You are on page 1of 7

BÀI TẬP CHƯƠNG OXI:

ĐỀ 1
1. Hãy nêu tính chất hóa học quan trọng của oxi. Cho các ví dụ minh họa. (2đ)
2. Hãy phân biệt và gọi tên các oxit axit và oxit bazơ trong các oxit sau: (3đ)
CO2, MgO, N2O5, Fe2O3, K2O, SO2, CaO, SO3
3. Oxit của một nguyên tố M có hóa trị II chứa 20% oxi về khối lượng. Xác định công thức hóa học
của oxit. (2đ)
4. Đốt cháy 100 gam hỗn hợp gồm Fe và S dùng hết 33,6 lít khí oxi ở đktc. Tính % về khối lượng
mỗi chất trong hỗn hợp đầu. (3đ)
Cho Cu=64, Fe=56, S=32, O=16, Ca=40, K=39, Na=23, Ba=137, Zn=65
ĐỀ 2
1. Hãy phân biệt phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp. Cho ví dụ minh họa.
2. Hãy phân biệt và gọi tên các oxit axit và oxit bazơ trong các oxit sau:
P2O5, CuO, MgO, SO2, CO2, Cl2O7, BaO, FeO
3. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 kg than chứa 10% tạp chất. Tính thể tích không khí cần dùng. Biết rằng
5Voxi=Vkhông khí.
4 Cho 16,8 gam sắt tác dụng với 8,96 lít khí oxi ở đktc. Tính khối lượng chất dư và khối lượng oxit sắt
từ sinh ra.
Cho Fe=56, C=12, O=16, H=1, Cu=64, Al=27, Zn=56
ĐỀ 3
Trong các chất sau đây, hãy chọn các chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và viết các
phương trình điều chế oxi đó: KMnO4, CaCO3, KClO3, H2O2, K2SO4, H2O, không khí. (2đ)
1. Hãy phân biệt và gọi tên các oxit axit và oxit bazơ trong các oxit sau: (3đ)
CO2, BaO, N2O5, FeO, K2O, SO3, Na2O, Cl2O7
3. Nung 50 gam CaCO3 thu được khí CO2 và 16,8 gam CaO. Tính hiệu suất của phản ứng. (2đ)
4. Cho 23,2 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hết với 5,6 lít khí oxi ở đktc. Tính % về khối lương
của mỗi oxit tạo thành. (3đ)
Cho Fe=56, Cu=64, O=16, Ca=40. C=12, H=1
ĐỀ 4
1. Trình bày các phương pháp điều chế khi oxi trong công nghiệp. (2đ)
2. Hãy phân biệt và gọi tên các oxit axit và oxit bazơ trong các oxit sau: (2đ)
P2O5, CuO, HgO, K2O
3. Cho 11,5 gam Natri tác dụng với 2,24 lít khí oxi ở đktc. Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư, dư
bao nhiêu gam. (3đ)
4. Cho 22 gam hỗn hợp gồm C và S tác dụng hết với 2,24 lit khí oxi ở đktc. Tính phần trăm về
khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu. (3đ)
Cho S=32, C=12, O=16, Na=23, Cu=64, Fe=56, Zn=65
BÀI TẬP CHƯƠNG OXI-LƯU HUỲNH
Câu 1: Sự khác nhau về cấu hình electron giữa oxi và các nguyên tố khác trong nhóm VIA là
A. nguyên tử oxi có 2 electron độc thân. B. nguyên tử oxi không có phân lớp d.
C. nguyên tử oxi không bền. D. nguyên tử oxi có 6e lớp ngoài cùng.
Câu 2: Trong nhóm VIA, đi từ O đến Te thì bán kính nguyên tử
A. tăng, tính oxi hoá tăng. B. tăng, tính oxi hoá giảm.
C. giảm, tính oxi hoá giảm. D. giảm, tính oxi hoá tăng.
Câu 3: ở điều kiện thường H2O là chất lỏng, còn H2S, H2Se và H2Te là những chất khí là do
A. oxi trong nước có lai hoá sp3. B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ nhất.
C. oxi có độ âm điện lớn nhất. D. giữa các phân tử H2O có liên kết hiđro.
Câu 4: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh là do
A. oxi có độ âm điện lớn. B. oxi có 6 electron lớp ngoài cùng.
C. oxi có nhiều trong tự nhiên. D. oxi là chất khí.
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách
A. nhiệt phân các hợp chất giàu oxi. B. điện phân nước hoà tan H2SO4.
C. điện phân dung dịch CuSO4. D. chưng phân đoạn không khí lỏng.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế oxi người ta có thể thu oxi bằng phương pháp
A. đẩy không khí. B. đẩy nước. C. chưng cất. D. chiết.
Câu 7: Oxi và ozon là
A. hai dạng thù hình của oxi. B. hai đồng vị của oxi.
C. hai đồng phân của oxi. D. hai hợp chất của oxi.
Câu 8: Để phân biệt oxi và ozon, người ta có thể dùng
A. dd H2SO4. B. Ag. C. dd KI. D. dd NaOH.
Câu 9: Trong công nghiệp, để sản xuất H2SO4 đặc, người ta thu khí SO3 trong tháp hấp thụ bằng
A. H2O. B. H2SO4 98%. C. H2SO4 loãng. D.
BaCl2 loãng.
Câu 10: Khi đun nóng lưu huỳnh từ nhiệt độ thường đến 1700OC, sự biến đổi công thức phân tử của
lưu huỳnh là:
A. S ® S2 ® S8 ® Sn. B. Sn ® S8 ® S2 ® S.
C. S8 ® Sn ® S2 ® S. D. S2 ® S8 ® Sn ® S.
Câu 11: Lưu huỳnh tà phương (Sa) và lưu huỳnh đơn tà (Sb) là
A. hai dạng thù hình của lưu huỳnh. B. hai đồng vị của lưu huỳnh.
C. hai đồng phân của lưu huỳnh. D. hai hợp chất của lưu huỳnh.
Câu 12: Người ta có thể điều chế khí H2S bằng phản ứng nào dưới đây?
A. CuS + HCl. B. FeS + H2SO4 loãng. C. PbS + HNO3. D. ZnS + H2SO4 đặc.
Câu 13: Trong công nghiệp người ta thường điều chế CuSO4 bằng cách cho Cu phản ứng với
A. dung dịch Ag2SO4. B. dung dịch H2SO4 loãng.
C. dung dịch H2SO4 đặc, nóng. D. dung dịch H2SO4 loãng có sục khí oxi.
Câu 14: ở nhiệt độ thường, công thức phân tử của lưu huỳnh là
A. S2. B. Sn. C. S8. D. S.
Câu 15: H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc nào dưới đây?
A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2. B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn. D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al, Fe2O3.
Câu 16: Cho một lượng Fe dư tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thì muối thu được là
A. Fe2(SO4)3. B. FeSO4. C. Fe2(SO4)3 và FeSO4. D. Fe3(SO4)2.
Câu 17: Nếu cho H2SO4 đặc với số mol như nhau phản ứng vừa đủ với các chất thì phản ứng nào thu
được lượng CuSO4 ít nhất?
A. H2SO4 + CuO. B. H2SO4 + CuCO3.
C. H2SO4 + Cu. D. H2SO4 + Cu(OH)2.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S. B. CuS + 2HCl ® CuCl2 + H2S.
C. H2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ + 2HNO3. D. K2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ + 2KNO3.
Câu 19: Cho hỗn hợp khí gồm CO2, SO2 và SO3. Có thể loại bỏ SO2 và SO3 ra khỏi hỗn hợp bằng
A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch Br2.
C. dung dịch KMnO4. D. dung dịch Na2CO3.
Câu 20: Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là
A. Na2CO3. B. CaCO3. C. Al. D. quỳ tím.
Câu 21: Cho FeS (1); Cu (2); MgO (3); Fe (4); Fe3O4 (5); Cr (6). Dung dịch H2SO4 đặc
nguội không tác dụng với
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (1), (6). D. (4), (6).
Câu 22: Chỉ từ các chất: Fe, S, dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 có thể có bao nhiêu phương pháp
điều chế khí H2S bằng 2 phản ứng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 4,0 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu
được 2,24 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,2. B. 13,6. C. 12,8. D. 14,4.
Câu 24: Hoà tan hoàn toàn 17,5 gam hỗn hợp Al, Zn, Fe trong dung dịch H2SO4loãng dư thu được
11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 35,5. B. 41,5. C. 65,5. D. 113,5.
Câu 25: Cho m gam hỗn hợp CaCO3, ZnS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc).
Cho toàn bộ lượng khí đó tác dụng với SO2 dư thu được 9,6 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 29,7. B. 29,4. C. 24,9. D. 27,9.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,01 mol FeS rồi cho khí thu được hấp
thụ hết vào dung dịch KMnO4 vừa đủ, thu được V lít dung dịch có pH = 2. Giá trị của V là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 27: Trộn 22,4 gam bột Fe với 9,6 gam bột S rồi nung trong điều kiện không có không khí đến khi
phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Hoà tan X bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít O2(đktc). Giá trị của V là
A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68.
Câu 28: Cho 0,25 mol Fe tan vừa hết trong 0,6 mol H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chỉ chứa m
gam muối. Giá trị của m là
A. 50,0. B. 40,0. C. 42,8. D. 67,6.
Câu 29: Cho 17,6 gam FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ vừa
đủ bởi 291 ml dung dịch CuSO4 10%. Khối lượng riêng của dung dịch CuSO4 đã dùng là
A. 1,4 g/ml. B. 1,3 g/ml. C. 1,2 g/ml. D. 1,1 g/ml.
Câu 30: Dẫn từ từ đến dư khí H2S qua dung dịch X chứa NaCl, NH4Cl, CuCl2 và FeCl3 thu được kết
tủa Y gồm
A. CuS và FeS. B. CuS và S. C. CuS. D. Fe2S3và CuS.
Câu 31: Khi đốt cháy hoàn toàn 9,7 gam một chất A thu được khí SO2 và 8,1 gam một oxit kim loại
hóa trị II (chứa 80,2% kim loại về khối lượng). Lượng SO2 sinh ra phản ứng vừa đủ với 16 gam
Br2 trong dung dịch. Công thức phân tử của A là
A. ZnS2. B. ZnS. C. CuS2. D. CuS.
Câu 32: Cho 2,24 lít khí SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 50 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X
chứa
A. Na2SO3 và NaHSO3. B. NaHSO3. C. Na2SO3. D. Na2SO3 và NaOH.
Câu 33 (B-07): Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), thoát ra
0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất đó là
A. FeCO3. B. FeS2. C. FeS. D. FeO.
BÀI TẬP CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC:
âu 1: Tốc độ của một phản ứng có dạng:v=k.CxA.CyB (A, B là 2 chất khác nhau). Nếu tăng nồng độ A
lên 2 lần (nồng độ B không đổi) thì tốc độ phản ứng tăng 8 lần. Giá trị của x là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 2: Cho phản ứng sau: Các chất phản ứng => các chất sản phẩm. Yếu tố KHÔNG ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng nói trên là
A. nồng độ các chất phản ứng. B. nồng độ các chất sản phẩm.
C. nhiệt độ. D. chất xúc tác.
Câu 3: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Vậy khi tăng nhiệt độ của
phản ứng đó từ 25OC lên 75OC thì tốc độ phản ứng tăng
A. 5 lần. B. 10 lần. C. 16 lần. D. 32 lần.
Câu 4: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 3 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang
tiến hành ở 30OC) tăng 81 lần thì cần phải tăng nhiệt độ lên đến
A. 50OC. B. 60OC. C. 70OC. D. 80OC.
Câu 5: Khi tăng thêm 10OC, tốc độ một phản ứng hoá học tăng lên 4 lần. Vậy khi giảm nhiệt độ từ
70OC xuống 40OC thì tốc độ phản ứng giảm đi
A. 16 lần. B. 32 lần. C. 64 lần. D. 128 lần.
Câu 6: Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:
N2 + 3H2 <=> 2NH3. Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau:
[N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là
A. 3 và 6. B. 2 và 3. C. 4 và 8. D. 2 và 4.
Câu 7: Xét phản ứng sau ở nhiệt độ không đổi: 2NO + O2 <=> 2NO2. Khi thể tích bình phản ứng
giảm đi một nửa thì tốc độ phản ứng
A. tăng 4 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 8 lần. D. giảm 8 lần.
Câu 8: Cho 6 gam, kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 2M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau
đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng?
A. thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.
B. tăng nhiệt độ lên đến 50OC.
C. thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M.
D. tăng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên 2 lần.
Câu 9: Cho phản ứng: 2KClO3 (r) <=> 2KCl(r) + 3O2 (k). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của
phản ứng trên là
A. kích thước hạt KClO3. B. áp suất. C. chất xúc tác. D. nhiệt độ.
Câu 10: Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì nó
A. không xảy ra nữa. B. vẫn tiếp tục xảy ra.
C. chỉ xảy ra theo chiều thuận. D. chỉ xảy ra theo chiều nghịch.
Câu 11: Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng thay đổi khi
A. thay đổi nồng độ các chất. B. thay đổi nhiệt độ.
C. thay đổi áp suất. D. thêm chất xúc tác.
Câu 12: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 13: Cho phản ứng: Fe2O3 (r) + 3CO (k) => 2Fe (r) + 3CO2 (k).
Khi tăng áp suất của phản ứng này thì
A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng không bị chuyển dịch.
C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. phản ứng dừng lại.
Câu 14: Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) <=> 2NH3 (k) ΔH < 0.
Khi giảm nhiệt độ của phản ứng từ 450OC xuống đến 25 OC thì
A. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. cân bằng không bị chuyển dịch.
C. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. D. phản ứng dừng lại.
Câu 15: Phản ứng: 2SO2 + O2 <=> 2SO 3 ΔH < 0. Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân
bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là
A. thuận và thuận. B. thuận và nghịch.
C. nghịch và nghịch. D.nghịch và thuận.
Câu 16: Trộn 1 mol H2 với 1 mol I2 trong bình kín dung tích 1 lít. Biết rằng ở 410O, hằng số tốc độ của
phản ứng thuận là 0,0659 và hằng số tốc độ của phản ứng nghịch là 0,0017. Khi phản ứng đạt
tới trạng thái cân bằng ở 410OC thì nồng độ của HI là
A. 2,95. B. 1,52. C. 1,47. D. 0,76.
Câu 17: Cho phản ứng sau ở một nhiệt độ nhất định: N2 + 3H3 <=> 2NH3. Nồng độ (mol/l) lúc
ban đầu của N2 và H2 lần lượt là 0,21 và 2,6. Biết KC của phản ứng là 2. Nồng độ cân bằng
(mol/l) của N2, H2, NH3 tương ứng là
A. 0,08; 1 và 0,4. B. 0,01; 2 và 0,4. C. 0,02; 1 và 0,2. D. 0,001; 2 và 0,04.
Câu 18: Cho phản ứng: CO (k) + H2O (k) <=> CO2 (k) + H2 (k)
Biết KC của phản ứng là 1 và nồng độ ban đầu của CO và H2O tương ứng là 0,1 mol/l và 0,4 mol/l.
Nồng độ cân bằng (mol/l) của CO và H2O tương ứng là
A. 0,08 và 0,08. B. 0,02 và 0,08. C. 0,02 và 0,32. D. 0,05 và 0,35.
Câu 19: Một bình kín dung tích không đổi V lít chứa NH3 ở 0 C và 1atm với nồng độ 1mol/l. Nung
O

bình đến 546OC và NH3 bị phân huỷ theo phản ứng: 2NH3 <=> N2 + 3H2. Khi phản ứng đạt
tới trạng thái cân bằng, áp suất khí trong bình là 3,3atm. ở nhiệt độ này nồng độ cân bằng của
NH3 (mol/l) và giá trị của KC là
A. 0,1; 2,01.10-3. B. 0,9; 2,08.10-4. C. 0,15; 3,02.10-4. D. 0,05; 3,27.10-3.
Câu 20: Cho phương trình phản ứng: 2A(k) + B (k) <=> 2X (k) + 2Y(k). Người ta trộn 4 chất, mỗi
chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol.
Hằng số cân bằng của phản ứng này là
A. 58,51 B. 33,44. C. 29,26 D. 40,96.
Câu 21: Cho phản ứng: CO + Cl2 <=> COCl2 thực hiện trong bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ
không đổi. Khi cân bằng [CO] = 0,02; [Cl2] = 0,01; [COCl2] = 0,02. Bơm thêm vào bình
1,42gam Cl2. Nồng độ mol/l của CO; Cl2 và COCl2 ở trạng thái cân bằng mới lần lượt là
A. 0,013; 0,023 và 0,027. B. 0,014; 0,024 và 0,026.
C. 0,015; 0,025 và 0,025. D. 0,016; 0,026 và 0,024.
Câu 22 (A-07): Khi tiến hành este hóa giữa 1 mol CH3COOH với 1 mol C2H5OH thì thu được 2/3 mol
este. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hóa 1 mol axit axetic
cần số mol rượu etylic là (các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)
A. 0,342. B. 2,925. C. 0,456. D. 2,412.
Câu 23: Cho cân bằng: N2O4 <=> 2NO2. Cho 18,4 gam N2O4 vào bình chân không dung tích 5,9 lít ở
27OC, khi đạt đến trạng thái cân bằng, áp suất là 1 atm. Hằng số cân bằng KC ở nhiệt độ này là
A. 0,040. B. 0,007. C. 0,500. D. 0,008.
Câu 24: Khi hoà tan SO2 vào nước có cân bằng sau: SO2 + H2O <=> HSO3- + H+. Khi cho thêm
NaOH và khi cho thêm H2SO4 loãng vào dung dịch trên thì cân bằng sẽ chuyển dịch tương ứng

A. thuận và thuận. B. thuận và nghịch.
C. nghịch và thuận. D. nghịch và nghịch.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II_MÔN HÓA HỌC_KHỐI 10
ĐỀ 01
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)
Kali pemanganat→ clo→ axit clohiđric → bạc clorua → clo → brom

Canxi clorua → canxi hiđroxit → clorua vôi
2. Bổ túc và cân bằng phương trình phản ứng

Cl2 + ? KClO3 + ? + ?
NaBr + ? NaCl + ?
SiO2 + ? ? + H2O
NaCl + ? NaNO3 + ?

3. Từ Na, H2O, KMnO4, NaCl (rắn), H2SO4 (đặc) hãy viết phương trình điều chế nước Javen.
4. Viết phương trình chứng minh O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
5. Cho 13,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 tác dụng với 500 g dd HCl thu được 28,95 gam muối.
a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
b. Tính C% dd HCl cần dùng.
Cho Fe=56, O=16, H=1, Cl=35,5
.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II_MÔN HÓA HỌC_KHỐI 10
ĐỀ 2
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)
Mangan đioxit → clo → sắt (III) clorua → natri clorua → natri hiđroxit → nước Javen

Sắt (II) clorua→ sắt (III) clorua → sắt (III) hiđroxit
2. Bổ túc và cân bằng phương trình phản ứng

Fe3O4 + ? FeCl2 + ? + ?
Cl2 + ? I2 + ?
F2 + ? O2 + ?
NaBr + ? NaNO3 + ?

3. Từ Ca, H2O, MnO2, NaCl (rắn), H2SO4 (đặc) hãy viết phương trình điều chế Clorua vôi.
4. Viết phương trình chứng minh S vừa có tính khử (1 phương trình) vừa có tính oxi hóa (1
phương trình).
5. Cho 10,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng hết với dd HCl 7,3% thu được 11,2 lit khí
(đktc).
a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu.
b. Tính khối lượng dd HCl cần dung
Cho Mg=24, Al=27, H=1, Cl=35,5
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG NHÓM OXI
ĐẾ 1
A. TRẮC NGHIỆM: (4điểm)
Câu 1. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm
VIA?
A. 1s 2s2 2p4.
2
B. 1s2 2s2 2p6.
C. [Ne] 3s 3p .
2 6
D. [Ar] 4s2 4p6.
Câu 2. Chọn hợp chất của lưu huỳnh có tính tẩy màu.
A. H2SO4. B. H2S. C. SO2. D. SO3.
Câu 3. H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh?
A. O2. B. SO2. C. FeCl3. D. CuCl2.
Câu 4. Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH
0,4M để trung hoà dung dịch X bằng
A. 100 ml. B. 120 ml. C. 160 ml. D. 200 ml.
Câu 5. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí H2S?
A. P2O5. B. H2SO4 đặc. C. CaO. D. Cả 3 chất.
Câu 6. Từ 120 kg FeS2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu lit dung dịch H2SO498% (d = 1,84
gam/ml)?
A. 120 lit. B. 114,5 lit. C. 108,7 lit. D. 184 lit.
Câu 7. Số oxi hoá của S trong các chất: SO2, SO3, S, H2S, H2SO4, Na2SO4 lần lượt là:
A. +4, +4, 0, -2, +6, +6. B. +4, +6, 0, -2, +6, +4.
C. +4, +6, 0, -2, +6, +6. D. +4, +6, 0, -2, +4, +6.
Câu 8. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. 2FeO + 4H2SO4 đặc -> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
B. Fe2O3 + 4H2SO4 đặc -> Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
C. FeO + H2SO4 loãng -> FeSO4 + H2O.
D. Fe2O3 + 3H2SO4 loãng -> Fe2(SO4)3 + 3H2O.
B. TỰ LUẬN
Bài 1: (2 điểm) Cho biết tính chất hoá học đặc trưng của lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh. Viết phương
trình phản ứng minh hoạ.
Bài 2: (4 điểm) Hoà tan hoàn toàn 2,72 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 đặc
nóng thu được 672 ml khí SO2 (ở đktc) ( sản phẩm khử duy nhất). Hấp thụ toàn bộ lượng khí
SO2 đó vào bình đựng 200 ml dung dịch NaOH 0.5M thu được dung dịch B.
a) Viết các phương trình phản ứng.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A?
c) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B?

ĐỀ 2
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1. Phản ứng nào không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch nước clo. B. SO2 + dung dịch BaCl2.
C. SO2 + dung dịch H2S. D. SO2 + dung dịch NaOH.
Câu 2. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt khí SO2 và CO2?
A. dung dịch nước brom. B. dung dịch NaOH.
C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch Ca(OH)2.
Câu 3. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là:
A. CO2 và SO2. B. H2S và CO2.
C. SO2. D. CO2.
Câu 4. Axit sunfuric đậm đặc được dùng để làm khô chất khí nào sau đây?
1. Khí H2. B. Khí CO2. C. Hơi nước. D. Khí H2S.
Câu 5. Hidrosunfua là 1 axit
A. có tính khử mạnh. B. có tính oxi hóa mạnh.
C. có tính axit mạnh. D. vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Câu 6. Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl2 thấy
có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum là
A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3.
C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3.
Câu 7. Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hoá?
A. KHS. B. Na2SO3. C. SO2. D. H2SO4.
Câu 8. Cho 12 gam một kim loại hoá trị 2 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 5,6 lit khí
(ở O0C, 2 atm). Kim loại hoá trị 2 là
A. Canxi. B. Sắt. C. Magiê. D. Đồng.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
a) Nguyên tố lưu huỳnh có các trạng thái oxi hoá là: -2, 0, +4, +6. Hãy viết công thức hoá học của
những chất mà nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hoá tương ứng.
b) Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho sơ đồ sau:
S0 ® S+6 ; S-2 ® S0; S+6 ® S+4 ;
Bài 2: (4điểm)
Cho 11 gam hỗn hợp A gồm sắt và nhôm phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được
10,08 lit khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ khí sinh ra vào 288 gam
dung dịch NaOH 10% thu được dung dịch B.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp A?
c) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B?

You might also like