You are on page 1of 506

Tuyển Tập

DÂN CHỦ I
Tháng Mười Hai 2010

ÂU DƯƠNG THỆ  BÙI DIỄM  BÙI TÍN 


ĐOÀN VIỆT TRUNG  PHƯƠNG NAM ĐỖ
NAM HẢI  HÀ SĨ PHU  H.T. THÍCH QUẢNG
ĐỘ  HOÀNG MINH CHÍNH  HOÀNG XUÂN
ĐÀI  JACKY BONG WRIGHT  KHỐI 8406 
LÊ CÔNG ĐỊNH  LÊ THỊ CÔNG NHÂN  LÊ
QUỐC QUÂN  NGÔ NHÂN DỤNG  NGUYỄN
CAO QUYỀN  NGUYỄN CHÍNH KẾT 
NGUYỄN ĐAN QUẾ  NGUYỄN GIA KIỂNG 
NGUYỄN HỘ  NGUYỄN MINH CẦN 
NGUYỄN XUÂN PHƯỚC  NGUYỄN TỰ
CƯỜNG  NGUYỄN THANH GIANG 
NGUYỄN VĂN ĐÀI  NGUYỄN VĂN TRẦN 
NGUYỄN VŨ BÌNH  PHAN THANH TÂM 
PHAN VĂN SONG  TÔN THẤT LONG 
TRẦN ĐỘ  TRẦN NGỌC SƠN  TRẦN
THANH HIỆP  VŨ THƯ HIÊN
Copyrights  2010 by the authors.
Design and composition by Họp Mặt Dân Chủ.

Published simultaneously in the United States of America, France,


Poland, and Germany.

Library Cataloging Data:


Họp Mặt Dân Chủ, date
Tuyển Tập Dân Chủ I (“A Collection of Human Rights and
Democracy Essays in Vietnamese 1986-2010 – Volume I”)
ISBN.0-9799345-390000.psd
1. Họp Mặt Dân Chủ 2. Vietnamese Human Rights and Democracy
Movements—Vietnam Civil Society—Vietnam Dissidents—Vietnam
Independent Labor Union—Doi Moi.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................... 1
ÂU DƯƠNG THỆ ............................... 6
Sách Lược Đấu Tranh Nhân Quyền Trong Thời Đại Internet và
Toàn Cầu Hóa.....................................................................................6

BÙI DIỄM ........................................ 24


Việt Nam Được Bầu Làm Thành viên Không Thường trực Tại Hội
đồng Bảo an LHQ ...........................................................................24

BÙI TÍN ........................................... 29


Đảng Cộng Sản Việt Nam Sau Khi Hội Nhập Quốc Tế ..................29
Đổi mới ở Việt nam và ở Trung quốc So sánh và Nhận định Sự Lựa
chọn Tối ưu Cho VN .........................................................................36
Đảng CS Đang Tự Xoá Bỏ Tính Chính Đáng Trước Nhân Dân.....52

ĐOÀN VIỆT TRUNG ....................... 56


Ba lan tại Việt nam? .........................................................................56

PHƯƠNG NAM – ĐỖ NAM HẢI ...... 60


Phát biểu tại Họp mặt Dân chủ 2006 .............................................60

HÀ SĨ PHU....................................... 63
Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí tuệ.63

H.T. THÍCH QUẢNG ĐỘ ................. 84


Lời Kêu gọi Cho Dân chủ Việt nam ................................................84

HOÀNG MINH CHÍNH .................... 90


BẢN TUYÊN BỐ Khôi phục Sinh hoạt Đảng Dân chủ Việt nam...90

HOÀNG XUÂN ĐÀI ........................ 98


Dân chủ và Phát triển.......................................................................98
JACKIE BONG WRIGHT ............... 121
Phát triển Xã hội Dân sự Tại Việt nam .........................................121

KHỐI 8406 ..................................... 135


Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt nam 2006 ............................135
Cương lĩnh Khối 8406 Khối 8406 Là Gì? ....................................142

LÊ CÔNG ĐỊNH ............................. 147


Tầm Vóc Thuyền Trưởng Tầm Vóc Dân Tộc.................................147
Chuẩn Mực Văn Minh Cần Tôn Trọng.........................................150
Tại Sao Không Nên Sợ ‘Đa Nguyên’ ............................................153
‘Nhà nước Pháp quyền’ hay ‘Nhà nước Pháp trị’? ......................158

LÊ THỊ CÔNG NHÂN .................... 162


Khía cạnh Pháp lý Về Đình công Và Yêu cầu Cần Có Hệ thống
Công đoàn Độc lập Tại Việt nam ..................................................162

LÊ QUỐC QUÂN ............................ 171


Việt nam Giữa Các Cường quốc...................................................171
Tam Sa và Tám Chữ Cho Việt nam................................................175
Để Trở thành Một Nhà Chính trị cho Việt nam.............................179

NGÔ NHÂN DỤNG ........................ 181


Dân chủ Với Nhiều Mô thức Xã hội...............................................181

NGUYỄN CAO QUYỀN ................. 198


Việt nam Cơ hội và Hướng đi ........................................................198

NGUYỄN CHÍNH KẾT ................... 209


Đấu tranh Dân chủ: Nên Công khai Hay Âm thầm? ...................209

NGUYỄN ĐAN QUẾ ...................... 218


Lời Kêu Gọi Của Cao Trào Nhân Bản ..........................................218
Lộ trình 9 Điểm Để Dân chủ hoá Việt nam..................................220
Tuyên bố Thành lập Tập hợp vì Nền Dân chủ..............................222
Làm Gì Để Có Thay đổi ở Việt nam? ...........................................224
NGUYỄN GIA KIỂNG ....................233
Cuộc Chiến đấu Thực sự ................................................................233
Chủ Nghĩa Cộng Sản Đến Việt Nam Như Thế Nào?.....................245

NGUYỄN HỘ ..................................250
Quan Điểm và Cuộc Sống Mấy lời của tác giả .............................250
Quan điểm và cuộc sống Định Hướng Chiến Lược......................258

NGUYỄN MINH CẦN .....................263


Ngọn Cờ Dân chủ ...........................................................................263
Một Số Vấn đề Của Phong trào Dân chủ .....................................271
Toàn Dân Nghe Chăng? Sơn Hà Nguy Biến… (Vài lời tâm sự với
các bạn trẻ) .....................................................................................285

NGUYỄN XUÂN PHƯỚC ...............288


Giá trị Pháp lý và Tính Chính thống Của Hiến pháp Việt nam Hiện
nay Từ Cơ sở Pháp lý Của Hiến pháp 1946 ..................................288
Tản mạn Về Hai Chữ “Tư pháp” Phải Chăng Đã Đến Lúc Cần
Phải Thay đổi Một Thói quen Dùng Chữ.......................................297

NGUYỄN TỰ CƯỜNG ....................303


Vai trò Của Xã hội Dân sự Trong Tiến trình Dân chủ hóa Tại Việt
nam..................................................................................................303

NGUYỄN THANH GIANG ..............313


Nhân quyền – Khát vọng Ngàn Đời ..............................................313
Có Nên Kiên định Con đường Xã hội chủ nghĩa? .........................330

NGUYỄN VĂN ĐÀI ........................345


Quyền Tự do Thành lập Đảng ở Việt nam .....................................345
Tư tưởng, Đạo đức Hồ Chí Minh Có Gì Để Học? ........................350
Dân trí và Chế độ Dân chủ ở Việt nam..........................................353

NGUYỄN VĂN TRẦN ....................356


Khuynh hướng và đặc tính của Phong trào Dân chủ và những
người Bất Đồng chánh kiến ở Việt nam ngày nay .........................356
Lần dở lại hồ sơ cũ Có đôi điều cần đọc lại về Hồ Chí Minh ......367

NGUYỄN VŨ BÌNH ....................... 373


Việt nam và Con đường Phục hưng Đất nước..............................373
Đơn Xin Thành Lập Đảng Tự Do - Dân chủ ................................384
Về Vấn đề Biên giới Việt–Trung ....................................................385
Về Tình trạng Nhân quyền Tại Việt nam .......................................388

PHAN THANH TÂM ...................... 393


Việt nam Sau Ba Mươi Năm Xa cách ...........................................393

PHAN VĂN SONG ......................... 401


Tình hình Mới Mặt trận Mới .........................................................401
Việt nam Trước Cơn lốc Toàn cầu hóa Hay Những Nỗi nhục Tháng
tư .....................................................................................................407

TÔN THẤT LONG.......................... 413


Tính Dân chủ Và Bốn Văn bản Hiến pháp Việt nam ....................413

TRẦN ĐỘ ....................................... 424


Kịch bản Cho Thế kỷ 21 .................................................................424
Đảng Cộng sản và Dân chủ ở Việt nam .......................................428

TRẦN NGỌC SƠN ......................... 443


Đảng phái Là Phương tiện Tổ quốc Là Cứu cánh ........................443

TRẦN THANH HIỆP ...................... 449


Chính Thống Dân Chủ ...................................................................449
Tiến Tới Một Nhà Nước Pháp Trị.................................................458

VŨ THƯ HIÊN ............................... 472


Vài Suy nghĩ Về Phong trào Dân chủ Việt nam ............................472
Hồ Chí Minh và Cái Chết Của Nông Thị Xuân.............................482
Lời Nói Đầu Miền Thơ Ấu.............................................................486

D ANH M ỤC (I ndex ) ........................ 493


LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1985 ông Mikhail Gorbachev lên làm Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản
Liên Xô. Chỉ chưa đầy 5 năm sau toàn bộ khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ.
Và cuối cùng chế độ Cộng Sản cũng tan rã ngay tại Liên Xô: ngày 26
tháng 12 năm 1991 Liên Bang Xô Viết chính thức giải thể.
Những biến động tại Liên Xô và Đông Âu tác động mạnh mẽ đến
Việt Nam. Nguyễn Văn Linh được đưa lên làm Tổng bí thư đảng Cộng
Sản Việt Nam (CSVN) năm 1986 và bắt đầu thay đổi về mặt kinh tế. Dưới
áp lực của tình hình mới Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ban lãnh đạo
đảng CSVN “cởi trói” phần nào cho văn nghệ sĩ, nhưng không đi theo
đường lối dân chủ đa đảng của Liên Xô và khối Đông Âu, có thể vì lúc đó
họ đã thấy khối này bắt đầu quá trình tan rã. Trong khi đó tại Sài Gòn “Câu
lạc bộ những người kháng chiến cũ” do ông Nguyễn Hộ lãnh đạo hoạt
động công khai, ra báo Truyền Thống Kháng Chiến, tổ chức đại hội 800
người tại Hội trường Quận Ba Sài Gòn yêu cầu đảng bỏ điều 4 Hiến Pháp,
chấp nhận dân chủ đa đảng. Ông Trần Xuân Bách, nhân vật thứ 5 trong Bộ
Chính Trị, sau khi thăm Liên Xô và Mỹ trở về, cũng đi khắp nước nói
chuyện, công khai ủng hộ dân chủ. Khí thế đấu tranh đòi dân chủ lên cao
tại miền Nam, nhất là tại Sài Gòn, nhưng tại miền Bắc phe bảo thủ trong
đảng, đứng đầu là Lê Đức Thọ, vẫn nắm vững quyền lãnh đạo. Họ chuẩn
bị quay lại cầu hòa với Trung Quốc. Hội nghị trung ương của đảng CSVN
ngày 27/3/1990 cuối cùng đã quyết định thẳng tay trấn áp phong trào đòi
dân chủ, khởi đầu bằng việc loại Trần Xuân Bách ra khỏi Bộ Chính trị,
tước hết mọi quyền hành. Sau đó, tháng 4 năm 1990, bắt giữ toàn bộ ban
lãnh đạo Câu lạc bộ cựu kháng chiến. Đợt trấn áp tiếp tục nhắm vào các
nhóm đấu tranh của trí thức miền Nam: tháng 5, luật sư Đoàn Thanh Liêm
và các bạn ông bị bắt; tháng 6, đến lượt bác sĩ Nguyễn Đan Quế và các
thành viên Cao Trào Nhân Bản; tháng 11, giáo sư Đoàn Viết Hoạt và ban
chủ trương Diễn Đàn Tự Do. Đợt trấn áp năm 1990 chấm dứt giai đọan
vận động đòi thay đổi chính trị theo chiều hướng Liên Xô và Đông Âu.
Sau khi dẹp được các phong trào chống đối, phe bảo thủ đưa Đỗ
Mười lên làm Tổng bí thư với chủ trương “đổi mới nhưng không đổi mầu”,
nghĩa là thay đổi về kinh tế nhưng giữ vững chế độ chuyên chế, độc quyền,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 1


độc đảng. Chủ trương này, cùng với bạo lực công an trị, không ngăn chặn
được cuộc vận động đòi đổi mới thể chế chính trị, đòi dân chủ, lần này bởi
những cán bộ cộng sản miền Bắc, tiếp nối cuộc vận động vừa bị dập tắt
của những người cựu kháng chiến phía Nam, và những trí thức VNCH
trước đây. Người mở đầu cho đợt vận động mới chính là Trần Độ, nguyên
Trưởng Ban Văn Hóa-Văn Nghệ Trung Ương. Khi còn làm Trưởng ban
ông chủ trương chính sách “cởi trói” cho văn học nghệ thuật. Khi phe bảo
thủ cầm quyền trở lại ông không được tin dùng và vì ông ngày càng vận
động tích cực cho việc tự do hóa các hoạt động văn hóa tư tưởng và chính
trị, nên cuối cùng ông bị khai trừ ra khỏi đảng CS năm 1999. Một nhân vật
khác, ông Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, sau
thời gian dài bị cầm tù và quản chế với tội danh "xét lại chống Đảng", từ
đầu năm 1990 lại tích cực đòi hỏi tự do dân chủ, và năm 1995 lại bị kết án
1 năm tù giam.
Cùng với các cán bộ cao cấp của đảng CS như Trần Độ, Hoàng Minh
Chính, Lê Hồng Hà, Nguyễn văn Trấn... cuộc vận động đòi thay đổi cơ chế
chính trị và đòi dân chủ, từ cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, có
sự tham gia ngày càng đông đảo của giới trí thức xuất thân từ miền Bắc.
Khởi đầu là những trí thức khoa bảng đã có vị thế xã hội, tương đối có
tuổi, như Hà Sĩ Phu, Phan Đình Diệu, Nguyễn Thanh Giang…Từ giữa thập
niên 1990, một đợt đối kháng mới ra đời, có tổ chức hơn, có sự tham gia
của đông đảo quần chúng, và nhất là các trí thức trẻ tuổi hơn. Tiêu biểu
cho cố gắng đi vào tổ chức là Khối 8406, do một tu sĩ công giáo khởI
xướng, LM Nguyễn Văn Lý. Tổ chức này đã thu hút được cả ngàn người
tham gia một cách tự nguyện, công khai, ghi rõ tên họ và nơi cư trú. Một
số tổ chức khác cũng ra đời, dù không tồn tai được lâu, nhưng đã đánh dấu
một giai đọan đấu tranh mới, giai đọan công khai và có tổ chức.
Điểm đáng chú ý là từ giữa thập niên 1990 trở đi ngày càng có nhiều
trí thức trẻ tham gia vào cuộc vận động đòi dân chủ --các luật sư, giáo sư,
bác sĩ. Họ biết công khai vận dụng chính các cơ chế và luật pháp của chế
độ để vận động người dân chủ động dành lấy các quyền tự do căn bản của
mình, kể cả quyền thành lập các tổ chức dân sự và chính trị. Dù đa số
những người trí thức trẻ can trường dấn thân này đều bị bắt giữ, bị kết án
tù giam và quản chế, nhưng những cuộc vận động công khai, tích cực của
họ đã giúp đưa cuộc đấu tranh vào giai đoạn mới – giai đọan trẻ hóa và tổ
chức hóa. Và quan trọng hơn, đã xuất hiện cả các tổ chức dân sự đòi nhân

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 2


quyền, đòi quyền lao động, và các tổ chức chính trị, các chính đảng. Bất
chấp điều 4 Hiến pháp và sự đàn áp thẳng tay của an ninh CS, vài chính
đảng, hoặc xuất phát ngay trong nước, hoặc từ hải ngọai về hoạt động
trong nước, cũng tìm mọi cách phổ biến rộng rãi tiếng nói đối kháng của
mình, thách thức độc quyền chính trị của đảng CS. Năm 2010 này, năm
Thăng Long 1000 tuổi, có thể coi như năm mở đầu cho sự ra đời của một
tầng lớp lãnh đạo chính trị mới cho Việt Nam, không phải từ trong hệ
thống chính trị của đảng CS, mà từ trong xã hội, trong nhân dân. Những
Đỗ Nam Hải, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Lê
Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Bắc Truyền…sẽ tiếp tục xuất
hiện, sẽ lớn mạnh lên để đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh vừa dành dân chủ,
vừa bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn bành trướng phương bắc, và các mưu toan
thỏa hiệp từ bên trong đảng CS.
Để đặt một dấu mốc lịch sử cho cuộc vận động ôn hòa bất bạo động
đòi nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, Họp Mặt Dân Chủ (*) đã quyết
định tập hợp trong Tuyển Tập Dân Chủ I này các bài viết, bài phát biểu của
những nhà hoạt động trong nước và hải ngoại từ cuối thập niên 1980 đến
nay. Dù xuất phát từ cơ chế chính trị khác nhau, quốc gia hay cộng sản, dù
hoạt động ngay trong lòng chế độ cộng sản ở trong nước hay trong xã hội
dân chủ tự do ở hải ngọai, dù còn trẻ hay tuổi đã cao, những người đấu
tranh thể hiện trong Tuyển Tập Dân Chủ I này đều vì mục tiêu tự do dân
chủ cho mọi người Việt, đều có chung một ước mơ sớm được thấy một
nước Việt trường tồn trong thái bình thịnh vượng và toàn vẹn lãnh thổ. Tất
cả đều thấy rằng chế độ cộng sản đã bị nhân lọai đào thải, đã sụp đổ ngay
tại quê hương quốc tế của nó, và đã gây tai họa cho đất nước. Tất cả đều
biểu lộ ý chí cương quyết thiết lập chế độ dân chủ cho Việt Nam, đồng
thời bảo vệ tổ quốc, chống lại bành trướng Trung quốc và mọi mưu toan
thỏa hiệp và nhân nhượng với Trung quốc của ban lãnh đạo cộng sản. Việt
Nam phải trường tồn, phát triển và dân chủ. Đó là tiếng nói chung của
những người Việt yêu nước, yêu dân chủ trong nước và hải ngọai, thể hiện
trong Tuyển Tập Dân Chủ I này.
Thực hiện quyết định của Họp Mặt Dân Chủ 2009, ban chủ biên
chúng tôi cố gắng cung cấp cho những người quan tâm theo dõi tình hình
Việt nam một tuyển tập những bài viết của những khuôn mặt tiêu biểu cho
phong trào dân chủ Việt nam kể từ cuối thập niên 1980 đến nay. Tất nhiên
Tuyển tập I chưa tập hợp hết được những thành tựu của tất cả những người

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 3


đã và đang đóng góp cho tiến trình chuyển hóa Việt Nam sang một xã hội
nhân bản tiến bộ hơn hiện nay–những thành tựu trong mọi lãnh vực, từ văn
học nghệ thuật, giáo dục, truyền thông đến văn hóa tư tưởng và chính trị-
xã hội. Tuyển Tập lại càng không phản ảnh được cuộc vận động lịch sử
kéo dài từ nửa thế kỷ nay cho một nước Việt yên bình, tự do và hạnh phúc
– cuộc vận động nhiều gian khổ, chết chóc, đầy máu và nước mắt, của
hàng triệu người dân bình thường, âm thầm, vô danh, trên chiến trường,
trong ngục tối, trong các trại lao công cưỡng bức, trong rừng sâu, dưới đáy
biển. Trong những thập niên gần đây, cuộc vận động lịch sử này đã chuyển
thành một phong trào phản kháng rộng lớn, công khai, ôn hòa bất bạo
động, của mọi tầng lớp nhân dân trong nước. Lịch sử mai sau chắc chắn sẽ
ghi nhận tính chất phong phú và đa dạng của phong trào phản kháng xã hội
này trong giai đọan chuyển mình của đất nước hiện nay. Đảng và nhà nước
cộng sản, dù cố gắng kiểm soát và kiềm tỏa bước tiến của xã hội và quần
chúng bằng bạo lực công an, nhưng trong thực tế họ đã và đang bị vượt
qua bởi phong trào quần chúng đó. Quần chúng đáy tầng đang rừng rực
vươn lên, dù còn nhiều bất cập và tự phát, nhưng đã chính là nguồn động
lực phát triển của đất nước. Trước sức mạnh như sóng đáy ngầm của quần
chúng đang quyết tìm đường tiến về phía trước, đảng và nhà nước cộng
sản ngày càng phải lùi bước, tập trung chấn thủ những khu vực trọng yếu
để bảo vệ đặc quyền đặc lợi. Sự xuất hiện những tiếng nói và hoạt động
độc lập của mọi giới quần chúng trong hai thập niên qua vừa thách thức
quyền lãnh đạo và tính chính thống của đảng và nhà nước cộng sản, vừa là
những cuộc thao dượt cho một cao trào tổng tiến công dành lại quyền tự
quyết cho toàn dân và cho dân tộc, sẽ bùng dậy trong thời gian không xa
nữa. Tuyển Tập Dân Chủ I tất nhiên chỉ phản ảnh được một phần nhỏ, rất
nhỏ, cơn sóng đáy tiền cách mạng này.
Ban chủ biên Tuyển Tập xin chân thành cám ơn những tác giả có bài
trong Tuyển tập này đã cho phép trích đăng một phần những tác phẩm tâm
huyết của quí vị. Đối với những tác giả trong nước, vì điều kiện an ninh
không cho phép liên lạc để xin phép, chúng tôi xin gửi lời cám ơn đồng
thời mong quí vị lượng thứ và thông cảm. Tuyển Tập I này là một ghi nhận
thành qủa của phong trào dân chủ mà cũng là một đóng góp nhỏ bé của các
thành viên HMDC vào cuộc vận động chính trị chung hiện nay ở trong
nước và hải ngọai. Mọi khiếm khuyết là trách nhiệm của ban chủ biên và
chúng tôi mong được đón nhận những phê bình và góp ý để Tuyển Tập II
được hoàn hảo hơn.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 4


Việt Nam hải ngọai
Mùa đông 2010
Ban chủ biên

Đoàn Viết Hoạt


Nguyễn Ngọc Bích
Trần Bình Nam
Trần Trung Việt
Vũ Thiện Hân

___________________
(*) Họp Mặt Dân Chủ tập họp những người Việt trên toàn thế giới
hoạt ñộng trong nhiều tổ chức và lãnh vực khác nhau --văn hóa, giáo
dục, truyền thông, xã hội, chính trị v.v…-- nhằm cùng mục tiêu thúc
ñẩy tiến trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam. HMDC tổ chức Tĩnh
Hội thường niên tại một ñịa ñiểm tĩnh mịch ñể những người Việt quan
tâm ñến tình hình Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới có cơ hội gặp
gỡ, trao ñổi hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt ñộng, trong tình
thân ái, cởi mở giữa những con người tự do. Tĩnh hội HMDC ñầu tiên
ñược tổ chức tại Moehnsee, Đức quốc, năm 2002. Những tĩnh hội sau
ñó ñã lần lượt ñược tổ chức tại Normandie, Pháp (2003),
Emmitsburg, MD, Hoa Kỳ (2004), Running Springs, CA, Hoa Kỳ
(2005), Emmitsburg, MD, Hoa Kỳ (2006), Warsaw, Ba Lan (2007),
Paris, Pháp (2008), San Jose, Hoa Kỳ (2009) và Hanover, Đức
(2010).
Mọi liên lạc với Ban chủ biên TTDC I xin email về
dv2010@gmail.com.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 5


ÂU DƯƠNG THỆ

Sách Lược Đấu Tranh Nhân


Quyền Trong Thời Đại
Internet và Toàn Cầu Hóa

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI MẠNH HAY YẾU?


Chế độ hiện nay ở Việt Nam là một chế độ toàn trị và chà đạp nhân quyền
tàn bạo nhất, từ năm 1954 ở miền Bắc và toàn Việt Nam từ 1975. Chế độ
toàn trị là một chế độ yếu nhất trong lịch sử cận đại. Việc họ phải sử dụng
bộ máy công an trong các ngành thay vì đặt sự tín nhiệm vào người dân đã
minh chứng sự lo sợ và thiếu tự tin của họ. Chế độ này chỉ trụ được chừng
nào nó bịt mắt, bịt tai và bịt miệng được người dân và chỉ chừng nào nó
quản chế được dạ dầy, sự đi lại của người dân. Một khi bức tường ngăn
cách tư tưởng và liên hệ kinh tế, thương mại và chính trị với bên ngoài bị
phá vỡ thì kể từ thời điểm đó chế độ này không còn tương lai, bất kể những
tuyên truyền theo cách tô hồng của họ, bất kể cả bộ máy công an lực
lưỡng. Khi người dân tự tạo được cuộc sống ổn định, ấm no bằng chính
sức lực và tài trí của mình, không còn lệ thuộc vào chế độ tem phiếu, hộ
khẩu thì khi đó cũng là lúc uy quyền của chế độ bắt đầu lung lay.
Sự tan rã của các chế độ độc tài phong kiến ngày xưa đã như thế và
sự tan rã của các chế độ độc tài toàn trị ngày nay cũng sẽ kinh qua con
đường này. Chế độ độc tài toàn trị có thể đổ nhanh không? Xin thưa: Nó
có thể còn nằm ỳ ra rất lâu, nhưng cũng có thể đổ rất nhanh, nhanh hơn
ngoài cả sự tưởng tượng của nhiều người, một khi tìm ra được phương
pháp chống nó hữu hiệu.
Thí dụ, các chế độ độc tài toàn trị ở Liên xô và các nước Đông Âu đã
bị sụp đổ từ đầu thập niên 90 chỉ sau chưa đầy hai thập niên thực hiện sách
lược “hợp tác để biến đổi” do các nước dân chủ phương Tây chủ trương.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 6


Trái lại, ở đâu sách lược tẩy chay được thi hành thì ở đó chế độ toàn trị còn
được củng cố. Điển hình như trường hợp Cuba, nằm sát Hoa kì và bị Mĩ
phong tỏa kinh tế, quân sự...suốt gần nửa thế kỉ, nhưng cho tới nay nó vẫn
nằm ì ra, nay Washington phải thay đổi sách lược. Chế độ độc tài toàn trị ở
Trung hoa (TH), mới sau hơn hai thập niên bị miễn cưỡng phải cải cách và
mở cửa, đang đứng trước nguy cơ tự giải thể hay bị giải thể. Việc gia nhập
WTO từ cuối năm 2001 cho thấy Bắc kinh đã chính thức nhìn nhận những
qui luật của kinh tế thị trường và phải hội nhập vào thế giới, trong đó các
nước dân chủ và tư bản đang nắm phần chủ động. Giang Trạch dân,
nguyên Chủ tịch ĐCSTH và cựu Chủ tịch nước CHNDTH, tại lễ kỉ niệm
80 năm thành lập ĐCSTH đã công khai tuyên bố về thuyết “Ba đại diện”.
Theo đó, ĐCSTH cần phải mời các thành phần tư sản gia nhập đảng này,
bên cạnh hai thành phần hiện có là công-nông. Như vậy giới lãnh đạo CSH
đã công khai phủ nhận học thuyết Marx-Lenin về vai trò độc tôn của giai
cấp lao động trong việc thủ tiêu giai cấp tư sản của chế độ tư bản.
Sự sụp đổ của Liên xô và các nước CS Đông Âu bắt nguồn từ đâu?
Ngoài những lí do nội tại của các xã hội này -đã áp dụng một mô hình
XHCN không phù hợp với nhu cầu của con người- còn có các nguyên
nhân tác động từ bên ngoài. Từ cuối thập niên 60 nhiều chính khách ở Tây
Âu đã thấy rằng chính sách “tẩy chay” và “ngăn đe”, không những không
ngăn chặn được chế độ toàn trị, ngược lại còn giúp nó có những cớ để tăng
cường các biện pháp hà khắc đàn áp đối với người dân ở trong nước và
thái độ hiếu chiến đối với bên ngoài.
Nhiều chính khách Âu châu đã nhận ra được những điểm rất yếu của
chế độ này, nó chỉ tồn tại vì người dân ở đó không được dịp biết được đời
sống của người dân bình thường trong các xã hội dân chủ. Vì thế sách lược
“Biến đổi qua tham gia” (Wandel durch Annäherung), trong đó nổi rõ nhất
là chính sách “Ost-Politik” của Willy Brandt, cố Thủ tướng Đức và nguyên
Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) chủ trương từ cuối thập kỉ 60.
Cốt lõi của chủ thuyết này là, trong kỉ nguyên võ khí hạt nhân, thay đổi chế
độ độc tài toàn trị không thể bằng chiến tranh và tẩy chay, phong tỏa, mà
chỉ có thể qua việc gia tăng các liên hệ thương mại, kinh tế, khoa học, kĩ
thuật và cả những lãnh vực khác như chính trị, ngoại giao, thông tin và du
lịch.
Cuộc vận động đạt đến cao điểm là Hội nghị thượng đỉnh Helsinki
1975 (thủ đô Phần lan) về An ninh và Hợp tác châu Âu, trong đó TT Mĩ
Ford và Chủ tịch ĐCSLX và Chủ tịch nước LX Breshenew cùng với các

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 7


nguyên thủ của 33 nước khác của Âu châu và Gia nã đại đã tham dự. Hội
nghị đã đạt được những cơ sở đồng thuận lớn trong nhiều lãnh vực về tài
binh, thay chủ trương đối đầu bằng hòa bình, công nhận biên giới sau Thế
chiến hai giữa các nước Âu châu, hợp tác trong kinh tế, thương mại và
khoa học kĩ thuật. Đáng kể nữa là Hội nghị cũng thông qua quyết định
nhìn nhận các hoạt động nhân quyền theo các Công ước của LHQ là các
quyền chính đáng của các công dân và chính quyền các nước tham dự hội
nghị phải tôn trọng. Bên cạnh đó còn có việc thỏa thuận gia tăng trao đổi
thông tin, du lịch giữa người dân và các đoàn thể thuộc hai khối Đông -Tây
lúc ấy.
Nói chung, đối với phương Tây, đây là chủ trương muốn bắt cọp thì
không thể đứng ngoài mà phải vào hang của nó. Phải hiểu được những
căng thẳng về an ninh và chính trị ở Âu châu, và nhất là ở Đức sau Thế
chiến thứ hai, mới thấy rõ được tầm mức quan trọng về kết quả của hội
nghị Helsinki. Cần lưu ý, trong một số năm Washington rất nghi kị chủ
trương này, coi đây có thể là kế hoạch li tán của Mạc tư khoa nhằm tách
Tây Âu khỏi liên minh với Mĩ hoặc ít ra Tây Âu sẽ đứng trung lập giữa
Nga và Mĩ.
Sau Hội nghị Helsinki, không khí căng thẳng của chiến tranh lạnh ở
Âu châu đã từng bước được thay thế bằng sự hợp tác đa diện cùng có lợi
và tín cậy giữa hai bên. Chính nhờ đó mà các phong trào đấu tranh cho tự
do, dân chủ và nhân quyền ở Liên xô và nhiều nước Đơng Âu đã trỗi dậy
rất nhanh và rất mạnh. Đáng kể như nhà hoạt động nhân quyền Sacharow ở
Liên xô (cũ), Nghiệp đoàn Solidarnosc và Giáo hội Công giáo ở Ba lan và
nhóm Hiến chương 77 của nhà văn Havel ở Tiệp khắc...
Vài năm sau đó một số các phong trào này đã đi tiền phong thay đổi
bộ mặt chính trị ở Liên xô, Ba lan và Tiệp và mở đường cho cuộc cách
mạng nhung hầu như không đổ máu để chuyển biến các chế độ dộc tài toàn
trị sang dân chủ đa nguyên, có lợi cho nhân dân các nước và ngay cả các
đảng CS. Vì hầu như tất cả các đảng CS trong các nước này vẫn được tự
do hoạt động, ở một vài nước qua những cuộc bầu cử dân chủ họ trở lại
nắm chính quyền một cách hợp pháp.
Vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 khi những biến động dồn
dập diễn ra ở Đông Âu và Liên xô, từ các TT Reagan (Mĩ), Mitterand
(Pháp) tới thủ tướng Kohl (Đức) không ai tiên liệu được có thể diễn ra
nhanh chóng với mức độ lớn lao như vậy và lại không đổ máu. Ngay cả
cựu thủ tướng Đức và là tác giả của “Ost Politik”, cố TT Willy Brandt

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 8


cũng không lường được!

XÃ HỘI KÍN VÀ XÃ HỘI MỞ - ĐIỀU KIỆN


CHO MỘT XÃ HỘI TÒAN TRỊ TỒN TẠI
Ngoài việc nắm vững bối cảnh quốc tế, trong việc hoạch định chiến lược
đấu tranh nhân quyền chúng ta cũng cần phải hiểu rõ những đặc thù của xã
hội VN hiện nay, nắm vững những mặt mạnh cũng như mặt yếu của chế độ
độc tài.
Xã hội độc tài là một xã hội kín, trong đó tầng lớp cầm quyền tự cho
mình cái quyền biết hơn, biết hết và thông minh hơn mọi người. Từ đó họ
cũng tự cho mình cái quyền được hưởng quyền và lợi ưu tiên và tối đa. Họ
mong muốn người dân trong các xã hội chỉ làm công việc ngoan ngoãn
nghe theo lời của lãnh đạo. Nhưng lãnh đạo cũng thừa biết đây không phải
việc dễ, nên đã suy nghĩ ra trăm phương ngàn kế để nhắm tới mục tiêu làm
cho mọi người trong xã hội phải phục tùng tuyệt đối người có quyền hành
(người thông minh nhất!).
Phương thức tổ chức của xã hội kín (toàn trị) có năm (5) đặc điểm
chính:
1. Chỉ có một ý thức hệ duy nhất được coi là đỉnh cao của trí tuệ và
khoa học nhất.
2. Chỉ có một đảng duy nhất được coi là thành phần ý thức nhất đại
diện chân chính cho toàn dân, là tổ chức có kỉ luật nhất và có sức mạnh
vạn năng.
3. Tất cả các hoạt động trong xã hội từ chính trị, kinh tế, giáo dục,
văn hóa, tôn giáo... đều đặt dưới sự toàn trị duy nhất của một đảng.
4. Các sinh hoạt của người dân ở trong nước từ đi lại, sinh sống, suy
tư, tín ngưỡng, giáo dục đều được chế độ tổ chức theo những khuôn khổ và
mức độ đã định trước.
5. Các liên hệ với thế giới bên ngồi, ngay cả với những nước đồng
minh, đều phải theo những qui định của đảng cầm quyền. Vì thế những
cuộc tiếp xúc giữa người dân với người ngoại quốc ở ngay trên đất nước
mình hầu như không có, những chuyến đi ra nước ngoài cho các công dân
lại càng hi hữu hơn, ngoại trừ những phái đoàn đi tuyên truyền.
Đây là năm (5) đặc điểm căn bản trong cách tổ chức của một xã hội

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 9


độc tài toàn trị từ Tây sang Đông. Muốn thay đổi chế độ toàn trị thì phải
loại bỏ được năm yếu tố này. Loại bỏ nó như thế nào sẽ được trình bày ở
phần sau.
Để thực hiện được một xã hội kín, cách vận hành ở trong nước là
đảng độc tài phải tìm mọi cách làm cho người dân lệ thuộc hoàn toàn vào
nhà nước, kiểm soát dạ dầy qua chế độ tem phiếu, hạn chế đi lại qua chính
sách hộ khẩu và kiểm soát tư tưởng qua biện pháp chỉ được đọc sách báo
của đảng... Ngoài ra, họ còn lập lên những bức tường hữu hình và vô hình
để ngăn cấm mọi thông tin từ bên ngoài vào trong nước và cũng cản trở
mọi tin tức từ trong nước ra bên ngoài. Trong một xã hội kín, người công
dân không có cá tính, không có bộ mặt khác nhau, không có ngôn ngữ và
suy tư khác nhau, tất cả giống nhau như một cái máy. Trung ương mở một
cái thì tất cả các máy đều chạy, khi trung ương tắt thì mọi máy đều ngưng!
Như vậy xã hội kín hoàn toàn đối lập với xã hội công dân, xã hội dân
sự, mà chúng ta, những người đấu tranh nhân quyền, đang nhắm tới. Xã
hội công dân hay xã hội dân sự là một xã hội mở và có những đặc tính:
Mỗi người bình đẳng trong các sinh hoạt của xã hội, được tự do hành
động nhưng cũng tự ý thức trách nhiệm về những hành động tự do của
mình.
Trong một xã hội công dân, mỗi người là một nhân cách độc lập, cho
nên họ tự tổ chức riêng cuộc sống hàng ngày, tự quyết định về đời sống.
Họ có quyền tự do đi lại, tự do phát biểu trước những vấn đề chung
của cộng đồng và tự do kết hợp với những người khác.
Xã hội công dân là một xã hội đa nguyên về tổ chức. Các tổ chức
được tự do thành lập. Quyền đối lập được thừa nhận. Đảng cầm quyền
cũng bị ràng buộc chặt chẽ bởi hiến pháp và các luật pháp, ngoài ra còn bị
kiểm soát của các cơ quan lập pháp, tư pháp và báo chí.
Xã hội công dân là một xã hội đa nguyên về ý thức hệ. Không có một
ý hệ nào được độc quyền, mọi tư tưởng được tự do phổ biến theo hiến
pháp và luật pháp.
Như vậy, xã hội công dân là một xã hội mở, các chính đảng, các tổ
chức nghề nghiệp và quyền lợi được tự do thành lập và hoạt động, các
công dân được tự do quyết định về cuộc sống riêng của mình và tự do
tham gia vào đời sống cộng đồng.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 10


XÃ HỘI VIỆT NAM ĐANG BIẾN ĐỔI VÀ TRỞ
THÀNH MỘT XÃ HỘI BÁN MỞ
Trước đây gần 20 năm, dưới những điều kiện vô cùng bất lợi và bức bách,
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã phải ban bố một số đổi mới để cứu
chế độ trước nguy cơ sụp đổ. Họ thực hiện một đường lối đổi mới nửa
chừng, trong đó chỉ thực hiện một số cải cách kinh tế, nhưng trong chính
trị và tổ chức xã hội họ vẫn cố duy trì chế độ độc đảng. Trong đối ngoại, vì
đa nghi và không tư tin, nên họ cũng chỉ cho mở hé cửa mà thôi. Nghĩa là
chỉ muốn cho Dollar chẩy vào, nhưng lại tìm mọi cách ngăn cản những
luồng tư tưởng dân chủ tự do, mà họ gọi đó là những ruồi muỗi và khí độc.
Họ đã đặt cho chính sách đổi mới của họ là “Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Đây là chủ trương rất có tính toán của họ: Làm sao dưới
những hoàn cảnh quốc tế mới vô cùng bất lợi, chỉ thay đổi rất giới hạn và
theo một tốc độ trong vòng kiểm soát để giữ mục tiêu trước sau là phải duy
trì chế độ độc đảng. Đó là phương châm: “Bất biến, vạn biến”
Nhưng sau 17 năm “đổi mới”, trong xã hội VN hiện nay người ta thấy
rất rõ sự mâu thuẫn giữa dân và đảng, cụ thể hơn là giữa đại đa số nhân
dân bị đàn áp và bóc lột với một thiểu số rất nhỏ là thành phần cai trị bất
tài và tham nhũng. Trong khi nhân dân mong muốn và đòi hỏi phải đổi
mới nhanh và đổi mới toàn bộ xã hội thì giới cầm quyền nhất định chống
lại, họ mới chỉ nhượng bộ một phần rất nhỏ. Tuy nhiên trong 17 năm qua,
mặc dầu chính sách “đổi mới” của chế độ còn rất hạn chế, nhưng nhân dân
Việt Nam cũng đã biết nắm được những cơ hội mới và đang làm xã hội
thay da đổi thịt. Nhiều khu công nghệ mới ra đời, những lưới điện đã được
truyền tải cả về các nông thơn, nhiều hạ tầng cơ sở như đường xá, những
cao ốc và nhiều trung tâm du lịch mới ra đời. Những dịch vụ điện tử thông
tin tân kì như điện thoại, Internet... cũng đang bắt dễ rất nhanh ở VN trong
vài năm gần đây. Quan trọng hơn nữa là đã có những thành công rất lớn và
rất nhanh trong nông nghiệp và tư doanh. Nhờ đó VN đã từ một nước phải
nhập cảng gạo hàng năm lên tới 1-2 triệu tấn trong thập niên 80, nay đã trở
thành một nước xuất cảng gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, mức xuất
cảng hiện nay lên tới khoảng 4 triệu tấn. Chỉ mới ba năm gần đây, khi Luật
doanh nghiệp tư nhân ra đời, thì các xí nghiệp và cửa hàng của tư nhân
đang mọc lên rất nhanh, làm ăn hiệu quả và cạnh tranh với các doanh
nghiệp nhà nước chỉ làm ăn thua lỗ.
Những thành công này là sáng kiến, sức lao động và công lao tranh
đấu của nhân dân VN chứ không phải là tài cán gì của chế độ. Bởi vì

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 11


chính chế độ trong nhiều thập niên đã chống lại những đòi hỏi này của
nhân dân, đã khăng khăng thực hiện mô hình XHCN sơ cứng làm thui chột
mọi sáng kiến, tài năng và sức lực của nhân dân và đất nước, đã làm cho
hàng triệu người phải rơi vào nạn đói và đất nước tụt hậu, trở thành một
trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào cuối thế kỉ 20.
Những thành công trong nông nghiệp, kinh doanh và một số những
công trình mới đã chứng tỏ tinh thần sáng tạo cao, lòng kiên nhẫn và đức
tính chăm chỉ của nông dân, doanh gia, chuyên viên và công nhân VN.
Đúng ra những tăng trưởng và thành công chắc chắn sẽ cao hơn và lớn hơn
nếu sự đổi mới được thực hiện đồng bộ và toàn diện. Mặt khác, những
thành quả to lớn bước đầu cũng đã chứng minh rằng, chính mô hình CNXH
trước đây đã phá hủy mọi sáng kiến và nhiệt tâm của người dân và đã đưa
VN vào nghèo đói, lạc hậu. Vì nếu không như thế thì chắc chắn VN ngày
nay cũng ở mức phát triển ít nhất là ngang ngửa với một số nước trong khu
vực như Thái lan, Nam Hàn hay Đài loan!
Những thành quả trong kinh tế đã cải thiện một phần đời sống vật
chất của người dân, cũng từ đó tạo cho người dân tự tin hơn ở mình, ít lệ
thuộc hơn vào đảng và trong một số lãnh vực đã dành được tự chủ hơn
trong cuộc sống, trong tư duy. Thật vậy, thái độ và tâm lí của người dân
VN đối với chế độ và nhóm cầm quyền đã thay đổi rất nhiều kể từ sau
1975. Từ tâm lí nể sợ phe chiến thắng, coi những người lãnh đạo chế độ
như những bậc thánh toàn năng, đã mau chóng chuyển sang thái độ khinh
thường cán bộ và thờ ơ với chế độ, vì sự tham nhũng của những cán bộ có
quyền lực và sự vô tài và bất lực của lãnh đạo trong việc giải quyết những
nhu cầu thực tế của nhân dân và những vấn nạn của đất nước.
Hiện nay thái độ tự chủ và chán ghét của người dân đối với chế độ,
đối với lãnh đạo còn đi xa hơn: Tự chủ hơn trong cuộc sống, độc lập hơn
trong suy nghĩ và hành động. Mở nghe các đài ngoại quốc phát thanh tiếng
Việt như BBC, RFA, RFI, VOA...một cách công khai không còn phải là
một chuyện hạn hữu mà đang phổ biến trong nhiều gia đình từ thành phố
tới nông thôn. Trong những quán cà phê, tiệm phở... Người ta đã dám trao
đổi với nhau về những chuyện thời sự trong nước hay địa phương. Đã có
những cuộc biểu tình ở một số địa phương và ngay ở thủ đô Hà nội. Thậm
chí còn có cả những cuộc biểu tình với hàng ngàn người đi chiếm các trụ
sở đảng và chính quyền ở Thái bình của nông dân, ở Tây nguyên của đồng
bào sắc tộc và cả những cuộc đi hành hương hay buổi lễ tôn giáo với hàng
chục ngàn tín đồ tham dự.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 12


Tín hiệu rất đáng mừng nữa là sự đứng lên của các giới chuyên viên,
trí thức, nhân sĩ và văn nghệ sĩ. Trong đó chứa đựng nhiều dẫn chứng độc
đáo:
1. Một số nhân vật công khai lên tiếng đòi dân chủ và chống độc tài
lại chính là những cán bộ cấp cao và trung cấp đã từng giữ những chức vụ
quan trọng trong đảng, chính quyền hay các tổ chức quần chúng của chế độ
như cố trung tướng Trần Độ, cựu Viện trưởng Viện Triết học Hoàng Minh
Chính, GS Nguyễn Thanh Giang, Đại tá Phạm Quế Dương, đảng viên lão
thành Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn (đã mất).
2. Nhiều người là những trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi như thi sĩ Bùi
Minh Quốc, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu,
GS Trần Khuê...
3. Nhiều người xuất thân từ miền Nam: GS Nguyễn Đình Huy, BS
Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Ngọc Lan, các HT Thích Huyền Quang,
Quảng Độ, các LM Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Chân Tín, Lê Quang
Liêm (Hòa Hảo)...
4. Từ những hoạt động đối kháng có tính cách cá nhân, riêng rẽ và rời
rạc nay đang chuyển thành những hoạt động mang tính cách ít nhiều có kết
hợp. Như cuộc vận động chống chế độ đã nhượng đất cho Trung hoa với
sự tham gia của nhiều người từ Nam ra Bắc, hay việc lập Hội chống tham
nhũng, Nhóm Dân chủ...
5. Đáng lưu ý nữa là, gần đây một số trí thức trẻ cũng đã nhập cuộc
trong phong trào đấu tranh nhân quyền và dân chủ, nổi tiếng như LS Lê
Chí Quang, BS Phạm Hồng Sơn, nhà báo Nguyễn Vũ Bình...
Nói tóm lại, tuy những “đổi mới” còn rất hạn chế và què quặt, nhưng
chỉ sau 17 năm đang từ một xã hội kín, VN đã trở thành một xã hội bán
mở. Do đó nhiệm vụ của những người hoạt động Nhân quyền và những
người Dân chủ phải là làm sao thúc đẩy tiến trình xã hội mở ra nhanh hơn
nữa, để cuối cùng VN sẽ tiến tới một xã hội mở thực sự và toàn diện.

SÁCH LƯỢC DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM


TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA
Trong việc chuyển đất nước từ độc tài sang dân chủ, chúng ta có một cơ
may rất hiếm là cùng một lúc đã diễn ra ba sự kiện rất quan trọng trên thế
giới. Đó là sự tan rã của thế giới CS, kỉ nguyên Internet và trào lưu toàn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 13


cầu hó-a trên nhiều bình diện. Các diễn biến chính trị, kinh tế và kĩ thuật
với tầm vóc toàn cầu đang đưa lại cho VN những cơ hội rất thuận tiện để
chúng ta, những người dân chủ, nếu có một sách lược đấu tranh khôn khéo
thì có thể chuyển hóa đất nước từ độc tài sang dân chủ mau hơn và gọn
gàng hơn. Một số điều kiện vô cùng thuận tiện trong thời đại hiện nay là:
1. Chủ nghĩa Marx-Lenin đã mất sức thuyết phục, chẳng còn ai tin
nữa.
2. Từ đó những mô hình xây dựng xã hội theo một chế độ độc tài toàn
trị dưới sự chuyên chế của một đảng, kinh tế tập trung bao cấp đã trở thành
những lực cản trong xã hội.
3. Tiến trình toàn cầu hóa về tài chánh, kinh tế, khoa học kĩ thuật và
thông tin điện tử tạo ra những điều kiện mới, gây nên những sức ép rất
mạnh và có hiệu lực cao, buộc một số chế độ độc tài cón sót lại phải đi đến
chọn lựa, hoặc nhập cuộc cùng chơi tức là tự giải thể, hoặc bị giải thể.
Những người hoạt động nhân quyền cần nắm vững những đặc điểm
tình hình ở trong nước và những diễn biến trên thế giới để biết khai thác
các thuận lợi, hãy tích cực và chủ động tìm ra một sách lược đấu tranh
thích hợp để từng bước đưa xã hội bán mở ở VN thành một xã hội mở.
Như đã trình bày ở trên, tình hình đặc trưng của xã hội VN vào đầu
thế kỉ 21 là đang có mâu thuẫn rất gắt gao giữa thế lực cầm quyền vẫn
muốn tìm mọi cách kéo dài chế độ độc tài để hưởng đặc quyền đặc lợi, và
đằng khác là đại đa số nhân dân đang mong muốn và quyết đấu tranh loại
bỏ nạn độc tài, tham nhũng để xây dựng một nước Việt Nam mới dân chủ,
tự do và phú cường để mau chóng sánh vai cùng với những dân tộc văn
minh khác! Ngoài ra, trong những điều kiện quốc tế đang vô cùng bất lợi,
nên khả năng chống đỡ của các thế lực độc tài ngày càng bị thu hẹp và các
bộ máy cùng biện pháp đàn áp của họ đang bị mất hiệu năng.
Nhiệm vụ cơ bản của chúng ta là tìm những bước đi vững chắc và
những hình thức tranh đấu thích hợp để thúc đẩy tiến trình hình thành một
xã hội công dân ngày một vững chắc và mở rộng. Như phần trên đã trình
bày, xã hội độc tài toàn trị ở VN có năm (5) đặc điểm, trong đó có hai
điểm đầu tiên là hai điểm mấu chốt, đó là 1. Chỉ có một ý thức hệ duy nhất
được coi là đỉnh cao của trí tuệ và khoa học nhất. Ở đây là chủ nghĩa
Marx-Lenin. 2. Chỉ có một đảng duy nhất được coi là thành phần ý thức
nhất đại diện chân chính cho toàn dân, là tổ chức có kỉ luật nhất và có sức
mạnh vạn năng. Đó là ĐCSVN. Cho tới cuối thập kỉ 80 (thế kỉ trước) các

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 14


chế độ độc tài toàn trị từ Tây sang Đông đã đứng vững trên hai cái chân
này!
Nhưng cả thế giới đã chứng kiến vào đầu thập niên 90, Liên xô, cái
nôi của thành trì XHCN, đã tự sụp đổ và kéo theo sự tan vỡ của các nước
CS Đông Âu. Vì thế chủ nghĩa Marx và cách tổ chức xã hội theo mô hình
Lenin-Stalin đã chứng minh là một sự không tưởng và đã là một sự phí
phạm nhân mạng và tài sản rất to lớn cho nhiều dân tộc. Do đó điều kiện
đầu tiên cho sự tồn tại của chế độ độc tài tòan trị đã bị thực tế phủ nhận.
Tức là một vài chế độ độc tài toàn trị còn sót lại, trong đó có chế độ
CSVN, chỉ đứng khập khiễng một chân! Đó là vai trò độc tôn của Đảng
Cộng sản.
Những người lạc quan tếu, những tổ chức có hành động mông lung
phiêu lưu sẽ cổ xúy hay xúi bậy là bây giờ chỉ cần tập trung sức mạnh vào
tập đoàn độc tài đánh một cái rụp là xong. Trong thực tế, khi các phe nhóm
độc tài còn nắm trong tay chính quyền, quân đội và công an thì đĩ chỉ là
những chủ trương thiêu thân không đi đến đâu. Chẳng những thế, nó còn
đưa tới những hậu quả vơ cùng khốc hại cho nhân dân và đất nước, một
cuộc nội chiến sẽ lại tiếp diễn với hàng triệu sinh mạng lại phải hi sinh, các
công trình xây dựng sẽ bị tàn phá. Hậu quả dẫn tới là hận thù, nghèo đói và
tụt hậu. Đó là kết quả thảm khốc của các cuộc chiến ở VN từ hạ bán thế kỉ
20 mà toàn dân tộc VN, trong đó có chúng ta vừa là nạn nhân và nhân
chứng. Ngoài ra, trong thời đại toàn cầu hóa giải pháp chiến tranh không
có sức thuyết phục các nước dân chủ.
Một sách lược khôn ngoan và khả thi phải làm sao từng bước vô hiệu
hóa những móng vuốt và làm tê liệt sức mạnh của độc tài (quân đội, công
an, mật vụ, tòa án...), từ đó tạo những điều kiện cần thiết để nhân dân tự
tin, tự hàng ngũ hóa để cuối cùng cô lập được các phe nhóm độc tài cực
đoan còn sót lại. Trong hoàn cảnh của VN và chiều hướng toàn cầu hóa
đang phát triển như hiện nay thì đây là sách lược rất khả thi. Có nghĩa là,
trong thực tế chúng ta sẽ không chủ trương đánh ngay vào trung tâm của
chế độ, nhưng tìm cách bao vây và cơ lập để vô hiệu hóa những bộ máy và
sức mạnh của nó. Cuối cùng chế độ độc tài sẽ rơi vào tình trạng như một
chiếc xe hơi không còn xăng nhớt, khi ấy nhóm lãnh đạo độc tài bảo thủ
cuối cùng ương ngạnh nhất dù muốn cho máy nổ cũng sẽ bị bất lực. Nhân
dân và các lực lượng dân chủ sẽ thu lại cái xe một cách nguyên vẹn và
toàn bộ, chỉ cần đổ xăng và dầu là xe sẽ chạy bình thường!
Để thực hiện sách lược giải thể chế độ toàn trị, chúng ta cần phải đi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 15


theo một tiến trình ngược lại so với việc xây dựng chế độ độc tài toàn trị.
Nghĩa là chúng ta phải thúc đẩy những tiến trình:
Làm cho người dân trong nước được tự chủ và độc lập hơn đối với
chế độ trong cuộc sống hàng ngày.
Làm cho những liên hệ của VN với thế giới bên ngoài, nhất là với Mĩ
và EU, càng mở rộng và sâu hơn.
Tiến tới giai đoạn để nhân dân tự hàng ngũ hóa trong các hoạt động
kinh tế, giáo dục, xã hội, tôn giáo và cuối cùng cả trong chinh trị nữa.
Khi ba lãnh vực này đã đạt được những thành quả nhất định (không
nhất thiết phải hoàn toàn hay tòan thể) thì bộ máy đàn áp của chế độ sẽ bị
bất lực và trở nên vô hiệu. Khi ấy, nhóm bảo thủ cực đoan sẽ phải chọn lựa
hoặc là tự giải thể hoặc là bị giải thể. Tựu chung lại, sách lược này đi từ hạ
tầng lên thượng tầng, trong đó phát triển sức xây của nhân dân cũng đồng
thời là phát triển sức chống của nhân dân đối với chế độ.

MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP: PHƯƠNG


PHÁP PHẢI PHÙ HỢP MỤC TIÊU
Mục tiêu là hướng nhắm tới, điều ước mong. Nhưng liệu nó có đạt được
hay không tùy thuộc vào phương pháp áp dụng. Có những mục tiêu đã
được đề ra cả 10 năm, 50 năm, thậm chí có khi cả thế kỉ mà vẫn không đạt
được, nếu các phương pháp đấu tranh không phù hợp. Phù hợp ở đây bao
hàm một nghĩa rộng: phù hợp với những điều kiện đặc thù (lịch sử, tâm lí,
chính trị và kinh tế,) nội tại của xã hội ấy; đồng thời cũng phải phù hợp với
môi trường bên ngoài, tức là hoàn cảnh quốc tế, trong đó có những tương
quan lực lượng trên thế giới và trào lưu của thời đại.
Sự tương quan giữa mục tiêu và phương pháp vô cùng quan trọng, nó
cho biết nhận thức và tầm nhìn của những người đấu tranh. Nếu một tổ
chức nhân quyền đề ra mục tiêu thực hiện một xã hội tôn trọng nhân quyền
với dân chủ, tự do, nhưng lại chủ trương hợp tác với các tổ chức bạo lực
sẵn sàng đàn áp đối thủ bằng tù đày, tra tấn, kế cả thủ tiêu thì phương pháp
này đi ngược hoàn toàn với mục tiêu. “Mục tiêu biện minh cho phương
tiện” chỉ là một cách ngụy biện và lừa đảo nguy hiểm. Xã hội VN ngày
nay là hậu quả của việc này và hầu hết chúng ta đều là nạn nhân của nó.
Nhìn lại chúng ta có thể thẩm định được công và sức bỏ ra cho mục tiêu có
bõ không, hay là quá cao, hoặc quá thấp, có đạt được không? Nói cách

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 16


khác, nếu hiểu được tương quan giữa mục tiêu và phương pháp thì có thể
thấy trước hiệu năng và kết quả của công việc. Nếu không ước định thận
trọng và cân nhắc, rất có thể công bỏ ra quá lớn mà mục tiêu vẫn ở ngoài
tầm tay! Thí dụ rất rõ ràng như cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ suốt gần
thế kỉ vừa qua của nhân dân ta cho „độc lập, tự do và hạnh phúc”, nhưng
cuối cùng vẫn tay trắng!
Trở lại với trọng tâm của bài này là sách lược đấu tranh nhân quyền
như thế nào thích hợp cho VN và khả thi trong điều kiện quốc tế hiện nay
để đạt mục tiêu thay đổi chế độ chính trị ở VN từ độc tài sang dân chủ vào
thời điểm đầu thế kỉ 21?
Là những người đấu tranh cho nhân quyền, đứng trước cảnh đói
nghèo của người dân, tụt hậu của đất nước, bị đàn áp của những tu sĩ và
nhân sĩ dân chủ, sự tham nhũng trắng trợn và bóc lột công khai của những
người có quyền lực- không ai trong chúng ta có thể làm ngơ được. Chúng
ta càng không thể tưởng tượng được, chính những người lãnh đạo chế độ
đang nhân danh nhân dân, nhân danh tổ quốc, nhân danh tự do và hạnh
phúc của con người lại có thể vô trách nhiệm đến như thế, lại có thể tham
lam và tàn ác với nhân dân đến như vậy! Cho nên, nếu có ý thức về nhân
quyền thì việc đứng lên đấu tranh -bất cứ ở cương vị nào, từ người dân
bình thường tới chuyên viên, trí thức, tu sĩ, từ các đoàn thể chính trị tới các
tôn giáo, văn hóa, xã hội và nhân quyền- là chuyện tự nhiên phải làm, rất
hợp tình hợp lí.
Nhưng làm như thế nào để từng bước đẩy lùi được thế lực độc tài và
cuối cùng loại nó ra khỏi đời sống chính trị để thay thế vào đó một chế độ
dân chủ? Đó mới là câu hỏi trung tâm của những đấu tranh có tinh thần
trách nhiệm. Không phải mục tiêu đúng (chống độc tài) thì phương pháp
nào cũng hợp lí, cũng dùng được. Như đã nói ở trên, cách giải thích mục
tiêu biện minh phương tiện đã bị lạm dụng quá nhiều ở VN và đã chứng tỏ
những sai lầm vô cùng nguy hại cho đất nước.
Hiện nay vẫn có một số người và vài tổ chức chủ trương và đòi hỏi
tẩy chay chính trị và ngoại giao, kêu gọi Mĩ và Âu châu không thiết lập
ngoại giao với chế độ CSVN. Nhưng kết quả như thế nào thì ai cũng biết,
hầu hết các nước trên thế giới đều có quan hệ ngoại giao với VN. Tuy
nhiên, qua đó không nên hiểu một cách đơn giản hay thất vọng (và càng
không nên nghe tuyên truyền của chế độ) rằng, các nước dân chủ đã nhìn
nhận chế độ độc tài. Công nhận ngoại giao ở đây phải hiểu về mặt quốc tế
công pháp, nhìn nhận một chủ thể chính trị trong bang giao quốc tế mà

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 17


thôi.
Trong thời gian gần đây, vẫn còn một số người kêu gọi tẩy chay
không về thăm nhà, không gởi tiền về cho thân nhân ở VN, không đầu tư ở
trong nước, không mua hàng VN... Ngoài ra, họ còn yêu cầu các nước Mĩ
và Liên minh Âu châu không buôn bán với VN. Họ đưa ra lập luận coi đấy
là sách lược hữu hiệu nhất để phong tỏa túi tiền của chế độ độc tài, và làm
như thế thì chế độ này sẽ mau sụp đổ!
Nhưng thực tế lại đang diễn ra hoàn toàn khác. Số kiều bào về thăm
nhà năm sau đông hơn năm trước.Trong dịp Tết vào các năm gần đây có
hàng trăm ngàn người về thăm gia đình, bạn bè hay nơi quê cha đất tổ,
những nơi thân thương ngày trước. Số tiền của kiều bào gởi về để giúp đỡ
thân nhân, đầu tư kinh tế, ủng hộ các cơ quan giáo dục, y tế và xã hội..
cũng gia tăng từ năm này sang năm khác, Chỉ riêng tiền gởi về cho thân
nhân ở trong nước hiện đã lên tới trên hai tỉ Mĩ kim hàng năm. Một số tiền
rất lớn, khoảng 8% tổng sản lượng quốc gia của VN hiện nay. Ngoài ra, tất
cả các nước dân chủ phương Tây đều có mậu dịch với VN. Hoa kì cũng đã
kí Hiệp định Thương mại với VN, hợp thức hóa những hoạt động thương
mại giữa hai nước. Kim ngạch ngoại thương giữa Mĩ và VN đã gia tăng rất
lớn trong hai năm gần đây.
Những sự giúp đỡ và ủng hộ của kiều bào cho thân nhân, hay những
hoạt động đầu đầu tư, thương mại của các nước ngoài tại VN không nên và
không thể giải thích một cách quá giản lược tùy tiện là một sự tiếp tay cho
chế độ độc tài. Ngược lại, phải nhìn những hoạt động này một cách đa diện
và các hiệu quả của nó về trung hạn và trường kì. Phải nhìn rõ những mặt
mạnh và mặt yếu của mỗi giải pháp.
Về mặt tình cảm và nhân đạo, việc giúp đỡ các người thân, ủng hộ
các tôn giáo, học sinh, các cơ quan xã hội... là một tình cảm tự nhiên của
con người cần được khuyến khích trong bất cứ thời đại nào và chế độ nào.
Ngăn cản nó cũng vô ích. Đây không chỉ riêng ở VN hiện nay mà đang
diễn ra ở Cuba, Trung hoa và tại nhiều nước cựu CS ở Đông Âu và Liên
xô. Trước đây hàng triệu người Tây Đức, Ba lan, Hung… (sống ở Hoa kì)
cũng đã gởi tiền giúp đỡ người thân và bạn hữu ở Đông Đức, Ba lan...Đài
loan là một trong những nước đầu tư lớn nhất ở lục địa Trung hoa. Hàng
triệu Hoa kiều ở Mĩ và nhiều nước Á châu hàng năm gởi hàng tỉ Mĩ kim về
giúp các thân nhân, hoặc đầu tư ở Trung hoa. Hẳn chính quyền Đài loan,
một chế độ chống Cộng rất cực đoan, không ngu dại để cho các công ti và
tư nhân Đài loan làm như vậy. Hàng triệu Hoa kiều ở nước ngoài cũng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 18


không phải là khờ dại. Họ có những nhu cầu chính đáng và nhiều người,
đoàn thể có những sách lược lâu dài.
Một nghịch lí khác là, một số người kêu gọi tẩy chay giao thương với
VN và cho đó là cách ủng hộ hiệu quả và tích cực cho các phong trào dân
chủ ở trong nước. Nhưng họ đã không lưu ý, chính những người đang
đứng lên phát động đòi dân chủ ở trong nước lại hoan nghênh việc kí kết
Hiệp định thương mại Việt-Mĩ mạnh mẽ nhất. Từ các nhân sĩ dân chủ Bắc
hà nổi tiếng như cố tướng Trần Độ, GS Hoàng Minh Chính, TS Nguyễn
Thanh Giang, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, tới các nhà đấu tranh cho nhân
quyền ở miền Nam như BS Nguyễn Đan Quế, GS Nguyễn Đình Huy, GS
Nguyễn Ngọc Lan và cả những nhà lãnh đạo Phật giáo như các HT Thích
Huyền Quang, Thích Quảng Độ, TT Tuệ Sĩ, các linh mục có uy tín trong
giáo hội Công giáo như Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi... cũng
đã lên tiếng ủng hộ có điều kiện cho Hiệp định thương mại Việt -Mĩ nói
riêng và mở rộng sự hội nhập quốc tế của VN nói chung.
Chính các vị này đang sống ở trong nước, hiểu rõ những hoàn cảnh
khó khăn và thấy được những cơ hội tốt, biết rõ được những chỗ yếu của
chế độ... Họ nhận thấy rằng, tiến trình dân chủ hóa ở VN trong điều kiện
nghặt nghèo dưới chế độ độc tài hà khắc nhất thế giới, chỉ có thể tiệm tiến,
mức độ đạt được mau hay chậm tùy thuộc rất nhiều vào mức độ hội nhập
của VN vào định chế quốc tế trong tất cả các lãnh vực. Mở cửa càng lớn,
hội nhập càng nhanh thì tiến trình dân chủ của VN cũng sẽ thành công
chắc chắn và nhanh hơn.
Sự mở rộng giao thương và hội nhập quốc tế sẽ cải thiện cuộc sống
vật chất và tinh thần cho người dân VN ở trong nước. Đây là những điều
kiện cơ bản để thoát khỏi sự lệ thuộc vào chế độ và thiết lập một sự tự chủ
cho mình từ cuộc sống hàng ngày tới những suy tư của mỗi người. Đây là
những điều kiện căn bản để hình thành một xã hội công dân, như đã nói ở
trên. Mặt khác, một khi chấp nhận mở cửa và hội nhập quốc tế thì chế độ
CSVN, dù muốn dù không, không sớm thì muộn phải chấp nhận luật chơi
dân chủ, qui luật cạnh tranh quốc tế tiến lên hay tụt hậu. Vì thế, tiến trình
dân chủ hóa VN đồng thuận với tiến trình toàn cầu hóa!
Nếu quan sát xã hội VN từ cuối thập kỉ 80 trờ về đây, thì không ai
phủ nhận được rằng, cuộc “đổi mới” bắt đắc dĩ và rất què quặt của chế độ,
nhưng nó cũng đang mở cho đất nước ta những cơ hội mới, cuộc sống của
nhân dân dễ thở hơn, các cuộc vận động dân chủ, nhân quyền và những
người tham gia ngày càng đông, với những khí thế mới, từ đó chế độ mỗi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 19


ngày trở nên bị động hơn và nội bộ phân hóa mạnh hơn!
Từ khi phải đổi mới miễn cưỡng, nên chế độ này đang rút vào thế thủ,
bỏ trống nhiều địa bàn hoạt động mà trước đây họ vẫn độc quyền thao
túng. Nhiều người dân chủ ở trong và ngoài nước đã nhận rõ được thời cơ
và đang từng bước nhẩy vào các địa bàn này đấu tranh trực diện và đã
dành được một số những thắng lợi ban đầu. Nhiệm vụ chung của chúng ta
lúc này không nên hô hào tẩy chay, ngược lại cần phải tiếp tay và giúp đỡ
tích cực cho những người dân chủ và các tôn giáo ở trong nước đang mạnh
bạo và can đảm đấu tranh bằng những phương thức và phương tiện phù
hợp với từng địa phương và môi trường! Giữ thái độ tích cực và chọn thế
đấu tranh chủ động sẽ đẩy lùi được bóng tối độc tài và mở rộng ánh sáng
dân chủ tới VN!
Cùng với các dân tộc khác, đất nước chúng ta đang chuyển vào thế kỉ
21 và đang ở giai đoạn đầu của kỉ nguyên toàn cầu hóa về thông tin, kinh
tế, khoa học và kĩ thuật. Tiến trình này sẽ không dừng lại mà sẽ mở ra
mạnh hơn cả về tốc độ và không gian, không chỉ giới hạn trong các nước
kĩ nghệ và tân kĩ nghệ mà đang tràn tới các nước đang phát triển. Nó cũng
không giới hạn trong các nước dân chủ mà đang vươn tới cả những xã hội
độc tài. Nó sẽ không dừng trong thông tin điện tử, tài chánh, thương mại,
khoa học và kĩ thuật mà sẽ mở rộng sang các lãnh vực nhân quyền, chính
trị. Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa sự liên đới giữa các nước càng mật thiết
và đa dạng hơn.
Trong tiến trình này, một số xã hội độc tài, trong đó có VN, dù muốn
dù không cũng phải hội nhập chứ không thể sống trong hoang đảo hay ốc
đảo ở sa mạc! Cần thấy rõ tất cả mặt mạnh và mặt yếu của tiến trình này
để chuyển biến đất nước từ độc tài sang dân chủ và hội nhập thế nào có
lợi ích tối đa cho đất nước.
Những người đấu tranh nhân quyền cần phải lưu ý, tòan cầu hóa tự nó
không thay đổi được chế độ chính trị ở một nước, mà nó chỉ tạo ra môi
trường và các điều kiện thuận tiện cho việc thay đổi đời sống chính trị. Có
thay đổi hay không và thay đổi nhanh hay chậm, điều này nằm hệ tại ở
ngay các nước liên hệ. Liệu các lực lượng dân chủ ở các nước này có biết
hàng ngũ hóa và biết đứng lên viết lên trang sử dân chủ hay không. Mĩ,
Nhật, hay EU sẽ không làm thay chúng ta, vì đấy không phải là nhu cầu
trực tiếp đối với họ, không phải là quyền lợi sống còn của họ.
Xét về nhiều phương diện trong bối cảnh toàn cầu, việc nhẩy vào trực
tiếp của các nước này chưa chắc đã đưa đến thành công, mà rất có thể sẽ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 20


tạo ra những khủng hoảng lớn về an ninh và kinh tế không riêng trong khu
vực mà cả thế giới. (Thí dụ như trường hợp ở Irak hiện nay!). Vì thế, đây
là công việc và nhiệm vụ của chính người dân các nước đang sống trong
các chế độ độc tài. Họ phải tự đứng lên, phải tự hàng ngũ hóa đấu tranh
cho các quyền chính đáng của cá nhân mình và dân tộc mình. Nếu tự
chứng tỏ mình có thực lực và khả năng thì các tổ chức dân chủ tư nhân và
chính quyền của các nước dân chủ sẽ giúp đỡ và tiếp sức! Kinh nghiệm ở
Ba lan, Tiệp khắc, Liên xô và Đông Đức trước đây đã chứng minh việc
này!
Một phản biện nữa đưa ra chống lại các quan hệ thương mại, kinh tế...
với chế độ Hà nội, là các nước Tây phương chỉ lo lợi nhuận chứ không để
ý gì đến nhân quyền, dân chủ... Đây chỉ là suy nghĩ theo cảm tính, phủ
nhận những thực tế. Ai chịu khó đọc bản Hiệp định Thương mại Việt Mĩ
thì sẽ thấy, tuy không có điều khoản nào nói trực tiếp về nhân quyền,
nhưng có nhiều điều ràng buộc đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải để cho
các doanh nghiệp tư nhân ở trong nước được hoạt động bình đẳng với các
doanh nghiệp quốc doanh, tức là khuyến khích vai trò của tư nhân, một
điều kiện căn bản để hình thành một xã hội dân sự thay thế một xã hội toàn
trị. Nhưng phải nhớ, dân chủ cho VN, dân chủ cho đồng bào ta là chuyện
trước tiên và cuối cùng phải là việc của chính người Việt Nam, của từng
công dân có ý thức, của từng tổ chức hiểu biết trách nhiệm. Người Mĩ và
Âu châu ở cách xa VN hàng chục ngàn dặm không cảm thấy nhu cầu bực
bội trực tiếp như hàng triệu dân VN.
Trong thời đại toàn cầu hóa, tẩy chay là phương pháp tranh đấu thụ
động, nó như người đánh đàn lạc điệu, không có ai nghe, vì không được
nhân dân trong nước hưởng ứng và không được quốc tế ủng hộ, cho nên
không đóng góp thực tiễn vào việc chuyển hóa đất nước. Nếu không muốn
ngồi chơi một mình thì hãy nên có thái độ tích cực, sách lược chủ động
giúp đỡ những người thân, các người đối kháng dân chủ và các phong trào
đòi dân chủ ở trong nước để sớm hình hành một xã hội công dân ngay
chính trong lòng chế độ độc tài. Hãy khai triển thật khôn ngoan những lợi
điểm của tiến trình hoàn cầu hóa và những thế bí của chế độ trong việc hội
nhập quốc tế để đưa tiềm năng và sức mạnh tự chủ trong đời sống và suy
tư của người dân ngày một nâng cao. Từ đó sẽ dấy lên một phong trào dân
chủ, nhân quyền rộng rãi và vũ bão áp đảo được các thế lực độc tài!

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 21


VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA “MẠNG LƯỚI
NHÂN QUYỀN” HÔM NAY VÀ NGÀY MAI
Mới ra đời đựơc sáu năm, thời gian tương đối còn ngắn, nhưng Mạng Lưới
Nhân quyền Việt Nam đã làm được nhiều việc rất hữu ích trong việc chống
lại các hành động chà nạp nhân quyền của chế độ toàn trị ở VN. Những
người theo dõi sự hoạt động của MLNQ phải ghi nhận những cố gắng và
thành công sau đây:
Đã qui tụ được nhiều người biết cách hoạt động nhân quyền. Cụ thể
như trong thời gian đầu chỉ lên tiếng ủng hộ những người và các tổ chức
dân chủ trong nước ở miền Nam. Nhưng nay MLNQ đã ủng hộ tích cực cả
những ngừơi dân chủ ở miền Bắc, trong đó có cả những người từng là
đảng viên CS. Chính nhận thức mới này đang tạo thêm uy tín và sức mạnh
cho MLNQ.
Ngay từ bước đầu đã biết kết hợp với các tổ chức quốc tế khác cũng
hoạt động về nhân quyền để hợp tác bảo vệ nhân quyền ở VN. Đáng kể là
với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Mĩ (Human Rights Watch) có trụ sở
ở New York, Tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở ở London, Hội Kí Giả
Không Biên giới và Ủy ban Nhân quyền LHQ.
Trong thời gian gần đây một số thành viên của MLNQ đang hoạt
động một cách âm thầm, nhưng rất hiệu quả, trong một số tổ chức trên để
yểm trợ lại những hoạt động của các Tổ chức này. Nhờ sự liên đới hai
chiều này đã tạo thêm sức mạnh và uy tín cho MLNQ trong môi trường
quốc tế, nhất là ở Mĩ.
Trong thời gian gần đây, một số người có trách nhiệm của MLNQ
cũng đã tìm cách phối hợp với một số tổ chức và chuyên viên trong các
Cộng đồng VN ở Hoa kì, Âu châu và Úc châu để phân công và hợp tác
trong các hoạt động nhân quyền và dân chủ. Điều này tiết kiệm được nhân
lực, tài lực cho nhau, không những thế còn tránh được sự dẫm chân lên
nhau. Mặt khác, những sự hợp tác này làm gia tăng tình thân hữu và tín
nhiệm lẫn nhau giữa những tổ chức của ngừơi Việt dân chủ.
Những sự thành công ban đầu rất tích cực này là nhờ MLNQ qui tụ
được các thế hệ khác nhau, từ các vị cao niên nhiều kinh nghiệm và uy tín
tới những người trung niên nhiều nhiệt huyết, kết hợp được cả một số phụ
nữ tích cực và có uy tín trong cộng đồng. Điều đáng chú ý nhất và cũng là
điểm son của MLNQ là có sự tập hợp của nhiều khuynh hướng khác nhau,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 22


nhưng trong khi làm việc đều giữ tinh thần làm việc dân chủ và có hiệu
năng.
Cách hoạt động của MLNQ trong những năm qua đang đem lại
những lợi ích rất cụ thể trong việc tranh đấu cho nhân quyền ở VN. Từ
việc tố cáo trước dư luận quốc tế về những hành động chà đạp nhân quyền
của CSVN cũng như việc vận động chính giới Mĩ và các Cộng đồng người
Việt trong việc trả tự do cho các tu sĩ và những ngừơi Dân chủ bị giam giữ
ở trong nước.
Như chúng ta thấy, các hoạt động nhân quyền không chỉ quan trọng
trong giai đoạn hiện nay, mà nó còn giữ một vai trị quan trọng và rất thiết
thực trong giai đoạn chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ ở trong nước. Vì
hiện nay và trong một tương lai gần VN còn vắng bóng một vài chính đảng
dân chủ có uy tín và đủ bản lĩnh, cho nên trong giai đoạn giao thời, các tôn
giáo, các tổ chức chuyên viên, trí thức và các tổ chức hoạt động nhân
quyền sẽ có thể đóng vai trị vừa hổ trợ và trung gian để hình thành một xã
hội dân chủ ở VN. Rất mong MLNQ sẽ tiếp tục vươn lên để đảm nhận
những vai trị quan trọng trong thời gian trước mắt! 

(Thuyết trình tại Đại hội kì 6 của


Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam)
Tiến sĩ ngành chính trị học, Đại học Tây
Bá linh, 1978. Hiện giảng dạy và nghiên
cứu tại các ñại học Đức về các ñề tài Việt
nam và bang giao quốc tế.
- Chủ tịch Hiệp hội Dân chủ và Phát
triển Việt Nam
- Chủ bút tạp chí Dân chủ & Phát
Âu Dương Thệ triển.

Sách ñã in:
- Chính sách Việt nam của Hoa kì từ học thuyết
Johnson tới chủ thuyết Nixon-Kissinger Hay sự thay ñổi
chính sách ngoại giao của Mĩ (Luận án Tiến sĩ, tiếng Đức,
1978)
- Tình hình chính trị tồn Việt Nam từ 1975-1982: Ước
vọng và thực tế! (tiếng Đức, 1975)

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 23


BÙI DIỄM

Việt Nam Được Bầu Làm


Thành viên Không Thường
trực Tại Hội đồng Bảo an LHQ

Từ trước tới nay, chủ trương và chính sách của nhà cầm quyền Cộng sản
Việt Nam đàn áp tôn giáo và những người tranh đấu cho nhân quyền và tự
do, dân chủ ở trong nước đã làm cho Việt Nam mất uy tín và gặp nhiều
khó khăn trên chính trường quốc tế, đặc biệt là đối với Hoa kỳ và các nước
thuộc Liên bang Âu châu. Nếu tạm đặt sang một bên thực tế này để có một
nhận định chung, nhìn vào một số diễn biến về quan hệ đối ngoại của Việt
Nam thì một cách khách quan ai cũng nhìn nhận là chính phủ Hà nội thời
gian gần đây đã có được một số điều kiện thuận lợi trên con đường hội
nhập với thế giới bên ngoài. Trước hết, là nhờ vào sự tiếp tay của Hoa kỳ ở
vào một thời điểm Hoa kỳ đang có thái độ dễ dãi đối với Hà nội, Việt Nam
đã được nhận vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) ngay đầu năm 2007.
Rồi đến ngày 16 tháng 10 mới đây, nhờ vào hoàn cảnh thuận lợi tại Liên
hiệp quốc, tổ chức quốc tế này năm nay cần bầu lại một số thành viên
không thường trực tại Hội đồng Bảo an và theo nguyên tắc luân phiên dành
cho khu vực Á châu một ghế, Việt Nam đã được bầu làm thành viên không
thường trực của Hội đồng.
Những diễn biến trên đây, dầu là do công cuộc vận động của nhà cầm
quyền đương thời ở VN hay do hoàn cảnh thuận lợi của thế giới bên ngoài
đưa lại, thì cũng là những bước tiến của Việt Nam trên đường hội nhập vào
cộng đồng quốc tế.
Ở vào thời đại toàn cầu hóa ngày nay, tư thế độc lập của một nước chỉ
còn là tương đối và thế liên lập đã trở thành quy luật chung, do đó mà “hội
nhập” phải được coi như điều kiện tất yếu cho tiến trình phát triển của bất
kỳ nước nào. Việt Nam, một nước nhỏ còn đang trong tình trạng “kém

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 24


phát triển” chắc chắn không thể nào là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng
“hội nhập” không nhất thiết có nghĩa là sẽ mang lại toàn những điều tốt
đẹp, trong nhiều trường hợp “hội nhập” còn là một thử thách có thể mang
lại rủi ro. Đối với tương lai dài hạn của Việt Nam nói chung chẳng hạn thì
ít nhiều, ảnh hưởng của “hội nhập” cũng sẽ có tính cách tích cực vì dầu sao
Việt Nam cũng sẽ có cơ hội tiếp thu được những điều mới mẻ tiến bộ,
trong khi đó thì đối với chế độ Cộng Sản hiện đang là nhà cầm quyền ở
Việt Nam, một chế độ toàn trị đi ngược lại với trào lưu tiến hóa của nhân
loại, sức ép của những phong trào dân chủ ở bên ngoài có thể sẽ không
phải là những điều mà chế độ mong muốn.
Về trường hợp Việt Nam được nhận vào WTO thì ai cũng rõ là Việt
Nam rồi đây sẽ có cơ hội đón nhận nhiều hơn trước tiền đầu tư trực tiếp từ
những nguồn đầu tư ngoại quốc. Thị trường để xuất khẩu sản phẩm của
Việt Nam sẽ không còn bị hạn chế như trước, nhưng đồng thời Việt Nam
cũng sẽ phải sửa đổi luật lệ của mình theo tiêu chuẩn quốc tế để cải thiện
môi trường đầu tư và đón nhận trên một căn bản công bằng sản phẩm của
những nước khác. Đây là cả một tiến trình chuyển hóa đòi hỏi Việt Nam
phải lần lần từ bỏ chủ trương “kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
mà nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn theo đuổi từ trước đến nay. Nặng về
phần kinh tế nhiều hơn là chính trị, tiến trình này tuy nhiên sẽ có ảnh
hưởng gián tiếp về chính trị theo chiều hướng cởi mở có thể đưa tới một xã
hội dân sự khuyến khích người dân đòi hỏi tự do, dân chủ. Đó chính là loại
rủi ro mà chế độ gọi là “diễn biến hòa bình” và muốn ngăn ngừa.
Về việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thì
trường hợp lại khác. Trước hết vì là một thành viên không thường trực, sự
có mặt của Việt Nam tại Hội đồng chỉ có hai năm. Được bầu vào một cơ
quan có thẩm quyền lớn tại Liên hiệp quốc, uy tín trên chính trường quốc
tế của Việt Nam tất nhiên được gia tăng, nhưng nói như ông Nguyễn Tấn
Dũng, Thủ tướng Chính phủ của chế độ “đây là một vinh dự lớn lao, một
trách nhiệm nặng nề” thì quả thực là ông đã thổi phồng lên quá cao thành
tích vận động ngoại giao của chính phủ do ông lãnh đạo. Thực ra năm nay
Việt Nam được bầu cùng với một số nước nhỏ như Libya, Burkina Faso,
Costa Rica và Croatia. Libya là nước của nhà độc tài Khadafi ở Phi Châu,
Costa Rica là một nước nhỏ ở Trung Mỹ không thấy mấy ai nói tới,
Croatia là một nước mới được đẻ ra gần đây sau khi đất Nam tư
(Yougoslavia) được phân ra làm nhiều mảnh, còn Burkina Faso thì có ai
biết nước này nằm ở đâu không? Phải chăng đứng đầu nhóm năm nước
này là “một vinh dự lớn lao cho Việt Nam”?

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 25


Hội đồng Bảo an của Liên hiệp quốc là cơ quan có thẩm quyền giải
quyết những vấn đề toàn cầu, những cuộc khủng hoảng trên thế giới, hay
nói một cách rộng ra hơn, phải lo làm sao bảo đảm được hòa bình và an
ninh trên thế giới và cũng bởi trách nhiệm lớn như vậy mà các quyết định
của tổ chức đều có tính cách bó buộc đối với toàn thể các thành viên. Liên
hiệp quốc được thành lập ngay sau Thế chiến thứ 2 với sự thắng trận của
những nước lớn như Anh, Pháp, Liên bang Sô viết (nay là Liên bang Nga),
Hoa kỳ và Trung quốc. Cơ chế ngày nay của Hội đồng là do quyết định
của năm nước thắng trận này. Hội đồng gồm có 15 thành viên nhưng chỉ
có năm nước kể trên, gọi là thành viên thường trực, có quyền phủ quyết
(veto) đối với những quyết nghị của Hội đồng, còn 10 nước khác thì chỉ là
thành viên không thường trực, không có quyền phủ quyết, với nhiệm kỳ
ngắn hạn là hai năm và phải được luân phiên bầu theo khu vực. Cơ chế đặc
biệt này vẫn thường bị chỉ trích là quá thiên lệch, có lợi cho những nước
lớn, nhưng cho đến nay những đề nghị sửa đổi đều không đưa đến kết quả
nào, do đó mà vai trò của những thành viên không thường trực (như Việt
Nam vào đầu năm tới) nhiều khi chỉ được xem như “làm cảnh”, ngoại trừ
trường hợp những quyết nghị không bị phủ quyết bởi một trong số năm
nước kể trên, lúc đó thì quyết nghị sẽ được lấy theo đa số và lá phiếu của
họ mới thực sự có hiệu lực.
Cục diện hiện nay trên thế giới tuy không có chiến tranh lớn nhưng
vẫn còn nhiều điểm “nóng” có thể đe dọa hòa bình, do đó khủng hoảng có
thể đột nhiên làm cho tình trạng ở một nơi nào đó trở nên căng thẳng, Hội
đồng Bảo an lúc đó sẽ phải thụ lý để tìm giải pháp để bảo vệ hòa bình và
an ninh chung trên thế giới, Việt Nam với tư cách là hội viên không
thường trực của Hội đồng sẽ phải làm gì để giữ đúng vai trò của mình? Rất
có thể là Việt Nam sẽ bị đặt vào những hoàn cảnh khó xử, bắt buộc phải
chọn lựa một thái độ trong trường hợp cần phải bỏ phiếu. Chọn lựa để làm
sao chứng tỏ Việt Nam là một thành viên hiểu biết trách nhiệm của mình
đối với cộng đồng quốc tế, đối với quyền lợi chân chính của dân tộc Việt
Nam. Đối với một nước sống dưới thể chế dân chủ thì việc chọn lựa thái
độ tương đối cũng không quá khó khăn vì những tiêu chuẩn để chọn lựa
thường phù hợp với những giá trị phổ cập của nhân loại tiến bộ. Nhưng đối
với một chế độ Cộng sản như chế độ Hà nội, sự chọn lựa nhiều khi không
phải là dễ. Việt Nam là một nước trung thành với xã hội chủ nghĩa, nếu
một nước khác, như Trung quốc (nước đàn anh của Hà nội) chẳng hạn, vì
những hành vi đe dọa hòa bình, bị Hội đồng Bảo an lên án, lúc đó Việt
Nam sẽ bỏ phiếu ra sao? Việt Nam đã ký vào những bản Công ước Quốc tế

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 26


về Nhân quyền và Dân quyền, nhìn nhận những quyền tự do căn bản của
con người, Bắc Hàn hay Cuba chẳng hạn rõ ràng là những chế độ độc tài vi
phạm trắng trợn nhân quyền, nếu hai nước này bị lên án bởi Hội đồng Bảo
an thì Việt Nam liệu có bỏ phiếu tán thành không? Trường hợp Miến điện
(Myanmar) gần đây có thể là một tỷ dụ điển hình. Hội đồng Bảo an trong
một bản quyết nghị tháng 11 vừa qua đã lên án chế độ quân phiệt của Miến
điện. Phát biểu ý kiến về bản quyết nghị này, ông Nguyễn Minh Triết, Chủ
tịch Nhà nước Việt Nam đã đưa ra lời tuyên bố “Việt Nam không ủng hộ
việc trừng phạt Miến điện bằng những biện pháp kinh tế do Hoa kỳ và Liên
hiệp Âu châu đề nghị và lý do là những biện pháp đó sẽ làm cho người dân
Miến điện thêm khổ”. May mà Việt Nam chưa phải là thành viên của Hội
đồng vào thời điểm này, nếu Việt Nam đã là thành viên rồi thì Việt Nam
bỏ phiếu ra sao? Dĩ nhiên nước nào cũng có trọn quyền lựa chọn thái độ
theo khuynh hướng và chủ trương của mình, tuy nhiên một khi đã có mặt
tại một diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hiệp quốc, công khai bỏ
phiếu thuận hay không thuận một quyết nghị nào đó của Hội đồng Bảo an
thì sự chọn lựa đó phải thể hiện một tinh thần trách nhiệm về lá phiếu của
mình cùng với những hậu quả của sự lựa chọn. Đây chính là trường hợp cơ
hội hai chiều một khi Việt Nam ngồi vào ghế thành viên không chính thức
của Hội đồng Bảo an: Trước hết là cơ hội nâng cao uy tín của Việt Nam
trên chính trường quốc tế bằng một thái độ phù hợp với quyền lợi chân
chính của dân tộc cũng như với trách nhiệm của một quốc gia hiểu rõ
nghĩa vụ quốc tế và sau đó là cơ hội ngược lại, tự đặt mình vào hàng ngũ
những nước độc tài toàn trị, trung thành với ý thưc hệ chủ nghĩa xã hội,
một ý thức hệ đã hoàn toàn sụp đổ trong một môi trường quốc tế mà
khuynh hướng ngày một lan rộng là dân chủ.
Vững tin vào tương lai của dân tộc, vững tin vào chính nghĩa của
công cuộc tranh đấu cho nhân quyền, tự do, dân chủ và công bằng xã hội ở
Việt Nam, những người dân chủ Việt Nam ở trong nước cũng như ngoài
nước có thể nhận định rằng, cơ hội sẽ đến với những người có thiện chí.
Mặc dầu nhà cầm quyền Cộng Sản đang làm chủ trên ba miền đất nước,
đại diện của họ có mặt tại Liên hiệp quốc và trong nhất thời lên tiếng là đã
có công vận động về mặt ngoại giao, nhưng trên con đường dài của tiến
trình hội nhập với thế giới bên ngoài, càng đi sâu vào con đường hội nhập,
họ càng phải đối phó với những mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu phải
trung thành với xã hội chủ nghĩa và một bên là nhu cầu phải cọ sát với
những khuynh hướng tiến bộ bên ngoài. Điều đó chỉ có lợi cho Việt Nam
trong tương lai và đồng thời cũng là cơ hội cho những nhà dân chủ nhắc

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 27


nhở dư luận quốc tế về thực chất của chế độ ở Việt Nam và trình bầy với
dư luận người Việt ở ngoài nước cũng như ở trong nước quan điểm: Nếu
đã là đại diện cho Việt Nam trên chính trường quốc tế thì phải đại diện cho
quyền lợi lâu dài và tối thượng của dân tộc chứ không phải là đại diện cho
một đảng, dầu là đảng đang cầm quyền. Ngoài ra muốn được kính trọng và
bền vững, chính sách ngoại giao của Việt Nam phải được dựa trên hết vào
sự tín nhiệm của khối hơn 80 triệu người dân trong nước. Có chính nghĩa
và được sức mạnh của người dân làm hậu thuẫn, Việt Nam lúc đó mới đủ
khả năng tránh khỏi được những trường hợp bị lợi dụng bởi những thế lực
hay cường quốc bên ngoài. 

Hoa Thịnh Đốn


ngày 3 tháng 12, 2007
(Tạp chí Dân chủ & Phát triển (bản in),
số 35 phát hành tháng 1.2008)

Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Mỹ 1967-


1972, ñại sứ lưu ñộng cho ñến 1975.
Hiện là Chủ tịch BCH TƯ của Ðại Việt
Cách Mạng Ðảng, thành viên Ban Cố vấn
của Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa
kỳ (NCVA, National Congress of
Vietnamese).
Bùi Diễm Tác phẩm:

In The Jaws of History, Indiana University Press, April


1999
Hồi ký chính trị Gọng kìm lịch sử. (Bản tiếng Việt của
In The Jaws of History)
Vietnamese Economy and Its Transformation to an
Open Market System, M.E. Sharpe, October 2004.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 28


BÙI TÍN

Đảng Cộng Sản Việt Nam Sau


Khi Hội Nhập Quốc Tế

Việc hội nhập quốc tế là một sự kiện sâu sắc nhất của đảng CS VN cũng
như của nước VN ta trong lịch sử hiện đại.
Sự hội nhập được đặt ra sau khi phe xã hội chủ nghĩa tan vỡ rồi tan
rã, từ khi bức tường Berlin sụp đổ cuối năm 1989, các nước XHCN Đông
Âu biến mất.
Sự hội nhập quốc tế được đánh dấu bằng việc nước Việt nam trở
thành thành viên của Liên Hợp Quốc từ tháng 9-1977, ký văn bản Công
ước Quốc tế về Nhân quyền (1948) vào năm 1982. Cuộc hội nhập được
thúc đẩy mạnh sau khi đảng CS Liên xô và Liên bang Xô viết tan rã tháng
8 năm 1991; VN bình thường hóa quan hệ với Trung quốc tháng 11-1991;
bình thường hóa quan hệ với Hoa kỳ tháng 7-1995 và ký hiệp định thương
mại Việt - Mỹ BTA tháng 7-2000. Có thể nói việc hội nhập quốc tế của
VN được coi là sâu sắc, hoàn thiện sau khi gia nhập Tổ chức thương mại
quốc tế WTO vào cuối năm 2006.
Cuộc hội nhập vào cộng đồng quốc tế đặt ra cho đảng CS VN những
đòi hỏi to lớn, mới mẻ, những trách nhiệm và nghĩa vụ trọng yếu đối với
nhân dân cũng như đối với cộng đồng quốc tế. Cho đến nay, đảng CS đã
đáp ứng những yêu cầu ấy ra sao?
Những yêu cầu quan trọng nhất đối với chính quyền CSVN sau khi
hòa nhập là gì? Đó là:
- thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, kể cả các cam kết đối với
nhân dân Việt Nam mình, không có thể tránh né sau bức màn chủ quyền
quốc gia, như họ thường viện ra trước đó;
- các nước là bình đẳng, đều bị ràng buộc như nhau, dù to, nhỏ, chế

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 29


độ chính trị, trình độ kinh tế, pháp chế, văn hóa, không có trường hợp
ngoại lệ, miễn trừ…
- có đi có lại, có trách nhiệm với nhau, không thể một chiều, vô lý,
bất công, bất bình đẳng, chỉ đòi điều có lợi, không làm đầy đủ trách nhiệm,
nghĩa vụ, cam kết với nước khác, chỉ thực hiện theo lựa chọn những cam
kết và điều khoản có lợi.
- toàn bộ các cam kết quốc tế là một thể thống nhất về chính trị, kinh
tế, tài chính, văn hóa, pháp lý, an ninh… không thể tách rời, không thể chỉ
thực hiện những mặt này mà bỏ qua những mặt khác.

Những lợi và bất lợi của chính quyền CS VN


sau khi hội nhập
Những điều lợi chủ yếu là:
- có nguồn đầu tư lớn để khôi phục và xây dựng kinh tế sau chiến
tranh, sau khi phe XHCN tan vỡ và trụ cột là Liên xô gẫy gục; có điều kiện
để xây dựng lại toàn bộ hạ tầng cơ sở, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển đất
nước với tốc độ khá cao;
- thoát khỏi thế bị cô lập về chính trị sau khi gia nhập tổ chức
ASEAN và vào Liên Hợp Quốc, nay lại vào WTO; có điều kiện để nâng
cao uy tín quốc tế.
- tăng thêm các nước bạn bè, mở rộng giao thương, hợp tác hữu hảo
nhằm giữ vững hòa bình ổn định cho đất nước sau chiến tranh lâu dài.
Những điều bất lợi cho chính quyền độc đảng:
- việc hội nhập quốc tế là việc làm miễn cưỡng của đảng CS VN vì họ
hiểu rằng nó đe dọa ngày càng lớn đến nền thống trị độc đảng kiểu chuyên
chính toàn trị của họ.
- gia nhập sân chơi quốc tế gồm phần lớn là các nước dân chủ đa
đảng theo chế độ dân chủ đại nghị, với những luật chơi dân chủ, công khai,
minh bạch, thượng tôn luật pháp, chống lại độc đoán và chuyên chế, VN sẽ
hoặc là buộc phải thích nghi, buộc phải thực hiện dân chủ hóa để hòa nhập
trọn vẹn và thuận lợi, hoặc vẫn giữ nguyên bản chất độc đoán để cưỡng lại
nề nếp chung, để bị cô lập và gặp nhiều vấp váp trở ngại, tổn thất, thua
thiệt và thất bại cho đất nước.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 30


- những bất lợi và mâu thuẫn chủ yếu nhất là: những giá trị được công
nhận và thực hiện phổ biến trên sân chơi quốc tế là dân chủ đa nguyên đa
đảng, nhân quyền, bình đẳng, các quyền tự do rộng rãi của công dân như
tư do tư tưởng và ngôn luận, tự do báo chí và xuất bản, tự do bầu cử và tín
ngưỡng, ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp tách rời, độc lập với nhau
để kiểm soát, cân bằng quyền lực, tính công khai, minh bạch mâu thuẫn
với chế độ độc quyền chuyên chế của đảng CS, với bản chất toàn trị của
chế độ đàn áp mọi sự bất đồng chính kiến, với bộ máy tuyên truyền kiểu
cưỡng ép, nhồi sọ và lừa dối mỵ dân, với chế độ lập pháp, hành pháp và tư
pháp đều là công cụ của đảng phục vụ đảng.
Vừa qua lãnh đạo đảng đã khôn ngoan kiểu khôn vặt, làm ra vẻ tôn
trọng và thực thi những cam kết quốc tế theo luật chơi chung, bằng cách áp
dụng chiến lược chọn lọc – select approach - thực hiện những cam kết kinh
tế, tài chính trước những cam kết liên quan đến chính trị, những cam kết
với quốc tế trước những cam kết liên quan trực tiếp đến người dân trong
nước.
Do đó họ đã khẩn trương sửa chữa bổ sung các luật lệ liên quan đến
tiếp nhận vốn đầu tư ODA và FDI, thu hút thêm vốn nước ngoài vào các
công trình chung, đến thuế xuất nhập khẩu, cải cách hành chính, nhưng cố
trì hoãn những thay đổi về chính trị liên quan đến sự lãnh đạo duy nhất độc
đoán của đảng CS, tù chối quyền công dân là tư nhân ra báo và xuất bản,
trao đổi bình đẳng các văn hóa phẩm… Họ làm ra vẻ “khôn ngoan” chọn
ăn những món ngon ngọt trước, để lại những món cay đắng khó nuốt sau,
để với thời gian họ càng gặp những trớ trêu gay gắt, tiến lui đều khó.
Khởi đầu, cuối năm 2006, họ trưng ra những nụ cười cố làm ra vẻ
chân thành và đậm đà, bắt tay khá chặt, còn lắc lên lắc xuống vài lần, gọi
nhau là “bạn thân thiết”, nhưng trong nội bộ thì căn dặn nhau phải cảnh
giác, thực chất Hoa kỳ và các nước tư bản phương Tây vẫn là “thù”, không
phải là đối tác - partner - gì hết, vì nguy cơ chết người “diễn biến hòa
bình” đến từ đấy. Họ mở hội, cờ quạt trống kèn, chiêu đãi linh đình, áo
gấm sặc sỡ để “lại quả” 2 món quà lớn của Nhà trắng là gỡ bỏ cái mũ lừa
CPC xấu xí và cấp cho cái PNTR béo bở.
Họ còn mừng rơn khi ông Bush đến tận Hànội xoa đầu các quan chức
chóp bu, phong cho xã hội chủ nghĩa VN là “chú hổ con”, để từ cái danh
hiệu ấy chính quyền CS rắp tâm thực thi cái bản chất “hổ báo” của mình
nhằm lăm le xơi thịt một loạt các chiến sỹ dân chủ ngay sau đó.
Họ nghĩ sai lầm rằng khi tư bản đã đầu tư sâu, quen mùi lợi nhuận thì

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 31


sẽ cắn câu không thể nhả mồi theo lời dạy của Marx, do đó họ mặc sức
thực hiện một loạt phiên tòa “bịt miệng” thời trung cổ, không hiểu rằng ở
các nước dân chủ còn có ngành lập pháp, công luận, ngành truyền thông và
các cơ quan nhân quyền làm đối trọng trong cán cân quyền lực.
Theo đà chủ quan và tùy hứng, họ làm một số việc quá đáng, làm tràn
ly, như ngoại trưởng Khiêm hứa hẹn với ngoại trưởng Rice trả tự do cho
anh Nguyễn Vũ Bình rồi lờ tịt, như các phiên tòa “bịt miệng” ô nhục ở
Huế, Sàigòn, Hànội, như ông Triết hẹn đi Mỹ rồi lại thay đổi hành trình
sang Bắc kinh trước, như công an gây sự kiểu mất dạy với các bà Việt nam
và Hoa kỳ, Na uy ngay trước tòa đại sứ Mỹ, rồi báo công an Hànội dùng
những từ ngữ xấc xược với các dân biểu và nhà ngoại giao Mỹ…
Việc hội nhập thế giới sẽ thuận buồm suôi gió nếu như ĐCS nhận ra
sâu sắc những đặc điểm và giá trị cơ bản của thế giới ngày nay, nhận ra
những bất cập của mình để thay đổi tận gốc cách nghĩ của mình, thay đổi
tận gốc não trạng cũ của mình cho thích hợp, lấy lợi ích nhân dân làm mục
đích tối cao, từ bỏ những tư duy bè phái, ích kỷ, lấy lợi ích riêng của đảng
CS làm trọng. Thế nhưng đảng CS đã bị lãnh đạo theo một hướng khác
hẳn, giữ nguyên não trạng chính trị cũ, lấy độc quyền lãnh đạo của ĐCS
làm mục tiêu để duy trì đặc lợi, nên việc hội nhập gặp vô vàn trở ngại và
đổ vỡ, để vấp phải bế tắc và thất bại tất yếu.
Vì lẽ ấy, chính quyền độc đảng toàn trị đang học những bài học vỡ
lòng sâu sắc ngay sau khi vừa hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Những bài
học và sức ép như thế sẽ ngày càng nhiều, thêm sâu sắc và phong phú, đến
từ mọi phía:
1- trước hết từ các chiến sỹ dân chủ tiêu biểu cho khát vọng tự do vốn
có của xã hội, tiêu biểu cho lương tâm thời đại, hàng ngũ ngày càng đông
đảo, dày dạn và ngoan cường, mà những cuộc đàn áp tàn bạo của cường
quyền chỉ thúc đẩy mạnh mẽ thêm; nhân dân hiểu rõ thêm về các chiến sỹ
dân chủ và thêm quý mến các anh chị em dân chủ.
2- từ xã hội công dân vốn bị bóp ngẹt chặt đang ngày càng có điều
kiện nảy nở và lớn lên nhanh trong quá trình mở cửa, mở rộng giao lưu,
thông thương, tự do thông tin, tự do ngôn luận và tự do báo chí cũng như
bước đầu tự do xuất ngoại du lịch và du học, mà đảng phải buộc lòng mở
ra theo mức độ, lan vào cả trong quốc hội và bộ máy chính quyền cũng
như trong các đoàn thể và cả vào đảng cộng sản. Văn nghệ sỹ, trí thức, tuổi
trẻ, lao động, nông dân, đảng viên thường ở cơ sở và công dân bình thường
không còn sợ bạo quyền như xưa, đang và sẽ đòi quyền tự do nhiều hơn,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 32


đòi quyền lợi, đòi công bằng, bình đẳng cho đến cả tự do bầu cử, ứng cử
và đa nguyên đa đảng…
3- sức ép từ bên ngoài, trước hết từ cộng đồng người Việt ngày càng
giàu kinh nghiệm, giàu ý chí và quyết tâm, tiếp sức mạnh mẽ cho trong
nước và vận động quốc tế có hiệu quả, từ Bắc Mỹ, châu Âu đến Úc châu
và các nước khác;
4- sức ép từ ngay các nhà đầu tư quốc tế và các tổ chức kinh tế tài
chính của thế giới như WB, IMF, ADB – Ngân hàng phát triển châu Á; họ
đòi hỏi quản lý vốn đầu tư chặt chẽ, giải ngân gọn đúng thủ tục, chống
tham nhũng nghiêm, có luật pháp minh bạch và ngành tư pháp độc lập, xử
án công bằng phù hợp luật quốc tế. Những thông báo định kỳ xếp thứ bậc
về tham nhũng, về tự do báo chí, về tính công khai minh bạch, về tư pháp
công bằng, về hành chính thuận lợi, về rủi ro trong kinh doanh, về môi
trường kinh doanh… có tác dụng phơi bầy thực trạng VN ra công luận mà
bộ máy tuyên truyền trong nước không có cách gì che dấu. Nó tạo nên sức
ép quốc tế và trong nước khá mạnh trong đổi mới thật sự.
5- ngay ở trong đảng CS sự rạn nứt là không tránh khỏi, sự chia rẽ là
tất yếu, với nhiều nhận thức khác nhau, đối lập nhau không thể điều hòa,
về cả lý luận và thực tiễn trên hầu hết các vấn đề của cuộc sống.
[Về thành tích lịch sử của ĐCS; về sai lầm của đảng; về các nhà lãnh
đạo; về vai trò lý luận Mác Lênin; về đổi mới; về chống tham nhũng; về
quan hệ quốc tế, quan hệ việt – Trung, Việt - Mỹ; về xây dựng văn hóa; về
hội nhập quốc tế... ]
Những người bảo thủ giáo điều thường ở hàng ngũ quan chức trung
cao cấp có quyền chức bổng lộc nhiều, nghĩ nhiều đến danh dự, vinh hạnh,
thành tích, lợi ích cá nhân, thường tự mãn, ít chịu học tập, suy nghĩ, tự rèn
luyện, lại ưa dạy dỗ người khác. Chưa có khuynh hướng hay phe cấp tiến
trong lãnh đạo (trong trung ương và bộ chính trị).
Những người có cách nhìn thức thời, cấp tiến, phóng khoáng, dân
chủ thường là người có tư duy độc lập, ham tìm hiểu thế giới, lòng mở đón
cái mới, có phương pháp hoài nghi khoa học để tự tìm ra sự thật lẽ phải, tự
vượt lên hiểu biết cũ của chính mình, cầu tiến bộ, không chịu kém người,
không chịu để dân mình hèn kém dân tộc khác. Nhiều nhà văn hóa, giáo
dục, văn nghệ sỹ, trí thức có ít nhiều phẩm chất như thế. Sinh viên, học
sinh trung học, du sinh được hướng dẫn tốt cũng có phẩm chất ấy. Đảng
viên thường, không quyền lực, về hưu và dân thường, với “tính bổn thiện”,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 33


với bản năng trong sáng, hiền hậu cũng có nhận thức như thế tuy đơn giản,
còn tự phát. Không ít nhà kinh doanh chân chính muốn làm ăn lương thiện,
làm giàu bằng tài trí bản thân, giới ngoại giao tiếp xúc nhiều với thế giới
và tiếp thu được những thành tựu của nền văn minh quốc tế cũng có ít
nhiều phẩm chất này.
Giữa 2 loại người này là đông đảo đảng viên bị rập khuôn, thực dụng,
cuộc sống dễ chịu, khấm khá sau gian khổ thiếu thốn kéo dài, vừa lòng với
vài cải thiện trong đổi mới, có thái độ tùy thời, chưa thức tỉnh để dấn thân
làm chủ xã hội, làm chủ cuộc đời mình và gia đình. Đây là đại khối cần
tiếp cận và thức tỉnh dần, khi có thời cơ, họ có thể bừng dậy và dấn thân
hàng loạt, thành phong trào, cao trào.
Trong chính sách đối ngoại, đảng CS vẫn đang bị chi phối bởi 2
hướng: ngả theo TQ hay ngả theo các giá trị phổ quát của thời đại là dân
chủ, nhân quyền và phát triển bền vững [Hồi ký của Trần Quang Cơ -
nguyên thứ trưởng ngoại giao, từng chuẩn bị lên bộ trưởng, cho thấy cuộc
đấu tranh gay gắt này].
Từ Đại hội VII /1991, ĐCS ngả theo TQ nhưng cố làm ra vẻ thăng
bằng, đi trên dây, làm cho hội nhập đầy mâu thuẫn, trồng tréo; tiến lên lại
lùi lại, không nhất quán, vừa tiến vừa ghè lên chân mình,. TQ tận dụng để
lấn đất, lấn biển, kiềm chế để kiếm lợi.
Mâu thuẫn nội bộ về sự lựa chọn chính sách đối ngoại trong thời hội
nhập càng thêm gay gắt, biểu hiện ngày càng công khai và đòi hỏi giải
quyết rõ ràng vì lợi ích lâu dài của dân tộc. Đã có ý kiến trong đảng CS là
thái độ phụ thuộc TQ chỉ có hại cho đất nước, bị khinh thường và uy hiếp,
mất đất mất biển mất tài nguyên. Thời đại mới, thuyết địa lý – chính trị -
geo politic – không còn tác dụng, nên dựa hẳn vào các giá trị và lực lượng
dân chủ của thời đại, vào Liên Hợp Quốc và pháp luật quốc tế trong khi
vẫn giữ quan hệ láng giềng tốt với TQ.
Trở ngại nguy hiểm nhất cho quá trình hội nhập quốc tế là một thế lực
cực kỳ nham hiểm được Bắc kinh nuôi dưỡng theo bản chất bá quyền nước
lớn, biểu hiện qua uy quyền còn tồn tại của 2 vị thái thượng hoàng Mười
và Anh, với “tay trong” hiện nay là viên tổng bí thư Nông Đức Mạnh, và
những người thực sự cầm đầu ngành cảnh sát + an ninh+ bảo vệ đảng CS +
bảo vệ quân đội+ tình báo + phản gián. Chính thế lực này đã cản phá, trì
hoãn việc bình thường hóa và ký Hiệp định buôn bán với Hoa kỳ, trì hoãn
Việt nam vào WTO, ép ông Triết phải bái yết Bắc triều trước chuyến đi
Mỹ... Tình hình đổi mới và hội nhập tùy thuộc ở sự lộng hành của thế lực

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 34


nguy hiểm này và khả năng đẩy lùi để đi đến loại bỏ.
Đảng CS đang trên quá trình đi xuống vì lý luận bế tắc, đổi mới
chồng chéo không đồng bộ, nhận thức của xã hội đang thức tỉnh khá nhanh
thời mở cửa, giao lưu quốc tế và Internet; và họ cũng bị quốc tế thúc ép đi
vào những giá trị thời đại.
Khó khăn của ĐCS là đội đá vá trời khi cố bảo vệ cái không thể bảo
vệ (lý luận CS), duy trì cái không thể duy trì (chế độ chuyên chế độc đoán
độc đảng). Một cán bộ CS lão thành đã “nhạt đảng” gần 20 năm, vừa bỏ
đảng, tâm sự: ta nên có chút lòng thương hại cho bọn quan chức chóp bu
đang “cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng”; họ biết rõ là chủ nghĩa Mác Lênin đã
hết thiêng, họ biết tỏng cụ Hồ của họ vô đạo đức đến đâu, họ thấy rõ đang
bị dân khinh và dân chửi, họ cũng thừa biết chủ nghĩa CS hiện thực bị cả
thế giới nguyền rủa vì tội ác chồng chất thật sự ra sao, nhưng họ không có
đủ dũng khí để thừa nhận sự thật. Họ đang cố bảo vệ những điều mà chính
họ không còn mảy may tin tưởng. Bi kịch đáng thương mà cũng đáng
trách, và đáng đời!
Lối thoát duy nhất của ĐCS là trở về với dân tộc, thực hiện một cuộc
đột phá chiến lược đồng bộ theo 4 hướng:
• đổi mới mọi mặt (trọng yếu nhất là về chính trị),
• trả lại đầy đủ mọi quyền tự do cho nhân dân,
• hòa giải với cộng đồng ta ở nước ngoài trên cơ sở bình đẳng,
• gắn bó với thế giới dân chủ, văn minh.
Thời gian ủng hộ chúng ta. VN hội nhập hoàn toàn vào thế giới mới
là thời cơ hiếm quý chưa từng có. Cố gắng kiên trì theo phương hướng đấu
tranh đúng, phối hợp chặt chẽ trong ngoài nước, phong trào dân chủ trong
nước sẽ còn phát triển mạnh, những hạt giống đã nảy mầm, thành hạt,
thành cây, thành vườn cây xanh, đang thành rừng. Vì những hoạt động
kiên trì có hiệu quả theo chủ trương đường lối đúng đắn của chúng ta thích
hợp hoàn toàn với thời kỳ hội nhập trọn vẹn của VN vào cộng đồng thế
giới và đang biến thành hiện thực sinh động hàng ngày.

HMDC2007
Balan tháng 6-2007

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 35


Đổi mới ở Việt nam
và ở Trung quốc
So sánh và Nhận định
Sự Lựa chọn Tối ưu Cho VN

I. Từ phe XHCN hùng mạnh một thời


VN và TQ có nhiều nét tương đồng
- cùng vốn là nước nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng lâu đời của
nền văn hóa Nho giáo của đạo Khổng, theo chế độ độ quân chủ phong kiến
từ xa xưa, trước đây là nửa thuộc địa và thuộc địa của các nước đế quốc
phương Tây, vừa giành lại độc lập trong thế kỷ 20;
- VN (từ 1945 đối với miền Bắc, từ 1975 đối với cả nước) và TQ (từ
1949), đảng CS giành chính quyền và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
do đảng CS độc quyền lãnh đạo, và sau đó xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cần
chú ý khái niệm “dân chủ nhân dân” là sáng tạo ngôn từ của J.Danov và
Staline, chẳng có gì là “nhân dân”, càng không có gì là “dân chủ”, từng
làm mê hoặc không ít trí thức cánh tả phương Tây. Khái niệm “XHCN”
cũng mơ hồ và giả dối không kém, vì sở hữu toàn dân, các cơ sở quốc
doanh, chế độ bao cấp… trên thực tế chỉ là chia đều sự thiếu thốn cho dân
thường, bên tầng lớp quan chức “nomenclatura” hưởng thụ đặc biệt.
Phe XHCN - mà VN và TQ là 2 nước thành viên - được hình thành từ
sau thế chiến 2 đã có thời cường thịnh, nhất là từ cuối những năm 50 và
trong những năm 60, do cường độ lao động áp đặt nghiêm ngặt, kế hoạch
chặt chẽ cho toàn xã hội như trong trại lính. Phe ấy gồm nước rộng lớn
nhất thế giới (Liên Xô, một khối liên minh 16 nước) cộng với nước đông
dân nhất thế giới (Trung Quốc), từng lập kỳ công khoa học kỹ thuật như:
phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Spoutnik; phóng nhà du hành vũ trụ đầu
tiên Gagarine; nữ du hành vũ trụ đầu tiên Terechcova; đưa dụng cụ khoa
học đầu tiên lên mặt trăng và lên Sao Kim; tạo ra tàu phá băng đầu tiên
chạy bằng sức nguyên tử Lénine; xây dựng nên sức mạnh quân sự tiến
công chiến lược xấp xỉ với Hoa Kỳ. Đã có lúc phe XHCN được một bộ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 36


phận trí thức cánh tả ở Tây Âu, Hoa kỳ và thế giới sùng bái là mang tương
lai của loài người tiến bộ, văn minh, với hình ảnh một lực sĩ trẻ tràn sinh
lực sắp bỏ xa phía sau đối thủ già nua bệnh tật; nhược điểm chỉ là sinh sau
đẻ muộn, vào vòng đua sau đối thủ của mình.
Nhưng… điều phải đến đã đến. Phe XHCN lâm vào khủng hoảng và
tan vỡ, với bức tường Berlin sụp đổ, do bản chất phi nhân, độc đoán của
nó, đi ngược với những giá trị phổ cập của thời đại, mà những thủ đoạn
tuyên truyền tinh vi và xảo quyệt không sao che dấu nổi Thời kỳ bành
trướng rộng nhất của phe XHCN do các đảng CS lãnh đạo là vào cuối thập
kỷ 70, sau khi VN được thống nhất (1975), nước Lào thống nhất (1975),
VN tiến công chiếm đóng Cambốt (1978 – 1988), Liên Xô tiến công chiếm
đóng Apghanistan (từ cuối 1979), hàng vạn quân Cuba đổ bộ chiến đấu ở
Angola, Ethiopia,…, các nước Cuba, Nicaragoa ở châu Mỹ, các nước
Modămbich, Madagasca ở châu Phi, nước Nam Yémen ở Trung đông
…đều được coi là thành viên chính thức hay “dự bị” của phe XHCN, cùng
với gần một chục nước XHCN ở Trung và Đông Âu. Thời kỳ hoàng kim
của phong trào CS lúc ấy còn được đánh dấu bởi thế lực khá mạnh của các
đảng CS lớn ở Pháp, Ý, Nhât Bản, Nam Dương (trước 1965) … với sự
phối hợp, lãnh đạo đầy quyền uy và hiệu quả của ĐCS LX.
Phe XHCN tan vỡ cuối thế kỷ 20 - đánh dấu sự kết thúc của chiến
tranh lạnh - là sự kiện lớn nhất tác động đến số phận của mọi nước, dân tộc
và con người trên hành tinh này. Còn rơi rớt lại của phe XHCN là: TQ,
VN, Bắc Hàn và Cuba, những nước còn tự nhận là theo chủ nghĩa Mác –
Lénin và xây dựng CNXH.
Bốn nước XHCN tàn dư của phe XHCN hùng mạnh một thời ấy đang
cố cưỡng lại số phận hiểm nghèo để tồn tại.
Số phận của Cuba chẳng mấy sáng sủa sau khi nguồn cung cấp nhiên
liệu, vũ khí, ngoại tệ từ Liên Xô cạn kiệt, với lãnh tụ độc tài Fidel Castro
ốm yếu, khi một loạt nhân vật quốc tế được giải Nobel từng hô: “Cuba si,
Yankee no” xoay chiều hô lớn: “Cuba si, Fidel no”. Dân Cuba và dư luận
thế giới đang bàn nhiều đến thời kỳ “hậu Fidel” của Cuba.
Số phận của Bắc Hàn còn bi đát hơn. Chế độ CS kiểu phong kiến cha
truyền con nối, với nạn đói triền miên, các trại tập trung tù chính trị khủng
khiếp, lại đang bị các nước chiếu tướng xét nét, cảnh cáo, dọa trừng phạt
về sản xuất bom nguyên tử; dư luận đã bàn đến thời kỳ “hậu họ Kim” của
Bắc Hàn.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 37


Trừ 2 nước trên, chỉ còn TQ và VN, 2 nước XHCN rơi rớt lại, đang
cố sống sót để tồn tại bằng con đường “Đổi Mới”. Việc so sánh, đối chiếu
cuộc đổi mới ở 2 nước để rút ra những nhận xét và kết luận là cần thiết, thú
vị và bổ ích.

II. Những nét tương đồng trong đổi mới của


2 nước TQ và VN
Từ đầu thập kỷ 80 toàn phe XHCN lâm vào khủng hoảng ngày càng trầm
trọng Liên Xô bắt tay vào đổi mới với “perestroika” rồi “glasnot”, nhưng
tất cả đều đổ vỡ vì chế độ độc đoán phi nhân không thể sửa đổi được nữa,
theo cách nhìn trung thực của Gorbachov.
Liên Xô trải qua cuộc tự xét mình tuy đau đớn nhưng triệt để đã giải
thể đảng CS LX, giải thể Liên bang xô viết, xây dựng nền dân chủ đa
nguyên và nền kinh tế thị trường, hòa nhập với thế giới hiện đại với muôn
vàn khó khăn của bước đi lên mới mẻ. Thuận lợi lớn nhất của nước Nga và
các nước cũ của Liên Xô là dù sao nay cũng đã thuộc một nền văn hóa –
chính trị cao hơn Liên Xô cũ một tầng cao ưu việt.
Đảng CS TQ và VN vì một mực theo một học thuyết xa lạ, vì chỉ coi
trọng quyền lợi nhỏ hẹp của phe đảng, đã “đổi mới” có chừng mực và tính
toán nhằm vượt qua khủng hoảng mà vẫn duy trì độc quyền lãnh đạo của
đảng CS. Cùng chung luồng suy nghĩ ấy, “đổi mới” ở 2 nước có chung
những nét sau:
- duy trì quyền lãnh đạo độc quyền của đảng CS; kiên quyết phản đối
nền chính trị đa nguyên, khước từ chế độ dân chủ, bóp ngẹt và hạn chế tự
do tư tưởng, tự do bầu cử, tự do báo chí và tự do tôn giáo (với những màn
hỏa mù về những quy định, sắc lệnh về dân chủ ở cơ sở!)
- chỉ đổi mới về kinh tế với những bước đi thận trọng, cho phép tư
nhân kinh doanh thương nghiệp, công nghiệp nhỏ, dịch vụ; cho nông dân
chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cho phép công dân tự do đi lại, nới
lỏng xuất nhập cảnh, làm cho cuộc sống xã hội dễ thở hơn, không khí làm
ăn sôi động… nhưng vẫn coi các cơ sở quốc doanh là nòng cốt.
- ra sức thu hút đầu tư từ nước ngoài, mở rộng giao thương quốc tế,
tranh thủ sự trợ lực của WB (Ngân hàng thế giới), IMF (Quỹ tiền tệ quốc
tế), gia nhập WTO (Tổ chức mậu dịch thế giới), mở rộng du lịch quốc tế.
- trong quan hệ quốc tế, tuy 2 nước đều công bố chủ trương kết bạn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 38


với mọi quốc gia trên thế giới, nhưng trong nội bộ đảng lại quy định độ
đậm nhạt khác hẳn nhau: đậm đà với các nước cùng chung chế độ chính
trị, gần gũi về bản chất với mình (cùng theo độc đảng, cùng bản chất
chuyên chế…), thận trọng giữ thế thủ với các nước dân chủ phương Tây,
đặc biệt nghi kỵ dè dặt với Hoa Kỳ, từng là kẻ thù chính của phe XHCN,
nơi xuất phát mưu đồ “diễn biến hòa bình”, đã từng - theo đánh giá của họ
- làm tan tành phe XHCN, làm tan vỡ Liên Xô và nay lại đang nuôi ý đồ
làm thay đổi chế độ các nước XHCN còn rớt lại. Do đó TQ và VN luôn có
2 giọng nói khi đề cập đến hữu nghị, hợp tác và hòa nhập với thế giới (một
giọng ngoại giao, tuyên truyền và một giọng rỉ tai trong nội bộ đảng)
- mặc dù bộ máy thông tin, văn hóa, tư tưởng, giáo dục chính
trị…nhắc đi nhắc lại: trung thành với chủ nghĩa Marx-Lénine, với tư tưởng
Mao Trạch Đông, với tư tưởng Hồ Chí Minh, với chủ nghĩa quốc tế vô sản,
xây dựng CNXH, theo định hướng XHCN, tiến lên xây dựng CNCS… thì
trong thâm tâm của họ, những khái niệm ấy chẳng còn nội dung vốn có; đó
chỉ là những danh từ “ảo”, nhắc lại theo quán tính, để giữ một thế ổn định
nào đó về chính trị và tâm lý;
- trong khi đó, những người lãnh đạo không nói ra nhưng lại cùng
hiểu ngầm rằng: chủ nghĩa Marx chẳng còn sức sống, phong trào CS đã
vào thời thoái trào khó lòng phục hồi, chế độ độc đoán và độc đảng ngày
càng bị cô lập, lên án; họ cũng nhận ra rằng quá khứ đấu tranh và cầm
quyền của họ có những kỳ tích oai hùng có ý nghĩa lịch sử, nhưng đồng
thời cũng phạm không ít sai lầm to lớn về đường lối và chủ trương, gây tổn
thất về sinh mạng, tài sản, thời gian của đất nước, nhân dân. Họ cảm thấy
thế, nhưng không đủ dũng khí để làm một cuộc tự phê bình nghiêm chỉnh,
sâu sắc, do thiếu tự tin và cũng không tin ở nhân dân có thể tha thứ, e rằng
sẽ mất hết tính chính đáng, bị gạt bỏ thì mất hết. Lòng tham chức quyền,
tham đặc lợi làm họ mù quáng nhu nhược (lập trường mù quáng của họ
khác hẳn với thái độ phục thiện, ngay thật của đông đảo đảng viên thường,
đảng viên đã về hưu, có lương tri, gắn bó với nhân dân, xã hội).
- hiểu rõ những gánh nặng của gia tài tinh thần trong quá khứ, họ lặng
lẽ từ giã nó, không kèn không trống, để cố miễn cưỡng chạy theo những
giá trị của thời đại, chính những giá trị mà trước đây họ xa lánh, dè bỉu và
phê phán. Có thể nói đó là cuộc tháo chạy ra phía trước, đầy bi kịch, từ biệt
con đường cũ, được đặt tên một cách đẹp đẽ kiểu quảng cáo thị trường là
“Đổi Mới”. Các khái niệm: dân chủ, thị trường, cạnh tranh, quảng cáo, lợi
nhuận, quyền sở hữu, quyền tư hữu, ngân hàng cổ phần, lãi suất, hối đoái,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 39


đầu tư, hùn vốn, chứng khoán…, cho đến quan hệ với WB, IMF, ADB
(Ngân hàng phát triển Á châu), Liên Hợp Quốc, ASEAN… đều mang nội
dung rộng lớn khác hẳn trước; hàng trăm đạo luật đủ loại được khẩn
trương xây dựng trong khi quốc hội tập bài học vỡ lòng về dân chủ nghị
trường: chất vấn tý chút vài bộ trưởng, lắc đầu với vài cuộc bổ nhiệm
thành viên chính phủ…

III. Ưu và khuyết điểm chung của Đổi Mới ở


2 nước TQ và VN
1.- Ưu điểm chung:
- do đổi mới mà kinh tế phát triển với tỷ lệ cao, chấm dứt tình trạng
thiếu lương thực, hàng tiêu dùng triền miên thời trước; nền kinh tế năng
động, kinh doanh tấp nập; nông nghiệp phát triển, nông sản dồi dào; đời
sống nông thôn và thành thị đều khấm khá;
- qua cuộc tan vỡ của phe XHCN rộng lớn, qua sụp đổ của bức tường
Berlin, qua sự tan biến của đảng CSLX và Liên bang Xô viết hùng mạnh
một thời - tác động như một cuộc động đất chính trị có độ Richter cao nhất
- đảng CS TQ và VN giật mình hoảng sợ, cố cùng nhau trụ lại, thúc đẩy
đổi mới, coi đó là biện pháp cơ bản để tồn tại và phát triển. Họ buộc phải
mở cửa, thực hiện chính sách ngoai giao hòa bình hữu nghị và hợp tác với
thế giới. Cho đến nay, 2 nước đã cải thiện đáng kể quan hệ quốc tế.
- do đổi mới như trên, vị trí của đảng CS 2 nước được tương đối ổn
định, tránh được nguy cơ bị mất quyền như ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng
nhiều bất trắc hiểm nghèo còn ở phía trước.
2.- Khuyết điểm và nhược điểm chung:
- trong thực hiện đổi mới, duy trì chế độ độc đảng, tức là duy trì chế
độ độc đoán cực quyền, phản dân chủ - một mình một chiếu -, TQ và VN
vẫn cố tình duy trì đất nước trong một tầng văn hóa – chính trị thấp, thấp
hơn của mức trung bình của thế giới hiện tại. Đây là khuyết điểm và nhược
điểm cơ bản, chết người. Vấn đề này đã và đang đặt chế độ chính trị 2
nước và 2 đảng CS ngày càng đối lập với nhân dân từng nước - với dân trí
ngày mỗi được nâng cao trong thời mở cửa -, đồng thời đối lập với công
luận thế giới ngày càng bén nhạy với nhân quyền, quyền sống tự do của
con ngườì ở mọi nơi.
- do chế độ độc đảng nên tất nhiên quyền dân chủ trong xã hội của

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 40


mọi công dân bị hạn chế, cấm đoán, những quyền tự do tư tưởng, ngôn
luận, báo chí, tổ chức, tôn giáo… ghi trên hiến pháp chỉ là giả dối và khiêu
khích lẽ phải; việc xây dựng nhà nước pháp quyền bị ngáng trở do đảng dù
muốn hay không vẫn cao hơn luật pháp; do đảng CS độc quyền lãnh đạo,
các đảng viên quyền cao chức trọng mặc sức thao túng, bênh che nhau,
thiếu thế lực chính trị để cân bằng, ganh đua và giám sát, nên các quốc nạn
tham nhũng, quan liêu không sao chế ngự được (các vụ xử tử hình kẻ tham
nhũng chỉ như muối bỏ bể, là những vật tế thần không xoa dịu nổi lòng dân
đã thức tỉnh); khẩu hiệu xây dựng xã hội công bằng, văn minh dù có thiện
chí mãi mãi chỉ là khẩu hiệu suông, làm trò cười cho thiên hạ.
- một khi đã nhận số tiền đầu tư cực lớn từ bên ngoài, đã được WB và
IMF… viện trợ, cho vay với lãi suất thấp những khỏan tiền lớn, chuẩn bị
hoăc đã gia nhập WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), ký những hiệp định
thương mại tay đôi với các nước… thì bắt buộc TQ và VN phải tôn trọng
luật pháp quốc tế, cư xử theo luật văn minh đối với quốc tế cũng như đối
với dân nước mình, không thể theo luật rừng, hà hiếp dân nước ngoài hay
công dân nước mình, rồi leo lẻo rằng không ai được can thiệp vào tình
hình nội bộ, vào chủ quyền của nước mình. Nếu không, quan hệ quốc tế sẽ
luôn bị trắc trở, căng thẳng, bị động, không bình thường, thậm chí bị răn
đe, cảnh cáo hoặc trừng phạt…; lúc ấy, mọi sự có thể bị ngừng trệ một
cách nguy hiểm.
- trong thời kỳ đầu của đổi mới, tỷ lệ phát triển kinh tế có thể đạt khá
cao, do mức khởi đầu thấp và dự trữ phát triển còn dồi dào; với thời gian,
tỷ lệ phát triển sẽ chững lại; do tham nhũng và quan liêu không thể chặn
lại, khoảng cách giàu nghèo mở rộng thêm, trong xã hội người lao động
cần cù làm cho bọn tham quan ô lại sống xa hoa; dưới ách độc đoán của
nhà nước CS mang tính chất cảnh sát, các mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo (các
dân tộc thiểu số, các tôn giáo, trí thức và tuổi trẻ am hiểu thời cuộc) ngày
càng căng thẳng, có thể đi đến bùng nổ quyết liệt chống lại bạo quyền thô
bạo. Đổi mới sẽ mất đà, hụt hơi; xã hội lâm vào khủng hoảng. Chính quyền
độc đoán dễ đi vào thời kỳ mất ổn định, bâp bênh, nguy hiểm cho chế độ.
- do chưa quen với khái niệm “trong sáng” (transparency), theo nếp
cũ “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại” nhằm tuyên truyền, những con số thống
kê về thành tich đổi mới của 2 nước đều có vẻ cao hơn sự thật. Tất cả cần
được rà soát kỹ. Những con số sai lệch có thể có phản tác dụng, không có
thực chất, làm cho lãnh đạo và công luận lầm lẫn về đánh giá, chủ trương
và biện pháp hành động.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 41


IV. Những nét khác nhau trong đổi mới của
TQ và VN
1. Đổi mới của TQ bắt đầu sớm hơn ở VN đến gần một chục năm. TQ
bắt đầu từ cuối năm 1978; VN từ giữa năm 1986.
2. TQ có hệ thống tư tưởng đổi mới do Đặng Tiểu Bình xây dựng và
phác họa, nhằm chấn chỉnh tình hình chính trị và kinh tế bị tàn phá và đình
đốn do cuộc Cách mạng văn hóa vô sản gây nên, sau khi loại bỏ “lũ 4 tên”
và tàn dư của chúng.
3. VN đổi mới trong khi gắn bó với Liên Xô bởi Hiệp ước Liên minh
Hữu nghị ký năm 1978 và sau cuộc chiến tranh biên giới với TQ đầu năm
1979; bắt đầu bởi Đại hội đảng lần thứ 6, tháng 12 năm 1986, giữa cuộc
khủng hoảngtrầm trọng.
4. Do đó TQ có nhà kiến trúc sư “Đổi mới” của mình: Đặng Tiểu
Bình, với những phác họa chiến lược: từ bỏ giáo điều, trở về kinh tế thị
trường, chủ nghĩa thực dụng: mèo đen hay mèo trắng, miễn là bắt được
chuột; khai thác tiềm năng quốc gia và từng địa phương, đột phá vùng ven
biển. Đổi mới ở VN từ 1986 là phác họa theo phương án Perestroika của
Liên Xô, theo nội dung: từ bỏ bệnh duy ý chí, chủ quan, nóng vội, buông
lỏng quản lý; chống cả “tả” và “hữu khuynh”…; sau khi Liên Xô tan vỡ
cuối năm 1991, VN lại quay sang suy tôn TQ làm thầy, với lời nói trứ danh
của tổng bí thư Lê Khả Phiêu cuối năm 1997: “những kinh nghiệm đổi mới
của TQ có ý nghĩa quyết định đối với sự đổi mới ở VN; TQ thành công thì
VN cũng thành công”. Các nhà báo và học giả nước ngoài thường hỏi: ai là
nhà kiến trúc sư, nhà tư tưởng của đổi mới ở VN? Hà Nội rất lúng túng,
thường đáp: tập thể! (nghĩa là không có ai cả!)
5. Ở TQ, sau Đặng, Giang Trạch Dân được suy tôn là nhà lý luận tiếp
nối của đổi mới, sáng tạo ra học thuyết “Ba đại biểu”, mở rộng khái niệm
nhân dân, động lực cách mạng bao gồm công nhân cùng lao đông chân tay,
trí thức và nhà quản lý kinh doanh (trước kia thường gọi là tư sản, đối
tượng cần loại bỏ của đảng CS); sau Giang, nay đến lượt Hồ Cẩm Đào
cùng Ôn Gia Bảo cũng trở thành nhà tư tưởng hiện tại của đổi mới, đã đột
phá vào vấn đề công nhận quyền tư hữu trong xã hội, và nhà nước bảo đảm
nhân quyền, với việc Quốc hội tháng 3/2004 đã sửa Hiến pháp năm 1982;
VN, trái lại, đã qua 4 đại hội đảng, 18 nãm đổi mới, nhýng chýa có ai trong
bộ chính trị được coi là nhà tư tưởng hay nhà lý luận, hay là nhà lãnh đạo
trụ cột, hoặc chí ít cũng là người cầm đầu của đổi mới! Có lúc VN mời ông

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 42


Lý Quang Diệu sang làm cố vấn về đổi mới, nhưng ông ta bỏ dở cuộc sau
khi đến VN lần thứ 3, vì thấy rõ bộ máy lãnh đạo, quản lý, hành chính và
hệ thống ngân hàng, tài chính, hải quan, kế hoạch, đầu tư cũng như tư pháp
và tòa án nặng nề, chồng chéo đến rối rắm, hỗn loạn, vừa thừa vừa thiếu,
không giống ai, ở VN.
6. Gần đây TQ ngỏ ý chuẩn bị từng bước cho nền dân chủ đa nguyên,
đa đảng; Nhân dân Nhật báo Bắc kinh đầu tháng 3/2004 kể ra tên 8 đảng
và tổ chức chính trị đã và sẽ được hoạt động, đó là: Ủy ban Cách mạng
Quốc dân đảng Trung hoa; Liên minh vì dân chủ Trung hoa; Liên minh
Dân tộc Xây dựng dân chủ Trung hoa; Liên hiệp Trung hoa Xiển dương
dân chủ; Đảng Công nông Dân chủ Trung hoa; Đảng Công ích Trung hoa;
Hiệp hội mồng 3 tháng 9; Liên minh Dân chủ Tự quản Đài loan (cần xem
xét các tổ chức này có do đảng CS tổ chức ra hay chịu sự chi phối đến mức
độ nào của đảng CS, vì hiện Đảng Dân chủ Trung quốc mới thành lập phải
vào bí mật và các đảng viên bị tù, bị truy lùng).
7. Về mặt tâm lý, đổi mới ở TQ được tiến hành sau một thời gian dài
bị tàn phá bởi tác động và hậu quả cuộc Đại nhảy vọt và CM văn hóa vô
sản do Mao đề xướng trong suốt 2 thập kỷ 60 và 70. Thêm nữa những
người đề xướng đổi mới, như phe ông Đặng Tiểu Bình, đã từng bị truất
phế, “cải tạo” lao động… rồi mới được phục hồi chức vụ và đề bạt, cho
nên họ có ý chí cao về đổi mới, hiểu sâu nhu cầu bức bách thay đổi cho đất
nước, dễ dàng thông cảm với những tầng lớp nghèo khổ bị bỏ rơi. Ở VN
nhóm lãnh đạo hiện tại lên đỉnh cao quyền lực có phần dễ dãi, thuận buồm
xuôi gió; thêm nữa họ vẫn còn tâm lý say sưa dai dẳng về chiến thắng lịch
sử chống Pháp, chống Mỹ và cả chống TQ, cho nên căn bệnh tự mãn, chủ
quan đơn giản trong đổi mới còn khá nặng, khó lường được những khó
khăn trở ngại, dễ bị bất ngờ.

V. Lượng định về đổi mới ở TQ


Nhìn tổng quát, đổi mới ở TQ có nhiều thuận lợi hơn ở VN; được tiến
hành sớm hơn gần một chục năm; có bài bản, tư tưởng, lý luận phát triển
từng bước; có nhân vật cầm đầu bẻ lái cỗ xe đổi mới, đồng thời có nhân
vật chuẩn bị tiếp nối và xác định thế hệ lãnh đạo hiện là thế hệ thứ tư;
Một ưu thế đổi mới ở TQ là nhìn khá xa, dám sớm đột phá vào các
khâu gay go, có ý nghĩa chiến lược, như: công nhận tầng lớp kinh doanh là
thành phần tham gia cách mạng, được lựa chọn để kết nạp vào đảng CS,
thậm chí được tuyển chọn vào cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng và nhà

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 43


nước; công nhận quyền sở hữu tư nhân, được hiến pháp và luật pháp che
chở; công nhận nhân quyền theo tư tưởng “đi với thời đại” (tuy nhiên cần
theo dõi tiếp việc cụ thể hóa thành pháp luật và quy định để áp dụng vào
cuộc sống, ví dụ như nhân quyền có bao hàm quyền hoạt động chính trị
theo quan điểm đa nguyên, đa đảng không)
TQ còn nhiều vấn đề chiến lược gay gắt ở trước mặt. Sau ¼ thế kỷ
đổi mới, tỷ lệ phát triển khá cao và liên tục, thu nhập theo đầu người hiện
mới chỉ đạt hơn 1000 USD /năm, gấp 3 lần khi xuất phát cuối thập kỷ 70,
trong khi các nước phát triển cao đã đạt mức trên 30.000 USD. Do đó TQ
cần chừng 20 năm giữ đà phát triển trong ổn định – trong nước cũng như
trên trường quốc tế -, nín thở qua sông, quyết chí bỏ lại hình ảnh một
người nông dân khổng lồ bần hàn, lạc hậu, chỉ thạo đánh du kích, để thành
một cường quốc hiện đại về mọi mặt.
TQ phải luôn đề phòng một loạt quả bom nổ chậm rất nguy hiểm trên
con đường đổi mới; đó là: - nạn thất nghiệp lan rộng ở cả nông thôn và
thành thị, phình to với việc giải thể, thu hẹp, cổ phần hóa hàng chục nghìn
cơ sở quốc doanh thua lỗ, số thất nghiệp lên đến 40 triệu mà vẫn còn tăng;
- khoảng cách về sản xuất và mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa
vùng ven biển và nội địa, vùng đồng bằng với vùng núi, vùng sâu, vùng
xa; - khoảng cách giàu nghèo mở rộng (từ mức gần như bình quân 30 năm
trước, nay 20% hộ giàu có tài sản gấp 20 lần hộ nghèo nhất, chưa kể hàng
loạt triệu phú đôla, cả tỷ phú đôla!); - nạn tham nhũng, quan liêu, xa hoa,
móc ngoặc, cho đến mafia… hoành hành bất trị, phung phí tài ản quốc gia,
mặc dù đã có hàng trăm vụ xử tử hình, làm phẫn uất công luận; - vụ đàn áp
Pháp luân công có đến 60 triêu tín đồ gây nên công phẫn dai dẳng trong
giới tín ngưỡng, trong khi những gia đình nạn nhân vụ Thiên An Môn vẫn
bền bỉ đòi công lý; - vụ chiếm đóng và đồng hóa theo kiểu Hán hóa cưỡng
bức Tây Tạng vẫn là vấn đề đấu tranh lớn của người dân Tây Tạng bất
khuất trước cường quyền, đươc thế giới Phật giáo và dân chủ ủng hộ; -
mạng lưới Internet ngày càng bủa rộng, tải đi những thông tin cực nhanh,
cực phong phú, bất chấp sự ngăn chặn, cấm đoán, phá phách của nhà nước
cảnh sát, được trí thức và tuổi trẻ dùng rộng rãi cho học tập, kinh doanh
cũng như đấu tranh cho dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong khi đó quan hệ Bắc Kinh với Hong kong theo nội dung “một
nước hai chế độ” là một thách đố gay gắt, một đĩa sơn hào hải vị có chứa
thuộc độc đối với chế độ độc đoán, vì qua con đường hòa hợp dân tộc, con
virus “dân chủ” với tập quán tự do ngôn luận, báo chí, xuất bản, tôn giáo,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 44


bầu cử đang thâm nhập sâu vào lục địa chậm tiến về chính trị, tạo nên
nhiều nguy cơ mới cho chế độ. Mùi vị tự do có sức hấp dẫn mạnh hơn bất
cứ thứ gây nghiện nào; đã được hưởng tự do dân chủ rồi, ai cũng mong và
đòi được hưởng nhiều hơn nữa, không ai dại gì lại tự nguyện dâng lại cho
đảng cầm quyền! Bắc kinh xử sự khi cứng khi mềm, Hong kong vẫn cứ là
đứa con hư, khó dạy!
Đài loan là một thách đố lớn hơn. Nguồn đầu tư từ đảo quốc này vào
lục địa lên đến hơn 100 tỷ USD, vượt số đầu tư của gần 40 triệu Hoa kiều
và người gốc Hoa trải khắp nơi. Hàng triệu Hoa kiều và người Đài loan về
thăm lục địa hằng năm, kinh doanh, du lịch, viếng quê cũ, đưa về nếp sống
mới, tư duy mới theo hướng văn minh, đa nguyên, có luật pháp nghiêm
minh… là những đợt sóng ngầm làm xói mòn nền móng của chế độ độc
đảng cực quyền.
Trong quan hệ quốc tế, TQ được coi trọng bởi tiềm năng kinh tế hùng
hậu, đặc biệt là bởi thị trường tiêu thụ hàng hóa hơn 1 tỷ dân; bởi sức lao
động khéo léo lại cực rẻ so với các nước khác; đồng thời do tham vọng
bành trướng và mưu đồ trở thành cường quốc hàng đầu, thậm chí cường
quốc hùng mạnh số 1 của thế giới trong trên dưới 20 năm, nên TQ vừa là
đối tác cực lớn trong quan hệ kinh tế thương mại thế giới, vừa là đối thủ, là
địch thủ nguy hiểm cần kiềm chế gắt gao của các cường quốc khác. Chỉ
khi nào TQ trở thành nước thật sự dân chủ thì lúc ấy TQ mới phát triển hài
hòa với tốc độ cao và trở thành nhân tố hòa bình, hợp tác, hữu nghị trong
vòng tay các dân tộc trên toàn cầu.
Nhìn chung lại, đổi mới của TQ tuy đạt nhiều kết quả rõ rệt, nhưng
vẫn chứa đựng những nhân tố bấp bênh, không vững chắc, thậm chí còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ đổ vỡ, mà 2 nguy cơ lớn nhất là đi ngược lại những
giá trị mà loài người đã đạt đến là tự do và dân chủ, và đi ngược lại sự thức
tỉnh của nhân dân - nhất là của tuổi trẻ Trung hoa - về nguyện vọng xây
dựng một xã hội công dân, có cả bánh mì (hay cơm gạo) và hoa hồng (tự
do), mà đảng CS đã long trọng hứa hẹn nhưng đã thất hứa, chỉ đem lại
những mất mát, đau thương, đàn áp, bất công.
Thắng lợi tốt đẹp của đổi mới ở TQ tùy thuộc ở sự thức tỉnh về chính
trị của nhân dân TQ, nhất là của tuổi trẻ Trung hoa trong thời đại mới,
đồng thời ở ban lãnh lãnh đạo của nhóm lãnh đạo đảng CS TQ có thật lòng
“đi với thời đại” như họ nói hay không, có thật sự đặt lợi ích của dân tộc
Trung Hoa lên cao nhất, lên trên quyền lợi hẹp hòi của phe, đảng hay
không.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 45


VI. Lượng định về Đổi mới ở VN
Với tinh thần trách nhiệm, thực sự cầu thị, nhìn thẳng vào sự thật, có thể
nhận định như sau
1. Nhờ đổi mới, VN vượt qua khủng hoảng nặng nề giữa thập kỷ 80,
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các tầng lớp nhân dân; sản xuất nông
ngiệp, công nghiệp và dịch vụ, nhập khẩu và xuất khẩu đều phát triển với
tỷ lệ khá cao; thu hút nguồn đầu tư và giúp đỡ quốc tế khá lớn;
2. So với TQ, đổi mới ở VN có những mặt yếu hơn: thiếu tư tưởng, lý
luận làm cơ sở cho đổi mới; thiếu hẳn nhà lãnh đạo chính, nhà kiến trúc sư
của đổi mới; thiếu chuẩn bị các thế hệ kế tiếp, các nhóm lãnh đạo kế tiếp;
do đó cứ phải bị động, hết theo kinh nghiệm Liên Xô lại chờ học theo TQ.
3. Chống tham nhũng, chống quan liêu hà hiếp dân, chống lãng phí
quá yếu, ít kết quả, nghị quyết nhiều, hô khẩu hiệu nhiều mà ít hành động;
4. Hệ thống kiểm sát, thanh tra, kiểm tra của nhà nước và đảng đều
yếu kém, không ngang tầm nhiệm vụ; chế độ trách nhiệm tập thể và cá
nhân đều rất yếu; chẳng lẽ trong hàng chục ngàn cán bộ cấp cao không
tuyển ra được vài trăm cán bộ có công tâm, có ý chí, một lòng một dạ diệt
giặc tham nhũng như diệt ngoại xâm! chẳng lẽ trong hàng mấy trăm cán bộ
thanh tra, kiểm sát, xử án không phát hiện, bồi dưỡng được vài ông Bao
Công mới, am tường công lý, yêu nước, thương dân, lòng dạ thẳng băng,
giao cho các vị ấy nhiệm vụ cao quý và nặng nề tổ chức việc trừng phạt
thật nghiêm, không chút buông lỏng, mọi tên tham quan ô lại, bất kể ở cấp
nào. Ở TQ năm ngoái đã xử tử hình hơn một vạn tên trọng tội, mà xã hội
vẫn còn coi là còn quá nương tay! Ở VN, báo chí nêu có trên 37 ngàn tội
phạm bị kết án tù vẫn ung dung sống giữa xã hội, mà các vị cầm quyền vẫn
thản nhiên!
5. Nhóm lãnh đạo đổi mới ở VN có vẻ không ý thức ra nguy cơ về
khả năng bị nhân dân và một bộ phận trong đảng chê trách và lên án do họ
bất lực và ù lỳ trong chống tham nhũng và quan liêu, về khả năng đảng bị
mất uy tín trầm trọng và có thể mất cả quyền lãnh đạo trước sự khinh bỉ và
bực tức của quần chúng, như ở TQ Hồ Cẩm Đào từng lớn tiếng cảnh báo;
cần nhận ra nguy cơ ấy mới có ý chí đổi mới nghiêm chỉnh. Có người VN
yêu nước nào không cảm thấy hổ thẹn và xúc phạm khi mỗi đầu năm, VN
lại được bêu lên là nước đứng đầu hoặc thứ nhì về tham nhũng ở châu Á.
6. Các vị lãnh đạo trong nước thường biện bạch: nước nào chả có

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 46


tham nhũng, tiêu cực! họ che dấu thảm trạng về mọi mặt đều đạt độ báo
động cao nhất; tàn phá, chia chác tài sản quốc gia công khai ở mọi cấp; cả
ngàn giáo sư, tiến sỹ dỏm; buôn bán chức tước lên đến hàng tỷ đồng một
chức để khi có chức lại vơ vét để bù lại… Chưa bao giờ, chưa ở đâu chính
quyền lại bệ rạc đến thế này! kẻ chống buôn lậu thì tha hồ buôn lậu! kẻ bắt
thuốc phiện thì thành đường dây tiêu thụ thuốc phiện! ngành công an thì
kết nghĩa với mafia! ngành hải quan chuyên nhập hàng cấm! kẻ phạm pháp
nhởn nhỏ, người yêu nước xót xa lên tiếng thì vào tù!
7. Nhóm lãnh đạo VN cũng chưa nhận ra điều rất bất lợi cho họ và
đất nước khi để cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, các nhân sỹ dân chủ
có uy tín toàn thế giới, các nhân vật được giải Nobel, các chính phủ, tổng
thống, thượng nghị sỹ, các báo, tạp chí, đài phát thanh lớn luôn bênh vực
các chiến sỹ dân chủ, các nhà lãnh đạo các tôn giáo ở trong nước bị họ bạc
đãi, tù đày, xử tội một cách tàn ác, chà đạp lên lụật tố tụng hình sự do
chính họ thông qua; họ chưa nhận ra thật rõ rằng không có gì phi lý hơn
khi họ đã không bảo vệ được nhân dân lại để cho người nước ngoài bảo vệ
quyền tự do của đồng bào bị chính họ bạc đãi! Điều này ở TQ, Hồ Cẩm
Đào có vẻ nhận ra, đề ra quyết định: khi dân đi khiếu kiện cá nhân hay tập
thể thì cơ quan đảng và chính quyền phải tiếp đón chu đáo, tiếp nhận
nghiêm chỉnh, trả lời minh bạch, công bằng; ở VN cho đến nay dân đi
khiếu kiện do bị bọn cương hào mới hà hiếp vẫn bị xua đuổi, trừng phạt,
trả thù; những thanh niên thương dân, trọng công lý giúp dân khiếu kiện
vẫn bị công an chìm và nổi hành hạ rất bất nhân.

VII. Kết luận: một lựa chọn tối ưu về Đổi


mới cho VN ta
Đổi mới thành hay bại có tác động quyết định đến vận mệnh dân tộc,
tương lai đất nước. Sau khi nhìn lại gần 20 năm đổi mới, những ưu,
khuyết, nhược điểm, so sánh đối chiếu với nước láng giềng lớn, có thể
nhận ra những thay đổi và bổ sung cần thiết như sau:
1. Nên có cuộc sơ kết sâu sắc về Đổi mới ở VN, thu lượm ý kiến một
số trí thức, nhà nghiên cứu, nhà triết học, kinh tế, sử học, xã hội học, môt
số đảng viên về hưu, môt số thanh niên, phụ nữ có trình độ… sàng lọc, lựa
chọn để lãnh đạo có cơ sở suy nghĩ, cân nhắc. Nên lấy ý kiến của một số trí
thức Việt kiều có trình độ và thiện chí xây dựng; đề cao tinh thần tự phê
bình sâu sắc, đón nhận những ý kiến mới mẻ để cân nhắc và nếu hay thì
chấp nhận;

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 47


2. Nên có niềm tự tin tự hào dân tộc; từ bỏ thái độ theo chân TQ, chờ
đợi để làm theo họ một cách bị động; thậm chí nên có thái độ tự tin, đổi
mới nhanh hơn TQ, đi tắt và đón đầu, vượt nhanh ra phía trước; nước ta
tuy nhỏ, có điểm thuận lợi, như người ta bé nhỏ, dùng mưu mẹo có thể vật
ngã đối thủ to lớn, nặng nề;
3. Vấn đề công nhận quyền sở hữu tư nhân và tôn trọng nhân quyền,
ta đang chậm hơn TQ, cần suy nghĩ để khỏi chậm quá lâu, rất bất lợi; vì 2
vấn đề này được giải quyết sẽ tạo nên phấn khởi trong nhân dân, thúc đẩy
kinh doanh và sản xuất, tạo niềm tin mới, đồng thời cải thiện đáng kể quan
hệ với thế giới; điều quan trọng là sau khi chấp nhận về nguyên tắc, ghi
trong hiến pháp và luật, sắc lệnh, việc thực hiện trôi chảy, sòng phẳng hơn
nước láng giềng (như trả tự do cho tất cả tù chính trị, kể cả các vị tu hành
thuộc mọi tôn giáo).
4. Nên sớm chấp nhận đa nguyên đa đảng theo luật chơi dân chủ áp
dụng rộng rãi trên thế giới, kết thúc sớm hơn TQ cảnh lạc lõng “một mình
một chiếu”, “một mình một chợ”; đảng CS chỉ có lợi, năng động hơn, có
sức sống hơn do có ganh đua, với công luận, nhân dân, cử tri làm trọng tài.
Theo luật bầu cử, các đảng đều phải tuân theo luật pháp, bình đẳng, cấm
vu khống, dùng sức ép, dùng tiền mua chuộc cử tri…Đảng CS vẫn có khả
năng được đa số dân tín nhiệm, dù không đạt 98%, hay 85% như trước thì
có đạt 70%, hay 60% … thì vẫn là quý vì có thực chất, qua ganh đua trung
thực;
5. Đi cùng với thực hiện tôn trọng nhân quyền, đa nguyên đa đảng,
nên ganh đua với TQ trong sớm thực hiện một xã hội công dân cởi mở,
văn minh tiến bộ, có đủ các tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí, xuất bản, tự
do tôn giáo (trả lại cho giáo hội các cơ sở vật chất bị chiếm dụng, quyền cử
các chức sắc tôn giáo, việc mở các trường đào tạo giáo chức)
6. Đối với nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh, nên có cách nhìn thấu đáo
hơn; từ bỏ kiểu sùng bái, giáo điều cũ; nên tham khảo cách nhìn của lãnh
đạo đảng CS TQ gần đây đối với ông Mao. Đó là vẫn ghi tư tưởng Mao
trong Điều lệ, Cương lĩnh của đảng, trong Hiến Pháp, vẫn giữ lăng Mao,
nhưng không còn dẫn ra lu bù những lời dạy của Mao, không còn in sách
bìa đỏ của Mao cho thanh niên, viên chức học; họ giải thích Mao sống
trong thời đại đã qua, thuộc thế hệ thứ nhất, nay đã sang thế hệ thứ tư và
chuẩn bị thế hệ thứ 5; thế hệ thứ nhất không có điều kiện dùng máy tính cá
nhân, điện thọai di động, thư điện tử e-mail, website, Paltalk…, máy bay
siêu âm, không dự đoán ra kết thúc của chiến tranh lạnh cũng như tốc độ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 48


toàn cầu hóa… Người thế hệ nào phải tự tin tự tìm ra đường đi nước bước,
giải pháp cho thế hệ mình (người đang sống, mang tư tưởng sống mới giải
quyết được cuộc sống của thế hệ mình), người đã khuất chỉ có thể nhiều
lắm là gợi ý để tham khảo, chứ không thể soi đường, chỉ lối cho thế hệ
cháu, chắt... Ở VN, cần phát hiện, bồi dưỡng gấp một hay vài nhà lãnh đạo
có hiểu biết, tài năng, bản lĩnh, cầm đầu sự nghiệp đổi mới. Một nhà báo
Mỹ nhận xét rằng: ở VN không thấy ai trong bộ chính trị có thể trả lời
phỏng vấn một cách sinh động, mới mẻ, chứng tỏ bộ óc đang làm việc,
đang suy nghĩ tìm tòi; chỉ là những cuộc trả lời vô vị, theo công thức có
sẵn, học thuộc lòng! Một anh bạn nhà báo Thái lan thổ lộ: thật khó hiểu,
khi cả 3 vị “triumvirat vietnamien” tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng,
khi cầm tờ báo Washington Post hay Le Monde đều không cần hiểu một
dòng tít nào, giữa thời mở cửa và hòa nhập! Thật đáng buồn cho nước VN,
dân nổi tiếng là thông minh hiếu học, từng tự khen ra ngõ gặp anh hùng,
người tài giỏi thời nào cũng không hiếm!
7. Một hướng đổi mới quan trọng nữa là nên suy nghĩ thật kỹ để lựa
chọn một đường lối đối ngoại mới mẻ, hợp thời đại, tạo thêm điều kiện cho
đổi mới trong nước, từ bỏ đường lối đối ngoại cũ đã lỗi thời. Đó là gắn bó
ngày càng chặt chẽ, thật lòng, không e dè, nghi ngại với thế giới dân chủ
hiện tại, với Hoa kỳ, Liên minh châu Âu, Úc, Nhật Bản… Không phải ta
vụ lợi, “thấy kẻ giàu sang vơ quàng làm họ”; cũng không phải ta hạ mình
thần phục những nước vốn là thù địch; cũng không phải là nước cờ nguy
hiểm, quay lại chống người bạn lớn láng giềng, với hậu quả khó lường; ta
không chống TQ; chỉ mong sống với tình bạn láng giềng. Các nước dân
chủ lớn nhất đều tỏ mong muốn kết bạn thân với VN chỉ vì vị trí chiến
lược hệ trọng của ta, mong muốn dân ta tận hưởng một chế độ dân chủ tiến
bộ (không theo khuôn mẫu có sẵn nào, mà do dân ta sáng tạo lấy, miễn là
có những giá trị phổ cập của thời đại là: tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí,
tôn giáo, tổ chức và bầu cử, thật ra đều đã ghi trên hiến pháp nước ta
nhưng chưa được thi hành); các nước dân chủ lớn rất quý trọng những đức
tính đặc sắc của nhân dân ta: thông minh, khéo léo, cần cù, cởi mở; hơn
một chục chuyến thăm Hoa kỳ, thăm 12 trường đại học, viện nghiên cứu,
tìm hiểu hoạt động của Quốc hội Mỹ, trao đổi với rất nhiều nhà báo, giáo
sư, thượng nghị sỹ… tôi cho rằng Hoa Kỳ tuy không phải là mẫu mực
hoàn thiện nhất của nền dân chủ, nhưng vẫn là một nước dân chủ tiêu biểu,
với rất nhiều nét ưu việt; chỉ riêng việc tổng thống Nixon ở đỉnh cao quyền
lực mất băng chức vì tổ chức nghe lén, vi phạm một điều luật, hay tổng
thống Clinton phải ra ủy ban đặc biệt suốt mấy tuần lễ để khai tỷ mỷ về

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 49


một hành vi liên quan đến đạo đức cá nhân thuộc đời tư … cũng đủ cho
thấy nền dân chủ vận hành tốt ra sao. TQ chỉ mong được Hoa kỳ tỏ lòng
ưu ái kết bạn thân mà không được, sao VN đang được các nước dân chủ tỏ
tình kết nghĩa mà lại e ngại, quay đi!
8. Cần hiểu rõ một điều là các vị trong bộ chính trị, trung ương đảng,
chính phủ, chủ tịch tỉnh… hiện đều cho con cháu sang Mỹ học, thật lòng
tin ở nền giáo dục Mỹ, ở chế độ chính trị xã hội Mỹ, sao họ lại cản trở việc
kết thân của dân ta, thanh niên ta với nước Mỹ? Họ ích kỷ chăng? Nếu họ
đứng ra đề xướng, lobby việc kết thân ấy thì quý hóa bao nhiêu! Ở Mỹ
đang không thiếu những chính khách, giáo sư, nhà báo, nhà hoạt động xã
hội, cựu chiến binh, nam nữ thanh niên vận động, lobby cho việc kết thân
Mỹ - Việt. Họ dẫn chứng Nhật bản và Mỹ từng là tử thù của nhau, Pháp và
Đức từng coi nhau là thù truyền kiếp, nay cố kết thành bạn chí thiết. Các
bạn Mỹ ở Viện American Enterprise Institute, một “think tank”, cơ quan
nghiên cứu chính sách hàng đầu Hoa kỳ ước tính khi kết thân chí thiết,
Hoa kỳ có thể đầu tư cực lớn, từ chính phủ, các công ty lớn nhỏ, WB, IMF,
các hội đoàn của cả 50 bang và liên bang… dư sức đưa vào 50 đến 60 tỷ
USD trong chỉ 5 năm, chưa kể EU, Nhật, Úc cũng sẽ đầu tư gấp bội hiện
nay; lúc ấy VN mới có thể xây dựng lại toàn bộ hạ tầng cơ sở và thu hẹp
rất nhanh khoảng cách với các nước láng giềng, là 2 vấn đề bế tắc hiện
nay.
9. Đổi mới thật sự đất nước với 2 mũi đột phá: dân chủ hóa trong
nước và hòa nhập với thế giới dân chủ rộng lớn là 2 bước quả đoán tiến lên
phía trước sẽ đưa đổi mới nước ta lên một tầm cao văn hóa chính trị mới,
làm cho VN vượt lên trước trong cuộc ganh đua hòa bình với TQ. Do đó
VN có tư thế vững vàng, được nước láng giềng lớn nể trọng hơn; họ không
thể ăn hiếp ta về các vấn đề biên giới, hải đảo như cũ; thế quốc tế của VN
được tôn cao đáng kể. Tình hữu nghị với các nước Đông Nam Á vốn hầu
hết là đồng minh của Hoa kỳ cũng được chặt chẽ hơn. Đây là một nước cờ
chiến lược đặc sắc mang lại lợi ích vô kể, hạnh phúc bền lâu cho dân ta.
10. Dân chủ hóa và hòa nhập như vậy sẽ tự nhiên dẫn đến gắn bó
người Việt trong và ngoài nước, tạo nên hòa thuận dân tộc (tôi thấy khái
niệm này hay hơn, đẹp hơn là hòa giải hòa hợp dân tộc), anh chị em ruột
thịt nhận ra nhau.
11. Để nước cờ này đươc chấp nhận, nên có một cuộc vận động sâu
rộng, lấy các bạn trẻ VN, nam và nữ trong và ngoài nước làm nòng cốt, lấy
Internet làm một phương tiện thông tin vận động. Việc này là khó, rất khó,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 50


nhưng sự nghiệp đấu tranh to lớn nào không cần đến ý chí dấn thân, lòng
quả cảm và trí thông minh của những người con yêu quý tinh hoa của Tổ
quốc? Cuộc vận động cho đổi mới cần và có thể tạo thành một đồng thuận
sâu rộng, gắn bó người trong và ngoài nước, người thuộc các thế hệ, tuổi
tác khác nhau, kể cả những người còn lương thiện, trong sạch trong đảng
CS và trong bộ máy chính quyền các cấp, anh chị em cựu chiến binh, các
vị cao niên đã nghỉ hưu, giới kinh doanh ngay thật cần công lý.
Mỗi người Việt xin hãy tham gia vào việc nước, chớ ỷ lại vào ai khác,
hãy suy nghĩ tìm tòi bằng đầu óc tỉnh táo minh mẫn của chính mình, chung
sức tìm ra giải pháp tối ưu đổi mới đất nước và tận lực vận động cho giải
pháp ấy.
Nước VN dân chủ và hòa nhập với thế giới dân chủ, phát triển hài
hòa với tốc độ cao, anh chị em khắp nơi hòa thuận yêu thương nhau là
niềm hạnh phúc vô tận mà không vàng bạc châu báu nào trên thế gian có
thể mua được.
Xin gửi các bạn và các vị niềm quý yêu và niềm tin sâu đậm nhất.
Cũng xin gửi các bạn quốc tế ủng hộ VN dân chủ hóa và hòa nhập
lòng quý mến và biết ơn chân thành. 

Bùi Tín
Paris tháng 3-2004

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 51


Đảng CS Đang Tự Xoá Bỏ
Tính Chính Đáng Trước Nhân
Dân

Vừa qua, từ Hà Nội, nhà báo Aude Genet giám đốc Thông
tấn xã Pháp AFP ở Việt Nam đã phỏng vấn qua ghi âm nhà
báo tự do Bùi Tín ở Paris. Dưới đây là tóm tắt nội dung
cuộc phỏng vấn, được chuyển ngữ từ tiếng Pháp.
A. Genet: Chào ông Bùi Tín. Nhà cầm quyền trong nước đang có
những cuộc họp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày
3-2), xin ông cho biết vài cảm tưởng.
Bùi Tín:Chào cô. Tôi cũng biết ở Hà Nội có những cuộc họp kỷ
niệm, một cuộc hội thảo, và xuất bản sách về 80 năm đảng CSVN, hồi đầu
mang tên đảng Cộng sản Đông Dương. Những diễn văn dài, nặng về công
thức, nặng tính giáo điều, về chủ nghĩa Mác - Lênin, về giai cấp vô sản, về
chủ nghĩa xã hội, về quá độ từ chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã
hội trên phạm vi toàn thế giới..., nhưng tôi tin rằng những người viết ra,
đọc lên và cả những người ngồi nghe, không có ai còn tin ở điều mình viết,
đọc và nghe. Họ đang là những nhà tư sản, tư bản mới, có nhà đất, có cổ
phần, chứng khoán, khá nhiều còn hùn hạp với các triệu phú, tỷ phú quốc
tế. Họ chỉ giữ lại của lý luận cộng sản cái phần xấu nhất là nền chuyên
chính độc đảng để bảo vệ tài sản riêng bất chính.
A. Genet:Theo ông vai trò và vị trí của Đảng CSVN trong lịch sử
Việt Nam là gì?
Bùi Tín:Đảng CSVN có vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dành độc
lập, lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã thực
hiện thống nhất đất nước, nhưng mặt khác - mặt này ít được chú ý vì bị họ
che dấu kỹ - là đã buộc nhân dân phải trả bằng cái giá quá cao bằng sinh
mạng, hàng triệu người chết (phần lớn là thanh niên cường tráng tuổi hoa
niên), và hàng vạn đồng bào người Việt yêu nước trong các đảng phái
chính trị khác bị họ thủ tiêu.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 52


Đã vậy, sau hoà bình và thống nhất, Đảng CS đã bỏ qua cơ hội hoà
hợp hoà giải dân tộc để xây dựng đất nước phồn vinh. Đây là thất bại nặng
nề nhất, bi thảm nhất, tê hại lâu dài nhất. Họ đã nhân danh các “trại cải
tạo”, trả thù, bỏ tù đầy đoạ 20 vạn sỹ quan viên chức chế độ cũ, phân biệt
đối xử theo tư duy hận thù, tạo nên bi kịch hàng triệu thuyền nhân, với
không biết bao nhiêu người chết thê thảm trong biển cả.
Họ còn diệt trừ tư sản công thương nghiệp, diệt trừ nông dân cá thể,
cưỡng bức tập thể hoá, tàn phá tận gốc nền sản xuất xã hội, rồi mới buộc
phải đổi mới. Chính những sai lầm to lớn về chủ trương, đường lối, chiến
lược ấy đã làm giảm sút nặng nề uy tín của đảng CS trước xã hội và nhân
dân.
Đến nay uy tín của đảng còn giảm sút nặng nề hơn do họ đang thất
bại trong xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và phồn vinh; hiện
nay bất công, tham nhũng, hối lộ, bất lương, phi pháp, ích kỷ, vô đạo đức
đang lan tràn không có cách gì kìm hãm; giáo dục xuống cấp, y tế bệ rạc
đang là đặc điểm của chế độ.
Genet: Vậy theo ông tính chính đáng (légitimité) của Đảng CSVN
hiện nay ra sao?
Bùi Tín:Vấn đề này đang nóng bỏng. Phe xã hội chủ nghĩa mà đảng
CS tự nhận Việt Nam là một tiền đồn đã tiêu tan cũng với sự tan rã của
Liên Xô đứng đầu phong tràn CS quốc tế đã đặt Đảng CSVN vào cuộc
khủng hoảng chiến lược về bản chất của đảng, về lý luận cũng như về thực
tiễn. Khủng hoảng cực lớn này đang dẫn Đảng CS đến bế tắc toàn diện.
Đảng CS đã thuộc về quá khứ, một quá khứ không chịu ra đi!
Do đó, ngay trong đảng đang có yêu cầu đổi tên đảng, là đảng Lao
động VN như trước, hay là đảng Dân chủ, hay đảng Dân chủ Xã hội. Cũng
có ý kiến nên là đảng Nhân dân, đảng Dân tộc, hay đảng Công dân. Tên
gọi “đảng CS” là không thích hợp, không có ý nghĩa vì chủ nghĩa xã hội
thực tiễn qua phe xã hội chủ nghĩa (từ 1945 đến 1991) do phong trào CS
sinh ra đã chết. Nó đã được các nhà lý luận và chính trị thế giới đánh giá là
sai lầm lịch sử lớn nhất, cũng là tội ác lớn nhất trong của thế kỷ 20, gắn
liền với cái chết của 100 triệu sinh mạng con người, qua các cuộc đấu
tranh giai cấp, thanh trừng, trại tập trung, đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá
vô sản, tận diệt địa chủ tư sản, phú nông, trí thức tiểu tư sản.
A. Genet: Nhân dịp này, xin ông nhận định Đảng CS hiện đang đứng
trước thách thức gì?

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 53


Bùi Tín:Thách thức lớn nhất đối với Bộ Chính trị CS hiện nay là họ
phải trả lời minh bạch với nhân dân là vì sao họ lại tỏ ra yếu đuối, ươn hèn,
thỏa hiệp với bành trướng Bắc Kinh. Cái bóng Bắc Kinh cứ lù lù sau
những sự kiện mất đất, mất biển, mất đảo, rước công ty và công nhân TQ
vào Tây nguyên khai thác bôxít, tàn sát ngư dân Việt trên vùng biển VN,
xử án tù rất nặng những trí thức, sinh viên, luật sư lên tiếng tố cáo sự ươn
hèn của họ trước họa xâm lăng.
Thách thức lớn là đòi hỏi họ phải sớm từ bỏ độc quyền đảng trị rất tệ
hại, trả lại cho xã hội quyền công dân đầy đủ, trước hết là quyền tự do bầu
cử và ứng cử, từ bỏ kiểu “đảng chọn dân bầu” phi pháp trơ trẽn đã kéo dài
quá lâu. Họ chỉ có một lối ra danh dự là trả lại quyền công dân đầy đủ cho
mọi công dân, tôn trọng thật sự nhân dân Việt Nam đã trưởng thành trong
thời hội nhập, để cho công dân Việt Nam thực hiện quyền lập hội, quyền
tự do báo chí, để Đảng CS không còn một mình một chiếu trong không khí
chính trị cưỡng bức, ngạt thở. Lúc ấy, Đảng CS - dù đổi hay không đổi tên
- sẽ ganh đua bình đẳng và công bằng với các đảng khác (nên coi nhau là
đảng bạn) trong khuôn khổ pháp luật, lấy nhân dân làm trọng tài, với lá
phiếu tự do làm phương tiện lựa chọn người thay mặt mình cầm quyền,
mang lại tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho toàn dân. Lúc ấy nền chính
trị nước ta sẽ náo nức, lành mạnh sinh động, thú vị biết bao! Trước đây
đảng CSVN vin cớ là VN mang đặc thù châu Á, theo Nho giáo, Khổng
giáo, không hợp nền dân chủ phương Tây! Nhưng nay họ trả lời ra sao, khi
các nước châu Á khác đã từ bỏ độc quyền đảng trị: chế độ Suharto, chế độ
Marcos, chế độ Phác Chánh Hy, chế độ Tưởng Giới Thạch... đều bị thay
thế bởi chế độ đa đảng trong ổn định, tiến bộ và phát triển...
Không phải ngẫu nhiên mà Nhóm chuyên gia Harvard ở VN, những
“think tank” của Viện IDS Hà Nội, các trí thức tâm huyết như nhà toán học
Hoàng Tuỵ, nhà văn hoá Nguyên Ngọc, nhóm Việt Nam Minh Triết
Nguyễn Huệ Chi, cho đến trung tướng Đặng Quốc Bảo và giáo sư Vũ
Minh Khương ở Singapore... đều cho rằng vấn đề của VN hiện tại không
phải là đổi mới bộ phận, thay chính sách này, luật lệ kia, mà là phải thay
đổi hẳn toàn bộ hệ thống, từ hệ thống độc đoán sang hệ thống dân chủ, từ
hệ thống độc đảng sang hệ thống đa đảng trong luật pháp, từ hệ thống chăn
dắt chặt chẽ báo chí, khống chế Internet sang hệ thống cởi mở, tự do thông
tin nhiều chiều, tự do đối thoại, tự do tranh biện, phản biện, như ở tuyệt đại
đa số các xã hội bình thường, văn minh khác.
Không thay hệ thống thì chỉ là xoa bóp, thuốc cảm cúm của lang băm

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 54


hủ lậu trước những căn bệnh hiểm nghèo đe doạ chết người, dẫn đến thảm
họa chung, trước hết là thảm hoạ cho Đảng CS.
Aude Genet: Cám ơn nhà báo Bùi Tín rất nhiều và chúc ông năm
2010 và năm âm lịch con Hổ nhiều may mắn.

Nhân dịp 80 năm Đảng CSVN 3-2-1930 - 3-2-2010


Bùi Tín viết riêng cho VOA 1
- Thứ Hai, 01 tháng 2 2010
Nhà báo bất ñồng chính kiến. Ông từng là
phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, ñại
tá Quân ñội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1990 ông sang Pháp dự hội nghị
của báo l'Humanité rồi xin tỵ nạn.
Là cộng sự viên cho nhiều cơ quan
truyền thông tiếng Việt hải ngoại. Viết blog
Bùi Tín thường trực cho VOA (tiếng Việt).

Ông thường phê phán ñường lối Đảng CSVN, ñối sách
quì gối với Trung quốc, tệ nạn xã hội và tham nhũng, kêu
gọi chính quyền có chính sách hòa thuận dân tộc và dân chủ
hóa Việt nam.
Tác phẩm viết sau khi ra nước ngoài:
Hoa xuyên tuyết, Mặt thật.
From Enemy To Friend: A North Vietnamese
Perspective on the War, US Naval Institute Press (May 17,
2002)
Following Ho Chi Minh: The Memoirs of a North
Vietnamese Colonel, University of Hawaii Press (January
1999)

1
Nguồn:http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/tin/ngay-lap-dang-cs-
02012010-83276422.html

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 55


ĐOÀN VIỆT TRUNG

Ba lan tại Việt nam?

Trong mấy năm qua, hàng trăm ngàn người đã đình công ở Việt Nam, do
đó có lẽ nhiều độc giả của BNS Tự Do Ngôn Luận đã tự hỏi: “Ba Lan có
sẽ xảy ra tại VN không?” , hoặc: “Khi nào Ba Lan sẽ xảy ra tại Việt
Nam?”
Dưới dạng “Có sẽ.. không”, hoặc “Khi nào sẽ..” này, thì các câu hỏi
thuộc dạng tiên đoán. Vì chúng ta không phải là nhà tiên tri nên, để tìm câu
trả lời, ta hãy thử đặt lại câu hỏi dưới dạng phân tích, sau đây:

“BA LAN VÀ VN KHÁC & GIỐNG NHAU RA


SAO?”
Một cách để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, là liệt kê những gì Ba Lan và
VN giống nhau, những gì Ba Lan thuận lợi hơn VN, và những gì VN thuận
lợi hơn.
Hai nước giống nhau ở chỗ như: người lao động cả 2 nước bị nhà
nước đàn áp và bóc lột, và hàng trăm ngàn người đã đứng lên đình công,
v.v. Ba Lan thì thuận lợi hơn ở chỗ Ba Lan có Đức Giáo Hoàng hỗ trợ, và
được Gorbachev làm ngơ, v.v. Việt Nam thì thuận lợi hơn ở chỗ VN nay
trong thời đại toàn cầu hoá, có Internet và nhiều người ra vào nước, v.v.
Sau khi liệt kê rồi thì ta hỏi, những cái thuận lợi của VN quan trọng
hơn những cái thuận lợi của Ba Lan bao nhiêu, và ngược lại. Và để chu
đáo, ta cũng nên hỏi, những gì gọi là “giống nhau” trên đây, giống tới mức
nào. Thí dụ, đến nay thì các cuộc đình công ở VN vẫn chưa phối hợp như
các cuộc đình công ở Ba Lan.
Thế nhưng các câu hỏi này, chỉ có thể trả lời bằng lý luận hoặc quan
điểm chủ quan, chứ không thể bằng sự đo lường khách quan, khoa học
(Thí dụ, làm sao để biết là sự hỗ trợ của Đức Giáo Hoàng thì quan trọng
hơn, hay ít quan trọng hơn việc toàn cầu hoá). Mà nếu câu trả lời không

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 56


khách quan thì chỉ thuyết phục được người tin nó chứ không thuyết phục
được người chưa tin. Do đó, dạng “BL khác và giống VN ra sao?” này của
câu hỏi không hữu ích cho lắm. Vậy thì ta hãy thử đặt câu hỏi dưới dạng
khác, thực tế hơn:

“PHONG TRÀO LĐ CÓ GIÚP DÂN CHỦ HOÁ


KHÔNG?”
Câu trả lời là Có, phong trào lao động có thể thúc đẩy tiến trình dân chủ
hoá. Lịch sử Ba Lan là bằng chứng hùng hồn cho điều này.
Trên đây nói là “phong trào lao động” thay vì “công đoàn”, vì thực ra
khoảng 24 năm trước khi Công Đoàn Đoàn Kết thành lập năm 1980 ở Ba
Lan, một cuộc đình công lớn tại Poznan ngay sau Đại Hội Đảng CS thứ 20,
ngày 25/2/1956, đã ép Đảng CS phải xoa dịu sự bất mãn bằng cách cho
người mới, Vladyslaw Gomulka, ra lãnh đạo.
Nhưng ngoài việc dân chủ hoá, còn việc công bằng xã hội. Phong trào
LĐ có thể giúp xã hội được công bằng không?
Tuy dân chủ hoá là nền tảng căn bản cho tương lai của dân tộc Việt
Nam, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ, để xã
hội được công bằng. Ngay cả trong chế độ dân chủ, xã hội vẫn có thể thiếu
tính công bằng. Ngày nay, ở Ba Lan, nếu không có công đoàn thì chủ nhân
tham lam vẫn có thể bóc lột nhân viên. Ngày nay, ở Úc, chính quyền vừa
làm ra luật WorkChoices để chèn công đoàn, ép công nhân. Canberra làm
vậy được vì hiện đang không có quân bình cán cân – trong Quốc Hội, họ
nắm cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện. Lắm quyền sẽ lạm quyền, đó là một
thực tế chứng minh bởi lịch sử.
Xã hội sẽ chỉ có sự công bằng nếu có sự quân bình giữa các thế lực để
kềm chế lẫn nhau. Trong vấn đề lao động, thì 3 thế lực đó là: chính quyền,
chủ, và nhân viên. Bằng cách hợp quần trong công đoàn tự do, người lao
động tạo ra được sức mạnh để giới chủ không được thẳng tay bóc lột, và
để nhà nước không được thẳng tay đàn áp. Như vậy, phong trào lao động
không những có thể đóng góp cho tiến trình dân chủ hoá, mà còn góp phần
tạo ra và duy trì công bằng xã hội.
Nhưng để đóng 2 vai trò đó – dân chủ hoá, và công bằng xã hội – thì
phong trào lao động phải mạnh mới có thể quân bình sức mạnh với hai thế
lực kia. Và vì biết là nếu để cho phong trào lao động mạnh thì sẽ không
còn được thẳng tay bóc lột và đàn áp người dân Việt Nam, nên nhà cầm

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 57


quyền độc tài thối nát ở Hà Nội đã thẳng tay đàn áp 2 công đoàn tự do
thành lập từ tháng 10 năm ngoái, là Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông
VN và Công Đoàn Độc Lập VN. Vậy, câu hỏi kế tiếp, và đây chính là
mấu chốt của vấn đề, là:

“LÀM CÁCH NÀO TÔI GIÚP PHONG TRÀO


LĐ MẠNH LÊN?”
Nếu bạn đọc là người Việt trong nước, cách tốt nhất để giúp cho phong
trào lao động mạnh lên, là bạn hãy tìm hiểu về các công đoàn tự do, hiện
nay là HHĐKCN, và CĐĐL. Bạn có thể tìm hiểu về họ qua website
baovelaodong.com của UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt
Nam) hoặc gởi email đến baovelaodong@gmail.com.
Trong thời gian này, khi các công đoàn tự do đang bị nhà nước đàn
áp, thì UBBV giúp họ bằng một số cách: Nếu bạn muốn đọc bản Cương
Lĩnh của các cđtd, UBBV sẽ gởi đến bạn. Nếu bạn muốn gia nhập các cđtd
khi họ hoạt động lại, UBBV sẽ xin bạn cho 2 chi tiết, là: điạ chỉ email nào
đó của bạn, và tên hay danh hiệu mà bạn đặt ra cho mình. Sau đó, các cđtd
sẽ viết email đến bạn để giải đáp thắc mắc.
Khi con số thành viên các cđtd lên đến vài trăm, hoặc một vài ngàn
người, thì nhà nước Hà Nội sẽ không còn có thể đàn áp, vì giứt dây sẽ
động rừng trong việc mua bán với thế giới. Để bài khỏi quá dài, một bài
khác trong tương lai sẽ giải thích điều này chi tiết hơn.
Nếu bạn là người Việt hải ngoại, thì bạn hãy khuyến khích thân nhân,
bằng hữu của mình trong nước tìm hiểu về các công đoàn tự do. Bạn cũng
hãy cho họ biết rằng nếu họ muốn tham gia đình công nhưng ngần ngại bị
mất lương của ngày đình công, thì bạn sẽ bù tiền lương. Nếu không có thân
nhân trong nước để giúp, thì UBBV có thể giới thiệu bạn đến người cần
được giúp đỡ. Hiện nay, một số thành viên sáng lập của HHĐKCN đang bị
tù tội, và thân nhân của họ cần được giúp đỡ. Ngoài ra, một thành viên của
CĐĐK, sau khi công bố rằng mình là thành viên, đã bị nhà nước làm cho
mất việc. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể giúp đỡ tài chánh
hoặc viết thư, điện thoại thăm hỏi.

VỀ UBBV
Những cách thực tiễn như trên, cùng một số cách khác, và nhiều tin tức,
bài vở (thí dụ, loạt bài về quyền của người lao động theo luật LĐ quốc tế,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 58


và luật LĐ ở VN), v.v., có
đầy đủ trên website www.
baovelaodong. com của
UBBV. Website này cũng
có một vài dịch vụ miễn phí,
như có bác sĩ để giải đáp
thắc mắc của bạn về sức
khoẻ qua email. Website
này song ngữ Việt-Anh, do
đó bạn có thể giới thiệu bạn
hữu người ngoại quốc, hoặc HÌNH 2: Lắm quyền thì lạm quyền.
con em không đọc rành Nếu không có sự quân bình giữa
tiếng Việt đến đây để tìm các thế lực trong xã hội, sẽ không
hiểu về tệ trạng đàn áp bóc có công bằng xã hội
lột lao động ở VN. Và
baovelaodong.com có riêng một hoạ sĩ chuyên vẽ hí hoạ, như bức hí hoạ
về sự thiếu quân bình đưa đến thiếu công bằng, trong Hình 2.
UBBV được thành lập cuối tháng 10 năm 2006 tại Ba Lan trong một
hội nghị mang chủ đề Cơm, Áo, Tự Do, để hỗ trợ cho những ai muốn hành
xử quyền tự do thành lập công đoàn, và những ai muốn phát huy quyền lao
động của mình.
Nếu bạn không muốn liên lạc qua Internet, xin hãy gọi điện thoại cho
một số thành viên của UBBV, như: ông Đoàn Việt Trung ở Úc (Nếu gọi từ
VN, thì bấm số 00 61 400 466 848, sau khi cho số điện thoại, chúng tôi sẽ
gọi lại bạn ngay. Gọi từ Úc thì bấm số 0400 466 848), các ông Nguyễn
Ngọc Bích (00 1 703 971 9178), Nguyễn Thanh Trang (00 1 858 484
1428) và Ngô Chí Thiềng (00 1 714 414 6626) ở Mỹ, và ông Trần Ngọc
Thành (00 48 22 859 7274) ở Ba Lan. Nếu muốn gởi thư, xin gởi đến điạ
chỉ trung ương ở Ba Lan của UBBV, là: UL. Waryńskiego 3-00-
Warszawa, Poland.
Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN (UBBV)
Tháng Năm, 2007
Đoàn Việt Trung là nhà hoạt ñộng cộng ñồng, cựu
Chủ tịch Cộng ñồng người Việt Tự do Úc châu.
Hiện ông là Tổng Thư Ký của Ủy ban Bảo vệ Người Lao
ñộng Việt nam (http://www.baovelaodong.com/).

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 59


PHƯƠNG NAM – ĐỖ NAM HẢI

Phát biểu tại


Họp mặt Dân chủ 2006

Tôi là Phương Nam - Đỗ Nam Hải, đang phát biểu từ thành phố Sài Gòn -
Việt Nam.
Trước hết, cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với
Ban tổ chức đã cho tôi cơ hội được phát biểu hôm nay, trên diễn đàn này.
Qua Ban tổ chức, tôi được biết cuộc gặp mặt dân chủ lần này sẽ diễn ra
trong 3 ngày, từ 9 đến 11/6/2006, tại bang Maryland của Mỹ. Cuộc gặp
mặt sẽ quy tụ các đại biểu đến từ các nước Anh, Đức, Pháp, Ba Lan, Tiệp,
Úc, Canađa và nhiều bang trên khắp nước Mỹ.
Những nội dung chính của nó là: nhận định tình hình xã hội và tình
hình phong trào đấu tranh giành tự do, dân chủ ở trong nước; đánh giá
những kinh nghiệm, những phương thức và những mô hình tập hợp các lực
lượng dân chủ trong – ngoài nước. Từ đó sẽ tạo cơ sở tốt cho việc đề xuất
xây dựng một lực lượng dân chủ Việt Nam thống nhất. Tôi hoàn toàn ủng
hộ những nội dung trên và xin kính chúc các quý vị đại biểu luôn mạnh
khỏe. Kính chúc cuộc gặp mặt dân chủ - 2006 thành công tốt đẹp!
Cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Việt Nam trong năm 2006
đã có những bước phát triển mới rất tích cực, cả về lượng và chất. Đây là
cuộc đấu tranh giành lại những quyền chính đáng của con người, mà dân
tộc ta đã bị các thế lực bảo thủ, nắm thực quyền trong Đảng cộng sản Việt
Nam ngang nhiên tước đoạt trong suốt 61 năm qua, từ 1945 đến nay. Đây
là cuộc đấu tranh của cái thiện chống lại cái ác, cái chính nghĩa chống lại
cái phi nghĩa, cái tiến bộ chống lại cái lạc hậu, … và khi cuộc đấu tranh ấy
càng phát triển mạnh mẽ thì dĩ nhiên sự đàn áp của chính quyền sẽ lại càng
gia tăng.
Nhưng theo tôi, tình hình nay đã khác trước theo hướng ngày càng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 60


thuận lợi cho công cuộc đấu tranh và bất lợi cho sự đàn áp. Bởi lẽ: nhân
dân đã dần vượt qua được nỗi sợ hãi đeo đẳng họ suốt bao năm qua và họ
đã mạnh dạn vùng lên, quyết không chịu sống như trước nữa. Còn chính
quyền, thông qua bộ máy chuyên chính vô sản cũng không thể đàn áp nhân
dân như trước được nữa. Mặc dù, xét về mặt bản chất thì họ rất muốn và
luôn tìm mọi thủ đoạn thâm độc, tàn ác và hèn hạ để đàn áp nhân dân.
Nhưng mong muốn là một chuyện, còn việc họ có thực hiện được mong
muốn đàn áp đó hay không lại là chuyện hoàn toàn khác.
Trong bức thư viết ngày 23/5/2006, gửi đi từ Praha của 50 vị thuộc
nhóm Hiến Chương 77 - Tiệp Khắc để ủng hộ cho Tuyên ngôn dân chủ
Việt Nam, ngày 8/4/2006 có đoạn viết: “… Chúng tôi không thờ ơ trước
vận mệnh của đất nước Việt Nam. Chúng tôi tin rằng tiếng nói của các bạn
sẽ không bị bóp nghẹt…”.
Trong bức thư của 50 dân biểu Mỹ, viết ngày 30/5/2006 để ủng hộ
Tuyên ngôn dân chủ Việt Nam nói trên, cũng có đoạn: “… Chúng tôi hy
vọng lá thư này sẽ nhắc nhở cho những ai có ý đồ muốn bóp nghẹt những
tiếng nói đòi tự do hoặc toan tính đe dọa hay đàn áp những người dân đã
bày tỏ quan điểm của họ một cách bất bạo động, là một sự vi phạm nhân
quyền và mâu thuẫn với hình ảnh ổn định, tiến bộ mà chính quyền Việt
Nam đang muốn có. Đây là điều toàn thế giới đang theo dõi. (…) Chúng
tôi cam kết sẽ sát cánh cùng quý vị trong cuộc đấu tranh này”.
Ngoài ra, còn rất nhiều tiếng nói ủng hộ công cuộc đấu tranh giành lại
tự do, dân chủ của đồng bào ta ở cả trong và ngoài nước cùng bạn bè quốc
tế đang hàng ngày, hàng giờ tấn công vào dinh lũy cuối cùng của các thế
lực thống trị cực kỳ bảo thủ và lỳ lợm trong Đảng cộng sản Việt Nam.
Rõ ràng, trong điều kiện ngày nay thì khả năng bảo vệ cho những con
người dám dũng cảm đứng lên đấu tranh đòi lại các quyền sống, quyền tự
do và quyền mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc và cho chính họ đã tốt hơn
trước rất nhiều. Chính điều này lại càng khuyến khích nhiều người khác
vùng lên đấu tranh. Và một khi mà cả dân tộc cùng vùng lên thì nhất định
cái thể chế chính trị độc đảng lạc hậu, phản dân chủ và phản dân tộc kia ắt
phải gục xuống! Thay thế vào đó sẽ là thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng
tiến bộ. Đây chính là quy luật, là xu thế tiến bộ của thời đại mới và cũng là
ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận dân tộc ta hôm nay. Trong đó bao gồm
rất nhiều đảng viên cộng sản, kể cả những người đã và đang phục vụ trong
2 lực lượng quân đội và công an. Bởi vì chính họ lúc này, hoặc do tự
nguyện hoặc do bị lừa mỵ, ép buộc, … cũng đã thuộc giai cấp bị trị rồi.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 61


Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng: một cuộc Trưng Cầu Dân Ý với ý nghĩa
để nhân dân được thực hiện Quyền dân tộc tự quyết của mình, thông qua
việc lựa chọn thể chế chính trị nếu nó diễn ra ở Việt Nam sẽ khẳng định
điều này. Một lần nữa, xin kính chúc các quý vị đại biểu luôn mạnh khỏe.
Kính chúc cuộc gặp mặt dân chủ - 2006 thành công tốt đẹp!

(Tháng 6/2006)
Phương Nam là bút hiệu của Đỗ Nam Hải
cho những bài viết về dân chủ, trưng cầu
dân ý, v.v. trong thời gian du học ở Úc từ
1994.
Sau khi trở lại Việt nam, ông vẫn tiếp
tục viết và bắt ñầu tiếp xúc với những nhà
hoạt ñộng dân chủ trong nước. Vì vậy, ông
bị công an tạm giữ vào tháng 8 năm 2004.
Đỗ Nam Hải

Ông là một trong những sáng lập viên của Nhóm 8406.
Cũng như những nhà bất ñồng chính kiến và hoạt ñộng
dân chủ, nhân quyền ở Việt nam, cuộc sống cá nhân, và cả gia
ñình, ông thường xuyên bị công an sách nhiễu, áp lực, và ñe
dọa.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 62


HÀ SĨ PHU

Dắt Tay Nhau Đi Dưới Tấm


Biển Chỉ Đường của Trí tuệ

Mấy lời phi lộ: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”.
Nhớ lời dạy ấy của cha ông, tôi bỗng quên đi sự quá hạn
hẹp về hiểu biết của mình mà cả gan lạm bàn chuyện ‘quốc
gia đại sự’. Nhưng biết đâu nỗi bức xúc này lại chẳng là
chung của nhiều người.
Xin được tiếp cận vấn đề từ góc nhìn qua những quy
luật khoa học, trước hết là khoa học tự nhiên. Bài viết chỉ
có tính chất gợi mở, cung cấp một số nhận thức cơ bản để
suy nghĩ, chưa giải quyết vấn đề gì cụ thể, trọn vẹn. Nếu từ
bài viết có thể lọc ra một chút gì đó gọi được là cái ‘hạt
nhân hợp lý’ thì đối với người viết đã là điều may mắn lắm
rồi, nên xin miễn phi lộ dài dòng về những sai sót khó
tránh khỏi.Tuy vậy người viết không thể giấu niềm hy vọng
được người đọc quan tâm hưởng ứng mà chỉ bảo thêm, và
cá nhân người viết xin nhận trách nhiệm trước mọi sự phán
xét.
Những điều này nói ra hôm nay đã là quá muộn.

Tú Xuân HÀ SĨ PHU
Ngày 2 tháng 9 năm 1988

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 63


Thử giải bài toán lôgic xã hội “Mọi nguồn
rắc rối bắt nguồn từ đâu?”
Hãy thử để cho Trí tuệ được vài phút hoàn toàn tự do, xem nó có thể mách
bảo ta điều gì. Sau đó, nếu không thấy có gì ích lợi thì xin mọi người cứ
coi đây như những lời nhảm nhí mà loại nó ra khỏi ‘bộ nhớ’, tưởng cũng
chẳng tốn kém là bao. Ít ra điều đó cũng chứng tỏ rằng chúng ta đã có sự
trao đổi dân chủ thực sự.
Chúng ta hãy cùng nhau tham gia vào việc giải thử bài toán lôgic lớn
của xã hội mà bấy lâu nay cứ ở trong tình trạng vừa như rất đơn giản vừa
như quá thần bí không có lời giải: Mọi điều rắc rối bắt nguồn từ đâu?
Bây giờ ta làm theo cách công khai và dân chủ. Mọi người hãy tạm
thời thoát ly khỏi những nếp suy nghĩ mà ta đang có, kể cả những ‘tư duy’
đang được gọi là ‘đổi mới’, tạm thời thoát ly khỏi những điều đang gắn
chặt với quyền và lợi của ta hàng ngày, để cùng ngồi lên chiếc xe của tư
duy lôgic. Trong thế giới của tư duy thì không có vùng nào là vùng cấm.
Mọi hiện tượng, mọi phạm trù, mọi nhân vật, mọi chủ nghĩa... đều là
những dữ kiện của bài toán, không hơn mà cũng không được kém.
Đi một vòng để quan sát toàn bộ bức tranh, ta có nhận xét tổng quát
rằng hệ thống mà ta đang khảo sát chứa đựng quá nhiều ‘nghịch lý’, nếu
chưa muốn nói là cấu thành bởi toàn những ‘nghịch lý’:
Hệ thống “dân chủ gấp triệu lần” lại vướng mắc chính vấn đề dân
chủ.
• Hệ thống tiêu biểu cho Sự thật (có các nhà xuất bản Sự thật, và chúng
ta thường nói chỉ chúng ta mới có dũng cảm nói sự thật) thì đang phải
cố chữa cho được bệnh nói dối.
• Hệ thống tiêu biểu cho triết học duy vật thì lại là điển hình của bệnh
duy ý chí.
• Hệ thống ưu việt (tức là tốt vượt hẳn lên), tiêu biểu cho sự giải phóng
Con người thì lại không ưu việt về Quyền Con người, luôn bị chỉ trích
về Quyền Con người.
• Hệ thống tiêu biểu cho sự đề cao những giá trị tinh thần thì lại ‘xuống
cấp những giá trị đạo đức’, đang cần làm lành mạnh trở lại những
quan hệ xã hội và gia đình.
• Hệ thống tiêu biểu cho tính ‘nhân loại’, tính ‘tập thể’ thì lại xuất hiện

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 64


rất nhiều ví dụ về tệ sùng bái cá nhân, tập trung quyền lực vào tay
một người, lấy một người trùm lên tất cả.
• Hệ thống tiêu biểu cho sức sáng tạo của trí thức (xem định nghĩa của
Lênin về chủ nghĩa Cộng sản và người Cộng sản) thì vấn đề trí thức
lại cứ cộm lên như một hạt nhân của toàn bộ cái hiện thực cần phải
cải tổ.
• Chúng ta vẫn nói sự thắng thua giữa các chế độ rốt cuộc là ở năng
suất lao động. Ta luôn nói về những “thắng lợi to lớn” nhưng chính
về năng suất lao động thì ta lại thua quá xa.
• Hệ thống Xã hội chủ nghĩa được mô tả là đầy sức sống, còn chủ nghĩa
Tư bản thì đang ‘giãy chết’. Vậy mà, trong tất cả những trường hợp
quốc gia bị chia cắt làm hai thì dù chia theo kiểu nào, nửa thuộc phía
‘giãy chết’ cũng có năng suất lao động và chất lượng sản phẩm tốt
hơn nửa kia!...vv...
Trước thực tế ấy, nhiều luận điểm đã và đang được chúng ta đưa ra để
giải thích. Ví dụ:
• Ta có đường lối ‘đúng đắn’ nhưng khi thực hiện thì có sai lầm. ‘Trên’
thì đúng đắn nhưng cán bộ trung gian quá yếu. Chủ nghĩa thì đúng
đắn nhưng con đường quá mới mẻ nên ta chưa có kinh nghiệm.
• Đây là khó khăn tạm thời do chiến tranh để lại. Bè lũ Đế quốc và bọn
Thực dân, Phong kiến phải chịu trách nhiệm về tình hình khó khăn
này.
• Do có những cá nhân không chịu tu dưỡng rèn luyện nên thoái hóa
biến chất. Chung qui chỉ tại cái chủ nghĩa Cá nhân!
• Do chế độ quan liêu bao cấp. Do thiếu sót về những ‘tư duy cụ thể’
như ‘tư duy kinh tế’, ‘tư duy đối ngoại’...vv...
Trước một thực tế xã hội đầy những ‘nghịch lý’ lớn lao đã kể ở trên
thì những luận điểm giải thích này dẫu có phản ánh được phần nào hiện
thực cũng không đủ tầm để bao quát cả một thời kỳ của lịch sử nhân loại.
Nó khác nào như đem dầu xoa, thuốc cảm để chữa ung thư vậy.
Từ khi có cuộc Cải tổ, Đổi mới trong toàn hệ thống Xã hội chủ nghĩa
thế giới đến nay, chúng ta đã làm được một việc là đem bày ra công khai
trước mắt mọi người một số tư liệu để chúng ta nhìn cho đúng chân dung
của mình, một chân dung mà tự mình cũng thấy không chấp nhận được.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 65


Những hiện tượng ‘tiêu cực’ rất cần được phơi bày, nhưng phơi bày mãi
cũng không bao giờ hết, và nếu cứ sửa chữa theo kiểu ‘thợ vườn’ sai đâu
sưả đấy thì sẽ chẳng khác nào chơi trò trốn tìm vòng quanh. Điều quan
trọng là những hiện tượng tiêu cực đã nêu cần phải được hệ thống hóa lại,
tìm mối liên hệ nhân quả giữa chúng, rồi theo mạch lôgic mà tìm tới
nguyên nhân gốc rễ. Cái mạch lôgic tự nhiên ấy chẳng chóng thì chầy sẽ tự
động diễn ra trong đầu mỗi người nên dẫu ta có sợ cũng không cản lại
được. Vận mệnh lâu dài của hàng nghìn triệu người cũng đòi hỏi phải làm
như vậy, nếu không mọi sự sửa chữa đều chỉ là sự đối phó nhất thời.
Những thông tin, nhất là thông tin từ công cuộc Cải tổ ở Liên xô, đã
bộc lộ dần một vài hướng suy nghĩ. Chẳng hạn:
• Cần xem lại một số luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, hay
ít ra là xem lại cách hiểu về những luận điểm cơ bản ấy (ý nghĩ này
chẳng có gì mới lạ vì chính Mác và Lênin cũng khuyên như thế và
cũng từng làm như thế).
• Chủ nghĩa Đế quốc có thật là ‘giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa Tư
bản’ hay chỉ là một trong những bước đi ban đầu của chủ nghĩa Tư
bản? Và một khi chủ nghĩa Tư bản chưa ở giai đoạn tất yếu phải cáo
chung thì điều đó có nghĩa là lịch sử chưa đòi hỏi và do đó chưa hề
tạo tiền đề có một cuộc ‘cách mạng Xã hội chủ nghĩa’ đích thực...
Chưa nói nguyên nhân nào là đúng, nguyên nhân nào là sai, nhưng ít
ra nguyên nhân cũng phải ở tầm cỡ như vậy mới có thể có sức chi phối ghê
gớm đối với xã hội như chúng ta đã và đang thấy.
Song ta cũng không cần nói theo ai cả. Hãy dùng hiểu biết của chính
mình mà rà soát lại toàn bộ vấn đề xem có tự phát hiện được điều gì
không?
Điều đầu tiên để hiểu một chủ nghĩa là xem xét MỤC ĐÍCH và
PHƯƠNG TIỆN mà chủ nghĩa ấy đề cập tới. Lý tưởng Cộng sản là một lý
tưởng hết sức tốt đẹp, vì đã gọi là ‘lý tưởng’ thì lý tưởng nào chẳng hướng
tới hạnh phúc của con người, giải phóng con người khỏi những bất hạnh về
vật chất, tinh thần và những bất công xã hội? Lý tưởng Cộng sản nhấn
mạnh tính ‘xã hội’ của con người cũng như của tư liệu sản xuất, điều đó là
khoa học, là xu hướng tiến hóa tất yếu của xã hội loài người, nhưng sự ‘xã
hội hóa’ sẽ diễn ra cụ thể thế nào là thuận quy luật thì sẽ bàn sau.
“Một xã hội không còn người bóc lột người”, chính điều này còn gây
tranh luận, vì nếu hiểu một cách chung chung là không còn áp bức bất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 66


công thì chẳng có gì để tranh luận, nhưng nếu hiểu chữ ‘bóc lột’ ở đây như
một thuật ngữ chính trị-kinh tế học, là ‘bóc lột giá trị thặng dư ‘, thì vấn đề
lại không đơn giản chút nào. Tuy vậy vấn đề này cũng xin tạm xếp sang
một bên, vì tự nó cũng chưa thể gây ra mọi chuyện.
Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với một lý tưởng không
phải là lý tưởng ấy ước vọng điều gì mà lại là đi tới ước vọng đó bằng cách
nào, bằng phương tiện hay công cụ gì. Luận điểm về con đường đấu tranh
giai cấp và công cụ chuyên chính vô sản chính là “hòn đá tảng của chủ
nghĩa Xã hội khoa học!” Do tầm quan trọng như vậy mà ta hãy dừng lại
lâu hơn một chút trên ‘hòn đá tảng’ này để xem xét cho kỹ, không thể vội
vã cho qua được.

GIAI CẤP LÀ GÌ, VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ


TRONG XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?
Để phân định điều phải trái và quyết định thái độ cũng như hành động của
mình, con người có ba thứ căn cứ: tri thức, lòng tin, và quyền lợi.
Luôn lấy tri thức, lấy khoa học làm căn cứ, đó là chủ nghĩa DUY
1
LÝ , cái gì trái với những quy luật khách quan mà mình nhận thức được
thì không chấp nhận. Luôn lấy lòng tin làm căn cứ là chủ nghĩa DUY
TÍN2, cái gì trái với những điều mình tin, mình cho là thiêng liêng thì
không chấp nhận. Luôn lấy lợi ích làm căn cứ là chủ nghĩa DUY LỢI3, cái
gì trái với những lợi ích của mình hay của những người chung lợi ích với
mình thì không chấp nhận.
Theo mức độ duy lý, con người chia thành trí thức và không trí thức.
Theo mức độ duy tín thì chia thành có tín ngưỡng và không có tín ngưỡng.
Người thực sự duy lý hay thực sự duy tín thì tự thân không có tính giai cấp
rõ rệt, vì sự phân chia thành giai cấp chỉ là sự phân chia theo quyền lợi, chỉ
thích hợp với những người duy lợi. (Giai cấp là những tập đoàn người
được phân chia theo sự chiếm hữu đối với tư liệu sản xuất, theo vai trò

1
Khái niệm ‘Duy lý’ ở đây không hoàn toàn trùng với khái niệm Duy lý của
Descartes. Những chữ ‘Duy lý’, ‘Duy tín’, ‘Duy lợi’ là những thuật ngữ riêng
của tác giả.
2
Xem 1
3
Xem 1

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 67


trong tổ chức sản xuất và theo sự phân phối của cải xã hội; cả ba tiêu
chuẩn này đều là quyền và lợi). Hiểu theo nghĩa đó thì người mang tính
giai cấp rõ rệt là người duy lợi (tức là lấy lợi ích làm chuẩn, kể cả lợi ích
chân chính, lợi ích của một giai cấp).
Vì vậy, sự phân chia con người theo giai cấp tuy có những ý nghĩa
nhất định nhưng không thể là sự phân chia có ý nghĩa tổng quát, không bao
hàm được hết mọi người trong xã hội. Tuyệt đối hóa lý thuyết giai cấp là
rơi vào thuyết giai cấp cực đoan. Đem cái nhìn giai cấp trùm lên mọi hiện
tượng của con người và xã hội sẽ không tránh khỏi làm méo mó xã hội, sẽ
gặp lúng túng khi giải quyết vấn đề tri thức, vấn đề tôn giáo cũng như
nhiều vấn đề xã hội khác.
Vì quan niệm rằng người nào cũng phải có một ‘thành phần giai cấp’
nên ta gặp lúng túng khi không biết xếp những người trí thức vào giai cấp
nào, và gán luôn cho họ cái “bản chất lừng khừng, không kiên quyết cách
mạng(!)” Nói về tính ‘kiên quyết’ thì thực tế cho thấy người duy tín cũng
có thể “tử vì đạo”, người duy lợi có thể chết cho quyền lợi nào đó, và nhà
bác học cũng có thể kiên quyết lên giàn lửa để bảo vệ chân lý khoa học,
nhà khoa học cũng có thể ‘kiên quyết cách mạng’ đến mức trở thành lãnh
tụ cách mạng khi nhận thức rằng sự vận động đó phù hợp với quy luật, phù
hợp với căn cứ duy lý của mình.
Duy lý, duy tín và duy lợi tuy khác nhau ở xuất phát điểm nhưng
muốn cho hành động đạt kết quả tốt thì lại cần sự hỗ trợ của nhau; vì thế
nếu phát triển đến độ hoàn hảo thì lại gặp nhau, thống nhất với nhau. Tuy
vậy thực tế khó có sự hoàn hảo; ở một phạm vi xác định, ở một con người
cụ thể thì ba căn cứ ấy khó đạt được sự thống nhất hoàn thiện mà thường
có tình trạng một trong ba căn cứ ấy nổi lên chiếm vai trò chủ đạo để dẫn
dắt hành vi của con người. Ba yếu tố ấy đan vào nhau, chuyển hóa lẫn
nhau trong mối quan hệ tay ba vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn, nên tách
bạch ba yếu tố ấy trong một con người, trong một việc làm không phải là
điều dễ dàng, và đó là nguồn gốc của biết bao hiện tượng rối rắm, nan giải
của xã hội và của mỗi con người. Nhiều người đã tuyên bố chủ trương “kết
hợp chân lý khoa học với lợi ích của giai cấp công nhân”, nói cách khác là
chủ trương chung sống hài hòa giữa duy lý và duy lợi. Nhưng rồi trong
thực tế trào lưu Cộng sản thì sự cân bằng lý thuyết này cứ bị chuyển dịch
để cái duy lợi thôn tính dần cái duy lý.
Các-Mác rất coi trọng vấn đề ‘lợi ích’ và ở một nhà khoa học thì đây
là một điều đáng quý. Nhưng là nhà khoa học, Mác đứng ở gốc duy lý mà

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 68


tiếp cận sang duy lợi. Nhiều người khác đi theo chủ nghĩa Mác nhưng lại
từ gốc duy lợi mà tiếp cận sang duy lý. Người càng ít hiểu biết thì tính duy
lý càng ít (nhân bất học, bất tri lý), dễ thành duy lợi cực đoan, hoặc lại biến
chủ nghĩa Mác thành một thứ duy tín, một thứ tôn giáo.
Trong ba căn cứ ấy thì Duy lý tiêu biểu cho khoa học, cho quy luật
khách quan nên là căn cứ đúng đắn nhất, nó bao dung được cái Duy lợi và
Duy tín hợp lý. Ngược lại, khi chủ nghĩa Duy lợi hay Duy tín mà nắm vai
trò dẫn dắt xã hội thì nó rất dễ tiến đến cực đoan mà không chấp nhận nổi
cái Duy lý. Giáo hội La mã ngày trước đã thiêu sống nhiều nhà bác học chỉ
vì họ phát hiện những định luật khoa học. Những tên vua Trung quốc nào
võ biền ít học thì “phần thư khanh nho” (đốt sách, giết nhà nho). Những
hồng vệ binh nông dân mù chữ Trung quốc và những tên lính mù chữ
Cămpuchia đã hành hạ những trí thức ưu tú của dân tộc mình. Phong trào
Xô viết Nghệ tĩnh năm 1930 đã đặt trí thức lên hàng đầu trong khẩu hiệu
“Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ!”. Nhiều danh nhân văn hóa của
Liên xô đã là nạn nhân điển hình của những sự đối xử tương tự...
Nhìn rộng ra nữa thì lịch sử tiến hóa của nhân loại thực chất là gì?
Do biết sử dụng công cụ nên, khác với mọi sinh vật, con người không
tiến hóa bằng cách biến đổi những cấu tạo của cơ thể mà bằng cách hoàn
thiện không ngừng công cụ lao động. Cùng với sự cải tiến công cụ là cải
tiến qui trình sản xuất, hoàn thiện kỹ năng... dẫn đến tăng năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Tất cả những biến đổi cơ bản ấy đều là biểu
hiện của sự gia tăng tri thức của con người về các quy luật tự nhiên và các
quy luật quản lý, tổ chức xã hội.
Vậy thì, cái lõi bên trong của dòng tiến hóa là dòng phát triển của tri
thức nhân loại, còn sự đấu tranh giữa tập đoàn người này với tập đoàn
người khác, tức sự đấu tranh giai cấp, chỉ là cái vỏ, là những hiện tượng xã
hội kèm theo mà thôi. Dòng gia tăng tri thức của xã hội là cái lõi, nó phản
ánh bản chất của sự tiến hóa nên không thể thiếu và tồn tại xuyên suốt từ
đầu đến cuối lịch sử loài người. Còn sự đấu tranh giai cấp chỉ là cái vỏ bên
ngoài, là một trong những hiện tượng xã hội kèm theo nên có tính chất tạm
thời, luôn thay đổi màu sắc, và con người có khả năng sử dụng nó, hoặc
giảm nhẹ hay loại trừ nó đi trong nhiều giai đoạn của dòng tiến hóa bất tận.
Khi nói: Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tố
năng động nhất (so với quan hệ sản xuất) thì sẽ là thiếu sót nếu không tiếp
tục nói:Trong lực lượng sản xuất thì sự “năng động” ấy nằm ở yếu tố con
người, trong con người thì sự “năng động” ấy nằm ở bộ óc tức phần lao

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 69


động trí tuệ.
Bản chất của sự tiến hóa là như vậy. Tinh thần khoa học quan trọng
nhất trong một học thuyết tiến hóa xã hội đáng lẽ phải là như vậy. Nhưng
dưới ‘lăng kính giai cấp’ nhiều cuốn sách lại có lối mô tả dòng tiến hóa
của xã hội như sau: “...Giai cấp bị trị và giai cấp thống trị luôn đối kháng
nhau về quyền lợi nên sinh ra đấu tranh giai cấp. Nô lệ chống chủ nô làm
chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã. Nông dân chống địa chủ phong kiến làm
chế độ phong kiến tan rã. Giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản làm
chủ nghĩa tư bản sụp đổ...” Lối mô tả ấy xuất phát từ nhận thức sai lầm coi
dòng tiến hóa là dòng đấu tranh của những giai cấp bị trị lật đổ các giai cấp
thống trị, nên mỗi khi giai cấp bị trị không nắm được quyền lãnh đạo trong
xã hội mới thì chúng ta coi là công lao của họ bị lợi dụng. Thế thì lịch sử là
một chuỗi toàn những bất công vô lý, trong đó những kẻ ‘xấu bụng’ đi lợi
dụng công lao người khác lại cứ được lịch sử cho kế tiếp nhau điều khiển
xã hội. Đến khi có cách mạng vô sản thì mới phát sinh một ngoại lệ, giai
cấp công nhân là giai cấp bị trị lên lãnh đạo xã hội, và ngoại lệ này mới
chính là niềm mơ ước của nhân loại (?!)
Không, lịch sử có quy luật chứ không tùy tiện. Mỗi cuộc biến đổi
được gọi là ‘cách mạng xã hội’ bao giờ cũng là sự cạnh tranh của hai thế
lực lãnh đạo xã hội, tiêu biểu cho hai bậc thang về trình độ tổ chức xã hội,
ứng với hai trình độ khác nhau của khoa học-kỹ thuật, của tri thức con
người thời ấy. Thế lực lãnh đạo mới sẽ thắng vì có trình độ cao hơn (thế
lực có trình độ cao hơn này không bao giờ nằm ở giai cấp bị trị, dù giai cấp
bị trị có tạm thời đoạt được quyền bính thì trước sau họ cũng rơi vào quỹ
đạo của những thế lực kia). Sự đấu tranh của giai cấp bị trị cũng như của
quần chúng nói chung chỉ có tác dụng tạo ra áp lực to lớn của xã hội giúp
cho chính quyền mau chuyển từ tay thế lực lãnh đạo cũ sang tay thế lực
lãnh đạo mới, điều này đáp ứng yêu cầu phát triển chung của toàn xã hội.
(điều này phù hợp với quy luật cạnh tranh sinh tồn chứ không phù hợp với
thuyết đấu tranh giai cấp Mácxít). Lôgic của lịch sử vốn là như vậy, bất
chấp chúng ta vừa lòng hay không vừa lòng. Việc đưa giai cấp công nhân
vào vị trí giai cấp lãnh đạo trong xã hội mới là một việc làm chỉ mang tính
đạo đức, làm nức lòng số đông đang công phẫn nên có sức mạnh tập hợp
to lớn trong thời kỳ đầu, nhưng không theo quy luật nên sẽ tự phát sinh
mâu thuẫn trong những giai đoạn sau.
Nhiều người nhận xét rằng càng về sau việc thực thi chủ nghĩa Mác
càng có xu hướng không đúng với những tinh thần nguyên lý ban đầu của

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 70


Mác và chiều hướng của những sai lệch dường như có tính lôgic, tính quy
luật.
Thực tế cũng bộc lộ một nhận thức sai lệch của nhiều người hiểu tinh
thần chính của chữ ‘cách mạng’ là ở ý nghĩa lật đổ, lật đổ người giàu lấy
của chia cho người nghèo như các anh hùng hảo hán ngày xưa vẫn làm.
Đây là biểu hiện chủ nghĩa bình quân của nông dân. Chủ nghĩa bình quân
gắn chặt với tư tưởng lật đổ. Khi mình chưa có thì muốn lật đổ để cào
bằng, cào bằng được rồi lại muốn mình giàu hơn người khác, lật đổ vua
nhưng rồi mình lại thành vua. Chủ nghĩa Cộng sản giương ngọn cờ Công
Nông không thể nào tránh được vết xe đó.
Muốn làm giảm tận gốc bất công xã hội và tăng hạnh phúc của nhân
dân thì sự công bằng phải đặt trên cơ sở nâng cao cả nền sản xuất của xã
hội. Động tác chính của ‘Cách mạng’ là động tác nâng cao chứ không phải
động tác cào bằng. Cào bằng là động tác của bạo lực, nâng cao là động tác
của tri thức khoa học, của năng lực tổ chức sản xuất và tổ chức xã hội.
Chúng ta đấu tranh cho công bằng chứ không chấp nhận sự cào bằng vì
cào bằng làm cho xã hội thấp đi và tạo ra sự bất công mới khốc liệt hơn.
Kiểm điểm lại, nếu ta mới chỉ đạt ‘những thắng lợi to lớn’ trong những
việc mang tính lật đổ và cào bằng mà chưa có những thắng lợi to lớn trong
việc nâng cao một cách vững chắc thì thực chất là chưa có ‘cách mạng’!
Cách mạng xã hội không đồng nghĩa với cướp chính quyền, cũng không
đồng nghĩa với giải phóng dân tộc... mặc dù tất cả những hình thức đấu
tranh chống áp bức, đòi công bằng xã hội (trong đó có những cuộc đấu
tranh giai cấp) đều rất cần thiết, và còn luôn luôn cần thiết trong xã hội loài
người, đều là những biểu hiện của đấu tranh sinh tồn, đều có giá trị riêng
của nó và có liên quan mật thiết với nhau.
Giai cấp bị trị trong xã hội cũ không thể trở thành giai cấp thống trị
trong xã hội mới vì bản thân giai cấp bị trị không thể tiêu biểu cho trình độ
tiên tiến nhất của tri thức con người thời ấy. Chính vì thế mà khi muốn đưa
giai cấp công nhân thành giai cấp lãnh đạo Mác đã phải đặt ra một điều
kiện rằng đó phải là giai cấp công nhân đại công nghiệp để có thể tiêu biểu
cho nền sản xuất hiện đại để công nhân đồng thời là trí thức. Nhưng thử
nhìn vào các nước tư bản đã có nền đại công nghiệp hiện nay thì ta thấy
tầng lớp tiêu biểu cho khoa học, cho tri thức tiên tiến của các nước ấy
không thể nào lại là công nhân của các nước ấy được, mặc dù trình độ
công nhân của họ cao hơn của các nước khác rất nhiều. Xã hội càng phát
triển thì sự chuyên hóa giữa công nhân và trí thức lại càng cần thiết, và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 71


hình như khi trình độ của những công nhân ấy được nâng cao lên (như ở
Hoa kỳ, Nhật bản...) thì họ lại giảm đấu tranh đi, tức là giảm sự “giác ngộ
giai cấp”, tức là giảm khả năng trở thành lãnh đạo cách mạng, tức là càng
đi ngược lại điều kiện ước mong của Mác! Như vậy chính yêu cầu của
Mác đề ra cũng còn bất cập, huống chi những người Cộng sản Nga và
Đông Âu thì lại bất chấp cả yêu cầu tối thiểu ấy, chủ trương làm ‘cách
mạng’ ngay trong khi giai cấp công nhân nước mình còn cách rất xa yêu
cầu của Mác. Chưa kể trường hợp mà sự lãnh đạo thực chất còn nằm trong
quỹ đạo nông dân thì đương nhiên còn tai hại hơn.
Phải chăng do ý thức được cái lỗ hổng này mà Lênin đã yêu cầu
người cộng sản phải cấp tốc trau giồi tri thức, và tự Lênin đã nêu một tấm
gương về sử dụng trí thức, kể cả trí thức của chế độ cũ. Lênin nói: “Chỉ có
đem toàn bộ kho tri thức của nhân loại để làm giàu cho bộ óc của mình,
chúng ta mới có thể trở thành người cộng sản”. Cái định nghĩa tuyệt vời về
người cộng sản ấy có thể coi chính là định nghĩa về người trí thức, tức là
chất Cộng sản và chất Trí thức phải trùng làm một! Nếu mọi đảng viên
cộng sản đều được kết nạp trên tinh thần ấy của Lênin thì đảng Cộng sản
chính là đảng của trí thức -trí thức cách mạng!
Nhưng trong thực tế thì lời giáo huấn ấy có thể thực hiện được
không?
Xin kể ra đây một tình trạng có thật và khá phổ biến: “Chúng tôi là
những con em công nhân và nông dân. Nếu chúng tôi chỉ học khoảng hết
cấp 1 và ở lại địa phương sản xuất thì với lòng hăng say mà chúng tôi vốn
có, dám chắc rằng chúng tôi đã thành đảng viên từ lâu rồi. Nhưng chúng
tôi lại ham học. Sau mấy chục năm được nhà trường xã hội chủ nghĩa trau
dồi bao nhiêu tri thức về khoa học tự nhiên, về triết học Mác-Lê, về chính
trị... thì bây giờ các chi bộ lại không còn coi chúng tôi là thành phần công
nông gần đảng nữa mà chuyển thành tầng lớp trí thức tiểu tư sản bấp bênh!
Trở thành kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư... thì lại xa đảng hơn lúc chưa đi học!...”
Nghĩa là trên thực tế thì chất Đảng ngược chiều với chất trí thức!
Đó là điều ‘nghịch lý’. Nhưng ‘nghịch lý’ này lại là nguyên nhân của
một loạt các ‘nghịch lý’ tiếp theo.
Kết quả trực tiếp nhất và cũng cơ bản nhất là sản xuất không phát
triển, sản phẩm hàng hóa ít, đời sống khó khăn. Đời sống tinh thần cũng bị
hạ thấp do phải lùi bước trước những nhu cầu sinh tồn tối thiểu. Tính kém
hiệu quả của tổ chức xã hội đã gây nên cái điều rất ‘vô lý’ (thực ra chẳng
có gì là vô lý cả) là muốn xây dựng một hệ thống phát triển nhất trong lịch

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 72


sử loài người thì lại thu được một hệ thống không phát triển, thậm chí
chống lại sự phát triển.
Con người một khi không đủ tri thức để có điều kiện huy động sự
thông minh và tính kiên quyết để tính cái lợi xa thì nó huy động sự thông
minh và tính kiên quyết để tính cái lợi gần. Không tăng được sản xuất để
gia tăng của cải chung của xã hội thì ‘cải tiến’ cách phân phối để chiếm
được phần hơn trong cái tổng số còn ít ỏi. Sự ưu tiên đặc biệt này gắn chặt
với chức quyền. Vì lợi mà phải chiếm quyền (vẫn từ cái gốc duy lợi mà
ra)! Có chức có quyền thì có lợi! Người ta xô nhau chiếm chức quyền làm
cho bộ máy chính quyền vốn đã ít hiệu quả lại cứ phình to ra mãi. Sự bao
cấp đến mức thành đặc quyền đặc lợi cứ chất mãi gánh nặng lên vai nhà
nước, lên vai nhân dân. Đến mức không chịu nổi nữa thì nhà nước buộc
phải ‘chống bao cấp’ nhưng lại buông khỏi tay mình những bộ phận vốn
cần được bao cấp chu đáo để phục vụ những nhu cấu công ích và chiến
lược lâu dài. Điều ấu trĩ này làm cho nhà nước yếu đi, nhà nước yếu đi thì
không còn chủ động điều khiển được sự chống bao cấp. Nạn bao cấp
không thực sự mất đi mà tồn tại một cách không chính thức thì lại càng
nguy hiểm hơn, nó mang tính bao cấp trá hình, bao cấp nhưng lại pha màu
tự do cạnh tranh và chộp giựt.
“Giảm biên chế” là một nhu cầu sống còn nhưng nếu tiến hành giảm
biên chế trong điều kiện cán bộ khung chưa được trong sạch từ trên xuống
(mà điều này thì không thể thực hiện được) và ở bên dưới thì quần chúng
không được thực sự làm chủ thì mỗi đợt giảm biên chế càng tạo điều kiện
để những con ký sinh trùng bám chặt thêm vào ruột nhà nước mà sinh đẻ
thêm và đẩy những người trung thực ra rìa, thậm chí có thể dẫn đến tình
trạng ‘tư hữu hóa’ cả cơ quan nhà nước.
Khi người chỉ huy không đủ tri thức để điều hành công việc và thuyết
phục quần chúng thì họ bị giằng co giữa hai động cơ: một mặt rất muốn
dùng những người trí thức, một mặt lại sợ trí thức. Để có thể che giấu sự
kém cỏi của mình, để được yên thân tọa hưởng giữa nơi mập mờ bùng
nhùng họ không dám thực sự nâng cao dân trí, không dám cho dân phát
triển dân chủ, tự do. Ánh sáng trí tuệ đối với họ lúc này lại là điều bất lợi
(và cái châm ngôn “kết hợp chân lý khoa học với lợi ích của giai cấp” lúc
này chỉ còn là khẩu hiệu trên giấy thôi, chân lý khoa học không được tôn
trọng đã đành, mà lợi ích cũng không còn là lợi ích của giai cấp).
Có ham muốn, có quyết tâm mà thiếu tri thức thì ắt sa vào vòng duy ý
chí. Người chỉ huy sẽ trở thành kẻ độc tài dù tự giác hay không tự giác.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 73


Càng bất lực trước quy luật càng phải ngụy biện và áp đặt. Vì thế mà xuất
hiện cái điều tưởng như rất vô lý là muốn xây dựng một hệ thống giàu
Nhân tính nhất thì lại thu được một hệ thống mâu thuẫn với quyền Con
người. Chúng ta không quên rằng Mác và Lênin đã từng phê phán kịch liệt
thứ ‘xã hội chủ nghĩa kiểu trại lính’, kiểu này là sản phẩm chung của mọi
thứ ‘xã hội chủ nghĩa không tưởng’(!)
Việc xây dựng Chuyên chính vô sản như các nước xã hội chủ nghĩa
chúng ta đã làm ắt phải dẫn đến sự SÙNG BÁI CÁ NHÂN. Tại sao vậy?
Từ trước tới nay con người bao giờ cũng coi giá trị Nhân đạo là giá trị
cao nhất, là thước đo cao nhất, thước đo cuối cùng. Nhưng đùng một cái
xuất hiện và lưu hành luận điểm rằng: “Không có sự nhân đạo chung
chung! Trong xã hội có giai cấp thì sự nhân đạo cũng mang tính giai cấp(!)
Vì thế, trước hết phải trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân. Giai
cấp công nhân là giai cấp tiêu biểu cho thời đại nên lợi ích của giai cấp này
cũng phù hợp với lợi ích chân chính của các giai cấp khác.” Thế là tính
Nhân đạo được thay thế bằng tính Giai cấp. Cái giá trị tinh thần cao quý
nhất mà con người bao đời đã dùng để dạy bảo nhau sống cho nên người
bỗng bị đảo chính rất gọn để thay bằng một giá trị được gọi là mới, là cao
hơn, nhưng chưa qua thử thách của lịch sử (và ngay về phương pháp luận
nó đã tỏ ra không ổn, lấy cái riêng thôn tính cái chung). Nhưng ngay cả sự
đề cao giai cấp công nhân ở đây cũng chỉ là sự nhân danh một cách hình
thức, vì vấn đề không dừng ở chỗ này. Giai cấp phải được đại diện bởi ‘đội
tiên phong’ của mình là Đảng, tính Giai cấp được nâng thành tính Đảng.
Đảng theo nguyên tắc ‘tập trung dân chủ’ (mà điều quái lạ là trong thực
tiễn thì tính dân chủ cứ thường xuyên bị vi phạm, còn tính tập trung thì bất
khả vi phạm). Đảng ‘tập trung’ vào Trung ương Đảng, Trung ương Đảng
‘tập trung’ vào Bộ Chính trị... và cuối cùng ‘tập trung’ vào một người nắm
quyền cao nhất. Ai chống lại người này thực tế sẽ dễ dàng bị qui là chống
Trung ương, chống Trung ương sẽ bị qui là chống Đảng, chống Đảng qui
thành chống giai cấp, mà chống đúng vào cái giai cấp ‘tiêu biểu’ của thời
đại và của dân tộc thì hiển nhiên là chống dân tộc, hoặc chống cả nhân loại
rồi còn gì! Rốt cuộc, tình cảm thiêng liêng đối với dân tộc hay đối với toàn
nhân loại lại được đo một cách đơn giản bằng sự trung thành đối với một
con người cụ thể. Chuyện Stalin, Mao trạch Đông... dễ dàng qui nhiều
đồng chí của mình trong Bộ Chính trị thành ‘phản động’ đã chẳng là
những ví dụ điển hình đó sao?
Vì thế mà tồn tại cái điều rất ‘vô lý’(?) là muốn xây dựng một hệ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 74


thống đặc trưng bởi tính tập thể, tính thế giới đại đồng, tính toàn nhân loại,
lại thu được một hệ thống rất dễ nảy sinh chủ nghĩa cá nhân cực đoan,
ngược với tính Nhân loại.
Tiến hóa cũng là quá trình trong đó tính NHÂN từng bước lấn dần
tính THÚ. Khi yếu tố NHÂN không được phát huy thì yếu tố THÚ sẽ vùng
dậy. Biết bao vụ án đau lòng là biểu hiện lộng phát của thú tính. Con người
dùng bạo lực để thống trị nhau, lấy việc hành hạ người khác làm điều thích
thú, sinh sống bằng cách chiếm đoạt những giá trị có sẵn chứ không sáng
tạo...
Con người là một ‘sinh vật xã hội’ nên sự phát triển tính NHÂN cũng
đồng thời là sự phát triển tính XÃ HỘI, tính có tổ chức của nó. Tính XÃ
HỘI là một biểu hiện cao của NHÂN TÍNH, còn chủ nghĩa QUÂN PHIỆT,
CHUYÊN CHÍNH vô sản hay mọi thứ chuyên chính và mọi biểu hiện mất
dân chủ về bản chất là di chứng của thú tính, nên hai thứ đó phải được xem
là đối lập nhau như nước với lửa, chứ tại sao lại dùng CHUYÊN CHÍNH
để thực hiện một chủ nghĩa mang tính ‘XÃ HỘI’?
Chúng ta có trong tay mình một xã hội không theo ý muốn, thậm chí
lộn ngược; lộn ngược so với ý đồ thiết kế, lộn ngược so với cái tự nhiên,
trong đó không có cái gì được ở đúng vị trí của nó cả (tức là một hệ thống
có khuyết tật cấu trúc) nên cứ người nọ thì phải làm việc của người kia.
Vì thế mà không một quy luật chính thống nào của tự nhiên cũng như
của xã hội có thể phát huy được tác dụng. Ví như trong một vùng ‘phản vật
chất’ thì những quy luật của thế giới vật chất thông thường không còn tác
dụng vậy. Trong một ‘không gian phản quy luật’ thì những nghịch lý sẽ
hoạt động: cái tinh thua cái thô, cái trật tự thua cái lộn xộn, cái tích cực
thua cái tiêu cực, cái đạo đức thua cái vô liêm sỉ... và con người đi giật lùi!
Có phải rằng bấy lâu nay chúng ta lúng túng muốn cắt nghĩa cho
mình mà không sao cắt nghĩa được? Vì, hiện thực xã hội tuy có thế thật
nhưng lý tưởng của chúng ta thì không thể nóo là không cao đẹp. Vì, thực
tế khách quan tuy có thế thật nhưng chủ quan thì ai muốn như thế? Vì, hiện
nay tuy có thế thật, nhưng trước đây đâu có như thế? Vì, tuy có những kẻ
đồi bại thật nhưng còn bao tấm gương tuyệt vời trong sáng thì sao? Vì, tạm
thời tuy có thế thật nhưng rồi xã hội vẫn phải tiến lên chứ?... Vâng, đúng
như vậy, không có gì là bế tắc cả. Khi chúng ta đã gỡ được cái điểm nút
cuối cùng trong mớ bòng bong ấy thì mọi điều rắc rối trái ngược đều được
giải đáp thích đáng, trọn lý vẹn tình. Có tách bạch được tận gốc cái sai mới
bảo vệ được các giá trị chân chính. Còn các lời giải nửa chừng thì tạm thời

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 75


có thể dễ dung hòa nhưng rồi sẽ lại tiếp tục bế tắc.
Chỉ cần chúng ta thực sự phục thiện. Nhưng chúng ta sẽ thực sự là
những người bế tắc nếu chúng ta cố thủ. Một bên là lý thuyết tốt đẹp, một
bên là thực tế không chấp nhận được. Chúng ta bị nhốt ở giữa, lúng túng
đối phó, mà bức tường hai bên cứ khép dần lại dưới sức ép của nhu cầu đổi
mới.
Xuất phát từ lương tâm trong sáng, nhiều người bảo thủ trước đây nay
đã dũng cảm tự phản bác mình để thành một ‘chiến sĩ’ trong mặt trận ‘Đổi
mới’. Nhưng nhiều người cố thủ thì đối phó với thực tiễn bằng cách
CHIẾM HỮU CHỨC QUYỀN cho chắc, miệng thì NÓI DỐI, tìm mọi
cách để NGỤY BIỆN, NGỤY TRANG.
Chiếm hữu quyền lực là biến tướng của chế độ chiếm hữu, nó khôn
ngoan và triệt để hơn nhiều so với chiếm hữu trực tiếp tư liệu sản xuất.
Còn muốn dung hòa giữa hai thứ không thể dung hòa là là lý tưởng
cứ tốt đẹp và thực tế cứ xấu thì có cách gì khác mà không phải nói dối,
ngụy trang? Ngụy trang và chống ngụy trang là cục diện đặc biệt của
những cuộc đấu tranh chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa... ngày nay. Những
tính cách vốn là ưu điểm như nhân hậu, chín chắn, có quan điểm lịch sử,
biết chờ đợi nhau, có thái độ thực tế, biết thích nghi... nhiều khi lại được sử
dụng một cách rất bệnh hoạn để che đậy những biểu hiện khác nhau của
chủ nghĩa cơ hội như: thái độ bạc nhược, quay mặt đi một cách vô trách
nhiệm, ngậm miệng ăn tiền, trì hoãn, thậm chí độc ác, lì lợm, cố thủ... Một
bộ phận của giới trí thức bị phân hóa đã rời khỏi sự duy lý chân thực mà
đứng hẳn sang phía duy lợi cực đoan (như vậy thì về thực chất họ không
còn là trí thức) đã góp phần rất đắc lực vào sự nói dối, ngụy biện này.
Trong bức tranh chung về sự tha hóa, cái bệnh nói dối cứ như con bạch
tuộc ôm ghì lấy toàn xã hội, chẳng để cho ai thoáy ra.
Nhưng không, nhất định chúng ta phải thoát ra!
Tất cả những điều đã trình bày ở trên có thể ‘sơ đồ hóa’ bằng một sơ
đồ dưới đây. Xin theo rõi sơ đồ theo thứ tự đánh số, theo chiều những mũi
tên; gốc mũi tên chỉ nguyên nhân, đầu mũi tên chỉ kết quả. (xem sơ đồ).
Sau cùng, nhìn bao quát toàn sơ đồ để thấy một điều mấu chốt là
dùng phương tiện (ô số 2) không thích đáng thì không tới được mục đích
(ô số 1).
Ta tưởng tượng như có anh lái xe nọ phải đến một miền rất xa để
kiếm lương thực về cho mọi người trong đó có anh ta. Nhưng chúng ta lại

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 76


trao cho anh ta một phương tiện quá đặc biệt, một chiếc xe mà trên đó có
đủ lương thực đến mức anh ta ăn cả đời không hết, thì chỉ cần đi một
quãng là anh ta bắt đầu thay đổi ý định (sự thay đổi tất yếu mà chúng ta gọi
là thoái hóa biến chất): cứ ngồi lì trên xe mà tọa hưởng, chứ dại gì xông
pha mưa gió đến nơi xa xôi nọ! Dẫu có đến nơi thì cái phần mà anh sẽ
được chia chắc gì đã bằng cái phần mà anh đang có sờ sờ trên chiếc xe
này? Thế là anh lái xe biến luôn cái PHƯƠNG TIỆN chung kia thành
MỤC ĐÍCH. Anh ta ‘đến đích’ một mình, đến ‘thiên đường’ rất sớm, còn
mọi người thì chẳng ai được ‘xơ múi’ gì cả. Khi chiếc xe chỉ nổ máy, chữa
máy giữa đường mà không đi nữa thì người lái xe đâu cần phải biết lái xe!
Cái anh ta cần biết bây giờ là kỹ thuật gây ảo giác và làm tê liệt khả năng
phản ứng của mọi người.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 77


SƠ ĐỒ Về Quan hệ Nhân quả
Giữa các Hiện tượng TIÊU CỰC Trong Xã hội

MỤC ĐÍCH NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG GIẢ ĐỊNH


Không còn chiếm hữu bóc lột; năng xuất lao động cao, xã
hội phát triển. Dân chủ tự do. Tính tập thể, tính quốc
(1) LÝ TƯỞNG tế, tính duy vật, tính khoa học, tính chân thực...

(8) Mở cửa về
kinh tế,
(7) Phản ứng đối phó với thực tiễn
nhưng đổi
CHIẾM HỮU QUYỀN LỰC, NÓI DỐI, NGỤY TRANG
mới giả, dân
chủ giả về
chính trị, tư
tưởng

THỰC TẾ XÃ HỘI

Mâu thuẩn với Mâu thuẫn với Mâu thuẫn với sự


tinh NHÂN LỌAI NHÂN QUYỀN PHÁT TRIỂN
(6) (5) (4)
SÙNG BÁI Duy ý chí, làm ngược quy Năng suất lao
CÁ NHÂN luật. Sợ trí thức. Mâu động thấp. Xã hội
thuẫn với dân trí. Mâu kém phát triển
thuẫn với dân chủ tự do.

Con đường
TẬP DUY LỢI CỰC ĐOAN
TRUNG (Mâu thuẫn với duy lý)

(3) CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN


Liên minh Công Nông

PHƯƠNG TIỆN
(Công cụ)
(2) ĐẤU TRANH GIAI CẤP CỰC ĐOAN

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 78


Ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì cứu nước mưu hạnh phúc
cho dân là mục đích. Chủ nghĩa Mác-Lênin được bác coi là “con đường”,
tức là phương tiện giúp dân ta đi đến đích đó. Nhưng rồi dần dần lại phát
sinh cái tín ngưỡng “dâng tất cả để tôn thờ Chủ nghĩa(!)” Lạ như vậy đấy,
‘chủ nghĩa’ với tư cách là con đường, là phương tiện thì nó là cái để ta
dùng chứ sao lại là cái để ta “thờ”? Động cơ ấy lúc đầu hẳn là do ta thành
tâm và ấu trĩ quá đó thôi... Nhưng dù do gì đi nữa thì hậu quả nguy hiểm
vẫn là ở chỗ: Khi cái phương tiện đã thành cái mục đích thì tự nhiên cái
mục đích (ở đây là dân tộc) phải đổi chỗ để thành cái phương tiện(!) Như
trong câu chuyện khôi hài ngày trước: khi đôi giày đã được đánh bóng và
kẹp bên nách thì đôi bàn chân phải thay đôi giày mà đương đầu với gai
góc. Lúc vấp ngã, chân tóe máu ra, ai cũng tưởng phen này anh ta phải tỉnh
ngộ, bỏ giày xuống mà đi vào chân. Nào ngờ đây chính là dịp để anh ta ‘tự
hào’ về sự thông minh của mình, rằng nếu anh không ‘kiên định’ thì cú
vấp vừa rồi hẳn đã làm sứt mất đôi giày quý. Nghe chuyện khôi hài mà ứa
nước mắt! Nhưng anh ta có cái ‘lý’ của anh ta đấy vì đối với anh ta thì cái
để anh hy vọng trở nên sang trọng chính là đôi giày bóng, chứ đâu phải đôi
chân! Cố giữ lấy đôi giày cũng phải!
Đã có một thời, và thời đó còn tiếp đến ngày nay, chúng ta muốn
giương ngọn cờ giai cấp làm tấm hộ chiếu quá cảnh, vượt qua mọi biên
giới dân tộc để thống nhất toàn thế giới. Nhưng thực tiễn lịch sử đã chứng
tỏ rằng ý muốn ấy chỉ là chủ quan (nên chăng giương ngọn cờ dân tộc để
khắc phục dần mâu thuẫn giai cấp!) Có một quy luật đã được chiêm
nghiệm là nếu thống nhất với nhau chủ yếu bằng tiếng gọi của ‘lợi quyền’
thì trước sau gì cũng lại chia ly chính do lợi quyền. Chỉ có một thứ thực sự
là của chung của nhân loại, không thể chiếm hữu, không thể độc quyền,
một thứ mà ngày nay cứ xuất hiện ở đâu là được quốc tế hóa ngay, đó là trí
tuệ, là khoa học, là sự phát hiện những quy luật khách quan. Cái tài sản
chung quý báu này luôn được đổi mới, bổ sung. Còn nói về ‘chủ nghĩa’ thì
đủ sức ôm cả cái loài người bất diệt có lẽ chỉ có và chỉ cần một chủ nghĩa,
cái chủ nghĩa chẳng có gì mới nhưng bất diệt mà ta rất nên ‘tôn thờ’, là
CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO! Mọi ‘chủ nghĩa’ khác chẳng qua chỉ là những
hệ phương pháp ứng xử để ta sử dụng linh hoạt trong những hoàn cảnh lịch
sử cụ thể mà thôi!
Có hành động đúng theo quy luật thì mọi việc mới ‘xuôi’ được. Hiện
tượng ‘xã hội lộn ngược’ với những nghịch lý đã nói trên chỉ có thể giải
thích rằng ngay từ những điểm xuất phát chúng ta đã nghĩ và làm không
đúng với những quy luật khách quan nên càng về sau càng chịu sự chóng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 79


trả quyết liệt của quy luật. Muốn “làm chủ” như chúng ta thường nói, trước
hết phải ‘làm chủ’ được các quy luật. Muốn vậy, con người trước hết phải
có sự học hành đầy đủ để tiếp thu những tri thức đã có của nhân loại, phải
được suy nghĩ hoàn toàn tự do, và đặc biệt phải biết lấy thực tiễn để kiểm
chứng mọi điều đã nghĩ, kể cả những điều mà một thời những tưởng đã
‘đóng đanh’ vào lịch sử. Chính Mác đã khuyên mọi người “Hãy hoài nghi
tất cả!”. Thật là nhân cách một nhà khoa học lớn! Chính Mác đã nêu tấm
gương về sự tự hoài nghi, tự ‘xét lại’ mình thì đương nhiên Mác không thể
chấp nhận danh hiệu Mácxít cho những ai muốn biến Mác thành một thần
tượng bất khả xâm phạm, để quy tội “xét lại” cho tất cả những ai không
chịu răm rắp nghe theo mình! Một khi chính Mác đã không chấp nhận để
mọi người coi mình là thần tượng thì còn “học trò” nào của Mác được
phép chấp nhận điều đó? Từ khi Mác mất đến nay hơn một thế kỷ, con
người lớn lên như vũ bão, khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi hẳn bộ mặt
loài người, kỹ thuật tin học ngày càng gắn cả loài người thành một chỉnh
thể. Nếu chúng ta không nhìn nhận xã hội và lịch sử tinh tường hơn thời kỳ
của Mác thì sao xứng đáng là những lớp con cháu của Mác? Việc nhìn
nhận lại một số điểm trong học thuyết của Mác không làm giảm đi sự tôn
kính của ta đối với Mác, trái lại ta có thể tự hào đã có Mác là một người
khổng lồ nhân từ cho ta được đứng lên vai.
Nhưng “hoài nghi” mới là điều kiện “cần”, chưa phải điều kiện “đủ”!
Hoài nghi có thể dẫn đúng hơn, cũng có thể dẫn đến sai hơn. Nếu lấy cớ
‘hoài nghi’ Mác để “bổ sung”, để “nâng cao”, thậm chí để...” cứu học
thuyết Mác khỏi rơi vào sự tầm thường” (Lênin), mà đưa thêm vào những
quan điểm thiếu khoa học, thiếu thực tế, đầy ý chí chủ quan của mình thì
lại càng tai hại hơn.
Vấn đề đặt ra quá lớn, tầm suy nghĩ của một người lại quá nhỏ, khuôn
khổ một bài viết lại càng nhỏ hơn, thiếu sót là điều không tránh khỏi.
Nhưng chúng tôi thiết nghĩ sẽ không phải là vô ích nếu chúng ta chân
thành, nếu chúng ta nói thật. Nhiều người nói thật sẽ dần đến sự thật. Điều
quan trọng là tìm được cái gốc của những sai lầm. Tuy từ đó đến chỗ xác
định được cách đi đúng đắn cũng không dễ dàng (và việc này không phải
là nội dung đề cập của bài viết này), nhưng khi cái gốc của sai lầm đã được
phơi bày thì cái hướng đúng cũng tự nhiên đã ló ra rồi.
Alexandr Bovin, nhà phân tích chính trị của tờ Izvestia (Liên xô), sau
khi nói rõ quan điểm “kiên quyết chối bỏ loại xã hội chủ nghĩa quan liêu,
thiếu thốn triền miên, xuống cấp những giá trị đạo đức, thay tự do bằng sự

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 80


trấn áp dốt nát...” đã nêu ý kiến về cách sửa chữa là: “Tất cả các đoạn trên
con dấu toán học cần phải đổi ngược lại!”. (Tuần tin THANH NIÊN 8-8-
1988).
Và nếu như trên trang giấy đã đổi ngược các dấu toán học thì trên
đường đi lẽ nào không phải quay ngược các tấm biển chỉ đường?
Nhân loại, như lịch sử đã từng chứng minh, rốt cuộc vẫn dắt tay nhau,
đi chung trên một con đường, con đường tiến hóa, thênh thang, dưới những
tấm biển chỉ đường của Trí tuệ! 

Ngày 2 tháng 9 năm1988

Lời chú thích: “DẮT TAY NHAU” TRONG


MỘT CUỘC TRANH LUẬN KỲ LẠ
Sau khi báo Nhân dân (ngày 25&26/7/1990), báo Quân đội nhân dân (ngày
9 & 10/7/1990) và báo Tuổi trẻ (ngày 30/6 & 5/7/1990) đăng bài của các
tác giả Thuận Thành và Lưu văn Kiền phê phán bài “Dắt tay nhau, đi dưới
những tấm biển chỉ đường của Trí tuệ” (một bài chưa được đăng ở đâu cả),
nhiều dồng chí cán bộ và sĩ quan quân đội biết, đã yêu cầu tôi cho mượn
bài viết ấy để tham khảo, đối chiếu. Vì chưa có báo nào đăng nên tôi đành
sao bài này ra một số bản để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và đối thoại (như
tác giả Thuận Thành đã đề xuất) của một số bạn bè đồng thời là độc giả
của các báo nói trên. Nếu tính đến giữa năm 1991 thì tổng số các bài và
các tài liệu phê phán bài “Dắt tay nhau...” đã vượt quá con số ba mươi!.
Có lẽ chưa có cuộc tranh luận nào kỳ lạ như cuộc ‘tranh luận’ quanh
bài “Dắt tay nhau, đi dưới những tấm biển chỉ đường của Trí tuệ” của tôi
(mặc dù trong đó nghĩ mười mới viết được một). Suốt nột năm rưỡi trời
các giáo sư triết học, các nhà chính trị, tuyên huấn... của Viện Triết, trường
Đảng Nguyễn Ái Quốc, ban Văn hóa tư tưởng trung ương, báo Nhân dân,
báo Quân đội nhân dân... đã viết liền mấy chục bài và sách, tập trung phê
phán một bài tiểu luận mà bài này chỉ được chuyền tay chứ không được
phép in ở đâu cả. Mấy chục võ sĩ ra sân khấu, đấu rất sôi nổi với một ‘địch
thủ’ chỉ được phép ở bên trong hậu trường. Trong cuốn “Nêu cao tính
chiến đấu, chống mọi hoạt động phá hoại về tư tưởng”, ban Văn hóa tư


Nguồn: www.hasiphu.com/ll1.html

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 81


tưởng trung ương đã dành hầu hết các trang để chỉ trích những nội dung
được trích một cách rời rạc từ bài “Dắt tay nhau...” Thậm chí trong cuốn
“Giới thiệu Dự thảo Cương lĩnh của Đại hội VII”, ủy viên Bộ Chính trị
Đào Duy Tùng cũng đề cập tới bài đó như một ví dụ cụ thể duy nhất làm
đối trọng! Có tác giả đã gọi tôi là “kẻ phát ngôn trong bóng tối”, “cao ngạo
hơn cả Duhring”, có tác giả dọa sẽ có biện pháp đối xử với tôi một cách
“đúng mực”, “theo như yêu cầu đòi hỏi của quy luật đấu tranh giai cấp(!)”
Và thực tế thì bài “Dắt tay nhau...” đã không phải không gây phiền phức
cho tôi và nhà văn Dương Thu Hương trong những ngày được ‘tiếp kiến’
Bộ Nội vụ!
Đấy là mặt không vui. Nhưng câu chuyện lại có mặt vui của nó. Bài
ấy tôi viết hai năm trước khi có những sự cố ở Đông Âu và Liên xô, thực
tiễn thế giới sau đó đã chứng thực cho dự đoán của tôi, các “tấm biển chỉ
đường” lớn nhỏ đã được quay ngược lại hết. Việc Đại hội VII lấy “Trí tuệ”
làm khẩu hiệu hàng đầu (mặc dù ngay trước đó nhiều nhà lý luận vẫn còn
khẳng định rằng chủ nghĩa Mác Lê chính là Trí tuệ tối cao của nhân loại
rồi, nói Trí tuệ nữa là thừa!) và không nói đến “Chuyên chính Vô sản” nữa
thì điều ấy thực sự đã phù hợp với nội dung chính trong bài viết của tôi.
Tôi lấy làm vui lắm, và tin rằng những nội dung khác của bài viết cũng sẽ
chuyển rất nhanh từ trạng thái gây dị ứng, phải chống đến cùng, sang trạng
thái mặc nhiên tự tại - “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Là người làm công tác khoa học, dốt về chính trị, tôi chỉ nói những
điều về nhận thức khoa học, những vấn đề có tính nguyên lý. Trong khoa
học tự nhiên, Mác ‘duy vật’ và ‘biện chứng’ bao nhiêu thì khi vận dụng
vào xã hội Mác lại ‘duy tâm’ và ‘siêu hình’ bấy nhiêu. Ai có thể phủ định
chủ nghĩa Mác nếu không phải là phần này của tư tưởng Mác đã tự xung
đột với phần kia của tư tưởng Mác! Nhà duy vật biện chứng trứ danh trong
khoa học ấy lại đồng thời là đại biểu cuối cùng và đặc sắc nhất của trào lưu
“xã hội chủ nghĩa không tưởng” mà ông đã kịch liệt phê phán và kế thừa.
Nhân loại đã phải trả giá cho sự ‘không tưởng’ của mình và hôm nay
đã vượt được qua nó, đó là một điều vĩ đại. Nhưng, vượt lên trên những
máu và nước mắt, cuối cùng thì -nói theo cách hóm hỉnh của Mác- nhân
loại vẫn muốn “từ giã quá khứ của mình một cách vui vẻ”. Chỉ có điều là
trong màn hài kịch lớn này, lịch sử sẽ chọn ai làm tên lính hề cuối cùng rút
lui khỏi sân khấu?

Tháng 2 năm 1993

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 82


Tên thật Nguyễn Xuân Tụ, là một nhà
khoa học tự nhiên, từng làm Phó giám
ñốc Phân viện Khoa học Đà lạt.
Ông hiện sống ở Đà lạt.
Ông là ủy viên của Ban Cố Vấn Hội
Ái hữu tù nhân chính trị và Tôn giáo Việt
Nam.
Hà Sĩ Phu

Ông nổi tiếng với các tiểu luận Dắt tay nhau ñi dưới
tấm biển chỉ ñường của trí tuệ (1988), Ðôi ñiều suy nghĩ
của một công dân (1993), Chia tay ý thức hệ (1995).
Những bài viết này ñã làm ông thất nghiệp và ñưa ñến
nhiều trù dập cá nhân từ phía chính quyền.
Năm 1995, khi bài viết Chia tay ý thức hệ ñược truyền
ñọc trong và ngoài nước, ông bị bắt giam một năm với tội
"có hành vi tiết lộ bí mật nhà nước".
Những bài viết của ông ñược tập trung ở mạng
hasiphu.com do một số thân hữu quản trị.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 83


H.T. THÍCH QUẢNG ĐỘ

Lời Kêu gọi


Cho Dân chủ Việt nam

Đạo Phật ra đời để cứu khổ cho muôn loài. Đây là bước tiến vĩ đại trong tư
tưởng cũng như trong hành động tại xã hội Ần độ nói riêng, và cho loài
người nói chung, cách đây 2544 năm. Giải phóng con người khỏi vô minh,
khỏi sự sợ hãi và nô lệ thần linh hay các luồng ý thức hệ cuồng tín, giải
phóng con người khỏi sự hà khắc và bất công của mọi hệ thống xã hội.
Vào thời đức Phật tại thế, giáo lý đạo Phật đánh đổ mọi học phái thần
quyền, mọi chủ nghĩa hư vô, duy vật, hoài nghi, định mệnh, đưa Con
Người vào vị thế trung tâm giữa trời đất để giải thoát tự thân và giải phóng
tha nhân. Không hề có những yếu tố phi xã hội trong giáo lý đạo Phật, vì
thế người Phật tử luôn tôn trọng và đương đầu bảo vệ con người, chống lại
những bất công hay bất bình đẳng xã hội, vốn là nguyên nhân chà đạp
quyền sống của lương dân, ngăn cản hạnh nguyện tu học để tiến thủ, ngăn
cản sự thực hành Từ, Bi, Trí, Lực, theo chí nguyện Bồ tát cứu đời, ngăn
cản sự hiện thực Giác ngộ.
Từ nguyên tắc chỉ đạo cứu khổ ấy, Đạo Phật Việt Nam phát triển
thêm nhiều nhân tố tích cực trong cuộc dấn thân bảo vệ nhân dân và đất
nước. Lịch sử Phật giáo Việt, lồng trong lịch sử dân tộc trên hai nghìn năm
qua, đã bao lần minh chứng rằng Hộ Dân, Hộ Quốc và Hộ Pháp hòa quyện
trong nhau làm kim chỉ nam cho nếp sống và hành động của người Phật tử
Việt Nam. Một trong những bộ kinh của Phật giáo do vị Cao tăng Việt
Nam Khương Tăng Hội phiên dịch rất sớm, là Lục độ tập kinh, xuất hiện
vào thế kỷ II Tây lịch, có những câu viết thể hiện tinh thần này: “Bồ tát
thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân
khỏi nạn lầm than”. Đối với những chính quyền hà khắc, áp bức dân, thì
Lục độ tập kinh cảnh báo: “Loài lang sói không thể nuôi, người ác không
thể làm vua”. Mâu Tử, tác giả sách Lý hoặc luận, hoàn thành tại Giao châu
cuối thế kỷ II Tây lịch, đề cao đạo Phật Việt, chống lại các luồng văn hóa

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 84


nô dịch của phương Bắc, đã khẳng định: “Bản chất đạo Phật là ở nhà có
thể đem mà thờ cha mẹ, giúp nước có thể đem mà giáo hóa dân, sống một
mình có thể đem mà trị thân”.
Nhận thức trên đây vốn là tư tưởng chỉ đạo các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, chống các luồng ý thức hệ ngoại lai, để bảo vệ chủ
quyền và văn hóa dân tộc, bảo vệ tự do, no ấm và hạnh phúc cho nhân dân,
mà sử sách còn ghi danh Hai Bà Trưng (năm 40 TL.); 9 cuộc kháng chiến
của Khu Liên, Chu Đạt, Lương Long, Khổng Chi và Trụ thiên tướng quân
(suốt thế kỷ II TL.); anh em bà Triệu Thị Trinh (năm 248 TL.); Lý Nam
Đế dựng lên nhà nước độc lập Vạn Xuân (năm 544 TL.), v.v... tạo tiền đề
cho sự kiến lập huy hoàng của quốc gia Việt Nam qua các triều đại Đinh,
Lê, Lý, Trần, Lê.
Thế mà ngày nay, trong khi các nước trong thế giới ra công phát triển
ngày càng cường thịnh, tự do, dân chủ, thì nước ta ngày càng bại liệt,
nghèo khốn, nhân dân bị bức bách, chà đạp. Thông điệp Xuân Di Lặc năm
nay của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện
Tăng thống, đã tổng kết ngắn gọn hiện trạng này trong một câu: “Trải qua
35 năm chiến tranh, rồi 25 năm không có nhân quyền và tự do tôn giáo”!
Thế là đã 60 năm tang thương, u ám, bế tắc không lối ra. Thảm họa ấy cứ
kéo dài, nuôi dưỡng bởi ba sự trạng: 1. Một chính quyền tự thị, bất chấp ý
kiến của người khác, đưa tới xu thế độc đảng chuyên quyền; 2. Một chính
quyền ly khai dân, bất chấp những đòi hỏi thiết tha cho nhân quyền và dân
quyền, đưa tới chế độ độc tài ác liệt; 3. Một chính quyền lệ thuộc nước
ngoài, từ ý thức hệ đến cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, làm đảo lộn xã
hội và nhân văn Việt, mà hậu quả đẩy dân vào tròng ách nô lệ tinh thần và
vật chất, làm suy thoái đạo đức và suy liệt quốc gia.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kế thừa truyền thống giáo lý
và phương pháp hành động của đạo Phật Việt Nam, một truyền thống trải
dài qua hơn hai mươi thế kỷ dựng nước và giữ nước, không thể tự thủ bàng
quan trước thời cuộc nhiễu nhương, khủng hoảng trầm trọng, nhân dân lầm
than, mất tự do, mất quyền làm người. Nên tâm thành cất lời kêu gọi chư
vị thức giả, đồng bào các giới, không phân biệt chính kiến hay tôn giáo,
các cấp Giáo hội và nam nữ Cư sĩ Phật tử vận dụng mọi khả năng hiện có
của mình - kết đoàn lại - để thay đổi hiện trạng tối tăm và nguy kịch của
đất nước.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nhận định rằng: Để đối trị
xu thế độc đảng và chuyên quyền, cần hình thành một liên minh dân tộc

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 85


bao gồm mọi khuynh hướng chính trị, và tôn giáo làm nền tảng cho một
chính quyền dân chủ đa nguyên. Cụ thể là bỏ điều 4 trên Hiến pháp hầu
xác định vị trí tối thượng của văn hóa và tư tưởng Việt khởi phát từ thời
đại các Vua Hùng, đồng lúc tạo cơ sở cho sự hình thành và ra đời của liên
minh dân tộc này; Để đối trị chế độ độc tài toàn trị, cần thực thi toàn vẹn
những công ước quốc tế liên hệ đến nhân quyền, đến các quyền dân sự và
chính trị, mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. Cụ thể là ban hành tự do lập
hội không thông qua Mặt trận Tổ quốc, một công cụ tay sai của đảng Cộng
sản; tự do ngôn luận không thông qua lý luận hay tư duy toàn thống Mác -
Lê; tự do báo chí do tư nhân điều hành và độc lập với đảng Cộng sản; tự
do nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi người lao động. Các tự do căn bản này
là nền tảng bảo đảm cho sự phát biểu các ngưỡng vọng và quyền sống của
nhân dân. Để đối trị xu hướng vọng ngoại, từ ý thức hệ đến các cơ cấu tổ
chức xã hội, cần phát huy nền văn minh truyền thống Việt Nam, một nền
văn minh biết tiếp thu và dung hòa tinh hoa của các luồng văn hóa nhân
loại.
Từ ba nhận định và ba phương pháp đối trị trên đây, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất mong cầu, vận động, và hậu thuẫn cho bất cứ
cá nhân, đoàn thể nào thực hiện được sách lược 8 điểm cứu nguy đất nước
sau đây:
1. Xây dựng một xã hội khoan dung, an lạc, đa nguyên, bình đẳng,
không chủ chiến gây thù, điều hành bằng thể chế dân chủ đa đảng.
2. Xóa bỏ mọi cơ chế phản dân chủ như lý lịch, hộ khẩu, công an khu
vực. Bầu lại một Quốc hội thực sự đại diện quốc dân, dưới quyền
giám sát của Liên Hiệp Quốc, với sự tự do bầu cử của toàn dân, và
tham gia ứng cử của mọi cá nhân, đảng phái thuộc mọi khuynh hướng
ngoài đảng Cộng sản. Thiết lập một Nhà nước tam quyền phân lập,
một Nhà nước pháp quyền theo tinh thần bản Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị;
3. Đóng cửa vĩnh viễn các Trại tập trung cải tạo. Trả tự do cho tất cả tù
nhân chính trị và tù nhân vì lương thức, bị giam giữ tại miền Bắc sau
Hiệp định Genève năm 1954, tại miền Nam sau năm 1975. Thỉnh mời
các nhân tài, chuyên viên trong số tù nhân này tham gia kiến quốc.
Đồng lúc thỉnh mời giới chuyên gia kỹ thuật, trí thức, học giả, mọi cá
nhân, đoàn thể ở hải ngoại, vượt biển ra đi sau năm 1975, đem các
kinh nghiệm và học thuật thu thái ở các nước tiên tiến về xây dựng
quê hương. Hủy bỏ các đạo luật hay nghị định có tính khủng bố trên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 86


lĩnh vực tôn giáo và quản chế hành chính;
4. Bảo đảm quyền tư hữu; bảo đảm quyền tự do kinh doanh; bảo đảm
quyền tự do nghiệp đoàn. Ban hành chính sách khẩn trương giúp đỡ
công nghiệp hóa canh tác và nâng cao đời sống nông dân, là tiềm lực
của đại khối dân tộc. Chấm dứt nền kinh tế thị trường theo định
hướng Xã hội chủ nghĩa. Vì “nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa” đã lỗi thời và bất lực hình thành một giải pháp cho
nhân sinh sau 74 năm thí nghiệm của Nhà nước Liên bang Xô Viết,
một nhà nước thù địch với quảng đại nhân dân nên đã bị xóa bỏ đầu
thập niên 90. Xây dựng nền kinh tế thị trường phù hợp với xã hội Việt
Nam và phát huy theo đường hướng của nền kinh tế tri thức và kinh
tế sinh thái. Liên hệ với công cuộc toàn-cầu-hóa theo xu thế văn minh
của nhân loại để phát triển kỹ thuật, bảo vệ hòa bình và an ninh thế
giới, chống lại các thách thức nghiêm trọng của khuynh hướng toàn-
cầu-hóa nô lệ do giới tài phiệt liên lục địa chủ súy. Tận lực xóa bỏ hố
ngăn cách giàu nghèo đang tha hóa con người và phân liệt xã hội
nước ta;
5. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tách lìa chính trị khỏi quân đội và
các cơ quan công an, mật vụ. Giải giới binh sĩ xuống mức quốc phòng
bình thường theo tiêu chuẩn các quốc gia ở thời bình, để chia sớt
ngân quỹ quốc phòng thái quá cho ngân quỹ giáo dục và ngân quỹ y
tế quốc dân. Về giáo dục, cấp tốc đào tạo nhân tài và chuyên gia phục
hưng xứ sở, đào luyện một thế hệ trẻ chuyển tiếp đang bị mai một, vì
thế hệ lãnh đạo già thì miệt mài chủ chiến, gây thù theo chủ trương
vọng ngoại đấu-tranh-giai-cấp làm phân hóa và tê liệt cộng đồng dân
tộc, thế hệ đang lên thì bị cuốn hút theo chủ nghĩa kim tiền vì sinh kế
bức bách. Về y tế, giải quyết ưu tiên nạn thiếu nhi suy dinh dưỡng và
biện pháp phòng bệnh ở nông thôn;
6. Bài trừ văn hóa ngoại lai đồi trụy hoặc các ý thức hệ phi dân tộc làm
xáo trộn tình nghĩa và đạo lý Việt Nam. Phát huy nền văn hóa truyền
thống Việt trong tinh thần khai phóng, sáng tạo và dung hóa với mọi
nền văn minh nhân loại. Đề cao ba giá trị tinh thần Nhân, Trí, Dũng
của tổ tiên. Thực hiện công bằng xã hội, nam nữ bình quyền, bình
đẳng tôn giáo, tôn trọng quyền tự trị và đặc thù văn hóa của các dân
tộc ít người cư ngụ trên lãnh thổ nước ta. Bảo vệ quyền lợi ngoại kiều
sinh sống làm ăn ở Việt Nam theo luật định và tinh thần hỗ tương
quốc tế. Bảo đảm quyền lợi và nhân phẩm của người Việt sống ở hải

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 87


ngoại;
7. Tôn trọng lãnh thổ các nước láng giềng. Chủ trương hòa thân, đối
thoại và cộng tác bình đẳng với các nước lân bang trên mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, tôn giáo, xã hội. Chung sức bảo vệ hòa bình, an ninh
và thịnh vượng tại các quốc gia Đông Nam Á. Chung sức với các
quốc gia trong vùng phát huy tính nhân văn Đông phương, như một
Đạo tràng, hầu ngăn chận các Thị trường biến người lao động thành
nô công, hàng hóa;
8. Thể hiện tinh thần hòa hiếu truyền thống và sách lược tâm công trong
chính sách ngoại giao với mọi quốc gia trên thế giới, để tạo thế đối
thoại, cộng tác, tương trợ, đôi bên cùng có lợi nhưng không đánh mất
quốc thể và chủ quyền quốc gia. Bằng phương lược này, tạo cơ hội và
điều kiện đẩy nhanh công cuộc phát triển kinh tế, phát triển công
nghiệp song song với thăng tiến xã hội, hầu kịp bước theo xu thế văn
minh, tiên tiến, cường thịnh tại các quốc gia dân chủ, giàu mạnh trong
thế giới vào đầu thế kỷ XX!
Để tạo điều kiện và cơ sở cho ba nhận định, ba phương pháp đối trị,
và sách lược tám điểm cứu nguy dân tộc trên đây biến thành thực tại, Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất xin kêu gọi chư vị thức giả, đồng bào
các giới, không phân biệt chính kiến hay tôn giáo, đặc biệt chư Tôn giáo
phẩm, các cấp Giáo hội trong và ngoài nước, quý nam nữ Cư sĩ Phật tử,
hãy kết liên với Giáo hội trong nỗ lực hội thoại và biến tâm tư thành hành
động để cho đêm dài khổ ách Việt Nam chấm dứt, rạng đông của kỷ
nguyên mới chiếu sáng trên dải đất hình chữ S này. Giáo hội Phật giáo
Việt Nam Thống nhất cũng thiết tha kêu gọi nhân dân yêu chuộng công lý,
dân chủ trên địa cầu, các Chính phủ, các Trung tâm quyền lực quốc tế, các
tổ chức Nhân quyền, Dân chủ, các tổ chức Công đoàn khắp năm châu hỗ
trợ và hậu thuẫn cho kế hoạch Dân chủ hóa trên đây sớm hiện thực tại Việt
Nam.
Thừa lệnh Hội đồng Lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
Nhất, nay tuyên cáo.

Sài Gòn ngày 21 tháng 2 năm 2001


Sa môn Thích Quảng Độ (Phật lịch 2544)

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 88


Hòa thượng là Tăng thống thứ năm của
GHPGVNTN và là một nhân vật bất ñồng
chính kiến Việt Nam vì các hoạt ñộng ñấu
tranh tự do tôn giáo và nhân quyền.
H.T. ñược trao Giải Nhân quyền
Thorolf Rafto năm 2006 và ñược ñề cử
giải Nobel Hòa bình nhiều lần.
Kể từ 1975, ông liên tục bị chính
Thích Quảng Độ
quyền sách nhiễu, giam cầm, quản chế.

Hiện nay ông ñang bị quản thúc tại Thanh Minh Thiền
Viện ở Sài gòn.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 89


HOÀNG MINH CHÍNH

BẢN TUYÊN BỐ
Khôi phục Sinh hoạt
Đảng Dân chủ Việt nam

Kính thưa quốc dân đồng bào trong nước và hải ngoại,
Kính thưa nhân loại tự do dân chủ toàn cầu,
Tôi là Hoàng Minh Chính, công dân nước Việt Nam, cựu Tổng Thư
ký Đảng Dân Chủ Việt Nam, xin được kính báo sự kiện trọng đại của đất
nước.
Nước Việt Nam từng có bốn ngàn năm văn hiến rạng rỡ. Dân tộc Việt
Nam luôn sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau bất kể thời thế thăng
trầm. Người Việt từng được đánh giá là thông minh, cần mẫn, hiền hoà và
hiếu khách. Non sông Việt nổi tiếng phong phú tài nguyên, có nhiều kỳ
quan thế giới cùng nhiều di tích lịch sử huy hoàng.
Thế chiến II kết thúc, Nhật đầu hàng vô điều kiện ngày 14-8-1945 mở
ra thời kì tuyệt vời cho các thuộc địa giành tự chủ, giải phóng dân tộc.
Nhân dân Việt Nam chớp lấy thời cơ Vàng này ra lời Tuyên Ngôn Độc
Lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 2-9-1945.Rồi sau đó Tổng
tuyển cử tự do bầu Quốc hội đầu tiên đa đảng, lập chính phủ Liên hiệp
Quốc gia năm đảng phái. Tất cả biểu hiện một chính thể dân chủ đa
nguyên. Như vậy, người dân Việt đáng được hưởng cuộc đời ấm no, tự do,
hạnh phúc trong hoà bình. Đáng tiếc thay! Suốt hơn nửa thế kỷ nay, đảng
cộng sản đem áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin hoang tưởng, dùng chuyên
chính vô sản, đấu tranh giai cấp để thực hiện chủ nghĩa xã hội độc hại tại
Việt Nam. Đảng CSVN tự tiện đưa điều 4 vào Hiến pháp nhằm hợp pháp
hoá quyền độc đảng, độc tài, toàn trị của họ. Họ độc quyền báo chí để độc
quyền phát ngôn, lừa dối nhân dân. Họ dùng công an và quân đội để đàn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 90


áp ước nguyện được hưởng tự do dân chủ của nhân dân. Họ đàn áp dân
oan đi đấu tranh đòi lại đất đai, tài sản bị các quan tham cướp đoạt. Họ
biến nhân dân thành thần dân nô lệ, gieo rắc sợ hãi cho mọi người, mọi gia
đình, gây chia rẽ đố kỵ trong nhân dân để dễ bề cai trị. Thậm chí họ gây ra
cảnh nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn vì hệ ý thức cộng sản. Họ cam
tâm bán phần đất đai máu thịt và vùng biển chiến lược cho Bắc triều để
được hỗ trợ trị vì trong nước họ làm tất cả những điều xấu xa, tàn bạo
nhằm mục tiêu duy nhất là củng cố quyền lực chính trị đặng vơ vét đầy túi
tham, hưởng sung sướng an nhàn trên mồ hôi, xương máu nhân dân.
Ngày hôm nay xã hội Việt nam đang trong tình trạng bi thảm, đạo
đức bị băng hoại suy đồi, tham nhũng tràn ngập từ cơ sở lên tận bộ máy
hành pháp, chấp pháp trung ương ngày càng trầm trọng, vô phương cứu
chữa. Lòng dân đồ thán, giới trẻ mất niềm tin vào tương lai tiền đồ, tủi
nhục trước thế giới văn minh.
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân, cội nguồn của mọi cội nguồn tất
cả tình cảnh bi thảm đó là do độc đảng CSVN thoán quyền nhân dân, thiết
lập nền độc tài, tập quyền, chuyên chế, toàn trị, ngồi trên đầu trên cổ quốc
dân, đồng bào.
Những điều khái quát như trên không có gì mới lạ. Đó là cảnh ngộ
của nhiều người dân, nhiều gia đình đang bức xúc lâu nay. Các tờ rơi thay
báo chí tự do ngôn luận đã từng lên tiếng ba thập kỷ nay, nhưng đảng
CSVN không hề quan tâm, không hề đối thoại. Họ không thể phản bác
đươc sự thật hiển nhiên, phi nhân tính, phi pháp, tàn bạo đang phơi bày
khắp chốn, khắp nơi trước mắt bàn dân thiên hạ.
Các nhân sĩ trí thức, các vị lão thành cách mạng, các cựu chiến binh
lo âu, bàn luận sôi nổi, lên tiếng phê phán công khai. Các chính khách và
các vị chức sắc các tôn giáo khắc khoải cho nhân quyền và tự do tôn giáo
không ngừng lên tiếng quyết liệt, đề ra các lộ trình 7, 8, 9 điểm như những
cương lĩnh hành động được dư luận rộng rãi nhiệt liệt hoan nghênh. Các
phong trào dân chủ và hội đoàn đảng phái liên kết nhau thành mặt trận
rộng lớn, sôi sục tìm đường cứu nước bằng các cương lĩnh chính trị và biện
pháp đấu tranh hòa bình, bất bạo động. Dân oan từ nam chí bắc hàng ngàn,
hàng vạn người lũ lượt kéo nhau tới thủ đô đâm đơn khiếu kiện tới các cơ
quan trung ương nhà nước, đồng thời gửi cho LHQ và đưa lên Internet.
Công nhân đấu tranh đình công, bãi công hàng trăm ngàn người, đòi tăng
đồng lương thấp kém, đòi bảo hiểm xã hội, đòi lập công đoàn tự do. Tiểu
thương nhiều chợ bãi thị, đi khiếu kiện; sinh viên, học sinh lên tiếng đòi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 91


cải thiện chương trình, phương pháp giảng dạy-học tập-thi cử, yêu cầu có
công ăn việc làm sau khi tốt nghiệp. Nông dân là tầng lớp chiếm tuyệt đại
dân số, nhiều nơi bị chiếm đoạt ruộng nương, vườn tược, nhà cửa làm các
dự án sân gôn, khu chế xuất, khu vui chơi giải trí, v.v... làm cho họ thất
nghiệp vì bị mất ruộng đất, hoặc không được đền bù thoả đáng, tập hợp tại
thôn xóm quê hương, chống lại quyết liệt việc giải toả, thậm chí dẫn tới xô
xát đổ máu với công an và quân đội điều tới đàn áp.
Một bầu không khí phẫn nộ, sục sôi đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi
cải thiện dân sinh, chống áp bức bóc lột, đang như nồi súp-de không có
van xì thoát sẽ phát nổ bất kể lúc nào.
Đảng CS và nhà nước XHCN đang lâm vào một nền chính trị bế tắc,
một đường hầm không lối thoát. Chính vì đảng CS vẫn ngoan cố duy trì
chủ nghĩa Mác-Lênin làm hệ tư tưởng chủ đạo để xây dựng chủ nghĩa xã
hội - một hình mẫu xã hội hoang tưởng và man rợ, chống lại loài người -
như Nghị Quyết số 1481 của Quốc hội Âu châu ngày 25-1-2006 đã “lên án
Chủ nghĩa Cộng sản là tội ác chống nhân loại”. Để thực thi cái hình thái xã
hội phi nhân tính, đối nghịch với nguyện vọng và quyền lợi của quốc dân,
đảng CS phải dùng những chính sách lừa phỉnh kết hợp với đàn áp khốc
liệt nhân dân--là con đường tự sát của chính mình. Nguyên lý này chính
người sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định và thực tiễn tan rã
của hệ thống XHCN Âu châu là minh chứng hùng hồn.
Đảng Dân Chủ Việt Nam, ra đời ngày 30 tháng 6 năm 1944, xuất thân
từ Phong trào sinh viên yêu tự do dân chủ thời Pháp thuộc đi tìm đường
cứu nước. Đảng Dân Chủ Việt Nam (Đảng DC) liên kết ngay từ ngày đầu
với các trí thức báo Thanh Nghị thành đảng của giới trí thức dân chủ cấp
tiến. Đảng DC đứng trong hàng ngũ Việt Minh, tham gia tổng tuyển cử tự
do bầu Quốc hội đầu tiên đa đảng ngày 6-1-1946, tham gia Chính phủ Liên
hiệp Quốc gia gồm 5 đảng phái chia nhau 12 bộ, rồi tham gia kháng chiến
chống thực dân Pháp cùng đảng CS và đảng Xã hội.
Chặng đường chiến đấu cho độc lập dân tộc gắn bó chiến hữu giữa
hai đảng Dân Chủ và Cộng Sản gần nửa thế kỷ tưởng chừng keo sơn. Ngờ
đâu năm 1988 đảng DC bị người anh kết nghĩa là đảng CS lừa mua chuộc
được ông Tổng Thư ký cuối cùng của Đảng DC (ông NXY - Ks Nông học)
và một nhóm đảng viên DC đứng ra “tuyên bố Đảng DC tự giải thể (năm
1988) với lý do đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử”.
Tuy nhiên ngay hồi bấy giờ có một số cán bộ đảng viên dân chủ, kể
cả vài cán bộ cấp cao CS cấp tiến, biết trước “âm mưu giải thể” đen tối đó

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 92


nên đã lên tiếng công khai tuyên bố “chống giải thể Đảng DC”. Dư luận
rộng rãi bấy giờ đều biết rõ đó là chủ trương của trung ương ĐCS. Trong
số đảng viên dân chủ cương quyết “chống giải thể” gồm có phó Tổng Thư
ký đảng DC luật gia Đỗ Đức Dục, bí thư thành uỷ Dân Chủ Đảng Hà Nội
bác sĩ Trần Nam Tiến, cựu Tổng Thư ký đảng DC Hoàng Minh Chính, và
một số khá đông cán bộ đảng viên DC khác đều là những trí thức tên tuổi
tại Hà Nội.
Ngày nay, tại thế kỷ 21 thiên niên kỷ mới, xét trên các bình diện thực
tiễn, tri thức, pháp lý và đạo lý nhân văn, nhân dân Việt Nam đã trưởng
thành. Toàn quốc toàn dân sôi nổi, thiết tha mong mỏi nền dân chủ tự do,
không chấp nhận sự chăn dắt áp đặt, tủi hổ, bi thảm như suốt 60 năm qua.
Với những tiếng nói đanh thép như vị nguyên thẩm phán toà án Nhân
dân Tối cao, luật sư lão thành kỳ cựu Trần Lâm, 80 năm tuổi đời và 59
năm tuổi đảng trong bức tâm thư gần hai chục trang gửi cho Đại hội X đã
nói lên những điều bức xúc nhất chắt lọc từ đại chúng quốc dân. Ông khái
quát và nhấn mạnh: “Suy cho cùng, độc đảng sẽ đưa đến độc quyền, mọi
độc quyền đều đưa đến tha hoá, đó là căn bệnh mãn tính, là bệnh hiểm
nghèo với vẻ bề ngoài như ổn định, yên bình nhưng cái chết được báo
trước... Tôi tin rằng không có phép mầu nào cả... Việc thiết lập thể chế đa
đảng, là việc làm không thể dừng được... Không có con đường nào khác.
Cả thế giới một đường, một mình ta một đường thì thật là quá lạ, mà cái
hướng của ta lại mù mờ... Thiết lập thể chế đa đảng là việc làm sáng suốt,
một sự lựa chọn đúng đắn. Lý luận về đa nguyên là trí tuệ của nhân loại, là
thành quả sự phát triển của loài người. Ta học là bài học của nhân loại...”
Luật sư Nguyễn Văn Đài (Thiên Ân Law Office - 10 Đoàn Trần
Nghiệp, Hà Nội) trong bài “Quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam” biện
luận vững vàng trên các bình diện lịch sử đã từng có ở Việt Nam. Còn trên
bình diện Hiến pháp và luật pháp “Quyền tự do thành lập đảng ở Việt
Nam” cũng rất hợp hiến và hợp pháp đúng như các dẫn chứng của Ls. Đài.
Đồng bào hải ngoại đã lên tiếng quyết liệt, kịp thời phê phán sâu sắc
đường lối phản dân hại nước của chính quyền CS Hà Nội và yểm trợ mạnh
mẽ, rất hữu hiệu là trợ lực vô giá cho phong trào đấu tranh gian lao quốc
nội.
Dư luận quốc tế đã không ngừng lên án chính quyền Hà Nội vi phạm
nghiêm trọng nhân quyên và tự do tôn giáo. Hoa Kỳ là nước nhiệt tình
nhất. Nhiều nghị quyết của Quốc hội, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu
chính quyền CSVN tôn trọng các công ước quốc tế và các ký kết giữa Việt

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 93


Nam với Mỹ về nhân quyền. Điển hình như năm 1994, Lưỡng Viện Quốc
Hội Hoa Kỳ thông qua Nghị Quyết Chung lấy ngày 11 tháng 5 mỗi năm là
Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam. Nghị quyết này đã được Tổng thống
Hoa Kỳ phê chuẩn và ban hành để trở thành Luật Công Pháp ngày 25-5-
1994 (số 103.258) với nội dung yêu cầu chính phủ Hà nội thực thi nhân
quyền, tự do tín ngưỡng, phóng thích các tù nhân chính trị, bãi bỏ chế độ
độc đảng, tổng tuyển cử tự do, công bằng, có giám sát của LHQ, theo
chuẩn mực công pháp quốc tế.
Ngoài Hoa Kỳ thì Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu cũng rất nhiệt tình
ủng hộ các đấu tranh đòi tự do dân chủ ở Việt Nam trong nhiều dịp. Điển
hình như Quốc hội EU phê phán mạnh mẽ chính quyền cộng sản Hà Nội,
và “lên án CNCS là tội ác chống nhân loại” (Nghị Quyết Quốc hội EU,
1481, ngày 25-1-2006). Tiếng nói của các tổ chức nhân quyền quốc tế, các
tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức báo chí quốc tế không biên giới,
và nhiều tổ chức quốc tế khác luôn lên tiếng ủng hộ các cuộc đấu tranh đòi
tự do dân chủ ở Việt Nam.
Đại hội Dân chủ Thế giới lần thứ Tư họp bốn ngày từ mồng 2 tới 5-4-
2006 tại Istanbul thủ đô Thổ Nhĩ Kì, có 600 chiến sĩ dân chủ từ 125 nước
tới dự. Đại hội chia 4 tiểu ban bàn tất cả các chủ đề về nhân quyền, tự do
tôn giào, các vấn đề kinh tế, văn học, giáo dục, y tế, xã hội v.v… của các
nước đang phát triển. Đại hội đã để ngày cuối cùng vinh danh 2 chiến sĩ
dân chủ Việt Nam kiên cường là Hoà thượng Thích Quảng Độ và ông
Hoàng Minh Chính. Qua đó Đại hội Dân chủ Thế giới xác tín, ca ngợi
nhân dân Việt nam đấu tranh kiên trì anh dũng suốt nửa thế kỉ qua vì tự do
dân chủ hoá đất nước.
Tất cả những cử chỉ quốc tế vô tư, cao quý nêu trên là sức mạnh vô
giá hỗ trợ cho sự nghiệp đấu tranh vì Dân Chủ Hoá, Đa Nguyên Đa Đảng
ở Việt Nam.
- Nay căn cứ toàn bộ tình hình thực tiễn và khát vọng cháy bỏng của
quốc dân đồng bào trong nước và hải ngoại;
- Chiếu theo Hiến pháp Việt Nam năm 1946 các điều luật cơ bản:
Điều thứ 1, Điều thứ 6, Điều thứ 7, Điều thứ 10 – ghi rõ “Công dân Việt
Nam có quyền tự do tổ chức và hội họp”;
- Chiếu theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc - Luật Quốc Tế Nhân
Quyền bao gồm những điều khoản nhân quyền trong Hiến Chương Liên
Hợp Quốc (1945); Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) và Phụ Đính

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 94


Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1998); Công Ước Quốc Tế về Những
Quyền Dân Sự và Chính Trị (1966) và Công Ước Quốc Tế về Những
Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hoá (1966).
- Chiếu theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc điều 2.2 quy định “Tất cả
các nước thành viên Liên Hợp Quốc phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ
đảm nhận chiếu theo Hiến Chương này.” Việt Nam là một thành viên LHQ
có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực thi.
- Chiếu theo Bản Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
(LHQ-1998) có nhấn mạnh “Quyền Tự Do Hội Họp và Tự Do Lập Hội
(Right of Assembly and Freedom of Association)”.
Nhân dân Việt nam đã từng có danh ngôn: “Ý dân là Ý trời!”Ý dân là
thiết lập nền Dân chủ Đa nguyên, Nhà nước Của Dân – Do Dân – Vì Dân
đích thực từ nay!!!
Trước tất cả những dẫn chứng pháp lý và đạo lý đanh thép kể trên,
Tôi công dân Việt Nam Hoàng Minh Chính, với tư cách cựu Tổng Thư Ký
Đảng Dân Chủ Việt Nam trịnh trọng tuyên bố
• Khôi phục sinh hoạt Đảng Dân Chủ Việt Nam từ ngày hôm nay, Thứ
Năm, mồng 1 tháng 6 năm 2006, Thế kỷ XXI, Thiên Niên Kỷ Mới.
• Tên gọi tắt: Đảng Dân Chủ (XXI) - lấy cột mốc thế kỷ XXI làm dấu
son lịch sử của Đảng.
Kính thưa quốc dân đồng bào,
Kính thưa nhân loại tự do dân chủ toàn cầu,
Đảng Dân Chủ (XXI) là Đảng DC kiểu mới Thế Kỷ XXI, coi toàn
thể quốc dân đồng bào là lực lượng cơ bản nhất, là sức mạnh vô địch của
mình để thực thi mục đích tối thượng TỰ DO DÂN CHỦ HOÁ ĐẤT
NƯỚC. Các mục tiêu cụ thể, là: Thực thi tất cả các quyền tự do dân chủ
mà Hiến Chương LHQ và các Công Ước Quốc Tế đã công bố; thực thi đầy
đủ nền dân chủ đại nghị, đa nguyên đa đảng, tự do báo chí, xuất bản tư
nhân, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tam quyền phân lập, sở
hữu tư nhân, kinh tế thị trường tự do, tự do xuất nhập cảnh, tự do đi lại cư
trú, bảo đảm giáo dục hiện đại, an sinh toàn dân.Đó là khát vọng khôn
nguôi của suốt 60 năm qua toàn dân chờ đợi.
Đảng Dân Chủ (XXI) khơi nguồn sức mạnh của mình từ những
bùng nổ cách mạng khoa học kỹ thuật tin học, vi tính-viễn thông, sinh học,
khoa học về phức tạp; trào lưu tự do dân chủ hoá mạnh mẽ toàn nhân loại,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 95


toàn cầu hoá thương mại và trên tất cả các bình diện đời sống xã hội loài
người.
Phương pháp đấu tranh của Đảng là bất bạo động, hoà bình đối
thoại, bình đẳng, bao dung, cùng nhau xây dựng xã hội tự do dân chủ, an
bình, hạnh phúc, đích thực Của Dân-Do Dân-Vì Dân. Liên kết toàn thể
quốc dân đồng bào trong nước và hải ngoại, tất cả các đảng phái hội đoàn,
các phong trào dân chủ, các tôn giáo, các sắc tộc thành một mặt trận rộng
lớn nhất, một sức mạnh tổng hợp hoá giải mọi lực cản để chấn hưng đất
nước.
Đảng Dân Chủ (XXI) mang tính nhân bản, nhân dân, đại
chúng, tự do dân chủ triệt để. Vì vậy đảng kết nạp đảng viên là tất cả
những người Việt nào tán thành mục đích tối thượng Tự Do Dân Chủ và
các mục tiêu cụ thể kể trên; nhất thiết không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
giới tính, thành phần xã hội, chính kiến riêng (ngoại trừ tư tưởng tuyên
truyền chiến tranh, hằn thù dân tộc), bất kể những ai có đức tính trung
thực, minh bạch và trong sáng với lý tưởng Tự Do Dân Chủ, và được dân
chúng giám sát. Ngoài ra không có một điều kiện nào khác cả.
Kính thưa đồng bào trong nước và hải ngoại,
Kính thưa nhân loại tự do dân chủ toàn cầu,
Đảng Dân Chủ (XXI) tha thiết kêu gọi sự ủng hộ mạnh mẽ của quí
Vị!
Chúng tôi cầu mong sự kiểm tra thường xuyên của quý Vị đối chiếu
lời nói với việc làm của từng đảng viên chúng tôi, cũng như của toàn Đảng
Dân Chủ (XXI) và thẳng thắn phê bình chỉ bảo cho!
Chúng tôi xin hứa đem hết lòng thành, tâm sức thực thi lý tưởng cao
quý:
TẤT CẢ VÌ TỰ DO, DÂN CHỦ, HẠNH PHÚC CỦA TOÀN
DÂN!!!
Xin trân trọng cảm ơn.

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2006

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 96


HOÀNG MINH CHÍNH
Cựu Tổng Thư ký ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM 

Ông tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, vào


Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.
Ông từng nắm nhiều nhiệm vụ quan
trọng ở chế ñộ miền Bắc trước ñây: Tổng
thư ký Đảng Dân chủ Việt nam, Phó chủ
nhiệm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Viện
trưởng Viện Triết học Mác-Lênin.
Năm 1967, ông bị Đảng Cộng sản
(ngã về phía Trung Quốc) khai trừ, vì bị
cho rằng thuộc vào thành phần xét lại
Hoàng Minh Chính thân Liên Xô, và cải tạo cho ñến năm
(1920-2008) 1973.

Năm 2006, ông tuyên bố phục hoạt Đảng Dân chủ với
tên mới là Đảng Dân chủ (XXI).
Đời ông là một ñiển hình của nhiều ñảng viên Đảng
Cộng sản lão thành: Vì yêu nước nên vào Đảng CS ñể
chống thực dân, thấy Đảng ñộc tài nên lên tiếng ñưa ñến tù
tội, khi Đảng không còn phục vụ cho quyền lợi dân tộc nữa
thì công khai tranh ñấu cho dân chủ.


Nguồn: http://www.ddcvn.info/

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 97


HOÀNG XUÂN ĐÀI

Dân chủ và Phát triển

Phát triển-trước, dân chủ-sau hay dân chủ-


trước, phát triển-sau?
Từ gần nửa thế kỷ nay, trường phái ‘phát triển-trước, dân chủ-sau’ có phần
được nhiều tín đồ vì họ cho rằng phát triển sẽ tạo các điều kiện cho dân
chủ, sẽ giúp gia tăng số người biết đọc biết viết, thành hình một giới trung
lưu, và nuôi dưỡng những cách cư xử có tính toàn cầu (cosmopolitan),
những tiền đề cho dân chủ. Ngoài ra, chủ trương này thích hợp với những
đòi hỏi của tình thế--Chiến tranh Lạnh--các nước giàu mạnh phương Tây
ủng hộ và viện trợ các quốc gia chuyên quyền vì không muốn các nước
này rơi vào quỹ đạo của Liên bang Xô viết.
Chủ trương này được tiếp tục đề cao khi không còn Chiến tranh Lạnh
vì các thành tựu kinh tế tại các nước chuyên quyền tại châu Á như
Singapore, Nam Dương, Đại Hàn, Đài Loan và gần đây hơn Trung Quốc.
Giáo sư János Kornai, chuyên gia về chuyển đổi kinh tế từ hệ thống
xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa, với những kinh nghiệm sống trong
quá trình chuyển đổi tại các nước cựu cộng sản Đông Âu, là người bào
chữa cho chủ trương ‘Phát triển-trước, dân chủ-sau’. Phần một của bài viết
sẽ trình bày quan điểm của Kornai.
Amartya Sen, giải Nobel kinh tế học, là trạng sư rất nhiệt thành với
chủ trương ‘dân chủ-trước, phát triển-sau’. Phần hai của bài viết trình bày
quan điểm của Amartya Sen cùng những dữ kiện thống kê biện hộ cho chủ
trương ‘dân chủ-trước, phát triển-sau’ của Joseph T. Siegle, giáo sư đại
học Maryland, Michael M. Weinstein, giám đốc Policy Planning and
Research tại Robin Hood Foundation, Morton H. Halperin, giám đốc Open
Society Policy Center và phó chủ tịch Center for American Progress, đồng
tác giả cuốn How Democraties promote Prosperity and Peace.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 98


Việt Nam hiện nay là một người học trò của giáo sư János Kornai, với
một số thành tựu, nhưng sẽ gặp khó khăn. Phần ba của bài viết trình bày
một số quan điểm giải thích tình trạng này.

1. Phát triển-trước, dân chủ-sau


Giáo sư János Kornai sinh tại Budapest, tốt nghiệp hai bằng tiến sĩ
kinh tế năm 1961 và khoa học năm 1965. Sau khi được mời giảng dạy tại
một số trường đại học tại châu Âu và Mỹ, ông là giáo sư kinh tế học tại đại
học Harvard từ năm 1986.
Kornai được giới chuyên môn về kinh tế chuyển tiếp (từ xã hội chủ
nghĩa sang tư bản chủ nghĩa) biết đến rất nhiều. Không một cuốn sách nào
đề cập đến vấn đề này mà không quy chiếu về những đóng góp đáng kể
của Kornai. Ông đã viết và xuất bản khoảng 15 cuốn sách, được dịch ra
nhiều thứ tiếng. Gần đây, cuốn Road to a Free Economy đã được dịch ra
tiếng Việt [1]. Nếu người ta có thể xem nền kinh tế chuyển tiếp là một môn
học riêng biệt, thì János Kornai được coi như là người sáng lập.
Ít nhất có hai lý do khiến cho những tác phẩm của János Kornai làm
người ta chú ý, ngoài lý do đó là những sách đọc bắt buộc cho những nhà
nghiên cứu, cố vấn cho các chính phủ và làm việc về kinh tế chuyển đổi.
Lý do thứ nhất là nhiều chuyên gia dường như hiểu những mục tiêu của
các nước muốn chuyển đổi, những điều cần thiết phải làm để thiết lập một
nền kinh tế tự do, nhưng họ không nhận thức thấy một cách đầy đủ tình
trạng xuất phát của các nước này. János Kornai, dù sao, rất hiểu biết hệ
thống xã hội chủ nghĩa từ bên trong, như nhan đề của một số sách của ông
ta đã minh hoạ. Vào năm 1959, ông đã cho xuất bản cuốn 'Siêu trung ương
tập quyền trong quản trị kinh tế’ (Overcentralization in Economic
Administration), được tái bản lần thứ hai vào năm 1994. Năm 1980, ông
hoàn thành cuốn ' Kinh tế thiếu hụt’ (Economics of shortage). Hai cuốn
sách này nắm bắt được những nét đặc trưng của hệ thống xã hội chủ nghĩa,
và sau đó, vào năm 1992, soạn thảo cuốn 'Hệ thống Xã hội chủ nghĩa’ (The
Socialist System) [2].
Các cuốn sách của Kornai cho phép tìm hiểu một cách rõ ràng và thấu
đáo quá trình chuyển đổi. Từ khi sự chuyển đổi bắt đầu tại các nước Trung
và Đông Âu, và ngay cả trước đó, những phân tách của Kornai đã làm sáng
tỏ một điều: sự chuyển đổi là một quá trình thay đổi thể chế, đặc biệt để
khuyến khích sự phát triển hữu cơ của khu vực tư. Gần với ba chủ trương
'giải tư, tự do hoá và ổn định (privatization, liberalization, stabilization)'

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 99


của IMF trong khuyến cáo cho các nước đang phát triển muốn được IMF
hỗ trợ, Kornai nhấn mạnh tầm quan trọng chủ yếu của đường lối 'cứng rắn
hoá sự kiềm chế ngân sách (hardening the budget constraints)' của các
công ty. Bên bờ vực của cuộc cách mạng nhung tại Trung và Đông Âu,
Kornai đã cho ra cuốn sách 'Con đường đi tới nền kinh tế tự do, Thay đổi
từ một hệ thống xã hội chủ nghĩa’ (The road to a Free Economy- Shifting
from a Socialist System). Các chuyên gia UNDP Việt Nam cho rằng, có lẽ
điều quan trọng nhất là những cuốn sách của Kornai không những chỉ dạy
cho các cố vấn kinh tế thị trường về những chuyển đổi từ kinh tế xã hội
chủ nghĩa sang kinh tế thị trường, mà còn có giá trị rất lớn cho các nhà
hoạch định chính sách của các nước xã hội chủ nghĩa.
Kornai hiểu rõ những đặc trưng đã ăn sâu vào chủ nghĩa xã hội cũng
như quen thuộc với thuật ngữ của nó, do đó ông ta là cố vấn ưu tú và người
tranh luận thú vị trong phạm trù này đối với các nước xã hội chủ nghĩa
muốn đi vào con đường chuyển đổi, như Việt Nam chẳng hạn.
Trong bài viết 'Chuyển đổi hệ thống từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản
chủ nghĩa có nghĩa gì và không có nghĩa gì' [3], Kornai đã đưa ra một số
điểm rất đáng quan tâm.
Hai chủ nghĩa này được xem như đã ngự trị thế giới trong suốt thế kỷ
20. Tuy nhiên, nhận định này tự nó không hiển nhiên và thường chạm trán
với ba lý luận chống đối.
Chống đối thứ nhất cho rằng đề cập đến xã hội chủ nghĩa dọc theo, và
hầu như song song với tư bản chủ nghĩa là quá đáng và không biện hộ
được. Nhìn dưới góc độ lịch sử thế giới, xã hội chủ nghĩa chỉ hiện diện
trong một thời gian chuyển tiếp rất ngắn, như một lầm lạc giai đoạn trong
tiến trình những biến cố lịch sử. Quan điểm này có thể xem là đúng đối với
các sử gia trong khoảng 200 năm về sau, nhưng đấy không phải là cách
nhìn của những người sống trong thế kỷ 20. Sự thành lập, sự tồn tại và sự
sụp đổ toàn bộ của chủ nghĩa xã hội đã để lại những vết nhơ, những đau
khổ sâu đậm và kinh hoàng trong thế kỷ này. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã
sống dai dẳng trong một thời gian khá dài và sẽ còn dai dẳng trên một quy
mô rộng lớn tại Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới. Liên
bang Xô viết đã được xem như là một siêu cường, với một sức mạnh quân
sự khủng khiếp. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã đè nặng không những trên
hàng trăm triệu người ở dưới quyền thống trị của nó, mà còn ảnh hưởng
trên phần còn lại của nhân loại.
Quan điểm chống đối thứ hai: tại sao chỉ có hai hệ thống? Có thể nói

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 100


đến một hệ thống thứ ba, không xã hội cũng không tư bản? Ở đây Kornai
không đặt câu hỏi có nên ao ước thiết lập một loại hệ thống thứ ba. Thế kỷ
21 hay 22 có thể sẽ đem đến một cái gì, nhưng điều chắc chắn là thế kỷ 20
đã không thấy sự xuất hiện rõ ràng của một hệ thống thứ ba.
Quan điểm chống đối thứ ba đào sâu hơn quan điểm thứ hai, nhưng
theo một chiều hướng khác. Tại sao chỉ có một hệ thống xã hội chủ nghĩa?
Thật vậy, hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Liên bang Xô viết dưới thời Stalin
khác với thời Khrushchev, cả hai đều khác xã hội chủ nghĩa Hung dưới
thời János Kádár hoặc xã hội chủ nghĩa Ba Lan dưới thời Gomulka, Gierek
và Jaruzelski. Cũng tương tự, tại sao chỉ nói đến một hệ thống tư bản bao
gồm những chỉnh hợp hiện tại tại Hoa Kỳ và Thuỵ Điển?
Những câu hỏi trên đây đề xuất những vấn đề căn bản về giải thích và
phân loại. Kornai đề nghị dùng từ ‘hệ thống’ như một khái niệm có tính
bao hàm toàn diện và toàn thể, và chấp nhận mỗi hệ thống tồn tại như là sự
biểu lộ có tính đặc trưng lịch sử của nhiều loại khác nhau.
Cái khuôn khổ của quan niệm ‘hệ thống’ trên được coi là chấp nhận
được khi thoả mãn được ba điều:
a/ Những biểu lộ có tính lịch sử của chủ nghĩa tư bản với những đặc
thù chung, do đó chúng có thể hiểu một cách hợp lý như là những biến thể
của cùng một hệ thống. Một cách tương tự, chủ nghĩa xã hội cũng có thể
xem như vậy.
b/ Những thuộc tính cơ-bản-có-tính-đặc-trưng-hệ-thống (basic
system-specific attributes) với tầm quan trọng đủ để ảnh hưởng một cách
sâu đậm trên thực tại xã hội, chính trị, kinh tế, văn hoá và đời sống hàng
ngày.
c/ Những thuộc tính cơ-bản-có-tính-đặc-trưng-hệ-thống cung cấp các
tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt hai hệ thống lớn.
Sau những rào đón trên, Kornai định nghĩa những thuộc tính cơ-bản-
có-tính đặc-trưng-hệ-thống của hai chủ nghĩa xã hội và tư bản theo hai mô
hình sau đây:
Trong các mô hình này, để phân loại những đặc tính chủ yếu của hai
hệ thống, cách tiếp cận của Kornai mang tính xác thực chứ không tiêu
chuẩn. Cụm từ 'xã hội chủ nghĩa' không phải là một tổ chức xã hội tưởng
tượng mà những người tin tưởng vào hệ tư tưởng này mong muốn áp dụng.
Đó là sự hình thành có tính lịch sử đã tồn tại trên 26 nước tự gọi là xã hội
chủ nghĩa, được xem là ‘xã hội chủ nghĩa hiện hữu’. Một cách tương tự,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 101


đáng lẽ cộng lại tất cả những đặc tính mà các người binh vực cho chủ
nghĩa tư bản tưởng rằng đáng khát khao, phần thứ hai của mô hình đưa ra
những nét chính có thể nhận thấy được trong ‘tư bản chủ nghĩa hiện hữu’.
Một cách cố tình, Kornai không muốn dùng những mô tả chi tiết, thịt
rơi máu chảy của từng hệ thống, mà chỉ muốn mô tả đặc điểm tối thiểu có
thể xem là cần và đủ cho những hệ thống hiện đại và có thể quan sát được
trong lịch sử thao tác của xã hội hay tư bản chủ nghĩa. Kornai chú trọng
đến những thuộc tính cơ-bản-có-tính đặc-trưng-hệ-thống để phân biệt hai
hệ thống.
Ba khối đầu của mô hình tổng kết những điểm đặc trưng cơ bản của
mỗi hệ thống: những biểu thị đặc điểm của quyền lực chính trị, sự phân
phối quyền tư hữu và những cơ chế điều phối áp đảo của hệ thống. Khi các
khối này đã định vị, chúng sẽ quyết định một cách mạnh mẽ đến đến
những quyền lợi, động cơ và các ứng xử của những người tham gia (dân
cư, xí nghiệp, cơ quan chính phủ,...), và những đặc trưng mang tính đặc
thù hệ thống này được mô tả trong khối 4. Khối 5, tầng nông nhất của hệ
thống, mô tả những tính đều đặn đặc thù hệ thống và các hiện tượng kinh
tế cố hữu như là kết quả của các tương tác của các tầng sâu hơn (các khối
4, 3, 2, và 1).
Sự cứu xét những điểm đặc-trưng-cơ-bản-hệ-thống có thể trả lời câu
hỏi được đặt ra một cách thường xuyên là sự chuyển đổi hệ thống bắt đầu
và kết thúc ở đâu? Quá trình chuyển đổi bắt đầu khi xã hội thay đổi vị trí
từ các đặc-trưng-cơ-bản của hệ thống xã hội chủ nghĩa được mô tả trong
các khối 1, 2 và 3 và kết thúc khi xã hội đạt đến hình thể của các khối 1, 2
và 3, đặc trưng của tư bản chủ nghĩa. Ngoài ra, tình trạng thay đổi phải
được bám rễ và không thể đảo ngược lại.
Cần phải quan tâm đến một số khác biệt về bản chất và mức độ. Có
những chuyển đổi nhỏ nhưng quan trọng vì đó là những chuyển đổi có tính
hệ thống, trong khi đó nhiều chuyển đổi lớn nhưng không có tính hệ thống,
tầm ảnh hưởng sẽ không quan trọng. Chẳng hạn, phá giá đồng bạc không
có tính hệ thống, nhưng việc đưa đồng bạc trở thành đổi được (convertible)
trên thị trường quốc tế có tính hệ thống. Sự giảm thiểu một số giường bệnh
tại nhà thương không có tính hệ thống, trái lại cho phép y sĩ hành nghề như
là y sĩ gia đình là một sự thay đổi có tính hệ thống.
Ngoài ra, cần phải phân biệt bản chất của hai sự chuyển đổi. Sự
chuyển đổi sang xã hội chủ nghĩa do đảng cộng sản áp đặt lên xã hội với
bạo lực, khi cướp được chính quyền. Nó thanh toán những đối lập chính trị

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 102


và đàn áp chống đối. Các đảng cộng sản khi nắm quyền đã có một cái nhìn
về xã hội, kinh tế và văn hoá mà họ muốn tạo dựng: một hệ thống loại trừ
quyền tư hữu và thị trường, thay vào đó là sở hữu nhà nước và kế hoạch
hoá. Cái nhìn này mang nặng tính độc quyền tư tưởng, do đó mọi tình
trạng thân chủ nghĩa tư bản sẽ bị đàn áp. Đó là một ‘chương trình gen
(genetic program)’ của xã hội chủ nghĩa đã được cấy vào cơ thể sống của
xã hội, những lực tự phát sẽ thao tác trong xã hội. Hệ thống sẽ tự hoàn
thành và loại bỏ những cơ chế và tổ chức kỵ với nó. Nó có số khá lớn kẻ đi
theo, đề ra và thi hành các mệnh lệnh để thực hiện những đề cương vĩ đại.
Trái lại, tư bản chủ nghĩa không cần được áp đặt trên xã hội. Chỉ cần
tháo gỡ một số rào cản đi đến tư bản chẳng hạn bãi bỏ những định chế cấm
quyền tư hữu, cấm tư doanh, cấm giải tư... thì sớm muộn gì tư bản sẽ có
thể bắt đầu phát triển, tuy rằng sẽ chậm hơn sự chuyển đổi sang xã hội chủ
nghĩa.
Một thí dụ điển hình diễn tả sự khác biệt giữa hai chuyển đổi. Dưới
thời Stalin, chính sách tập thể hoá nông nghiệp đã được áp đặt trên nông
dân bằng bạo lực, trái lại chính sách nông nghiệp tại Trung Quốc dưới thời
Đặng Tiểu Bình bằng các điều chỉnh và biện pháp khuyến khích nông dân
khai thác một cách cá thể các ruộng đất của công xã, đã giúp chính sách
này trở thành một sáng kiến thành công trên một quy mô rộng lớn.
Về mặt bản chất chính trị của các chuyển đổi, có ba loại thay đổi từ
xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa:
- Loại 1: Chế độ độc tài cộng sản được thay thế bằng một chế độ độc
tài chống cộng. Điều đó đã xảy ra vào năm 1919, với sự sụp đổ của chế độ
Cộng hoà Xô viết Hung của Béla Kun và thay vào đó là chế độ khủng bố
trắng. Chế độ xã hội chủ nghĩa non yếu, nửa vời của Allende nước Chí Lợi
(Chile) đã bị thay đổi bằng một cuộc đảo chính quân sự bởi Pinochet, đã
áp đặt một triều đại khủng bố trong nhiều năm trước khi quyền lực chính
trị phần nào được dân chủ hoá sau khi tư bản chủ nghĩa thiết lập trở lại và
củng cố. Một cách tương tự, chế độ độc tài áp đặt bởi Liên bang Xô viết tại
Afghanistan đã được thay thế bằng một chế độ độc tài chống cộng và thần
quyền.
- Loại 2: Đó là những cuộc 'cách mạng nhung' đã xảy ra tại nhiều
nước Đông Âu, không có giai đoạn khủng bố chống cộng. Chế độ dân chủ
đã được xây dựng từ những đổ vỡ của chế độ chính trị cũ. Các nước này đã
thành lập các cơ chế dân chủ hoặc đã có những bước tiến đáng kể trong
việc xây dựng dân chủ.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 103


- Loại 3: Đây là trường hợp xảy ra tại Trung Quốc và có thể Việt
Nam. Các đảng cộng sản thay đổi từ bên trong, xuyên qua một chuyển đổi
từ một lực lượng chính trị chống tư bản chủ nghĩa một cách sắc cạnh và
tàn nhẫn sang một lực lượng chính trị thân tư bản chủ nghĩa, một cách che
đậy nhưng như chưa bao giờ có thành kiến. Có hiện tượng thâm nhập giữa
đảng cộng sản từ trung ương và đặc biệt cơ sở và tầng lớp xã hội chỉ đạo
của kinh doanh cá thể. Người ta thường thấy những cán bộ của đảng kinh
doanh trong khi vẫn giữ một chức vụ trong đảng. Hoặc có thể một kịch bản
khác xảy ra: thủ trưởng một công ty quốc doanh hay một giám đốc-chủ
nhân một công ty cá thể có thể thành bí thư của tổ chức đảng. Nếu chính
những người lãnh đạo đảng không đứng ra làm chủ nhân một công ty cá
thể, thì có thể vợ, anh chị em hoặc con có thể làm thế cho, và quyền lực
chính trị và thương nghiệp đúng là được giữ lại trong gia đình. Đường lối
này đưa đến một đảng cầm quyền tiếp tục thi hành quyền lực chính trị độc
tài, vẫn là cộng sản một cách cường điệu, nhưng trong thực tế thân thiện
với quyền tư hữu và kinh tế thị trường không kém gì Pinochet hoặc các
nhà độc tài Đại Hàn.
Nhưng theo định nghĩa của mô hình trên, như vậy là không có chuyển
đổi hệ thống gì cả, vì vẫn những người cũ nắm những vai trò chóp bu,
những vai trò lãnh đạo xã hội, như trước. Như câu chuyện cười về các con
chim đậu trên cây. Một phát súng nổ, chúng bay đi và đậu lại trên các cành
cây, mỗi con đậu một cành khác, nhưng cả bầy chim vẫn đậu trên cây như
cũ. Thật vậy, câu chuyện cười này có phần nào đúng. Cái mức độ thay đổi
các thành phần ưu tú không phải là một thay đổi hệ thống. Nhưng đối với
một người hiện nay là chủ xí nghiệp, và trước kia là bí thư đảng, cách quản
trị của ông ta phản ánh một mong muốn kiếm lợi nhuận và phát huy giá trị
của công ty, mà không cần hỏi ý kiến hoặc sự chấp thuận của bí thư huyện
uỷ hay tỉnh uỷ. Đó là sự khác nhau của khối 4 trong mô hình hệ thống xã
hội và tư bản: một thành viên của tầng lớp ưu tú kinh tế cũ sẽ hành sử khác
khi đi vào kinh tế mới. Tình bạn cũ có thể cho phép một cán bộ có công ăn
việc làm trong một thời gian, nhưng nếu làm ăn cẩu thả, không có hiệu
năng, anh ta sẽ bị sa thải. Tiến trình này đòi hỏi thời gian. Tuy nhiên, kinh
tế thị trường đặt nền tảng trên tư hữu sẽ tuyển chọn thích hợp với chính
những đòi hỏi và những luật chơi của nó với một mức độ chắc chắn cao.
Có người sẽ lấy làm ngạc nhiên khi thấy dân chủ không được đả động
đến trong khối 1 của mô hình tư bản chủ nghĩa. Kornai cho rằng, như là
một phát biểu thực chứng, dân chủ không phải là điều kiệu cần cho tư bản
chủ nghĩa hoạt động: tư bản chủ nghĩa có thể thao tác trong một chế độ độc

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 104


tài, miễn là quyền lực chính trị thân thiện với quyền tư hữu, kinh doanh tự
do và tự do khế ước giữa cá nhân. Điều kiện đòi hỏi tối thiểu là chính trị
không tích cực ủng hộ, nhưng hạn chế những chống đối quá mức quyền tư
hữu và thị trường. Nói một cách khác, quyền lực chính trị không được thi
hành chính sách sung công hàng loạt hay huỷ hoại tư hữu, không được đưa
ra các quy chế gây tác hại một cách nghiêm trọng, rộng rãi và có hệ thống
đối với lợi ích kinh tế của các tầng lớp hữu sản. Nó không được ngăn cấm
điều phối thị trường một cách lâu dài ở hầu hết nền kinh tế. Những lời lẽ
cường điệu chẳng có mấy giá trị ở đây (Hitler chẳng đã chửi bới chế độ tài
phiệt đó sao?), cái chính là ứng xử thực tế của giới cầm quyền.
Theo Kornai, có hai cách để đánh giá dân chủ: công cụ (instrumental)
và bản chất (intrinsic). Về mặt công cụ, dân chủ không đưa đến tư bản.
Kornai cho rằng tuân thủ các quy luật dân chủ có thể làm khó khăn hơn
trong việc thực thi các chính sách đáng mong mỏi. Có các chế độ chuyên
quyền có tính hiệu quả cao, như Đài Loan, Đại Hàn trong các thập niên
đầu sau Chiến tranh thế giới thứ 2 hay Singapore ngày nay, và có các nền
dân chủ ì ạch, như Ấn Độ trong hầu hết thời kì sau Chiến tranh Thế giới
thứ hai. Nhà đầu tư có thể ưa sự ổn định của một nền dân chủ đã được
củng cố hay sự ổn định bất luận xuất hiện trong chế độ dân chủ hay chuyên
chế. Ngược lại, Kornai tin tưởng vào giá trị bản chất của dân chủ như bảo
đảm tự do chính trị và ngăn cản độc tài.

2. Dân chủ-trước, phát triển-sau


Amartya Sen [5], kinh tế gia và triết gia, giải Nobel kinh tế năm 1998,
được coi là chuyên gia về kinh tế nạn đói, đã đưa ra những lý giải cho rằng
có dân chủ thật sự mới có kinh tế tốt, nghĩa là dân chủ là nhân, giàu có là
quả. Không có gì giải thích sự phồn thịnh tại Đại Hàn là hậu quả của chính
sách quyền lực của Lý Thừa Vãn, của Phác Chánh Hy. Trái lại, những
nghiên cứu kinh tế nghiêm túc đã chứng tỏ với một sức thuyết phục cao
rằng đó là hậu quả của một chính sách tận dụng thị trường quốc tế, một
nền kinh tế mở cho mọi sáng kiến và cạnh tranh, một chương trình tích cực
và hữu hiệu giải quyết nạn mù chữ, cải cách điền địa, khuyến khích tăng
trưởng kinh tế và xuất khẩu.
Tự do chính trị không làm hại những thành tích kinh tế. Trên thực tế,
những liên hệ công cụ cho phép những quyền tự do chính trị giữ một vai
trò tích cực trong những trường hợp thiếu thốn cùng cực. Cách ứng xử của
nhà cầm quyền trước các nhu cầu và đau khổ cao độ của quần chúng tuỳ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 105


thuộc vào quyền hành sử các quyền tự do chính trị như là quyền bầu cử,
chỉ trích và biểu tình chống đối. Chẳng hạn, dân chủ sẽ là một lợi khí có
thể cho phép tránh được các nạn đói.
Những người chống đối quan điểm này đưa ra dẫn chứng rằng các
nước tự do dân chủ vốn là những nước giàu có, do đó không bao giờ có
nạn đói. Hiện nay, trên thế giới, có những nước dân chủ nghèo, điển hình
là Ấn Độ. Nhưng tại nước này, nhờ có dân chủ nên không có những nạn
đói lớn. Ấn Độ đã bị một nạn đói kinh khủng vào năm 1943, làm cho hai
triệu đến ba triệu người chết. Nhưng đó là thời điểm nước này còn ở dưới
sự đô hộ của đế quốc Anh. Từ ngày độc lập vào năm 1947, và sự thành
hình của chế độ chính trị đa đảng, Ấn Độ không bị một nạn đói nào đáng
kể, tuy rằng có những năm mất mùa hoặc những nạn đói nhỏ. Các dữ kiện
thống kê chứng tỏ rằng không có một mâu thuẫn nhân quả nào giữa sự
hành sử các quyền công dân tối thiểu và phát triển kinh tế hoặc không có
nạn nghèo đói. Hiện tượng này cũng dễ giải thích. Tại các nước độc tài,
nạn đói chỉ giết hại thường dân, những kẻ thấp cổ, bé miệng, không bao
giờ các lãnh tụ, các tướng tá, bị đói. Không có tự do báo chí, không có đối
lập các vị lãnh đạo này không bao giờ bị chỉ trích. Không có bầu cử tự do,
các vị lãnh đạo này không bao giờ bị bất tín nhiệm hoặc mất chức. Họ
đứng trên luật pháp, không bao giờ bị trừng phạt. Họ là một thứ hoàng đế
tân thời. Tệ hơn nữa, tại một vài nước như Bắc Triều Tiên, các nhà lãnh
đạo dùng nạn đói như là một vũ khí để xin viện trợ hoặc để được quốc tế
thừa nhận như trường hợp các phe phái vũ trang tranh chấp quyền lực tại
Soudan, Liberia, Sierra Leone...Một thể chế dân chủ cho phép thông tin đi
lại một cách dễ dàng sẽ rung chuông báo động những nạn đói trầm trọng.
Một thí dụ điển hình là nạn đói tại Trung Quốc vào những năm 1958 đến
1961 đã làm chết 30 triệu người, có thể tránh được hoặc ít ra hạn chế hậu
quả tàn khốc của nó nếu có tự do báo chí, tự do thông tin. Không có tự do
ngôn luận chính nhà cầm quyền Trung Quốc đã tự lừa dối mình và đã là
nạn nhân của chính guồng máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung
Quốc, những báo cáo láo tô hồng của các chính quyền địa phương. Người
ta biết rằng vào cao điểm của nạn đói, chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng họ
còn trên 100 triệu tấn lúa so với số lúa dự trữ thật sự trong kho. Sự thiếu
thông tin này đã không cho phép họ lấy những biện pháp cần thiết kịp thời
khi hàng triệu người lăn ra chết đói như rạ. Chính Mao, người đưa ra chính
sách Nhảy Vọt vào cuối thập niên 50--nguyên nhân gây ra nạn đói--đã thừa
nhận lỗi lầm là không có một hệ thống thông tin dân chủ. Năm 1962, Mao
đã tuyên bố tại một hội nghị quy tụ 7000 cán bộ cao cấp: "Không có dân

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 106


chủ, các đồng chí không biết những gì xảy ra tại các cơ sở hạ tầng. Tình
hình phức tạp, các đồng chí không có khả năng góp nhặt tất cả các thông
tin cần thiết để đối phó. Không có thông tin giữa gốc và ngọn, những cơ
quan lãnh đạo đã lấy những quyết định cục bộ, chủ quan và sai lầm..." Sau
khi Mao chết, tình hình Trung Quốc khả quan hơn về mặt kinh tế nhưng
không cởi mở về chính trị. Những nước muốn theo đường lối này phải coi
chừng những khủng hoảng đang chờ đợi Trung Quốc. Amartya Sen cho
rằng "cởi mở kinh tế nhưng không cởi mở chính trị" chỉ có thể chấp nhận
được khi mọi việc đều thuận buồm xuôi mái, nhưng nếu có một sai lầm
chính trị xảy ra, sự thiếu vắng những quyền dân chủ tối thiểu sẽ đưa đến
những bùng nổ khủng khiếp, không lường trước được và không kiểm soát
nổi. Amartya Sen kết luận rằng, trong quá trình tìm hiểu các nhu cầu kinh
tế, tầm quan trọng của quyền chính trị xuất phát từ cái nhìn về con người.
Con người phải được nhìn như một cá nhân tính (individuality) thụ hưởng
trọn vẹn những quyền mà nó được hành sử thật sự, không như một đơn vị
"súc vật" sống một cách thụ động.
Trong bài viết ‘Why Democraties Excel’, Joseph T. Siegle, Michael
M. Weinstein, Morton H. Halperin, đăng trên Foreign Affairs,
September/October, 2004, đã đưa ra những dữ kiện thống kê để chứng
minh rằng các nước-dân-chủ hơn các nước-chuyên-quyền về nhiều mặt.
Để cuộc tranh luận có tính khoa học và nghiêm túc, trước hết phải
dựa trên những tiêu chuẩn rõ rệt: tiêu chuẩn dân chủ và tiêu chuẩn kinh tế
lợi-tức-kém.
Vì có nhiều định nghĩa cũng như quan niệm về dân chủ, các tác giả
này đã dùng chỉ số dân chủ (democracy index) do Ted Robert Gurr, giáo
sư đại học Maryland, nghĩ ra vào năm 1990. Bảng chỉ số hàng năm sẽ cho
một nước trên thế giới số điểm từ 0 (dân chủ ít nhất) đến 10 (dân chủ nhiều
nhất) dựa trên mức độ nước đó biểu lộ những đặc trưng dân chủ được kê
khai trong bảng chỉ số dân chủ.
Vì lý do mọi người cho rằng các nước giàu có trên thế giới là những
nước có một nền dân chủ vững mạnh, và cuộc tranh luận chỉ có nghĩa khi
so sánh các nước-dân-chủ-lợi-tức-kém và các nước-chuyên-quyền-lợi-tức-
kém, do đó các tác giả đề nghị chọn GDP theo đầu người dưới 2000USD
(thời giá 1995) làm tiêu chuẩn kinh tế lợi-tức-kém.
Các dữ kiện của Chỉ báo Phát triển của Ngân hàng Thế giới (World
Bank’s World Development Indicators) từ năm 1960 đến nay, cho thấy
một sự thật đơn giản: trung bình, các nước-dân-chủ-lợi-tức-kém tăng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 107


trưởng bằng các nước các nước-chuyên-quyền-lợi-tức-kém. Nếu không kể
các nước đông Á (Singapore, Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc), GDP theo
đầu người các nước dân-chủ-lợi-tức-kém tăng trưởng 50% cao hơn các
nước-chuyên-quyền-lợi-tức-kém. Các nước chọn con đường dân chủ như
Cộng hoà Dominican, Ấn Độ, Latvia, Mozambique, Nicaragua và Senegal
đã qua mặt các nước chuyên quyền tương ứng như Angola, Cộng hoà
Congo, Syria, Uzbekistan và Zimbabwe. Ngoài ra, 25% các nước-chuyên-
quyền kém nhất như Cuba, Bắc Triều Tiên, Somalia không kiểm kê
nghiêm túc các thống kê, mức tăng trưởng của các nước-chuyên-quyền có
thể còn kém hơn các dữ kiện thống kê chính thức.
Các nước dân-chủ-lợi-tức-kém hơn hẳn các nước chuyên-quyền-lợi-
tức-kém về chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index),
giá trị trung bình của ba chỉ tiêu:
- khả năng sống lâu, đo bằng tuổi thọ tính từ khi sinh ra
- trình độ giáo dục, tính tổng hợp tỉ lệ biết chữ của người lớn và các tỉ
lệ đi học tiểu học, trung học, đại học
- và mức sống, đo bằng giá trị GDP theo đầu người, thực tế theo sức
mua tương đương.
Tại các nước-dân-chủ-lợi-tức-kém, người dân, trung bình, sống 9 năm
lâu hơn, có nhiều may mắn học đến trung học cao hơn 40% và năng suất
nông nghiệp cao hơn 25% dân các nước chuyên-quyền-lợi-tức-kém. Con
số về năng suất nông nghiệp có một tầm quan trọng rất lớn vì phần đông
(70%) dân các nước-lợi-tức-kém là nông dân. Năng suất nông nghiệp cao
có nghĩa là công ăn việc làm, vốn và lương thực nhiều hơn. Số tử vong trẻ
con các nước-dân-chủ-lợi-tức-kém ít hơn 25 %. Điều này cũng vô cùng
quan trọng vì đó là hậu quả của chính sách chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ
trong lúc có thai, dinh dưỡng, phẩm chất của nước uống và trình độ giáo
dục thiếu nữ.
Khả năng tránh được các tai hoạ cũng cao hơn tại các nước-dân-chủ-
lợi-tức-kém. Từ 1960, các nước-chuyên-quyền-lợi-tức-kém đã phải đương
đầu với những tụt hậu nặng nề (giảm hơn 10% GDP) hai lần nhiều hơn các
nước-dân-chủ-lợi-tức-kém. Từ năm 1980, 70% các nước-chuyên-quyền-
lợi-tức-kém đã phải bị ít nhất một lần như vậy, trong khi đó chỉ có 5 trên
80 vụ kinh tế tụt hậu tệ hại nhất từ 40 năm nay đã xảy ra tại các nước-dân-
chủ-lợi-tức-kém.
Nhìn dưới lăng kính này, những thời kỳ mà các nước-chuyên-quyền-

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 108


lợi-tức-kém tăng trưởng nhanh, và được các người chủ trương phát triển-
trước, thường xuyên đề cập đến, lại ít hơn những thời kỳ cố gắng để đền
bù các mất mát trong những thời kỳ đen tối. Chẳng hạn nước Chí Lợi
(Chile), được thường xuyên nói đến như một kiểu mẫu phát triển trong 13
năm dưới chế độ chuyên quyền 17 năm của Pinochet, đã phải chịu đựng
hai khủng hoảng kinh tế trầm trọng: mất 12% GDP theo đầu người vào
giữa thập niên 1970 và 17% trong những năm đầu của thập niên 1980. Phải
đợi đến giữa thập niên 1980, Chí Lợi mới lấy lại mức độ GDP theo đầu
người cao hơn mức độ 1973, năm Pinochet cướp chính quyền.
Luận điệu được lặp đi lặp lại--dân chủ sẽ cám dỗ các quyền lợi mị
dân làm phương hại kinh tế một cách toàn bộ--là hoàn toàn sai. Từ 30 năm
qua, trung bình, các nước-dân-chủ-lợi-tức-kém không thâm thủng ngân
sách nhiều hơn các nước-chuyên-quyền-lợi-tức-kém. Một cách tương tự,
cả hai đều có cùng chi phí cho giáo dục và y tế.
Dân chủ cho phép đối phó một cách hiệu quả hơn để tránh các tình
trạng khẩn cấp nhân đạo: từ 20 năm nay, 87 vụ khủng hoảng trầm trọng về
tị nạn và 80% những người dân bị hất ra khỏi chỗ ở trong năm 2003 đều
sống trong các nước-chuyên-quyền-lợi-tức-kém.
Có người cho rằng dân chủ hoá quá sớm trong các nước-lợi-tức-kém
có thể cho phép các chính trị gia cơ hội khơi động các phẫn uất chia rẽ
miền hoặc dân tộc. Theo quan điểm này, một bàn tay sắt chuyên quyền có
thể giữ một xã hội rạn nứt được ổn định. Nhưng lập luận này cũng không
đứng vững trước sự kiểm tra của kinh nghiệm. Từ 1980, cứ 5 năm một lần,
các nước nghèo thường có những tranh chấp kéo dài một năm. Nhưng các
nước-dân-chủ không tranh chấp thường xuyên như các nước-chuyên-
quyền. Trong vùng châu Phi dưới Sahara, miền đất xảy ra nhiều tranh chấp
nội chiến gần đây, tại những nước đang có cải tổ dân chủ, các cuộc tranh
chấp bằng vũ lực ít hơn 50% so với tiêu chuẩn tranh chấp trong vùng.
Tuy các dữ kiện cho thấy những nước-dân-chủ-lợi-tức-kém làm việc
giỏi hơn các nước-chuyên-quyền-lợi-tức-kém, để sinh lợi nhuận cho dân
chúng, nhưng, hiển nhiên, có những biến thiên trong mỗi loại. Có nước
dân chủ loạng choạng, trái lại, một vài nước-chuyên-quyền, đặc biệt tại
Đông Á, phát triển mạnh. Những trường hợp này chứng tỏ phát triển dưới
các chế độ chuyên quyền là một điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, tầng lớp các
nước-chuyên-quyền này khó có tính đại diện cho tất cả các nước-chuyên-
quyền. Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, và Nam Dương đã khuyến khích
khu vực kinh tế cá thể, theo đuổi thành công chính sách xuất cảng, và bị

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 109


ảnh hưởng mạnh của các nước dân chủ Tây phương khi chấp nhận và thực
hiện các định chế kinh tế và chính trị của các nước này. Hơn nữa, khi
Trung Quốc đã làm cho thế giới kinh ngạc về các thành tựu kinh tế sáng
chói vào những năm 1970 nhờ áp dụng chính sách kinh tế thị trường,
nhưng chủ-nghĩa-chuyên-quyền không phải là điểm đặc trưng của sự tăng
trưởng này. Đây là điều cần được nhấn mạnh khi so sánh với các thành tích
kinh tế tồi dở của các nước-chuyên-quyền Đông Á khác như: Bắc Triều
Tiên, Miến Điện, Cămpuchia, và Phi Luật Tân dưới thời Marcos. Như vậy,
trừ một số trường hợp ngoại lệ vừa kể, ưu thế của kinh nghiệm sẽ hướng
dẫn các chính sách phát triển với sự hiển nhiên toàn bộ áp đảo: từ 40 năm
nay, các nước-dân-chủ-lợi-tức-kém có nhiều thuận lợi phát triển hơn các
nước-chuyên-quyền-lợi-tức-kém.
Lý luận cho rằng phát triển sẽ đưa đến dân chủ cũng không có tính
thuyết phục bao nhiêu. Một cách chính xác, 6000USD là mức độ GDP
theo đầu người được các chuyên gia chấp nhận như là ngưỡng cửa để dân
chúng có thể đòi hỏi tham gia đời sống chính trị nhiều hơn, bước đầu dẫn
đến một chuyển đổi dân chủ. Nhưng rất khó mà trắc nghiệm được giả thiết
này, vì số nước-chuyên-quyền đạt đến mức độ lợi tức này rất hiếm. Từ
1960, chỉ có 16 nước-chuyên-quyền đạt đến 2000US GDP theo đầu người.
Trong số này, chỉ có 6 nước--Đài Loan, Đại Hàn, Tây ban Nha, Bồ Đào
Nha, Hy Lạp và có thể Mễ Tây Cơ--chấp nhận và thi hành dân chủ sau khi
đã phát triển kinh tế. Những dữ kiện này không đủ để thiết lập một căn bản
chắc chắn có tính thuyết phục cho mô hình phát-triển-trước cho toàn thể
các nước đang mở mang.

3. Việt Nam: từ chuyển đổi hệ thống đến


chuyển đổi xã hội
Từ hơn thập niên nay, Việt Nam đi vào con đường kinh tế thị trường
và đã gặt hái một số thành quả đáng kể, với đà tăng trưởng kinh tế trung
bình 7.4%, chỉ đứng sau Trung quốc, và năm 2004, Việt Nam có nhiều
triển vọng giữ nguyên đà tăng trưởng này. Trong năm 2003, đầu tư nước
ngoài chiếm 8% GDP, một tỉ số cao hơn đối với Trung quốc. Cải cách
nông nghiệp, chia đất cho nông dân tự do canh tác là yếu tố tích cực nhất
làm cho kinh tế Việt Nam phát triển. Kế đó sản xuất tăng nhờ đầu tư dồi
dào, nhân công rẻ và giỏi. Năm 2003 xuất cảng tăng 20% thu về 20 tỉ USD
(bên cạnh số tiền khiêm nhường quốc tế tặng là 2 tỉ). Hàng hoá Việt Nam
xuất cảng sang Hoa Kỳ tăng gấp đôi trong năm 2002 sau khi hai nước thi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 110


hành bản hiệp ước thương mại song phương, và qua năm 2003 cũng tăng
lên gấp đôi nữa. Số người nghèo tại Việt Nam càng ngày càng giảm. Theo
Ngân hàng Thế giới năm 1993 tỉ số người nghèo tại Việt Nam là 58%, năm
2002 chỉ còn 29%. Trong ba năm 2001-2003 hàng may mặc Việt Nam xuất
khẩu sang Hoa Kỳ tăng từ 47 triệu USD lên 2.4 tỉ USD. Từ năm 2000 sau
khi chính phủ Hà Nội ban hành luật tiểu thương, sinh hoạt của ngành tiểu
thương phát triển khích lệ. Cuối năm 2002 người ta đếm được có 50.000
cơ sở tiểu thương. [6]
Về mặt xã hội, với nền kinh tế có nhiều thành phần, với sinh hoạt của
ngành tiểu thương và các cơ sở kinh doanh ngoại quốc, kinh tế quốc doanh
không còn giữ vị thế độc tôn và không còn là nơi duy nhất đem lại công ăn
việc làm cho dân chúng. Đời sống dân chúng không còn bị buộc chặt với
đảng và người dân không còn bị ám ảnh bởi thảm cảnh kinh hoàng bao vây
kinh tế mà nạn nhân nổi tiếng là các nhà văn của nhóm Nhân văn-Giai
phẩm và đáng kể là nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường đã phải sửa xe đạp
trên vỉa hè Hà Nội để kiếm sống. Người dân dễ thở hơn về mặt kinh tế, có
điều kiện để độc lập về đời sống vật chất, do đó có đời sống độc lập về tinh
thần và có thể thoát ly với cái vòng kim cô của hệ tư tưởng cộng sản.
Ngoài ra, đảng Cộng sản không còn địa bàn hoạt động độc quyền là các xí
nghiệp quốc doanh để kết nạp đảng viên và dân chúng không còn nhu cầu
vào đảng để có ưu tiên xin việc tại các xí nghiệp quốc doanh.
Ngoài những điểm tích cực về kinh tế và xã hội trên, Việt Nam đang
và sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn.
Về mặt kinh tế
‘’Tuy nhiên cái Việt Nam cần nhưng thiếu là giới kinh doanh
trung cấp giữa các cơ sở tiểu thương cấp gia đình và các ðại công
ty có khả nãng xuất cảng mà đa số nằm trong tay chính quyền.
Tiểu thương Việt Nam khó phát triển vì họ quá nhỏ để có thể
mua đất đai lập cơ sở và vay tiền chính phủ dễ dàng. Các cơ sở
kinh tế trong tay chính phủ vay gần một nửa số tiền các ngân
hàng cho vay. Một nghịch lý là cho dù các ngân hàng (cũng thuộc
chính phủ) muốn cho các cơ sở nhỏ vay, các cơ sở này cũng
không đủ điều kiện thế chấp để vay. Của thế chấp giá trị nhất là
đất đai thì tại Việt Nam đất đai--theo luật--thuộc sở hữu của nhà
nước. Người nông dân (và giới doanh nhân) chỉ có quyền thuê đất
của chính phủ trong dài hạn. Trong thời hạn này họ có quyền thế
chấp nhưng các ngân hàng không tin kiểu thế chấp này. Kết quả

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 111


là trong một nền gọi là kinh tế thị trường nhưng đất đai không phải
là một phẩm vật của thị trường tự do. Ngoài ra tham nhũng làm trở
ngại không ít cho dịch vụ tiểu thương. Tại một số tỉnh, một cơ sở
tiểu thương hằng năm phải trải qua ít nhất là 15 cuộc thanh tra
của các cơ sở chính quyền địa phương.
Chính phủ thấy những trở ngại này và nói muốn giải quyết,
nhưng khuynh hướng của chính phủ vẫn là đổ tiền và cấp đất cho
các cơ sở quốc doanh nhất là các cơ sở có tên rất kêu nhưng
không mang lại nhiều lợi lộc cho quốc gia như các nhà máy lọc
dầu, nhà máy sản xuất thép và cơ cở sản xuất phân bón.
Kết quả là sự phung phí tài nguyên. Với đà đầu tư hiện nay,
Việt Nam đáng lẽ phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng
trưởng hiện nay. Theo ông Robert Glofcheski, kinh tế gia thuộc
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) thì Việt Nam cần
nhanh chóng đầu tư nhiều tiền bạc vào lĩnh vực giáo dục, y tế và
đừng do dự chuyển tài nguyên (đất đai, tiền bạc) cho tư nhân.
Đó là điều cần làm để kéo nước Việt Nam ra khỏi danh sách
những nước nghèo. Tuy nhiên lúc này vấn đề "giảm nghèo" trở
nên khó khăn hơn vì trong những năm qua sự phát triển không
cân đối đã làm cho sự nghèo khó tập trung tại những vùng xa xôi
hẻo lánh, nhất là những nơi người thiểu số sinh sống. Lúc này vì
kinh tế Việt Nam chính yếu là kỹ nghệ nên thành thị phát triển và
khá giả hơn ở thôn quê nhiều. Và chính quyền Việt Nam không
thể giải quyết vấn đề chênh lệch này tận gốc chừng nào còn ban
đặc ân đặc huệ cho các cơ sở quốc doanh.’’[6]
Về mặt giáo dục, xã hội.
Sau đây là nhận định của những nhà giáo dục đã và đang có vai trò và
vị thế nào đó trong nền giáo dục Việt Nam (Nhóm Nghiên cứu Cải cách
Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam, Thiết kế bởi: Phòng Nghiên cứu & Phát triển
phần mềm - Viện Toán học), đưa ra trong 'KIẾN NGHỊ CHẤN HƯNG,
CẢI CÁCH, HIỆN ĐẠI HOÁ GIÁO DỤC (Dự thảo)':
(xin trích dẫn sau đây những nét chính, toàn văn bản kiến nghị ở trên
trang WEB chính thức của nhóm Nghiên cứu Cải cách Giáo dục có tên
'Hướng về giáo dục' http://www.ncst.ac.vn/HVGD/index.htm)
‘’Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực
trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện
nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 112


để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ
ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại
môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường
chuyển dần sang cải cách toàn hệ thống.
I. Thực trạng giáo dục
Ai cũng biết vai trò quan trọng then chốt của giáo dục đối với
tiền đồ dân tộc. Thế nhưng, từ nhiều năm, chúng ta đã để cho
giáo dục VN tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Chưa bao giờ tình hình giáo dục bức xúc như hiện nay.
Nhìn chung cả nước, hệ thống giáo dục chưa ra khỏi trạng thái lộn
xộn bất bình thường, hoạt động không theo quy luật khoa học,
hiệu quả kém, chất lượng thấp, đang có nguy cơ bị thương mại
hoá theo xu hướng ngược với lý tưởng công bằng và dân chủ của
xã hội. Về cả ba phương diện dân trí, nhân lực và nhân tài, những
bất cập đều quá rõ:
- Dân trí thấp, biểu hiện trên lối sống và suy nghĩ, tập quán,
tác phong, tư tưởng, ý thức... Đạo đức bị xói mòn, thói gian dối,
thiếu trung thực đang tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống
xã hội.
- Nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu
kiến thức, kém kỹ năng thực hành, ít khả năng xoay xở, thiếu đầu
óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo, đó là những đặc trưng chất
lượng lao động khiến sức cạnh tranh rất thấp.
- Nhân tài tuy không đến nỗi quá thiếu nhưng phát hiện và
bồi dưỡng kém, thiếu cơ hội và điều kiện phát triển. Chất xám bị
lãng phí nghiêm trọng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đương nhiên, đây không chỉ là vấn đề của giáo dục, mà là
vấn đề của toàn xã hội, nhưng trong đó trách nhiệm và vai trò của
giáo dục rất lớn.
Tình trạng sa sút của giáo dục là một thực tế khó chấp nhận,
nhưng cần được nhìn thẳng mới có thể thấy được đường ra. Hoàn
toàn không nên so sánh với thời bao cấp hay mấy năm đầu đổi
mới để dễ dàng bằng lòng với bước tiến chậm chạp đã có, mà cần
mở tầm mắt ra thế giới bên ngoài, để cảm nhận rõ hơn sự tụt hậu
ngày càng xa của chúng ta. Cách so sánh với quá khứ đầy khó
khăn trước đây là liều thuốc an thần nhưng thiếu trách nhiệm, vì
thật ra sự sút kém của giáo dục hoàn toàn không xứng với tiềm
năng của dân tộc, cả về tinh thần, trí tuệ, vật chất cũng như vận

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 113


hội.
Từ 1966 đến nay, TƯ đã có nhiều nghị quyết đúng đắn mà
chưa được thực hiện nghiêm túc, cho nên tuy chúng ta đã có
nhiều cố gắng để vực giáo dục lên, song những căn bệnh chính
của nó không hề giảm, trái lại ngày càng trầm trọng và kéo dài
chưa biết đến bao giờ. Điều đó cho thấy nguyên nhân trì trệ không
phải chỉ do những sai lầm cục bộ về điều hành quản lý (tuy phần
trách nhiệm của bộ máy quản lý không nhỏ), mà chủ yếu là sai
lầm từ gốc, sai lầm từ nhận thức, quan niệm, tư duy cơ bản. Nói
vắn tắt, là sai lầm có tính chất hệ thống, sai lầm thiết kế, không
thể khắc phục bằng những biện pháp điều chỉnh chắp vá, sai đâu
sửa đó, càng sửa càng rối, mà cần phải cương quyết xây dựng lại
từ gốc. Đó là mệnh lệnh cuộc sống, nếu chúng ta không muốn tụt
hậu thêm nữa.
II. Con đường ra: cải cách, hiện đại hoá giáo
dục
Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tất yếu phải
bắt đầu bằng việc hiện đại hoá giáo dục, mà sự lạc hậu của nền
giáo dục của chúng ta chung qui là ở chỗ nó rất xa lạ với kinh
nghiệm lịch sử của chúng ta và kinh nghiệm giáo dục trên thế giới,
trong lúc chúng ta đang cần hội nhập để phát triển. Vì vậy con
đường ra khỏi những khó khăn là xây dựng lại giáo dục từ gốc để
tiến tới một nền giáo dục phù hợp với truyền thống văn hoá của
dân tộc và xu thế chung của thế giới, tạo điều kiện cho cuộc hội
nhập thành công. Đó chính là nhiệm vụ hiện đại hoá giáo dục, với
nội dung và phương hướng như sau.
1. Để xây dựng lại giáo dục từ gốc, trước hết cần thay đổi tư
duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo
và chức năng của nhà trường, từ đó mới thấy rõ cần thay đổi cung
cách dạy và học, thay đổi nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý
giáo dục, như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Nên rà soát lại để
dứt khoát từ bỏ đào tạo những mẫu người chỉ biết ngoan ngoãn
chấp hành, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hành
động, hơn là biết suy nghĩ độc lập và tự chịu trách nhiệm. Cần coi
trọng rèn luyện các phẩm chất đạo đức cơ bản của con người hiện
đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm
việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân,
không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp
nhận mạo hiểm vì mục đích lớn, và nhất là trung thực và có đầu

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 114


óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội
hiện đại. Đồng thời cần quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ, giáo dục
cảm xúc, đào tạo toàn diện con người có tâm hồn và thể chất
khoẻ mạnh...
3. Công bằng, dân chủ là xu hướng của xã hội tiến bộ hiện
đại, tuy cách hiểu và thực thi còn nhiều điểm khác nhau tuỳ mỗi
nước. Trong giáo dục công bằng, dân chủ có nghĩa là bảo đảm
cho mọi công dân quyền bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội
thành đạt trong học vấn. Ngày nay, đó không chỉ là một nguyên
tắc đạo đức mà còn là điều kiện để bảo đảm sự phát triển của xã
hội. Chỉ khi có công bằng, dân chủ trong giáo dục, chỉ khi mọi
người, dù giàu nghèo, sang hèn, đều có cơ hội học tập và thành
đạt ngang nhau thì tiềm năng trí tuệ của xã hội mới được khai thác
hết. Hiện nay ở nước ta con em các tỉnh miền núi, các vùng nông
thôn, hay con em nhà nghèo ở thành thị, đi học đã khó mà học lên
cao càng khó hơn. Với chế độ học tập buộc phải học thêm ngoài
giờ rất nhiều, phải đóng góp vô vàn khoản tốn kém ngoài học phí,
hàng năm phải mua sắm sách giáo khoa mới, với chế độ đánh giá
và thi cử tốn kém như hiện nay, nhà trường của ta đã vô tình gạt
ra ngoài cả một lớp trẻ thiếu may mắn vì trót sinh ra trong những
gia đình nghèo hoặc không ở thành phố...
6. Trong khi nâng cao dân trí, mở rộng cửa nhà trường, kể cả
đại học, cho đông đảo người dân, thì giáo dục không thể coi nhẹ
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Trái lại, phải rất chú trọng
tài năng, khắc phục bình quân và trung bình chủ nghĩa vốn là
nhược điểm thường thấy ở các nước nghèo như ta. Trong thời đại
kỹ thuật số hơn bao giờ hết, sự hưng thịnh của các quốc gia một
phần rất quan trọng, nếu không nói quyết định, là do bởi có nhiều
tài năng xuất chúng được nâng niu, nuôi dưỡng và được tạo điều
kiện phát triển tột độ. Tài năng quan trọng cho xã hội hiện đại đến
mức số lượng và chất lượng người tài được đào tạo là tiêu chuẩn
hàng đầu để đánh giá hiệu quả giáo dục. Cho nên, hệ thống giáo
dục, đặc biệt là đại học, phải có biện pháp hữu hiệu để đào tạo
nhiều người tài, hơn nữa xã hội phải được tổ chức như thế nào để
tài năng không tàn lụi sớm mà được khuyến khích phát triển ngày
càng cao. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy giáo dục
càng công bằng, dân chủ, số người được học càng đông, thì trong
số đông đó càng xuất hiện nhiều người tài xuất sắc. Vì vậy công
bằng dân chủ trong giáo dục không những không mâu thuẫn với
việc chú trọng tài năng, mà còn là cơ sở để đào tạo được nhiều

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 115


nhân tài cho đất nước...''
Đọc bản kiến nghị này, người ta thấy từ dân chủ được dùng đến sáu
lần (tác giả bài viết, HXĐ, in đậm và gạch dưới). Về mặt chính trị, người
ta hiểu dân chủ là gì, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau. Nhưng thế nào là
một nền giáo dục dân chủ, như bản kiến nghị đã đưa ra nhưng không định
nghĩa?
Thông thường, ngược lại dân chủ là độc tài, như vậy, theo tinh thần
bản kiến nghị, hiện nay nền giáo dục Việt Nam không dân chủ vậy nó
mang tính độc tài và tính độc tài đó thể hiện ở đâu và như thế nào trong
nền giáo dục Việt nam?
Tìm mãi, tác giả bài viết mới lý giải được vấn nạn đó:
“Bản tin từ vnn.vn cho biết, theo quyết định mới nhất của Bộ
Giáo dục và Đào tạo kí ngày 23.2.2004, sinh viên hệ chính quy
các trường Cao đẳng-Đại học toàn quốc bắt buộc phải thi tốt
nghiệp ba môn thuộc các phần: Khoa học Mác - Lê-nin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh; Kiến thức cơ sở của ngành và Kiến thức chuyên
môn. Các môn học của bộ môn khoa học Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh hiện đang được giảng dạy tại tất cả các trường ĐH,
CĐ gồm: Triết học Mác - Lê-nin, Kinh tế Chính trị, Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Quyết định
này áp dụng cho sinh viên từ khoá tuyển sinh năm 2002 và sẽ có
hiệu lực từ ngày 09.3.2004, tức sau 15 ngày kể từ ngày công bố.
Nếu chúng ta biết rằng ở Liên xô cũ, người ta từng có một
chính sách bắt bất kì một sinh viên nào cũng phải bỏ ra 4 học kì
để học bằng được các kì đại hội đảng cộng sản Liên xô, 2 kì để
học triết học Mác-Lê, 1 kì học kinh tế chính trị Mác-Lê, 1 kì học
chủ nghĩa cộng sản khoa học, và cuối năm thứ 5 thì thi tốt nghiệp
cùng với môn chuyên ngành. Nếu chúng ta biết rằng kể từ năm
1989-1990 người ta đã bỏ kì thi tốt nghiệp với những môn đó và
rồi gỡ bỏ dần các môn học phản lịch sử kia ra khỏi trường học.
Nếu chúng ta biết rằng Liên xô khủng hoảng và tan rã không phải
vì người ta không thi các môn học này mà vì người ta đã từng dạy
bắt buộc hàng nửa thế kỉ những môn học đó, những môn học mà
nội dung như là anh em sinh đôi với những môn học mà Bộ Giáo
dục vừa bắt buộc con em chúng ta phải học và thi. Thì chúng ta
đang chứng kiến một sự quay ngược bánh xe lịch sử ở Việt Nam,
một cố gắng dẫn dắt thế hệ trẻ Việt nam hao phí thời gian và sức
lực giẫm lên vết xe đổ của những ảo tưởng duy ý chí. Xã hội và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 116


quốc gia cần những chuyên gia và những công dân, không phải là
những thư kí của một đảng phái chính trị, một hệ tư tưởng lỗi thời,
một hình thức phân tích kinh tế và xã hội vô tích sự.’’ [7]
Tóm lại, Việt Nam hiện nay vẫn còn ở trong tình trạng phức tạp về
kinh tế và xã hội, văn hoá, giáo dục v.v...
Chúng ta có thể dựa trên mô hình của Kornai để giải thích phần nào
tình trạng phức tạp về kinh tế. Việt Nam chỉ mới đi những bước đầu e dè
của khối 1: 'Quyền lực chính trị thân thiện với sở hữu tư nhân và thị
trường' trong mô hình tư bản chủ nghĩa Kornai. Những khối 1, 2, 3 của mô
hình xã hội chủ nghĩa vẫn còn đóng chốt tại vị trí cố hữu:
- Khối 1: Quyền lực không chia sẻ của Đảng Marxít-Lêninít
- Khối 2: Hình thức sở hữu nhà nước và tựa-nhà nước (quasi-state)
chiếm ưu thế
- Khối 3: Điều phối quan liêu chiếm ưu thế
Như vậy, theo mô hình Kornai, Việt Nam vẫn còn lặn ngụp trong
vũng lầy kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Cho dù Việt Nam có hoàn thành các khối khác của mô hình tư bản
chủ nghĩa Kornai, cuộc chuyển đổi hệ thống (kinh tế) không phải là một
chuyển đổi văn hoá, giáo dục, xã hội... Muốn thế, phải đi vào một cuộc
chuyển đổi xã hội mà những nét chính được trình bày sau đây: [8]
‘’Muốn tổ chức một xã hội nhất thiết phải dựa vào hệ thống
cơ sở lý luận hay nói theo kiểu hàn lâm đó là phải dựa vào lý
thuyết tổ chức xã hội (LTTCXH), một lý thuyết khoa học, chặt chẽ,
có thể hoá giải tất cả.
Các khái niệm cơ bản của LTTCXH:
- Mô hình xã hội: Khái niệm mô hình ở đây rộng hơn khái
niệm mô hình hiểu theo lối thông thường là những gì có sẵn để
làm khuôn mẫu. Mô hình càng rõ ràng cụ thể, được xây dựng chặt
chẽ và khoa học, với những nguyên tắc đặc thù chi phối một cách
hiệu quả, thì việc tổ chức xã hội càng hanh thông.
- Xã hội: Con người nói chung sống cùng với nhau trong các
cộng đồng có tổ chức, với các bộ luật và tập quán kiểm soát cách
họ đối xử với nhau.
- Tổ chức xã hội: Đây là khái niệm mới, thể hiện một cách
hiểu khác về việc xây dựng một xã hội. Việc tổ chức một xã hội

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 117


bao hàm tổ chức bộ máy vận hành, quản lý xã hội gồm các thực
thể chính trị (các thiết chế chính thức); tổ chức các thiết chế phi
chính thức; tổ chức các thực thể phi chính trị và tổ chức hoạt động
của toàn bộ các thực thể này nói riêng cũng như của toàn xã hội
nói chung. Để làm được điều này, lẽ tất nhiên LTTCXH phải xây
dựng một hệ thống các định chế để làm cơ sở pháp lý, bao gồm
Hiến pháp, các bộ luật, các quy định hành chính, các quy định
trong quản lý trật tự xã hội, vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi
trường, văn hoá phẩm... Các quy định thành văn và bất thành văn
về ứng xử giữa con người với con người, con người với cộng
đồng, con người với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên.
- Môi trường xã hội: Môi trường vật thể và phi vật thể cùng
toàn bộ hoạt động của con người. Nói cách khác, đó là toàn bộ cơ
sở vật chất của xã hội: nhà cửa, công sở, đường giao thông, các
phương tiện chuyên chở, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc,
nhà văn hoá, nhà bảo tàng, rạp hát, công viên, di tích lịch sử, di
sản thiên nhiên, di sản văn hoá, bệnh viện, trường học... và toàn
bộ các giá trị văn hoá phi vật thể cùng các hoạt động của cộng
đồng.
Các nhóm nguyên tắc cơ bản của LTTCXH:
- Nhóm nguyên tắc về quyền con người, quyền công dân.
- Nhóm nguyên tắc về tổ chức và vận hành bộ máy công
quyền.
- Nhóm nguyên tắc ứng xử xã hội: ứng xử với cộng đồng, với
môi trường xã hội, môi trường tự nhiên.
Các đặc trưng của LTTCXH:
- Khái quát: Lý thuyết TCXH có tính khái quát cao, quyết định
hết thảy mọi vấn đề liên quan đến việc tổ chức một xã hội, từ
chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá, pháp luật, giáo dục, môi
trường...
- Chặt chẽ: Thiết kế một xã hội một cách đầy đủ, chi tiết;
đồng thời quy định những ai xây dựng mô hình ấy và phải xây
dựng như nào, vận hành xã hội ấy ra sao. Ðây là đặc trưng quan
trọng quyết định sự khác nhau giữa LTTCXH và một bản thiết kế
thông thường.
- Hệ thống: Một xã hội là thể phức hợp mà sự ràng buộc kết
nối giữa các thành tố là theo một hệ thống chặt chẽ, đặc biệt là

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 118


các thành tố thuộc về chính trị. Lý thuyết tổ chức xã hội là hệ
thống cơ sở lý luận về cách thức tổ chức xã hội, nó có một hệ
thống luật tổ chức các thực thể chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ
thuật, thể thao... và một tập hợp các bộ luật quản lý để các thực
thể này dựa vào đó để vận hành.’’

Paris 10/9/2004

Hoàng Xuân Đài: Sinh năm 1941. Học tại Huế và Sàigòn,
du học Paris năm 1964.
Tham gia các phong trào sinh viên tại Sàigòn và Paris.
Sau 1975, tham gia các phong trào dân chủ tại hải ngoại.
Hiện nghỉ hưu và sống tại Paris.

Chú Thích
[1] J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam
2001, NXB Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002. Tủ sách SOS2, Nguyễn
Quang A dịch.
Tủ sách SOS2: Các tác phẩm đã xuất bản và sắp xuất bản:
• J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam
2001, NXB Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002.
• J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002
• J. Kornai-K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002
• G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản
• H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, sắp xuất bản (NXB Chính trị Quốc gia,
2004)
• J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?, sắp xuất bản
• F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô, sắp xuất bản
• G. Soros: Xã hội Mở, sắp xuất bản
• K. Popper: Sự khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử, sắp xuất bản
(Địa chỉ liên lạc: Tạp chí Tin học và Đời sống, 54 Hoàng Ngọc Phách Hà
Nội [25/B7 Nam Thành Công], thds@hn.vnn.vn hay nqa@netnam.vn).
Những dữ kiện thông tin về dịch giả Nguyễn Quang A và tủ sách SOS2 đã
được ban Biên Tập Talawas cho phép dùng. Tác giả bài viết xin trân trọng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 119


cám ơn ban Biên Tập Talawas và dịch giả Nguyễn Quang A.
[2] J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002.Tủ sách
SOS2, Nguyễn Quang A dịch.
[3] Kornai, J. 2000. ”What the Change of System From Socialism to Capitalism
Does and Does Not Mean" Journal of Economic Perspectives. Vol. 14,
No.1, Winter 2000. Tài liệu lấy từ website UNDP Viet Nam
(http://www.undp.org.vn/undp/fact/kornai/index.htm)
[4] Các thuật ngữ tiếng Việt trong bài này lấy từ tác phẩm "Hệ thống xã hội chủ
nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị
trường" của János Kornai, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard
(Mỹ), do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội,
vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm
2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang
sách ấy, Talawas đã giới thiệu trên mạng bài viết của dịch giả Nguyễn
Quang A vào ngày 27/11/2002. Nguyễn Quang A dịch các thuật ngữ rất
hay và chính xác: chẳng hạn dịch "unemployment on the job" của Kornai ra
"Thất nghiệp có chỗ làm" thì tuyệt, mô tả đúng thực trạng của nền kinh tế
bao cấp, nhân viên được trả lương để không làm gì cả.
Đó cũng là thực trạng mà Giáo sư Hoàng Tụy, nguyên Viện trưởng Viện
toán học Hà Nội, cho biết qua bài phỏng vấn "Giải pháp cứu ngành giáo
dục", do Tạp chí Ngày Nay (Việt Nam) thực hiện, đăng trên website
Talawas ngày 17.11.2003. ”Chứ còn đại bộ phận chúng ta chỉ làm cho nhà
nước từ 3-4 giờ thôi, thời gian còn lại có ngồi đây thì cũng chỉ suy nghĩ
chuyện của mình hoặc đi làm chuyện khác."
[5] Sen, Amartya. 2000. Development as Freedom. New York: Anchor Books
[6] Vietnam' s Economy: The Good Pupil (Kinh Tế Việt Nam: Người Học Trò
Học Giỏi) (Trần Bình Nam dịch, June 4, 2004), The Economist số ra ngày
8-14 tháng 5 năm 2004.
[7] Quốc Việt, Về Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 23.2.2004,
www.talawas.org
[8] Nguyễn Thục Nhi, Lý thuyết tổ chức xã hội, www.talawas.org

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 120


JACKIE BONG WRIGHT

Phát triển Xã hội Dân sự


Tại Việt nam

Vai Trò Xây Dựng Xã Hội Từ Nhân Dân


Ông Bà chúng ta có câu “Phép vua thua lệ làng.” Lời nói đó cho thấy rõ sự
thành hình và bành trướng của xã hội dân sự (XHDS) có từ muôn thuở tại
Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới.Khi người dân thấy có một
nhu cầu gì cần thiết thì chính họ tự tìm phương cách để giải quyết vấn đề
và đưa ra cứu cánh để có kết quả thực tiễn.
Những sáng kiến và công tác của người dân đem lại lợi nhuận cho cá
nhân họ, gia đình họ, và cho tập thể trong xã hội mà họ đang chung sống
để tất cả được hưởng lợi ích chung. Họ hội họp lại, bàn luận, góp sức lực
để hợp tác, chia sẻ ý kiến, và thiết kế chương trình theo khuôn khổ pháp
định công khai, minh bạch, rồi thực hiện những công tác cần thiết cho đến
khi nào họ đạt đến kết quả mong muốn theo mục tiêu và sứ mạng đã vạch
ra.
Họ tổ chức một nhóm người cùng có một chí hướng để tìm phương
tiện thực hiện những chương trình tự họ trù tính, với tinh thần tự nguyện,
bất vụ lợi của một số người hoàn toàn độc lập, tách biệt ra không dính líu
gì với các công chức của một chánh quyền nào.
Nếu họ thành lập một nhóm có khả năng tổ chức quy củ, thì có thể
gọi họ là một hội phi chánh phủ (non-governmental organization - NGO),
một hội tư nhân, một hội thiện nguyện hay hội tương tế.Họ có thể bành
trướng hoạt động của họ trên nhiều phương diện và thành lập những hội
đồng hương, hội giáo dục, hội hướng đạo, hay hội đoàn tôn giáo theo
khuôn khổ pháp trị.Họ điều hành qua tinh thần tự nguyện, phần đông được
đào tạo và khích lệ bởi các tổ chức tôn giáo hay văn hóa xã hội.
Ông Trần Hữu Quang, trong bài đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 121


năm 2009, tóm tắt bốn khái niệm XHDS được thay đổi quan điểm về các
mối quan hệ giữa các lãnh vực chánh trị, kinh tế và xã hội.Ông nói nhà
chánh trị người Anh Thomas Hobbes là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
XHDS (societas civilis) đối lập với “tình trạng tự nhiên” trong quyển De
Cive xuất bản năm 1649. [1]
Vậy thì vào thế kỷ XVI-XVIII, Hobbes, cùng với John Locke và Jean
Jacques Rousseau đồng hóa XHDS với nhà nước/quốc gia.Qua thế kỷ
XVIII-XIX, cũng theo ông Quang, thì Bernard Mandeville, Adam
Ferguson và Adam Smith cho quan niệm XHDS là xã hội thị trường.Sau
đó XHDS được coi như là xã hội tư sản với Georg Hegel, Karl Marx,
Friedrich Engels và Antonio Gramsci vào thế kỹ XIX-XX.Qua đến thế kỷ
XXI, những chuyển hóa về nội dung ý niệm XHDS phản ảnh những hoàn
cảnh cụ thể còn tồn tại được đến ngày nay như thế nào? Trong năm 2006,
Louis Juste cho là “nó biểu hiện tình hình đấu tranh xã hội diễn ra trong
những thời cơ nhứt định.” [2]
Tóm lại, XHDS cấu thành từ các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện
tạo cơ sở để tự vận hành, khác vơi các cơ cấu quyền lực của nhà nước và
các thể chế thương mại của thị trường.Có ba mẫu XHDS: 1) cứu tế cho
nạn nhân chiến tranh hay tai hoạ gây ra, 2) phát triển thể chế xã hội, kinh
tế, văn hóa và giáo dục, và 3) bành trướng các sinh hoạt xã hội (social
action) tăng quyền lợi cá nhân và phát triển ý thức hệ trong cộng đồng.
Như thế mọi hoạt động bất vụ lợi cũng cần có phương tiện cụ thể, tiền bạc
và cơ sở để sinh hoạt.
Trung tâm XHDS của Trường đại học kinh tế London định nghĩa
XHDS như sau:
“XHDS đề cập tới các hoạt động tập thể tự nguyện xung
quanh các giá trị, mục tiêu, ý thức chung.Về lý thuyết, các hình
thái tổ chức XHDS khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà
nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì ranh giới
giữa nhà nước, xã hội, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập
mờ và không rõ ràng.XHDS thường bao gồm một sự đa dạng về
phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ
chức khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực.XHDS
thường được hình thành dưới dạng các hội từ thiện, các hiệp hội,
các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phong trào xã hội, các
hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư.” [3]

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 122


Xã Hội Dân Sự Toàn Cầu
Sự phát triển của thể chế XHDS trong những quốc gia Âu Châu từ cuối
thập niên 1990 đã đem lại sự hình thành của Phong Trào Tân Xã Hội (New
Social Movement.) Nó trở thành một khối quản trị thứ ba xây dựng thế lực
toàn cầu không ranh giới, có tính cách chánh trị, sinh hoạt tranh đấu về ý
thức hệ như chống bạo hành gia đình và công lực, chống đàn áp tôn giáo,
chống áp đảo truyền thông báo chí, chống nạn buôn người hay bảo vệ môi
trường. Những phong trào đó tạo thành Xã Hội Chánh Trị làm môi giới
giữa nhà nước và dân chúng. [4]
Khái niệm XHDS mới chỉ được phổ biến rộng rãi trong vòng mấy
chục năm gần đây vào thế kỷ XX, nhưng vào đầu thế kỷ XXI sinh hoạt đa
dạng của XHDS được phổ biến rộng lớn trên khắp thế giới. Trường hợp cụ
thể của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đặt trụ sở chính tại Genève, Thụy Sĩ,
được thiết lập trên 150 năm, phối hợp với các chi nhánh của từng quốc gia
sở tại.Rotary Club có chi nhánh làm thiện nguyện khắp năm châu cũng ăn
mừng 150 tuổi.
Những tổ chức bênh vực nhân quyền như Ân Xá Quốc Tế (Amnesty
International), Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), Bác Sĩ
Không Biên Giới (Médecins Sans Frontière), Ký Giả Không Biên Giới
(Reporteurs Sans Frontieres), Bảo Vệ Môi Sinh (Green Peace) và Minh
Bạch Quốc Tế (Transparency International) cũng như các tổ chức tôn giáo,
y tế xã hội, văn hóa giáo dục, hoạt động trên toàn cầu, được quần chúng ưa
chuộng hơn cơ quan nhà nước hay cơ sở thương mại. [5]
Như Hội Hướng Đạo có trụ sở chính tại London, Anh quốc, là một
phong trào hướng dẫn sinh hoạt lành mạnh cho giới thanh thiếu niên khắp
thế giới. Như tại Ấn Độ có từ 1 đến 2 triệu tổ chức lớn và nhỏ hoạt động từ
thiện, còn ở bên Nga Sô thì cũng có đến 277,000 XHDS, phần đông do nhà
cầm quyền Nga Sô thống trị.
Ngoài ra, vai trò trong giới đại học (academia) và các cơ quan chuyên
nghiệp về kỹ thuật, khoa học, giáo dục, y tế, những đóng góp sáng kiến
thực tiễn có ảnh hưởng trong giới trí thức cũng như trong quần chúng sâu
rộng.Tuy nhiên, không cần phải là một tổ chức quy mô với tài chánh dồi
dào mới có thể hoạt động được. Những tổ chức nhỏ với ngân sách eo hẹp
cũng hoạt động khá hiệu quả với tầm vóc quan trọng.
Riêng tại Hoa Kỳ, thống kê cho thấy Foundation Center gồm 11 cơ
quan tài trợ cho 1 triệu tổ chức vô vị lợi và trên 3 triệu nhóm nhỏ hoạt

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 123


động tự nguyện để phục vụ công ích. Các tổ chức nầy có hơn 60% phát
xuất từ các tôn giáo, phản ảnh tinh thần phục vụ hy sinh rất cao, so về số
nhân viên thiện nguyện làm việc cho các tổ chức nầy. Tuy vậy, có những
nhân viên các tổ chức XHDS được trả lương cao với quyền lợi đãi ngộ
được bảo đảm không thua các công chức nhà nước hay công ti xí nghiệp.
Như Hội AARP, với 6 triệu thành viên người hưu trí (American
Association of Retired Persons) có ngân sách $640 triệu và thuê cả ngàn
nhân viên làm việc trong những văn phòng toàn quốc ở Hoa Kỳ.Họ cũng
trả tiền cho nhiều nhân viên đi vận động (lobby) trên quốc hội để bênh vực
quyền lợi cho người từ 50 tuổi trở lên. [6]
Thống kê cũng cho biết người Mỹ đã chi ra 250 tỷ mỹ kim cho lãnh
vực từ thiện và có tất cả 1.8 triệu tổ chức đã được chấp nhận được miễn
phí trong năm 2007.Mỗi năm có từ 75,000 đến 100,000 tổ chức XHDS nộp
đơn đăng ký tại Hoa Kỳ.[7]
Nhu cầu đa diện của môt quốc gia chứng nhận là chánh quyền không
thể nào tự giải quyết nhiều vấn đề về chánh trị, kinh tế hay xã hội.Vì vậy,
tổ chức XHDS bổ sung chớ không nhằm thay thế guồng máy nhà nước.Họ
chỉ lấy công của dân làm căn bản giúp cho chánh quyền.Theo LS Đoàn
Thanh Liêm, những tổ chức XHDS đóng hai vai trò: vừa là đối tác
(counterpart), vừa là đối trọng (counterbalance). [8]
Cụ thể như các hội Hồng Thập Tự luôn hợp tác với nhà nước để chăm
sóc cho các nạn nhân thiên tai, bão lụt.Còn các hội phụ huynh học sinh
chẳng hạn, thì hỗ trợ nhà trường giúp mở mang trí tuệ và sức khỏe cho các
con em.Vì thế mà các cơ quan thiện nguyện còn được chánh quyền tài trợ
hay cấp thêm phương tiện để họ thực hiện nhiều chương trình công ích.
Còn các hội tôn giáo (faith-based initiatives) hay nhân quyền thì đóng
vai trò đối trọng để bênh vực cho những nạn nhân chống bất công, tham
nhũng, lạm dụng mà nhân viên chánh quyền gây ra. Giới truyền thông báo
chí, đại học và những người có lý tưởng như giới trẻ và sinh viên dám can
đảm đứng lên để thức tỉnh, cảnh giác, phê phán sai trái các nhân viên
chánh quyền hay cơ quan doanh nghiệp tư nhân gây ra.
Nhờ có “kiểm soát để giữ sự quân bình” (checks & balance) của
người dân, nên xã hội bớt được một phần nào sự nhũng lạm và thiệt thòi
cho người dân. Đó là một nhu cầu chính đáng, vì người dân dự định, do
người dân thực hiện và do đó người dân được hưởng thụ những lợi ích.
Những biện pháp giảm những khống chế, lạm quyền, thối nát, đem lại

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 124


những thay đổi trong xã hội như tôn trọng quyền tối thiểu của công dân
sống trong một quốc gia theo thể chế pháp trị.Từ đó những định hướng tự
do cởi mở, bảo trọng quyền lợi cho công dân, tôn trọng nhân quyền và dân
chủ từ lần từ hồi được phác họa. Những phong trào chống nô lệ, bênh vực
quyền lợi phụ nữ và người da màu được quyền bỏ phiếu được đề cao và
gia tăng.
Sau thế chiến thứ nhất, Liên Hiệp Quốc được thành lập để bàn luận
về sự Giảm Quân Bị trên thế giới (World Disarmement). Năm 1950, LHQ
mời 1,000 NGO đến tham dự và biểu quyết chấp nhận làm việc chung.Họ
coi các hiệp hội tư nhân như là một khối tổ chức quốc tế “International
NGO” phụ giúp họ thực hiện những chương trình tại các quốc gia trên thế
giới.Vì thế mà các NGO càng nhận được nhiều nguồn tài trợ từ cá nhân, từ
quỹ tài trợ các foundations, từ tổ chức tư nhân và thương mại, từ chánh
phủ và từ các tổ chức quốc tế. [9]
Năm 1970, các quốc gia “giầu” cam kết trích ra 0.7% GNI (lợi tức
quốc gia - gross national income) tặng cho NGO thực hiện chương trình
của họ cho các quốc gia đang mở mang.Viện Đại học John Hopskins
nghiên cứu trong các năm 2000-2002 đưa ra tổng số $1, 300 tỉ mỹ kim
(trillion) do 35 quốc gia chi phí cho 40,000 ngàn nhân viên quốc tế làm
việc trong khu vực XHDS nầy.
Như thế thì XHDS có thể xếp vào hàng thứ 7 trong các nền kinh tế
lớn nhất của thế giới ngày nay.Có thể coi XHDS là một khối thế lực thứ ba
(Third Force) trên thế giới và trong guồng máy của nhiều quốc gia từ Đông
Tây đến Âu Á. Quan hệ quốc tế và quốc gia trở thành quan hệ “mở” (open
society) khai thông hai chiều trên nhiều lãnh vực và tập tục nếp sống cổ
truyền của quốc gia vẫn được duy trì. Vì thế, nhiều dân tộc đa dạng, tuy
khác biệt về ngôn ngữ và truyền thống, cũng sống chung với nhau và chia
sẻ những giá trị và nếp sống trong xã hội cởi mở không biên giới như ngày
hôm nay. [10]
Trong năm 2007, World Bank trích ra một tỷ mỹ kim tài trợ cho
những chương trình cộng đồng.Carnegie Endowment for International
Peace cho $20 tỷ trong năm 2007, còn Bill và Melinda Gates tặng $38
triệu cộng với $30 triệu của ông Warren Buffet để chích ngừa cho 200
triệu trẻ em cũng như tài trợ cho nhiều chương trình giáo dục và xã hội
khác.Vậy thế kỷ XXI là thế kỷ của bất vụ lợi (the Century of Non-Profit).
Các nguyên nhân nào đem đến sự đột phá của xã hội mới mẻ nầy
(The New Social Movement)? Trưóc hết là vấn đề tài nguyên.Các chánh

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 125


phủ ở Tây Âu kể cả Mỹ không đủ ngân sách để trang trải mọi dịch vụ cho
người dân, đặc biệt trong những năm 1970, giá dầu hỏa từ Trung Đông
tăng cao làm lợi tức thu nhập quốc gia giảm nhiều.Do đó, các cơ quan tư
nhân giúp đảm trách vai trò mà nhà nước không thể phụ trách hết về
phương diện giáo dục, văn hóa và xã hội.
Hai nữa, quần chúng ở các nước Âu Mỹ kết hợp thành phong trào
chống chiến tranh hạt nhân, chống phá hoại môi sinh, chống đàn áp nhân
quyền. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và lãnh vực truyền thông nên
sự liên đới quốc tế được kết hợp với tính cách toàn cầu và được phổ biến
mau lẹ và liên tục.
Ba nữa là trong thời kỳ Cộng sản tại Liên Sô và các nước Đông Âu bị
suy thoái, và sau bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, công cuộc phục hồi
XHDS được tiến hành mau lẹ dành cho người dân cái quyền tự mình làm
chủ vận mệnh.Quá trình chuyển tiếp dân chủ (Democratic transition) nầy
đang diễn ra tại tất cả các quốc gia cựu Cộng sản, trừ Cuba, Bắc Hàn,
Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng kinh nghiệm cho thấy rõ sự thay đổi là
một quá trình không thế nào đảo ngược được nữa (irreversible process).
Chót nữa thì tổ chức XHDS còn thu hút nhiều tài năng trí tuệ xuất
sắc, cho nên hoạt động của họ có năng xuất và hiệu quả rất cao.Do đầu óc
sáng tạo, lòng nhiệt tâm, sự hy sinh cho lý tưởng, phương thức ôn hòa bất
bạo động, và hành động thiết thực nên những nhân viên phục vụ cho dân
chúng gặt hái thành quả tốt đẹp.
Hơn nữa, tính chất đa năng và đa nguyên của XHDS ở Hoa Kỳ và các
nước mở mang còn ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại, sự phát
huy đời sống toàn diện của người dân từ kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn
giáo. Nó cũng bảo trọng nền dân chủ hữu hiệu từ hạ tầng cơ sở như làng,
xã, quận đến tỉnh và thành thị lên đến thượng tầng cơ sở của chánh quyền
như lập pháp, hành pháp và tư pháp.Đó là hiện tượng thay đổi từ dưới lên
trên, từ lòng dân lên đến chánh quyền, khác với những quốc gia chuyên
chế, độc tài kiểm soát quyền hành từ trên xuống dưới.
Sự ảnh hưởng của XHDS rất quan trọng đến chánh quyền. Nhân dịp
viếng thăm Trung Quốc cuối tháng Năm năm 2010, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ
Hillary Clinton gặp các phụ nữ XHDS (Chinese Women Civil Society) tại
Bắc Kinh (Beijing). Họ chia sẻ những vấn đề khó xử như tham nhũng, bạo
hành gia đình, đàn áp, hãm hiếp, quyền phụ nữ và nhân quyền. Kết luận tất
cả đồng ý là cần có sự đồng tâm và ưng thuận của các đấng nam nhi và
chánh quyền mới có thể giải quyết và thay đổi được những tình trạng nêu

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 126


trên. [11]

Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam


Sau khi thống nhứt đất nước thành một quốc gia không còn chia đôi như
trong năm 1975, Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ thử thách, từ sự trừng
phạt bỏ tù cả trăm ngàn người miền Nam cùng máu mủ, còn gây chiến với
Cam Bốt, rồi cuộc chiến với đàn anh Trung Cộng.Việt Nam trở thành một
trong những nước nghèo nhất đứng thứ tư trên thế giới với lợi tức đầu
người thấp $200 một năm cho đến thập niên 1990.
Nhờ noi gương đổi mới của hai đàn anh Nga Sô và Trung Cộng nên
sau đó Việt Nam đã bắt tay liên hệ với kẻ thù “đế quốc Mỹ” năm 1995 và
tiếp nhận nền kinh tế thị trường cởi mở theo tư bản. Từ năm 2000 trở lên,
nền kinh tế Việt Nam đã được chấp nhận trên sân chơi quốc tế và phát
triển trên phương diện kinh tế lẫn xã hội với những đầu tư đáng kể từ các
nước phương tây. Những tiếp xúc với bên ngoài về tài chánh, luật lệ, các
ngành chuyên môn kỹ thuật với những tư tưởng dân chủ đã làm thay đổi
tầm nhìn và triển vọng, chẳng những của cấp lãnh đạo nhà cầm quyền
Cộng sản, mà còn đến đa số người dân trong nước.
Từ đó, mức độ phát triển kinh tế gia tăng và vượt lên đến 6.2 % trong
năm 2008, hơn các quốc gia lân cận tại Đông Nam Á, với lợi tức đầu
người $1,000 mỗi năm.Tuy vậy, sự kềm kẹp về tư tưởng và chương trình
hoạt động của người dân vẫn bị Bộ Chính Trị Hà Nội kiểm soát chặt
chẽ.Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam lập ra nhiều tổ chức tập đoàn
của họ để “nâng cao danh nghĩa dân chủ của dân, do dân và vì dân.”
Hội đoàn lớn nhứt về quần chúng của chế độ là Mặt Trận Tổ Quốc
Việt Nam (Mặt Trận) đưa ra chánh sách liên minh và liên kết với các tổ
chức hội đoàn chịu sự kiểm soát của họ, được coi như là tổ chức “XHDS”.
Mặt trận phê chuẩn các ứng cử viên vào danh sách ứng cử và đảm nhiệm
luôn việc giám sát tất cả các cuộc bầu cữ. [12]
Các tổ chức ngoại vi nầy đươc thành lập bởi Bộ Chính trị gồm đảng
viên Đảng cộng sản VN.44 thành viên “XHDS” của Mặt Trận là Đảng
Cộng sản VN, Tổng liên đoàn lao động, Hội nông dân, Đoàn thanh niên
cộng sản HCM, Hội liên hiệp phụ nữ VN, Hội cựu chiến binh, Liên hội
khoa học kỹ thuật, Hội chữ thập đỏ, Phòng thương mại và công nghiệp,
Hội Phật Giáo, Ủy ban đoàn kết Công giáo, Tổng hội thánh Tin lành, Hội
nhà báo, Hội liên lạc người VN ở nước ngoài, Hội luật gia cho đến Hội

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 127


làm vườn…
Đảng Cộng sản VN có 3 triệu đảng viên, chiếm 3% dân số, chỉ thị
cho các tổ chức “XHDS” của họ phải tuân theo để quản trị họ.Đặc biệt
trong Mặt Trận có Hội liên hiệp phụ nữ (VN Women’s Union), một tổ
chức chính trị theo họ gồm 1.5 triệu hội viên có nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng gia đìnhbảo vệ xã hội chủ
nghĩa VN.
Trang nhà của Hội phụ nữ xác nhận là 70% hội viên được tuyên
truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng và 100% Chủ Tịch và Phó CT
Hội đạt tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức theo quy định. Vậy thì các
thành viên phải vào đảng CS mới trở thành công chức và được làm việc an
toàn.Họ phải tuân lệnh do đảng chỉ thị. Hội cũng đưa ra con số là 70% phụ
nữ nghèo đươc Hội giúp “xoá đói giảm nghèo”.Vậy tại sao cơ quan quốc tế
UNDP (Development Programme) điều tra và báo cáo là “nhóm 20%
những người giàu nhất ở Việt nam hiện đang hưởng tới 40% lợi ích từ các
chính sách an sinh xã hội của nhà nước; trong khi nhóm 20% những người
nghèo nhất chỉ nhận được 7% lợi ích từ nguồn nầy.” [13]
Như thế ta thấy rõ Đảng Cộng sản đứng ra tổ chức, điều động, bao
trùm và lũng đoạn tất cả các sinh hoạt của lãnh vực XHDS chứ không có
giới hạn trong phạm vi chánh quyền hay lãnh vực kinh tế mà thôi.Do đó
XHDS bị “chánh trị hóa”, bị cai trị chuyên chế, bị công lực và công quyền
đàn áp, kềm kẹp.Quyền lực nằm trọn trong tay đảng tức là “đảng sự” chớ
không phải trong tay của nhân dân tức “dân sự”.Thật ra thì các XHDS như
thế được gọi là GONGO (Government organized NGO) chớ không phải là
NGO (non-government organization).
Theo Điều 9 Hiến pháp (1992) quy định thì có đoạn như sau: “Nhà
nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân
dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp
luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ,
viên chức nhà nước.” Những từ ngữ dân chủ mĩ miều nầy có được nhà
nước áp dụng trung thực hay không?
Ngoài ra, ngày 26-3-2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 36 về
kế hoạch toàn diện nhằm vận động ba triệu người Việt ở nước ngoài
“thành một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc.” Còn ở bên
nhà thì nhà nước thẳng tay đàn áp những cá nhân hay tổ chức tranh đấu
cho dân chủ và nhân quyền.Vậy thì lối thoát của sự bế tắc hiện nay như thế
nào? [14]

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 128


GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu về Việt nam thuộc Đại học New
South Wales ở Sydney, Úc, trả lời phỏng vấn của đài BBC tháng 8 năm
2008 như sau: “Ở Việt Nam, những nhóm đang đòi hỏi có XHDStức đòi
chính quyền phải thực thi chính luật pháp của mình, qua đó công nhận có
quyền lập hội, tụ tập, biểu tình, tự do tôn giáo. Những quyền nầy không
được thực thi vì nhà chức trách luôn tìm lý do để ngăn cản, thí dụ lấy lý do
gây rối an ninh trật tự để ngăn không cho biểu tình.”
Ông nói tiếp:”Những nhóm dân sự này gia tăng về con số và bắt đầu
liên kết thành những mạng lưới. Như vậy mạng lưới đang ngày càng phát
triển và tôi nghĩ rồi sẽ đến lúc các nhóm riêng lẻ không những thành lập
phong trào mà còn gây sức ép nhiều lần để nhà nước thực thi luật pháp
theo các tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.” Ông Thayer kết
luận: “Có một điểm chung là những tiếng nói XHDS nầy được lắng nghe
và tìm cách đưa vào trong guồng máy. Kịch bản khả dĩ nhất theo tôi là
cuối cùng họ sẽ được phép nắm giữ những ghế trong quốc hội.”
Theo TS Hồ Bá Thâm thì “hiện nay có 320 hội hoạt động trong phạm
vi toàn quốc ở Việt nam và hơn 2,150 hội hoạt động trong phạm vi vi tính,
thành phố trực thuộc Trung ương cũng có hàng ngàn hội ở các cơ sở.” Ông
viết tiếp: “Các hội cũng rất đa dạng: có hội do tổ chức thành lập, có hội do
cá nhân, doanh nghiệp, có hội có cơ cấu chặt chẽ nhưng có hội lại lỏng
lẻo.Trung bình mỗi người là thành viên của 2.33 tổ chức, cao hơn nhiều
nếu so với những nước trong khu vực châu Á, như Trung Quốc (0.39) và
Singapore (0.86).Theo khảo sát nầy, tỷ lệ những người thuộc ít nhất một tổ
chức là 73.5%, một tỷ lệ tương đối cao.” [15]
Ngoài các hội hoạt động trong nước thì có những NGO đáng kể của
người Việt đảm trách từ nước ngoài về Việt nam đầu tư, kinh doanh, hợp
tác khoa học, hoạt động nghề nghiệp, định cư lâu dài và cứu trợ. Vai trò
của những tổ chức cộng đồng hải ngoại là lực lượng đóng góp chất xám,
có tài chánh dồi dào, có kỹ thuật cao, có kiến thức chuyên nghiệp, và có cả
tấm lòng giúp cải thiện đời sống gia đình, bà con và bạn bè tại quê nhà.
Trước tình cảnh tụt hậu ở Việt nam, ba triệu người Việt nam sống tại
hải ngoại được chế độ gọi là “Việt Kiều”, là một nguồn tài trợ quan trọng
gởi về cho gia đình bên Việt nam, chánh thức hay bán chánh thức một
ngân khoản gần 8 tỷ mỹ kim trong năm 2008. Ít nhất 50 phần trăm là phần
đóng góp của cộng đồng tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, có lối bốn trăm ngàn người
Việt đi du lịch đem tiền về Việt nam tiêu xài hay làm công tác từ thiện.
[16]

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 129


TS Nguyễn Quang A viết trong tờ Lao Động Cuối Tuần 2009:
“XHDS đâu có đáng sợ. Hơn hai mươi năm trở về truớc ít người dám nói
đến cơ chế thị trường, đến khu vực kinh tế tư nhân: những điều cấm kỵ và
đáng sợ.Rồi người ta hiểu dần, chấp nhận và ngày nay chúng không những
không đáng sợ mà còn được coi trọng…” [17]
Ông viết tiếp: “Ranh giới giữa các tổ chức (nhà nước, XHDS, khu
vực kinh tế) không hoàn toàn rạch ròi, mà có thể có sự chồng lấn. Có
những cơ quan nhà nước làm việc tắc trách, có các doanh nghiệp gian
lận.Cũng thế, có các tổ chức XHDS nói một đằng làm một nẻo. Phải có
khung pháp lý để cho mọi loại tổ chức hoạt động, để buộc tất cả chúng
phải minh bạch, phải có trách nhiệm giải trình với những người mà chúng
được cho là đại diện, với những người cấp tài chính và với xã hội nói
chung, để có cơ chế văn minh cho các tương tác, cho sự hợp tác và giải
quyết xung đột giữa chúng. Nhìn vấn đề như thế thì XHDS đâu có đáng sợ
mà là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước.”
Điển hình, GS Lê Xuân Khoa, nguyên Giám Đốc điều hành của cơ
quan SEARAC, là người Việt tiên phong được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tài
trợ những chương trình huấn luyện nghề nghiệp và giáo dục tại Việt nam
trong cuối thập niên 1990. Năm 2004, ông đã tập hợp lại hơn ba mươi hội
thiện nguyện tại Hoa kỳ gọi là Vietnamese American NGO hay VA-NGO
và thành lập một mạng lưới các hội phi chánh phủ của người Mỹ gốc
Việt.[18]
Họ chánh thức ghi danh với Ủy Ban Điều Phối Viện Trợ nhân dân
(PACCOM) được nhà nước chánh thức công nhận giúp đỡ giải quyết các
vấn đề thủ tục hành chánh và pháp lý tại Việt nam.Họ cũng nhận được sự
tài trợ của các cơ quan Ford Foundation, Asia Foundation, USAID và các
cộng đồng dòng chính cũng như cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Trong mạng lưới VA-NGO, Pacific Links do Cô Diệp Vương làm
Chủ tịch, là người đầu tiên đặt trụ sở tại Hậu Giang để dạy nghề cho các
em gái và phụ nữ trong làng, để ngăn ngừa họ bị dụ dỗ qua biên giới Cao
Miên làm nghề mại dâm.Tuy vậy, có gần 30,000 cô gái và 5,000 trẻ em
Việt từ 7 tuổi trở lên đã là nạn nhân nạn buôn người ở xứ chùa tháp nầy
rồi.
Đặc biệt hơn hết, trong năm 2000, TS Phùng Liên Đoàn, Chủ Tịch
Quỹ Khuyến Khích Tự Lập, và phu nhân là Bà Đoàn Thu Lê, bỏ tiền túi
$750,000 mỹ kim tài trợ một quỹ cho vay tiểu thương (micro-loans) từ
$150 đến $350 cho 7, 400 gia đình tại nông thôn miền Trung để họ có vốn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 130


làm ăn. Họ mượn tiền để chăn nuôi heo hay gà, hay mở tiệm bán gạo hay
đồ dùng trước cửa nhà họ. [19]
Họ vay từ một đến hai năm và trả hàng tháng một chút tiền vốn lẫn
mười phần trăm tiền lãi cho đến khi nào hết nợ, rồi số tiền đó được cho
người khác vay. Chương trình đạt 98 phần trăm kết quả mỹ mãn cho nên
Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat) tặng bằng tưởng thưởng cho Hội Khuyến
Khích Tự Lập như là một XHDS có “Sáng Kiến” (Innovation Award).Sự
hợp tác của cộng đồng hải ngoại và người dân trong nước rất thuận lợi cho
dân nghèo giúp họ phát triển.
Ngoài việc viện trợ mỗi năm một số tài chánh khổng lồ do các cá
nhân gởi về cho gia đình mình để phụ họ làm ăn sinh sống và để nâng cao
đời sống, thì cộng đồng hải ngoại còn là một lực lượng “đối lập” đáng
kể.Với sức mạnh lá phiếu của cộng đồng đối với chánh quyền và quốc hội
trong các quốc gia họ đang cư ngụ, cộng đồng hải ngoại có tiếng nói lớn
mạnh và có thể vận động thay đổi chánh sách của chánh quyền sở tại với
Việt nam.
Một số người trong cộng đồng thì hô hào chống chế độ độc tài Cộng
sản và đòi hỏi chuyển hóa hay thay đổi chế độ. Họ xuống đường biểu tình
rầm rộ. Một số khác thì nghiên cứu (think tank) những chiến lược để diễn
tiến đến dân chủ và phát triển. Còn một số khác có khả năng vận động
hành lang chánh quyền và quốc hội cũng như giới trí thức cộng đồng
người Mỹ gốc Á và các tòa Đại sứ các nước ASEAN. Nếu đẩy mạnh nhiều
hơn thì những cuộc vận động nầy có thể thành công, nhứt là đang có sự
tranh chấp chủ quyền lãnh hải Biển Đông để mong Việt nam thoát ra khỏi
sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tuy vậy, cộng đồng hải ngoại nhận thấy còn có những trở ngại về tâm
lý và chánh trị chưa được thông qua giữa cộng đồng hải ngoại và nhà
nước.GS Khoa nói: “Họ trông chờ những lời nói và hành động hòa giải cụ
thể của những người lãnh đạo trong nước thay vì những lời kêu gọi xóa bỏ
hận thù của kẻ thắng đối với người thua.”
Ông nói tiếp “Nếu nhà nước cứ tiếp tục nghi ngờ và ngăn cấm sự hợp
tác chính đáng và hòa bình của người Việt trong và ngoài nước thì sẽ
không khỏi bị cộng đồng quốc tế lên án và sẽ không tránh khỏi sự chống
đối quyết liệt của các tầng lớp nhân dân có thễ đến bạo động.Đến lúc nhu
cầu chuyển hóa chế độ độc tài sang dân chủ để đất nước có thể tồn tại và
phát triển trong khung cảnh hội nhập toàn cầu.”

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 131


Trong lúc đảng CS và nhà nước làm chậm lại tiến trình dân chủ hóa
để điều chỉnh có lợi cho họ thì phe dân chủ và cộng đồng hải ngoại thúc
đẩy để tiến cho mau hơn. Ông Soros, một mạnh thường quân giàu có với
tài sản $11 tỷ nhờ kinh doanh trên thị trường chứng khoán, đã dùng những
biện pháp “xây dựng xã hội từng mảnh một” (piecemeal social
engineering) để xây dựng Xã Hội Mở (open society) và phục hồi chế độ
dân chủ ở các nước cựu Cộng sản tại Đông Âu.
Với tầm nhìn toàn cầu (global vision) và tinh thần cầu tiến, Ông đã
chi $6 tỷ mỹ kim cho các dự án khắp thế giới như giúp phong trào Đoàn
Kết tại Balan, nhóm hiến chương 77 tại Tiệp Khắc, nhà bác học đối kháng
Liên Sô Andrei Sakkarov, giúp việc phổ biến thông tin tại những quốc gia
trong khối Cộng sản, chương trình cho đài phát thanh tại Mông Cổ, hay
cứu trợ nạn nhân trong cuộc chiến ở Bosnia, và cuộc động đất ở Haiti. Ông
cũng bỏ ra $15 triệu trong năm 2004 để hạ bệ Tổng Thống George Bush
cha.
Ông Soros được mệnh danh là nhân vật tiên phong của phong trào
kiến tạo một Xã hội Mở trên quy mô toàn cầu và tiêu biểu như kiến trúc sư
của XHDS Toàn cầu (an architect of the Global Civil Society) đang nỗ lực
phát động “Phong trào Xã hội Mới” (The New Social Movement).
Mặt khác thì GS Đoàn Viết Hoạt có một lộ trình toàn diện để chuyển
hóa dân chủ, đặc biệt tại Việt nam: “Lộ trình dân chủ hóa có hai mục tiêu:
1) tạo môi trường và điều kiện xã hội chín muồi cho việc ra đời XHDS
ngay trong lòng xã hội hiện nay ở trong nước và vượt khỏi sự ngăn chặn
của giới cầm quyền; 2) chuyển hóa toàn diện xã hội không giới hạn trên
mọi lãnh vực hoạt động của người dân và đẩy mạnh cuộc vận động đòi dân
chủ hóa chính quyền, nương vào sức mạnh của XHDS, vào tình trạng
“không thể không” do sức ép nội tại tạo ra.” [20]
Tóm lại, dù giới lãnh đạo Cộng sản có tìm cách kềm hãm, cản trở đến
mấy đi nữa, thì tại Việt nam hiện nay, ý thức của người dân đã mỗi ngày
một lên cao. Nhất là giới trẻ, họ tiếp thu được kinh nghiệm phát triển của
nhiều nơi trên thế giới, nên ta có thể nhận ra là XHDS hiện đang có những
tiềm lực phong phú vĩ đại. Thời cơ rất thuận lợi để có thể phát triển mạnh
mẽ hầu góp phần xây dựng một thể chế dân chủ, nhân bản và nhân ái, đáp
ứng được niềm mong ước chính đáng của toàn thể gần 90 triệu đồng bào
Việt nam thân yêu của chúng ta. Đạt đến mục tiêu “từng phần” hay “toàn
diện” còn tùy thuộc ý Dân và ý Trời trong một thời điểm chín muồi thuận
lợi.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 132


(Họp Mặt Dân Chủ, Hannover, Đức Quốc,
ngày 10 đến 13 tháng 6, 2010)
Thạc sĩ ngành Foreign Service, Đại học
Georgetown, International Relations.
Bà là nhà hoạt ñộng trong cộng ñồng
Việt và người Mỹ gốc Á trong vùng
Washington, DC.
Viết cho tờ Asian Fortune và nhiều
báo tiếng Việt.
Jackie Bong-
Wright

Năm 1981 U.S.–Asian Institute, Washingon D.C., bình


chọn bà là một trong 10 phụ nữ Mỹ gốc Á xuất sắc nhất
trong năm.
Tác phẩm:
Autumn Cloud: From Vietnam War Widow to American
Activist, Capital Books, 2001.

Tài Liệu Tham Khảo


[1] www.viet-studies.info/kinhte/tranhưuquang_xahoidansu.htm
[2] Louis-JusteAnil.2006 . “La société civile hier et aujourd’hui”, in Alter Presse,
12-1-2006, www.aterpresse.org.
[3]”What is civil society?”. Centre for Civil Society, London School of
Economics (1 tháng 3 năm 2004). Truy cập 30 tháng 10 năm 2006.
[4] Global Civil Society (PCDF) www. Pcdf.org/civil society/default.htm
[5]http://en.wikipedia.org/wiki/non-governmental_organization
[6]www.aarp.org/
[7]http:// foundationcenter.org/
[8]Đoàn Thanh Liêm. http://haydanhthoigian.wordpress.com. 1/7/2010
[9]UN Relations with Civil Society (NGOs)
http://www.un.org/issues/ngo/ngoindex.html
[10]Florini Ann.The Third Force: The Rise of Transnational Civil Society.
CarnegieEndownment for the Peace and Japan Center, 2001
[11]www.state.gov/secretary/rm/2010/05/14288.htm
[12]www.mattran.org.vn/home/tinhoatdong/tinhoatdong.htm

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 133


[13]www.hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp? Catld=2&newsld=5&lang=vn
[14] www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/
08/080830_lnvcarlthayer.html
[15]Ts.Hồ Bá Thâm - Viện Nghiên Cứu Phát Triển tp.hcm, Xã Hội Dân Sự, Đặc
thù và Vấn Đề ở Việtnam (I&underline)
[16]http:// Diaspora Journey: Vietnam: remittances from Abroad
[17]http://www. Laodong.com, vn/Home/Xa-hoi-dan-su-dau-co-dang-
so/20094/133512. Laodong
[18]www. Nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp? a=37114&z=85
december 16, 2005
[19]www.fesr.org
[20]http://www. vdlc.org/mode/81

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 134


KHỐI 8406

Tuyên ngôn Tự do Dân


chủ cho Việt nam 2006

Việt Nam, 8-4-2006


Kính gửi Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài Nước,
Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh Dân
chủ ở quốc nội và tất cả mọi người Dân nào đang khao khát một nền Dân
chủ chân chính cho Quê hương Việt Nam hôm nay, đồng thanh lên tiếng:

I. Thực trạng của Việt Nam


1- Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân
tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Bản Tuyên
Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 chẳng nhắc đến một từ nào về chủ nghĩa xã
hội hay chủ nghĩa cộng sản cả. Hai nguyên nhân chính làm nên thắng lợi
của cuộc Cách mạng ấy là Khát vọng Độc lập Dân tộc và Khoảng trống
quyền lực lúc bấy giờ ở Việt Nam (quân Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh
ngày 15-8-1945 và thực dân Pháp đã bị quân Nhật đảo chính cướp quyền
từ ngày 9-3-1945).
Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt
Nam đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ
tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và
năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình.
Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản Việt Nam tráo trở không thực hiện.
Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức
năng đầu tiên của nó chính là: bạo lực và khủng bố trấn áp!
2- Tiếp đến, ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch
Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng
tuyên bố với Dân tộc và với Thế giới rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 135


có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc
lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: mọi Dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền
sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình
đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền
lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được...” (trích Tuyên Ngôn
Độc Lập 2-9-1945). Thế nhưng, tất cả những quyền thiêng liêng ấy của
dân tộc đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản
được dựng lên.
3- Đến tháng 2-1951 Tuyên ngôn của đảng Lao động Việt Nam (nay
là đảng Cộng sản Việt Nam) kỳ đại hội lần thứ 2, đã viết: “Chủ nghĩa của
Đảng là chủ nghĩa Mác–Lênin”. Và trong Điều Lệ, phần Mục Đích và Tôn
Chỉ còn khẳng định rõ ràng hơn: “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa
Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kết hợp với
thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
mọi hành động của Đảng...”.
Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-
4-1975 thì bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ
toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác
đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và
hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể
chất của toàn Dân tộc Việt Nam.

II. Qui luật phổ biến toàn cầu


1- Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một
chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị
chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay
là cho đến nay, Dân tộc Việt Nam vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc
gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều
này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam... theo chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà
nước và xã hội.” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân
dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi!

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 136


2- Chính hệ thống quyền lực không hề chấp nhận cạnh tranh và
không hề chấp nhận bị thay thế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đà thoái hoá,
biến chất của toàn bộ hệ thống ấy. Vì chẳng có qui luật và nguyên tắc cạnh
tranh công bằng nào trên chính trường, nên sau những kỳ bầu cử thì toàn
Dân không thể chọn được những con người và những lực lượng chính trị
xứng đáng nhất. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng
hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Hậu quả là Việt
Nam hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong
khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa.
Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng
cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Đất nước!
Thực tiễn đã xác minh rằng bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ
nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả. Liên Xô, cái nôi cộng sản,
cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua
chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ.
3- Chúng ta đều hiểu rằng: không ai có thể sửa được lịch sử, nhưng
có thể bẻ chiều lịch sử. Và điều quan trọng hơn là qua những bài học của
lịch sử, định hướng tốt cho tương lai. Con đường hôm qua của Dân tộc ta
đã bị những người Cộng sản Việt Nam chọn một cách vội vàng, thiếu chín
chắn và áp đặt cho cả Dân tộc một cách khiên cưỡng. Con đường ấy thực
tế đã chứng minh là hoàn toàn sai lạc. Vì vậy Dân tộc ta hôm nay phải
chọn lại con đường cho mình. Và chắc chắn cả Dân tộc cùng chọn sẽ tốt
hơn một người hay một nhóm người nào đó. Đảng cộng sản Việt Nam cũng
chỉ là một bộ phận của Dân tộc, nên không thể mạo danh Dân tộc để chọn
thay! Trước Dân tộc và lịch sử suốt hơn nửa thế kỷ qua (1954–2006),
Đảng cầm quyền ấy đã tiếm danh chứ không chính danh chút nào! Bởi lẽ
các cuộc bầu cử thực sự tự do hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam.
Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của Công
dân trước vận mệnh Đất nước, chúng tôi xin được phép giãi bày cùng toàn
thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước:

III. Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc


đấu tranh
1- Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho
Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị
thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh
vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 137


nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang
thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp
với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền
Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân
chủ đắt giá và đầy thành tựu.
Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau
đây:
• Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các
quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày
16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19, 2: “Mọi
người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do
tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt
ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng
hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông
đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”. Nghĩa là các đảng
phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát
thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác
mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền.
• Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công
ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21: “Mọi Công
dân... đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các
công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện
được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử
định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu
kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”. Nghĩa
là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành
mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.
• Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Đình công
chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa, được Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16-12-1966, điều 7 và
8: “Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi
người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận
lợi..., quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà
mình lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy
và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình... (với) quyền đình
công...” Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 138


độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền.
• Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự
và Chính trị, điều 18: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín
ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một
Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ Tín
ngưỡng hoặc Tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người
khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu
nguyện, thực hành và truyền đạo”. Các Tôn giáo này phải hoạt động
độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền.
2- Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động.
Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này. Tuy
nhiên, chúng ta rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và ngày càng hiệu quả của
tất cả những bạn bè trên thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin
hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm
mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có
nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu
quả.
3- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi
nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng
quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm
cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản Việt Nam
vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có
khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc
bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính
trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chôn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ
đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nh9ất, những lực lượng chính
trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải
toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã
hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn.
Chúng tôi mong ước Tuyên ngôn này thúc đẩy được sự đóng góp tích
cực của Đồng bào trong - ngoài Nước và sự ủng hộ của Bạn bè Quốc tế.
Chúng tôi chân thành cảm ơn và kêu gọi các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các
Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và Bạn bè trên toàn thế giới tiếp tục
ủng hộ cách nhiệt tình và hiệu quả cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này,
góp phần đưa Tổ quốc Việt Nam sớm sánh vai cùng các Nước văn minh,
đạo đức, thịnh vượng, tự do trong cộng đồng Nhân loại hôm nay.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 139


Đồng tuyên bố tại Việt Nam ngày 08 tháng 4 năm 2006

118 Nhà Đấu tranh Dân chủ quốc nội Việt Nam
1. Bs Nguyễn Xuân An, Huế 35. Gv Trần Thạch Hải, Hải Phòng
2. Gv Đặng Hoài Anh, Huế 36. Kt Trần Việt Hải, Vũng Tàu
3. Gv Đặng Văn Anh, Huế 37. Ks Đoàn Thị Diệu Hạnh, Vũng Tàu
4. Bs. Lê Hoài Anh, Nha Trang 38. Dn Nguyễn Thị Hạnh, Đà Nẵng
5. Gs Nguyễn Kim Anh, Huế 39. Gv Phan Thị Minh Hạnh, Huế
6. Gs Nguyễn Ngọc Anh, Đà Nẵng 40. Gs Đặng Minh Hảo, Huế
7. Nv Trịnh Cảnh, Vũng Tàu 41. Nv Trần Hảo, Vũng Tàu
8. Lm F.X. Lê Văn Cao, Huế 42. Nv Trần Mạnh Hảo, Sài Gòn
9. Gv Lê Cẩn, Huế 43. Gv Lê Lệ Hằng, Huế
10. Lm Giuse Hoàng Cẩn, Huế 44. Lm Giuse Nguyễn Đức Hiểu, Bắc Ninh
11. Gv Trần Thị Minh Cầm, Huế 45. Yt Chế Minh Hoàng, Nha Trang
12. Lm Giuse Nguyễn Văn Chánh, Huế 46. Gv Văn Đình Hoàng, Huế
13.Gv Nguyễn Thị Linh Chi, Cần Thơ 47. Gv Lê Thu Minh Hùng, Sài Gòn
14. Gs Hoàng Minh Chính, Hà Nội 48. Gs Nguyễn Minh Hùng, Huế
15.Gv Nguyễn Viết Cử, Quảng Ngãi 49. Lm Gk Nguyễn Văn Hùng, Huế
16. Ths Đặng Quốc Cường, Huế 50. Gv Phan Ngọc Huy, Huế
17. Nv Nguyễn Đắc Cường, Phan Thiết 51. Gv Lê Thị Thanh Huyền, Huế
18. Dn Hồ Ngọc Diệp, Đà Nẵng 52. Gv Đỗ Thị Minh Hương, Huế
19. Gv Trần Doãn, Quảng Ngãi 53. Ths Mai Thu Hương, Hải Phòng
20. Lê Thị Phú Dung, Sài Gòn 54. Yt Trần Thu Hương, Đà Nẵng
21. Gv Hồ Anh Dũng, Huế 55. PTs Nguyễn Ngọc Kế, Huế
22. Gs Trương Quang Dũng, Huế 56. Gs Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
23. Bs Hà Xuân Dương, Huế 57. Ths Nguyễn Quốc Khánh, Huế
24. Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội 58. Gv Nguyễn Đăng Khoa, Huế
25. Ls Nguyễn Văn Đài, Hà Nội 59. Gs Trần Khuê, Sài Gòn
26. Kt Trần Văn Đón, Phan Thiết 60. Cựu Thiếu tá Vũ Kính, Hà Nội
27. Bs Hồ Đông, Vĩnh Long 61. Nv Bùi Lăng, Phan Thiết
28. Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Huế 62. Gv Tôn Thất Hoàng Lân, Sài Gòn
29. Dn Trần Văn Ha, Đà Nẵng 63. Hội trưởng PGHHTT Lê Quang
30. Gv Lê Thị Bích Hà, Cần Thơ Liêm, Sài Gòn
31. Bs Lê Thị Ngân Hà, Huế 64. Bs Vũ Thị Hoa Linh, Sài Gòn
32. Gv Lê Nguyễn Xuân Hà, Huế 65. Lm G.B. Nguyễn Cao Lộc, Huế
33. Vũ Thuý Hà, Hà Nội 66. Lm Phêrô Phan Văn Lợi, Huế
34. Ks Đỗ Nam Hải, Sài Gòn 67. Gv Ma Văn Lựu, Hải Phòng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 140


68. Gv Nguyễn Văn Lý, Hải Phòng 94. Lm Phaolô Ngô Thanh Sơn, Huế
69. Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý, Huế 95. Gs Nguyễn Anh Tài, Đà Nẵng
70. Gv Cái Thị Mai, Hải Phòng 96. Ks Đỗ Hồng Tâm, Hải Phòng
71. Gv Cao Thị Xuân Mai, Huế 97. Bs. Tạ Minh Tâm, Cần Thơ
72. Gv Nguyễn Văn Mai, Sài Gòn 98. Gs Nguyễn Thành Tâm, Huế
73. Nv Hà Văn Mầu, Cần Thơ 99. Ms Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn
74. Gv Phan Văn Mậu, Huế 100. Gv Nguyễn Bình Thành, Huế
75. Nv Lê Thị Thu Minh, Cần Thơ 101. Gv Văn Bá Thành, Huế
76. Gv Ma Văn Minh, Huế 102. Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Văn Thơ,
77. Gv Nguyễn Anh Minh, Sài Gòn Đồng Tháp
78. Bs Huyền Tôn Nữ Phương Nhiên, 103. Ths Trần Mạnh Thu, Hải Phòng
Đà Nẵng 104. Gs Ts Trần Hồng Thư, Sài Gòn
79. Bùi Kim Ngân, Hà Nội 105. Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội
80. Ths Đặng Hoài Ngân, Huế 106. Cựu Sĩ quan Trần Dũng Tiến, Hà
81. Lm G.B. Lê Văn Nghiêm, Huế Nội
82. Gv Lê Hồng Phúc, Hải Phòng 107. Lm Têphanô Chân Tín, Sài Gòn
83. Lm Đa Minh Phan Phước, Huế 108. Gv Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội
84. Ks Võ Lâm Phước, Sài Gòn 109. Nv Tôn Nữ Minh Trang, Phan Thiết
85. Lm Giuse Cái Hồng Phượng, Huế 100. Gv Chế Thị Hồng Trinh, Huế
86. Ms Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn 111. Bs Nguyễn Anh Tú, Đà Nẵng
87. Ks Tạ Minh Quân, Cần Thơ 112. Bs Đoàn Minh Tuấn, Sài Gòn
88. Lm Augustinô Hồ Văn Quý, Huế 113. Gv Lê Trí Tuệ, Hải Phòng
89. Lm Giuse Trần Văn Quý, Huế 114. Yt Trần Thị Hoài Vân, Nha Trang
90. Bs Võ Văn Quyền, Vĩnh Long 115. Gv Ngô Thị Tường Vi, Quảng Ngãi
91. Bs. Trần Thị Sen, Nha Trang 116. Gv Nguyễn Lê Xuân Vinh, Cần Thơ
92. Cư sĩ PGHHTT Lê Văn Sóc, Vĩnh 117. Ths Hồ Ngọc Vĩnh, Đà Nẵng
Long 118. Ks Lâm Đình Vĩnh, Sài Gòn
93. Ks Hoàng Sơn, Hải Phòng

o

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 141


Cương lĩnh Khối 8406
Khối 8406 Là Gì?

1. Tên gọi:
Khối 8406 là một tập hợp những Công dân Việt Nam (VN) trong và ngoài
Nước, kể cả những người Nước khác, gióng lên tiếng nói lương tri muốn
đấu tranh để xây dựng một Nước VN có đủ các yếu tố:
- tôn trọng sự thật, lẽ phải, luật công bằng, tính công khai minh bạch,
- sống với nhau bằng tình thương, lòng nhân ái,
- Đất nước được hoà bình tự do, dân chủ; quyền tự quyết của người
Dân được bảo vệ.
Khối 8406 được khởi sự hình thành dựa trên Tuyên ngôn Tự do Dân
chủ cho Việt Nam 2006 do 118 Công dân quốc nội VN cùng đồng thanh
công bố ngày 8-4-2006. Tên gọi Khối 8406 là cách gọi tắt phát sinh từ
ngày tháng năm này.

2. Mục đích & Phương pháp:


2.1. Dùng lời nói ôn hòa, qua các phương tiện thông tin đại chúng để
cùng đồng bào VN trong - ngoài Nước và công luận Quốc tế nhận thức
thật chuẩn xác lịch sử trung thực của VN gần 100 năm qua, thực trạng của
VN hôm nay và dự phóng tương lai gần cho VN từ 2-10-20 năm tới.
2.2. Thúc đẩy liên kết các Tổ chức và các cá nhân--kể cả những
người Nước ngoài-- cùng chung mục đích, tạo thành một Liên Minh Dân
Tộc. Liên minh này hoàn toàn chỉ sử dụng các phương cách bất bạo động
để áp lực buộc Đảng & Nhà cầm quyền CSVN từ bỏ mưu toan và thực
hiện việc độc quyền lãnh đạo đã gây ra quá nhiều tác hại cho Tổ quốc VN
suốt hơn 75 năm qua (1930 – 2006).
2.3. Cổ vũ các Chính đảng Dân chủ phi cộng sản sớm xuất hiện và
hoạt động công khai tại Việt Nam.
2.4. Xúc tiến soạn thảo một Hiến pháp tạm thời và thúc đẩy việc tổ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 142


chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý để Dân tộc Việt Nam được quyền tự
quyết, tự lựa chọn thể chế chính trị thích hợp nhất cho mình. Hỗ trợ các Tổ
chức, Đoàn thể và các Chính đảng Dân chủ phi cộng sản tổ chức thành
công cuộc Bầu cử Quốc hội đa đảng đúng nghĩa dân chủ thực sự đầu tiên
để Quốc hội khoá I này biểu quyết một Hiến Pháp Mới làm nền tảng pháp
lý vững bền cho Đất nước.
2.5. Hỗ trợ các Chính đảng Dân chủ phi cộng sản tham gia vào Quốc
hội đa đảng theo mô hình quản lí và xây dựng Đất nước của các Quốc gia
thành tựu nhất trên thế giới, nhưng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt
Nam.
2.6. Sau khi đạt được mục đích ở số 2.5 trên, Khối 8406 đã hoàn
thành nhiệm vụ trước lịch sử và Dân tộc thì sẽ tự giải thể, nhường việc
quản lý và lãnh đạo Đất nước cho các Chính đảng Dân chủ thu phục được
đa số lòng Dân, thông qua lá phiếu bầu cử.

3. Nền tảng: Khối 8406 hoạt động căn cứ trên:


3.1. Ba Văn kiện nền tảng của Khối 8406:
3.1.1. Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 8-4-2006.
3.1.2. 10 điều kiện bầu cử Quốc hội ngày 20-6-2006.
3.1.3. Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam ngày 22-8-2006.
3.2. Các Tuyên ngôn và Công ước Quốc Tế về Nhân quyền và Dân
quyền của Liên Hiệp Quốc.
3.3. Ngoài ra, còn dựa trên các giá trị tín ngưỡng, tôn giáo; truyền
thống văn hoá, đạo đức tốt đẹp và bền vững của Dân tộc Việt Nam; sự ủng
hộ của cộng đồng Quốc tế yêu chuộng Tự do, Dân chủ dành cho phong
trào đấu tranh trong Nước đòi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền và Dân quyền.

4- Thành phần:
Khối 8406 mời gọi mọi người Thiện chí yêu chuộng Lẽ phải, Hòa
bình, Tự do, Công bằng, Nhân ái, Dân chủ trên toàn cầu, không phân biệt
quốc tịch, tham gia bằng các hình thức:
4.1. Đăng ký ghi tên từng cá nhân trở thành Chiến sĩ Dân chủ Hòa
bình (CSDCHB - Peaceful Democratic Fighters - PDF) của Khối, qua
Điện thư, Điện thoại, Thư tín, các Thành viên khác. Trực tiếp ghi tên với
Văn phòng của Khối, lập Danh sách chung và gửi về Văn phòng Khối

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 143


hoặc trao cho bất cứ một Thành viên nào của Khối. Việc ghi tên kèm theo
các chi tiết của cá nhân: năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, điện thoại,
email, … là hoàn toàn do mỗi cá nhân tự nguyện. Nếu ghi tên bằng biệt
danh, bút hiệu do chính cá nhân ấy quyết định cũng đầy đủ giá trị.
4.2. Những Đồng bào quốc nội và hải ngoại tham gia ủng hộ Khối
8406 bằng tinh thần và vật chất gọi là các ủng hộ viên (Supporters) qua
việc ghi tên tập thể một Tổ chức, Hội đoàn hoặc qua các cuộc biểu tình.
4.3. Người nước ngoài tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam, ủng hộ mục tiêu đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân
quyền cho Việt Nam đều có thể trở thành thành viên danh dự của Khối
8406. Các Chính khách Quốc tế bảo trợ cho Khối là những Nhà Bảo trợ
(Sponsors).
4.4. Các thành viên của Khối 8406 có quyền thành lập hay gia nhập
các Tổ chức, Đảng phái chính trị khác có lý tưởng, mục tiêu, phương pháp
đấu tranh không trái với lý tưởng, mục tiêu, phương pháp đấu tranh của
Khối 8406 đã được nêu ở mục 3 trên đây.

5. Tổ chức & Hoạt động:


5.1. Ngày 8-4-2006, 118 CSDCHB đầu tiên cùng đồng thuận công bố
Bản Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 tạo nên Nhóm 118.
Chỉ vài ngày sau, Nhóm 118 đã trở thành Khối 8406. Thành phần này gồm
Quốc nội & Hải ngoại có trách nhiệm & quyền lợi hoàn toàn như nhau.
Ban Đại Diện cả 2 thành phần sống tại quốc nội, viết tắt là BDD Khối
8406.
5.2. Đại hội các đại biểu toàn quốc của Khối 8406 có thẩm quyền cao
nhất, quyết định các vấn đề về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chính
sách, cơ cấu tổ chức, quan hệ đối nội và đối ngoại của Khối. Đại hội lần I
sẽ bầu ra BĐD cấp quốc gia chính thức của Khối 8406. Giữa 2 kỳ Đại hội,
BĐD sẽ quyết định các vấn đề trên. Khối 8406 nỗ lực thành lập các BĐD
miền, các tỉnh, thành phố ở trong và ngoài Nước.
5.3. Khi chưa tổ chức được Đại hội, BĐD lâm thời cấp quốc gia của
Khối 8406 sẽ quyết định các vấn đề nêu trên. BĐD lâm thời Khối 8406 sẽ
làm việc cho đến khi có đủ điều kiện thuận lợi về an ninh để tổ chức Đại
hội Toàn Khối lần thứ I.
5.4. Những văn kiện của Khối 8406 phải được tất cả các thành viên
của BĐD Khối 8406 cùng ký tên, sau khi đã tham khảo kiến của càng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 144


nhiều thành viên đại diện khác của Khối 8406. Các văn kiện này phải được
soạn thảo trên cơ sở tôn trọng tinh thần và nội dung của 3 Văn bản nền
tảng của Khối 8406 đã nêu ở mục 3 trên đây.

6. Quyền Và Trách Nhiệm Của Các CSDCHB Khối


8406:
6.1. Các CSDCHB của Khối 8406 có trách nhiệm đoàn kết, hợp tác,
ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trong công cuộc đấu tranh giành tự
do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam theo tinh thần 3 Văn bản nền
tảng của Khối 8406.
6.2. BĐD của Khối không quản lý về tài chánh chung cho toàn Khối.
Mỗi CSDCHB của Khối 8406 hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính. Các
CSDCHB của Khối gặp khó khăn về tài chính khi tranh đấu dành tự do,
dân chủ và nhân quyền cho Đất nước đúng theo tinh thần của 3 Văn bản
nền tảng của Khối sẽ được các CSDCHB khác của Khối giúp đỡ bằng mọi
cách chính đáng.
6.3. CSDCHB của Khối 8406 bị Nhà cầm quyền CSVN khủng bố,
đàn áp, … vì lý do tranh đấu giành tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt
Nam đúng như 3 Văn bản nền tảng của Khối sẽ được toàn Khối 8406 đấu
tranh yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
CSDCHB đó. Đồng thời, vận động Chính phủ các Nước, các Cá nhân và
Tổ chức Quốc tế để yêu cầu Nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho
CSDCHB đó, khi họ bị bắt giữ.
6.4. Mọi CSDCHB Khối 8406 hưởng ứng, tôn trọng, ủng hộ và thực
hiện các Quyết định và Lời kêu gọi của Ban đại diện Khối 8406.

7. Thành quả & Thành phần Khối 8406 đến


ngày 08-10-2006:
7.1. Không kể hàng mấy chục Văn thư trao đổi quan hệ Quốc tế &
các Tổ chức quốc nội khác, Khối 8406 đã hình thành được 3 Văn kiện nền
tảng của Khối:
- Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006 ngày 8-4-2006.
- 10 điều kiện bầu cử Quốc hội ngày 20-6-2006.
- Tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam ngày 22-8-2006.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 145


7.2. Ngày 15.4.2006: Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận do các
CSDCHB của Khối biên tập đã phát hành bằng báo in ngay tại Việt Nam
số ra mắt đầu tiên. Đến nay đã ra được 12 số, mỗi số phát hành ngay trong
quốc nội 3.000 bản, không kể các hình thức sao chụp khác.
Ngày 23.5.2006: Khối 8406 phát động Cao trào Tẩy chay Bầu cử QH
độc đảng 2007.
Ngày 15.8.2006: Đặc san Tự Do Dân Chủ do các CSDCHB của Khối
chủ biên dự kiến ra mắt số đầu tiên. Bị đàn áp rất thô bạo. Đúng ngày
02.9.2006, Đặc san này đã ra mắt số đầu tiên. Đến nay đã được 2 số.
Ngày 08.9.2006: Đảng Thăng Tiến Việt Nam phát sinh từ Khối 8406,
tuyên bố tự thành lập và xuất hiện hoạt động công khai, dựa trên Cương
Lĩnh của Đảng & 3 Văn kiện nền tảng của Khối 8406; sau đó kêu gọi
thành lập Liên minh Liên Đảng để trực diện đấu tranh lành mạnh với
ĐCSVN. Đến nay, sau 01 tháng, ĐTTVN đã được khoảng 600 đảng viên
quốc nội và đã có 12 Văn phòng ĐTTVN hải ngoại tại 8 Nước trên thế giới
không kể VP Trung ương tại quốc nội.
Ngày 10.9.2006: Khối 8406 kêu gọi & ủng hộ một Liên Minh Dân
Tộc Dân chủ và đã được GHPGVNTN, Cao trào Nhân bản và
GHPGHHTT nhiệt liệt hưởng ứng.
Ngày 15.9.2006: Đặc san Tổ Quốc, tuy đa số các CSDCHB chủ biên
không phải là của Khối 8406, nhưng cũng nằm trong Tiến trình DC hoá
VN, ra mắt số 01. Đến nay đã ra 2 số.
7.3. Dịp kỷ niệm 6 tháng Tuyên Ngôn 8406, Khối 8406 gồm 1.951
CSDCHB & 420 gia đình quốc nội & 20 ngàn Tín hữu Cơ Đốc Phục Lâm
& 483 gia đình nông dân Nam Bộ & 3.000 Tín hữu Tin Lành Tây Nguyên
& 3.872 CSDCHB & 9 Đại diện CĐNVTD hải ngoại (3.881 CSDCHB) &
140 Chính khách Quốc tế bảo trợ Tuyên ngôn 8406, chưa kể hơn mấy chục
ngàn CSDCHB ủng hộ trên các trang Web & ghi tên trong các cuộc biểu
tình mà Khối 8406 chưa thể thống kê.
Đại diện lâm thời Khối 8406 gồm hàng vạn Chiến sĩ Dân chủ Hòa
bình quốc nội & hải ngoại:
Đỗ Nam Hải, Kỹ sư, Sài Gòn.
Trần Anh Kim, Cựu Sĩ quan, Thái Bình.
Nguyễn Văn Lý, Linh mục Công giáo, Huế.

(Kỷ niệm 6 tháng Tuyên Ngôn 8406 - 8.10.2006)

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 146


LÊ CÔNG ĐỊNH

Tầm Vóc Thuyền Trưởng


Tầm Vóc Dân Tộc

Nước Việt có một bờ biển dài nhìn ra Thái Bình Dương trải từ Bắc chí
Nam. Trong lịch sử đầy sóng gió của mình, người dân Việt hẳn nhiên
nhiều lần vượt đại dương. Nhiều người thành đạt nơi xứ người, trong số đó
có thể kể đến dòng họ Lý ở Hàn Quốc và cộng đồng người Việt tại Âu -
Mỹ hiện nay.
Họ ra đi trong bối cảnh lịch sử có nhiều biến động khác nhau. Hiện
tất cả đang trở về để cùng cả dân tộc vươn mình ra một đại dương khác
rộng lớn hơn, đó là thị trường thương mại-tài chính-chính trị toàn cầu
trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với những nền văn
hóa và tập quán khác biệt song được vận hành bởi một hệ thống qui tắc
ứng xử thuần nhất.
Chúng ta chưa bao giờ có những đội thương thuyền hoặc lực
lượng hải quân hùng mạnh đủ khả năng tiến xa hơn ra biển Đông.
Thêm vào đó, do chính sách “bế quan tỏa cảng” của một số triều đại trong
quá khứ, người dân Việt vẫn chưa có nhiều dịp sống trong sự giao thoa
giữa những nền văn hóa và suy nghĩ dị biệt mặc dù khả năng thích ứng với
môi trường mới của họ rất cao. Thời-đại-WTO sẽ là một cơ hội lớn để biến
những tiềm năng đó thành hiện thực.
Tâm trạng hiện thời của hầu hết mọi người là háo hức, muốn hành
động ngay để tranh thủ cơ hội ngàn năm có một này hầu phát triển đất
nước và tạo dựng đời sống tốt đẹp hơn cho cá nhân và cộng đồng. Quả
thật, kể từ năm 1945, thời điểm VN chính thức ghi tên trên bản đồ địa -
chính trị thế giới hiện đại, chưa bao giờ chúng ta đứng trước một vận hội
lớn lao như vậy. Nếu lớp trẻ ngày nay không có dịp chứng kiến ngày độc
lập của đất nước hơn 60 năm về trước, thì giây phút VN trở thành thành
viên toàn diện của cộng đồng thế giới rõ ràng là thời khắc lịch sử mà họ có

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 147


quyền tự hào đã trải qua.
Trong chờ đợi và hi vọng, tôi bỗng nghĩ đến hình ảnh WTO như một
anh chàng khổng lồ hùng dũng và nhanh nhẹn bước vào ngôi nhà nhỏ bé
của chúng ta, vươn hai cánh tay to lớn chộp lấy rồi lôi xệch mọi người
theo. Va vấp và bị kéo tuột đi là điều không tránh khỏi. Chắc chắn nhiều
người sẽ bị rơi lại và buộc phải rời khỏi cuộc đua tốc độ này. Song nếu
được chuẩn bị tốt và thích ứng nhanh chóng trong môi trường cạnh tranh
mới mẻ, chúng ta có thể bớt va vấp, thậm chí hòa nhập dễ dàng vào cuộc
tranh đua, từ đó vững vàng lao tới phía trước.
Người ta nói nhiều đến những giải pháp đối phó và kịch bản có thể
xảy ra trong tương lai. Song dường như chỉ tập trung vào phía người dân
hoặc doanh nghiệp, tức khu vực tư của nền kinh tế mà thôi. Khu vực công,
tức nhà nước, ít được quan tâm đúng mức. Thật ra, vấn đề quan trọng nhất
suy cho cùng là làm sao có được vị thuyền trưởng và đội ngũ chuyên viên
đủ đẳng cấp để lèo lái con tàu trong chuyến hải hành xuyên đại dương này.
Nói cách khác, cần phải có một thuyền trưởng, tức Chính phủ, đủ tầm vóc
để lãnh đạo con tàu đất nước. Cách thức điều hành của không ít quan chức
hiện nay, từ trung ương đến địa phương, chưa đủ để làm người dân yên
tâm.
Thách thức lớn nhất của thời-đại-WTO là Chính phủ có đủ dũng khí
thực hiện những thay đổi cần thiết nhằm tự nâng mình và nâng cả dân tộc
lên một tầm cao mới hay không. Hơn bao giờ hết, chúng ta thật sự cần
những nhà kỹ trị trong bộ máy lãnh đạo quốc gia. Không có họ, khó có thể
có được một chính quyền chuyên nghiệp, quản trị quốc gia một cách khoa
học. Trở ngại ở đây là lề lối lựa chọn nhân sự cho vị trí lãnh đạo các cơ
quan công quyền.
Nếu hiền tài được lựa chọn trên cơ sở cạnh tranh công bằng và
dân chủ trong phạm vi cộng đồng dân tộc, thì khi ấy chúng ta không
sợ rằng Chính phủ không đủ bản lĩnh để lèo lái con tàu quốc gia vì
hiền tài chắc chắn sẽ được đề bạt vào những vị trí then chốt có thể giúp đất
nước đương đầu mọi thử thách, ít va vấp. Tuy nhiên, có được bản lĩnh như
vậy thật sự không dễ dàng vì điều này đòi hỏi tầm vóc của thuyền trưởng.
Các thuyền trưởng lưu danh trong lịch sử hàng hải luôn là những
người, ngoài trí tuệ vượt trội của mình, biết đặt sinh mạng của cả con tàu
lên trên quyền lợi cá nhân của họ và của những người thân cận. Chỉ khi ấy
tiếng nói của vị thuyền trưởng mới đủ trọng lượng điều hành từng người
trên tàu làm việc một cách tự nguyện, bất vụ lợi.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 148


Dù vậy, thiếu những nhà lãnh đạo lớn cũng không phải là điều đáng
lo ngại. Bởi lẽ trong mọi trường hợp, tầm vóc của nhà lãnh đạo cũng
không thể thay thế được tầm vóc của một dân tộc. VN là dân tộc có tầm
vóc, điều này hiển nhiên đã được minh chứng bởi lịch sử. Đối với vận hội
lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân
tộc.
Vì vậy, nên chăng tổ chức một hội nghị Diên Hồng hiện đại để bàn về
những vấn đề có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến vận mệnh đất nước trong
thế kỷ này? Năm 2007 sẽ là thời điểm thích hợp để triệu tập một hội nghị
Diên Hồng với ý nghĩa đó. Trở thành thành viên chính thức của WTO thật
ra chỉ mới mở được cánh cửa cơ hội, mọi việc tốt hoặc xấu hãy còn ở phía
trước. Đừng để đất nước trễ thêm bất kỳ chuyến tàu lịch sử nào nữa! 

15/12/2006

Nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?
ArticleID=177825&ChannelID=397

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 149


Chuẩn Mực Văn Minh
Cần Tôn Trọng

Gần đây những cuộc đột nhập văn phòng luật sư để tịch thu tài liệu và máy
tính hoặc khám xét hành lý của các luật sư tại phi trường ở Việt Nam đã
dấy lên mối quan ngại về sự công khai xâm phạm bí mật nghề nghiệp luật
sư, một trong những chuẩn mực văn minh mà bất kỳ nhà nước pháp quyền
nào trên thế giới cũng tôn trọng.
Luật sư chỉ có thể làm tròn bổn phận đối với khách hàng, dù biện hộ
hay tư vấn, khi khách hàng biết rõ và chắc chắn rằng mình có thể nói hoặc
gửi gắm với luật sư mọi tình tiết của vụ việc liên hệ mà không lo ngại
người thứ ba biết, vì luật sư tiết lộ hay thất thoát bởi lý do khác. Điều này
gắn liền với khái niệm bí mật nghề nghiệp luật sư, vốn định hình và phát
triển theo chiều hướng văn minh hóa của nhân loại, trên cơ sở mở rộng
quyền tự do cá nhân và thu hẹp quyền lực nhà nước.
Ở những xã hội còn chưa văn minh, nhà chức trách thường nhân danh
trật tự công cộng và đề cao ổn định xã hội để dành cho mình độc quyền
tìm hiểu mọi sự việc diễn ra trong đời sống xã hội, gọi là “thực tế khách
quan”, qua đó can thiệp vào các tương quan dân sự và pháp lý, bất chấp tự
do cá nhân của công dân có bị xâm phạm hay không.
Công cuộc tranh đấu cho tự do cá nhân trên toàn thế giới từ thế kỷ
XVII đến XX đã đưa đến kết quả thu hẹp đáng kể quyền lực nhà nước,
đồng thời xác lập nên những chuẩn mực văn minh, thành văn và bất thành
văn, trong việc cai trị và quản lý xã hội, trong đó có sự công nhận quyền
giữ bí mật nghề nghiệp luật sư.
Văn phòng luật sư, cũng như phòng mạch của bác sĩ, được ví như
phòng xưng tội của nhà thờ, phải là nơi tuyệt đối an toàn, mọi bí mật phó
thác cho luật sư phải được luật pháp bảo đảm để không bị tiết lộ dưới áp
lực của bất kỳ uy lực nào. Nói cách khác, sự bất khả xâm phạm của văn
phòng luật sư là nền tảng của quyền giữ bí mật nghề nghiệp luật sư mà nhà
chức trách ở quốc gia văn minh nào cũng tuân thủ vô điều kiện.
Trong một số trường hợp giới hạn vì nhu cầu trật tự công cộng và
nhằm phục vụ tiến trình điều tra một vụ án nhất định, nhà chức trách có thể

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 150


khám xét văn phòng luật sư, nhưng phải luôn tôn trọng quyền giữ bí mật
nghề nghiệp của luật sư. Hai vấn đề quan trọng sau đây cần lưu ý trong khi
tiến hành khám xét:
Thứ nhất, thư từ trao đổi giữa luật sư và khách hàng hoặc giữa các
luật sư với nhau tuyệt đối không thể bị tịch thu dù có thể liên quan đến vụ
án. Đây là nguyên tắc không có ngoại lệ bất kể nhà chức trách muốn tìm
hiểu “sự thật khách quan”. Do vậy việc tịch thu máy tính hoặc phương tiện
mà luật sư sử dụng để soạn thảo và lưu trữ thư từ và tài liệu khách hàng là
hành vi không thể chấp nhận xét cả về phương diện pháp lý lẫn văn minh
tối thiểu.
Thứ hai, nhà chức trách muốn tịch thu tài liệu như tang vật có trong
văn phòng luật sư thì phải thông báo trước cho ban chủ nhiệm đoàn luật sư
nơi văn phòng luật sư tọa lạc, để vị chủ nhiệm hoặc một thành viên ban
chủ nhiệm khác được ủy nhiệm đến chứng kiến. Trong mọi trường hợp
việc tịch thu tang vật phải được tiến hành với sự hiện diện của luật sư có
văn phòng bị khám xét. Đột nhập văn phòng của luật sư khi vắng mặt họ là
hành động phỉ báng công lý nghiêm trọng.
Ở các nước, thủ tục thu thập chứng cứ từ hồ sơ của văn phòng luật sư
như nêu trên phải do công tố viên, chứ không phải cảnh sát, thực hiện. Thủ
tục ấy diễn ra theo trình tự sau đây:
Công tố viên phải chứng minh khả năng có chứng cứ trong một hồ sơ
cụ thể để chủ nhiệm đoàn luật sư xem xét và cân nhắc về sự cần thiết trao
cho nhà chức trách tài liệu liên hệ. Chứng cứ đó phải liên quan trực tiếp
đến một sự việc cụ thể và việc cung cấp dứt khoát không làm tiết lộ hồ sơ
về vấn đề khác hoặc của khách hàng khác.
Chỉ khi nào phát hiện dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi luật
sư cố tình che giấu chứng cứ, thì chủ nhiệm đoàn luật sư mới trao “chứng
cứ” ấy cho công tố viên, nhưng phải niêm phong và lập thành biên bản
chặt chẽ. Không ai có quyền tự ý lấy đi bất cứ hồ sơ nào từ văn phòng luật
sư mà không tuân thủ trình tự nêu trên.
Ngày nay, những điều sơ đẳng đó đã được chấp nhận rộng rãi trên
toàn thế giới, kể cả ở chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, bởi lẽ luật sư
cũng là một định chế, cùng với tòa án, công tố viện và cảnh sát, tạo nên trụ
cột tư pháp của ngôi nhà quyền lực nhà nước. Nếu trụ cột này thiếu vắng
các bộ phận vận hành đúng vai trò và thực chất, thì nhà nước pháp quyền
chỉ là một viễn cảnh xa vời hoặc là mỹ từ để tuyên truyền mà thôi.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 151


Tất nhiên, để đạt được sự công nhận các giá trị phổ quát ấy, nhân loại
đã phải tranh giành từng milimet tự do từ tay các thể chế quân chủ và độc
tài trong suốt lịch sử lắm gian nan nhưng đầy vinh quang của mình hàng
trăm năm qua, để từng bước hình thành các chuẩn mực văn minh mà mọi
thể chế dân chủ pháp quyền hiện tại đều luôn tôn trọng.

Lê Công Định
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 152


Tại Sao Không Nên Sợ
‘Đa Nguyên’

Hai chữ “đa nguyên” từ lâu là điều húy kỵ đối với xã hội
và hệ thống chính trị ở Việt Nam. Liệu đa nguyên thực sự
ghê gớm đến nỗi mỗi khi nói đến ai cũng phải e dè?
Đã khi nào chúng ta nghiêm túc phân tích thế nào là đa
nguyên và ảnh hưởng của một hệ thống đa nguyên chưa?

Hãy bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế


Trước thời kỳ đổi mới và mở cửa năm 1986, xí nghiệp quốc doanh và hợp
tác xã là hai chủ thể duy nhất của nền kinh tế Việt Nam.
Thời ấy, hai chữ “tư doanh” được đồng nghĩa với điều xấu xa tồi tệ,
bởi lẽ người ta luôn tin tưởng, một cách thiếu cơ sở, rằng khu vực tư doanh
chỉ toàn bọn gian thương, bóc lột, và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa sẽ bị “lật
đổ” nếu tư nhân được phép sở hữu tư liệu sản xuất và hưởng giá trị thặng
dư.
Nhắc đến kinh tế tư nhân chẳng khác gì âm mưu “đảo chính” và “lật
đổ” nền kinh tế quốc dân!
Sau Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vượt qua cái bóng của
chính mình khi chấp nhận cho tư nhân tham gia vào hoạt động kinh tế.
Công nhận nền kinh tế nhiều thành phần thực chất là thừa nhận đa nguyên
kinh tế.
Sự đa nguyên này không những không làm mất đi “độc lập chủ
quyền” về kinh tế của đất nước, mà còn làm Việt Nam ngày càng ít lệ
thuộc hơn vào viện trợ từ khối xã hội chủ nghĩa.
Kết quả hẳn nhiên ai cũng thấy: chế độ chính trị của Việt Nam vẫn
đứng vững trong khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.
Trong khuôn khổ luật pháp, các công ty nhà nước cạnh tranh lành
mạnh và luôn ở thế thượng phong so với các doanh nghiệp thuộc khu vực
tư trong nước.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 153


Sự đa nguyên kinh tế tiến thêm một bước khi các công ty nước ngoài
“đổ bộ” vào thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh mới này, thế chủ động ở
những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia vẫn do chính các
công ty nhà nước nắm giữ, tất nhiên cũng trong khuôn khổ do luật pháp ấn
định.
Kết quả sau hai mươi năm Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện chính
sách cải tổ nền kinh tế, mà thực chất là đa nguyên kinh tế, là chúng ta có
được một nền kinh tế đang chuyển mình vươn ra thị trường quốc tế với
những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu mà sản phẩm chất lượng cao
“made in Vietnam” đã làm không ít đối thủ nước ngoài phải e ngại ngay
chính sân nhà của họ.
Gạo, cà phê, cá basa, tôm, giày da… là những minh chứng hùng hồn.
Như vậy, đa nguyên không đáng ngại, mà trái lại rất cần thiết nếu biết điều
tiết thích hợp.

Đa nguyên chính trị đã và đang hiện hữu


Nói đến đa nguyên trong lĩnh vực chính trị ai cũng giật mình lo ngại, bởi lẽ
từ lâu người ta vẫn luôn tin tưởng, một cách thiếu cơ sở, rằng nền chính trị
nhiều đảng phái tất yếu dẫn đến sự tranh giành quyền lực và làm suy yếu
chủ quyền của đất nước.
Đa nguyên, một lần nữa, là điều húy kỵ, là “diễn biến hòa bình” đe
dọa độc lập chủ quyền dân tộc. Vậy phải chăng ở Việt Nam chưa từng có
đa nguyên chính trị?
Hãy bình tâm nhìn lại lịch sử. Mặt trận Việt Minh là một tập hợp
thành công các đảng phái chính trị cho mục tiêu giành độc lập dân tộc từ
1941 đến 1945.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng là một tập hợp thống nhất các
chính khách và trí thức yêu nước ngoài Đảng Cộng sản ở miền Nam trong
cuộc chiến chống lại chính quyền Sài Gòn từ 1960 đến 1975.
Cho đến giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, hai đảng Dân chủ và Xã
hội vẫn sát cánh cùng Đảng Cộng sản trong suốt quá trình tranh đấu giành
độc lập dân tộc và phát triển đất nước. Hai đảng này chỉ chấm dứt hoạt
động vào năm 1987.
Hiện nay Mặt trận tổ quốc vẫn là diễn đàn hiến định dành cho người
ngoài Đảng Cộng sản phát biểu chính kiến của mình trong việc xây dựng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 154


đất nước. Như vậy, đa nguyên chính trị đã và đang vẫn hiện hữu ở đất
nước chúng ta và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập và điều tiết thành
công nền chính trị đa nguyên đó.
Nay chúng ta, hơn 80 triệu đồng bào trong và ngoài nước, đang đứng
trước một vận hội mới - một thời cơ vàng - ngàn năm có một để chấn hưng
đất nước.
Sự thành công của đa nguyên kinh tế đang đòi hỏi một mô hình khác
của đa nguyên chính trị. Liệu Đảng Cộng sản dám chấp nhận thách thức
của thời đại, vì quyền lợi chung của dân tộc, đưa nền chính trị đa nguyên
hiện tại dấn thêm một bước?
Làm được điều đó là vượt qua cái bóng của chính mình và sẽ để lại
tiếng thơm muôn đời. Bản lĩnh và trí tuệ của một đảng cầm quyền là nhận
thức được bước ngoặt lịch sử này để quyết đoán đề ra và thực thi một sách
lược thích hợp.
Ngược lại, nếu cứ cố thủ trong những thành trì lý luận lung lay sẽ
càng chuốc thêm thất bại tất yếu của lịch sử, mà có khi phải trả giá bằng
máu của biết bao nhiêu người.

Mô hình nào cho đa nguyên chính trị?


Đa nguyên là động lực của sự phát triển, điều đó miễn bàn cãi. Vậy mô
hình nào sẽ phù hợp? Nên nhớ rằng khi tiến hành đa nguyên về kinh tế,
một bài toán hóc búa đã được đặt ra là liệu các thành phần kinh tế tư nhân,
nhất là giới đầu tư nước ngoài, có thể câu kết nhau lũng đoạn nền kinh tế
quốc gia hay không?
Bài toán này sau đó đã có lời giải đáp hữu hiệu: dù thuộc thành phần
kinh tế nào các doanh nghiệp cũng đều mang tư cách pháp nhân Việt Nam,
và được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam.
Các điều kiện để được cấp phép và nghĩa vụ nộp thuế là hai trụ cột
điều tiết sự tham gia của giới đầu tư tư nhân vào những thành phần khác
nhau của nền kinh tế. Điều này hoàn toàn có thể ứng dụng vào lĩnh vực
chính trị.
Có thể nói mẫu số chung của hơn 80 triệu đồng bào trong và ngoài
Đảng Cộng sản là: thứ nhất, mọi người Việt Nam đều có cùng nguyện
vọng chấn hưng Tổ quốc chung của tất cả, không phân biệt đảng phái, tín
ngưỡng, thành phần và giới tính; thứ hai, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh là mục tiêu tối hậu của mọi chính sách

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 155


kinh tế, chính trị và xã hội trong tương lai.
Từ mẫu số chung đó, vấn đề còn lại sẽ là đảng nào có thể giới thiệu
được người tài để lèo lái con thuyền đất nước. Sự cạnh tranh giữa các đảng
phái đương nhiên phải công bằng và trong khuôn khổ luật pháp.
Tất nhiên, lịch sử sẽ sòng phẳng với công lao của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Mô hình chính trị đa nguyên tương lai
nên bảo đảm rằng người do Đảng Cộng sản giới thiệu sẽ chiếm một tỷ lệ
chi phối nhất định tại quốc hội và các cơ quan công quyền.
Điều này cũng giống như khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tỷ
lệ cổ phần chi phối dành cho cổ đông là nhà nước luôn được duy trì. Ngoài
ra, việc điều tiết nền chính trị đa nguyên phải bảo đảm rằng các “bộ sức
mạnh” như bộ quốc phòng, bộ công an, bộ tư pháp, các lực lượng vũ
trang… vẫn thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản do công lao bất hủ
của Đảng này trong công cuộc tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc và do
sứ mệnh của Đảng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Những bộ ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, tài chính, giao
thông… nên mở rộng cửa để các nhà kỹ trị có tài kinh bang tế thế giúp dân
giúp nước.
Mô hình mới của nền chính trị đa nguyên như vậy chắc chắn sẽ tạo
sức bật mạnh mẽ đưa đất nước vào cuộc tranh đua thành cường quốc kinh
tế trong khu vực, chữa được quốc nạn tham nhũng và rửa được quốc nhục
nghèo hèn.
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục vai trò lịch sử của mình một
cách tâm phục khẩu phục từ phía nhân dân và bạn bè quốc tế. Kẻ đối
nghịch sẽ mất đi lý do để chỉ trích.

Kết luận: chuyện xứ Campuchia


Thay cho lời kết luận, tôi xin kể một mẩu đối thoại giữa tôi và anh bạn
đồng nghiệp người Campuchia khi tôi có dịp sang Phnom Penh làm việc
năm ngoái.
Trong lúc chuyện trò, được biết anh bạn này và một người bạn của
anh ta đều là thành viên Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia của Thủ
tướng Hun Sen - cả hai là luật sư gốc Campuchia, cùng tốt nghiệp luật
khoa tại Mỹ và đang giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ
Hoàng gia Cambodge, một người hiện là Thứ trưởng Bộ thương mại - tôi
tỏ vẻ ngạc nhiên vì hai người “Campuchia kiều” tại Mỹ này lẽ ra phải là

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 156


đảng viên Funcipec của Hoàng thái tử Ranaridh.
Người đồng nghiệp của tôi giải thích rằng Đảng Nhân dân Cách mạng
Campuchia là một đảng được tổ chức tốt và tập hợp nhiều nhân tài nên
phần lớn trí thức Campuchia đều lựa chọn đảng này để tham gia xây dựng
đất nước. Lời giải thích này khiến tôi cứ suy nghĩ mãi về một lẽ đời đơn
giản như vậy…

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 157


‘Nhà nước Pháp quyền’ hay
‘Nhà nước Pháp trị’?

“Nhà nước pháp quyền” là một khái niệm được đề cập đến nhiều từ khi
Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới vào năm 1986.
Về mặt ngữ nghĩa, hai chữ “pháp quyền” không gợi lên một cách
chính xác ý nghĩa của cụm từ Nhà nước pháp quyền, mà chúng ta thường
hiểu là một thể chế nhà nước được điều hành và cai trị bằng luật pháp.
Đây là khái niệm được du nhập từ nền văn minh pháp lý phương Tây.
Truyền thống pháp lý Đông phương nói chung và Việt Nam nói riêng
không có khái niệm này (dù rằng vào thời Xuân Thu Chiến Quốc tại Trung
Hoa đã xuất hiện trường phái chủ trương áp dụng hình luật nghiêm khắc để
trị dân - Pháp trị chủ nghĩa - với nhà tư tưởng tiêu biểu Hàn Phi Tử).
Nhà nước pháp quyền có nguồn gốc từ khái niệm “État de droit” (tạm
dịch là “Nhà nước [cai trị bằng] luật pháp”) trong Pháp ngữ, và “Rule of
law” (tạm dịch là “sự cai trị bằng luật pháp” hoặc “sự thống trị của luật
pháp”) trong Anh ngữ.
Thật ra, chữ thích hợp để dịch hai thuật ngữ tương đồng này ở Âu-Mỹ
đáng lẽ phải là Nhà nước pháp trị thay vì Nhà nước pháp quyền (cũng xin
lưu ý rằng chữ “quyền” trong Hán ngữ mang nghĩa “nắm tay, nắm đấm”
hoặc “quyền lợi” hoàn toàn không liên quan đến ý nghĩa của hai thuật ngữ
“État de droit” và “Rule of law”). Do vậy, thiết tưởng nên sử dụng từ Nhà
nước pháp trị, vừa chính xác vừa dễ hiểu, lại tránh tình trạng diễn giảng sai
lệch ý nghĩa.
Quan niệm về Nhà nước pháp trị cùng với ý định soạn thảo một bản
hiến pháp cho Việt Nam đã manh nha vào những năm 1920 và 1930 từ
cuộc vận động thành lập thể chế quân chủ lập hiến do các nhà ái quốc
đương thời khởi xướng nhằm tranh đấu từng bước chống lại ách cai trị của
thực dân Pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên cuộc vận động này sau đó đã thất
bại và phải chờ đến năm 1946 bản Hiến pháp đầu tiên mới được ban hành.
Bản Hiến pháp của nước Việt Nam mới này đã đặt những viên gạch đầu
tiên xây dựng nên tòa lâu đài Nhà nước pháp trị trên thực tế.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 158


Tuy mang nhiều nội dung và sắc thái đa dạng khác nhau, song để có
thể xác định sự hiện hữu của một nhà nước pháp trị cần phải hội đủ tối
thiểu những đặc điểm cơ bản sau đây:

1. Tam quyền phân lập


Đối với một nhà nước pháp trị, toàn bộ hệ thống chính trị và quản lý nhà
nước phải được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Quyền lực
nhà nước, bao gồm các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, phải được
phân chia thành ba bộ phận độc lập, riêng biệt và kiểm soát lẫn nhau. Sự
phân quyền minh bạch như vậy sẽ giúp tránh tình trạng lạm quyền và dân
chủ hình thức.
Một thể chế vận hành trên nền tảng tam quyền phân lập một cách
thực chất đòi hỏi những người hoạt động trong các ngành lập pháp, hành
pháp và tư pháp phải hoàn toàn độc lập, chuyên nghiệp và hành xử công
việc không kiêm nhiệm. Không thể có tình trạng một công chức thuộc bộ
máy chính phủ hoặc thẩm phán thuộc ngạch tòa án lại kiêm nhiệm đại biểu
quốc hội.
Ngoài quyền ban hành luật áp dụng cho toàn thể xã hội, quốc hội
cũng thủ giữ vai trò “khắc chế” xu hướng lạm quyền của những quan chức
nhiều quyền hành thuộc ngành hành pháp. Phàm là con người thì ai cũng
có khuynh hướng tư lợi và lạm quyền một khi được trao quyền hành trong
tay. Nếu chỉ “xử lý nội bộ” hoặc “phê và tự phê” thì không bao giờ diệt trừ
tận gốc và ngăn ngừa sự tái diễn của thói quan liêu, tham nhũng, cùng
những thói hư tật xấu khác của các quan chức hủ hóa.
Tuy nhiên, nếu sự tồn tại của một chính phủ tùy thuộc vào sự tin
tưởng trao phó quyền hạn từ dân chúng, và mọi động thái hành xử quyền
hành đều đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt từ phía đại biểu của dân trong
quốc hội hay nghị viện, thì tự khắc một chính phủ đương quyền sẽ có nhu
cầu tự thân và ý chí đủ mạnh để thiết lập nên một hệ thống đề kháng nội tại
nhằm tận diệt mọi mầm mống phát sinh những tệ đoan và thanh lọc nhanh
chóng hàng ngũ quan chức của mình.
Nếu sự phân quyền không minh bạch, mà chỉ đơn thuần là phân công,
phân nhiệm trong khi mọi quyền hành thực sự lại tập trung vào một định
chế duy nhất, thì đấy chỉ là sự phân quyền nửa vời mà thôi; và điều này tất
nhiên không thể được định danh là nhà nước pháp trị.
Triết gia Montesquieu, cha đẻ của thuyết tam quyền phân lập, và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 159


những nhà tư tưởng hậu duệ của ông ngày xưa chắc không thể nào ngờ
rằng sẽ có ngày học thuyết của mình lại được điều chỉnh thành “tam quyền
phân nhiệm” như vậy!

2. Thượng tôn luật pháp


Trong một nhà nước pháp trị, nơi mà nhà cầm quyền cai trị xã hội bằng
luật pháp, tinh thần thượng tôn luật pháp là lẽ đương nhiên. Thượng tôn
luật pháp được thể hiện ở chỗ cả bộ máy công quyền lẫn công dân cùng
“quy ước” với nhau chỉ tuân thủ và áp dụng các đạo luật và văn kiện lập
pháp tương đương khác do quốc hội hay nghị viện ban hành một cách
minh bạch.
Tất nhiên, khi hành xử quyền hành pháp, chính phủ và các cơ quan
trực thuộc có thể soạn thảo những văn kiện lập quy để những viên chức
trong bộ máy công quyền dễ dàng thực hiện công việc thuộc phạm vi thẩm
quyền của mình. Người dân lẽ ra không cần biết đến những văn kiện lập
quy này, đặc biệt những loại có đóng dấu “mật”, vì họ chỉ phải tuân thủ
những gì do chính cơ quan mà họ trực tiếp bầu nên soạn thảo và ban hành.
Nếu thực hiện nguyên tắc thượng tôn luật pháp thì khó có thể chấp
nhận việc một văn kiện lập pháp, như Bộ Luật dân sự hay Luật đất đai
chẳng hạn, tuy đã được ngành lập pháp ban hành nhưng còn phải chờ sự
hướng dẫn thi hành của những văn kiện lập quy như nghị định và thông tư
của ngành hành pháp. Đó là chưa kể đến một thực tế vẫn diễn ra thường
xuyên là các cơ quan công quyền, đặc biệt Chính phủ và các Bộ, khi ban
hành văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành một đạo luật đã tự ý áp
đặt cách giải thích luật của mình hoặc đặt ra các thủ tục mà luật không
minh định nhằm hạn chế hoặc tước bỏ quyền lợi của người dân vốn đã
được đạo luật ấy công nhận.
Trong một nhà nước pháp trị, cơ quan lập pháp và các thành viên của
nó phải chủ động soạn thảo dự án luật, chứ không chỉ thụ động ngồi chờ
các Bộ trình sẵn để tranh luận và biểu quyết. Chính những đại biểu dân cử
sẽ chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia trong lĩnh
vực đối tượng của đạo luật. Thực thi quyền soạn thảo luật như vậy cũng sẽ
giúp giảm thiểu tình trạng “nghị gật” trên diễn đàn quốc hội.
Thượng tôn luật pháp còn đòi hỏi mọi văn kiện lập pháp và lập quy
đều phải tuân thủ hiến pháp. Công dân được quyền thách thức tính hợp
hiến của luật và các văn bản dưới luật bằng việc khởi kiện trước tòa bảo

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 160


hiến. Tòa bảo hiến - dù được tổ chức như một định chế riêng biệt hay là
một bộ phận của tòa án tối cao - sẽ đảm đương công việc bảo vệ hiến pháp
và có thể đưa ra phán quyết hủy bỏ các đạo luật, nghị định, thông tư hoặc
quyết định vi hiến.
Tình trạng thông tư và nghị định của ngành hành pháp mâu thuẫn với
các đạo luật của cơ quan lập pháp như hiện nay chắc chắc cũng không thể
tồn tại nếu có tòa bảo hiến. Quốc hội khi đó sẽ nghiêm túc hơn khi soạn
thảo luật, cơ quan công quyền sẽ cẩn thận hơn khi điều hành quốc gia.
Không ai có thể tiếp tục tại vị để đùa với dân khi mà hôm nay ban hành
quyết định này, ngày mai lại sửa đổi, thậm chí hủy bỏ chính quyết định
đó!

Luật sư, tốt nghiệp Cử nhân Luật Đại


học Tổng hợp TP HMC, ngành luật
Đại học Tổng hợp Pantheon – Assas
(Paris), nhận học bỗng Fulbright
chương trình Thạc sĩ Luật Đại học
Tulane (2000), Mỹ.
Lê Công Định

Ông viết ngắn gọn, ñi thẳng vào vấn ñề, dễ hiểu, ñược
cả trong và ngoài nước theo dõi. Ông chuyên về các ñề tài
luật, phân tích những lỗ hổng của luật pháp Việt nam,
mong muốn xây dựng một xã hội pháp trị ñể làm nền tảng
phát triển quốc gia về mọi mặt
Ông bị bắt khẩn cấp vào tháng 6 năm 2009 với tội
danh "có các hành vi cấu kết với bọn cầm ñầu phản ñộng
nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Việc ông bị bắt gây chấn ñộng trong giới quan sát Việt
nam trong và ngoài nước.


Nguồn: Toàn văn bài viết đã đăng trên báo Pháp Luật TP. HCM Chủ Nhật,
12-3-2006.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/03/060315_nhanuoc
_phaptri.shtml

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 161


LÊ THỊ CÔNG NHÂN

Khía cạnh Pháp lý Về


Đình công Và Yêu cầu Cần
Có Hệ thống Công đoàn
Độc lập Tại Việt nam

BBT: Dưới đây là bài tham luận của Luật sư Lê Thị Công
Nhân dự tính đọc tại Hội nghị về Quyền Lao Động tại Việt
Nam họp tại Warsaw, thủ đô Ba Lan từ 28 đến 30-10-2006
nhưng phút chót Ls Lê Thị Công Nhân đã bị công an của
của nhà cầm quyền Hà Nội giữ lại tại trường bay Nội Bài,
không cho bà xuất ngoại.

Kính thưa Quý Vị,


Tôi rất hân hạnh được tham dự một hội nghị về lao động lại được tổ
chức tại cái nôi của phong trào công nhân đoàn kết của thế giới. Đến từ
Việt Nam, một đất nước cộng sản độc quyền đảng trị, nhưng thật éo le, tôi
lại không có nhiều thông tin tốt đẹp về đời sống và việc làm của giới công
nhân tại Việt Nam để mang đến cho quí vị. Trong tham luận ngắn này, tôi
không đi sâu vào cuộc sống khốn khó, đồng lương rẻ mạt và việc bị đối xử
thiếu tôn trọng của người công nhân Việt Nam, mà tôi muốn đề cập tới
khía cạnh pháp lý của đình công và nhu cầu bức thiết cần phải có các công
đoàn độc lập của người lao động so với công đoàn nhà nước đảng trị ở
Việt Nam hiện nay.
Phong trào đấu tranh của công nhân để giành lấy những quyền cơ bản
thiết yếu của mình đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam với rất nhiều

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 162


những cuộc đình công diễn ra trên khắp đất nước. Nhưng hơn 90% trong
tổng số hơn 1200 cuộc đình công trong 10 năm qua luôn bị chính tổ chức
công đoàn và Toà án coi là bất hợp pháp, từ đó dẫn đến những cuộc đàn áp
không thương tiếc phong trào đấu tranh chính nghĩa này của giới công
nhân, vì những lý do sau:

I. Pháp luật VN hiện hành không hỗ trợ cho


đình công
Pháp luật Việt Nam hiện hành thiếu những quy định đúng đắn và khả thi
về quyền đình công của công nhân thậm chí không hề có một định nghĩa
về đình công. Quy định duy nhất nói đến quyền được đình công của người
lao động là khoản 1 điều 172 Bộ luật lao động năm 2002, ghi rằng “Trong
trường hợp tập thể lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng
trọng tài lao động, thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết hoặc
đình công.”
Nhưng để công nhân thực hiện được quyền đình công này, Nhà nước
Việt Nam lại quy định những thủ tục rất nhiêu khê và bất khả thi. Luật lao
động Việt Nam hiện nay quy định các tranh chấp lao động tập thể, là lý do
duy nhất được coi là hợp pháp để người lao động có quyền đình công, bắt
buộc phải qua 2 bước hoà giải tại Hội đồng hoà giải cơ sở được tổ chức
trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận đơn, và nếu không hoà giải được thì đưa
tiếp lên Trọng tài lao động cấp tỉnh để hoà giải trong 10 ngày kể từ khi
nhận được đơn. Sau đó, nếu vẫn không hoà giải được thì có thể kiện tiếp ra
Toà hoặc đình công (điều 170, 171).
Quy định như vậy là quá lâu đối với các bên, đặc biệt là với người lao
động, vì cuộc sống của họ phụ thuộc vào từng ngày lương ít ỏi đó. Luật lại
quy định đến 17 ngày kể từ ngày nộp đơn đã thu thập được đủ số chữ ký
cần thiết của hơn 1/2 số lao động trong tập thể có tranh chấp đó (làm sao
mà thu thập nổi số chữ ký này, ai có thời gian để đi thu thập, và doanh
nghiệp nào cho phép việc thu thập chữ ký này diễn ra trong doanh nghiệp
mình???), và sau đó phải cử 3 người trong ban chấp hành công đoàn cơ sở
để trao bản thông báo về việc đình công cho 3 nơi là: Sở lao động tỉnh,
Liên đoàn lao động tỉnh và cho giới chủ thì mới được đình công. Mặc dù
quy định một khoảng thời gian dài và thủ tục rườm rà như vậy, nhưng luật
lại không quy định chế tài cho Hội đồng hoà giải và Trọng tài lao động này
sẽ phải chịu trách nhiệm gì nếu không tổ chức được việc hoà giải trong
thời hạn. Do vậy, các Hội đồng hoà giải và Trọng tài lao động này làm

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 163


việc chậm chạp thiếu trách nhiệm, càng làm dồn nén những bức xúc của
người lao động. Và cũng vì lý do chờ đợi quá lâu này mà người lao động
càng bức xúc và càng có nhu cầu đình công.
Đã là quyền thì người lao động phải được thực hiện quyền đó khi
thấy cần thiết và có đủ điều kiện chứ không phải đi xin phép ai đó với các
thủ tục rườm rà và kéo dài như vậy.

II. Pháp luật VN hiện hành cản trở đình công


Luật Việt Nam không định nghĩa đình công là gì, nhưng lại quy định thế
nào là một cuộc đình công bất hợp pháp!!!
Điều 176 Bộ luật lao động năm 2002 của Việt Nam quy định những
cuộc đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công mà “không phát
sinh từ tranh chấp lao động tập thể, vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao
động; vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp” và không được đình công
trong khi chờ kết quả giải quyết của Hội đồng hoà giải lao động và Hội
đồng trọng tài lao động (điều 173).
Quy định như vậy đã thu hẹp tối đa những trường hợp mà người lao
động có quyền đình công. Ví dụ: trường hợp nhà nước sắp ban hành một
luật mà người lao động cho rằng sẽ có những ảnh hưởng xấu đến họ; hoặc
khi một cá nhân công nhân bị xâm phạm nặng nề về sức khoẻ hay danh dự,
thì giới công nhân lẽ ra cũng phải có quyền đình công trong những trường
hợp này. Nhưng ở Việt Nam thì nhà nước lại cho rằng chỉ có những cuộc
đình công xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể mới được coi là hợp
pháp. Điều này không phù hợp với quy định khoa học và nhân văn của Tổ
chức Lao động Quốc tế, cho rằng trong một số trường hợp đình công xuất
phát từ những vấn đề chính trị nhằm gây sức ép với nhà cầm quyền hoặc
một đảng phái chính trị về một vấn đề nào đó có thể không liên quan trực
tiếp hay không liên quan ngay tức thì đến quyền lợi của công nhân, nhưng
chứa đựng nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của người lao
động, thì họ có quyền đình công.
Mục tiêu của đình công là nhằm tạo sức ép lên giới chủ và/hoặc nhà
cầm quyền bằng cách gây những thiệt hại về kinh tế ở một mức độ nhất
định, nhằm đòi hỏi ở mức độ cao hơn về quyền và lợi ích cho người lao
động. Và sự kiện nào dẫn đến đình công cũng chỉ là khía cạnh hình thức
của đình công. Vì vậy, bản chất của đình công là luôn gắn với chính trị
theo nghĩa rộng, chứ không chỉ nằm trong quan hệ lao động trực tiếp thuần

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 164


tuý mà cụ thể là các tranh chấp lao động tập thể, nhưng tuỳ từng sự kiện,
bối cảnh, phạm vi và quy mô của cuộc đình công mà đặc điểm chính trị
này có nổi bật hay không. Nhưng luật Việt Nam lại độc đoán đặt đình công
trong một phạm vi rất hạn hẹp là đình công phải xuất phát từ tranh chấp
lao động tập thể, tức chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế. Quy định như vậy là
đã làm què cụt đi bản chất và vai trò của đình công được cả thế giới công
nhận là luôn gắn liền với chính trị. Và ngay cả học thuyết của cộng sản,
khi tuyên truyền cũng luôn công nhận như vậy, nhưng trong thực tế lại quy
định và làm ngược lại.
Luật Việt Nam quy định cuộc đình công vượt quá phạm vi doanh
nghiệp là bất hợp pháp, là một điều rất mơ hồ và sai lầm. Mơ hồ là vì, nếu
quy định như vậy thì lại phải có một định nghĩa về “phạm vi doanh
nghiệp” là gì? Là phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay
phạm vi lãnh thổ địa lý của doanh nghiệp? Sai lầm là vì, dù quy định như
thế nào về cái “phạm vi” này thì cũng không đúng cho vấn đề đình công.
Người lao động hoàn toàn có quyền đình công khi họ thấy quyền lợi của
họ có nguy cơ bị xâm phạm, chứ không thể lại chỉ từ mỗi tranh chấp trực
tiếp trong phạm vi doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, thì khi đình công
đương nhiên không thể nào mà người lao động lại chỉ đình công trong
phạm vi lãnh thổ địa lý của doanh nghiệp mà mình đang làm việc được. Và
thực tế hiện nay, những trường hợp đình công đồng thời là tuần hành, biểu
tình ngày càng phổ biến trên thế giới.
Và cũng từ cái căn cứ pháp luật về “đình công bất hợp pháp” vô cùng
vững chắc này mà ở Việt Nam, tuyệt đại đa số các cuộc đình công cũng
như cá nhân người lao động trực tiếp tham gia đình công đều bị nhà cầm
quyền đàn áp một cách thảm khốc mà đôi khi chính giới chủ cũng cảm
thấy bất ngờ. Và dần theo thời gian, với chính sách và pháp luật như vậy,
công nhân Việt Nam không còn dám nghĩ tới những cuộc đình công vì
mục đích chính trị, điều vốn được coi là rất bình thường tại các nước văn
minh và phát triển. Vì thế họ gần như không còn vai trò gì trong nền chính
trị cả, chỉ còn làm bình vôi để Đảng cộng sản Việt Nam sử dụng cho bài ca
mỵ dân những khi cần thiết.
Tôi đặc biệt chú trọng đến khía cạnh này của pháp luật Việt Nam vì
trong thực tế có chưa đến 10% số cuộc đình công ở Việt Nam đáp ứng
được tiêu chuẩn là một cuộc đình công hợp pháp. Nhưng tiếc là những
cuộc đình công hợp pháp này lại không mang đến kết quả như mong đợi,
và quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vẫn tiếp tục bị xâm hại

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 165


sau những cuộc đình công được coi là lý tưởng trong mắt nhà cầm quyền
này.

III. Hệ quả từ phán quyết của Toà án về


cuộc đình công bất hợp pháp
1. Những phán quyết của Toà án Việt Nam mà đa phần là kết luận
một cuộc đình công nào đó là bất hợp pháp, đã làm căn cứ cho các cơ quan
an ninh, cảnh sát khi thẳng tay đàn áp thảm khốc các cuộc đình công là đã
làm đúng với pháp luật của Việt Nam. Nhưng xin quý vị nhớ cho rằng căn
cứ đó lại được thực hiện trên một nền tảng pháp luật vô lý và hạn hẹp của
Việt Nam hiện nay.
2. Hệ quả cụ thể từ những phán quyết Toà án kết luận rằng một cuộc
đình công là bất hợp pháp là làm cho những người công nhân tham gia
đình công trở thành những người vi phạm pháp luật. Họ bị cắt lương thậm
chí là sa thải, vì giới chủ dựa vào kết luận cuộc đình công bất hợp pháp của
Toà án để quy kết người công nhân tham gia đình công là “tự ý bỏ việc” và
làm căn cứ sa thải họ một cách “đúng luật” (điểm c khoản 1 điều 85).
3. Điều chúng ta cần đặc biệt quan tâm là số phận của những người
lãnh đạo các cuộc đình công này. Đa số họ đều chính là những người lao
động chứ không phải là những cán bộ công đoàn. Sau những cuộc đình
công bị coi là bất hợp pháp này, họ luôn bị trù dập, đàn áp, mất việc làm,
túng quẫn về kinh tế, và thậm chí không ít trường hợp bị quy kết là tội
phạm hình sự một cách oan nghiệt, với những tội mơ hồ nhưng nặng nề
như gây rối trật tự công cộng, xúi giục, lôi kéo người khác gây rối trật tự
công cộng, chống người thi hành công vụ.v.v.
Bây giờ có lẽ quý vị đang thắc mắc về vai trò của Công đoàn Việt
Nam ở đâu? Họ đông đảo, lớn, nhiều tiền và lại được Đảng cộng sản yêu
quý lắm, nhưng dưới cơ chế độc quyền cai trị hiện nay của Đảng cộng sản
Việt Nam thì Công đoàn được coi là một bộ phận của Đảng cộng sản Việt
Nam, chịu sự lãnh đạo và phục vụ cho đảng này. Vì vậy, công đoàn Việt
Nam không còn là một tổ chức công đoàn bình thường và thuần khiết đúng
với bản chất vốn có của nó như công đoàn ở các nước trên thế giới. Một
công đoàn đúng nghĩa phải do người lao động tự lập ra, duy trì và phát
triển. Chỉ như vậy thì công đoàn đó mới có được sự độc lập và có thể phục
vụ tối đa cho quyền lợi của người lao động. Cũng vì lý do không độc lập
này mà ở Việt Nam hiện nay, không có Ban chấp hành công đoàn cơ sở

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 166


nào dám quyết định và tổ chức cho công nhân đình công theo quy định tại
khoản 2 điều 173. Điều này khiến người lao động tự đình công vì không
chờ nổi quyết định của công đoàn. Và đây cũng là một trong những lý do
làm cho cuộc đình công đó bị chụp mũ là tự phát, vô tổ chức và bất hợp
pháp dẫn đến những hậu quả ghiêm trọng như nói ở trên.

IV. Hệ quả nghiêm trọng từ quy định về đình


công bất hợp pháp trong pháp luật Việt Nam
hiện nay
Chính những quy định bất khả thi nêu trên đã làm cho hơn 90% các cuộc
đình công tại Việt Nam đều là bất hợp pháp. Điều này dẫn đến 04 hệ quả
tất yếu là:
1. Quan hệ giữa giới chủ và người lao động càng trở nên căng thẳng
vì giới chủ dựa vào việc tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp để trừng
phạt thậm chí là sa thải người lao động, làm cho người lao động trở nên
túng quẫn, bế tắc và bị dồn vào bước đường cùng.
2. Khi cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp thì những yêu sách của
người lao động cũng sẽ không được giải quyết như là một hệ quả tất yếu.
Và do vậy, vấn đề cốt lõi là các tranh chấp lao động tập thể vẫn tiếp tục tồn
tại và dồn nén chồng chất càng dễ dẫn đến những cuộc đình công khác.
3. Cách giải quyết cứng nhắc dựa trên những quy định pháp luật ấu trĩ
và hạn hẹp đó của Toà án càng làm người lao động mất lòng tin vào pháp
luật và nhà nước, từ đó lại càng dễ manh động và có những hành vi bất
tuân thủ làm cho hiện trạng đình công ở Việt Nam càng trở nên phức tạp,
rối ren.
4. Người lao động không những mất lòng tin vào Toà án và Cơ quan
Nhà nước mà còn mất lòng tin đối với cả tổ chức công đoàn vì công đoàn
đảng trị đó không còn đại diện cho họ và giúp ích được gì cho người lao
động. Không những vậy, người lao động tại Việt Nam hiện nay lại không
được lập công đoàn độc lập của chính mình, do đó càng thiếu tổ chức và
đấu tranh càng khó khăn. Cơ quan quản lý nhà nước cũng vì thế mà càng
khó nắm bắt tình hình và khó thực hiện chức năng quản lý của mình hơn.
Đã có rất nhiều người lao động và ngay cả một số nhà lập pháp yêu
cầu cần có một hệ thống công đoàn độc lập tại Việt Nam, do chính người
lao động lập ra, đóng góp công sức tiền bạc để duy trì nó, và cử/thuê

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 167


những người có năng lực phù hợp làm việc chuyên nghiệp cho công đoàn
đó. Nhưng đến nay, những ý tưởng tuy không mới nhưng rất tốt đẹp và
đúng với xu thế phát triển tất yếu của thế giới về tổ chức công đoàn vẫn
chưa có dấu hiệu gì sớm được nhà cầm quyền Việt Nam ủng hộ và thông
qua.

V. Cần phải cải tổ luật pháp VN về đình


công và phải có Công đoàn độc lập của
công nhân
Đình công là quyền của người lao động được không làm việc mà vẫn được
bảo toàn quyền lợi một cách bình thường trong thời gian không lao động
này, nhằm gây thiệt hại kinh tế nhất định cho bên chủ lao động hoặc cho
bên thứ ba, khi quyền lợi của người lao động bị xâm hại hoặc có nguy cơ
bị xâm hại. Người lao động được thực hiện quyền này một cách nhanh
chóng, đúng thời cơ, tức là họ phải có quyền chuẩn bị một cách bí mật
cuộc đình công để tránh bị giới chủ dập tắt cuộc đình công. Nhưng luật
Việt Nam quy định thời gian xin phép và đợi chuẩn y cho cuộc đình công
kéo dài gần 1 tháng, cán bộ công đoàn thì hưởng lương nhà nước thực hiện
theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản lại vừa làm việc trong chính doanh
nghiệp có đình công thì họ không thể thực hiện được vai trò là người đại
diện và phục vụ cho quyền lợi của người lao động. Do vậy, gần như không
có cuộc đình công nào là hợp pháp tại Việt Nam, vì muốn thực hiện đúng
pháp luật thì không thể đình công được, và ngược lại, muốn đình công thì
không thể tuân thủ pháp luật. Việc nhà cầm quyền dựa vào căn cứ pháp
luật lạc hậu này để kết luận cuộc đình công là bất hợp pháp đã mang lại
những hệ quả tồi tệ, chồng chất và đào sâu thêm mâu thuẫn giữa các bên,
làm tiền đề cho những cuộc đình công khác nối tiếp.
Luật pháp Việt Nam không còn theo kịp thực tế đời sống và cản trở
xã hội phát triển. Việt Nam cần phải có những quy định pháp luật về đình
công phù hợp và tuân thủ luật pháp quốc tế, cụ thể là quy định của tổ chức
Lao động quốc tế, và nhất thiết phải bám sát được đời sống xã hội đang
diễn tiến không ngừng, với mục tiêu tối thượng là phục vụ cho quyền lợi
của người lao động với 04 nội dung cụ thể là:
1- Phải có định nghĩa pháp lý về đình công và phân biệt rõ đình công
với bỏ việc hàng loạt;
2- Quy định về thời hạn thông báo và chuẩn y thực hiện cuộc đình

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 168


công không quá 72 giờ (đề xuất). Quy định chỉ cần một bước đàm phán
hoà giải tại cơ sở mà không thành thì người lao động có quyền đình công
ngay hoặc lựa chọn con đường Toà án để giải quyết. Quy định như vậy
mới bảo đảm được tính thời cơ để cuộc đình công khả thi và có hiệu quả,
và đồng thời nâng cao thái độ và trách nhiệm của giới chủ và những người
đại diện cho công quyền có liên quan.
3- Chỉ coi cuộc đình công là bất hợp pháp khi cuộc đình công đó
không liên quan gì đến lao động và quan hệ lao động (như giới chủ thay
đổi đồng phục cho công nhân nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ hay
gây khó khăn trong khi làm việc, hay không để công nhân đi cổng chính
mà chỉ cho đi cổng bên.v.v.), còn cuộc đình công dù không xuất phát từ
tranh chấp lao động trực tiếp, mà liên quan đến pháp luật, chính sách của
nhà nước về lao động thì phải được coi là hợp pháp.
4- Người lao động có quyền thành lập công đoàn độc lập của mình,
được đóng quỹ, quản lý và thuê người chuyên nghiệp điều hành tổ chức
công đoàn của mình. Người lao động có quyền tự do thành lập các tổ chức
công đoàn theo nghành, công đoàn theo lãnh thổ và tự do liên kết với các
tổ chức công đoàn khác.
Kính thưa Quý Vị,
Cuộc đấu tranh này sẽ ngày càng phát triển vì đây là một hiện thực
khách quan, là hệ quả tất yếu xuất phát từ những bất công tràn lan trong xã
hội Việt Nam hiện nay, một xã hội cộng sản nhưng người công nhân lầm
than nghèo khổ vẫn đang ngày đêm bị bóc lột thậm tệ và bị đối xử thiếu
tôn trọng về nhân phẩm. Cuộc đấu tranh này rất gian khó nhưng sẽ được
tiếp tục một cách trường kỳ và vững chắc cho đến khi nào có được sự công
bằng trong quy đổi giá trị lao động và nhân phẩm của người công nhân
được tôn trọng.
Tôi hoàn toàn hiểu rằng mình chỉ là một cá nhân góp tiếng nói nhỏ
nhoi ủng hộ và đang tìm kiếm giải pháp cho cuộc tranh đấu này. Tôi tin
tưởng chính những nỗ lực không ngừng của lực lượng công nhân và dân
chủ tại quốc nội Việt Nam sẽ nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các
bạn, những người có bề dày kinh nghiệm đấu tranh của công nhân, do công
nhân và vì công nhân, giúp đỡ chúng tôi hiệu quả và kịp thời bằng những
hành động cụ thể và thiết thực tạo thành một áp lực đủ lớn từ bên ngoài tác
động làm biến chuyển pháp luật hiện tại của Việt Nam về đình công, để
người lao động có thể đình công hợp pháp và có công đoàn độc lập của
chính mình. Đây là tâm huyết của tôi mang đến Hội nghị này và mong

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 169


muốn Hội nghị này mang lại cho Việt Nam.
Xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian quý báu cho tôi. 

Sinh năm 1979, tốt nghiệp Đại học Luật


Hà nội năm 2001, cô là một trong
những luật sư trẻ nhân quyền ñầu tiên ở
Việt nam.
Tháng 11 năm 2006, cô cùng với
Ls. Nguyễn Văn Đài, và những người
hoạt ñộng trẻ khác, thành lập Ủy ban
Nhân quyền Việt nam (Committee for
Human Rights in Vietnam – CHRV).
Lê Thị Công Nhân

Bị bắt vào tháng 3 năm 2007, tuyên án 4 năm tù và 3


năm quản chế vì những hoạt ñộng nhân quyền.
Cô ñược trao giải Nhân quyền Hellman-Hammett năm
2007.
Năm 2010, Công-Nhân mãn hạn tù, ñang sống tại Hà
nội, là ñối tượng cho những sách nhiễu liên tục của chính
quyền VN.
Ngòi viết của cô vẫn còn sắc lửa như trước khi ñi tù;
bài “trả lời phỏng vấn Đối Thọai về quan hệ tay ba Việt nam
– Hoa kỳ - Trung quốc” vào tháng Tám 2010 thể hiện tinh
thần ñó.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 170


LÊ QUỐC QUÂN

Việt nam Giữa


Các Cường quốc

Hai mươi năm hòa bình hình thức


Nước ta coi như hòa bình từ 1989.
Đó là lúc những đoàn xe tăng cuối cùng của Việt Nam do Liên Xô
sản xuất lũ lượt rời khỏi đất nước chùa Tháp sau một thời gian chiếm đóng
dài hơn thời gian quân đội Mỹ tham chiến ở Miền Nam Việt Nam.
Bắt đầu hòa bình là lúc Đảng cộng sản đối mặt với sự khủng hoảng
đến tột độ. Viễn cảnh tan rã của đế chế cộng sản lớn nhất hành tinh áp lực
mạnh mẽ lên toàn bộ Việt Nam. Khi đó quan hệ với Trung Quốc và Mỹ
vẫn căng như dây đàn. Trong Bộ chính trị, kẻ thì hồi hộp người thì lo sợ.
Thế nhưng, những người cộng sản vẫn ngoan cố một cách khéo léo,
hạ bệ Trần Xuân Bách, tiếp tục cầm lái conthuyền Việt Nam thêm 20 năm
nữa sau khi người anh cả là Liên Xô tan rã.
Nguồn cảm hứng cho việc tiếp tục độc tài cầm lái là sự đi lên đầy
bành trướng của một đàn anh cộng sản khác “Núi liền núi, sông liền
sông”.
Khá lên, người đàn anh này thè “lưỡi bò” liếm sạch “mặt tiền” thằng
em.
Lịch sử luôn có những khúc quanh của nó! Hai mươi năm, không dài
so với một đời người, ngắn so với một chế độ và chỉ là một tiếng thở dài
của tự tình dân tộc Việt Nam.
Trong chiến tranh, máu của các chiến binh Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc
đã thấm vào đất Việt Nam ta nên bây giờ đây ta sống ở hiện tại, để hoạch
định chiến lược trong tương lai, ta phải hiểu quá khứ, hiểu rằng dân tộc
chúng ta bị xô đẩy quẩn quanh giữa các cường quốc.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 171


Quá khứ chiến tranh và hội đàm mua bán!
Quá khứ của Việt Nam chúng ta là một quá khứ chiến tranh. Suốt gần 500
năm qua, kể từ thời Hậu Lê năm 1527 vànhà Mạc cướp ngôi năm 1540, đất
nước chúng ta chiến tranh liên miên.
Đầu tiên là cuộc chiến Nam Bắc triều, đến Trịnh Nguyễn phân ranh.
Hết phân ranh là Tây sơn-Nhà Nguyễn. Rồi chiến tranh chống Pháp, hết
pháp là Mỹ, sau chia cắt là cuộc chiến Campuchia, kết thúc bằng một cuộc
chiến biên giới với Trung Quốc vào năm 1979.
Kẻ đô hộ chúng ta hơn 1000 năm trước lại là kẻ thù sau cùng với
chúng ta - những người đồng chí Cộng sản. Cuộc vãi đạn dã man vào hải
quân của Việt Nam ở Trường sa năm 1988 là bằng chứng tươi mới nhất về
chiến tranh với Trung Cộng.
Trước đó, Trung Quốc và Mỹ đã một lần mặc cả về Việt Nam. Ngày
21/2/1972 - Nixon và Mao gặp nhau mừng rỡ, nâng ly rượu Mao Đài sóng
sánh, quân nhạc cử bài: “Hoa kỳ mỹ lệ”. Họ tuyên bố: “Cầu hữu nghị Mỹ
Trung đã được bắc, tương lại thế giới giờ nằm trong tay hai nước chúng
ta”.
Sau hội đàm, Trung Quốc chiêu đãi trọng thể với hơn 800 quan
khách. Ngày 27 tháng 2 năm 1972 Tuyên cáo chung Trung – Mỹ được ký
tại Thượng Hải. Sau đó 11 tháng, Hiệp định Paris về Việt Nam được ký
kết. Mỹ bỏ Nam Việt Nam, Trung Quốc bỏ bắc Việt. Hai thằng lớn ngoảnh
mặt đi.
Liên xô thì không. Họ say mê “mở mang nước Chúa”, tiến đánh sang
tận Afganistan. Họ tiếp tục viện trợ, giúp đỡ Bắc Việt Nam thống nhất một
cách chân thành trong niềm tin tôn giáo cộng sản.
Sau đó, họ tiếp tục gửi quân và chuyển vũ khí để đánh Khơ Me đỏ và
xuống cả vùng Đông Nam Á (nếu có thể). Trung Quốc biết rõ âm mưu.
Cùng là Cộng sản, nhưng Khơ Me Cộng sản chống Xô viết cộng sản nên
Trung Quốc coi họ là lực lượng thích hợp để chống Việt Nam.
Khơ Me đỏ tuyên bố thẳng thừng chỉ có chủ nghĩa cộng sản của mình
mới thực còn tất cả là Cộng sản đểu. Để rồi những người theo chủ thuyết
cộng sản lại giã nhau tóe lửa. Mìn nổ, máu đỏ ngập những bàn chân “tình
nguyện quân” Việt Nam.
Khi “ốc không mang nổi mình ốc”, Liên xô tan rã, đẩy Việt Nam đến
sự hoang mang. Họ tự phải hỏi Chủ nghĩa cộng sản là cái gì đây và là ai

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 172


đây. Là máu, đấu tố và chiến tranh? Là Nga, Trung Quốc, Mỹ hay Nhật..?
Thực tế là không có! Chỉ có quyền lợi quốc gia và tổ quốc trên hết.

Ảnh hưởng của Mỹ - Trung hôm nay


Hai mươi năm sau ngày hòa bình hình thức, dù cho người ta dựng cột mốc,
đăng ký lãnh hải hay xây vành đai giới tuyến thì cũng không ngăn nổi sức
tấn công của biên giới mềm trong xu hướng toàn cầu hóa như vũ bão hiện
nay.
Nạn nhân mãn ở Trung Quốc buộc họ phải mở rộng không gian sống
xuống phía Nam và thế mạnh của một cường quốc đòi buộc người Mỹ phải
hiện diện nhiều nơi ngoài Mỹ.
Đô la với hình Washington tràn ngập các các gia đình Việt Nam.
Thậm chí người dân có thể dùng Đô La mua hàng gia dụng giá rẻ của
Trung Quốc ở chợ.
Ở Hà Nội, Sài Gòn Trung tâm dạy học tiếng Trung đông nghẹt người,
những giáo viên trẻ viết chữ Hán giản lược nhanh đến mức khó tả, dạy
những bài hát tiếng Trung nói về tình yêu nồng nàn theo điệu hip hop, rất
đi vào tâm hồn lớp trẻ.
Hàng hóa mang hình chữ Tàu ngập tràn từ ngõ nhỏ đến siêu thị lớn.
Giọng oang oang của người Trung Quốc vang khắp nơi, len lỏi lên tận
vùng tây nguyên nơi họ vừa tìm được một nơi mà chắc chắn có thể bắt rễ
để sống lâu dài.
Những ngành nghề chất lượng lao động cao như tư vấn, ngân hàng,
tài chính, đào tạo, IT ở Việt Nam đã, đang và sẽ dần dần do các doanh
nghiệp Mỹ hoặc có nguồn vốn từ Mỹ xâm nhập và thâu tóm.
Những ngành nghề đơn giản như gia công hàng hóa, mua bán máy
nông cụ, hàng hóa giá rẻ, vật dụng tiêu dùng phục vụ người thu nhập thấp
ở Việt Nam sẽ dần dần do các Công ty Trung Quốc làm chủ.
Hôm nay ngôi nhà Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có cơ hội đón hàng chục
ngàn thanh niên Việt Nam sang học tập. Hơn hai triệu người Việt tiếp tục
gửi tiền về cho gia đình thường dân ở Việt Nam, nhiều triệu USD của các
quan chức đang chảy ngược lại.
Hôm nay Việt Nam là đích đến của các nông dân Trung Quốc, đặc
biệt là các tỉnh lân cận, họ mở nhà hàng, tích cóp từng đồng, mở mang dây
chuyền và hỗ trợ phát triển cho cộng đồng riêng họ ở Việt Nam. Còn quan

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 173


chức Việt Nam mang cả tài nguyên quốc gia làm quà triều cống thường
niên.

Chỉ có con đường dân chủ hóa đất nước!


Buồn vì chịu ảnh hưởng của các nước lớn nhưng chúng ta không được xúc
động một cách thiếu logic. Toàn cầu hóa là tất yếu và việc dịch chuyển lao
động quốc tế là chuyện bình thường. Quan trọng là chúng ta phải mạnh
lên.
Tôi đã từng đề cập về 8 chữ: “Liên Mỹ - Hòa Hoa- Dân tộc –Dân
chủ”. Theo tôi, đó chính là kế sách hay nhất cho Việt Nam trong thế kỷ
này, cả đối nội và đối ngoại. Bắt đầu từ trong ra ngoài, từ việc việc dân chủ
hóa đất nước.
Chỉ có tự do, dân chủ mới thực sự giải phóng chúng ta, mới đem đến
cho Việt Nam một sức sốngmới, liên kết được sức mạnh người Việt, quyến
rũ được người Mỹ về những giá trị mà họ đang lớn tiếng bảo vệ.
Chỉ có dân chủ, tự do báo chí, lắng nghe ý kiến của Nhân dânmới có
đối sách thích hợp với Trung Quốc, mới không để những nhà lãnh đạo
phản động đi đêm ký tắt những Hiệp ước quan trọng rồi loay hoay như gà
mắc tóc.
Chỉ có dân chủ hóa, những người Việt Nam trên khắp thế giới mới tự
tin rằng Việt Nam là trên hết chứ không phải là “chủ nghĩa Cộng sản” hay
CNXH, không còn “thế lực thù địch”. Họ mới cùng chung tay xây dựng
một Việt Nam mới trong thái bình và thịnh trị.
Chỉ có thực thi dân chủ dựa trên một ý thức dân tộc thì Việt Nam mới
thực sự là nơi an toàn, thu hút chất xám, phát triển toàn diện, trở thành
người tình của thế giới, người yêu của các cường quốc trong tà áo dài
thướt tha.
Khi đó chúng ta mới thực sự mạnh lên. Nhân dân không phải bỏ ra 1,
8 tỷ USD cho 6 tàu ngầm hạng Kilo, 500 triệu USD cho 12 “con” SU-
30MK và còn nhiều hơn thế, để mua tàu ngầm, máy bay, vũ trang quân
đội, chuẩn bị chiến tranh, gồng mình như con choi choi giữa những cường
quốc hiếu chiến mạnh hơn hàng trăm lần. 


Nguồn: http://lequocquan.blogspot.com

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 174


Tam Sa và Tám Chữ Cho
Việt nam

Sáng 9/12, Tôi cùng một số em sinh viên đi biểu tình phản đối Tam Sa.
Chúng tôi đến sớm, đứng dưới chân cột cờ Hà Nội trên đường Điện Biên
Phủ. Đi qua bảo tàng lịch sử quân đội, ngắm nhìn những khẩu thần công
cũ, nghe tiếng vọng của Đất nước bị xâm lăng, sẻ chia nỗi lòng xót xa vì
Trường Sa, Hoàng Sa bị Tàu hóa. Đã lâu rồi không hát quốc ca nhưng hôm
đó tôi đã hát như chưa bao giờ say mê đến thế. Đứng trên lề đường Hoàng
Diệu, tôi bắt nhịp hát Quốc Ca và Nối vòng tay lớn, thấy máu Lạc Hồng
dâng trong huyết quản, nơi vẫn còn in dấu tay của công an bóp cổ xách đi
hôm xử hai Luật sư đồng nghiệp 12 ngày trước đó. Ngay trong lúc cuồng
nhiệt hô to phản đối Tam Sa, Tôi vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Cứ cảm
giác, giống như đất nước mình, không có nội lực và sắp sửa bị nhấc bổng
mang đi.

Việt Nam cô đơn – phát triển chỉ là bề mặt


Trước mặt là Đại sứ quán Trung Quốc, Sau lưng là “Ông Lê Nin ở nước
Nga” phanh com lê khoe hói. Chúng tôi, những con người Việt Nam bé
nhỏ, đứng giữa họ. Quay lưng về phía Ông Lê Nin, đối mặt với Bá quyền
phương Bắc. Hô to Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Khi những tay
công an “Trung Quốc” thô bạo đẩy đi, một người bạn Mỹ gọi điện nói:
“Quân ơi, How are you?”. Tôi vẫn hô “Việt Nam, Việt Nam” một cách
nghẹn ngào.
Tôi biết rằng mình sẽ bị mang đi như người ta xách con gà con vịt.
Ngay lúc đó tôi nghĩ đến sự độc tài cộng sản. Nhưng khi bình tĩnh lại, tôi
biết rằng mình bị xách đi còn là vì Việt Nam là một nước nhỏ và nghèo.
Chúng ta đều biết rằng việc thành lập huyện Tam Sa chỉ là sự tiếp theo của
dã tâm bành trướng hàng ngàn năm nay. Hơn nữa, vì cuộc khủng hoảng
năng lượng đang ngày càng trầm trọng ở Bắc Kinh. Lúc biết vươn bàn tay
ra xa tận Châu lục đen để tìm kiếm dầu hỏa thì Trung Quốc chắc chắn
cũng đặt ưu tiên lấn chiếm những vùng xung quanh đầy tiềm năng, đồng
thời bảo vệ con đường biển huyết mạch cho các cảng biển vùng duyên hải

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 175


phía Đông Nam. Trung Quốc đã gây ảnh hưởng ở Myanmar, Campuchia
và đè đầu ta bằng cách liên tục tăng cường ảnh hưởng ở Biên giới và ở
Lào, nay khi ta hơi cong mình, họ áp sát, xọc tiếp lưỡi giao kề cận ngang
hông chúng ta bằng cách chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.
Ta tiếp tục cong người hay ta đứng dậy? Ta sẽ kêu lên. Đúng! Kinh
thánh nói: “Khởi thủy là lời!” nhưng từ “bịt miệng” đến “bóp cổ” quá ngắn
và quá nhanh. Kinh nghiệm mách bảo tôi, tốt nhất là không nên giãy. Nếu
giãy nữa là sẽ chết dưới tay một thằng du côn. Sau đó một lãnh đạo bộ
công an đã nói với tôi không nên đi biểu tình vì “không nên giây vào với
thằng du côn (Trung Quốc) đó”. Dần dần một nỗi buồn sâu xa hơn xâm lấn
cảm xúc mình. Đó là nỗi buồn của đất nước nhược tiểu. Ta muốn làm bạn,
ta mở cửa nhưng tất cả chỉ đến với chúng ta vì 85 triệu dân này đang bán
sức lao động rẻ mạt cho họ và xài đồ tiêu dùng của họ. Nơi đây là mảnh
đất màu mỡ cho các tư bản và quan tham chia chác. Nơi thiếu vắng pháp
quyền là đất tốt của vi phạm và làm giàu bất chính. Nơi thiếu vắng dân chủ
là tổ của bạo lực và sự yếu hèn. Nhưng khi muốn làm bạn với tất cả các
nước là chúng ta cô đơn nhất. Bởi vì bản thân quốc gia không có bạn.
Quốc gia chỉ có lợi ích mà thôi.
Tôi đã hát, đã hô đả đảo Trung Quốc nhưng cũng thấu hiểu sự bơ vơ
đến độ khủng hoảng của Lãnh đạo Đảng Cộng sản ngay sau khi Liên Xô
sụp đổ và cầu xin được gặp Trung Quốc “Bất cứ nơi đâu, nói về bất cứ vấn
đề gì”. Trung Quốc đã lơ đi nhiều lần và cuối cùng đã cho phép gặp ở
Thành Đô – Tứ Xuyên. Nhờ nhượng bộ nhiều điều mà có bình thường hóa
quan hệ tháng 11 năm 1991. Bình thường bang giao được với Trung Quốc
giống như ta đã đưa tay xé rách được một tấm ni lông khổng lồ bịt kín toàn
vùng biên giới. Cũng nhờ đó có được bình thường hóa Quan hệ với Mỹ
tháng 7 năm 1995. Lịch sử ngoại giao hiện đại cũng nhiều điều làm cho ta
suy nghĩ sâu hơn.

Tám chữ để lấy Thế và Lực


Giống như đoàn người biểu tình bị xua đuổi, tôi lo sợ một ngày người Việt
chúng ta bơ vơ ngay chính trên quê hương này. Suốt cả tuần không làm
được gì cả, chỉ đọc tin tức và suy nghĩ linh tinh. Nhưng rồi, tôi lạc quan và
bắt tay viết những dòng chữ này bởi vì lịch sử Việt Nam và xu thế thời đại
đều cho ta hy vọng. Vấn đề là Đảng Cộng sản có sáng suốt lựa chọn hay
không. Thay vì độc tài hãy chọn dân chủ. Thay vì chọn ý thức hệ Cộng
sản, hãy chọn một ý thức dân tộc Việt Nam. Thay vì muốn làm bạn với

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 176


“tất cả các quốc gia” hãy chọn một người bạn mạnh để liên minh. Thay vì
cúi gập người trước Trung Hoa hay cực đoan chống lại, chúng ta hãy giữ
quan hệ thuận hòa.
Do vậy, để có thể khẳng định được vị thế của mình và “sánh vai với
các cường quốc” trong nửa đầu thế kỷ này, Việt Nam cần thiết lập và kiên
trì theo đuổi một phương ngôn 8 chữ như sau “Liên Mỹ - Hòa Hoa – Dân
Tộc – Dân Chủ”. Theo đó, Liên minh với Mỹ - Hòa hoãn với Trung Hoa là
đối ngoại. Đề cao chủ nghĩa Dân tộc – Triệt để thực thi Dân chủ là đối nội.
Tất cả những vấn đề đó có liên hệ với nhau. Và đầu tiên phải bắt đầu bằng
một chiều ngược lại trong 8 chữ trên. Nghĩa là mọi việc phải bắt đầu từ
Dân Chủ.
Chỉ có thực thi dân chủ thực sự con người Việt Nam chúng ta ở trong
và ngoài nước, cờ vàng, cờ đỏ mới đứng lại với nhau, nhận nhau là anh em
trong tình đồng bào và nhờ đó tinh thần dân tộc được nâng lên. Và khi đã
đoàn kết được chúng ta trở nên mạnh mẽ và với ưu thế của cộng đồng Việt
Nam ở Hải Ngoại, một khi đã được thông suốt về sức mạnh, sẽ là ảnh
hướng tích cực lên chính sách đối ngoại của nước ngoài và việc Liên Minh
với Mỹ dễ dàng được thực thi. Việc hòa thuận với Trung Hoa cũng cho
phép chúng ta Liên minh dễ dàng hơn với Mỹ và ngược lại vì Liên minh
với Mỹ chúng ta có thể hòa hoãn một cách tương đối với Trung Hoa.
Nhược bằng, nếu không có dân chủ, chúng ta sẽ mất hết. Bất cứ sự độc tài
nào đều là phản động.
Khi còn là sinh viên đại học luật, trong một cuộc thi hùng biện – Tôi
đã chọn đề tài là lịch sử hình thành dân tộc, vượt lên trên nhiều lý do khác
nhau, có 2 lý do điển hình là: Chống giăc ngoại xâm và phòng chống lũ lụt.
Tinh thần dân tộc khi đứng trước những hiểm nguy chung bỗng nhiên trỗi
dậy, mạnh mẽ và cấu thành một cơ chế hợp tác chung gọi là tổ quốc. Các
nghiên cứu về xã hội dân sự gần đây của tôi cũng cho thấy rằng trong các
nguồn vốn để phát triển, thì vốn xã hội (social capital) đóng một vai trò hết
sức quan trọng. Vốn xã hội chính là tinh thần dân tộc, là văn hóa, là phong
tục, tập quán Việt Nam..Việc tận dụng cơ hội này để đối thoại và đoàn kết,
kiên trì theo đuổi 8 chữ trên chính là cách thức tốt nhất để chúng ta xây
dựng và củng cố vốn xã hội nội bộ đang dần dần phục hưng trong lõi Dân
tộc Việt Nam.
Trước hết, để nhìn lại bài học ngày hôm qua, Liên Mỹ nghĩa là để cho
đoàn sinh viên biểu tình đi thêm chút nữa về hướng Đại sứ Quán Mỹ.
Đừng dồn họ vào hồ Giảng Võ, bắt những người trẻ đó cởi áo có cờ tổ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 177


quốc ra trong gió rét và đánh đập dã man. Hòa Hoa là đừng xé cờ Trung
Quốc, dẫm đạp lên đất và gào thét “đả đảo quá nhiều” mà biết tổ chức và
hô những câu hay hơn, ý nghĩa hơn. Dân tộc là biết ngợi ca tất cả các cuộc
biểu tình ôn hòa của người trong và ngoài nước, nghĩa là đặt quốc gia Việt
Nam trên hết, quyết định hơn bất cứ một ý thức hệ ngoại lai nào. Dân chủ
là để cho dân “được mở mồm ra nói”, đừng bóp cổ anh em khi họ hát quốc
ca, đừng vứt họ lên xe, đừng xua đuổi, hô họ là xì ke, là báo chí hãy đưa
tin tích cực… Làm được như 8 chữ thì may mắn thay cho Việt Nam. Nếu
không ngay cả một quốc gia cũng có thể mất đi như nhiều quốc gia đã vĩnh
viễn biến mất trong lịch sử phát triển loài người. 

Là luật sư bất ñồng chính kiến tại Việt


nam.
Ông mở ñầu trên blog lequocquan.
blogspot.com của mình: Tôi muốn làm
con ruồi trâu ñốt vào mông ñít xã hội ñể
nó nhảy lên phía trước!
Lê Quốc Quân

Năm 2007, sau khi sang Mỹ tham dự khóa nghiên cứu


sinh 6 tháng của Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ (NED) về xã hội
dân sự trở về, ông bị bắt giam ba tháng không tội danh.
Ông nhận bào chữa cho các vụ án nhân quyền, khiếu
kiện (vụ Thái Hà), v.v. Ông có mặt trong buổi biểu tình
Hoàng Sa – Trường Sa trước sứ quán TQ ở Hà nội tháng 12
năm 2007.
Năm 2009, ông ñược lời mời của nghị sĩ Nghị viện
Châu Âu sang Na Uy trình bày những vấn ñề xã hội dân sự,
xóa ñói giảm nghèo, và thúc ñẩy dân chủ ở Việt nam,
nhưng bị chính quyền ngăn chận ở sân bay Nội bài.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 178


Để Trở thành Một Nhà
Chính trị cho Việt nam

Với tâm hồn hướng thượng và khả năng hùng biện xuất chúng, nhà chính
trị chân chính phải có những khả năng quản trị thiên bẩm và sự sửa mình
đầy lý trí, vì họ là những người làm nên lịch sử.
Là nhà chính trị chân chính, bạn phải biết dẫn dắt thiên hạ đến thái
bình và đem lại vinh quang cho tổ quốc mà bạn phụng sự. Bạn phải có tầm
nhìn chiến lược và quyết tâm cao, biết chạy hết quãng đường và giữ vững
niềm tin; biết hy sinh một trận đấu để thắng cả một cuộc chiến; can đảm
gánh vác những trách nhiệm lớn lao; giữ tấm lòng son và không phụ lòng
lịch sử!
Làm nhà chính trị là bạn dấn thân cho một cuộc đấu cao đẹp. Bạn
cam kết bước vào một sân chơi với tất cả phương tiện và thủ đoạn. Nhưng
luôn luôn phải có lòng tin sắt son vào chiến thắng của cái thiện đối với cái
ác, của đạo đức đối với tội lỗi, của yêu thương đối với hận thù, của dân chủ
tự do đối với độc tài, toàn trị.
Là nhà chính trị thao lược, bạn phải có tài tổ chức, biết thu phục lòng
người và dụng nhân như dụng mộc; biết đào tạo một thế hệ tương lai đủ
bản lĩnh và tính tiên phong; biết nghiêm khắc nhận lỗi và can đảm tha thứ.
Bạn phải dũng mạnh mà không uỷ mị; không tàn bạo, dã man mà bao
dung, chu đáo; không chần chừ mà nhanh chóng, không hấp tấp mà cẩn
trọng.
Là nhà chính trị chân chính, bạn phải hiểu được những khả năng lớn
lao của con người nhưng cũng luôn ý thức được vị trí nhỏ nhoi của mình
trước Tạo Hoá; cảm được những khúc quanh của lịch sử nhưng cũng hiểu
được cả quá trình phát triển dài lâu của loài người trong vũ trụ mênh
mông.
Là nhà chính trị chân chính, bạn phải chịu đựng bao xót xa dằn vặt, từ
bỏ những ham muốn đời thường để lo cho lợi ích của quốc dân; Bạn phải
bền bỉ làm việc và kiên gan vượt qua tất cả. Những ngày mệt nhọc, những
đêm dài thức trắng, những ánh mắt thâm quầng và tóc bạn có thể bạc trắng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 179


sau một đêm nhưng không làm cho tinh thần bạc nhược.
Là nhà chính trị chân chính, mắt của bạn rực cháy chân lý khi nhìn kẻ
thù và nhỏ lệ xót thương cho những người dân đau khổ. Bạn có tầm nhìn vĩ
mô nhưng thành thục những điều vi mô nhất. Bạn không chỉ hội tụ khả
năng của một nhà cách mạng mà còn cả khả năng lãnh đạo và lắng nghe.
Bạn có thể lắng nghe tất cả nhưng không nghe gì cả và ngược lại như
không nghe gì cả nhưng bạn đang lắng nghe tất cả.
Là nhà chính trị chân chính, sự trung thành cột chặt với những hành
vi của lý trí. Vượt lên trên những cảm xúc cá nhân là suy nghĩ thấu đáo về
tình đồng chí, tình bằng hữu. Vượt lên trên tình chiến hữu, tình gia đình là
tình yêu tổ quốc quê hương, là nghĩa vụ với những di sản của thế hệ trước
và tiền đồ của thế hệ mai sau.
Là nhà chính trị chân chính, Bạn có thể gục ngã một cách bất công
trên đường đi tìm công lý và tự do nhưng công lý, tự do, ấm no và hạnh
phúc cho đồng bào là điều bạn cần khắc cốt ghi tâm. Đó là điều mà trước,
trong và sau khi chết nó hằng tồn tại với linh hồn bất tử của bạn như một
định mệnh vinh quang mà thượng đế đã trao tặng.
Là nhà lãnh đạo chân chính, Bạn phải xem tất cả quyền lực chính trị
là phương tiện để phục vụ muôn dân và phải biết rời bỏ nó ngay lập tức khi
nó phản bội lại những mục tiêu trong sáng của con người.
Là nhà chính trị chân chính bạn luôn phải nhớ câu “ngàn năm bia
miệng hãy còn trơ trơ” và phải hiểu từ trong sâu thẳm một cách khiêm
nhường lời của sử gia Tư Mã Thiên rằng: “Lập Danh là cái cao nhất của
đức hạnh”.

Luật sư. Lê Quốc Quân


Dưới chân đài tưởng niệm Abraham Lincoln
Washington DC - Cuối thu 2006

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 180


NGÔ NHÂN DỤNG

Dân chủ Với Nhiều Mô


thức Xã hội

Mặc dầu có nhiều lời đồn đãi từ gần hai chục năm nay, lịch sử chưa hề
ngưng. Mà có thể sẽ không bao giờ dừng chân, không bao giờ chấm dứt.
Có người nghĩ lịch sử đã hoặc sắp chấm dứt vì họ theo cách luận giải của
Hegel, nhưng lại tin là sau cùng loài người sẽ đồng ý với nhau về một cách
tổ chức xã hội tử tế nhất, tạm gọi là tối hảo, sau đó sẽ không còn phải tranh
cãi, đấm đá hoặc chém giết nhau về những “phản đề” lớn lao nữa.
Nhưng chúng ta cũng biết là thường mỗi khi xã hội loài người tìm ra
giải pháp cho một vấn đề khó khăn nào đó, thì sau một thời gian thế nào họ
cũng sẽ thấy ngay có những vấn đề rắc rối mới, do chính những giải pháp
vừa áp dụng sinh đẻ ra. Điều này đúng trong phạm vi kỹ thuật, trong cách
tổ chức kinh tế, cũng như trong cách xếp đặt chính trị để phân chia quyền
hành và phận sự của những người sống chung với nhau.
Trước khi lên cầm quyền, ông Nicolas Sarkozy đã cổ động mạnh mẽ
cho quyền tự do kinh doanh. Ông nói, “Suốt 25 năm qua, nước Pháp không
ngừng làm nản lòng những người có sáng kiến, trừng phạt những người
thành công. Khi ngăn cản không cho những thành phần năng động nhất
làm giầu, hậu quả là làm cho tất cả mọi người khác bị nghèo đi.” Nghe
những ý kiến đó, nhiều người tin ông thấy nỗi khó khăn lớn của nuớc Pháp
là sản xuất chứ không phải là phân phối các tài sản cho công bằng, nhiều
người nghi ông tính đưa nuớc Pháp đến gần mô hình kinh tế Mỹ. Mấy năm
sau, cũng ông tổng thống Pháp đó, lại mới tuyên bố rằng thời của kinh tế
tư bản tự do đã chấm dứt - fini! Bây giờ, ông lại coi việc chia sẻ các tài sản
là quan trọng hơn.
Mỗi thời đại loài người chúng ta chọn một mâu thuẫn quan trọng nhất
trong xã hội cần tìm cách giải quyết gấp. Ngay việc chọn lựa này cũng đủ
để chúng ta bất đồng ý kiến và gây ra tranh chấp trong từng quốc gia, và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 181


giữa các quốc gia. Có người coi mâu thuẫn giữa chủ nhân và người làm
công là quan trọng nhất. Có người thấy mâu thuẫn giữa những nhà kinh
doanh sản xuất một bên, và các người tiêu thụ ở bên kia, là điều căn bản
phải đặt thêm luật lệ điều chỉnh. Các nhà kinh doanh và các nhà chính trị
cầm quyền cũng luôn luôn chống đối nhau, bên nào cũng kêu gọi “nhân
dân” đứng về phía mình.Ai biết được trong 25 năm nữa trên thế giới sẽ nêu
ra những vấn đề lớn nào?
Trong đám đa số đã đồng đồng ý với nhau đâu là vấn đề tối quan
trọng phải lo, thì họ cũng chưa thể đồng ý về phưong cách giải quyết vấn
đề đó. Và như vậy, xã hội loài người sẽ còn tiếp tục bầy ra nhiều vấn đề
mới để tranh luận trước khi lựa chọn.
Chẳng hạn, chúng ta thấy trong việc tổ chức một xã hội, một quốc
gia, có lúc ta sẽ bắt buộc phải lựa chọn giữa nhiều giá trị, tất cả đều đáng
quý nhưng đem áp dụng thì có thể xung khắc với nhau. Một vấn đề nan
giải là mâu thuẫn giữa các quyền tự do và ý muốn giữ công bằng giữa mọi
người. Đánh thuế chẳng hạn, đó là chuyện chính trị quan trọng nhất ở các
nước dân chủ; mà trong chuyện đó làm sao thực hiện được cả tự do lẫn
công bằng?

Chuyện xăng và xe
Khi giá xăng ở Mỹ lên cao, thế nào cũng nghe nhiều người so sánh: “Ăn
nhằm gì! Xăng ở Âu châu nó đắt gấp ba, bốn lần, đắt từ bao nhiêu năm nay
rồi họ vẫn chịu được! Đừng than nữa!”
Nghe xong nhiều người Mỹ cũng thấy được an ủi. Họ thấy: Giá xăng
ở Pháp, ở Đức cao kinh khủng, nước Mỹ thật là thiên đường – của những
người lái xe.
Nhưng một điều người ta quên nói thêm, là ở Âu châu rất ít người
phải lái xe hơi đi làm hay đi học. Tới thành phố Amsterdam ở Hà Lan thấy
bao nhiêu người đi xe đạp. Một trò tinh nghịch của học sinh phá làng phá
xóm là lấy trộm xe đạp của người ta đem vứt xuống sông! Mỗi tuần phải
dùng phà đi “quét, “ vớt lên hàng chục chiếc xe đạp! Ở Pháp, ở Đức, dân
phần lớn đi xe búyt, xe điện. Hồi dậy ở Trường Võ Bị Hoàng gia Canada
tại St-Jean, có lần tôi cho một đồng nghiệp người Đức đi xe nhờ. Anh là
giáo sư thỉnh giảng từ một đại học tại Stuttgart qua dậy Vật lý học một
năm, mỗi tuần lại đi xe đò lên Montréal cách ba chục cây số nghe nhạc.
Hỏi tại sao không mua chiếc xe cũ đi cho nó tiện, bao giờ hồi hương thì

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 182


bán lại, anh nói: “Tôi không biết lái xe!” Anh bảo ở nước Đức anh không
cần xe, đi đâu đã có xe điện, gấp quá thì gọi taxi.
Ở Mỹ trái lại, ai cũng phải lái xe, “không xe là không chân.” Một
thanh niên trên 30 tuổi mà không biết lái xe sẽ bị mọi người nhìn bằng con
mắt nghi ngờ! Chắc anh này phải có cái gì bất ổn (wrong)! Khó lòng được
nhận vào học chương trình Ph.D. chứ đừng nói tới chuyện tốt nghiệp, đi
dậy học!
Sau khi chứng kiến cảnh hàng triệu chiếc xe kẹt cứng trên xa lộ 45 từ
Houston lên Dallas để chạy bão Rita, chắc nhiều người Mỹ cũng thấy sự
bất tiện của tình trạng “người người lái xe, ngày ngày lái xe, ta nhất định
thắng, địch nhất định (gài số) de!” Nhưng khó lòng thay đổi được người
Mỹ. Muốn bắt đầu thay đổi phải đợi một cơn khủng hoảng dầu lửa thế
giới; rồi từ từ, một trăm năm sau, chắc họ sẽ đổi chút chút!
Chuyện giá xăng và chuyện dùng xe chỉ là một hình ảnh tiêu biểu cho
lối sống khác biệt giữa hai lục địa; nó phản ảnh cách tổ chức xã hội ở Mỹ
và Âu châu rất khác nhau. Khi nói “cách tổ chức xã hội” chúng ta không
nên nghĩ là có những người ngồi suy nghĩ kỹ lưỡng, bàn bạc với nhau, rồi
quyết định cả nước nên sống chung với nhau như thế nào. Xã hội loài
người, nhất là ở một nước tự do, cách thức người ta sống chung với nhau
không được quyết định theo lối đó. Người ta sống trước khi quyết định sẽ
sống theo mô thức nào. Một mô thức xã hội từ từ xuất hiện, hàng thế kỷ
mới thành hình, càng ngày càng thấy rõ nó riêng biệt. Ở Âu châu những
thành phố cổ đã có từ thời vua chúa đi xe ngựa. Đường xá chật hẹp, nhà
cửa san sát hai bên. Ở Mỹ phần lớn các thành phố đều mới, nhiều thị trấn
ra đời sau khi công ty Ford đã chế ra hàng loạt loại xe rẻ tiền, trong lúc các
mỏ dầu đã được khai phá triệt để, thiên hạ ai cũng muốn có ít nhất một cái
xe hơi. Cách thiết kế các đô thị khác nhau, cách xây nhà ở khác nhau, tự
nhiên lối sống khác nhau. Nếu bảo đó là do văn hóa họ khác nhau thì cũng
đúng. Từ đó, chính trị cũng khác nhau.
Trong các quyết định chính trị của một nước, chắc không có quyết
định nào quan trọng bằng chuyện đánh thuế! Bên Mỹ nhiều người lái xe
hơi, người Âu châu ít lái xe riêng là vì chính sách thuế khóa khác nhau! Ở
Âu châu xăng bán đắt vì đóng thuế xăng cao; nhà nước dùng tiền thuế thu
được để trợ cấp cho các công ty chuyên chở công cộng. Người dân đi xe
buýt mỗi ngày hoan nghênh. Ở Mỹ mà nhà chính trị nào đòi tăng thuế xăng
chắc sẽ bị dân chúng cho về vườn sớm! Không những các hãng xe hơi
phản đối, các công ty dầu lửa than phiền, các hãng bảo hiểm chống, mà

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 183


ngay các công nhân mỗi ngày lái xe đi làm cũng sẽ không chịu! Quý vị có
thể nói ngược lại rằng chính vì dân ham lái xe quá cho nên chính sách thuế
của nhà nước phải chiều ý họ, họ muốn dân chủ thì phải chịu hít khói. Cái
nhân này sinh ra quả đó, rồi quả lại thành duyên tạo ra nhân mới. Năm 16
tuổi các thanh niên thiếu nữ Mỹ tập lái xe, nhìn những chiếc xe lòng nổi
đầy mơ ước, họ bắt đầu chọn xe rồi. Nói đổ xuống sông xuống biển, có 10
trận bão như Rita nữa cũng không làm cho dân Mỹ thay đổi mối tình đầu
của họ gắn bó với chiếc xe hơi! Người đứng ở bên kia bờ Đại Tây Dương
sẽ phải lắc đầu tội nghiệp cho cảnh dân Mỹ ngụp lặn trong biển trầm luân
đầy khói xe và cát bụi! Người Mỹ đứng ở bên này thì lắc đầu thương hại
dân Âu châu cứ bị chính phủ bắt nạt bắt đóng thuế xăng cao mãi mà không
biết vùng lên đòi quyền tự do làm chủ cái xe của mình!
Chuyện xăng và xe chỉ là một góc nhỏ trong cuộc sống, cho thấy các
dân tộc chọn thể thức sống chung với nhau như thế nào. Một lần nữa, phải
nhắc lại là khi nói “chọn,” chúng ta nên hiểu chữ đó một cách tương đối
thôi. Cần biết khiêm tốn, chúng ta chỉ chọn trong khả năng những cái mình
có thể chọn mà thôi. Mình chọn xã hội rồi chính xã hội nó sẽ chọn mình.
Nhưng không phải vì thế mà người ta không dám chọn. Nói chung, dân Âu
châu trao cho nhà nước nhiều quyền quyết định hơn, được can thiệp vào
đời sống người dân nhiều hơn. Ở nước Mỹ thì có ông tổng thống đã nói
chính phủ phải càng nhỏ càng tốt, nếu trên đời không có cái gọi là chính
phủ thì tuyệt diệu! Nói đến phương thức tổ chức xã hội thì phải nói đến vai
trò của nhà nước trong xã hội đó.

Mỹ và Âu châu
Ta có thể so sánh thấy ngay những lựa chọn khác biệt của Mỹ và Âu châu,
khi phải cân nhắc giữa tự do và công bằng xã hội. Tuy vậy, lục địa Âu
Châu cũng không thuần nhất;khi nhìn vào chi tiết thì ngay giữa các quốc
gia đó cũng chọn nhiều mô thức khác nhau.
Thí dụ, người Mỹ đề cao tự do kinh doanh hơn Âu châu. Nhưng từ
đầu thế kỷ trước họ đã đặt ra thuế lợi tức lũy tiến, nghĩa là nếu anh làm ăn
giỏi, kiếm nhiều tiền, thì anh phải đóng góp cho quốc gia nhiều hơn – vì
anh sử dụng các phương tiện chung của xã hội nhiều hơn. Hiển nhiên, bị
đánh thuế tức là quyền tự do kinh doanh của anh bị xâm phạm, vì anh đã
làm ra tiền mà không được hưởng một mình! Ở nước Mỹ cũng có chế độ
an sinh xã hội (welfare) và y tế miễn phí cho người nghèo (medicaid). Nó
tạo một xã hội bình đẳng hơn, nhưng cũng tăng thuế, lại làm mất một chút

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 184


quyền tự do làm ra tiền và giữ tiền của người giầu.
Công nhân ở Mỹ dễ bị sa thải hơn ở Âu châu, nghĩa là chủ nhân có
nhiều quyền tự do quyết định hơn; nhưng nước Mỹ cũng có chế độ bảo
hiểm thất nghiệp. Tức là xã hội Mỹ công nhận là nhà nước cũng phải lo
bảo vệ đức công bằng, chứ không phải chỉ bảo vệ tự do mà thôi. So sánh
các kiểu tổ chức xã hội giữa các nước Âu châu và Mỹ, một điều đáng xét
nhất là quan niệm của họ về công bằng xã hội, cách họ thực hiện quan
niệm đó trong các luật lệ về kinh tế, xã hội.
Câu hỏi căn bản là: Bảo vệ đức công bằng như thế nào? Nhà chính trị
học nổi tiếng thế kỷ trước là John Rawls (1921-2002) đưa ra mấy quy tắc
về Công Lý; trong cuốn “Công lý thể hiện qua Công bằng” (Justice as
Fairness). Rawls giả thiết rằng mọi người đều hướng thiện và có ý thức về
Công lý như nhau. Sau khi xác nhận mọi người phải có những quyền tự do
ngang bằng nhau (quy tắc thứ nhất) Rawls đề nghị khi trong xã hội có
những bất bình đẳng về xã hội và kinh tế thì phải làm sao để tất cả mọi
người đều được bình đẳng về cơ hội (quy tắc 2a). Ngoài ra, cách tổ chức
xã hội phải làm sao mang lại mức lợi ích tốt nhất cho những người yếu thế
nhất trong tập thể (quy tắc 2b).
Những phân tích lý thuyết của Rawls (The Theory of Justice, 1971)
cũng không khác lắm so với điều Adam Smith đã nêu lên hai thế kỷ trước.
Người được coi là ông tổ của kinh tế học, trong cuốn “thánh kinh” của
kinh tế tư bản, The Wealth of Nation (1776) ông cũng đề cao công bằng xã
hội. Adam Smith muốn trong xã hội những người nghèo nhất cũng có cái
áo vải để mặc, có giầy da để đi. Đó là những hàng hóa mà vào thời đại ông
sống ở Anh quốc ông cho là nếu không có thì “người ta sẽ xấu xa hổ thẹn
khi ra trước công chúng.”
Quy tắc “không để ai phải hổ thẹn” của Smith ngày nay có thể diễn tả
trong “quyền có công việc làm” xứng đáng với phẩm giá con người.
Amartya Sen diễn tả “quyền có việc làm” giống như một thứ quyền tự do
mà nếu thiếu thì không có bình đẳng trong xã hội. Ông cho là nếu xã hội
cung cấp tiền bảo hiểm thất nghiệp thì cũng chỉ làm cho người mất việc
giảm bớt được một phần tình trạng mất tự do trên, trong việc chi tiêu.
Nhưng còn những phần khác, như lòng tự tin, giá trị con người, thì chưa
giảm được (Phát triển là Tự do, 1999).
Khi chúng ta muốn những người yếu thế nhất cũng được sống xứng
đáng, thì tất nhiên nhiều người khác phải hy sinh bớt phần của họ. Ai có
thể hy sinh dễ dàng hơn? Tất nhiên, đó là những người khá giả nhất. Bên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 185


Âu châu người ta đề cao những quy tắc công bằng xã hội hơn, áp dụng
theo những mức độ được coi là cao hơn ở Mỹ. Sự khác biệt, hơn kém chỉ
là ở mức độ thôi dù ai cũng đồng ý trên nguyên tắc, nhưng chỉ thế thôi
cũng đủ thấy là Mỹ với Âu Châu khác nhau rất nhiều.
Chúng ta có thể viết nhiều cuốn sách so sánh hệ thống xã hội giữa Mỹ
và Âu châu. Chỉ cần nêu lên một vài thí dụ hiển nhiên dễ thấy nhất, thí dụ
sự phân phối lợi tức và tài sản sao cho công bằng.
Trong các quốc gia tiên tiến, Mỹ nổi tiếng là nước có mức độ chênh
lệch giữa người giầu với người nghèo cao nhất, nhất là khi so sánh với
Nhật Bản và các nước Tây Âu. Người ta đo mức chênh lệch đó bằng Chỉ
số Gini, chỉ số nằm giữa số không và số một, càng lớn thì càng bất công.
Nếu trong một nước tất cả mọi người có lợi tức bằng nhau thì chỉ số Gini
là 0, zero; nếu tất cả GDP thuộc về một người thì chỉ số là một, con số
càng cao thì càng bớt bình đẳng. Chỉ số Gini của Nhật Bản là 0.249; Đức
0.283; Pháp, 0.327; ở Mỹ chỉ số Gini là 0.433 thời ông Reagan làm tổng
thống, lên 0.462 thời ông Clinton, vào năm 2004 là 0.466. Tây Âu đã thành
công trong việc bảo vệ bình đẳng, công bằng trên mặt lợi tức lương bổng
hơn Mỹ châu.
Nhưng trên mặt bảo vệ quyền của mọi người phải có việc làm thì Tây
Âu đã từng thua Mỹ. Trong những năm 1965 – 73 tỷ lệ thất nghiệp các
nuớc không khác nhau lắm, ở Mỹ là 4.5 phần trăm; ở Ý cao hơn chút đỉnh,
5.8%, Pháp chỉ có 2.3%, riêng tại Đức đặc biệt thấp hơn 1 phần trăm.
Nhưng trong mươi năm từ 1995, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Pháp, Ý và
cả Đức đều gia tăng lên tới 10%, cao hơn 10%, trong khi ở Mỹ tỷ lệ sấp sỉ
6%. Đến cuộc khủng hoảng 2008 thì tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ mới lên trên
9%.
Nuớc Mỹ có vẻ chú ý tới khuyến khích việc tạo ra tài sản hơn là phân
phối tài sản. Cách tổ chức hệ thống kinh tế, xã hội ở Mỹ chấp nhận tình
trạng bất bình đẳng về lợi tức và tài sản như một trạng thái bình thường.
Phần lớn người Mỹ không cảm thấy ganh tị với người giầu, vì tin là quyền
tự do làm giầu ai cũng có như nhau. Năm 2005 ông Bill Gates giầu nhất
thế giới (125 tỷ mỹ kim); ông Warren Buffett vẫn đứng hạng nhì (40 tỷ)
nhưng nhiều tờ báo không loan tin về sự chênh lệch này. Cả hai đều là
những người thân lập thân cả. Năm đó, 5 người giầu đứng hạng từ 6 đến
10 đều thuộc một gia đình Walton; nhưng ông bố họ là Sam Walton, người
sáng lập công ty Wal Mart cũng xuất thân là một anh bán hàng cho một
cửa tiệm J.C. Penny. Năm 2010, nghe nói một người Mexico đã chiếm giải

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 186


quán quân giầu nhất thế giới, cả hai ông Mỹ đều tụt xuống. Họ có vẻ
không buồn bã gì, vì còn mải lo đem tiền đi làm việc thiện.
Nhưng khi người ta thấy ở nước Mỹ còn hàng chục triệu người không
có bảo hiểm y tế, đặc biệt là những người gốc Phi châu, thì điều đó làm
cho nhiều người bất bình, đưa tới cuộc cải tổ y tế năm 2010. Qua hàng thế
kỷ người Âu Châu thường tội nghiệp cho nướcMỹ vì đã để cho, về mặt y
tế nhiều công dân của họ phải sống thiếu thốn hơn dân nghèo những nước
khác. Trong khi đó, người Mỹ lại lấy làm ái ngại cho dân chúng các nước
Âu châu sống trong cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao, mà họ cho thất nghiệp làm
mất phẩm giá con người.

Tại sao chúng ta đóng thuế?


Thuế là phần đóng góp của mỗi cá nhân vào ngân quỹ chung của xã hội để
chi tiêu cho các việc chung. Người giầu thường phải đóng nhiều hơn
nhưng vẫn không mất luật công bằng, vì họ đưởng hưởng lợi nhiều hơn khi
sử dụng các định chế quốc gia (Thí dụ: Cảnh sát bảo vệ trật tự trên xa lộ
thì những người có xe được lợi nhiều hơn người không có xe; người giầu
sử dụng các phi trường nhiều hơn hẳn những người nghèo). Thuế cũng là
một cách tái phân phối lợi tức từ người giầu sang người nghèo và những
người không may lâm vào cảnh thiếu thốn. Ông Nguyễn Quang A kể
chuyện trong một cuộc hội thảo ở Hà Nội vào giữa thập niên 1990 ông
than phiền về nạn cán bộ hạch sách các nhà tư doanh, mà lúc đó ông cũng
là đảng viên đảng Cộng Sản. Một vị lãnh đạo, ông A cho biết thuộc tầng
lớp cao nhất, tỏ ra thông cảm với ông về tệ nạn tham nhũng. Nhưng trong
giờ giải lao, ông lãnh đạo này vừa xoa bụng vừa nói (đùa) với Nguyễn
Quang A: Thì các cậu làm ra tiền, anh em họ khó khăn, tái phân phối một
chút có sao?
Tham nhũng cũng là một thứ thuế, tái phân phối, vô danh và vô hình.
Quan niệm tham nhũng là một phương pháp tái phân phối lợi tức cũng
giống quan niệm dùng thuế để tái phân phối. Điều khác biệt là ở các nước
dân chủ, tự do, các sắc thuế được trình bầy công khai, ai cũng chấp nhận
làm việc là phải đóng thuế, ai cũng biết thuế dùng để làm gì; chẳng hạn để
thiết lập quỹ y tế công cộng miễn phí, hoặc cứu trợ những người bị nạn
bão lụt. Còn ở các nước chậm tiến thì “thuế hạch sách” không có văn bản,
suất thuế cao hay thấp người thọ thuế không biết trước, nó tùy theo “cảm
hứng” của người thu thuế. Cũng không có sổ sách giấy tờ, chỉ những người
thu thuế biết với nhau, và chi tiêu cho riêng họ! Dân chúng không được

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 187


biết, không được bàn, không được hưởng gì cả. Khi một vị lãnh đạo nghĩ
tham nhũng cũng là một cách tái phân lợi tức, đó là một căn bệnh tâm lý
cần trị liệu gấp. Thuế làm giảm tự do, ở nước nào cũng vậy; tái phân lợi
tức là giúp công bằng xã hội tăng lên. Nhưng phải công khai, minh bạch.
Trên mặt thuế khóa thì phần lớn các nước Tây Âu trên lục địa đều
đánh thuế rất cao. Thụy Điển chẳng hạn, thuế cao bậc nhất thế giới. Nước
Mỹ đánh thuế thấp hơn, gần nay chính phủ Bush lại giảm thuế, mà trong
việc cắt giảm này những người giầu nhất (đóng thuế cũng nhiều) lại được
giảm hơn những người nghèo nhất. Nhưng việc đánh thuế nhiều hay ít là
do các chính phủ dân cử quyết định; mà dân chúng các nước Âu châu hay
Mỹ đều có khả năng thay đổi chính phủ, nghĩa là thay đổi chính sách thuế
khóa của quốc gia.
Đánh thuế là xâm phạm quyền tự do sinh sống, quyền kiếm tiền của
người dân. Đánh thuế càng cao tức là càng làm mất tự do. Đổi lại, có nhiều
tiền thuế thì nhà nước mới có khả năng tái phân phối lợi tức, chia sẻ bớt từ
người giầu sang người nghèo để xã hội công bằng hơn. Người Mỹ coi tự
do quan trọng hơn bình đẳng trên mặt lợi tức, còn dân chúng nhiều nước
Âu châu nghĩ ngược lại. Sự lựa chọn là do dân chúng, họ quyết định theo
các thủ tục dân chủ, trong việc bỏ phiếu. Mỗi nước lựa chọn theo bảng giá
trị nằm trong truyền thống văn hóa của họ; khi đã lựa chọn rồi thì sau một
vài thế hệ sẽ khó thay đổi. Hiện nay ở Đức đảng SPD có khuynh hướng xã
hội cũng đồng ý nên giảm bớt thuế, dù sự công bằng cũng giảm theo.
Nhưng các cử tri trung thành của họ cũng phản đối, đảng bị mất đa số
trong quốc hội. Đảng CDU muốn thay đổi nhanh hơn, nhưng cũng không
đủ phiếu để tự họ quyết định. Cuộc cải tổ thuế khóa ở Đức sẽ bị chậm lại
mất nhiều năm. Cho nên chúng ta cần bàn kỹ với nhau trước khi quyết
định. Toàn dân phải tham gia cuộc thảo luận này, chứ không nên đóng kín
cửa cho một nhóm nào đó bàn riêng với nhau.
Chúng tôi đã nêu vài thí dụ để so sánh những lựa chọn giữa tự do và
công bằng xã hội, cho thấy lựa chọn của người Mỹ và Âu châu khác nhau
nhiều lắm. Người Việt Nam sẽ chọn mô thức nào cho thích hợp với căn cơ
của mình, đó là điều bà con ta sẽ phải thảo luận và lựa chọn?
Nhưng ngay giữa các nước Tây Âu họ cũng theo các quan niệm khác
nhau. Hiện nay Âu châu đang tiến đến thống nhất để cạnh tranh Mỹ về mặt
phát triển kinh tế. Một trong những trở ngại cho việc kích thích kinh tế và
cho việc thống nhất là ngay giữa các nước trong lục địa cũng có những
chính sách khác nhau khi muốn thực hiện công bằng xã hội. Chúng tôi sẽ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 188


xin trình bầy tiếp trong phần sau để thấy việc xây dựng một chế độ dân chủ
tự do cho nước ta có thể dùng kinh nghiệm từ rất nhiều nguồn gốc, chứ
không phải cứ đòi tự do là bắt chước một nước khác.

Mô thức Anglo-Saxon và mô thức Sông


Rhine
Các nước bên Âu châu cũng không phải cùng theo một mô thức tổ chức xã
hội, tuy các nhà khoa học chính trị có vẻ đồng ý là những nước hai bên bờ
sông Rhine có một mô thức chung. Mô thức đó khác hẳn lối tổ chức xã hội
theo mẫu Anglo-Saxon, đặc biệt là từ sau thập niên 1980, thời bà Thatcher
và ông Reagan.
Từ thập niên 1990 kinh tế Mỹ và Anh quốc phát triển cao và bền
vững hơn hẳn Âu châu và Nhật Bản. Nó tiến nhanh được là nhờ cuộc cách
mạng tin học và Internet, nói chung, nhờ nền kinh tế mà tri thức đóng vai
trò trọng yếu không khác gì thép hoặc năng lượng trong các gian đoạn phát
triển trước. Nhưng chúng ta không quên rằng một người Âu châu đã nghĩ
ra Internet. Ông Tim Berners Lee người Anh, giáo sư Đại học MIT nhưng
bầy ra world wide web khi đang làm việc cho CERN ở Thụy Sĩ năm 1991.
Vào thời 1980 dân Pháp đã dùng hệ thống Minitel ở ngay trong nhà riêng
nhiều năm trước khi dân Mỹ ở ngoài các trường đại học biết lên mạng. Sở
dĩ kinh tế tri thức tiến nhanh được ở Mỹ là nhờ chế độ kinh tế tự do hơn,
khuyến khích các doanh nhân bỏ tiền vào những vụ đầu tư nhiều may rủi.
Các xí nghiệp ra đời dễ, tàn lụi cũng dễ. Chính sách thuế khóa khích lệ
người ta dễ dàng bỏ tiền vốn vào những dự án rủi ro hơn, nhiều người dám
thử thời vận hơn.
Sau khi kinh tế Đức, Nhật trì trệ nhiều năm trong thập niên 1990,
người Âu châu cảm thấy họ phải rút tỉa những kinh nghiệm của nước Mỹ.
Xã hội của họ được tổ chức chặt chẽ, cứng nhắc quá. Người dân được bảo
đảm mức sống thoải mái từ khi ra đời đến khi xuống đất. Nhà nước tìm đủ
cách bảo đảm các công nhân có việc làm rồi thì khó bị mất việc, nếu mất
việc thì được hưởng trợ cấp rất lâu. Vì công quỹ phải chi nhiều, thuế khóa
lên cao. Các xí nghiệp khó sa thải công nhân, mà đóng thuế lại cao; nhiều
xí nghiệp đã đem tiền ra nước ngoài đầu tư.
Kinh tế miền sông Rhine được gọi là “kinh tế thị trường xã hội”
(social market economy) vì khuynh hướng bảo vệ công bằng trong xã hội.
Một đặc điểm khác là những quyết định trong nền kinh tế đó được chia sẻ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 189


cho nhiều loại người tham dự chứ không phải dành riêng cho giới quản
đốc được các chủ nhân (hội đồng quản trị do các cổ đông bầu ra) ủy
nhiệm. Nghiệp đoàn ở Đức được tham dự, công nhân tham dự vào chính
sách quản lý, gọi là mô thức “đồng quyết định” (Codetermination). Nhà
nước cũng ghé vào khi cần can thiệp giữa chủ và thợ, và rất hay can thiệp
bằng các luật lệ ràng buộc xí nghịêp. Vai trò các ngân hàng ở vùng sông
Rhine quan trọng hơn ở Mỹ, vai trò của thị trường tài chánh, thị trường
chứng khoán nhẹ hơn. Khi nói đến thị trường là ta nói tới hàng vạn, hàng
triệu người “vô danh” quyết định, chỉ theo tiêu chuẩn lợi lộc cho họ. Khi
cần đổi là họ đổi rất nhanh, giá cổ phần lên hay xuống quyết định số phận
các nhà quản trị. Các quan hệ với ngân hàng không theo lối như vậy, có
liên hệ trực tiếp giữa người với người, và cách nhìn có tính lâu dài hơn. Từ
sau Thế Chiến II đến đầu thập niên 1990 kinh tế miền sông Rhine được coi
là kiểu mẫu: tốc độ phát triển cao và bền chặt, xã hội đoàn kết, người
người tương nhượng.
Nhưng từ năm 1992 tình hình thay đổi. Kinh tế Mỹ chạy với tốc độ
cao hơn, kéo dài liên tục nhiều năm, và một phép lạ mới là không bị lạm
phát cao trong khi phát triển. Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2007 khiến
kinh tế Mỹ khựng lại, nhưng từ năm 2010 họ đã cải tổ hệ thống tài chánh,
vẫn còn rất nhiều năng lực tiến tới. Cơn thoái trào kinh tế ở Âu châu từ
năm 1993 kéo dài mãi không phục hồi lại sức mạnh. Nhật Bản cũng vậy.
Công nghiệp tin học ra đời, một thứ “kỹ thuật gây xáo trộn” trong trật tự
kinh tế (disruptive technology), cộng với xu hướng toàn cầu hóa mạnh
hơn, cho thấy hệ thống thị trường ở Mỹ “hữu hiệu” hơn trong việc phân bố
tài nguyên vào việc sản xuất. Các cổ đông bỏ phiếu quyết định “thuần lý”
hơn những người tham dự trong các hội đồng quản trị một công ty Đức.
Thị trường chứng khoán hữu hiệu hơn các nhà quản đốc ngân hàng. Hệ
thống ở Âu châu gặp nhiều trở ngại vì cứng quá, nhược điểm đó hiện ra rõ
hơn khi trải qua một giai đoạn có những kỹ thuật mới ra đời.
Cho nên ở Âu châu đã có phong trào cải tổ. Có rất nhiều đề nghị đổi
mới, tiêu biểu là chế độ lương bổng và bảo hiểm xã hội cho công nhân.
Các nhà kinh tế thấy là các xí nghiệp ở Âu châu chịu chi phí về lao động
cao quá, cao hơn hẳn Anh, Mỹ, cho nên cạnh tranh khó hơn trên thị trường
thế giới. Số tiền mà xí nghiệp chi tiêu khi dùng công nhân, gọi là phí lao
động bao gồm hai phần. Một phần là lương bổng, phần kia là số tiền đóng
góp của xí nghiệp cho xã hội khi sử dụng một công nhân. Số tiền đó sẽ
được dùng để trang trải lương thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, hay
hưu bổng. Chúng ta thấy Đức và Mỹ khác hẳn nhau.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 190


Ở Đức, đồng lương trả cho công nhân chiếm 55 phần trăm chi phí lao
động mỗi giờ, còn 45 phần trăm là tiền đóng góp cho xã hội. Chi phí lao
động tại các xí nghiệp Mỹ chỉ bằng 55 phần trăm của Đức, các công ty Mỹ
được lợi hơn. Bên Anh còn thấp hơn, chi phí lao động chỉ bằng 45%, nghĩa
là chỉ bằng số đóng góp của một xí nghiệp Đức vào quỹ xã hội cho công
nhân.
Nhìn vào hai thành phần của chi phí lao động chúng ta có thể thấy
chúng biểu hiện hai mô thức tổ chức xã hội khác nhau. Ở Pháp và Đức,
đồng lương trả cho người lao động chỉ bằng 56% và 55%, phần đóng góp
cho xã hội chiếm lần lượt 44% và 45% trong chi phí một giờ làm việc. Còn
ở Mỹ, đồng lương là 71%, đóng góp 29%; bên Anh, 73% và 27%. Các tỷ
lệ khác nhau chứng tỏ công nhân ở Mỹ, Anh được xí nghiệp trả thù lao
trực tiếp với một tỷ lệ cao hơn ở Đức hay Pháp. Nhưng ngược lại, khi các
công nhân đó gặp khó khăn (thất nghiệp, về hưu) thì họ không được xã hội
săn sóc bằng các đồng nghiệp ở Đức hay Pháp.
Cuối cùng, người dân sẽ quyết định. Cách tổ chức xã hội, theo lối Mỹ
hay lối Âu châu, được thể hiện trong những luật lệ về thuế khóa, luật lao
động, luật an ninh xã hội, vân vân, được đưa ra trước công chúng. Các nhà
chính trị tha hồ bàn cãi, tha hồ vận động, sau cùng dân sẽ bỏ phiếu chọn.
Một thời gian sau khi áp dụng, dân có thể đổi ý kiến.
Nhưng, như trên đã nói, phân biệt hai mô hình Anglo-Saxon và Sông
Rhine còn là đơn giản hóa vấn đề. Nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy nước Mỹ có
lúc ngả sang phía tự do nhiều hơn, có lúc nghiêng về phía bình đẳng nhiều
hơn. Nhưng một điều đáng nói là ngay giữa các nước Âu châu họ cũng
mỗi nước một khác.

Bảo vệ người lao động theo lối nào?


Năm 2005, Liên hiệp Âu châu họp tại Anh quốc để bàn vấn đề “hội nhập
kinh tế toàn cầu hóa.” Nội dung các cuộc thảo luận có đề tài về chế độ xã
hội ở Âu châu. Làm sao để các nước trong Liên hiệp bảo vệ được “mạng
lưới an toàn xã hội” mà vẫn đủ sức cạnh tranh với các nước ở Mỹ châu và
Á Đông, nơi giới công nhân không được bảo vệ chặt chẽ như ở lục địa Âu
châu. Mạng lưới an toàn xã hội ra đời từ thế kỷ 19 ở Đức, Anh, rồi phát
triển lâu ngày thành những định chế vững chắc, một phần cũng là phản
ứng của các nhà chính trị trước các phong trào công đoàn, trước các đảng
phái theo chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 191


Nhiều người cho là những nước có mạng lưới an toàn xã hội tốt thì
thường chi phí lao động cao hơn, do đó khả năng cạnh tranh trên thị trừong
thế giới thấp hơn. Sự thật không nhất thiết như thế.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) năm 2005 công
bố bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh kinh tế của 117 quốc gia, dùng một
Chỉ số Phát triển và Cạnh tranh (GCI) để phân hơn kém. Trong bảng này,
Phần Lan đứng đầu sổ về khả năng cạnh tranh, liên tiếp ba năm liền, Hoa
Kỳ đứng hạng nhì như trước. Việt Nam được xếp hạng 81, tụt 4 nấc so với
hạng 77 vào năm trước. Nhiều nước cựu cộng sản đã dân chủ hóa đứng
hàng khá cao chứng tỏ họ có thể cạnh tranh giỏi: Estonia (hạng 20),
Slovenia (32), Cộng Hòa Tiệp (38), Hungary (39), Cộng Hòa Slovac (41),
Ba Lan (51, tăng 9 hạng), vân vân.
Điều đáng nêu lên là các nước Bắc Âu nổi tiếng về chế độ xã hội rất
an toàn, nhưng họ đã nắm những hạng cao nhất về khả năng cạnh tranh.
Ngoài Phần Lan còn có Thụy Điển (hạng 3), Đan Mạch (4), Iceland (7),
Na Uy (9), có thể kể thêm Hà Lan (11).
Nhiều chính trị gia bảo thủ vẫn nói rằng một nước đánh thuế cao để
có mạng lưới an toàn xã hội tốt thì sẽ bị thiệt thòi trong việc phát triển kinh
tế; và sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thế giới. Bảng xếp hạng chỉ số
Phát triển và Cạnh tranh (GCI) cho thấy ý kiến đó không đúng. Tùy theo
hoàn cảnh quốc gia, người ta có thể chọn mạng lưới bảo hiểm xã hội cao
nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh và phát triển cao. Chỉ cần một điều kiện
là người dân được lựa chọn những người cai trị họ, và được thảo luận,
quyết định các đường hướng của quốc gia.
Những nước Bắc Âu được Diễn đàn Kinh tế Thế giới ca ngợi là hội
đủ những điều kiện tốt, như chính sách kinh tế toàn thể (vĩ mô) sáng suốt;
các định chế kinh tế chính trị đều minh bạch, công khai và có hiệu quả; và
các ưu tiên trong ngân sách chi tiêu của nhà nước được đại đa số người dân
đồng ý. Các nước này đã đạt được mức sống cao nhất trên thế giới đồng
thời vẫn có khả năng cạnh tranh cao hạng nhất. Người dân các nước này
đóng thuế nặng nhất nhưng ngược lại thì họ cũng được hưởng những lợi
ích như hệ thống giáo dục tốt nhất, bảo đảm an sinh xã hội tốt nhất, khiến
cho lực lượng lao động có kỹ năng cao và làm việc hăng hái.

Bốn vùng Âu Châu


Chúng tôi đã trình bầy mô thức tổ chức xã hội ở Tây Âu khác với mô thức

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 192


Anglo Saxon, đặc biệt là với nước Mỹ. Nhưng trong số các nước Âu châu,
người ta có thể chia ra làm nhiều khuynh hướng khác nhau. Trong một bài
thuyết trình cho Liên hiệp Âu châu trong tháng Chín năm 2005, giáo sư
André Sapir thuộc Đại học Tự do Bruxelles đã phân chia Âu châu làm bốn
nhóm.
(1) Mô thức Bắc Âu (Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, thêm Hà Lan)
chi tiêu một tỷ lệ cao nhất bảo đảm an toàn xã hội, cho toàn dân được
hưởng. Thị trường nhân dụng tương đối tự do và linh động nhưng chính
phủ thường can thiệp để bảo đảm quyền lợi lao động. Nghiệp đoàn đóng
vai trò rất mạnh khiến cho lương bổng không chênh lệch quá đáng.
(2) Mô thức Anglo-Saxon (Anh quốc và Ái Nhĩ Lan) cũng có những
chương trình xã hội rất rộng rãi cho những người cần đến. Tiền trợ cấp
thường nhắm cung cấp cho những người đang tuổi lao động và thường làm
việc. Trên thị trường nhân dụng, mô thức này chấp nhận sự chênh lệch
lương bổng khá xa và các nghiệp đoàn thường yếu.
(3) Mô thức lục địa Âu châu (Áo quốc, Bỉ, Pháp, Đức, và Lục Xâm
Bảo) đặt mạng lưới an toàn dựa trên bảo hiểm xã hội nhưng không căn cứ
trên công việc làm; và hưu bổng rộng rãi. Các nghiệp đoàn hiện đang
xuống nhưng vẫn có ảnh hưởng mạnh vì lương bổng các công nhân ngoài
nghiệp đoàn cũng dựa trên các hợp đồng lao động do nghiệp đoàn đạt
được.
(4) Mô thức sau cùng, Địa Trung Hải (Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha) chú trọng tới hưu bổng cho người già và mạng lưới an toàn xã
hội dựa trên việc bảo đảm việc làm, người làm việc được về hưu sớm.
Lương bổng trong lãnh vực công ít chênh lệch, căn cứ vào hợp đồng với
công đoàn. Năm 2010 các nước Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đều
gặp khủng hoảng vì chính phủ chi tiêu nhiều quá, bắt đầu cải tổ lại.
Giáo sư André Sapir đã nêu lên những lời bình phẩm bốn mô thức ở
Âu châu, trên cơ sở những mục tiêu từng được các nhà kinh tế khác đề
nghị.
(a) Trên tiêu chuẩn “giảm bớt bất bình đẳng về lương bổng, lợi tức
và giảm bớt số người nghèo” thì Giáo sư Tito Boeri nhận thấy các nước
Bắc Âu đứng cao nhất về việc tái phân bố lợi tức, qua việc đóng thuế và
trợ cấp xã hội (giảm bất bình đẳng 42%); những nước Địa Trung Hải thấp
nhất (giảm 35%) trong khi hai nhóm kia đứng giữa (39%).
(b) Tiêu chuẩn thứ hai thuộc loại bảo hiểm cho người lao động. Thí

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 193


dụ như tiền trợ cấp khi mất việc, bảo đảm chủ nhân khó sa thải người làm.
Luật lệ bảo vệ việc làm nhắm giúp những người đang có việc làm rồi, và
không làm tăng thuế. Trong khi đó trợ cấp thất nghiệp bắt những người
đang làm việc phải đóng thêm thuế nhưng bảo đảm cho cả những công
nhân không có việc làm. Cả hai loại biện pháp trên đều nhắm cùng mục
tiêu nhưng đưa tới những hậu quả khác nhau.
Nếu người mất việc được hưởng trợ cấp dồi dào thì xã hội không cần
phải bảo vệ việc làm một cách gắt gao nữa mà vẫn giúp được những người
thiếu thốn. Ngược lại, khi công nhân ít người bị mất việc thì quỹ bảo hiểm
thất nghiệp bớt quan trọng trong việc giữ công bằng chung cho cả xã hội.
Mỗi quốc gia phải lựa chọn muốn chú trọng vào khía cạnh nào, bảo vệ việc
làm quan trọng hơn hay trợ cấp thất nghiệp lâu dài coi là quan trọng hơn.
Các nhà chính trị phải cho biết họ chủ trương biện pháp nào đáng được ưu
tiên, và lá phiếu của người dân sẽ quyết định lựa chọn giữa hai giải pháp
đó.
Các nước trong Liên hiệp Âu châu đã chọn lựa rất khác nhau. Các
nước Địa Trung Hải bảo vệ rất mạnh những người đang làm việc, nhưng
người thất nghiệp được trợ cấp ít hơn. Ngược lại, các nước Bắc Âu có trợ
cấp thất nghiệp cao và áp dụng rộng rãi, nhưng không tìm cách bảo vệ
công nhân giữ công việc họ đang làm. Các nước Lục địa (miền sông
Rhine) cho trợ cấp thất nghiệp cao hơn miền Địa Trung Hải nhưng cũng
bảo vệ những người đang đi làm hơn. Hai nước Anglo Saxon thì tương đối
coi nhẹ việc bảo vệ công việc làm, nhưng trợ cấp thất nghiệp cũng cao như
các nước Bắc Âu và Lục địa. Tuy nhiên, Giáo sư André Sapir nhấn mạnh,
mô thức Anglo Saxon ở Âu châu không giống mô thức Mỹ, vì bảo hiểm
thất nghiệp ở Mỹ rất thấp.
Nói chung, các nước Âu châu cung cấp nhiều bảo hiểm cho người lao
động hơn ở Mỹ, khi các công nhân gặp những rủi ro do đời sống kinh tế
lên xuống, thay đổi gây ra. Tuy nhiên, Sapir cũng nhắc nhở, bên Mỹ rất
yếu trong phần bảo hiểm xã hội, nhưng lại mạnh trong phần bảo đảm cho
nhiều người có việc làm trong thị trường nhân dụng. Khi các xí nghiệp Mỹ
có thể cho công nhân nghỉ việc dễ, thì họ quyết định mướn thêm người
cũng nhanh hơn. Một người mất việc ở Mỹ tìm được việc làm dễ hơn và
sớm hơn so với những đồng nghiệp bên Âu châu. Bằng cớ là tỷ lệ thất
nghiệp ở Mỹ thường chỉ trên 5, 6 phần trăm chút đỉnh, trong khi ở Đức lên
trên 10 phần trăm. Khi nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng từ 2007, tỷ lệ
thất nghiệp mới lên tới 10%. Điều đáng chú ý là tỷ lệ những người “thất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 194


nghiệp lâu dài” ở Âu châu rất cao so với Mỹ.
(c) Một tiêu chuẩn khác để thẩm lượng các chế độ kinh tế, xã hội là
sự khích lệ, tưởng thưởng cho những người làm việc, để số người đi làm
cao hơn. Công việc không phải chỉ là một thứ “cần câu cơm” mà còn mang
lại những giá trị khác cho người làm việc. Trên tiêu chuẩn này thì các nước
Bắc Âu và Anglo Saxon đạt được thành tích tốt hơn, với, lần lượt 72% và
69% những người trong lớp tuổi lao động đang làm việc. Các nước theo
mô thức Lục địa và Địa Trung Hải thấp hơn, 63% và 62%. Đặc biệt là
những người lớn tuổi (55 đến 64) và nhỏ tuổi (15 đến 24) ở các nước Bắc
Âu và Anglo Saxon đi làm nhiều và thất nghiệp ít hơn hai vùng kia.
Khi nhìn tới hai tiêu chuẩn bảo hiểm cho người lao động và tỷ số
người làm việc, chúng ta thấy ngay là các quốc gia cũng bắt buộc phải lựa
chọn. Luật lệ càng bảo vệ những người đang làm việc thì tỷ số người có
việc làm càng thấp (Địa Trung Hải và Lục địa). Nhưng mặt khác, tiền trợ
cấp thất nghiệp cao không làm cho tỷ số người đi làm giảm xuống; nghĩa
là dù mất việc vẫn có tiền tiêu nhưng người ta vẫn thích đi làm hơn ngồi
không.
Về mặt giảm bớt nạn nghèo khó thì các nước Bắc Âu và Lục địa được
điểm cao hơn các nước Anglo Saxon và Địa Trung Hải. Nhưng theo ông
Sapir thì tình trạng nước Anh không giảm bớt được tỷ lệ người nghèo
không phải là do chính sách xã hội mà là do việc giáo dục ở cấp cơ sở
không có hiệu quả cao.
Giáo sư Sapir thẩm lượng bốn mô thức ở Âu châu trên hai tiêu chuẩn
là hiệu năng kinh tế và bình đẳng xã hội. Các nước Bắc Âu đạt được điểm
cao nhất trên cả hai tiêu chuẩn này; các nước Địa Trung Hải thấp trên cả
hai. Mô thức Lục địa cao về bình đẳng nhưng kinh tế kém hiệu năng; các
nước Anglo Saxon thì ngược lại. Giữa hai tiêu chuẩn đó, thế nào cũng phải
chọn lấy một cái làm ưu tiên. Theo ông Sapir thì những nền kinh tế có hiệu
năng cao thì cũng phát triển bền vững hơn.
Bài phân tích của giáo sư André Sapir nhắm trình bầy các phương
pháp để Liên hiệp Âu châu tìm cách thay đổi hệ thống an ninh xã hội và
luật lệ lao động, ngõ hầu thống nhất với nhau hơn. Nhưng đọc các phân
tích của ông, chúng ta cũng có hiểu biết thêm về những lựa chọn của một
quốc gia.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 195


Quyền lựa chọn thuộc về toàn dân
Khi thấy các nước tiên tiến trên thế giới chọn những mô thức tổ chức xã
hội khác nhau, chúng ta sẽ phân vân không biết nước Việt Nam khi thật sự
dân chủ, tự do, sẽ theo mô thức nào. Người Việt Nam sẽ phải suy nghĩ
ngay từ bây giờ, trong lúc còn đang vận động chấm dứt chế độ độc tài, để
mai sau cùng nhau lựa chọn.
Nhưng ai sẽ là người lựa chọn? Một nhóm các chuyên gia chính trị và
kinh tế? Hay một nhóm các nhà chính trị khéo nói nên được nhiều người
dân hâm mộ? Làm sao biết được họ chọn đúng hay sai lầm?
Một mô thức xã hội thường phải áp dụng một thế hệ mới biết là đúng
hay sai. Dù chọn một kiểu mẫu an toàn nhất, khi đem thi hành mới biết nó
có thích hợp với tình trạng cá biệt của người dân nước mình hay không. Có
thể nói, mỗi lựa chọn chính trị ở tầm mức quốc gia cũng là một cuộc đánh
cá, giỏi đến mấy cũng có may có rủi.
Điều quan trọng là, khi đã biết lựa chọn nào cũng có may có rủi, thì
chúng ta cũng biết rằng nếu quyết định sai lầm thì các kết quả xấu (hoặc tai
hoạ, nếu xấu quá) sẽ chỉ có người dân đưa đầu gánh chịu. Chính vì vậy, chỉ
có người dân mới có quyền quyết định việc lựa chọn. Không thể nào để
cho một nhóm người, dù họ tự coi là lỗi lạc, là ưu tú đứng ra bao thầu
quyết định giúp cho dân! Nếu đánh cá lầm, dân chịu hậu quả chứ không
phải họ hay con cháu họ! Họ giống như những kẻ đánh bạc bằng tiền của
người khác, người khác đây là dân Việt Nam. Không thể chấp nhận cho
bất cứ nhóm người nào chiếm quyền quyết định của người dân.
Cho nên, lựa chọn chính yếu trước hết vẫn là chế độ dân chủ, tự do.
Người dân bỏ lá phiếu quyết định theo luật chơi dân chủ, người dân sẽ tự
chịu lấy trách nhiệm. Đây là điều mà các nhà tranh đấu Dân Chủ ở trong
nước đang nỗ lực tranh đấu. Sau khi dân ta được tự do rồi, chúng ta sẽ
tranh luận về mô thức xây dựng đất nước. Một điều chúng ta có thể đồng ý
ngay bây giờ, là nước Việt Nam trong tương lai chắc chắn phải là một
nước tự do dân chủ. 

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 196


Bút hiệu của nhà thơ Đỗ Quí Toàn. Bút
hiệu khác: Vương Hữu Bột, Chân Văn.
Định cư ở Montréal Canada. Đã dạy
ở Võ bị Hoàng gia St. Jean, Đại học
Concordia, Đại học McGill. Dạy môn tài
chánh xí nghiệp tại Đại học Québec tại
Montréal (UQAM).
Ngô Nhân Dụng Thường xuyên cộng tác với các báo
tiếng Việt ở hải ngoại. Chủ bút Tạp chí
Thế kỷ 21.

Tác phẩm:
- Nàng (thơ, 1965)
- Đêm Việt Nam (thơ, 1966)
- Yêu Con Dạy Con Nên Người Việt (tiểu luận, Văn
Nghệ, 1988)
- Cỏ và Tuyết (thơ, 1989)
- Đổi Mới Kinh Tế
- Tìm Thơ Trong Tiếng Nói (1992)

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 197


NGUYỄN CAO QUYỀN

Việt nam
Cơ hội và Hướng đi

Nhìn vào lịch sử từ hậu bán thế kỷ 19 đến nay ta thấy


Việt Nam đã bị cai trị bởi hai nền đô hộ chồng chéo.
Nền đô hộ thứ nhất của thực dân Pháp kéo dài tử
Hòa Ước Patenôtre (1884) đến Hiệp Định Genève
(1954). Nền đô hộ thứ hai của các đế quốc cộng sản
Liên Xô và Trung Quốc, bắt đầu từ khi Việt Minh cướp
chính quyền từ năm 1945, đến nay vẫn chưa chấm
dứt.
Trong giai đoạn này, dân tộc ta đã có nhiều cơ hội để giành lại độc
lập nhưng những cơ hội đó đã bị bỏ lỡ mặc dầu lòng yêu nước và tinh thần
hy sinh lúc nào cũng sôi sục trong tâm khảm của tất cả những người con
dân đất Việt.
Giờ đây một cơ hội khác lại mở ra, khiến chúng ta phải kiểm điểm lại
dĩ vãng để tránh lầm lẫn thêm lần nữa và sáng suốt lựa chọn một lối đi vào
một tương lai tươi sáng cho dân tộc và tổ quốc.

Lòng yêu nước của người Việt dưới thời


thực dân Pháp
Nhà Nguyễn truyền ngôi đến hết đời vua Tự Đức thì mất quyền tự
chủ. Năm 1885 khi vua Hàm nghi bất hợp tác với Pháp, rời kinh đô Huế và
bỏ trốn đến một vùng hẻo lánh tỉnh Quảng Trị thì Phong Trào Cần Vương
(Phò Vua) nổi lên.
Đinh Công Tráng lập chiến khu Ba Đình (Quảng Trị), Phan Đình
Phùng lập chiến khu Ngàn Truồi (Hà Tĩnh), Nguyễn Thiện Thuật lập chiến

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 198


khu Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hoàng Hoa Thám lập chiến khu Yên Thế (Bắc
Giang). Quan trọng nhất là chiến khu Ngàn Truồi của Cụ Phan Đình
Phùng. Cụ tự đúc súng đạn đánh Pháp trong nhiều năm. Sau khi Cụ mất
(1896) thì Phong Trào Cần Vương coi như chấm dứt. Tuy nhiên cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việi Nam vẫn tiếp diễn dưới nhiều
hình thức khác nhau.
Tiếp theo là Phong Trào Duy Tân của Cụ Phan Chu Trinh. Cụ bị thực
dân Pháp đầy ra Côn Đảo, rồi cho sang Paris nhờ sự can thiệp của Hội
Nhân Quyền. Từ Paris Cụ truyền bá tư tưởng dân chủ vào trong nước. Đây
là điểm khởi phát của cuộc cách mạng dân chủ trường kỳ của dân tộc. Cụ
về nước và mất năm 1926.
Rồi đến Phong Trào Đông Du. Đầu thế kỷ 20, cách mạng dân chủ tại
Trung Quốc và tin Nhật Bản chiến thắng Nga đã đem lại cho giới nho sĩ
Việt Nam sự tin tưởng dân tộc có thể tự giải phóng. Mang nặng hoài bão
này các cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thượng Hiền. Nguyễn
Quyền, dấy lên Phong Trào Đông Du, gửi thanh niên sang du học bên
Nhật. Phong trào phát triển mạnh. Thực dân Pháp ký kết với Nhật một hiệp
ước đuổi sinh viên Việt Nam ra khỏi nước.
Bị trục xuất khỏi Nhật, cụ Phan Bội Châu và các thanh niên du học
chạy qua Thái Lan mở nông trại ở Ban Thầm, huấn luyện cán bộ và nuôi
chí phục quốc. Ít lâu sau, cụ và các đồng chí sang Tầu. Sau khi Cách Mạng
Tân Hợi thành công (1911), cụ Phan giải tán Duy Tân Hội và lập ra Việt
Nam Quang Phục Hội (VNQPH, 1912) với tôn chỉ đánh Pháp và thiết lập
Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Tư tưởng và hoạt động chống Pháp của cụ
được người trong nước hưởng ứng nồng nhiệt.
Năm 1914 cụ Phan thành lập Tâm Tâm Xã làm hạt nhân vận động
cách mạng, trong đó có Nguyễn Hải Thần, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng
Mậu…Năm 1923, ở Hàng Châu Cụ chuyển hóa VNQPH thành Việt Nam
Quốc Dân Đảng nhưng vẫn giữ Tâm Tâm Xã (TTX) ở Quảng Châu.
Hành động đầu tiên của TTX là “Tiếng bom Sa Diện” của chiến sĩ
quyết tử Phạm Hồng Thái, làm cả thế giới rung động. Ngày 19/6/1924
Phạm Hồng Thái tung lưu đạn ám sát hụt vợ chồng toàn quyền Đông
Dương Merlin, rồi nhảy xuống sông Châu Giang tự tử. Xác ông được
chính quyền Tôn Dật Tiên an táng tại Hoàng Hoa Cương cạnh mộ của 72
liệt sĩ Trung Hoa hy sinh trong Cách Mạng Tân Hợi.
Giữa lúc VNQDĐ đang hoạt động có kết quả thì cụ Phan Bội Châu bị

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 199


Hồ Chí Minh và Lâm Đức Thụ lập mưu bán cho Pháp. VNQDĐ phải
ngưng hoạt động. Trong nước, sinh viên bãi khóa năm 1925 khi cụ Phan bị
bắt. Sau một thời gian lắng dịu để tránh bị thực dân đàn áp, phong trào yêu
nước lại trỗi dậy và phát trỉển thành Việt Nam Quốc Dân Đảng (quốc nội).
Người thủ xướng và lãnh đạo VNQDĐ quốc nội là Nguyễn Thái Học,
một sinh viên trường sư phạm. Năm 1929 đảng của ông có tới 1500 đảng
viên, trong số này hơn 100 người là binh lính của chính quyền thực dân
tình nguyện theo cách mạng. Ngày 10/2/1930 VNQDĐ phát động khởi
nghĩa bị thất bại. Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị thực dân đưa lên
máy chém. Ngày 17/7/1930 mười ba chiếc đầu cách mạng rơi tại Yên Bái
sau khi hô to “Việt Nam Muôn Năm”. Cô Giang, đồng chí và ý trung nhân
của đảng trưởng Nguyễn Thái Học cũng tự kết liễu đời mình bằng súng
lục.
Sau ngày tang Yên Bái, một số đảng viên trốn sang Tầu. Năm 1941
Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội được thành lập tại Liễu Châu Trung
Quốc với các lãnh tụ Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Trương Bội
Công, Nghiêm Kế Tổ, Nông Kinh Dầu. Sau này, khi Nhật đầu hàng Đồng
Minh trong Thế Chiến II, họ lại về nước chiến đấu chống Việt Minh cộng
sản để tiếp tục con đường cách mạng dân tộc dân chủ.
Trong nước, vào khoảng thời gian từ 1931 đến 1945, một số đảng
phái quốc gia mới thi nhau thành lập: Đại Việt Quốc Dân Đảng của
Trương Tử Anh; Đại Việt Duy Dân Cách Mạng Đảng của Lý Đông A; Đại
Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam; Đại Việt Quốc Xã của Nguyễn
Xuân Tiếu; Việt Nam Phục Quốc Hội của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để; Đảng
Việt Nam Quốc Gia của Hồ Văn Ngà. v..v. Bên cạnh đó nhiều nhóm chính
trị cũng xuất hiện dưới hình thức tôn giáo như Cao Đài, Hoà Hào.
Tất cả những đảng và đoàn thể tôn giáo nói trên đều có mặt trong
nước khi chính phủ Trần Trọng Kim thâu hồi nền độc lập và sự toàn vẹn
lãnh thổ từ tay người Nhật.
Lòng yêu nước nói trên đã bị Hồ Chí Minh sang đoạt.
Sau khi cướp được chính quyền tại Nga năm 1917, Lenin nghĩ ngay
đến việc đánh phá các cường quốc tư bản tại thuộc địa của họ qua sự thành
lập Quốc Tế Cộng Sản. Hồ Chí Minh được tên gián điệp Nga Mannuilsky
tuyển dụng và huấn luyện rất sớm để đưa về hoạt động tại Đông Dương và
vùng Đông Nam Á.
Ngày 29/9/1924 Hồ nhận lệnh của Ban Chấp Hành Quốc Tế Cộng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 200


Sản QTCS đi Quảng Châu (Trung Quốc) dưới danh nghĩa là thông ngôn
của phái bộ Borodin. Đây là chuyến công tác đầu tiên của gián điệp Vương
Sơn Nhi, tên giả của Hồ chí Minh lúc bấy giờ.
Đến Quảng Châu Hồ được Cục Viễn Đông QTCS trao cho danh sách
đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng của cụ Phan Bội Châu. Sau đó Hồ
được giới thiệu với Lâm Đức Thụ, (mật thám của Pháp), rồi qua Thụ làm
quen với nhóm Tâm Tâm Xã. Nhóm này gồm có Lê Hồng Sơn, Lê Hồng
Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Quang Đạt, Vương Thúc Oánh, Lương Quốc
Long, Trương Văn Lềnh và Lâm đức Thụ. Những người này được Hồ
tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, hướng dẫn làm cách mạng vô sản, tổ
chức đảng và lãnh đạo quần chúng công nông.
Các đảng phái quốc gia lúc đó, đều lâm vào cảnh túng thiếu, nên đã
nhìn tổ chức cộng sản như một môi trường có nhiều phương tiện hơn để
hoạt động. Hồ sang đoạt TTX và VNQDĐ của cụ Phan Bội Châu một cách
dễ dàng vì được QTCS yểm trợ tài chính. Sau khi thâu tóm TTX và
VNQDĐ trong tay, Hồ và Lâm Đức Thụ lên phương án bán cụ Phan Bội
Châu cho Pháp, lấy tiền lập đảng. Loại xong cụ Phan, Hồ tổ chức “Thanh
Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội” với Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm
Đức Thụ. Tổ chức này là hạt nhân cộng sản và tuyệt đối tuân theo cương
lĩnh của Đệ Tam Quốc Tế.
Năm 1935 áp lực của Quốc Xã Đức và Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực
Đoan Nhật bắt đầu đè nặng lên Đế Quốc Liên xô. Để giảm nhẹ áp lực này,
QTCS lại phái Hồ Chí Minh sang công tác lần thứ hai tại Hoa Nam.
Tháng 9/1938 Hồ sang Trung Quốc. Khi tới biên giới, Hồ tìm đến căn
cứ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Diên An và ở lại làm việc cho Diệp
Kiếm Anh đến hết năm 1939. Sau đó Hồ xuống Quế Lâm để lãnh đạo Ban
Hải Ngoại của Đảng Cộng Sản Đông Dương. Lúc này, Ban Hải Ngoại,
ngoài Hoàng Văn Hoan, Vũ Ánh và Phùng Chí Kiên còn được tăng cường
thêm Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng và hơn 20 người khác.
Trong thời gian ở Quế Lâm, thi hành lệnh của QTCS, Hồ thành lập
“Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” gọi tắt là Việt Minh. Thật ra cái tên
này là của một tổ chức đã có sẵn do cụ Hồ Học Lãm dựng lên. Cụ Lãm là
một đoàn viên cũ trong tổ chức của cụ Phan bội Châu. Hồ Chí Minh sang
đoạt VNĐLĐMH nhưng lại mời Hồ Học Lãm đứng ra chủ trì để dựa vào
đó mà hoạt động.
Hoạt động ở Quế Lâm đến 1940 thì Hồ Chí Minh và các đồng chí về

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 201


Tĩnh Tây. Đầu năm 1941 Phùng Chí Kiên, Vũ Ánh, Lê Quảng Ba được
phái về Cao Bằng tổ chức cơ sở hạ tầng. Tháng 2/1941 sau khi căn cứ Pác
Bó hoàn tất Hồ Chí Minh mới chịu rời Trung Quốc về nước. Tại đây trong
phiên họp 19-19/5/1941 của Đại Hội 8 Ủy Ban Trung Ương ĐCSĐD,“Mặt
Trận Việt Minh” chính thức ra đời. Hồ chủ trì đại hội này với tư cách đại
diện của QTCS.
Khu vực hoạt động của Việt Minh trải dài tại vùng biên giới Bắc Việt
theo các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn. Phương cách hoạt động rập
theo khuôn mẫu của cộng sản Trung Quốc. Nguồn kinh tế của họ là do các
phân đội thu góp cung cấp. Trung ương Việt Minh ra lệnh mỗi hộ dân phải
nộp 50 Đồng và 50 ký gạo mỗi tháng, đó là chưa kể các tài sản ăn cướp
của những người bị họ tùy tiện buộc tội là “Việt gian”.

Việt Minh cướp chính quyền và phá hỏng


nền độc lập thu hồi từ tay Nhật
Năm 1945 là thời gian kết thúc Thế Chiến II. Để đề phòng cuộc tổng phản
công của Đồng Minh tại Á Châu, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương
ngày 9/3/1945. Sau cuộc đảo chính này, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho
Việt Nam và để vua Bảo Đại tại vị.
Ngày 17/4/1945 nội các Trần Trọng Kim được thành lập. Đây là
chính phủ dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Tuy chỉ tại chức có 4 tháng
nhưng nội các của thủ tướng họ Trần đã lảm được nhiều công việc trọng
đại cho đất nước. Thành tích quan trọng hơn cả là việc thu hồi độc lập cho
tổ quốc. Ngày 20/7/1945 toàn quyền Nhật Tsuchihashi đồng ý trả lại ba
thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Ngày 8/8/1945 người Nhật trao
trả nốt Nam Bộ cho chính quyền trung ương.
Lịch sử ghi công thủ tướng Trần Trọng Kim trong việc thu hồi trọn
vẹn lãnh thổ của tổ quốc từ tay người Nhật mà không tốn một giọt máu.
Nhưng ngay sau khi được thu hồi, nền độc lập này đã bị Việt Minh phá
hỏng và hậu quả là đất nước đã bị điêu linh trong chiến tranh, giết chóc và
thù hận. Điều không may này đã xảy ra là vì hồi đó, từ vua quan cho đến
thờng dân, không một ai biết thế nào là cộng sản.
Ngày 17/8/1945 Tổng Hội Công Chức Hà Nội, theo lệnh của thủ
tướng, tổ chức một cuộc biểu tình để ủng hộ nhà vua. Trong cuộc biểu
tình, vài cán bộ cộng sản dùng súng lục chiếm diễn đàn và biến cuộc biểu
tình thành một cuộc tuần hành trên đường phố ủng hộ Việt Minh. Ngày

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 202


19/8/1945 cờ đỏ sao vàng của Việt cộng bay khắp mọi nơi. Ngày
25/8/1945 vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, Hồ
Chí Minh tuyên bố với thế giới Việt Nam là một nước độc lập với quốc
hiệu là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”.
Sau khi quân đội Trung Quốc rút khỏi miền Bắc, ngày 6/3/1946 Việt
Minh ký với thực dân Pháp Hiệp Định Sơ Bộ cho phép lực lượng viễn
chinh Pháp lên bờ tiến vào Hà Nội. Hiệp định này công nhậnViệt Nam là
một quốc gia có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm
trong Liên Hiệp Pháp.
Mặc dầu quy chế chính trị do Hiệp Định Sơ Bộ mang lại, thua kém xa
nền độc lập mà thủ tướng Trần Trong Kim đã đạt được cho tổ quốc, nhưng
Hồ Chí Minh vẫn ký vỉ ba lý do: lý do thứ nhất là để lấy uy danh chính
nghĩa với quốc tế; thứ hai là để “dụ địch vào sâu trong nội địa” rồi phá
địch bằng chiến tranh tiêu hao theo kiểu của cộng sản; thứ ba là để có thời
gian tiêu diệt các lực lượng quốc gia yêu nước, nhằm mục đích nắm độc
quyền cai trị sau này. Đây là một tiêu lệnh căn bản mà bất cứ một cán bộ
QTCS nào cũng phải thuộc nằm lòng và áp dụng khi được giao phó công
tác.
Chiến dịch diệt trừ đối lập do Võ Nguyên Giáp chỉ huy bắt đầu ngay
sau khi Hồ Chí Minh sang Paris ngày 31/5/1946. Các trụ sở của VNQDĐ
và VNCMĐMH bị triệt hạ. Các chiến khu của hai đảng này ở trên 20 tỉnh
miền Bắc và miền Trung bị tiêu diệt. Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường
Tam, Vũ Hồng Khanh phải bỏ chạy sang Tầu. Các lãnh tụ khác như
Trương Tử Anh (ĐVQDĐ), Lý Đông A (ĐVDD), Khái Hưng (VNQDĐ)
mất tích.
Tại miền Nam các thủ lãnh Đệ Tứ Quốc Tế như Phan Văn Hùm, Tạ
Thu Thâu, Lương Đức Hiệp, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch bị thủ tiêu.
Nhiều lãnh tụ khác như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn
Giáo và hai vợ chồng bác sĩ Hồ Văn Ký cũng bị giết. Bùi Quang Chiêu bị
bắt với bốn người con mang đi mất tích. Giáo chủ Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ
bị giết cùng với 20.000 người. Phối thượng sư Trần Quang Vinh tư lệnh
quân đội Cao Đài cũng bị bắt nhưng trốn thoái.
Hiện nay đang có sự tranh cãi về công lao của các chiến thắng Cao
Bằng (1950) Nghĩa Lộ (1952), Sầm Nứa (1953) và Điện Biên Phủ (1954)
trong cuộc chiến “chín năm”, giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc
cho rằng cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh sở dĩ đạt thắng lợi là
nhờ công lao của Trung Quốc, không những về viện trợ vũ khí mà còn về

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 203


chiến lược và chiến thuật. Bắc Kinh kể công của các tướng Tàu, Vi Quốc
Thanh, Trần Canh và Lã Quý Ba, trong khi Hà Nội lại muốn dành công lao
cho Võ Nguyên Giáp.
Trung Quốc có lý do để nhận một phần công lao nhưng không phải là
công lao lớn nhất. Yếu tố quyết định thắng lợi tại các trận đánh nói trên
(đặc biệt đối với trận Điện Biên Phủ) là lòng yêu nước của người Việt lúc
đó chỉ biết chiến đấu và hy sinh vì dân tộc và tổ quốc. Trong bối cảnh một
cuộc chiến hoàn toàn do ngoại nhân cung cấp vũ khí và điều khiển về các
mặt chiến thuật và chiến lược, thực tế này cho chúng ta thấy đây là một sự
sang đoạt lòng yêu nước của nhân dân nhằm phục vụ lợi ích của ngoại
bang. Và thủ phạm của sự sang đoạt này là Hồ Chi Minh và đồng đảng.

Những cơ hội bị bỏ lỡ
Nếu Hồ Chí Minh không phải là cấp thừa hành của QTCS thì Việt Nam đã
tránh được những cảnh cốt nhục tương tàn đầy máu và nước mắt, gây nên
hận thù truyền kiếp giữa lòng dân tộc. Trong thời kỳ có quyền sinh sát
trong tay, ông Hồ đã bỏ qua hai cơ hội khả dĩ tránh cho dân tộc những
thảm cảnh chiến tranh hoàn toàn vô ích.
Cơ hội thứ nhất xảy ra vào giai đoạn kết thúc Thế Chiến II. Đúng lúc
Nhật Bản sắp đầu hàng thì tại Hội Nghị Yalta (tháng 2/1945), tổng thống
Hoa Kỳ F.D Roosevelt đưa ra chính sách ủy trị (trusteeship) đối với các
nước Đông Dương. Phong trào giải thực như vậy là do ý muốn và sáng
kiến của Hoa Kỳ chứ không phải bắt nguồn từ cuộc chiến chống Pháp như
Việt Minh vẫn xảo trá tuyên truyền.
Những người Mỹ (OSS) sang giúp Việt Minh vào thời gian này có lần
đã đề nghị bỏ cờ đỏ sao vàng nhưng bị Hồ Chí Minh từ khước. Sư kiện này
đã khiến Hoa Kỳ quay lưng lại với họ Hồ. Nếu Hồ chấp thuận thì một Ủy
Ban Ủy Trị LHQ đã tạm thời quản lý đất nước để giúp Việt Nam trở thành
một quốc gia dân chủ và Pháp đã không thể nào quay lại Đông Dương.
Chiến tranh tất yếu đã không thể xảy ra.
Cơ hội thứ hai xảy ra năm 1956. Đang lúc Đảng Lao Động miền Bắc
chuẩn bị tấn công,miền Nam thì Đại Hội 20 Đảng Cộng Sản Liên Xô họp
vào tháng 2/1956. Trong ngày bế mạc đại hội này Nikita Khruschev đọc
bài diễn văn hạ bệ Stalin và đưa ra chính sách “sống chung hòa bình”.
Theo chủ trương này, đầu năm 1957 Liên Xô đề nghị hai miền Nam Bắc
Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc. Hồ Chí Minh, một lần nữa, quyết liệt

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 204


phản đối. Nếu họ Hồ chấp thuận thì hai miền đất nước đã có cơ hội thi đua
phát triển trong hòa bình để đi đến thống nhất.
Hai thập niên sau khi Hồ Chí Minh qua đời, một cơ hội thứ ba lại
xuất hiện nhưng cũng vẫn bị những kẻ kế nghiệp họ Hồ bỏ lỡ. Những ngày
cuối năm 1989 là thời gian đánh dấu sự tan rã của hệ thống đế quốc cộng
sản tại Đông Âu. Honecker bị bắt, Ceaucescu bị xử tử khiến các lãnh tụ
cộng sản Việt Nam lo sợ và tranh cãi gay gắt trong Bộ Chính Trị.
Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch cho rằng sự sụp đổ ở Đông Âu
là do nguyên nhân tự phát. Nhóm bảo thủ, như Nguyễn Văn Linh, thì lý
luận ích kỷ và thiển cận như sau: “Trung Quốc dù bành trướng hay bá
quyền vẫn là một nước XHCN và Việt Nam cần hàn gắn lại tình đoàn kết
với Trung Quốc thì mới có hy vọng khôi phục lại phong trào cộng sản thế
giới”.
Với nhãn quan thiển cận và đầy ảo vọng này, tháng 5/1990 Hà Nội
cho thứ trưởng ngoại giao Đinh Nho Liêm sang Hoa Lục để đánh tiếng
việc trở lại với Bắc Kinh. Để khảo nghiệm mức độ quy phục của CSVN
Bắc Kinh cho mời Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười sang Thành Đô, thủ phủ
tỉnh Tứ Xuyên, để gặp Giang Trạch Dân và Lý Bằng vào ngày 3/9/1990.
Năm 1991 Đế Quốc Liên Xô sụp đổ. Giữa năm 1991, Đại Hội Đảng
lần thứ 7 của CSVN họp khẩn cấp để tìm biện pháp đối phó với sự thay đổi
nhanh chóng trước mặt. Tất cả các lãnh tụ trong Bộ Chính Trị nhận thấy
phải bằng mọi cách cầu hòa với Trung Quốc để làm nơi nương tựa. Hai
tuần lễ sau Đại Hội Đảng, tổng bí thư Đỗ Mười gặp đại sứ Trung Quốc
Trương Đức Duy ngỏ ý muốn cử “đặc phái viên” sang Bắc Kinh để thông
báo diễn tiến về kết qủa của Đại Hội 7, một hành động quy phục tương tự
như đi sứ cầu phong. Điều này khiến Bắc Kinh hài lòng và chấp thuận.
“Đoàn đại diện đặc biệt” của Việt Nam gồm có Lê Đức Anh, chủ tịch
nước, Hồng Hà, bí thư trung ương đặc trách đối ngoại và Trịnh Ngọc Thái,
phó ban đối ngoại đảng. Khi được nghe báo cáo Giang Trạch Dân và Lý
Bằng đồng ý ngay, và rất hoan hỷ về tin Nguyễn Cơ Thạch bị loại bỏ.
Ngày 5/11/1991 Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt được mời sang Bắc Kinh ký
thông cáo chung chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Bước quy phục Bắc triều năm 1990 tại Thành Đô ngoải mục đích
chính yếu là để cứu vớt sinh mạng của Đảng còn nhằm mục đích nuôi
dưỡng hy vọng vào sự “hồi sinh” của phong trào cộng sản thế giới do
Trung Quốc lãnh đạo. Nhưng hy vọng đó chỉ có thể là ảo vọng. Ngày nay

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 205


không còn ai nghĩ chiến tranh là phương thức được ưa chuộng để giải
quyết sự thù nghịch và thực hiện ý đồ bành trướng. Mà dù cái hiện tượng
“hồi sinh” đó là có thật thì cũng chỉ là một trạm nghỉ chân trên con đường
độc đạo đưa nhân loại đến nền văn minh hiện đại mà bản chất của nền văn
minh mới này là TỰ DO và DÂN CHỦ.

Chọn một hướng đi


Thập niên cuối cùng của Thiên Niên Kỷ thứ hai cần được nhân loại ghi
nhận như một dấu mốc lịch sử quan trọng. Dấu mốc này nhắc nhở thời
điểm chủ nghĩa xã hội “không tưởng” của Marx đã hoàn toàn thất bại trong
lịch sử văn minh của loài người.
Xu thế tiến hóa của loài người không phải là chủ nghĩa tư bản, cũng
không phải là chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại, do tiếp thu
một số ưu điểm của chủ nghĩa xã hội đã tự điều chỉnh để đi tới nền kinh tế
hỗn hợp về chế độ sở hữu. Chủ nghĩa xã hội rút tỉa những bài học cần thiết
từ chủ nghĩa tư bản cũng đã chuyển chế độ công hữu sang nền kinh tế hỗ
hợp.
Mô hình kinh tế hỗn hợp của “chủ nghĩa tư bản mới”, mệnh danh là
“Chủ Nghĩa Dân Chủ Xã Hội” (DCXH), phát sinh từ trong lòng chủ nghĩa
tư bản. Quan hệ giữa hai chủ nghĩa này là quan hệ kế thừa và phát triển
chứ không phải lật đổ và tiêu diệt.
Chủ Nghĩa Dân Chủ Xà Hội đã bước ra vũ đài lịch sử với bộ mặt
mới, thành tựu mới, thực tiễn mới và lý luận mới. Cho nên Chủ Nghĩa
DCXH đang được loài người ưa chuộng và đang đưa loài người vào người
một thời kỳ hòa bình và thịnh vượng.
Cuối thế kỷ 20, các chính đảng DCXH đã cầm quyền qua tranh cử,
phần lớn tại các quốc gia Âu Châu. Trong 15 nước Liên Âu hiện tại, có 13
nước do các đảng DCXH hoặc công đảng cầm quyền. Ở Mỹ nhóm DSA
(Democratic Socialist of America) gồm 61 nghị sĩ. Những nhà DCXH chủ
trương theo đuổi một con đường dựa trên bốn kinh nghiệm qúy báu của
nền văn minh nhân loại: nền dân chủ nghị viện, nền kinh tế theo chế độ sở
hữu hỗn hợp, cơ chế thị trường xã hội và định chế phúc lợi toàn dân.
Dưới con mắt của thế giới hiện nay, nền DCXH của Thụy Điển là mô
hình thành công nhất. Với mô hình này Thụy Điển từ một nước nông
nghiệp nghèo nàn đã trở thành một nước giàu có, công bằng nhất, liêm
khiết nhất và ổn định nhất thế giới.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 206


Chủ nghĩa DCXH là con đường hòa bình, đầy lý tính, không áp đặt,
không tuyên truyền quảng cáo, chỉ có sức hấp dẫn nêu gương. Con đường
này không làm hại lợi ích của bất cứ giai cấp nào, tầng lớp nào, không đe
dọa an ninh của bất cứ quốc gia, khu vực nào nên đang được thế giới quan
tâm. Lịch sứ đang phát triển như vậy. Chủ nghĩa DCXH đang trở thành
con đường loài người cùng chấp nhận, và rất đáng được Việt Nam nghiên
cứu để noi theo.
Vào lúc này, một cơ hội mới lại mở ra. Hoa Kỳ đang có nhu cầu hợp
tác với Việt Nan như một đồng minh chiến lược tại vùng Đông Nam Á để
kiểm soát và ngăn chặn âm mưu bành trướng của Trung Cộng.
Hoa Thịnh Đốn đã chính thức công bố là Mỹ sẽ trở lại vùng này và
trở lại vào thời điểm này, thì chỉ giản dị là trở lại Việt Nam. Trở lại Việt
Nam là một nhu cầu chiến lược vì Hoa kỳ không thể để cho Trung Quốc
ức hiếp Việt Nam. Làm như vậy Hoa Thịnh Đốn đang mở ra cho Hà Nội
một cơ hội để thoát khỏi bàn tay của Bắc kinh.
Đồng minh với Hoa Kỳ sẽ có lợi cho Việt Nam về mọi mặt, kể cả để
có thể sống chung hoà bình với Trung Quốc. Điều này ai cũng trông thấy,
Tuy nhiên, vấn đề là quan hệ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ lại mâu thuẫn
với chế độ độc tài đảng trị. Ban lãnh đạo Đảng vẫn ngoan cố chống lại nhu
cầu hợp tác này nhưng nhân dân và mọi cấp lãnh đạo khác trong hệ thống
chính quyền đều đã trở thành chống Trung Cộng.
Cách đây hai thập kỷ, để kéo dài mạng sống của Đảng, Nguyễn Văn
Linh và Đỗ Mười đã lặn lội sang Thành Đô để quy phục Bắc Triều. Ngày
nay sự sống còn của Đảng, một lần nữa lại được đặt ra. Lần này sự lựa
chọn bắt buộc phải đi theo một hướng khác nếu đảng CSVN không muốn
sụp đổ ngay tức khắc do sự phát nổ từ trong nội bộ đảng.

Tháng 9 năm 2010

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 207


Trước 1975 Ông là Giảng viên
Trường Đại Học Quân Sự VNCH,
Thẩm Phán các Tòa án Quân sự
Saigon, Nha Trang, Huế; Chánh án
Tòa Án Đặc Biệt; Cố Vấn Ngoại Giao
tại nhiệm sở Paris, Pháp.

Nguyễn Cao Quyền Sang Mỹ 1990 sau 10 năm cải


tạo.

Chủ Tịch CĐ Người Việt tỵ nạn CS vùng HTĐ, MD&VA


nhiệm kỳ 1996-1998.
Hiện ông về hưu, viết sách, báo và hoạt ñộng dân chủ.

CHÚ THÍCH
Bài tham luận này được viết với một số chi tiết lấy ra từ cuốn biên
khảo VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH TƯ HỮU

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 208


NGUYỄN CHÍNH KẾT

Đấu tranh Dân chủ:


Nên Công khai Hay Âm thầm?

Một trong những nan đề của những người đấu tranh dân chủ trong nước
hiện nay là phải đấu tranh cách nào để đỡ thiệt hại và có lợi nhất trong tình
thế hiện tại. Tình thế hiện tại là CSVN quyết bám lấy quyền lực với bất cứ
giá nào hầu tiếp tục hưởng những đặc quyền đặc lợi do việc nắm quyền cai
trị đất nước, cho dù phải làm những điều ác đức nhất, bẩn thỉu và đê tiện
nhất, cho dù phải bán đứng đất nước cho ngoại bang, cho dù người dân
trong nước có khổ đau đến tận cùng… Vì thế chúng sẵn sàng thẳng tay dập
tắt tất cả những tiếng nói nào dám phản kháng tội ác của chúng, quyết tiêu
diệt những ai dám tranh đấu cho dân chủ nhân quyền mà chúng cho là đe
dọa độc quyền thống trị của chúng.
Cái khó của những nhà đấu tranh hiện nay không phải là thiếu lòng
can đảm mà là phải làm sao để vừa đấu tranh mạnh mẽ để đẩy lùi được
chế độ độc tài, đồng thời vừa bảo toàn được lực lượng để còn có thể tiếp
tục đấu tranh lâu dài, vì cuộc đấu tranh không chỉ kéo dài một vài tháng
hay một vài năm. Thật vậy, các nhà đấu tranh dân chủ trong nước không
thiếu can đảm: cho đến nay, đã có hàng trăm nhà đấu tranh dân chủ công
khai năng nổ, trong đó đa phần là thành viên Khối 8406, phải vào nhà tù
CSVN vì đòi hỏi nhân quyền, dân chủ và bảo toàn lãnh thổ. Trong số
những nhà đấu tranh dân chủ công khai này, số người được thế giới biết
đến và quan tâm chỉ là một phần nhỏ. Ngoài những nhà đấu tranh dân chủ
công khai đã phải vào tù này, còn có vô số –nghĩa là đông gấp bội– những
tù nhân khác bị giam cầm, bị giết chết vì đấu tranh dân chủ một cách âm
thầm, bí mật. Số tù nhân này hầu như không mấy người được thế giới biết
đến.
Tuy nhiên chính nhờ gương của những người đấu tranh dân chủ can
đảm trên đây bất chấp sự khủng bố tàn ác của CSVN mà số người tham gia

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 209


đấu tranh ngày càng đông lên, hiện nay có thể lên đến hàng ngàn. Do tình
hình khó khăn hiện nay, hầu hết họ đấu tranh một cách âm thầm, không
công khai như mấy năm trước đây (năm 2005-2007). Vì thế cuộc đấu
tranh hiện nay chủ yếu nằm ở mặt chìm hơn là mặt nổi. Họ thuộc đủ mọi
giới: sĩ, nông, công, thương… Ngoài những nhà đấu tranh xuất thân từ dân
chúng vốn chiếm đa số, còn có cả những cán bộ cộng sản đã từ bỏ đảng
thuộc đủ mọi thành phần quân, cán, chính… của chế độ.
Những nhà đấu tranh mặt nổi hiện nay vẫn còn khoảng 200 người
(theo cách tính của một vài nhà đấu tranh trong nước), trong đó chỉ có mấy
chục người nổi tiếng được nhiều người biết đến. Họ thường xuyên bị sách
nhiễu, thẩm vấn, theo dõi, cô lập, bao vây kinh tế, trấn áp, ngăn chặn mọi
hoạt động. Những nhà đấu tranh này như “cá nằm trên thớt”, chúng chưa
đụng tới và đành chấp nhận để họ sống ngoài nhà tù là vì một số lý do nào
đó. Chẳng hạn vì cân nhắc giữa cái lợi và cái hại của việc bắt họ: bắt họ thì
bị dư luận kết án nặng nề trong khi mức độ đấu tranh của họ chưa nguy
hiểm đến mức đáng để chúng, tức nhà nước cộng sản, phải trả giá như vậy.
Hoặc chúng chấp nhận sự hiện diện của một số đối kháng trong nước –
nhưng khống chế và trấn áp họ tối đa bằng hệ thống công an chìm, nổi– để
chứng tỏ với thế giới rằng chúng không đến nỗi quá độc tài… Tuy nhiên,
chúng sẵn sàng đưa những nhà dân chủ này vào tù ngay khi thấy những
hoạt động của họ trở nên quá nguy hiểm cho sự tồn tại của chế độ.
Trong tình trạng khó khăn như thế, nếu những nhà dân chủ còn đang
ở ngoài tù đấu tranh quyết liệt hơn nữa, chắc chắn sẽ bị CSVN bắt bớ, đưa
họ vào tù… Một khi đã vào tù thì không còn hoạt động được nữa, lực
lượng dân chủ sẽ mất người và yếu đi. Chấp nhận vào tù tuy có tác dụng
tích cực là chứng tỏ cho thế giới thấy sự chà đạp nhân quyền và ác tâm của
CSVN, đồng thời nêu gương yêu nước và can đảm cho những người chưa
dám đấu tranh để họ gia nhập hàng ngũ đấu tranh… Nhưng số người làm
chứng từ và làm mẫu gương như thế, tuy rất cần thiết nhưng hiện nay thiết
tưởng đã quá đủ (1*) so với số người cần thiết phải ở ngoài và phải đông
hơn rất nhiều để đẩy mạnh cuộc đấu tranh. Những người còn ở ngoài tù để
tranh đấu, vốn vẫn còn quá ít, nếu cứ đấu tranh quyết tử bất chấp tù đày,
CSVN sẽ bắt bỏ tù hết thì không còn người đấu tranh nữa. Điều này thiết
tưởng rất bất lợi cho đại cuộc đấu tranh. Nhưng nếu không đấu tranh mạnh
mẽ thì chế độ độc tài phi nhân CSVN sẽ tồn tại không biết đến bao giờ mới
bị tiêu diệt.
Tóm lại, đấu tranh thật mạnh mẽ thì bị mất người, thì không còn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 210


người đấu tranh nữa; mà đấu tranh cầm chừng, yếu ớt để bảo toàn lực
lượng thì không có hiệu quả. Cả hai đường đều bất lợi.
Vậy, muốn thay đổi chế độ độc tài hiện nay, những người yêu nước
và sẵn sàng hy sinh cho đại cuộc phải đấu tranh cách nào?
Thiết tưởng người đấu tranh phải biết tùy lúc tùy thời. Không gì cần
biến báo, cần tùy cơ ứng biến bằng việc đấu tranh, nhất là đấu tranh với
một kẻ thù vô cùng độc ác và hết sức nham hiểm như CSVN. Do đó, phải
hết sức nhạy bén để biết được lúc nào nên tiến, lúc nào cần thoái. Khi cần
tiến thì phải tiến, khi cần lùi thì phải lùi; khi cần hiện thì phải hiện, và khi
cần ẩn thì phải ẩn. Chỉ biết tiến mà không biết lúc nào nên lùi, chỉ biết hiện
mà không biết lúc nào nên ẩn, hoặc ngược lại, không phải là sáng suốt. Kẻ
anh hùng nếu chỉ vì sợ bị người đời hiểu lầm rằng mình hèn nhát nên
không dám lùi khi cần lùi, chưa hẳn là anh hùng đích thực (2*). Câu Tiễn
nếm phẩn Ngô Phù Sai, Hàn Tín chấp nhận luồn chôn anh bán thịt…
không hẳn là hèn, cho dù bị biết bao người lúc đó chê cười! Phải có đầu óc
sáng suốt như Phạm Lãi, Văn Chủng mới chấp nhận theo phò mãi người
lãnh đạo mình -là kẻ đã từng nếm phẩn kẻ thù- cho đến lúc người ấy chiến
thắng! Phải có con mắt tinh đời như Trương Lương mới nhận ra kẻ luồn
trôn giữa chợ kia là một vị tướng đại tài còn tiềm ẩn!
Vừa muốn đấu tranh mạnh mẽ, vừa muốn bảo toàn lực lượng, không
gì bằng đấu tranh một cách âm thầm, bí mật. Âm thầm nhưng vẫn có thể
mạnh mẽ. Mạnh mẽ đấu tranh mà vẫn bảo toàn được lực lượng là nhờ biết
bí mật, kín đáo, không lộ diện, không phô trương, không ham khoe thành
tích, thậm chí chấp nhận tiếng đời chê mình là kẻ hèn không dám công
khai đối đầu.
Khi Khối 8406 ra đời thì chủ trương của Khối là đấu tranh công khai
và trực diện với chế độ độc tài theo đường lối ôn hòa bất bạo động, phù
hợp với luật pháp quốc tế và cả hiến pháp của Cộng sản. Dụng cụ đấu
tranh thường chỉ là ngòi bút, máy vi tính, điện thoại: dùng Internet để phổ
biến các bài lên các trang web, dùng email, điện thoại để liên lạc với nhau,
hoặc để trả lời phỏng vấn trên các đài quốc tế. Tôi nghĩ đó là một chủ
trương hết sức khôn ngoan vào thời điểm ấy, vì lúc ấy CSVN đang cày cục
tranh thủ gia nhập BTA, WTO, tổ chức hội nghị APEC, vận động để ra
khỏi danh sách CPC… hầu đạt được những lợi thế về kinh tế và chính trị
trong cộng đồng thế giới.
Trong thời gian này, CSVN bị quốc tế đòi hỏi phải đạt được ít nhất
một mức độ dân chủ nào đó, nhân quyền cũng phải được tôn trọng ở mức

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 211


tối thiểu nào đó. Giai đoạn này, trước áp lực quốc tế, CSVN tạm thời chấp
nhận “nín thở qua sông”, chùn tay đàn áp phong trào dân chủ hầu đạt được
những mục đích trên.
Các nhà đấu tranh dân chủ trong nước đã chụp thời cơ thuận lợi này
để thành lập Khối 8406 (3*) và các tổ chức khác như: Đảng Thăng Tiến
(4*), Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam (5*), Công Đoàn Độc
Lập Việt Nam (6*), Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam (7*), Ủy
Ban Nhân Quyền Việt Nam (8*), Liên đảng Lạc Hồng (9*) … Nhờ vậy,
phong trào đấu tranh dân chủ đã bùng lên rất mạnh, tiến một bước rất xa,
và CSVN đã phải lùi một bước rất lớn. Tuy chúng vẫn đàn áp các nhà đấu
tranh, nhưng không dám mạnh tay và hung bạo như những năm trước đó.
Trong thời điểm CSVN phải “nín thở qua sông” vì phải kiêng nể áp lực
quốc tế ấy, các nhà đấu tranh dân chủ cảm thấy càng đấu tranh công khai
và mạnh mẽ thì càng được quốc tế và người Việt hải ngoại biết đến, nhờ đó
càng được ủng hộ, nâng đỡ và bảo vệ.
Lúc đó, đấu tranh âm thầm và bí mật thì gian khổ và nguy hiểm hơn
rất nhiềukhi bị cộng sản phát hiện. Không được quốc tế và người Việt hải
ngoại biết đến, họ không nhận được sự hỗ trợ vật chất cũng như tinh thần
từ hải ngoại; và khi bị bắt bớ, giam cầm, họ bị CSVN đối xử rất mạnh tay,
tàn bạo, mà quốc tế không hề biết đến để can thiệp. Hiện nay, số người đấu
tranh âm thầm bị bắt và giam giữ chắc chắn lớn hơn số người đấu tranh
công khai bị bắt nhiều lần, và họ cũng thường bị những bản án nặng nề
hơn rất nhiều.
Xin được mở ngoặc ở đây để nói về những người đấu tranh dân chủ
âm thầm phải gian khổ và nguy hiểm thế nào. Trước và sau khi Khối 8406
thành lập với chủ trương đấu tranh công khai, có biết bao người yêu nước
đã đấu tranh dân chủ một cách âm thầm. Họ không quen biết nhiều những
nhà đấu tranh khác, cũng không có điều kiện để lên tiếng, để tiếp xúc với
nhiều người trong nước cũng như hải ngoại dù là qua Internet hay điện
thoại. Họ thường là người của các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị.
Họ không được đồng bào và quốc tế biết đến để yểm trợ tinh thần cũng
như vật chất khi tranh đấu, ngoại trừ phần tiếp trợ căn bản rất giới hạn từ
các đảng hay tổ chức mà họ tham gia. Bản thân họ chỉ biết một vài người
cùng tổ chức có liên quan trực tiếp với họ và cùng hoạt động với họ thôi.
Vì thế khi bị CS bắt bớ, giam giữ, giết hại, rất ít khi họ được dư luận biết
đến để lên tiếng ủng hộ và cứu giúp.
Khi Khối 8406 thành lập, nhiều nhà đấu tranh dân chủ công khai xuất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 212


hiện, cả thế giới biết đến họ, nhưng song song với họ, vẫn có biết bao
người đấu tranh âm thầm vì không có khả năng viết lách, không có bằng
cấp, địa vị xã hội hay không có quan hệ quốc tế. Khi bị bắt, họ cũng bị bắt
một cách âm thầm, không ai nhắc đến họ. Chẳng hạn vụ án mới nhất của
đảng Dân chủ Việt Nam được xử vào đầu năm 2010 cho thấy: dư luận chỉ
nhắc đến 5 người (Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung,
Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long), trong khi số người cùng vụ bị bắt
là gần 30 người. Ngoài 5 người ấy, những người bị bắt khác đông hơn gấp
bội nhưng hầu như cả thế giới không biết họ là ai, ngoại trừ tổ chức mà họ
tham gia và bọn cán bộ nhà nước CSVN có nhiệm vụ theo dõi, bắt bớ, hỏi
cung, xử án, giam giữ họ. Nói chung, quần chúng thường chỉ biết để ủng
hộ những người có tên tuổi, có tài viết lách, hùng biện. Chuyện bất công ấy
dễ hiểu, nhưng đó cũng là một bất lợi rất lớn cho những người đấu tranh bí
mật, đặc biệt là những người thuộc thành phần lao động tầm thường.
Chính vì thế, khi xuất hiện, Khối 8406 đã chọn phương thức đấu
tranh công khai như một áo giáp bảo vệ, nhất là khi CSVN đang tạm thời
chấp nhận giai đoạn “nín thở qua sông”, đành chịu một áp lực quốc tế rất
lớn để hội nhập vào cộng đồng thế giới hầu cứu vãn nền kinh tế quốc gia
và nhất là để cứu đảng.
Vì thế, ngay sau khi việc “nín thở qua sông” đã đạt được mục đích,
nghĩa là đã vào được BTA, WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC và
rút được tên ra khỏi danh sách CPC, lại được làm thành viên của Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc, CSVN bắt đầu trở mặt với quốc tế, mạnh tay đàn
áp phong trào dân chủ. Khởi đầu là bắt Lm Nguyễn Văn Lý, hai luật sư
Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân vào đầu năm 2007, rồi đến rất
nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác. Càng ngày CS càng mạnh tay hơn với
phong trào dân chủ, với các tôn giáo, ra tay cướp đất dân nghèo và bóc lột
công nhân tàn bạo hơn, nhất là khi họ biết các nước trong thế giới tự do
đã đặt nặng giao thương hơn là đòi hỏi Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Thêm vào đó, giới lãnh đạo CSVN bị Trung Cộng lũng đoạn và mua
chuộc, đã bán đất nhượng biển và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Trung
Cộng thôn tính đất nước. Thấy được rõ ràng bản chất phản dân bán nước
của CSVN, người dân ngày càng phẫn nộ và sẵn sàng nổi dậy. Trước nguy
cơ ấy, CS thẳng tay đàn áp nhằm tiêu diệt phong trào dân chủ và những tổ
chức mà chúng nghĩ rằng nguy hiểm cho chế độ như các tôn giáo, các
đảng phái chính trị.
Trước tình trạng CSVN quyết tiêu diệt phong trào dân chủtrong nước

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 213


bất chấp áp lực quốc tế về nhân quyền –vốn không còn mạnh mẽ như
trước– việc công khai đấu tranh hiện nay rõ ràng không còn thuận lợi như
những năm 2005-2006. Những người đấu tranh công khai nếu không bị bị
bắt thì cũng bị theo dõi nghiêm nhặt, bị sách nhiễu và khủng bố đủ kiểu đủ
trò, khiến khả năng hoạt động dân chủ bị hạn chế rất nhiều. Sự can thiệp
của quốc tế đối với những trường hợp bị bắt vì đấu tranh dân chủ không
còn hữu hiệu như trước. Chẳng hạn CSVN quyết không chịu thả Lm Lý bất
chấp ngài bị bệnh bại liệt nửa người rất nặng có thể trở nên tàn phế, bất
chấp sự can thiệp rất mạnh của quốc tế (mạnh nhất là sự kiện 37 thượng
nghị sĩ Hoa Kỳ yêu cầu trả tự do cho ngài).
Muốn duy trì và đẩy mạnh cuộc đấu tranh đồng thời bảo toàn được
lực lượng, thiết tưởng cuộc đấu tranh phải theo một hướng khác là âm
thầm hơn, kín đáo hơn, và khôn khéo hơn.
Sau đây là một vài đề nghị:
– Những người yêu nước -đặc biệt giới thanh niên, sinh viên, học
sinh- không nên manh động vào lúc này (khi CS đang mạnh tay đàn áp và
quyết tâm tiêu diệt từ trứng nước những mầm mống đối kháng). Nhưng nên
âm thầm liên kết với nhau, nuôi dưỡng và củng cố cho nhau lòng yêu
nước, ý thức trách nhiệm trước tình trạng bi đát của đất nước, tinh thần
đấu tranh… bằng những phương tiện liên lạc an toàn nhất, kín đáo nhất
(cần tận dụng những kỹ thuật tân tiến của thời đại như Internet) … Bảo
toàn và âm thầm gia tăng, củng cố lực lượng vào lúc này là khôn ngoan,
đợi lực lượng mình mạnh đủ và thời cơ thuận lợi thì hãy ra tay: đã xuất
quân thì phải nắm chắc phần thắng.
– Trong thời gian “ẩn dật” này, việc thận trọng giữ bí mật những
hoạt động của mình phải đặt lên hàng đầu, không nên nóng ruột “đốt giai
đoạn” khi thời cơ chưa “chín mùi”. Cần khôn ngoan và cẩn trọng về nguy
cơ bị người của CS giả dạng đấu tranh dân chủ để tiếp cận với mình hầu
biết rõ người của mình cũng như tư tưởng, dự định, kế hoạch hành động
của mình.
– Nên tham gia các sinh hoạt dân chủ nhân quyền trên Internet như
Paltalk, chat room, Facebook, với những nick name khác nhau… để hiểu
biết nhiều hơn về tình hình đất nước, về những tội ác của CSVN đối với
nhân dân và tổ quốc, để ý thức hơn về trách nhiệm đối với quê hương
trong giai đoạn hết sức nguy hiểm cho đất nước hiện nay. Tích cực góp ý
theo chiều hướng dân chủ sau khi đọc những bài viết trên các trang web.
Không nên phát biểu nếu cảm thấy có nguy cơ bị nhận diện qua giọng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 214


nói… Trong các phòng Paltalk, có thể phát biểu qua những dòng text chat
thay vì lời nói…
Tóm lại, trong cuộc đấu tranh này, việc thích ứng với thời thế hay
“tùy cơ ứng biến” là chuyện quan trọng. Khi CS mạnh và quyết tâm đàn
áp, thẳng tay tiêu diệt thì mình đấu tranh âm thầm, ẩn dật, bảo toàn lực
lượng. Khi áp lực quốc tế mạnh buộc họ phải chùn tay đàn áp thì công khai
ra tay như vũ bão với những đòn quyết tử để chiến thắng. Việc họ đàn áp
mạnh tay vào lúc này không phải vì họ mạnh, mà vì họ đã mất hết chính
nghĩa, mất hết cảm tình và sự tín nhiệm của nhân dân, nên họ phải khủng
bố thật tàn ác, dã man theo kế “sát nhất nhân, vạn nhân cụ” để bảo vệ chế
độ đã suy yếu tột độ. Việc đàn áp tàn bạo hiện nay là hiện tượng bùng lên
của một ngọn lửa sắp tắt, là sự giãy chết của một thân thể đã đến hồi kiệt
lực. Các nhà đấu tranh dân chủ chưa nên hy sinh một cách uổng phí vào
giai đoạn bất lợi này. Hãy bảo toàn và củng cố lực lượng để chuẩn bị cho
cuộc tổng nổi dậy của toàn dân hầu chấm dứt chế độ bạo tàn hiện nay.
Đất nước cần rất nhiều anh hùng, nhưng phải là anh hùng khôn
ngoan. Nhưng đất nước không cần những người quá khôn ngoan đến nỗi
trở thành hèn nhát, thụ động, không dám hy sinh khi thời cơ thuận lợi đã
đến…

Houston, ngày 12/03/2010


Nguyễn Chính Kết
Thành viên Khối 8406

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 215


Ông là linh mục Ki-tô Giáo từ năm 1975-
1978. Sau ñó xuất tu và dạy triết học tại
một số tu viện tại Sài gòn.
Năm 2001 ông bắt ñầu lên tiếng
ủng hộ LM Nguyễn Văn Lý và viết về tình
trạng của ñất nước và giáo hội. Năm
2005, ông mở rộng hoạt ñộng trên các
lãnh vực nhân quyền và dân chủ.
Nguyễn Chính
Kết

Ông là thành viên Khối 8406.


Ông sang Mỹ nhận giải của Mạng Lưới Nhân Quyền
năm 2007 qua ngã Campuchia.
Ông hiện ñang sống ở Mỹ.

Phụ chú:
(1*) Mức độ cần thiết có thể thay đổi tuỳ theo số lượng: Khi đói, chén cơm thứ
nhất là hết sức cần thiết, nhưng khi đã ăn xong chén thứ nhất, thì mức độ
cần thiết của chén thứ hai đã giảm đi, và chén thứ ba thứ tư còn giảm hơn
nữa™
(2*) Trong hàng ngũ đấu tranh dân chủ hiện nay, có những người theo “chủ
nghĩa anh hùng”, sẵn sàng lao mình vào nguy hiểm, thậm chí vào lao tù,
vào chỗ chết, miễn là hữu ích cho đất nước, không cần biết sự hy sinh của
mình trong trường hợp đó có đáng hay không, có thật sự ích lợi cho đại
cuộc một cách tương xứng với sự hy sinh của mình hay không. Nếu việc
vào tù hay cái chết của mình cứu được nhiều người, khiến đối phương
phải trả giá rất mắc cho sự hy sinh ấy của mình, thì đó là anh hùng cách
khôn ngoan. Còn biết rằng việc hy sinh của mình không đem lại kết quả
tương xứng mà vẫn chấp nhận hy sinh thì cũng là anh hùng, nhưng không
khôn ngoan lắm. Người anh hùng thật sự không sợ chết oan, nhưng họ
không chấp nhận chết uổng. Nếu đối phương phải trả giá rất mắc cho việc
vào tù hay cái chết của họ và họ sẵn sàng chấp nhận, thì đó là anh hùng
thật sự. Nếu ở ngoài để hoạt động mà có lợi cho đại cuộc thì nên ở ngoài
mà hoạt động hơn là vào tù. Nếu sống mà gây được nhiều thiệt hại cho
giặc hơn là chết thì nên giữ lấy mạng sống. Trường hợp ấy, từ chối cái
chết, tránh né vào tù không phải là hèn. Tuy nhiên, quả khó mà xác định
được ranh giới giữa khôn ngoan và hèn nhát, giữa can đảm và ngu xuẩn.
Vì: khôn ngoan quá rất dễ biến thành hèn nhát, mà can đảm quá có khi trở
thành ngu xuẩn.
(3*) Khối 8406 do Lm Nguyễn Văn Lý cùng 118 người ký tên tham gia thành
lập ngày 8/4/2006.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 216


(4*) Đảng Thăng Tiến, do ông Nguyễn Phong thành lập ngày 8/9/2006, với
phát ngôn viên là Ls Lê Thị Công Nhân.
(5*) Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam, do Ks Đỗ Nam Hải, ông
Nguyễn Phong, và ông Nguyễn Chính Kết thành lập ngày 16/10/2006.
(6*) Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, do nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và ông Lê
Trí Tuệ thành lập ngày 20/10/2006.
(7*) Hiệp Hội Đoàn Kết Công-Nông Việt Nam, do ông Nguyễn Tấn Hoành và
một số công nhân khác thành lập ngày 30/10/2006.
(8*) Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, do Ls Nguyễn Văn Đài thành lập ngày
10/12/2006.
(9*) Liên đảng Lạc Hồng thành lập ngày 20/01/2007, do hai đảng Thăng Tiến
và Vì Dân hợp thành.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 217


NGUYỄN ĐAN QUẾ

Lời Kêu Gọi


Của Cao Trào Nhân Bản

Thế giới biến đổi lớn lao, hai khối đối đầu Đông Tây đang chuyển
sang hợp tác Bắc Nam. Kỷ nguyên chiến tranh kết thúc, nhường chỗ cho
hòa bình và phát triển.
Khắp nơi xu thế thời đại đòi hỏi phải tôn trọng Nhân quyền, phải có
Tự do Dân chủ, phải được sinh hoạt Chính trị Đa nguyên. Các dân tộc ở
Đông Nam Á - Thái Bình Dương đều mong muốn vùng này đi vào hòa
bình ổn định, phi liên kết và hợp tác vùng để mở mang kinh tế, văn hóa
qua Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, viết tắt là ASEAN.
Cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây bản chất đích thực là mâu thuẫn
quyền lợi chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua hai giới lãnh đạo
Sài Gòn và Hà Nội. Khi hai khối Cộng Sản và Tư Bản hết đối kháng,
tương quan Mỹ và Trung Quốc biến vào thế hợp tác (thông cáo chung
Thượng Hải 1972), do đó có điều kiện để giải quyết cuộc chiến tranh Việt
Nam trên cơ sở. Các yếu tố ngoại nhập (hai guồng máy chiến tranh và hai
giới lãnh đạo) được rút ra, dẹp bỏ; và để nhân dân Việt Nam tự quyết định
lấy tương lai chính trị của mình.
Đối với vấn đề Đông Dương, sai lầm của Bộ Chính Trị đảng Cộng
Sản Việt Nam là muốn gộp bằng quân sự 3 nước Đông Dương dưới một
thế lực chính trị, trong khi thế giới đòi hỏi phải tách 3 nước Đông Dương
thành 3 thế lực chính trị cá biệt rồi mới gia nhập ASEAN.
Trong bối cảnh toàn cầu và cấp vùng như vậy, Bộ Chính Trị đảng
Cộng Sản Việt Nam đi ngược hoàn toàn xu thế thời đại, trở thành một tập
đoàn phản động, bị cả thế giới cô lập và nhân dân Việt Nam chán ghét.
Dân tộc Việt Nam phải nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng quốc tế,
chủ động giải quyết những nguyện vọng và quyền lợi của mình, Cao Trào

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 218


Nhân Bản chủ trương:
1. Giải giới guồng máy chiến tranh Hà Nội mà Trung Quốc và Liên Xô
có trách nhiệm vì đã giúp tạo dựng lên. Công cụ bạo lực này hiện
đang được giới lãnh đạo Hà Nội sử dụng để đàn áp tiếng nói của dân
tộc Việt Nam.
2. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam phải tôn trọng Nhân quyền,
Dân quyền và Tài quyền, cũng như phải chấp nhận sinh hoạt đa
nguyên. Dân tộc Việt Nam có quyền, qua bầu cử thực sự tự do, quyết
định một nhà nước mới phù hợp với hạ tầng cơ sở xã hội Việt Nam
hiện đại.
3. Xã hội hóa toàn bộ nền kinh tế và văn hóa. Trả lại thẩm quyền kinh
tế, văn hóa về tận tay mỗi người dân, nhằm cho ra đời quan hệ sản
xuất mới Nhân Bản: Lực lượng sản xuất trực tiếp đóng vai quan hệ
sản xuất chứ không phải nhà nước hay giới tư sản.
Chúng tôi thiết tha kêu gọi mọi cá nhân, mọi giới trong nước cũng
như quốc tế, các hội đoàn ở Âu Châu và Mỹ châu, những Phong trào Việt
kiều ở Âu Châu và Mỹ Châu, yêu chuộng Tự do Dân chủ và Đa nguyên
ủng hộ cuộc đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của chúng tôi, để thiết lập tại
Việt Nam một thể chế xã hội, nhân bản và tiến bộ, một nhà nước mới
thuộc toàn dân chứ không phải của một giai cấp nào, vai trò không phải là
lũng đoạn mà là phục vụ cộng đồng, chức năng không còn là quản lý nữa
mà là điều hòa phối hợp hoạt động giữa các khu vực trong xã hội.
Đây là đường lối tất yếu của lịch sử Việt Nam hiện đại, cho phép giải
quyết được những khó khăn về kinh tế, xã hội trước mắt và đưa Việt Nam
mạnh tiến trong thế giới ngày nay.

Việt Nam, ngày 11 tháng 5 năm 1990


Đại Diện Cao Trào Nhân Bản
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 219


Lộ trình 9 Điểm Để
Dân chủ hoá Việt nam

Nguyễn An: Trước đây Bác sĩ có đưa ra một Lộ trình chính điểm để
Dân chủ hoá Việt Nam một cách hoà bình. Lộ trình chín điểm này đã được
một số Thượng nghị sĩ và dân biểu ở bên Mỹ công khai ủng hộ, và đồng
thời cũng được các nhà dân chủ Việt Nam, như là ông Phương Nam, cụ
Hoàng Minh Chính, giáo sư Trần Khuê, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Linh
mục Phan Văn Lợi, v.v. tán đồng.
Bác sĩ có thể nhân dịp này trình bày cho chúng tôi những điểm chính
của lộ trình?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Vâng, năm 2005, Cao Trào Nhân Bản đã
đưa ra Lộ trình 9 điểm nhầm dân chủ hoá Việt Nam: đầu tư, mậu dịch, trao
đổi giáo dục văn hoá, và những giá trị phổ quát nhân quyền dân chủ được
quần chúng hoan nghênh, đã và đang làm thay đổi sâu rộng hạ tầng cơ sở
xã hội Việt Nam chúng ta.
Nay đã đến lúc phải có thay đổi chính trị, tiếp tục đưa xã hội tiến lên,
nhất là về phát triển kinh tế. Áp lực sức mạnh quần chúng đòi thay đổi
trong ngoài là rất mạnh và chắc chắn sẽ còn mạnh hơn nữa. Do đó tới đây,
dầu muốn hay không Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam cũng phải chấp
nhận.
Tôi xin nói điểm thứ nhất. Để thông tin hai chiều trong ngoài được
dễ dàng, hãy để các ấn phẩm văn hóa, đĩa nhạc, phim ảnh v.v... vào Việt
Nam, không được phá sóng các đài phát thanh như BBC, VOA, RFA, RFI,
Chân Trời Mới v.v...
Thứ 2, nới lỏng quyền tự do phát biểu, tự do báo chí, tự do đi lại, tự
lập hội v.v...
Thứ 3, phải thả hết tù chính trị và tôn giáo.
Thứ 4, chấm dứt đàn áp tôn giáo, nhất là GHPGVNTN, Phật Giáo
Hòa Hảo, đạo Tin Lành của đồng bào Thượng, và phải tôn trọng quyền của
các sắc dân thiểu số.
Dù nhượng bộ như trên, sức mạnh quần chúng tiếp tục dâng cao buộc

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 220


chuyển sang việc số 5: Bộ chính trị đảng CSVN hãy trao trả lại quốc hội,
vai trò là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước. Hòa cùng sức mạnh quần
chúng quốc hội sẽ, chúng tôi xin sang điểm thứ 6:
Hủy bỏ điều 4 hiến pháp và tuyên bố Việt Nam là một quốc gia tôn
trọng nhân quyền, dân quyền và tài quyền.
Thứ 7, bãi bỏ tất cả mọi hoạt động đảng trong các cấp chính quyền.
Thứ 8, soạn thảo và thông qua luật bầu cử tự do, công bằng, có giám
sát quốc tế.
Thứ 9, cũng là điểm chót, tổ chức tổng tuyển cử với bộ máy hành
chánh đã tách khỏi đảng và chiếu theo luật bầu cử nói trên để bầu quốc hội
lập hiến thảo ra hiến pháp mới cho Việt Nam.
Đây là lộ trình không gây đổ vỡ, ít xáo trộn vì kinh qua một giai đoạn
ngắn nghị trường sang dân chủ. Chúng tôi rất ước mong đồng bào cả nước
từ Nam chí Bắc và cộng đồng người Việt hải ngoại mạnh mẽ lên tiếng ủng
hộ Lộ trình 9 điểm này để dân tộc ta nhanh chóng có dân chủ. Chúng tôi
xin cám ơn tất cả quý vị. 


Nguồn: http://www.doi-thoai.com/baimoi0206_051.html

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 221


Tuyên bố Thành lập
Tập hợp vì Nền Dân chủ

Chiến tranh lạnh chấm dứt với sự phá sản của chủ nghĩa Cộng Sản, thế
giới chuyển mình sang kỷ nguyên hợp tác Bắc-Nam.
Đông Nam Á đang đi dần vào hòa bình, ổn định, phi liên kết và hợp
tác vùng.
Sau chiến tranh, bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam thất bại trong
hòa bình. Quần chúng chán ghét chính quyền tham nhũng, vô hiệu năng,
ngược ý dân và thách thức trào lưu Dân Chủ trên toàn cầu. Dân ta sống
dưới chế độ công an trị, nghèo đói và kém học, tiềm năng dân tộc bị kìm
hãm vì đường lối lạc hậu của bộ chính trị.
Đã đến lúc tập hợp lại, đấu tranh thiết lập chính quyền Dân Chủ để
phát triển đất nước trong thế giới đang đổi thay vũ bão.
Đứng lên nắm lấy cơ hội làm ăn trực tiếp với thế giới bên ngoài, biến
đổi hẳn hạ tầng cơ sở xã hội. Hạ tầng mới quyết định thượng tầng phù hợp.
Song song với hợp tác kinh tế và bằng phương cách hòa bình, nhân dân ta
đấu tranh buộc bộ chính trị:
• tách đảng khỏi chính quyền, cấm dùng tiền thuế củng cố đảng trị, cản
trở tiến bộ.
• để Quốc Hội thảo luật bầu cử dân chủ.
• tổ chức bầu cử tự do và công bằng Quốc Hội Lập Hiến để thảo Hiến
Pháp mới.
Chấp nhận chạy đua, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn cơ may tồn
tại trước khi quá muộn. Nếu không, khó tránh khỏi tình trạng quần chúng
đứng dậy lật đổ.
Bất cứ ai, ở bất cứ đâu, yêu chuộng Dân Chủ và ủng hộ chính nghĩa
của dân tộc Việt, hãy tập hợp lại cùng nhau làm việc trên nguyên tắc:
Tự lực hoạt động và phối hợp hành động qua mạng toàn cầu Internet.
Ai sẵn sàng mang hết tâm trí biến lý tưởng thành hiện thực có nhiệm

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 222


vụ hướng dẫn những người khác đứng dậy đòi Dân Chủ.
Những cá nhân xuất sắc, có uy tín, được cộng đồng tín nhiệm hợp
thành nền tảng của tổ chức chính trị Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ.
Đoàn kết lại! Dân Chủ phải thắng.

Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2000


Đại diện ban vận động thành lập,
Bs. Nguyễn Đan Quế

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 223


Làm Gì
Để Có Thay đổi ở Việt nam?

Những tiến bộ khoa học khi đem ứng dụng mang lại lợi ích, nên quần
chúng tự động hưởng ứng đem về dùng, khiến xã hội đảo lộn hẳn; trên cơ
sở hạ tầng khác hình thành nhà nước kiểu mới để tiếp tục đưa xã hội tiến
lên theo hướng mới.
Trong những chế độ phong kiến vàng (Vua Quan) hay đỏ (Cộng Sản),
chiến lược nhằm vào đánh đổ thượng tầng rồi thi hành cải cách ở hạ tầng là
điều khó làm bằng bất bạo động, vì bọn cầm đầu luôn luôn khống chế hạ
tầng để trường tồn; và giả sử nếu như nắm được thượng tầng mà hạ tầng
chưa có những biến đổi cơ bản, thì xã hội vẫn như cũ, chỉ là đổi ngôi vua
hay là thay đổi hết bộ chính trị này đến bộ chính trị khác.
Cộng Sản chủ trương chính quyền trên đầu súng, nghĩa là dùng bạo
lực chiếm quyền. Nhưng đa số đã thất bại trong công cuộc phát triển kinh
tế-xã hội, điển hình là đảng CSVN sau khi chiếm miền Nam Việt Nam.
Tình trạng trì trệ, chìm đắm trong khó khăn buộc bộ chính trị đảng CSVN
phải tìm đường sống bằng cách thương lượng, ký hiệp định thương mại
song phương (tiếng Anh viết tắt là BTA) với Mỹ ngày 13-7-2000 và sắp
được thông qua.
Thương ước đưa CSVN, quen đánh đấm, vào sân chơi mới BTA,
trong đó luật chơi là kinh tế; đổi khác sâu rộng ở hạ tầng sẽ thay lãnh đạo ở
thượng tầng. Đấy là chưa kể nhiều yếu tố nữa cũng vô cùng quan trọng
như LX và Đông Âu sụp đổ và cao trào Dân Chủ đang dâng cao khắp nơi
trên thế giới.
Tình hình VN sẽ có những chuyển biến cơ bản khi thi hành bản
thương ước. Thật vậy:
Làm con cờ cho phong trào CS quốc tế, đưa dân tộc vào 2 cuộc chiến
tranh tương tàn với chiêu bài “độc lập dân tộc và XHCN”, làm tan nát,
băng hoại xã hội VN.Tôn thờ một chủ nghĩa mà cuối cùng đã phá
sản.Không có can đảm nhìn nhận đi sai đường, bộ chính trị đảng CSVN
còn cố nuôi hy vọng tiếp tục thống trị. Nhưng không được, vì chiến tranh
lạnh chấm dứt, mâu thuẫn giữa CS-TB quốc tế không còn nữa, khối CS Xô

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 224


Viết và Đông Âu đã sụp đổ. Câu lạc bộ theo CS nay đếm trên đầu ngón tay
gồm TQ, VN, Lào, Bắc Hàn, Cuba; trong đó TQ là hội viên thường trực
Hội Đồng Bảo An LHQ đang chủ động xoay chuyển đi vào thế hợp tác với
các siêu cường trong chiến lược toàn cầu mới hợp tác Bắc-Nam.VN cũng
‘đổi mới’ (1986) nhưng khác với TQ ở chỗ: bộ chính trị đảng CSVN hoàn
toàn bị động trong cơn lốc toàn cầu hoá, lần mò dọ dẫm, tâm trạng hoang
mang, một chân bước tới thở thấy thoáng mát nhưng chân kia không dám
nhích tới vì sợ đi vào chỗ chết.Hiệp ước thương mại Mỹ-Việt chính là
nhằm thúc cú nhẩy đó, đưa cả hai chân của VN sang hẳn sân chơi mới.
Vài nét chính về sân chơi mới:
• kinh tế theo luật cung cầu và tự do cạnh tranh.
• văn hoá đa nguyên, tự do sáng tạo.
• chính trị Dân Chủ, tôn trọng Nhân Quyền.
Và đây là hình ảnh thiểu não của bộ chính trị đảng CSVN:
• khoác trên người bộ đồ “định hướng XHCN” lỗi thời.
• đầu óc nghèo, nhai đi nhai lại mớ ngôn từ Mác-Lê - tư tưởng HCM.
• độc đoán, không giống ai, bị mọi người ghét bỏ, thế giới lên án.
Khi khối CS rã đám, Hà nội bơ vơ, cuốn theo chiều gió.Và BTA sắp
đưa người “hùng thấm mệt” vào cuộc chơi mới để biện minh cho cứu cánh
của cuộc chơi cũ trên chiến trường.
Hiệp ước song phương Việt-Mỹ có 5 phần chính:
1. Mở cửa thị trường cho hàng kỹ nghệ và nông sản. VN lần đầu tiên
đồng ý cho phép các xí nghiệp VN, và với thời gian các xí nghiệp Mỹ và
người Mỹ, có quyền tự do nhập cảng và xuất cảng từ bên trong biên giới
VN. VN đã đồng ý giảm mạnh thuế đánh trên tất cả hàng kỹ nghệ và nông
sản của Mỹ, bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan, và dùng những tiêu chuẩn
của Cơ Quan Mậu Dịch Thế giới (WTO) cho quan thuế, cấp giấy phép
nhập cảng, buôn bán trong nước, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh,
tiêu chuẩn rau trái sạch.
2. Quyền sở hữu tài sản trí tuệ: VN đồng ý chấp nhận những tiêu
chuẩn của WTO về bảo vệ tài sản trí tuệ trong vòng 18 tháng và có thêm
những biện pháp trong vài lãnh vực khác như bảo vệ tín hiệu vệ tinh.
3. Mở cửa thị trường những dịch vụ: VN cho phép người Mỹ và xí

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 225


nghiệp Mỹ tiến vào thị trường dịch vụ bao gồm mọi loại dịch vụ, như dịch
vụ tài chánh (bảo hiểm và ngân hàng), viễn thông, phân phối, nghe nhìn,
pháp luật, kế toán, công trình sư, vi tính cùng liên quan, nghiên cứu thị
trường, xây dựng, giáo dục, y tế và du lịch. Những cam kết được thực thi
qua nhiều giai đoạn, trong vòng từ 3 đến 5 năm.
4. Những điều khoản về đầu tư: VN đã đồng ý bảo vệ đầu tư Mỹ khỏi
bị truất hữu, khỏi yêu sách của địa phương và khỏi bắt buộc làm 1 phần
xuất cảng.
5. Những điều khoản về trong sáng: VN đã đồng ý chấp nhận chế độ
công khai minh bạch hoàn toàn phải đươc tôn trọng đối với những điều
khoản của 4 phần nêu trên, bằng cách ban hành những đạo luật, điều lệ và
những qui định khác được bình giải cho mọi người rõ, được xuất bản và
cung cấp, và cho phép những công dân Mỹ quyền kháng cáo dựa trên đòi
hỏi phải tôn trọng tất cả những gì có liên quan đến luật lệ và qui định.
TT Clinton hôm ký đã tuyên bố tại Vườn Hồng toà bạch Ốc hiệp định
do đại diện thương mại MỹCharlene Barshefsky và bộ trưởng thươngmại
VNVũ Khoan ký “sẽ mở rộng nền kinh tế VN, hội nhập VN hơn nữa vào
nền kinh tế quốc tế, và gia tăng buôn bán giữa 2 quốc gia chúng ta”.
“Với hiệp ước này,” TT Clinton nói, “VN đã đồng ý đẩy nhanh tốc độ
mở cửa với thế giới, chịu những ấn định chủ yếu về pháp trị và thương mại
quốc tế, gia tăng làn sóng thông tin đến với dân chúng nước họ; qua mời
gọi cạnh tranh sẽ gia tốc tăng nhanh thị trường tự do và khu vực tư nhân
bên trong chính VN”.
TT tiếp, “Chúng ta hy vọng mở rộng giao thương sẽ đồng hành tay
trong tay với tôn trọng NQ và quyền lao động, bởi vì chúng ta hiện sống
trong 1 thời đại mà thịnh vượng có được do tự do trao đổi ý kiến, và ổn
định tuỳ thuộc những lựa chọn dân chủ. Do ký hiệp định này, VN bước 1
bước đúng hướng.”
Từ một nước điều hành bằng pháp lệnh đổi sang pháp trị, từ đóng cửa
dấu diếm đến mở rộng dân chủ, rõ ràng VN cần nhiều bộ luật và nhất là
phải giải quyết vấn đề thi hành.Vô vàn khó khăn rất cơ bản, vô phương
giải quyết trong tình hình bế tắc hiện nay:
Về kinh tế
Chủ nghĩa CS không công nhận quyền tư hữu (vốn, đất đai, tư liệu
sản xuất…).Thực tế áp dụng tại Nga, Trung Quốc và tất cả các nước CS
khác cho thấy là không đâu thành công trong việc huỷ bỏ quyền tư hữu mà

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 226


Mác tưởng là dễ, bởi lẽ đây là nhân quyền tự thân nó có trong mỗi con
người ngay từ khi mới lọt lòng mẹ. Để thích ứng với thất bại đó, CS đành
phải nói công nhận nhiều thành phần kinh tế, nhưng đâu là giới hạn giữa
các thành phần không xác định được. Chính vì thế khi làm luật về đầu tư
buôn bán kinh doanh, kể cả tài sản trí tuệ hoặc luật sở hữu đất đai, cải cách
ruộng đất… quốc hội cãi nhau vì điều dưới mâu thuẫn với điều trên; đoạn
nọ nghịch đoạn kia. Thôi thì chỉ còn cách nói chung chung, mà ngay cả khi
nói chung chung nghe cũng không ổn. Bởi thế cấp dưới không biết đâu mà
mò, tuỳ tiện suy luận, tuỳ tiện áp dụng. Quá nhiều kẽ hở ‘hợp pháp, hợp
hiến’ để lạm dụng quyền thế và tham nhũng hoành hành.
Nhưng với BTA, những chuyện này sẽ phải chấm dứt. Chấm dứt
được hay không và chấm dứt như thế nào? Đó chính là vấn đề nhiều người
đang quan tâm theo dõi.
Về văn hoá
CS hoành hành nhờ bạo lực và ‘độc quyền thông tin dẫn đến độc
quyền chính trị’.
BTA ngoài việc mở cửa kinh tế và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, còn
mở cửa các dịch vụ trong đó có thông tin – giáo dục – văn hoá – nghệ
thuật, đưa nhân dân ta tiếp cận với thế giới bên ngoài, hoá giải tuyên
truyền một chiều của CS. Nhìn thế giới tiến bộ, người dân sẽ bác bỏ lỗi
thời.
Về chính trị
CS vẫn muốn duy trì độc đảng với khẩu hiệu bịp bợm: đảng lãnh đạo
– chính quyền quản lý – nhân dân làm chủ. Cơ chế này sẽ bị BTA đem ra
thử thách.
Nhiệm vụ chính yếu của tất cả các nước đang phát triển là đưa số dân
của mình đi lên cả kinh tế lẫn văn hoá, lấp bớt hố xa cách giầu nghèo. Vì
thế, chính quyền bắt buộc phải được đa số ủng hộ, bộ máy gọn nhẹ và có
khả năng thực hiện tiến bộ xã hội. Trong thế giới mới như vậy, làm sao
đảng CSVN tiếp tục duy trì được vai trò ký sinh trùng ăn bám công quĩ và
dùng ké phương tiện nhà nước để củng cố độc tài, coi bảo vệ độc quyền
chính trị là hàng đầu, quan trọng hơn cả phát triển quốc gia. Đảng phải vận
động riêng, nếu chiếm đa số phiếu bầu mới đứng ra thành lập chính phủ.
Đảng đẻ ra nhà nước thì nhà nước chỉ là công cụ của độc tài, cản trở phát
triển.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 227


THẾ MỚI – LỰC MỚI – CÁCH MỚI
Đây là lúc chúng ta đặt cuộc đấu tranh chung trong toàn bộ về không gian
và toàn bộ về thời gian.
* Toàn diện về không gian: ngày nay với kỹ thuật hiện đại về thông
tin và giao thông vận tải, biên giới giữa các nước đang mờ nhạt dần, bớt
cách trở hơn trước. Riêng trường hợp VN, một khi thương ước Việt-Mỹ có
hiệu lực, bức màn tre kể như không còn nữa. Chính vì thế, chúng ta cần
quan niệm tổ quốc VN rộng mở với trong nước là quê nội và ngoài nước là
quê ngoại.
* Toàn diện về thời gian: những gì xẩy ra hôm nay có gốc rễ từ quá
khứ và là mầm mống cho tương lai. Chúng ta đang đưa cuộc chiến trước
đây vĩnh viễn đi vào quá khứ: chính quyền 2 phe phải ra đi vì lỗi thời, và
toàn dân ta ở thời điểm này mới là những người có thẩm quyền quyết định
tối hậu đường lối và nhân sự lãnh đạo xây dựng VN trong hoà bình.
1975 chính quyền Saigon ra đi trước, do giải giáp.
Nay đến lượt CS bị đào thải trong trận địa BTA.
Lực lượng gần 3 triệu người Việt ở hải ngoại với nhiều người có vốn,
kỹ thuật, kinh nghiệm sống dân chủ có thể trực tiếp tham gia với trong
nước, từng bước đánh lui, đi đến làm phá sản vai trò lãnh đạo của đảng
CSVN, bằng cách:
1. đầu tư ào ạt vào VN và nâng xuất cảng của VN sang Mỹ, giúp khu
vực tư nhân hợp tác với doanh nhân Mỹ làm ăn phồn thịnh, đè bẹp quốc
doanh. Dĩ nhiên khi được hưởng quyền lợi thì phía VN cũng phải có nghĩa
vụ tuân thủ các điều khoản trong bản thương ước đã ký.
2. chống tệ nạn quan liêu – tham nhũng có hiệu quả. Mà Hà nội đã
hoàn toàn bất lực.
Nhằm bảo đảm cho công cuộc đầu tư làm ăn buôn bán của mình
không bị sách nhiễu trở ngại, các doanh gia Việt-Mỹ chắc chắn sẽ yêu cầu
2 bên nghiêm chỉnh thực thi những gì đã ký kết, đặc biệt là điều khoản luật
lệ trong sáng theo tiêu chuẩn WTO và điều khoản VN chấp nhận để làn
sóng thông tin vô VN. Đặt truyền thông VN bị nhà nước kiểm soát vào
giữa lòng truyền thông đại chúng quốc tế, để từ tứ phía sự trung thực tràn
vô làm rã rời guồng máy tuyên truyền của CS, phối hợp tố cáo tham nhũng
và nhất là hỗ trợ đòi tự do báo chí. Luật minh bạch và đệ tứ quyền mới phá
vỡ được quan liêu cấu kết tham nhũng hoành hành, nhất là ở cấp chóp bu.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 228


3. tích cực tham gia tiến trình tách đảng khỏi chính quyền.
Để môi trường đầu tư ổn định và đạt tăng trưởng cao, ngoài an-sinh
người dân bình thường cần NQ và DC. Do đó có nhu cầu chấm dứt độc tài
đảng trị, nghĩa là loại bỏ tất cả đảng ủy các cấp từ trên xuống dưới ra khỏi
bộ máy hành chánh.
Làm sao gỡ cây tầm gửi thâm căn cố đế này, khó lắm? Với BTA có
thể.
Khi thi hành thương ước, mâu thuẫn trầm trọng sẽ diễn ra giữa 1 bên
là các viên chức chính quyền (bị thúc đẩy bởi các điều khoản của BTA, bởi
các doanh nhân Mỹ-Việt, bởi quyền lợi của người tiêu dùng) và bên kia là
các cấp Ủy đảng tương ứng (bị chi phối bởi chủ nghĩa và nạn cá nhân, bè
phái), khiến việc tuân thủ gặp khó khăn, nhất là khi đầu tưcủa Mỹ đổ vào
VN và xuất cảng của VN sang Mỹ tăng lên.Tới cao độ, hai bên giằng co
không quyết. Bộ máy hành chánh do dân đóng thuế sẽ chối bỏ não bộ bệnh
hoạn và cuối cùng chính sức mạnh quần chúng tách đảng ra khỏi hẳn chính
quyền qua bầu cử tự do.
Nhưng cuộc đấu tranh chung của dân tộc chỉ thành công NẾU:
* Doanh gia ta trong ngoài nhanh chóng nắm ngay thực chất kinh tế
các thương vụ do BTA mở ra, du Hà Nội vào thế chỉ thông qua trên giấy
tờ. Hợp đồng cùng doanh gia ngoại quốc nhẹ nhàng đưa VN đến với thế
giới.
Linh động kết hợp thị trường tự do với Nhân Quyền và Dân Chủ để
vận động quần chúng (nay nắm thẩm quyền kinh tế và văn hoá) tham gia
đông đảo tiến trình đòi thay đổi.
Đây là lúc mọi người Việt góp tiếng cho đại cuộc, dứt khoát không
khoan nhượng: Muốn phát triển VN phải kinh tế thị trường và Dân Chủ
hoá. Mỗi người và mọi người hăng hái cài răng lược và sẵn sàng sáp lá cà
chứng minh cho những người CS thấy rõ là bộ chính trị lỗi thời, không thể
đáp ứng với tình hình đất nước.
Từ vị trí đứng trong xã hội tiên tiến, có vốn, kỹ thuật và liên hệ với
doanh nghiệp nước ngoài, hải ngoại cần chủ động bắt tay trong nước, hỗ
trợ nhau làm ăn buôn bán với thế giới, phổ biến văn hoá mới, tư tưởng
mới, lập trường mới…sẵn sàng đi đầu xé rào cho quần chúng áo lên phá vỡ
lề thói làm ăn vô hiệu năng, quan liêu, tham nhũng. Thực tế mà nói, mỗi
người Việt hải ngoại về nước là một cán bộ sinh động mang theo trên
người ít nhiều tinh thần tự do, dân chủ và tiến bộ. Đây là đội ngũ tuyên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 229


truyền đông đảo và hữu hiệu, không lãnh lương mà lại rất tích cực, 1 việc
không dễ gì đảng phái có thể làm được.
Trong suốt tiến trình thay da đổi thịt này, chúng ta luôn luôn đề cao
những giá trị phổ quát của NQ và DC bằng mọi phương cách có thể. Thai
nghén trong những điều kiện như vậy, nhà nước mới sẽ tôn trọng NQ, DC,
có khả năng cùng hậu thuẫn trong – ngoài để thực hiện tiến bộ xã hội.
Muốn nhà nước mới sắp ra đời là một nhà nước tốt đẹp, ngay từ bây
giờ chúng ta cần trình bầy rõ hướng phát triển mới đáp ứng đúng nguyện
vọng và quyền lợi của nhân dân hai miền Nam-Bắc và phù hợp với tình
hình mới của thế giới.
Vì nhân loại đang đi vào nền văn minh mới với hai cuộc cách mạng:
cách mạng vi điện tử và cách mạng nhân bản hoá, chúng ta có thể nói một
cách tổng quát là đối với tất cả các nước dù giầu hay nghèo, bất cứ đường
lối phát triển hữu hiệu nào trong thế giới mới ngày nay tự thân đều mang 3
tính chất Xã Hội, Nhân Bản và Tiến Bộ.
-Tính Xã Hội
Nhà nước nhân bản là của toàn dân, chứ không phải của 1 giai cấp
nào, chúng ta bác bỏ hẳn quan niệm chính quyền luôn luôn bắt buộc phải
mang tính giai cấp hoặc vô sản hay tư sản. Lấy ý dân qua thăm dò để xây
dựng luật pháp và có những quốc sách hợp lòng người.
Tản quyền. Vai trò nhà nước là phục vụ, chứ không phải lũng đoạn.
Chức năng không còn là trực tiếp quản lý nữa, mà là điều hoà phối hợp
sinh hoạt giữa các khu vực của xã hội. Mọi thay đổi lãnh đạo phải diễn ra
định kỳ theo thể thức dân chủ.
Xã-hội-hoá toàn bộ nền kinh tế mới và văn hoá mới, nghĩa là thẩm
quyền kinh tế-văn hoá nay nằm trong tay người dân, hình thành xã hội dân
sự sinh hoạt tự do trong luật định.
Tính chất xã hội mà đường lối mới chủ trương là xu thế mới đang lên
trên thế giới, hoàn toàn khác hẳn quái thai XHCN của CS. Một bên là tiến
trình đi lên tự nhiên của tư bản chủ nghĩa khi diễn ra cách mạng vi điện tử
và nhân bản hoá và bên kia là ý đồ không tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin
lên bước tiến của nhân loại, nay đã bị phủ nhận và phá sản.
Hay nói rõ hơn đường lối mới chủ trương: Lực lượng làm ra của cải
vật chất và sản phẩm trí tuệ cho xã hội phải trực tiếp nắm quan hệ sản xuất
qua cổ phần và bầu ban quản trị; có thế mới tránh đẻ ra mâu thuẫn đối

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 230


kháng vô sản – tư sản và hoạt động của não trạng này nằm khắp nơi trong
dân gian. Đây chính là những điều kiện cần thiết để đưa trình độ dân trí
nhất loạt lên.
- Tính Nhân Bản
Xã hội xây dựng trên quan niệm triết lý mới về con người: tinh thần
và vật chất có tương quan, hỗ tương tác động và hoán chuyển lẫn nhau qua
sinh-năng (photon). Sinh-năng là một phần của vũ trụ năng (photon) và vũ
trụ năng trực tiếp ảnh hưởng trên sinh-năng.
- Tính Tiến Bộ
Đường lối mới phát triển xã hội đồng đều cả hai mặt tinh thần lẫn vật
chất, đi vào nền văn minh mới. Kinh tế – kỹ thuật cao mang lại thịnh
vượng. Nền Văn Hoá – Giáo Dục Nhân Bản, khoa học, đại chúng, khai
phóng và sáng tạo làm đời sống tinh thần phong phú hơn.
Đường lối mới đưa nhân loại xích lại gần nhau, cùng tiến vào kỷ
nguyên toàn cầu hoá kinh tế, toàn cầu hoá văn hoá và toàn cầu hoá chính
trị với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là hiến pháp tối cao chung
cho tất cả các dân tộc.
Tóm lại, với thương ước Mỹ-Việt BTA cuộc đấu tranh chung của dân
tộc ta chuyển sang thế công:
* Thế mới. Cuộc đấu tranh nay ở vào vị thế rộng lớn hơn của kinh tế
toàn cầu, trong đó có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, vừa buộc CSVN phải
mở cửa.
* Lực mới. Sức sống mãnh liệt của kinh tế thị trường trỗi dậy, phối
hợp với đầu tư và thương mại từ bên ngoài.
* Cách mới. Bàn tay phải dùng kinh tế lôi bộ máy hành chánh bỏ
đảng (nghèo khó) ngả theo thịnh vượng chung (BTA). Nắm đấm trái đánh
thẳng đòn NQ và DC vô đầu bộ chính trị đảng CSVN.
Kinh tế thị trường ngự trị hạ tầng, thượng tầng bất lực, có đảng hay
không có đảng, xã hội vẫn đi theo qui luật chung của kinh tế toàn cầu.
Trong hoàn cảnh đó bộ chính trị không còn cách nào khác hơn là chấp
nhận bầu cử tự do, công bằng, có giám sát quốc tế.
Trên thực tế, tiến trình Dân Chủ hoá đang bắt đầu khởi động ở hạ
tầng cơ sở xã hội VN về kinh tế và văn hoá. Cho nên càng đông quần
chúng tích cực tham gia, thể chế mới càng dễ đoàn kết được toàn dân, hàn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 231


gắn chia rẽ và có quốc tế ủng hộ để đưa Tổ Quốc chúng ta đến tương lai
tươi sáng hơn.
24.09.2008
Cao Trào Nhân Bản
Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ

Bs. NĐQ là một trong những trí thức bất


ñồng chính kiến hàng ñầu tại Việt nam,
ông bị bắt giam năm 1978 không xét xử
cho ñến năm 1988.
Năm 1990 ông thành lập Cao trào
Nhân bản và bị tuyên án 20 năm tù và 5
năm quản thúc tại gia vì tội “âm mưu lật
ñổ chính quyền.”
Nguyễn Đan Quế

Năm 1998 trước áp lực quốc tế, Việt nam thả tự do cho
ông. Năm 2004 ông lại bị án 30 tháng vì tội “Lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.”
Ông ñã ñược trao nhiều giải nhân quyền: Raoul
Wallenberg (1994), Robert Kennedy (1995), Hellman/
Hammett (2002), Heinz R. Pagels (2004).
Ông ñược ñề cử Nobel Hòa bình nhiều lần và gần nhất
vào năm 2004 do Dân biểu Ed Royce cùng bảy Thượng Nghị
Sĩ Hoa Kỳ ñề cử.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 232


NGUYỄN GIA KIỂNG

Cuộc Chiến đấu Thực sự

Ba mươi năm là thời gian của một thế hệ, và đối với Việt Nam, cũng
dài bằng thời gian của cuộc nội chiến quốc-cộng 1945-1975. Một thế hệ đã
sinh ra và lớn lên. Dân số Việt Nam đã tăng quá gấp đôi, từ 40 triệu lên 83
triệu. Những thanh niên sinh ra sau cuộc chiến chiếm quá 2/3 dân số. Điều
này có nghĩa là cuộc chiến đã thuộc vào dĩ vãng và đã đến lúc ta có thể
nghĩ đến nó như một biến cố lịch sử thay vì một đam mê.
Trước hết cần hiểu bối cảnh lịch sử của cuộc xung đột kết thúc ngày
30-4-1975.
Cuộc chiến này diễn ra vào giữa lúc Việt Nam đang sống một cuộc
chuyển hóa lớn từ văn hóa Khổng giáo sang văn hóa phương Tây. Khổng
giáo đã bị đánh bại và bị lố bịch hóa ("Cái học nhà Nho đã hỏng rồi!", Tú
Xương) nhưng vẫn còn là văn hóa nền tảng của dân tộc ta. Người ta không
thể đoạn tuyệt nhanh chóng với một nền văn hóa đã được độc tôn trong hai
ngàn năm. Ngược lại, văn hóa phương Tây tuy toàn thắng về mặt chính trị
và cũng hơn hẳn về mặt trí thức nhưng mới chỉ được tiếp thu một cách rất
phiến diện. Lý do là vì nó được chuyên chở bởi một ngôn ngữ - tiếng Pháp
- rất ít người hiểu, đồng thời nó cũng là một bước nhảy vọt trí tuệ quá lớn
đối với người Việt Nam. Nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng căn cước
lớn, nhận ra văn hóa truyền thống của mình là dở trong khi không dứt bỏ
được nó, ái mộ văn hóa của những kẻ rất xa lạ tới chiếm đóng nước mình.
Chúng ta không biết mình là ai và muốn gì.
Cần nhìn giai đoạn Pháp thuộc một cách khách quan. Đối với nhà
nước Việt Nam, nghĩa là triều Nguyễn, nó là một cuộc xâm lược nhưng đối
với nhân dân Việt Nam và mỗi người Việt Nam, nó lại có tác dụng khai
phóng lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Mức sống, trình độ hiểu biết, và các
quyền con người căn bản được nâng cao một cách ngoạn mục. Dù mất chủ
quyền, nước ta phát triển rất nhanh và rất mạnh về mọi mặt dưới thời Pháp
thuộc. Sự kiện kẻ thống trị nước ngoài đem lại phúc lợi hơn hẳn so với các

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 233


chính quyền Việt Nam đã giáng một đòn chí tử lên ý niệm chủ quyền
truyền thống. Sản phẩm của cuộc chuyển hóa áp đặt này trước hết là một
bối rối tâm lý và một khủng hoảng căn cước mà ta vừa nói, nhưng đồng
thời một tinh thần quốc gia mới cũng được khai sinh.
Trái với ngộ nhận của khá đông người, ý niệm quốc gia và lòng yêu
nước chỉ mới xuất hiện trên thế giới gần đây thôi cùng với ý niệm con
người tự do và hệ luận của nó là thể chế dân chủ. Trước đó chỉ có những
vùng đất thuộc quyền sở hữu của những dòng vua trong đó người dân chỉ
là nô lệ. Kẻ nô lệ có thể do bị điều kiện hóa quá lâu tưởng lầm rằng mình
yêu sợi dây xích nhưng đó không phải là một tình yêu. Ý niệm quốc gia
như là di sản và tài sản của mọi người chỉ xuất hiện tại châu Âu từ thế kỷ
18. Chỉ có quốc gia được quan niệm như vậy mới cho phép nói tới lòng
yêu nước. Tại Việt Nam, một cách ngược đời, ý thức về quốc gia đã thực
sự ra đời dưới thời Pháp thuộc, vào lúc chúng ta không có chủ quyền. Nó
là sản phẩm của một cộng đồng đã khá giả hơn, đã tự do hơn, đã cảm thấy
mình có một số quyền và do đó một số trách nhiệm với đất nước, hơn nữa
lại chia sẻ cùng một sự tủi nhục bị người Pháp thống trị. Ý thức quốc gia
và lòng yêu nước sơ sinh này dầu vậy chỉ giới hạn trong một thiểu số. Sức
mạnh của tinh thần quốc gia và lòng yêu nước là ở chỗ chúng là những giá
trị đúng chứ không phải vì chúng đã có và đã mạnh từ lâu; điều này cần đã
ý thức rõ rệt nếu ta muốn hiểu cuộc chiến 1945-1975.
Một giai cấp trí thức Tây học mới xuất hiện và sẽ là nhân sự lãnh đạo
của cái được gọi là "phe quốc gia" (Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cộng
Hòa) sau này. Đặc điểm đầu tiên của giai cấp trí thức này là họ có kiến
thức vượt trội về mọi mặt so với lớp nho sĩ tiền bối của họ, nhưng hầu như
hoàn toàn không có tư tưởng, nhất là tư tưởng chính trị. Họ là hậu thân của
giai cấp sĩ mà đạo lập thân là học cặm cụi với hy vọng được làm những
công cụ ngoan ngoãn cho kẻ cầm quyền. Một đặc điểm khác là trong đại
bộ phận, cũng do hậu quả của di sản Khổng giáo, họ không có tinh thần
dân tộc. Họ sống trong một buổi giao thời với đầy rẫy cơ hội, lại may mắn
ở vào một vị trí thuận lợi để lợi dụng những cơ hội đó cho nên không
mong ước gì hơn là chế độ thuộc địa cứ tiếp tục.
Chế độ Pháp thuộc không phải chỉ là một đảo lộn lớn và đột ngột mà
còn có mâu thuẫn nội tại của chính nó: nó là một sự thống trị nhưng đồng
thời cũng có tác dụng khai phóng vì tạo ra những con người sung túc hơn
và tự do hơn. Những con người tự do chắc chắn sẽ đòi hỏi sự bình đẳng
giữa các dân tộc, nghĩa là chống lại chế độ thuộc địa. Tâm lý háo hức học

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 234


hỏi, bắt chước người phương Tây qua các phong trào Đông Kinh Nghĩa
Thục, Đông Du, Tây Du dần dần đã nhường chỗ cho các đòi hỏi chính trị
từ cuối thập niên 1920 cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Cao điểm là cuộc khởi
nghĩa 1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Người Pháp, nhất là cánh tả, đã ý thức được rằng chế độ thuộc địa
không thể tiếp tục. Cuối thập niên 1920, toàn quyền Varenne đã bắt đầu
những cuộc đối thoại trong chiều hướng mở rộng các quyền chính trị cho
người Việt, sang thập niên 1930 chính quyền Front Populaire còn đề nghị
một bước quyết định khác là trở lại hiệp ước Patenôtre 1884, trao trả lại
miền Bắc cho triều đình Huế. Đề nghị này bị chính trí thức Việt Nam đồng
loạt bác bỏ. Sự kiện này thật đáng chú ý, nó chứng tỏ khoảng trống chính
trị bi đát của nước ta lúc đó. Người Việt, kể cả những người đòi độc lập,
coi triều đình Huế, chính quyền Việt Nam duy nhất, còn tệ hơn chính
quyền thuộc địa Pháp. Như vậy, nếu người Pháp muốn trả độc lập cho Việt
Nam họ phải bàn giao quyền lực cho ai? Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ cả
về định chế lẫn tinh thần. Sự sụp đổ này đã thể hiện rõ rệt sau cuộc khởi
nghĩa dũng cảm nhưng lãng mạn của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Những
hy sinh của các chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong đó lẫm liệt nhất
là 13 người lãnh đạo lên đoạn đầu đài ngày 17-6-1930, đã chỉ được tiếp nối
bởi một phong trào tiểu thuyết ái tình, thơ lãng mạn, nhạc trữ tình, tranh ấn
tượng, v.v. Tinh thần dân tộc hầu như không có, trí thức Việt Nam vẫn chỉ
cặm cụi học để lấy bằng và làm quan.
Đối với quần chúng Việt Nam, giai đoạn Pháp thuộc đã có hai tác
dụng. Một mặt đời sống của họ được cải thiện đem lại cho họ cùng một lúc
một khả năng đề kháng lớn hơn và một ý thức rõ rệt hơn về thân phận đày
đọa mà họ cũng như ông cha họ đã phải chịu đựng qua các thế hệ; mặt
khác là sự ghen tức với giai cấp trí thức tiểu tư sản, giai cấp được hưởng
lợi nhiều nhất trong giai đoạn Pháp thuộc.
Tóm lại, vào lúc thế chiến II bùng nổ, nước ta đang ở trong giai đoạn
nghiêm trọng của một cuộc chuyển hóa lớn. Như một cơ thể ở tuổi dậy thì,
xã hội Việt Nam đã thay đổi quá nhiều và quá mạnh nên đã mất thăng bằng
và tích lũy ở mức độ cao những mâu thuẫn và căng thẳng. Một giai cấp trí
thức mới xuất hiện, được đặc biệt ưu đãi và hãnh diện làm công cụ cai trị
cho người Pháp, tương tự như giai cấp sĩ trước họ hãnh diện làm công cụ
thống trị cho các vua chúa. Họ không thấy có một bổn phận nào đối với
quần chúng Việt Nam cả. Họ quá thỏa mãn để đặt cho mình những vấn đề.
Họ không cần quan tâm tới đất nước, vả lại họ không biết suy nghĩ. Những

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 235


người chống đối chế độ thuộc địa chỉ là một thiểu số và nhiều khi cũng chỉ
chống đối vì không thành công trong lộ trình đi học và làm quan. Điển
hình là trường hợp ông Hồ Chí Minh trở thành nhà cách mạng vì không
được vào Trường Thuộc Địa (Ecole Coliniale). Trước mặt họ là một quần
chúng thèm muốn và ghen tức, ngày càng ý thức được rằng mình đã bị chà
đạp quá lâu. Nước Việt Nam truyền thống đã sụp đổ hoàn toàn trong khi
một ý thức mới về quốc gia chỉ mới bắt đầu thai nghén. Sự thất bại của các
đảng phái lấy tinh thần dân tộc làm nền tảng là điều hiển nhiên. Vả lại
chính các đảng phái này cũng chẳng có tư tưởng chính trị nào cả.
Trong bối cảnh đó, một lực lượng chính trị rất lạ lùng đã xuất hiện,
đảng cộng sản.
Đây là chính đảng đầu tiên được thành lập tại Việt Nam dưới thời
Pháp thuộc nhưng mục tiêu của nó không phải là để phục vụ cho Việt Nam
mà là để phục vụ cho quốc tế vô sản. Nó không kêu gọi đoàn kết dân tộc
mà kêu gọi hận thù giai cấp. Tổ quốc của nó không phải là Việt Nam mà là
một nước rất xa lạ và chưa hề có một liên hệ nào với Việt Nam: nước Nga.
Các tên gọi đầu tiên của nó không bày tỏ một tình cảm nào đối với Việt
Nam: Đông Dương Cộng Sản Đảng, Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nó chống Pháp
không phải để giành độc lập cho Việt Nam mà vì chống chủ nghĩa thực
dân là một trong những chủ trương của Đệ Tam Quốc Tế. Trong một quốc
gia lành mạnh một đảng như vậy không có hy vọng nào được hưởng ứng
cả. Nhưng đảng cộng sản đã là đảng được ủng hộ mạnh nhất. Nó cũng là
đảng duy nhất có hậu thuẫn quốc tế. Khi thế chiến II chấm dứt với khoảng
trống chính quyền toàn diện, nó không mạnh nhưng là lực lượng có tổ
chức duy nhất. Nó đã nắm được chính quyền và lần này dương cao ngọn
cờ giải phóng dân tộc, giành độc lập. Đây chỉ là một thay đổi khẩu hiệu
theo chủ trương "cách mạng vô sản trong một nước" của Stalin mà thôi,
nhưng đã đem chính nghĩa lại cho đảng cộng sản. Các đảng phái quốc gia,
hoặc mới tái lập hoặc mới thành lập, đã hoàn toàn bất lực và bị tiêu diệt.
Cuộc chiến 1945-1975, trong cả hai giai đoạn mà đảng cộng sản gọi là
chống Pháp và chống Mỹ, đã diễn ra với sự vắng mặt của các chính đảng
không cộng sản. Các chính quyền quốc gia, trừ một vài nhân vật rất hiếm
hoi xuất hiện một cách ngắn ngủi sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chỉ là
sự nối tiếp của bộ máy thuộc địa Pháp cả về cơ chế lẫn nhân sự, điều khiển
bởi những người thuộc lớp trí thức đào tạo trong thời Pháp thuộc, những
người đã rất thỏa mãn dưới chế độ thuộc địa, không có kiến thức chính trị,
không có tinh thần dân tộc và cũng không có đội ngũ.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 236


Nếu nhìn cuộc chiến 1945-1975 như một cuộc nội chiến với sự tiếp
tay của các thế lực quốc tế thì có thể nói đó là cuộc đụng độ giữa một bên
là một tổ chức theo đuổi một cách cuồng tín một chủ nghĩa tồi tệ và một
bên là một khối người không thành tổ chức, không có bản lĩnh chính trị,
cũng không có luôn tinh thần dân tộc. Như vậy thì sự thất bại của các
chính quyền quốc gia là điều không tránh khỏi, dù phương tiện dồi dào
hơn hẳn và được sự tham chiến trực tiếp của đông đảo quân nước ngoài.
Khi một cuộc chiến đã kéo dài 30 năm, mọi phương tiện đã được sử
dụng, đã từng là quan tâm hàng đầu của dư luận thế giới và đã được tranh
cãi một cách sôi nổi trên qui mô toàn cầu thì kết thúc của nó không thể là
một sự ngẫu nhiên mà là một kết thúc hợp lý, dù có thể là không tốt dưới
mắt một số người.
Với cuộc chiến đi dần vào dĩ vãng một số nhận định có thể được đưa
ra một cách khách quan. Trước hết là vấn đề chính đáng.
Dù các chính quyền quốc gia không phải là một kết hợp chính trị để
có một lập trường chung, điểm nổi bật mà mọi người có thể nhìn thấy là
thái độ thân phương Tây. Đây là một thái độ đúng, chúng ta có nhiều điều
để học hỏi ở các nước phương Tây, cụ thể là Pháp và Mỹ. Chúng ta cũng
cần sự dìu dắt và giúp đỡ của họ. Nhưng chọn lựa đúng này đòi hỏi một
giải thích khó khăn. Nó cần được suy nghĩ và lý luận để được quần chúng
chấp nhận. Vấn đề là những người kế tiếp nhau cầm đầu phe quốc gia
không lý luận, họ chỉ theo Pháp để tranh giành ân sủng của kẻ thống trị
nước ngoài, và sau đó theo Mỹ trong cùng một tinh thần. Các chính quyền
quốc gia vì vậy không có sự chính đáng. Một điểm cần lưu ý là không một
người lãnh đạo phe quốc gia nào hiểu rằng cuộc đấu tranh chống cộng chỉ
có ý nghĩa nếu mục tiêu của nó là để xây dựng dân chủ.
Các chính quyền quốc gia, trong sự xô bồ của chúng cũng đã dần dần
tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một lớp người mới có ý thức dân tộc và
trưởng thành trong một không khí tương đối dân chủ nhưng lớp người này
chưa nắm được thế chủ động và cũng còn ở rất xa mức độ chuẩn bị cần
thiết vào ngày 30-4-1975.
Sự chính đáng của đảng cộng sản là ở chỗ họ tranh đấu chống sự
thống trị của nước ngoài. Nhưng chúng ta cũng cần xét lại chính điểm này.
Giai đoạn Pháp thuộc không phải là tai hại đối với Việt Nam. Nó đã là giai
đoạn mà nước ta phát triển nhanh nhất và trí tuệ Việt Nam được khai thông
nhiều nhất. Người Pháp cũng đã qui định được biên giới trên đất liền và
trên biển một cách thuận lợi cho Việt Nam, điều mà sau này chính quyền

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 237


cộng sản không bảo vệ được. Cũng phải nhìn nhận rằng ngay dưới thời
Pháp thuộc chỗ đứng và tầm quan trọng của người Việt Nam không ngừng
được tăng cường. Nếu sự gia tăng về dân trí và dân số cứ tiếp tục thì độc
lập chỉ là vấn đề thời gian. Như đã trình bày ở phần trên, chính người Pháp
cũng đã nhìn thấy điều này và ngay từ các thập niên 1920 và 1930 họ đã
bắt đầu tìm cách triệt thoái. Giành độc lập là điều bắt buộc nhưng chiến
tranh có phải là giải pháp hay nhất không? Chính nghĩa của cuộc chiến
tranh chống Pháp 1945-1954 không hiển nhiên như đảng cộng sản muốn
chúng ta hiểu, nhất là lúc đó Pháp đã thừa nhận sự độc lập của Việt Nam
trên nguyên tắc.
Cuộc chiến tranh gọi là chống Mỹ hoàn toàn vô nghĩa. Chống Mỹ là
lý cớ chứ không phải là lý do. Lúc đó miền Nam đã là một nước cộng hòa,
không lệ thuộc Mỹ hơn là miền Bắc lệ thuộc Liên Xô và Trung Quốc.
Đảng cộng sản quyết tâm thiết lập chế độ cộng sản trên toàn lãnh thổ vì thế
họ phải đánh miền Nam, dù có Mỹ hay không có Mỹ. Khi cuộc chiến bắt
đầu, số cố vấn Mỹ chỉ có vài ngàn, còn ít hơn cả số cố vấn Trung Quốc và
Liên Xô ở miền Bắc. Khi quân Mỹ đã rút ra hết sau hiệp định Paris, họ vẫn
tiến đánh miền Nam. Và tại sao phải chống Mỹ? Mỹ hoàn toàn không có
chính sách thực dân, họ giúp Việt Nam về tài chính, khoa học, kỹ thuật,
phương pháp và tổ chức, tất cả đều là những điều chúng ta cần. Vả lại, sau
khi đã hy sinh hàng triệu sinh mệnh để đuổi Mỹ đi ngày nay chính quyền
cộng sản đang làm tất cả để đem Mỹ trở lại. Cả hai cuộc chiến đều chỉ do
tham vọng nắm độc quyền cai trị của đảng cộng sản cùng với vai trò mũi
nhọn tiến công của phong trào cộng sản thế giới mà một cách mù quáng
đảng cộng sản đã tự nguyện đảm nhiệm.
Nếu, như phải lý luận một cách lành mạnh, sự chính đáng của một
chính quyền là phát triển đất nước và đem lại sự sung túc, bảo đảm tự do
và dân chủ, bảo đảm công lý và trật tự an ninh, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh
thổ, bảo vệ người dân thì chính quyền cộng sản không có một sự chính
đáng nào cả. Vả lại họ không do người dân chọn lựa.
Sự chính đáng của đảng cộng sản là ở chỗ nó đã chiến thắng. Nhưng
chiến thắng không chứng tỏ là có chính nghĩa. Lịch sử nhân loại không
thiếu những trường hợp những kẻ hung bạo và dã man đã khuất phục được
những xã hội văn minh hơn chúng. Chiến thắng của đảng cộng sản chủ yếu
dựa vào hai vũ khí: khủng bố và tuyên truyền dối trá. Họ sẵn sàng làm tất
cả những gì mà đối thủ của họ không dám tự cho phép. Họ làm cho người
dân miền Bắc tin rằng dân chúng miền Nam đói khổ cùng cực và bị đánh

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 238


đập hàng ngày. Nếu hiểu giải phóng là đem lại tự do và no ấm thì giữa hai
miền Nam và Bắc không phải miền Nam cần được giải phóng.
Dưới cả hai chế độ, đại khối dân tộc đã chỉ là nạn nhân. Những người
có trí tuệ và tâm huyết rất đông đảo trong cả hai hàng ngũ nhưng họ không
có tổ chức và hậu thuẫn nên đã không nắm được vai trò quyết định. Họ
phải ý thức được điều này để đừng bị gắn bó với một quá khứ nào cả, dù là
kinh nghiệm dân chủ bệnh hoạn giả dối của phe quốc gia, hay kinh nghiệm
bạo ngược đẫm máu của phe cộng sản.
Đất nước đã được những gì và mất những gì trong 30 năm qua?
Đã có tiến bộ về mặt kinh tế trong gần 20 năm qua nhờ mở cửa một
phần về kinh tế thị trường sau hơn mười năm đập phá. Đời sống của nhân
dân đã được cải thiện. Mức tăng trưởng được duy trì một cách đều đặn ở
mức độ trên 7% mỗi năm. Tuy vậy tỷ lệ tăng trưởng này phải được coi là
thấp đối với một nước đã quá chậm trễ so với thế giới, với một địa thế
thuận lợi và một nguồn nhân lực phong phú. So với Trung Quốc, Việt Nam
đã bắt đầu tăng trưởng sau Trung Quốc gần mười năm nhưng tỷ lệ tăng
trưởng luôn luôn thấp hơn, khoảng cách so với Trung Quốc ngày càng mở
rộng ra chứ không thu hẹp lại. So với các tỉnh bờ biển của Trung Quốc, mà
mức độ tăng trưởng là trên 15% mỗi năm, thì sự thua kém lại càng bi đát.
Dầu sao, nhờ đời sống được cải thiện và nhờ lượng thông tin ngày
càng gia tăng, và nhất là nhờ sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và phong
trào cộng sản thế giới, một xã hội dân sự đã hình thành và không ngừng tự
cởi trói, buộc chính quyền cộng sản phải liên tục nhượng bộ. Một đồng
thuận mới cũng đã thành hình. Đó là đồng thuận xây dựng dân chủ đa
nguyên, trong tinh thần hòa giải dân tộc, bằng những phương thức bất bạo
động. Khi đã có đồng thuận này thì sớm hay muộn đất nước cũng sẽ
chuyển hóa về dân chủ.
Một điểm tích cực lớn khác là sự hình thành của cộng đồng người
Việt hải ngoại hơn ba triệu người hiện diện trên khắp thế giới, nhất là tại
các nước tiên tiến. Cộng đồng này hiện nay đã là nguồn đóng góp lớn nhất
cho đất nước với trên 3 tỷ USD mỗi năm, tương đương với thu nhập của
mười triệu người trong nước. Nhưng tiềm năng đóng góp của nó còn to lớn
hơn nhiều. Nó có thể là những đầu cầu khoa học, kỹ thuật, thương mại. Nó
cũng có thể đóng vai trò con mắt của Việt Nam để quan sát và học hỏi thế
giới. Tuy vậy cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đặt ra một vấn nạn lớn
cho đất nước. Nếu quan hệ giữa trong và ngoài nước không được bình
thường hóa mau chóng thì thế hệ mới sẽ mất đi quan hệ với đất nước và bị

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 239


đồng hóa vào nước định cư. Một dấu hiệu báo động là phần lớn các thanh
niên trưởng thành tại nước ngoài không còn thông thạo tiếng Việt nữa,
chưa nói đến sự hiểu biết về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Phải bình
thường hóa quan hệ trong thời gian mà thế hệ cha anh, thế hệ đã trưởng
thành trước khi rời Việt Nam, còn có khả năng đóng vai trò gạch nối giữa
con em mình và đất nước Việt Nam. Nhưng bình thường hóa quan hệ giữa
trong và ngoài nước chỉ có thể thực hiện được nếu đất nước có dân chủ.
Một thanh niên 30 tuổi, lớn lên tại các nước phương Tây không thể nào
chấp nhận được chế độ độc đảng. Khẩu hiệu "xây dựng dân chủ với một
đảng duy nhất" đối với họ chỉ là một sự khiêu khích.
Bên cạnh những điểm tích cực, nhiều nguy cơ lớn cũng đã xuất hiện.
Nguy cơ lớn nhất là tệ tham nhũng đang tàn phá và làm tê liệt đất nước.
Tham nhũng làm hỏng cơ chế thị trường, loại bỏ những giải pháp và những
con người đứng đắn, đưa kẻ bất tài và lưu manh vào địa vị quyết định, đặt
quan hệ giữa người và người trên sự gian trá. Không đẩy lùi được tham
nhũng thì ngay cả đà tăng trưởng khiêm tốn hiện nay cũng sẽ không duy trì
được. Chúng ta cần ý thức rằng chưa có một nước nào trở thành giàu mạnh
với một mức độ tham nhũng cao. Từ nhiều năm nay nhà nước cộng sản
không ngừng kêu gào chống tham nhũng, dùng những từ ngữ thống thiết
như "nội xâm", "quốc nạn", nhưng tham nhũng vẫn tiếp tục tăng lên, và
tăng nhanh, chứ không giảm đi. Vấn đề vẫn chưa có giải đáp.
Một nguy cơ khác, chủ yếu do hậu quả của tham nhũng và độc tài, là
sự băng hoại của các giá trị đạo đúc và sự lãnh đạm hoàn toàn với tương
lai đất nước. Tuổi trẻ mất định hướng và niềm tin, sa ngã vào nghiện ngập
và sự đồi trụy. Thất vọng kéo dài quá lâu với nhà nước đã biến thành thất
vọng đối với chính đất nước. Cảm giác bất lực đã khiến mỗi người chỉ còn
tìm cách giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân,
bất chấp sự lương thiện nếu cần. Nhưng đây chỉ là một trò chơi điên dại
trong đó mỗi người chống tất cả và tất cả chống mỗi người với kết quả tất
nhiên là mọi người đều thua.
Tăng trưởng kinh tế thực ra cũng chỉ làm giàu cho một số nhỏ. Cuộc
sống của đại bộ phận dân chúng, nhất là tại nông thôn, vẫn còn cơ cực.
Chênh lệch giàu nghèo thách đố hơn bao giờ hết và đang tăng lên thay vì
giảm đi. Đất nước Việt Nam trở thành của riêng của một thiểu số. Gần đây
khối lượng tiền bẩn quá lớn đã tạo ra một tệ nạn mới, nạn đầu cơ nhà đất.
Đối với đại đa số thanh niên, một ngôi nhà đã trở thành một ước mơ ngoài
tầm tay. Họ trở thành những kẻ bơ vơ ngay trên đất nước mình. Họ càng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 240


không có lý do để quan tâm tới đất nước.
Một đe dọa lớn khác là môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường đã đến
quá trễ và những cố gắng quá giới hạn. Sự hủy hoại môi trường đã khiến
lụt lội và hạn hán kế tiếp nhau mỗi năm, ngay cả khí hậu cũng thay đổi.
Năm nay chúng ta bị hạn hán nặng. Ô nhiễm đã khiến người ta phải bịt mặt
trong các thành phố lớn. Nếu tình trạng này tiếp tục thì chẳng bao lâu
người Việt Nam sẽ thành xa lạ với nhau vì không còn nhìn được mặt nhau.
Chúng ta cũng đang bị cướp nước. Trung Quốc đã ngang ngược xây dựng
các đập lớn trên thượng nguồn sông Mê Kông và sông Hồng làm cạn dần
hai con sông này. Nước mặn đã tràn vào đồng bằng miền Nam. Chính
quyền cộng sản Việt Nam không dám có phản ứng, như đã không dám
phản ứng khi hải quân Trung Quốc tàn sát ngư dân mình trên biển cả.
Vấn đề nhức nhối nhất là chúng ta vẫn chưa có giải pháp cho bài toán
dân chủ hóa, điều kiện cần dù không đủ, để giải quyết mọi vấn đề của đất
nước. Chúng ta vẫn còn là một trong bốn nước cộng sản cuối cùng của thế
giới, đề cao một chủ nghĩa đã hiện nguyên hình như là một sai lầm đẫm
máu và đã bị ném vào sọt rác của lịch sử. Người Việt Nam nào không hổ
thẹn? Phải giải quyết nhanh chóng bài toán dân chủ hóa bởi vì chúng ta
không có nhiều thì giờ. Trong vòng một thế hệ nữa, một ưu thế quyết định
của chúng ta ngày nay sẽ trở thành một gánh nặng: tỷ lệ trẻ/già sẽ đảo
ngược.
Ba mươi năm sau ngày 30-4-1975, Việt Nam đã là một nước độc lập
và hòa bình, đã có quan hệ bình thường với mọi quốc gia trên thế giới
nhưng vẫn là một nước nghèo và lạc hậu, đang chuyển hóa một cách khó
khăn với một tương lai đầy dấu hỏi.
Giải pháp nào?
Ba vấn đề chính của chúng ta hôm nay là xây dựng dân chủ, đẩy lùi
tham nhũng và xây dựng một ý thức quốc gia mới.
Cả ba đòi hỏi một chính quyền mới.
Xây dựng dân chủ đòi hỏi những người có văn hóa dân chủ thực sự.
Những con người được đào tạo ra bởi một hệ thống chuyên chính ngay cả
nếu chấp nhận dân chủ cũng không thể có phản xạ dân chủ bởi vì trấn áp,
tuyên truyền một chiều, bầu cử bịp bợm nằm trong giáo dục của họ. Cùng
lắm họ chỉ tạo ra được một thứ dân chủ hình thức và bệnh hoạn. Dân chủ
là một cơ chế phức tạp không những đòi hỏi sự hiểu biết mà còn đòi hỏi
kinh nghiệm và phản xạ. Quyền lực bao giờ cũng cám dỗ. Muốn xây dựng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 241


và bảo vệ dân chủ cần có những người không thể ứng xử khác hơn là dân
chủ, bởi vì đó là bản chất của họ.
Tham nhũng không giản dị là một vấn đề đạo đức, chống tham nhũng
không phải chỉ đòi hỏi ý chí và sự lương thiện. Tham nhũng là những liên
minh quyền lợi và quyền lực có tổ chức, có phương tiện, có kiến thức, có
quyết tâm, và cả dã tâm. Đó cũng là quan hệ đan xen, có vay trả, có ân oán
và có luật chơi riêng. Những người cầm quyền hiện nay đã chứng tỏ họ
không thể chống tham nhũng. Nếu họ thực sự chống tham nhũng thì họ đã
không được đặt để vào các chức vụ mà họ đang giữ. Họ đã trở thành
những cấp lãnh đạo bởi vì đã thỏa hiệp với tham nhũng. Muốn chống tham
nhũng thì trước hết phải không nợ nần gì ai cả, sau đó phải có lực lượng
nếu không muốn bị tiêu diệt. Như vậy chống tham nhũng đòi hỏi một đội
ngũ đông đảo những người gắn bó với nhau và coi cuộc chiến chống tham
nhũng như cuộc chiến đấu của đời mình.
Đất nước sẽ không thể vươn lên được nếu người dân không quan tâm
tới đất nước và gắn bó đời mình với tương lai đất nước. Muốn như thế phải
xây dựng một ý thức quốc gia mới, quan niệm đất nước như một tình cảm,
một không gian liên đới và một đồng thuận xây dựng và chia sẻ một tương
lai chung, chứ không phải là một chủng tộc, càng không phải là vùng lộng
hành tự do của tập đoàn cầm quyền. Đây là cả một bước nhảy vọt về triết
lý chính trị. Nhưng còn có bao nhiêu người quan tâm tới đất nước và gắn
bó đời mình với đất nước? Chắc là không nhiều, nhưng chắc là không
thiếu những người sẵn sàng liên kết với các thế lực bất chính. Xây dựng
thành công một ý thức quốc gia mới như vậy vừa là một cuộc chiến đấu
văn hóa đòi hỏi nhiều trí tuệ vừa là một cuộc chiến đấu chính trị đòi hỏi
một đội ngũ gắn bó và kiên trì.
Cả ba cuộc chiến đấu xây dựng dân chủ, chống tham nhũng và xây
dựng một ý thức dân tộc mới đều đòi hỏi một đội ngũ những người dân
chủ lương thiện, có bản lĩnh và quyết tâm. Trước hết là nếu không có đội
ngũ chúng ta sẽ không áp đặt được dân chủ. Tập đoàn cầm quyền hiện nay
không mạnh, cũng không gắn bó và cũng không quyết tâm. Nó ngoan cố
chỉ vì chúng ta bất lực, và chúng ta bất lực vì chúng ta thiếu tổ chức.
Nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa có một tổ chức dân chủ có tầm vóc?
Đó là câu hỏi gay gắt nhất phải được đặt ra trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày
30-4-1975.
Lý do là vì chúng ta thiếu văn hóa tổ chức. Chính vì thế mà chúng ta
luôn luôn có hàng ngàn lý do chính đáng để không tham gia, hay tiếp tục

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 242


tham gia, một tổ chức và quên đi lý do cơ bản là nếu không có tổ chức
chúng ta không làm được gì cả. Chính quyền cộng sản không sợ những
phản kháng cá nhân. Họ chỉ sợ những đấu tranh có tổ chức.
Nếu sau ba mươi năm chúng ta ý thức sự cần thiết của một tổ chức
dân chủ là chúng ta đã làm một bước đột phá lớn và có quyền hy vọng.
Xin kết thúc bài này bằng một nhận định lịch sử. Không phải là
chúng ta đã không có tiến bộ. Trái lại chúng ta đã tiến nhanh, có lẽ quá
nhanh và vì thế đã mệt mỏi.
Vùng đất chung quanh biển Đông trong đó có nước ta vào thời tiền sử
do điều kiện địa lý đã không thuận lợi cho sự phát triển của một nền văn
minh. Chỉ một vài thế kỷ trước công nguyên chúng ta mới tiếp xúc với hai
nền văn minh lớn từ Trung Hoa và Ấn Độ. Khi người Trung Hoa đến,
chúng ta còn là một vùng đất bán khai; mặc dầu có một số trống đồng mà
chúng ta hãnh diện. Chúng ta chưa có chữ viết, chưa biết đến bánh xe,
chưa có các thị trấn, cũng chưa biết cày bừa. Chúng ta vẫn chủ yếu ở thời
đại đồ đá. Ngay cả những trống đồng cũng tố giác sự lạc hậu của chúng ta
vì lúc đó thế giới đã vào thời đại đồ sắt từ lâu rồi. Chúng ta chậm trễ
khoảng 4.000 năm so với thế giới văn minh lúc đó.
Đầu thế kỷ 16 khi người phương Tây đến, chúng ta ở một tình trạng
tổ chức xã hội tương tự như châu Âu hồi đầu công nguyên dưới thời đế
quốc La Mã. Trong khoảng 20 thế kỷ chúng ta đã rút ngắn khoảng cách
với thế giới văn minh được hơn 20 thế kỷ.
Ngày nay, về mặt văn hóa tư tưởng và tổ chức xã hội chúng ta còn
chậm hơn thế giới khoảng 50 năm (mức sống và sự giàu có là một vấn đề
khác). Như thế có nghĩa là trong gần năm thế kỷ chúng ta lại rút ngắn được
khoảng cách thêm hơn 15 thế kỷ nữa. Đó là một thành tích không nhỏ,
chứng tỏ khả năng thích nghi và học hỏi của dân tộc ta. Nhưng có lẽ vì
phải đi quá nhanh, quá vội mà chúng ta đã biết nhiều hơn là hiểu, đã học
và làm mà không có thì giờ để suy nghĩ và sáng tạo.
Trong cả hai bước nhảy vọt lớn, khi tiếp xúc với người Trung Hoa và
khi tiếp xúc với người phương Tây, chúng ta đều chịu số phận nô lệ. Số
phận này đã tạo ra một khuôn mẫu, các chính quyền độc lập cũng chỉ là
những chế độ nô lệ bản xứ không hơn không kém.
Truyền thống nô lệ tuy, một mặt, do những bắt buộc của nó, đem lại
cho chúng ta một số đức tính - chịu đựng, nhẫn nại, siêng năng, học nhanh,
thích nghi nhanh với những thay đổi đột ngột - nhưng đồng thời cũng tạo

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 243


ra trong chúng ta những khuyết tật lớn cần phải mau chóng khắc phục.
Không có tự do, chúng ta thiếu sáng tạo. Sự thiếu thốn và nghèo khổ khiến
chúng ta trở thành ghen tức và nhỏ mọn. Quen chịu đựng sự ác độc của kẻ
thống trị, chúng ta trở thành ác độc với nhau. Quen nhìn đồng loại bị khinh
bỉ và chà đạp, chúng ta nhiễm tập quán coi thường lẫn nhau và chỉ biết nể
sợ người nước ngoài. Không được quyền quyết định, chúng ta thiếu tinh
thần trách nhiệm. Quen nhận những mệnh lệnh mâu thuẫn và tùy tiện của
kẻ thống trị, chúng ta không quen phê phán và cũng không cảm thấy như
cầu phải giải quyết những mâu thuẫn của chính mình, v.v. Nhưng khuyết
tật lớn nhất là thiếu văn hóa tổ chức. Những kẻ nô lệ không được quyền
kết hợp với nhau vì kết hợp với nhau họ sẽ có sức mạnh để bẻ gẫy ách nô
lệ, điều mà kẻ thống trị không bao giờ dung túng, từ đó họ không biết kết
hợp và dần dần không cảm thấy nhu cầu kết hợp, thay vào đó mỗi người
tìm cách giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân.
Cuộc chiến đấu của chúng ta hôm nay là làm thế nào để trong vòng
10 năm san bằng được khoảng cách 50 năm còn lại. Đây là cuộc chiến đấu
khó khăn nhất. Cố gắng cuối cùng bao giờ cũng là cố gắng đau nhức nhất,
bởi vì lần này chúng ta trước hết phải chiến thắng chính mình, sau một
cuộc xung đột dữ dội với chính mình, để vượt lên một tầng văn hóa mới để
vứt bỏ tập tính của kẻ nô lệ và tiến tới văn hóa của con người tự do trong
đó óc phê phán, óc sáng tạo và văn hóa tổ chức là những thành tố cơ bản.
Đó là điều kiện sống còn của chúng ta, cũng như của mọi dân tộc, trong kỷ
nguyên trí tuệ này.

Ông là thành viên sáng lập của Tập


Hợp Dân Chủ Ða Nguyên, bình luận gia
chính trị của tờ Thông Luận
(www.thongluan.org).
Tác phẩm:
Tổ Quốc Ăn Năn (2001), bản tiếng
Anh: Whence.. Whither... Vietnam?

Nguyễn Gia Kiểng

Nguồn: Thông Luận, số 192, 5/2005

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 244


Chủ Nghĩa Cộng Sản
Đến Việt Nam Như Thế Nào?

Ngày 19-8-1945 đã là một ngày lịch sử lớn. Đó là ngày mà Việt Nam


khẳng định trước thế giới như một dân tộc có chủ quyền, nhưng đồng thời
đó cũng là ngày nước ta đi vào một phương hướng đặc biệt và đầy hậu
quả: chủ nghĩa cộng sản. Không ai có thể chối cãi rằng nếu Cách Mạng
Tháng 8 do một lực lượng không cộng sản chủ động thì nước ta sẽ khác
hẳn hiện nay. Với Cách Mạng Tháng 8, chủ nghĩa cộng sản đã đột ngột
xuất hiện một cách áp đảo. Việt Nam cũng có một đàn anh hoàn toàn mới:
nước Nga, một nước rất xa, chưa hề tiếp xúc với Việt Nam, bỗng nhiên
được người cộng sản Việt Nam coi như tổ quốc của mình một cách rất
thành thực. Nhân dịp kỷ niệm Cách Mạng Tháng 8 cũng nên nhìn lại
những tình huống đã đem chủ nghĩa cộng sản tới Việt Nam.
Trước hết là một minh định quan trọng: cái mà chúng ta gọi là chủ
nghĩa cộng sản, hay "chủ nghĩa Mác-Lênin", tại Việt Nam không phải là
chủ nghĩa cộng sản của Marx mà chỉ là chủ nghĩa của Lenin, trong đó tư
tưởng Marx đã bị lợi dụng và lạm dụng. Khi Lenin và đảng cộng sản Nga
nắm được chính quyền tại Nga, trong biến cố gọi là "Cách Mạng Tháng 10
Nga" vào tháng 11-1917, thì phong trào cộng sản thế giới đã thất bại và tan
rã từ lâu rồi.
Một cách tóm tắt, tuy tư tưởng cộng sản không mới, nó nằm trong
khuôn khổ những trăn trở của nền văn hóa Thiên Chúa Giáo trước mâu
thuẫn giữa một tôn giáo coi mọi người là anh em và một thực tại xã hội
đầy rẫy bất công, nhất là vào lúc khởi đầu cuộc cách mạng kỹ nghệ, nhưng
phong trào này đã chỉ thành tổ chức năm 1847 với "Liên Đoàn Cộng Sản"
và với bản "Tuyên Ngôn Cộng Sản" nổi tiếng do Marx soạn thảo với sự
đóng góp của Engels. Nó phát triển mạnh và trở thành "Đệ Nhất Quốc Tế"
năm 1864, cơ quan đầu não đặt ở London do Marx kiểm soát. Đệ Nhất
Quốc Tế phát triển rất nhanh chóng, vào năm 1869 nó có tới gần bảy triệu
thành viên với gần một triệu thành viên đóng liễm đều đặn. Nhưng nó đã là
nạn nhân của chính sự phát triển nhanh chóng này và đã tan rã trên thực tế
năm 1872 sau một đại hội xung đột giữa nhiều phe phái cách mạng, cải tổ
và vô chính phủ. Chính Marx đã vận động để chuyển trụ sở sang Mỹ và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 245


sau đó coi sự tan rã này như một lối thoát vinh quang cho một phong trào
đã bế tắc. Rồi năm 1876 Đệ Nhất Quốc Tế chính thức được giải tán. Cuộc
cách mạng vô sản mà Marx hô hào đã thất bại.
Đệ Nhị Quốc Tế được thành lập năm 1889, sáu năm sau khi Marx đã
qua đời. Dầu vậy người ta có thể chắc chắn là Marx không ủng hộ Đệ Nhị
Quốc Tế. Trong một thư gửi một người bạn năm 1881, ông viết: "Những
điều kiện cho phép thành lập một quốc tế lao động chưa hội đủ, những cố
gắng thành lập các quốc tế như vậy không những vô ích mà còn có hại và
sẽ chỉ tàn lụi trong sự nhàm chán". Đệ Nhị Quốc Tế tuy lập lại những lập
trường căn bản của Marx nhưng chấp nhận cả những thành phần không tán
thành Marx và đa số chủ trương thay đổi xã hội qua những cải tổ liên tục.
Năm 1919, Lenin, sau khi đã nắm được chính quyền tại Nga, cho ra
đời Đệ Tam Quốc Tế, một tổ chức thuần túy đặt dưới quyền điều động tùy
tiện của Lenin, và nhất là Stalin sau đó, cuối cùng bị giải thể do một sắc
lệnh của Stalin tháng 6-1943. Chủ nghĩa cộng sản nhập cảng vào Việt Nam
trong Cách Mạng Tháng 8 như vậy chỉ là cái đuôi của một chủ nghĩa đã
phá sản. Vấn đề là người Việt Nam, cộng sản cũng như chống cộng, không
hiểu được điều này và đã nhìn nó, dù để theo hay để chống, như một
khuynh hướng cấp tiến đang lên.
Nhưng trước hết hãy quay trở lại để nhận định về sự thất bại của
phong trào cộng sản do Marx và Engels hướng dẫn. Có thể nói sự thất bại
này gần giống như sự phá sản của một công ty vay nợ mà không có khả
năng hoàn trả. Phong trào cộng sản giống như một tôn giáo mà tín điều
được chứa đựng trong Tuyên Ngôn Cộng Sản và thánh kinh là cuốn Tư
Bản Luận. Điều nghịch lý là, khác với các tôn giáo, tín điều lại có trước
thánh kinh. Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản năm 1847, khẳng định những
niềm tin nền tảng của phong trào cộng sản mà ông quả quyết rằng có thể,
và sẽ, chứng minh được một cách khoa học. Người ta chờ đợi Marx thực
hiện lời cam kết đó, nhưng Marx đã không giữ được lời hứa. Mãi tới hai
mươi năm sau, năm 1867, Marx mới viết xong tập I của Tư Bản Luận. Và
cuốn sách đã là một thất vọng lớn. Điều mà người ta chờ đợi Marx chứng
minh là sự sụp đổ không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi tất
yếu của chủ nghĩa cộng sản đã không có, thay vào đó là một lý thuyết kinh
tế về trị giá và những lời tiên tri không có cơ sở. Darwin được Marx đề
nghị đề tặng cuốn sách này đã từ chối. Bẽ bàng càng lớn vì Marx coi Tư
Bản Luận là tác phẩm mà để thực hiện ông đã phải "hy sinh cuộc sống,
hạnh phúc và gia đình". Marx đã không trả lời được những chất vấn trên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 246


những xác quyết mà ông đưa ra. Tư Bản Luận gần như đã đánh một dấu
chấm hết trên chủ thuyết chính trị của Marx. Năm 1877, ông cộng tác với
Engel để đưa ra tác phẩm Chống Dürhing bao gồm toàn bộ những tư tưởng
căn bản của ông. Cuốn sách này không tìm được nhà xuất bản, được đem
đăng từng kỳ một trên tờ báo của Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức, tổ chức
mạnh nhất trong phong trào vô sản thế giới, nhưng bị bỏ ngang vì bị đại
hội đảng Dân Chủ Xã Hội Đức đánh giá là "hoàn toàn không ích lợi gì cho
các đảng viên mà còn gây cho họ một sự nhàm chán đến cực độ". Khó có
thể hình dung được sự bẽ bàng cuối đời của Marx. Cuốn Tư Bản Luận tập I
chỉ được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp hơn 10 năm sau đó. Các tập II và
III cũng chỉ được ấn hành rất lâu sau khi Marx đã qua đời và hầu như
không ai đọc, trừ những nhà nghiên cứu về Marx.
Chính Marx cũng đã nhìn nhận sự phá sản của chủ thuyết cách mạng
vô sản của mình. Năm 1872, ngay sau khi Đệ Nhất Quốc Tế tan vỡ, ông
gửi thông điệp cho phân bộ Hòa Lan nói rằng "tại những nước như Mỹ và
Anh, người lao động có thể đạt tới mục tiêu của mình bằng những phương
tiện ôn hòa". Trước đó, năm 1870, ông còn coi Anh và Đức là những vùng
đất hứa để tiến hành cách mạng, đập tan nhà nước tư bản và xây dựng
chuyên chính vô sản. Trong những năm chót của đời ông, Marx đã để lại
một câu nói bất hủ: "Điều chắc chắn là tôi không theo chủ nghĩa Marx".
Sự thất bại của chủ thuyết cộng sản vào cuối thế kỷ 19 mặt khác
cũng do thực tế đem đến. Thất bại của cuộc cách mạng 1848, rồi các công
xã Paris năm 1871 đã làm mất lòng tin của giai cấp công nhân vào thắng
lợi tất yếu của cuộc cách mạng vô sản. Hơn thế nữa, những tiên đoán của
Marx về sự tích lũy tư bản, về tập trung tư bản và về sự gia tăng bần cùng
của giai cấp công nhân ngày càng bị thực tế lố bịch hóa. Đời sống của
công nhân thay vì bị bần cùng hóa đã tăng lên một cách ngoạn mục trong
những thập niên cuối của thế kỷ 19. Phong trào công nhân tại Đức, Anh và
Pháp chuyển qua đấu tranh ôn hòa bằng nghị trường và nghiệp đoàn.
Năm 1917, Lenin giành được thắng lợi tại Nga. Trong cuộc cách
mạng lật đổ Nga hoàng tháng 2-1917, đảng cộng sản Nga (lúc đó còn
mang tên là Đảng Dân Chủ Xã Hội Nga) rất yếu, không có một đóng góp
nào cả. Cái mà người ta gọi là "Cách Mạng Tháng 10 Nga", thực ra chỉ là
một cuộc đảo chính của một đảng khủng bố đã "sáng suốt" nhìn thấy sức
mạnh của bạo lực và quyết tâm trong một xã hội hoang mang và phân rã.
Nước Nga, kể từ ngày lập quốc cho đến khi chế độ cộng sản được
thành lập, có một đặc điểm là đã chỉ có những chế độ cực kỳ tàn bạo. Bạo

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 247


lực là văn hóa nền tảng của nước Nga và Lenin là người hiểu rõ nhất tâm
lý này. Một điều khác mà Lenin cũng hiểu rõ là tâm lý tự mãn "ếch ngồi
đáy giếng" của một nước Nga vì ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên cứ
tưởng chế độ thôn xã của mình, về bản chất chỉ là một chế độ nô lệ còn
bán khai hơn cả nếp sống làng xã Việt Nam, có thể lấy làm mẫu mực cho
xã hội tương lai của nhân loại. Bản thân Lenin xuất thân từ một môi trường
khủng bố, anh ruột Lenin đã bị xử tử sau một hành động khủng bố, còn
ông bị đày đi Siberia. Kinh nghiệm bản thân này giúp Lenin hiểu rằng một
nhóm nhỏ quyết tâm có thể khống chế và sai bảo được một số người rất
đông đảo nếu có được một lý luận chặt chẽ và hùng hồn, dù không cần
đúng. Trở lại Nga sau cách mạng tháng 2-1917 lật đổ Nga hoàng và sau
một thời gian lưu vong dài, Lenin bắt tay ngay vào việc xây dựng một
đảng khủng bố. Chín tháng sau Đảng Dân Chủ Xã Hội của ông ta (đổi tên
là Đảng Công Sản từ năm 1918) nắm được chính quyền và dần dần tiêu
diệt mọi lực lượng khác để nắm độc quyền chính trị. Thành công của
Lenin và các đệ tử của Lenin tại các nước khác thật là mỉa mai cho Marx.
Chủ nghĩa cộng sản đã không thành công tại những nước kỹ nghệ như ông
tiên đoán, trái lại đã giúp những phần tử khủng bố cướp chính quyền tại
những nước lạc hậu. Nhưng nếu không có Lenin chắc chắn chủ nghĩa
Marx đã bị chôn vùi.
Hồ Chí Minh, được huấn luyện tại Nga, đem chủ nghĩa cộng sản, bài
bản Lenin, mà chính ông cũng như các cộng sự viên của ông chỉ biết một
cách rất sơ sài về Việt Nam và đã thành công vì, một mặt, xã hội Việt Nam
đã chín muồi cho một chủ nghĩa như thế và, mặt khác, nhờ chính sách
khủng bố có kỹ thuật mà Hồ Chí Minh du nhập từ Nga. Hơn thế nữa Đảng
Cộng Sản Việt Nam là lực lượng duy nhất có hỗ trợ quốc tế.
Chủ nghĩa cộng sản là ý thức hệ cuối cùng của loài người mang tham
vọng giải thích tất cả. Nó bao gồm một học thuyết siêu hình, một triết lý về
lịch sử và một hứa hẹn hạnh phúc. Nó đòi hỏi lòng tin thay vì lý luận. Về
bản chất nó cũng giống như một tôn giáo. Vì thế nó đã thành công ở những
nơi mà một tôn giáo được lấy làm nền tảng cho chính trị sụp đổ, đòi hỏi sự
ra đời của một tôn giáo khác. Nó đã được hưởng ứng trong giai đoạn đầu
tại Tây Âu khi ý thức hệ Thiên Chúa giáo tỏ ra bất lực trong việc giải
quyết mâu thuẫn xã hội. Nó mất dần ảnh hưởng khi xã hội Tây Âu cải tiến
và tìm ra những lý luận chính xác để bác bỏ nó. Dưới bài bản Lenin, nó đã
thành công tại Nga, một xã hội khép kín trong nhiều thế kỷ và đã không
đổi mới kịp với đòi hỏi. Nó còn thành công hơn nữa tại các xã hội Khổng
giáo như Trung Quốc và Việt Nam, nơi một ý thức hệ toàn trị đã sụp đổ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 248


nhưng vẫn chưa bị từ bỏ. Chủ nghĩa cộng sản của Lenin về nội dung rất
giống Khổng giáo và đã xuất hiện như một giải pháp để cải tiến Khổng
giáo.
Điều cần lưu ý là mặc dù không biết gì về chủ nghĩa cộng sản, đặc
biệt là không biết rằng đây chỉ là một chủ nghĩa xuất phát từ hoàn cảnh xã
hội Tây Âu, đã chứng tỏ sự sai lầm ngay trên quê hương của nó và đã bị
Lenin bóp méo để lạm dụng, hầu hết các tổ chức chính trị Việt Nam ra đời
trước Cách Mạng Tháng 8 đều đã chấp nhận nó, hoặc ít nhất chủ nghĩa dân
túy. Có thể nói trước tháng 8-1945 không có người Việt Nam nào thực sự
chống chủ nghĩa cộng sản vì thâm tín cá nhân cả. Lập trường chống cộng
chỉ xuất hiện sau đó, khi Đảng Cộng Sản Việt Nam thi hành chính sách
khủng bố, thủ tiêu theo bài bản Lenin. Ở một mức độ nào đó có thể nói
chính Hồ Chí Minh, và chủ nghĩa Lenin mà ông du nhập đã khiến người
Việt Nam tàn sát nhau và khai sinh ra lập trường chống cộng tại Việt Nam.
Một lần nữa chúng ta thấy rõ sự chậm tiến về trí tuệ của châu Á nói chung
và Việt Nam nói riêng: say mê một học thuyết mà chính người sáng tạo ra
nó đã từ bỏ.
Cách Mạng Tháng 8, bên cạnh sự vinh quang không thể chối bỏ của
nó, đã dẫn chúng ta đến nhiều thảm kịch đẫm máu và đã khiến chúng ta
thua kém như ngày nay.
Bài học mà chúng ta cần rút ra là một dân tộc không có tư tưởng
không khác một người mù, không vấp ngã cách này thì cũng vấp ngã cách
khác.

Nguyễn Gia Kiểng


(*) Những trích dẫn lời của Marx lấy từ cuốn “Marx-Engels, selected
correspondence”, của Dona Torr, trích lại từ cuốn Theory and Practice of
Communism của Carew Hunt, Pelican Books, 1977.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 249


NGUYỄN HỘ

Quan Điểm và Cuộc Sống


Mấy lời của tác giả

Tôi tên Nguyễn Hộ, sanh ngày 01 tháng 5


năm 1916 (77 tuổi), tại xã Hạnh Thông (tức
phường 10), quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí
Minh.
Lúc còn nhỏ, tôi chỉ học hết cấp 2 (sơ học yếu
lược) thời Pháp thuộc năm 1933. Vì gia đình
nghèo, tôi không thể tiếp tục đến trường mà phải đi
học nghề, làm thợ tại xưởng đóng tàu Ba Son
(1916-2009) (1935) vào lúc 19 tuổi. Tại đây từ năm 1936 (20
tuổi), tôi bắt đầu tham gia cách mạng, tham gia
phong trào đấu tranh dân sinh dân chủ và được kết nạp vào đảng cộng sản
Đông Dương (tức đảng cộng sản Việt Nam sau nầy) năm 1937 (tức 21
tuổi). Sau 5 năm hoạt động, tôi bị bắt vào tháng 4 năm 1940 trên đường đi
vào nhà máy và bị tù 5 năm ở Côn Đảo. Đến cuối năm 1945, tôi được cách
mạng tháng 8 giải phóng về và tiếp tục hoạt động đến sau nầy. Suốt quá
trình cách mạng ấy tôi đã kinh qua các trách nhiệm như sau:
a/ Thời kỳ đấu tranh dân sinh dân chủ (1936-1940)
Chi ủy chi bộ Ba Son (đảng cộng sản Đông Dương)
Bị tù đày ở Côn Đảo (1940-1945).
b/ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Phó thư ký kiêm bí thư đảng đoàn liên hiệp công đoàn Nam Bộ, phụ
trách công đoàn Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ủy viên ban kháng chiến hành chánh đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn,
phụ trách dân quân; Trưởng ban dân quân Sài Gòn - Chợ Lớn.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 250


Thành đội trưởng dân quân Sài Gòn - Chợ Lớn.
Phụ trách thành đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn (cuối năm 1948 đến cuối
năm 1950), kiêm phó chủ tịch ủy ban hành chánh Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ủy viên thường vụ đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách cán sự 2
đặc khu, kiêm phó chủ tịch ủy ban hành chánh Sài Gòn - Chợ Lớn, kiêm
chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn (cuối năm
1950 đến cuối năm 1952).
Đau nặng, nằm bệnh viện (cuối năm 1952 đến cuối năm 1954).
c/ Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (lúc đất nước chia cắt hai miền
Nam Bắc)
Ra Bắc, đau nặng, nằm bệnh viện (1955-1956).
Ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ tổng liên đoàn lao động Việt
Nam (1957-1960).
Ủy viên ban thơ ký, ủy viên đoàn chủ tịch tổng công đoàn Việt Nam:
đảng đoàn tổng công nhân Việt Nam (1961-1963).
d/ Về miền Nam công tác (1964-1975)
Ủy viên thường vụ khu ủy Sài Gòn - Gia Định (T4) phụ trách dân
vận, công vận, hoa vận.
e/ Thời kỳ sau 30/04/75 trở đi (1975-1987)
Ủy viên thường vụ thành ủy thành phố Hồ Chí Minh phụ trách dân
vận.
Chủ tịch liên hiệp công đoàn thành phố Hồ Chí Minh kiêm phó chủ
tịch tổng công đoàn Việt Nam.
Chủ tịch mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh kiêm
ủy viên đoàn chủ tịch ủy ban trung ương mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Chủ tịch hội Việt - Xô hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh kiêm phó
chủ tịch ban chấp hành trung ương hội Việt-Xô hữu nghị.
Chủ tịch ủy ban đoàn kết và hữu nghị với nhân dân thế giới thành phố
Hồ Chí Minh.
Chủ tịch ban thiếu niên nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh.
Trưởng ban vận động đồng bào thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ xây
dựng công trình thuỷ điện Trị An, xây dựng con đường Nhà Bè - Duyên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 251


Hải và xây dựng kinh Đông - Củ Chi.
Giữa năm 1987, tôi được cơ quan cho nghĩ hưu lúc tôi 71 tuổi.
Liền sau đó Câu lạc bộ kháng chiến thành phố ra đời. Tôi tham gia
hoạt động với tư cách Chủ nhiệm câu lạc bộ. Kể ra, ngay từ đầu, anh em
kháng chiến thiết tha xin lập hội những người kháng chiến thì bị thành ủy
và UBND thành phố từ chối và chỉ cho phép thành lập Câu lạc bộ những
người kháng chiến mà thôi, mặc dù điều 67 của hiến pháp còn ghi rành
rành các quyền tự do của công dân: tự do hội họp, tự do lập hội... Tất
nhiên, tổ chức hội và tổ chức Câu lạc bộ có thực sự khác nhau về nội dung,
quyền hạn và phạm vi hoạt động. Tuy vậy, dựa vào nội dung quyết định
của ủy ban nhân dân thành phố về nhiệm vụ, quyền hạn của Câu lạc bộ
kháng chiến:
Tập họp những người kháng chiến trong hai thời kỳ (chống Pháp và
chống Mỹ) nhằm phát huy truyền thống yêu nước trong nhân dân ta.
Đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
Quốc Việt Nam XHCN.
Đoàn kết tương trợ giúp đở lẫn nhau trong cuộc sống.
Những người tham gia câu lạc bộ kháng chiến đã tiến hành hoạt động
bằng các hình thức: hội thảo, mít tinh, kiến nghị, viết báo, ra báo nhằm các
mục tiêu cụ thể chống tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, ức hiếp trù dập quần
chúng, tham nhũng, bè phái, bao che lẫn nhau vì đặc quyền, đặc lợi trong
hàng ngũ cán bộ đảng và nhà nước, ngoài ra xây dựng tổ chức, phát triển
hội viên, thực hiện đoàn kết tương trợ, thăm hỏi chăm sóc gia đình kháng
chiến, thương binh liệt sĩ.
Với tinh thần đấu tranh chống trì trệ, tiêu cực nói trên, câu lạc bộ
kháng chiến thành phố đã kiến nghị:
Bộ chính trị và Ban bí thư trung ương đảng cần có sự kiểm điểm định
kỳ, phê tự phê về sự lãnh đạo của mình trước ban chấp hành trung ương để
qua đó điều chỉnh, kiện toàn cơ quan lãnh đạo: ai có đủ đức, tài thì tiếp tục
phát huy, còn ai không đủ đức, tài thì cần cho rút lui để đưa người có đức
có tài thay thế, chứ không thể cứ "sống lâu lên lão làng".
Không nên 'độc diễn' khi quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng
(1988) mà nên có một số người ra ứng cử chức vụ nói trên với chương
trình hành động cụ thể của mình. Quốc hội sẽ chọn một chủ tịch hội đồng
bộ trưởng trong số các ứng viên ấy bằng lá phiếu kín của mình.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 252


Quốc hội cần cách chức một số bộ, thứ trưởng có liên quan không
làm tròn trách nhiệm, dẫn đến hậu quả là có trên 10 triệu người ở miền Bắc
bị đói năm 1987, và nhân dân cả nước sống cơ cực kéo dài...
Thế nhưng đối với lãnh đạo (đảng và nhà nước) các cuộc đấu tranh
bằng hình thức nói trên của câu lạc bộ kháng chiến thành phố là một sự đe
dọa. Do đó, lãnh đạo đã tìm mọi cách hạn chế, ngăn chặn các hoạt động
của câu lạc bộ như: không cho hội thảo, mít tinh hoặc có hội thảo, mít tinh
nhưng số người dự ít thôi; tịch thu ấn bản để câu lạc bộ không ra báo được.
Trước khó khăn đó, với tinh thần bám chặt các quyền tự do dân chủ của
công dân đã ghi rõ trong hiến pháp như: tự do ngôn luận, tự do báo chí...
anh em câu lạc bộ phải cấp tốc đem bài vở chạy xuống Mỹ Tho - Tiền
Giang để nhờ giúp đở. Tại đây, anh em địa phương rất nhiệt tình, hì hục
suốt ngày đêm làm xong ấn bản lần thứ hai thì lại được lệnh của ban tuyên
huấn tỉnh uỷ là không được in báo cho câu lạc bộ kháng chiến thành phố.
Thế là anh em câu lạc bộ phải chạy xuống Cần Thơ - Hậu Giang cầu cứu
với ấn bản có sẳn. Nhờ sự thông cảm và tận tình của anh em địa phương,
chỉ trong vài ngày, 20 ngàn tờ báo 'truyền thống kháng chiến' đã được in
ra. Sở văn hóa thông tin ra lệnh tịch thu tờ báo số 03 nầy đang được phát
hành và sau cùng cơ quan chính quyền đóng của vĩnh viễn báo 'truyền
thống kháng chiến'. Tờ báo được nhiều cảm tình của đông đảo bạn đọc
luôn luôn chờ đón.
Ngay lúc ấy, trung ương đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng
bí thư Nguyễn Văn Linh và bí thư thành uỷ Võ Trần Chí cùng nhiều cán
bộ khác kể cả Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng đã họp bàn kế hoạch tỉ mỉ
nhằm đàn áp câu lạc bộ kháng chiến thành phố và nhiều nơi khác. Ý kiến
phát biểu, lên án, buộc tội câu lạc bộ kháng chiến thành phố của Trần Văn
Trà, Trần Bạch Đằng trong cuộc họp nói trên được in ra và phát hành khắp
cả nước. Thế là, liền sau đó CLBKC/TP bị cấm hoạt động. Một câu lạc bộ
kháng chiến mới với ban chủ nhiệm mới - như một thứ 'kiểng' trang trí,
hình thành nhằm vô hiệu hóa, tê liệt hóa phong trào đấu tranh chống tiêu
cực, suy thóai trong hàng ngũ đảng và nhà nước vừa mới dâng lên và cũng
nhằm củng cố chế độ độc tài, phản dân chủ.
Trước không khí ngột ngạt ấy, tôi đã quyết định rời bỏ thành phố về
sống ở nông thôn để tiếp tục cuộc đấu tranh vì dân chủ tự do, vì ấm no
hạnh phúc của nhân dân đến hơi thở cuối cùng. Ngày 21/03/1990, tôi rời
khỏi Sài Gòn cũng là ngày tôi ly khai đảng cộng sản Việt Nam. Đảng mà
sau 54 năm đeo đuổi cách mạng (với tư cách đảng viên) của tôi, nay đã trở

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 253


thành vô nghĩa. Sau cái ngày đáng ghi nhớ ấy khoảng hơn một tháng, một
số anh em CLBKC/TP gồm: Tạ Bá Tòng (Tám Cần), Hồ Văn Hiếu (Hồ
Hiếu), Đỗ Trung Hiếu (Mười Anh) bị bắt, cả Lê Đình Mạnh - người ủng
hộ tích cực CLBKCTP cũng bị bắt sau đó.
Vào cuối tháng 08/90, Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng Võ Văn Kiệt
đi gặp tôi ở vùng Phú Giáo - miền Đông Nam Bộ, cách Sài Gòn khoảng 60
cây số, tại cái chòi sản suất của nông dân. Ông Kiệt hỏi tôi: "Thế nầy là
sao?”. Tôi trả lời: "Thành phố ngột ngạt quá, tôi về nông thôn ở cho khỏe".
Ông Kiệt nói: "Anh cứ về thành phố ai làm gì anh". Tôi đáp: "Rất tiếc,
phải chi anh gặp tôi sớm hơn độ hai tháng thì tốt quá, tôi trở về thành phố
ngay. Còn bây giờ thì đã muộn rồi, bởi vì dưới sự lãnh đạo của trung ương
ĐCSVN lúc bấy giờ đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cùng các
ông: Mai Chí Thọ, Võ Trần Chí, Trần Trọng Tân, Trần Văn Trà, Trần
Bạch Đằng... cả nước được chỉ đạo, phổ biến rằng tôi (Nguyễn Hộ) là tên
phản động, gián điệp, móc nối với CIA, nối giáo cho giặc, tiếp tay báo chí
nước ngoài tuyên truyền chống đảng, chống nhà nước. Lập tổ chức quần
chúng (CLBKCTP) chống đảng, lật đổ chính quyền, ăn tiền của Mỹ, chủ
trương đa nguyên, đa đảng nhằm lật đổ đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả sự
quy chụp ấy nói lên rằng đảng cộng sản Việt Nam đã đạp tôi xuống tận
bùn đen, chôn vùi cả cuộc đời cách mạng của tôi trong nhơ nhuốc để tôi
không làm sao ngóc đầu dậy được. Tình hình như vậy tôi trở về thành phố
làm gì trừ khi đất nước Việt Nam có dân chủ tự do thật sự. Do đó tôi quyết
sống ở thôn quê cho đến ngày cuối cùng của đời tôi".
Cuộc gặp gỡ giữa tôi và ông Kiệt diễn ra từ 7 giờ 30 phút sáng đến 11
giờ trưa thì kết thúc và chia tay. Được biết là từ sau lần gặp gỡ đó, ông
Kiệt tỏ ra phấn khởi và nhắn muốn gặp tôi lần thứ hai ở một địa điễm nào
đó gần Sài Gòn để tiện việc đi lại. Khi được tin nầy, tôi có viết thư trả lời
cho ông Kiệt rằng cuộc gặp gở lần thứ hai không cần thiết.
Sau đó, khoảng nửa tháng thì tôi bị bắt (07/09/90) trên sông Sài Gòn
vào lúc 7 giờ sáng khi tôi bơi xuồng vừa cặp vào bờ, định bước lên vào
đám ruộng cạnh đó để hái rau má, rau đắng về ăn. Đúng vào thời điểm ấy,
một chiếc ghe lớn đang chạy trên sông lại cặp sát xuồng tôi, trong đó có 6-
7 thanh niên khỏe mạnh. Bỗng có tiếng hỏi to: "Bác ơi! bác có thấy một
chiếc ghe nhỏ chạy ngang qua đây không?" “Không!" tôi trả lời. Liền đó
có tiếng hét to: "Đúng nó rồi!"
Lúc bấy giờ, tôi mới biết là ghe của công an và nghe tiếng súng lên cò
rốp rốp. Tức thời có hai công an cường tráng, tay cầm súng đã nạp đạn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 254


nhảy xuống mũi xuồng nơi tôi đang đứng. Tôi bình tĩnh hỏi: "Mấy chú
muốn gì?" “Muốn gì về sở thì biết" tiếng trả lời xấc xược của một công an.
Hai công an đồng loạt nắm tay tôi, kéo mạnh ra phía sau rồi còng ngay. Họ
điều động tôi sát chiếc ghe lớn có tấm ván dài bắt từ mũi ghe xuống đáy.
Họ xô mạnh tôi chúi mũi và tuột xuống đáy ghe. Ghe nổ máy chạy dọc con
sông lên hướng Tây Bắc độ 15 phút thì rẽ vào rạch nhỏ đi sâu đến bến. Tại
đây có chiếc xe hơi nhỏ đậu sẳn. Tôi được điều lên xe và đổi còng từ phía
sau ra phía trước, với bộ y phục: quần xà lỏn đen và cái áo đen ngắn tay đã
xuống màu, hai bên có hai công an ngồi sát và một công an khác ngồi phía
trước. Sau nửa giờ xe chạy thì đến nơi. Người ta đưa tôi vào một nhà lá
trống trãi, không có cửa. Tôi được ngồi nghỉ trên cái gường gỗ nhỏ có trải
chiếc chiếu cũ. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng chính lực lượng công an
huyện Củ Chi đã săn bắt tôi (tất nhiên theo lệnh của sở công an thành phố
và Bộ nội vụ).
Củ Chi tôi rất quen thuộc và thân thiết - đã gợi lên trong đầu óc tôi
biết bao cảm nghĩ: Củ Chi địa đạo, bom đìa, pháo bầy, Củ Chi tan nát, anh
dũng, chịu đựng, gian khổ, hy sinh, nước mắt đau thương xen lẫn với nụ
cười chiến thắng mà bản thân tôi trong một số năm chia xẻ đắng cay, ngọt
bùi cùng đồng bào Củ Chi trong cuộc chiến tranh không cân xứng, vô cùng
ác liệt giữa Mỹ và Việt Nam; hoặc nó gợi nhớ cho tôi bao nhiêu những kỷ
niệm tốt đẹp trong hoà bình (1975-1989): đi thăm và uỷ lạo anh em thanh
niên xung phong đang lao động xây dựng công trình thuỷ lợi Kênh Đông
Củ Chi để đưa nước từ hồ Dầu Tiếng về tưới cho hàng ngàn héc ta ruộng
lâu nay thiếu nước của huyện; đi thăm và uỷ lạo các gia đình có công với
cách mạng, gia đình thương binh liệt sĩ trong những ngày kỷ niệm lịch sử;
hoặc đi thăm và tặng quà cho các thiếu nhi, học sinh nghèo của huyện; đi
dự lễ trao tặng nhà tình nghĩa của ban, ngành, đoàn thể, cơ sở kinh doanh,
sản suất cho gia đình đối tượng chính sách trong huyện. Ôi! Ý nghĩ sao mà
miên man.
Đúng 4 giờ rưỡi chiều hôm đó, tôi được đưa lên ô tô để về Sài Gòn.
Trước và sau xe tôi còn có mấy xe khác đầy nhân viên công an. Khi đèn
đường thành phố rực sáng thì xe tôi đến cơ quan Bộ nội vụ (tức Tổng Nha
Cảnh Sát cũ trước đây). Tôi ngồi ở cơ quan nội vụ hơn 1 giờ thì được đưa
thẳng lên Xuân Lộc (Đồng Nai), có nhiều xe công an hộ tống. Hơn 10 giờ
đêm thì tới Xuân Lộc, tôi được đưa đến một nhà trống (nhà tròn) của k4
với một bán đội công an võ trang đầy đủ. Được một tuần, người ta đưa tôi
trở về thành phố quản thúc tại Bình Triệu, ở một địa điểm đối diện với cư
xá Thanh Đa. Sau hơn bốn tháng sống biệt lập luôn luôn có một tiểu đội

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 255


công an canh giữ, tôi được đưa về quản thúc tại gia vào đúng ngày 30 tết
nguyên đán (đần năm 1991) từ đó về sau nầy. Khi gặp tôi tại 3 địa điểm
nói trên, các ông: Võ Văn Kiệt (Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng), Mai
Chí Thọ (Bộ trưởng bộ nội vụ), Võ Trần Chí (Bí thư thanh uỷ), Võ Viết
Thanh (Thứ trưởng bộ nội vụ), Nguyễn Võ Danh (Phó bí thư thành uỷ),
Trần Văn Thanh (Thành uỷ viên)... đều bảo tôi phải làm kiểm điểm (để
qua đó lãnh đạo sẽ xem xét và giải quyết vấn đề của tôi theo cách giải
quyết nội bộ). Nhưng tôi nghĩ: tôi không có tội lỗi gì trong hành động của
mình - hoạt động câu lạc bộ kháng chiến, không lẽ đấu tranh chống tiêu
cực (theo chủ trương, nghị quyết của ĐCSVN): chống tham nhũng, chống
quan liêu cửa quyền, ức hiếp, trù dập, hãm hại quần chúng; chống tư tưởng
bè phái, bao che cho nhau, những người đã gây biết bao tác hại cho nhân
dân, đất nước, không đức, không tài mà cứ ngồi lì ở cương vị lãnh đạo; đấu
tranh chống tiêu cực, suy thoái như vậy là hành động phản cách mạng,
phản động, nối giáo cho giặc sao? Do đó, tôi không làm kiểm điểm mà chỉ
phát biểu quan điểm của mình về tình hình chung trong nước và sự lãnh
đạo của đảng cộng sản Việt Nam. (trên 20 trang)
Kiểm điểm là mang tính chất nội bộ. Còn đây là việc hoàn toàn khác
hẳn: người ta chỉa súng vào tôi, bắt còng tôi, đem giam và quản thúc. Như
vậy, vấn đề đã đi quá xa, còn đâu là nội bộ nữa, vì tôi bị coi là kẻ thù của
ĐCSVN rồi kia mà. Cho nên điều chủ yếu của tôi là chờ được đưa ra tòa
xét xử, xem tôi đã phạm tội gì, nặng cỡ nào với những chứng cớ chính xác
của nó. Khi tôi bị bắt không hề có lệnh của tòa án hay Viện kiểm sát. Hơn
nữa, đã trên 2 năm bị quản thúc, vấn đề của tôi chưa được phơi bày trước
ánh sáng công lý. Điều đó cho thấy ở Việt Nam hiến pháp, luật pháp bị chà
đạp cở nào.
Câu lạc bộ kháng chiến thành phố bị đàn áp, tôi bị bắt cũng như một
số anh em khác trước đó. Chúng tôi được nếm mùi còng sắt của ĐCSVN -
cũng giống như còng sắt của đế quốc ngày xưa - rồi bị giam, bị quản thúc,
trở thành người hoàn toàn mất tự do, cách ly với thế giới bên ngoài. Đó là
điều bất hạnh.
Tuy nhiên, vì tôi đã ly khai ĐCSVN lúc tôi rời thành phố về sống ở
nông thôn (21/03/90), nên hơn lúc nào hết, về tinh thần và tư tưởng, tôi
thấy mình hoàn toàn tự do, hoàn toàn được giải phóng. Bây giờ, trên đầu
tôi không còn bị kẹp chặt bởi cái "kềm sắt" của chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
của đảng cộng sản nữa. Do đó, nó cho phép tôi dám nhìn thẳng vào sự thật
và dám chỉ ra sự thật, đặc biệt trong tình hình sụp đổ của Đông Ấu và sự

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 256


tan rã của Liên Xô. Khác với trước đây, khi còn là đảng viên của đảng
cộng sản Việt Nam - một thứ tù binh của đảng - tôi chỉ biết nói và suy nghĩ
theo những gì mà cấp trên nói và suy nghĩ. Còn hiện nay, tôi suy nghĩ rất
thoải mái, không bị một sự hạn chế nào khi tư tưởng của tôi đã thực sự
được giải phóng - tư tưởng đã bay bỗng. Bởi vậy, tôi tự phát hiện cho mình
nhiều điều lý thú mà bạn đọc sẽ có dịp tìm thấy trong bài viết nầy của tôi.
Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có 2 liệt sĩ: Nguyễn Văn
Đảo (anh ruột) - Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam - hy sinh ngày
09/01/66 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào
Việt Nam (vào Cũ Chi); Trần Thị Thiệt (vợ tôi) - cán bộ phụ nữ Sài Gòn -
bị bắt và bị đánh chết tại Tổng Nha Cảnh Sát hồi tết Mậu Thân (1968),
nhưng phải thú nhận rằng, chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ
nghĩa. Bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy,
nhân dân Việt Nam đã chịu sự hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng
được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh
phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục.
Giữa tôi và bài viết của tôi là một thể thống nhất dựa trên nền tảng
của cuộc cách mạng "lột xác" đã diễn ra trong đầu óc tôi. Vậy xin mời bạn
hãy đọc tiếp. Cám ơn.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 257


Quan điểm và cuộc sống
Định Hướng Chiến Lược

Trong bối cảnh thế giới biến đổi hoàn toàn khác trước (như đã trình
bày ở các Phần I, II, III) và từ yêu cầu bức bách, lâu dài của dân tộc trên
các lĩnh vực, định hướng chiến lược của Việt Nam trong những năm cuối
thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 sẽ là:

A.- Về Chính Trị


1. Từ bỏ chủ nghĩa xã hội đã trở nên lỗi thời, không có sức sống vì nó
đã cáo chung trên phạm vi thế giới.
2. Tiếp thu mọi giá trị của xã hội loài người để đưa đất nước tiến lên
phát triển không ngừng. Cụ thể là Việt Nam cần phải thật sự cầu thị, phải
học tập chủ nghĩa tư bản và làm theo mô hình tư bản chủ nghĩa, vì phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là phương thức hoàn chỉnh và hiện đại nhất
của xã hội loài người ngày nay.
3. Bác bỏ nền chuyên chính độc tài, độc đảng đã từng ngự trị lâu dài ở
Việt nam và được trang trí bằng mọi kiểu dân chủ hình thức.
Thực hiện nền chính trị đa nguyên - dân chủ đa đảng; đảm bảo quyền
con người của mọi công dân trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội; đặc biệt cần phải thi hành nghiêm chỉnh các quyền dân chủ tự do
của công dân như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập
hội, tự do đình công, tự do biểu tình, coi đó là vũ khí sắc bén để nhân dân
bảo vệ những lợi ích của mình và thực hiện vai trò người chủ thực sự đối
với đất nước, xã hội.
Để thực hiện chế độ dân chủ công khai, cả dân tộc cùng đối thoại, Đại
Hội "Diên Hồng" cả nước phải được triển khai mỗi năm một lần để thảo
luận tất cả các vấn đề nóng bỏng của đất nước và xã hội đặt ra. Dựa vào
những kết luận đã được đúc kết của Đại Hội nói trên, Quốc Hội sẽ nghiên
cứu thảo luận và xây dựng thành chánh sách, luật pháp hoặc sửa đổi bổ
sung Hiến Pháp.
4. Thực hiện một nhà nước pháp quyền - đất nước được cai trị, quản

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 258


lý bằng một hệ thống pháp luật; chớ không phải bằng chỉ thị, nghị quyết
của một Đảng phái hay một tổ chức chính trị, xã hội nào khác.
Mọi công dân phải tuân theo pháp luật, hành động đúng pháp luật.
Không ai có quyền đứng trên và đứng ngoài luật pháp. Mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật. Một xã hội càng dân chủ bao nhiêu thì càng có
kỷ cương bấy nhiêu. Đó là một xã hội văn minh, tiên tiến.
5. Thực hiện bầu cử thực sự dân chủ (tự do bầu cử, tự do ứng cử). Ai
có đức có tài thì sẽ được nhân dân bầu, còn ngược lại ai không đức không
tài thì nhân dân sẽ bác bỏ. Tổ chức giám sát nghiêm nhặt cuộc bầu cử,
chống gian lận. Kể cả có sự giám sát của cơ quan Liên Hiệp Quốc nếu xét
thấy cần.
6. Quốc Hội là cơ quan đại diện quyền lực cao nhất của đất nước Việt
Nam. Do đó, không có cá nhân nào, đảng phái nào, tổ chức chính trị xã hội
nào đứng trên Quốc Hội, lãnh đạo Quốc Hội,chỉ thị cho Quốc Hội phải làm
cái này, cái kia.
Không có tổ chức và hoạt động của bất cứ đảng phái nào, tổ chức
chính trị xã hội nào trong Quốc Hội, trong các cơ quan nhà nước và quân
đội.
Quốc Hội, hội đồng nhân dân và tòa án phải hoạt động đúng chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, tuyệt đối không hề chịu áp lực của
bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác.
7. Thực hiện chế độ tam quyền phân lập giữa 3 cơ quan: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Ba tổ chức này độc lập nhau trong hành động,
nhưng có mối liên hệ nhau, hổ trợ nhau và tuyệt đối không xâm phạm
quyền hạn và chức năng của nhau.
8. Thành lập một chính phủ liên hiệp trên cơ sở hòa giải, hoà hợp và
đại đoàn kết dân tộc đúng nghĩa của nó. Dân chủ tự do và hòa giải, hòa
hợp dân tộc là yêu cầu sống còn của dân tộc Việt Nam ngày nay để tiến lên
không ngừng.
9. Công an quân đội là hai trong những bộ phận cấu thành nhà nước;
nó là công cụ của nhà nước và chịu sự lãnh đạo, quản lý của nhà nước -
nhà nước của dân, vì dân, do dân. Do đó, công an quân đội tuyệt đối không
thể là công cụ riêng của bất cứ đảng phái nào; không có đảng phái nào lại
có quyền ra lịnh trực tiếp cho công an bắt người này và ra lịnh cho quân
đội tấn công vào lực lượng kia.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 259


B.- Về Kinh Tế
1. Dựa vào mô hình tư bản chủ nghĩa đặc biệt mô hình của các nước
tư bản tiên tiến, Việt Nam thực hiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành
phần cạnh tranh nhau nhằm đạt tới mục tiêu kinh tế phồn vinh, đất nước
giàu mạnh, hiện đại, văn minh, nhân dân ấm no hạnh phúc.
2. Tiến hành công nghiệp hóa đất nước bằng cách thu hút mạnh vốn
đầu tư của nước ngoài kể cả viện trợ, cung cấp tín dụng của các tổ chức tài
chánh, ngân hàng quốc tế; đồng thời huy động và dựa vào tiềm năng to
lớn, ưu thế sẵn có của bản thân Việt Nam để có bước đi vững chắc trong sự
nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
3. Kết hợp việc xây dựng và phát triển nền công nghiệp nặng (khai
thác dầu mỏ, hoá dấu, thủy điện, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá
chất,...) với việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp nhẹ, công
nghiệp chế biến để đến năm 2000 trở đi, sản phẩm công nghiệp sẽ chiếm
một tỉ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của nước ta hàng năm.
4. Hiện đại hoá bản thân nền công nghiệp (đang lạc hậu) với những
thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ học tiên tiến, với máy móc thiết bị
hiện đại ngày nay.
5. Hiện đại hóa nền nông nghiệp lạc hậu, kể cả lâm nghiệp, thủy hải
sản và chăn nuôi, kết hợp với hiện đại hóa dần dần các lĩnh vực đời sống
nông thôn bao gồm: ý tế, giáo
dục, văn hóa, xã hội, môi sinh, giao thông, đi lại.
6. Xây dựng phát triển và hiện đại hóa hệ thống hạ tầng cơ sở của
ngành giao thông vận tải và bưu điện, vô tuyến viễn thông bao gồm: sân
bay, bến cảng, đường sắt, đường bộ, đường thủy,...xây dựng các cơ sở sản
xuất và chế tạo các loại phương tiện cho nhành.
7. Hình thành những đặc khu kinh tế tự do ở vùng ven biển có điều
kiện nhất và cả ở vùng biên giới thuận lợi nhất.
8. Hiện đại hóa ngành ngân hàng, tài chánh Việt Nam đạt trình độ
đuổi kịp các ngân hàng, tổ chức tài chánh trên thế giới. Hình thành thị
trường chứng khoán ở nơi có điều kiện nhất như TP Hồ Chí Minh rồi dân
dần phát triển rộng ra. Khuyến khích các nước đặt chi nhánh ngân hàng, tài
chánh ở Việt Nam, đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh nhằm biến nơi đây trở
thành một trung tâm tài chính, ngân hàng quan trọng của đất nước và của
cả khu vực.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 260


9. Sử dụng nhiều chuyên gia, nhà quản lý giỏi của các nước trong các
lĩnh vực hoạt động kinh tế của Việt Nam. Kết hợp việc đào tạo cán bộ kinh
tế, khoa học kỹ thuật bằng giáo sư nổi tiếng trên thế giới với việc cử học
sinh Việt Nam đi học ở các trường đại học nổi tiếng ở các nước: Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Ý, Nhật,...
10. Khai thác triệt để tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ
quản lý, đào tạo trong đồng bào Việt kiều (trên 300.000 trí thức) cho yêu
cầu phát triển toàn diện của đất nước.

C.- Về Văn Hoá, Giáo Dục, Y Tế, Xã Hội


1. Dựa vào khả năng của đất nước và các tổ chức nhân đạo, văn hóa,
giáo dục, y tế, xã hội, dân số, môi sinh,... của Liên Hiệp Quốc, của các tổ
chức quốc tế khác, xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng thuộc các
lĩnh vực nói trên của Việt Nam.
2. Thực hiện một chánh sách xã hội, văn hóa, giáo dục, phù hợp
vớiyêu cầu, nguyện vọng của nhân dân và sự phát triển của đất nước, phù
hợp với trình độ thế giới ngày nay, với truyền thống và bản sắc dân tộc;
hướng tới một xã hội dân chủ tự do, ấm no hạnh phúc, công bằng, nhân
đạo,văn minh và hiện đại.

D.- Về Quan Hệ Quốc Tế


1. Thiết lập quan hệ với tất cả các nước trên thế giới vì hoà bình, hữu
nghị, hợp tác và phồn vinh theo nguyên tắc: tất cả các nước đều bình đẳng
nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
2. Kiên trì đấu tranh bảo vệ hòa bình, chấm dứt xung đột võ trang, nội
chiến, chiến tranh cục bộ trên thế giới; đấu tranh giải trừ quân bị toàn diện
và triệt để đặc biệt giải trừ vũ khí hạt nhân chiến lược đi đến thủ tiêu hoàn
toàn vũ khí hạt nhân, chấm dứt thử bom hạt nhân.
3. Ký kết hiệp ước hoà bình hữu nghị và hợp tác với các nước láng
giềng: Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan đặc biệt ký kết hiệp ước
hoà bình, hữu nghị, hợp tác và an ninh giữa Việt Nam và Mỹ.
4. Phát huy vai trò của Việt Nam trong hiệp hội Đông Nam Á
(ASEAN), trong việc thi hành hiệp ước Ba-li.
5.- Kiên trì thương lượng hòa bình đàm phán song phương hoặc đa

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 261


phương nhằm giải quyết tốt tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa; trên thềm lục địa Việt Nam; trên biển Đông theo phương châm: cùng
có chủ quyền, cùng hợp tác, khai thác, sử dụng và cùng có lợi; thậm chí
phải đưa ra Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc giải quyết nếu thấy cần.

E.- Về Quốc Phòng


Dựa vào sức mình, đồng thời ra sức tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của
các nước tiên tiến trên thế giới, xây dựng và hiện đại hóa quân đội Việt
Nam bao gồm: hải, lục, không quân thành một quân đội hùng mạnh tinh về
chất lượng, giảm về số lượng, phối hợp với lực lượng dân quân đông đảo
được rèn luyện và trang bị tốt, đủ sức bảo vệ biên cương, vùng trời, vùng
biển của Tổ Quốc Việt Nam thân yêu và sẵn sàng đánh bại bất cứ cuộc
xâm lăng từ đâu đến.

Nguyễn Hộ

(Viết xong ngày 20/05/1993 ngày còn bị quản thúc tại


gia, từ ngày 07/09/1990 đến 20/05/1993 ở TP Hồ Chí Minh)

(Trích từ Hồi Ký: Quan Điểm Và Cuộc Sống)

Nguồn: http://danluan.org/node/273

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 262


NGUYỄN MINH CẦN

Ngọn Cờ Dân chủ

Ngày 8.4.2006 đánh dấu một mốc nổi bật của phong trào dân chủ nước ta:
118 nhà đấu tranh dân chủ trong nước đã cho ra mắt bản Tuyên Ngôn
Tự Do Dân ChủCho Việt Nam 2006. Đây là một sự kiện lịch sử ghi nhận
bước trưởng thành mới của phong trào dân chủ nước ta. Vì rằng dưới một
chế độ độc tài toàn trị cực kỳ bạo ngược, với bộ máy công an hung hãn và
mạng lưới mật vụ dày đặc ngày đêm rình rập, đàn áp khốc liệt, trong một
môi trường dân tộc mà đại đa số sợ sệt cam chịu cúi đầu nhẫn nhục nhiều
hơn là hăng hái đấu tranh... thế mà các chiến sĩ dân chủ trong nước đã tung
ra được bản Tuyên Ngôn 2006 ngay trước ngày đại hội của đảng cầm
quyền họp – thật là một việc làm vô cùng dũng cảm.
Từ sự kiện này, nhiều người liên tưởng đến bản Hiến Chương 77 ra
đời hồi năm 1977 đã thúc đẩy phong trào đấu tranh mạnh mẽ của trí thức,
công nhân và dân chúng Tiệp Khắc và 12 năm sau đã đưa đến cuộc Cách
Mạng Nhung, xoá bỏ nền thống trị cộng sản, giành lấy tự do, dân chủ thật
sự cho người dân. Chúng tôi hy vọng với thời gian, bản Tuyên Ngôn 2006
sẽ vượt qua được mọi khó khăn, ngày càng phát huy hấp lực của nó và sẽ
góp phần đưa cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ ở nước ta tiến lên một bước
cao hơn.
Cố nhiên, muốn đạt được mong ước đó thì điều kiện tiên quyết là mọi
lực lượng dân chủ chân thành yêu nước Việt Nam phải cùng nhau đoàn kết
gắn bó, kiên trì đấu tranh dưới ngọn cờ mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân
Chủ 2006 đã giương lên để cùng nhau đưa bản tuyên ngôn đó thâm nhập
vào đại chúng đông đảo, thức tỉnh và tranh thủ trái tim đại chúng, làm cho
số người dũng cảm gắn bó với phong trào dân chủ ngày càng đông đảo.
Nhân đây, chúng tôi xin kể lại một chuyện cũ. Cách đây không lâu,
hồi năm 1998-99, chúng tôi cũng đã cố sức vận động để đưa ra bản Tuyên
Ngôn 2000 của các nhà dân chủ trong và ngoài nước, nhưng sự việc đã
không thành. Hồi đó, chúng tôi đã tính toán đến hoàn cảnh cực kỳ khó

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 263


khăn của các nhà dân chủ trong nước, nên trong bản dự thảo chỉ dám đưa
ra một cách nhẹ nhàng các đòi hỏi về tự do dân chủ, nhưng sau khi cân
nhắc thực trạng phong trào hồi bấy giờ, các nhà dân chủ trong nước cho
rằng chưa có đủ điều kiện để tung ra một bản tuyên ngôn như vậy.
Kể lại chuyện đó để thấy rằng dưới chếđộ độc tài toàn trị, việc đưa ra
một bản tuyên ngôn đòi tư do dân chủ khó khăn biết chừng nào, việc đó
bắt buộc phải hội đủ những điều kiện chủ quan, khách quan, và đặc biệt nó
đòi hỏi một tinh thần hy sinh quên mình, lòng quả cảm cao độ của các
chiến sĩ dân chủ. Nhắc lại chuyện cũ, chính là để chúng ta vui mừng nhận
rõ là ngày nay phong trào dân chủ trong nước đã tiến được một bước đáng
kể, đạt tới một cấp độ mới để các nhà dân chủ có thể tung ra ngay từ trong
nước một bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006 với lời lẽ đàng hoàng,
thẳng thắn, lý lẽ rắn rỏi, sắc bén, đặt ra những mục tiêu và phương pháp
đấu tranh minh bạch, cụ thể như vậy.
Dĩ nhiên, về mặt nội dung của bản Tuyên Ngôn 2006, cóthể có người
này, người khác còn muốn thêm bớt điểm này, điểm nọ, nhưng phải công
nhận rằng những điều cơ bản của cuộc đấu tranh cho một nền tự do đích
thực, một chế độ dânchủ đa nguyên đều đã được nói rõ trong bản Tuyên
Ngôn 2006. Cái chính là bản Tuyên Ngôn 2006 nói lên được khát vọng lớn
của Dân tộc ta – một dân tộc đau thương, bị tiếm quyền, bị lừa bịp hàng
bao thập niên đang cố vươn lên cuộc sống tự do dân chủ xứng đáng với
Con Người (viết hoa) trong thế kỷ 21. Chính vì nhận thức như vậy, nên
nhiều nhà dân chủ ở hải ngoại đã nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ bản
Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006 của 118 nhà dân chủ trong nước. Một
cuộc vận động ký tên sôi nổi đang diễn ra ở hải ngoại, trong tuần lễ đầu
tiên đã có 9607 chữ ký cá nhân, và nhiều tổ chức đã ký tên tập thể. Còn ở
trong nước, bất chấp mọi khó khăn, việc ký tên vẫn đang tiếp diễn âm
thầm. Đó là một dấu hiệu đầy khích lệ.
Tuy nhiên, “vạn sự khởi đầu nan!” Vượt qua bao gian nguy, bản
Tuyên Ngôn 2006 vừa mới tung ra ngày 8.4, thì đến ngày 14.4 một văn
bản gọi là “Tuyên Ngôn Dân Chủ/Lời Kêu Gọi Đại Đoàn Kêt Vì Một Nền
Dân Chủ Thực Sự Cho Việt Nam” (thực ra, văn bản này là một lời kêu gọi
đúng hơn là một tuyên ngôn) với nội dung khác hẳn bản Tuyên Ngôn 2006
và với một chữ ký duy nhất của ông Trần Khuê, thay mặt Ban trị sự Phong
Trào Dân Chủ Việt Nam, đã được tung ra trước sự ngỡ ngàng của rất nhiều
người. Hai văn bản dường như không khác nhau mấy về mục tiêu tự do
dân chủ, nhưng về tinh thần và nội dung thì khác nhau rõ rệt. Điều khó

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 264


hiểu là chính ông Trần Khuê trước đấy mấy ngày đã ký tên mình dưới bản
Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006 của 118 nhà dân chủ trong nước. Càng
khó hiểu hơn nữa, ông Khuê nhân danh Phong Trào Dân Chủ Việt Nam,
nhưng khi một số người hỏi cụ Hoàng Minh Chính là người cách đây
không lâu đã tuyên bố cho ra mắt Phong Trào Dân Chủ Việt Nam, thì cụ
Chính nói rằng cụ chỉ biết và công nhận bản Tuyên Ngôn 2006 mà cụ đã
ký. Trong lúc đó, ngày 15.4, tại California, Hoa Kỳ, ông Nguyễn Xuân
Ngãi thay mặt cho Phong Trào Dân Chủ Việt Nam tại hải ngoại đã tổ chức
công bố Tuyên Ngôn Dân Chủ của ông Trần Khuê. Một số người đến tham
dự cứ tưởng là sẽ công bố bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam
2006, khi biết được là bản tuyên ngôn khác mới thật sự “ngã ngửa ra!”
Trong buổi công bố này, người ta đã đọc bài phát biểu của cụ Hoàng Minh
Chính. Theo một số người cho biết, trước đó cụ Chính cũng cứ ngỡ là công
bố bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 mà cụ đã ký.
Những người thiết tha với sự nghiệp dân chủ hoá nước nhà rất thắc
mắc trước tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” này. Để mọi người
hiểu rõ thật hư, ngày 16.4, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, một trong những
người soạn thảo và ký tên dưới bản Tuyên Ngôn 2006 đã đưa ra một lời
minh định, kể rõ sự tình của quá trình soạn thảo và vận động ký tên, đồng
thời nói rõ Phong Trào Dân Chủ Việt Nam (viết hoa) là danh xưng một tổ
chức mới ra mắt ở Hoa Kỳ. Ngoài cụ Hoàng Minh Chính, ông Trần Khuê
(trong nước) và ông Nguyễn Xuân Ngãi (ở hải ngoại) còn có những ai là
thành viên tổ chức này nữa thì không được rõ. Còn phong trào dân chủ
Việt Nam (không viết hoa) là một cuộc vận động có tính quần chúng thực
sự rộng rãi, bao gồm nhiều nhóm phái, tổ chức có cùng mục đích chung
đấu tranh giành quyền tự do dân chủ.
Đó là những chuyện lủng củng, trục trặc, vấp váp đầu tiên. Phong trào
dân chủ chưa thoát khỏi tình trạng chia rẽ mấy năm qua, nay lại xảy ra
chuyện này. Thật đáng buồn!
Chúng tôi nghĩ rằng trên nguyên tắc dân chủ, dĩ nhiên, ông Khuê hay
bất cứ ai cũng có quyền ra bất cứ tuyên bố, tuyên ngôn nào mà mình thích.
Nhưng đồng thời cũng có một nguyên tắc nữa bắt buộc một nhà trí thức
dân chủ, một nhà chính trị phải tuân theo – đó là nguyên tắc của nếp sống
văn minh, của cách xử sự tử tế và thái độ trung thực về mặt chính trị. Ai vi
phạm nguyên tắc này thì xã hội cũng có quyền phê phán.
Nhưng, thiết nghĩ, lúc này không phải là lúc để đôi co, chì chiết nhau,
làm chia rẽ thêm hàng ngũ của chúng ta nữa. Sự thể đã xảy ra thế này rồi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 265


thì xin các nhà dân chủ trong và ngoài nước, cũng như đại chúng cứ nghiên
cứu kỹ nội dung mỗi bản tuyên ngôn để tự mình đánh giá, lựa chọn và
quyết định ủng hộ bản tuyên ngôn nào thì cứ vận động đông đảo người
đồng tình cùng ký tên dưới bản đó. Chữ ký của mỗi người lúc đó càng có
thêm trọng lượng và giá trị vì đã qua sự lựa chọn kỹ càng. Âu cũng là một
dịp để chúng ta thực tập cái quyền tự do lựa chọn rất cần thiết cho cuộc
sống dân chủ sau này.
Chúng tôi hy vọng rằng với thời gian, những người dân chủ trong
và ngoài nước cũng như đại chúng sẽphân biệt rõ bản tuyên ngôn nào nói
lên được khát vọng của dân tộc, đề ra được mục tiêu đấu tranh rõ ràng,
xứng đáng là lá cờ chân chính của phong trào dân chủ nước ta, còn bản
tuyên ngôn nào chỉ là những lời lẽ kêu gọi chung chung, mờ nhạt, yếu ớt
không đáng được quan tâm. Sự sàng lọc của đại chúng và của thời gian là
chính xác nhất.
Trong tình hình hiện nay, chúng tôi không muốn phân tích, phêphán
bản tuyên ngôn nào để các bạn đọc hoàn toàn khách quan, tự do lựa chọn
theo sở nguyện của mình. Tuy nhiên, trong bản Tuyên Ngôn Dân Chủ/Lời
Kêu Gọi... (ngày 14.4) có một câu mà chúng tôi thấy cần bàn thêm cho
sáng tỏ: “Nhại lại Descartes đã đề cao một chiều lý tính ở con người,
Soloviev đưa ra một định thức mà theo chúng tôi đáng được tất cả mọi
người, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giai cấp, ghi tạc trong tâm thức:
Tôi xấu hổ tức là tôi tồn tại”... Chúng tôi hy vọng tất cả 1178 đại biểu sắp
dự Đại hội X đều ghi tạc trong tâm thức của mình cái định thức giàu ý
nghĩa trên” (ghi lại đúng nguyên văn). Nói một cách dễ hiểu hơn, tác giả
văn bản ngày 14.4 bày tỏ lòng hy vọng là tất cả 1178 đại biểu tại Đại hội X
của đảng cộng sản sẽ biết xấu hổ trước tình trạng tụt hậu của đất nước.
Không bàn đến câu nói của triết gia Nga V.Soloviev (1853-1900),
hay văn phong của câu viết, chúng tôi chỉ xin trao đổi thêm về cái sự “biết
xấu hổ” của những người lãnh đạo cộng sản nước ta mà thôi.
Nhiều năm trước, chúng tôi đã viết rằng “đảng cộng sản từ lâu đã
biến chất rõ rệt”. Nói thế, có nghĩa là từ sau khi nắm được toàn bộ quyền
lực ở trên một nửa đất nước hồi năm 1954, đảng cộng sản đã mất tính cách
mạng, không còn là đảng của quần chúng lao động, mà trở thành đảng của
giai cấp thống trị đè đầu cưỡi cổ đại chúng, cai trị đất nước bằng khủng bố
và lừa mị. Những cuộc khủng bố kinh hoàng nhất mở đầu thời kỳ đó là
cuộc cải cách ruộng đất đẵm máu ở miền Bắc, tiếp theo là “vụ án Nhân
Văn-Giai Phẩm”, “vụ án Xét lại-chống Đảng”. Sau khi thiết lập nền thống

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 266


trị trên cả nước hồi năm 1975, đảng cộng sản lại càng lộ rõ tính độc tài
toàn trị hơn nữa, nhóm thống trị chóp bu của đảng thực sự là những kẻ độc
tài độc ác không kém gì, thậm chí còn hơn bọn thống trị dưới chế độ cũ!
Hơn một thập niên đầu tiên từ năm 1975, nhóm thống trị đó đã công nhiên
trình diễn tính hung bạo của một nền chuyên chính không hạn chế, tính
phiêu lưu của những chính sách điên cuồng đẩy cả dân tộc và đất nước vào
thảm hoạ. Và ngay bản thân đảng cộng sản cũng bị dồn đến bờ vực thẳm,
suýt sụp đổ. Chỉ đến khi đó, giai cấp thống trị cộng sản mới chịu nới ra
một tí về mặt kinh tế, nhưng vẫn nắm chặt nền chuyên chế về chính trị.
Ngày nay, đảng cộng sản và đặc biệt là giai cấp cầm quyền thống trị đảng
thực sự là một lực cản lớn kìm hãm sự tiến bộ của đất nước.
Xin hãy nhìn vào thực tế nước ta để xem giới lãnh đạo cộng sản
có biết xấu hổ hay không? Năm mươi năm trước, các lãnh tụ cộng
sản “phóng tay phát động” cải cách ruộng đất để tiêu diệt giai cấp địa chủ
trên miền Bắc (tính chung, có đến 71, 6% người bị oan! – đấy là theo tài
liệu chính thức của đảng) thế mà ngày nay không ít quan chức cộng sản đã
trở thành địa chủ cường hào cưỡng chiếm ruộng đất của dân, bóc lột nông
dân! Cũng năm mươi năm trước, những người lãnh đạo cộng sản đã tiến
hành “cuộc cải tạo” (danh từ du nhập từ Trung Quốc) để xoá bỏ giai cấp tư
sản trên miền Bắc, và khoảng ba mươi năm trước, họ đã tổ chức đấu tố,
cướp đoạt của cải giai cấp tư sản ở miền Nam, thế nhưng bây giờ thì không
ít những người lãnh đạo cộng sản và con cái họ đã nghiễm nhiên trở thành
những “đại gia”, những “ông/bà tư sản đỏ”! Từ khi cướp được chính
quyền, các lãnh tụ cộng sản mồm cứ leo lẻo “nhân dân làm chủ”, “cán bộ
là đầy tớ của dân”, nhưng trên thực tế thì “đầy tớ” tham nhũng lại cứ thẳng
tay bóc lột, cướp đoạt, áp bức “ông chủ” đến nỗi người dân phải kêu lên
“mồm xưng đầy tớ, tay vớ tiền dân”! Như vậy, thực tiễn trong nửa thế kỷ
qua chứng tỏ rằng giới thống trị cộng sản nước ta đã mất hết khả năng biết
xấu hổ từ lâu rồi.
Hy vọng tất cả cái đám 1178 đại biểu đại hội đảng, hầu hết là những
quan chức được Ban tổ chức của đảng sàng lọc, lựa chọn kỹcàng, chủ yếu
gồm toàn bộ sậu các cơ quan lãnh đạo trung ương, các “đại thần” ở các
tỉnh, thành phố, sẽ biết xấu hổ thì cái hy vọng đó thật quá ư hão huyền!
Chính vì biết chắc là cái đám đại biểu này sẽ nhắm mắt, bịt tai,
ù lỳ trước mọi đề nghị chân thành và chí lý của các nhàtrí thức, các chuyên
gia trong và ngoài đảng, biết chắc là cái đám đại biểu này sẽ ngoan ngoãn
“nói thuội”, “nói vuốt đuôi”, “nói lấy lệ” và cúi đầu làm theo lời chỉ bảo

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 267


của cái nhóm chóp bu để giữ được “cái ghế” đang ngồi và còn hy vọng leo
cao hơn, nên phần đông dân chúng Việt Nam hoàn toàn thờ ơ với công
việc của đại hội đảng.
Thật vậy, theo dõi quá trình Đại hội X đang họp, cũng như đọc kỹ các
văn kiện đã đưa ra tại đại hội, mỗi người biết suy nghĩ đều thấy ngán ngẩm
vì quanh đi quẩn lại vẫn là những lời nói mê sảng nhàm chán muôn
thuở: ”kiên trì chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, “kiên trì
chủ nghĩa xã hội”, “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”, v.v. và v.v... Có thể nghĩ rằng cái não trạng bảo thủ của giới lãnh
đạo đã bị bê tông hoá từ lâu rồi! Nhưng thật ra, đó là một sự bảo thủ cố
tình, vì chính bản thân giai cấp thống trị cộng sản hiện nay không muốn và
cũng không thể đổi mới toàn bộ và triệt để cái cơ chế độc tài toàn trị đã
quàng trên cổ dân ta. Họ chỉ có thể vá víu một cách hời hợt, hình thức bề
ngoài mà thôi để cố giữ vững quyền lực. Mà như vậy thì không thể nào
đáp ứng được sự đòi hỏi của đại chúng, càng gây thêm bế tắc cho xã hội và
không giải quyết được vấn đề căn bản để tiến lên, tức là vấn đề tự do dân
chủ mở đường cho sự phát triển của đất nước. Chờ mong, hy vọng ở Đại
hội X của đảng này quả là điều không tưởng!
Cố nhiên, chúng ta đều biết rõ là trong đảng cộng sản vẫn còn
có nhiều người tốt, âm thầm yêu nước, yêu dân. Phần đông họ là những
đảng viên bình thường sống gần gũi cuộc sống của người dân, họ lại vô
quyền, họ bất bình vì cảnh tụt hậu của đất nước, vì sự bất công xã hội, vì
nạn tham nhũng tràn lan, vì cái hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn, và họ
dần dần thấy được sự thống trị độc đoán của giới lãnh đạo, nhưng số đông
họ còn sợ sệt và cam phận. Những người đảng viên này khi thức tỉnh có
thể đứng chung trong mặt trân dân chủ cùng với giới trí thức và các tầng
lớp bình dân và họ sẽ có vai trò xứng đáng trong cuộc đấu tranh cho sự
nghiệp dân chủ chung. Nhưng những người dân chủ không thể hy vọng gì
ở tầng lớp đang nắm quyền thống trị trong đảng. Ngay cả những “ông lớn”
đã về hưu, thỉnh thoảng hắt hơi vài câu “có vẻ dân chủ”, thì những người
dân chủ cũng chớ vội hân hoan, tâng bốc họ lên mây. Chẳng hạn như ông
cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông ta làm ra vẻ hăng hái đề nghị cái này cái
nọ “có vẻ cấp tiến” trước ngày đại hội đảng họp, nhưng về thực chất đến
hôm nay ông vẫn là một trong những kẻ hăng hái tụng kinh “kiên trì chủ
nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh”! Ông làm ra vẻ “cởi mở”,
nhưng cái nghị định phát xít 31/CP mà ông ta đã ký để quản chế - thực
chẩt là giam cầm tại gia - hàng trăm người bất đồng chính kiến, thì ông có
đề nghị xoá bỏ đâu? Ngay cả khi ông Hà Sĩ Phu xin ông cựu thủ tướng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 268


công khai nói lên một tiếng về cái nghị định đó – một việc rất dễ làm trong
vị trí của ông ta – thế nhưng ông cũng lờ đi. Hay như tướng Võ Nguyên
Giáp, ông viết thư cho bộ chính trị về vụ TC2, T4 cũng là để làm sáng tỏ
cái việc ông và một số vị bị vu khốnglàm gián điệp, và mọi lời đề nghị của
ông với trung ương đảng cũng chỉ nhằm củng cố thêm bộ máy thống trị
của đảng, chứ ông có quan tâm gì đến chuyện tự do dân chủ thực sự cho
người dân đâu?
Chung quy lại thì tự do dân chủ của nhân dân chỉcó thể giành được
bằng bàn tay và sức mạnh của đại chúng, của những con người bình
thường, chứ không thể mong đợi, hy vọng, cầu xin gì được ở giai cấp
thống trị.
Hoàn cảnh đấu tranh của các người dân chủ nước ta cực kỳ khó khăn.
Để không bị động trước mọi tình thế, họ cần phải lượng định trước mọi
gian khổ sẽ gặp phải trên mỗi bước tiến của phong trào, những âm mưu
thâm độc ngày càng xảo quyệt của giai cấp thống trị, những đòn khủng bố
tàn bạo của bọn độc tài “kiểu phong kiến Á châu”, cũng như những hành
vi “thọc gậy bánh xe” vì lòng ganh tị nhỏ nhen hay tính biệt phái thấp
hèn...của một số người. Phải hết sức cảnh giác với những “tổ chức dân chủ
cuội”, những “nhà dân chủ rởm” do bọn cầm quyền giật dây để đánh phá,
chia rẽ phong trào.
Đồng thời chúng ta cần thấy rõ rằng giai cấp thống trị dù có xảo quyệt
và gian ác thế nào đi nữa cũng không thể dẹp tan được phong trào đấu
tranh dân chủ ở nước ta, và tiền đồ của phong trào đó rất xán lạn. Chưa bao
giờ phong trào dân chủ nước ta có được những tiềm năng to lớn như hiện
nay, những tiềm năng cả bên ngoài lẫn bên trong. Vấn đề đặt ra là chúng ta
phải biết khai thác, tận dụng những tiềm năng đó cho cuộc đấu tranh
chung. Sự ủng hộ của các nước dân chủ, các tổ chức dân chủ trên thế giới
đối với cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ ở nước ta ngày càng mạnh hơn
trước, có thể tạo áp lực lớn với giới cầm quyền, giúp cho phong trào dân
chủ có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển, giúp cho xã hội dân sự được
bén rễ và phát triển ở nước ta. Sự hợp đồng đấu tranh vì mục đích chung
giữa các nhà dân chủ trong và ngoài nước ngày một nhịp nhàng, uyển
chuyển và nhanh nhạy hơn trước nhiều đã tăng thêm sức mạnh của phong
trào.
Tuy nhiên, những tiềm năng to lớn nhất và căn bản nhất nằm chính
ngaytrong lòng nước ta. Đó là hàng chục triệu quần chúng bị áp bức, bóc
lột ngày càng nhận rõ được bộ mặt giả dối, lừa mị của giới cầm quyền và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 269


hết sức căm ghét bọn cường quyền tham nhũng. Đó là hàng triệu bà con
nông dân khốn khổ, bị cướp nhà cướp đất, đang đấu tranh hàng chục năm
ròng rã để chống lại bọn tham quan ô lại “đỏ”, bọn cường hào ác bá “mới”,
để đòi lại nhà đất, đòi khôi phục lại công lý cho mình. Đó là hàng chục vạn
công nhân đang sôi sục đấu tranh chống áp bức bóc lột, càng ngày càng
thấy rõ bộ mặt thật của đảng cứ xưng xưng vỗ ngực “Đảng cộng sản Việt
Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân”, nhưng khi quần chúng
công nhân đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của mình thì chính đảng cộng
sản, tổ chức công đoàn tay sai của đảng, chính quyền trong tay đảng lại ra
sức ngăn cản để bảo vệ cho quyền lợi của giới chủ nhân, thậm chí cho
công an bắt bớ đánh đập nhiều người đấu tranh. Đó là hàngchục vạn sinh
viên, học sinh chán ngán những môn học nhồi sọ về chủ nghĩa Marx-
Lenin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, về lịch sử Đảng, đang bi quan vì sau khi
ra trường không kiếm được việc. Đó là hàng chục vạn thanh niên thất
nghiệp phải đem thân cho đảng dùng làm món hàng “xuất khẩu lao động”,
hàng vạn chị em phụ nữ phải nhục nhã bán thân cho người nước ngoài để
lấy tiền nuôi gia đình. Đó là hàng triệu tín đồ của các tôn giáo nước ta
đang uất hận vì sự bóp nghẹt của giới thống trị đối với quyền tự do tôn
giáo, hàng triệu đồng bào các dân tộc thiểu số bị cướp đất, bị đẩy vào cảnh
khó khăn, túng thiếu mọi bề. Đó là những nhà văn, nhà báo, những nghệ sĩ
bất bình với sự kiểm soát tư tưởng, sự kiểm duyệt tác phẩm mà đảng thực
hiện qua bàn tay bọn “cai tù” văn nghệ... Đấy, tiềm lực của phong trào dân
chủ Việt Nam lớn lao như vậy đó. Niềm hy vọng của chúng ta phải đặt vào
cái tiềm lực đó, vào cái khối quần chúng đông đảo đó. Chúng ta cần dũng
cảm đi vào khối quần chúng đó mà vận động, giúp đỡ họ trong cuộc đấu
tranh vì quyền sống, vì quyền tự do dân chủ, khéo léo tổ chức họ lại. Làm
được như vậy thì phong trào dân chủ nước ta sẽ có được sức mạnh vô địch
có khả năng quyết định bước tiến và tương lai của dân tộc.
118 chiến sĩ dân chủ trong nước đã dựng lên ngọn cờ đấu tranh rồi, đã
tung ra một bản tuyên ngôn với mục tiêu đấu tranh rõ ràng minh bạch rồi,
thì chính lúc này mọi người Việt Nam yêu nước hãy đoàn kết lại với nhau
để cùng nhau hành động bất chấp mọi gian nguy.
Tương lai tươi sáng của một nước Việt Nam tự do, dân chủ, giàu
mạnh đang vẫy gọi chúng ta! 

21.04.2006

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 270


Một Số Vấn đề Của
Phong trào Dân chủ

Từ đầu năm nay, Bộ chính trị ĐCS đã tiến hành một chiến dịch đàn áp cực
kỳ hung bạo những người dân chủ trong nước để cố đè bẹp phong trào dân
chủ đang lên. Trận khủng bố khốc liệt này đã làm cho phong trào thiệt hại
nặng về nhân sự và tổ chức.
Lúc này, chúng ta cần bình tĩnh nhìn lại những thành tựu và thiếu sót
của phong trào trong thời gian qua, đánh giá tình hình phong trào hiện nay
để hoạch định một hướng đi đúng đắn cho tương lai. Việc làm này rất cần
thiết, trước hết, để ổn định “lòng người”, cố kết hàng ngũ dân chủ, chuẩn
bị cho những cuộc đấu tranh tiếp theo.

Thành tựu đáng quý


Để đánh giá đúng những thành tựu và thiếu sót của phong trào dân chủ
trong mấy năm qua, nên nhắc lại những diễn biến chính trong vài năm gần
đây.
Hẳn là mọi người còn nhớ từ đầu năm 2005, phong trào bị đè nặng
bởi tâm trạng chán chường trước sự chia rẽnhau nặng nề vì những xung
đột cá nhân giữa một số nhà dân chủ có tiếng trong nước. Còn vào cuối
năm 2005, khi cụ Hoàng Minh Chính tuyên bố tại Hoa Kỳ việc thành lập
“Phong trào Dân chủ Việt Nam”, thì sự kiện đó đã làm cho nhiều người
dân chủ trong và ngoài nước bàng hoàng, ngao ngán. Trong tình hình đó,
chỉ có rất ít người tin tưởng là lực lượng dân chủ sẽ xuất hiện từ những hạt
giống năng động nhất trong giới trẻ do nhu cầu bức thiết từ quần chúng
bên dưới và chính lực lượng này sẽ đẩy phong trào tiến lên.
Và quả đúng như vậy, phong trào dân chủ đã đâm chồi từ bên dưới
và bột phát qua những cuộcđấu tranh rầm rộ của công nhân, nông dân và
dân oan. Cần đánh giá cao hành động tự phát, rất gan dạ của nhóm Nguyễn
Tấn Hoành, khi họ gửi bản “Yêu sách 8 điểm của công nhân đòi quyền lao
động” lên cơ quan lãnh đạo cao cấp của CHXHCNVN (18.02.2006). Và
cuối tháng 10 năm 2006, cũng chính nhóm này đã tự đứng ra thành lập

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 271


«Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam». «Hiện tượng Nguyễn Tấn
Hoành» có tính giáo huấn cho những người dân chủ chúng ta. Nhân thể nói
thêm, ĐCS rất nhạy cảm, biết ngay rằng nhóm Nguyễn Tấn Hoành là mối
nguy lớn đối với chế độ toàn trị của họ, nên đòn đánh khốc liệt trước tiên
đã giáng xuống nhóm này.
Tiếp sau “Yêu sách...” nói trên, xuất hiện “Lời Kêu gọi cho Quyền Tự
do Thông tin Ngôn luận” (của bốn Linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Lý,
Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải), “Lời Kêu gọi cho Quyền thành lập và
hoạt động đảng phái tại Việt Nam” (của 116 người), và cuối cùng là
“Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006” (của 118 người). Trên sáu mươi năm
qua, dưới chế độ độc tài toàn trị của ĐCS, chưa hề có một tuyên ngôn nào
đặt vấn đề đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền một cách rõ ràng,
dứt khoát như “Tuyên Ngôn 2006” này. Vượt qua muôn vàn trở ngại, nhờ
sự hoạt động năng nổ của nhiều người, nhất là Linh mục Nguyễn Văn Lý,
“Tuyên Ngôn 2006” đã nhanh chóng đi vào quần chúng, thu nhận được
trên 2300 chữ ký của người trong nước ở khắp các tỉnh thành và hàng chục
nghìn chữ ký ở hải ngoại, gây một tiếng vang lớn trong công luận.
Dễ hiểu là những người lãnh đạo phong trào ”Tuyên Ngôn 2006”, sau
này gọi là ”Khối 8406”, đã tự đặt cho mình mục tiêu: đến trước hội nghị
thượng đỉnh APEC, trước trò «đảng cử dân bầu» quốc hội năm 2007, phải
làm được một số việc rất căn bản là sớm ra lời kêu gọi và vận động tẩy
chay cuộcbầu cử quốc hội độc đảng, cho ra mắt bán nguyệt san “Tự Do
Ngôn Luận” mà không xin phép, hình thành một tập hợp rộng rãi những
người dân chủ trong nước là “Khối 8406”, cho ra đời một chính đảng phi
cộng sản là Đảng Thăng Tiến Việt Nam và cố sức vận động thành lập một
mặt trân dân chủ có tên gọi là “Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt
Nam”. Nhờ những cố gắng rất lớn họ đã thực hiện được những việc đề ra.
Đó là những thành tựu đáng quý.

Khuyết điểm và yếu kém


Tuy vậy, chúng ta cần nhận rõ những khuyết điểm và yếu kém của phong
trào để rút ra những bài học cho sau này. Dĩ nhiên, trong một thời gian rất
ngắn mà phải làm một khối lượng công việc lớn như vậy thì khó tránh
được sự vội vã, hấp tấp, thiếu cân nhắc. Hơn nữa, vì phong trào có tính
chất bột phát, bồng bột, mà những người lãnh đạo không chuẩn bị đầy đủ
và không kịp tạo được cơ sở vững chắc cho phong trào. Khách quan mà
nói, thiếu sót này một phần do nhiều người lãnh đạo và cốt cán dân chủ bị

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 272


chính quyền toàn trị bao vây, quản chế ngặt nghèo nên họ khó đi sâu vào
đại chúng công nhân, nông dân, dân oan đang sôi sục đấu tranh để xây
dựng cơ sở tổ chức làm nòng cốt cho phong trào.
Nhưng, điều quan trọng cần nói nhất, là vì thiếu kinh nghiệm, ngay
từđầu họ đã không xác định được một đường lối tổ chức và hoạt động
thích hợp với điều kiện của một chế độ độc tài toàn trị cực kỳ hung bạo. Lẽ
ra, mọi người phải hiểu rằng dưới chế độ độc tài toàn trị, muốn cho phong
trào tồn tại bền vững thì về tổ chức cũng như hoạt động phải luôn luôn
khéo léo phối hợp mặt bí mật và mặt công khai. Đặc biệt là trong thời gian
đầu, cần chú trọng đến mặt bí mật nhiều hơn, và chỉ dần dần đưa một bộ
phận ra công khai khi có điều kiện. Và trong mọi trường hợp phải luôn
luôn giữ một bộ phận bí mật để đề phòng mọi bất trắc. Đằng này, rất nhiều
khi anh chị em ta đã làm ngược lại! Nên khi kẻ cầm quyền khủng bố tàn
bạo thì khó duy trì được cơ sở. Các hoạt động viên của phong trào không
được huấn luyện về công tác bí mật nghiêm ngặt, nên đã hoạt động quá lộ
liễu, coi thường mọi nguyên tắc bí mật. Chẳng hạn, tại những cuộc hội
luận công khai trên diễn đàn Paltalk, nhiều khi anh chị em ta rủ nhau tham
gia đông đảo, công khai danh tính không chút dè dặt, trong lúc đó thì bọn
mật vụ tha hồ làm... «sổ đen»! Sai lầm về đường lối tổ chức và hoạt động
đã làm cho phong trào phải trả giá nặng nề là một bài học đáng ghi nhớ
nhất.

Phát biểu bi quan, quá trớn


Đáng tiếc là, sau trận đàn áp vừa qua, vài tác giả dân chủ vội vã viết – và
viết công khai trên các cơ quan truyền thông – nhiều lời phê phán nặng nề
mà thiếu xây dựng, thiếu khách quan và không chính xác đối với phong
trào trong nước và một số người lãnh đạo phong trào. Người ta chỉ thấy
mặt sai lầm, thiếu sót, lờ đi mặt thành tựu. Rồi lại đưa ra nhiều nhận định
rất bi quan: «... ra đời một cách hấp tấp rồi tàn lụi nhanh chóng... », «lực
lượng dân chủ ở trong nước như đã tan tác», «khí thế đấu tranh trong
nước đã xẹp xuống, người này bỏ cuộc, người kia đào thoát», «phấn khởi
nhường chỗ cho thất vọng»..., họ vô tình gieo rắc thêm hoang mang, sợ sệt
trong quần chúng và làm cho kẻ cầm quyền khoái trá, vì có được thêm
«luận cứ» để hù doạ dân chúng.
Bảo rằng «lực lượng dân chủ như đã tan tác», thế sao vẫn có những
người dân chủ hay có cảm tình với dân chủ tiếp tục biểu lộ lòng kiên
cường của họ? Chẳng hạn như anh Phạm Văn Trội được toà án mời đến

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 273


làm nhân chứng trong vụ xử hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công
Nhân hôm 11. 05.2007, anh xin phát biểu ý kiến, mà không được nói, thế
là ngay hôm sau anh đã viết bài tường thuật phiên toà xử bất công và tỏ
thái độ công khai phản đối cường quyền. Hay cô Nguyễn Thị Bảo Phương,
bất chấp vòng vây dày đặc của công an, mật vụ, vẫn mang bánh mì đến
tiếp tế cho dân oan đang biểu tình khiếu kiện trước Văn phòng 2 Quốc hội
tại Sài Gòn hôm 06.06 vừa qua, cô còn dùng điện thoại để tường thuật về
cuộc biểu tình của dân oan, sau đó lại vào dịch vụ Internet thì bị công an
bắt giữ và đánh đập dã man. Đó là không kể đến hàng chục gương mặt dân
chủ vẫn còn tiếp tục đấu tranh công khai hay thầm lặng, không kể đến
những tập san dân chủ vẫn tiếp tục ra đều đặn và các tổ chức dân chủ vẫn
thường lên tiếng... Bảo rằng «khí thế đấu tranh đã xẹp xuống», thế sao vẫn
còn sục sôi hàng chục cuộc đình công đông đảo của người lao động khắp
ba miền, hàng chục cuộc biểu tình của dân oan ở Hà Nội và Sài Gòn, đặc
biệt là cuộc biểu tình khiếu kiện chủ yếu của nông dân ở các tỉnh thành
Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho,
Bến Tre, Long An, Bà Rịa, Vũng Tàu, v. v... – một cuộc biểu tình đông
đảo và kéo dài chưa từng thấy dưới chế độ toàn trị của ĐCS?
Sau trận đàn áp phong trào dân chủ, có tác giả khi nhìn ra ngoài nước
chỉ thấy: «hải ngoại chỉ biểu lộ được một sự phẫn nộ bất lực»... «mọi
chính quyền, trừ Hoa Kỳ, đều đã không có phản ứng. Chính Hoa Kỳ cũng
đã chỉ phản ứng một cách rất chừng mực»... «Báo chí và các cơ quan
truyền thông cũng chỉ dành cho đợt đàn áp này một sự chú ý rất tương đối.
Thế giới đang có những quan tâm khác», v.v... Kỳ lạ là tác giả này không
thấy một điều rõ rệt là: chưa bao giờ hành vi của kẻ cầm quyền đàn áp
phong trào dân chủ nước ta đã dấy lên một đợt phản đối mạnh mẽ như lần
này. Chính phủ và chính giới nhiều nước, như Hoa Kỳ, Canada, Úc châu
và Âu châu đều lên tiếng. Tổng thống Bush đã nhiều lần phát biểu ủng hộ
những người bất đồng chính kiến Việt Nam và đã gặp gỡ đại diện các tổ
chức dân chủ Việt Nam. Công đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã hoạt động rất
năng động trong dịp Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ. Và mới đây
(12.07), Quốc hội châu Âu đã ra nghị quyết riêng về Việt Nam sau những
vụ đàn áp phong trào dân chủ. Đó là sự ủng hộ lớn lao đối với phong trào
dân chủ nước ta!

Quan hệ «trong - ngoài»


Chắc độc giả còn nhớ, nhiều năm trước, chúng ta khao khát thiết lập mối

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 274


quan hệ tốt giữa «trong - ngoài» để tiến tới sự phối hợp hay hiệp đồng đấu
tranh giữa «trong - ngoài». Sau bao nhiêu cố gắng vượt qua mọi ngăn trở
của kẻ cầm quyền, ngày nay chúng ta đã thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp
đó và phong trào đấu tranh trong nước có được sự hỗ trợ về mặt tinh thần
và vật chất rất lớn của hải ngoại. Thế mà sau trận đàn áp có vài tác giả lại
khẳng định dường như phong trào trong nước là do sự xúi giục, sự chỉ đạo
trực tiếp của các lực lượng hải ngoại! Đây là khẳng định sai lầm, vô trách
nhiệm và rất tai hại: trước hết, vì nó không đúng sự thật, sau nữa, vì nó coi
khinh lực lượng dân chủ trong nước, nhất là lớp trẻ đang vươn lên, cuối
cùng, vì nó chỉ làm lợi cho kẻ cầm quyền toàn trị có cớ để hù doạ người
dân trong nước và có cớ để đàn áp phong trào! Xin độc giả xem lại những
câu: “... Sự háo hức đặt hy vọng vào một chuyện chẳng có gì chắc chắn
như vậy tố giác một tâm trạng tuyệt vọng sẵn sàng bám víu vào bất cứ gì
có hình dạng của một cái phao”... «... Nguyễn Văn Lý, và Nguyễn Văn Đài
ở Hà Nội, đã là những nạn nhân của cách hoạt động của đối lập tại hải
ngoại: không chuẩn bị lực lượng rồi đến khi thấy tình thế có vẻ thuận lợi
thì cố gắng nắm lấy cơ hội một cách vội vã và vận dụng quá sức anh em
trongnước trong một cuộc thi đua xô bồ xem ai làm trước, ai lên tiếng
trước, ai thông báo đầu tiên những «tin khẩn», ai gây được tiếng vang
nhiều nhất...», hay một tác giả khác đã viết: «... các anh em dân chủ trẻ
trong nước thì không còn biết tin ai, nghe ai nên đành nghe và làm theo sự
chỉ đạo trực tiếp từ bên ngoài. Từ đấy phong trào không hướng vào bề sâu
mà thúc dục nhau diệu võ dương oai, khiêu khích công an, thách đố chính
quyền …»! Thiết tưởng không cần phải bình luận nhiều về những lời phát
biểu như vậy!

Cộng đồng người Việt hải ngoại


Trong lúc Cộng đồng người Việt hải ngoại đang cố gắng vươn lên làm chỗ
dựa cho phong trào trong nước thì có tác giả đưa ra những nhận xét rất sai
lệch: «Cộng đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ và các nước phương
Tây đến từ miền Nam, sau khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ... Khối
người thoát ra được nước ngoài là một khối ngưới rã hàng, đầy căm thù
và tuyệt vọng; trong thâm tâm đại đa số đã chọn hẳn một quê hương mới.
Trong hoàn cảnh đó đấu tranh chỉ là để biểu lộ và trút bớt sự căm thù
đang sục sôi trong lòng chứ không phải để giành thắng lợi. Cuộc đấu
tranh vì vậy không khác gì một cuộc lên đồng, những người được ủng hộ
nhất là những người tỏ ra táo bạo nhất, lên đồng hay nhất, gây được ảo
tưởng mạnh nhất...»! Người ta đã cố tình nhắm mắt trước tấm lòng yêu

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 275


nước, yêu tự do của cả một khối đông đảo người Việt xót xa cho số phận
dân mình trong nước còn bị mất tự do dưới chế độ toàn trị của ĐCS, đã và
đang cố gắng góp sức mình vào đại cuộc: đem lại tự do, dân chủ và nhân
quyền cho dân tộc. Thật là những lời lẽ bừa bãi, vô trách nhiệm!

Khối 8406
Có tác giả nhậnđịnh rằng: «Đáng lẽ nó phải dừng lại ở mức độ một bản
tuyên ngôn dân chủ, như thế cũng là quí báu lắm rồi, nhưng người ta bắt
nó phải làm một việc mà nó không thể làm: trở thành một tổ chức và hơn
thế nữa một tổ chức mẹ của nhiều tổ chức khác. Người ta cố tình không
phân biệt một bản tuyên ngôn với một tổ chức, những người chỉ ký tên ủng
hộ một bản tuyên ngôn và những người dấn thân trong một tổ chức».
Theo chúng tôi, việc ra đời của Khối 8406 là một nhu cầu khách quan
bắt buộc phải làm để duy trì và phát triển thắng lợi sau khi «Tuyên Ngôn
2006» được công bố, vìthế không thể coi việc ra đời của Khối 8406 là việc
làm hấp tấp, càng không thể bảo là «người ta cố tình không phân biệt một
bản tuyên ngôn với một tổ chức». Vả lại, Khối 8406 chỉ là một tập hợp
rộng rãi, nhưng không có Khối 8406 thì làm sao lấy được chữ ký của trên
2300 người trong điều kiện rất khó khăn dưới chế độ cực quyền? làm sao
và lấy danh nghĩa gì để giao tiếp với các tổ chức quốc tế và các chính
khách trên thế giới? làm sao tiếp cận được với báo chí thế giới và công
luận quốc tế?

Về đường lối, chiến lược


Những người dân chủ đều nhất trí coi «bất bạo động» là phương châm cho
mọi hành động của mình. Nghĩa là, mọi hoạt động không nhắm tới vũ
trang đấu tranh, vũ trang khởi nghĩa mà chủ yếu nhắm tới việc vận động
quần chúng, giáo dục đại chúng ý thức dân chủ, tự do để đại chúng đứng
lên đấu tranh cho quyền lợi và nhân quyền của mình. Đấu tranh bất bạo
động thì chỉ có thể dựa vào sức mạnh của quần chúng mà thôi. Và chỉ
có sức mạnh của quần chúng mới làm áp lực được cho giới cầm quyền
phải chuyển hoá hay đổi thay chế độ độc tài toàn trị. Cố nhiên, để tạo
được sức mạnh của quần chúng, những người dân chủ phải kiên trì vận
động, tổ chức và giáo dục quần chúng. Đây là một việc cực kỳ gian khổ,
khó khăn và lâu dài – trong tình hình đại đa số người dân trong nước còn
sợ sệt và hết sức thờ ơ với việc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân
quyền.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 276


Song, khi nói đấu tranh bất bạo động thì đừng nghĩ rằng đó sẽ chỉ là
những cuộc đấu tranh ôn hoà, không có những cuộc đấu tranh vô cùng
quyết liệt, căng thẳng. Trái lại, trong cuộc đấu tranh bất bạo động có khi
phải dùng đến những hình thức rất quyết liệt, như biểu tình, tổng đình
công, tổng bãi khoá, bãi thị, thậm chí bất tuân lệnh, có khi phải kéo dài
nhiều ngày, nhiều tháng, có khi phải hy sinh thân mạng... thế mới làm cho
kẻ cầm quyền phải lùi bước, nếu không chịu lùi bước thì phe cầm quyền sẽ
bị khủng hoảng trầm trọng, thậm chí sụp đổ. Những người lãnh đạo phong
trào cần phải hình dung và chuẩn bị tinh thần cho những cuộc đấu tranh
như vậy trong tương lai khi thời cơ đến.
Thế nhưng, có tác giả lại khẳng định:... «Cuộc đấu tranh cho dân chủ
vì vậy không phải là một cuộc xung đột thù địch một mất một còn mà phải
là một cuộc đối đầu hòa bình - ít nhất là hòa bình đơn phương từ phe dân
chủ -giữa dự án dân chủ và dự án cộng sản». Một tác giả khác giải thích
thêm quan điểm trên: «Đây phải là cuộc tranh đấu để mời gọi tất cả mọi
người đặc biệt là những người cộng sản cùng tham gia vào cuộc chơi
dân chủ, cùng chấp nhận luật chơi dân chủ. (tác giả đó nhấn mạnh –
nmc) Vì vậy chiến lược của cuộc tranh đấu này không phải là tìm cách hạ
bệ và lăng nhục nhau mà phải là cuộc tranh đấu của mời gọi, của đối
thoại và thuyết phục, của tinh thần hoà giải, của tôn kính... ». Luận điểm
này nghe thật «lãng mạn», như một «cảnh điền viên» êm đềm và ru ngủ,
nhưng nó cực kỳ nguy hiểm! Chúng ta đấu tranh với giai cấp cầm quyền
cộng sản (xin nhấn mạnh: với giai cấp cầm quyền cộng sản) – là lớp người
dày xéo dân tộc ta đã trên 60 năm – để giành cho được tự do, dân chủ và
nhân quyền, là những báu vật mà giai cấp này đã tước đoạt của dân ta. Thế
mà cuộc đấu tranh này «không phải là một cuộc xung đột thù địch một mất
một còn», thì làm sao giành được những điều mà dân ta hằng khao khát?
Bằng một «cuộc chơi dân chủ» ư? Bằng cách đối lập dân chủ cứ van xin tự
do, dân chủ, còn giai cấp cầm quyền cộng sản cứ tuỳ ý ban phát chăng?
Nếu không một mất một còn thì cả hai cùng vui vẻ tồn tại chăng? Nếu chế
độ độc tài đảng trị còn, thì chúng ta sẽ giành được cái gì? Tự do, dân chủ
và nhân quyền ư? Cái luận điểm: «mà phải là một cuộc đối đầu hòa bình -
ít nhất là hòa bình đơn phương từ phe dân chủ - giữa dự án dân chủ và dự
án cộng sản» có nghĩa là gì? Xin hỏi, ban lãnh đạo ĐCS có cho phép
chúng ta đối đầu hoà bình hay không? họ có thèm «cùng tham gia vào
cuộc chơi dân chủ» không? Mà nếu không, thì chúng ta «chơi» với ai?
«đối đầu hòa bình» với ai? Còn «ít nhất là hoà bình đơn phương từ phe
dân chủ» nghĩa là thế nào? Đối đầu «giữa dự án dân chủ và dự án cộng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 277


sản» là thế nào? Mập mờ và đầy ảo tưởng! Quan điểm này có thể dẫn đến
hành động thoả hiệp với giai cấp cầm quyền cộng sản dễ như chơi!

Lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu


Khi nói lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh
ngoài nước là hỗ trợ, chính là theo cái tinh thần dựa vào sức mạnh của
quần chúng để làm áp lực cho giới cầm quyền nhằm chuyển hoá hay đổi
thay chế độ độc tài toàn trị. Phải có quan niệm rõ ràng như vậy để không ỷ
lại vào lực lượng đấu tranh ở ngoài nước, mà ngay từ đầu phải tập trung
xây dựng lực lượng quần chúng trong nước. Thế mà có tác giả lại viết: «...
Phải khẩn cấp từ bỏ ngôn ngữ giả dối là quốc nội là chủ lực, hải ngoại chỉ
có vai trò yểm trợ. Lập luận này rất sai trong giai đoạn này. Từ lúc nào và
ở đâu trong một cuộc tranh đấu công khai người ta có thể độc đáo đến nỗi
chọn đặt bộ chỉ huy ở địa điểm hoàn toàn do đối phương kiểm soát? Từ lúc
nào và ở đâu người ta có thể đặt vào địa vị lãnh đạo những người mà địch
có thể bắt giam hoặc thủ tiêu bất cứ lúc nào?”. Nếu nói về việc đặt «bộ
chỉ huy» ở hải ngoại hay ở trong nước, thì cách lập luận đó có thể chấp
nhận được, ít nhất trong thời kỳ sơ khởi của phong trào, nhưng trước sau
thì cũng phải tìm cách chuyển «bộ chỉ huy» về hoạt động bí mật ở trong
nước. Nhưng việc «bộ chỉ huy» «đóng đô» ở đâu khác hẳn với nhận thức,
quan niệm lực lượng đấu tranh trong nước là chủ yếu, lực lượng đấu tranh
ngoài nước là hỗ trợ. Hai điều này không giống nhau, không phải là một,
không thể đồng nhất, không thể lẫn lộn. Dù giai đoạn trước hay giai đoạn
sau thì chúng ta vẫn phải đặc biệt lo việc xây dựng lực lượng đấu tranh
trong nước, coi đó là lực lượng chính, nghĩa là lực lượng đối đầu thường
trực với giai cấp cầm quyền, và xét cho cùng, lực lượng này sẽ có tính
quyết định để giành thắng lợi cuối cùng khi thời cơ đến. Vì thế chúng ta
phải ra sức xây dựng và phát triển lực lượng đấu tranh trong nước. Đây là
một nhận thức nghiêm chỉnh, đúng đắn, có tính chiến lược, chứ không phải
là «ngôn ngữ giả dối». Việc đặt cơ quan lãnh đạo phong trào ở đâu chỉ là
một việc cụ thể, một quyết định có tính nhất thời chứ đâu phải là một chủ
trương, một đường lối chiến lược lâu dài?

«Chuyện dài» nước Nga


Sau khi khẳng định «phải loại bỏ kịch bản lật đổ», tác giả kia đã nêu
ra luận điểm: «... Vả lại chúng ta cũng sẽ không thay thế được tất cả guồng
máy nhà nước. Một chính quyền dân chủ trong tương lai vẫn phải duy trì

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 278


toàn bộ quân đội, công an, bộ máy hành chính hiện có, chỉ khác ở chỗ vạch
ra những mục tiêu mới, đem lại một tinh thần mới, những giá trị mới, một
cách tổ chức và làm việc mới...». Quan điểm này cũng thật là nguy hiểm!
Khẳng định như thế là chưa hiểu rõ bản chất của «bộ máy chuyên chính»
của ĐCS, một đảng xuất thân từ «lò» Marx-Lenin-Stalin-Mao. Cái «bộ
máy chuyên chính» này, thực chất là «chuyên chính vô sản» của ĐCS, nếu
không được chính quyền dân chủ mới ra đời cải tổ toàn bộ thì trước sau gì
nó cũng sẽ chống lại – hoặc ngấm ngầm, hoặc công khai – chính quyền
dân chủ. Cố nhiên, mức độ cải tổ triệt để được đến đâu còn tuỳ theo tương
quan lực lượng giữa chính quyền dân chủ và giai cấp cầm quyền cộng sản
đã bị thất thế hay bị lật đổ. Điều này hiện nay chưa thể nói trước được,
nhưng những người dân chủ phải nắm vững cái cốt lõi, cái tinh thần là «cải
tổ toàn bộ», chứ không phải «duy trì toàn bộ».
Xin mọi người chớvội quên bài học đau đớn của phong trào dân chủ ở
nước Nga. Chính vì những người đứng đầu nhà nước dân chủ của Nga, sau
khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô hồi tháng 8 năm 1991, đã không có
thái độ dứt khoát đối với Xô-viết Tối cao (quốc hội) cộng sản, bộ máy
hành chính cũ, quân đội và công ancũ của cộng sản, đã không cải tổ mạnh
mà duy trì gần như toàn bộ bộ máy hành chính, quân đội, công an cũ, do
đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng làm cho việc dân chủ hoá nước Nga bị
trục trặc trong nhiều năm, làm cho đất nước và xã hội Nga không ổn định
trong một thời gian dài, thậm chí có khi đã phải xung đột vũ trang (năm
1993, suýt nữa thì xảy ra nội chiến) giữa chính quyền dân chủ và phe đối
lập nấp dưới lá cờ của Xô-viết Tối cao với trên 90% là quan chức, cán bộ
cộng sản... Tình trạng nghiêm trọng đó là do sự phá hoại ngầm của các dân
biểu cũ, quan chức cũ, tức là giới nomenklatura cũ. Hậu quả của sai lầm
nói trên là nước Nga hiện nay đang quay trở lại chế độ toàn trị, tuy rằng
không phải của cộng sản như trước mà của giới mật vụ và quan liêu cũ.
Ngày nay, những thành quả dân chủ trong những năm đầu của chính quyền
dân chủ đang dần dần mất hết: không còn tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tự do biểu tình, v.v... theo đúng nghĩa nữa. Thất bại này là một
bài học có tính giáo huấn lớn cho chúng ta!
Nói thế, không cónghĩa là những người dân chủ chủ trương khi
nắm được chính quyền sẽ không sử dụng các chuyên gia của bộ máy
nhà nước cũ. Trái lại, họ phải quý trọng và sử dụng các chuyên gia cũ.
Nhưng – xin nhấn mạnh – nếu không cải tổ toàn bộ quân đội, công an, bộ
máy hành chính của chế độ cũ, mà chỉ «vạch ra những mục tiêu mới, đem
lại một tinh thần mới, những giá trị mới, một cách tổ chức và làm việc

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 279


mới» thì chắc chắn sẽ không có ai thực hiện những điều «mới» có thể là rất
hay ho mà các nhà dân chủ sẽ vạch ra cả đâu! Một lẽ giản đơn là vì tầng
lớp cầm quyền (nomenklatura) «cũ», các cán bộ «cũ» của quân đội, công
an và bộ máy hành chính «cũ» không muốnthực hiệnnhững cái «mới» do
các nhà dân chủ vạch ra, vì họ quá quen với «bộ máy chuyên chính» cũ,
quá quen với phong cách làm việc cộng sản. Đó là chưa nói đến sự thật
này: nhiều người «cũ» vẫn còn luyến tiếc «bộ máy chuyên chính» cộng sản
«cũ» và ước mong nó phục hồi trở lại.

Gửi trứng cho ác


Về mặt chiến lược, cũng nên nhắc đến một số nhà lý luận dân chủ chủ
trương rằng: theo truyền thống Việt Nam, việc chuyển hoá hay thay đổi
chế độ hiện tồn chỉ có thể thực hiện được nhờ cơ quan lãnh đạo, tức là ban
lãnh đạo ĐCS. Quan điểm này cũng như luận điểm trên đều không thấy
được bản chất của ĐCSVN, là đảng không muốn và không bao giờ có khả
năng chuyển hoá hay đổi thay chế độ độc tài toàn trị thành chế độ dân chủ
đích thực, đa nguyên đa đảng cả. Vì sao? Vì bản chất của ĐCS là trái
ngược, là chống lại dân chủ đích thực. ĐCS chỉ chấp nhận vai trò lãnh đạo
độc tôn của ĐCS mà thôi, chỉ bám vào “chuyên chính vô sản” để tồn tại,
thế thì làm sao thực hiện được dân chủ đa nguyên đa đảng? Vì thế quan
điểm này có khác gì “gửi trứng cho ác”?

Các phần tử cấp tiến trong ĐCS


Những người dân chủ tự đặt cho mình nhiệm vụ phải ra sức tranh thủ và
tìm mọi cách phối hợp hành động với các phần tử cấp tiến trong ĐCS để
cùng đấu tranh cho việc dân chủ hoá. Vì trên thực tế, trong hàng ngũ của
đảng có rất nhiều người cộng sản thực tâm yêu nước, và nhận thức cũng
như tâm trạng của họ có thể chuyển biến để trở thành những người dân chủ
và cùng đứng với chúng ta trong một mặt trận dân chủ chung. Dưới chế độ
toàn trị của ĐCS, vai trò của các phần tử cấp tiến trong đảng rất lớn trong
việc chuyển hoá hoặc đổi thay chế độ.
Tuy nhiên, sự tranh thủ và phối hợp hành động với các phần tử cấp
tiến trong ĐCS cũng phải theo những nguyên tắc nhất định. Chẳng hạn,
phải dựa trên việc làm chứ không phải trên lời nói của họ để xác định họ
có phải là cấp tiến hay không, chứ không thể làm «tùm lum», không thể
«vồn vã», «săn đón» quá đáng khi “người ta” chưa tỏ ra tí gì là “cấp tiến”
cả. Một nguyên tắc nữa là phối hợp hành động với các phần tử cấp tiến

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 280


trong ĐCS, nhưng những người dân chủ phải luôn luôn giữ tính độc lập về
lập trường, đường lối và tổ chức của mình. Cố nhiên, có thể có những nhân
nhượng lẫn nhau, nhưng không thể thoả hiệp trong lập trường và quan
điểm. Và vân vân...
Theo chúng tôi nhận xét, vừa qua, anh chị em dân chủ trong và ngoài
nước thường “rơi” vào hai thái cực ngược nhau:
a/ một số người nặng về mặt đả kích ĐCS nói chung, mà không phân
biệt giới lãnh đạo cộng sản với các đảng viên bình thường, hoặc đả kích
lãnh đạo bằng những lời lẽ nặng nề, “khó nghe”, có thểgây sự phản ứng
tiêu cực ngay cả trong số đông những người cộng sản bình thường, mà
những người này có nhiều khả năng chuyển hoá sang phía dân chủ. Thái
cực này khó được lòng của dân chúng còn mơ hồ trong nhận thức chính trị.
Xu hướng này thấy rõ ở nhiều tác giả ngoài nước và một vài tác giả trong
nước;
b/ một số người – phần nhiều ở trong nước – thì trái lại, nặng về mặt
mơn trớn, vuốt ve giới lãnh đạo cộng sản, nhất là với vài nhân vật lãnh đạo
cao cấp cũ nay đã hồi hưu có đôi lời nói bóng gió “có vẻ dân chủ”. Vừa
qua, ông Võ Văn Kiệt đã phát biểu vài lời «có vẻ cấp tiến», thế là có người
đã vội xếp ông ta vào hàng những người dân chủ, có người đã bênh vực,
“chạy tội” cho ông Kiệt bảo rằng ông ta đã không tán thành nghị định
31/CP, dù chính tay ông đã ký nghị định đó và cho đến nay ông cũng
không hề có một lời phê phán nào về cái nghị định độc ác mà ông đã ký.
Gần đây hơn, sau khi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng vừa cùng Bộ chính trị quyết định một trận đàn áp phong trào
dân chủ cực kỳ khốc liệt, bỏ tù hàng chục chiến sĩ dân chủ của chúng ta, và
hai ông này ra hải ngoại đến đâu cũng được đồng bào Việt Nam hải ngoại
«dàn chào» nhiệt liệt đến nỗi phải luồn cửa hậu mà đi, thế mà, tiếc thay, có
nhà dân chủ trong nước đã vội vã tuyên bố ra thế giới là sẵn sàng bắt tay
ông Triết và ông Dũng, coi như các ông này đã là lực lượng cấp tiến trong
ĐCS, trong lúc các ổng chưa có một biểu hiện nào rõ rệt của sự «cấp tiến»
cả.
Có thể là đang có sự phân hoá nào đó trong ban lãnh đạo ĐCS, nhưng
phải chờ sự biểu hiện cụ thể, chứ không nên chỉ dựa trên suy đoán, nhất là
suy đoán của các nhà báo ngoại quốc là những người không sát thực tế
Việt Nam lại thích đoán mò và hay cường điệu! Hơn nữa, nếu quả thật có
một vài người cấp tiến nào đó trong ban lãnh đạo cao cấp mới xuất hiện
thật, thì sự vồn vã, săn đón của các nhà dân chủ chắc gì họ đã thích, chắc

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 281


gì đã có lợi cho họ.

Tranh chấp nội bộ ĐCS


Cố nhiên, để thực hiện sách lược đúng đắn thì những người dân chủ phải
có cái nhìn sâu sắc để nhận thấy những nứt rạn trong giới cầm quyền.
Gần đây, có tác giả đã đưa ra một vài nhận định khó chấp nhận. Ông ấy đã
viết khi phân tích tình hình nội bộ của ĐCS: «Những tranh chấp phe phái
trong nội bộ đảng cộng sản kể như đã chấm dứt. Phe Lê Đức Anh - Đỗ
Mười đã thắng. Những người cầm đầu đảng và nhà nước hiện nay đều
thân với hai ông này. Những người chống lại hai ông Mười, Anh chỉ còn
rất ít và đều già yếu... ». Không đúng như thế! Thực tế thì những tranh
chấp phe phái trong nội bộ ĐCS vẫn còn. Đó là những tranh chấp về quyền
lợi và quyền lực, những khác biệt nho nhỏ (chưa hẳn là va chạm, xung đột)
về đường lối. Thường thì những tranh chấp hay những khác biệt này bị
giấu kín nên tưởng chừng như chúng không còn nữa. Chúng ta cần thấy rõ
và đánh giá đúng mức độ của những tranh chấp này để tìm cách khai thác.
Tuy nhiên, một điều cần nhấn mạnh là trong việc đấu tranh chống phong
trào dân chủ thì ban lãnh đạo cộng sản nhất trí với nhau.
Tác giả của nhận xét trên đã khẳng định một điều rất kỳlạ: «Tình
trạng ổn vững nội bộ của đảng cộng sản chưa chắc đã là xấu cho tiến
trình dân chủ, nó còn có thể là tốt. Có chấm dứt được nạn phe phái trong
đảng, ban lãnh đạo cộng sản mới có thể lấy những quyết định cần thiết, kể
cả những quyết định nới lỏng về chính trị. Đừng nên quên rằng chính sách
đổi mới, tức mở cửa về kinh tế thị trường, đã có được vì lúc đó, năm 1986,
phe ông Lê Đức Thọ kiểm soát được đảng và có toàn quyền quyết định».
Điều khẳng định này trái hẳn với lý lẽ thông thường: nếu ĐCS mà càng ổn
vững nội bộ thì lại càng khó khăn cho những người dân chủ và cho phong
trào dân chủ nói chung. Như trên chúng tôi đã nhấn mạnh: trong việc đấu
tranh chống phong trào dân chủ thì ban lãnh đạo cộng sản nhất trí với
nhau. Thế mà bây giờ họ «chấm dứt được nạn phe phái trong đảng», lại có
được «tình trạng ổn vững nội bộ» thì họ tha hồ đàn áp phong trào dân chủ,
họ chẳng cần quan tâm đến việc «nới lỏng về chính trị», hay là họ làm việc
đó với một kiểu không có lợi gì cho đối lập dân chủ cả. Còn khẳng định
rằng «chính sách đổi mới... đã có được vì lúc đó,... Phe ông Lê Đức Thọ
kiểm soát được đảng và có toàn quyền quyết định» thì không đúng với
thực tế lịch sử. Hồi những năm 80 thế kỷ trước, khi đất nước bị nhấn chìm
trong cuộc khủng hoảng vô cùng trầm trọng, ĐCS đang đứng trước nguy

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 282


cơ bị diệt vong thì dù có hay không có ông Thọ, dù ông Thọ có toàn quyền
quyết định hay không thì ĐCS vẫn cứ «phải chịu» đổi mới về kinh tế! Đó
là một thực tế lịch sử và cũng là một tất yếu lịch sử. Không làm việc đó thì
ĐCS chắc chắn bị diệt vong.

Vài lời kết


Chúng ta đang ở một thời điểm rất nhạy cảm. Nó đòi hỏi cácnhà dân chủ
một tinh thần trách nhiệm cao, một thái độ thận trọng trong sự phát ngôn
cũng như trong hành động, một tinh thần tương thân tương kính đối với
nhau và đối với đại chúng. Sau trận đàn áp tàn bạo của kẻ cầm quyền cộng
sản, giờ đây các chiến sĩ dân chủ trong nước đang phải băng bó vết thương
mà kẻ thù của dân chủ và tự do đã gây ra cho phong trào, chúng ta rút kinh
nghiệm về những việc làm đã qua không phải để chì chiết lẫn nhau, chia rẽ
nhau, dìm nhau mà chính là để cố kết với nhau và tiếp tục tiến lên.
Phải dứt khoát thấy rõ rằng khó khăn trước mắt còn nhiều, nhưng
thuận lợi cũng không ít, nếu chúng ta không bi quan, giữ vững được tinh
thần kiên định, kịp thời tập hợp được hàng ngũ, củng cố được tổ chức, đi
sâu vào quần chúng đang sôi sục đấu tranh thì chắc chắn phong trào lại
khởi phát và bùng lên.

Moskva 16.07.2007
Nguyễn Minh Cần

Ghi chú:
Trên đây là một số quan điểm, người viết xin thẳng thắn trình bày để mọi
người cùng nhau suy nghĩ. Vì không muốn gây thêm sóng gió cho phong
trào, nên người viết đã không nêu tên các tác giả được trích dẫn. Rất mong
độc giả thông cảm. Các câu trích dẫn đều được copy đúng nguyên văn từ
các văn bản đã có trên mạng.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 283


Sinh năm 1928 tại Huế. tham gia Đảng
Cộng Sản Đông Dương từ năm 1946,
Từng giữ Phó Chủ tịch Ủy ban Hành
chính thành phố và chủ nhiệm báo Thủ
ñô, Hà Nội.
Năm 1962 ông ñược Đảng cử ñi học
trường Ðảng Cao cấp tại Liên Xô.
Nguyễn Minh Cần

Trong thời gian này, các ông Lê Duẫn và Lê Ðức Thọ,


ngả theo ñường lối chống Liên Xô của CS Trung Quốc, ñã
mở một chiến thanh toán những người mà họ cho là có tư
tưởng theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô.Trước tình hình ñó,
ông và một số ñảng viên cao cấp ñã quyết ñịnh xin tỵ nạn
chính trị tại Liên Xô.
Ông hiện ñã về hưu. Phần lớn thời giờ ông dành ñể
nghiên cứu Phật học và viết các bài nghiên cứu chính trị.
Ông hiện cư ngụ tại Moscow, là nhà báo tự do.
Cuốn Công lý ñòi hỏi (Văn Nghệ, California) là tập hợp
những bài viết của ông từ 1992 ñến 1998.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 284


Toàn Dân Nghe Chăng? Sơn
Hà Nguy Biến…
(Vài lời tâm sự với các bạn trẻ)

Chưa bao giờ nhạc khúc hào hùng này âm vang mạnh mẽ và thôi thúc như
lúc này trong lòng người dân Việt Nam có lương tri! Vì sao vậy?
Vì, Đất Nước ta – đã được các đấng Quốc Tổ dựng nên trên mấy
ngàn năm trước và được các tiên liệt đổ biết bao xương máu để gìn giữ –
giờ đây đang đứng trước hiểm hoạ mất “đất”, mất “nước”, mất “đảo”, mất
“biển”, và đang từng bước bị mất chủ quyền… bởi thủ đoạn bành trướng
vô cùng thâm độc của “người láng giềng phương Bắc!”
Mối hiểm hoạ này một phần do số phận an bài cho Đất Nước ta, đặt
Tổ Quốc ta bên cạnh một lân bang cộng sản khổng lồ, đầy tham vọng bành
trướng và âm mưu thôn tính. Một phần khác rất quan trọng là do tháiđộ
và chính sách sai lầm, thiển cận của giới cầm quyền cộng sản toàn trị nước
ta, kể từ Chủ tịch ĐCSVN đồng thời là Chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí
Minh cho đến các Tổng Bí thư ĐCSVN về sau này. Họ đã không nhận
thức rõ âm mưu của các lãnh tụ ĐCSTQ, lại muốn dựa dẫm vào “thiên
triều đỏ” để có được sức mạnh bành trướng quyền lực của mình xuống
phương Nam, nên đã có một thời giới cầm quyền nước ta mù quáng, hết
lòng suy tôn, thần phục “thiên triều” họ Mao đến nỗi quên cả quyền lợi
quốc gia! Biểu trưng nổi bật của thời này là bức công hàm ô nhục ngày 14
tháng 9 năm 1958 mà Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng đã gửi cho
Tổng lý Quốc vụ viện CHND Trung Hoa, công nhận lãnh hải 12 hải lý của
Trung Quốc, trên thực tế là công nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, bất chấp sự thật lịch sử là hai quần đảo
đó từ xưa đến nay đã và vẫn thuộc chủ quyền nước ta! Hoặc, vì muốn bằng
mọi giá dựa dẫm vào Trung Quốc để giữ được quyền lực của mình trên
đầu trên cổ người dân sau khi các chế độ “xã hội chủ nghĩa” sụp đổ hàng
loạt ở Liên Xô và các nước Đông Âu, giới cầm quyền cộng sản nước ta đã
thực hành một đường lối hết sức nhu nhược là cứ nhượng bộ dần từng
bước trước tham vọng không đáy của “thiên triều” Đại Hán, bất chấp sự

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 285


toàn vẹn lãnh thổ cũng như nền an ninh của Tổ Quốc! Biểu trưng nổi bật
của thời này là Hiệp ước về biên giới ngày 30.12.1999 và Hiệp ước về lãnh
hải Bắc Bộ ngày 25.12.2000 mà những kẻ cầm quyền CHXHCNVN đã tự
tiện ký kết với Trung Quốc mà không công khai thảo luận dân chủ tại quốc
hội, cũng như không dám công khai bàn bạc với quốc dân đồng bào, do đó
đã làm cho Tổ Quốc ta mất đi hàng mấy trăm cây số vuông lãnh thổ, trong
đó có vùng ải Nam Quan, thác Bản Giốc, v.v… và hơn chục ngàn cây số
vuông lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ! Biểu trưng nổi bật của thời này còn là
quyết định của Bộ Chính trị ĐCSVN cho Trung Quốc khai thác bauxit tại
Đắk Nông ở vùng cựcNam Tây Nguyên, tức là cho phép kẻ thù “tiềm
năng” đang nuôi mộng bành trướng xuống phương Nam và đang mưu đồ
cướp đoạt lãnh thổ của ta, được mặc sức tàn phá môi trường sinh thái miền
Nam nước ta, gây hại to lớn cho đời sống của các sắc dân người Thượng,
cũng như của người dân Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời tạo điều
kiện cho chúng đặt cơ sở và bám chắc vào vùng “tử huyệt” của Tổ Quốc
ta, để khi cần thì từ đó chúng có thể dễ dàng đánh chiếm nước ta!
Mọi người Việt Nam am hiểu thời cuộc đều vô cùng lo lắng trước
sựxâm nhập ngày càng sâu của Trung Quốc về mọi mặt, từ kinh tế cho đến
chính trị… vào Đất Nước ta, tạo nên một tình thế cực kỳ nguy hiểm cho sự
tồn vong của Tổ Quốc ta. Ai cũng biết là hàng hoá Trung Quốc tràn ngập
thị trường nước ta, bóp nghẹt nền sản xuất của nước ta. Ai cũng biết là bọn
bành trướngTrung Quốc đã cài cắm nhiều gián điệp vào nước ta, đồng thời
tuyển mộ “tay chân” cho chúng ngay trong bộ máy cầm quyền nước ta.
Mới đây nhất, tờ “Tuổi Trẻ” ở trong nước cho biết các quan chức Việt
Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu Trung Quốc thắng thầu ở
rất nhiều công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất…, và điều đáng
ngại nhất là các nhà thầu Trung Quốc đem theo hàng ngàn công nhân cùng
thiết bị của họ sang nước ta, trong khi công nhân Việt Nam thì không được
sử dụng và những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được.
Cũng theo tờ “Tuổi Trẻ”, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc hiện
đang làm việc ở Việt Nam trong các công trình của Trung Quốc, chẳng hạn
như công trình lớn Đạm Cà Mau, công trình nhà máy điện ở Hải Phòng,
v.v... Chỉ riêng công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh
cũng đã có 2000 công nhân Trung Quốc... Xin mọi người cứ thử hình dung
xem: hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc tại các công trình trọng điểm
về điện, xi măng, hóa chất, v.v… ở nước ta cộng với vài chục ngàn công
nhân Trung Quốc tại công trường bauxit ở Tây Nguyên, thì khi kẻ xâm
lược “tiềm năng” bắt đầu gây hấn, “đội quân thứ năm” này của chúng sẽ là

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 286


một lực lượng hùng mạnh như thế nào nằm ngay trong lòng Đất Nước ta?!
Vì thế, ngày nay, chúng ta nói đến hiểm hoạ mất nước đâu cóphải
là chuyện thổi phồng, cường điệu? đâu cóphải là điều viễn vông,
vô căncứ? Màđó chính là một thực tế đắng cay sờ sờtrước mắt mọi người
dân Việt Nam! Điều này phải làmối lo nghĩ của tất cả những ai có lòng yêu
nước, thương dân, của tất cả những ai biết ưu tư đến sự tồnvong của Tổ
Quốc, đến tiền đồ thế hệ mai sau của Đất Nước. Tuổi trẻ nước ta không thể
nào thờ ơ, vô cảm trước trách nhiệm thiêng liêng của mình đối với Tổ
Quốc! Chúng ta quyết không thể để cho giới cầm quyền muốn làm gì với
Tổ Quốc ta cũng được! Hãy đứng lên dõng dạc cất cao tiếng nói yêu nước
của mình! Hãy tỏ rõ cho kẻ cầm quyền thấy quyết tâm của người dân thiết
tha bảo vệ Tổ Quốc, hãy biểu dương tinh thần kiên quyết phản đối thái độ
nhu nhược của kẻ cầm quyền đang cứ lùi dần từng bước trước âm mưu
thâm độc của kẻ xâm lược “tiềm năng”. Phải làm cho mọi người, kể cả
những người cộng sản, những quân nhân, những người trong bộ máy
quyền lực, đều hiểu rằng: mọi đảng phái, mọi chính quyền, mọi thể chế chỉ
tồn tại một thời mà thôi, còn Đất Nước, Tổ Quốc thì tồn tại muôn đời! Mà
Đất Nước, Tổ Quốc là của chung của toàn Dân Tộc chứ không phải của
riêng ai, không phải của riêng một đảng phái nào.
Dân ta có thểtránh hiểm hoạ mất nước chỉ khi nào có được một
chínhquyền biết thương dân, thương nước, biết chăm lo đến quyền lợi vật
chất và tinh thần của nhân dân, biết tôn trọng các quyền tự do, dân chủ và
nhân quyền của người dân. Chỉ có một chínhquyền như thế thì mới cố kết
được toàn dân thành một khối sắt thép, mới tạo được nội lực lớn lao của
Dân Tộc để chống lại mọi kẻ thù xâm lược dù chúng hùng mạnh và hung
hãn đến mức nào. Dân Tộc ta đã từng trải qua bao phen “Sơn Hà nguy
biến” rồi, nhưng chúng ta nhiều lần đã vượt qua những “nguy biến” đó để
thắng kẻ thù, chính là nhờ đã biết phát huy cao độ nội lực đó của Dân Tộc.

Tháng 2 năm 2009


Nguyễn Minh Cần

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 287


NGUYỄN XUÂN PHƯỚC

Giá trị Pháp lý và Tính Chính


thống Của Hiến pháp Việt
nam Hiện nay Từ Cơ sở Pháp
lý Của Hiến pháp 1946

Những Ý Niệm Căn Bản Về Hiến Pháp


Hiến pháp là bộ luật tối cao của một quốc gia định nguyên tắc tổ chức
guồng máy công quyền để thực hiện mục đích xây dựng một xã hội trong
đó dân làm chủ đất nước nhằm bảo đảm dân quyền và nhân quyền của
công dân, và đồng thời bảo đảm tính chất ổn định, chính thống và hợp
pháp của nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền nào không thực thi hiến pháp,
phản bội các điều khoản của hiến pháp, nhà cầm quyền ấy tự mình chấm
dứt giá trị pháp lý và tính chính thống về giá trị quyền lực lãnh đạo quốc
dân. [1]
Để xác định quyền làm chủ đất nưóc của nhân dân, hiến pháp luôn
luôn phải được toàn thể nhân dân chấp thuận và mọi sự thay đổi hiến pháp
phải luôn luôn được toàn thể nhân dân quyết định bằng lá phiếu. Hiến pháp
gọi đó là quyền phúc quyết. Quyền phúc quyết cộng với các quyền tự do
ứng cử và bầu cử, quyền bình đẳng cơ hội về quyền lợi và nghĩa vụ kính tế
chính trị văn hoá, và các quyền công dân khác xác định nhân dân là chủ
nhân ông của đất nước. Khi nhân dân được phúc quyết hiến pháp hay đưọc
tự do ứng cử và bầu cử đó là lúc họ thực sự hành sử quyền làm chủ đất
nước của mình.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 288


II. Sự Ra Đời Của Hiến pháp 1946
Năm 1946, Quốc Hội dân cử đầu tiên đã được bầu lên bằng một cuộc phổ
thông đầu phiếu đầu tiên của đất nước ta. Sau đó quốc hội được bổ xung
thêm các dân biểu là những nhân sĩ và các nhà cách mạng chống Pháp
không Cộng Sản. Quốc hội đầu tiên nầy tập hợp được nhiều thành phần xã
hội và đảng phái chính trị có những xu hưóng khác nhau. Ngoài các nhà
cách mạng tả phái mà đại diện là các ông Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp,
Phạm Văn Đồng, có sự tham dự của các nhà cách mạng tiên khởi thời
Phan Bội Châu như cụ Huỳnh Thúc Kháng cùng với các nhà cách mạng
hữu phái như các ông Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nhất Linh
Nguyễn Tường Tam, Trần Trung Dung vv... [2] [3] [4] [10].
Sau đó, Quốc Hội đã bầu ra một Ủy Ban Dự Thảo Hiến Pháp đã gồm
11 người, thuộc mọi thành phần, là đại biểu của các tổ chức, đảng phái
chính trị và các tầng lớp nhân dân khác nhau do ông Hồ Chí Minh chủ trì.
Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc Hội Việt nam đã thông qua hiến
pháp đầu tiên cho một nước Việt Nam độc lập.
Về phần nội dung, Hiến pháp 1946 đã qui định những quyền căn bản
của công dân trong đó có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa
(điều 6), quyền bình đảng trước pháp luật (điều 7), quyền tự do ứng cử và
bầu cử (điều 18), nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp (điều 21).
Hiến pháp 1946 còn đi xa hơn bằng cách cho phép những người ngoại
quốc tranh đấu cho tự do dân chủ mà phải trốn tránh được cư ngụ trên đất
Việt nam (điều 16).
Quan trọng nhất là nó không hề có một điều khoản nào qui định là
một đảng phái nào hay một ý thức hệ nào là độc tôn và độc quyền lãnh đạo
đất nước như các bản hiến pháp sau này của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
hay Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. [5]
Đứng trên phương diện lịch sử, hiến pháp 1946 là cơ sở pháp lý khai
sinh nước Việt Nam độc lập sau hơn 80 năm bị mất chủ quyền về tay thực
dân Pháp. Vì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ sau khi quốc hội
thông qua hiến pháp nên hiến pháp 1946 không được chính thức công bố
và cuộc tổng tuyển cử nghị viện nhân dân không được thi hành. Tuy nhiên,
theo tài liệu của đảng Cộng Sản thì chính phủ và ban thường vụ quốc hội
luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung hiến pháp 1946 để điều hành mọi
hoạt động trong nước. [5]. Và hiến pháp đó có giá trị cho đến năm 1960
khi hiến pháp 1959 được ban hành.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 289


Tài liệu Đảng Cộng Sản cũng đánh giá như sau:”Hiến pháp 1946 là
một bản hiến pháp cô đúc, khúc chiết, mạch lạc và dễ hiểu với tất cả mọi
người. Nó là bản hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện.” [6]
Mặc dù chính phủ kháng chiến ra đời không theo thủ tục của hiến
pháp vì hoàn cảnh chiến tranh, và mặc dù những điều khoản của hiến pháp
đã bị nhà nước vi phạm, chúng ta có thể xác định được rằng chính phủ đã
công nhận hiến pháp 1946 là khế ước hợp pháp giữa quốc dân Việt và nhà
cầm quyền đương thời. Hiến pháp 1946 xác định những giá trị căn bản về
văn hoá, chính trị và kinh tế và biến những giá trị trị đó thành những lý
tưởng và ước vọng dân tộc mà thế hệ 1945 đã hy sinh xương máu để chiến
đấu và bảo vệ. Đồng thời nó xác định nhân dân là chủ nhân ông tuyệt đối
của đất nước.
Do đó, hiến pháp 1946 là một hiến pháp tốt, có giá trị pháp lý, và là
nền tảng pháp lý ắt có và đủ để xây dựng nước Việt Nam mới, tự do dân
chủ và độc lập. Hiến pháp đó là nền tảng pháp lý cho mọi thay đổi pháp lý
của các hiến pháp kế thừa.

III. Cái Chết Oan Khiên Của Hiến pháp 1946


và Tính Chất Bất Hợp Pháp của Các Hiến
Pháp Kế Thừa
Xác định tính cách hợp pháp và hợp lý của hiến pháp 1946 để nhấn mạnh
một điểm là Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (cho đến năm 1980) và
nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ năm 1980 cho đến nay)
đều phải mang tính kế thừa và mang tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần
và nội dung của hiến pháp 1946.
Sau năm 1946, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà có thêm tất cả là 3 hiến
pháp. Các hiến pháp tuần tự ra đời trong các năm sau đây: 1959 ban hành
năm 1960, 1980 và 1992.
Tài liệu đảng Cộng Sản viết về thủ tục ra đời của hiến pháp 1959, là
bản hiến pháp kế thừa trực tiếp bản hiến pháp 1946, như sau:
“Hiến pháp 1946, hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước ta đã hoàn
thành sứ mệnh của nó, nhưng so với tình hình và nhiệm vụ cách mạng mới
nó cần được bổ sung và thay đổi. Vì vậy, trong kỳ họp lần thứ sáu, Quốc
Hội nước Việt nam Dân Chủ Cộng hoà khoá I đã quyết định sửa đổi hiến
pháp 1946 và thành lập ban dự thảo hiến pháp sửa đổi”.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 290


Tài liệu này viết tiếp:
“Sau khi làm xong bản dự thảo đầu tiên, tháng 7 năm 1958 bản dự
thảo đã được thảo luận trong các cán bộ trung cấp và cao cấp thuộc các cơ
quan quân dân, chính, Đảng. Sau đợt thảo luận này, bản dự thảo đã được
chỉnh lý lại vào ngày 1 tháng 4 năm 1959 đem công bố để tòan dân thảo
luận và đóng góp ý kiến xây dựng. Cuộc thảo luận nầy làm trong 4 tháng
liền tại khắp nơi trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các tổ chức
khác của nhân dân, ở thành thị và nông thôn, việc nghiên cứu và thảo luận
dự thảo hiến pháp tiến hành sôi nổi và đã trở thành một phong trào quần
chúng rộng rãi có đủ các tầng lớp nhân dân tham gia”.
Tài liệu trên kết luận về phần thủ tục thay đổi hiến pháp năm 1959
như sau:
“Ngày 18-12-1959, tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I, chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc báo cáo về dự thảo hiến pháp sửa đổi. Ngày 31-12-1959,
quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi và ngày 1-1-1960 Chủ
tịch ký sắc lệnh công bố hiến pháp.” [7]
Khi bàn về hiến pháp 1959, tài liệu của ĐCSVN viết như sau:
“Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của hiến pháp 1946 trong
giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam.”[7]
Những trích dẫn kể trên cho thấy nhà nước tự ý tuyên bố là Hiến pháp
1946 đã “hoàn thành sứ mệnh” của nó mà không nói rõ ràng thế nào là “sứ
mệnh của hiến pháp” và thế nào là “hoàn thành”. Trong hiến pháp 1946
không hề có điều khoản nào xác định “sứ mệnh của hiến pháp” và ấn định
rằng khi hiến pháp “hoàn thành” sứ mệnh của nó thì giá trị thi hành của
hiến pháp phải bị chấm dứt.
Thế thì, lý do khai tử hiến pháp 1946 hoàn toàn vô căn cứ. Cái chết
của hiến pháp 1946 là một cái chết oan khiên, cái chết ngụy tạo. Hiến pháp
1946 đã bị ĐCSVN xé bỏ một cách tức tưởi vì hiến pháp 1959 không có lý
do chánh đáng và hợp pháp để thay thế hiến pháp 1946. Hơn nữa, vì nhà
nước xác nhận hiến pháp 1959 là hiến pháp kế thừa của hiến pháp 1946 và
đã cam kết điều hành đất nước theo tinh thần và nội dung của hiến pháp
1946 nên sự thay đổi hiến pháp cũng phải tuân thủ yêu cầu của hiến pháp
1946.
Điều 70 của Hiến pháp 1946 liên quan đến vấn đề thay đổi hiến pháp
qui định như sau:

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 291


“Sửa đổi hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viên bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa
ra toàn dân phúc quyết.”
Thủ tục thay đổi hiến pháp năm 1959 theo tài liệu của chính Đảng
Cộng Sản dẫn chứng ở trên, đã chứng minh sự ra đời của hiến pháp nầy đã
không theo đúng thủ tục tu chính hiến pháp qui định trong điều 70 của hiến
pháp 1946.
Việc đem dự thảo hiến pháp ra cho “tòan dân” thảo luận và đóng góp
ý kiến “một cách sôi nổi” như tài liệu ĐCSVN cho biết là một thủ tục tốt,
nhưng hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Hiến pháp 1946 không đòi hỏi
nhân dân phải thảo luận và đóng góp ý kiến một cách … sôi nổi. Hiến
pháp 1946 qui định rõ ràng, minh bạch, ngắn gọn và dễ hiểu là những thay
đổi hiến pháp phải được nhân dân phúc quyết. Thủ tục phúc quyết này cần
được hiểu là phải được thực hiện qua một cuộc trưng cầu dân ý
(referendum) tự do để thể hiện sự chấp thuận của toàn dân. [8]
Sau khi tự ý bãi bỏ quyền phủ quyết của nhân dân trong quá trình
thay đổi hiến pháp, ĐCSVN đã hợp thức hoá thủ tục bất hợp hiến nầy với
hiến pháp 1959. Điều 112 của hiến pháp 1959 quy định thủ tục Sửa Đổi
Hiến Pháp như sau:
Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải
được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
So sánh điều khoản Sửa Đổi Hiến Pháp của hiến pháp 1946 và hiến
pháp 1959, chúng ta thấy rằng với hiến pháp 1959, nhà cầm quyền CSVN
đã loại hẳn vai trò phúc quyết của nhân dân. Hơn thế nữa, ĐCSVN như thể
sợ nhân dân đứng lên đòi lại quyền phúc quyết nên phải nhấn mạnh thêm
là chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Và dường như họ tin
rằng nếu họ tự ý thay đổi điều khoản tu chính hiến pháp như thế thì họ có
toàn quyền và tùy nghi thay đổi toàn bộ hiến pháp cho thích hợp với nhu
cầu chính trị bất chấp giá trị thiêng liêng của khế ước chính trị giữa nhân
dân và nhà cầm quyền.
Vì sự thể quyền phúc quyết những thay đổi hiến pháp xác định quyền
làm chủ đất nước của nhân dân,
Vì sự thể điều 70 hiến pháp 1946 qui định thủ tục pháp lý của sự thay

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 292


đổi hiến pháp,
Vì sự thể lý do sửa đỏi hiến pháp có tính chất ngụy tạo,
Vì sự thể thủ tục sửa đổi hiến pháp để cho ra đời hiến pháp 1959 đã vi
phạm nghiêm trọng điều 70 nầy,
Vì sự thể hiến pháp 1959 và các hiến pháp sau đó tước đoạt quyền
sửa đồi hiến pháp của nhân dân Việt Nam
Chúng ta có thể khẳng định rằng, hiến pháp 1959 cùng các hiến pháp
xuất hiện sau đó hoàn toàn không có dân chủ, bất hợp hiến và bất hợp pháp
vì không có tính kế thừa và tính liên tục về mặt pháp lý, tinh thần và nội
dung của hiến pháp 1946. Và vì thế, các hiến pháp kế thừa không có năng
lực pháp lý để xác định tính chất hợp pháp và chính thống của nhà cầm
quyền.

IV. Lối Ra và Lối Về


Nhận định về tính chất dân chủ của thủ tục lập hiến của nước ta hiện nay,
luật sư Nguyễn Văn Thảo, cố vấn pháp luật của quốc hội và bộ chính trị
ĐCSVN, trình bày trong bài viết “Soạn thảo, sửa đổi hiến pháp, và thực
hiện bảo vệ hiến pháp” đăng trong Tạp Chí Cộng Sản số 12 tháng 6-2001,
cho rằng thủ tục lập hiến của các hiến pháp xuất hiện sau hiến pháp 1946
không có tính cách dân chủ. Trong bài nầy Luật Sư Thảo đã có những
nhận định về thủ tục soạn thảo hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 như sau:
“Thực tiễn nước ta có hai công thức soạn thảo (hiến pháp):
• Ban soạn thảo hiến pháp + trưng cầu dân ý (hiến pháp 1946)
• Ban soạn thảo hiến pháp + hỏi ý kiến nhân dân (hiếnpháp 1959, 1980,
1992)
Trong hai công thức trên, tổ chức trưng cầu dân ý là một thành tựu về
phát huy dân chủ trực tiếp, thực chất là để từng công dân tham gia trực tiếp
vào việc thông qua hiến pháp.
Công thức thành lập Ủy Ban soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến nhân dân
rồi trình lên Quốc Hội thông qua thì việc lấy ý kiến nhân dân khác hẳn với
trưng cầu ý dân. Tập hợp ý kiến của nhân dân để chỉnh lý bản dự thảo Hiến
Pháp, công dân không được tỏ thái độ trực tiếp với dự thảo Hiến Pháp,
không tham gia việc thông qua Hiến Pháp.” [10]
Một thủ tục soạn thảo hiến pháp mà “công dân không được tỏ thái độ
trực tiếp với dự thảo Hiến Pháp, không tham gia việc thông qua Hiến

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 293


Pháp” xác định tính chất mất dân chủ của hiến pháp nầy. Đó là trường hợp
ra đời của các hiến pháp 1959, 1980 và 1992. Đồng thời đó là lời xác minh
sự vi phạm trầm trọng điều 70 của hiến pháp 1946 về nguyên tắc trưng cầu
dân ý những thay đổi hiến pháp.
Với lý luận hiến pháp, luật sư Thảo muốn thay mặt ĐSCVN xác nhận
với nhân dân rằng hiến pháp hiện nay, trên cơ sở điều 70 của hiến pháp
1946, không dân chủ, và do đó, không hợp hiến và hoàn toàn không có giá
trị pháp lý.
Một chế độ hợp pháp không thể được xây dựng trên một hiến pháp
bất hợp pháp. Đây là khủng hoảng hiến pháp lớn nhất trong mọi khủng
hoảng hiến pháp liên quan đến giá trị chính thống (legitimacy) của chế độ.
Mặt khác, sự hiện diện của các đảng phái không Cộng Sản trong việc
hình thành hiến pháp 1946 cho thấy rằng có một mối tương quan chặt chẽ
giữa tinh thần dân chủ đa nguyên và hiến pháp 1946.
Đối với người Cộng Sản, hiến pháp 46 cùng với tuyên ngôn độc lập
1945 là những di sản tinh thần lớn nhất của phong trào Việt Minh. Những
văn kiện lịch sử nầy không những là quan điểm chính trị lõi cốt của Hồ
Chí Minh, mà còn là lời kết ước nghiêm túc nhất của những người Cộng
Sản đối với nhân dân Việt Nam.
Do đó, nếu hiến pháp 1946 thể hiện những lý tưởng và ước vọng của
thế hệ 1945 về một tổ quốc độc lập, về một thể chế chính trị dân chủ pháp
trị và đa nguyên, là biểu tượng sự đoàn kết của toàn dân trong công cuộc
đấu tranh chống Pháp, là đỉnh cao của các phong trào cách mạng từ Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, và phong
trào Cộng Sản yêu nước, thì cái chết của nó là sự phản bội toàn bộ lý
tưởng cứu nước và dựng nước của thế hệ 1945 và của nhân dân Việt Nam.
Vì lý do trên, mọi thay đổi hiến pháp dựa trên hiến pháp hiện nay
hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và tính chính thống lịch sử. Muốn tái lập
tính chính thống lịch sử và pháp lý của chế độ hiện nay, muốn xây dựng
một chế độ dân chủ đa nguyên, điều thiết yếu là Đảng Cộng Sản Việt Nam
và nhà nước Việt Nam phải trở về với những giá trị của hiến pháp 1946,
phải trả lại cho nhân dân quyền làm chủ đất nước, và quyền phúc quyết
mọi thay đổi hiến pháp.

V. Kết Luận
Vì hiến pháp là luật pháp tối cao xác định giá trị pháp lý của nhà nước, do

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 294


đó, với một hiến pháp không có cơ sở pháp lý như hiến pháp hiện nay, nhà
nước không có năng lực pháp lý để tồn tại. Và nhà nước không thể tiếp tục
tồn tại và lănh đạo đất nước trong tình trạng không hợp pháp, không hợp
hiến và không có tính chất chính thống.
Đối với nhân dân Việt Nam, vấn đề không phải là vấn đề thay đổi
chắp vá vài ba chương, hay hai ba điều khoản của hiến pháp hiện nay như
ĐCSVN đề nghị, hoặc chỉ bỏ điều 4 hiến pháp như một số nhà đấu tranh
dân chủ đề nghị. Những thay đổi hiến pháp chỉ có giá trị khi quyền phúc
quyết hiến pháp của nhân dân được tái lập.
Khổng Tử viết: “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Trong thời đại dân
chủ, một nhà nước không có cơ sở hiến pháp dân chủ hợp pháp và chính
thống để chứng minh sự tồn tại của nó là một trường hợp “thượng bất
chính” nghiêm trọng nhất của mọi trường hợp “thượng bất chính” và nó
chắc chắn sẽ dẫn tới một kịch bản “hạ tắc loạn”.
Chúng ta có thể nhận định rằng nỗ lực giải quyết khủng hoảng hiến
pháp là đầu mối để tháo gỡ chế độ thượng bất chính hiện nay. Nó sẽ là căn
cứ địa hồi sinh dân tộc. Bất kỳ nhân dân chọn lựa phương cách giải quyết
khủng hoảng hiến pháp như thế nào, hoặc quay trở về với hiến pháp 1946
hoặc thực hiện một hiến pháp mới, tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc lập
hiến của hiến pháp 1946. Nó sẽ là cơ sở pháp lý ắt có cho sự ra đời của
một nước Đại Việt mới của thời đại 2000. Chỉ có giá trị của hiến pháp
1946 mới có thể tiếp nối tính chính thống về lịch sử và pháp lý của nhà
cầm quyền, và phục hồi chỗ đứng lịch sử của các đảng phái cách mạng yêu
nước.
Với một hiến pháp xác định quyền làm chủ đất nưóc của người dân,
nhân dân Việt mới có thể hành xử quyền làm chủ đất nước của mình.
Chỉ có một chính quyền có giá trị chính thống về lịch sử và pháp lý
mới có đầy đủ cơ sở vật chất và tinh thần để thực hiện công cuộc phục
hưng dân tộc, phục hoạt văn hoá, và bảo toàn lãnh thổ, để tiếp nối sứ mạng
cứu quốc tồn chủng của tiền nhân. Nội dung của cơ sở vật chất và tinh thần
đó là một chế độ dân chủ pháp trị, đa nguyên đa đảng. Đó là nền tảng của
sức mạnh dân tộc để đưa đất nước ra khỏi cơ chế độc đoán trì trệ và ao tù
của chuyên chính, để đưa dân tộc Việt vào giai đoạn cất cánh kinh tế toàn
dân. Có như thế, nước Đại Việt của thời đại 2000 mới có thể hoà nhập
được với cộng đồng các dân tộc văn minh tiến bộ của nhân loại ở thế kỷ
21, và để rửa mối nhục nghèo đói, ngu dốt và lạc hậu xã hội chủ nghĩa của
thế hệ 45, một thế hệ rất hào hùng nhưng vô cùng bất hạnh.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 295


Viết lại 4/17/2005
Tính chất bất hợp pháp của hiến pháp hiện nay
8/8/2002

Nguyễn Xuân Phước: Luật sư, hành


nghề tại Dallas, bang Texas.
Ông chuyên viết về các ñề tài lịch
sử và luật pháp Việt nam.

Sách Tham Khảo và ghi chú:


[1] Jean Jacque Rousseau, Social Contract, lưu trữ ở
http://books.mirror.org/gb.rousseau.html
[2] Nguyễn Xuân Chữ, “Hồi Ký Nguyễn Xuân Chữ”. Nguyễn Xuân Phát và
Chính Đạo hiệu đính, Văn Hoá, Houston ấn hành 1996. trang 301-310
[3] Chú thích của người viết: Các tài liệu lịch sử về cuộc bầu quốc hội và danh
sách quốc hội rất là thiếu sót. Tôi rất mong được các nhà sử học trong
nước và ngoài nước góp thêm ý kiến và sử liệu.
[4] Nguyễn Lý Tưởng, Thuyền Ai Đợi Bến Vân Lâu, trang 77, Tác giả Xuất
Bản Hoa Kỳ 2001
[5] Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1946,
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp46.html
[6] Hoàn Cảnh Ra Đời Và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1946,
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp46.html
[7] Hoàn Cảnh Ra Đời và Nội Dung Cơ Bản Của Hiến Pháp 1959
http://www.cpv.org.vn/vietnam/hp59.html
[8] Nguyễn Văn Thảo, “Soạn thảo, sửa đổi hiến pháp, và thực hiện bảo vệ
hiến pháp”, Tạp Chí Cộng sản tháng 6-2001
http://www.cpv.org.vn/tccs/122001/10-nguyenvanthao.htm
[9] ibid.
[10] Lê Xuân Khoa, Việt nam 1945-1995, Tiên Rồng Xuất Bản, Hoa Kỳ 2004.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 296


Tản mạn Về Hai Chữ
“Tư pháp”
Phải Chăng Đã Đến Lúc Cần
Phải Thay đổi
Một Thói quen Dùng Chữ

I.
Chữ “tư pháp” là chữ rất thông dụng trong ngôn ngữ luật pháp Việt Nam.
Chúng ta thường nói đến bộ tư pháp hay các ngành lập pháp, hành pháp,
và tư pháp khi nói đến cách tổ chức guồng máy nhà nước.
Chúng ta không rõ danh từ “tư pháp” xuất hiện từ lúc nào trong ngành luật
pháp tại Việt Nam.
Trước năm 1945, tại Huế, cơ quan quản lý hệ thống pháp luật quốc
gia (ngoài chính phủ thuộc địa) là bộ hình, là một trong sáu bộ của triều
đình. Cơ quan nầy được lãnh đạo bởi một Hình Bộ Thượng Thư. Đó là hệ
thống pháp luật dành cho Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Do không có tài liệu về tổ
chức guồng máy thuộc địa ở Nam Kỳ nên chúng ta không biết cơ quan nào
của chính quyền thuộc địa có nhiệm vụ trông coi hệ thống pháp lý trong
khu vực hành chính của họ.
Cho đến tháng 3 năm 1945, chữ “tư pháp” mới được chính thức xử
dụng trong chính phủ Trần Trọng Kim với sự thành lập bộ Tư Pháp. Vị bộ
trưỏng tư pháp đầu tiên là luật sư Trịnh Đình Thảo (Sau biến cố Tết Mậu
Thân luật sư Thảo đã theo Việt Cộng vào bưng). Đến năm 1946, hiến pháp
Việt nam chính thức thành lập Bộ Tư Pháp như là một bộ phận trông coi
về pháp lý trong guồng máy hành chính quốc gia. Sau khi đất nước chia
đôi năm 1954, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc và
chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (đệ nhất và đệ nhị) ở miền Nam đều dùng
chữ “tư pháp” để chỉ đến ngành luật pháp và toà án. Sau năm 1975 chữ “tư
pháp” chính thức xử dụng để chỉ hệ thống pháp luật suốt từ nam đên bắc.
Chúng ta có thể nói ngang rằng danh từ “tư pháp” để chỉ hệ thống luật
pháp là một từ Hán Việt tương đối mới. Đồng thời chữ “Tư Pháp” trong

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 297


tiếng Việt là một chữ có nhiều ý nghĩa khác nhau và những ý nghĩa nầy có
lúc lại mâu thuẩn vói nhau.

II.
Theo sự tìm hiểu của người viết chữ “tư pháp” trong tiếng Việt có ít nhất
là 3 ý nghĩa:
Thứ nhất, theo tự điển “Giúp Đọc Nôm Và Hán Việt” của Tác Giả
Trần Văn Kiệm (1989) chữ “Tư” có 19 nghĩa trong đó nghĩa thứ năm thì
chữ “tư” được định nghĩa như sau:
Tư Quản lý Tư pháp (lo cho pháp luật được thi hành)
Ở đây, chữ tư pháp có nghĩa là thi hành luật pháp. Có lẽ định nghĩa
này là định nghĩa chính xác nhất được dùng để chỉ Bộ Tư Pháp. Đó là cơ
quan có nhiệm vụ thi hành luật pháp quốc gia. Có lẽ vì ý nghĩa này mà
hiện nay chữ tư pháp được dùng để dịch cho chữ Justice (có nghĩa là công
lý) như trong chữ Justice Department của Hoa Kỳ. (theo Tự Điển Việt Anh
của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam do Phạm Chấn Liêu, Lê Khả Kế,
Phạmetc, xuất bản 1993 NXB TP Hồ Chí Minh, chữ Tư Pháp có nghĩa là
công lý. Tự diển Việt Anh của Nguyễn Văn Khôn cũng định nghĩa Tư
Pháp là Justice.)
Nghĩa thứ hai của “tư pháp” thường dùng để nói đến ngành toà án.
Khi nói đến quan điểm tam quyền phân lập, tức là nguyên tắc chia quyền
lực nhà nước ra làm 3 ngành: hành pháp, lập pháp và tư pháp, thì chữ tư
pháp ở đây có nghĩa là toà án.
Nghĩa thứ ba của tư pháp có nghĩa là luật dân sự (private law), khác
với công pháp (public law).

III.
Vấn đề xử dụng chữ tư pháp cho ba nghĩa nói trở thành một thói quen của
các nhà làm luật và chuyên gia luật pháp Việt nam suốt 50 năm qua. Thói
quen đó trở thành tập quán. Và muốn hiểu chữ tư pháp chính xác người ta
phải đi qua một quá trình tìm nghĩa trong một vài giây trong trí óc. Quá
trình nầy nhanh đến nỗi không ai còn nhận ra sự hiện diện của nó. Nhiều
chuyên gia luật pháp đưọc đào tạo trong nước không còn thấy được sự cần
thiết về sự phân biệt cách dùng chữ “tư pháp” cho các ý nghĩa nói trên.
Theo như nghĩa thứ nhất thì Bộ Tư Pháp phải được hiểu theo chức
năng thi hành pháp luật mà hiến pháp quốc gia qui định. Nhưng Hiến pháp

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 298


Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay cũng như hiến pháp Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hoà năm 1946, và hiến pháp Việt Nam Cộng hoà
năm 1956 đều gộp vai trò của toà án vào bộ tư pháp.
Cụ thể là hiện nay nhiệm vụ của Bộ Tư Pháp được cơ quan nầy giới
thiệu như sau:
“Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ,..., thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước thống nhất về công tác tư pháp; xây dựng và tham gia xây
dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý về mặt tổ chức Toà
án nhân dân địa phương...” (xem http://www.hapi.gov.vn/vn/oda/partner/
coquanVN%20_BO%20TU%20PHAP.html)
Xưa nay, khi nói đến ý niệm tam quyền phân lập – sự độc lập của ba
ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp (sic) – chúng ta dùng chữ tư pháp
thay cho chữ toà án. Nếu dùng chữ tư pháp như thế, chúng ta không thể
giải thích được tại sao ngành tư pháp (toà án) là ngành độc lập với ngành
hành pháp, mà bộ tư pháp trực thuộc ngành hành pháp lại kiểm soát toàn
bộ hệ thống toà án. Đây một trường hợp rất tối nghĩa của chữ tư pháp trong
ngôn ngữ Việt Nam.
Trong tiếng Anh, ý niệm tam quyền phân lập (the separation of
powers) được thể hiện qua việc chia quyền lực nhà nước thành ba ngành:
legislative, executive và judiciary. Legislative là ngành làm luật, tức quốc
hội. Executive là ngành thi hành luật tức là chính phủ hay ngành hành
pháp; và Judiciary là ngành toà án, tức là ngành có nhiệm vụ xét xử những
vụ vi phạm luật và ban hành sự trừng phạt đối với những vi phạm luật.
Tự điển Black Law Dictionary định nghĩa: Judiciary, n. that branch of
government invested with the judicial power; the system of courts in a
country; the body of judges; the bench. That branch of government which
is intended to interpret, construe and apply the law.
Dịch nghĩa ra tiếng Việt:
“Judiciary, danh từ. là ngành trong chính quyền được giao phó cho
quyền xét xử (judicial power); hệ thống toà án của một nước; toàn bộ các
quan toà; quan toà. Ngành trong chính quyền có nhiệm vụ diễn dịch, diễn
giải và áp dụng luật.”
Ở đây chử “judiciary” được hiểu rất rõ ràng là ngành “toà án”. Như
thế, chúng ta có thể xác định rằng việc xử dụng chữ “Tư Pháp” để nói đến
ngành toà án trong ý niệm phân quyền là hoàn toàn không chính xác.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 299


Việc thi hành luật là nhiệm vụ của bộ tư pháp thuộc ngành hành pháp,
khác hẳn với nhiệm vụ của toá án là xét xử và diễn giải luật pháp. Hai chức
năng nầy không những khác nhau mà còn đối lập với nhau đứng trên ý
niệm phân quyền. Dùng một danh từ có hai nghĩa như thế rất dễ dàng tạo
nên sự hiểu lầm.
Mặt khác, cũng theo nghĩa trong tự điển “Giúp Đọc Nôm và Hán
Việt”, thì “tư” có nghĩa là “riêng từng người”. “Tư Pháp”, theo một số luật
sư cho biết trong giáo trình luật khoa miền Nam trước năm 1975, được
hiểu là một ngành luật liên quan đến các luật lệ điều hành sinh hoạt tư
nhân. “Tư pháp” trong cách dùng nầy có nghĩa là Private Law trong tiếng
Anh. Đó là một bộ phận của hệ thống luật pháp qui định và quản lý quan
hệ giữa cá nhân, hội đoàn và tổ chức kinh doanh trong xã hội. Tức là
những quan hệ giữa công dân và công dân. “Tư pháp” trong ý niệm luật
pháp nầy có ý nghĩa khác với “công pháp”, hay Public Law, là ngành luật
liên quan đên việc điều hành guồng máy nhà nước. Thế thì, ý nghĩa chữ
“tư pháp” ở đây xa hẳn ý nghĩa quản lý luật pháp trong trường hợp của bộ
tư pháp như trình bày ở trên.
Có một điều đáng chú ý là một chữ quan trọng như thế nầy mà tự
điển Anh Việt trên Internet không có. (Xem http://www.informatik.uni-
leipzig.de/~duc/Dict/index.html)

IV.
Từ phân tích trên, chúng ta có thể nói rằng, cách xử dụng chữ “tư pháp” đã
tạo ra sự rối loạn trong ngôn ngữ pháp lý của tiếng Việt. Sự rối loạn nầy đã
hiện diện hơn 50 năm qua. Nếu không có sự thay đổi cho ra lẽ, chúng ta sẽ
tiếp tục sống với một ngữ vựng để diễn tả các ý niệm luật pháp khác nhau
và rất mâu thuẩn với nhau.
Hơn thế nữa, sự xử dụng từ ngữ không chính xác có ảnh hưởng rất
lớn lao đến tư duy về chế độ dân chủ pháp trị. Cách dùng chữ không chính
xác dễ dàng gây sự rối trí cho người làm luật, chuyên gia luật pháp và
người dân, đặc bìệt là trong quá trình thiết lập chính thể dân chủ pháp trị
cho Việt Nam.
Do đó, theo thiển ý của người viết chúng ta cần xét lại cách xử dụng
chữ “tư pháp” chung cho 3 trường hợp trên. Chúng ta có thể sửa đổi cách
xử dụng chữ “tư pháp” như sau:
• Chữ “Tư Pháp” dùng trong hệ thống tam quyền phân lập nên được

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 300


thay thế bằng chữ “Ngành Xét Xử” hoặc “Hệ thống Toà Án” Hoặc “Phê
Phán Công Đường” hoặc “Ngành Tài Phán”.
• Chữ “Tư Pháp” dịch cho chữ “private law” nên được thay thế bằng
“Tư Luật”, cũng như nên thay chữ “Công Pháp” bằng chữ “Công Luật” để
dịch cho chữ “public law”.
• Chữ “Tư Pháp” trong “Bộ Tư Pháp” có thể giữ nguyên, hay nên
thay thế bằng chữ “Bộ Công Lý” như cách Hoa Kỳ dùng chữ Justice
Department, hay “Bộ Pháp Lý.” Chúng ta chỉ cần dùng một danh từ diễn tả
được chức năng thi hành luật của bộ này mà không có ý nghĩa bao trùm vai
trò quản lý toà án.
Ở đây người viết xin được nói thêm là trước năm 1975 ngành xét xử
cũng còn được gọi là ngành tài phán. Chữ tài phán ở đây là do cách nối hai
chữ trọng tài và phán xét lại với nhau. Thế nhưng người viết nhận thấy chữ
“tài phán” ít thông dụng vì dễ bị hiểu lầm. Trong giới “giang hồ” khi nói
đến “tài phán” người ta nghĩ đến các bà các cô có nhiệm vụ lo việc quản lý
các chị em phụ nữ làm “công tác lao động” ở các quán bar hay quán bia
ôm. Cho nên chúng ta không nên dùng chữ nầy.
Ngoài ra khi sưu khảo cách dùng chữ của các tác giả ngày xưa, người
viết không tìm được bản dịch tiếng Việt cho tác phẩm “Esprit de Lois” của
Montesquieu để đối chiếu cách dùng chữ tư pháp trong ý niệm tam quyền
phân lập. Cụ Phan Bội Châu dùng chữ “Vạn Pháp Tinh Lý” để dịch đề tựa
của tác phẩm nầy. Nhưng trong các tác phẩm của cụ Phan Bội Châu người
viết chưa tìm thấy nội dung nói về sự phân quyền của nhà nước. Chúng ta
không biết cụ Phan đã dùng từ gì để dịch cho ngành xét xử trong hệ thống
tam quyền phân lập.
Trong tác phẩm Duy Nhân Cương Thường nhà cách mạng Lý Đông
A đã xử dụng danh từ “Phê Phán Công Đưòng” thay vì chữ tư pháp để nói
tới ngành toà án độc lập với ngành hành pháp và ngành lập pháp. Có lẽ đây
là danh từ sát nghĩa nhất với ý niệm về ngành toà án độc lập trong hệ thống
tam quyền phân lập xuất hiện trong các tác phẩm chính trị trước năm 1945
ở nước ta/

V.
Đất nước hiện đang ở trong một giai đoạn chuyển mình, sửa soạn giã từ
chế độ chuyên chính vô sản, giã từ xã hội đấu tranh giai cấp được xây
dựng trên chủ thuyết Mác Lê, để tiến đến một chế độ dân chủ pháp trị, đa

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 301


nguyên và văn minh.
Để có một chế độ dân chủ trong sáng, ngôn ngữ diễn tả chế độ đó
cũng phải trong sáng. Vì thế, công tác làm rõ ràng các từ ngữ pháp lý là
một nhu cầu thật cấp bách cho ngôn ngữ Việt Nam. Tính cấp bách đó lại
càng gia tăng đối với việc xử dụng cách không chính xác một danh từ pháp
lý có tầm mức quan trọng và có giá trị bao trùm trên cả hệ thống pháp luật
và thể chế chính trị như chữ “tư pháp”.
Trong tinh thần nói trên, mặc dù không phải là một nhà ngữ học,
người viết, với tư cách một luật sư, xin mạo muội đưa ra việc phân tích
chữ “tư pháp” ở đây chỉ có mục đích đặt vấn đề chung về cách xử dụng các
từ ngữ luật học.
Người viết hy vọng rằng với sự quan tâm của nhiều người, chúng ta
có thể tìm được cách giải quyết một số danh từ pháp lý dễ gây nhầm lẫn
trong tiếng Việt, và có thể giúp chúng ta diễn tả ý niệm dân chủ pháp trị và
cách tổ chức guồng máy nhà nước cách rõ ràng và chính xác hơn.

Nguyễn Xuân Phước

Tham Khảo:
Việt Nam Sử Lưọc Trần Trọng Kim, ấn bản điên tử
Việt Sử, Phạm Văn Sơn, ấn bản điện tử
Cuộc đời của Nguyễn An Ninh, Đại Nam An Hành
Duy Nhân Cưong Thưòng, Lý Đông A, ấn bản điện tử chinhkhiviet.com
Black Law dictionary, 5th Editition
Spirit of Laws, Montessquieu Internet edition
Tư Điển Giúp Đọc Tiếng Nôm – Trần Văn Kiệm
Phan Bội Châu toàn Tập – Nhà Xuất Bản Thuận Hoá

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 302


NGUYỄN TỰ CƯỜNG

Vai trò Của Xã hội Dân sự


Trong Tiến trình Dân chủ
hóa Tại Việt nam

Dàn bài thuyết trình


Đây không là một bài thuyết trình nặng phần lý luân hay nghiên cứu. Tôi
mong buổi họp mặt hôm nay là một nỗ lực tập thể để chúng ta cùng động
não về tình hình thực tế của XHDS ở VN trong toàn cảnh XHDS thế giới,
để cuối ngày đề xuất, hay ít nhất, nhận diện, một phương thức chiến lược
và một số công tác cụ thể để gắn liền công cuộc phát triển XHDS vào tiến
trình dân chủ hóa VN.
Để làm được việc này hữu hiệu và có kết qủa cụ thể tôi xin đề nghị
một dàn bài và phương pháp thảo luận sau đây:
- Sơ lược về XHDS (lịch sử, khái niệm, thưc tiễn phát triển)
- Sơ lược về XHDS ở VN (lịch sử, khái niệm, phát triển, yếu tố chủ
quan và khách quan, lượng giá chính thức và không chính thức)
Đề nghị phương pháp thảo luận:
- Nhận diện và đánh giá những sự kiện và yếu tố quyết định, khách
quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực của XHDS ở VN trên 4 khía cạnh:
khung phát triển, hạ tầng cơ sở, môi trường xã hội và tác động chính trị.
- Thảo luận có hướng dẫn trong nhóm nhỏ rồi đề xuất chung phương
thức chiến lược và công tác mũi nhọn.
- Đúc kết những điểm thảo luận và đề xuất chính thành một bài viết
trong Kỷ Yếu HMDC 2008, đồng thời làm tài liệu cho một công trình
nghiên cứu chuyên đề cho một ban đặc nhiệm của HMDC..

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 303


Phần 1 và 2:
Sẽ rất sơ lược và mất tối đa 10 phút vì tôi giả định là đa số quý vị có nhiều
kiến thức và nhận thức về XHDS và đã từ lâu quan tâm đến các vấn đề
XHDS liên quan đến quá trình đấu tranh cho dân chủ và dân chủ hóa, đặc
biệt là ở VN. Hơn thế nữa, nhiều vị là những chuyên viên về XHDS đã
thuyết trình hay viết khảo cứu về XHDS. Tuy nhiên để giúp buổi thảo luận
được tập trung (focused) tôi sẽ cung cấp trước một số slides, một số bài
viết về XHDS đồng thời giới thiệu một số tài liệu tham khảo, trang nhà và
mạng ký (blogs) liên quan đến XHDS. Những thông tin này tập trung vào
một số điểm thảo luận sau:

Khái niệm và định nghĩa về XHDS (nhấn mạnh đến


tính xã hội và thực dụng)
Cổ đại Hy Lạp (Socrates, Plato, Aristotle): “thảo luận công cộng để
giải quyết những mâu thuẫn của xã hội”.
Hegel: XHDS là “bước Quá độ từ gia đình lên quốc gia”; XHDS là
“vừa là người sản xuất vừa là người thụ hưởng những những thành phẩm
của mình”.
Marx: XHDS là “hạ tầng cơ sở của quốc gia”.
Alexis de Tocqueville: Người Mỹ hành động và hành xử cân bằng
giữa chủ nghĩa cá nhân và ý thức bình đẳng. XHDS Hoa kỳ gồm các hội
đoàn từ thiện (khu vực hay quốc gia) giải quyết các vấn đề xã hội mà
không cần đến chính quyền.
TT John Kennedy: “Bạn đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn mà
là bạn có thể làm gì cho đất nước”.
Larry Diamond: XHDS bao gồm các tổ chức chính thức và không
chính thức; không phân biệt rõ NGO (non-governmental organization) và
lãnh vực công (public sphere); định nghĩa có tính lý tưởng nên sơ cứng.
Michael Edwards: Định nghĩa XHDS thực dụng vì đa năng đa dạng
 Putnam: XHDS tạo ra “vốn xã hội” (social capital), lòng tin
và các giá trị chung”.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 304


Mục đích (XH tử tế) XHDS nhắm mục đích xây dựng phát
triển xã hội, kinh tế và chính trị.

Cơ cấu (XH tập Một phần của XH bao gồm các tổ chức
hợp các tổ chức tự và hội đoàn tự nguyện nhằm cung cấp
nguyện) cho dân chúng cơ hội hoạt động tập thể
và môi trường phát triển những giá trị và
kỹ năng công dân.

Chức năng (XHDS XHDS là một lãnh vực công nơi đó công
thuộc lãnh vực công dân có thể phát biểu quan điểm dị biệt,
-public sphere) thương thảo, tranh luận và nghị luận để
đạt sư đồng thuận.

Biểu đồ chức năng của XHDC theo Michael Edwards

 Václay Havel:
 Xây dựng XHDS trong thời kỳ trước đổi mới của một xã
hội toàn trị cộng sản là quá trình “gỉải thực” để bóc trần
bản chất giả-hiện thực, bước đầu tiến đến dân chủ hóa
 Vai trò đạc biệt của trí thức.
 O’Donnel & Schmitter:
 Xây dựng XHDS là quá trình “tự do hóa không gian xã
hội”.
 Đòi hỏi tự do tôn giáo, tư tưởng và sáng tạo, đảm bảo
nhân quyền và dân quyền đặc biệt quyền hội họp, tôn thủ
pháp trị (rule of law) và độc lập với nhà nước
 Vai trò đặc biệt của trí thức, chuyên gia, công đoàn độc
lập
 Đặc điểm: mau chậm tùy theo đặc điểm lịch sử, văn hóa
của xã hội và đối sách của chính quyền; liên tục trường
kỳ cho tới.khi có một chế độ hay nhà nước dân chủ; có
thể dẫn đến “bạo loạn xã hội”..
1. XHDS VN (những điểm cần chú trọng khi thảo luận)
 Khái niệm:

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 305


 “Dân” (tương đương với “công dân” trong XHDS phương
Tây.
 Cơ chế “xã thôn tự trị” và “tự quản”; truyền thống “phép
vua thua lệ làng”
 XHDS trước và sau 1975.
 Khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thời
XHCN.
 XHDS VN trong thời đại toàn cầu hóa:
 Tương quan giữa XHDS và XH Công Lập (Măt Trận Tổ
Quốc Việt-Nam; Hiến pháp CHXHCNVN 1992 quy định
MTTQVN là “bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị”
của “chính quyền nhân dân”.
 Vai trò của LHQ và các cơ quan tài trợ hay viện trợ
(INGO, VNGO)
 Nhu cầu thực tế của XHDS (khung pháp lý, chương trình
“xóa đói giảm nghèo”, cam kết quốc tê, ràng buộc song
phương hay đa phương
 Phát triển một XHDS “ảo” qua Internet (mạng ký Blogs,
hội đoàn trong nước với thành viên VN hải ngoại)
 Báo cáo chính thức “The Emerging Civil Society: An
Initial Assessment of Civil Society in Vietnam” (CSI-
SAT Vietnam 2006) đua ra kích thước (dimension) từ 1
đến 3 điểm, 3 là cao nhất: môi trường (1.4), cơ cấu (1.6),
giá trị (1.7) và tác động (1.2)

Phần 3:
Tôi đề nghị dành tối đa là 1 tiếng cho phần này để tôi nêu ra những vấn đề
cần thảo luận tập trung để sau đó qúy vị cùng trong từng nhóm thảo luận
đào sâu trước khi đề xuất phương thức chiến lược và công tác mũi nhọn
cho Tĩnh Hội 2008.
1. Nhận diện và đánh giá XHDS tại VN theo 3 góc độ (chủ trương,
yếu tính khách quan và chủ quan, tích cực và tiêu cực, tương quan
của XHDS đối với chính quyền và cộng đồng VN hải ngoại) và
trên 4 tiêu chuẩn:

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 306


1.1. Ba góc độ
1.1.1. Chủ trương
 XHDS là cứu cánh chứ không phải phương tiện trong tiến
trình dân chủ hóa
 Đối tượng: thành viên của tổ chức, tất cả thành viên trong xã
hội, toàn thể công dân trong một quốc gia.
1.1.2. Yếu tính (trả lời những câu hỏi dưới đây)
 Mục đích có phải là xây dựng một “xã hội tử tế” (good
society), có khả năng phát huy các giá trị như tự nguyện, đồng
thuận, bình đẳng, đồng thời phát triển những định chế giúp
người “Dân” tham gia quản lý xã hội, kinh tế và chính trị
không?
 Có tạo ra “vốn xã hội, lòng tin và các giá trị chung” không?
 Có khả năng giới hạn, giám sát và kiềm chế quyền lực của
nhà nước không?
 Người “Dân” hay “Công dân” có được đảm bảo những quyền
(hiến định và luật lệ) để được thông tin (biết), thảo luận (bàn),
tham gia (làm) và quyền quyết định vào công cuộc quản lý xã
hội không?
 Đặc biệt quyền tự do tư tưởng, báo chí, lập hội có được đảm
bảo không?
1.1.3. Tương quan
 Phân biệt chính quyền (government), quản lý nhà nước
(governance) và tự quản (autonomy)
 Thách đố là tưong quan đúng từ phê bình chính quyền đến
dân chủ hóa xã hội hay từ đối lập đến đối tác hay thỏa hiệp
với chế độ độc tài toàn trị.
 XHDS tại Việt-nam có bao gồm cộng đồng VN hải ngoại.
1.2. Bốn tiêu chuẩn và thực trạng XHDS tại VN (tổng hợp văn
kiên và báo cáo chính thức, chuyên đề, quan sát thực tế và
chuyện phiếm (anecdotes)
1.2.1. Khung phát triển
 Giá trị: trong phạm vi XHDS và ngoài cộng đồng xã hội

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 307


(community-at-large)
 Nam nữ bình quyền, giảm nghèo, bất bạo động, dân chủ
tham gia ở cấp hợp tác xã và làng xã.
 Tha dung (tolerance), dân chủ, độc tài, minh bạch
(transparency), tham nhũng quy mô và biển thủ văt, tác
hại môi trường.
 Luật lệ:
 Hiến pháp CHXHCNVN: Đảm bảo vai trò độc tôn của
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một loại XHDS trá hình.
 Các sắc lệnh 29/1998 NĐ/CP, 71/1998 NĐ/CP và 7/1999
NĐ/CP liên quan đến “dân chủ cơ sở” tại các xí nghiệp
quốc doanh và hợp tác xã tại địa phương.
 Sắc lệnh 35/1992 NĐ/CP liên quan đến việc thành lập các
hội đoàn khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp.
 Sắc lệnh 177/1999 NĐ/CP liên quan đến các qũy xã hội
và bác ái.
 Luật ban hành năm 2000 về khoa học và kỹ thuật
 Cam kết và ràng buộc quốc tế
 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
 Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự
 Thỏa ước song phương và đa phương
Thảo luận & đề xuất:
 Làm thế nào tăng Chỉ số giá trị XHDS trong CSI-SAT lên
trên 1.7
 Đòi hỏi tôn trọng các văn kiện QT va thực thi luật lệ, đăc
biêt quyền tư do báo chí, thông tin, lập hôi, công đoàn độc
lập.
1.2.2. Hạ tầng cơ sở
 Định chế XHDS
 Cơ cấu XHDS
Tổ chức quần chúng: Lan sâu và rộng trong quần chúng (74% dân

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 308


chúng là thành viên của một tổ chức XHDS, 62% là thành viên của 2 hay
nhiều hơn tổ chức XHDS). Đa số là hội phụ nữ, xã hội, giáo dục, thể thao,
văn hóa nghệ thuật, chuyên nghành. Tuyệt đại đa số thuộc MTTQVN. Sinh
hoạt lỏng lẻo, chiếu lệ, không dân chủ.
 Tổ chức Việt-nam phi chính phủ (VNGO): Ra đời giữa thập niên
1990, ít thành viên, tập trung tại thành phố lớn, giúp đỡ nạn nhân
HIV/AIDS, chất độc da cam, và các thành phần phế tật sắc tộc thiể
số.
 Tổ chức cộng đồng chủ yếu ở nông thôn sinh hoạt cứu tế, văn hoá
và giải trí cộng đồng.
Thảo luận & đề xuất:
 Làm thế nào tăng Chỉ số cơ cấu XHDS trong CSI-SAT lên
trên 1.6.
 Vận dụng những thành tố và thành quả khách quan của
phong trào “dân chủ cơ sở” (grassroots democracy) và “dân
chủ tham gia” (participatory democracy).
 Vận dụng khung luật lệ, nhu cầu thiết thực thiết thân của các
nhóm quyền lợi, và những ràng buộc về viện trợ hay tài trợ để
trực tiếp hay gián tiếp giúp xây dựng và củng cố các tổ chức
VN phi chính phủ (VNGO) và tổ chức cộng đồng về tâm linh,
tôn giáo, văn hóa, giáo dục, môi trường.
 Giúp các tổ chức này tích lũy kiến thức, kỹ năng khoa hoc của
thời đại, sức mạnh tài chánh và cơ sở vật chất.
1.2.3. Môi trường xã hội
 Quan hệ giữa nhà nước và VNGO tốt chủ yếu nhờ giao
tiếp cá nhân trong khi các tồ chức XHDS chuyên nghiệp
không bị ràng buộc hay có quan hệ nhiều với nhà nước.
 Tuy chương trình “xóa đói giảm nghèo” giảm số số người
nghèo từ 2/3 trong năm 1990 xuống còn 1/4 trong năm
2005, hố sâu giữa ngưới nghèo và “tư bản đỏ” (đa số là
cán bộ Đảng tham nhũng thời cơ) càng ngày càng sâu.
 “Đổi mới” và kinh tế thị trường càng ngày càng đa dạng
hóa các sinh hoạt kinh tế, mở rộng khu vực tư chủ yếu
bao gồm các doanh nghiệp độc lập, do gia đình làm chủ,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 309


có nhiều sáng kiến và khoa học kỹ thuật, và vậy thu hẹp
khu vực kinh tế nhà nước.
 “Kinh tế thị trường, định hướng XHCN” đưa đến tình
trạng khủng hoảng niềm tin, phá vỡ các giá trị đặc biệt
trong thanh niên, đồng thời gây ra nhiều tệ nạn xã hội
(tham nhũng, dân oan khiếu kiện, xuất khẩu lao động phụ
nữ và trẻ em) và tác hại trong môi sinh môi trường và tài
nguyên quốc gia..
 Nhà nước chủ trương tăng cường “quyền xã hội” (social
rights) đồng thời giới hạn hay trù dập “quyền chính trị”
(political rights) nhằm phục vụ chính sách của Đảng phân
hóa xả hội và đối phó với những lực lượng xã hội cạnh
tranh với Đảng (Phật Giáo quốc doanh, khuyến khích tự
do thờ phưong nhưng hạn chế bóp nghẹt tự do tôn giáo,
vv.)
Thảo luận & đề xuất:
 Làm thế nào tăng Chỉ số môi trường XHDS trong CSI-SAT
lên trên 1.4.
 Vận dụng những thành tố và thành quả khách quan, tích cực
của các phong trào xã hội để vận động các VNGO, INGO và tổ
chức cộng đồng (ngoài MTTQVN) phối hợp hành động và hổ
trợ nhân vật lực tài nguyên để dần dần tự giải quyết những tệ
nạn xã hội (tham nhũng, minh bạch, dân oan, ô nhiễm môi
trường, vv.)
 Vận động, khuyến khích, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức
XHDS hiện hữu (ngoài MTTQVN) yểm trợ cho việc xây dựng
các tổ chức XHDS chuyên về đấu tranh bảo vệ (advocacy) của
XHDS, đặc biệt là nhửng giá trị phổ quát, phổ cập và lâu dài
của XHDS.
1.2.4. Tác động chính trị.
 Dù nhiều hoạt động song song hay trùng lắp với nhau, nói
chung các tổ chức XHDS đều đi vào quần chúng dễ dàng
hơn, được tin tưởng hon, và giúp đỡ hữu hiệu nhanh
chóng hơn là nhà nước, nhất là về các mặt giáo dục y tế,
nam nữ bình quyền, bảo vệ thiếu nhi.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 310


 Gần đây một số hội đoàn chuyên nghiệp được tham dự
hạn chế, phần lớn là qua quan hệ cá nhân, vào quá trình
làm luật. Một số hội đoàn cộng đồng và lao động được
quyền chỉ trích phê bình những hành động sai trái, bất
công, vô đạo đức đối với công nhân và môi trường.
 Một số hội đoàn, đặc biệt là phụ nữ hay bô lão, đóng vai
trò trung gian giữa nhiều cấp hành chánh với cộng đồng
địa phương.
 Khó mà đánh giá được tác động chính trị vì thiếu dữ kiện
khách quan, thiếu minh bạch và đối sách của nhà nước.
Tuy nhiên, kết luận chung là dừng ở mức thi hành chính
sách của Đảng và nhà nước.
Thảo luận & đề xuất:
 Làm thế nào tăng Chỉ số tác động XHDS trong CSI-SAT lên
trên 1.2.
 Mục đích xây dựng theo hướng tập hợp các tổ chức XHDS
không thuộc khống chế của Đảng, nhà nước và MTTQVN
thành một phong trào lực lượng đối trọng và tham gia tích cực
vào quản lý nhà nước (governance) thay vì thỏa hiệp hay chấp
nhận thống thuộc vào chính quyền (government).
 Xác định đúng vai trò của cộng đồng VN hải ngoại đối với
công cuộc xây dựng XHDS tại VN.
 Nhận diện để ưu tiên hỗ trợ hay giúp phát triển những tổ chức
XHDS đáp ứng nhu cầu tự nhiên của xã hội trong thời đại
toàn cầu (XHDS “ảo” các mạng ký Blog, môi trường môi sinh,
chính quyền minh bạch, dân quyền, nhân quyền, vv.)
 Nhận diện để ưu tiên hổ trợ hay giúp phát triển những tổ chức
XHDS có tính chủ động (proactive), tích cực (positive) và lâu
dài (long-term). Trong chiều hướng này là những tổ chức
XHDS nhắm vào tư duy, văn hóa, nếp sống và sinh hoạt dân
chủ, thay vì là đáp ứng phản ứng đối với biến cố do Đảng
CSVN gây ra, đồng thời đạt được những thành qủa bền vững
(sustainable) và duy trì được (sustained).
2. Thảo luận có hướng dẫn trong nhóm
3. Đề xuất phương thức chiến lược và công tác mũi nhọn.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 311


4. Đúc kết những điểm thảo luận và đề xuất chính thành một bài
viết trong Kỷ Yếu HMDC 2008.

BÀI ĐỌC THÊM và TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. XHDS VN va XHDS QT (Le Dinh Thong & Tran Thanh Hiep)
2. Nhan dien XHDS (VDLC.org)
3. Phong trao xa hoi (VDLC.org)
4. The Emerging Civil Society: An Initial Assessment of Civil
Society in Vietnam (CSI-SAT)

(Thuyết Trình tại Tĩnh Hội HMDC 2008


Paris, 2-4/5/2008)
Trước 75 ông là bí thư cho tổng giám ñốc
Việt Tấn Xã.
Đến Mỹ năm 1979, ông ñi vào
ngành Giáo dục ESL Tráng niên của quận
Fairfax và ñã xây dựng chương trình
thành một trong những chương trình nổi
tiếng.
Nguyễn Tự Một trong những sáng lập viên của
Cường
Vietnam Helsinki Committee ñể theo dõi
(1947-2009)
vi phạm nhân quyền trong nước.

Ông tử nạn trong một chuyến du ngoạn bằng xuồng


máy ở Bangkok năm 2009, ñể lại người vợ hiền là Phụng
Cơ và con gái là Lệ Cơ.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 312


NGUYỄN THANH GIANG

Nhân quyền –
Khát vọng Ngàn Đời

Emmanuel Kant (1724 - 1804), người đã từng có đóng góp lớn vào việc
nghiên cứu sự vận hành của trái đất, sự tồn tại của Đại Thiên hà vũ trụ nằm
ngoài Thiên hà chúng ta, lại cũng chính là nhà bác học rất thích nhắc đi
nhắc lại câu ngạn ngữ: “Hãy thực hiện công lý đi, cho dù thế giới có tiêu
vong”.
Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền do Liên hiệp quốc công bố
ngày 10 tháng 12 năm 1948 mở đầu rất thống thiết
“Sự xâm phạm và coi thường nhân quyền dẫn đến các hành
động dã man xúc phạm tới lương tâm của nhân loại, và việc xây
dựng một thế giới trong đó con người không còn phải chịu sự
khủng bố và sự khốn cùng, được tự do ngôn luận và tự do tín
ngưỡng là khát vọng cao nhất của con người. Nhân quyền phải
được pháp luật bảo đảm, để mỗi người không còn bị buộc phải -
khi không còn cách nào khác - nổi dậy đấu tranh chống lại sự tàn
bạo và áp bức”.
Ngày 25 tháng 6 năm 1993, hội nghị thế giới về nhân quyền “trịnh
trọng” thông qua Tuyên Ngôn Vienna và Chương Trình Hành Động dưới
đây:
“Hội nghị thế giới về nhân quyền khẳng định lại cam kết trịnh
trọng của tất cả các quốc gia là hoàn thành nghĩa vụ của họ về
thúc đẩy sự tôn trọng ở khắp nơi, thực hiện và bảo vệ tất cả các
quyền con người và quyền tự do cơ bản cho mọi người phù hợp
với Hiến chương Liên hiệp quốc cùng các văn kiện khác liên quan
tới quyền con người và luật pháp quốc tế...” vv...
Từ 1948 đến nay, sau Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền, Liên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 313


hiệp quốc đã ban hành tới 53 công ước và văn bản pháp lý quốc tế liên
quan đến lĩnh vực quyền và tự do cơ bản của con người bao gồm các công
ước về các quyền chính trị dân sự, công ước về các quyền kinh tế, văn hóa,
xã hội...
Con người hằng khao khát, nhân loại đã dốc bao nhiêu trí lực nhằm
tìm phương cách tốt nhất hiện thực hóa vấn đề quyền con người, nhưng
chính Các Mác thì cho rằng nhân quyền tư sản là “quyền con người của
chủ nghĩa ích kỷ” là “quyền lợi của thành viên xã hội thị dân”. Ông Lý
Quang Diệu thì phỉ báng rằng: “Vấn đề nhân quyền là mặt trái của đồng
bạc trắng châu Á”. Ông còn võ đoán: “Người Nga không hề tin một chữ
nào trong bản tuyên ngôn mà họ đã ký (tức tuyên ngôn toàn thế giới về
Nhân quyền, 1948 - TG). Còn người Trung Quốc thì bấy giờ đang trong
tình trạng hỗn loạn cực độ. Họ phải giả vờ ủng hộ nhân quyền và tự do
gắn liền với nhân loại để tranh thủ viện trợ của Mỹ và đối phó với sự
chống đối của những người cộng sản”. (1)
Ở Việt Nam, nhân quyền được quy kết vào quyền công dân. Điều 50,
Hiến pháp Việt Nam 1992 ghi
“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn
trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến
pháp và Luật”.
Một vấn đề rất thiết thân với con người lại bị chính con người đem ra
chế tác, ngụy tạo, phỉ báng! Chẳng trách gì ở một chuồng thú trong thảo
cầm viên tại thủ đô Lusaka, nước Zambia có treo tấm biển ghi: “Con vật
nguy hiểm nhất thế giới”. Nhìn vào chuồng chẳng thấy gì hết ngoài hình
ảnh của chính người đứng xem trong chiếc gương treo ngang mặt người.
Liệu thế giới có những giá trị chung về nhân quyền không? Liệu Việt
Nam có nhất quyết phải bảo đảm những giá trị chung đó không?
Người viết bài này vốn chỉ quen khảo sát các trường Địa vật lý mà
“ngoại đạo” đối với “các trường nhân văn” nên không hy vọng có thể luận
đàm hay lý giải về một vấn đề to lớn như vậy mà chủ yếu muốn trình bầy
những nhận thức về một khát vọng của nhân loại và mong ước đất nước
mình - với hàng triệu sinh linh khi ngã xuống trong suốt nửa thế kỷ qua đã
tưởng vọng đến những giá trị cơ bản của nhân quyền thông qua các tiêu chí
độc lập, tự do, hạnh phúc - sẽ phải hoàn toàn xứng đáng tận hưởng khát
vọng đó.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 314


1. Những ý niệm về Nhân quyền
Ngày 4 tháng 7 năm 1776, Thomas Jefferson đã mở đầu bản “Tuyên Ngôn
Độc lập” của Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ bằng sự khẳng định “Chúng tôi coi
những chân lý sau đây là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều
bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy có Quyền được sống, Quyền tự do và Quyền
mưu cầu hạnh phúc”. Có lẽ đây là lần đầu tiên khái niệm quyền con người
được chính thức công bố trên văn bản.
Bản tuyên ngôn khẳng định quyền con người là hiển nhiên, vốn có, là
không thể xâm phạm. Nó xuất hiện và tồn tại cùng xã hội loài người;
không phải vũ đoán hoặc do ý chí áp đặt mà do “tạo hóa” sinh ra. Các triết
gia thời cổ đại từng cho rằng các quyền tự nhiên là tài sản của tất cả mọi
người. Trước đây 36 thế kỷ, Hammourabi - người sáng lập ra Babylone -
quan niệm “Công lý bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh làm hại người yếu”.
J.J. Rousseau, mở đầu cuốn “Khế Ước Xã Hội” với lời tuyên bố “Con
người sinh ra đã là tự do”.
Trong lịch sử phát triển, quan niệm quyền con người là khả năng bẩm
sinh và có tính thực tế đã tạo sức mạnh cho con người vươn tới tự do và
bình đẳng. Xã hội chiếm hữu nô lệ rung chuyển và sụp đổ do các cuộc
khởi nghĩa nhằm giành lại quyền làm người của những người nô lệ bị chủ
nô tước đoạt. Lúc đó ước nguyện cơ bản của quyền con người là quyền tự
do chứ chưa có sự thôi thúc giành giật lợi quyền kinh tế. Khi giai cấp tư
sản giương ngọn cờ dân chủ, tự do, bình đẳng thì đã tập hợp được cả xã
hội nhất tề đứng dậy lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến xóa bỏ xã hội
thần dân, xác lập xã hội công dân.
Trên cơ sở quan niệm rằng con người là sự trừu tượng hóa của tất cả
các thực thể cá nhân; coi con người với tư cách chủ thể của nhân quyền, là
các cá nhân đã được trừu tượng hóa và siêu thoát khỏi những ràng buộc
của kết cấu chính trị, xã hội như: màu da, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch...,
Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 nêu rõ quyền con người gồm ba nội dung chủ
yếu: quyền sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc.
Các quyền đó bình đẳng đối với từng cá nhân, cho tất cả mọi người, không
phân biệt chủng tộc, giới tính, vị thế xã hội... Bình đẳng là khả năng bẩm
sinh của con người. Mỗi con người đều được tạo hóa phú cho các khả năng
về cảm xúc, giao tiếp, tư duy và nếu có sự phát triển bình thường về thể
chất thì đều có quyền được hưởng các quyền cơ bản của nhân quyền. Sự
bất bình đẳng trong các khả năng thụ hưởng quyền con người chẳng qua là

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 315


do sự phát triển phái sinh, giả tạo gây ra bởi xã hội.
Theo sự phân loại chung thể hiện trong các công ước quốc tế thì nhân
quyền bao gồm hai lĩnh vực.
Thuộc lĩnh vực các quyền dân sự và chính trị gồm có:
1) Quyền được sống và không bị tước đoạt sinh mạng một cách độc
đoán.
2) Quyền có an ninh cá nhân, không bị bắt giữ vô cớ hay bị bỏ tù
mà không xét xử công minh.
3) Quyền không bị đối xử độc ác và không bị tra tấn kể cả khi bị bỏ
tù.
4) Quyền bình đẳng trước pháp luật và không bị áp dụng phép hồi tố
bất lợi.
5) Quyền tự do cư trú và đi lại.
6) Quyền sở hữu tài sản.
7) Quyền bất khả xâm phạm đối với đời sống riêng tư, gia đình, nhà
ở, thư tín.
8) Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm.
9) Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
10) Quyền tự do lập hội và hội họp.
11) Quyền được khiếu nại, tố cáo bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
12) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
13) Quyền tự do biểu tình.
14) Quyền được tham gia quản lý xã hội (bầu cử, ứng cử...).
Thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa gồm có:
1) Quyền có việc làm và được hưởng thụ thỏa đáng.
2) Quyền được chăm sóc về y tế.
3) Quyền được hưởng nền giáo dục, trước hết là giáo dục tiểu học
miễn phí.
4) Quyền được có nơi cư trú.
5) Quyền được sống đủ cho bản thân và gia đình.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 316


6) Quyền được sống trong môi trường không ô nhiễm, độc hại
v.v...
Chủ nghĩa nhân bản xuất phát từ nhân tính, coi tự do bình đẳng, bác
ái là thuộc tính con người. Lấy con người làm điểm xuất phát và cũng là
đích cuối cùng, là giá trị cao nhất trong mọi giá trị, nhân quyền được xếp
cao hơn chủ quyền, nhân quyền không có biên giới quốc gia.
Tuy nhiên chủ nghĩa Mác không thừa nhận con người trừu trượng,
con người khái quát nên cũng không thừa nhận khái niệm nhân quyền trên.
Mác từng nói: “Con người quyết không phải là cái trừu tượng bám đậu
ngoài thế giới. Con người chính là thế giới của con người, chính là quốc
gia, xã hội”.
Những người xuất phát từ chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ xem nhân
quyền là quyền lợi của con người với tư cách là thành viên xã hội, do đó,
nhân quyền mà họ được hưởng dù nói về tính chất, nội dung, hình thức
cùng những bảo đảm về tư pháp đều do chế độ xã hội quyết định. Họ cho
rằng nhân quyền chỉ là sự giới định và thừa nhận xã hội mà con người
giành được với tư cách là sự vật tồn tại trong xã hội. Sự thừa nhận và giới
định này biểu hiện ở tư cách là người tham dự giao lưu xã hội. Có hay
không có tư cách này tức là có hay không có quyền lợi; tư cách bằng nào
thì quyền lợi bằng nấy.
Trong khi Jan Martenson, cao ủy Liên hiệp quốc về quyền con người
đã khẳng định: “Trong nhân quyền không có công dân hạng hai, và không
có ai sinh ra để phải ngồi đằng sau cỗ xe nhân quyền” (2) thì thậm chí có
nhà lý luận Trung Quốc còn coi “Nhân quyền trước hết là nhân quyền của
một giai cấp nhất định, có tính giai cấp rất rõ rệt. Ban đầu sự nẩy sinh
nhân quyền có cùng một quá trình lịch sử với sự sản sinh giai cấp... Sự
thừa nhận của xã hội đối với người nào đó, trước hết phải coi người đó là
thành viên của giai cấp nào... Nhân quyền của giai cấp thống trị là sự hạn
chế đối với giai cấp bị trị... Cho dù ngay trong nội bộ một giai cấp, nhân
quyền của mỗi người đều là sự hạn chế đối với mọi người có quan hệ giao
lưu với người đó...” (3)
Những lý luận kiểu ấy dễ dàng trở thành nền tảng, thiết lập nên “cái
nhân quyền” của giai cấp công nhân phải khác, và tất nhiên là hơn, nhân
quyền của giai cấp nông dân, của tầng lớp trí thức. “Cái nhân quyền” của
những người cộng sản phải là một đặc quyền. “Cái nhân quyền” của
Polpot cho phép ông ta tàn sát hàng triệu đồng bào mình!”Cái nhân quyền”

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 317


của Stalin trao sứ mệnh cho người ấy đày đọa, giết hại hàng vạn đồng chí
mình! Thật là kinh khủng!!!
Ngay từ thời cổ đại người ta đã biết quan tâm đến quyền con người.
Thị dân ở một số thành phố Ai Cập đã sử dụng các quyền nhý quyền tự do
ngôn luận, quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. Antigone
đã nói đến quyền không vâng lời trước Creon. Spartacus đã tuyên bố trước
những người nô lệ về quyền chống lại áp bức.
Tiếc rằng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, ở các
nước XHCN đã tồn tại phổ biến tinh thần phủ nhận khái niệm quyền con
người. Khi cực chẳng đã phải ngồi bàn thảo về một nhu cầu hết sức thiêng
liêng và toàn diện này thì người ta lại thường nhấn mạnh sự ưu tiên của các
quyền kinh tế - xã hội so với các quyền chính trị và tự do cá nhân. Họ xem
các quyền chính trị và tự do cá nhân chỉ là những xa xí phẩm chưa cần
thiết hoặc không cần thiết đối với quảng đại quần chúng. Ngay giữa Hội
Nghị Nhân Quyền Vienna 1993, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Lưu
Hoa Thu vẫn còn dóng dả “Đối với bất kỳ một nước đang phát triển nào,
vấn đề phát triển kinh tế là quyền con người quan trọng nhất”.
Phải chăng người ta muốn dìm đầu con người vào cái máng ăn để
quên hết mọi thứ khác? Thế rồi cứ vậy, nay họ cho thêm ít khô lạc, mai
chút bột cá là phải tung hô Đảng muôn năm và đời đời nhớ ơn lãnh tụ!
Dẫu vậy, việc đề cao quyền kinh tế xã hội chỉ càng làm cho họ càng
thêm “hở sườn” cả về lý luận lẫn trong thực tế. Xét về mặt đời sống kinh tế
thì các nước XHCN nói chung và Trung Quốc nói riêng đều đã giải quyết
rất kém so với các nước Phương Tây.
Còn Việt Nam. Vì sao cho đến bây giờ chúng ta vẫn còn là một trong
hai mươi nước nghèo nhất thế giới? Cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay
đã làm được gì? Vì sao chúng ta không tập trung sách lược, chiến lược vào
để giải quyết “vấn đề phát triển kinh tế là quyền con người quan trọng
nhất” như quý vị nêu trên?
Thật ngạc nhiên khi nghe một nhà lý luận biện lý hùng hồn rằng: “Chỉ
có đồ ngốc mới tin rằng: Một người không có một tý gì ngoài cái mồm ra
lại có quyền tự do ngôn luận giống như người có điện đài, tivi, báo chí và
nhà xuất bản; một người không có một xu đút túi lại có quyền ứng cử
ngang với người có thể tiêu hàng triệu, hàng chục triệu đồng để tranh cử;
một người lang thang đầu phố lại có quyền bảo đảm an toàn thân thể
ngang với người có thể thuê được cả vệ sỹ”. (4)

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 318


Làm sao lại có thể lộn sòng giữa nhân và quả, giữa phương tiện và sự
thành đạt như vậy được. Cùng một điều kiện ban đầu nhưng ai cũng đã
biết, mọi đối tượng khác nhau đều biến hóa khác nhau. Cũng như trong xã
hội rồi có người làm thầy, làm thợ, làm vua, làm tôi nhưng Tạo Hóa chí
minh, chí công thì chí ít cứ phải “nặn” cho mỗi con người đủ cả đầu mình,
tứ chi và năm giác quan đã. Nhân quyền cũng vậy, tất phải có cái chung.

2. Thế giới cần thống nhất hành động vì


nhân quyền
Vào cuối thiên niên kỷ thứ hai này, thế giới, tự giác và không tự giác, đang
xích lại gần nhau bằng tốc độ ánh sáng so với tốc độ máy hơi nước của
những năm ra đời bản Tuyên Ngôn về Nhân Quyền và Dân Quyền 1789.
Người ta không chỉ tự giác đập tan bức tường Berlin - một trong những vết
nhơ chia rẽ trắng trợn nhất của nhân loại - mà, với sự xuất hiện của mạng
Internet, ai đó đều rất khó ngăn chặn một thong điệp ngay tức khắc được
truyền đi khắp địa cầu.
Thế giới đang trở nên đầm ấm biết bao khi những kẻ yêu nhau xa
nhau vẫn có thể thường xuyên không chỉ nghe được tiếng nói của nhau qua
điện thoại mà còn có thể trực tiếp nhìn thấy nhau trên màn hình của máy
điện toán cá nhân. Nhưng, thế giới lại cũng đang cùng có những mối lo
chung về lỗ thủng của tầng ozon, về sự lan truyền của căn bệnh thế kỷ
AIDS, về tổ chức khủng bố xuyên quốc gia v.v...
Trước thực tế của những yếu tố toàn cầu đó, loài người đang ngày
càng ý thức rõ hơn về một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi cá nhân
không thể chỉ suy nghĩ về mình, mỗi quốc gia không còn chỉ có thể tự bảo
vệ mình mà tất cả cùng phải đặt mình vào cộng đồng chung toàn thế giới.
Từ đây, những lợi ích và giá trị chung toàn nhân loại không những đang
trở thành hiện thực không thể chối bỏ mà còn có ý nghĩa ưu tiên hàng đầu
so với những cái khác.
Sự xuất hiện của những vấn đề toàn cầu động chạm đến lợi ích của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì các quyền của con người
bản thân nó vừa chứa đựng những nhu cầu riêng biệt vừa là phản ánh tổng
hợp mọi vấn đề toàn cầu. Mặt khác, mỗi vấn đề toàn cầu hoặc có hình thức
là một quyền xác định của con người hoặc trở thành đối tượng tác động
của chính nó. Các quyền của con người và của các dân tộc đan kết hữu cơ
với những vấn đề toàn cầu và những vấn đề toàn cầu cũng làm nảy sinh sự

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 319


ra đời và vận hành các thiết chế và quy phạm chung tạo điều kiện hình
thành các lực lượng chung cùng tham gia giải quyết những vấn đề nhân
quyền hướng tới trào lưu tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Nhân quyền
cũng đa dạng, cũng phức tạp và bản thân cũng chứa đầy mâu thuẫn như thế
giới nhưng lại cũng phải được quan niệm thống nhất như chính bản thân
thế giới không thể chia cắt, không thể tách rời.
Phấn đấu thiết chế cho được những ý niệm chung về nhân quyền và
nỗ lực xúc tiến những biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện hóa việc thực
thi và bảo vệ các giá trị chung toàn nhân loại đó phải là nghĩa vụ thiêng
liêng xây dựng một thế giới công bằng, nhân ái, bảo đảm sự phát triển ổn
định và bền vững cho mỗi quốc gia và cho cả cộng đồng quốc tế.
Tự do, bình đẳng, công lý chính là đặc trưng bản chất và yêu cầu cơ
bản của nhân quyền. Chính những giá trị nhân văn cao quý, vĩnh hằng đó
sẽ hội tụ nhân loại lại và nâng tầm con người lên. Khi dương cao ngọn cờ
“Tự do hay là chết” thì dù con người có phải hy sinh người ta cũng chắc
chắn là thánh thiện, là không bị dối lừa. Bởi vì, ta từng thấy trong lịch sử,
nếu chỉ biết xả thân dưới ngọn cờ “Tổ quốc hay là chết” thì nhiều khi con
người dễ bị mê hoặc để tự biến thành vật tế thần cho một tập đoàn xảo
quyệt hoặc một cá nhân cuồng loạn nào đó.
Thật ghê sợ khi vị thủ lĩnh từ một hòn đảo nhỏ bé gào thét lên: Kẻ thù
mà đặt chân lên đất nước này thì chúng chỉ có thể bước đi trên hoang tàn
của máu và tro bụi!
Hàng chục, hàng trăm triệu người sao lại chỉ có thể được sống, tổ
quốc sao lại chỉ có thể được phép tồn tại khi nó chịu “nhuộm màu” bởi một
hệ tư tưởng ABC, chịu tuân theo sự lãnh đạo của một đảng OPQ, chịu thừa
nhận một lãnh tụ XYZ? Sao người ta lại bắt trẻ già trai gái muốn được
thừa nhận là yêu nước thì phải yêu chủ nghĩa xã hội (để rồi nếu không yêu
chủ nghĩa xã hội tức là phản quốc, là không được bảo đảm quyền được
sống). Sao lại phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn đi nếu đất nước này không
thuộc về chúng ta?!
Nhân quyền nếu được đề cao đúng mức, được tôn trọng thực sự thì
quần chúng hẳn đã không bị dễ dàng lừa mị để phải hy sinh vô ích.
Do phải bảo vệ quyền lợi riêng cho những tập đoàn nhất định, do cần
chống đỡ để duy trì quyền cai trị của những chính phủ độc tài, chuyên chế,
nhiều nhà chính trị đang ra sức xuyên tạc vấn đề nhân quyền. Lúc thì họ
thổi phồng sự tách biệt giữa các quyền dân sự - chính trị với các quyền

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 320


kinh tế - xã hội, lúc thì họ tô mạc tính đặc thù của nhân quyền phương
Đông đối lập với nhân quyền phương Tây, lúc thì họ rêu rao về nguy cơ uy
hiếp chủ quyền của nhân quyền.
Cần trích dẫn để lưu ý ở đây một số điều đã được ghi nhận trong các
văn bản quốc tế về nhân quyền:
- “Nhắc lại tính độc lập và không thể chia cắt được của các quyền
kinh tế - xã hội - văn hóa - dân sự và chính trị, và sự coi trọng ngang nhau
tất cả các thể loại quyền con người” (điều 10 của tuyên bố cuối cùng của
Hội Nghị Nhân Quyền châu Á tháng 4-1993).
- “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia
cắt, phụ thuộc lẫn nhau. Cộng đồng quốc tế phải xử lý các quyền con
người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng và bình đẳng và được
coi trọng như nhau. Trong khi phải luôn ghi nhớ ý nghĩa của tính đặc thù
dân tộc và khu vực và bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo,
các quốc gia không phân biệt hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa có nghĩa
vụ đề cao và bảo vệ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ
bản” (điều 5 - Tuyên Ngôn Vienna và chương trình hành động tháng 6-
1993).
-”Bất cứ hành động chống lại luật quốc tế nào của quốc gia cũng dẫn
tới trách nhiệm quốc tế của quốc gia đó” (Trích điều mục 1 của Dự Án các
Điều Mục về Trách Nhiệm của các Quốc Gia về Những Vi Phạm Luật
Quốc Tế).
- “Dân chủ, phát triển và tôn trọng quyền con người và các quyền tự
do cơ bản phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung cho nhau”. Dân chủ phải được
xây dựng trên nền tảng ý chí bày tỏ tự do của nhân dân về sự lựa chọn hệ
thống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của mình và sự tham gia đầy đủ
của họ vào mọi lĩnh vực đời sống. Theo cách đề cập như trên, việc đề cao
và bảo vệ các quyền con người và quyền tự do cơ bản trên bình diện quốc
gia và quốc tế cần mang tính phổ cập và được thực hiện vô điều kiện.
Cộng đồng quốc tế cần ủng hộ việc tăng cường và đề cao dân chủ, phát
triển và tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản trên toàn thế
giới. (Điều 8 Tuyên Ngôn Vienna và chương trình hành động của Hội
Nghị Thế Giới về Nhân Quyền ngày 25-6-1993).
Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc của các quyền kinh tế - văn hóa -
xã hội, những người cộng sản đã từng nắm tay nhau hát vang bài “Quốc tế
ca”, “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian...” Các Mác đã từng kêu gọi thống

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 321


thiết: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!”. Trước những yêu cầu tổng hòa
và thiêng liêng của nhân quyền trong thế giới hiện đại, liên minh của cả
cộng đồng nhân loại càng phải rộng rãi hơn. Liên minh vì nhân quyền sẽ
không phân biệt kẻ giàu với người nghèo, “lục địa đen” đói rách hay “mái
nhà chung” của những người da trắng sang trọng, phương Đông với các
nền văn minh Hoàng Hà và Euphrate hay phương Tây với Hollywood và
Baikonur.
Tổng thống nước Cộng hòa Pháp Francois Mitterrand từng trăn trở
với câu hỏi: Liệu người ta có thể hoạt động chung được không, nếu tất cả
các giá trị đều là tương đối và do đó triệt tiêu lẫn nhau?, và ông tự trả lời:
Làm thế nào có thể khác hơn là xác định một số tối thiểu giá trị phổ quát
để chí ít đặt nền tảng cho sự đoàn kết giữa những con người. Chính ông đã
từng khẳng định: “Trong thế giới ngày nay, không ai có thể tự cứu mình
bằng cách chống lại người khác. Tình trạng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau
giữa các nền kinh tế và văn hóa buộc người ta phải đoàn kết”.
Sẽ không mấy ai đồng tình với ý đồ lợi dụng trong lời tuyên bố phi
nhân quyền của cố vấn tổng thống Hoa Kỳ Brezinski: “Với ngọn cờ quyền
con người chúng ta sẽ dồn chủ nghĩa cộng sản đến tận chân tường”. Song,
vì những lý tưởng nhân quyền phải được thấm nhiễm đến mỗi cộng đồng
dân tộc đến từng số phận con người, nên sự quan tâm của mỗi cá nhân, của
mỗi quốc gia đến nhân quyền là tất yếu. Bởi vậy, một thái độ như được
biểu thị trong diễn văn của tổng thống Jimmy Carter đọc tại lễ kỷ niệm 30
năm Tuyên Ngôn về Nhân Quyền là cần thiết khi ông nói: “Nguyên tắc
quyền con người là linh hồn của chính sách đối ngoại của Mỹ, là một nhân
tố để xác định mọi quan hệ của Mỹ với các nước khác”. Ngoại trưởng Joe
Clark cũng từng khẳng định trong lễ khai trương chính thức Trung Tâm
Quốc Tế về Nhân Quyền và Phát Triển Dân Chủ: Canada có thể sẵn sàng
ngừng quan hệ với chế độ nào vi phạm nhân quyền một cách nghiêm
trọng, trong khi, có thể bằng các biện pháp khác dành viện trợ trực tiếp cho
những người cần đến.
Đầu năm 1990, tổng thống Pháp, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ và ngoại
trưởng Anh cũng từng công bố rằng chính phủ nước họ cũng dự định làm
một mắt xích tương tự giữa chính sách viện trợ và nhân quyền.
Đúng là phải như vậy! Phải thực sự như vậy mới xứng đáng là những
con người, những chính phủ đang cùng quây quần lại trong hành tinh xanh
đầm ấm này mà vây bọc quanh nó là vô vàn tinh tú lấp lánh sáng chứ!
Đừng úp mặt vào sự sung túc về vật chất và tinh thần của cá nhân mình

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 322


của quốc gia mình rồi lãng quên, rồi vô trách nhiệm với những cộng đồng
người còn bị những tập đoàn này nọ nhân danh đảng, nhân danh nhà nước,
nhân danh lãnh tụ... tước bỏ hay hạn chế thụ hưởng những giá trị thiêng
liêng của nhân quyền.
Dẫu sao trách nhiệm của Liên Hợp Quốc trong vấn đề nhân quyền
vẫn là quan trọng hơn cả. Trước hết, Liên Hợp Quốc cần tăng cường mạnh
mẽ truyền thông nhân quyền. Cần phát đến từng đơn vị dân cư ở các quốc
gia những bản tin, những tài liệu giải thích, những tuyên bố, những công
ước... về nhân quyền bằng tiếng của chính các đơn vị dân cư đó. Cần tổ
chức và loan tải rộng khắp các chương trình phát thanh và truyền hình về
nhân quyền. Đài “Châu Á Tự Do” của Hoa Kỳ nếu thực sự muốn đảm
trách và làm được công việc này một cách đúng đắn cũng sẽ được ủng hộ
và hoan nghênh. Quyền hạn và nghĩa vụ của Liên Hợp Quốc cần thực sự
tăng cường đối với việc thực thi để hiện thực hóa quyền con người một
cách có hiệu quả. Đã đến lúc cần thành lập các tổ chức như kiểu một Ủy
Ban Liên Quốc Gia về Quyền Con Người và một Tòa Án Quốc Tế về
Quyền Con Người. Ủy ban này có thể được giao toàn quyền xem xét các
đơn khiếu nại về tội vi phạm quyền con người của từng cá nhân riêng lẻ
hay của một cộng đồng người bất kỳ. Tòa án Quốc Tế Nhân Quyền sẽ thụ
lý hồ sơ xem xét sau khi thông qua ủy ban, nếu ủy ban, vì những lý do nào
đó, không thể giải quyết thỏa đáng các đơn khiếu nại.
Do chính sách bảo thủ và ngoan cố của một số nước, Hội Nghị Quốc
Tế về Nhân Quyền Vienna 1993 chưa thể đi đến quyết định nhưng tin chắc
rằng việc cắt cử một cao ủy Liên Hợp Quốc đặc trách nhân quyền ở từng
nước sẽ phải được thực thi. Bởi vì, đúng như nhà xã hội học Nga
Penovskin đã nói: “Quá trình điều tiết bằng luật pháp quốc tế (khu vực và
phổ biến) các mối quan hệ có liên quan đến các quyền của con người
không phải là cái gì khác mà chính là biểu hiện đặc thù của quá trình loài
người trưởng thành lên với tính cách là một chỉnh thể thống nhất”. (5)

3. Quyền con người ở Việt Nam


Những điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân Việt Nam không ngừng được tăng lên, về số lượng, qua các bản hiến
pháp. Hiến pháp 1946 có 18 điều. Hiến Pháp 1959 có 21 điều. Hiến Pháp
1980 có 29 điều. Hiến Pháp 1992 có 34 điều, tăng gần gấp đôi số điều
trong Hiến pháp 1946. Tuy nhiên, như đã nói ở phần mở đầu bài này,
quyền con người ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 50 Hiến Pháp 1992,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 323


được “khoán gọn” vào quyền công dân.
Trước hết phải thấy rằng quyền con người và quyền công dân không
hề đồng nhất cả ở phương diện chủ thể lẫn nội dung. Quyền con người
có thể không loại trừ khái niệm quyền công dân nhưng khái niệm quyền
công dân không thể chứa đựng hết khái niệm quyền con người. Vả
chăng, với sự phát triển của các giá trị nhân đạo mới, trong điều kiện toàn
cầu hóa của thế giới hiện đại, con người không chỉ tồn tại với tính cách là
một thành viên công dân của một quốc gia mà còn là thành viên “công
dân” của cộng đồng thế giới.
Quyền con người, hay chỉ là quyền công dân thôi, cũng phải được bảo
đảm bằng một chế độ pháp luật. Ngay từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên,
nhà thông thái Hy lạp Salon đã quan niệm: Ta giải phóng tất cả mọi người
bằng pháp luật. Heraclit cũng cổ võ: Nhân dân phải đấu tranh bảo vệ luật
như bảo vệ chốn nương thân mình. Thế kỷ 17 - 18, cách mạng tư sản đã
từng đề cao những nguyên tắc của luật pháp: đối với công dân, được làm
tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn đối với viên chức nhà nước,
thì chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép.
Tiến sỹ khoa học pháp lý Nersesjanc, trưởng ban nghiên cứu Viện
Hàn Lâm Khoa Học Nga, đã nói rất đúng “Pháp luật không thể có nếu như
không có nhân quyền, cũng như không thể có nhân quyền mà không có
pháp luật hoặc đứng ngoài pháp luật”.
Ở Việt Nam, ngay từ đầu thể kỷ 15, Lê Lợi đã từng giáo huấn “Từ
thuở xa xưa, muốn cai quản quốc gia phải có pháp luật. Không có luật thì
nhà nước sẽ loạn”.
Tiếc rằng, hơn nửa thế kỷ qua chúng ta đã coi thường vai trò của luật
pháp nếu không muốn nói rằng đã bãi bỏ luật pháp với ý đồ lợi dụng
chuyên chính vô sản để cai trị đất nước. Tiến sỹ luật học Nguyễn Hữu
Liêm khẳng định: “Thực tế của xã hội Việt Nam vào những năm cuối cùng
của thế kỷ 20 này là sự vắng mặt của luật pháp và sự sụp đổ của giá trị
đạo đức cổ truyền. Dân chúng Việt Nam đang sống trong cảm nhận dân
tộc mơ hồ nhưng không có nền tảng ý thức công dân” (6). Ông nêu nhận
xét “Lịch sử chiến tranh Việt Nam là một chuỗi dài tiêu cực hóa cái tinh
thần công dân cần thiết cho một thể chế và xã hội pháp trị. Tranh chấp và
bạo lực, bạo động đã chỉ tạo nên những con người “can trường”, “quyết
tử” nhưng không kiên nhẫn, thiếu bình thản, thiếu sức mạnh nội tâm về lẽ
phải và công lý, thiếu tính hòa giải và rộng mở”.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 324


Đấy là những nhận xét đúng. Suốt mấy thập kỷ cuồng bạo, khi cần
kích thích mọi người cùng say máu chiến thắng người ta đã tung hô lên
những khẩu lệnh cực kỳ phi nhân tính “Yêu xe như con, quý xăng như
máu!”, “Súng là vợ, đạn là con!”, “Cuộc đời đẹp nhất là ở nơi trận tuyến”
v.v...
Trời ơi! máu người sao có thể đem ví với xăng?! Vợ, con sao lại chỉ
được coi như chiếc xe vận tải, như súng, như đạn?! Dù có giỏi biện lý đến
đâu, nếu thực sự bình tâm lắng lại suy tư với con người chân chính, người
ta không thể nào không bàng hoàng và lợm giọng.
Cứ cái đà ấy mà xốc tới thì ai đứng ra thuyết giảng về nhân quyền đều
dứt khoát bị tước bỏ quyền sống.
Có cái đà ấy người ta mới dễ dàng “phát động quần chúng” đốt sách
đi, treo ngược thầy giáo lên cột đình để “đấu tranh chính trị”. Và, vợ mới
hùng hổ dạng chân giữa bà con thôn xã mà đấu tố chồng; con mới đứng lên
lăng nhục và đốt râu cha trong cải cách ruộng đất.
Có cái đà ấy thì khi cần hô hào “chống xét lại” người ta mới sẵn sàng
hùn nhau triệt hạ, đọa đày hàng trăm, hàng nghìn người, kể cả những
người cùng đứng tuyên thệ dưới ngọn cờ búa liềm. Kể cả những người đã
từng cùng nằm gai, nếm mật, vào sinh ra tử và đang được phân công giữ
trọng trách trong ban chấp hành trung ương, trong cương vị Bộ, Thứ
trưởng như: Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Vũ Đình Huỳnh v.v...
Chợt nhớ lại ngày nào, khi cần lên án thực dân, đế quốc, nhà cách
mạng Nguyễn Ái Quốc từng dõng dạc tố cáo trước thế giới: “Bất kỳ người
bản xứ nào có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và có khi bị giết
mà không cần xét xử”. Mỉa mai thay, chỉ sau đó không bao lâu người ta lại
thực hiện đúng cái điều này: “Bất kỳ người bản xứ nào có tư tưởng không
xã hội chủ nghĩa cũng đều bị bắt và có khi bị giết mà không cần xét xử!”.
Những khẩu lệnh phi nhân tính ấy, những chủ trương không ngần
ngại bỏ qua pháp luật để chà đạp lên nhân quyền như vậy còn di họa cho
đến ngày nay khi chỉ vì những xung đột nhỏ, những mâu thuẫn quyền lợi
rất không đáng kể người ta vẫn đang tâm cầm dao róc xương bạn bè, xẻ
thịt vợ, băm nát mặt cha đẻ v.v...
Không phải vô cớ mà Tuyên Ngôn về Nhân Quyền và Dân Quyền của
Cách Mạng Pháp 1789 đã phải cảnh báo “Sự không hiểu biết, sự lãng quên
hay sự coi thường quyền con người là những nguyên nhân duy nhất của
những nỗi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại của các chính phủ”.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 325


Hàng núi xương và cả sông máu của mấy triệu người Việt Nam đã đổ
xuống cho lời hiệu triệu thiêng liêng “Không có gì qúy hơn độc lập tự do”.
Nhưng có độc lập rồi mà luật pháp không được trọng thì làm sao bảo đảm
được công lý, làm sao để người dân Việt Nam có tự do. Bởi vì, như John
Loeke đã xác quyết “Mặc dù những lời lý giải có thể giả dối đến đâu, mục
đích của luật vẫn là không thủ tiêu và hạn chế mà là bảo toàn và mở rộng
tự do... Nơi nào không có luật, nơi đó cũng không có tự do”.
Phải chăng vì vậy mà chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dự cảm “...
Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì
độc lập chẳng có nghĩa lý gì”. Lý Đông A, một trong những nhà tư tưởng
yêu nước chủ trương thuyết Duy Tân ở Việt Nam cũng từng suy tưởng
“Quốc gia với dân tộc chỉ là một khái niệm, một tên gọi rỗng không nếu
không sung thực cho nó một thực thể ở bên trong”. Ông cho rằng “Quốc
gia hay dân tộc chỉ là hư danh” mà điều quan trọng là phải kiến tạo cho
được “Cái sinh mệnh thực thể của giống nòi và toàn dân hướng theo một
lý tưởng và chính nghĩa”.
Mấy năm gần đây, Quốc Hội Việt Nam đã chú tâm và có thành tích
khá là đã xây dựng gấp gáp được một số bộ luật, trong đó có những bộ luật
quan trọng liên quan đến nhân quyền. Tuy nhiên, soạn thảo các bộ luật là
điều cần thiết nhưng giáo dục và phổ biến luật pháp cũng là yêu cầu
không thể không thực hiện đối với toàn xã hội. Thực thi pháp luật càng
có ý nghĩa quan trọng hơn.
Thật là tồi tệ khi thực tế cho thấy rằng trước khi thi hành luật tố tụng
hình sự, ở nước ta, trong số những người bị bắt giam chỉ có chừng 30%
được đưa ra xét xử. Bảy mươi phần trăm còn lại phần đông là bị bắt oan.
Lúc đó, tỷ lệ số người bị bắt khẩn cấp một cách vô tội vạ chiếm tới 90%.
Sau khi thi hành luật tố tụng hình sự, số người bị bắt khẩn cấp năm 1989
giảm xuống được khoảng 22% nhưng cho đến nay, riêng năm 1996 vẫn
còn tới trên dưới 500 người bị bắt oan.
Nhà nước pháp quyền phải là “nhà nước phục tùng pháp luật”, hay có
thể nói, nhà nước pháp quyền là nhà nước ban hành pháp luật, tuân thủ
pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật. Nhưng, biết đến bao giờ nhân
dân Việt Nam mới được sống trong tinh thần công lý của nhà nước pháp
quyền khi mà ngay cả các cơ quan công quyền cũng chưa hiểu hết hoặc cố
tình không làm theo pháp luật; khi mà vẫn tồn tại những phiên tòa lập lờ,
công khai trá hình, có xử mà không có xét như các phiên tòa xử Hoàng
Minh Chính, Đỗ Trung Hiếu, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Kiến

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 326


Giang!
Không cần để tâm gì đến những quyền đã được ghi trong điều 17 của
Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền 1948: “Mỗi người sống riêng
một mình hay trong tập thể, có quyền sở hữu tài sản. Không ai phải bị tước
đoạt sở hữu của mình một cách tùy tiện”, những năm tiến hành cải tạo xã
hội chủ nghĩa, chúng ta đã không những chỉ thẳng tay truy quét tư sản mà
còn hăng hái quyết tâm tiêu diệt “công thương nghiệp tư bản tư doanh”.
Trong các hội nghị Trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 15 - 16,
chúng ta đã từng chăm chú nghe báo cáo một cách hoan hỉ “Nền kinh tế
miền Bắc từ chỗ có nhiều thành phần, về cơ bản, đã trở thành một nền
kinh tế thuần nhất với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể”!
May sao, mãi đến gần đây chúng ta mới kịp sửa sai và đã chịu ghi vào
Hiến Pháp “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
theo cơ chế thị trường... Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức
tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể, sở hữu tư nhân...” (điều 15)
Chỉ riêng việc nhận thức ra được và dám từ bỏ cơ chế sai lạc của kinh
tế xã hội chủ nghĩa để dấn thân vào kinh tế thị trường đã cho phép chúng ta
giải quyết tốt hơn những vấn đề nhân quyền trong lĩnh vực kinh tế - xă hội.
Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho con người được bình đẳng về kinh tế.
Trong kinh tế thị trường, mỗi người vừa là kẻ mua vừa là người bán, mỗi
người đều trong tư thế cạnh tranh ngang nhau. Không có đặc quyền nào
lũng đoạn được quy luật giá trị trong việc chi phối cơ sở kinh tế của xã hội
bởi vì ở đây vị trí từng người tùy thuộc vào chỗ họ đáp ứng và thực hiện
quy luật giá trị đến mức nào. Quy luật đó đưa người này lên, dìm kẻ kia
xuống không có sự nhân nhượng nào. Những ý đồ tạo nên các quy định
pháp lý cho đặc quyền của nhóm người này hay đảng phái kia đều sẽ bị
quy luật kinh tế thị trường vô hiệu hóa.
Để tạo điều kiện cho quy luật kinh tế thị trường nhanh chóng phát
huy mặt tích cực của nó trong đời sống xã hội, chính phủ cần nhanh chóng
chuyển từ chức năng chỉ đạo các chủ thể kinh tế thông qua các bộ và ủy
ban nhân dân địa phương sang chỉ đạo chủ yếu qua các cơ quan thuế, tòa
án, bằng hệ thống pháp luật; nhanh chóng tách các hoạt động hành chính
có tính chất quản lý khỏi các hoạt động hành chính có tính chất tài phán
nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu dân chủ, lạm quyền, ức hiếp quần chúng
thường xẩy ra ở các cơ quan hành chính, quản lý chỉ đạo.
Dẫu sao cũng phải thấy rằng sau những năm tiến hành công cuộc đổi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 327


mới, chúng ta đã giải quyết khá thành công nhiều yêu cầu của các quyền
kinh tế cho nhân dân trong khi các quyền thuộc lĩnh vực dân sự - chính trị
vẫn còn rất nhiều bức bối.
• Cần gấp rút sửa đổi một cách nghiêm túc Luật Bầu Cử Đại Biểu
Quốc Hội và Luật Tổ Chức Quốc Hội theo hướng hiện đại và dân
chủ thật.
• Xóa bỏ tình trạng “Đảng cử, dân bầu” và những thủ đoạn sắp xếp
nhân sự để gài bẫy hoặc dồn ép lá phiếu của nhân dân.
• Thực sự tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tự do lập hội cho nhân dân.
• Đừng láo xược quy kết trình độ dân trí thấp cho một dân tộc đã
được những dân tộc có dân trí hàng đầu trên thế giới nể trọng khi
cần ngụy biện quanh co để hạn chế các quyền tự do chính trị.
Mục tiêu tối thượng của cách mạng phải là nhân quyền chứ không
phải chỉ là cái mẫu chủ quyền quốc gia mỏng manh. Đừng huyễn hoặc,
dương dương tự đắc để nhấm nháp mãi với những chiến công năm xưa.
Những nhu cầu muôn thuở và hiện đại của nhân quyền đòi hỏi mỗi đảng,
mỗi chính phủ, mỗi cá nhân đều phải vươn tới, cải tạo, thậm chí lột xác
nếu còn muốn xứng đáng ở vị trí lãnh đạo.
Hãy nghe lời phán bảo từ giữa thế kỷ trước: “Các chế độ chính trị lỗi
thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó
đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng. Sở dĩ chế độ này
mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nội dung hãnh tiến
vô vọng. Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới
của thời đại, thì chính tự bản chất của nó là một lỗi lầm lịch sử... Chế độ
này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều
đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai. Nó sẽ đi qua
những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa
trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi
hài kịch khủng khiếp”. (7)
Việt Nam đã từng dõng dạc mở đầu “Tuyên Ngôn Độc Lập” của
mình bằng những chân lý phổ quát của nhân quyền. Việt Nam là thành
viên của Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã ký kết tham gia hoặc phê chuẩn
nhiều công ước liên quan đến nhân quyền như: Công Ước về Các Quyền
Chính Trị và Dân Sự, Công Ước về các Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn
Hóa, Công Ước về Loại Trừ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Xử với Phụ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 328


Nữ, Công Ước Quốc Tế về Quyền Trẻ Em, Công Ước về Loại Trừ Mọi
Hình Thức Phân Biệt Chủng Tộc, Công Ước về Ngăn Ngừa và Trừng Trị
Tội Diệt Chủng, Công Ước Quốc Tế về Loại Trừ và Trừng Phạt Tội Ác
Apartheid. Việt Nam đã tuyên bố: “Các nguyên tắc cơ bản trong các văn
kiện quốc tế đó là những giá trị chung của nhân loại mà chúng ta cần bảo
vệ”. (8)
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Việt Nam có
thể sẽ Hóa Rồng nhưng, trước hết và quan trọng hơn, Việt Nam nhất định
phải phấn đấu vì những giá trị chung thiêng liêng đó. Bởi vì, đấy chính là
khát vọng ngàn đời của nhân loại, của nhân dân Việt Nam.

Chú Thích:
1- Lý Quang Diệu - Trả lời phỏng vấn “Tuần báo Thời Đại” ngày 14/6/1993
2- Jan Martenson - “Liên Hợp Quốc và Quyền Con Người Hôm Nay và Ngày
Mai”
3- Lang Yihuai - “Thực Tế Nhân Quyền Trong Xã Hội XHCN và Cuộc Đấu
Tranh Vì Nhân Quyền Trên Thế Giới”.
4- Chen Jinda - “Chế Độ Xã Hội và Nhân Quyền” báo Cầu Thị - 1992.
5- Penovski N. - “Hiện Thực Mới Trên Thế Giới và Quyền Con Người”.
6- Nguyễn Hữu Liêm - “Dân Chủ Pháp Trị”.
7- Các Mác - “Góp Phần Phê Phán Triết Học Heghen”.
8- Báo Nhân Dân ngày 18/6
/1993

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 329


Có Nên Kiên định Con đường
Xã hội chủ nghĩa?

Đại hội XI đảng CSVN sẽ khai mạc trong quý 1 năm 2011. Nguy cơ tiếp
tục đưa đất nước theo con đường XHCN, để qua bước quá độ này tiến lên
Chủ nghĩa Cộng sản, hầu như vẫn là một khẳng định của những người lãnh
đạo đảng CSVN. Bài viết này nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ đó.

I – HÌNH HÀI CNXH TRONG LỊCH SỬ HIỆN


ĐẠI
Gương mặt CNXH từ buổi lọt lòng đến nay thật dữ dằn, nếu không muốn
nói là ghê sợ. Nói về cái xấu, cái sai, cái tàn ác của CNXH đã diễn ra trong
thế kỷ qua là chuyện tưởng đã nhàm chán bởi hai lẽ: Một là, vì những
chuyện ấy có quá nhiều. Hai là, thực tế đã chứng minh quá rõ. Tuy nhiên,
điều kỳ lạ là, nhiều giới hữu quan vẫn cứ tuồng như không nghe, không
thấy, không biết; cho nên ở đây, để làm cứ liệu cho việc bàn thảo, xin vẫn
được lược qua đôi chút:

1 - Về chính trị
Được chỉ đạo bởi tinh thần đấu tranh giai cấp, lợi dụng chuyên chính vô
sản, các nhà nước XHCN và đảng Cộng sản đã tiến hành nhiều cuộc thanh
trừng nội bộ hết sức tàn bạo. Không kể chiến tranh giữa các nước, riêng
các cuộc “cách mạng nội bộ” đã tàn sát hàng chục triệu người.

a - Ở Liên Xô
Với chủ trương quốc hữu hóa ruộng đất triệt để, Stalin đã lùa nông dân
Nga vào các trại tập trung một cách dã man và khủng khiếp không thua gì
các trại tập trung của Đức Quốc Xã ở Auschwitz Ba Lan.
Khoảng 61 triệu 911 ngàn công dân Liên Xô bị chết trong các trại tù
Gulag của Liên Bang Xô Viết.
Lãnh tụ cộng sản không chỉ giết công dân mà giết cả đồng chí của họ,
Khroutsev đã báo cáo trong phiên họp Đảng ngày 25 tháng 11 năm 1956:

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 330


“Cuộc điều tra cho thấy: 98 người trong số 139 ủy viên TW chính thức và
dự khuyết do Đại hội XVIII (năm 1934) bầu ra, tức là 70%, đã bị bắt và bị
xử bắn (phần lớn vào những năm 1937 – 38) … Không những các ủy viên
TW mà đa số dại biểu dự Đại hội XVII của Đảng cũng chịu chung số
phận. Trong số 1956 đại biểu chính thức và dự bị thì 1108 người (tức hơn
nửa số đại biểu) bị bắt và bị ghép tội phản cách mạng”.

b - Ở Trung Quốc
Nhằm gò ép đất nước vào con đường XHCN theo cách hiểu, cách nghĩ của
mình, Mao Trạch Đông đã tiến hành hàng loạt cuộc thanh trừng nội bộ qua
những cái gọi là “Chống xét lại, phòng ngừa xét lại”, “Ngăn chặn diễn biến
hòa bình”, “Tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản”, “Ngăn
chặn phục hồi chủ nghĩa tư bản”, “Chống phái đương quyền đi con đường
tư bản chủ nghĩa trong Đảng”, “Lôi ra nhân vật kiểu Khrousev” ….
Riêng cuộc Đại Cách mạng Văn hóa tiến hành trong 10 năm đã giết
chết 20 triệu người, 100 triệu người bị đem ra đấu tố. (Theo Diệp Kiếm
Anh tiết lộ tại lễ bế mạc Hội nghị công tác Trung ương ĐCSTQ ngày
13/12/1978). Tám mươi phần trăm đảng viên cộng sản cương trung bị xử
lý trong cuộc Đại cách mạng này. Từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung
hoa thành lập năm 1949 đến ngày Mao Trạch Đông chết (1976), không
chính thức có nội chiến, không có thiên tai nghiêm trọng mà số người chết
không bình thường lên tới 57, 55 triệu. Lớn hơn rất nhiều so với số tử vong
trên toàn cầu trong Đại chiến Thế giới thứ hai.
Chế độ độc tài toàn trị kiểu Cộng sản cho phép các “lãnh tụ tối cao”
không chỉ tàn sát dân lành mà cả các đảng viên của Đảng. Không chỉ đảng
viên thường mà cả các lãnh tụ khác. Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ cũng bị
Mao Trạch Đông hạ sát rất thê thảm.
Lâm Bưu, người từng được Mao hứa truyền ngôi song chỉ vì dám làm
phật ý, đã bị cho nổ máy bay chết tan xác cùng vợ, con trên đường trốn
chạy.

c - Ở Campuchia
Quan triệt tinh thần cách mạng triệt để, cách mạng vô sản phải thông qua
bạo lực tiêu diệt toàn bộ những tàn tích các chế độ cũ, xây dựng một thiên
đường cộng sản hoàn toàn mới, chính quyền cộng sản Camphuchia trong
thời gian cai trị từ 14/04/1975 đến 07/01/1979 đã tàn sát 2.035.000 người
dân Campuchia vô tội. Tuân theo giáo huấn của “Tuyên ngôn ĐCS”: “Chủ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 331


nghĩa Cộng sản phải xóa bỏ buôn bán, xóa bỏ chế độ sản xuất tư sản, xóa
bỏ ngay cả giai cấp tư sản nữa”, đối tượng tiêu diệt của chính quyền Cộng
sản Campuchia gồm:
- Bất cứ ai có liên hệ đến chính quyền cũ hay các chính quyền ngoại
quốc.
- Những người trí thức hoặc chuyên gia, nhất là những người có đeo
kính vì cho rằng họ đã đọc nhiều!
- Những người thuộc sắc tộc Việt Nam; những người theo Thiên
Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo và các tu sĩ Phật giáo.
- Tiểu chủ, thương nhân… vì bị coi là những người không có khả
năng sản xuất ra của cải vật chất

d - Ở Việt Nam
Không kể cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, cuộc chiến
tranh không phải “vì ta ba chục triệu con người”, mà “vì ba ngàn triệu trên
đời” (Thơ Tố Hữu) đã tiêu phí 1, 1 triệu liệt sỹ, 559 200 thương bệnh binh,
hơn 300.000 người mất tích, hơn 2 triệu dân thường bị chết, hơn 2 triệu
người lớn và trẻ em bị tàn tật, nhiều cuộc đàn áp phi nhân tính đã diễn ra,
nhiều vết thương tinh thần còn xiết đau tâm can dân tộc không biết đến bao
giờ mới nguôi ngoai:
- Học tập cách mạng thổ cải của Trung Quốc, Cải cách Ruộng đất ở
Việt Nam đã treo cổ, chôn sống, xử bắn, đầy đọa cho đến chết hàng loạt
người dân Việt Nam không chỉ vô tội mà còn là những nhân tài kinh tế
nông nghiệp bị quy địa chủ, phú nông. Không ai đếm xuể và ước định
chính xác được con số thảm họa này. Mười lăm ngàn theo tuần báo Times
ngày 1 tháng 7 năm 1957 hay 500.000 người theo nhà văn-nhà báo Pháp
Michel Tauriac. Thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng
trong cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam” (tập hai) cho biết là đã có 172.008
người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông mà theo quan điểm của
những người thực hiện cuộc cải cách ruộng đất lúc bấy giờ, đây là những
người bị xếp vào loại kẻ thù của nhân dân, bị “đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể bị bắn tại chỗ hoặc bị lănh án tù rồi
chết trong nhà giam.
- Chỉ v́ đòi được tư do tư tưởng để tinh thần văn nghệ sỹ có cơ hội
thăng hoa trong tác phẩm, đòi văn nghệ được thoát khỏi xiềng chính trị,
đòi trả văn nghệ về phục vụ cho nhân dân chứ không chỉ phục vụ Đảng mà

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 332


văn nghệ sỹ, trong đó có cả những đảng viên Cộng sản kỳ cựu, những trí
thức tiền bối của cách mạng bị quy chụp, bị mạt sát là “một ổ phản động
toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản
động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo
chống cộng, phim ảnh khiêu dâm…. đủ mặt các loại “biệt tính”: từ bọn
Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp
Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng
Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt” (**).
Họ là những trí thức tài ba, giầu lòng yêu nước, từng có công đầu đối
với cách mạng nhưng hoặc bị cách mạng “ăn thịt”, hoặc bị đầy đọa đằng
đẵng.
- Chỉ vì đấu tranh chống lại việc áp dụng CNXH theo Mao-ít, một vụ
đàn áp trí thức dã man lại được lãnh đao đảng CSVN xúc tiến dưới tên goi
“Vụ án Xét lại Chống Đảng”. Trong vụ này, nhiều công thần cách mạng
như Dương Bạch Mai, Bùi Công Trừng, Lê Liêm, Vũ Đình Huỳnh, Đặng
Kim Giang, Nguyễn Minh Cần, Ung văn Khiêm, Trần Minh Việt, Hoàng
Minh Chính, Nguyễn văn Vịnh…; nhiều học giả, nhà văn, nhà báo trứ
danh như Nguyễn Kiến Giang, Phạm Viết, Hoàng Thế Dũng, Văn Doãn,
Vũ Thư Hiên, Minh Tranh, Đào Phan, Bùi Ngọc Tấn… hoặc bị giết hoặc
bị đầy đọa khốn đốn.

2 - Về kinh tế
Sau Đại chiến Thế giới lần thứ Hai, trừ Mỹ, tất cả các nước đều phục hồi
đất nước theo con đường kinh tế TBCN. Không kể Nhật Bản từ đống tro
tàn của mấy quả bom nguyên tử đã vươn cao vời vợi thành một trong hai
cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, tất cả các nước TBCN ngày nay
không chỉ dân chủ hơn, công bằng hơn mà còn giầu mạnh hơn, văn minh
hơn các nước XHCN.
Trong khi đó, Cuba khi mới gia nhập gia đình XHCN đã mang theo
một La Habana hoa lệ nổi tiếng toàn cầu, đời sống nông dân không kém
các nước TBCN là bao, thế mà nay, phải ngửa tay xin cái anh bạn nghèo
Việt Nam mấy tấn gạo, vài cái computer...
Triều Tiên xác xơ đến nỗi nhân dân tìm mọi con đường trốn khỏi đất
nước không chỉ để thoát khổ nghèo mà còn để thoát khỏi cái địa ngục tinh
thần XHCN ấy. Trong khi đó Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của ĐCS đang
trở thành “kẻ cố cùng” đem vũ khí nguyên tử ra quấy rầy cộng đồng quốc
tế, để ân vòi, ăn vạ và dọa phá bĩnh!

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 333


Sự tương phản oái oăm giữa CNTB và CNXN càng phơi bày trực
diện hơn ở các nước bị chia cắt hai miền.
Nếu Hàn Quốc chưa được là thiên đàng thì Triều Tiên là địa ngục.
Thu nhập bình quân đầu người ở Tây Đức gấp 4 lần Đông Đức. Đến
năm 1961 dã có 2, 7 triệu người Đông Đức bỏ đi hoặc chạy trốn sang
Đông Đức, phần vì tỵ nạn chế độ chính trị hà khắc, phần vì không chịu
được cuộc sống nghèo khổ do chế độ XHCN đem lại. Ngày mới sáp nhập
hai nước, giá trị sản phẩm của Tây Đức chiếm 93% trong toàn bộ, Đông
Đức chỉ có 7%.
“Chế độ XHCN bạo lực – giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng sản –
trải qua hơn 70 năm nỗ lực hết sức mình để đuỏi kịp và vượt các nước tư
bản chủ nghĩa, chỉ riêng Liên Xô và Trung Quốc đã phải trả giá 50 triệu
người chết đói (Liên Xô 13 triệu, Trung Quốc 37 triệu) mà cũng không
đuổi kịp các nước TBCN chủ yếu trên phương diện “sản xuất và tái sản
xuất trong đời sống hiện thực” (*).
“GDP của Trung Quốc năm 1955 chiếm 4, 7% thế giới, năm 1980 tụt
xuống 2, 5%; năm 1955 gấp 2 lần Nhật Bản đến năm 1980 chỉ còn bằng 1
phần tư. GDP bình quân đầu người năm 1955 bằng một nửa Nhật Bản, đến
năm 1980 còn chưa được một phần 20. Năm 1960 GDP Trung Quốc chỉ
kém Mỹ 460 tỷ USD, đến năm 1980, con số này vọt lên tới 3.680” (*).
“Mao phát động phong trào Đại tiến vọt và Công xã hóa, tiến hành
cuộc thực nghiệm CNXH không tưởng lớn chưa từng thấy và cũng gây ra
tấn thảm kịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử loài người: 35, 55 triệu
người chết đói” (*). “Nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi
khác: khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối đến bới lên xẻo lấy thịt ăn,
hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng... Kẻ nhẫn tâm thì
làm thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì “gạt nước mắt đánh
đổi với hàng xóm”, trao con mình cho người khác ăn, mang con người
khác về làm thịt” (*).
Trong khi nền kinh tế Phương Tây chưa phát triển đáng kể thì Việt
Nam đã có Kinh Kỳ, Phố Hiến, tuy nhiên nói đến sự tụt hậu quá xa so với
thế giới ngày nay, người ta thường ngụy biện đổ lỗi cho chiến tranh,
nhưng, hết chiến tranh rồi mà năm 1975 Sài gòn có tiềm lực kinh tế ngang
với Băng Cốc, và được xem là Hòn Ngọc của Viễn Đông, thì 20 năm sau,
Sài Gòn tụt hậu so với Băng Cốc 20 năm. Đây là nhận xét của ngài Lý
Quang Diệu – người được lãnh đạo Việt Nam mời làm cố vấn một cách rất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 334


cung kính.

II - AI ĐƯA VIỆT NAM VÀO CON ĐƯỜNG


XHCN?
“Một số người cộng sản ngày nay nói một cách khẳng định rằng: “chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam”.
Đúng thế chăng? Tôi xin phép được nghi ngờ. Có lẽ không có gì rõ hơn sự
lựa chọn của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám. Hồi
đó, nhân dân lựa chọn cái gì? Lựa chọn độc lập, tự do, hạnh phúc, lựa chọn
Nhà nước cộng hòa dân chủ, lựa chọn Việt Minh như một mặt trận thống
nhất dân tộc thật sự với những thành viên khác nhau của nó, lựa chọn
những người có đức có tài lãnh đạo quốc dân. Lựa chọn bằng những cuộc
khởi nghĩa tháng Tám đầy khí thế. Lựa chọn bằng tham gia Giải phóng
quân, Vệ quốc đoàn, Nam tiến… Lựa chọn bằng Tổng tuyển cử (6/1/1946)
một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do, có sự tham gia của nhiều tổ chức và cá
nhân thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Lựa chọn bằng Hiến pháp
thật sự dân chủ tháng 11/1946 do Quốc hội đầu tiên thông qua”.
Đấy là ý kiến của học giả Nguyễn Kiến Giang trong tiểu luận “Nhìn
lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lenin vào Việt Nam”.
Đại văn hào Pháp Victor Hugo đã rất đúng khi ông nói: “Chủ nghĩa
Cộng sản là giấc mơ của một vài người, nhưng là cơn ác mộng cho mọi
người”.
Các nhà lãnh đạo đảng CSVN ngày nay hết vu vạ cho nhân dân, lại
“đổ tội” cho Cụ Hồ là người đã chọn con đường XHCN nhằm gỡ thế bí
trước cả thực tiễn lẫn lý luận, đồng thời để làm khiên chắn cho mình,.
Kể ra thì cũng có những sự thực trớ trêu như:
Trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội 2 (tháng 2 năm 1951) Hồ Chí
Minh từng thành thực giãi bầy: “Cách mạng Việt Nam phải học nhiều kinh
nghiệm của cách mạng Trung Quốc. Kinh nghiệm và tư tưởng Mao Trạch
Đông đã giúp chúng tôi hiểu thấu đáo hơn học thuyết của Mác-Anghen-
Lênin-Stalin”.
Trong “Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959” Cụ cũng
khẳng định: “chế độ ta phải xóa bỏ các hình thức sở hữu không XHCN,
làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh
tế thuần nhất dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 335


Tuy nhiên, trong buổi nói chuyện ngày 11 tháng 4 năm 2001 tại
Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục, nhà văn Sơn Tùng lại cho rằng: “Bây
giờ họ sai lầm đến mức nói đi theo con đường Bác Hồ đã chọn, có đi theo
Bác đâu. Bác Hồ là đảng Lao động, là nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa….. Thế rồi từ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại đổi thành Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, rồi đảng Lao động thành đảng Cộng
sản… những cái mà Bác Hồ đặt ra thì người ta xóa bỏ. Và năm đó, họ định
sau Đại hội 5 sẽ rời thủ đô vào Đắc Lắc. Đó là chuyện của ông Lê Duẩn”.
Quả đúng như vậy. Cụ Hồ đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và cho đến ngày Cụ qua đời, nước ta vẫn là nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa.
Kết thúc bản di chúc, Người chỉ dặn dò tha thiết: “Điều mong muốn
cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng
một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ và giầu mạnh, và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới “.
Người không dặn phải xây dựng CNXH.
Trong suốt thời kỳ nước ta bị Pháp đô hộ, tinh thần chống ngoại xâm
giành độc lập dân tộc không ngừng âm ỷ và đã từng bùng phát qua nhiều
phong trào: phong trào Cần Vương (1885-1912), phong trào Văn Thân
(1907-08), phong trào Đông Du (1905-39) và Việt Nam Quốc dân Đảng
(1925-22 và 1945-46)..
Phong trào Cần Vương bao gồm nhiều vụ nổi dậy vũ trang như: vụ
Tôn Thất Thuyết chống Pháp và mang vua Hàm Nghi ra khỏi kinh thành
(1885-88), vụ Phan Đình Phùng khởi nghĩa (1885-95), vụ Bãi Sậy (1885-
89), vụ Hoàng Hoa Thám lập chiến khu ở Yên Thế (1890-1913). Tất cả
những vụ này đã nổ ra liên tiếp và có khi đồng thời nhưng rời rạc không
liên kết, và đã lần lượt thất bại.
Phong trào Văn Thân, tiêu biểu là Phan Chu Trinh, tin rằng bằng cách
đề huề hợp tác với Pháp, khai dân trí, chấn dân khí thì có thể canh tân được
xứ sở và dân chủ hoá được chế độ. Tuy nhiên, mặc dầu lời kêu gọi của Cụ
được giới trí thức nhiệt liệt hoan nghênh, nhưng kết quả đấu tranh chưa
buộc người Pháp nhân nhượng được là bao thì tiếc thay cụ đã qua đời.
Phong trào Đông Du tin tưởng ở tinh thần đoàn kết Á Châu, dưới sự
lãnh đạo của |Nhật Bản có thể vũ trang vùng dậy giành lại chủ quyền. Tuy
nhiên sau khi lãnh tụ Phan Bội Châu bị bắt thì phong trào cũng tan rã.
Dựa vào tinh thần dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ qua các cuộc bãi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 336


khóa khi cụ Phan Bội Châu bị bắt năm 1925 và bùng phát khi nhiều học
sinh, sinh viên bị đuổi khỏi trường và cấm không được thi cử vì tham gia
phong trào để tang Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học - một sinh viên Đại
học Sư phạm - đã lập nên Việt Nam Quốc dân đảng. Số đảng viên đã từng
lên tới hàng ngàn nhưng phần đông là trí thức, học sinh, sinh viên, tiểu
thương, tiểu chủ và hạ sĩ quan trong quân đội. Thế mà, sau tiếng bom
Phạm Hông Thái vang rền, phong trào cũng vỡ theo.
Trước ngổn ngang những con đường đã dẫn những người đi trước đến
thất bại đau lòng, Nguyễn Ái Quốc bật khóc khi lần đầu tiếp cận được với
luận cương cách mạng của Lênin. Ông nói: “Muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (***)
Năm 1960, nhân dịp sinh nhật thứ 70, Người tâm sự: “Lúc đầu, chính
chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo
Lê-nin, tin theo Quốc tế Thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa
nghiên cứu lý luận Mác-Lê, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu
được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ”.
Trong bài viết “Niềm tin và nỗi lo” nhà báo, nguyên ủy viên Ban Bí
thư TW ĐCSVN Hoàng Tùng kể rằng: “Lê văn Lương nói với tôi: Trong
những tháng nằm giường bệnh, Bác Hồ dặn lại ông: Mình không có điều gì
ân hận, chỉ tiếc không loại trừ được ảnh hưởng của chủ nghĩa tả khuynh
của Liên Xô và Trung Quốc vẫn còn kéo dài trong nội bộ Đảng ta. Nhờ
đường lối độc lập tự chủ mà ta đã tập hợp được lực lượng của toàn dân tộc,
đưa cách mạng nước nhà đến những thắng lợi vẻ vang. Do tác động từ bên
ngoài, ta đã phải chịu đựng những tổn thất to lớn. Vì cuộc kháng chiến còn
kéo dài, tôi chưa thể nêu vấn đề này ra. Sau này các chú phải làm cho
được”.
Vậy là chủ yếu Nguyễn Ái Quốc chỉ muốn sử dụng chủ nghĩa Mác-
Lenin như một phương tiện để chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
Sau này Cụ cũng có lúc nói đến CNXH nhưng không nhiều, cũng không
sâu sắc mặn mà lắm.
Có thể nói, Hồ Chí Minh đã góp phần du nhập chủ nghĩa Mác vào
Việt Nam, nhưng tập đoàn Lê Duẩn- Lê Đức Thọ mới là người chính thức
đưa nước ta vào con đường XHCN!
Sự thực là, Hồ Chí Minh cũng chưa có điều kiện để đọc nhiều và tìm

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 337


hiểu tường tận chủ nghiã Mác-Lênin. Điều này không có gì lạ cả, chủ
nghĩa Mác vốn đã mù mờ, sau đó lại còn bị Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông
… bẻ quẹo đi rất nhiều.
Nó mù mờ đến nỗi, ngay từ năm 1936 Stalin đã dám ngang nhiên
tuyên bố: Liên Xô đã xây dựng thành công CNXH. Có lẽ Stalin còn tin
rằng ngay trong kiếp sống của ông, ông đã có thể đưa Liên Xô vào thiên
đường Cộng sản. Bởi vì, Lênin đã định chuẩn một cách dễ dàng: “Chủ
nghĩa Cộng sản là chính quyễn Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”.
Trong bài “Những trang nhật ký của một nhà chính luận” Lênin còn
giảng giải: “Chúng ta không kỳ vọng rằng Mác hay những người theo chủ
nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt cụ thể của con đường tiến lên CNXH.
Như thế là phi lý. Chúng ta chỉ biết phương hướng của con đường đó và
những lực lượng giai cấp nào dẫn đến con đường đó; còn như về cụ thể và
trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh nghiệm của hàng triệu con người
sẽ chỉ rõ, khi họ bắt tay vào hành động”.
Hãy văn học hóa lời giảng giải kia bằng mẩu chuyện sau:
Cắm một ngọn cờ bằng kim cương óng ánh trên một đỉnh núi cao
ngàn mét rồi hỏi: Ai muốn lên chiếm lĩnh ngọn cờ vinh quang và quý báu
đó? Tất cả đều trả lời muốn. Lại hỏi, làm thế nào để lên được? Mọi người,
kể cả các lãnh tụ tài ba, các trí thức uyên thâm còn đang suy ngẫm lao lung
thì cậu bé lên ba trả lời ngay, trèo! Lại hỏi, trèo theo phương hướng, đường
lối nào? Cậu bé nhanh nhảu: toán học đã dạy, đường thẳng là đường ngắn
nhất, cứ theo đường nối từ chân cháu lên lá cờ mà trèo! (bỏ qua phát triển
tư bản). Lại hỏi: ai trèo?, “lực lượng giai cấp nào dẫn đường”? Cậu bé lên
ba: Ông cháu là lão nông đã ngoại tám mươi dẫn đường cho cháu trèo!
Cho nên chính tổng bí thư ĐCS Liên Xô Brezhnev từng nói với em
trai mình: “Chủ nghĩa Cộng sản cái quái gì, đều là những lời nói trống
rồng lừa bịp” (Theo Hồi ức của Liuba, cháu gái Brezhnev).

III - CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NÀO?


Nói Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông đã bẻ quẹo chủ nghĩa Mác là mới nói
nửa chừng. Thực tế, Lênin, Stalin và đặc biệt Mao Trạch Đông đã chống
lại Mác. Đến lượt mình, chính Mác già đã phủ định Mác trẻ.
Trong cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” Tân Tử Lăng có
kể một truyện cười chính trị: “Một người Trung Quốc đến thăm nơi ở cũ
của Mác tại thành phố Trier hỏi người giữ của: “Nước Đức các ngài sản

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 338


sinh ra Mác, vì sao không tôn thờ chủ nghĩa Mác?” Người gác cửa nói:
“Mác là người học vấn uyên thâm, để lại cho đời hai cuốn kinh điển, một
cuốn chủ nghĩa Mác nghèo và một cuốn chủ nghĩa Mác giầu. Nghe các cụ
già nói thế kỷ trước, có một người tên gọi Lênin rất lợi hại, ông ta cướp
mất cuốn chủ nghĩa Mác nghèo, chúng tôi chỉ còn lại cuốn chủ nghĩa Mác
giầu, cũng chẳng chính thống gì, nhưng cuộc sống thật dễ chịu”,. (*).
Nói về sự bẻ quẹo chủ nghĩa Mác của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông
e lại rơi vào chuyên “nói xấu” CNXH, mà đây là chuyện “khổ lắm, biết
rồi, nói mãi”, bây giờ xin nói qua về sự phủ định chủ nghĩa Mác của chính
Mác-Anghen.
Về quyền tư hữu của con người, Tuyên ngôn ĐCS viết: “Những
người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy
nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu”. Mác xem tư hữu là “vật đáng ghét
nhất” và nhiệm vụ cơ bản của cách mạng vô sản là xóa bỏ tư hữu. Nhưng
trong tiểu luận “Tư hữu và khát vọng cá nhân”, Vũ Cao Quận lại cho rằng
“… phải đến khi khác với các loài vật đi kiếm ăn bằng các sản vật tự
nhiên, các cụ tổ ngày xưa đã biết gieo trồng, cấy hái…. để có của ăn của để
và làm kho cất dấu để dự trữ. …. Với riêng tôi, tôi xin viết hoa hai chữ “Tư
Hữu”, là sáng tạo vĩ đại để từ con vật tiến lên thành con người ngày càng
giầu có. Hai anh em: “Động lực Cá nhân” và “Tư Hữu” chính là “Động lực
phát triển của xã hội loài người” … “Tư Hữu” được các cụ loài vượn của
chúng ta phát minh ra và “vác” chúng trên vai lừng lững đi trên con đường
tiến hóa nhân loại, xuyên qua bao chế độ xã hội, bao thể chế chính trị, đưa
cuộc sống từ hồng hoang man dại đến văn minh hôm nay”.
Đòi tiêu diệt chế độ tư hữu, tiêu diệt giai cấp tư sản, chấm dứt phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tuyên án tử hình ngay chủ nghĩa tư bản là
sai lầm lớn của Mác-Anghen. Đành rằng Mác là một trong những bộ óc vĩ
đại của nhân loại, nhưng khi công bố “Tuyên ngôn ĐCS” Mác mới có 30
tuổi, cho nên rất có thể lúc ấy, ở Mác còn rơi rớt cái tuổi xốc nổi.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1866 các công ty cổ phần
và các ngân hàng đầu tư quy mô lớn ra đời, tích lũy tư bản không còn dựa
vào các chủ xí nghiệp tự tập hợp vốn qua tiết kiệm và dự trữ mà dựa vào
dự trữ của toàn xã hội. Các công ty cổ phần ra đời dựa vào quy trình thu
hút vốn xã hội để xây dựng xí nghiệp. Thực trạng đó đưa Mác đến nhận
định rằng các công ty cổ phần “đã từ bỏ sản nghiệp tư hữu của CNTB trên
cơ sở bản thân hệ thống TBCN”. Nhà tư bản không còn xí nghiệp tư nhân,
mà chỉ có tài sản tư nhân, phần tài sản tư nhân này là bộ phận tài sản xí

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 339


nghiệp được lượng hóa bằng tiền. Việc tách quyền sở hữu và quyền quản
lý là một cuộc “cách mạng” hòa bình, tạo khả năng quá độ hòa bình sang
một chế độ mới. (*)
Công ty cổ phần ra đời khiến Mác chẳng những tìm được hình thức
coi tư liệu sản xuất “là tài sản chung của những người cùng sản xuất, tài
sản xã hội trực tiếp”, mà còn tìm được điểm quá độ “tư bản chuyển hóa
thành sở hữu của người sản xuất” (*).
Anghen cho rằng: “Sản xuất TBCN do các công ty cổ phần kinh
doanh, không còn là sản xuất tư nhân, mà là sản xuất mưu lợi cho rất nhiều
người kết hợp cùng nhau”.
Ngay trong “Tư bản luận” tập Một, Mác đã đã phủ định luận điểm
xóa bỏ chế độ tư hữu trong “Tuyên ngôn ĐCS” bằng câu: “thiết lập lại chế
độ sở hữu cá nhân, trên cơ sở cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất”.
Về vấn đề xác định lực lượng sản xuất tiên tiến của xã hôi, Tân Tử
Lăng cho rằng: “Lực lượng sản xuất” và “lực lượng sản xuất tiên tiền” là
hai khái niệm khác nhau. Lực lượng sản xuất duy trì dây chuyền sản xuất
vận hành cân bằng theo tiêu chuẩn chất lượng và số lượng nhất định; lực
lượng sản xuất tiên tiến phải phá vỡ sự cân bằng cũ, tạo ra tiêu chuẩn chất
lượng và số lượng mới, nâng sản xuất lên một mức thang mới. Công nhân
đại diện cho lực lượng sản xuất, nhưng không đại diện cho lực lượng sản
xuất tiên tiến; người đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến là nhà tư bản.
Đó là điều đã được lịch sử phát triển lực lượng sản xuất chứng minh”. (*).
Muốn tiên tiến trong sản xuất phải coi trọng sáng kiến, phát minh và
máy móc mới. Vì sợ mất ổn định cuộc sống, sợ việc ứng dụng phát minh
và máy móc mới sẽ buộc phải ngừng việc để đi hoc thêm, phải đổi nghề
hoặc mất việc, công nhân thậm chí thù ghét máy móc mới. Chính Mác đã
nói: “Máy móc không những là người cạnh tranh rất hùng mạnh, lúc nào
cũng có thể khiến công nhân làm thuê trở nên dư thừa, mà nó còn được các
nhà tư bản công khai tuyên bố là lực lượng thù địch công nhân, và ra sức
lợi dụng. Máy móc trở thành vũ khí mạnh mẽ nhất đàn áp bãi công tức
những cuộc bạo động mang tính chu kỳ của lao động phản kháng ách
chuyên chế tư bản…. Có thể viết cả một pho sử chứng minh rằng nhiều
phát minh từ 1830 đến nay chỉ nhằm bảo hộ nhà tư bản đối phó với các
cuộc bạo động của công nhân” (*).
Phát minh, sáng chế của các nhà khoa học nếu chỉ dừng lại trên văn
bản thì không thể hình thành lực lương sản xuất. Do được thôi thúc bởi lợi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 340


nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản trở thừnh những người nhiệt tình nhất,
tích cực nhất, dù phải chấp nhận rủi ro để thử nghiệm rồi chuyển hóa thành
quả nghiên cứu thành lực lượng sản xuất.
Là người phổ cập hóa kỹ thuật mới, máy móc mới, vật liệu mới, các
nhà tư bản là người nắm vị trí chủ đạo trong xí nghiệp hiện đại, họ mới
chính là người đại diện cho quan hệ sản xuất tiên tiến, đại diện cho lực
lượng sản xuất tiên tiến, chứ không phải giai cấp công nhân.
Giai cấp công nhân không nên và không thể thông qua đấu tranh giai
cấp để đào mồ chôn giai cấp tư bản.
Ngày 6 tháng 3 năm1895, trong lời nói đầu cuốn “Đấu tranh giai cấp
ở Pháp”, Anghen đã viết: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm,
quan điểm của chúng ta hồi đó chỉ là một ảo tưởng. Lịch sử còn làm được
nhiều hơn: không những đã loại bỏ được những sai lầm mê muội của
chúng ta hồi đó, mà còn thay đổi hoàn toàn điều kiện đấu tranh của giai
cấp vô sản. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt…
Không có cái gọi là mục tiêu lớn “Cộng sản chủ nghĩa”, đây là mệnh đề
mà người sáng lập chủ nghĩa Mác nêu ra khi còn trẻ và từ bỏ lúc về già”.
Ở tuổi 73, trong lời phát biểu với phóng viên báo Le Figaro Pháp
ngày 11 tháng 5 năm 1893 ông càng khẳng định đoạn tuyệt với Chủ nghĩa
Cộng sản: “Chúng tôi không có mục tiêu cuối cùng, chúng tôi là những
người theo thuyết không ngừng phát triển, chúng tôi không tính chuyện áp
đặt cho loài người quy luật cuối cùng nào”.

IV - VÌ SAO CẦN PHẢI TỪ BỎ CHỦ NGHĨA


XÃ HỘI?
Vào khoảng cuối thập kỷ 70, thế kỷ trước, phó thủ tướng phụ trách công
nghiệp Trung Quốc Vương Chấn sang thăm Vương quốc Anh, trở về, ông
phát biểu: “Tôi thấy nước Anh làm hay lắm, vật chất cực kỳ dồi dào, ba
chênh lệch lớn cơ bản không còn nữa, xã hội công bằng, phúc lợi xã hội
được tôn trọng, nếu cộng thêm đảng Cộng sản cầm quyền thì nước Anh là
xã hội Cộng sản chủ nghĩa trong lý tưởng của chúng ta”.
Câu nói đó bộc bạch tâm can của những “nhà lãnh đạo cộng sản
Trung Quốc thông minh”:
Hãy xây dựng xã hội tư bản dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ và gọi đấy
là Chủ nghĩa Cộng sản.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 341


Muốn duy trì được quyền cai trị của ĐCSTQ hãy cứ hô cộng sản
nhưng phải dốc lòng xây dựng chủ nghĩa tư bản.
Đây chính là sách lược “Bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải” của
“những nhà cải cách thông minh” Trung Quốc.
Thực tế cho thấy Trung Quốc đã từ bỏ CNXH.
Tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 14 ĐCSTQ do Giang Trạch Dân chủ
trì đã quyết định loại bỏ kinh tế kế hoạch, thực hiện kinh tế thị trường.
Tháng 3 năm 2004, Hồ Cẩm Đào vừa nhậm chức, kỳ họp thứ 2 quốc
hội Trung Quốc khóa 10 đã đưa tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, và điều
khoản quan trọng bảo vệ chế độ tư hữu vào Hiến pháp.
Hiến pháp sửa đổi đã bẻ quặt hẳn tay lái ĐCSTQ khỏi đường lối
chính trị cũ:
- Khôi phục cơ sở chính trị kiến quốc, thừa nhận và bảo vệ chế độ
tư hữu, khôi phục chính sách hợp tác với giai cấp tư sản.
- Thừa nhận chủ xí nghiệp tư nhân (giai cấp tư sản) là lực lượng
xây dựng CNXH. Họ không còn bị xem là giai cấp bóc lột, chỉ được tồn tại
trong thời gian nhất định rồi sẽ bị tiêu diệt.
- - Thừa nhận lực lượng sản xuất do phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa tạo ra là lực lượng sản xuất tiên tiến, các xí nghiệp tư nhân đại
diện cho quan hệ sản xuất tiên tiến.
- Sau những chiến dịch cách mạng XHCN Đại nhảy vọt, Đại Cách
mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông làm cho Trung Quốc sắp hấp hối,
khẩu lệnh cứu nguy “Mèo trắng, mèo đen, miễn bắt được chuôt” của Đặng
Tiểu Bình lúc bấy giờ có thể hiểu là: TBCN hay XHCN, miễn Trung Quốc
thoát đói khổ, tiến lên no ấm; XHCN hay TBCN miễn cứu được ĐCSTQ.
- Tay lái ngoằn ngoèo của Đặng Tiểu Bình tài ba ở chỗ ông dùng
giọng cộng sản để hô lớn: “Một yêu cầu đặt ra trong quá trình lâu dài của
công cuộc xây dựng CNXH là phải cho phép một số người và một số địa
phương giầu trước, người giầu trước lôi cuốn người giầu sau, cuối cùng tất
cả cùng giầu”.
- Đấy là cách nói lái của nội dung sau: phải để cho giai cấp tư bản
phát triển rồi mới xây dựng được CNXH.
- Trung Quốc cũng giỏi ở chỗ biết dõng dạc tuyên bố: Xây dựng
CNXH mang đặc sắc Trung Quốc. Độ mở của lời tuyên bố này rất rộng,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 342


cho phép họ muốn làm gì thì làm, muốn na ná XHCN cũng được, muốn
giống hẳn chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng chẳng ai dễ dàng bắt bẻ.
- Trong khi đó, ở Việt Nam, người ta muốn nói dối cũng không
biết đường nói dối!
- Cũng phải thôi. Trong khi Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ
Cẩm Đào …. đều có trình độ học vấn cơ bản tương đối cao thì các Tổng Bí
thư của ta chỉ tương đương tiểu học, trung học! Cầm đầu công tác lý luận
của Đảng lại nếu không phải hai cụ tiểu học, trung học chỉ được học lỏm
về Mác -Lênin thì cũng chỉ mấy ông thư lại viết mướn diễn văn cho các cụ,
được các cụ sơn vẽ cho mấy cái tước danh giáo sư tiến sỹ nhưng, mấy ông
này, đến thực tế cuộc sống xã hội cũng không có chứ đừng nói đã qua trui
rèn cách mạng.
Sao lại cứ phải là “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” nhỉ? Trong
tâm khảm mọi người bốn chữ XHCN có tốt đẹp gì đâu, hấp dẫn gì đâu. Cụ
Trần Độ vốn là người thích hài hước nhưng Cụ đã nói rất đúng: “Đinh
hướng XHCN là định hướng vào chỗ chết thì định hướng làm gì!”.
Hãy bắt chước người ta mà tuyên bố “Xây dựng nền kinh tế thị
trường XHCN mang đặc sắc Việt Nam” cũng được chứ sao. Rồi muốn vẽ
rồng vẽ voi gì chẳng được. Tất nhiên chưa thể đủ tầm trí tuệ làm khác các
nước tư bản hiện đại được đâu.
Có người bảo thôi đừng tranh luận làm gì, nhỡ mang vạ vào thân, họ
nói gì mặc họ, họ đang làm tư bản đấy mà.
Không được.
“Kinh tế thị trường định hướng XHCN” là biểu hiện dốt nát của vài
người này nhưng là sự gian ngoan, xảo trá của bọn người kia. Người ta lợi
dụng kinh tế thị trường (không theo định chuẩn của kinh tế thị trường) để
làm giầu bất chính và trở thành tư bản đỏ. Người ta lợi dụng định hướng
XHCN để cướp đọat, bóc lột công nhân và nông dân tàn tệ hơn CNTB và
đàn áp chính trị dã man kiểu chuyên chính vô sản.
“Định hướng XHCN” cho phép người ta đổ vô tội vạ xương máu,
nước mắt, mồ hôi của nhân dân vào các doanh nghiệp nhà nước rồi đem
chia chác tư bản cho nhau.
“Định hướng XHCN” cho phép người ta không cần đa dạng hóa sở
hữu ruộng đất, cứ để vậy mà biếu xén, ban phát cho nhau; cho cả tư bản
nước ngoài để được lại quả tỷ tỷ đồng! Dân lành bị cướp đất bỗng biến

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 343


thành dân oan và bị trừng trị thẳng tay, bất kể cựu chiến binh, bất kể bà mẹ
Việt Nam anh hùng!
Còn đeo đẳng Mác-Lênin và CNXH thì nhiều cộng đồng dân lành vẫn
có nguy cơ bị coi là kẻ thù của ĐCSVN. Làm sao mà hết Thái Hà đến Tam
Tòa; hết Loan Lý đến An Hải… và nay lại đang Bát Nhã! Phải chăng trong
đầu người ta vẫn còn lởn vởn lời dạy của Lênin: “Chúng ta phải đấu tranh
với tôn giáo. Đó là điều sơ đẳng của toàn bộ chủ nghĩa duy vật và do đó
của chủ nghĩa Mác”, bởi vì Lênin coi tôn giáo là “một trong những thứ đê
tiện nhất đã từng có trên trái đất này”.
Có thể có câu hỏi: Không định hướng XHCN thì là cái gì? Câu trả lời
sẽ phải bằng nhiều bài viết khác nữa. 

Hà Nội 15 tháng 10 năm 2009


Nguyễn Thanh Giang
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang là nhà bất
ñồng chính kiến hàng ñầu ở Việt nam.
Ông là một trong những người chủ
trương bán nguyệt san Tổ quốc với sự
cộng tác của các nhà bất ñồng chính
kiến và dân chủ trong nước.
Năm 1999, ông bị bắt giam không
Nguyễn Thanh xét xử và thường xuyên bị sách nhiễu,
Giang thẩm vấn, là mục tiêu cho các bài ñấu
tố trên các báo.

Ngoài ra, công an còn sử dụng những biện pháp ñe


dọa ông như dàn dựng tông xe, cho người ñến nhà hành
hung, v.v.
Những bài viết của ông ñược tập trung ở trang nhà
www.nguyenthanhgiang.com.

Chú thích:
(*) Rút trong cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của Tân Tử Lăng
(**) Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại “Nhân Văn - Giai
Phẩm” trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958.
(***) Lời tựa viết cho bản tiếng Nga quyển “Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 344


NGUYỄN VĂN ĐÀI

Quyền Tự do Thành lập


Đảng ở Việt nam

Trong những tháng đầu năm 2006, chúng ta đã chứng kiến sự trưởng thành
và phát triển mạnh mẽ của phong trào vận động cho thể chế dân chủ trong
nước, có sự tham gia của cả đảng viên Cộng sản và người ngoài đảng.
Mục tiêu cũng như khát vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam là xây
dựng một xã hội tự do, dân chủ, công bằng và bác ái với một thể chế chính
trị đa nguyên, đa đảng.
Để đạt được mục tiêu và khát vọng đó thì phải khôi phục lại sự hoạt
động của các đảng chính trị từng có ở Việt Nam trước đây như đảng Xã
hội, đảng Dân chủ, Quốc Dân Đảng, Đại Việt, … và phải có sự ra đời của
những đảng phái chính trị mới.
Tôi là một luật sư hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn
giáo trong nhiều năm. Dưới đây, tôi đưa ra những nghiên cứu và quan
điểm của cá nhân tôi về quyền tự do thành lập đảng ở Việt Nam trong lịch
sử và theo Hiến pháp, pháp luật hiện hành.
Tôi mong muốn có sự đóng góp ý kiến cũng như tranh luận của các
luật sư, các nhà nghiên cứu pháp luật trong và ngoài nước nhằm cổ vũ cho
sự khôi phục lại hoạt động cũng như sự thành lập mới của các đảng phái
chính trị ở Việt Nam.

Về mặt lịch sử
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam có rất nhiều đảng
phái chính trị cùng hoạt động bình đẳng với đảng Cộng sản, và tất cả điều
có mục tiêu chung là dành độc lập dân tộc. Và ngày 2-9-1945 trong Tuyên
ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Chủ
tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: “Tất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 345


cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước
Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền hạnh phúc và quyền
tự do.
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm
1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải
luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải
không ai chối cãi được…” (Trích Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
qui định tại Điều 1: “Tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể
nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai
cấp, tôn giáo.”
Điều 5 qui định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang bằng về mọi
phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.”
Điều 7: “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật,
đều được tham gia chính quyền...”
Như vậy ngay trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trong bản Hiến pháp đầu tiên, đại đa số
nhân dân Việt Nam đã lựa chọn và khẳng định Việt Nam là một thể chế
chính trị đa nguyên, đa đảng.
Và điều này đã được cụ thể trong chính phủ đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đó là một chính phủ đa đảng. Trong chính phủ đó
ngoài Quốc dân đảng chỉ hiện diện trong một thời gian ngắn, còn đảng Xã
hội và đảng Dân chủ đã hoạt động và tồn tại cùng với đảng Cộng sản cho
đến năm 1988, là năm họ đã tự tuyên bố giải thể với lý do đã hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử (dù trong thực tế có thể có những lý do khác).
Sự ra đời của các đảng chính trị trước đây, bao gồm cả đảng Cộng sản
dưới thời Pháp thuộc là dựa vào sự ủng hộ của lực lượng quần chúng mà
họ làm đại diện, sau đó họ tuyên bố thành lập chứ không phải theo một thủ
tục pháp lý nào, và cũng không có bất kỳ một cơ quan nào để đăng ký hay

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 346


cấp phép cho họ.
Bản thân đảng Cộng sản đã được thành lập ở Trung Quốc chứ không
phải ở Việt Nam.
Như vậy, cách đây hơn 60 năm, trên đất nước Việt Nam của chúng ta
đã từng có một chính phủ dân chủ, đa đảng với một bản Hiến pháp hết sức
tiến bộ mà lại trong bối cảnh đất nước lúc đó thù trong, giặc ngoài. Ngày
nay, trong một đất nước hòa bình, thống nhất và xu thế dân chủ hóa diễn ra
trên tòan cầu, thì không thể có lý do gì để hạn chế hay ngăn cản nhân dân
Việt Nam xây dựng một xã hội dân chủ và đa đảng để cho tất cả mọi người
dân đều có cơ hội tham gia vào xây dựng Tổ quốc.

Về mặt pháp luật hiện hành


Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam hiện nay không có Điều nào cấm
hay hạn chế công dân của mình thành lập một đảng chính trị. Như vậy
công dân Việt Nam có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm.
Trong Hiến pháp Việt Nam hiện nay:
Điều 2 qui định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân…”
Điều 50 qui định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các
quyền con người về chính trị, … được tôn trọng…”
Điều 53 qui định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và
xã hội, …”
Điều 68 qui định: “Công dân có quyền tự do lập hội...”
Như vậy mọi quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân và của nhân
dân, người dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước bằng cách lập những
đảng chính trị khác nhau để đại diện cho mình. Vì trong Hiền pháp không
có qui định cấm các đảng chính trị khác thành lập và hoạt động.
Điều 4 Hiến pháp qui định đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà
nước và xã hội, nhưng không qui định ở Việt Nam chỉ duy nhất có một
đảng Cộng sản được tồn tại và phát triển.
Như vậy đảng Cộng sản cũng chỉ là một tổ chức chính trị bình đẳng
với các đảng phái và tổ chức chính trị khác hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 347


Về mặt thực tiễn
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, cả về khía cạnh lịch sử cũng như
pháp lý, chưa bao giờ có thực tế xảy ra là một đảng chính trị này cho phép
hay đồng ý cho một đảng chính trị khác ra đời hay thành lập. Mà các đảng
chính trị được thành lập trên cơ sở có sự ủng hộ của một bộ phận người
dân mà họ làm đại diện.
Thông thường ở các nước, các đảng phái chính trị được tự do thành
lập. Và ở một số nước, họ có Tòa án Hiến pháp là nơi để các đảng chính trị
đăng ký hoạt động hoặc Ủy ban bầu cử trung ương là nơi để các đảng
chính trị đăng ký khi tham gia tranh cử.
Hiện tại, đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng 3 triệu đảng viên so với
khoảng 83 triệu người Việt Nam, như vậy đảng cộng sản chỉ đại diện cho
một bộ phận rất nhỏ dân số Việt Nam. Trong khi đó còn khoảng 80 triệu
người Việt Nam có rất nhiều những ý kiến khác, những quan điểm khác về
xây dựng đất nước, và họ có quyền có một hoặc nhiều chính đảng khác,
ngoài đảng Cộng sản để đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của họ.
Do vậy cả về khía cạnh lịch sử, khía cạnh pháp lý và thực tiễn, mọi
người dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng… đều
đã và đang có quyền tự do thành lập đảng.

Để thành lập đảng ở Việt Nam?


Đây là câu hỏi mà hiện nay rất nhiều người Việt Nam đang tìm câu trả lời.
Theo nghiên cứu của cá nhân tôi thì cách làm dưới đây có thể phù hợp:
Trước hết là những công dân nào muốn hành lập một đảng chính trị
mới, họ nên đứng ra thành lập một Ủy ban gọi là Ủy ban vận động thành
lập đảng (việc thành lập Ủy ban này không phải xin phép).
Uỷ ban này sau khi soạn thảo ra Điều lệ đảng và cương lĩnh tạm thời
thì đưa ra cho quần chúng nhân dân để lấy sự ủng hộ. Ủy ban nên đặt ra
khi thu được bao nhiêu chữ ký ủng hộ (ví dụ là 100, 500 hay 100.000, …)
thì đủ để công bố thành lập đảng và làm lễ ra mắt trước tòan thể nhân dân
Việt Nam và bè bạn Quốc tế.
Trước những đòi hỏi bức xúc của quá trình dân chủ hóa đất nước,
những thành viên cũ của đảng Dân chủ và đảng Xã hội cùng với hậu duệ
của họ hoàn toàn có quyền để khôi phục lại hoạt động của hai đảng này.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 348


Những thành viên của hai đảng Dân chủ và đảng Xã hội chỉ cần ra
tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới về việc khôi phục lại hoạt
động của họ mà không cần phải xin phép hay đăng ký vì lý do đơn giản
trước đây họ tự giải tán thì nay họ có quyền tự phục hồi hoạt động của họ.
Việt Nam trong xu thế tất yếu đi đến một xã hội dân chủ với thể chế
chính trị đa đảng đó là chân lý, mà chân lý thì không một ai có thể phủ
nhận hoặc chối bỏ được.
Tôi tin rằng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ tự đứng lên để nắm lấy quyền và
cơ hội của mình, đừng bao giờ thụ động ngồi chờ vào sự ban cho của
người khác. 

Nguồn:
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/04/060425_quyenlapdang.s
html

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 349


Tư tưởng, Đạo đức Hồ Chí
Minh Có Gì Để Học?

Ngày nay những gì được gọi là tư tưởng của Hồ Chí Minh đã trở thành nền
tảng lý luận, và là chỗ dựa tinh thần cũng như để che đậy sự cai trị độc
đoán, chuyên quyền của đảng cộng sản Việt Nam. Gần đây bộ chính trị
cộng sản đã ra chỉ thị 06-CT/TW để yêu cầu toàn dân học tập tư tưởng,
đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp theo ngày 16-1-2007 ra quyết định số 35-
QĐ/TW thành ban chỉ đạo trung ương cuộc vân động toàn dân học tập tư
tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Vậy Hồ Chí Minh có tư tưởng gì mà những
người cộng sản phải tiêu tốn nhiều tiền của của nhân dân để nghiên cứu rồi
bắt học sinh, sinh viên, nay là là toàn dân học tập. Sau khi tôi đã đọc quyển
giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh do nhà xuất bản chính trị quốc gia phát
hành tháng 8 năm 2006 và đọc một số cuốn sách viết về tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tôi chỉ thấy trong con người của Hồ Chí Minh có hai nhận thức
quan trọng nhất và mang tính nền tảng trong cả cuộc đời hoạt động chính
trị của ông, nhưng trong suốt 60 năm qua đảng cộng sản Việt Nam đã cố
tình quên lãng, không áp dụng trong đường lối của họ. Hai nhận thức quan
trọng đó là: Nhận thức về tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng của Tuyên
ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của Đại cách mạng Pháp, Nhận
thức thứ hai đó là về tư tưởng dân chủ, về giá trị quyền sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Hồ Chí Minh không có những tư tưởng của
riêng mình, mà ông chỉ tiếp thu và làm theo tư tưởng của những người đi
trước như Mác, Lê Nin, Mao.
Nhận thức về tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp và cách mạng
Mỹ đã được Hồ Chí Minh thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập được đọc tại
quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà. Và trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946.
Mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn
Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của Cộng hoà Pháp năm 1789, điều này cho thấy Hồ
Chí Minh mong muốn xác lập vững chắc những nguyên tắc bảo vệ quyền
cá nhân con người trước quyền lực, khẳng định các quyền tự nhiên không

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 350


thể bị tước đoạt của mỗi người. Hồ Chí Minh còn mong muốn xây dựng
nhà nước dựa trên nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân và có nghĩa là:
“Để đảm bảo cho các quyền này, con người thiết lập ra các chính phủ và
chính sức mạnh của các chính phủ này là xuất phát từ sự ưng thuận của
nhân dân. Và khi một hình thức chính phủ nào đó trở nên đối nghịch với
các mục đích trên thì nhân dân có quyền thay đổi, hay phế bỏ chính phủ
đó, và thiết lập nên một chính phủ mới, dựa trên nền tảng những nguyên
tắc như vậy và tổ chức các quyền lực của mình theo hình thức nào đó để
cho các quyền lực ấy có khả năng đảm bảo an ninh và hạnh phúc cho họ
nhiều nhất.”
Trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946, thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí
Minh trong việc xây dựng xã hội Việt Nam trên nền tảng dân chủ, tôn
trọng và bảo vệ quyền con người. Hiến pháp năm 1946 xây dựng trên ba
nguyên tắc:
“ - Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn
giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân và do
nhân quyết định”.
Hiến pháp 1946 khẳng định ngay trong điều đầu tiên là: “Tất cả
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt
nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Điều đó có nghĩa mọi người dân Việt Nam đều có quyền tham gia
chính trị thông qua các đảng phái chính trị mà họ là thành viên hoặc với tư
cách độc lập. Và việc đảng phái chính trị nào lãnh đạo đất nước phải do
toàn dân lựa chọn và quyết định thông qua cuộc bầu cử tự do dân chủ.
Tóm lại trong cả cuộc đời hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, ông
ấy đã tiếp thu hai tư tưởng về nhân quyền và dân chủ có giá trị kinh điển từ
Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của Cộng Hoà Pháp năm 1789 để áp dụng vào việc xây dựng
đất nước Việt Nam dân chủ với thể chế chính trị đa đảng, tôn trọng phẩm
giá của con người tức là tôn trọng những quyền tự nhiên, bất khả xâm
phạm và thiêng liêng của mỗi con người. Và xây dựng chính quyền của
dân, do dân và vì dân. Đáng tiếc, đảng cộng sản Việt Nam sau khi nắm
được quyền lực, họ đã thực hiện nền chuyên chính của mình, thực hiện chế
độ độc đảng cầm quyền, hạn chế và tước bỏ đi những quyền căn bản nhất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 351


con người như: tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do tín
ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài, tự do biểu tình….
Nay, để duy trì sự lãnh đạo độc đảng của minh, đảng cộng sản Việt
Nam kêu gọi, vận động toàn dân học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh,
điều nay không thực tế, bởi chính đảng viên đảng cộng sản phải là những
người phải học, và phải thấm nhuần những giá trị về dân chủ và nhân
quyền mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu và để lại cho họ. Khi mà ngày nay vấn
đề nhân quyền đã mang ý nghĩa toàn cầu và tôn trọng nhân quyền đã trở
thành hòn đá thử vàng và là biểu tượng của công lý trong công việc đối nội
và đối ngoại của mỗi quốc gia. Chỉ khi công lý được thực thi thì đảng cộng
sản mới có thể tồn tại được, còn không thì sẽ tự huỷ diệt chính bản thân họ.
Hồ Chí Minh đã có một câu nói khá nổi tiếng đó là: “Ngày nay, chúng ta
đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc
lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập chẳng có
nghĩa gì” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Sự thật 1984, Tập 4, tr 35)
Những tư tưởng Hồ Chí Minh đã tiếp thu mà nay đảng cộng sản Việt
Nam phải thực thi ngay đó là: Tôn trọng tuyệt đối tất cả các quyền tự
nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam. Từ bỏ
chế độ độc đảng cộng sản lãnh đạo, chấp nhận xây dựng chế độ dân chủ đa
đảng. Cùng với đại diện của các đảng phái, tổ chức chính trị, đại diện các
tôn giáo, các tổ chức chính trị xã hội thành Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp và
tiến hành soạn thảo Hiến pháp mới, luật bầu cử mới, tiến hành trưng cầu
dân ý và bầu cử tự do, dân chủ có sự giám sát của cộng đồng quốc tế.

January 30, 2007


Nguyễn Văn Đài

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 352


Dân trí và Chế độ Dân chủ ở
Việt nam

Trong bài viết trước của tôi về công dân Việt Nam có quyền tự do thành
lập đảng, đã nhận được những ý kiến đóng góp tích cực từ nhiều phía, và
trong đó chủ yếu là những ý kiến ủng hộ đa đảng hay phản đối việc đa
đảng.
Những ý kiến phản đối việc đa đảng thì cho rằng do trình độ dân trí
còn thấp, người dân chưa đủ khả năng và hiểu biết về một xã hội dân chủ
nên việc đa đảng sẽ gây ra nhiều bất ổn trong xã hội.
Trong bài viết này tôi sẽ đưa ra những minh chứng cho việc người
dân Việt Nam hoàn toàn có đủ tri thức và khả năng để tiếp thu và xây dựng
một Nhà nước dân chủ, đa đảng.
Trước hết, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử của dân tộc về những
thập niên đầu tiên của thế kỷ 20. Lúc đó dưới sự áp bức, cai trị của chủ
nghĩa thực dân, nhu cầu đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc để dành
độc lập đã lan rộng trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức.

Truyền thống đa dạng


Những phong trào yêu nước của cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh tuy
không giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng nó là một tác nhân cho
phong trào thành lập các chính đảng sau này.
Năm 1930 đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập tại Trung Quốc,
cuối thập niên 30 và sang đầu thập niên 40, một loạt các chính đảng được
thành lập ở Việt Nam như: Quốc Dân Đảng, Đại Việt, đảng Dân Chủ, đảng
Xã Hội, … Tất cả chúng ta ai cũng biết là lúc đó cuộc sống người dân Việt
Nam nghèo nàn và lạc hậu, trên 80% dân số mù chữ và cả dân tộc đang bị
cai trị một cách hà khắc của chủ nghĩa thực dân. Nhưng với tấm lòng yêu
nước, tinh thần giải phóng dân tộc, một loạt các đảng phái chính trị đã ra
đời để đấu tranh cho mục tiêu dành độc lập dân tộc.
Và đến năm 1945, Chính phủ và Quốc hội đa đảng đã được thành lập
ở Việt Nam. Ở miền Bắc sau năm 1954 và trên cả nước sau năm 1975 cho

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 353


đến năm 1988, tuy vẫn còn giữ cơ chế Chính phủ và Quốc hội đa đảng,
nhưng việc cạnh tranh dân chủ giữa các đảng đã không còn nữa. Tuy
nhiên, ở miền Nam việc bầu cử tự do và cạnh tranh dân chủ giữa các đảng
phái vào Chính phủ và Quốc hội vẫn được duy trì cho đến trước 30-4-
1975.
Chúng ta có thể thấy rằng trong thế kỷ trước người dân Việt Nam đã
từng làm quen và xây dựng chế độ dân chủ đa đảng, mặc dù lúc đó dân trí
thấp, lạc hậu, mù chữ, thông tin bị giới hạn.
Sau 30-4-1975, khoảng 2 triệu người Việt Nam đã di cư đến các quốc
gia phát triển, với thể chế chính trị dân chủ, đa đảng. Nhưng chỉ sau một
thời gian rất ngắn, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã hòa nhập rất nhanh
vào nền văn hóa, kinh tế và chính trị của nước sở tại. Đại đa số đã thành
đạt về kinh tế, và nhiều người đã thành đạt về chính trị, nắm giữ những vị
trí quan trọng trong chính quyền.
Trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, có hàng trăm nghìn lao
động và sinh viên Việt Nam làm việc và học tập ở Liên Xô cũ và các nước
Cộng sản đông Âu. Sau khi những nước trên chuyển sang chế độ dân chủ,
đa đảng, thì cộng đồng người Việt ở đó cũng đã hòa nhập nhanh chóng vào
nền chính trị dân chủ mà họ không hề bỡ ngỡ hay gặp khó khăn gì. Và hiện
nay đang có hàng trăm nghìn lao động Việt Nam đang sống và làm việc rất
bình thường ở những nước dân chủ, đa đảng như: Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malaysia, Đài Loan.
Qua những minh chứng ở trên, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng
nhân dân Việt Nam có đủ tri thức, kinh nghiệm, khả năng và tinh thần yêu
nước để xây dựng một chế độ dân chủ, đa đảng.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc chiến chống lại sự nghèo
nàn, lạc hậu, nạn tham nhũng và sự thoái về đạo đức đang quyết định đến
vận mệnh của cả dân tộc, hoặc là chúng ta sẽ vươn lên để đuổi kịp các
nước phát triển, hoặc là chúng ta sẽ mãi mãi tụt hậu, và làm thuê cho họ.
Khi đảng Cộng sản đã tỏ ra bất lực và không có khả năng trong cuộc
chiến đó thì sự ra đời của các đảng phái chính trị sẽ phát huy sức mạnh của
cả dân tộc để xây dựng một Nhà nước dân chủ, từ đó sẽ là tiền đề cho đất
nước Việt Nam phát triển và cất cánh đuổi kịp các nước trong khu vực và
trên thế giới.

Hà nội, ngày 1-6-2006

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 354


Sinh năm 1969, tỉnh Hưng Yên. Từng làm
việc ở Đông Đức một thời gian. Sau khi
Đức thống nhất, ông trở lại VN theo học
Đại học Luật. Ông thành lập Văn phòng
Luật Thiên Ân ở Hà nội.
Từ 1999, ông tích cực tham gia các
hoạt ñộng bảo vệ tự do tôn giáo tại VN.
Ông chuyên viết về các ñề tài luật
Nguyễn Văn Đài pháp Việt nam.

Trong một bài viết năm 2006, ông khẳng ñịnh luật Việt
nam không ngăn cấm công dân lập chính ñảng mới, bằng
chứng là sự tồn tại của các Đảng Dân chủ Việt nam và Đảng
Xã hội Việt nam cho ñến năm 1988.
Ông không tham gia ñảng phái nhưng làm tư vấn pháp lý
không chính thức cho nhiều ñảng phái thành lập trong thời
gian ñó. Ông góp phần ñáng kể vào sự ra ñời của Khối 8406.
Ông ñược trao giải Nhân quyền Hellman-Hammet năm
2007.
Ông cùng Ls. Lê Thị Công Nhân, kỷ sư Phạm Văn Trội, và
một số các nhà hoạt ñộng trẻ khác thành lập Ủy ban Nhân
quyền Việt nam.
Ông bị bắt, cùng thời gian với Ls. Lê Thị Công Nhân, vào
năm 2007, lãnh án 5 năm tù.

Nguồn: bbc.com

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 355


NGUYỄN VĂN TRẦN

Khuynh hướng và đặc tính


của Phong trào Dân chủ và
những người Bất Đồng
chánh kiến ở Việt nam
ngày nay

Cách nay khá lâu, từ việt nam, một người quan tâm tới công cuộc tranh
đấu cho dân chủ việt nam gởi ra hải ngoại đóng góp ý kiến cho một
chương trình hội thảo về tình hình việt nam, có nhận xét để mô tả quan hệ
giửa người tranh đấu với tình trạng xã hội ở Việt nam ngày nay: « xã hội
việt nam ngày nay như một đóng rơm ướt đẩm nước lâu ngày. Những cây
diêm quẹt ném vào đóng rơm tắc ngay, không đủ sức làm khô đóng rơm.
Đốt cháy đóng rơm, chưa biết bao giờ ».
Cây diêm quẹt đốt cháy đóng rơm ngụ ý chỉ nhằm giựt dậy xã hội về
ý thức tranh đấu thay đổi chế độ độc tài toàn trị tiến lên dân chủ tự do.
Tiến hành công cuộc tranh đấu mới là đại sự. Là cả chuyện đội đá vá Trời.
Mà xưa nay, bắt tay vào làm việc lớn thường lại chỉ có ít người Đó là
những người thấy trước việc phải làm vì bộn phận đối với đất nước, với
dân tộc. Họ là những trí thức, những con người ưu tú của xã hội.
Nhưng nếu trí thức tự giam mình trong định kiến mù quán, sai lầm
trong một giai đoạn lịch sử, trong quyền lợi cá nhân, không nhận thấy lẽ
phải, tiền đồ dân tộc, thì không có gì nguy hiểm cho bằng. Người trí thức
trong trường hợp này tự bóp chết sứ mệnh trí thức ngay ở bản thân mình.
Do trí thức mất đi ý thức thời cuộc và khả năng suy tư. Xã hội vì đó ù lì,
không phát triển tiến bộ. Đất nước bị thụt lùi trước những bước tiến của

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 356


thời đại. Nhưng nếu dân tộc còn chí quật cường, còn tinh thần dũng cảm
do thừa hưởng di sản tinh thần của tiền nhân thì con đường đột biến sẽ xảy
ra để khai thông mọi bế tắc. Tức nhân dân đứng lên dành lấy « quyền tự
mình cai trị chính mình ». Đã có dấu hiệu cho thấy ngày nay ở Việt nam,
dưới chế độ độc tài toàn trị, xuất hiện nhiều cá nhân, nhiều tập hợp nhỏ,
lên tiếng phê phán chế độ, đòi hỏi chế độ phải thay đổi theo dân chủ tự do.
Hiện tượng này đưọc biết dưới tên gọi rất phổ quát đó là « Những người
Dân chủ, Những người Bất đồng chánh kiến ».

Nhận diện những người Dân chủ và Bất


đồng chánh kiến
Người Dân chủ, trong tình hình Việt nam ngày nay, là những người, trong
đảng hay ngoài đảng, không chấp nhận chế độ cộng sản đang cầm quyền vì
đó là một chế độ độc tài toàn trị. Họ dấn thân thật sự tranh đấu để Việt
nam phải có một chế độ Dân chủ Tự do. Mục tiêu tranh đấu của họ đã
được xác định rỏ là đòi dân chủ cho Việt nam.
Về Dân chủ, chắc chắn họ cũng đã có quan niệm cụ thể thế nào là dân
chủ? Và dân chủ của họ tranh đấu đem lại cho đất nước sẽ không phải là
thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản đang quyết tâm tiến lên.
Còn những người Bất đồng chánh kiến? Phải chăng đó là những
người, phần lớn là đảng viên đang quyền hay hưu trí, vì phản tỉnh về quyền
lợi đất nước, không đồng ý với đường lối cai trị của đảng cầm quyền, lên
tiếng phê phán, yêu cầu sửa đổi cho tốt hơn, nhưng không ra ngoài thể chế
hiện tại. Với những người này, dân chủ chưa định hình trong suy tư của họ.
Họ vẫn không thấy sự thật là từ cách mạng Tháng Mười tới giờ chưa có
một chế độ cộng sản nào đem lại phúc lợi cho nhân dân dưới sự cai trị độc
tài của họ hết cả.
Hiện tượng thứ ba phản kháng, chống đối chế độ dứt khoát hơn, đó là
những người ly khai. Họ công khai tách rời khỏi bộ máy cầm quyền và
chống đối lại đường lối cai trị của bộ máy cầm quyền mà họ đã từng phục
vụ trước đây.

Tổ chức Dân chủ


Năm 2006 như là một thời điểm ở Việt nam xuất hiện nhiều Tổ chức tranh
đấu cho Dân chủ. Có nhiều tổ chức vẫn còn tồn tại. Trong lúc đó, có Tổ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 357


chức vừa ra đời buổi sáng, buổi chiều tự xóa sổ, như Đảng Dân chủ Bách
việt.
Về Tổ chức Dân chủ, nguời ta có thể khái quát nhận diện một vài
đảng như tiêu biểu. Sự chọn lựa này không tránh khỏi tính chủ quan. Đó là
những Tổ chức, trước nhứt, mang danh xưng công khai là Đảng, kế tiếp,
về mặt chủ trương, có chung những điểm tương đồng với các đảng khác
không được giới thiệu ra đây là cùng tranh đấu cho Việt nam có một chế
độ dân chủ:
- Đảng Dân chủ Việt nam (DCVN) là Chính đảng của tư sản dân tộc
và tiểu tư sản,trí thức yêu nước và tiến bộ, hoạt động từ năm 1944. Từ năm
1954 tới 1975, Đảng DCVN hoạt động ở Miền Bắc Việt nam. Xứ ủy Miền
Nam của đảng DCVN tham gia Mặt Trận Giải phóng Miền nam. Từ 1975
tới 1988, đảng DCVN hoạt động trên toàn cỏi Việt nam. (Nhưng phải hiểu
cho tới thời điểm này, Đảng Dân Chủ vẫn hoạt động như công cụ của đảng
cộng sản, phục vụ cho chế độ cộng sản Hà nội – Ghi chú của người viết).
Năm 2006, ông Hoàng Minh Chính, Tổng Thư ký đảng DCVN, ra
tuyên bố phục hoạt đảng DCVN. Ông chủ trương phương pháp bất bạo
động, hòa bình đối thoại, bình đẳng, bao dung, cùng nhau xây dựng xã hội
tự do dân chủ, an bình hạnh phúc, đích thực của dân, do dân, vì dân.
Ông Hoàng Minh Chính nói rỏ không có ý định đánh đổ đảng cộng
sản, mà tiếp nối đóng góp của đảng DCVN đối với dân tộc (?), đồng thời
hình thành một không gian chánh trị rộng mở, cân bằng, đa thành phần
nhằm hạn chế bảo thủ, cục bộ, lý luận máy móc, tham nhũng. Cụ thể là xã
hội đa đảng. Các đảng cạnh tranh lành mạnh vì dân chủ, dân sinh. Đó cũng
là xu hướng của hầu hết nền chánh trị trong thời đại hội nhập. Đến nay,
đảng DCVN vẫn hoạt động, được nhiều thành phần xã hội tham gia và ủng
hộ.
Đảng DCVN xem đảng cộng sản là một đối tác chánh trị, dự thảo
Hiến pháp mới, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, tôn trọng luật pháp,
các đảng tồn tại và hoạt động bình đẳng, công khai.
Sức mạnh của đảng DCVN do sự liên kết toàn thể quốc dân trong và
ngoài nước, tất cả các đảng phái, hội đoàn, các phong trào dân chủ, các tôn
giáo, các sắc tộc thành một Mặt Trận rộng lớn, một sức mạnh tổng hợp hóa
giải mọi lực cảng để chấn hưng đất nước (Theo Tập Hợp Thanh niên
Dân chủ, Tạp Chí Phía Trước, số 34, Paris).
- Đảng Thăng Tiến (ĐTT) thành hình từ Khối 8406 bao gồm những

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 358


người đối lập tranh đấu cho dân chủ tại Việt nam. Một trong những mục
tiêu trung tâm của đảng là « Thăng tiến Tổ quốc Việt nam về các phương
diện kinh tế, chanh trị, xã hội,văn hóa, tâm linh để dân tộc được sống trong
một đất nước hòa bình, độc lập, tự do; xã hội đạo đức, văn minh, quốc dân
thịnh vượng, hạnh phúc » (Tạp Chí Phía Trước, số 34, Paris).
- Đảng Dân Chủ Nhân Dân (DCND) chủ trương sự chuyển hóa từ
quản trị độc tài sang quản trị dân chủ, bảo đảm công ăn việc làm cho các
viên chức của bộ máy củ, bảo vệ sở hữu hợp phápvà an toàn của mọi cá
nhân, không gây xáo trộn đời sống xã hội. Đảng DCND chủ trương liên
kết và phối hợp hành động với tất cả các đảng. Đảng DCND tổ chúc trong
và ngoài nước để có sức mạnh tổng hợp. Mục tiêu chung của đảng là Tự
do, Dân chủ, Công bằng và thịnh vượng cho Việt nam (Tạp Chí Phía
Trước, số 34, Paris).

Tranh đấu Dân chủ và nền Dân chủ


Sau khi khối cộng sản Liên-sô và Đông âu sụp đổ trọn vẹn, chấm dứt thế
giới phân cực, kết thúc chiến tranh lạnh, người ta nghĩ rằng nhân loại đang
sống trong một giai đoạn mà nền Dân chủ, đặc biệt là Dân chủ nghị
trường, như sự kết thúc của lịch sử (Francis Fukuyama, La Fin de
l’Histoire, Paris, 1989), như chân trời mà trí tuệ không thể vượt qua, như
một cái gì đương nhiên. Như thể là xã hội mang tính nhị nguyên. Hể ra
khỏi độc tài thì có ngay Dân chủ. Không có gì khác phải chọn lựa. Nhưng
thực tế thì xã hội con người không phải quá đơn giản như vậy. Mọi tương
lai đều khả hữu. Chúng ta cũng nhận thấy sự thật này một cách cụ thể từ
năm 1989, lúc người ta tuyên dương sự chiến thắng vỉnh cữu của chánh thể
Dân chủ đại diện và kinh tế thị trường. Từ thời điểm ấy, những xã hội
thoát khỏi thế giới lưỡng cực đã tiến bước lên nhiều con đường khác nhau
(như quốc gia cực đoan, cộng sản trở lại dưới những hình thức mới nhưng
không có chệ độ cộng sản như trước kia) trong đó dân chủ không phải bao
giờ cũng là mối quan tâm chánh yếu. Ngày nay, điều đang ám ảnh mọi nhà
lãnh đạo các quốc gia tiên tiến là giải quyết nguy cơ tài nguyên khánh tận,
môi trường ô nhiểm (ô nhiểm cả dân chủ và độc tài), hố sâu chênh lệch
giàu nghèo. Liệu Dân chủ sẽ đủ khả năng giải quyết ba vấn đề chết sống
của con người ngày mai này không?

Dân chủ và Bầu cử


Chúng ta thử làm một suy nghĩ nhỏ về Dân chủ, tức quyền làm chủ đất

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 359


nước của dân. Nhưng khi người dân cầm lá phiếu để chọn lựa người đại
diện cai trị mình thì chính là lúc người dân từ bỏ quyền làm chủ thật sự đất
nước của mình để trao quyền thiêng liêng đó vào tay một người mà mình
chỉ biết qua dư luận hoặc truyền thông. Như vậy vận mạng của người dân
đã giao phó cho một nhóm người làm chánh trị chuyên nghiệp, phân chia
thành đảng phái để thay phiên nhau cai trị xã hội, tức sử lý quyền làm chủ
đất nước thật sự của nhân dân, theo suy nghĩ và khả năng của họ.
Bầu cử dù có được thật sự tự do đi nữa thì cũng chỉ phân phát quyền
hành vào tay của một nhóm người chuyên nghiệp. Dân chủ vẫn không
mang đúng ý nghĩa thiêng liêng là « Người dân tự mình cai trị chính
mình ». Lá phiếu rời khỏi tay cử tri không có nghĩa đó là sự quyết định của
« nhân dân », của dân tộc, của toàn xã hội, và cho đó là dân chủ được thực
thi. Không, lá phiếu chỉ là phản ánh « sự chọn lựa gọi là » của cá nhân.
Tổng hợp các lá phiếu chỉ cho biết quyết định của một thành phần xã hội.
Chưa phải của toàn xã hội thì không thể nói của dân tộc hay đồng nghĩa
với nhân dân. Xã hội, nhân dân hay dân tộc có nội dung của nó là thực thể
riêng biệt, có hồn, hoàn toàn khác với những cá nhân đơn lẻ cộng lại qua
tổng số phiếu bầu, vô hồn. Nói một cách quá khích sự phát biểu qua lá
phiếu mang thêm ý nghĩa cá nhân cử tri phản bội lại chính xã hội của
mình, phản bội nhân dân mà mình là một thành phần (Nguyễn Hoài Vân,
Những nghịch lý của Dân chủ, Web NHV).
Trên đây là sự suy nghĩ về nền dân chủ tự do thành hình từ cuộc bầu
cử hoàn toàn tự do. Còn dân chủ xã hội chủ nghĩa thì cụ thể hơn, rỏ ràng
hơn bởi phát xuất từ họng súng. Người dân cử tri đi bầu cử là để xác nhận
thân phận từ đây sẽ bị cai trị bằng dối trá và bạo lực. Khi đi bầu, họ chỉ cần
làm theo « chỉ thị ngầm » của công an là phải bỏ phiếu cho những ứng cử
viên đã được đảng chọn lựa để có kết quả với số phiếu tối đa. Còn gọi đó
là nền dân chủ do « đảng cử, dân bầu ».
Tocqueville (De la Démocratie en Amérique, Tobert Lafont, Paris,
1986), khi phân tích nguy cơ độc tài và suy thoái trong dân chủ, đã cho
rằng dân chủ có khả năng ru ngủ con người, duy trì người dân trong một
tình trạng ấu trĩ. Con người trong xã hội dân chủ (tự do) có khuynh hướng
thu mình trong một phạm vi cá nhân, gia đình, hay bè bạn rất hạn chế, và
chỉ quan tâm đến những nhu cầu và thú vui nhỏ nhoi riêng tư của họ, bất
chấp mọi người, mọi việc chung quanh. Những kẻ này có thể gặp gỡ người
khác, nhưng không nhìn thấy bất cứ ai. Họ có thể có nhiều tiếp xúc nhưng
không hề ý thức sự hiện diện của tha nhân … Họ chỉ hiện hữu cho chính

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 360


họ. Tocqueville cho rằng những người ấy nhìn xã hội qua khung cảnh hạn
hẹp của gia đình mình. Tâm lý này dễ biến xã hội thành một tập hợp những
con người ích kỷ, khó có được một hướng tiến, một đề án, một viễn tượng
chung. Tâm lý ấy cũng thuận lợi cho những kẻ mị dân, lừa gạt dư luận
bằng những lời nói vỗ về đường mật, để rồi đưa xã hội vào độc tài toàn trị.
Nhưng Dân chủ Tự do dù sao cũng vẫn tốt đẹp hơn thứ dân chủ xã hội chủ
nghĩa cả triệu lần. Ít nhứt người dân được hoàn toàn tự do sử dụng lá phiếu
của mình. Chỉ có thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt nam ngày nay là cần
phải được dẹp bỏ và càng sớm càng tốt.

Những thuận lợi của Phong trào Dân chủ


Những thuận lợi của Phong trào Dân chủ không có nghĩa là Phong trào dân
chủ thắng lợi và Chánh quyền cộng sản sẽ sụp đổ trước mắt. Tương quan
lực lượng giửa phe cầm quyền và phe Dân chủ, phần thua thiệt vẫn
nghiêng về phía Phong trào Dân chủ: bị đàn áp bằng đủ cách, kể cả những
cách bỉ ổi nhứt của nghề công an, bị Tòa án vận dụng pháp luật bỏ tù, bị
cắt bao tử, bị cô lập,… Nhưng trong lúc đó, phe cầm quyền ngày càng phải
thay đổi cách đối phó để giải quyết những khó khăn vừa trong nội bộ, vừa
đối với bên ngoài chỉ nhằm kéo dài thêm sự tồn tại.
Đảng cộng sản ngày nay không còn được một phần nhỏ dân chúng và
đảng viên lương thiện xem là đảng cách mạng của những người thật lòng
thương nước. Nhiều cấp lãnh đạo TW than phiền uy tín của đảng bị xoáy
mòn. Trong đảng, trên dưới đều quan liêu, tham nhũng, giả dối. Theo một
đảng viên (50 tuổi đời, 15 tuổi đảng, tác giả « Nỗi ngán ngẩm », Internet)
thì nay nhiều đảng viên cấp cao đang ray rức, muốn bỏ đảng. Chưa dám
quyết định vì bỏ đảng có nghĩa là mất công ăn việc làm. Là đói. Nhiều
người vào đảng, mong được lên chức cao, nắm quyền hành quan trọng là
chỉ để làm giàu. Theo kết quả thăm dò của Viện nghiên cứu dư luận xã hội
năm 2009 thì có tới 95 % đảng viên vào đảng chỉ vì quyền lợi cho bản thân
và gia đình. Nhiều người thật lòng mong muốn thay đổi để có một xã hội
tốt hơn, đạo đức, lương thiện. Nhưng họ lại sợ sự thay đổi. Họ sợ bị trả thù
như sau 30-04-75, họ đã trả thù những người trong chế độ Miền nam một
cách vô cùng thâm độc. Hơn ai hết, người cộng sản lớn lên bằng hận thù
nên họ lo sợ tới phiên họ sẽ là nạn nhân của cuộc thay đổi chế độ. Đảng
cho đảng viên học tập để hù dọa thay đổi bỏ chủ nghĩa xã hội là mất nước,
mất đảng, mất tất cả. Họ lo sợ vì không hiểu trong chế độ dân chủ tự do
mọi người đều được luật pháp bảo vệ về đời sống, về an ninh bản thân, về

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 361


tài sản, …
Từ ít lâu nay, nhà cầm quyền vẫn phải thường xuyên đối phó với
phong trào công nhân đình công đòi chủ nhân tăng lương, cải thiện điều
kiện làm việc, …Khi đối phó, nhà nước vận dụng ngay bạo lực, nhưng lại
không dám sử dụng bạo lực để giải quyết thành công những cuộc biểu tình,
đình công mà phải dùng sức mạnh pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ban hành
Nghị định phạt công nhân đình công làm thiệt hại chủ nhân phải bồi hoàn.
Nhà nước của giai cấp công nhân ngày nay lại chọn đứng về phía chủ nhân
tư bản ngoại quốc, đàn áp công nhân vô sản nên tự đánh mất tư cách lãnh
đạo thực hiện chủ nghĩa xã hội của mình. Mặt khác, nhà nước lo sợ lực
lượng công nhân khi bị đàn áp mạnh sẽ vùng dậy vì công nhân có chung
như chủ nghĩa, như ý hệ, như học thuyết để đoàn kết với nhau là « bao tử
lép ». Lý tưởng này vượt qua chủ nghĩa mác-lê và cả tư tưởng hồ chí minh
để lãnh đạo cuộc tranh đấu chết sống bảo vệ quyền sống của công nhân.
Việt nam vốn là một nước nông nghiệp ngày nay có 2, 5 triệu nông
dân sống ở nông thôn. Họ sống như công nhân nông nghiệp, canh tác đất
đai của chính họ vì nhà nước đã cướp sạch đất đai của họ, ban cho họ
quyền làm chủ tập thể đất đai, ruộng vườn. Sau khi thu hoặch mùa màng,
trả nợ vay mượn để làm mùa, nông dân phần đông không còn đủ lúa ăn
cho tới mùa sau. Nông dân đói dài. Nhiều gia đình phải đành cho con em
đi lấy chồng ngoại quốc để cứu giúp gia đình hoặc cầm thế đất đai cho
ngân hàng nhà nước theo chánh sách xóa đói giảm nghèo để đi tìm việc
làm ở nước ngoài. Việc làm chưa có, tiền lời ngân hàng không trả được.
Đất đai thế chấp bị ngân hàng phát mải.
Hiện nay có hàng trăm ngàn nông dân đói ngay trên thửa ruộng của
mình.
Sinh viên, học sinh cũng chung số phận khó khăn của công nhân và
nông dân do chánh sách cai trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa: vật giá gia
tăng, tiền học cũng gia tăng hằng năm nên nhiều học sinh phải bỏ học.
Con em những nhà có tiền du học ngoại quốc, khi trở về nước có
không ít người có cái nhìn mới, theo quan điểm các nước dân chủ tự do nơi
họ du học. Số người này khi đông đảo sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng xã
hội cho hướng thay đổi.
Bên ngoài, Bắc kinh đang bành trướng sức mạnh để nhanh chống
thôn tính Việt nam. Hiểm họa này ngày càng cụ thể.
Dân chúng thấy rỏ sự xâm lăng của Tàu, từ hình thức thô bạo như

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 362


cướp lảnh thổ và lảnh hải tới hình thức mềm dẻo, kín đáo như áp lực kinh
tế, khống chế thị trường, khai thác tài nguyên đất đai, nên có phản ứng bảo
vệ đất nước, bị Chánh quyền đán áp để nhằm bảo vệ quyền lợi của riêng
phe cánh cầm quyền. Nhưng chánh quyền không dám đàn áp quá thô bạo,
triệt để, vì lo sợ sự rạng nức trong hàng ngũ đảng là cơ hội cho phe cánh
khác giành quyền và sự phản ứng của dân chúng. Chánh quyền của bạo lực
mà không sử dụng bạo lực đến nơi đến chốn thì không còn là chánh quyền
mạnh nữa.
Không ít đảng viên và dân chúng châm biếm chánh quyền khi chánh
quyền đàn áp những người biểu tình chống Tàu cướp nước. Họ đổi khẩu
hiệu ca ngợi quan hệ hai nưóc thành khẩu hiệu mới xác với thực tế hơn:
« Láng giềng khốn nạn, cướp biển lâu dài, cướp đất tương lai ».
Họ nhận xét sự kiện Việt nam bị mất đất mất biển cho Tàu, cốt lỏi chỉ
vì Hà nội đã chọn « đồng chí, vì đồng chí, thay vì phải chọn đồng minh và
giử quan hệ đồng minh ».
Nhưng Nhà nước hà nội ngày nay vẫn kiểm soát hữu hiệu được xã hội
nhờ vận dụng những điều kiện lịch sử riêng của tình hình việt nam: lợi
dụng được lòng yêu nước của toàn dân làm chiến tranh giải phóng cướp
chánh quyền, lập chế độ độc tài toàn trị để giử chánh quyền. Vào đầu
những năm 80, đảng cộng sản phải chấp nhận từ bỏ đường lối « tiến nhanh
tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội », mà « đổi mới » để tránh cho chế độ sụp
đổ. Thoát nạn, chánh quyền vận dụng công an và quân đội để duy trì quyền
lực cho phe cánh cầm quyền. Mở rộng tham nhũng cho đảng viên chức
quyền, đồng nhứt đảng với Tổ quốc. Và ngày nay, để giử vững chánh
quyền, đảng cộng sản tuyên bố cương quyết giử con đường xã hội chủ
nghĩa vì cho rằng chủ nghĩa xã hội vẫn là « lương tâm của thời đại ».

Phe Dân chủ chưa thành công


Phía cầm quyền từ hơn 30 năm nay gặp phải nhiều khó khăn, có khi tưởng
chừng như chế độ đã phải sụp đổ, nhưng họ vẫn vượt qua được. Chế độ hà
nội tiếp tục tồn tại bằng những nghịch lý như ngoại xâm và nội loạn (diển
biến hòa bình). Trong lúc đó phe dân chủ có sức mạnh vì đại diện cho lẽ
phải, cho lương tâm thời đại thật sự, tức tranh đấu cho Dân chủ tự do, mà
lại chưa thành công.
Có người cho rằng sở dỉ phe Dân chủ chưa thành công mặc dầu có
chánh nghĩa vì thiếu văn hóa tổ chức. Người khác phản biện, lập luận rằng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 363


nếu có đường lối tranh đấu đúng, thích hợp với tình hình chắc chắn sẽ
thành công. Bởi có văn hóa tổ chức mà tranh đấu ồn ào, chỉ nhằm ve vản,
chực sẳn sàng thỏa hiệp với cộng sản, thì dù có văn hóa tổ chức đi nữa,
cũng sẽ không thành công. Chỉ thành tay sai công sản thì chắc.
Theo quan điểm này, thì đường lối đấu tranh phải thống nhứt cho mục
tiêu tối hậu là giành lấy dân chủ để thực hiện « quyền người dân tự cai trị
chính mình ».
Cuộc tranh đấu dân chủ là đa dạng, có nhiều mức độ khác nhau.
Người tranh đấu phải có cái nhìn toàn diện. Không chỉ thấy sức mạnh bạo
lực của cộng sản, mà đồng thời phải thấy xã hội đang có chuyển động
thuận lợi (Nguyễn Minh Cần, hmdc 2008).
Tranh đấu dân chủ là nhằm giành lấy lại chủ quyền từ đảng cộng sản
độc tài về cho người dân, nhưng người dân lại thiếu hiểu biết về một xã hội
dân chủ. Đối với họ, vấn đề Dân chủ, Tự do hảy còn quá xa vời. Cho nên
người trí thức phải có trách nhiệm can đảm đứng lên nắm lấy vai trò chủ
động kêu gọi, vận động, giáo dục, kết hợp dân chúng thành một phong trào
quần chúng tranh đấu đòi Dân chủ. Nhưng trước tiên phải biết hướng dẩn
phong trào quần chúng nhằm vào những mục tiêu thiết thực đến đời sống
của họ để phát triển và củng cố phong trào. Khi phong trào đã mạnh,
những mục tiêu thiết thực về đời sống của quần chúng đạt được, thì mục
tiêu Dân chủ Tự do ở ngay trước mắt.
Phong trào Dân chủ còn được nhận định sở dỉ chưa thành công vì
không khắc phục được một số hạn chế: đa dạng, rời rạc, nên thiếu tiếng nói
chung; đa số người tranh đấu dân chủ đều lớn tuổi; thiếu sự ủng hộ của
quần chúng; thiếu hiểu biết lý thuyết dân chủ và kinh nghiệm tranh đấu
dân chủ của thế giới; mâu thuẩn với nhau vì sự yểm trợ từ bên ngoài,
…(Lâm Yến, 7 hạn chế, Internet).
Có người cho rằng, cũng như Tàu, Việt nam không có văn hóa chánh
trị, tức không có tư tưởng Dân Chủ rỏ ràng, thành hệ thống. Hơn nữa trong
cả ngôn ngữ, Việt nam không có từ Dân Chủ trong suốt thời gian dài vừa
qua. Tuy nhiên, dưới thời quân chủ trải dài hằng ngàn năm, Việt nam có
tinh thần dân chủ bàng bạc trong đời sống xã hội. Nhưng mầm móng dân
chủ đó không nảy nở. Nhà vua hiền, biết thương dân,biết trọng ý dân, ý
dân là ý Trời, dân thấy là Trời thấy, …nhưng « biết trọng ý dân » đã không
được định chế hóa để áp dụng vào xã hội xây dựng thành thể chế dân bản,
tức « do dân » thì tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã ào chụp tới bao trùm lên xã
hội mà người dân không có quyền khước từ vì không thích hợp.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 364


Ngày nay, sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc tổ chức
« tập trung dân chủ » của cộng sản, người dân vẫn còn mang nặng tâm lý
mong đợi đời sống sẽ khá hơn nhờ ở người cai trị biết thương dân. Chưa
dám tự mình đứng lên chủ động dành lấy dân quyền.

Nhận xét
Trong một bức thư gởi TW đảng, nhiều nhà cách mạng lão thành nhận
định Đảng đang ở vào tình thế hầu như rất khó thoát khỏi thảm trạng đổ vỡ
cả về tư tưởng và tổ chức. Uy tín của Đảng, lòng tin của nhân dân, của
chính đảng viên đang trong trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng (Gs
Tương Lai, Đảng phải là đảng của dân, Internet).
Biến chất, tham nhũng, bao che, dung túng tệ nạn tạo thành hệ thống
cùng nhau cướp đất của dân, tạo sự đối kháng giữa nông dân với Đảng,
chính quyền.
Ở Việt nam ngày nay, tiền quyết định tất cả. Gian ác bao trùm lên xã
hội. Hố ngăn cách giàu nghèo quá nghiêm trọng. Những người lương thiện
cơ hồ như không có đất sống cho mình.
“Vụ án chính trị siêu nghiêm trọng” đã được kết luận từ những nhiệm
kỳ Đại hội trước nhưng đến nay đã không xử lý. Tổng bí thư kiêm Bí thư
Đảng ủy quân sự TƯ đã bao che. Và một việc đặc biệt lưu ý là Lê đức Anh
được tặng huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Gần đây có khá nhiều đảng viên bất
mản tố cáo nó đã liên kết với cơ quan tình báo Trung Quốc để nhằm củng
cố phe cánh cầm quyền, không quan tâm tới quyền lợi đất nước.
Trên đây là những điều kiện khách quan để thay đổi chế độ đã hội đủ
và sẳng nhưng phong trào Dân chủ chưa đủ sức đứng dậy làm cuộc thay
đổi.
Vậy ở Việt nam thật sự có Phong trào Dân chủ hay chỉ có những
người bất đồng chánh kiến?
Phải nói ở Việt nam chưa có một Phong trào Dân chủ đúng nghĩa của
nó. Vì xã hội có nhiều mâu thuẩn, xung đột giửa đảng và chánh quyền với
công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên nên xuất hiện đây đó những
người lên tiếng phê phán chế độ, đòi hỏi chế độ cải thiện hoặc nhiều lắm là
thay đổi chế độ cho dân chủ hơn. Phần lớn dựa vào đảng đang cầm quyền
đòi hỏi thay đổi, loại bỏ người xấu bằng người tốt. Chưa có ai đưa ra đề
nghị có giá trị cơ chế thay đổi như thế nào để thuyết phục những người
cùng có chung ý muốn thay đổi để tổ chức thành một phong trào rộng lớn.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 365


Những người chống đối này chỉ mới tập hợp lại thành những nhóm nhỏ,
rời rạc, nhưng thể hiện nguyện vọng dân chủ hóa chế độ khá mạnh, như
những blogers, nhóm nhà văn nhà báo độc lập, nhóm bốc-xít, những luật
sư trẻ (Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Lê Công Định,…), nhóm IDS,
nhóm đảng viên lớn tuổi hoài niệm lý tưởng ban đầu, nhóm các tôn giáo,
…(Nguyễn Thanh Giang, Phong trào Dân chủ việt nam 2009, Internet)
Còn Đảng? Nên nhớ ở Việt nam chỉ có một đảng độc nhứt hoạt động
hợp pháp. Việt nam không có qui chế Chánh đảng để chấp nhận một đảng
thứ hai ngoài đảng cộng sản nên không thể nói có « đối lập » ở Việt nam.
Trong tình hình đó, đảng ở Việt nam chủ trương hoạt động ôn hòa là thế
nào? Tranh thủ quần chúng chiếm đa số để cầm quyền hay đối lập đều
không được phép. Hoạt động bí mật thì phải võ trang, cướp chánh quyền.
Lại càng khó thực hiện.
Thôi thì các Chánh đảng đã có, hảy cùng nhau tạm « đăng ký » đó
chờ ngày mai biết đâu sẽ có cơ hội thuận tiện! Nhưng có điều ai cũng thừa
nhận là trong mọi công cuộc tranh đấu, kết quả luôn luôn tùy thuộc ở
tương quan lực lượng.Trong tình hình việt nam, phe dân chủ cần phải
thắng vì đó là nguyện vọng của toàn dân tộc.
Phe dân chủ phải thắng để chấm dứt tham nhũng, sự băng hoại xã hội,
tạo điều kiện tốt xây dựng và phát triển đất nước tiến lên với các nước
trong vùng. Trước nhứt và sanh tử, Việt nam phải có Dân chủ để có thể
động viên toàn dân cứu nước và giử nước trước hiểm họa mất nước vì
cùng « phe xã hội chủ nghĩa ».

Bài thuyết trình của Chương trình HMDC tổ chức tại


Hannover, Đức, 11 – 13 / 06 / 2010,- có sửa chửa

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 366


Lần dở lại hồ sơ cũ
Có đôi điều cần đọc lại về Hồ
Chí Minh

Cho tới nay, người có nhiều tên, có nhiều năm sanh khác nhau, mang
nhiều huyền thoại, phải nói khó có ai hơn được Hồ Chí Minh ở Hà nội.
Sách vở, báo chí, đủ các loại phương tiện tuyên truyền về ông, nếu gom lại
được, là cả một khối lượng không có chổ chứa. Dân chúng trên thế giới, cả
dân phi châu, mặc dầu không học lịch sử Việt nam, có thể biết hoặc một
lần nghe qua tên Hồ Chí Minh.
Nhưng những hành động thật của Hồ Chí Minh phương hại đến dân
tộc Việt nam, sự thật về cuộc đời của ông, về bản chất con người của ông,
thì ít có người biết rỏ bởi Chánh quyền ở Việt nam bưng bít, che dấu để
biến ông trở thành một con người không tì vết, trong suốt như pha-lê. Hơn
nữa, chính Hồ Chí Minh cũng tìm cách che dấu những hành động của ông,
đời tư của ông. Những điều được phổ biến về ông đều do bịa đặt, thêu dệt
ra nhằm đánh bóng ông thành một thứ thần tượng cộng sản cho mục đích
tuyên truyền chánh trị mà thôi.
Khi đề cặp tới Hồ Chí Minh, người dựa vào những thông tin chánh
thức, kẻ phủ nhận nên Hồ Chí Minh trở thành một thứ hiện tượng quái gở
của giai đoạn lịch sử chiến tranh việt nam vừa qua. Và cũng nhờ đó mà Hồ
Chí Minh được tồn tại.
Nay chúng tôi nhắc lại hai chi tiết trong thời hoạt động của ông vào
đầu thập niên 1940 như ông có bị Tưởng Giới Thạch cầm tù không? Và
thật tình ông có phải là tác giả Tập Thơ Tù (Ngục Trung Nhật ký) không?
(Những chi tiết khác về đời tư của ông như ông có học ở Quốc Học Huế
không, thật sự học tới lớp mấy, có tham dự cuộc biểu tình chống thuế ở
Huế năm 1908, có dạy học ở Trường Tư Dục Thanh, Phan Thiết, không?
Chúng tôi sẽ dở lại tập hồ sơ đó vào một dịp khác).
Trả lời những câu hỏi nhỏ này, chúng tôi xin nhường lại cho độc giả
và cũng rất mong được độc giả chia sẻ với chúng tôi sau khi đã đọc qua
những tài liệu của chúng tôi trích dẩn dưới đây.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 367


Bị Tưởng Giới Thạch bỏ tù
Theo Hồ Chí Minh Biên niên Tiểu sử, tập II (1930-1945), Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia Hà nội, 1993, thì đầu tháng 1, năm 1943, Hồ Chí Minh
bị giải đến nhà ngục Quế Lâm. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh viết
những bài thơ số 104 nhan đề « Đáo Quế Lâm » (Trở lại Quế Lâm), bài
thơ số 105 tựa « Nhập lung tiến » (Tiến vào nhà giam), in trong Tập Ngục
Trung Nhật ký, bản chụp bút tích, trang 37, còn lưu tại Viện Hồ Chí Minh,
Hà nội và Hồ Chí Minh, Nhật ký trong tù, Nhà xuất bản Văn Học, Hà nội,
1990, trang 236 – 239.
Qua đầu tháng 2 năm 1943, trong nhà tù Quế Lâm, Hồ Chí Minh tiếp
tục làm thêm các bài thơ số 106, 107.
Vì bị Biện Công sảnh Quế Lâm của Ủy Ban Quân sự tình nghi là
chánh trị phạm nên Hồ Chí Minh lại bị giải từ Quế Lâm về Liễu Châu để
giao cho Cục Chánh trị Đệ tứ Chiến khu tra xét (Hồ chí Minh Biên niên
tiểu sử và Nhật ký trong tù, sđd).
Đầu tháng 2/43, Hồ Chí Minh bị giải đến Cục Chánh trị Đệ tứ Chiến
khu của Quốc Dân đảng Trung quốc ở Liễu Châu và bị giam tại nhà giam
của Cục này (theo Ngục Trung nhật ký,sđd, Những mẫu truyện về đời hoạt
động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên, Sự Thật, Hà nội, 1984, trg 96).
Từ tháng 2 tới tháng 4/43,tại nhà giam của Cục Chánh trị Đệ tứ Chiến
khu Quốc dân đảng, Hồ Chí Minh viết các bài thơ số 108 «Đáo Đệ tứ
Chiến khu», bài thơ số 109 «Chính trị Bộ cấm bế thất», bài thơ số 110
«Mông ưu đải», bài thơ số 111 «Triêu cảnh», …bài thơ số 119 « Tích
Quang âm» (Ngục Trung Nhật ký, sđd, trg 38 – 39, 40 - 42 và Nhật ký
trong tù, sđd, trg 244 – 251, 252 – 267).
Tháng 5 đến tháng 7/43, trong nhà giam của Cục Chính trị Đệ tứ
Chiến khu, Hồ Chí Minh viết thêm các bài thơ số 120, 121 và 122 (Ngục
Trung nhật ký, sđd, trg 42 – 43, Nhật ký trong tù, sđd, trg 268 – 273).
Tháng 5 đến tháng 8/43, Hồ Chí Minh chưa được tự do, nhưng được
nhà tù đối đải tử tế: ăn uống khá hơn, được đọc sách báo. Lợi dụng sự dể
dải của nhà tù, Hồ Chí Minh gởi báo, sách về Việt nam trong đó Hồ Chí
Minh lồng theo một vài tin tức (có thật không?). Tài liệu trích dẩn còn nói
Hồ Chí Minh lúc này dịch sách « Tam Dân chủ nghĩa » của Tôn Dật Tiên
và sách « Trung quốc đích mệnh vận » của Tưởng Giới thạch ra tiếng việt
nên dưới mắt người trung quốc, Hồ Chí Minh là một học giả cao tuổi, lễ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 368


độ, ít nói.
Trong quyển Nhật ký trong tù, ấn bản tiếng anh « Prison Diary » do
nhà Văn Nghệ, Hà nội, xuất bản năm 1992, thơ của Hồ Chí Minh lên tới
133 bài.
Bài thơ số 133 như sau:
“Hạnh ngộ anh minh Hầu chủ nhiệm
Như kim hựu thị tự do nhân.
Ngục trung nhật ký tòng kim chỉ,
Thâm tạ Hầu công tài tạo ân”
Hoàn, 29 / 08 / 1942 – 10 / 09 / 1943
Bài thơ số 133 xác nhận cho tới tháng 09/43, Hồ Chí Minh mới vừa
được thả ra nên cảm ơn vị Chủ nhiệm tên Hầu.

Hồ Chí Minh làm Báo Việt nam Độc lập


Trên đây là phần trích dẩn tài liệu chánh thức cho thấy Hồ Chí Minh bị
Trung hoa Quốc Dân đảng cầm tù từ 29/08/1942 cho tới 10 / 09 / 1943.
Vậy mà hôm 05/02/2010, để kỷ niệm sanh nhựt lần thứ120 của Hồ
Chí Minh, báo điện tử Bee.net.vn phổ biến bài thơ của Hồ Chí Minh là tác
giả phân tích tình hình thế giới. Bài báo viết: “Ngày 05/02/1943 ứng với
ngày mùng 1 Tết Quí Mùi, bài thơ “Mừng Năm mới ” được đăng trên Báo
Việt nam Độc lập, số đầu năm dương lịch, đã đến với nhân dân trong
không khí sôi sục Cách mạng. Bài thơ phân tích tình hình thế giới và đón
chờ cơ hội:
“Một nghìn chín trăm bốn mươi ba
Năm mới tình hình hẳn mới …”
Cũng trên Báo Việt nam độc lập, số 152, ngày 11 / 02 / 1943 và số
163, ngày 01 / 06 / 1943, người ta còn thấy Hồ Chí Minh viết bài về tình
hình thế giới và làm thơ cổ vũ cho “cách mạng giải phóng ”:
“… Vậy nên ta phải đồng lòng
Trước lo cứu nước, mới mong cứu nhà
Ngày giải phóng nay đà sắp tới,
…. Rồi đây cách mệnh thành công,
Hiếu trung trọn vẹn, lưu danh muôn đời….”

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 369


(Bác Vọng, 01/01/1943)
Theo đây thì 2 bài thơ của Hồ Chí Minh đăng báo Việt Nam Độc Lập
ngày 1/1/1943, tuy không đề tên tác giả, nhưng theo lời nói đầu của Báo
Việt Nam Độc Lập 1941-1945, cơ quan tuyên truyền của Việt Minh tỉnh
Cao Bằng, NXB Lao Động, Hà Nội 2000, thì Hồ Chí Minh là Tổng Biên
tập, viết bài nhiều nhất, minh họa các bài, vẽ tranh tuyên truyền, viết tay,
tham gia in trên đá. Vậy Hồ Chí Minh phải ở ngay tại Cao Bằng mới thật
sự làm được hết những công việc của một Tổng Biên tập được.
Chuyện khẳng định rỏ ràng này chứng minh không thể chối cải là Hồ
Chí Minh có mặt ở Cao Bằng ngày 1/1/1943, và không thể bị giam cầm
trong tù ở Liễu Châu cùng thời gian đó được như “Ngục Trung nhật ký,
Nhât ký trong tù và Những mẫu truyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch ”
đã viết.
Xin lưu ý thêm bản in toàn bộ Ngục Trung Nhật Ký, NXB Văn Hóa,
HN 1960 chỉ có 113 bài, nhưng bản in Nhật Ký Trong Tù, Prison Diary,
NXB KHXH, HN 1992 lại có tới 133 bài. Và thêm một chi tiết rất đáng
chú ý là có đến 30 chữ Hán khác nhau trong 2 văn bản (Nhật Ký Trong Tù,
Prison Diary, NXB KHXH, HN 1992, trang 169-176). Ngoài ra trong sách
Nhật ký trong tù, Prison Diary, trang 167, có ghi rỏ dưới bài thơ thứ 133
“Kết luận”:
HOÀN
29-8-1942
10-9-1943
Vậy Hoàn là ai? Có phải Hoàn là tên tác giả đích thực của Ngục
Trung Nhật Ký?
Theo Nhật Ký Trong Tù, Prison Diary, NXB KHXH, HN 1992, bài
thơ ở trang 133 “Kêt luận ” tạ ơn Hầu Chủ nhiệm cho thấy Hồ Chí Minh
được trả tự do ngày 10/9/1943. Nhưng theo Giáo sư Lê Hữu Mục ở
Montréal, Canada, tác giả Tập biên khảo “Hồ Chí Minh không phải là tác
giả Ngục Trung Nhật Ký ” (do ỦyBan Tố Cáo Tội Ác Hồ Chí Minh ở
Paris ấn hành lần đầu tiên năm 1989 chỉ để phổ biến nhằm chống lại
UNESCO làm lễ sinh nhựt lần thứ 100 cho Hồ Chí Minh, do Nhà báo Từ
Nguyên thực hiện) Văn Bút VN Hải Ngoại, Canada, xuất bản năm1990, ở
trang 19, thì cuối năm 1942, Hồ Chí Minh được tướng Trương Phát Khuê
tha về. Vậy phải bỏ tất cả các bài thơ trong Ngục Trung Nhật Ký sáng tác
từ 1/1/1943 đến 10/9/1943 vì không phải của Hồ Chí Minh. Còn những bài
kia, có chắc là của ông ta sáng tác không? Thật rất khó tin là của Hồ chí

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 370


Minh vì bản chất của ông là thường lấy của người ta làm của mình.
Về điểm này, chúng tôi bổ sung một chi tiết rất quan trọng về sự thật
Hồ Chí Minh có phải là tác giả tập thơ “Ngục Trung nhật ký ” không?
Ngày 18/10/1998, trong một buổi thuyết trình ở Ban Việt Học của
Trường Đại Học PARIS 7 (Paris V), Giáo sư người nhật tên Kenichi
KAWAGUCHI, Associate Professor, TOKYO University of Foreign
Studies thuật lại rằng trong một lần đến Hà Nội nghiên cứu về Hồ Chí
Minh và tác giả của Ngục Trung Nhật Ký, ông được một vị thẩm quyền
(ông xin dấu tên) của Viện Văn Học VN cười nói với ông là “Hồ Chí Minh
không phải là tác giả của Ngục Trung Nhật Ký, nghiên cứu làm gì cho mất
thì giờ ”. Nhưng rất tiếc ông này lại từ chối ghi lại bằng văn bản chính thức
lời của ông phủ nhận. Chúng tôi nghĩ trong một ngày không xa những sự
thật kinh hoàng của chế độ ở Hà nội sẽ được phơi bày ra ánh sáng.
Ông Vũ Châu Quán, tác giả tập biên khảo “Bác Hồ với báo Việt
Nam Độc Lập, NXB Thanh Niên, Hà nội, 2008, có trích đăng lại khá
nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh làm ở Cao Bằng trong giai đoạn 29-8-
1942,10-9-1943, và có nhận xét hết sức khôi hài theo tinh thần xã hội chủ
nghĩa: “Từ tháng 8 năm 1942, Bác sang Trung Quốc công tác, có để lại
một số bài thơ ở nhà, sau này đã đăng tiếp trên báo ” (xem trích dẩn trên
đây). Người ta tự hỏi không biết làm sao Hồ Chí Minh có thể tiên đoán
được vận mệnh của mình hay tưởng tượng trước về hoàn cảnh của mình sẽ
được ở tù để mà làm “thơ tù ”?
Ai cũng thấy rằng ngày Tết tây 1/1/1943, Hồ Chí Minh không thể vừa
ở Cao Bằng làm thơ Chúc mừng Năm mới để động viên tinh thần dân
chúng Việt Nam lại vừa ở tù ở Liễu Châu, Trung Quốc!
Vậy phải nói lên sự thật rõ ràng là Hồ Chí Minh ngụy tạo hoàn toàn
câu chuyện ông bị Tưởng Giới Thạch cầm tù ở Trung Quốc từ 29/8/1942
đến 10/9/1943.Tất nhiên Hồ Chí Minh không thể nào là tác giả của tập thơ
Ngục trung nhật ký được!
Vì sao HCM ngụy tạo chuyện bị Tưởng Giới Thạch cầm tù ở Trung
Quốc từ 29/8/1942 đến 10/9/1943? Phải chăng Hồ Chí Minh muốn có
“bằng cấp ở tù” để tạo cho mình thành tích hoạt động chính trị (carisme) vì
từ lúc “xuống tàu tìm đường cứu nước”, Hồ Chí Minh chỉ tận tâm với sự
nghiệp làm gián điệp cho Staline mà thôi. Hay Hồ Chí Minh chủ tâm nói
dối là hoàn toàn do bản chất giảo hoạt của người có sẳn thiên chức cộng
sản?

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 371


Phải hiểu đây quả thật là một nghi án chính trị và văn học cực kỳ
quan trọng của lãnh tụ cộng sản ở Việt Nam từ 1943 đến nay.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Trần là một giáo


chức kỳ cựu. Trước ñây Ông ñã từng
giảng dạy tại nhiều Trường Tư thục lớn ở
Sàigòn.
Hưu trí tại Pháp, Ông tiếp tục tham
gia hoạt ñộng trong lãnh vực Văn hóa
qua các buổi thuyết trình và các bài biên
khảo, phiếm luận hay nhận ñịnh thời sự.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 372


NGUYỄN VŨ BÌNH

Việt nam
và Con đường Phục hưng
Đất nước

Sau một thời gian tăng trưởng kinh tế ở mức cao (8-9%/năm), nền kinh tế
Việt Nam đang trong thời kỳ suy giảm. Năm 1998 mức tăng trưởng đạt 5,
8%, năm 1999 là 5%. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1998 chỉ bằng
1/3 của năm 1997 và năm 1999 bằng 1/3 năm 1998. Vấn đề quan trọng là
xu hướng giảm của tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài ngày càng rõ
nét. Tình trạng tham nhũng trở thành quốc nạn tham nhũng đã được Đảng,
Quốc hội, Chính phủ và nhân dân thừa nhận. Tệ nạn xã hội - nỗi đau lớn
nhất của dân tộc - đang phát triển không gì ngăn cản nổi. Gần đây, người
ta khám phá ra vụ buôn bán, tiêu thụ ma túy lớn nhất từ trước tới nay, vụ
án được xét xử ngày 13-6 tại Nam Định.
Trước tình hình thực tế của đất nước, có hai cách nhìn nhận, lý giải và
đánh giá. Theo quan điểm chính thống của Đảng và nhà nước thì rõ ràng
những thành tựu mà nước ta đạt được trong thập kỷ vừa qua là vô cùng
ngoạn mục. Tuy nhiên, mấy năm cuối thập kỷ, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế - tiền tệ châu Á, mức tăng trưởng của nền kinh tế có
phần giảm sút song vẫn ở mức cao nhất khu vực và châu Á. Quốc nạn
tham nhũng thì Đảng và Chính phủ, Quốc hội cũng không bao giờ quên.
Bài diễn văn nào, cuộc họp nào cũng nhắc tới, thậm chí những cuộc tiếp
xúc ngắn ngủi giữa lãnh đạo Đảng với dân, tham nhũng cũng bị đưa ra bàn
bạc, mổ xẻ. Tệ nạn xã hội đích thị là do kinh tế thị trường (mặt trái của
kinh tế thị trường). Không còn phải nghi ngờ gì nữa, chúng ta chấp nhận
kinh tế thị trường cũng phải chấp nhận mặt trái của nó và tệ nạn xã hội là
đương nhiên. Vấn đề là giáo dục đạo đức và khắc phục mặt trái của kinh tế
thị trường.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 373


Một cách nhìn nhận khác, trái hẳn với cách nhìn nhận thông thường,
chính thống. Cách nhìn nhận này thực ra đã được các nhà cách mạng lão
thành, những trí thức tâm huyết với đất nước ở trong và ngoài nước bằng
nhiều hình thức góp ý với Đảng và Nhà nước. Cũng là điều bình thường
khi người đi sau tổng hợp và phát triển với một ý chí và quyết tâm cao trên
cơ sở nhận thức của bản thân.
Đến thời điểm này, tôi cho rằng Việt Nam đang đứng trước một cuộc
tổng khủng hoảng lớn nhất của chế độ hiện hành. Có thể khái quát trạng
thái hiện nay của tình hình đất nước là: Bế tắc về đường lối, đình trệ về
kinh tế và dồn nén về xã hội. Sau đây sẽ phân tích từng vấn đề.

1 - Bế tắc về đường lối


Vấn đề lớn đầu tiên là đường lối về chính trị. Với ý thức hệ Mác- Lênin
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động và phát triển nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt
Nam đang đưa đất nước vào ngõ cụt bởi những lý do:
Thứ nhất, hệ tư tưởng Mác- Lênin khái quát thực tế lịch sử từ trước
cho đến thế kỷ XIX, hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, không thể
lấy những kết luận của thế kỷ XIX làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọi hành động ở thế kỷ XXI được.
Thứ hai, dù nói cách nào thì sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các
nước Đông Ấu đã chứng minh ý thức hệ tư tưởng Mác- Lênin không phù
hợp với lịch sử và đã bị đào thải.
Thứ ba, theo nhà toán học Phan Đình Diệu, khái niệm “Kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN” là một khái niệm mâu thuẫn. Chủ nghĩa
xã hội, với tư cách là một thể chế xã hội (theo định nghĩa kinh điển), là
một chế độ mà về mặt kinh tế phải xây dựng trên cơ sở công hữu hóa về tư
liệu sản xuất, quản lý tập trung và kế hoạch hóa vv... rõ ràng mâu thuẫn
với kinh tế thị trường. Mâu thuẫn trong cơ sở lý luận sẽ dẫn tới những biện
pháp nửa vời trong thực tiễn hành động. Đây là lý do quan trọng nhất dẫn
tới bế tắc về đường lối phát triển kinh tế hiện nay. Với quan điểm kinh tế
Nhà nước (nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước) giữ vai trò chủ đạo, nền
kinh tế Việt Nam không thể phát triển được. Trên thế giới chưa có một
nước nào mà doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả và thực tế đau
đớn của Liên Xô và các nước Đông Ấu cũng như những nước gọi là
CNXH, trong đó có Việt Nam còn tồn tại chẳng phải đã là những minh

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 374


chứng rõ như ban ngày hay sao? Một vấn đề rất quan trọng nữa về đường
lối, đó là đường lối hội nhập. Chúng ta đều biết rằng, sự phát triển của một
nền kinh tế ngày nay không thể tách rời khỏi sự phát triển của nền kinh tế
khu vực và thế giới. Để thu hút vốn, kỹ thuật và trình độ quản lý cho phát
triển kinh tế thì hội nhập là yêu cầu tuyệt đối đối với bất cứ nền kinh tế
nào. Song hội nhập lại đòi hỏi các nền kinh tế phải đáp ứng đầy đủ những
nguyên tắc của nền kinh tế thị trường. Và bất kỳ nền kinh tế nào đi ngược
lại hoặc chưa bảo đảm về cơ bản các nguyên tắc thị trường đều bị tổn
thương trong quá trình hội nhập. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tiền tệ châu
Á vừa qua đã chứng minh rất rõ luận điểm này. Theo tôi, các nước vừa qua
bị khủng hoảng do đã vi phạm hai nguyên tắc rất quan trọng của nền kinh
tế thị trýờng, đó là: Thị trýờng phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền
kinh tế và tính minh bạch và trung thực của thông tin trong nền kinh tế thị
trýờng. Nhý vậy, với nền kinh tế nýớc ta hiện nay, các nhà lãnh đạo đều
cảm nhận được sự nguy hiểm của hội nhập và chính vì vậy đã dẫn tới sự
nửa vời, bị động và bế tắc trong đường lối hội nhập.

2 - Đình trệ về kinh tế


Báo cáo kinh tế của Viện Kinh tế học cuối năm 1999 đã đưa nhiều số liệu
về việc tồn đọng một số sản phẩm cơ bản của nền kinh tế như: xi măng,
sắt, thép, phân bón, đường, vv... cũng như tình hình thất nghiệp rất lớn
trong các doanh nghiệp hiện nay. Đó là một trong những biểu hiện đình trệ
của nền kinh tế. Nhưng quan trọng hơn là đi vào tìm hiểu bản chất của nền
kinh tế nước ta hiện nay. Thú thực, là một người Việt Nam nhưng tôi
không thể vui mừng được trước những cái gọi là thành tựu của công cuộc
đổi mới như tăng trưởng kinh tế 8-9%, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 33% xuống
còn 17% theo số liệu chính thức. Ở đây chưa bàn đến phương pháp thống
kê (tính GDP) cũng như định nghĩa về hộ đói nghèo mà vấn đề là những gì
đang diễn ra đằng sau những con số đó. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có
một khuyết điểm rất lớn là nó không chỉ cho người ta biết được khả năng
thanh toán hay khả năng trả nợ của một nền kinh tế - và đây là điểm quan
trọng nhất. Tôi hình dung nền kinh tế Việt Nam như một quỹ tín dụng
nhân dân khổng lồ (dân gian gọi là chủ hụi) chưa bị vỡ nợ. Đặc điểm của
những quỹ tín dụng này là khả năng che đậy thực lực tài chính bằng
phương pháp vay của người sau trả cho người trước và nó chỉ bị vỡ tung
khi bị phát hiện hoặc không vay được nữa.
Theo số liệu công bố chính thức, tổng số nợ của nước ta là 11 tỉ USD,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 375


nhưng số nợ thực có thể là gấp rưỡi hoặc gấp đôi (xấp xỉ 20 tỉ USD), tức là
số nợ gần tương đương hoặc bằng 2/3 tổng sản phẩm quốc nội của nước ta.
(GDP của Việt Nam khoảng 30 tỉ USD nhưng có người nhận định chỉ vào
khoảng 20 tỉ USD). Nhưng vấn đề quan trọng là một nền kinh tế không có
hiệu quả (sẽ phân tích), với đường lối và phương thức phát triển như hiện
nay thì khả năng trả nợ sẽ là con số không! Điều này lý giải tại sao tất cả
những số liệu, thông tin về vấn đề này đều thuộc bí mật quốc gia. Xin lấy
một ví dụ cụ thể về hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Theo số liệu của Báo cáo kinh tế của Viện Kinh tế học thì số nợ quá
hạn của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta là 7% trên tổng dư nợ,
cộng với 7% khoanh nợ cho các doanh nghiệp nhà nước là 14% (theo các
chuyên gia nước ngoài là 23-25%). Trong khi đó, bất kể ngân hàng nào
trên thế giới, số nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 5% thì ngân hàng đó đã phải
phá sản! Như vậy hệ thống ngân hàng của nước ta có số nợ quá hạn cao
gấp 3 đến 5 lần giới hạn cho phép mà vẫn tồn tại ung dung, vui vẻ. Điều
mấu chốt là những thông tin này phải được giữ bí mật, nhất là đối với
những người gửi tiền vào ngân hàng. Vấn đề đói nghèo cũng có kịch bản
tương tự. Đằng sau những con số mỹ miều về thành tích xóa đói giảm
nghèo là cuộc sống cùng cực của những người công nhân, nông dân,
những người lao động. Bởi vì những con số chỉ phản ánh được mức tăng
đơn thuần về lượng của thu nhập mà không biết tới một chu kỳ “tiêu dùng
mới” của toàn xã hội trong những năm qua. Trong 10 năm (1990-1999)
qua, chúng ta đã bước sang một chu kỳ tiêu dùng mới với những chi tiêu
cho giáo dục, y tế, những khoản đóng góp mới, với chi tiêu cho những hủ
tục ở nông thôn mới trỗi dậy và những khoản tiêu cực phí cho bất kỳ công
việc nào, vv... Những con số tăng lên nhỏ nhoi về thu nhập liệu có lấp đầy
những chi phí phát sinh trong chu kỳ tiêu dùng mới của nhưng hộ đói
nghèo? Có nên tự hào về những con số đó không khi mà những gia đình
này phải có những khoản tiền khổng lồ đối với họ thì con họ mới học lên
được trung học và đại học.
Tình trạng đình trệ về kinh tế được phân tích rất rõ trong Báo cáo
kinh tế của Viện Kinh tế học. Nguyên nhân trực tiếp của việc tồn đọng
những sản phẩm cơ bản là do chi phí sản xuất quá cao so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân về cơ cấu - mục tiêu là do:
thứ nhất, phần lớn lượng vốn xã hội đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà
nước không có hiệu quả “Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sử dụng hơn
80% lượng vốn xã hội, giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đóng góp
vào ngân sách nhà nước nhưng khả năng tích luỹ còn rất hạn chế. Trên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 376


thực tế, tổng số nợ của DNNN năm 1999 đã lên tới khoảng 200.000 tỉ
đồng. Nếu tính đầy đủ những khoản như xóa nợ, khoanh nợ không phải
thanh toán, bao cấp lãi suất, vv... thì các DNNN này chẳng những không
tạo ra được tích lũy mà còn khó tái tạo được nguồn vốn ban đầu. Dù muốn
lập luận như thế nào chăng nữa hơn 80% lượng vốn xã hội sử dụng theo
phương cách trên vẫn là nguyên nhân của tình trạng giảm sút tăng trưởng
và kìm hãm cầu” -- (Tạp chí Cộng sản, số 2, tháng 1-2000, trang 32); Thứ
hai, khu vực kinh tế tư nhân không phát triển được. Chúng ta đều biết, kinh
tế tư nhân là động lực phát triển của tất cả các nền kinh tế thị trường phát
triển trên thế giới. Khu vực kinh tế này không phát triển được thì nền kinh
tế cũng không thể phát triển.
Có ba nguyên nhân quan trọng làm cho khu vực kinh tế tư nhân
không phát triển. Một là, không thừa nhận sở hữu tư nhân dẫn tới việc tư
nhân kinh doanh không được bảo đảm và bảo vệ bằng pháp luật. Hai là,
kinh tế thị trường chưa chín muồi (chưa tạo lập đầy đủ và đồng bộ các thị
trường), chưa có hệ thống pháp luật cho kinh tế thị trường phát triển, dư
luận xã hội đối với kinh tế tư nhân còn nhiều nặng nề, định kiến. Ba là, sự
méo mó của hoạt động sản xuất kinh doanh do việc ưu tiên quá mức cho
các DNNN.
Với hai nguyên nhân cơ cấu-mục tiêu nêu trên, nền kinh tế nói chung
không có hiệu quả. Kết hợp với việc sụt giảm đầu tư nước ngoài và đường
lối hội nhập bế tắc, sự đình trệ của nền kinh tế là một tất yếu.

3 - Dồn nén về xã hội


Đối với mỗi một nhà phân tích có lương tâm, vấn đề xã hội của đất nước
hiện nay là nỗi đau lớn nhất bởi tính chất nghiêm trọng và khả năng khôi
phục cực kỳ khó khăn, lâu dài của nó. Có thể nói, những nền tảng cơ bản
của xã hội Việt Nam đã bị phá hủy hoàn toàn. Điều này thể hiện trên
những phương diện sau:
- Tính trung thực xã hội đã bị phá hủy hoàn toàn. Tính trung thực xã
hội là nền tảng quan trọng nhất để một xã hội phát triển lành mạnh. Song,
chúng ta đều biết rằng, qua thời gian tính trung thực xã hội đã biến mất.
Trước hết, sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu
vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Một đặc trưng của xã hội
hiện nay là không một ai nói thật và rất sợ sự thật. Không phải ngẫu nhiên
mà phương châm hành động của Đại hội VI là nói đúng sự thật, nhìn thẳng
vào sự thật và đánh giá đúng sự thật.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 377


- Đạo đức xã hội đã bị phá hủy nghiêm trọng. Những quan hệ xã hội,
trong đó quan hệ con người với con người là cơ bản, và quan hệ tình cảm
hợp thành nền tảng đạo đức xã hội đều bị phá hủy nghiêm trọng bởi sự ra
đời và lên ngôi của một thứ quan hệ “đồng chí”. Thực ra quan hệ “đồng
chí” không có nội dung xã hội và không thể tồn tại, song chính vì vậy mà
nó đã tồn tại bằng một sự lên gân và tiêu diệt các mối quan hệ khác. Không
có gì ngạc nhiên khi ngày nay người ta thường gọi những người mà mình
ghét và khó chịu là “đồng chí”. Trải qua một thời gian dài, khi mà quan hệ
đồng chí không còn nữa thì cũng là lúc mà những quan hệ khác đã bị phá
hủy hoàn toàn.
- Những giá trị xã hội và thước đo giá trị xã hội đã bị đảo lộn. Bằng
sự can thiệp sâu rộng của chính trị vào tất cả các lĩnh vực và trên mọi
phương diện, đến nay những giá trị xã hội và thước đo giá trị xã hội đã bị
đảo lộn hoàn toàn. Những gì là đúng, là sai, là hay, là dở không thể nào
thống nhất và phân biệt được. Con người nào là tài, là giỏi, là dốt, là cơ
hội, vv... không có thước đo xã hội làm chuẩn mục đánh giá. Đây đúng là
bi kịch của xã hội Việt Nam bởi vì chúng ta không thể nào huy động và sử
dụng được những con người tài giỏi, trí tuệ nhất của đất nước để thoát ra
khỏi tình trạng hiện nay.
- Con người bị tha hóa. Biểu hiện cuối cùng và cao nhất về sự xuống
cấp xã hội là sự tha hóa của con người. Người ta không được phép nói ra
những điều mình suy nghĩ, hành động theo những gì người ta cho là đúng,
tức là mình không phải là mình. Có người nói rằng, con người ngày nay là
con người nhị nhân cách, song theo tôi thì những người nhị nhân cách đó
là những người không có nhân cách. Làm sao mà có nhân cách được trong
khi tất cả các phát biểu chính thức, những cuộc họp, hội thảo anh nghĩ một
đằng lại nói một nẻo.
Lý giải nguyên nhân của tất cả những vấn đề xã hội nêu trên là một
điều hết sức khó khăn. Song cũng có một vài điều để chúng ta suy nghĩ về
nguyên nhân. Tuyệt đối hóa mục đích trong các hoạt động thực tiễn, tức là
phải đạt được mục đích bằng mọi biện pháp, mọi giá, không cần xem xét
tới hậu quả - có thể là nguyên nhân khởi nguồn, đầu tiên. Tuyệt đối hóa
quyết định cấp trên - mệnh lệnh, một nguyên tắc của chiến tranh được đưa
vào quản lý xã hội. Và cuối cùng, kết hợp với ảo tưởng về một xã hội dựa
trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất.
Trên nền của một xã hội như vậy, số lượng ngày càng tăng của tội
phạm và tính chất man rợ và nghiêm trọng của tội ác không phải là điều

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 378


gây quá nhiều ngạc nhiên. Vấn đề là hiện nay đang có sự dồn nén đặc biệt
về xã hội được tạo ra bởi những khó khăn của nông dân, công nhân, những
ức chế của giới trí thức, những hoài nghi và lo lắng của cán bộ lão thành,
cán bộ hưu trí. Có ba nguyên nhân dẫn tới những dồn nén xã hội.
* Một là, Điều kiện sống, sinh hoạt khổ cực của nông dân và công
nhân. Điều này không cần dẫn chứng và phân tích nhiều bởi vì đối với
công nhân, tình trạng không có việc làm và thu nhập thấp là phổ biến và rõ
như ban ngày. Đối với nông dân, sự cùng cực và dồn nén đã bùng nổ ở
Thái Bình mà nguyên nhân cơ bản của nó đã được phân tích hoàn hảo
trong bài “Từ thực tế một xã, suy ngẫm về sự đóng góp của nông dân” của
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Trọng đăng trên Tạp chí cộng sản số 16, tháng 8-
1997. Trong bài báo có hai điều cần lưu ý, đó là sự dư thừa của lực lượng
lao động từ 50-60% ở vùng đồng bằng sông Hồng. Điều này phản ánh sự
bế tắc trong việc tạo lập môi trường làm ăn thuận lợi cho nông dân. Thứ
hai là mức đóng góp rất lớn của nông dân từ 13-21 khoản chiếm tới trên
70% thu nhập, dẫn tới thu nhập thực tế của nông dân ở mức cực kỳ khốn
khổ: 28.400 đồng/người/tháng của lao động thuần nông và 40.000
đồng/người/tháng cho người có thêm thu nhập phụ (điều này phản ánh
chính sách hà khắc đối với nông dân). Với mức thu nhập thấp, cộng với
những tiêu cực phát sinh ở địa phương (cán bộ tham ô, tham nhũng, hách
dịch...) những người nông dân Thái Bình nổi dậy đã thực sự cảnh báo nguy
cơ tổng khủng hoảng của toàn xã hội.
* Hai là, Bất công xã hội do sự phân hóa giàu - nghèo, giữa nông thôn
và thành thị đang diễn ra ngày càng sâu sắc. Trong khi những người nông
dân ở nông thôn, những người công nhân đang vật lộn với cuộc sống khổ
cực thì lại có một tầng lớp mới (tuyệt đại bộ phận là những kẻ có chức, có
quyền nằm trong bộ máy Nhà nước, Đảng) giàu nứt đố đổ vách, ăn tiêu xa
xỉ cả đời không hết của. Trong khi hàng tiêu dùng bão hòa ở thành thị thì
người nông dân ở nông thôn vẫn rách rưới, thiếu thốn và không thể nào
mua nổi. Pháp luật chỉ nghiêm minh đối với những người thấp cổ bé họng
và nghèo khổ nhưng lại né tránh những kẻ có quyền và có tiền.
* Ba là, Cảm nhận về sự bế tắc của tương lai. Đối với người nông dân
và công nhân, người ta không nhìn thấy một tương lai khả quan nào về
việc làm cũng như cải thiện thu nhập của họ. Giới trí thức và những người
có tâm huyết với đất nước cũng không nhìn thấy một tia sáng nào dưới
đường hầm tăm tối của đường lối phát triển đất nước hiện nay. Việc không
nhìn thấy lối thoát đã góp phần tạo ra sự thụ động xã hội và cuối cùng là sự

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 379


dồn nén xã hội.
Trên đây là những khái quát và phân tích về tình hình đất nước. Song
tất cả thực trạng này mới chỉ là tiền đề cho sự thay đổi có tính chất cách
mạng của xã hội Việt Nam. Nếu dựa vào kinh nghiệm rút ra từ những nước
thay đổi chế độ trong vòng 15 năm trở lại đây, chúng ta không nhìn thấy
tương lai của sự thay đổi. Ở Việt Nam, sự thay đổi chế độ bắt nguồn từ sự
thay đổi đường lối chính trị do những người lãnh đạo cao nhất khởi xướng
bị loại trừ hoàn toàn. Mặt khác, sự sụp đổ về kinh tế dẫn tới động loạn xã
hội và thay đổi về chính trị (như Anbani và Indonexia) rất khó xảy ra bởi
khả năng can thiệp và tinh thần cảnh giác cao của Nhà nước trước những
biến động kinh tế. Vậy thì phải chăng là sự gia tăng của ba yếu tố khó khăn
kinh tế, dồn nén xã hội, sự phân hóa của tầng lớp lãnh đạo cùng với sự
xuất hiện của lực lượng đối lập sẽ là câu trả lời về sự thay đổi của đất
nước.
Đứng trước tình hình hiện nay, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
là gì? Liệu Đảng Cộng sản có khả năng tự thay đổi mình và xoay chuyển
được tình thế để vẫn giữ được vị trí lãnh đạo đất nước trong tương lai
không? Câu trả lời là không và có.
- Không: Tất cả sự lựa chọn và thay đổi khó khăn nhất của Đảng CS
tập trung vào hai điểm mấu chốt là Doanh nghiệp Nhà nước và chống tham
nhũng. Nếu từ bỏ được quan điểm DNNN giữ vai trò chủ đạo, đồng nghĩa
với việc phát triển kinh tế tư nhân, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế
của đất nước và chống được tham nhũng, đồng nghĩa với việc làm trong
sạch Đảng và lấy lại được uy tín trước nhân dân thì Đảng CS vẫn ung dung
một mình lãnh đạo đất nước tiến vào thế kỷ XXI. Nhưng than ôi! điều đó
nằm ngoài khả năng hiện thực. Bởi vì loại bỏ DNNN cũng chính là từ bỏ
lợi ích sống còn của tầng lớp lãnh đạo, lợi ích được bao phủ bởi vẻ đẹp
huyền ảo (không ai hiểu được) của định hướng XHCN, của con đường đi
lên CNXH hiện nay. Còn chống tham nhũng ư? tham nhũng ở Việt Nam là
phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do
mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan, bán tước nở rộ hiện
nay. Liệu ĐCS có thể chống được tham nhũng không?!?
- Có: Trước khi trả lời câu hỏi, cần phải có sự thống nhất về nhận
thức. Nếu cho rằng tình hình đất nước hiện nay chỉ là những khó khăn tạm
thời, không liên quan gì tới bản chất chế độ, thì không có gì phải bàn ở
đây. Song nếu Đảng CS nhận thức được nguy cơ thực sự của tình hình đất
nước, khả năng thay đổi chế độ xã hội trong tương lai gần là có thực và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 380


không tránh được, thì vấn đề là Đảng phải làm gì để tự thay đổi và giữ
được khả năng lãnh đạo (tất nhiên là không phải độc quyền lãnh đạo nữa)
trong điều kiện ổn định của xã hội. Trong tình hình như vậy, Đảng CS phải
có một quyết tâm và một sự hy sinh cực kỳ to lớn nhưng cần thiết. Đó là
Đảng CS cần tự đặt mình vào thử thách sống còn trước khi bị xã hội làm
điều đó. Và tôi tin rằng nếu Đảng CS thực sự vì dân, vì nước, thực sự
muốn lấy lại lòng tin của nhân dân để tiếp tục lãnh đạo đất nước thì quyết
định duy nhất đúng hiện nay là từ bỏ độc quyền lãnh đạo, đồng ý thực hiện
đa nguyên tư tưởng, đa đảng đối lập. Tôi xin phân tích thêm ý nghĩa của
quyết định này.
Nếu quyết định này (đồng ý thực hiện đa nguyên, đa đảng) chỉ là giải
pháp để giữ vị trí lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam trong giai đoạn nhất
định, thì đối với lịch sử của đất nước, nó lại là một quyết định, một chiến
công vĩ đại nhất từ trước tới nay. Nhìn lại toàn bộ lịch sử nước ta, truyền
thống đấu tranh giải phóng dân tộc, truyền thống chống ngoại xâm vô cùng
oanh liệt nhưng nhân dân chưa bao giờ được tự do, đất nước chưa một
ngày có dân chủ. Hiện nay đất nước đang ở thời điểm quyết định cho bước
chuyển biến lớn nhất của lịch sử, và lịch sử đang trao trọng trách cho tất cả
chúng ta. Chúng ta, trước hết là ĐCS, cần phải nắm bắt và khai thác được
thời cơ có một không hai này để mở ra cho toàn xã hội một chân trời mới
của sự phát triển. Tôi tin tưởng tuyệt đối và mãnh liệt rằng, dù có bất kỳ
trở ngại nào, dù ý muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân nào, lực lượng nào
cản trở, dân tộc Việt Nam vẫn đi tới đích của lịch sử: Tự do của cá nhân và
Dân chủ cho toàn xã hội.
Là một người dân Việt, với nhận thức về tình hình đất nước và xu thế
không thể đảo ngược, tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là làm sao góp
phần giảm thiểu tối đa những tổn thất mà nhân dân phải gánh chịu, nảy
sinh từ bước chuyển biến đau đớn nhưng đầy vinh quang sắp tới. Lý do
cũng rất đơn giản, một thay đổi lớn của lịch sử nếu không có sự chuẩn bị
về tinh thần của nhân dân sẽ rơi vào hỗn loạn, dẫn tới hậu quả khôn lường
cho xã hội. Chính vì vậy, cần có một lực lượng đối lập ngay trong lòng xã
hội hiện nay để một mặt, thúc đẩy tất cả các yếu tố sẵn có đi tới chín muồi
và mặt khác, cùng với thời gian và sự thay đổi, tạo ra nền tảng vững chắc
cho một cơ cấu dân chủ trong tương lai (tránh tình trạng như nước Nga,
khi thay đổi chế độ không có một chính đảng thực sự thay thế dẫn tới việc
kéo dài thời gian xây dựng thiết chế dân chủ).
Trên tinh thần đó, Tôi đã làm đơn (có gửi kèm) xin thành lập đảng Tự

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 381


do - Dân chủ. Xin trình bày một số nét sơ lược về đảng Tự do - Dân chủ
cũng như suy nghĩ của bản thân về con đường phát triển đất nước.
Đảng Tự do - Dân chủ có mục đích tự thân là đấu tranh cho Tự do cá
nhân và Dân chủ xã hội. Trong bất kỳ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, nếu
Đảng không còn đấu tranh cho Tự do và Dân chủ, thì Đảng sẽ không còn
là đảng Tự do - Dân chủ. Mục tiêu cơ bản và lâu dài của đảng Tự do - Dân
chủ là xây dựng một xã hội: Nhân dân tự do - giàu có, Quốc gia hùng
mạnh, Xã hội dân chủ - công bằng - văn minh.
Để thực hiện được mục tiêu cao đẹp trên, cần xây dựng được tiền đề,
nội dung và điều kiện cho sự phát triển đất nước. Đó là: Dân chủ hóa xã
hội, Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và phát triển, Quốc tế hóa
mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
a/ Dân chủ hóa xã hội. Nói tới dân chủ hóa xã hội là phải tôn trọng
những nguyên tắc chung của dân chủ, tức là phải thừa nhận những quyền
cơ bản của con người, quyền công dân mà bất kỳ chế độ dân chủ nào cũng
phải thừa nhận. Đó là quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc, quyền
được tự do ứng cử và bầu cử. Mặt khác, cần xây dựng hệ thống luật pháp
làm nền tảng cơ bản cho chế độ chính trị dân chủ. Một luật pháp cần bảo
đảm được những quyền con người và quyền công dân cơ bản, bảo đảm
được sự phát triển và thay đổi bằng tiến hóa trong ổn định và quan trọng
nhất là tạo ra khả năng lựa chọn cái tốt nhất cho đất nước. Điều cần lưu ý
là xây dựng chế độ dân chủ phải là một quá trình liên tục, tự điều chỉnh, tự
bổ sung và hoàn thiện. Cần huy động được sự cống hiến của mọi người,
không loại trừ người nào trong quá trình thực hiện dân chủ.
b/ Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và phát triển. Trong nền
kinh tế thị trường thì quyền tư hữu tài sản là nền tảng phát triển, quyền sở
hữu trí tuệ là động lực phát triển. Cần phải tuyệt đối bảo đảm và bảo vệ hai
quyền này bằng luật pháp. Đồng thời tuân thủ nguyên tắc số một của kinh
tế thị trường là: thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn lực. Nền kinh tế
hiện đại gắn liền với xã hội thông tin, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Với
tiềm năng trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người Việt Nam, chúng ta
hy vọng một sự bùng nổ khi mỗi một cá nhân được tự do phát triển.
c/ Quốc tế hóa các hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đây vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để phát triển của tất cả các quốc gia
trên thế giới. Xét trên góc độ hội nhập, đó là việc tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại nhằm phát huy văn hóa dân tộc lên tầm cao mới. Xét trên giác độ
toàn cầu hóa, đó là thực hiện sự luân chuyển tự do của các yếu tố: nhân

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 382


lực, thông tin, vốn, kỹ thuật. Trong điều kiện hiện nay, đẩy mạnh quốc tế
hoá các hoạt động trên mọi lĩnh vực chính là điều kiện để thực hiện dân
chủ hoá xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại.

*
Bài viết này tập hợp tất cả trí tuệ và tâm huyết của bản thân tôi. Với tâm
niệm rằng, cần phải có một đảng chân chính và trung thực ngay từ buổi
đầu thành lập, bằng phương thức đấu tranh công khai và hoà bình cho Tự
do và Dân chủ ở Việt Nam. Tôi biết rằng, có thể tôi sẽ phải hy sinh nhưng
vẫn tin tưởng tuyệt đối là: Lịch sử sẽ sang trang, nhân dân Việt Nam nhất
định sẽ được hưởng Tự do và Dân chủ trong một tương lai không xa nữa.
Và trên nền của Tự do và Dân chủ, nhân dân Việt Nam sẽ làm cho cả thế
giới phải kinh ngạc về dân tộc mình, đất nước mình không kém những gì
họ đã làm trong lịch sử.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 383


Đơn Xin Thành Lập
Đảng Tự Do - Dân chủ

Kính gửi:Ông Trần Đức Lương


Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi: Ông Nông Đức Mạnh
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tên tôi là: Nguyễn Vũ Bình, phóng viên Tạp chí Cộng sản, thường
trú tại số nhà 26, tổ 67b, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình đất nước, tôi có
nhận thức rằng Việt Nam hiện nay đang đứng trước một cuộc tổng khủng
hoảng toàn diện về kinh tế, chính trị và xã hội. Theo nhận định của tôi,
trong tương lai không xa nữa, sẽ có một sự thay đổi lớn của lịch sử đất
nước và đó chính là sự thay đổi về chế độ xã hội. Việc có một lực lượng
đối lập, mà đại diện là một chính đảng trong lòng xã hội hiện nay là yêu
cầu bức thiết và tất yếu để giảm thiểu những tổn thất mà nhân dân phải
gánh chịu trong quá trình thay đổi. Trên cơ sở nhận thức như vậy, tôi mạnh
dạn làm đơn này, đề nghị và kính mong các Ông, vì tương lai đất nước, vì
lợi ích của dân tộc, cho phép tôi thành lập đảng Tự Do - Dân Chủ.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội ngày 2 tháng 9 năm 2000


Người làm đơn

Nguyễn Vũ Bình

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 384


Về Vấn đề
Biên giới Việt–Trung

Trong thời gian gần một năm qua, những người Việt Nam yêu nước không
phân biệt nguồn gốc chính trị, đều sửng sốt, đau lòng và phẫn nộ khi được
biết hiệp định biên giới Việt - Trung được ký kết và phê chuẩn lén lút làm
thiệt hại hàng trăm km2 đất đai tổ tiên cha ông để lại. Đã có rất nhiều
người lên tiếng, nhiều bài viết, bài nói và giải thích khác nhau xung quanh
vấn đề này. Sau khi đuợc tiếp cận với những bài viết và tài liệu cũng như
những phản kháng, kiến nghị của rất nhiều người Việt Nam trong và ngoài
nước, Tôi có một số băn khoăn, thắc mắc xung quanh vấn đề biên giới Việt
- Trung. Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, Tôi đã đi tới nhận thức về vấn
đề này.
Trước hết, tại sao lại có sự khác biệt rất lớn giữa thông báo của Nhà
nước về hiệp định biên giới trên bộ với những nguồn thông tin khác. Theo
thông báo của Nhà nước Việt nam, trong số 227 km2 đất đai tranh chấp
suốt dọc biên giới, bằng các nguyên tắc phân chia đuợc che chắn khá kỹ
luỡng, phía Trung Quốc đuợc chia 114 km2 và phía Việt Nam là 113 km2.
Trong khi đó các nguồn tin khác lại khẳng định, diện tích đất đai phía Việt
Nam bị mất là từ 720 km2 - 900 km2.
Phải hiểu vấn đề này như thế nào? Liệu có phải một trong hai nguồn
thông tin này không chính xác hoặc là sự bịa đặt hoàn toàn? Câu trả lời là
cả hai nguồn tin này đều đúng!
Mỗi nguồn thông tin đều có cách đặt vấn đề và cách giải thích theo
cách đặt vấn đề đó. Đối với nguồn thông tin Việt nam bị mất từ 720 km2 -
900 km2 thì đối tượng so sánh là hiệp định biên giới Việt - Trung vừa ký
kết, với hiệp định biên giới Pháp - Thanh. Theo đó diện tích đất đai bị mất
có thể không chỉ bắt đầu từ hiệp định mới ký kết mà từ nhiều năm trước
đó. Còn với thông báo chính thức của Nhà nuớc Việt Nam, diện tích đất
đai bị tranh chấp chỉ là sự so sánh trên thực tế trong một giai đoạn nhất
định, có thể là từ truớc và sau cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung
(1979 - 1986). Một ví dụ là địa danh ải Nam Quan, trên thực tế đã bị mất
vào tay Trung Quốc từ khá lâu trước cuộc chiến tranh biên giới, nhưng chỉ
đến bây giờ người ta mới được biết điều đó (đọc bài “Hận Nam Quan ngày

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 385


xưa, hận Nam Quan ngày nay”).
Một câu hỏi được đặt ra là việc mất đất đã diễn ra như thế nào? Tại
sao vừa qua Đảng cộng sản Việt Nam lại ký kết hiệp định đó? Và tại sao
họ lại chỉ đặt vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế và trong giai
đoạn ngắn?
Quá trình đất đai, lãnh thổ bị Trung Quốc lấn chiếm có thể coi là hệ
quả tổng hợp của sự mất cảnh giác, của cái giá phải trả đổi lấy sự ủng hộ,
giúp đỡ của Trung Quốc trong cuôc chiến tranh và sau cùng là của những
kẻ dùng đất đai của tổ tiên cha ông để lại đổi lấy quyền lực của cá nhân và
tập đoàn cầm quyền. Trong một số tài liệu đã nêu, vào những năm chiến
tranh, để tránh tổn thất cho cơ quan đầu não, Đảng cộng sản đã đặt các An
toàn khu sát dọc biên giới Việt - Trung và công bố đó là phần đất đai của
Trung Quốc. Ngoài sự mất cảnh giác, chúng ta cũng hiểu được rằng sức ép
từ phía Trung Quốc với những thủ đoạn rất tinh vi và khôn khéo đã đẩy
Đảng cộng sản Việt Nam phải đánh đổi lấy sự ủng hộ và giúp đỡ của
Trung Quốc trong cuộc chiến tranh vừa qua.
Việc ký kết và phê chuẩn hiệp định biên giới Việt - Trung vừa qua
mang đậm dấu án cá nhân của ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng bí thư đảng,
người đứng đầu Bộ chính trị khi đó. Với cơ chế tập thể lãnh đạo, thực chất
là vô trách nhiệm, người đứng đầu Bộ chính trị rất dễ dùng những thủ đoạn
đơn giản để giải quyết những vấn đề quốc gia mà không ảnh huởng trực
tiếp đến quyền lợi trước mắt của những uỷ viên Bộ chính trị còn lại. Và
ông ta đã đạt đuợc mục tiêu, song cái đích cuối cùng mà ông ta nhắm tới
lại không đạt được, đó là sự ủng hộ của người khổng lồ phương Bắc để
duy trì chiếc ghế Tổng bí thư
Lý do Ban lãnh đạo hiện nay giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ,
lãnh hải chỉ bó hẹp trong phạm vi nhất định về thời gian và không gian
cũng không có gì khó hiểu. Bình thường ra, ban lãnh đạo quốc gia phải
nhân danh sự liên tục của quốc gia hay chí ít là sự liên tục của chế độ để
giải quyết vấn đề biên giới, theo đó bảo đảm chủ quyền thiêng liêng của tổ
quốc. Nếu những người đi trước có sai lầm phải tìm cách sửa chữa và tuyệt
đối không để thiệt hại thêm một tấc đất vào tay ngoại bang. Song, đối với
giới lãnh đạo hiện nay, một tâm lý và phong cách ứng xử phổ biến là chỉ
quan tâm tới phạm vi, lĩnh vực và đơn vị mình quản lý để làm sao không
xảy ra sự cố nào có thể ảnh hưởng tới chiếc ghế quyền lực hiện tại và khả
năng thăng tiến trong tuơng lai. Ngoài ra, người ta không hề quan tâm tới
những gì xảy ra trước khi tiếp nhận và sau khi thay đổi đối tuợng quản lý.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 386


Hay nói cách khác, với sự tha hoá nhân cách và cảm nhận sự bế tắc của
tuơng lai, thực chất giới lãnh đạo hiện nay không có trách nhiệm gì trước
vận mệnh dân tộc cũng nhu không hề đại diện quyền lợi của nhân dân.
Chính lối suy nghĩ như vậy về trách nhiệm mà ban lãnh đạo Đảng
cộng sản đã ký kết hiệp định biên giới vừa qua. Nhưng có một điều mà họ
không thể không nghĩ tới đó là trách nhiệm trước lịch sử, một trách nhiệm
rất lớn bởi vì họ phải gánh cả sai lầm của những người tiền nhiệm khi đặt
bút ký và phê chuẩn hiệp định biên giới Việt - Trung.
Từ khi phát hiện ra việc ký kết và phê chuẩn hiệp định biên giới Việt
Trung của ban lãnh đạo Đảng cộng sản, những người Việt Nam yêu nước
đã có phản ứng quyết liệt bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Chúng ta có thể tự hào về những việc đã làm và kết quả trước mắt, tạm
thời ngăn chặn được Ban lãnh đạo Đảng cộng sản phê chuẩn hiệp định
biên giới trên biển.
Qua sự kiện này, Tôi cũng nhìn thấy một mối lo rất lớn đang ngày
một hiện diện rõ hơn. Phản ứng của người dân truớc sự kiện trọng đại của
dân tộc thật đáng thất vo. Ng. Một phần không nhỏ nhân dân trong nước đã
biết tới việc đất đai lãnh thổ bị cắt nhượng, nhưng chỉ có một số rất ít
người đang tham gia phong trào dân chủ lên tiếng bảo vệ chủ quyền quốc
gia, dân tộc. Sự thờ ơ đã phản ánh tinh thần yêu nước nói chung của nhân
dân xuống tới mức đáng báo đô. Ng. Sự kiện hàng ngàn hec-ta rừng chàm
nguyên sinh ở U minh thuợng và U minh hạ bị thiêu huỷ hoàn toàn không
chỉ tố cáo khả năng quản lý yếu kém của giới lãnh đạo hiện nay mà còn
cho thấy những tổn thất vô cùng lớn khi người dân không quan tâm tới lợi
ích chung của quốc gia, dân tộc. Là người Việt Nam, chúng ta cần khẩn
trương hành động để hun nóng tinh thần yêu nước, điều kiện không thể
thiếu đối với tuơng lai của dân tộc trước khi quá muộn. Một trong những
việc cần làm là tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng
liêng của tổ quốc.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2002


Nguyễn Vũ Bình

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 387


BẢN ĐIỀU TRẦN
Về Tình trạng Nhân quyền
Tại Việt nam

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2002


Kính gửi: Ủy ban Nhân quyền - Quốc hội liên bang Hoa Kỳ
Tôi rất xúc động khi nhận được lời mời tham dự cuộc điều trần trước
Quốc hội liên bang Hoa Kỳ. Tôi xin thành thật cảm ơn bà Loretta Sanchez
và Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội đã cho tôi cơ hội quý báu này để
phản ánh và bày tỏ quan điểm của mình về tình trạng nhân quyền tại Việt
Nam. Về tình trạng quyền con người bị vi phạm, chúng tôi, những người
đấu tranh cho dân chủ và thân nhân của những người bị bắt giam, đã cùng
ký vào một bản kiến nghị tập thể ngày 6 tháng 7 năm 2002 để nêu lên
nhiều vụ đàn áp nhân quyền điển hình như sau:
1. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, hai ngày sau khi ông Nông Đức Mạnh
nhậm chức Tổng Bí Thư, công an Hải Phòng chặn bắt ông Vũ Cao Quận
rồi tống giam ông suốt 9 ngày chỉ để tra hỏi về các bài viết của ông và của
các nhà trí thức khác.
2. Ngày 12 tháng 7 năm 2001, công an thành phố Hồ Chí Minh chặn
bắt để cướp đoạt bản ghi chép những cảm nhận của Tướng Trần Độ về Đại
Hội IX.
3. Ngày 5 tháng 9 năm 2001, chỉ vì lá đơn xin thành lập Hội Nhân
Dân Ủng Hộ Nhà Nước Chống Tham Nhũng mà ông Phạm Quế Dương,
ông Trần Khuê, ông Hoàng Minh Chính cùng gần 20 người khác đã bị bắt
bớ hay bị sách nhiễu.
4. Suốt tháng 9 và tháng 10 năm 2001, nhà nước đã cho dựng lại cảnh
đấu tố khắp các khu dân cư đối với các ông Hoàng Minh Chính, Phạm Quế
Dương, Nguyễn Thanh Giang, Lê Chí Quang.
5. Cuối năm 2001, công an chặn đường bắt nhà thơ Bùi Minh Quốc,
sau khi ông thực hiện một chuyến đi tìm hiểu về vấn đề biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Hiện nay ông đang bị quản chế 2 năm tại nhà. Cùng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 388


bị đẩy vào cảnh tù tại nhà hiện nay còn có nhà xã hội học Trần Khuê, tiến
sĩ sinh vật học Hà Sĩ Phu.
6. Tháng 1 năm 2002 thứ trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin Phan Khắc
Hải ký quyết định truy tầm và tiêu hủy một số sách của những người dân
chủ. Quyết định này là một sự chà đạp trắng trợn quyền tự do tư tưởng và
ngôn luận.
7. Trong mấy tháng qua, nhà cầm quyền đã bắt giam hàng loạt anh
em trẻ với những lý do không xác đáng, như Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí
Quang, Phạm Hồng Sơn.
8. Cắt điện thoại cả gia đình của các ông: Hoàng Minh Chính, Phạm
Quế Dương, Hoàng Tiến, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Hà Sĩ Phu, Nguyễn
Đan Quế, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Vũ Bình...
9. Sách nhiễu, giam cầm hàng loạt tín đồ và các chức sắc tôn giáo.
Từ những vụ đàn áp nêu trên và nhiều vụ xảy ra trong quá khứ, bản
thân tôi có một số nhận định về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam như
sau:
- Việc vi phạm quyền con người từ phía nhà cầm quyền Việt Nam đã
diễn ra thường xuyên, liên tục và có hệ thống. Cùng với sự hội nhập và mở
rộng thông tin, nhận thức chung của nhân dân Việt Nam đã được nâng cao.
Điều này tất yếu dẫn tới việc những tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ,
tự do tôn giáo, vv.. được cất lên ngày càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Song
song với quá trình đó là sự đàn áp của nhà nước với tất cả những thủ đoạn
tinh vi, xảo quyệt. Sự đàn áp này luôn luôn vi phạm những quyền cơ bản
của con người mà trong chính hiến pháp, cũng như những hiến chương về
quyền con người được nhà nước Việt Nam ký kết. Trong một vài năm trở
lại đây, trước tình hình bùng phát của những tiếng nói dân chủ và khả năng
kết hợp của họ, sự vi phạm những quyền cơ bản của con người ngày càng
gia tăng cả về cường độ và tính chất trắng trợn. Xu hướng này không mất
đi mà còn tiếp tục trong thời gian tới.
- Tình trạng vi phạm nhân quyền của nhà nước Việt nam trong thời
gian dài rất bùng nhùng, lúc được cải thiện, lúc rất nặng nề. Sự lên án và
can thiệp của các chính phủ dân chủ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền mới
chỉ đem lại những kết quả rất hạn chế. Và nhiều khi diễn ra tình trạng “bắt
cóc bỏ đĩa”. Có tình hình đó là do hai nguyên nhân: lực lượng dân chủ
trong nước chưa đủ mạnh để có thể tự bảo vệ và sức ép quốc tế lên nhà
nước Việt Nam còn rất tản mạn, thiếu tập trung và sự đồng loạt.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 389


Qua quá trình tìm hiểu, theo dõi và nghiên cứu tình hình vi phạm
nhân quyền và phong trào dân chủ, tôi có một số suy nghĩ về những giải
pháp khả dĩ có thể hạn chế, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ tình trạng vi phạm
nhân quyền.
Trước hết và trên hết, bản thân những người, nhóm người thường
xuyên bị xâm phạm những quyền cơ bản cần có phương cách tự bảo vệ
mình. Mục tiêu tối thượng của nhà nước Việt Nam là cô lập, chia rẽ và
phân hóa những chiến sỹ đấu tranh cho dân chủ để bằng mọi giá ngăn chặn
sự kết hợp có thể xảy ra. Họ thực hiện điều này bằng chiến thuật đánh tỉa,
bằng tất cả các thủ thuật và thủ đoạn đối với từng đối tượng mà họ đã
nghiên cứu kỹ lưỡng. Vậy thì để đối phó với tình hình đó, còn có gì khác
hơn là sự co cụm và nương tựa lẫn nhau giữa những người cùng chí hướng
đấu tranh cho dân chủ? Sự kết hợp này cần phải tính đến bối cảnh trong
nước và quốc tế cũng như tình hình thực tế của phong trào dân chủ hiện
nay. Và theo tôi, nó phải được công khai dựa trên những mục tiêu mà phần
lớn nhân dân có thể ủng hộ.
Sự kết hợp của những con người can đảm thực hiện quyền con người
ở Việt Nam không chỉ tạo ra sức mạnh tự bảo vệ, mà còn thay đổi đối
tượng để các chính phủ dân chủ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền thực
hiện sự bảo vệ hiệu quả hơn rất nhiều. Không những thế, họ còn nhìn thấy
tương lai của sự thay đổi thông qua sự kết hợp này và điều đó sẽ thúc đẩy
họ quyết tâm hơn trong việc gia tăng sức ép và sự can thiệp của mình.
Về phía những Chính phủ dân chủ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền
thì điều quan trọng nhất là tìm ra được “gót chân Asin của cộng sản Việt
Nam”, và cách thức gây sức ép hiệu quả nhất để bảo vệ nhân quyền. Đây
quả thực không phải là điều dễ dàng bởi vì tình hình Việt Nam đầy rẫy
những mâu thuẫn và làm bối rối rất nhiều nhà phân tích. Nhưng theo lô-gic
thông thường thì đối với một đất nước đang trong quá trình Công nghiệp
hóa, Hiện đại hóa và hơn nữa, với một số lượng khổng lồ đội ngũ nhân
viên ăn lương ngân sách thuộc các hệ thống Đảng, Nhà nước, Chính phủ
và đoàn thể từ trung ương đến địa phương thì cái mà họ cần chắc không
ngoài đô-la. Điều quan trọng nhất là việc sử dụng tiền sai mục đích đã che
dấu được tử huyệt của chế độ này.
Tuy nhiên, với khả năng xoay sở và sự lì lợm, nhà nước cộng sản này
chỉ nhân nhượng và chịu thỏa hiệp khi sức ép quốc tế lên nó bảo đảm được
yêu cầu đồng loạt với một quyết tâm cao. Tôi được biết là Hạ Viện Mỹ đã
thông qua Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam, với một tỷ lệ rất cao là

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 390


410/1. Những người đấu tranh cho dân chủ Việt Nam vô cùng phấn khởi
trước sự kiện này và bày tỏ sự cảm kích đối với những dân biểu Hoa Kỳ đã
hỗ trợ để dự luật này được thông qua. Trong thời gian qua, đảng cộng sản
Việt Nam đã kịch liệt phản đối và tìm cách vận động, áp lực để Hoa Kỳ
hủy bỏ Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam. Tôi cho rằng đây là lúc mà
Hoa Kỳ phải bày tỏ quyết tâm hỗ trợ nhân dân Việt Nam bằng cách chính
thức thông qua Dự Luật này, vì tôi tin rằng nó sẽ giúp cải thiện tình trạng
nhân quyền tại Việt Nam.
Kính thưa quí vị,
Bối cảnh Việt Nam hiện nay tương đối thuận lợi để thực hiện những
những kế hoạch mang tính đột phá trong công cuộc bảo vệ nhân quyền và
vận động dân chủ. Uy tín của Đảng cộng sản Việt Nam đã giảm sút tới
mức thảm hại sau vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn (còn gọi là vụ án
Năm Cam); kế hoạch cắt giảm thuế vào AFTA chuẩn bị bắt đầu... Và cuối
cùng, tôi luôn luôn quan niệm, chỉ có thể ngăn chặn và xóa bỏ tận gốc tình
trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam khi thực hiện được điều đó trên
phạm vi quốc gia, tức là thành công trong công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Vì vậy, tất cả những giải pháp đấu tranh bảo vệ nhân quyền cần hướng tới
mục tiêu cao nhất mà nhân dân Việt Nam hằng mong ước: tự do cá nhân
và dân chủ cho toàn xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí vị!
Nguyễn Vũ Bình
Nhà 26, tổ 67b, p Vĩnh Tuy
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nguồn:
http://www.shcd.de/dautranh%20DC/nguyenvubinh/ban%20dieu%20tran
%20ve%20tinh%20tranh%20nhan%20quyen%20VN.html

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 391


Ông nguyên là phóng viên của Tạp chí
Cộng sản. Tháng 1 năm 2001, ông nghỉ
việc và tỏ ý muốn lập Đảng Dân Chủ Tự
Do Việt Nam, kêu gọi cải cách chính trị,
thả tù nhân chính trị, và lập hội nhân dân
chống tham nhũng.
Tháng 7, 2002, ông bị bắt sau khi
gởi bài ñiều trần tới Ủy ban Nhân quyền
Nguyễn Vũ Bình của Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình vi phạm
nhân quyền ở Việt Nam.

Tháng 8, sau khi ra tù và quản chế tại nhà, ông viết


bài "Một vài suy nghĩ về Hiệp ñịnh Biên giới Việt-Trung," và
bị bắt lại vào tháng 9, 2002.
Năm 2002, ông ñược trao giải Hellman-Hammett, cho
những người cầm bút ñương ñầu với các ñàn áp chính trị.
Ông mãn hạn tù tháng 6 năm 2007.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 392


PHAN THANH TÂM

Việt nam
Sau Ba Mươi Năm Xa cách

Trở về Việt Nam sau ba mươi năm lìa xa, tôi đã đi không ngừng, Saigon ra
Trung, Hà Nội vô Nam; và mong sẽ quên chuyện non nước mình, như qua
lời bản nhạc Tôi Sẽ Đi Thăm của Trịnh Công Sơn. Càng đi tôi càng nhận
thức rằng chúng ta không nên quên chuyện non nước mình. Muốn hướng
tới một tương lai công bằng, dân chủ, văn minh, giàu mạnh ta phải nhớ quá
khứ; nhớ để tha thứ chớ không phải nhớ để nuôi dưỡng hận thù. Theo tôi,
ngày 30/4/75 là ngày thống nhất đất nước, gỉai phóng miền Bắc khỏi sự cơ
cực, dối trá; và không phải là ngày mà cả nước đều đi chung cuộc mừng
với các nhà lãnh đạo Cọng Sản ở Ba Đình.
Tôi đã thấy gì trong chuyến đi thăm xuyên Việt hồi tháng 12/06? Một
nước Việt đang tiến bước và thay đổi rất nhiều. Hà Nội có một nếp sống đô
thị đích thực, khởi sắc, sôi nổi chớ không gượng gạo, dè dặt và buồn như
thời thập niên 80. Thủ đô nước Việt Nam đứng hàng thứ sáu trên cả Bắc
kinh trong cuộc bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á.
Còn Sài Gòn thủ đô của một chế độ đã chết, giờ mang tên mới Thành phố
Hồ Chí Minh hết còn là Hòn Ngọc Viễn Đông, bị tụt hậu tuy có nhiều sửa
sang, xây cất. Nón cối, dép râu, aó quần xộc xệch của cán bộ đã biến đi
đâu mất. Giao thông trong thành phố Saigon Hà Nội là một khủng hoảng
lớn. Giờ cao điểm xe cộ rối nùi; mạnh ai nấy lách, lấn. Đi bộ băng qua
đường là một thử thách. Du khách phải liều và bình tĩnh tiến bước mới
được. Taxi và xe ôm rất thông dụng. Saigon có gần tám triệu dân mà số xe
gắn máy là bốn triệu chiếc.
Chuyện đánh cho Mỹ cút cho ngụy nhào, giờ đã xưa rồi vì rằng Mỹ
không có cút và ngụy cũng chẳng có nhào. Đổi mới thực chất chỉ là trở về
cái cũ. Thật vậy, ảnh hưởng Mỹ và ảnh hưởng của các con rồng, con cọp
kinh tế Á Châu như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Mã Lai Á, Thái Lan,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 393


Nhật… hưởng lợi nhờ cuộc chiến nói trên, hiển hiện trong mọi sinh hoạt.
Dân tình sính dùng tiếng Anh nhiều hơn thời Việt Nam Cộng Hòa. Một số
người có cung cách Mỹ hơn cả Việt Kiều. Một anh bạn của tôi cho biết khi
tới một quán cà phê karoke ở Saigon anh nghe thấy họ hát toàn nhạc tiếng
Anh. Tôi không bị làm khó dễ ở phi trường khi nhập nội hay khi trở về
Mỹ. Báo chí nở rộ; in ấn đẹp, đủ loại, đủ kiểu, rất hiện đại nhưng tất cả đều
nằm trong vòng cương tỏa. Nhà văn, nhà báo được nhà nước và đảng xem
như con cháu trong nhà.
Trong gần một tháng ở Việt Nam tôi không bị phiền nhiễu giấy tờ hay
phải khai báo chỗ lưu trú. Tôi cũng không hề thấy dấu vết gì của Nga và
Trung Cộng. Các điệu nhạc giống Tàu ra rã trong những ngày tháng sau
khi quân miền Bắc tiến chiếm Saigon không còn nghe nữa. Thiên hạ mua
bán rộn rịp. Nếu không thấy bóng dáng mấy anh cảnh sát hay cờ đỏ, khẩu
hiệu, tượng hình Hồ Chí Minh thì ta sẽ có cảm tưởng như cuộc sống trở lại
như thời trước 1975. Nhà văn Dư thị Hoàn trong một bài phỏng vấn trên
Văn Nghệ Sông Cửu Long ngày 27/9/06 cho biết “cuộc chuyển hướng này
không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là
bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi
đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua”.

Cuộc cách mạng thầm lặng


Ngoài ra, ít ai biết một cuộc cách mạng thầm lặng đã diễn ra ở miền Bắc
sau năm 1975. Đó là “cuộc cách mạng khu phụ, có người gọi là nền văn
minh toa lết từ Saigon tràn ra”. Theo hai tác giả Nguyễn thị Ngọc Hà và
Trần Chiến trong cuốn 36 Góc Nhìn, sự kiện này là biến đổi lớn trong nền
kiến trúc nhà cửa của các gia đình Hà Nội. Người ta chịu tốn nhiều tiền
hơn để xây kiểu “xí bệt” thay vì kiểu “xí xổm”. Phó Thủ Tướng Mả Lai Á
Najib Razak trong một buổi triển lãm cầu tiêu nhằm cổ động cho ngành du
lịch nước này trong năm 2007 nói rằng “cầu tiêu là bộ mặt của đất nước”.
Và mức độ văn minh của quốc gia được đánh giá qua độ sạch sẽ của phòng
vệ sinh. Nếu thế thì hóa ra, cuộc “giải phóng” miền Nam đã giúp và làm
cho miền Bắc xã hội chủ nghĩa văn minh hơn.
Về Việt Nam chưa được một tháng nhưng tôi đã đi thăm đủ bà con
anh em thân thích, mồ mả cha ông từ Nam chí Bắc và gặp lại hầu hết bạn
bè một thời; trở lại đường xưa phố cũ để nhớ về những kỹ niệm cũ. Tôi đã
được ăn lại một số đặc sản của đất nước từ trái vú sữa, ly nuớc dừa ở Bến
Tre, Bình Định, bưởi Biên Hòa, cho đến bánh xèo, bánh bột lọc ở Huế và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 394


chả cá, bánh cuốn ở Hà Nội... Lúc đầu tôi còn dè dặt sợ đau bụng nhưng
sau nhiều lần ăn thử thấy không sao tôi đã không từ nan thứ gì bất kỳ ở
đâu, từ đầu đường xó chợ cho đến các cửa tiệm như quán TIB gặp Hoàng
Tá Thích và Trịnh Vĩnh Tâm, hai bạn cũ, kể chuyện về ông Bush ăn cơm
Việt. Chỉ trừ uống nước có đá lạnh. Tôi thấy phở ở Việt Nam không ngon
bằng phở ở ngoại quốc. Chỉ có bún bò Huế là ngon và càng ở chỗ bình dân
lại càng tuyệt hơn. Tôi có dịp chiêm nghiệm lời nhận xét của nhà văn
Trung Hoa Lâm Ngữ Đường cho rằng lòng yêu nước là lòng yêu những
món ngon mà mình được ăn hồi nhỏ.
Sau khi đến Saigon một ngày, tôi đi Bến Tre thăm mộ Phan Thanh
Giản ở ấp Thanh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, Huyện Ba Tri. Mộ được ông Phan
Thanh Nhàn trông coi sạch sẽ. Tôi không hiểu đảng Cọng Sản thù hằn gì
Phan Thanh Giản mà trong những ngày đầu chiếm miền Nam, họ đòi phải
dời mộ cụ Phan đi chỗ khác. Ông Phan Thanh Nhàn lúc đó học lớp chín bị
đuổi, không cho học tiếp. Nhà văn Lê Thị Huệ rất đúng khi trong cuốn
Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21 đã gọi “những người
Cọng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Hạ”. (Tôi còn nhớ trước 1975
trong một chuyến làm phóng sự khi đi qua mộ của cha Hồ Chí Minh ở Cao
Lãnh, ông Tỉnh Trưởng chỉ cho tôi thấy và nói “chúng tôi vẫn giữ cho
được sạch sẽ”. Chính mắt tôi thấy một người lao công đang quét dọn).
Trước khi ra về, tôi ghé qua thắp nhang hai ngôi mộ Võ Trường Toản và
Đồ Chiểu. Hai ngôi mộ này được ty Văn Hóa Thông Tin cử người đặc
trách trông coi nên trông rất tươm tất và lại rộng rãi.
Từ Saigon, tôi đi Qui Nhơn, Bình Định thăm mồ mả anh chị em, bà
ngoại, bà nội, ba má tôi bằng máy bay của Hàng Không Việt Nam. Hồi
xưa, trước năm 1945 gia đình tôi ở đó. Bước lên chiếc maý bay hai cánh
quạt của Nga Sô làm tôi hơi ớn. Các cô chiêu đãi trên máy bay lịch sự,
toàn là giọng Bắc nhẹ nhàng. Trời buổi sáng tốt trong xanh. Máy bay bay
êm ả, mất khỏang một tiếng. Tôi được dịp nhìn bờ biển miền Trung. Qui
Nhơn phát triển nhiều, xây cất khắp nơi; dọc bờ biển toàn là khách sạn
dành cho du khách. Mồ mã chôn ở Huỳnh Kim, Nhơn Hòa, An Nhơn.
Người bà con dùng xe gắn maý chở tôi đi thăm mộ; chạy loanh quanh qua
các đường mòn nhỏ hẹp, len lỏi qua nhiều cánh đồng. Sảng khoái vì có thể
hít thở không khí trong lành ở nhà quê và ngắm dãy núi Trường Sơn xa xa.
Bức tranh thật đẹp.Tất cả như mơ.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 395


Từng đàn cò trắng
Hôm sau rời Qui Nhơn, tôi về Huế bằng xe lửa để viếng mộ hai ông cố
Phan Tôn, Phan Liêm, ông nội; thăm bà con họ hàng sinh sống ở đất Thần
Kinh; nhớ lại thời học sinh ở trường Quốc Học. Ruộng đồng, đồi núi, biển
cả lần lượt lướt qua. Miền Trung có rất nhiều cò trắng. Chúng bay từng
đàn hay chậm rãi bước trên những cánh đồng vắng. Ở trong Nam, khi đi
Bến tre, xe chạy ra miền quê, tôi không thấy có nhiều cò như ở đây. Có lẽ
miền Trung nhiều cò là vì chiều tối chúng có nơi trú ẩn ở các rặng núi xa
xa? Xe lửa chạy mất một buổi mới đến Huế. Bầu trời xám xịt, ướt át. Huế
mùa đông lúc nào cũng buồn. Về nhà người bà con ở. Nằm trong mùng
nghe mưa rơi rĩ rã; tàu lá chuối sột soạt. Lòng bồi hồi. Ôi tiếng quê hương
sao mà thấm vậy. Mấy mươi năm không về; cũng mấy mươi năm không
ngủ trong mùng. Thao thức, mông lung.
Mộ hai ông Phan Tôn (1837-1893), Phan Liêm (1833-1896) được
chôn ở chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Huế. Bia mộ làm cách đây
hơn cả trăm năm, viết bằng chữ Hán nên con cháu, tuy biết nơi chôn,
nhưng không định rõ mộ nào vì đọc không được. Sau này nhờ vị trù trì
chùa dịch ra; con cháu mới làm thêm chữ quốc ngữ ở sau bia để dễ tìm.
Mộ nằm gần núi, xa xôi cách trở nên khó đi lại. Muốn đến chùa phải đi qua
một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh. Cũng là một dịp hay cho tôi để biết vì
nghe nói nhiều về con đường này. Đường được tráng nhưa, rộng, tốt,
nhưng vắng hoe. Không có xe nào chạy ngang cả. Ba ngày ở Huế, tôi đã đi
lại những con đường quen thuộc. Vào chợ Đông Ba, qua Gia Hôi; vào
Thượng Tứ rồi lên Thiên Mụ, thăm Văn Miếu Huế và bia tiến sĩ, xây năm
1808 có những tên Phan Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh
Trinh…; về Vỹ Dạ, tôi thấy Huế quá nhỏ và thời gian ở đây như chậm lại.
Hồi đó đạp xe vòng vòng sao mà xa dữ.
Câu nói của tác giả Diệu Phước trên tập san Tiếng Sông Hương: “Huế
quan liêu phong kiến, Huế cung cách bảo thủ, Huế thâm, Huế sâu, Huế
trầm tĩnh hài hòa, Huế lãng mạn, ướt át, Huế khắt khe khó tính, Huế đam
mê cực đoan, Huế đa tình, đa mang; vô vàn tĩnh từ khen chê khác nhau về
người Huế, bề mặt và bề sâu, có đó mà không có đó” đủ để nói về cái chất
và đất Huế. Mấy ai đã từng ở Huế hay đã đi qua Huế mà không vấn vương
về Huế. Tôi đến đứng trước trường Đồng Khánh và Quốc Học để nhớ một
thời. Thất vọng vì không còn thấy tà áo trắng. Trường nữ bây giờ là trường
học hỗn hợp nam nữ học chung. Và việc chính quyền phá cái đàn Nam
Giao để xây một đài liệt sĩ cũng làm cho tôi cảm thấy ghê tởm như nhà văn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 396


Phạm Xuân Đài đã viết trong Nghĩ Về Huế. Mặt khác, khi nhìn Tử Cấm
Thành ở Huế quá nhỏ so với Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh tôi không tránh
khỏi buồn.
Tôi đến Thăng Long, đất rồng bay, nơi mà năm 1010 Lý Công Uần
lập đô, bằng chuyến xe lửa từ Huế ra, vào lúc 5:30 sáng ngày 20/12/06;
thuộc loại vé “nằm mềm điều hòa”. Lần đầu tiên đặt chân xuống đất Hà
Nội ở ga hàng Cỏ, tôi đã háo hức đi ra nhìn thành phố còn lù mù dưới ánh
đèn đường. Tuy chưa bao giờ hít thở không khí quê ngoại của tôi, nhưng
đã thấy ba mươi sáu phố phường, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch, hồ Tây,
Văn Miếu, đền Ngọc Sơn, cầu Thế Húc, chùa Một Cột … qua sách báo thơ
văn từ thời niên thiếu. Thậm chí, còn nghêu ngao thì thầm hát Giấc Mơ
Hồi Hương của Vũ Thành: “Nhìn “em” mờ trong mây khói, bước đi nhưng
chưa nỡ rời. Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly” bao lần.

Hà Nội Trong Mắt Tôi


Tôi cũng đã biết thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ trong thập niên 80 qua lời
kể của nhiều người trong đó có nhà tôi, trước khi vượt biên, đã ra Bắc tìm
xác cha, ông đã mất lúc đi học tập cải tạo; qua Hà Nội Trong Mắt Tôi của
nhà văn Phạm Xuân Đài; qua Lô Sơn Yên Tỏa của nhà phê bình Trần
Doãn Nho; và qua cuốn Văn Hóa Trì Trệ Nhìn Từ Hà Nội Đầu Thế Kỷ 21.
Thời đó, hầu như không có người nào ăn mặc đẹp đẽ. Đầu đội nón cối.
Quần áo bộ đội thì sẫm màu và nhầu nát. Xe đạp khắp nơi. Tiếng chuông
xe leng keng chừng như át cả tiếng người. Ở đây không có ý niệm về đời
sống của một đô thị văn minh. Ngã tư có hệ thống đèn giao thông nhưng
không nơi nào dùng cả. Thành phố đang nằm dưới sức đè nặng trĩu của
một cơ chế. Thảo nào, nhà văn Dương Thu Hương khi vào đến Saigon,
ngồi xuống vệ đường ôm mặt khóc, vì “thấy nền văn minh đã thua chế độ
man rợ”.
Hà Nội ngày nay rất đẹp. Trong cái lạnh se sẽ buổi sớm mai vào tiết
cuối năm, dễ khiến cho du khách muốn lang thang cùng khắp. Nắng đã lên.
Sinh hoạt rộn ràng, linh hoạt. Xe cộ chạy len lách chẳng khác gì Saigon.
Tôi đã ngồi bệt xuống một cái ghế nhựa thấp kiểu vỉa hè, thưởng thức một
diã bánh cuốn Thanh Trì. Ở xa nhìn tới thấy như một dúm người ngồi
chồm hỗm bu quanh một gánh hàng mà ăn xì xụp. Rất thú vị; một bữa ăn
sáng đáng nhớ. Sau đó tôi đi loanh quanh để biết phố phường như thế nào.
Rồi lại tạt vào một quán cà phê vỉa hè, quán Thái. Lại một lần nữa, tôi
hưởng cái thú ẩm thực văn hóa vỉa hè. Một điệu nhạc quen thuộc của Trịnh

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 397


Công Sơn vụt đến với tôi “phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu”. Xe lửa
trước khi ngừng, họ bỏ bản nhạc Mùa Thu Hà Nội để nhắc mọi người là đã
đến nơi ngàn năm văn vật rồi.
Muốn thăm dân cho biết sự tình có lẽ la cà ở các quán ở vỉa hè là tốt
nhất. Hà Nội có trên ba triệu dân mà có đến 100.000 người sống nhờ văn
hóa ẩm thực ở vỉa hè. Hằng ngày các hàng ăn uống được phép xử dụng vỉa
hè để kinh doanh từ 5:00 giờ đến 8:00 giờ sáng hay từ 7:00 giờ chiều đến
12:00 giờ đêm. Ngồi nơi đây có thể nghe đủ thứ chuyện. Họ làm thầy bàn
từ chuyện thể thao đến chuyện thế giới hay chuyện riêng tư. Có một ông
khách ngồi gần tôi rủ tôi ghé quán ông mới mở có món thịt chó hầm sâm,
vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ. Ông đã sáng tạo, kết hợp tài tình giữa ẩm thực
Việt Nam và thế giới Trung Hoa, Đại Hàn để có một món ăn mới. Ăn thịt
chó hầm sâm sẽ làm tăng được tính sinh lực cho cả ông lẫn bà và còn cho
ta dáng đẹp lẫn làn da hồng.
Tôi viếng thăm Hà Nội chỉ có ba ngày. Một ngày đi tham quan danh
lam thắng cảnh Hạ Long. Còn hai ngày ngắn ngủi nhưng cũng đã thăm bà
con bên ngoại, viếng Đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Văn Miếu, làng Bát
Tràng bên bờ sông Hồng. Từ Hà Nội đi đến Bát Tràng nếu bằng xe hơi
mất chưa tới một tiếng. Đây là nơi sản xuất đồ gốm lâu đời nhất. Tôi thấy
họ bày bán đủ chén bát diã, mấy tách trà tốt và rẻ hơn ở bên Tàu. Tại Hà
Nội, tôi may mắn được hai người bạn trẻ, hiện làm việc cho các hãng ngoại
quốc, hướng dẫn đi tham quan và ăn uống nên rất thoải mái. Tôi đã đi chợ
đêm, ăn ốc ở Tây Hồ, chả cá Lã Vọng. Hà Nội tuy có nhiều khẩu hiệu,
nhiều hình tượng lãnh tụ nhưng hai nam nữ mà tôi vừa quen rất thoáng và
cởi mở. Họ tin rằng, tương lai nằm trong tầm tay của họ chớ không phải
tuỳ thuộc vào cơ chế.
Các cô gái Hà Nội mà tôi gặp rất xinh, lịch lãm, khó quên. Giọng nói
dễ làm xiêu lòng. Còn thành phố đẹp là nhờ có những hàng cây xanh xum
xuê hơn ở Paris. Hình như mỗi phố có mỗi loại cây khác nhau. Ngoài ra,
Hà Nội còn có nhiều nước. Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang, Hồ
Trúc Bạch…lúc nào cũng trong xanh dịu mát. Nhiều cành cây là đà, rũ bên
bờ trông rất thơ mộng. Tạp chí Travel and Leisure của Mỹ vừa công bố kết
quả bình chọn 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất ở Châu Á, qua đó, thành
phố này đứng hạng sáu, trên cả Bắc Kinh. Ngoài những điểm nêu trên, Hà
Nội còn là một thủ đô có bề dầy lịch sử một ngàn năm và có nét kiến trúc
hòa quyện nét đặc trưng Á Đông với Phương Tây. Tuy nhiên, theo nhà văn
Lê Thị Huệ thì thành phố buồn vì vắng tiếng chim hót. Cây xanh Hà Nội

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 398


không phải là miền đất lành chim đậu vì nó không ăn ở tử tế với loài vật bé
nhỏ, hiền lành. Tôi cũng không thấy bóng dáng người ăn xin nào.

Xa lạ nhưng vẫn vậy


Tôi ở Hà Nội chỉ có ba ngày rồi phải bay về Sài Gòn, thành phố mà
tôi đã lớn lên. Saigon vừa quen thuộc vừa xa lạ. Quen thuộc vì vẫn góc phố
đó, vẫn khu nhà đó; nhưng người lạ, tiếng nói lạ, quang cảnh lạ. Tôi đã đi
lại khắp phố cũ đường xưa. Tôi sống trong một tâm trạng khó tả. Tôi rời
Việt Nam năm 1976 và nghĩ rằng sẽ không bao giờ trở lại và không bao
giở mơ rằng sẽ có một ngày ngồi lại ở quán cà phê Givral, tán dóc với bạn
bè thời trước. Bên kia Givral là toà nhà Quốc Hội bây giờ là nhà hát lớn.
Nơi này một cách đây hơn ba thập niên đã có những sinh hoạt nghị trường,
thể hiện phần nào cái mô hình xã hội miền đất bại trận mà theo nhà văn nữ
miền Bắc Phạm Thị Hoài nhận định Việt Nam Cộng Hòa “là nhà nước đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam thiết lập trên những nguyên tắc căn bản của
nền dân chủ hiện đại”.
Nhờ có mô hình xã hội này mà “miền Nam Việt Nam trong thời kỳ ấy
cũng phát triển một nền văn học xứng đáng về phẩm lẫn lượng”. Đó là
nhận xét của nhà văn Võ Phiến trong văn học tổng quan. Sau ngày 30/4/75
sách, báo nhạc bị cấm bán, cấm hát; bị tịch thu đi, tịch thu lại năm lần bảy
lượt cho kỳ sạch vết tích. Dù vậy, nó vẫn tồn tại trên mọi nẻo đường đất
nước và trong tâm hồn nhiều người từ Nam chí Bắc. Các tên tuổi Lý Quý
Chung, Nguyễn Hữu Chung, Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức, Kiều Mộng
Thu…một thời ồn ào, nổi đình nổi đám từ chế độ này mà ra. Biết bao vui
buồn, hỉ, nộ, ái, ố của thời Đệ nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa. Sau ngày dinh Độc
Lập bị xe tăng Nga Sô T54 ủi tất cả êm re.
Tôi hỏi một người bạn về những khuôn mặt chống đối chế độ cũ bây
giờ đâu rồi? Anh ta trả lời: hào khí Nam kỳ - hễ thấy chuyện bất bình thì
nỗi xung lên tiếng, bênh vực - bây giờ như ngọn lửa rơm. Chủ nghĩa Cộng
Sản đốt cháy trụi. Phong trào Phục Hưng Miền Nam giờ chẳng còn ai.
“Đụ mẹ tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn nói cái gì”? Ông Nguyễn
Văn Trấn, trong cuốn Viết Cho Mẹ và Quốc Hội cho biết ông Tôn Đức
Thắng đang ngồi đã liền đứng dậy bước ra khỏi ghế vừa đi vừa nói khi
được hỏi sao để cho cải cách ruộng đất giết người nhiều như vậy? Điều
này cho thấy rằng cái chủ nghĩa Cộng Sản mà ông Hồ Chí Minh mang về
Việt Nam là nguyên ủy của mọi trì trệ, tang thương cho đất nước. Chất độc
da cam thì níu áo Mỹ. Còn nọc độc của chủ nghĩa Cộng Sản được xem như

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 399


tội ác chống nhân loại, thì bắt đền ai đây?
Ngay giữa trung tâm Saigon có một công viên Lê Văn Tám, khá đẹp.
Công viên này trước kia là nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi. Bây giờ ai cũng biết
nhân vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật! Nhà sử
học Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động đã phịa ra
Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho
xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Ông Trần Huy Liệu được xem là một trong
những nhà sử học hàng đầu và nhiều quyền lực tại miền Bắc VN, mất năm
1969.
Sách giáo khoa dành cho lớp 5 có nói về anh hùng này. Nhiều tỉnh và
thành phố của VN lấy tên Lê Văn Tám đặt cho các trường học, tượng đài,
công viên, đường phố. Khác với Trần Doãn Nho khi ra Hà Nội, nhìn lăng
ông Hồ Chí Minh, nhà phê bình đã băn khoăn “nghĩ đến những phiền hà
mà thế hệ sau sẽ gặp phải trong cuộc phế hưng”.
Tôi cho rằng giữa Saigon mà có một biểu tượng dối trá, xúi trẻ thơ ăn
đạn và chết là một tội ác, tuy nhiên cũng là một điều hay. Bên Nga sau khi
chế độ Cộng Sản cáo chung, chính quyền Mạc Tư Khoa lập một công viên
goi là công viên những thần tượng bị hạ bệ. Họ lôi vào đó các tượng đài
Lenine, Staline cho nằm lăn lóc. Tôi đã đến nơi này vào mùa hè năm 2006.
Công viên anh hùng xạo Lê văn Tám đã được dọn sẵn để làm nơi an nghỉ
cho các tượng đài hết thời trong một ngày nào đó.
(12-04-2007)
Phan Thanh Tâm: Trước 1975 là kỷ giả của Thông
Tấn Xã Sài gòn. Vượt biển năm 1976 ở cầu Hà, Nha trang.
Sang Mỹ, làm việc trong ngành vi tính – kỷ sư vi tính.
Về hưu, hiện là nhà báo tự do.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 400


PHAN VĂN SONG

Tình hình Mới


Mặt trận Mới

Phải mở một Mặt trận Bảo vệ Quyền và Điều kiện lao động
Công nhơn. Hàng hoá Việt nam phải có Đạo đức và Môi
trường.

1.- NHỮNG BIẾN CỐ NĂM 2007


Năm 2007 và đặc biệt năm Đinh Hợi, thời cuộc có nhiều biến chuyển kỳ lạ
và nhanh chóng.
Việt Nam ngày hôm nay đã là thành viên thứ 150 của Hiệp hội
Thương mãi thế giới (WTO). Việt Nam đã hiệp thương với Mỹ qua quy
chế bình thường hoá quan hệ thương mãi vĩnh viễn PNTR, và Quốc hội
Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi bảng phong thần CPC, nghĩa là danh sách các
quốc gia đáng được quan tâm vì có hành động đối xử xấu với các tôn giáo.
Từ những ngày đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm những
chuyến Mỹ du, Âu du và đặc biệt được Vatican tiếp đón. Nhiều người theo
dõi tình hình chánh trị Việt Nam vội cho rằng đấy là những dấu hiệu quan
trọng cho thấy chế độ Công sản ở Việt nam đang áp dụng chánh sách cởi
trói? Đặc biệt hơn, ngaytrong lúc Hà nội sửa soạn cho chuyến Mỹ du sắp
tới của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, thì tại Việt nam, Đảng Cộng sản
ra lệnh đàn áp hàng loạt những phong trào đấu tranh dân chủ và những nhà
lãnh đạo dân chủ và tôn giáo.
Họ đưa Linh mục Nguyễn Văn Lý ra Tòa, và trước Tòa án, trước
những nhơn chứng quốc tế, không ngần ngại cho người bịt miệng Linh
mục Lý. Bức hình Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng đúng là một sỉ
nhục cho người Việt Nam trên toàn thế giới.
Tiếp theo, nhà cầm quyền Hà nội không ngần ngại đưa hai Luật sư trẻ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 401


Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài ra Toà và tuyên án tù. Hành động
này đã chứng minh rằng từ đây mọi lời nói, mọi chỉ trích, cũng như chánh
kiến chống lại đường lối chánh trị Đảng và Nhà nước đều bị gán vào tội
chống Nhà nước, tội phản Quốc.
Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã điên tiết, không cần nể mặt thế
giới và thông lệ ngoại giao, thẳng tay đàn áp những người khách do một
ông Đại sứ mời đến Sứ quán nói chuyện.
Nhà cầm quyền và Đảng Cộng Sản Việt Nam cùng chi nhánh Công
đoàn Lao Động tay sai, sẵn sàng buôn người, buôn nô lệ, đàn áp những
cuộc đình công của các công nhơn Việt Nam đang đòi tăng lương, đòi
những điều kiện lao động đàng hoàng, đúng với tiêu chuẩn quốc tế của
Văn Phòng Lao động Thế giới (International Labour Office). Hai Tổ chức
Nghiệp đoàn Công Nhơn Độc lập tại Việt nam đang bị đàn áp mạnh và các
lãnh đạo hiện nay, hoặc đã bị bắt hoặc đang sống lưu vong.
Tuần tới, ngày 20 tháng năm, Quốc Hội Việt Nam sẽ được bầu lại.
Tại sao phải buộc dân chúng đi bầu cho những người do Đảng chỉ định
ứng cử, và đương nhiên những người này chắc chắn sẽđắc cử!. Một việc
làm tốn kém cho ngân sách Nhà nước hơn 350 tỷ đồng? Nếu để số tiền này
“cứu đói giảm nghèo cho các vị Dân biểu” chẳng thiết thực hơn sao? Để
làm gì, nếu không để chứng minh với quốc tế là Việt Nam có dân chủ. Và
cũng trong cái lô - gích đó, Việt Nam ngày nay đàn áp tất cả mọi tư tưởng
chỉ trích, chống đối, hay tất cả những đoàn thể đối lập, để chứng minh với
thế giới rằng ở Việt Nam nhờ “kiểm soát chăt chẽ Dân Chủ” nên mới có ổn
định và trật tự xã hội, còn Dân chủ do Mỹ nhập cảng ở I - Rắc là không có
ổn định.

2.- TÌNH HÌNH MỚI


Sở dĩ Nhà nước Cộng sản Việt Nam phải hành động mạnh như vậy vì ngày
nay, Cộng sản Việt Nam Sợ. Phải, Đảng Cộng Sản Việt Nam đang Sợ.
Chuyện hy hữu này trước kia không có.
Vì trước kia Đảng Cộng sản Việt Nam đang làm chiến tranh. Các
đảng viên sống trong rừng núi, nay sống mai chết thì làm giàu với ai, và để
làm gì? Ngày nay ta (ĐCS/VN) có đủ cả: tiền của, đất đai, nhà cửa… Vì
vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam SỢ.
Ngày nay, tư bản vào đầu tư ở Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam,
những người “cặp rằng”, những người “cai cu-li của Việt Nam thế kỷ 21”

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 402


sợ những ông chủ tư bản mới sẽ không “chi” cho mình nếu mình không
kiểm soát nổi công nhơn (cu-li) của mình.
Ngày nay một giai cấp mới đang nổi dậy ở Việt Nam. Giai cấp mới
này không hề có trong chế độ cộng sản: đó là Giai cấp Công Nhơn. Giai
cấp Công Nhơn đấu tranh theo thuyết Mác-lê dạy. Nhưng đấu tranh trong
thời gian Đảng Cộng Sản hoặc còn trong bóng tối hoặc khi ra ánh sáng rồi
mà vẫn ở trong thế đối lập và thế xách động “đấu tranh giai cấp” trong
những chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhưng khi Đảng Cộng Sản đã chiếm được
chánh quyền rồi thì đảng Cộng Sản vội vàng xóa bỏ “giai cầp công nhơn”,
quốc hữu hóa các xí nghiệp và biến công nhơn thành giai cấp “công nhơn
làm chủ” nghĩa là thành “công nhơn viên Nhà nước” vừa là làm “chủ” vừa
là làm “tớ”, nghĩa là hết đấu tranh, chỉ biết làm công cho Nhà nước thôi.
Mà Nhà Nước là Đảng Cộng sản, nghĩa là Đảng cộng sản là Chủ.
Ngày nay ở Việt Nam ngoài giai cấp Công nhơn còn có giai cấp Chủ
nhơn của giới Tư bản vào đầu tư. Khi có hai giai cấp như vậy là chúng
ta có điều kiện để có “đấu tranh giai cầp”.

3.- MẶT TRẬN MỚI


Mặt trận ngày hôm nay là phải ủng hộ Công nhơn Việt Nam đòi hỏi
những điều kiện lao động đàng hoàng, đúng tiêu chuẩn thế giới.
Biết rằng tiêu chuẩn thế giới định nghĩa cái nghèo là một người sống
với 2 US dollars một ngày, nghĩa là nếu một người sống với 60 US dollars
/ tháng, người ấy là một người nghèo.
Thế mà, Nhà Nước Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, thành viên
rất nhiều tổ chức thế giới, ra lệnh cho các chủ nhơn tư bản ngoại quốc
đang đầu tư ở Việt Nam chỉ trả cho Công nhơn 800 000 đồng VN thôi,
tương đương với 50 US dollars, viện cớ rằng các công nhơn các khu công
nghiệp nhà nước chỉ lãnh có 35 US dollars mà thôi.
Vì thế, với Mặt trận mới ngày nay, chúng ta đấu tranh để đòi:
*- Các xí nghiệp do tư bản đầu tư vào phải trả lương công nhơn trên
tiêu chuẩn nghèo, nghĩa là phải tối thiểu trên 60 US dollars một tháng.
*- Các chủ nhơn tư bản tư phải tổ chức một quỹ An Sinh Xã hội, với
bệnh xá và:
- Quỹ Bảo hiểmY tế phòng những tai nạn Lao động và khi ốm đau.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 403


- Một Quỹ Hưu trí phải được dự phòng cho mỗi Công nhơn, do Chủ
nhơn tổ chức và bảo đảm tài khoản.
*- Ngoài ra, công nhơn phải được huấn nghệ thường trực để cập
nhựt hóa tay nghề qua những trường huấn nghiệp của chủ nhơn tổ chức, để
đào tạo nghề nghiệp cho thế hệ tương lai cho Việt nam.
Những điều kiện lao động phải được bảo đảm:
*- Giờ làm việc: bao nhiêu giờ một tuần, quy luật thế giới là 48 giờ,
làm thêm giờ phải được tính giờ phụ trội.
*- Quy định lại những thới gian nghỉ vệ sanh, hiện nay có những xí
nghiệp Đại Hàn chỉ cho phép mỗi buổi được một lần 2 phút để đi vệ sanh
thôi.
*- Quy định giờ nghỉ trưa để ăn, hiện nay chỉ có 15 phút thôi.
Những điều kiện làm việc phải được phòng chống ô nhiễm:
*- Ô nhiễm bụi bặm, ô nhiễm tiếng động, ô nhiễm nóng nực, hay quá
lạnh.
*- Quy định áo, nón, giày, kiếng đeo mắt, bao tay, che tai an toàn.
*- Các vật liệu sản xuất có đúng tiêu chuẩn chống ô nhiễm quốc
tếkhông?
Chúng ta quy định tất cả những điều kiện lao động ấy dưới hai tiêu
chuẩn, goị chung là ĐạoĐức và Môi Trường.
*- Đạo Đức là những điệu kiện bảo vệ con người và quyền lao đông
của công nhơn.
*- Môi Trường là những điều kiện nơi làm việc của công nhơn, và
cũng là những vật liệu sản xuất, trong trường hợp xử dụng vật liệu nông
nghiệp, điều kiện và cách thức sản xuất vật liệu ấy có hạp môi sanh không?
Thí dụ trái cây bị phân bón hóa học, bị thuốc diệt rầy có thể hại dến sức
khỏe người công nhơn xí nghiệp đóng đồ hộp xuất cảng, và hại đến người
xử dụng.
Công nhơn các xí nghiệp do tư bản nước ngoài đầu tư phải tự lập các
Nghiệp đoàn để đấu tranh đòi hỏi được có những điều kiện đàng hoàng
làm việc.
Công đoàn Nhà nước do Đảng Cộng sản chỉ đạo không thể làm nhiệm
vụ này được, vì là công nhơn viên Nhà nước thì làm sao có lý lịch một

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 404


Công nhơn để đấu tranh cho Công nhơn. (Công đoàn Nhà nước chỉ biết
những điều kiện của những xí nghiệp Nhà nước thôi, vì là những Công
nhơn viên Nhà nước, và có thể cũng là những cán bô của Đảng, ăn lương
Đảng và không biết sản xuất là cái gì).
Càng nhiều Nghiệp đoàn Lao động càng tốt, vì mỗi ngành nghề có
mỗi điều kiện làm việc khác nhau, sau đó có thể lập ra một Liên Hiệp
Nghiệp Đoàn.
Đó là những đòi hỏi chúng ta sẽ gởi vào trong nước. Những điều kiện
Đạo Đức và Môi Trường ấy chúng ta đòi hỏi cho Công nhơn Việt Nam
không thái quá. Ngày nay ở tại Pháp, một người công nhơn ăn lương tối
thiểu là 900 euros vẫn tốn cho chủ nhơn một chi phí là 1, 500 euros. Các
Chủ nhơn hãy trả cho lao động Việt Nam một chi phí toàn diện là 200
euros các tư bản vẫn còn lời chán: 100 euros cho lương Công nhơn, 50 cho
chi phí Đạo Đức, 50 cho chi phí Môi trường.
Việt Nam nay đã vào WTO. Các chủ nhơn tư bản ngoại quốc đang ồ
ạt đổ vào Việt Nam. Chủ nhơn đang cần Công Nhơn theo luật cung/cầu.
Công Nhơn phải biết sức mạnh của mình. Đừng nghe Nhà Nước và Đảng
Cộng sản Việt Nam hù dọa là Tư bản sẽ bỏ đi, nếu ta đòi hỏi quá. Tư bản
đến đầu tư ở Việt Nam trước là nhờ giá Công nhơn rẻ, tạo giá thành thấp
để sẽ bán dễ dàng ở thị trường Âu Mỹ, nhưng sau đó nhờ công ăn việc làm
Việt Nam sẽ tạo một thị trường lớn, tư bản đàu tư sẽ tạo “mãi lực cho lao
động Việt Nam” để bán hàng hóa Âu Mỹ. Công Nhơn có lương là có mãi
lực, có mãi lực là có thị trường. Bằng chứng là các siêu thị bắt đầu có mặt
ở Việt Nam
Ở Hải ngoại, bổn phận của chúng ta là phải bảo vệ quyền và điều kiện
lao đông của Công nhơn Việt Nam qua tiêu chuẩn hàng hóa “made in Việt
Nam”. Mỗi người Việt Hải ngoại chúng ta phải là một thành viên bảo vệ
những điều kiện Đạo Đức và Môi Trường cho hàng hóa Việt Nam.
Chúng ta, trong phạm vi đời sống của chúng ta, bạn bè chúng ta, nơi
sở làm, nơi nhà thờ, nơi chùa chiền, nơi anh bạn hàng xóm, khu vực,..
chúng ta hãy theo dõi và báo đông cho mọi người biết là những hàng hóa
Viêt Nam nhập cảng (dưới bất cứ nhản hiệu nào) ấy có được hưởng những
điều kiện Đạo Đức và Môi Trường không? Nếu không, chúng ta kêu gọi
tẩy chay (boycott) món hàng ấy ngay, dù hàng ấy ở Wall Mart, ở Carrefour
hay Ikea. Như vậy, chính Chủ nhơn ấy trách nhiệm và quan hệ mặc cả với
Công nhơn ở Việt Nam để tạo những điều kiện tốt cho mặt hàng.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 405


Nếu chúng ta làm được việc ấy, chúng ta sẽ giúp một sức mạnh cho
các Nghiệp đoàn lao động trong nước thành hình. Và công nhơn trong
nước sẽ tự động nhận lấy trách nhiệm một cách trưởng thành hơn.
Chúng ta nên hiểu đây là vấn đề thuần kinh tế thị trường. Mà kinh tế
thị trường chỉ có người tiêu thụ (tức là thị trường) ra những điều kiện. Tư
bản bỏ tiền đầu tư thật đấy, nhưng chính thị trường, tức là người tiêu thụ
mới thật sự là chủ nhơn.
Và ngày nay, chúng ta đã có đủ điều kiện để tạo những Nghiệp đoàn,
hay nói theo từ ngữ trong nước, những Công đoàn Độc lập từng ngành,
từng xí nghiệp rồi, vì hiện nay đã bắt đầu có những cuộc đình côngđang
nổi dậy ở Việt Nam mà Công đoàn Nhà nước không kiểm soát được.
Tạo được Mật trận mới này, chúng ta sẽ thoát ra khỏi cái vòng lẫn
quẫn của thứ “ngáo ộp” đe dọa “khủng bố” của thế giới. Sở dĩ ngày nay
Đảng Cộng sản Việt Nam thẳng tay đàn áp các phong trào trong nước là
Đảng cộng sản xử dụng chiêu bài “khủng bố” và “an ninh”.
Khi trong nước thành lập được những Nghiệp đoàn đối thoại với chủ
nhơn, chúng ta sẽ thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn ấy.
Ở Hải ngoại, chúng ta nắm được cái nhu cầu “bán”của chủ nhơn.
Hàng Việt nam phải hội đủ tiêu chuẩn Đạo đức và Môi trường.
Người ngoại quốc hiện nay rất nhạy cảm về hai tiêu chuẩn ấy.
Nô lệ và Ô nhiễm Môi sanh là hai ấn tượng tiêu cực và cũng là hai cái
nhức nhối lương tâm của tư tưởng Âu tây.

KẾT LUẬN.
Con đường Phát triển của Việt Nam phải đi với Hoàn cầu hóa.
Ngày nay hiện tượng Hoàn cầu hóa đang bộc phát một cách vô trách
nhiệm.
Luân lý hóa, Đạo đức hóa Hoàn cầu hóa cũng là bổn phận của mỗi
chúng ta. Đem được Đạo Đức vào Phát triển kinh tế Việt Nam, đem được
Môi trường vào Phát triển Việt Nam, đó cũng là làm một cuôc cách mạng
biến đổi được chế độ chánh trị và Dân chủ hóa Việt Nam.

Hồi nhơn Sơn,


18 tháng Năm 2007

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 406


Việt nam Trước Cơn lốc Toàn
cầu hóa Hay Những Nỗi nhục
Tháng tư

Tháng Tư là một tháng đầy đen tối, tủi nhục của Việt nam.
Tháng tư nhắc nhở cho mỗi chúng ta, người Việt tỵ nạn cộng sản,
những ngày đau khổ của tháng tư năm 1975. Hình ảnh những cơn mưa
pháo bạo tàn xối xả xuống rừng người trốn chạy cộng sản trên con đường
Đông tiến, từ Kontum về Qui nhơn; hình ảnh của bao người chết đuối khi
bơi ra những chiếc tàu để tiến về Nam. Về Nam! Về SàiGòn, về thủ đô, để
may ra… nhưng, rồi Sài gòn vẫn mất, rồi miền nam Việt nam vẫn rơi vào
tay những người vô trách nhiệm, bao nhiêu hình ảnh bi hùng mãi mãi ám
ảnh trong mỗi chúng ta..
Phải, những người vô trách nhiệm, từ ngày 30 tháng tư năm 1975,
đã hoàn toàn thống trị Việt nam, đã đưa Việt nam, một Việt nam hòa
bình, không còn chiến tranh từ đấy, vào một tụt hậu kinh tế chưa từng có
trong lịch sử cận đại Việt nam, kể cả một chuổi dài năm tháng khó khăn vì
những cuộc chiến thi nhau tiếp diễn suốt 3 thập niên.
Tháng tư năm nay, năm thứ 31 của những người cầm quyền vô
trách nhiệm, và là một tháng tư ô nhục thêm lần nữa đến với dân tộc Việt
nam.
Dân tộc Việt nam đã làm nên tội gì, mà nay, trên toàn thế giới, hai
chữ Việt nam đang gieo vào đầu những người ngoại quốc bao nhiêu nghi
kỵ ngờ vực, bởi vì Việt nam hiện là một nước ăn gian, làm ăn cẩu thả,
không tôn trong tiêu chuẩn quốc tế, lại còn”dumping”giá cả để cạnh tranh
công ăn việc làm một cách bất chánh với những nước nhập cảng. Hàng da
giày Việt nam bị đặt chung cùng loại với hàng da giày của những người
đại bịp thế giới: Trung Cộng, bằng thứ giá cả ăn gian, khai rẻ để cạnh
tranh và phá giá hàng Âu châu. Nỗi nhục cho quốc thể Việt nam đang bị
xem như một nước chuyên môn ăn gian như nước Tàu cộng. Nhưng
Tàu cộng còn có Đài loan, Singapore, Hồng Kông gỡ gạc, chứ Việt nam
thì cô đơn và bù trớt. Mà lỗi tại ai? Nào phải lỗi ở công nhơn Việt nam, thứ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 407


công nhơn ăn lương vào hàng rẻ nhứt của thế giới? Lương công nhựt ở
Việt nam trung bình trên dưới 1 dollars một ngày. Chúng ta cũng nên nhớ,
chuẩn quốc tế về nghèo đói là dưới 2 dollars một ngày/một người.
Vừa qua, Nhà nước Việt nam thỏa thuận “tăng” mức lương tối thiểu
ở Sài gòn là 55 dollars một tháng, nhưng phải đóng góp thuế “xóa đói
giảm nghèo” 10 dollars. Lạ nhỉ! Công nhơn đã nghèo mà còn phải bị đóng
góp “xóa đói giảm nghèo”? Còn cán bộ đảng viên giàu nứt khố đổ vách,
chơi cá độ thua bạc triệu sao không đóng góp”xóa đói giảm nghèo”?
Nhưng thực sự có phải trả lương nhỏ cho công nhơn giúp giá thành hàng
hóa rẻ để dễ dàng xuất cảng bị gọi là “dumping” đâu?
Nhơn công Việt nam đang bị Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt nam
hù dọa là vì Liên Hiệp Âu châu phạt vạ, từ nay sẽ tăng thuế nhập cảng
hàng da giày 20% làm cho các nước tư bản đầu tư sẽ bỏ Việt nam đi đầu tư
nơi khác, rẻ hơn. Các bạn bè chúng tôi, người viết bài, than phiền: “Hàng
hoá Việt nam bị Liên hiệp Âu châu tăng thuế nhập cảng sẽ làm tư bản bỏ
Việt nam, bởi từ nay, hàng việt nam sẽ quá mắc, và chắc chắn Việt nam sẽ
không cạnh tranh nỗi với các nước sản xuất khác, vì Việt nam không có
chánh sách”trợ giá”. Việt nam chỉ có làm gia công cho các hảng lớn:
Adidas, Nike... Không có hàng Việt nam làm một mình. “Dumping” giá là
không phải Việt nam mà do Nike. Như vậy Liên Hiệp Âu châu quá xử ép
Việt nam”?
Năm 2003, chúng tôi có dịp gặp lại một người bạn cũ làm Giám đốc
một ngân hàng… của Pháp. Cũng như những ngân hàng Pháp khác, ngân
hàng này quản lý tiền do những tài trợ giúp đỡ song phương của chánh phủ
Pháp cho chánh phủ Việt nam. Ông bạn giám đốc Ngân hàng… cho biết
năm ấy, 2002 / 2003, ông quản lý một ngân khoản khổng lồ cho những tài
trợ xây dựng kiến thiết có tánh cách phát triển kinh tế trong chương trình
phát triển kinh tế đặc biệt ở vùng Sài Gòn. Ông kể, phần đông những dự án
đều mù mờ về cách đánh giá tiền. Dự án viết không rõ ràng, nếu nhơn viên
ngân hàng đào sâu vấn đề thì được trả lời không mặc cảm, rằng”phải có
những chi phí lót đường cho: chủ tịch phường, chủ tịch xã, chủ tịch nầy,
thủ trưởng nọ… ”. Ông bạn giám đốc ngân hàng ước lượng với chúng tôi,
con số “khai báo thành thật đã là khoảng trên dưới 20 % của tổng số
ước lượng dự án …, chưa kể những ước lượng mù mờ …”.Tôi hỏi,
trong trường hợp anh đòi hỏi phải có những ước lượng rõ ràng, nếu không
anh không tháo khoán? Tôi được ông bạn Giám đốc trả lời: “… tôi bị các
sức ép từ nhiều phía, phía Việt nam, dĩ nhiên bằng những mua chuộc mời

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 408


tiệc liên hoan, quà cáp cho bà vợ, chụp hình lén để vu cáo những quá trớn
về đạo đức, những sửa chữa trong nhà, xe cộ, dễ dãi đi lại, quên không đưa
hóa đơn… những cái ấy cũng dễ tránh, vì anh từ chối dễ dàng. Nhưng anh
còn bị các sức ép chánh trị, một do phía Tòa Đại sứ Pháp khuyên
nên”thông cảm và giúp đỡ Việt nam, đừng đòi hỏi khó khăn về mặt kỹ
thuật, bởi lẽ Việt nam còn thơ ấu trong những tính toán quá kỹ thuật? Vả
lại, Việt nam đang tình trạng chưa cất cánh phát triển nên vẫn còn có
những ước lượng mất mát không kiểm soát”. Ngoài sức ép của cơ quan
Đại sứ Pháp, anh còn bị sức ép của chính ngân hàng của anh… vì vậy, sau
18 tháng, anh xin trở về Pháp, và anh giữ mãi kỷ niệm hãi hùng của những
ngày tháng làm việc ở Việt nam”. Anh cho biết cảm tưởng của anh là Việt
nam đáng yêu, dân Việt nam đáng quý nếu không có những nhơn viên
công lực và hành chánh Việt nam. Anh không muốn nói ra “tình trạng và
não trạng tham nhũng”.
Ngày nay, Liên Hiệp Âu châu đánh giá Việt nam ăn gian kê khai giá
thành rẻ để cạnh tranh, Nhà nước Việt nam”trợ giá” để tạo giá thành rẻ.
Thật là nhục! Giá công nhơn ở Việt nam thuộc vào loại rẻ nhứt thế giới.
Chỉ giá nhơn công rẻ cũng đủ giúp giá hàng Việt nam xuất cảng rồi.
Ăn gian chi nữa. Ăn gian ở đây là những công nghiệp quốc doanh được bù
lỗ bằng không đánh giá xăng dầu, năng lượng xử dụng cho giá thành thấp
để sản xuất hàng xuất cảng. Thí dụ, khi thầu gia công cho Nike, chấp nhận
khoán với Nike là 10 dollars một đôi giầy loại A, giá công nhơn là…, giá
sản xuất là… nhưng trong phần sản xuất có nhiều khâu mua “phần làm tại
chỗ”: như đế giày, mũi giày và dây giày làm tại Việt nam, để chứng tỏ là
Việt nam sản xuất 20% sản xuất. Việt nam ra giá bán lại cho Nike, ba món
trị giá 50% đôi giầy, phần còn lại do Nike VN sản xuất là công nhơn Nike
VN lắp ráp, kiểm soát, vào hộp (hộp cũng do Việt nam sản xuất in, ấn).
Tổng cộng 10 dollars giao cho Nike đến cảng Sài gòn. Qua Pháp, Nike bán
lại người tiêu dùng 40/50 dollars một đôi. Đó là đôi giầy Nike gia công tại
Việt nam, Nike không cần biết có trợ giá, nhưng khi những hảng làm đế
giày, làm dây giày, làm mũi giày, làm hộp, in, ấn giao khoán 5 dollars mà
không chi tiết là chắc chắn có tài trợ, vì ai cũng biết, các công ty quốc
doanh đều làm ăn thua lỗ và được chánh phủ bù lỗ cuối năm. Hễ có bù lỗ
là có trợ giá. Mà bù lỗ đó là bù lỗ cho một Công ty quốc doanh đang bị
cán bộ quản lý đụt khoét, tham nhũng, ăn cắp vật liệu sản xuất hay
quản lý kém, còn công nhơn viên của các công ty ấy vẫn bị trả lương
chết đói (khoảng 35/40 dollars hàng tháng).
Cái nhục là ngày nay, buôn bán thì bị mang tiếng bán mắc, phải trợ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 409


giá bù lỗ để cạnh tranh, nhưng công nhơn lại không được hưởng. Đấy là
cái nhục thứ nhứt,
Nỗi nhục thứ hai, cũng trong tháng tư này, Ngân hàng Quốc tế
(World Bank) đang đòi điều tra về những thất thoát lạm dụng tiêu xài vô
trách nhiệm những quỹ tài trợ giúp đỡ trong chương trình ODA
(Official Development Assistance). Khi người ngoại quốc nghe nói đến
những tên như Bùi Tiến Dũng và đồng bọn chơi cá độ đã thất thoát hàng
trăm triệu dollars, ai ai cũng lắc đầu khinh bỉ. Nước Nhựt đòi phải đặt lại
vấn đề viện trợ, nước Anh cũng thế...
Theo thiển ý, chúng tôi đề nghị xử bắn tất cả những tội phạm vự
án PMU 18. Chúng tôi cũng đề nghị quý vị ủy viên trung ương Đảng
Cộng sản cầm quyền, mỗi người tự nguyện đóng 20% tài sản của mình
vào quỹ xóa đói giảm nghèo. Những vị Dân biểu và những ủy viên
trung ương Mặt trận Tổ quốc đóng 10% tài sản mình.
Nói nhỏ mà nghe: này quý vị đảng viên Đảng Cộng sản hủ hóa ơi!
Các nước tây phương không để các người bị bắn đâu? Dân da trắng đàng
hoàng lắm, nhưng với anh Tàu cộng, quý vị sẽ lãnh đủ, vì chuyên bán”đồ
dét” (pièces) con người, tức là lục phủ ngũ tạng, tay, mắt, mũi, họng của
người chết, nên Tàu cộng xử bắn lẹ lắm, nhờ đó, thị trường “đồ phụ tùng
con người” rất thịnh hành.
Nếu các Đảng viên giàu hàng tỷ ở Việt nam dám cúng 20% tài
sản của mình thì mới xứng đáng là đảng viên Đảng cầm quyền và chắc
chắn sẽ được người Âu Mỹ nể phục. Và đây cũng là một việc làm đáng
khen, nên đưa vào chương trình của Đại hội Đảng.
Bị chê ăn gian giá cả, bị chê đục khoét công quỹ và tiền quốc tế tài
trợ, đó là hai cái nhục.
Cái nhục thứ ba, Mỹ đang buộc Việt nam phải thả tù nhơn chánh trị
mới được hưởng quy chế” ân huệ đặc biệt buôn bán”. Thật nhục!
Những người thống trị nước Việt nam từng hoa ngôn xảo ngữ là độc
lập tự chủ mà phải uốn lưng xin người cho hưởng chế độ đặc biệt
buôn bán!
Cái nhục thứ tư, đang tạo một hài kịch kiện nước Mỹ rải chất độc
màu da cam để được bồi thường. Bồi thường tiền cho ai? Ai là nạn nhơn,
từ 1972 đến nay, trên ba mươi năm, Bà Dương Quỳnh Hoa, nạn nhơn số
một cũng đã chết. Phải chăng cán bộ nào đó cần tiền để chơi cá độ?!
Nỗi nhục thứ năm, trong cơn lốc Hoàn Cầu Hóa ngày nay, Việt nam

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 410


đáng lý phải sáng suốt lựa chọn một thế đứng chánh trị hợp thời, hợp cảnh,
nhưng vẫn bị Trung Cộng vĩ đại gởi bốn phái đoàn sang liên tục trong
vòng một tháng để uy hiếp, ép buộc Đảng Cộng sản Việt nam phải sắp
đặt những tên múa rối theo đúng ý muốn của thiên triều. Như vậy, dĩ
nhiên, mai này, Đảng cầm quyền Việt nam phải làm cò mồi cho Trung
Cộng và dân Việt nam thêm lần nữa bị cưỡi cổ.
Ngày 19 tháng tư nước Việt nam chúng ta sẽ trở thành An Nam
Đô hộ Phủ. Những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn phú
Trọng sẽ là những quan Mậu Tài của thời Sĩ Nhiếp.
31 năm dài dằng dặc những tháng tư đầy uất nhục!
Nước Việt nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới nếu vẫn còn những
người vô trách nhiệm trị vì.
Trung Cộng cần cửa ngõ ra Ấn Độ Dương nên đã xơi tái Miến Điện
(Miến Điện quân phiệt sẵn sàng đứng ngoài vòng pháp luật và đạo đức của
những tổ chức quốc tế để vừa lòng Trung Cộng),
Trung Cộng muốn có cửa ngõ ra Vịnh Thái Lan, nên đang dọn cổ xơi
tái Lào và Campuchia để được cảng Thành phố Sihanouk (Sihanouk ville).
Trung Cộng muốn kiểm soát hành lang Nam Thái bình Dương, nên
đang biến Việt nam thành An nam đô hộ Phủ.
Singapore chịu ảnh hưởng Tàu (Người gốc Tàu cầm quyền) sẽ không
làm hại Trung cộng.
Thế là:
Eo Malacca sẽ là eo Tàu, vận chuyển tiếp liệu của Tàu sẽ an
toàn. (ba cửa ngỏ: Ấn độ Dương, Vịnh Thái lan, eo Malacca và
hành lang Nam hải! (lạ nhỉ! Biển Việt nam mà bị Tây và Mỹ gọi là
Mer de Chine hay China Sea!)
Các dân tộc Miến điện, Ai lao, Campuchia, Mã lai Á, Inđônêxia nghĩ
sao? Dân tộc Việt nam nghĩ sao?
Một ngàn năm đô hộ Tàu (đến năm 900 – Ngô Quyền)
Một ngàn năm sống tương đối tự chủ (Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê -
Nguyễn, đến 1885)
Từ nay, có lẽ sẽ 1000 năm An Nam Đô hộ phủ?!.
Cơn lốc Hoàn Cầu Hóa hay Cái Nhục của những người đang

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 411


quỳ gối trước Bắc kinh.


Hồi nhơn Sơn


Tháng Tư đen, lần nhục thứ 31
Phan Văn Song

Tiến sĩ Khoa học Chính trị, chuyên khoa


Công pháp Quốc tế tại Pháp. Đảng viên
Đại Việt.
Giảng dạy ở Viện Khoa học Quốc tế
(Pháp), Viện trưởng Viện Đại học Minh
Trí (Sài gòn).
Trở về Việt nam làm việc năm
1972. Sau 75 ông ñi tù 4 năm.
Phan Văn Song
Hiện cư ngụ tại Pháp.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 412


TÔN THẤT LONG

Tính Dân chủ Và Bốn Văn


bản Hiến pháp Việt nam

Mỗi quốc gia là một thực thể bao gồm ba yếu tố chính. Trước tiên là một
lãnh thổ. Sau đó là một tập thể quần chúng, vì những lý do lịch sử khác
nhau, đã cùng nhau chia xẻ một quá khứ và tiếp tục thoả thuận xây dựng
một tương lai chung. Yếu tố thứ ba là một cơ cấu tổ chức chính quyền, gọi
chung là Nhà nước, điều hành cuộc sống tập thể chung...
Trong mọi trường hợp, Hiến pháp của một quốc gia thường được xem
như là một văn bản pháp lý quy định các điều lệ tổ chức Nhà nước, xác
định các nguyên tắc xây dựng Quyền lực Nhà nước và quy chế chỉ định
tầng lớp người điều hành quyền lực đó. Đó là một đạo luật căn bản chi
phối mối tương quan hỗ tương giữa người dân và Nhà nước và xác định
các cơ cấu tổ chức Quyền lực Quốc gia.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là một đảng cầm quyền từ 60 năm nay.
Trong khoảng thời gian này, bốn văn bản Hiến pháp khác nhau đã được
chính thức đưa ra, quy định thể chế chính trị mà Đảng muốn thực hiện
trong những thời kỳ nhất định. Muốn tìm hiểu một phần nào thực chất của
các chế độ này ta chỉ cần đi vào phân tích các văn bản Hiến pháp nói trên.
Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi nhận: “Nước Việt Nam là một nước
dân chủ cộng hòa”, trong khi đó Điều 9 trong Hiến pháp 1959 ghi nhận
thêm: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân
dân lên chủ nghĩa xã hội...” Đi xa hơn nữa, qua Hiến pháp 1980, Điều 2
khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
chuyên chính vô sản...” Qua Hiến pháp 1992, Điều 2 (được sửa đổi năm
2001) lại ghi nhận: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa...” Điều 6 của Hiến pháp 1992 và
1980, cũng như Điều 4 của Hiến pháp 1959, quy định: “Quốc hội, Hội
đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều được tổ chức và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 413


hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ…”.
Vấn đề đặt ra là tìm cách giải thích thực chất của các khái niệm vừa
được nêu ra và đối chiếu với khái niệm Dân chủ đang được xây dựng khắp
nơi trên thế giới, trên căn bản thực thi Hiến chương Quốc tế về Nhân
quyền của Liên Hiệp Quốc mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự nguyện ký
kết vào năm 1982.

1. Các đặc tính căn bản trong các chế độ


Dân chủ
Kể từ khi các cuộc cách mạng ở Hoa kỳ và ở Pháp thành công vào cuối thế
kỷ XVIII, nhiều hình thức các chế độ Dân chủ đã được xây dựng khắp nơi
trên thế giới. Nói chung, trải qua nhiều thế kỷ phát triển về tư tưởng và đấu
tranh không ngừng chống lại mọi hình thức độc quyền, Chính quyền Nhà
nước trong các chế độ (Dân chủ) này là chính quyền của dân, vì (quyền lợi
của) dân, do dân (xây dựng) và Hiến pháp chứa đựng những căn bản pháp
lý kìm tỏa và chế ngự đối với người hành xử Quyền lực Nhà nước, trong
mục tiêu bảo vệ các quyền căn bản của người dân. Trong thế giới hiện đại,
các quyền này dã được phổ cập hóa, được xem như là các quyền bất khả
nhượng của toàn thể nhân loại và được ghi trong Hiến chương Quốc tế về
Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Chủ yếu các chế độ Dân chủ đều phản
ảnh các đặc tính sau đây:
** Quyền cá thể: Trước tiên là sự công nhận nguyên tắc con người
khi sinh ra đều bình đẳng trước pháp luật và là chủ của các quyền tự do cá
nhân bất khả nhượng: quyền sống an ninh, toàn vẹn thân thể, tự do di
chuyển, tự do tư tưởng, tự do hội họp,... Với vai trò ngày càng tăng của
Nhà nước trong đời sống kinh tế, các quyền tự do này lại được bổ túc thêm
với các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội...
** Quyền tự do chính trị: Nằm trong khái niệm tự do, các quyền
chính trị bảo đảm khả năng để mọi người dân được thực sự tham gia vào
việc tổ chức và hành xử Quyền lực Nhà nước. Các quyền chính trị này bao
gồm các quyền, trong những khoảng thời gian định kỳ được quy định từ
trước và qua hình thức những cuộc bầu cử tự do, lựa chọn và kiểm tra tầng
lớp người điều hành Quyền lực Nhà nước. Trong chiều hướng này, tính đa
nguyên của các khuynh hướng và đảng phái chính trị là một điều đương
nhiên và là điều kiện cho phép các khuynh hướng chính trị khác nhau tranh
đua tìm kiếm một cách chính đáng vị trí của mình trong guồng máy Quyền

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 414


lực Nhà nước, cho phép nẩy sinh luân phiên các khuynh hướng chính trị đa
số khác nhau, trong sự tôn trọng các khuynh hướng thiểu số...
** Sự phân quyền: Để bảo đãm hữu hiệu các quyền chính trị và ngăn
ngừa tình trạng tập trung quá lớn quyền lực, lạm dụng tùy tiện Quyền lực
Nhà nước dể dẫn tới độc tài,... vấn đề chính yếu là phân chia quyền lực
Nhà nước thành nhiều bộ phận khác nhau, có khả năng đối thoại và kiểm
soát lẫn nhau,... Sự phân lập tam quyền: Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp
cũng như sự phân định quyền hạn giữa chính quyền trung ương và các địa
phương là quan tâm hàng đầu trong tổ chức guồng máy Chính quyền Nhà
nước.
** Sự bảo vệ các quyền công dân: Dưới chế độ dân chủ, các quyền
căn bản của công dân đều được bảo vệ trên mặt pháp lý, không thể tiêu
diệt được, ngay cả trong các tranh chấp giữa người dân và chính quyền
Nhà nước. Người dân có khả năng dựa vào Luật pháp để chống cự lại sự
lạm quyền của Nhà nước và Nhà nước hành sử quyền lực của mình trong
khuôn khổ của Luật pháp đã được quy định từ trước. Đó là nguyên tắc Nhà
nước pháp trị.

2. Ý nghĩa của Hiến pháp trong các chế độ


Dân chủ
Là một đạo luật căn bản dùng làm cơ sở pháp lý chi phối mối tương quan
hổ tương giữa người dân và guồng máy điều hành Nhà nước, xác định các
cơ cấu tổ chức Quyền lực Nhà nước,... Hiến pháp trong một chế độ Dân
chủ trước tiên phản ảnh các đặc tính đã được nêu ra trên đây, chủ yếu
khẳng định mục tiêu bảo vệ các quyền bất khả nhượng của người dân.
Ngoài ra, sự hiện hữu của Hiến pháp Dân chủ có nhiều ý nghĩa quan trọng
và đặt ra nhiều vấn đề khác.
** Hiến pháp là dụng cụ giới hạn Quyền lực Nhà nước: Trước tiên,
Hiến pháp là một dụng cụ để giới hạn quyền lực Nhà nước. Hiến pháp là
căn bản pháp lý có tính cách kìm tỏa và chế ngự đối với người hành sử
Quyền lực Nhà nước, trong mục tiêu bảo vệ các quyền căn bản của người
dân. Nhà nước phải tự giới hạn trong khuôn khổ của Hiến pháp.
** Hiến pháp là cơ sở thực hiện Nhà nước Pháp trị: Hiến pháp là một
Luật tối cao trong hệ thống pháp lý quy định cơ cấu tổ chức Quyền lực
Nhà nước. Các bộ Luật khác phải luôn luôn gắn liền và phù hợp với Hiến
pháp hiện hành, thực hiện nguyên tắc Nhà nước Hiến trị (hay Pháp trị).

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 415


Bình thường, để bảo đảm tính chất này, việc kiểm soát tính chất hợp hiến
của các bộ Luật này phải được thực hiện qua một bộ phận đặc biệt, độc lập
với ngành Lập pháp và Hành pháp. Sự hiện hữu của bộ phận này là một
phương tiện bảo vệ các quyền chính đáng của người dân, nhất là của các
khuynh hướng thiểu số. Sự vắng mặt của bộ phận này thường dẫn đến
những vi phạm trắng trợn Hiến pháp, nhất là khi tất cả Quyền lực Nhà
nước đều rơi vào tay của một khuyng hướng chính trị đa số nhất thời.
** Hiến pháp là nơi biểu hiện chủ quyền của người dân: Là một đạo
luật tối cao thực hiện một chính quyền “của dân, vì dân, do dân”, Hiến
pháp phải là một khế ước xuất phát từ ý nguyện của người dân và được sự
chấp nhận đồng tình của người dân. Đó là vấn đề chính thống hóa chế độ,
cần thiết cho sự ổn định chính trị, cần thiết cho việc thực hiện Dân chủ,
được ghi nhận trong Điều 1 của Công ước Quốc tế 1966 về những quyền
Dân sự và Chính tri:
“Các dân tộc đều có quyền tự quyết. Chiếu theo điều này, họ được tự
do quyết định về thể chế chính trị và tự do theo đuổi đường hướng phát
triển kinh tế, xã hội và văn hóa...”
Để nêu rõ tính chất này, việc soạn thảo Hiến pháp thường được giao
phó cho một Quốc hội (Lập hiến) dân cử đặc biệt trong khi đó việc chấp
nhận Hiến pháp có thể thực hiện trực tiếp với người dân bằng các cuộc
trưng cầu dân ý, tạo cơ hội để người dân thực hiện quyền làm chủ Quyền
lực Nhà nước. Các vấn đề tương tự cũng được đặt ra khi sửa đổi Hiến
pháp.

3. Đảng Cộng sản Đông dương và sự ra đời


của Hiến pháp 1946
Lợi dụng được cơ hội bại trận của Nhật (14/8/1945) và dưới chiêu bài Cứu
quốc trong Mặt trận Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông dương cướp được
chính quyền ở Việt Nam vào cuối tháng 8/1945 và tuyên bố thành lập nước
VIệt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Ủy ban Dự thảo Hiến pháp
được thành lập ngày 20/9/1945 và tháng 11/1945, một bản dự thảo Hiến
pháp sơ bộ được công bố trên báo chí. Một Quốc hội được bầu ra ngày
6/1/1946 trong những điều kiện bất ổn của thời cuộc và thông qua bản
Hién pháp ngày 9/11/1946. Trên nguyên tắc, Hiến pháp 1946 phải được
đưa ra trưng cầu dân ý nhưng vì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ vào tháng
12/1946 nên cuộc trưng cầu dân ý không được thực hiện.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 416


Trên lý thuyết, Hiến pháp 1946 thiết lập một chế độ Nghị viện: Nghị
viện là cơ quan quyền lực cao nhất, Nghị viện chọn Chủ tịch nước trong số
các Nghị viên, Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng, Thủ tướng thành lâp Nội
các mà các Bộ trưởng đều là Nghị viên, Nghị viện có quyền bất tín nhiệm
Nội các... Trong toàn văn bản, Hiến pháp 1946 không có một điều nào
nhắc đến vị trí của Đảng Cộng sản. Nói chung, tuy không có cơ quan độc
lập nào kiểm soát tính Hợp Hiến, Hiến pháp 1946 thỏa mãn hầu hết các
đặc tính Dân chủ đã được nêu ra trên đây, đặc biệt là việc xử dụng trưng
cầu dân ý để thông qua Hiến pháp hay sửa đổi Hiến pháp, thực hiện quyền
tự do quyết định về chế độ chính trị.
(Điều 21: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những
điều quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70”
Điều 70: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây: a) Do hai
phần ba tổng số nghị viên yêu cầu b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo
những điều thay đổi c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng
thuận thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”).
Trong thực tế, sự ra đời của Hiến pháp 1946 chỉ là một hình thức bên
ngoài để đánh lừa dư luận. Trong thời điểm 1946, Đảng Cộng sản đang
đứng trước một vị trí nguy hiểm, tuy lợi dụng được chiêu bài yêu nước,
cứu quốc,... với Mặt trận Việt Minh nhưng chưa thể xuất hiện công khai
dưới danh hiệu của một đảng cộng sản: Các lực lượng Quốc gia ngày càng
được củng cố, ý thức hệ cộng sản không được dư luận chấp nhận, các lực
lượng Đồng minh Anh và Trung quốc đang tiến vào Việt Nam để giải giới
quân đội Nhật, Đảng Cộng sản Liên Xô đang bận tâm với chiến tranh lạnh
đã khởi đầu ở Âu châu và không thể can thiệp vào tình hình Việt Nam,
Đảng Cộng sản Trung quốc chưa thành công,... là những áp lực đặt Đảng
Cộng sản Đông dương vào một vị trí yếu kém, phải dùng vàng bạc để mua
chuộc Tướng Trung quốc Lữ Hán, Đảng Cộng sản Đông dương phải tạm
thời tuyên bố tự giải tán vào ngày 11/11/1945 để đi vào các hoạt động
ngầm,... và chỉ còn chiêu bài Hiến pháp Dân chủ thì mới tiếp tục nắm giữ
chính quyền.

4. Sự ra đời của Hiến pháp 1959


Sau Hiệp định Genève, Đảng Cộng sản là một đảng cầm quyền tuyệt đối
trên miền Bắc, đang nhận được sự chi viện của khối Cộng sản Quốc tế
Nga-Hoa và đang áp dụng chuyên chế vô sản, đấu tranh giai cấp, xây dựng
Chủ nghĩa Xã hội trên miền Bắc. Hiến pháp 1959 được ra đời để duy trì

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 417


tình trạng này, chính thức hóa vai trò của Đảng Lao động Việt Nam. Có
bốn khía cạnh quan trọng mà ta sẽ đề cập sau đây.
** Trước tiên là vị trí của Đảng Cộng sản trong guồng máy Quyền
lực Nhà nước. Khi mới đọc qua 112 Điều của Hiến pháp ta có cảm tưởng
đó là một Hiến pháp Dân chủ, độc lập với mọi khuynh hướng và đảng phái
chính trị, kể cả Đảng Cộng sản,... vì không có điều nào đề cập đến vị trí
của Đảng Cộng sản. Sự thật, vị trí của Đảng chỉ được khẳng định một cách
gián tiếp trong “Lời nói đầu” dông dài, kể lại lịch sử và ý đồ của Đảng:
“... Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông dương,
ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, Cách mạng Việt Nam đã tiến lên
một giai đoạn mới,... Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần
sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ
mới,... Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng
liên minh công nông, do giai cấp công nhân lănh đạo,... Hiến pháp mới quy
định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta,... Dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam,... toàn dân ta đoàn kết rộng rãi
trong Mặt trận Dân tộc thống nhất nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ
vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội...”
Với từng đó lời tuyên bố, nhất là ở trong Hiến pháp, cũng đủ để
chứng tỏ rằng Đảng Cộng sản đã và đang chiếm đoạt guồng máy Quyền
lực Nhà nước mà không cần nhắc lại bất kỳ ở đâu trong 112 Điều của Hiến
pháp. Hơn thế nữa, nói”Nhà nước của ta là... do giai cấp công nhân lãnh
đạo” tức là nói”Nhà nước... do Đảng lãnh đạo” vì Đảng lãnh đạo giai cấp
công nhân. Vậy là Đảng đứng trên Nhà nước, xem Nhà nước như là một
bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Đảng, một công cụ của Đảng, được Đảng
dùng để phục vụ các mưu đồ ý thức hệ, đấu tranh chính trị,... trong thời kỳ
mới. Trong tình trạng chưa chiếm được quyền lực ở miền Nam thì một lời
tuyên bố gián tiếp ôn hòa tránh cho Đảng những dư luận bất lợi ở miền
Nam.
Theo Hiến pháp mới, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của
Nhà nước. Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm pháp luật,...
bầu và bải miễn Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng và Phó Thủ
Tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ, của Hội đồng
Quốc phòng, Chánh án tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm
sát Nhân dân tối cao,... Hội đồng Chính phủ chỉ là cơ quan chấp hành của
Quốc hội,... Nói một cách khác, tất cả Quyền lực Nhà nước (Lập Hiến, Lập
pháp, Hành pháp và Tư pháp) đều tập trung vào Quốc hội và không có một

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 418


bộ phận độc lập nào kiểm soát tính Hợp Hiến của các Luật do Quốc hội
đưa ra.
Hiến pháp 1959 không hề đề cập đến quy chế tổ chức của Đảng cũng
như quy chế lãnh đạo của Đảng. Đó là một ẩn ý của Đảng để khỏi bị ràng
buộc với bất cứ một điều gì và được hiểu rằng “Quyền lãnh đạo của Đảng
là vô hạn...” Trên thực tế, Đảng lãnh đạo bằng cách đưa người của mình
nắm giữ mọi chức vụ trong guồng máy Nhà nước và Nguyên tắc tập trung
dân chủ:
“...Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước
khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ”
được chính thức ghi nhận trong Điều 4 của Hiến pháp phải được hiểu
như là: trong mọi cơ quan và ở mọi cấp bậc, mọi hoạt động đều được đặt
dưới sự điều hành của những đại diện của Đảng, tất cả Quyền lực Nhà
nước đều được “tập trung” vào tay Đảng Cộng sản đang cầm quyền.
Cụ thể, Đảng lãnh đạo bằng cách cho ban hành các Luật bầu cử ngụy
tạo (không có sự kiểm soát tính Hợp Hiến) trong đó quyền tự do ứng cử
không được tôn trọng: tất cả các ứng cử viên đều do Đảng chỉ định từ
trước,... Kết cuộc là các quyền chính trị đều bị Đảng chiếm đoạt, Quốc hội
trở thành một tổ chức bù nhìn do Đảng tạo ra để chiếm đoạt toàn bộ Quyền
lực Nhà nước, qua hình thức “Dân chủ tập trung” gian trá.
Các quyền tự do căn bản khác của người dân, tuy vẫn được giữ lại
trong Hiến pháp 1959, cũng chỉ là một hình thức bên ngoài che đậy bản
chất độc đoán của chế độ, dưới uy quyền “lãnh đạo” của Đảng...
** Thay đổi quan trọng thứ hai là việc thêm vào Hiến pháp một
Chương xác định chế độ Kinh tế Chủ nghĩa Xã hội, giới hạn các quyền
kinh tế của người dân,...
** Thay đổi quan trọng thứ ba là việc thay đổi các quy chế về quyền
Lập Hiến và sửa đổi Hiến pháp. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp trở
thành quyền của Quốc hội bù nhìn:
“Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (Điều 43)”
“Quốc hội có những quyền hạn sau đây: 1. Làm Hiến pháp và sửa đổi
Hiến pháp, 2. Làm pháp luật,... (Điều 50) “
mà không cần đưa ra trưng cầu dân ý như đã được quy định trong các
Điều 21 và 70 của Hiến pháp 1946. Với Hiến pháp mới, từ nay trở về sau,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 419


Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp là quyền của Đảng, người dân mất
quyền căn bản “tự do quyết định về thể chế chính trị,...”
** Một vấn đề quan trọng khác đáng được quan tâm hàng đầu là tính
cách pháp lý của sự ra đời của Hiến pháp 1959. Trên nguyên tắc, chế độ
trước 1959 đặt cơ sở trên Hiến pháp 1946 và do đó việc sửa đổi Hiến pháp
1946 thành Hiến pháp 1959 phải được đưa ra trưng cầu dân ý như đã được
quy định trong điều kiện của Hiến pháp 1946. Điều kiện này đã không
được thực hiện và sự ra đời của Hiến pháp 1959 là một việc làm bất hợp
pháp, vi phạm Hiến pháp 1946.
Tóm lại, thay vì đặt căn bản trên sự chấp nhận tính đa nguyên của các
khuynh hướng và đảng phái chính trị như trong các chế độ Dân chủ, Hiến
pháp 1959 (cũng như sau này với các Hiến pháp 1980 và 1992) chỉ là công
cụ từng giai đoạn của một đảng cầm quyền, cụ thể là Đảng Cộng sản Việt
Nam, để áp đặt và thiết lập vĩnh viễn một chế độ độc tài, độc đảng,... lên
lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của mình.

5. Sự ra đời của Hiến pháp 1980


Nếu Hiến pháp 1959 được ra đời khi Đảng Cộng sản chỉ chiếm được chính
quyền trên một nữa lãnh thổ và phải che đậy một phần nào tính chất độc
quyền toàn trị của chế độ thì Hiến pháp 1980 được ra đời trong hoàn cảnh
chiến thắng trên toàn lãnh thổ, không còn gì cản trở để phải che đậy mục
tiêu ý thức hệ của Đảng. Hiến pháp 1980 phản ảnh lại các đặc tính trên đây
của Hiến pháp 1959 một cách công khai, kèm theo các biện pháp cứng rắn
dùng bạo lực nếu cần.
Mục tiêu và vai trò của Đảng được xác định không những trong Lời
nói đầu:
“... Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể
của nhân dân lao động,... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần
có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội trong phạm vi cả nước... Là luật cơ bản của Nhà nước, Hiến pháp này
quy định chế độ chính trị, kinh tế,... Nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng
lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam...”
mà còn được chính thức quy định trong Hiến pháp:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên
chính vô sản... (Điều 2) “

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 420


“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu
của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác-
Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội;... (Điều
4) “
Đồng thời, Hiến pháp 1980 cũng là nơi Đảng Cộng sản chính thức
hóa các tổ chức đấu tranh trước đây của Đảng để thành các bộ phận chính
thức của Nhà nước để khống chế đời sống chính trị dưới chế độ mới:
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam -bao gồm các chính đảng, Tổng công
đoàn Việt Nam, Tổ chức liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các thành
viên khác của Mặt trận- là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Mặt trận phát
huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị,...
ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 9) “
“Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của
giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản,... (Điều
10) “
Về chế độ kinh tế, Hiến pháp 1980 chính thức xóa bỏ các hình thức
kinh tế tư nhân, thực hiện nền kinh tế hai thành phần, quốc doanh và hợp
tác xã, quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế và quản lý theo cơ chế tập trung bao
cấp, đồng thời nắm giữ độc quyền về ngoại thương và các quan hệ kinh tế
khác với nước ngoài...

6. Sự ra đời của Hiến pháp 1992


Nếu các thay đổi Hiến pháp trong các năm 1959 và 1980 được thực hiện
trong hoàn cảnh Đảng đã đạt được các chiến thắng quan trọng trong ý đồ
chiếm đoạt quyền lực thì sự ra đời của Hiến pháp 1992 lại là phản ảnh một
thời kỳ khó khăn do các chính sách mà Đảng gây ra trong mọi lãnh vực và
thể hiện một tình trạng phân hóa cao độ của Đảng trước các thất bại liên
tiếp và trong hoàn cảnh tan rã của khối Cộng sản quốc tế vào đầu thập niên
1990.
Các thất bại kinh tế và an sinh xã hội trên toàn lãnh thổ do các biện
pháp độc đoán cải tạo nền kinh tế, sự tập thể hóa các phương tiện sản xuất,
làm cho các xí nghiệp bị đình trệ. Sự cưởng bách lao động các phần tử bất
lợi cho chế độ trong các vùng kinh tế mới, sự kéo dài tình trạng giam giữ
trong các trại tập trung cải tạo những thành phần chống đối và những thành
phần trong chế độ cũ ở miền Nam, và sự cấm đoán các quyền tự do căn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 421


bản,... đã đưa toàn thể dân tộc vào con đường chống đối, biến chế độ thành
một guồng máy đàn áp khổng lồ, không còn sức tiến hành công cuộc xây
dựng đất nước...
Trên phương diện quốc tế, lập trường của Đảng trong cuộc tranh chấp
Nga-Hoa đã đưa Đảng Cộng sản Việt Nam vào tình trạng lệ thuộc hoàn
toàn vào Liên bang Xô viết, làm trầm trọng hơn nữa các tranh chấp quốc
tế. Trong khoảng thời gian ngắn vào cuối thập niên 1970, Đảng Cộng sản
Việt Nam là nguyên nhân của hai cuộc chiến tranh tàn khốc ở Cao Miên và
với Cộng sản Trung quốc,... làm tiêu hao mọi tiền năng xây dựng đất nước
cũng như đưa Việt Nam vào một vị trí cô lập trên trường quốc tế.
Các yếu tố trên đã biến Việt Nam thành một nước nghèo đói nhất trên
thế giới trong khi Đảng Cộng sản ngày càng phân hóa vì các tranh chấp nội
bộ, vì các thất bại liên tiếp mà không tìm được lối thoát và đội ngũ đảng
viên xuống cấp vì hủ hóa và các tệ nạn xã hội. Với khẩu hiệu “Đổi mới” đã
xuất hiện từ sau Đại hội VI (1986), cùng một thời kỳ là các dấu hiệu tan rã
của khối Cộng sản Đông Âu,... Đảng Cộng sản bắt buộc phải nới lỏng
chính sách kinh tế, cho phép hoạt động các thành phần kinh tế tư nhân và
kêu gọi sự đầu tư trong giới tư bản ngoại quốc để cứu vãn tình thế.
Để thực hiện mục tiêu này, Hiến pháp 1980 đã trở thành một trở ngại
lớn vì Nhà nước nắm độc quyền trong mọi hoạt động kinh tế quốc dân
cũng như độc quyền về ngoại thương, không có một điều khoản nào được
quy định và bảo vệ quyền lợi của các thành phần tư nhân và tư bản hay
công nhận và tôn trọng các công ước quốc tế về các trao đổi và phát triển
kinh tế. Các áp lực quốc tế đã là yếu tố then chốt đưa đến sự ra đời của
Hiến pháp 1992 (và được sửa đổi vào năm 2001) nhưng chỉ được giới hạn
trong lãnh vực phát triển kinh tế mà vẫn không có gì thay đổi trong chế độ
chính trị. Vai trò của Nhà nước và vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tuy
được tô điểm lại, nhưng vẫn còn nguyên:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và từng lớp trí thức (Điều 2)”
“Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội... (Điều 4)”
và, khi đã ổn định được tình thế, lại được công khai xác định một

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 422


cách độc đoán hơn nữa, với nguyên tắc Nhà nước pháp quyền:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức... (Điều 2, sửa đổi năm
2001)”
cho phép Đảng Cộng sản, với tư cách là một Đảng đang cầm quyền,
sử dụng quyền này áp đặt mọi đạo luật, không phải chỉ trong lãnh vực kinh
tế để thoả mãn nhu cầu của giới đầu tư ngoại quốc, nhưng trong tất cả các
lãnh vực khác chủ yếu được dùng như là một dụng cụ chuyên chế để duy
trì vị trí cầm quyền của mình,...

7. Tổng luận
Ngay từ khi được thành lập năm 1930, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu
chiếm đoạt chính quyền để thiết lập chế độ Cộng sản trên toàn lãnh thổ
Việt Nam, qua danh nghĩa của một hình thức Dân chủ trá hình.
Nhìn một cách tổng quát, các Hiến pháp lưu hành ở Việt Nam từ 60
năm qua dưới chế độ Cộng sản chỉ phản ảnh các mục tiêu chiến lược,
chiến thuật,... được Đảng dùng trong những thời kỳ nhất định tùy theo mối
tương quan lực lượng giữa Đảng và các thành phần khác. Khi yếu thế thì
dùng chiêu bài Hiến pháp Dân chủ để giữ nguyên vị trí và tiếp tục thực
hiện ý đồ của mình. Khi nắm được quyền lực trên một phần lãnh thổ thì áp
đặt gián tiếp ở đó một chế độ độc tài với chiêu bài của một Hiến pháp Dân
chủ trá hình. Khi đã làm chủ tình thế trên toàn lãnh thổ thì thực hiện ý đồ
của mình một cách công khai và vĩnh viễn...
Thay vì là một văn kiện giới hạn quyền lực Nhà nước, chứa đựng
những căn bản pháp lý kìm tỏa và chế ngự đối với người hành sử Quyền
lực Nhà nước, trong mục tiêu bảo vệ các quyền căn bản của người dân và
do người dân thoả thuận đưa ra, như trong các chế độ Dân chủ hiện đại,...
thì Hiến pháp dưới chế độ Cộng sản Việt Nam chỉ là một công cụ của
Đảng để áp đặt vĩnh viễn sự chiếm đoạt Quyền lực Nhà nước,... phản ảnh
các quan điểm cố hữu đã từng được nêu ra trong lý thuyết cộng sản:
“Đảng Cộng sản là một tổ chức có quy luật và Hiến pháp chỉ là phản
ảnh các quy luật của Đảng (Mao Tse Tung) “
“Hiến pháp là phản ảnh của một tình trạng đã có, đang có và sẽ có
trong tương lai (Lénine) “.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 423


TRẦN ĐỘ

Kịch bản Cho Thế kỷ 21

Ta vừa trải qua thế kỷ 20 đầy biến động: nào chiến tranh thế giới lần thứ
nhất, nào chiến tranh thế giới lần thứ hai, nào bom nguyên tử, nào các cuộc
cách mạng mạng ở Nga, ở Trung Quốc, nào thế giới xã hội chủ nghĩa hình
thành, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở khắp thế giới, trong đó có
cuộc đấu tranh giải phóng của Việt Nam, nào cách mạng văn hóa Trung
Quốc, diệt chủng ở Campuchia, nào sự chia rẽ và đánh nhau của thế giới
cộng sản, nào sự tan rã của Liên Xô và thế giới xã hội chủ nghĩa, nào
những thành tựu kỳ diệu của khoa học kỹ thuật, của vật lý, sinh học, sự
tiến bộ phi thường của tin học, của điện tử, máy tính, rô bô, v.v...
Vì thế, bước vào thế kỷ 21, ai nấy đều hồi hộp và lo âu, vừa lo âu vừa
hy vọng nhìn về phía trước mà phán đoán. Đã có nhiều nhà tương lai học
phán đoán; nhiều triết gia, nhiều nhà chính trị, nhà lý luận, nhà xã hội học
cũng phán đoán. Tôi cũng ngẫm nghĩ và phán đoán, nhưng tôi rất không đủ
tri thức và thông tin để mà phán đoán. Tôi chỉ dựa vào sự hiểu biết hạn hẹp
của mình về các phán đoán và ghi lại đôi điều. Tôi thấy hình như có thể có
ba kịch bản cho thế kỷ 21 như sau:
Kịch bản thứ nhất. Căn cứ vào điều tôi biết về một số nhà lý luận.
Các nhà lý luận này hầu như không quan tâm đến các biến động chính trị
xã hội đã và đang diễn ra ở thế giới. Các vị ấy rất trung thành và kiên định
với tư duy “hai phe, bốn mâu thuẫn” và tính chất thời đại hiện nay là “thời
kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới”. Từ đó suy ra có thể có một kịch bản cho thế giới như sau: Trong thế
kỷ 21 sẽ lại có một nước nào đó vào loại to lớn, phát triển cao, nổ ra một
cuộc cách mạng vô sản, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, phát triển ra toàn
thế giới và hoàn thành tính chất quá độ của thời đại.
Kịch bản thứ hai. Cũng với tư duy như trên và có những nhận định:
sự tan rã của phe xã hội chủ nghĩa chỉ là thất bại tạm thời. Chủ nghĩa xã
hội gặp phải bước thoái trào tạm thời. Như vậy thì trong thế kỷ 21, sẽ có

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 424


một sự phục hồi vĩ đại. Bốn nước xã hội chủ nghĩa còn lại (Trung Quốc,
Việt Nam, Triều Tiên, Cuba) sẽ là thành trì của sự phục hồi này. Phe xã
hội chủ nghĩa sẽ hình thành trở lại và phát triển phồn thịnh, đánh bại phần
còn lại của chủ nghĩa tư bản và hoàn thành thời đại quá độ, đưa toàn bộ thế
giới và nhân loại lên thời đại xã hội chủ nghĩa.
Đấy là tôi suy từ các lập luận của một số “nhà lý luận” hiện nay vẫn
kiên định, và trung thành một cách đáng kính với tư duy cũ, mà không biết
đến tư duy của nhân loại, nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân thế giới.
Tôi rất nghi ngờ rằng nhân dân ở một nước phát triển (tư bản) nào đó có
nhu cầu đánh đổ chính quyền hiện tại và thay thế vào đó một chính quyền
khác (xã hội chủ nghĩa). Tôi cũng nghi ngờ số người trong nhân dân Nga
và các nước Đông Ấu có nguyện vọng và nhu cầu phục hồi lại thể chế cũ.
Tuy rằng không phải không có những người luyến tiếc cuộc sống cũ.
Nhưng số người này liệu có đủ để làm được việc phục hồi không?
Kịch bản thứ ba. Thực ra, chưa thể phác họa kịch bản này. Hiện nay
ta đang ở thời kỳ từ thế kỷ 20 bước sang thế kỷ 21. Thế giới và nhân loại
đang biến chuyển. Tất cả mọi người đều quan tâm tới xu thế toàn cầu hóa
về kinh tế, về văn hóa, về chính trị. Có xu thế toàn cầu hóa phát triển nhiều
mặt và ngày càng mạnh, nhưng cũng có xu thế chống lại. Càng ngày càng
nhiều sự kiện từ trước chưa hề có.
- Các nguyên thủ quốc gia có tội ác đều không thoát khỏi sự truy nã
của pháp luật. Đã có tòa án hình sự thế giới.
- Có những xung đột sắc tộc, tôn giáo mà không phân xử nổi ai là
phải, ai là trái, ai là chính nghĩa, ai là phi nghĩa (ở Châu Phi, ở Nam Tư, ở
Trung Đông).
- Có những sự thay đổi chính trị ở một nước mà các nước ở khu vực
hoặc trên toàn thế giới lại có ý kiến và có thể tác động (nước Áo và Châu
Ấu).
- Bất cứ cuộc bầu cử ở một nước nào, đều được dư luận thế giới quan
tâm và dư luận thế giới đều tỏ ra ủng hộ những người dân chủ, tiến bộ
trung cử, và số người này trúng cử ngày càng nhiều (Hàn Quốc, Indonesia,
Chili, Equator, Croatia...).
- Chủ nghĩa xã hội tự hào với tính ưu việt của mình là quan tâm đến
các vấn đề xã hội, bảo đảm lợi ích cho nhân dân lao động (Việt Nam được
xếp vào loại khá về các chỉ số xã hội).
Nhưng những vấn đề xã hội lại được giải quyết tốt hơn ở các nước tư

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 425


bản phát triển. Vì ở những nước nào có điều kiện kinh tế, tài chánh dồi dào
hơn, và cũng ở các nước này giới cầm quyền buộc phải giải quyết tốt các
vấn đề xã hội mới ổn định được chính quyền và họ biết giải quyết tốt.
- Ở Việt Nam, đại đa số nhân dân chỉ mới có thu nhập cá nhân (thu
nhập chứ không phải GDP) độ trên 10 đô la một tháng (150.000 đồng) thì
dù có những cố gắng về mặt xã hội bao nhiêu cũng chưa thể coi là no đủ,
hạnh phúc được. Vậy một xã hội tốt đẹp hơn, trước hết phải là một xã hội
mà người đều được no đủ.
- Trào lưu dân chủ thế giới ngày càng phát triển, có tác giả nói từ năm
1970 trở về trước thế giới chỉ có 30 nước dân chủ. Nhưng từ năm 1970 sau
30 năm thì số nước dân chủ lên tới 75. Có tác giả nói hiện nay thế giới có
gần 200 nước trong đó 65% là thuộc các nước dân chủ. Các nước xã hội
chủ nghĩa (chính quyền cộng sản) không được xếp vào nước dân chủ, tuy
các nước này vẫn tự nhận là dân chủ gấp triệu lần các nước tư bản, và tự
nhận mình là nước có bản chất dân chủ cao nhất. Vấn đề dân chủ và nhân
quyền là những vấn đề mà các nước phát triển cao đều nhấn mạnh.
Nhưng các nước xã hội chủ nghĩa thì gọi là những âm mưu diễn biến
hòa bình. Đồng thời các nước xã hội chủ nghĩa cũng phải nói đến dân chủ
và nhân quyền, phải chứng tỏ mình có quan tâm đến dân chủ và nhân
quyền, phải chống đỡ về các vấn đề dân chủ và nhân quyền. Trước dư luận
thế giới, càng ngày cách cầm quyền và cai trị kiểu toàn trị độc tồn càng tỏ
ra lạc hậu, càng bị chê cười và phê phán. Nước nào muốn hòa nhập với thế
giới phải chú ý điểm này, không theo trào lưu dân chủ chung của nhân
loại, trước hết là làm hại ngay đến tiến trình phát triển của nước mình.
Không thể cứ tự mình nói ngược đời, rồi lại tự khen mình là hay và đúng
được.
- Ai cũng thấy là phải đưa xã hội loài người đến chỗ tốt đẹp hơn, đều
mong muốn như thế. Nhưng xã hội tốt đẹp hơn ấy có phải nhất thiết là theo
chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo hay không? Có lẽ Mác
đã dự đoán đúng là sau chế độ tư bản chủ nghĩa sẽ có một chế độ xã hội tốt
đẹp hơn và hiện nay xã hội loài người đang biến chuyển tiến lên theo chiều
hướng đó, hướng tốt đẹp hơn. Đã có nhiều học giả dự đoán xã hội tương
lai là xã hội “hậu tư bản chủ nghĩa” và “tân tư bản chủ nghĩa” là xã hội
“văn minh thứ ba”, xã hội “hậu công nghiệp”, xã hội “văn minh tin học”,
“văn minh trí tuệ”...
Chưa ai thống nhất được quan niệm và cách gọi. Các xã hội tư bản
chủ nghĩa đang biến hóa và tiến tới một xã hội không còn là tư bản chủ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 426


nghĩa, tức là tiến tới cái không phải là nó nữa. Hiện nay có nhiều nước về
kinh tế và chính trị thì đúng là tư bản chủ nghĩa nhưng nhiều mặt xã hội có
những nét tốt đẹp mà không một nước gọi là xã hội chủ nghĩa nào so sánh
được (về giáo dục đào tạo, về y tế, về người già, người thất nghiệp). Vậy
một xã hội tương lai tốt đẹp hơn là một xã hội thế nào? Nếu có là một xã
hội chủ nghĩa chăng thì nhất định không phải là xã hội chủ nghĩa kiểu Liên
Xô, không phải là xã hội chủ nghĩa kiểu trại lính được. Và để tiến tới một
xã hội tốt đẹp hơn ấy có nhất thiết phải trải qua cách mạng bạo lực và đổ
máu không? Có nhất thiết phải có “lật đổ” không? Nhân loại có chấp nhận
sự đổ máu không?
Nước Việt Nam hiện chưa phải là xã hội chủ nghĩa mà muốn tiến tới
một xã hội tốt đẹp hơn có nhất thiết phải “đổ máu” và “lật đổ” không? Có
thể tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn bằng tiến hóa hòa bình không? Cái gọi
là âm mưu “diễn biến hòa bình” có thật không? Không chấp nhận thế lực ở
ngoài dùng diễn biến hòa bình để lật đổ. Nhưng bản thân ta phải tiến hóa
hòa bình để tiến lên. Ta cần tiến hóa, vậy ta có cần phải có nhiều kẻ thù để
mà tiêu diệt và trấn áp không? Thậm chí, cứ nhất thiết bắt cả nước và toàn
dân phải tôn thờ một học thuyết, một trật tự khe khắt thì đất nước phát
triển không?
Ai cũng thấy kinh nghiệm hiển nhiên của các nước gần ta không phải
như vậy, kinh nghiệm đó rõ rệt nhất là ở Đài Loan, Hàn Quốc và
Singapore. Việc quan trọng nhất bây giờ là phải hòa nhập để đưa xã hội
tiến lên hay cứ phải “ổn định bằng bất cứ giá nào”? Vấn đề đặt ra hiện nay
là làm thế nào đất nước phát triển và nhân dân được tự do hạnh phúc. Vậy
cái gì trở ngại cho điều đó thì phải khắc phục. “Bằng bất cứ giá nào” và
“vô điều kiện” là những yếu tố của đấu tranh “quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh”. Ngày nay điều kiện tiên quyết để quyết định chính sách là làm thế
nào cho dân tự do và đất nước phát triển. Chỉ có tự do cho dân thì đất nước
mới phát triển được. Điều đó đúng cả về kinh tế, chính trị và văn hóa và cả
đối ngoại nữa. 
(2000)

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 427


Đảng Cộng sản
và Dân chủ ở Việt nam

Ai đã sống từ những năm 20-30 của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 đều có thể
nhìn thấy và chứng kiến 2 tình trạng, 2 bức tranh hầu như trái ngược của
ĐCSVN. Đầu thế kỷ 20 cho đến năm 1945, Đảng Cộng sản có mấy nghìn
Đảng viên mà thực dân Pháp và Phong kiến triều Nguyễn rất hoảng hốt
lồng lộn. Cả một hệ thống nhà tù. Từ Hoả Lò, Sơn La. Lao Bảo, Kon Tum,
Ban Mê Thuột đến Khám lớn, Côn Đảo…, đều đầy ắp tù Cộng sản. Thế
mà cuộc Cách mạng tháng 8/1945 đã thành công. Sau đó thì ở 3 Kỳ chỗ
nào cũng là người mới ở nhà tù ra làm nòng cốt: Bắc Kỳ thì tù từ Hoả Lò,
Sơn La; Trung Kỳ thì tù từ nhà tù Lao Bảo, Kom Tum, Ban Mê Thuột; ở
Nam Kỳ thì tù từ nhà tù Khám lớn, Côn Đảo. Suốt trong kháng chiến
chống Pháp, ở khắp nơi những người Cộng sản làm cán bộ Quân đội và
Chính quyền và sống ở trong dân, đều ăn, ở như dân và đều nổi bật lên về
tính gương mẫu, về chịu đựng gian khổ và hy sinh tính mệnh. Chỗ nào dân
cũng mong đợi, ngưỡng mộ và yêu mến các “cán bộ” cộng sản, chia cơm,
xẻ áo, và lấy cả tính mệnh mình để che chở, bảo vệ cho những cán bộ
Cộng sản.
Và bây giờ, đầu thế kỷ 21 thì tình trạng và bức tranh là: Đảng Cộng
sản là một đảng cầm quyền lãnh đạo bao trùm cả Quốc hội, Chính phủ và
các cơ quan Nhà nước. Những vị trí quan trọng của Bộ máy Nhà nước:
Chủ tịch, phó Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Giám đốc và phó Giám
đốc Sở, Ty, Hội trưởng, Uỷ viên chấp hành các Hội quần chúng đều phải
là Đảng viên: Đảng viên có sẵn để Đảng chọn xếp vào các vị trí hoặc chưa
là Đảng viên thì phải phấn đấu vào Đảng, rồi mới hòng được bổ nhiệm
chức nọ, chức kia, từ ở phường, xã lên đến huyện, tỉnh và đến cấp Trung
ương, toàn quốc. Trước đây, cán bộ đi sâu đi sát là có bộ áo nâu rách, quần
ống thấp, ống cao, đeo cái bị cói hoặc một tay nải nhỏ đi len lỏi các nơi
hẻo lánh khốn khó, thậm chí rất nguy hiểm. Còn ngày nay, đi sâu đi sát là
xe hơi bóng láng, mới cáu cạnh toàn của các hãng Tư bản nước ngoài danh
tiếng chế tạo, hoặc từng đoàn xe hơi có công an hộ tống dẹp đường, đến
nơi nào đều có đón tiếp ở khách sạn sang trọng nhất, họp mặt ở những hội
trường sang trọng nhất, gặp các người đứng đầu cơ sở hoặc địa phương

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 428


nghe báo cáo, đi thăm các cơ sở gặp vài người đã được chọn lọc (để bảo
đảm an toàn cho cấp trên) hỏi vài ba câu thường là vớ vẩn, đôi khi lại còn
ngớ ngẩn, rồi lại vào phòng khách sang trọng có mấy lời huấn thị thường
là được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rất nhạt nhẽo và nhàm chán thế mà đều
được khen là “sâu sắc”, “sáng rõ” và được hứa xin chấp hành nghiêm túc.
Còn đám cán bộ cấp dưới chỉ đua nhau mở sổ lấy bút ghi chép lia lịa
“những lời vàng ngọc quý báu” mà cấp trên huấn thị.
Tôi là người đã trải qua 2 cảnh trái ngược ấy. Có lần tôi thăm một
huyện, khi đi về được tiễn đưa rất trọng thể và đến cuối đường thì đồng chí
Chủ tịch huyện nắm tay tôi rất chặt và hứa trịnh trọng rằng sẽ chấp hành
nghiêm chỉnh các chỉ thị “sáng suốt” của tôi. Tôi ngẫm nghĩ mãi, không
biết tôi đã chỉ thị những gì, tính tôi hay đùa, tôi liền hỏi đồng chí Chủ tịch
đó rằng: “Một năm huyện cậu có mấy lần các đồng chí Tỉnh và các ngành
Trung ương về thăm”? Đồng chí đó bảo độ 5-7 đoàn. Tôi lại hỏi thế cậu
làm sao chấp hành hết 5-7 lần chỉ thị ấy? Đồng chí Chủ tịch cười và không
trả lời! Thế là tôi được đích thân chứng kiến Đảng Cộng sản giữa thế kỷ 20
là Đảng gồm những Đảng viên mà từ Tổng Bí thư đến đảng viên thường
sống trong dân cùng cơm khoai, ổ rơm, rau dưa với dân, trực tiếp bàn với
từng người dân công việc làm ăn và công tác Cách mạng. Và bây giờ cuối
thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 là một Đảng mà tuyệt đại đa số là các quan,
quan nhỏ ở cấp cơ sở, quan nhỡ ở cấp trung gian, quan lớn ở cấp Trung
ương. Các quan đứng đầu cấp toàn quốc thì dân các nơi phải cơm nắm
cơm gói họp nhau chầu chực ở cổng (có lính gác, cảnh vệ hoặc công an) để
mong được gặp mà không được. Đã không được gặp mặt các quan để đưa
đơn từ khiếu kiện và giãi bày, cầu cứu những oan khuất của mình trong đời
sống (bởi vì quan không có thì giờ) mà còn bị coi là có người đứng đằng
sau xúi giục và có âm mưu vi phạm an ninh quốc gia. Tôi có may mắn là
đã từng được là cán bộ cơm khoai, rau má, ổ rơm và cũng một thời cũng
làm quan cấp Trung ương đi xe hơi, ở khách sạn. Tôi thấm thía nỗi niềm
và tôi muốn mô tả và lý giải cái sự biến chuyển thần kỳ của Đảng Cộng
sản, từ cơm nắm, đến làm quan và nhận xét xem sự biến chuyển đó là hay
hay dở, là thắng lợi hay thất bại?

I. Ở Việt Nam có dân chủ hay không?


Tôi xin trả lời khẳng định ở Việt Nam đã từng có dân chủ, và có dân chủ
một cách tốt đẹp, đáng tự hào. Đó là những năm tháng sau cách mạng
tháng 8/1945. Đảng Cộng sản có Hồ Chí Minh đứng đầu đã kêu gọi và

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 429


lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa, đập tan một nhà nước phong kiến tay
sai, nô lệ, lập nên một Nhà nước Dân chủ Cộng hoà, đập tan lũ vua quan
và quan lại thực dân, lập nên Chính phủ Cộng hoà lâm thời và sau đó lập
tức tổ chức cho dân bầu cử (với một chế độ tự do thực sự) có những người
ứng cử mà đa số không phải là đảng viên Đảng cộng sản.
Tôi đã trực tiếp tham gia một cuộc vận động bầu cử mà một ứng cử
viên nhận là giai cấp công nhân, lên diễn thuyết với một cái mỏ-lết to
tướng đút ở túi ngực. Tôi lại được tham gia với một nhóm trí thức (gồm
bác sĩ, giáo viên, công chức cũ) mở tiệc ăn mừng một số bạn trúng cử, sau
đó rủ nhau đi hát cô đầu để mừng thắng lợi. Không khí thật hồn nhiên và
hồ hởi.
Quốc hội lần ấy, có rất ít đảng viên Cộng sản là đại biểu và đều là
những người hoạt động dưới sự dìu dắt lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Quốc hội ấy về sau lại thêm 70 đại biểu không bầu, thuộc các Đảng
phái khác (đối lập). Vậy thì Quốc hội khoá I ấy là Quốc hội đa nguyên, đa
Đảng. Nhưng cũng Quốc hội ấy lập nên Chính phủ Cộng hoà Dân chủ, mà
đa số cũng không là Đảng viên Cộng sản, cũng Quốc hội ấy thông qua
Hiến pháp 1946 là một Hiến pháp dân chủ nhất mà tất cả những Hiến pháp
sau này đều không theo kịp.
Thế là từ năm 1945-1946, nước ta đã có một chế độ Dân chủ cộng
hoà, với Quốc hội được bầu cử tự do, và đa Đảng và một Chính phủ mà đa
số thành viên không phải đảng viên cộng sản. Đặc sắc của chế độ Cộng
hoà dân chủ lúc ấy mãi về sau là: Được bầu cử tự do thực sự. Đa đảng,
nhiều thành viên là người ở nhiều Đảng khác nhau, có cả những người
không ở Đảng nào. Rất ít Đảng viên cộng sản mà rất nhiều người có danh
vọng, có trí thức.
Thế là ta đã có một Nhà nước thật sự dân chủ và một xã hội cũng thật
sự dân chủ. Mọi người dân đều công nhận chính phủ là của mình, Nhà
nước là của mình, dễ dàng đến với Nhà nước và người Nhà nước cũng dễ
dàng đến với nhân dân.
Cán bộ Nhà nước là những cán bộ gần dân, sống trong nhân dân.
Có tự do ngôn luận, có báo chí tư nhân, có tự do phát biểu chính kiến.
Có tự do xuất bản, in ấn.
Có tự do hội họp và lập hội.
Quân đội là Quân đội của dân,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 430


Công an cũng là Công an của dân.
Cán bộ, Quân đội, Công an đều là các anh, các chú, các em, các cháu
của dân, dân có thể khen ngợi hoặc mắng mỏ như mắng mỏ con em mình.
Mọi người tự do đi lại, tự do làm ăn, tự do buôn bán, cuộc sống thật thoải
mái, dễ chịu. Tất nhiên có một số hạn chế do chiến tranh như hạn chế qua
lại giữa vùng địch và vùng giải phóng. Quan trọng nhất là mỗi người dân
đều thấy thoải mái tự do, không sợ mà lại rất gần gũi với cán bộ Nhà nước.
Không khí ấy kéo dài trong suốt cả cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và kéo dài cả sau năm 1954 ở miền Bắc một thời gian. Thế thì Việt Nam
đã thực sự có một Nhà nước dân chủ và một xã hội dân chủ. Điều đó đã
thực sự diễn ra ở cả nước đến 1954 và ở miền Bắc đến 1975 (trong những
năm 60 và 70 do tình thế chiến tranh ở miền Nam và miền Bắc là hậu
phương lớn lại có chiến tranh phá hoại, nên không khí dân chủ nhạt dần).

II. Nước Việt Nam bây giờ (Cuối thế kỷ 20,


đầu thế kỷ 21)
Thật khó mà nói rằng nước Việt Nam bây giờ là nước dân chủ. Tuy rằng
giới lãnh đạo và giới tuyên truyền vẫn lớn tiếng coi Việt Nam là nước dân
chủ, chỉ có khuyết điểm là “hơi” kém dân chủ. Nhưng tôi thì khẳng định
rằng: Nước Việt Nam hiện nay ít nhất là nước không dân chủ tuy vẫn
mang nhãn hiệu cộng hoà. Sau năm 1975, nhân dân miền Nam bị nô dịch
bởi “thực dân mới” nhưng có đôi chút của “Dân chủ tư sản” là tự do làm
ăn, tự do báo chí, xuất bản thì cũng bị Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam xoá bỏ triệt để, mà chỉ được hồi lại chút ít sau đổi mới. Nhà nước và
xã hội Việt Nam hiện nay có những đặc điểm gì?
1. Chỉ có một Đảng là Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sản dẹp bỏ hết
các Đảng (Đảng xã hội, Đảng dân chủ) đã có dưới thời Hồ Chí Minh,
Đảng Cộng sản thực hiện chế độ độc Đảng. Tuy Hiến pháp năm 1992 có
ghi: Tự do lập hội nhưng có người gửi giấy lập Đảng khác thì bị đuổi việc
và đe doạ quản chế, Công an thường xuyên thăm hỏi nhiều lần, cuộc sống
bị hăm dọa nhũng nhiễu, bị theo dõi gắt gao, bị khủng bố tinh thần và tâm
lý hết sức căng thẳng. Lại có người cũng mới làm đơn xin lập Hội chống
tham nhũng thì tất cả những người có liên quan (độ 20 người) đều bị bắt
lên Công an thẩm vấn, hành tội và bị gán cho là lập Hội trái phép! Có
nhiều người bị khám nhà và tịch thu phương tiện… Thế mà có ai nói Chế

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 431


độ ở Việt Nam là chế độ độc Đảng thì lại bị người ta oán giận1 (*) và bị
Công an chú ý. Đã chế độ Độc Đảng thì hiển nhiên là một chế độ độc tài,
độc đoán, độc quyền ngược lại với chế độ dân chủ. Không thể nói nước
Việt Nam ta có dân chủ được!
2. Đã độc Đảng mà Đảng lại thực hiện một chế độ lãnh đạo tuyệt đối
toàn diện và triệt để. Thế là hai lần không dân chủ. Đó là một sự thật hiển
nhiên, cho dù bộ máy tư tưởng, tuyên truyền của chế độ có hùng mạnh gấp
trăm lần cũng không che lấp được sự thật này và lừa bịp được một ai.
Nhiều người gọi chế độ này là chế độ Toàn trị, Đảng trị, độc tài toàn trị,
thậm chí có người còn gọi đó là chế độ Công an trị, mật vụ trị, quân phiệt
trị. Riêng tôi, tôi cũng cho là thế và nói thế.
Biểu hiện của chế độ này thì có nhiều tôi chỉ lược qua như sau:
· Đảng bao trùm và xâm nhập vào tất cả các tổ chức Nhà nước và các
tổ chức xã hội lớn nhỏ, tạo nên một chế độ Nhà nước quan liêu hoàn toàn
tách rời đời sống nhân dân, đời sống xã hội. Muốn làm quan thì phải là
đảng viên, có là đảng viên thì mới được làm quan. Từ xã, phường, cho đến
Chính phủ, Bộ, Thứ trưởng, Cục, Vụ trưởng. Thậm chí cho đến trưởng,
phó phòng, ban Đảng cũng còn phấn đấu để tất cả là đảng viên.
Các tổ xã hội thì, tổ chức nào có Chủ tịch và ban chấp hành là Đảng
viên mới được công nhận và hoạt động. Hội chống tham nhũng không do
Đảng đề xướng và bố trí Đảng viên, thì bị coi là âm mưu, bị cấm đoán và
Công an làm khó dễ, bắt bớ. Hội cựu chiến binh là Hội gồm những người
gần Đảng nhất, gồm những nòng cốt của Đảng mà khi ra đời cũng khó
khăn chật vật. Đó là vì Đảng chưa bố trí được người tin cậy để trủ trì.
Những người đề xướng đều là đảng viên nhưng có đôi chút ý kiến độc lập,
vì vậy Đảng làm khó dễ kể cả khi các hội viên biểu thị rõ rệt không tín
nhiệm người phụ trách. Đảng bố trí bằng được người ngoan ngoãn, dễ bảo,
phục tùng tuyệt đối mình thì lúc đó Hội mới được công nhận và hoạt động.
Đối với cán bộ được bầu, thì trong mỗi cuộc bầu, các cơ quan tổ chức và
đồng chí cấp uỷ phụ trách tổ chức quyết định danh sách người trúng cử và
bên cạnh đó cho thêm một vài người không trúng để cho ra vẻ là một cuộc
bầu cử có dân chủ. Tôi nhiều lần ứng cử Trung ương và Quốc hội, tôi đều
biết trước rất rõ tôi sẽ trúng cử hay không? Danh sách đại biểu Quốc hội đã
được quyết định trước khi bầu hàng tháng vì đồng chí cấp Uỷ viên và Ban

1
Hai câu viết của Hồ Chí Minh (theo trí nhớ): có ai nói là Ðảng ta kém dân chủ,
thì chúng ta giận. Nhưng thực tế có thế thật.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 432


tổ chức đã thông qua rồi. Dân đã có câu rất chính xác là: “Đảng cử dân
bầu” dân chỉ đi bầu theo danh sách đã định. Các phương tiện thông tin, báo
chí tha hồ ca ngợi tít mây xanh không khí “ngày hội” mà không hề có thật.
Và Đảng vẫn bắt mọi người phải công nhận thế là có tự do bầu cử, ứng cử!
· Đảng hoàn toàn và trắng trợn chuyên chính về tư tưởng văn hoá, bất
chấp cả Hiến pháp, Đảng chỉ đạo Quốc hội ra luật báo chí, xuất bản khác
hẳn tinh thần Hiến pháp, thu xếp bằng được uỷ viên Bộ chính trị, phụ trách
công tác tư tưởng văn hoá, bố trí, nắm chặt và khống chế các giám đốc
Nhà xuất bản, các tổng biên tập báo chí, buộc những người này phải ngoan
ngoãn tuân theo hệ thống tư tưởng văn hoá và Công an văn hoá. Về điều
này tôi là nạn nhân trực tiếp. Tôi có các hồi ký, bút ký trong đó tôi có nêu
lên được đôi phần (chỉ đôi phần thôi) sự thật. Bản thảo đã được đưa cho
một nhà xuất bản. Nhà xuất bản ấy đã biên tập nhưng không dám in vì Nhà
xuất bản phải thăm dò ý kiến của Công an và tư tưởng. Có Nhà xuất bản
khác có những biên tập viên rất thích, nhưng giám đốc mới bị khiển trách
và nhắc nhở, nên cũng đành ngậm đấy “còn chờ thời cơ”. Không khí ngôn
luận ngạt thở. Giới trí thức và văn nghệ sĩ (trừ một số tư duy quá cũ) đều
ngán ngẩm và giấu biến ý kiến độc lập của mình. Bất cứ ai có chút ý kiến
độc lập đều phải dấm dúi lén lút. Nhưng sự dấm dúi lén lút này đang ngày
càng lan rộng và de doạ sự bùng nổ mãnh liệt.
· Cách lãnh đạo theo nguyên lý Đảng là bao trùm và cao hơn hết.
Quốc hội phải họp sau Trung ương, Chính phủ chỉ làm việc hợp pháp hóa
các chủ trương của Đảng. Đảng lãnh đạo và cai trị bằng Nghị quyết. Cho
nên dư luận nước ngoài họ nói rằng Quốc hội và Chính phủ Việt Nam chỉ
là “con dấu” dùng để đóng vào các Nghị quyết và văn kiện của Đảng đã
soạn thảo sẵn, kể cũng không ngoa.
Mỗi Nghị quyết của Đảng thì cả Quốc hội và Chính phủ phải học tập,
rồi toàn dân cũng phải học tập, các trường học, thầy giáo đều phải học tập.
Thời gian học Nghị quyết của Đảng có lẽ chiếm mật độ 1/4 thời gian lao
động của người dân và 1/4 thời gian làm việc của các cơ quan.
Nhân dân đóng góp vào ngân sách Nhà nước nhưng Đảng lại sử dụng
và chỉ đạo ngân sách. Ngân sách Nhà nước phải đài thọ hoạt động của
Đảng. Hiện Đảng cảm thấy ngượng về việc này và tìm cách giảm nhẹ
Đảng dùng ngân sách Nhà nước để trợ cấp các tổ chức xã hội “của Đảng”
như: Thanh niên, Phụ nữ, Mặt trận…v…v… Riêng các Hội Văn học nghệ
thuật cũng được trợ cấp hàng vài tỷ mỗi năm.
Các chủ trương chính sách về kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội đều

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 433


do các chuyên gia ở các ngành thuộc cơ quan tư vấn nghiên cứu và chuẩn
bị. Nhưng những nội dung chuẩn bị đó chưa có dấu ấn của chỉ thị và Nghị
quyết của Đảng đều chưa có giá trị. Như vậy cơ quan cao nhất của Đảng
đều phải có ý kiến chỉ đạo về chuyên môn cho các học giả và đều phải phê
và duyệt các sản phẩm nghiên cứu của các chuyên gia.
Ai cũng biết là Ban chấp hành Trung ương không thể là nơi hội tụ các
chuyên gia. Bộ chính trị lại càng không thể. Vậy là người không chuyên và
không giỏi lại chỉ đạo và phê duyệt ý kiến của những người chuyên và
giỏi. Như vậy có hai khả năng hoặc là chỉ phê bừa chẳng biết hay dở, hai là
phê cả những cái sai và có hại. Nghị quyết Đại hội bao gồm nhiều chính
sách chi tiết về kinh tế và sản xuất, kể cả việc trồng cây gì, nuôi con gì. Và
đã là Nghị quyết thì cứ bắt dân phải theo trong khi đó nếu họ được tự do
thì họ có muôn nghìn cách để làm ăn phù hợp với môi trường sống và điều
kiện sống của người ta, nhưng Đảng cứ nắm quyền “cho phép”.
Chế độ độc đoán Toàn trị có rất nhiều cái dở. Việc này cả thế giới đều
biết đã nói và lên án. Bản thân Đảng cũng không dám nhận là mình thực
hành sự toàn trị, nhưng sửa thì không chịu sửa. Do thực hiện toàn trị mà
sức mình thì đuối cho nên Đảng cứ phải tập trung nỗ lực vào sự củng cố và
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Không cho một cá nhân hay một nhóm
nào len vào được. Và sự nỗ lực này thì nhằm đối tượng vào đâu?
Ngày xưa Đảng lãnh đạo cùng nhân dân tập trung vào kẻ địch ngoại
xâm và tay sai. Ngày nay Đảng lại phải tập trung vào đối tượng là nhân
dân và nhất là những người trung thực muốn nói lên sự thật, những người
có đầu óc tiến bộ muốn đóng góp ý kiến của mình với người lãnh đạo quốc
gia để đất nước có sự chuyển biến tích cực thực sự. Đảng càng ngày càng
phải trốn tránh sự thực và bóp méo sự thật. Muốn hay không muốn, để
củng cố, tăng cường mình Đảng phải lừa bịp nhân dân, dối trá nhân dân,
hăm doạ nhân dân. Vì nhân dân là người nắm sự thật và biết rất rõ sự thật.

III. Vì sao, vì đâu?


Như vậy, ở phần trên đây bằng cả cuộc sống đã diễn ra, tư duy và sự hiểu
biết của tôi đã được trình bày 2 bức tranh: Đảng Cộng sản và xã hội Việt
Nam trước đây từ 1930 đến 1975. Đảng Cộng sản và xã hội Việt Nam hiện
nay (cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21). Rõ ràng nó đã có sự biến đổi từ A trở
thành Z. Nó đã biến đổi thành 2 bức tranh trái ngược hẳn nhau như trắng
với đen, như ngày và đêm. Nói một cách thật tóm tắt thì Đảng Cộng sản
Việt Nam đã từ một Đảng chiến đấu, sống trong dân và vì dân đã trở thành

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 434


một Đảng cầm quyền cai trị dân, xa dân, đối lập với dân, thậm chí đè nén,
áp bức dân và bóc lột, hà hiếp dân.
Vì Đảng Cộng sản ra sức củng cố và tăng cường vai trò của mình
trong chế độ độc Đảng toàn trị, cho nên đối tượng đấu tranh của Đảng là
nhân dân và những người trung thực. Những di sản dân chủ của những
năm 40, 50, 60, 70 có còn chút nào không? Nó vẫn còn nhiều giá trị.
Nhưng đã có nhiều sự biến đổi, biến dạng và cả biến chất nữa.
Cái biến đổi lớn nhất là từ tên nước Cộng hoà dân chủ (Việt Nam dân
chủ Cộng hoà) với một Nhà nước đoàn kết toàn dân (nhiều Đảng, nhiều
nhân sĩ trí thức ngoài Đảng) và một thể chế thực chất dân chủ có: Quốc hội
do bầu cử, ứng cử tự do, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư
tưởng, tự do xuất bản và in ấn … các quyền công dân này được đảm bảo.
Quan hệ giữa Nhà nước với dân, giữa công dân với nhau là quan hệ anh
em đồng chí. Nay đổi sang là Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa với một
chế độ Độc Đảng toàn trị. Các Đảng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam đều
bị tiêu diệt, các quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân (trong đó cả
quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng) bị triệt tiêu, thủ tiêu trên thực tế,
chỉ còn lại những mỹ từ, chữ nghĩa hoa mỹ ghi trong Hiến pháp. Quan hệ
Đảng với Nhà nước là quan hệ Cha-con, quan hệ giữa Đảng với Nhà nước
và nhân dân là quan hệ giữa quan lớn và dân đen. Một xã hội nghẹt thở
mỗi người đều có nhiều nỗi sợ: sợ nhau, sợ Công an, sợ quan, sợ âm mưu,
sợ lừa bịp, sợ dối trá. Thậm chí trong từng gia đình, từng dòng họ… có sự
chia rẽ phân biệt người theo Cộng sản và người không theo Cộng sản rất
gay gắt.
Vậy từ đâu, từ ai mà có hai sự trái ngược ghê gớm ấy.
Các giá trị còn lại có được là chế độ cộng hoà nhưng chất lượng đã
thay đổi. Những quan hệ tốt đẹp trước đây còn được giữ ít nhiều trong
nhân dân như những truyền thống. Còn thì không ai từ khoảng 40, 50, hoặc
60, 70 tuổi trở lên không trăn trở và đau đớn, tiếc thương những ngày tươi
đẹp ngày xưa. Câu than thở và mong ước “Bao giờ cho đến ngày xưa” nó
hàm chứa một sự thật cay đắng, uất nghẹn.
Vậy vì đâu và vì sao???
Sự biến đổi nó diễn ra từ từ qua năm tháng nó biến đổi chút một chút
một, khó nhận thấy. Cho đến năm 1975 thì nó có một bước ngoặt nước ta
thu được một thắng lợi vĩ đại có tầm cỡ thế giới, Đảng Cộng sản được tôn
vinh rực rỡ và cũng xứng đáng. Thế rồi, những người lãnh đạo Cộng sản

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 435


với tính kiêu ngạo sẵn có bốc đồng lên vội vàng đổi tên nước, tên Đảng,
đặt ra những mục tiêu xây dựng Xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Rồi
những khẩu hiệu oang oang mà rỗng tuếch được hô hoán rầm rộ: “Tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”! Với những tham
vọng đầy hoang tưởng, đẩy đất nước vào vòng khốn khổ, khốn nạn. Cho
đến tận năm 1986 hơi tỉnh được một chút nên đã cứu nguy cho đất nước
khỏi sa vào vực thẳm. Nhưng sau đó, với tư duy bảo thủ giáo điều, tìm mọi
cách kìm hãm đổi mới, không chịu đổi mới chính trị, không chịu dân chủ
hoá đất nước, đẩy đất nước tiến sâu vào con đường “độc Đảng, toàn trị”
không dân chủ và phản dân chủ, phản Cách mạng, phản tiến hoá, phản bội
nhân dân.

*
Cho nên nguyên nhân cơ bản và sâu xa của sự biến dạng (hay biến
chất) này là sự tư duy thấp kém, bảo thủ giáo điều trì trệ, cần phải thấy rõ
sự xuống cấp về trình độ của các thế hệ lãnh đạo, thế hệ đầu với Hồ Chí
Minh và các học trò gần gũi của Người đều là những trí thức, nhiều danh
vọng trong xã hội, có lịch sử đấu tranh Cách mạng gian khổ và quyết liệt.
Thế hệ tiếp sau thì kém đi một bậc nhưng còn ở mức trung bình. Thế hệ
sau nữa thì ở dưới mức trung bình, thực ra sự thật này dân đều biết hết và
đánh giá như vậy. Các bậc lão thành đã qua các triều đại cũng thấy rõ như
vậy. Một số yếu tố quan trọng tác động vào sự biến dạng, biến chất mang
tính mất dân chủ là các tính tình bình thường của những người lãnh đạo là
thích khen, thích nịnh, thích thành tích, sợ sự thật, sợ “trung ngôn, nghịch
nhĩ”… và không đổi mới tư duy, đầu óc đầy tư duy bảo thủ giáo điều, cổ
hủ. Nếu so với các chế độ vua quan phong kiến mạt vận ngày trước thì
những bậc quan lại “đỏ” ngày nay của cái “triều đình phong kiến” Việt
Nam mang nhãn hiệu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa cũng chẳng khác là bao!
Cái thứ tư duy vừa thấp kém, lại bảo thủ giáo điều không có khả năng nhận
thức được các điểm về tình hình như sau:
a. Sau 1975 nước ta đã bước hẳn sang một kỷ nguyên mới. Từ chiến
tranh sang hoà bình, từ chiến đấu sang xây dựng, từ chia cắt sang thống
nhất. Giới lãnh đạo không làm một cuộc tổng kiểm điểm và nhận thức sâu
sắc, rõ ràng những cái mới, nhận rõ những cái cũ không hợp thời để mà rũ
bỏ đi, để học tập cái mới. Đại hội VI đã chỉ ra bệnh nặng là chủ quan duy ý
chí và bệnh quan liêu bảo thủ, giáo điều, nhưng sự chữa bệnh không triệt
để nên các bệnh đó còn kéo dài cho đến tận bây giờ.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 436


b. Không chịu có một nghiên cứu kỹ và sâu thực trạng xã hội Việt
Nam để thấy rõ tất cả sự lạc hậu kém cỏi, để nhận biết điểm xuất phát của
mình, cũng như không nhận biết được những thuận lợi và những khả năng
để phác họa được đường lối phát triển đất nước cho thích hợp. Đại hội VI
làm việc ấy, nhưng còn “bộ phận” và nửa chừng, để ứng phó kịp thời, như
thế đã là tốt lắm. Cái nguy hiểm là các giới lãnh đạo kế tiếp nhau từ thời
điểm sau 1975 đã “bị bỏ tù” trong cái khuôn khổ tù ngục: “Thắng lợi rồi
thì tiến lên xã hội chủ nghĩa” một cách thô sơ và giáo điều cứng nhắc.
c. Không chịu nhận thức sâu sắc sự biến chuyển thế giới mới. Đặc
biệt là sau sự biến thế giới XHCN sụp đổ tan hoang. Thế giới không còn 2
phe, các dân tộc phải sống chung, nhất là không nhận thức được sâu sắc
yêu cầu xoá bỏ hận thù hướng tới tương lai mà vẫn còn thấy nhiều kẻ thù
như cũ, chỗ nào cũng thấy âm mưu đế quốc và âm mưu Mỹ Nguỵ, không
thực tâm đại đoàn kết, nhấn mạnh cái gọi là “âm mưu diễn biến hoà bình”
của một kẻ địch nào đó mà khống thấy rằng đang có một sự diễn biến ngay
trong Đảng và trong nhân dân. Vì vậy không có đủ căn cứ khoa học để
phác họa và hoạch định các chiến lược phát triển đất nước, vẫn cứ vùi đầu
vào các kế hoạch 5 năm và 10 năm đầy tham vọng và hão huyền.
Trong khi đó vẫn còn có những người lãnh đạo có những bản tính
thông thường của con người. Điều đó biểu hiện ở chỗ: - Mang nặng tư duy
giáo điều, bảo thủ không tự giác thấy bản tính nặng nề này. Đại hội VI đã
chỉ ra rất trúng rằng. Đổi mới thì trước hết đổi mới tư duy. Nhưng từ đó
đến nay, tư duy vẫn như cũ, không hề có thay đổi đáng kể nào? Có chăng
sự thay đổi chỉ là những khẩu hiệu suông hô toáng lên, ngày một to hơn,
gào thét hơn mà thôi. - Mang nặng tư duy say sưa thắng lợi, nặng thói kiêu
ngạo Cộng sản, thích ca tụng, thích tung hô, không muốn nghe nói thẳng,
còn mang nặng thói “được thỏ, bẻ nỏ” “săn xong, giết chó” loại bỏ và trừ
khử các công thần. Bất cứ cái chết nào của những công thần, danh tướng
đều dấy lên những nghi ngờ trong nhân dân, trong xã hội. Nhân dân mất
dần lòng tin vào giới lãnh đạo. Tuy Đảng và Nhà nước có làm được một số
chính sách tốt về đền ơn đáp nghĩa đối với các bà mẹ, các lão thành và các
thương binh cựu binh. Nhưng những việc ấy không đủ để xoá bỏ những
nghi ngại và không bằng lòng trong nhân dân và nhất là trong lão thành và
tri thức.
d. Một điều nữa là tình hình thế giới biến chuyển lớn quá, mang nhiều
ý nghĩa sâu sắc và rộng lớn. Sự việc thế giới XHCN biến mất, bức tường
Béc-Lin bị san bằng, nước Đức hoà bình thống nhất, mang lại cho thế giới

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 437


bộ mặt hoàn toàn mới mẻ. Gần đây cuộc khủng bố kinh thiên động địa
ngày 11/9 ở Mỹ đang đưa thế giới vào một cục diện mới, có sự phân chia
và tập hợp mới và đang diễn biến không lường trước được. Bộ phận lãnh
đạo với tư duy xưa cũ và thấp kém lại không biết, không chịu thu thập
nghe theo các ý kiến của các bác học, học giả trong ngoài nước, tổ chức
thảo luận rộng rãi để tìm ý kiến hay. Nói tóm lại là yếu tố quyết định của
sự biến đổi biến dạng (hay biết chất) này là chủ yếu là do tư duy của lãnh
đạo, cộng vào đó là tình trạng không dân chủ nặng nề và kéo dài. Vì vậy
giới lãnh đạo phải chịu trách nhiệm nặng nề và chủ yếu trước dân tộc, đất
nước và lịch sử. Sự lý giải này của tôi có thể chưa thoả đáng, nhưng sự
biến đổi trắng- đen và đêm - ngày thì là một sự thực và cần lý giải, tôi
không ngại ngần đưa ra trước sự lý giải này.

IV. Đi tìm đường ra


Như thế là nói bao quát thì ta có 2 bức tranh trái ngược.
A. Từ những năm 1940, 1950…1975 ta có một Đảng Cộng sản chiến
đấu ở trong dân, thực sự của dân và chịu gian khổ hy sinh vì dân. Do đó,
có một xã hội với chế độ cộng hoà dân chủ, một nhà nước đoàn kết rộng
rãi.
B. Còn hiện nay, ta đang có nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, với
một nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo, nắm chặt trong tay, sai khiến
nhà nước với một chế độ Độc Đảng và toàn trị. Một xã hội không có dân
chủ, phát triển chậm, đang tụt hậu so với các nước trong vùng và so với thế
giới. Đảng cộng sản không che dấu điều này mà công khai phê phán tình
trạng mất dân chủ và tham nhũng, công khai kêu gọi củng cố lãnh đạo độc
quyền của mình và gạt bỏ mọi ý kiến khác, cho những ý kiến đó là chống
đối cần phải trừng phạt. Nên Đảng và Nhà nước đã huy động một bộ máy
tuyên truyền vĩ đại làm việc này, huy động và sử dụng toàn bộ bộ máy
nhân danh bảo vệ luật pháp (Toà án, Viện kiểm sát, Công an) vào việc đàn
áp này. Ta có một xã hội đang phát triển chậm và không có dân chủ. Đa số
người dân sống trong lo sợ, lo sợ bộ máy nhà nước, lo sợ lẫn nhau, lo sợ
thông tin đại chúng. Phát triển chậm và mất dân chủ là 2 đặc điểm của xã
hội hiện nay, mà các nhà lãnh đạo nhiều khi đã chính thức và công khai
phát biểu. Vậy mà ý kiến chính thức của nhà nước (bao gồm cả Đảng) cho
rằng cần khắc phục tình trạng xã hội bằng cách tăng cường và củng cố thể
chế hiện tại. Đó là điều vô lý và nhất định là không được. Như thế chỉ có đi
vào ngõ cụt và làm cho tình hình ngày càng phức tạp mà hậu quả không

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 438


lường được. Vậy phải tìm đường khác.
Con đường đó phải có 2 yếu tố:
Phải phát triển nhanh.
Phải dân chủ hoá xã hội.
Có dân chủ, thì về kinh tế, dân được tự do làm ăn, tự do đua tranh và
cạnh tranh kinh tế, mới có điều kiện phát triển nhanh. Về chính trị, xã hội
phải thực hiện dân chủ mới chống được tham nhũng vì toàn dân tích cực
tham gia. Có tự do ngôn luận (tự do báo chí, xuất bản, tự do phát biểu ý
kiến, tự do tư tưởng...) mới thu hút mọi người dân nhất là trí thức, lão
thành, cựu chiến binh cao cấp nô nức phát biểu ý kiến. Những ý kiến đó
cần được tôn trọng, thu thập và sử dụng những ý kiến đó mới vạch trần và
phê phán mọi thiếu sót, bất hợp lý trong chủ trương chính sách, vạch trần
mọi khiếm khuyết trong việc quản lý xã hội của nhà nước. Có thực sự bầu
cử ứng cử tự do, dân mới tích cực tìm được người xứng đáng đại biểu của
mình vào các cương vị trong bộ máy nhà nước. Như thế nhà nước mới
vững mạnh xã hội mới lành mạnh. Đừng cho rằng nhà nước càng nhiều
Đảng viên thì nhà nước càng mạnh, rồi cứ xếp bừa các đảng viên vào cơ
quan nhà nước và ra sức phát triển Đảng trong cơ quan nhà nước. Mọi
người đều thấy rõ nhiều Đảng viên rất kém về tri thức và kiến thức, rất dốt
về quản lý và tồi tệ về tư cách cho nên càng nhiều đảng viên thì càng nhiều
thành phần kém và dốt. Ngày xưa tranh quyền lãnh đạo cho Đảng là Đảng
giành lấy sự hy sinh gian khổ. Ngày nay tranh sự lãnh đạo mà lại độc
Đảng, thì chỉ có là tham quyền cố vị và phản dân chủ.

*
Qua trình bày trên, rõ ràng con đường đi ra phải là con đường có tính
cơ bản toàn cục và toàn diện, chứ không phải là sự khắc phục các mặt cụ
thể vụn vặt ở chỗ này chỗ khác. Con đường đi ra là con đường đau đớn nó
đụng đến những nơi hiểm yếu nhất của cơ thể. Nó phải chữa từ gốc của
vấn đề. Đó là vấn đề thể chế chính trị. Nó đau đớn lắm. Nhưng như cổ
nhân nói “Thuốc đắng mới dã tật”. Việc này chỉ có tự Đảng cộng sản làm,
nghĩa là Đảng phải tự đổi mới mà Đảng đứng ra làm, thì Đảng vẻ vang
hơn, công lao Đảng to lớn hơn; Đảng hiện nay sẽ xứng đáng với Đảng tiền
bối, xứng đáng với Bác Hồ (Bác Hồ đã từng tuyên bố giải tán Đảng và đổi
tên Đảng).
Đó là Đảng Cộng sản phải tự mình từ bỏ chế độ độc Đảng, toàn trị,

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 439


khôi phục vai trò, vị trí vốn có của Quốc hội, Chính phủ. Phải thực hiện
(đúng Hiến Pháp) tức là sửa chữa các đạo luật chưa đúng tinh thần Hiến
pháp. Đó là phải có những đạo luật ban bố quyền tự do lập hội, lập Đảng,
luật tự do ngôn luận, luật báo chí, xuất bản. Sửa chữa các luật bầu cử, ứng
cử tự do, từ bỏ quyền quyết định của cơ quan tổ chức Đảng, từ bỏ “hiệp
thương” do Mặt trận Tổ quốc các cấp dàn xếp mà thực chất là sự gò ép, chỉ
đạo hoàn toàn của Đảng đứng đằng sau...
Làm bằng ấy việc là Đảng tự cải cách và đổi mới và là sự đổi mới
thực sự chứ không phải Đảng kêu gọi mọi người đổi mới, còn mình Đảng
thì cứ y nguyên. Còn các việc làm tiếp sau sẽ là hệ quả tốt đẹp. Các nhà
“lưỡi gỗ” đừng vội kêu lên như thế là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng
cộng sản, đấy là định thay thế vai trò của Đảng cộng sản, thực tế là nâng
cao vai trò lãnh đạo của Đảng đấy. Vì nâng cao vai trò là ở chỗ có những
chủ trương đúng và hay, chứ không phải là nhiều cờ quạt, khẩu hiệu loè
loẹt, nhiều tung hô, nhiều muôn năm vạn tuế. Đảng mà chủ trương đổi mới
như trên thì Đảng tỏ ra thực sự tài tình và không còn sợ ai làm giảm sút uy
tín nữa cả1. Trên thực tế lịch sử thì trước đây và bây giờ, chưa ai có thể
thay thế được Đảng Cộng sản. Chỉ trừ khi Đảng tự mình hạ thấp bằng
mình những cái dốt và cái kém làm xã hội ngày càng nhiễu nhương, dân
mất tin tưởng ngày càng lớn thì chính Đảng là người tự hạ bệ và dân cũng
sẽ giúp hạ bệ Đảng nhanh hơn, gọn hơn.

*
Nói khác đi là để có con đường thoát khỏi tình hình rối ren phức tạp
của đất nước hiện nay thì chỉ có con đường thực sự dân chủ hoá, tức là
thực sự thực hiện dân chủ đúng như Hồ Chí Minh đã chọn lựa, thì mới làm
cho toàn dân phấn khởi yên vui, phấn khởi huy động được trí tuệ toàn dân
để khắc phục mọi trở ngại mà đưa đất nước phát triển nhanh, ứng phó sáng
suốt mọi quan hệ đối ngoại phức tạp và tế nhị hiện nay. Không nên chỉ
bằng lòng với việc thêm chữ dân chủ vào khẩu hiệu chiến lược mà mọi
việc vẫn y nguyên. Cần phải đả phá, đấu tranh thật mạnh với một ý kiến
sai lầm là cứ “dân chủ mở rộng thì dân sẽ làm loạn”. Đó mới chính là luận
điệu phản động, cực kỳ phản động. Trên thực tế, sự kiện Thái Bình và sự
kiện Tây Nguyên có phải là do dân chủ quá rộng không hay là do chính sự
thiếu dân chủ và những sai lầm trong chính sách, sự không thu thập ý kiến

1
Hai câu viết của Hồ Chí Minh (theo trí nhớ): có ai nói là Ðảng ta kém dân
chủ, thì chúng ta giận. Nhưng thực tế có thế thật.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 440


của các trí thức văn nghệ sĩ…??? ý kiến muốn Đảng thực sự đổi mới tức là
phải cải cách Đảng như ý kiến trình bày. Đây mới thực sự là ý kiến để tăng
cường (nâng cao) và củng cố sự lãnh đạo của Đảng. Đảng không nên mang
mãi bộ mặt phản dân chủ mà Đảng cần nêu gương sáng về thực hiện dân
chủ.

*
Con đường ra đã rõ ràng. Cần dân chủ hoá đất nước mà trong công
cuộc này vai trò Đảng cộng sản là quyết định. Hãy nên:
1. Từ bỏ thể chế độc Đảng, toàn trị chấp nhận thể chế đa nguyên: Quá
trình dân chủ của thời đại dân chủ, trước sau cũng phải đi tới đa nguyên.
Chế độ độc Đảng hiện nay đã quá lạc hậu.
2. Thực hiện thật sự mấy quyền dân chủ cơ bản: Tự do bầu cử, ứng
cử. Tự do báo chí, xuất bản và ấn loát. Tự do lập hội, lập Đảng và tự do
hội họp.
3. Thực hiện thật sự quên quá khứ: Xoá bỏ hận thù, đoàn kết rộng rãi
nhân dân Việt Nam trong nước ngoài nước, xoá bỏ triệt để thành kiến phân
biệt địch ta: Nguỵ và Chính, người trong nước và tay sai đế quốc nước
ngoài. Thực hiện hoà hợp và hoà giải dân tộc, đoàn kết mọi người Việt
Nam yêu tổ quốc và thiết tha với sự nghiệp tái thiết đất nước tới hùng
cường và dân chủ tiến bộ. Trong khi chỉ cần giữ sự cảnh giác đúng mức.
4. Thực hiện chính xác và thực thà: Những phương châm đối ngoại đã
có “Việt Nam muốn làm bạn với mọi người”, “Độc lập đa phương, đa
dạng...” Tôi nhấn mạnh chính xác và thực thà là muốn trừ bỏ cái tư duy
địch - ta trong đầu óc nhiều người. Tôi muốn nhấn mạnh rằng phải đổi mới
tư duy, ta chỉ nên cảnh giác với những kẻ địch thật, còn đừng có tưởng
tượng lắm thứ kẻ địch, thậm chí muốn tìm cả địch còn trong trứng để bóp
chết, như thế đất nước khó yên bình. Kẻ địch có thật của ta bây giờ có
không? Có! Đó là tình trạng mất dân chủ và sự tham nhũng; hãy dùng các
thủ đoạn cảnh giác đối với 2 kẻ thù tham nhũng và phản dân chủ.

*
Bàn đến đây, tôi thấy là thật sự đã đụng đến các vấn đề đường lối, và
những điều tôi đề cập đến nó là vấn đề đường lối. Ta không đi thẳng vào
nó mà giải quyết thì cứ loanh quanh ở bên ngoài mà không khi nào có hiệu
lực. Đụng đến vấn đề đường lối thì đau nhưng cũng như chữa bệnh phải
chịu đau (thuốc đắng, mổ và cắt) mới khỏi được bệnh. Tôi cứ mạnh dạn

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 441


đưa ra, mong được nghe nhiều ý kiến chung quanh vấn đề này. Chủ đề
“Ngày xưa... ngày nay” là một chủ đề tôi và các bạn kháng chiến của tôi
trăn trở, tự hỏi cả chục năm nay. Đến nay tôi mới diễn giải được nó ra đây.
Tôi không cần thanh minh, động cơ tôi viết bài này. Tôi định viết một tiểu
luận nhưng nhiều xúc cảm nó cứ đưa đẩy ngòi bút thành bài viết không thể
có hình thức chính luận, tôi bèn bịa ra cho nó một cái tên hỗn hợp là “Bút
ký-tiểu luận” mong bạn đọc thông cảm. Té ra thực sự Đảng ta có vấn đề
đường lối thật. Các Đại hội của Đảng lần VIII và IX chỉ mới đụng đến sõ
sõ. Tôi mong những ý kiến của tôi có góp phần gợi ý cho sự chuẩn bị Đại
hội X. Đại hội X, có người còn nghi ngờ có được hay không? Tôi thì tôi tin
nó sẽ có. Xin chờ đợi các ý kiến trao đổi.

Viết xong ngày 20 tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội


Số 97 Trần Hưng Đạo – TP Hà Nội
Ông là Trung tướng trong Quân ñội
Nhân dân Việt nam. Gia nhập Đảng
CS Đông Dương năm 1941; từ bỏ
Đảng vào tháng 1 năm 1999 vì bất
ñồng chính kiến.
Trong chiến tranh với Miền Nam
trước 75, ông là Phó Chính ủy và Phó
Bí thư Quân ủy Quân ñội Giải phóng
Miền Nam Việt nam.
TRẦN ĐỘ: Chuyển sang dân sự, ông giữ
(1923-2002) chức Trưởng ban kiêm Thứ trưởng Bộ
Văn hóa. Trong vai trò lãnh ñạo văn
nghệ, ông ñã thực hiện ñược những
chính sách “cởi trói” cho văn nghệ.

Cuối ñời, tâm sự của ông ñược gói ghém trong bốn
câu thơ:
Những mơ xoá ác ở trên ñời
Ta phó thân ta với ñất trời
Ác xóa ñi, thay bằng cực thiện
Tháng ngày biến hoá, ác luân hồi.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 442


TRẦN NGỌC SƠN

Đảng phái Là Phương tiện


Tổ quốc Là Cứu cánh

Ai cũng nói đảng phái chỉ là phương tiện để thực hiện lý tưởng phục vụ tổ
quốc. Thực tế không hẳn như vậy. Lý tưởng phục vụ tổ quốc đã bị đẩy lùi
ít nhiều vào hậu trường trước toan tính phục vụ cho đảng, thậm chí phục
vụ cho một cá nhân, bè phái. Làm thế nào để phương châm “Đảng là
phương tiện, Tổ quốc là cứu cánh” trở thành hiện thực?

CPE: Câu chuyện thứ nhất từ nước Pháp


Vào tháng giêng 2006, khi nước Pháp đạt đến con số thất nghiệp xấp sỉ
10%, thì cùng một thời điểm, 23% giới trẻ đến tuổi đi làm không tìm ra
việc. Chính phủ Pháp đưa ra một đạo luật nhằm cải thiện tình trạng này.
Đạo luật “Cơ may bình đẳng” (loi pour l’égalité des chances) trong đó điều
8 đề ra một kiểu hợp đồng lao động mới gọi tắt là CPE (Contrat Première
Embauche, tạm dịch là Hợp động tuyển dụng khởi nghiệp), đặc biệt giành
cho giới trẻ dưới 26 tuổi chưa tìm ra việc làm ổn định.
Với hợp đồng CPE, chính phủ khuyến khích, bằng sự giúp đở tài
chánh các chủ nhân, thâu nhận đối tượng trẻ, đồng thời cho phép chủ nhân
trong hai năm đầu có thể hủy bỏ hợp đồng bất cứ lúc nào mà không cần
nêu lý do.
Một luồng dư luận chống đối hợp đồng CPE mạnh mẽ bắt nguồn từ
ngay giới học sinh, sinh viên, lan rộng vào các nghiệp đoàn và sau cùng là
các đảng chính trị phe tả. Họ cho rằng kiểu hợp đồng như thế sẽ tạo điều
kiện cho phép chủ nhân trục lợi, thực hiện những chu kỳ tuyển dụng hai
năm rồi tùy tiện đuổi, tạo thêm bấp bênh cho đời sống giới trẻ. Ngay trong
hàng ngũ chính trị cánh hữu, cũng như nghiệp đoàn chủ nhân (MEDEF)
cũng không đồng nhất ý kiến về hợp đồng CPE.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 443


Về phía chính phủ, tin tưởng vào ưu thế đa số trong Quốc hội, tin
tưởng vào kỷ luật của các dân biểu bầu theo lệnh đảng, đã áp đặt cho Quốc
hội thông qua bộ luật ngày 9/3/2006 mà không cần thảo luận.
Do sự chống đối quá mạnh mẽ ngay từ khi bộ luật vừa được đưa ra
trước Quốc hội, Tổng thống Pháp, cuối tháng 3, tuy tuyên bố áp dụng bộ
luật vừa được Quốc hội thông qua, nhưng lại ra lệnh tạm ngưng áp dụng
điều 8 về hợp đồng CPE của bộ luật này. Quyết định của Tổng thống
không làm cho tình hình trở lại ổn định, ngược lại, các cuộc biều tình, bãi
khóa, đình công vẫn tiếp diễn với cường độ ngày càng cao, có lúc huy
động đến 3 triệu người, đưa đến việc tê liệt cả hệ thống giáo dục và đình
trệ hoạt động kinh tế.
Cuối cùng, Tổng thống yêu cầu các dân biểu Quốc hội hủy bỏ điều 8
của bộ luật và thay vào đó bằng 4 điều khoản được mọi phía chấp nhận và
cũng được Quốc hội thông qua.
Bà Laurence Parisot, chủ tịch nghiệp đoàn chủ nhân Pháp, trong một
buổi hội kiến trước đó với Thủ tướng Pháp đã tuyên bố: “Chúng tôi đã bày
tỏ sự quan ngại với Thủ tướng về những biến cố mà đất nước đang trải
qua. Trước hết chúng tôi tin rằng những biến cố này làm nguy hại cho nền
kinh tế, làm nguy hại cho hình ảnh và uy tín của đất nước và cuối cùng là
làm nguy hại đến sự liên đới trong môi trường xã hội”.
Biến cố này cho phép rút ra một nhận định: Nếu dân biểu trong Quốc
hội không bị ràng buộc bởi kỷ luật đảng mà bầu theo lương tri của mình thì
nước Pháp đã không mất hai tháng xáo trộn vô ích, làm tổn hại như bà
Laurence Parisot đã ghi nhận.

Trưng cầu dân ý: Câu chuyện thứ hai từ


nước Pháp
Dự thảo Hiến Pháp Âu châu do cựu Tổng thống Pháp Giscard d’Estaing
làm trưởng ban soạn thảo được đề nghị để Quốc hội các nước thành viên
chuẩn y. Dự thảo hiến pháp này đã gây nhiều tranh luận ở Pháp. Các đảng
chính trị lớn đã hoặc đang cầm quyền và chiếm đa số tuyệt đối đại biểu ở
Quốc hội, trong đó có đảng Xã hội (XH), chủ trương chấp nhận Dự thảo
này. Như vậy, chỉ cần đưa Dự thảo ra Quốc hội biểu quyết thì sẽ được
thông qua lập tức. Nhưng do tính toán chính trị, Tổng thống Chirac quyết

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 444


định đem ra trưng cầu dân ý vì tin rằng thế nào cũng được đa số cử tri chấp
thuận. Sự chấp thuận của cử tri qua cuộc trưng cầu dân ý được lập lờ như
là sự khẳng định lại tín nhiệm của quần chúng vào vị Tổng thống đương
nhiệm đang gặp nhiều khó khăn.
Lập trường của đảng XH, một đảng đối lập, trong vấn đề này đáng
được nêu lên để suy nghĩ. Đa số lãnh tụ của đảng XH chủ trương bầu cho
Dự thảo cùng với đảng cầm quyền để tiến thêm một bước trong việc tổ
chức Cộng đồng Âu châu. Họ trưng cầu ý kiến nội bộ với kết quả 60%
đảng viên thuận để gây áp lực với quần chúng.
Tuy nhiên, một số lãnh tụ đảng XH thực hiện quyền thiểu số theo
lương tri của mình, với tư cách cá nhân, đã hô hào quần chúng bác bỏ Dự
thảo với lý do nó chỉ thể hiện rõ ràng quyền lợi tài phiệt quá đáng nhưng
lại mập mờ trên vấn đề xã hội.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng, dựa trên những đồng thuận cơ bản về
quan niệm xã hội, đảng XH là đảng duy nhất ở Pháp thực hiện dân chủ đa
nguyên nội bộ, thể hiện bằng sự công nhận những luồng suy nghỉ khác
nhau, Ban lãnh đạo được bầu theo tỷ lệ phiếu của mỗi khuynh hướng đạt
được trong các đại hội đảng.
Có người cho rằng cách tổ chức dân chủ như thế không thể có hiệu
quả để giành chính quyền mà phải tổ chức đảng theo kiểu quyền lực cổ
điển “trên bảo dưới nghe”. Thực tế của đảng XH cho thấy không hẳn như
vậy: với tổ chức dân chủ đa nguyên ngay từ trong nội bộ đảng, đảng này
đã cung cấp cho nước Pháp một vị Tổng thống trị vì lâu nhất trong lịch sử
với 6 Thủ tướng và hàng trăm bộ trưởng. Đảng XH nhờ tổ chức như thế
nên là đảng cầm quyền ít tai tiếng nhất trong vấn đề tham ô ở Pháp.
Nhưng rủi thay (hoặc may thay) ngựa về ngược. Cuộc trưng cầu dân
ý về Dự thảo Hiến Pháp Âu châu đưa đến kết quả trái ngược: 54, 87% cử
tri bác bỏ, chỉ có 45, 13% thuận. Dự thảo Hiến Pháp Âu châu không được
chấp thuận. Âu châu vẫn chưa có hiến pháp chung.

Đảng phái và bè phái


Hai câu chuyện trên cho thấy trong một trường hợp nào đó, có sự so le
giữa dân biểu và dân ý. Trong câu chuyện thứ nhất, các dân biểu của đảng
cầm quyền chấp thuận hợp đồng CPE, sau đó chưa đầy hai tháng lại chấp

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 445


thuận thay thế hợp đồng này, nước Pháp bị ngưng trệ trầm trọng trong hai
tháng. Các dân biểu của đảng cầm quyền đã theo kỷ luật đảng thay vì theo
nguyện vọng của quần chúng trong trường hợp quyền lợi của hai phía có
mâu thuẩn. Trong câu chuyện thứ hai, đa số dân biểu, nếu để Quốc hội
quyết định, sẽ bầu cho Dự thảo Hiến Pháp Âu châu theo kỷ luật của các
đảng chính trị, không phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của dân
chúng.
Một nước có truyền thống dân chủ tiên tiến và lâu đời như nước Pháp
nhưng trên thực tế trong Quốc hội, vì những lý do riêng, các dân biểu lại
bầu phiếu theo chủ trương của đảng là chính, bất luận lợi ích của những
người đã bầu mình làm đại diện.
Nếu bắt buộc đảng viên phải tuân thủ kỷ luật đảng trong mọi trường
hợp thì quan niệm “lợi ích đất nước trên lợi ích đảng phái” rất khó thực
hiện. Làm thế nào để bảo đảm lợi ích của đất nước không bị lợi ích của
đảng phái chen chân? Một nước dân chủ cần có đa đảng, nhưng làm thế
nào để đảng phái không trở thành bè phái?

Vài suy nghĩ về dân chủ trong quốc hội


tương lai ở Việt Nam
Nhiều tác giả đã định nghĩa và giải thích thể chế dân chủ muôn màu muôn
vẽ vì trên thực tế các nước dân chủ đã áp dụng nhiều định chế dân chủ
khác nhau, tuy nhiên, chỉ có thể khẳng định VN có dân chủ khi bắt đầu có
sự hiện diện của một số yếu tố căn bản: đa đảng, tự do bầu cử và ứng cử,
tự do báo chí, tự do tín ngưỡng. Đây là ưu tư trước mắt của những người
đấu tranh cho dân chủ hiện nay.Vấn đề còn lại là từng bước hoàn thiện và
thăng tiến nội dung của dân chủ mà đảng phái giữ vai trò trọng yếu.
Vì vai trò quan trọng của đảng phái như vậy nên muốn thăng tiến nội
dung dân chủ trong xã hội thì trước hết nội dung dân chủ trong các đảng
phái phải được thăng tiến. Để đạt được mục đích này, mục tiêu và tổ chức
nội bộ ưu tiên của đảng phái dân chủ phải dựa trên sự thăng tiến dân chủ
trong đảng và trong xã hội chứ không phải là giành và giữ chính quyền.
Trong một thể chế đa nguyên, làm gì có tư duy độc nhất. Không ai có
thể tự cho mình là người đại diện chân chính và duy nhất, không một luồng
tư tưởng nào là chính thống, duy nhất. Các đảng tự nhận mình là người đại

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 446


diện chân chính và duy nhất của giai cấp này giai cấp nọ đã bị sự thật đào
thải, điển hình là các đảng cộng sản. Tư tưởng Mác Lê đã được áp đặt như
một triết lý khoa học, chính thống bởi các đảng cộng sản, ấy vậy mà nó đã
không vuợt qua nổi bức tường Bá Linh, còn tồi dở hơn các triết lý Khổng
Mạnh, Phật giáo, Thiên chúa giáo...
Trên thực tế của các nước dân chủ, các cuộc bầu cử tự do đều cho
thấy không một lực lượng chính trị nào đạt tiêu chuẩn 100% số phiếu. Ở
các nước này, một đảng chính trị đạt được đa số tương đối từ 55 đến 60%
được xem như là một thành công vượt bực rồi.
Từ thực tế nói trên, có hai vấn đề phải được suy nghĩ đến: một là tổ
chức chính quyền thế nào để khai thác được những điểm tích cực của đa số
và thiểu số hầu làm lợi tối đa cho đất nước; hai là tổ chức Quốc hội như
thế nào để đưa nội dung dân chủ lên cao hơn, vượt qua giới hạn đảng phái.
Nếu Quốc hội chỉ là nơi thông qua các quyết định của phe đa số nắm
quyền thì dân chủ chỉ mới là hình thức, đó là bài học của hai câu chuyện từ
nước Pháp kể ở trên. Hai câu chuyện trên cho một cảm giác rằng, các đảng
phái ít nhiều chỉ là những bè phái với nghĩa xấu của nó đứng trước lợi ích
của dân chúng. Loại dân chủ hình thức này rất nguy hiểm vì có khả năng
biến chất đưa đất nước vào một tình trạng độc tài với một nhà nước pháp
trị, trường hợp Hitler của nước Đức là một bài học. Trường hợp Việt Nam
hiện nay thì ngược lại: đây không phải là một thứ dân chủ hình thức mà chỉ
là một sự lươn lẹo vì Đảng Cộng sản dựng lên Quốc hội, đứng trên luật
pháp, dùng Quốc hội và luật pháp như một tấm bình phong nhằm duy trì
nền độc tài đảng trị của họ.
Tóm lại, trong tương lai, nếu Quốc hội là nơi mà các dân biểu thể
hiện ý muốn và lợi ích của cử tri (bất luận có phù hợp hay không với
quyền lợi của đảng mà họ là thành viên) thì, đến lúc cần thiết, các dân biểu
có cùng một lập trường thuộc thành phần thiểu số trong các đảng phái có
thể kết hợp lại với nhau thành một khối tư tưởng để bảo vệ và truyền bá
quan điểm của mình mà không bắt buộc phải rời khỏi đảng. Trong một
Quốc hội như vậy, các dân biểu không còn là một khối duy nhất đứng về
mặt tổ chức đảng phái, mà như những vết dầu loang trên mặt nước, có thể
gặp và hòa đồng với nhau thành một khối tư tưởng thống nhất trước từng
vấn đề của đất nước và trong một thời kỳ nhất định.
Để đạt được mục đích này, mục tiêu và tổ chức nội bộ ưu tiên của

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 447


đảng phái dân chủ phải dựa trên sự thăng tiến dân chủ trong đảng và trong
xã hội chứ không chỉ là giành và giữ chính quyền. Lúc đó đảng phái mới
thật sự hữu ích cho xã hội, đảng phái sẽ không còn là bè phái và chỉ khi đó,
sự cao cả của việc hoạt động chính trị mới được xã hội công nhận. 

Trần Ngọc Sơn: Sinh viên Việt nam Cộng hòa, du học tại
Pháp năm 1964.
Hiện sống ở Paris.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 448


TRẦN THANH HIỆP

Chính Thống Dân Chủ

Tính chính thống của một chế độ chính trị


Việt Nam trong tương lai
Jean Jacques Rousseau, người đã viết ra tác phẩm nổi tiếng trên thế giới,
Du Contrat social (Bàn về Khế ước xã hội), có khẳng định trong Tập I
chương 3 của sách này đại ý rằng bạo lực không đẻ ra được pháp luật,
người ta chỉ bắt buộc phải phục tùng những sức mạnh chính đáng mà thôi.
Tức là sức mạnh phải có danh nghĩa chính đáng thì mới có thể được sử
dụng để cai trị. Nói cách khác, chính quyền có tính chính thống thì mới
được phép dùng sức mạnh để cưỡng hành, nghĩa là bắt dân phải vâng lệnh.
Người ta không thể không tự hỏi vậy tính chính thống là gì? Đồng thời dịp
này cũng muốn tìm hiểu xem tính chính thống liên hệ với “chính thống dân
chủ” ra sao? Trả lời những nghi vấn nói trên đòi hỏi phải qui chiếu vào
những kiến thức liên ngành luật học, xã hội học, chính trị học. Bài viết
dưới đây chỉ giới hạn vào việc giới thiệu một cách tóm lược khái niệm
chính thống dân chủ và ghi lại một số sự việc liên quan tới khái niệm hãy
còn mới này trong văn hóa chính trị hiện đại của người Việt Nam. Để tìm
đồng thuận trên một danh nghĩa chung thanh toán độc tài xây dựng dân
chủ.

I. Đặt vấn đề chính thống dân chủ


Từ thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam đã biểu lộ và bắt đầu thực hiện nguyện
vọng thay đổi cách phân công xã hội, từ phương thức nông-sĩ bước sang
phương thức dân-chủ. Ý nghĩa chính trị và pháp lý của biến chuyển này là
việc quản trị đất nước từ nay không còn dành riêng cho đẳng cấp sĩ phu
như thủa xưa nữa mà là trách nhiệm chung - trên nguyên tắc - của toàn
dân. Nhưngcuộc chuyển hóa lịch sử ấy đã gặp phải hai trở ngại lớn là
ngoại xâm và nội chiến.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 449


1. Ba nước đã trực tiếp ảnh hưởng sâu rộng đến cuôc chuyển hóa
nói trên là Pháp, Nhật và Mỹ. Và từ hơn một thế kỷ trước ba nước này,
vì quyền lợi riêng, đã tiếp nối nhau trong một thời gian khá dài, dưới nhiều
hình thức, ngăn cản bước tiến dân chủ hóa dự kiến. Những năm 2000 đầu
tiên, trên đà toàn cầu hóa, tình hình thế giới mới đã mở ra cho Việt Nam
một vận hội mới. Thế lực ngoại quốc đã không còn trực tiếp can thiệp
được vào nội trị của Việt Nam như trước (dù hiểm họa gián tiếp can thiệp
thi vẫn còn). Dân chủ là gì nếu không phải là chế độ chính trị trong đó
người dân nắm giữ và hành sử chủ quyền quốc gia? Thiết tưởng bây giờ
chính là lúc toàndân phải đứng lên chứng tỏ có bản lĩnh tiếp thu chủ quyền
quốc gia, trước đây đã bị các thế lực ngoại quốc chiếm đoạt lúc toàn phần,
lúc một phần.
2. Nội chiến đã xảy ra vì một mặt, Đảng Cộng sản mượn danh
nghĩa dân tộc và độc lập để bố trí cướp đoạt chủ quyền quốc gia là chủ
quyền của toàn dân. Mặt khác, các chính đảng quốc gia đã thất bại trong
trong việc chống lại đảng CS để giành lại chủ quyền đó cho dân, nên năm
1945 đã để mất cơ hội giành độc lập vào tay đảng CS. Và miền Nam năm
1975 lại bị miền Băc thôn tính. Đảng Cộng sản chiến thắng tự phong chức
lãnh đạo, tự cho mình quyền thiết lập trên cả nước một nền chuyên chính
quan liêu, thư lại, tham nhũng, tàn bạo và phi đạo lý chưa từng thấy trong
quốc sử. Giữa lúc nhân loại đã đoạn tuyệt được với dã man vì đã bước qua
được ngưỡng cửa của văn minh thì tập đoàn cộng sản cầm quyền ở Việt
Nam vẫn còn cai trị với tác phong thời Trung cổ. Nhân quyền bị tước đoạt,
dân quyền bị sang đoạt, có thể nói quyền sống của toàn dân ở Việt Nam
nằm trong tay tập doàn cai trị cộng sản tuyệt thiểu số mà tham vọng không
che dấu là cầm quyền không thời hạn dưới mọi hình thức, kể cả cha truyền
con nối. Rất may là làn sóng toàn cầu hóa đang từng bước giải phóng cho
dân chúng đồng thời đang dồn tập đoàn cầm quyền cộng sản vào chân
tường. Đây là cơ hội cho các chinh đảng quốc gia cùng các hội đoàn tranh
đấu nhân quyền và dân chủ ở hải ngoại tiêp tay với các chính đảng quốc
gia và dân chủ ở trong nước mở cuộc phản công chính trị, chuyển hóa độc
tài sang dân chủ. Và đây cũng là cơ hội để các chính đảng và tổ chức tranh
đấu này gột rửa tâm lý vọng ngoại, ý thức cho chính xác chức năng xã hội
của mình, liên kết trên cơ sở chức năng này với dân chúng, hình thành lực
lượng dân chủ có khả năng đánh bại độc tài.
3. Kinh nghiệm cho thấy trong quá khứ, người ta thường cho
rằng tranh đấu dân chủ hóa Việt Nam là phải ưu tiên tranh đấu cho
chế độ đa đảng. Dĩ nhiên không thể có được dân chủ nếu sinh hoạt chính

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 450


trị của một nước hoàn toàn bị đặt dưới sự chi phối của một đảng độc quyền
cai trị. Nhưng, một là, dân chủ không phải chỉ là đa đảng, và hai là, lấy
quyền lực đảng làm mục tiêu đánh chiếm hàng đầu là tìm giải pháp ở trên
ngọn và như vậy sau cùng đã dọn đường cho đảng tri, không phải cho dân
chủ. Điều này hơn nửa thế kỷ cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam đã
chứng minh. Bởi vậy, trong vận hội mới hiện nay, phải thay đổi thứ tự ưu
tiên, lấy dân - thay vì đảng - làm mục tiêu chiến lược. Đem dân vào cuộc
đối đầu với độc tài là đi đúng hướng thời đại đồng thời thỏa mãn nhu cầu
cơ bản của đất nước là thăng tiến người dân lên địa vi chủ thể của luật
quốc nội cũng như luật quốc tế về nhân quyền, tạo điều kiện cho người dân
đóng vai tác nhân của lịch sử. Lấy dân cũng là để xây dựng lại và củng cố
sự thống nhất dân tộc trên nửa thế kỷ đã bị chủ trương đấu tranh giai cấp
kịch liệt phá vỡ. Về điểm này, một bộ phận mới của dân tộc, trên ba triệu
người, đã ra đời ở hải ngoại - một lãnh thổ mở rộng về mặt văn hóa và xã
hội của một nước Việt Nam mới. Nhân xã Việt mới này là một tiềm lực
đang góp sức về mọi mặt với chủ lực dân chủ ở trong nước để dương cao
ngọn cờ dân chủ, xiết chặt vòng vây độc tài trong một cuộc thử sức thư
hùng loại độc tài ra khỏi vũ đài chính trị Việt Nam.
Ba hướng hoạt động nói trên là ba mặt của cuộc vận động dân chủ
phải mở ra trong tình huống mới của đất nước để tiếp tục cuộc tranh đấu
dân chủ đã khởi đầu từ những thập niên trước nhưng vẫn còn đang dẫm
chân tại chỗ. Cho nó bước được một bước tiến mới, cuộc vận động mới
này phải bắt đầu lại từ chỗ bắt đầu. Nghĩa là phải đặt lại và đặt đúng vấn
đề chính thống dân chủ.

II. Chính thống dân chủ: danh từ và khái


niệm
1. Chính thống dân chủ là gi?
Chính thống là một tiếng Hán-Việt cổ và it dùng trong ngôn ngữ
chính trị Việt Nam hiện đại. Khi nó đi kèm với tính tự “dân chủ” thì cụm
từ “chính thống dân chủ” đã trở thành rất mới vì những ngữ nghĩa mới của
nó. Và như thế, ngoài gốc Hán-Việt, chữ chính thống còn thêm gốc
phương Tây.
Nghĩa chữ “chính thống” hiểu theo gốc Hán-Việt và theo phép chiết
tự thì chữ chính (正) thuộc bộ chỉ (止), hợp với chữ nhất (一) mà thành
chữ chính (正) (止+一). Về ngữ nghĩa, chữ chính (正) thuộc loại chữ chỉ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 451


sự. Chữ nhất (一) ở trên đầu chữ chính (正) biểu thị mục tiêu hay phương
hướng. Phù hiệu bên dưới là cái chân (chữ túc (足), biến thể thành chữ chỉ
(止) biểu thị ý nghĩa là cứ đi thẳng để đạt được mục đích hay phương vị,
không thiên, không trệch. Chữ thống (統) nằm trong bộ mịch (糸), hợp với
chữ sung (充) mà thành chữ thống (統) (糸 + 充). Thống là loại chữ hình
thanh, mượn hình ảnh những sợi tơ trong bó tơ, nghĩa của chữ mịch (糸),
rồi mượn âm của chữ sung (充) mà đọc thành thống (統). Chữ thống
hàm ý dây tơ họp thành bó tơ, sau nghĩa mở rộng thêm có nghĩa là thứ gì
họp thành một mối, đầu mối của mọi việc (như trong các từ kép thống
nhất, hệ thống, tổng thống, thống lĩnh v.v…).
Theo những nghĩa tầm nguyên của hai chữ chính và thống ở trên thì
từ kép chính thống không thể diễn đạt điều gì khác hơn là hiện tượng cách
các triều đại vua chúa ngày xưa truyền cho nhau (vương triều tương thừa),
không có nội dung của một khái niệm với những thuộc tính có tên gọi là
tính chính thống hay chính thống. Hơn nữa, ngày xưa ở Trung Quốc hay ở
Việt Nam không có cụm từ “chính thống dân chủ” bởi lẽ rất giản dị là tại
hai nước này chế độ dân chủ chưa ra đời. Trong ngôn ngữ chính trị hiện
đại, cụm từ chính thống dân chủ đã được dùng để dịch mấy thuật ngữ
chính trị học, luật học, xã hội học phương Tây.
Dưới góc nhìn phương Tây này thì những chữ tiếng Pháp légitimité,
tiếng Đức legitimitat, tiếng Anh legitimacy, tiếng Tây Ban Nha legitimidat,
tiếng Ý legitimita được dịch ra tiếng Việt khi là tính chính thống khi là tính
chính đáng. Ở đây xin giới hạn vào hai chữ Légitimité của Pháp và chữ
Legitimacy của Anh. Tự điển Tàu dịch chữ tiếng Anh Legitimacy là chính
thống tính, sang tiếng Hán-Việt thành tính chính thống và dịch chữ tiếng
Pháp légitimité là tính hợp pháp, tính chính thống. Từ điển Việt Nam dịch
chữ légitimité là tính chính đáng và dành chính thống cho chữ orthodoxe.
Cũng vẫn theo tự điển Việt Nam thì chữ tiếng Anh legitimacy có nghĩa là
tính hợp pháp, tính chính đáng. Không rõ vì lý do nào mà tự điển của ta
khi dịch những chữ légitimité, legitimacy lại đặc biệt khác tự điển của Tàu
như vậy (cần chú ý rằng chữ đáng - môt âm khác của chữ đương - cũng là
chữ Hán). Nhưng điểm đáng nói là một mặt, chữ chính đáng không đủ
rộng để phản ánh được nội dung của hai chữ légitimité và legitimacy và
mặt khác, khái niệm phương Tây về legitimacy và légitimité phân biệt tính
hợp pháp (légalité) với tính chính thống (légitimité) trong khi tự điển của
ta không phân biệt như thế. Do đó tưởng nên dùng tính chính thống thay vì
tính chính đáng vì chính thống thì có tiêu chuẩn rõ rệt trong khi chính đáng

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 452


không có.
Để dễ phân biệt được sự liên hệ cũng như sự khác biệt giữa hai chữ
chính thống và chính đáng người ta có thể đặt ra một loạt câu hỏi và tìm
cho chúng những câu trả lời thích đáng. Chế độ chính thống nghĩa là gi?
Chế độ chính thống nghĩa là một chế độ chính đáng. Như thế nào là một
chế độ chính đáng? Là một chế độ có tính chính thống. Một chính quyền
phải có những điều kiện nào để được coi là có tinh chính thống? Có hai
loại điều kiện: pháp lý và chính trị. Điều kiện pháp lý là phải hợp pháp tức
là phù hợp với pháp luật. Nhưng không phải là bất cứ loại pháp luật nào
mà phải là loại pháp luật xuất phát từ ý chí chung của tòan dân (volonté
générale) Nếu không như thế thì chính quyền nào cũng đều có tính chính
thống, kể cả chính quyền độc tài. Ngoài ra, lại còn phải thỏa mãn những
điều kiện chính trị theo đó chinh quyền ấy được dân tự nguyện tuân lệnh,
không phải dùng bạo lực khủng bố để ép buộc dân phải theo. Một chính
quyền không hội đủ hai loại điều kiện đó thì không được kể như có tính
chính thống.
2. Hai điều kiện trên đây là để xác định về tính chính thống nói
chung. Nếu một chế độ nào mà có được tính hợp pháp đồng thời cũng còn
được dân chúng thuận lòng vâng lời thi chế độ ấy có thể coi (hay tạm coi)
là chính thống. Nhưng khi nói chính thống dân chủ thì các tiêu chuẩn để
đánh giá chế độ về tính chính thống tất phải phức tạp hơn do sự đòi hỏi của
dân chủ. Bởi vậy, hai mặt hợp pháp, lòng tuân phục tự nguyện của dân
không thôi chưa đủ. Chế độ ấy muốn được kể là một chế độ dân chủ có
tính chính thống thì phải thỏa mãn được hai yêu cầu “hợp pháp” và “dân
chủ” theo nghĩa chủ quyền quốc gia “thuộc về” và “được bảo đảm.đích
thực thuộc về” toàn dân như là một “khối”, một “thực thể” có “ý chí’ gọi là
“ý chí chung” (volonté générale) để tự nó - hay qua trung gian những
người do chinh nó lựa chọn - hành động. Nếu không được vậy thì không
thể coi là chế độ ấy có tính chính thống. Câu hỏi cần đặt ra hiện nay cho
Viêt Nam là chế độ xã hội chủ nghĩa (cộng sản) đương hành có tính chính
thống của một chế độ dân chủ để có danh nghĩa mà cầm quyền không?

III. Quá trình biến chất từ chính thống biến


thành phi chính thống
1. Chính thống dân chủ ở Việt Nam đã bị mất hai lần.
Lần thứ nhất vào năm 1946. Tháng 8 năm 1945, Việt Minh (bộ phận

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 453


công khai của Đảng Cộng sản VN) tổ chức cướp chính quyền, lật đổ chính
phủ Trần Trọng Kim của chế độ quân chủ. Vua Bải Đại đã tự ý thoái vị.
Các đảng phái quốc gia đã không mở ra cuộc tranh chấp võ trang với Việt
Minh, chỉ ra mặt công khai đối lập chính trị. Phe cộng sản tim mọi cách để
che dấu tối đa thực chất cộng sản của mình, thậm chí không ngần ngại
tuyên bố giải tán Đẳng cộng sản. Ngoài ra lại gây ấn tượng rõ rệt, thông
qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 là đi theo con đường dân chủ
phương Tây thành lập Cộng hòa dân chủ. Dưới áp lực của chính quyền
Tưởng Giới Thạch đồng thời trước mối đe dọa người Pháp trở lại tái chiếm
Đông Dương, các chính đảng của cả hai phe quốc cộng đã thỏa thuận hợp
tác trong hai khuôn khổ chinh phủ (Liên Hiệp) và quốc hội 1946 với 70
ghế dành cho đại biểu của Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội và Việt
Nam Quốc Dân Đảng theo thủ tục thuận nhận (cooptation, co-op (ta) tion).
Về phía dân chúng không có sự ủng hộ được biểu lộ rõ rệt nhưng cũng
không có sự bày tỏ chống đối. Nói cách khác, dân chúng chấp nhận vâng
lệnh chính phủ đương quyền lúc đó. Và chính phủ này, Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa, với bản Hiến pháp 1946 là một chính quyền hợp pháp. Khách
quan mà xét, dưới ánh sáng luật học phương Tây, chinh quyền Liên Hiệp
1946 có tính chính thống tạm coi là chính đáng để cầm quyền vào thời
điểm đến gần cuối năm 1946. Vẫn biết rằng - như lịch sử những năm kế
tiếp đã chứng tỏ - Cộng sản Việt Nam không thật lòng thiết lập dân chủ mà
chỉ có bước lùi chiến thuật với ẩn ý bố trí trong tương lai tiến lên độc tài
toàn trị. Nhưng muốn hay không muốn, cũng không thể không nhìn nhận
rằng trên thực tế quả thật đã có hiện tượng chính thống hiểu theo nghĩa có
hai tiêu chuẩn hợp pháp và tự nguyện vâng lệnh của dân. Cần nói thêm
rằng tính chính thống này đã chỉ tồn tại một thời gian ngắn và phe cộng
sản đã mượn danh nghĩa kháng chiến giành độc lập để từng bước bóp chết
bào thai dân chủ trước khi nó đủ điều kiện xuất hiện dưới dạng định chế
dân chủ. Vì thế nền chính thống 1946 chỉ là một nền chính thống thực tế
(de facto) và nó đã mất khi Đảng Cộng sản mượn danh nghĩa kháng chiến
để bắt đầu tiến trình 34 năm từng bước xóa bỏ hẳn dân chủ và chính thức
thiết lập chuyên chính vô sản năm 1980.
Lần thứ hai chính thống dân chủ lại bi mất ở Việt Nam là vào giai
đọan đầu thập niên 1960. Sau khi Hiệp Định Genève 1954 được ký kết,
nước Việt Nam được chia đôi và thuộc vào loại ngôn ngữ quốc tế gọi là
một nước có hai quốc gia thực tế, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, độc tài
cộng sản, ở miền Bắc và Việt Nam Cộng Hòa, dân chủ tự do, ở miền Nam.
Miền Nam vào thời điểm này có thể nói là điểm hẹn của các xu thế dân

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 454


chủ. Hơn một triệu người đã rời bỏ miền Bắc di cư vào Nam tìm tự do. Tại
miền Nam, môt lần nữa chế độ quân chủ, tuy đang bắt đầu chuyển dần
sang lập hiến, lại bị hủy bỏ để được thay thế bằng chế độ cộng hòa dân
chủ. Nhân dân miền Nam trong một cuộc trưng cầu dân ý đã gần như đồng
thanh lựa chọn thể chế dân chủ. Nước Mỹ, đệ nhất cường quốc dân chủ
trên thế giới, một trong những nước đã đánh thắng độc tài phát xít, quân
phiệt lại công khai yểm trợ việc dân chủ hóa Việt Nam. Có thể nói chính
quyền Ngô Đình Diệm, ra đời năm 1956, có đầy đủ tính chính thống của
một nước dân chủ. Tiếc thay vì tham vọng cá nhân và có thể vì một vài lý
do khác nữa, đầu thập niên 1960 chính quyền Ngô Đình Diệm đã đổi
hướng sang độc tài cá nhân và đánh mất đi tính chính thống của những
năm cuối thập niên 1950. Nền Đệ nhị Cộng hòa sau đó thoát thai từ một
cuộc Cách mạng để tiếp tục cầm quyền đã không có được những thành tích
của một cuộc cách mạng thành công. Mặt khác, vì nhu cầu chiến tranh, vì
phá hoại gia tăng của cộng sản xâm nhập tư miền Bắc, và nhất là vì cuộc
bao vây thành thị của nông thôn do cộng sản tiến hành, sinh hoạt chính trị
dân chủ đầy đủ đã không có ở miền Nam, chính quyền quân nhân rút lại
chỉ còn là bộ máy quản trị một ngân sách ngoại viện để theo đuổi chiến
tranh.
Việt Nam, mặc dầu vua Bảo Đại thoái vị và dân chúng, chính đảng
hai lẩn tạm thời đồng thuận xây dựng dân chủ, đã chỉ rơi vào tình trạng
không có chính quyền có tính chính thống dân chủ. Đảng cộng sản đã
ngang nhiên tự đưa mình lên địa vị chủ nhân ông đất nước dưới ngọn cờ
độc tài toàn trị. 31 năm đã trôi qua kể từ khi tiếng súng ngưng nổ trên cả
nước mà đảng độc tài này vẫn còn tại chức. Nhờ ở nơi nó từ đầu (1945), cố
tình đặt sai chính thống dân chủ rồi lập mưu sang đoạt dân chủ để tiếp tục
cầm quyền toàn trị. Trong khi đó, phe chống đối đã không xây dựng và
phát huy được chính thống dân chủ, nghĩa là cũng đi lầm hướng dân chủ.
2. Chính thống dân chủ ở Việt Nam đã bị đặt sai theo hai cách.
Một đằng Hà Nội một mực chủ trì rằng chính quyền cộng sản có tính
chính thống đương nhiên, khỏi cần phải biện minh. Vì mấy lý do sau đây.
Thứ nhất, Đảng cộng sản đã đánh thắng mấy đế quốc để giành độc lập cho
đất nước. Thứ nhì, chính quyền cộng sản hiện nay là bước quá độ trong
tiến trình đi lên xã hội chủ nghĩa do chủ nghĩa Mác-Lê-nin - chân lý tuyệt
đối của thời đại, xu thế tiến bộ tất yếu của loài người - dự liệu và Đảng
cộng sản Việt Nam đang thực hiện. Thứ ba, tuyệt đại đa số dân chúngđã
chấp nhận quyền cai trị của Đảng cộng sản. Thứ tư, Đảng này đã cai trị

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 455


bằng luật pháp để tạo dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Lập
luận này thật ra không có cơ sở để đứng vững. Trước hết, cuộc chiến tranh
thu hồi độc lập là công lao của toàn dân, Đảng cộng sản đã giành lấy cho
riêng mình ngọn cờ Độc lập để đòi cầm quyền không thời hạn. Ở nước
Anh, sau cuộc đệ nhị thế chiến, không ai có thể phủ nhận công lao vĩ đại
của Thủ tướng Winston Churchill, vị cứu tinh của dân chúng Anh, thế mà
khi ra tranh cử ông và đảng của ông vẫn thất cử. Đâu có phải hễ chiến
thắng là đương nhiên được phép cầm quyền. Ở nước Mỹ cũng vậy, cưu
Tổng thống George Herbert Walker Bush, người anh hùng chiến thắng
trong trận đánh Iraq để giải phóng Koweit, năm 1992 ra tranh cử Tổng
thống nhiệm kỳ hai đã bị Bill Clinton đánh bại. Về cách lập luận mượn chủ
nghĩa Mác Lê-nin để biện minh cho tính chính thông thì ý thức hệ này đã
không còn những ánh hào quang Cách mạng Tháng Mười của đầu thế kỷ
trước, nhất là cuối thế kỷ này nó lạiphá sản khi cả hệ thống chính quyền
cộng sản ở Liên Xô cũ và Đông Âu sụp đổ. Bước sang địa hạt pháp lý, tất
cả những chính quyền cộng sản nối tiếp nhau cai trị đất nước từ 1945 đến
nay đều dựa vào bầu cử gian lận. Và để đương nhiên cầm quyền, Đảng
cộng sản đã dùng bạo lực khủng bố kìm kẹp dân chúng, áp đặt chế độ độc
tài toàn trị. Nếu muốn nói rằng chế độ ấy có tính chính thống thì đó không
phải là chính thống dân chủ mà là chính thống cộng sản độc tài.
Không phải chỉ riêng những người cộng sản mới đặt sai vấn đề chính
thống dân chủ. Những người thuộc hàng ngũ dân chủ - ở đây chỉ bàn riêng
về người Việt ở hải ngoại - cũng cần phải xét lại quan điểm của mình về
vấn đề này. Trong những năm trước đây, khi cuộc chiến tranh lạnh chưa
hoàn toàn chấm dứt, đương nhiên những người tranh đấu cho dân chủ phải
giữ vững lập trường chống cộng. Nhưng bây giờ, chiến tranh lạnh đã
nhường bước cho toàn cầu hóa thì “chống” phải đi đôi với “xây” và “xây”,
trên nguyên tắc, có thế quyết định hơn “chống”. Nói cách khác, trong hiện
tình, chủ trương chống độc tài cộng sản để thay thế bằng các thứ dân chủ
hạn chế - dân chủ quân nhân trị hay độc tài không cộng sản - không còn là
giải pháp thích hợp nữa. Chỉ có con đường dân chủ thực sự, dân chủ tiến
bộ mới có hy vọng chiến thắng độc tài cộng sản để đưa đất nước ra khỏi
thảm trạng nghèo túng, chậm tiến, toàn trị mất nhân phẩm và ngày càng tụt
hậu.
3. Đã đặt sai thì phải đặt lại cho đúng
Những bài học “chính thống” và “không chính thống” trong quá khứ
ở Việt Nam đã mang lại cho người tranh đấu dân chủ hiện nay những kinh

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 456


nghiệm vận động mới. Muốn có tính chính thống dân chủ trước hết phải
chấm dứt được nạn dân chủ giả mạo, tức là nạn độc tài đội lốt dân chủ.
Khác với những cuộc vận động trước, cuộc vận động chinh thống dân chủ
hậu toàn trị phải nhằm đạt được bốn mục tiêu:
Một, chính thống dân chủ đòi hỏi dân chủ thực sự, ở đây và ngay tức
khắc, không thể đình hoãn. Hai, dân chủ bây giờ là dân chủ gắn liền với
“dân” chứ không phải với “đảng”, dân vừa là đối tượng của dân chủ vừa là
tác nhân tạo ra dân chủ. Ba, có được chính thống rồi còn phải tiếp tục
chính thống hóa thường xuyên thì mới duy trì được những tính chính thống
đã có. Chính thống hóa có nghĩa là cách cai trị phải là sự thể hiện dân chủ.
Bốn, vì toàn dân không thể trực tiếp đứng ra cai tri cho nên phải cử đại
diện, do đó quyền tư do lựa chọn phải được tuyệt đối tôn trọng thông qua
những cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu, tổ chức trong khuôn khổ tự do
tranh cử. Quyền tự do tranh cử là quyền dân chủ cơ bản và để thực thi
quyền này cần phải có một loạt những quyền tự do phụ trợ khác như tự do
ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội, lập đảng, tự do đi lại v.v…nói tóm
lại những nhân quyền, dân quyền đã được luật quốc tế về nhân quyền công
nhận, liệt kê và bảo đảm.
Tính chính thống của một chế độ không những là tư tưởng trên bình
diện khái niệm trừu tượng mà còn phải là định chế được thiết lập trong
thực tiễn để đích thực có dân chủ. 

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 457


Tiến Tới Một
Nhà Nước Pháp Trị

Nhà Nước Pháp Trị (NNPT) là một danh từ luật học tiếng Việt dùng để
dịch những thuật ngữ tiếng Anh, Rule of law, tiếng Pháp, État de Droit,
tiếng Đức Rechtsstaat, tiếng Ý, Stato di diretto, tiếng Y Pha Nho, Estado
de derecho, v.v... [1]
Thật ra, thuật ngữ này đã ra đời ở phương Tây vào khoảng những
năm đầu của phần nửa sau thế kỷ 19. Nhưng nó chỉ mới được đặc biệt
chiếu cố vào thập niên 80 của thế kỷ 20. Người Việt chúng ta ít có cơ hội
tìm hiểu nó, thậm chí cho đến những năm gần đây, còn bị cấm ngặt không
được nhắc đến nó. Bài thuyết trình này không lấy khái niệm NNPT làm đối
tượng nghiên cứu chính, nó chỉ nêu lên một số ý kiến về việc tìm cách thiết
lập NNPT trên đất nước của chúng ta, để Việt Nam sớm hội nhập vào nhân
loại văn minh của thế kỷ 21. Đó là lý do vì sao bài thuyết trình này có tựa
đề « Tiến tới một Nhà Nước Pháp Trị », thiên về hành động hơn là về tư
tưởng.
Tuy nhiên không vì thế mà phần tư tưởng sẽ hoàn toàn vắng thiếu
trong bài thuyết trình. Trong mức độ cần thiết, bài này sẽ phải dựa vào
những cơ sở lý thuyết để bàn sâu về một tiến trình thiết lập NNPT, nói
cách khác, để dự liệu một chuỗi hành động đưa tới sự hình thành loại Nhà
nước này cho Việt Nam. Do đó bài trình bày sẽ chia ra làm hai phần.
Phần thứ nhất, tiến tới NNPT trên bình diện lý thuyết, sẽ duyệt xét
một số cơ sở lý thuyết liên quan tới việc xây dựng NNPT nói chung và ở
Việt Nam nói riêng.
Phần thứ hai nhìn lại một số bước cụ thể cho tới nay đã được dự trù
để đi tới NNPT ở Việt Nam.
Trước khi vào thẳng vấn đề, xin được mở một dấu ngoặc về hai điểm.
Thứ nhất, nói về NNPT tuy có vẻ như nói về một điều mới lạ nhưng thực
ra là chỉ là quay trở lại một số hiện tượng cũ, chẳng những trên thế giới mà
cả ở Việt Nam. Đất nước chúng ta từ nhiều thế kỷ trước cũng đã có NNPT.
Có điều đó là một loại NNPT khác với loại NNPT hiện nay. Thứ hai,
người thuyết trình sẽ trình bày quan điểm của một người bàn về tranh đấu

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 458


chính trị nhưng theo ánh sáng liên ngành của các khoa học xã hội. Cần
nhấn mạnh thêm rằng chữ lý thuyết ở đây không có nghĩa là một hệ thống
kiến thức to lớn nào mà chỉ biểu thị một cách nhìn sự việc, những suy nghĩ
qua ảnh tượng ở trong đầu về hiện tượng có tên gọi NNPT và những cố
gắng thâu nhận những hiện tượng đó nếu chúng đã xuất hiện trong các
thực tại xã hội. Nói cách khác, lý thuyết ở đây có nghĩa là những gì người
ta đã suy nghĩ về NNPT, cách nhận biết nó, và nhất là cách muốn hoàn mĩ
nó như thế nào để cho « danh NNPT” phù hợp với « thực NNPT ». Muốn
tiến tới được NNPT, cần trải qua một tiến trình. Bài này nhằm bàn về một
tiến trình thích đáng, nghĩa là có khả thế hiện thực trong khuôn khổ môi
trường quốc tế hiện tại và trên cơ sở hiện tình đất nước. Trong phần I, sẽ
có những giải thích vì sao phải dự liệu tiến trình này. Phần II sẽ đi vào nội
dung của tiến trình ấy.

I. Tiến Tới NNPT, Trên Bình Diện Lý Thuyết


Các ý kiến về tiến trình mà bài thuyết trình duyệt xét sẽ được tóm tắt trong
3 trọng điểm. Trọng điểm 1 sẽ dành cho việc tìm hiểu khái niệm NNPT
phương Tây, hiện đang được cả thế giới coi là một mô hình Nhà nước phổ
quát, làm khuôn mẫu cho các quốc gia trên hoàn vũ. Phương Đông, trước
Công nguyên, đã từng là nơi phát xuất của chủ nghĩa pháp trị, giúp gì cho
việc soi sáng NNPT tương lai ở Việt Nam, điều này sẽ được bàn tới ở
trọng điểm 2. Tiếp theo, ở trọng điểm 3, ý nghĩa pháp lý của sự thay thế
Nhà Nước Pháp Quyền đương hành ở Việt Nam bằng NNPT kiểu phương
Tây sẽ được trình bày một cách khái quát, đồng thời cũng sẽ được nêu lên
những cơ sở để lựa chọn giữa đường lối bạo động và ôn hòa để đi tới một
NNPT ở Việt Nam.

A. Vấn đề tiếp cận khái niệm NNPT ở phương Tây


Danh xưng NNPT có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, thậm chí còn
trái ngược hẳn nhau. Điều này đã được minh chứng với trường hợp Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà Nước Pháp Quyền – tên gọi khác của NNPT -
của chế độ xã hội chủ nghĩa này tuy cùng một danh xưng với các Nhà
nước dân chủ tự do phương Tây nhưng lại là một bộ máy cầm quyền độc
tài toàn trị [2]. Cho nên phải xác định loại NNPT đích thực Việt Nam cần
phải có trong chiều hướng dân chủ hoá là loại NNPT nào, với những đặc
tính gì? Cuộc khảo sát về loại Nhà nước này sẽ được thực hiện về 3 mặt:
khái niệm, lịch sử và thực tế.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 459


Mặt khái niệm. NNPT phương Tây, nhưng nay với luật quốc tế và tục
lệ quốc tế mới, đã trở thành NNPT phổ quát của cả nhân loại. Nó có một
quá trình hình thành và phát triển đã kéo dài hàng 10 thế kỷ. Theo dõi cho
thật sát quá trình ấy đòi hỏi rất nhiều công phu nghiên cứu. Cho nên ở đây
chỉ có thể tìm hiểu nó tới mức rất đơn giản, và vì vậy chưa thể đầy đủ.
NNPT là một loại Nhà nước trong đó Nhà nước và luật pháp không tách
rời nhau mà gắn liền với nhau. Tuy nhiên sự liên hệ này có thể đưa tới hai
loại Nhà nước. Một loại dùng pháp luật để cai trị, tức là loại coi pháp luật
như một công cụ để cầm quyền và một loại khác, không coi pháp luật là
công cụ mà là cứu cánh, cứu cánh mà cách cai trị của Nhà nước ấy phải
biểu hiện. Sự thật, sự phân biệt này không đủ để giúp nhận diện thấu đáo
hiện tượng NNPT, nhưng là một tiêu chuẩn để không có sự lẫn lộn giữa
hai loại Nhà nước tuy có chung một tên gọi NNPT nhưng thực chất lại
hoàn toàn trái ngược nhau. Người Việt Nam hiện đang phải gánh chịu
những hậu quả rất độc hại của sự lẫn lộn này.
Nói cai trị bằng pháp luật, thực ra chưa đủ, phải nói rõ thêm, cai trị
bằng loại pháp luật nào. Các Nhà nước dưới thời Hitler và Stalin, đều dùng
pháp luật để cầm quyền. Nhưng điều đó không phải là tiêu chuẩn để gọi
những Nhà nước ấy là NNPT. Cũng vậy, một Nhà nước mặc dù có Hiến
pháp trong đó ghi rõ ràng rằng Nhà nước này hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa vẫn là một Nhà nước độc tài toàn trị như
trường hợp nước Việt Nam hiện nay. Bởi thế, các luật gia, các nhà chính
trị học phương Tây đã tìm nhiều cách tiếp cận để nhận diện NNPT. Hoặc
họ đề xuất một số đặc tính mà một Nhà nước, muốn được kể là một NNPT,
phải hội đủ. Như phải có pháp luật do một Quốc hội dân cử qua bầu cử tự
do làm ra, các cơ quan hành chánh và tư pháp hoạt động trên cơ sở pháp
luật này, toà án hoàn toàn độc lập đối với hành pháp cũng như lập pháp,
nhân quyền và dân quyền được tôn trọng và bảo đảm, chính phủ phải chịu
trách nhiệm trước dân chúng, hiến tính của pháp luật phải được kiểm soát
bằng một cơ quan đặc cử, Toà án Bảo hiến hay Hội đồng Bảo hiến.
Cần nhấn mạnh là cả cơ quan lập pháp cũng phải chịu sự kiểm soát,
không thể tự cho mình là quyền lực cao nhất để đứng ngoài vòng kiểm soát
này. Hoặc họ so sánh Nhà Nước Pháp Trị (État de Droit) với Nhà Nước
Pháp Định (État légal), Nhà nước Cảnh Sát (État de Police) [3] để tìm ra
đặc điểm cho NNPT. Hoặc chụp bắt NNPT đưới hai khía cạnh: qui tắc về
nội dung và các thủ tục để áp dụng những qui tắc này. Dĩ nhiên không thể
là loại qui tắc về nội dung của những chế độ độc tài, mà phải là qui tắc của

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 460


những chế độ dân chủ tự do, đa nguyên. Vì thế tinh tuý của những chế độ
pháp trị là hệ thống qui phạm (norms) của một xã hội mở, chống lại sự độc
đoán của thế lực cầm quyền trong một xã hội áp bức khép kín. Những cách
tiếp cận này không nhằm đưa tới một loại Nhà Nước Pháp Trị duy nhất mà
là những loại Nhà nước mà quyền lực không phải là sự tập trung trong tay
những người cầm quyền sức mạnh thuần tuý vật chất, hoang dại, bất kham,
chưa được thuần hoá, để đàn áp dân mà là những thẩm quyền
(compétences) do pháp luật ấn định trước về nền tảng cũng như về giới
hạn và cách hành sử.
Nói cách khác, NNPT tuyệt đối không được chống lại pháp luật
(contra legem) mà chỉ được làm những điều gì pháp luật cho phép
(secundum legem). Chẳng những tất cả các cơ quan của Nhà nước ấy, mà
chính ngay Nhà nước này, một cách tổng thể, cũng phải phải tuân theo
pháp luật. Đó là tiêu chuẩn để người ta phân biệt NNPT với các loại Nhà
Nước Pháp Định (État légal), Nhà Nước Công An (État de Police) là
những Nhà nước, về mặt tổng thể, không tự đặt mình dưới sự chi phối của
pháp luật, loại do quốc dân làm ra và phù hợp với Hiến pháp đồng thời có
sự kiểm soát nghiêm ngặt về hiến tính. Chính vì vậy mà Luật Hiến Pháp
hiện đại đã đề xướng một khái niệm mới Nhà nước Hiến trị (État
Constitutionnel) [4] là loại Nhà nước Pháp trị với đủ các đặc tính của chủ
nghĩa hiến trị (constitutionnalisme). Có thể nói đó là một bước phát triển
mới của tư tưởng pháp trị phương Tây vào thời điểm đầu thiên niên kỷ thứ
ba.

1. Mặt lịch sử
Nhà nước pháp trị ở phương Tây là sản phẩm của một nền văn hóa, phải
nói cổ truyền, về nhân bản, chính trị, tự do, pháp luật, có hàng ngàn năm
tuổi thọ của văn hóa Hy Lạp-La Mã. Nền văn hóa ấy, trải qua các thời đại,
đã kết tinh thành một luồng tư tưởng pháp trị phương Tây rất phong phú,
thể hiện qua nhiều kiểu Nhà nước pháp trị. Có ba kiểu Nhà nước pháp trị ở
phương Tây có thể giúp chúng ta có một ý niệm rõ rệt hơn nữa về khái
niệm Nhà nước Pháp Trị nói chung, nhờ ở đặc điểm của mỗi kiểu. Đó là
Rule of law (Anh), Due process of law (Mỹ), État de droit (Pháp) và
Rechtsstaat (Đức), theo thứ tự xuất hiện của chúng trong lịch sử.
1.1. Nhà nước pháp trị kiểu Anh: Rule of law
Tư tưởng pháp trị đã manh nha rất sớm tại nước Anh. Khởi đầu là
nhu cầu chống những đặc quyền của nhà vua. Một số thời điểm ngày nay

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 461


đã được ghi khắc như những dấu mốc lịch sử của quá trình phát triển ấy.
Đó là năm 1215 với Đại Hiến chương Margna Carta, năm 1628 với
Petition of Rights (Thỉnh nguyện thư quyền lợi), năm 1679 với Habeas
Corpus Act (Luật Bảo thân), năm 1689 với Bill of Rights (Tuyên ngôn
nhân quyền), năm 1832 với Reform Act (Luật về Cải cách), các năm 1911,
1949 với Parliament Act (Luật về Nghị Viện) v.v… Ngoài ra còn nhiều tục
lệ ngăn ngừa không để cho nhà vua can thiệp vào sinh hoạt chính trị
chung.
Theo nhận định của giới chuyên nghiên cứu về Anh quốc thì mặc dù
cuộc chống đối đặc quyền của nhà vua kéo dài thế kỷ này qua thế kỷ khác
nhưng đời sống chính trị tại nước Anh tương đối ổn định và trong khoảng
từ thế kỷ 14 cho đến thế kỷ 17, chế độ pháp trị tại Anh Quốc có thể coi
như đã định hình và cung cấp cho thế giới một kiểu Nhà nước pháp trị
‘‘Rule of law’’ (thượng tôn pháp luật) trong đó vua, chính phủ cũng như
dân đều phải tôn trọng pháp luật như một giá trị có hiệu lực cao nhất. Tinh
thần trọng pháp này, thật ra, không phải chỉ ở nước Anh mới có. Nhưng
nước Anh đã dành cho tinh thần ấy một địa vị đặc biệt khiến cho nền văn
hóa chính trị ở nước Anh mang nét đặc thù có tính khuôn mẫu cho cả nhân
loại. NNPT tại Anh quốc không theo đúng hẳn mô hình của các NNPT ở
phương Tây. Nhưng Nhà nước của Anh quốc vốn là nguyên mẫu
(prototype) của mọi NNPT này nên tựu trung tinh thần cơ bản vẫn là một
[5].
1.2. Nhà nước pháp trị kiểu Mỹ: Due process of law
“Due process of law” là một cụm từ trích trong hai câu, một ở tu
chính án thứ 5 và một, ở tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ để đặt ra
một nguyên tắc xét xử cho các tòa án Mỹ. Hai câu đó đều nói rằng:
‘‘Không ai có thể bị tước đoạt sự sống, tự do hay quyền sở hữu nếu thủ tục
triển khai của pháp luật đã không được tôn trọng’’. Nguyên tắc dự liệu nơi
tu chính án thứ 5 chỉ đối dụng với những hành vi của chính phủ liên bang,
còn nguyên tắc ghi trong tu chính án thứ 14 thì nhắm đối tượng là những
hành vi của các chính quyền tiểu bang. Due process of law là một nguyên
tắc để dựa vào đó tòa án Mỹ kiểm sát xem trong việc chính quyền liên
bang cũng như chính quyền tiểu bang áp dụng và làm luật, trên địa hạt
quyền cơ bản của con người, có tôn trọng sự công bằng (fairness) hay
không. Thật ra due process of law không phải là một nguyên tắc pháp lý
chi phối toàn bộ sinh hoạt chính trị nước Mỹ. Nhưng vì nó có thể coi như
một đặc trưng của tư tưởng pháp trị của Mỹ nên người ta mượn nó để gọi

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 462


tên Nhà nước pháp trị ở Mỹ.
Xét cho cùng, Due process of law của Mỹ cũng là Rule of law của
Anh nhưng đã được bổ sung khi đưa vào áp dụng trong môi trường Mỹ.
Due process of law đã đẩy xa thêm biên giới của Rule of law khi tòa án Mỹ
đi vào nội dung của luật để kiểm sát hiến tính của nó, điều mà tòa án ở
Anh không làm vì không muốn can thiệp vào quyền làm luật của nghị
viện. Vì vậy mà Due process of law đã có hai thủ tục để kiểm sát hiến tính
về mặt hình thức (procedural due process of law) và về mặt nội dung
(substantial process of law). Nhu cầu của người Mỹ bổ sung tư tưởng pháp
trị của Anh không phải chỉ giới hạn trong phạm vi tòa án. Nó rất sâu và
rộng, tới mức xây dựng được cho người Mỹ cả một nền văn hóa pháp lý có
bản sắc đặc thù so với chính quốc. Dưới con mắt quan sát tinh tế của nhà
ngoại giao Pháp Alexis de Tocqueville, người đã viết ra tác phẩm nổi tiếng
Démocratie en Amérique (Dân chủ ở nước Mỹ), thì những hạt giống dân
chủ mọc cằn cỗi trên đất già nua châu Âu đã nẩy mầm tốt tươi trên đất mới
đầy màu mỡ châu Mỹ [6].
Cần nhấn mạnh rằng khi nói có một kiểu Nhà nước pháp trị Mỹ là
ngụ ý nói sinh hoạt chính trị của nước này dựa trên nền tảng tinh thần pháp
trị ‘‘thượng tôn pháp luật Due process of law’’ (tức là Rule of law bổ
sung). Ở Mỹ, Nhà nước chỉ giữ một vai trò thứ yếu, sinh hoạt chính trị của
người dân Mỹ, nói chung, không mang tính chất vĩ mô Nhà nước mà mang
tính chất vi mô (micro-politique) của cá nhân hay cơ cấu trong xã hội dân
sự. Vậy ta nên hiểu cụm từ Nhà nước pháp trị kiểu Mỹ theo nghĩa một sự
biểu hiện nhiều mặt, sống động, liên tục, của tư tưởng pháp trị - chứ không
phải của Nhà nước pháp trị - Due process of law.
1.3. Nhà nước pháp trị kiểu Pháp và Đức: État de droit,
Rechtsstaat
Bàn về Nhà nước pháp trị ở Pháp (État de droit) hay ở Đức
(Rechtsstraat) là tiếp xúc với một mạch tư tưởng pháp trị ở châu Âu có
nhiều khác biệt với chủ trương Rule of law ở Anh. Châu Âu vốn có tiếng
là cái nôi của nền văn hóa pháp trị lục địa mà Pháp và Đức là hai vùng
cùng chung một mức độ phát triển. Từ thế kỷ 19, cả hai nước Pháp và Đức
đều đã là những Nhà nước pháp định (État légal) cai trị với tinh thần trọng
pháp, tuy chưa hẳn là một Nhà nước pháp trị. Năm 1920, giáo sư luật học
người Pháp, Carré de Malberg, lần đầu tiên du nhập vào trường đại học
Pháp khái niệm Rechsstaat của Đức đã được đề xuất tại nước này từ cuối
thế kỷ 19. Nhưng sáng kiến của Carré de Malberg không được giới luật

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 463


học ở Pháp hưởng ứng. Nhà nước ở Pháp vẫn không chịu vượt qua lằn
ranh pháp định vì xu hướng pháp luật tập trung (légicentrisme) vẫn chiếm
ưu thế trong xã hội Pháp. Phải đợi tới năm 1971, với sự đột xuất của Hội
đồng Bảo hiến (Conseil Constitutionnel) trong vai trò kiểm sát tích cực
hiến tính, thì mới có thể nói rằng Nhà nước Pháp trị chính danh đã thực tế
hiện hữu ở Pháp.
Tại Đức, sự chào đời của Nhà nước pháp trị xảy ra sớm hơn, 4 năm
sau khi cuộc thế chiến lần thứ hai chấm dứt. Hiến pháp Cộng Hòa Liên
Bang Đức 1949, ở điều 28 có nói rằng nước Đức là một Nhà nước pháp trị,
theo như được định nghĩa trong Hiến pháp này mà Nhà nước, hơn ai hết,
phải tuân phục hiệu lực. Như vậy là Nhà nước pháp định, ở Pháp cũng như
ở Đức, đã được nâng cấp lên thành Nhà nước pháp trị nhờ có hai thay đổi
cơ bản, đó là Hiến pháp được đưa lên hàng đầu của thứ bậc quy phạm và
việc kiểm sát hiến tính của luật đã theo đường lối tài phán ở Đức và bán tài
phán ở Pháp (nhưng về mặt thực hiệu [effectivité] thì cùng không còn tình
trạng pháp luật tập trung như trước nữa). Dĩ nhiên, hai Nhà nước pháp trị ở
Đức và ở Pháp không hoàn toàn giống nhau về mọi mặt, nhưng trên đại
thể, thì Nhà nước hiện nay ở đó là một Nhà nước hạn chế về quyền lực, và
công cụ để hạn chế là Hiến pháp; cứu cánh của việc hạn chế là sự tôn trọng
có bảo đảm, một cách thực hiệu, nhân quyền và công dân quyền. Nói tóm
lại, con người dưới hai chế độ dân chủ ở Pháp và ở Đức được sống trong
tình trạng an toàn pháp lý.
Chế độ chính trị ở hai nước này, tới giai đoạn Nhà nước pháp trị 1949
và 1971, có thể coi như đã được hợp lý hóa (rationalisé) tới cao độ, nhờ
một cơ chế chính trị-pháp luật không do tự nhiên hoặc do tương quan sản
xuất kinh tế mà có, mà là một hành vi ý chí (volonté) kết hợp với lý trí
(raison) của hai xã hội có văn hóa, văn minh. Tất cả những cố gắng về mặt
pháp luật để đi tới tiến bộ Nhà nước pháp trị ở Đức, ở Pháp - điều người ta
thường gọi là tăng cường pháp chế - không phải chỉ là những lao động
chuyên môn pháp điển hóa các quy phạm pháp lý, mà là hành vi hợp lý
hóa bộ máy Nhà nước để cơ chế của nó vận hành theo chiều hướng của
Hiến trị (constitutionnalisme), phòng chống không để cho Nhà nước sang
đoạt dân chủ biến nó thành chuyên chế [7].

2. Mặt thực tế
Đặt vấn đề NNPT tại Việt Nam trong lúc này mà chỉ chú trọng bàn luận về
khái niệm NNPT hay lịch sử NNPT ở các nước tiên tiến trên thế giới thì sẽ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 464


không giúp ích gì mấy cho việc cải thiện sinh hoạt chính trị trên vùng đất
này. Nhu cầu của tình thế là phải làm sáng tỏ trước dư luận tình trạng nhập
nhằng trong đó cái gọi là Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại chức
ở Việt Nam đang tự trình bày như là một Nhà Nước Pháp Trị chính danh.
Thật ra đó là hai loại Nhà nước hoàn toàn trái ngược nhau. Vậy vấn đề
then chốt là phải làm sao chuyển đổi Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ
nghĩa - độc tài toàn trị trong ý đồ nhưng bất túc trong thực tế - thành Nhà
Nước Pháp Trị chân chính.
Cho đến nay, việc chuyển đổi này đã không thực hiện được một cách
mau chóng và ôn hòa, như mọi người mong đợi, nguyên do chỉ vì sự
chuyển đối ấy không phù hợp với ý hệ của lực lượng cầm quyền là Đảng
Cộng sản Việt Nam mà ý đồ thầm kín vẫn là duy trì nền chuyên chính của
họ với những sửa đổi ngoại vi, trong chừng mực chúng không động chạm
gì tới nền chuyên chính cộng sản. Do đó, mặc dù Nhà nước ở Việt Nam
hiện nay đang cai trị bằng pháp luật - nhiều đến nỗi chồng chéo nhau, trên
dưới lộn tùng phèo - nhưng không thể xếp nó vào loại Nhà nước pháp trị
(État de Droit) vì thứ pháp luật của nó - do Đảng Cộng sản thông qua Nhà
nước công cụ làm ra, tự xét xử, tự áp dụng, tự kiểm soát - buộc phải liệt nó
vào loại Nhà nước Công an (État de Police) với bề ngoài của một Nhà
nước pháp định (État légal). Vậy muốn đi tới một Nhà nước pháp trị thì
phải vượt qua các loại Nhà nước Công An, dù có vóc dáng pháp định. Sự
khác biệt giữa hai loại Nhà nước này là một sự khác biệt về bản chất,
không phải về mức độ, cho nên không nên tính chuyên thoả hiệp nếu muốn
đất nước sớm ra khỏi tình trạng trì trệ của bảo thủ đảng trị, thực sự bước
vào đổi mới.

B. Pháp trị và Nhà nước pháp trị ở phương Đông


Nhà nước pháp trị là một vấn đề còn rất mới đối với tuyệt đại đa số người
Việt Nam ở trong nước. Ngược lại, nó là một trong những yêu sách hàng
đầu của người Việt ở ngoài nước. Nhà cầm quyền cộng sản không chống
trực diện mà chống gián tiếp Nhà nước pháp trị. Bằng cách loại nó ra khỏi
ngôn ngữ luật học, ngôn ngữ chính trị chính thức ở Việt Nam để thay thế
nó bằng một từ ngữ đặc thù cộng sản – “Nhà nước pháp quyền” mà nội
dung hoàn toàn khác biệt với Nhà nước pháp trị nhưng lại muốn người
ngoài cuộc lầm tưởng rằng Nhà nước pháp quyền chính là Nhà nước pháp
trị. Các nhà lãnh đạo ở Hà Nội đã lập luận rằng Nhà nước pháp trị kiểu
phương Tây là một sản phẩm tư sản, không thích hợp với tư tưởng Mác-Lê
Nin và truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam. Lập luận này chỉ đúng một

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 465


nửa trên, phần dưới sai. Việt Nam đã có truyền thống “pháp trị” rất lâu đời
trải qua nhiều thế kỷ.
Tuy theo nhiều nhà Trung quốc học Việt, Pháp, Hoa, thì không có tín
sử để nghiên cứu, theo tiêu chuẩn khoa học, về nguồn gốc của pháp trị thời
xưa. Tuy nhiên, pháp trị thời tiên Tần (khoảng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ
thứ 3 trước công nguyên) không phải là chuyện hoang đường. Những tên
tuổi như Quản Trọng, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, Hàn Phi,
Lý Tư v.v… với những ý kiến, chủ trương cai trị độc đáo bằng pháp luật,
bây giờ thường vẫn được nhắc tới, đã thực sự hiện hữu trên đất Trung
Quốc vào thời điểm trước Công nguyên. Gợi lại ở đây nền pháp trị phương
Đông thời xưa không phải để chuyển dịch nó lên thời điểm thịnh đạt của
NNPT phương Tây thời nay, cũng như không phải để đẩy lùi kiểu Nhà
nước này về thời tiên Tần. Mà chỉ để làm sáng tỏ một điểm: pháp trị
phương Đông và pháp trị phương Tây, tuy bề ngoài, trên danh nghĩa, được
hiểu như cai trị bằng pháp luật nhưng bên trong, về thực chất, lại là đối cực
của nhau.
Có ba sự khác biệt cơ bản giữa hai nền pháp trị này đã khiến cho
không ai có thể đồng hoá chúng. Trước hết, khác biệt trên bình diện định
chế. Pháp trị thời tiên Tần ở Trung Quốc không phải là một cơ cấu chính
trị nhằm thực hiện và bảo đảm nhân quyền, dân quyền mà là một chủ
trương dùng pháp luật như là một công cụ cai trị của nhà vua. Theo giáo sư
Hồ Thích, chữ “Pháp” có nhiều nghĩa mà hai nghĩa cổ sơ là “khuôn mẫu”
và “hình phạt” dùng vào việc trị dân (trị chúng chi pháp), thống nhất hành
động của dân để dân nhất tề theo pháp độ, tạo ổn định trong cuộc sống
chung (tề thiên hạ chi động, chí công đại định chi chế dã). Hình phạt để
cho dân sợ mà theo, và khi dân đã biết sợ rồi thì khỏi phải dùng đến hình
phạt (phạt dĩ chỉ phạt). Ý nghĩa “khuôn mẫu” là như vậy, không phải là
những qui phạm chi phối đời sống chung của toàn xã hội. Pháp luật là do
vua làm ra, vua áp dụng. Vua đứng trên pháp luật vì thế pháp luật không
áp dụng với vua mà chỉ với dân mà thôi. Còn phải nói thêm rằng vua
không phải chỉ có một công cụ độc nhất để cai trị là “pháp luật”, mà còn
“thưởng”, “thuật” và “thế” nữa”. Sự khác biệt thứ hai là khác biệt về cơ
chế.
Vua một mình không đủ sức cai trị toàn dân nên vua dùng một lớp
người trung gian – các quan - do vua tuyển chọn và bổ nhiệm để thay vua
trực tiếp cai trị dân. Vua chỉ cai trị quan, và quan sẽ cai trị dân. Như Hàn
Phi, một khuôn mặt hàng đầu trong những người được coi là pháp gia đã

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 466


nói “Minh chủ trị lại, bất trị dân”. Mặc dầu vậy, không phải vì thế mà quan
có toàn quyền cai trị dân, quan chỉ là người thay vua để áp dụng pháp luật.
Vua không tin vào đạo đức của quan, chỉ tin vào tác dụng của pháp luật.
Đây là điều giúp phân biệt pháp trị với nhân trị, một chủ trương trái ngược
với pháp trị, dùng đạo đức con người làm khuôn mẫu để dân theo. Do đó,
pháp trị chủ trương quan phải “trung” với vua nhưng không “trung” theo
kiểu nhân trị. “Trung” kiểu pháp trị là phải tuyệt đối theo lệnh vua, không
được can ngăn cũng như không được gián tiếp phê bình vua (không được
khen Nghiêu Thuấn là hiền, khen Thang, Vũ là đã giết bạo chúa, cứ tận lực
giữ phép, chuyên tâm thờ chúa, như vậy mới là trung thần). Tất cả những
điều trên đã dẫn tới sự khác biệt thứ ba với NNPT phương Tây là sự khác
biệt về cứu cánh.
Pháp trị là sự tổng hợp của tất cả những thủ đoạn giúp cho vua thiết
lập và duy trì được nên chuyên chế tuyệt đối, chứ không phải là sự thể hiện
của một nền dân chủ tự do, đa nguyên, toàn diện như trường hợp NNPT
phương Tây. Nói tóm lại, - và thật sơ lược – thì pháp trị thời xưa ở Trung
Quốc là thủ đoạn chuyên chế nhằm tập trung hết mọi quyền hành vào tay
vua nhằm bảo đảm cho vua đạt được tuyệt đỉnh của sự chuyên chế ấy
(Pháp luật do vua ban ra, án do vua xử) [8], trong khi ngày nay ở phương
Tây, NNPT lại là thủ đoạn để chống lại chuyên chế một cách toàn diện hầu
bảo đảm cho dân, ở khâu cá thể cũng như ở khâu tập thể, không bị chuyên
chế chi phối, dù dưới bất cứ hình thức nào. Nó tôn quân, trọng hình mà
khinh dân. Pháp trị tiên Tần không phải là một Nhà nước mà chỉ là một thủ
đoạn cai trị riêng của vua, do Triều đình và các quan sử dụng để phục vụ
vua. Rất may thời vàng son của nó chỉ giới hạn vào triều đại ngắn ngủi của
nhà Tần và sau sự sụp đổ của nhà Tần thì nhân trị lại truất phế pháp trị để
làm động cơ cai trị cho nền quân chủ ở Trung Quốc giúp cho nền quân chủ
này có tuổi thọ trên mấy ngàn năm, mãi cho đến năm Tân Hợi (1911) mới
chấm dứt. Có điều không vì thế mà pháp trị đã bị lịch sử của Trung Quốc
chôn vùi.
Trái lại, từ nhà Hán trở đi, nó được kết hợp cách này cách khác với
nhân trị để sau cùng tạo ra một thứ quân chủ đặc thù Trung Quốc, có nhiều
khác biệt với quân chủ ở phương Tây [9]. Việt Nam thời cổ đã chịu ảnh
hưởng sâu đậm của thứ quân chủ này với những tu chỉnh độc đáo dành ưu
thế cho nhân trị mang mầm mống của một thứ dân trị ở mức còn tiêu cực.
Rất tiếc rằng truyền thống nhân trị pháp trị hỗn hợp này, vào phần nửa sau
của thế kỷ XX, lại bị một biến cố nhân danh NNPT phương Tây tiêu diệt
để làm sống lại nền pháp trị thời tiên Tần, tuy không phải cho một ông vua

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 467


cá thể nhưng cho một thứ vua tập thể: “Đảng cộng sản”. Phải so sánh như
thế mới thấy được sự bức thiết phải chấm dứt loại pháp trị bảo thủ cổ hủ
thời tiên Tần này để tiến tới càng sớm càng tốt một Nhà nước pháp trị kiểu
phương Tây, không dành cho pháp luật quyền tuyệt đối của một công cụ
cai trị thô bạo, phi nhân, một thứ “Pháp quyền” đã được thần thánh hóa với
tinh thần bái vật, nhân danh giai cấp, tiến bộ, văn minh nhưng thực chất
không là gì khác hơn chuyên chế tuyệt đối.

C. Hai con đường đi tới Nhà nước pháp trị kiểu


phương Tây
Thiết lập một Nhà nước pháp trị chân chính ở Việt Nam có nghĩa là trước
tiên phải thanh toán Nhà nước pháp quyền chuyên chế tại chức. Lịch sử
một nửa thế kỷ vừa qua ở Việt Nam đã chứng minh rằng bạo động không
phải là giải pháp độc nhất để thành công, nếu không muốn nói rằng bạo
động không thể đưa tới thất bại. Bài học của phương Tây là có thể chuyển
hoá chuyên chế thành dân chủ theo đường lối ôn hoà. Và có lẽ đã đến lúc
người Việt Nam - thuộc cả hai xu hướng bạo động và ôn hoà - cần phải lấy
một sự lựa chọn chung.
Chính để có được một lựa chọn như vậy nên cần phải soi sáng mấy
điểm. Trước hết, nói ôn hoà không có nghĩa là đương nhiên loại trừ bạo
động, dù không lựa chọn bạo động. Thái độ tuyệt đối ôn hoà là thái độ của
những nhà hoạt động cho tôn giáo, những nhà hiền triết, không phải của
những người làm chính trị. Trong đời sống của loài người thì chiến tranh
và hoà bình gắn liền với nhau. Tuy không hẳn là một định luật khoa học,
nhưng thực tế cho thấy rõ một nghịch lý: chiến tranh đẻ ra hoà bình [10] và
hoà bình không phải là không có nguy cơ biến thể để trở thành chiến tranh
[11]. Đó là bài học chưa thể quên được của hai cuộc thế chiến vừa qua.
Nền dân chủ pháp trị hiện đại ở phương Tây là sản phẩm của hai cuộc cách
mạng ở Mỹ và ở Pháp. Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền 1948, Nhà nước
pháp trị hiện nay ở Đức là con đẻ của cuộc thế chiến lần thứ nhì.
Gần đây nhất, việc dân chủ hoá hai nước A Phú Hãn và Iraq đều đã
phải khởi động bằng vũ lực. Tưởng cần nhấn mạnh rằng trong bầu không
khí cuối thế kỷ XVIII khi hai cuộc cách mạng dân quyền Mỹ và Pháp nổ
ra, quyền dùng vũ lực để nổi loạn đã được Bản Tuyên Ngôn Độc Lập cũa
Mỹ và Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền và Công dân quyền của Pháp minh
thị nhìn nhận (điều 2). Sau cuộc đệ nhị thế chiến, hoà bình được lập lại,
quyền nổi loạn này không được trực tiếp nhìn nhận như cuồi thế kỷ XVIII

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 468


nữa nhưng vẫn tồn tại dười hình thức gián tiếp. Lời mở đầu của bản Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948, có đoạn nói rằng nhân quyền phải được
một chế độ pháp trị bảo đảm để cho con người không bị dồn vào thế cùng
phải nổi loạn để chống chuyên chế và đàn áp [12].
Nói về đường lối bạo động như trên không có nghĩa là cổ võ cho
đường lối đó mà chỉ để nhắc nhở rằng bạo động không phải là không có lý
do để xuất hiện trong xã hội ngày nay. Nhưng sự lựa chọn của ngưới viết
bài này là đường lối ôn hoà chấm dứt độc tài và dân chủ hoá đất nước.
Nhìn vấn đề dưới một góc độ như thế thì việc dân chủ hoá này sẽ chỉ có
thể bước vào tiến trình thực hiện với ba điều kiện tiên quyết.
Trước hết, điều tiên quyết thứ nhất là sự lựa chọn một kịch bản dân
chủ hoá thích hợp. Nói cụ thể hơn, phải biết và dám loại bỏ những kịch
bản không thích hợp. Tức là những sáng kiến lắp ráp bằng đầu óc tưởng
tượng loại dân chủ lý tưởng, làm sẵn từ ngoài nước rồi chở vào trong nước
để “hạ thổ”. Hay loại dân chủ làm sẵn ở trong nước, cũng rất lý tưởng và
giống như một bộ máy đã hoàn tất đến mức tinh vi, chỉ cần khởi động là
máy chạy ngon lành. Toàn là những thứ phải nhờ phép lạ mới có được, chỉ
thoáng hiện ra trong ước mơ. Về kịch bản “dân chủ xă hội chủ nghĩa” đã
bắt đầu được diễn xuất ít ra gần hai thập niên rồi, với đầy đủ tiết mục, đang
được tiếp diễn nhưng chẳng biết hồi kết thúc sẽ ở vào thời điểm nào, hay
rốt cuộc, vẫn chỉ là cách kể chuyện mới cốt chuyện của tấn tuồng cũ tiến
lên chủ nghĩa xã hội bằng dân chủ đình hoãn không thời hạn. Chỉ còn lại
hai kịch bản, hoặc cả hai bên hữu quan đồng thuận chuyển giao quyền
hành từ chuyên chế sang dân chủ, như những tuồng tích Ba Lan, Hung,
Tiệp v.v… hoặc bên dân chủ độc diễn như ở Nam Dương, Nga, Đài Loan,
Serbia, Georgia v.v…
Điều tiên quyết thứ hai là việc xác định mục tiêu tối hậu cho việc dân
chủ hoá. Trải qua suốt gần sáu thập niên, từ 1945 đến nay, trên danh nghĩa,
quyền làm chủ đất nước đã được đòi từ tay ngoại bang rồi vua chúa để trả
về cho dân. Nhưng trên thực tế, suốt dòng thời gian khá dài đó, quyền làm
chủ này đã bị sang đoạt cho một thiểu số cầm quyền, tự phong cho mình
địa vị làm chủ dân. Tình trạng dân chủ được chính thức thiết lập tại Việt
Nam nhưng không hề có dân chủ đã kéo dài cho đến tận ngày hôm nay và
nếu không có thay đổi thì không biết đến bao giờ. Vậy mục tiêu đầu tiên và
cũng là mục tiêu tối hậu của cuộc vận động dân chủ hoá lần này phải là
dân, đích thực là dân và không thể là cá nhân, gia đình, phe nhóm,
đảng, giai cấp, tôn giáo v.v… Việc trao quyền này phải dứt khoát hiện

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 469


thực ít ra là về mặt nguyên tắc.
Mọi lý cớ dựa vào ý hệ “cách mạng giai cấp” để tạm thời tịch thu
quyền làm chủ này phải cương quyết gạt bỏ để cho lịch sử Việt Nam nói
chung, dân chủ Việt Nam nói riêng được khai thông. Với truyền thống tản
quyền tự trị, tôn trọng dân bản, với những kiến thức chính trị khoa học
hiện đại, với sự trợ giúp tài chính, kỹ thuật của cộng đồng quốc tế và nhất
là với kinh nghiệm tranh đấu, xây dựng dân chủ của người Việt Nam ở
trong nước cũng như ngoài nước, dân chúng Việt Nam có khả năng cầm
quyền cùng nhau tự quyết định số phận cho mình, khỏi phải mang đôi
nạng giai cấp và Đảng. Vậy mục tiêu cần đặt ra ngay tức khắc cho việc dân
chủ hóa phải là “dân” đích thực, không thể là “Đảng” là dân trá hình dưới
bộ áo “của (nhân) dân, do (nhân) dân, vì (nhân) dân”. Dĩ nhiên, với một
dân số 80 triệu người chế độ chính trị dân chủ tương lai không thể trực tiếp
hoàn toàn. Và một hình thức đại nghị nào đó sẽ phải trù liệu. Nhưng tuyệt
đối phải gạt bỏ những thủ đoạn của cá nhân, đảng phái nhằm sang đoạt
quyền của dân
Điều tiên quyết thứ ba là việc sáng chế ra mô hình dân chủ Việt Nam,
phù hợp với tinh thần, cơ chế của dân chủ pháp trị phương Tây nhưng
thích hợp với đặc thù văn hoá Việt. Mô hình này sẽ gồm có một “điển
mẫu” của Nhà nước dân chủ lý tưởng và một hoạ đồ về một kiến trúc dân
chủ phải xây dựng ngay, bằng chất liệu nhân xã Việt Nam mà không thể
bằng vật liệu đồ ngoại. Tất cả sẽ được thâu tóm vào trong một Hiến Pháp
mới soạn thảo bằng tư duy Hiến Trị.
Những ý kiến trình bày ở trên không phải là để tuyên truyền cho chủ
trương hành động của một phe nhóm, chính đảng nào mà để biểu thị mối
quan tâm đặc biệt về tình trạng gần như siêu thực hiện nay của cuộc vận
động dân chủ hoá Việt Nam. Ai cũng nói, cũng đòi phải có dân chủ hóa ấy
nhưng chẳng ai thật sự bắt tay vào việc.

Paris tháng 10/2006

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 470


Sinh năm 1927 tại Hà Tĩnh. Cao Đẳng
Công Pháp, Đại Học Aix Marseille và Cao
Đẳng Chính Trị Học, Đại Học Paris II.
Từng là luật sư Tòa Thượng Thẩm
Saigon và Tòa Thượng Thẩm Paris,
giảng viên trường Đại học Chính trị Kinh
doanh và trường Chiến tranh Chính trị
Trần Thanh Hiệp Đà Lạt.

Nguyên Bộ trưởng Lao ñộng chính phủ Phan Huy


Quát, Cố vấn pháp lý Phủ thủ tướng Nguyễn Văn Lộc,
thành viên Phái ñoàn Việt Nam Cộng Hòa tham dự Hòa
ñàm Paris 1969-1973.
Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Hải Ngoại trong nhiều
năm. Trong vai trò này ông ñã cùng Văn Bút Quốc Tế ñấu
tranh ñòi tự do cho nhiều văn nghệ sĩ.
Hiện là chủ Tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Việt Nam về
Nhân Quyền có trụ sở tại Paris.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 471


VŨ THƯ HIÊN

Vài Suy nghĩ Về Phong


trào Dân chủ Việt nam

Tôi đánh bạo trình bày trước các Anh Chị một số suy nghĩ của tôi, dưới
dạng một cái nhìn tổng quát, và sơ lược, về phong trào dân chủ Việt Nam.
Tôi nói “đánh bạo” vì tôi không biết phương pháp phân chia các giai đoạn,
đánh dấu những điểm mốc của một vận động xã hội, như thế nào. Đây
chẳng qua là cái nhìn của người quan sát. Làm người tuyên truyền chắc dễ
hơn. Đối diện với những hiện tượng đan xen, chồng chéo, tuy cùng nằm
trên một hướng chuyển động, tôi bối rối khi gặp những dấu hiệu phân
cách, thậm chí đối nghịch, bên cạnh những điểm trùng hợp, tất yếu giữa
chúng ta có những nhận định khác nhau. Để tránh những tranh luận ngữ
nghĩa vô bổ, tôi đóng khung khái niệm “phong trào dân chủ” được đề cập
ở đây trong ý nghĩa một vận động xã hội, hoàn toàn không phải với với tư
cách một tổ chức đấu tranh.

1. Sự bùng nổ tấn bi kịch trong lòng chế độ cộng


sản (1975-1992) – đột phá khẩu của cuộc đấu tranh
cho dân chủ
* Sau khi Sài Gòn thất thủ, thỉnh thoảng vẫn còn những đụng độ lẻ tẻ xảy
ra ở Nam Trung Bộ (khu vực Tây Nguyên), ở biên giới Việt-Miên, những
mưu toan khuấy động, phá rối, hoặc võ trang đề kháng (mưu toan nổ bom
ở quảng trường Hồ Con Rùa, vụ nổi dậy như ở giáo xứ Vinh Sơn), cộng
với những hoạt động đảng phái ngây ngô, được biết đến qua những bài
báo, hoặc những tác phẩm văn học trinh thám ca ngợi chiến công của các
trinh sát viên CA. Những hoạt động này gắn liền với niềm tin vô vọng vào
việc khôi phục một quyền lực đã mất, và chỉ có thế, cho nên tôi không đặt
nó vào trong sự xem xét phong trào dân chủ Việt Nam. Những cuộc chiến
đấu đơn độc này chấm dứt vào năm 1992, nhường chỗ cho cuộc đấu tranh

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 472


phi bạo lực vì tự do và dân chủ.
* Ngay từ khi tiếng súng ngừng nổ trên toàn cõi Việt Nam, hiện
tượng bất đồng với chính quyền trung ương, một thứ bất tuân thượng lệnh,
của những người cộng sản phía Nam (Nam kỳ quốc) đã bộc lộ. Lợi dụng
việc xuất bản ở khu vực phía Nam còn chưa bị kiểm soát ngặt nghèo như ở
“miền Bắc xã hội chủ nghĩa” đã xuất hiện những cuốn sách, những bài viết
của những cán bộ “cách mạng nòi” bỗng dưng trở thành không ngoan
ngoãn, như cuốn “30 năm chiến tranh nhân dân|” của Trần Văn Trà, “Viết
cho Mẹ và Quốc Hội” của Nguyễn Văn Trấn, và nhiều bản văn khác của
Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh…
Lệnh từ Hà Nội: phải thu hồi ngay lập tức những sản phẩm không viết theo
đường lối của đảng. Đỉnh điểm của làn sóng bất tuân là sự xuất hiện không
xin phép của Hội Những Người Kháng Chiến Cũ và tờ báo Truyền Thống
Kháng Chiến. Từ ngoài nước, gần 800 trí thức thiên tả gửi một bức Tâm
Thư. Tâm Thư này rất đáng chú ý vì nó là hồi chuông cảnh tỉnh ĐCS về
nhu cầu dân chủ hoá đất nước, là tuyên ngôn của những người trong cùng
một dòng cộng sản công khai đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải xem xét lại
đường lối, nếu muốn tiếp tục tồn tại.
ĐCS đã không nghe bất kỳ ai.
Theo dõi những hoạt động lần đầu tiên sau chiến tranh đề cập đến
những vấn đề dân chủ ta nhận thấy đặc điểm sau: mọi phát biểu nhìn
chung chỉ giới hạn trong sự lên án những hiện tượng bất cập riêng rẽ,
đòi nhà cầm quyền phải dân chủ hoá (chữ dùng thông thường là “mở
rộng dân chủ”) trong đảng cộng sản và ngoài xã hội để sửa chữa cách
mạng, để canh tân đảng trong tình hình mới, chứ chưa thoát ra khỏi
khuôn khổ sự thừa nhận tính chính thống của chủ nghĩa Mác-Lenin,
thừa nhận sự lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN.
Như một nghịch lý, cuộc công kích của những người cộng sản vào
chính quyền của họ là bước đầu tiên, nhưng rất có ý nghĩa, chính nó đã làm
nên nền móng cho cuộc vận động dân chủ sau này. Nó tạo ra lỗ thủng lớn
không thể hàn vá của con tàu toàn trị đang mất phương hướng. Sau sự
kiện “Nhóm Xét Lại Chống Đảng” vào thập niên 60 bị trấn áp tàn
bạo, giờ số những người cộng sản công khai lên tiếng chỉ trích chính
quyền do chính họ xây dựng đã đông lên rất nhiều. Nó chứng minh cho
nhân dân thấy giữa ý muốn toàn trị và sự thực hiện nó, ĐCS không phải có
đủ sức mạnh để muốn làm gì thì làm. Chưa bao giờ có một người cộng sản
ở hàng ngũ lãnh đạo (Nam Bộ) tuyên bố công khai rằng những quyền dân

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 473


chủ trong chế độ thuộc địa của Pháp còn lớn hơn rất nhiều so với chế độ xã
hội chủ nghĩa “dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản” (Nguyễn Văn Trấn,
“Viết cho Mẹ và Quốc Hội”).
Đó là tấn bi kịch của những người cộng sản yêu nước, tưởng mình đi
làm cách mạng để được sống trong dân chủ và tự do, thay vào đó lại được
xiềng xích. Tấn bi kịch còn tồn tại cho đến hôm nay, làm ra một bộ
phận phản kháng trong phong trào dân chủ. Bộ phận này không lớn,
nhưng tác dụng của nó lại rất lớn, bởi nó nằm ngay trong lòng đảng
cầm quyền. ĐCS không dễ đối phó với bộ phận này, vì nó bao gồm rất
nhiều phần tử rất khác nhau, từ những người còn rất mực trung thành với
đảng cộng sản muốn phê phán đảng để “cứu đảng”, đến những người dứt
khoát từ bỏ nó. Sự hiện diện của bộ phận này kích thích những người còn
rụt rè bởi nỗi sợ hãi cố hữu do đảng gieo cấy nhiều năm, lôi cuốn họ vào
hàng ngũ những người tranh đấu cho một Việt Nam tự do trong tương lai.

2. Từ suối thành sông (1992-2005)


Giai đoạn tiếp theo là sự mở rộng và phát triển ôn hoà của phong trào dân
chủ Việt Nam. Nó gắn liền với sự sụp đổ dây chuyền domino của hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa, kết thúc bằng sự cáo chung của nhà
nước cộng sản đầu tiên trên thế giới, thành trì của phong trào cộng
sản quốc tế (8.1991). Niềm tin vào chủ nghĩa Mác “bách chiến bách
thắng” rã rời. Nhân dân chờ đợi sự sụp đổ tiếp theo ở Trung Quốc và Việt
Nam, nhưng điều đó đã không xảy ra.Để tự cứu, nhà cầm quyền bị thực tế
thúc bách phải cải tổ, phải xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá, trước tiên ở
lĩnh vực nông nghiệp, “cởi trói” cho kinh tế tư nhân, mở cửa mời gọi đầu
tư nước ngoài. Những người nắm quyền lực ở mọi tầng hối hả kiếm tiền
bằng mọi giá, khuyến khích các lực lượng bảo vệ chính quyền chuyên chế
bằng lợi ích vật chất, bằng danh vọng, cho phép đảng viên làm kinh tế tư
nhân... Hệ thống quyền lực toàn trị nhanh chóng biến thành quyền lực phe
nhóm. Bám vào hồi quang của quá khứ đấu tranh giải phóng dân tộc, là
điều có thật, các phe nhóm trong ĐCS ra sức tạo dựng một triều đình
phong kiến hiện đại với lời lẽ lừa bịp rằng họ được lịch sử lựa chọn để cai
trị, rằng chỉ có họ mới có khả năng giữ đất nước không sa vào hỗn loạn.
Nếu như trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh cho dân chủ, đảng
cộng sản thường, và dễ dàng, vu cho những người có quan điểm đối kháng
là những “phần tử bất mãn”, những kẻ có “đầu óc công thần”, thì nay đảng
phải đối mặt với cả những người còn nằm ngay trong bộ máy cầm quyền
nhưng bất đồng với đường lối của đảng. Sự xuất hiện của Trần Độ, người

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 474


từ khi còn là phó chủ tịch Quốc Hội, Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ của
Trung ương Đảng, với những phát biểu thẳng thắn trong sự xét duyệt lại
đường lối của đảng cũng như sai lầm của bản thân, kêu gọi một sự nhìn lại
toàn bộ niềm tin cộng sản trong nhiều năm, là một đòn cực đau cho chế độ.
Khi ông nói về chế độ kiểm duyệt “Nhân dân đủ khôn ngoan để chọn món
ăn tinh thần cho mình, không cần ai chọn hộ”, về thực chất ông phủ định
sự lãnh đạo “vô cùng sáng suốt và duy nhất đúng đắn” của đảng. Sự việc
bộ máy tuyên truyền cộng sản phải đổ cho ông tội “trai gái” để chống đỡ
những luận điểm của ông là một sự kiện tức cười, không cần bình luận.
Phong trào dân chủ Việt Nam dần lớn lên với sự tham gia của những
gương mặt tiêu biểu: Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Nguyễn
Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Phạm Quế Dương, Bùi Minh Quốc, Nguyễn
Thanh Giang, Trần Khuê, Hoàng Tiến, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh,
Dương Thu Hương, Đỗ Việt Sơn, Lê Giản, Lữ Phương, Ngô Yên, Nguyễn
Thế Đàm, Trần Anh Kim, Phạm Ngọc Uyển, Vũ Cao Quận, Tú Sót…
Nhiều người trẻ vào cuộc: Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn
Khắc Toàn, Tuệ Minh, Lê Chí Quang, Vũ Thúy Hà, Bùi Thị Kim
Ngân…Các bậc chức sắc các tôn giáo nổi tiếng trong đấu tranh cho tự do
tôn giáo cũng sát cánh cùng những nhà dân chủ: Thích Huyền Quang,
Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sỹ, Thích Thiện Minh, Thích Không Tánh,
Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Lê Quang Liêm,
Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính... Hình thành một mặt trận
đoàn kết những người đấu tranh cho dân chủ không phân biệt quá khứ.
Xu hướng dân chủ lan rộng dần, kéo theo những nạn nhân và cả
những người bất bình với nạn tham nhũng, cửa quyền, với những hành
động cướp bóc trắng trợn đất dai của nông dân. Những người bị oan ức tìm
thấy ở phong trào dân chủ ánh sáng của lối thoát.
Để đối phó, ĐCS đã tạo ra những bằng cớ giả tạo, ngô nghê đến tức
cười để bắt một số vào tù (vụ “lộ bí mật nhà nước” với bức thư của Võ
Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị, bỏ tù Lê Hồng Hà và Hà Sĩ Phu), số khác thì
cho tù tại gia bằng Quyết định 31/CP của chính ông thủ tướng luôn tỏ ra
tiến bộ ngoài miệng này.
Đặc điểm của giai đoạn này là:
1/ Số người bất ngờ tham gia đấu tranh cho dân chủ thêm đông
đảo;
2/ Sự xuất hiện những tài liệu lý thuyết chứng minh tính chất sai
lầm, phản khoa học của quốc giáo “mác xít - lê-nin-nít”, về tai hoạ của

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 475


quyền lực độc tôn trong việc quản trị đất nước;
3/ Sự phát triển Internet đóng góp đắc lực vào việc quảng bá
những tư tưởng dân chủ và liên kết các lực lượng dân chủ trong nước
và ngoài nước.
Sự xuất hiện những tài liệu lý thuyết đề cập thẳng thắn đến hai cách
quản trị đất nước: dân chủ và độc tài là một bước tiến. Không phải một
bước tiến chung chung, mà một bước tiến lớn. Bước tiến này đã manh nha
từ bài viết “Dắt tay nhau đi dưới tấm bảng chỉ đường của Trí tuệ” của Hà
Sĩ Phu từ năm 1988, nhưng nở rộ vào giai đoạn này, cũng với những tiểu
luận khác rất xúc tích của Hà Sĩ Phu, những tiểu luận của Trần Độ, Lê
Hồng Hà, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê… Không thể không kể đến
những phát biểu lý thuyết đụng chạm đến đề tài dân chủ (tuy còn rụt rè,
tránh né) của một số cán bộ tại chức như Lê Đăng Doanh, Phan Đình Diệu,
Trần Văn Hà…
Tuy nhiên, sau hai cuộc chiến tranh kéo dài, người dân bận bịu
công việc phục hồi đời sống cá nhân trong hoà bình đã không quan
tâm bao nhiêu đến cuộc vận động dân chủ hoá xã hội; người ta coi nó
chỉ là cuộc đấu tranh của bộ phận trí thức xã hội chủ nghĩa và những
người bất bình trước sự xuống cấp về mọi mặt xã hội, đặc biệt về mặt
đạo đức, và sự tụt hậu của đất nước. Biết thì nhân dân biết cả đấy, biết
độc tài là xấu đấy, là khó chịu đấy, chán nó đến tận cổ rồi đấy, mà người ta
cứ ì ra, mặc nhiên thừa nhận nguyên trạng xã hội, không muốn tham gia
vào việc thay đổi nó. Phải thừa nhận thực tế này để không tự ru ngủ mình
rằng đã hình thành rồi, đã có rồi, nay mai một cơn lũ dân chủ sẽ quét sạch
đất nước khỏi chế độ độc tài.

3. Tổ chức để tập hợp và mở rộng lực lượng


(2005-2006)
Giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là sự hình thành nhanh chóng, với số
nhiều, các tổ chức dân chủ. Ngày 1.1.2005 Đảng Dân chủ Nhân dân tuyên
bố thành lập. Rồi Đảng Dân chủ (nay đổi tên là Đảng Dân chủ XXI) tuyên
bố phục hoạt ngày 1.6.2006. Tiếp đến là Đảng Thăng Tiến Việt Nam ra đời
ngày 6.9.2006, rồi Hiệp hội Đoàn kết Công Nông, Công đoàn Độc lập
(20.10.2006), Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị (20.11.2006), Hội Dân oan
(9.12.2006) vv… Còn nhiều tổ chức khác nữa không thể kể hết. Đỉnh điểm
của việc xuất hiện các tổ chức đối lập là sự ra đời của Bản Tuyên ngôn tự
do dân chủ 08.04.2006 và sau đó là tổ chức mang tên Khối 8406. Những

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 476


người ký tên tham gia đầu tiên phần lớn là người Thiên Chúa giáo ở Trung
bộ (có thể thấy ở đây ảnh hưởng cá nhân của linh mục Nguyễn Văn Lý),
nhưng con số đó mau chóng tăng lên tới 1951 người (con số 2006), không
kể trên 3000 người ở nước ngoài (Wikipedia VN). Cùng với việc ra đời
của các tổ chức, rất nhiều gương mặt mới xuất hiện trong phong trào dân
chủ: Đỗ Nam Hải, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc
Truyển, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Trí Tuệ, Nguyễn Văn
Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Phong, Nguyễn
Bình Thành, Lê Thị Lệ Hằng, Hoàng Thị Anh Đào, Nguyễn Tấn Hoành,
Trương Quốc Tuấn, Bạch Ngọc Dương, Trần Văn Hoà, Dương Thị Xuân,
Trần Thị Lê Hồng, Đoàn Huy Chương, Đoàn Văn Diên, Lê Văn Sỹ, Du
Lam, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn,
Nguyễn Thế Đàm, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Lê
Quốc Quân, Trương Quốc Huy, Hồng Trung, Vũ Thanh Phương, Vi Đức
Hồi, Bùi Kim Thành, Hồ Thị Bích Khương vv… Ấy là chưa kể những
người hoạt động trong vòng bí mật, những tu sĩ, mà cuộc đấu tranh cho tự
do tôn giáo của họ có góp phần lớn lên của phong trào dân chủ. Có những
người chỉ được chúng ta biết đến sau khi họ bị bắt giam, bị xử án, hoặc bị
truy nã phải chạy trốn.
Trong sự nở rộ những tổ chức dân chủ có mặt ưu và mặt khuyết. Nhu
cầu có tổ chức để tập hợp lực lượng là nhu cầu tự thân, là việc tự nhiên. Đó
là điều không tránh khỏi. Nhưng sự bung ra khá loạn xạ cho ta thấy chỗ
yếu của phong trào dân chủ. Những người tiên phong đứng ra lập tổ chức
một cách hối hả tất nhiên biết trước những tổ chức như thế không có bao
nhiêu giá trị thực tế, nhưng họ vẫn làm, như thể không làm thì không kịp.
Có tổ chức chỉ lèo tèo vài người, không đủ cho một ban thường vụ, chưa
nói gì đến một ban chấp hành. Có tổ chức vừa tuyên bố thành lập buổi
sáng thì buổi chiều đã tuyên bố giải tán. Có Hội (như “Hội dân oan”) vừa
mới tuyên bố thành lập đã bị mũi dùi công kích từ những người và những
tổ chức dân chủ bạn. Có đảng thành lập không có cả cương lĩnh lẫn điều lệ,
ai muốn vào thì vào, chỉ cần tự làm lấy một cái thẻ đảng viên rồi tự nhận
mình là đảng viên là xong. Những tổ chức như thế trong thực tế chỉ có
tác dụng phô trương, tuyên truyền, chúng có rất ít tác dụng thực tế, số
ít đồng bào chỉ biết đến các tổ chức ấy qua những tuyên ngôn phát tán trên
mạng Internet và số truyền đơn vừa rải đã bị thu ngay. Chưa kể đến có tổ
chức được lập ra chỉ nhằm xin tiền của những người Việt ủng hộ dân chủ ở
nước ngoài. Tôi buồn rầu phải nói ra điều này, nhưng nó có thật. Trong
một e-mail, tổ chức này yêu cầu một nhóm hải ngoại cung cấp cho họ

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 477


“1.000USD/tháng để chúng tôi có tiền đổ xăng và khi hội họp có chút bia
bọt(!)”
Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là song song với tuyên bố đấu
tranh phi bạo lực đã có sự sử dụng rất nhiều từ ngữ bạo hành trong các văn
bản. Các tổ chức đua nhau đòi “lật đổ, giải thể, xoá bỏ chế độ cộng sản”
với những từ ngữ rất gần với từ ngữ của các văn bản “chống cộng” ở hải
ngoại. Điều này gây ra phản cảm trong quần chúng, trong một đất nước mà
chính quyền cộng sản đã tồn tại trên nửa thế kỷ, không gia đình nào là
không có đảng viên, đoàn viên cộng sản, hoặc viên chức trong chính quyền
cộng sản. Cách thức tuyên truyền như thế không có lợi, mà có hại. Thay vì
kéo quần chúng gần lại với mình, một số tổ chức đẩy người ta ra xa. Đã có
những người rút lui khỏi tổ chức chỉ vì những từ ngữ bạo hành ấy. Đây
cũng là một sự thật cay đắng.
Cùng với việc mở rộng hàng ngũ, sự nghi ngờ lẫn nhau cũng nảy ra.
Luôn có những tin đồn lan truyền rằng anh A hay chị B là do CA cài vào,
cần phải thận trọng trong liên lạc. Những chứng cứ cho việc ấy thì lại
không rõ ràng, gây nên hoang mang. Chuyện tương tự đã xảy ra trước đây
với Nguyễn Khắc Toàn. Chi sau khi được thấy thái độ bất khuất của anh
tại tòa án, rồi anh bị giam lâu, tin đồn về NKT là người của CA cài mới
hết. Có trường hợp người không được nhận vào tổ chức này, bèn đến với
tổ chức kia và được nhận ngay, khiến cho một số nhân vật đứng đầu các tổ
chức không vui với nhau, gây nên tình trạng “thập nhị sứ quân”. Đã từng
có mâu thuẫn lớn, khó có thể hoà giải giữa Nguyễn Văn Lý và Đỗ Nam
Hải, và kết quả không phải là sự nhích lại gần nhau, mà sự ra đời của Liên
minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam(!) Cuộc công kích của Nguyễn Khắc
Toàn nhằm vào Trần Khải Thanh Thủy là cuộc công kích không khoan
nhượng, kể cả khi Trần Khải Thanh Thủy đã vào tù.
Bên cạnh những khiếm khuyết ấy, mặt tốt mà các tổ chức mới mọc ra
đã làm được là chứng minh cho nhân dân thấy chính quyền này là một ung
nhọt của đất nước. Nó cũng chẳng phải là một “nguyên khối vững chắc
không gì lay chuyển”, mà là một tập hợp rã rời những phần tử buộc phải
kết đoàn để bảo vệ nó, nhân danh chức quyền và lợi lộc, dù trong lòng
không còn tin ở tính chính danh mà nó hằng khoe rằng có. Nó bối rối trước
hiện tượng chống đối chưa từng có trong quá trình tồn tại của nó. Đó chính
là mầm mống của sự tan rã.
Một mặt tốt nữa là: qua những phút say sưa thấy lực lượng mình lớn
mạnh, có nhiều người dân chủ đã tỉnh ra để không kỳ vọng ở sự lớn lên

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 478


của một lực lượng dân chủ đủ mạnh để ngang ngửa so găng với đối thủ
trong tay có sẵn một bộ máy đàn áp khổng lồ. Họ hiểu được rằng chính
quyền ấy sẽ mất đi bởi những bệnh tật không có thuốc chữa ở chính trong
lòng nó, bởi cuộc đấu tranh kiên trì vì các quyền dân chủ của các lực lượng
được quần chúng tỉnh ngộ ủng hộ. Một cú hích của lịch sử đến từ bên
trong hay bên ngoài sẽ bất ngờ làm thay đổi cục diện. Liên Xô, một cường
quốc, một đế chế hùng mạnh, đã sụp đổ trong một ngày. Nếu như Yanaev
không làm cuộc đảo chính Gorbatchev chưa chắc gì sự sụp đổ ấy đã xảy ra
vào tháng 8 năm 1991. Và Eltsin, người đứng đầu cuộc giành chính quyền
về tay nhân dân, rất ghét Gorbatchev, đã thành công với khẩu hiệu “Bảo vệ
Tổng thống hợp hiến của chúng ta (tức Gorbatchev). Tưởng cũng nên nhắc
lại rằng trong buổi sáng của ngày 19.8 lịch sử đó số người ủng hộ Eltsin tụ
tập trong đại sảnh Nhà Trắng Moskva chỉ có vẻn vẹn 300 người. Và đàng
sau 300 người ấy không có một tổ chức dân chủ nào.

4. Thoái trào, nhưng không thể tan rã (2007)


Hiện tượng nở rộ các tổ chức trong một thời gian ngắn (chỉ trong một năm
2006) được những người theo dõi tình hình ở trong nước giải thích theo hai
cách: a/ chính quyền đang muốn đưa Việt Nam vào WTO, muốn được
hưởng PNTR (Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn với Hoa Kỳ),
muốn gỡ bỏ CPC (Danh sách các nước gây quan ngại về nhân quyền và tự
do tôn giáo) đã tỏ ra nín nhịn và nương tay rất nhiều trong sự trấn áp, tạo
ra ảo tưởng về một sự lùi bước chắc chắn, sau sự lùi bước này tình hình sẽ
biến đổi theo hướng có lợi cho phong trào dân chủ; b/ ĐCS lập mưu giả vờ
lui bước mặc cho những người dân chủ thoải mái lập ra các tổ chức, khi
lực lượng đối lập bộc lộ hết rồi mới ra tay một thể. Chúng ta vừa (hoặc còn
đang) chứng kiến một cuộc đàn áp quy mô. Nó xảy ra sớm hơn so với hình
dung của những người quan sát, có lẽ do xu hướng bảo thủ thân Trung
Quốc muốn phá những kế hoạch đã được dự liệu của xu hướng nhích gần
thêm với Hoa Kỳ, lấy Hoa Kỳ làm đối trọng với Trung Quốc, đặt xu hướng
này trước việc đã rồi. Tôi xin nhấn mạnh: hai xu hướng, hai cách tính toán,
không phải hai phe như một số người tưởng. Một người trong giới thân cận
với ban lãnh đạo ĐCS vừa rồi qua Paris xác nhận với tôi: chưa bao giờ
trong nội bộ hàng ngũ lãnh đạo lại đạt được sự thống nhất như bây giờ.
Cuộc trấn áp lần này gây ra một tổn thất rất lớn cho phong trào dân
chủ. Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên
Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê
Thị Lệ Hằng, Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Lê

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 479


Văn Sỹ, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn, Trần Quốc Hiền,
Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Lê Quốc Quân, Trương Quốc Huy, Hồ Thị Bích
Khương, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân…, người thì bị xử tù, người
thì chờ ra tòa. Theo một nguồn tin từ Bộ CA, thì đợt đàn áp này chủ yếu
nhằm vào những người của các đảng phái và hội chống nhà nước, không
nhằm vào những cá nhân có quan điểm bất đồng, nếu nhằm vào cả những
người này thì bắt không xuể. Có thể đó chỉ là một cách giải thích. Nó
không mấy thuyết phục. Người ta có thể đặt vấn đề: tại sao những người
như Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Trần Anh Kim, Phan Văn Lợi,
Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải… cũng thuộc Đảng Dân chủ XXI, hoặc
Khối 8406, lại không (hoặc chưa) bị bắt? Tất nhiên, nhà cầm quyền có đối
sách khác nhau với từng người riêng rẽ (thí dụ, bắt Hoàng Minh Chính
đang trên giường bệnh thì lợi bất cập hại, dù sao thì Hoàng Minh Chính
cũng là một nhà cách mạng lão thành dày công hãn mã, với Trần Khuê thì
chỉ cần đọc lệnh khởi tố với nội dung hệt như lệnh khởi tố Nguyễn Văn
Lý, coi như đã có một cái án để đấy, Đỗ Nam Hải thì dùng gia đình quản
chế giúp nhà nước là đủ…). Việc áp dụng đối sách không đồng đều với
những phần tử thuộc đối phương là truyền thống của ĐCS. Nó tạo ra sự
nghi ngờ lẫn nhau trong hàng ngũ phong trào dân chủ.
Dư luận quốc tế lần này lên án khá nặng nề hành động trấn áp, nhưng
xem chừng Hà Nội không chịu lùi bước.
Chúng ta hãy chờ xem.
Cuộc trấn áp đã phát huy tác dụng răn đe và đẩy lùi phong trào dân
chủ. Một số người trước hăng hái nay trở về ở ẩn trong cuộc sống thường
nhật, cố tỏ cho chính quyền thấy họ tự nguyện xa rời mọi hoạt động chính
trị. Có người trước tưởng tiến bộ nay bỗng xưng xưng lên án những bạn
đường hôm trước, như thể những người này bị trấn áp là phải, vì đã có
những hành động quá trớn. Một số người bị truy nã bỏ chạy ra nước ngoài.
Những tư tưởng dân chủ một khi đã đi vào quần chúng (cho dù chưa
được nhiều lắm) sẽ ở lại trong đó, không thể bứng đi được. Số người ủng
hộ phong trào dân chủ chắc chắn rồi sẽ tăng lên, song hành với quốc nạn
tham nhũng không thể sửa chữa, với những chính sách sai lầm về đất đai
ngày một phát huy tác hại trong xây dựng công nghiệp và đô thị, với
đường lối bảo vệ đầu tư bất chấp quyền lợi của người lao động. Qua đợt
khủng bố trắng này phong trào dân chủ sẽ rút được những kinh nghiệm cần
phải rút để tiến lên.
Trong xu thế dân chủ toàn cầu, quốc gia Việt Nam cộng sản không

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 480


thể đứng riêng rẽ một mình. Bằng cách này hay cách khác, nó phải nhích
dần về phía trước, mà phía trước ấy chẳng phải cái gì khác, ngoài thể chế
dân chủ. Con đường của chính quyền lựa chọn là phải thích ứng với tình
thế mới. Bằng cách ban phát nhỏ giọt các quyền dân chủ, người ta câu giờ
để kiếm chác, kiếm được nhiều chừng nào hay chừng ấy. Con đường của
những người dân chủ là tiếp tục đấu tranh để đẩy mạnh tiến trình dân chủ
hoá đất nước. Sự đàn áp chưa kết thúc và chẳng bao giờ kết thúc chừng
nào chính quyền chuyên chế còn tồn tại. Và sự tồn tại của phong trào dân
chủ không kết thúc cùng với đàn áp. Nó sẽ phát triển, với những cách làm
khác, sinh động hơn, uyển chuyển hơn, do tình thế mách bảo. 

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 481


Hồ Chí Minh và
Cái Chết Của Nông Thị Xuân

Cha tôi sai tôi chở ông lên đường Cổ Ngư cũ về phía Chèm. Tới dốc lên
đê, ông bảo tôi dừng xe.
- Con nhớ lấy chỗ này, quãng gốc cây thứ tư và thứ năm từ trên đê đổ
xuống - cha tôi chỉ tay về phía trước - Nơi này đã xảy ra một tấn thảm kịch
mà rồi đây con phải tìm hiểu để mà viết. Nó là tấn thảm kịch có tính chất
tượng trưng cho một sự đổ vỡ lớn của một nền đạo đức và rộng ra, của một
thời đại…
Mắt cha tôi mờ đi. Giọng ông đứt quãng.
- Con không hiểu bố muốn nói gì...
- Lúc này con không hiểu cũng được, hiểu bây giờ vừa sớm, vừa nguy
hiểm. Việc của bố là đánh động trí nhớ của con, bắt nó ghi lại một lời nói
không rõ ràng để đừng quên, sau này... Thôi ta về.
Trên đường về nhà, cha tôi không nói thêm lời nào nữa. Tôi cũng
không dám hỏi. Nếu cha tôi đã không nói, có nghĩa là hỏi cũng vô ích.
Ông Nguyễn Tạo đã giải đáp cho tôi câu hỏi đó, nhiều năm về sau:
- Bố anh không muốn kể vì vào thời câu chuyện xảy ra, bố anh không
còn làm việc với bác Hồ nữa, bố anh mình không nắm rõ, không trực tiếp
biết sự việc, không biết chi tiết, kể không đầy đủ, không khách quan. Hoặc
giả, bố anh sợ anh biết câu chuyện quá sớm thì hại cho anh... Nhưng bố
anh muốn có lúc anh sẽ viết ra. Bố anh bảo tôi kể cho anh nghe cũng
không ngoài ý đó.
- Bác biết?
Ông gật đầu.
- Không phải mình tôi biết. Còn nhiều người biết. Những người trong
ngành công an ở cấp vụ hồi bấy giờ đều biết cả...
- Vậy chuyện gì đã xảy ra ở dốc Chèm, thưa bác?
- Một vụ án mạng oan khuất.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 482


- Ở nơi bố cháu chỉ cho cháu?
- Ở đó. Một người đàn bà bị xe cán chết, nhưng không phải thế, mà là
xác của người đó.
- Một hiện trường giả?
Ông thở dài, ngậm ngùi:
- Người đàn bà đó tên là Nông thị Xuân, quê ở huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng. Chị xuân này rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa,
được Ban bảo vệ sức khỏe trong tỉnh tuyển vào trông nom sức khỏe cho
Bác Hồ...
- Thời gian nào, thưa bác?
- Sau khi hòa bình lập lại, khoảng năm 1955...
- Cùng được tuyển một lúc với chị Xuân, còn có hai người em gái chị
ta, em họ, cũng là con cái gia đình gốc cách mạng cả. Họ được bố trí ở
trong một ngôi nhà ở Phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, sát đường Quang
Trung. Thông thường Trần Quốc Hoàn tự thân đưa chị Xuân vào gặp Bác,
sau đó lại đưa về...
- Mỗi lần như vậy chị ta ở lại bao lâu?
- Không chừng. Có khi chỉ một đêm, có khi đôi ba hôm... Người đàn
bà này rất được lòng Bác. Họ có với nhau 2 đứa con. Đứa con gái, con của
chị, được Bác đặt tên là Trinh. Đứa sau, con trai, được đặt tên là Trung,
Nguyễn Tất Trung. Về sau này thằng Trung được Bác ủy thác cho Vũ Kỳ
chăm sóc, coi như con ruột... Có người nói chỉ có thằng Trung mới là con
đích thực. Việc này tôi không rõ lắm.
Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật
được giữ rất kín.
- Như vậy, có thể coi như Nông thị Xuân là Hoàng hậu cuối cùng
trong lịch sử Việt Nam?
Ông cười chua chát:
- Có thể coi là như vậỵ Và là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử
Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ
ra những đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha... tất cả diễn ra
trong sự lén lút nhục nhã như thể đó là những đưa con tội lỗi.
- Ai đã giết Nông thị Xuân?

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 483


- Đừng vội, cháu nghe đã. Hãy ghi nhận sự việc này: Vào một buổi
sáng mùa hè năm 1961 hay 1960 nhỉ, người ta thấy có xác một người đàn
bà bị xe cán chết ở dốc Cổ Ngư lên Chém. Xác chết được đưa vào bệnh
viện Việt Đức, được nhận dạng. Đó là Nông thị Xuân. Nhưng xác không
được mổ theo thường lệ mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc
Hoàn
- Tại sao lại Trần Quốc Hoàn?
- Bởi vì Nông thị Xuân là người thuộc một trong những cơ quan trung
ương và sự việc xảy ra phải được báo cáo ngay cho Trần Quốc Hoàn biết.
- Rồi sau thì sao?
- Chưa hết. Sau đó một cô em gái của Nông thị Xuân tức tốc trở về
Hòa An. Nhưng cô không về được tới nhà. Người ta tìm thấy xác cô nổi
lên trên sông Bằng Giang... Một người em khác trước kia về Hà Nội cùng
với Nông thị Xuân đang học trường y sĩ Thái Nguyên, một buổi chiều ra
hàng quán gần đấy mua dầu đốt hay cái gì đó cũng mất tích luôn... Như
vậy là cùng một thời gian, có thể là cùng một sự việc, có tới ba người thiệt
mạng.
- Về những cái chết này không có ai điều tra hết?
- Không.
- Tại sao thưa bác?
- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.
- Trần Quốc Hoàn?
- Phải - ông thở dài - Tất cả những người biết việc này đều có lỗi với
hương hồn chị Xuân và hai cô em. Tất cả đã cúi đầu trước guồng máy,
trước uy tín của Đảng có thể bị mất đi bởi vụ bê bối nàỵ. Mọi người đều
lầm khi nghĩ như vậy...
- Vì sao Trần Quốc Hoàn giết bà Xuân?
- Đó là một câu chuyện dài. Khi Bộ Nội Vụ, vì công tác bảo vệ, bố trí
cho mấy chị em cô Xuân ở ngôi nhà của Bộ ở phố Hàng Bông thợ Nhuộm,
thì chỉ vài người được biết họ là ai. Trong ngôi nhà này không phải chỉ có
mấy chị em cô Xuân mà còn có mấy gia đình cấp vụ khác ở cùng. Thời
gian trước khi cô Xuân bị giết ít lâu, Trần Quốc Hoàn thường tới đó. Việc
Trần Quốc Hoàn tới thăm rồi cưỡng hiếp cô Xuân, cô em của cô Xuân
biết, có nói lại cho người yêu của mình ở quê. Anh này về sau, khi cô ta bị

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 484


giết nốt, xác nổi lên ở sông Bằng Giang rồi, có làm đơn tố cáo gởi Trung
ương.
- Và Trung ương im lặng?
- Không phải anh ta gởi ngay lập tức, ngay lập tức thì anh ta cũng bị
giết ngay, mà mãi, mãi về sau này.
- Cụ Hồ không có kiến về mấy cái chết oan khuất đó?
- Có nhiều điều chúng ta không biết được. Tôi nghĩ thân phận Bác lúc
ấy cũng tội nghiệp lắm. Biết nói với ai? Với Lê Duẩn chăng? Hay Lê Đức
Thọ? Hay nói thẳng với Trần Quốc Hoàn? Tôi nghĩ Bác Hồ là con người
cũng biết đau khổ. Nhưng cái thế của Bác buộc Bác phải im lặng...
- Nghĩa là theo bác, ông Hồ không có lỗi?
- Trong mấy cái chết nói trên? Không.
- Nhưng sự im lặng trước cái chết của họ? Bỏ ra mối quan hệ tình
cảm, chỉ nói tới cái chết oan khuất của những con người, với tư cách đồng
bào thôi, có thể im lặng được không?
- Thế hệ các anh rất khắc nghiệt trong sự phán xét... Ông thở dài
- Tôi hiểu các anh. Các anh vô can. Các anh chỉ nhìn thấy một lẽ công
bằng, đòi phải có nói đển, nhưng có nên như vậy không? Hay là cần phải
độ lượng hơn với sự yếu đuối của con người. Dù họ có là ai đi chăng
nữa...

Trích Đêm Giữa Ban Ngày,


“Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị”
1997, trang 263-265.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 485


Lời Nói Đầu
Miền Thơ Ấu

Tôi sung sướng được viết lời tựa cho ấn bản Miền Thơ ấu tại hải ngoại.
Đối với tôi đây là một niềm vui bất ngờ.
Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của cuốn sách mà hôm nay bạn
đang cầm trong tay, tôi không dám tin rằng sẽ có ngày nó được thấy ánh
sáng mặt trời. Lại càng không thể hình dung được rồi đây nó sẽ tới tay
những người con bất hạnh của nước Việt đau thương giờ đây lưu lạc bốn
phương trời.
Đối với tôi, cuốn sách này có ý nghĩa đặc biệt. Một thời nó đã là
người bạn tâm tình, là cái nạng cho tôi vịn vào mà đi trên con đường vô
định.
Tại Hỏa Lò Hà nội, một viên chấp pháp đã nói với tôi một câu thế
này: “Anh bảo anh không sợ chết. Thế thì tôi phải nói để anh biết rằng có
những cái còn đáng sợ hơn cái chết. ở đây lâu rồi anh khắc biết”. Câu này
tôi nhớ mãi. Càng ngẫm càng thấy anh ta có lý. Cái đáng sợ hơn cái chết
mà anh ta muốn nói là sự ở tù vì tội chính trị. Anh cứ việc nằm xà lim dài
dài, mà không bao giờ biết được ngày về.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, cũng như nhà cầm quyền ở bất
cứ quốc gia cộng sản nào khác, rất khoái áp dụng cái chết từ từ cho các đối
thủ chính trị. Người ta tuyên bố không một chút ngượng ngập rằng chuyên
chính vô sản là thể chế không cần tới pháp luật. Trong thể chế này mỗi
công dân là một người tù dự khuyết. Sinh mạng anh ta nằm gọn trong tay
đảng cầm quyền. Cho tới nay, chưa có một thống kê nào đáng tin cậy về số
người bị chết mòn mỏi trong nhà tù tại các quốc gia được gọi là xã hội chủ
nghĩa.
Xà lim có nhiều loại, nhiều kiểu, như mọi người Việt Nam đều biết,
gián tiếp hoặc trực tiếp. Tựu trung, chúng giống nhau ở chỗ xà lim nào
cũng là một căn phòng hẹp, nếu ta có thể gọi cái chuồng người này là căn
phòng, với rất ít ánh sáng và rất nhiều hôi thối. Thêm một cái cùm sắt ở
cuối phản nằm - biểu tượng khắc nghiệt của quyền uy. Tôi ở qua nhiều xà
lim, tính ra gần bốn năm rưỡi liên tục.

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 486


Những ngày đầu ở xà lim là những ngày tồi tệ nhất - từ khoảng không
rộng rãi bên ngoài, đùng một cái, anh phải làm quen với sự sống chuồng
cũi, với mấy bước cuồng cẳng trong mớ bùng nhùng những ý nghĩ lộn xộn
về cuộc sống bị bỏ lại ngoài cửa nhà tù. Và bắt đầu một nỗi nhớ bâng
khuâng về quá khứ, cho dù quá khứ mới là ngày hôm qua...
Mùa đông năm 1967 là một một mùa đông giá buốt, ít nhất là cho tôi,
trong cái xà lim không có sưởi và không có quần áo ấm. Trong mùa đông
ấy, không hiểu vì sao, tôi cảm thấy nhớ quê hương nhiều hơn bất cứ lúc
nào. Cái đầu tiên gợi nhớ đến quê hương là mùi khói cay nồng từ những
đống lá mà công nhân quét đường đốt lên để sưởi ấm, bên kia bức tường
đá của nhà ngục. ở quê tôi người ta thường đốt những đống rấm như thế để
khói ngăn sương muối không hạ xuống vườn rau. Mùi khói thoang thoảng
lọt vào xà lim bỗng dưng gây nên nỗi nhớ cồn cào, da diết.
Gối đầu trên đôi tay, tôi nằm dài trên phản xi măng lạnh ngắt, thả hồn
về quá khứ, tự hứa với mình rằng thể nào cũng phải viết một cuốn sách về
cái làng bùn lầy nước đọng quê hương. Cái làng nhỏ nhoi và nghèo khổ ấy
gắn liền với thời thơ ấu của tôi, cái thời không mấy hạnh phúc nếu đứng
ngoài nhìn vào, nhưng tuyệt đẹp đối với tôi, mà cũng có thể đối với bất cứ
ai từng có một cái quê để mà nhớ.
Lúc ấy tôi không nghĩ rằng cuốn sách tôi định viết sẽ dược thực hiện
không phải ở nơi nào khác, mà trong nhà tù. ở Hỏa Lò tù nhân bị cấm đủ
thứ, nhất là viết, hoặc đọc. Người ta cần làm cho người tù ngu đi tối đa.
Một mẩu giấy báo bị quản giáo phát hiện trong xà lim cũng là một cái tội,
người tù giấu nó sẽ bị kỷ luật cùm chân, bị cắt “tiếp tế. Thế thì còn nói chi
tới viết sách. Trong năm tù đầu tiên tôi chưa có đủ kinh nghiệm dể biết
rằng khi cần thiết người tù có thể làm được những việc anh ta không ngờ
tới.
Ở trại quân pháp Bất Bạt (Sơn Tây) sự sống trong xà lim còn tệ hơn ở
Hỏa Lò. Tôi hoàn toàn bị cắt đứt với thế giới bên ngoài. Nếu ở Hỏa Lò
người tù xà lim còn có thể đoán biết được một sự kiện nào đó xảy ra bên
kia những bức tường và hàng rào dây kẽm gai nhờ nghe ngóng được động
thái của bạn đồng cảnh ở các xà lim cùng khu, thì ở Bất Bạt cái đó hoàn
toàn không có. Những người bị giam ở đây, bên cạnh xà lim tôi, thường đã
qua thời kỳ hỏi cung (thẩm vấn). Họ yên tâm nằm chờ, tháng này qua
tháng khác, mà cũng có thể năm này qua năm khác, nhưng họ có cái để mà
chờ: đó là ngày chắc chắn sẽ được ra tòa lĩnh án.
Chúng tôi, những người một thời là người của Đảng (viết hoa), được

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 487


Đảng đưa vào đây để giáo dục(!) trong một vụ án được coi là để trong nội
bộ Đảng chứ không đưa ra trước pháp luật (sic) thì cứ nằm chết đấy cho tới
ngày được Đảng “giải quyết”. Không một ai có thể biết được bao giờ cái
ngày ấy sẽ tới, và Đảng sẽ “giải quyết” vụ án của chúng tôi bằng cách nào
cũng là điều không ai có thể đoán ra.
May cho tôi, trong một lần tiếp tế vợ tôi mang cho tôi một cây bút bi
hai màu. Có lẽ vợ tôi định tặng tôi món quà này theo thói quen, tôi có một
đam mê khó hiểu đối với những cây bút, chứ người trong gia đình tôi
không thể không biết người ta chẳng đời nào cho tù nhận thứ đồ quốc cấm
này. Tôi tiếc rẻ phải kín đáo phá nát cây bút tuyệt đẹp để mang lọt được
vào xà lim hai cái ruột bút nhét giữa hai đường chỉ áo bông.
Cuốn sách bắt đầu từ ấy, mùa thu năm 1969.
Tôi mải mê viết những trang đầu tiên trên vỏ bao thuốc lá, trên giấy
kẹo, trên những riềm báo cũ mà gia đình bọc đồ “tiếp tế, (đến lúc đó nhà
cầm quyền đã rộng lượng cho phép chúng tôi được giữ lại những tờ giấy
có in chữ). Viết phải rất cẩn thận, không được lãng phí những mẩu giấy
hiếm hoi, lại phải canh chừng lính gác năm phút mươi phút một lần lượn lờ
qua phòng giam để kiểm tra.
Những mẩu “bản thảo” lắt nhắt không thể xếp thành trang, phải đánh
số rõ ràng để không lẫn lộn, được gom lại, được cất giấu bằng mọi cách
trong cái xà lim nhỏ hẹp. Sau đó là những ngày chờ đợi đến lần được gặp
gia đình kế tiếp thì bí mật tuồn ra cho mẹ tôi, vợ tôi. Khi viết được nhiều,
bản thảo tích lại cũng gây ra mối lo. Mà không phải gặp có kỳ có hạn đâu,
gia đình muốn gặp thì làm đơn, khi nào người ta cho thì được gặp, không
cho thì cứ chờ. Được cái từ năm tù thứ ba trở đi đám quản giáo coi nhà tiếp
tế không còn khám xét kỹ mỗi lần tôi được gặp gia đình nữa. Vả lại, chẳng
cần khám làm gì - chúng tôi đâu có biết ngày nào tháng nào được gặp vợ
con đâu mà chuẩn bị. Tôi bao giờ cũng sẵn sàng, cho nên lần nào gặp gia
đình cũng chuyển ra ngoài được một ít bản thảo.
Về sau này, trong xà lim Tân Lập (Phú Thọ), việc viết không còn khó
như trước, mặc dầu vẫn phải canh chừng để không bị phát giác. Sau nhiều
lần yêu cầu kiên trì, chúng tôi thậm chí còn được người ta chiếu cố cho
phép gia đình mang cho giấy bút và vài cuốn tiểu thuyết ngoại quốc để đọc
Cuốn sách hình thành dần dần, từng ít một.
Một lần bọn công an nghi ngờ tôi chuyển gì ra, chúng chặn mẹ tôi và
vợ tôi lại để khám, nhưng do bình tĩnh đối phó hai người đã mang được

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 488


những mẩu giấy của tôi ra ngoài trót lọt.
Khi những bản thảo đã gom được kha khá, các em tôi - Vũ Chí Dũng,
Vũ Thu Hương và Vũ Thu Hòa - hì hục chép lại. Năm 1976, sau chín năm
tù, tôi trở về thì đã có một bản thảo hoàn chỉnh. Các em tôi còn đánh máy
ra làm mấy bản sạch sẽ để những người thân đọc.
Mẹ tôi đọc xong, bảo:
- Mẹ thích. Nhưng sách không in được đâu. Một là, tên của con bị
cấm. Hai là, chuyện một nhà, một làng, liệu mấy ai quan tâm?
Bố tôi nhận xét:
Dù sao thì nó cũng ghi lại dấu vết một thời kỳ của nông thôn Việt
Nam, vùng Thiên Chúa giáo. Cứ để đấy, nó sẽ có ích sau này. Cho những
nhà nghiên cứu chẳng hạn.
Tôi không có ý định viết cho những nhà nghiên cứu. Họ chẳng cần
đến tôi. Tôi cũng chẳng có ý định viết để in. Tôi viết vì đó là công việc duy
nhất mà tôi có thể làm trong sự ăn không ngồi rồi bất đắc dĩ. Tôi viết vì tôi
thèm được làm công việc mà tôi yêu thích. Tôi viết, ít nhất thì cũng để cho
các con tôi, chúng không biết thời thơ ấu của tôi đã trôi qua thế nào. Mà
chắc gì sẽ có ngày tôi kể được cho các con tôi nghe?
Hồi ở Bất Bạt tôi không nghĩ tới ngày trở về. Không ít người đã nằm
lại trong các nghĩa trang nhà tù. Trong cái sự tù đặc biệt của chúng tôi nghĩ
tới ngày về là ngu ngốc. Ý nghĩ viết cuốn sách để lại cho các con đã làm
cho cuốn Miền Thơ ấu có một sắc thái riêng. Nó là hồi ký, nhưng trong lần
in đầu tiên nhà xuất bản đặt nó vào loại tiểu thuyết. Trên bìa sách cũng đề
rõ Miền Thơ ấu - tiểu thuyết. Hồi ấy ở Việt Nam chỉ có loại hồi ký là hồi
ký cách mạng, do các lãnh tụ kể cho các nhà văn ghi. Người thường không
ai viết hồi ký.
Nhưng còn có một lẽ nữa, là vì nó giống tiểu thuyết. Trong cách viết,
trong cách tả nhân vật, dựng lại đối thoại. Những tên người, tên đất trong
cuốn này được giữ nguyên, không thay đổi. Người làng tôi nhận ra người
quen của họ trong khi đọc. Mà người làng tôi thì không quan tâm đến
chuyện cuốn sách mà họ đọc thuộc thể loại gì.
Tôi cho rằng có thể chép cuộc đời vào sách và tạo ra cho nó một dáng
vẻ nghệ thuật, nếu ta học được cách nhìn đời theo cách nghệ thuật.
Cuốn sách nằm lâu trong đống giấy má vàng úa của một thời chữ
nghĩa. Tôi cũng chẳng có thời giờ để ý tới nó vì còn bận đánh vật với

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 489


những thí nghiệm hóa học, chạy đi chạy lại các cơ quan nhà nước kiếm
hợp đồng làm hàng gia công, là việc có ích cho sự kiếm sống của tôi hơn.
Từ khi ra tù tôi làm đủ mọi thứ nghề tạp nham, trong đó kỹ thuật sản xuất
các vật phẩm liên quan tới hóa chất cho các tổ hợp thủ công nghiệp đem lại
nhiều tiền hơn cả.
Mãi tới năm 1987, anh bạn Lê Phát, biên tập viên đài Tiếng nói Việt
Nam, một người tò mò thích văn chương, đã khui nó ra trong đống giấy má
bừa bộn của tôi, rồi đưa cho nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí
Minh, nơi nhà văn Hà Mậu Nhai làm giám đốc. Anh khen cuốn sách, tỏ ý
muốn in nó. Tôi ngăn anh:
- Anh không biết có một chỉ thị cấm in tôi sao?
- Tôi biết.
- Vậy mà anh vẫn quyết định in?
Hà Mậu Nhai nói:
- Chừng nào chưa có trước mặt tôi một văn bản pháp luật trong đó ghi
rõ quyết định của tòa án cấm không được in Vũ Thư Hiên thì tôi vẫn in.
Tôi không ngán những lệnh miệng và những chỉ thị nội bộ. Tôi in, và còn
in tên Vũ Thư Hiên to hơn bình thường nữa kia.
Cuốn sách được in ra. Tên tác giả được in to hơn bình thường, đúng
như Hà Mậu Nhai nói.
Năm sau Miền Thơ Ấu được giải thưởng loại A của Hội nhà văn Việt
Nam, tức là giải nhất, cho sách dành cho thiếu nhi, mặc dầu nhà xuất bản
không đưa nó vào danh sách tác phẩm dự thi. Việc trao giải thường năm ấy
là sự kiện lớn. Đã nhiều năm chuyện xét và trao giải thưởng văn học bị xếp
lại, vì chiến tranh, và vì văn chương là cái sự không ra gì một thứ xướng ca
vô loài, dưới con mắt các nhà lãnh đạo. Phùng Quán cũng được giải
thưởng, loại B, với tiểu thuyết ba tập Tuổi Thơ Dữ Dội. Hai tên tội đồ, một
Nhân văn-Giai phẩm, một Xét lại hiện đại, chiếm hai giải thưởng trong
một cuộc thi văn chương, là quá lố. Nhưng đã là năm 1988, hai năm sau
khi Đảng cộng sản tuyên bố “đổi mới” và “cởi trói. Nếu là những năm
trước, việc làm ngang bướng của Hà Mậu Nhai đã bị trừng trị. Anh vẫn
ngồi yên trên ghế giám đốc nhà xuất bản cho tới khi qua đời, ba năm sau.
Giải thưởng này đối với tôi là bất ngờ, không khác gì việc nó được in.
Khi mọi người cho tôi biết các báo đều đã đăng tin, tôi mới biết. Việc cuốn
sách kể chuyện tầm phào về một làng quê khỉ ho cò gáy mà được giải, lại

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 490


giải cao, là điều khó tin.
Tô Hoài đóng vai trò quan trọng trong việc trao giải thưởng này. Uy
tín của nhà văn già đã thắng tính bảo thủ của các cơ quan lãnh đạo tư
tưởng và văn hóa của đảng cộng sản.
Sau đó, đài phát thanh Sài Gòn đọc Miền Thơ ấu trong chương trình
“Đọc truyện đêm khuya”, nhà xuất bản Kim Đồng ở Hà nội tái bản một
lần, rồi hai lần...
So với bản thảo, cuốn Miền Thơ ấu trong lần in đầu tiên được rút gọn
còn một nửa theo yêu cầu của nhà xuất bản. Vì không có giấy. Giấy vào
những năm ấy đắt khiếp đảm.
Lần xuất bản này của Nhà xuất bản Văn Nghệ ở Westminster in
không thiếu giấy, nhưng lại thiếu những trang bản thảo bị bỏ ra nọ. Chúng
nằm lại ở Việt Nam, cách tôi quá xa, không phải xa theo khoảng cách địa
lý, mà bởi những khó khăn. Tôi cũng không tìm cách bổ khuyết. Cuốn
sách đã được tái bản tới lần này là lần thứ tư. Nó đã có cuộc sống riêng của
nó, diện mạo của nó. Chưa chắc gì một sự thay đổi sẽ làm cho nó đẹp hơn.
Những gì bị bỏ ra ngoài trong lần xuất bản đầu tiên rồi sẽ được đặt vào
một chỗ khác.
Miền Thơ Ấu, câu chuyện về một chú bé trong cuộc gặp gỡ với quê
hương của chú đã tìm được độc giả của nó. Thì ra quê hương của một
người, nếu nói về nó bằng tình yêu chân thật, từ trái tim mình, thì cũng
mang dáng dấp quê hương của bất kỳ ai khác, trong sự đồng điệu của tâm
hồn. Tôi bao giờ cũng nhớ về tuổi thơ của mình với tất cả niềm thương yêu
dịu dàng, bởi vì tuổi thơ của ai cũng vậy nó chứa đựng những tình cảm đẹp
nhất mà cuộc đời có thế cho ta, khi nắng bao giờ cũng lấp lánh và gió bao
giờ cũng ngát hương. Nơi miền đất tuổi thơ, mỗi đám mây bay ngang cũng
gợi ta hình dung ra những xứ xở xa xôi từ đó nó bay đến, mặt trăng rằm
nào cũng bắt ta phải ngắm nhìn để tìm ra bóng dáng cây đa với chú Cuội
cổ tích, thậm chí một con chuồn chuồn ngô cũng có phép màu làm cho ta
biết bơi. Bạn đã bao giờ cho chuồn chuồn ngô cắn rốn chưa? Nếu bạn đã
được một con chuồn chuồn ngô cắn rốn một lần để được sặc sụa một lần
trong dòng sông quê hương thì bạn là người hạnh phúc đấy.
Tôi đã đọc những dòng viết ấm áp và chân thành, và lạ thay, bao giờ
cũng đầy nuối tiếc, về tuổi thơ trong sáng của mình nơi Lev Tolstoi,
Maxim Gorky hay Paul Vaillant Couturier.
Chúa Giê-su Ki-ri-xi-tô dạy: “Hãy như con trẻ!”

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 491


Tôi chưa được nghe lời nào thông thái hơn.
Nếu tất cả những con người sống trên mặt đất này biết nghe lời Chúa,
biết nâng niu gìn giữ trái tim con trẻ trong mình thì chúng ta đã không phải
chứng kiến những gì xấu xa mà chúng ta phải chứng kiến: chiến tranh, nhà
tù, và mọi sự hành hạ mà con người hàng ngày gây ra cho đồng loại.
Bằng cuốn sách bé nhỏ này, tôi muốn chia sẻ với bạn đọc tình cảm
trìu mến đối với những gì quý báu nhất trong cuộc đời, những gì bạn và tôi
đều có nhưng chóng quên, nơi miền đất tuổi thơ của mỗi chúng ta.

11-11-2002
Ông là con cụ Vũ Đình Huỳnh, thư ký
riêng của ông Hồ Chí Minh. Ông bị bắt
năm 1967, sau cha hai tháng, ñi tù 9
năm trong "vụ nhóm xét lại chống Ðảng".
Tác phẩm Miền thơ ấu, viết trong tù
trên những mảnh giấy vụn góp nhặt, xuất
bản sau khi mãn án, ñược giải thưởng của
Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988. Sách
Vũ Thư Hiên
ñược nhà Văn Nghệ tái bản ở hải ngoại
năm 2002.

Năm 1993 ông sang Nga làm phiên dịch cho một công
ty thương mại và khởi viết Ðêm giữa ban ngày về những
năm tháng bị giam cầm.
Cuối năm 1995 ông sang Ba Lan. Năm 1996, sau khi
nhận ñược nhiều nguồn tin ñe dọa từ phía chính quyền Việt
nam, ông quyết ñịnh tỵ nạn tại Pháp và hoàn thành Đêm
giữa ban ngày vào tháng 4, 1997.
Ông gọi tác phẩm này là “hồi ký chính trị của một người
không làm chính trị.”

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 492


D A N H M Ụ C (I n d e x )
Các chữ in nghiêng là tên tác phẩm, văn bản, hoặc ấn bản.

Adam Smith ..................130, 195 Cao Trào Nhân Bản 228, 229, 230,
ADB (Asia Development Bank) 242
............................................36 Carl Thayer ...........................137
Alexandr Bovin.......................87 Carnegie Endowment for
Amartya Sen .........................105 International Peace............133
American Enterprise Institute .54 Câu lạc bộ kháng chiến .........264
Ân Xá Quốc Tế (Amnesty Chân Tín ...........14, 20, 149, 285
International) ....................131 Chỉ số Gini ............................196
André Sapir...........................205 Chính Thống Dân Chủ ..........466
Apartheid ..............................343 Chủ Nghĩa Cộng Sản ............256
APEC ....................221, 223, 285 CHỦ NGHĨA NHÂN ĐẠO ....86
ASEAN.............33, 44, 139, 228 Cơ Đốc Phục Lâm.................154
Asia Foundation....................138 Công Đoàn Đoàn Kết
ÂU DƯƠNG THỆ ....................7 Balan ...................................63
Auschwitz .............................344 Công đoàn Độc lập171, 421, 494
Bác Hồ với báo Việt Nam Độc Công Ước Quốc Tế về Những
Lập, NXB Thanh Niên.......386 Quyền Dân Sự và Chính Trị 102
Bạch Ngọc Dương ................494 CPC.........35, 221, 223, 416, 497
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận Đặc san Tổ Quốc ..................154
..........................................154 Đặc san Tự Do Dân Chủ ......154
bauxit ..................300. Xem bôxít Đại Cách mạng Văn hóa345, 356
bôxít ........................................59 Đại Việt Quốc Dân Đảng......210
BÙI DIỄM ..............................26 Dân chủ & Phát triển........25, 30
Bùi Minh Quốc 14, 403, 404, 492 Đảng Cộng Sản Đông Dương 212,
Bùi Ngọc Tấn........................347 297. Xem Đảng Cộng sản Việt
BÙI TÍN..................................32 nam
Cách Mạng Tháng 8......257, 260 Đảng Cộng Sản Việt Nam 32, 259,
Cách Mạng Tháng 8..............256 260, 308, 417
Cải cách Ruộng đất...............346 Đảng Dân Chủ (XXI)............102

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 493


Đảng Dân Chủ Nhân Dân .....374 Đoàn Văn Diên .............494, 497
Đảng Dân chủ Việt nam.......Xem Đoàn Viết Hoạt .............140, 492
Đảng Dân Chủ (XXI) ĐOÀN VIỆT TRUNG ............62
Đảng Dân Chủ Xã Hội Nga ..259 Đổi mới ...................................40
Đảng Lao động Việt Nam....144, đổi tư duy, so sánh với đổi
434. Xem Đảng Cộng sản Việt mới Trung Quốc, học
nam thuyết "Ba đại biểu"45, 46,
Đảng Nhân dân Cách mạng 72, 323, 439, 454
Campuchia ........................166 Dương Thu Hương14, 20, 89, 412,
Đặng Quốc Bảo.......................59 492
Đảng Thăng TiếnXem Khối 8406 Emmanuel Kant ....................327
Đảng Thăng Tiến Việt Nam.154, FDI..........................................34
285, 494 Fidel Castro.............................41
Đảng Thăng TiếnXem Khối GCI (Chỉ số Phát triển và Cạnh
8406 tranh).................................202
Đặng Tiểu Bình46, 47, 110, 356, GDP115, 116, 117, 118, 196, 348,
357 390, 391, 443
Đệ Nhất Quốc Tế ..........256, 258 Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Đệ Nhị Quốc Tế....................257 Thống nhất ..............92, 93, 95
Đệ Tam Quốc Tế ..211, 246, 257 Hội đồng Lưỡng Viện .........95
Đệ Tứ Quốc Tế .....................214 GONGO (Government organized
Đêm Giữa Ban Ngày.............502 NGO) ................................136
diễn biến hòa bình27, 34, 43, 163, Hà Mậu Nhai.........................507
345, 444. Xem thêm xã hội dân HÀ SĨ PHU .............................70
sự HDI (Human Development Index)
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World ..........................................115
Economic Forum) .............202 Hiến Chương 77..............68, 275
Diễn Đàn Tự Do .......................1 Hiến pháp Việt Nam .....301, 429
Đỗ Nam Hải.148, 154, 227, 494, Điều 50, Hiến pháp Việt Nam
496, 497 1992 ..............................328
ĐỖ NAM HẢI ........................67
Hiến pháp 1946 302, 303,
Đỗ Quí Toàn .........................207
304, 337, 338
Đỗ Trung Hiếu......................341
Hiến pháp 1959 304, 430,
Đoàn Huy Chương........494, 497
434, 435, 436, 437
Đoàn Thanh Liêm .....1, 132, 142

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 1


Hiến pháp 1980 ................ 437 How Democraties promote
Hiến pháp 1992 ................ 438 Prosperity and Peace........ 106
Huỳnh Nguyên Đạo ...... 494, 497
Hiệp Định Genève ................ 208
IMF (International Monetary
Hiệp hội Đoàn kết Công Nông494
Fund) .................................. 36
Hồ Chí Minh.. 53, 123, 143, 210,
János Kornai ......................... 105
213, 246, 259, 304, 307, 349,
John Rawls............................ 195
352, 365, 447, 453, 457, 499,
509 Kenichi KAWAGUCHI........ 386
Hồ Chí Minh Biên niên Tiểu Khế Ước Xã Hội ................... 329
sử, Tập II ...................... 383 Khối 8406150, 219, 222, 225, 289
Nhật ký Trong Tù ............. 382 Khương Tăng Hội................... 91
Kiều Mộng Thu .................... 414
tư tưởng ............................ 282
Kinh tế miền sông Rhine ...... 200
Hồ Thị Bích Khương.... 494, 497 Lâm Yến ............................... 379
Hỏa Lò.......................... 503, 504 LÊ CÔNG ĐỊNH .................. 156
Hòa Ước Patenôtre ............... 208 Lê Đăng Doanh..................... 493
HOÀNG MINH CHÍNH ........ 97 Lê Hồng Hà .......... 341, 492, 493
Hoàng Sa - Trường Sa . 185, 186, Lê Khả Phiêu .......................... 46
188, 298
Lê Nguyên Sang ........... 494, 497
Hoàng Tiến ........... 149, 404, 492
Lê Quang Liêm....... 14, 148, 492
Hoàng Tuỵ.............................. 59
LÊ QUỐC QUÂN ................ 180
HOÀNG XUÂN ĐÀI........... 105
Lê Thị Lệ Hằng..................... 494
Hội Ái hữu tù nhân chính trị và
Lê Văn Tám.......................... 415
Tôn giáo Việt Nam............. 90
Lê Xuân Khoa............... 138, 310
Hội Dân oan.......................... 494
lequocquan. blogspot.com .......... 188
Hội đồng Bảo an của Liên hiệp
quốc .................................... 28 Lộ trình 9 Điểm Để Dân chủ hóa
Việt nam ......... 230. Xem thêm
Hội nghị Helsinki ..................... 9
Nguyễn Đan Quế
Hội Nghị Nhân Quyền châu Á335
Lục độ tập kinh ....................... 91
Hội Nghị Nhân Quyền Vienna
Lý hoặc luận ........................... 91
1993.................................. 332
Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam
hội nhập quốc tế20, 21, 23, 32, 33,
............................................ 23
36, 38
Marcos .................................... 59
Họp mặt Dân chủ.................... 67
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam 135

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 2


Mâu Tử ...................................91 Nguyễn Tất Trung 500. Xem thêm
Miền Thơ ấu..........................503 Hồ Chí Minh
Minitel ..................................199 Nguyễn Thái Học..................210
Mô thức Anglo-Saxon ..........199 Nguyễn Thanh Trang ..............65
mô thức Sông Rhine .............199 NGUYỄN TỰ CƯỜNG........317
Ngân hàng phát triển châu ÁXem NGUYỄN VĂN ĐÀI............360
ADB Nguyễn Văn Linh..................265
Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam Nguyễn Văn Lý14, 20, 149, 155,
..........................................101 223, 226, 230, 277, 285, 288,
NGO..............................129, 133 416, 492, 494, 496, 497
Ngô Chí Thiềng ......................65 Nguyễn Văn Trấn...14, 414, 490,
NGÔ NHÂN DỤNG.............191 491
Nguyễn Bắc Truyển ......494, 497 NGUYỄN VĂN TRẦN ........371
NGUYỄN CAO QUYỀN .....208 Nguyễn Vũ Bình14, 35, 399, 402,
404, 406, 492
Nguyễn Chính Kết ................225
Nguyễn Xuân Ngãi ...............277
Nguyễn Cơ Thạch.................215
Nguyễn Xuân Nghĩa .............494
Nguyễn Đan Quế 14, 20, 229, 230,
404, 492 NGUYỄN XUÂN PHƯỚC ..301
Nguyễn Đình Huy.............14, 20 Nguyễn Xuân Tụ Xem Hà Sĩ Phu
NGUYỄN GIA KIỂNG........243 nhà nước pháp quyền .... 45, 159,
160, 340
NGUYỄN HỘ.......................262
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
Nguyễn Huệ Chi .....................59
nghĩa .........................430, 439
Nguyễn Khắc Toàn 149, 227, 404,
Nhà nước pháp trị 167, 431, 478,
492, 495, 497
479, 480, 481, 482, 485
Nguyễn Kiến Giang 341, 347, 349
Nhà Nước Pháp Trị 475, 477, 482
NGUYỄN MINH CẦN ........275
Nhật Ký Trong Tù, Prison Diary
Nguyên Ngọc ..........................59
..........................................385
Nguyễn Ngọc Bích .................65
Nông thị Xuân .....500, 501. Xem
Nguyễn Phương Anh ............494 thêm Hồ Chí Minh
Nguyễn Quang A .126, 127, 138, ODA................................34, 426
197
perestroika...............................42
Nguyễn Tấn Dũng..27, 294, 416,
Phác Chánh Hy .......................59
427
Phạm Hồng Sơn ......14, 404, 492
Nguyễn Tấn Hoành 227, 284, 494,
497

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 3


Phạm Quế Dương .. 14, 148, 403, The road to a Free Economy-
404, 492 Shifting from a Socialist System
Phạm Thị Hoài...................... 414 .......................................... 107
Phạm Văn Trội ............. 287, 370 Thích Huyền Quang... 14, 20, 92,
Phan Bội Châu...................... 209 492
Phan Chu Trinh ... 209, 307, 350, Thích Quảng Độ 20, 96, 101, 492
351, 368 Thiên An Môn ........................ 48
Phan Đình Diệu .................... 493 Tiêu Dao Bảo Cự............ 14, 492
PHAN THANH TÂM .......... 408 tính chính đáng của Đảng CSVN
Phan Văn Lợi... 14, 20, 148, 230, ... Xem Chính Thống Dân Chủ
285, 492, 497 Tổ chức Ân xá Quốc tế........... 23
PHAN VĂN SONG.............. 416 Tổ chức Mậu dịch Thế giới .Xem
Pháp luân công ....................... 48 WTO
phong trào Cần Vương ......... 350 Tocqueville ........... 318, 375, 480
Phong Trào Dân Chủ Việt Nam TÔN THẤT LONG .............. 429
.......................................... 277 trại quân pháp Bất Bạt .......... 504
phong trào Đông Du ............. 350 Trần Anh Kim 155, 223, 492, 497
Phong Trào Đông Du............ 209 Trần Độ14, 20, 357, 403, 492, 493
Phong trào Phục Hưng Miền Nam TRẦN ĐỘ............................. 441
.......................................... 414 Trần Huy Liệu ...................... 415
phong trào Văn Thân ............ 350 Trần Khải Thanh Thủy . 494, 496
Phùng Liên Đoàn.................. 139 Trần Khuê 14, 148, 230, 276, 277,
PNTR (Qui chế Thương mại Bình 403, 404, 492, 493, 497
thường Vĩnh viễn) 35, 416, 496 Trần Mạnh Hảo............. 148, 494
Quỹ Khuyến Khích Tự Lập .. 139 TRẦN NGỌC SƠN .............. 460
Quyền Tự Do Hội Họp và Tự Do Trần Ngọc Thành.................... 65
Lập Hội (Right of Assembly and Trần Quốc Hiền .................... 497
Freedom of Association) .. 102 Trần Quốc Hoàn . 501. Xem thêm
Solidarnosc ............................... 9 Nông Thị Xuân
Suharto.................................... 59 TRẦN THANH HIỆP .......... 466
Tâm Tâm Xã......................... 209 Trần Trọng Kim... 210, 212, 213,
Tạp Chí Phía Trước.............. 374 311, 316, 471
Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ.... 233 Trần Văn Hà ......................... 493
tham nhũng .. 13, 36, 50, 51, 119, Trần Xuân Bách............ 180, 215
134, 165, 197, 252, 388, 425 Trương Quốc Huy......... 494, 497

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 4


Trương Quốc Tuấn ...............494 VNQDĐXem Việt nam Quốc dân
Trương Tử Anh.....................210 Đảng
Tư Bản Luận .........................257 Võ Nguyên Giáp ..212, 213, 214,
Tưởng Giới Thạch ..................59 281, 302
Tuyên Ngôn Cộng Sản ..........257 Võ Trần Chí ..........................265
Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 ...329 Võ Văn Kiệt ..........................266
Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9- Vũ Minh Khương....................59
1945 ..................................143 Vũ Thư Hiên .........................509
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Vương Hữu Bột ....................207
..................102, 241, 322, 486 Wandel durch Annäherung .......8
Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ 2006 WB (World Bank)...................36
..........................................276 Willy Brandt .......................8, 10
Tuyên Ngôn về Nhân Quyền và WTO8, 26, 33, 38, 156, 158, 235,
Dân Quyền của Cách Mạng 416, 496
Pháp 1789.........................340 www.baovelaodong.com.........65
UNDP (Chương trình Phát triển www.hasiphu.com...................88
Liên hiệp quốc) .................119
www.nguyenthanhgiang.com 359
UN-Habitat ...........................139
www.thongluan.org...............255
Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động
xã hội chủ nghĩa.58, 89, 94, 106,
Việt Nam ............................64
108, 109, 298, 454, 491, 503
baovelaodong@gmail.com .64
xã hội công dânSee xã hội dân sự
Ủy ban Nhân quyền LHQ .......23 xã hội dân sự11, 22, 27, 129, 187,
Vi Đức Hồi ...........................494 240, 249, 281, 480
Việt Nam Quang Phục Hội ...209 xã hội kín ....................10, 11, 15
Việt Nam Quốc Dân Đảng...209, xã hội mở . 140. Xem thêm xã hội
210, 211, 245, 471 dân sự
Vietnam Helsinki Committee326 XHCN .... Xem Xã hội Chủ nghĩa
Vietnamese American NGO .138 Xô viết Nghệ tĩnh....................76

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 5


ÂU DƯƠNG THỆ  BÙI DIỄM  BÙI TÍN
 ĐOÀN VIỆT TRUNG  PHƯƠNG NAM
ĐỖ NAM HẢI  HÀ SĨ PHU  H.T.
THÍCH QUẢNG ĐỘ  HOÀNG MINH
CHÍNH  HOÀNG XUÂN ĐÀI  JACKY
BONG WRIGHT  KHỐI 8406  LÊ
CÔNG ĐỊNH  LÊ THỊ CÔNG NHÂN 
LÊ QUỐC QUÂN  NGÔ NHÂN DỤNG 
NGUYỄN CAO QUYỀN  NGUYỄN
CHÍNH KẾT  NGUYỄN ĐAN QUẾ 
NGUYỄN GIA KIỂNG  NGUYỄN HỘ
NGUYỄN MINH CẦN  NGUYỄN XUÂN
PHƯỚC  NGUYỄN TỰ CƯỜNG 
NGUYỄN THANH GIANG  NGUYỄN
VĂN ĐÀI  NGUYỄN VĂN TRẦN 
NGUYỄN VŨ BÌNH  PHAN THANH
TÂM  PHAN VĂN SONG  TÔN THẤT
LONG  TRẦN ĐỘ  TRẦN NGỌC SƠN 
TRẦN THANH HIỆP  VŨ THƯ HIÊN

Tuyển Tập DÂN CHỦ I 0

You might also like