You are on page 1of 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009-2010

——————— ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC


ĐỀ CHÍNH THỨC Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
———————————
Câu 1 (2,0 đ) . Một nguyên tố X, nguyên tử có ba lớp electron (K, L, M) có các giá trị năng lượng ion hoá I
(tính theo kJ/mol) như sau:
I1 I2 I3 I4 I5 I6
1012 1903 2910 4956 6278 22230
1. Viết cấu hình electron của X.
2. Xác định công thức phân tử, viết tên gọi các chất trong sơ đồ và viết phương trình phản ứng thực
hiện mỗi chuyển hóa theo sơ đồ sau:

(A) (B) (D) (E)

(F) (G) (H)

X (C)

Biết: Trong các hợp chất A, B, C, D, E, F, G, H thì X có mức oxi hóa cao nhất. B, D, E tạo dung dịch làm đỏ
quỳ tím. Dung dịch F, G phản ứng với axit mạnh và bazơ mạnh. Các chất F, G, H khi đốt cho ngọn lửa màu tím.
Câu 2 ( 1,5 đ) 1. Dựa vào bảng số liệu:
Oxh / Kh I2 / 2I- Br2 / 2Br - Cl2 /2Cl- IO3- /I2 BrO3- /Br2
E0 (V) +0,54 +1,07 +1,36 +1,20 +1,52
Hãy giải thích hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm sau: Cho luồng khí clo từ từ đi vào dung dịch chứa
KI và KBr có hoà tan vài giọt hồ tinh bột đến dư.
2. Không dùng thêm thuốc thử, hãy nhận biết 4 dung dịch sau: NaCl, NaOH, HCl, phenolphtalein.
Câu 3 (1,5 đ). Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn, FeCO3, Ag bằng lượng dư dung dịch HNO3, thu được
hỗn hợp khí A gồm 2 hợp chất khí có tỷ khối đối với H2 bằng 19,2 và dung dịch B. Cho B tác dụng hết với
dung dịch NaOH dư tạo kết tủa. Lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,64
gam chất rắn.
Tính khối lượng hỗn hợp X. Biết trong X khối lượng FeCO3 bằng khối lượng Zn; mỗi chất trong X khi
tác dụng với dung dịch HNO3 ở trên chỉ cho 1 sản phẩm khử.
Câu 4 (2 đ). Có hai hỗn hợp A, B. Hỗn hợp A chứa Na2CO3 và NaHCO3, hỗn hợp B chứa Na2CO3 và NaOH.
Một trong hai hỗn hợp này được hoà tan trong nước tạo thành một dung dịch D có thể tích 100 ml. Lấy 20 ml
dung dịch D chuẩn độ với dung dịch HCl 0,2M.
Lần 1: Dùng chỉ thị phenolphtalein thấy cần 36,15 ml dung dịch HCl.
Lần 2: Dùng chỉ thị metyl da cam thấy cần 43,8 ml dung dịch HCl. Cho vùng chuyển màu của
phenolphtalein là pH = 8,3  10 và vùng chuyển màu của metyl da cam là pH = 3,1 4,0.
a. Cho biết các phản ứng nào đã xẩy ra khi đạt được giá trị chuyển pH.
b. Cho biết hỗn hợp nào đã được phân tích.
c. Xác định thành phần hỗn hợp đã phân tích.
Câu 5 (1,5 đ). 1. Dùng cơ chế phản ứng, giải thích tại sao khi xử lý 2,7-đimetylocta-2,6-dien với axit
photphoric thì thu được 1,1-đimetyl-2-isopropenylxiclopentan.
2. Hiđro hóa một hiđrocacbon A (C8H12) hoạt động quang học thu được hiđrocacbon B (C8H18) không
hoạt động quang học. A không tác dụng với [Ag(NH3)2]+ và khi tác dụng với H2 trong sự có mặt của
Pd/PbCO3 tạo hợp chất không hoạt động quang học C (C8H14).
a. Lập luận xác định cấu tạo (có lưu ý cấu hình) và gọi tên A, B, C.
b. Oxi hóa mãnh liệt A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4.Viết phương trình hoá học.
Câu 6 (1,5 đ). Hợp chất (B) có công thức phân tử C9H14 . Khi oxi hóa hoàn toàn (B) bằng K2Cr2O7 trong môi
trường H2SO4 ta được xetođiaxit (X) mạch thẳng, phân tử (X) có ít hơn một nguyên tử cacbon so với phân tử (B).
Khi cho (B) hợp H2 thu được n-propylxiclohexan. Khi cho (B) tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng thu được chất
(Y) có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử cacbon trong chất (B). Biết MY = 190 đvC; (Y) phản ứng với
CH3COOH có H2SO4 làm xúc tác tạo ra chất (Z) có 15 nguyên tử cacbon trong phân tử.
Viết công thức cấu tạo của (B), (X), (Y), (Z) và các phương trình phản ứng đã xảy ra.
---Hết---

Thí sinh được sử dụng bảng TH các nguyên tố hoá học


Họ và tên thí sinh: ………………………………………………………………… Số báo danh: ………………

You might also like