You are on page 1of 1

Trường ĐH Văn Hiến Môn: Quản Trị Chất Lượng GV: TS.

Nguyễn Kim Định


Họ và tên: Nguyễn Bá Thảo Lớp: 08QK2 MSSV: 0894010136

Tóm tắt bài báo: CUỘC CÁCH MẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Tác giả: Văn Thanh

Thời kỳ những năm 50, 60, 70 thế kỷ 20, hàng hóa của Nhật Bản đã qua mặt hàng hóa của Mỹ ngay
trên đất Mỹ bất chấp cái gọi là “Buy American”. Để làm được điều đó Nhật Bản đã phải mất 4 thập kỷ và trở
thành nước tiên phong trong Cuộc cách mạng về chất lượng. Điều nghịch lý lại chính là các chuyên gia hàng
đầu về chất lượng của Mỹ W.E.Deming và J.M.Juran đã giúp Nhật Bản làm nên điều thần kỳ đó bằng các
phương pháp quản lý và cải tiến chất lượng tiên tiến mới nhất của mình. Và cũng phải mất ngần ấy thời gian
để những nhà công nghiệp khổng lồ Âu-Mỹ kịp nhận ra để sữa chữa những nhận thức sai lầm kể từ sau Thế
chiến thứ II: chạy theo doanh thu, bán hàng mà không cần chất lượng và nghĩ cải tiến chất lượng đồng nghĩa
với chi phí cao.
Bài báo đăng trên tuần san International Business Week đầu tháng 12/1991 đã chỉ ra tầm quan trọng
của chất lượng trong thời đại kinh tế mới, đồng thời đề cập đến những thay đổi “từ trong ra ngoài” của Mỹ
nhờ vận dụng những quan điểm và phương pháp trên nhằm đuổi kịp Nhật Bản và lấy lại biểu tượng chất
lượng cấp thế giới.
Nếu như trước đây phạm vi của chất lượng chỉ hạn hẹp áp dụng trong khâu kiểm tra cuối cùng sản
phẩm thì nay nó được mở rộng ra là chất lượng ngay từ trong công tác quản lý sản xuất, bao gồm tất cả các
nhân viên, từ giám đốc điều hành trở xuống công nhân cho đến tất cả các quy trình sản xuất như hội họp,
kinh doanh, bán hàng….Có nghĩa với việc cải tiến chất lượng sẽ làm nâng hiệu suất của toàn công ty chứ
không chỉ giới hạn trong khâu sản xuất sản phẩm.
Khái niệm của chất lượng cũng được hiểu rộng thêm. Bên cạnh chất lượng được hiểu là các đặc tính
của sản phẩm, nâng cao chất lượng đồng nghĩa với chi phí cao. Thì chất lượng đã được mở rộng và hiểu là
sản phẩm không khiếm khuyết, tức hạn chế tối thiểu những sai xót nhằm cắt giảm chi phí, đồng nghĩa chất
lượng cao là chi phí ít hơn. Đồng thời năng suất được cải thiện, có thể dẫn đến hiệu quả lớn hơn, lâu dài về
lợi thế cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm.
Các công ty của Mỹ nhanh chóng áp dụng phương pháp SQC của Deming và TQC của Juran vào sản
xuất nhằm kiểm soát các sai số và hạn chế đến mức tối đa những sai sót của con người. Bằng cách áp dụng
những phương pháp trên họ đã rút ngắn được chu trình sản xuất và gia tăng lợi nhuận.
Phương pháp quản lý trong công ty được đổi mới. Không còn kiểu quản lý mang tính chất quan liêu
kiểu Mỹ. Công nhân thì được học cách tự quản lý công việc của chính mình, được đào tạo chuyên môn và tự
mình theo dõi sản phẩm trong suốt quá trình lắp ráp giúp giảm thiểu sản phẩm khiếm khuyết. Quyền lực và
trách nhiệm của người quản lý được chia đều cho người trực tiếp quản lý sản xuất. Họ được học cách giám
sát toàn bộ công nhân và chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng chứ không phải làm những việc chuyên
môn quá nhiều. Ngay cả những nhà nghiên cứu cũng được tổ chức lại để tăng tối đa thời gian tập trung vào
chuyên môn mà không bị gián đoạn bởi các hoạt động khác của công ty.
Thang đo mới để đánh giá chủ yếu của chất lượng dựa trên sự đáp ứng các nhu cầu của khách hàng
và khách hàng ở đây được mở rộng để chỉ mọi người có liên quan đến sản phẩm, không chỉ khách hàng bên
ngoài công ty mà còn là nội bộ trong công ty. Có nghĩa dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn bởi những
chi tiết bị khiếm khuyết. So với thang đo cũ là dựa vào sự tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật của nhà máy, các thủ
tục và các tiêu chuẩn nghĩa là, họ giả định là các sản phẩm tuân thủ yêu cầu kỹ thuật thì cũng sẽ đáp ứng
được nhu cầu khách hàng, thì thang đo mới có sự tiến bộ hơn, chuẩn xác với thực tế và giúp thông suốt quy
trình Cung cấp – chế tạo – bán hàng.
Phạm trù chất lượng giờ đây được coi là một yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ trong kinh doanh chứ không
chỉ bó hẹp để chỉ một vấn đề kỹ thuật nữa. Nước Mỹ đang dần lấy lại vị thế của mình bằng cách nâng cao
chất lượng, và chất lượng đã trở thành vấn đề toàn cầu. Các nước đang dần bỏ đi các hàng rào thuế quan và
bảo hộ để tiến tới hội nhập nền kinh tế quốc tế. Khi đó chính chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố có tính
chất quyết định - một yếu tố cạnh tranh rất tiên tiến – để các DN có thể tự mình “sống sót” trong môi trường
cạnh tranh gay gắt toàn cầu ngày nay. __HẾT__

You might also like