You are on page 1of 5

Tổng quan thị trường ngoại hối Việt Nam

Trung tâm giao dịch ngoại tệ năm 1991:


Thành lập ngày 16/8/1991, Trung tâm giao dịch ngoại tệ hoạt động như một thị
trường ngoại hối chính thức với mục tiêu:
- Thiết lập thị trường ngoại tệ chính thức giao dịch giữa ngân hàng và
các đơn vị kinh tế.
- Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Quyết định tỷ giá chính thức hợp lý giữa dollar Mỹ và đồng Việt
Nam.
- Chuẩn bị những diều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường tài
chính trong tương lai.
Năm 1994 trung tâm giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 1994:


Thị tường ngoại tệ liên ngân hàng được thiết lập nhằm xây dựng một thị
trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và
tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai.
Thông qua thị trường ngoại tệ, Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp một cách
hữu hiệu vào thị trường nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
Trước năm 1998 trên thị trường các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao
ngay.năm 1998 giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi mới chính thức được
đưa vào giao dịch.

Sự ra đời của giao dịch kì hạn và hoán đổi năm 1998:


Ra đời ngày 10/01/1998, theo quy chế giao dịch hối đoái kì hạn là giao
dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ
theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương
lai. Lúc mới cho phép giao dịch chỉ có 28 ngân hàng thương mại được phép
hoạt động ngoại hối kì hạn và hoán đổi.
Tuy nhiên đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại lớn bao gồm cả
ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng
thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài đều có
kinh doanh các giao dịch các giao dịch kì hạn và hoán đối.

Sự ra đời của giao dịch quyền chọn (opition) năm 2002:


Năm 2002, ngân hàng thương mại cổ phần Eximbank đã thí điểm đua ra
giao dịch quyền chọn các loại ngoại tệ mạnh như EUR, AUD, SGD so với
USD. Sau thí điểm thành công, các ngân hàng thương mại khác như ACB,
VAB và Techcombank cũng thực hiện giao dịch quyền chọn.
Đến nay giao dịch quyền chọn không chỉ mở ra nhiều ngân hàng tham gia
mà còn mở rộng sang giao dịch quyền chọn dựa trên tỷ giá USD/VND và giá
vàng thay vì dựa trên tỷ giá EUR/USD hay AUD/USD như lúc mới thí điểm.

Tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam:
Từ khi hình thành cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có
một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch,
thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp và nag6n hàng thương mại
trong và ngoài nước.

Khách Khách
hàng A hàng C

Thị Nghàng Thị


trường Nghàng trường
ACB VCB
quốc tế quốc tế

Khách Khách
hàng B hàng D

Hình 1.1: Tổ chức thị trường ngoại hối Việt Nam.


Hình vẽ trên cho thấy ngân hàng thương mại đóng vai trò nòng cốt
trên thị trường ngoại hối. Hình 1.1 cho thấy ngân hàng thương mại đóng vai trò
nòng cốt trên thị trường ngoại hối và đóng vai trò trung gian trong các giao dịch
kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các doanh
nghiệp, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các ngân hàng thương
mại còn mua bán ngoại tệ với nhau trên thị trường quốc tế nhằm mục tiêu lợi
nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần để giảm thiểu rủi ro.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây đã làm cho
nền kinh tế của những quốc gia phát triển lâm vào tình trạng suy thoái,
không ổn định.những cường quốc lớn như Mỹ, Đức, Trung Quốc,… là
những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng lần này.
Trên thị trường hối đoái , tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi do tác độngk của
các chính sách mà chính phủ mỹ ban hành nhằn điều tiết vĩ mô nên kinh tế.
Ở Viêt Nam, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính từ dầu năm
2007 nên tình hình nền kinh tế có nhiều biến động làm cho cơ chế tỷ giá có
nhiều thay đổi, cụ thể vào ngày 01/02/2005 tỷ giá USD/VND là 15.758
Đồng nhưngđến ngày 31/12/2008 thì tỷ giá này đã tăng lên 16.977 đồng.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối là do nhiều
yếu tố tác động mang lại: mức chênh lệch lạm phát giữa 2 quốc gia, mức
chênh lệch lãi suất giữa các nước, những dự đôán về tỷ giá hối đoái trong
tương lai, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế hay sự can thiệp của chính
phủ và các nhân tố khác….. mặc khác ở Việt Nam, thị trường thanh toán
mua bán xuất nhập khẩu chủ yếu bằng USD nên sự thay đổi tỷ giá hối đoái
liên tục và không ổn định sẽ mang lại những khó khăn nhất định trong việc
chi trả, thanh toán xuất nhập khẩu.

Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD trong năm 2009 và đầu năm 2010

Năm 2009:
Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt
sau khiNHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá
ngoại tệ liênNH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức
18000đồng/USD.Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4
tháng đầu năm thì dườngnhư yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng
mạnh lại là do sự găm giữ ngoại tệ.

Năm 2010:

Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng
1.2010
lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến
giữa
tháng 2/2010.Nguyên nhân là do: Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các

nguồn: Từ nước ngoài, lượng USD vào nước ta sẽ tăng khá so với năm
trước, kể cả
nguồn vốn đầu tư trực tiếp (thực hiện tháng 1 tăng 33,3%); Vốn hỗ trợ phát
triển chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư
gián tiếp khi
các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán;
Nguồn
kiều hối từ Việt kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng;
Nguồn thu từ
khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%); Kim
ngạch xuất
khẩu chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương…Bên cạnh đó,
các tập
đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép
tâm lý
găm giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự
do với
giá niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.

Ngoài ra, từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những
giải pháp “vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng
tỷ giá, như: Tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ
giao dịch từ ±5% xuống còn ±3%; Yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty
lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng; Bán ngoại tệ cho các
ngân hàng thương mại có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc
đối với tiền gửi USD…

-Từ giữa tháng 2/2010 đến nay : tỷ giá tăng và dao động quanh mức
19.000đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có xu hướng giảm
do nhưng chínhsách tích cực từ phía NHNN.

Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.
Nguyên nhân:

Thứ nhất, ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập
đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng.
Việc bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung
đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng
trước đó.
Thứ hai, chỉ hơn nửa tháng sau đó, ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước
có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng
ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3%
xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng
500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay
trên thị trường.

You might also like