You are on page 1of 12

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THÁNG 2 VÀ 2 THÁNG

NĂM 2011
I. Đánh giá chung
Theo qui luật hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng Tết âm lịch thường thấp nhất vì thời gian nghỉ lễ
kéo dài. Do đó, tháng 2/2011, tổng trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu đạt 10,81 tỷ USD, giảm tới 28,2% so với tháng
trước (trong đó: xuất khẩu đạt 4,85 tỷ USD, giảm 23% và nhập khẩu là 5,96 tỷ USD, giảm 25,2%).
Khác với diễn biến hoạt động ngoại thương cùng kỳ năm trước (xuất khẩu giảm 1,2% và nhập khẩu tăng
41,2%), tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 2 tháng đầu năm 2011 tăng cao hơn rất nhiều so với tốc
độ tăng kim ngạch nhập khẩu. Cụ thể, xuất khẩu cả nước đạt gần 12,2 tỷ USD, tăng 38,6% và nhập khẩu là 14,07
tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2010.
Thâm hụt cán cân thương mại hàng hoá trong tháng 2 là 1,11 tỷ USD, bằng 26,8% kim ngạch xuất khẩu,
nâng mức nhập siêu hàng hoá trong 2 tháng lên 1,88 tỷ USD, bằng 15,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Biểu đồ 1: Kim ngạch và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại năm 2002-
2010

Tháng 2/2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4,81
tỷ USD, giảm 29,2% so với tháng trước, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt gần 2,21 tỷ USD, giảm
36,1% và nhập khẩu là 2,6 tỷ USD, giảm 22,1%.
Tính đến hết tháng 2/2011, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khu vực FDI là 11,59 tỷ USD, tăng 33,4% so
với năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 5,7 tỷ USD, tăng 36,1% và chiếm 46,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực này là 5,89 tỷ USD, tăng 30,9%, chiếm 41,8% tổng kim ngạch
nhập khẩu của cả nước.
II. Một số mặt hàng xuất khẩu chính
- Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 2/2011 của nước ta đạt 533 triệu USD,
giảm tới 57,5% so với tháng trước, nhưng tăng 8,8% so với tháng 2/2010. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này trong 2 tháng lên gần 1,8 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 63,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim
ngạch và tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 933 triệu USD và 15,7%; 318 triệu USD và 40,9%;
200 triệu USD và 39,6%. Ngoài ra, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc cũng đạt mức tăng trưởng
mạnh với kim ngạch đạt 111 triệu USD, tăng tới 135% so với 2 tháng/2010. Tính chung, tổng trị giá hàng dệt may
xuất sang 4 thị trường này đạt 1,56 tỷ USD, chiếm hơn 87% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả
nước.
- Hàng giày dép: kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 310 triệu USD, giảm 44,1% so với tháng trước và
tăng 15,5% so với tháng 2/2010. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2011 lên 865 triệu
USD, tăng 28,9% so với 2 tháng/2010. Trị giá xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 623 triệu USD, chiếm 72%
tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.
Các đối tác thương mại chính nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam là: EU với 356 triệu USD,
tăng 10,1%; Hoa Kỳ: 230 triệu USD, tăng 45,3%; Nhật Bản: 54,1 triệu USD, tăng 78,6% và Trung Quốc: 33,7 triệu
USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2010.
- Gỗ & sản phẩm gỗ: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong tháng là 148 triệu USD, giảm 57,4% so
với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 2 tháng/2011 lên 496 triệu USD, tăng 6% so với
cùng kỳ năm 2010.
Trong 2 tháng đầu năm 2011, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhóm hàng này nhiều nhất của Việt
Nam với 165 triệu USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2010. Thị trường EU nhập khẩu 123 triệu USD, giảm
6,6%; Nhật Bản: 74,8 triệu USD, tăng 20,6%; Trung Quốc: 54,3 triệu USD, tăng 27,9%...so với cùng kỳ năm 2010.
- Thuỷ sản: xuất khẩu trong tháng đạt 256 triệu USD, giảm 41% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 2 tháng/2011 đạt 692 triệu USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2010.
Các đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản của nước ta trong 2 tháng qua lần lượt là: EU đạt 169 triệu
USD, tăng 23,1%; Hoa Kỳ đạt 131 triệu USD, tăng 62,3%; Nhật Bản đạt 106 triệu USD, tăng 20,7%; Hàn Quốc đạt
49,9 triệu USD, tăng 27,5%…so với 2 tháng/2010.
- Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 702 nghìn tấn, tăng 13,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt
562 triệu USD, tăng 21,1% so với tháng 1/2011. Tính đến hết tháng 2/2011, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta
đạt 1,34 triệu tấn, giảm 1,0% và kim ngạch đạt 1,04 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2010.
Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu dầu thô của nước ta trong 2 tháng qua với 341 nghìn tấn,
chiếm 25,5% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tiếp theo là Malaysia: 201 nghìn tấn, tăng 155%;
sang Ôxtrâylia: 190 nghìn tấn, giảm 58,1%; sang Trung Quốc: 163 nghìn tấn, tăng 5,7%; sang Singapore: 84
nghìn tấn, giảm 74,6%;…
- Gạo: xuất khẩu gạo trong tháng đạt 495 nghìn tấn với trị giá là 241 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và
giảm 14,5% về trị giá. Tính đến hết tháng 2/2011, lượng gạo xuất khẩu của nước ta đạt 1,04 triệu tấn, tăng 41,6%
và kim ngạch đạt 523 triệu USD, tăng 28,1% so với 2 tháng/2010.
Cùng kỳ năm trước, Philippin là đối tác dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam nhưng kể từ khi thị
trường này tạm dừng nhập khẩu gạo (tháng 8/2010), các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có bước
chuyển hướng mạnh mẽ sang các thị trường khác. Inđônêxia trở thành thị trường lớn nhất nhập khẩu gạo Việt
Nam trong 2 tháng qua với 404 nghìn tấn, chiếm 39% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.Tiếp theo là các thị
trường: Bănglađét: 165 nghìn tấn, Senegal: 105 nghìn tấn, Malaysia: 70,6 nghìn tấn, Cuba: 47,8 nghìn tấn,…
- Cao su: lượng xuất khẩu trong tháng đạt 46,8 nghìn tấn với trị giá 214 triệu USD, giảm 38,0% về lượng
và giảm 35,7% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 2/2011, lượng cao su xuất khẩu đạt 123 nghìn
tấn, tăng 59,8% và kim ngạch đạt 548 triệu USD, tăng 182,8% so với cùng kỳ năm 2010.
Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 2 tháng năm 2011 với 75,9
nghìn tấn, tăng 46,4% so với 2 tháng/2010 và chiếm 61,9% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo
là Malaixia: 6,6 nghìn tấn, tăng gấp hơn 8 lần; Hàn Quốc: 5,8 nghìn tấn, tăng 28,2%; Đài Loan: 5,6 nghìn tấn,
tăng 71,9%; …
- Sắt thép các loại: trong tháng xuất khẩu đạt 131 nghìn tấn, giảm 21,9% so với tháng trước và kim
ngạch đạt 115 triệu USD, giảm 15,4%. Mặc dù vậy, tính chung 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng này
đạt 303 nghìn tấn, kim ngạch đạt 255 triệu USD, tăng 58,8% về lượng và tăng 110,9% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2010.
Các đối tác chính nhập khẩu mặt hàng này của nước ta trong 2 tháng qua là: Campuchia: 64,5 nghìn tấn,
tăng 40,9%; Ấn Độ: 52,8 nghìn tấn, tăng 183%; Inđônêxia: 44,7 nghìn tấn, tăng 75%; sang Trung Quốc: 42,6
nghìn tấn, tăng gấp 7 lần…so với 2 tháng/2010.
- Chất dẻo nguyên liệu: xuất khẩu trong tháng đạt 13,8 nghìn tấn về lượng và 20,7 triệu USD về trị giá.
Nâng tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 2 tháng/2011 lên 25,5 nghìn tấn và 39,7 triệu USD, tăng
61,5% về lượng và 68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Tính đến hết tháng 2/2011, chất dẻo nguyên liệu chủ yếu được xuất sang các thị trường: Trung Quốc đạt
4,3 nghìn tấn, tăng 190%; Nhật Bản đạt 3,4 nghìn tấn, giảm 4,2%; Ấn Độ đạt 3,2 nghìn tấn, tăng 24,7%; Inđônêxia
đạt 2,3 nghìn tấn, tăng gần 3 lần… so với cùng kỳ năm 2010.
III. Một số mặt hàng nhập khẩu chính
- Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng là 865 nghìn tấn, trị giá là 722 triệu
USD, giảm 17,4% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với tháng 1/2011. Tổng lượng nhập khẩu xăng dầu của cả
nước là 1,93 triệu tấn với kim ngạch 1,57 tỷ USD, tăng 17,7% về lượng và tăng 58,9% về trị giá.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 2 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 811
nghìn tấn, tăng 26,5%; Đài Loan: 272 nghìn tấn, tăng 21,4%; Trung Quốc: 239 nghìn tấn, giảm 8,0%; Hàn Quốc:
229 nghìn tấn, tăng 21,1%;…
- Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 891 triệu USD,
giảm 29,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng/2011 lên 2,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với
cùng kỳ năm 2010.
Nhóm hàng này nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 818 triệu USD, tăng 29,1% so với 2
tháng/2010; tiếp đến là Nhật Bản: 357 triệu USD, tăng 14,2%; Hàn Quốc: 183 triệu USD; tăng 57%; Đài Loan: 106
triệu USD, tăng 2,9%;…
- Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: Trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này đạt
734 triệu USD, giảm 16,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 2 tháng/2011 lên hơn 1,6 tỷ
USD, tăng 47% so với 2 tháng/2010. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 840 triệu USD, tăng 44,6%; nguyên phụ liệu
dệt may da giày 353 triệu USD, tăng 23,9%; xơ sợi dệt là 234 triệu USD, tăng 63,6% và bông 188 triệu USD, tăng
108,4%.
Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 2 tháng qua là: Trung Quốc: 485 triệu
USD, tăng 53%; Đài Loan: 277 triệu USD, tăng 38%; Hàn Quốc 276 triệu USD, tăng 39%; Hoa Kỳ: 137 triệu USD,
tăng 231 triệu USD; … so với cùng kỳ năm trước.
- Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 308 triệu USD, giảm 41,3% so
với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 2 tháng/2011 lên 845 triệu USD, tăng 33,9% so với cùng
kỳ năm 2010.
Hết 2 tháng/2011, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 250
triệu USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là Hàn Quốc: 240 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần; sang
Nhật Bản: 136 triệu USD, tăng 9,5%; sang Malaysia: 56,7 triệu USD, tăng 24,9%...
- Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu sắt thép trong tháng là 523 nghìn tấn với trị giá 410 triệu USD, giảm
1,9% về lượng và giảm 0,8% về trị giá . Hết 2 tháng/2011, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 1,06
triệu tấn, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2010 với kim ngạch là 826 triệu USD, tăng 18,5%.
Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 2 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Nhật Bản với 303 nghìn tấn, tăng
27,6%; Hàn Quốc: 265 nghìn tấn, tăng 50,5%; Trung Quốc: 127 nghìn tấn, giảm 19,5%; Đài Loan: 109 nghìn tấn,
tăng 22,3%; Malaysia: 90,5 nghìn tấn, giảm 21%...
- Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng nhập khẩu 164 nghìn tấn, giảm 16,2% so với tháng trước và đạt trị
giá là gần 300 triệu USD, giảm 13%. Hết 2 tháng/2011, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước
là 360 nghìn tấn, kim ngạch là 645 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và tăng 42,1% về trị giá so với cùng kỳ năm
trước.
Tính đến hết tháng 2 năm 2011, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ
từ: Hàn Quốc: 69,3 nghìn tấn, tăng 13%; Ả rập Xê út: 66,4 nghìn tấn, tăng 69,6%; Đài Loan: 48,3 nghìn tấn, tăng
16,1%; Thái Lan: 40,3 nghìn tấn, tăng 21,9%...
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng 2/2011, cả nước nhập khẩu 161 triệu USD, nâng tổng
kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2011 lên 388 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2010.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ là 169 triệu USD, tăng 71,6% so với 2 tháng/2010 và chiếm
44% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Ngoài Ấn Độ, các thị trường chính cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho Việt Nam là: Áchentina
với 74 triệu USD, giảm 12%; Hoa Kỳ: 36 triệu USD, giảm 49%, Trung Quốc: 13 triệu USD, giảm 37%;…so với
cùng kỳ năm 2010.
- Lúa mỳ: Lượng nhập khẩu lúa mỳ trong tháng là 188 nghìn tấn với trị giá gần 62 triệu USD, tăng mạnh
67,8% về lượng và 61,4% về trị giá. Với kết quả này đã nâng tổng lượng nhập khẩu trong 2 tháng/2011 lên gần
300 nghìn tấn, trị giá hơn 100 triệu USD, tăng 12,1% về lượng và 56,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong hai tháng qua, Việt Nam nhập khẩu lúa mỳ chủ yếu từ Ôxtrâylia với 291 nghìn tấn, tăng 68,3% so
với 2 tháng/2010 và chiếm 97% tổng lượng nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam.
- Phân bón các loại: tháng 2/2011, tổng lượng nhập khẩu phân bón của cả nước là 139 nghìn tấn, giảm
mạnh 50,1% so với tháng trước. Hết 2 tháng năm 2011, cả nước nhập khẩu 410 nghìn tấn với trị giá 147 triệu
USD, giảm 45,4% về lượng và giảm 36,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho nước ta trong 2 tháng năm 2011 với 217
nghìn tấn, giảm 17% và chiếm 52,8% tổng lượng nhập khẩu phân bón của cả nước. Tiếp theo là các thị trường:
Canađa: 43,1 nghìn tấn, tăng 148%; Bêlarút: 37 nghìn tấn, tăng rất nhẹ (0,1%); Isaren: 31,4 nghìn tấn, tăng
20,1%;…so với cùng kỳ năm 2010.
- Ô tô nguyên chiếc các loại: Lượng ô tô nhập khẩu trong tháng 2 là hơn 3,7 nghìn chiếc, giảm 38,9%
so với tháng trước, nâng tổng lượng ô tô nhập khẩu trong hai tháng đầu năm lên 9,75 nghìn chiếc, trị giá gần 162
triệu USD, tăng 65,5% về lượng và tăng 62,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, lượng nhập khẩu ô
tô 9 chỗ trở xuống là hơn 7,2 nghìn chiếc, tăng 79,2% và ô tô tải là 2,13 nghìn chiếc, tăng 42,7%;…
Trong 2 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc với 4,86
nghìn chiếc, trong đó ô tô dưới 9 chỗ là 3,9 nghìn chiếc, tăng 95%, ô tô tải là 759 chiếc, giảm 21,5%,…; Nhật Bản
với 1,24 nghìn chiếc, trong đó ô tô dưới 9 chỗ là 1,17 nghìn chiếc, tăng 70,7%; từ ASEAN với hai nước là Thái
Lan và Inđônêxia lần lượt là 687 chiếc và 321 chiếc, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ hai thị trường này các dòng
xe tải với lượng nhập khẩu tương ứng từ Thái Lan là 555 chiếc và Inđônêxia là 302 chiếc.

Quan hệ thương mại Việt Nam và các nước thành viên Hội
nghị Á-ÂU (ASEM) ngày càng đạt được sự phát triển khả
quan

Số liệu thống kê Hải quan Việt Nam cho thấy trong những năm gần đây quan hệ thương mại hàng hóa
giữa Việt Nam và các nước thành viên Hội nghị Á-ÂU (ASEM) ngày càng đạt được sự phát triển khả quan.
Tổng trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2008 liên tục tăng qua các năm. Cụ thể
trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEM chỉ đạt 45,27 tỷ USD;
trong khi đó con số này của năm 2008 lên tới 94,54 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005. Đến năm
2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá hàng hoá trao đổi giữa Việt
Nam với tất cả các quốc gia thành viên ASEM chỉ đạt con số 83,93 tỷ USD, giảm 11,2% so với một năm
trước đó. Số liệu thống kê mới nhất ghi nhận kết quả xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thành viên
ASEM đạt 22 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam- ASEM giai đoạn 2005- 2009 và quý I/2010

Nếu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa bình quân gần 28%/năm của giai
đoạn 2005- 2008 thì tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và ASEM trong năm 2010 ước
đạt có thể lên đến con số 107 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dự kiến đạt hơn 39
tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 68 tỷ USD. Nhưng nếu tốc độ tăng bình quân chỉ
đạt khoảng 18%/năm (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2005 -2009) thì kim ngạch giao thương giữa
Việt Nam và các nước thành viên ASEM dự kiến chỉ đạt 99 tỷ USD: trong đó xuất khẩu ước đạt 36 tỷ
USD và nhập khẩu là 63 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEM luôn mất cân bằng với mức thâm hụt
nghiêng về phía ViệtNam. Cụ thể, mức nhập siêu với các nước thành viên ASEM trong năm 2005 chỉ
là mức một con số 7 tỷ USD thì năm 2008 con số này đã lên đến mức 2 con số 21,72 tỷ USD và gần
nhất trong năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEM chỉ
đạt 31,78 tỷ USD, giảm 11,2%; trong khi đó tổng trị giá nhập khẩu là 52,15 tỷ USD, giảm 12,7%
so với năm 2008 nên mức thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với các thành viên
ASEM cả năm 2009 là 20,37 tỷ USD, giảm 6,2% so với con số này trong năm 2008.
Năm 2009, trong tổng số 42 thị trường của khối ASEM thì có 24 thị trường Việt Nam xuất siêu và có
18 thị trường nhập siêu. Tuy nhiên, mức xuất siêu 6,11 tỷ USD với 24 thị trường (dẫn đầu là thị
trường Philippin đóng góp 963 triệu USD) không bù đắp được mức thâm hụt 26,48 tỷ USD từ các thị
trường nhập siêu khác của Việt Nam trong ASEM (trong đó, Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập
siêu lớn nhất với con số 11,53 tỷ USD, chiếm 43,6% mức thâm hụt của Việt Nam với tất cả thành
viên).

Biểu đồ 2: Một số thị trường ASEM có thặng dư lớn với Việt Nam

Biểu đồ 3: Một số thị trường ASEM có thâm hụt lớn với Việt Nam
Trong thương mại giữa Việt Nam và các thành viên ASEM trong năm 2009 nước ta có 11 đối tác
xuất khẩu và 9 đối tác nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu trên 1 tỷ USD
chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu và đối với nhập khẩu là 89,8% kim ngạch nhập khẩu cả khối.

Thống kê số liệu xuất nhập khẩu năm 2009 của Tổng cục Hải quan cho thấy, chiếm hơn 80% tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thành viên ASEM tập trung với Trung Quốc, Thái
Lan, Singapore, Nhật Bản, Malaixia, Inđônêxia, Hàn Quốc, Đức và Ấn Độ. Trong đó, Nhật Bản là thị
trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với kim ngạch đạt 6,29 tỷ USD, tiếp theo là
thị trường Trung Quốc 4,9 tỷ USD, Singapore: 2,08 tỷ USD,…Ở chiều ngược lại, Trung Quốc, Hàn
Quốc và Nhật Bản là ba đối tác lớn nhất cung cấp hàng hoá cho các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ
trọng chiếm khoảng gần 60% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các thành viên ASEM.

Năm 2009, kinh tế thế giới có ít biến động thất thường hơn năm 2008 nhưng vẫn luôn tiềm ẩn
những rủi ro. Thị trường tài chính thế giới tiếp tục khó khăn, đầu tư và thương mại toàn cầu sụt
giảm, giá hàng hoá tăng chậm,… đẩy suy thoái kinh tế rơi vào đáy trong những tháng đầu năm.Trên
lĩnh vực ngoại thương, thương mại giữa Việt Nam với các thành viên ASEM đều chịu tác động của sự
suy thoái này. Điều này được thể hiện rõ hơn qua các biểu đồ dưới đây, cụ thể trao đổi buôn bán
giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEM tăng liên tục trong giai đoạn 2005- 2008 nhưng lại
giảm sút trong năm 2009.
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu một số thị trường khối ASEM giai đoạn
2005- 2009

Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất khẩu một số thị trường khối ASEM giai đoạn
2005- 2009

Các doanh nghiệp của Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ các nước trong khối ASEM chủ yếu là các
mặt hàng: máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, xăng dầu các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử &
linh kiện, nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày, linh kiện & phụ tùng ôtô, hoá chất & sản phẩm
hoá chất, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ chất dẻo…Đa số các mặt hàng nhập khẩu này có tỷ
trọng trên 70% kim ngạch mặt hàng đó của Việt Nam nhập khẩu từ tất cả các thị trường trên thế
giới.
Chiếm tỷ trọng trên 70%, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang ASEM chủ yếu là các mặt hàng
nông thuỷ sản, khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiêu dùng như: dầu thô, sản phẩm dệt may, thủy
sản, giày dép các loại, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ
tùng, gạo, than đá, cà phê, gỗ & sản phẩm gỗ, …
1/ Danh sách 42 nước thành viên ASEM có quan hệ thương mại với Việt Nam: Ấn Độ, Anh,
Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brunây, Bungari, Campuchia, Cộng hoà Séc, Cyprus, Đan Mạch, Đức,
Estonia, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungary, Hy Lạp, Inđônêxia, Ireland, Italia, Lào, Latvia, Lúcxămbua,
Malaixia, Manta, Môngcổ, Myanmar, Nhật Bản, Pakixtan, Phần Lan, Pháp, Philippin, Rumani,
Slôvakia, Slôvenia, Tây Ban Nha, Thái Lan, Thụy Điển, Trung Quốc, Xingapore.

TÌNH HÌNH TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VIỆT NAM - ASEAN 06 THÁNG
ĐẦU NĂM 2010
Ngày 21/07/2010

Linh Chi

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá trao đổi hàng hoá
giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong 2 quý đầu năm 2010 tăng 23,9% so với cùng kỳ
năm trước và chiếm 18% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Biểu đồ: kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN
6 tháng đầu năm 2005 - 2010

(Ghi chú: Thực hiện theo Quyết định số 111/2008/QĐ-TTg ngày 15/8/2008 của Thủ
tướng Chính phủ, từ ngày 01/01/2009 nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam được thống kê và
công bố theo nước xuất xứ.)
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN trong 6
tháng đầu năm 2010 đạt hơn 5,24 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ của một năm trước đó
và chiếm 16,1% tổng kim ngạch tăng --xuất khẩu của cả nước (tương ứng tăng gần 800 triệu
USD).Nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN tăng mạnh trong
6 tháng/2010 là do trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng tăng đột biến như hàng sắt thép
tăng 162 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 153 triệu USD; xăng dầu các
loại tăng 135 triệu USD; điện thoại di động tăng gần 120 triệu USD và đồng tinh luyện tăng 67
triệu USD… Chỉ tính riêng 5 nhóm hàng này, kim ngạch tăng đã đóng góp 637 triệu USD,
chiếm tới gần 80% trong tổng số 800 triệu USD tăng thêm của kim ngạch xuất khẩu sang
ASEAN 6 tháng đầu năm nay.
Ở chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ
thị trường trong 6 tháng/2010 là hơn 7,58 tỷ USD, giảm 28,3% so với 6 tháng/2009 và
chiếm tới 19,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước từ tất cả các thị trường trên thế giới.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN trong 2 quý đầu năm nay
tăng so với cùng kỳ năm trước tới 2,47 tỷ USD về số tuyệt đối chủ yếu do trị giá nhập khẩu một
số nhóm hàng chủ lực tăng mạnh như xăng dầu các loại tăng 174 triệu USD; đồng tăng 108
triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng 90 triệu USD; linh kiện & phụ tùng xe
máy tăng 87 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 84 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử
& linh kiện tăng 79 triệu USD và linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống tăng 72 triệu USD…
Về cán cân thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và ASEAN trong 6 tháng đầu năm
2010: mức thâm hụt tiếp tục nghiêng về phía Việt Nam với 2,34 tỷ USD, gần bằng 45% kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này và bằng 37% mức nhập siêu của cả nước
(các con số tương ứng trong 2 quý đầu năm 2009 là 1,47 tỷ USD; 33% và 64%).
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu: Tính đến hết tháng 6 năm 2010, hai nhóm hàng
chính Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN vẫn là gạo và dầu thô với trị giá chiếm xấp
xỉ 37% tổng kim ngạch hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Bảng trên cho thấy trong 10 nhóm hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường ASEAN thì chỉ có gạo
và dầu thô đạt tốc độ tăng trưởng âm, các nhóm hàng còn lại đều đạt tốc độ tăng trưởng dương, thậm chí
tăng mạnh như máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng tăng gấp hơn 2 lần, sắt thép tăng 2,4 lần; xăng dầu
các loại tăng 53,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu: hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là
những mặt hàng thiết yếu, nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại;
máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; chất dẻo nguyên liệu;
giấy… Trị giá 4 nhóm hàng này chiếm hơn 37% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN.

Về các đối tác trong ASEAN: trong 6 tháng đầu năm 2010, Singapore tiếp tục là đối
tác lớn nhất với tổng trị giá hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 3,25 tỷ USD. Tiếp theo là Thái
Lan: 3,12 tỷ USD và Malaixia: 2,43 tỷ USD.
Tóm lại, thị trường ASEAN được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu của Việt
Nam. Tuy nhiên, những nhóm hàng xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế
nên hàm lượng giá trị gia tăng chưa cao. Mặt khác, những mặt hàng này sẽ từng bước được cắt giảm do
nguồn nguyên liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần cũng như việc thực hiện chính sách hạn chế tài nguyên
xuất khẩu. Chính vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này chúng ta cần có những biện pháp
cũng như cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như dệt
may, hàng giày dép, hàng thuỷ sản…

You might also like