You are on page 1of 81

MỤC LỤC
Lời giới thiệu................................................................................................ 4
PHẦN THỨ NHẤT ..................................................................................... 6
I. TÍNH ƯU VIỆT VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE
CỦA THÁI CỰC QUYỀN ........................................................................ 6
1. Rèn luyện hệ thần kinh : ................................................................. 6
2. Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tuần ho àn, khí quản, huyết quản và
các hệ mạch : ......................................................................................... 6
3. Tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, rèn luyện các khớp xương toàn
cơ thể :................................................................................................... 6
4. Hít thở từ từ, “Khí tồn đan điền”: ................................................... 7
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TẬP THÁI CỰC QUYỀN ........... 7

PHẦN THỨ HAI ......................................................................................... 9


I. NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC
QUYỀN..................................................................................................... 9
II. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN VẬN ĐỘNG THỞ BỤNG SÂU ............. 13
III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA THÁI CỰC QUYỀN ĐỐI VỚI T Ư THẾ
CỦA CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ............................................................... 18
1. Bộ phận đầu ................................................................................. 19
a- Đầu .......................................................................................... 19
b- Đỉnh ......................................................................................... 19
c- Gáy .......................................................................................... 20
2. Chi trên ........................................................................................ 21
a- Vai ........................................................................................... 21
b- Khuỷu tay................................................................................. 22
c- Cổ tay....................................................................................... 22
d- Tay :......................................................................................... 22
e- Nắm tay :.................................................................................. 24
f- Câu .......................................................................................... 24
3. Phần trên của thân người: ............................................................. 25
a- Ngực : ...................................................................................... 25
b- Xương sống:............................................................................. 25
c- Bụng : ...................................................................................... 26
d- Eo ............................................................................................ 27
e- Mông ....................................................................................... 28
4. Chi dưới :..................................................................................... 29
a- Háng : ...................................................................................... 29
b- Vùng chậu – đùi : ..................................................................... 30
c- Đầu gối : .................................................................................. 31
d- Chân :....................................................................................... 32
5. Khớp :.......................................................................................... 33
IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT....................... 36
1. Thân pháp (phương pháp luy ện tập thân)...................................... 36
2. Bộ pháp (phương pháp luyện bước chân) ..................................... 38
3. Thủ pháp và nhãn pháp (Phương pháp luyện tay và mắt) .............. 39
4. Lực háng ...................................................................................... 41
5. Động tác hình cung kiểu xoáy ốc với sự vận động của khí lực b ên
trong. ................................................................................................... 43
6. Năm quy luật đối xứng hài hòa..................................................... 45
 Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới ...................................... 45
 Muốn sang trái , trước tiên cần qua phải ................................... 46
 Trong khi đẩy lên là có kéo lại.................................................. 46
 Trên - dưới, phải - trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau ... 46
 Giằng kéo trái ngược, “Khúc trung cầu trực” (trong cái cong t ìm
cái thẳng) ......................................................................................... 46
7. Sự kết hợp tự nhiên giữa khai hợp – hư thực với hít thở. .............. 47
a- Khai – hợp, hư – thực................................................................... 47
1) Khai và hợp là từ trong điều khiển ngoài, từ ngoài đưa vào trong. 47
2) “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai” .................................. 47
3) “Hư trung hữu thực, thực trung hữu hư”...................................... 48
4) Khai – hợp, hư – thực thay đổi từ từ. ........................................... 48
b- Sự khai – hợp, hư – thực và hô hấp .............................................. 49
1) Sự kết hợp tự nhiên giữa khai – hợp, hư – thực và hô hấp......... 49
2) Hợp - hư , tích là lấy hơi vào; khai, thực, phát là thở ra............. 50
3) Khi đi và vung tay thì khai, thở ra và hợp, lấy hơi vào là một ... 51
4) Toàn bộ bài thái cực quyền với các thế, về phân loại thứ tự th ì hô
hấp và động tác là một ..................................................................... 52
V. Các ví dụ về hô hấp trong thế quyền ................................................. 54

PHẦN THỨ BA ......................................................................................... 64


Phụ lục ....................................................................................................... 64
I. Thiết thực dạy tốt, học tốt môn “Thái cực quyền giản hóa" .............. 64
II. Những bộ hình cơ bản trong “Thái cực quyền giản hóa” .................. 65
III. Bộ pháp liên hoàn của Thái cực quyền giản hóa ............................... 74
Lời giới thiệu
Thái cực quyền là một trong những môn phái v õ thuật cổ truyền phong
phú và nổi tiểng của Trung Quốc. Ng ày nay Thái cực quyền ở Trung Quốc
được phổ biến rộng rãi vì nó có tác dụng thiết thực nhằm luyện tập củng cố và
tăng cường sức khỏe cho mọi người. Ở Việt Nam cũng có nhiều ng ười hâm
mộ và tập luyện môn này, nhất là ở các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời.
Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta trước đây đã được võ sư Cố Lưu
Hinh, người am hiểu sâu sắc về Thái cực quyền , được Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc giới thiệu sang Việt Nam trực tiếp h ướng dẫn người tập luyện
trong những năm 1955 – 1957 tại Hà Nội. Tôi cũng may mắn được cùng một
số đồng chí khác tham gia các buổi tập đó.
Bình sinh Bác Hồ rất quan tâm tự tập luyện theo nhiều ph ương pháp sinh
động do Người sáng tạo. Thật bình dị mà vĩ đại, từ Nhà Rồng ra đi tìm đường
cứu nước, qua lao động và tham gia vận động cách mạng ở nhiều nước, những
lúc bình an cũng như gian khổ nhất, trong sinh hoạt hàng ngày, Bác Hồ không
bao giờ sao nhãng tập luyện giữ gìn sức khỏe Sau Cách mạng Tháng 8 năm
1945 về Hà Nội dù bận rộn công việc đến đâu, từ mờ sáng kể cả lúc m ưa phùn
gió bấc, Người vẫn ra sân tập thể dục đều đặn. Cuối tháng 3 năm 1946, Bác
Hồ đã ra lời kêu gọi “Toàn dân tập thể dục” đến nay vẫn c òn nguyên giá trị
chỉ đạo, cổ vũ động viên vang vọng mãi cho các thế hệ của chúng ta. Khi
kháng chiến chống Pháp, dù ở chiến khu trong rừng sâu, Người vẫn cùng mọi
người tập thể dục, chơi bóng chuyền hoặc bơi ở con sông gần cơ quan; nhiều
lần sau phiên họp của Chính phủ Kháng chiến, Người vui vẻ thoái mái huy
động các vị bộ trưởng, thứ trưởgn ra sân cùng chơi bóng chuyền hoặc tập
quyền. Năm 1955 hòa bình lập lại, được võ sư Cố Lưu Hinh hướng dẫn tập
luyện, Người rất trọng nhân tài và quan tâm đến mọi người xung quanh nên
chỉ thị cho chúng tôi tổ chức th ành lớp học có gần 20 anh, chị em c ùng tham
gia học Thái cực quyền. Chính tại cái sân rộng rãi chếch phía sau bên phải
ngôi nhà một tầng nơi Người đã từng ở và làm việc gần 10 năm sau giải
phóng Thủ đô, sáng sáng Người dậy rất sớm để cùng lớp học nghiêm túc theo
từng động tác của lão võ sư. Người còn cùng lớp học, không bỏ buổi nào nghe
võ sư Cố Lưu Hinh giảng giải về lý thuyết võ học, võ đạo. Người thường ân
cần hỏi han trân trọng và nhiều lần giữ lão võ sư ở lại cùng ăn sáng và trao đổi
ý kiến rất cởi mở, thân mật. Qua tập uyện của Bác Hồ những năm 1955 –
1957 so sánh với trước đó, chúng tôi thấy Thái cực quyền là bài tập mà Người
ưa thích nhất, có lẽ vì nó hấp dẫn, mang lại kết quả tích cực, rất thích hợp với
mọi người, đăc biệt với người lớn tuổi.
Năm 1975, võ sư Cố Lưu Hinh gửi tặng tôi về cuốn sách Thái cực quyền,
do chính ông biên soạn, để kỷ niệm những ngày ở Việt Nam không bao giờ
quên mà chúng tôi có dịp quan biết nhau nay có lẽ lão võ sư cũng đã gần 90
tuổi. Đây là cuốn sách rất quý của kho t àng võ thuật, đặc biệt là Thái cực
quyền của Trung Quốc. Phần lý thuyết đ ược trình bày một cách khoa học có
tính tổng kết sâu sắc, phần thực h ành có các hình ảnh minh họa đầy đủ, tỷ mỉ
các động tác của bài tập. Nay do yêu cầu của phong trào “Thể thao cho mọi
người” đang phát triển, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách quý n ày với bạn
đọc xa gần tham khảo, tìm hiểu tập luyện theo Thái cực quyền. Nếu các bạn
muốn có sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái xin hãy thường xuyên tập
theo đúng lời khuyên và hướng dẫn của tác giả.

TẠ QUANG CHIẾN
Chủ tịch Ủy ban Olimpic Việt nam
nguyên Tổng cục trưởng Thể dục Thể thao
PHẦN THỨ NHẤT

I. TÍNH ƯU VIỆT VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG C ƯỜNG


SỨC KHỎE CỦA THÁI CỰC QUYỀN

Thái cực quyền là môn “quyền thuật” đã lưu hành từ lâu đời của Trung
Quốc (động tác phối hợp của thủ pháp, nh ãn pháp, thân pháp, bộ pháp), “thuật
thổ nạp” (vận động hít khí sâu thả cũ thu mới), “thuật đạo dẫn” (vận động c ơ
thể và khí công).
Sự kếp hợp chặt chẽ của ba thứ : ý chí, hít thở, động tác (theo thuật
ngữ gọi là : luyện ý, luyện khí, luyện thân) tạo ra môn thể dục v õ thuật mới để
chữa bệnh, tăng cường thể chất và bảo vệ sức khỏe là kếp hợp chặc chẽ giữa
nội ngoại toàn thân đã cấu thành tính thống nhất trong ngoài và tính tổng thể
của phương pháp rèn luyện Thái cực quyền, nó và quan niệm tổng thể của trị
liệu trong Y học Trung Quốc l à một.
Kết hợp đạo dẫn và thổ nạp, trong khi tập Thái cực quyền không chỉ
tiến hành các hoạt động của cơ bắp và khớp xương mà còn kết hợp giữa động
tác và hít thờ, từ đó tăng cường rèn luyện của nội tạng.
Những ưu việt của hoạt động rèn luyện Thái cực quyền hiện nay :

1. Rèn luyện hệ thần kinh :


Hoạt động đa dạng vô cùng phức tạp của con người là dựa vào điều tiết sự
ức chế và hưng phấn của thần kinh đại não.
Thái cực quyền dùng phương pháp luyện tập “Tĩnh tâm dụng ý”, đầu
tiên cho hoạt động vỏ đại não được nghỉ ngơi. Trung tâm thần kinh sẽ chỉ huy
động tác phối hợp của các c ơ quan chức năng toàn thân và luyện tính linh hoạt
của hệ thống thần kinh. Do đó, khi luyện Thái cực quyền tuy tốc độ châm
nhưng lại rất nhạy cảm và thích ứng đối với sự biến đổi của thế giớ i bên
ngoài.

2. Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tuần ho àn, khí quản, huyết quản và
các hệ mạch :
Lý luận Trung Quốc cho rằng c ơ thể con người có mối quan hệ thống nhất
giữa sức khỏe và sự lưu thông của các hệ thần kinh và khí huyết trong mỗi
con người. Sau một thời gian luyện Thái cực quyền , sẽ có cảm giác bụng k êu,
đó chính là phản ứng của sự lưu thông các hệ thống khí huyết và thần kinh.
Trong quá trình luyện tập, các mạch máu của động mạch sẽ hoạt động điều
độ, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình cung cấp khí và
cũng tăng cường quá trình trao đổi của khí quản.

3. Tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, rèn luyện các khớp xương toàn
cơ thể :
Vận động không thể tách rời các hoạ t động có liên quan giữa cơ bắp, các
khớp xương và các cơ quan liên quan. Động tác vòng tròn xoáy trôn ốc của
Thái cực quyền có thể khiến toàn bộ các cơ bắp và các đường gân trong cơ thể
phải tham gia hoạt động, khiến các khả năng của chúng th êm phong phú uyển
chuyển mà có tính độc lập. Các cơ quan chức năng của cơ thể có thể hướng
tới tới mọi hướng, hoạt động của nó mềm mại m à lại có ảnh hưởng lớn. Hệ
thống xương cốt và các cơ quan khác hoạt động chịu sự chi phối của cơ bắp,
song có tác dụng tự mình điều tiết, nó hỗ trợ cho sự mạnh mẽ của hệ thống
xương cốt, đảm bảo tính linh hoạt của các cơ quan khác trong cơ thể.

4. Hít thở từ từ, “Khí tồn đan điền”:


Trạng thái đầu tiên của Thái cực quyền phải duy tr ì là “Bụng đầy ngực
rỗng”, trạng thái căng thẳng của phần ngực đ ược chuyển sang phần bụng, l àm
cho phổ thoải mái, phần bụng tĩnh nh ưng lại đầy, và phải duy trì trọng tâm.
Khi luyện Thái cực quyền, hít từ từ đ ưa khí đến khắp cơ thể : hít sâu, hít dài,
hít đều và chậm tăng dần số lượng hít vào cơ thể.
Với những ưu điểm trên, việc luyện tập Thái cực quyềnrất thích hợp với
những người lao động trí óc, người bệnh và người có cơ thể yếu, người trung
niên và phụ nữ. Người tập phải căn cứ vào tình trạng thể chất, tiến hành tập
một cách có trình tự. Tùy điều kiện thời gian và thể lực cho phép, mỗi buổi
sáng hàng ngày luyện tập một lần, mỗi lần thời gian khoảng trên dưới 20 phút.
Nhiều người qua một thời gian rèn luyện đã chứng mình Thái cực quyền
có tác dựng chữa bệnh đối với một số bệnh mãn tính nhất định như : suy
nhược thần kinh, của huyết áp, đau tim , đau phổi, đái đường, ho lao, khớp,
cảm mạo, lú lẫn … Nhưng nếu bệnh tình nặng quá phải luyện tập một cách
khoa học, mức độ luyện tập phải theo sự h ướng dẫn của các nhân viên y tế thì
kết quả sẽ tốt hơn.

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TẬP THÁI CỰC


QUYỀN
Với quan điểm tăng cường hoạt động thể dục phòng bệnh, tăng cường sức
khỏe vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phong trào luyện tập Thái cực
quyền đã được đông đảo mọi người tham gia. Khi học Thái cực quyền phải
chú ý: phương pháp luyện tập phải chính xác, tư thế động tác đúng như hướng
dẫn, như vậy mới nâng cao được hiệu quả rèn luyện. Nếu bắt đầy đã luyện tập
không chuẩn, động tác đã thành định hình, sau đó khắc phục rất khó khăn.
Thái cực quyền là môn phái do động tác tạo thành, các yêu cầu không
nhiều, khi luyện tập cũng dễ tiếp thu, chỉ cần ng ười luyện tập phải bền bỉ và
tận tâm. Để làm mọi việc phải có sức khỏe, muốn vậy n ên quyết tâm, tin
tưởng tăng cường luyện tập Thái cực quyền. Nh ư thế sẽ có tác dụng tăng
cường thể chất và đảm bảo sức khỏe.
Khi luyện tập Thái cực quyền nên hít không khí trong lành, thông qua đó
sẽ kích thích hệ thần kinh, kích thích toàn bộ các cơ quan chức năng trong cơ
thể, đặc biệt là các cơ quan tiêu hóa và h ệ tuần hoàn.
Người có bệnh khi tập Thái cực quyền ở ngo ài trời nên tránh nắng gắt, gió
và mưa, sau khi tập các lỗ chân lông và huyết quản đang mở, nên ngồi mát
một lúc để tránh sinh bênh về sau.
Buổi tối sau khi tập luyện, nên nghỉ, đi dạo. Như vậy sẽ ngủ ngon.
Khi đói và khi vừa ăn cơm xong đều không nên tập, sau khi ăn khoảng
một giờ có thể tập luyện được.
Quần áo mặc khi tập Thái cực quyền phải gọn gàng, thoải mái, thắt lưng
quần chặt vừa phải.
Sau khi tập xong nếu cảm thấy khô họng, chỉ n ên uống nước đung sôi vừa
đủ, không được uống nhiều.
Khi học Thái cực quyền đầu tiên phải chú ý “Tĩnh tâm”, “Dụng ý”, “Thể
trạng”, “Thân thẳng” . Sau khi động tác đã thành thục phải chú ý : “Nhu hòa”,
“Viên hoạt”, “Liên quán”, “Hiệp điều”.
PHẦN THỨ HAI

I. NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI


CỰC QUYỀN

Những yêu cầu đối với toàn bộ các động tác trong Thái cực quyền c òn
được gọi là những yếu lĩnh trong luyện Thái cực quyền. T ùy mỗi dạng Thái
cực quyền đều có những đặc tr ưng riêng, song yếu lĩnh luyện tập về cơ bản là
thống nhất (cái chung nằmg trong cái ri êng).
Ở đây chỉ giới thiệu một cách khái quát nội dung của nó để giúp ng ười
mới học lần đầu có được một khái niệm riêng.
Khi luyện Thái cực quyền, từ đầu chí cuối buổi tập, ng ười tập luyện phải
giữ thăng bằng tâm khí, th ư giãn thoải mái. Trước tiên phải “thả lỏng” trong
khu thần kinh đại não, thả lỏng cơ bắp toàn thân, thả lỏng các khớp xương và
các cơ quan nội tạng. Thân người phải thằng một cách tự nhi ên, đỉnh đầu và
hận môn luôn luôn thẳng đứng, tr ên dưới thống nhất. Tránh hiện t ượng ngực
ưỡn, bụng phưỡn, đầu cúi, lưng khom, mông cong, hít th ở phải tự nhiên – dần
dần áp dụng phương pháp thở bụng, phải luôn luôn giữ đ ược tư thế bụng rắn
ngực nở. Khi vận động cũng phải giữ đ ược trạng thái thân thẳng, các c ơ thả
lỏng, bụng rắn ngực nở, khiến cho thân d ưới có thể trụ vững, thân tr ên linh
hoạt.
Luôn luôn phải tập trung tinh thần, điều khiến các động tác bằng ý thức ,
động tác phải nhẹ nhàng, mềm mại uyển chuyển, không vận lực một cách thô
bạo, cứng nhắc, động tác phải v ùng tròn theo hình cung ho ặc hình tròn, dần
dần khiến cho tất cẩ các c ơ bắp và các khớp xương đều được vận động, động
tác hài hòa khiến các cơ bắp được rèn luyện dần từ lớp ngoài vào tới lớp
trong, động tác phải liên hoàn, liên tục; mọi tư thế và động tác đều phải được
thực hiện một cách đầy đủ, ho àn hảo, không được cái nặng cái nhẹ, không
được khiếm khuyết và đứt đoạn.
Phải lấy vận động quanh trục của eo l ưng làm chính, phần eo phải thẳng
và được thả lỏng, không lắc lư, xương chậu – đùi phải vững để có thể ổn định
được trọng tâm, khi vận động tứ ch i chỉ cần xoay nhẹ phần eo.
Đầu phải thẳng, huyệt Bách hội luôn luôn phải h ướng lên; khi cử động,
muốn hướng về phương nào thì thần nhãn phải được hướng đi trước, ánh mắt
phải được đánh đi trước cùng với sự vận động của tay; khi dừng thế, ánh mắt
nhìn ra xa theo hướng đầu ngón tay trỏ hoặc ngón giữa, thần nh ãn phải chú ý
tới hai bên trên dưới, cổ phải thẳng, thả lỏng v à chuyển động theo ánh mắt;
miệng ngậm tự nhiên, hàm dưới hơi thu vào, đầu lưỡi hơi cuốn lên chạm nhẹ
vào hàm trên, nhằm tăng cường khả năng tiết nước bọt, như vậy khi luyện tập
cổ họng không cảm thấy khô, tạo thói que n thở bằng mũi, đảm bảo vệ sinh hô
hấp.
Vai phải thả lỏng, hai vai cân đối, không đ ược bên cao bên thấp; khuỷu
tay hải được thả lỏng, khớp khuỷu tay h ơi cong tập trung ý thức vào đầu
khuỷu khiến cho cánh tay khi co v ào duỗi ra được nhẹ nhàng, linh hoạt mà
vẫn có lực, cẳng tay trụ vững theo thế (c òn gọi là “tọa uyển”), các ngón tay
duỗi ra, khi bàn tay hoàn thành động tác đánh về phía trước, gốc bàn tay cũng
đánh mạnh về phía trước theo quán tính, vận lực nhiều ở ngón giữa v à ngón
áp út. Khi cánh tay vận động, cổ tay cũng phải vận động theo, tay xoay ra
hướng ngoài gọi là cuộn thuận, xoay vào hướng trong gọi là cuộn ngược.
Trên đây là những yêu cầu đối với chi trên.
Phải “Hàm hung bạt bối”, có nghĩa là xương quai sanh tương đ ối cố định,
hơi chìm xuống, cổ ngực thả lỏng, lồng ngực hơi thu vào, khiến các bộ phận
bên trong cảm thấy thoải mái, thuật ngữ gọi l à “Hàm hung”; các cơ lưng c ũng
phải thả lỏng, hai xương bả vai vương ra ngoài, đồng thời cố định lại, dưới tác
động của cơ lưng các đốt xương sống cũng phải thẳng và thả lỏng, khớp
xương giữ hai vai (đốt lớn) hơi nhô lên khiến lớp da ở bộ phận nầy có cảm
giác căng ra , thuật ngữ gọi là “Bạt bối”, khiến giữa hau đốt x ương hai vai có
sự tghông liền, đồng thời hau đốt x ương này lại hơi cong về phía trước, tọa
thuận lợi cho việc “Hàm hung bạt bối”.
Vận dụng phương pháp hít thở bung tự nhiên, sự dụng hoạt động lên
xương của cơ hoành để “Khí trầm đan điền” (Dồn khí xuống bụng d ưới) khiến
bụng dưới được điều dưỡng tốt, không đang lên, như vậy khi luyện tập sẽ
không thở gấp vì thiếu oxi, đồng thời có thể ổn định đ ược trọng tâm. “Hàm
hung bạt bối” là tạo điều kiện để “khí trầm đan điền”, các c ơ ngực và cơ lưng
trong trạng thái thả lỏng dần dần thu xuống d ưới, khiến vùng quanh eo càng
rắn chắc, xương chậu – đùi trụ vững, đồng thời khiến cho phần bụng vô c ùng
căng chắc trong trạng thái thả lỏng.
Đốt xương cùng luôn luôn phải chiếu thẳng đường chính giữa của phần
bụng vả ngực, như là đỡ bụng dưới, đường chính giữa của phần bụng muốn
quay sang hướng nào đốt xương cùng phải quay thẳng sang hướng đó, có tác
dụng như bánh lái điều khiến hướng vận động, bảo đảm giữ cho thân thẳng ở
mọi góc độ trong khi vận động, gọi l à “Xương cùng chính giữa”. Đáy hông
vùng khớp chậu – đùi phải mở, cơ ở bộ phận hậu môn hơi co lại (không nên
co quá), gọi là treo háng, có mối quan hệ tương hỗ với “Hư lĩnh đỉnh kình”.
Việc cố định xương quai sanh trong “hàm hung” đ ối xứng trên dưới với việc
“khí trầm đan điền”, việc dốt sống lớn nhoo l ên trong “bạt bối” đối xứng trên
dưới với việc khớp chậu - đùi có lực. Cố định xương quai sanh là chuẩn bị lực
tĩnh cho “hàm hung”, đót sống lớn nhô lên là chuẩn bị lực tĩnh cho “bạt bối”.
Khi vận động, eo là bộ phận quyết định, cơ bụng vận động, cơ lưng cũng
vận động theo, đưa đến sự vận động của tứ chi.
Trên đây là những yêu cầu về “hàm hung bạt bối”, “khí trầm đan điền”,
“eo thẳng thả lỏng”, “xương cùng chính giữa”, “lỏng hông treo háng”, “lực
hợp về trước” của phần thân.
Hai đùi phải phân định rõ thực hư, khớp chậu – đùi phải lỏng, khớp gối
luôn hơi chùng. Khi vận động đùi, trước tiên phải thực hiện xong vịêc chuyện
dịch của một bên eo, đáy hông hơi thu vào (chuy ển dịch vào trong), dồn trọng
tâm vào một đùi, cơ đùi vạn lực, vai bằng với gỏt chân, lực ở vai phải đ ược
đưa xuống tận gót chân, nhằm tăng tính bền vững m à lại không làm mất tính
linh hoạt của khớp gối bên đùi thực, khiến chân bước vững chãi thân người
hơi xổm xuống, sau đó chân kia từ từ duỗi ra, khớp gối không quá thẳng , rồi
vận lực cơ đùi; dùng mũi chân vận lực để bước, giữa chừng lại hơi thẳng
người lên để tăng thêm lượng vận động mà lại không cứng nhắc; bước đi phải
nhẹ nhàng linh hoạt, cùng với sự chuyển dịch từ từ của trọng tâm, hai chân
phải thay nhau nâng đỡ trọng tâm, để giữ thăng bằng cho to àn thân. Khi thực
hiện động tác, ngón chân, bàn chân, gót chân áp thẳng xuống đất, lực của bên
chân thực đè xuống, như được cắm xuống đất, khiến b ước chân vững chắc,
còn bên châm hư thì thay đổi linh hoạt.
Đó là những yêu cầu về phân định rõ hư thực, chùng gối lỏng khớp chậu –
đùi, điều chỉnh trọng tâm của chi d ưới.
Khi mỗi thế đã vào đúng vị trí, phần eo trong khi thả lỏng phải h ơi đè
xuống, các đốt sống thả lỏng ch ìm xuống, khiến khớp xương chậu – đùi có
lực; đốt sống lớn hơi nhô lên, khiến xương chậu – đùi như bị kéo giằng theo
hai chiều lên và xuống. Khớp chậu – đùi được mở gọi là treo háng; hai gối hơi
thu vào, gọi là khép háng. Ngực nở, bụng thả lỏng mà căng chắc. Ý nghĩ phải
được tập trung tới ngón tay và đầu ngón chân.
Cánh tay vươn ra hướng ngoài vài hơi thả chìm xuống, như thả lỏng mà
không thả lỏng, phải luôn thể hiện được tư tưởng “nhu trung hữu cương” của
Thái cực quyền. Như vậy dần dần có thể tăng cường được nội lực, động tác sẽ
nhẹ nhàng linh hoạt, có lực mà lại không cứng nhắc. Chính v ào lúc thế trước
như dừng mà không phải là dừng, thế sau đã được hình thành.
Vai phải luôn luôn vuông góc với hông, khuỷu tay t ương ứng trên dưới
với gối, đầu ngón tay phải t ương ứng trên dưới với đầu ngón chân, đầu ngón
tay của tay trước có mối quan hệ hô ứng với đầu ngón tay của tay sau, mũi
chân trước và mũi chân sau, gót chân trước và gót chân sau cũng phải có mối
quan hệ hô ứng với nhau, trên dưới, phải trái, trước sau phải hô ứng với nhau
và hợp lại. Muốn hợp lại được với nhau một cách tự nhi ên, thần khí phải được
hợp lại. Kiểu thế phải viên mãn, nghiêm túc, không t ản mạn, không khô cứng,
yếu ớt, không nghiêng ngả, khi mở thế không được tiến hành tản mạn, khi các
thế được tiến hành liên tực phải thể hiện được uy lực,không được ẻo lả yếu ớt.
Thân phải ngay thẳng, tinh thần phải đ ược dồn tích vào trong.
Phàm những tư thế mà đầu ngón tay trước trên thì đối chóp mũ, dưới thì
đối mũi chân thì thuật ngữ gọi là “Tam tiên tương đối”. Bất kỳ tư thế nào cũng
đều phải vai hợp với hông, khuỷu tay hợp với gối, tay hợp với chân thuật ngữ
gọi là “Ngoại tam hợp”. Ý hợp với khí, khí hợp v ới lực, thuật ngữ gọi là “Nội
tam hợp”. Mỗi một động tác , tr ước tiên dùng ý thức để điều hành sự vận động
bên trong, đồng thời bên ngoài cũng thoe đó mà vận động, từ ngoài vào trong ,
dùng ngoài điều khiển trong.
Mỗi tư thế có 4 giai đoạn : khởi, thừa, ch uyển, hợp (phát thế gọi là khởi,
tiếp theo gọi là thừa, biến đổi gọi là chuyển, thành thế gọi là hợp). “Thực hiện
(trước trước) quán xuyến” giữa thế n ày với thế kia, vào lúc như dừng mà
không phải dừng, nội lực dần dần đ ược vận đủ, tinh thần tập trung gọi là
“Trước trước quán xuyến”; các đốt thả lỏng, đ ưa ý thức vào chúng, hình thành
lực toàn thân một cách tự nhiên mà linh hoạt gọi là các đốt thả lỏng; nói tụ
hợp – khi một thế đã hình thành thì tứ chi phải có sự hợp lực tr ên dưới, phải
trái, trước sau một cách tự nhiên. Trong đó ta phải biết được cái nào trước cái
nào sau, khiến động tác được tiến hành một cách tuần tự. Trong quá tr ình thực
hiện động tác không được đứt quãng, trong ngoài, trên dưới, phải trái, trước
sau phải hài hòa thống nhất; phải thực hiện được “Nội ngoại hợp nhất”, “Nhất
khí quán xuyến” , “Nhất khí kha thành” (trong ngoài thống nhất, một hơi một
mạch không đứt đoạn).
Khi tập quyền, thế này nối tiếp thế kia, liên hoàn, liên tục, càng tập càng
lỏng, càng chậm, khiến cho việc hít vào thở ra được càng nhỏ, càng sâu, càng
dài và càng đều, nội tạng dần dần săn chắc, lực chân dần dần bền vừng, thể
lực được tăng cường, có thể qiù được thăng bằng cơ thể ở mọi góc độ, lại có
thể biến hóa linh hoạt, nhanh chóng.
Tư thế thân người cao, vừa hay thấp, điều này phải căn cứ vào điều kiện
thể lực và mực đồ thành thục của người tập mà quyết định. Lượng vận động
lớn hay nhỏ được quyết định bởi tư thế thân người.
Phương pháp luyện tập cao mà nhanh thì lượng vận động nhỏ, còn thấp
mà chậm thì lượng vận động lớn. Việc tăng lượng vận động phải tiến hành từ
từ. Phải căn cứ vào khả năng của mỗi người để xác định lượng vậ động cho
mình, đồng thời phải luôn điều chỉnh cho ph ù hợp với tiến độ luyện tập.
Khi tập toàn bài, phải xác định tư thế thân người ngay từ đầu, và phải luôn
luôn giữ ở một mức độ, không được thay đổi giữa chừng, làm ảnh hướng tiết
tấu toàn bài.
Đối với những người luyện tập để chữa bệnh phải tuân thủ nguy ên tắc nhẹ
nhàng, thải mái, tự nhiên, tập với mức độ hơi ra mồ hôi. Khi bắt đầu tập với t ư
thế cao, nếu thấy khớp gối đau không chịu đ ược thì nên nghỉ, sau tập tiếp.
Không nên tập theo phương pháp khổ luỵên của những người muốn đạt tới
trình độ kỹ thuật cao.
II. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN VẬN ĐỘNG THỞ BỤNG
SÂU

Vận động thở bụng sâu trong Thái cực quyền l à áp dụng “Thuật thổ nạp”
và “Thuật đạo dẫn”. Bởi vì phương pháp thở này và phương pháp thở “Khí
công liệu pháp” trong chẩn trị lâm s àng là cùng một nguồn gốc. Có điều, Thái
cực quyền là “tìm cái tĩnh trong cái động”, tư thế của Thái cực quyền rất phức
tạp, khi mới luyện tập trước tiên cần phải luyện tập một cách chính xác những
nét đại thể của tư thế, móc nối các động tác thành một thể liên hoàn , có thể
thở tự nhiên, chỉ cần tập ý nghĩ tư tưởng vào vùng đan điền , sau khi đã luyện
tập thành thục thì sẽ kết hợp thở bụng sâu. Còn “khí công liệu pháp” thì lại
“tìm cái động trong cái tĩnh”, tư thế đơn giản vì vậy khi mới tập cũng có thể
tiến hành “điều khí”.
Đối với phương pháp hít thở, Thái cực quyền chủ trương thực hiện
“Hư lĩnh đỉnh kình”, “Khí trầm đan điền”. “Hư lĩnh đỉnh kình” là huyệt Bách
hội hơi hướng lên, kích thích tinh thần toàn thân. Phương pháp “khí tr ầm đan
điền” là thân thẳng bụng rắn, ngực nở, điều khiển hít thở bằng ý thức, khiến
có cảm giác không khí vào bụng từ từ, không được dùng lực để ép bụng dưới .
Yêu cầu phải “dĩ ý hành khí” (dùng ý thức để điều hành khí), “Thân động, tâm
tĩnh, khí liễm, thần thư” (Than thể vận động, tâm trí tĩnh tại, điều h ành được
khí vào mà tinh thần thoải mái), động tác thực hiện một cách tự nhiên không
cưỡng éo thô bạo.
Động tác toàn thân trong Thái cực quyền khá phức tạp, khi mới học nói
chung nên vận dụng phương pháp thở tự nhiên, không nên kết hợp ngay với
vận động thở sâu, nên đợi khi đã tập luyện thành thục các động tác mới kết
hợp với vận động thở sâu. Nên chia thành hai giai đoạn : giai đoạn luyện các
động tác quyền thuật và giai đoạn luyện thở sâu, khi hai giai đoạn n ày đã
thành thục, đem kết hợp với nhau th ì sẽ dễ dàng thực hiện được yêu cầu .
Vận động thở bụng sâu có hai kiểu luyện tập, đó l à kiểu thuận và kiểu
ngược.
Kiểu ngược được tiến hành như sau :
Tư thế chuẩn bị : đứng nghiêm, hai chân khép, mũi chân hướng về phía
trước.

Hình 1 Hình 2

Hình 3

Chân trái bước sang ngang, khoảng cách hai chân bằng độ rộng của vai,
mũi chân hướng về phía trước, khớp đầu gối hơi chùng một cách tự nhiên,
sống lưng thẳng, thả lòng, trọng tâm rơi vào giữa hai chân; ngón chân, b àn
chân, gót chân áp thẳng mặt đất , đáy hông vùng khớp chậu – đùi mở, ngón
tay xòe tự nhiên, đầu ngón tay duỗi thẳng tự nhi ên , áp vào mặt ngoài đùi,
khớp khuỷu hơi khuỳnh tự nhiên, cánh tay không ép sát thân trên, nư ới nách
có thể đặt lọt một nắm tay. “Hư lĩnh đỉnh kình”, huyệt Bách hội hơi hướng lên
như bị treo, đầu như đang đội một bát nước, cần giữ trạng thái thăng bằng một
cách nhẹ nhàng thoải mái. Mắt nhìn ra xa và chú ý sang hai bên, tai l ắng nghe
phía sau, cằm hơi thu vào, môi ngậm nhẹ, hai hàm răng khép nhẹ, lưỡi phẳgn,
đầu lưỡi chạm nhẹ hàm trên, tạo thời quen thở bằng mũi, gáy thẳng, thả lỏng ,
hai vai thả lỏng, hai đốt xương vai đối nhau , ở giữa như có sự thông liền,
xương quai sanh tương đối cố định. Ngực nở thoải mái, bụng căng chắc. (h ình
2) Đó là tư thế chuẩn bị.

Khi kiểm tra tình hình thả lỏng toàn thân, nếu tự cảm thấy cân bằng tâm
khí, có nghĩa là có thể bắt đầu các động tác. Trước tiên hơi đưa hai tay về phía
trước hai hông, gốc bàn tay hơi đè xuống, ngón tay mở tự nhiên, đầu ngón tay
tương ứng với các đầu ngón chân. Đồng thời, hai vai h ơi nhô về phía trước, da
cơ lưng có cảm giác căng lên, tạo thành tư thế “hàm hung bạt bối”, các đốt
xương sống thả lỏng, thẳng đứng, khiến x ương chậu có lực, bụng càng thêm
căng chắc, đốt xương sống thứ nhất giữa hai vai h ơi nhô lên, tạo thành tư thế
“Trung chính yên thư”, “Thư ợng hạ nhất tuyến”, “hư lĩnh đỉnh kình”, “Khí
trầm đan điền”, “Hàm hung bạt bối”, “Trầm khiên thùy chẩu”, “Tháp yêu tùng
khóa”, “Khuất tất viên đang”, do đó thực hiện được những yêu cầu cơ bản
trong vận động Thái cực quyền (h ình 3).

Khi tư thế này vừa dừng, thực hiện tiếp động tác sau :
1. Từ từ hít sâu, đồng thời hai tay từ từ đưa ra phía trước theo hướng mũi
bàn chân, tay cao ngang vai , khủyu hơi khuỳnh khiến cánh tay khi vươn ra
phía trước vẫn giữ được hình cung nông, đồng thời bụng dưới dần dần thu lại
(hình 4).
2. Từ từ thở ra, đồng thời hai khuỷu tay thu về trước sườn, cánh tay trên
không áp sát vào thân khi thu v ề tay vẫn ngang vai, vừa thu vừa xoay ra ngo ài,
hai lòng bàn tay vát nhau, ngón cái và ngón tr ỏ tạo thành nửa vòng tròn, các
ngón tay chĩa chếch lên. (hình 5)
3.

Hình 4 Hình 5 Hình 6

Hai tay từ từ hơi xoay vào và từ từ đưa về trước hông theo đường cũ, thở
phải đều, đồng thời bụng dưới dần dần nhô ra (tức “Khí trầm đan điền) (h ình
6). Sau đó ngón tay duỗi thẳng, toàn thân thả lỏng, trở về tư thế chuẩn bị (hình
2). Sau đó làm lại từ đầu.
Khi thực hiện thở bụng sâu kiểu ng ược, trạng thái phần ngực và bụng sẽ
thay đổi như hình 7.
* Các điểm chú ý :
a – Trước tiên phải thả lỏng trung khu thần kinh, tập trung t ư tưởng khiến
toàn thân được thả lỏng.
Hình 7

b – Từ đầu tới cuối, phải dùng ý thức để điều khiển động tác, động tác
phải liên tục, không đứt đoạn, tốc độ phả i đều không được vận lực thô bạo
cứng nhắc.
c – Hít thở phải dần dần đạt được : sâu, dài, chậm, đều, tĩnh. Hít thờ phải
hài hòa với động tác.
d – Mắt phải nhìn ngang, nhìn ra xa, khi tay nâng lên gi ữ chùng và hạ
xuống giữa chừng, mắt phải chú ý tới động tác của tay (đầu luôn luôn “H ư
lĩnh đỉnh kình”, không cúi), sau đó tiếp tục nhìn ngang ra xa, khiến thần kinh
thị giác luôn luôn được rèn luyện, có lợi cho việc khôi phục v à tăng cường thị
lực.
đ – Nếu có cảm giác tức ngực đau đầu th ì cần kiếm tra lại trạng thái thả
lỏng, và sửa lại. Nếu vẫn có những phản ứng không tốt th ì cần phải dừng buổi
tập.
e – Khi thời tiết quá lạnh hoặc gió to không nên luyện tập ngoài trời mà
chuyển vào tập trong phòng.
*Thuyết minh:
1. Thân pháp , động tác và hít thở kiểu này là những yêu cầu cơ bản của
Thái cực quyền, nó xuyên suốt từ đầu tới cuối toàn bộ các động tác.
2. Động tác kiểu này đơn giản dễ tập , không phức tạp, khó tập như toàn
bộ bài quyền. Nếu không có thời để học to àn bộ các động tác, hoặc thể chất
quá yếu không thể luyện toàn bộ bài quyền thì có thể hàng ngày chỉ cần rèn
luyện riêng kiểu này và tăng dần thời gian tập luyện mỗi lần l ên khoảng 20
phút, nếu mỗi ngày luyện được 2 lần vào buổi sáng và buổi tối thì hiệu quả
càng tốt. Những người đang chữa bệnh nếu sức khỏe cho phép, mỗi ng ày có
thể tập vài lần. Nếu thường xuyên luyện tập sẽ có lợi cho việc chữa bệnh bảo
vệ sức khỏe, tăng cường thể chất.
3. Người bệnh hoặc du khách đang trên đường nếu không tiện đứng tập th ì
có thể ngồi tập hoặc nằm tập. Nh ưng nếu nằm tập, vì liên quan tới trọng lực
nên có thể chuyển sang kiểu thở bụng tự nhi ên.
4. Khi luyện toàn bộ bài Thái cực quyền , có thể luyện liên tục 3 lần kiểu
này để chuẩn bị cho luyện toàn bài.
5. Những người cao huyết áp khi luyện phải chú ý lúc đ ưa tay lên động tác
phải nhẹ nhàng, từ từ , lúc hạ tay xuống cần lợi dụng quán tính làm lực.
Những người bị bệnh sa dạ dày, hoặc các cơ quan nội tạng yếu cần chú ý khi
hít vào, bụng dưới thu vào, cơ hoành dâng lên, còn khi thở ra không cần dồn
khí vào bụng dưới, cơ hoành hạ xuống.
Còn phương pháp luyện thở bụng sâu kiểu thuận tiến h ành như sau :
Đưa hai tay về phía trước, khi cao ngang vai thì hít vào, từ từ dùng ý thức
đưa khí xuống bụng dưới, khiến bụng dưới nhô ra tự nhiên, khi thu hai tay về
vị trí cũ thì thở ra, bụng dưới thu vào tự nhiên. Kiểu này ngược với động tác
hít thở bụng sâu, kiểu ngược, còn những yêu cầu khác thì như nhau.
Phương pháp hít thở sâu “dĩ ý điều khí” này là phương pháp hít th ở rèn
luyện trung khu thần kinh cao cấp v à trung khu hô hấp, có thể lấy vào nhiều
oxi và thải ra nhiều khí cacbonic. Sự l ên xuống liên tục của vách ngăn sẽ thúc
đẩy nội tạng vận động, tăng c ường tuần hoàn máu, có thể chữa trị các bệnh
mãn tính. Bằng thực tiễn hàng trăm năm qua, các thầy thuốc đã chứng mình
được tính hiệu quả của nó.
Ngoài ra cần nói thêm rằng, khi hít thở bụng sâu, sự co v ào giãn ra (thời
gian co vào ngắn, dãn ra lâu) của cơ quát ước ở hậu môn có thể chữa trị được
bệnh trĩ, tăng cường khả năng của hệ thống b ài tiết. Nhờ vậy có thể chữa trị
được bệnh di tinh.
Khi đã luyện tập thành thục toàn bộ bài quyền, có thể thực hiện nguyên tắc
hít thở theo thế quyền : “Lên thì hít vào, xuống thở ra”, “Hợp lại thì hít vào,
mở ra thì thở ra”, Khiến cho việc thực hiện động tác v à hít thở được kết hợp
với nhau một cách tự nhiên. Nếu trong quá trình kết hợp cảm thấy tức ngực
đau đầu ắt là có thư thế không chuẩn xác, hoặc việc kết hợp giữa hít thở với
động tác không hài hòa, cần phải điều tiết lại, nếu đã điều tiết lại vẫn cảm thấy
không thoải mái, nên trở lại hít thở tự nhiên, nhất thiết không được cưỡng ép.
Sau khi luyện hít thở sâu đã đạt tới một trình độ nhất định, sẽ tự nhiên xuất
hiện hiện tượng “bụng kêu”, nhất là trong toàn bài tập, khi mỗi thế đã vào
đúng vị trí, hoặc từ thế này chuyển sang thế khác do sự vận động của eo v à
hông dễ làm xuất hiện hiện tượng bụng kêu. Đây là một hiện tượng sinh lý tự
nhiên, là kết quả của việc “Dĩ ý điều khí”, “Khí trầm đan điền”. Hiện tượng
bụng kêu trong luyện khí công xuất hiện sớm h ơn trong Thái cực quyền, vì
trong luyện khí công, việc “Dĩ ý điều khí” đ ược thực hiện ngay từ đầu.
Đã từng có người luyện Thái cực quyền để chữa bệnh, sau khi phục hồi
được sức khỏe vẫn tiếp tục kiên trì luyện tập để tăng cường thể chất, nâng cao
kỹ thuật. Sau đó thấy xuất hiện hiện t ượng bụng kêu, không hiểu điều đó tốt
hay xấu, nghe có người nói đó là hiện tượng xấu thế là sợ không dám luyện
tiếp. Đó là sự sợ hãi không cần thiết. Hiện tượng bụng kêu là do việc thực
hiện “Dĩ ý điều khí”, do thả lỏng eo, c ơ hoành lên xuống, và phần eo xoay
tròn khiến ruột cuộn lên và cọ sát với không khí trong bụng l àm phát ra tiếng
kêu. Điều này chỉ có tác dụng đối với các c ơ quan nội tạng, không có gì lạ.
Song nếu không thấy xuất hiện hiện t ượng này thì cũng không cần thiết phải
tìm kiếm nó. Hơn nữa sau khi luyện tập một cách công phu th ì hiện tượng trên
cũng giảm dần rồi mất hẳn.
III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA THÁI CỰC QUYỀN ĐỐI VỚI
TƯ THẾ CỦA CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ

Vận động gắn liền với hoạt động của c ơ, xương và khớp. Sự thay đổi
và phối hợp các động tác là do hệ thần kinh trung ương thống nhất điều khiển.
Thái cực quyền còn bao gồm phương pháp luyện tập lưu thông khí huyết “Dĩ
tâm hành khí”, “Dĩ khí vận thân”, thông qua quá trình vận lực theo đường
xoáy ốc từ cột sống vùng eo tới đầy bàn tay và đầu bàn chân, khiến chân tay
mẫn cảm, động tác của các bộ phận trong v à ngoài trên toàn cơ thể phối hợp
ăn khớp nhịp nhàng, tạo thành một phương pháp vận động có tình chính thể
và tính thống nhất trong ngoài. Vì vậy nội dung luyện tập vô c ùng phong phú.
Những yêu cầu của Thái cực quyền đối với t ư thế của các bộ phận cơ
thể là được đúc kết từ trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng. Căn cứ
vào kinh nghiệm luyện tập và những điều lĩnh hội được trong hơn 40 năm
qua, đồng thời tham khảo có chọn lọc quan điểm của nhiều ng ười, tôi xin qui
nạp lại như sau :
Lúc đầu, Thái cực quyền nặng về tính vũ thuật, do vậy các y êu cầu đề
vì vũ thuật, song động tác của vũ thuật tất nhi ên rất hợp với quy luật sinh lý
của cơ thể người, chỉ cần nắm được lượng vận động, rồi tuần tự đ ưa vào là có
thể đạt được hiểu quả tốt trong việc ph òng bệnh, chữa bệnh, tăng cường thể
chất. Điều đó rất đáng để ta bỏ công học tập v à nghiên cứu để nâng cao sức
khỏe cho người luyện tập.
Mặc dù nói Thái cực quyền “không chú ý tới h ình thức mà chú ý tới
thế khí, không chú ý bên ngoài mà chú ý t ới bên trong”, song điều đó chỉ đúng
với những người luyện tập công phu thành thục, các động tác đã được định
hình vững chắc. Họ không còn phải tập trung chú ý vào tư thế và động tác
nữa, mà chỉ cần lấy vận động bên trong làm thay đổi bên ngoài, khi đã đạt
được sự thống nhất trong ngo ài, chỉ cần chuyên tâm rèn luyệ về thần khí.
Đối với những người mới tập, trước tiên cần phải coi trọng về hình
thức rồi mới coi trọng tới ý thức, tr ước tiên phải chú ý tới việc thực hiện t ư thế
chuẩn xác, tiếp theo phải luôn giữ đ ược tư thế chuẩn xác trong một chuỗi
những động tác phức tạp liên hoàn, nhất thiết không được nóng vội cầu toàn.
Những người mới tập nên chú ý các tư thế phải chính xác, không nên
chỉ chạy theo tiến độ, phải luyện tốt những cái c ơ bản, như vậy sẽ lợi cho việc
nâng cao.
Qua nhiều lần sửa chữa uốn nắn, t ư thế các bộ phận dần dần được định
hinh, và sau khi đã được yêu cầu “dùng sự vận động bên trong làm thay đổi
bên ngoài”, mọi hình thức bên ngoài đều do bên trong điều khiến, như vậy lúc
đó là đã tạo ra được một môi trường “tự động hóa”, các tư thế sẽ tự nhiên vào
khuôn khổ, người luyện không cần chú ý tới.
Yêu cầu đối với tư thế các bộ phận phù hợp với đặc điểm “Nhu trung
ngụ cương” (trong nhu có cương) c ủa Thái cực quyền, thích hợp với các b ước
luyện tập “Tùng nhu nhập thư” (bắt đầu từ nhu), “Hóa cương vi nhu”, “Tích
nhu thành cương”, “Cương ph ục quy nhu” của Thái cực quyền.
Ngay từ tên gọi “Thái cực quyền” cũng thấy đ ược đó là một thể thống
nhất bao gồm hai mặt đối lập âm d ương. Đối lập âm dương ở đây là sự đối lập
giữa : Khai – hợp, hư – thực, hô – hấp, thuận – nghịch, cương – nhu, nhanh –
chậm, cong – thẳng, hóa – đả, vv… đều từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong.
Vì vậy mọi biểu hiện trên tư thế đều là sự thống nhất trong đối lập mâu thu ẫn,
cái này mâu thuẫn với cái kia, song lại liên quan với nhau, ràng buộc nhau,
chuyển hóa nhau. Nếu tư thế của một bộ phận nào đó không đúng sẽ ảnh
hưởng tới bộ phận khác, ngược lại tư thế của một bộ phận nào đó đúng rồi
cũng có thể dần dần làm cho tư thế của các bộ phận khác đúng theo. V ì thế,
khi mới học, nên luyện tập có trọng đỉêm chuyên tâm uốn nắn tư thế của một
bộ phận, từng bước khắc phục khuyết điểm, tránh t ình trạng vì cái này mà làm
mất cái kia, không thực hiện đ ược việc nâng cao toàn diện.

1. Bộ phận đầu

a- Đầu
Đầu thẳng sẽ dễ dàng làm cho thân thẳng. Đầu và thân thẳng, điều này đặc
biệt quan trọng đôi với người già. Đầu cúi, lưng cong, vai nhô là đặc trưng của
người già yếu. Những người luyện Thái cực quyền lâu d ài, khi già có thể tránh
được những khuyết tật trên. Điều này quan hệ tới việc nâng cao sức khỏe.
Khi luyện quyền, đầu phải thẳng, không cúi, không ngửa, không lệch, khi
vận động phải thẳng tự nhi ên, không được lắc lư.
Khi ở tư thế đứng nghiêm hoặc làm động tác, phải giả tưởng rằng đầu
đang đội một vật rất nhẹ, như vậy có thể tránh được tật đầu bị cúi, ngửa và
nghiêng.
Khi mới học quyền, điều quan trọng l à phải giữ được dung mạo bình
thường, cơ mặt thả lỏng tự nhiên, không nên cố ý tạo ra một số dáng vẻ khác
thường, mắt phải nhìn ngang , ánh mắt nhìn ra xa. Muốn quay về hướng nào.
Thần nhãn phải đi trước, các động tác của thân, tay, chân vận động theo; khi
làm động tác, ánh mắt phải chuyển động theo tay hoặc chân, khi động tác
hoàn thành, ánh mắt lại chuyển về phía trước. “Mắt chuyển theo tay, ánh mắt
nhìn ra xung quanh. Điều này chứng tỏ ánh mắt nên có định hướng song lại
không được chỉ nhìn một hướng 1 cách máy móc , nhãn thần phải chú ý xung
quanh. Vận dụng đúng phương pháp luyện này có lợi cho việc luỵện thần kinh
nhãn cầu, từ đó có lợi cho việc phục hồi thị lực v à tăng cường thị lực, làm cho
ánh mắt nhạy cảm linh hoạt.
Miệng ngậm nhẹ, hai hàm răng khép hờ, đầu lưỡi chạm nhẹ hàm trên, như
vậy trong khoang miệng sẽ tiết nhiều n ước bọt, khiến họng luôn luôn ướt, khi
thở không cảm thấy khô cổ, đồng th ơi sẽ có nhiều nước bọt vào dạ dày, có lợi
cho tiêu hóa.
Luôn luôn hít thở bằng mũi , hít thở phải tự nhi ên, yêu cầu phải dần dần
kết hợp được một cách hài hòa giữa hít thở với thực hiện động tác. Trong quá
trình thực hiện động tác, nếu cảm thấy khó khăn khi hít v ào thì có thể hít bằng
miệng từ từ, hít xong ngậm miệng lại ngay. Hít thở phải thực hiện li ên tục và
tự nhiên.
Cằm hơi thu vào, không được ngửa về trước, cũng không được thu vào
quá, để tránh tình trạng khi hít thở bằng mũi không đáp ứng đ ược yêu cầy tăng
cường lượng vận động, khiến hít thở không tốt, ảnh h ưởng tới tư thế “Hư lĩnh
đỉnh kình” và “Bạt bối”.
Tai phải chú ý lắng nghe phía sau và hai bên, tư tưởng thoải mái, toàn thân
yên tĩnh, thính giác tự nhiên sẽ mẫn cảm.

b- Đỉnh
“Hư lĩnh đỉnh kình” tức “Đỉnh đầu huyền”, điều n ày được đặc biệt nhấn
mạnh trong Thái cực quyền. Y êu cầu của “Đỉnh kình” là huyệt Bạch hội ở
đỉnh đầu hơi hướng lên , có cảm giác như đỉnh đầu được treo lên bằng một sợi
dây, tư thế huyệt Bách hội luôn luôn đ ược giữ thẳng đứng với huyệt Hội âm,
gọi là “Thượng hạ nhất điều tuyến” (tr ên và dưới nằm trên một đường thẳng).
Huyệt Bách hội ở đỉnh đầu hơi hướng lên, như vậy ngoài việc điều khiển
đầu thẳng tự nhiên còn có 4 ưu điểm sau :
1. Thuận lợi cho hệ thần kinh trung ương điều tíết hoạt động cơ năng của
các cơ quan và các hệ thống khác trên toàn thân, phát huy tốt tác dụng điều
khiẻn thăng bằng cơ thể.
2. Do “Đỉnh đầu huyền” (đỉnh đầu có cảm giác nh ư được treo lên) nên có
thể giảm nhẹ áp lực của đầu đối với thân, nhờ vậy động tác của thân sẽ linh
hoạt hơn.
3. Trong Thái cực quyền, “Hư lĩnh đỉnh kình” luôn luôn đi đôi với “Khí
trầm đan điền”. “Hư lĩnh đỉnh kình” có lợi cho việc nâng đỡ tinh thần, c òn
“Khí trầm đan điền” có lợi cho việc ổn định trọng tâm của thân, khiến tinh
thần tự nhiên được nâng lên, thần kinh nhạy cảm hơn, đưa tới tình trạng toàn
thần được thả lỏng tự nhiên, tạo điều kiện hưng phấn thần kinh.
Lực đỉnh không nên thái quá và cũng không nên bất cập, mà phải hư hư
thực thực , như có như không, không đư ợc kích lực lên một cách cứng nhắc,
cũng như trong “Khí trầm đan điền” không được dồn nén khí xuống một cách
cứng nhắc, mà là “Ý chú đan điền” (đưa ý thức xuống đan điền) với mực độ
như có như không (“Ý thủ đan điền” là tọa công, có nghĩa là giữ cho đan điền
bất động, còn “Ý chú đan điền” là hành công, đưa ý thức xuống đan điền có
nghĩa là “động”. Nắm chắc lực đỉnh và trầm khí (dồn nén khí) sẽ khiến cho
động tác toàn thân nhẹ nhàng linh hoạt, vững chắc.
4. Huyệt Bách hội luôn luôn giữ ở t ư thế “Hư lĩnh đỉnh kình” sẽ có tác
dụng nâng toàn thân, đồng thời vì cằm thu vào nên thuận lợi cho việc hít thở
và vận động nội khí.
Phía trước huyệt Bách hội là tiền đỉnh. Nếu tiền đỉnh hướng lên trên, sẽ
mang tật bộ phận đầu ngẩng lên. Nếu hậu đỉnh hướng lên thượng đỉnh sẽ mắc
tật để bộ phận đầu quá thu vào bên trong. Chỉ có huyệt Bách hội hướng lên hư
ảo thì bộ phận phía dưới đầu mới thu vào bên trong, kết hợp với khí dán và
xương sống lưng (thiếp tích bối) giống như tác dụng của Đại truy, Liêm tuyền
hơi co lại trong phép khí công trị liệu. Nh ưng Thái cực quyền không dùng đến
từ “co” để tránh hiểu lầm ảnh h ướng đến “thượng hạ nhất tuyến” dẫn đến hiện
tượng không hài hòa.

c- Gáy
Cổ gáy phải thẳng, thả lỏng, không n ên gân cứng, như vậy khi quay phải
trái sẽ được tự nhiên và linh hoạt. Nếu vậy lực nên gân hoặc chỉ chú ý tới thả
lỏng khiến cổ mềm oặt đều l àm giảm sự linh hoạt của cổ khi quay phải trái v à
ảnh hưởng tới tư thế tự nhiên của “Hư lĩnh đỉnh kình”. Vì vậy, cổ gáy phải thả
lỏng, ngay thẳng, không cứng , không mềm.
Cổ gáy có thẳng, lỏng được hay không ? Điều này có liên quan tới việc
“Hư lĩnh đỉnh kình” có thực hiện thỏa đáng hay không. Nếu “đỉnh k ình” thái
quá, cổ gáy cũng sẽ bị liên đới cứng theo, cần “đỉnh kình” bất cập , cổ gáy sẽ
bị mềm theo.
Huyệt Á môn ở sau gáy có mối li ên hệ chặt chẽ với Huyệt Trường Cường
ở vùng xương cùng. Á môn t ức đốt quay đầu tiên của xương cổ, thông qua
hoạt động của đốt quay, đầu sẽ trở thành đòn bẩy thăng bằng. “Hư lĩnh đỉnh
kình” là sự thăng bằng của đầu gối với cột sống. Thái cực quyền gọi sự hoạt
động đàn hồi của cột sống là “Thân cung”. Thái cực quyền kiểu Vũ thì lấy
phần eo làm tay cung, đốt sống lớn và xương cùng là hai đầu cung, còn kỉểu
Trần thì lấy xương cùng và phẩn từ đốt sống lớn trơ lên tới tận huyệt Á môn
làm hai đầu cung để tăng cường độ điều tiết và sức phá ra của nó, điều này có
quan hệ tới sự tích phát lực khi đẩy tay. “H ư lĩnh đỉnh kình” có tác dụng giữ
thăng bằng cột sống, còn cốt xương cổ có tác dụng điều tiết.
Khi tập quyền, mắt chuyển dịch về h ướng nào, thì cổ gáy cũng chuyển
theo.
2. Chi trên

a- Vai
Khi tập quyền, dù là dùng thân điều khiển tay hay dùng tay điều khiển
thân cũng đều là chuyển động tròn theo thể thuận, vì vậy yêu cầu cánh tay khi
duỗi ra, co vào, quay tròn, đều phải mềm mại. Nhưng cánh tay có mềm mại
linh hoạt được hay không ? Điều này tùy thuộc vào khớp xương vai có thả
lỏng được không. Thả lỏng khớp x ương là do ý thức điều khiển thực hiện.
Điều này phải lyện tập lâu dài mới thực hiện được. Sau khi luyện tập thành
thói quen, khớp xương vai sẽ tự nhiên dần dần được thả lỏng ra và chìm
cuống. Sau khi khớp xương vai đã hoàn toàn được thả lỏng , tòan bộ cánh tay
có thể duỗi ra, co vào, cuốn tròn tự nhiên như cánh liễu bị gió thổi.
“Trầm kiên thùy chẩu” được coi là một trong những phép tăc quan trọng
của Thái cực quyền. Thái cực quyền y êu cầu “Trầm kiên” (chìm vai) sau khi
đã thả lỏng vai. “Trầm kiên thủy chẩu” cũng giúp cho tự nhi ên hình thành tư
thế “Hàm hung bạt bối”. Nếu nhô vai, nâng khuỷu sẽ l àm hỏng tư thế “hàm
hung bạt bối” và bất lợi cho việc thực hiện “khí trầm đan điền” . Chỉ có “hàm
hung bạt bối” được thực hiện tốt thì mới có thể thực hiện “khí trầm đan điền”.
Sự thả lỏng và vận động xoay tròn của vai có tác dụng duỗi thẳng gân v à
cơ vai, đồng thời khiến cho cơ hai sườn lưng hình thành “Khí thiếp bối” (khí
ép vào lưng).
Khi mới tập quyền chỉ nghĩ tới việc “thả lỏng” to àn thân và “thả lỏng”
khớp xương vai. Khi luyện được thời gian dài, hiểu được sự thay đổi của thực
hư thì phải nghĩ tới việc “Trầm thân” v à “Trầm kiên”, khiến “Nội hình” từ
mềm mại chuển sang “chìm lắng”, cánh tay sẽ được nhẹ nhàng linh hoạt ,
song lại rất mềm mại và có lực. Như vậy, cánh tay sẽ dần dần tăng c ường tính
đàn hổi như “thả lỏng mà không thả lỏng”, “cương như hòa quyện”. “Bằng
kình” là lực nối liền các lực với nhau rất quan trọng trong Thái cực quyền.
Động tác kiểu xoay trôn ốc, quấn quít lấy nhau. Chất l ượng “bằng kình” càng
cao tác dụng gắn lại với nhau lúc đẩy tay lên cao, dễ dàng dùng khuỷu tay và
nắm tay điều khiển trung tâm đối ph ương. Trong lúc diễn biến cũng không dễ
bị bị ép vào thực trạng bị rơi khiến mình ở vào địa vị bất lợi.
Khi “trầm kiên thùy chẩu” phải chú ý không ép cánh tay v ào sát nách, phải
cách nách một nắm tay, để cánh tay có chỗ vận động, v à không mất tính đàn
hồi.
Khi mỗi thế vào đúng vị trí, vai và hông phải tạo thành đường thẳng, hai
vai thả lỏng, chìm xuống và hơi hợp về phía trước, tạo thế “hàm hung bạt
bối”. Hai khớp xương vai như là không liền, quan hệ chặt chẽ với nhau. Nh ư
vậy sẽ “trong sự bung ra có đo àn tụ lại”, tăng cường tác dụng hợp lực. Trong
quá trình vận động, dù tiến lên hay lùi lại, quay phải hay lượn trái, vai và hông
phải luôn luôn nằm trên một đường thẳng, đáp ứng yêu cầu “thượng hạ nhất
điều tuyến”.
Hai vai phải bằng phẳng cân đối, khi vận động không đ ược để xảy ra hiện
tượng vai cao vai thấp, làm hỏng tư thế thẳng thân.
Thái cực quyền kiểu Trần và Vũ chủ trương 2 đối xương vai hơp hợp về
phía trước, tạo điều kiện cho việc h ình thành tư thế “hàm hung bạt bối”, kết
hợp với việc thả lỏng và chìm xuống theo hình cung và xương lườn và cơ
lườn phần bụng sẽ rất căng chắc, c ơ hai bên bụng cũng hợp về trước, có thể
tăng cường khả năng hợp lực.
b- Khuỷu tay
Khi tập Thái cực quyền , khớp khuỷu tay luôn hơi gập lại và có lực kéo
xuống, dù khi cánh tay phải đưa lên cao hơn vai, đầu khuỷu vẫn phải như có
lực kéo xuống. Nếu đầu khuỷu ngóc l ên cũng đầy theo hướng lên. Điều này
trái với yêu cầu trong Thái cực quyền. Nếu khuỷu tay cách xa thân, nhô ra
phía ngoài thì sẽ không cản trở việc “trầm ki ên” mà còn ảnh hưởng tới việc
“trầm khí”, đồng thời hai s ườn hở quá lớn, đó cũng là điều bất lợi trong võ
thuật.
“trầm kiên thùy chẩu” cũng có thể tăng thêm sức mạnh cho cánh tay duôi
trong khi vận động. Chỉ có thực hiện “trầm kiên thùy chẩu” mới có thể tăng
cường tác dụng của việ “tọa uyển”.
Khi mỗi thế vào đúng vị trí, đầu khuỷu tay phải có mối t ương hỗ với khớp
gối, hai khuỷu tay cũng phải có sự hợp lực tr ước sau, phải trái, trên dưới.

c- Cổ tay
Cổ tay là bộ phận linh hoạt nhất, có độ xoay lớn nhất trong t òan bộ các
khớp. Đối với cổ tay , điều cần chú ý nhất l à “tọa uyển”. Những người tập
Thái cực quyền nói chung đều coi trọng sự quay tròn của cổ tay, song phần
đông đều chú ý tới sự linh hoạt mềm mại uyển chuyển của nó, mà xem nhẹ
tầm quan trọng của việc “tọa uyển” , n ên không tạo được lực cho cổ tay, khiến
cổ tay mềm mại như múa, chỉ tạo được vẻ đẹp về sự nhẹ nhàng, linh hoạt chứ
không tạo được vẻ đẹp “Nhu trung hữu c ương”. Như vậy khó đưa được nội
lực ra đầu các ngón tay, ảnh hưởng tới việc tích lực cho cánh tay, tăng tr ưởng
sự tích tụ “bằng kình”.
Khi đẩy tay khó thực hiện các thế “cầm”, “vỗ”, “ấn”, “tóm” “bắt”.
Nếu khuỷu tay thả quá lỏng, không lực, cánh tay tất cũng không có lực khi
đưa ra dễ bị đối phương túm chặt khuỷu.
“Tọa uyển” yêu cầu trong qúa trình cánh tay duỗi ra co vào, khủyu tay
không quá cứng cũng không được mềm, mà vận động một cách mềm mại v à
dẻo dai như gân. Khi vào đúng thế, khuỷu cũng phải được thả chìm xuống
cùng với sự chìm thân nén khí, đồng thời có định howngs, khiến b àn tay từ từ
được đưa lực vào, như vậy gọi là “tọa uyển”. “Tọa uyển” c òn được gọi là
“Tháp tuyển”.
“Tọa uyển” được thì trong khi vận động, nội lực bàn tay không bị đứt
đoạn hoặc bị mất.
Trong động tác đầy tay, khi khống chế lực của đối phương cũng cần phải
“tọa uyển” được thì mới có thể khống chế được. Có khống chế được thì mới
giải phóng lực của đối phương.

d- Tay :
Tay là bộ phận khéo léo nhất và biến hóa nhất. Hình dáng tay trong Thái
cực quyền chia làm 3 dạng : bàn tay, nắm tay và móc câu. Trong việc thao
lược, phương pháp nắm (chưởng) là chủ yếu. đặc điểm của chưởng pháp
(phương pháp của bàn tay) trong Thái cực quyền là các ngón tay duỗi lỏng,
điều này khác với chưởng pháp trong trường quyền (ngón cái cuộn chặt, 4
ngón còn lại duỗi thẳng và khép chặt).
Khi mới tập quyền, xuất chưởng và thu chưởng đều phải tự nhiên, không
được vận lực để nắm họăc mở b àn tay. Lòng bàn tay không được trũng. Khi
luyện tập đã công phu, ta hiểu được hư thực của động tác thì nó sẽ được biểu
hiện trên bàn tay. Vì dụ, động tác vươn tay ra phía trước, khi chưa vươn, bàn
tay hơi khum, lực tích mà không phát, như vậy gọi là hư chưởng; trong quá
trình vươn ra, vì động tác vươn ra thực hiện theo đường xoáy ốc nên dần dần
triệt tiêu hình khum của lòng bàn tay, như vậy gọi là từ hư sang thực. Khi
vươn tới điểm cuối cùng, hình khum gần như bị triệt tiêu hoàn toàn ngón tay
hơi duỗi, “tọa uyển”, gốc bàn tay hơi nhô về phía trước, giúp cho thế vươn về
phía trước dùng ý đưa lực ra đầu ngón tay , như vậy gọi là thực chưởng; khi
thu về, vì thu về theo đường xóay ốc, bàn tay dần dần từ mở về khum, nh ư
vậy gọi là từ thực về hư.
Động tác của bàn tay là một bộ phận của động tác ho àn chỉnh, vì vậy, sự
hư thực cảu bàn tay nên kết hợp với sự thay đổi hư thực của động tác hoàn
chỉnh – lý luận về quyền có nói : “Gốc của nó ở chân, phát ra ở đ ùi, quyết
định ở eo, thể hiện ở ngón tay … tất cả liền trong một h ơi”, có nghĩa là khi đã
xuất thủ phải kết hợp với toàn bộ các động tác của eo, đùi, chân.
Khi đã luyện tới giai đoạn có thể dùng khí để vận lực ở mọi bộ phận, có
thể khiến lực ở đầu ngón tay thay đổi theo h ướng của cánh tay. Ví dụ, khi
vươn tay ra phía trước, bàn tay nghiêng lại, lúc này, đầu ngón tay út được lực
trước rồi cùng với động tác vươn ra theo đường xoáy ốc của cánh tay, lực sẽ
dần dần được chuyển dần sang đầu ngón áp út, ngón giữa, ngón trỏ v à ngón
cái, khiến nội lực được đưa ra năm ngón tay. Khi đầu ngón tay cái được lực
trước, cùng với động tác vươn ra theo đường xoáy ốc của cánh tay, lực cũng
dần dần được đưa với tận đầu ngón út. Khi b àn tay đưa lên hạ xuống song
song với mặt đất thì đầu ngón tay giữa được lực trước, khi lực ở đây đã đủ nó
sẽ đưa tới dần các ngón khác.
Khi ngón cái quay ra ngoài g ọi là “Ngoại quyền” (quay ra ngoài) hoặc
“Thuận quyền” (quay thuận); khi ngón cái quay vào trong gọi là “Nội quyền”
hoặc “Nghịch quyền” (quay ng ược). Dù quay thuận hay quay ngược đều phải
như thả lỏng mà không thả lỏng, cương nhu hoà quyện”. Động tác của Thái
cực quyền được thực hiện theo đường xoáy ốc, vì vậy “Cương nhu hòa
quyện” là yếu lĩnh không thể thiếu khi luyện tập.
Khi đã luyện thành thục, mắt nhìn theo đầu ngón tay nào có nghĩa là lấy
đầu ngón tay đó làm chính và từ từ đưa lực tới. Khi đã đưa đủ, các ngón khác
cũng dần dần được lực. Trong Thái cực quyền , kiểu Trần thì tập trung thần
nhãn vào đầu ngón giữa, còn kiểu Dương và Ngô thì tập trung vào đầu ngón
trỏ hoặc đầu ngón cái. Cách đ ưa lần lượt lực vào từng ngón tay chỉ có thể thực
hiện trong Thái cực quyền, v ì các động tác tay trong Thái cực quyền đ ược
thực hiện theo kiểu xoáy ốc, cuộn t ơ, phàm những chưởng pháp lên thẳng
xuống thẳng đều không làm được điều này.
Khi mỗi thế vào đúng vị trí, đầu ngón tay và đầu ngón chân tương hỗ với
nhau, đầu hai bàn tay cũng vậy. Trong phần lớn các t ư thế, đầu bàn tay ngang
bằng với chóp mũi. Sự ngang bằng giữa đầu b àn tay, đầu bàn chân và chóp
mũi trong phần lớn các tư thế, thuật ngữ gọi là “Tam tiêm tương đối”.
Khi thả bàn tay xuống không được thấp quá đầu gối, nếu thấp quá gối sẽ
dễ mất trọng tâm, khi đánh tay ra rất bấ t lợi. Cánh tay không duỗi thẳng để giữ
thế tích lực. Khi vung tay, phải phát triển biến hoá mật thiết, không để cứng
nhắc và đứt đoạn.
Căn cứ vào phương hướng về hình dáng bàn tay, có thể quy nạp chương
pháp thành 7 loại sau :
1) Chính chưởng : đầu ngón tay chĩa thẳng lên, lòng bàn tay hướng về
phía trước.
2) Lập chưởng : đầu ngón tay chĩa thẳng hoặc chếch l ên, lòng bàn tay
không hướng về phía trước mà hướng ra phía khác.
3) Thùy chưởng : đầu ngón tay chúc thẳng hoặc chếch xuống, không tính
tới hướng của lòng bàn tay.
4) Ngưỡng chưởng : lòng bàn tay hướng thẳng hoặc chếch lên, không tính
tới hướng của đầu ngón tay.
5) Trắc chưởng : ngón cái chĩa thẳng l ên, bàn tay thẳng nghiêng, không
tính đến hướng lòng bàn tay.
6) Phủ chưởng : lòng bàn tay úp thẳng hoặc chếch xuống, không tính tới
đầu ngón tay.
7) Phản chưởng : ngón cái nằm bên dưới, bàu tay thẳng nghiêng.

e- Nắm tay :
Các nắm tay trong Thái cực quyền cũng giống nh ư cách nắm tay thông
thường trong các môn quyền thuật khác, tức 4 ngón tay khép lại, d ùng ngón
giữa điều khiển các ngón khác c ùng cuộn vào, đầu các ngón tay áp vào lòng
bàn tay, sau đó lấy bụng ngón cái đè lên đoạn giữa ngón trỏ, nắm thành quả
đấm. Tuy Thái cực quyền là một quyền “Nhu trung hữu c ương”, song nó bắt
đầu từ nhu, nên nắm tay cũng không nên quá chặt. Nhưng dù nắm lỏng hay
nắm chặt cũng đều phải có ý kết tụ khí lực, khiến nắm tay không bị bung ra
khi đánh tay.
Khi nắm tay đã đánh chạm tới mục tiêu, lưng nắm tay phải vuông góc với
cánh tay dưới, nếu không khi gặp trở lực phần cổ tay rất d ễ bị thương. Đây là
kinh nghiệm chung rút ra từ thực tiễn của các môn quyền.
Trong Thái cực quyền có 5 động tác đánh bằng nắm tay, đó l à “Yểm thủ
hoành chùy”, “Phi thân chùy”, “Ch ẩu để chùy”, “Kích địa chùy”, “Chỉ đang
chùy”. Cho nên cũng gọi là “Thái cực 5 chùy”. Vì các động tác trong Thái cực
quyền vận động theo đường xoáy ốc, nên các tư thế thuận ngược, úp ngửa,
ngang dọc được tiến hành đan chéo nhau, tạo nên các kiểu động tác, song
phần cổ tay vẫn phải thả lỏng mềm mại m à có lực. Khi nắm tay đánh trúng
đích, lưng nắm tay phải vuông góc với cánh tay d ưới. Đây là điều cần chú ý.
Sau một thời gian dài tập luyện phải cảm nhận được sự thay đổi điểm nhận
lực của nắm tay trong các t ư thế. Ví dụ, khi đánh nắm tay ra ở giai đoạn “lập
quyền” (miệng hổ nằm ở trên) thì đốt thứ hai của ngón út được lực, khi sang
giai đoạn “bình quyền” (lòng bàn tay ở dưới) thì đốt thứ nhất của ngón giữa
được lực, khi nắm tay cắm xuống th ì đốt thứ hai của ngón giữa đ ược lực, khi
nắm tay đánh lên, đốt thứ nhất của ngón giữa đ ược lực, khi nắm tay vung tròn
thì đốt hai của ngón cái được lực.
Cùng với sự thay đồi phương hướng và tác dụng của năm trong quá trình
vận động, điểm nhận lực ở các ngón tay cũng thay đổi theo với mục đích đ ưa
lực vào nắm tay. Đó là phương pháp nhận lực của nắm tay trong quá trình vận
động.

f- Câu
Tay câu là 5 ngón tay chụm lại, gập thẳng xuống hoặc h ơi quập vào, tạo
dáng như móc câu. Thông thư ờng thì từ chưởng biến câu (từ tư thế bàn tay
chuyển sang thế móc câu). Trong Thái cực quyền tay câu có hai kiểu : kiểu
Trần và kiểu Ngô. Điểm chung của hai kiểu n ày là ngón út quập trước, tiếp
theo đến ngón tay áp út, ngón giữa, ngón trỏ, đầu ngón út áp v ào góc bàn tay,
ngón cái áp vào đốt đầu, ngón trỏ, độ quay của đốt ngón tay lớn. Khác nhau l à
tay câu kiểu Trần được tạo ra trong khi vận động, độ quay của cổ tay khá lớn,
còn tay câu kiểu Ngô thì sau khi dừng tay mới trực tiếp tạo th ành, nên độ quay
của cổ tay khá nhỏ. Tay câu trong v õ thuật là một thủ pháp tóm bắt, có tác
dụng quắp, tóm, khóa.
Tay câu là một trong những phương pháp luyện tập lực cổ tay và lực ngón
tay. Phương pháp tóm bắt trong Thái cực quyền kiểu Trần khá nhiều. Ví dụ.
trong động tác quá độ của “Yểm thủ ho ành chùy” có kiểu tay câu 4 ngón
chụm lại tạo câu để thực hiện động tác quắp, có kiểu ngón út v à áp út chụm
quặp lại, ngón trỏ duỗi thẳng về tr ước, đều là phép tóm bắt của tay.

3. Phần trên của thân người:

a- Ngực :
Trong võ thuật thế ngực có 3 dạng : vươn ra, thu vào và “hàm hung”
(“hàm hung có nghĩa khí hàm chứa trong lồng ngực được điều xuống phần
bụng)
Trong Thái cực quyền áp dụng phương pháp hít sâu của phần bụng, do
vậy ngực phải ở thế “hàm hung”, không ngừng tăng cường độ sâu và số lần hít
thở trong điều kiện tăng số lần hít v ào, nhờ vậy sẽ giảm hiện tượng thở gấp
trong quá trình vận động. “Hàm hung” không thu khí gấp gáp như thế vươn
ngực, “hàm hung” tạo ra cả giác khí bao lồng ngực. "H àm hung" có tác dụng
quan trọng về phương diện sức khỏe. Nó làm lỏng khớp xương quai sanh làm
hai vai tự nhiên buông lỏng, thông qua động tác khiến hai thế hai mảng x ương
sườn hạ thấp, làm cho khoang ngực mở rộng cơ hoành có thể hạ thấp.
"Hàm hung" không thể thay đổi tùy tiện theo động tác mà cố định, là tư
thế thường xuyên, liên tục của phần ngực tạo thuận lợi côh các c ơ hoành hít
sâu, do cơ hoành vận động liên tục khiến cho khoang bụng và phủ tạng chịu
sự vận động lúc lỏng lúc căng hỗ trợ tốt cho hoạt động l ưu thông máu và chức
năng của nội tạng. Do sự vận động xoay quanh của c ơ ngực, "Hàm hung" có
tác dụng quan trọng trong luyện tập. Nếu vận dụng thủ pháp k ình lực (tức kích
lực) không thể tách rời sự bổ trợ của "Hàm hung". "Hàm hung" là tư th ế tiềm
tàng của phần ngực.
Sau khi luyện quyền công, lấy thân dẫn tay, lấy tay dẫn thân, t ùy thế xoay
tròn, ngực dễ dàng cùng tay vận động khi đó các cơ ngực không chỉ có tác
dụng co giãn thuần túy, mà còn có thể tạo nên những chuyện động xoắn tròn
của chính nó, có tác dụng tốt trong r èn luyện sức khỏe và trong tấn công đối
phương.
Lúc đầu tập Thái cực quyền , hầu hết mọi ng ười đều thấy rất khó luyện thế
"Hàm hung". Bị quan niệm thế vươn ngực lấn áp, trong động tác tọa thân các
yêu cầu của thế "Hàm hung" từng bước thích ứng, sau một thời gian đ ược bổ
sung hoàn chỉnh dần. Nếu không coi trọng thế "H àm hung" sẽ dễ bị tất gù
lưng và ngực lép, vì vậy nên chú ý để tránh.
Phải chú ý cố định hai xương quai sanh trung gian giữa ngực và vai, luôn
chú ý phương pháp luyện cho các xương sườn nới lỏng, các cơ ngực chùng
xuống song luôn vươn ra phía trước; về thân pháp, thần trên luôn thẳng không
dao động, trọng tâm hạ thấp luôn d ùng thân để duy trì cần bằng toàn cơ thể.
Để có thể phát huy hiệu quả chính xác tác dụng tấn công ph òng thủ của
hai cánh tay và sự biến đổi hư thực thì bàn tay dường như chỉ có quan hệ thực
hư với phần ngực, hai xương quai sanh chùng lỏng, ngực hơi thu các cơ ngực
khi hoạt động lên xuống trái phải có thể hỗ trợ nhau bám sát chuyển động
xoay tròn. Động tác càng luyện càng có hiệu quả lớn về sức khỏe và độ chính
xác, đẩy nhanh kỹ xảo đôi tay. Chi d ưới cùng với thế "Hàm hung" có quan hệ
hỗ trợ như vậy sẽ có sự thống nhất toàn thân khiến đôi chân vừa vững chắc và
linh hoạt.

b- Xương sống:
"Hàm hung" và "bạt bối" quan hệ mật thiết ("bạt bối" có nghĩa l à không
khí triêm sát ở lưng) có "hàm hung" thì có "bạt bối". "Bạt bối" là khi ngực
giảm ngậm khí.
Các cơ lưng luôn chùng, nh ững xương cột sống giữa hai xương đòn vai có
thể nâng toàn bộ các cơ trước sau, không chỉ thuần túy hỗ trợ các c ơ phía sau
lưng mà còn có tác dụng bổ trợ cả phần trước (đặc biệt đối với khớp thứ 3
xương sống).
Tác dụng của "Hàm hung" là có lợi cho hóa kình còn tác dụng của "Bạt
bối" lại có lợi cho quyển kình và phóng kình. Trong t ấn công cả hai đều có
quan hệ tương đồng.
Tác dụng của "Bạt bối" trong rèn luyện chủ yếu là độ mở nhỏ của động
tác, nhiều nhất không quá 30 o, biến động tủy sống của xương sống có thể là
hoạt động điều tiết từ hình cung trước đến hình cung sau, làm cho mạng lưới
thần kinh ở lưng có sự rèn luyện tốt. Hơn nữa trong khi vận động đã làm cho
cơ bắp bả vai đạt được độ dẻo dai. Tủy sống và xương sống có khỏe và dồi
dào nó sẽ có lợi ở bốn điểm sau:
1) Có nhiệm vụ hỗ trợ và điều tiết trọng lượng cơ thể;
2) Là cơ sở duy trì mối quan hệ giữa phần lưng kết hợp cùng các hoạt
động của chân tay con người, biến toàn thân "Nhất động vô hữu bất động".
3) Duy trì tính chính xác c ủa tư thế và động tác, bảo đảm thân được thẳng.
4) Trong quá trình luyện quan hệ chặt chẽ với toàn phần lưng có tác dụng
khơi động, khiến nội công tới được bàn chân, thông suốt sống lưng, đến từng
ngón tay. Do vậy có thể nói “lực do bối phát” tức cột sống đ ược coi là trụ cột
quan trọng nhất.
Học thuyết kình lực cho là Đốc mạch có huyệt mạnh ở đoạn cuối x ương
cùng trung ương. Huyệt này men theo đường ở mặt phía sau của cổ. N ơi đây
lại gặp Dụ mạch. Đó là noi tổng hội tụ của khí huyết. Tạng, phủ, kinh khí đều
thông thương với nhau là nhờ Dụ mạch (Dụ huyệt). Thái cực quyền khai
thông mọi sự bế tắc, rất có tác dụng tốt v à hiển nhiên với các cơ năng tiêu hóa,
hấp thụ và lập ra cái mới, đào thải cái cũ. Có thể điều tiết âm dương.

c- Bụng :
Thái cực quyền luôn yêu cầu phần bụng “Thả lỏng m à tĩnh” đồng thời
cũng phải “Khí trầm đan điền” dc thực hiện thong qua ph ương pháp thở bụng
sâu. “Thả lỏng mà tĩnh” là nguyên tắc luyện Thái cực quyền. Đối với phần
bụng, đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng, là yêu cầu phải có để luyện bụng
cùng với "Khí trầm đan điền". Vận đ ộng thở bụng sâu của Thái cực quyền có
hai dạng hít thở thuận và hít thở ngược, hít thở thuận trước khi hít bụng dưới
thu lại, khi thở ra bụng dưới nhô ra, còn hít thở ngược, khi hít vào bụng dưới
nhô ra, khi thở ra bụng dưới thu lại. Khi bụng dưới nhô ra tức là "Khí trầm
đan điền" . Do vậy không phải l à tuyệt đối hóa "Khí trầm đan điền" . Một hít
một thở đó chính là sự tiến hành thay thế giữa "Khí trầm đan điền" và “Khí
bất trầm đan điền”. Có khi áp dụng h ình thức hít thở thuận, cũng có khi áp
dụng hình thức hít thở ngược .
Do Thái cực quyền có tính chất chữa bệnh, nếu hít thở tự nhi ên và đảm
bảo tính chính xác của tư thế động tác cùng với sự hít tự nhiên đó thì nó cũng
không có hại gì. Song nếu nghiên cứu kỹ hít thở với điều hoà hành động để
nâng cao hiệu quả rèn luyện thì nên áp dụng hít thở thuận hay hít thở ng ược là
tốt nhất.
Hít thở bụng có lợi cho sự hoạt động nội tạng, tăng c ường tính độc lập và
tính dẻo dai của các vách ngăn – khi vận động bụng có khi lỏng có khi căng
(khi căn cụng phải chú ý “Thả lỏng”), vận lực lên phần bụng dần dần sẽ rắn
tròn do có tính độc lập và dẻo dai, nên tăng cường khả năng chống lại được
lực bên ngoài tác động.
Khi mới học nên chú ý thả lỏng các cơ bụng, đến khi các động tác luyện
thành thục, cũng chỉ cần hình dung "Khí trầm đan điền" mà tiến hành động
tác.
“Đan điền” tức là phần bụng, thường xuyên tiến hành vận động hình tròn,
lên xuống tría phải, khi lỏng khi căng, có tác dụng ph òng chống bệnh đau dạ
dày, chảy máu dạ dày và cũng có tác dụng phòng chữa các bệnh mật, di tinh,
đái dắt…
"Khí trầm đan điền" chủ yếu có tác dụng d ùng sự vận động cơ hoành để
hít thở qua bụng. Nhưng sự phối hợp của tư thế rất quan trọng, thế đó duy tr ì
sự cân bằng của đốt xương cụt chính giữa, “Hàm hung bạt bối”, vai trầm
xuống, thả lỏng huỷu tay, các cơ lưng thả lỏng, mọi khớp xương sườn thư
giãn. Và như vậy đã đạt được yêu cầu của "Khí trầm đan điền".
Để luyện tốt "Khí trầm đan điền" của Thái cực quyền đ òi hỏi phải luyện
công phu, "Khí trầm đan điền" khi phát lực, sẽ có lợi cho việc duy tr ì trọng
tâm, tăng cường sức mạnh đôi chân, tạo thế xoay vững chắc, tận dụng đ ược
lực phản của đất để tăng sức mạnh khi phát lực, để đạt đến tr ình độ có công
lực trong thả lỏng phải có kỹ thuật cao.
Cho dù luyện quyền hay luyện môn phái khác, trong khoảng thờ i gian
"Khí trầm đan điền" dùng ý chí đưa lực đến chân, tuyệt đối không đ ược ở thế
khom sẽ gây nên một công lực yếu, đứt đoạn, không tập trung, mất tính li ên
hoàn.
Duy trì thế thẳng và thả lỏng của cột sống là điểm mấu chốt của toàn bộ
các hoạt động tiềm ẩm của cơ thể.

d- Eo
Eo là bộ phận then chốt liên kết hoạt động giữa thân trên với thân dưới và
có tác dụng chính trong việc thay đổi động tác to àn thân, điều chỉnh sự ổn
định trong tâm và đưa lực tới các bộ phận.
Thái cực quyền yêu cầu eo phải lỏng, chìm và thẳng. Eo lỏng mà thả chìm
là nhằm tạo điều khiện thực hiện tốt việc "Khí trầm đan điền" khiến thân tr ên
không bồng bềnh, thân dưới vững chãi có lực mà lại có thể chuyển động linh
hoạt. Để tránh tình trạng trong lõm ngoài lồi, eo cần phải thẳng chứng tỏ tr ục
chuyển động này không cong, không lắc lư, chỉ có những chuyển động m à
trục chuyển động , không cong, không lắc l ư mới có thể làm cho nội lực linh
hoạt, chống đỡ được tám mặt (bát diện), không phiến diện.
Do toàn thân thả lỏng, thể trọng từ eo trở n ên tự nhiên chìm xuống, toàn
bộ trọng lượng do phần eo gánh đỡ, vì vậy eo cần phải thẳng thì mới có lực
gánh vác, trong lao động cử tạ, trong thể thao đều yêu cầu eo phải thẳng, như
vậy mới phát huy được tác dụng, tránh được tai nạn.
Khi mỗi thế vào đúng vị trí, eo và hông hơi lỏng và chìm hỗ trợ cho việc
ổn định trọng tâm, khiến nội lực được đưa tới đầu tứ chí nhờ lực ly tâm do
chuyển động của trục eo tạo nên. Phần eo không thả lỏng và chìm xuống và
không thẳng đứng, mông sẽ bị nhô ra ngo ài nhiều quá, do vậy phần dưới của
cơ thể cũng không thể đứng thẳng, gây những ảnh h ưởng không tốt cho việc
“tinh thần xuyên qua đỉnh” và “Lực phát từ sống lưng”. Lý luận về môn
quyền đã nói : “Đầu nguồn mệnh ý có ở vùng thắt lưng”, “thắt lưng” ở đây
chính là chỉ hai quả thận, gọi nôm na là “mắt lưng”, người xưa cho rằng thận
là đầu nguồn khí thể trong c ơ thể người, vì vậy đã nói : “Khí phát từ thận”.
Thận tốt thì chân vững, khí thông, tinh thần sảng khoái v à mắt sáng. Từ đó, lý
luận về quyền đã nhấn mạnh rẳng : “Phải luôn luôn lưu giữ vùng lưng”.
Khi bắt đầu học Thái cực quyền, trước tiên cần chú ý tới sự mềm lỏng của
lưng, và cũng cần chú ý tới độ thẳng v à độ trùng. Chú ý tới độ thẳng và độ
trùng trên cơ sở mềm lỏng, sẽ giúp trành được tất cúi xuống gò ép và vươn lên
cứng nhắc, làm ảnh hưởng đến tính linh hoạt khi xoay chuyển của l ưng. Khi
làm động tác bước hình cánh cung trong Thái c ực quyền kiểu Ngô, mặc d ù
thân trên cúi về phía trước, nhưng lưng và thân vẫn cần giữ thẳng , tức là lực
từ đỉnh đầu cần được xuyên thẳng tới gót chân , tạo thành một đường thẳng
trong không gian, đó là m ột kiểu của phép luyện thân trong nghi êng có thẳng.
Bất kể bài Thái cực quyền nào cũng đều chú ý vận dụng lực ở l ưng, nếu
vận dụng lực một cách thích hợp th ì có thể tăng sức phát lực , nâng cao tốc độ
phát lực, hơn nữa còn giúp cho lực của toàn thân tập trung vào một điểm. Các
nhà Thái cực quyền đã từng nói : “Lòng bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, và vai,
cánh lưng, sống lưng, háng, đầu gối, chân, lực của chín tiết đó đều phát từ
giữa lưng”, phép thuật “ngã người” cũng nhấn mạnh cách “vận l ưng đổi mặt”
để chứng minh tầm quan tọng của l ưng trong tấn công. Do việc tập luyện Thái
cực quyền bắt đầu đi từ động tác mềm, lỏng v à trùng nên được ứng dụng vào
việc chữa bệnh, chỉ cần điều chỉnh l ượng vận động là đã có hiệu quả rất tốt
đối với việc chữa trị bệnh thận.
Thái cực quyền trước hết coi trọng phép luyện thân, do vậy hầy hết mọi h ư
thực đều có ở phần lưng, sau đó là ở ngực. Khi làm động tác với lưng, thì thắt
lưng ở hai bên trái – phải thay nhau làm công việc phân rõ thực hư.
Thắt lưng có liên quan chặt chẽ với hai đùi, khi một bên thắt lưng là thực
thì đúi phía dưới cũng là thực, khi một bên thắt lưng là hư thì đúi phía dưới
cũng là hư, đó là phương pháp luy ện tập “phía dưới tương liền hai đùi”.
Nhưng vẫn cần thực hiện nguyên tắc “Trong thực có hư, trong hư có thực”, để
làm sao thực mà vẫn không bối rối, hư vẫn không đến nỗi vô ý bị hẫng hụt.
Khi có những động tác đã hoàn chỉnh, định hình rồi thì lưng cần thấp
xuống (tức là lực ở lưng cần đi xuống), trợ giúp cho khí trầm và lực xuyên tứ
tiêu (dầu tay, đầu chân gọi là tứ tiêu) bước đi cũng vững chắc hơn.

e- Mông
Cấu tạo sinh lý của mông h ơi nhô ra ngoài, nhưng trong khi tập Thái cực
quyền, nếu mông quá nhô ra ngo ài, nhất định sẽ mắc phải tật cong l ưng và cúi
đầu, các nhà Thái cực quyền ngày xưa đã chỉ ra yêu cầu “thu gọn mông”, giúp
những người học Thái cực quyền chú ý không đ ược để mông nhô ra, mà cần
thu gọn vào trong, đó là tư thế thu gọn tự nhiên sau khi lưng mềm thẳng và
“phần thân dưới đã đứng thẳng”. Cũng tương tự như tư thế lưng lúc ngồi
yênvà mông lúc ngồi xuống, đều hơi nhô ra một cách tự nhiên. Động tác chủ
yếu khi “thu gọn mông” là : dưới sự phối hợp giữa “khí ở d ưới rốn” và háng
hội âm “hư” nâng lên (tức háng treo), có thể giúp cho phần bụng kết tụ nhiều
“thực”, tăng cường tác dụng vận động hô hấp theo ho ành cách mô, có thể giúp
các cơ bụng , ruột non, ruột già, hệ bài tiết và thận được luyện tập có quy luật
hơn, ngoài ra cũng góp phần nâng cao tính dẻo dai v à đàn hồi của cơ bụng.
Tiếp đó, sau khi đã “thu gọn mông” thì phần mông sẽ dễ dàng duy trì thế
thẳng ở chính giữa , không giống nh ư khi mông nhô ra ngoài nhiều khiến
mông bị vẹo, thường ảnh hưởng tới tư thế “phần thân dưới thẳng đứng”. Phần
thân dưới ở gần chỗ xương cùng, nó đương nhiều đứng thẳng ở chính giữa, vì
vậy, nó không phải là một động tác mà là tư thế cố định về mặt sinh lý, tạp
thành góc nghiêng 40 – 50o so với xương chậu. Động tác định hướng về phía
nào thì ở bên ngoài thì xương ở phần thân dưới cũng hướng chiếu thẳng với
nó, đây chính là hàm ý “phần thân dưới thẳng đứng”.
Ngoài ra, thu gọn mông không những có lợi cho động tác giữ thăng bằng
mà còn có lợi đối với động tác vung tay biến lực v à phóng lực, có thể giúp
trọng tâm cơ thể hạ xuống thấp. Vì thu gọn mông khiến cho phần thân d ưới –
đầu dưới của cột sống thu vào và trầm xuống, nên đã cố định được đầu dưới
của cột sống, hình thành bệ đỡ cho cả thân trên. Có được bệ đỡ là phần thân
dưới thẳng đứng, sẽ giúp cho x ương cùng của lưng cố định, góp phần trợ giúp
tính linh hoạt của cột sống và tính đàn hồi của cơ lưng, có lợi cho quá trình
“lực phát từ sống lưng”. Nếu mông không thu gọn, đằng sau của phần thân
dưới sẽ không thẳng, sẽ biến lực phát trở th ành lực bắp tay lệch hướng một
bên , lực đó sẽ làm mất thăng bằng, không thể thực hiện “chuy ên chú một
phương”, bởi vì lực đó không phải là lực phát từ đùi, làm ảnh hưởng tới lực
chỉnh thể của sống lưng.
Tác dụng tấn công của mông l à để ứng phó với khi áp gần đối ph ương
phía sau lưng, hoặc khi di động tiến lên sẽ lấy mông chạm dính phần bụng
dưới của đối phương, phối hợp phép luyện tay, cúi ng ười để mông nhô cao,
làm cho đối phương ngã từ đằng sau lộn ra đằng trước. Mông cùng cơ thể lợi
dụng thế để làm gập mạnh khớp đầu gối và háng của đối phương từ đằng sau,
khiến đồi phương ngã nhào. Cũng cần chú ý tới hình xoáy ốc của động tác,
như vậy đối phương sẽ mất thăng bằng và ngã …

4. Chi dưới :

a- Háng :
Háng tức là bộ phận Hội âm. Học thuyết kinh lạc của Trung Y đ ã cho rằng
hai mảnh “Nhiệm” và “Đốc” của cơ thể đều bắt đầu từ huyệt Hội âm, t ương
ứng với “Lực ở đỉnh đầu do phần hư điều khiển” của huyệt Bách Hội tr ên
đỉnh đầu, từ đó xây dựng ph ương pháp tập luyện khí thông tự nhi ên giữa hai
mạch đó.
Háng cần viên mãn, và cũng cần “hư”, không thể thu vào thành háng nhọn
như hình chữ nhân. Háng mở ra, hai đầu gối có xu hướng hơi gập vào bên
trong, thì phần háng đương nhiên là “tròn”. Kể cả khi hai đầu gối mở ra phía
ngoài, mà hai đùi trên từ ngoài hợp vào trong, háng mở ra thì vẫn có tác dụng
làm “háng tròn”. Hội âm thuộc phần hư nâng lên, da ở bộ phận này lại có
chiều hướng tự rung chuyển xuống d ưới, háng tự nhiên có thể thành “hư”. Sự
hư và tròn của háng làm cho khớp xương chậu – đùi rộng ra, các dây chằng
xung quanh khớp xương chậu – đùi sẽ chặt lại, nhất định chân phải cho ãi ra để
nâng cao tính linh hoạt cho sự chuyển vận khi vươn mình và tốc độ hoạt động
của nó , và đó cũng là cơ sở duy nhất giúp cho đùi có thể chuyển biến từ hình
cong sang hư và thực. Động tác cả đùi và động tác của cánh tay sẽ nhịp nh àng
thống nhất, cánh tay sẽ xoay thuận v òng, còn đùi cũng xoay thuận vòng theo,
ngược lại, cánh tay xoay ngược vòng thì đùi cũng xoay ngược vòng theo. Chỉ
khi nào đầu gối quì và háng tròn thì mới có thể từng đợt lực bắt đầu từ gót
chân, phát từ đùi, nâng lên sống lưng, hình thành trên đầu ngón tay.
“Háng treo” (“Điếu đang”), “Háng điều tiết” (“Điếu đang”) và “háng tòn”
(“Viên đang”), tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa là như nhau. Thái cực quyền
lấy sự mềm mỏng, viên mãn làm chủ yếu, do vậy gọi “háng t òn” (“Viên
đang”) là thích hợp hơn cả.
Khi lưng và háng đã chùng và lỏng, mông đã thu gọn, thì lực ở háng sẽ có
từ chân. Khi lực từ háng đ ã xuống chân rồi, khớp đầu gối sẽ c àng có sức
mạnh, thì đáy chân sẽ càng bằng phẳng đạp đất, từ đó b ước đi sẽ càng vững và
cố định. Động tác “Ngực dưới háng” và “Khí ở rốn” là nhịp nhàng với nhau,
vì vậy bụng dưới càng “cung thực”, trọng tâm cũng càng ổn định. Khi háng là
hư thì cũng có nghĩa là trong thực có hư, chuyển động lại càng linh hoạt. Lực
ở háng dưới đã xuống dưới rồi, thì lực đỉnh ở phần trên cũng vững hơn, phép
luyện thân tự nhiên sẽ chính xác ổn định, các nhà Thái cực quyền trước kia đã
bàn chung với nhau và chuyện “Dỉnh nâng” và “Háng treo”, coi đó là m ột
trong những phép luyện thân.
Khi lực phát trong lúc làm động tác vừa ẩn vừa lộ ra ngo ài, thì cần có sự
biến hóa của lưng và háng để làm thế trợ giúp, như vậy mới có lợi cho tính
chính xác và sự trầm tĩnh mềm lỏng của lực phát, cho việc “chuy ên chú nhất
phương”, hơn nữa còn nâng cao tốc độ trực xạ của tính “trong cong có thẳng”
của nó. Sự biến hóa của l ưng và háng có thể có tác dụng tốt đối với việc ổn
định trọng tâm, điều chỉnh trọng tâm, đối với sự linh hoạt v à phối hợp giữa
phép luyện thân, luyện tay và luyện bước.
Khi thân người ngồi xổm, khung chậu – đùi mở ra thì cửa háng sẽ mở
rộng thành hình tròn, dễ dàng trợ giúp cho lực ở háng từ phần thân dưới nâng
lên. Nhưng khi ngồi xổm thì độ cao thấp của háng không đ ược thấp quá đầu
gối, nếu không, lượng vận động sẽ giảm xuống, h ình thành háng bị rung động
tương phản với háng nhọn, lực ở háng không thể thu gọn để nâng l ên cao, hai
chân hướng ra ngoài cũng từ đó mà trở thanh hư, sự biến hóa hư thực trở nên
không linh hoạt .
Sư hư thực khi thay đổi lưng và sự hư thực khi khai hợp (khép mở) háng
phảui phối hợp chặt chẽ với nhau, động tác phải nhịp nh àng. Khi động tác
thay đổi, lưng và háng cũng phải mềm và linh hoạt, phương hướng của động
tác có thể linh hoạt mà không bị động.
Sự thuận bước của hóa lực khi vung tay, sự điều chỉnh trọng tâm, sự thay
đổi phương hướng, điểm lực, góc độ, chủ yếu thể hiện ở sự thay đổi l ưng và
háng, còn sự vận động biến hóa của hai tay và lồng ngực chỉ chiếm vị trí thứ
yếu.
Khi phát lực (bất kể khi ẩn ở trong tay hay lộ ra ngo ài), trước hết đặc biệt
chú ý thu gọn háng và xoay vận lưng, khi đó nội lực mới có thể trầm tĩnh nhẹ
nhàng thẩm thấu được.
Lưng và háng không chùng, không linh ho ạt, thì sự vận chuyển nội lực sẽ
chậm đi rõ rệt: lưng không thấp được háng không gọn được, lực phát sẽ vô
hiệu.

b- Vùng chậu – đùi :


Ở chi trên, ba khớp cơ bản là vai, khuỷu tay và cổ tay, trước hết cần phải
mở rộng khớp vai; còn ở chi dưới ba khớp cơ bản là khớp chậu – đùi, khớp
đầu gối, và khớp cổ chân, trước hết yêu cầu mở rộng khớp chậu – đùi. Sau khi
khớp chậu – đùi mở rộng, động tác của lưng và cổ chân sẽ càng linh hoạt nhịp
nhàng.
Từ háng tròn đến khớp chậu – đùi dưới chùng, có thể giúp xương mu liên
kết với nhau và các khớp ở gần đó được mở rộng, độ vận động từ đó cũng
được mở rộng, làm như vậy sẽ giúp vận động hình cong của đùi thêm linh
hoạt , khiến nội lực nâng lên sống lưng. Như vậy sẽ đạt được mức độ mở rộng
khớp chậu – đùi. Nhưng khi mở rộng khớp chậu – đùi, nếu mở rộng quá độ
hoặc khi thân ngồi xuống m à khớp chậu – đùi quá thấp so với đầu gối, thì sẽ
tạo thành một khuyết điểm “háng rung”, nếu chủ yếu d ùng khớp chậu – đùi
mở quá độ để kéo lực lên, ngược lại sẽ hiến thấn chân không vững, lực thu
vào đẩy ra không mạnh. Nếu eo không lỏng v à chìm mà bồng bềnh không
vững chãi thì lực co duỗi không mạnh. Nếu khớp chậu – đùi mở quá hẹp, sẽ
tạo thành “Háng nhọn”, không thể linh hoạt trong việc tạo đế.
Khớp chậu – đùi là bộ phận then chốt điều khiển động tác của eo với chân,
khớp chậu – đùi là nơi chuyển tiếp giữa eo với chân, khớp chậu – đùi không
thả lỏng thì không thể linh hoạt, eo và chân cũng khó theo cùng, qua đó ta
thấy việc thả lỏng khớp chậu – đùi là vô cùng quan trọng. Khi chuyển động
mà lấy eo làm trung tâm thì xương khớp chậu – đùi cũng chuyển động theo, vì
vậy trên thực tế chuyển động eo là chuyển động eo và khớp chậu – đùi. Do
khớp chậu - đùi phải gánh đỡ trọng lượng của thân trên, vì vậy việc luyện tập
thả lỏng khớp chậu – đùi phải tiến hành lâu dài hơn luyện tập thả lỏng khớp
vai. Nên thường xuyên tập các động tác vận lưng, đứng lên ngồi xuống và đá
cao chân, để tạo điều kiện cho việc thả lỏng khớp chậu – đùi, nâng cao tính
linh hoạt và tính mềm mại dẻo dai của khớp chậ u – đùi.
Đối với những người điều kiện thể lực cho phép, muốn tăng c ường lượng
vận động thì khi bước chân ra đáy chậu – đùi của bên chân thực phải hơi xoay
vào và thả chìm xuống, tiếp theo là chuyển động eo, đồng thời tư thế hơi hạ
thấp xuống (song vẫn phải đảm bảo trên dưới nằm trên một đường thẳng),
cùng lúc chân kia từ từ duỗi ra đến giữa chừng t ư thế lại nâng lên, sau khi
chân chạm đất từ từ chuyển trọng tâm sang chân n ày, khi hoàn thành động tác
eo và khớp chậu – đùi trở lại bình thường. Đây là phương pháp quan trọng
nhằm tăng cường lượng vận động, là phương pháp vận động khiến bước chân
vững chãi ở mọi góc độ. Trong tư thế “trên dưới nằm trên một đường thẳng”,
“Hư lĩnh đỉnh kình” và lực, háng nén xuống, lực được đưa xuống tận dưới bàn
chân, giống như mọt cây đại thụ cành thì vươn lên, rễ thì cắm xuống. Vì vậy
những người tập Thái cực quyền lâu ng ày thường cơ bắp chân phát triển. Song
đây là phương pháp luyện tập tốn nhiều công sức, l ượng vận động cực lớn nên
chỉ phù hợp với người trẻ tuổi, có sức khỏe , những người già yếu không nên
áp dụng.
Để đảm bảo “trên dưới nằm trên một đường thẳng” khi thực hiện các động
tác, khi tiến lên hoặc lùi lại, hai hông phải thẳng đứng, c ùng tiến cùng lùi, trên
thì phải thẳng với hai vai, hướng vận động phải thống nhất, lu ôn luôn thực
hiện yêu cầu “vai phải thống nhất với hông”, nh ư vậy sẽ tạo điều kiện để bảo
đảm “Xương cùng chính giữa”.
Thái cực quyền kiểu Trần có những động tác phát lực đ ược thể hiện ở bên
ngoài. Để luyện tập cách vận động eo, háng, khiến lực đ ược phát một cách
chính xác người ta thường có những động động tác ri êng lẻ để tập phát lực,
uốn nắn sự biến đồi của eo, háng. Tr ước tiên yêu cầu động tác phải chính xác,
sau đó lực phát phải tâp trung, nhanh v à mạnh. Đây là trình tự tập luyện :
luyện kỹ xảo trước khi luyện phát lực. Để tăng cường tính xoay trên của lực
phát ra, khi phát lực phải tạo được tiếng gió vù vù, thì lúc đó mới đạt tới trình
độ công phu.
Ngày nay, Thái cực quyền kiểu Dương, Vũ, Ngô đã loại bỏ những động
tác phát lực thể hiện ra ngoài của kiểu Trần, nhằm làm cho Thái cực quyền
phù hợp với yêu cầu chữa bệnh, thích hợp cho đông đảo quần chúng luyện
tập. Đây là dòng chủ yếu trong phong trào phổ cập Thái cực quyền. Song
những người trẻ khỏe vẫn yêu cầu có thêm những động tác phát lực, vì vậy
những người này khi tập Thái cực quyền kiểu D ương, Vũ, Ngô cũng đều cần
tập thêm những động tác riêng lẻ về phát lực.

c- Đầu gối :
Chân là bộ phận nâng đỡ trọng lượng toàn thân, trong đó khớp gối là nơi
chịu lực lớn nhất, vì vậy khớp gối cần phải có lực m à vẫn linh hoạt. Khi bước,
hai chân phải thay nhau nâng đỡ trọng tâm, khi đáy hông xoay động, khớp gối
cũng được nhấc lên từ từ bước ra do vậy khớp gối chân kia phải nâng đỡ trọng
lượng toàn thân.
Khi bước chân ra, trước tiên ohải nâng đùi của bên chân hư, tập trung sức
mạnh vào khớp gối để nhấc gối để nhấc gót chân l ên. Khi làm động tác đá
chân, trước hết phải nâng đùi, tập trung sức mạnh và khớp gối, đầu gối ít nhất
phải nâng cao ngang hông, các sợi gân ở hông đ ược kéo căng. Nên thường
xuyên luyện tập động tác hai tay ôm gối, khiến gối ôm sát vào ngực, thì sẽ có
thể nâng gối và đá chân được cao hơn.
Nâng đùi, tập trung sức mạnh vào đầu gối sẽ giúp ta đưa lực của toàn thân
tới tận mũi chân, tăng cường phát lực. Sự khai mở của đáy hông, co duỗi của
cơ bắp và sự mềm mại dẻo dai của các khớp sẽ tăng c ường việc phát lực. Ví
dụ như cầu thủ bóng đá, trước khi đá, chân hơi co lại như vậy lực đá ra sẽ
mạnh hơn.
Sự thay đổi thực hư của chân là do sự quay tròn của khớp chậu – đùi và
khớp gối điều khiển. Đùi và cánh tay phải phối hợp thống nhất, đầy l à điểm
mấu chốt để thực hiện liền một mạch việc đ ưa lực từ chân lên đùi, qua cột
sống và thể hiện ra ngón tay, đồng thời cũng l à nguyên nhân khiến khớp chậu
– đùi và khớp gối linh hoạt mà giàu tính đàn hồi.
Xét về tác dụng võ thuật của đầu gối, lý luận quyền thuật có câu :”Túc lai
đề tất”, “Cận tiện gia tất”. “Tức lai đề tất” (đối ph ương đá chân tới thì mình
nâng đầu gối lên) là phép dùng đùi để phá đùi, là phép bảo vệ háng và là
phương pháp vừa tiến công vừa phỏng thủ. “Cận tiện g ia tất” (đánh gận tiện
cho việc sử dụng thêm cả đầu gối) , đầu gối hướng lên có tác dụng dùng gối
để tiến công.
Khi động tác hoàn thành, khớp gối hơi khép vào trong, trước và sau (hoặc
phải và trái) hai gối phải có mối quan hệ hô ứng, phối hợp với việc mở đáy
hông, khoép lực háng, như vậy gọi là “hợp trung hữu khai” , khiến thân d ưới
chìm xuống, có lực, mà háng cũng được bảo vệ.
Khi chân trước bước ra, mũi đầu gối không đ ược vượt quá mũi bàn chân,
để giữ thăng bằng cơ thể, cũng không nên để mũi đầu gối và cẳng chân tạo
thành đường thẳng đứng, như vậy sẽ ảnh hưởng tới tính linh hoạt của động tác
tiếp theo.

d- Chân :
Chân là gốc rễ cơ bản của bộ hình, bộ pháp (thế bước, kiểu bước). Gốc rễ
không vững chỉ cần hơi nghiêng lệch là bộ hình, bộ pháp sẽ bị rối loạn. Bộ
hình, bộ pháp trong Thái cực quyền không giống nhau, có to có nhỏ, có đ ơn
giản có phức tạp, song yêu cầu chung của nó là động tác chân phải chính xác,
linh hoạt và vững chãi, Làm cho bộ hình, bộ pháp có quy luật thì sẽ có thể
điều tiết được sự ổn định của trọng tâm toàn thân. “Thủ tiến tam phân, túc tiến
thất phân”, bước lên chiếm được thế, lùi lại tránh được đòn thì sẽ không bao
giờ thất bại, điều đó đã nói lên tầm quan tọng của động tác chân.
Trước đây, chân bước lên phải đi theo đường vòng cung, Thái cực quyền
kiểu Ngô ngày nay đã sửa lại điều này, không bước theo đường vòng cung
nữa. Đây là một sự cải cách nhằm làm cho người tập dễ thao tác, phù hợp với
người già sức yếu. Khi bước chân ra, trước tiên phải đứng vững vào một chân,
chùng đầu gối, thả lỏng khớp chậu – đùi, ổn định tọng tâm, sau đó chân kia từ
từ bước ra theo hình cung. Muốn bước sáng trái, rtước tiên eo bên phải co lại,
đồng thời khớp chậu – đùi bên phải thu vào thì chân trái bước ra sẽ linh hoạt ,
muốn bước sang phải thì ngược lại. Đây là sự vận dụng nguyên lý : muốn
sang trái, trước tiên phải về phải, muốn sang phải, tr ước tiên phải về trái vào
bộ pháp.
Khi hai chân luân phiên vận động, các thế diễn ra li ên tục, động tác cần
phải theo hìnhc ung, luôn luôn gắn liền với lực xoáy ốc. Tay vận đ ộng thì
chân cũng tự nhiên vận động theo, vì vậy có câu “Túc tùy thủ vận” (chân vân
động theo tay).
Về mặt vũ thuật, chân vận động theo h ình cung sẽ có tác dụng lồng đùi,
móc chân, thúc gối, v.v…đồng thời cũng có tác dụng ph òng thủ phá những thế
trên của đối phương.
Phương pháp luyện đi chân theo đường cung, mũi chân ngóc l ên hoặc
quặp xuống, xoay phải hay xoay trái n ày rất có lợi cho khớp và dây thần kinh
ở chân, bảo đảm và phát triển tính linh hoạt và tính mềm mại dẻo dai của các
khớp chân. Sự lên xuống, xoay rtái, quay phải của gót chân và sự ngóc lên,
quặp xuống của mũi chân li ên tục đan nhau trong toàn bộ động tác, tạo nên
dáng vẻ đẹp về hình thể, không những khiến khớp cổ chân đ ược linh hoạt, mà
còn tránh được tình trạng mất cân bằng ở chân, điều n ày đặc biệt quan trọng
đói với người già. Qua đó có thể thấy giữa tính vũ thuật, tính thể dục, tính
nghệ thuật và tính chữa bệnh bảo về sức khỏe có thể thống nhất đ ược với nhau
(khác biệt chủ yếu là ở chỗ lượng vận động lớn hay nhỏ, động tác đ ơn giản
hay phức tạp).
Khi vận động, hướng của mũi bàn chân có quan hệ tới lượng vận động và
độ khai mở của khớp chậu – đùi, vì vậy không nên cho rằng hướng của mũi
bàn chân không quan tọng, cần phải chú ý định h ướng cho mũi bàn chân trong
quá trình của mỗi thế và khi tiếp đất. Cần biết rằng động tác của các chi l à liên
quan tới nhau, ràng buộc nhau, chỉ cần không chú ý ở một bộ phận nhỏ n ào đó
cũng ảnh hưởng tới tính chính xác của to àn bộ động tác.
Động tác của chi trên Thái cực quyền là lấy cẳng tay điều khiển khuỷu, lấy
khuỷu điều khiển tay, động tác của chi d ưới là lấy cẳng chân điều khiển đầu
gối, lấy đầu gối điều khiển đ ùi, điểm mấu chốt của nó là ở chỗ dùng đầu ngón
tay và đầu ngón chân nhẹ nhàng điều khiển sự vận động của tay v à chân, ngực
và bụng cũng phải vận động theo tay và chân, trên dưới theo nhau. Khi mũi
chân chiếu thẳng về phía trước, hướng của hai tay cũng phải chiếu về phía
trước, hướng mắt cũng phải tập trung về phía tr ước. Đây cũng là yêu cầu
“Trên dưới theo nhau”, mục đích l à nhằm làm cho hướng vận động trên, dưới,
trái, phải thống nhất, tăng cường tác dụng hợp lực toàn thân.
Khi tiến lên hay lùi lại cần phải chú ý tới sự ổn định của thân, không để
xảy ra tình trạng lúc cao lúc thấp, như vậy một mặt làm cho lượng vận động tự
nhiên được tăng cường, mặt khác cũng tránh được tình trạng bước dài, bước
ngắn, giữa được cữ bước chân đã định.

5. Khớp :
Toàn bộ cơ thể người có 206 chiếc xương chúng được nối với nhau bằng
các khớp để nâng đỡ trọng lượng và thực hiện các động tác. Thái cực quyền
yêu cầu trong khi thực hiện các động tác phải d ùng ý thức để thả lỏng các
khớp, kéo dài các sợi gân, tăng cường tình đàn hồi và tính linh hoạt của các
khớp, đồng thời yêu cầu các đốt xương phải được khớp đúng vào nhau, khiến
các khớp được trơn tru mà bền vững, trọng lượng được phân tán xuống đốt
xương một cách hợp lý nhờ đó mà tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng,
phát huy được nhiều tác dụng trong lao động sản xuất. Trong Thái cực quyền,
khớp được rèn luyện theo phương pháp lúc lỏng, lúc chặt (thời gian thả lỏng
dài, thời gian xiết chặt ngắn).
Khi mới tập Thái cực quyền nên nghĩ nhiều tới việc thả lỏng các khớp,
trước tiên thả lỏng mấy khớp lớn như khớp vai, khớp chậu - đùi tạo điều kiện
tốt cho hoạt động của các khớp tay, khớp chậu, v.v… Việc thả lỏng x ương
sống, đặc biệt là đoạn ngực và eo vô cùng quan trọng, huyệt mệnh môn ở
xương sống đoạn eo là nơi dồn tụ trọng tâm toàn thân, là điểm then chốt điều
tiết động tác, toàn thân, 24 xương sườn ở 2 bên phải thả lỏng xuống, hợp về
phía trước, như vậy sẽ giúp cho việc “Khí trầm đa n điền” được thực hiện dễ
dàng và mạch máu quanh vùng eo được no đủ.
Ngoài ra, thả lỏng toàn thân còn có nghĩa là phải dần dần thực hiện thả
lỏng từng khớp xương. Vì trong Thái cực quyền , khi một động tác đ ược thực
hiện thì tất cả các bộ phận đều phải đ ược vận động, nhờ động lực liên hợp của
xương sống phần eo, tứ chi có thể tiến h ành các động tác duỗi ra co vào, sang
phải sang trái, lên xuống theo đường xoáy ốc, việc giữa các đốt có sự thông
suốt đã tạo điều kiện cho việc có thể kéo d ài thân và các chi, vì vậy, thả lỏng
các khớp toàn thân là việc có thể thực hiện được. Khi nhiều chỗ các khớp đ ã
được thả lỏng cần được đặc biệt chú ý các đốt x ương phải được khớp chuẩn
với nhau để tăng cường khả năng chịu lực. Các đốt x ương trên toàn thân phải
vừa được thả lỏng lại vừa khớp chuẩn với nhau, tr ước tiên phải thả lỏng cột
sống và mấy khớp hoạt động chủ yếu, nh ư vậy các đốt trên toàn thân mới có
sự thông suốt, lực đủ mà linh hoạt. Đó chính là yêu cầu “các đốt thả lỏng và
có thể hợp lại ở bất kỳ chỗ nào”.
Khớp tứ chi còn yêu cầu không được thẳng và không trái ngược, có vậy
mới phù hợp với yêu cầu “Kĩnh dĩ khúc sức nhi hữu d ư” (dựa vào chỗ cong
mà tích thì sẽ có thừa). Chỉ có thực hiện ho àn hảo các yêu cầu : những cái cần
tĩnh đều được tĩnh, những cái cần động đều đ ược động trong tư thế như vậy và
phải chuyển đổi được nội lực theo yêu cầu “khai trung hữu hợp, hợp trung
hữu khai” thì mới có thể coi là đã luyện tới trình độ “đã vận động là các khớp
có thể quay tròn tự nhiên”, sau này khi nâng cao k ỹ xảo đánh tay nó có thể
giúp ta đạt tới trình độ chỗ ào cũng là tích thế, chỗ nào cũng có thể vận lực.
Khi mỗi thế được thực hiện đúng, toàn thân nhất tề hợp lại, các khớp hợp
lại theo trục đối xứng trên dưới, trái phải, những cái cần mở đều đ ược mở,
những cái cần hợp đều được hợp. Trong quá trình vận động không ngừng lúc
mở lúc hợp, lúc hư lúc thực, dưới tác động của các cơ và gân, các khớp được
vận động tới một liều lượng phù hợp lúc thả lỏng, lúc xiết chặt v à có qui luật.
Những yêu cầu trên đối với tư thế của các bộ phận cơ thể sẽ xuyên suốt
toàn bộ các động tác trong Thái cực quyền, chúng có mối li ên hệ với nhau,
ràng buộc nhau, tư thế của mỗi bộ phận nào đó không chính xác sẽ khiến cho
tư thế của các bộ phận khác sai theo, khi mới học, cần phải từng b ước luyện
tập thành thục tư thế theo một trình tự thuận, tập xong tư thế này mới chuyển
sang tư thế kia, có nghĩa là phải xây dựng được cơ sở tốt cho những tư thế cơ
bản như : tư thế của tay, chân, thân, mắt .v.v…Khi bắt đầu mỗi t ư thế phải
luyện tập đi luyện tập lại, dần dần từn g bước phối hợp chúng lại trong một
chuỗi các động tác, phải nắm đ ược tốc độ, đường đi và phương pháp của từng
động tác, thì mới dần dần thực hiện được yêu cầu thân thẳng thoải mái, động
tác liên hoàn liên tục, trên dưới phải trái nhịp nhàng, từ lạ thành quen, từ quen
thành kỹ xảo. Đây là quá trình tât nhiên để dần dần từng bước nâng cao kỹ
thuật.
Để giúp người mới học dễ nhớ, dễ kiểm tra, tôi quy nạp những y êu cầu
của Thái cực quyền đối với t ư thế của các bộ phận cơ thể thành 12 mục sau :
1. Tâm tĩnh thân thả lỏng;
2. Thân thẳng thoải mái;
3. Hư lĩnh đỉnh kình;
4. Khí trầm đan điền;
5. Hàm hung bạt bối;
6. Trầm khiên thủy cẩu;
7. Tọa uyển thư chưởng;
8. Lỏng eo co tay;
9. Xương cùng chính giữa;
10. Chùng gối lỏng hông;
11. Bước chân hư thực;
12. Trên dưới thẳng nhau.
Khi luyện tập, vừa tập vừa kiểm tra, kiểm tra rồi uốn nắn, cứ nh ư vậy các
tư thế sẽ được thực hiện chính xác. Cổ nhân th ường dậy “Công đáo tự nhi ên
thành” (khi công sức bỏ ra đủ, việc sẽ thành công), không nên luyện tập một
cách bừa bãi, mà phải tuân theo yêu cầu nghiêm ngặt, tuần tự luyện tập, phát
hiện cái sai và sửa chữa uốn nắn, không ngừng tổng kết v à nâng cao, như vậy
sẽ nhất định đạt được yêu cầu.
IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

1. Thân pháp (phương pháp luy ện tập thân)


Thân pháp trong Thái cực quyền chủ yếu là “lập thân cần phải thẳng, thoải
mái, chống đỡ được hai mặt”; không được làm cho các bộ phận bị tản mạn,
phải thể hiện được sự ngay ngắn, tự nhiên, thoải mái, nghiêm túc, hòa thuận.
Khi tiến lên , lùi lại, quay phải, quay trái, động tác của tứ chi d ù thay đổi thế
nào thì từ đỉnh đầu xuống phần thân tới tận hậu môn cũng phải luôn luôn
thẳng đứng “thượng hạ nhất điều tuyến”. Lý luận về quyền thuật có nói :
“Bách hội (đỉnh đầu), trung cực (bụng d ưới), nhất trí quân thông”. Những t ư
thế thân phục về trước, ngửa về sau, nghiêng phải, ngả trái đều không đúng
yêu cầu, đều là những khuyết điểm về thân pháp, sự cân bằng tr ên dưới giữa
hai vai với hai hông, giữa hai vú với hai góc bụng, c ùng tiến cùng lùi, không
cái trước cái nào sau là điều then chốt giúp ta thực hiện “t hượng hạ tương
tùy”, “thượng hạ nhất điều tuyến” (trên dưới theo nhau, trên dưới nằm trên
một đường thẳng) trong thân pháp.
“Trung chính” trong thân pháp c ủa Thái cực quyền giống h ư thẳng thân
khi tĩnh tọa. Giữ cho thân thẳng l à điều đặc biệt quan trọng đố i với người có
tuổi, thân trên phục về phía tước, đầu ngả về trước, còng lưng, làm hỏng tư thế
“Hư lĩnh đỉnh kình” là đặc trưng của người già.
Thế nhưng trong khi tập Thái cực quyền cũng có lúc duỗi lúc co, thân
cũng có lúc nghiêng ngả, có lúc độ cong của eo khá lớn, có điều những lúc đó
ta vẫn phải bảo đảm được nguyên tắc “Bách hội – Trung cực, Nhất khí quân
thông” , đó gọi là “Trung chính chi thiên” (nghiêng l ệch trong ngay thẳng).
Các động tác của thân muốn thực hiện đ ược nhẹ nhàng linh hoạt phải nhờ
vào sự vận động của phần eo, hông v à ngực, khiến ta luôn luôn giữ đsc thăng
bằng toàn thân ở mọi góc độ. Điều kị nhất l à để đầu và thân đổ về phía trước,
lưng gù, eo cong. Xương cùng chính gi ữa có tác dụng then chốt trong việc bảo
đảm sự “Trung chính” (ngay thẳng) của phần trên. Phải coi trọng việc giữ cho
thân thẳng, song nếu không kết hợp với việc th ực hiện “Hàm hung bạt bối” thì
phần ngực của thân trên sẽ cứng nhắc không vận động đ ược, khi luyện tập nếu
luôn luôn lưu tâm tới việc đưa ý thức xuống bụng dưới , phần eo thả lỏng,
chìm thẳng xuống, xương chậu có lực, mạch máu quanh eo no đủ, th ì phần
dưới tự nhiên sẽ có cảm giác vững chắc, d ùng ý thức để điều khiển thả lỏng
các đốt xương và các cơ ở phần lưng và phần ngực thì tự nhiên hình thành
được tư thế “Hàm hung bạt bối”, “Lỏng vai chìm chẩu” cũng có thể hỗ trợ cho
việc hình thành tư thế “Hàm hung bạt bối”. “Hàm hung bạt bối” khác với
bệnh trạng “Lưng gù ngực lép”. Khi “Hàm hung bạt bối”, cơ hoành nở rãn
xương phía dưới, tự nhiên hình thành sự hít thở sâu, có thể hỗ trợ cho việc dồn
khí xuống bụng, khiến thân trên nhẹ nhàng linh hoạt, thân dưới vững chắc, nó
khác với trạng thái trên nặng dưới nhẹ khi ưỡn ngực. Sự nở ra – co lại, nâng
lên hạ xuống của vách ngăn. Khiến c ơ hoành có lực, khoang bụng và gan cũng
vận theo quy luật lúc xiết chặt lúc thả lỏng nhờ áp lực của bụng, điều n ày có
lợi cho việc dẫn máu và thúc đẩy hoạt động của gan. Ngược lại, khoang ngực
và phổi cũng được rèn luyện , tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Nh ư
vậy đã làm cho cơ, xương, gân ở vùng lưng – ngực được rèn luyện. “Lực dồn
vào cột sống”, “Lực phát ra từ cột sống”, đó tức l à cách nói về “Hàm hung bạt
bối” .
Ngoài ra, ta không được lý giải “Hàm hung bạt bối” theo hình thức, nếu
không sẽ dễ tạo thành tư thế gù lưng không phù hợp với nguyên tắc thân
thẳng. Cùng với sự thay đổi khai, hợp, h ư, thực của động tác, cột sống cũng
hơi vận động co duổi trong trạng thái thân thẳng.
Sự kếp hợp giữa ba yêu cầu : thân thẳng thoải mái, nhẹ nhàng linh hoạt và
vững chắc trong thân pháp là đặc điểm của thân pháp trong Thái cực quyền.
Các nhà quyển thuật theo kiểu Trần và Vũ khi luyện thân pháp chủ tr ương
việc thay đổi tích, phát tổng lực to àn thân đòi hỏi phải “Nhất thân bị ngũ
cung” (một thân phải có năm cung). Xin giới thiệu ph ương pháp thao tác cụ
thể để những ai thích Thái cực quyền tham khảo, lựa chọn.
“Nhất thân bị ngũ cung” nghĩa l à phần thân giống như một cánh cung, hai
tay là hai cánh cung, hai chân là hai cánh cung. Ng ũ cung hợp nhất, tức lực
tổng thể toàn thân, động vào là lập tực vận động linh hoạt , có thể tích lũy
cũng có thể phát lực, liên tục không ngừng.
Trong thân cung lấy phần eo làm tay cung, luôn tập trung ý thức vào huyệt
mệnh môn (trên sống lưng đoạn đối diện rốn), khi hoạt động lấy huyệt mệnh
môn làm động lực ban đầu, hai thân, hai phía thắt l ưng luôn phiên quay…
khiến cơ lưng được thả lỏng theo hình cung – thay đổi lúc hư lúc thực. Khi
mở, hít vào phát lực, lực dồn về trước, còn huyệt mệnh môn trụ ở phía sau.
Khi khép lại thở ra, huyệt mệnh môn trước tiên được kéo về phía sau. Á môn
(đốt đầu tiên của xương cổ) và xường cung là hai đầu cung, đốt đối xương
trên - dưới, điều tiết mực độ vận động, tăng c ường thể tích phát của thân cung.
Trong thủ cung lấy khuỷu tay làm cung, tập trung ý thức vào đốt chẩu, khiến
nó được thả lỏng, chìm xuống mà có định hướng. Cổ tay và xương quai sanh
là hai đầu cung, đầu cung cần phải cố định đối xứng trước sau; trong trạng
thái mềm mại linh hoạt, ta dùng phương thức “Tọa uyển” để cố định tay lại
(khớp bàn tay chìm xuống mà có lực, đốt cổ tay mềm mại mà không yếu ớt
gọi là Tọa uyển); dùng ý thức để cố định xương quai sanh, khiến nó không lắc
lư, xương quai sanh điều khiển động hướng của hai tay, cố định x ương quai
sanh là tiền đề cố định hai tay.
Trong túc cung, lấy đầu gối làm tay cung, khớp xương chậu – đùi và gót
chân là hai đầu cung. Khớp gối có lực và hơi nhô về trước (không nhô quá
mũi chân), khớp chậu – đùi được thả lỏng chìm xuống, mông và gót chân
thẳng nhau, lực của mông ph ải được đưa xuống gót chân, ngón chân, b àn
chân, gót chân đè xuống mà lại như lật lên, lực chân và eo sẽ tự nhiên theo
nhau. “Có trên tất phải có dưới, có tước tất phải có sau, có trái tất phải có
phải”, tương phản tương thành. Như vậy khiến ta có thể thực hiện quy trình :
lực bắt đầu khởi phát từ gót chân, đ ược điều khiển ở phần eo, đ ược thông qua
sống lưng và thể hiện ra ở ngón tay.
Năm cung hợp lại thành một cung, lấy thân cung làm chính, thủ cung, túc
cung là phụ, lấy eo làm trục, trên nối với hai tay, dưới nối với hai chân, trên
dưới theo nhau thì giữa cũng tự nhiên theo nhau.
Khi đứng ở mỗi thế, cần phải kiểm tra xem đ ã có đủ năm cung chưa, đã
hình thành thế tích phát vừa có thể trụ đ ược 8 mặt, lại vừa có thể biến hóa ở 8
mặt hay chưa? Trụ 8 mặt có nghĩa là nói tới sự ổn định vững chắc, biến hóa 8
mặt là nói về sự sự vận động linh hoạt.
Việc hư thực toàn thân trong Thái cực quyền được thực hiện nhờ sự thay
đổi của thân, cái quyết định sự thay đổi của thân l à huyệt Mệnh môn. Khi cột
sống phần eo vận động thì toàn thân vận động theo. Nội ngoại hợp nhất m à
chủ, thứ vận rõ ràng, nhờ vậy mà các bộ phận đều có sự thông liền v à phối
hợp nhịp nhàng. Huyệt Mệnh môn là then chốt của then chốt trong “thân
cung”. Khi đánh tay, “Ngũ cung hợp nhất” được biểu hiện như sau : tay vừa
ra, 5 cung đã xuất hiện đủ, động lực nguồn do cột sống phần eo cung cấp, to àn
thân có lực; khi tay vận động theo h ình cung thì lực phát theo đường thẳng,
thể tích phát thay đổi theo nhau li ên hòan liên tục. Như vậy gọi là “toàn thân
đều là quyền”, “toàn thân chỗ nào cũng là thái cực”.
“Ngũ cung hợp nhất” là một quy định cụ thể trong ph ương pháp rèn luyện
tổng lực nội ngoại toàn thân. Khi dừng thế gọi là tĩnh, “Tĩnh trung hữu động”;
khi đổi thế gọi là động, động mà như tĩnh.

2. Bộ pháp (phương pháp luyện bước chân)


Mấy tư thế cơ bản trong bộ pháp gọi là “Bộ hình”. Sự thay đổi bộ hình gọi
là “Bộ pháp”.
Yêu cầu đối với bộ pháp trong Thái cực quyền l à : thực hiện việc chuyển
hóa tiến – lùi, phân rõ hư, thực. Chân trái hư thì chân phải thực, chân trái thực
thì chân phải hư. Khi tiến lên lùi lại, phần eo cũng phải dịch chuyển theo.
Bước chân phải nhẹ nhàng linh hoạt; đặt chân phải vững, không lắc l ư run rẩy.
Bộ pháp là cơ sở để giữ thăng bằng và nâng đỡ toàn thân, động tác linh
hoạt hay chậm chạp, điều này quyết định bởi bộ pháp có chính xác hay không.
Bộ pháp trong Thái cực quyền, giống như thủ pháp, vận động hình cung
và hình tròn, tuyệt đối không được đi thẳng về thẳng, lên thẳng xuống thẳng,
động tác của chân phải được tiến hành đồng thời với động tác của tay, chỉ có
tay vận động theo chân, chân chuyển động theo tay th ì mới phù hợp với
nguyên tắc “Thượng hạ tương tùy” (trên dưới theo nhau). Khi bước ra, trước
tiên phải thu một bên hông vào, phần bụng của bên này căng đầy đè xuống
một chân, ổn định trọng tâm; sau đó chân kia t ừ từ bước ra theo đường vòng
cung, song khớp gối phải hơi hơi ra, bảo đảm tính linh hoạt và thế tích của
khớp gối. Phương hướng, góc độ đặt chân và sự dịch ra, thu vào khi chuyển
dịch hoặc sự quay phải sang trái của gót chân đều ph ải hiểu được cái nào là
chính, cái nào là thứ, cái nào là hư, là thực, cái nào thực hiện trước, cái nào
thực hiện sau.
Sự chuyển hóa từ hư sang thực trong bộ pháp của Thái cực quyền phải
được tiến hành dần dần, không được làm đột ngột. Phương pháp luyện để có
thể chuyển hóa dần được tiến hành như sau: luân lưu dùng m ột chân để nâng
đỡ trọng lượng toàn thân, hai chân được thay nhau nghỉ ngơi, nhưng vì động
tác tiến hành chậm, đều, gần như “tĩnh” , vì vậy trên thực tế, sự chống đỡ của
một chân vô cùng lớn, và lượng vận động cũng rất lớn. Những ng ười tập Thái
cực quyền lâu cơ chân đặc biệt phát triển. Song đối với những ng ười mới tập,
dù sức khỏe tốt đến mấy cũng cảm thấy không dễ d àng một chân nâng đỡ toàn
thân, vì vậy đối với những người này, nhất là những người già yếu, khi bắt
đầu không nhất thiết phân r õ bước thực, bước hư, chỉ yêu cầu bước ngắn hơn
để giảm bớt lượng vận động, sau đó căn cứ v ào mức độ thành thục và điều
kiện sức khỏe mà đặt yêu cầu cao hơn, nhằm từng bước nâng cao lượng vận
động, tăng cường lực chân và sức đỡ của khớp gối.
Mặc dù phải phân rõ chân hư – chân thực, song vẫn cần phải đảm bảo “H ư
trung hữu thực”, “Thực trung hữu h ư”. Chỉ có hư thực hòa quyện vào nhau thì
mới có thẻ biến hóa linh hoạt .
Khi chân tiến lên, trước tiên phải nhấc đùi lên lực tích ở đầu gối kéo gót
chân lên, mũi chân hơi chúc xuống, sau đó duỗi thẳng chân, từ từ b ước lên,
mũi bàn chân từ từ nâng lên. Gót chân tiếp đất trước, sau đó bàn chân và mũi
bàn chân tiếp đất. Toàn bàn chân áp phẳng xuống mặt đất.
Khi lùi lại, trước tiên phải nhấc đùi lên, lực tích ở đầu gối, kéo gót
chân lên, mũi bàn chân hơi chúc xuống sau đó từ từ duỗi về phía sau, mũi b àn
chân hoặc bàn chân tiếp đất trước, rồi cả bàn chân tiếp đất.
Khi “lưỡng túc khai lập”, chân sau h ơi dịch về phía trước cũng đều phải
nhấc đùi trước, lực tích ở đầu gối kéo gót chân l ên, mũi chân họăc bàn chân
tiếp đất trước, sau đó gót chân mới tiếp đất. Đối với những động tác khi chân
sau bước lên nhưng không bước quá chân trước đều phải để mũi chân hoặc
bàn chân tiếp đất trước, vì khoảng cách giữa chân trước và chân sau lúc này
không lớn nên gót chân trước và gót chân sau có thể nằm trên một đường
thẳng.
Khi tiến lên hoặc lùi lại bằng những bước dài, thì chân trước và sau không
nên nằm trên một đường thẳng, mà phải lệch nhau, như vậy khi vận động hoặc
khi dừng thế mới có thế đứng vững.
Những người muốn tăng cường lượng vận động thì chi trên chi dưới cần
phải đều cần đưa lực tới, nguồn lực từ cột sống phần eo v à được đưa tới tứ
chi. Phương pháp đưa lực vào chi dưới như sau : xương hông ph ải được thả
chìm xuống, mạch máu quanh eo đ ược nó đủ, mông và gót chân tạo thành
đường thẳng đứng, chùng gối mở hông. Lực ở mông phải đ ược đưa tới gót
chân, vì trọng tâm phân thân và chi trên đè xuống, khớp gối càng vững chắc
có lực, lực của hai chân dường như được cắm xuống đất; chân trước đặt xuống
đất, ngón cái có lực, chân sau đặt xuống đất, ngón út có lực, trọng tâm r ơi vào
giữa hai chân. Sự biến đổi h ư thực của hai chân hoàn toàn phụ thuộc vào sự
biến đổi của háng.
Những người đã luyện tập lâu thì trong quá trình vận động vẫn luôn giữ
được thăng bằng, vững chắc cho phần d ưới ở mọi góc độ, giống cây cổ thụ
không bị lay gốc. Khi đánh tay thì lực được bắt đầu từ gót chân, phát đi từ cột
sống, đưa ra tới ngón tay, lực phát khá lớn, khá tập trung và khá nhanh.

3. Thủ pháp và nhãn pháp (Phương pháp luyện tay và mắt)


Thủ pháp trong Thái cực quyền l à cánh tay thả lỏng mềm mại, vận động
theo đường tròn và phải có cả nhu và cương, không cứng nhắc chậm chạp,
động tác đi theo đường xoáy ốc, tạo nên những đường vòng tròn, vòng cung to
nhỏ khác nhau. Các động tác ngang – dọc, thuận – ngược, lên – xuống, co –
duỗi đều phải đi theo đường vòng cung, làm cho các khớp xoay tròn như ý,
các thớ thịt và từng sợi gân đều được vận động. Thuật ngữ “Trầm khi ên thùy
chẩu” chính là yêu cầu phải thả lỏng khớp vai, khớp khuỷu. “Trầm khi ên thùy
chẩu” có thể hỗ trợ cho phần ngực đ ược nở thoải mái, cột sống có lực, khí
không bềnh lên, điều này cũng có lợi cho việc tăng c ường sức mạnh khi duỗi
tay – co tay. Thả lỏng khớp vai, khớp khuỷu không thể tập đ ược trong thời
gian ngắn, mà khi khi luyện tập mỗi một động tác đều phải d ùng ý thức để tập
trung thả lỏng chúng, nhất là khi chuyển đổi tư thế phải dùng ý thức để thả
lỏng và điều khiển khớp vai khớp khuỷu, chỉ có thả l ỏng khớp vai và khớp
khuỷu trước, thì động tác của cánh tay mới linh hoạt, mềm mại v à xoáy tròn
được.
Khi luyện tập phải dùng ý thức, chứ không dùng lực, khi vào thế, phải
dùng tay để điểu khiển khuỷu, lấy khuỷu điều khiển vai; tr ước khi dừng thế thì
lấy vai điều khiển khuỷu, láy khuỷu điều khiển tay, cánh tay tr ên chuyển động
theo cổ tay, cổ tay chuyển động theo b àn tay. Lý luận về Thái cực quyền có
nói : “Thượng hạ nhất điều tuyến, toàn thân lưỡng thủ chuyển” (trên dưới nằm
trên một đường thẳng, tất cả đều chuyển động theo hai tay). Những ng ười
muốn tăng lượng vận động thì chi trên, chi dưới đều phải đưa được lực vào.
Nguồn lực từ cột sống phần eo v à được đưa tới tứ chi. Cần phải dùng ý thức
đưa lực vào toàn bộ cánh tay, còn điểm nhận lực thì thay đổi theo sự thay đổi
động tác, “Trầm khiên thùy chẩu” thì nội lực được đưa đủ. Không được đưa
lực tới hai vai, hai vai được thả lỏng thỏa đáng thì động tác của cánh tay mới
linh hoạt, đồng thời cũng có lợi cho việc “Trầm khí”. Nội lực đ ược thu về
sống lưng, đưa xuống vùng eo, đó là từ trên xuống dưới, gọi là hợp. Nội lực từ
vùng eo đưa lên sống lưng, dàn ra hai tay, dẫn tới các ngón tay, đó là từ từ đưa
lên trên, gọi là khai. Các bước luyện tập công phu được tiến hành như sau :
trước tiên phải thả lỏng, rồi từ trạng thái thả lỏng nhập nhu (bắt đầu bằng động
tác mềm mại uyển chuyển), tích nhu th ành cương, từ cương trở lại nhu cứ như
vậy cho tới khi không là nhu cũng không là cương, là nhu mà cũng là cương.
Luyện phưong pháp đưa lực tới đó là đặt cơ sở vững chắc cho giai đoạn tích
nhu thành cương , tăng cư ờng thể chất, phát triển sức mạnh. Khi đ ã luyện tập
lâu ngầy thì tay tự nhiên có cảm giác nặng nề, trong nặng nề có nhẹ nh àng
linh hoạt ; trong nhẹ nhàng linh hoạt có nặng nề; nhẹ nhàng mà không nhẹ
bỗng phiêu diêu, nặng nề mà không chậm chạp cứng nhắc, cánh tay thuần
thục thì nội lực giống như thủy ngân vừa nặng chắc lại vừa linh hoạt, có thể
tùy ý di chuyển nhẹ nhàng tới bất kỳ điểm nào. Đó chính là yêu cầu : “Khi vận
động thì không ngách nào không t ới”, “Lực như thả lỏng mà không phải thả
lỏng”, “Như cương mà không phải cương”, “Như nhu mà không ph ải nhu”,
“Bên ngoài mềm như bông, trong rắn như thép” của Thái cực quyền.
Khớp cổ tay phải quay tròn, ngón tay phải được thả lỏng mềm mại, trước
khi đánh tay, gốc bàn tay hơi có lực, ngón tay hơi co mà không cứng nếu ngón
tay co quá thì khó đưa ý thức tới đầu ngón tay, bụng ngón tay h ơi có lực, nếu
tập đã lâu sẽ có cảm giác ngón tay ph ình ra, bụng ngón tay cũng đầy đặn, đó
chính là dấu hiệu khí huyết vượng đã được đưa tới đầu ngón tay. Lý luận Thái
cực quyền đã nói : “Lực đưa tới bốn đầu” : đó là đầu hai bàn tay và đầu hai
bàn chân. Phương pháp luyện tậpđưa lực tới bốn đầu này khiến cho lực toàn
thân được tập trung ra đầu ngón tay v à đầu ngón chân, phù hợp với yêu cầu
“Khi vận lực thì không ngóc ngách nào không t ới. Khí huyết được chạy tới
toàn thân”. Ngày nay chúng ta luy ện tập Thái cực quyền với mục đích chữa
bệnh, bảo vệ sức khỏe, tằng c ường thể chất, về phương pháp luyện tậpvẫn áp
dụng phương pháp luyện tập của các nhà vũ thuật, tất nhiên chúng ta không
tìm kiếm những tác dụng mang tính vũ thuật của nó, m à là vì giá trị tăng
cường thể chất của nó.
Khớp cổ tay cũng phải linh hoạt v à được thả chìm xuống, song không
được quá lỏng lẻo và quá cứng rắn, chỗ nào cũng cần phải “Như thả lỏng mà
không phải thả lỏng”, thuật ngữ gọi l à “Tọa uyển”. Tay và cổ tay phải nhẹ
nhàng linh hoạt , thả chìm và vận động theo đường tròn, như vậy mới phù hợp
với những phương pháp luyện tập “Tất cả vận động thao hai tay”.
Đối với toàn thân yêu cầu “Thượng hạ nhất điều tuyến”; đối với hai tay
yêu cầu “Tất cả vận động theo hai tay” m à không thoát ly đường trung tuyến.
Trên dưới nằm trên một đường thẳng, đó là đường thẳng từ đỉnh đầu đến
xương cùng, còn đường trung tuyến là lấy mũi và rốn làm giới hạn. Khi hai
tay vận động, tay trái chịu trách nhiệm về nửa thân b ên trái, tay phải chịu
trách nhiệm về nửa thân bên phải còn giữa thì lấy mũi và rốn làm trung tuyến.
Trong quá trình tay trái vận động sang phải, tay phải vận động sang trái đều
phải có một khoảng thời gian ngắn trên thì đối với chóp mũi, dưới thì đối với
mũi bàn chân, khiến động tác trong khi quay tr òn vẫn không thoát ly trung
tuyến, điều này rất có quan hệ tới việc đảm bảo y êu cầu của thân pháp là thân
thẳng, không tản mạn, không nghi êng ngả.
Nhãn pháp yêu cầu mắt phải nhìn ngang ra xa theo động tác của tay
chính. Khi động tác biến đổi, trước tiên phải dùng ý thức để điều khiển nội
tạng về hướng đã định, nhãn thần phải được đánh về phía định trước, sau đó
thân pháp, thủ pháp, bộ pháp mới thực hiện theo như vậy gọi là: “Nhất chuyển
nhãn tắc chu toàn thân động” (mắt thay đổi là toàn thân vận động theo). Đây
là phương pháp luyện tập nội tạng, sau đó mới vận động ngoại h ình”. Nếu khi
tập hiểu được cặn kẽ như vậy thì dần dần có thể thực hiện mọi y êu cầu về Ý,
Nhãn, Thân, Thủ, Bộ. Nói “động” thì tất cả đều “động”, hô tĩnh th ì tất cả đều
tĩnh, “Hình thần hợp nhất” (ngoại hình và cái thần bên trong hòa hợp).
Khi xem luyện thái cực quyền, làm thế nào có thể biết họ đã luyện nhãn
thần hay chưa ? Trước tiên phải dựa vào nhãn pháp mà đoán. Tục ngữ nói :
“Thần tụ ở mắt”, “Mắt là cửa sổ tâm hồn”, có một số ng ười khi luyện thái cực
quyền không không tập trung ánh mắt, hết nh ìn tay trái lại nhìn tay phải, mà
không đưa ánh mắt theo hướng chuyển động của động tá c, như vâỵ sẽ không
giúp ích gì cho việc luyện tính linh hoạt và mở rộng tầm nhìn của thị lực.
Nhãn thần không linh hoạt, khi dừng thế ánh mắt không nh ìn thẳng mà tùy
tiện thì lực không vận được đầy đủ, thần không tập trung đ ược, như vậy ta dễ
dàng nhận thấy người đó không có thần khí. Khi tập quyền, ánh mắt phải nhìn
ra xa theo hướng di chuyển của động tác , như vậy phải vừa rèn luyện thần
kinh nhãn cầu, vừa hỗ trợ cho việc khôi phục v à tăng cường thị lực.
Luyện tập trong môi trường có nhiều cây xanh và hoa vừa hít thở
không khí trong lành , khi ến cơ thể có thể thích ứng với sự thay đổi thời tiết ,
vừa có lợi cho việc khôi phục v à tăng cường thị lực . Mỗi ngày dành một thời
gian nhất định để luyện tập, điều này tốt cho việc khôi phục thần kinh đại n ão
của người bệnh. Những người hàng ngày ra công viên luyện tập thường thu
được hiệu quả hơn nhưng người tập trong phòng. Đương nhiên nếu tập trong
điều kiện thời tiết không tốt nh ư mưa to gió lớn sương mù thì lợi ít mà hại
nhiều.
Những người đã luyện tập công phu thì “Ánh mắt như điện”, “Ánh
mắt như phóng ra xung quanh”, “Uy th ế mà không dữ tợn”, điều này có tác
dụng cả về mặt vũ thuật, ví dụ có thể nh ìn thấu được động hướng của đối
phương, dùng ánh mắt của mình de dọa khuất phục đối phương; còn về mặt
hình tượng nghệ thuật thì ánh mắt linh hoạt khiến ta giàu sức sống.
Ánh mắt phải nhìn theo đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa, đ ưa ý
thức tới đầu ngón tay, bụng ngón tay có lực, khi ngón trỏ , hoặc ngón giữa có
lực thì các ngón tay khác cũng nhận được lực; khi đầu ngón tay nhận được lực
thì đầu ngón chân cũng có lực. Nh ãn thần phải chú ý trên và dưới, phải thể
hiện được thần khí phóng túng, nghi êm trang, trầm tĩnh. Lực chỉ có thể đ ưa
tới chín phần, song thần khí phải đ ưa tới được 10 phần. Khi lực hầu nh ư đã
được đưa tới đủ thì động tác tiếp theo bắt đầu. Trạng thái”Nh ư dừng mà
không phải dừng, dừng mà không phải dừng” khi hoàn thành mỗi thế là điều
kiện tất yếu “Các thế gối nhau” của thái cực quyền. Lực dứt khoát m à ý thức
không đứt đoạn có nghĩa là về mặt hình thức , động tác hầu như dừng lại khi
hoàn thành , song ý thức vẫn phải tiếp tục được đưa vào, nội lực vẫn tiếp tục
vận động.
Đối với người thần kinh quá yếu , khi bắt ánh mắt phải nh ìn ra xa theo
hướng vận động của tay mà sẽ cảm thấy chóng mặt thì có thể luyện tập theo
phương pháp nửa nhắm nửa mở của kiểu “Buông r èm nhắm mắt” khi tĩnh tọa.
Phương pháp luyện tập phải phù hợp với điều kiện thể lực, nh ư vậy sẽ không
xảy ra vấn đề gì đáng tiếc.

4. Lực háng
Các động tác của tứ chi trong thái cực quyền đều lấy eo làm trung tâm.
Thực tiễn cho thấy trung tâm của eo l à cột sống ở phần eo, huyêt mệnh môn
nằm trên cột sống phần eo là nơi dồn tụ trọng tâm toàn thân, có tác dụng điều
tiết thăng bằng toàn thân , đồng thời cũng là nguồn phát lực, cột sống phần eo
điều khiển eo quay trái quay phải. khi luyện tập phải luôn chú ý tới tác dụng
của huyệt mệnh môn thì chắc chắn sẽ thu được hiệu quả. Eo muốn quay phải
quay trái, cần phải được thả lỏng linh hoạt, nội lực từ cột sống phần eo đ ược
đưa ra đầu bàn tay, 2 đầu bàn chân, vì vậy yêu cầu khi luyện tập luôn luôn
phải lưu tâm tới phần eo ..Lực eo phải sử dụng thỏa đáng th ì vừa tạo điều kiện
cho việc giữ thăng bằng toàn thân , vừa có lợi cho việc tập trung v à điều hành
nội lực.
Cần chú ý: phần eo phải thẳng v à thả lỏng, không lắc lư, khi xoay thi nhẹ
nhàng, độ xoay không quá lớn. Nếu eo lắc v à trục eo bị cong thì tay và chân
mất định hướng, vận động không linh hoạt, nếu góc độ vận động của trục eo
quá lớn thì động tác của thân và tứ chi sẽ thái quá.
Háng là phần giữa hai đáy hông, đáy hông phải thả lỏng .Sự vận động
của của eo thông nhất với sự vận động của khớp chậu - đùi, nếu khớp chậu -
đùi vận động không linh hoạt sẽ ảnh h ưởng tới sự vận động của eo. Khi
bước chân ra. Đáy hông của b ên chân thực hơi thu vào và thả chìm xuống,
thân ở bên này cũng hạ xuống , bụng dưới của bên này cũng cảm thấy đầy,
khớp gối được tăng thêm khả năng chịu lực, bên chân thực vững chắc có lực,
vừa tăng thêm lượng vận động , vừa khiến b àn chân hư bước ra nhẹ nhàng
linh hoạt.
Khi vào thế háng phải mở, khi dừng thế háng phải khép. Nếu háng
không mở thì động tác không linh hoạt. Khi vào thế , một chân bước ra, hai
đầu gối vươn về hai hướng ngược nhau , gọi là mở háng, có tác dụng duỗi gân
cốt, háng không mở thì khớp xương thả lỏng mà lực không tập trung, khi
dừng thế, hơi hợp lại gọi là hợp háng, hai đáy háng vẫn phải thả lỏng gọi là
“Ngoại hợp nội khai” ( bên ngoài thì khép bên trong thì m ở).

Khi dừng thế, lực đỉnh vận đủ, lực eo đ è xuống , lực háng chìm xuống
hợp lại, đáy hông mở, xương sống thả lỏng từng đốt, x ương chậu có lực cơ
hoành lên xuống theo nhịp thở “Khí trầm đan điền” tự nhiên được thực hiện,
lực của phần mông phải đưa xuống tới gót chân, lực của cánh tay tụ về phía
trước, huyệt mệnh môn đưa về phía sau, còn hai chân thì chân trước cong ,
chân sau đạp xuống, lực chân như được cắm xuống đất , trên -dưới, trước-
sau, trái -phải, đối xứng nhau, lực toàn thân tụ lại tư thế vững chãi và hỗ trợ
cho việc “trầm khí”.
Khi động thế, lực háng từ háng từ trạng thái thả lỏng đ ược dồn về phía
trước hoặc phía sau, sang phải hoặc sang trái theo đường hình cung, bẹt , như
vậy sẽ tự nhiên dùng lực qua sống lưng ra cánh tay. Phương pháp rèn luy ện
phải thật tỷ mỉ, không được thể hiện ra vẻ ngoài động tác. Đây là phương
pháp rèn luyện nâng cao chất lượng được tiến hành sau khi đã thành thục toàn
bài, những người mới tập nhất thiết không đ ược vội vàng thực hiện.
Cánh tay duỗi về phía trước, khi dùng ý thức dồn nội lực về phía trước,
cần phải khép háng vặn eo, khi tới điểm đ ã định đúng vị trí, cần phải thả hông,
eo chìm xuống, háng khép. Hai chân vững chãi, bụng thả lỏng mà căng đầy,
ngực nở, đầu thì “hư linh đỉnh kình”, lực cánh tay phải đưa tới đầu ngón tay.
Vậy là hoàn thành yêu cầu phần dưới cơ thể vững chãi phần trên linh hoạt.
Nếu háng không thả lỏng thì nội lực khi vận động sẽ chậm chạp, eo không
thả chìm xuống, háng không khép lại, th ì cánh tay không được thả lỏng một
cách vững chắc, mà phiêu diêu không lực .
Sự thay đổi “Khai, Hợp, Thực ” của háng có quan hệ tới khả năng linh hoạt
của toàn thân và với tốc độ thay đổi của trọng tâm v à điểm nhận lực. Việc thả
chìm háng có quan hệ tới sự phát triển của sức mạnh v à sức chịu đựng . Bước
chân dù có vững chãi như cây cổ thụ , hai chân dù có như cắm chặt xuống mặt
đất thì cũng phải dựa vào sự thay đổi và vững chãi của háng thì mới không bị
cứng nhắc. Bước chân dù có vững chắc thế nào, song nếu cứng nhắc, không
linh hoạt thì dễ bị động, “Nhu trung hữu cương tắc công bất phá” đó cũng l à
quy luật cần được áp dụng thỏa đáng vào bước chân.
Sự thay đổi của lực háng là yếu tố then chốt để điều tiết l ượng vận động
tăng cường phát lực. Sự kích lực ( kích thích phát lực) trong Thái cực quyềnlà
một kiểu phát lực đột ngột) , kích lực có đặc điểm như : tốc độ nhanh, theo
đường xoáy ốc, khí đủ, lực mạnh.

5. Động tác hình cung kiểu xoáy ốc với sự vận động của khí lực b ên
trong.
Động tác hình cung trong Thái cực quyềnlà biểu hiện bên ngoài của sự
vận động cuộn tròn của khí lực bên trong. Mọi động tác tiến lên lùi lại , co vào
duỗi ra đều được thực hiện nhờ sự vận động cuộn tròn của khí lực bên trong,
đó chính là cốt lõi tinh hoa của thái cực quyền. Đặc điểm chủ yếu của sự vận
động khí lực là nguồn lực nằm ở cột sống phầ n eo, nhờ sự vặn eo chuyển
động cột sống , lực sẽ thể hiện như sau: vặn cổ tay làm xoay chuyển cánh tay
và thể hiện ra ngón tay, còn ở chi dưới là xoay mắt cá chân làm chuyển động
chân và được biểu hiện ra ở ngón chân . sự cuộn tròn liên tiếp theo đường
xoáy ốc tạo thành một loạt sự vận động xoáy ốc không gian phức tạp d ài vô
tận. tay xoay tròn ra ngoài (lòng bàn tay từ phía trong lật ra ngoài) gọi là xoay
thuận (tiến lên kiểu xoáy ốc) tay xoay vào trong gọi là xoay ngược (lùi lại
kiểu xoáy ốc). Xoay thuận, xoay ng ược luôn luôn không được để mất….
Xoay thuận là “động” là “phân” là lực ly tâm. Lực đan điền được đưa tới đầu
hai bàn tay và hai bàn chân, vai điều khiển khuỷu, khuỷu điều khiển tay, hông
điều khiển gối, gối điều khiển chân, hít vào, phát lực.
Xoay ngược là tĩnh là hợp là lực hướng tâm, lực ở đầu hai bàn tay và hai
bàn chân trở về vùng đan điền, vai dẫn khuỷu, khuỷu dẫn tay, hông dẫn gối
,gối dẫn chân, hít vào, tích lực.
Trước đây một số chuyên gia về Thái cực quyền hình dung phương pháp
này là “Lực cuộn tơ”, “Lực rút tơ”. Vì động tác của Thái cực quyềnlà động tác
hình vòng cung theo đường xoáy ốc, lực cũng vận theo đường xoáy ốc, nên
chúng ta cũng có thể gọi là “Lực xoáy ốc”. phương pháp luyện tập này khiến
cơ bắp và gân cốt, cơ quan nội tạng của toàn thân ra ngoài đều được vận động.
Phương pháp này yêu cầu “Khúc trung cầu thực” (tìm cái thẳng trong cái
cong), chỗ nào cũng là cong mà chỗ nào cũng là thẳng, cong và thẳng hòa
quyện thống nhất với nhau.
Sự vận động hình tròn của Thái cực quyềncó thể ví như sự vận động của
trái đất, sự quay tròn của lực bên trong lúc quay tròn ví nh ư giống như sự tiến
thoái của quay quanh kiểu xoáy trôn ốc tựa nh ư quả đất quay không ngừng.
Đó là phần âm dương và âm dương đỡ nhau. Nếu vận động tròn không được ở
giữa quán xuyến thì như là mặt trăng quay quanh quả đất , chỉ quay m à không
tự quay – sự vận động tròn này vẫn là chạy đường thẳng. Sự xoay tròn “ Khai,
Hợp, Hư, Thực” của mỗi động tác đểu đ ược tạo nên từ một đường tròn. Cái
được gọi là “ Diệu thủ nhất trước nhất thái cực” có nghĩa l à một khi có động
tác thì đánh một vòng tròn. Trong cái vòng tròn này ph ải có hai lực âm và
dương , phải có nhu- có cương, có hư – có thực, nhu cương , hư thực hòa
quyện vào nhau, như vậy mới gọi là “diệu thủ” trong Thái cực quyềnnếu chỉ
nghiêng về nhu hoặc về cương thì không thể gọi là diệu thủ được bởi vì họ
chỉ nghiêng về một mặt , không có tác dụng “ âm dương tương phản tương
thành”, hỗ trợ nhau cùng tồn tại. Sự vận động vòng trong này có cái đi hết cả
vòng tròn, có cái nửa vòng tròn, có cái vòng ngược, có cái vòng thuận, có cái
vòng thuận, có cái vòng thẳng, có cái vòng ngang, và chúng đan chéo vào
nhau trong cả bài quyền. những động tác tiến lên lùi lại, nâng lên hạ xuống ,
quay trái quay phải đều phải vẽ lên được những hình cong hoặc vòng tròn .
Sự vận động của tay chân , nhất nhất phải đi theo v òng tròn, không đưa đi
thẳng về thẳng, còn vòng tròn thì có cái thẳng cái nghiêng cái thuận , cái đảo
tùy theo từng tư thế.
Nội dung của sự vận động tr òn này có đường thẳng, đường ngang, đường
nghiêng, đường cung… nó có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên lý của lực học
và toán học. Sự vận động của nội lực là đi theo đường xoáy ốc từ cốt sống
phần eo ra tới đầu ngón tay, ngón chân, có mối li ên hệ mật thiết với thuyết
kinh lạc trong đông y.
Khi mới tập nên thực hiện những vòng tròn lớn, từng bước thu nhỏ những
vòng tròn đó lại , đó là phương pháp luyện “Trước tiên cần sự mở mang phát
triển, sau đó mới cần sự kết hợp”. Động tác thực hi ên theo vòng tròn là tiền đề
tất yếu để thực hiện sự liên kết thoải mái. Sau khi đã thành thục và dần đạt tới
tới trình độ : đã vận động thì tất cả cả đều vận động, đã tròn thì tất cả đều tròn.
Trong ngoài trên- dưới phải trái tự nhiên vận động một cách đồng thời v à nhịp
nhàng hài hòa. Chính vì vậy các nhà Thái cực quyềncho rằng khi luyện thái
cực quyền thì “Toàn thân đều là vòng tròn”, “Toàn thân chỗ nào cũng là thái
cực”, “Tinh luyện dĩ cực, cực tiểu diệu khuy ên” đó là kết quả của kỹ thuật cao
nhất, trong đó từ vòng tròn lớn luyện thành vòng tròn nhỏ, từ vòng tròn nhỏ
luyện thành không vòng tròn, từ có hình luyện thành không có hình. Từ những
vòng tròn cực nhỏ luyện thành những vòng tròn chỉ tồn tại về ý nghĩa chứ
không tồn tại ngoài hình thức, không nhìn thấy ở biểu hiện bên ngoài, trình độ
này chỉ khi nào luyện tập thật công phu mới đạt đ ược.
Dù là vòng tròn to, vòng tròn nh ỏ, hay không vòng tròn (vòng tròn chỉ tồn
tại trên ý nghĩa, không thể hiện ra bên ngoài gọi là không vòng tròn) cũng đều
phải lấy nội lực làm chủ đạo. Qua quá trình luyện tập lâu dài nội lực này dần
dần được luyện thành một loại nội lực cực kỳ vững chắc m à lại cực kỳ hư linh
như “ thả lỏng mà không phải thả lỏng”, “không phải cương mà cũng không
nhu”, là cương mà cũng là nhu”, “như cương mà không phải cương”, “như
nhu mà không phải nhu”, “cương nhu hòa quyện”. Luyện tập càng công phu
thì chất lượng của nội lực ngày càng cao.
Nội lực phát nguồn từ bụng (đan điền). Nếu tích lực v ùng đan điền là 10
phần thì ý thức đưa 6 phần lên hai vai, rồi dẫn xuống cánh tay , khuỷu tay cổ
tay, bàn tay, và ra tới các đầu ngón tay, trước tiên ngón út rồi lần lượt ngón áp
út, ngón trỏ và ngón cái. Bốn phần còn lại đưa xuống hai chi dưới qua hông
rồi phân xuống hai đùi , xuống đầu gối, chân , ra tới đầu hai b àn chân trước
tiên ra ngón út rồi lần lượt tới ngón cái. Như vậy lực đưa tới dầu hai bàn tay,
hai bàn chân theo phương th ức cuộn tròn và theo sự vận động của động tác,
đó là sự xoay thuận từ trong ra ngo ài, gọi là lực xoáy ốc tiến. Đây chính là quá
trình “hô” (hít vào) “thân” (dãn ra) “tiến” ,“phóng” (thả ra), “khai” (mở ra) ,
phát lực. Khi nội lực và thần khí đã được đưa đủ, tư thế như dừng mà không
phải dừng, những cái đã được mở ra trong quá trình trước chuyển sang tụ lại,
nững cái đã được dẫn đi nay chuyển sang thu về, khí hít v ào nay được chuyển
sang dần dần thở ra, lúc nay nội lực đ ã được đưa ra đầu hai bàn tay và bàn
chân theo đường cũ cuộn trở về bụng( đan điền). . Đó là sự xoay người từ
ngoài vào trong, gọi là xoáy ốc lùi, đây chính là quá trình “hấp” (thở ra),
“khuất” (co lại), “thoái”, “thu lại”, “hợp”, tích lực, sở dĩ khi tập Thái cực
quyềncần phải từ từ không nên quá nhanh và cần phải tuân thủ phương pháp
luyện tập “đã vận lực thì không ngách nào là không t ới”. Nếu bắt đầu mà đã
tập nhanh ngay thì không thể thực hiện được yêu cầu này. Chỉ khi nào tập tới
một trình độ nhất định mới bắt đầu từ chậm chuyển sang nhanh , rồi lại từ
nhanh về chậm , cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi nhanh chậm
đều thành thục thì lúc đó mọi động tác sẽ cực “hư” và cũng cực “linh”, cực
nhẹ mà cực nặng, nhanh chậm tùy ý. Chất lượng của nội lực là vô cùng không
giới hạn, nội lực càng nhiều thì động tác càng linh hoạt, tăng cường được hiệu
quả “lúc ẩn lúc hiện” khiến đối ph ương không đối phó nổi do vậy mà mất
thăng bằng và bị động.
Sự nặng nhẹ, cương nhu, nhanh chậm, hư thực của nội lực khi vận động
nên là lúc có lúc không, lúc ẩn, lúc hiện, điều này người tập phải hiểu kỹ và
vận dụng linh hoạt. phương pháp luyện tập mỗi thế , ta không những để tâm
suy nghĩ nghiên cứu mà còn phải quan sát tìm hiểu, nhờ những người có kinh
nghiệm dạy bảo và làm mẫu thì mới tiến bộ nhanh và tránh được khuyết tật
trong quá trình luyện tập.

6. Năm quy luật đối xứng hài hòa


Sự vận động tròn liên hoàn liên tục trong Thái cực quyền là sự vận động
có tính thống nhất, có quy luật, có tổ chức và chính xác của toàn thân dưới sự
chỉ đạo của ý thức và được tiến hành trong trạng thái cơ bắp được thả lỏng .
Phải tránh sự phân lực làm hỏng thế thăng bằng do hiện t ượng các bộ phận
vận động trái ngược gây ra. Cần phải tạo được các điểm hợp lực trong từng
động tác. Thái cực quyền gọi đó là “ Đối xứng hài hòa”, hoặc “ Khí lực đoàn
tụ” . Lý thuyết lực học có nói “ Một khi đạt được sự hợp lực thì nó có thể thay
thế được vô số phân lực”. Chỗ nào cũng đạt được sự hợp lực thì vừa tránh
được tình trạng “Khí lực tản mạn” lại vừa đạt được yêu cầu đối xứng hài hòa.
Sự vận động tròn trong Thái cực quyềncần phải đạt được yêu cầu đối xúng hài
hòa. Qui luật nội tại của đối xứng hài hòa trong Thái cực quyềncó thể quy kết
thành 5 phương diện:
 Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới
 Muốn sang trái , trước tiên cần qua phải
 Trong khi đẩy lên là có kéo lại
 Trên - dưới , phải - trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau
 Giằng kéo trái ngược, “Khúc trung cầu trực” ( trong cái cong t ìm
cái thẳng)
Vì phương pháp luyện tập này rất tỉ mỉ , phức tạp, những ng ười học nếu
không qua phân tích và làm mẫu thì khó có thể nắm bắt được. Dưới đây xin
nêu cụ thể về phương pháp thao tác cụ thể của 5 quy luật này để tham khảo

Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới


Ví dụ : Khi hai tay thu về sau, trọng tâm chuyển dịch về sau, h ơi thở ra
gần hết đó là “Hợp” ,“Hư”, “Tích thế”. Khi chuyển sang động tác đẩy tay về
phía trước , cơ ngực bên phải và trái làm cho xương sườn được thả lỏng theo
hình cung, đồng thời hít vào, xương hông hơi thu vào và thả lỏng chìm xuống,
vai khuỷu cũng thả chìm theo, cùng với sự tiến lên của đùi và eo , nội lực ở
hai bên bụng cũng lập tức được khúc xạ về phía trước theo đường hình cung,
thống nhất với hướng vận động về phía trước cảu hai tay , điểm lực giao thoa
tập trung vào một điểm, lực háng đè xuống. Thân vẫn phải giữ đ ược thẳng
không tụt xuống không vươn lên , không nghiêng lệch, động tác mềm mại
lượn theo đường tròn không cứng nhắc đứt đoạn. Đó là “khai “, “thực”, phát
lực”.
Muốn sang trái , trước tiên cần qua phải
Ví dụ : Muốn bước sang trái , thân bên phải , trước tiên phải xoay xuống ,
đáy hông bên phải xoay sang phải , thu vào, trọng tâm chuyển sang chân phải
, sau đó chân bên trái kéo đầu gối lên mở hông ra, từ từ bước chân trái ra , gót
chân chạm nhẹ đất, đồng thời từ từ thở ra. Ng ược lại cũng như vậy, khi
chuyển động sang trái hoặc sang phải, thân phải ngay th ẳng, động tác phải
mềm mại hài hòa nhịp nhàng, hai vai cân đối, không bên cao bên thấp.

Trong khi đẩy lên là có kéo lại


Ví dụ : Khi thân, tay chân đưa về phía trước, thì lực háng chìm xuống, bàn
chân có lực , nội lực từ háng đưa lên , qua sống lưng tới ngón tay mà thoát ra
trực tiếp (trực xạ). Huyệt mệnh môn ở cốt sống phần eo đ ược đẩy ra sau , nắm
tay ấn về phía trước với ý chí vươn xa, lực dài, vơ nắm tay cố ý hút hậu
chưởng vào phía trong. Đây là phương pháp luy ện tập đối xứng hài hòa có
trước tất phải có sau, nhằm quy trạng thái thăng bằng to àn thân, tăng cường
sức phản xạ.

Trên - dưới, phải - trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau
Ví dụ : Khi chân trái nhẹ nhàng bước chếch sang trái thì tay phải mềm mại
dang chếch về phía sau, đầu tay phải v à đầu chân phải tạo thành đường thẳng
nghiêng, cánh tay trái cũng đánh sang phải và dừng ở đuôi vai phải, giữa hai
đầu bàn chân cần có sự tương hỗ bên dưới, trái phải, có ý thu hút và liên hệ
với nhau, khiến động tác khoáng đạt m à không tản mát, tinh thần vẫn tập
trung, như vậy còn gọi là “Khai trung hữu hợp”. Lúc này chân trái là chân hư,
cần phải dựa vào lực đỡ của chân phải (chân thực) th ì mới có thể bước ra linh
hoạt, song cũng cần có thể thu hútv à liên hệ với nhau của bên cạnh ngực phải
lảm cho chân giả không đến nỗi hẫng hụt. Đó là thượng, hạ, trái, phải có thu
hút và liên hệ với nhau đem đến hiệp điều đối xứng.

Giằng kéo trái ngược, “Khúc trung cầu trực” (trong cái cong t ìm
cái thẳng)
Ví dụ : cột sống thẳng, thả lỏng, x ương chậu có lực, khí dồn xuống bụng
dưới, lực háng đè xuống, lực dưới chân như cắm chặt xuống đất còn huỵệt
Bách Hội trên đỉnh đầu luôn luôn hướng lên, đây là phương pháp luy ện tập
“Hư lĩnh đỉnh kình”, "Khí trầm đan điền" , “nâng đỉnh, treo háng”, có tác
dụng trên kéo lên, dưới kéo xuống. Lúc này, thân trên thì “Hàm hung b ạt bối”
, còn thân dưới thì bụng dưới nhô về trước, huyệt Mệnh môn đẩy về sau, các
đốt xương sống thả lỏng, khớp nhau, khiến các đột linh hoạt m à lại tăng
cường khả năng chịu lực. Đây l à trạng thái tự nhiên bảo đảm cột sống có 3
đoạn cong trong trạng thái thân thẳng đứng, đây cũng chính l à “Khúc trung
cầu trực” (trong cái cong t ìm cái thẳng). Khớp gối không thẳng, b àn chân áp
phẳng xuống đất, mà lại như muốn đẩy lên, tăng cường lực phản tác dụng của
mặt đất. Bàn tay vươn về phía trước, mà lại yêu cầu vai, khuỷu thả lỏng
xuống, khớp khuỷu khuỳnh không thẳng, để tăng c ường lực cánh tay. Lực
chân nén xuống, lực tay phát về phía tr ước. Đây là sự kéo ngược chiều nhau,
“Khúc trung cầu trực” của hai tay và hai chân. Hai tay tách rời phải trái, trên
dưới, phương hướng của chúng tuy trái ngược nhau, song lại phải có mối quan
hệ “hô ứng” với nhau; hai khớp chậu – đùi mở, khớp gối nhô về hai ph ương
trái ngược nhau, đó cũng là “Khúc trung cầu trực” trong sự vận động tr òn. Có
thể nói quy luật trên xuyên suốt Thái cực quyền.
7. Sự kết hợp tự nhiên giữa khai hợp – hư thực với hít thở.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa bên trong với bên ngoài trong Thái cực
quyền có một đặc điểm độc đáo đó l à sự luân đổi “co – duỗi, khai – hợp, hư –
thực”, đặc điểm này xuyên suốt phương pháp vận động “Vận lực như xoáy
ốc”. Khi thực hiện những động tác phối hợp trong ngo ài này, cần phải có sự
kết hợp nhịp nhàng, tự nhiên giữa động tác với việc hít thở. Tr ước khi nói tới
sự kết hợp này, xin nói qua về nội dung của “Khai – hợp” với “Hư – thực”.

a- Khai – hợp, hư – thực

1) Khai và hợp là từ trong điều khiển ngoài, từ ngoài đưa vào trong.
Luận thuyết này về quyền thuật có nói : “Khai – hợp, hư thực tức là quyền
Kinh”, “Nhất khai nhất hợp, hữu biến hữu th ường”, “Hư thực xen kẽ, lúc hiện
lúc ẩn”, “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai”, “H ư trung hữu thực, thực
trung hữu hư”. Và đưa kkhai hợp, hư thực lên vị trí quan trọng hàng đầu trong
yếu lĩnh và nguyên tắc tập luyện Thái cực quyền.
Khai và hợp trong Thái cực quyền đều l à từ trong điều khiển ra ngoài, từ
ngoài dưa vào trong, trong ngoài th ống nhất. Khai và hợp trước tiên đều cần
phải có động lực từ bên trong sau đó biểu hiện ra động tác ở bên ngoài. Việc
rèn luyện cơ năng, cơ quan nội tạng từ lây đã được các nhà quyền thuật cổ đại
ở Trung Quốc đặt biệt coi trọng. Các nh à Thái cực quyền cho rằng nếu chỉ có
sự khai hợp của hình thức bên ngoài, không có sự khai hợp của động lực bên
trong thì sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe, tăng c ường thể
chất của Thái cực quyền , đồng t hời cũng không thể nói là Thái cực quyền
luôn thống nhất trong ngoài. Lâu nay Thái cực quyền luôn luôn được gọi là
một loại trong “Nội công quyền”, có nghĩa l à dưới sự điều khiển của ý thức,
động tác cần phải được kết hợp với hít thở, và động tác, việc “luyện ý”,
“Luyện khí”, “luyện thân” phải đ ược tiến hành đồng thời. Cái gọi là động tác
bao gồm sự vận động bên trong của cơ bắp, khớp xương – cơ quan nội tạng,
cơ năng và sự vận động bên ngoài của tứ chi, chỉ có “Lấy sự vận động b ên
trong điều khiển động tác bên ngoài hợp với sự vận động bên trong” thì mới
gọi là sự hợp nhất trong ngoài của động tác.

2) “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai”


Khi động tác khai thì trong ngoài đều khai, khi động tác hợp th ì trong
ngoài đều hợp, toàn thân hoàn chỉnh, chuyển tiếp phải liên tục không gián
đoạn, lực tập trung vào một điểm và phải linh hoạt sẵn sàng chuyển sang tập
trung vào điều khác. Trong quá trình hết khai rồi rồi đến hợp phải từng b ước
yêu cầu thực hiện được “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai”. “Khai
trung hữu hợp, hợp trung hữu khai” chính l à tác dụng trung tâm của sự “vận
lực xoáy ốc”. Sự vận lực trong Thái cực quyền l à tf sống lưng vùng eo vận
động theo đường xoáy ốc ra đầu hai bàn tay và hai bàn chân, gọi là “Khai”, từ
đầu hai bàn tay , hai bàn chân trở về bụng gọi là “Hợp”.
Vì phương pháp luyện tập tỷ mỉ do vậy dù là luyện tập để chữa bệnh, bảo
vệ sức khỏe, tăng cường thể chất hay là để nâng cao kĩ thuật thì hiệu quả cũng
đều tốt. Trên cơ sở Thái cực quyền đã được phổ cập, chúng ta cần phải kịp
thời nâng hiệu quả tập luyện. Muốn nâng cao hiệu quả, vấn đề mấu chốt l à
trước tiên ta phải coi trọng việc kết hợp giữa vận động b ên trong với vận động
bên ngoài, đặc biệt là sau khi đã thành thục tòan bài phải luôn luôn chú ý câu
“Trong không động thì ngoài không phát”. Phương pháp lấy trong điều khiển
ngoài này hoàn toàn là tác d ụng của lực xoáy ốc. Đây l à tinh hoa của phương
pháp tập Thái cực quyền , đay cũng chính l à lý do khiến chúng ta cần phải
nghiên cứu kĩ về “Khai – Hợp, Hư = Thực”.

3) “Hư trung hữu thực, thực trung hữu hư”


Xét từ ý niệm tập trung ở tay phải th ì tay phải là thực, còn tay trái là hư; ý
niệm tập trung ở tay trái thì tay trái là thực, còn tay phải là hư. Đó là sự phân
định hư thực của hai tay, còn “hư trung hữu thực, thực trung hữu hư” có nghĩa
là yêu cầu tay vốn đã được phân rõ hư thực tiếp tục lại phân rõ hư thực, tay hư
phải trong cái hư có cái thực, tay thực phải trong thực có h ư, ví dụ, tay đánh
ra phái trước là tay thực thì mặt đẩy ra phía trước là thực, mặt sau là hư. Việc
“Thực trung hữu hư” này là để nhằm tập trung sức mạnh v ào một điểm, tay
sau là tay hư, song vẫn yêu cầu phải đưa ý thức vào tay này, việc “Hư trung
hữu thực” này là nhằm giữ thăng bằgn trọng tâm v à làm cho tay trước được
phát lực đầy đủ. Mỗi động tác trong Thái cự c quyền đều đi theo đường tròn,
trong quá trình vận động trong đó hư thực luôn luôn đổi, song trong quá tr ình
lâun đổi hết hư lại đến thực đó vẫn yêu cầu từng bước phải thực hiện được
“hư trung hữu thực, thực trung hữu h ư”. Sự phân định hư thực của hai chân,
dù là chân trước hư, chân sau thực, trước thực sau hư hay trái hư phải thực,
trái thực phải hư cũng đều yêu cầu phải dần dần thực hiện đ ược “Hư trung
hữu thực, thực trung hữu h ư”, Hư không phải hoàn toàn không thực, thực
không phải hoàn toàn vững chắc. Khi mới tập, bước chân phải được phân định
là hư thực, sau khi đã luyện tập công phu, tỷ lệ của chân h ư chấn thực phải
được từng bước thu nhỏ. Ví dụ, từ 8:2 thu xuống c òn 7:3 ,6:4,5 ; 5:4,5 , cự lý
của hư và thực càng thu nhỏ thì biến hóa càng nhanh, càng linh hoạt. Cổ nhân
dùng hai chữ Âm, Dương để bỉểu đạt khai hợp, hư thực. Âm là Hợp, Hư,
Dương là khai và thực. “Âm trung hũu Dương, Dương trung hữu Âm” cũng
chính là “Khai trung hữu hợp, hợp trung hữu khai”: “H ư trung hữu thực, thực
trung hữu hư”. Hư và thực không những cần phải h òa quyện vào nhau, mà còn
phải “Lúc ẩn lúc hiện”, biến hóa linh hoạt.
Sự thay đổi của hư và thực giống như sự thay đổi của khai và hợp, đều bắt
đầu từ sự vận động bên trong sau đó mới thể hiện ra động tác bên ngoài, trong
ngoài hợp nhất dưới sự chỉ đạo của ý thức.
Khai, hợp, hư, thực đều xuyên suốt trong mỗi động tác, c ùng với sự thay
đổi của động tác là sự luân đổi của khải, hợp, h ư, thức và sư luân đổi “Khai
trung hữu hợp”, “Hợp trung hữu khai”, “H ư trung hữu thực” và “Thực trung
hữu hư”. Nếu ý niệm liên tục tập trung vào một tay hoặc trong tình huống hai
tay cùng vận động về một hướng, thì sự thay đổi của hư và thực cũng thay đổi
theo sự khai và hợp của động tác, tức là khi khai là thực, khi hợp là hư.

4) Khai – hợp, hư – thực thay đổi từ từ.


Sự thay đổi từ khai sang hợp, từ hợp sang khai, từ thực sang h ư, từ hư
sang thực được diễn ra từ từ, không đột ngột. Quá tr ình thay đổi này phải phù
hợp với không gian và thời gian vận hành của động tác. Phương pháp luyện
tập động tác từ từ đều đều này rất có lợi trong việc chữa bệnh, bảo vệ sức
khỏe. Nhưng khi đấu võ thì sự hóa lực và phát lực đột ngột cũng rất cần thiết.
Từ từ hay đột ngột là phải căn cứ vào tình hình cụ thể. Vì vậy phương pháp
rèn luyện để đấu võ không cần thiết cho những người luyện tập nhằm chữa
bệnh.
b- Sự khai – hợp, hư – thực và hô hấp

1) Sự kết hợp tự nhiên giữa khai – hợp, hư – thực và hô hấp


Hợp và hư nghĩa là tích, khai và thực nghĩa là phát. Động tác khai – hợp,
hư – thực cần được kết hợp tự nhiên với hô hấp. Một khai một hợp, chính là
một thở một hít. Một thở một hít đ ược gọi là một hơi hoặc một khí.
Về sự hư thực, không nên hiểu đơn giản là sự phân biệt hư thực của chân
tay. Thực tế, các cơ ngực, bụng, lưng, các khớp, cơ quan và cơ năng trong cơ
thể đều phải được phân biệt rõ ràng hư thực, hơn nữa, đây chính là một phần
chủ yếu của động tác, nếu chỉ có h ư thực của chân tay, không có h ư thực của
ngực, bụng, lưng thì sẽ không có nội động để chi phối ngoại động. Nếu cho
rằng chỉ cần nội động một thở một hít chi phối vận động của tứ chi thì chưa
phải là nội công quyền hoàn toàn, bởi vì sự vận động hít thở chỉ lợi dụng sự
vận động một lên một xuống của cơ hoành để kéo theo sự vận động xoa bóp
nhẹ nhàng bên trong cơ thể, do đó thiếu sự chỉ đạo của c ơ ngực, bụng, lưng,
khớp, cơ quan và cơ năng nội tạng vận động một cách có ý thức. Chỉ khi n ào
có phương pháp luyện tập vận động tròn xoáy ốc “vận động như xoáy ốc,
hành khí như giọt nước rỏ, không bỏ sót bất cứ g ì nhỏ nhất”, thì mới có thể
khiến nội tạng, cơ bắp, máu, gân và cột sống lưng cùng vận động.
“Hợp” và “hư” là lấy hơi vào, nghĩa là làm động tác “hợp”, ví dụ, khi l àm
động tác như “quỳ, lùi, vươn, ngẩng cao” thì cần lấy hơi vào. Nói về chữ “hư”
(nghĩa là “giả”), tức là khi “thực” dần dần chuyển thành “hư”, cũng cần lấy
hơi vào. “Khai” và “thực” là thở ra, nghĩa là khi làm động tác “khai”, ví dụ
như các động tác “vươn tay, tiến lên, cúi, chạm đất” , đều cần phải thở ra. C òn
như động tấcnhnh biến đổi đột ngột khai hợp nh ư thực, vẫn là sự chuyển đổi
tự do sau khi luyện tập công quy ền đã thành thục, hơn nữa nói chung là vì
mục đích tiến công mới chủ tr ương có kiểu động tác nhanh như chớp đó. Ở
đây có nghĩa là : “vận động càng nhanh thì phản ứng nhanh, vận động chậm
thì phản ứng chậm”.
Về sự kết hợp mật thiết giữa động tác thống nhất nội ngoại “khai hợp”,
“hư thực” và sự hô hấp, có thể lấy một ví dụ chứng minh : trong động tác “co
kín người lại”, phía sau một tay đấm, một tay chặn” th ì cử động thứ nhất cần
đấm phía bên phải, sau đó thu về và bán tay mở ra, thân người dần dần ngả ra
phía sau, hai tay mở ra (lòng bàn tay dần hướng vào trong) khi hai tay trái và
phải giơ lên cách nhau, xét về hình thái mà nói thì động tác này thường được
gọi là “hợp” hay “quỳ, lùi”, còn xét về nghĩa “hư thực” thì đó vẫn là động tác
chuyển dần từ “thực” sang “hư”, lúc này cần lấy hơi vào; cùng với sự lấy hơi
vào, cơ ngăn ở bụng nâng lên, phần bụng dưới thót lại, nhưng cơ ngực lại dịch
chuyển lên trên, ngực nở ra, ngược lại lực giữ hai vế đùi cần giảm, đây gọi là
“thế tích”. Cử động thứ hai, khi hai b àn tay đã yên vị ở phía trước (lòng bàn
tay dần dần hướng ra ngoài), thì thường được gọi là “khai” hoặc “vươn”,
“tiến”, xét về nghĩa “hư thực” thì đây là động tác chuyển từ dần từ “h ưu”
thành “thực”, nghĩa là cần thở ra; cùng với sự thở ra cơ ngăn ở bụng hạ xuống,
bụng đột ngột hướng ra (phần dưới rốn), cơ ngực bên trong chùng xuống theo
hình cong, bên ngoài khép vào theo h ướng phía trước (đường đi của nó qua
hai đường ở bụng dưới, hướng về trước bụng giữa hợp thành một điểm, ý tức
là “bên ngoài hợp lại theo hướng trước”, là động tác có tác dụng hợp lực, h ình
thành “khí đọng dưới rốn”, mf “lực lại phát ra”, đây gọi l à thế phát. Có nghĩa
là phương pháp rèn luyện một khai một hợp, một h ư một thực, một tích một
phát, một hít một thở. Cử động thứ nhất l à hợp, hư, tích , hít vào, cử động thứ
hai là khai, thực, phát, thở ra. Phương pháp tập luyện kiểu “lực biến đổi từ b ên
trong” này cũng chính là “sự lựa chọn” của các cơ lớn nhỏ ở bộ phận ngực.
(Động tác phối hợp với các bộ phận b ên ngoài, cơ ngực làm động tác lên,
xuống, sang phải sang trái, co lại nở ra, gọi l à “sự lựa chọn”, được dùng để lựa
chọn hoặc thay đổi trọng tâm của đối ph ương, hoặc để triệt tiêu thế tiến công
của đối phương khi đưa tay ra). Sự “xoay chuyển” của cơ lưng (tùy theo sự
biến hóa hư thực của chi dưới) phía bên lườn của chân thực là thực, hầu như
kéo theo lườn của chân hư, dó chính là sự “xoay chuyển” của phần l ưng, và
cũng có nghĩa là “nguồn mệnh ý bắt đầu từ thắt l ưng”, “lúc nào cũng giữ lại
giữa lưng”, “tiến lui đều phải có chuyển đổi”, nh ư phần lý luận về Thái cực
quyền đã nói. Sự “lựa chọn” bằng tay và sự “chuyển đổi bằng bước chân, về
hình thái mà nói thì đó là sự thống nhất, cái nọ biểu hiện cái kia. V ì vậy, nếu
chỉ lấy ngoại hình tay chân để lý giải sự “lựa chọn” và “chuyển đổi”, thì cũng
là thiếu toàn diện, không phải là nội động chi phối ngoại động, không có tính
thống nhất nội và ngoại.

Cứ nói đến động tác quì lùi, xoay chuyển sang đi, thì không thể mất đi lực
vung ra, nếu không sẽ hình thành sự mềm yếu hư không lực, chỉ biết “hư” mà
không biết “trong hư có thực”. Nội lực có vẻ như trùng mà không trùng, đó
chính là mẹo thuật trong hư có thực. Khi đưa tay vận động, lực phản ứng sẽ
khiến cho đối phương khi tiến công cảm thấy “có mà như không, thực mà như
hư”, “bước tiến dài mà vẫn không kịp, mất trọng lượng, còn không có tí chút
sức lực”. Còn cứ nói đến động tác vươn tiến,, mặc dầu trông có vẻ nh ư tiến
thẳng tới, nhưng kỳ thực nội lực tiến theo kiểu xoáy ốc, luôn luôn gấp khúc,
không mềm cũng không cứng., “Sắp tung ra m à vẫn chưa tung ra”, tư thế
thoải mái theo ý mình, không ph ạm khuyết tật, thẳng đơ, cứng nhắc, tức là
“trong hư có thực”. Cứ tiếp tục luyện tập lâu nh ư vậy, tự nhiên sẽ có thể làm
cho tâm linh cảm thấy nhẹ nhõm, lúc nào cũng vậy, biến hóa rất linh hoạt, khi
tay làm động tác vung ra, lực phán ứng có tâm linh nhẹ nh àng sẽ vượt qua
được điểm phòng thủ ở tay đối phương mà tiếp tục tóm dính đối phương, làm
cho đối phương có cảm giác “nếu lùi sẽ bị bức thúc, muốn ngã khuỵu xuống”

Sự biến hóa hơi khí nội ngoại hợp nhất khi vận động thái cự c quyền phù
hợp với phép biện chứng duy vật. Trong ch ương “Biện chứng. Lượng và chất”
của cuốn “Chổng Duyring”, Anghen đ ã viết “Bản thân sự vận động là một
mâu thuẫn, ngay cả sự di chuyển một cách máy móc và đơn giản cũng chỉ có
thể thực hiện được là vì một vật thể trong cùng một lúc vừa ở một nơi này lại
vừa ở một nơi khác, vừa ở cùng một chỗ lại vừa không ở chỗ đó. V à sự
thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và đồng thời giải quyết mâu thuẫn ấy chính
là vận động”

2) Hợp - hư , tích là lấy hơi vào; khai, thực, phát là thở ra


Việc tại sao “hợp”, “hư”, “thể tích” là lấy hơi vào, “khai”, “thực”, “phát
lực” là thở ra, thì đó hòan toàn là một quy luật sinh lý tự nhiên về sự vận động
kết hợp. Lấy ví dụ làm động tác “co kín người lại” như trên đã nói, khi cử
động thứ nhất tay phải giơ nắm đấm đã thu về để lòng bàn tay mở ra, thì các
chi chùng lại, gập xuống, về mặt ý nghĩa th ì đó sự chuyển dần từ “thực”
thành” hư”, do việc cơ thể dần chuyển sang tư thế ngồi, nên lúc này các cơ
ngực, lưng, xương sườn và các khớp đều co hẹp theo, cơ hoành chịu ảnh
hưởng cũng ở trạng thái tĩnh lặng, v ì vậy lồng ngực dễ dàng tích nhiều khí và
phồng căng, lúc này tất nhiên cần lấy hơi vào. Ở đay cũng cần nói thêm là “
Trong hợp có khai” (trong khép có mở), bởi v ì trong đó có sự thu hẹp mà
cũng có sự mở rộng. Khi đến cử động thứ hai: hai tay đ ã yên vị hướng ra phía
trước, về ý nghĩa thì đó là sự chuyền dần từ “hư” sang “thực”, thế của các chi
dần hướng ra phía trước mà vươn rộng, các cơ ngực, bụng, lưng, xương sườn
và các khớp do đó cũng thu hẹp lại, hoành cách mô sau chịu ảnh hưởng lại trở
về trạng thái luôn nâng lên hạ xuống như thường lệ, lồng ngực vì vậy dễ thu
nhỏ, lúc này tất nhiên cần thở ra, ở điểm này cũng có nghĩa là “ trong khai có
hơp” (trong mở có khép), bởi vì trong đó có sự mở rộng mà cũng có sự thu
hẹp. Lý luận đã chỉ rõ “Sự khai hợp trước hết là sự vô định, còn thế quì và
vươn thì nối tiếp nhau”. Vì vậy khi luyện tập Thái cực quyền, từ lúc đầu đến
lúc kết thúc, mỗi động tác đều phải kết hợp nhịp nh àng, tự nhiên với sự hô
hấp. Hợp lui gọi là lấy hơi vào, còn khai thực thì thở ra, hoàn toàn là hiện
tượng vận động sinh lý tự nhiên. Không hề có tác động nào là miễn cưỡng.

Về sự thở ra khi làm động tác khai phát, thì cơ ngấn ở bụng xẹp xuống,
làm cho áp khi của bụng nâng lên, trọng tâm rơi xuống, sau đó áp khí lồng
ngực lại làm động tác hạ xuống, còn khi lấy hơi hợp tích, cơ ngăn ở bụng
nâng lên, trọng tâm chuyển dịch lên trên, áp khí trong lồng ngực cũng nâng
lên, tăng lượng khí hít vào của phổi. Sự nhanh chậm của qua tr ình hô hấp phải
thích ứng với yêu cầu của thế queyền, cùng với hô hấp và biến họa động tác
toàn thân, áp lực ở ngực và bụng cũng phải thay đổi theo, do đó giúp cho nội
tạng của cơ thể nhận được kích thích hợp lý, tăng nhanh độ l ưu chuyển huyết
khí. Cơ năng phát triển đồng thời cũng tăng cường sức “tích”, “phát” và điều
chỉnh được trọng tâm.

Tuy nhiên, sự “khai phát” và “hợp tích” không phải là có nghĩa “Khai thị
khai, hợp thị hợp” (mở là mở, khép là khép), mà vẫn cần trong “khai” có
“hợp”, trong hợp có khai, trong khai phả i có ý “hợp tích”, trong “hợp” phải có
ý “khai phát”. Chỉ khi nào luôn luôn duy trì thể tích, có dư thừa mà vẫn không
đủ, một hơi khí cũng có thể xuyên qua, động tĩnh hai mặt, thì mời mở rộng
được tư thế tám phương, lại có thể xoay chuyển được tám hướng. Ngoài ra, sự
“khai hợp” của Thái cực quyền, ngoài việc “Trong khai có hợp, hợp rồi lại
hợp”. “Trong khai có khai” nghĩa là vươn mình tiến theo kiểu xoáy ốc, “hợp
rồi lại hợp” nghĩa là liên tục lùi về sau theo xoáy ốc. Ứng dụng khi l àm động
tác vung tay, tay đằng trước luôn bắt dính, còn tay đằng sau luôn chuyển đổi,
tất cả đều theo nguyên tắc “Dính liền dính, không mất cũng không đ ược”, đều
vận dụng tác hạt nhân lực xoáy h ình ốc.

3) Khi đi và vung tay thì khai, thở ra và hợp, lấy hơi vào là một
Khi luyện tập bài Thái cực quyền, “hợp hư và tích” là lấy hơi vào, còn
“khai, thực và phát” là thở ra khi hai người làm động tác vùn tay với nhau đều
là một. Lấy hơi vào nghĩa là khép vào, nghĩa là tích, còn thở ra nghĩa là mở ra,
nghĩa là phát. Một khai một hợp, một lấy hơi một thở ra, một tích một phát
được sử dụng khi vung tay, “hít vào cũng tự nhiên nâng tay lên, cảm giác cả
thân người cũng nâng lên; còn thở ra thì tự nhiên cảm thấy người nhẹ nhõm
thoải mái”, “ thở hít thông linh” ( hô hấp thuận lợi linh hoạt), “chu thân vô
gian” ( toàn thân không có ch ỗ nào đứt đoạn, thiếu hụt hoặc bất ổn), đó chính
là kiểu “lấy ý chí để lưu khí”, chứ không phải “lấy lực lưu khí”.

Khi vùn tay, nếu dùng động tác nhanh để lái trọng tâm của đối ph ương,
bất kể ở tư thế khép mở (khai hợp) như thế nào, cũng phải dùng cách lấy hơi
ngắn, mạnh để lái trọng tâm của đối ph ương, làm cho đối phương cảm thấy rối
tung, đây là quá trình đột nhiên một hợp một tích, về mặt sinh lý tự nhi ên tạo
ra một luồng khí hít vào ngắn, nhiều lần, tiếp đó khi đã làm cho đối phương
không ổn định được, thì bỗng nhiên phát ra lực, toàn thân theo hướng yên
lặng, bề ngoài giống hình cong, trực tiếp theo hướng thẳng phía trước phát ra,
nhưng thêm vào sự “bất lực”, gốc lực bị đứt đoạn, cũng gọi l à một khai một
phát, đột ngột, về mặt sinh lý đã tự nhiên dẫn đến sự thở ra nhanh gáp. Do đó
tốc độ nhanh, mũi hít thở phát ra âm thanh, hoặc khi thở ra, miệng mở to để
khí đi ra ngoài và phát thành ti ếng.

4) Toàn bộ bài thái cực quyền với các thế, về phân loại thứ tự th ì hô
hấp và động tác là một

Sự sản sinh và phát triển các phái Thái cực quyền, đều do nhân dân lao
động, trải qua truyền thống ki ên trì thực hành và kế thừa lớp trước, trải qua sự
học tập khổ luyện, sau khi đã thông thạo thì không ngừng bền bì, dày công cải
tạo nâng cao, mà còn từng bước trở thành một trường phái đặc sắc, họ luôn
chú ý tới việc bỏ cũ lấy mới, nghĩa l à học xong có thể tự mình thay đổi cải
tạo, có quá trình chuyển đổi liên tục, “học tập, loại bỏ, tiếp thu v à phán đoán”.

Từ nội dung, hình thức đến phương pháp sáng tạo đều có qui luật đồng bộ
và đặc điểm riêng của nó. Nhưng hiện nay cho thấy, khi biên soạn những bài
tập hoàn chỉnh này theo thứ tự lại thì vẫn có một số khuyết thiếu, ví dụ: có
một số tư thế bị lặp lại nhiều lần, hầu hết mọi t ư thế đều không có tên gọi
động tác tương ứng. Vì vậy cần phải nghiên cứu kỹ cách cải biên các bài tập
từ trước cho hợp lý hơn, để làm sao có “cũ dùng cho mới”, phục vụ quần
chúng nhân dân tốt hơn.

Hạt nhân vận động của Thái cực quyền v à vận động theo hình xoáy ốc,
phải thực hiện đúng “ một động nhất thiết phải có động”, “ vận lực không hề
bỏ sót”, và kỹ xảo “làm không trọng lượng”. Từ đó có thể kết hợp giữa ý thức,
hô hấp và động tác sẽ là quy luật chính yếu; hít thở thế quyền tức l à có sự điều
chỉnh giữa hô hấp và động tác dưới sự chỉ đạo của ý thức, có đặc điểm l àm
tăng cường lực cho các cơ quan và cơ năng nội tạng, phát huy tác dụng tấn
công. Đó là quy luật chung và đặc điểm chung của bài Thái cực quyền truyền
thống.

Hít vào Thở ra


Hợp Hư Khai Thực
Tích Phát
Quỳ Vươn
Tiến Lui
Hạ Nâng
Cúi Ngẩng
Di Tới
Xuất Nhập
Thu vào Phóng đánh ra
Dẫn Kích
Mềm Cứng
Âm Dương

Căn cứ vào những lý luận đối xứng ở trên, sẽ có những danh từ đối ứng
đồng nghĩa. Theo biểu sau đây:

Căn cứ vào nguyên tắc vận động sinh lý Hợp H ư, Tích là hít vào; Khai,
Thực, Phát là thở ra để kiểm tra các bộ bài Thái cực quyền (ví dụ: các kiểu
Trần, Dương, Ngô, Vũ , Tôn giá). Mỗi một động tác của cả b ài Thái cực
quyền đều là hợp, một khai, một hư, một thực, một hít vào, một thở ra, nói rõ
những bài TCQ truyền thốn này đều cần phải biên soạn kỹ lưỡng, luôn có hiệu
đính sửa chữa và cuối cùng đã định hình. (Tuy nhiên, nếu cứ luyện tập như
vậy, hoặc không chú ý tới nguy ên lý kết hợp tự nhiên giữa khai hợp, hư thực,
hô hấp ở mỗi động tác , tùy ý thêm vào trong động tác một lần lấy hơi hoặc
thở ra, thì động tác khi luyện tập sẽ không thể có sự kết hợp b ình thường giữa
hô hấp và động tác; cần phải dùng một hơi thở ra hoặc lấy vào ngắn để tăng
thêm điều tiết, như vậy chỉ có thể tăng cường được cái gọi là “hô hấp tự
nhiên”; hít thở rồi hít thở, động tác rồi động tác).

Mặc dầu sự “một hợp một khai” và “một thực một hư” trong động tác tcq
đã được biên soạn sắp xếp rất chính xác, hợp với nguy ên tắc mộpt lấy hơi một
thở ra, nhưng trong lúc tập luyện vẫn cần nhấn mạnh đến sự kết hợp tự nhi ên
giữa động tác và hô hấp, không nên hạn chế gò bó, cứng nhắc như vậy mới
phù hợp với yêu cầu “ khí để dưỡng sức trực tiếp chứ không có hại”. Hít thở
sâu, dài, kỹ, đều, chậm là nội dung chủ yếu của phương pháp luyện khí trong
TCQ, lý luận của môn quyền đã nói : “ lấy tâm hàn khí thì mọi ý muốn sẽ đạt
được”, điều đạt được ở đây chính là tăng cường được lượng hít thở. Tất cả
những điều này đều phải thực hiện một cách tự nhi ên không được cố ý. Tóm
lại, “Khai hợp” (hay khép mở) là hiện tượng về tư thế (từ nội động hình thành
ngoại động), “hư thực” (hay “giả thực”) là hiện tượng tăng giảm của nội lực,
“hô hấp” (hay thí vào thở ra) là hiện tượng tự nhiên có tính chất vận động sinh
lý. Sự kết hợp tự nhiên mật thiết giữa ba yếu tố này cấu thành tính chỉnh thể
và tính thống nhất của nội ngoại của sự kết hợp ba mặt: luyện ý, luyện khí,
luyện thần.

Ngoài ra còn nói rõ thêm: ph ương pháp luyện thần của TCQ là lấy cúi
trước, ngẩng sau, trái phải xiên là điểm sai, bởi vì như vậy đã làm mất thế
đứng trung tâm của thân người. Phép luyện thân một khi đ ã phạm lỗi cúi,
ngẩng, lệch, xiên thì xoay chuyển sẽ không linh hoạt. Danh từ đối ứng chỉ sự
cúi và ngẩng ở đây xét về sự tăng giảm của lực vận động m à nói thì không thể
hiểu làm là phép luyện thân cũng có thể cúi trước ngẩng sau. Lý luận đã chỉ
rõ: “Ngẩng tức là cao lên, cúi tức là càng sâu xuống”, vì vậy khi đối phương
ngẩng lên thì ta vẫn ngẩng, cao hơn và do đó đối phương sẽ có cảm giác mất
trọng lượng, cao mà vẫn không thể với tới.

Còn khi đối phương cúi xuống, ta lại cúi xuống thấp h ơn, khiến cho đối
phương cảm thấy lúng túng, lung lay muốn ng ã sụp xuống. Cần phải vận dụng
hoàn toàn nguyên tắc chuyển động hình xoáy ốc “dính mà kông dính”, dẫn
đến trọng thái không trọng l ượng.
V. Các ví dụ về hô hấp trong thế quyền

Các thế đánh trong bài TCQ, một số động tác thì đơn giản, chỉ cần một hít
vào thở ra đã hòan thành động tác của một thế, một số động tác th ì phức tạp,
phải dùng hai hoặc ba lần hít thở mới hoàn thành động tác của thế đó, nhưng
tất cả đều dựa vào tác dụng tấn công của động tác: động tác thế thủ l à “tích”,
là “hợp”, là “biến hóa”, là “lấy hơi”, động tác tiên công là “phát”, là “khai”, là
“đánh”, là “thở ra”. Đó chính là sự hô hấp trong thế quyền kết hợp tự nhi ên
giữa hô hấp và động tác. Tập động tác đấm và vung tay, thì sự hô hấp có thể
điều tiết thích ứng, có thể tránh thở gấp, tránh cho lồng ngực khỏi bị ngạt hoặc
tắc khí, không cần tập trung sử dụng to àn bộ sức lực để chống lại những cản
trở. Sự kếtt tiếp giữa các thế với nhau cũng lại dự a theo nguyên tắc tiến công
“thế kế tương kế”, vì vậy không những kết hợp đ ược sự hô hấp mà còn không
có động tác thừa.

Lấy ví dụ một vài thế trong bài TCQ kiểu Dương (Dương thức) lấy điểm
bắt đầu, điểm dừng, và đường đi ở thế phòng thủ (chuyển) và tấn công (đánh)
trong từng động tác của mỗi thế để nói r õ sự kết hợp tự nhiên giữa động tác và
hô hấp. Còn về phương pháp thao tác cụ thể, nội ngoại tương hợp, và phương
pháp tiến công phòng thủ ở mỗi thế (đường tiến, điểm phát lực, mấu chốt
quyết định …) thì vì ở trên đã nói rõ, nên ở đây có thể giản lược được.
Ví dụ I: Thế “Nắm đuôi chim sẻ”

Hình 8 Hình 9

Hình 10 Hình 11

1. Chân phải đưa lên trước chân trái, mũi chân hương phía trước, mũi
chân hơi chạm đất hoặc không chạm đất, chân trước chân sau đối nhau ( hình
8), lấy hơi vào. Hai bàn tay úp vào nhau, tay trái ở trên, tay phải ở duới giống
như ôm một bao hình tròn; chân phải bước lên phía trước ( hơi sang phía trước
bên phải), gót chân chạm nhẹ đất (h ình 9), chân phải đưa ra trước theo hình
cong, tạo thành bước hình cánh cung, trọng tâm dịch chuyển lên phía trước,
tay phải vung ra theo hướng mặt, tay trái phía sau vung theo (h ình 10), thở ra.

2. Thân sau thấp xuống, tạo thành bước đi giả về bên phải, theo đó lưng
xoay qua trái, hai tay thu về áp vào nhau ( hình 11), lấy hơi. Lưng xoay sang
phải, tay phải gập ngang nhau, l òng bàn tay hướng vào trong (hình 12), thân
trước chuyển dịch thành bước hình cánh cung bên phải, khuỷu tay phải giơ lên
ngang đằng trước, tay phải theo đó trợ giúp thêm (hình 13), thở ra.
Hình 12 Hình 13

Hình 14 Hình 15

3. Thân sau thấp xuống, tạo thành bước giả bên phải, hai cánh tay vuốt
nhẹ về (hình 14), lấy hơi vào. Thân trước thấp xuống, tạo thành bước hình
cánh cung bên phải, hai bàn tay cũng đưa ra phía trước (hình 15), thở ra.

Ví dụ II: Thế “Roi đơn” ( tiếp sau thế “nắm đuôi chim sẻ “)
1. Lưng xoay trái, trọng tâm vẫn ở chân phải, hai tay v ưon ra, đầu khủyu
hơi hạ xuống, lòng bàn tay hướng xuống dưới, hai tay đưa sang trái cách ngực
chừng nửa bước chân, đầu mũi chân phải tamk thời để nguy ên (hình 16), lấy
hơi, hai tay tiếp tục xoay sang trái theo l ưng. Khi đã cùng dịch chuyển sang
góc xiên bên phải (lòng bàn tay trái chỉ xuống cùng với mũi bàn chân trái tạo
thành một đường thẳng xuống dưới, chân phải ở trước vai trái) (hình 17), thở
ra.
Hình 16 Hình 17

Hình 18 Hình 19

2. Lưng xoay phải, trọng tâm vẫn ở chân phải, hai tay gập khuỷu, khi đầu
khuỷu tay hạ xuống dưới, cùng với dịch chuyển sang bên phải nửa bước thì
lấy hơi ( hình 18). Hai tay tiếp tục xoau phải theo lưng, cùng chuyển dịch sang
góc xiên bên phải, tay trái ở phía trước vai phải, tay phải làm thành cái móc,
năm ngón tay chụm thẳng phía dưới ,đầu tay phải và mũi bàn chân tạo thành
góc xiên với đương thẳng từ trên xuống (hình 19), thở ra.

3. Lưng xoay trái, chân trái hơi giơ lên ( cách m ặt đất một chút), từ đó
xoay lưng sang bên trái, tay trái chùng khu ỷu, cổ tay vung ra theo h ướng
trước, chỉ lên trên, lòng bàn tay quay về phái cổ, theo đó, xoay l ưng, đùi chân
phải đồng thời chuyển sang trái, khi gót c hân vờ đưa ra phía trước (hình 20),
lấy hơi. Chân trái bước hình cung ra phía trước, trọng tâm dịch chuyển ra phía
trước, mũi bàn chân phải hướng vào trong tạo thành bước hính cung sang trái;
tay trái hạ thập khuỷu để gập vào, lật bàn tay để bàn tay về phía trước, đầu
tay, đầu mũi, đầu chân đối nhau (hình 21), thở ra.
Hình 20 Hình 21

Ví dụ III: Thế “Nâng tay lên” ( tiếp theo thế “Roi đơn”)

Hình 22 Hình 23

Mũi bàn chân trái xoay vào trong 45 độ, trọng tâm vẫn rơi về đùi chân trái,
chân phải giơ lên, dần dần không hướng bên trái mà hướng bên phải, tay phải
đang hình thành cái móc thì mở ra, hai tay quay ra ngoài (tùy ý), rồi lại hướng
vào trong đối nhau (hình 22), lấy hơi. Gót chân phải hơi hạ, ở phía trước chân
trái, cách chân trái khoảng 0.4 m (bớt bước hình cung đi mà thay vào đó là
bước giả hình chữ đinh), hai tay gập khuỷu, tay phải ở tr ước, đưa lên ngang
đầu mũi, còn phía dưới thẳng với mũi chân, tay trái ở sau, lòng bàn tay đối với
khuỷu tay phải và hơi cong, hai tay chỉ ngón lên trên theo góc nghiên vừa, hợp
thành thế đưa tay lên ôm ( hình 23 ), thở ra.

Ví dụ IV: Thế “Bạch hạc dương cánh” ( tiếp theo thế “Nâng tay lên” )
Hình 24 Hình 25

Hình 26 Hình 27

Trọng tâm vẫn ở đùi chân trái, lưng hơi xoay sang trái, hai tay thu v ề, thân
phải hơi quay vào trong theo hình cong ( hình 24 ), lấy hơi. Chân phải tiến lên
phía trước, gót chân chạm nhẹ đất, thân người tiến thẳng lên, bắt đầu có lực từ
bên phải, theo đó mũi chân bên phải quay vào 45 độ, chạm hẳn chân xuống
đất, trọng tâm rơi vào chân phải, ngực đối thẳng với hướng Đông, thân thẳng,
dựa vào vai phải theo hướng chính Nam, thân phải ở chính giữa. Tay phải hạ
xuống, lòng bàn tay quay sang trái, tay tr ái gập khuỷu, lòng bàn tay hướng
sang phải, chỉ lên trên ( hình 25), thở ra.

Lưng hơi xoay sang phải, tay trái hạ thấp xuống hết, tay phải gi ơ lên (
không quá đỉnh đầu ), lòng bàn tay hướng sang trái, chân trái nâng l ên cách
gót chân phải lên phía trước sang trái, mũi chân giả vờ chạm đất, thân h ơi
vươn lên ( hình 26 ), lấy hơi. Thân hơi chùng xuống, phía bụng bên trái theo
vậy hơi xiat trái khiến cho thân người thẳng đối diện với phương Đông, cơ
ngực bên phải thấp xuống theo hình cong, khớp xương của vai phải quay
chùng xuống dưới, khuỷu tay phải chùng lại giữ nguyên, lòng bàn tay phải
hướng phía trước và hơi chúc xuống, bàn tay trái không hạ thấp mà giữ gần
ngang cạnh hông ( hình 27 ), thở ra.

Ví dụ V: Thế “Ôm gối cố bước ( bên trái )” – ( tiếp theo thế “Bạch hạc
dương cánh”).

Trọng tâm vẫn ở đùi chân phải, lưng hơi xoay trái, tay phải xoay ra ngoài
hướng về phía trước ngực, hạ xuống, lòng bàn tay hướng lên trên, tay trái hình
cong giơ lên phía trước ở bên trái. Hai lòng bàn tay vẫn quay vào nhau, lưng
xoay phải, lòng bàn tay phải dần dần quay về hướng cũ, lòng bàn tay trái giơ
lên trước, cách ngang ngực trên, hai lòng bàn tay vẫn quay vào nhau.

Hình 28 Hình 29

Lưng tiếp tục xoay phải, tay phải h ướng xuống phía dưới qua bên háng,
lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay chỉ lên trên, lòng bàn tay trái h ơi
hướng sang phải, chuyển dịch ra phía tr ước bụng, đông thời chân trái tiến lên
giả vờ như sắp tung chân (hình 29 ), lấy hơi. Chân trái thôi không ti ến lên
trước mà hạ xuống đất, bước vòng tạo thành hình cánh cung bên trái, tr ọng
tâm chuyển dịch lên phía trước, lòng bàn tay trái hướng sang bên trái, ôm ¼
vòng đầu gối trái, hạ xuống, giữ chặt; đồng thời l òng bàn tay phải quay vào
trong, tự quay ra phái trước rồi vung ra (chân trái tung ra thật ). Lòng bàn tay
phải ôm ¼ vòng, lòng bàn tay trái đưa ra trước, ba thứ đó cần phải làm đồng
thời, nói đến đây, thuật ngữ gọi l à “Tam hợp nhất”. Nêu không có được “Tam
hợp nhất” thì cũng không thể thực hiện tốt sự hô hấp trong thế quyền, v à cũng
không thể làm động tác tấn công chính xác (h ình 30 ), thở ra.
Ví dụ VI: “ Ôm gối cố bước ( bên phải ) “ – ( tiếp sau theo bên trái )

Hình 30 Hình 31

Hình 32 Hình 33

Đùi hình vòng cung bên phải (thực) và mũi chân cách một góc bằng 45 độ
trọng tâm vẫn ở đùi chân trái, lưng xoay trái, gót chân ph ải cách đất xoay ra
ngoài, tay trái xoay ra ngoài, lòng bàn tay h ướng lên trên, tay phải hơi quay ra
ngoài, khuỷu tay gập, lòng bàn tay hướng sang bên trái, đầu ngón tay hướng
lên trên, đối diện đúng phái trước giữa ngực (hình 31), chân phải giơ lên
chách chân trái, cách mặt đất một chút, mũi chân h ướng phái trước hơi dốc
xuống, tay trái hình cong hướng về sau tạo góc xiên, lòng bàn tay quay vào
trong, ngón tay chỉ lên trên, bàn tay phải hướng sang trái, dịch chuyển tới
vùng trước giữa bụng, đồng thời chân p hải bước lên giả vờ hành động (hình
32), lấy hơi. Chân phải tiến lên biến thành động tác thật hình vòng cung bên
phải, trọng tâm lên trước, lòng bàn tay phải hướng về bên phải ôm ¼ vòng gối
chân phải, đặt nguyên ở đó, lòng bàn tay trái xoay vào trong, vung tay ra phía
trước (động tác cần có “tam hợp nhất”) (hình 33), thở ra.
Ví dụ VII: Thế “Tay mây” ( Vân thủ thế )

Hình 34 Hình 35

Hình 36

Hễ nói đến động tác “Vân thủ thế”, thì tay trái nghiêng ra trước rồi vung
ra, dừng lại ở trước vai phải, lòng bàn tay hướng vào trong, ngón tay cái
hướng lên trên, hơi thấp xuống, tay phải ở trước háng, lòng bàn tay quay
xuống dưới, đầu ngón tay và klòng bàn tay hơi khum lại, trọng tâm rơi về đùi
sau, luồng mắt từ đầu ngón tay trái chuyển sang nh ìn ra xa, lúc đó thở hết ra (
hình 34 ). Lưng hơi xoay trái, trọng tâm dần dần chuyển sang, h ướng đùi chân
trái, tay trái chùng khuỷu, xoay theo lưng, tay cao không quá mắt, vận động
theo hướng góc xiên bên trái (lấy đầu ngón tay chúc xuống đối diện với đầu
ngón chân tạo thành đường thẳng đi xuống ), tay phải phía d ưới, lòng bàn tay
quay vào trong, khuỷu tay cong xuống, tay trái theo đó lập tức chuyển đều
sang trái (tay thấp không dưới quá háng, ở dưới phần bụng nhỏ), cách bụng
bên trái và trước háng bên phải (nghĩa là lấy đầu ngón tay chúc xuống đối
diện với đầu mũi chân tạo thành đường thẳng xiên xuống); ánh mắt từ đầu
ngón trở của tay trái chuyển hướng nhìn ra xa (hình 35), lấy hơi. Tay trái quay
vào trong, lòng bàn tay xoay xu ống dưới gập khuỷu cong xuống, hạ b àn tay
xuống trước háng bên trái, đồng thời tay phải quay ra ngo ài, nghiên ra trước
rồi vung ra, dừng lại ở trước vai trái, lòng bàn tay phải quay vào trong, ngón
tay trái hướng lên trên, các ngón khác hư ớng lên trên nhưng nghiên hơn, ánh
mắt từ đầu ngón tay phải chuyển hướng nhìn ra xa (hình 36), thở ra.

Trên đây là phương pháp kết hợp tự nhiên giữa động tác “Tay mây” bên
trái và hô hấp, còn động tác “Tay mây” bên phải chỉ cần làm ngược lại, còn
cách thực hiện một lấy hơi-một thở ra (một hít – một thở ) cũng tương tự.

Vì vậy, nếu khi chỉ dùng một tay làm động tác “mây”, thì cổ tay lên
xuống, sang hai bên sẽ tạo thành một vòng tròn, cần đến hai lần hít thở. Nếu
phối hợp hai tay, khi thay nhau làm đ ộng tác “Tay mây” bên trái bên phải vẫn
lấy hai lần hít thở. Sự phối hợp hai tay trong bài quyền, (khi hai tay trái phải
thay nhau làm động tác này) chỉ cần chú ý một lần hít thở khi tay vận động hạ
xuống. Còn như sự hô hấp khi phân rõ hai chân, giậm chân, thì hai tay hợp
vào nhau là hít vào, đưa đầu hối lên, phân hai tay ra là thở ra.

Những ví dụ kể trên cung cấp cho người đọc tham khảo sự kết hợp t ương
đồng giữa động tác thế quyền v à hô hấp, có tác dụng trợ giúp “học một biết
mười”. Chúng tôi cho rằng quảng đại quần chúng nhân dân lao động khi đ ã
tiếp thu được, thì khi sáng tạo cho bài tập, vận dụng nguyên tắc hít thở phối
hợp tác dụng tấn công như nguyên tắc tiến công liên tục “Thế thế tương kế”,
cũng đều sẽ căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn, luôn tìm tòi và kiểm tra công
tác biên soạn, “một hợp một khái”, “một tích một phát”, “một hít một thở” đều
là việc rất tự nhiên. Cho nên trong khi sáng tạo bài Thái cực quyền mới, chúng
ta cần suy tính kỹ nên lấy gì, bỏ gì.

Có một số người khi luyện tập Thái cực quyền không chú ý đến tính tiến
công liên tục “thế thế tương kế” của động tác mà tự ý tăng hoặc bỏ một động
tác nào đi, thì sẽ nẩy sinh động tác hai lần hít – hai lần thở gần nhau, dẫn đến
việc không thể vận dụng qui luật hít thở tr ong thế quyền, cũng không thể thực
hiện được sự tiến công liên tục “thế thế tương kế” cần thông qua thực tiễn, sửa
đổi động tác, để làm cho phương pháp luyện tập Thái cực quyền không ngừng
phong phú và nâng cao.
PHẦN THỨ BA

Phụ lục

I. Thiết thực dạy tốt, học tốt môn “Thái cực quyền
giản hóa"

Thái cực quyền giản hóa chính l à vì mục đích chữa bênh và bảo dưỡng
sức khỏe. Căn cứ vào sự cải tiến trong Thái cực quyền kiểu D ương ( Dương
thức ) thì ta thấy các thế quyền đã dễ học – dễ thực hành hơn trước và có đặc
điểm là tiết kiệm thời gian. Do thời gian luyện tập thuận lợi n ên có thể giúp
cho những người không thích ứng với những vận động mạnh tiếp thu đ ược,
sau khi luyện tập dễ thấy có hiệu quả vì vậy có thể tạo cho, mình một thói
quen rèn luyện tốt.

Người dạy môn Thái cực quyền phải dựa tr ên cơ sở kế thừa đổi mới,
nghiên cứu sâu, kỹ phương pháp giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm với nhau,
phân tích tỉ mỉ từng động tác của bài, tùy theo giới tính, tuổi tác và bệnh tình
khác nhau mà điều chỉnh lượng vận động, giúp cho những nguời học có thể
nắm vững yếu lĩnh của động tác trong thời gian ngắn, từ đó có thể đạt đ ược
hiệu quả chữa bệnh vào bảo dưỡng sức khỏe. Đối với nhứng ng ười bệnh ,
người yếu cần nhiệt tình, không được nản chí, luôn lắng nghe mọi phản ánh
của người bệnh, nghiên cứu phương pháp giảng dạy, cần có tinh thần phục vụ
nhân dân toàn tâm toàn ý ( theo g ương bác sĩ Bạch cầu ân ), với cương lĩnh
trong ngành thể dục chữa bệnh, góp phần v ào cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa x ã hội.

Đối với một số người bị bệnh, phải áp dụng ph ương pháp đặc biệt, bài
tập phải thích hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân, chứ không bắt ng ười bệnh
phải thích ứng theo bài tập. Nếu những yếu lĩnh luyện tập đặc biệt m à không
thích hợp với hoàn cảnh của một số bệnh nhân nào đó, lúc đầu có thể tạm thời
không yêu cầu làm đúng động tác, thì người dạy làm mẫu có thể không thể
hiện những yếu lĩnh đặc biệt đó. Ví dụ, có ng ười bị bệnh đau lưng, thì không
yêu cầu phải tập động tác xoay l ưng ngay từ đầu, mắt nhìn theo tay lúc mắt bị
đau thì có thể không yêu cầu người đó làm động tác đưa mắt, người cao huyết
áp thì không yêu cầu làm động tác cúi người cúi đầu, người bị xoang mũi thì
cần nhấn mạnh đến hít thở tự nhi ên, không nên sử dụng phép hít thở dưới rốn

Theo kinh nghiệm dạy học của tôi, việc dạy b ài Thái cực quyền giản
hóa cho người bệnh nhanh nhất chỉ cần 6 lần (mỗi lần một tiếng đồng hồ) l à
có thể dạy cho học viên hết toàn bộ bài. Do phương pháp luyện tập Thái cực
quyền tỉ mỉ, phức tạp, những ng ười dạy khi đã hướng dẫn xong toàn bộ bài và
khi người tập có thể bước đầu làm đúng theo mẫu, thì người dậy cần hướng
dẫn học theo từng bước nắm vững một số yếu lĩnh luyện tập ( ví dụ cách xoay
lưng, cách thay đổi chính xác thế tay và bước chân cự li xoay, phương hướng,
góc độ và điểm chót khi đặt chân xuống, sự thay đổi phối hợp giữa b ên phải
và bên trái, sự nhịp nhàng từ trên xuống dưới, phân biệt quá trình biến đổi hư
thực, hướng chuyên tầm nhìn đường tác động kiểu đi vòng, quá trình biến hóa
của nó, sự kêt hợp hài hòa giữa hô hấp và động tác …)
Đến khi nào người học đã nắm vững được khá hoàn chỉnh về một yếu
lĩnh luyện tập nào đó, luyện tập thành thạo rồi thì người học có thể làm động
tác đúng quy cách mà không c ần học hỏi thêm, lúc đó lại hướng dẫn người
học chú ý tới một yếu lĩnh luyện tập khác. Cứ thế tiếp tục thực h ành như vậy,
ước chừng trong 3 tháng có thể giúp ng ười học luyện bài Thái cực quyền một
cách chính xác. Phương pháp luy ện tập đã chính xác rồi thêm vào đó lại có
được hiệu quả nhất định th ì người học sẽ tự giác kiên trì luyện tập hiệu quả
chữa bệnh và dưỡng sức tốt hơn.

Người học cần có đức tính khi êm tốn học hỏi, rèn luyện nghiêm túc, tùy
theo điều kiện và hoàn cảnh thể lực cho phép mà luyện tập thường xuyên, suy
nghĩ, nghiên cứu quan sát. Như vậy Thái cực quyền mới có ý nghĩa thấm sâu
từng tầng một, mới có thể từng b ước tiếp thu, lĩnh hội và cũng sẽ từng bước
tiêu tan bệnh tật, tăng cường thể chất.

Có một số người phản ánh rằng: luyện tập Thái cực quyền giản hóa sau
một năm rưỡi cảm thấy sức vận động quá thấp, không ra mồ hôi, không quá
sức. Đây là nguyên nhân do phương pháp luy ện tập không căn cứ và mức độ
thành thục và điều kiện sức khỏe để kịp thời nâng cao l ượng vận động. Nói
cho đúng hơn thì đây là do không nắm chắc toàn bộ yếu lĩnh luyện tập.

Phương pháp chủ yếu để nâng cao lượng vận động là: Một mặt có thể tập
một bài ba lần liên tiếp, hơn nữa cần chú ý đến độ chính xác trong ph ương
pháp thực hiện ; mặt khác chủ yếu không n ên căng gân cốt nhiều, lúc vận
động cần duy trì một mức độ như nhau, không nên cao thấp đột ngột, tốc độ
cần đạt mức trung bình, sự thay đổi hư thực cần rõ ràng từng bước, cần thực
hành, đặc biệt là khi động tác xoay chuyển biến đổi cần ch ùng bớt hông
xuống, giúp cho các khớp hoạt động tăng c ường hơn. Làm như vậy lượng vận
động sẽ tăng lên nhiều. Nếu luyện tập bài Thái cực quyền trong 20 phút mà
không ra mồ hôi thì tron phương pháp tập luyện nhất định có chỗ không kỹ
không triệt để. Nếu tự mình không tìm thấy được nguyên nhân ở đâu, thì tốt
nhất là mời người có kinh nghiệm tới hướng dẫn.

Chúng tôi còn cho rằng đối với những người trị bệnh dưỡng sức, mỗi lần
tập xong đều cảm thấy dễ chịu thoải mái, một số động tác chậm cũng có thể
chấp nhận, không nhất thiết phải ra mồ hôi, đặc biệt l à vào mùa đông, sau khi
tập luyện đã ra mồ hôi cần phải thay áo lót th ì thật là bất tiện.

II. Những bộ hình cơ bản trong “Thái cực quyền giản


hóa”
Các bộ hình cơ bản trong Thái cực quyên giản hóa gồm có 8 loại: 1 – Bộ
mã (bước ngựa); 2 – Bộ đinh (bước chữ đinh ); 3 – Bước gót; 4 – Bước hình
vòng cung; 5 – Bước giả; 6 – Bước xoay chuyển; 7 – Bước đạp đùi; 8 – Bước
độc lập

Sự biến hóa xoay chuyển của các n ước bước trong toàn bộ bài tập là
không thể tách rời 8 bộ hình cơ bản này (dưới đây gọi là “mô hình bước”).

Bước giả là mặt trái của bước hình vòng cung, đều là loại bước thường
dùng trong khi đã đặt sẵn chân, sẵn sàng vung tay; bước gót là mặt trái của
bước chữ đinh, đều là loại bước dùng khi vung tay (bất kể bước đinh hoặc
bước linh hoạt).
Một vài tư thế cơ bản trong các nước bước này được gọi là “Mô hình
bước”, mô hình thông qua sự di động và xoay chuyển mới gọi là nước bước.
Mô hình bước là tư thế cố định của chi dưới, còn nước bước là động tác biến
hóa của chi dưới. Mô hình bước và nước bước nếu không có tính quy luật, th ì
khi luyện tập thân trên sẽ vẹo vọ đi rất xấu, lãng phí sức lực, không duy trì
được sự cân bằng của trọng tâm, hô hấp không thể điều tiết thuận lợi. V ì vậy
khi học trước hết cần phải phân biệt giữa mô h ình bước và nước bước, có như
vậy luyện tập mới chính xác, mới có thể xây dựng cơ sở cho việc bắt đầu học
và rèn luyện tốt bài Thái cực quyền.

Mô hình bước và nước bước trong Thái cực quyền có đặc điểm l à hư thực
rõ ràng, sau khi bắt đầu động tác luôn luôn luân hồi lấy một chân trợ giúp
trọng tâm của toàn thân, không cho phép hai chân cùng làm trọng tâm toàn
thân, nếu không sẽ phạm phải lỗi “hai trọng lượng” về nước bước ( trừ ngoại
lệ: bước ngựa nhỏ kiểu “khai” rồi chuyển thành động tác là dùng cả hai chân
làm trọng tâm ). Mặc dầu trọng tâm luôn luôn biến đổi, hai chân thay nha u
được luyện rèn, thay nhau nghỉ ngơi, có thể làm giảm bớt sự căng khớp, cơ và
mất sức, song do lúc tập luyện động tác th ường chậm đều, sức chịu đựng của
đùi vẫn phải rất lớn so với bài tập động tác nhanh của Thái cực quyền. V ì vậy
khi mới tập chỉ cần lấy giá cao 40 độ là thích hợp, dần dần tăng lượng vận
động lên giá trung bình 65 độ, rồi đến giá thấp 90 độ (số độ cao thấp khi hạ
mông có thể tham khảo hình vẽ “bước ngựa”).

Trước khi học thái cực quyền cần luyện tập tr ước các mô hình bước và
nước bước, có thể tăng cường cho khớp ở chi dưới, đặc biệt là sức chống đỡ ở
khớp đầu gối, tư thế đầu thân trên, từ vai đến ngực và bụng cũng dễ sửa hơn,
sau đó học vào bài cụ thể mới dễ tiếp thu. Sau đây sẽ d ùng hình vẽ để giới
thiệu 8 mô hình bước cơ bản trong Thái cực quyền giản hóa (trên trang giấy
lấy phương Nam làm điểm khởi đầu, các động tác li ên tiếp thì hướng sang
trái, tức là tiến lên phía Đông).
1- Bước ngựa
Bước ngựa kiểu bắt đầu; trước hết thân và chân thẳng, toàn thân thoải
mái, sau đó chân trái bước sang trái rộng bằng vai, mũi hai bàn chân
hướng ra phía trước, hai chân thẳng hàng song song nhau, trọng tâm rơi
vào giữa hai đùi, đầu gối hơi chùng, hai tay tự nhiên hạ xuống (như hình
1a: Mở đầu).

Hình 1a Hình 2a

Sau đó, tư thế thân trên vẫn giữ nguyên, hai tay đưa lên ngang th ắt
lưng, ngón cái để đằng sau, bốn ngón còn lại để đằng trước, hai đầu khuỷu
tay hơi choãi ra bằng nhau, đồng thời từ từ hạ háng xuống khoảng 40 độ,
nhưng hai đầu gối không được ra quá mũi bàn chân, tạo thành đường gấp
về phía trong, hình thành kiểu bước ngựa ( như hình 2a ).

Hình 1a

Bước ngựa có độ cách nhau giữa hai b àn chân khá lớn thì dễ dàng thấp
người xuống, trong Thái cực quyền giản hóa không có b ước ngựa lớn cố
định như vậy, chỉ có giai đoạn trong quá tr ình chuyển động của động tác
“Tay mây” mới có bước ngựa lớn. Trong bài Thái cực quyền nhiều động
tác va truyền thống cũng có bước ngựa lớn ( như hình 3a ). Số độ cao thấp
khi hạ háng và hình nghiêng của bước ngựa, có thể xem th êm hình
nghiêng của bước ngựa ( như hình 4a ).

Hình 4a

2- Bước chữ đinh


Từ kiểu bước ngưa, mũi chân phải ( trái ) không c òn hướng vào trong,
trọng tâm rơi vào chân trái (phải), mũi chân hướng về trước tạo thành góc
xiên, đồng thời lưng và háng hơi nghiêng về bên trái (phải) để xoay; thân
người xoay ra đằng trước phía bên phải (trái) tạo thành góc xiên, đầu cũng
quay theo, mắt nhìn ngang, đồng thời gót chân trái (phải) đ ưa lên xoay vào
trong, làm sao để có thể đối diện với gót chân phải (trái), lúc n ày chân trái
(phải) ở trước, gót chân giả vờ chạm đất, mũi chân h ướng về đằng trước,
hình thành bước chữ đinh giả trước thực sau ( hình 5a: bước chữ đinh )

Hình 5a
3- Bước gót

Từ kiểu bước chữ đinh, tư thế phần trên có thể không đổi, gót chân
trước chuyển về phía trước, bàn chân đè hẳn xuống đất. Trọng tâm cơ thể
dồn về chân trước, khớp gối cong (như hình 6a), gót chân sau hơi nhón về
trước, bàn chân chạm nhẹ

Hình 6a Hình 7a

Xuống đất (như hình 7a). Chân sau cử động, chân trước cố định cả
bàn trên mặt đất được gọi là thế bước gót.

4- Bước hình vòng cung

Hình 8a

Bước gót hình 8a là dạng phục hồi của kiểu bước chữa đinh, sau đó
chân sau hơi dồn khớp gối về phía trước, hơi hướng về phía trái ( phải )
bước, gót chân chamk đất tr ước, sau đó toàn chân trước bước dồn hẳn
xuống đất, gối co lại, chân gập xuống, đầu gối không v ượt qua mũi chân,
mũi chân hướng về phía trước, hạ thấp hông, trọng tâm chuyển dịch về
phía trước, chân sau dẫm đất có tác dụng hỗ trợ, cẳn chân ch ùng và hơi co,
mũi bàn chân luôn hướng về trước tạo thành một góc xiên. Bước hình vòn
cung, lúc đầu luyện tập mũi chân sau th ường mở góc 80-90 độ là thích
hợp, sau một thời gian luyện tập, sau khi hông phát triển, có thể thu nhỏ
bớt, nhưng không nhỏ quá 70 độ.

Hình 9a

Thân không được lệch trái lệch phải, mắt vẫ n luôn nhìn thẳng về phía
trước (như hình 9a – Bước hình cung)

5- Bước giả

Từ bước hình cung, tu thế thân không đổi, trọng tâm lại đ ược đưa dần
về thân sau, chân trước lại chạm nhẹ đất mũi chân chếch l ên hoặc giữ
ngang bằng. Đó là bước giả (như hình 10a – Hình bước giả, mũi chân
chếch lên trên; như hình 11a – hình bước giả; mũi chân ngang bằng )

Hình 10a Hình 11a


6- Bước xoay chuyển

Từ kiểu bước giả, mũi chân trước hơi choãi sang bên, đặt cả bàn chân
từ từ xuống đất, gối co, vùng chậu – đùi hạ thấp xuống, trọng tâm dồn v ào
chân trước, chân sau nhón gót lên, gót chân xoay ra phía ngoài, hông xoay
sang trái một chút, đầu gói xoay vào trong gần sát với phần gấp của châ
trước phần dưới bắp đùi. Mắt vẫn luôn luôn nhìn thẳng phía trước. Đó
được gọi là bước xoay chuyển ( hình 12a – bước xoay chuyển )

Hình 12a

7- Bước đạp đùi

Hình 13a Hình 14a

Từ kiểu bước xoay chuyển, chân sau h ướng về phái trước thành kiểu
bước chữ đinh. Trọng tâm rơi vào chân trái ( phải ), khi chân phải ( trái )
nhón lên, bàn chân choãi ngang t ừ từ sát đất, đồng thời mũi chân trái (
phải ) mở hướng ra bên ngoài, thân hạ thẳng thấp xuống, chân trái ( phải )
co gỗi hạ thấp độ cao háng và eo lưng; độ cao khớp chậu – đùi tương
đương với độ cao đầu gối (bước đạp đùi có độ cao khớp chậu – đùi bằng
đầu gối, do vậy toàn bộ trọng lượng thân thể dồn vào khớp gỗi và xương
bàn chân, do lượng vận động rất lớn, nếu không luyện tập công phu không
thể thực hiện được, độ cao hông bằng đầu gối trong b ước đạp đùi, có thể
nói là từ thế rất thấp, thực tế bắp đùi gần sát với bắp chân, đầu gối lại
vươn vượt quá mũi bàn chân khiến cho khả năng chịu lực của khớp gối
càng tăng).

Sau khi bàn chân trước choãi sang bên, toàn bộ bàn chân đè xuống đất,
khớp gối khi đó căng, thẳng không cong, mũi ch ân hướng hơi chếch về
phía trước mặt, thân ngang mắt nh ìn thẳng tạo thành thế bước đạp đùi (
hình 13a – hình thế bước đạp đùi ở thế ban đầu; Hình 14a – Hình thế bước
đạp đùi ).

8- Bước độc lập

Từ thế bước đạp đùi, mũi bàn chân trước hướng ra phía ngoài, thân
lưng luôn nằm về phía trước mặt, hông có thể xoay phải (trái), mặt luôn
hướng thẳng về phía trước, trọng tâm rơi vào chân phải (trái), co gối hình
cung, mũi chân sau mở góc xiên so với hướng thẳng trước mặt tọa thành
thế bước hình cung. Sau khi mũi bàn chân trước xoay sang bên thì tiến
hành nhấc gót chân sau, đầu gối co l ên nhô ra trước mặt, mũi bàn chân
nằm trước chân phải (trái) tạo thành thế bước chữ đinh. Chân phải ( trái )
đứng thẳng vững chắc, mũi b àn chân quay một góc xiên chân cong hơi co;
chân trái (phải) kép gối lên trên, mũi bàn chân chúc xuống dưới, không để
căng mu bàn chân. Lúc đầu tập nhấc đầu gối cao ngang rốn, tập luyện một
thời gian co gối cao ngang bụng. Thế b ước độc lập phần đầu và cổ luôn có
vai trò phát lực, ý tồn đan điền, thu nhỏ bụ ng , căng hai bàn chân và gót
chân vận ý điều lực chắc chắn, có thể đứng vững không lay động, tạo
thành thế bước độc lập ( Hình 15a- Thế bước độc lập)

Hình 15a

Trên đây là 8 loại hình cơ bản, bạn có thể tập đơn bộ, cũng có thể tập
liên kết các bộ hình. Nếu như luyện tập các động tác liên quan của các thế
bước vơ bản thì sẽ hạn chân trái xuống đất của thế b ước độc lập, mũi chân
hướng về phía Nam, mũi chân phải xoay gấp, mũi chân trái vẫn h ướng về
phía Nam, phục hồi lại tư thế ban đầu. Từ đó tiếp tục bắt đầu các động tác
liên quan của các thế bước cơ bản, Các loại bộ hình bước cơ bản, bước thự
sự yêu cầu vững chắc, bàn chân và gót chân phải dụng lực thực sự, còn
các phần khác của chân có thể thả lỏng một chút, khớp gối không v ượt quá
mũi bàn chân, để tránh trọng tâm cơ thể dồn về phía trước, thân trên luôn
phải thẳng không cúi trước ngẩng sau, không nghi êng trái nghiêng phải.
Đầu và cở cùng với hậu môn luôn tạo thành một đường thẳng, cột sống
luôn luôn thẳng, song không căng, duy tr ì lồng ngực tự nhiên. Hít thở
thoải mái, phần bụng căng trong trạng thái thả lỏng, vai nằm ngang, eo hạ
thấp thì háng sẽ mở rộng.

Tuy hai chân một hư một thực, song luôn chú ý trong h ư có thực, trong
thực có hư.

Sự thay dổi của hình bộ đó trở thành bộ pháp. Bộ pháp của Thái cực
quyền phải linh hoạt song ổn định, không n ên phân rõ hư thực, nếu sau khi
phân rõ hư thực thì phải thể hiện được trong thực có hư, trong hư có thực,
hư thực hỗ trợ lẫn nhau, như vậy sẽ đạt được mục đính biến hóa linh hoạt.
III. Bộ pháp liên hoàn của Thái cực quyền giản hóa
Bước đầu của bộ hình phải làm rõ, thậm chí phải hiểu sâu, nh ưng nếu
trong quá trình luyện không nhớ rõ trật tự trước sau của các động tác chuyển
chân, mở ra hay gập vào của mũi chân, xiay trong hay xoay ngo ài của gót
chân, chuyển động của lưng, háng và các hướng góc độ, khoảng cách nh ư vậy
sẽ xử lý không tố các thế biến đổi của bộ pháp, dẫn đến rối loạn bộ pháp, lúc
luyện Thái cực quyền các chuyển động sẽ cứng nhắc, xuất hiện hiện t ượng
không ổn định, tư thế thân cũng không được thẳng mất đi thăng bằng, dẫn đến
sự không tốt từng vùng, cũng có thể gây nên sự hít thở không đều. Tất cả đều
do không nắm chắc bản chất của quy luật biến hóa bộ pháp, do vậy động động
tác sinh cứng, trên dưới không điều hòa, trọng tâm điều tiết không tốt, l àm
giảm hiệu quả của quá trình luyện tập. Bộ pháp là cơ sở để tiến hành vận động
toàn thân, chuyển động của hông là do sự điều hòa trên dưới, nhất thiết phải
nắm rõ cả hai thì học quyền sẽ dễ dàng hơn.

Lý luận Thái cực quyền khi đề cập đến bộ pháp có viết: “Thân ph áp có
biến đổi, bộ pháp biến đổi theo từ chân đến đ ùi đến eo luôn hoàn chỉnh nhất
khí, tiến trước lùi sau, luôn có cơ có thế, không có sẽ đảo lộn động tác. Các tật
đó nếu rơi vào chân, eo đương nhiên s ẽ ảnh hưởng đến trên dưới, trước sau,
phải trái; hư thực phân rõ, đâu đâu đều có nhất thực nhất hư …
Những điều này là những điểm chú ý, trong luyện quyền các biến đổi phải
chính xác. Bộ pháp tựa như bước mèo tức linh hoạt nhưng vững chắc, hai
chân một thực một hư, thực hư phân rõ, đồng thời phải bổ trợ lẫn nh au”

Do động tác của Thái cực quyền xoay tr òn, các khớp xương liên hòa, giữa
các động tác này và động tác khác đều có sự li ên kết không một lúc nào
ngừng, động tác trên dưới trái phải luôn biến đổi không dễ d àng phối hợp lại,
Người mới học thường chú ý đến bộ pháp mà không chú ý đến thân phá, thủ
pháp, nhãn pháp, được A mất B, chỉ lo đối phó sẽ cảm thấy khó tập. Chúng tôi
cho rằng giáo viên trước khi dạy quyền nên hướng dẫn hình bộ các chuyển
động của hông theo khoảng cách, góc độ, đ ường, hướng … sau đó mới tiếp
tục dạy các động tác chỉnh thể. Đó l à phương pháp dạy cục bộ trước mới đến
chỉnh thể, làm cho học viên dễ tiếp thu rút ngắn thời gian giảng dạy.

Dạy bộ pháp liên hoàn, phải dựa vào trật tự quyền đạo về hướng đường đi
và góc độ, không nên tùy tiện để giúp học viên nắm vững nhanh và tập có
hiệu quả.

Giáo viên có thể dựa trên “Thái cực quyền giản hóa”, theo sự đ ơn giản của
động tác mỗi phân thế, phân th ành khẩu lệnh, phân rõ từng động tác, sau đó
đưa ra một số động tác liên hoàn của bộ trong bộ pháp dùng các khẩu lệnh
tách các động tác liên hoàn của bộ pháp, tiếp tục học đ ược các động tác doàn
chỉnh phối hợp trên dưới. Sau khi học xong bộ pháp li ên hoàn của một thế, thì
có thể dạy các động tác phối hợp tr ên dưới để tăng sự hưng phấn của học viên
trong khi luyện quyền.

Sự kết hợp trên dưới trái phải , góc độ đường hướng và sự biến đổi của thủ
pháp thân cũng nên dùng phương pháp tương t ự như trên để giảng. Sau đó kết
hợp trên dưới lại để học các động tác tổng thể th ì dễ dàng hơn nhiều. Ví dụ,
đầu tiên phân tích động tác tay của tay này, sau lại phân tích động tác tay của
tay lia, sau đó kết hợp động tác hai tay lại, khiến học vi ên cảm thấy động tác
của Thái cực quyền rất đơn giản, dễ luyện tập là động tác phối hợp trên dưới,
trái phải, trước sau, ban đầu tưởng như phức tạp khó luyện, nhưng kì thực
không khó. Như vậy niềm tin của học viên sẽ tăng. Sau khi qua quá trình phân
giải động tác, phương pháp dạy học này sẽ hiệu quả cao. Tóm lại, phải căn cứ
vào nguyên tắc khoa học của tập luyện để cải tiến ph ương pháp dạy học, sẽ có
lợi cho việc nâng cao và phổ biến Thái cực quyền.

Dưới đây xin dùng hình vẽ giải thích “Khai thức” và “Ngựa hoang tung
bờm” làm ví dụ để giới thiệu bộ pháp liên hoàn của “Thái cực quyền giản
hóa” ( Mặt quay về hướng Nam làm khởi đầu).

o Hình 16a – Khẩu lệnh 1

Hình 16a Hình 17a

Hình 18a Hình 19a

Toàn thân thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, trọng tâm r ơi vào khoảng các
giữa hai chân, hai tay buông xuôi tự nhi ên, mũi ngón tay giữa sát với đường
giưa đùi , mắt nhièn ngang về phái trước, toàn thân thư thái hít thở điều độ,
bắt đầu động tác. Sau động tác đầu, ý chí không ngừng chỉ đạo h ành động.

o Hình 17a – Khẩu lệnh 2:


Dùng ý từ từ co hai taylên hơi thu về phần eo, ngón tay cái chỉ vào trong,
bốn ngón còn lại chỉ ra ngoài, vai thả lỏng chìm xuống, hai khuỷu tay đối
nhau.

o Hình 18a – Khẩu lệnh 3:


Dùng ý từ từ hà thấp háng, co gối, đầu gối không đ ược vượt quá mũi bàn
chân thành thế bộ mã.

o Hình 19a – Khẩu lệnh 4:


Dùng ý dịch chuyển trọng tâm đưa dồn về chân sau, phần bên phải háng
dùng ý nội thu hơi chìm xuống, gót chân trái hơi rời đất, bàn chân chạm nhẹ
xuống ( sau khi luyện khớp gối thự sự có lực, b ước hư cho mũi chân khẽ chạm
đất) Phần đùi trở thành phải thực trái hư. Mắ vẫn nhìn ngang về phái trước.
Bắt đầu bộ pháp phân rõ hư thực.

o Hình 20a – Khẩu lệnh 5

Hình 20a

Trọng tâm dồn vào chân phải, chân trái từ từ thu về tr ước chân phải mũi
chân hướng về phái trước chạm đất, gót chân nhấc l ên, ngang với gót chân
phải, cách khoảng 0.15 m thành thế chữ đinh
o Hình 21a – Khẩu lệnh 1:

Hình 21a

Măt vốn đang nhìn về phương Nam nay chuyển sang nhìn về phái Đông,
cổ đồn thời xoay sang trái mặt hướng về phái Đông (là động tác mà phương
hướng đã được định trước, sau đó đến mắt, nội tạng hoạt động theo nh ư đã
định, tiếp đó tay chân, thân của c ơ thể mới vận động, đó lad ùng ý trước để
trong động gọi là bài tập (từ trong ra ngoài), sau một thời gian luyện tập lâu
dài tự nhiên có thể hợp nhất nội ngoại, nhất động vô hữu bất động. Mắ t luôn
“tiên phong” động tác tiếp sau. Từ đó tuần tự của mỗi động tác – tiến trước,
lùi sau, xoay phải, chuyển trái, đều tuân thủ tr ình tự như vậy, luyện tập có
phân tích). Tùy theo mức độ chịu lực của bên hông, tùy theo sự xoay trái của
phần eo, khi đó bụng co lại, tiếp theo nâng gối trái, chân trái cách đất khoảng
0,15 cm, đồng thời hạ thấp lưng, tiếp đó chân trái từ từ xoay theo h ình xoáy về
hướng trái về phía trước mặt, gót chân chạm nhẹ xuống đất, đầu gối h ơi co,
tạo thành thế bước giả, thân xoay sang phải thành một góc xiên, mặt hướng
phía trước (tức hướng Đông)

o Hình 22a – Khẩu lệnh 2:

Hình 22a

Trọng tâm chuyển từ từ dời sang chân trái, mũi b àn chân chạm đất, chân
trước dẫm đất, than theo eo xoay chuyển về phía trái, duy tr ì tư thế thân thẳng,
chân sau choãi ra nhưng hơi chùng, mũi chân ngoặt vào phía trong, bàn chân
đè xuống đất, đầu gối hơi cong, trở thành mộ thế hỗ trợ thêm cho chân trước,
khớp gối vẫn có thể duỗi thẳng, để duy tr ì tính linh hoạt khi xoay chuyển. Do
đó chân sau là hư, nhưng vẫn phải có cảm giác “Trong hư có thực”. Hạ thấp
háng và eo, ý tồn đan điền, vai buông lỏng nh ưng chìm xuống, ngực nở, đầu
và cổ luôn ở thế thẳng mắt nh ìn ngang ra xa về phía trước. Thành bước hình
cung
o Hình 23a – Khẩu lệnh 3

Hình 23a

Trọng tâm dần dần chuyển về phía sau chân phải, phần háng phía b ên phải
thu lực chuyển đổi từ bên trái, phía phải bụng co nhỏ lại, tư thế thân không
đổi, bên eo xoay trái chuyển về sau, thân hướng thẳng hướng Đông, mũi bàn
chân trái từ từ nhấc lên về phía trước, gót chân chạm đất, đầu gối trái hơi co,
tạo thành thế bước giả.

o Hình 24a- Khẩu lệnh 4

Hình 24a
Mũi bàn chân bước hướng ra ngòai, mũi chân đúng hướng Tây Bắc, trọng
tâm dần dần chuyển dịch về phái tr ước chân trái, bàn chân trái dẫm hẳn xuống
đất tạo thành một đường xiên; đồng thời eo từ từ xoay qua trái, b ên phải bụng
thu lại, gót chân phải từ từ nhấc l ên, bàn chân phải vờ xoay chuyển, gót chân
quay ra ngoài đúng hướng Tây Nam, thân xoay trái tạo th ành góc xiên nhỏ so
với phương trước ( tức phía Đông Bắc) mắt nh ìn ngang phía trước ( tức phía
Đông ). Đầu gối phải sát với phần phía sau của đầu gối trái. Khớp gối trái phải
có lực, đầu gối không vượt quá mũi bàn chân, tạo thành thế bước xoay
chuyển.

o Hình 25a – Khẩu lệnh 5:

Hình 25a

Trọng tâm vẫn rơi vào chân trái, chân phải co gối và nhón mũi chân lên.
Chân trái co gối lại hạ thấp xuống, mũi chân để đúng phía tr ước mặt, hai gót
chân đối nhau, cách nhau khoảng 0,3 m. Tạo th ành thế bước chữ đinh

Người mới học quyền khi tập b ước pháp liên hoàn thế giá phải hơi cao, đề
phần đùi giảm bớt lực phải chịu đựng, tránh cho khớp gối quá đau, để dễ vận
động. Đối với người bệnh không nên tập quá sức.

Yêu cầu tư thế của các phần trên có thể nên xem kỹ phần “Hình bộ cơ
bản” và “Yếu lĩnh rèn luyện” ở phần trên. Căn cứ vào điều kiện thể lực và
trình độ tiếp thư của người học mà nâng dần mức độ vận động.

Sau khi dạy các động tác liên hoàn phối hợp trên dưới, nếu như học viên
vẫn chưa rõ bộ pháp và bộ hình, tư thế thân khi chuyển đổi vẫn không vững ,
nên tiếp tục luyện lại bộ pháp và bộ hình, yêu cầu phải nắm chắc cơ bản từ
đầu.
Người học nếu có cảm giác quay cuồng do các động tác biến đổi của bộ
pháp, nên chủ động đưa ra câu hỏi để tìm cách lý giải. Qua một thời gian
luyện không tốt, khi vẫn chưa thành thục bài tập, đó cũng là một nguyên nhân,
chỉ có trải qua thời gian luyện lâu d ài thì động tác mới chính xác và thoải mái.
Nhưng điều kiện đầu tiên là phải làm rõ thứ tự trước sau của động tác, từ đó sẽ
giúp bạn nắm được nhanh chóng có hiệu quả đối với y êu cầu của Thái Cực
Quyền.
“THIẾT THỰC DẠY TỐT, HỌC TỐT MÔN THÁI
CỰC QUYỀN GIẢN HÓA”

Thái cực quyền giản hóa chính là vì mục đích chữa bệnh và bảo dưỡng sức
khỏe
… Đối với một số người bị bệnh, phải áp dụng những ph ương pháp đối
đãi đặc biệt, bài tập phải thích ứng với hoàn cảnh của người bệnh, chứ không
phải bắt người bênh phải thích ứng với bài tập.
… Theo kinh nghiệm dạy học của tôi, việc dạy b ài Thái Cực Quyền giản
hóa cho người bệnh nhanh nhất chỉ cần 6 lần ( mỗi lần một tiếng đồng hồ ) l à
có thể dạy cho học viên hết toàn bộ bài.
… Khi người dạy đã hướng dẫn xong toàn bộ bài và khi người học có thể
bước đầu làm theo đúng mẫu, thì người dạy cần hướng dẫn học viên học từng
bước nắm vững một số yếu lĩnh luyện tập… Cứ tiếp tục thực h ành như vậy,
ước chừng trong 3 tháng có thể gi úp người học luyện bài Thái Cực Quyền một
cách chính xác.”

CỐ LƯU HINH
Chinh sua lan 2 ngay 1/12/2007

You might also like