You are on page 1of 2

Tiểu luận: Những vấn đề lý luận về lạm phát

DOWNLOAD

LỜI MỞ ĐẦU: Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế
vĩ mô. Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không
phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế . Lạm phát là một vấn đề không phải xa
lạ và là một đặc diểm của nền kinh tế hàng hoá và ở mỗi thời kì kinh tế với các mức tăng
trưởng kinh té khác nhau sẽ có những mức lạm phát phù hợp. Do vậy vấn đề lạm phát và
ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong
bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề
này càng trở nên cần thiết. Việc xác định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã
và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế. Mục đích chính là phân tích để khẳng
định và tiến tới xác lập mối quan hệ định hướng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát và
có thể sử dụng lạm phát là một trong các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thì đương nhiên các giải pháp điều hành vĩ mô đưa ra là nhằm nâng cao
lạm phát của nền kinh tế nếu như chúng có quan hệ thuận với nhau và do vậy các giải
pháp như cung ứng tiền, phá giá đồng nội tệ… sẽ được xem xét ở mức độ hợp lý. Còn
không, các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc các giải pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và yếu tố lạm phát trở thành thứ yếu. Mặc dù vẫn phải duy trì mức độ
kiểm soát.
Lạm phát và tăng trường kinh tế là hai vấn đề có quan hệ rất chặt chẽ, phức tạp.
Lạm phát có thể là động lực thúc đẩy kinh tế ngược lại cũng có thể là tác nhân kìm hãm
sự phát triển kinh tế thậm chí . Vì vậy cần chú trọng sự cân đối, mối quan hệ hài hoà
giữa hai vấn đề này ,chỉ có vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của Viêt Nam trong
giai đoạn đổi mới hiện nay. Trong những năm vừa qua Việt Nam đã đạt được những
thành tựu nhất định về kinh tế đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các chính sách điều
chỉnh tỉ lệ lạm phát hợp lí. Tuy nhiên những bất ổn sự mất cân đối giữa lạm phát trong
một số thời gian là dấu hiệu để chúng ta cần điều chỉnh và đưa ra những chính sách có
hiệu quả. Hiểu rõ và giải quyết được tốt vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ cho công
cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT

1. Khái niệm 2
2. Khái niệm lạm phát trong điều kiện hiện đại 3
3. Các Loại hình của lạm phát 4
4. Những hậu quả của lạm phát 8
Chương II: LẠM PHÁT VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG
THỰC TIỄN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 10
1.Giai đoạn từ năm 1976 –1981 10
2.Giai đoạn 1981-1988 11
3. Giai đoạn 1988-1995 11
4. Giai đoạn 1996-1999 14
KẾT LUẬN 15
Tài liệu tham khảo

You might also like