You are on page 1of 4

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011

Môn thi : Sinh học


(Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài : 60 phút
Số câu trắc nghiệm: 40
Mã đề thi 218
Họ, tên thí sinh :............................................................
Số báo danh :............................................................

1/ Loại hoá chất có tác dụng gây đột biến gen làm thay thế T, biến đổi cặp A - T thành cặp G - X là
A. cônxixin. B. etilmetal sunfonat (EMS).
C. 5-brôm-uraxin (5BU). D. 5-brôm-uraxin (5BU) và etilmetal sunfonat (EMS).
2/ Sự phân chia các loài trong hệ sinh thái thành 3 nhóm ( sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân
giải) dựa vào
A.phương thức dinh dưỡng. B. hình thức sinh sản.
C.tổ chức cơ thể. D.khả năng di chuyển.
3/ Phép lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa màu trắng với nhau, kết quả thu được F 1 toàn
cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 vơí tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.Có thể
kết luận tính trạng màu sắc của hoa được chi phối bởi quy luật di truyền
A.tương tác cộng gộp. B. phân li độc lập. C. liên kết gen. D. tương tác bổ sung.
4/ Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường thường gây hậu quả lớn nhất là
A.mất đoạn. B. lặp đoạn. C.chuyển đoạn nhỏ. D.đảo đoạn.
5/ Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?
A.Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. B. Các cây cọ sống trên một quả đồi.
C.Các con chim sống trong một khu rừng. D.Các con cá chép sống trong một cái hồ.
6/ Cơ chế tác dụng của cônsixin trong viêc gây đột biến đa bội thể là
A.cản trở sự nhân đôi nhiễm sắc thể. B. cản trở sự tiếp hợp nhiễm sắc thể.
C.phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể. D.cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
7/ Trong kĩ thuật cấy gen, tế bào nhận được dùng phổ biến là
A.vi khuẩn E. coli. B. xạ khuẩn. C.thực vật. D.nấm Penicilium.
8/ Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở
A.động vật có khả năng vượt biển. B. động vật và thực vật.
C.những loài thực vật và động vật ít di động xa. D.thực vật tự thụ phấn.
9/ Loài cỏ chăn nuôi Spartina với 120 nhiễm sắc thể ( được xác định là kết quả lai tự nhiên giữa loài cỏ gốc
châu Âu có 50 nhiễm sắc thể với loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có 70 nhiễm sắc thể) đã được hình thành
bằng con đường
A.địa lí. B. đa bội hoá. C.sinh thái. D.lai xa và đa bội hoá.
10/ Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X là
A.chỉ biểu hiện ở giới cái. B. chỉ biểu hiện ở giới đực.
C.di truyền chéo. D.di truyền thẳng.
11/ Lai đậu Hà Lan thân cao, hạt trơn với đậu Hà Lan thân thấp, hạt nhăn thu được F 1 toàn đậu thân cao, hạt
trơn. Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có tỉ lệ phân li theo kiểu hình là
A.9 : 3 : 3 : 1. B. 1 : 1 : 1 : 1. C.3 : 1. D.3 : 3 : 1 : 1.
12/ Kết thúc của giai đoạn tiến hoá tiền sinh học đã hình thành
A.cơ thể động vật. B. mầm mống những cơ thể sinh vật đầu tiên.
C.các cơ thể thực vật đơn bào. D.các cơ thể đa bào.
13/ Cơ thể có kiểu gen AaBbDDEe giảm phân bình thường cho số loại giao tử là
A.2. B. 8. C.16. D.4.
14/ Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?
A.Làm giảm mối quan hệ giữa các loài. B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.
C.Dẫn đến trạng thái cân bằng sinh học. D.Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
Tra
ng 1/3-Mã đề thi 218
15/ Khác với liên kết gen, hoán vị gen sẽ làm
A.tăng sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. xuất hiện kiểu gen hoàn toàn mới.
C.giảm sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. D.xuất hiện kiểu hình hoàn toàn mới.
16/ Theo Đacuyn, loại biến dị được coi là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá và chon giống là
A.đột biến. B. thường biến. C.biến dị tổ hợp. D.biến dị cá thể.
17/ Ở người gen M quy định máu đông bình thường, gen m quy định máu khó đông. Gen này nằm trên
nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và
một con gái máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A.XMXm x XmY. B. XMXm x XMY. C.XMXM x XMY. D.XMXM x XmY.
18/ Theo định luật Hacđi- Vanbec, thành phần kiểu gen của một quần thể ở trạng thái cân bằng có tính chất
A.đa dạng. B. đặc trưng và không ổn định.
C.đặc trưng và ổn định. D.không đặc trưng nhưng ổn định.
19/ Ở khoai tây có 2n = 48, người ta phát hiện một nhóm tế bào ở đỉnh sinh trưởng chồi khoai tây lại có 96
nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể này phát sinh trong quá trình
A. giảm phân và nguyên phân. B. thụ tinh.
C. giảm phân. D. nguyên phân.
20/ Ở người, nhiễm sắc thể 21 bị mất đoạn gây bệnh
A.hội chứng Đao. B. ung thư máu. C.mù màu. D.máu khó đông.
21/ Nếu trong một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen là : AA = 0,42; Aa = 0,46; aa = 0,12 thì tần số các alen là
A.A = 0,60; a = 0,40. B. A = 0,42; a = 0,42. C.A = 0,88; a = 0,12. D.A = 0,65; a = 0,35.
22/ Nếu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 14 thì số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh
dưỡng ở thể ba, thể một, thể không của loài đó lần lượt là
A.15; 13; 12. B. 15; 12; 13. C.13; 15; 12. D.13; 12; 15.
23/ Một nhiễm sắc thể của một loài mang nhóm gen theo thứ tự là MNOPQRS, nhưng ở một cá thể trong
loài người ta phát hiện nhiễm sắc thể đó mang nhóm gen là MNQPORS. Đây là loại đột biến
A.mất đoạn nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C.gen. D.lặp đoạn nhiễm sắc thể.
24/ Giới hạn cuối cùng về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt tới, được gọi là kích thước
A.trung bình. B. tối đa. C.của quần thể. D.tối thiểu.
25/ Bệnh mù màu ( không phân biệt màu đỏ lục) ở người được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên nhiễm sắc
thể X. Một phụ nữ bình thường nhưng có mang gen bệnh lấy chồng bị mù màu, tỉ lệ con trai của họ bị bệnh
này là
A.100%. B. 0%. C.25%. D.50%.
26/ Để chứng minh mọi sinh vật trên Trái Đất đều có chung một nguồn gốc, người ta không dùng bằng
chứng
A.tế bào học và sinh học phân tử. B. phôi sinh học.
C.cơ quan tương đồng. D.cơ quan tương tự.
27/ Ở cà chua, tính trạng màu sắc và hình dạng quả di truyền theo quy luật Menđen. Trong phép lai cà chua
quả đỏ, tròn với cà chua quả vàng, bầu dục thu được F1 toàn cây quả đỏ, tròn. Cho F1 giao phấn với nhau, F2
thu được các loại kiểu hình theo tỉ lệ
A. 9 đỏ, tròn: 3 đỏ, bầu dục: 3 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục.
B. 9 đỏ, bầu dục: 3 đỏ, tròn: 3 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục.
C. 3 đỏ, tròn: 1 đỏ, bầu dục: 3 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục.
D. 1đỏ, tròn: 1 đỏ, bầu dục: 1 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục.
28/ Trong trường hợp hoán vị gen với tần số 20%, thể dị hợp 2 cặp gen AB/ab giảm phân cho tỉ lệ các loại
giao tử là
A.AB = ab = 60%; Ab = aB = 20%. B. AB = ab = 10%; Ab = aB = 40%.
C.AB = Ab = aB = ab = 20%. D.AB = ab = 40%; Ab = aB = 10%.
29/ Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A.Tỉ lệ các nhóm tuổi. B. Kiểu phân bố.
C.Mối quan hệ giữa các cá thể. D.Tỉ lệ đực cái.
Tra
ng 2/3-Mã đề thi 218

30/ Khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể
không có sự cạnh tranh gay gắt thì các cá thể trong quần thể theo kiểu phân bố
A.theo nhóm. B. đồng đều.
C.đồng đều và theo nhóm. D.ngẫu nhiên.
31/ Trong kĩ thuật cấy gen, người ta thường dùng thể truyền là
A.ADN nhiễm sắc thể, thể thực khuẩn. B. virut, vi khuẩn.
C.vi khuẩn, thể thực khuẩn. D.plasmit, thể thực khuẩn.
32/ Theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại, quá trình hình thành loài mới chịu chi phối của các nhân
tố tiến hoá
A. biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên và phân li tính trạng.
B. đột biến, giao phối và các cơ chế cách li.
C. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.
D. đột biến, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li.
33/ Luận điểm nào sau đây không phải của Lamac?
A. Những biến đổi trên cơ thể ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động đều được di truyền.
B. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời.
C. Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử.
D. Những biến dị cá thể qua sinh sản là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
34/ Ở người, bệnh di truyền nào sau đây liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể giới tính?
A.Bệnh phêninkêtô niệu. B. Bệnh Tơcnơ.
C.Bệnh Đao. D.Bệnh bạch tạng.
35/ Vai trò của quá trình ngẫu phối đối với tiến hoá là
A.tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp. B. làm thay đổi giá trị thích nghi của các kiểu gen.
C.tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp. D.làm thay đổi vốn gen của quần thể.
36/ Đột biến gen phụ thuộc vào
A. môi trường sống của sinh vật.
B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và độ bền vững của gen.
C. số lượng nuclêôtit có trong gen.
D. dạng đột biến là mất, thêm, thay thế hay đảo vị trí nuclêôtit.
37/ Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự
A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
B. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
C. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
D. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
38/ Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
B. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.
C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.
D. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.
39/ Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ
và trội - lặn hoàn toàn. Kết quả thu được gồm
A.9 kiểu gen, 2 kiểu hình. B. 7 kiểu gen, 4 kiểu hình.
C.9 kiểu gen, 3 kiểu hình. D.9 kiểu gen, 4 kiểu hình.
40/ Một gen có 3600 liên kết hidro bị đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit tạo thành alen mới, alen mới
này có số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hidro là 3601. Đột biến đó là
A.mất một cặp A - T. B. thay thế 1 cặp G - X băng A - T.
C.thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X. D.mất 1 cặp G - X.

...........HẾT...........

Trang 3/3-
Mã đề thi 218

¤ Đáp án của đề thi:218


1[ 1]c... 2[ 1]a... 3[ 1]d... 4[ 1]a... 5[ 1]c... 6[ 1]d... 7[ 1]a... 8[ 1]c...
9[ 1]d... 10[ 1]c... 11[ 1]b... 12[ 1]b... 13[ 1]b... 14[ 1]c... 15[ 1]a... 16[ 1]d...
17[ 1]a... 18[ 1]c... 19[ 1]d... 20[ 1]b... 21[ 1]d... 22[ 1]a... 23[ 1]b... 24[ 1]b...
25[ 1]d... 26[ 1]d... 27[ 1]a... 28[ 1]d... 29[ 1]c... 30[ 1]d... 31[ 1]d... 32[ 1]c...
33[ 1]d... 34[ 1]b... 35[ 1]c... 36[ 1]b... 37[ 1]d... 38[ 1]a... 39[ 1]d... 40[ 1]c...

You might also like