You are on page 1of 6

UBND TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG


NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: KỸ THUẬT THỰC PHẨM II

2. Số đơn vị học trình: 4 lý thuyết

3. Trình độ: sinh viên CĐ CNTP năm thứ 2

4. Phân bố thời gian: 60 tiết lý thuyết trên lớp

5. Điều kiện tiên quyết:


Sinh viên đã hoàn thành các môn: Kỹ thuật Thực phẩm và Công nghệ Thực
phẩm ở các học kỳ I, II.

6. Mục tiêu của học phần:


Sinh viên có thể:
+ Vận hành, khắc phục các sự cố thường xảy ra của các thiết bị trong quá
trình sản xuất, Cơ lưu chất: bơm, máy nén, lắng, lọc, khuấy chất lỏng; Cơ học
vật liệu rời: nghiền, trộn, sàng.
+ Chọn được các thiết bị phù hợp với điều kiện sản xuất của từng nhà
máy và có thể thiết kế một số thiết bị dùng trong kỹ thuật xử lý nước thải.

7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:


Học phần gồm 10 chương: Giới thiệu về cấu tạo - nguyên tắc hoạt động,
các thông số cơ bản, cách lắp đặt, các sự cố, nguyên nhân, cách khắc phục của
một số máy móc thiết bị cơ lưu chất: bơm, máy nén, lắng, lọc, khuấy chất lỏng;
cơ học vật liệu rời: nghiền, trộn, sàng.

8. Nhiệm vụ của sinh viên:


− Ngoài giờ học trên lớp sinh viên cần tự nghiên cứu, tham khảo thêm tài
liệu tại thư viện hoặc trên internet..., thảo luận theo tổ nhóm
− Sinh viên tham quan thực tế các máy móc thiết bị liên quan đến môn
học tại các nhà máy trong và ngoài tỉnh thông qua đợt thực tập 8 tuần ở học kỳ
V của chương trình học.
− Sinh viên phải làm bài tập lớn về thiết kế thiết bị áp dụng từ những kiến
thức đã học.

-1-
9. Tài liệu học tập:
[1] Trần Hùng Dũng, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Minh Nam, Vũ Bá Minh.Các
quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm. Tập 1, 2. NXB
Đại học Quốc gia Thành phố HCM
[2] Nguyễn Văn Lụa. Các quá trình và thiết bị cơ học.Quyển 1: Khuấy - Lắng
- Lọc.Trường Đại học Kỹ thuật Thành phố HCM.
[3] Nguyễn Minh Tuyễn. Bơm - Qụat - Máy nén. NXB Khoa học và kỹ thuật
1984.
[4] Nguyễn Minh Tuyễn. Các máy lắng - lọc - ly tâm. NXB khoa học và kỹ
thuật 1987.
[5] Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam. Cơ học vật liệu rời. NXB Khoa học và kỹ
thuật.
[6] Phạm Văn Bôn, Vũ Bá Minh, Hoàng Minh Nam. Các quá trình thiết bị
trong công nghiệp hóa chất. Tập 10: Ví dụ và bài tập. Trường Đại học Bách
khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Bin. Các quá trình và thiết bị trong công nghiệp hóa chất và thực
phẩm. Tập 1: Các quá trình thủy lực. Bơm - Quạt - Máy nén.

10. Tiêu chuẩn để đánh giá sinh viên:


Tổng điểm học phần: 10 điểm, được phân lượng như sau:
- Điểm chuyên cần: 10%
Sinh viên được số điểm trên nếu không để xảy ra các trường hợp sau:
* Vắng mặt hơn 20% số tiết lên lớp (trừ trường hợp có lý do chính
đáng).
* Làm mất trật tự trong lớp hay không chú ý nghe giảng bị giáo viên
nhắc nhở hơn hai lần trong thời gian học phần.
Sinh viên bị điểm 0 nếu để xảy ra một trong các trường hợp trên.
- Điểm bài tập: 10%
- Điểm thi giữa học phần: 20%
- Điểm thi kết thúc học phần: 60%

11. Thang điểm:


- 9 – 10: Xuất sắc
- 8 – < 9: Giỏi
- 7 – < 8: Khá
- 6 – < 7: Trung bình khá
- 5 – < 6: Trung bình
- 4 – < 5: Yếu
- < 4: Kém.

12. Nội dung chi tiết học phần:

-2-
Tuần thứ 1: 5 tiết
Phần mở đầu
Giới thiệu môn học
Chương I: BƠM
1. Khái niệm chung
2. Các thông số chính của bơm
A. BƠM THỂ TÍCH
1. Bơm pittông .
1.1 Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
1.2. Năng suất và công suất bơm
1.3. Xác định vận tốc bơm
1.4. Chiều cao hút của bơm pittông

Tuần thứ 2: 5 tiết


1.5. Bầu khí
1.6. Ưu nhược điểm của bơm pittông
2. Bơm trục vít (giới thiệu)
3. Bơm cánh phẳng (giới thiệu)
B. BƠM ĐỘNG HỌC
1. Bơm ly tâm
1.1. Phân loại - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
1.2. Đường đặc tuyến và điểm làm việc của bơm - Qui cách lắp đặt vận
hành và xử lý sự cố
2. Bơm hướng trục (giới thiệu).

Tuần thứ 3: 5 tiết


Bài tập

Tuần thứ 4: 5 tiết


Chương II: MÁY NÉN
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Các thông số chính của máy nén
4. Phương trình trạng thái của khí và sự trao đôi năng lượng của máy nén
5. Máy nén pittông 1 cấp
5.1. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc
5.2. Thông số cơ bản
6. Máy nén pittông 2 cấp có thiết bị làm mát( giới thiệu )
Các sơ đồ nguyên lý của máy nén pittông
Bài tập

-3-
Tuần thứ 5: 5 tiết
Chương III: LẮNG
Các khái niệm chung
1. Lắng trong môi trường trọng lực
1.1. Cân bằng vật chất thiết bị lắng
1.2. Các phương pháp xác định vận tốc lắng
1.3. Giới thiệu thiết bị lắng hệ khí không đồng nhất
1.3.1. Dùng phòng lắng
1.3.2. Dùng đường lắng
1.3.3. Thiết bị lắng bụi nhiều ngăn
1.4. Giới thiệu thiết bị lắng hệ lỏng không đồng nhất
1.4.1. Thùng lắng
1.4.2. Thiết bị lắng tấm nghiêng
1.4.3. Thiết bị lắng hình nón
1.4.4. Thiết bị lắng hình phễu
1.4.5. Thiết bi lắng răng cào

Tuần thứ 6: 5 tiết


2. Lắng dưới tác dụng của lực ly tâm:
Thiết bị lắng xyclon
Bài tập

Tuần thứ 7: 5 tiết


Chương IV: LỌC
Thi giữa học kỳ
1. Đặc tính lọc
2. Động lực quá trình lọc
3. Cân bằng vật chất quá trình lọc
4. Phương trình lọc
5. Giới thiệu các thiết bị lọc
5.1.Thiết bị lọc hệ khí không đồng nhất
5.2. Thiết bị lọc tháp đệm túi vải
5.3. Thiết bị lọc hệ lỏng không đồng nhất ( giới thiệu thiết bị lọc khung
bản)
Bài tập

Tuần thứ 8: 5 tiết


Chương V: KHUẤY CHẤT LỎNG
1. Khái niệm chung
2. Giới thiệu các loại cánh khuấy
3. Các phương pháp lấp cánh khuấy vào bể
4. Các thông số kỹ thuật
5. Tính công suất khuấy
Bài tập
-4-
Tuần thứ 9: 3 tiết
Chương VI: HẠT VÀ KHỐI HẠT
1. Tính chất của vật rắn
2. Đặt trưng vật liệu rắn
3. Tồn trữ khối hạt, áp lực tác động lên bình chứa, phương pháp tháo liệu ra
khỏi bồn

Tuần thứ 10: 2 tiết


Chương VII: NGHIỀN ĐẬP
1. Giới thiệu chung
2. Các thông số cơ bản của máy nghiền
3. Sử dụng định luật nghiền
4. Giới thiệu các loại máy nghiền
4.1. Máy nghiền thô
4.1.1.Máy đập má
4.1.2. Máy nghiền nón
4.2. Máy nghiền trung bình và mịn
4.2.1. Máy nghiền trục
4.2.2. Máy đập búa

Tuần thứ 11: 2 tiết


4.2.3. Máy nghiền bi
4.2.4. Máy nghiền răng
Chương VIII: TRỘN VẬT LIỆU RỜI
1. Khái niệm
2. Các tính chất ảnh hưởng đến quá trình trộn
3. Đánh giá mức độ trộn

Tuần thứ 12: 3 tiết


4. Phân loại và cấu tạo
4.1. Máy trộn thùng quay
4.2. Cánh trộn
4.3. Máy trộn vít tải

Tuần thứ 13: 3 tiết


Chương IX: SÀNG
1. Khái niệm và phân loại
2. Bề mặt làm việc
3. Cân bằng vật chất qua sàng
4. Các thông số của máy sàng

Tuần thứ 14: 2 tiết


5. Giới thiệu các loại máy sàng
-5-
5.1. Máy sàng lắc phẳng
5.2.Máy sàng rung
5.3. Máy sàng thùng quay
Bài tập

Tuần thứ 15: 3 tiết


Bài tập ôn.

Tuần thứ 16: 2 tiết


Bài tập ôn.
Thi kết thúc học phần
Ghi chú: Việc phân bổ thời gian lên lớp hàng tuần có thể thay đổi tùy theo
điều kiện thực tế khách quan của nhà trường.

Ngày tháng năm 2006 Ngày tháng năm 2006 Ngày … tháng … năm 2006
HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA CN TRƯỞNG BM CNTP

Lê Thị Kim Loan

-6-

You might also like