You are on page 1of 7

Bài tập Kinh tế vĩ mô GV: Trần Thị Minh Ngọc

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ


Bài 1:
Giả sử 1 nền kinh tế sản xuất 2 sản phẩm A và B có dữ liệu về sản lượng và giá trong năm 2000
và 2004 như sau: (năm 2000 là năm gốc)
Sản phẩm A Sản phẩm B
Sản lượng Giá Sản lượng Giá
2000 10 $10 15 $5
2004 30 $12 30 $6
Tính GPD thực năm 2000 và 2004.

Bài 2:
GDP danh nghĩa (tỷ) Chỉ số giá (%)
1999 398 91
2000 676 111
a) Tính GDP thực năm 1999 và 2000.
b) Tính tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1999 – 2000.

Bài 3:
GDP danh nghĩa (tỷ) Hệ số khử lạm phát(%)
2004 $20 100
2005 $25 114
a) Tính GDP thực năm 2005.
b) Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005.

Bài 4:
2000 2003 2004
GDP danh nghĩa (tỷ) 6000 6500
Hệ số giảm phát GDP (%) 100 120 125
a) Tính GDP thực năm 2003, 2004 theo giá năm 2000.
b) Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ lạm phát năm 2004.

Bài 5:
Nền kinh tế XYZ sản xuất 3 sản phẩm: máy vi tính, DVD và pizza. Bảng dưới đây trình bày giá
cả và sản lượng của 3 sản phẩm trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
Máy vi tính DVD Pizza
Năm
Giá (USD) Số lượng Giá (USD) Số lượng Giá (USD) Số lượng
2008 900 10 10 100 15 2
2009 1.000 10,5 12 105 16 2
2010 1.050 12 14 110 17 3
a) Tính phần trăm thay đổi sản lượng của mỗi sản phẩm từ 2008 đến 2009 và từ 2009 đến 2010.
b) Tính phần trăm thay đổi giá cả của mỗi sản phẩm từ 2008 đến 2009 và từ 2009 đến 2010.
c) Tính GDP danh nghĩa của XYZ cho từng năm trong 3 năm. Tính phần trăm thay đổi của
GDP danh nghĩa từ 2008 đến 2009 và từ 2009 đến 2010.
d) Tính GDP thực của XYZ cho từng năm trong 3 năm, sử dụng giá của năm 2008. Tính phần
trăm thay đổi của GDP thực từ 2008 đến 2009 và từ 2009 đến 2010.

1/7
Bài tập Kinh tế vĩ mô GV: Trần Thị Minh Ngọc

Bài 6:
Trong năm 2003 có các chỉ tiêu thống kê theo lãnh thổ như sau:
Tổng đầu tư 150 Tiêu dùng hộ gia đình 200
Đầu tư ròng 50 Chi tiêu của chính phủ 100
Tiền lương 230 Tiền lãi cho vay 25
Tiền thuê đất 35 Thuế gián thu 50
Lợi nhuận 60 Thu nhập ròng từ yếu tố sản xuất -50
Xuất khẩu 100 Chỉ số giá năm 2002 120
Nhập khẩu 50 Chỉ số giá năm 2003 150
a) Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập.
b) Tính GNP theo giá thị trường và giá yếu tố sản xuất.
c) Tính GNP thực và tỉ lệ lạm phát năm 2003.

Bài 7:
Hệ thống hạch toán quốc gia có các tài khoản sau:
Đầu tư ròng 50 Tiêu dùng hộ gia đình 500
Tiền lương 650 Chi tiêu của chính phủ 300
Tiền thuê đất 50 Tiền lãi cho vay 50
Lợi nhuận 150 Chi chuyển nhượng 50
Nhập khẩu 300 Thuế lợi tức của xí nghiệp 40
Xuất khẩu 400 Lợi nhuận xí nghiệp giữ lại 60
Thuế gián thu 50 Thuế thu nhập cá nhân 30
Thu nhập yếu tố từ nước ngoài 100 Thanh toán cho người nước ngoài về 50
yếu tố sản xuất và tài sản

Trên lãnh thổ có 3 khu vực sản xuất: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Công nghiệp Nông nghiệp Dịch vụ
Chi phí trung gian 100 140 60
Khấu hao 70 30 50
Chi phí khác 400 360 190
Giá trị sản lượng 570 530 300
a) Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng 3 phương pháp.
b) Tính GNP theo giá thị trường và giá yếu tố sản xuất.
c) Tính các chỉ tiêu NNP, NI, PI, DI

Bài 8:
Nền kinh tế nhỏ YXZ sản xuất 3 sản phẩm (bánh mì, phô mai và pizza), mỗi sản phẩm được sản
xuất bởi 1 công ty riêng biệt. Công ty bánh mì và công ty phô mai lần lượt sản xuất tất cả các
nguyên liệu họ cần để làm bánh mì và phô mai; công ty pizza sử dụng bánh mì và phô mai từ 2
công ty trên đề làm pizza. Cả 3 công ty đều mướn lao động để giúp sản xuất hàng hóa, và chênh
lệch giữa giá trị hàng hóa bán được với tổng chi phí nguyên vật liệu và lao động là lợi nhuận của
công ty. Bảng sau đây tóm tắt hoạt động của 3 công ty trong đó tất cả bánh mì và phô mai sản
xuất ra đều được bán cho công ty pizza để làm nguyên liệu sản xuất pizza. (Đơn vị tính: USD)

2/7
Bài tập Kinh tế vĩ mô GV: Trần Thị Minh Ngọc

Công ty bánh mì Công ty phô mai Công ty pizza


Chi phí nguyên liệu 0 0 50 cho bánh mì
35 cho phô mai
Tiền lương 15 20 75
Giá trị sản phẩm 50 35 200
a) Tính GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng trong sản xuất.
b) Tính GDP bằng phương pháp chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ cuối cùng.
c) Tính GDP bằng phương pháp thu nhập trả cho yếu tố sản xuất.

Bài 9:
Hệ thống hạch toán quốc gia có các tài khoản sau:
GNP 5000 Tiêu dùng hộ gia đình 3000
Tổng đầu tư 1000 Chi tiêu của chính phủ 800
Đầu tư ròng 500 Chi chuyển nhượng 550
Tiền lãi cho vay 250 Thu nhập từ việc cho thuê 300
Lợi tức cổ phần 100 Thu nhập yếu tố ròng 0
Tiền lương 2900 Thâm hụt ngân sách -20
Thu nhập quốc dân 4000
a) Tính NNP, tình trạng cán cân thương mại, thuế gián thu, lợi nhuận trước thuế của công ty.
b) Tổng thuế thu, thuế ròng, thu nhập cá nhân.

Bài 10:
Các chỉ tiêu K hiệu Giá trị
Tổng sản phẩm quốc dân GNP 5000
Tổng thu nhập khả dụng DI 4100
Ngân sách chính phủ B -200
Tiêu thụ công chúng C 3800
Cán cân thương mại NX -100
Khấu hao De 0
Lợi nhuận nộp và không chia Prnộp & không chia 0
Thu nhập yếu tố ròng NIA 0
a) Tính tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân.
b) Thuế ròng là bao nhiêu?

Bài 11: Trong nền kinh tế đóng cửa và không có chính phủ có các hàm số sau:
C = 30 + 0,7Yd
I = 10 + 0,1Y
a) Xác định sản lượng cân bằng.
b) Số nhân tổng cầu trong trường hợp này là bao nhiêu?
c) Nếu tiêu dùng tăng 10 và đầu tư tăng 5 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?

Bài 12: Trong nền kinh tế giản đơn chỉ có khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp có các hàm số sau:
C = 120 + 0,7Yd
I = 50 + 0,1Y
YP = 1000
Un = 5%
a) Xác định mức sản lượng cân bằng, tính mức tiêu dùng và đầu tư.

3/7
Bài tập Kinh tế vĩ mô GV: Trần Thị Minh Ngọc

b) Tính tỷ lệ thất nghiệp tại điểm cân bằng.


c) Giả sử tiêu dùng tự định tăng thêm 20. Vậy mức sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu?
d) Từ kết quả câu (c), để đạt được sản lượng tiềm năng, đầu tư phải tăng thêm bao nhiêu?

Bài 13: Trong nền kinh tế giản đơn, giả sử năm 1990 có các hàm số sau:
C = 200 + 0,75Yd
I = 50 + 0,05Y
YP = 1390
Un = 5%
a) Xác định sản lượng cân bằng và tỉ lệ thất nghiệp thực tế năm 1990.
b) Năm 1991, đầu tư tự định tăng 15, tiêu dùng tự định của công chúng tăng 20. Tính sản
lượng cân bằng và tỉ lệ thất nghiệp năm 1991. Biết năm 1991 sản lượng tiềm năng tăng
1% so với năm 1990. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1991.

Bài 14: Một nền kinh tế giả sử đóng có các hàm số sau:
Tiêu dùng công chúng: C = 45 + 0,75Yd
Hàm đầu tư: I = 60 + 0,15Y
Chi tiêu của chính phủ: G = 90
Thuế ròng: T = 40 + 0,2Y
Sản lượng tiềm năng: YP = 740
Tỷ lệ thất nhiệp tự nhiên: Un = 5%
a) Xác định sản lượng cân bằng. Hãy nhận xét về tình hình ngân sách của chính phủ. Tính tỉ
lệ thất nghiệp thực tế.
b) Giả sử chính phủ tăng các khoản đầu tư thêm 10. Tính mức sản lượng cân bằng mới. Số
tiền thuế chính phủ thu thêm là bao nhiêu?
c) Từ kết quả câu (b), để đạt được sản lượng tiềm năng chính phủ sử dụng chính sách tài
khóa như thế nào trong trường hợp:
i. Chỉ sử dụng công cụ G
ii. Chỉ sử dụng công cụ T
iii. Sử dụng kết hợp cả 2 công cụ

Bài 15: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 200 + 0,75Yd
I = 100 + 0,2Y
G = 580
T = 40 + 0,2Y
X = 350
Z = 200 + 0,05Y
YP = 4400
Un = 5%
a) Tính sản lượng cân bằng. Nhận xét về tình hình ngân sách và cán cân thương mại.
b) Tình tỷ lệ thất nghiệp theo định luật OKUN
c) Chính phủ tăng chi ngân sách 75, trong đó chi tiêu thêm cho đầu tư là 55, chi tiêu thêm
cho trợ cấp là 20 (tiêu dùng biên của người nhận trợ cấp bằng tiêu dùng biên chung).
Tính sản lượng cân bằng mới.
d) Từ kết quả câu (c), để đạt được sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách thuế
như thế nào?

4/7
Bài tập Kinh tế vĩ mô GV: Trần Thị Minh Ngọc

Bài 16: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 10 + 0,7Yd
I = 50
G = 30
a) Xác định sản lượng cân bằng trong điều kiện cân bằng ngân sách.
b) Chính phủ tăng chi ngân sách mua hàng hóa và dịch vụ thêm 16. Hãy xác định sản lượng
cân bằng.

Bài 17: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 300 + 0,7Yd
I = 100 + 0,12Y
G = 300
T = 20 + 0,1Y
X = 200
Z = 50 + 0,15Y
YP = 2350
Un = 4%
a) Xác định sản lượng cân bằng, tỉ lệ thất nghiệp thực tế, tình trạng ngân sách và cán cân
thương mại năm 2004.
b) Năm 2005, chính phủ tăng chi quốc phòng 30 tỷ, trợ cấp thất nghiệp 10 tỷ, đầu tư tăng 28
tỷ, xuất khẩu tăng 12 tỷ, nhập khẩu tăng 5 tỷ. Xác định sản lượng cân bằng, tỉ lệ thất
nghiệp và cán cân thương mại năm 2005, biết YP năm 2005 tăng 1% so với năm 2004.
c) Từ câu (b), để sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, chính phủ cần áp dụng chính
sách tài khóa như thế nào?

Bài 18: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 400 + 0,75Yd
I = 800 + 0,15Y – 80r
Ig = 200
Cg = 700
T = 200 + 0,2Y
X = 400
Z = 50 + 0,15Y
YP = 5500
Un = 5%
DM = 800 – 100r
SM = 400
a) Xác định sản lượng cân bằng, tỉ lệ thất nghiệp thực tế, tình trạng ngân sách và cán cân
thương mại của nền kinh tế.
b) Để Y = YP, cần sử dụng công cụ mua bán chứng khoán (hoạt động trên thị trường mở)
như thế nào? Biết tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng c = 60%, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng
thương mại d = 20%
c) Để Y = YP, cần sử dụng chính sách thuế như thế nào?

5/7
Bài tập Kinh tế vĩ mô GV: Trần Thị Minh Ngọc

Bài 19: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 400 + 0,9Yd
I = 470 – 15r
G = 900
T = 50 + 0,2Y
X = 280
Z = 120 + 0,12Y
YP = 4750
DM = 480 – 20r
SM = 420
a) Xác định sản lượng cân bằng, tình trạng ngân sách và cán cân thương mại của nền kinh tế.
b) Nếu chính phủ cần tăng chi cho giáo dục 100 tỷ, chính sách này ảnh hưởng như thế nào
đến nền kinh tế?
c) Nếu NHTW bán 1 lượng trái phiếu chính phủ là 5 tỷ đồng. Chính sách này tác động đến
sản lượng cân bằng như thế nào? Cho kM = 4.
d) Để ổn định hóa nền kinh tế, chính sách dự trữ bắt buộc thay đổi như thế nào?

Bài 20: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 100 + 0,8Yd
I = 240 + 0,16Y – 80r
G = 500
T = 50 + 0,2Y
X = 210
Z = 50 + 0,2Y
DM = 800 + 0,5Y – 100r
SM = 1400
a) Thiết lập phương trình đường IS và LM.
b) Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng chung.
c) Giả sử chính phủ tăng chi tiêu hh-dv thêm 80, NHTW tăng lượng cung tiền lên 100. Viết
phương trình đường IS và LM mới.
d) Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới.

Bài 21: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 1200 + 0,6Yd – 100r
I = 600 + 0,3Y – 200r
G = 1000
T = 200 + 0,2Y
X = 800
Z = 100 + 0,28Y
DM = 1500 + 0,5Y – 100r
H = 1200
kM = 2
a) Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng. Cho nhận xét về tình trạng nền kinh tế biết YP = 3220
b) Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng: giảm thuế 50, tăng
chi ngân sách 30, giảm lãi suất chiết khấu khuyến khích các ngân hàng trung gian vay
thêm 75. Cho nhận xét về chính sách trên của chính phủ.
c) Từ mức sản lượng ở câu (b), để Y = YP, NHTW sử dụng công cụ mua bán chứng khoán
trên thị trường mở như thế nào?
6/7
Bài tập Kinh tế vĩ mô GV: Trần Thị Minh Ngọc

Bài 22: Trong nền kinh tế giả sử có các hàm số sau:


C = 500 + 0,75Yd
I = 300 + 0,1Y
G = 600
T = 40 + 0,2Y
X = 480
Z = 50 + 0,1Y
YP = 4800
a) Xác định sản lượng cân bằng, tình trạng ngân sách, cán cân thương mại của nền kinh tế.
b) Giả sử chính phủ tăng đầu tư 1 lượng là 90. Tìm mức sản lượng cân bằng mới.
c) Từ kết quả câu (b), để đạt được sản lượng tiềm năng, chính phủ sử dụng chính sách thuế
như thế nào?
d) Giả sử hàm đầu tư bây giờ có dạng: I = 300 + 0,1Y – 30r. Hãy viết phương trình đường IS.
e) Cho thêm dữ liệu: DM = 200 + 0,2Y – 40r và SM = 800. Viết phương trình đường LM.
f) Xác định sản lượng và lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa và tiền tệ.
g) Nếu NHTW tăng lượng cung tiền thêm 80 thì lãi suất và sản lượng thay đổi như thế nào?

Bài 23: Trong một nền kinh tế đóng cửa có các hàm số sau:
C = 320 + 0,6Yd
I = 2680 – 100r
T = 1650
DM = 3500 + 0,4Y – 500r
SM = 2960
Dân số hoạt động:25,2 triệu người
Mức nhân dụng: L = 0,003Y
a) Xác định phương trình đường IS vả LM trong điều kiện cân bằng ngân sách.
b) Sản lượng và lãi suất cân bằng là bao nhiêu?
c) Để đưa sản lượng đạt mức toàn dụng:
i. Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa như thế nào?
ii. Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ như thế nào?
iii. Chính phủ kết hợp thay đổi mức chi mua hh-dv và lượng cung tiền như thế nào
trong điều kiện không làm tăng lãi suất cân bằng?

7/7

You might also like