You are on page 1of 15

Chương V

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ


I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN
1. Công thức chung của tư bản
Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa TBCN
- Phải tập trung số lớn tiền của vào trong tay một số ít người để có thể lập ra
các xí nghiệp TBCN
- Đại đa số quần chúng lao động bị tướt đoạt hết TLSX phải bán sức lao động
Tiền tệ là sản phẩm cuối cùng của lưu thông hàng hóa và là hình thức biểu
hiện đầu tiên của tư bản, trên thị trường tư bản biểu hiện trước hết bằng một số
tiền nhất định, mặt dù không phải lúc nào tiền cũng là tư bản.
Bản thân tiền không phải là tư bản, tiền chỉ biến thành tư bản trong những
điều kiện nhất định khi chúng được sử dụng để bóc lột người khác.
+ Trong lưu thông hàng hoá giản đơn, tiền vận động theo công thức; H-T-H.
+ Trong lưu thông của tư bản ; tiền vận động theo công thức T-H-T/
 So sánh hai công thức lưu thông.
- Giống nhau về hình thức:
+ Gồm hai giai đoạn mua bán hợp thành.
+ Gồm hai nhân tố vật chất hàng - tiền
Khác nhau:
H-T-H T-H-T/
- Điểm mở đầu bằng hành vi bán( H-T) - Bắt dàu bằng hành vi mua( T-H) kết
kết thút bằng hành vi mua(T-H) thúc bằng hành vi bán(H-T)
- Tiền đóng vai trò trung gian - Tiền vừa là điểm xuất phát vừa là
- Mục đích: giá trị sử dụng sự vận điểm kết thúc
động kết thúc ở giai đoạn thứ hai( sự - Mục đích: giá trị- giá trị tăng thêm
vận động có giới hạn) T/ = T +m ( m: giá trị thặng dư), vận
động không có giới hạn. Vì điểm cuối
của mỗi vòng chu chuyển tạo 1 khởi
điểm cho vòng chu chuyển mới

T-H-T/ gọi là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản dù mang hình thức
cụ thể nào cũng đều là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
- Theo quan điểm của Mác về lưu thông: nếu chỉ xét các hành vi mua bán thì
không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá.
+ Trường hợp trao đổi ngang giá: chỉ thay đổi hình thái giá trị từ tiền thành
hàng và ngược lại còn tổng giá trị, hay giá trị nằm trong tay mỗi bên tham gia trao
đổi trước sau vẫn không thay đổi
+ Trường hợp trao đổi không ngang giá:
Hàng hoá bán cao hơn giá trị thì có lợi cho người bán thiệt cho người mua và
ngược lại, nhưng trong xã hội số tiền lợi mà anh ta nhận được khi bán sẽ bù lại số
tiền anh ta bị mất khi đóng vai trò là người mua. Lưu thông có thê dẫn đến hiện
tượng dich chuyển giá trị từ người này sang người khác.
+ Trường hợp giả định: một số nhà tư bản nhờ mánh khóe, thủ đoạn kinh
doanh chuyên mua rẻ bán đắt thì tổng giá trị không tăng, điều này chỉ giải thích sự
giàu có của những thương nhân cá biệt không giải thích sự giàu có của toàn bộ giai
cấp tư bản. Vì số giá trị mà người này nhận được chẳng qua là sự ăn chặn đánh
cắp giá trị của người khác.
- Xét trong sản xuất.
Tiền để trong lưu thông, hàng hoá để trong kho thì cũng không thể có giá trị
sử dụng, tiền không thể tiếp xúc với lưu thông.
Vậy, lưu thông T-H-T không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng nếu không có lưu
thông thì không có giá trị thặng dư. Do đó, mâu thuẫn công thức chung là giá trị
thăng dư vừa được sinh ra trong quá trình lưu thông vừa không thể sinh ra trong
quá trình đó.
3. Hàng hoá sức lao động và tiền công trong chủ nghĩa tư bản
a. Hàng hóa sức lao động
Mác: “ sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra 1 giá trị sử dụng nào đó.
 Điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá.
- Người lao động được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động
của mình, và chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định.
Nếu người lao động bná hẳn toàn bộ sức lao động của mình là tự bán bản thân
mình trở thành nô lệ. trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ người lao động không phải
hàng hoá sức lao động mà là 1 hàng hoá thông thường khác thuộc sở hữu của chủ
nô không có quyền đối với sức lao động của mình
- Người lao động bị tướt đoạt hết tư liệu sản xuất. Người chủ sức lao động
không có khả năng bán gì khác ngoài sức lao động của mình. Ngoài ra trong điều
kiện không có khả năng kinh doanh người sở hữu về tài sản vẫn bán sức lao động.
 Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động.
Giá trị hàng hàng hoá sức lao động: được tính bằng thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
+ Để tái sản xuất sức lao động người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư
liệu sinh hoạt nhất định. Vì vậy, giá trị hàng hoá sức lao động được đo bằng giá trị
các tư liệu tiêu dùng cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động.
+ Giá tri hàng hoá sức lao động khác với giá trị hàng hoá thông thường ở chổ
nó bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử. ( mức sống của người lao động phụ thuộc
vào các thời đại kinh tế khác nhau, các nước khác nhau và lịch sử truyền htống của
mỗi đất nước..)
Những nhu cầu của công nhân như thức ăn, nhà ở, giải trí, …khác nhau tuỳ
thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, tập quán của mỗi nước. Khả năng thoã mãn
nhu cầu ở mỗi nước phụ thuộc vào trình độ văn minh, phong tục của mỗi nước.
Nhưng trong một nước nhất định và một thời kỳ nhất định thì lượng giá trị hàng
hoá sức lao động được tạo nên bởi các yếu tố:
Cơ cấu giá trị hàng hoá sức lao động.
+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho
công nhân.
+ Chi phí đào tạo công nhân.
+ Giá trị tư liệu tiêu dùng cần thiết cho những người thay thế tức là con cái
của công nhân.
Giá trị sử dụng: được thể hiện khi tiêu dùng thì tạo ra một giá trị mới lớn
hơn giá trị bản thân hàng hoá sức lao động. Đây là đặc điểm căn bản của hàng hoá
sức lao động khác với hàng hoá thông thường. Chính do giá trị sử dụng đặc biệt đó
mà sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để biến thành tư bản.
b. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản
 Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản.
- Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, là giá
cả của hàng hoá sức lao động.
Vì tiền công được trả cho công nhân sau khi họ đã hao phí sức lao động để
sản xuất ra hàng hoá.
 Các hình thái tiền công.
- Tiền công theo thời gian
- Tiền công tính theo sản phẩm
. Tiền công thực tế và tiền công danh nghĩa.
- Tiền công danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức
lao động của mình cho các nhà tư bản.
- Tiền công thực tế: được biểu hiện ở số lượng tư liệu tiêu dùng mà người lao
động có thể mua được bằng tiền công danh nghĩa.
II. SỰ SẢN XUẤT RA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.
1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình
sản xuất ra giá trị thặng dư.
a. Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản
Mục đích sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư. Muốn vậy
phải tổ chức sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng. Do vậy, quá trình sản xuất
TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản
xuất giá trị thặng dư.
b. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
 Ví dụ về quá trình sản xuất sợi của nhà tư bản.
Để tiến hành sản xuất nhà tư bản mua các yếu tố sản xuất và giả sử mua đúng giá
trị.
10kg bông giá 10 USD
Khấu hao máy móc thiết bị 2 USD
Mua sức lao động 3 USD/12giờ
Trong 1giờ người công nhân tạo ra 0,5 USD giá trị mới
Giả sử trong 6h lao động đầu người công nhân đã thực hiện kéo hết 10 kg
bông thành sợi, giá trị của sợi là 15USD. Nếu quá trình sản xuất chỉ dừng ở đây thì
sẽ không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên nhà tư bản mua sức lao động trong 12h.
Tức là trong 6h sau họ vẫn phải lao động tạo ra hàng hoá sợi có giá trị 15 USD.
Tuy nhiên trong quá trình này chi phí nhà tư bản bỏ ra chỉ có 12 USD. ( Không
tính thêm chi phí mua sức lao động công nhân).
Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD
Tổng chi phí sản xuất 15+12= 27USD

Giá trị thặng dư: m = 3 USD


Kết luận:
- Giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài gía trị sức lao động
do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.
2. Khái niệm tư bản, tư bản bất kiến và tư bản khả biến.
a. Khái niệm tư bản.
- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm
thuê.
- Tư bản là quan hệ xã hội có tính lịch sử: tiền, tư liệu sản xuất …chỉ là hình
thức biểu hiện của tư bản.
b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Để sản xuất giá trị thặng dư nhà tư bản phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sản
xuất và sức lao động. Tức là chuyển hoá tư bản tiền tệ thành các yếu tố tư bản sản
xuất. Mỗi bộ phận tư bản ấy có vai trò khác nhau trong quá trình tạo ra giá trị
thặng dư.
- Tư bản bất biến (kí hiệu C): Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu
sản xuất: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu… quá trình của nó được
lao động cụ thể của công nhân chuyển vào sản phẩm mới mà giá trị được bảo tồn (
không tăng lên hay giảm đi).
- Tư bản khả biến (kí hiệu V): Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động
trong quá trình sản xuất không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng
của công nhân làm thuê mà tăng lên. Tức là biến đổi về lượng.
Ý nghĩa: Việc phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến
- Nguồn gốc trực tiếp của quá trình thặng dư là tư bản khả biến
- Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều
kiện
3. Tuần hoàn và chu chuy ển tư bản. Tư bản cố định, tư bản lưu động
a. Tuần hoàn của tư bản
Ba giai đoạn vận động và biến hoá hình thái của tư bản trong quá
trình tuần hoàn.
Tư bản công nghiệp vận động theo công thức :
TLSX
T- H . . . SX . . . H/ _ T/
SLĐ
Là sự vận động cơ bản của tư bản, sự vận động này thể hiện trước hết ở công
nghiệp.
 Giai đoạn 1: lưu thông
TLSX
T- H
SLĐ
- Tư bản xuất hiện đầu tiền dưới hình thức tiền tệ.
- Chức năng của tư bản trong giai đoạn này là mua các yếu tố sản xuất:
TLSX và SLĐ. Yêu cầu đảm bảo tính phù hợp giữa TLSX và SLĐ cả về số lượng
và chất lượng.
- Kết thúc giai đoạn này : tư bản tiền tệ chuyển hoá thành tư bản sản xuất.
 Giai đoạn 2: sản xuất
H TLSX
. . . SX. . . H/
SLĐ
- Tư liệu sản xuất và sức lao động được kết hợp nhau để quá trình sản xuất
được diễn ra.
- Chức năng: sản xuất giá trị và giá trị thặng dư
- Kết thúc giai đoạn 2: tư bản sản xuất chuyển hoá thành tư bản hàng hoá.
( Giai đoạn 3:
H/ _ T/
- Tư bản trở lại lĩnh vực lưu thông.
- Chức năng: thực hiện giá trị thặng dư.
- Kết thúc gia đoạn 3: tư bản chuyển hoá trở lại hình thái ban đầu là tư bản
tiền tệ.
Các kết luận
- Sự vận động của tư bản là sự vận động có tính chất tuần hoàn . Quá trình
đoá có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn mang một hình thái và thực hiện một chức năng
tạo thành 1 chuỗi những biến hoá hình thái của tư bản. nếu một giai đoạn nào đó
có sự trì trệ sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận động của tư bản. Mác muốn nói đến
mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông
- Trong quá trình tuần hoàn tư bản luôn có sự chuyển hoá hình thức này sang
hình thức khác ( mục đích là tạo ra m , Tư bản luôn vận động nó không đứng yên)
b. Chu chuyển của tư bản
. Chu chuyển của tư bản, thời gian và tốc độ chu chuyển của nó.
Chu chuyển tư bản
Tuần hoàn của tư bản nếu xem xét là quá trình định kỳ, đổi mới gọi là chu chuyển
của tư bản. Nó phản ánh mặt lượng sự vận động của tư bản.
Thời gian chu chuyển là thời gian từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái
nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái đó có kèm theo giá trị thặng dư.

Thời gian chu chuy ển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông

Thời gian gián đoạn sản xuất và dự trữ sản xuất không tạo ra giá trị nên
càng rút ngắn càng tốt.
Thời gian lưu thông: là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông, bao
gồm thời gian bán, mua và vận chuyển. Thời gian lưu thông phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như là tình hình thị trường, quan hệ cung cầu, giá cả, khoảng cách thị
trường, trình độ phát triển của giao thông vận tải…
- Trong thời gian lưu thông thì tư bản không làm chức năng sản xuất, nhìn
chung không tạo ra giá trị cho sản phẩm và giá trị thặng dư cho tư bản. Vì vậy, rút
ngắn thời gian lưu thông là vấn đề có ý nghĩa to lớn để thúc đẩy nhanh thời gian
chu chuyển của tư bản.
c. Tư bản cố định và tư bản lưu động:
Căn cứ vào sự khác nhau trong thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ
phận tư bản, tư bản sản xuất được phan chia thành tư bản cố định và tư bản lưu
dộng.
- Tư bản cố định: là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản
xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào sản phẩm.
+ Hình thức hiện vật: tư bản cố định tồn tại dưới các hình thức: máy móc,
thiết bị, nhà xưởng…
+ Bộ phận giá trị của tư bản cố định chuyển vào sản phẩm sau khi bán hàng
hoá sẽ được thu về để hình thành quỹ khấu hao.
+ Trong quá trình sử dụng, tư bản cố định sẽ bị hao mòn.
Hao mòn hữu hình: là hao mòn về giá trị sử dụng.
Hao mòn vô hình: Là hao mòn thuần tuý về giá trị,
- Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất thì
chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm.
+ Hình thức: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật liệu phụ và kể cả các bộ
phận tư bản khả biến.
+ Trong thực tế sự phân biệt giữa tư bản cố định và tư bản lưu động nhiều khi
rất khó, do đó nhiều khi phải sử dụng các tiêu chuẩn quy ước khác để phân chia tư
bản cố định, tư bản lưu động.
- Ý nghĩa của sự phận chia tư bản cố định và tư bản lưu động: là trên cơ sở
hiểu biết về đặc điểm chu chuyển giá trị của các bộ phận tư bản để có cách thức
quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
không thiếu được của quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
4. Tỷ xuất và khối lượng giá trị thặng dư.
a. Tỷ xuất giá trị thặng dư.
Là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết
để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
m x 100%
m/ = V
Vậy tỷ suất giá trị thặng dư là biểu hiện chính xác của mức độ Tư bản bóc lột sức
lao động người công nhân. Nhưng tỷ suất giá trị thặng dư không nói lên đại lượng
tuyệt đối của sự bóc lột.

b. Khối lượng giá trị thặng dư.


Là tỷ số giữa tỷ xuất giá trị thặng dư và tổng số tư bản khả biến được sử dụng.
M = m/ x V
Phản ánh quy mô của sự bóc lột
4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
a. Phương pháp sản xuất giá tị thặng dư tuyệt đối.
Là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời
gian lao động tất yếu khi năng xuất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao
động tất yếu không thay đổi.
Trong giai đoạn đầu sản xuất TBCN khi nền kinh tế, khoa học công nghệ,
kỹ thuật còn thấp, năng suất lao động chưa cao nên biện pháp chủ yếu là kéo dài
ngày lao động để tăng giá trị thặng dư
4 giờ 4 giờ
Tg LĐ tất yếu Tg LĐ thặng dư

1 Ngày làm 8giờ m/ = 4/4 x 100% = 100%


TB kéo dài ngày LĐ lên 2 giờ, thời gian lao động tất yếu không thay đổi, làm tăng
thời gian lao động thặng dư
4 giờ 6 giờ
Tg LĐ tất yếu Tg LĐ thặng dư

1 ngày LĐ 10 tiếng m/ = 6/4x 100% = 150%


- Vấp phải giới hạn sinh lý cuả công nhân, không có thời gian phục hồi lại
thể lực
- Đối phó với cuộc đấu tranh đòi giảm giờ làm của công nhân.
Ngày nay vẫn còn hình thức giá trị thặng dư tuyệt đối. Vì cường độ làm việc trí
lực của công nhân rất cao.
b. Giá trị thặng dư tương đối.
Là giá trị thặng dư thu đựơc do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách
hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư trong điều
kiện độ dài ngày lao động không đổi.
LĐ bình thường: 4 giờ 4 giờ
Tg LĐ tất yếu Tg LĐ thặng dư
/
Thì m =100%
LĐ thặng dư : giả định ngày lao động không thay đổi( 8 giờ) nhưng bây giờ
công nhân chỉ cần 3 giờ lao động tất yếu tạo ra giá trị mới bằng giá trị sức lao
động của mình. 5 giờ còn lại sẽ tạo ra GTTD cho nhà TB.
3 giờ 5 giờ
Tg LĐ tất yếu Tg LĐ thặng dư
m/ = 5/3x100% = 166%
Như vậy m thu được do giảm thời gian lao động tất yếu( giảm giá trị SLĐ)
bằng cách tăng NSLĐ. Muốn hạ thấp giá trị sức lao động để rút ngắn thời gian lao
động tất yếu phải dựa trên tăng năng xuất lao động xã hội trước hết trong các
ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng.
- Ngoài ra, trong cạnh tranh các nhà tư bản nhờ tăng năng xuất lao động cá
biệt mà hao phí lao động cá biệt của hàng hoá thấp hơn hao phí lao động xã hội và
bán hàng hoá lớn hơn hoặc bằng giá trị xã hội của chúng thì sẽ thu được giá trị
thặng dư siêu ngạch.
Ý nghĩa: chỉ ra thủ đoạn bóc lột tinh vi của CNTB, là cơ sở để Đảng ta đề ra
chương trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn.
So sánh
+ m tương đối : do toàn bộ giai cấp các nhà TB thu được do tăng năng suất
LĐ ( toàn bộ giai cấp TB bóc lột giai cấp công nhân)
+ m siêu ngạch: chỉ do một số nhà TB có kỹ thuật tiên tiến thu được nhờ
tăng NSLĐ cá biệt ( mối quan hệ cạch tranh giữa những nhà TB với nhau)
5. Sản xuất giá trị thặng dư- quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản.
 Nội dung: sản xuất giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột
công nhân làm thuê, dựa trên chủ yếu các phương tiện kỹ thuật và quản lý để tăng
năng xuất lao động, tăng cường độ lao động kéo dài ngày lao động. Quy luật giá
trị thặng dư không chỉ phản ánh mục đích của tư liệu sản xuất TBCN là giá trị
thặng dư mà còn chỉ rõ phương tiện để đạt mục đích đó.( tăng cường bóc lột lao
động làm thuê)
 Vai trò
- Tạo động lực cho sự vận động của chủ nghĩa tư bản và làm tăng những mâu
thuẫn quy định sự duyệt vong của chủ nghĩa tư bản.
- Ngày nay dưới sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ làm
cho bản thân quá trình sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới.
+ Do dựa trên sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến nên giá trị thặng dư được
tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng xuất lao động.
+ Cơ cấu lao động ở mỗi nước tư bản phát triển có sự thay đổi lớn, lao động
trí tuệ có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định trong việc sản xuất
giá trị thặng dư.
+ Sự bóc lột của các tư bản phát triển ngày càng mở rộng ra trên phạm vi
toàn thế giới dưới các hình thức ngoại thương, xuất khẩu tư bản.
II. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN- TÍCH
LŨY TƯ BẢN.
1. Thực chất, động cơ của tích luỹ tư bản
- Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư (m) và tư bản tích
luỹ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản
- Trong Tái sản xuất mở rộng quyền sở hữu tư bản chuyển thành quyền
chiếm đọat giá trị m
G = c + v +m
- Thực chất tích luỹ tư bản là tích luỹ sự giàu có về phía giai cấp tư sản và
tích luỹ sự nghèo khổ về phí giai cấp công nhân.
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng. Muốn
vậy, thì phần giá trị thặng dư thu được phải được dành ra một bộ phận làm tư bản
phụ thêm.
Khái niệm: Tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ
thêm hay tư bản hoá giá trị thặng dư để mở rộng quy mô sản xuất nhằm thu được
giá trị thặng dư càng nhiều
- Thực chất của tích luỹ tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư.
- Nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư.
Ví dụ: Nhà tư bản bỏ ra K = 1000; c/v =4/1 ; m/= 100%
Năm thứ I: Quy mô sản xuất 800c + 200v + 200 m =1200
200 m chia thành 100m1 tiêu dùng cá nhân
100 m2 tích luỹ ( 80c mua máy móc, 20v tuyển công
nhân)
Năm thứ II: Quy mô sản xuất 880c + 220v + 220m
Vậy TB bất biến (c ) và TB khả biến (v) tăng lên, m cũng tăng theo
- Động cơ tích luỹ: chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư. Mặc khác
nó được thúc đẩy bởi quá trình cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà tư bản.
+ Vì mục đích của sản xuất TBCN là giá trị thặng dư. Vì vậy họ không
ngừng tích luỹ và TSX mở rộng, đó là phương tiện căn bản để tăng bóc lột sức lao
động công nhân
+ Tác động của cạnh tranh buộc các nhà TB phải không ngừng tăng TB của
mình lên. Thông qua tích luỹ để đầu tư mở rộng sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp
theo.
Kết luận
- Nguồn gốc của tư bản khả biến (v) là do công nhân tạo ra (sức lao động) và
công nhân ứng trước sức lao động cho nhà tư bản chứ không phải nhà tư bản ứng
trước tiền công cho công nhân.
- Nguồn gốc của tư bản ứng trước là do giá trị thặng dư (m) tích luỹ lại. Bởi
vì sau nhiều chu kỳ sản xuất nhà tư bản đã tiêu dùng hết một lượng lớn hơn nhiều
tư bản ứng trước
- Công nhân phụ thuộc vào nhà tư bản cả trong sản xuất và tiêu dùng
+ Trong sản xuất: công nhân bị nhà tư bản quản lý để tạo ra (v +m). Do đó
thu nhập phụ thuộc vào sự phân chia của nhà tư bản
Cung = cầu với mức tiền lương đủ tiêu dùng
Cung > cầu tiền công thiếu ( tiền công thực tế giảm )
+ Trong tiêu dùng: công nhân phụ thuộc vào nhà tư bản thương nghiệp. Do
đó tiền công danh nghĩa chuyển vào tiền công thực tế, công nhân sử dụng tư liệu
sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động và tiếp tục làm việc để có thu nhập. Như vậy
việc tiêu dùng của công nhân nhằm phục vụ cho sản xuất của nhà tư bản.
. Các nhân tố quyết định quy mô tích luỹ.
Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô tích luỹ tư bản sẽ
phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư cho tích luỹ và tiêu dùng. Còn nếu tỷ
lệ phân chia cố định thì quy mô tích luỹ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố.
KTL = f ( n, M)
n:tỷ lệ tích luỹ/ tiêu dùng
m: Khối lượng giá trị thặng dư
+ Khi M cố định thì KTL = f(n) (1)
+ Khi n cố định thì K TL= f(M) (2)
 Trường hợp1
Giả định M không đổi thì quy mô tích luỹ phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích
luỹ và tiêu dùng( tiêu dùng ít thì tích luỹ nhiều và ngược lại)
Ví dụ: M =200 khi Tích luỹ 100, tiêu dùng 100 thì cơ cấu c/v = 80/20; 70/30;
60/40; 50/50
Trong quá trình phát triển CNTB, thời kỳ đầu các nhà tư bản thường tiết
kiệm tiêu dùng để tăng quy mô kinh tế. Nhưng khi CNTB phát triển, các nhà tư
bản tiêu dùng sa hoa hơn nhưng nhờ khối lượng m tăng lên nên không ảnh hưởng
đến quy mô tích luỹ
 Trường hợp 2:
Giá trị n cố định, có 4 nhân tố làm tăng M
- Trình độ bóc lột sức lao động (m/).
Tăng m/ bằng cách cắt xén tiền công hoặc kéo dài thời gian lao động làm cho công
nhân không đủ tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất sức lao động.
- Năng xuất lao động.
Khi năng xuất lao động tăng lên sẽ làm cho giá cả của tư liệu sản xuất và tư
liệu tiêu dùng giảm xuống và giá trị sức lao động giảm nên nhà tư bản mua được
nhiều TLSX và SLĐ hơn với một lượng tư bản ứng trước không đổi.
- Sự chênh lệch giữa giá trị của tư bản sử dụng với giá trị của tư bản tiêu
dùng.
- Quy mô tư bản ứng trước.
.
Vậy, để nâng cao quy mô tích luỹ cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động
xã hội, sử dụng triệt để năng lực của máy móc thiết bị và tăng quy mô đầu tư ban
dầu.
2. Tích tụ và tập trung tư bản.
Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích ụ và tập trung tư bản ngày càng tăng
- Tích tụ tư bản: là sự tăng lên về quy mô cuả tư bản cá biệt bằng cách tư bản
hoá giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó và là kết quả tất yếu của tích luỹ.
- Tập trung tư bản: là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp
nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn
hơn.
Tập trung tư bản có thể qua con đường tự nguyện hoặc cưỡng bức.
- Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy lẫn
nhau dưới tác động của cạnh tranh.
So sánh
Tích tụ và tập trung TB giống nhau là cùng làm tăng TB cá biệt
Khác nhau: tích tụ làm tăng quy mô tư bản cá biệt, tư bản xã hội. Còn tập
trung TB tăng quy mô TB cá biệt, không tăng TB xã hội
- Tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến kết quả tích tụ và tập trung sản xuất, tập
trung sản xuất đến một mức độ nhất định sẽ hình thành độc quyền. Đặc biệt tập
trung tư bản có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành các công ty lớn và có
khả năng đảm bảo các chương trình phát triển, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.
3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Sản xuất bao giờ cũng kết hợp bởi hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động.
Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật.
- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với khối
lượng lao động cần thiết để sử dụng tư liệu sản xuất đó. Cấu tạo kỹ thuật sẽ do
trình độ lực lượng sản xuất quyết định.
Khối lượng TLSX = SL máy móc cho cn sử dụng = 20 máy
Khối lượng TLTD SL công nhân 10
- Cấu tạo giá trị của tư bản: là tỷ lệ giữa giá trị của tư bản bất biến vơí giá trị
của tư bản khả biến.
- Tuy nhiên do sự biến động của giá cả theo những tỷ lệ không giống nhau
mà cấu tạo giá trị của tư bản có thể phản ánh sai lệch cấu tạo kỹ thuật của nó, để
khắc phục nhược điểm này người ta phải xét cấu tạo hữu cơ của tư bản.
 Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quy định và phản ánh sự thay đổi
trong cấu tạo kỹ thuật đó.
Ví dụ: Cơ cấu giá trị TB 80c + 20v + 20 m
Cấu tạo hữu cơ C/V = 80/20 = 4/1
Cấu tạo kỹ thuật :80 c: Khối lượng TLSX là 80
20v số lượng LĐ sử dụng là 20
Tư bản cố định và tư bản lưu động:
Căn cứ vào sự khác nhau trong thức chu chuyển về mặt giá trị của các bộ
phận tư bản, tư bản sản xuất được phan chia thành tư bản cố định và tư bản lưu
dộng.
- Tư bản cố định: là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản
xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào sản phẩm.
+ Hình thức hiện vật: tư bản cố định tồn tại dưới các hình thức: máy móc,
thiết bị, nhà xưởng, đất đai…
+ Bộ phận giá trị của tư bản cố định chuyển vào sản phẩm sau khi bán hàng
hoá sẽ được thu về để hình thành quỹ khấu hao.
+ Trong quá trình sử dụng, tư bản cố định sẽ bị hao mòn.
Hao mòn hữu hình: là hao mòn về giá trị sử dụng.
Hao mòn vô hình: Là hao mòn thuần tuý về giá trị, chủ yếu do tiến bộ
khoa học kỹ thuật, các thế hệ máy móc mới có chức năng tốt hơn ra đời thường
làm giảm giá trị của các máy móc cũ. Để giảm bớt hao mòn vô hình phải tăng thời
gian sử dụng của máy móc hoặc là thực hiện khấu hao nhanh.
- Tư bản lưu động: là bộ phận tư bản khi tham gia vào quá trình sản xuất thì
chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm.
+ Hình thức: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật liệu phụ và kể cả các bộ
phận tư bản khả biến.
+ Trong thực tế sự phân biệt giữa tư bản cố định và tư bản lưu động nhiều khi
rất khó, do đó nhiều khi phải sử dụng các tiêu chuẩn quy ước khác để phân chia tư
bản cố định, tư bản lưu động.
- Ý nghĩa của sự phận chia tư bản cố định và tư bản lưu động: là trên cơ sở
hiểu biết về đặc điểm chu chuyển giá trị của các bộ phận tư bản để có cách thức
quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.

You might also like