You are on page 1of 66

Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Mục lục

I. Giới thiệu.......................................................................................................4
II. Cơ sở để xây dựng KSON tỉnh Quảng Nam.............................................7
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam..........................7
2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam.................................10
2.2.1 Môi trường nước..................................................................................................10
2.2.2 Môi trường không khí..........................................................................................19
2.2.3 Chất thải rắn.........................................................................................................24
2.3 Hoạt động kiểm soát ô nhiễm tại Quảng Nam.......................................26
2.1.1 Xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch..........................................................26
2.2.2 Ban hành văn bản luật, quy định ..........................................................................27
2.2.3 Tổ chức hoạt động KSON trên địa bàn.................................................................29
2.2.4 Quan trắc môi trường............................................................................................31
2.2.5 Truyền thông môi trường......................................................................................32
2.2.6 Sử dụng nguồn ngân sách.....................................................................................33
2.4 Các quan tâm về chất lượng môi trường trong tương lai......................33
III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam.....................36
3.1 Tầm nhìn................................................................................................36
3.2 Mục tiêu.................................................................................................36
3.2.1 Mục tiêu chung....................................................................................................36
3.2.2 Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................36
3.2.3 Các tiêu chí..........................................................................................................37
3.3 Các hợp phần và hành động cụ thể.......................................................37
3.3.1 Xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp lý liên quan đến KSON
tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................37
Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến quản lý chất thải và
công tác KSON..............................................................................................................39
3.3.3 Hoàn thiện và áp dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ KSON................................43
3.3.4 Tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường..........................................45
3.3.5 Củng cố, quản lý thông tin, dữ liệu.......................................................................47
3.3.6 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng........................................47
3.3.7 Sản xuất sạch hơn- công nghệ sạch.....................................................................50
3.3.8 Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm...........................................................................52
3.4 Sắp xếp ưu tiên các hành động..............................................................54
3.4.1 Tiêu chí và cách thức lựa chọn ưu tiên.................................................................54
3.4.2 Các dự án, hoạt động đề xuất cho giai đoạn từ nay đến 2015 ............................55
.......................................................................................................................................59
IV Tổ chức thực hiện Kế hoạch....................................................................59

1
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

4.1 Điều phối hợp tác đa ngành....................................................................59


4.2 Trách nhiệm của các bên liên quan.......................................................60
4.3 Lồng ghép hiệu quả các nội dung KSON vào các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án liên quan của Tỉnh.......................................61
4.4 Thu hút sự tham gia của các bên liên quan và xây dựng các cam kết tự
nguyện bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm............................................61
4.5 Phát triển nguồn nhân lực.....................................................................61
4.6 Tạo nguồn tài chính ..............................................................................62
4.7 Tăng cường hợp tác quốc tế...................................................................63
4.8 Giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch ........................................63
Tài liệu tham khảo..........................................................................................65

2
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Danh mục các từ viết tắt

BVMT: Bảo vệ môi trường


CN: Công nghiệp
CSDL Cơ sở dữ liệu
CTNH Chất thải nguy hại
CTR Chất thải rắn
ĐMC: Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HTX Hợp tác xã
KCN: Khu công nghiệp
KHCN: (Sở) Khoa học và công nghệ
KHHĐ: Kế hoạch hành động
KSON Kiểm soát ô nhiễm
KTTV: Khí tượng thủy văn
KTXH: Kinh tế - xã hội
PTBV: Phát triển bền vững
QLMT: Quản lý môi trường
QLTHĐB: Quản lý tổng hợp đới bờ
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
UBND: Ủy ban nhân dân

3
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

I. Giới thiệu

Kiểm soát ô nhiễm (KSON) môi trường được hiểu một cách tổng quát là
sự tổng hợp các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng
ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm xảy ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra
thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được nó.

KSON khu vực đông dân cư nghèo là 1 trong 5 hợp phần của Chương
trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch, được xây dựng
nhằm thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi
trường đến năm 2010. Mục tiêu của Chương trình này là hỗ trợ việc thực hiện
Chiến lược bảo vệ môi trường (BVMT), gắn với Chiến lược tăng trưởng kinh
tế và xóa đói giảm nghèo ở các khu vực trọng điểm của Việt Nam, đặc biệt về
các lĩnh vực liên quan đến công cụ kinh tế và pháp lý, năng lực quan trắc môi
trường và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, hỗ trợ Bộ Tài nguyên và
Môi trường (TN&MT) đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ. Hợp phần KSON
khu vực đông dân cư nghèo được triển khai tại 4 trong số 6 tỉnh của Chương
trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch. Một trong các
hoạt động quan trọng nhất của hợp phần là Xây dựng kế hoạch hành động
KSON môi trường cấp tỉnh, trước hết áp dụng cho các tỉnh thí điểm của Hợp
phần, trong đó có Quảng Nam.

Sự cần thiết xây dựng Kế hoạch KSON tỉnh Quảng Nam

Trong quá trình phát triển KTXH, tỉnh Quảng Nam phải đối mặt với
nhiều vấn đề môi trường, ngày càng gia tăng, trong đó có sự suy thoái các sinh
cảnh, hệ sinh thái; suy giảm chất lượng môi trường, ô nhiễm môi trường tại
một số điểm cụ thể; sự cố môi trường như tràn dầu, tràn hoá chất, lũ lụt và xói
lở bờ sông, bờ biển.

Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong xây dựng và triển khai các chính sách,
quy định, củng cố tổ chức và tăng cường các hoạt động cụ thể trên thực tế
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát ô nhiễm nói riêng.
Nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường (chính sách, cưỡng chế, kinh tế
và vận động...) đã được thực hiện, nhưng chưa đủ để cải thiện tình trạng môi
trường hiện nay.

Với xu thế và theo quy hoạch phát triển KTXH của Tỉnh, nhiều vấn đề
môi trường phức tạp sẽ nảy sinh, đặc biệt là ô nhiễm các thành phần môi
trường.

Chính vì vậy việc xây dựng Kế hoạch hành động KSON cho Tỉnh là hết
4
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

sức cần thiết, đúng thời điểm, đặc biệt với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Chương
trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam - Đan Mạch.

Kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho Tỉnh và các ngành có cơ
sở để đầu tư xây dựng và triển khai các dự án, chương trình, đề tài, nhiệm vụ
liên quan đến quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường một cách khoa học, hệ
thống, phù hợp với năng lực của địa phương, nhu cầu của thực tế, tránh được
sự chồng chéo, lãng phí về tiền của và thời gian, hỗ trợ sự nghiệp bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý cho công tác KSON môi trường ở Việt Nam là Luật
Bảo vệ môi trường. Hỗ trợ cho Luật BVMT là Chiến lược Bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Chiến lược đã
đưa ra hàng loạt các hành động, trong đó có những hành động về kiểm soát ô
nhiễm môi trường, tiếp đến là Quyết định 328/2005/QĐ-TTg. Mối liên hệ
giữa Luật, Chiến lược và Quyết định 328/2005/QĐ-TTg được thể hiện trong
Hình 1.

Hình 1. Mối liên hệ giữa Luật BVMT, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia,
các Hành động đã được đề xuất trong Chiến lược, Quyết định số 328 và Kế hoạch
hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp địa phương

Luật Bảo vệ Chiến lươc Bảo Hành động đề xuất Quyết định KHHĐ KSON
môi trường vệ môi trường trong Chiến lươc 328 về KSON cấp địa phương

Nguyên tắc xây dựng kế hoạch

a) Kế hoạch được xây dựng sẽ tuân thủ cấp bậc ưu tiên của các nội dung
trong công tác KSON:

• Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm ngay tại nguồn được ưu tiên
hàng đầu;
5
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Khi không thể phòng ngừa ô nhiễm thì nên tái chế, tái sử dụng
một cách an toàn đối với môi trường;
• Khi không thể phòng ngừa và tái chế, tái sử dụng thì nên xử lý
theo cách an toàn đối với môi trường;
• Việc tiêu huỷ và thải ra ngoài môi trường chỉ nên sử dụng như
là phương pháp cuối cùng và được tiến hành một cách an toàn đối
với môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

b) Các hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ đề xuất phù hợp với cơ
chế hiện hành (thể chế, luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, các
giải pháp công nghệ, các công cụ kinh tế, đánh giá tác động môi trường,
quan trắc và giám sát môi trường…).

c) Kế hoạch được xây dựng t rên cơ sở Khung kế hoạch hành động KSON
môi trường và Hướng dẫn xây dựng kế hoạch cho từng địa phương, đã
được nhóm tư vấn quốc tế và trong nước đề xuất với các nội dung chính
được thể hiện trên hình 2.

Hình 2. Các thành phần chính của Kế hoạch hành động KSON môi trường

Thực trạng Hiện trạng


Tầm nhìn
ô nhiễm KSON

Các mục tiêu cụ thể

Các KHHĐ đề xuất

Sắp xếp ưu tiên

Tổ chức thực hiện

Giám sát đánh giá

Cách tiếp cận xây dựng Kế hoạch

KHHĐ KSON tỉnh Quảng Nam do Sở TN&MT tổ chức xây dựng

6
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

với việc hình thành nhóm chuyên gia đa ngành, chọn từ các sở ban ngành, cơ
quan khác nhau, có các chuyên môn khác nhau liên quan đến nội dung công
việc và với sự hỗ trợ của các chuyên gia Trung ương. Nhóm chuyên gia
triển khai các công việc sau:

• Cung cấp bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ việc xây dựng Kế
hoạch;
• Rà soát, đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường Quảng Nam và hoạt
động kiểm soát, quản lý ô nhiễm trên địa bàn Tỉnh;
• Phác thảo Kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và hoàn thiện Kế hoạch dựa
trên các góp ý của các chuyên gia và các bên liên quan khác.

Một số chuyên gia và đại diện khác của các ban, ngành, cơ quan, tổ
chức liên quan sẽ tham gia góp ý bằng văn bản hoặc tại các cuộc họp chuyên
gia đối với sản phẩm trung gian và cuối cùng của nhiệm vụ (như cấu trúc
khung Kế hoạch, nội dung Kế hoạch, độ tin cậy của các thông tin dữ liệu...).

Kế hoạch tiếp tục được hoàn thiện thông qua quá trình tham vấn rộng rãi
với dưới hình thức hội thảo các bên liên quan.

Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam đóng vai trò điều phối tất cả các hoạt động
nêu trên, đặc biệt là hỗ trợ nhóm chuyên gia tiếp cận đến các thông tin, dữ liệu,
tài liệu cần thiết để xây dựng Kế hoạch; tổ chức các cuộc họp, hội thảo, trao đổi
tham vấn giữa các chuyên gia và với các bên liên quan khác.

II. Cơ sở để xây dựng KSON tỉnh Quảng Nam

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm
miền Trung; phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía
Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp Quảng Ngãi; tổng diện tích tự nhiên khoảng
10.408 km2 (Hình 3).

Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý khoảng từ 108026’16” đến


108044’04” độ kinh đông và từ 15023’38” đến 15038’43” độ vĩ bắc; có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí trung bình 84%, lượng mưa bình quân
năm 2.000 - 2.500mm, tập trung trong các tháng 9, 10, 11; nhiệt độ trung bình
năm 250C, mùa đông dao động trong khoảng 20 - 240C, mùa hè 25 - 300C.

Là lưu vực của hai hệ thống sông lớn chảy từ phía Tây sang Đông, lãnh
thổ Quảng Nam được thêu dệt bởi các dòng sông Thu Bồn – Vu Gia ở phía
7
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Bắc và Tam Kỳ ở phía Nam. Hệ thống sông ngòi trên địa phận Quảng Nam
bao gồm 9 con sông chính, có tổng chiều dài 900 km. Nguồn nước mặt khá dồi
dào nhờ có các lưu vực sông với diện tích lớn: như Vu Gia: 5.500km 2, Thu
Bồn: 3.350 km2. Ngoài ra, ở dải ven biển có sông Trường Giang, chạy dọc bờ
biển từ Cửa Đại, Hội An đến Núi Thành.

Hình 3. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

Nguồn: Sở TN&MT Quảng Nam

Địa hình Quảng Nam thấp dần từ Tây sang Đông, được chia thành ba
vùng rõ rệt. Vùng miền núi trải rộng trên toàn bộ các rặng núi phía Tây tính từ
cao độ 700 m trở lên, được bao phủ bởi một diện tích rừng khoảng 5.513 km 2..
Vùng trung du có diện tích tự nhiên 3.060 km2, với địa hình đồng bằng trung
du, đồi núi thấp. Vùng hạ lưu ven biển có diện tích tự nhiên khoảng 1.834 km 2,
sở hữu nhiều hệ sinh cảnh quan trọng, như rừng dừa nước hạ lưu sông Thu
Bồn, rừng ngập mặn, rạn san hô ở Núi Thành, rạn san hô ở quần đảo Cù Lao
Chàm, các thảm cỏ biển vùng cồn cát gần bờ cửa sông Thu Bồn, cùng nhiều
bãi ương, bãi đẻ của các loài, bãi tắm và khu nghỉ dưỡng nằm dọc theo bờ
biển.

Quảng Nam có một số nguồn tài nguyên khoáng sản đã và đang được
khai thác, mang lại hiệu quả kinh tế cho Tỉnh, trong đó phải kể đến: than đá ở
Nông Sơn (trữ lượng khoảng 10 triệu tấn), Ngọc Kinh (trữ lượng khoảng 10
triệu tấn); vàng gốc và sa khoáng ở Bồng Miêu, Du Hiệp, Trà Dương; cát trắng
công nghiệp với trữ lượng lớn ở các huyện Thăng Bình, Núi Thành và các mỏ
nước khoáng, nước ngọt chất lượng tốt. Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh còn có
nguồn khí metan, uranium, đá vôi, đá granít, đất sét, cát sợi titan, thiếc, cao
lanh, mi ca và các loại nguyên liệu cung cấp cho xây dựng, sành sứ, thủy
tinh...

Quảng Nam có 2 thành phố là Tam Kỳ và Hội An, 16 huyện, với 244
xã/phường. Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính của Tỉnh. Dân số toàn
tỉnh 1.488.566 người, mật độ dân số bình quân 143 người/km2. Phân bố diện
tích, dân số theo thành phố, huyện được thể hiện tại bảng 2.1.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Quảng Nam (2007)

TT Tên huyện/thị Diện tích (km2) Dân số Mật độ dân số


(người) (người/km2)
01 Thành phố Tam Kỳ 92,64 100.594 1.086
02 Thành phố Hội An 61,45 84.711 1.379
03 Huyện Tây Giang 901,20 15.625 17
8
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

04 Huyện Đông Giang 811,29 22.761 28


05 Huyện Đại Lộc 585,55 162.339 277
06 Huyện Điện Bàn 214.28 200.068 934
07 Huyện Duy Xuyên 298,42 131.266 440
08 Huyện Quế Sơn 250,75 97.537 389
09 Huyện Nông Sơn 455,92 34.524 78
10 Huyện Nam Giang 1.836,50 20.519 11
11 Huyện Phước Sơn 1.141,27 21.222 19
12 Huyện Hiệp Đức 491,77 40.730 83
13 Huyện Thăng Bình 384,75 190.500 495
14 Huyện Tiên Phước 453,22 75.562 167
15 Huyện Bắc Trà My 823,05 38.995 47
16 Huyện Nam Trà My 822,53 21.971 27
17 Huyện Núi Thành 533,03 145.949 274
18 Huyện Phú Ninh 251,16 83.693 333
Tổng cộng 10.408,78 1.488.566 1.43

Theo vùng địa lý, sự phân bố dân số thay đổi rõ rệt. Vùng miền núi gồm
các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nông Sơn và
Nam Trà My, Bắc Trà My. Vùng này có mật độ dân số thấp (30 người/km2),
nằm rải rác trên một diện tích rộng. Vùng trung du gồm các huyện Đại Lộc,
Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, có mật độ dân số khoảng 193 người/km2.
Vùng hạ lưu ven biển trải rộng trên địa bàn 6 huyện, thành phố: Điện Bàn, Hội
An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Phú Ninh và Núi Thành với phần lớn
hoạt động kinh tế xã hội tập trung ở đây. Vùng này có diện tích hẹp, chỉ chiếm
khoảng 18% tổng diện tích Quảng Nam, nhưng dân số đông đúc (mật độ dân
số 706 người/km2). Sự khác biệt trong phân bố dân số cho thấy áp lực từ con
người lên môi trường tự nhiên của ba vùng nêu trên rất khác nhau, đặc biệt là
sự phát sinh chất thải sinh hoạt, bao gồm rác thải và nước thải.

Sau khi chính thức được tái lập (01 tháng 01 năm 1997), kinh tế tỉnh
Quảng Nam chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất sản phẩm sơ cấp thuộc
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đất rộng, hạ tầng cơ sở kém và sự đầu tư
phát triển chưa hợp lý đã gây nhiều khó khăn cho Quảng Nam trong phát triển
các ngành kinh tế quan trọng và phát huy những lợi thế vốn có về địa thế, tài
nguyên và con người.

Trong những năm gần đây, khi đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn đã
được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, thì du lịch Quảng Nam
có nhiều cơ hội phát triển và thực tế đã có nhiều chuyển đổi trong xu thế phát
triển chung của Tỉnh. Lượng du khách, cả trong nước và nước ngoài, đến
Quảng Nam trong những năm qua liên tục tăng (từ khoảng 357.000 người năm
2006 đến 411.000 người năm 2007 và ước tính 627.000 người vào năm 2010),
kéo theo sự gia tăng các cơ sở du lịch và dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, số ngày
9
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

lưu trú trung bình của du khách cũng gia tăng từ 2,10 ngày cho mỗi du khách
năm 2006 lên 2,17 ngày cho mỗi du khách vào năm 2010. Trong 8 năm qua,
tốc độ tăng GDP của tỉnh bình quân hàng năm là 9,3%/năm. Riêng năm 2004,
chỉ tiêu này đạt 11,5% và là năm thứ hai Quảng Nam có tốc độ tăng trưởng
GDP đạt hai con số.

Trong tương lai, Tỉnh sẽ phát triển mạnh về nhiều mặt, phấn đấu trở
thành tỉnh công nghiệp vào giai đoạn 2015-2020. Quảng Nam là một trong số
rất ít địa phương trong cả nước có cả sân bay, cảng biển, đường sắt và quốc lộ,
là nơi triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước với những
chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn. Với 2 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội
An, bãi biển dài, đẹp, những làng nghề truyền thống đặc sắc và các lễ hội độc
đáo, vùng đất này hứa hẹn nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành kinh tế du
lịch.

2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

2.2.1 Môi trường nước

Nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ của tỉnh Quảng Nam nhìn
chung chưa bị ảnh hưởng xấu bởi các chất gây ô nhiễm, nhất là các kim loại
nặng và hóa chất độc hại. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Tỉnh
chỉ mang tính cục bộ. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất
thải hữu cơ và vi sinh (Coliform và E. Coli). Bảng 2.2 tóm tắt về các vấn đề ô
nhiễm môi trường nước tỉnh Quảng Nam.

Chất gây ô nhiễm đối với nguồn nước mặt ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu là
các chất hữu cơ, vi sinh và chất rắn lơ lửng. Nguồn và nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng ô nhiễm này là:

a) Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chưa qua xử lý được thải trực tiếp
hay qua hệ thống thoát nước chung đổ vào các sông, hồ;
b) Nước mưa chảy tràn mặt có mang theo chất thải, nước thải và phân gia
súc, gia cầm, rồi chảy vào thủy vực;
c) Nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… chưa qua xử lý
hay mới được xử lý sơ bộ (lắng) đã được đổ thải vào các thủy vực.
d) Nước thải từ các đầm nuôi tôm được xả trực tiếp xuống sông Trường
Giang.

Hoạt động khai thác cát, sỏi trên các đoạn sông là nguyên nhân làm tăng
hàm lượng chất rắn lơ lửng tại nhiều đoạn sông. Ngoài ra chất thải phát sinh
trong quá trình khai thác khoáng sản, như: titan, vàng… của các doạnh nghiệp
và tư nhân tại một số huyện miền núi của Tỉnh (như: tại các khu vực thuộc địa
10
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

bàn xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My và thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước)
tiềm ẩn các mối đe dọa ô nhiễm nguồn nước bởi các chất như: Thủy ngân,
Xianua…

Nước ngầm tầng nông (nước giếng) tại một số vùng trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam bị ô nhiễm bởi vi sinh; nước chua, có mùi hôi. Nguyên nhân chính
là do sự thâm nhập chất gây ô nhiễm từ các nguồn nước mặt, trong đó có:

a) Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và một số doanh nghiệp;
b) Nước thải từ các ao đầm nuôi tôm tại một số vùng ven biển;
c) Hiện tượng ngập úng thường xảy ra vào mùa mưa, lưu giữ các chất thải;

Bên cạnh đó việc khai thác bừa bãi, thiếu kiểm soát nước ngầm cũng là
nhân tố xúc tác làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Trong nước ngầm ở một số nơi
còn phát hiện thấy Asenic song chưa có đủ số liệu để đánh giá.

Nước biển ven bờ chủ yếu bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất rắn lơ lửng.
Nguyên nhân chính là do nước từ các con sông đổ ra có mang một lượng lớn
chất rắn lơ lửng, đặc biệt vào mùa mưa. Ngoài ra, có tác động của hoạt động
tàu thuyền ven biển. Mật độ tắm biển của khách du lịch vào mùa hè cao cũng
góp phần ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các bãi tắm, mặc dù chi mang
tính thời điểm.

11
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.2. Bảng tổng kết hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại tỉnh Quảng Nam

Sắp xếp
TT Đối tượng Chất gây ô nhiễm Mức độ ô nhiễm
ưu tiên
I Nước mặt
Sông Trường Giang (đoạn chảy qua xã Tam BOD, COD, Coliform, Vượt TCVN 5942 – 1995 đối với
1 1
Hiệp, huyện Núi Thành) SS nước loại A
Sông Vu Gia – Thu Bồn (đoạn chảy qua thị trấn Vượt TCVN 5942 – 1995 đối với
2 BOD, COD, SS 1
Ái Nghĩa và Tp. Hội An) nước loại A; riêng SS là loại B
Vượt TCVN 5942 – 1995 đối với
Sông Bến Giằng (đoạn chảy qua huyện Nam
3 BOD, COD, SS nước loại A; riêng SS là loại B; chủ 2
Giang)
yếu vào mùa khô
Sông Vĩnh Điện (đoạn chảy qua thị trấn Vĩnh Vượt TCVN 5942 – 1995 đối với
4 BOD, COD, SS 2
Điện) nước loại A; chủ yếu vào mùa khô
Vượt TCVN 5942 – 1995 đối với
5 Sông Tranh và sông Tiên (vùng hạ lưu) SS 3
nước loại A
Sông Tam Kỳ (đoạn chảy qua khu vực Cồn Vượt TCVN 5942 – 1995 đối với
6 SS 3
Chùa) nước loại A
Vượt TCVN 5942 – 1995 đối với
7 Hồ Phú Ninh SS 3
nước loại A; vào mùa khô
II Nước ngầm tầng nông (nước giếng)
Chua phèn, màu vàng,
Thành phố Tam Kỳ (Hòa Thuận, An Sơn, Trường
1 mùi hôi, Coliform, Coliform vượt TCVN 5943:1995 1
Xuân, Tam Đàn, Tân Thạnh)
Asenic
Thành phố Hội An (Sơn Phong, Minh An, Cẩm pH, mùi hôi, Coliform,
2 Coliform vượt TCVN 5943:1995 1
Nam, Cửa Đại, Cẩm Hà) Asenic
Huyện Núi Thành (thị trấn Núi Thành, xã Tam
3 Mùi hôi, Coliform Coliform vượt TCVN 5943:1995 2
Giang, Tam Tiến)
12
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Huyện Thăng Bình (Bình An, Bình Dương) Chua phèn, Coliform,
4 Coliform vượt TCVN 5943:1995 2
Asenic
Huyện Quế Sơn (Quế Phú, Quế Cường) Chua phèn, pH, mùi
5 3
hôi, Asenic
Huyện Điện Bàn (thị trấn Vĩnh Điện) pH, mùi hôi, vi sinh,
6 3
Asenic
Huyện Đại Lộc (Đại Tân) Chua phèn, một số có
7 3
mùi hôi, Asenic
III Nước biển ven bờ
Vùng biển Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ) SS Vượt TCVN 5943:1995 đối với
1 5
nước loại A, đặc biệt vào mùa mưa
Vùng biển Rạng (huyện Núi Thành) SS Vượt TCVN 5943:1995 đối với
2 5
nước loại A, đặc biệt vào mùa mưa
Vùng biển Cửa Đại (thành phố Hội An) SS Vượt TCVN 5943:1995 đối với
3 5
nước loại A, đặc biệt vào mùa mưa
Vùng biển Hà My (huyện Điện Bàn) SS Vượt TCVN 5943:1995 đối với
4 5
nước loại A, đặc biệt vào mùa mưa

Nguồn: Tình trạng ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam và các giải pháp đề xuất kiểm soát ô nhiễm, Báo cáo của Hợp phần PCDA 2008

13
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Hạ lưu các sông Thu Bồn và Tam Kỳ, trong đó đô thị Hội An, Tam Kỳ
và Núi Thành chịu sức ép rất lớn từ chất thải của các hoạt động kinh tế - xã
hội. Tổng thải lượng BOD, COD, Phốt pho tại hạ lưu các sông này đều có xu
hướng gia tăng (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2005).

Vấn đề bức xúc lớn hiện nay là hầu hết các đô thị ở Quảng Nam đều
không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thải lượng ô nhiễm
(kg/ngày.đêm) trong nước thải sinh hoạt từ các điểm dân cư đô thị và nông
thôn tỉnh Quảng Nam được ước tính theo dân số năm 2005 trong bảng 2.5. Tải
lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm) trong nước thải công nghiệp từ các khu công
nghiệp/cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam được ước tính trong bảng 2.6. Tổng
lưu lượng nước thải từ các bệnh viện và các cơ sở y tế tỉnh Quảng Nam ước
tính khoảng 1.960 m3/ngày.đêm, trong đó có chứa 4.900 kg BOD và 6.860 kg
COD. Những con số này có thể còn rất thô, song cũng cho thấy mức độ sinh
nước thải từ các hoạt động kinh tế, dân sinh và tiếp nhận nước thải của các
nguồn nước, đặc biệt là nước mặt là rất lớn.

14
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.5: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tỉnh Quảng Nam (Năm 2005)

Tên đơn vị
STT SS BOD COD AMONI N P DAU MO
hành chính
Hệ số ô nhiễm 70 45 85 3.6 6 0.6 10
01 Thành phố Tam Kỳ 8528310 5482485 10355805 438599 730998 73099.8 1218330
02 Thị xã Hội An 6192550 3980925 7519525 318474 530790 53079 884650
03 Huyện Duy Xuyên 31461640 20225340 38203420 1618027 2696712 269671 4494520
04 Huyện Đại Lộc 11137350 7159725 13523925 572778 954630 95463 1591050
05 Huyện Điện Bàn 18215960 11710260 22119380 936821 1561368 156137 2602280
06 Huyện Đông Giang 1566320 1006920 1901960 80553.6 134256 13425.6 223760
07 Huyện Nam Giang 1457190 936765 1769445 74941.2 124902 12490.2 208170
08 Huyện Tây Giang 979440 629640 1189320 50371.2 83952 8395.2 139920
09 Huyện Quế Sơn 9262610 5954535 11247455 476363 793938 79393.8 1323230
10 Huyện Hiệp Đức 2824430 1815705 3429665 145256 242094 24209.4 403490
11 Huyện Núi Thành 10196690 6555015 12381695 524401 874002 87400.2 1456670
12 Huyện Nam Trà My 1552600 998100 1885300 79848 133080 13308 221800
13 Huyện Bắc Trà My 2615830 1681605 3176365 134528 224214 22421.4 373690
14 Huyện Phú Ninh 5940410 3818835 7213355 305507 509178 50917.8 848630
15 Huyện Phước Sơn 1462090 939915 1775395 75193.2 125322 12532.2 208870
16 Huyện Thăng Bình 12572291 8082187 15266353 646575 1077625 107762 1796042
17 Huyện Tiên Phước 5278840 3393540 6410020 271483 452472 45247.2 754120
Nguồn: Điều tra đánh giá nguồn ô nhiễm tại tỉnh Quảng Nam, PCDA, 2008.

15
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.6: Tải lượng ô nhiễm trong nước thải thải công nghiệp từ các KCN/CCN tỉnh Quảng Nam

Diện tích Lưu lượng


STT Danh mục SS BOD COD Phenol Chì
(ha) (m3/ng.đ)
Hệ số ô nhiễm 30 0.222 0.137 0.319 0.0009 0.0001
TP. Tam Kỳ 2743.25 1692.91 3941.88 11.1213 1.2357
01 KCN Thuận Yên 60 1800 399.6 246.6 574.2 1.62 0.18
02 KCN Tam Thăng 290 8700 1931.4 1191.9 2775.3 7.83 0.87
03 Cụm CN Trường Xuân 15.9 477 105.894 65.349 152.163 0.4293 0.0477
04 CCN-TTCN P. An Phú 16 480 106.56 65.76 153.12 0.432 0.048
05 Cụm CN phường An Sơn 30 900 199.8 123.3 287.1 0.81 0.09

Thành phố Hội An 424.908 262.218 610.566 1.7226 0.1914


01 Cụm CN Thanh Hà 33.8 1014 225.108 138.918 323.466 0.9126 0.1014
02 Cụm CN Tân An 30 900 199.8 123.3 287.1 0.81 0.09

Huyện Duy Xuyên 759.24 468.54 1090.98 3.078 0.342


01 Cụm CN Tây An 111 3330 739.26 456.21 1062.27 2.997 0.333
02 CCN Gò Dồi 3 90 19.98 12.33 28.71 0.081 0.009

Huyện Đại Lộc 814.518 502.653 1170.41 3.3021 0.3669


01 Cụm CN Đại Nghĩa 15 450 99.9 61.65 143.55 0.405 0.045
02 Cụm CN khu 5 TT Ái Nghĩa 5 150 33.3 20.55 47.85 0.135 0.015
03 Cụm CN Đại Hiệp 28.8 864 191.808 118.368 275.616 0.7776 0.0864
CCN Đại An (Ái Nghĩa mở
04
rộng) 41 1230 273.06 168.51 392.37 1.107 0.123
05 CCN Hòa Trung, Xã Đại Quang 29 870 193.14 119.19 277.53 0.783 0.087
16
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

06 CCN Mỹ An, xã Đại Quang 3.5 105 23.31 14.385 33.495 0.0945 0.0105

Huyện Điện Bàn 4505.49 2780.42 6474.11 18.2655 2.0295


01 KCN Điện Nam – Điện Ngọc 418 12540 2783.88 1717.98 4000.26 11.286 1.254
02 Cụm CN Trảng Nhật 1 50 1500 333 205.5 478.5 1.35 0.15
03 Cụm CN Trảng Nhật 2 50 1500 333 205.5 478.5 1.35 0.15
Cụm CN An Lưu – Điện Nam
04
Huyện Điện Bàn 50 1500 333 205.5 478.5 1.35 0.15
05 Cụm CN Tứ Câu 30 900 199.8 123.3 287.1 0.81 0.09
Cụm CN Thương Tín 1, Điện
06
Nam 35 1050 233.1 143.85 334.95 0.945 0.105
07 Cụm CN Nam Dương 43.5 1305 289.71 178.785 416.295 1.1745 0.1305

Huyện Quế Sơn 2075.92 1281.09 2982.97 8.4159 0.9351


01 KCN Đông Quế Sơn 281.7 8451 1876.12 1157.79 2695.87 7.6059 0.8451
02 CNN (Dốc Đỏ) TTrấn Đông Phú 30 900 199.8 123.3 287.1 0.81 0.09

Huyện Hiệp Đức 33.3 20.55 47.85 0.135 0.015


01 CCN thị trấn Tân An 5 150 33.3 20.55 47.85 0.135 0.015

Huyện Núi Thành 3146.85 1941.98 4521.83 12.7575 1.4175


01 KCN Tam Hiệp 120 3600 799.2 493.2 1148.4 3.24 0.36
02 KCN Bắc Chu Lai 300 9000 1998 1233 2871 8.1 0.9
Cụm CN-TTCN Khối 7 TT Núi
03
Thành 15.5 465 103.23 63.705 148.335 0.4185 0.0465
04 CCN xã Tam Nghĩa 37 1110 246.42 152.07 354.09 0.999 0.111

Huyện Bắc Trà My 191.808 118.368 275.616 0.7776 0.0864


17
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

01 CCN tinh dầu quế 28.8 864 191.808 118.368 275.616 0.7776 0.0864

Huyện Phú Ninh 101.232 62.472 145.464 0.4104 0.0456


01 Cụm CN Tam Đàn 15.2 456 101.232 62.472 145.464 0.4104 0.0456

Huyện Phước Sơn 73.26 45.21 105.27 0.297 0.033


01 CCN thị trấn Khâm Đức 11 330 73.26 45.21 105.27 0.297 0.033

Huyện Thăng Bình 556.11 343.185 799.095 2.2545 0.2505


01 CCN Hà Lam – Chợ Được 83.5 2505 556.11 343.185 799.095 2.2545 0.2505

Huyện Tiên Phước 51.948 32.058 74.646 0.2106 0.0234


01 CCN Phước An TT Tiên Kỳ 7.8 234 51.948 32.058 74.646 0.2106 0.0234
Nguồn: Điều tra đánh giá nguồn ô nhiễm tại tỉnh Quảng Nam, PCDA, 2008.

18
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

2.2.2 Môi trường không khí

Cũng như môi trường nước, môi trường không khí ở tỉnh Quảng Nam về
cơ bản vẫn còn tương đối sạch. Sự tác động của các khí thải từ sản xuất công
nghiệp, giao thông, khai thác khoáng sản, sinh hoạt… đến sức khỏe của người
dân không đáng kể, đặc biệt đối với các vùng núi và trung du của Tỉnh. Đối
với các khu đô thị lớn, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do
bụi, mùi và tiếng ồn chỉ mang tính cục bộ (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Tóm tắt về tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
tại tỉnh Quảng Nam
TT Chất gây Mức độ ô Sắp xếp
Đối tượng
ô nhiễm nhiễm ưu tiên
1 Thành phố Tam Kỳ (Ngã ba Nam Bụi Vượt TCVN 3
Ngãi) 5937:2005
2 Thành phố Hội An (Khu vực Bụi Vượt TCVN 3
phường Thanh Hà) 5937:2005
3 Huyện Núi Thành (Ngã ba giao lộ Bụi Vượt TCVN 3
giữa quốc lộ 1A với đường đi biển 5937:2005
Rạng và Khu công nghiệp Tam
Hiệp)
4 Huyện Thăng Bình (Ngã tư thị trấn Bụi Vượt TCVN 3
Hà Lam) 5937:2005
5 Xã Quế Cường, huyện Quế Sơn Mùi hôi 5
(Khu dân cư gần Công ty Cổ phần
Fococev Quảng Nam)
6 Phường Hòa Thuận, Tp. Tam Kỳ Mùi hôi, 5
(Khu vực dân cư gần bãi rác Tam ruồi
Đàn)
7 Xã Ðại Hiệp, huyện Ðại Lộc (Khu Mùi hôi, 5
vực dân cư gần bãi rác Đại Hiệp) ruồi
8 Núi Thành, Quế Sơn, Đại Lộc, Bắc Tiếng ồn 5
Trà My (Khu vực khai thác đá)

Nguồn: Tình trạng ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam và các giải pháp đề xuất
kiểm soát ô nhiễm, Báo cáo của Hợp phần PCDA 2008

Các nguyên nhân chính của tình trang ô nhiễm môi trường không khí
nêu trên bao gồm:

• Mật độ tham gia giao thông của các loại xe cơ giới tại các vị trí nói trên
cao, cộng với trên mặt đường được bao phủ bởi một lượng lớn đất, cát.

19
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Do vậy, khi các phương tiện giao thông chạy qua, đã làm tăng hàm
lượng bụi trong không khí;
• Hoạt động xây dựng đường sá, cầu cống, nhà cửa… Trong xây dựng,
ngoài việc phát sinh một lượng rất lớn bụi cát, bụi xi măng, đất, đá
vụn... còn có những tiếng ồn từ việc vận hành các máy móc, như: máy
nhào trộn bê-tông, máy đầm, máy xúc…;
• Tiếng ồn còn do nổ mìn và máy nghiền đá, máy xúc, máy ủi trong quá
trình khai thác đá, đặc biệt là đá phục vụ xây dựng; do máy cưa xẻ gỗ và
máy phát điện của các khách sạn;
• Mùi chủ yếu do chôn lấp rác thải không đúng theo qui trình chôn lấp
hợp vệ sinh và nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, doanh nghiệp.

Theo thống kê năm 2006, số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh tương đối lớn. Chỉ tính riêng trong các khu
vực nội thị thì số lượng này cũng đã lên tới hàng nghìn cơ sở. Khí thải từ các
lò đốt nhiên liệu, lò hơi của các cơ sở sản xuất với nhiều loại khí độc hại (CO,
NOx, SOx, H2S), bụi lơ lửng... qua các ống khói nhà máy rồi thải vào môi
trường, chưa được kiểm soát chặt chẽ. Tải lượng khí thải công nghiệp
(kg/ngày.đêm) từ các khu công nghiệp/cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam
được ước tính trong bảng 2.7.

Quá trình đô thị hóa và gia tăng hoạt động giao thông vận tải tại các khu
vực đô thị đã làm tăng lượng bụi phát sinh và các loại khí thải độc hại thải vào
môi trường. Ở các khu vực đô thị lớn như Tam Kỳ, Hội An, Vĩnh Điện, Hà
Lam, Nam Phước, Núi Thành..., hoạt động của các phương tiện ô tô, xe gắn
máy và các loại phương tiện cơ giới khác tham gia giao thông hàng ngày trên
các tuyến đường ngày càng tăng. Hiện nay, hoạt động xây dựng đường sá, cầu
cống, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn... trên địa bàn tỉnh
đang phát triển mạnh ở khắp nơi, nhất là ở các khu đô thị. Số lượng các máy
móc phục vụ hoạt động xây dựng tăng lên gấp rưỡi lần từ năm 2001 (436 máy)
đến năm 2006 (608 máy). Hoạt động xây dựng phát sinh một lượng rất lớn bụi
cát, bụi ximăng, đất đá vụn... và một lượng khí thải do việc đốt nhiên liệu như
đốt dầu hắc cho làm đường, dầu nhiên liệu cho các máy móc hoạt động...

20
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Bảng 2.7: Tải lượng khí thải công nghiệp từ các KCN/CCN tỉnh Quảng Nam

Diện tích
STT Danh mục Bụi SO2 SO3 NO2 CO THC
(ha)
Hệ số ô nhiễm 8.2 78.3 1.0 5.1 2.4 0.7
TP. Tam Kỳ 3369.3 32239.4 420.1 2104.8 996.8 271.9
01 KCN Thuận Yên 60.0 490.8 4696.2 61.2 306.6 145.2 39.6
02 KCN Tam Thăng 290.0 2372.2 22698.3 295.8 1481.9 701.8 191.4
03 Cụm CN Trường Xuân 15.9 130.1 1244.5 16.2 81.2 38.5 10.5
04 CCN-TTCN P. An Phú 16.0 130.9 1252.3 16.3 81.8 38.7 10.6
05 Cụm CN phường An Sơn 30.0 245.4 2348.1 30.6 153.3 72.6 19.8
Huyện Phú Ninh 124.3 1189.7 15.5 77.7 36.8 10.0
01 Cụm CN Tam Đàn 15.2 124.3 1189.7 15.5 77.7 36.8 10.0

Thành phố Hội An 521.9 4993.6 65.1 326.0 154.4 42.1


01 Cụm CN Thanh Hà 33.8 276.5 2645.5 34.5 172.7 81.8 22.3
02 Cụm CN Tân An 30.0 245.4 2348.1 30.6 153.3 72.6 19.8

Huyện Duy Xuyên 932.5 8922.8 116.3 582.5 275.9 75.2


01 Cụm CN Tây An 111.0 908.0 8688.0 113.2 567.2 268.6 73.3
02 CCN Gò Dồi 3.0 24.5 234.8 3.1 15.3 7.3 2.0

Huyện Đại Lộc 1000.4 9572.4 124.7 625.0 296.0 80.7


01 Cụm CN Đại Nghĩa 15.0 122.7 1174.1 15.3 76.7 36.3 9.9
02 Cụm CN khu 5 TT Ái Nghĩa 5.0 40.9 391.4 5.1 25.6 12.1 3.3
03 Cụm CN Đại Hiệp 28.8 235.6 2254.2 29.4 147.2 69.7 19.0
CCN Đại An (Ái Nghĩa mở
04
rộng) 41.0 335.4 3209.1 41.8 209.5 99.2 27.1
21
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

CCN Hòa Trung, Xã Đại


05
Quang 29.0 237.2 2269.8 29.6 148.2 70.2 19.1
06 CCN Mỹ An, xã Đại Quang 3.5 28.6 273.9 3.6 17.9 8.5 2.3

Huyện Điện Bàn 5533.8 52949.7 690.0 3456.9 1637.1 446.5


01 KCN Điện Nam – Điện Ngọc 418.0 3419.2 32716.9 426.4 2136.0 1011.6 275.9
02 Cụm CN Trảng Nhật 1 50.0 409.0 3913.5 51.0 255.5 121.0 33.0
03 Cụm CN Trảng Nhật 2 50.0 409.0 3913.5 51.0 255.5 121.0 33.0
Cụm CN An Lưu – Điện Nam
04
Huyện Điện Bàn 50.0 409.0 3913.5 51.0 255.5 121.0 33.0
05 Cụm CN Tứ Câu 30.0 245.4 2348.1 30.6 153.3 72.6 19.8
Cụm CN Thương Tín 1, Điện
06
Nam 35.0 286.3 2739.5 35.7 178.9 84.7 23.1
07 Cụm CN Nam Dương 43.5 355.8 3404.7 44.4 222.3 105.3 28.7

Huyện Quế Sơn 2549.7 24396.8 317.9 1592.8 754.3 205.7


01 KCN Đông Quế Sơn 281.7 2304.3 22048.7 287.3 1439.5 681.7 185.9
CNN (Dốc Đỏ) TTrấn Đông
02
Phú 30.0 245.4 2348.1 30.6 153.3 72.6 19.8

Huyện Hiệp Đức 40.9 391.4 5.1 25.6 12.1 3.3


01 CCN thị trấn Tân An 5.0 40.9 391.4 5.1 25.6 12.1 3.3

Huyện Núi Thành 3865.1 36982.6 482.0 2414.5 1143.5 311.9


01 KCN Tam Hiệp 120.0 981.6 9392.4 122.4 613.2 290.4 79.2
02 KCN Bắc Chu Lai 300.0 2454.0 23481.0 306.0 1533.0 726.0 198.0
Cụm CN-TTCN Khối 7 TT Núi
03
Thành 15.5 126.8 1213.2 15.8 79.2 37.5 10.2
22
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

04 CCN xã Tam Nghĩa 37.0 302.7 2896.0 37.7 189.1 89.5 24.4

Huyện Bắc Trà My 235.6 2254.2 29.4 147.2 69.7 19.0


01 CCN tinh dầu quế 28.8 235.6 2254.2 29.4 147.2 69.7 19.0

Huyện Phước Sơn 90.0 861.0 11.2 56.2 26.6 7.3


01 CCN thị trấn Khâm Đức 11.0 90.0 861.0 11.2 56.2 26.6 7.3

Huyện Thăng Bình 683.0 6535.5 85.2 426.7 202.1 55.1


01 CCN Hà Lam – Chợ Được 83.5 683.0 6535.5 85.2 426.7 202.1 55.1

Huyện Tiên Phước 63.8 610.5 8.0 39.9 18.9 5.1


01 CCN Phước An TT Tiên Kỳ 7.8 63.8 610.5 8.0 39.9 18.9 5.1
Nguồn: Điều tra đánh giá nguồn ô nhiễm tại tỉnh Quảng Nam, PCDA, 2008.

23
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

2.2.3 Chất thải rắn

Kết quả điều tra của Sở TN&MT Quảng Nam năm 2008 cho thấy, tổng
khối lượng chất thải rắn đô thị và thị trấn phát sinh ở Quảng Nam là 203,12
tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 75% tổng khối lượng phát sinh và khoảng 25% vẫn
để trôi nổi ngoài môi trường. Rác vô cơ chiếm khoảng 50%, còn lại bao gồm các
thành phần khác (kim loại, nhựa, thủy tinh…).

Tại khu vực đô thị, theo thống kê của Công ty Môi trường đô thị tỉnh
Quảng Nam, tổng lượng chất thải rắn thu gom năm 2008 là 151.680 m3, tương
đương 415,56 m3/ngày tại các huyện Thăng Bình, Núi Thành, Quế Sơn, Duy
Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Tiên Phước, Hiệp Đức và thành phố Tam Kỳ. Riêng
tại thành phố Hội An là 45 tấn/ngày, tương đương 100 m3/ngày.

Tại nông thôn, tổng lượng chất thải rắn phát sinh ước tính khoảng 671,27
tấn/ngày. Trong đó, chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 80% tổng lượng
phát sinh. Lượng rác này chưa được thống kê. Việc thu gom chất thải rắn tại các
vùng nông thôn nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, do: (1) phương tiện thu
gom còn thiếu thốn, chưa được đầu tư; (2) rác chủ yếu vẫn được vứt bỏ trong
khu vườn của các hộ gia đình.

Lượng rác sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị và nông thôn tỉnh Quảng
Nam ước tính (năm 2008) được cho trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Lượng rác sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị và nông thôn tỉnh Quảng Nam
(Năm 2008)

TT Tên huyện/thị Dân số (người) Lượng chất thải phát


sinh (tấn/ngày)
01 Thành phố Tam Kỳ 100.594 73,32
02 Thành phố Hội An 84.711 62,69
03 Huyện Tây Giang 15.625 6,08
04 Huyện Đông Giang 22.761 10,47
05 Huyện Đại Lộc 162.339 85,06
06 Huyện Điện Bàn 200.068 101,52
07 Huyện Duy Xuyên 131.266 71,12
08 Huyện Quế Sơn 97.537 68,31
09 Huyện Nông Sơn 34.524 13,8
10 Huyện Nam Giang 20.519 10,46
11 Huyện Phước Sơn 21.222 10,45
12 Huyện Hiệp Đức 40.730 21,03
13 Huyện Thăng Bình 190.500 99,3
14 Huyện Tiên Phước 75.562 39,4
15 Huyện Bắc Trà My 38.995 22,19
16 Huyện Nam Trà My 21.971 8,7

24
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

17 Huyện Núi Thành 145.949 74,92


18 Huyện Phú Ninh 83.693 41,57
Tổng cộng 1.488.566 820,39

Tỉnh Quảng Nam hiện nay có 05/07 Khu Công nghiệp (KCN) và 43/157
Cụm Công nghiệp (CCN) đã được triển khai theo quy hoạch. Lượng CTR phát
sinh mới chỉ thống kê đối với các KCN. Những loại hình sản xuất chủ yếu của
các KCN trên địa bàn Tỉnh là chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ sản xuất khẩu,
thức ăn chăn nuôi thuỷ sản, dệt may, giày da xuất khẩu, sản xuất và lắp ráp ô tô,
vật liệu xây dựng, điện tử… Tổng lượng CTR phát sinh của các KCN này
khoảng 43,43 tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt là 7,05 tấn/ngày, CTR công
nghiệp là 26,95 tấn/ngày, CTR nguy hại là 9,43 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom tại các
KCN khoảng 80%.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 270 cơ sở y tế với
3.771 giường bệnh và khoảng 15.084 bệnh nhân/tháng. Kết quả điều tra về chất
thải rắn tại các cơ sở y tế của Sở TNMT tỉnh Quảng Nam, cho thấy, tổng lượng
chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn là 135,76 tấn/ngày, trong đó chất thải
sinh hoạt: 101,817 tấn/ngày và chất thải nguy hại: 33,939 tấn/ngày. Tại các
thành phố, thị xã và huyện vùng đồng bằng, lượng CTR y tế nguy hại được thu
gom đến 90% và được xử lý tại lò đốt của Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tại các
huyện, thị trấn miền núi của tỉnh do có nhiều hạn chế về nhân lực, năng lực và
kinh phí phục vụ cho công tác thu gom nên lượng CTR sinh hoạt trong các bệnh
viện và CTR y tế nguy hại được thu gom với lượng khá nhỏ (30%), công tác xử
lý CTR y tế chủ yếu là đốt và chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện, một lượng
nhỏ CTR y tế được thu gom vận chuyển đến bãi rác của huyện.

Với thực trạng thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn nêu trên, cùng với sự
phát triển mạnh của các đô thị và khu công nghiệp, sơ sở sản xuất, đặc biệt là tại
vùng ven biển, tỉnh Quảng Nam nói chung và tại các khu đô thị như Tam Kỳ,
Hội An và các thị trấn thuộc các huyện Núi Thành, Đại lộc, Duy Xuyên, Thăng
Bình, Điện Bàn nói riêng, sẽ phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường
ngày càng gia tăng do chất thải rắn gây ra. Cụ thể:

- Ô nhiễm môi trường đất, nước do một lượng rác thải lớn
chưa được thu gom, để trôi nổi ngoài môi trường (khoảng 30 – 40%);
- Ô nhiễm môi trường do mùi hôi phát ra từ các bãi rác, hố
rác;
- Bệnh dịch do ruồi, muỗi và các côn trùng khác từ các bãi
rác, hố rác.

25
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

2.3 Hoạt động kiểm soát ô nhiễm tại Quảng Nam

2.1.1 Xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch

Dưới áp lực phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam cũng đã
chú trọng việc xây dựng các chính sách, kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường
nói chung và kiểm soát ô nhiễm môi trường nói riêng. Ngày 20/7/2006 Tỉnh ủy
Quảng Nam đã ban hành Chương trình hành động bảo vệ môi trường của Tỉnh
theo Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tỉnh đã và đang triển khai
nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường tại
địa phương (Bảng 2.9).

Bảng 2.9. Các chương trình hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường ở Quảng Nam

Tên các chương trình, Lĩnh vực Thời gian Phạm vi


STT
tổ chức quốc tế công việc thực hiện thực hiện
Công nghiệp
Chương trình môi trường Ô nhiễm công 2005 – vVùng ven
1
Đan Mạch (DANIDA) nghiệp 2010 biển Quảng
Nam
Sản xuất sạch
Chương trình môi trường 2005 –
2 Sản xuất sạch hơn vVùng ven
Đan Mạch (DANIDA) 2010
biển
Chương trình hợp tác Khu
Quản lý tổng hợp 2004
3 vực trong quản lý môi trường Vùng ven biển
vùng bờ -2006
các biển Đông Á (PEMSEA)
Dự án quản lý tổng hợp đới Quản lý tổng hợp 2003 –
4 Vùng ven biển
bờ tỉnh Quảng Nam vùng bờ 2008
Dự án cải thiện môi trường Cải thiện môi
5 đô thị miền Trung, tiểu dự án trường đô thị Tam TP. Tam Kỳ
thành phố Tam Kỳ Kỳ
Hợp phần kiếm soát ô nhiễm
môi trường vùng đông đông Kiểm soát ô Tỉnh Quảng
6 2005-2009
dân cư nghèo tại tỉnh Quảng nhiễm môi trường Nam
Nam (PCDA)
Bảo tồn đa dạng
Chương trình sáng kiến hành Tỉnh Quảng
7 sinh học và sinh 2006-2010
lang đa dạng sinh học (ADB) Nam
kế bền vững
Bảo tồn biển Cù Lao Chàm Bảo tồn biển Cù Tỉnh Quảng
8 2003-2010
(DANIDA) Lao Chàm Nam

Tỉnh đang tổ chức xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường Quảng Nam,
chương trình quan trắc môi trường và nhiều kế hoạch khác liên quan đến bảo vệ
môi trường và kiểm soát ô nhiễm. Tuy nhiên có thể nói rằng về khía cạnh xây
dựng chính sách, chiến lược và kế hoạch liên quan đến KSON và BVMT, Quảng

26
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Nam còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm từ Trung ương cũng như
các nhà tài trợ nước ngoài. Do vậy, các kết quả có được về lĩnh vực này còn
mang tính hình thức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

2.2.2 Ban hành văn bản luật, quy định

Đã có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến KSON được ban hành, trong
đó có các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác làm cơ sở pháp lý để các
cấp, các ngành của tỉnh thực hiện công tác KSON.

Trong hoạt động bảo vệ nguồn nước, tỉnh đã ban hành Chỉ thị số
12/2004/CT-UB ngày 01/4/2004 về việc triển khai thực hiện phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải công nghiệp. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường
Quảng Nam ban hành văn bản hướng dẫn số 96/HD-TNMT ngày 12/04/2004.
Đối với nước thải sinh hoạt, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số
36/2004/QĐ-UBND ngày 04/6/2004 về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Tháng 3/2007, Tỉnh đã ban hành
quy định về quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh tại Quyết định
05/2007/QĐ-UB ngày 02/3/2007. Đến ngày 06/3/2007, để thực hiện nhiệm vụ
quản lý Nhà nước về Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng
Nam có Công văn số 102/TNMT-KS yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn tỉnh kê
khai hoạt động xả nước thải và lập thủ tục cấp phép hoạt động xả thải.

UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành nhiều văn
bản quy định, hướng dẫn thi hành liên quan đến KSON nhằm thực hiện có hiệu
quả công tác bảo vệ môi trường của tỉnh. Ví dụ, Quyết định số 2219/QĐ-UB
ngày 22/11/1999 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động
kinh doanh và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Chỉ thị
số 26/2006/CT-UBND ngày 18/7/2006 của UBDN tỉnh về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp... Để góp phần thực hiện Nghị
quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, thực thi tốt Luật Bảo vệ môi trường năm
2005, Tỉnh uỷ đã ban hành Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày
20/7/2006 và tiếp đó UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết này tại Quyết định số 44/2006/QĐ-UBND ngày 19/9/2006, tạo ra cơ
sở lý luận và pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành của tỉnh thực hiện có
hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.

Bảng 2.10. Các văn bản pháp luật hỗ trợ trong việc thực hiện KSON trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam
Cơ quan
Ký hiệu, thời
STT Văn bản ban
điểm ban hành
hành

27
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Chỉ thị v/v ngăn chăn việc khai thác cát,


UBND
1 sỏi trái phép tại các sông suối trên địa bàn - Ngày 06/01/1999
tỉnh
tỉnh Quảng Nam
Quyết định v/v thành lập Ban chỉ đạo xây
dựng và thực hiện đề án “Xử lý triệt để UBND
2 - Ngày 19/7/1999
các cở sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm tỉnh
môi trường nghiêm trọng”
Quyết định v/v ban hành quy chế quản lý
hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi - Số 2219/QĐ–UB UBND
3
trường du lịch biển trên địa bàn tỉnh - Ngày 22/11/1999 tỉnh
Quảng Nam
Quyết định v/v ban hành Quy định về
- Số 05/2007/QĐ-UB UBND
4 quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
- Ngày 02/3/2004 tỉnh
Quảng Nam
Chỉ thị v/v triển khai thực hiện phí bảo vệ - Số 12/2004/CT-UB UBND
5
môi trường đối với nước thải công nghiệp - Ngày 01/4/2004 tỉnh
Hướng dẫn v/v thực hiện phí bảo vệ môi - Số 96/HD-TNMT Sở
6
trường đối với nước thải công nghiệp - Ngày 12/4/2004 TN&MT
Quyết định về mức thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước - Số 36/2004/QĐ-UB UBND
7
thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng - Ngày 04/6/2004 tỉnh
Nam
Quyết định v/v ban hành Quy định về
- Số 45/2004/QĐ-UB UBND
8 quản lý tài nguyên khoáng sản và tài
- Ngày 07/6/2004 tỉnh
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi
- Số 26/2006/CT-UBND UBND
9 trường ở các khu, cụm công nghiệp trên
- Ngày 18/7/2006 tỉnh
địa bàn tỉnh
Quyết định v/v ban hành chương trình
hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị - Số 44/2006/QĐ-UBND UBND
10
quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về - Ngày 19/9/2006 tỉnh
BVMT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước
Quyết định v/v quy định mức thu, nộp,
quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí
trong lĩnh vực cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước - Số 37/2007/QĐ-UBND UBND
11
thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi; - Ngày 09/4/2007 tỉnh
thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề
khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
Quyết định v/v ban hành quy định về bảo
- Số 40/2007/QĐ-UBND UBND
12 vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng
- Ngày 25/9/2007 tỉnh
Nam.
Chỉ thị về bảo vệ môi trường trong hoạt - Số 44/2007/QĐ-UBND UBND
13
động du lịch - Ngày 27/11/2007 tỉnh

28
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Chỉ thị về tăng cường quản lý bảo vệ môi - Số 40/2007/QĐ-UBND UBND


14
trường trong hoạt động phát triển du lịch - Ngày 25/9/2007 tỉnh
Quyết định ban hành Quy định chức năng,
- Số 28/2008/QĐ-UBND UBND
15 nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
- Ngày 25/8/2008 tỉnh
của Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Quyết định về việc phê duyệt khoanh định
- Số 05/2009/QĐ-UBND UBND
16 khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên
- Ngày 13/3/2009 tỉnh
địa bàn tỉnh Quảng Nam

Có thể thấy, các văn bản luật pháp về BVMT và KSON được ban hành và
áp dụng khá kịp thời và đầy đủ, song hướng dẫn và việc phổ biến chúng đến các
đối tượng áp dụng chưa được triển khai tốt, dẫn đến sự hiểu biết chưa đủ của các
đối tượng này. Ngoài ra, một số khe hở vẫn còn giữa các văn bản, gây lung túng
cho các nhà quản lý cũng như các đối tượng tham gia thực hiện.

2.2.3 Tổ chức hoạt động KSON trên địa bàn

Những năm trước đây, các đánh giá tác động môi trường và thẩm định
bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được Sở Tài nguyên và Môi trường
thực hiện. Từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực (ngày
01/7/2007), tỉnh thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
trong khi đó, các bản cam kết bảo vệ môi trường được phân cấp cho các huyện.
Tuy nhiên, có một thực trạng là cho đến nay công tác này vẫn còn nhiều hạn chế
như: tỷ lệ các hồ sơ về môi trường trong tổng số các dự án và cơ sở thuộc diện
phải lập hồ sơ còn thấp; hoạt động giám sát, thẩm định sau báo cáo còn yếu;
nhiều dự án được phê duyệt nhưng sau đó không xây dựng các công trình xử lý
chất thải, vận hành không đúng quy cách thiết kế hoặc chỉ hoạt động mang tính
đối phó...

Đối với việc cấp phép xả nước thải, UBND tỉnh và Sở Tài nguyên và
Môi trường cũng đã ban hành các văn bản quy định, yêu cầu, hướng dẫn. Tuy
nhiên, đến nay số lượng các đơn vị, cơ sở đề nghị đăng ký cấp giấy phép còn rất
khiêm tốn. Thực tế cho thấy công tác quản lý Nhà nước việc xả nước thải trên
địa bàn Tỉnh nói chung và tại các khu vực đô thị của Tỉnh nói riêng, chỉ mới bắt
đầu và cần phải được triển khai mạnh trong thời gian tới.

Trong kiểm soát ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh đã ban hành và chỉ đạo
các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/2006/CT-UBND
ngày 18/7/2006 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cũng đã chỉ đạo giải quyết triệt để các cơ sở sản
xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-
TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ bằng việc thành lập Ban chỉ đạo
xây dựng và thực hiện đề án “Xử lý triệt để các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng”. Kết quả có được là nhiều cơ sở được di dời

29
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

(Nhà máy đường Quảng Nam), hệ thống xử lý nước thải của một số cơ sở được
xây dựng (Bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam) và một số cơ sở bị đình chỉ, chuyển
đổi công nghệ, hoạt động (các lò gạch thủ công). Năm 2008, Sở Tài nguyên và
Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định 1589/QĐ-UBND
ngày 08/5/2008 về “phê duyệt danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng về nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và biện pháp xử lý”
theo đó, có 12 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải cần
phải được kiểm soát chặt chẽ. Sở đã yêu cầu thực hiện các biện pháp xử lý như
xây dựng, cải tạo và vận hành hệ thống xử lý đồng thời thực hiện biện pháp di
dời cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng đến một nơi mới phù hợp. Kết quả thực
hiện quyết định 1589/QĐ-UBND, đa số các cơ sở đã có thái độ tích cực trong
công tác bảo vệ môi trường và đang hoàn thiện hệ thống xử lý để được quyết
định ra khỏi danh sách của Quyết định 1589. Mặc dù vậy, tiến độ triển khai còn
chậm, hiện tượng né tránh vẫn còn.

Thực hiện nghị định 67/2003/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Chỉ thị số 12/2004/CT-UB
ngày 01/4/2004 về việc triển khai thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đồng thời Sở Tài nguyên
và Môi trường Quảng Nam ban hành văn bản hướng dẫn số 96/HD-TNMT ngày
12/4/2004 về việc thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công
nghiệp. Ngày 04/6/2004, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 36/2004/QĐ-
UBND quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đây là những văn bản
quan trọng tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo vệ môi trường đối với nước thải
trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, phí nước thải công nghiệp thu được đã tăng
lên (bảng 2.11).

Bảng 2.11. Thông tin về thu phí nước thải công nghiệp tại Quảng Nam

Phí thu được


Số TT Năm (đồng)
1 Năm 2004 26.978.000
2 Năm 2005 22.447.900
3 Năm 2006 19.303.043
4 Năm 2007 294.242.000
5 Năm 2008 280.414.000
Tổng cộng 643.384.943
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2008).

Việc thu phí nước thải chỉ mới triển khai trong vài năm gần đây và còn
30
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

nhiều hạn chế, bất cập như: một lượng lớn nước thải từ các bệnh viện chưa được
kê khai nộp phí; nhiều cơ sở hoạt động công nghiệp nhất là các cơ sở khai thác
vàng không chịu kê khai nộp phí nước thải, hoặc kê khai thấp hơn lượng nước
thải ra môi trường ngoài; thiếu biện pháp và chế tài đủ mạnh để cưỡng chế các
cơ sở hoạt động công nghiệp kê khai nộp phí nước thải; thiếu cơ sở khoa học để
thẩm định kê khai nộp phí.

Công tác xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, các khu, cụm công
nghiệp chỉ mới bắt đầu được quan tâm. Trong năm 2006 những nơi này hoàn
toàn không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Năm 2007 tại khu công
nghiệp đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc đã được đầu tư xây dựng Nhà máy xử
lý nước thải, chiếm tỷ lệ 20 % trong tổng số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
có hệ thống xử lý. Hiện tại, đô thị Hội An đang được đầu tư xây dựng hệ thống
xử lý nước thải chung cho toàn thị xã.

Rác thải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được thu gom bao gồm rác thải
sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Riêng về rác thải y tế hiện tại Bệnh viện Đa khoa
Quảng Nam có một hệ thống xử lý chuyên ngành, còn một số bệnh viện khác
vẫn sử dụng Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam và Công ty Công trình
Công cộng Hội An tiêu hủy, hoặc tự các bệnh viện giải quyết nội bộ. Hiện tại
tỉnh có 6 bãi rác lớn, với tổng diện tích của các bãi rác là 33,6 ha, tổng thể tích
các hộc chứa rác là 3.765.000 m3, và công suất tiếp nhận là 750 m3/ngày đêm.
Tuy nhiên đến nay tình hình thu gom rác thải ở các đô thị cũng chỉ đạt khoảng
75 %.

Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn
tỉnh cũng đã được thực hiện trong những năm qua. Định kỳ hàng năm, Sở Tài
nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh dịch vụ,... nhằm theo dõi tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường
của các đơn vị. Qua đó, Sở đã phát hiện một số cơ sở chưa thực hiện đúng quy
định và đã có biện pháp chế tài phù hợp nhằm chấn chỉnh việc thực thi pháp luật
về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp
với các cơ quan quản lý môi trường cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan
tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường tại các điểm nhạy cảm,
giải quyết khiếu nại liên quan về môi trường. Về lĩnh vực này, điểm yếu của
Tỉnh là lực lượng còn quá mỏng, các phương tiện để tổ chức thanh tra còn rất
thiếu.

2.2.4 Quan trắc môi trường

Nằm trong hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, công tác
quan trắc môi trường được thực hiện đều đặn và mở rộng, bổ sung hàng năm.
Đến nay, mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh bao gồm 06 điểm quan trắc môi
trường không khí xung quanh, 11 điểm nước mặt (nước sông, hồ), 12 điểm nước
31
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

ngầm tầng nông (nước giếng) và 04 điểm nước biển ven bờ. Song, có thể nói
đầu tư về nhân lực, tài chính cho công tác quan trắc còn thấp; mạng lưới quan
trắc chưa được thiết kế hợp lý; máy móc trang thiết bị phục vụ quan trắc và phân
tích môi trường chưa được đầu tư ở mức cần thiết. Mặc dù các thông tin, số liệu
có được từ hoạt động quan trắc môi trường, rất hữu ích, song có thể thấy tồn tại
một số vấn đề sau:

1) Đối với nước mặt: số điểm quan trắc bố trí trên hệ thống sông, hồ
còn thưa, chủ yếu mới chỉ tập trung vào những vị trí được xem là điểm
nóng ô nhiễm, còn thiếu điểm tham khảo.
2) Đối với nước ngầm: thông tin về ô nhiễm Asenic còn thiếu, chỉ có
số liệu mới đây tại một số ít điểm.
3) Đối với nước biển ven bờ: vị trí lấy mẫu nước còn ít, chủ yếu được
lấy tại các bãi tắm và cách bờ không xa, thiếu số liệu đặc trưng cho toàn
vùng biển ven bờ.
4) Có thể còn vấn đề chất lượng của các số liệu quan trắc do các cơ
quan khác nhau thực hiện và chưa đáp ứng đầu đủ quy trình QA/QC (các
số liệu 2006 trở về trước do Trung tâm quan trắc môi trường của Sở
KH&CN thực hiện và từ 2007 do Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ
thực hiện).

2.2.5 Truyền thông môi trường

Hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời
gian qua có những bước phát triển, thu hút sự quan tâm của các cấp, ngành và
nhiều thành phần xã hội, góp phần thực hiện tốt pháp luật về môi trường. Có thể
kể đến một số chương trình, đợt tập huấn nâng cao nhận thức và thu hút sự tham
gia của cộng đồng vào hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

Bảng 2.12. Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng trong thời gian qua.

Đối tượng
STT Tên hoạt động Thời gian Địa phương
tham gia
Tấp huấn về quản lý tổng Các huyện
1 2004 Phụ nữ
hợp vùng bờ vùng bờ
Giới thiệu bảo tồn biển và 2003, 2004,
2 Hội An Phụ nữ
môi trường vùng bờ 2005
Tập huấn phân loại rác
3 2006 Hội An Hộ gia đình
thải tại nguồn
2004, 2005, Hội An – Cù
4 Tổ chức làm sạch bãi biển Nhiều thành phần
2006 Lao Chàm
Tổ chức dọn rác sông Hội
5 2005 Hội An Nhiều thành phần
An

32
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Hội LHPN, Hội


Ký kết liên tịch thực hiện LHTN, MTTQVN
6 Hàng năm Tỉnh
bảo vệ môi trường Tỉnh, Tỉnh Đoàn,
Hội Nông dân...
Meeting kỷ niệm ngày
7 Hàng năm Toàn tỉnh Nhiều thành phần
môi trường Thế giới

Bên cạnh những nỗ lực nêu trên, hoạt động truyền thông còn thiếu sự liên
kết, phối hợp; sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế và thụ động.

2.2.6 Sử dụng nguồn ngân sách

Nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và kiểm soát
ô nhiễm nói riêng tại Quảng Nam, mặc dù tăng lên hàng năm và từng bước được
đa dạng hóa, song còn rất hạn chế. Ngân sách chủ yếu là từ nguồn của Nhà
nước; các nguồn khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị, tổng
kinh phí đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm là 1% ngân sách.
Tuy nhiên, cho đến nay đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường các khu vực đô
thị trên địa bàn tỉnh còn ít, do còn nhiều lúng túng trong việc xác định chương
trình, nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường để xin cấp kinh phí.

Nhìn chung các hoạt động liên quan đến kiểm soát ô nhiễm, đặc biệt là
công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển, xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, quan trắc, giám sát môi trường, xử lý vi
phạm môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia
cộng đồng bảo vệ môi trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều giải
pháp KSON môi trường (chính sách, cưỡng chế, kinh tế và vận động...) đã được
thực hiện, nhưng chưa đủ để cải thiện tình trạng môi trường hiện nay.

2.4 Các quan tâm về chất lượng môi trường trong tương lai

Trong tương lai, Quảng Nam định hướng tập trung tăng mạnh sản xuất
công nghiệp và dịch vụ, kèm theo đó là phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là cơ sở hạ tầng giao thông.

Trong giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung đẩy mạnh,
phát triển các một số ngành công nghiệp sau đây:

• Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng
25%/năm; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến lương thực – thực
phẩm; sản xuất đồ uống, như: bia, nước giải khát, nước khoáng.

33
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Công nghiệp chế biến và khai thác khoáng sản đạt tốc độ tăng trưởng
khoảng 15 – 16,5%/năm với các loại sản phẩm chủ yếu như đá xây dựng,
than, bột thạch anh, cát khuôn đúc, Felspat; nghiên cứu, khai thác, sử
dụng nguồn khoáng sản phóng xạ (Uranium) tại Quảng Nam.
• Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng
19 – 25%/năm với các loại sản phẩm chủ yếu như: xi măng, gạch, ngói,
đá ốp lát, kính tấm xây dựng.
• Ngoài ra, các ngành công nghiệp khác như dệt – may – da – giày, cơ khí,
điện tử cũng sẽ được chú trọng.

Quảng Nam cũng chú trọng phát triển làng nghề và các ngành nghề tiểu,
thủ công nghiệp: tập trung vào việc phục hồi, nâng cao khả năng sản xuất của
các ngành nghề thủ công truyền thống như ươm tơ dệt lụa ở Duy Trinh (Duy
Xuyên), các xã ven sông Thu Bồn, một số điểm ở Điện Bàn, Đại Lộc, đúc đồng,
nhôm ở Điện Bàn; sành sứ La Tháp; gốm Thanh Hà; các làng nghề dệt may, sản
xuất gạch ngói, gia công đồ gỗ… Song song, nhiều lĩnh vực kinh tế cũng được
chú trọng phát triển như chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Với quy mô phát triển như hiện nay, Quảng Nam nhìn chung chưa phải
đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nan giải. Song việc chuẩn bị cho các mục
tiêu phát triển trong thời gian tới sẽ có nhiều thách thức. Các quan tâm về môi
trường cũng đã được đặt ra trong định hướng phát triển bền vững tỉnh Quảng
nam, đặc biệt là:

• Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái môi
trường. Chú trọng giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế và các khu đông dân cư. Chỉ
tiêu đặt ra là tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đạt
100% vào năm 2015.
• Phân bố các nhà máy về các khu vực nông thôn để góp phần
thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo sự đồng đều giữa các địa bàn.
• Xử lý chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường trong
cộng đồng dân cư ở nông thôn, đồng thời hạn chế nạn chặt phá rừng lấy
củi bằng việc áp dụng công nghệ sử dụng Biogas.
• Nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước tại các khu công
nghiệp và thị xã, thị trấn tiếp tục đầu tư công trình nước sạch tại các trung
tâm huyện lỵ. Phấn đấu đến đến năm 2010 đạt 90% hộ được sử dụng nước
sạch trong sinh hoạt. Đảm bảo mục tiêu đến 2015, 85% dân số nông thôn
được cấp nước sạch, với mức 40-80 lít/người/ngày và 100% dân số đô thị
với mức 150 - 300 lít/người/ngày; đảm bảo đủ nhu cầu nước cho các công
trình công nghiệp, dịch vụ.
• Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi
trường đồng thời gắn liền phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững
• Tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ nuôi cấy mô,
34
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

tế bào, công nghệ gen, công nghệ vi sinh, enzim..., để đáp ứng các yêu
cầu về chất lượng giống góp phần tăng năng suất sản phẩm, bảo vệ môi
trường và sức khoẻ cộng đồng.
• Phát triển mạnh các ngành nghề truyền thống ở khu vực nông
thôn, ven đô thị, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lấn
với các trung tâm thị xã, thị trấn, khu dân cư.
• Sử dụng khai thác hợp lý, có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên
nhiên, môi trường ở các lưu vực sông.
• Nâng cao nhận thức về môi trường, chú trọng biện pháp phòng ngừa ô
nhiễm và cải thiện môi trường.

Một số hoạt động ưu tiên thực hiện nhằm giảm ô nhiễm và quản lý chất
thải rắn, chất thải nguy hại ở đô thị trong tỉnh đã được đề cập đến, trong đó có:

• Xúc tiến đầu tư xây dựng một số nhà máy xử lý rác thải y tế ở một số
bệnh viện tuyến tỉnh và huyện.
• Phân loại chất thải rắn tại nguồn, bước đầu phân loại chất
thải rắn sinh hoạt để thuận lợi cho việc xử lý thành phân bón hữu cơ. Mở
rộng và tăng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị hiện có để
tăng phạm vi phục vụ, nâng cao năng suất lao động của công nhân và máy
móc.
• Đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn mới tại xã Tam
Xuân II để chôn lấp phế thải rắn trơ của nhà máy xử lý rác, phần trơ của
rác thải sinh hoạt, rác y tế và công nghiệp, chất thải xây dựng của các
huyện phía Nam thị xã Tam Kỳ và Khu Kinh tế mở Chu Lai cho giai đoạn
2008-2020.
• Xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại bằng công nghệ
chôn lấp đặc biệt ngay tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tiến hành qui hoạch
một số địa điểm cho việc xây dựng các khu chôn lấp trên địa bàn tỉnh.
• Tăng cường công tác quan trắc, kiểm soát ô nhiễm đối với
các cơ sở sản xuất, đặc biệt là đối với các nguồn thải chính, có nguy cơ ô
nhiễm cao và những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
• Đẩy mạnh công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo
Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
• Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, xây dựng và triển khai các dự án,
đề tài về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Đồng thời có kế hoạch hỗ
trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tái chế chất thải.

Trong số các chương trình trọng điểm ưu tiên đến 2010, đặc biệt có 2
chương trình liên quan trực tiếp đến công tác KSON, đó là:

• Chương trình nước sạch sinh hoạt


• Chương trình xử lý nước thải, chất thải
35
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Tuy nhiên, các dự án trọng điểm đề xuất trong các chương trình trọng
điểm thì vẫn chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất (vật liệu xây dựng), lắp
ráp ô tô, xây dựng đường, hạ tầng cơ sở và các khu du lịch. Các dự án về môi
trường chưa được đặt ra một cách cụ thể và triển khai kịp thời. Nhiều văn bản
quan trọng liên quan đến KSON chưa được hình thành. Ví dụ, chiến lược bảo vệ
môi trường hay chương trình quan trắc môi trường tỉnh Quảng Nam mới được
bắt đầu xây dựng.

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.1 Tầm nhìn


Đến 2020, Quảng Nam về cơ bản sẽ kiểm soát được tình trạng ô nhiễm
các thành phần môi trường bởi tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn
toàn tỉnh; các khu đô thị, nông thôn, các vùng sinh thái được quy hoạch phát
triển bền vững; công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến với các hệ thống xử lý chất
thải phù hợp được áp dụng; ý thức nhân dân trong bảo vệ môi trường được nâng
cao; các tiêu chuẩn môi trường quốc gia được tuân thủ nghiêm ngặt, tiếp cận
đến các tiêu chuẩn của các quốc gia khác trong khu vực.

3.2 Mục tiêu

3.2.1 Mục tiêu chung

• Hoàn thiện chính sách, thể chế, năng lực quản lý chất thải và kiểm soát ô
nhiễm.
• Nâng cao nhận thức nhân dân trong ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và
bảo vệ môi trường
• Hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí trên địa
bàn toàn tỉnh, thỏa mãn quy chuẩn Việt Nam về môi trường.
• Góp phần thực hiện có hiệu quả các công ước quốc tế liên quan đến
KSON và bảo vệ môi trường.

3.2.2 Mục tiêu cụ thể

• Củng cố chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến KSON
• Hoàn thiện thể chế quản lý chất thải và KSON, tập trung vào cơ chế điều
phối phối hợp và cơ chế tham gia.
• Tăng cường kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý, KSON
• Nâng cao nhận thức của cộng đồng về hạn chế nguồn thải, ngăn ngừa ô
nhiễm và bảo vệ môi trường

36
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Hạn chế và giảm hàm lượng chất gây ô nhiễm vào môi trường không khí
từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông.
• Cải thiện chất lượng nguồn nước mặt tại đô thị và bảo vệ các nguồn nước
nói chung khỏi ô nhiễm
• Quản lý tốt các nguồn rác thải, đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại các đô thị
• Tăng cường phối hợp với các địa phương láng giềng trong hoạt động
kiểm soát ô nhiễm liên địa phương.
• Thực thi có hiệu quả các điều ước quốc tế có liên quan đến kiểm soát ô
nhiễm môi trường mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

3.2.3 Các tiêu chí

• Đến 2010, hoàn thành việc điều tra, kiểm kê nguồn ô nhiễm; xây dựng
được các kế hoạch quản lý các loại nguồn thải, quản lý sự cố môi trường;
bước đầu hoàn thiện thể chế quản lý KSON của Tỉnh.
• Đến 2015, thu gom, vận chuyển và sơ bộ xử lý được 100% tổng lượng
chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp; xử lý được 100%
chất thải rắn y tế và chất thải công nghiệp nguy hại bằng những công nghệ
phù hợp.
• Đến 2015, kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường trong tất cả các
lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: công nghiệp hoá chất; công nghiệp
dệt, nhuộm, giày da, giấy, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến tài
nguyên khoáng sản; y tế; giao thông vận tải...; kiểm soát được tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các điểm nóng, vùng nhạy cảm, đặc biệt là các đoạn
sông chảy qua khu vực đô thị.
• Đến 2020, cơ bản thu gom và xử lý được tất cả chất thải các loại phát sinh
trên địa bàn Tỉnh
• Đến 2020 đảm bảo nồng độ các chất gây ô nhiễm trong môi trường đất,
nước, không khí thỏa mãn quy chuẩn Việt Nam.

3.3 Các hợp phần và hành động cụ thể

Nhằm đạt được các tiêu chí, mục tiêu và tầm nhìn nêu trên, hoạt động
KSON tại Quảng Nam cần triển khai những nội dung chính, được phân theo 8
nhóm sau:

3.3.1 Xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp lý liên quan
đến KSON tỉnh Quảng Nam

Hành động 1: Xây dựng, hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô
nhiễm môi trường

Chính sách liên quan đến KSON của Quảng Nam cần tập trung vào:
• Ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc xây dựng và tuân thủ

37
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

những tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam đối với các chất gây ô nhiễm,
tiếp cận với các tiêu chuẩn của các quốc gia khác trong khu vực;
• Phòng ngừa ô nhiễm thông qua việc tăng cường năng lực
quản lý, đầu tư, cưỡng chế tuân thủ pháp luật và triển khai các biện pháp
phòng ngừa ô nhiễm nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải nguy hại
• Áp dụng công nghệ sạch và công nghệ mới với những thiết
bị giảm ô nhiễm và triển khai hệ thống xử lý chất thải phù hợp tại các cơ
sở sản xuất;
• Khai thác bền vững các nguồn tài nguyên;
• Quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững khu sinh thái
và đô thị nông thôn.
• Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục công tác
phòng ngừa ô nhiễm cho cộng đồng;
• Sáng kiến, khuyến khích kinh tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm
và bảo vệ môi trường;
• Thu thuế, thu phí đối với các loại chất thải;
• Quản lý chất thải từ các khu công nghiệp;
• Quản lý ô nhiễm từ các làng nghề;
• Thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải và
phục hồi môi trường
• Xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn tại nguồn;

Các công việc chính của hành động này bao gồm:

• Rà soát đánh giá chính sách hiện hành của quốc gia, địa phương liên quan
đến KSON, xác định vấn đề, bất cập, khe hở
• Phân tích nhu cầu, cơ hội của Quảng Nam
• Lập kế hoạch hoàn thiện và xây dựng chính sách KSON tại Quảng Nam
• Triển khai kế hoạch

Hành động 2: Xây dựng và hoàn thiện h ệ thống các quy định và văn bản quy
phạm pháp luật về KSON

Cần xem xét việc xây dựng và ban hành các văn bản về các lĩnh vực sau:

• Quy định về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển
• Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở sản xuất và dịch
vụ có sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc có nguồn thải;
• Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của
báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển
khai thực hiện dự án đầu tư.
• Quản lý chất thải từ nguồn

38
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Tiêu chuẩn khí thải, nước thải đối với những lĩnh vực, vùng nhạy
cảm, đặc thù;

Những công việc chính của hành động này bao gồm:

• Rà soát, đánh giá các quy định hiện hành của Tỉnh liên quan đến KSON,
các văn bản pháp lý của Trung ương và Tỉnh về KSON; xác định vấn đề,
bất cập, khe hở
• Phân tích nhu cầu hoàn thiện các quy định
• Đề xuất hoàn thiện các quy định
• Tổ chức ban hành các quy định mới/thay thế

Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến quản lý chất
thải và công tác KSON

Hành động 1: Phân vùng sử dụng bền vững các nguồn nước mặt, nước ngầm
Nội dung phân vùng có thể được lồng ghép trong các chương trình dự án
liên quan khác, như quy hoạch sử dụng lưu vực sông, hay quản lý tổng hợp tài
nguyên nước. Điều quan trọng là có được sự phân chia các khu vực (một cách
tương đối) phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH và bảo vệ môi trường của
Tỉnh, kèm theo khung thể chế để thực hiện phân vùng; từ đó các chính sách, quy
định, hành động KSON cụ thể được xây dựng và triển khai một cách hệ thống,
toàn diện và bài bản.

Các nội dung chính của hành động này bao gồm:
• Rà soát các nguồn nước trên địa bàn Tỉnh (các khía cạnh tài nguyên
nước và chất lượng các nguồn nước, nhu cầu sử dụng, khai thác);
• Rà soát các vấn đề về thể chế liên quan đến quản lý các nguồn nước;
• Lập sơ đồ hiện trang sử dụng các nguồn nước
• Lập ma trận mâu thuẫn, xác định các bất cập chồng chéo trong quản
lý sử dụng các nguồn nước
• Phân loại các vùng sử dụng nguồn nước;
• Đề xuất sơ đồ phân vùng sử dụng bền vững các nguồn nước
• Đề xuất khung hệ thống quy định phân vùng
• Đề xuất Khung thể chế để triển khai phân vùng
• Tham vấn, hoàn thiện, phê duyệt
• Triển khai phân vùng.

Hành động 2: Xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải
rắn

Tỉ lệ thu gom, xử lý rác thải ở Quảng Nam còn rất thấp so với nhiều địa

39
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

phương khác trong cả nước (75% rác thải sinh hoạt ở khu vực đô thị, 80% rác
thải công nghiệp, 90% rác thải y tế ở khu vực đô thị và 30% ở khu vực nông
thôn, tỉ lệ rác thải sinh hoạt thu gom ở khu vực nông thôn rất thấp). Tại Quảng
Nam việc phân loại, xử lý, các loại chất thải rắn chưa được chú ý. Chưa có quy
hoạch các bãi chôn lấp một cách tổng thể... Do vậy, cần có một kế hoạch mang
tính tổng thể quản lý chất thải rắn từ khi phát sinh, vận chuyển đến khâu xử lý,
bao gồm cả phân loại, tái sử dụng, tái chế,... Có như vậy các vấn đề về chất thải
rắn ở Quảng Nam mới được giải quyết một cách bài bản. Những công việc chính
của hành động này bao gồm:

• Rà soát, đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh
• Xác định, phân tích các vấn đề
• Xác định mục tiêu, nội dung các hoạt động của Kế hoạch quản lý tổng
hợp chất thải rắn
• Xác định cơ chế triển khai Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn
• Tham vấn, hoàn thiện, phê duyệt Kế hoạch
• Triển khai Kế hoạch

Cần lưu ý rằng để Kế hoạch được triển khai hiệu quả, các bước tham vấn
hoàn thiện, phê duyệt là rất quan trọng. Việc triển khai Kế hoạch sẽ căn cứ vào
tính ưu tiên của các hoạt động, năng lực của địa phương kế cả tính khả thi về tài
chính.

Những hoạt động quan trọng cần lưu ý trong Kế hoạch là:

• Quy hoạch các bãi rác, đảm bảo sự an toàn lâu dài của môi trường; cải
tạo, nâng cấp bãi rác cũ và đầu tư xây dựng bãi rác mới theo hướng bãi
chôn lấp hợp vệ sinh.
• Khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng rác thải, hạn chế tối đa lượng
chất thải chôn lấp.
• Phát triển cơ sở hạ tầng môi trường, các dịch vụ vệ sinh môi trường công
cộng
• Cải tạo và xây dựng mới các công trình xử lý rác thải y tế, rác thải công
nghiệp, rác thải nguy hại.
• Xây dựng các nhà máy chế biến phân compost.
• Hoàn thiện chính sách đầu tư môi trường, thu hút đầu tư của khối tư nhân
và các cộng đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ môi
trường.
• Nâng cao ý thức của người dân, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất
trong việc giữ gìn vệ sinh, môi trường tại thành phố, nông thôn.

Hành động 3: Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước
thải tạiừ các khu, cụm công nghiệp

40
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Hành động này có thể được tiến hành riêng cho Khu kinh tế mở Chu Lai,
các khu công nghiệp hiện tại (Tam Anh, Điện Nam, Điện Ngọc, Thuận Yên),
các khu công nghiệp theo quy hoạch phát triển của Tỉnh (như An Hòa - Nông
Sơn, Đông Quế Sơn), các cụm công nghiệp sẽ hình thành trong tương lại tại các
huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Quế Sơn, Phước Sơn,
Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Điện Bàn, Duy Xuyên,
Thăng Bình, Núi Thành, TP. Hội An, Tam Kỳ...

Đối với các khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động hiện nay, nội dung
chính của hành động này bao gồm:
• Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển khu cụm CN
• Rà soát, đánh giá nguồn thải, chất thải, thải lượng tại khu, cụm CN
• Rà soát thiết kế và hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải
• Dự báo chất thải, thải lượng
• Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử
lý nước thải từ khu, cụm công nghiệp
• Triển khai xây dựng, điều chỉnh quy hoạch.

Với các khu, cụm công nghiệp mới, hành động này được lồng ghép ngay
vào bước đầu hình thành khu, cụm công nghiệp và được xây dựng dựa trên:
• Phân tích nhu cầu, tiềm năng phát triển khu, cụm CN
• Phân tích khả năng sinh chất thải (nguồn thải, chất thải, thải
lượng)
• Phân tích điều kiện công nghệ và khả năng cung cấp các dịch vụ
môi trường

Hành động 4: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt đô thị

Phải quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị sao cho không bị úng ngập và
đảm bảo vệ sinh an toàn cho cộng đồng. Từng bước thực hiện xử lý nước thải
khu vực thành phố Tam Kỳ, Hội An, sau đó là các thị xã thị trấn khác, đảm bảo
TCVN 5945-2005; TCVN 6772 - 2000 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Mức độ
áp dụng của tiêu chuẩn sẽ được xem xét, tùy thuộc vào dân số trong khu vực và
mục tiêu sử dụng nguồn nước mặt tại địa phương.

Đối với thoát và xử lý nước thải, tại các đô thị cũ, sẽ từng bước tách 2 hệ
thống (thoát nước mưa và nước thải) thông qua việc cải tạo đường ống hoặc xây
dựng giếng tách tràn. Tại các khu đô thị mới, tách 2 hệ thống ngay từ ban đầu
hoặc chừa quỹ đất tách 2 hệ thống sau này.

Nội dung chính của hành động này bao gồm:


• Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển đô thị
• Rà soát, đánh giá nguồn thải, chất thải, thải lượng từ khu đô thị
41
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Rà soát thiết kế và hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước


thải
• Dự báo chất thải, thải lượng
• Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và
xử lý nước thải từ khu đô thị
• Triển khai việc hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải

Với các khu đô thị mới, hành động này được lồng ghép ngay vào bước đầu
hình thành khu đô thị và được xây dựng dựa trên:
• Phân tích nhu cầu, tiềm năng phát triển khu đô thị
• Phân tích khả năng sinh chất thải (nguồn thải, chất thải, thải
lượng)
• Phân tích điều kiện công nghệ và khả năng cung cấp các dịch vụ
môi trường.

Hành động 5: Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý chất thải làng nghề

Quảng Nam có một số loại hình làng nghề truyền thống như:

• Làng nghề ươm tơ, dệt lụa: Châu Hiệp, Duy Xuyên (HTX ươm
dệt thị trấn Nam Phước), Bảo An (HTX Điện Quang); các cơ sở Đông
Yên, Thi Lai, Giao Thủy, Trung Phước vừa sản xuất tập trung vừa hỗ trợ
các hộ sản xuất ươm tơ thủ công.
• Làng nghề dệt vải: ở Duy Trinh, Nông Sơn, thị trấn Nam Phước
• Làng nghề dệt thổ cẩm: tại các huyện miền núi như Đông Giang,
Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My.
• Làng nghề gốm sứ mỹ nghệ: Làng gốm Thanh Hà (Hội An); các
cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn
• Làng đúc nhôm đồng Phước Kiều
• Làng mộc Kim Bồng (thành phố Hội An)
• Ngoài ra, một số nghề thủ công khác cũng phát triển trên đất
Quảng Nam như nghề mây tre đan: ở Tam vinh (Tam Kỳ), An Thanh
(Điện Thắng, Điện Bàn); sản xuất chữ tre ở Hội An; đan tre ở Đại Lộc,
Thăng Bình...; dệt chiếu ở Thạch Tân, Bàn Thạch và Triêm Tây, Cẩm
Kim (thuộc huyện Duy Phước); chế biến thủy sản (nước mắm, cá, tôm
khô); chế biến trà hương, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất trống da Lâm
Yên, sản xuất nón lá...

Hiện tại cơ cấu kinh tế xã hội của các làng nghề thủ công tại Quảng Nam
còn yếu kém. Tuy nhiên, Quảng Nam cũng đã có quy hoạch phát triển các làng
nghề, song song với việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản
xuất quy mô vừa. Như vậy một kế hoạch quản lý chất thải làng nghề cần được ra

42
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

đời nhằm khắc phục những vấn đề ô nhiễm hiên nay từ các làng nghề (mặc dù
chưa phải nổi cộm) và đáp ứng sự phát triển của khối này trong tương lai. Các
hành động KSON môi trường làng nghề sẽ tập trung vào các vấn đề sau:

• Rà soát, đánh giá tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và việc
tuân thủ công tác BVMT của các làng nghề;
• Rà soát hiện trạng quy hoạch phát triển các làng nghề
• Đề xuất kế hoạch quản lý chất thải từ các làng nghề
• Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật thu gom, xử lý
chất thải, tự quan trắc/giám sát môi trường cho các cơ sở làng nghề;
• Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng.

3.3.3 Hoàn thiện và áp dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ KSON

Hành động 1: Hoàn thiện hệ thống ĐTM hiện hành

Hành động này t ập trung vào:

• Bổ sung, hoàn thiện các nội dung ĐTM còn thiếu hoặc bất cấp
đối với địa phương;
• Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện ĐTM.
• Xây dựng hoàn thiện các hướng dẫn thao tác kỹ thuật thực
hiện ĐTM.
• Xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện thực hiện
ĐTM; tổ chức phân cấp cấp giấy phép và quy định các mức phí lập báo
cáo ĐTM.
• Tuân thủ hậu ĐTM thông qua việc xây dựng các quy định
kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư phát
triển

Hành động 2: Triển khai đánh giá khả năng chịu tải một số khu vực điển hình
(như sông Trường Giang, sông Tam Kỳ...)

Đó là việc đánh giá tổng hợp các tác động riêng rẽ từ nhiều nguồn khác
nhau cùng một thời gian hoặc đánh giá tác động đến môi trường từ một
nguồn/một loại tác nhân nhưng tích luỹ trong một thời gian dài. Việc đánh giá
có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc bảo vệ chất lượng môi trường và hoạch
định phát triển ở một khu vực cụ thể, xem còn có khả năng bổ sung thêm hoạt
động công nghiệp nữa hay không. Thể loại ĐTM này đã được phát triển ở nhiều
nước và nó thực sự đã trở thành một công cụ quan trọng. Các nội dung của hành
động này thường bao gồm:

• Xác định các nguồn gây ô nhiễm;

43
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Xác định thải lượng gây ô nhiễm đối với từng nguồn theo các
chất đặc trưng (thí dụ theo COD hay một kim loại nặng nào đó như Cu,
Pb, Cd…);
• Xác định tổng lượng thải;
• Xác định ngưỡng chịu đựng hay ngưỡng chấp nhận của đối
tượng;
• Xác định mức vượt ngưỡng chịu đựng;
• Xác định tác động của mức vượt ngưỡng chịu đựng.

Hành động 3: Đánh giá rủi ro môi trường

Hành động này nhằm giải quyết, xử lý các vấn đề phức tạp về sự cố môi
trường, thông thường là do những thành phần hoá chất độc hại hoặc di truyền
sinh học. Trong ngữ cảnh sức khỏe cộng đồng, đánh giá rủi ro là quá trình xác
định lượng ảnh hưởng có hại có thể đến từng cá nhân hay công đồng dân cư từ
các hoạt động nào đó của con người. Trên địa bàn Quảng Nam có thể xẩy ra
các vụ tràn dầu, hoá chất, cháy nổ, tảo độc…Vì vậy các đơn vị chức trong tỉnh
cần ngăn ngừa sự cố xảy ra, dự phòng các tình huống có thể xảy ra và có các
phương án giải quyết, ứng phó. Hành động này sẽ hỗ trợ công việc nói trên và
việc triển khai nó thường đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ cao về
các lĩnh vực hoá học, sinh học. Các nội dung chính của hành động này bao gồm:

• Xác định các nguồn gây nguy hại hoặc rủi ro;
• Xác định đường truyền rủi ro;
• Xác định mức độ lộ diện/ tiếp xúc đối tượng tác nhân;
• Xác định ngưỡng chấp nhận của đối tượng;
• Xác định các tác động vượt ngưỡng của đối tượng ảnh hưởng;
• Đề xuất các phương án quản lý rủi ro

Hành động 4: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

ĐMC là một hệ thống kết hợp chặt chẽ môi trường, chính sách, kế hoạch
và chương trình. ĐMC đảm bảo rằng các kế hoạch và chương trình có sự quan
tâm đầy đủ về môi trường. ĐMC là một ưu tiên mới của Chính phủ Việt Nam,
một công cụ mạnh cho các dự án lớn và là một khuôn mẫu cho các loại hình
ĐTM được xây dựng chuẩn. Có thể áp dụng ĐMC cho các khu, cụm công
nghiệp, khu vực làng nghề, các vùng phát triển du lịch ven biển... theo quy
hoạch của tỉnh Quảng Nam. Nội dung của hành động này bao gồm:

• Điều tra, đánh giá kế hoạch hoặc chương trình phát triển theo
qui định đánh giá môi trường chiến lược;
• Xác định phạm vi giới hạn điều tra, đánh giá và các yêu cầu giả
định;
• Phân tích văn bản của nhà nước về môi trường liên quan đến kế
44
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

hoạch, chương trình


• Xác định tác động môi trường có thể xảy ra
• Thông báo và tham vấn cộng đồng;
• Ra quyêt định trên cơ sở đánh giá;
• Quan trắc những tác động của các kế hoạch và chương trình sau
khi thực hiện.

Hành động 5: Xây dựng và thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường

Cam kết bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ
đầu tư, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các cơ quan quản lý môi
trường và chính quyền địa phương. Hành động này được coi là nghĩa vụ đối với
các chủ dự án khi tiến hành đầu tư xây dựng và phát triển một lĩnh vực hoạt
động nào đó trên địa bàn tỉnh như các khu du lịch ven biển, các cụm công
nghiệp, làng nghề ... Các nội dung cam kết tuân theo các quy định, hướng dẫn
hiện hành.

Nội dung của hành động này tập trung vào:

• Xây dựng các hướng dẫn, quy định việc cam kết bảo vệ môi
trường đối với các đối tượng đầu tư phát triển dự án trên địa bàn địa
phương;
• Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cam kết
BVMT.

3.3.4 Tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường

Đây là công việc được thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ giúp
cho việc xác định các điểm, khu vực ô nhiễm, sự cố môi trường, từ đó các nhà
quản lý xây dựng các giải pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý kịp thời. Các
hành động mà các địa phương có thể quan tâm và lựa chọn gồm:

Hành động 1: Xây dựng và triển khai chương trình quan trắc môi trường tổng
hợp

• Phân tích hiện trạng quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh
• Phân tích nhu cầu và năng lực quan trắc môi trường của Tỉnh
• Xác định mạng lưới quan trắc (trạm điểm, thông số, tần suất...)
• Xác định yêu cầu phân tích và đảm bảo chất lượng dữ liệu
(QA/QC)
• Đề xuất cơ chế thực hiện lưu ý đến việc tăng cường năng lực và
khả năng điều phối phối hợp trong quan trắc
• Xây dựng và triển khai quan trắc thử nghiệm
• Đánh giá hoàn thiện chương trình quan trắc tổng hợp
45
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Hành động 2: Xây dựng mạng lưới trạm quan trắc tự động môi trường nước và
không khí.

Hành động này được xác định trên cơ sở hành động 1 nêu trên và tập
trung vào vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở trạm quan trắc. Nội dung chính của
hành động gồm:

• Nghiên cứu lựa chọn điểm cụ thể đặt trạm và trung tâm xử lý kết
quả quan trắc tự động
• Lập dự án khả thi
• Đầu tư, xây dựng

Hành động 3: Xây dựng và triển khai cơ chế giám sát cơ động môi trường nước
và không khí

Để tăng cường sự giám sát - quan trắc môi trường tại các cơ sở trên địa
bàn toàn tỉnh, việc thiết lập đơn vị giám sát - quan trắc cơ động là hết sức cần
thiết. Đơn vị có thể được hoạt động nhờ các tải hoặc xe chuyên dụng. Thường
thì đơn vị được trang bị một phòng thí nghiệm nhỏ và các thiết bị lấy mẫu. Nếu
giới hạn tới các thông số giám sát cần thiết như BOD5, độ pH, vv…chi phí cho
các đơn vị ở mức chấp nhận được và có thể được thực hiện ở địa phương. Các
nội dung của hành động này thương gồm:

• Thiết lập hệ thống đường dây điện thoại nóng;


• Thành lập đội giám sát cơ động xử lý các tình huống;
• Đầu tư trang thiết bị
• Tăng cường năng lực và đào tạo kỹ năng chuyên môn, nghiệp
vụ.

Hành động 4: Củng cố năng lực phân tích môi trường

Phân tích môi trường có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta kết quả chính
xác hay không, từ đó đưa ra các kết luận để phục vụ công tác quản lý. Cần nhận
thức rằng không phải tất cả các phòng thí nghiệm đều có khả năng phân tích môi
trường. Mặt khác cũng cần lưu ý tính pháp lý của các phòng phân tích. Như vậy
một đánh giá năng lực các phòng thí ngiệm trên địa bàn Tỉnh phải được thức
hiện (có thể tiến hành trong hành động 1 của nhóm này). Trước mắt có thể tập
trung nâng cao năng lực phân tích phòng thí nghiệm cho Trung tâm quan trắc
môi trường, thuộc Chi cục Môi trường Quảng Nam. Các nội dung cần quan tâm
cho hành động này bao gồm:

• Phân tích năng lực của các phòng phân tích;


• Xác định nhu cầu phân tích (các chỉ tiêu);
46
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Đề xuất củng cố năng lực


• Triển khai

3.3.5 Củng cố, quản lý thông tin, dữ liệu


Thông tin, dữ liệu là đầu vào quan trọng cho quá trình lập kế hoạch và
đưa ra các quyết định liên quan đến KSON. Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam còn
thiếu một cơ sở dữ liệu, lưu giữ đầy đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết, để có thể
khai thác và cung cấp đầu ra cho các bên liên quan sử dụng. Việc phân tán các
thông tin, dữ liệu ở nhiều ngành, nhiều cơ quan, cá nhân, như hiện nay tạo ra
những bất cập, gây tốn kém về thời gian và tiền của mỗi khi tìm kiếm chúng,
đồng thời không đảm bảo được chất lượng của chính các thông tin, dữ liệu. Như
vậy, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu mang tính tổng hợp, thống nhất về KSON,
kèm theo là một cơ chế để quản lý, khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu đó, phục vụ
các ngành, các cơ quan liên quan trong hoạt động quản lý và KSON trên địa bàn
toàn tỉnh. Một số hành động quan trọng cần thực hiện đối với lĩnh vực này bao
gồm:

Hành động 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ công tác KSON

• Xác định cấu trúc CSDL và phần mềm tiện ích quản lý CSDL
đó
• Tập hợp, xử lý, biên tập thông tin dữ liệu vào cơ sở dữ liệu (từ
nhiều nguồn như quan trắc môi trường, kiểm kê nguồn ô nhiễm, kiểm
toán chất thải, kết quả giám sát thanh tra môi trường, kết quả của các
chương trình, dự án liên quan...)
• Khai thác và chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ công tác KSON

Hành động 2: Tiến hành kiểm kê nguồn ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

• Xác định phạm vi, nội dung cụ thể cần kiểm kê


• Xác định nguồn lực để kiểm kê nguồn ô nhiễm
• Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
• Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu
• Số hóa, biên soạn dữ liệu thu thập được
• Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập được

3.3.6 Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Mục tiêu bảo vệ môi trường chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ hành
động đúng đắn của con người. Tất cả các hành động đều chịu sự chi phối từ quá
trình nhận thức và ý thức. Hiện nay ý thức của người dân Quảng Nam về việc
bảo vệ môi trường vẫn còn thấp; tình trạng vứt rác bừa bãi, xả các chất thải
xuống sông, kênh, gây ô nhiễm môi trường vẫn còn khá phổ biến. Do đó công

47
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm là một trong những giải
pháp hiệu quả và bền vững nhất. Tuyên truyền nâng cao nhận thức là công cụ
để thu hút sự ủng hộ và tham gia của công chúng về công tác bảo vệ môi
trường, ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng có thể thực
hiện thông qua việc:

a. Lồng ghép nội dung giáo dục về môi trường và ngăn ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm vào trong trường học

Các chương trình giáo dục môi trường cần bắt đầu từ bậc học mầm non và
kéo dài liên tục cho đến các cấp học sau này. Quá trình đào tạo, giáo dục sớm và
liên tục sẽ rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường và nếp sống văn minh từ khi còn
nhỏ đến khi trưởng thành. Mức độ và khối lượng kiến thức sẽ được nghiên cứu và
xây dựng linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi và bậc học khác nhau. Sở Giáo dục
và Đào tạo tỉnh Quảng Nam và các trường học có thể áp dụng các phương pháp
giáo dục phù hợp với từng bậc học:

• Với bậc học từ mầm non và cấp 1: cung cấp các kiến thức đơn
giản về như giữ gìn vệ sinh chung, khuyến khích tham gia làm sạch đường
phố, trường lớp; khơi dậy tình yêu thiên nhiên, môi trường sống; tổ chức
các trò chơi, các cuộc thi vẽ tranh mang tính giáo dục về môi trường.
• Với bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông: lồng ghép
vào chương trình học của học sinh các kiến thức về môi trường như: vai
trò, tầm quan trọng của các hệ sinh thái, nhu cầu về bảo tồn thiên nhiên,
nguy cơ và hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra; tổ chức các hoạt động
ngoại khóa tham quan, các chiến dịch làm vệ sinh, trồng cây gây rừng...;
tổ chức các cuộc thi, giao lưu tìm hiểu về môi trường và bảo vệ môi
trường sống.
• Với bậc đại học: tổ chức các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi
trường, các cuộc thi học thuật, các diễn đàn liên quan…

Để công tác giáo dục đạt kết quả, cần phải thực hiện thường xuyên, có tổ
chức đánh giá thi đua khen thưởng nhằm kịp thời động viên khuyến khích, biểu
dương những tập thể, cá nhân có thành tích.

b. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân

• Tăng cường tuyên truyền kiến thức về bảo vệ môi trường trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung là các phim tài liệu, phóng
sự, các buổi phỏng vấn về tình hình ô nhiễm môi trường hay buổi tư vấn

48
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

về Luật Môi trường. Phương tiện thông tin đại chúng có thể là báo, đài
phát thanh, đài truyền hình quốc gia và địa phương.
• Thông qua chính quyền địa phương, tổ dân phố ... thường xuyên
tuyên truyền, vận động về công tác bảo vệ môi trường; phát động phong
trào xanh và sạch trong địa bàn toàn tỉnh.
• Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo
vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, ý thức về an toàn lao động; thường
xuyên tổ chức các đợt tập huấn, nâng cao nhận thức cho ban quản lý các
khu sản xuất chấp hành các quy định, luật định về bảo vệ môi trường.
• Giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân trong công tác sử
dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; bón phân và phun thuốc
trừ sâu đúng loại, đúng liều lượng; khuyến khích bón phân hữu cơ có lợi
cho đất, sản xuất rau và thực phẩm sạch.

Để triển khai truyền thông có hiệu quả, phải xây dựng một Kế hoạch
truyền thông với mục tiêu là tăng cường nhận thức, kiến thức của nhân dân về
môi trường và KSON, hỗ trợ làm thay đổi hành vi của các bên liên quan và
khuyến khích sự tham gia tích cực của họ, để có sự ủng hộ và đồng thuận trong
quá trình triển khai các hành động KSON sau này. Đây là một kế hoạch truyền
thông mang tính tổng hợp, cần được tiến hành lâu dài, có tổ chức, mạng lưới,
được điều chỉnh trong quá trình thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sở TN&MT.

Như vậy Kế hoạch cần được xây dựng và triển khai có sự phối hợp của
các sở, ngành, cơ quan liên quan như Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Du lịch, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên, Công ty Môi trường Đô thị, Trung tâm Nước sạch & Vệ sinh Môi trường...
Có thể đưa ra các hành động sau (chúng có quan hệ với nhau, đặc biệt là về tiến
độ thời gian thực hiện):

Hành động 1: Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông (tổng hợp)

• Đánh giá thực trạng truyền thông tỉnh Quảng Nam


• Phân tích nhu cầu truyền thông
• Đề xuất kế hoạch ttruyền thông
• Đề xuất cơ chế thực hiện
• Triển khai
• Đánh giá, hoàn thiện

Hành động 2: Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên

• Thành lập
• Đào tạo mạng lưới
• Phát triển mạng lưới

49
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Hành động 3: Phát động các hoạt động phong trào cộng đồng bảo vệ MT (như
làm sạch bãi biển, phân loại rác thải, trồng cây...).

• Xác định hoạt động phù hợp (đặc biệt là phù hợp với sự giác
ngộ của người dân)
• Lập kế hoạch chi tiết và triển khai
• Đánh giá, quảng bá kết quả

3.3.7 Sản xuất sạch hơn- công nghệ sạch

Chiến lược sản xuất sạch hơn của Việt Nam đã được phê duyệt, đặt mục
tiêu đạt 70% các sở Công thương có trình độ chuyên môn về sản xuất sạch hơn
vào năm 2015 và 90% vào năm 2020. Quảng Nam cũng đặt mục tiêu phổ biến
cho 70% doanh nghiệp về SXSH vào năm 2015. Sản xuất sạch hơn là giải
pháp phòng ngừa, chủ động bảo vệ môi trường theo các đặc thù của công
ty, tổ chức, nhằm làm giảm thiểu chất thải và đạt sản lượng hàng hóa cao
nhất. Theo phân tích dòng nguyên liệu và năng lượng tại một công ty, cần
tiếp thu các phương án nhằm giảm thiểu phát thải trong quá trình sản xuất,
nghĩa là phải cải tiến cách tổ chức và công nghệ nhằm đạt hiệu quả sử dụng
nguyên liệu và năng lượng tốt nhất, ngăn ngừa chất thải, nước thải phát sinh và
phát thải khí cũng như thải nhiệt và tiếng ồn. Sản xuất sạch hơn và với việc áp
dụng công nghệ sạch đang được nhiều quốc gia quan tâm và nó sẽ trở thành xu
thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế đảm bảo tính bền vững, đồng thời tạo
uy tín, danh tiếng cho doanh nghiêpnghiệp. Tuy nhiên, nó cũng lại là rào cản,
khó khăn và thách thức đối với các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Tỉnh cần quan
tâm và phát triển lĩnh vực này. Một số hành động liên quan đến nội dung này
cần được tiến hành tại địa phương hỗ trợ cho công tác KSON, đó là:

Hành động 1: Tổ chức thực hiện kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường là xác định khối lượng thực hiện và luận
điểm, theo cách này việc thực hiện các chức năng tương tự để kiểm toán tài
chính. Một báo cáo kiểm toán môi trường chuẩn mực bao hàm thuyết minh
trình bày việc thực thi, luận điểm môi trường mục đích nhằm xác định sự cần
thiết thực hiện, duy trì hoặc cải thiện các dấu hiệu thực thi và luận điểm. Các
nội dung của hành động này tập trung vào:

• Tuyên truyền về lợi ích của công tác kiểm toán môi trường;
• Tổ chức hướng dẫn kiểm toán môi trường;
• Xây dựng cơ chế khuyến khích kiểm toán môi trường.

Hành động 2: Thực hiện ISO 9000 và ISO 14000

ISO 9000 đã trở thành mối quan tâm và đối tượng tham khảo của quốc
50
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

tế cho các yêu cầu quản lý chất lượng trong công nghiệp và kinh doanh và ISO
14000 khiến các tổ chức gặp phải các thách thức môi trường. Với xu thế hội
nhập kinh tế thế giới, sự tham gia WTO buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh,
nhất là các cơ sở có xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, việc thực hiện
ISO 9000 và ISO 14000 là con đường tất yếu. Vì vậy, Tỉnh cần quan tâm
thực hiện các nội dung việc khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, đơn vị áp dụng
ISO 9000 và ISO 14000, như :

• Tuyên truyền, cung cấp các thông tin về rào cản môi trường
trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới;
• Xây dựng chương trình phát triển nhãn môi trường;
• Khuyến khích tạo thuận lợi hỗ trợ các đơn vị đăng ký thực
hiện ISO 9000 và ISO 14000.

Hành động 3: Tổ chức các nghiên cứu cải tiến công nghệ, phối hợp với các
trường đại học, viện nghiên cứu

Nguồn nhân lực khoa học ở trong nước khá dồi dào và đang có chiều
hướng phát triển tốt. Tỉnh cần có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi
thu hút và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp trong Tỉnh với các trường đại học, viện nghiên cứu (ngoài những cơ sở
trên địa bàn Quảng nam cần lưu tâm đến các cơ sở tại Đà Nẵng, Huế, Hà Nội,
Hồ Chí Minh...) nhằm phát triển việc áp dụng công nghệ sạch hơn, và sản xuất
sạch hơn. Các nội dung thường là:

• Xác định những vùng với những tiềm năng cho phát triển công nghệ
sạch;
• Phát triển, thúc đẩy các cơ chế khuyến khích áp dụng công nghệ sạch;
• Thiết lập thỏa thuận hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, viện
nghiên cứu;
• Hỗ trợ về khoa học và công nghệ để thực hiện và triển khai nhân rộng
các mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn trên địa bàn Tỉnh .

Hoạt động 4: Nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay Quảng Nam đang triển khai Chương trình môi trường Đan Mạch
về sản xuất sạch hơn với một loạt dự án trình diễn đối với các doanh nghiệp như
công ty Fococev, công ty TNHH Mỹ Hưng, xí nghiệp Mây tre đan Âu Cơ và
một số thành viên trong câu lạc bộ chế biến thủy sản. Nhiều đơn vị khác đã đăng
ký tham gia vào chương trình SXSH như công ty TNHH Dệt Nam Hưng, Công
ty TNHH Hải Đăng, Công ty cổ phần Quang Châu... Trên cơ sở các kinh
nghiệm và bài học đối với các cơ sở trên, Quảng Nam cần nhân rộng ra các cơ
sở khác trên địa bàn.
51
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Hoạt động này bao gồm xác định các cơ sở tiềm tàng và các giải pháp sản
xuất sạch tương ứng. Việc xác định các cơ sở này dựa vào đặc thù kinh doanh và
nhu cầu của cơ sở. Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay
đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của doanh nghiệp.
Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể là:

• Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn
gọi là kiểm soát nội vi;
• Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm,
sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra;
• Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên
liệu thay thế khác;
• Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất;
• Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.

3.3.8 Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm


Hành động 1: Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm từ các trang trại gia súc, gia
cầm

Chất thải nông nghiệp từ các ngành nghề chăn nuôi gia cầm ở nông thôn
chiếm một tỷ trọng lớn tại các tỉnh. Các chất thải này có tác động không nhỏ tới
môi trường và sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ khu vực
này. Hành động này nhằm làm giảm tác động tới môi trường xung quanh từ sự
phát sinh chất thải của động vật với số lượng lớn. Các nội dung tập trung vào:

• Quản lý và Quy hoạch phát triển các trang trại gia súc, gia cầm;
• Xây dựng các mô hình tái sử dụng chất thải (hầm biogas); sử dụng
làm phân bón;
• Thiết lập và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
• Nâng cao nhận thức cộng đồng;
• Thiết lập kế hoạch quan trắc môi trường theo hình thức tự động hoặc
tự quản.

Hiện tại nhiều địa phương, các lò giết mổ được xem như là các vần đề
nghiêm trọng. Các hành động để KSON các cơ sở này ở các địa phương nên tập
trung vào:

• Quy hoạch khu giết mổ hợp lý;


• Đầu tư phát triển công nghệ giết mổ sạch;
• Tăng cường kiểm soát, kiểm dịch gia súc đầu vào, đầu ra;

52
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Thu gom và xử lý chất thải;


• Xây dựng kế hoạch tự quan trắc giám sát.

Hành động 2: Quản lý sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

Nếu phân bón và các vật liệu thải hữu cơ khác không được quản lý tốt,
chúng có thể sẽ trở thành 1 nguồn ô nhiễm đáng kể cho hệ thống nước chảy ra
sông và hồ, hoặc ngấm xuống nước ngầm. Trong tương lai Quảng Nam cần
xem xét xây dựng các nội dung KSON cho lĩnh vực này và nên tập trung vào
các vấn đề:

• Quy định quản lý theo loại phân bón;


• Tổ chức quản lý phân bón theo nhu cầu và quy mô khu vực
nông nghiệp;
• Xây dựng, ban hành và tổ chức các kỹ thuật bón phân;
• Thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt và nước
ngầm;
• Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thu gom, xử lý bao bì
chứa phân; quy định khu vực rửa các dụng cụ, thiết bị bón phân.
• Đẩy mạnh tập huấn áp dụng công nghệ mới, phù hợp;

Hành động 3: Lập và triển khai kế hoạch tái chế, tái sử dụng chất thải rắn

Hành động này có thể xem là một hợp phần trong Kế hoạch quản lý
tổng hợp chất thải rắn. Mục đích của nó là:

• Giảm thiểu lượng CTR phát sinh và tận thu tối đa các phế liệu tái chế
từ CTR, qua đó giảm khối lượng chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường tại các
bãi chôn lấp;
• Nâng cao năng lực kinh doanh và điều kiện lao động của khối tư nhân
trong hoạt động tái chế chất thải;
• Tăng thu hồi chi phí;
• Góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các lĩnh vực chính cần quan tâm trong hành động bao gồm:

• Xử lý tập trung chất thải hữu cơ bằng ủ sinh học


• Quản lý kinh doanh chính thống các phế liệu tái chế không hữu cơ từ
chất thải rắn đô thị
• Cải thiện vận hành của hệ thống thu hồi tái chế không chính thống/qui
mô nhỏ
• Tập huấn, tuyên truyền về thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn
cho người dân và doanh nghiệp.

53
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Hành động 4. Kiểm soát chất thải nguy hại

Mục tiêu của hành động:


• Quản lý được các sơ sở sản xuất sinh chất thải nguy hại.
• Tăng tỷ lệ phần trăm thu gom/ lưu giữ theo phương thức hợp lý chất
thải nguy hại phát sinh
• Tăng tỷ lệ phần trăm chất thải nguy hại được tái chế và tái sử dụng
• Giảm số lượng công nhân bị nhiễm các hoá chất và chất thải nguy hại.

Các nội dung chính cần quan tâm như sau:

• Giảm thiểu sự phát sinh chất thải ngay tại nguồn


• Khuyến khích và cưỡng chế áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền
• Quản lý vận chuyển an toàn CTNH
• Xử lý và tiêu huỷ CTNH
• Phòng ngừa, ô nhiễm, rủi ro và sự cố môi trường đối với sức khoẻ cộng
đồng & môi trường sống
• Áp dụng chính sách ưu đãi để lôi cuốn sự tham gia của khối tư nhân trong
xử lý CTNH.

Hành động 5. Kiểm soát chất thải y tế

Mục tiêu của hành động là:


• Quản lý được nguồn chất thải từ các sơ sở y tế
• Thu gom, xử lý hiệu quả chất thải y tế, giảm thiểu tác động đến môi
trường và con người

Các nội dung chính trong kế hoạch hành động kiểm soát chất thải y tế như
sau:
• Phân loại thành phần nguy hại và không nguy hại của chất thải rắn y tế
ngay tại nguồn
• Lưu giữ và đốt chất thải y tế nguy hại
• Yêu cầu sử dụng lò đốt/bãi chôn lấp phù hợp đối với chất thải y tế
• Tuân thủ các điều khoản của qui chế quản lý chất thải y tế
• Tăng cường năng lực cho các cơ quan liên quan.

3.4 Sắp xếp ưu tiên các hành động

3.4.1 Tiêu chí và cách thức lựa chọn ưu tiên


Tiêu chí cho các lựa chọn ưu tiên là phần khó trong quá trình hoàn thiện
Kế Hoạch Hành Động KSON. Cách lựa chọn phải càng đơn giản càng tốt. Tiêu

54
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

chí đánh giá tính ưu tiên đối với các hành động đề xuất trong Kế hoạch hành
động KSON tỉnh Quảng Nam được chọn dựa trên năng lức tổ chức thực hiện
của địa phương (bao gồm cả yếu tố nhân lực, kỹ thuật và tài chính). Có thể đưa
ra 3 mức điểm đối với các tiêu chí trên là 1, 2, 3 tương ứng với khả năng thấp,
khả năng trung bình và khả năng cao. Cụ thể:

a/ Khả năng về tài chính (TC):


- Có nguồn kinh phí để thực hiện: 3 điểm
- Có thể tìm được nguồn kinh phí: 2
- Khó kiếm đủ kinh phí: 1
b/ Khả năng về kỹ thuật (KT)
- Tỉnh có đủ khả năng kỹ thuật: 3
- Tỉnh cần sự trợ giúp của Trung ương: 2
- Tỉnh cần sự trợ giúp của Quốc tế: 1
c/ Khả năng về nhân lực (NL):
- Tỉnh có đủ 3
- Thiếu ít, cần huy động thêm cán bộ từ bên ngoài 2
- Thiếu nhiều, cần huy động thêm nhiều cán bộ từ bên ngoài: 1

Tầm quan trọng của ba tiêu chí trên có thể sắp xếp như sau TC>KT>NL.
Tuy nhiên, mức độ hơn kém rất khó xác định, chỉ mang tính tương đối. Trên cơ
sở các ý kiến trao đổi với nhiều chuyên gia khác nhau, các trọng số cho các tiêu
chí đó được lấy như sau: nếu tiêu chí NL lấy theo hệ số 1 thì KT phải nhân với
trọng số 1.2 và TC - với trọng số 1.5. Sau khi cộng các điểm lại, ta sắp xếp ưu
tiên theo năng lực của địa phương như sau:

• Ưu tiên cao: tổng số điểm trên 8,5


• Ưu tiên trung bình: tổng số điểm từ 6 đến 8,5
• Ưu tiên thấp: tổng số điểm dưới 6

Áp dụng cách tính điểm ưu tiên nêu trên, từ các hành động đề xuất, ta xây
dựng được các bảng kế hoạch ưu tiên cho giai đoạn từ nay đến 2010 và giai
đoạn 2010-2015. các bảng này sẽ là cơ sở để đưa vào kế hoạch hàng năm và
nhiều năm các hoạt động cụ thể theo Kế hoạch KSON của Quảng Nam.

Cần lưu ý là danh sách các hành động đề xuất trong Kế hoạch cũng như
việc sắp xếp ưu tiên nêu trên được các chuyên gia và đại diện các ngành, cơ
quan liên quan của Tỉnh xem xét, góp ý và bước đầu đã đi đến thống nhất.

3.4.2 Các dự án, hoạt động đề xuất cho giai đoạn từ nay đến 2015

(Bảng 3.1)

55
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

TT Tên hoạt động/dự án Năm thực Kinh phí Chủ trì/ tham gia Mức độ ưu
hiện (triệu đ) tiên
1. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách và văn bản pháp lý liên quan đến KSON tỉnh Quảng Nam
1 Xây dựng, hoàn thiện chính sách trong lĩnh 2009-2010 500 Chi cục MT/Sở KH&ĐT, các sở, Cao
vực kiểm soát ô nhiễm môi trường ban, ngành liên quan
2 Xây dựng và hoàn thiện h ệ thống các quy 2009-2010 500 Chi cục MT/Sở Tư pháp, các sở, Cao
định và văn bản quy phạm pháp luật về ban, ngành liên quan
KSON
2. Xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch liên quan đến quản lý chất thải và công tác KSON
Phân vùng sử dụng bền vững các nguồn 2010-2015 Xây dựng: 2000 Chi cục MT/Các sở, ban, ngành liên Cao
nước mặt, nước ngầm Triển khai: chưa xác quan
định
Xây dựng và triển khai Kế hoạch quản 2010-2015 Xây dựng: 1000 Chi cục MT/ Cao
lý tổng hợp chất thải rắn URENCO, các sở, ban, ngành và
cộng đồng
Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch hệ thống 2010-2015 Xây dựng, điều chỉnh Chi cục MT/ Trung bình
thu gom và xử lý nước thải từ các khu, cụm quy hoạch: 400 Sở CN
công nghiệp
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom và 2010-2015 Báo cáo khả thi: 300 Chi cục MT/ Trung bình
xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Sở GTCC
Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý 2011-2015 Xây dựng: 500 Chi cục MT/ Trung bình
chất thải làng nghề Sở CN, Sở VHTT
3. Hoàn thiện và áp dụng hiệu quả các công cụ KSON
Hoàn thiện hệ thống ĐTM hiện hành 2009-2010 300 Chi cục MT Cao
Triển khai đánh giá khả năng chịu tải một 2011-2015 500-1000 cho một khu Chi cục MT/ Trung bình
số khu vực điển hình (như sông Trường vực các cơ quan nghiên cứu, tư vấn liên
Giang, sông Tam Kỳ đoạn chảy qua thành quan
phố...)
Đánh giá rủi ro môi trường 2010-2011 Phụ thuộc vào đối Chi cục MT/ Trung bình

56
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

tượng cụ thể các cơ quan nghiên cứu, tư vấn liên


quan
Đánh giá môi trường chiến lược 2011-2015 Phụ thuộc vào đối Chi cục MT/ Trung bình
tượng cụ thể các sở ban ngành và các cơ quan
nghiên cứu, tư vấn liên quan
Xây dựng và thực hiện các cam kết bảo vệ 2009-2015 Không đáng kể. Nguồn Chi cục MT/ Cao
môi trường từ cơ sở sản xuất các cơ sở kinh doanh sản xuất
4. Tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường
Xây dựng và triển khai chương trình quan 2009-1015 Xây dựng: 800, triển Chi cục MT/ Cao
trắc môi trường tổng hợp khai 500/năm Trung tâm quan trắc môi trường, các
sở, ngành liên quan
Xây dựng mạng lưới trạm quan trắc tự 2011-2015 Thiết kế: 300 Tổng cục môi trường/ Chi cục MT, Trung bình
động môi trường nước và không khí. Trung tâm quan trắc môi trường
Xây dựng và triển khai cơ chế giám sát cơ 2011-2015 Xây dựng: 3000, triển Sở TN&MT/Chi cục MT, Trung bình
động môi trường nước và không khí khai:1000/năm
Củng cố năng lực phân tích môi trường 2009-2010 2000 Chi cục MT/Trung tâm quan trắc Trung bình
môi trường
5. Củng cố, quản lý thông tin, dữ liệu
Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp phục vụ 2009-2010 400 Chi cục MT/Trung tâm thông tin Sở Cao
công tác KSON TN&MT
Tiến hành kiểm kê nguồn ô nhiễm trên địa 2009-2010 1000 Chi cục MT/Sở Công nghiệp, các Cao
bàn tỉnh Quảng Nam phòng môi trường quận/huyện
6. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
Xây dựng vaf trieenr khai kế hoạch truyền 2009 200 Chi cục MT/Sở văn hóa thông tin, Cao
thông (tổng hợp) URENCO, các tổ chức xã hội, cộng
đồng
Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên 2009-2010 300 Chi cục MT/Sở văn hóa thông tin, Cao
URENCO, các tổ chức xã hội, cộng
đồng

57
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Phát động các hoạt động phong trào cộng 2010-2015 500/năm Chi cục MT/Sở văn hóa thông tin, Cao
đồng bảo vệ MT (như làm sạch bãi biển, Sở du lịch, Sở giáo dục đào tạo,
phân loại rác thải, trồng cây...). URENCO, các tổ chức xã hội, cộng
đồng
7. Sản xuất sạch - công nghệ sạch hơn
Tổ chức thực hiện kiểm toán môi trường 2010-2015 2000 Chi cục MT/ Trung bình
Thực hiện ISO 9000 và ISO 14000 2009-2015 Chưa xác định. Nguồn Chi cục MT/Các cơ sở sản xuất Cao
từ các cơ sở
Tổ chức các nghiên cứu cải tiến công nghệ, 2011-2015 Chưa xác định Chi cục MT/Sở KH&CN, các viện Trung bình
phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, trường đại học
nghiên cứu
Nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho 2011-2015 Chưa xác định. Nguồn Chi cục MT/Các cơ sở sản xuất Cao
các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn từ các cơ sở
tỉnh Quảng Nam
8. Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm
Ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm từ các 2011-2015 Lập Kế hoạch: 1000 Sở NN&PTNNT/Chi cục MT, Sở Y Trung bình
trang trại gia súc, gia cầm tế
Quản lý sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu 2011-2015 Lập Kế hoạch: 1000 Sở NN&PTNNT/Chi cục MT Trung bình
Lập và triển khai kế hoạch tái chế, tái sử 2011-2015 Lập Kế hoạch: 1000 URENCO/Chi cục MT, Sở Lao Trung bình
dụng chất thải rắn đông TBXH
Kiểm soát chất thải nguy hại 2010-2002 Lập kế hoạch:300 Chi cục MT/Sở Công nghiệp Cao
Kiểm soát chất thải y tế 2010-2002 Lập kế hoạch:300 Chi cục MT/Sở Y tế Cao

58
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

IV Tổ chức thực hiện Kế hoạch

Kế hoạch hành động là một văn bản quan trọng trước, trong và sau
quá trình thực hiện các hành động, có sự kết hợp giữa các bên liên quan khác
nhau. Kế hoạch hành động có thể đựơc điều chỉnh hàng năm để xác định lại các
ưu tiên và cụ thể, chi tiết hoá các vấn đề cần giải quyết. Một số giải pháp quan
trọng và những nội dung chính trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch được trình
bày trong các mục dưới đây.

4.1 Điều phối hợp tác đa ngành


Do sự phức tạp của KSON, vượt qua khuôn khổ một ngành, một địa
phương, cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành, đa bên cần được xây dựng. Ở cấp
tỉnh, vai trò đầu mối là Sở TN&MT (Chi cục MT); còn tất cả các sở, ban, ngành,
cơ quan liên quan tới sử dụng và tác động đến các thành phần môi trường khác
nhau là những cơ quan tham gia. Sở TN&MT (Chi cục MT) thông qua cơ chế
này sẽ thực hiện các nhiệm vụ:

• Chỉ đạo, điều phối các hoạt động liên quan đến KSON trên địa bàn toàn
Tỉnh;
• Tổ chức đánh giá các đề cương và kết quả các hoạt động cụ thể của các dự
án, nhiệm vụ lên quan đến KSON;
• Tổ chức hướng dẫn, truyền bá các chính sách của Trung ương liên quan
đến KSON, tham mưu cho các bên liên quan trong việc xây dựng các
nhiệm vụ cụ thể về KSON của các ngành các cấp;
• Điều phối, huy động sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cần thiết cho hoạt
động KSON;
• Chỉ đạo việc giám sát và đánh giá dự án hoạt động KSON theo các mốc
thời gian quy định;
• Chỉ đạo hoạt động đào tạo nhằm tăng cường năng lực của cán bộ;
• Chỉ đạo việc phối hợp với Cục KSON và các cơ quan trung ương liên quan,
nhận sự chỉ đạo và hỗ trợ về kỹ thuật và hợp tác.

Để hỗ trợ Cơ chế nói trên, Nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật đa ngành cần
được thành lập. Thành viên của nhóm là chuyên gia từ các ban, ngành, cơ quan
nghiên cứu, tư vấn, đào tạo trên địa bàn Tỉnh, có kiến thức và kinh nghiệm trong
những hoạt động liên quan đến công tác KSON. Nhiệm vụ của nhóm tư vấn kỹ
thuật đa ngành chủ yếu là:

• Cung cấp tư vấn về cơ sở khoa học cho việc triển khai các hoạt động liên
quan đến KSON;
• Đánh giá các đề cương, sản phẩm của các hoạt động liên quan đến KSON;

59
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Hỗ trợ Sở TN&MT trong hợp tác với các chuyên gia/tổ chức trong và
ngoài nước liên quan đến KSON tại Quảng Nam.

Cơ chế điều phối, hợp tác đa ngành được minh họa trên hình sau:

Cục Kiểm soát ô Ủy ban Nhân dân Tỉnh


nhiễm, Bộ TN&MT Quảng Nam

Sở TN&MT Các sở, ban,


Quảng Nam ngành của Tỉnh

Chi cục Nhóm tư vấn


BVMT kỹ thuật đa
ngành

Các địa Các cơ quan Các cơ Các DN, Các tổ Các đối tác
phương NC, đào t¹o địa quan tư
4.2 Trách nhiệm của các bên liên quan cơ sở tư chức xã liên quan
phương vấn, đầu nhân hội khác

Theo sơ đồ hình trên, có thể thấy Sở Tài nguyên và Môi trường (với vai
trò chính là Chi cục môi trường) là cơ quan đầu mối của Tỉnh, có nhiệm vụ giúp
Tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện,
báo cáo UBND Tỉnh.

Các sở, ngành và các địa phương (quận/huyện, phường/xã ) có nhiệm vụ


xây dựng, tổ chức thực hiện và tham gia thực hiện các nội dung kế hoạch kiểm
soát ô nhiễm môi trường thuộc phạm vi quản lý hoặc liên quan đến sở, ngành và
địa phương mình.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có nhiệm vụ cân đối, bố trí vốn
ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm và nhiều năm để thực hiện có hiệu
quả các hành động, đề án, dự án nêu trong Kế hoạch.

Một số cơ quan tổ chức quan trọng khác sẽ tham gia trực tiếp vào các hoạt
động cụ thể của chương trình, dự án QLTHĐB như:

• Các cơ quan nghiên cứu, tư vấn: cung cấp kiến thức, kinh
nghiệm, tư vấn khoa học, kỹ thuật phục vụ việc thực hiện Kế hoạch
• Các tổ chức xã hội có liên quan: tham gia tuyên truyền, giáo dục,
huy động, tổ chức cộng đồng tham gia thực hiện các hoạt động liên quan
trong Kế hoạch

60
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

• Cộng đồng: ủng hộ và tích cực tham gia vào việc thực hiện các
nhiệm vụ, hoạt động liên quan đến Kế hoạch tại địa phương mình, đặc
biệt trong các hoạt động liên quan đến ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm,
bảo vệ môi trường, thông tin, tuyên truyền, kiểm tra và giám sát việc thực
hiện Kế hoạch.

4.3 Lồng ghép hiệu quả các nội dung KSON vào các chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án liên quan của Tỉnh

KSON, bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, phát
triển bền vững là những phạm trù được lồng ghép và có quan hệ mật thiết với
nhau. Các nội dung của Kế hoạch KSON không thể được thực hiện tách rời khỏi
các hoạt động liên quan khác, đặc biệt là những hoạt động về bảo vệ môi trường.
Sẽ rất tốn kém nếu có sự trùng lắp, thiếu kết hợp. Có thể kế đến một số loại hình
hoạt động mà Kế hoạch KSON cần sự lồng ghép chặt chẽ, đó là:

• Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Quảng Nam, đã được xây dựng trong
khuôn khổ Dự án QLTHĐB tỉnh Quảng Nam
• Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam, dự kiến được xây dựng
trong năm 2009
• Các chương trình, dự án, đề tài về Quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu
vực sông Vu Gia Thu Bồn
• Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng
• các dự án phát triển du lịch ven biển, phát triển các khu cụm công nghiệp
và các làng nghề, nuôi trồng thuỷ sản...

4.4 Thu hút sự tham gia của các bên liên quan và xây dựng các cam kết tự
nguyện bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm

Sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng ngay từ đầu là rất quan trọng. Vì vậy
song song với các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường, ngăn ngừa ô nhiễm, cần lưu ý việc thu hút sự tham gia của các bên vào
quá trình xây dựng và triển khai các hành động cụ thể của Kế hoạch. Thái độ,
hành vi của các bên liên quan sẽ được thay đổi và họ sẽ ủng hộ, sau đó là tham
gia giải quyết các vấn đề đề xuất trong Kế hoạch.

4.5 Phát triển nguồn nhân lực

Để triển khai hiệu quả công tác KSON, Tỉnh cần chú trọng phát triển
nguồn nhân lực ở mọi ngành, mọi cấp, nhằm có được đội ngũ cán bộ có khả
năng giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến KSON và quản lý môi
trường nói chung. Các hoạt động đào tạo phải được tăng cường, đặc biệt lưu ý
đến các lĩnh vực kiểm kê nguồn ô nhiễm, kiểm toán môi trường, thanh tra môi

61
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

trường, quản lý chất thải, quản lý tổng hợp lưu vực sông, quy hoạch môi
trường...

4.6 Tạo nguồn tài chính

Kinh phí KSON chủ yếu được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi
trường cấp cho Tỉnh. Tuy nhiên, cần khai thác hợp lý nguồn kinh phí này và
lồng ghép với các nguồn kinh phí được phân bổ cho các hoạt động liên quan của
Sở TN&MT và một số sở, ban ngành, cơ quan khác (ví dụ kinh phí cho điều tra
khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu TN&MT, truyền thông môi trường, đánh giá
hiện trạng môi trường, quan trắc môi trường và nghiên cứu khoa học về các lĩnh
vực liên quan đến môi trường...).

Ngoài vốn từ ngân sách nhà nước, có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư
khác thông qua các chương trình, dự án hợp tác quốc tế song phương và đa
phương, các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài.

KSON cần được lồng ghép chặt chẽ vào các hoạt động phát triển kinh tế
xã hội. Song song với các hoạt động tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế,
phải xây dựng một cơ chế tạo nguồn tài chính ổn định, để không chỉ duy trì
chính hoạt động KSON mà còn để nó có thể hỗ trợ đắc lực việc giải quyết các
vấn đề môi trường trên thực tế.

Đầu tư môi trường là một hoạt động hết sức quan trọng, hỗ trợ xây dựng
cơ chế tạo nguồn tài chính bền vững, đảm bảo việc duy trì và triển khai hiệu quả
các hành động KSON. Cần đầu tư vào các tiện ích, dịch vụ và công nghệ môi
trường, mà nếu chỉ dựa vào đầu tư của nhà nước là chưa đủ và thiếu tính bền
vững. Do vậy phải tìm kiếm đầu tư vào môi trường từ khối tư nhân, doanh
nghiệp và cộng đồng. Cách tiếp cận mới, gọi là “sự cộng tác giữa khối nhà nước
và khối tư nhân trong đầu tư môi trường”, cần được triển khai ở tất cả các cấp,
dựa trên cơ sở, nguyên tắc sau:

• Sở hữu chung công trình, dự án;


• Cam kết giữa các bên
• Đồng quản lý công trình, dự án.

Cần xác định các lĩnh vực, các hạng mục cần ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực
cải thiện chất lượng môi trường, phù hợp với mục tiêu đặt ra của KSON.

Song song, quỹ môi trường cần được khai thác hiệu quả, sẽ là đòn bẩy
cho việc thực hiện các cam kết chung về đầu tư cho các tiện ích, dịch vụ môi
trường và KSON của các khối nhà nước và tư nhân.

62
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

4.7 Tăng cường hợp tác quốc tế

Hợp tác quốc tế sẽ giúp Quảng Nam:

• Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tiếp nhận hỗ trợ tài chính và đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ việc triển khai Kế hoạch;
• Tiếp cận đến các quy chuẩn khu vực và quốc tế về môi trường

Quảng Nam đã có nhiều dự án chương trình quốc tế về lĩnh vực môi


trường. Hợp tác này cần được tích cực mở rộng và củng cố, song song với việc
tăng cường vai trò làm chủ của mình. Những hoạt động quan trọng trong mối
hợp tác này cần được kể đến bao gồm:

• Tham gia mạng lưới các địa phương triển khai QLTHĐB Khu vực các
biển Đông Á
• Thực hiện Chiến lược PTBV các Biển Đông Á, do Chương trình hợp tác
khu vực PEMSEA xây dựng)
• Tham gia Chương trình môi trường Đan Mạch (DANIDA) về ô nhiễm
công nghiệp và sản xuất sạch hơn
• Thực hiện Dự án Bảo tồn biển Cù Lao Chàm (DANIDA)
• Đặc biệt là tiếp tục tham gia Hợp phần kiếm soát ô nhiễm môi trường
vùng đông đông dân cư nghèo tại tỉnh Quảng Nam (PCDA) trong khuôn
khổ Chương trình hợp tác Việt Nam - Đa Mạch về môi trường.

4.8 Giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch

Giám sát việc thực hiện Kế hoạch là điều kiện quan trọng quyết định việc
thực hiện thành công Kế hoạch. Giám sát và đánh giá giúp điều chỉnh và hoàn
thiện các sản phẩm, hoạt động của các hành động, dự án. Việc giám sát đánh giá
cần được thực hiện theo kế hoạch công việc trên cơ sở các mục tiêu đã đặt ra từ
đầu và được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hành động, dự án, và các chỉ
thị đánh giá đã được xây dựng. Quan trọng nhất là các đánh giá theo các sản
phẩm, đánh giá hàng năm, đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc hành động, dự
án. Kết quả đánh giá có thể làm cơ sở để đưa ra các bài học phổ biến cho các
bên liên quan hay các nơi khác trong cũng như ngoài địa bàn tỉnh.

Các chỉ thị đánh giá cần được xây dựng ngay khi bắt đầu triển khai Kế
hoạch. Có thể tham khảo kết quả của các nghiên cứu về các chỉ thị của PTBV,
các chỉ thị môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực quản lý của
Quảng Nam theo từng giai đoạn, trước mắt đến 2010, sau đó là đến 2020. Cần
thống nhất với các bên liên quan và chính thức hóa các chỉ thị trước khi thực
hiện Kế hoạch, hoặc các hành động, dự án trong Kế hoạch.

63
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Các chỉ thị này sẽ được xem xét theo các mốc thời gian (1 năm, 2 năm đến
đến 2010, và tiếp theo trong những năm sau) và so sánh với thời điểm ban đầu
để đánh giá mức độ và tiến độ hoàn thành của các nhiệm vụ, mục tiêu, đặt ra của
hành động, dự án trong Kế hoạch. Các chỉ thị sẽ được điều chỉnh hoàn thiện theo
thời gian trong quá trịnh thực hiện Kế hoạch.

Có rất nhiều chỉ thị đánh giá việc thực hiện Kế hoạch KSON. Song về cơ
bản chúng có thể sắp xếp theo 3 nhóm chính như sau:

 Nhóm chỉ thị về thể chế:

• Số lượng các văn bản chính sách, pháp lý và hành chính, các
hành động quản lý liên quan đến KSON (theo các cấp khác nhau).
• Số lượng các công cụ kinh tế và tài chính được xây dựng liên
quan đến KSON.
• Số lượng các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực KSON.
• Số lượng các cam kết bảo vệ môi trường và các thoả thuận tự
nguyện tham gia KSON và BVMT
• Số lượng các thoả thuận liên địa phương liên quan đến
KSON

 Nhóm chỉ thị về hoạt động:

• Các giải pháp và hoạt động được thực hiện nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí, đất.

 Nhóm chỉ thị về hiện trạng môi trường:

• Sự thay đổi chất lượng môi trường và các nguồn thải (ví dụ
mức độ thay đổi nồng độ các chất gây ô nhiễm, thải lượng ...)
• Sức khỏe của con người và tính bền vững của các hệ sinh
thái (qua các con số thống kê về sự thay đổi tình hình sức khỏe của cộng
đồng và chất lượng của các hệ sinh thái liên quan).

64
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Chính trị, 2004. Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.
3. Chương trình hợp tác Việt Nam - Đan Mạch, Hợp phần PCDA, 2008.
Điều tra đánh giá nguồn ô nhiễm tại tỉnh Quảng Nam
4. Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững ở Việt Nam (Agenda 21).
5. Công ty Công trình công cộng thị xã Hội An, 2006. Báo cáo tình hình
thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn thị xã Hội An
năm 2006.
6. Công ty Môi trường đô thị tỉnh Quảng Nam, 2006. Báo cáo tổng kết năm
2006.
7. Cục Thống kê Quảng Nam, 2007. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam
năm 2006.
8. Doãn Trọng Luân, Về sản xuất sạch hơn và môi trường công nghiệp đối
với Kế hoạch hành động KSON trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, 2009
9. Phòng Thống kê Duy Xuyên, 2007. Niên giám thống kê huyện Duy Xuyên
năm 2006.
10. Phòng Thống kê Điện Bàn, 2007. Niên giám thống kê huyện Điện Bàn
năm 2006.
11. Phòng Thống kê Hội An, 2007. Niên giám thống kê thị xã Hội An năm
2006.
12. Phòng Thống kê Núi Thành, 2007. Niên giám thống kê huyện Núi Thành
năm 2006.
13. Phòng Thống kê Tam Kỳ, 2007. Niên giám thống kê thành phố Tam Kỳ
năm 2006.
14. Phòng Thống kê Thăng Bình, 2007. Niên giám thống kê huyện Thăng
Bình năm 2006.
15. Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam, 2006. Báo cáo tổng hợp đề tài
Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn, chất lượng nước và không khí phục
vụ du lịch trên địa bàn thị xã Hội An - Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
16. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2004, 2005. Báo cáo hiện
trạng môi trường tỉnh Quảng Nam năm 2004, 2005, 2007.

65
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Nam

17. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2006. Báo cáo tổng kết ngành
Tài nguyên và Môi trường năm 2006 và định hướng hoạt động năm 2007.
18. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam. Số liệu quan trắc môi trường
qua các năm 2004 - 2008.
19. Sở Xây dựng Quảng Nam, 2006. Đề án định hướng quy hoạch phát triển
mạng lưới đô thị và các điểm dân cư nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm
2025.
20. Thủ tướng Chính phủ, 2005. Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg về việc ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết
số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
21. Thủ tướng Chính phủ, 2007. Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg về việc phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường
Quốc gia đến năm 2020”.
22. Tiêu chuẩn Việt Nam. Tuyển tập các tiêu chuẩn Việt Nam bắt buộc áp
dụng.
23. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Quyết định số 44/2006/QĐ-UBND về việc
ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số
41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
24. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2007
của tỉnh Quảng Nam từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
25. UBND tỉnh Quảng Nam, 2007. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2008
của tỉnh Quảng Nam.
26. UBND tỉnh Quảng Nam, 2004. Quy hoạch phát triển tổng thể KTXH tỉnh
Quảng Nam đến 2015.
27. UBND tỉnh Quảng Nam, 2006. Định hướng phát triển bền vững tỉnh
Quảng Nam.
28. UBND tỉnh Quảng Nam, 2004. Điều chỉnh quy hoạch phát triển công
nghiệp TTCN tỉnh Quảng Nam, thời ký 2004-2015.

66
Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam

You might also like