Cu D. Ag
Câu 30: Trong phản ứng với nước, Clo thể hiện
A. tính oxy hoá B. tính khử
C. cả tính oxy hoá và tính khử D. Tính axit
Câu 31: Trong phản ứng với dung dịch kiềm, Clo thể hiện:
A. tính oxy hoá B. tính khử
C. cả tính oxy hoá và tính khử D. Tính axit
Câu 32: Trong các hợp chất với oxy, số oxy hoá của Clo có thể có là:
A. -1, -3, -5, -7 B. -1, +1, +3, +5 C. -1, +1,+3,+5,+7 D. +1,+3, +5, +7
Câu 33: Cho một ít bột đồng (II) oxit vào dung dịch HCl, hiện tượng xảy ra là:
A. không có hiện tượng gì
B. đồng(II) oxit chuyển sang màu đỏ
C. đồng (II)oxit tan ,có khí thoát ra
D. đồng (II) oxít tan, dung dịch có màu xanh
Câu 34: Nước Giavel có tính sát trùng và tẩy màu là do:
A. có tính axit mạnh
B. trong phân tử NaClO, nguyên tử clo có số oxihoa +1 có tính oxihoá mạnh
C. trong phân tử NaClO nguyên tử oxi có số oxihoá -2, có tính oxihoá mạnh
D. trong phân tử NaClO nguyên tử natri có số oxihoá +1, có tính oxihoá mạnh
Câu 35: Để điều chế Clorua vôi ta có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Cho khí Clo tác dụng với đá vôi ở 300C
B. Cho khí Clo tác dụng với dung dịch NaOH ở 300C
C. Cho khí Clo tác dụng với vôi sữa ở 300C
D. Cho khí Clo tác dụng với NaOH đặc ở 300C
Câu 36: Nước Gia - ven là dung dịch hổn hợp gồm các muối :
A. natriclorua và natrihipoclorơ B. natriclorua và natrihipoclorit
C. natriclo và natrihipoclorit D. natriclorua và natrihipoclorat
Câu 37: Trong số các hợp chất hiđrohalogennua, hợp chất có tính khử mạnh nhất là:
A. HCl B. HI C. HF D. HBr
Câu 38: Trong số những axit halogenhiđric, chất nào có tính axit yếu nhất
A. HCl B. HI C. HF D. HBr
Câu 39: Trong số những axit halogenhiđric, chất nào có tính axit mạnh nhất
A. HCl B. HI C. HF D. HBr

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 40: Để nhận biết các dung dịch không màu mất nhãn sau HCl , NaCl, NaNO 3 Dùng
các chất là:
A. Quì tím, dung dịch AgNO3 B. dung dịch AgNO3
C. Quì tím D. Dung dịch H2SO4
Câu 41: Cho sơ đồ chuyển hoá sau : MnO2 A B CaCO3 . A và B lần lượt
là (Biết B là hợp chất có tính ôxi hoá mạnh).
A. Cl2 ; CaOCl2 B. Cl2 ; NaClO C. Cl2 ; CaCl2 D. Cl2 và HClO
Câu 42: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau không được chứa trong bình bằng
thuỷ tinh?
A. HCl B. H2SO4 C. HF D. HNO3
Câu 43: Cho các chất MnO2, K2Cr2O7, KMnO4 và dung dịch HCl. Nếu các chất oxi hoá
có số mol bằng nhau thì chọn chất nào để điều chế được khí clo nhiều hơn?
A. MnO2 B. KMnO4 C. MnO2 và KMnO4 D. K2Cr2O7
Câu 44: Để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl người ta dùng hoá chất nào sau
đây ?
A. Hồ tinh bột B. HNO3 C. AgNO3 D. AgCl
Câu 45: Khí Cl2 có thể oxi hoá được dung dịch các muối nào sau đây ?
A. NaF , NaBr B. NaCl , NaI
C. NaF , NaI D. NaBr , NaI
Câu 46. Xét phản ứng : 16HCl + 2KMnO4  5Cl2 + 2MnCl2 + 8H2O + 2KCl . Trong
phản ứng này vài trò của HCl là:
A. vừa là chất khử vừa là chất oxihoa.
B. chất oxihoá.
C. không là chất oxihoá, không là chất khử.
D. chất khử.
Câu 47. Tính oxihoa của các nguyên tố halogen giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải
là.
A. F2 ; I2 ;Cl2 ; Br2 B. F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2
C . F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2 D. I2 ; F2 ; Br2 ; Cl2
Câu 48: Ứng dụng nào sau đây không phải là của CaOCl2 ?
A. Tẩy uế chuồng trại chăn nuôi.
B. Xử lí chất độc, bảo vệ môi trường.
C. Sản xuất diêm.
D. Tinh chế dầu mỏ.
Câu 49. Trong phản ứng nào sau đây Brôm vừa thể hiện tính oxihoa, vừa thể hiện tính
khử?
A. H2 + Br2  2HBr
B. Br2 + H2O  HBr + HBrO
C. Br2 + 2H2O + SO2  2HBr + H2SO4
D. 2Al + 3Br2  2AlBr3
Câu 50. Tính axit của các dung dịch sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là.
A. HF ;HBr ;HCl ; HI. B. HCl ; HBr ; HI ;HF.
C. HI ; HBr ; HCl ; HF. D. HF ; HCl ; HBr ; HI.
Câu 51. Chỉ dùng một thuốc thử để phân biết 4 dung dịch sau: HF, HCl, HBr, HI người
ta dùng thuốc thử nào sau đây?
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. AgCl B. NaOH C. Na2CO3 D. AgNO3
Câu 52. Cho các chất sau: Al (1) , H2 (2), CO2 (3), NaOH (4), HCl (5), AgNO3(6) Chất
phản ứng được với các halogen?
` A. 1 , 2 , 3. B. 1,2,3,4. C. 1,2,4. D. 1,2,5,6.
Câu 53: Cho các chất sau: Al (1) , H2 (2), CO2 (3), NaOH (4), HCl (5), AgNO3(6) Chất
phản ứng được với dung dịch HCl là.
A. 1,2,3 B. 1,2,4,6 C. 1,3,5. D. 1,4,6.
Câu 54: Ở điều kiện thường halogen tồn tại ở trạng thái rắn là:
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 55. Thành phần của nước Javen là:
A. NaCl, KCl. B. KClO3. C.CaOCl2. D. NaClO, NaCl, H2O
Câu 56. Nước Javen có tính chất:
A. Oxi hoá mạnh. B. Khử mạnh.
C. Vừa oxi hoá, vừa khử. D. Axit mạnh
Câu 57. Kim loại nào sau đây tác dụng với dd HCl và tác dụng với khí Clo cho cùng
một sản phẩm?
A. Fe B. Zn C. Cu D.Ag
Câu 58.Trong phòng thí nghiệm, khí Clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp
chất nào sau đây?
A. NaCl B. HCl C. KClO3 D. KMnO4
Câu 59. Halogen nào sau đây có tính khử mạnh nhất?
A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2
Câu 60. Để điều chế Flo người ta dùng cách nào trong các cách sau đây?
A. Cho dd HF tác dụng với MnO2 đun nóng
B. Điện phân hỗn hợp HF và KF
C. Oxi hóa HF bằng oxi không khí
D. Đun CaF2 với H2SO4 đậm đặc nóng
Câu 61. Tính chất nào sau đây là tính chất đặc biệt của HF?
A. Là axit yếu . B. Có tính oxihoa.
C. Ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh. D. Có tính khử yếu.
Câu 62. Kết luận nào sau đây không đúng tính chất hóa học của Iot?
A. Iot vừa có tính oxh, vừa có tính khử
B. Tính oxihoa của Iot mạnh hơn của Brôm
C. Tính khử của Iot mạnh hơn của Brôm
D. Iot chỉ oxihoa được hidro ở nhiệt độ cao
Câu 63. Tính khử của các halogenua được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải
là.
A. Br- ; I- ; F - ; Cl- B. Cl- ; Br- ; I- ; F -
C. I- ; Br- ; Cl- ; F - D. F - ; Cl- ; Br- ; I-
Câu 64: Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn, sản phẩm thu được là:
A. nước Given và khí H2 B. chỉ có khí H2
C. dung dịch NaOH khí H2 và khí Cl2 D. nước clo và khí H2
Câu 65: Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa-khử?
A. 2H2 + Cl2  2HCl B. Mg + 2HCl  MgCl2 + H2
C. Zn + Cl2  ZnCl2 D. MgO + 2HCl  MgCl2 + H2O
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 66: Phản ứng nào sau đây đúng(điều kiện có đủ):
A. Cu + 2HCl  CuCl2 + H2 B. Fe + Cl2  FeCl2
C. 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 D. 2Fe + 6HCl  2 FeCl3 + 3H2
Câu 67: Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính axit của axit HCl(điều kiện có đủ):
A. BaCO3 + 2HCl  BaCl2 + CO2 + H2O
B. 2K + 2HCl  2KCl + H2
C. 2KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
D. ZnO + 2HCl  ZnCl2 + H2
Câu 68: Cho dung dịch chứa 1 gam KOH tác dụng với dung dịch chứa 1 gam HCl. Cho
quì tím vào dung dịch sau phản ứng màu của quì tím thay đổi như thế nào?
A. Chuyển sang màu xanh B. Không xác định được
C. Chuyển sang màu đỏ D. Không đổi màu
Câu 69: Chất nào sau đây không tác dụng với clo(điều kiện có đủ):
A. O2 B. H2 C. Fe D. Cu
Câu 70: Nước Clo có tính tẩy màu và diệt khuẩn là do:
A. trong nước clo có axit HClO có tính oxi hóa mạnh
B. clo có tính oxi hóa mạnh
C. trong nước clo có axit HCl có tính oxihóa mạnh
D. clo độc
Câu 71: Số oxi hóa của Clo trong các chất NaCl , Cl2 , HClO lần lượt là:
A. +1, 0 , +1 B. -1, 0 , -1 C. -1 , 0 , +1 D. +1 , 0, -1
Câu 72: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và với dung dịch HCl không cho cùng
một loại muối?
A. Fe B. Cu C. Au D. Al
Câu 73: Cho phản ứng sau: Cl2 + 2KOH  KCl + KClO + H 2O. Clo đóng vai trò
là chất gì:
A. Không đóng vai trò gì B. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
C. Chất khử D. Chất oxi hóa
Câu 74: Chất nào sau đây dùng để điều chế clo trong công nghiệp?
A. MnO2, KMnO4 B. NaCl C. Thuốc tím và muối ăn D. MnO2, NaCl
Câu 75: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen?
A. Ở điều kiện thường đều là chất khí B. Có tính khử mạnh
C. Có tính oxi hóa mạnh D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Câu 76: Cho các chất sau: FeO, Fe, Cu, CuO, KMnO4, KOH, Ba(NO3)2, K2SO3.Có bao
nhiêu chất phản ứng được với dung dịch HCl?
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 77: Muối nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Na2CO3 B. Al(NO3)3 C. Na2SO4 D. CaCl2
Câu 78. Cho phản ứng sau: Br2 + SO2 + 2H2O  2HBr + H2SO4. Br2 đóng vai trò gì?
A. Vừa là chất khử vừa là chất oxihoa
B. Chất oxihoá
C. Không là chất oxihoá, không là chất oxihoa
D. Chất khử
Câu 79. Một mảnh kim loại X được chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với Clo, ta được muối B
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Phần 2: cho tác dụng với HCl, ta được muối C
Cho kim loại tác dụng với dung dịch muối B ta lại được muối C. Vậy kim loại X là:
A. Al B. Mg C. Zn D. Fe
Câu 80. Dãy nào dước đây gồm các chất tác dụng được với Clo?
A. Na, NaCl, Fe B. Fe2O3, H2O, Cu C. FeCl2, Al, H2O D. O2, Zn, Mg
Câu 81. Dung dịch HCl phản ứng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. Cu, Fe, Fe2O3 B. NaOH, KMnO4, Ag
C. KNO3, Na2CO3, MnO2 D. Fe, Fe2O3, MnO2
Câu 82. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch:
A. NaBr và AgNO3 B. MgI2 và NaOH
C. Na2CO3 và HCl D. FeCl2 và KNO3
Câu 83. Chỉ dùng một hoá chất phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:
Na2CO3, AgNO3, NaNO3
A. BaCl2 B. CaCl2 C. HCl D. KNO3
Câu 84: Muốn điều chế axit clohidric từ khí hidroclorua ta có thể dùng phương pháp
nào sau đây?
A. Cho khí này hòa tan trong nước
B. Oxi hóa khí này bằng MnO2
C. Oxi hóa khí này bằng KMnO4
D. Cho khí này tác dụng với axit sunfuric loãng
Câu 85: Trong 4 hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Javen
A. NaCl + NaClO + H2O B. NaCl + NaClO2 + H2O
C. NaCl + NaClO3 + H2O D. NaCl + HClO + H2O
Câu 86: Các hoá chất có thể dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là :
A. NaCl, H2O B. KMnO4, KClO3, NaCl và HCl
C. KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 và HCl D.Tất cả các trường hợp trên
Câu 87: Tìm câu đúng trong các câu sau ?
A. Clo là chất khí không tan trong nước
B. Clo có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất
C. Clo có tính oxi hoá mạnh hơn brôm và iôt
D. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất
Câu 88: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất có thể tác dụng với Clo?
(Không tính phản ứng với nước).
A. Na, H2, N2 B. NaOH(dd), NaBr(dd), NaI(dd)
C.KOH(dd), H2O, KF(dd) D. Fe, K, O2
Câu 89: Có thể phân biệt 3 bình khí HCl,Cl2,H2 bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch AgNO3 B. Quì tím ẩm
C. Dung dịch phenolphtalein D. Không phân biệt được
Câu 90: Trong các tính chất sau, những tính chất nào không phải là tính chất chung cho
các halogen ?
A. Nguyên tử có khả năng thu thêm một electron
B. Tạo với hiđro hợp chất có liên kết cộng hóa trị phân cực
C. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron .
Câu 91: Cho sơ đồ:

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Cl2 + KOH (nguội)  A + B + H2O
Cl2 + KOH ( nóng)  A + C + H2 O
Công thức hoá học của A, B, C, lần lược là :
A. KCl, KClO, KClO4 B. KClO3, KCl, KClO
C. KCl, KClO, KClO3 D. KClO3, KClO4, KCl
Câu 92: Cho phản ứng sau : Cl2 + NaOH  X + Y + H2O Clo đóng vai trò
gì ?
A. Chỉ là chất khử
B. B. Chỉ là chất oxi hoá
C. Không phải là chất oxi hoá , không phải là chất khử
D. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử
Câu 93: Số oxihoá của Clo trong các chất NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt
là :
A . -1, +1, +3, 0, +7 B.-1, +1, +5, 0, +7
C . -1, +1, +3, 0, +5 B.+1, +1, +5, 0, +5
Câu 94.Chọn phương án đúng về công thức hoá học của khoáng chất cacnalit trong số
các công thức hoá học sau?
A. KCl.MgCl2.6H2O B. NaCl.MgCl2.6H2O
C. KCl.CaCl2.6H2O D. NaCl.CaCl2.6H2O
Câu 95. Phản ứng nào sau đây axit clohidric không thể hiện tính khử ?
A. MnO2+ HCl B. KMnO4 + HCl
C. K2Cr2O7 + HCl D. HCl + CuO
Câu 96. Clorua vôi ( CaOCl2) có tính oxi hoá mạnh do:
A. Trong phân tử có 2 nguyên tử clo.
B. Trong phân tử có nguyên tử clo có số oxi hoá +1.
C. Trong phân tử có nguyên tử clo có số oxi hoá -1.
D. Do Clorua vôi oxi hóa được nhiều chất.
Câu 97. Muối nào sau đây có ứng dụng trong công nghệ nhiếp ảnh ?
A. AgNO3 B. NaCl C. AlCl3 D. AgBr
Câu 98. Cho phản ứng sau : Cl2 + KOH  KClO3 + KCl + H2O Hệ số các chất khi
cân bằng (các số nguyên, đơn giản nhất) lần lượt là:
A. 2,3,3,1,3 B. 1,6,3,1,3 C. 1,3,3,1,3 D. 3,6,1,5,3
Câu 99. Ở điều kiện phòng thí nghiệm, đơn chất nào có cấu tạo mạng tinh thể phân tử ?
A. Brom B. Flo C. Clo D. Iot
Câu 100. Từ năm 1996, vì sao chất CFC ( CF2Cl2 hay freon) đã bị cấm sử dụng làm chất
sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hoà?
A. Vì giá thành đắt nên các sản phẩm làm ra khó tiêu thụ được.
B. Vì độc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
C. Vì khi thải vào khí quyển gây phá huỷ tầng ozon
D. Vì đây là loại hợp chất khó sản xuất
Câu 101. Hiện tượng gì xảy ra khi ta thêm dần dần nước clo,đủ, vào dung dịch kali
iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột ?
A. Tạo thành dung dịch có màu vàng
B. Tạo thành dung dịch có màu trắng
C. Tạo thành kết tủa màu vàng
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
D. Tạo thành hợp chất có màu xanh đặc trưng
Câu 102. Để điều chế nước Gia-ven trong phòng thí nghiệm người ta cho:
A. Sục khí clo vào dung dịch NaOH, ở nhiệt độ thường
B. Sục khí clo vào dung dịch NaOH, ở nhiệt độ cao
C. Sục khí clo vào dung dịch Ca(OH)2, ở nhiệt độ 300C
D. Điện phân dung dịch NaCl loãng không màn ngăn.
Câu 103. Phản ứng nào sau đây axit clohidric thể hiện tính axit ?
A. KMnO4 + HCl B. MnO2+ HCl
C. HCl + Fe3O4 D. K2Cr2O7+HCl
Câu 104. Muối nào của clorua có ứng dụng làm xúc tác hữu cơ ?
A. BaCl2 B. KCl C. NaCl D. AlCl3
Câu 105. Halogen nào khi tác dụng với nước, thể hiện vai trò chỉ là chất oxi hoá ?
A. F2 B. Br2 C. Cl2 D. I2
Câu 106. Có những phản ứng hoá học sau:
1.2KCl+3O2 5KCl+KClO3+3H2O
2. 2KClO3 3Cl2+6KOH
3.CaCO3  CaO+CO2
4.. Zn + 2HCl  ZnCl2+H2
5. MnO2+4HCl MnCl2+Cl2+2H2O
Số phản ứng oxi hoá khử là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 107. Nhóm kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HCl ?
A. Al, Pb, Zn, Fe B. Mg, Pb, Cu, K
C. Mg, Zn, Pb, Ag D. Al, Cu, Au, Pb

Chương 6: OXI – LƯU HUỲNH

Câu 1. Chất nào sâu đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. H2S B. O2 C. Al2O3 D. SO2
Câu 2. Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxihoa, vừa có tính khử?
A. Cl2, O3, S B. S, Cl2, Br2
C. Na, F2, S D. Br2, O2, Ca
Câu 3. Trong nhóm các chất sau, nhóm nào gồm các chất có số oxihóa của S đều bằng
+6?
A. H2S, H2SO4, H2SO3 B. K2S, Na2SO3, K2SO4
C. H2SO4, BaSO4, SO3 D. SO2, SO3, H2SO4
Câu 4. Kết luận nào sau đây là đúng với oxi?
A. Phân tử khối oxi là 16
B. Oxi là nguyên tố có tính oxh yếu nhất nhóm VIA.
C. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị không cực
D. Tính chất cơ bản của oxi là tính khử mạnh.
Câu 5. Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy
nước. Tính chất nào sau đây của oxi là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với Oxi?
A. tohl = -183oC B. Oxi là chất khí nặng hơn không khí
C. Oxi là chất khí ít tan trong nước. D. Oxi nhẹ hơn không khí
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 6. Trong các nhóm chất sau, nhóm nào gồm các chất tác dụng với oxi?
A. CH4, CO, NaCl B. H2S, FeS, SO2
C. NH3, CO2, S D. Fe2O3, C, Na
Câu 7. Số oxihóa của S trong các hợp chất H2S, H2SO4, H2SO3. lần lượt là:
A. -2, +4, +6 B. -2, +6, +4
C. +4, -2, +6 D. -1, +6, -4
Câu 8. Ozon tan nhiều trong nước hơn oxi là do:
A. Phân tử khối của O3 lớn hơn O2.
B. Phân tử O3 phân cực, phân tử O2 không phân cực
C. O3 dễ hóa lỏng hơn O2.
D. O3 tác dụng với nước còn O2 thì không
Câu 9. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột và dầu ăn. B. Khử trùng nước uống, khử mùi.
C. Chữa sâu răng D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Câu 10. Sự có mặt của tầng ozon là rất cần thiết vì:
A. Ozon ngăn cản không cho oxi thoát ra
B. Cung cấp oxi cho các sinh vật trên trái đất.
C. Ozon hấp thụ tia cực tím bảo vệ các sinh vật trên trái đất.
D. Ozon làm cho trất đất ấm hơn.
Câu 11. Để phân biệt O3 và O2, người ta thường dùng:
A. dung dịch KI và hồ tinh bột B. nước
C. dung dịch CuSO4 D. dung dịch H2SO4
Câu 12. Để chứng minh O3 có tính oxihoa mạnh hơn O2 người ta dùng chất nào?
A. PbS B. Cu C. Ag D. dung dịch H2SO4
Câu 13. Những nguy hại nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị thủng?
A. Làm cho trái đất nóng lên
B. Tia tử ngoại gây hại cho con người sẽ lọt xuống mặt đất.
C. Không khí thóat ra khỏi trái đất
D. Làm cho quá trình quang hợp của cây xanh bị ngưng lại.
Câu 14. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây phá hủy tầng ozon?
A. N2 B. hơi nước C. CO2 D. CFC
Câu 15. Tính chất vật lí nào sau không phải của lưu huỳnh?
A. Nhiệt độ nóng chảy là 1190C B. Không tan trong nước
0
C. Nhiệt độ bay hơi là 100 C D. Chất rắn màu vàng
Câu 16. So sánh tính chất hóa học cơ bản của oxi và lưu huỳnh ta thấy:
A. Tính oxihoa của oxi mạnh hơn lưu huỳnh
B. Tính khử của lưu huỳnh yếu hơn oxi
C. Khả năng oxihoa của oxi bằng lưu huỳnh
D. Khả năng khử của oxi bằng lưu huỳnh.
Câu 17. Cho các phản ứng :
(1) S + O2 → SO2 (2) S + F2 → SF6
(3) S + H2 → H2S (4) S + 2K → 2K2S
S đóng vai trò chất khử trong những phản ứng nào?
A. (1) B. (2) và (4) C. (3) D. (1) và (2)
Câu 18. S vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây ?
A.S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
B. S +O2 → SO2
C. S + 6NaOH → 2Na2S + Na2SO3 +3H2O
D . S + Mg → MgS
Câu 19.Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh ?
A. Là nguyên liệu sản xuất axít sunfuric B. Làm chất lưu hóa cao su
C. Điều chế thuốc nổ đen D. Khử chua đất
Câu 20.Dựa vào số oxi hóa của lưu huỳnh, kết luận nào sau đây là đúng về tính chất hóa
học cơ bản của H2S?
A. Vừa có tính khử ,vừa có tính oxi hóa B. Chỉ có tính khử
C. Không có tính khử, không có tính oxi hóa D. Chỉ có tính oxi hóa
Câu 21: Để phân biệt các dung dịch Na2S, Na2SO3, Na2SO4 dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl B. Dung dịch Ca(OH)2
C.Dung dịch BaCl2 D.Dung dịch Pb(NO3)2
Câu 22. So sánh tính khử của H2S và SO2, ta có kết luận nào sau đây?
A. Khả năng khử của H2S mạnh hơn của SO2
B. Khả năng khử của H2S yếu hơn của SO2
C. Khả năng khử của H2S bằng SO2
D. Không có cơ sở để so sánh
Câu 23. Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S
nhưng trong không khí hàm lượng H2S rất ít, nguyên nhân của sự việc này là do
A.H2S sinh ra bị oxi không khí oxi hóa chậm thành các chất khác
B. H2S bị phân hủy ở nhiệt độ thường
C. H2S sinh ra bị CO2 không khí oxi hóa chậm thành các chất khác
D. H2S tan trong nước
Câu 24. Trong phản ứng hóa học : H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất trong phản ứng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử
B. H2S là chất oxi hóa, H2O là chất khử
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
D. H2O là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử
Câu 25. Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thánh Ag2S có màu đen
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O
Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của phản ứng
A. H2S là chất oxi hóa , Ag là chất khử
B. H2S là chất oxi hóa , O2 là chất khử
C. Ag là chất oxi hóa , H2S là chất khử
D. O2 là chất oxi hóa , Ag là chất khử
Câu 26. Dẫn khí H2S đi vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 nhận thấy màu tím
của dung dịch bị nhạt dần và có kết tủa vàng xuất hiện. Phản ứng nào sau đây thể hiện
kết quả của phản ứng trên
A. 2KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 2MnSO4 +5S + K2SO4 + 8H2O
B. 6KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 6MnSO4 +5SO2 + 3K2SO4 + 8H2O
C. 2KMnO4 + 3H2S + H2SO4 → 2MnO2 +2KOH+ 3S + K2SO4 + 3H2O
D. 6KMnO4 + 5H2S + 3H2SO4 → 2MnSO4 +5SO2 + 3H2O + 6KOH
Câu 27. Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2 , CuSO4, FeCl2. Sục
khí H2S qua các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng kết tủa?
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 28. Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeCl2 . Khi
cho dung dịch Na2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng
kết tủa ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29. Tính chất vật lý nào sau đây không phù hợp với SO2?
A. SO2 là chất khí không màu, có mùi hắc. B. SO2 nặng hơn không khí
C. SO2 không tan trong nước. D. SO2 hóa lỏng ở - 100 C
Câu 30. Cho các phản ứng sau :
(1) : SO2 + H2O → H2SO4
(2) : SO2 + CaO → CaSO4
(3) : SO2 + Br2 +2H2O → H2SO4 + 2HBr
(4) : SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Trên cơ sở các phản ứng trên, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trong các phản ứng (1) , (2) SO2 là chất oxi hóa
B. Trong các phản ứng (3) , (4) SO2 là chất khử
C. Phản ứng (4) chứng tỏ tính khử của SO2 yếu hơn H2S
D. Trong phản ứng (1) , SO2 là chất khử
Câu 31. Khi tác dụng với dung dịch KMnO4, nước Br2 ,dung dịch K2Cr2O7 thì SO2 đóng
vai trò là
A. chất khử B. chất oxi hóa
C. oxít axit D. vừa là chất oxi hóa ,vừa là chất khử
Câu 32. Khi tác dụng với H2S, Mg thì SO2 đóng vai trò là
A. chất khử B. chất oxi hóa
C. oxít axit D. vừa là chất oxi hóa ,vừa là chất khử
Câu 33. Khi cho SO2 sục qua dung dịch X đến dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó
kết tủa tan. X là dung dịch nào trong các chất sau?
A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch Ca(HCO3)2 D. Dung dịch H2S
Câu 34. Trong các chất : Na2SO3 , CaSO3 , Na2S , Ba(HSO3)2 có bao nhiêu chất khi tác
dụng với dung dịch HCl tạo khí SO2
A. 2 chất B. 3 chất C. 4 chất D. 1 chất
Câu 35. Khi điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, để SO2 sinh ra không có lẫn khí
khác, người ta chọn axit nào sau đây để cho tác dụng với Na2SO3?
A. Dung dịch H2SO4(loãng) B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch HNO3 D. Dung dịch H2S
Câu 36. Cách nào sau đây được dùng để điều chế SO2 trong công nghiệp?
A. Đốt cháy lưu huỳnh B. Đốt cháy H2S
C. Cho Na2SO3 + dd H2SO4 D. Nhiệt phân CaSO3
Câu 37. Kết luận nào sau đây không đúng với SO2?
A. SO2 có trong không khí gây hại cho sức khỏe con người
B. SO2 có trong không khí do quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch.
C. SO2 có trong không khí là một trong những chất chủ yếu gây mưa axit.
D. Sự có mặt của khí SO2 làm cho không khí trong lành hơn.
Câu 38. Tính chất vật lí nào sau đây không phù hợp với SO3?
A. Ở điều kiện thường SO3 là chất lỏng không màu.
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
B. SO3 tan vô hạn trong nước.
C. SO3 không tan trong H2SO4
D. Hơi SO3 nặng hơn không khí.
Câu 39. Phản ứng nào sau đây thể hiện ứng dụng quan trọng nhất của SO3?
A. SO3 + H2O → H2SO4 B. SO3 + CaO → CaSO4
D. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O C. 2SO3 → 2SO2 + O2
Câu 40. Số oxihoa của S trong H2SO4 là:
A. -2 B. +4 C. +2 D. +6
Câu 41. Căn cứ vào số oxihoa của S trong H2SO4 ta có thể kết luận:
A. H2SO4 vừa có tính oxh, vừa khử B. H2SO4 chỉ có tính khử
C. H2SO4 không có tính oxh lẫn khử D. H2SO4 chỉ có tính oxh.
Câu 42. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của H2SO4?
A. Là chất lỏng sánh như dầu, không màu.
B. Nặng gần gấp 2 lần nước.
C. Tan nhiều trong nước và quá trình hòa tan có tỏa nhiệt.
D. Có nhiệt độ sôi thấp.
Câu 43. Nhóm chất nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4
loãng?
A. Fe, CuO, Cu(OH)2, BaCl2, NaCl
B. FeO, Cu, Cu(OH)2, BaCl2, Na2CO3
C. Fe2O3, Cu(OH)2, Zn, BaCl2, Na2CO3
D.Fe2O3, Fe(OH)2, Ag, KHCO3, Na2CO3
Câu 44. Kết luận nào sau đây đúng với tính chất của H2SO4 đậm đặc?
A. H2SO4 đậm đặc có tính khử rất mạnh và có tính háo nước.
B. H2SO4 đậm đặc có tính oxh rất mạnh và có tính háo nước
C. H2SO4 đậm đặc chỉ có tính oxihóa mạnh
D. H2SO4 đậm đặc chỉ có tính háo nước
Câu 45. Nhóm nào gồm các kim loại bị thụ động hóa trong H2SO4 đậm đặc?
A. Cu, Fe, Al B. Al, Fe, Cr C. Al, Cu, Pt D. Fe, Ag
Câu 46. Phản ứng giữa H2SO4 loãng với chất nào sau đây là phản ứng oxihoa-khử?
A. FeO B. Cu(OH)2 C. Na2S D. Fe
Câu 47. Nhóm các chất nào sau đây khi tác dụng với H2SO4 loãng là phản ứng trao đổi?
A. Fe, CuO, Cu(OH)2, BaCl2 B. FeO, Cu(OH)2, BaCl2
C.Mg, CuO, Cu(OH)2, BaCl2 D. Zn, Cu(OH)2, BaCl2
Câu 48. Cho phản ứng: H2SO4 + HI → H2S + I2 + H2O Hệ số các chất(số nguyên, đơn
giản nhất) sau khi cân bằng của phản ứng lần lượt là:
A. 1, 8, 1, 4, 4 B. 2, 8, 2, 4, 4, C. 1, 2, 1, 1, 3 D. 1, 2, 1, 2, 1
Câu 49. Rót H2SO4 vào cốc đựng chất A màu trắng thấy A dần dần chuyển sang màu
vàng, sau đó chuyển sang nâu và cuối cùng thành một khối đen xốp ,bị bọt khí dẩy lên
miệng cốc. A là chất nào trong các chất sau.
A.NaCl B. CuSO4 khan C.C12H22O11 D.CO2 rắn
Câu 50. Để chuyên chở H2SO4 dậm đặc hoặc olêum, người ta dùng bình chứa bằng chất
gì?
A. Thép B. Chất dẻo C. Thủy tinh D. Gốm ,sứ
Câu 51. Người ta không dùng H2SO4 đậm đặc để làm khô chất khí nào trong các chất
sau bị ẩm
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. H2S B. SO2 C. CO2 D. Cl2
Câu 52. Kết luận nào sau đây không đúng đối với quá trình sản xuất axit H2SO4 trên
thực tế ?
A. Nguyên liệu chính để sản xuất axit sunfuric gồm S (hoặc quặng pirits sắt) không
khí, nước
B.Quá trình sản xuất axit sunfuric gồm 3 công đoạn: sản xuất SO2 ,sản xuất SO3 ,sản
xuất H2SO4
C. Ơ công đoạn sản xuất H2SO4, người ta cho nước và SO3 tiếp xúc nhau theo
phương pháp ngược dòng
D. Trong giai đoạn sản xuất SO3, người ta phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật
như dùng xúc tác V2O5 chọn nhiệt độ thích hợp.
Câu 53. Với tỉ lệ theo thể tích nào sau đây thì sự có mặt của ozon trong không khí có tác
dụng làm không khí trong lành?
A. <10-6 B. <10-5 C. >10-6 D. >10-5
Câu 54. Khác với nguyên tử O, ion oxit O2- có:
A. Bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn
B. Bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn
C. Bán kính ion lớn hơn và ít electron hơn
D. Bán kính ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
Câu 55. Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây
để được khí oxi khô?
A. Al2O3 B. CaO C. dung dịch Ca(OH)2 D. dd HCl
Câu 56. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của lưu huỳnh?
A. Chỉ có tính oxihoa
B. Chỉ có tính khử
C. Vừa có tính oxh, vừa có tính khử
D. Không có tính oxh, không có tính khử.
Câu 57. Oxit nào sau đây là hợp chất ion?
A. SO2 B. SO3 C. CO2 D. CaO
Câu 58. Dãy chất nào sau đây gồm các chất vừa có tính chất oxihoa, vừa có tính khử?
A. S, H2S, SO2 B. S, SO2, Br2 C. O2, Cl2, SO2 D. S, H2S, H2SO4
Câu 59. Chất nào sau đây vừa có tính oxihóa, vừa có tính khử?
A. O3 B. H2S C. SO2 D. H2SO4
Câu 60. Cho phản ứng: NO2 + SO2 → NO + SO3 Câu nào sau đây diễn tả đúng tính
chất của phản ứng?
A. NO2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa
B. SO2 là chất khử, NO2 là chất oxi hóa
C. SO2 là chất bị khử, NO2 là chất oxi hóa
D. NO2 là chất khử, SO2 là chất bị oxi hóa
Câu 61. Cho phản ứng : 2Mg + SO2 → 2MgO + S Câu nào sau đấy diễn tả đúng tính
chất của phản ứng ?
A. Mg là chất khử, SO2 là chất oxi hóa
B. SO2 là chất khử, Mg là chất oxi hóa
C. SO2 là chất bị khử, Mg là chất oxi hóa
D. Mg là chất khử, SO2 là chất bị oxi hóa
Câu 62. Dung dịch axit sunfuric loãng có thể tác dụng với cả hai chất nào sau đây?
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. Cu và Cu(OH)2 B. Fe và Fe(OH)3
C. C và CO2 D. S và H2S
Câu 63. Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc nóng :
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị
oxi hóa là
A. 1:2 B. 1:3 C. 3:1 D. 2:1
Câu 64. Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
A. phản ứng (1) SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa
B. phản ứng (2) SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
C. phản ứng (2) SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa
D. phản ứng (2) H2S là chất khử, phản ứng (1) Br2 là chất oxi hóa
Câu 65. Để phân biệt khí CO2, SO2 ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. dd NaOH B. dd Ca(OH)2 C. dd Br2 D. dd H2SO4
Câu 66 : Trong các phản ứng, phản ứng nào lưu huỳnh thể hiện tính oxi hoá ?
A. S + O2  SO2 B. S + HNO3  SO2+ NO2 + H2O
C. S + Zn  ZnS D. S + Na2SO3  Na2S2O3
Câu 67: Chất nào dưới đây tác dụng với oxi tạo thành oxit axit?
A. Natri B. Kẽm C. Lưu huỳnh D. Nhôm
Câu 68: Oxy không phản ứng trực tiếp với:
A. Flo B. Crom C. Cacbon D. Lưu huỳnh
Câu 69: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia phản ứng : SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl +
H2SO4 Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của chất trong phản ứng?
A. SO2 là chất khử, Cl2 là chất oxihóa
B. SO2 là chất oxihóa,Cl2 là chất Khử
C. SO2 là chất oxihóa,H2O là chất Khử
D. H2O là chất khử,Cl2 là chất oxihóa
Câu 70: Oxit của lưu huỳnh thuộc loại oxit nào?
A. Oxit axit B. Oxit bazơ
C. Oxit lưỡng tính D. Oxit trung tính
Câu 71: Hợp chất nào sau đây của lưu huỳnh có tính tẩy màu?
A. H2SO4 B. H2S C. SO 2 D. SO3
Câu 72: Cho dung dịch H2S phản ứng với SO2, sản phẩm của phản ứng là:
A. S + H2O B. S + O3 C. S +H2SO4 D. H2+ SO3
Câu 73: Hidro sunfua có mùi gì?
A. Mùi hắc B. Mùi trứng thối
C. Mùi rất dễ chịu D. Mùi khai
Câu 74: Phản ứng nào sau đây sai?
A. 2H2S + 3O2   → 2SO2 + 2H2O
t0

B. 2H2S + O2   → 2S+ 2H2O


t0

C. H2S + 4Cl2 + 4H2O 8HCl + 2H2SO4


D. S + H2SO4 đâm đặc   → H2S +SO2
t0

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 75: S + H2SO4 đâm đặc   → X +SO2 . Vậy X là:
t0

A. H2O B. H2S C. H2SO3 D. SO3


Câu 76: Cho phản ứng : SO2 + KMnO4+ H2O K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử của phản ứng sau khi cân bằng là:
A. 5 và 2 B. 2 và 5 C. 5 và 5 D. 2 và 2
Câu 77: Cho phản ứng : SO2 + Br2+ H2O HBr + H2SO4
Hệ số của chất oxi hoá và hệ số của chất khử của phản ứng sau khi cân bằng là:
A. 1 và 2 B. 1 và 1 C. 2 và 1 D. 2 và 2
Câu 78: H2SO4 đâm đặc , P2O5, CaO thường được dùng làm chất hút nước để làm khô các
chất khí bị ẩm. vậy được dùng làm khô khí H2S là:
A. P2O5 B. H2SO4 đâm đặc C. CaO D. cả 3 chất đều đúng.
Câu 79: Khí H2 có lẫn tạp chất H2S, để loại bỏ H2S ta dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch:
A. Pb(NO3)2. B. CuCl2 C. NaOH D. tất cả đều đúng
Câu 80: Khi đun nóng ống nghiệm chứa C và H2SO4 đậm đặc phản ứng xảy ra là:
A. H2SO4 + C  CO + SO3 + H2 B. 2H2SO4 + C  2SO2 + CO2 + 2H2O
C. H2SO4 + 4C  H2S + 4CO D. H2SO4 + 2C  2CO2 + H2S + H2O
Câu 81: Thuốc thử nhận biết axit H2SO4 và Na2SO4 là:
A. BaCl2 B. AgNO3 C. Giấy quỳ tím D. Ca(OH)2
Câu 82: Cho axit sunfuric loãng tác dụng với sắt, sản phẩm tạo thành là.
A. Fe2(SO4)3 và H2 B. FeSO4 và H2
C. FeSO4 ; SO2 và H2O D. Fe2(SO4)3 ;SO2 và H2O
Câu 83: Axit sunfuric đậm đặc, đun nóng tác dụng với sắt sinh ra chất khí có tính chất
A. Làm quỳ tím ẩm hoá đỏ. B. Làm mất màu cánh hoa hồng
C. Không làm đục nước vôi trong D. Tất cả đều đúng
Câu 84: Có thể phân biệt 3 dung dịch HCl,H2SO3,H2SO4 bằng thuốc thử nào sau đây:
A. Quỳ tím B. NaOH C. Na2O D. BaCl2
Câu 85: Axit sunfuric đậm đặc được dùng để làm khô chất khí nào sau đây?
A. Khí H2 B. Khí CO2 C. H2S D. HI
Câu 86: Muốn pha loãng H2SO4 đậm đặc vào nước, ta phải làm thế nào?
A. Đổ từ từ nước vào lọ đựng axit, và khuấy đều
B. Đổ từ từ axit vào nước và khuấy đều
C. Đổ nhanh nước vào lọ đựng axit, và khuấy đều
D. Đổ nhanh axit vào nước và khuấy đều
Câu 87: Hidro có lẫn tạp chất là hidro sunfua. Có thể sử dụng dung dịch nào trong
những dung dịch cho dưới đây để loại hidro sunfua ra khỏi hidro
A. HCl B. H2SO4 C. NaOH D. NaCl
Câu 88: Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất nào sau đây?
A. K2O B. H2O2 C. OF2 D. (NH4)2SO4
Câu 89: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dd KI và tinh bột thấy xuất hiện màu
xanh. Hiện tượng này xảy ra là do :
A. Sự oxi hóa ozon . B. Sự oxi hóa kali.
C.Sự oxi hóa iotua. D. Sự oxi hóa tinh bột.
Câu 90: Để loại bỏ SO2 trong hỗn hợp SO2 và CO2 ta có thể cho hỗn hợp qua rất chậm
dung dịch nào sau đây?
A. dd Ba(OH)2 dư. B. dd Br2 dư.
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
C. dd Ca(OH)2 dư. D.A, B, C đều đúng
Câu 91: Sắp xếp oxi, ozon, lưu huỳnh theo chiều tính oxi hóa tăng dần từ trái sang phải?
A. Lưu huỳnh; Oxi; Ozon. B.Oxi; Ozon; Lưu huỳnh.
C. Lưu huỳnh; Oxi; Ozon. D.Oxi; Ozon; Lưu huỳnh.
Câu 92: Dãy nào gồm các chất chỉ có tính oxi hóa ?
A. H2O2 , HCl , SO3. B. O2 , Cl2 , S.
C. O3 , KClO4 , H2SO4 . D. FeSO4, KMnO4, HBr.
Câu 93: Sắp xếp các chất H2S; HCl; H2CO3 theo thứ tự tính axit giảm dần từ trái sang
phải:
A. HCl ; H2S ; H2CO3 B. HCl ; H2CO3 ; H2S
C. H2S ; HCl ; H2CO3 D. H2S ; H2CO3 ; HCl
Câu 94 : Hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4
:
A. Không có hiện tượng gì cả .
B. Dung dịch vẫn đục do H2S ít tan .
C. Dung dịch mất màu tím và vẫn đục có màu vàng do S không tan.
D. Dung dịch mất màu tím do KMnO4 bị khử thành MnSO4 và trong suốt .
Câu 95: Sục khí ozon vào dung dịch KI có nhỏ sẳn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan
sát được là :
A.Dung dịch có màu vàng nhạt. B. Dung dịch có màu xanh .
C.Dung dịch có màu tím. D.Dung dịch trong suốt.
Câu 96: Có các dung dịch đựng riêng biệt: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4,
Ba(OH)2. Chỉ được dùng thêm một dung dịch thì dùng dung dịch nào sau đây để có thể
nhận biết được các dung dịch trên?
A.dung dịch phenolphtalein. B.dung dịch AgNO3.
C.dung dịch BaCl2. D.dung dịch quỳ tím.
Câu 97: Để nhận biết oxi ta có thể dùng cách nào sau đây :
A. Kim loại. C. Dung dịch KI.
B. Phi kim. D. Mẫu than còn nóng đỏ
Câu 98. Để phân biệt SO2 và CO2 người ta dùng thuốc thử là:
A. Dd Ca(OH)2. B. Dd thuốc tím (KMnO4).
C. Nước Brôm D. Cả B và C.
Câu 99: Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng.
A. chuyển thành mầu nâu đỏ. B.bị vẩn đục, màu vàng.
C. trong suốt không màu D.xuất hiện chất rắn màu đen
Câu 100: Khi sục SO2 vào dd H2S thì
A.Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. B.Không có hiện tượng gì.
C.Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D.Tạo thành chất rắn màu đỏ..
Câu 101: Cặp chất nào là thù hình của nhau?
A. H2O và H2O2 B. FeO và Fe2O3. C. SO2 và SO3. D. O2 và O3 .
Câu 102: Thứ tự thuốc thử để nhận biết các chất : H2SO4, NaOH, NaNO3 , Na2SO4 là:
A. Dung dịch HCl, quì tím B. Dung dịch Ba(OH)2 , dung dịch AgNO3
C. Dung dịch AgNO3, quì tím D. Quì tím, dung dịch BaCl2
Câu 103: Cho các dung dịch mất nhãn sau: Na2SO3, KOH, BaCl2.Thứ tự thuốc thử nhận
biết các chất là:
A. Dung dịch AgNO3, quì tím B. Quì tím, dung dịch AgNO3
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
C. Dung dịch HCl , quì tím D. Quì tím, dung dịch HCl
2–
Câu 104: Khác với nguyên tử S, ion S có :
A. Bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.
B. Bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn .
C. Bán kinh ion lớn hơn và ít electron hơn.
D. Bán kinh ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
Câu 105: Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là :
A. Cu ; Al. B. Al ; Fe C. Cu ; Fe D. Zn ; Cr
Câu 106: Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hóa học của lưu huỳnh và hợp chất
của lưu huỳnh ?
A.Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa ,vừa có tính khử.
B.Hidrosunfua vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
C.Lưu huỳnh dioxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D.Axit sunfuric chỉ có tính oxi hóa.
Câu 107: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau :
3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa : số nguyên tử lưu
huỳnh bị khử là :
A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 2 : 3.
Câu 108: Hỗn hợp nào sau đây có thể nổ khi có tia lửa điện :
A. O2 và H2 B. O2 và CO C. H2 và Cl2 D. 2V (H2) và 1V(O2)
Câu 109: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 vì :
A.Số lượng nguyên tử nhiều hơn B. Phân tử bền vững hơn
C.Kém bền, phân hủy cho O nguyên tử D. Có liên kết cho nhận.
Câu 110: Phát biểu nào sau đây đúng? :
A.S là chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt .
B.Mạng cấu tạo phân tử S8 là tinh thể ion.
C.S là chất rắn không tan trong nước .
D. S là chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 111: Lưu huỳnh tác dụng trực tiếp với khí H2 trong điều kiện :
A. S rắn, nhiệt độ thường. B. Hơi S, nhiệt độ cao.
C. S rắn, nhiệt độ cao. D.Nhiệt độ bất kỳ
Câu 112: Cho phản ứng: H2SO4(đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O. Câu nào diễn tả
không đúng tính chất của chất ?
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.
B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 , và nó bị khử thành H2S.
D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Câu 113: trong phản ứng : FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2. Tổng hệ số các chất (số
nguyên, đơn giản nhất) khi cân bằng là :
A. 18 B. 25. C. 24. D. 30.
Câu 114: Cho các cặp chất khí sau :
1) HCl và H2S 2) H2S và NH3 3) H2S và Cl2 4) H2S và N2
Cặp chất cùng tồn tại trong một bình chứa ở nhiệt độ thường là:
A. (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (1) và (4). D. (3) và (4) .
Câu 115: Cho các chất: 1) Cu 2) Na2CO3; 3) bazơ 4) đường
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
5) BaSO4 6) C 7) Ag 8) CuSO4 Các chất tác dụng được với H2SO4 đậm đặc
nóng là:
A. 2,3,5,8. B. 1,2,3,4,6,7. C. 1,5,7,8. D. 3,5,6,8
Câu 116 : H2SO4 làm bỏng da, hoá than các chất hữu cơ... là do
A.tính axít mạnh của H2SO4.(1) B.tính háo nước của H2SO4.(2)
C.tính oxi hoá của H2SO4.(3) D.Cả (1), (2), (3) đều đúng.
Câu 117 : Trong tự nhiên, nguồn cung cấp oxi ổn định là
A. do quá trình quang hợp của cây xanh. B. do sự cháy sinh ra.
C. sự phân huỷ chất giàu oxi. D. từ nước biển.
Câu 118 : Trong những câu sau, câu nào sai khi nói về ứng dụng của ozon ?
A.không khí chứa lượng nhỏ zon (dưới 10- 6% theo thể tích) có tác dụng làm cho
không khí trong lành
B.không khí chứa ozon với lượng lớn có lợi cho sức khoẻ con người.
C.dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.
D.dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.
Câu 119 : Trong các cặp chất hoá học cho dưới đây, cặp nào không phải là dạng thù
hình của nhau ?
A.oxi và ozon. B.Fe2O3 và Fe3O4.
C.lưu huỳnh tà phương và lưu huỳnh đơn tà. D.kim cương và cacbon vô
định hình.
Câu 120 : Chọn phản ứng sai
A.H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3.
B.2H2S + O2 → 2S + 2H2O.
C.H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl.
D.H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + 2 HCl.
Câu 121: Cặp chất nào sau đây tồn tại trong hỗn hợp ở nhiệt độ thường:
(1). SO2 và CO2. (2). SO2 và Cl2. (3). SO2 và O2 . (4). SO2 và O3.
A.(1), (2), (3). B.(3), (4). C.(1), (3). D.(1). (2), (3), (4).
Câu 122 : Chọn câu đúng
A. Oxi phản ứng trực tiếp với các phi kim.
B. Phản ứng của oxi với Au là quá trình oxi hoá chậm
C. Ôxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại.
D. Trong các phản ứng có oxi tham gia thì oxi luôn đóng vai trò là chất ôxi hóa.

CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

Câu 1: Cho hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:


2 SO2 + O2 2 SO3 (k) ∆H < 0
Nồng độ của SO3 sẽ tăng lên khi:
A. Giảm nồng độ của SO2 B.Tăng nồng độ của O2
C. Tăng nhiệt độ lên rất cao D.Giảm áp suất của hệ.
Câu 2: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm vào chất xúc tác thì:
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và nghịch với số lần như nhau.
D. Không làm tăng tốc độ của phản ứng thuận và nghịch
Câu 3: Trong phản ứng tổng hợp amoniac: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆H < 0
Để cân bằng chuyển dịch sang phải thì:
A. Giảm nhiệt độ và áp suất B.Tăng nhiệt độ và áp suất
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất D.Giảm nhiệt độ và tăng áp suất
Câu 4: Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng:
H2 (k) + F2 (k) 2HF (k) ∆H < 0
Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
A.Thay đổi áp suất B.Thay đổi nhiệt độ
C.Thay đổi nồng độ khí H2 hoặc F2 D.Thay đổi nồng độ khí HF
Câu 5: Cho phản ứng : 2 SO2(k) + O2(k) 2SO3 (k)
Số mol ban đầu của SO2 và O2 lần lượt là 2 mol và 1 mol. Khi phản ứng đạt đến
trạng thái cân bằng (ở một nhiệt độ nhất định), trong hỗn hợp có 1,75 mol SO2. Vậy
số mol O2 ở trạng thái cân bằng là:
A.0 mol B.0,125 mol C.0,25 mol D.0,875 mol
Câu 6: Khi phản ứng : N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) đạt đến trạng thái cân bằng thì
hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,5 mol NH3, 2 mol N2 và 3 mol H2. Vậy số mol
ban đầu của H2 là:
A.3 mol B.4 mol C.5,25 mol D.4,5 mol
Câu 7: Tốc độ phản ứng tăng lên khi:
A.Giảm nhiệt độ B.Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C.Tăng lượng chất xúc tác D.Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng
Câu 8: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng:
4 NH3 (k) + 3 O2 (k) 2 N2 (k) + 6 H2O(h) ∆H <0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A.Tăng nhiệt độ B.Thêm chất xúc tác
C.Tăng áp suất D.Loại bỏ hơi nước
Câu 9: Định nghĩa nào sau đây là đúng
A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong
phản ứng.
B. Chất xúc tác là chất làm giảm tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong
phản ứng.
C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong
phản ứng.
D. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều
trong phản ứng
Câu 10: Khi cho cùng một lượng Magie vào cốc đựng dung dịch axit HCl, tốc độ phản
ứng sẽ lớn nhất khi dùng Magiê ở dạng :
A. Viên nhỏ B. Bột mịn, khuấy đều C. Lá mỏng D. Thỏi lớn
Câu 11: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng:
H2(k) + Cl2(k) 2HCl , ∆H <0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng
A. Nhiệt độ B/ Áp suất C. Nồng độ H2 D. Nồng độ Cl2
Câu 12: Cho phản ứng: A (k) + B (k) C (k) + D (k) ở trạng thái cân bằng.
Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, nguyên nhân nào sau đây làm nồng độ khí D tăng ?
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. Sự tăng nồng độ khí C B. Sự giảm nồng độ khí A
C. Sự giảm nồng độ khí B D. Sự giảm nồng độ khí C
Câu 13: Cho phản ứng thuận nghịch: 2 HgO(r) 2 Hg(l) + O2(k) , ∆H >0
Để thu được lượng oxi lớn nhất cần phải:
A. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất cao
B. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, áp suất thấp
C. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, áp suất thấp
D. Cho phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, áp suất cao
Câu 14: Cho một cục đá vôi nặng 1g vào dung dịch HCl 2M, ở nhiệt độ 25oC. Biến đổi
nào sau đây không làm bọt khí thoát ra mạnh hơn?
A. Tăng thể tích dung dịch HCl lên gấp đôi.
B. Thay cục đá vôi bằng 1 gam bột đá vôi
C. Thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 4M
D. Tăng nhiệt độ lên 50oC
Câu 15: Sự tăng áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến trạng thái cân bằng hoá học của
phản ứng: H2(k) + Br2(k) 2HBr(k)
A. Cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
C. Phản ứng trở thành một chiều
D. Cân bằng không thay đổi
Câu 16: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây:
A. Thời gian xảy ra phản ứng
B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
D. Chất xúc tác
Câu 17: Cho phản ứng: 2 NaHCO3 (r) Na2CO3 (r) + CO2(k) + H2O (k) ∆H = 129kJ
Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi:
A.Giảm nhiệt độ B.Tăng nhiệt độ C.Giảm áp suất D.Tăng nhiệt độ và
giảm áp suất
Câu 18: Cho phản ứng : N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) + Q
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hoá học trên?
A.Áp suất B.Nhiệt độ C.Nồng độ D.Tất cả đều đúng
Câu 19: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào phù hợp với một phản ứng thuận
nghịch ở trạng thái cân bằng?
A.Phản ứng thuận đã kết thúc
B.Phản ứng nghịch đã kết thúc
C.Cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc
D.Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
Câu 20: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng: N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) ∆H < 0
Những thay đổi nào sau đây làm cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận?
A. Giảm áp suất B. Tăng nhiệt độ
C. Tăng nồng độ các chất N2 và H2 D. Tăng nồng độ NH3
Câu 21: Cho các phản ứng sau:
1. H2(k) + I2(r) 2 HI(k) , ∆H >0
2. 2NO(k) + O2(k) 2 NO2 (k) , ∆H <0
3. CO(k) + Cl2(k) COCl2(k) , ∆H <0
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
4. CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k) , ∆H >0
Khi tăng nhiệt độ hoặc áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều
thuận?
A. 1,2 B/ 1,3,4 C/ 2,4 D/ tất cả đều sai

II. BÀI TẬP:

Câu 1: Số mol của H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO4 0,5M là:
A. 2,5mol B. 5mol C. 10mol D. 20mol
Câu 2. Cho 6 gam một kim loại R có hóa trị không đổi khi tác dụng với oxi tạo ra 10
gam oxít. Kim loại R là.
A.Zn B.Fe C.Mg D. Ca
Câu 3: Một dung dịch chứa 1 mol H2SO4 trộn lẫn với 1 mol NaOH. Hổn hợp thu được
cho bay hơi đến khô. Chất rắn còn lại sau quá trình bay hơi là:
A. H2SO4 B. NaHSO4 C. NaOH D. Na2SO4
Câu 4 .Thể tích O2 (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,2 kg C là ?
A. 2,24 lít B. 22,4 lít C. 224 lít D. 2240 lít
Câu 5. Khối lượng KClO3 phòng thí nghiện cần chuẩn bị để cho 8 nhóm học sinh thí
nghiệm điều chế O2 là bao nhiêu gam? Biết mỗi nhóm cần thu O2 vào đầy 4 bình tam
giác có thể tích 250 ml, biết tỉ lệ hụt là 0,8 %, thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn.
A.29,4 gam B. 44,1 gam C. 294 gam D. 588 gam
Câu 6. Khi nhiệt phân cùng một khối lượng KMnO4 , KClO3 , KNO3 , CaOCl2 với hiệu
suất là 100%, muối nào tạo nhiều oxi nhất ?
A.KMnO4 B. KClO3 C.KNO3 D. CaOCl2
Câu 7. Thêm 3 g MnO2 vào 197 g hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng
đến khi hoàn toàn thu được 152g chất rắn A. Thể tích khí O2 đã sinh ra ở đktc là:
A. 11,2 lít B. 22,4 lít C. 33,6 lít D. 44,8lít
Câu 8. Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở đktc có tỉ khối đối với hiđrô là 20. Thành phần % về
thể tích của O3 trong hỗn hợp là:
A. 40% B. 50% C. 60% D. 75%
Câu 9. Có một hỗn hợp oxi, ozon. Sau một thời gian ozon bị phân hủy hết ta thu được
một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm so với ban đầu là 5%. Thành phần phần
trăm về thể tích của ozon trong hỗn hợp đầu là:
A. 5% B. 10% C. 15% D. 20%
Câu 10. Cho 6,5g S phản ứng với 15g Zn. Sau phản ứng thu được chất rắn X. Chất rắn
X gồm:
A. S B. Zn C. S và ZnS D. Zn và ZnS
Câu 11. Cho hỗn hợp gồm 11,2 gam Fe và 8,8 gam FeS tác dụng với dung dịch HCl dư.
Khí sinh ra sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thấy xuất hiện a gam kết tủa màu đen. Giá
trị của a là.
A. 11,95 gam B. 23,90 gam C. 57,8 gam D.71,7 gam
Câu 12. Khi hòa tan 11,2g Fe vào 200ml dung dịch H2SO4 loãng 1,2M. Tích thể tích khí
thoát ra ở đktc là?
A. 5,376lít B. 5,600lít C. 4,480lít D. 2,240lít
Câu 13. Cho 200g dd BaCl2 10,4% tác dụng với 200ml dd H2SO4 2M thì khối lượng kết
tủa sau phản ứng là:
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. 2,33g B. 9,32g C. 23,3g D. 93,2g
Câu 14. Khi cho H2SO4 hấp thụ SO3 người ta chọn một số oleum chứa 71% SO3 về khối
lượng. Công thức oleum cần tìm là công thức nào sau đây
A. H2SO4.SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.3SO3 D. H2SO4.4SO3
Câu 15. Trong oleum H2S7O7, hàm lượng của SO3 là.
A. 44,94 % B. 49,44% C. 55,06% D. 56,05%
Câu 16. Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với hidrô
bằng 18. Thành phần % theo thể tích của ozon là.
A. 75% B. 25% C. 60% D. 40%
Câu 17. Có một hỗn hợp khí gồm hidrô và CO. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với hidrô
bằng 3,6. Thành phần % theo thể tích của ozon là.
A. 80% B. 20% C. 60% D. 40%
Câu 18. Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có tỉ khối đối với hidrô
bằng 19,2. Thành phần % theo thể tích của ozon là.
A. 75% B. 25% C. 60% D. 40%
Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 3,4g hợp chất A, thu được 2,24 lít khí SO2(đktc) và 1,8g
H2O. Công thức phân tử của hợp chất A?
A. H2S B. H2SO4 C. H2SO3 D. SO2
Câu 20. Dẫn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 146,6g dung dịch trong đó có hòa tan 0,3mol
NaOH. Nồng độ phần trăm của Na2SO3 trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 8,4% B. 2,67% C. 4,2% D. 12,6%
Câu 21. Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam Fe tác dụng với axit sunfuric loãng
dư. Thể tích khí hiđrô (đktc) thoát ra sau phản ứng là.
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 6,72 lít
Câu 22. Cho 35,6 g hỗn hợp hai muối Na2SO3 , NaHSO3 tác dụng với một lượng dư
dung dịch H2SO4 loãng. khi phản ứng kết thúc người ta thu được 6,72 lít khí(đktc).
Khối lượng của muối Na2SO3 trong hỗn hợp là.
` A. 25,2 g B.10,4 g C. 17,8 g D. 12,6 g
Câu 23. Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65 gam bột kẽm và 0,224 gam bột lưu huỳnh
trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Khối lượng muối thu được là.
A. 0,679 g B. 0,97 g C. 0,79 g D. 0,697 g
Câu 24. Cho 1,1 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28 gam bột
lưu huỳnh. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là.
A. 0,56 g B. 2,38 g C. 0,88 g D. 0,33 g
Câu 25. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,464 lít
hỗn hợp khí (đktc) . Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thu được 23,9
gam kết tủa màu đen . Khối lượng của FeS và Fe có trong hỗn hợp đầu lần lượt là
A. 0,56 g và 8,8 g B. 5,6 và 0,88 g C. 0,56 và 4,4 g D. 8,8 và 0,56 g
Câu 26. Đốt nóng một hỗn hợp gồm 6,4g bột S và 15g bột Zn trong môi trường không
có không khí. Khối lượng muối thu được là:
A. 6,4g B. 15g C. 21,4g D. 10,7g
Câu 27: Một hợp chất có % theo khối lượng : 35,97% S; 62,92% O và 1,13% H. Hợp
chất này có công thức hóa học là:
A. H2SO3. B. H2SO4. C. H2S2O7. D. H2S2O8.
Câu 28: Điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số
mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ:
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. KMnO4 B. KClO3 C. NaNO2 D. H2O2
Câu 29: Thể tích không khí cần để oxi hoá hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các
thể khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
A. 30 lít B. 50 lít C. 60 lít D. 70 lít
Câu 30: Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO42M :
A. 2,5mol B. 5,0mol. C. 10mol. D.20mol.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 5,6 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3,5M. Dung
dịch tạo thành có chứa
A. K2SO3. B. K2SO3 và KHSO3.
C. KHSO3 D. K2SO3 và KOH.
Câu 32: Bao nhiêu gam SO2 được tạo thành khi đốt một hỗn hợp gồm 128g lưu huỳnh
và 100g oxi ?
A. 100g B.114g C. 200g D.228g
Câu 33: Tính thể tích ozon (đktc) được tạo thành từ 64g oxi. Giả thiết rằng phản ứng tạo
thành ozon xảy ra hoàn toàn với hiệu suất 100% .
A. 12,4 lít B. 24,8 lít C. 29,87 lít D. 52,6 lít
Câu 34: Thể tích khí SO2 hình thành (đktc) là bao nhiêu khi đốt 128g lưu huỳnh trong
100g oxi?
A. 35 lít B. 39,9 lít C. 70 lít D. 79,8 lít
Câu 35: Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lit dung dịch H2SO4 2M là:
A. 2,5 mol B. 5 mol C. 10 mol D. 20 mol
Câu 36: Cho bột Fe dư vào dung dich có chứa 14,7g axit sunfuric loãng . Tính thể tích
khí bay ra ở đktc là.
A. 1,68 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,60 lít
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Al vào H2SO4 đậm đặc
nguội thu được 5,6 lit khí (đkc), phần không tan cho vào H2SO4 đậm đặc đun nóng thu
được 6,72 lit khí (đkc).Giá trị của m là:
A. 21,4 B. 24,1 C.30,4 D.12,4
Câu 38: Hoà tan hoàn toàn một oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng đủ thu
được 2,24l khí SO2(đkc) và 120g muối . Công thức oxit là:
A. Fe3O4 B.Al2O3 C.CuO D.FeO
Câu 39: Cho 12g kim loại hoá trị tác dụng hết với axit sunfuric loãng dư thu được 11,2
lit khí ở đktc .Vậy kim loại là:
A. canxi B. sắt C. kẽm D. magie
Câu 40: Một quặng pyrit chứa 75% FeS2. Khối lượng lưu huỳnh chứa trong 1 tấn quặng
trên là.
A. 200kg B. 400kg C. 720kg D. 500kg
Câu 41: Cho 6,5 lít H2S (đkc) đi qua dung dịch chứa 5 g NaOH thì thu được muối gì?
Khối lượng bao nhiêu?
A. 7gNaHS B. 5gNaHS
C. 9 g Na2S D. 5gNaHS và 4 g Na2S
Câu 42: Nung 4,8 gam bột lưu huỳnh với 6,5 gam bột Zn, sau khi phản ứng với hiệu
suất 80% được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl dư. Tính V lít khí
thu được (đktc) sau khi hòa tan.
A. 1,792 lít B. 0,448 lít C. 2,24 lít D. 2,464 lít

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 43: Cần bao nhiêu gam Na2SO3 cho vào nước để điều chế 5 lit dung dịch có nồng
độ 8% (D = 1,075 g/ml)?
A. 430g B. 400g C. 250g D. 170 g
Câu 44: Cho 24g lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đậm đặc và đun nóng. Tính thể
tích lưu huỳnh đioxit SO2 được tạo thành ở đktc
A. 50,4 lít B.16,8 lít C. 22,4 lít D. 44,8 lít
Câu 45: Lưu huỳnh tác dụng với kali clorat tạo thành lưu huỳnh đioxit và kali clorua.
Tính khối lượng kali clorat pha trộn với 0,24g lưu huỳnh để được một hỗn hợp nổ mạnh
nhất
A. 0,306g B. 0,612g C. 0,0612g D. 0,0306g
Câu 46: Người ta đun nóng 15g đồng với axit sunfuric đậm đặc (Cu = 64). Chất khí
thoát ra có tên là:
A. Khí hidro B. Khí oxi
C. Lưu huỳnh đioxit D. Hidrosunfua
Câu 47: Người ta đun nóng 15g đồng với axit sunfuric đậm đặc (Cu=64). thể tích khí
thoát ra ở đktc là:
A. 525 lít B. 5,25 lít C. 52,5 lít D. 448 lít
Câu 48: Hoà tan 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg tác dụng vừa đủ với 109,5 gam dung dịch
HCl. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng ?
A. 10% B. 15% C. 20% D. 25%
Câu 49: Người ta oxi hóa 9,8 lít SO2 bằng không khí (đktc). Khối lượng lưu huỳnh
trioxit tạo thành là:
A. 35g B. 12,2g C. 28 g D. 22,2 g
Câu 50: Người ta điều chế 10 lit lưu huỳnh đioxit (đo ở đktc) do tác dụng của axit
sunfuric đặc nóng với lưu huỳnh. Khối lượng của lưu huỳnh đem dùng là:
A. 4,76g B. 4,27g C. 7,16g D. 6,17 g
Câu 51: Cho axit sunfuric loãng tác dụng với 6,5g kẽm (Zn = 65) Tính khối lượng axit
cần dùng.
A. 14g B. 9,8g C. 19,6g D. 16 gam
Câu 52: Đổ axit sunfuric vào một dung dịch Bariclorua chứa 52g muối này. Đun nóng
cho nước bay hơi, chất rắn còn lại được đem cân (Ba=137). Chất rắn này cân có khối
lượng :
A. 58,25g B. 121g C. 12,1g D. 25,58 g
Câu 53: Axit sunfuric tác dụng với NaCl cho ta 1 tấn Na2SO4. Thể tích khí HCl bay ra
là:
A. 158m3 B. 315m3 C. 630m3 D. 518m3
Câu 54: Cho 516 gam dung dịch BaCl2 25% vào 200gam dung dịch H2SO4. Lọc bỏ kết
tủa. Để trung hoà nước lọc dùng hết 250 ml dung dịch NaOH 25% ( khối lượng riêng
1,28g/ml). Nồng độ phần trăm của H2SO4 trong dung dịch ban đầu là:
A.45%. B.50%. C.51%. D.49%.
Câu 55 : Hoà tan hoàn toàn 4,8gam một kim loại M có hoá trị (II) vào dung dịch H2SO4
loãng, dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Kim loại đó là:
A.Zn. B.Mg. C.Fe. D.Ca.
Câu 56 : Cho V lit SO2 (đktc) sục vào dung dịch Br2 tới khi mất màu dung dịch Br2 thì
dừng lại, được dung dịch A, sau đó thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch A, thì thu
được 23,3gam một chất kết tủa. Giá trị của V là:
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A.4,48 lít. B.1,12 lít. C.11,2 lít. D.2,24 lít.
Câu 57 :Có hai ống nghiệm đựng mỗi ống 2ml dung dịch HCl 1M và 2ml H2SO4 1M.
Cho Zn dư tác dụng với hai axit trên, lượng khí hiđro thu được trong hai trường hợp
tương ứng là V1 và V2 ml (đktc). So sánh V1 và V2 có:
A.V1 < V2. B.V1 = V2. C.V1 > V2. D. không xác định được
Câu 58 : Hoà tan hoàn toàn 5,60 lít SO2( đktc) vào 100ml dung dịch KOH 3,5M. Muối
tạo thành sau phản ứng là:
A.K2SO3. B.KHSO3.
C.Không xác định được. D.K2SO3 và KHSO3.
Câu 59 : Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu
được 6,72 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được khối lượng
muối khan là:
A.14,2 gam. B.41,1gam. C.41,2 gam. D.40,1gam.

II. BÀI TẬP: HALOGEN

Câu 1: Cho 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, thì thu
được 8,96 lít khí thoát ra(đktc). Khối lượng của Al trong hỗn hợp là: (Al = 27; Mg = 24)
A. 2,7gam B. 5,4gam C. 7,2gam D. 2,4gam
Câu 2: Cho hỗn hợp gồm Al và Ag tác dụng vừa đủ với 200ml dd HCl 0,5M. Chất rắn
thu được sau phản ứng là: (Al = 27; Ag = 108).
A. AlCl3 B. Al C. Ag D. AgCl
Câu 3. Thể tích khí Clo (đktc) cần dùng để điều chế 4,68gam muối natri clorua, biết
hiệu suất phản ứng là 80%:
A. 11,2lít B. 1,12lít C. 22,4lít D. 2,24lít
Câu 4: Cho phản ứng sau: Br2 + SO2 + 2H2O  2HBr + H2SO4. Lượng Br2 phản ứng
vừa đủ với 8,96 lít SO2 ở đktc là. (Br=80).
A. 32gam B. 100gam C. 50gam D. 64gam
Câu 5. Thể tích tối thiểu của dung dịch BaCl2 0,2M cần dùng kết tủa hoàn toàn ion Ag+
có trong 50ml dung dịch AgNO3 0,2M là:
A. 25ml B. 75ml C. 50ml D. 100ml
Câu 6. Cho 13 gam kẽm cháy trong bình chứa khí Clo dư thì thu được 19,04 gam
muối .Tính hiệu suất phản ứng? (Zn=65; Cl=35,5).
A. 70 % B. 100% C. 80% D. 90%
Câu 7. Cho một lượng khí Clo vừa đủ vào dung dịch axit sulfurơ (H 2SO3) thu được
200ml dung dịch X chỉ gồm 2 axit. Sau đó cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X nói
trên thu được 2,33g kết tủa. Nồng độ mol/l của H2SO4 và HCl trong dung dịch X lần
lượt là.(Ba=137; S=32; O=32).
A. 0,05M ; 0,10M B. 0,02M ; 0,10M C. 0,1M ; 0,05M D. 0,20M; 0,15M
Câu 8. Hỗn hợp A chứa 2,2gam 2 muối NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halgen ở 2
chu kỳ liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn) phản ứng vừa đủ với 150ml dung dịch
AgNO3 0,2M. Lượng kết tủa thu được là(Ag=108;Na=23).
A. 5,10g B. 7,65g C. 2,55g D. 4,75g
Câu 9. Dung dịch axit HCl 32,5% có khối lượng riêng là 1,18g/ml. Nồng độ mol/l của
dung dịch này là (H=1; Cl=35,5).

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
A. 13,15M B. 13,52M C. 10,60M D. 10,51M
Câu 10. Đốt nhôm trong bình đựng khí Clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn
trong bình tăng 6,39g. Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là(Al=27; Cl=35,5):
A. 1,08g B.0,86g C. 1,62g D. 3,24g
Câu 11. Cho 25g KMnO4 (có chứa tạp chất) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
lượng khí Clo đủ để đẩy được Iot ra khỏi dung dịch chứa 83g KI. Tính độ tinh khiết của
KMnO4 đã dùng?(K=39; Mn=55; O=16; I=127).
A. 63,20% B. 74,00% C. 80,00% D. 59,25%
Câu 12. Trộn lẫn 150ml dung dịch HCl 10% (D = 1,047g/ml) với 250ml dung dịch HCl
2M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl sau khi trộn?(H=1; Cl=35,5).
A. 3,72M B. 2,33M C. 1,66M D. 3,10M
Câu 13. Hoà tan hết một kim loại hoá trị II vào lượng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ
được một dung dịch muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đó là:( cho khối lượng dung
dịch thay đổi không đáng kể).(Ca=40; Zn=65; Ba=137; Mg=24).
A. Ca B. Zn C. Ba D. Mg
Câu 14. Cho 1 gam natri kim loại phản ứng với 1 gam khí Clo thu được m gam NaCl,
giá trị m là: (Na=23; Cl=35,5).
A. 2 gam B. 1,545 gam C. 1,875 gam D. 1,648 gam
Câu 15. Tính thể tích khí Clo thu được (đktc) khi cho 15,8g KMnO4 tác dụng với HCl
đậm đặc dư.
A. 5,6 lít B. 2,24 lít C. 1,68 lít D. 3,36 lít
Câu 16. Đốt nhôm trong bình đựng khí Clo dư thì thu được 26,7g nhôm clorua. Bao
nhiêu gam Clo đã phản ứng?
A. 11,2g B. 23,1g C. 21,3g D. 3,12g
Câu 17. Cho 9,48g KMnO4 tác dụng hết với axit HCl đặc. Thể tích Clo sinh ra ở đktc
là.
A. 1,68 lít B. 3,36lít C. 2,88lít C. 6,72lít
Câu 18. Cho 13,05g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc,nóng dư. Tính thể tích khí
Clo thoát ra (đktc). Biết hiệu suất phản ứng là 80%.(Mn=55; O=16).
A. 3,36lít B. 2,224lít C. 1,344lít D. 2,688lít
Câu 19. Cho 3,16g KMnO4 tác dụng với 16g dung dịch HCl 36,5%. Tính thể tích khí
Clo thoát ra (đktc).
A. 1,12lít B. 2,24lít C. 3,34lít D. 1,19lít
Câu 20. Cho 19,5g Zn phản ứng với khí Clo thì thu được 36,72g muối clorua. Tính hiệu
suất phản ứng.
A. 60% B. 70% C. 80% D. 90%
Câu 21. Cho 8,4g Fe cháy trong bình đựng khí Clo dư. Tính khối lượng sản phẩm tạo
thành. Biết hiệu suất phản ứng là 90%.(Fe=56; Cl=35,5).
A. 11,789g B.21,938g C. 24,375g D. 19,898g
Câu 22. Tính khối lượng natri đã phản ứng với khí Clo để thu được 4,68gam muối. Biết
hiệu suất phản ứng là 80%.
A. 1,15g B. 2,3g C. 1,84g D. 0,42g
Câu 23. Cho 10,8g một kim loại hoá trị III tác dụng hết với khí Clo thu được 53,4g
muối. Kim loại đó là:
A. Cr B. B C. Fe D. Al

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 24. Đốt hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu cần dùng 12,32 lít khí
Clo(đktc). Tính % về khối lượng của Fe trong hỗn hợp.
A. 60,03% B. 40,01% C. 58,82% D. 41,18%
Câu 25. Cho 23,2 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
6,72lít khí(đktc). Tính % theo khối lượng Cu trong hỗn hợp đầu.
A. 72,4% B. 27,6% C. 60% D. 40%
Câu 26. Cho 1,5 gam hỗn hợp Al, Mg vào dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí
(đktc). Tính khối lượng của Mg trong hỗn hợp.
A. 0,9gam B. 0,6gam C. 1,0gam D. 0,4gam
Câu 27. Hoà tan 3,14g hỗn hợp Al và Zn vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được
1,568lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng Al trong hỗn hợp đầu là.
A. 17,2% B. 82,8% C. 20% D. 80%
Câu 28. Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Ag vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu
được 3,36 lít khí (đktc) và còn lại 2,3g chất rắn không tan. Giá trị m là:
A. 2,7 gam B. 5,4 gam C. 5,0 gam D. 2,5 gam
Câu 29. Cho 10,3 gam hỗn hợp gồm Cu, Fe, Al vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít
khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Khối lượng Al trong hỗn hợp đầu là:
A. 5,4 gam B. 4,05 gam C. 2,7 gam D. 1,35 gam
Câu 30. Cho 14 gam hỗn hợp gồm Ca, CaCO3 vào 200ml dung dịch HCl 2M phản ứng
xảy ra vừa đủ. Tính khối lượng CaCO3 trong hỗn hợp đầu?
A. 4 gam B. 6 gam C. 5 gam D. 10 gam
Câu 31. Hoà tan 7,8g hỗn hợp gồm Al, Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối
lượng dung dịch axit tăng thêm 7g. Xác định khối lượng Mg trong hỗn hợp đầu.
A. 1,2 gam B. 2,4 gam C. 4,8 gam D. 3,6 gam
Câu 32. Cho 0,585g muối natri halogenua A tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thì thu
được một kết tủa, kết tủa này phân huỷ cho ra 1,08g Ag. Xác định công thức muối A?
A. NaI B. NaBr C. NaCl D. NaF
Câu 33. Hoà tan 28,4g hỗn hợp muối cacbonat của kim loại hoá trị II bằng dung dịch
HCl dư thu được dung dịch A và 4,48 lít khí(đktc). Hỏi cô cạn dung dịch A được bao
nhiêu gam muối khan?
A. 30,6 gam B. 30,5 gam C. 32,5 gam D. 29,6 gam
Câu 34. Hoà tan (m) gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại hoá trị II và III
bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 0,672 lít khí(đktc). Cô cạn dung dịch
A thu được 10,33 gam muối khan. Tính m?
A. 10 gam B. 9 gam C. 10,3 gam D. 9,33 gam
Câu 35. Cho 200ml dung dịch HCl tác dụng vừa đủ với 8,4 gam hỗn hợp 2 muối
cacbonat của kim loại hoá trị II người ta thu được 6,72lít khí (đktc). Tính khối lượng
các muối thu được sau phản ứng?
A. 5,7g B. 11,7g C. 20,7g D. 13,7g
Câu 36. Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl.
Sau phản ứng khối lượng dung dịch thu được là 289 gam. Tính thể tích khí CO2 sinh ra
ở đktc?
A. 2,8lít B. 1,12lít C. 5,6lít D. 2,24lít
Câu 37. Hoà tan x gam 1 kim loại hoá trị III vào bình chứa dung dịch HCl dư, sau phản
ứng thu được 3,36 lít khí (đktc), đồng thời khối lượng bình tăng lên 2,4g. Giá trị x là:
A. 2,4g B. 2,7g C. 0,3g D. 3g
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 38: Cho 1,7 gam AgNO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch KBr khối lượng kết tủa
sinh ra là:
A. 1,88 gam B. 18,8 gam C. 9,4 gam D. 0,94 gam
Câu 39: Cho 17,4g đioxit mangan tác dụng với axit clohidric dư đun nóng. Tính thể tích
khí thoát ra(đktc)
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 5,60 lít
Câu 40: Cho 56 lit clo (đktc) đi qua một lượng dư vôi tôi Ca(OH)2. Tính khối lượng
clorua vôi tạo thành (Ca=40, Cl=35,5).
A. 358g B. 278g C. 318g D. 317,5 g
Câu 41: Điện phân dung dịch natri clorua chứa 1kg natriclorrua với vách ngăn xốp. Cho
biết khối lượng xút sinh ra
A. 852,50g B. 683,76g C. 785,35g D. 752,25g
Câu 42: Khí Clo oxi hóa dung dịch hidro sunfua H2S cho một lớp lưu huỳnh trắng hơi
vàng và hidroclorua. Tính thể tích clo cần để oxi hóa 1 lít H2S cùng điều kiện.
A. 1 lít B. 2 lít C. 0,5 lít D. 1,5 lít
Câu 43: Cho một lượng dư axit clohidric tác dụng với 6,5g kẽm (Zn = 65). Thể tích
hidro thu được (ở đktc) là bao nhiêu?
A. 1,14 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 5,60 lít
Câu 44: Hòa tan 58,5g NaCl vào nước để được 0,5 lít dung dịch NaCl. Dung dịch này
có nồng độ mol/l là
A. 2M B. 0,5M C. 1M D. 4M
Câu 45. Cho 100ml dung dịch axit HCl 1M tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 2 M
thì thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được chất rắn C. Vậy khối lượng C là:
A. 5,85g B. 6,55g C. 9,85 D. 7,55g
Câu 46. Cho 2,688 lít khí clo (đktc) tác dụng với Fe dư thu được bao nhiêu gam muối?
Biết hiệu suất H=80%.
A. 10,40g B. 12,70g C. 13,00g D. 11,83g
Câu 19. Cho 30g CaCO3 tác dụng với 800ml dd HCl 1M, thể tích khí cacbonic sinh ra ở
đktc là:
A. 8,96lit B. 11,2lit C. 33,6lit D. 22,4lit
Câu 30. Đốt nhôm trong bình đựng khí Clo thì thu được 26,7g nhôm clorua. Thể tích
Clo (đktc) đã phản ứng là:
A. 1,12 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít
Câu 31. Điều chế 6,72 lit (đktc) khí Clo trong phòng thí nghiệm, cần dùng một lượng
MnO2 là.
A. 26,1 gam. B. 12,5 gam. C. 73,5 gam. D. 24,5 gam.
Câu 33. Cho 150ml dung dịch HCl phản ứng vừa đủ với 200g dd AgNO3 8,5%. Nồng
độ mol/l của dd HCl đã dùng là.
A. 1,00M B. 0,67M C. 0,50M D. 0,36M
Câu 35. Cho 1,2 gam một kim loại hóa trị II tác dụng hết với Clo thu được 4,75g muối
clorua. Kim loại này là:
A. Zn B. Cu C. Mg D. Ca
Câu 39. Cho 5,4g Al cháy trong khí Clo dư. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành biết
hiệu suất phản ứng là 80%.
A. 26,7g B. 10,68g C. 21,36g D. 13,35g

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 44. Khi cho 100 ml dung dịch chứa 4 gam NaOH vào 100ml dung dịch HCl 2M thu
được dung dịch A. Nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch A là:
A. 0,5M B. 0,25M C. 0,125M D. 1,0M
Câu 45: Cho 16,8g Fe tác dụng với 6,72 lít khí Clo(đkc).Khối lượng muối tạo thành là:
A. 6,675g B. 32,5g C. 53,4g D. 35,6g
Câu 46: Cho 80g dung dịch NaOH tác dụng với 100ml dd HCl 1M vừa đủ .Nồng độ %
của dd NaOH đã phản ứng là:
A. 20% B. 5% C. 50% D.10%
Câu 47: Cho 22,7 g hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thì thu
được 6,72 lít khí H2 (đktc).Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 4,2g B. 2,3g C. 3,2g D. 6,4g
Câu 48. Xác định nồng độ mol/lit của dd KI biết rằng 200ml dd đó tác dụng hết với khí
Clo thì giải phóng 76.2g I2
A. 3M B. 4M C. 2.5M D. 5M
Câu 49. Muốn được 5 lit dung dịch HCl 1,2M thì phải dùng bao nhiêu lit dung dịch HCl
2M và bao nhiêu lit dung dịch HCl 1M ?
A. 2 lit dung dịch HCl 1M và 3 lit dung dịch HCl 2M
B. 1 lit dung dịch HCl 1M và 4 lit dung dịch HCl 2M
C. 2 lit dung dịch HCl 2M và 3 lit dung dịch HCl 1M
D. 1 lit dung dịch HCl 2M và 4 lit dung dịch HCl 1M

B. TỰ LUẬN:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II- HÓA 10 BAN CƠ BẢN, NĂM HỌC 2008-2009


I. DẠNG 1. Biết phần trăm khối lượng các nguyên tố. Tìm CTPT.
Thành phần % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất A là.
a. 32,65%S; 2,04%H; 65,31%O b. 55,04%Cl; 7,75%H; 37,21%C
c. 52,17%C; 13,045H; 34,79%O d. 35,96%S; 62,92%O; 1,12%H
e. 22,22%N; 1,59%H; 76,19%O f. 39,02%S; 58,54%O; 2,44%H
Tìm CTPT của hợp chất A.
II. DẠNG 2: Tìm nồng độ dung dịch( CM; C%)
Câu 1: Hòa tan 448 lít khí HCl (đktc) vào 5 lít nước. Tính nồng độ của dd axit clohidric
tạo thành.
Câu 2: Ở đktc. 1 lít nước hòa tan được 336 lít khí hidrobromua. Tính nồng độ của dd
HBr tạo thành.
Câu 3. Hòa tan 5,85 gam NaCl vào nước thu được 1 lít dung dịch. Tính CM của dd
NaCl thu được.
Câu 4: Cho 200gam dd Na2CO3 5,3% vào 300 gam dd HCl 3,65%. Tính nồng độ % các
chất trong dung dịch sau phản ứng.
III. DẠNG 3: H2S (SO2) tác dụng với dd kiềm. Xác định chất trong dung dịch sau
phản ứng, Tính nồng độ mol/lít các chất. Tính khối lượng muối thu được.
Bài 1: Cho 4,48 lít khí H2S(đktc) tác dụng với 800ml dd NaOH 1M thu được dd A.
Dung dịch A chứa những chất nào? Tính CM các chất trong dung dịch A. Tính khối
lượng muối tạo thành.
Bài 2: Cho 13,44 lít khí H2S(đktc) tác dụng với 200ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng
muối tạo thành.
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Bài 3: Cho 6,72 lít khí H2S(đktc) tác dụng với 800ml dd NaOH 0,5M. Tính khối lượng
muối tạo thành.
Bài 4: Cho 3,2 gam SO2 tác dụng với 200ml dd NaOH 0,5M. Tính khối lượng muối tạo
thành.
Bài 5: Cho 6,72 lít SO2 (đktc) tác dụng với 300ml dd NaOH 1,5M thu được dd A. Dung
dịch A chứa những chất nào? Tính CM các chất trong dung dịch A. Tính khối lượng
muối tạo thành.
Bài 6: Cho 12,8gam SO2 tác dụng với 300ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo
thành.
IV. DẠNG 4: Tìm khối lượng mol trung bình và % thể tích của các khí trong hỗn
hợp khí.
Câu 1: Có một hỗn hợp khí A gồm CH 4 và CO có tỷ khối đối với H2 bằng 10. Tìm khối
lượng mol trung bình và % thể tích của CO trong hỗn hợp A.
Câu 2: Có một hỗn hợp khí X gồm CO2 và N2 có tỷ khối đối với He bằng 13,5. Tìm
khối lượng mol trung bình và % thể tích của N2 trong hỗn hợp.
Câu 3: Có một hỗn hợp khí CO và CO 2 có tỷ khối đối với H2 bằng 20. Tìm khối lượng
mol trung bình và % thể tích của CO trong hỗn hợp.
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp A gồm Fe và FeS tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít
hỗn hợp khí có tỷ khối với H2 bằng 5. Tính m.
V. DẠNG 5: Tìm khối lượng hỗn hợp và % khối lượng các chất trong hỗn hợp.
Câu 1: Cho m gam hỗn hợp Fe và Ag tác dụng với dd HCl dư thu được 4,48 lít khí
(đktc). nếu cho m gam hh trên tác dụng với dd H 2SO4 đặc nóng dư thu được 8,96 lít khí
SO2 (đktc). Tính m.
Câu 2: Cho m gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng với dd HCl dư thu được 4,48 lít khí
(đktc). nếu cho m gam hh trên tác dụng với dd H2SO4 đặc, nguội dư thu được 2,24 lít
khí SO2 (đktc). Tính m.
Câu 3: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dd H 2SO4 loãng dư thu được 8,96 lít
khí (đktc). Tính % khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.
Câu 4: Cho 12 gam hỗn hợp Al và Al2O3 tác dụng với dd HCl dư thu được 6,72 lít khí
(đktc). Tính % khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp.
Câu 5: Cho 12 gam hỗn hợp Al; Fe và Cu tác dụng với dd H 2SO4 1M dư thu được 11,2
lít khí (đktc) và 9,6 gam kim loại không tan. nếu cho m gam hh trên tác dụng với dd
H2SO4 đặc nóng dư thu được 16,8 lít khí SO2 (đktc). Tính m.
VI. DẠNG 6: Xác định nguyên tố.
Câu 1: Cho 4,8 gam kim loại M tác dụng với dd HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc).
Xác định M.
Câu 2: Cho 10,8gam kim loại M tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được 1,12 lít
khí SO2(đktc).Xác định M.
Câu 3: Cho 6,4 gam hh 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau của nhóm IIA tác dụng
hết với dd HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định 2 kim loại trên.
Câu 4: M là muối canxihalogenua. Cho dd chứa 0,200 gam M tác dụng với dd AgNO 3
dư thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Xác định M.
Câu 5: Cho 4,6gam Na tác dụng hoàn toàn với một đơn chất halogen thu được 8,4 gam
muối. Xác định halogen trên.
Câu 6: Cho 2,8gam Fe tác dụng hoàn toàn với một đơn chất halogen thu được 14,8gam
muối. Xác định halogen trên.
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
VII. DẠNG 7: Pha chế dung dịch.
Câu 1: Có 100 ml dd H2SO4 98% (d = 1,84g/ml). Người ta muốn pha loãng thành dd
H2SO4 35%. Tính thể tích H2O (ml) cần cho vào.
Câu 2: Có 200 ml dd HCl 36,5%(d = 1,19g/ml). Người ta muốn pha loãng thành dd HCl
10%. Tính thể tích H2O (ml) cần cho vào.
Câu 3: Tính thể tích H2O (ml) cần thêm vào 150 ml dd H2SO4 98% (d =1,84g/ml) để thu
được dd H2SO4 15%.
Câu 4: Rót từ từ 20gam dd H2SO4 50% vào nước sau đó thu được 50 gam dd H2SO4.
Tính C% của dd H2SO4 thu được.
VIII. DẠNG 8: Trộn dd axit với dd bazơ. xác định màu của giấy quỳ.
Câu 1: Trộn lẫn dd chứa 1 gam HCl với dd chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào
dd thu được màu của giấy quỳ sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 2: Trộn lẫn dd chứa 2g H2SO4 với dd chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào
dd thu được màu của giấy quỳ sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 3: Trộn lẫn dd chứa 1 gam HBr với dd chứa 1 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào
dd thu được màu của giấy quỳ sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 4: Trộn lẫn dd chứa 1 gam HCl với dd chứa 2 g Ba(OH) 2 Nhúng giấy quỳ tím vào
dd thu được màu của giấy quỳ sẽ thay đổi như thế nào?
Câu 5: Trộn lẫn dd chứa 20gam HBr với dd chứa 5 gam NaOH. Nhúng giấy quỳ tím
vào dd thu được màu của giấy quỳ sẽ thay đổi như thế nào?
IX. DẠNG 9: Điều chế clo, oxi.
Câu 1: Tính khối lượng MnO2 (g) cần dùng để tác dụng với dd HCl thu được 4,48lít khí
Cl2 (đktc)
Câu 2: Tính khối lượng KMnO4(g) cần dùng để tác dụng với dd HCl thu được 11,2lít
khí Cl2 (đktc). Hiệu suất phản ứng là 80%.
Câu 3: Tính khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để tác dụng với dd HCl thu được 6,76lít khí
Cl2 (đktc)
Câu 4: Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế được 11,2 lít khí O2 (đktc). Hiệu
suất phản ứng là 75%.
Câu 5: Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế được 11,2 lít khí O2 (đktc).
X. DẠNG 10: Tính số mol và khối lượng các chất trong hỗn hợp.
Câu 1: Cho hh gồm Al và FeS tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít hh khí (đktc).
Cho hh khí trên đi qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 gam kết tủa. Tính khối lượng các
chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 2: Cho hh gồm Mg và ZnS tác dụng với dd HCl dư thu được 6,72 lít hh khí (đktc).
Cho hh khí trên đi qua dd Cu(NO3)2 dư thu được 19,2 gam kết tủa. Tính số mol các chất
trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Cho hh gồm Fe và FeS tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lít hh khí (đktc).
Cho hh khí trên đi qua dd Cu(NO3)2 dư thu được 9,6 gam kết tủa. Tính khối lượng các
chất trong hỗn hợp ban đầu.
XI. DẠNG 11: Kim loại tác dụng với S. Tìm khối lượng các chất sau phản ứng.
Câu 1: Đun nóng một hh gồm 2,4 gam Mg với 1,6 gam bột S trong một ống nghiệm đậy
kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. sau phản ứng trong ống
nghiệm có những chất nào, khối lượng bao nhiêu.

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 2: Đun nóng một hh gồm 54 gam Al với 64 gam bột S trong một ống nghiệm đậy
kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. sau phản ứng trong ống
nghiệm có những chất nào, khối lượng bao nhiêu.
Câu 3: Đun nóng một hh gồm 9,2 gam Na với 6,4 gam bột S trong một ống nghiệm đậy
kín không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. sau phản ứng trong ống
nghiệm có những chất nào, khối lượng bao nhiêu.
XII. DẠNG 12. Tính khối lượng muối tạo thành hay thể tích khí tạo thành.
Câu 1: Cho 7,8 gam hh Al và Mg tác dụng với dd HCl dư thu được 8,96 lit khí (đktc).
Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 2: Cho 11 gam hh Al và Fe tác dụng với dd HCl dư thu được 49,4 gam muối. Tính
thể tích khí thoát ra (đktc).
Câu 3: Cho 30,6 gam hh CaCO3, Na2CO3 tác dụng với dd H2SO4 1M dư thu được 6,72
lít khí (đktc). Tính khối lượng muôi sunfat tạo thành.
Câu 4: Cho 10gam hh Al; Fe; Mg tác dụng với dd H2SO4 1M dư thu được 8,96 lít khí
(đktc). Tính khối lượng muôi sunfat tạo thành.
Câu 5: Cho 34,4 gam hh CaCO3, Na2CO3; K2CO3 tác dụng với dd H2SO4 1M dư thu
được 37,7gam muối clorua. Tính thể tích khí CO2 tạo thoát ra(đktc).

HALOGEN

Dạng I: Viết PTHH


Câu 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác
dụng với Cl2, Br2, I2:
a) K, Na, Rb, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2, H2O.
b) KOH(ở t0 thường), KOH(ở 1000C), NaOH, Ca(OH)2, KBr, NaBr, NaI, KI, MgBr2,
CaBr2, BaBr2
Câu 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác
dụng với HCl, HBr:
a) K, Na, Rb, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2, Ag.
b) K2O, Na2O, Rb2O, MgO, BaO, Al2O3, Fe2O3, CaO, ZnO, FeO, CuO
c) K2CO3, Na2CO3, Rb2CO3, MgCO3, BaCO3, KHCO3, Ba(HCO3)2, CaCO3, AgNO3
d) KOH, NaOH, RbOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Ca(OH)2, Zn(OH)2,
Cu(OH)2
e) MnO2, KMnO4, K2Cr2O7
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:
a) HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl
b) KMnO4→Cl2→HCl →FeCl3 → AgCl→ Cl2→Br2→I2→ZnI2 →Zn(OH)2
c) KCl→ Cl2→KClO→KClO3→KClO4→KCl→KNO3
d) Cl2→KClO3→KCl→ Cl2→Ca(ClO)2→CaCl2→Cl2→O2
e) KMnO4  Cl2  KClO3  KCl  Cl2  HCl  FeCl2  FeCl3  Fe(OH)3
f) CaCl2  NaCl  HCl  Cl2  CaOCl2  CaCO3  CaCl2  NaCl  NaClO
g) KI  I2  HI  HCl  KCl Cl2  HCLO  O2  Cl2  Br2  I2
h) KMnO4 → Cl2 → HCl →FeCl2 → AgCl → Ag
i) HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3
j)HCl → Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
k) MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Clorua vơi
Câu 4: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau
tác dụng với nhau:
a) NaCl + ZnBr2 b) HBr + NaI c) AgNO3 + ZnBr2
d) HCl + Fe(OH)2 e) KCl + AgNO3 f) CuSO4 + KI
g) Pb(NO3)2 + ZnBr2 h) HCl + FeO i) NaCl + I2
k) KBr + Cl2 l) KI + Cl2 m) HCl + CaCO3
n) KF + AgNO3 o) HBr + NaOH p) KBr + I2
Câu 5: Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết PTHH của
các phản ứng xảy ra.
Dạng 2: Nhận biết:
Câu 1: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:
1) Không giới hạn thuốc thử
a) KOH, NaCl, HCl b) KOH, NaCl, HCl, NaNO3
c) NaOH, NaCl, HCl, NaNO3, KI d) NaOH, NaCl, CuSO4, AgNO3
e) NaOH, HCl, MgBr2, I2, hồ tinh bột f) NaOH, HCl, CuSO4, HI, HNO3
2) Chỉ dùng 1 thuốc thử
a) KI, NaCl, HNO3 b) KBr, ZnI2, HCl, Mg(NO3)2
c) CaI2, AgNO3, Hg(NO3)2, HI d) KI, NaCl, Mg(NO3)2, HgCl2
3)Không dùng thêm thuốc thử
a) KOH, CuCl2, HCl, ZnBr2 b) NaOH, HCl, Cu(NO3)2, AlCl3
c) KOH, KCl, CuSO4, AgNO3 d) HgCl2, KI, AgNO3, Na2CO3
Dạng 3: Tính toán theo phương trình hóa học
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 6 gam CuO vào lượng vừa đủ 400ml dung dịch HCl
a) viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính nồng độ mol dd axit đã dùng?
c) Tính khối lượng muói tạo thành sau phản ứng?
Câu 2: Cho 1,96 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuCl2
a) Viết phương trình phản ứng ?
b Tính nồng độ mol dd CuCl2 đã dùng?
c) Tính nồng độ mol/l của chất trong dung dịch sau phản ứng (coi như thể tích dd
không thay đổ).
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 8 gam Fe2O3 bằng dd HCl 0,5M (đktc).
a) Tính khối lượng muối thu được?
b) Tính thể tích dd axit đã dùng?
c) Tính nồng độ mol/l của chất trong dd sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi không
đáng kể).
Câu 4: Cho ml dung dịch HCl 1,4 M phản ứng với 16 gam CuO thu được dung dịch
A. Xác định:
a) Thể tích dd axit đã dùng?
b) Khối lượng và nồng độ mol/lit chất trong dung dịch A .
Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 53,36 gam Fe3O4 bằng dung dịch HCl 0,5M.
a) Tính khối lượng muối thu được?
b) Tính thể tích dd axit đã dùng?
c) Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay
đổi không đáng kể).
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 6: Cho 6,05 g hỗn hợp gồm Zn và Al tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 10% cô
cạn dd sau phản ứng thu được 13,15 g muối khan. Tìm giá trị của m.
Câu 7: Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho qua ống đựng
4,2g CuO được đun nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng.
Câu 8: Nhúng thanh kẽm có khối lượng 30,0g vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M.
Phản ứng kết thúc, lấy thanh kẽm ra rửa nhẹ, sấy khô cân nặng m (g). Tính khối lượng
kẽm đã tan vào dung dịch và giá trị m?
Câu 9: Cho 2,6g bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl 2 0,75M. Lắc kĩ cho đến khi phản
ứng kết thúc. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được.
Câu 10: Đốt cháy nhôm trong khí clo, nếu thu được 13,35 gam nhôm clorua. Tìm khối
lượng nhôm và thể tích khí clo cần dùng.
Câu 11: 200g dung dịch AgNO3 8,5% tác dụng vừa đủ 150ml dd HCl. Tìm nồng độ
mol của dd HCl.
Câu 12: Cho 5,4g nhôm tác dụng với dung dịch HCl thì thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc
là bao nhiêu?
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: CaO, H2O, MnO2, axit H2SO4 70%
(D=1,61g/cm3) và
NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng chất là bao nhiêu để điều chế 254g
clorua vôi?
Dạng 4: Tính toán theo phương trình hóa học (bài toán lượng dư)
Câu 1: Cho 500 ml dung dịch HCl 1,4 M phản ứng với 16 gam CuO thu được dung
dịch A.
Xác định: Khối lượng và nồng độ mol/lit mỗi chất trong dung dịch A .
Câu 2: Cho 500 ml dung dịch NaOH 1,8 M phản ứng với 500 ml dung dịch FeCl3 0,8
M thu được dung dịch A và chất rắn B.
Xác định: Khối lượng chất rắn B và nồng độ mol/lit mỗi chất trong dung dịch A .
Câu 3: Cho 1,96 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch CuCl2 10% (d=1,12g/ml).
a) Viết phương trình phản ứng ?
b) Tính nồng độ mol/l của chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay đổi
không đáng kể).
Câu 4: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào
500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b) Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd
thay đổi không đáng kể).
Câu 5: Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím
vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào? Vì sao?
Câu 6: Tính khối lượng HCl bị oxi hoá bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản
ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.
Câu 7: Cho 50g dd HCl tác dụng dd NaHCO3 dư thu được 2,24lit khí ở đktc. Tìm nồng
độ phần trăm của dd HCl đã dùng?
Câu 8: Trộn 50 ml dd HCl 0,12M với 50 ml dd NaOH 0,1M. Tìm nồng độ mol các
chất trong dd thu được.
Câu 9: Trộn 300 ml dd HCl 0,05M với 200 ml dd NaOH a mol/l. Tìm nồng độ mol các
chất trong dd thu được.

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 10: Đổ 200ml dd HCl 0,5M vào 500ml dd Ca(OH)2 0,2M. Nhúng giấy quỳ tím
vào dd thu được thì giấy quỳ chuyển sang màu nào?
Câu 11: Cho 300ml một dd có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dd có hòa tan
34g AgNO3. Tìm khối lượng kết tủa thu được.
Dạng 3: Xác định tên
Câu 1:
Cho 4,8 gam 1 kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được
4,48 lít khí hiđro (đkc).
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hiđro thu được.
2. Xác định tên kim loại R.
3. Tính khối lượng muối clorua khan thu được.
Câu 2: Cho 0,9gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 2,24 lít
khí hiđro (ở đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 3: Cho 7,8 gam kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thì thấy có 2,24 lít khí thoát
ra (đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 4: Khi cho 1,2 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1,12
lít khí hiđro (ở đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 5: A là kim loại thuộc nhóm IIA. Lấy 4,8 g A tác dụng với dd HX thu được 0,4 g
khí. Tìm tên A
Câu 6: Khi cho 3,33g một kim loại kiềm tác dụng với HCl thì có 0,48g khí hidro thoát
ra. Cho biết tên kim loại kiềm đó.
Câu 7: Cho 4,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200g dung dịch HCl 20% thì thu
được 4,48 lít khí (đktc).
a. Xác định tên kim loại A.
b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 8: Cho 10,8g một kim loại R ở nhóm IIIA tác dụng hết 500 ml d2 HCl thu được
13,44 lit khí (đktc).
a) Xác định tên kim loại R.
b) Tìm nồng độ mol/l dung dịch HCl cần dùng.
Câu 9: Cho 1,365 g một kim loại kiềm X tan hết trong dd HCl thu được dd có khối l-
ượng lớn hơn dd HCl đã dùng là 1,33 g. Tìm tên X.
Câu 10. Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X 2 (đktc) thì
thu được 88,8g muối halogenua.
a. Viết PTPƯ dạng tổng quát.
b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng.
c. Tính giá trị m.
Câu 11. Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml
dung dịch HCl 2,0M, thu được dung dịch A và V lit khí H2 (đktc).
a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó.
b. Tính giá trị V.
c. Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không
đáng kể.
Câu 12: Hòa tan 4,25 g 1 muối halogen của kim loại kiềm vào dd AgNO3 dư thu được
14,35 g kết tủa. CT của muối là gì?

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 13: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie
halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm
halogenua. Xác định tên halogen trên.
Câu 14: X là nguyên tố thuộc nhóm halogen. Oxit cao nhất chứa 38,79% X vế khối
lượng. Tìm tên X.
Câu 15: Cho 8g oxit kim loại R ở nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với 800 ml dung
dịch HCl 0,5M..
a) Xác định tên kim loại R.
b) Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 16: Để trung hòa hết 16g một hiđroxit của một kim loại nhóm IA cần dùng hết
500ml dung dịch HCl 0,8M. Tìm công thức của hiđroxit trên.
Câu 17: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất khí của nó với Hidro
chứa 2,74% hidro về khối lượng.
a. Tìm tên R.
b. Nếu cho 0,25 mol đơn chất của R tác dụng với hidro (vừa đủ) thu được hợp chất
khí. Hòa tan khí này vào nước thu được 200 g dung dịch axit. Tính C% của dung
dịch axit này.
Câu 18: Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại A, B thuộc nhóm IA tác dụng hoàn toàn với H2O
thu được 2,24 lít (đktc). Xác định A, B. Biết A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp.
Câu 19: Hòa tan 174 g hỗn hợp 2 muối cacbonat và sunfit của cùng một kim loaị kiềm
vào dd HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dd KOH 3 M.
Tìm tên kim lọai kiềm.
Câu 20: Cho 2,12g muối cacbonat một kim loại hóa trị I tác dụng với dd HCl dư tạo ra
448ml khí (ở đktc). Tìm CT của muối.
Câu 21: Cho một muối kim loại halogenua chưa biết hóa trị vào nước để được dung
dịch X
-Nếu lấy 250ml dung dịch X( chứa 27 gam muối) cho vo AgNO3 dư thì thu được 57,4
gam kết tủa
-Mặt khác điện phân ½ dung dịch X trn thì có 6,4 gam kim loại bm ở catot
Xác định công thức muối
Câu 22: Cho a gam 1 muối được cấu tạo từ một kim loại M có hóa trị 2 và một halogen
x vo nước rồi chia dung dịch lm 2 phần bằng nhau:
-Phần 1: cho tc dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 5,74g kết tủa
-Phần 2: Bỏ 1 thanh kim loại sắt vo. Sau khi phản ứng kết thc thì khối lượng sắt tăng
thêm 0,16g
a) Xác định công thức muối ban đầu
b) Tính khối lượng a gam muối đ dng
Câu 23: Cho 1,2 gam kl R có hóa trị không đổi cần vừa đủ 200 gam dd HCl a% thu
được 201,1 gam dd A
A Xác định tên klR
B Tính a v c% dd HCl v % cc chất tan trong ddA

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.


Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 24: Cho 7,3g khí hidroclorua vào 92,7 ml nước được dd axit A
a) Tính C% ; CM của dd A thu được .
b) Tính khối lượng dd H2SO4 98% và muối NaCl cần để điều chế lượng khí
hidroclorua trên.
c) Dung dịch axit A thu được cho hết vào 160g dd NaOH 10%. Dung dịch thu được
có tính chất gì? (axit, bazờ, trung hịa). Tính C% cc chất trong dd sau phản ứng.
d) Tính thể tích dd AgNO 3 0,5M cần để tác dụng vừa đủ với 10g dd axit A trên.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 1,7g hh X gồm Zn và KL (A) ở phân nhóm chính nhóm 2
vào dd Axit HCl thu được 0,672 lit khí H2 ( đktc ). Mặt khác nếu hòa tan hết 1,9g (A) thì
dùng không hết 200ml dd HCl 0,5M. Tìm tên A.
Dạng 4: Bài toán hỗn hợp
Câu 1: Cho 16g hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thì
thu được 8,96lit khí ở đktc. Vậy khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp trên lần lượt
là:
Cho 0,56g hỗn hợp A gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư .Sau phản ứng thu
được 224ml khí H2 đkc.
a) Viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng
b) Tính thành phần % của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu
Câu 2: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO người ta phải dung vừa hết
600ml dd HCl 1M và thu được 0,2mol khí H2 .
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, cho biết phản ứng nào là phản ứng
oxh-khử.
b) Xác định khối lượng của Zn và ZnO trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 bằng một lượng dd HCl vừa đủ, thu được
1,12 l hidro (đktc) và dd X. Cho dd X tác dụng với dd NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu
được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Tìm
khối lượng chất rắn Y.
Câu 4 Hoà tan 28,8 gam hỗn hợp bột Fe2O3 và Cu bằng dd HCl dư(không có oxi), đến
khi phản ứng hoàn toàn còn 6,4 gam Cu không tan. Tìm khối lượng Fe2O3 và Cu trong
hỗn hợp ban đầu.
Câu 5 Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại A, B, C có khối lượng là 2,17 gam tác dụng hết với
dung dịch HCl tạo ra 1,68 lít H2 ở đktc. Tìm khối lượng muối clorua trong dung dịch
sau phản ứng.
Câu 6: Cho 14,4g hỗn hợp X gồm Cu và CuO tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch
HCl 0,4M. Vậy khối lượng của đồng trong hỗn hợp trên là:
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 1,36 gam hỗn hợp CaO và CuO vào lượng vừa đủ 400ml
dung dịch HCl 0,1M
a) viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp?
c) Tính khối lượng các muói tạo thành sau phản ứng?
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl 10% (d=1,1
g/ml) sau phản ứng thu được 2,24 lit H2 (đktc).
a) Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp?
b) Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dd thay
đổi không đáng kể).
GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.
Đề cương ôn tập HKII – Ban cơ bản Năm học 2008-2009
Câu 9: Hòa tan hết m gam hh A gồm có Fe và một KL (M) bằng dd HCl thu được
1,008 lit H2 ( đktc ) và dd B. Cô cạn B thu được 4,575g hh muối khan. Tìm giá trị của
m.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 2,175g hh gồm 3 kim loại : Zn, Mg , Fe vào dd HCl dư
thấy thoát ra 1,344 lit khí H2 ( đktc ). Cô cạn dd thu được sau pư thì được m gam muối
khan . Giá trị của m là bao nhêu?

GV: Huỳnh Văn Xữ - Trường THPT Phan Châu Trinh-Tiên Phước.

You might also like