You are on page 1of 17

Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

Họ và tên MSSV
1. Đỗ Thảo Lê K104020149
2. Hoàng Thị Lệ Hằng K104020133
3. Vương Thủy Tiên K104020201
4. Phạm Nguyễn Xuân Quỳnh K104020178
5. Huỳnh Minh Nhựt K104020170
6. Nguyễn Hữu Lợi K104020155

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 1
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................................... 3

2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................. 3

3. Phương pháp thu thập thông tin số liệu.............................................................................. 3

4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 3

1. Độ co giãn của cầu theo giá – cách tính – Phân loại ......................................................... 4

1.1 Độ độ co giãn của cầu theo giá theo giá (price elasticity of demand) ....................... 4

1.2 Phân loại ...................................................................................................... 4

1.3 Đường cầu co giãn hoàn hảo( perfectly elastic) ................................................... 4

2. Tính độ co giãn của cầu theo giá bằng phương pháp trung điểm (Arc elasticity
measure) ................................................................................................................................ 7

3. Những yếu tố quyết định giá độ co giãn của cầu theo giá ................................................ 8

4. Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá xăng dầu trên phương diện lý thuyết................... 8

1. Biến động giá xăng qua các năm: ..................................................................................... 10

2. Biến động cầu qua các năm: ............................................................................................. 11

3. Đo lường sự co giãn của cầu.............................................................................................. 13

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 2
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

1. Lý do chọn đề tài:
Cùng với sự phát triển của xã hội, trong nền kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng
dầu mỏ là không thể thiếu, chiếm tỷ lệ sử dụng khoảng 40% trong tất cả các nguồn
năng lượng trên thế giới và , nhu cầu về dầu mỏ ngày càng ngày tăng. Tuy nhiên
nguồn năng lượng này lại có giới hạn,và không tái tạo được. Theo dự đoán thì nguồn
năng lượng đang dần cạn kiệt và chỉ có thể đáp ứng được trong vòng vài tập kỉ nữa. Vì
vậy giá cả của đầu mỏ, đặc biệt là xăng dầu ngày càng tăng lên là điều không tránh
khỏi. Khi giá xăng dầu tăng thì thế giới nói chung và các quốc gia đang trong quá
trình Công nhiệp hóa – Hiện đại hóa như Việt Nam nói riêng sẽ phản ứng như thế
nào?
Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO thì nền
kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bật trong tất cả các ngành nghề,
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh…Nhưng trong những năm gần đây mà đặc biệt là
các năm 2008, 2009, 2010 và những tháng đầu năm 2011 giá dầu thô trên thế giới tăng
một cách nhanh chóng làm cho giá xăng dầu trong nước cũng tăng theo. Việc giá xăng
dầu tăng đa ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày của người dân, đến quá trình
sản xuất của các doanh nghiệp…Vì vậy nó đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt
Nam và thái độ tiêu dùng của người dân đặc biệt là trong chi tiêu cho việc đi lại, cụ
thể là cầu đối với xăng dầu. Nghiên cứu độ co giãn của cầu đối với giá sản phẩm xăng
giúp ta xác định được mức phản ứng của thị trường trong nước, một phần giúp giảm
thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng giá xăng. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: “
Đo lường độ co giãn của cầu theo giá đối với sản phẩm xăng trên thị trường Việt
Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này là đo lường độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm xăng
trên thị trường Việt Nam để có cái nhìn cụ thể hơn về phản ứng của thị trường trong
nước trước những biến động bất thường của giá dầu thế giới, từ đó có những điều
chỉnh thích hợp hơn và có những giải pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực của
những diễn biến bất thường của giá xăng.
3. Phương pháp thu thập thông tin số liệu
Chủ yếu các thông tin, số liệu là thu thập từ Inernet qua các trang tìm kiếm:
www.petrolimexsg.com.vn, www.google.com.vn , www.gos.vn ,.. sử dụng các từ
khóa có liên quan để đến các trang Wed cần thu thập thông tin.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài không thể đánh giá sâu sắc tất cả các diễn
biến trong sự biến động giá xăng trên toàn thế giới. Nên phạm vi của đề tài chỉ tập
trung vào vấn đề đo lường độ co giãn của cầu theo giá đối với xăng trên thị trường
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 3
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

1. Độ co giãn của cầu theo giá – cách tính – Phân loại


1.1 Độ độ co giãn của cầu theo giá theo giá (price elasticity of demand)
Phương pháp tính sử dụng độ co giãn phổ biến nhất là độ độ co giãn của cầu theo giá
theo giá được định nghĩa là:

( ) | |

Độ có giãn của cầu theo giá là một biện pháp đo độ phản ứng của cầu trước thay đổi
về giá của hàng hoá. Chú ý là giá độ co giãn của cầu theo giá sẽ luôn được biểu hiện
là một số dương (do giá trị thuần tuý của một số âm luôn là một số dương).
1.2 Phân loại
 Cầu co giãn (elastic) khi Ed > 1
 Cầu co giãn đơn vị (unit elastic) khi Ed = 1
 Cầu không co giãn (inelastic) khi Ed < 1
Khi cầu co giãn, mức giá hàng hoá tăng 1% sẽ khiến lượng cầu giảm hơn 1%. Nếu cầu
co giãn đơn vị, lượng cầu sẽ giảm 1% khi giá hàng hoá tăng 1%. Giá tăng 1% sẽ khiến
lượng cầu giảm mức nhỏ hơn 1% nếu cầu không co giãn.
Ví dụ, giả định chúng ta biết giá độ co giãn của cầu theo giá về một hàng hoá cụ thể
bằng 3. Trong trường hợp này chúng ta sẽ nói cầu có tính co giãn và biết mức giá
tăng lên 1% sẽ khiến lượng cầu giảm 3%.
1.3 Đường cầu co giãn hoàn hảo( perfectly elastic)
Một trường hợp rất cụ thể là về một đường cầu có độ co giãn hoàn hảo (perfectly
elastic), như xuất hiện trong biểu đồ dưới đây. Cầu có độ co giãn hoàn hảo chỉ trong
trường hợp đặc biệt khi đường cầu nằm ngang. Độ co giãn trong trường hợp này là vô
định (lưu ý là do mẫu thức của hàm tính độ co giãn bằng 0). Đường cầu có độ co giãn
hoàn hảo mà chúng ta có thể thấy rõ nhất là đường cầu của một xí nghiệp sản xuất một
lượng sản phẩm rất nhỏ trong tổng sản phẩm được sản xuất trên thị trường. Trong
trường hợp này, xí nghiệp này chiếm một phần rất nhỏ nên phải chấp nhận giá đã
được thị trường định trước.
Chẳng hạn một nông dân không có quyền kiểm soát giá mà nông dân này nhận được
khi mang sản phẩm ra bán trên thị trường. Khi nông dân này cung cấp 100 hoặc 200
kg lúa mì, giá mà nông dân nhận được cho mỗi kg là giá của thị trường ngày hôm đó.

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 4
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

Ngược lại, một đường cầu thẳng đứng được gọi là đường cầu không co giãn hoàn hảo.
Ví dụ về một đường cầu như vậy nằm trong biểu đồ dưới đây. Chú ý là giá độ co giãn
của cầu theo giá bằng 0 đối với một đường cầu không co giãn hoàn hảo do % thay đổi
lượng cầu bằng 0. Trong thực tế, chúng ta không hy vọng thấy đường cầu không co
giãn hoàn hảo. Với một số mức giá, cầu chất insulin, chất thấm tách, và những hàng
hoá khác chẳng hạn như dược phẩm trị bệnh có vẻ gần giống với cầu không co giãn
hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, khi giá của những hàng hoá này tăng, rút cục chúng ta cũng
hy vọng thấy lượng cầu giảm vì các cá nhân có ngân sách hạn chế.

Những sinh viên thấy độ co giãn lần đầu tiên thường tin là cầu co giãn hơn khi đường
cầu thẳng và ít co giãn hơn khi đường cầu cong. Thật không may, nó lại hoàn toàn
không đơn giản như vậy … Đặc biệt, nếu chúng ta xem xét trường hợp đường cầu
tuyến tính dốc xuống dưới, chúng ta sẽ thấy độ co giãn khác nhau liên tục dọc theo
đường cầu. Thực tế là một đơn vị thay đổi về giá luôn khiến một sự thay đổi liên tục

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 5
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

về lượng cầu dọc đường cầu tuyến tính (do độ dốc là liên tục). Tuy nhiên, tỷ lệ phần
trăm thay đổi lượng cầu với tỷ lệ phần trăm thay đổi giá thay đổi liên tục dọc theo một
đường cầu như vậy.
Để xem điều này diễn ra như thế nào, cần phải xem xét sự khác biệt giữa một sự thay
đổi của một biến và phần trăm thay đổi của biến đó. Giả sử chúng ta xem xét sự khác
biệt này bằng cách thảo luận xem phần trăm thay đổi sẽ như thế nào với mức giá tăng
lên $1.
 giá tăng từ $1 lên $2 tượng trưng cho mức giá tăng 100%
 giá tăng từ $2 lên $3 tượng trưng cho mức giá tăng 50%
 giá tăng từ $3 lên $4 tượng trưng cho mức giá tăng 33%
 giá tăng từ $10 lên $11 tượng trương cho mức giá tăng 10%
Chú ý là cho dù thậm chí mức giá tăng chỉ $1 trong mỗi trường hợp, phần trăm thay
đổi trong mức giá trở nên nhỏ hơn khi mức giá bắt đầu lớn hơn. Hãy sử dụng khái
niệm này để giải thích tại sao giá độ co giãn của cầu theo giá lại khác nhau dọc theo
một đường cầu tuyến tính.
Hãy xem xét sự thay đổi về giá và lượng cầu như được minh hoạ dưới đây. Tại đỉnh
của đường cầu, phần trăm thay đổi về số lượng lớn (do mức cầu tương đối thấp) trong
khi đó phần trăm thay đổi về giá là nhỏ (do mức giá tương đối cao). Vì vậy, cầu sẽ
tương đối co giãn tại đỉnh của đường cầu. Tại đáy của đường cầu, một sự thay đổi về
lượng cầu giống như vậy có tỷ lệ phần trăm thay đổi nhỏ (do mức cầu lớn) trong khi
sự thay đổi về giá lúc này có tỷ lệ phần trăm thay đổi tương đối lớn (do mức giá thấp).
Do vậy, cầu tương đối không co giãn tại đáy của đường cầu.

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 6
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

Một cách tổng quát hơn, chúng ta có thể lưu ý là độ co giãn giảm liên tục dọc theo
một đường cầu tuyến tính. Phần trên cùng của đường cầu sẽ có độ co giãn lớn và phần
dưới cùng của đường cầu có độ không co giãn lớn. Như vậy, độ co giãn nhỏ dần khi
mức giá giảm và lượng cầu tăng. Ở một điểm nào đó, cầu thay đổi từ co giãn sang
không co giãn. Tất nhiên điểm xảy ra hiện tượng này là điểm cầu là đơn vị co giãn.
Mối quan hệ này được minh hoạ trong biểu đồ dưới đây

2. Tính độ co giãn của cầu theo giá bằng phương pháp trung điểm (Arc
elasticity measure)
Giả sử chúng ta muốn tính độ độ co giãn của cầu theo giá trong khoảng mức giá giữa
$4 và $5. Trong trường hợp này, chúng ta bắt đầu tính tại mức giá $4 và tăng mức giá
lên $5 là giá tăng lên 25%. Tuy nhiên, nếu chúng ta bắt đầu tại mức giá $5 và chuyển
xuống mức giá $4, mức giá giảm 20%. Tỷ lệ phần trăm thay đổi nào sẽ được sử dụng
để tượng trưng cho sự thay đổi giữa mức giá $4 và $5? Để tránh nhập nhằng, cách tính
hiệu quả nhất là tính độ co giãn của cầu theo giá bằng phương pháp trung điểm trong
đó điểm giữa của hai mức giá được sử dụng như giá trị cơ sở trong việc tính toán độ
co giãn. Theo cách tiếp cận này, công thức tính giá độ co giãn của cầu theo giá là:

| |

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 7
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

Trong đó:

3. Những yếu tố quyết định giá độ co giãn của cầu theo giá
 Thị hiếu của người tiêu dùng: hàng hóa đó là hàng thiết yếu hay là hàng xa xỉ
 Sự sẵn có của những hàng hóa thay thế
 giới hạn thị trường và thời gian nghiên cứu
4. Dự đoán độ co giãn của cầu theo giá xăng dầu trên phương diện lý thuyết

Trước hết, ta hãy cùng xem xét khái quát về thị trường Việt Nam.Việt Nam là thị
trường vừa rộng lớn - cả về quy mô (với số dân là 85.79 triệu người năm 2011) và
diện tích (327.48 km2 đất liền), vừa phức tạp – có sự chênh lệch lớn về lượng cầu giữa
các địa phương và các vùng miền khác nhau. Về vị trí địa lí, Việt Nam nằm trên ngã
tư hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của Lào, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của
Đông Nam Á cũng như của Châu Á. Vì vậy nhu cầu vận tải ( đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không) là rất lớn. Mặt khác, Việt Nam là một quốc gia có
dân số khá đông so với diện tích lãnh thổ tương đối nhỏ và dân số đang tăng lên từng
ngày nên nhu cầu di chuyển đi lại của người dân cũng ngày càng tăng. Hơn nữa, Việt
Nam đang trong quá trình Công nhiệp hóa – Hiện đại hóa vì thế nhu cầu về năng
lượng đặc biệt là xăng dầu, dầu mỏ cũng rất lớn.
Vì những lí do trên mà những biến động về giá cả của xăng dầu sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến lượng cầu và thị hiếu cũng như chính sách chi tiêu của người dân trong nước.
Cùng với những diễn biến bất lợi của giá dầu trên thị trường quốc tế, giá xăng dầu ở
trong nước cũng không thể giữ mãi mức bình ổn được. Trong những năm gần đây giá
dầu liên tục tăng.
Xét trên phương diện lý thuyết, những yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu đối
với sản phẩm xăng:
Thứ nhất, thị hiếu của người tiêu dùng: xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, khi giá xăng
tăng cao sẽ ảnh hưởng ít đến lượng cầu của mặt hàng này, thậm chí lượng cầu có thể
còn tăng do nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều và sự phụ thuộc lớn của các ngành kinh
tế của Việt Nam vào xăng dầu. Mặt khác, thị trường xăng dầu là thị trường cạnh tranh
độc quyền, trong khi cầu ngày càng cao mà cung lại hữu hạn, chính vì vậy mà giá cả
phải tăng theo (đường cầu dịch chuyển sang phải trong khi đường cung lại đứng yên).
Thứ hai, các hàng hóa thay thế: xăng dầu là hàng hóa có rất ít hàng hóa thay thế vì
thế khi giá xăng tăng, ngay lập tức không thể kịp thời điều chỉnh hành vi tiêu dùng và
cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm hàng hóa thay thế.
Thứ ba, giới hạn thị trường và khoảng thời gian khảo sát: thị trường Việt Nam
tương đối rộng và phức tạp, khi khảo sát trên một diện tích lớn thì độ co giãn của cầu

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 8
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

sẽ thay đổi rõ rệt hơn. Mặt khác, trong khoảng thời gian một thập kỉ, những phản ứng
của cầu đối với giá được quan sát cụ thể và khái quát hơn. Trong 10 năm trở lại đây
lượng cầu đối với mặt hàng xăng dầu ở nước tăng lên đáng kể, tuy nhiên nếu giả định
các yếu tố xã hội không đổi thì dưới tác động của giá xăng ngày càng cao thì lượng
cầu đã giảm một lượng đáng kể. Nhờ người tiêu dùng đã điều chỉnh chi phí cho xăng
dầu thông qua việc sử dụng các loại xe tiết kiệm xăng, sử dụng các phương tiện di
chuyển công cộng, chuyển chỗ ở đến gần nơi làm việc hơn, hạn chế di chuyển ví dụ
như ở lại trưa ở nơi làm việc, học tập, tìm các tuyến đường ngắn nhất,….
Từ các yếu tố trên ta có thể dự đoán khi giá xăng tăng, lượng cầu sẽ co giãn không
đáng kể do xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu và không có hàng hóa thay thế sẵn có.
Thậm chí lượng cầu của xăng dầu còn tăng lên do các yếu tố phát triển và nhu cầu của
xã hội trong quá trình công nghiệp hóa mới của đất nước. Ta cũng không loại trừ
trường hợp giá xăng tăng nhưng lượng cầu cũng tăng, khi đó độ co giãn của cầu theo
giá xăng sẽ có giá trị dương.

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 9
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

1. Biến động giá xăng qua các năm:

Giá xăng dầu từ năm 2000 – 2011 biến động theo hướng ngày càng tăng cao theo
những biến động chung của thị trường thế giới. Thế nhưng, giá xăng dầu trong nước
vẫn được kiềm hãm để không tăng quá nhanh gay ra những xáo trộn trong đời sống
của người tiêu dùng.

Tháng Diesel (đ/l) Mogas 92 (đ/l)

02/2000 3800 5100

4/2001 3850 5200

3/2002 4000 5300

02/2003 4300 5600


02/2004 4550 5650

3/2005 5500 8000

4/2006 7900 11000

3/2007 10200 11600

02/2008 13900 19000

02/2009 12450 15000

02/2010 14850 16900

4/2011 21100 21300


(Nguồn: Tổng hợp từ internet)
Bảng 1: Số liệu thể hiện sự biến động giá xăng qua các năm từ 2000 - 2011

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 10
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

25000

20000

15000

10000

5000

0
02/2000 3/2002 02/2003 02/2004 3/2005 4/2006 3/2007 02/2008 02/2009 02/2010 4/2011
Diesel (đ/l)
Mogas 92 (đ/l)

1.1 Biểu đồ sự biến động giá xăng qua các năm từ 2000 – 2011
Nhìn chung giá xăng trên thị trường Việt Nam từ năm 2000 – 2004 khá bình ổn, có
tăng nhẹ. Sau đó trong giai đoạn từ năm 2004 – 2006 giá xăng tăng mạnh hơn 5000
đ/l, và trong một năm sau đó thì giá xăng gần như không đổi. Trong giai đoạn từ năm
2007 – 2011 giá xăng liên tục biến động, tăng mạnh – gần 8000 đ/l chỉ trong một năm
từ 2007 – 2008, và sau đó giảm từ 19000 đ/l xuống còn 15000 đ/l trong một năm tiếp
theo. Nhưng sau đó giá xăng lại dần biến động theo xu hướng tăng từ 15000 đ/l lên
mức cao nhất từ trước đến nay là 21300 đ/l vào tháng 4 năm 2011.
2. Biến động cầu qua các năm:

Thời gian (năm) Lượng cầu xăng dầu ( triệu tấn)

2000 7.533
2001 8.013

2002 8.96

2003 9.841

2004 12.00
2005 11.496
2006 11.04

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 11
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

2007 12.85

2008 12.96

2009 14.03
2010 15.66
(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)
Bảng 2: Số liệu lượng cầu xăng dầu của Việt Nam qua các năm từ năm 2000 – 2010

18

16

14

12

10

0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Lượng xăng dầu nhập khẩu


( triệu tấn)

2.1 Biểu đồ biểu diễn lượng cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam qua các năm từ năm
2000-2010
Về lượng cầu tiêu thụ của xăng dầu ở Việt Nam tăng nhẹ từ năm 2000 – 2001, lượng
tăng không đáng kể. Từ năm 2001 – 2004 lượng cầu liên tục tăng mạnh, chỉ trong
vòng 3 năm nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam đã tăng từ 8.013 triệu tấn lên 12.00 triệu
tấn, tăng gần 50% so với năm 2001. Từ năm 2004 – 2006, lượng cầu xăng dầu giảm
nhẹ từ 12 triệu tấn xuống còn 11.04 triệu tấn, giảm gần 8% so với năm 2004.Từ năm
2006 – 2007, lượng cầu đã tăng nhẹ, và có sự chuyển động mới, nhưng từ 2007 –
2008 lượng cầu có dấu hiệu bình ổn tạm thời chỉ tăng nhẹ, không đáng kể. Trong giai
đoạn từ năm 2008 – 2010, lượng cầu xăng dầu tăng nhanh từ 12.96 triệu tấn lên 15.66
triệu tấn, tăng khoảng hơn 20% so với năm 2008.

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 12
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

3. Đo lường sự co giãn của cầu


Giả sử lượng cầu ở bảng 2 chỉ cung cấp chủ yếu cho nhu cầu diesel và mogas 92. Và
giả sử nhu cầu về diesel và mogas 92 là giống nhau. Ta có bảng tính độ co giãn của cầu
theo giá diesel và mogas 92 được tính theo phương pháp trung điểm

| |

Trong đó:

Ta có bảng số liệu sau:

Thời gian (năm) Qm ΔQ Pm ΔP Ed

2000 -2001 7.773 0.48 4487.5 75 3.694841117


2001-2002 8.4865 0.947 4587.5 125 4.09531609
2002-2003 9.4005 0.881 4800 300 1.499494708
2003-2004 10.9205 2.159 5025 150 6.62300261
2004-2005 11.748 -0.504 5925 1650 -0.154053301
2005-2006 11.268 -0.456 8100 2700 -0.121405751
2006-2007 11.945 1.81 10175 1450 1.0633074
2007-2008 12.905 0.11 13675 5550 0.021002405
2008-2009 13.495 1.07 15087.5 -2725 -0.438997114
2009-2010 14.845 1.63 14800 2150 0.755841369

(Nguồn: tổng hợp từ Internet)


Bảng 3. Độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng qua các năm 2000 – 2010

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 13
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

0
2000 -2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010

-1

Ed

3.1 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của độ co giãn của cầu theo giá đối với sản
phẩm xăng từ năm 2000 – 2010

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 14
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

Lượng cầu
Thời gian Mogas
Diesel (đ/l) xăng dầu Giai đoạn Ed
(năm) 92 (đ/l)
( triệu tấn)
2000 3800 5100 7.533

2001 3850 5200 8.013 2000 – 2001 3.694841117


2002 4000 5300 8.960 2001 – 2002 4.09531609
2003 4300 5600 9.841 2002 – 2003 1.499494708
2004 4550 5650 12.00 2003 – 2004 6.62300261
2005 5500 8000 11.496 2004 – 2005 -0.154053301
2006 7900 11000 11.040 2005 – 2006 -0.121405751
2007 10200 11600 12.850 2006 – 2007 1.0633074
2008 13900 19000 12.960 2007 – 2008 0.021002405
2009 12450 15000 14.030 2008 – 2009 -0.438997114
2010 14850 16900 15.660 2009 – 2010 0.755841369

Bảng 4. Giá xăng, lượng cầu và độ co giãn của cầu theo giá xăng qua các năm 2000-2010

Nhìn chung giá xăng từ năm 2000 đến năm 2010 biến động theo hướng ngày càng
tăng cao theo tình hình chung của thế giới. Theo chiều hướng phát triển kinh tế xã hội
của đất nước cũng như dân số ngày càng đông, nhu cầu năng lượng đặc biệt là xăng
dầu cũng ngày một tăng. Vì xăng dầu là sản phẩm rất ít có hàng hóa thay thế, do đó
trái với quy luật cung cầu, đa số các năm đều có độ co giãn dương (nghĩa là tuy giá
xăng tăng lên nhưng cầu về xăng cũng tăng lên). Cầu về xăng co giãn rất lớn có lúc
vượt trên 6.5 ở những năm có giá trị độ co giãn dương.
Độ co giãn của cầu theo giá xăng dầu thay đổi rất thất thường: có lúc có giá trị dương,
có lúc có giá trị âm thể hiện quy luật cung – cầu. Trong vòng 5 năm trở lại đây kể từ
năm 2005, giá trị của độ co giãn cũng có nhiều biến động. Trong một vài năm độ co
giãn còn có giá trị âm (theo quy luật cung cầu), nhưng giá trị tuyệt đối của chúng đều
nhỏ hơn 1 thể hiện cầu hầu như không co giãn khi giá xăng lên hay xuống.
Sự biến động thất thường của độ co giãn của cầu theo giá xăng qua các năm chỉ có thể
được giải thích bằng sự thay đổi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Theo dự
đoán, tình hình giá xăng dầu trên thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao. Do chính
phủ quyết định sẽ thả nổi giá xăng dầu theo thị trường thế giới để giảm thiểu tổn thất
trong việc bù lỗ cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, đồng thời kìm hãm việc
buôn lậu xăng do giá xăng trong nước thấp hơn so với thị trường quốc tế. Lượng cầu
có thể biến động đôi chút, nhưng sẽ không tăng hoặc giảm quá nhiều hay đột ngột.
Bằng chứng là trong giai đoạn các năm từ 2005 đến nay, lượng cầu liên tục biến động,
có lúc tăng lúc giảm nhưng mức thay đổi là không nhiều do người tiêu dùng đã biết
điều chỉnh hợp lí chi tiêu cho việc xăng dầu cũng như chính phủ đã biết điều chỉnh thị
trường bằng các chính sách hợp lí hơn. Vì vậy, lượng cầu về xăng sẽ không thay đổi

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 15
Đề tài kinh tế học vi mô – K10402A – nhóm NH3

quá nhiều nên cầu trên thị trường Việt Nam sẽ không co giãn quá nhiều theo giá như
những năm 2000 – 2005.

Tin tức trên báo giấy: Thanh Niên, Tuổi Trẻ,….


Các trang web online:
http://www.petrolimex.com.vn
http://www.tuoitre.com.vn
http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te
http://vnexpress.net/vietnam/kinh-doanh
http://www.tinthuongmai.vn/
http://vneconomy.vn/

Đo lường độ co giãn của cầu theo giá sản phẩm xăng trên thị trượng Việt Nam 16

You might also like