You are on page 1of 4

Tạp chí Hóa Học và Ứng dụng, 12 (48) / 2005

Sử dụng ô chữ đố vui trong giảng dạy, ôn tập hóa


học ở trường phổ thông
Lê Phạm Thành

I. Lý do chọn đề tài
Trong giảng dạy và nhất là ôn tập hóa học ở trường phổ thông trung học (PTTH), một
vấn đề quan trọng được đặt ra là làm sao để có thể gây được sự hứng thú đối với học sinh
(HS) để từ đó khiến các em thực sự tích cực và trở nên đam mê đối với việc học môn hóa
học, không xem đó như một môn học nhàm chán, khó hiểu. Ngoài hướng chính là cải cách
nội dung sách giáo khoa (SGK) và đổi mới phương pháp dạy – học, cũng như việc nâng
cao năng lực, trình độ của người giáo viên (GV) thì chúng tôi thấy rằng việc đưa các câu
đố vui về hóa học lồng ghép vào các giờ học, các giờ ôn tập hay các buổi sinh hoạt là một
hình thức rất hiệu quả. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng ô chữ đố vui
trong giảng dạy, ôn tập hóa học ở trường phổ thông”.

II. Nguyên tắc xây dựng ô chữ


Việc xây dựng các ô chữ đố vui phải tuân theo những nguyên tắc sau:
 Kiến thức bám sát chương trình phổ thông, chỉ nên dùng các kiến thức mà các em đã
được học trên lớp.
 Mở rộng thêm một số kiến thức hóa học có liên quan đến đời sống sinh hoạt thực tế
hàng ngày.
 Trong một ô chữ nên có cả câu hỏi dễ và khó để kích thích sự tích cực của học sinh,
tuy nhiên không nên dùng quá nhiều câu hỏi khó, dễ gây chán nản.
 Có thể xây dựng các ô chữ theo từng chủ đề kiến thức đã học trong chương trình
phổ thông hoặc theo hướng kiến thức tổng hợp tùy theo mục đích dùng để ôn tập chương
hay ôn tập chung.
 Ô chữ xây dựng theo cấu trúc gồm có một số từ hàng ngang và một từ khóa hàng
dọc hay có thể dưới dạng gồm nhiều từ hàng ngang và nhiều từ hàng dọc.

III. Cách sử dụng các ô chữ


Các ô chữ có thể được sử dụng dưới các hình thức:
 Dùng trong các buổi ôn tập trên lớp.
 Dưới dạng thi trong các buổi sinh hoạt hay dã ngoại.
 Bài tập làm thêm ở nhà của học sinh.
 Trò chơi.
Tạp chí Hóa Học và Ứng dụng, 12 (48) / 2005

IV. Một số ô chữ theo chủ đề


a. Ô chữ chương nhóm Halogen

1 H I D R O F L O R U A
2 T A Y M A U
3 C L O H I D R I C
4 B R O M
5 A N H S A N G
6 J A V E L
7 B A C N I T R A T

1. Khí gì tan trong nước


Ăn mòn được thủy tinh
Dung dịch có ứng dụng
Để khắc chữ khắc hình?
2. Clo ẩm có tính chất gì?
3. Axit gì nhận biết
Bằng quỳ tím đổi màu
Thêm vào bạc nitrat
Tạo kết tủa trắng phau?
4. Nguyên tố nào mà tên gọi của nó có nghĩa là: “hôi, thối”?
5. Phản ứng giữa Cl2 và H2 cần có điều kiện gì?
6. Dung dịch chứa NaCl và NaClO trong nước (hoặc KCl và KClO) gọi dung dịch gì?
7. Người ta thường dùng dung dịch muối này để nhận biết gốc halogenua?

b. Ô chữ chương nhóm Oxi

1 M Ù I T R Ứ N G T H Ố I
2 T E L U
3 O Z O N
4 T H Ụ Đ Ộ N G
5 S E L E N
6 L Ư U H U Ỳ N H
7 K E T T U A
8 D I E M S I N H
Tạp chí Hóa Học và Ứng dụng, 12 (48) / 2005

9 P I R I T

1. Khí hiđrosulfua có mùi gì?


2. Nguyên tố nào mà tên gọi của nó có nghĩa là “quả đất”?
3. Khí gì hấp thụ được
Tia tử ngoại mặt trời
Là lá chắn hữu hiệu
Cho sự sống sinh sôi
4. Al và Fe bị làm sao trong dung dịch H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội?
5. Nguyên tố nào mà tên gọi của nó có nghĩa là mặt trăng?
6. Người ta thường dùng chất nào để lưu hóa cao su?
7. Hiện tượng gì xảy ra khi cho BaCl2 vào muối sulfat hoặc axit sulfuric?
8. Tên thương mại của lưu huỳnh?
9. Loại quặng phổ biến dùng để sản xuất axit sulfuric?

c. Ô chữ nhóm Nitơ

1 A Z O T
2 L A N
3 C H A T K H U
4 C A T P H A N D O A N
5 L A O C A I
6 D I N I T O O X I T
7 D A Y K H O N G K H I
8 U R E
9 V A N G

1. Một tên gọi của nitơ có nghĩa là không có sự sống?


2. Phốt pho khi bón cho cây được gọi là gì?
3. NH3 thể hiện tính chất hóa học như thế nào?
4. Trong công nghiệp người ta điều chế N2 bằng cách nào?
5. Tên một mỏ Apatit của nước ta.
6. Khí vui (cười) có tên gọi là gì?
7. Cách thu khí NH3?
8. Tên một loại phân đạm.
9. Ngọn lửa của NH3 có màu gì?

d. Ô chữ nhóm Cacbon


Tạp chí Hóa Học và Ứng dụng, 12 (48) / 2005

1 K H U
2 S I L I C A T
3 K I M L O A I
4 C A T
5 K H O N G T A O M U O I
6 T H A N H O T T I N H
7 B A N D A N
8 K H I L O G A

1. Tính chất đặc trưng của CO là gì?


2. Ngành công nghiệp bao gồm các ngành: sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng…
được gọi là ngành công nghiệp gì?
3. Thiếc và chì là các nguyên tố gì?
4. Dạng hợp chất hay gặp nhất của Silic trong tự nhiên là gì?
5. CO là oxit loại nào?
6. Than gỗ có khả năng hấp phụ mạnh được gọi là gì?
7. Silic và gecmani có tính chất gì?
8. Hỗn hợp khí gồm có 25% CO, 70% N2, 4% CO2 và 1% các khí khác được gọi là gì?

You might also like