You are on page 1of 157

Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 1: Giải thích tại sao bộ điều chỉnh điện áp của máy biến áp lại đặt phía
cuộn dây sơ cấp mà không đặt phía cuộn dây thứ cấp?
Trả lời:
Máy biến áp thường có một cuộn dây sơ cấp và có một hoặc hai cuộn dây thứ
cấp. Khi đặt điện áp U1 vào cuộn dây sơ cấp thì trong cuộn dây này sẽ có dòng
điện I1 chạy qua và trên cuộn dây thứ cấp xuất hiện điện áp U2. Khi có phụ tải đấu
vào cuộn dây thứ cấp thì trong cuộn dây thứ cấp sẽ có dòng điện I2 chạy qua. Độ
lớn của dòng điện sơ cấp và thứ cấp tăng giảm theo phụ tải. Quan hệ giữa số vòng
dây sơ cấp W1 và số vòng dây thứ cấp W2 với dòng điện I, điện áp U của máy biến
áp tuân theo quy luật sau:
W - vòng
W1 U1~ I2~ I - Ampe
= = U - Von
W2 U2~ I1~

Số vòng dây tỉ lệ thuận với điện áp và tỉ lệ nghịch với dòng điện.


Do bán kính cung cấp điện lớn trên đường dây có nhiều phụ tải và công suất tiêu
thụ điện của các phụ tải trong một ngày thường dao động gây ra sự dao động điện
áp ở cuối nguồn. Máy biến áp lực thường có bộ điều chỉnh điện áp đặt ở phía cuộn
dây sơ cấp để:
+ Trực tiếp điều chỉnh số vòng dây của cuộn dây sơ cấp cho phù hợp điện áp đầu
nguồn, giữ được điện áp phía đầu ra của máy biến áp đạt định mức.
+ Hạn chế được quá điện áp máy biến áp.
+ Giảm được tổn thất điện năng cho lưới điện.
Vì dòng điện đi qua cuộn dây sơ cấp nhỏ nên dòng điện đi qua tiếp điểm của bộ
ĐCĐA cũng nhỏ do đó các kích thước của tiếp điểm bộ ĐCĐA cũng giảm đi dễ
chế tạo, hạ được giá thành. Vì bộ điều chỉnh điện áp được chế tạo theo kiểu phân
nấc nên chỉ có khả năng điều chỉnh điện áp đầu ra của máy biến áp gần bằng định
mức.
 Các máy biến áp 3 pha thông dụng không có yêu cầu ổn định điện áp nên
thường hay dùng bộ điều chỉnh điện áp 3 pha kiểu đơn giản có từ 3 đến 5 đầu
phân nấc, không cho phép điều chỉnh điện áp khi máy biến áp vận hành mang tải.
Mỗi khi thay đổi đầu phân nấc điều chỉnh điện áp phải cắt điện toàn bộ máy biến
áp, sau đó phải đo điện trở tiếp xúc rồi mới được phép đóng điện.
 Tất cả các máy biến áp có yêu cầu ổn định điện áp đều phải lắp bộ điều chỉnh
điện áp dưới tải. Bộ ĐCĐA có cấu tạo đặc biệt cho phép điều chỉnh được điện áp
của máy biến áp ngay cả khi máy biến áp đang mang tải. Bộ điều chỉnh điện áp
dưới tải 3 pha thường được chế tạo 19 nấc.

Câu hỏi 2: Máy biến điện áp làm nhiệm vụ gì trong trạm biến áp? Sự giống nhau
và khác nhau giữa máy biến áp lực và máy biến điện áp? Sự giống nhau và khác
nhau giữa máy biến điện áp và máy biến dòng điện?
Trả lời:
Máy biến điện áp là máy biến áp chuyên dùng để biến đổi điện áp có 3 nhiệm vụ:
1- Cung cấp điện áp 100V~ cho đồng hồ Vonmét để đo điện áp phía cao thế.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


1
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
2- Cung cấp điện áp 100V~ cho các cuộn dây điện áp của công tơ điện 3
pha.
3- Cung cấp điện áp thứ tự không (3U0) cho rơ le báo chạm đất khi có chạm
đất phía cao thế.
Máy biến điện áp có một số điểm giống máy biến áp lực:
 Máy biến điện áp và máy biến áp lực được chế tạo dựa trên nguyên lý cảm
ứng điện từ. Năng lượng điện được truyền dẫn từ cuộn dây sơ cấp sang cuộn dây
thứ cấp thông qua quá trình cảm ứng từ.
 Máy biến điện áp và máy biến áp lực có cấu tạo cơ bản giống nhau, máy
biến điện áp và máy biến áp lực đều có cuộn dây và lõi thép.
Máy biến điện áp có một số điểm khác máy biến áp lực:
 Công suất của máy biến điện áp thường nhỏ chưa đến 1kw, dung lượng S
của máy biến điện áp được tính bằng VA (S  250VA).
 Công suất của máy biến áp lực lớn, dung lượng S của máy biến áp tính bằng
kVA (S  50kVA)
 Máy biến điện áp thường có kích thước hình học nhỏ hơn máy biến áp lực
rất nhiều.
 Máy biến điện áp có kích thước mạch từ và kích thước của các cuộn dây
nhỏ. Theo chủng loại và với từng cấp điện áp khác nhau máy biến điện áp ít thay
đổi về cấu tạo, kiểu cách, hình dáng và kích thước.
 Tuỳ theo từng loại máy biến áp lực, cuộn dây sơ cấp và thứ cấp có nhiều cấp
điện áp khác nhau, trong khi đó máy biến điện áp chỉ có duy nhất một cấp điện áp
thứ cấp là 100 V~.
 Máy biến áp lực 3 pha có rất nhiều tổ đấu dây khác nhau, trong khi đó máy
biến điện áp 3 pha thường có tổ đấu dây Y0/Y0/  hở.

Máy biến điện áp giống máy biến dòng điện:


 Máy biến điện áp và máy biến dòng điện cùng được chế tạo dựa trên nguyên
lý cảm ứng điện từ. Năng lượng điện được truyền dẫn từ cuộn dây sơ cấp sang
cuộn dây thứ cấp thông qua quá trình cảm ứng điện trường và từ trường.

Máy biến điện áp khác máy biến dòng điện:


 Về nhiệm vụ công tác:
+ Máy biến điện áp chuyên làm nhiệm vụ biến đổi U.
+ Máy biến dòng điện chuyên làm nhiệm vụ biến đổi I.
 Về cách đấu dây trong lưới điện:
+ Máy biến điện áp đấu song song trong mạch điện.
+ Máy biến dòng đấu nối tiếp trong mạch điện.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


2
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

U1~ U1đm~

I1đm~

I2đm~ = 5A
( hoặc 1A )

U2~
Sơ đồ đấu dây Sơ đồ đấu dây Sơ đồ đấu dây
Máy biến áp lực Máy biến điện áp Máy biến dòng điện

Câu hỏi 3: Máy biến dòng điện làm nhiệm vụ gì trong hệ thống điện? Tại sao
trong vận hành không được phép để hở mạch cuộn dây thứ cấp máy biến dòng
điện?
Trả lời:
Trong hệ thống điện máy biến dòng ( TI ) làm nhiệm vụ biến đổi dòng điện từ trị
số lớn thành trị số nhỏ, trị số dòng điện thứ cấp định mức ( I2đm) của máy biến
dòng được quy chuẩn là 5A hoặc 1A.
Công dụng:
 Dùng để cấp điện cho mạch dòng điện của ampe mét, watt mét, công tơ
điện.
 Các thiết bị đo đếm nói trên muốn đấu vào TI phải được chế tạo theo quy
chuẩn dòng điện định mức là 5A hoặc 1A cho phù hợp với dòng điện định mức
phía thứ cấp của máy biến dòng.
Thí dụ:
 Nếu dòng điện đi qua cuộn dây sơ cấp của TI là 500A, dòng điện định mức
của cuộn dây thứ cấp của TI là 5A thì TI có tỉ số biến đổi là:
kI= 500A/5A = 100
 Nếu dòng điện đi qua cuộn dây sơ cấp của TI là 500A dòng điện định mức
của cuộn dây thứ cấp của TI là 1A thì TI có tỉ số biến đổi là:
kI= 500A/1A = 500
Trong các trạm biến áp 110kV mỗi TI được chế tạo 2 cuộn dây thứ cấp, 1 cuộn
dùng cho đo lường và 1 cuộn dùng cho rơ le bảo vệ. Trong các trạm biến áp phân
phối hạ thế 220/380V thường dùng 2 bộ TI, một bộ dùng riêng cho đồng hồ am pe
một bộ dùng riêng cho công tơ điện. Không cho phép các thiết bị đo trong trạm
biến áp dùng chung 1 bộ TI để đảm bảo cho công tơ điện làm việc được chính xác.

Trong vận hành nếu để hở mạch thứ cấp máy biến dòng sẽ gây ra cháy hỏng vì
hai nguyên nhân:
 Nguyên nhân 1: Gây từ hóa lõi thép làm nóng mạch từ dẫn đến cách điện
MBD chóng bị già cỗi.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
3
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Bình thường trong cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của TI đều có dòng điện chạy qua
i1~ sinh ra lực từ hóa F1 = i1 w1
i2 ~ sinh ra lực từ hóa F2 = i2 w2
Ta có F = F1 - F2 = i1w1 - i2w2  0
Khi hở mạch thứ cấp i2~ = 0
F2 = i2w2 = 0
F = F1 - F2 = F1
F = i1w1.
F1 gây từ hóa lõi thép TI dẫn đến TI thường xuyên bị nung nóng dẫn đến cách
điện của cuộn dây TI bị hóa già rất nhanh.
 Nguyên nhân 2: Làm xuất hiện điện áp đỉnh nhọn E2 trong cuộn dây, chọc
thủng cách điện của TI.
Khi vận hành có tải cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của TI đều có dòng điện chạy
qua: Dòng điện phụ tải I1~ sẽ có đặc tuyến hình sin, dòng điện I1~ sinh ra từ thông
1~có dạng hình sin, từ thông này cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp một dòng điện
I2~ cũng có dạng hình sin .
Khi cuộn dây thứ cấp của TI bị hở mạch trong lõi thép xuất hiện từ thông 1~ tần
số 50Hz. Đường đặc tuyến có dạng hình thang. Tại điểm đổi chiều (điểm 0) tốc độ
biến đổi của từ thông d/dt là lớn nhất sẽ sinh ra sức điện động e2 có dạng đỉnh
nhọn trên cuộn dây thứ cấp của TI (xem hình vẽ đặc tuyến của TI).
Trong biểu thức (1)
 d1 /dt là tốc độ biến đổi của từ thông.
 k là hệ số tỉ lệ.
 e2 (kV) là sức điện động.

d1
e2 = k (1)
dt

Câu hỏi 4: Có bao nhiêu dạng sự cố cơ bản trong hệ thống? Vẽ sơ đồ và giải


thích?
Trả lời :
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
4
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Có 5 dạng sự cố cơ bản trong hệ thống điện 3 pha
1. Ngắn mạch 3 pha: ( thường kèm theo chạm đất )

A
B
C I "KE
I “K3E

2. Ngắn mạch 2 pha: không chạm đất

A
B
C I “K2

3. Ngắn mạch 2 pha: chạm đất

A
B
C I “K2

I “ K2E

4. Ngắn mạch 1 pha: chạm đất


A
B
C
I “K1E

5. Ngắn mạch chạm đất tại hai điểm khác nhau trên một đường dây:

A
B
C

I “K2E

Những nguyên nhân gây ra sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện:


1- Nguyên nhân khách quan:

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


5
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Do sét đánh vào hệ thống điện với cường độ lớn, điện áp cao, các thiết bị
chống sét làm việc không hiệu quả.
2- Nguyên nhân chủ quan :
Hầu hết các sự cố chủ quan đều do con người gây ra:
- Do trình độ kỹ thuật non yếu.
- Do xử dụng các thiết bị cũ, làm việc kém hiệu quả.
- Do không thực hiện đúng quy trình vận hành và duy tu bảo dưỡng thiết bị.
- Do mang tải không đúng quy định cho phép.
- Do phá hoại (đào phải đường cáp, ném chất cháy vào thiết bị làm ngắn
mạch...)
Các giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn và hạn chế suất sự cố:
Một hệ thống điện coi là có tính an toàn, chất lượng tốt đó là hệ thống điện
có suất sự cố thấp nhất, thời gian sự cố nhỏ nhất. Để đảm bảo được yêu
cầu nói trên hệ thống điện cần phải có:
- Hệ số dự phòng cao (thiết bị có cấp cách điện và dòng điện cho phép cao
hơn định mức nhiều lần)
- Có phương thức vận hành hợp lý.
- Không để xảy ra quá tải hệ thống điện, quá tải máy biến áp.
- Cần phải có nhiều nguồn điện dự phòng.

Câu hỏi 5: Sự khác nhau giữa máy cắt điện và cầu dao,
cầu chì? Giữa áptômát và cầu dao cầu chì? Nêu trình tự thao tác thiết bị ?
Trả lời :
Trong trạm biến áp và lưới điện thường xử dụng máy
cắt điện, cầu dao, cầu chì, áp tô mát:
 Máy cắt điện:
+ Thường được dùng ở điện áp cao từ 3kV trở lên.
+ Dòng điện định mức thông thường là 630A,
1250A, 2500A, 3000A. Hình ảnh
+ Thao tác máy cắt bằng điện và cơ khí. Tự động Máy cắt tự động đóng lại
hoặc bằng tay.
+ Chịu được dòng điện ngắn mạch tới 25kA với máy cắt SF6.
+ Chịu được dòng điện ngắn mạch 300kA với máy cắt chân không.
+ Số lần đóng cắt trong chế độ sự cố đạt tới 50 đến 100 lần, 20.000 lần trong chế
độ mang tải
+ Máy cắt điện cho phép đóng cắt ở chế độ mang tải và chế độ ngắn mạch.
+ Thời gian cắt của máy cắt có thể đạt tới 45mmgiây.
+ Máy cắt điện muốn làm việc được phải có thêm bộ TI và hệ thống rơ le bảo vệ.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


6
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Cầu dao cao thế
+ Nhiệm vụ chính là để cách ly nguồn điện
với phụ tải phục vụ cho công tác vận hành,
duy tu bảo dưỡng thiết bị điện.
+ Cầu dao cao thế thường được chế tạo theo
điện áp lưới điện và cấp dòng điện 100A,
200A, 400A, 600A, 800A, 1000A, 1250A,
2500A.
+ Cầu dao cao thế thường được đóng cắt
Hình ảnh thông qua bộ truyền động cơ khí đảm bảo
Cầu dao phụ tải trung thế khoảng cách an toàn cho người vận hành.
+ Dòng điện định mức của cầu dao bao giờ
cũng phải lớn hơn dòng điện phụ tải đi qua
dây dẫn.
+ Không cho phép thao tác cầu dao trong chế
độ có tải.
+ Cầu dao phụ tải là loại cầu dao có trang bị
thêm bộ dập hồ quang và lò so cắt, cho phép
thao tác trong chế độ mang tải. Tuy nhiên
 cầu dao phụ tải không thể làm việc được như
máy cắt vì nó không được trang bị hệ thống
Hình ảnh bảo vệ rơ le.
Cầu dao phụ tải 12,24,36kV

CẦU DAO PHÂN ĐOẠN CÓ ĐIỀU KHIỂN


Thiết bị chống sét

Tất cả được thay


Cầu dao bằng một cơ cấu
đóng ngắt: Cầu
dao phân đoạn
có điều khiển

Auto reclosers
( máy cắt tự động
đóng lặp lại)

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


7
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Cầu chì cao thế
 Được lắp nối tiếp sau cầu dao cao thế.
 Đây là thiết bị bảo vệ đơn giản trong mạch
điện mà yêu cầu bảo vệ không cao lắm,
 Cầu chỉ chủ yếu dùng để bảo vệ ngắn mạch.
 Thường dùng ở lưới trung áp 35kV trở
xuống.
 Cầu chì tự rơi thường dùng ở lưới điện trung
áp.
 Ở cấp điện áp 110kV không dùng cầu chì. Cầu chì tự rơi 12, 24, 36kV
có dòng điện rò khác nhau

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CẦU CHÌ TỰ RƠI

TT Thông số kỹ thuật Đơn vị 24kV 35kV


1 Điện áp định mức kV 22 35
2 Điện áp lớn nhất kV 24 38,5
3 Điều kiện môi trường làm việc Nhiệt đới hoá
4 Điều kiện lắp đặt Ngoài trời
o
5 Nhiệt độ môi trường làm việc C 5- 45
6 Tần số định mức Hz 50
Điện áp chịu đựng tần số nguồn đến đất và và giữa các cực
7  Ướt ( 10 sec) kVrms 50 60
 Khô ( 1 phút ) kVrms 60 70
8 Điện áp chịu đựng xung sét 2.2/50s (BIL) kV (peak) 125 170
đến đất và giữa các cực
9 Dòng điện định mức A 100
10 Dòng điện ngắn mạch định mức ( 1s) kA 12 10
11 Dòng đóng, cắt MBA không tải A 2,5
12 Dòng đóng, cắt đường dây không tải A 10
13 Chiều dài đường rò mm/kV 25
IEC 265,282
14 Tiêu chuẩn chế tạo ASNIC 37,41
ANSIC37,42

HÌNH ẢNH CẦU CHÌ HẠ THẾ

Cầu chì đui xoáy Cầu chì nắp sứ Cầu chì thạch anh

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


8
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trong trạm 110kV cầu chì thường dùng để bảo vệ cho các máy biến điện áp ở cấp
điện áp 6kV, 10kV, 22kV, 35kV.
Áptômát
 Áptômát thường được dùng ở điện áp thấp từ
1000V trở xuống.
 Dòng điện định mức của áptômát thông thường
từ 15A đến 3000A, chịu được dòng điện ngắn
mạch tới 12kA.
 Cho phép đóng cắt trong chế độ mang tải và ngắn
mạch.
 Thông thường bên trong áptômát không cần phải Hình ảnh Áp tô mát
lắp thêm TI.
Với công suất phụ tải lớn thường dùng loại áptômát có điều khiển có tính năng
gần giống như máy cắt điện cao thế, người ta còn gọi loại áptômát này là máy cắt
điện hạ thế.
BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ÁPTÔMÁT

TT Hạng mục đơn yêu cầu


vị
1 kiểu 3 pha 3
cực
2 điện áp định mức V 600
3 Tần số hệ thống Hz 50
4 điện áp chịu đựng tần số nguồn trong 1 phút kV 2,5
5 điện áp xung định mức( 1.2/50ms ) kV 8
Khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch Icu kA 25
tại điện áp 380/400V
 Iđm = 100A kA 25
 Iđm = 150A kA 35
6  Iđm = 250A kA 35
 Iđm = 400A kA 35
 Iđm = 500A kA 35
 Iđm = 630A kA 35
 Iđm = 800A kA 50
7 Khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch Ics = 50% Icu
8 Số lần thao tác Lần 15.000
9 Đặc tính bảo vệ: Đặc tính C: theo tiêu chuẩn IEC947- 2
10 Giải chỉnh định
Áp tô mát  250A
10-1 Bảo vệ quá dòng (Overload protection ) (0,8-1) Iđm
Bảo vệ ngắn mạch ( Short circuit protection ) (5- 10) Iđm
Áp tô mát  250A
10-2 Bảo vệ quá dòng (Overload protection ) (0,4-1) Iđm
Bảo vệ ngắn mạch ( Short circuit protection ) (2- 10) Iđm
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
9
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Cầu dao hạ thế
 Điện áp định mức
Uđm 400V.
 Dòng điện định mức
Iđm  3000A.
Nhiệm vụ chính của cầu dao hạ thế là
để cách ly nguồn điện với phụ tải, phục
vụ cho công tác vận hành và duy tu bảo
dưỡng thiết bị điện. Trong mạch điện tính
từ phía nguồn điện cầu dao phải bố trí
Hình ảnh trước áptômát. Cho phép thao tác cầu dao
Cầu dao hạ thế kiểu vỏ nhựa có tải trong phạm vi dòng điện định mức
của cầu dao.
Cầu dao hạ thế thường đi liền với cầu chì. Dòng điện định mức của cầu dao và cầu
chì phải được lựa chọn phù hợp với dòng điện định mức của phụ tải và dòng điện
cho phép đi qua dây dẫn
Icd  Icf
Icc = 2,5Itt
Icf là dòng điện cho phép đi qua dây dẫn.
Itt là dòng điện tính toán của phụ tải.

Các cầu dao có chất lượng tốt thường có thêm lưỡi dao phụ. Lưỡi dao phụ sẽ cắt ra
sau khi lưỡi dao chính đã cắt, tốc độ cắt của lưỡi dao phụ rất nhanh nhờ có trang bị
thêm lò so cắt. Lưỡi dao phụ làm nhiệm vụ bảo vệ lưỡi dao chính không bị cháy
trong quá trình thao tác.

Trình tự thao tác: Để bảo đảm cho các thiết bị điện làm việc bình thường cần
phải thực hiện các thao tác theo trình tự như sau:
 Khi đóng điện phải đóng cầu dao trước, đóng máy cắt hoặc đóng áp tô mát sau.
 Khi cắt điện phải cắt máy cắt hoặc áp tô mát trước, cắt cầu dao sau.

Hình ảnh
cầu dao an toàn kiểu hộp sắt
BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CẦU DAO HẠ THẾ KIỂU HỘP SẮT

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


10
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Kiểu CDH3P-IN CDH3P-2N CDH3P4C-IN CDH3P4C-2N


Số cực 3 3 4 4
Điện áp phục vụ tối đa định
mức (V) 600 600 600 600
Khả năng chịu Pha-pha 2.5 2.5 2.5 2.5
điện áp cách
điện/phút (kV) Pha-vỏ 2.5 2.5 2.5 2.5
100 150 200 100 150
100 150 200 100 150 200
250 300 400 200
250 300 400 250 300 400
500 250 400
Dùng điện định mức ở 40oC 500 630 800 1000
630 800 630 800
(A) 630 800 1000 1200
1000 1000
1600 2000
1600 2000
2500 3000
2500 3000
Phần tử bảo vệ: Cầu chảy ống x x x x
Cường độ dòng điện quá tải
1.6Iđm 1.6Iđm 1.6Iđm 1.6Iđm
(A)
Cách điện giữa pha với pha và
>=20MΩ >=20MΩ >=20MΩ >=20MΩ
pha với vỏ

Kích thước ngoài (khi tay đẩy ở vị trí đóng) và khối lượng.
CDH CDH CDH CDH CDH CDH CDH CDH
3PIN 3PIN 630A 3P2N 3P2N 3P2N 3P2N 3P2N
100A 250A 800A 100A 250A 630A 1600A 2500A
Kích thước ngoài
150A 300A 1000A 150A 400A 800A 2000A 3000A
200A 400A 200A 1000A
500A
A 330 440 530 305 630 650 764 869
M 260 332 430 258 500 527 618 720
Q 190 235 350 190 330 330 500 500
B 460 615 880 460 413 665 810 860
N 408 564 710 408 600 600 750 850
P 350 460 630 350 500 500 650 750
C 230 - - 230 320 365 531 552
D 171 220 260 187 237 237 336 352
ø 8.5 10.5 12.5 8.5 10.5 12.5 16.5 16.5
9 19 43.6 9 32.5 41.2 73.6 110
9 19 46 9 34 42.8 96 120
Khối lượng (kg)
9 19 46.8 9 46
20

KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC CẦU DAO HẠ THẾ KIỂU HỘP SẮT

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


11
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Kích thước ngoài (khi tay đẩy ở vị trí đóng) và khối lượng.
CDH CDH CDH CDH CDH CDH CDH CDH
3PIN 3PIN 630A 3P2N 3P2N 3P2N 3P2N 3P2N
Kích thước 100A 250A 800A 100A 250A 630A 1600A 2500A
ngoài 150A 300A 1000A 150A 400A 800A 2000A 3000A
200A 400A 200A 1000A
500A
A 330 440 530 305 630 650 764 869
M 260 332 430 258 500 527 618 720
Q 190 235 350 190 330 330 500 500
B 460 615 880 460 413 665 810 860
N 408 564 710 408 600 600 750 850
P 350 460 630 350 500 500 650 750
C 230 - - 230 320 365 531 552
D 171 220 260 187 237 237 336 352
ø 8.5 10.5 12.5 8.5 10.5 12.5 16.5 16.5
9 19 43.6 9 32.5 41.2 73.6 110
19
Khối lượng (kg) 9 46 9 34 42.8 96 120
9 19 46.8 9 46
20

Kích thước ngoài (khi tay đẩy ở vị trí đóng) và khối lượng.
CDH CDH CDH CDH CDH CDH CDH
4CIN 4CIN 4CIN 4C2N 4C2N 4C2N 4C2N
250A 630A 100A 250A 1600A 2500A
Kích thước ngoài 100A
150A 300A 150A 300A 2000A 3000A
200A 400A 200A 400A
500A 500A
A 365 740 630 365 740 776 1090
M 318 610 535 318 610 652 900
Q 250 440 445 250 440 455 500
B 460 413 880 460 413 665 860
N 408 600 710 408 600 600 900
P 350 500 630 350 500 500 750
C 230 320 - 230 320 365 552
D 205 237 - 205 237 237 352
ø 8.5 10.5 12.5 8.5 10.5 12.5 12.5
12 40 54 12 40 54 150
12 46 12 46 57 160
Khối lượng (kg)
12 48 12 48 61
48 48 61.5

BẢNG TÍNH SẴN DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC CỦA DÂY CHẢY CẦU CHÌ
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
12
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Dòng điện định mức


Vật liệu
Đường Chì Đồng Nhôm
kính dây
chảy (mm)
0,2 0,5 8 2
0.3 1,2 12 6
0,4 1,5 14 10
0,5 1,8 16 14
0,6 2,6 21 18
0,7 3,2 28 18
0,8 4,3 36 20
1,0 6,0 48 32
1,2 9,0 69 40
1,4 11,5 81 50
1,6 14 100 60
1,8 17 120 70
2,0 20 145 80
2,2 25 175 97
2,4 30 - 115
2,6 35 - 125

BẢNG TÍNH SẴN DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC CỦA DÂY CHẢY CẦU CHÌ
CHO MÁY BIẾN ÁP PHÂN PHỐI HẠ THẾ

6kV 10kV 15kV 24kV 35kV


dòng chủng dòng chủng dòng chủng dòng chủng dòng chủng
công điện loại điện loại điện loại điện loại điện loại
TT suất định dây định dây định dây định dây định dây
MBA mức dẫn mức dẫn mức dẫn mức dẫn mức dẫn
(kVA) (A) (A) (A) (A) (A)
1 30 2,89 6k 1,73 3k 1,16 2k 0,79 2k 0,5 1k
2 50 4,82 8k 2,98 6k 1,93 3k 1,31 2k 0,83 2k
3 75 7,23 12k 4,34 6k 2,89 6k 1,97 3k 1,24 2k
4 100 9,63 15k 5,78 8k 3,85 6k 2,63 6k 1,65 3k
5 160 15,41 25K 9,25 12K 6,17 10K 4,20 6K 2,64 6K
6 200 19,27 25K 11,56 15K 7,71 10K 5,25 8K 3,3 6K
7 250 24,08 30K 14,45 20K 9,63 15K 6,57 10K 4,13 6K
8 320 30,83 40K 18,50 25K 12,33 20K 8,41 12K 5,28 8K
9 400 38,54 50K 23,12 30K 15,41 25K 10,51 15K 6,61 10K
10 560 53,95 80K 32,37 50K 21,58 30K 14,71 25K 9,25 15K
11 630 60,69 100K 36,42 65K 24,28 40K 16,55 30K 10,4 20K
12 1000 96,34 57,80 80K 38,54 65K 26,27 40K 16,52 25K
13 1600 154,14 92,49 61,66 100K 42,04 65K 26,42 40K
14 2500 240,85 144,51 96,34 65,69 100K 41,29 65K
15 3200 308,29 184,79 123,31 84,08 52,85 80K
16 4000 385,36 231,21 154,14 105,10 61,06 100K

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


13
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 6: TI hình xuyến treo ở cổ cáp làm việc như thế nào? Tại sao dây tiếp
địa cổ cáp lại phải luồn trong lòng TI hình xuyến?

Trả lời:
Tại các trạm biến áp 110kV thường dùng loại cáp XLPE làm cáp xuất tuyến
trung thế, cáp này thường được bao bọc bên ngoài 1 lớp đai thép (Fe) để bảo vệ về
cơ học, ngoài cùng của cáp lại được bọc một lớp nhựa dầy bằng PVC để bảo vệ
cho đai thép khỏi bị rỉ. Dưới đầu cáp được lắp một máy biến dòng hình xuyến có
tên là máy biến dòng thứ tự không, đai thép tại cổ cáp được hàn một dây tiếp địa.
TI hình xuyến treo ở cổ cáp làm việc như sau:
 Bình thường khi không có chạm đất sẽ không có dòng điện đi qua đai thép, khi
có sự cố chạm đất 1 pha dòng điện chạm đất sẽ xuất hiện và đi qua đai thép xuống
đất.
 Nếu điểm nối đất của cổ cáp nằm ở phía trước máy biến dòng dây nối đất
không luồn qua máy biến dòng thì dòng điện chạm đất không đi qua máy biến
dòng, máy biến dòng sẽ không có tác dụng trong mạch bảo vệ rơ le bảo vệ chạm
đất.
 Trong lưới điện trung điểm cách điện, khi xảy ra chạm đất dòng điện thứ tự
không (3I0) đi qua điểm chạm đất rất nhỏ.
+ Dòng điện chạm đất có chiều đi từ thanh cái ra đường dây và đi qua điểm
nối đất nằm ở sau máy biến dòng.
+ Với các đường dây cùng đấu chung một thanh cái thì dòng điện 3I0 xuất hiện
trên các lộ đường dây sẽ cùng có chiều đi từ đường dây vào thanh cái sau đó lồng
qua cuộn dây máy biến áp chính rồi đi về phía đường dây đang có chạm đất 1 pha
và chui xuống đất. Dòng điện chạm đất có giá trị bằng tổng dòng điện thứ tự không
trên thanh cái 3I0.
 Muốn cho bảo vệ chạm đất làm việc được thì dây tiếp địa tại cổ cáp bắt buộc
phải được luồn phía bên trong của máy biến dòng để tập trung được hoàn toàn
dòng điện chạm đất Thứ tự không 3I0 đi qua.

Dây tiếp địa tại cổ cáp


luồn qua máy biến dòng.

Câu hỏi 7: Trong trạm biến áp phân phối hạ thế công tơ điện đặt ở phía trước và
sau máy biến áp có gì khác nhau?
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
14
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trả lời:
Trong trạm biến áp công tơ điện được đặt ở phía trước hoặc phía sau máy biến thế
đều làm nhiệm vụ đo đếm điện năng. Có một số điểm khác nhau:
 Công tơ điện đặt phía cao thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía trước máy
biến thế, để làm việc được công tơ sẽ phải đấu qua máy biến điện áp và máy biến
dòng điện cao thế.
+ Treo công tơ điện phía cao thế sẽ đo đếm được toàn bộ điện năng tiêu thụ
của trạm biến áp.
+ Trong trạm biến áp 110kV phía cao áp và phía trung áp đều lắp TU và TI nên
công tơ điện thường được đặt ở phía 110kV và ở tất cả các lộ ra phía trung áp,
bằng cách này người ta sẽ đo được điện tiêu thụ của trạm biến áp và ở các lộ ra.
+ Treo công tơ phía cao thế phải lắp thêm máy biến điện áp và máy biến dòng
điện cao thế nên có giá thành xây dựng tăng.
 Công tơ điện đặt phía hạ thế là công tơ đo đếm điện năng ở phía sau máy biến
áp.
+ Trạm biến áp phân phối có dung lượng nhỏ nên công tơ điện đặt phía hạ thế.
+ Vì MBD lắp sau máy biến áp lực nên sẽ không đo đếm được tổn thất điện
năng trong nội bộ máy biến áp và tổn thất điện năng trên các đoạn đường dây từ
máy biến áp đến công tơ.
+ Với những trạm biến áp phân phối hạ áp người ta thường chỉ đặt TI hạ thế để
giảm giá thành xây dựng.
+ Khi đặt công tơ điện phía hạ thế, người ta thường phải đưa thêm vào hệ số
quy đổi để tính toán giá thành tiêu thụ điện. Cách làm này sẽ gây ra sai lệch kết
quả đo đếm.

Sơ đồ đấu dây công tơ điện Sơ đồ đấu dây Công tơ điện


đặt ở phía cao thế có TU và TI đặt ở phía hạ thế 380/220V chỉ có TI

Câu hỏi 8: Vì sao TI cao thế thường đấu ở 2 pha A, C mà không đấu ở pha B?
Nếu đấu TI ở pha A, B hoặc ở pha C, B có được không? Tại sao cuộn dây thứ cấp
máy biến điện áp thường được nối đất pha b ở mà không nối đất ở pha a hoặc pha
c?
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
15
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trả lời:
Trong trạm biến áp, mạch công tơ đo đếm cao thế ta hay gặp trường hợp TI lắp
ở pha A,C mà không lắp ở pha B. Đây là quy ước chung trong việc đấu dây hệ
thống công tơ.
 Không đấu TI ở pha A, B hoặc C,B vì:
Công tơ đo đếm điện năng đặt ở phía cao thế thường hay dùng loại công tơ 3 pha
2 phần tử, cuộn dây điện áp của công tơ được cấp điện từ máy biến điện áp bằng
điện áp dây
Uab = Ucb = 100V~.
Máy biến điện áp 3 pha được nối đất pha B nên trong sơ đồ đấu dây với công tơ
điện loại 3 pha 2 phần tử bắt buộc phải đấu ở pha a, c. Để phù hợp thứ tự pha trong
sơ đồ đấu dây công tơ TI phải lắp ở pha A, C.
 TU nối đất ở pha b, không được nối đất ở các pha a hoặc c vì:
Theo sơ đồ đấu dây khi máy biến dòng đặt ở pha A và C, hai cuộn dây điện áp
của công tơ điện phải đấu vào điện áp dây Uab và Ucb.
+ Nếu nối đất ở pha c thì hai cuộn dây điện áp của công tơ điện lại đấu vào
điện áp dây Uac và Ubc của TU. (Hình 2)
+ Nếu nối đất ở pha a thì hai cuộn dây điện áp của công tơ điện lại đấu vào
điện áp dây Uca và Uba của TU. (Hình 3)
Muốn công tơ làm việc đúng ta phải cho nối đất cuộn thứ cấp pha b của TU.

Hình 1 Hình 2 Hình 3

Câu hỏi 9: Công tơ điện vô công và công tơ điện hữu công có gì khác nhau? Tại
sao các cực đấu dây của hai loại công tơ này lại giống nhau?
Trả lời:
Công tơ vô công dùng để đếm điện năng vô công, công tơ hữu công dùng để
đếm điện năng hữu công, quy định về sơ đồ đấu dây của cuộn dây dòng điện và
cuộn dây điện áp của hai loại công tơ như sau (Hình 1, hình 2):
1- Công tơ Hữu công:
Với lưới điện cao thế Với lưới điện hạ thế
 dòng điện Ia đi với điện áp Uab - dòng điện Ia đi với điện áp Uao
 dòng điện Ib đi với điện áp Ubc - dòng điện Ib đi với điện áp Ubo
 dòng điện Ic đi với điện áp Uca - dòng điện Ic đi với điện áp Uco
2- Công tơ Vô công:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
16
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Với lưới điện cao thế và hạ thế
 dòng điện Ia đi với điện áp Ubc
 dòng điện Ib đi với điện áp Uca
 dòng điện Ic đi với điện áp Uab

Cách đấu dây bên trong công tơ vô công hoặc hữu công được tuân theo quy
định về cực tính và thứ tự pha của cuộn dây dòng điện và điện áp trên sơ đồ. Để
tiện cho việc đấu dây các cực đấu dây trên hàng boóc và cách đấu dây bên ngoài
của hai loại công tơ này được làm giống nhau. Muốn nhận biết 2 loại công tơ
nói trên ta cần phải xem ký hiệu kWh, kVArh ở mặt ngoài công tơ.

Hình 1: Công tơ hữu công và vô công 380/220V 5A Hình ảnh Công tơ điện
loại 3 pha 3 phần tử

Hình 2: Công tơ hữu công và vô công cao thế 100V~/ 5A


loại 3 pha 2 phần tử

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


17
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Hiện nay tại các điểm đo đếm ranh giới trên lưới điện hoặc tại các trạm biến
áp phổ biến dùng loại công tơ 3 pha 3 phần tử (Hình 3).

Hình 3: Sơ đồ đấu dây công tơ hữu công và vô công


cao thế 100V/ 5A loại 3 pha 3 phần tử

Câu hỏi 10: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp lực? Tại sao
nói máy biến áp lực vừa là nguồn điện trung gian lại vừa là phụ tải của lưới điện?

Trả lời:
Cấu tạo: Xem hình ảnh
Nguyên lý làm việc :
Máy biến áp được chế tạo theo nguyên
lý cảm ứng điện từ. Khi có điện áp xoay
chiều đặt vào cuộn sơ cấp W1 , trong
cuộn dây sơ cấp sẽ có 1 dòng điện i1
chạy qua, dòng điện i1 cảm ứng trong lõi
thép 1 từ thông 1. Từ thông 1 móc
vòng qua cuộn dây thứ cấp W2 sinh ra
trong cuộn dây thứ cấp 1 sức điện động
cảm qua. Do cuộn dây thứ cấp của máy
biến áp có trở kháng nên tại cuộn dây
thứ cấp xuất hiện 1 điện áp giáng U0 lúc Hình ảnh máy biến áp phân phối
này sức điện động:

E2 = i2 (Z0 + Z2) = i2Z0 x i2Z2 = U0 + U2


- U0 là điện áp giáng trên nội bộ cuộn dây W2
- U2 là điện áp giáng trên phụ tải mạch ngoài Z2
Mỗi máy biến áp lực đều có một dung lượng tới hạn làm nhiệm vụ cung cấp
điện trực tiếp cho phụ tải, nó đóng vai trò một nguồn điện trung gian phân phối
năng lượng điện của nguồn điện. Trong vận hành mỗi máy biến áp lực tiêu thụ

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


18
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
một lượng công suất không tải P0 và công suất ngắn mạch PN nên trong hệ thống
điện máy biến áp đóng vai trò phụ tải.

U1~ - 1 là từ thông.
- U1 là điện áp sơ cấp
7 - U2 là điện áp thứ cấp
W1 - w1 là cuộn dây sơ cấp
- W2 là cuộn dây thứ cấp
8
Cấu tạo máy biến áp
W2 1. Thùng dầu phụ
U2~ 2. Ống chỉ thị mức dầu
3. Ống nối thùng dầu chính và thùng
dầu phụ
4. Thùng dầu chính
5. Sứ MBA
6. Cánh tản nhiệt
7. Lõi thép MBA
8. Cuộn dây sơ cấp và cuộn dây thứ
cấp
Hình vẽ mô tả 9. Dầu máy biến áp (trong thùng dầu)
Hình dáng bên ngoài MBA

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY BIẾN ÁP DO VIỆT NAM SẢN XUẤT

Điện Kích thước bao Tâm


Tổn hao (W) Dòng Trọng lượng
áp (mm) bánh
suất Cấp điện áp điện
Ko tải Có tải ngắn Dài Rộng Cao xe Dầu Toàn
(kvA) (kV) không
mạch (mm) bộ
tải lo%
(Po) (Pk) Uk% A B C D (lít) (Kg)
6.3/0.4;
120 500 2 4 600 560 1050 450 110 390
10/0.4
25 15/0.4;
120 500 2 4 610 610 1050 450 130 390
22/0.4
35/0.4 140 510 2 4.5 680 620 1080 450 180 500
6.3/0.4;
125 600 2 4 930 580 1080 450 120 390
10/0.4
30
15/0.4;
(31,5) 125 600 2 4 950 620 1110 450 140 450
22/0.4
35/0.4 150 610 2 5 1090 640 1600 450 260 610
6.3/0.4;
185 850 1.8 4 1180 600 1280 450 140 560
10/0.4
50 15/0.4;
185 850 1.8 4 1240 650 1480 450 180 660
22/0.4
35/0.4 215 880 1.8 5 1260 830 1560 450 304 810

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


19
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
6.3/0.4;
235 1200 1.8 4 1110 680 1300 550 260 680
10/0.4
63
15/0.4;
(75) 235 1250 1.8 4 1200 680 1300 550 270 730
22/0.4
35/0.4 270 1300 1.8 5 1300 720 1400 550 310 840
6.3/0.4;
310 1700 1.8 4 1290 700 1350 550 290 750
10/0.4
100
15/0.4;
(125) 325 1700 1.8 4 1370 720 1490 550 300 790
22/0.4
35/0.4 350 1750 1.8 5 1560 750 1700 550 320 910
6.3/0.4;
450 2100 1.7 4 1400 800 1500 600 300 1020
10/0.4
160
15/0.4;
(180) 450 2150 1.7 4 1400 800 1520 600 330 1080
22/0.4
35/0.4 510 2250 1.7 5 1480 850 1780 600 420 1350
6.3/0.4;
640 3000 1.7 4 1440 820 1580 600 370 1220
10/0.4
250 15/0.4;
650 3050 1.7 4 1440 820 1700 600 380 1250
22/0.4
35/0.4 720 3200 1.7 5 1600 850 1800 660 400 1580
6.3/0.4;
700 3670 1.6 4 1540 860 1720 660 390 1480
10/0.4
320 15/0.4;
700 3670 1.6 4 1590 880 1750 660 400 1600
22/0.4
35/0.4 720 3880 1.6 5 1640 900 1910 660 460 1890
6.3/0.4;
840 4460 1.5 4 1590 920 1760 660 410 1800
10/0.4
400 15/0.4;
850 4500 1.5 4 1610 930 1800 660 460 2110
22/0.4
35/0.4 920 4600 1.5 5 1710 960 2010 660 520 2650
6.3/0.4;
940 5210 1.5 4 1690 950 1940 660 560 2400
10/0.4
500
15/0.4;
(560) 960 5270 1.5 4 1720 960 1950 660 630 2600
22/0.4
35/0.4 1060 5470 1.5 5 1800 1000 2160 820 710 2960
6.3/0.4;
1100 6010 1.4 4.5 1790 980 2010 820 680 2510
10/0.4
630 15/0.4;
1150 6040 1.4 4.5 1810 990 2020 820 690 2720
22/0.4
35/0.4 1250 6210 1.4 5.5 1900 1080 2160 820 900 3020
6.3/0.4;
1200 6590 1.4 4.5 1820 1040 2030 820 800 3310
10/0.4
750 15/0.4;
1220 6680 1.4 4.5 1830 1080 2060 820 840 3360
22/0.4
35/0.4 1350 7100 1.4 5.5 1920 1140 2120 820 940 3570
6.3/0.4;
1550 9000 1.3 5 1850 1120 2090 820 1040 4040
10/0.4
1000 15/0.4;
1570 9500 1.3 5 1910 1150 2130 820 1100 4110
22/0.4
35/0.4 1680 10000 1.3 6 2200 1400 2410 1070 1440 4750
6.3/0.4;
1710 12800 1.2 5.5 2110 1200 2170 1070 1300 4650
10/0.4
1250
15/0.4;
1720 12910 1.2 5.5 2150 1230 2210 1070 1340 4980
22/0.4

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


20
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
35/0.4 1810 13900 1.2 6.5 2280 1310 2370 1070 1480 5110
6.3/0.4;
2100 15500 1.0 5.5 2290 1780 2410 1070 1550 5100
10/0.4
1600 15/0.4;
2100 15700 1.0 5.5 2350 1810 2470 1070 1650 5320
22/0.4
35/0.4 2400 16000 1.0 6.5 2410 1950 2810 1070 1750 5910
6.3/0.4;
2400 18020 0.9 6 2360 1910 2510 1070 1680 5820
10/0.4
1800 15/0.4;
2420 18110 0.9 6 2380 1960 2610 1070 1720 6100
22/0.4
35/0.4 2500 18900 0.9 6.5 2460 2070 2920 1070 2150 6350
6.3/0.4;
2700 18400 0.9 6 2390 1970 2690 1070 2010 6210
10/0.4
2000 15/0.4;
2720 18800 0.9 6 2410 1980 2740 1070 2230 6540
22/0.4
35/0.4 2850 19400 0.9 6.5 2590 2160 2980 1070 2470 6820
6.3/0.4;
3250 20000 0.8 6 2420 1980 2740 1070 2360 6710
10/0.4
2500 15/0.4;
3300 20410 0.8 6 2460 2030 2810 1070 2480 6940
22/0.4
35/0.4 3400 21000 0.8 6.5 2610 2210 2990 1070 2570 7800

Câu hỏi 11: Những kim loại nào thường dùng để chế tạo dây dẫn điện? So sánh
đặc tính kỹ thuật của từng loại? Tại sao người ta không dùng dây nhôm lõi thép
trong lưới điện hạ thế 0.4kV?
Trả lời:
Vật liệu thường dùng để chế tạo dây dẫn điện là đồng, nhôm, thép...

BẢNG SO SÁNH ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

Tên
vật Điện trở suất Khả năng chịu kéo Đặc tính kỹ thuật
liệu
- dẫn nhiệt tốt
Đồng =38 39kg/mm đồng thanh - dẫn điện tốt
2

(Cu)  = 0,017241  =26 28kg/mm2 đồng mềm - chống ăn mòn


mm2/m cao
- dẫn nhiệt tốt
= 16  17 kg/mm nhôm thanh - dẫn điện tốt
2

Nhôm  = 0,0295 mm2/m = 8 kg/mm2 nhôm mềm - khả năng chống


(Al) ăn mòn kém
hơn đồng
 = 0,1 mm2/m - dẫn điện kém
Thép loại nguyên chất =120  150 kg/mm2
- dẫn nhiệt bình
(C)  = 0,13 mm2/m thường
loại có nhiều cacbon - bị ăn mòn mạnh

Khi điện áp cao trên 1000V và tần số cao trên 1000Hz sẽ xuất hiện hiệu ứng
bề mặt. Trong thực tế lưới điện công nghiệp thường có tần số 50Hz, lưới điện
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
21
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
thông tin truyền thanh thường dùng điện áp thấp nhưng lại có tần số cao hàng kHz
(1kHz = 1000Hz) hoặc hàng MHz (1MHz = 1000kHz). Dòng điện đi qua dây dẫn
sẽ phân bố ra phía mặt ngoài của dây dẫn, lõi thép đóng vai trò tăng cường lực cơ
giới đường dây vì vậy ở lưới điện cao áp tần số công nghiệp 50Hz cho phép dùng
dây nhôm lõi thép để làm dây dẫn điện. Không dùng dây nhôm lõi thép để làm dây
dẫn điện trong lưới điện hạ thế 0,4kV vì với điện áp thấp < 1000V tần số công
nghiệp 50Hz( 60Hz) sẽ có hiệu ứng bề mặt rất nhỏ nên lõi thép của dây nhôm lõi
thép
Dây nhôm lõi thép (ACSR)
Dây nhôm lõi thép (ACSR)
Aluminium conductor steel reinforced
TCVN 5064 : 1994 & TCVN 5064:
SĐ1/95

Dây nhôm trần xoắn (A)

Hard - Drawn aluminium stranded


conductor
TCVN 5064 : 1994 & TCVN 5064:
SĐ1/95

Lực kéo
Tiết Tiết Trọng Điện trở đứt nhỏ
0
diện danh diện tính Đường lượng DC ở 20 C nhất Chiều
định toán kính tổng gần đúng DC Minimum dài sản
Nominal Kết cấu Calculated Overall Approx. Resistance breaking xuất
0
Area Structure Area Diameter Weight at 20 C load Length
2 0 2
mm N /mm mm mm kg/km Ω/km N m
16 7/1.70 15.88 5.10 43 1.8007 3.021 2.000
25 7/2.13 24.93 6.39 68 1.1489 4.500 2.000
35 7/2.51 34.62 7.53 94 0.8347 5.913 2.000
50 7/3.00 49.46 9.00 135 0.5748 8.198 2.000
70 7/3.55 69.25 10.65 189 0.4131 11.288 2.000
95 7/4.10 92.37 12.30 252 0.3114 14.784 2.000
120 19/2.80 116.93 14.00 321 0.2459 19.890 2.000
150 19/3.15 147.99 15.75 406 0.1944 24.420 1.500
185 19/3.50 182.71 17.50 502 0.1574 29.832 1.500
240 19/4.00 238.64 20.00 655 0.1205 38.192 1.500
300 37/3.15 288.2 22.05 794 0.1000 47.569 1.500
400 37/3.66 389.08 25.62 1072 0.0740 63.420 1.500
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
22
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

BẢNG TRA CỨU CÁP TRẦN


Lực kéo
Kết cấu Structure Tiết Trọng lượng gần đứt tối
Tiết diện diện tính Đường đúng Approx. Weight Điện trở DC thiểu Chiều
0
danh định Phần Phần toán kính tổng ở 20 C DC Minimum dài sản
Nominal nhôm thép Calculated Overall Nhôm Thép Tổng Resistance breaking xuất
0
Area Aluminium Steel Area Diameter Aluminium Steel Total at 20 C load Length
2 0 0 2
mm N /mm N /mm mm mm kg/km kg/km kg/km Ω/km N m
35/6.2 6/2.80 1/2.80 36.9/6.15 8.40 100 48 148 0.7774 13.524 2.000
50/8.0 6/3.20 1/3.20 48.2/8.04 9.60 132 63 195 0.5951 17.112 2.000
70/11 6/3.80 1/3.80 68.0/11.3 11.40 188 88 276 0.4218 24.130 2.000
70/72 18/2.20 19/2.20 68.4/72.2 15.40 188 567 755 0.4194 96.826 1.200
95/16 6/4.50 1/4.50 95.4/15.9 13.50 261 124 385 0.3007 33.369 1.200
95/141 24/2.20 37/2.20 91.2/141 19.80 251 1106 1357 0.3146 180.775 1.000

120/19 26/2.40 7/1.85 118.0/18.8 15.15 324 147 471 0.2440 41.521 1.200

120/27 30/2.20 7/2.20 114.0/26.6 15.40 320 208 528 0.2531 49.465 1.200

150/19 24/2.80 7/1.85 148.0/18.8 16.75 407 147 554 0.2046 46.307 1.200

150/24 26/2.70 7/2.10 149.0/24.2 17.10 409 190 599 0.2039 52.279 1.200

150/34 30/2.50 7/2.50 147.0/34.3 17.50 406 269 675 0.2061 62.643 1.200

185/24 24/3.15 7/2.10 187.0/24.2 18.90 515 190 705 0.1540 58.075 1.200

185/29 26/2.98 7/2.30 181.0/29.0 18.82 500 228 728 0.1591 62.055 1.000

185/43 30/2.80 7/2.80 185.0/43.1 19.60 509 337 846 0.1559 77.767 1.000

185/128 54/2.10 37/2.10 187.0/128.0 23.10 517 1008 1525 0.1543 183.816 1.000

240/32 24/3.60 7/2.40 244.0/31.7 21.60 673 248 921 0.1182 75.050 1.200

240/39 26/3.40 7/2.65 236.0/38.6 21.55 650 302 952 0.1222 80.895 1.200

240/56 30/3.20 7/3.20 241.0/56.3 22.40 665 441 1106 0.1197 98.253 1.200

300/39 24/4.00 7/2.65 310.0/38.6 23.95 830 302 1132 0.0958 90.574 1.200

300/48 26/3.80 7/2.95 295.0/47.8 24.05 812 374 1186 0.0978 100.623 1.200

300/66 30/3.50 19/2.10 288.5/65.3 24.50 796 517 1313 0.1000 117.520 1.200

300/67 30/3.50 7/3.50 288.5/67.3 24.50 796 527 1323 0.1000 126.270 1.200

300/204 54/2.65 37/2.65 298.0/204.0 29.15 823 1603 2426 0.0968 284.579 1.200

330/30 48/2.98 7/2.30 335.0/29.1 24.78 924 228 1152 0.0861 88.848 1.200

330/43 54/2.80 7/2.80 332.0/43.1 25.20 918 337 1255 0.0869 103.784 1.200

400/18 42/3.40 7/1.85 381.0/18.8 25.95 1052 147 1199 0.0758 85.600 1.200

400/22 76/2.57 7/2.00 394.0/22.0 26.56 1089 172 1261 0.0733 95.115 1.200

400/51 54/3.05 7/3.05 394.0/51.1 27.45 1090 400 1490 0.0733 120.481 1.200

400/64 26/4.37 7/3.40 390.0/63.5 27.68 1074 498 1572 0.0741 129.183 1.200

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


23
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Dây đồng trần xoắn (C)

Hard - Drawn copper stranded conductor


TCVN 5064 : 1994 & TCVN 5064: SĐ1/95

Lực kéo
Trọng Điện trở đứt nhỏ
0
Tiết diện Đường lượng DC ở 20 C nhất Chiều
Tiết diện danh tính toán kính tổng gần đúng DC Minimum dài sản
định Cấu trúc Calculated Overall Approx. Resistance breaking xuất
0
Nominal Area Structure Area Diameter Weight at 20 C load Length
2 0 2
mm N /mm mm mm kg/km Ω/km N m
16 7/1.70 15.88 5.10 142 1.1573 6.031 2.000
25 7/2.13 24.93 6.39 224 0.7336 9.463 2.000
35 7/2.51 34.62 7.53 311 0.5238 13.141 2.000
50 7/3.00 49.46 9.00 444 0.3688 17.455 2.000
70 19/2.13 67.67 10.65 612 0.2723 27.115 1.500
95 19/2.51 93.97 12.55 850 0.1944 37.637 1.200
120 19/2.80 116.93 14.00 1058 0.156 46.845 1.000
150 19/3.15 147.99 15.75 1338 0.1238 55.151 800
185 37/2.51 182.99 17.57 1659 0.1001 73.303 700
240 37/2.84 234.27 19.88 2124 0.0789 93.837 600
300 37/3.15 288.20 22.05 2614 0.0637 107.422 500
400 37/3.66 389.08 25.62 3528 0.0471 144.988 350

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện Sợi dây nhôm tròn kỹ thuật điện
24
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Sợi dây nhôm tròn kỹ thuật điện


Electrotechnical round aluminium wire
TCVN 5934 - 1995

Suất kéo đứt tối Độ dãn dài tối


thiểu Minimum thiểu Minimum
Tensile Strength Elongation Trọng
Sai số Sợi nửa Sợi nửa lượng Điện trở
0
cho Sợi cứng Sợi cứng gần DC ở 20 C
Đường phép Mặt cắt cứng Semi- cứng Semi- đúng DC
kính sợi Toleranc Sectional Hard Hard Hard Hard Approx. Resistance
Diameter e Area Wire Wire Wire Wire Weight at 200C
2 2 2
mm ± mm mm kg/mm kg/mm % % kg/km Ω/km
1.4 0.02 1.539 17.0 9 ¸ 14 1.0 2 4.154 18.389
1.6 0.02 2.010 17.0 9 ¸ 14 1.3 2 5.426 14.073
1.8 0.02 2.543 17.0 9 ¸ 14 1.3 2 6.867 11.120
2.0 0.02 3.140 17.0 9 ¸ 14 1.3 2 8.478 9.008
2.3 0.02 4.153 17.0 9 ¸ 14 1.3 2 11.212 6.812
2.6 0.03 5.307 16.5 9 ¸ 14 1.5 2 14.328 5.331
2.9 0.03 6.602 16.5 9 ¸ 14 1.5 2 17.825 4.285
3.0 0.03 7.065 16.5 9 ¸ 14 1.5 2 19.076 4.011
3.2 0.03 8.038 16.5 9 ¸ 14 1.5 2 21.704 3.520
3.5 0.04 9.616 16.5 9 ¸ 14 1.5 2 25.964 2.942
3.7 0.04 10.747 16.5 9 ¸ 14 1.5 2 29.016 2.633
3.8 0.04 11.335 16.5 9 ¸ 14 1.5 2 30.606 2.497
4.0 0.04 12.560 16.0 9 ¸ 14 2.0 3 33.912 2.252
4.2 0.04 13.847 16.0 9 ¸ 14 2.0 3 37.388 2.045
4.5 0.05 15.896 16.0 9 ¸ 14 2.0 3 42.920 1.780

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


25
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Sợi dây đồng tròn kỹ thuật


điện
Sợi dây đồng tròn kỹ thuật điện
Electrotechnical round copper wire
TCVN 5934 - 1995

Suất kéo đứt tối thiểu


0
Điện trở DC ở 20 C Minimum Tensile Độ dãn dài tối thiểu
0
Đường Sai số cho Mặt cắt DC Resistance at 20 C Strength Minimum Elongation
kính sợi phép Sectional Sợi cứng Sợi mềm Sợi cứng Sợi mềm Sợi cứng Sợi mềm Soft
Trọng lượng
Diameter gần đúngArea
Tolerance Approx. Weight Hard Wire Soft Wire Hard Wire Soft Wire Hard Wire Wire
2 2 2
mm ± mm mm kg/km Ω/km Ω/km kg/mm kg/mm % %
0.40 0.01 0.1256 1.118 142.91 138.22 40 20 ¸ 28 0.6 20
0.45 0.01 0.1590 1.415 112.92 109.21 40 20 ¸ 28 0.6 20
0.50 0.01 0.1963 1.747 91.46 87.81 40 20 ¸ 28 0.6 20
0.55 0.01 0.2375 2.113 75.59 72.57 40 20 ¸ 28 0.6 20
0.60 0.01 0.2826 2.515 63.52 60.98 40 20 ¸ 28 0.6 25
0.65 0.01 0.3317 2.952 54.12 51.96 40 20 ¸ 28 0.6 25
0.70 0.015 0.3847 3.423 46.67 44.8 40 20 ¸ 28 0.6 25
0.80 0.015 0.5024 4.471 35.73 34.3 40 20 ¸ 28 0.6 25
0.90 0.015 0.6359 5.659 28.23 27.10 40 20 ¸ 28 0.6 25
1.0 0.02 0.7850 6.987 22.87 21.95 40 20 ¸ 28 1.6 30
1.2 0.02 1.130 10.061 15.88 15.24 40 20 ¸ 28 1.6 30
1.4 0.02 1.539 13.694 11.67 11.20 40 20 ¸ 28 1.6 30
1.6 0.02 2.010 17.885 8.932 8.575 40 20 ¸ 28 1.6 30
1.8 0.02 2.543 22.636 7.057 6.775 40 20 ¸ 28 1.6 30
2.0 0.02 3.140 27.946 5.656 5.488 40 20 ¸ 28 1.6 30
2.3 0.02 4.153 36.959 4.277 4.150 40 20 ¸ 28 1.6 30
2.6 0.02 5.307 47.229 3.347 3.247 40 20 ¸ 28 1.6 30
2.9 0.02 6.602 58.756 2.690 2.610 40 20 ¸ 28 1.6 30
3.2 0.03 8.038 71.542 2.209 2.144 38 20 ¸ 27 1.5 30
3.5 0.03 9.616 85.585 1.847 1.792 38 20 ¸ 27 1.5 30
3.7 0.03 10.747 95.645 1.653 1.603 38 20 ¸ 27 1.5 30
4.0 0.04 12.56 111.784 1.414 1.372 38 20 ¸ 27 1.5 30
4.3 0.04 14.515 129.180 1.224 1.187 38 20 ¸ 27 1.5 30
4.5 giangdt
0.04
- Hỏi đáp qlvh điện 141.477
15.896 1.117 1.084 38 20 ¸ 27 1.5 30
5.0 0.04 19.625 174.663 0.905 26
0.878 38 20 ¸ 27 1.5 30
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


27
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


28
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 12: Hệ thống điện gồm mấy phần tử? Nhiệm vụ của các phần tử trong hệ
thống điện? Nêu các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hệ thống điện?
Trả lời:
Hệ thống điện bao gồm 3 phần tử :
1- Nguồn điện: Nhà máy phát điện, làm nhiệm vụ sản sinh ra năng lượng
điện
2- Lưới điện: Bao gồm đường dây tải điện và các trạm biến áp.
3- Phụ tải: Là các thiết bị tiêu thụ điện năng.
Có 2 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hệ thống điện:
1- Tần số (f ) : Luôn ổn định ở tần số 50Hz.
2- Điện áp (U ): Luôn đảm bảo ở chế độ điện áp định mức U = U đm.
Một hệ thống điện có chất lượng tốt phải luôn đảm bảo được hai chỉ tiêu trên.

Câu hỏi 13: Dầu biến thế làm nhiệm vụ gì trong máy biến áp? Nêu các tiêu
chuẩn quan trọng nhất của dầu máy trong vận hành? Phương pháp quản lý dầu máy
biến áp trong vận hành?
Trả lời:
Dầu biến áp làm 2 nhiệm vụ :
1- Cách điện cho máy biến áp .
2- Làm mát cho máy biến áp theo nguyên tắc đối lưu tuần hoàn.
Có 3 chỉ tiêu quan trọng nhất của dầu máy biến áp trong vận hành:
1- Điện áp chọc thủng [kV]
Thử nghiệm Điện áp chọc thủng của dầu bằng cốc thử dầu, khoảng cách phóng
điện giữa 2 cực mang điện áp cao trong môi trường chứa đầy dầu là 2,5cm.
- Cấp điện áp dưới 15kV:
+ 30kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.
+ 25kV với dầu trong MBA đang vận hành.
- Cấp điện áp dưới 15kV đến 35kV:
+ 35kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.
+ 30kV với dầu trong MBA đang vận hành.
- Cấp điện áp dưới 110kV:
+ 45kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.
+ 40kV với dầu trong MBA đang vận hành.
- Cấp điện áp 110kV đến 220kV:
+ 60kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.
+ 55kV với dầu trong MBA đang vận hành.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
29
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
- Cấp điện áp 500kV:
+ 70kV với dầu mới trong MBA chưa qua vận hành.
+ 65kV với dầu trong MBA đang vận hành.
2- Nhiệt độ chớp cháy kín: Không thấp hơn 1350 C, suy giảm không quá
5% so với lần phân tích trước.
3- Trị số axít: không quá 0,25mg KOH trong 1g dầu.
Quản lý dầu trong vận hành :
- Bình thường mỗi năm phải thí nghiệm định kỳ mẫu dầu 1 lần.
- MBA làm việc trong tình trạng đầy tải hoặc quá tải thường xuyên thì phải rút
ngắn thời gian thí nghiệm định kỳ.
- Khi sự cố cháy máy biến áp thường là kèm theo dầu bị cháy, chất lượng dầu
MBA suy giảm, phải thay dầu.
- Khi đại tu MBA phải thay dầu.
- Khi mức dầu trong máy biến áp giảm thấp, phải bổ xung dầu theo hướng dẫn
của nhà chế tạo.
- Dầu bổ xung vào máy phải có cùng gốc dầu hoặc có gốc dầu tương đương.
- Phải kiểm định lại dầu trước khi đổ vào máy theo các tiêu chuẩn kỹ thuật
của ngành điện.

Câu hỏi 14: Nêu các thông số kỹ thuật ghi trên biển nhãn của một máy biến áp
lực phân phối hạ thế? Giải thích ý nghĩa của các thông số đó?
Trả lời:
Các thông số kỹ thuật trên biển nhãn của một máy biến áp lực phân phối hạ thế là:
1. Sđm [kVA]: Dung lượng định mức của máy biến áp.
2. Uđm1, Uđm2 [kV]: Điện áp định mức của cuộn dây phía sơ cấp và thứ cấp của
máy biến áp.
3. Iđm1, Iđm2 [A]: Dòng điện định mức của cuộn dây phía sơ cấp và thứ cấp của
máy biến áp .
4. UN% (còn gọi là UK%): Điện áp ngắn mạch tính theo phần trăm, cho ta biết
tổn thất điện áp trong cuộn dây máy biến áp khi máy biến áp mang tải.
UN
UN% = 100
Uđm
5. I0% : Dòng điện không tải của máy biến áp tính theo phần trăm dòng điện
định mức của máy biến áp.
I0
I0 % = 100
Iđm
6. P0 [kW]: Tổn thất không tải là một trị số không đổi với mỗi máy biến áp, nó
không phụ thuộc vào tình trạng vận hành mang tải của máy biến áp.
7. f [Hz]: Tần số của nguồn điện.
8. Trọng lượng toàn bộ của máy biến áp [kG]
9. Trọng lượng của dầu máy biến áp [kG]

Câu hỏi 15: Trước khi đưa một máy biến áp lực vào vận hành phải làm những thí
nghiệm gì, nêu các hạng mục cần thí nghiệm và giải thích?
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
30
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trả lời:
Các hạng mục cần thí nghiệm máy biến áp trước khi đưa vào vận hành bao gồm:
1- Đo R cách điện bằng mê gôm mét 2500 V
- Giữa các cuộn dây cao và cuộn dây hạ.
- Giữa các cuộn dây cao và cuộn dây cao.
- Giữa cuộn dây cao và vỏ.
- Giữa cuộn dây hạ và cuộn dây hạ.
2- Đo điện trở 1 chiều của các cuộn dây.
3- Đo tỉ số biến máy biến áp.
4- Đo điện áp ngắn mạch UN%
5- Đo dòng điện không tải I0.
6- Thí nghiệm dầu máy biến áp.
Đây là những hạng mục thí nghiệm quan trọng cần phải làm trước khi đóng điện
máy biến áp.

Câu hỏi 16: Độ võng và khoảng cách tới đất là gì? Biểu diễn bằng hình vẽ? Độ
võng và khoảng cách tới đất phụ thuộc vào các yếu tố gì?
Trả lời:
+ Độ võng f của dây dẫn là khoảng cách thẳng đứng từ điểm thấp nhất của
dây dẫn đến đường thẳng căng dây trên 2 đầu sứ.
+ Khoảng cách tới đất h của dây dẫn là khoảng cách gần nhất tính từ dây dẫn
đến mặt đất.
Từ công thức tính độ võng :
g.l Trong đó : - g là tỉ tải của dây dẫn
f= - l là khoảng cột.
8. -  là ứng suất kéo của dây dẫn
Ta suy ra :
+ f càng lớn khi g và khoảng cột l càng lớn, ứng suất kéo  của dây dẫn càng
nhỏ, và ngược lại f càng nhỏ khi g và khoảng cột càng nhỏ, ứng suất kéo 
của dây dẫn càng lớn.
+ Qua hình vẽ ta thấy: Khoảng cách tới đất h của dây phụ thuộc vào f và độ
cao của điểm treo dây.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


31
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 17: Biểu diễn lực tác dụng lên đầu cột tại các vị trí cột xuất tuyến, cột
cuối, cột néo góc, cột néo trung gian, cột chuyển hướng, cột đỡ trung gian?
Trả lời:

  

Số1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5

1- Cột néo đầu cuối, 2- cột góc,


3- cội néo trung gian, 4- Cột chuyển hướng, 5- Cột trung gian
F1, F2: lực căng dây. Fc: lực cột. FN: Lực néo cột. F: Lực tổng hợp
Câu hỏi 18: Tổn thất điện áp là gì?
Nêu các giải pháp làm giảm tổn thất điện áp?
Trả lời:
Tổn thất điện áp là lượng điện áp bị mất đi trên đường dây trong quá trình chuyên
tải, tổn thất điện áp gây ra sụt điện áp trên đường dây tải điện.
U = U1 – U2
Tổn thất điện áp là một chỉ tiêu quan trọng của lưới điện:
U
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
32
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
U% =  5%
U1
Nếu tổn thất điện áp lớn sẽ làm cho các thiết bị dùng điện không hoạt động được,
giảm năng suất của hiệu suất thiết bị dùng điện, gây ra tổn thất điện năng trên
đường dây tải điện.
Các giải pháp làm giảm tổn thất điện áp :
1- Phải làm giảm điện trở R và điện kháng X của đường dây bằng cách :
+ Có bán kính cung cấp điện hợp lý.
+ Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ, có tính dẫn điện tốt.
+ Tăng cường tiết diện dây dẫn, có hệ sô dự phòng cao.
+ Hạn chế tối đa các mối nối, các mối nối phải có R tiếp xúc nhỏ nhất
2 - Phải lựa chọn cấp điện áp lưới điện phù hợp với công suất chuyên tải và bán
kính cung cấp điện, điều chỉnh điện áp đầu nguồn luôn đạt điện áp định mức.
3 - Đặt thiết bị bù công suất vô công cho thiết bị điện.

Câu hỏi 19: Hãy giải thích ý nghĩa của tổ đấu dây máy biến áp? Tại sao khi hòa
song song các máy biến áp bắt buộc phải có cùng chung một tổ đấu dây?
Trả lời:
Các cuộn dây của máy biến áp 3 pha thường có một trong ba cách đấu dây sau:
+ Y (sao)
+  (tam giác)
+ Z (zích zắc) loại này ít dùng.
Tùy theo thiết kế các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp MBA thường có một chiều quấn
dây một và một kiểu đấu dây nhất định. Khi vận hành sẽ xuất hiện góc lệch pha
giữa điện áp phía cao thế và hạ thế. Góc lệch pha điện áp phụ thuộc vào cách đấu
dây của các cuộn dây và tạo ra tổ đấu dây như: Y/- 5, Y/-11, Y/Yo - 6, Y/Yo -
12.
 Quy ước đặt tên tổ đấu dây như sau:
Dùng kim đồng hồ thời gian để làm mẫu so sánh. Quy ước:
+ Nếu trên mặt đồng hồ có 12 vạch chia thì khoảng chia của mỗi vạch là 30o.
+ Quy ước véc tơ điện áp sơ cấp U1 tương ứng với kim dài của đồng hồ ở vị trí
12 giờ.
+ Quy ước véc tơ điện áp thứ cấp U2 tương ứng với kim ngắn của đồng hồ, kim
ngắn nằm ở vị trí tương ứng với góc lệch pha của điện áp thứ cấp U2 với điện
áp sơ cấp U1 là 300, 600... 3600.
+ Một vòng tròn có 3600. Nếu lấy 3600 chia cho 300 ta sẽ có 12 vạch, tên tổ đấu
dây của máy biến áp sẽ lấy lần lượt từ 1 đến 12.

 Thí dụ: Tổ đấu dây


Y/Yo -12
Nếu cuộn dây sơ cấp và
thứ cấp cùng đấu sao có
trung điểm cuộn thứ cấp
nối đất (0) và có cùng
chiều quấn dây, Khi vận
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
33
hành sẽ xuất hiện góc lệch
pha của điện áp phía sơ
cấp và thứ cấp là 3600, lấy
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Tổ đấu dây Y/ Y0- 12


Nếu cuộn dây sơ cấp và thứ cấp cùng đấu sao, trung điểm cuộn dây thứ cấp nối
đất (0) nhưng có chiều quấn dây ngược nhau khi vận hành sẽ xuất hiện góc lệch
pha của điện áp phía sơ cấp và thứ cấp là 1800, lấy 1800 chia cho 300 được 6 ta có
tổ đấu dây Y/Yo- 6.
Tổ đấu dây là một tiêu chuẩn quan trọng dùng cho hòa song song các MBA
nếu hoà hai máy biến áp khác tổ đấu dây sẽ xuất hiện sự lệch pha điện áp tại đầu
cực máy biến áp dẫn đến sự cố ngắn mạch.
Trước khi hoà song song 2 máy biến áp phải kiểm tra lại tổ đấu dây thực tế bằng
cách đo điện áp giữa 2 đầu cực của 2 máy biến áp.
Điện áp đo được là:
Ua1- a2 = 0
Ub1- b2 = 0
Uc1- c2 = 0

MỘT SỐ TỔ ĐẤU DÂY THÔNG DỤNG CỦA MÁY BIẾN ÁP LỰC

sơ đồ cuộn sơ đồ cuộn Nhóm nối


Tổ đấu dây Biểu đồ véc tơ
dây cao áp dây hạ áp dây khác

Y/ Y0 4; 8

10; 2
Y/ Y6

/ 0 4; 8

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


34
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

/ 6 10; 2

Y/ 11 3; 7

Y/ 5 9; 1

Câu hỏi 20: Nêu các tiêu chuẩn hòa song song hai máy biến áp? Giải thích vì sao
máy biến áp có cùng dung lượng, cùng cấp điện áp UK% lại không hoàn toàn giống
nhau?
Trả lời:
Các tiêu chuẩn hòa song song hai máy biến áp là:
- phải có công suất tương đương, không chênh lệch nhau quá 3 lần.
- Phải có cùng cấp điện áp.
- Phải có cùng tỉ số biến (KU1= KU1)
- Phải có cùng cực tính (còn gọi là thứ tự pha)
- Phải có cùng Điện áp ngắn mạch tính theo phần trăm UK% hoặc UN%
- Phải có cùng tổ đấu dây.
- Ở cấp điện áp 380/220V còn thêm yêu cầu: Dây trung tính 2 MBA nối chung.
Tuy rằng các MBA có cùng dung lượng, cùng cấp điện áp nhưng có thể vật liệu
chế tạo không hoàn toàn giống nhau, dây quấn không cùng tiết diện, số vòng dây
không bằng nhau, các bối dây quấn chặt hoặc quấn lỏng, khoảng cách các vòng
dây không đều nhau.vv... sẽ làm cho UK% không hoàn toàn giống nhau.

Câu hỏi 21: Phân biệt :


- Điện năng hữu công và điện năng vô công
- Công suất hữu công và công suất vô công
- Điện năng tiêu thụ và tổn thất điện năng
Trả lời:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
35
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Điện năng hữu công: Điện năng vô công:


Là điện năng được chuyển hóa thành Là điện năng được chuyển hóa thành
công hữu ích dưới dạng cơ năng, nhiệt công vô ích tồn tại trong từ trường và
năng, hóa năng tính trong một khoảng điện trường (cuộn dây điện từ, tụ điện...)
thời gian tính trong một khoảng thời gian
AP = P . t [kWh] AQ = Q . t [kVArh]
Công suất hữu công: Công suất vô công:
Là công suất tiêu thụ được biến thành Là công suất tiêu thụ điện được chuyển
công suất tác dụng dưới dạng cơ năng, hóa dưới dạng điện trường và từ trường.
nhiệt năng, hóa năng, quang năng... Công suất vô công được xác định tại 1
Công suất hữu công được xác định tại 1 thời điểm.
thời điểm.
P = S.cos [kW] Q = S.sin [kVAr]
Điện năng tiêu thụ: Tổn thất điện năng:
Điện năng tiêu thụ là lượng điện năng Tổn thất điện năng là năng lượng điện
mà phụ tải đã tiêu thụ tính trong một bị mất mát trên hệ thống điện trong quá
khoảng thời gian. trình vận hành tính trong một khoảng
thời gian.
A = Pt + jQt [kwh]  A = Pt [kwh]

Câu hỏi 22: Hãy giải thích vì sao lưới điện phân phối 3 pha 4 dây cuộn thứ cấp
của máy biến áp bắt buộc phải đấu theo sơ đồ hình sao và có thêm dây trung hòa?
Trả lời:
Lưới điện phân phối 3 pha 4 dây cuộn thứ cấp của MBT bắt buộc phải đấu theo
sơ đồ hình sao có thêm dây trung tính để tạo ra được 2 cấp điện áp 220V/ 380V
 Điện áp 380V là điện áp dây Uab, Ubc, Uca,
 điện áp 220V là điện áp pha Uao, Ubo, Uco.
 Quan hệ giữa điện áp dây và điện áp pha:
U dây =  3 U pha
 Trung điểm của cuộn dây hạ thế máy biến áp nối đất được gọi là nối đất làm
việc. Khi vận hành nếu xảy ra sự cố ngắn mạch 1 pha ở phía thứ cấp máy biến
áp sẽ gây ra dòng điện ngắn mạch lớn đủ để các thiết bị bảo vệ như cầu chì,
aptômát khởi động cắt điện bảo đảm an toàn cho lưới điện.
 Trên dây trung tính sẽ được nối đất một số điểm được gọi là nối đất lặp lại tạo
nên một đường dây trung tính dự phòng đi qua đất, hạn chế được nguy cơ quá
điện áp nội bộ khi bị đứt dây trung tính. Vì các phụ tải 1 pha dùng điện áp
220V thường có công suất không bằng nhau, dây trung tính đóng vai trò tạo ra
điện áp pha. Nếu xảy ra đứt dây trung tính của nguồn điện thì dây trung tính sẽ
chuyển thành điểm nối dây trung gian của các phụ tải 1 pha. Lúc này điện áp
pha chuyển thành điện áp dây, điện áp đặt vào phụ tải 1 pha sẽ phân bố lại theo
trở kháng của các phụ tải dẫn đến tình trạng một số lớn phụ tải 1 pha bị quá
điện áp, ta gọi đó là quá điện áp nội bộ gây ra cháy hỏng các thiết bị dùng điện.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


36
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 23: Giải thích vì sao trước khi đóng điện máy biến áp phải thí nghiệm
không tải? Dòng điện không tải có liên quan gì đến việc đánh giá chất lượng máy
biến áp?
Trả lời:
Thí nghiệm không tải được thực hiện bằng cách đóng điện vào cuộn dây thứ cấp
có điện áp thấp của máy biến áp và để hở mạch cuộn dây sơ cấp, sau đo dòng điện
không tải ở cuộn dây thứ cấp máy biến áp.
Trước khi xuất xưởng máy biến áp phải làm thí nghiệm không tải 3 pha để xác
định dòng điện không tải I0 và tổn thất không tải P0 của máy biến áp.
Trước khi đóng điện vận hành máy biến áp cũng phải làm thí nghiệm không tải.
Thí nghiệm không tải trước khi vận hành chủ yếu là để kiểm tra và phát hiện xem
các cuộn dây của máy biến áp có bị chạm chập không. Trường hợp thí nghiệm
không tải trong vận hành chỉ cần làm lần lượt với từng pha và chỉ cần dùng nguồn
điện có điện áp khoảng 220V~, sau khi có kết quả đo dòng không tải Io ta sẽ tính
toán quy đổi về trị số thực.
Mỗi một máy biến áp sẽ có một dòng không tải khác nhau. Trị số dòng điện
không tải Io thường ít thay đổi theo thiết kế nên khi đo được dòng điện không tải ta
có thể xác định ngay được công suất của máy biến áp.

Câu hỏi 24: Nêu những nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp và tổn thất điện
năng? Tổn thất điện áp có liên quan gì đến tổn thất điện năng? Nêu các biện pháp
làm giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng? Tại sao khi vận hành lệch pha tổn
thất điện năng lại tăng lên?
Trả lời:
Những nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp và tổn thất điện năng :
Tổn thất điện áp và tổn thất điện năng sinh ra trong quá trình truyền tải và
tiêu thụ điện. Nguyên nhân là do :
1- Trên đường dây dẫn điện có điện trở R và điện kháng X.
2- Do các máy biến áp có tổn thất công suất ở trong cuộn dây và tổn thất không
tải ở trong lõi thép
3- Do tiêu thụ nhiều công suất vô công trên lưới điện, chủ yếu do các phụ tải có
thành phần điện cảm như cuộn dây máy biến áp, cuộn dây động cơ điện,
cuộn cảm có lõi thép... làm giảm cos của lưới điện.
4- Do chế độ vận hành của lưới điện :
+ Tổn thất càng lớn khi công suất tiêu thụ điện của phụ tải càng lớn.
+ Tổn thất càng lớn khi thời gian sử dụng công suất cực đại càng kéo dài
(thời gian sử dụng công suất cực đại ký hiệu là TMax).
+ Do máy biến áp thường xuyên vận hành trong tình trạng non tải hoặc
không tải.
+ Do tình trạng lệch tải các pha, tình trạng này thường xảy ra trong lưới
điện phân phối hạ thế.
Tổn thất điện áp liên quan trực tiếp đến tổn thất điện năng vì :
 Khi lưới điện không tải chỉ tồn tại điện áp không có dòng điện đi qua thì
sẽ không có tổn thất điện áp và tổn thất điện năng
U=0, A=0.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


37
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Khi lưới điện có tải, trong dây dẫn sẽ có dòng điện I chạy qua. Do dây dẫn có
điện trở R và điện kháng X nên trên dây dẫn xuất hiện tổn thất điện áp
U  0
 Tổn thất điện áp:

P.R + Q.X 100


U%xx= x

Uđm2 1000
.
 Tổn thất điện năng được tính bằng:
A= P.t
giả thiết nếu phụ tải của mạng điện không thay đổi ta có

A = 3I2max R

Trong đó:
 Imax là dòng điện cực đại.
 R là điện trở của đường dây.
  là thời gian tổn thất công suất lớn nhất, là thời gian mà mạng điện liên
tục chuyên chở công suất lớn nhất Pmax (hay Imax) sẽ gây ra một tổn thất
điện năng trong mạng điện đúng bằng tổn thất điện năng thực tế của mạng
điện sau 1 năm vận hành.
Rõ ràng tổn thất điện năng và tổn thất điện áp có liên quan trực tiếp đến nhau,
chúng đều phụ thuộc vào điện trở đường dây (R) và tình trạng mang tải của mạng
điện.
Các biện pháp làm giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng :
1. Nâng cao hệ số công suất cos ở các hộ dùng điện chủ yếu là các xí nghiệp
cụ thể là lựa chọn công suất của động cơ hoặc loại động cơ cho phù hợp, nâng cao
hệ số phụ tải kB...hạn chế làm việc không tải.
cos là hệ số công suất được tính bằng:

P P là công suất tác dụng


cos =
S S là công suất biểu kiến

Phân phối công suất tác dụng và công suất phản kháng trong mạng điện theo
một phương thức hợp lý nhất. Giảm công suất phản kháng chuyên tải trong mạng
điện. Bù vô công bằng máy bù đồng bộ hoặc bằng tụ điện tĩnh.
2. Máy biến áp vận hành theo phương thức tổn thất điện năng ít nhất, vận hành
kinh tế trạm biến áp bằng cách hòa đồng bộ máy biến áp.
3. Nâng cao mức điện áp vận hành của mạng điện.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
38
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
4. Nâng cao cấp điện áp định mức của mạng điện.
5. Lựa chọn sơ đồ nối dây hợp lý nhất cho mạng điện
Thí dụ:
 Nên dùng mạng điện kín thay cho mạng điện hở.
 Bán kính cung cấp điện phù hợp theo tiêu chuẩn cho phép.
 Kiểm tra thường xuyên tình trạng tổn thất điện áp, tổn thất điện năng và thực
hiện cân đảo pha thường xuyên trong lưới điện phân phối hạ thế 220/380V,
trong lưới điện  110kV cứ 200km lại có 1 lần hoàn thành hoán vị pha để giảm
điện kháng của đường dây.
Trong lưới điện hạ thế 220/380V nếu vận hành lệch pha thì tổn thất điện áp,
tổn thất điện năng tăng lên vì: Khi vận hành lệch pha trên dây trung tính xuất
hiện một dòng điện không cân bằng Io chạy qua và bằng tổng hình học dòng
điện trong các pha.

I 0 = IA + I B + IC
(ký hiệu mũi tên để biểu diễn đại lượng véctơ)
 Dòng điện này gây ra trong dây trung tính một tổn thất điện áp:

U0 = IAro + IBro + ICro (Cộng véctơ)


ro là điện trở của dây trung tính.
 Dòng điện đi trong dây pha gây ra tổn thất điện áp trong các dây pha là:

UPA = IAr UPB = IBr UPC = ICr (Cộng véctơ)


Trong đó r là điện trở của dây pha.
 Tổn thất điện áp toàn phần của 1 pha sẽ bao gồm cả tổn thất điện áp trong
dây pha và trong dây trung tính :
1 1
PAL L
UA = ( + ) - ( PB + PC )
Uđm F F0 2 .Fo . Uđm

PBL 1 1 L
UB = ( + ) - ( PA + PC )
Uđm F F0 2 .Fo. Uđm

PCL 1 1 L
UC = ( + ) - ( PA + PB )
Uđm F F0 2 .Fo. Uđm

Trong đó
- P [ kW] Pđm Công suất tác dụng.
- U [ kV]: Uđm Điện áp định mức.
-  [m/. mm2]  là Điện dẫn suất ( của đồng là 53,  của nhôm là
48)
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
39
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
- Fo, F [ mm2 ] Fo, F là Tiết diện của dây dẫn trung tính và dây pha.
Như vậy khi vận hành lệch pha tổn thất điện năng trên đường dây sẽ tăng lên vì
ngoài tổn thất điện áp trên dây pha còn có thêm tổn thất điện áp trên dây trung
tính.
Câu hỏi 25: Tụ bù có vai trò gì trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện?
Trả lời:
Tụ bù có vai trò tích cực trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện
Trong thực tế phụ tải điện là các động cơ điện không đồng bộ có cos rất thấp,
ngoài ra các phụ tải khác như các máy biến thế phân xưởng, các lò điện kiểu cảm
ứng, máy biến thế hàn, quạt điện, đèn tuýp, các loại đèn huỳnh quảng cáo cũng tiêu
thụ khá nhiều công suất phản kháng và cũng có cos thấp. Đương nhiên khi
đường dây chuyên tải thêm một lượng công suất phản kháng Q lớn sẽ làm hạn chế
nhiều đến khả năng dẫn điện của dây dẫn, làm cho dây dẫn bị phát nóng và làm
cho tổn thất điện năng tăng lên.
Thí dụ: Mạng điện có phụ tải là P- jQ thì tổn thất công suất trong mạng là:

P2 + Q2 P2 + Q2
P1 = R và Q1 = X
2 2
U U

P- jQ là cách biểu diễn dưới dạng phức


P là công suất tác dụng. kW
Q là công suất phản kháng. kVAr
X là điện kháng đường dây. 
R là điện trở đường dây. 
U là điện áp của điểm đặt tụ bù. V(kV).

Nếu ta đặt tụ bù ngay tại hộ dùng điện, tụ bù sẽ đưa vào lưới một dòng điện
mang tính chất điện dung IC và phát ra 1 công suất phản kháng gọi là Qbù. Công
suất phản kháng cần chuyên tải trên đường dây sẽ giảm xuống còn là Q - Qbù

P2 + (Q - Qbù)2 P2 + (Q - Qbù)2
P2 = R và Q2 = X
2 2
U U
Như vậy tụ bù có tác dụng hạn chế công suất vô công phát sinh trên lưới điện cải
thiện được cos và giảm được tổn thất điện năng.

Câu hỏi 26: Sự khác nhau và ưu nhược điểm trong việc đặt tụ bù phía cao thế và
phía hạ thế?
Trả lời:
Đặt tụ bù phía cao thế
Có lợi ở chỗ:
+ Giá thành đầu tư tính theo kVAr/đồng rẻ hơn phía hạ thế vì khi bù phía cao
thế thường ít dùng thiết bị điều chỉnh dung lượng bù.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


40
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
+ Bù được cả dung lượng Qpt của phụ tải phía hạ thế và dung lượng Qo trong
nội bộ MBT
Không có lợi ở chỗ:
+ Tụ điện cao thế thường lắp ở cấp điện áp trung áp nên yêu cầu lắp đặt sẽ phức
tạp hơn, chiếm nhiều diện tích và không gian hơn.
+ Do dung lượng tụ không cao lắm nên chỉ dùng các thiết bị đóng cắt và bảo vệ
đơn giản như cầu dao cầu chì, ở trạm biến áp 110kV đầu cáp cấp đến nhóm tụ
thường đặt 1 máy cắt không đặt thiết bị điều chỉnh dung lượng bù vì giá thành đầu
tư sẽ cao lên rất nhiều. Trong lưới điện chỉ có các trạm phát bù có dung lượng lớn
người ta mới đưa vào hệ thống điều chỉnh dung lượng bù, trong trường hợp này
người ta dùng nhiều máy cắt điện và các tủ hợp bộ rơ le điều khiển tự động.
Đặt tụ bù phía hạ thế
Có lợi ở chỗ :
+ Quản lý vận hành và sửa chữa đơn giản vì ở điện áp thấp sẽ dễ lắp đặt, chiếm
ít diện tích và không gian.
+ Thường được đặt các thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ. Dễ dàng điều
chỉnh được dung lượng bù theo chế độ công suất, điện áp, cos.
Không có lợi ở chỗ:
+ Giá thành đầu tư tính theo kVAr/ đồng đắt hơn phía cao thế một ít vì có thêm
các thiết bị điều chỉnh dung lượng bù.
+ Chỉ bù được trong phạm vi công suất phụ tải hạ thế của một máy biến áp.

Câu hỏi 27: Cách tính toán dung lượng tụ bù. Khi dùng điện trở phóng điện bằng
bóng đèn nên đấu theo sơ đồ hình sao hay tam giác?
Trả lời:
Dung lượng tụ bù được xác định theo công thức:

Qbù = P( tg1 - tg2) . (1)


Qbù = P.tg. .
Trong đó:
 P là phụ tải tính toán của các hộ tiêu thụ điện kw,
 1 là góc ứng với hệ số công suất công suất trung bình cos1 trước khi bù
 2 là góc ứng với hệ số công suất công suất trung bình cos2 sau khi bù .
Thường cos2 lấy bằng 0,8- 0,95.
  hệ số điều chỉnh dung lượng bù thực tế khi có thêm giải pháp nâng cao
cos không cần lắp thiết bị bù.
Có thể dùng bảng tính sẵn (1-1) kết hợp với công thức (1):
khi biết cos1 và cos2 tra bảng (1-1) bằng cách gióng 2 trị số cos1 và cos2 về
một toạ độ ta có trị số tg = ( tg1 - tg2)
Dung lượng tụ bù Qbù = P. tg.
Tác dụng của điện trở phóng điện trong mạch điện tụ bù:
Điện trở phóng điện trong mạch điện tụ bù có tác dụng triệt tiêu điện áp dư trên tụ
ngay sau khi cắt điện tụ bù. Nếu trên tụ còn lưu điện tích dư sẽ nguy hiểm cho
người vận hành nếu như vô tình chạm vào điện cực của tụ điện.
Quy định:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
41
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Sau 30 phút điện áp dư chỉ được phép tồn tại trên cực tụ điện dưới 65V
 Điện trở phóng điện không được phép tiêu hao công suất tác dụng qúa
1W/1kVAr tính theo dung lượng tụ.
Để tiện cho việc theo dõi quá trình phóng điện của tụ người ta dùng bóng đèn làm
R phóng điện.
 Thường dùng bóng đèn có công suất 40W/230V hoặc 60W/230V nội trở của
1 bóng đèn là:
U2 220 x 220
R= = = 1210
P 40

U2 220 x 220
R= = = 807
P 60
 Do điện áp nguồn điện là 220V nên hay đấu các bóng đèn theo sơ đồ hình Y.
Cách đầu này tiện cho thi công nhưng không có lợi cho vận hành vì nếu có 1 nhóm
bóng đèn của một pha bị cháy thì sẽ có một nhóm tụ không được dập điện tích dư.
 Đấu bóng đèn theo sơ đồ tam giác dùng điện áp dây tốt hơn vì nếu xảy ra trường
hợp một nhóm bóng đèn bị cháy điện tích dư trên các pha tụ vẫn được triệt tiêu qua
2 nhóm bóng đèn còn lại. Vì điện áp của nguồn là 380V mà bóng đèn chịu điện áp
định mức 220V nên một vai của sơ đồ đấu tam giác phải dùng tối thiểu là 2 bóng
đèn.
 Các tụ điện hạ thế thường lắp sẵn điện trở dập điện tích dư ở bên trong.

Tô ®iÖn

Sơ đồ đấu dây
trong nội bộ tụ điện

§iÖn trë phãng ®iÖn

Câu hỏi 28- Vì sao tụ bù 3 pha thường đấu theo sơ đồ tam giác, chỉ bù cho lưới
điện bằng tụ điện 3 pha mà không bù 1 pha? Nêu nguyên nhân gây ra tổn thất
điện năng do tụ bù trong vận hành?
Trả lời:
 Về cấu tạo: Các tụ điện cao thế thường được chế tạo 1 pha, có điện áp dây Ud do
đó khi đấu vào lưới phải đấu tụ theo sơ đồ tam giác. Các tụ điện hạ thế thường
được chế tạo kiểu 3 pha được đấu sẵn theo sơ đồ tam giác chịu điện áp dây.
 Về mặt vận hành: nếu đấu tụ theo sơ đồ tam giác có lợi hơn, so với cách đấu tụ
theo sơ đồ Y cùng trị số điện dung C [Fara] như nhau thì dung lượng của tụ tăng
được lên gấp 3, .
Q = Ud2  C = ( 3 Uf )2  C = 3 QY

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


42
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Vì các phụ tải 1 pha thường nằm trong lưới điện phân phối tiêu phí công suất vô
công nhỏ nên không bù cho 1 pha.
 Trong quá trình vận hành tụ điện nào cũng sinh sẽ ra 1 ít nhiệt lượng làm nóng
nhẹ ở vỏ tụ điện. Nếu chất điện môi của tụ bị kém chất lượng tụ sẽ rất nóng gây ra
tổn hao điện năng lớn.
 Tụ thường được đấu song song thêm điện trở phóng điện, tụ bù cao thế thường
có điện trở phóng điện bằng 2M. Khi cắt điện tụ, điện tích dư sẽ phóng điện
qua các điện trở song song . Đây là nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng của
tụ điện. Với dung lượng 100 kVA thì suất tổn thất lớn nhất do tụ bù gây ra là 0,1
W/kVAr.

Cách giảm tổn hao của tụ:


 Cần phải lựa chọn dung lượng tụ hợp lý.
 Chọn điểm đặt tụ bù tại nơi có Q lớn,
cos thấp.
 Lựa chọn trị số điện trở phóng điện phù
hợp với dung lượng bù nằm trong phạm
vi quy định: 1W / 1kVAR.
Nếu quá bù Qbù > Q rất dễ gây nên quá điện
áp phá hỏng tụ. Để chống hiện tượng quá bù
trong vận hành cần phải thường xuyên điều
chỉnh dung lượng tụ bằng cách phân chia tụ Hình ảnh
bù thành các nhóm nhỏ và đặt thiết bị tự động Các loại tụ bù
điều chỉnh dung lượng bù.

380/220V thanh c¸i tñ ®iÖn h¹ thÕ

AB - 500V

bé ®iÒu khiÓn

cos  plc

k1 k2 k3

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


43
khëi ®éng tõ K1 K2 K3
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Bù bằng tụ bù cho trạm biến áp

Nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng do tụ bù trong vận hành?

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


44
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

C©u hỏi 29: H·y ph©n biÖt về c«ng dông, nguyªn lý cÊu t¹o của m¸y biÕn điện ¸p
vµ m¸y biÕn dßng ®iÖn . C¸ch x¸c ®Þnh chØ sè thùc cña c­êng ®é dßng ®iÖn, ®iÖn
¸p, c«ng suÊt, ®iÖn n¨ng tiªu thô trªn c¸c dông cô ®o khi dïng qua m¸y biÕn ¸p ®o
l­êng vµ m¸y biÕn dßng ®iÖn?
Tr¶ lêi:

M¸y biÕn điện ¸p TU M¸y biÕn dßng ®iÖn TI


- M¸y biÕn ¸p ®o l­êng chuyªn dïng ®Ó - M¸y biÕn dßng ®iÖn dïng ®Ó biÕn ®æi
biÕn ®æi ®iÖn ¸p cao xuèng ®iÖn ¸p thÊp c¸c dßng ®iÖn lín xuèng dßng ®iÖn nhá
®Ó cã thÓ ®o l­êng b»ng dông cô ®o ®Ó cã thÓ ®o b»ng c¸c dông cô ®o th«ng
th«ng th­êng hoÆc cã thÓ ®­a vµo m¹ch th­êng hoÆc cã thÓ ®­a vµo m¹ch ®iÖn
®iÖn c¸c thiÕt bÞ r¬ le tù ®éng ®iÒu c¸c thiÕt bÞ r¬ le tù ®éng ®iÒu khiÓn b¶o
khiÓn b¶o vÖ . vÖ .

- C¸c m¸y biÕn ¸p ®o l­êng th­êng - C¸c m¸y biÕn dßng ®iÖn th­êng ®­îc
®­îc chÕ t¹o cã cÊp ®iÖn ¸p thø cÊp chÕ t¹o cã cÊp dßng ®iÖn thø cÊp ®Þnh
®Þnh møc lµ 100V. møc lµ 5A (hoặc1A).

- Cuén d©y s¬ cÊp nèi song song víi - Cuén d©y s¬ cÊp nèi nèi tiÕp víi m¹ch
m¹ch ®o ( cã ®iÖn ¸p cao thÕ ), cuén ®o có dßng ®iÖn đi qua lín, cuén thø cÊp
thø cÊp nèi song song víi c¸c dông cô nèÝ nèi tiÕp víi c¸c dông cô ®o dßng
®o ®iÖn ¸p. ®iÖn.

- ChØ dïng trong m¹ch ®iÖn cao thÕ. - Dïng c¶ trong m¹ch ®iÖn cao , h¹ thÕ.

- §­îc chÕ t¹o dùa trªn nguyªn lý c¶m - §­îc chÕ t¹o dùa trªn nguyªn lý c¶m
øng ®iÖn tõ. C¶ hai cuén d©y ®Òu ®­îc øng ®iÖn tõ. Cuén d©y s¬ cÊp cã tiÕt diÖn
quÊn b»ng d©y cã tiÕt diÖn nhá, sè vßng to, cuén d©y thø cÊp cã tiÕt diÖn nhá sè
d©y tØ lÖ thuËn víi ®iÖn ¸p ®Þnh møc. vßng nhiÒu h¬n vµ tØ lÖ nghÞch víi dßng
®iÖn ®Þnh møc.
- TØ sè biÕn cña m¸y biÕn ¸p ®o l­êng
®­îc ghi trªn nh·n m¸y : - TØ sè biÕn cña m¸y biÕn dßng ®iÖn
U1 N1 N lµ sè vßng d©y ®­îc ghi trªn nh·n m¸y :
=
U2 N2 I1 N2 N lµ sè vßng d©y
kU = N1/N2 = U1/U2 I2 = N1
U1 = U2 kU KI = N2/N1 = I1/I2
I1 = I 2 k I

B×nh th­êng chØ sè ®o ®Õm ®iÖn sÏ ®­îc x¸c ®Þnh trùc tiÕp theo ®ång hå . Khi
c¸c ®ång hå VonmÐt, AmpemÐt, WattmÐt, KWh, KVArh dïng qua dông cô ®o
l­êng phô lµ m¸y biÕn ¸p ®o l­êng, m¸y biÕn dßng th× chØ sè ®o ®Õm thùc cña
c­êng ®é dßng ®iÖn, ®iÖn ¸p, c«ng suÊt, ®iÖn n¨ng h÷u c«ng, ®iÖn n¨ng v« c«ng
sÏ ®­îc x¸c ®Þnh b»ng c¸ch lÊy sè chØ trªn ®ång hå nh©n víi tØ sè biÕn ®iÖn ¸p
(kU) vµ tØ sè biÕn dßng ®iÖn (kI).
ThÝ dô: Mét ®ång hå c«ng t¬ h÷u c«ng 3 pha lo¹i gi¸n tiÕp cã sè chØ trong 1
th¸ng lµ 100 sè ( lÊy hiÖu sè cña 2 lÇn ghi chØ sè c«ng t¬ gÇn nhÊt ). §iÖn ¸p
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
45
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
phÝa cao thÕ lµ 22kV, ®iÖn ¸p phÝa h¹ thÕ lµ 0,4kV. M¸y biÕn dßng ®iÖn cao thÕ
cã tØ sè biÕn 400/5A. ChØ sè thùc cña c«ng t¬ ®iÖn sÏ lµ:
A = 100 x kUx kI.
100 x ( 22/0,1) x ( 400/5) =
100 x 220 x 80 = 1.760.000 kWh.

C©u hỏi 30: T¹i sao khi lùa chän m¸y biÕn điện ¸p vµ m¸y biÕn dßng ph¶i quan
t©m ®Õn c«ng suÊt ®Þnh møc cña m¸y biÕn điện ¸p vµ trë kh¸ng ®Þnh møc thø cÊp
cña m¸y biÕn dßng? Hãy cho biết c¸ch x¸c ®Þnh kh¶ n¨ng cho phép nèi c¸c dông
cô ®o vµo cuộn dây thø cÊp cña m¸y biÕn điện ¸p vµ m¸y biÕn dßng?
Tr¶ lêi:
- C«ng suÊt ®Þnh møc cña m¸y biÕn ¸p ®o l­êng vµ trë kh¸ng ®Þnh møc cña m¸y
biÕn dßng ®iÖn lµ th«ng sè kü thuËt quan träng, nã cho ta biÕt giíi h¹n kh¶ n¨ng
nèi c¸c dông cô ®o vµo thø cÊp cña m¸y biÕn ¸p ®o l­êng vµ m¸y biÕn dßng. Đ©y
chÝnh lµ phô t¶i cña m¸y biÕn ¸p ®o l­êng vµ m¸y biÕn dßng. NÕu lùa chän m¸y
biÕn ®iÖn ¸p vµ m¸y biÕn dßng cã c«ng suÊt ®Þnh møc vµ trë kh¸ng ®Þnh møc thø
cÊp nhá h¬n nhu cÇu xö dông sÏ dÉn ®Õn qu¸ t¶i, g©y sai sè cña phÐp ®o, thËm chÝ
g©y ra sù cè.
V× vËy khi lùa chän m¸y biÕn ¸p ®o l­êng vµ m¸y biÕn dßng ph¶i quan t©m
®Õn c«ng suÊt ®Þnh møc cña m¸y biÕn ¸p ®o l­êng vµ trë kh¸ng ®Þnh møc thø cÊp
cña m¸y biÕn dßng.
- C¸ch x¸c ®Þnh kh¶ n¨ng nèi c¸c dông cô ®o vµo thø cÊp cña m¸y biÕn ¸p ®o
l­êng vµ m¸y biÕn dßng trong vËn hµnh :
ThÝ dô 1:
NÕu biÕt 1 m¸y biÕn ¸p ®o l­êng cã c«ng suÊt 60VA. C¸c dông cô ®o l­êng
gåm cã
+ Mét von kÕ cã c«ng suÊt tiªu thô riªng b»ng 12VA.
+ Cuén d©y ®iÖn ¸p cña 1 WattmÐt cã c«ng suÊt tiªu thô riªng b»ng 5VA.
+ Cuén d©y ®iÖn ¸p cña pha kÕ cã c«ng suÊt tiªu thô riªng b»ng 8VA.
+ Mét tÇn sè kÕ cã c«ng suÊt tiªu thô riªng b»ng 5VA.
Phô t¶i cña m¸y biÕn ®iÖn ¸p :
+ P2 = 12 + 5 + 8 + 5 = 30VA.
+ P2 = 30VA < P2®mm = 36VA.
Nh­ vËy cã kh¶ n¨ng nèi ®­îc c¸c dông cô ®o trªn vµo thø cÊp cña m¸y biÕn
¸p ®o l­êng.
ThÝ dô 2:
NÕu biÕt 1 m¸y biÕn dßng ®iÖn
Cã trë kh¸ng ®Þnh møc thø cÊp lµ Z2®m = 0,6.
C¸c dông cô ®o l­êng gåm cã :
mét ampemÐt tiªu thô c«ng suÊt P2®m AmpemÐt = 2,5VA
mét WattmÐt tiªu thô c«ng suÊt P2®mWattmÐt = 5VA
mét pha kÕ tiªu thô c«ng suÊt P2®mpha kÕ = 3,5VA
Trë kh¸ng ®Þnh møc cña c¸c dông cô ®o l­êng ®­îc tÝnh nh­ sau:

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


46
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
P2®m
Z2®m =
I 22®m
l
Víi ®iÖn trë cña d©y nèi R d = Zd =  Zd = 1/33x20/6 = 0,1
s
Víi AmpemÐt ®iÖn tõ ZA = 2,5/52 = 0,1

Víi cuén d©y cña WattmÐt ®iÖn ®éng ZW = 5/52 = 0,2 

Víi cuén d©y dßng ®iÖn cña pha kÕ Zf = 3,5/52 = 0,14 


Tæng trë kh¸ng cÇn ph¶i nèi vµo lµ Z2 = 0,1 + 0,1 + 0,2 + 0,14 = 0,54

Z2 < Z2®m
Nh­ vËy cã kh¶ n¨ng nèi ®­îc c¸c dông cô ®o trªn vµo thø cÊp cña m¸y biÕn
dßng ®iÖn
Phô lôc tham kh¶o
Mét m¸y biÕn dßng cã dßng ®iÖn ®Þnh møc thø cÊp 5A th× cã gÝa trÞ trë kh¸ng lµ
0,2. 0,6. 0,8.1,2. 2. Trë kh¸ng ®Þnh møc cña m¸y biÕn dßng lµ trë kh¸ng
lín nhÊt cã thÓ nèi ®Õn cuén d©y thø cÊp cña m¸y biÕn dßng t­¬ng øng.

B¶ng tra cøu c«ng suÊt ®Þnh møc mét sè lo¹i


m¸y biÕn ¸p ®o l­êng th«ng dông

§iÖn¸p C«ng suÊt ®Þnh møc P®m C«ng


®Þnh møc ®èi víi cÊp chÝnh x¸c SuÊt
Lo¹i m¸y biÕn cña cuén 0,5 1 3 Lín
®iÖn ¸p s¬ cÊp nhÊt
(V) ( VA ) (VA)

1 380,500 25 40 100 200


2 3.000 30 50 120 240
3 Mét pha víi 6.000 50 80 200 400
4 2 cuén d©y 10.000  80
5 15.000 150 320 640
6 35.000 150 250 600 1.200

7 380,500  50
8 3.000 80 200 400
9 Ba pha víi 6.000 80 150 320 640
10 2 cuén d©y 10.000  120
11 15.000 200 480 960

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


47
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Hình ảnh
Máy biến dòng hạ áp 0,4kV

Hình ảnh Hình ảnh


Máy biến dòng trung áp đến 36kV Máy biến điện áp đến 36kV

C©u hỏi 31: Trình bày cÊu t¹o và c¬ b¶n nguyªn lý lµm viÖc cña c«ng t¬ ®iÖn 1
pha?
Tr¶ lêi:
1. CÊu t¹o cña c«ng t¬ ®iÖn 1 pha: gåm 2 phÇn chÝnh
- PhÇn tÜnh: Gåm 2 nam ch©m ®iÖn, 1 nam ch©m vÜnh cöu.
- PhÇn ®éng lµ mét đĩa nhôm, t©m ®Üa g¾n 1 trôc. Dßng ®iÖn xoay chiÒu lÖch
pha vÒ thêi gian 1gãc .
Gi¶i thÝch c¸c ký hiÖu trªn h×nh vÏ
(1) Lâi s¾t tõ và cuộn dây dòng điện.
(2) Lâi tõ vµ cuén d©y ®iÖn ¸p.
(3) §Üa nh«m g¾n trªn c¸c ®Çu trôc quay.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
48
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
(8) Trôc vÝt, b¸nh vÝt, bé sè
Z là phô t¶i 1 pha.
I1 là dßng ®iÖn cña phô t¶i 1 pha qua c«ng t¬.
I2 là dßng ®iÖn ®i qua cuén d©y ®iÖn ¸p cña c«ng t¬
Dßng ®iÖn I1, I2 sinh ra tõ th«ng 1, 2.
. NÕu kh«ng kÓ ®Õn hiÖn t­îng b·o hoµ th× 1& 2tØ lÖ thuËn vµ cïng pha víi
dßng ®iÖn:
1= C1 I1 vµ 1= C2 I2 C1 & C2 lµ c¸c hÖ sè tØ lÖ
. C¸c tõ th«ng xuyªn qua ®Üa nh«m sÏ c¶m øng trong ®Üa nh«m c¸c søc ®iÖn ®éng
t­¬ng øng E1 , E2 . C¸c søc ®iÖn nµy tØ lÖ víi tõ th«ng vµ tÇn sè f, ®ång thêi chËm
sau tõ th«ng t­¬ng øng 1 gãc 900 .
E1 = C’1f 1 vµ E2 = C’2f 2
Søc ®iÖn ®éng E1 , E2 g©y nªn trong ®Üa nh«m dßng ®iÖn xo¸y t­¬ng I’ vµ I’’ tØ lÖ
víi E1 vµ E2.
. I’= k1 E1 = k1 C’1f 1 = k1 C’1 f C1 I1= K1f I1 K = k1C1C’1 = h»ng sè
I’= k2 E2 = k2 C’2f 2 = k2 C '2 f C2I2 = K2f I2 K = k2C2C’2 = h»ng sè
Dßng ®iÖn I1 vµ I2 cïng pha víi søc ®iÖn ®éng E1 & E2 . C¸c dßng ®iÖn nµy n»m
trong tõ tr­êng nam ch©m 1 & 2 nªn chÞu t¸c dông, t¹o thµnh m« men lµm cho ®Üa
nh«m quay.
. Tõ gi¶n ®å vÐc t¬ ta lÇn l­ît cã 4 m« men cã gi¸ trÞ sau:
+ Tõ th«ng 1víi dßng ®iÖn I’ t¹o nªn m« men M11
M11= C11 1 I’ cos900 = 0
+ Tõ th«ng 1 víi dßng ®iÖn I’’ t¹o nªn m« men M12
M12 = C12 1 I’’ cos ( 900 -  )
M12 = C12 ( C1 I1 ) ( K 2 f I2 ) sin  = C12 C1 K2 I1 I2 f sin 
+ Tõ th«ng 2 víi dßng ®iÖn I’ t¹o nªn m« men M21
M21 = C21 2 I’ cos(900 +  ) = - C21 ( C2 I2 ) ( K 1 f I1 ) sin 
M21 = - C21 C2 K 1 I1 I2 f sin 
+ Tõ th«ng 2 víi dßng ®iÖn I’’ t¹o nªn m« men M22
M12 = C22 2 I’’ cos 900 = 0
M« men quay tæng t¸c dông lªn ®Üa lµ
M quay = M12 + M21
= (C21C1K2f - C21C2 K1f) I1I2 sin 
M quay = K I1 I2 sin 
Trong ®ã K = C12 C1 K2 f - C21 C2 K1 f lµ h»ng sè míi
Do vËy: M« men quay tæng tØ lÖ víi tÝch sè cña c¶ 2 dßng ®iÖn vµ sin cña gãc
lÖch pha gi÷a chóng.
"§©y chÝnh lµ nguyªn lý c¶m øng ®iÖn tõ "
2. Nguyªn lý lµm viÖc cña c«ng t¬ ®iÖn 1 pha :
. Cuén d©y dßng ®iÖn ®ãng vai trß mét nam ch©m ®iÖn (1) ®­îc ®Êu nèi tiÕp vµo
phô t¶i do ®ã I1= I víi I lµ dßng ®iÖn phô t¶i .
. Cuén d©y nµy cã tiÕt diÖn lín Ýt vßng quÊn nªn cã ®iÖn c¶m L bÐ .
. Cuén d©y (2) m¾c vµo ®iÖn ¸p cña hé tiªu thô cã sè vßng lín h¬n nhiÒu vµ còng
cã tiÕt diÖn d©y bÐ h¬n do ®ã cã ®iÖn c¶m L lín h¬n .

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


49
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Dßng ®iÖn trong cuén d©y nµy sÏ tØ lÖ víi ®iÖn ¸p U:
U
I2 =
L
Vì ®iÖn c¶m L lín nªn I 2 sÏ lÖch pha sau ®iÖn ¸p U lµ 900.
U
Tõ ®ã ta cã men quay M quay = KI1 I2 sin = KI sin = KC U I cos
L
Trong ®ã  = 90 -  lµ gãc lÖch pha gi÷a ®iÖn ¸p U vµ dßng ®iÖn I
0

K
KC = lµ h»ng sè
L
V× U I cos lµ c«ng suÊt P cña hé tiªu thô nªn ë c«ng t¬ ®iÖn kiÓu c¶m øng m«
men quay tØ lÖ víi c«ng suÊt tiªu thô P cña hé tiªu thô:
M quay = KC .P
"ChÝnh m« men quay nµy lµm quay ®Üa nh«m"
C«ng t¬ ®­îc chÕ t¹o dùa trªn nguyªn lý kiÓu c¶m øng cã ­u ®iÓm lµ m« men
quay lín . Nh­îc ®iÓm cña nã lµ trong qu¸ tr×nh lµm viÖc ®Üa nh«m bÞ nãng lªn ,
lµm t¨ng ®iÖn trë cña ®Üa nh«m vµ lµm thay ®æi trÞ sè m« men quay, dÉn ®Õn c«ng
t¬ cã cÊp chÝnh x¸c thÊp.
HÖ sè KC phô thuéc vµo tÇn sè f do ®ã c«ng t¬ chØ chÝnh x¸c khi lµm viÖc víi tÇn
sè quy ®Þnh ( f = 50hZ )
2

Hình ảnh Hình ảnh


Công tơ điện 1 pha công tơ điện 3 pha
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
50
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
C©u hỏi 32: Trình bày cÊu t¹o và c¬ b¶n nguyªn lý lµm viÖc của c«ng t¬ ®iÖn 3
pha 2 phÇn tö vµ 3 pha 3 phÇn tö ®o ®iÖn n¨ng t¸c dông, ph¹m vi øng dông cña
tõng lo¹i?

Tr¶ lêi:
C¶ hai lo¹i c«ng t¬ trªn ®Òu lµ tæ hîp cña c¸c c«ng t¬ 1 pha trong ®ã m« men
quay hîp thµnh tõ nh÷ng phÇn tö 1 pha. Trong c«ng t¬ 3 pha, c¸c ®Üa nh«m cña
tõng phÇn tö riªng biÖt g¾n trªn cïng mét trôc quay, t¹o ra m« men quay tæng
hîp b»ng tæng m« men quay cña tõng phÇn tö, kh«ng phô thuéc vµo phÇn tö
tham gia t¹o ra m« men quay, chØ cÇn dïng 1 bé sè chung cho c¸c phÇn tö. Mçi
phÇn tö ®­îc tÝnh gåm 1 cuén d©y ®iÖn ¸p vµ 1 cuén d©y dßng ®iÖn cña 1 pha.
- HiÖn nay dïng phæ biÕn lµ lo¹i c«ng t¬ 3 pha 3 phÇn tö dïng riªng 3 ®Üa
nh«m vµ lo¹i c«ng t¬ 3 pha 2 phÇn tö dïng riªng 2 ®Üa nh«m .
- C¸c lo¹i c«ng t¬ 3 pha 3 phÇn tö dïng chung 2 ®Üa nh«m vµ lo¹i c«ng t¬ 3 pha
2 phÇn tö dïng chung 1 ®Üa nh«m th­êng Ýt dïng v× cã sai sè lín.
- C«ng t¬ ®iÖn 3 pha 2 phÇn tö vµ 3 pha 3 phÇn tö ®Òu dïng nguyªn lý c¶m øng.
- C«ng t¬ 3 pha 2 phÇn tö th­êng dïng trong m¹ch ®iÖn 3 pha 3 d©y cã phô t¶i
3 pha c©n b»ng. Th­êng ®­îc ®Æt phÝa cao thÕ ®iÖn ¸p ®Æt vµo c«ng t¬ lµ
100V.
- c«ng t¬ 3 pha 3 phÇn tö th­êng dïng trong m¹ch ®iÖn 3 pha 4 d©y cã phô t¶i 3
pha kh«ng c©n b»ng. Th­êng ®­îc ®Æt phÝa h¹ thÕ ®iÖn ¸p ®Æt vµo c«ng t¬ lµ
380V/220v.

Sơ đồ nguyên lý Sơ đồ nguyên lý
công tơ 3 pha 3 phần tử công tơ 3 pha 2 phần tử

Câu hỏi 33: CÊp chÝnh x¸c cña c«ng t¬ ®iÖn lµ g×? Cã mÊy lo¹i sai sè cña c«ng t¬
®iÖn?
Tr¶ lêi:
- CÊp chÝnh x¸c cña c«ng t¬ ®iÖn lµ sù sai lÖch nhiÒu nhÊt chØ sè cña c«ng t¬ so
víi l­îng ®iÖn n¨ng tiªu thô thùc tÕ tính theo công tơ mẫu%(tÝnh theo phÇn tr¨m
%).
ThÝ dô:
C«ng t¬ ®iÖn 1 pha cã cÊp chÝnh x¸c lµ 2 cã nghÜa lµ sù sai lÖch nhiÒu nhÊt chØ sè
cña c«ng t¬ so víi l­îng ®iÖn n¨ng tiªu thô thùc tÕ lµ 2%.
C«ng t¬ ®iÖn 3 pha cã cÊp chÝnh x¸c lµ 1 cã nghÜa lµ sù sai lÖch nhiÒu nhÊt chØ sè
cña c«ng t¬ so víi l­îng ®iÖn n¨ng tiªu thô thùc tÕ lµ 1%.
Cã 2 lo¹i sai sè:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
51
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
1- Sai sè c¬ b¶n cho phÐp: Lµ sai sè cña c«ng t¬ sau khi hiÖu chØnh xong trong
®iÒu kiÖn tiªu chuÈn: §iÖn ¸p, tÇn sè, nhiÖt ®é m«i tr­êng....
2- Sai sè phi tiªu chuÈn: Lµ nh÷ng sai sè xuÊt hiÖn thªm, n»m ngoµi ph¹m vi sai
sè cho phÐp sau khi ®· ®­a c«ng t¬ vµo xö dông, cô thÓ lµ:
- Sai sè do nhiÖt ®é m«i tr­êng thay ®æi: Quy ®Þnh nhiÖt ®é vËn hµnh tiªu chuÈn
lµ 200C, khi nhiÖt ®é m«i tr­êng thay ®æi, sai sè c¬ b¶n cña c«ng t¬ sÏ thay ®æi
theo quy luËt phi tuyÕn nghÜa lµ cµng xa nhiÖt ®é vËn hµnh tiªu chuÈn th× sai sè
cµng biÕn ®æi m¹nh. NÕu nhiÖt ®é t¨ng lªn 100C th× tèc ®é ®Üa quay sÏ t¨ng lªn
tõ 0,1% ®Õn 7%. Sai sè do nhiÖt ®é m«i tr­êng kh«ng thÓ kiÓm so¸t ®­îc.
- Sai sè do ®iÖn ¸p biÕn ®éng: Sai sè 2% ®­îc tÝnh víi ®iÖn ¸p 220/380V, nÕu
®iÖn ¸p biÕn ®éng 10% th× xuÊt hiÖn sai sè phô lµ 7%. Sai sè theo ®iÖn ¸p
phô thuéc vµo trÞ sè cos , c«ng nghÖ chÕ t¹o cña nhµ s¶n xuÊt(chÊt l­îng
m¹ch tõ, c¸ch ®Êu d©y, c¸ch quÊn d©y...).
- Sai sè do tÇn sè nguån ®iÖn thay ®æi: Sai sè c¬ b¶n cho phÐp ®­îc tÝnh víi tÇn
sè nguån ®iÖn lµ 50hZ. §èi víi ®éng c¬ ®iÖn , khi tÇn sè t¨ng lªn th× tèc ®é
quay t¨ng lªn. Nh­ng víi c«ng t¬ ®iÖn th× ng­îc l¹i, tèc ®é quay cña ®Üa
nh«m l¹i gi¶m ®i. Cô thÓ nÕu tÇn sè cña hÖ thèng ®iÖn ( f ) t¨ng lªn 5% th× tèc
®é quay cña ®Üa nh«m gi¶m ®i tõ 0,3%, ®Õn 5%. Víi hÖ thèng ®iÖn cã chÊt
l­îng tèt th× tÇn sè lu«n æn ®Þnh lµ f = 50hZ.
- Sai sè do dßng ®iÖn tiªu thô thay ®æi: Sai sè c¬ b¶n cho phÐp ®­îc tÝnh víi
dßng ®iÖn ®Þnh møc IZ®m = 5 A( 1A, 10A), tuú theo lo¹i c«ng t¬.
+ NÕu dßng ®iÖn tiªu thô nhá IZ  5% I Z®m sai sè th­êng d­¬ng.
+ NÕu dßng ®iÖn tiªu thô nhá IZ  5% I Z®m sai sè th­êng ©m.
+ NÕu c«ng t¬ qu¸ t¶i IZ > I Z®m sai sè th­êng rÊt ©m.
§iÒu nµy rÊt cã lîi cho ng­êi dïng ®iÖn nh­ng nÕu qu¸ t¶i c«ng t¬ rÊt dÔ bÞ
ch¸y.
- Sai sè do m¹t s¾t: Khi hiÖu chØnh c«ng t¬ nÕu kh«ng chó ý ®Õn viÖc khö m¹t
s¾t ( cßn gäi lµ r©u tõ) trong khe hë tõ cña nam ch©m ®iÖn sÏ dÉn ®Õn t×nh tr¹ng
c¸c “ r©u tõ ” nµy r¬i rông ra trong qu¸ tr×nh di chuyÓn g©y ra sai sè d­¬ng,
lµm cho c«ng t¬ ch¹y nhanh lªn.
- Sai sè do thêi gian vËn hµnh l©u n¨m: Chu kú lµm viÖc cña c«ng t¬ tõ 4 n¨m
®Õn 12 n¨m, víi c«ng t¬ cã chÊt l­îng kÐm th× chu kú lµm viÖc sÏ rót ng¾n
h¬n,
NÕu tiÕp tôc vËn hµnh sÏ g©y ra sai sè.
+ Sai sè d­¬ng: Th­êng do nam ch©m cña c«ng t¬ bÞ mÊt tõ tÝnh hoÆc bÞ
nhôt tõ tÝnh.
+ Sai sè ©m: Do ma s¸t t¹i c¸c ®iÓm gèi trôc, æ ®ì ®Üa quay c«ng t¬ (nguyªn
nh©n do kh« dÇu, mÎ mßn ch©n kÝnh cña æ trôc quay, ®Üa nh«m mßn rØ
s­íc). Cµng vËn hµnh l©u cµng cã lîi cho ng­êi dïng ®iÖn.
C¸c hiÖn t­îng rß ®iÖn do c¸p cña ®­êng d©y sau c«ng t¬ cã c¸ch ®iÖn kÐm, ghi
chØ sè sai, lÊy c¾p ®iÖn c«ng t¬ v...v n»m trong ph¹m vi tr¸ch nhiÖm cña nh©n viªn
vËn hµnh vµ cña ng­êi dïng ®iÖn kh«ng tính trong ph¹m vi sai sè cña c«ng t¬.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


52
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Công tơ điện 3 pha 2 phần tử trong Hình ảnh


mạch đo đếm cao thế cao thế Công tơ điện tử kiểu VISION

Câu hỏi 34: Trong hệ thống điện có trung điểm không nối đất khi xảy ra chạm
đất 1 pha trên đường dây và chạm đất 1 pha trên thanh cái thì bảo vệ nào tác động?
Hãy trình bày nguyên lý làm việc của 2 loại bảo vệ chạm đất trên?
Trả lời:
1- Trường hợp chạm đất trên đường dây:
- Khi cách điện 1 pha trên lưới điện bị hỏng thì xảy ra chạm đất. Trên đường dây
xuất hiện dòng điện chạm đất (3I0). Dòng điện này đi từ phía đường dây về
thanh cái trạm, lồng qua máy biến áp chính, về pha bị chạm đất rồi xuống đất.
Dòng điện 3I0 này phụ thuộc vào
+ Tình trạng chạm đất (chạm đất qua điện trở nối đất lớn hay bé).
+ Chiều dài đường dây (km).
+ Cấp điện áp của lưới điện (kV).
Giá trị dòng điện chạm đất có thể tính tương đối như sau:

Ul
3I0 = với ĐDK .
350

Ul
3I0 = với cáp ngầm.
10
Trong đó : l là chiều dài đường dây [ km ]
U là điện áp của nguồn điện [ kV ]

Hệ thống bảo vệ rơ le chạm đất 1 pha bao gồm:


+ Một máy biến dòng thứ tự không TI0 có dạng hình xuyến treo trên cổ cáp xuất
tuyến.
+ Một rơ le thứ tự không RT0 được đấu vào máy biến dòng thứ tự không TI0

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


53
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
+ Một rơ le trung gian đi tác động máy cắt điện của lộ đường dây đang có chạm
đất.
+ Một rơ le điện áp báo chạm đất 3U0 đấu vào cuộn dây tam giác hở của TU.
Bình thường sẽ không có dòng điện 3I0 đi qua rơ le. Khi xảy ra chạm đất một
đường dây nào đó, lập tức trên máy biến dòng thứ tự không của đường dây đang có
chạm đất xuất hiện dòng điện 3I0, dòng điện này có chiều đi từ phía thanh cái ra
đường dây, rơ le khởi động đi tác động máy cắt. Các đường dây khác có cùng
chung thanh cái với đường dây đang bị chạm đất sẽ có dòng điện 3I0 đi từ phía
đường dây về thanh cái. Các dòng điện 3I0 này cũng đi qua TI0 của bản thân nó
nhưng có chiều ngược với chiều của đường dây có chạm đất. Để các bảo vệ chạm
đất của nhiều đường dây không cùng khởi động một lúc, gây ra tác động sai người
ta dùng phương pháp so sánh góc lệc pha của điện áp U= 100V~ lấy trên TU và
dòng điện 3I0 lấy trên các TI0. Điện áp và các dòng điện này cấp cho các rơ le
RT0, khẳng định được chỉ khi nào có dòng 3I0 đi từ phía thanh cái ra đường dây
mới cho phép rơ le khởi động.
Do dòng 3I0 nhỏ, 3I0  1A nên rơ le không khởi động được, cần phải tăng 3I0 lên
bằng cách dùng thêm máy biến áp tạo trung tính. Máy biến áp tạo trung tính dùng
để tạo ra dòng điện 3I0L. Khi chạm đất dòng điện 3I0L mang tính điện cảm xuất
hiện trên các cuộn dây máy biến áp tạo trung tính cũng lồng qua máy biến áp chính
và đi vào điểm chạm đất. Kết quả ta có dòng điện tổng 3I0 có giá trị lớn hơn dòng
điện 3I0C nhiều, dòng điện 3I0C mang tính điện dung. Dòng điện chạm đất tổng
3I0 được tính như sau:

3I0 = 3I0L + 3I0C cộng véc tơ.


3I0 = 3I0L - 3I0C cộng đại số.

+ Với lưới điện 110kV đo điện áp cao, tuyến dây có chiều dài lớn nên khi xảy ra
chạm đất 1 pha thì dòng điện chạm đất sẽ quá lớn cần phải giảm đi bằng cách nối
đất trung điểm máy biến áp 110kV,
Khi chạm đất 1 pha 110kV, điện áp của pha bị chạm đất bằng 0. Dòng điện tăng
lên bằng dòng điện ngắn mạch 1 pha.
Trong cuộn dây 110kV xuất hiện 1 dòng điện không cân bằng đi qua điểm nối đất
chung:
I A + IB + IC = I O
Dòng điện IO đi qua cuộn dây 110kV mang tính điện cảm được ký hiệu là I0L.
Dòng điện chạm đất tổng I0 được tính như sau:

I0 = I0C + I0L


I0 = I0C - I0L

Như vậy có thể điều chỉnh được dòng điện chạm đất bằng cách tăng giảm số
điểm nối đất của các trung điểm cuộn dây máy biến áp 110kV.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


54
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Sơ đồ nguyên lý bảo vệ chạm đất 1 pha trên đường dây

2- Trường hợp chạm đất trên thanh cái:


Khi chạm đất một pha trên thanh cái cũng xuất hiện dòng điện chạm đất 3I0
Để khởi động bảo vệ chạm đất thì 3TI tổng phải đấu dây theo sơ đồ bộ lọc thứ tự
không, 3 cuộn dây thứ cấp của 3 TI đấu theo sơ đồ sao đủ, từ điểm chung của 3
cuộn dây thứ cấp TI đến điểm nối đất ta đấu nối tiếp thêm một rơ le thứ tự không.
Trong sơ đồ dưới RIa, RIb, RIc là 3 rơ le dòng điện dùng cho bảo vệ quá dòng,
R3I0 là rơ le bảo vệ chạm đất.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


55
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 35: Vai trò của tủ chỉnh lưu và hệ thống ắc quy trong trạm biến áp
110kV? Hãy giải thích vì sao trong trạm biến áp 110kV tủ chỉnh lưu không thể
thay thế vai trò của hệ thống ắc quy?
Trả lời:
 Tủ chỉnh lưu & hệ thống ắc quy trong trạm biến áp 110kV làm nhiệm vụ cung
cấp điện 1 chiều 220V/ DC cho:
+ Hệ thống rơ le bảo vệ.
+ Đèn tín hiệu trên mảng điện trung tâm.
+ Thao tác máy cắt điện.
Dung lượng của ắc quy từ 200 300A/h (ampe/giờ). Tủ chỉnh lưu thường có
dung lượng nhỏ từ 2 đến 5kVA trong khi đó dòng điện thao tác của 1 máy cắt có
thể cần đến từ 50A  95A nên tủ chỉnh lưu không có khả năng cung cấp năng
lượng điện cho thao tác máy cắt & bảo vệ rơ le.
 Điện cho tủ chỉnh lưu là nguồn điện xoay chiều 220V/380V lấy ở máy biến áp
tự dùng, khi xảy ra sự cố ngắn mạch, điện áp của máy biến áp tự dùng bị giảm đột
ngột dẫn đến điện áp 1 chiều của tủ chỉnh lưu cũng giảm theo gây ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng điện áp 1 chiều của hệ thống bảo vệ rơ le dẫn đến hệ thống bảo
vệ rơ le sẽ từ chối tác động.
Chính vì vậy:
"Tủ chỉnh lưu không thể làm việc thay thế cho hệ thống ắc quy 220V trong trạm
biến áp".

Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện một chiều trong trạm biến áp 110kV

Câu hỏi 36: Máy biến thế tự dùng làm nhiệm vụ gì trong trạm biến áp? Tại sao
không cho phép các máy biến áp tự dùng cấp điện cho các phụ tải bên ngoài trạm
biến áp?
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
56
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trả lời:
Máy biến thế tự dùng chuyên làm nhiệm vụ cấp điện cho các phụ tải trong phạm
vi một trạm biến áp lớn có cấp điện áp  110kV, máy biến áp này thường có cấp
điện áp 6,10,22,35kV/0,4kV Các phụ tải của máy biến áp tự dùng là:
- Tủ chỉnh lưu.
- Ánh sáng làm việc trong trạm.
- Quạt gió máy biến áp.
- Điện tiêu phí sinh hoạt.
- Các động cơ điện.
Điện tự dùng có vai trò vô cùng quan trọng trong vận hành, nếu không có điện tự
dùng trạm biến áp phải ngừng vận hành. Trong một trạm biến áp 110kV thông
thường sẽ có 2 máy biến áp tự dùng, mỗi máy biến áp tự dùng phải lấy điện từ một
máy biến áp chính khác nhau để dự phòng nóng.
Không được phép lấy điện tự dùng để cấp cho các phụ tải tiêu phí bên ngoài đề
phòng khả năng gây sự cố chủ quan làm mất điện tự dùng, không đảm bảo an toàn
cho vận hành trạm biến áp.

Câu hỏi 37: Cho sơ đồ một trạm biến áp 110kV, hãy cho biết cách đọc sơ đồ vận
hành một trạm biến áp:
- Thiết bị điện.
- Vị trí lắp đặt.
- Cách ký hiệu tên thiết bị theo sơ đồ vận hành.
Trả lời:
Đọc sơ đồ theo trình tự sau:
- Tên trạm biến áp.
- Tổng dung lượng trạm biến áp còn gọi là công suất đặt (kVA)
- Số lượng máy biến áp
- Dung lượng của từng máy biến áp ( kVA ).
- Cấp điện áp của từng máy biến áp (Cao áp110/ Trung áp kV/ Trung áp kV) .
- Nguòon điện 110kV cấp đến trạm biến áp.
- Nêu những đặc điểm của sơ đồ nếu có(có dùng sơ đồ cầu không? Có thanh cái
mạch vòng không?...)
- Số lượng hệ thống thanh cái trung áp C1, C2, C3, C4 nếu có
- Giới thiệu về các thiết bị điện đặt trên các hệ thống thanh cái (cầu dao, máy cắt
liên lạc).
- Đọc tên thiết bị theo qui ước trong sơ đồ vận hành:
+ MBA : T1 , T2.
+ Thanh cái theo cấp điện áp 110kV
(C1110kV, C2110kV, C135kV, C2 35kV, C110kV...)
+ Máy cắt liên lạc thanh cái
110kV - 112, 35kV- 312(334), 22kV- 412(434), , 10kV - 912(934), 6kV-
612(634).
+ Máy biến dòng điện (TI - cấp điện áp - tỉ số biến dòng)
+ Máy biến điện áp (TU1 , TU2 , U sơ cấp / 0,1kV )
+ Máy biến áp tự dùng TD1, TD2 ( U sơ cấp / 0,4kV )
+ Máy cắt tổng
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
57
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
131, 132 là máy cắt tổng 110kV
331, 332 là máy cắt tổng 35kV
431, 432 là máy cắt tổng 22kV
931, 932 là máy cắt tổng 10kV
631, 632 là máy cắt tổng 6kV.
+ Cầu dao tổng.
+ Cầu dao liên lạc.
+ Các lộ ra
Đọc theo trình tự: Cấp điện áp, số 7 ( 8, 9), thứ tự lộ ra.
Thí dụ: 172 đường dây 110kV lộ số 2.
371 đường dây 35kV lộ số 1.
472 đường dây 22kV lộ số 2.
974 đường dây 10kV lộ số 4.
683 đường dây 6kV lộ số 3.

Câu hỏi 38: Cho sơ đồ nguyên lý bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp
110kV hãy giải thích cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện áp dưới
tải theo sơ đồ đã cho?
Trả lời:
Bộ điều chỉnh điện áp dưới tải làm nhiệm vụ điều chỉnh điện áp của máy biến áp
trong điều kiện có tải.
Gồm 2 phần:
 Bộ công tắc P còn gọi là dao lựa chọn làm nhiệm vụ chọn trước nấc điện áp làm
việc của máy biến áp. Bộ công tắc P nằm trong thùng dầu chính ngay bên cạnh
máy biến áp, các đầu dây của cuộn dây điều chỉnh đấu vào công tắc P.
 Bộ công tắc K còn gọi là bộ công tắc dập lửa nằm trong một thùng dầu riêng gọi
là thùng dầu công tắc K. Bộ công tắc K có vai trò gần giống như một máy cắt
điện, có tốc độ làm việc cực nhanh từ 45miligiây đến 50miligiây chịu được
dòng điện ngắn mạch tạm thời từ 200 đến 600A, thời gian ngắn mạch tạm thời
0,1 đến 6miligiây là thời gian hai tiếp điểm lựa chọn P cùng đóng một lúc tạo ra
ngắn mạch một số vòng dây của một nấc điều chỉnh phân áp.
 Khi dao lựa chọn P chuyển động trước và chọn xong phân nấc máy biến áp, bộ
tắc K mới chuyển động. Mỗi pha của bộ công tắc K có 4 cặp tiếp điểm, từng
đôi cặp tiếp điểm có lắp điện trở hạn chế dòng điện có công suất 200A (600A)
còn gọi là điện trở ngắn mạch.
 4 tiếp điểm động của công tắc K được nối chung, 2 tiếp điểm tĩnh đầu và cuối
của công tắc K được nối vào hai đầu dao chẵn lẻ của công tắc P, 4 cặp tiếp điểm
của công tắc K có cấu tạo hình khối chữ nhật, tiếp điểm làm việc theo kiểu đóng
thẳng tạo ra tiếp xúc mặt. Công tắc K theo chuyển động theo kiểu cơ cấu cu lít
nghĩa là biến chuyển động quay của trục truyền thành chuyển động thẳng. Các
nấc điều chỉnh của cuộn dây điều chỉnh điện áp đấu vào dao lựa chọn theo hệ
chẵn (2,4,6,8,10),& lẻ (1,3,5,7,9).
Thông thường máy biến áp được chế tạo cuộn dây điều chỉnh riêng, dùng thêm
một dao đảo chiều. Sơ đồ đấu dây đảo chiều cực tính có vai trò đảo ngược cực tính
cuộn dây điều chỉnh làm cho từ thông của cuộn dây điều chỉnh ngược với chiều từ

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


58
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
thông của cuộn dây chính có tác dụng tăng gấp đôi số lượng nấc điều chỉnh điện
áp, giảm bớt được một nửa số vòng cuộn dây điều chỉnh,
Đầu cực chung của dao lựa chọn đấu vào hai cực chính 31 thuộc hệ lẻ, 32 thuộc
hệ chẵn, với pha A sẽ có tên là 31A , 32A, với pha B có tên là 31B, 32B với pha C
có tên là 31C, 32C. Đầu cực chung 3 pha của công tắc K nối ra sứ trung tính
110kV MBA.
Giả sử máy biến áp đang làm việc ở nấc cũ là nấc 1, như vậy tiếp điểm số 2 đang
nối vào cực 32 A, nấc số 1 đang nối vào cực 31A. Muốn chuyển về nấc 3 thì dao
chọn bên lẻ phải chuyển từ nấc 1 về nấc 3 trước, sau đó công tắc K bật về 31A.
Trong quá trình công tắc K làm việc, 6 điện trở R có trị số giống nhau (từ 4 đến 8
) giống nhau dùng để hạn chế dòng điện ngắn mạch tại thời điểm nấc 3 và nấc 2
của cuộn dây điều chỉnh bị chập tắt, lúc này điện trở các điện trở R đóng vai trò
phụ tải, Toàn bộ 12 bộ tiếp điểm dùng cho 3 pha của công tắc K, 1 bộ tiếp điểm nối
chung của bộ công tắc K (nối ra sứ trung tính) và 6 điện trở của bộ công tắc K đề
được ngâm trong dầu. Khi ngắn mạch cuộn dây điều chỉnh, nhiệt lượng sinh ra sẽ
tản nhanh trong thùng dầu công tắc K. Tất cả các chuyển động trên đều thực hiện
bằng cơ cấu cơ khí, lò xo thế năng đặt phía dưới bộ công tắc K. Bộ công tắc P và
công tắc K dùng chung một bộ truyền động.
Có một số bộ ĐCĐA kiểu hình V, tiếp điểm của bộ ĐCĐADT chuyển động lật
qua lật lại, nguyên tắc làm việc tương tự giống nhau, chỉ khác nhau ở cơ cấu truyền
động cơ khí.

Dao đảo chiều


k
Cuộn dây điều chỉnh
cuộn dây chính + -
A 10 8 6 4 2

9 7 5 3 1

0 32- a
R2
Công tắc K
R1
31- a 10 9 1
2 75 3
86 4
Dao lựa
Dao lựa chọn lẻ
chọn chẵn

Sơ đồ nguyên lý bộ tự động điều chỉnh


điện áp dưới tải biểu diễn cho một pha

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


59
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Rơ le dòng dầu Nắp đậy

Giản đồ chụp sóng công tắc K Hình vẽ


mô tả cấu tạo bộ ĐCĐADT

Câu hỏi 39: Hãy giải thích vì sao máy biến áp 110kV/ 22kV/ 10kV phải dùng tổ
đấu dây sao không, sao không, tam giác (Y0/ Y0/ )?
Các máy biến áp phân phối hạ thế ở cấp điện áp 22kV/ 0,4kV phải dùng phải
dùng tổ đấu dây sao không, sao không (Y0/ Y0) hoặc tổ đấu dây tam giác, sao
không (/ Y0)?
Trả lời:
- Các Máy biến áp có công suất lớn thường dùng 1 cuộn dây đấu  để chống sóng
đa hài bội 3 xuất hiện trong mạch từ gây nóng máy biến áp và gây tổn thất trong
nội bộ máy biến áp. Do đó máy biến áp 110kV/ 22kV/ 10kV phải dùng tổ đấu dây
sao không, sao không, tam giác (Y0/ Y0/ ).
- Các máy biến áp phân phối hạ thế 22/ 0,4kV thường đấu Y0/ Y0 để cân bằng
điện áp cho máy biến áp 110kV, nếu trên lưới 22kV xuất hiện tình trạng lệch tải (IA
 IB  IC) thì máy biến áp 110kV cũng bị ảnh hưởng, việc cân bằng pha cũng được
làm giống như trên lưới điện 380V/ 220V, trong trường hợp này lưới điện 22kV
phải lắp thêm dây trung tính.
- Do máy biến áp phân phối hạ thế thường xuyên vận hành trong độ lệch pha dòng
điện nên ở cấp điện áp 22kV/ 0,4kV phải dùng tổ đấu dây tam giác sao không
(/Y0), cuộn dây 22kV đấu  có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng của sự lệch pha
dòng điện cho MBA 110kV, trong trường hợp này lưới điện 22kV không có dây
trung tính.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


60
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 40: Tại sao tủ điện tổng trung thế và tủ liên lạc trung thế thường xử dụng
ba máy biến dòng, các tủ điện đường dây thường xử dụng hai máy biến dòng?
Trả lời:
+ Nếu dùng 3 máy biến dòng hệ thống bảo vệ rơ le sẽ làm việc tin cậy hơn nhưng
tốn thêm thiết bị. Hệ thống rơ le đấu theo sơ đồ bộ lọc thứ tự không dùng 3 TI
đấu theo sơ đồ hình Y để bảo vệ quá dòng và bảo vệ chạm đất thanh cái .
+ Đối với đường dây dùng 2TI vừa cho đủ bảo vệ quá dòng và bảo vệ cắt nhanh
làm việc.
+ Việc lắp TI ở 2 pha cho các tủ đường dây phù hợp với hệ thống đếm điện năng
khi dùng công tơ loại 3 pha 2 phần tử.

Câu hỏi 41: Giới thiệu các bảo vệ rơ le cho một máy biến áp 110kV? Bảo vệ so
lệch máy biến áp làm việc như thế nào? Có gì khác nhau giữa bảo vệ so lệch với
bảo vệ quá dòng, cắt nhanh? Bảo vệ quá dòng và bảo vệ cắt nhanh được ứng dụng
trong sơ đồ bảo vệ rơ le nào?
Trả lời:
 Bảo vệ chính MBA gồm có:
- Bảo vệ So lệch
- Bảo vệ ga Cắt điện các phía không thời gian.
- Bảo vệ dòng dầu
 Bảo vệ dự phòng MBA:
- Bảo vệ quá dòng 110kV Cắt điện các phía có thời gian.
- Bảo vệ nhiệt độ dầu tăng cao Báo tín hiệu, khởi động quạt gió.

 Bảo vệ So lệch là bảo vệ chính cho máy biến thế dựa trên sự so sánh dòng
điện thứ cấp các phía của TI đặt trước và sau máy biến thế, quy định vùng bảo
vệ so lệch nằm trong phạm vi đặt TI các phía của máy biện áp. Khi vận hành
bình thường do dòng điện thứ cấp của TI các phía cân bằng nên không có dòng
điện đi qua rơ le so lệch, khi có chạm chập một trong các cuộn dây máy biến áp
thì dòng điện đi qua bộ TI của cuộn dây đó sẽ tăng lên đột biến làm xuất hiện
dòng điện không cân bằng qua rơ le so lệch. liền một lúc rơ le so lệch khởi
động tất cả các máy cắt điện tổng các để tự động tách máy biến thế bị sự cố ra
khỏi vận hành.
 Bảo vệ So lệch khác với bảo vệ quá dòng và cắt nhanh là:
+ Trong bảo vệ quá dòng và cắt nhanh luôn tồn tại dòng điện thứ cấp  5A khi
sự cố dòng điện sẽ tăng lên từ 1,5 đến 7 lần so với định mức.
+ Trong bảo vệ so lệch thì không không bao giờ được phép có dòng điện
không cân bằng đi qua rơ le so lệch. Chỉ cần một dòng điện rất nhỏ xuất hiện
trong rơ le so lệch là bảo vệ rơ le đã tác động ngay. Trước khi đưa bảo vệ so
lệch vào làm việc cần phải thí nghiệm hiệu chỉnh sao cho dòng điện không cân
bằng đi qua rơ le so lệch triệt tiêu hoàn toàn.
I so lệch = I1-2 + I2-2 = 0 (I1-2, I2-2 là dòng điện thứ cấp của TI1 và TI2).
 Bảo vệ quá dòng, cắt nhanh: Dùng trong bảo vệ rơ le cho đường dây và thanh
cái.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


61
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Bảo vệ quá dòng: Dùng trong bảo vệ rơ le tổng phía trung áp và phía cao áp
110kV.

TI2 Dòng điện thứ cấp của TI


I1-2 = I2 -2

Dòng điện đi vào Rơ le so lệch = 0

TI1

Câu hỏi 42: Hãy nêu giống nhau và khác nhau giữa nối đất lặp lại và nối đất an
toàn trên đường dây? Hãy giải thích vì sao trị số điện trở tiếp địa trong trạm biến
áp Rtđ  4, trong khi đó lại quy định điện trở tiếp địa lặp lại là Rtđ  10.
Trả lời:
Giống nhau:
- Cùng được làm trên đường dây.
- Cọc tiếp địa đều được chôn chôn sâu cách mặt đất khoảng 0.5m-0.8m.
- Có thể dùng bộ nối đất có cấu tạo giống nhau.
Khác nhau:
- Nhiệm vụ của tiếp địa an toàn là đảm bảo an toàn cho con người khi tiếp xúc
với các giá đỡ thiết bị mang điện. Dây tiếp địa làm bằng dây thép mạ 10, được
nối từ xà sắt đến cọc tiếp địa.
- Nhiệm vụ của tiếp địa lặp lại là để ngăn ngừa nguy cơ qúa tải điện áp nội bộ do
đứt dây trung tính, phá hỏng thiết bị. Dây tiếp địa lặp lại được làm bằng dây
đồng nhiều sợi có tiết diện tối thiểu là 25mm2, được nối từ dây trung hòa đến
cọc tiếp địa.
Điện trở tiếp địa trung điểm máy biến áp và tiếp địa lặp lại có trị số khác nhau:
+ Trong trạm biến áp tiếp địa Rtđ  4.
+ Trên đường dây thường làm tiếp địa lặp lại tại vị trí cột cuối, cột góc, cột có
nhiều nhánh dây công suất lớn nên đã tạo thành nhiều mạch tiếp địa song song
có Rtđ  10.
1
Rtiếp địa = R tiếp địa  Rtiếp địa trung điểm máy biến áp
n
Thí dụ : Có 3 điểm tiếp địa lặp lại thì
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
62
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
1
R tđll = 10  = 3,3  4
3
Kết quả tính toán cho thấy tổng giá trị điện trở tiếp địa lặp lại cũng nhỏ tương ứng
với giá trị điện trở tiếp địa tại trạm. Mặc dù trị số Rtđ tại trạm và Rtiếp địa của 1 vị
trí trên đường dây có khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cho hệ thống tiếp địa chung
làm việc tốt.

Câu hỏi 43: Có mấy loại tiếp địa trong lưới điện cao hạ thế? Hãy nêu các quy
định về các trị số điện trở tiếp địa tiêu chuẩn trong trạm biến áp và đường dây trên
không?
Trả lời:
Trong lưới điện cao hạ thế có 3 loại tiếp địa :
 Tiếp địa an toàn: Bảo đảm an toàn cho người khi tiếp cận với các vật đang
mang điện như các tiếp địa vỏ tủ điện, các giá đỡ thiết bị điện, xà đỡ sứ, vỏ cáp
điện.
 Tiếp địa làm việc: Bảo đảm tình trạng làm việc bình thường của các thiết bị
điện. Trong trạm biến áp tiếp địa làm việc là tiếp địa đặt tại trung điểm máy biến
áp, tiếp địa lặp lại, tiếp địa điểm cuối cuộn dây tam giác hở của máy biến điện áp,
tiếp địa điểm cuối của cuộn dây thứ cấp máy biến dòng điện.
 Tiếp địa chống sét: Chống quá điện áp khí quyển do sét gây ra.
Quy định về các trị số điện trở tiếp địa tiêu chuẩn trong trạm biến áp và đường
dây trên không:
+ Tiếp địa an toàn
Trong trạm biến áp Rtiếp địa  4 (với trạm biến áp hạ áp)
Rtiếp địa  10 (với trạm biến áp cao áp 6,10,35kV)
Rtiếp địa  0,5 (với trạm biến áp cao áp 110kV)
Ngoài đường dây tùy theo điện trở suất của đất Rtiếp địa sẽ khác nhau
Nếu  đất < 104 cm  Rtiếp địa = 10
Nếu 10 cm   đất  5.10 cm
4 4
 Rtiếp địa = 15
Nếu 5.10 cm   đất  10 cm
4 5
 Rtiếp địa = 20
 đất > 10 cm
5
 Rtiếp địa = 30

+ Tiếp địa làm việc


Trong trạm biến áp : Rtiếp địa  0,5.
Ngoài đường dây : Rtiếp địa lặp lại  10.

+ Tiếp địa chống sét Rtiếp địa  0,5.

Câu hỏi 44: Vai trß cña hÖ thèng tiÕp ®Þa trong hÖ thèng ®iÖn? Nªu c¸c quy ®Þnh
cña c¸c trang bÞ nèi ®Êt?
Trả lời:
HÖ thèng tiÕp ®Þa trong tr¹m biÕn ¸p cßn gäi lµ hÖ thèng tiÕp ®Êt cã vai trß quan
träng trong vËn hµnh.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


63
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Khi x¶y ra hiÖn t­îng c¸ch ®iÖn cña thiÕt bÞ ®iÖn, c¸ch ®iÖn cña sø bÞ háng
sÏ xuÊt hiÖn dßng ®iÖn ng¾n m¹ch, dßng ®iÖn rß ch¹y qua vá thiÕt bÞ ®iÖn
hoÆc ch¹y qua sø ®i theo d©y dÉn xuèng c¸c ®iÖn cùc vµ ch¹y t¶n vµo ®Êt.
 Khi cã sÐt ®¸nh vµo ®­êng d©y, sãng sÐt mang ®iÖn ¸p cao lan truyÒn vµo
tr¹m biÕn ¸p, lóc ®ã c¸c thiÕt bÞ chèng sÐt lµm viÖc dÉn dßng ®iÖn sÐt ®i theo
d©y dÉn xuèng c¸c ®iÖn cùc vµ ch¹y t¶n vµo ®Êt.
 Khi x¶y ra sù cè ch¹m ®Êt trong hÖ thèng ®iÖn 3 pha trung điểm không nối
đất. Dßng ®iÖn ch¹m ®Êt (cßn gäi lµ dßng ®iÖn thứ tự không) sÏ ®i qua c¸c
®iÖn cùc vµ ch¹y t¶n vµo ®Êt.
Hai thµnh phÇn chÝnh cña hÖ thèng tiÕp ®Þa lµ: ®iÖn cùc vµ d©y tiÕp ®Þa.
 C¸c ®iÖn cùc nèi ®Êt gåm ®iÖn cùc th¼ng ®øng hoÆc ®iÖn cùc n»m ngang
ch«n ngÇm d­íi ®Êt ë mét ®é s©u nhÊt ®Þnh. Trong thùc tÕ ®iÖn cùc th­êng
®­îc lµm b»ng thÐp  L 50x50x5 mm m¹ kÏm hoÆc b»ng thÐp trßn  22mm2
m¹ kÏm cã chiÒu dµi tõ 2m ®Õn 3m ®­îc ®ãng s©u xuèng ®Êt theo ph­¬ng
vu«ng gãc, ®Çu trªn cäc n»m c¸ch mÆt ®Êt tõ 0,5m ®Õn 0,8m ®­îc hµn liªn
kÕt víi nhau trong lßng ®Êt b»ng c¸c thanh s¾t dÑt cã tiÕt diÖn S= 40x 4 =
160mm2, ®Ó chèng ¨n mßn ho¸ häc kh«ng dïng thÐp cã chiÒu dÇy nhá h¬n
4mm. Kho¶ng c¸ch gi÷a hai cäc tõ 2m ®Õn 5m.
 D©y tiÕp ®Þa n»m phÝa trªn mÆt ®Êt lµm b»ng thÐp trßn m¹ 10 hoÆc d©y
®ång m¹ nhiÒu sîi S  25mm2. Mét ®Çu d©y tiÕp ®Þa b¾t vµo c¸c cäc tiÕp ®Þa,
mét ®Çu b¾t vµo c¸c bé phËn cÇn ®­îc nèi ®Êt nh­ c¸c thiÕt bÞ chèng sÐt hoÆc
c¸c gi¸ ®ì thiÕt bÞ ®iÖn, vá MBA, cùc trung tÝnh MBA...v.v. TiÕt ®iÖn d©y
nèi ®Êt kh«ng bÐ h¬n 1/3 tiÕt diÖn cña d©y pha.
Ph©n lo¹i
HÖ thèng tiÕp ®Þa ®­îc chia lµm 3 lo¹i:
 HÖ thèng tiÕp ®Þa an toµn cã vai trß ®¶m b¶o an toµn cho con ng­êi khi
lµm viÖc gÇn c¸c thiÕt bÞ mang ®iÖn cã ®iÖn ¸p cao, ng¨n ngõa tai n¹n ®iÖn
giËt khi c¸ch ®iÖn bÞ h­ háng. D©y tiÕp ®Þa ®­îc nèi vµo c¸c gi¸ ®ì thiÕt bÞ
®iÖn, vá tñ b¶ng ®iÖn, vá m¸y biÕn thÕ...
 HÖ thèng tiÕp ®Þa lµm viÖc cã vai trß ®¶m b¶o t×nh tr¹ng lµm viÖc b×nh
th­êng cña c¸c thiÕt bÞ ®iÖn. D©y tiÕp ®Þa ®­îc nèi vµo sø trung ®iÓm m¸y
biÕn ¸p, ®iÓm cuèi chung cuén d©y thø cÊp TI, ®iÓm cuèi chung cuén d©y s¬
cÊp & ®iÓm cuèi cuén d©y thø cÊp  hë ( ) cña m¸y biÕn ®iÖn ¸p TU...
 HÖ thèng tiÕp ®Þa chèng sÐt lµm nhiÖm vô ng¨n ngõa ¶nh h­ëng cña ®iÖn
¸p khÝ quyÓn do sÐt g©y ra ®¸nh th¼ng vµo tr¹m hoÆc ®¸nh lan truyÒn qua
®­êng d©y vµo tr¹m. D©y tiÕp ®Þa ®­îc nèi vµo ®iÓm cuèi cña kim thu l«i
hoặc ®iÓm cuèi của c¸c thiÕt bÞ chèng sÐt.
§iÖn trë nèi ®Êt
§iÖn trë nèi ®Êt ®­îc x¸c ®Þnh b»ng ®iÖn trë suÊt ( - rô) cña ®Êt, h×nh d¹ng
kÝch th­íc cña ®iÖn cùc vµ ®é ch«n s©u c¸c cäc tiÕp ®Þa trong ®Êt. () phô thuéc
vµo thµnh phÇn, mËt ®é, ®é Èm vµ nhiÖt ®é cña ®Êt. §iÖn trë suÊt cña ®Êt lµ
mét trÞ sè kh«ng cè ®Þnh trong n¨m mµ lu«n thay ®æi do ¶nh h­ëng cña ®é Èm,
nhiÖt ®é cña ®Êt.
C¸c trÞ sè gÇn ®óng cña ®iÖn trë suÊt cña ®Êt " ®Êt" nh­ sau:
 §Êt sÐt, ®Êt sÐt lÉn sái - ®é dµy cña líp ®Êt sÐt tõ 1 ®Õn 3m : 1.104 cm
+ §Êt v­ên, ®Êt ruéng: 0,4.104 cm
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
64
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
+ §Êt bïn: 0,2.104 cm
+ C¸t: (7 ®Õn 10).104 cm
+ §Êt lÉn c¸t: (3 ®Õn 5).104 cm
 §iÖn trë nèi ®Êt cña c¸c trang bÞ nèi ®Êt kh«ng ®­îc lín h¬n c¸c trÞ sè ®·
quy ®Þnh trong quy ph¹m kü thuËt ®iÖn.
 Trong c¸c m¹ng ®iÖn cã trung ®iÓm trùc tiÕp nèi ®Êt hoÆc nèi ®Êt qua ®iÖn
trë nhá ë l­íi ®iÖn 110kV trë lªn khi x¶y ra ng¾n m¹ch c¸c b¶o vÖ r¬ le
t­¬ng øng sÏ khëi ®éng c¾t ®iÖn ®Ó lo¹i bá c¸c sù cè ra khái m¹ng ®iÖn. Sù
xuÊt hiÖn ®iÖn thÕ trªn c¸c trang bÞ nèi ®Êt khi ng¾n m¹ch ch¹m ®Êt chØ cã
tÝnh chÊt t¹m thêi. Khi cã ng¾n m¹ch ch¹m ®Êt vá thiÕt bÞ ®iÖn th­êng mang
®iÖn ¸p, x¸c suÊt khi cã ng­êi tiÕp xóc víi vá x¶y ra Ýt nªn trong quy ph¹m
kh«ng quy ®Þnh ®iÖn ¸p lín nhÊt cho phÐp mµ chØ ®ßi hái ë bÊt kú thêi gian
nµo trong n¨m, trang bÞ nèi ®Êt còng ph¶i tho¶ m·n duy nhÊt mét ®iÒu kiÖn:
R®Êt  0,5 
 Trong l­íi ®iÖn cã ®iÖn ¸p lín h¬n 1000V trung tÝnh kh«ng trùc tiÕp nèi ®Êt
hoÆc nèi ®Êt qua cuén dËp hå quang, khi cã ch¹m ®Êt 1 pha c¸c b¶o vÖ r¬le
th­êng kh«ng t¸c ®éng dÉn ®Õn t×nh tr¹ng ch¹m ®Êt kÐo dµi lµm t¨ng x¸c
xuÊt cã ng­êi tiÕp xóc víi thiÕt bÞ cã ®iÖn ¸p. Quy ph¹m kü thuËt quy ®Þnh:
 Khi dïng trang bÞ nèi ®Êt chung cho m¹ng ®iÖn ®iÖn ¸p trªn vµ d­íi
1000V:
125
R®Êt   10

 Khi dïng riªng trang bÞ nèi ®Êt cho m¹ng ®iÖn ®iÖn ¸p trªn 1000V:
250
R®Êt   10

 Khi dïng riªng trang bÞ nèi ®Êt cho m¹ng ®iÖn ®iÖn ¸p d­íi 1000V:
Sè 125 vµ 250 lµ hệ số cho phÐp cña trang bÞ nèi ®Êt.
I® lµ dßng ®iÖn tÝnh to¸n ch¹m ®Êt 1 pha.
 Khi dïng riªng trang bÞ nèi ®Êt cho m¹ng ®iÖn ®iÖn ¸p d­íi 1000V:
R®Êt  4
 Khi dïng riªng trang bÞ nèi ®Êt lÆp l¹i trong m¹ng ®iÖn 220/ 380V:
R®Êt  10
 HÖ thèng nèi ®Êt chèng sÐt vµ hÖ thèng nèi ®Êt an toµn ph¶i ®Æt riªng rÏ
nhau ®Ó chèng ®iÖn ¸p ng­îc khi cã sÐt ®¸nh vµo tr¹m. §iÓm gÇn nhÊt cña
hai hÖ thèng nµy ph¶i ®Æt c¸ch nhau  6m
 §iÖn trë nèi ®Êt cña hÖ thèng nèi ®Êt chèng sÐt :
R®Êt  1 (TrÞ sè mong muèn).
R®Êt  10 ( TrÞ sè cho phÐp).

Câu hỏi 45: Giải thích vì sao cọc tiếp địa và các bộ phận nối đất phải chôn sâu
cách mặt đất từ 50- đến 80cm?
Trả lời:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
65
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Điện trở của đất được đặc trưng bằng trị số điện trở suất ký hiệu là  ( rô ),  là
điện trở của 1 cm3 đất ( hay của 1m3 đất ) có đơn vị là cm ( hay m ).  phụ
thuộc vào
+ độ ẩm của đất.
+ nhiệt độ môi trường.
+ chủng loại đất, độ chặt của đất.
+ thời gian trong năm( mùa ).
Nhiệt độ của đất phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân và có ảnh hưởng trực tiếp
đến điện trở suất của đất. Khí ẩm có trong đất là những chất điện phân, khi nhiệt độ
tăng lên thì điện trở suất của đất giảm đi, nhưng khí ẩm có trong đất bị bay đi hết
thì điện trở của đất lại tăng lên rất nhanh.
Khi có dòng điện lớn đi qua (là dòng điện sét hoặc dòng điện chạm đất), nhiệt
độ của đất tăng hơn 1000C làm cho quá trình bốc hơi của nước trong đất tăng
nhanh, vùng đất trên có chiều dày từ 50- 80cm thường khô ráo, do đó các bộ phận
nối đất cần phải chôn sâu dưới lớp đất đó để đặt được vào miền đất có điện trở suất
nhỏ đạt được hiệu quả kinh tế về chỉ tiêu kim loại.
Khi thi công các công trình nối đất cần phải đầm nén đất càng chặt càng tốt, độ
chặt của đất phụ thuộc vào mật độ liên kết giữa các hạt trong đất tăng, khả
năng tiếp xúc làm cho đất dẫn điện tốt hơn. Độ chặt của đất ảnh hưởng trực tiếp
đến trị số điện trở của đất.
Thí dụ: Nếu tăng áp lực nén lên đất từ 0,2 đến 9 Tấn/m2 điện trở của đất sẽ giảm
đi từ 10 đến 40%.

Mặt đất

Độ chôn sâu của bộ phận nối đất

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


66
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Bảng trị số gần đúng của điện trở suất () của đất và nước

Trị số điện trở suất  x104 cm


Tên của các loại đất và nước Thay đổi Khi độ ẩm bằng
trong phạm vi 10 20% trong đất
 Đất sét từ 0,8  7 trở lên 0,4
 Đất pha sét từ 0,4  1,5 trở lên 1,0
 Đất cát từ 4,0  7,0 trở lên 7,0
 Đất pha cát từ 1,5  4,0 trở lên 3,0
 Đất đen từ 0,09  0,53 trở lên 2,0
 Đất vườn, ruộng từ 0,15  0,6 trở lên 0,4
 Đất lẫn nhiều đá sỏi -
từ 1,5  4,0 trở lên
-
 Đất sườn núi từ 20  40 trở lên
0,2
 Đất lẫn than bùn từ 0,1  0,3 trở lên -
 Nước biển từ 0,002  0,01 trở lên -
 Nước sông từ 0,1  1,0 trở lên -
 Nước ao hồ từ 0,4  0,5 trở lên -
 Nước suối từ 0,1  0,6 trở lên -
 Nước ngầm từ 0,2  0,7 trở lên -

Câu hỏi 46: Thế nào là nối đất nhân tạo, tại sao bộ phận nối đất nhân tạo làm
bằng thép mà không làm bằng đồng hoặc bằng nhôm?
Trả lời:
 Nối đất nhân tạo là các bộ phận nối đất được chôn xuống đất có hình dáng
khác nhau hàn với nhau và tiếp xúc trực tiếp về điện với đất. Các bộ phận nối đất
thường được mạ thiếc hoặc mạ kẽm để tiếp xúc với đất tốt hơn.
 Bộ phận nối đất gồm có cọc nối đất và thanh nối đất. Cọc nối đất thường
làm bằng các loại thép: Thép tròn đặc, thép góc, thép ống đóng thẳng đừng xuống
đất ở độ sâu dưới mặt đất 0,5m0,8m. Thanh nối đất hàn liện hệ các cọc nối đất
với nhau thường được chế tạo bằng thép dẹt, thép tròn đặc.
 Tại vùng đất gần biển hay gần các nhà máy hoá chất tiết diện không được
nhỏ hơn 100mm2. Các tiêu chuẩn quy định trong bảng phải tăng lên gấp 2.
 Dùng đồng làm bộ phận nối đất cũng được nhưng giá thành cao, nếu nằm
gần vật làm bằng kim loại như vỏ đường cáp điện, ống nước...sẽ xuất hiện dòng
điện điện phân đi trong đất: Đồng là cực catốt, các vật làm bằng kim loại kia là
cực anốt, sau một thời gian các bộ phận bằng kim loại kia sẽ bị ăn mòn và bị phá
huỷ do điện phân. Do đó không được dùng đồng làm bộ phận nối đất.
 Không dùng nhôm làm bộ phận nối đất vì khi bị chôn trong đất nhôm
thường bị ăn mòn hoá học rất nhanh.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


67
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
BẢNG KÍCH THƯỚC CỦA CÁC LOẠI THÉP DÙNG LÀM BỘ PHẬN NỐI ĐẤT

Loại thép Đặt ở Đặt ở Chôn trong đất


trong nhà ngoài trời
Thép tròn đặc  5mm  6mm  6mm
Thép góc Tiết diện  24mm2 Tiết diện  48mm2 Tiết diện  48mm2
Dầy  2mm Dầy  2,5mm Dầy  4mm
Thép ống Dầy  1,5mm Dầy  2,5mm Dầy  3,5mm
Thanh bằng thép dẹt Tiết diện  24mm2 Tiết diện  48mm2 Tiết diện  48mm2
Dầy  3mm Dầy  4mm Dầy  4mm

Câu hỏi 47: Trình bày cách tính toán đơn giản điện trở của các bộ phận nối đất
dùng cọc và thanh nối ngang trong lưới điện có tần số công nghiệp là 50HZ?
Trả lời:
Khi tính toán điện trở nối đất
 Phải dựa vào tiêu chuẩn nối đất để so sánh ( xem thêm câu hỏi 43, 44 )
 Phải biết loại đất và nước của vị trí làm tiếp đất để chọn được trị số điện trở
suất tương đối  -  m ( xem thêm câu hỏi 45 )
1- Tính điện trở (rc) của một cọc chôn thẳng đứng trong đất, đất có thành phần cấu
tạo đồng nhất ( = không đổi):

0,366(*) 2l 1 4t + l
Dùng công thức rc = (lg + lg ) []
1 d 2 4t - 1
Trong đó:
 - Điện trở suất của đất m.
l - Chiều dài cọc m.
d - Đường kính ngoài của cọc m.
t - Độ chôn sâu của cọc, m ( tính từ mặt đất đến điểm giữa của cọc )
2,3
(*)
0,366 là tỉ số trong đó 2,3 là hệ số chuyển đổi từ lôgarit tự nhiên- ln

sang lôgarit cơ số 10 (lg ).
 Nếu coi như vùng đất có cấu tạo đồng nhất (  = const ) thì có thể dùng
công thức tính toán sơ bộ:

rc = []
l

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


68
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Nếu cọc dùng loại thép góc thì tính đổi


về thép tròn bằng công thức

dgóc = 0,95d

Thí dụ:
Cọc có chiều dài l = 5m, đường kính d =12mm,
có độ chôn sâu t = 0,7 + 2,5 m = 3,2m, thay vào công thức

0,366(*) 2l 1 4t + l
rc = (lg + lg ) []
1 d 2 4t - l
Ta được rc = 0,228.  []
Giả sử loại đất pha cát
Tra bảng chọn  :  = 2.104 .cm = 2.102 .m
(xem bảng trị số  gần đúng ở câu hỏi 45 )

0,366(*) 2.5 1 4.3,2 + 5


rc = (lg + lg ) []
5 0,012 2 4.3,2 - 5

rc = 45,6 .
Nếu tính sơ bộ:
 2.102
rc = = = 40 .
l 5

2- Tính điện trở ( rth ) của một thanh nằm ngang trong đất, đất có thành phần cấu
tạo đồng nhất (  không đổi ):
Thanh ngang kết hợp với cọc thép chôn thẳng đứng trong đất tạo thành một bộ
phận nối đất hỗn hợp cọc và thanh làm tăng hiệu quả sử dụng. Thanh ngang được
làm bằng thép dẹt hoặc thép tròn.

Điện trở của một thanh đặt nằm ngang trong đất được xác định theo công thức:
Với thép dẹt:

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


69
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
2l 2 Trong đó: l - Chiều dài của thanh,m
o,366
rth = lg  b - Chiều rộng của thanh, m
1 b.t t - Độ chôn sâu của thanh
( so với mặt đất ), m

Với thép tròn:


Trong đó: l - Chiều dài của thanh,m
o,366 l2
rth = lg , d - Đường kính của thép tròn, m
1 d.t t - Độ chôn sâu của thanh
( so với mặt đất ), m
Dùng công thức rút gọn:
o,37 KL2 Trong đó: L- tổng chiều dài của các dây dẫn
rth = lg , của bộ phận nối đất, cm
L t.d t - Độ chôn sâu của thanh
( so với mặt đất ), m
Công thức tính sơ bộ: d - Đường kính của thép tròn, m
K - là hệ số phụ thuộc vào hình dạng
2 của bộ phận nối đất trong bảng
rth  
l

BẢNG TRA HỆ SỐ K

Kiểu bộ phận nối đất l1/l2 K


Ký hiệu quy ước
- 1

- 1,27

- 1,46

- 2,38

- 5,53

- 8,45

1,5 5,81
l1 2 6,42
3 8,17
l2 4 10,4

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


70
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 48: Cách xác định điện trở thuần của 1 cuộn dây máy biến áp 3 pha khi
cuộn dây đấu ?
Trả lời:
Ta lần lượt đo điện trở thuần của của các cuộn dây máy biến áp theo sơ đồ sau:

Sơ đồ thay thế 1 Sơ đồ thay thế 2 Sơ đồ thay thế 3

Khi đo điện trở một chiều của các cuộn dây máy biến áp 3 pha đấu  bằng cầu đo
điện trở sẽ không xác định được trị số điện trở thuần của từng pha của cuộn dây vì
lúc này số đo của cầu đo chỉ cho biết trị số tổng trở của các cuộn dây
Thí dụ: Tổng trở của RAB nếu tính toán theo sơ đồ thay thế 1 sẽ là

( Rca + Rbc). Rab Rca Rab + Rbc Rbc


RAB = =
( Rca + Rbc) + Rab Rca + Rbc + Rab

Muốn tìm được trị số điện trở thuần của từng pha cuộn dây ta phải tính toán lại
theo công thức dưới đây:

( RAB + RBC - RCA )( RAB - RBC + RCA)


Rab = RAB +
2( - RAB + RBC + RCA )

( RAB + RBC - RCA )( - RAB + RBC + RCA)


Rbc = RBC +
2( RAB - RBC + RCA )

( RAB + RBC - RCA )( - RAB + RBC + RCA)


Rca = RCA +
2( RAB + RBC - RCA )

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


71
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 49: Dòng điện không tải của máy biến áp là gì? Cách thí nghiệm để xác
định dòng điện không tải của một máy biến áp?
Trả lời:
Khi máy biến áp được đấu vào nguồn điện, cuộn dây thứ cấp máy biến áp để hở
mạch, trong cuộn dây sơ cấp máy biến áp sẽ có dòng điện không tải chạy qua.
Dòng điện không tải được ký hiệu là Io.
Khi máy biến áp vận hành không tải sẽ xuất hiện từ thông khép kín chạy trong lõi
thép, do có từ trở nên lõi thép bị phát nóng gây ra tổn hao không tải. Tổn hao
không tải được xác định gián tiếp qua số đo của dòng điện Io. Dòng điện không tải
Io cho biết mức độ tổn hao không tải của máy biến áp lớn hay nhỏ. Dòng điện
không tải thường được tiêu chuẩn hoá với từng nhà chế tạo.
Độ lớn của dòng điện không tải phụ thuộc vào.
- Chất lượng thép si lích dùng để làm mạch từ có độ thẩm từ cao hay thấp.
- Độ dầy của lõi thép si lích.
- Chất lượng cách điện của lá thép.
- Công nghệ chế tạo (đột dập, lắp ghép mạch từ ...) tốt hay xấu.
Thí nghiệm không tải trước khi vận hành thường được làm như sau:
- Dùng hợp bộ thử nghiệm làm thiết bị đo (hợp bộ K50 hoặc K540).
- Tạo điện áp thấp  220V~ đưa vào cuộn dây máy biến áp có điện áp định
mức nhỏ, cuộn dây còn lại để hở mạch.

U~

Máy biến áp Máy biến áp


Đo lường Thí nghiệm

Sơ đồ nguyên lý thí nghiệm không tải 1 pha

Trong vận hành dòng không tải thÝ nghiÖm Io đo được không cần đúng bằng trị
số thực mà chỉ dùng làm cơ sở để xác định xem cuộn dây của máy biến áp có bị
chạm chập hay không. Nếu có hiện tượng chạm chập trong cuộn dây thì dòng điện

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


72
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
không tải giữa các pha đo được sẽ bị lệch nhau và sẽ sai khác với dòng không tải
của nhà chế tạo, lúc này không được phép đóng điện máy biến áp.
V× các từ thông 3 pha đi qua trụ giữa của lõi thép bị ngược chiều nhau nên tại trụ
giữa từ thông sẽ có trị số nhỏ hơn từ thông của 2 trụ bên, dẫn đến dòng điện không
tải của pha B nhỏ hơn dòng điện không tải của hai pha A và C. Dòng điện không
tải của 2 pha bên A và C bằng nhau. Trường hợp khi làm thí nghiệm không tải bằng
nguồn điện 1 pha cũng sẽ xuất hiện sự lệch dòng không tải tương tự như trường
hợp thí nghiệm dòng không tải 3 pha nhưng nguyên nhân lại do trụ giữa (pha B) có
tổn thất từ lớn hơn hai trụ bên (pha A,C).
Chú ý: Trước khi làm thí nghiệm không tải người ta thường quay điện trở cách
điện bằng Mêgômmét vµ đo điện trở 1 chiều của các cuộn dây bằng cầu đo, khi ®ã
trªn cuén d©y th­êng tån t¹i mét ®iÖn tÝch d­. Vì vậy trước khi làm thí nghiệm
không tải cần phải khử điện tích dư bằng cách lần lượt chập tắt các cuộn dây của
máy biến áp ®ể bảo vệ thiết bị đo và tránh sai số của phép đo.

C©u hái 50 - M¸y biÕn ®iÖn ¸p lµm nhiÖm vô g× trong hÖ thèng ®iÖn? T¹i sao nãi
m¸y biÕn ®iÖn ¸p th­êng lµm viÖc trong chÕ ®é kh«ng t¶i? Quy ®Þnh vÒ c¸ch ®Êu
d©y m¸y biÕn ®iÖn ¸p trong l­íi ®iÖn?
Tr¶ lêi:
Trong hÖ thèng ®iÖn m¸y biÕn điện ¸p chuyªn dïng lµm nhiÖm vô biÕn ®æi ®iÖn
¸p cao xuèng ®iÖn ¸p 100V~ ®Ó cung cÊp ®iÖn cho m¹ch ®o l­êng vµ r¬ le b¶o vÖ
tù ®éng. Điện áp định mức quy chuẩn của cuén d©y thø cÊp cña m¸y biÕn điện ¸p
là 100V~. Trong vËn hµnh, phô t¶i phÝa thø cÊp cña m¸y biÕn ®iÖn ¸p lµ c¸c cuén
d©y ®iÖn tõ có tiÕt diÖn rÊt nhá, sè vßng d©y rÊt lín nên cã tæng trë z rÊt lín, c­êng
®é dßng ®iÖn ®i qua cuén d©y thø cÊp rÊt bÐ I2  0.
( Z =  x2 + R2 )
Do ®ã cã thÓ nãi "m¸y biÕn ®iÖn ¸p lµm viÖc trong chÕ ®é kh«ng t¶i".
Quy ®Þnh vÒ c¸ch ®Êu mét m¸y biÕn ®iÖn ¸p vµo m¹ch ®iÖn:
- Cuén d©y s¬ cÊp m¸y biÕn ®iÖn ¸p ph¶i ®Êu song song víi nguån ®iÖn cßn c¸c
dông cô ®o l­êng ph¶i ®Êu song song víi cuén d©y thø cÊp cña m¸y biÕn ®iÖn ¸p.
tuyÖt ®èi kh«ng ®­îc ®Êu AmpemÐt hoÆc c¸c cuén d©y dßng ®iÖn cña c¸c dông cô
®o kh¸c vµo m¸y biÕn ®iÖn ¸p.
- NÕu đầu cực cao thÕ cña m¸y biÕn ®iÖn ¸p ®· ®­îc ®Êu vµo m¹ch ®iÖn th× tuyÖt
®èi kh«ng ®­îc ch¹m vµo m¸y, chó ý ®Õn kho¶ng c¸ch an toµn ®Ó tr¸nh nguy hiÓm.
Muèn thùc hiÖn c«ng viÖc ngay trªn m¸y biÕn ®iÖn ¸p, b¾t buéc ph¶i c¾t ®iÖn cao
thÕ, c¸ch ly víi nguån ®iÖn cao thÕ trong ph¹m vi c«ng t¸c và lµm tiÕp ®Êt an toµn.
- Ph¶i ®Æt cÇu ch× 3 pha phÝa cao thÕ, phÝa h¹ thÕ chØ ®­îc phÐp ®Æt cÇu ch× ë c¸c
cùc kh«ng nèi ®Êt ®Ó ®Ò phßng t×nh tr¹ng hë m¹ch d©y nèi ®Êt.
- Ph¶i nèi ®Êt mét trong c¸c cùc cña mçi m¹ch thø cÊp còng nh­ ph¶i nèi tiÕp ®Þa
vá m¸y. D©y nèi ®Êt lµm b»ng d©y ®ång nhiÒu sîi, tiÕt diÖn cña d©y nèi ®Êt F  16
mm2 ®Ó b¶o vÖ an toµn cho ng­êi vËn hµnh.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


73
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Cuộn thứ cấp đấu tam giác hở
rơ le báo
cầu R3U0 chạm đất
chì
U1~

U2=100V~ vỏ máy
biến điện áp

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP

BẢNG TRA CẤP CHÍNH XÁC VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG


CỦA MÁY BIẾN DÒNG VÀ MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP

Máy biến dòng Máy biến điện áp


Cấp chính I1 Sai số lớn nhất Sai số lớn nhất Phạm vi ứng dụng
xác I1đm Về dòng Về góc Về điện Về góc
điện [%] [phút] áp[%] [phút]
0,2 100120 0,2 10 0,2 0,2 Dùng trong đo lường
20 0,35 15 chính xác, trong thí
10 0,5 20 nghiệm...vv
0,5 100120 0,5 40 0,5 20 Dùng trong các dụng
20 0,75 50 cụ đo và rơ le ở trong
10 1,0 60 các nhà máy điện và
1 100120 1,0 180 1 40 trạm biến áp, riêng
20 1,5 100 đo đếm điện năng
10 2,0 120 dùng cấp 0,5.

3,0 120500 3,0 không 3,0 không rơ le thông thường và


10,0 50120 10,0 quy định quy định đồng hồ chỉ thị

BẢNG LỰA CHỌN VÀ KIỂM TRA MÁY BIẾN DÒNG

thứ Tên đại lượng lựa chọn và kiểm tra Ký hiệu Công thức tính toán
tự
1 Điện áp định mức[kV] U1đmBI UđmBI  Uđmmạng
2 Dòng điện sơ cấp định mức[A] I1đmBI I1đmBI  Ilvmax
3 Phụ tải định mức của cuộn dây thứ cấp S2đm S2đmBI  S2tt
ixk
4 Hệ số ổn định lực điện động trong kđ kđ 
 2 I1đmBI
l
5 Lực tác dụng cho phép lên đầu sứ, kG Fcf Fcf  0,88.10-2. i2xk [kG]
a
I. tgt
kôđn 
6 Hệ số ổn định nhiệt kôđn I1đmBI t2 ôđn

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


74
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trong đó ixk - dòng điện ngắn mạch xung kích.
I - dòng điện ngắn mạch ổn định.
tgt - Thời gian giả thiết ( thời gian quy đổi )
a- Khoảng cách giữa các pha.
l- Khoảng cách từ máy biến dòng điện đến sứ đỡ gần nhất [cm].

BẢNG LỰA CHỌN VÀ KIỂM TRA MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP


Đại lượng được chọn Ký hiệu Công thức chọn
Điện áp định mức ( sơ cấp ) U1đm U1đm Uđm mạng
Phụ tải một pha VA S2đmfa S2đmfa > S2ttpha
Sai số cho phép [N%] N%  [ N%]

Câu hỏi 51: Điện áp ngắn mạch UN% là gì? Cách làm thí nghiệm để xác định
điện áp ngắn mạch UN%?

Tr¶ lêi:
Điện áp ngắn mạch là điện áp xuất hiện trên nội bộ cuộn dây máy biến áp khi
máy biến áp mang tải định mức
I2= I2đm
Điện áp ngắn mạch ký hiệu là UN hoặc UK có đơn vị tính là (kV) hoặc (V) được
gọi là điện áp ngắn mạch tuyệt đối.
Điện áp ngắn mạch của một máy biến áp được xác định thông qua thí nghiệm
ngắn mạch. Khi biết điện áp ngắn mạch tuyệt đối UN ta tính được điện áp ngắn
mạch tương đối. Điện áp ngắn mạch tương đối được tính theo phần trăm (%)
UN
UN% = 100 UN% là hằng số
U đm
Trên biển nhãn mác máy biến áp thường ghi UN % hoặc UK %
Điện áp ngắn mạch gây ra tổn thất công suất ngắn mạch, tổn thất công suất ngắn
mạch được tính như sau:
PN = UN. I 2đm
Tổn thất công suất ngắn mạch thực tế PN phụ thuộc vào mức độ mang tải của
máy biến áp trong vận hành. Dßng ®iÖn phô t¶i sẽ quyÕt ®Þnh møc ®é tæn thÊt ng¾n
m¹ch nhiÒu hay Ýt vì khi có tải mới xuất hiện tổn thất điện áp trong cuộn dây
Nếu I2 = 0 thì UN = 0, PN = 0
Nếu I2 = I 2đm thì UN = UNđm, PN = Pđm
Như vậy
 Điện áp ngắn mạch UN % cho biết tổn thất điện năng trong nội bộ cuộn dây
máy biến áp.
 Tổn thất công suất ngắn mạch PN phụ thuộc vào tình trạng mang tải của
máy biến áp. Do cuộn dây máy biến áp thường quấn bằng dây đồng nên
PN còn được gọi là tổn thất đồng.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


75
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

U~

Máy biến áp Máy biến áp


Đo lường Thí nghiệm

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ THÍ NGHIỆM NGẮN MẠCH

Cách thí nghiệm để xác định điện áp ngắn mạch UN %


theo sơ đồ nguyên lý ta tiến hành như sau:
 Làm ngắn mạch cuộn dây thứ cấp qua một đồng hồ am pe.
 Cuộn dây sơ cấp của máy biến áp ®­îc đấu vào máy biến áp đo lường, tăng dần
điện áp cho đến khi kim đồng hồ am pe (A) chỉ trị số dòng điện định mức của cuộn
dây thứ cấp lúc đó điện áp chỉ thị trên đồng hồ vôn (V) chính là điện áp ngắn
mạch. Ta ký hiệu là UN hoÆc UK. §iÖn ¸p ng¾n m¹ch ®­îc tÝnh b»ng UN% hoặc
UK%.
 Trong thực tế thí nghiệm ngắn mạch được làm bằng phương pháp quy đổi:
+ Không cần tăng dòng điện ngắn mạch đến trị số định mức.
+ Sau khi có kết quả đo điện áp và dòng điện ta quy đổi lại theo biểu thức
sau:
U Ntn UN U Ntn I2đm
= UN =
INtn I2đm INtn

UN
UN% = 100
U đm
Trong đó:
+ U Ntn Điện áp ngắn mạch thí nghiệm.
+ INtn Dòng điện ngắn mạch thí nghiệm.
+ UN Điện áp ngắn mạch ứng với dòng điện định mức của cuộn dây thứ cấp.
+ I 2đm Dòng điện ngắn mạch định mức của cuộn dây thứ cấp.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


76
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 52: Nguyên lý cấu tạo của chống sét van? Vị trí lắp đặt chống sét van
trên lưới điện và trạm biến áp?
Tr¶ lêi:
Các thiết bị điện chỉ có khả năng chịu điện áp tới hạn, trong khi đó điện áp xung
của sét có biên độ cao đến hàng triệu vôn, dòng điện lên đến 100 kA. Nếu sét
đánh vào trạm biến áp và đường dây tải điện sẽ gây nên quá điện áp, ta gọi đó là
quá điện áp khí quyển. Vì vậy thiết bị chống sét đóng vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ và ngăn ngừa ảnh hưởng của điện áp khí quyển đánh vào lưới điện và trạm
biến áp.
Chống sét van được dùng phổ biến ở các trạm biến áp, có cấu tạo như sau:
Cực đấu dây

Lò so nén
khe hở phóng điện Hình vẽ
mô tả cấu tạo
Điện trở phi tuyến chống sét van
(làm bằng vi lít)
Thân bằng sứ
Đế kim loại được tiếp địa

Hình ảnh Hình ảnh


chống sét trung thế và chống sét hạ thế chống sét cao thế từ 36kV đến 500kV

Khe hở phóng điện và điện trở làm việc là 2 thành phÇn chính của chống sét van.
Khi có sóng quá điện áp chọc thủng các khe hở phóng điện thì dòng điện sét sẽ đi
từ đầu cực mang điện xuống đất. Điện trở làm việc còn gọi là điện trở phi tuyến có
trị số lớn làm nhiệm vụ hạn chế dòng điện ngắn mạch và có điện trở nhỏ để hạn
chế điện áp dư, bảo vệ cách điện. Đặc tính phi tuyến này thường có ở chất liệu "Vi
lít". Khi chống sét làm việc áp lực bên trong bị tăng lên một cách đột ngột do đó
để chống nổ bình chống sét phải tìm cách hạn chế dòng điện sét đi qua chống sét
van  10kA.
Hiện nay các chống sét van dần được thay thế bằng chống sét kiểu oxít kim loại
(MO hoặc ZnO), đặc tính VÔN - AM PE hoàn toàn phi tuyến, có khả năng hấp
thụ năng lượng cao. Với điện áp định mức của lưới điện chống sét van hoàn toàn
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
77
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
"không phóng điện". Nhưng khi điện áp đột biến tăng lên đến điện áp tới hạn, lập
tức van chống sét chuyển ngay từ trị số điện trở lớn sang trị số điện trở nhỏ theo
đặc tính V- A của chúng và cho dòng điện sét đi qua. Khi hết sét điện áp trở lại
bình thường thì van chống sét sẽ trở lại trạng thái có tính dẫn điện kém. Lúc này ba
bình chống sét không khác gì ba quả sứ đỡ cách điện.

a- Đoạn đặc tính dưới.


b- Điểm nhọn.
c- Đoạn phi tuyến rõ rệt.
d- Đoạn tuyến tính trên.
A- Điểm làm việc có điện áp thường xuyên.
Đặc tính điện áp, dòng điện
của điện trở ôxít kim loại

Sơ đồ bảo vệ bằng chống sét van (CSV) cho trạm biến áp 35- 110kV thường có
sự phối hợp với chống sét ống (CSO) và dây chống sét (DCS). Khi dùng sơ đồ bảo
vệ này có thể ngăn ngừa được từ xa ảnh hưởng của sóng quá điện áp đánh lan
truyền vào trạm.

Sơ đồ bảo vệ chống
sét cho trạm biến áp
35kV, 110kV

Dây chống sét đặt dọc tuyến dây có chiều dài khoảng 2km, nếu làm dây chống sét
toàn tuyến thì không cần lắp CSO- 1.
Quy định tiếp địa chống sét cho trạm biến áp như sau:
 Đối với trạm có trung tính trực tiếp nối đất, điện áp từ 110kV trở lên thì điện trở
nối đất cho phép là 0,5.
 Đối với trạm có trung tính cách điện, điện áp dưới 110kV thì điện trở nối đất
cho phép là 4.
 Đối với trạm có có công suất bé dưới 100kVA điện áp dưới 110kV thì điện trở
nối đất cho phép là 10.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


78
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 53: Nguyên lý cấu tạo của máy biến điện áp kiểu điện dung? Quản lý
vận hành máy biến điện áp kiểu điện dung?
Tr¶ lêi:

Sứ cách điện

Sứ cách Tụ phân áp
điện hạ
thế Cuộn bù điện
áp

Van

TU 22kV

CẤU TẠO MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP KIỂU ĐIỆN DUNG


Máy biến điện áp kiểu tụ còn gọi là máy biến điện áp kiểu điện dung thường
dùng ở cấp điện áp  110kV~ được chế tạo dựa trên nguyên lý phân bè áp bằng tụ
điện. §iện áp  110kV được đặt toàn bộ vào nhóm tụ điện, điểm cuối của tụ điện
được nối đất. Điện dung của nhóm tụ là 1680pF được chia thành một số tụ nhỏ đấu
nối liên tiếp nhau. Máy biến điện áp thường dùng ở cấp điện áp 22kV đấu vào một
số tụ cuối có điện áp  22kV~. Để bảo vệ quá điện áp cho cuộn dây sơ cấp của TU
người ta dùng một bộ van quá áp kiểu ôxít kim loại (MO) đấu song song với cuộn
dây sơ cấp, một đầu van được nối đất. Khi có quá điện áp nội trở van này sẽ nhụt
đi vµ cho dòng điện sét đi qua. Sau khi triệt tiêu ®­îc dòng điện sét van quá áp
phôc håi trạng thái cách điện ban ®Çu. Cuộn dây bù điện áp có vai trò điều chỉnh
điện áp đặt vào cuộn dây sơ cấp của TU và hạn chế dòng điện xung. Còn có cách
điều chỉnh điện áp bằng tụ điện.
Máy biến điện áp kiểu tụ kiểu tụ được chế tạo theo công nghệ mới
+ Có kích thước nhỏ gọn dễ bảo quản lắp đặt
+ Không cÇn đưa điện áp cao b»ng ®iÖn ¸p ®Þnh møc vào TU.
+ Sứ cách điện cao áp (U  110kV~) của TU có cấu tạo kiểu rỗng bên trong
chứa một chuỗi tụ phân áp xếp chồng lên nhau.
+ Trong thïng thÐp ë d­íi chân sứ cã mét TU 22kV hoÆc TU 35kV đặt trong
thùng chứa dầu cách điện,
+ Lượng dầu cách điện trong thùng là 50kG.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
79
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
+ Do cách điện bằng dầu nên máy biến điện áp phải được định kỳ kiểm tra dầu,
+ Bộ van chống quá áp cũng ngâm trong dầu, nếu chất lượng dầu xấu, dầu bị
nhiễm ẩm sẽ làm cho dòng điện rò của van chống quá áp tăng lên dẫn đến
ngắn mạch chạm đất TU.

Câu hỏi 54: Máy biến áp tạo trung tính và cuộn kháng lắp ở thanh cái 6,10kV
làm nhiệm vụ gì, nguyên lý làm việc của máy biến áp tạo trung tính?
Tr¶ lêi:
Ở cấp điện áp 6kV, 10kV cuộn dây trung thế của máy biến áp thường đấu , bán
kính cung cấp điện trung bình của đường dây 6, 10kV từ 2km đến 10km. Khi xảy
ra chạm đất trên đường dây thì dòng điện chạm đất 3I0 thường rất nhỏ . Thí dụ ở
cấp điện áp 10kV, đường dây dài 10km ta có
 Trị số dòng điện chạm đất trung bình
U.l 10.10
Với đường dây trên không 3I0 = = = 0,2A
350 350
U.l 10.10
Với đường cáp ngầm 3I0 = = = 1A
10 10
Trong đó:
+ U là điện áp [kV].
+ l là chiều dài đường dây [km].
+ 350 là hằng số ứng với đường dây trên không.
+ 10 là hằng số ứng với đường cáp ngầm.
 Khi vận hành đường dây luôn mang điện tích, giữa đường dây với đất hình
thành một tụ điện và lớp không khí đệm ở giữa có vai trò như một lớp điện môi.
Khi đường dây bị chạm đất là lúc lớp điện môi của tụ điện đã bị chọc thủng, dòng
điện đi qua điểm chạm đất là dòng điện điện dung 3I0C thuộc thành phần thứ tự
không ký hiệu là
 Dòng điện chạm đất được biến đổi qua máy biến dòng, máy biến dòng
chạm đất có dạng hình xuyến được treo tại cổ cáp xuất tuyến thường có tỉ số biến
là 20/1 30/1. Với dòng điện chạm đất là 0,2  1A thì dòng điện thứ cấp của TI
quá nhỏ 0,006A đến 0,03A, với dòng điện nhỏ thế này thì hệ thống rơ le không thể
khởi động được.
 Để rơ le khởi động được ta phải tìm cách nâng trị số dòng điện qua rơ le
bằng cách lắp thêm máy biến áp tạo trung tính vào thanh cái 6kV, 10kV.
 Máy biến áp tạo trung tính thực chất là cuộn cảm 3 pha đấu sao không
-0, khi trên thanh cái 10kV, 6kV có chạm đất trong máy biến áp này sẽ xuất hiện
dòng điện chạm đất mang tính chất điện cảm, véc tơ dòng điện 3I0L có cùng
phương nhưng ngược chiều với véc tơ dòng điện 3I0C. Dòng điện 3I0L có trị số lớn
có tác dụng làm tăng dòng điện qua rơ le chạm đất lên tới trị số tác động. Mối quan
hệ giữa 2 thành phần dòng điện này được biểu diễn trên sơ đồ véc tơ.
 Trung điểm của máy biến áp tạo trung tính được nối đất qua cuộn kháng để
hạn chế dòng điện chạm đất và bảo vệ an toàn cho máy biến áp tạo trung tính khi
xảy ra chạm đất trên hệ thống thanh cái 6kV hoặc 10kV.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
80
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

U

3I0C

3I0C 3I0 3I0L

3I0= 3I0L + 3I0C

Sơ đồ véc tơ

SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY MÁY BIẾN ÁP TẠO TRUNG TÍNH

Câu hỏi 55: Tại sao cuộn dây 35kV của máy biến áp 110kV đấu sao thường được
nối đất qua cuộn kháng điện? Nêu biện pháp đảm bảo an toàn cho người vận hành
khi thao tác cuộn kháng?
Trả lời:
Đường dây 35kV thường có bán kính cung cấp điện xa, chiều dài của 1 tuyến
dây có thể lên tới 120km. Cuộn dây trung áp 35kV thường đấu Y-0, khi xảy ra
ngắn mạch 1 pha chạm đất dòng điện ngắn mạch có thể tăng lên tới hàng chục,
hàng trăm Ampe. Ở lưới điện 35kV nếu dòng điện chạm đất lớn hơn 30A rất dễ
gây ra cháy nổ tại các điểm tiếp xúc. Để hạn chế dòng điện chạm đất đi qua, trung
điểm của cuộn dây thường được nối đất qua cuộn kháng điện có lõi thép.
Cuộn kháng điện có điện kháng X lớn hơn nhiều so với điện trở R của nó được
đóng cắt bằng 1 cầu dao 35kV. Khi thao tác cầu dao của cuộn kháng phải đề
phòng trường hợp đột xuất có sét đánh trên đường dây lan truyền vào trạm 110kV
gây ra ngắn mạch chạm đất thanh cái 35kV qua bộ chống sét. Nếu cắt cầu dao
35kV không may đúng vào thời điểm đó lưỡi dao của cấu dao 35kV sẽ có dòng
điện lớn đi qua lập tức hồ quang sẽ phát sinh gây ra cháy nổ.
Để đề phòng tai nạn lao động, phía trước cầu dao người ta lắp một bộ TI hình
xuyến làm nhiệm vụ cảnh báo có dòng điện chạm đất đi qua: Rơ le chạm đất được
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
81
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
đấu qua TI, khi có chạm đất rơ le sẽ cấp điện 220V một chiều cho cuộn dây điện
từ để hút chặt 1 cái chốt trên tay thao tác cầu dao, ngăn chặn việc thao tác cầu dao
tại thời điểm đang có chạm đất.

Cầu dao 35kV Cuộn kháng điện

TI hình xuyến
Máy biến áp 110kV
Cuộn hút điện từ
SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY CUỘN KHÁNG 35kV
TRONG TRẠM BIẾN ÁP 110kV

Câu hỏi 56: Nguyên lý làm việc của bộ tự động đóng nguồn điện dự phòng
ATS dùng trong lưới điện hạ thế?
Trả lời:
 ATS là 3 chữ viết tắt của từ tiếng Anh: Automation Transfer System
(Tự động chuyển đổi hệ thống)
 PLC là 3 chữ viết tắt của từ tiếng Anh: Programmable logic control
(Điều khiển lập trình hợp lý)
"Tự động chuyển đổi hệ thống ATS" còn gọi là tự động đóng nguồn điện dự
phòng. ATS làm nhiệm vụ đảm bảo nguồn điện cho các phụ tải có yêu cầu cung
cấp điện liên tục. Khi mất nguồn điện này ATS sẽ tự động đóng nguồn điện khác.
Nguồn điện khác có thể là nguồn điện lưới hoặc nguồn điện DIÉSEL. Thông
thường ATS cung cấp từ 1 đến 2 nguồn điện dự phòng cho phụ tải. ATS được dùng
nhiều trong lưới điện hạ thế 380/ 220V. Để cho hệ thống ATS hoạt động được phải
có bộ "Điều khiển lập trình hợp lý PLC". Bộ PLC làm nhiệm vụ lựa chọn và điều
khiển chương trình làm việc của hệ thống ATS.
ATS chỉ dùng để đảm bảo nguồn điện dự phòng. Với các phụ tải bình thường chỉ
cần kiểm tra chiều quay. Khi chiều quay khác nhau là khi góc lệch pha quy ước
ban đầu bị thay đổi. Bộ kiểm tra chiều quay trong ATS thực chất là sự cài đặt chế
độ kiểm tra góc pha của điện áp nguồn. Tiếp điểm đầu ra đóng, khi bị ngược chiều
quay sẽ hở ra. ATS có chức năng kiểm tra thấp áp (Under voltage) và quá áp (Over
voltage), khi mất pha được coi là thấp áp.
- rơ le P1 và P2 (Power) kiểm tra nguồn.
- P1 đấu vào nguồn 1 qua áp tô mát CB1 (10A - 6A)
- P2 đấu vào nguồn 2 qua áp tô mát CB2 (10A - 6A)

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


82
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Khi nguồn 1 mất, P1 tác động, rơ le KT1, R1 và còn cấp nguồn vào PLC nuôi cho
bộ PLC hoạt động.
Ta nên lựa chọn PLC 20 đầu là vừa (12 đầu vào, 8 đầu ra).
Ta đặt tên cho các đầu theo lập trình trên máy tính. Cụ thể:
- Đầu vào 0: Báo chất lượng nguồn 1
- Đầu vào 1: Báo chất lượng nguồn 2
- Đầu vào 2: Báo trạng thái áp tô mát ACB1
- Đầu vào 3: Báo trạng thái áp tô mát ACB2
- Đầu vào 4: Báo trạng thái áp tô mát ACB liên lạc
- Đầu vào 5: Báo thời gian thực từ 0 - 24h
- Các đầu vào 6,7,8: Báo chế độ phục hồi riêng
RS1, RS2, RS3 là các nút ấn phục hồi, lúc này con người phải can
thiệp vào.
- Đầu vào 9: Xác định chế độ bằng nút ấn làm việc cho phép tự động hoặc
bằng tay.
- Đầu vào 10: Khoá Reset khi dùng đầu in 9 phải giải trừ bằng Reset trước.
Auto Reset

Nguồn 220V ~ cấp vào bộ PLC được biến đổi thành 24V (=) DC.
Các tiếp điểm của PLC thường có hai loại cơ hoặc bán dẫn, nên dùng loại tiếp
điểm cơ khoẻ và an toàn hơn tiếp điểm bán dẫn.
A1, A2, A3 là 3 rơ le tín hiệu có 2 chức năng.
 Rơ le A1, A2, A3 có tiếp điểm liên động về điện, có nhiệm vụ khoá mạch
đóng hoặc cắt của áp tô mát ACB chống dóng nhầm lẫn.
 Đồng thời tiếp điểm của rơ le A1A2A3 còn có vai trò đóng mạch đèn tín hiệu.
Lựa chọn chế độ: Rơ le A1A2A3, KT1 KT2, A3c, A3d đều dùng loại 5A. Riêng rơ le
R1, R2 nên dùng loại 10A để tăng cường.
Dòng điện của bộ PLC có các đầu vào và ra đều là 2A.
"Nên chọn áp tô mát ACB1 của hãng Simen vì có nhiều tính năng phù hợp yêu
cầu".
1. Các phần tử:
a. Khối nguồn
Gồm ba áp tô mát công suất
ACB1, ACB2, ACB3
Mỗi áp tô mát:
- Có 6 đầu đấu dẫn dòng tải 3 pha.
- Có 2 tiếp điểm phụ: 1 thường đóng, 1 thường mở.
Có 3 đầu từ mạch điều khiển cấp đến
- 1 đầu đấu nguồn 220V
- 2 đầu đóng cắt mạch nguồn của áp tô mát.
Tiếp điểm thường đóng, thường mở của áp tô mát phục vụ cho mạch tín hiệu
đèn báo chế độ làm việc của áp tô mát.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
83
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
b. Khối điều khiển PLC:
Khối điều khiển PLC được lập trình trên máy tính, mọi yêu cầu về chế độ làm
việc của các áp tô mát đều được thoả mãn.
 Thường có 12 đầu vào (in) và có 10 đầu ra (Out) trong đó 2 đầu ra dự
phòng, 1 đầu chung COM, 1 đầu chung COM tiếp đất. Các tiếp điểm đầu ra
có 2 loại: Loại tiếp điểm cơ khí và tiếp điểm bán dẫn, nên dùng tiếp điểm cơ
khí vừa an toàn hơn lại rẻ tiền.
Q0 Q1 dùng cho đóng cắt ACB1, Q2Q3 dùng cho đóng cắt ACB2, Q4 Q5 dùng cho
đóng cắt áp tô mát ACB3 (thông qua A3c và A3d).
c. Khối trung gian:
Có vai trò trung gian giữa 2 nguồn điện và khối điều khiển PLC làm nhiệm vụ:
 Nhận tín hiệu.
 Tự động chuyển nguồn điều khiển và cho phép áp tô mát làm việc ở chế độ
tự động hoặc không tự động (dùng nút gạt Reset hoặc Auto).
d. Khối tín hiệu:
Dùng đèn tín hiệu để báo áp tô mát đóng hay cắt
2. Phân loại:
ATS có hai loại:
 Loại 1: Dùng 100% công suất nghĩa là hai nguồn điện cấp đến phụ tải chỉ dùng
tới 1 nguồn còn 1 nguồn đóng vai trò dự phòng nóng (1 áp tô mát ACB làm
việc, 1 áp tô mát ACB nghỉ) không có áp tô mát ACB liên lạc. Khi mất điện
1 trong 2 nguồn thì sau 0,5 giây sẽ tự động đóng nguồn dự phòng.

 Loại 2: Dùng 50% công suất. Cả 2 áp tô mát ACB đều làm việc cấp nguồn điện
cho 50% phụ tải. Thêm 1 áp tô mát ACB liên lạc.
Bình thường áp tô mát ACB liên lạc luôn mở ra, khi mất điện của 1 trong
2 nguồn thì áp tô mát ACB liên lạc sẽ đóng lại để duy trì nguồn cấp bình
thường của các phụ tải, sau 0.5 giây thì nguồn điện dự phòng được đưa vào.
ATS có đặt chế độ kiểm tra mất nguồn và khoá liên động chống đóng điện
phi đồng bộ.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


84
n1 n11 ov ov
p1
n1
xt1

s1

n11 p2
xt2

xt1 xt2 a1 a2 a3 0-21 rs1 rs2 rs3 td reset


acb1 acb2 cb1 cb2 s2
com
5 6 7 8 9 10 1

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


xt1
r1 1n0 1n1 1n2 1n3 1n4 1n5 1n6 1n7 1n8 1n9 1n10 1n11 +21

acb3 p1 p2 xt2 220v-ac


r2 bé ®iÒu khiÓn
plc

220v-ac
r1
td

r2 0
tÝn hiÖu ®Çu vµo: U,I, com q0 q1 q2 q3 q4 q5 q6 q7
reset

85
11
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

ov
220v- ac 23 0v
14
on acb1 2 a3c
co1 a1
q0
15
off 2n0, 2nc
q1 a3d
220v- ac ov
ov
10 s1 220v- ac
a1
16
3
co2 on acb2
q2 a2
a2 20 s2 17
q3 off

a3 21 s3 ov

sơ đồ nguyên lý mạch điện tự động đóng nguồn điện dự phòng


220v- ac
a3d 12
co3 on acb3 4
a3
a3c 13
off

tÝn hiÖu ®Ìn bé chÊp hµnh


Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 57: Tính tương đối tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong máy
biến áp?
Trả lời:
1. Tính tổn thất công suất trong máy biến áp:
Tổn thất trong máy biến áp bao gồm tổn thất không tải là tổn thất trong lõi thép
hay còn gọi là tổn thất sắt và tổn thất có tải là tổn thất trong dây quấn hay còn gọi
là tổn thất đồng.
a. Thành phần tổn thất trong lõi thép không đổi khi phụ tải thay đổi, tổn
thất trong lõi thép là tổn thất không tải: S0 = P0 + jQ0
I0% Sđm I0% Sđm
Với Q0 = ta có S0 = P0 + J
100 100
Trong đó S0 là tổn thất không tải được biểu diễn dưới dạng hàm số phức
b. Đối với máy biến áp hai cuộn dây, tổn thất công suất tác dụng trong
các cuộn dây mang tải định mức bằng tổn thất ngắn mạch:
P2 định mức = PK
Tổn thất công suất phản pháng trong các cuộn dây, nếu tính đến điện trở và điện
kháng của cuộn dây (RT, XT) thì
UK% Sđm
Qđịnh mức = = QK
100
Khi máy biến áp mang tải thì dung lượng tiêu thụ điện khác với dung lượng định
mức. Khi đó phải xét thêm hệ số phụ tải:
Spt Ip tải
k tải = =
Sđm Iđm
Khi đó tổn thất trong các cuộn dây sẽ là:
UK% Sđm
Scuộn dây = kt PK + j kt
2 2

100
Tổn thất trong máy biến áp với phụ tải bất kỳ (Spt) tính bằng công thức sau:
Sđm
ST = (P0 + kt 2 PK + j(I0% + kt 2 UK%)
100
ST = PT + jQT
2
Spt
PT= P0 + PK [ ]
Sđm
m
Spt 2
QT= Q0 + QK [ ]
Sđm
Spt Ip tải
ktải = =
Sđm Iđm
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
86
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
c. Đối với máy biến áp 3 cuộn dây và máy biến áp tự ngẫu:
Tổn thất công suất công suất trong cuộn dây 2 & 3 theo phụ tải tương ứng với
từng cuộn dây trung & hạ áp.

P32 + Q32 P32 + Q32


S3 = R3' + j ' X3'
U3 ' U3
P22 + Q22 ' P2 + Q22 '
2

S2 = R2 + j X2
U2' U2'
Ở đây U '2, U '3, X '2, X '3, R '2, R '3 là các điện áp và tổng trở tương ứng đã quy đổi về
điện áp cuộn 1.
Công suất:
S1" = S2' + S3' = S2 + S3 + S2 +S3 = P"1 + jQ"1

Tổn thất công suất trong cuộn dây 1:

(P"1)2 + (Q"1)2 (P"1)2 + (Q"1)2


S2 = R1 + j X1
2 2
U1 U1
Tính tổn thất công suất trong máy biến áp 3 cuộn dây và máy biến áp tự ngẫu
theo các lượng định mức và hệ số tải:
Sđm1
ST = (P0 + kt1 PK1 + kt2 PK2 + kt3 PK3) + j (Q0 + kt1 UK1%
2 2 2 2

100

Sđm1 Sđm3
2 2
+ kt2 UK2% + kt3 UK3%
100 100

2. tính tổn thất điện năng trong máy biến áp:


2
Sptmax
AT = P0 + Pk [ ]
Sđm
Với các máy làm việc suốt năm thì ở đây  = 8760h
Nếu có 2 máy giống nhau vận hành song song thì
Sptmax 2
AT = 2P0 + 0,5 Pk [ ]
Sđm
với các máy làm việc suốt năm thì ở đây  = 8760h
Thí dụ:
Máy biến áp 40.000kVA 110/ 22kV có Pk = 200kW, P0 = 86 kW,
UK% = 10,5% và I0% = 2,7% biết costb = 0,8.
Khi phụ tải trung bình là 30MW thì tổn thất điện năng trung bình trong năm là:

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


87
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Sptma 2
AT = P0 + Pk [ x
]
Sđm
2
AT = 86.8760 + 200 [ 30 ] 8760 = 2. 293. 203 kWh
0,8. 40

Câu hỏi 58: Có mấy loại trạm biến áp phân phối hạ thế? Hãy giới thiệu các loại
trạm biến áp thông dụng?
Trả lời:
Trạm biến áp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải và phân phối điện
năng. Những trạm biến áp phân phối của khách hàng thường có công suất từ
100kVA đến 1000kVA, điện áp tới 35kV/ 0,4kV chiếm một số lượng rất lớn trên
lưới điện. Tuỳ theo yêu cầu xử dụng và đặc tính của phụ tải mà các trạm biến áp có
kết cấu, kiểu dáng khác nhau.
Hiện nay trên lưới điện có 3 kiểu trạm biến áp thông dụng là: Trạm biến áp kiểu
trong nhà, trạm biến áp kiểu ngoài trời, trạm biến áp kiểu hợp bộ.
 Trạm biến áp kiểu trong nhà
Trạm biến áp kiểu trong nhà là loại trạm có các máy biến áp, các thiết bị điện
trung thế và tủ điện hạ thế đặt trong nhà. Trạm có tường xây, mái bằng bê tông cửa
bằng thép, có cửa thông gió tự nhiên làm bằng lưới thép kết hợp với các tấm nan
chớp làm bằng bê tông hoặc có thông gió cưỡng bức bằng quạt gió, làm mát bằng
điều hoà nhiệt độ. Các máy biến áp được đặt trên nền bê tông trong những ngăn
riêng, thiết bị điện được lắp trên tường trạm. Các thiết bị của trạm đều dùng loại
trong nhà, kích thước của các thiết bị nhỏ gọn, nhẹ nhàng. Việc thao tác cầu dao
được thực hiện bằng tay qua bộ truyền động. Giữa người vận hành và thiết bị mang
điện có ngăn bằng hàng rào làm bằng sắt, đảm bảo khoảng cách an toàn cho người.
Một số trạm còn lắp thêm dầm dùng để móc pa lăng xích trên trần phục vụ cho
công việc nâng hạ máy biến áp khi cần thiết. Các thanh cái trung thế được lắp trên
các sứ đỡ cách điện rất thuận tiện cho việc đấu nối. Các đầu cáp trung thế đến và đi
đều lắp cầu dao cách ly, một số trạm còn được trang bị máy cắt điện trung thế để
phục vụ cho phân đoạn đường dây trung áp khi xảy ra sự cố. Các thiết bị đóng cắt
điện hạ thế và các đồng hồ đo đếm điện được lắp trên tủ điện. Trên tủ điện hạ thế
hầu hết đều lắp áptômát. Hệ thống tiếp địa của trạm biến áp được làm ngoài tường
trạm, các dây tiếp địa được hàn nối liên hệ với nhau thông qua một vành đai tiếp
địa chung nằm sát chân tường bên trong trạm. Thiết bị chống sét của trạm thường
được bố trí trên nóc trạm hoặc trên thanh cái phía trung áp. Trạm biến áp kiểu
trong nhà an toàn cho người, dễ lắp đặt, quản lý vận hành và sửa chữa. Tuy vậy
trạm trong nhà chiếm nhiều diện tích, cần phải có đường di chuyển máy biến áp
khi lắp đặt hoặc đại tu sửa chữa. Xung quanh tường trạm phải có hành lang để đảm
bảo thông gió tự nhiên. Với những trạm nằm trong khu vực nhà xưởng hoặc cơ
quan phải có vị trí đặt trạm phù hợp với yêu cầu quản lý vận hành hoặc đại tu sửa
chữa. Trong trạm biến áp phải làm hố dầu để chống cháy và thu gom dầu sự cố.
 Trạm biến áp kiểu ngoài trời
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
88
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trạm biến áp kiểu ngoài trời có máy biến áp, các thiết bị điện và tủ điện đặt
ngoài trời. Hầu hết các trạm đều cầu chì tự rơi. Các trạm biến áp này thường tận
dụng tối đa mặt bằng lắp đặt, hoặc được đặt ở các vùng đất trống trải ít người qua
lại, có kết cấu đơn giản rất thích hợp với các vùng ngoại vi thành phố.
Có 3 kiểu trạm biến áp ngoài trời:
+ Trạm biến áp ngoài trời kiểu trạm
treo
Tất cả thiết bị điện gồm máy biến áp, tủ
điện hạ thế, thiết bị đóng cắt trung thế, chống
sét, ghế thao tác, thang trèo cột đều được lắp
trên các giá bằng thép mạ kẹp trên 2 cột điện.
Cột điện thường dùng bằng cột ly tâm 10m
chôn sâu 1,2m. Các thiết bị điện trung áp đạt
tiêu chuẩn làm việc ngoài trời, các vỏ tủ điện
hạ thế được làm bằng tôn tráng kẽm và được
sơn tĩnh điện, các máy biến dòng áp tô mát và
các đồng hồ đo đếm phải được đặt trong tủ
điện hạ thế có đặt gioăng chống nước. Các tủ
điện hạ thế thường được treo trên cột của
trạm ở độ cao 2,5m. Khi thao tác hoặc kiểm
tra người vận hành phải đứng lên sàn ghế
thao tác. Những trạm biến áp không có ghế
thao tác trên cột thì phải làm ghế thao tác
dưới đất hoặc dùng xe ô tô chuyên dùng thao Hình ảnh trạm biến áp treo
tác bằng sào cách điện.
+ Trạm biến áp ngoải trời kiểu cột không có buồng hạ thế
Máy biến áp và tủ điện hạ thế đặt trên bệ xây bằng gạch hoặc bằng bê tông. Các
vỏ tủ điện hạ thế phải được chế tạo bằng tôn tráng kẽm sơn tĩnh điện, các máy biến
dòng áp tô mát và các đồng hồ đo đếm được đặt trong tủ điện. Cánh cửa tủ có làm
gioăng chống nước mưa. Tủ điện hạ thế còn có thể đặt treo trên cột trạm. Các thiết
bị điện được lắp trên các giá bằng thép kẹp trên 2 cột điện làm bằng bê tông cốt
thép cao từ 6,8- 8,8m, khoảng cách giữa 2 cột là 2,6m. Mỗi trạm có một ghế thao
tác cách điện đặt trên bệ bê tông xây, xung quanh trạm có xây tường rào cao 2m.
+ Trạm biến áp kiểu cột, có buồng hạ thế
Máy biến áp đặt trên bệ bê tông, thiết bị điện trung thế còn lại được lắp trên các
giá bằng thép kẹp trên 2 cột điện bê tông cốt thép cao từ 6,5- 8m, khoảng cách giữa
2 cột là 2,6m. Xung quanh trạm có xây tường rào cao 2m, có cửa ra vào trạm và
cửa ra vào buồng hạ thế riêng. Mỗi trạm có một ghế thao tác đặt trên bệ bê tông
xây. Các máy biến dòng, các thiết bị đóng cắt điện hạ thế và các đồng hồ đo đếm
điện được lắp trong tủ điện, Tủ điện hạ thế đặt trong nhà xây bằng gạch, mái bê
tông có cửa thông gió tự nhiên bằng lưới thép kết hợp với các tấm nan chớp làm
bằng bê tông. Hệ thống tiếp địa của trạm biến áp được làm trong tường rào trạm,
dây tiếp địa được hàn nối với nhau thông qua một vành đai tiếp địa chung nằm sát
chân tường rào. Chống sét thường dùng loại chống sét van kiểu không tiếp điểm
(MO, hoặc Zno) bắt ngay cạnh máy biến áp. Tiếp địa chống sét thường được hàn
vào hệ thống tiếp địa chung của trạm.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
89
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Trạm biến áp kiểu hợp bộ
+ Trạm biến áp hợp bộ thế hệ mới còn gọi là trạm kiốt có khung chịu lực vỏ
trạm làm bằng thép tấm dầy 1,5mm- 2mm sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm được chế tạo
thành 3 khoang riêng rẽ.
 Khoang trung thế.
 Khoang máy biến áp.
 Khoang hạ thế.
Các trạm biến áp này có vỏ hình khối hộp chữ nhật, các khoang có kích thước phù
hợp với kích thước của máy biến áp và thiết bị điện trung thế, hạ thế. Các khoang
đều có cửa riêng thuận tiện, an toàn cho kiểm tra sửa chữa và thí nghiệm. Các
khoang đều đặt trang bị an toàn kiểu khoá liên động, ngăn ngừa những sai sót của
người vận hành có nguy cơ dẫn đến tai nạn chết người. Các thiết bị điện trung thế
và máy biến áp sẽ được lắp đặt đấu nối hoàn chỉnh trong tủ hợp bộ. Đường cấp
điện đến các trạm biến áp này đều là các đường cáp ngầm trung thế, sau khi đấu
các đầu cáp trung thế, hạ thế vào thì trạm có thể vận hành ngay. Các trạm biến áp
hợp bộ thường xử dụng công nghệ cao, thiết bị có chất lượng tốt, có kết cấu gọn
nhẹ, nhưng vì giá thành cao nên hiện tại chưa được dùng phổ biến trên lưới điện.
+ Trạm biến áp ngoài trời hợp bộ kiểu 1 cột
Là loại trạm có 1 máy biến áp đặt hoặc treo trên 1 trụ bê tông được chế tạo đặc
biệt. Máy biến áp được chế tạo theo tiêu chuẩn riêng, sứ trung thế của máy biến áp
là loại sứ đặc chủng phù hợp với chụp đầu cáp an toàn kiểu Elbow(còn gọi là chụp
đầu sứ kiểu L), có loại sứ trung thế máy biến áp được lắp liền cầu chì tự động bên
trong.
Đường cáp trung áp, hạ áp đều được bọc bảo vệ trong hộp bằng kim loại. Ở 1 địa
điểm gần trạm biến áp thường có một tủ điện trung thế thường là tủ ring main unit
còn gọi là tủ điện đấu nối đường cáp mạch vòng cao thế.

Tương lai trạm biến áp


hợp bộ sẽ được dùng
rộng rãi đáp ứng được
yêu cầu về nhiều mặt: An
toàn, kỹ thuật, mỹ thuật,
hiện đại.

Hình ảnh trạm biến áp kiốt

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


90
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Cầu chì

Tín hiệu
Sự cố

Tiếp điểm
Bảo vệ đóng cắt
quá dòng

Đầu chụp Elbow


Sứ máy biến áp
Liên kết trực tiếp
điện cực và cầu chì

cầu chì

Vỏ bọc cách điện

có chức năng cắt


để tách mỗi pha
Hình ảnh
Hình ảnh sứ trung thế máy biến áp trạm treo kiểu một cột

Trong tủ ring main unit có 2 cầu dao phụ tải dùng cho đường trục và 1 cầu dao có
liền cầu chì để đấu rẽ nhánh vào máy biến áp. Đường cáp rẽ nhánh vào máy biến
áp thường dùng loại cáp bọc XLPE 3x M 50mm2.

Câu hỏi 59: Cáp vặn xoắn có cấu tạo như thế nào? Ưu nhược điểm của cáp vặn
xoắn, phạm vi ứng dụng của cáp vặn xoắn trên lưới điện phân phối hạ thế?
Trả lời:
Cáp vặn xoắn là loại dây dẫn điện dùng chất polyethylène liên kết (XLPE) làm
chất cách điện cho từng dây dẫn sau đó vặn xoắn với nhau. Trên gờ nổi dọc theo
chiều dài cáp đánh dấu các pha và có in số báo chiều dài cáp.
Cáp XLPE thường được chế tạo 2 loại:
 Loại 4 dây dẫn bằng nhôm có tiết diện như nhau, cùng bọc cách điện bằng
XLPE và vặn xoắn vào nhau. Các cáp này có đủ độ bền cơ học để tự treo.
 Loại 3 dây dẫn pha bằng nhôm vặn xoắn cùng với một dây trung tính. Dây trung
tính bằng hợp kim nhôm Almelec bọc cách điện bằng XLPE chịu lực và được

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


91
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
dùng làm dây treo các dây pha. Dây trung tính chịu lực chỉ có hai loại tiết diện
là 54,6mm2 hay 70mm2.
ký hiệu: cáp vặn xoắn gồm có chữ cái và số
+ Chữ cái thứ nhất chỉ vật liệu cách điện.
+ Chữ cái thứ hai chỉ vật liệu dẫn điện.
chữ số chỉ mặt cắt danh định nhân với chữ số chỉ ruột dẫn điện.
thí dụ; EA- 4x35 là cáp cách điện XLPE lõi nhôm gồm 4 lõi, tiết diện 1 lõi là
35mm2.
Dấu hiệu nhận biết cáp có dòng điện chạy qua có đánh dấu chóp hình  theo
chiều dài, cáp trung hoà không đánh dấu. Cáp vặn xoắn được dùng trong mạng
điện có trung điểm nối đất chắc chắn.
Cáp vặn xoắn có nhược điểm:
 Bị hạn chế khả năng chịu quá tải, nếu bị quá tải vỏ cáp sẽ bị lão hoá nhanh
hoặc có thể bị cháy.
 Không được dùng để chôn ngầm dưới đất.
 Vì cáp có vỏ mầu đen nên không dùng được ở những công trình có yêu cầu
mỹ quan cao.
 Muốn thi công được hệ thống cáp vặn xoắn đúng kỹ thuật cần phải có máy
thi công chuyên dùng như: rơmoóc, bàn xoay, xe máy... và các dụng cụ thi
công như kìm ép, tăng đơ, palăng, lực kế....
Cáp vặn xoắn có ưu điểm:

Do được vặn xoắn nên cáp XLPE có điện kháng X(/km2) chỉ bằng 1/3 điện
kháng X(/km2) cáp trần cùng loại
X (XLPE) 0,1/km2
=
X(cáp trần) 0,35/km2

Điện kháng X giảm sẽ làm cho tổn thất điện năng A trên đường dây giảm đi.
Nếu 100km dây trần là 12,51% thì 100km cáp vặn xoắn tổn hao là 2,46%.
 Có độ bền cách điện cao nên có khả năng đảm bảo cung cấp điện liên tục,
bảo đảm an toàn cho người xử dụng vì cáp có lớp cách điện tốt.
 Cho phép thi cáp công trong các địa hình phức tạp như rừng cây, nhà cửa
xen kẽ, giảm thiểu khoảng cách hành lang xây dựng điện.
 Giảm được độ cao treo dây, đơn giản hơn về khoảng cách trong mạng điện
hỗn hợp gồm cả trung thế hạ thế, thông tin.
 Giảm được số lượng cột đỡ dây, cho phép bố trí che khuất được cáp ở
những nơi cần đảm bảo mỹ quan.
 Dễ dàng thi công mạng cáp XLPE mới xen kẽ trong mạng cũ.
 Chi phí xây dựng và chi phí bảo dưỡng thấp.
 Hạn chế câu móc ăn trộm điện.
Do có nhiều ưu điểm nên cáp vặn xoắn được dùng để thi công các công trình
điện hạ thế ở đô thị hoặc nông thôn có địa bàn tập trung, thay thế dần cho các
đường dây điện hạ thế bị quá tải hoặc bị cũ nát.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


92
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 60: Trình bày các hạng mục kiểm tra đặc tính của cáp vặn xoắn để đánh
giá chất lượng của cáp?
Trả lời:
Có 9 hạng mục kiểm tra đặc tính của cáp vặn xoắn.
1- Kiểm tra phóng điện ướt:
 Nhúng 10m cáp vào nước trong 24 giờ ở nhiệt độ 200C.
 Cáp phải chịu được điện áp thí nghiệm 4kV 50Hz giữa dây dẫn và nước
trong 4 giờ.

Sơ đồ thí nghiệm phóng điện ướt.

2- Đo điện trở cách điện bằng mêgômmét: quy định theo IEC-540
 Trước khi đo phải nhúng cáp trong nước 24giờ.
 Tích số giữa giá trị điện trở đo được với chiều dài không được nhỏ hơn
40.107  ở nhiệt độ 500C.
3- Tỉ trọng của vật liệu cách điện:
 0,93g/cm3 theo IEC 540- mục 11.
4- Chỉ số nóng chảy của chất cách điện:
 Không quá 0,5, quy định theo IEC 540.
5- Thành phần các bon đen của chất cách điện:
 Quy định theo IEC 540 nằm giữa 2% và 3% trọng lượng; kích thước các hạt
các bon 20m được phân bố đều.
6- Kiểm tra áp lực tác dụng vào cáp ở nhiệt độ cao:
 Nếu chất lượng cáp làm theo quy định IEC 540 (mục 8.1) nằm trong giải
nhiệt độ 80 20C. Theo quy định theo IEC 540, mục 8. 1-4 lực được tính
theo công thức sau:

trong đó: - F: Lực


2
F= 0,8. 2D.i - i - D: Đường kính lõi cáp (mm)
- i : Bề dầy cách điện cáp (mm).
 Bề dầy của cách điện cáp sau quá trình thử không bị giảm 50% so với bề dầy
của cách điện cáp trước khi thử.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
93
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
7- Thử nghiệm lão hoá lớp cách điện:
 Thử nghiệm được tiến hành theo IEC ( mục 5-1)
 Quá trình lão hoá được tiến hành theo IEC 540 ( mục 6-1)
ở nhiệt độ 100 2oC trong thời gian 7x 24h.
 Các yêu cầu trước khi lão hoá:
+ Sức căng Tối thiểu 10N/mm2.
+ Độ dãn dài Tối thiểu 350%.
Các giá trị trên không thay đổi quá 25% các giá trị ban đầu.
8- Thử nghiệm sức căng trên dây dẫn hoàn chỉnh:
Dùng tải cơ giới hạn 0,2( F02 ) được quy định theo ISP/ DIS 6892. Độ dãn dài
được đo trên chiều dài 250mm.
Thử nghiệm 1 mẫu cáp dài 0,5m, các lõi được tách ra, lớp cách điện được bóc
và các dây dẫn được đặt vào máy kiêm tra sức căng: khoảng cách giữa các kẹp
ít nhất là 300mm, kẹp sao cho tải được dàn đều giữa các dây và lực ép của
chúng càng nhỏ càng tốt.
Tải giới hạn tuỳ thuộc theo từng chủng loại dây dẫn. Nếu thấy đứt bên trong
hoặc gần các bộ phận lân cận phải thử lại.
9- Kiểm tra sức căng trên toàn bộ cáp thành phẩm:
Thử một mấu cáp dài 12m được kẹp cố định tại 2 vị trí có cách điện và có chiều
dài không nhỏ hơn 10m. Tải cơ tuỳ theo từng chủng loại dây dẫn. Nếu thấy đứt
bên trong hoặc gần các bộ phận lân cận phải thử lại.

Hình ảnh cáp vặn xoắn XLPE

LẮP ĐẶT CÁP VẶN XOẮN

cáp trên cột có lắp tụ bù hạ thế Néo cáp trên tường

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


94
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Cáp trên cột có lắp cáp có làm


hộp phân phối điện cáp có mối nối chịu lực tiếp địa lặp lại

CÁP ĐIỆN XLPE VIỆT NAM


(THAM KHẢO)
CÁP VẶN XOẮN HẠ ÁP (LV-ABC)

 Ruột dẫn: Nhôm xoắn ép chặt.


 Số ruột: 2, 3, 4.
 Mặt cắt danh định: 16 - 150mm2
 Cấp điện áp: 0,6/1KV
 Cách điện: XLPE
 Cấp chịu nhiệt: 900C

CÁP VẶN XOẮN TRUNG ÁP (MV-ABC)

Bọc cách điện XLPE, có sợi treo chịu


lực,
ba ruột dẫn 3 pha được xoắn thành
chùm.
2
 Mặt cắt danh định: 35 - 185mm
 Cấp điện áp: 11-24KV.
 Cách điện: XLPE.
 Cấp chịu nhiệt: 900C

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


95
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

BẢNG TRA CỨU


CÁP VẶN XOẮN HẠ ÁP (LV-ABC)

Đường
Số ruột x Đường kính Lực
Tiết diện kính
số sợi trong tổng kéo đứt Cường độ
danh định cách điện
ruột dẫn (gần đúng) tối thiểu tối đa (A)
(mm2) tối đa
(N x N/dia.) (mm) (KN)
(mm)

4x
LV-ABC 16 7,9 19,1 8,8 78
7/1,73*
4x
LV-ABC 25 9,2 22,2 14,0 105
7/2,17*
4x
LV-ABC 35 10,3 24,9 19,6 125
7/2,56*
4x
LV-ABC 50 11,9 28,7 28,0 150
7/2,99*
4x
LV-ABC 70 13,6 32,8 39,2 185
19/2,17*
4x
LV-ABC 95 15,9 38,4 53,2 225
19/2,56*
LV-ABC 4x
17,5 42,2 67,2 260
120 19/2,85*
LV-ABC 4x
18,9 45,6 84,4 285
150 19/3,25*
(*) Số sợi cho phép ± 1 sợi, đường kính sợi khi chưa cán ép

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


96
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

DÂY VÀ CÁP ĐIỆN LỰC

DÂY VÀ CÁP ĐIỆN LỰC BỌC


CÁCH ĐIỆN PE HOẶC PVC, VỎ BẢO VỆ PVC
Dùng để truyền tải và phân phối điện
- Ruột dẫn: đồng, nhôm.
- Số ruột: 1 - 4.
Mặt cắt danh định ruột dẫn đến
-
1000mm2
- Cấp điện áp: 0,6/1KV.
- Cấp chịu nhiệt: 700C.

DÂY VÀ CÁP ĐIỆN LỰC BỌC


CÁCH ĐIỆN XLPE, VỎ BẢO VỆ PVC
Dùng để truyền tải và phân phối điện.
- Ruột dẫn: đồng, nhôm
- Số ruột: 1 - 4.
- Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 1000mm2
- Cấp điện áp: 0,6/1KV.
- Không có hoặc có giáp kim loại bảo vệ
(SWA, DTA)

- Cấp chịu nhiệt: 900C

Tiết diện Đường Trọng


Số sợi / Đường Cường độ
danh kính lượng
đ.kính sợi kính tối đa
định dây dẫn gần đúng
(Nxmm) tổng (mm) (Amp)
(mm2) (mm) (Kg/100m)
CV 11 7/1.4 4,20 6,80 132 75
CV 14 7/1.6 4,80 7,60 169 88
CV 16 7/1.7 5,10 8,10 192 95
CV 25 7/2,14 6,42 9,60 291 115
CV 35 7/2,52 7,56 11,00 395 140
CV 50 19/1,8 9,00 12,60 534 189
CV 70 19/2,14 10,70 14,50 739 215
CV 95 19/2,52 12,60
BẢNG TRA 16,50
CỨU DÂY VÀ CÁP ĐIỆN 1008
LỰC CV 260
CV 120 19/2,8 14,00 18,20 1235 324
CV 150 37/2,3 16,10 20,50 1598 384
CV 185 37/2,52 17,64 22,30 1908 405
CV 200 37/2,6 18,20 23,00 2034 443
CV 250 61/2,3 20,70 25,50 2579 518
CV 300 61/2,52 22,68 27,70 3080 570
CV 325 61/2,6 23,40 28,60 3282 596
CV 400 61/2,9 26,10 31,50 4041 660
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
97
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

BẢNG CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ VIỆT - ANH


Ruột dẫn điện Conductor
Bán dẫn điện Semiconductor
Cách điện Insulation
Insulation
Giáp kim loại
screening/Metalic
Lót đầy Filler
Băng liên kết Binder tape
Vỏ phân cách Separation sheath
Băng thép Flat tape amour
Vỏ ngoài Outer sheath
CÁP CHỐNG THẤM Ruột dẫn: đồng, nhôm.
Cách điện: PVC, XLPE
Chất chống thấm được phủ bên trong của ruột dẫn điện nhằm ngăn ngừa sự thấm
nước theo trục cáp, bảo vệ ruột dẫn không bị xâm thực ăn mòn và bảo vệ lớp cách
điện tránh hư hỏng do hơi nước phát sinh. Cáp hạ thế và trung thế treo: Chống thấm
ruột dẫn điện, cáp trung thế có màn chắn kim loại: Chống thấm ruột dẫn hoặc
chống thấm màn chắn kim loại.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
98
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

CÁP TRUNG ÁP

Bọc cách điện XLPE, có lớp màn chắn bán dẫn. Dùng để truyền tải điện cao
áp.
-Ruột dẫn: đồng, nhôm.
-Số ruột: 1 - 4.
-Mặt cắt danh định ruột dẫn đến 1000mm2
-Cấp điện áp: 3 - 30KV.
Không có hoặc có giáp kim loại bảo vệ (SWA,
-
DTA).
-Nhiệt độ làm việc dài hạn: 900C
- Nhiệt độ cực đại cho phép khi ngắn mạch là:
2500C với thời gian không quá 5 giây.

XLPE/DTA/PVC Single-core cable Three-core cable

Hỉnh ảnh
cáp XLPE trung thế sợi đơn
không có giáp kim loại

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


99
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

DÂY ĐIỆN DÂN DỤNG

Bọc cách điện PVC, cấp chịu nhiệt 700C


DÂY ĐƠN, ĐÔI MỀM
-Ruột dẫn: đồng mềm nhiều sợi xoắn.
-Mặt cắt danh định: 2 x 0,5 - 2 x 2,5mm2
-Cấp điện áp: 250V
Dùng để dẫn điện cho các đồ gia dụng loại nhỏ.

DÂY ĐƠN 1 SỢI (NHIỀU SỢI)


-Ruột dẫn: 1 sợi (nhiều sợi) đồng hoặc nhôm
-Mặt cắt danh định: 0,5 - 12mm2
-Cấp điện áp: 0,6/1KV
DÂY ĐƠN 1 SỢI (NHIỀU SỢI)
Dùng để làm đường điện chính trong các căn hộ
Tiết diện Đường kính Đường Trọng lượng Cường độ
danh định dây dẫn kính gần đúng tối đa
(mm2) (mm) BẢNGtổng TRA CỨU (Kg/100m) (Amp)
VC 1.0 1.2 x (7/0,45) 2,8 (3,0) 1,67 19
VC 1.5 1.4 x (7/0,53) DÂY
3,0ĐÔI
(3,2)MỀM 2,09 23
Tiết diện VC 2.0 1.6 x/ (7/0,60)
Số sợi 3,2 (3,4) 2,58 lượng
Trọng 27
VC 3.0 2.0 x (7/0,75) Đường
3,6 (3,9)kính 3,72 35 Cường độ
danh định đường kính sợi gần đúng
tổng (mm) tối đa (Amp)
(mm2) VC 5.0 (Nxmm)
2.6 x (7/1,00) 4,6 (5,0) (Kg/100m)
6,21 48

VCm 2 x 0,50 VC 7.0 2 x3.0 x (7/1,13)


16/0,20 5,0 (5,4)
2,6 x 5,2 7,94 2,24 57 5
VCm 2 x 0,75 2 x 24/0,20 2,8 x 5,6 2,89 7
VCm 2 x 1,00 2 x 32/0,20 3,0 x 6,0 3,45 10
VCm 2 x 1,25 2 x 40/0,20 3,1 x 6,2 3,99 12
VCm 2 x 1,50 2 x 30/0,20 3,2 x 6,4 4,55 14
VCm 2 x 2,50 2 x 50/0,20 3,7 x 7,4 5,59 18

DÂY ĐƠN 1 SỢI (NHIỀU SỢI)


Tiết diện Cường độ
Đường kính Đường kính Trọng lượng
danh định tối đa
dây dẫn (mm) tổng gần đúng (Kg/100m)
(mm2) (Amp)
VC 1.0 1.2 x (7/0,45) 2,8 (3,0) 1,67 19
VC 1.5 1.4 x (7/0,53) 3,0 (3,2) 2,09 23
VC 2.0 1.6 x (7/0,60) 3,2 (3,4) 2,58 27
VC 3.0 2.0 x (7/0,75) 3,6 (3,9) 3,72 35
VC 5.0 2.6 x (7/1,00) 4,6 (5,0) 6,21 48
VC 7.0 3.0 x (7/1,13) 5,0 (5,4) 7,94 57
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
100
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 61: Trình bày trình tự thi công một hộp đầu cáp XLPE 1 pha 20- 25kV,
16- 630mm2 trong nhà?
Trả lời:
Trình tự thi công một hộp đầu cáp XLPE 1 pha 20- 25kV, 16- 630mm2 trong
nhà như sau:

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


101
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


102
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


103
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 62: Trình bày trình tự thi công một hộp đầu cáp XLPE 3 pha 20 - 25kV,
16- 630mm2 trong nhà?
Trả lời:
Trình tự thi công một hộp đầu cáp XLPE 3 pha 20- 25kV, 16- 630mm2 trong
nhà như sau:

nếp
trống

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


104
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


105
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


106
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 63: Nêu những quy định chung đánh giá chất lượng dây dẫn trần dùng cho
thi công đường dây trên không?
Trả lời: Khi xử dụng các dây dẫn trần để thi công các công trình điện cần phải
kiểm tra dựa trên những quy định sau:
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 5064 - 1994, 5064/SĐ1 - 1995, 6483:1999.
- Dây dẫn phải có bề mặt đồng đều không có khuyết tật mà mắt thường nhìn
thấy được. Các sợi bện không chồng chéo xoắn gẫy không đứt đoạn cũng như các
khuyết tật khác cho quá trình sử dụng. Tại các đầu và cuối của dây bện phải có đai
chống bung xoắn.
- Các lớp kế tiếp nhau phải ngược chiều nhau và lớp xoắn ngoài cùng theo
chiều phải, các lớp xoắn phải đều chặt.
- Các sợi thép của dây nhôm lõi thép phải được mạ thép chống rỉ lớp mạ
phải bám chặt không bị bong, nứt, tách lớp khi thử uốn trên lõi thử có tỷ số giữa
đường kính lõi thử và đường kính sợi thép là:
+ 4mm khi đường kính sợi thép từ 1,5 đến 3,4 mm.
+ 5mm khi đường kính sợi thép từ 3,4 đến 4,5 mm.
- Đối với các dây nhôm lõi thép sử dụng cho các vùng nhiễm mặn lõi thép
phải được bôi mỡ trung tính chịu nhiệt chống rỉ. Lớp mỡ trung tính chịu nhiệt phải
đồng đều, không có chỗ khuyết .
- Các sợi thép mạ kẽm của dây nhôm lõi thép không được có mối nối bằng
bất cứ giá nào.
- Trên mỗi sợi bất kỳ số lượng mối nối không được vượt quá quy định nêu
trong bảng sau. Mặt khác, khoảng cách giữa các mối nối trên các sợi khác nhau,
cũng như trên cùng một sợi không được nhỏ hơn 15 m. Mối nối phải được hàn
bằng phương pháp hàn chảy.
Số lớp Số lượng mối nối cho phép trên toàn bộ chiều dài dây
1 2
2 3
3 4
4 5
Câu hỏi 64: Trình bày các phương pháp kéo dây trong việc thi công đường dây
điện trên không?
Trả lời: Có 3 phương pháp kéo dây:
Phương pháp 1: kéo dây bằng xe kéo
 Đội thi công tối thiểu phải có từ 3 người làm và một xe kéo dây có người
điều khiển. Xe kéo phải có tời chịu lực.
 Tổng trọng lượng của xe kéo phải bằng 1,5 lần lực căng của một dây dẫn
trong khi kéo 3 dây dẫn.
 Tất cả các dây dẫn phải được xe kéo cùng một lúc. Xử dụng dây kéo nối các
dây dẫn vào xe kéo.
 Dây kéo được nối với xe kéo bằng các khớp khuyên. Trong khi kéo dây, một
công nhân có nhiệm vụ liên tục theo dõi các mối nối giữa dây kéo và dây
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
107
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
dẫn, một công nhân khác liên tục theo dõi những chỗ nối giữa các bề dài
khoảng trống. Cả hai cùng đi chậm theo sau giám sát kéo dây và dùng các
biện pháp để bảo vệ dây dẫn không bị hư hỏng .
 Để đặt dây kéo vào các pa lăng kéo dây thì xe kéo quay ngược lại sao cho có
thể tháo hoặc nối lại dây kéo dễ dàng.
 Trước khi các khoảng trống cuốn dây hoàn toàn hết thì ngừng kéo dây và
tháo những vòng cuốn cuối cùng được tháo ra bằng tay.
 Dây dẫn được buộc chặt và nối vào các dây dẫn đã kéo trước đó hoặc vào
các bề dài trống mới.
Phương pháp 2: Kéo dây dẫn điện bằng thừng.
 Có thể tiến hành kéo dây thừng khi dựng cột. Đội làm việc thường có nhiều
công nhân, một tời dây nổi và một xe phù hợp. Công suất của tời kéo dây sẽ
quyết định việc có thể kéo được tất cả các dây dẫn cùng một lúc hay không.
 Tời cuốn dây có các trống cuốn dây được đặt ở đầu dây sao cho có thể kéo
dây dễ dàng nhất.
 Thừng được kéo ra từ tời và được nối bằng các khớp khuyên vào xe kéo.
 Hai công nhân với một chiếc xe chuyên dụng sẽ kéo thừng và đặt thừng vào
các pa lăng kéo dây. Khi đã thả hết thừng ra dây dẫn sẽ được nối vào thừng.
 Trong khi kéo dây, một công nhân theo dõi những mối nối và dây dẫn, một
công nhân theo dõi mối nối giữa các khoảng dài trống. Cả hai đều đi chậm
theo sau giám sát việc kéo dây và tiến hành kiểm tra bảo vệ dây dẫn khỏi bị
hư hỏng trong qua trình kéo dây.
 Trước khi trống cuốn dây đã thả hết dây, việc kéo dây ngừng lại và các vòng
dây cuốn cùng được kéo ra bằng tay. Các dây dẫn được buộc chặt nối vào
những dây dẫn đã kéo trước đó hoặc vào các khoảng dài trống mới.
Phương pháp 3: Thay dây dẫn kết hợp dùng dây dẫn có sắn làm thừng.
 Đội công thi công bao gồm hai hay nhiều công nhân, một tời kéo dây nối và
một xe chuyên dụng.
 Các dây dẫn nó sẵn được tháo ra khỏi cổ sứ, các pa lăng kéo dây được lắp
vừa khít vào sứ và dây dẫn được dịch chuyển sang các pa lăng kéo dây.
 Tời dây có trống cuốn dây được đặt ở đầu dây sao cho có thể tiến hành kéo
dây một cách dễ dàng nhất.
 Các dây dẫn mới được nối vào dây cũ sẵn có sau đó dây mới được kéo, đồng
thời dây cũ được tời cuốn.
 Trong khi kéo dây có một công nhân theo dõi những mối nối giữa các dây
dẫn cũ và các dây dẫn mới, một công nhân khác theo dõi mối nối giữa các bề
dài trống. Cả hai người giám sát phải đi chậm sau và tiến hành các biện pháp
bảo vệ dây dẫn không bị hư hỏng.
 Trước khi các khoảng trống cuốn dây thả hết dây thì ngừng kéo dây và
những vòng dây cuối cùng sẽ được tháo ra bằng tay. Các dây dẫn được buộc
lại, nối vào những dây dẫn đã kéo trước đó hoặc vào các khoảng dài trống.

Câu hỏi 65: Trình bày phương pháp căng dây lấy độ võng trong việc thi công
đường dây điện trên không?

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


108
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trả lời: Tùy theo điều kiện thực tế dây dẫn có thể được căng dây bằng xe kéo,
cần trục ... Khi có một đoạn dây đã được kéo ra, một đầu dây được buộc vào xà,
hoặc nối dây đã căng trước đó ... đầu dây kia được kéo căng trực tiếp vào xà hoặc
các thiết bị đỡ dây tạm thời.
 Nếu có một số đoạn và dây dẫn ở một đoạn dây đã căng rồi và được buộc vào
thiết bị đỡ dây tạm thời thì dây dẫn sẽ được nối và căng đồng thời vào lúc tháo
dây ra khỏi thiết bị đỡ dây tạm thời.
 Để tạo điều kiện căng thêm dây dẫn, các dây dẫn đã được căng sẽ được chuyển
từ thiết bị đỡ dây tạm thời sang vị trí cố định vào cột lân cận theo hướng kéo
dây.
 Dây dẫn được căng trước vào khoảng 10% đối với dây ACSR, và 30% với dây
hợp kim nhôm cao hơn giá trị cho trong bảng tra về độ võng cho phép của dây.
 Bảng về độ võng dây bao gồm:
+ các giá trị về căng dây, độ võng đối với các khoảng cách giữa các cột khác
nhau.
+ các giá trị về căng dây, độ võng tại một khoảng cách cột thông thường nhất
định ở nhiệt độ môi trường xung quanh khác nhau.
 Để có được độ căng dây chính xác, phải kiểm tra độ chùng dây tại một khoảng
cách cột vào khoảng 2/3 khoảng cách từ vị trí căng dây. Chú ý rằng lực căng dây
nêu ra trong bảng độ võng dây là lực nằm ngang.

P là lực căng dây


b

P1 là lực kéo dây


góc nghiêng

Lực P  P1

Có thể tính lực P1 như sau:


Nếu góc nghiêng so với cột là 300 thì P1 = P : 0,5
Nếu góc nghiêng so với cột là 450 thì P1 = P : 0,7
Nếu góc nghiêng so với cột là 600 thì P1 = P : 0,87
 Độ võng dây ở một khoảng cách cột ngoài bảng chùng dây được tính
theo công thức:
a2
b1 = b2
a1
Trong đó: b1 = độ võng mới.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
109
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
b2 = độ võng theo bảng về võng dây
a1= khoảng cách cột mới
a2= khoảng cách cột theo bảng võng dây.

Câu hỏi 66: Trình bày kỹ thuật buộc dây trên sứ đỡ?
Trả lời: Buộc dây trên sứ là một việc bắt buộc phải làm để dây dẫn được giữ cố
định trên vật liệu cách điện. Theo cấp điện áp khác nhau sứ cách điện có hình
dáng, kích thước khác nhau nhưng cách buộc dây trên sứ đều giống nhau.
 Công việc phải được làm ngay sau khi căng dây.
Trước khi buộc dây toàn bộ tuyến dây liên quan phải được làm tiếp địa đề
phòng có điện áp xuất hiện trên đường dây do cảm ứng, do sét đánh ...
 Công việc phải được bắt đầu từ vị trí cột góc và ở các vị trí cột trên mặt bằng
không bằng phẳng, địa hình phức tạp, lồi lõm.
 Các dây buộc phải là các dây mới, không cho phép dùng lại những dây buộc đã
dùng rồi.
 Dây buộc phải được lựa chọn quy định theo mẫu của nhà máy.
 Có 2 cách buộc dây trên sứ là
+ Buộc dây bên cạnh sứ.
+ Buộc dây trên đỉnh sứ.

1. Buộc dây cạnh sứ: Vị trí đặt dây ở sứ phải nằm ở phía cổ sứ sao cho dây
dẫn luôn luôn tựa vào cổ sứ một cách tự nhiên mà
không bị tụt khỏi cổ sứ, do đó trước khi đặt dây vào
cổ sứ phải xác định được vị trí của cột đang làm là cột
góc, cột chuyển hướng hay là cột trung gian...và
hướng đi của dây dẫn trên tuyến. Nếu sứ ở vị trí thẳng
tuyến thì dây dẫn trên cổ sứ phải nằm ở phía cột.

Trình tự buộc dây


 Đặt dây dẫn vào cổ sứ.
 Quấn dây buộc quanh cổ sao cho hai đầu dây buộc nằm dưới cổ sứ.
 Quấn dây buộc 1,5 vòng quanh dây dẫn.
 Lại quấn dây buộc quanh sứ và đưa hai đầu dây buộc ra phía trên dây dẫn.
 Quấn dây buộc 1,5 vòng quanh dây dẫn.
 Lại quấn dây buộc quanh sứ và đưa hai đầu dây buộc ra phía dưới dây dẫn.
 Quấn dây buộc 14 vòng quanh dây dẫn.
 Đầu dây buộc phải được xiết chặt vào dây dẫn. Dây buộc phải được cắt sát và
vuông góc với bề dây dẫn.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


110
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Hình vẽ
mô tả cách buộc
dây bên cạnh sứ

2. Buộc dây trên đỉnh sứ:


Vị trí đặt dây ở sứ phải nằm ở phía trên đỉnh sứ
sao cho dây dẫn luôn luôn nằm trong rãnh trên
đỉnh sứ một cách tự nhiên mà không bị tụt khỏi
đỉnh sứ, do đó trước khi đặt dây vào phải điều
chỉnh rãnh trên đỉnh sứ trùng với phương kéo dây
Trình tự buộc dây
 Đặt dây dẫn vào rãnh trên cùng của sứ.
 Kéo dây buộc chéo qua dây dẫn và song song với hướng dây dẫn.
 Quấn 2 vòng quanh dây dẫn về cả 2 phía.
 Vòng dây buộc quanh cổ sứ sau đó đưa dây buộc về phía trước dây dẫn.
 Tiếp tục quấn 2 vòng quanh dây dẫn về 2 phía. Lặp lại thao tác như trên cho đủ
3 lần x 2 vòng.
 Kết thúc bằng cách quấn 14 vòng quanh dây dẫn về 2 phía.
 Đầu dây buộc phải được xiết chặt vào dây dẫn. Dây buộc phải được cắt sát và
vuông góc với bề dây dẫn.

Hình vẽ
mô tả cách buộc dây trên đỉnh sứ
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
111
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 67: Trình bày kỹ thuật buộc dây trên sứ đỡ bằng dây buộc chế tạo theo
mẫu sẵn tại nhà máy?
Trả lời:
 Buộc dây trên sứ đỡ bằng dây buộc chế tạo theo mẫu sẵn tại nhà máy được
dùng phổ biến và được ưa chuộng. Có hai loại dây buộc:
+ loại dây kim loại trần dùng để làm dây buộc cho dây dẫn trần hoặc
cho dây dẫn bọc cách điện bị bóc trần cách điện tại chỗ buộc
+ loại dây kim loại bọc cách điện.
 Chỉ được phép dùng dây buộc chưa qua xử dụng.
Buộc dây phải chặt đảm bảo liên kết tốt giữa dây buộc, dây dẫn, sứ nhưng không
được làm xơ xước dây dẫn hoặc làm tổn thương đến lớp vỏ cách điện chịu thời tiết
của dây dẫn tại chỗ buộc dây.
 Sau khi buộc xong, đầu của dây buộc phải nằm phía dưới dây dẫn.

Hình vẽ 63- 1
buộc dây trần cạnh sứ bằng dây buộc mẫu do nhà máy chế tạo

Dấu sơn chỉ cỡ dây dẫn


Dấu sơn chỉ cỡ cổ sứ

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


112
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Hình vẽ 63- 2
buộc dây trần đỉnh sứ bằng dây buộc mẫu do nhà máy chế tạo

Hình vẽ 63-3
buộc dây bọc cạnh sứ bằng dây buộc mẫu do nhà máy chế tạo

hình vẽ 63-4- 1

hình vẽ 63-4- 2

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


113
Hình vẽ 63-4-3
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

1. Buộc bên cạnh: ( xem hình vẽ 63- 1 )


 Đặt dây lên phía trong sứ tại một góc sao cho cột ở phía ngoài góc.
 Đặt một dây dẫn trên mặt ngoài sứ tại một góc sao cho cột điện ở phía trong
góc.
 Dây dẫn luôn luôn tựa tự nhiên vào sứ mà không cần sự hỗ trợ nào về lực
đỡ.
 Nếu sứ ở vị trí thẳng tuyến thì dây dẫn trên cổ sứ phải nằm ở phía cột.

Trình tự buộc dây


a. Buộc bằng dây kim loại trần
 Đặt dây buộc quanh sứ.
 Bắt đầu cuốn trên nhánh dây trên cùng trước. Xoắn quanh sứ gần nhất
trước rồi quấn hai vòng trước khi bắt đầu nhánh thứ hai.
 Quấn xong cả hai nhánh và các đầu khoá an toàn đúng chỗ
b. Buộc bằng dây kim loại bọc
 Đặt dây buộc quanh sứ.
 Cuốn cả 2 nhánh quanh dây dẫn và hoàn thành quy trình buộc
( xem hình vẽ 63- 3 )
2. Buộc ở trên đỉnh sứ:
Trình tự buộc dây
a. Buộc bằng dây kim loại trần
 Đặt dây dẫn vào khe trên cùng của sứ.
 Đặt dây buộc sao cho nhánh dây có đánh dấu (trên dấu gần chỗ dây
vòng )ở phía trên dây dẫn.
 Quấn hết nhánh dây có dấu sơn vào dây dẫn.
 Đặt dây buộc thứ hai xuống dưới dây dẫn và giữa nhánh đã quấn và
chưa quấn của dây buộc đã được lắp một phần lúc đầu, tương tự như
dây buộc đầu tiên với vết sơn đánh dấu ở phía trên dây dẫn.
 Quấn dây buộc vào dây dẫn.
 Kết thúc bằng cách quấn các nhánh không đánh dấu của cả 2 dây buộc
( xem hình vẽ 63- 2)
b. Buộc bằng dây kim loại bọc nhựa.(xem hình vẽ 63- 4 -1, 2, 3)
 Đặt dây dẫn vào rãnh trên cùng của đỉnh sứ.
 Đặt dây buộc lên trên dây dẫn và đưa cả 2 nhánh xuống dưới dây dẫn
 Quấn các nhánh dây buộc 1800 theo chiều kim đồng hồ để buộc chặt
dây dẫn vào khe sứ
 Cuộn các nhánh dây buộc quanh dây dẫn để kết thúc việc buộc dây

Câu hỏi 68- Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ am pe kìm?
Trả lời:
1. Đồng hồ am pe kìm có 3 công dụng sau:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
114
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Dây đo ACA

ACV  Đo dòng điện xoay chiều AC


từ vài am pe đến vài nghìn am pe.
Chuyển mạch
thang đo
 Đo được điện áp xoay chiều
Nút khoá kim AC từ vài chục von đến vài trăm
Vít chỉnh von.
cân bằng
 Đo được điện trở một chiều
Điều chỉnh
(điện trở thuần R) từ vài  đến
không
vài chục k.

Mặt ngoài Đồng hồ am pe kìm

2. Phương pháp sử dụng đồng hồ:


a- Đo dòng điện xoay chiều:
 Chọn thang đo dòng điện thích hợp trên mặt ACA bằng cách điều chỉnh chuyển
mạch chọn thang đo trên mặt ACA .
 Mở nút khoá kim.
 Mở họng kìm kẹp lồng dây dẫn có dòng điện chạy qua.
 Đóng nút khoá kim để cố định kim nếu thấy khó đọc trị số ngay lúc đo.
 Lấy kết quả đo nhân với hệ số nhân tìm kết quả thực.
b- Đo điện áp xoay chiều:
 Chọn thang đo dòng điện thích hợp trên mặt ACV bằng cách điều chỉnh
chuyển mạch chọn thang đo trên mặt ACV.
 Chọc que đo điện áp của am pe kìm vào 2 điểm mang điện cần đo điện áp.
 Lấy kết quả đo nhân với hệ số nhân tìm kết quả thực.
3. Đo điện trở một chiều:
 Lắp thêm một bộ pin ngoài có điện áp 1,5V hoặc 9V.
 Chọn thang đo phù hợp với mức điện trở thích hợp trên mặt  bằng cách điều
chỉnh chuyển mạch thang đo trên mặt .
 Cắm hai sợi dây đo vào 2 lỗ cắm trên am pe kìm, dây mầu đỏ vào cực dương
(+), dây mầu đen vào cực âm (-)
 Điều chỉnh kim đo về 0 bằng cách chập tắt que đo sau đó chinh kim về trị số 0
bằng cách vặn núm điều chỉnh không ở thân đồng hồ.
 Lấy kết quả đo nhân với hệ số nhân tìm kết quả thực.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
115
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Vị trí  ứng với giá trị điện trở vô cùng lớn, tương đương với trạng thái hở
mạch.

Tách riêng 2 dây dẫn ổ cắm điện Điện trở thuần
R

Đo dòng điện Đo điện áp Đo điện trở một chiều

Câu hỏi 69: Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ vạn năng?
Trả lời:

- Thang đo

- Vít chỉnh cân bằng

- Nút chỉnh 0.

- Chuyển mạch chọn thang đo

- Lỗ cắm dây đo (+)

- Lỗ cắm dây đo (-)

Mặt ngoài đồng hồ vạn năng

1. Đồng hồ vạn năng có 4 công dụng sau:


 Đo điện áp 1 chiều DCV từ vài von đến vài trăm vôn.
 Đo điện áp xoay chiều ACV từ vài von đến vài trăm vôn.
 Đo điện trở 1 chiều từ vài  đến vài trăm k.
 Đo dòng điện 1 chiều từ vài mA đến vài A.
2. Phương pháp sử dụng đồng hồ:
 Trước khi sử dụng đồng hồ phải chỉnh kim đồng hồ về vị trí 0 bằng vít chỉnh
không.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


116
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

 Đo điện áp một chiều DCV:


+ Chọn thang đo thích hợp trên thang đo DCV
bằng cách chuyển mạch thang đo về vị trí
DCV, trị số trên chuyển mạch là trị số lớn
nhất của thang đo.
+ Cắm hai sợi dây đo vào hai lỗ cắm trên vạn
năng kế, dây đỏ cắm vào lỗ P, dây đen cắm
vào lỗ N. Nối hai đầu dây vào hai đầu cần đo
điện áp 1 chiều, chú ý đến cực tính (+, -) nếu
thấy kim chỉ ngược thì phải đảo cực tính của Đo điện áp một chiều
que đo.
+ Đọc số chỉ trên mặt đồng hồ rồi nhân với hệ
số nhân để cho kết quả đúng.
 Đo điện áp xoay chiều ACV:
+ Chọn thang đo thích hợp trên thang đo ACV
bằng cách chuyển mạch thang đo về vị trí
ACV, trị số trên chuyển mạch là trị số lớn
nhất của thang đo.
+ Tiến hành phép đo giống như đo điện áp 1
chiều. Đo điện áp xoay chiều
 Đo điện trở 1 chiều :
+ Lắp thêm pin bên trong.
+ Cắt điện vào điện trở trước khi đo.
+ Tách 1 đầu điện trở cần đo để tránh sai số.
+ Chú ý phải đặt que đo đỏ vào nút +, đặt que đo đen vào nút -.
+ Chập tắt que đo và chỉnh 0.
+ Nối hai đầu que đo vào điện trở cần đo.
+ Đọc trị số đo trên đồng hồ rồi nhân với hệ số nhân.
 Đo dòng điện 1 chiều:
+ Muốn đo dòng điện xoay chiều đi qua một trở kháng cần phải giữ điện
áp 1 chiều đặt vào mạch điện.
+ Tách rời mạch đấu sau đó chỉnh mạch đồng hồ vạn năng sang vị trí đo
dòng điện có trị số thích hợp.
+ Đấu que đo dòng điện vào hai đầu của mạch điện vừa tách ra.
+ Đọc trị số trên thang đo tương ứng.
+ Chú ý: Khi đo dòng điện một chiều dễ bị nhầm lẫn với phép đo điện áp
1 chiều, nếu chọc 2 đầu que đo vào hai cực điện áp mà không có điện
trở rất dễ hỏng đồng hồ.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


117
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 70: Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ Te rô mét?
Trả lời: Te rô mét là một đồng hồ chuyên dùng để đo điện trở tiếp địa của trạm
biến áp, đường dây và hệ thống nối đất chống sét.

cột điện cột điện

1 234
1 234

Rx R3 RB
Rx R3 RB  20 m
 20 m

cọc cọc cọc cọc cọc cọc


tiếp địa dò phụ tiếp địa dò phụ

Sơ đồ 4 dây, Rtđ lớn Sơ đồ 3 dây, Rtđ nhỏ

Kim báo 0 Các cực đấu dây


1 2 34
Núm xoay điện trở
X 5 20
X 1 X
Nút nhấn nguồn điện K
Control 5 X50

Đồng hồ Te rô mét M- 416T

Phương pháp sử dụng đồng hồ như sau:


1. Lắp 1 bộ pin 4,5V vào đồng hồ.
2. Sử dụng một trong hai sơ đồ đấu dây trên để đo điện trở tiếp đất.
 Sơ đồ 3 dây ứng với trường hợp điện trở tiếp đất nhỏ.
 Sơ đồ 4 dây ( cực 1 và 2 nối tắt ) ứng với trường hợp điện trở tiếp đất lớn.
3. Phải đóng thêm hai cọc làm bằng thép tròn 10  12 dài 0,7  1m theo như
khoảng cách quy định trên sơ đồ:
 1 cọc dò (3) còn gọi là cọc điện áp.
 1 cọc phụ (B) còn gọi là cọc dòng điện.
4. Đồng hồ Te rô mét phải đặt cân bằng trên mặt đất sau đó dùng dây điện mềm
có bọc cách điện đấu dây theo một trong 2 sơ đồ trên.
5. Kiểm tra đồng hồ Te rô mét trước khi đo theo trình tự:
 Vặn công tắc chuyển đổi về vị trí Control 5. Lúc đó kim chỉ thị lệch khỏi vị
trí cân bằng.
 Nhấn nút ấn K( mầu đỏ), lúc đó kim chỉ thị lệch khỏi vị trí cân bằng.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
118
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Xoay núm xoay điện trở.
 Nếu trị số điện trở báo ở trên vành núm xoay điện trở là 5, kim chỉ thị trở lại
đúng vị trí cân bằng thì đồng hồ Te rô mét làm việc tốt.
6. Đo điện trở tiếp địa theo trình tự:
 Vặn công tắc chuyển đổi về vị trí mà có giới hạn đo lớn nhất hoặc vị trí ước
đoán mà Rx nằm trong khoảng giá trị đó.
 Nhấn nút ấn K( mầu đỏ), lúc đó kim chỉ thị lệch khỏi vị trí cân bằng. Nút nhấn
K phải được nhấn và giữ nguyên như vậy cho đến khi kim chỉ thị trở lại về vị trí
cân bằng.
 Xoay núm xoay điện trở.
 Nếu trị số điện trở báo ở trên vành núm xoay điện trở phù hợp với việc kim chỉ
thị trở lại đúng vị trí cân bằng thì dừng lại.
 Kết quả đo của điện trở tiếp đất được đọc trên núm xoay điện trở.
Câu hỏi 71: Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ mê gôm mét?
Trả lời: mê gôm mét là một đồng hồ chuyên dùng để đo điện trở cách điện.
Mê gôm mét là có cấu tạo bao gồm 1 máy phát điện
1 chiều quay tay có công suất nhỏ, có khả năng tạo ra
điện áp 1 chiều điện áp là 500V, 1000V, 2500V dùng
làm nguồn điện cung cấp cho cơ cấu đo là loại tỉ lệ
kế điện từ. Điện trở cần đo được đấu song song hoặc
nối tiếp vào mê gôm mét qua một công tắc chuyển
đổi. Nếu muốn đo điện trở nhỏ cỡ k thì gạt sang
phải, lúc này Rx đấu song song với cuộn dây của cơ
cấu đo. Nếu muốn đo điện trở lớn M thì gạt sang
trái, lúc này Rx đấu nối tiếp với cuộn dây của cơ cấu
đo. Rx là điện trở cần đo.

Mê gôm mét có 3 cực đấu dây được ký hiệu là:


 Cực L còn gọi là cực đường dây được đấu vào đối tượng đo.
 Cực G còn gọi là cực bảo vệ được dùng khi đo điện trở cách điện của cáp
điện, được đấu vào phần cách điện giữa lõi cáp và vỏ ngòai của cáp.
 Cực E còn gọi là cực nối đất được nối với vỏ máy của đối tượng đo.
Có loại mê gôm mét ghi ký hiệu theo đơn vị đo k hay M.
Mê gôm mét loại mới không dùng máy phát điện quay tay mà dùng pin hoặc ắc
quy qua bộ kích hoạt tăng được điện áp lên cao tới 2500V 1 chiều. Cách sử dụng
loại mê gôm mét này vẫn như loại cũ chỉ khác là thay việc quay tay bằng việc nhấn
nút nguồn điện ắc quy.
Nếu dùng mê gôm mét kiểu tay quay thì tốc độ quay của mê gôm mét sẽ là
80V/phút đến 120V/phút Phải quay với tốc độ ổn định cho đến khi kim chỉ thị
đứng yên mới được đọc kết quả đo. Khi dùng đo xong phải khử điện tích dư trên
vật đo bằng cách tách cực L ra khỏi đối tượng đo và chỉ được chạm vào đối tượng
đo khi đã tiếp đất vật đo.
Vào đối Vào đối
tượng đo tượng đo

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


119
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

M M
Đơn vị đo là k Đơn vị đo là Mtối
Câu hỏi 72: Nêu quy định về kích thước tối thiẻu khi đặt cáp và khoảng cách
thiểu của cáp ngầm trung thế đến các công trình ngầm khác?
Trả lời:
1- Các bản vẽ tiêu chuẩn lưới trung thế ngầm chỉ thể hiện hình dạng kích thước
để xây dựng và bố trí công trình cáp. Đơn vị thiết kế phải tính toán cụ thể các kết
cấu chịu lực của công trình, xác định quy cách và nêu rõ phương pháp kết quả tính.
2- Các kích thước bố trí cáp được chọn theo đúng quy định " Quy phạm trang bị
điện" ban hành theo quyết định số 507- ĐL/TK ngày 22/12/1984 của Bộ Trưởng
Bộ Điện Lực, cụ thể các kích thước tối thiểu theo quy định sau:
a- Đối với bố trí trong công trình cáp:
Các công trình cáp là các công trình dành riêng để đặt cáp, để các hộp nối cáp.
Các công trình gồm có:
- Hầm cáp
- Giếng cáp
- Mương cáp
- Khối ống cáp...

Khoảng cách giữa các cáp với nhau theo bảng sau:

KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU KHI ĐẶT CÁP (mm)


TÊN CÁC KÍCH THƯỚC
TRONG HẦM CÁP & TRONG MƯƠNG CÁP
TRONG GIAN CÁP
Chiều cao 1800 Theo thiết kế
Khoảng cách ngang giữa các 1000 300
giá đỡ (kết cấu) khi đặt giá đỡ
ở cả 2 phía.

Khoảng cách ngang từ giá đỡ 900 300


đến tường khi đặt giá đỡ 1
phía.

Khoảng cách thẳng đứng giữa


các giá đỡ ngang:
a/ Khi giá đỡ có từ 2 đến 4 250 200
cáp lực
b/ Khi giá đỡ có trên 4 cáp 0,6 chiều dài công 0,6 chiều dài công son
lực son giá đỡ giá đỡ

Khoảng cách giữa các giá đơ 800-1000 800-1000


theo chiều dài công trình

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


120
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Khoảng cách thẳng đứng và  100  100
khoảng cách nằm ngang giữa
các cáp lực.

b/ Các khoảng cách từ cáp đến cáccông trình khác:


Các khoảng cách từ cáp đến các công trình khác theo bảng sau

TÊN CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM CÁC KHOẢNG CÁCH TỐI THIỂU ( mm )
KHÁC x [x] y [y]
Nền móng nhà, móng cột, móng 600 600 KCP TKCT
công trình xây dựng.

Cáp thông tin 500 500 500 500

Ống cấp nước, thoát nước 500 200 500 250

Ống dẫn dầu, khí đốt. 1000 1000 KCP 500

Ống dẫn hơi nóng KCP 2000 KCP 2000

Đường sắt(*) 3000 2000 KCP 1000

Trong đó:
+ X.[X]: Là khỏng cách tối thiểu từ cáp ngầm trung thế. [từ mương bê tông
hoặc ống chứa cáp] đến mặt phẳng đứng bố trí công trình ngầm khác đi song song
với tuyến cáp.

+ Y[Y]: Là khoảng cách tối thiểutừ cáp ngầm trung thế [từ mương bê tông
hoặc ống chứa cáp] đến mặt phẳng ngang bố trí công trình ngầm khác đi song song
với tuyến cáp.

+ Đối với trường hợp giao chéo, được phép xử dụng kích thước Y khi cáp đặt
trong mương bê tông hoặc trong ống ít nhất trên đoạn giao chéo và cộng thêm 2 m
về mỗi phía.

+ KCP: Là không cho phép bố trí.


TKCT: Là trong các trường hợp cụ thể, thiết kế phải tính toán và thiết kế chi tiết.

+ (*) Là thông thường phải đặt ngoài phạm vi đường sắt. Trong các trường
hợp đặc biệt, chỉ áp dụng kích thước theo bảng này khi được sự thoả thuận của cơ
quan quản lý đường sắt.

Câu 73: Tỉ số biến áp kU của máy biến áp là gì? Cách kiểm tra tỉ số biến của máy
biến áp?
Trả lời: Máy biến áp làm nhiệm vụ biến đổi điện áp từ U1 thành U2,
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
121
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Nếu máy biến áp tăng áp thì U2 lớn hơn U1.
 Nếu máy biến áp hạ áp thì U2 nhỏ hơn U1.
Điện áp tỉ lệ thuận với số vòng quấn dây của máy biến áp
 Nếu máy biến áp tăng áp thì W2 lớn hơn W1.
 Nếu máy biến áp hạ áp thì W2 nhỏ hơn W1.
Quan hệ giữa điện áp U và số vòng dây W được xác định bằng hệ số kU được
gọi là tỉ số biến áp
U1 W1
kU = = (1)
U2 W2
Tỉ số biến kU của máy biến áp được tính bằng U1/U2 cho ta biết mức độ chênh
lệch điện áp trên các cuộn dây trong một máy biến áp.
Cách kiểm tra tỉ số biến của máy biến áp?
Dùng đồng hồ đo điện áp trên các đầu cực máy biến áp, sau đó dùng biểu thức (1)
để tính kU, tỉ số biến là một tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng để hoà song song các
máy biến áp

Câu hỏi 74: Trình bày cách lắp đặt một tủ điện hạ thế?
Trả lời : Tủ phân phối hạ thế dùng để cung cấu điện trực tiếp cho các hộ tiêu thụ,
nó thường được đặt trong trạm biến áp, trong nhà, trên tường ngoài trời, trên cột
điện. Vỏ tủ điện có cấu tạo bằng kim loại hoặc bằng compuzít.
Trong tủ điện thường lắp các thiết bị điện hạ thế:
 Cầu dao hoặc áp tô mát tổng.
 Cầu dao hoặc áp tô mát nhánh.
 Công tơ điện.
 TI hạ thế.
 3 Đồng hồ Am pe, 1 đồng hồ Von.
 Khoá chuyển mạch Von kế.
 Đèn tin hiệu.
 Dây dẫn và cầu đấu dây.
Cách lắp đặt:
 Các thiết bị cần phải được lắp đặt hoàn chỉnh bên trong tủ điện.
 Khoảng cách treo tủ điện tính từ đáy tủ tới vị trí thao tác không nhỏ hơn
1,2m. Khi luồn dây cáp qua đáy tủ phải chú ý không được để dây bị xây
sước vỏ cách điện, lỗ luồn cáp phải có thêm lớp cách điện tăng cường.
 Kiểm tra tủ điện tủ điện trước khi lắp đặt : Tủ ngoài trời phải có giăng chống
mưa, lỗ thông gió. Các tủ điện tổng phải làm ngăn chống tổn thất
( các bộ TI và công tơ tổng phải được đặt trong một khoang riêng).
 Tủ phải treo cân bằng.
 Các công tơ điện phải treo cân bằng trên tủ điện.
 Các chi tiết sắt nằm ngòi trời phải được mạ kẽm. sơn tĩnh điện.

Câu hỏi 75: Trình bày cách lắp đặt một hộp công tơ điện hạ thế?
Trả lời :

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


122
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 Hộp công tơ làm nhiệm vụ che chắn bảo vệ cho công tơ điện, do đó phải
được làm bàng vật liệu có kết cấu bền vững, chắc chắn, chịu được điều kiện
mưa nắng ngoài trời không bị phá huỷ. Có khả năng chống lấy trộm điện, dễ
đọc trị số công tơ.
 Cách lắp đặt công tơ:
+ Phải chọn vị trí đặt hộp công tơ thuận tiện cho việc lắp đặt treo tháo,
kiểm tra, đọc trị số công tơ.
+ Hộp công tơ cần phải được lắp đặt cân bằng tại làm việc.
+ Các công tơ phải được treo cân bằng trong hộp và có phương treo
công tơ vuông góc với mặt đất.
+ Các hộp công tơ có vỏ sắt phải làm tiếp địa cho từng vỏ hộp công tơ.

Câu hỏi 76- Có mấy loại sứ cách điện trên đường dây? Nêu các đặc tính kỹ thuật
của sứ cách điện?

Sứ cầu dao đường dây Sứ chuỗi cách điện bằng Sứ chống sét
thuỷ tinh

Sứ cầu chì tự rơi Sứ kim Sứ chuỗi cách điện bằng polyme

Đặc tính chung: Sứ cứng, giòn, chịu nhiệt độ cao, ít thấm nước, thấm khí,chịu
được tác dụng của không khí và dung môi hoá chất. Chịu điện áp cao từ 10 
30V/mm,  = 1014  1015cm, sứ cách điện bằng polyme có đặc tính cách điện
cao, trọng lượng riêng  1/10 trọng lượng riêng loại sứ cách điện thuỷ tinh hoặc sứ
gốm.

1- Cách điện đỡ:


 Cách điện đỡ được chế tạo theo tiêu huẩn TCVN IEC 383, 471,720 hoặc các
tiêu chuẩn tương đương.
 Chất lượng bề mặt sứ cách điện:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
123
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Bề mặt cách điện trừ những chỗ để gắn chân kim loại phải được phủ một lớp
men đều, mặt men phải láng bóng, không có vết gợn rõ rệt, vết men không được
nứt, nhăn.
Men cách điện không được có vết rạn nứt, sứt, rỗ cvà có hiện tượng nung sống.

 Ty sứ kèm bu lông đai ốc vòng đệm phải được mạ kẽm nhúng nóng, chiều dầy
lớp mạ không được nhỏ hơn 80m. Liên hệ giữa ty sứ cách điện và cách điện bằng
ren. Phần ren phải được bọc chì để chống rỉ sét (tuyệt đối không dùng liên kết trực
tiếp bằng xi măng). Chiều dài ren cũng như kích thước ty sứ phải đảm bảo lực phá
huỷ cơ học của sứ khi chịu uốn.
 Cách điện phải có ký hiệu trên bề mặt cách điện (Không bị mờ do thời gian sử
dụng).

Các thông số kỹ thuật khác phải thoả mãn yêu cầu bảng sau:

Thông số kỹ thuật Đơn vị Yêu cầu


Điện áp làm việc cực đại kV 24 38,5
Chiều dài đường rò trên bề mặt( không nhỏ hơn) mm 530 720
Lực phá huỷ cơ học của cách điện khi chịu uốn kN 13 16
(không nhỏ hơn)
Điện áp duy trì tần số nguồn 1 phút ở trạng thái khô kV 75 110
Điện áp duy trì tần số nguồn 10 giây mưa nhân tạo kV 55 85
Điện áp đánh thủng kV 160 200
Điện áp chịu xung sét định mức 1,2/ 50s (BIL) kV 125 190

2- Cách điện treo:


 Dùng tiêu chuẩn TCVN, IEC 305, 471, 1109 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
 Chất lượng bề mặt cách điện treo: Bề mặt cách điện treo không được có các
khuyết tật sau: Các nếp nhăn rõ rệt, các tạp chất lạ, bọt hở, vết rạn, nứt, rỗ và vỡ.
 Các phụ kiện, chi tiết bằng thép đi kèm theo cách điện treo phải được mạ kẽm
nhúng nóng, chiều dày lớp mạ không được nhỏ hơn 80m. Các chi tiết và phụ kiện
kèm theo phải được chế tạo đảm bảo phù hợp với lực phá huỷ cơ học của cách
điện.
 Chuỗi cách điện treo phải đảm bảo mộtnđầu bắt vào xà và một đầu bắt vào néo (
hoặc đỡ) dây dẫn.

các thông số kỹ thuật khác phải thoả mãn yêu cầu bảng sau:

Thông số kỹ thuật Đơn vị Yêu cầu


Điện áp làm việc cực đại kV 24 38,5
Chiều dài đường rò trên bề mặt( không nhỏ hơn) mm 640 838
Lực phá huỷ cơ học của cách điện khi chịu uốn kN 40 140
(không nhỏ hơn)
Điện áp duy trì tần số nguồn 1 phút ở trạng thái kV 120 165
khô
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
124
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Điện áp duy trì tần số nguồn 10 giây mưa nhân kV 65 90
tạo
Điện áp chịu xung sét định mức 1,2/ 50s (BIL) kV peak 200 245

Ghi chú:
1- Trường hợp sử dụng sứ chuỗi cách điện treo 24kV, 35kV gồm nhiều bát cách
điện chế tạo theo tiêu chuẩn IEC305, 383 (hoặc các tiêu chuẩn tương đương) ghép
lại, đơn vị thiết kế phải tính toán số bát sứ cách điện trong một chuỗi và phải có
biên bản thí nghiệm chứng tỏ các thông số kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu trên.
2- Lực phá huỷ cơ học của chuỗi cách điện chọn chung là 40kN. Đối với các
khoảng vượt đặc biệt, khoảng vượt quan trọng đơn vị tư vấn thiết kế phải tính toán
kiểm tra để đưa ra được lực phá huỷ cơ học thích hợp của chuỗi cách điện.

Câu hỏi 77- Trình bày cách dựng một cột điện bằng tó và pa lăng?
Trả lời: Cách dựng cột bằng tó và pa lăng như sau:
 Đào hố móng đảm bảo kích thước theo thiết kế.
 Kiểm tra tó và Pa lăng cho phù hợp với chiều dài cột và tải trọng cột.
 Tó phải được dựng cân đối trên miệng hố móng, góc nghiêng ban đầu của tó là
600. Chân tó phải được kê chống lún.
 Cột nằm ngang hố móng theo chiều dựng cột.
 Kéo xích pa lăng với tốc độ đều, chỉnh cho cột lên thẳng đều, khi cột điện lên
cao được 100 thì dừng lại kiểm tra lại, sau đó lắp xà, sứ.
 Dựng tiếp lên độ cao có góc nghiêng 750 thì rút xích chậm lại, điều chỉnh chân
cột rơi từ từ xuống hố móng.
 Khi cột đứng thẳng thì rút chùng xích pa lăng một chút và kết hợp dùng dây
quại, đòn dài điều chỉnh cho tim cột trùng tim hố móng.
 Dùng quả rọi kiểm tra sự thẳng đứng của cột.
 Dùng thừng néo cố định cột. Vị trí đóng cọc néo phải cách tâm hố móng một
khoảng lớn hơn thân cột để đề phòng tai nạn nếu cột bị đổ.
 Chèn hố móng và đổ bê tông móng theo thiết kế.
 Tháo dỡ tó khỏi vị trí dựng cột.
 Giữ nguyên thừng chằng néo cố định cột cho đến khi bê tông đông cứng.

Câu hỏi 78- Trình bày cách dựng một cột điện bằng chạc kết hợp với tời?
Trả lời: Cách dựng cột bằng chạc kết hợp với tời như sau:

chân chạc

Dây cáp tời

cột điện

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


125
tời
Gỗ hãm
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

 Đào hố móng đảm bảo kích thước theo thiết kế.


 Vận chuyển cột vào vị trí hố móng, chân cột nằm gần tâm hố móng..
 Kiểm tra chạc, dây tời và tời đảm bảo tốt.
 Dùng thừng néo cố định cột. Vị trí đóng cọc néo cách tâm móng một khoảng
lớn hơn 1,5 lần thân cột để đề phòng tai nạn nếu cột bị đổ.
 Đặt tời, chạc, gỗ hãm chân cột nằm trên đường thẳng.
 2 chân chạc phải được kê lót chắc chắn, góc nghiêng hai chân chạc khoảng từ
400 đến 600 chia đều theo đường tâm đi qua hố móng, Dùng tời quay tay hay
dùng lực của máy để kéo dây tời.
 Đặt chạc có góc nghiêng ban đầu 750 so với mặt đất ở phía đặt cột.
 Khi phát lệnh thì phải quay tời với tốc độ đều, lên tới độ cao 100 thì dừng quay
để kiểm tra và lắp xà, sứ.
 Khi cột lên đến độ cao mà góc nghiêng đạt 750 so với mặt đất thì quay tời chậm
lại và chỉnh cho chân cột từ từ tụt xuống hố móng sau đó tiếp tục dựng thẳng
cột.
 Khi cột đứng thẳng thì dùng dây quại, đòn dài điều chỉnh cho tim cột trùng tim
hố móng.
 Dùng quả rọi kiểm tra sự thẳng đứng của cột.
 Dùng thừng néo cố định cột.
 Chèn hố móng và đổ bê tông móng theo thiết kế.
 Tháo dỡ chạc và tời ra khỏi vị trí dựng cột.
 Giữ nguyên dây thừng chằng néo cố định cột cho đến khi bê tông đông cứng.

Câu hỏi 79- Trình bày cách dựng một cột điện bằng xe trụ cẩu?
Trả lời: Cách dựng cột bằng xe trụ cẩu như sau:
 Đào hố móng đảm bảo kích thước
theo thiết kế.
 Vận chuyển cột vào vị trí hố móng,
đưa chân cột nằm gần tâm hố móng.
Cột điện  Chọn loại xe cẩu có đủ công suất
nâng cột, trụ cẩu của xe cẩu có độ cao
phù hợp với chiều dài cột.
 Xe cẩu di chuyển từ từ đưa cột vào lố
cột.
 Chỉnh cho tâm cột trùng với tâm lỗ cột
sau đó dùng dây chão chằng buộc cố
Xe trụ cẩu định để giữ cho cột luôn vuông góc với
mặt đất.Vị trí đóng cọc néo cách tâm hố
móng một khoảng lớn hơn thân cột để
đề phòng tai nạn nếu cột bị đổ.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện  Chèn và đổ bê tông móng cột theo đúng
126
thiết kế, khi bê tông đã đông kết mới
được tháo dỡ dây chằng.
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Câu hỏi 80- Trình bày cách dựng một cột điện bằng thang?
Trả lời: Cách dựng cột bằng thang như sau:
 Dựng cột điện bằng thang dùng sức người là chính.
 Công việc cần chuẩn bị:
+ Đào hố móng cột.
+ Di chuyển cột vào vị trí chân cột nằm cạnh tim hố móng.
+ Đào một đường mà tại hố móng ngay dưới đế cột để dẫn hướng cho cột rơi
vào hố móng.
+ Chọn vị trí để đóng 4 cọc néo tạm đối xứng qua tâm hố móng và đối xứng
theo hướng dựng cột.
+ Chuẩn bị 2 đến 3 cái thang tre chịu lực tốt, dài từ 3m đến 5m. dùng loại
thang có đai thép tăng cường.
+ 4 dây chão loại to có đường kính d   20 hãm buộc vào thân cột tại vị trí
2/3 thân cột tính từ phía chân cột tính lên.
+ Đóng 3 cọc sắt néo L 70x70x7 chiều dài  2m có 1 đầu vát nhọn 1 đầu có
móc hãm. Vị trí đóng cọc néo phải thuận lợi cho việc kéo dây, cọc ở giữa
phải trùng với phương đặt cột điện và cách tâm hố móng một khoảng lớn
hơn 1,5 lần thân cột để đề phòng tai nạn nếu cột bị đổ. Phía đối diện phải
đóng 1 đến 2 cọc hãm dây.
+ 2 Búa tạ 5 cân dùng để đóng cọc néo.
 Cách dựng cột:
+ Khi dựng cột bằng thang phải tuân thủ theo một hiệu lệnh chỉ huy thống
nhất, người chỉ huy phải biết việc và phải cỏ khả năng quan sát tốt.
+ Dùng sức người nâng đầu cột, dùng dây chão vừa kéo vừa hãm cột, đến một
độ cao nhất định dùng các thang tre chống kê phía đầu cột, chiều chống
thang phải trùng với hướng dựng cột, chân thang phải được đặt vào vị trí cân
bặng không bị lún, lật.
+ Khi chân cột lọt vào dưới hố móng thì dùng dây kéo kết hợp với các thang
tre nâng dần độ cao của cột,
+ đầu thang tre phải tì vào cột ở phía dưới vị trí buộc dây và nhích dần đầu
thang về phía chân cột,
+ chân thang phải dịch chuyển dần về phía hố móng,
+ điều chỉnh độ nghiêng của chân thang phù hợp với độ nghiêng cột sao cho
lực chống cột có lợi nhất.
+ Nâng cột đến đâu điều chỉnh dây hãm đến đó.
+ Khi cột đã nghiêng được 75 0 thì bắt đầu chỉnh tâm cột trùng tâm hố móng.
+ Tiếp tục dùng thang và dây chão vừa đẩy vừa kéo, chỉnh dây néo cho cột
vuông góc với mặt đất.
+ Dùng dây dọi kiểm tra độ vuông góc của cột.
+ Dỡ thang, giữ nguyên dây néo cột.
+ Chèn bê tông và đổ bê tông móng cột.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
127
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
+ Chỉ được tháo dây néo cột khi bê tông đã đông kết.

70
750 cột điện
Dây chão
thang tre

Dựng cột điện bằng các thang tre


Câu hỏi 81- Móng cột điện dùng vật liệu gì? Thế nào là mác bê tông, liều lượng
pha trộn như thế nào?
Trả lời:
1- Móng cột điện làm bằng bê tông là hỗn hợp của các vật liệu: Cát, sỏi, đá dăm,
gạch vỡ, xi măng, nước sạch không có hoá chất ăn mòn.
a- Cát:
 Yêu cầu sạch, không có bụi đất, cát bẩn làm giảm sự dính kết của vữa xi măng
với đá sỏi hay cốt thép.
 Không lẫn tạp chất xâm thực xi măng ví dụ muối, nước... cát phải đảm bảo tiêu
chuẩn sau:
+ Lượng đất không quá 5%.
+ Lượng muối sun phát không quá 1%.
b- Sỏi đá dăm, gạch vỡ:
 Sỏi: Sỏi thường có mầu vàng nhạt, trắng, xám, đen. Sỏi tốt có mầu vàng nhạt,
trắng thường thuộc nhóm đá cứng. Loại sỏi đen không cứng mà lại ròn. Sỏi tròn
như quả trứng thì không tốt vì khả năng kết dính của chúng kém. Sỏi có hình dạng
dẹt, bề mặt nhám tốt hơn hoặc tròn, có khả năng dính kết cao.
 Đá dăm: Được nghiền từ các các tảng đá lớn. Đá dăm tốt được sản xuất từ các
loại đá gốc tốt chưa bị phong hoá.
 Gạch vỡ:
Gạch vỡ dùng trong bê tông mác thấp từ mác 75# trở lên. Vì gạch vỡ dễ bị hút
nước nên trước khi trộn bê tông phải tưới nước cho gạch vỡ, để đảm bảo khi trộn
gạch không hút nước của vữa bê tông.
c- Xi măng: Xi măng hiện nay có nhiều loại, ta hay dùng loại xi măng Pooc
lăng thông thường mác 200, 300, 400.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


128
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
d- Nước: Dùng để trộn bê tông. Nước để trộn bê tông yêu cầu phải sạch,
không có hoá chất ăn mòn. Lượng sun phua rích SO4 không vượt quá 2,7g/lít, các
loại muối không quá 5g/ lit. không có dầu mỡ, không có phù sa.
2- Mác bê tông và liều lượng pha trộn bê tông:
a) Mác bê tông:
Mác bê tông là sức chịu nén của các mẫu bê tông hình lập phương. Hiện nay ta
thường dùng mác bê tông để đổ cột: 150, 200, 300, 400.
Bê tông có mác cao thì cường độ chịu nén cao. Ví dụ mác bê tông 200 tức là nó
co sức chịu nén 200 kg/cm2.
b) Liều pha trộn:
Tỷ lệ thành phần bê tông là lượng sỏi hay đá, cát, xi măng, nước trong 1 m3 bê
tông đã được bộ phận kỹ thuật tính toán xác định. Nếu thay đổi hoặc làm không
đúng tỷ lệ đã xác định làm ảnh hưởng đến cường độ bê tông.
Ví dụ: Tính theo thể tích (1 ; 2,9; 5,2; N/X = 0,8).
 Gọi thể tích xi măng bằng 1.
 Thể tích cát bằng 2,9 lần xi măng.
 Thể tích cát bằng 2,9 lần xi măng.
 Nước tỉ lệ: Nước/ Xi măng = 0,8.

Bảng chọn vật liệu bê tông theo mác bê tông

tt Đặc điểm của cốt liệu Mác Mác xi Vật liệu cho 1m3 bê tông
bê măng XM(kg) Cát(m3) Đá(m3)
tông
1 Cát vàng, đá sỏi có 75 300 216 0,32 0,73
kích thước viên lớn 400 184 0,395 0,74
nhất 100 300 256 0,36 0,72
 15mm 400 337 0,38 0,731
150 300 278 0,33 0,73
400 316 0,35 0,71
200 400 336 0,33 0,72
500 228 0,37 0,7
2 Cát vàng, đá sỏi có 75 300 210 0,33 0,72
kích thước viên lớn 400 180 0,37 0,7
nhất  20mm 100 300 247 0,39 0,79
400 208 0,41 0,72
150 300 325 0,35 0,73
400 285 0,37 0,72
200 400 325 0,37 0,72
500 282 0,36 0,72
300 500 370 0,32 0,721
3 Cát vàng, đá sỏi có 75 300 203 0,4 0,73
kích thước viên lớn 400 174 0,41 0,72
nhất  30mm 100 300 239 0,38 0,74
400 201 0,4 0,735
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
129
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
150 300 214 0,36 0,73
400 260 0,38 0,72
200 400 314 0,36 0,72
500 272 0,37 0,71
300 500 358 0,34 0,72
Câu hỏi 82- Nêu những quy định chung đánh giá chất lượng dây dẫn trần dùng
cho thi công đường dây trên không?
Trả lời: Khi xử dụng các dây dẫn trần để thi công các công trình điện cần phải
kiểm tra dựa trên những quy định sau:
- Tiêu chuẩn áp dụng : TCVN 5064 - 1994, 5064/SĐ1 - 1995, 6483 : 1999.
- Dây dẫn phải có bề mặt đồng đều không có khuyết tật mà mắt thường nhìn
thấy được. Các sợi bện không chồng chéo xoắn gẫy hay đứt đoạn cũng như các
khuyết tật khác cho quá trình sử dụng. Tại các đầu và cuối của dây bện phải có các
đai chống bung xoắn.
- Các lớp kế tiếp nhau phải ngược chiều nhau và lớp xoắn ngoài cùng theo
chiều phải, các lớp xoắn phải đều và chặt.
- Các sợi thép của dây nhôm lõi thép phải được mạ kẽm chống rỉ lớp mạ
phải bám chặt không bị bong, nứt, tách lớp khi thử uốn trên lõi thử có tý số giữa
đường kính lõi thử và đường kính sợi thép là:
+ 4mm khi đường kính sợi thép từ 1,5 đến 3,4 mm.
+ 5mm khi đường kính sợi thép từ 3,4 đến 4,5 mm.
- Đối với các dây nhôm lõi thép sử dụng cho các vùng nhiễm mặn lõi thép
phải được bôi mỡ trung tính chịu nhiệt chống rỉ. Lớp mỡ trung tính chịu nhiệt phải
đồng đều, không có chỗ khuyết .
- Các sợi thép mạ kẽm của dây nhôm lõi thép không được có mối nối bằng
bất cứ giá nào.
- Trên mỗi sợi bất kỳ số lượng mối nối không được vượt quá quy định nêu
trong bảng sau. Mặt khác, khoảng cách giữa các mối nối trên các sợi khác nhau,
cũng như trên cùng một sợi không được nhỏ hơn 15 m. Mối nối phải được hàn
bằng phương pháp hàn chảy.

Số lớp Số lượng mối nối cho phép trên toàn bộ chiều dài dây
1 2
2 3
3 4
4 5

Câu hỏi 83- Hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của công tơ điện
tử?
Trả lời:

1- Nguyªn lý lµm viÖc:


C«ng t¬ ®iÖn tö sö dông c¸c m¹ch ®iÖn
tö hoÆc kü thuËt sè ®Ó biÕn ®æi tÝn hiÖu ®Çu
vµo thµnh
giangdt kÕt
- Hỏi đáp qlvhqu¶
điện ®Çu ra. Do sö dông m¹ch
130
®iÖn tö nªn trong mét c«ng t¬ cã thÓ ®o ®­îc
nhiÒu ®¹i l­îng.
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

Hình ảnh
công tơ điện tử VISION
2- CÊu t¹o: Sơ đồ khối như sau

Bộ biến
đổi dòng
điện
Bộ tính
toán Chỉ thị kết quả

Bộ biến
đổi điện áp
Đồng hồ

Còng nh­ c«ng t¬ c¬ khÝ, c«ng t¬ ®iÖn tö còng cÇn c¸c tÝn hiªô vµo lµ dßng
®iÖn vµ ®iÖn ¸p ®Ó ®o ®Õm.
- Bé biÕn ®æi dßng ®iÖn cã nhiÖm vô biÕn ®æi dßng ®iÖn ®Çu vµo thµnh ®iÖn ¸p
ë møc thÊp tû lÖ víi dßng ®iÖn ®Ó ®­a vµo bé tÝnh to¸n.
Bé biÕn ®æi ®iÖn ¸p cã nhiÖm vô biÕn ®æi ®iÖn ¸p ®Çu vµo thµnh ®iÖn ¸p ë møc
thÊp tû lÖ víi ®iÖn ¸p ®Ó ®­a vµo bé tÝnh to¸n.
Bé tÝnh to¸n cã nhiÖm vô tÝnh to¸n ra c¸c ®¹i l­îng nh­ :®iÖn n¨ng t¸c dông,
ph¶n kh¸ng, c«ng suÊt cùc ®¹i . . .
Khèi chØ thÞ kÕt qu¶ th«ng th­êng lµ mµn h×nh tinh thÓ láng, ngoµi ra cßn cã thÓ
lµ c¸c cÊp ®iÖn ¸p ®Çu ra ®Ó kÝch ho¹t c¸c r¬le c¶nh b¸o.
§ång hå : lµ m¹ch t¹o ra c¸c xung theo thêi gian ®Ó ®ång bé ho¸ toµn bé qu¸ tr×nh
tÝnh to¸n cña c«ng t¬. Trong thùc tÕ, nÕu c«ng t¬ ®iÖn tö cã m¹ch ®ång hå th× cã
kh¶ n¨ng ®o ®Õm theo thêi gian, nÕu kh«ng cã m¹ch ®ång hå th× c«ng t¬ ®iÖn tö
còng kh«ng thÓ ®o ®Õm theo thêi gian.
3- C¸c ®Æc tÝnh c«ng t¬ :
a- C¸c ®¹i l­îng ®Þnh møc: gièng nh­ c«ng t¬ c¬ khÝ.
b- CÊp chÝnh x¸c, ®é nh¹y: do sö dông c¸c vi m¹ch ®Ó tÝnh to¸n nªn cÊp chÝnh
x¸c vµ ®é nh¹y cña c«ng t¬ ®iÖn tö th­êng cao h¬n c«ng t¬ c¬ khÝ. Do ®ã, khi
thay c«ng t¬ c¬ khÝ b»ng c«ng t¬ ®iÖn tö kÕt qu¶ th­¬ng phÈm th­êng cao h¬n
c«ng t¬ c¬ khÝ.
c- H»ng sè c«ng t¬: kh¸c víi c«ng t¬ c¬ khÝ, h»ng sè cña c«ng t¬ ®iÖn tö th­êng
thÓ hiÖn d­íi d¹ng: Wh/Imp. VÝ dô : c«ng t¬ Vision  cã h»ng sè c«ng t¬ 0,4
Wh/Imp vµ 0,4Varh/Imp, cã nghÜa lµ 1 xung t­¬ng øng víi 0,4 Wh hoÆc
0,4Varh.
d- Sai sè ®ång hå (thêi gian) : b¶n th©n ®ång hå cña c«ng t¬ còng cã sai sè vµ
®­îc tÝnh b»ng PPM, vÝ dô c«ng t¬ Vision  cã sai sè ®ång hå lµ 5 PPM cã
nghÜa lµ 0.000005 % (nghÜa lµ cø 1 triÖu gi©y th× sai 5 gi©y).
e- §é Èm, nhiÖt ®é lµm viÖc : Do sö dông c¸c vi m¹ch nªn ®Ó c«ng t¬ ®iÖn tö
ho¹t ®éng lÇu dµi vµ chÝnh x¸c ®iÓm ®Æt c«ng t¬ cÇn ph¶i ®¹t c¸c yªu cÇu vÒ
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
131
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
m«i tr­êng nh­: ®é Èm kh«ng v­ît qu¸ 95 % vµ kh«ng ®­îc ®äng s­¬ng, nhiÖt
®é lµm viÖc kh«ng ®­îc v­ît qu¸ 550C.
g- HÖ sè nh©n c«ng t¬ : gièng nh­ c«ng t¬ c¬ khÝ.

Câu hỏi 84- Hãy cho biết cách đấu dây thực tế của một công tơ điện h÷u c«ng và
vô công 3 pha 3 phần tử lo¹i trùc tiÕp? Vẽ s¬ ®å véc tơ của một công tơ điện h÷u
c«ng và vô công 3 pha 3 phần tử lo¹i trùc tiÕp ?

Trả lời:
1- S¬ ®å c«ng t¬ h÷u c«ng vµ v« c«ng 3 pha 3 phÇn tö lo¹i trùc tiÕp:

  
  
  
  

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
A A
B phô B phô
C t¶i C t¶i
N N
- Sè 1, 3 lµ m¹ch dßng ®iÖn pha A. - Sè 1, 3 lµ m¹ch dßng ®iÖn pha A.
- Sè 2 lµ m¹ch ®iÖn ¸p pha A. - Sè 2 lµ m¹ch ®iÖn ¸p pha B.
- Sè 4, 6 lµ m¹ch dßng ®iÖn pha B. - Sè 4, 6 lµ m¹ch dßng ®iÖn pha B.
- Sè 5 lµ m¹ch ®iÖn ¸p pha B. - Sè 5 lµ m¹ch ®iÖn ¸p pha C.
- Sè 7, 9 lµ m¹ch dßng ®iÖn pha C. - Sè 7, 9 lµ m¹ch dßng ®iÖn pha C.
- Sè 8 lµ m¹ch ®iÖn ¸p pha C. - Sè 8 lµ m¹ch ®iÖn ¸p pha A.
- Sè 10, 11 lµ trung tÝnh - Sè 10, 11 lµ trung tÝnh.
- L­u ý:
+ m¹ch ®iÖn ¸p trong c«ng t¬ h÷u c«ng 3 pha lo¹i trùc tiÕp th­êng ®­îc c©u tõ
m¹ch dßng ®iÖn sang (trong h×nh vÏ lµ c¸c cÇu ®Êu d©y c©u tõ 1 sang 2, 4 sang
5, 7 sang 8)
+ m¹ch ®iÖn ¸p trong c«ng t¬ v« c«ng 3 pha lo¹i trùc tiÕp th­êng ®­îc c©u tõ
m¹ch dßng ®iÖn sang (trong h×nh vÏ lµ c¸c cÇu ®Êu d©y c©u tõ 1 sang 8, 4 sang
2, 7 sang 5)
+ Trong thùc tÕ, c¸c con sè trªn s¬ ®å ®Êu d©y cã thÓ kh¸c víi s¬ ®å mÉu nªn
tr­íc khi l¾p ®Æt ph¶i nghiªn cøu kü s¬ ®å.
2- §å thÞ vÐc t¬ c«ng t¬ h÷u c«ng vµ c«ng t¬ v« c«ng 3 pha 3 phÇn tö lo¹i trùc tiÕp:
Gäi gãc pha gi÷a dßng ®iÖn vµ ®iÖn ¸p cïng thø tù pha lµ: 
UAB
IA
UA IA
UA

 
90
 -

-
90

UBC

N IC N
IC

UC 90 -  UB
UC UB
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
132 IB
IB UCA
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

 L­u ý:
+ Khi l¾p c«ng t¬ h÷u c«ng 3 pha lo¹i trùc tiÕp, ph¶i ®Êu ®óng cùc tÝnh
cña c«ng t¬.
+ §iÖn ¸p vµ dßng ®iÖn ph¶i ®óng pha, nghÜa lµ dßng pha A ph¶i ®i víi
®iÖn ¸p pha A t­¬ng tù nh­ vËy víi pha B vµ C.
+ §èi víi c«ng t¬ ph¶n kh¸ng c¸c ®iÖn ¸p ®­a vµo c«ng t¬ ph¶i ®óng thø
tù pha v× ®· cã sù ®¶o ®Êu c¸c cùc trong néi bé c«ng t¬.

Câu hỏi 85- Công tơ điện là gì? Hãy phân loại công tơ theo số pha, theo tính
năng, theo phạm vi đo, theo cấu tạo, theo sơ đồ đấu dây?
Trả lời:
1. §Þnh nghÜa :
C«ng t¬ lµ dông cô ®o l­êng dïng ®Ó ®o ®iÖn n¨ng ph¸t ra cña nguån ®iÖn hoÆc
®iÖn n¨ng tiªu thô ®iÖn cña c¸c phô t¶i dïng ®iÖn.
2. Ph©n lo¹i :
a- Theo sè pha :
- C«ng t¬ 1 pha.
- C«ng t¬ 3 pha.
b- Theo tÝnh n¨ng :
- C«ng t¬ t¸c dông: Dïng ®Ó ®o ®iÖn n¨ng t¸c dông.
- C«ng t¬ ph¶n kh¸ng: Dïng ®Ó ®o ®iÖn n¨ng ph¶n kh¸ng.
c- Theo ph¹m vi ®o :
- C«ng t¬ trùc tiÕp: Dïng ®Ó ®o ®Õm trùc tiÕp, kh«ng sö dông TU, TI khi ®o.
- C«ng t¬ gi¸n tiÕp : Sö dông TU, TI ®Ó ®o ®Õm.
d- Theo cÊu t¹o :
- C«ng t¬ c¬ khÝ: Sö dông c¸c c¬ cÊu c¬ khÝ nh­ cuén d©y, b¸nh r¨ng...®Ó biÕn
®æi tÝn hiÖu ®Çu vµo thµnh kÕt qu¶ ®Çu ra lµ ®iÖn n¨ng.
- C«ng t¬ ®iÖn tö: Sö dông c¸c m¹ch ®iÖn tö ®Ó thùc hiÖn phÐp ®o.
e- Theo s¬ ®å ®Êu d©y :
ChØ cã c«ng t¬ 3 pha míi cã c¸ch ph©n lo¹i nµy
- C«ng t¬ 3 pha 2 phÇn tö: Dïng ®Ó ®o ®iÖn n¨ng trong m¹ch 3 pha nh­ng chØ cã
02 phÇn tö ®o th­êng hay ¸p dông ®Ó ®o ®Õm cao thÕ 3 pha kh«ng cã trung tÝnh.
Ph­¬ng ph¸p ®o nµy ¸p dông c«ng thøc :
t2
Ap=  {UABIAcos(300+)+UCBIC(300-)}dt
t1

- C«ng t¬ 3 pha 3 phÇn tö: Dïng ®Ó ®o ®iÖn n¨ng trong m¹ch 3 pha vµ cã 03 phÇn
tö ®o. Ph­¬ng ph¸p ®o nµy ¸p dông c«ng thøc:
t2
Ap =  (UAIAcosA + UBIBcosB + UCICcosC)dt
t1

Câu hỏi 86- Nêu các đặc tính kỹ thuật của công tơ cơ khí?
Trả lời:

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


133
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
C«ng t¬ ®iÖn c¬ khÝ cã c¸c ®Æc tÝnh kü thuËt:
1- §iÖn ¸p ®Þnh møc : lµ møc ®iÖn ¸p quy ®Þnh cung cÊp cho c«ng t¬ khi lµm viÖc.
Trong thùc tÕ, ®iÖn ¸p cã thÓ kh¸c víi ®iÖn ¸p ®Þnh møc nh­ng kh«ng ®­îc qu¸ 
20 % v× khi ®ã c«ng t¬ kh«ng ®¶m b¶o ®­îc cÊp chÝnh x¸c. HiÖn nay, c«ng t¬
th­êng cã 3 cÊp ®iÖn ¸p :
- C«ng t¬ h¹ thÕ : 220V/380V.
- C«ng t¬ cao thÕ : 110 V hoÆc 100 V
2- Dßng ®iÖn ®Þnh møc : th­êng lµ d¶i dßng ®iÖn c«ng t¬ cã thÓ ®o ®Õm chÝnh
x¸c. VÝ dô: c«ng t¬ 5A th­êng cã d¶i lµm viÖc lµ : 5A ®Õn 20A.
3- CÊp chÝnh x¸c (sai sè) : ph¶n ¸nh sai sè cña c«ng t¬. §èi víi c«ng t¬ th­¬ng
phÈm dïng ®Ó b¸n ®iÖn cho kh¸ch hµng ph¶i ®¹t cÊp chÝnh x¸c 1, nghÜa lµ sai sè
t­¬ng ®èi cña c«ng t¬ lµ 1%.
4- Hằng sè c«ng t¬ : thÓ hiÖn sè vßng quay cña ®Üa nh«m khi c«ng t¬ ®o ®­îc 1
kWh, vÝ dô: h»ng sè c«ng t¬ lµ 420 vßng/kWh cã nghÜa lµ ®Ó ®o ®­îc 1 kWh (víi
c«ng t¬ cã hÖ sè nh©n lµ 1) ®Üa nh«m ph¶i quay 420 vßng vµ c«ng t¬ lªn thªm ®­îc
1 sè.
5- Dßng khëi chuyÓn cña c«ng t¬ (®é nh¹y cña c«ng t¬): lµ dßng ®iÖn nhá nhÊt
c«ng t¬ cã thÓ ®o ®Õm ®­îc.
6- HÖ sè nh©n cña c«ng t¬ : lµ hÖ sè ®Ó tÝnh l­îng ®iÖn n¨ng mµ c«ng t¬ ®· ®o
®Õm ®­îc.
- C«ng t¬ c¬ khÝ cã hÖ sè nh©n b»ng 1, ®èi víi c«ng t¬ nµy th× l­îng ®iÖn n¨ng
®o ®Õm ®­îc trong 1 kho¶ng thêi gian b»ng hiÖu sè cña chØ sè cuèi vµ chØ sè
®Çu cña c«ng t¬.
- C«ng t¬ cã hÖ sè nh©n kh¸c 1, ®èi víi c«ng t¬ nµy th× l­îng ®iÖn n¨ng ®o ®Õm
®­îc trong 1 kho¶ng thêi gian b»ng tÝch gi÷a hÖ sè nh©n víi hiÖu sè cña chØ sè
cuèi vµ chØ sè ®Çu cu¶ c«ng t¬.
7- C¸c lo¹i c«ng t¬ th­êng gÆp :
- C«ng t¬ trùc tiÕp h¹ thÕ : dïng ®Ó ®o ®Õm ë l­íi h¹ thÕ, d¶i ®o ®Õm cña c«ng
t¬ th­êng tõ 5A  40 A víi ®iÖn ¸p 220V/ 380V.
- C«ng t¬ gi¸n tiÕp h¹ thÕ : dïng ®Ó ®o ®Õm ë l­íi h¹ thÕ cho nh÷ng phô t¶i cã
dßng tiªu thô lín vµ ®­îc l¾p víi TI. D¶i ®o ®Õm cña c«ng t¬ th­êng lµ 1A
hoÆc 5 A, ®iÖn ¸p 220V / 380V.
- C«ng cao thÕ: dïng ®Ó ®o ®Õm ë l­íi cao thÕ vµ ®­îc l¾p víi TU vµ TI, d¶i ®o
®Õm cã thÓ lµ: 1A hoÆc 5A víi ®iÖn ¸p 100V hoÆc 110V.

Câu hỏi 87- Trình bày về m¸y biÕn dßng cao thÕ?
- §Þnh nghÜa.
- CÊu t¹o c¬ b¶n.
- C¸c s¬ ®å ®Êu d©y c¨n b¶n.
- C¸ch kiÓm tra cuén d©y nhÞ thø cña m¸y biÕn dßng tr­íc khi ®Êu d©y.
- C¸c l­u ý khi qu¶n lý xö dông m¸y biÕn dßng.
Trả lời:
1- §Þnh nghÜa:
M¸y biÕn dßng cao thÕ dïng ®Ó ®o c¸c dßng ®iÖn xoay chiÒu lín ë l­íi ®iÖn cao thÕ
(cã ®iÖn ¸p tõ 6 kV trë lªn).
2- CÊu t¹o c¬ b¶n:
M¸y biÕn dßng cao thÕ th­êng ®­îc ®óc nhùa ªpoxy bao gåm:
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
134
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
- Cuén s¬ cÊp: ®­îc ®Êu nèi tiÕp trong m¹ch ®iÖn cao thÕ.
- Cuén thø cÊp.
- C¸c èc vÝt ®Ó ®Êu m¹ch nhÊt thø vµ nhÞ thø.

3- S¬ ®å ®Êu d©y c¨n b¶n: K L


a- S¬ ®å 1 tû sè biÕn:
- K vµ L lµ ký hiÖu ®Çu ®Êu cña cuén s¬ cÊp ®Ó ®Êu vµo m¹ch
nhÊt thø.
- k vµ L lµ ký hiÖu ®Çu ®Êu cña m¹ch nhÞ thø.
L­u ý : khi vËn hµnh, kh«ng ®­îc phÐp hë m¹ch nhÞ thø cña TI k l
b- S¬ ®å nhiÒu tØ sè biÕn kiÓu tù ngÉu :
K vµ L lµ ký hiÖu ®Çu ®Êu cña cuén s¬ cÊp ®Ó
®Êu vµo m¹ch
K L nhÊt thø.
- 1k, 1L1, 1L2 lµ c¸c ký hiÖu ®Çu ra cña c¸c
cuén nhÞ thø t­¬ng
øng víi c¸c tØ sè biÕn kh¸c nhau cña cuén ®o
l­êng ®Ó ®Êu
1k 1l1 1l2 2k 2l1 2l2 hÖ thèng ®o ®Õm.
- 2k, 2L1, 2L2 lµ c¸c ký hiÖu ®Çu ra cña c¸c
cuộn đo lường cuộn bảo vệ cuén nhÞ thø t­¬ng đương.
øng víi c¸c tØ sè biÕn kh¸c nhau cña cuén b¶o
vÖ ®Ó ®Êu vµo hÖ thèng b¶o vÖ.

- Trong thùc tÕ c¸c ký hiÖu trªn cã thÓ cã sai kh¸c nªn khi thùc hiÖn nhÊt thiÕt ph¶i
tham kh¶o tµi liÖu h­íng dÉn cña nhµ cung cÊp ®Ó ®Êu cho ®óng.
- Víi cuén d©y b¶o vÖ :
+ NÕu cuén b¶o vÖ kh«ng sö dông th× ph¶i ®Êu t¾t.
+ NÕu sö dông 02 ®Çu ra 2k vµ 2L1 th× kh«ng ®­îc ®Êu t¾t ®Çu 2L2.
+ NÕu sö dông 02 ®Çu ra 2k vµ 2L2 th× kh«ng ®­îc ®Êu t¾t ®Çu 2L1.
- Víi cuén ®o l­êng :
+ NÕu sö dông 02 ®Çu ra 1k vµ 1L1 th× kh«ng ®­îc ®Êu t¾t ®Çu 1L2.
+ NÕu sö dông 02 ®Çu ra 1k vµ 1L2 th× kh«ng ®­îc ®Êu t¾t ®Çu 1L1.
c- S¬ ®å nhiÒu tØ sè biÕn kiÓu ®éc lËp:
K L

1k 1l 2k 2l 3k 3l 4k 4l

cuộn đo lường cuộn bảo vệ


- Trong thùc tÕ c¸c ký hiÖu trªn cã thÓ cã sai kh¸c nªn khi thùc hiÖn nhÊt thiÕt ph¶i
tham kh¶o tµi liÖu h­íng dÉn cña nhµ cung cÊp ®Ó ®Êu cho ®óng.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
135
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
- L­u ý: víi lo¹i TI nhiÒu tØ sè biÕn kiÓu ®éc lËp, cuén nµo kh«ng dïng ph¶i ®Êu t¾t.
4- C¸ch kiÓm tra cuén d©y nhÞ thø cña m¸y biÕn dßng cao thÕ tr­íc khi ®Êu d©y:
Môc ®Ých lµ kiÓm tra vµ x¸c ®Þnh TI nhiÒu tû sè biÕn lµ kiÓu tù ngÉu hay ®éc lËp
- Dông cô dïng ®Ó x¸c ®Þnh kiÓu TI lµ ®ång hå v¹n n¨ng.
- Tr­íc khi x¸c ®Þnh kiÓu TI cÇn ph¶i nghiªn cøu kü tµi liÖu h­íng dÉn cña nhµ s¶n
xuÊt hoÆc s¬ ®å vÏ trªn b¶ng h­íng dÉn cña TI.
- Më n¾p b¶o vÖ c¸c ®Çu ®Êu, xem xÐt kü c¸c ký hiÖu ®Ó x¸c ®Þnh cuén ®o l­êng vµ
cuén b¶o vÖ còng nh­ c¸c ®Çu d©y 1k, 1L1, 1L2 ... vµ c¸c ®Çu ®Êu t­¬ng øng ®Ó cã
®­îc tØ sè biÕn thÝch hîp.
- Sö dông ®ång hå v¹n n¨ng ë thang ®o 1 k, ®Æt 01 que ®o cè ®Þnh ë ®Çu 1k, que
®o cßn l¹i ®Æt vµo c¸c ®Çu 1L1, 1L2. NÕu ®ång hå chØ 0  lµ th«ng m¹ch, cã nghÜa
lµ c¸c ®Çu d©y ®Êu ®­îc nèi víi nhau, TI cã thÓ ®ñ ®iÒu kiÖn vËn hµnh. NÕu ®ång
hå chØ v« cïng  cã nghÜa lµ ®Çu 1k kh«ng th«ng m¹ch víi 1L1 hoÆc 1L2, tr­êng
hîp nµy ph¶i kiÓm tra l¹i xem ®· x¸c ®Þnh ®óng ®Çu 1k ch­a? nÕu x¸c ®Þnh ®óng
®Çu 1k mµ ®ång hå vÉn chØ kh«ng th«ng m¹ch gi÷a 1k vµ 1L1 hoÆc 1L2 th× ph¶i tr¶
l¹i cho nhµ s¶n xuÊt ®Ó ®æi l¹i.
- Sau ®ã ®Æt 02 que ®o vµo 2 ®Çu 1L1, 1L2 nÕu th«ng m¹ch th× cã thÓ kÕt luËn lµ TI
tù ngÉu, nÕu kh«ng th«ng m¹ch th× cã thÓ kÕt luËn ®©y lµ TI cã c¸c cuén ®éc lËp.
5- C¸c l­u ý khi qu¶n lý xö dông m¸y biÕn dßng cao thÕ:
a- Khi vËn chuyÓn tr¸nh rung xãc vµ ®Ëp m¹nh.
b- B¶o qu¶n l¾p ®Æt ë n¬i kh« r¸o, tr¸nh bôi, h¬i ho¸ chÊt ¨n mßn kim lo¹i, n¬i cã
chÊt dÔ ch¸y næ, n¬i sinh nhiÖt hay chÊn ®éng m¹nh.
c- Khi l¾p ®Æt m¸y biÕn dßng ph¶i kiÓm tra th«ng m¹ch. Víi TI cã nhiÒu tû sè
biÕn, ph¶i ®Êu ®óng s¬ ®å nhÞ thø, ®óng tû sè biÕn.
d- Yªu cÇu chän ®óng tiÕt diÖn d©y dÉn nhÞ thø. C¸c ®Çu d©y c¸p nhiÒu sîi ph¶i
xo¾n chÆt vµ m¹ thiÕc. C¸c ®Çu d©y ph¶i b¾t chÆt víi ®Çu cèt m¸y biÕn dßng ®Ó
gi¶m ®iÖn trë tiÕp xóc.
e- Khi l¾p ®Æt trªn l­íi ®iÖn, phÇn vá cña TI cao thÕ ph¶i ®­îc tiÕp ®Êt ®Ó ®¶m b¶o
an toµn cho ng­êi vµ thiÕt bÞ.

Câu hỏi 88- Hãy tr×nh bµy vÒ m¸y biÕn ®iÖn ¸p cao thÕ?
- §Þnh nghÜa.
- §Æc tÝnh kü thuËt.
- C¸c s¬ ®å ®Êu d©y c¨n b¶n.
- Ph©n lo¹i.
- C¸c l­u ý khi qu¶n lý xö dông.
Trả lời:
1- §Þnh nghÜa:
M¸y biÕn ®iÖn ¸p ®o l­êng (TU) lµ thiÕt bÞ ®o l­êng dïng ®Ó biÕn ®iÖn ¸p cao
thµnh ®iÖn ¸p thÊp h¬n phï hîp víi điện áp cña c«ng t¬.
TU cã 02 cuén d©y :
- Cuén s¬ cÊp cã sè vßng lµ W1 ®Êu vµo m¹ch ®iÖn cã ®iÖn ¸p cao cÇn ®o.
- Cuén thø cÊp cã sè vßng lµ W2 ®Êu vµo cuén ¸p cña c«ng t¬.
- Mèi quan hÖ gi÷a ®iÖn ¸p ®­a vµo cuén s¬ cÊp vµ thø cÊp ®­îc thÓ hiÖn qua
c«ng thøc:

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


136
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
U1 W
= 1
U2 W2

2- §Æc tÝnh kü thuËt:


a- Tû sè biÕn cña TU: lµ tû sè gi÷a ®iÖn ¸p s¬ cÊp vµ ®iÖn ¸p thø cÊp hoÆc sè vßng
cña cuén thø cÊp so víi sè vßng cña cuén s¬ cÊp.
b- Sai sè cña TU: gièng nh­ c¸c thiÕt bÞ ®o kh¸c, TU còng cã sai sè vµ ph¶i nhá
h¬n cña c«ng t¬, th«ng th­êng sai sè TU lµ 0,5%.
3- S¬ ®å ®Êu d©y c¨n b¶n:

A
N
U V sơ cấp

v u1 v1 thứ cấp
u

Nèi d©y s¬ cÊp Nèi d©y thø cÊp


Cuén d©y ®o l­êng Cuén d©y b¶o vÖ
U–V u–v u1 – v1

4- Ph©n lo¹i:
a- TU cao thÕ 1 pha: TU lo¹i nµy ®Êu vµo ®iÖn ¸p pha.

b- TU cao thÕ 2 pha:


TU lo¹i nµy ®Êu vµo ®iÖn ¸p d©y, th­êng ®­îc
¸p dông cho m¹ch ®o ®Õm 3 pha 2 phÇn tö.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


137
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

c- TU cao thÕ 3 pha :


TU 3 pha cã trung tÝnh th­êng ®­îc ¸p dông
cho m¹ch ®o ®Õm 3 pha 3 phÇn tö. C¸c ®Çu a, b,
c, n phôc vô ®o ®Õm Z1 vµ Z2 lµ cuén  hë.

5- C¸c l­u ý khi qu¶n lý xö dông m¸y biÕn ¸p:


Trong qu¸ tr×nh lµm viÖc TU kh«ng ®­îc phÐp ng¾n m¹ch v× khi ®ã trong TU sÏ cã
dßng ®iÖn ng¾n m¹ch ph¸ huû thiÕt bÞ vµ g©y nguy hiÓm cho ng­êi vËn hµnh. Cuén
s¬ cÊp cña TU ®­îc l¾p vµo ®iÖn ¸p cao, v× vËy vá TU nhÊt thiÕt ph¶i nèi ®Êt ®Ó
®¶m b¶o an toµn.

Câu hỏi 89- Tr×nh bµy hÖ thèng ®o ®Õm gåm TU- TI- C«ng t¬ vµ nh÷ng s¬ ®å vÐc
t¬ ®iÓn h×nh? Nh÷ng ®iÓm cÇn l­u ý khi l¾p ®Æt?
Tr¶ lêi:
1- S¬ ®å ®Êu d©y c«ng t¬ 3 pha 2 phÇn tö:
Dïng ®Ó ®o ®Õm ®iÖn n¨ng trong m¹ch cao ¸p sö dông TU 2 pha ®Êu vµo ®iÖn ¸p
d©y UAB vµ UCB

t2
C«ng thøc: Ap=  {UABIAcos(300+)+UCBIC(300-)}dt
t1

 

 

 


A
B phô
 t¶i
C
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
138
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

§å thÞ vÐc t¬ ®iÓn h×nh :


UAB
VÐc t¬ UAB h­íng tõ B ®Õn A v­ît
tr­íc vÐc t¬ UA mét gãc 300 VÐc t¬ UA
UCB h­íng tõ C ®Õn B chËm sau vÐc
t¬ UC mét gãc 300. 30 IA

UCB N


UC UB

2- S¬ ®å ®Êu d©y c«ng t¬ 3 pha 3 phÇn tö :


cã thÓ sö dông 3 TU ®Êu sao hoÆc TU 3 pha l¾p vµo ®iÖn ¸p pha
c«ng thøc:

t2
Ap =  (UAIAcosA + UBIBcosB + UCICcosC)dt
t1

  

  

  


A
 phô
B
 t¶i
C

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


139
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

3- L­u ý khi l¾p ®Æt :


- Nghiªn cøu kü s¬ ®å m¹ch Đồ thị véc tơ điển hình
®Êu cña TU, TI vµ C«ng t¬.
- Kh«ng ®­îc ng¾n m¹ch TU. IA
- Kh«ng hë m¹ch TI. UA
- Ph¶i tiÕp ®Êt ®Çy ®ñ.

IC N



UC UB

IB

Câu hỏi 90- Trình bày nguyên tắc chung để xây dựng đồ thị véc tơ? Nêu cách xây
dựng đồ thị véc tơ bằng VA85-M1
Trả lời:
1- nguyên tắc chung để xây dựng đồ thị véc tơ
Nh­ chóng ta ®· biÕt, sai sè cña phÐp ®o phô thuéc vµo 02 yÕu tè :
- Sai sè cña thiÕt bÞ ®o bao gåm : c«ng t¬, TU, TI.
- S¬ ®å ®Êu c«ng t¬, TU, TI trªn l­íi.
NÕu ta ®Êu sai s¬ ®å, phÐp ®o sÏ cho kÕt qu¶ kh«ng chÝnh x¸c dï sai sè thiÕt bÞ
vÉn ®¶m b¶o. §Ó kiÓm tra s¬ ®å ®Êu ta ph¶i x©y dùng ®å thÞ vÐc t¬ cña ®iÓm ®o
®Õm.
C¸c quy ­íc :
- §Ó x©y dùng ®å thÞ vÐc t¬, trªn c«ng t¬ ng­êi ta th­êng quy ­íc vÐc t¬ ®iÖn
¸p ë pha tËn cïng bªn tr¸i lµ pha A.
- ChiÒu quay cña vÐc t¬ lµ chiÒu thuËn kim ®ång hå.
2- X©y dùng ®å thÞ vÐc t¬ b»ng BA 85 M1 :
 M¹ch 3 pha 3 phÇn tö:
+ B­íc 1 : C¸c quy ­íc
- VÐc t¬ gèc : ®èi víi thiÕt bÞ ®o BA 85 M1 vÐc t¬ gèc lµ vÐc t¬ ®iÖn ¸p
UAB.
- Gãc cã ®é L nghÜa lµ chËm sau, gãc cã ®é C nghÜa lµ v­ît tr­íc.
+ B­íc 2 : X¸c ®Þnh chiÒu quay cña c«ng t¬:
- NÕu chiÒu quay thuËn (nghÜa lµ pha ngoµi cïng bªn tr¸i lµ pha A, pha
gi÷a lµ pha B vµ pha ngoµi cïng bªn ph¶i lµ pha C) th× thùc hiÖn b­íc 2.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
140
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
- NÕu chiÒu quay ng­îc th× quy ­íc pha sÏ lµ pha ngoµi cïng bªn tr¸i lµ
pha A, pha gi÷a lµ pha C vµ pha ngoµi cïng bªn ph¶i lµ pha B.
+ B­íc 3 : X¸c ®Þnh gãc pha cña vÐc t¬ dßng ®iÖn tõng pha so víi vÐc t¬ gèc
UAB.
- §Ó x¸c ®Þnh gãc pha gi÷a vÐc t¬ UA vµ IA ta lÊy gãc ®äc ®­îc trªn BA
85 M1 trõ ®i 300.
- §Ó x¸c ®Þnh gãc pha gi÷a vÐc t¬ UB vµ IB ta lÊy gãc ®äc ®­îc trªn BA 85
M1 trõ ®i 1500.
- §Ó x¸c ®Þnh gãc pha gi÷a vÐc t¬ UC vµ IC ta lÊy 900 trõ ®i gãc ®äc ®­îc
trªn BA 85 M1.

VÝ dô: UAB UAB


IA IA
UA UA
30 
30 

IC N
IC N

UC UB
UC UB

IB
- Gãc cña dßng pha A lµ 55 L nghÜa lµ : Gãc gi÷a UA vµ IA lµ 55 - 30 = 25 0.
0

- Gãc cña dßng pha B lµ 1740L nghÜa lµ : Gãc gi÷a UB vµ IB lµ 174 - 150 = 24
0
.
- Gãc cña dßng pha C lµ 650C nghÜa lµ : Gãc gi÷a UC vµ IC lµ 90 - 65 = 25 0.
 M¹ch 3 pha 2 phÇn tö :
+ B­íc 1: C¸c quy ­íc
- VÐc t¬ gèc : ®èi víi thiÕt bÞ ®o BA 85 M1 vÐc t¬ gèc lµ vÐc t¬ ®iÖn ¸p
UAB.
- Gãc cã ®é L nghÜa lµ chËm sau, gãc cã ®é C nghÜa lµ v­ît tr­íc.
+ B­íc 2: X¸c ®Þnh chiÒu quay cña c«ng t¬:
- NÕu chiÒu quay thuËn (nghÜa lµ pha ngoµi cïng bªn tr¸i lµ pha A, pha gi÷a
lµ pha B vµ pha ngoµi cïng bªn ph¶i lµ pha C) th× thùc hiÖn b­íc 2.
- NÕu chiÒu quay ng­îc th× quy ­íc pha sÏ lµ pha ngoµi cïng bªn tr¸i lµ pha
C, pha gi÷a lµ pha B vµ pha ngoµi cïng bªn ph¶i lµ pha A.
+ B­íc 3 : X¸c ®Þnh gãc pha cña vÐc t¬ dßng ®iÖn tõng pha so víi vÐc t¬ gèc
UAB.
- §Ó x¸c ®Þnh gãc pha gi÷a vÐc t¬ UA vµ IA ta lÊy gãc ®äc ®­îc trªn BA 85
M1 trõ ®i 300.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


141
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
- §Ó x¸c ®Þnh gãc pha gi÷a vÐc t¬ UC vµ IC ta lÊy 900 trõ ®i gãc ®äc ®­îc trªn
BA 85 M1.

Câu hỏi 91- Trình bày nguyên tắc chung để xây dựng đồ thị véc tơ? Nêu cách xây
dựng đồ thị véc tơ bằng ®ång hå Fluke - 39?
Trả lời:
1- nguyên tắc chung để xây dựng đồ thị véc tơ
Nh­ chóng ta ®· biÕt, sai sè cña phÐp ®o phô thuéc vµo 02 yÕu tè :
- Sai sè cña thiÕt bÞ ®o bao gåm : c«ng t¬, TU, TI.
- S¬ ®å ®Êu c«ng t¬, TU, TI trªn l­íi.
NÕu ta ®Êu sai s¬ ®å, phÐp ®o sÏ cho kÕt qu¶ kh«ng chÝnh x¸c dï sai sè thiÕt bÞ
vÉn ®¶m b¶o. §Ó kiÓm tra s¬ ®å ®Êu ta ph¶i x©y dùng ®å thÞ vÐc t¬ cña ®iÓm ®o
®Õm.
C¸c quy ­íc :
- §Ó x©y dùng ®å thÞ vÐc t¬, trªn c«ng t¬ ng­êi ta th­êng quy ­íc vÐc t¬ ®iÖn ¸p
ë pha tËn cïng bªn tr¸i lµ pha A.
- ChiÒu quay cña vÐc t¬ lµ chiÒu thuËn kim ®ång hå
2- X©y dùng ®å thÞ vÐc t¬ b»ng fluke 39:
a. Víi c«ng t¬ 3 pha 3 phÇn tö
 X¸c ®Þnh chiÒu quay cña c«ng t¬: Fluke - 39 kh«ng thÓ x¸c ®Þnh trùc tiÕp
chiÒu quay nªn ta ph¶i thùc hiÖn c¸c b­íc sau:
- B­íc 1: x¸c ®Þnh gãc pha cña dßng ®iÖn vµ ®iÖn ¸p pha A (®èi víi c«ng t¬
th­¬ng phÈm nÕu nhá h¬n 900 lµ ®óng).
- B­íc 2: ®Ó nguyªn ampe k×m ë pha A, chuyÓn 02 kim ®o ®iÖn ¸p sang pha
gi÷a nÕu gãc lÖch pha nhá h¬n 1200 th× pha gi÷a lµ pha B cßn nÕu lín h¬n
1200 th× pha gi÷a lµ pha C.

Phô t¶i 1 pha


1
®á


1

®en

Fluke - 39

 X¸c ®Þnh lÇn l­ît gãc pha gi÷a dßng ®iÖn vµ ®iÖn ¸p t­¬ng øng cña tõng pha
tõ ®ã x©y ®å thÞ phô t¶i
b. Víi c«ng t¬ 3 pha 2 phÇn tö:
 X¸c ®Þnh lÇn l­ît gãc lÖch pha gi÷a UAB vµ IA, UAB vµ IC.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
142
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
 TÝnh to¸n gãc lÖch pha gi÷a UA vµ IA, UC vµ IC.

Phô t¶i 3 pha 1

2

3
3C
®á

®en
3

Fluke - 39
Câu hỏi 92- Nªu chÕ ®é hiÓn thÞ cña c«ng t¬ ®iÖn tö Vision ®èi víi loaÞ c«ng t¬
th­¬ng phÈm?
Tr¶ lêi:
C¸c mµn h×nh hiÓn thÞ cña c«ng t¬ vision
C«ng t¬ th­¬ng phÈm:
1- C¸c mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ DEFAULT(chÕ ®é tù ®éng):
ý nghÜa Mµn h×nh hiÓn thÞ
Tªn kh¸ch hµng (?)
Giê hiÖn t¹i. Gio hien tai
Ngµy hiÖn t¹i. Ngay hien tai.
Tæng giao. Tæng giao Kwh
Tæng giao. Tæng giao Kvarh
BiÓu 1 giao. BiÓu 1 giao
BiÓu 2 giao. BiÓu 2 giao
BiÓu 3 giao. BiÓu 3 giao
Tæng nhËn Tæng nhËn Kwh
TØ sè biÕn TU TØ sè biÕn Tu
TØ sè biÕn TI TØ sè biÕn Ti

2- C¸c mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ b»ng c¸ch bÊm phÝm display:
Ngoµi nh÷ng mµn h×nh hiÓn thÞ gièng nh­ chÕ ®é tù ®éng, khi sö dông phÝm
display, ta cã thÓ cã thªm c¸c mµn h×nh d­íi ®Êy :
ý nghÜa Mµn h×nh hiÓn thÞ
KÝch ho¹t P Kich ho¹t P
BiÓu gi¸ ®ang tÝnh Bieu gia K-hoat
TrÞ sè ®iÖn ¸p pha A Dien ap pha A
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
143
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
TrÞ sè ®iÖn ¸p pha B Dien ap pha B
TrÞ sè ®iÖn ¸p pha C Dien ap pha C
TrÞ sè dßng ®iÖn pha A Dong dien pha A
TrÞ sè dßng ®iÖn pha B Dong dien pha B
TrÞ sè dßng ®iÖn pha C Dong dien pha C
HÖ sè cos  trung b×nh Cos trung binh
Gãc pha gi÷a UA vµ IA Goc Ua-Ia
Gãc pha gi÷a UB vµ IB Goc Ub-Ib
Gãc pha gi÷a UC vµ IC Goc Uc-Ic
Sè c«ng t¬ Serial No
3- Mét sè menu vµ mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ (CONSUMER)
ý nghÜa mµn h×nh hiÓn thÞ
Menu tØ sè biÕn TY SO BIEN Tu-Ti
Tû sè m¸y biÕn ¸p Ti so bien Tu
Sai sè m¸y biÕn ¸p Sai so bien Tu
Tû sè m¸y biÕn dßng Ty sè bien Ti
Sai sè m¸y biÕn dßng Sai so bien Ti
ý nghÜa Mµn h×nh HiÓn thÞ
Menu th«ng sè m¹ch THONG SO MACH
HÖ sè cos  trung b×nh Cos trung binh
TÇn sè Tan so luoi
Thø tù pha Thu tu pha
§iÖn ¸p pha A Dien ap pha A
§iÖn ¸p pha B Dien ap pha
§iÖn ¸p pha C Dien ap pha C
Dßng ®iÖn pha A Dong dien pha A
Dßng ®iÖn pha B Dong dien pha B
Dßng ®iÖn pha C Dong dien pha C
Gãc pha gi÷a Ua vµ Ia Goc Ua – Ia
Gãc pha gi÷a Ub vµ Ib Goc Ub – Ib
Gãc pha gi÷a Uc vµ Ic Goc Uc – Ic

Menu chØ sè chèt CHI SO CHOT DIEN NANG


ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng giao P H1: Tong giao Kwh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng giao Q H1: Tong giao Kvarh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 1 H1: Bieu 1 giao
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 2 H1: Bieu 2 giao
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 3 H1: Bieu 3 giao
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng nhËn P H1: Tong nhan Kwh

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


144
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
4- Mét sè menu vµ mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ (UTILITY):
ý nghÜa Mµn h×nh HiÓn thÞ
Menu qu¶n lý sè lÇn mÊt ®iÖn QUAN LY SO LAN MAT DIEN
Sè lÇn mÊt ®iÖn So lan mat dien
Tæng thêi gian mÊt ®iÖn Tgian mat dien
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn gÇn nhÊt Td mat dien L3
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn lÇn 2 Td mat dien L2
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn lÇn 1 Td mat dien L1

Menu qu¶n lý sè lÇn lËp tr×nh QUAN LYSO LAN L.TRINH


Sè lÇn lËp tr×nh So lan lap trinh
Thêi ®iÓm lËp tr×nh gÇn nhÊt d lap trinh L3
Thêi ®iÓm lËp tr×nh lÇn 2 Td lap trinh L2
Thêi ®iÓm lËp tr×nh lÇn 1 Td lap trinh L1
ý nghÜa mµn h×nh hiÓn thÞ
Menu qu¶n lý m¹ch dßng QUAN LY MACH DONG DIEN
Sè lÇn qu¸ dßng So lan qua dong
Qu¸ dßng lÇn gÇn nhÊt Qua dong L3
Thêi ®iÓm qu¸ dßng lÇn gÇn nhÊt Td qua dong L3
Qu¸ dßng lÇn 2 Qua dong L2
Thêi ®iÓm qu¸ dßng lÇn 2 Td qua dong L2
Qu¸ dßng lÇn 1 Qua dong L1
Thêi ®iÓm qu¸ dßng lÇn 1 Td qua dong L1

Menu qu¶n lý m¹ch ®iÖn ¸p QUAN MACH DIEN AP


MÊt pha hiÖn t¹i Mat pha hien tai
MÊt pha lÇn gÇn nhÊt Mat pha L3
Thêi ®iÓm mÊt pha gÇn nhÊt Td mat pha L3
MÊt pha lÇn 2 Mat pha L2
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn lÇn 2 Td mat dien L2
MÊt pha lÇn 1 Mat pha lan L1
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn lÇn 1 Td mat dien L1
Sè lÇn mÊt pha So lan mat pha
Tæng sè lÇn mÊt pha A So lan mat pha A
Tæng sè lÇn mÊt pha B So lan mat pha B
Tæng sè lÇn mÊt pha C So lan mat pha C
Tæng thêi gian mÊt pha A Tg mat pha A
Tæng thêi gian mÊt pha B Tg mat pha B
Tæng thêi gian mÊt pha C Tg mat pha C

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


145
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Menu qu¶n lý ng­îc c«ng suÊt QUAN LY NGUOC CONG SUAT
Sè lÇn ng­îc c«ng suÊt S.lan nguoc P
Thêi ®iÓm ng­îc c«ng suÊt lÇn cuèi T.d nguoc P L3
Thêi ®iÓm ng­îc c«ng suÊt lÇn 2 T.d nguoc P L2
Thêi ®iÓm ng­îc c«ng suÊt lÇn 1 T.d nguoc P L1

Câu hỏi 93- Nªu chÕ ®é hiÓn thÞ cña c«ng t¬ ®iÖn tö Vision ®èi víi lo¹i c«ng t¬
c«ng t¬ ®Çu nguån ranh giíi?
Tr¶ lêi:

C¸c mµn h×nh hiÓn thÞ cña c«ng t¬ vision


1- C¸c mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ DEFAULT (chÕ ®é tù ®éng):
ý nghÜa Mµn h×nh hiÓn thÞ
Giê hiÖn t¹i. Gio hien tai
Ngµy hiÖn t¹i. Ngay hien tai.
Tæng giao P. Tong giao MWh
Tæng giao Q. Tong giao MVarh
BiÓu 1 giao. Bieu 1-MWh G
BiÓu 2 giao. Bieu 2-MWh G
BiÓu 3 giao. Bieu 3-MWh G
TØ sè biÕn TU Ti so bien Tu
TØ sè biÕn TI Ti so bien Ti
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng giao P H1: Tong giao MWh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng giao Q H1: Tong giao MVarh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu 1 giao H1: Bieu1-MWh G
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu 2 giao H1: Bieu2-MWh G
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu 3 giao H1: Bieu3-MWh G

2- C¸c mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ b»ng c¸ch bÊm phÝm display:
Ngoµi nh÷ng mµn h×nh hiÓn thÞ gièng nh­ chÕ ®é tù ®éng, khi sö dông phÝm
display, ta cã thÓ cã thªm c¸c mµn h×nh d­íi ®©y:
ý nghÜa Mµn h×nh hiÓn thÞ
Tæng nhËn P Tong nhan MWh
Tæng nhËn Q Tong nhan MVarh
BiÓu 1 nhËn. Bieu 1-MWh N
BiÓu 2 nhËn. Bieu 2-MWh N
BiÓu 3 nhËn. Bieu 3-MWh N
C«ng suÊt biÓu kiÕn Tong MVAh
Thø tù pha Thu tu pha
TrÞ sè ®iÖn ¸p pha A Dien ap pha A
TrÞ sè ®iÖn ¸p pha B Dien ap pha B
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
146
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
TrÞ sè ®iÖn ¸p pha C Dien ap pha C
TrÞ sè dßng ®iÖn pha A Dong dien pha A
TrÞ sè dßng ®iÖn pha B Dong dien pha B
TrÞ sè dßng ®iÖn pha C Dong dien pha C
Gãc pha gi÷a UA vµ IA Goc Ua- Ia
Gãc pha gi÷a UB vµ IB Goc Ub- Ib
Gãc pha gi÷a UC vµ IC Goc Uc- Ic
HÖ sè cos  trung b×nh Cos Trung binh
BiÓu gi¸ ®ang ho¹t ®éng B gia K.hoat
C«ng suÊt kÝch ho¹t Pmax k.ho¹t
Tªn ®iÓm ®o ®Õm (?)
Sè c«ng t¬ Serial No
§¬n vÞ cµi®Æt KCS- HNPC

3- Mét sè menu vµ mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ (CONSUMER)


ý nghÜa Mµn h×nh hiÓn thÞ
Menu tØ sè biÕn TY SO BIEN Tu-Ti
Tû sè m¸y biÕn ¸p Ti so bien Tu
Sai sè m¸y biÕn ¸p Sai so bien Tu
Tû sè m¸y biÕn dßng Ty sè bien Ti
Sai sè m¸y biÕn dßng Sai so bien Ti
ý nghÜa mµn h×nh HiÓn thÞ
Menu th«ng sè m¹ch THONG SO MACH
Thø tù pha Thu tu pha
§iÖn ¸p pha A Dien ap pha A
§iÖn ¸p pha B Dien ap pha B
§iÖn ¸p pha C Dien ap pha C
Dßng ®iÖn pha A Dong dien pha A
Dßng ®iÖn pha B Dong dien pha B
Dßng ®iÖn pha C Dong dien pha C
Gãc pha gi÷a Ua vµ Ia Goc Ua – Ia
Gãc pha gi÷a Ub vµ Ib Goc Ub – Ib
Gãc pha gi÷a Uc vµ Ic Goc Uc – Ic
TÇn sè Tan so luoi

Menu c«ng suÊt CONG SUAT


C«ng suÊt t¸c dông Watt 3 pha
C«ng suÊt t¸c dông pha AWatt pha A
C«ng suÊt t¸c dông pha B Watt pha B
C«ng suÊt t¸c dông pha C Watt pha C
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
147
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
C«ng suÊt ph¶n kh¸ng Var 3 pha
C«ng suÊt ph¶n kh¸ng pha A Var pha A
C«ng suÊt ph¶n kh¸ng pha B Var pha B
C«ng suÊt ph¶n kh¸ng pha C Var pha C
Menu c«ng suÊt cùc ®¹i Pmax CONG SUAT
C«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 1 giao Pmax bieu 1 G
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 1 gia T.d-Pmax b1 G
C«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 2 giao Pmax bieu 2 G
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 2 giao T.d-Pmax b2 G
C«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 3 giao Pmax bieu 3 G
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 3 giao T.d-Pmax b3 G
C«ng suÊt cùc ®¹i ngµy giao Pmax ngay G
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i ngµy giao T.d-Pmax ngay G
C«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 1 nhËn Pmax bieu 1N
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 1 nhËn T.d-Pmax b1N
C«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 2 nhËn Pmax bieu 2 N
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 2 nhËn T.d-Pmax b2 N
C«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 3 nhËn Pmax bieu 3 N
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i biÓu 3 nhËn T.d-Pmax b3 N
C«ng suÊt cùc ®¹i ngµy nhËn Pmax ngay N
Thêi ®iÓm c«ng suÊt cùc ®¹i ngµy nhËn T.d-Pmax ngay N

Menu chØ sè chèt CHI SO CHOT DIEN NANG


ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng giao PH1: Tong giao MWh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng giao Q H1: Tong giao MVarh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 1 giao H1: Bieu1-MWh G
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 2 giao H1: Bieu2-MWh G
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 3 giao H1: Bieu3-MWh G
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng nhËn P H1: Tong nhan MWh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña tæng nhËn Q H1: Tong nhan MVarh
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 1 nhËn H1: Bieu1-MWh N
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 2 nhËn H1: Bieu2-MWh N
ChØ sè chèt gÇn nhÊt cña biÓu gi¸ 3 nhËn H1: Bieu3-MWh N
4- Mét sè menu vµ mµn h×nh trong chÕ ®é hiÓn thÞ (UTILITY) :
ý nghÜa mµn h×nh HiÓn thÞ
Menu qu¶n lý sè lÇn mÊt ®iÖn QUAN LY SO LAN MAT DIEN
Sè lÇn mÊt ®iÖn S.lan mat dien
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn gÇn nhÊt Td mat dien lan3
Thêi diÓm mÊt ®iÖn lÇn 2 Td mat dien lan2
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn lÇn 1 Td mat dien lan1
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
148
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Tæng thêi gian mÊt ®iÖn Tgian mat dien
Menu qu¶n lý sè lÇn lËp tr×nh
QUAN LYSO LAN L.TRINH
Sè lÇn lËp tr×nh S.lan lap trinh
Thêi gian lËp tr×nh gÇn nhÊt Td lap trinh 3
Thêi gian lËp tr×nh lÇn 2 Td lap trinh 2
Thêi gian lËp tr×nh lÇn 1 Td lap trinh 1
ý nghÜa mµn h×nh HiÓn thÞ
Menu qu¶n lý m¹ch dßng QUAN LY MACH DONG DIEN
Sè lÇn qu¸ dßng S.lan qua dong
Qu¸ dßng lÇn gÇn nhÊt Qua dong lan 3
Qu¸ dßng lÇn 2 Qua dong lan 2
Qu¸ dßng lÇn 1 Qua dong lan 1
Thêi ®iÓm qu¸ dßng lÇn gÇn nhÊt Td qua dong lan 3
Thêi ®iÓm qu¸ dßng lÇn 2 Td qua dong lan 2
Thêi ®iÓm qu¸ dßng lÇn 1 Td qua dong lan 1
Menu qu¶n lý m¹ch ®iÖn ¸p QUAN LY MACH DIEN AP
Sè lÇn mÊt ®iÖn S.lan mat ®iÖn
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn gÇn nhÊt Td mat dien lan 3
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn lÇn 2 Td mat dien lan 2
Thêi ®iÓm mÊt ®iÖn lÇn 1 Td mat dien lan 1
MÊt pha lÇn gÇn nhÊt Mat pha lan 3
MÊt pha lÇn 2 Mat pha lan 2
MÊt pha lÇn 1 Mat pha lan 1
Thêi ®iÓm mÊt pha gÇn ®©y nhÊt Td matdien lan 3
Thêi gian mÊt pha lÇn 2 Td mat pha lan 2
Thêi gian mÊt ®iÖn lÇn 1 Td mat dien lan 1
Sè lÇn mÊt pha So lan mat pha
Pha ®ang mÊt Pha loi hien tai
Tæng sè lÇn mÊt pha A So lan mat pha A
Tæng sè lÇn mÊt pha B So lan mat pha B
Tæng sè lÇn mÊt pha C So lan mat pha C
Tæng thêi gian mÊt pha A T.g mat pha A
Tæng thêi gian mÊt pha B T.g mat pha B
Tæng thêi gian mÊt pha C T.g mat pha C

Menu qu¶n lý ng­îc c«ng suÊt QUAN LY NGUOC CONG SUAT


Sè lÇn ng­îc c«ng suÊt S.lan nguoc P
Thêi ®iÓm ng­îc c«ng suÊt lÇn cuèi T.d nguoc P L3
Thêi ®iÓm ng­îc c«ng suÊt lÇn 2 T.d nguoc P L2
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
149
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Thêi ®iÓm ng­îc c«ng suÊt lÇn 1 T.d nguoc P L1
Menu qu¶n lý PIN TINH TRANG PIN
Thêi ®iÓm l¾p pin T.d lap pin
Thêi gian sö dông pin T.g da sd pin
Thêi gian cßn l¹i cña pin T.g con pin

Câu hỏi 94- Van chống sét nối vào trung điểm của máy biến áp 110kV làm nhiệm
vụ gì? Cho bíết cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị này?

Trả lời:

110kV 110kV
UA IA U A'

UC UB U C' U B' IO' Io"


IC

IO = IO + IO' chống sét van

IO

Dòng điện ngắn mạch 1 pha


chạm đất trong lưới điện 110kV

Lưới điện 110kV thuộc hệ thống trung điểm nối đất nghĩa là trung điểm cuộn dây
110kV của các máy biến áp 220kV/ 110kV đấu Y có nối đât trực tiếp.
Cuộn dây sơ cấp của các máy biến áp chính tại các trạm 110kV đấu Y có trung
điểm được nối đất theo 3 cách khác nhau:
 Cách 1: Trung điểm cuộn dây 110kV được nối đất trực tiếp.
 Cách 2: Trung điểm cuộn dây 110kV được nối đất qua một bộ cầu dao (35kV)
 Cách 3: Trung điểm cuộn dây 110kV được nối đất qua một bộ chống sét van.
Khi đường dây 110kV xảy ra ngắn mạch 1 pha chạm đất, nếu trung điểm của
các máy biến áp 110kV không nối đất (cách điện) thì dòng điện chạm đất Io qua đi
TI đầu nguồn có thể không đạt được trị số để khởi động rơ le bảo vệ Io.
Để tăng dòng khởi động của bảo vệ rơ le ta cho nối đất trung điểm của các cuộn
dây sơ cấp 110kV bằng cách này ta sẽ giảm được trở kháng nối đất.
Muốn bảo đảm độ nhậy của bảo vệ rơ le Io cần phải tính toán, điều chỉnh, lựa
chọn trị số trở kháng nối đất cho phù hợp, vì vậy trên hệ thống đường dây 110kV
chỉ cần một số máy biến áp 110kV được nối đất (dùng cách 1), số máy biến áp
110kV còn lại không cần phải nối đất. Số lượng điểm nối đất được điều chỉnh theo
sự phát triển của lưới điện 110kV hoặc theo từng mùa trong năm (dùng cách 2).
Nối đất qua cầu dao sẽ linh hoạt điều chỉnh được trở kháng nối đất.
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
150
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Trường hợp không nối đất:
 Khi bình thường điện áp
UA = UB = UC = 110kV
Trong đó UA , UB , UC là điện áp dây.
Khi có sóng sét đánh vào đường dây 110kV điện áp tăng lên nhiều lần, các chống
sét van của trạm biến áp làm việc triệt tiêu dòng điện sét xuống đất. tuy vậy vẫn có
khả năng vẫn tồn tại một lượng điện áp dư trên cuộn dây máy biến áp do sét gây ra.
Điện áp dư có thể lớn hơn điện áp pha ( Udư >> Upha = 66,5kV) sẽ gây bất lợi cho
cách điện của máy biến áp, vì vậy trong quá trình thiết kế chế tạo người ta đã quan
tâm tăng cường khả năng cách điện dự phòng của máy biến áp.
Điện áp pha đặt lên cuộn dây máy biến áp là

115kV
UA = UB = UC = = 66,5kV
1,73
Cách điện của máy biến áp phải chịu được điện áp phóng điện

Ufđ = 1,15 x Uo = 1,15 x 66,5kV = 76,5kV


k = 1,15 là hệ số dự phòng.

Để bảo vệ cách điện cho cuộn dây máy biến áp không bị chọc thủng người ta nối
đất trung điểm máy biến áp 110kV qua bộ chống sét van (cách 3) Khi xảy ra quá
điện áp, van chống sét mở ra thoát dòng điện xuống đất. Dòng Io" là dòng điện sét.
Van chống sét này có điện áp định mức là 35kV, có điện áp phóng điện  76,5kV.
Về cấu tạo nó là một cái chống sét van thông thường giống như các loại chống sét
van lắp trong trạm biến áp nhưng có cấp điện áp 35kV có thể là 1 cái chống sét van
35kV hoặc gồm 2 chống sét van 15kV và 20kV ghép xếp chồng lên nhau.

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


151
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
MỤC LỤC

Câu hỏi 1: Giải thích tại sao bộ điều chỉnh điện áp của máy biến áp lại đặt phía
cuộn dây sơ cấp mà không đặt phía cuộn dây thứ cấp? Tr- 1
Câu hỏi 2: Máy biến điện áp làm nhiệm vụ gì trong trạm biến áp? Sự giống nhau
và khác nhau giữa máy biến áp lực và máy biến điện áp? Sự giống nhau và khác
nhau giữa máy biến điện áp và máy biến dòng điện? Tr- 1
Câu hỏi 3: Máy biến dòng điện làm nhiệm vụ gì trong hệ thống điện? Tại sao
trong vận hành không được phép để hở mạch cuộn dây thứ cấp máy biến dòng
điện? Tr- 3
Câu hỏi 4: Có bao nhiêu dạng sự cố cơ bản trong hệ thống? Vẽ sơ đồ và giải
thích? Tr- 4
Câu hỏi 5: Sự khác nhau giữa máy cắt điện và cầu dao cầu chì? Giữa áptômát và
cầu dao cầu chì? Nêu trình tự thao tác thiết bị nói trên? Tr- 6
Câu hỏi 6: TI hình xuyến treo ở cổ cáp làm việc như thế nào? Tại sao dây tiếp
địa cổ cáp lại phải luồn trong lòng TI hình xuyến? Tr- 12
Câu hỏi 7: Trong trạm biến áp phân phối hạ thế công tơ điện đặt ở phía trước và
sau máy biến áp có gì khác nhau? Tr- 13
Câu hỏi 8: Vì sao TI cao thế thường đấu ở 2 pha A, C mà không đấu ở pha B?
Nếu đấu TI ở pha A, B hoặc ở pha C, B có được không? Tại sao cuộn dây thứ cấp
máy biến điện áp thường được nối đất pha b ở mà không nối đất ở pha a hoặc pha
c? Tr- 14
Câu hỏi 9: Công tơ điện vô công và công tơ điện hữu công có gì khác nhau? Tại
sao các cực đấu dây của hai loại công tơ này lại giống nhau? Tr- 15
Câu hỏi 10: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biến áp lực? Tại
sao nói máy biến áp lực vừa là nguồn điện trung gian lại vừa là phụ tải của lưới
điện? Tr- 16
Câu hỏi 11: Những kim loại nào thường dùng để chế tạo dây dẫn điện? So sánh
đặc tính kỹ thuật của từng loại? Tại sao người ta không dùng dây nhôm lõi thép
trong lưới điện hạ thế 0.4kV? Tr- 19
Câu hỏi 12: Hệ thống điện gồm mấy phần tử? Nhiệm vụ của các phần tử trong hệ
thống điện? Nêu các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng hệ thống điện? Tr- 27
Câu hỏi 13: Dầu biến thế làm nhiệm vụ gì trong máy biến áp? Nêu các tiêu chuẩn
quan trọng nhất của dầu máy trong vận hành? Phương pháp quản lý dầu máy biến
áp trong vận hành? Tr- 27
Câu hỏi 14: Nêu các thông số kỹ thuật ghi trên biển nhãn của một máy biến áp
lực phân phối hạ thế? Giải thích ý nghĩa của các thông số đó? Tr- 28
Câu hỏi 15: Trước khi đưa một máy biến áp lực vào vận hành phải làm những thí
nghiệm gì, nêu các hạng mục cần thí nghiệm và giải thích? Tr- 28
Câu hỏi 16: Độ võng và khoảng cách tới đất là gì? Biểu diễn bằng hình vẽ? Độ
võng và khoảng cách tới đất phụ thuộc vào các yếu tố gì? Tr- 29
Câu hỏi 17: Biểu diễn lực tác dụng lên đầu cột tại các vị trí cột xuất tuyến, cột
cuối, cột néo góc, cột néo trung gian, cột chuyển hướng, cột đỡ trung gian?
Tr- 29
Câu hỏi 18: Tổn thất điện áp là gì? Nêu các giải pháp làm giảm tổn thất điện áp?
Tr- 30
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
152
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 19: Hãy giải thích ý nghĩa của tổ đấu dây máy biến áp? Tại sao khi hòa
song song các máy biến áp bắt buộc phải có cùng chung một tổ đấu dây?
Tr- 30
Câu hỏi 20: Nêu các tiêu chuẩn hòa song song hai máy biến áp? Giải thích vì sao
máy biến áp có cùng dung lượng, cùng cấp điện áp UK% lại không hoàn toàn
giống nhau? Tr- 33
Câu hỏi 21: Phân biệt :
- Điện năng hữu công và điện năng vô công
- Công suất hữu công và công suất vô công
- Điện năng tiêu thụ và tổn thất điện năng
Tr- 33
Câu hỏi 22: Hãy giải thích vì sao lưới điện phân phối 3 pha 4 dây cuộn thứ cấp
của máy biến áp bắt buộc phải đấu theo sơ đồ hình sao và có thêm dây trung hòa?
Tr- 34
Câu hỏi 23: Giải thích vì sao trước khi đóng điện máy biến áp phải thí nghiệm
không tải? Dòng điện không tải có liên quan gì đến việc đánh giá chất lượng máy
biến áp? Tr- 34
Câu hỏi 24: Nêu những nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp và tổn thất điện
năng? Tổn thất điện áp có liên quan gì đến tổn thất điện năng? Nêu các biện pháp
làm giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng? Tại sao khi vận hành lệch pha tổn
thất điện năng lại tăng lên? Tr- 34
Câu hỏi 25: Tụ bù có vai trò gì trong việc giảm tổn thất điện năng trên lưới điện?
Tr- 37
Câu hỏi 26: Sự khác nhau và ưu nhược điểm trong việc đặt tụ bù phía cao thế và
phía hạ thế? Tr- 38
Câu hỏi 27: Cách tính toán dung lượng tụ bù. Khi dùng điện trở phóng điện bằng
bóng đèn nên đấu theo sơ đồ hình sao hay tam giác? Tr- 39
Câu hỏi 28- Vì sao tụ bù 3 pha thường đấu theo sơ đồ tam giác, chỉ bù cho lưới
điện bằng tụ điện 3 pha mà không bù 1 pha? Nêu nguyên nhân gây ra tổn thất điện
năng do tụ bù trong vận hành? Tr- 40
C©u hỏi 29: H·y ph©n biÖt về c«ng dông, nguyªn lý cÊu t¹o của m¸y biÕn điện ¸p
vµ m¸y biÕn dßng ®iÖn . C¸ch x¸c ®Þnh chØ sè thùc cña c­êng ®é dßng ®iÖn, ®iÖn
¸p, c«ng suÊt, ®iÖn n¨ng tiªu thô trªn c¸c dông cô ®o khi dïng qua m¸y biÕn ¸p ®o
l­êng vµ m¸y biÕn dßng ®iÖn? Tr- 42
C©u hỏi 30: T¹i sao khi lùa chän m¸y biÕn điện ¸p vµ m¸y biÕn dßng ph¶i quan
t©m ®Õn c«ng suÊt ®Þnh møc cña m¸y biÕn điện ¸p vµ trë kh¸ng ®Þnh møc thø cÊp
cña m¸y biÕn dßng? Hãy cho biết c¸ch x¸c ®Þnh kh¶ n¨ng cho phép nèi c¸c dông
cô ®o vµo cuộn dây thø cÊp cña m¸y biÕn điện ¸p vµ m¸y biÕn dßng?
Tr-44
C©u hỏi 31: Trình bày cÊu t¹o và c¬ b¶n nguyªn lý lµm viÖc cña c«ng t¬ ®iÖn 1
pha? Tr- 46
C©u hỏi 32: Trình bày cÊu t¹o và c¬ b¶n nguyªn lý lµm viÖc của c«ng t¬ ®iÖn 3
pha 2 phÇn tö vµ 3 pha 3 phÇn tö ®o ®iÖn n¨ng t¸c dông, ph¹m vi øng dông cña tõng
lo¹i? Tr- 49

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


153
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 33: CÊp chÝnh x¸c cña c«ng t¬ ®iÖn lµ g×? Cã mÊy lo¹i sai sè cña c«ng t¬
®iÖn? Tr- 49
Câu hỏi 34: Trong hệ thống điện có trung điểm không nối đất khi xảy ra chạm đất
1 pha trên đường dây và chạm đất 1 pha trên thanh cái thì bảo vệ nào tác động?
Hãy trình bày nguyên lý làm việc của 2 loại bảo vệ chạm đất trên? Tr- 41
Câu hỏi 35: Vai trò của tủ chỉnh lưu và hệ thống ắc quy trong trạm biến áp
110kV? Hãy giải thích vì sao trong trạm biến áp 110kV tủ chỉnh lưu không thể
thay thế vai trò của hệ thống ắc quy? Tr- 53
Câu hỏi 36: Máy biến thế tự dùng làm nhiệm vụ gì trong trạm biến áp? Tại sao
không cho phép các máy biến áp tự dùng cấp điện cho các phụ tải bên ngoài trạm
biến áp? Tr- 54
Câu hỏi 37: Cho sơ đồ một trạm biến áp 110kV, hãy đọc sơ đồ trạm biến áp:
- Thiết bị điện.
- Vị trí lắp đặt.
- Cách ký hiệu tên thiết bị theo sơ đồ vận hành. Tr- 55
Câu hỏi 38: Cho sơ đồ nguyên lý bộ điều chỉnh điện áp dưới tải của máy biến áp
110kV hãy giải thích cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ điều chỉnh điện áp dưới
tải theo sơ đồ đã cho? Tr- 55
Câu hỏi 39: Hãy giải thích vì sao máy biến áp 110kV/ 22kV/ 10kV phải dùng tổ
đấu dây sao không, sao không, tam giác (Y0/ Y0/ )? Các máy biến áp phân phối
hạ thế ở cấp điện áp 22kV/ 0,4kV phải dùng phải dùng tổ đấu dây sao không, sao
không (Y0/ Y0) hoặc tổ đấu dây tam giác, sao không (/ Y0)? Tr- 57
Câu hỏi 40: Tại sao tủ điện tổng trung thế và tủ liên lạc trung thế thường xử dụng
ba máy biến dòng, các tủ điện đường dây thường xử dụng hai máy biến dòng?
Tr- 58
Câu hỏi 41: Giới thiệu các bảo vệ rơ le cho một máy biến áp 110kV? Bảo vệ so
lệch máy biến áp làm việc như thế nào? Có gì khác nhau giữa bảo vệ so lệch với
bảo vệ quá dòng, cắt nhanh? Bảo vệ quá dòng và bảo vệ cắt nhanh được ứng dụng
trong sơ đồ bảo vệ rơ le nào? Tr- 58
Câu hỏi 42: Hãy nêu giống nhau và khác nhau giữa nối đất lặp lại và nối đất an
toàn trên đường dây? Hãy giải thích vì sao trị số điện trở tiếp địa trong trạm biến
áp Rtđ  4, trong khi đó lại quy định điện trở tiếp địa lặp lại là Rtđ  10.
Tr- 59
Câu hỏi 43: Có mấy loại tiếp địa trong lưới điện cao hạ thế? Hãy nêu các quy
định về các trị số điện trở tiếp địa tiêu chuẩn trong trạm biến áp và đường dây trên
không? Tr- 60
Câu hỏi 44: Vai trß cña hÖ thèng tiÕp ®Þa trong hÖ thèng ®iÖn? Nªu c¸c quy ®Þnh
cña c¸c trang bÞ nèi ®Êt? Tr- 61
Câu hỏi 45: Giải thích vì sao cọc tiếp địa và các bộ phận nối đất phải chôn sâu
cách mặt đất từ 50- đến 80cm? Tr- 63
Câu hỏi 46: Thế nào là nối đất nhân tạo, tại sao bộ phận nối đất nhân tạo làm
bằng thép mà không làm bằng đồng hoặc bằng nhôm? Tr- 64
Câu hỏi 47: Trình bày cách tính toán đơn giản điện trở của các bộ phận nối đất
dùng cọc và thanh nối ngang trong lưới điện có tần số công nghiệp là 50HZ?
Tr- 65

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


154
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 48: Cách xác định điện trở thuần của 1 cuộn dây máy biến áp 3 pha khi
cuộn dây đấu ? Tr- 67
Câu hỏi 49: Dòng điện không tải của máy biến áp là gì? Cách thí nghiệm để xác
định dòng điện không tải của một máy biến áp? Tr- 68
C©u hái 50 - M¸y biÕn ®iÖn ¸p lµm nhiÖm vô g× trong hÖ thèng ®iÖn? T¹i sao nãi
m¸y biÕn ®iÖn ¸p th­êng lµm viÖc trong chÕ ®é kh«ng t¶i? Quy ®Þnh vÒ c¸ch ®Êu
d©y m¸y biÕn ®iÖn ¸p trong l­íi ®iÖn? Tr- 70
Câu hỏi 51: Điện áp ngắn mạch UN% là gì? Cách làm thí nghiệm để xác định
điện áp ngắn mạch UN%? Tr- 72
Câu hỏi 52: Nguyên lý cấu tạo của chống sét van? Vị trí lắp đặt chống sét van
trên lưới điện và trạm biến áp? Tr- 73
Câu hỏi 53: Nguyên lý cấu tạo của máy biến điện áp kiểu điện dung? Quản lý vận
hành máy biến điện áp kiểu điện dung? Tr- 75
Câu hỏi 54: Máy biến áp tạo trung tính và cuộn kháng lắp ở thanh cái 6,10kV
làm nhiệm vụ gì, nguyên lý làm việc của máy biến áp tạo trung tính? Tr- 76
Câu hỏi 55: Tại sao cuộn dây 35kV của máy biến áp 110kV đấu sao thường được
nối đất qua cuộn kháng điện? Nêu biện pháp đảm bảo an toàn cho người vận hành
khi thao tác cuộn kháng? Tr- 77
Câu hỏi 56: Nguyên lý làm việc của bộ tự động đóng nguồn điện dự phòng ATS
dùng trong lưới điện hạ thế? Tr- 78
Câu hỏi 57: Tính tương đối tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong máy
biến áp? Tr- 82
Câu hỏi 58: Có mấy loại trạm biến áp phân phối hạ thế? Hãy giới thiệu các loại
trạm biến áp thông dụng? Tr- 84
Câu hỏi 59: Cáp vặn xoắn có cấu tạo như thế nào? Ưu nhược điểm của cáp vặn
xoắn, phạm vi ứng dụng của cáp vặn xoắn trên lưới điện phân phối hạ thế?
Tr- 88
Câu hỏi 60: Trình bày các hạng mục kiểm tra đặc tính của cáp vặn xoắn để đánh
giá chất lượng của cáp? Tr- 89
Câu hỏi 61: Trình bày trình tự thi công một hộp đầu cáp XLPE 1 pha 20- 25kV,
16- 630mm2 trong nhà? Tr- 96
Câu hỏi 62: Trình bày trình tự thi công một hộp đầu cáp XLPE 3 pha 20- 25kV,
16- 630mm2 trong nhà? Tr- 99
Câu hỏi 63: Nêu những quy định chung đánh giá chất lượng dây dẫn trần dùng
cho thi công đường dây trên không? Tr- 102
Câu hỏi 64: Trình bày các phương pháp kéo dây trong việc thi công đường dây
điện trên không? Tr- 102
Câu hỏi 65: Trình bày phương pháp căng dây lấy độ võng trong việc thi công
đường dây điện trên không? Tr- 103
Câu hỏi 66: Trình bày kỹ thuật buộc dây trên sứ đỡ? Tr- 104
Câu hỏi 67: Trình bày kỹ thuật buộc dây trên sứ đỡ bằng dây buộc chế tạo theo
mẫu sẵn tại nhà máy? Tr- 106
Câu hỏi 68- Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ am pe kìm?
Tr- 110
Câu hỏi 69: Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ vạn năng?
Tr- 112
giangdt - Hỏi đáp qlvh điện
155
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1
Câu hỏi 70: Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ Te rô mét?
Tr- 114
Câu hỏi 71: Trình bày công dụng và phương pháp xử dụng đồng hồ mê gôm
mét? Tr- 112
Câu hỏi 72: Nêu quy định về kích thước tối thiểu khi đặt cáp và khoảng cách tối
thiểu của cáp ngầm trung thế đến các công trình ngầm khác? Tr- 115
Câu 73: Tỉ số biến áp kU của máy biến áp là gì? Cách kiểm tra tỉ số biến của
máy biến áp? Tr- 116
Câu hỏi 74: Trình bày cách lắp đặt một tủ điện hạ thế? Tr- 117
Câu hỏi 75: Trình bày cách lắp đặt một hộp công tơ điện hạ thế? Tr- 117
Câu hỏi 76: Có mấy loại sứ cách điện trên đường dây? Nêu các đặc tính kỹ thuật
của sứ cách điện? Tr- 118
Câu hỏi 77: Trình bày cách dựng một cột điện bằng tó và pa lăng? Tr- 120
Câu hỏi 78: Trình bày cách dựng một cột điện bằng chạc kết hợp với tời?
Tr- 120
Câu hỏi 79: Trình bày cách dựng một cột điện bằng xe trụ cẩu? Tr- 122
Câu hỏi 80: Trình bày cách dựng một cột điện bằng thang? Tr- 122
Câu hỏi 81: Móng cột điện dùng vật liệu gì? Thế nào là mác bê tông, liều lượng
pha trộn như thế nào? Tr- 123
Câu hỏi 82: Nêu những quy định chung đánh giá chất lượng dây dẫn trần dùng
cho thi công đường dây trên không? Tr- 126
Câu hỏi 83: Hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc chung của công tơ điện
tử? Tr- 126
Câu hỏi 84: Hãy cho biết cách đấu dây thực tế của một công tơ điện h÷u c«ng và
vô công 3 pha 3 phần tử lo¹i trùc tiÕp? Vẽ s¬ ®å véc tơ của một công tơ điện h÷u
c«ng và vô công 3 pha 3 phần tử lo¹i trùc tiÕp ? Tr- 127
Câu hỏi 85: Công tơ điện là gì? Hãy phân loại công tơ theo số pha, theo tính
năng, theo phạm vi đo, theo cấu tạo, theo sơ đồ đấu dây? Tr- 129
Câu hỏi 86: Nêu các đặc tính kỹ thuật của công tơ cơ khí? Tr- 129
Câu hỏi 87: Trình bày về m¸y biÕn dßng cao thÕ? Tr- 130
Câu hỏi 88: Hãy tr×nh bµy vÒ m¸y biÕn ®iÖn ¸p cao thÕ? Tr- 132
Câu hỏi 89: Tr×nh bµy hÖ thèng ®o ®Õm gåm TU- TI- C«ng t¬ vµ nh÷ng s¬ ®å vÐc
t¬ ®iÓn h×nh? Nh÷ng ®iÓm cÇn l­u ý khi l¾p ®Æt? Tr- 134
Câu hỏi 90: Trình bày nguyên tắc chung để xây dựng đồ thị véc tơ? Nêu cách
xây dựng đồ thị véc tơ bằng VA85-M1 Tr- 136
Câu hỏi 91: Trình bày nguyên tắc chung để xây dựng đồ thị véc tơ? Nêu cách
xây dựng đồ thị véc tơ bằng ®ång hå Fluke - 39? Tr- 137
Câu hỏi 92- Nªu chÕ ®é hiÓn thÞ cña c«ng t¬ ®iÖn tö Vision ®èi víi loaÞ c«ng t¬
th­¬ng phÈm? Tr- 138
Câu hỏi 93- Nªu chÕ ®é hiÓn thÞ cña c«ng t¬ ®iÖn tö Vision ®èi víi lo¹i c«ng t¬
c«ng t¬ ®Çu nguån ranh giíi? Tr- 141
Câu hỏi 94- Van chống sét nối vào trung điểm của máy biến áp 110kV làm nhiệm
vụ gì? Cho bíết cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị này? Tr- 145

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


156
Dùng cho nghề QLVH đường dây và trạm - tập 1

LỜI NÓI ĐẦU

Để làm tốt các công việc chuyên môn về điện, cần phải thường xuyên nâng cao
kiến thức về kỹ thuật điện.
Hiện nay có nhiều sách chuyên môn về điện và sổ tay kỹ thuật điện giúp cho
các bạn tham khảo và học tập. Dựa trên các ngành nghề chuyên môn về điện, cuốn
tài liệu này nhằm giúp các cán bộ kỹ thuật có thể giải đáp nhanh những nội dung
thực tế có liên quan về:

 Quản lý vận hành trạm biến áp và đường dây tải điện.


 Thiết bị điện
 Đo lường điện.
 Công tơ điện.
 Xây dựng điện.
 Thí nghiệm điện.
 Bảo vệ rơ le trong trạm biến áp.

Chúng tôi đã biên soạn cuốn sách này dưới dạng hỏi và đáp cho phù hợp với
nhiều đối tượng bạn đọc, chúc các bạn xử dụng hiệu quả tài liệu kỹ thuật này.

TÁC GIẢ

Trịnh Quang Khải

giangdt - Hỏi đáp qlvh điện


157

You might also like