You are on page 1of 31

TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HCM

KHOA THÖÔNG MAÏI-DU LÒCH-MARKETING


--------------------------

BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

GVHD: Ngô Văn Phong


DANH SÁCH THÀNH VIÊN:

1) Nguyễn Thị Bích Đào


2) Đỗ Phú Hưng
3) Hà Văn Lân
4) Trần Khánh Toàn
5) Phạm Duy Tiến

2
LÔØI NHAÄN XEÙT VAØ CHO ÑIEÅM CUÛA GIAÙO VIEÂN
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................

3
MỤC LỤC:

A.Sô löôïc veà AFTA


1.Hoaøn caûnh ra ñôøi
2.Muïc tieâu cuûa AFTA
3.Quan heä giöõa VN vaø AFTA
B.Nhöõng thaùch thöùc vaø cô hoäi cuûa VN khi gia
nhaäp AFTA
1.Taùc ñoäng cuûa VN ñoái vôùi AFTA
2.Cô hoäi cuûa VN khi gia nhaäp AFTA
3.Thaùch thöùc cuûa VN khi gia nhaäp AFTA
C.Phöông thöùc hoäi nhaäp cuûa VN
D.Những mặt tieu cực khi VIỆT NAM gia nhập AFTA
E.Những văn bản thực thi AFTA của VN

4
A. SÔ LÖÔÏC VEÀ AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN:


Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của
ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa
phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình
giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối
với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA
đượcđược ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là
Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là
ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là
CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này.

I.Hoàn cảnh ra đời


Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong
môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước
ASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sự
liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những thách
thức đó là :
i). Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ,
đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong
ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong
nước cũng như quốc tế.
ii). Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như
EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng
hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.
iii). Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi
rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài
nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam,
Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn
ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao
hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992 , theo sáng kiến của Thái lan,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Xingapo đã quyết định thành lập một
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA).

5
Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới.

II.Mục tiêu của AFTA:


Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách
là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với
đầu tư trực tiếp nước
ngoài
AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:
i) Tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế
quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này
sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và
khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời, người tiêu dùng
sẽ mua được những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lượng
trong ASEAN , dẫn đến sự tăng lên trong thương mại nội khối.
ii) Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối
thị trường thống nhất, rộng lớn hơn.
iii) Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay
đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các thỏa thuận thương mại khu vực
(RTA) trên thế giới.

III.Việt Nam và AFTA


Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28/7/1995. Đó là một cột mốc
quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu
vực.
Song song với các hoạt động hợp tác đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn
hóa - xã hội, 7 năm qua, Việt Nam đã cùng các thành viên ASEAN nỗ lực
chuẩn bị cho sự ra đời Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Từ năm 1977, trong khối ASEAN đã có thoả thuận về tự do hóa và đẩy mạnh
thương mại giữa các quốc gia thành viên, được quy định bởi Thỏa thuận Ưu
đãi thương mại của ASEAN (PTA). Một thập kỷ sau, thỏa thuận này lại được
mở rộng hơn với việc ký kết Nghị định thư về tăng cường mở rộng ưu đãi
thuế quan theo Thỏa thuận Ưu đãi thương mại của ASEAN (15/12/1987).
Để cải thiện và phát triển thêm một bước quan hệ thương mại của ASEAN,
đồng thời tăng cường sức cạnh tranh của khối, tại Hội nghị thượng đỉnh lần
thứ 4 của ASEAN tại Singapore (tháng 1/1992), các nước thành viên đã quyết

6
định thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Mục tiêu của AFTA
là tự do
hóa thương mại trong khối thông qua việc cắt giảm thuế xuống mức 0-5%,
đồng thời dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. Việc thực hiện AFTA cũng nhằm
thúc đẩy sản xuất tại các quốc gia trong khu vực, tăng cường sức cạnh tranh
của hàng hóa, thu hút đầu tư của thế giới vào ASEAN.
Có thể nói, phương tiện để tiến tới Khu vực mậu dịch tự do ASEAN chính là
Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Theo kế hoạch ban
đầu, lộ trình cắt giảm thuế của CEPT được thực hiện trong vòng 15 năm để
AFTA trở thành hiện thực vào năm 2008. Tuy nhiên, do sự phát triển và cạnh
tranh mạnhmẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ
của chính các quốc gia ASEAN, khối này đã quyết định đẩy nhanh thời hạn
đến năm 2003.
Những mặt hàng thuộc diện cắt giảm thuế theo CEPT là các sản phẩm công
nghiệp chế biến, tư liệu sản xuất, nông sản đã chế biến và nông sản chưa chế
biến. CEPT chỉ loại trừ những sản phẩm mà các nước cho là có thể ảnh hưởng
đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, sức khoẻ và cuộc sống của con người;
các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ... Các sản phẩm trong
biểu thuế được phân chia thành bốn danh mục:
- Danh mục loại trừ hoàn toàn GEL (General Exception List): gồm những
mặthàng không phải cắt giảm thuế
- Danh mục loại trừ tạm thời TEL (Temporing Exception List) gồm những
mặthàng chưa sẵn sàng giảm thuế.
- Danh mục cắt giảm ngay IL (Inclusion List): gồm những mặt hàng đã sẵn
sàng giảm thuế, việc giảm thuế được tiến hành theo hai lộ trình: lộ trình cắt
giảm bình thường (giảm thuế xuống còn 0%.5% trong vòng 10 năm) và lộ
trình cắt giảm nhanh (giảm thuế xuống còn 0%.5% trong vòng 7 năm).
- Danh mục hàng nhạy cảm: gồm những nông sản chế biến mà từng nước cho
là nhạy cảm với nền kinh tế của mình nên không đưa vào diện cắt giảm thuế
ngay.
Các nhóm mặt hàng mà Việt Nam sẽ cắt giảm thuế từ ngày 1/1/2003 bao gồm:
1. Sữa và các sản phẩm từ sữa
2. Dầu thực vật đã tinh chế
3. Sản phẩm chế biến từ thuỷ, hải sản
4. Rau, quả chế biến, gồm cả nước quả ép

7
5. Càphê tinh chế
6. Bia, đồ uống có men và cồn etylic (trừ rượu nặng)
7. Clinker và xi măng
8. Khí đốt từ dầu mỏ và các loại khí hydrocarbon hoá lỏng
9. Amoniac dạng khan hoặc dung dịch
10. Phân bón hoá học
11. Một số sản phẩm bằng plastic (thí dụ: thiết bị vệ sinh)
12. Săm, lốp xe máy và xe đạp
13. Gỗ ván, gỗ dán, ép
14. Các loại giấy chưa đưa vào thực hiện cắt giảm thuế theo CEPT
15. Vải các loại
16. Giày dép da, da thuộc
17. Gạch ốp lát bằng gốm, sứ, sứ vệ sinh, kính xây dựng (trừ những loại đã
thực hiện CEPT từ 2001)
18. Ruột phích và ruột bình chân không khác
19. Một số dạng động cơ đốt trong dùng cho xe máy và ô tô
20. Quạt điện gia dụng hoặc công nghiệp có công suất trên 125 KW
21. Máy điều hoà
22. Động cơ điện xoay chiều, đa pha, có công suất không quá 750W
23. Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo
24. Máy thu hình
25. Một số phương tiện vận tải như: máy kéo, xe chở khách từ 16 chỗ ngồi trở
lên, xe đạp, xe máy trên 250cc phân khối, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ
26. Phương tiện bay, tàu vũ trụ và các bộ phận phụ trợ
27. Tàu, thuyền và các kết cấu nổi
28. Máy photocopy và máy sao chụp khác...
Việt Nam thực hiện cam kết tham gia AFTA
Theo ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Tổng thư
ký Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế, năm 2003,
Việt Nam sẽ đưa 760 mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập
khẩu vào Danh mục giảm thuế và phải giảm thuế suất các
mặt hàng này xuống dưới 20% để thực hiện cam kết tham gia

8
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Trả lời phỏng vấn TTXVN ngày 27/12, ông Tự cho biết, Việt
Nam bắt đầu tham gia Chương trình Thuế quan ưu đãi có Hiệu
lực chung (CEPT) từ năm 1996 nhằm tiến tới tham gia đầy đủ
vào AFTA vào năm 2006. Cho đến nay Việt Nam đã qua hơn 6
năm thực hiện CEPT. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban hành
Nghị định về Danh mục Hàng hóa và Thuế suất của Việt Nam
để thực hiện Chương trình CEPT/AFTA. Theo Nghị định này,
năm 2002, Việt Nam đưa 481 mặt hàng vào diện cắt giảm
thuế nhập khẩu từ các ASEAN. Như vậy, đến nay tổng cộng đã
có khoảng 5.500 mặt hàng đã hoặc đang được cắt giảm thuế
quan.

Từ nay đến 2006, Việt Nam sẽ đưa các mặt hàng còn lại vào
diện cắt giảm và đưa thuế suất các mặt hàng này xuống bằng
hoặc dưới 5%, trừ 139 mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ
hoàn toàn không có nghĩa vụ phải giảm thuế và 51 mặt hàng
nhạy cảm có lộ trình giảm thuế chậm hơn.

Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, ông Tự cho


biết, ASEAN hiện là một đối tác thương mại quan trọng của
Việt Nam, thường xuyên chiếm khoảng 25% kim ngạch trao
đổi giữa Việt Nam với thế giới. Năm 2000, ASEAN chiếm 18%
kim ngạch xuất khẩu và 28% kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam. Việt Nam chủ yếu nhập các sản phẩm xăng dầu từ
Singapore. Năm 2001, Việt Nam đã nhập 1,18 tỷ USD các sản
phẩm xăng dầu từ Singapore.

Theo lộ trình thực hiện AFTA, từ 1/1/2003, 6 nước thành viên


cũ của ASEAN là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Brunei,
Malaysia, Philippines sẽ hạ thuế nhập khẩu xuống 0-5%, riêng
Singapore thuế suất 0%. Riêng Việt Nam còn có 3 năm nữa
trước khi tham gia hoàn toàn vào AFTA nên một số mặt hàng
như dầu thực vật, bánh kẹo, rau quả, cà phê hòa tan, bia,
rượu, xi măng, lốp xe, giấy, gốm sứ vệ sinh, còn được bảo hộ ở
mức tối đa có thể được. Do đó, cán cân thương mại Việt Nam-
ASEAN trong tương lai gần chưa có biến động nhiều.

9
Về cơ hội và thách thức khi tham gia vào AFTA, ông Tự nói:
"Sau vài năm nữa, khi các biện pháp bảo hộ không còn, hàng
hóa ASEAN có nhiều khả năng xâm nhập thị trường Việt Nam.
Tất nhiên, hàng hóa của Việt Nam cũng có những cơ hội tương
đương. Vấn đề là bên nào có thể tận dụng tốt cơ hội đem lại,
lấy cơ hội để hạn chế thách thức. Cơ hội lớn nhất trước mắt là
6 nước thành viên cũ hạ thuế suất xuống 0-5% từ 1/1/2003.
Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
vào các nước này trong 3 năm tới. Cơ hội thứ hai là các nước
phát triển cao của ASEAN như Singapore, Malaysia đều thiếu
lao động phổ thông. Malaysia mỗi năm phải nhập khẩu 2 triệu
lao động, Singapore phải nhập gần 1 triệu lao động là cơ hội
tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thứ ba, Việt
Nam là nước ổn định và an toàn nhất trong khu vực, giá nhân
công của Việt Nam cạnh tranh, thị trường lớn có hơn 80 triệu
dân và còn nhiều lĩnh vực chưa phát triển sẽ là những thế
mạnh thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đến từ
các nước ASEAN.

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là nâng cao năng lực
cạnh tranh bằng cách đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tiết
kiệm hạ giá thành, tăng tiếp thị. Mỗi sản phẩm mới ra đời
hoặc định sản xuất phải nghĩ rằng sẽ bán cả trong nước và
xuất khẩu, coi là sản phẩm của ASEAN."

Đánh giá về việc chuẩn bị cho việc hội nhập AFTA, ông Tự cho
biết: " Để đương đầu với cuộc cạnh tranh mới, Chính Phủ đã
có nhiều biện pháp như hỗ trợ xuất khẩu, thành lập quỹ hỗ trợ
xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, v.v... đặc biệt mở
rộng quyền kinh doanh. Trước kia chỉ có 6.500 doanh nghiệp
nhà nước, đến nay tất cả các thành phần kinh tế đã có 90.000
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động nâng cao sức
cạnh tranh, xây dựng đội ngũ nhân lực và thương hiệu, có kế
hoạch vươn ra thị trường nước ngoài, điển hình như dệt Thành
Công, bánh kẹo Kinh Đô, cà phê Trung Nguyên, bóng đèn Điện
Quang, các xí nghiệp chế biến thủy sản, các nhà máy xi
măng...

Tuy nhiên, vẫn còn một số các doanh nghiệp chưa nhận thức

10
được những thách thức đang chờ đợi họ khi thị trường trong
nước mở cửa. Họ vẫn trông chờ vào các biện pháp bảo hộ của
Nhà nước như cấp thêm vốn, khoanh nợ hoặc xóa nợ, nâng
cao thuế nhập khẩu, dành độc quyền nhập và cung cấp một
số mặt hàng... Thương trường là chiến trường, sẽ có sự đào
thải tự nhiên trong quá trình cạnh tranh này.

Các doanh nghiệp trước hết cần nắm vững chủ trương của
Chính phủ về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, coi đó là một
tiến trình tất yếu nên phải bỏ dần tư trưởng trồng chờ vào bảo
hộ của Nhà nước. Các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu để
nắm rõ các cam kết mà Nhà nước đã đưa vào thực hiện để có
đánh giá đúng đắn về thời cơ và thách thức đối với ngành
hàng, dịch vụ mà mình kinh doanh sản xuất"./.

B. NhÖÕNG THAÙCH THÖÙC VAØ CÔ HOÄI CUÛA VIEÂÏT


NAM KHI GIA NH AÄP AFTA

Việc tham gia ASEAN và AFTA là bước đi tất yếu đầu tiên của Việt Nam
trên con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Sự kiện này mở ra cho Việt
Nam nhiều cơ hội mới cũng như nhiều thách thức to lớn. Cơ hội và thách thức
đan xen lẫn nhau, đòi hỏi sự nỗ lực cả tầm vĩ mô và vi mô để khai thác triệt để
các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực do các thách thức
đưa đến.

I.TAÙC ÑOÄNG CUÛA AFTA ÑOÁI VÔÙI VIEÄT NAM:

Đối chiếu nội dung của AFTA cũng như những tác động có thể có của nó đối
với các nước thành viên nói chung, đối chiếu với tình hình cụ thể và tiến trình
thực hiện AFTA của Việt Nam, AFTA có thể có những tác động trên các mặt
chính sau:

1. Nhập khẩu:

Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng
25% kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Các mặt hàng này đã có thuế suất
dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Vì vậy, AFTA không có tác động trực
tiếp tới việc NK những mặt hàng này. Ngoài ra, một số hàng NK có kim

11
ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng dầu, xe máy... chưa được đưa vào danh
sách giảm thuế ngay nên trước mắt sẽ nằm ngoài phạm vi tác động của AFTA.

Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục
loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần
các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu).
Khi đó, nhập khẩu, nhất là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN
vào Việt Nam, sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước
không cạnh tranh lại được.

2. Xuất khẩu:

(a) Xuất khẩu sang các nước khác thuộc ASEAN :

Về mặt lý thuyết và cũng như trong dài hạn, AFTA có tác động làm tăng sức
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường ASEAN nhờ giảm thuế
quan và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Tuy nhiên trong vài năm tới, khả
năng AFTA làm tăng kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang các nước
này không lớn do các nguyên nhân sau:

 Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu (XK):

Những năm gần đây, ASEAN thường chiếm khoảng 20-23% kim ngạch xuất
khẩu (XK) của Việt Nam và đây là một con số đáng kể. Tuy nhiên, những mặt
hàng được hưởng thuế suất CEPT lại chỉ chiếm gần 20% kim ngạch XK sang
ASEAN, tương đương với dưới 4% tổng kim ngạch XK của Việt Nam năm
2001. Ngoài ra, mức tăng XK của những mặt hàng này sang các nước ASEAN
khác cũng không lớn. Hơn nữa, cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN
khá tương đồng. Với trình độ thua kém hơn, Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh
trên thị trường ASEAN nhờ tính độc đáo của chủng loại, mẫu mã và do đó,
chỉ mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa nước đối tác

 Xét về bạn hàng:

2/3 doanh số buôn bán của Việt Nam với ASEAN được thực hiện với
Singapore. Phần lớn hàng Việt Nam xuất sang Singapore sẽ được tái xuất sang
các nước khác. Nhưng ở nước này, hệ thống thuế xuất nhập khẩu trước AFTA
vốn đã thấp, gần như bằng 0%. Do vậy, khi thực hiện CEPT trên toàn khối
ASEAN, 1/3 kim ngạch xuất nhập khẩu còn lại của Việt Nam với các nước
ASEAN khác sẽ chưa làm thay đổi nhiều XK Việt Nam nếu xét theo khía
cạnh được hưởng ưu đãi thuế NK thấp.

12
Do vậy, có thể kết luận rằng: Chỉ khi nào Việt Nam tạo được sự dịch chuyển
cơ cấu sản xuất và XK theo hướng tạo ra được nhiều chủng loại hàng hóa có
sức cạnh tranh và nằm trong danh mục cắt giảm của CEPT, các doanh nghiệp
Việt Nam mới có thêm thuận lợi về yếu tố giá cả khi muốn XK sang ASEAN.

(b) XK sang các nước ngoài ASEAN:

Về dài hạn, AFTA có tác động gián tiếp làm tăng kim ngạch XK của Việt
Nam sang các thị trường ngoài ASEAN do nhập được đầu vào cho sản xuất
XK với giá rẻ hơn từ các nước ASEAN. Mặt khác, với tư cách một thành viên
của AFTA, Việt Nam có điều kiện để khai thác những lợi thế mới trong quan
hệ thương mại với nước lớn. Ví dụ, Việt Nam sẽ được hưởng hệ thống ưu đãi
thuế quan phổ cập của Mỹ (General System of Preference - GSP). Bởi GSP
quy định "giá trị một sản phẩm được sản xuất tại một nước thành viên của một
hiệp hội kinh tế, khu vực thương mại tự do (như AFTA) thì được coi là sản
phẩm của một nước" và một sản phẩm NK vào Mỹ được hưởng GSP nếu "giá
trị nguyên liệu NK để sản xuất ra nó chiếm dưới 65% giá trị sản phẩm sau khi
hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ". Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN
có thể nhập nguyên liệu từ các nước thành viên khác để sản xuất hàng XK
sang Mỹ, và hàng XK sẽ được hưởng GSP nếu giá trị nguyên liệu dưới 65%
giá trị sản phẩm. Và do đó, AFTA giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận và thâm
nhập thị trường Mỹ - đất nước có kim ngạch NK vượt 1000 tỷ USD mỗi năm.

Tuy vậy, như trên đã nói, cơ cấu sản phẩm của các nước ASEAN xuất ra thị
trường thế giới lại khá tương đồng với Việt Nam, do đó họ cũng được hưởng
những lợi ích tương tự. Vì vậy, khi tham gia AFTA, Việt Nam vẫn phải tiếp
tục chấp nhận cạnh tranh rất quyết liệt với các thành viên khác trong ASEAN
không chỉ trên thị trường khu vực.

II.CÔ HOÄI CUÛA VIEÄT NAM KHI THAM GIA AFTA

-Khi gia nhập AFTA , hàng hoá của Việt nam sẽ được hưởng thúê suất ưu
đãi thấp hơn cả thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho các
nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để hàng hoá Việt
nam có thể thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành viên ASEAN.
-Bên cạnh những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội bộ
khối , khi gia nhập AFTA, VN sẽ có thế hơn trong đàm phán thương mại
song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế, cũng như các tổ chức
thương mại quốc tế lớn như Mỹ, nhật, EU hay WTO..
- Tuy có những trùng lặp giữa VN và các nước ASEAN, nhưng có nhiều

13
lĩnh vực mà VN có thể khai thác từ thị trường các nước ASEAN như VN
có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, hàng dệt và may mặc, và ta cũng có
nhu cầu nhập nhiều mặt hàng từ các nước ASEAN với giá thấp hơn từ các
khu vực khác trên thế giới.
- Một mặt Doanh nghiệp được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh so với
các nước ngoài ASEAN về giá cả, mặt khác người tiêu dùng được hưởng
lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hoá phong phú hơn.
- Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công,sử dụng vốn
và kỹ thuật cao trong khu vực
-Các ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận đến
thị trường các nươc ASEAN

III. Khó khăn của Việt Nam khi tham gia AFTA:

- Thách thức khi tham gia vào AFTA là Việt Nam phải đưa ra lộ trình cắt
giảm thuế quan của các mặt hàng thương mại chế tạo đối với các quốc gia
thành viên ASEAN trong bối cảnh nội lực còn chưa đủ mạnh. Những khó
khăn này là một phần nhỏ của những khó khăn trong tiến trình đàm phán
gia nhập WTO và sau đó là thực hiện các cam kết đối với WTO.
- Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế xuất nhập
khẩu giảm
- Việc tham gia dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế,
nghĩa là xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp, buộc
các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc chới cạnh tranh khốc liệt
trên thị trường khu vực : cạnh tranh thúc đẩy sản cuất phát triển, nhưng
đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các doanh nghiệp,
thậm chí hàng loạt ngành. Dẫn tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế.Đây là vấn
đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt nam.

Tóm lại gia nhập AFTA là bước tập duyệt đầu tiên cho nền kinh tế và các
doanh nghiệp VN để chuẩn bị cho sự gia nhập thị trường thế giới rộng lớn và
đầy sự cạnh tranh hơn.

C. PHƯƠNG THỨC HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

Quá trình tham gia và lịch trình giảm thuế của Việt nam :
1. Những yêu cầu của CEPT -AFTA đối với Việt nam:

Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt nam và

14
các nước thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế nhập khẩu
theo CEPT của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành
vào 1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các
nước thành viên khác 3 năm.
Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm:
• Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm: danh
mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục hàng
nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL).
• Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết
thúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20%
phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc
bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003.
• Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL trong
vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực hiện
giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời, các bước
giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2-3 năm một lần và
mỗi lần giảm không ít hơn 5%.
• Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết
thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đường
vào năm 2010 :0-5%.
• Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng bộ
thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các biện
pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó.

2. Tình hình thực hiện của ta cho đến nay :


a). Năm 1996 Việt nam đã công bố cho ASEAN các loại Danh mục: Danh
mục cắt giảm thuế IL; Danh mục loại trừ tạm thời TEL; Danh mục hàng nông
sản chưa chế biến nhậy cảm SL và Danh mục loại trừ hoàn toàn GEL;
Nguyên tắc xây dựng phương án tham gia của Việt nam :
- Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách
- Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước
- Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công nghệ
cho nền sản xuất trong nước
- Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các qui định của Hiệp định CEPT
để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước
ngoài.

Thách thức AFTA và công nghiệp Việt Nam


Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa trong bối cảnh mà trào lưu toàn cầu hoá
kinh tế ngày càng mạnh mẽ. Nói cụ thể hơn, thị trường thế giới đang rộng mở

15
cho hàng công nghiệp Việt Nam, nhưng ngược lại, Việt Nam cũng phải mở
cửa thị trường trong nước, tiến hành tự do thương mại. Nếu năng lực cạnh
tranh của Việt Nam mạnh thì cơ hội của toàn cầu hoá sẽ lớn và thách thức sẽ
nhỏ.

Theo ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại, Tổng thư ký Ủy ban
Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế, năm 2003, Việt Nam sẽ đưa 760 mặt
hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu vào Danh mục giảm thuế và phải giảm
thuế suất các mặt hàng này xuống dưới 20% để thực hiện cam kết tham gia
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Trả lời phỏng vấn TTXVN ngày 27/12, ông Tự cho biết, Việt Nam bắt đầu
tham gia Chương trình Thuế quan ưu đãi có Hiệu lực chung (CEPT) từ năm
1996 nhằm tiến tới tham gia đầy đủ vào AFTA vào năm 2006. Cho đến nay
Việt Nam đã qua hơn 6 năm thực hiện CEPT. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban
hành Nghị định về Danh mục Hàng hóa và Thuế suất của Việt Nam để thực
hiện Chương trình CEPT/AFTA. Theo Nghị định này, năm 2002, Việt Nam
đưa 481 mặt hàng vào diện cắt giảm thuế nhập khẩu từ các ASEAN. Như vậy,
đến nay tổng cộng đã có khoảng 5.500 mặt hàng đã hoặc đang được cắt giảm
thuế quan.

Từ nay đến 2006, Việt Nam sẽ đưa các mặt hàng còn lại vào diện cắt giảm và
đưa thuế suất các mặt hàng này xuống bằng hoặc dưới 5%, trừ 139 mặt hàng
nằm trong danh mục loại trừ hoàn toàn không có nghĩa vụ phải giảm thuế và
51 mặt hàng nhạy cảm có lộ trình giảm thuế chậm hơn.

Về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, ông Tự cho biết, ASEAN
hiện là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, thường xuyên chiếm
khoảng 25% kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam với thế giới. Năm 2000,
ASEAN chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu và 28% kim ngạch nhập khẩu của
Việt Nam. Việt Nam chủ yếu nhập các sản phẩm xăng dầu từ Singapore. Năm
2001, Việt Nam đã nhập 1,18 tỷ USD các sản phẩm xăng dầu từ Singapore.

Theo lộ trình thực hiện AFTA, từ 1/1/2003, 6 nước thành viên cũ của ASEAN
là Singapore, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Malaysia, Philippines sẽ hạ thuế
nhập khẩu xuống 0-5%, riêng Singapore thuế suất 0%. Riêng Việt Nam còn
có 3 năm nữa trước khi tham gia hoàn toàn vào AFTA nên một số mặt hàng
như dầu thực vật, bánh kẹo, rau quả, cà phê hòa tan, bia, rượu, xi măng, lốp
xe, giấy, gốm sứ vệ sinh, còn được bảo hộ ở mức tối đa có thể được. Do đó,
cán cân thương mại Việt Nam- ASEAN trong tương lai gần chưa có biến động
nhiều.

16
Về cơ hội và thách thức khi tham gia vào AFTA, ông Tự nói: "Sau vài năm
nữa, khi các biện pháp bảo hộ không còn, hàng hóa ASEAN có nhiều khả
năng xâm nhập thị trường Việt Nam. Tất nhiên, hàng hóa của Việt Nam cũng
có những cơ hội tương đương. Vấn đề là bên nào có thể tận dụng tốt cơ hội
đem lại, lấy cơ hội để hạn chế thách thức. Cơ hội lớn nhất trước mắt là 6 nước
thành viên cũ hạ thuế suất xuống 0-5% từ 1/1/2003. Các doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào các nước này trong 3 năm tới. Cơ hội
thứ hai là các nước phát triển cao của ASEAN như Singapore, Malaysia đều
thiếu lao động phổ thông. Malaysia mỗi năm phải nhập khẩu 2 triệu lao động,
Singapore phải nhập gần 1 triệu lao động là cơ hội tốt cho Việt Nam đẩy
mạnh xuất khẩu lao động. Thứ ba, Việt Nam là nước ổn định và an toàn nhất
trong khu vực, giá nhân công của Việt Nam cạnh tranh, thị trường lớn có hơn
80 triệu dân và còn nhiều lĩnh vực chưa phát triển sẽ là những thế mạnh thu
hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đến từ các nước ASEAN.

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh bằng
cách đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, tiết kiệm hạ giá thành, tăng tiếp thị.
Mỗi sản phẩm mới ra đời hoặc định sản xuất phải nghĩ rằng sẽ bán cả trong
nước và xuất khẩu, coi là sản phẩm của ASEAN."

Đánh giá về việc chuẩn bị cho việc hội nhập AFTA, ông Tự cho biết: " Để
đương đầu với cuộc cạnh tranh mới, Chính Phủ đã có nhiều biện pháp như hỗ
trợ xuất khẩu, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu sản xuất,
v.v... đặc biệt mở rộng quyền kinh doanh. Trước kia chỉ có 6.500 doanh
nghiệp nhà nước, đến nay tất cả các thành phần kinh tế đã có 90.000 doanh
nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng
đội ngũ nhân lực và thương hiệu, có kế hoạch vươn ra thị trường nước ngoài,
điển hình như dệt Thành Công, bánh kẹo Kinh Đô, cà phê Trung Nguyên,
bóng đèn Điện Quang, các xí nghiệp chế biến thủy sản, các nhà máy xi
măng...

Tuy nhiên, vẫn còn một số các doanh nghiệp chưa nhận thức được những
thách thức đang chờ đợi họ khi thị trường trong nước mở cửa. Họ vẫn trông
chờ vào các biện pháp bảo hộ của Nhà nước như cấp thêm vốn, khoanh nợ
hoặc xóa nợ, nâng cao thuế nhập khẩu, dành độc quyền nhập và cung cấp một
số mặt hàng... Thương trường là chiến trường, sẽ có sự đào thải tự nhiên trong
quá trình cạnh tranh này.

Các doanh nghiệp trước hết cần nắm vững chủ trương của Chính phủ về chủ

17
động hội nhập kinh tế quốc tế, coi đó là một tiến trình tất yếu nên phải bỏ dần
tư trưởng trồng chờ vào bảo hộ của Nhà nước. Các doanh nghiệp cũng cần tìm
hiểu để nắm rõ các cam kết mà Nhà nước đã đưa vào thực hiện để có đánh giá
đúng đắn về thời cơ và thách thức đối với ngành hàng, dịch vụ mà mình kinh
doanh sản xuất"./.

Hàng giả núp bóng AFTA

Nếu người tiêu dùng nóng lòng chờ mua những mặt hàng giá rẻ nhờ
chính sách thuế CEPT/AFTA, thì doanh nghiệp sản xuất lại lo hàng giả
xuất xứ ASEAN nhân cơ hội này tràn sang Việt Nam.

Cục quản lý thị trường (Bộ Thương mại), Vụ giám sát quản lý của Tổng cục
hải quan, Cục cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ (C15), vừa nhận
được công văn từ Công ty Sony Việt Nam, đề nghị mở cuộc điều tra tình trạng
sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ Asean (C/O form D) giả để trốn thuế nhập
khẩu.

Đề nghị của Sony dựa trên kết quả kiểm tra liên ngành thương mại, hải quan
và quản lý thị trường tại cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh hồi cuối tháng 10/2005.
Theo đó, đoàn kiểm tra phát hiện có 23 lô hàng nhập khẩu Cầu Treo đã sử
dụng C/O form D với chứng nhận 100% giá trị sản phẩm Thái Lan. Hàng hóa
gồm nhiều chủng loại như TV, tủ lạnh, nồi cơm điện, lò vi sóng... mang nhãn
hiệu Sony, Hitachi, Panasonic, Sharp. Trong đó chỉ tính riêng sản phẩm TV đã
lên đến tổng trị giá 729.230 USD. Hãng Sony bị thiệt nhiều nhất khi tivi nhãn
hiệu này chiếm đa số trong các lô hàng trên, ước tính tổng giá trị khoảng gần
555.000 USD.

Theo đánh giá của các nhà sản xuất điện tử Việt Nam và những chuyên gia
thương mại, có khả năng 23 bộ hồ sơ nhập khẩu bằng C/O Form D đã được cơ
quan chức năng Việt Nam kiểm tra tại cửa khẩu Cầu Treo là C/O giả hoặc bị
sai sót nghiêm trọng. Lý do, theo chuyên gia, sản phẩm điện tử không thể đạt
mức tỷ lệ 100% xuất xứ Thái Lan, mà đây chỉ là một cách lách để được hưởng
thuế suất ưu đãi của AFTA 20% năm 2005 và 5% cho năm 2006, thay vì phải
chịu mức thuế nhập khẩu thông thường là 50%.

Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp phát hiện hàng loạt C/O form D có
nghi vấn và yêu cầu cơ quan chức năng mở cuộc điều tra để bảo vệ quyền lợi
thương mại.

18
Thương hiệu cãi với nồi cơm

Hàng gian, giả, nhái sẽ theo đuôi AFTA để tràn vào Việt Nam trong thời gian
tới, và "bệnh" ngày càng nặng hơn. Đó là khẳng định của nhiều doanh nghiệp.
Song, có công bố tình trạng sản phẩm bị nhái, giả hay không lại là cuộc đấu
tranh tư tưởng rất dữ của doanh nghiệp. "Người tiêu dùng sẽ bỏ đi khi biết
nhãn hiệu này thường bị nhái, giả vì sợ mua nhầm", Trưởng phòng đối ngoại
Công ty Sony Vũ Quốc Tuấn băn khoăn.

Sau khi hợp nhất 2 nhãn hiệu National và Panasonic, Công ty điện tử
Panasonic cầm cự National một thời gian rồi ngậm ngùi quyết định chia tay
thương hiệu lâu đời và nổi tiếng này. "Một nguyên nhân là hàng gia dụng
National bị làm giả, nhái tràn lan đến nỗi không thể quản lý được chất lượng,
ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu", Giám đốc kỹ thuật Công ty Panasonic Lê
Quang Hải giải thích. Cũng theo ông Hải, các mặt hàng giả, nhái Panasonic
thông dụng nhất là máy sấy tóc, nồi cơm điện, máy xay sinh tố, ổ cắm đèn...,
từ Trung Quốc, Thái Lan tràn sang, ảnh hưởng đến thị phần hàng thật trên cả
nước. "Biết, nhưng không có sức để bắt", ông Hải thốt lên.

Đối với việc C/O form D bị làm giả, ông Hải nêu giả thuyết, có thể do phía
Thái Lan có sơ sót trong thủ tục cấp C/O. "Phía Thái mới giải quyết được vấn
đề này, còn doanh nghiệp Việt Nam chỉ đánh động cơ quan chức năng trong
nước để lưu ý mà thôi", ông Hải nói.

Trưởng phòng kế hoạch Công ty LG Việt Nam Vũ Minh Tuấn chia sẻ mối lo
ngại: "AFTA là cơ hội, nhưng rất thiệt thòi cho doanh nghiệp trong nước nếu
còn tồn tại những hành vi gian lận thương mại".

Doanh nghiệp phải tự lo cho mình

Để hạn chế hàng giả, nhái, Panasonic hy vọng nhiều vào giấy phép nhập khẩu
của Công ty Panasonic Holding. Thay vì nhập hàng từ nhiều nguồn, Panasonic
quy về 1 cổng để kiểm soát và dán tem, cập nhật serie... Theo ông Hải, hiện
nay Panasonic nhập hàng qua nhiều công ty con và chỉ quản lý bằng cách căn
cứ hồ sơ hải quan để cấp phiếu bảo hành, không thể kiểm soát tại kho nên dễ
dàng bị hàng giả qua mặt.

Công ty Sony cũng phải mất gần 1 năm trời để đi đến quyết định nói thật với
người tiêu dùng về chuyện hàng của công ty mình bị làm giả nhiều. Các nhà
sản xuất Việt Nam cũng đề nghị cơ quan chức năng tiến hành những biện

19
pháp chống gian lận thương mại để bảo vệ môi trường cạnh tranh trong sạch,
lành mạnh như một cách ngăn chặn hàng giả.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ đã yêu cầu Tổng cục Hải
quan tăng cường kiểm tra tình hình nhập khẩu hàng điện tử, điện lạnh xuất xứ
ASEAN hoặc nhập từ Thái Lan vào Việt Nam qua cửa khẩu giáp ranh Lào
như Lao Bảo, Cầu Treo... có sử dụng C/O form D, và xử lý nghiêm những
trường hợp gian lận thương mại để trốn thuế. Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo
các chi cục hải quan địa phương xiết chặt giám sát.

Từ chuyện đường lậu tới... hội nhập AFTA

Ngành mía đường đang kêu cứu vì bị đường nhập lậu đánh cho “thất
điên, bát đảo”. Theo các chuyên gia về thị trường, riêng trong tháng 3
vừa qua, mỗi ngày có khoảng 300 tấn đường nhập lậu đổ vào
TPHCM. Do giá đường nhập lậu thấp, chưa tới 5.000 đồng/kg, trong
khi giá đường trong nước từ 7.000 - 7.200 đồng/kg nên các nhà máy
đường khốn đốn vì sản phẩm ứ đọng, không tiêu thụ được.

Có nơi như Công ty Mía Đường Cần Thơ, trước đây bán từ 300 - 400
tấn/ngày, nay lượng đường tiêu thụ giảm xuống chỉ còn khoảng 60 - 70
tấn/ngày. Nơi khác như Công ty Thực phẩm Công nghệ TPHCM, theo giám
đốc cho biết thì: “Trong cả tháng 3 gần như không bán được ký đường nào!”.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn ước tính, đến đầu tháng 5-2002, tổng
lượng đường tồn kho khoảng 335.910 tấn...

Các doanh nghiệp sản xuất đường khẳng định nguyên nhân khiến hoạt động
sản xuất - kinh doanh của ngành đình đốn là do buôn lậu.

Ông Trần Oanh Liệt - Giám đốc Sở Thương mại Cần Thơ -phân trần: Một
trong những nguyên nhân khiến các ngành chức năng chống buôn lậu chưa
hiệu quả là vì... dân buôn lậu buôn hàng lậu nhưng... có hóa đơn. Thông
thường, sau khi bắt được một lô hàng lậu thì người ta tổ chức bán đấu giá lô
hàng ấy và các trùm buôn lậu tìm đủ cách để mua cho bằng được. Cuối cùng,
những tờ hóa đơn cấp cho lô hàng lậu đã... qua đấu giá được dùng làm chứng
từ để hợp pháp hóa cho các lô hàng nhập lậu sau đó. Lực lượng kiểm tra -
kiểm soát bó tay vì không thể phân biệt được lô nào là “đường mua hợp pháp
qua đấu giá” lô nào là “đường nhập lậu...”.

20
Thủ pháp này cũng đã và đang được dùng để buôn lậu cả vải, thuốc lá... Lạ là
ai cũng biết nhưng sau khi tịch thu, hàng lậu vẫn cứ được bán đấu giá cho các
trùm buôn lậu. Thế thì khác gì “bán dây để trói mình”?

Thấy rõ sự bất lực trong chống buôn lậu, nhiều người góp ý thôi thì dùng biện
pháp kinh tế: Hạ giá bán đường trong nước cho thấp hơn hoặc bằng giá đường
Thái Lan. Không lời người ta sẽ thôi buôn lậu. Thoạt nghe thì quan điểm này
có vẻ có lý, thế nhưng nghĩ kỹ sẽ thấy chưa ổn vì hình như các doanh nghiệp
đường chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước? Hầu hết các nhà
máy đường đều mới được xây dựng, áp lực hoàn trả nợ đầu tư lớn khiến chi
phí khấu hao phải phân bổ trên một đơn vị sản phẩm rất cao (khoảng 1.000
đồng/kg). Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng nguyên liệu để ổn định đầu vào
chưa được các doanh nghiệp chú trọng đúng mức nên sản lượng mía trồi sụt,
giá mía thiếu ổn định. Nếu hạ giá bán để triệt tiêu buôn lậu, liệu các doanh
nghiệp đường đủ sức cầm cự trong bao lâu (?), còn xuất ngân sách để trợ giá
thì phải bù lỗ tới lúc nào?...

Trong tiến trình hội nhập AFTA, Việt Nam đang từng bước cắt giảm thuế
quan, tuy nông sản được xác định là lĩnh vực nhạy cảm nên được bảo hộ đến
2013 mới giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0 - 5% nhưng một thập niên chẳng
là bao trong việc củng cố, phát triển nội lực. Cần lưu ý là riêng mặt hàng
đường thì chỉ được bảo hộ bằng thuế cho tới năm 2010. Nói cách khác, việc
bảo hộ chỉ còn không đầy chục năm nhưng đến lúc này, các doanh nghiệp
đường vẫn đang loay hoay về đủ thứ chuyện. Tăng trưởng nhanh để có tư thế
chững chạc khi hội nhập xem ra còn xa vời lắm và đó hình như không phải là
vấn nạn của riêng ngành mía đường

21
NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ VIỆC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIA
NHẬP HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG
CHO KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN
CĂN CỨ vào Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung
(CEPT) cho Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) (“Hiệp định”) được
ký kết bởi Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Nước Cộng hòa Indonesia,
Malaysia, Nước Cộng hòa Philippines, Nước Cộng hòa Singapore và Vương
Quốc Thái Lan ngày 28 tháng 1 năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh IV tổ chức
tại Singapore, và đã được sửa đổi bằng Nghị định thư Sửa đổi Hiệp định về
Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT) cho Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) (“Nghị định thư”) ký kết ngày 15 tháng 12
năm 1995 tại Hội nghị Thượng đỉnh V tại Băng Kok;

CĂN CỨ vào Điều 4 của Nghị định thư, trong đó quy định rằng các thành viên mới
của ASEAN được gia nhập vào Hiệp định theo các điều khoản phù hợp với Hiệp định
khung về Tăng cường Hợp tác Kinh tế ASEAN và Hiệp định đã được các nước thành
viên mới và các nước thành viên hiện có của ASEAN nhất trí;

VÀ CĂN CỨ vào việc nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam đã trở thành thành
viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995, và đã thỏa thuận tham gia vào
tất cả các Tuyên bố, Hiệp định, Hiệp ước trong ASEAN;

XÉT TỚI kết quả các vòng đàm phán về việc gia nhập Hiệp định của nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt nam;

VÀ NHẬN THẤY Hiệp định phù hợp với các nguyên tắc, khái niệm, ý tưởng của
Hiệp định khung về Tăng cường Hợp tác Kinh tế ASEAN ký kết tại Singapore ngày
28 tháng 1 năm 1992 và các Hiệp định sửa đổi;

GHI NHẬN những cam kết của Việt nam tại thư của Ngài Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ
trưởng Ngoại Giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 7 năm
1995 và thư sau đó của Ngài Lê Văn Triết, Bộ trưởng Thương mại nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 7 tháng 9 năm 1995;

GHI NHẬN HƠN NỮA rằng Việt Nam sẽ dành quy chế Đối xử Tối huệ quốc và Đối
xử quốc gia (đối với các lĩnh vực thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, tỷ giá hối
đoái, kiểm sóat ngoại hối và các biện pháp khác) cho các Nước Thành viên của
ASEAN trên cơ sở có đi có lại, và cung cấp các thông tin liên quan khi được yêu cầu;

22
NHẬT THẤY rằng Việt Nam sẽ chuẩn bị một danh mục cắt giảm thuế và sẽ bắt đầu
cắt giảm thuế từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 và giảm xuống mức 0 – 5% vào ngày 1
Có nơi như Công ty Mía Đường Cần Thơ, trước đây bán từ 300 - 400
tấn/ngày, nay lượng đường tiêu thụ giảm xuống chỉ còn khoảng 60 - 70
tấn/ngày. Nơi khác như Công ty Thực phẩm Công nghệ TPHCM, theo giám
đốc cho biết thì: “Trong cả tháng 3 gần như không bán được ký đường nào!”.
Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn ước tính, đến đầu tháng 5-2002, tổng
lượng đường tồn kho khoảng 335.910 tấn...

Các doanh nghiệp sản xuất đường khẳng định nguyên nhân khiến hoạt động
sản xuất - kinh doanh của ngành đình đốn là do buôn lậu.

Ông Trần Oanh Liệt - Giám đốc Sở Thương mại Cần Thơ -phân trần: Một
trong những nguyên nhân khiến các ngành chức năng chống buôn lậu chưa
hiệu quả là vì... dân buôn lậu buôn hàng lậu nhưng... có hóa đơn. Thông
thường, sau khi bắt được một lô hàng lậu thì người ta tổ chức bán đấu giá lô
hàng ấy và các trùm buôn lậu tìm đủ cách để mua cho bằng được. Cuối cùng,
những tờ hóa đơn cấp cho lô hàng lậu đã... qua đấu giá được dùng làm chứng
từ để hợp pháp hóa cho các lô hàng nhập lậu sau đó. Lực lượng kiểm tra -
kiểm soát bó tay vì không thể phân biệt được lô nào là “đường mua hợp pháp
qua đấu giá” lô nào là “đường nhập lậu...”.

Thủ pháp này cũng đã và đang được dùng để buôn lậu cả vải, thuốc lá... Lạ là
ai cũng biết nhưng sau khi tịch thu, hàng lậu vẫn cứ được bán đấu giá cho các
trùm buôn lậu. Thế thì khác gì “bán dây để trói mình”?

Thấy rõ sự bất lực trong chống buôn lậu, nhiều người góp ý thôi thì dùng biện
pháp kinh tế: Hạ giá bán đường trong nước cho thấp hơn hoặc bằng giá đường
Thái Lan. Không lời người ta sẽ thôi buôn lậu. Thoạt nghe thì quan điểm này
có vẻ có lý, thế nhưng nghĩ kỹ sẽ thấy chưa ổn vì hình như các doanh nghiệp
đường chưa đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước? Hầu hết các nhà
máy đường đều mới được xây dựng, áp lực hoàn trả nợ đầu tư lớn khiến chi
phí khấu hao phải phân bổ trên một đơn vị sản phẩm rất cao (khoảng 1.000
đồng/kg). Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng nguyên liệu để ổn định đầu vào
chưa được các doanh nghiệp chú trọng đúng mức nên sản lượng mía trồi sụt,
giá mía thiếu ổn định. Nếu hạ giá bán để triệt tiêu buôn lậu, liệu các doanh
nghiệp đường đủ sức cầm cự trong bao lâu (?), còn xuất ngân sách để trợ giá
thì phải bù lỗ tới lúc nào?...

Trong tiến trình hội nhập AFTA, Việt Nam đang từng bước cắt giảm thuế
quan, tuy nông sản được xác định là lĩnh vực nhạy cảm nên được bảo hộ đến
2013 mới giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0 - 5% nhưng một thập niên chẳng

23
là bao trong việc củng cố, phát triển nội lực. Cần lưu ý là riêng mặt hàng
đường thì chỉ được bảo hộ bằng thuế cho tới năm 2010. Nói cách khác, việc
bảo hộ chỉ còn không đầy chục năm nhưng đến lúc này, các doanh nghiệp
đường vẫn đang loay hoay về đủ thứ chuyện. Tăng trưởng nhanh để có tư thế
chững chạc khi hội nhập xem ra còn xa vời lắm và đó hình như không phải là
vấn nạn của riêng ngành mía đường

NGHỊ ĐỊNH 151 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU THỰC
HIỆN CEPT 2003-2006
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 151/2004/NĐ-CP NGÀY 05
THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP
KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC DANH MỤC HÀNG HOÁ VÀ
THUẾ SUẤT CỦA VIỆT NAM
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC
CHUNG (CEPT) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN CHO CÁC NĂM 2003 -
2006 ĐÃ BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2003/NĐ-CP
NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 26 tháng 12 năm 1991 đã
được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế
xuất khẩu, Thuế nhập khẩu ngày 05 tháng 7 năm 1993 và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 20 tháng 5
năm 1998;

Căn cứ Nghị quyết số 292/NQ-UBTVQH9 ngày 08 tháng 11 năm 1995 của ủy


ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giảm thuế nhập khẩu của Việt
Nam để thực hiện Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của
các nước ASEAN;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Bộ


trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng thuộc Danh mục
hàng hoá và thuế suất các mặt hàng của Việt Nam thực hiện Hiệp định Ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN cho các năm 2003

24
- 2006 đã ban hành kèm theo Nghị định số78/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 07
năm 2003 của Chính phủ (Danh mục kèm theo).

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

DANH MỤC HÀNG HOÁ VÀ THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU SỬA
ĐỔI MỘT SỐ MẶT HÀNG THUỘC DANH MỤC HÀNG HOÁ VÀ
THUẾ SUẤT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ƯU ĐÃI
THUẾ QUAN
CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
CHO CÁC NĂM 2004 - 2006

(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2004/NĐ-CP


ngày 05 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ)

Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất CEPT


2004 2005 2006
2523 Xi măng Portland, xi măng nhôm, xi măng
xỉ (xốp), xi măng super sulfat và xi măng
chịu nước (xi măng thuỷ lực) tương tự, đã
hoặc chưa pha màu hoặc ở dạng clanhke
2523 10 - Clanhke xi măng:
2523 10 10 - - Để sản xuất xi măng trắng 15 10 5
2523 10 90 - - Loại khác 15 10 5
- Xi măng Portland:
2523 21 00 - - Xi măng trắng, đã hoặc chưa pha màu 20 20 5
nhân tạo
2523 29 - - Loại khác:
2523 29 10 - - - Xi măng màu 20 20 5

25
2523 29 90 - - - Loại khác 20 20 5
2523 30 00 - Xi măng nhôm 20 20 5
2523 90 00 - Xi măng chịu nước khác 20 20 5
2917 Axit carboxylic đa chức, các alhydrit,
halogenua, peroxit, peroxyaxit của chúng;
các dẫn xuất halogen hóa, sulfo hóa, nitro
hóa hoặc nitroso hóa của các chất trên
- Axit polycarboxylic đơn chức mạch hở,
các alhydrit, halogenua, peroxit và
peroxyaxit của chúng; các dẫn xuất của các
chất trên:
2917 11 00 - - Axit oxalic, muối và este của nó 0 0 0
2917 12 - - Axit adipic, muối và este của nó:
2917 12 10 - - - Dioctyl adipat (DOA) 5 5 5
2917 12 90 - - - Loại khác 0 0 0
2917 13 00 - - Axit azelaic, axit sebacic, muối và este 0 0 0
của chúng
2917 14 00 - - Alhydrit maleic 0 0 0
2917 19 00 - - Loại khác 0 0 0
2917 20 00 - Axit carboxylic đa chức cyclanic, cyclenic 0 0 0
hoặc cycloterpenic, các alhydrit, halogenua,
peroxit và peroxyaxit của chúng và các dẫn
xuất của các chất trên
- Axit carboxylic thơm đa chức, các
alhydrit, halogenua, peroxit và peroxyaxit
của chúng và các dẫn xuất của các chất trên:
2917 31 00 - - Dibutyl orthophthalates 10 5 5
2917 32 00 - - Dioctyl orthophthalates 10 5 5
2917 33 00 - - Dinonyl hoặc didecyl orthophthalates 10 5 5
2917 34 00 - - Este khác của các axit orthophthalates 10 5 5
2917 35 00 - - Alhydrit phthalic 0 0 0
2917 36 00 - - Axit terephthalic và muối của nó 0 0 0
2917 37 00 - - Dimethyl terephthalate 0 0 0
2917 39 - - Loại khác:

26
2917 39 10 - - - Trioctyltrimellitate ( TOTM ) 5 5 5
2917 39 20 - - - Chất hóa dẻo phthalic khác và este của 0 0 0
alhydrit phthalic
2917 39 90 - - - Loại khác 0 0 0
3904 Polyme từ vinyl clorua hoặc từ olefin đã
halogen hóa khác, dạng nguyên sinh
3904 10 - Poly (vinyl clorua), chưa pha trộn với bất
kỳ chất nào khác:
3904 10 10 - - PVC homopolyme, dạng huyền phù 5 5 5
3904 10 20 - - PVC nhũ tương, dạng bột 0 0 0
- - Dạng hạt:
3904 10 31 - - - Loại dùng để sản xuất dây điện hoặc 5 5 5
dây điện thoại
3904 10 39 - - - Loại khác 5 5 5
3904 10 40 - - Loại khác, dạng bột 5 5 5
3904 10 90 - - Dạng khác 0 0 0
- Poly (vinyl clorua) khác:
3904 21 - - Chưa hóa dẻo:
3904 21 10 - - - Dạng bột 5 5 5
- - - Dạng hạt:
3904 21 21 - - - - Loại dùng để sản xuất dây điện hoặc 5 5 5
dây điện thoại
3904 21 29 - - - - Loại khác 5 5 5
3904 21 30 - - - Dạng lỏng hoặc bột nhão 0 0 0
3904 21 90 - - - Dạng khác 0 0 0
3904 22 - - Đã hóa dẻo:
3904 22 10 - - - Dạng bột 5 5 5
- - - Dạng hạt:
3904 22 21 - - - - Loại dùng để sản xuất dây điện hoặc 5 5 5
dây điện thoại
3904 22 29 - - - - Loại khác 5 5 5
3904 22 30 - - - Dạng lỏng hoặc bột nhão 0 0 0
3904 22 90 - - - Dạng khác 0 0 0

27
3904 30 - Copolyme vinyl clorua-vinyl axetat :
3904 30 10 - - Dạng bột 3 3 3
- - Dạng hạt:
3904 30 21 - - - Loại dùng để sản xuất dây điện hoặc 5 5 5
dây điện thoại
3904 30 29 - - - Loại khác 5 5 5
3904 30 90 - - Loại khác 0 0 0
3904 40 - Copolyme vinyl clorua khác:
3904 40 10 - - Dạng bột 3 3 3
- - Dạng hạt:
3904 40 21 - - - Loại dùng để sản xuất dây điện hoặc 5 5 5
dây điện thoại
3904 40 29 - - - Loại khác 5 5 5
3904 40 90 - - Loại khác 0 0 0
3904 50 - Vinyliden clorua polyme:
3904 50 10 - - Dạng bột 3 3 3
3904 50 20 - - Dạng hạt 5 5 5
3904 50 30 - - Dạng lỏng hoặc bột nhão 0 0 0
3904 50 90 - - Loại khác 0 0 0
- Flo-polyme:
3904 61 - - Polytetrafloetylen:
3904 61 10 - - - Dạng bột 3 3 3
3904 61 20 - - - Dạng hạt 5 5 5
3904 61 90 - - - Loại khác <
UBQG
Các tin mới
NGHỊ ĐỊNH 213 VỀ VIỆC BỔ SUNG 19 MẶT HÀNG VÀO DANH MỤC HÀNG
HÓA VÀ THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN
CEPT 2004-2006
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 213/2004/NĐ-CP NGÀY 24
THÁNG 12 NĂM 2004 VỀ VIỆC BỔ SUNG 19 MẶT HÀNG VÀO
DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU CỦA
VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ
HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN CHO CÁC

28
NĂM 2004 - 2006

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 26 tháng 12 năm 1991;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
ngày 05 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị quyết số 292/NQ-UBTVQH9 ngày 08 tháng 11 năm 1995 của ủy


ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giảm thuế nhập khẩu của Việt
Nam để thực hiện Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của
các nước ASEAN;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này 19 mặt hàng bổ sung vào Danh
mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam đã ban hành kèm
theo Nghị định số 78/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 và Nghị định
số 151/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ để thực hiện
Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN
cho các năm 2004 - 2006 (Danh mục kèm theo).

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và
áp dụng cho các Tờ khai hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký với cơ quan Hải
quan từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

Điều 3. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

29
DANH MỤC 19 MẶT HÀNG BỔ SUNG VÀO DANH MỤC HÀNG
HOÁ VÀ THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ
HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) CỦA CÁC NƯỚC ASEAN
CHO CÁC NĂM 2004 – 2006

(Ban hành kèm theo Nghị định số 213/2004/NĐ-CP


ngày 24 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ)

Thuế suất CEPT


Mã hàng Mô tả hàng hoá (%)
2004 2005 2006
4011 Lốp mới, loại dùng hơi bơm, bằng cao
su
4011 40 00 - Loại dùng cho xe mô tô 20 15 5
4013 Săm các loại bằng cao su
4013 90 - Loại khác:
4013 90 20 - - Loại dùng cho xe máy 20 15 5
7315 Xích và các bộ phận rời của xích, bằng
sắt hoặc thép
- Xích gồm nhiều mắt được nối bằng
khớp dạng bản lề và các bộ phận của
nó:
7315 11 - - Xích con lăn:
- - - Bằng thép mềm:
7315 11 12 - - - - Xích xe môtô 20 15 5
- - - Loại khác:
7315 11 22 - - - - Xích xe môtô 20 15 5
7315 19 - - Các bộ phận:
7315 19 20 - - - Của xích xe môtô khác 20 15 5
- Xích khác:
- - Loại khác:
- - - Bằng thép mềm:
7315 89 12 - - - - Xích xe môtô 1 1 1

30
UBQG
Các tin mới

31

You might also like