You are on page 1of 2

Đây thôn Vĩ Dạ

Hàn Mạc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong
phong trào thơ mới.Trong những trang thơ của ông, ta luôn thấy một tâm hồn yêu cuộc
đời nồng nàn, tha thiết, một khát vọng sống mãnh liệt trong tuyệt vọng và những đau đớn,
quằn quại giữa linh hồn và thể xác. Và “Đây thôn vĩ dạ” là bài thơ thành công tiêu biểu
cho hồn thơ ấy. Bài thơ vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp, thơ mộng của xứ Huế, và cũng là lời
tỏ tình da diết với cuộc đời của một tấm tình da diết mà vô vọng.
Cuộc đời nhà tác giả rất ngắn ngủi và gặp nhiều bi thương, bất hạnh.Bởi vậy ông
luôn sống trong dự cảm về sự chia lìa, trong sự níu đời ở điểm chót cùng tuyệt vọng. Với
tác giả, dù tuyệt vọng có thể chấm dứt hy vọng nhưng nó lại hối thúc cho tình yêu càng
mạnh mẽ.Và chính niềm yêu trong tuyệt vọng ấy đã trở thành mặc cảm sâu xa thấm đẫm
vào toàn tác phẩm, chi phối lăng kính của tác giả với cảnh vật. Và cũng chính điều đó đã
liên kết thống nhất tứ thơ tứ thơ có vẻ đứt đoạn trên bề mặt vào 1 mối u hoài, khắc khoải.
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ mang nhiều nhiều sắc thái “Sao anh không về chơi
thôn Vĩ?”.Đó vừa như là lời mời tha thiết , một lời trách nhẹ nhàng mang vẻ hờn dỗi của
người con gái Huế, vừa như lời tự vấn, tự trách của tác giả với bản thân. Dù hiểu theo
nghĩa nào ta cũng thấy đó là sự nhắc nhở về việc cần làm và đáng ra phải thực hiện từ lâu
nhưng giờ đây chẳng còn cơ hội thực hiện nữa.Ước mơ thầm kín được về với thôn Vĩ đã
cất lên thành lời nói đầy day dứt.Ở đây ta đã thấy tấm lòng nhà thơ luôn đau đáu hướng
về thôn Vĩ và bắt đầu nhận đc cái khắc khoải, đau đớn của nhà thơ.Không chỉ có vậy, câu
hỏi còn là duyên cớ để khơi dậy bao kỉ niệm sâu sắc và bao cảnh đẹp của Xứ Huế và
trước hết là VD. 3 câu thơ sau, cảnh tượng mảnh vườn thôn VD cứ thế hiện lên theo dòng
tưởng tượng đầy tâm trạng “Nhìn nắng..chữ điền.”.Ấn tượng đầu tiên về VD là buổi bình,
không gian chan hòa ánh nắng. Những tia nắng tươi mới trên những tàu lá còn ướt sương
đêm xanh rời rợi. Nắng cứ theo thân cau rót vào khu vườn. Đến khi tràn đầy cả khu vườn
xanh trở thành viên ngọc lớn quý giá.Nắng vốn là 1 mô típ nghệ thuật trong thơ HMT. Ở
thôn VD, 2 chữ “nắng” xuất hện 1 cách giản dị, ko hề trau chuốt nhưng lại toát lên vẻ đẹp
rực rỡ, lung linh, chói chang đắc trưng của xứ Huế, đồng thời gợi ra sự trong trẻo, tinh
khôi.Cảnh vật còn đc tô điểm thêm bởi 2 chữ “mướt quá”. “Mướt ” ánh lên ve mượt mà,
óng ả, láng bóng và tràn trề sức sống của những chiếc lá dưới nắng mai. “Mướt quá” như
tiếng reo ngỡ ngàng đầy hánh phúc trc cảnh sắc thiên nhiên. Còn chữ “ngọc” là 1 sự so
sánh độc đáo nhằm tuyệt đối hóa vẻ đẹp thanh tú, tinh khôi, lộng lẫy của khu vườn. Vườn
thôn vĩ đẹp như 1 tinh thể ngọc trong suốt,ko chỉ rức rỡ sắc xanh mà còn tỏa vào ko gian
sắc xanh ấy. Cách so sánh ấy ko chỉ là lời trầm trồ khen ngợi, mà ẩn sau đó là tình yêu
thiên nhiên, ân tình sâu đậm với thôn Vĩ. Bức tranh thôn vĩ còn có sự xuất hiện của con
người “lá trúc che ngang mặt chữ điền”.Con người xuất hiện e lệ, hài hòa cảnh vật trong
chữ “ai” càng làm bức tranh thiên nhiên thêm sinh động mà không phá vỡ bố cục chung.
Ai ở đây có thể là người con gái Huế cương trực, khẳng khái , cũng có thể là người trưor
về thôn Vĩ đang kín đáo gạt nhẹ chiếc lá trúc để nhìn vao khu vườn. Hình ảnh con người
thể hiện khao khát đc về với thôn vĩ, dk đắm mình cùng thiên nhiên, cùng cuộc sống
thiên đường trần gian ở thôn Vĩ. Mỗi câu thơ là 1 chi tiết vườn, dù đơn sơ nhưng vẫn toát
lên vẻ tinh khôi, dù bình dị nhưng cũng toát lên vẻ thanh khiết. Cảnh tuy đẹp như đang
hiện ra trước mắt, cảm giác về thị giác, khứu giác đều rất thật, nhưng lại là ước mơ ngoài
tầm tay. Vì vậy mà t.giả càng chìm trong u hoài, đau đớn.
Nhắc tới thôn Vĩ, ko thể tách rời với sông Hương “gió theo..hoa bắp lay.”Mạc
cảm về sự chia lìa và thực tại phiêu tán hiện rõ trong từng câu chữ, hình ảnh, nhạc điệu.
Tất cả dường như đang bỏ đi để lại ko gian trống vắng, tĩnh lặng, buồn lắng lẽ rất Huế.
Mây và gió vốn ko thể tách rời: “gió thổi mây bay”.Nhưng mắc cảm chia lìa đã chia cắt
cả những thứ tưởng như ko thể chia lìa. Nỗi buồn chia fôi của gió mây đã thấm vào dòng
nước buồn thiu. “Buồn thiu” là cái buồn rã rời, dòng sông như chẳng muốn trôi, để mặc
thiên nhiên đưa đẩy. Cái buồn hiu hắt còn lây nhiễm, xâm chiếm vào hồn hoa bắp phất
phơ. Lạ nhất là chữ “lay”: trạng thái dao động rất khẽ, tự nó ko vui ko buồn, hoàn toàn
trống rỗng. Cả mây, gió, dòng nước đều đang rời bỏ chốn này, chỉ có hoa bắp lẻ loi là cái
tĩnh tại, ko thể tự di chuyển. Nhìn hoa bắp, HMT như thấy cái buồn đau của con người bị
cuộc đời thơ ơ, xa cách, bị số phận bỏ rơi bên trời. Trong cái xu thế tất cả đều bỏ đi, thi sĩ
chợt ao ước một thứ ngược dòng về với mình, đó là trăng.Trăng giờ đây như mọt niềm tin
cậy, một niềm khát khao, một vị cứu tinh, và 1 tri ân duy nhất có thể mong chờ, nhưng
t.giả cũng hiểu trăng chỉ là người bạn xa vời. H.ảnh sông trăng, thuyền trăng làm cảnh vật
đầy trở nên đầy chất thơ, ảo huyền như cõi mộng. Từ cõi thực, cảm xúc thơ dần chuyển
sang mộng ảo. Câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay” là câu hỏi đầy tâm sự da diết. Bao
nỗi niềm đk dồn vào chữ “kịp”. Chữ “kịp” như 1 lời cầu khẩn chất chứa bi kịch của 1 tâm
hồn bị lãng quên giữa trời sâu, đồng thời hé mở về thực tại chia lìa, cuộc đời ngắn ngủi,
sự tồn tại mong manh và có thể là kết thúc đau thương. Quỹ thời gian đang vơi đi, sự
vĩnh viễn chia lìa đang sát gần, nếu ko kịp thì tất cả sẽ trở thành muộn màng. Câu thơ như
1 sự hối thúc gấp gáp nhanh lên trở về với VD. Không giống Xuân Diệu sống là tận
hưởng hạnh phúc tối đa, HMT chỉ cần đk sống đã là niềm hạnh phúc lớn. Lúc này đây,
mong ước thầm kín vừa cất lên ở khổ 1 giờ đã thành hoài vọng chới với đang níu đời,
nuối đời.
Khổ thơ cuối , giọng điệu càng gấp gáp hơn, khẩn khoản hơn “Mơ khách..nhìn ko
ra”. T.giả đang mơ trong cõi đau của riêng mình. Ước mơ tận cùng ấy đk vang lên 2 lần
“khách đường xa”. Có thể hiểu t.giả mong đk là khách đường xa trc lời mời của cô gái
thôn Vĩ, cũng có thể t.giả mong ước đk thấy người con gái Huế mà t.gỉa đang tg tư. Dù
thế nào thì h.ảnh khách đg xa cũng quá xa xôi và ước mơ khẩn thiết cùng mối tình của thi
sĩ cũng quá mong manh. “Em” là người của cõi đời, quá xa vời với chốn lãnh cung do
mặc cảm chìa lìa tạo nên. H.ảnh người con gái Huế hiện lên trinh khiết trong tà áo trắng
với t.giả thật đáng tôn thờ. “Trắng quá”là cách nói đầy cảm xúc để tả sắc trắng. Và 3 chữ
“nhìn ko ra” là 1 cách nói đầy ấn tượng để cực tả sắc trắng ấy. Cuối cùng, HMT trở về
với thực tại đầy u ám, ảm đạm “Ở đây..đậm đà?”. Sương khói ở đây ko chỉ là cảnh sg
khói hư ảo của xứ Huế mộng mơ mà đó còn là những băn khoăn nghi ngại của t.giả,là
những cái huyễn hoặc của cuộc đời, sg khói của th.gian làm tình người trở nên khó hiểu,
xa vời. Lúc này đây, tấm tình thiết tha với thôn Vĩ nhưng bát lực đang khắc khoải, cô
dươn gấp bội.Câu thơ cuối như tiếng thở dài não ruột khẳng định tình cảm của thi sĩ vs
xứ Huế, đồng thời thể hiện khao khát đk tri âm, đồng điệu, đk cảm thông, yêu thg và
cũng là tiếng lòng đau xót của con người luôn khao khát nhưng ko đk đáp trả. Ko chỉ vậy
mà nó còn nhói lên 1khats vọng sống khôn cùng: dù lâm vào tình thế bi đát vẫn ko thôi
tra vấn, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời.
Bằng những h.ảnh, ngôn từ thơ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng dồi dào và
bằng tình yêu tha thiết với đời, HMT để lại cho thơ ca 1 bức tranh đẹp tuyệt vời của xứ
Huế qua những câu chữ tài hoa của “Đây thôn Vĩ Dạ”. Qua đó t.giả còn muốn gửi đến
bạn đọc thông điệp: Hãy cảm thông, sẻ chia nỗi đau thương với những linh hồn bất hạnh.

You might also like