You are on page 1of 22

Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 1

LỜI GIỚI THIỆU


Trong cuộc sống hiện tại, nhu cầu kiểm tra sức khỏe định kỳ của mỗi người ngày
càng được nâng cao. Với sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự phát triển
trong lãnh vực điện tử giúp con người có khả năng tạo ra được những sáng kiến, sản
phẩm phục vụ cho lợi ích của con người một cách thuận tiện hơn.

Sinh viên ngành Kỹ thuật đo và Tin học công nghiệp được trang bị nhiều kiến
thức chuyên ngành về điện, điện tử. Với đồ án môn học “Thiết bị đo lường” nhóm đi
tới ý tưởng thiết kế một thiết bị đo điện tim với thiết kế nhỏ gọn có khả năng di động
với ứng dụng của công nghệ vi xử lý thay cho các kết cấu thanh ghi, băng giấy…
cồng kềnh của các thiết bị đo điện tim cổ điển. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Anh Tuấn, nhóm đồ án xin được lựa chọn đề tài:

“THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN TIM MINI”

Do thời gian ngắn và kinh nghiệm thực tế chưa được nhiều nên đề tài không tránh
khỏi sự giản đơn và các khiếm khuyết. Mong được thầy tiếp tục chỉ dẫn và góp ý để
nhóm có thể đi tới kết quả cuối cùng là thiết kế ra được thiết bị đo điện tim mini có
thể ứng dụng rộng rãi trên thị trường.

Qua đây, một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã góp
ý, giải đáp thắc mắc cho nhóm và đặc biệt là sự hướng dẫn chi tiết, tận tình của thầy
Nguyễn Anh Tuấn đã giúp cho nhóm hiểu ra được thêm rất nhiều điều phục vụ cho
quá trình học tập, làm việc sau này.

Quá trình thực hiện đề tài theo sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh Tuấn nhóm
đã tiến hành phân công và thực hiện công việc chính như sau:

NGUYỄN BÁ BIỀN - Thiết kế và thi công mạch cứng


- Hỗ trợ phần cơ sở dữ liệu trên giao diện máy tính
ĐỖ THANH HẢI - Lập trình phần mềm trên vi xử lý
CHU MINH HUẤN - Thiết kế và lập trình phần giao diện Visual Basic

Hà Nội, tháng 7 năm 2009

Nhóm thực hiện


2 Đồ án Thiết bị đo

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU.........................................................................................................1
MỤC LỤC....................................................................................................................2
Danh mục hình vẽ:.......................................................................................................4
Danh mục từ viết tắt:...................................................................................................4
1. Tổng quan đề tài thiết kế thiết bị đo điện tim mini..................................................5
2. Thiết kế mạch đầu vào thu thập tín hiệu điện tim....................................................5
2.1. Sơ lược về tín hiệu điện tim..................................................................................5

2.2. Điện cực và cáp bọc kim chống nhiễu..................................................................6

2.3. Mạch khuếch đại Vi sai.........................................................................................7

2.4. Mạch điều khiển chân phải...................................................................................7

2.5. Mạch lọc thông cao..............................................................................................9

2.6. Mạch lọc thông thấp.............................................................................................9

2.7. Mạch khuếch đại lặp..........................................................................................10

3. Thiết kế bộ nguồn cho mạch đo và mạch điều khiển.............................................11


3.1. Tính toán thiết kế nguồn +/-9V cho khuếch đại thuật toán................................11

3.2. Thiết kế nguồn 5V cho vi điều khiển và các modul khác trên mạch...................12

4. Sử dụng vi điều khiển để lấy mẫu và xử lý tín hiệu điện tim..................................13


4.1. Tổng quan về phần cứng vi xử lý.......................................................................13

4.2. Lập trình phần mềm...........................................................................................13

5. Kết nối mạch với máy tính, thiết kế giao diện chức năng trên máy tính................15
5.1. Giao diện của chương trình được viết trên Visual Basic 6.0 ..............................15

Yêu cầu đối với phần giao diện trên máy tính.......................................................15

Thực hiện cài đặt các thông số kết nối với mạch cứng theo chuẩn truyền tin
RS232....................................................................................................................15

Thực hiện việc vẽ lại đồ thị điện tim từ các giá trị đo được của mạch cứng..........15

Thực hiện việc lưu trữ thông tin đo vào cơ sở dữ liệu trên máy tính.....................15

Các chức năng của chương trình...........................................................................15

5.2. Lưu trữ các số liệu..............................................................................................17


Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 3

Phần mềm trên máy tính quản lý dữ liệu liên quan bằng thư viện DAO (Data Access
Objects). Các thông tin cần thiết về người đo điện tim được lưu lại như là: Họ và tên,
mã lưu trữ, ngày đo, chú thích… được phần mềm lưu lại trên một file mdb (định
dạng file dữ liệu của Microsoft Access) nằm trong thư mục chứa chương trình. Ngoài
ra một điều rất quan trọng chính là các dữ liệu về tín hiệu điện tim cũng được phần
mềm thực hiện lưu lại trên các file *.ECG với tên file chính là mã lưu trữ. Việc tạo ra
file từ những dữ liệu nhận được từ mạch đo được thực hiện bằng việc sử dụng mô
hình FSO (File System Object). Những file này được lưu trữ trong thư mục data nằm
cùng với file chạy phần mềm. Dữ liệu từ các file này dễ dàng được truy xuất và tiến
hành vẽ lại đồ thị điện tim đo được sau khi có yêu cầu (nhấn vào nút XEM trên cửa
sổ quản lý dữ liệu).....................................................................................................18

5.3. Thực hiện mô phỏng phần mềm và nhận xét.....................................................18

Thực hiện mô phỏng phần mềm...........................................................................18

Đánh giá nhận xét về phần mềm..........................................................................19

6. Kết luận và một số kết quả của mạch đo điện tim.................................................19


Tổng hợp một số tài liệu đã tham khảo:....................................................................22
4 Đồ án Thiết bị đo

Danh mục hình vẽ:


Hình 2.1: Hình dạng và thông số của tín hiệu điện tim thông thường
Hình 2.3: Mạch điều khiển chân phải
Hình 2.2: Sơ đồ khuếch đại vi sai sử dụng AD620 và mạch điều khiển chân phải
Hình 2.1: Hình dạng và thông số của tín hiệu điện tim thông thường
Hình 2.4: Sơ đồ mạch lọc thông cao
Hình 2.5: Sơ đồ mạch lọc thông thấp
Hình 2.6: Sơ đồ thiết kế mạch khuếch đại lặp
Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn
Hình 3.2: Hình dạng của điện áp ra sau cầu diode
Hình 5.1: Đồ thị điện tim mẫu vẽ bằng Teechart
Hình 5.2: Điện áp đo được sau khi trừ offset
Hình 5.3: Form lưu trữ và quản lý thông tin
Hình 5.4: Sơ đồ mô hình mô phỏng trên Proteus
Hình 6.1: Kết quả test phần cứng với LCD và phím bấm
Hình 6.2: Phân áp điện áp xoay chiều 12V để lấy điện áp 1.2mV
Hình 6.3: Tín hiệu hình sin qua bộ khuếch đại và lọc (đã được bù offset)

Danh mục từ viết tắt:


Từ viết tắt Từ đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
ECG Electrocardiogram Điện tim đồ
LA Left Arm Tay trái
RA Right Arm Tay phải
RL Right RL Chân phải
DRL Driven Right Leg Mạch điều khiển chân phải
LCD Liquid Crystal Display Màn hình tinh thể lỏng
IC Intergrated Circuit Vi mạch tích hợp
UART Universal asynchronous Bộ thu/phát không đồng bộ
receiver/transmitter đa năng
ADC Analog/Digital Converter Bộ chuyển đổi tương tự/số
VB Visual Basic Phần mềm Visual Basic
PC Personal Computer Máy tính cá nhân
VĐK Vi điều khiển
DAO Data Access Object Đối tượng quản lý dữ liệu
FSO File System Object Đối tượng tệp tin hệ thống
RTC Real Time Clock Đồng hồ thời gian thực
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 5

1. Tổng quan đề tài thiết kế thiết bị đo điện tim mini


Thiết kế mạch đo điện tim với khả năng đo đường chuyển đạo chính LA-RA:

− Sử dụng 3 điện cực gắn ở tay trái, tay phải và chân phải để đo đường
chuyển đạo LA-RA của tín hiệu điện tim. Có kết hợp mạch điều khiển chân
phải (DRL).

− Thiết bị có khả năng đưa ra được các thông số về tín hiệu điện tim như:

o Tần số nhịp đập

o Ngưỡng điện áp cao nhất, thấp nhất, các khoảng thời gian của các
sóng P, S, R.

o Nhận dạng một số trường hợp cơ bản về sự bất thường của điện
tim

− Khối vi điều khiển đảm nhiệm chức năng thu thập tín hiệu điện tim, có màn
hình LCD hiển thị thông số điện tim và giao diện nút chọn lựa chức năng.

− Thiết bị có giao tiếp với máy tính để truyền tín hiệu điện tim về máy tính
phục vụ hiển thị, lưu trữ, chẩn đoán…

2. Thiết kế mạch đầu vào thu thập tín hiệu điện tim
2.1. Sơ lược về tín hiệu điện tim
Tín hiệu điện tim (đối với đạo trình Tay trái – Tay phải) có hình dạng chuẩn như
hình vẽ sau:
6 Đồ án Thiết bị đo

Hình 2.1: Hình dạng và thông số của tín hiệu điện tim thông thường
Giá trị biên độ lớn nhất thuộc về sóng R (1.2-1.5mV) do đó để đưa về điện áp
chuẩn qua ADC xử lý cần khuếch đại tín hiệu lên khoảng 1000-2000 lần. Chu kỳ
của tín hiệu điện tim nằm trong khoảng 60-300BPM (tương ứng 1-5Hz), tuy nhiên
dải tần cần quan tâm để xử lý tín hiệu điện tim là khoảng từ 0.1Hz-150Hz (theo quy
ước thông dụng trong việc thu thập xử lý tín hiệu điện tim).
2.2. Điện cực và cáp bọc kim chống nhiễu
Do tín hiệu điện tim rất nhỏ (cỡ milivolt) nên nó rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố nhiễu từ bên ngoài như điện từ trường, nhiệt độ do đó việc sử dụng dây nào để nối
điện cực đo với mạch đo là một yếu tố quan trọng. Trong đề tài này cáp đồng mềm
một lõi vỏ PVC có bọc kim được sử dụng để loại trừ các ảnh hưởng của điện từ
trường ngoài tới tín hiệu điện tim khi nó truyền trên dây dẫn.

Điện cực điện tim được lựa chọn là điện cực dán chủng loại MEDI-TRACE 210
của hãng KENDALL. Đây là loại điện cực sử dụng một lần với cấu tạo Ag/AgCl
(đầu kim loại làm từ bạc và lớp tiếp giáp với da được làm từ một loại keo hỗn hợp
dẫn điện với thành phần chứa AgCl).
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 7

2.3. Mạch khuếch đại Vi sai

Hình 2.2: Sơ đồ khuếch đại vi sai sử dụng AD620


và mạch điều khiển chân phải
AD620 là IC khuếch đại vi sai cho chất lượng cao. Với khả năng dễ dàng điều
chỉnh hệ số khuếch đại từ 1 cho tới 1000 bằng cách thay đổi giá trị điện trở khuếch
đại đặt vào giữa của hai phần tử khuếch đại thuật toán nằm bên trong IC (được nối
ra ngoài qua chân 2 và chân 8). Dòng bias đầu vào tối đa là 1nA, đặc tính khuếch
đại ít phụ thuộc vào nhiệt độ (điện áp offset tối đa 0.6µV/ºC). Hệ số khuếch đại của
AD620 được tính bằng công thức:
49.4 k Ω 49.4kΩ
G= + 1⇒ R G =
RG G −1
Với sự lựa chọn RG = 3.3KΩ ta có hệ số khuếch đại qua AD620 là:
49 .4
G1 = +1 = 5.94 ≈ 6
10
2.4. Mạch điều khiển chân phải
Trong quá trình đo điện tim, tồn tại một điện áp Vc giữa điểm trung tính trên cơ
thể người và điểm trung tính trên mạch đo. Điều này dẫn đến việc tín hiệu điện tim
thu được bị lệch khỏi đường cơ sở. Để tránh hiện tượng trôi điểm không trong quá
trình đo điện tim người ta thường dùng một mạch điều khiển chân phải (nối với một
điện cực gắn vào chân phải) để nhằm mục đích giảm điện áp chênh lệch Vc. Tuy
nhiên nếu không đảm bảo được sự cách ly với điện kháng đủ lớn dòng điện chạy
qua điện cực này có thể gây nguy hiểm tới người sử dụng.
8 Đồ án Thiết bị đo

Hình 2.3: Mạch điều khiển chân phải


Quan sát trên hình 2.3 ta thấy được điện thế giữa trung tính của mạch đo (Vo) và
trung tính của người (Vc) của khuếch đại U1 (OP07) có quan hệ như sau:
vC − vO = R1 × id với id là dòng điện chạy từ mạch đo vào chân phải.
R R ( R PR )
Mặt khác ta lại có vO = − ( R PR ) vC ⇒ vC = R + ( R PR ) i d do đó để giảm được điện
2 1 3 4

3 4 2 3 4

áp chênh lệch Vc ta phải chọn lựa R1,R2,R3,R4 sao cho với i d cho trước thì Vc phải
nhỏ hơn mức quy định.
Theo tiêu chuẩn điện tim quy ước quốc tế dòng id thường ở mức nhỏ hơn 20µA
(với dòng >5mA trong khoảng thời gian 200mS có thể gây sốc cho tim). Với những
giá trị điện trở lựa chọn trên hình vẽ ta tính được: vC ≤ 47 µV . Khi đó chỉ cần bù sai
lệch tĩnh tương ứng với 47 µV (hoặc bỏ qua nếu không cần thiết) thì tín hiệu điện tim
thu được sẽ tránh được hiện tượng trôi điểm không khi đo. Tụ điện C1 mắc nối tiếp
với R5 nhằm mục đích lọc nhiễu cao tần khi chạy qua mạch điều khiển chân phải.
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 9

2.5. Mạch lọc thông cao

Hình 2.4: Mạch lọc thông cao


Đối với tín hiệu điện tim, tần số cần quan tâm nằm trong khoảng 0.05Hz tới
150Hz. Do đó bộ lọc thông cao phải đáp ứng cho phép tín hiệu với tần số >0.05Hz
đi qua. Để đáp ứng được điều này lựa chọn tốt nhất là mạch lọc thông cao RC.
Công thức tính tần số cắt như sau:
1 1
fc = = = 0.04823Hz ≈ 0.05Hz
2π RC 2π × 3.3 ×10 6 × 10 −6
Hệ số khuếch đại qua mạch lọc thông cao là: G2 = R 20 / R19 = (33+ 10) /10= 4.3

2.6. Mạch lọc thông thấp

Hình 2.5: Sơ đồ mạch lọc thông thấp


Mạch lọc thông thấp cũng sử dụng mạch lọc RC bậc 1. Tần số cắt được tính ra
như sau:
10 Đồ án Thiết bị đo

1 1
fc = = = 146.148Hz ≈ 150Hz
2π RC 2π × 3.3 ×10 3 × 0.33 × 10 − 6
Hệ số khuếch đại tín hiệu sau khi qua mạch lọc này:
G3=R10/R11=(330+10)/10=34.

2.7. Mạch khuếch đại lặp


Do tín hiệu điện tim là tín hiệu xoay chiều trong khi ADC của PIC chỉ có khả
năng lấy mẫu các tín hiệu nằm trong khoảng từ 0V đễ Vref cho nên phải thiết kế
mạch khuếch đại lặp có tác dụng điều chỉnh offset cho tín hiệu điện tim sau mạch
khuếch đại về dạng điện áp trong khoảng từ 0V-Vref.

Mạch khuếch đại lựa chọn trong trường hợp này là mạch khuếch đại vi sai đơn
giản. Sử dụng khuếch đại thuật toán OP07 cho chất lượng đáp ứng rất tốt.

Hình 2.6: Sơ đồ thiết kế mạch khuếch đại lặp


Sơ đồ này là sơ đồ mạch khuếch đại vi sai hai tín hiệu vào. Với các thông số linh
kiện lựa chọn trên hình vẽ thì điện áp tại ECG_OUT được tính theo công thức:
R16 R2 R16
V 0 = (1 + )+ 5− Vecg _ s 2adc
R15 R1 + R 2 R15
V 0 = (5 − Vecg _ s 2adc ) / 2
Tóm lại: Hệ số khuếch đại đối với tín hiệu điện tim sau khi qua mạch chuẩn hóa
là: G = G1 × G 2 × G3 = 6 × 4.3 × 34 = 877 .2
Như vậy tín hiệu điện tim đã được đưa về dạng chuẩn với biên độ max bằng
0.5 × (5 − Vecg _ 2adc ) . Với tín hiệu điện tim dao động trong khoảng ±1.5mV thì biên
độ tín hiệu dao động trong khoảng từ 1.18 V đến 3.81V
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 11

3. Thiết kế bộ nguồn cho mạch đo và mạch điều khiển


3.1. Tính toán thiết kế nguồn +/-9V cho khuếch đại thuật toán
Để đảm bảo được sự hoạt động chính xác cho các IC khuếch đại thuật toán thì
việc cách ly nguồn cung cấp cho nó khỏi các thiết bị khác là cực kỳ quan trọng. Vì
lý do đó phải thiết kế mạch nguồn riêng cấp cho các IC khuếch đại thuật toán trong
mạch.

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lý mạch nguồn


Nguồn được lấy từ điện áp 220VAC/50Hz. Sau khi đưa qua biến áp lấy được
giá trị điện áp +15VAC/-15VAC(50Hz), giá trị này là giá trị hiệu dụng của tín hiệu.
Giá trị đỉnh của điện áp này sau chỉnh lưu cầu đi-ốt là VP = 15 2 − 2 × 0.7 = 19.8V
(trong đó 0.7 là độ sụt áp qua mỗi đi-ốt của cầu).

Do mạch nguồn chỉ cung cấp cho 5 IC khuếch đại thuật toán trên mạch nên
dòng yêu cầu là không lớn. Ta thiết kế mạch nguồn có thể cung cấp điện áp +/-9V
với dòng điện tối đa là 200mA.

Cấu tạo của IC ổn áp họ 78xx và 79xx chỉ hoạt động khi điện áp đầu vào lớn
hơn điện áp đầu ra từ 1,6V trở lên. Công thức tính giá trị tụ bù để san phẳng hình
dạng điện áp sau cầu diode như sau:
I LOAD × ∆t
C= Với ILOAD là dòng cung cấp tối đa cho phép, VRIPPLE là khoảng dao
VRIPPLE
động của điện áp đầu vào trước IC ổn áp. ∆ t là khoảng thời gian giữa hai đỉnh của
điện áp. Với tần số nguồn xoay chiều 50Hz thì ∆ t=0.01s
12 Đồ án Thiết bị đo

0.2 × 0.01
⇒C = = 400.10 −6 F Trên thực tế ta lựa chọn tụ điện 470 µ F /50V. Khi đó
5
điện áp VRIPPLE =4.26V. Mức điện áp đầu vào IC ổn áp là (15.54V÷19.8V) thoả mãn
điều kiện hoạt động của IC ổn áp.

Hình 3.2: Hình dạng của điện áp ra sau cầu diode


Để loại trừ nhiễu nguồn (tần số 50Hz và các hài bậc cao) ta sử dụng tụ Cf=47µF
mắc vào mạch phía sau IC ổn áp. Tụ C có tác dụng dẫn toàn bộ tín hiệu nhiễu xoay
chiều đi qua giữ lại thành phần một chiều để cung cấp tới các linh kiện khác trên
mạch.

3.2. Thiết kế nguồn 5V cho vi điều khiển và các modul khác trên mạch.
Nhằm tạo sự cách ly, tránh ảnh hưởng của các phần tử khác trên mạch tới phần
khuếch đại tín hiệu, mạch nguồn 5V thiết kế cấp nguồn cho vi xử lý và các thiết bị
ngoại vi khác được tách khỏi nguồn +/-9V như hình vẽ 3.1.
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 13

4. Sử dụng vi điều khiển để lấy mẫu và xử lý tín hiệu điện tim


4.1. Tổng quan về phần cứng vi xử lý
4.1.1. PIC16F877A:
Với một đề tài như trên chúng ta đã sử dụng khá nhiều các chuẩn giao tiếp,như
chuẩn I2C cho đồng hồ thời gian thực, chuẩn UART cho truyền thông với máy tính
và truyền thông với thiết bị quét mã vạch.Ngoài ra chúng ta sử dụng thêm phần sử lí
ADC vì thế nên yêu cầu đặt ra với vi điều khiển là càng tích hợp đủ được các phần
thì công việc sẽ đỡ phức tạp hơn.Chip pic 16F877A có tích hợp bộ ADC (10bit),tích
hợp cả các chuẩn giao tiếp như:I2C,SPI,UART ,và có 5port in/out có thể đáp ứng
được yêu cầu đạt ra với 1 mạch để ta có thể thủ nghiệm được.
Để đi đến sản phẩm hoàn chỉnh thì vấn đề đặt ra ở đây là thiết bị đạt được nhiều
yêu cầu về chất lượng cũng như về độ tiện dụng. Pic 16F877A có kích thước tương
đối lớn không phù hợp với thiết bị nhỏ gọn, hướng phát triển để đi đến sản phẩm là
sẽ thay chip pic bằng chip dán như PSOC, atmega128.
4.1.2. Hiển thị thời gian:
DS1307 là IC đồng hồ thời gian thực đếm thời gian, có tác dụng truyền tín hiệu
cho vi điều khiển xử lý để hiển thị thời gian.Và DS1307 sẽ được nối với thạch anh
tần số 32.768kHz để tạo tín hiệu .
4.1.3. Giao tiếp với máy tính
Cổng Com của máy tính theo chuẩn RS232 ( mức 1 có điện áp -3V tới -25V và
mức 0 có điện áp 3V tới 25V) nên cần sử dụng IC MAX232 để đồng bộ tín hiệu giữa
giao tiếp UART và chuẩn RS232.
4.1.4. Bàn phím 4 phím
Được kết nối với Vi xử lý qua IC74LS148 được xử lý bằng phương pháp quét
phím. 74LS148 là IC giải mã 8 đầu vào 3 đầu ra có báo ngắt khi đầu vào thay đổi.
4.1.5. LCD
Lựa chọn LCD DM1602A(16x2) để hiển thị. Và do yêu cầu về số chân điều
khiển nên LCD sẽ được lập trình theo kiểu 4bits data.
4.2. Lập trình phần mềm
Để thuận tiện cho việc kiểm tra, nhóm đã thiết kế chương trình hiển thị các
modul điều khiển qua LCD , và thông qua bàn phím ta chọn các chế độ điều khiển.
14 Đồ án Thiết bị đo

Giao diện chính hiển thị trên LCD:


0.Menu
0.1: SENSOR
0.2: Time
0.3: COM-PC
0.1.1: Hiển thị giá trị sensor
0.2.1: Hiển thị Time (Trên LCD)
0.3.1: Chương trình kết nối với PC.
Thực hiện ý tưởng trên nhóm sử dụng vi xử lý 16F877A và sử dụng ngôn ngữ
lập trình C trong môi trường CCS.Trong môi trường CCS đã hộ trợ một số hàm
chuẩn: Delay,Read_ADC(mode),SPI_Write,SPI_Read,I2C_Write… và một số lệnh
thông dụng khác (xem thêm ở phụ lục).
Để chạy chương trình trên pic ta dùng 4 phím bấm trên mạch . Gọi tên các phím
bấm là Enter, esc, up, down . Dùng 4 phím này để lựa chọn các chế độ chạy của pic,
chế độ chạy này sẽ được hiển thị tương ứng ở LCD. Bố cục chương trình của pic: lớp
ngoài cùng là menu, lớp con của menu tương ứng là các lớp : quy trình , time,
buffer. Công việc của các lớp:
Kịch bản chạy phần mềm:
- Init các chương trình con cần thiết.
- Nhận lệnh điều khiển đọc điện tim từ máy tính hoặc nhấn nút để bắt đầu quá
trình đo điện tim.
- Tính toán thời gian thực hiện lệnh phù hợp với tần số lấy mẫu cần thiết của tín
hiệu đo.
“Time”: hiển thị thời gian lên LCD.
“Buffer” : Phần để dự phòng , dùng để chạy thử các tính năng bổ sung.
Một số void chính của chương trình:
1. Chương trình menu cho LCD: void menu()
Mục đích: Hiển thị toàn bộ menu trên LCD
3. Modul bàn phím : nội hàm
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 15

Scan_key();
Mục đích: quét xem phím nào được bấm trả lại giá trị tương ứng về hàm.
4. Modul RTC
Void RTC();
Mục đích: đọc giá trị trên DS1307 ,lưu giá trị giờ vào biến RTC_hour,
giá trị phút vào biến RTC_Min.
5. Kết nối mạch với máy tính, thiết kế giao diện chức năng trên máy tính
5.1. Giao diện của chương trình được viết trên Visual Basic 6.0
Yêu cầu đối với phần giao diện trên máy tính
 Thực hiện cài đặt các thông số kết nối với mạch cứng theo chuẩn truyền tin
RS232.
 Thực hiện việc vẽ lại đồ thị điện tim từ các giá trị đo được của mạch cứng.
 Thực hiện việc lưu trữ thông tin đo vào cơ sở dữ liệu trên máy tính.
Các chức năng của chương trình.
Để thực hiện các yêu cầu đề ra thì Visual Basic là một lựa chọn hợp lý. Trên nền
Visual Basic có rất nhiều các công cụ hỗ trợ thực hiện các yêu cầu chính như đã đề
ra ở trên. Để thực hiện giao tiếp với mạch cứng theo chuẩn RS232 ta sử dụng thư
viện giao tiếp RS232 – MSCOMM32.OCX của Microsoft. Việc vẽ đồ thị điện tim
lên giao diện sử dụng thư viện Teechart vì nó cung cấp hầu hết các dạng đồ thị biểu
đồ cả 2D và 3D với đồ họa khá đẹp, lựa chọn bằng cách kéo-thả cực kỳ trực quan.
Bên cạnh đó là các hỗ trợ cực kỳ chi tiết, người dung có thể tác động và bất kỳ
thông số nào của hình bằng cả các cài đặt cứng ( đặt trực tiếp trên cửa sổ Editing)
hoặc cài đặt mềm (thao tác trên phần lập trình)…
• Cổng nối tiếp có khả năng tùy chọn từ COM 1 đến COM 8 (thường trên máy
tính chỉ có COM1 là cổng vật lý).
• Tốc độ truyền có thể được lựa chọn nhiều mức khác nhau từ 2400bps tới
115200bps. Tùy theo vào khoảng cách và điều kiện truyền mà ta chọn tốc độ cao
thấp khác nhau.
• Về khung truyền dữ liệu giữa PC và VDK được mặc định là chuẩn truyền
11bits (1bit Start, 8bits data, 1bit Stop, 1 bit Priority). Kiểm tra lỗi kiểu chẵn lẻ.
• Phần mềm cho phép lựa chọn thiết lập bắt tay với mạch cứng (Handshaking)
với các loại: RTS/CTS, XON/XOFF, BOTH RTS/XONXOFF và NONE
• Hình ảnh của sóng điện tim được thể hiện theo dạng trục tọa độ A=f(t).
16 Đồ án Thiết bị đo

Với: A là biên độ của sóng điện tim đo bằng mV, t là lần lấy mẫu
Khi chương trình được khởi động sẽ yêu cầu người dùng chọn các thông số
cho kết nối như tốc độ truyền (bauds) và tên cổng COM thực hiện kết nối, định dạng
khung truyền(8 hoặc 9 bits dữ liệu), chế độ bắt tay, kiểu truyền (Text hoặc Binary).
Sau khi cài đặt kết nối, chương trình sẽ được khởi động sẽ liên tục nhận số liệu
từ cổng com thực hiện chuẩn hóa giá trị nhận được và vẽ nó trên màn hình. Với dạng
sóng điện tim Teerchart tỏ ra khá lợi thế

Hình 5.1: Đồ thị điện tim mẫu vẽ bằng Teechart


Sau khi tiến hành thiết lập cho cổng com. Phần mềm trên máy tính sẽ chờ đợi
dữ liệu gửi lên từ vi xử lý và tiến hành vẽ ra đồ thị của tín hiệu thu được thông qua
dữ liệu nhận được.

Việc chuẩn hóa tín hiệu điện tim cũng là vấn đề yêu cầu phần mềm phải thực
hiện. Tín hiệu điện tim (đạo trình tay trái – tay phải) là một tín hiệu xoay chiều. Để
đưa vào ADC trong vi xử lý PIC16F877A lấy mẫu thì mạch khuếch đại đã đưa tín
hiệu đó về dạng chuẩn dao động trong khoảng từ 0-5VDC cho nên khi biểu diễn trên
đồ thị máy tính cần phải xác định được vị trí 0V của tín hiệu.
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 17

Hình 5.2: Điện áp đo được sau khi trừ offset


Bằng cách chập 2 điện cực nối với tay trái và tay phải rồi tiến hành lấy mẫu ta
sẽ thu được giá trị offset do mạch khuếch đạo tạo nên đối với tín hiệu điện tim. Phần
mềm sẽ tự động bù giá trị offset này bằng cách trừ đi vào dữ liệu nhận được rồi mới
tiến hành vẽ đồ thị.
5.2. Lưu trữ các số liệu
Để thuận tiện trong việc kiểm soát thông tin về người đo điện tim và các thông
số điện tim đo được thì dữ liệu sẽ được phần mềm lưu lại trên máy tính.

Hình 5.3: Form lưu trữ và quản lý thông tin


18 Đồ án Thiết bị đo

Phần mềm trên máy tính quản lý dữ liệu liên quan bằng thư viện DAO (Data Access
Objects). Các thông tin cần thiết về người đo điện tim được lưu lại như là: Họ và tên,
mã lưu trữ, ngày đo, chú thích… được phần mềm lưu lại trên một file mdb (định
dạng file dữ liệu của Microsoft Access) nằm trong thư mục chứa chương trình. Ngoài
ra một điều rất quan trọng chính là các dữ liệu về tín hiệu điện tim cũng được phần
mềm thực hiện lưu lại trên các file *.ECG với tên file chính là mã lưu trữ. Việc tạo ra
file từ những dữ liệu nhận được từ mạch đo được thực hiện bằng việc sử dụng mô
hình FSO (File System Object). Những file này được lưu trữ trong thư mục data nằm
cùng với file chạy phần mềm. Dữ liệu từ các file này dễ dàng được truy xuất và tiến
hành vẽ lại đồ thị điện tim đo được sau khi có yêu cầu (nhấn vào nút XEM trên cửa
sổ quản lý dữ liệu).

5.3. Thực hiện mô phỏng phần mềm và nhận xét.


Thực hiện mô phỏng phần mềm
Sau khi hoàn thành phần mềm, em đã thực hiện mô phỏng Chương trình bằng
Virtual Serial Port Driver. Chương trình này cho phép thiết lập các cổng COM ảo.
Phần mềm trên PC và trên PIC được đưa vào chương trình mô phỏng Proteus 7.2 để
kiểm tra. Phần giao tiếp được thông qua kết nối COM ảo. Cổng COM 2 đặt trên PC
được nối chéo với COM 3 trong chương trình mô phỏng thông qua phần mềm Virtual
Serial Port Driver 6.9.
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 19

Hình 5.4: Sơ đồ mô hình mô phỏng trên Proteus


Kết quả thu được: phần mềm đã vẽ đúng được tin hiệu điện tim khi được vi xử
lý gửi tới từ chương trình mô phỏng Proteus. Phần mềm có khả năng quản lý và lưu
trữ dữ liệu điện tim theo đúng như thiết kế.

Đánh giá nhận xét về phần mềm


Ưu điểm:
• Giao diện đơn giản, dễ sử dụng cho các đối tượng.
• Có khả năng thay đổi, điều chình đường truyền cho hợp với thiết bị.
• Tạo dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu khá đầy đủ rất hữu ích cho lưu trữ và
các công tác chuẩn đoán bệnh.
Nhược điểm:
• Giao diện thực hiện trên tool Teechart của VB do đó đồ họa chưa được đẹp.
• Phần mềm còn sơ khai nên chưa có nhiều tính năng phục vụ các nhu cầu chuyên
biệt khác nhau.
6. Kết luận và một số kết quả của mạch đo điện tim
 Mạch vi xử lý đã chạy được các chức năng đã thiết kế: giao tiếp LCD, RS232,
phím, RTC…
20 Đồ án Thiết bị đo

Hình 6.1: Kết quả test phần cứng với LCD và phím bấm
 Mạch tương tự đầu vào đã khuếch đại đúng với tín hiệu hình sin ở đầu vào.
Đặt vào bộ khuếch đại bằng điện áp phân áp chiều hình sin trên biến trở vi
chỉnh 100K ta thu được điện áp xoay chiều 1.2sin(ω t+ϕ ) (mV)

Hình 6.2: Phân áp điện áp xoay chiều 12V để lấy điện áp 1.2mV

Hình 6.3: Tín hiệu hình sin qua bộ khuếch đại và lọc (đã được bù offset)
Thiết kế thiết bị đo điện tim mini 21

Mạch đo chưa có bộ phận lọc cắt tần số 50Hz và việc tần số này nằm trong dải
thông của các bộ lọc nên tín hiệu này được khuếch đại mà ko bị khử. Do ảnh hưởng
từ nhiễu (lấy tín hiệu mẫu mức milivolt) nên điện áp hình sin đầu ra không được
chuẩn xác tuyệt đối. Tuy nhiên việc tín hiệu hình sin được khuếch đại chứng tỏ là
mạch khuếch đại đã hoạt động.
Số liệu thu được đã qua xử lý, thực tế trước khi quy đổi biên độ tín hiệu hình
sin mà ADC nhận được là ~1.1V (chưa kể đến điện áp offset từ bộ khuếch đại lặp).
Hệ số khuếch đại thực tế đo được là 1100/1.2=916.7 gần đúng với hệ số khuếch đại
tính toán trên lý thuyết (877). Sự sai khác này là do việc linh kiện có sai số lớn (do
điều kiện nên chưa thể dùng các linh kiện dán với độ chính xác cao).
Tuy nhiên do vấn đề về chất lượng mạch in nên nhóm chưa thể xử lý được
nhiễu trong quá trình đo. Mặt khác do chất lượng linh kiện nên các bộ lọc hoạt động
không như ý muốn. Biểu hiện ở việc xuất hiện các thành phần nhiễu bậc cao khi tiến
hành gắn điện cực để đo tín hiệu điện tim.
Các mục tiêu của đề tài đã đạt được tương đối, tuy nhiên việc đo điện tim với
chất lượng tốt nhất đã chưa thực hiện được. Do còn nhiều vấn đề mà hiện tại nhóm
chưa thể giải quyết nên nhất định sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian sắp tới.

Những vấn đề còn đọng lại mà cần tiếp tục giải quyết:

 Thực hiện kiểm tra thiết kế mạch cứng, tính toán các bộ lọc cho
đầu vào analog tín hiệu điện tim. Tiếp tục nghiên cứu để chuẩn hóa tín hiệu, sử dụng
các thiết bị linh kiện hiện đại và chất lượng cao hơn để hoàn thiện sản phẩm.
 Mở rộng thêm một kết nối chuẩn USB bện cạnh chuẩn RS232.
 Xây dựng một chương trình kết nối TC/IP cho thiết bị. Để thuận
tiện hơn cho việc theo dõi và đưa ra các khuyến cáo kịp thời cho các bệnh nhân phải
thường xuyên di chuyển.
 Xây dựng một hệ thống chuyên gia đơn giản để có thể tư vấn trực
tiếp cho bệnh nhân
Với các mục tiêu trên trong tương lai chúng em sẽ cố gắng sớm hoàn thành.
Nhằm cung cấp một thiết bị tiện dụng. hữu ích tới các tất cả mọi người với nhu cầu
đo kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
22 Đồ án Thiết bị đo

Tổng hợp một số tài liệu đã tham khảo:


1. Đề tài: “NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY ĐO TÍN HIỆU ĐIỆN TIM SỬ DỤNG DSP”
Nguyễn Lan Hương, Phạm Ngọc Yến, Nguyễn Quốc Cường
2. Đề tài: “The Isolation Mode Rejection Ratio in Bioelectric Amplifiers”
A.C. MettingVanRijn, A. Peper, C. A. Grimbergen..
http://www.biosemi.com/publications/artikel5.htm
3. Project: “ECG Primer 1.0” - http://www.stm32circle.com/projects/project.php?id=31
4. Datasheet các linh kiện:
+ AD620AN: http://www.datasheetcatalog.org/datasheet/analogdevices/105505445AD620_e.pdf
+ TL082CN: http://www.datasheetcatalog.org/datasheet/stmicroelectronics/2300.pdf
+ OP07CP: http://www.datasheetcatalog.org/datasheet/analogdevices/53280594OP07_a.pdf
+ KA78xx: http://www.kmk.com.hk/Manuals/7805.pdf
+ KA79xx: http://www.datasheetcatalog.org/datasheets2/42/424907_1.pdf
+ PIC16F877A: http://ww1.microchip.com/downloads/en/DeviceDoc/39582b.pdf
5. Giáo trình Visua Basic của FPT
6. Giáo trình Microsoft Access 2000 của Nguyễn Sơn Hải
7. Giáo trình tin học lập trình trực quan của Nguyễn Trung Hoa
8. Microsoft Access 2000 Bible Quick Start; Cary N.Prague, Michael -R.I Ruin
9. Microsoft Access 2000 with VBA – Advanced; Al Napier, Phil Judd, H.Albert Napier, Philip J. Judd.

You might also like