You are on page 1of 7

Trần Thanh hải Học viện tư pháp

MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh tế của Việt Nam nói riêng và của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới
nói chung đang diễn ra hết sức sôi nổi và có sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần kinh tế, cac tổ chức
và các quốc gia một cách sâu rộng và trong nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh có sự tương tác rất lớn giữa
các cá nhân và tổ chức trong hoạt động kinh doanh như vậy, đã làm nảy sinh các mối quan hệ dàng buộc
nhau cả về quyền lợi và nghĩa vụ, những mối quan hệ này đan xem và chồng chéo lên nhau, và trong
nhiều trường hợp không có sự phân định rạch ròi giữa các bên. Đây là môi trường tốt để nảy sinh những
mâu thuẫn giữa các bên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại.
Môi trường kinh tế phát triển làm cho vai trò của luật sư trong bối cảnh hiện nay ngày càng được
nâng cao, khi mà sự hiện diện của luật sư là một đảm bảo cho sự an toàn trong các hoạt động kinh doanh
cũng như với các bên đối tác trong và ngoài nước, trước những mối quan hệ được điều chỉnh bởi nhiều
hệ thống pháp luật đan xen. Đây vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn cho các luật sư trong quá trình
hành nghề của mình. Đặc biệt khi với vai trò là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng
trong các tranh chấp kinh doanh thương mại. Trong những tình huống này “Kỹ năng của Luật sư trong
việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện một tranh chấp kinh doanh thương mại ra Tòa án” là một trong những
kỹ năng quan trọng giúp luật sư có cái nhìn tổng quan nhất vào bản chất của sự việc và đưa ra những
định hướng đúng đắn trong quá trình bảo vệ những quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình.

PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Tranh chấp thương mại hay tranh chấp kinh doanh là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế
xã hội ở các nước trên thế giới. Khái niệm này mới được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong
những năm gần đây và cùng với sự nhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen
thuộc của cơ chế kế hoạch hóa đã ăn mòn trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam.
Hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng tồn tại những khái niệm khác nhau để biểu đạt loại tranh
chấp này. Mặc dù không xây dựng được một khái niệm chuẩn mực về tranh chấp kinh tế nhưng Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/03/1994 và Nghị quyết số 116/CP ngày 05/09/1994
cũng đã liệt kê các tranh chấp được cơi là tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
kinh tế và trọng tài kinh tế.
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được đề cập trong Luật thương mại ngày
10/05/1997 song theo Luật thương mại, tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Ngoài ra, khái niệm “Hoạt
động thương mại” theo quy định của Luật thương mại năm 1997 lại có nội hàm hep hơn so với quan
niệm phổ biến của các nước trên thế giới vè thương mại. Quan niệm về tranh chấp thương mại và hoạt
động thương mại theo luật thương mại năm 1997 đã loại bỏ nhiều tranh chấp hoàn toàn có thể coi là
tranh chấp thương mại, mặc dù xét về bản chất hoàn toàn có thể coi là các tranh chấp thương mại trong
ngữ cảnh đương đại.
Pháp lệnh trọng tài thương mại ngày 25/02/2003 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp
thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “Hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự
tương đồng trong quan niệm về “Thương mại” và “Tranh chấp thương mại” của pháp luật Việt Nam với
chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Trần Thanh hải Học viện tư pháp

Sự đột phá của Pháp lệnh trọng tài thương mại trong việc đưa ra khái niệm “ Hoạt động thương
mại” tiếp cận với chuẩn mực chung của thông lệ và pháp luật quốc tế đã mở màn cho việc xem xét tiếp
theo của các văn bản pháp luật khi đề cập lĩnh vực thương mại – một lĩnh vực sôi động và phức tạp
trong thực tiễn.
Luật thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 định nghĩa khái niệm hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,
xúc tiến thương mại và các hoạt đồng nhằm mục đích sinh lời khác.
Điều 29 Bộ luật tốt tụng dân sự năm 2004 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương
mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, gồm có:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm: Mua bán hàng hóa; cung
ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lí; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn,
kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;
vận tải hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái
phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận;
- Tranh chấp giữa công ti với các thành viên của Công ty, giữa các thành viên của công ty với
nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi
hình thức tổ chức của công ti;
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định;
Như vậy, mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 không sử dụng thuật ngữ “Tranh chấp thương
mại” mà sử dụng thuật ngữ “Tranh chấp về kinh doanh, thương mại” nhưng nội dung của các
tranh chấp về kinh doanh thương mại được liệt kê tại Điều 29, thực chất là các tranh chấp thương
mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại năm 2005. Tuy có sự khác nhau về cách thức biểu
đát và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động thương mại và tranh chấp
thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật thời gian gần đây là khá
nhất quán.
Từ những nội dung xem xét nêu trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu
thuẫn(bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các
hoạt động kinh doanh thương mại.

PHẦN II: KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG KHỞI KIỆN
MỘT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI RA TÒA ÁN.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại theo quy định của BLTTDS có phạm vi
rộng hơn khái niệm giải quyết “vụ án kinh tế” theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
kinh tế trước đây. Trong từng giai đoạn tố tụng, Luật sư cần nắm vững những nguyên tắc đặc thù cần
thiết để giải quyết loại tranh chấp này sới các vụ án dân sự khác. Dưới đây là một số vấn đề cơ bản trong
tranh chấp kinh doanh thương mại mà Luật sư cần lưu ý để có thể thực hiện tốt vai trò của mình.

2
Trần Thanh hải Học viện tư pháp

I. Khách hàng nên khởi kiện hay không khởi kiện.


Cũng tương tự như các loại tranh chấp khác, khi nhận tư vấn tiền tố tụng trong một tranh chấp
kinh doanh, thương mại, trước tiên Luật sư phải cùng khách hàng xác định xem có nên hay không nên
đưa vụ tranh chấp ra Tòa án. Do đó, luật sư cần phải làm rõ những vấn đề sau:
1. Làm rõ quan hệ giữa các bên:
Để xác định tranh chấp phát sinh từ quan hệ đố có phải là tranh chấp kinh doanh, thương mại
không? Nếu là tranh chấp hợp đồng, Luật sư phải xác định tranh chấp có thỏa mãn 3 điều kiện: Các bên
trong tranh chấp phải có đăng ký kinh doanh; đều có mục đích lợi nhuận và hợp đồng đó phải là một
trong những hợp đồng được liệt kê tại khoản 1 Điều 29 BLTTDS; nếu là tranh chấp công ty thì ngoài
việc xác định chủ thể thỏa mãn quy định tại khoản 2 Điều 29, Luật sư phải giúp khách hàng xác định
quan hệ đang tranh chấp có liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, chuyển đổi doanh nghiệp không hay là những quan hệ lao động, dân sự.
2. Làm rõ nội dung tranh chấp.
Đây là vấn đề rất quan trọng. Luật sư cần xác định giúp khách hàng tranh chấp phát sinh giữa các
bên là tranh chấp gì, tranh chấp hợp đồng, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ hay tranh chấp công ty.
Khi đó luật sư cần lưu ý nguyên nhân dẫn đền tranh chấp, những ưu thế và bất lợi của khách hàng trong
quan hệ tranh chấp để đưa ra lời khuyên tối ưu cho khách hàng.
3. Xác định yêu cầu của khách hàng:
Luật sư phải nắm được yêu cầu của khách hàng để tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp phù
hợp. Nếu trong vụ tranh chấp, khách hàng muốn được bồi thường, muốn chấm dứt việc thực hiện hợp
đồng, tuyến hợp đồng vô hiệu…thì Luật sư khuyên khách hàng khỏi kiện đến Tòa án. Nhưng nếu khách
hàng chỉ đưa ra yêu cầu phải thực hiện đúng và đủ những điều khoản các bên đã thỏa thuận và vấn đề có
thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng thì Luật sư cần hướng dẫn khách hàng không nên khởi kiện đến
Tòa án mà giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải.
II. Kiểm tra các điều kiện khỏi kiện:
1. Quyền khởi kiện của khách hàng.
Vấn đề quyền khởi kiện của khách hàng có thể được xem xét trên 3 phương diện:
a) Khách hàng có tư cách pháp lý để khởi kiện không.
Điều 29 BLTTDS quy định về “nhưng tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án” quy định các vụ án kinh tế luôn luôn có nguyên đơn và bị đơn là các cá nhân và tổ
chức có đăng ký kinh doanh; chỉ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến mới có thể có hoặc không
có đăng ký kinh doanh.
Mặt khác, các quan hệ kinh tế thường rất phức tạp, đa dạng; tham gia một quan hệ có thể có
nhiều chủ thể, mỗi chủ thể có những quyền và nghĩa vụ riêng của mình. Để xác định khách hàng có
quyền khởi kiện hay không, Luật sư cần xác định chính xác tranh chấp đó phát sinh từ quan hệ pháp luật
nào, đối tượng nào phải thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ đang tranh chấp đó.
b) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật chưa.
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 168 BLTTDS thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu “sự
việc đã được giải quyết bằng văn bản, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã
có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…”. Đây cũng là một nội dung quan trọng mà luật sư

3
Trần Thanh hải Học viện tư pháp

cần lưu ý khi xem xét quyền khởi kiện của khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng khởi kiện hay
không khởi kiện.
c) Đối tượng khách hàng định khởi kiện có đúng không hay phải tới đối tượng khác.
Chủ thể của các tranh chấp kinh doanh, thương mại thường là các doanh nghiệp, các đơn vị trực
thuộc doanh nghiệp. Các đơn vị trực thuộc chỉ có thể có đủ tư cách tham gia quan hệ tố tụng nếu nó là
đơn vị hạch toán độc lập; còn đối với những đơn vị phụ thuộc, đối tượng gánh vác nghĩa vụ phát sinh từ
các giao dịch do đơn vị phụ thuộc thực hiện được xác định là doanh nghiệp chủ quản chứ không phải
chính đơn vị.
Ngoài ra, cần lưu ý, BLTTDS đã mở rộng phạm vi đối tượng có thể trở thành đương sự trong vụ
án dân sự. Nếu như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế chỉ cho phép “cá nhân, pháp nhân” là
chủ thể có đủ tư cách tham gia quan hệ tố tụng thì BLTTDS đã cho phép cả “cá nhân, cơ quan Nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp”. Có nghĩa là ngoài cá nhân, pháp nhân ra, tham gia các quan hệ tố tụng
còn có thể có cả những tổ chức không phải là pháp nhân. Tuy nhiên, cần phải hiểu tổ chức không phải là
pháp nhân là các tổ chức không được pháp luật công nhận là pháp nhân nhưng nó hoàn toàn độc lập,
không phụ thuộc vào một pháp nhân hoặc tổ chức nào khác, được thành lập và hoạt động theo một quy
tắc nhất định chứ không nên nhầm lẫn với các tổ chức phụ thuộc pháp nhân. Khi có tranh chấp phát
sinh, Luật sư cần chú ý tới tư cách chủ thể của các bên để hướng dãn khách hàng trong thủ tục khởi
kiện, sao cho đúng thẩm quyền, đúng đối tượng.
2. Thẩm quyền của Tòa án.
a) Thẩm quyền chung.
BLTTDS ra đời, không có sự phân biệt giữa thẩm quyền theo tố tụng kinh tế và tố tụng dân sự
nữa, để xác định thẩm quyền chung của Tòa án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế, Luật sư cần phân
định thẩm quyền giữa Tòa án và hệ thống cơ quan khác, mà thông thường là phân định thẩm quyền giữa
Tòa án với Trọng tài thương mại.
Về vấn đề này, Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã quy định khá rõ ràng: “Trong trường hợp vụ
tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ
trường hợp thỏa thuận Trọng tài vô hiệu”
Thỏa thuận trọng tài phải được thể hiện dưới hình thức văn bản, có thể là mọt điều khoản của
hợp đồng, cũng có thể là một văn bản riêng biệt, trong đó thể hiện rõ ý chí của các bên sẽ giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài. Chỉ khi thỏa thuận này rơi vào một trong các trường hợp vô hiệu quy định tại
Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại mà các bên vẫn không thỏa thuận lại hoặc không đạt được thỏa
thuận khác thì Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Luật sư cũng cần lưu ý rằng thỏa thuận trọng tài tồn tài độc lập với hợp đồng, ngay cả khi nó là
một điều khoản trong hợp đồng. Có nghĩa là sự vô hiệu, thay đổi hay hủy bỏ của hợp đồng không làm
ảnh hưởng tới hiệu lực của điều khoản trọng tài.
b) Thẩm quyền theo cấp xét xử.
Khác với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, BLTTDS đã sử dụng phương pháp liệt
kê một số loại tranh chấp kết hợp với tiêu chí yếu tố nước ngoài và sự không cần thiết phải ủy thác tư
pháp cho cơ quan Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài để xác định thẩm quyền giải
quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân cấp huyện, và loại trừ những vụ án
này để xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm

4
Trần Thanh hải Học viện tư pháp

quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân
phối, đại diện, đại lý, ký gửi, thuê, thuê mua, xay dựng, tư vấn kỹ thuật, vận chuyển bằng đường sắt,
đường bộ, đường thủy nội địa mà không có yếu tố nước ngoài hoặc khong cần phải ủy thác cho cơ quan
Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài. Có thể thấy, về tính chất đây là những
tranh chấp tương đối phổ biến và đơn giản.
Tuy nhiên, thực tế có những tranh chấp phát sinh từ các lĩnh vực ngoài 14 lĩnh vực được liệt kê
tại khoản 1 Điều 29 nhưng lại có tính chất, đặc điểm tương tự như những tranh chấp nêu trên, ví dụ:
Tranh chấp phát sinh từ quan hệ ủy thác, đấu thầu, đấu giá… Khi đó Luật sư nên đưa ra những lập luận,
phân tích của mình để xác định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp Huyện mới hợp lý
mà không nên xác định đây là “các tranh chấp khác” theo quy định tại khoản 4 Điều 29.
c) Thẩm quyền theo lãnh thổ.
Khi hướng dẫn khách hàng trong thủ tục khởi kiện, Luật sư nên lưu ý quyền “thỏa thuận tòa án”
của đương sự được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS. Đây là một điểm mới tiến bộ so với
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, theo đó, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau
bằng văn bản để yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết vụ án.
3) Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Sau khi thống nhất với khách hàng vấn đề khởi kiện hay không khởi kiện, nếu khách hàng quyết
định khởi kiện, Luật sư sẽ tiến hành giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Hồ sơ khỏi kiện gồm có:
Đơn khởi kiện, các giấy tờ, tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện là tài liệu đầu tiên Luật sư cần giúp khách hàng chuẩn bị. Đây là tài liệu có ý
nghĩa quan trọng, Luật sư cần trao đổi với khách hàng vè diễn biến quá trình diễn ra vụ tranh chấp,
những sự kiện mấu chốt trong quan hệ tranh chấp và mong muốn của khách hàng; từ đó giúp khách
hàng làm đơn khởi kiện hoặc giúp khách hàng sửa lại đơn khởi kiện cho phù hợp. Đơn khởi kiện càng
thể hiện rõ các yêu cầu của khách hàng và những căn cứ chứng minh cho yêu cầu đó bao nhiêu thì càng
thuận lợi cho khách hàng bây nhiêu khi đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án.
Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn kiện cũng là yếu tố giữ vai trò quan trọng. Luật sư cần
hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ những giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu đưa ra trong đơn
khởi kiện. Nhìn chung, trong một vụ án kinh tế, các giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn kiện thường bào
gồm:
+ Các giấy tờ nhằm xác định địa vị pháp lý của người khởi kiện(hồ sơ pháp nhân), như: GCN
ĐKKD, Quyết định thành lập, Điều lệ,…;.
+ Các giấy tờ khác xác định tư cách đại diện của người ký đơn kiện: Quyết định bổ nhiệm, biên
bản bầu, giấy ủy quyền,…;
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yueeu cầu của người khởi kiện;
+ Đối với tranh chấp hợp đồng: Văn bản hợp đồng, các phụ lục hợp đồng, hóa đơn, chứng từ…
liên quan đến quá trình giao nhận hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thanh toán; công văn, giấy tờ mà các
bên trao đổi với nhau…
+ Đối với tranh chấp công ty: Điều lệ công ty, danh sách thành viên; Biên bản bầu các chức
danh, biên bản định giá tài sản góp vốn; Biên bản các cuộc họp của cơ quan quản lý; Các quyết định
quản lý liên quan đến quan hệ đang tranh chấp…

5
Trần Thanh hải Học viện tư pháp

+ Đối với tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ: Hợp đồng(nếu có), văn bằng bảo hộ đối với đối
tượng sở hữu công nghiệp và quyền tác giả; các tài liệu, chứng cứ chứng minh sự vi phạm bản quyền đã
được bảo hộ…
+ Khi tham gia các vụ án về kinh doanh, thương mại theo yêu cầu của khách hàng, luật sư phải
lưu ý thu nhập và nộp bổ sung các loại chứng cứ sau đây: Nhóm các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho
yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Tùy từng loại tranh chấp kinh tế cụ thể mà người khởi kiện có thể nộp kèm đơn kiện các loại
giấy tò, tài liệu khác nhau.
a) Đối với tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại:
- Văn bản hợp đồng mà các bên đã ký kết với nhau, các phụ lục hợp đồng(nếu có);
- Hóa đơn, chứng từ, giấy biên nhận, phiếu thu…liên quan đến việc giao, nhận hàng hóa, cung
ứng dịch vụ hoặc thanh toán;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Công văn, giấy tờ mà các bên trao đổi hay khiếu nại với nhau; biên bản các cuộc họp, các buổi
làm việc giữa các bên để thương lượng, hòa giải.
b) Đối với tranh chấp giữa công ty với thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty
liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể công ty.
- Điều lệ hoạt đồng của công ty;
- Danh sách thành viên(đối với công ty TNHH, công ty hợp danh). danh sách cổ đông sáng lập
(đối với công ty cổ phần). sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;
- Biên bản bầu chức danh quản lý công ty;
- Biên bản định giá tài sản góp vốn của thành viên;
- Biên bản các cuộc họp của cơ quan quản lý công ty liên quan đến nội dung đang tranh chấp;
- Các quyết định quản lý công ty liên quan đến quan hệ pháp luật đang tranh chấp…
c) Đối với tranh chấp liên quan dến việc mua bán cổ phiếu, trái phiểu:
- Các giấy tờ, tài liệu xác định quyền sở hữu cổ phiếu, trái phiếu;
- Hợp đồng mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
- Hóa đơn chứng từ liên quan đến việc thanh toán tiền mua bán cổ phiếu, trái phiếu;
- Điều lệ hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu đang có tranh chấp trong việc
chuyển nhượng.
Các giấy tờ, tài liệu nộp kèm đơn kiện có thể là bản chính hoặc bản sao hợp lệ. Để hạn chế nguy
cơ thất lạc bản chính, khi nộp các giấy tờ, tài liệu có liên quan kèm đơn khởi kiện, luật sư nên khuyên
khách hàng của mình nộp bản sao thông thường có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết,
theo yêu cầu bắt buộc của pháp luật tố tụng hoặc của Tòa án, người nộp đơn mới nên xuất trình bản
chính để Tòa án đối chiếu.
Mọi giấy tờ, tài liệu giao nộp cho Tòa án đều phải được fotocopy ít nhất 2 bản để lưu một bản
trong hồ sơ của Luật sư. Trước khi nộp hồ sơ khởi kiện, người nộp đơn cần chuẩn bị sẵn danh mục các

6
Trần Thanh hải Học viện tư pháp

tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện. Danh mục này được chuẩn bị thành 2 bản có chữ ký xác nhận của người
nộp đơn. Khi nộp hồ sơ khởi kiện cần yêu cầu người nhận đơn ký xác nhận vào danh mục các tài liệu
nộp kèm đơn khởi kiện và lưu lại một bản trong hồ sơ luật sư.
Đơn khởi kiện và các giấy tờ kèm theo đơn được nộp cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp. Hồ sơ khởi kiện có thể được nộp trực tiến tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.
KẾT LUẬN

Việc nắm vững Kỹ năng trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện một tranh chấp kinh doanh
thương mại ra tòa án là tiền đề giúp cho luật sư có những bước đi hợp lý nhất trong quá trình giải quyết
tranh chấp trong vụ án Kinh doanh thương mại nói riêng và trong các vụ án dân sự nói chung.
Với đặc điểm là sự phức tạp trong các mối quan hệ cũng như những xung đột về quyền lợi trong
một vụ án kinh doanh, thương mại, kỹ năng này sẽ giúp luật sư nhận biết được những mỗi quan hệ chính
cần giải quyết cũng như bảo vệ được một cách tối đa những quyền và lợi ích hợp phát của khách hàng.
Đây cũng là cơ sở để Luật sư có được những định hướng trong việc thu thập tài liệu chứng cứ, phục vụ
cho quá trình giải quyết tranh chấp sau này của mình.
Trên đây chỉ là những ký năng cơ bản nhất trong việc hỗ trợ khách hàng khởi kiện một tranh
chấp kinh doanh thương mại ra Tòa án, tuy nhiên mỗi luật sư trong hoạt động hành nghề của mình cần
đúc kết cho mình những kỹ năng riêng của bản thân để phù hợp với những phương pháp tư duy của mỗi
luật sư, tạo thành một chỉnh thể trong quá trình giải quyết vụ án của mình.

You might also like