You are on page 1of 7

3.

2 Chính sách tỷ giá cuả Việt Nam

Mục tiêu chính sách tỷ giá


Đây là giai đoạn kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn
bởi cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu, diễn biến trên thị trường rất phức tạp
và khó lường, vì thế tùy từng năm mà Chính phủ đặt ra những mục tiêu ưu tiên khác
nhau:
• Năm 2007, mục tiêu ưu tiên của Việt Nam là kiểm soát lạm phát. NHNN vẫn
duy trì chế độ tỷ giá gần như là cố định như trong giai đoạn trước đây.
• Năm 2008, sáu tháng đầu năm vẫn là mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trước hậu
quả to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra đối với nền kinh tế thế giới,
cùng những tác động bất lợi đến kinh tế trong nước, Chính phủ đã chuyển hướng mục
tiêu từ kiểm soát lạm phát sang ngăn ngừa suy giảm kinh tế vào 6 tháng cuối năm.
• Năm 2009 và 2010, vẫn tiếp tục mục tiêu phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bền vững. Trong các báo cáo của
NHNN trong giai đoạn này, NHNN đều tuyên bố Việt Nam đang theo đuổi chế độ tỷ giá
hối đoái linh hoạt có điều tiết.
Diễn biến tỷ giá giai đoạn 2007 đến nay
Dưới tác động của các công cụ điều hành chính sách tỷ giá của Chỉnh Phủ, giai
đoạn năm 2007 đến 2010 chứng kiến sự biến động liên tục của tỷ giá hối đoái.
Biểu đồ 2.12: Diễn biến tỷ giá VND/USD từ 1/2007 đến 12/2010
Ng
Nguồn: NHNN TP. Hồ Chí Minh
- Khác với giai đoạn trước, từ năm 2007 đến nay, biểu đồ tỷ giá VND/USD
chuyển biến liên tục và đầy kịch tính. Từ cuối năm 2006, lần đầu tiên trong điều hành tỷ
giá, các NHTM niêm yết tỷ giá VND/USD ở mức thấp nhất (giá sàn). Nguyên nhân của
hiện tượng này là nguồn cung USD tăng vọt chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ giá giảm làm gia tăng nhập khẩu, hạn
chế xuất khẩu, cán cân thương mại bị thâm hụt. Để cải thiện cán cân thương mại, NHNN
buộc phải điều chỉnh tỷ giá. Về lý thuyết, NHNN có thể (1) can thiệp thông qua thị
trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc (2) điều chỉnh tỷ giá do NHNN công bố hằng ngày.
Thực tế, những ngày đầu năm 2007, NHNN đã tăng cường mua vào USD để gia
tăng quỹ dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên mặt trái của việc làm này là chỉ số lạm phát có dấu
hiệu gia tăng do cung tiền tăng lớn. Lúc này, NHNN buộc phải sử dụng chính sách can
thiệp trung hòa thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO), nhưng do cầu vốn trên thị
trường trong giai đoạn này quá lớn, đấu thầu trái phiếu với mức lãi suất 7%/ năm không
thành công như mong đợi. Điều này có nghĩa, NHNN không thể chủ động trong thu hồi
tiền từ lưu thông. Nguy cơ lạm phát từ cung tiền tăng cao. Chính vì vậy, cuối tháng
3/2007, NHNN đã chủ động nâng tỷ giá giao dịch bằng cách gia tăng tỷ giá công bố. Đến
cuối tháng 4/2007, trước nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các công ty đầu tư nước
ngoài đã làm cầu USD tăng vọt, tỷ giá VND/USD lại chạm trần. Những tháng cuối năm,
tỷ giá làm giảm mạnh mà nguyên nhân của nó cũng chính là từ nguồn vốn đầu tư nước
ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản của Việt Nam. Đối phó với áp lực giảm giá
USD, NHNN đã nới rộng biên độ xác định tỷ giá kinh doanh từ +/- 0.5% lên +/- 0.75%.
Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng năm 2007 cả năm chỉ tăng 0.08%.
- Sang đầu năm 2008, biến động tỷ giá lại tương tự như những tháng đầu năm
2007. Quý 1 năm 2008, trước tình hình VND tăng giá so với USD, NHNN đã phải điều
chỉnh giảm tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá vào cuối tháng 3/2008 là 15.960
VND/USD so với mức 16.091 VND/USD vào cùng kỳ tháng 1/2008, đồng thời nâng biên
độ giao dịch lên mức ±1%. Tỷ giá giảm một lần nữa tác động xấu đến cán cân thương
mại. Sang quý 2 năm 2008, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng lên 16.541 VND/USD
vào cuối tháng 6/2008, tỷ giá giao dịch tại các NHTM lại đụng trần, tỷ giá trên thị trường
tự do tăng tới mức 19.400 VND/USD (giữa tháng 6/2008), khoảng cách chênh lệch giữa
tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen lên tới trên 2.000 đồng.
Những biến động bất lợi từ các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đã làm tỷ lệ lạm
phát 6 tháng đầu năm 2008 tăng vượt trội, chỉ số CPI có thời điểm trên 20%. Để kiềm chế
lạm phát, NHNN buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng tiền
trong lưu thông như: phát hành 20.300 tỷ VND trái phiếu bắt buộc, giảm cho vay kinh
doanh chứng khoán, kiểm soát cho vay đầu tư bất động sản, điều chỉnh lãi suất cơ bản từ
14%/ năm xuống còn 7.5%/ năm và buộc các NHTM không được kinh doanh quá 150%
lãi suất cơ bản. So với năm 2007, VND bị mất giá 1,68%
- Năm 2009, thị trường ngoại tệ diễn biến hết sức căng thẳng. Nguyên nhân của
hiện tượng này trước hết là dòng vốn nước ngoài như FDI, FII, ODA, kiều hối đều giảm
do nền kinh tế toàn cầu suy giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một nguyên
nhân góp phần đáng kể căng thẳng USD trong giai đoạn này là tác động tiêu cực của gói
kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ. Với chính sách này, lãi suất vay
VND giảm một cách tương đối so với vay USD. Các doanh nghiệp nhập khẩu thay vì vay
USD đã tăng cường vay VND sau đó mua USD thanh toán hàng nhập khẩu. Điều này
làm tăng cầu vốn bằng VND và làm khan hiếm USD trong nền kinh tế. Trong khi đó,
nguồn cung USD từ các doanh nghiệp xuất khẩu lại hạn chế. Do kỳ vọng USD tăng giá
nên các nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản. Cung USD giảm, cầu USD tạo áp lực
tăng tỷ giá. Trước tình thế này, NHNN quyết định nâng biên độ giao dịch lên mức ±5%
(24/3/2009) và sau đó giảm xuống ± 3% (26/11/2009). Tỷ giá BQLNH trong suốt 9 tháng
đầu năm 2009 được NHNN giữ gần như là cố định, tỷ giá BQLNH cuối tháng 9/2009 chỉ
tăng 0.08% so với cuối tháng 1/2009. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do liên tục
tăng mạnh, ba tháng cuối năm 2009, hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do
nóng nhất từ trước tới nay, thời điểm giữa tháng 11, tỷ giá được điều chỉnh hàng giờ.
Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen trong thời gian này lớn,
trung bình khoảng 1,500 VND/USD.
- Năm 2010, USD lại tiếp tục căng thẳng, giá mua bán USD tại các NHTM luôn
chạm trần. Sau một thời gian dài không điều chỉnh tỷ giá BQLNH, ngày 11/2/2010,
NHNN đã bất ngờ tăng giá USD 3%. Mặc dù tăng tỷ giá nhưng áp lực về cầu USD vẫn
không giảm. Tình trạng găm giữ ngoại tệ vẫn không suy giảm. Nhiều NHTM không cân
đối được nguồn ngoại tệ đã buộc phải thương lượng giá với bên cung rồi cộng thêm
khoản phí vào giá bán USD cho người có nhu cầu mua ngoại tệ. Tỷ giá bị chèn ép. Ngày
17.8.2010, lần thứ hai trong năm, NHNN điều chỉnh USD tăng 2%. Tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ 18.544 đã tăng lên 18.932 VND/USD. Các NHTM được phép mua bán
USD ở mức giá 19.500 VND/USD, tăng 400VND/USD so với ngày 17.8.2010. Việc tỷ
giá được điều chỉnh một cách bất ngờ và nhát ngừng đã thành viên thị trường thêm hoang
mang, và không làm “giảm nhiệt” thị trường ngoại tệ. Cuối năm 2010, khi các thông tin
về tình hình kinh tế vĩ mô không khả quan như gia tăng tỷ lệ lạm phát, nợ nược ngoài, nợ
công, thâm hụt ngân sách, dự trữ ngoại hối quốc gia suy giảm, cũng như việc tăng giá
vàng trên thị trường Thế giới đã tạo áp lực lên tỷ giá. Hiện tượng các doanh nghiệp tự
thỏa thuận giá mua bán ngoại tệ vượt mức trần cho phép đã trở thành phổ biến. Tỷ giá thị
trường tự do có thời điểm đạt trên 21.500 VND/USD, lệch 2.000 VND/USD so với tỷ giá
chính thức.
 Nhìn chung, từ 2007 đến 2010, thị trường ngoại tệ diễn biến phức tạp, nên mặc
dù NHNN đã có những can thiệp mạnh vào tỷ giá, biên độ tỷ giá, lãi suất cũng như nguồn
cung ngoại tệ nhưng chỉ có thể kiềm chế phần nào sức nóng của thị trường, vấn đề căng
thẳng cung cầu trên thị trường ngoại tệ vẫn thực sự chưa được giải quyết. Bởi vì:
+ Các biện pháp sử dụng để điều hành chính sách tỷ giá vẫn chủ yếu là các biện
pháp hành chính, sự can thiệp trực tiếp vào cung ngoại tệ của NHNN còn nhiều hạn chế.
+ Các công cụ được sử dụng đồng loạt và có hỗ trợ cho nhau để tác động lên thị
trường nhưng mang tính bị động.
+ NHNN đã chậm trễ trong việc điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với tình hình thực
tế mà luôn có khuynh hướng cố định, giữ mức tỷ giá bằng việc chỉ thực hiện những điều
chỉnh rất nhỏ. NHNN chỉ điều chỉnh mạnh vào những lúc thị trường thật sự nóng. Việc
điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn này dường như là sự chạy theo diễn biến của
thị trường chứ không phải hướng thị trường theo chính sách.
Tỷ giá và hoạt động quản lý ngoại hối
-Điểm nổi bật về quản lí ngoại hối trong giai đoạn này là hình thành sàn giao dịch
vàng (NHTMCP Á Châu khánh thành Sàn giao dịch đầu tiên tại tại Việt Nam vào tháng
5/2007). Trong vòng 2 năm sau, cả nước có khoảng 20 sàn giao dịch vàng và 11 NHTM
cùng 8 doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng trên tài khoản trên thị trường Thế giới.
Tuy nhiên sự nở rộ của sàn vàng này không đem lại nhiều lợi ích như mong đợi vì người
tâm lí chuộng vàng và mức độ đô la hóa ở VN còn cao. Điển hình là hoạt động đầu cơ,
cầu vàng tăng mạnh giá vàng tăng áp lực cho nhập khẩu ảnh hưởng đến việc điều
hành tỷ giá, Để chẩn chỉnh việc này NHNN đã đóng cửa sàn vàng và bãi bỏ các giao dịch
trên tài khoản ở nước ngoài vào giữa năm 2010. Cuối năm 2010 khi gía vàng thế giới
tăng cao cộng với sự không khả quan của kinh tế vĩ mô ( lạm phát 11.75%, thâm hụt ngân
sách), cầu vàng tăng cao, giá vàng đạt đỉnh 38.5 triệu/lượng. NHNN đã buộc cấp phép
nhập khẩu vàng, giảm thuế nhập khẩu vàng từ 1% xuống còn 0,5% từ 12/11/2010 đồng
thời tăng thuế xuất khẩu vàng từ 0% lên 1% từ 1/1/2011
Hoạt động mua bán trên thị trường chợ đen vẫn phát triển do do độ lệch tỷ giá
VND/USD giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen khá lớn. Ngoài ra vấn đề đô
la hóa của nền kinh tế cũng đáng lưu tâm người dân có nhu cầu tích lũy tài sản, thanh
toán bằng USD.
Biểu đồ 2.18:Tỷ lệ tiển gởi ngoại tệ trên M2 (FCD/M2) của Việt Nam từ 2006 -
2010
Nguồn: www.imf.org/external/country/VNM/rr/index.htm Báo cáo của IMF; NHNN
Những chuyển biến trong cách điều hành tỷ giá của NHNN năm 2011
Ngày 11/2 Chính Phủ ra quyết định điều chỉnh tỷ giá. Đáng chú ý có những điểm
sau:
-Về thời điểm: công bố cuối tuần, ko bất ngờ vì đã được dự báo trước.
-Về mức điều chỉnh, lớn và gây sốc nhất trong suốt hơn 1 năm qua, với giá USD
trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức 18.932 VND lên mức 20.693
VND/USD. Như vậy, trong vòng đúng 1 năm, NHNN đã chính thức điều chỉnh tỷ giá
giao dịch bình quân liên ngân hàng 3 lần với mức tăng tổng cộng 14,46%.
-Về biên độ: tiếp tục thu hẹp, từ 5% nay giảm còn 1%.
Như vậy, đợt điều chỉnh tỷ giá lần này của NHNN có 3 điểm mới là tối ưu về lựa
chọn thời điểm, tối đa về mức độ giảm giá nội tệ và tối thiểu về thu hẹp biên độ giao
dịch.
Đồng thời, NHNN cũng cam kết trong thời gian tới sẽ điều hành tỷ giá bình quân
liên ngân hàng tương đối linh hoạt, chủ động, phù hợp với tình hình cung cầu ngoại tệ,
bảo đảm tăng tính thanh khoản của thị trường, góp phần kiềm chế nhập siêu và hỗ trợ cho
việc thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt hơn…
Tất cả những điều đó đã cho thấy những chuyển động sâu sắc cả về nhận thức,
cũng như cách thức điều hành tỷ giá của NHNN.
Những lợi ích thấy rõ
Về tổng quát và lâu dài, việc điều chỉnh tỷ giá này có tác dụng tốt nhằm hạn chế,
giải toả tình trạng găm giữ cũng như kỳ vọng đầu cơ, cân đối theo nguyên tắc thị trường
cung-cầu về ngoại tệ, kích thích xuất khẩu trong nước, từ đó góp phần kiềm chế vững
chắc lạm phát, giúp tăng sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, hạn chế nhập siêu,
nhất là những sản phẩm trong nước có thể sản xuất thay thế. Việc tiền đồng giảm giá
khiến các nhà xuất khẩu sẽ được lợi, còn hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn.
Đặc biệt, sự điều chỉnh tỷ giá đã thu hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức với tỷ giá
trên thị trường tự do, sẽ giúp cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam.
Điều này còn giúp tăng cường tập trung và quản lý kinh doanh ngoại tệ trên thị
trường có tổ chức.
Đồng thời, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp được tính đúng, tính đủ chi phí
vốn ngoại tệ trong bảng hạch toán kinh doanh của mình, mà trước đó thường phải che
giấu, hợp lý hóa các khoản mua USD trên thị trường tự do với giá cao hơn giá chính thức.
Nói cách khác, tình trạng chênh lệch cao giữa tỷ giá chính thức và không chính
thức tồn tại kéo dài trong nhiều tháng qua gây căng thẳng giả tạo cung-cầu trên thị trường
ngoại tệ, cũng như gây thiệt hại “kép” cho doanh nghiệp và nhiều hệ lụy tiêu cực khác
trong việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng sẽ dần được khắc phục.
Trong thời gian tới, cần điều chỉnh tỷ giá có lên, có xuống, thời gian ngắn và
nhanh hơn, với mức điều chỉnh thấp hơn và biên độ giao dịch có thể rộng hơn…như thế
sẽ bớt tạo sốc tỷ giá và những hệ lụy mặt trái của điều chỉnh tỷ giá hơn.

You might also like