You are on page 1of 16

Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

Chương I : Tổng Quan Về Mạng Ngoại Vi

1.1 Mạng ngoại vi :

1.1.1 Tổng quan :

Hình 1.1 Ví dụ về mạng ngoại vi

Nhìn một cách tổng quát ta thấy hệ thống viễn thông gồm có ba thành phần chính đó là :

 Hệ thống chuyển mạch.

 Hệ thống truyền dẫn.

 Hệ thống mạng ngoại vi.

Trong đó hệ thống mạng ngoại vi chiếm khoảng 60% giá trị của toàn mạng. Mạng ngoại
vi (Outside Plent), là các công trình bộ phận cấu thành của mạng viễn thông chủ yếu nằm bên
ngoài các tòa nhà trạm viễn thông bao gồm tất cả các hệ thống cáp thông tin sợi đồng và cáp
quang được chôn ngầm trong cống bể, chôn trực tiếp, treo trên cột hay thả sông biển và các hệ
thống bảo vệ. Chức năng chính của mạng ngoại vi là truyền dẫn tín từ tổng đài đến thuê bao sử
dụng. Mạng cáp đồng được dùng phổ biến ở mạng cung cấp thuê bao cho khách hàng. Mạng cáp
quang thường được dùng giữa các tổng đài chính, giữa tổng đài chính – trạm vệ tinh (POP).
Ngoài ra, cáp quang còn được sử dụng để cung cấp đường truyền cho các khách hàng. Giá thiết

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 3 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

bị truyền dẫn cáp quang và cáp quang ngày càng giảm nên hiện nay có khuynh hướng cáp quang
hóa đến khách hàng thuê bao có nhu cầu sử dụng dịch vụ đòi hỏi băng thông lớn hoặc tốc độ cao.

1.1.2 Đặc tính của mạng ngoại vi :

Trước khi xuất hiện DSL thì hầu như mạng ngoại vi kém phát triển và mang những đặc
tính cố hữu :
 Hạ tầng đường dây thuê bao thường được các công ty độc quyền viễn thông
xây dựng quy mô và lâu đời. Những công ty này sở hữu và quản lý đường dây thuê bao và dùng
để cung cấp dịch vụ điện thoại cho các thuê bao.
 Công nghệ được các công ty điện thoại này sử dụng cũng khá đơn giản và
không yêu cầu chất lượng mạng cao lắm. Người ta có thực hiện một số kỹ thuật cải thiện chất
lượng đường dây thuê bao dài nhưng chỉ dừng lại ở chất lượng thoại trên dây đồng.
Mạng cáp nội hạt phát triển liên tục qua một thời gian dài cùng với số thuê bao tăng dần. Kết quả
là, mạng cáp nội hạt không được tối ưu về kỹ thuật nên cần phải hợp lý hoá và xây dựng lại sau
từng giai đoạn. Gần như toàn bộ việc lắp đặt và bảo dưỡng được công ty điện thoại thực hiện và
các công ty lắp đặt độc lập hầu như không có cơ hội tham gia.
Đến khi DSL xuất hiện thì có 2 yếu tố đã tạo ra sự thay đổi trong mạng ngoại vi :
 Yếu tố thứ nhất là sự phát triển của công nghệ trong việc lợi dụng đường dây
thuê bao cáp đồng để truyền tải dữ liệu với tốc độ cao. Theo đó là sự phát triển nhu cầu tốc độ do
sự kiện bùng nổ Internet và sự phát triển của các mạng gia đình cùng với sự thay đổi từ chỗ tập
trung sang phân tán của các công ty.

 Yếu tố thứ hai là sự thay đổi dần của môi trường kinh doanh từ độc quyền
chuyển sang cạnh tranh. Việc mở cửa thị trường cho cạnh tranh bắt đầu từ tự do hoá và cho thuê
mạng cáp nội hạt đã làm cho nhiều công ty có thể đầu tư vào cung cấp các dịch vụ truy xuất. Các
công ty cạnh tranh phát triển đã trở thành những thách thức cho các công ty độc quyền và các
công ty cạnh tranh thường có các hợp đồng lắp đặt bảo dưỡng độc lập. Cạnh tranh đã đặt cấu trúc
giá thành dưới sức ép ngày càng tăng và lực lượng lao động lành nghề trong các công ty cạnh
tranh đang dần được thay thế bởi các đội ngũ ít chuyên nghiệp hơn. Những thay đổi này đã tạo ra
một môi trường mà nhu cầu về sự hiểu biết về mạng ngoại vi ngày càng tăng nhưng những kiến

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 4 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

thức nền tảng lại có chiều hướng giảm. Hiện nay, đội ngũ kỹ thuật viên đảm trách việc triển khai
các dịch vụ truy xuất số liệu tốc độ cao đòi hỏi chất lượng mạng ngoại vi cao hơn nhiều.

1.2 Mạng ngoại vi cáp đồng :


1.2.1 Cấu trúc mạng ngoại vi cáp đồng :
Cấu trúc tiêu biểu của một mạng cáp đồng từ đài trạm đến nhà thuê bao như sau :
 Dàn phối tuyến (MDF): là nơi tập trung tất cả các kết cuối của đầu dây các sợi cáp và
từ đó tỏa ra các nơi trong mạng. Dàn phối tuyến thường nằm trong phòng máy tổng đài và là nơi
xuất phát tất cả các cáp cho mạng thuê bao, cáp liên trạm của 1 đài/trạm. Nhờ có dàn phối tuyến
và dây cáp UTP, các mạch thuê bao trong tổng đài được nối vào mạng cáp. Dàn phối tuyến tạo
sự mềm dẻo trong việc đấu nối số thiết bị tổng đài với đôi dây cáp mạng ngoại vi và cũng là nơi
kiểm tra, giám sát và đo thử mạng cáp. Dàn phối tuyến chính MDF là một bộ phận không thể
thiếu trong mạng lưới viễn thông. Nó thực hiện việc nối tiếp các dây truyền dẫn từ tổng đài này
sang tổng đài khác cũng như kết nối hệ thống chuyển mạch trong tổng đài tới mạng lưới cáp thuê
bao và bảo vệ tổng đài không bị hỏng bởi các tác nhân gây quá áp, quá dòng do mạng bên ngoài
gây ra (sét đánh, chạm điện AC...). Hệ thống phân phối này được sử dụng tại các trung tâm viễn
thông hay các tổng đài nội bộ.

Hình 1.2 : Dàn phối tuyến MDF


 Cáp chính : là cáp xuất phát từ dàn phối tuyến đến tủ cáp. Cũng có trường hợp cáp
chính đi thẳng từ dàn phối tuyến đến tập điểm. Trên đường đi, cáp chính có thể chia nhỏ ra đến
các tủ cáp. Trong trường hợp này vẫn gọi là cáp chính vì xuất phát từ dàn phối tuyến.
 Tủ cáp : là nơi tập trung các kết cuối của 1 hay nhiều sợi cáp chính từ dàn phối tuyến
đến và các kết cuối của mạng cáp phối từ tập điểm đến. Nhờ có tủ cáp mà mạng cáp trở nên mềm
dẻo và linh hoạt hơn trong khu vực chưa có dự báo nhu cầu chính xác. Tủ cáp còn là nơi đo thử,

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 5 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

kiểm tra, xác định hư hỏng cáp, cũng là nơi cho phép gắn các thiết bị bảo vệ (cầu chì bảo an –
nếu khu vực thường xuyên bị sét đánh), cũng như các thiết bị dò, kiểm tra cáp. Tủ cáp hiện nay
thường có dung lượng 600 đôi gồm 300 đôi gốc và 300 đôi phối.
 Cáp phối : là cáp xuất phát từ tủ cáp đến tập điểm.
 Tập điểm : là nơi kết cuối 1 tuyến cáp từ tổng đài, là điểm nối rẽ từng đôi dây đến
nhà thuê bao. Tùy theo yêu cầu, tập điểm có thể treo trên cột, gắn trên vách tường hoặc đặt ngầm
trong hầm cáp. Tập điểm thường có dung lượng 10 đôi, 20 đôi, 30 đôi, 50 đôi.
 Đường dây thuê bao : là dây nối từ tập điểm đến các thiết bị đầu cuối tại nhà thuê
bao. Dây thuê bao có thể đi ngầm hay treo trên cột điện, thường có chiều dài từ 300m trở lại.
Dây thuê bao được nối với moderm để kết nối với máy vi tính.
1.2.2. Mạng cáp đồng thuê bao :
Mạng cáp đồng thuê bao là hệ thống cáp thông tin sợi đồng kết nối từ nút chuyện mạch /
điểm truy nhập đến nhà thuê bao, mạng bao gồm các thành phần như : dàn phối dây chính (MDF
= Main Distribution Frame), măng sông cáp, phiến nối dây, tủ cáp, hộp cáp, cáp vào nhà thuê
bao và hệ thống cống bể.
1.2.2.1 Căn cứ để tổ chức mạng cáp đồng thuê bao :
Tổ chức mạng ngoại vi phải dựa trên :
Cấu trúc của mạng chuyển mạch quốc gia và theo vùng phục vụ của tổng đài nội hạt.

Mật độ dân cư trong từng vùng, tốc độ tăng trưởng thuê bao hàng năm, nhu cầu sử dụng
các dịch vụ viễn thông tại khu vực ở thời điểm hiện tại và sẽ có trong tương lai đặc biệt là các
dịch vụ băng rộng như truy cập internet và truyền số liệu tốc độ cao.

Quy hoạch phát triển đô thị, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất
đầu tư nước ngoài, các vùng trọng điểm kinh tế của trung ương và địa phương.

Đặc điểm địa lý vùng dân cư (thành thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo…

Hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư xây dựng và bảo trì khai thác mạng ngoại vi.

1.2.2.2 Tổ chức mạng cáp đồng thuê bao :

a. Nguyên tắc tổ chức :

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 6 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

Mạng cáp đồng thuê bao được quy hoạch dựa trên các nguyên tắc sau :

Mạng cáp đồng thuê bao của một tỉnh, thành phố được phân thành các vùng mạng theo
đúng vùng phục vụ của các tổng đài nội hạt.

Trong một vùng mạng, mạng cáp đồng thuê bao của một tổng đài được phân thành
nhiều vùng phục vụ theo các tuyến cáp chính như hình 1.3

Dựa vào mật độ dân cư, đặc điểm địa lý của vùng dân cư và các chướng ngại tự nhiên
tạo bởi các đường giao thông lớn, đường sắt, sông ngòi, kênh rạch để phân khu vực phục vụ của
các tuyến cáp chính thuận tiện cho việc thi công, xây dựng và quản lý mạng.

Hình 1.3 : Sơ đồ phân vùng phục vụ của mạng cáp đồng nội hạt

Vùng phục vụ của 1 tuyến cáp chính được phân thành 3 dạng :

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 7 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

Vùng phục vụ trực tiếp : Thuê bao được kết nối trực tiếp với nút chuyển mạch qua
1 cáp chính, ví dụ khu vực A trong hình 1.3.

Vùng phục vụ qua 1 cấp phối cáp : Thuê bao được kết nối tới nút chuyển mạch
qua 1 cáp phối và 1 cáp chính, ví dụ khu vực B trong hình 1.3.

Vùng phục vụ 2 cấp phối cáp : Thuê bao được nối tới nút chuyển mạch qua 1 cáp
chính, 1 cáp phối cấp 1 và 1 cáp phối cấp 2, ví dụ khu vực C trong hình 1.3.

Nguyên tắc phối cáp :

Phối cáp trực tiếp : Thuê bao được nối với nút chuyển mạch chỉ qua 1 hộp cáp.

Hình 1.4 : Sơ đồ cấu hình phối cáp trực tiếp

Hình trên là sơ đồ phối cáp trực tiếp, trong sơ đồ này cáp chính là cáp nối từ MDF đến hộp cáp,
cách phối cáp này đặt ngay vị trí đặt tổng đài và những khu vực có dân cư đông cách tổng đài
khoảng 500m.

Phối cáp 1 cấp : Thuê bao được nối với nút chuyển mạch chỉ qua 1 hộp cáp và 1 tủ cáp.

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 8 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

Hình 1.5 : Sơ đồ cấu hình phối cáp 1 cấp

Trong cấu hình này cáp chính là cáp nối từ MDF đến tủ cáp, cáp phối là cáp nối từ tủ cáp đến
hộp cáp, cách phối cáp này thực hiện ở khu đô thị ổn định có mật độ điện thoại cao, vùng phục
vụ của tổng đài ổn định và là nơi có nhu cầu cao về dịch vụ internet băng rộng.

Phối cáp 2 cấp : Thuê bao nối với MDF qua 1 tủ cáp cấp I, 1 tủ cáp cấp II và 1 hộp cáp.

Hình 1.5 : Sơ đồ phối cáp 2 cấp

Trong cấu hình này cáp chính là cáp nối từ MDF đến tủ cáp cấp I, cáp phối cấp I là cáp nối từ tủ
cáp cấp I đến tủ cáp cấp II, cáp phối cấp II là cáp nối từ tủ cáp cấp II đến hộp cáp, cách phối cáp
này có tính linh động cao, thường áp dụng cho vùng dân cư đang phát triển hoặc với vùng ngoại
thành, khu vực nông thôn để nâng hiệu suất sử dụng của mạng cáp chính và cáp phối. Khi sự
phát triển thuê bao tại các vùng này đã ổn định thì sẽ chuyển sang mô hình phối cáp 1 cấp bằng
cách thay tủ cáp cấp I bằng măng xông rẽ nhánh cáp.

b. Tổ chức mạng cáp đồng thuê bao :


Mạng cáp đồng thuê bao được xây dựng và phát triển theo cấu trúc tổng quan sau:

 Nhà cung cấp dịch vụ : Là nơi xuất phát điểm của cáp đồng, từ phía nhà cung cấp
dịch vụ (đài trạm) hướng đến nhà thuê bao. Thường là POP hoặc tủ outdoor đặt ngoài trời. Bán
kính phục vụ của 1 POP là ≤ 1,0 km đối với khu vực nội thành - trung tâm; và ≤ 1,5 km đối với

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 9 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

khu vực ngoại thành, vùng xa. Dung lượng thuê bao ADSL tại mỗi POP ≤ 1500 thuê bao. Các
POP khai thác trên 70% dung lượng thì cần phải có kế hoạch xây dựng POP mới.

 Cáp gốc : Cáp từ đài trạm (POP/Tủ outdoor) đến tủ cáp đồng với tổng dung lượng
cáp gốc ≤ 300x2 (300 port); Chiều dài cáp gốc và cáp phối ≤ 800m đối với khu vực nội thành -
trung tâm, ≤ 1200m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa (các trường hợp cá biệt ở chi nhánh
tỉnh có thể đến 1500m với tỷ lệ < 10%, hoặc 1700m với tỷ lệ < 10% số tập điểm trong một tủ
cáp). Loại cáp sử dụng: cáp đồng, tiết diện 0,5mm. Dung lượng cáp ≤ 300x2. Cấp đấu nối cáp:
01 cấp. Cáp gốc từ đài trạm đến tủ cáp, chỉ có tối đa 1 cấp đấu nối thông qua măng xông.

TẬP ĐIỂM THUÊ BAO

POP
TỦ CÁP
CÁP THUÊ BAO
CÁP PHỐI
CÁP GỐC

Hình 1.6 : Cấu trúc tổng quan của mạng cáp đồng thuê bao

 Cáp phối : Cáp đồng đi ra từ tủ cáp và kết cuối tại các tập điểm. Chiều dài cáp gốc
và cáp phối ≤ 800m đối với khu vực nội thành - trung tâm, ≤ 1200m đối với khu vực ngoại
thành, vùng xa; Dung lượng ≤ 200x2. Cấp đấu nối cáp: 1 cấp. Cáp phối từ tủ cáp đến tập điểm
chỉ có tối đa 2 cấp đấu nối thông qua măng xông hoặc tập điểm cấp 1, cấp 2 (tập điểm trung
gian). Với dung lượng cáp phối < 50x2: sử dụng tập điểm cấp 1, cấp 2. Với dung lượng cáp phối
> 50x2 (100x2-200x2): sử dụng măng xông.

 Tủ cáp đồng : Là các tủ phối cáp với đầu vào là cáp gốc và đầu ra là cáp phối.
Dung lượng tủ cáp ≤ 600x2. Có thể lắp đặt tủ treo trên cột hoặc lắp đặt trên bệ bêtông.

 Tập điểm : Là hộp phối dây thuê bao , đầu vào là cáp phối và đầu ra là các sợi cáp
thuê bao. Dung lượng tập điểm kết cuối ≤ 20x2 (10x2, 20x2), đối với các trường hợp hạ tầng
SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 10 GVHD : Ngô Thế Anh
Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

hiện hữu có tập điểm cuối dung lượng 30x2, 50x2 sẽ có kế hoạch chia nhỏ tập điểm. Có thể dùng
tập điểm làm tập điểm cấp 1, cấp 2 (tập điểm trung gian) chuyển tiếp cáp phối đến các tập điểm
khác. Dung lượng tập điểm cấp 1, cấp 2 phải ≤ 50x2.

 Cáp thuê bao : Là cáp đồng thuê bao từ tập điểm đến tận nhà thuê bao. Dung lượng
từ 1x2, chiều dài tối đa ≤ 200m đối với khu vực nội thành, trung tâm, ≤300m đối với khu vực
ngoại thành, và ≤ 500m đối với vùng xa ở chi nhánh tỉnh (cáp thuê bao càng ngắn càng tốt), lõi
được xoắn đôi và được bện với nhau theo tiêu chuẩn TCN 68 – 153 : 1998. Trên một đường dây
thuê bao chỉ sử dụng tối đa 2 mối nối.Các khách hàng đã rời mạng: phải cách ly cáp thuê bao
khỏi phiến đấu dây tại tập điểm để tránh gây nhiễu các khách hàng khác. Đồng thời ghi nhận lại
sơ đồ hướng tuyến cáp thuê bao để bố trí cho các khách hàng mới.

 Măng xông : Là các măng xông vừa có tác dụng bảo vệ các điểm đấu nối cáp, vừa
tạo các đấu nối thẳng, nối rẽ theo yêu cầu của cấu hình kỹ thuật. Sử dụng rệp đấu nối (nút áo).

Nhược điểm của cáp đồng :

Cáp đồng có mức suy hao lớn, chi phí cho các thiết bị kèm theo rất cao, điện năng tiêu
thụ của mạng cao. Càng xa trung tâm thì chất lượng tín hiệu càng giảm. Độ ổn định của mạng
kém và khó bảo trì làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.

Nhược điểm đáng chú ý hơn nữa cũng là điểm yếu mà làm cho các nhà khai thác cần
phải thay thế cáp đồng đó là băng thông của cáp đồng hẹp, vì thế không thể triển khai các dịch
vụ đòi hỏi tốc độ, băng thông cao trên cáp đồng được. Từ đó nhu cầu cấp thiết là phải triển khai
hệ thống mới có thể đáp ứng được nhu cầu tốc độ cao, đó là hệ thống cáp quang.

1.3 Mạng ngoại vi cáp quang :

1.3.1 Mạng cáp quang thuê bao :

Là hệ thống cáp cáp sợi quang kết nối từ nút chuyển mạch / điểm truy nhập đến nhà
thuê bao, mạng bao gồm các thành phần như dàn phân phối cáp quang ODF, măng xông quang,
tủ cáp, đơn vị mạng quang ONU – Otical Network Unit và hệ thống cống bể.

1.3.1.1 Tổ chức mạng ngoại vi quang :

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 11 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

a. Tổ chức mạng cáp trung kế cấp I :

Mạng cáp quang trung kế cấp I là hệ thống cáp quang thuộc mạng viễn thông đường
trục quốc gia, quốc tế được sử dụng để kết nối trung kế giữa các tổng đài trung tâm – chuyển
tiếp, chuyển tiếp – chuyển tiếp, chuyển tiếp – cổng, cổng – cổng.

Mạng cáp quang trung kế cấp I được tổ chức theo dạng ring 2 sợi hoặc 4 sợi tùy theo
yêu cầu về dung lượng cũng như độ bảo vệ về mạng lưới. Tốc độ truyền dẫn của mạng ring phải
đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về lưu lượng ít nhất 7 năm. Các dự án đầu tư cho mạng cáp quang
trung kế cấp I phải tính đến việc bổ sung sợi quang cho tuyến trục nội tỉnh nơi mà tuyến cấp I đi
qua. Cáp quang sử dụng trên mạng trung kế cấp I sử dụng loại cáp có dung lượng từ 16 – 24 sợi.

b. Tổ chức mạng cáp quang trung kế cấp II :

Mạng cáp trung kế cấp II được tổ chức theo dạng mạng Ring quang (2-4 sợi) ở các trạm
trung tâm – trung tâm, trung tâm – chuyển tiếp tùy theo yêu cầu về dung lượng cũng như độ bảo
vệ mạng lưới.

Tốc độ truyền dẫn của mạng phải đảm bảo thỏa mãn nhu cầu về lưu lượng ít nhất là 5
năm. Cáp trung kế cấp II có thể kết hợp với mạng trung kế cấp I vì vậy cáp quang sử dụng trên
mạng cấp II ở các đô thị loại đặc biệt có thể sử dụng loại cáp tới 144 sợi, ở các đô thị loại I có
thể sử dụng loại cáp quang có dung lượng tới 96 sợi , ở các đô thị loại II và các thị xã có thể sử
dụng loại cáp quang đến 48 sợi.

Để đảm bảo an toàn mạng , các điểm truy nhập được tổ chức thành mạng Ring và kết
hợp với các tuyến nhánh như hình bên dưới.

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 12 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

Hình 1.7 : Mạng truy nhập FO tổ chức theo dạng Ring SDH

Cáp quang sử dụng trên mạng trung kế là loại cáp quang đơn mode, cáp quang sử dụng
trên mạng thuê bao quang có thể dùng đơn mode hay đa mode tùy theo mục đích sử dụng, chất
lượng sợi quang và vỏ cáp phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn ngành 86-160:1996
và tiêu chuẩn ITU-T G.652, số sợi quang được tính khi lập dự án cho các mạng trung kế cấp I, II
phải thõa mãn nhu cầu sử dụng hiện tại, có dự phòng cho các bước phát triển thêm hệ thống mới.

c. Tổ chức mạng cáp quang thuê bao :

Mạng cáp quang thuê bao được xây dựng, phát triển theo cấu trúc tổng quan như hình bên dưới

THUÊ BAO

TẬP ĐIỂM
QUANG
POP TỦ CÁP
QUANG
CÁP QUAN G PHỐI C ÁP QUANG THUÊ BAO
CÁ P QU ANG GỐC

Hình 1.8 : Cấu trúc tổng quan của mạng cáp quang thuê bao FTTH

 Nhà cung cấp dịch vụ : Là nơi xuất phát điểm của cáp quang thuê bao, từ phía nhà
cung cấp dịch vụ (đài trạm) hướng đến nhà thuê bao. Thường là các đài trạm POP hoặc tủ
outdoor lắp đặt ngoài trời. Bán kính phục vụ của 1 POP là ≤1,0 km đối với khu vực nội thành
- trung tâm; và ≤1,5 km đối với khu vực ngoại thành, vùng xa. Dung lượng thuê bao FTTH tại
mỗi POP ≤ 960 port (1920 sợi). Các POP khai thác trên 70% dung lượng cần phải có kế hoạch
xây dựng POP mới.

 Cáp quang gốc : Cáp quang từ đài trạm (POP/Tủ outdoor) đến tủ cáp quang. Tuy
nhiên, trên thực tế hiện nay, mật độ thuê bao FTTH không tập trung mà rải rác trên địa bàn rộng,
do đó có thể triển khai tạm cáp quang gốc từ đài trạm đến các tập điểm quang với dung lượng ≤
48 sợi. Chiều dài cáp quang gốc và cáp phối ≤ 800m đối với khu vực nội thành-trung tâm, ≤
1200m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa.

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 13 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

 Cáp quang phối : Cáp quang đi ra từ tủ cáp quang và kết cuối tại các tập điểm
quang, hoặc cáp quang phối trực tiếp từ POP/Tủ outdoor đến tập điểm quang.Trên thực tế hiện
nay, mật độ thuê bao FTTH chưa tập trung mà rải rác trên địa bàn rộng, do đó có thể triển khai
tạm cáp quang phối trực tiếp từ đài trạm đến các tập điểm quang với dung lượng ≤ 96 sợi. Cáp
quang phối từ tủ cáp đến tập điểm nên sử dụng cáp có dung lượng là bội số của 12: cáp 12 sợi,
24 sợi, 48 sợi và nhiều hơn nữa. Không nên sử dụng cáp 8 sợi, 16 sợi ở dạng cáp phối. Chiều dài
cáp quang phối trực tiếp từ đài trạm đến tập điểm: ≤800m đối với khu vực trung tâm, và ≤
1200m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa.
 Tủ cáp quang : Là các tủ phối quang với đầu vào là cáp quang gốc và đầu ra là cáp
quang phối. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, mật độ thuê bao FTTH không tập trung mà rải rác
trên địa bàn rộng, do đó có thể triển khai tạm cáp quang gốc từ đài trạm đến các tập điểm quang
với dung lượng ≤ 96 sợi. Dung lượng tủ cáp quang có thể lên đến vài trăm sợi, và có thể tích hợp
các bộ chia để có thể tạo kết nối điểm - đa điểm thụ động.
 Tập điểm quang : Là hộp phối quang, đầu vào là cáp quang phối, đầu ra là các sợi
cáp quang thuê bao. Dung lượng từ 12, 24, hoặc sợi.
 Cáp quang thuê bao : Là cáp quang thuê bao từ tập điểm quang đến nhà thuê bao.
Dung lượng từ 02 đến 24 sợi. Chiều dài cáp quang thuê bao ≤ 300m đối với khu vực trung tâm,
và ≤ 500m đối với khu vực ngoại thành, vùng xa. Số mối nối tối đa trên 1 sợi cáp quang thuê
bao : không quá 05 mối nối trên 01 đường dây cáp quang thuê bao.
 Măng xông quang : Là các hộp nối vừa có tác dụng bảo vệ các mối hàn nối cáp
quang, tạo các đấu nối thẳng, nối rẽ theo yêu cầu của cấu hình kỹ thuật.
1.3.1.2 Tổ chức hệ thống hổ trợ bảo vệ mạng ngoại vi :

a. Hệ thống hầm, hố, cống cáp :

Hệ thống hầm, hố, cống cáp là phần rất quang trọng của hệ thống mạng ngoại vi và được
tổ chức như sau :

Phòng hầm cáp được xây dựng dưới phòng đặt MDF của các tổng đài, là nơi đặt
các măng xông cáp, 1 đầu măng xông là cáp chính, 1 đầu là cáp chống cháy được nối với MDF.
Những nơi không có điều kiện xây dựng phòng hầm cáp thì các măng xông cáp được đặt trong
đường hầm cáp được xây dựng từ phòng hầm cáp đến hầm cáp đầu tiên để rẽ hướng cáp, đường

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 14 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

hầm cáp phải có khe đỡ cáp để dễ thi công, bảo dưỡng, xử lý sự cố cũng như thay thế cáp khi cần
thiết, kích thước đường hầm cáp được xây dựng theo quy phạm xây dựng mạng ngoại vi.

Hệ thống hầm, bể, cống cáp của mạng ngoại vi phải được quy hoạch đáp ứng với
sự phát triển thuê bao trong khoảng từ 20 – 30 năm. Trên mỗi tuyến hầm, cống cáp phải có ít
nhất 1 cống đường kính 100. Khoảng cách giữa 2 hầm, hố cáp liền nhau từ 150 – 300m, khoảng
cách trung bình giữa các hầm hố trong 1 tuyến hầm cống không dưới 230m.

b. Hệ thống đường cột treo cáp thông tin :

Những nơi chưa có hệ thống hầm, cống cáp hoặc không có khả năng xây dựng hệ thống
hầm, cống cáp do điều kiện kinh tế, kỹ thuật. Những nơi chưa có quy hoạch vùng dân cư mà
chưa có nhu cầu phát triển thuê bao lớn thì có thể tổ chức xây dựng đường cột để treo cáp thông
tin phục vụ cho nhu cầu phát triển. Những nơi đã có đường điện lực thì có thể treo cáp chung
trên đường cột nhằm mục đích giảm giá thành chi phí công trình, khoảng cách giữa cáp thông
tin và cáp điện lực hạ thế phải tuân thủ quy phạm xây dựng mạng ngoại vi.

Cột treo cáp phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc lựa chọn cột, lựa chọn tuyến và các
vấn đề liên quan đến việc tổ chức tuyến cột phải tuân theo các yêu cầu quy định. Những nơi
thường xuyên xảy ra bão lũ làm đổ cột, đứt cáp thông tin thì các đơn vị được phép triển khai
tuyến hầm cống cáp hoặc chôn trực tiếp để bảo vệ cáp trong mùa mưa lũ.

 Ưu điểm của cáp quang thuê bao :

Sợi quang đã trở thành một phương tiện thông dụng cho nhiều yêu cầu truyền thông. Nó
có những ưu điểm vượt hơn so với các phương pháp truyền dẫn điện thông thường. Phần dưới
đây nêu những ưu điểm của sợi quang.

 Dung lượng lớn : Các sợi quang có khả năng truyền những lượng lớn thông tin. Với
công nghệ hiện nay trên hai sợi quang có thể truyền được đồng thời 60.000 cuộc đàm thoại. Một
cáp sợi quang (có đường kính ngoài 2 cm) có thể chứa được khoảng 200 sợi quang, sẽ tăng được
dung lượng đường truyền lên 6000.000 cuộc đàm thoại. So với các phương tiện truyền dẫn bằng
dây thông thường, một cáp lớn gồm nhiều đôi dây có thể truyền được 500 cuộc đàm thoại. một
cáp đồng trục có khả năng với 10.000 cuộc đàm thoại và một tuyến viba hay vệ tinh có thể mang
được 2000 cuộc gọi đồng thời.

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 15 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

 Kích thước và trọng lượng nhỏ : So với một cáp đông có cùng dung lượng, cáp sợi
quang có đường kính nhỏ hơn và khối lượng nhẹ hơn nhiều. Do đó dễ lắp đặt chúng hơn, đặc biệt
ở những vị trí có sẵn dành cho cáp (như trong các đường ống đứng trong các tòa nhà), ở đó
khoảng không là rất ít.

 Không bị nhiễu điện : Truyền dẫn bằng sợi quang không bị ảnh hưởng bởi nhiễu
điện từ (EMI) hay nhiễu tần số vô tuyến (RFI) và nó không tạo ra bất kỳ sự nhiễu nội tại nào. Sợi
quang có thể cung cấp một đường truyền “sạch" ở những môi trường khắc nghiệt nhất. Các công
ty điện lực sử dụng cáp quang, dọc theo các đường dây điện cao thế để cung cấp đường thông tin
rõ ràng giữa các trạm biến áp. Cáp sợi quang cũng không bị xuyên âm. Thậm chí dù ánh sáng bị
bức xạ ra từ một sợi quang thì nó không thể thâm nhập vào sợi quang khác được.

 Tính cách điện : Sợi quang là một vật cách điện. Sợi thủy tinh này loại bỏ nhu cầu về
các dòng điện cho đường thông tin. Cáp sợi quang làm bằng chất điện môi thích hợp không chứa
vật dẫn điện và có thể cho phép cách điện hoàn toàn cho nhiều ứng dụng. Nó có thể loại bỏ được
nhiễu gây bởi các dòng điện chạy vòng dưới đất hay những trường hợp nguy hiểm gây bởi sự
phóng điện trên các đường dây thông tin như sét hay những trục trặc về điện. Đây thực sự là một
phương tiện an toàn thường được dùng ở nơi cần cách điện.

 Tính bảo mật : Sợi quang cung cấp độ bảo mật thông tin cao. Một sợi quang không
thể bị trích để lấy trộm thông tin bằng các phương tiện điện thông thường như sự dẫn điện trên
bề mặt hay cảm ứng điện từ, và rất khó trích để lấy thông tin ở dạng tín hiệu quang. Các tia sáng
truyền lan ở tâm sợi quang và rất ít hoặc không có tia nào thoát khỏi sợi quang đó. Thậm chí nếu
đã trích vào sợi quang được rồi thì nó có thể bị phát hiện nhờ kiểm tra công suất ánh sáng thu
được tại đầu cuối. Trong khi các tín hiệu thông tin vệ tinh và viba có thể dễ dàng thu để giải mã
được.

 Độ tin cậy cao và dễ bảo dưỡng : Sợi quang là một phương tiện truyền dẫn đồng
nhất và không gây ra hiện tượng pha - đinh. Những tuyến cáp quang được thiết kế thích hợp có
thể chịu đựng được những điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt và thậm chí có thể hoạt
động ở dưới nước. Sợi quang có thời gian hoạt động lâu, ước tính trên 30 năm đối với một số
cáp. Yêu cầu về bảo dưỡng đối với một hệ thống cáp quang là ít hơn so với yêu cầu của một hệ
thống thông thường do cần ít bộ lặp điện hơn trong một tuyến thông tin; trong cáp không có dây

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 16 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

đồng, là yếu tố có thể bị mòn dần và gây ra mất hoặc lúc có lúc không có tín hiệu; và cáp quang
cũng không bị ảnh hưởng bởi sự ngắn mạch, sự tăng vọt điện áp nguồn hay tĩnh điện.

 Tính linh hoạt : Các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các dạng
thông tin số liệu, thoại và video. Các hệ thống này đều có thể tương thích với các chuẩn RS.232,
RS422, V.35, Ethernet, Arcnet, FDDI, T1, T2, T3, Sonet, thoại 2/4 dây, tín hiệu E/M, video tổng
hợp và còn nhiều nữa.

 Tính mở rộng : Các hệ thống sợi quang được thiết kế thích hợp có thể dễ dàng được
mở rộng khi cần thiết. Một hệ thống dùng cho tốc độ số liệu thấp, ví dụ T1 (I 544 Mb/s) có thể
được nâng cấp trở thành một hệ thống tốc độ số liệu cao hơn, OC-12 (622 Mb/s), bằng cách thay
đổi các thiết bị điện tử. Hệ thống cáp sợi quang có thế vẫn được giữ nguyên như cũ.

 Sự tái tạo tín hiệu : Công nghệ ngày nay cho phép thực hiện những đường truyền
thông bằng cáp quang dài trên 70 km trước khi cần tái tạo tín hiệu, khoảng cách này còn có thể
tăng lên tới 150 km nhờ sử dụng các bộ khuếch đại laze. Trong tương lai, công nghệ có thể mở
rộng khoảng cách này lên tới 200 km và có thể 1000 km. Chi phí tiết kiệm được do sử dụng ít
các bộ lặp trung gian và việc bảo dưỡng chúng có thể là khá lớn. Ngược lại, các hệ thống cáp
điện thông thường cứ vài km có thể đã cần có một bộ lặp.

1.4 Kết luận :

Chương I đã trình bày tổng quan về mạng ngoại vi cũng như nêu chi tiết ưu nhược điểm
của cáp quang và cáp đồng, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, để tiết
kiệm chi phí lắp đặt, bảo trì, để áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật cao vào ngành viễn thông
thì điều tất yếu là cáp đồng sẽ dần bị thay thế bằng cáp quang. Thực tế cũng cho thấy các công ty
viễn thông lớn như VNPT, Điện thoại Đông TPHCM…. Đã và đang thu hồi lại các đường cáp
đồng lỗi thời của mình, rồi thay vào đó là đường truyền cáp quang tốc độ cao. Với những công
nghệ gì và kỹ thuật nào đã được ứng dụng trên cáp quang để đạt được tốc độ cao như vậy, xin
được đi vào chương II để làm rõ hơn vấn đề.

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 17 GVHD : Ngô Thế Anh


Đồ án tốt nghiệp Chương I KTVT 47

SVTH : Huỳnh Anh Hoàng Tú Page 18 GVHD : Ngô Thế Anh

You might also like