You are on page 1of 9

Phân tích quy luật ra đời của đảng cộng sản

việt nam
Thứ nhất, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phầm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong
trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng, Đảng công sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin với phong trào công nhân. Quy luật chung này được đồng chí Nguyễn ái Quốc vận dụng sáng tạo
vào điều kiện Việt Nam, nơi giai cấp công nhân còn ít về số lượng, nhưng người vô sản bị áp bức, bóc lột
thì đồng. Sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nông và phong trào yêu nước dẫn đến
sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Muốn xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải coi trọng đầy đủ cả ba yếu tố
trên.

Thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự phát triền cao và thống nhất của phong trào
công nhân và phong trào yêu nước.
Đảng ta là con đẻ của phong trào cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động và
trưởng thành thông qua đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến.
Muốn củng cố và phát triển Đảng, đòi hỏi phải củng cố và phát triển phong trào cách mạng của quần
chúng. Đảng mật thiết liên hệ với quần chúng, hướng dẫn, lãnh đạo phong trào quần chúng, thông qua
thực tiễn phong trào cách mạng mà củng cố và phát triển Đảng.

Thứ ba, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả thống nhất của phong trào cách mạng trong cả nước,
là sự đồng tâm nhất trí của những chiến sĩ tiên phong.
Những người cộng sản Việt Nam dù ở trong Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng hay
Đông Dương cộng sản liên đoàn, lúc bấy giờ tuy có những vấn đề bất đồng, nhưng đã biết đề cao trách
nhiệm của đội tiên phong, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp lên trên hết nên đã sớm thống nhất vào
một đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Thứ tư, đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thể hiện trong Chính cương vắn
tắt, Sách lược vắn tãt là phù hợp với yêu cầu của toàn Đảng và toàn dân.
Cương lĩnh đâu tiên trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phong trào cách
mạng từ khi Đảng được thành lập.
Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo của những tư tưởng chiến
lược và sách lược trên đây của đồng chí Nguyễn ái Quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ VII của Đảng
đã khẳng định: "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động" của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.
trạng: Vui vẻ

Câu 2: Nội dung ý nghĩa quy luật ra đời của


Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đăng ngày: 16:12 18-05-2010
Thư mục: Công Nghệ Thực Phẩm

* Quy luật ra đời:

- Quy luật chung: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong
trào công nhân.

- Ở Việt Nam : quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam được Hồ Chí Minh khái quát như
sau: “ Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới
việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930”

* Nội dung:

- Trước tình hình xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong một nước. Quốc tế cộng sản đã gửi thư cho
những người cộng sản ở Đông Dương nêu rõ “nhiệm vu quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp
của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sớm lập một đảng Cm của giai cấp vô sản,
nghĩa là một ĐCS quần chúng. Đảng ấy phải là một đảng duy nhất và ở Đông Dương chỉ có đảng
ấy là tổ chức CS mà thôi.”

- Quốc tế CS đã chỉ thị cho đồng chí Nguyễn Ái Quốc chịu trách nhiệm “hợp nhất các phần tử
CS chân chính lại để thành lập một đảng duy nhất”. Nhận chỉ thị này, mùa thu năm 1929 đồng
chí Nguyễn Ái Quốc từ Thái Lan trở lại Hương Cảng chuẩn bị kế hoạch thực hiện nhiệm vụ lịch
sử trọng đại nói trên. Từ ngày 3 – 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất được tiến hành tại Hương Cảng -
Trung Quốc.

- Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, các đại biểu đã hoàn toàn nhất trí tán thành ý kiến của đồng
chí NAQ và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng lấy tên là ĐCS VN. Hội nghị đã
thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của ĐCS VN. Những văn kiện
quan trong này đều do đồng chí NAQ dự thảo. Hội nghị còn thông qua lời kêu gọi của đồng chí
NAQ thay mặt Quốc tế CS và ĐCS VN gửi đến quần chúng công, nông, binh, đồng bào và đồng
chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

- Hội nghị đã nhất trí về việc hợp nhất và tổ chức các đoàn thể quần chúng thông qua Điều lệ
tóm tắt của Công hội, Nông hội, Đoàn thanh niên CS, hội phụ nữ, Hội cứu tế đỏ, Hội phản đế
(tức Mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc)…

- Như vậy chỉ nửa tháng, kể từ ngày Hội nghị hợp nhất bế mạc, ba tổ chức CS ở ĐD đã hoàn
toàn thống nhất trong một đảng duy nhất – ĐCS VN
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức CS ở VN tháng 2/1930 có ý nghĩa như đại hội thành lập Đảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở nước ta trong thời đại mới, là sản
phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào yêu nước và phong trào công
nhân trong những năm 20 của thế kỷ này.

- Đảng ra đời là kết quả tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại

- Là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác,
“ chứng tỏ rằng giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành đủ sức lảnh đạo cách mạng”.

- Là cột mốc đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta, chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy thập kỷ ở nước ta.

- Sự ra đời của Đảng cộng sản VN gắn liền với tên tuổi của Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh
đạo và rèn luyện Đảng.

- Đảng ra đời là một sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách
mạng VN. Đây chính là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của CM VN.

- Đảng ra đời mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc – thời kỳ độc lập, dân chủ gắn liền
với CNXH. Đảng ra đời trở thành ngọn cờ đoàn kết các yếu tố giai cấp, dân tộc, quốc tế tạo
thành sức mạnh tổng hợp của CM giành thắng lợi.

- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở
nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng
thành " đủ sức lãnh đạo cách mạng'.
- Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh
dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản.
- Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời
là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương
hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể
từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to
lớn cho cách mạng thế giới.

Tham khảo thêm tài liệu dưới nữa


[quuote]
Một trong những phát hiện vĩ đại của Mác, Ăng - ghen là đã sớm biết tách riêng giai cấp vô sản ra đời từ
khối quần chúng bị áp bức, phát hiện ra vị trí đặc biệt và những xu hướng lịch sử của nó. Từ đó, khẳng
định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chỉ ra những hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh
đó.

Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Nó đã được Mác, Ăng-ghen luận chứng một cách khoa học xuyên suốt trong nhiều tác
phẩm và được Lênin tiếp tục phát triển trong những điều kiện lịch sử mới. Ngay từ cuối năm 1844, trong
tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hê-ghen”, lần đầu tiên Mác đã nêu lên vấn đề
sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và những điều kiện mà qua đó nó xóa bỏ quan hệ bóc lột, TBCN,
thiếp lập quan hệ xã hội mới. Đến bản “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” và bộ “Tư Bản” thí lý luận về sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được phát triển đến một mức độ nhất định. “Tuyên ngôn của
Đảng Cộng Sản” là một sự khái quát về lý luận phong trào cách mạng của giai cấp công nhân giữa thế kỷ
thứ XIX. Bộ “Tư Bản” đã giải phẫu xã hội tư bản chủ nghĩa vạch rõ cơ sở kinh tế của cơ cấu xã hội và
những xu hướng tiếp tục phát triển của nó, đặt cơ sở cho việc giải thích vai trò của giai cấp công nhân
trong việc tạo ra những giá trị vật chất, trong việc thủ tiêu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xây
dựng xã hội mới. Đến thời kỳ này, nhiều phạm trù, khái niệm cơ bản nhất đã được xác lập và về sau nó
sẽ được tiếp tục phát triển.

Trong điều kiện mới Lênin đã phát triển lý luận Mác-xít về giai cấp công nhân như là “điều chủ yếu của
học thuyết Mác”1. “Trong tất cả mọi giai đọan đấu tranh vì một thế giới mới, vì chủ nghĩa cộng sản, giai
cấp công nhân là lãnh tụ của phong trào cách mạng, là người lãnh đạo của nhân dân lao động”2. Lê-nin
đã cụ thể hóa sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong điều kiện của cách mạng vô sản và chuyên chính
vô sản.

Lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thể hiện ở một số luận
điểm cơ bản sau:

* Giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và người sáng tạo ra xã hội mới.
* Giai cấp công nhân là người lãnh đạo trong phong trào cách mạng giải phóng của quần chúng bị áp bức
trong xã hội hiện tại.
* Lợi ích giai cấp tư sản và vô sản là đối lập và không điều hòa được. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chống giai cấp tư sản là tất yếu và sẽ dẫn đến chuyên chính vô sản. Trong những điều kiện nhất định,
giai cấp công nhân có thể tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản, như là sự chuẩn bị tiền đề cho cách mạng
vô sản.
* Giai cấp vô sản phải hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình. Chủ nghĩa Mác Lê-nin là điều kiện ắt có, cơ bản
để giai cấp vô sản từ giai cấp “tự nó” chuyển thành giai cấp “vì nó”.
* Sự ra đời của Đảng Cộng Sản là tất yếu khách quan. Đảng Cộng Sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử
của giai cấp vô sản. “Vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản” luôn là vấn đề trung tâm trong suốt
một cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng lâu dài và quyết liệt từ khi chủ nghĩa Mác Lê-nin ra đời và các
giai đoạn phát triển sau đó.

Hình thức khá phổ biến của sự phủ nhận vai trò của giai câ vô sản là sự công kích khái niệm khoa học của
Mác, Ăng-ghen về giai cấp và giai cấp vô sản. Một số người nêu lên tư tưởng “phi kinh tế” về giai cấp để
xóa mờ quan niệm của chủ nghĩa Mác cho rằng giai cấp vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm
trù xã hội. Không thể định nghĩa giai cấp vô sản một cách tùy tiện, không tính đến vấn đề chiếm hữu - sở
hữu tư liệu sản xuất, hơn nữa lại chỉ coi đó là một hiện tượng tâm lý3. Một số người khác lại cho rằng
không có một giai cấp công nhân được xác định rõ ràng4. Điểm tựa của những luận điểm xuyên tạc
phạm trù giai cấp nói trên là ở chỗ không xem quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất như là một tiêu chuẩn
khách quan để xem xét giai cấp.

Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và những hệ qủa mà nó
tạo ra, một lập luận phổ biến chống lại sự lãnh đạo của giai cấp công nhân là cho rằng lý luận Mác - Lênin
về vấn đề này đã lỗi thời; giai cấp vô sản sẽ bị xói mòn, thậm chí tiêu vong trước sự phát triển của cách
mạng KHKT. Theo họ, cuộc cách mạng KHKT đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc trong sự phân
công lao động xã hội, hiện tượng “trí thức hóa lao động” phát triển mạnh, tỷ lệ lao động trí óc ngày càng
tăng cao so với lao động chân tay, cơ cấu xã hội củaa chủ nghĩa tư bản sẽ thay đổi mạnh.

Họ cũng cho rằng vai trò kinh tế của giai cấp công nhân sẽ giảm dần và trong tương lai, giai cấp công
nhân sẽ biến mất. Một số nhà lý luận tư sản khác tuy không đồng ý rằng giai cấp công nhân sẽ biến mất,
nhưng lại cho rằng giai cấp công nhân không còn là nhân vật chủ yếu của lịch sử5.

Cách mạng KHKT có đem đến những biến đổi trong phân công lao động xã hội, trong nội dung, phương
thức lao động, trong thành phần giai cấp vô sản; thế nhưng, điều đó hoàn toàn không xóa mờ quan hệ
sản xuất TBCN và mâu thuẫn giữa lao động với tư bản. Trí thức không phải là một giai cấp mà chỉ là một
tầng lớp đặc biệt thuộc nhiều giai cấp khác nhau. Sự ngăn cách giữa lao động chân tay và lao động trí óc
là một sai lầm về lý luận. Cách mạng KHKT làm cho thành phần giai cấp công nhân thêm đa dạng, bao
gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc, lao động trong khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ... Qúa
trình trí thức hóa phát triển sẽ có thể đưa tới một tầng lớp đặc biệt trong giai cấp công nhân chứ không
hề xóa bỏ giai cấp công nhân. Nhìn chung, cách mạng KHKT sẽ làm cho giai cấp công nhân phát triển cả
về số lượng lẫn chất lượng.

Ngày nay, sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước, các nhà lý luận tư sản lại một lần
nữa cao giọng cho rằng họ đang nói “những lời cuối cùng cho Mác” (“the last words to Marx”) và cho lý
luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở một số nước
vừa qua không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác và lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Trái lại, ở nhiều nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, sự sụp đổ đó là xuất phát từ chỗ không nắm vững
vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và không thực hiện chuyên chính vô sản một cách đúng đắn, mơ
hồ về mâu thuẫn giai cấp trên bình diện thế giới. Chủ nghĩa đa nguyên chính trị với huyền thoại về nền
dân chủ đa nguyên chủ nghĩa6đã đối lập với quan niệm về đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác và do
đó nó có tác dụng chia rẽ giai cấp công nhân, phá hoại Đảng Cộng Sản từ bên trong.

Ở Việt Nam, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng đã sớm được khẳng định cả về lý
luận cũng như trong thực tiễn. Đó là một trong những bài học hàng đầu của mọi thắng lợi của cách
mạng nước ta trên nửa thế kỷ qua.

Lịch sử đã trao quyền lãnh đạo cách mạng cho giai cấp công nhân mà Đảng Cộng Sản Việt Nam là đại
biểu. Trước khi Đảng ta ra đời, các phong trào yêu nước chống Pháp mang ý thức hệ phong kiến, tư
bản... đều lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu
nước mà thực chất sâu xa là khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Trong cơ cấu xã
hội của Việt Nam lúc bấy giờ chỉ có giai cấp công nhân, do đặc điểm độc đáo của mình, là có vai trò lãnh
đạo cách mạng. Thế nhưng giai cấp công nhân chưa tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lênin, và chưa trở
thành giai cấp “vì nó”. Trong bối cảnh như vậy, những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong cuộc tiếp thu
chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền bá vào Việt Nam là hết sức to lớn. Chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam đã đưa đến sự ra đời của Đảng ta, bước ngoặt
vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng.

Khác với lý luận và thực tiễn ra đời của các chính Đảng chính trị của giai cấp công nhân, sự ra đời của
cách chính Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên cả ba yếu tố (Chủ nghĩa Mác - Lênin + phong trào công
nhân + phong trào yêu nước) chứ không chỉ có hai yếu tố (Chủ nghĩa Mác + phong trào công nhân). Thực
tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh rằng sự tham gia của phong trào yêu nước vào sự thành lập Đảng
không làm yếu đi tính giai cấp của Đảng và vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, mà trái lại nó còn
củng cố thêm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong điều kiện giai cấp này chiếm tỷ lệ rất thấp trong
dân cư (1 - 2%) và đang lãnh đạo một cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, thực chất là cuộc cách mạng tư
sản kiểu mới.

Từ năm 1930 trở đi ở miền Bắc và từ năm 1945 trở đi trên cả nước, trong phong trào cách mạng không
có sự tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng nào với giai cấp công nhân; giai cấp công nhân trở thành
giai cấp độc quyền lãnh đạo, không chia quyền đó với ai và cũng không lực lượng, giai cấp nào có đủ khả
năng để chia quyền lãnh đạo ấy. Nhờ đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết
yêu cầu ruộng đất của nông dân, nêu ngay từ đầu khẩu hiệu trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 giai
cấp nông dân đã thực sự thừa nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối vơi họ và khối liên minh công
nông đã ra đời trong thực tiễn máu lửa của cao trào cách mạng này. Cũng nhờ đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến
lược phản đế và phản phong, đại đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, tạo nên thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám - 1945. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn kiên trì sự lãnh đạo
của giai cấp công nhân đối với cách mạng, Đảng ta đã giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề về đường lối
chính trị, quân sự và phương pháp cách mạng, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi đến
thắng lợi hoàn toàn.
Kinh nghiệm cho thấy, khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân nó riêng vào nước ta, thì Đảng cách mạng phải vừa trung thành với những bản chất của
những nguyên lý căn bản, vừa phải linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Nếu Nguyễn Ái
Quốc chỉ dừng lại ở kinh nghiệm đã có trong việc hình thành Đảng Cộng Sản không dám đưa yếu tố
phong trào yêu nước vào thì Đảng Cộng Sản Việt Nam khó có thể ra đời sớm như vậy. Những hẹp hòi,
hạn chế trong việc tập hợp lực lượng cách mạng ở cao trào cách mạng 1930 - 1931 cũng như những sai
lầm nghiêm trọng phổ biến, kéo dài trong những vấn đề có tính nguyên tắc” trong công cuộc cải cách
ruộng đất (1953 - 1956) đều bắt nguồn từ thái độ máy móc, giáo điều dẫn đến ngộ nhận rằng đã “đứng
vững trên lập trường của giai cấp công nhân”, nhưng kỳ thật là bị các tư tưởng phi vô sản tác động mạnh
mẽ.

Công cuộc đổi mới toàn diện tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở đất nước ta hiện nay diễn ta
trong bối cảnh quốc tế phức tạp, đan xen những thuận lợi và những khó khăn lớn. Do vậy, việc tiếp tục
khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam là một vấn đề sống còn
khi xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng,
trong những điều kiện mới của thời đại toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, dứơi những quan điểm mới của
Đảng ta từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ IX, những quan niệm mới về giai cấp công nhân Việt
nam và lập trường của giai cấp công nhân cần phải đượcnhận thức lại, mà trong đó những điểm cơ bản
nhất là: giai cấp công nhân”phải tự mình trở thành dân tộc”, tiêu biểu cho quyền lợi của dân tộc, dặt
quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của giai cấp;giai cấp công nhân hiện đại không còn là giai cấp
công nhân –vô sản như trong thế kỷ XIX; giai cấp công nhân mà trong đó tầng lớp công nhân trí thức
chiếm một vị trí ngày càng to lớn, khối liên minh công- nông -trí thức là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn
dân; giai cấp công nhân rất phong hú, đa dạng theo thành phần kinh tế mà họ tham gia vào; giai cấp
công nhân phải là đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất của xã hội hiện đại, được vũ trang bằng
những tri thức hiện đại nhất,…Vì vậy, không được máy móc giáo điều, không dựa vào những quan niệm
lạc hậu để xem xét lập trường của giai cấp công nhân, không được xem xét vấn đề lập trường giai cấp đi
ngược với quan điểm lấy tiến bộ về lực lượng sản xuất làm điểm xuất phát, đảng viên cán bộ phải lấy
việc học tập những tri thức hiện đại như một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, chủ nghĩa Mác-
Lênin cũng luôn được vận dụng sáng tạo và bổ sung không ngừng bằng những tri thức hiện đại nhất của
nhân loại. Kinh nghiệm của nhân loại và dân tộc ta trong thế kỷ XX chỉ ra rằng, đững vững hay không
vững trên lập trường của giai cấp công nhân hiện đại là điểm cốt tử nhất để có được mô hình chủ nghĩa
xã hội phù hợp hay không.

6). VÌ SAO NOÙI ÑCSVN RA ÑÔØI LAØ MOÄT TAÁT YEÁU LÒCH SÖÛ, ÑAÙP ÖÙNG
NGUYEÄN VOÏNG THA THIEÁT CUÛA DAÂN TOÄC VIEÄT NAM ?

Ngaøy 3/2/1930 ÑCSVN ra ñôøi, Ñaûng laø saûn phaåm cuûa söï keát hôïp cuûa chuû nghóa
Maùc-Lenin vôùi phong traøo coâng nhaân vaø phong traøo yeâu nöôùc Vieät Nam .
Söï ra ñôøi cuûa ñaûng coäng saûn Vieät Nam laø keát quaû cuûa söï chuaån bò coâng phu cuûa
laõnh tuï NAQ, ñoàng thôøi cuõng laø keát quûa cuûa moät quùa trình vaän ñoäng CM trong hoaøn caûnh
lòch söû cuûa ñaát nöôùc ta, laø böôùc phaùt trieån taát yeáu cuûa lòch söû Vieät Nam, phuø hôïp vôùi xu
höôùng phaùt trieån cuûa thôøi ñaïi môùi sau CM thaùng möôøi.

Lòch söû Vieät Nam töø khi thöïc daân phaùp xaâm löôïc ñaõ ghi nhaän raèng : nguyeän voïng
tha thieát cuûa daân toäc laø ñöôïc ñoäc laäp. Maët khaùc, ôû nöôùc ta noâng daân chieám hôn 90% daân
soá, mô öôùc ngaøn ñôøi cuûa noâng daân laø coù ruoäng caøy. Giai caáp naøo ñaùp öùng ñöôïc nguyeän
voïng treân seõ taäp hôïp ñöôïc daân toäc döôùi ngoïn côø cöùu nöôùc vaø trôû thaønh giai caáp laõnh
ñaïo. Caùch Maïng thaùng möôøi nga thaéng lôïi ñaõ khaúng ñònh raèng : trong thôøi ñaïi ngaøy ngaøy
nay giai caáp coâng nhaân laø giai caáp naém ngoïn côø daân toäc. ÔÛ Vieät Nam töø khi thöïc daân
phaùp xaâm löôïc, coøn coù moät thöïc teá laø : giai caáp tö saûn khoâng ñuû söùc naém vöõng ngoïn côø
daân toäc vaø cuõng khoâng moät toå chöùc naøo cuûa caùc giai caáp khaùc coù khaû naêng giaûi quyeát
ñöôïc thöïc chaát cuûa CM ôû caùc nöôùc thuoäc ñòa laø vaán ñeà noâng daân. Maët duø ñaõ coù nhieãu
nhaân só ra ñi tìm ñöôøng cöùu nöôùc, nhöng khoâng ai ñaùp öùng ñöôïc nhu caàu böùc thieát cuûa daân
toäc. Maõi ñeán naêm 1920 NAQ môùi ñaùp öùng ñöôïc nhu caàu ñoù, tìm ra con ñöôøng cöùa nöôùc
ñuùng ñaén, truyeàn baù chuû nghóa Maùc-lenin vaøo Vieät Nam, reøn luyeän nhöõng ngöôøi yeâu
nöôùc Vieät Nam theo laäp tröôøng voâ saûn, thaønh laäp ñaûng cuûa giai caáp coâng nhaân Vieät Nam.
ÑCSVN ra ñôøi vôùi ñöôøng loái ñuùng ñaén ñaõ thu huùt taát caû nhöõng ngöôøi yeâu nöôùc chaân
chính ñöùng döôùi ngoïn côø cöùu nöôùc cuûa giai caáp coâng nhaân, tieán haønh giaûi phoùng daân
toäc, ñaùp öùng nguyeän voïng böùc thieát cuûa toaøn daân Vieät Nam.

2. Ñaûng CSVN ra ñôøi laø moät taát yeáu lòch söû :

* Laø böôùc ngoaëc vó ñaïi trong lòch söû CM Vieät Nam : vì ñaûng ra ñôøi moïi thaéng lôïi CM
Vieät Nam ñeàu baét nguoàn töø söï laõnh ñaïo ñuùng ñaén cuûa ñaûng. Ñaûng ra ñôøi laø moùc ñaùnh
daáu söï chaám döùt hoaøn toaøn veà ñöôøng loái cöùu nöôùc cuûa caùch maïng Vieät Nam. Ñaûng ra
ñôøi ñaõ trôû thaønh haït nhaân ñoaøn keát caùc yeáu toá daân toäc vaø giai caáp, daân toäc vaø quoác
teá vaø cuõng keå töø ñaây nhaân daân Vieät Nam vaøo söï nghieäp ñaáu tranh giaûi phoùng giai caáp
vaø giaûi phoùng loaøi ngöôøi moät caùch töï giaùc vaø coù toå chöùc.

+ Chöùng toû giai caáp CNVN ñaõ tröôûng thaønh : Giai caáp CN VN ñaõ tröôûng thaønh vì
Ñaûng ra ñôøi thì giai caáp CNVN ñaõ tröôûng thaønh giai caáp hoaøn toaøn töï giaùc vaø khaû naêng
laõnh ñaïo cuûa giai caáp coâng nhaân Vieät Nam ñaõ trôû thaønh hieän thöïc.

* ÑCSVN ra ñôøi laø söï keát hôïp giöõa 3 yeáu toá CN Mac - Le nin + phong traøo Coâng
nhaân + phong traøo yeâu nöôùc, ñaây chính laø quy luaät vaän ñoäng thaønh laäp Ñaûng cuûa giai caáp
CN VN.

Quy luaät naøy vöøa theå hieän tính chaát chung cuûa phong traøo CS Quoác Teá vaø vöøa mang
ñaëc thuø cuûa CMVN.

Tính chaát chung : CNMax-Le-nin + Phong traøo coâng nhaân = Ñaûng

vì : Ñaûng ñaùnh daáu giai caáp coù khaû naêng laõnh ñaïo, khi ñaûng ra ñôøi thì giai caáp
coâng nhaân môùi ñöôïc coi laø giai caáp töï giaùc)
-Nguoàn goác sinh ra chung ñoù chính laø CNTB

-Khaùc tieàn ñeà : CN Max-Le-nin naèm ngoaøi gc COÂNG NHAÂN--> ñuû khaû naêng toång
keát lyù luaän cuûa lòch söû ---> CNMax-Le-nin laø lyù luaän nhaèm giaûi phoùng noâng daân vaø gc
CN.

Giai caáp Coâng nhaân khoâng theå vieát ra heä thoáng lyù luaän, do aùp böùc boùc loät cuûa
giai caáp TS--> phong traøo CNra ñôøi.

CN Max-Le-nin phaûi ñöôïc truyeàn baù vaøo phong traøo CN khoâng ñöôïc CN Max-Le-nin soi
ñöôøng thì laø phong traøo töï phaùt.

=> Quy luaät thaønh laäp phong traøo CS Quoác teá phaûi goàm 2 yeáu toá CN Max-Le-nin vaø phong
traøo CN.

Ñaûng CSVN ra ñôøi do coù CNTB, coù CN Mac - Le-nin vaø phong traøo coâng nhaân.

-->Ñaûng ra ñôøi cuõng ñi theo quy luaät chung cuaû phong traøo quoác teá CSaûn.

ÔÛ Vieät Nam coøn coù ñaëc thuø : phong traøo CN song song vôùi phong traøo yeâu nöôùc.
(Ñaûng chæ laø ñoäi tieân phong cuûa giai caáp Coâng nhaân chöù khoâng phaûi taäp hôïp cuûa giai caáp
COÂNG NHAÂN).

* Ngay töø khi ra ñôøi Ñaûng CSVN trôû thaønh Ñaûng kieåu môùi cuûa giai caáp VS, Ñaûng
toå chöùc theo nguyeân taéc taäp trung daân chuû, laáy ñaáu tranh pheâ vaø töï pheâ bình laøm quy luaät
cuõng coá vaø phaùt trieån Ñaûng, Ñaûng luoân luoân quang heä maät thieát vôùi quaàn chuùng vaø laø
ngöôøi ñaïi dieän duy nhaát cho quyeàn lôïi daân toäc vaø giai caáp.

You might also like