You are on page 1of 100

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường


COD : Nhu cầu oxy hoá học
BOD520 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày
SS : Chất rắn lơ lửng
WHO : Tổ chức y tế thế giới
QLMT : Quản lý môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
VOC : Chất hữu cơ bay hơi
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
FAO : Tổ chức nông lương thế giới
BVTV : Bảo vệ thực vật
HST : Hệ sinh thái
SX TMDV : Sản xuất thương mại dịch vụ
KTCB : Kiến thiết cơ bản
DO : Oxy hoà tan
CTNH : Chất thải nguy hại
UBND : Uỷ ban nhân dân
UBMTTQVN: Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

i
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ DỰ ÁN
Theo số liệu dự báo của Hiệp hội giấy Việt Nam tháng 5/2007 thì nhu
cầu sử dụng giấy vào năm 2007 là 21,08 kg/người/năm và sẽ tăng lên 26,86
kg vào năm 2010. Mục tiêu chiến lược phát triển ngành giấy là trở thành một
nền kinh tế mạnh, có vị trí then chốt trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu trong
nước và xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh với các thị trường trong khu vực và
quốc tế. Nhưng nguồn nguyên liệu hiện nay chưa đáp ứng đủ cho các nhà
máy hoạt động hết công suất. Mặt khác, thực hiện quyết định số 07/2007/QĐ-
BCN ngày 31/01/2007 của Bộ Công thương về việc quy hoạch điều chỉnh
phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020
với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất khoảng 600 ngàn tấn
bột giấy vào năm 2010 và 1.800 tấn vào năm 2020, khai thác và phát triển các
nguồn lực sản xuất đảm bảo 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước, từng bước
tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực. Do đó, việc đầu tư phát triển, mở rộng
vùng nguyên liệu giấy là cần thiết và cấp bách.
Dự án đầu tư phát triển khu kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh trên địa
bàn biên giới huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk (dự án KT-QP Ea Súp) do Binh
đoàn 16 làm chủ dự án đã được thực hiện từ năm 2002, đến nay có thể khẳng
định dự án KT-QP Ea Súp là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước
ta. Chỉ sau hơn 5 năm, nơi đây đã trở thành một khu dân cư rộng lớn. Cuộc
sống của người dân dần đi vào ổn định và đang từng bước phát triển.
Lấy cây điều làm trọng điểm để phát triển kinh tế, tuy nhiên thời gian
qua nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, Lãnh đạo Binh đoàn 16 đã
phối hợp với Công ty cổ phần Giấy Tân Mai triển khai dự án đầu tư trồng
2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008-2013 trên những khu vực cây
điều đạt năng suất thấp. Với phương thức Công ty cổ phần Giấy Tân Mai chịu
trách nhiệm về giống cây, kỹ thuật chăm sóc, cung ứng vốn để mua phân bón,
thuốc trừ sâu bệnh và thu mua sản phẩm, Binh đoàn 16 và người dân có quỹ
đất, tổ chức trồng, chăm bón và thu hoạch.
Việc Binh đoàn 16 phối hợp với Công ty cổ phần Giấy Tân Mai triển
khai dự án trồng 2.000 ha rừng làm nguyên liệu giấy không những góp phần
hoàn thành Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ mà còn cung ứng
nguyên liệu cho nhà máy bột và giấy tại Tây nguyên theo quyết định
168/2001/QĐ-TTg ngày 30/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ, tạo ra một
hướng mới nhằm đa dạng hóa nông lâm nghiệp trong vùng, tăng độ che phủ
của rừng, phát triển kinh tế vùng biên giới và đặc biệt là cải tại môi trường.
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Phụ
lục I danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự
án trồng rừng và khai thác rừng diện tích từ 1.000 ha trở lên). Công ty cổ
phần giấy Tân Mai phối hợp với Trung tâm Tư Vấn Tài nguyên và Môi
trường tỉnh ĐắkLắk lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trình
Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLắk thẩm định và phê duyệt.
1
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Căn cứ các văn bản pháp luật có liên quan
- Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001
của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
- Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày
01/07/2006;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11, đã được Quốc hội Nước CHXHCN
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể
từ ngày 01/07/2004;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, được Quốc hội
Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004
và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2005;
- Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10, được Quốc hội Nước
CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999;
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.2. Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng
- TCVN 5937:2005. Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh;
- TCVN 5938:2005. Chất lượng không khí. Nồng độ tối đa cho phép
của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- TCVN 5942:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt;
- TCVN 5944:1995. Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước
ngầm;
- TCVN 6772:2000. Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt. Giới hạn ô
nhiễm cho phép;

2
- Quyết định 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/04/2002 của Bộ Y tế về việc
ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;
- Một số tiêu chuẩn khác có liên quan;
2.3. Văn bản kỹ thuật của dự án và các tài liệu khác có liên quan
- Biên bản làm việc số 70/BB-BĐ ngày 06/11/2007 về việc hợp tác
kinh doanh trồng cây nguyên liệu giấy trên địa bàn dự án khu kinh tế quốc
phòng của Binh đoàn 16, giữa Tư lệnh Binh đoàn (Giám đốc công ty 16) và
lãnh đạo Công ty cổ phần Giấy Tân Mai;
- Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 –
2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk, do Công ty cổ phần Giấy Tân
Mai lập;
- Dự án khả thi đầu tư phát triển khu kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh trên địa bàn biên giới huyện Ea Súp – Tỉnh ĐắkLắk, do Binh đoàn 16 –
Bộ Quốc phòng lập;
- Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - VHXH - ANQP năm
2007 và phướng hướng nhiệm vụ năm 2008 của UBND 02 xã Ia R’vê và Ia
Lôp - huyện Ea Súp;
- Các tài liệu khác có liên quan.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐTM
Báo cáo ĐTM của Dự án đầu tư trồng 2000 ha rừng nguyên liệu giấy
giai đoạn 2008-2013 tại huyện Ea Súp – Tỉnh ĐắkLắk do Chủ đầu tư là Công
ty Cổ phần Giấy Tân Mai chủ trì thực hiện với sự phối hợp của đơn vị Trung
tâm Tư vấn Tài nguyên và Môi trường.
- Tên cơ quan tư vấn: Trung tâm Tư vấn Tài nguyên và Môi trường
ĐắkLắk.
- Địa chỉ: 46 Phan Bội Châu, Tp. Buôn Ma Thuột, ĐắkLắk.
- Tel: 0500-814.320; Fax: 0500.814.320
- Đại diện: Ông Nguyễn Tiến; Chức vụ: Giám đốc Trung tâm.
Quá trình tổ chức thực hiện và quá trình thực hiện ĐTM bao gồm các
công đoạn sau:
- Thu thập thông tin tài liệu: thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên
môi trường, kinh tế xã hội, luận chứng kinh tế kỹ thuật và nhiều văn bản tài
liệu khác có liên quan đến dự án.
- Thực hiện khảo sát điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo
các phương pháp chuẩn: khảo sát điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực thực
hiện dự án.
- Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành đánh giá các tác động
của dự án đối với các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội.
- Xác định mức độ, phạm vi đánh giá: xác định khả năng tác động
(phân tích các tác động có khả năng nảy sinh, kể cả tác động gián tiếp, tác

3
động thứ sinh, tác động kết hợp); xem xét phương án thay thế (so sánh với
phương án số 0); tư vấn, tham khảo ý kiến (cơ quan có thẩm quyền, chính
quyền các cấp có trách nhiệm với công tác bảo vệ môi trường, chính quyền
địa phương…); quyết định các tác động đáng kể;
- Lập đề cương chi tiết, tham khảo ý kiến và chuẩn bị tài liệu;
- Phân tích, đánh giá tác động môi trường: Liệt kê các nguồn tác động;
xác định các biến đổi môi trường; phân tích, dự báo các tác động cụ thể;
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp có cơ sở khoa học và thực tế để hạn
chế các mặt tiêu cực, góp phần bảo vệ môi trường;
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Tham khảo ý kiến cộng đồng;
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Chỉnh sửa, hoàn tất báo cáo.
Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM đã nhận được sự giúp đỡ của
các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường ĐắkLắk;
- UBND huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk;
- UBND và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Ia R’vê, huyện Ea
Súp, tỉnh ĐắkLắk;
- UBND và Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Ia Lôp, huyện Ea
Súp, tỉnh ĐắkLắk;
- Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên.
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện ĐTM:
Tt Họ và tên Học vị Cơ quan công tác
I. Cơ quan chủ dự án
1 Trần Đức Thịnh TC HĐQT Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai
2 Trương Công Thành CN Hành chính QG Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai
3 Phạm Hồng Khanh TC Nông nghiệp Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai
4 Nguyễn Đức Trọng CN Kinh tế Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai
5 Hồ Xuân Bá TC Nông nghiệp Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai
II. Cơ quan tư vấn
1 Nguyễn Tiến CN Kinh tế Trung tâm Tư vấn TN&MT
2 Đặng Đình Đương Th.S Lâm nghiệp Trung tâm Tư vấn TN&MT
3 Nguyễn Thị Minh Phương Ks Môi trường Trung tâm Tư vấn TN&MT
4 Phạm Duy Diện Cn ĐL Môi trường Trung tâm Tư vấn TN&MT
5 Lê Quang Trung Th.S Lâm nghiệp Trung tâm Tư vấn TN&MT
6 Nguyễn Quang Thiệu Ks QL đất đai Trung tâm Tư vấn TN&MT
7 Trần Công Tiến Ks Nông nghiệp Trung tâm Tư vấn TN&MT
Cùng với sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia am hiểu về ĐTM với
các lĩnh vực chuyên sâu: sinh thái môi trường, tài nguyên rừng, nông nghiệp,
kinh tế môi trường…

4
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 –
2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk.
1.2. CHỦ DỰ ÁN
Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai.
- Địa chỉ: Phường Thống Nhất – TP Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai.
- Điện thoại : 061 3 822 257 Fax: 061 3 824 915
- Đại diện: : Ông Trần Đức Thịnh
- Chức vụ: : Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
(Phụ lục hình 1: Sơ đồ vị trí vùng dự án tại xã Ia R’vê và xã Ia Lôp, huyện
Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk)
Vùng dự án nằm trong các tiểu khu 136, 140, 141, 152, 153, 159, 162,
170, 191, 197, 199, 200, 209, 211, do các trung đoàn 725, 736, 737, 739 –
Binh đoàn 16 quản lý. Dự án nằm trên địa giới hành chính của 02 xã Ia R’vê
và Ia Lôp, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk, nằm phía Tây Bắc của huyện Ea Súp
và cách trung tâm huyện khoảng 50 km theo đường tỉnh lộ 1, có tọa độ địa lý:
- Từ 13o12'13'' đến 13o22'32'' vĩ độ Bắc
- Từ 107o36'39'' đến 107o44'58'' kinh độ Đông
Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Đông: giáp xã Ia lơi và xã Ya Tờ Mốt
- Phía Nam: giáp xã Ea Bung.
- Phía Tây: giáp biên giới Campuchia.
Đây là vùng đất đã được UBND tỉnh ĐắkLắk giao cho Binh đoàn 16
quản lý, đã được chuyển đổi từ đất rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp. Hiện
đang được trồng điều. Hiện tại khu vực dự án nằm xa khu dân cư, xung quanh
dự án các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, trường học, y tế, cấp điện,
cấp nước,…hầu như đã được đầu tư xây dựng.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1. Mục tiêu dự án

Với quy mô diện tích 2.000 ha rừng trồng, Dự án xây dựng nhằm thực
hiện các mục tiêu sau:
-Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẵn có, đồng thời tạo nên một vùng rừng nguyên liệu phủ kín các vùng đất

5
trống, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định lâu dài cho nhà máy bột và giấy
tại Tây nguyên.
- Tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, góp phần xóa đói
giảm nghèo, nâng cao dân trí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa. Cùng địa
phương làm tốt công tác định canh định cư, khắc phục tình trạng phá rừng
làm rẫy, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
- Góp phần thực hiện thắng lợi chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng
của Chính phủ đề ra đến năm 2010.

1.4.2. Quy mô dự án

1.4.2.1. Bố trí sử dụng đất


- Vị trí: Diện tích đất bố trí trồng rừng trong khu vực dự án phân bố tại
02 xã Ia R’vê và Ia Lôp, huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk. Trong đó: tiểu khu 170,
trung đoàn 737; các tiểu khu 191, 197, 199, 200, 209, 211, trung đoàn 739;
thuộc xã Ia R’vê; các tiểu khu 136, 140, 141, 152, 153, 159, 162, trung đoàn
725, thuộc xã Ia Lôp.
(Phụ lục hình 2: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất)
- Tổng diện tích: Từ hiện trạng Dự án chuyển đổi 2.000 ha đất trồng
điều sang phục vụ trồng rừng. Công ty cổ phần Giấy Tân Mai sẽ tiến hành
trồng các loại cây: keo lai, keo tai tượng và keo lá tràm.
- Tiến độ trồng mới: Năm 2008 sẽ tiến hành trồng mới toàn bộ diện tích
2.000 ha, trong đó 828,6 ha rừng trồng theo băng, 1.103,4 ha rừng trồng dưới
tán và 68 ha đất đã khai hoang. Việc khai hoang sẽ được tiến hành theo dự án
được phê duyệt.
- Tổng thời gian hoạt động của dự án là 06 năm. Trong đó chia ra, thời
gian trồng mới và chăm sóc năm 01, chăm sóc năm 02 – 03 và quản lý bảo vệ
rừng 03 năm còn lại; chu kỳ sản xuất 06 năm, sau đó khai thác, sản lượng
khai thác dự kiến đạt 130 -150 m3/ha.
Theo phụ lục II, Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính Phủ, báo cáo đánh
giá tác động môi trường của Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu
giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk do UBND
tỉnh ĐắkLắk thẩm định và phê duyệt.
(Phụ lục hình 3: Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất)
1.4.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng của dự án
Dự án trồng rừng phải tuân theo nguyên tắc nội dung, trình tự các bước
của quy trình thiết kế trồng rừng. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng
của dự án như sau:
a, Trồng rừng:
* Phương thức trồng: Thuần loại.

6
* Loài cây trồng: Keo lai, keo tai tượng và keo lá tràm.
* Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con sản xuất trong túi bầu PE.
* Thời vụ trồng: Trồng vào đầu mùa mưa, thông thường với khí hậu
miền Nam trồng từ tháng 6-7, có thể xê dịch 15-20 ngày tùy từng năm có mùa
mưa đến sớm hay muộn).
* Mật độ trồng: 2.220 cây/ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m).
* Nguồn giống, tiêu chuẩn cây con trồng rừng:
Nguồn giống đã được Công ty tuyển chọn và được sản xuất tại vườn
ươm cố định của Công ty, đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn, tập kết đến hiện
trường trồng rừng. Cây con mang đi trồng phải đạt tiêu chuẩn sau: Cây con
keo lai, keo tai tượng và keo lá tràm có tuổi từ 2,5-3 tháng, có chiều cao 25-
30cm, đường kính gốc 0,25-0,3cm, đã được hãm cây trước khi xuất vườn từ
15-20 ngày, cây cứng cáp, hình thái cây xanh tốt, không sâu bệnh, không cụt
ngọn, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển cân đối và có nốt sần cố định đạm.
* Chuẩn bị hiện trường:
- Xử lý thực bì:
+ Xử lý thực bì bằng thủ công: Phát trắng toàn bộ thực bì trên lô, gốc
phát <10 cm và băm thành đoạn ngắn từ 1-2m (chừa lại những cây gỗ có giá
trị và đường kính ≥6 cm).
Khi thực bì khô, tiến hành gom đốt sạch. Khi đốt phải gom vật liệu
cháy vào giữa lô tạo đường ranh cản lửa an toàn tránh lửa cháy ra xung
quanh. Sau khi đốt xong, phải tiến hành dọn hiện trường, chuẩn bị cho cuốc
hố.
Tùy vào tình hình thực bì mà chọn thời gian xử lý thích hợp, đảm bảo
thực bì khô, đốt dọn và cuốc hố trồng rừng ngay (xử lý sớm, chờ đến mùa
trồng rừng, thực bì phát triển lại; nếu xử lý muộn thì đến mùa mưa thực bì
không kịp khô, gây khó khăn cho công việc đốt dọn,…). Thông thường việc
xử lý thực bì tiến hành trước thời vụ trồng rừng từ 1-2 tháng.
- Làm đất: Tùy điều kiện từng vùng có thể áp dụng xử lý cục bộ hoặc
xử lý toàn diện bằng cơ giới (dùng máy cày, cày đất toàn diện, sau đó cuốc hố
thủ công).
- Cuốc hố: kích thước hố 30x30x30 cm, cuốc hố theo cự ly trồng rừng,
hố được cuốc theo hàng song song với đường đồng mức từ đỉnh xuống chân
đồi. Khi cuốc, để riêng lớp đất mặt để cho xuống hố khi lấp hố. Hố được cuốc
trước khi trồng rừng từ 15-20 ngày.
- Lấp hố, bón lót bằng thủ công: Sau khi cuốc hố xong, để nước thấm
ướt toàn bộ hố, tiến hành lấp hố (thông thường việc tiến hành lấp hố được
thực hiện trước khi trồng rừng từ 8-10 ngày). Dùng cuốc cào lớp đất mặt
xuống ½ hố, trộn với 25 gam phân NPK 16:16:8 và 100 gam phân vi sinh, sau
đó tiếp tục lấp đất xuống đầy hố, vun thành hình mâm xôi cao hơn mặt đất tự

7
nhiên từ 2-3 cm. Chú ý đất dùng để lấp hố phải tơi, không có cành cây, rễ cây
và đá lẫn.
* Kỹ thuật trồng:
Chỉ tiến hành trồng rừng khi hố đã đủ ẩm, thời tiết thuận lợi. Không
trồng rừng khi trời không có mưa hoặc còn nắng hạn, đất trong hố khô hoặc
những ngày gió mạnh. Tập kết cây con đến hiện trường: mang cây đến hiện
trường, xếp nơi râm mát, xếp ngay ngắn, hôm sau mang đi trồng ngay. Cần
tưới đẫm nước, xử lý chống mối trước khi mang đi trồng. Tiến hành dùng
cuốc đào giữa tâm hố đã lấp đến độ sâu hơn bầu cây từ 2-3 cm. Dùng dao
rạch túi bầu, lấy bỏ vỏ bầu (chú ý nhẹ nhàng không làm vỡ bầu đất), sau đó
đặt cây xuống hố, chỉnh cho cây thẳng đứng rồi lấp đất. Dùng tay ấn chặt
xung quanh bầu cây, sau đó vun cao vồng mâm xôi để tránh đọng nước.
Xử lý thuốc chống mối: Dùng thuốc Lentrek 400EC, mỗi lần pha 30
ml/10 lít nước, nhúng ướt 300-350 bầu (chỉ nhúng ướt đất trong túi bầu,
không nhúng vào thân và lá), số thuốc còn dư trong xô dùng tưới đều lên
luống vừa nhúng, tưới thuốc xong phải rửa lá ngay.
* Trồng dặm:
Sau khi trồng chính từ 8-10 ngày, phải kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành
trồng dặm. Tiêu chuẩn cây con và kỹ thuật trồng dặm như yêu cầu của cây
trồng chính.
b, Chăm sóc: Chăm sóc trong ba năm.
* Chăm sóc năm 1: Chăm sóc bằng cơ giới kết hợp thủ công:
- Lần 1: Rẫy cỏ, xới, vun gốc theo băng hàng cây rộng 0,6-0,8 m kết
hợp bón thúc bằng phân NPK 16:16:8, mỗi cây bón 25 gam, bỏ quanh gốc
cây, cách hố cây khoảng 7-10 cm, việc bón thúc được tiến hành đồng thời với
công đoạn xới và vun gốc. Phát toàn diện thực bì trên lô, gốc phát <10 cm.
Thời gian làm vào tháng 10-11.
- Lần 2: Cày chăm sóc 02 đường 3 chảo giữa hai hàng cây trồng. Rẫy
cỏ theo băng hàng cây rộng 0,8-1,0 m. Gom và xử lý vật liệu cháy trong lô,
thời gian làm vào tháng 10-11.
* Chăm sóc năm 2: Chăm sóc bằng cơ giới kết hợp thủ công:
- Lần 1: Phát toàn diện thực bì trên lô, gốc phát <10 cm. Thời gian
chăm sóc vào tháng 6-8.
- Lần 2: Cày 02 đường 3 chảo giữa hai hàng cây. Rẫy cỏ theo băng
hàng cây rộng 0,8-1,0 m. Làm đường ranh cản lửa PCCC rừng. Thời gian
chăm sóc vào tháng 10-11.
* Chăm sóc năm 3:
- Lần 1: Phát toàn diện thực bì trên lô, gốc phát <10 cm, thời gian làm
từ tháng 7-8.

8
- Lần 2: Cày 02 đường 3 chảo giữa hai hàng cây. Gom và xử lý vật liệu
cháy trong lô, làm đường ranh cản lửa PCCC rừng. Thời gian chăm sóc vào
tháng 10-12.
Sau khi kết thúc công tác trồng và chăm sóc hàng năm, rừng trồng được
nghiệm thu, đánh giá chất lượng theo quy trình nghiệm thu của Tổng công ty
Giấy Việt Nam.
c, Quản lý bảo vệ - PCCC rừng:
- Hàng năm tiến hành xử lý vật liệu cháy trong lô, cày 02 đường 3 chảo
giữa hai hàng cây, thường xuyên kiểm tra, PCCC rừng vào mùa khô, ngăm
chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm. Thực hiện PCCC rừng theo QPN
8-86.
- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng. Khi phát hiện
sâu bệnh hại phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo quy định.
- Phải thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống việc phá
hoại rừng trồng do con người và gia súc gây ra trong suốt chu kỳ kinh doanh.
- Phải thường xuyên theo dõi diễn biến rừng trồng. Hàng năm tiến hành
nghiệm thu đánh giá chất lượng quản lý bảo vệ. Thực hiện việc kiểm kê rừng
theo định kỳ.
d, Khai thác rừng nguyên liệu giấy:
Trình tự tổ chức khai thác thực hiện theo đúng quy định của ngành
quản lý liện quan theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNN, ngày 02/02/2004 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành quy chế
khai thác gỗ và lâm sản khác.
1.4.2.3. Thiết bị, hoá chất phục vụ dự án
Bảng 1.3. Nhu cầu máy móc, thiết bị
Stt Tên thiết bị ĐVT Số lượng Ghi chú
1 Máy rà rễ 108CV cái 2 Mua mới
2 Máy cày phá lâm 3 chảo toàn diện cái 2 Mua mới
3 Máy cưa cái 5 Mua mới
4 Dàn phạt cỏ cái 2 Mua mới
7 Xe gắn máy (mới) cái 1 Mua mới
8 Xe tải qua sử dụng chở giống phân cái 1 Mua cũ 80%
Nguồn: Dự án đầu tư trồng 2000 ha rừng nguyên liệu giấy, năm 2008
Bảng 1.4. Nhu cầu hoá chất, phân bón sử dụng cho keo lai KTCB
Năm chăm sóc
Hoá chất, vật tư ĐVT
2008 2009
3
Phân vi sinh m 444
Phân NPK 16:16:8 Tấn 111 111
Thuốc chống mối Lít 1.000
Nguồn: Dự án đầu tư trồng 2000 ha rừng nguyên liệu giấy, năm 2008

9
1.4.2.4. Nhu cầu điện, nước, nhiên liệu, giao thông
- Nhu cầu điện: tại khu vực dự án đã có điện lưới quốc gia. Vì vậy
không đầu tư về nguồn điện.
- Nhu cầu nhiên liệu: Công ty chủ yếu sử dụng dầu diezen làm nguồn
nhiên liệu chính để cung cấp cho quá trình chạy máy cày, máy rà rễ. Lượng
dầu sử dụng cho máy khoảng 1.800 lít.
- Nhu cầu nước sinh hoạt: Dự án không đặt trụ sở làm việc chính tại
khu vực, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu được sử dụng trong thời gian ngắn, ít
nhân công. Vì vậy, không bố trí nguồn nước sinh hoạt.
1.4.2.5. Nhu cầu lao động
Dự án phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy tạo công ăn việc làm cho
dân cư địa phương tại vùng dự án, đào tạo lao động, nhân viên kỹ thuật trồng
trọt, làm quen với phương pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác rừng
trồng.
- Lao động gián tiếp: Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai sẽ điều động một
số cán bộ có trình độ, năng lực và có kỹ thuật để trực tiếp quản lý và thực
hiện dự án.
- Lao động trực tiếp: thực hiện mục tiêu của dự án, Công ty sẽ tuyển
chọn công nhân tại địa phương, tập huấn đào tạo kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc
rừng cây, nâng cao trình độ sản xuất cho lực lượng này. Lao động làm việc
theo hợp đồng, giao khoán chăm sóc vườn cây cho các hộ. Công ty sẽ thu hút
lao động tại chỗ vào làm việc, các chế độ lao động thực hiện theo quy định
của luật lao động.
Với diện tích rừng trồng ban đầu phát triển trên địa bàn là không lớn
song sẽ là bước chuyển quan trọng để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
cải thiện môi trường, giải quyết được công ăn việc làm cho lao động địa
phương, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, tạo sản phẩm mới trên
địa bàn huyện.
Dự kiến kế hoạch sử dụng lao động: (Nhu cầu tuyển chọn theo tiến độ
đầu tư vườn cây).
* Tổng số lao động: 670 người
+ Lao động gián tiếp: 20 người
Bộ máy điều hành tại chi nhánh ĐắkLắk gồm có 20 người (không sinh
sống trong vùng dự án) như sau:
- Giám đốc : 01 người
- Phó giám đốc: 01 người
- Bộ phận kinh tế, kế hoạch tài chính: 3 người
- Bộ phận kỹ thuật nông lâm nghiệp: 3 người
- Tổ chức hành chính bảo vệ: 2 người
- Ban chỉ đạo đội sản xuất: 10 người
10
+ Lao động trực tiếp: 650 người
Trong thời gian trồng mới và chăm sóc rừng trồng, dự kiến nhu cầu lao
động trực tiếp theo hình thức giao khoán là: 3 ha/người.
* Phương thức tuyển dụng và đào tạo:
- Cán bộ quản lý được điều động và tuyển dụng từ Công ty Cổ phần
Giấy Tân Mai trên cơ sở phù hợp trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Cán bộ kỹ thuật: Tuyển dụng lao động tại địa phương có trình độ kỹ
thuật về nông lâm nghiệp.
- Lực lượng sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện đúng mục tiêu mà dự
án đề ra, sử dụng lao động phần lớn là lao động tại chỗ, đồng thời tổ chức mở
các lớp tập huấn kỹ thuật nông lâm nghiệp để nâng cao trình độ sản xuất của
các lực lượng này.
1.4.2.6. Vốn đầu tư toàn bộ dự án
Tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án là 195.777,64 triệu đồng.
Bảng 1.6. Tổng mức đầu tư của dự án
Số lượng Giá tạo rừng Tổng giá trị đầu tư
TT Hạng mục (ha) (triệu đồng) (triệu đồng)
I Chi phí đầu tư 43.456,24 51.777,64
1 Trồng rừng 2.000 17.036,24 22.039,80
2 Chăm sóc 1 2.000 10.260,00 13.280,00
3 Chăm sóc 2 2.000 7.200,00 7.497,84
4 Chăm sóc 3 2.000 5.000,00 5.000,00
5 QLBV-PCCCR năm 4 2.000 1.980,00 1.980,00
6 QLBV-PCCCR năm 5 2.000 1.980,00 1.980,00
II Sản lượng bình quân (m3) 280.000,00
III Chi phí khai thác, vận chuyển 140,000,00
1 Chi phí khai thác 42.000,00
Đơn giá khai thác 1m3 0,15 0,15
2 Chi phí vận chuyển 98.000,00
Đơn giá vận chuyển 1m3 0,35 0,35
IV Chi phí XDCB 4.000,00
V Tổng chi phí đầu tư 195.777,64
Nguồn: Dự án đầu tư trồng 2000 ha rừng nguyên liệu giấy, năm 2008
Trong giai đoạn đầu tư dự án, công ty sử dụng nguồn vốn tự có 58% và
vay ngân hàng 42% để đầu tư thực hiện dự án, nguồn vốn được theo dõi tính
toán, phân bổ chính xác chi phí và giá thành, chủ động với dòng tiền, cung
cấp đầy đủ kịp thời, tiết kiệm nguyên vật liệu, phân bổ hợp lý vốn cho các
giai đoạn đầu tư chăm sóc, quản lý vườn cây, tăng nhanh tốc độ chu chuyển
của vốn và tăng cường hiệu quả của dự án.

11
1.4.2.7. Tiến độ của dự án
Sau khi được Nhà nước giao đất, hoàn chỉnh các thủ tục về đất đai và
các thủ tục khác có liên quan. Tiến độ thực hiện dự kiến quý 2/2008 bắt đầu
thiết kế khai hoang để trồng rừng vào mùa mưa năm 2008 và kết thúc trồng
mới vào cuối năm 2008.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Điều kiện địa hình, địa chất và cảnh quan khu vực
* Địa chất:
Theo bản đồ địa chất khoáng sản tỉnh ĐắkLắk do Sở Công nghiệp biên
tập dựa trên bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/100.000 tỉnh ĐắkLắk (Đỗ
Công Dự - 1995) và bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 do Liên đoàn
6 - Cục địa chất thành lập và hoàn chỉnh năm 1994. Vùng dự án thuộc Jura
hạ, hệ tầng Ea Súp (J2 es), đặc trưng bởi các trầm tích lục địa màu đỏ có các
tập sau:
- Tập 1: cát kết hạt vừa, phân lớp dày và các lớp kẹp bột kết phân lớp
vừa, dày 80 m.
- Tập 2: bột kết màu đỏ xen các lớp cát kết và sét kết, dày 40 m.
- Tập 3: cát kết hạt nhỏ xen bột kết, dày 60 m.
- Tập 4: Bột kết màu đỏ xen kẽ cát kết, dày 280 m
Trong khu vực không có khoáng sản quí, điều kiện địa chất công trình
cho phép xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
* Địa hình:
Địa hình vùng dự án thuộc kiểu địa hình bình nguyên, đồi núi thấp
thoải và lượn sóng, bề mặt địa hình khá bằng phẳng, nghiêng dần theo hướng
từ Đông Nam về Tây Bắc, có một số nơi thấp trũng sinh lầy, do đó có khả
năng giữ ẩm tốt làm hệ thực bì, đồng cỏ phát triển tốt thuận lợi cho việc phát
triển nông lâm nghiệp kết hợp. Độ cao trung bình từ 160 – 170m so với mặt
biển. Tình hình xói mòn không đáng kể thuận lợi cho việc đi lại, khai hoang
để phát triển trồng keo lai trên diện rộng.
* Cảnh quan khu vực
Khu vực dự án có nguồn gốc từ đất rừng tự nhiên trạng thái rừng khộp
nghèo. Hiện nay đã được khai hoang trồng điều và trồng xen cây hàng năm
Dự án nằm không tập trung trên địa bàn 02 xã Ia R’vê và Ia Lôp và được bố
trí gần các khu dân cư tập trung.

12
2.1.1.2. Điều kiện khí tượng - thuỷ văn
a. Điều kiện khí tượng
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đắk Lắk. Khí hậu của
khu vực Dự án nằm trong vùng ảnh hưởng tiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
nền khí hậu bình nguyên là tiểu vùng khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp
của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, có nền nhiệt độ cao, thời gian nắng
nóng kéo dài, mức độ bốc hơi lớn và gồm hai mùa rõ rệt, mùa nắng (mùa
khô) kéo dài từ cuối tháng XII đến cuối tháng IV năm sau, mùa mưa kéo dài
từ cuối tháng V đến cuối tháng XI.
* Chế độ nhiệt
Số liệu nhiệt độ được tổng hợp trung bình nhiều năm từ năm 2003 đến
năm 2007 của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk:
Nhiệt độ trung bình năm : 25,2oC
Nhiệt độ trung bình cao nhất : 31,0oC
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21,3oC
Bảng 2.1. Các đặc trưng nhiệt độ không khí (2003-2007)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
0
Ttb( c) 22,5 24,4 25,9 27,4 27,1 26,9 25,7 25,7 25,5 24,8 24,4 22,0 25,2
Ttbmax(0c) 28,6 31,7 33,3 34,9 33,2 32,1 30,8 30,4 30,5 29,9 29,3 27,3 31,0
Ttbmin(0c) 18,7 19,5 20,9 22,5 22,9 22,8 22,3 22,3 22,2 21,3 20,5 19,3 21,3
0
Tmax ( c) 34,6 37,3 37,7 38,9 38,8 35,1 34,2 34,1 33,3 32,6 33,5 32,7 35,2
Tmin(0c) 12,1 13,8 14,8 20,0 20,1 20,3 20,2 20,1 20,2 16,2 12,8 13,2 17,0
Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đắk Lắk
* Chế độ mưa
Đây là vùng có lượng mưa/năm nhỏ nhất so với vùng khác trong tỉnh,
số ngày mưa trung bình năm 135 ngày, các tháng mùa mưa thường tập trung
lượng mưa đến 93,5% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất từ tháng VIII đến
tháng X. Mùa khô lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi cao, do vậy mùa
khô ở Ea Súp được đánh giá là khắc nghiệt. Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng không khí.
Lượng mưa trung bình năm (5 năm 2003-2007) : 1.520 mm
Lượng mưa trung bình cao nhất : 1.950 mm
Lượng mưa trung bình thấp nhất : 1.050 mm
Bảng 2.2. Các đặc trưng về lượng mưa (2003-2007)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Lượng mưa TB 0,0 0,0 17,9 82,9 181,5 210,3 240,1 347,9 310,3 78,8 47,2 3,4 1520,4
(mm)
Số ngày mưa (ngày) 1 1 3 7 17 20 23 23 23 16 10 6 150
Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đắk Lắk
* Chế độ ẩm

13
Độ ẩm tương đối của khu vực dao động từ 70-90%, cao nhất được ghi
nhận vào thời kỳ các tháng có mưa (tháng VI-XII) từ 82- 90%. Do độ bay hơi
không cao làm cho độ ẩm tương đối của không khí khá cao, độ ẩm thấp nhất
thường vào các tháng mùa khô từ tháng II – IV. Đây cũng là yếu tố tự nhiên
ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô
nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe
người lao động. Do vậy việc nghiên cứu chế độ nhiệt là điều cần thiết:
Độ ẩm không khí trung bình năm (5 năm 2003-2007) :79,8%.
Độ ẩm trung bình cao nhất :91,5%
Độ ẩm trung bình thấp nhất :46,4%.
Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng IX độ ẩm trên 95%, tháng có độ ẩm
thấp nhất là tháng IV chỉ đạt 73%.
Bảng 2.3. Các đặc trưng về độ ẩm (2003-2007)
Tháng I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII Năm
Độ ẩm TB (%) 77,2 73,4 74,8 72,8 79,2 81,6 83,8 85,2 84,2 82,4 81,8 81,4 79,8
Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đắk Lắk
* Bức xạ mặt trời
Huyện Ea Súp có dạng địa hình thấp (bình nguyên), nền nhiệt độ cao,
thời gian có nắng trung bình trong 5 năm từ 2003-2007 là 2.489,5 giờ. Hàng
ngày có đến 12 - 13 giờ có nắng và tổng tích ôn vào loại cao nhất Tây
Nguyên. Tổng tích ôn/năm khoảng 8.500 – 9.000oC. Cường độ bức xạ lớn
nhất vào tháng II, III và có thể đạt đến 0,72 – 0,79 cal/cm2.phút, từ tháng VI
đến tháng XII có thể đạt 0,42 – 0,46 cal/cm2.phút vào những giờ trưa. Bức xạ
mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ
nhiệt trong vùng và qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và
quá trình phát tán, biến đổi các chất gây ô nhiễm.
Bảng 2.4. Các đặc trưng về số giờ nắng (2003-2007)
Tháng I II III IV V VI VII VIII I X X XI XII Năm
Số giờ nắng (giờ) 235,3 249,0 262,2 252,6 241,3 227,4 193,0 163,5 158,5 164,1 182,2 160,4 2489,5
Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đắk Lắk
* Chế độ gió
Tốc độ gió trung bình trong các năm ở vùng khảo sát là 3,3 m/s, trong
các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng IX) tốc độ gió cao nhất trung bình
nhiều năm đạt 21,4m/s, thỉnh thoảng có gió lốc giật cấp 5 - 6.
* Sương mù
Số ngày có sương mù trong năm là 5,8 ngày. Qua nhiều năm tổng hợp
thông thường tháng IX hàng năm có khoảng 2 đến 3 ngày có sương mù.
* Bốc thoát hơi nước
Tổng lượng bốc thoát hơi nước trong các tháng là 776,6 mm, (tính từ
tháng XI đến tháng IV từ kết quả tổng hợp 5 năm 2003-2007), lượng bốc hơi

14
cả năm là 1.306 mm, lượng bốc hơi cao điểm tập trung vào 4 tháng đầu năm
sau đó giảm dần vào các tháng mùa mưa.
Bảng 2.5. Cân bằng nước từng tháng vùng khảo sát (2003-2007)
Số ngày Lượng mưa Bốc thoát hơi Cân bằng
Tháng mưa (mm) nước (mm) (mm)
1 1 0 142,7 -142,7
2 1 0 137,6 -137,6
3 3 17,9 146,1 -128,2
4 7 82,9 133 -50,1
5 17 181,5 117,3 64,2
6 20 210,3 100,8 109,5
7 23 240,1 81,4 158,7
8 23 347,9 75,3 272,6
9 23 310,3 70,9 239,4
10 16 78,8 84 -5,2
11 10 47,2 104,3 -57,1
12 6 3,4 112,9 -109,5
Tổng cả năm 150 1520,3 1306,3 214,0
Tồng mùa khô 151,4 776,6 -625,2
Nguồn số liệu: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2.6. Tổng hợp một số chỉ tiêu khí tượng vùng đất khảo sát
Số ngày mưa
tối thấp KK (oC)TB nhiệt độ
tối cao KK (oC)TB Nhiệt độ
không khí (oC)TB Nhiệt độ

Vận tốc gió cực đại(m/s)


TB (m/s)Vận tốc gió

TB (mm)Lượng mưa

sương mùSố ngày có


nước (mm)Bốc hơi
Tháng

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)
I 22,5 28,6 18,7 5,6 20 1 0 142,7 0,0
II 24,4 31,7 19,5 5,6 22 1 0 137,6 0,2
III 25,9 33,3 20,9 4,4 34 3 17,9 146,1 0,0
IV 27,4 34,9 22,5 3,2 24 7 82,9 133,0 0,0
V 27,1 33,2 22,9 2,1 20 17 181,5 117,3 0,1
VI 26,6 32,1 22,8 1,9 24 20 210,3 100,8 0,3
VII 25,7 30,8 22,3 1,7 20 23 240,1 81,4 1,0
VIII 25,7 30,4 22,3 1,8 20 23 347,9 75,3 0,4
IX 25,5 30,5 22,2 1,5 18 23 310,3 70,9 2,3
X 24,8 29,9 21,3 2,5 18 16 78,8 84,0 1,4
XI 23,7 29,3 20,5 3,9 19 10 47,2 104,3 0,1
XII 24,4 27,3 19,3 5,4 18 6 3,4 112,9 0,0
TB 25,2 31,0 21,3 3,3 21,4
Tổng 149,6 1520,4 1306,3 5.8
Nguồn số liệu:
15
- Cột (2), (3), (4), (7), (8) và (9): số liệu quan trắc từ năm 2003 đến năm 2007. (Nguồn:
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Lắk. Tháng 03 năm 2008).
- Cột (5), (6) và (10): sử dụng từ nguồn số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam, tập I.
Chương trình tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A. Hà Nội, 1989.
Tóm lại: từ việc tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu khí hậu
vùng trong nhiều năm cho thấy, trong các yếu tố khí hậu thì lượng bốc thoát
hơi nước mùa khô là yếu tố hạn chế nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển
cây keo, các yếu tố còn lại từ tối ưu đến giới hạn trung bình so với yêu cầu
khí hậu của keo. Tổng hợp các yếu tố khảo sát, chỉ tiêu khí hậu được đánh giá
ở mức kém thích hợp.
Tuy nhiên để khắc phục những yếu tố hạn chế của điều kiện khí hậu,
lượng bốc thoát hơi nước lớn, hạn chế sinh trưởng của cây, cần có biện pháp
giữ ẩm. Ngoài ra lượng mưa tập trung lớn trong mùa mưa từ 85-90% tổng
lượng mưa cả năm thường gây ngập úng và xói mòn trên diện rộng, sẽ ảnh
hưởng đến vùng dự án, nên cần phải có biện pháp chống úng, chống xói mòn.
b. Điều kiện thuỷ văn
Vùng dự án nằm trong lưu vực sông Ea H’leo và Ia Lốp.
Sông Ea H’Leo bắt nguồn từ độ cao 800m trên địa phận xã Dliê Ya
huyện Krông Năng, có chiều dài 143km chạy qua 2 huyện Ea H’leo và Ea
Súp trước khi hợp lưu với suối Ya Lốp cách biên giới Việt Nam – Cam Pu
Chia khoảng 1km rồi đổ vào sông Srêpok trên đất Cam Pu Chia. Diện tích lưu
vực của sông Ea H’leo là 4.760km2 nằm trên địa bàn 6 huyện thuộc 2 tỉnh
Đắk Lắk và Gia Lai. Tổng lượng dòng chảy năm đạt 1,98 tỷ m3 nước. Sông
Ea H'Leo có nhánh chính là suối Ea Súp có diện tích lưu vực 994 km2 chiều
dài 104 km. Mùa lũ bắt đầu vào tháng VII kết thúc vào tháng XII, tổng lượng
dòng chảy mùa lũ chiếm 72% tổng lượng dòng chảy năm, tổng lượng dòng
chảy mùa kiệt chiếm 28%.
Còn lại là các nhánh suối nhỏ và các khe suối phân bố tương đối đồng
đều, do ảnh hưởng của địa hình các nhánh suối đều có hướng chảy từ Đông
Nam đến Tây Bắc, lưu lượng nước của các suối phụ thuộc theo mùa, mùa
mưa nước lớn dâng nhanh và dễ gây ngập úng ở một số vùng trũng, mùa khô
mức độ giữ nước của các suối này kém thường bị cạn kiệt, dòng chảy nhỏ nên
xảy ra tình trạng khô hạn gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
c. Nguồn nước ngầm
Địa chất trong vùng phổ biến là đá trầm tích và đá bột kết không thuộc
phức hệ chứa nước ngầm. Mực nước của các giếng đào xuất hiện ở độ sâu
khoảng 20m nhưng thời điểm cuối mùa khô nhiều giếng đào thuộc địa bàn dự
án không có nước. Đối với giếng khoan ở độ sâu 70-80 m mới có nước. Hiện
một số khu vực trên địa bàn dự án đã có hệ thống cấp nước tập trung, nhưng
công suất còn rất thấp, không đủ cung cấp cho nhân dân trong vùng, đặc biệt
là trong mùa khô.
Theo báo cáo tổng kết dự án: “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh ĐắkLắk, từ năm 2000 đến 2005 và 2010”. Nguồn nước
16
ngầm trên địa bàn vùng dự án có kết quả phân tích một số chỉ tiêu: độ pH
trung bình từ 5 - 6, NO3 từ 0,1 – 1,2 mg/l, PO4 từ 0,0 – 0,02 mg/l, Fe từ 0,0 –
0,01, lưu lượng: 0,082 l/s/m. Như vậy nguồn nước ngầm tại vùng dự án đạt
chất lượng đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và tưới tiêu cho
cây trồng.
Tuy nhiên theo quy hoạch cấp nước sạch nông thôn, thì vùng dự án
được đánh giá là nằm trong vùng có điều kiện cấp nước sinh hoạt nông thôn
khó khăn (vùng IV). Do trữ lượng khai thác dự báo thấp, địa hình phân cắt
kém, mật độ dân cư thấp (< 50 người/km2).
2.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường
2.1.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Để đánh giá chất lượng không khí trong khu vực Dự án, Trung tâm Tư
vấn Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên
đã tiến hành lấy mẫu vào ngày 24/07/2008 để phân tích. Kết quả phân tích
chất lượng nước mặt xung quanh khu vực Dự án được trình bày trong bảng
2.7.
Bảng 2.7. Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực Dự án
Thông số Đơn vị tính Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6

Nhiệt độ (oC) 28,9 36,1 34,8 33,1 33,0 27,6

Độ ẩm (%) 71 62 64 63 65 70

Tiếng ồn (dBA) 50,2 45,3 40,1 40,6 50,1 46,5

Bụi toàn phần mg/m³ 0,29 0,28 0,32 0,29 0,28 0,31

Bụi lơ lửng mg/m³ 0,01 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02

NO2 mg/m³ 0,19 0,14 0,15 0,26 0,22 0,14

SO2 mg/m³ 0,05 0,05 0,05 0,08 0,03 0,03

CO mg/m³ 0,23 0,10 0,11 0,10 1,00 1,00

Nguồn số liệu: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, 07/2008.


Vị trí lấy mẫu không khí:
- Mẫu 1: Thôn 1 – xã Ia R’vê, tọa độ: X = 405.601; Y = 1.461.946;
- Mẫu 2: Thôn Chiềng – xã Ia Lôp, tọa độ: X = 408.327; Y = 1.473.925;
- Mẫu 3: Thôn Đoàn – xã Ia Lôp, tọa độ: X = 412.411; Y = 1.473.469;
- Mẫu 4: Thôn Án – xã Ia Lôp, tọa độ: X = 415.383; Y = 1.468.950;
- Mẫu 5: Thôn Ba Tri – xã Ia Lôp, tọa độ: X = 415.313; Y = 1.477.089;
- Mẫu 6: Thôn Quý Mùi – xã Ia Lôp, tọa độ: X = 413.737; Y = 1.476.295.
(Phụ lục hình 5: Sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường)
So sánh kết quả đo, phân tích với TCVN 5949:1998 và TCVN
5937:2005 cho thấy: hầu hết các thông số cơ bản về môi trường không khí đo
được đều nhỏ hơn giới hạn cho phép.

17
2.1.2.2. Hiện trạng môi trường nước

Để đánh giá chất lượng nguồn nước trong khu vực Dự án, Trung tâm
Tư vấn Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây
Nguyên đã tiến hành lấy mẫu vào ngày 24/07/2008 để phân tích. Kết quả
phân tích chất lượng nước xung quanh khu vực Dự án như sau.
a. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án
TCVN 5942-
Đơn
Stt Chỉ tiêu Mẫu 2 Mẫu 4 Mẫu 9 1995
vị
(Loại B)
-
1. pH 7,28 6,76 7,06 5,5 – 9
2. Oxy hoà tan mg/l 4,3 7,27 4,05 ≥2
3. COD mg/l 5,9 7,57 4,07 < 35
4. BOD5 (20oC) mg/l 4,0 10,0 6,0 < 35
5. Hàm lượng cặn lơ lửng mg/l 18,0 130 9,0 80
6. Amoni (tính theo N) mg/l 0,01 <0,01 <0,01 1
7. Nitrit (tính theo N) mg/l <0,01 0,05 <0,01 0,05
8. Nitrat (tính theo N) mg/l <0,01 0,31 <0,01 15
9. Phosphat (PO43-) mg/l 0,03 0,22 0,10 2
10. Hàm lượng sắt (Fe3+) mg/l 0,97 4,54 1,22 2
11. Hàm lượng sắt (Fe2+) mg/l 0,41 1,70 0,34 2
Nguồn số liệu: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, 07/2008.
- Vi trị lấy mẫu nước mặt trong khu vực dự án:
Mẫu 2: thôn 1, xã Ia R’vê, có toạ độ X = 405.984; Y = 1.462.037
Mẫu 4: tại khe suối cạn nhánh sông Ia Lốp thuộc thôn Chiền, xã Ia Lôp, có toạ độ X =
408.162; Y = 1.473.955
Mẫu 9: tại suối nhánh sông Ia Lốp thuộc thôn Chợ Lách, xã Ia Lôp, có toạ độ X =
415.246; Y = 1.477.352
(Phụ lục hình 5: Sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường)
So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn 5942-1995 về giới hạn các
thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt cho thấy:
tất cả các chỉ đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép (loại B áp dụng cho
nước dùng cho nông nghiệp). Riêng mẫu số 4 có hàm lượng sắt Fe3+ và hàm
lượng cặn lơ lửng cao hơn giới hạn cho phép.
b. Hiện trạng chất lượng nước ngầm
Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án
TCVN 5942:1995
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 3
(cột B)
-
1 pH 7,25 6,77 5,5 – 9,0
2 Độ cứng mg/l 386 146 350
3 Amoni (NH4+) mg/l 0,42 <0,01 1
18
4 Nitrat (NO3-) mg/l <0,01 2,57 15
5 Phosphat (PO43-) mg/l 0,09 0,18
6 Hàm lượng sắt (Fe2+) mg/l 0,12 0,09 2
7 Hàm lượng sắt (Fe3+) mg/l 0,54 0,32 2
8 TSS mg/l 40 9,5 80
9 COD mg/l 1,67 0,16 <35
10 BOD5 mg/l 4 2 <25
11 DO mg/l 2,33 2,92 >2
Nguồn số liệu: Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, 07/2008.
- Vi trị lấy mẫu nước ngầm trong khu vực dự án:
Mẫu 1: thôn 1, xã Ia R’vê, có toạ độ X = 405.618; Y = 1.461.990;
Mẫu 3: tại khe suối cạn nhánh sông Ia Lốp thuộc thôn Chiền, xã Ia Lôp, có toạ độ X =
408.162; Y = 1.473.955.
(Phụ lục hình 5: Sơ đồ vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường)
So sánh kết quả phân tích với TCVN 5942:1995, cột B cho thấy hầu hết
các chỉ tiêu phân tích tại khu vực điều tra đều đảm bảo giới hạn cho phép.
2.1.2.3. Tài nguyên đất
Trên cơ sở tài liệu bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 của Dự án khả thi đầu tư
phát triển khu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn biên giới
huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk, tài nguyên đất trong khu vực dự án gồm có 02
loại đất: đất xám trên đá cát và đất phù sa ngòi suối. Thống kê loại đất theo độ
dốc và tầng dày như sau:
- Về độ dốc: Diện tích có độ dốc từ 0 – 3o là 940 ha; độ dốc từ 3 – 8o:
1.060 ha.
Bảng 3.1: Thống kê diện tích theo độ dốc
TT Cấp độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 0-3o 940 47
2 3-8o 1.060 53
Tổng 2.000 100
- Về tầng dày: Diện tích có tầng dày >100 cm là 129 ha; tầng dày từ 70-
100cm là 216 ha; tầng dày từ 50-70cm là 1,667 ha.
Bảng 3.2: Thống kê diện tích theo theo tầng dày đất
TT Độ dày tầng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 > 100 cm 371,66 79,53
2 70-100 cm 79,02 16,91
3 50-70 cm 10,41 2,23
4 <30 cm 6,21 1,33
Tổng 467,30 100,00

Bảng 3.3 Thống kê theo độ dốc và tầng dày

19
Cấp I (0-3o) Cấp II (3-8o)
Loại đất Tổng cộng (ha)
1 2 3 2 3
Py 58 44 102
Xq 71 160 607 12 1.048 1.898
Tổng 129 204 607 12 1.048 2.000
Tỷ lệ (%) 7 10 30 1 52 100
* Nhận xét:
- Đất phù sa ngòi suối (Py): diện tích 102 ha, chiếm 5% diện tích vùng
dự án, phân bố theo dải hẹp, không liên tục theo dọc sông Ea H’leo. Đất có
địa hình bằng với thành phần cơ giới thịt nhẹ là chủ yếu. Tầng đất dày, hình
thái phẫu diện tương đối đồng nhất, kết cấu viên, tơi xốp. Đây là loại đất có
độ phì cao.
- Đất xám trên đá cát (Xq): Diện tích 1.898 ha, chiếm 95% diện tích
vùng dự án. Phân bố thành vùng tập trung rộng lớn. Đất có nguồn gốc hình
thành từ đá cát bột kết, chủ yếu phân bố ở địa hình bằng và đồi thoải. Đây là
loại đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất mặt là cát pha. Đất có độ phì
còn khá.
2.1.2.4. Tài nguyên sinh học
* Thực vật
Tất cả diện tích 2.000 ha tại khu vực dự án đều đã được khai hoang
trồng điều từ năm 2002, trong vườn điều chỉ để lại rất ít cây rừng tự nhiên để
tăng độ che phủ cho đất. Vì vậy thảm thực vật ở đây được đánh giá trên cơ sở
các khu vực xung quanh khu vực dự án.
Tổ thành chủ yếu hiện là những cây rừng có khả năng chịu lửa cao, tái
sinh chồi mạnh bao gồm: Dầu đồng (Dipterocarpus tuberculatus), Cà chít
(Shorea obtusa,) Cẩm liên (Shorea siamensis), Chiêu liêu (Terminalia
tomentosa), Dầu trà ben (Dipterocarpus obtusifolius), Dầu trai
(Dipterocarpus intricatus), thảm thực bì dưới tán rừng trong mùa mưa thường
là cỏ le, về mùa khô lớp thực bì này thường xuyên bị cháy trụi. Như vậy trong
khu vực dự án chỉ có những cây đặc hữu trên, không còn các loài quý hiếm
hoặc có giá trị nào. Hiện còn có 16 loài/8 họ. (Chi tiết danh lục các loài thực
vật có trong khu vực dự án thể hiện ở phần phụ lục I)
Loài ưu thế nhất là Dầu đồng, cà chít, cẩm liên, trong đó, Cà chít
(Shorea obtusa) và Dầu đồng (Dipterocarpus obtusifolius) chiếm ưu thế
ngang nhau với số lượng cá thể và diện tích gốc, thấp hơn một chút là Cẩm
liên (Shorea siamensis). Tổ hợp ưu thế của ba loài này chiếm tới 72%.
Tầng vượt tán là Dầu đồng, cà chít, cẩm liên, có mức độ khép kín chỉ
đạt khoảng 40 đến 50% nhưng sự ưu thế rõ ràng thuộc về 3 loài trên. Tầng
dưới tán gồm nhiều cây non của tổ hợ p loài ưu thế trên và các loài thường
xuyên có mặt ở tầng dưới tán của thảm thực vật là Mã tiền (Strychnos nux-

20
vomica), Me rừng (Phyllanthus emblica)… đóng góp vai trò thấp hơn nhưng
loài này chiếm tỷ lệ cao hơn so với các loài khác. Tầng cây bụi và thảm tươi
là các loài cỏ, cây bụi. Thành phần các loài cỏ phổ biến nhất là Le lá cỏ
(Vietnamosasa pusilla), Sặt cỏ (arundinaria pusilla), Rau Sắng (Melientha
suavis), Tre gai (Bambusa arundinacea) và Mây (Calamus spp).
Rừng hiện đã bị tác động mạnh, tiết diện ngang bình quân 6,4 m2/ha,
cây có đường kính nhỏ bình quân 19 cm (những cây có đường kính từ 15 –
26 cm chiếm tới 65%), chiều cao vút ngọn bình quân 14 m, chất lượng rừng
kém, phẩm chất xấu, mật độ bình quân 223 cây/ha, trữ lượng rất thấp
(41m3/ha).
Tóm lại: Do rừng đã bị tác động mạnh, bị khai thác nặng, khả năng
phục hồi và tái sinh kém. Diện tích rừng vùng dự án được đánh giá là rừng
khộp nghèo kiệt (RIIIA1), có trữ lượng bình quân 41 m3/ha, phẩm chất xấu,
giá trị kinh tế thấp.
(Phụ lục III hình 2: Sơ đồ hiện trạng rừng và đất đai vùng dự án)
* Hệ động vật
Theo một số kết quả nghiên cứu về hệ động vật khu vực vườn Quốc gia
Yok Đôn và khu vực lân cận vùng dự án:
Về khu hệ thú: đã ghi nhận được 67 loài trong đó có 27 loài có tên
trong sách đỏ Việt Nam 2000 và 34 loài có trong danh lục đỏ của IUCN 2000;
các loài quan trọng được xác định là Voi, Hổ, Bò tót, Bò rừng, Nai cà tong.
- Về khu hệ chim: đã ghi nhận 247 loài trong đó có 15 loài có tên trong
sách đỏ Việt Nam 2000 và 8 loài có trong danh lục đỏ của IUCN 2000, các
loài được xác định bảo tồn gồm Gà mặt tiền đỏ, diều cá đầu xám, cắt nhỏ
bụng trắng.
- Về khu hệ bò sát và lưỡng cư: ghi nhận được 48 loài bò sát, thuộc 17
họ, 4 bộ và 16 loài lưỡng cư thuộc 4 họ, 1 bộ. trong đó 16 loài trong số 54 loài
được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2000.
(Chi tiết danh mục các loài động vật chủ yếu tại khu vực thể hiện ở phần
phụ lục I)
Đối với khu vực xây dựng dự án, kết quả điều tra cho thấy toàn bộ khu
vực đã có các hộ dân sinh sống và canh tác nông nghiệp nên không thấy xuất
hiện các loài thú lớn, thỉnh thoảng thấy một số dấu chân của các loài thú nhỏ,
chim và một số loài bò sát. Không thấy có dấu vết của loài động vật quý hiếm
cần được bảo vệ như Voi, Hổ.....
* Hệ thuỷ sinh
Khu vực dự án chỉ có các nhánh suối nhỏ đổ về sông Ea Hl’eo và sông
Ia Lốp. Các con suối này thường cạn kiệt vào mùa khô nên các loài thuỷ sinh
trong khu vực dự án là rất ít. Qua nghiên cứu cho thấy hệ thủy sinh vật khu
vực chủ yếu là các loài cá không có mức độ quý hiếm hoặc cá có giá trị kinh

21
tế cao không có nhiều, chủ yếu là các loài cá nhỏ như: cá lóc, cá lòng tong, cá
trắm cỏ, cá rô, cá chép... Theo thống kê có khoảng 18 loài/6họ/4bộ.
(Chi tiết danh lục một số loài cá trong khu vực dự án ở phần phụ lục I)
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Ea súp
Trong những năm gần đây, tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện
không ngừng tăng lên, sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp: Giá trị sản
xuất tăng bình quân 24,37%/năm, trong đó nông, lâm, thuỷ sản tăng 26,99%,
công nghiệp, xây dựng tăng 17,38% và thương mại, dịch vụ tăng
10,75%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 4,5 triệu đồng, lương
thực bình quân 1.290 kg/người/năm, giảm hộ nghèo 3,5%/năm. Cơ sở hạ tầng
kinh tế, xã hội được đầu tư khá toàn diện, có bước khởi sắc và mang lại hiệu
quả thiết thực. Công cuộc cải cách hành chính trên địa bàn đang được thực
hiện. Văn hoá, y tế, giáo dục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân, phúc lợi công cộng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững.
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội xã Ia R’vê
* Thực trạng phát triển kinh tế
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Ia R’vê năm 2007. Ngành nông
nghiệp luôn được sự quan tâm đầu tư cả về kỹ thuật canh tác và chất lượng
sản phẩm như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư xây dựng hệ
thống kênh mương, thâm canh tăng vụ và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, năm 2007 toàn xã đã thu được kết quả như sau:
+ Trồng trọt:
Do diễn biến thời tiết không ổn định và sự biến động bất lợi về giá cả
của một số mặt hàng nông sản, nên tình hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu
quả chưa cao, với các cây trồng chính: Lúa, điều và các cây công nghiệp ngắn
ngày. Tổng diện tích gieo trồng 6.077,23 ha, trong đó:
- Diện tích đất lúa: 384,50 ha.
- Diện tích đất trồng cây hoa màu: 848 ha (kể cả xen canh).
- Diện tích đất trồng điều: 5.952,83ha.
+ Chăn nuôi: Hiện nay trên địa bàn xã đã có những mô hình chăn nuôi
với quy mô lớn như các trang trại nuôi heo, nuôi bò, trâu, đã mang lại hiệu
quả kinh tế cao, số lượng đàn heo 500 con, đàn trâu 30 con, đàn bò 845 con,
gia cầm 4.500 con.
+ Lâm nghiệp: Hiện có 14.622,44 ha đất lâm nghiệp, trong số này diện
tích rừng nghèo chiếm tỷ lệ tương đối lớn (>70%). Định hướng trong những
năm tới là quản lý, chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đồng thời tiến
hành công tác trồng rừng dưới tán nhằm làm giàu vốn rừng.
+ Công nghiệp, thương mại dịch vụ: Mới được thành lập nên khu trung
tâm xã Ia R’vê mới bước đầu được định hình. Các cơ sở sản xuất, dịch vụ-

22
thương mại… hầu như chưa có gì. Hiện tại, mọi nhu cầu người dân đều phải
về trung tâm huyện hoặc các xã lân cận..
Bảng 2.14. Hiện trạng sử dụng đất xã Ia R’vê năm 2007
Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 22.714,00 100,00
1 Đất nông nghiệp 20.438,74 89,98
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 6.077,23 29,73
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 124,40 2,05
1.1.1.1 Đất trồng lúa 34,80 27,97
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 89,60 72,03
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.952,83 97,95
1.2 Đất lâm nghiệp 14.358,10 70,25
1.2.1 Đất rừng sản xuất 9.537,50 66,43
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 4.820,60 33,57
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3,41 0,02
2 Đất phi nông nghiệp 691,05 3,04
2.1 Đất ở tại nông thôn 35,52 5,14
2.2 Đất chuyên dùng 183,62 26,57
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 7,44 4,05
2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 18,00 9,80
2.2.3 Đất có mục đích công cộng 158,18 86,15
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,00 0,29
2.4 Đất sông suối và mặt nước CD 469,91 68,00
3 Đất chưa sử dụng 1.584,21 6,97
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 871,81 55,03
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 712,40 44,97
Nguồn số liệu: Báo cáo UBND xã Ia R’vê, 2007.
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
+ Dân số:
Theo báo cáo UBND xã đến ngày 12/06/2007, toàn xã có 4.258 khẩu
(trong đó có 1.527 nữ), với 1.356 hộ, phân bố 14 thôn, với 10 thành phần dân
tộc cùng sinh sống trên địa bàn: (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thái, Chăm, Mường,
Khơ me, Hoa, Sán chỉ). Trong đó người kinh chiếm trên 95% dân số.
+ Lao động, việc làm và thu nhập:
Tổng số lao động gồm 1.982 người, hầu hết đang hoạt động trong ngành
nông nghiệp.
Trong những năm qua đời sống của nhân dân dựa vào nông nghiệp là
chính, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động và phân bố
đều ở các thôn chiếm 95% tổng số lai động; lao động thương nghiệp dịch vụ
chiếm khoảng 5%.
Là xã có nhiều dân tộc sinh sống nên có sự giao lưu văn hóa giữa các
dân tộc tạo nên sự đa dạng trong đời sống và lao động sản xuất.
* Thực trạng cơ sở hạ tầng

23
Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Ia R’vê năm 2007
như sau:
- Các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã chủ yếu phân bố dọc theo
các trục đường giao thông chính hoặc dưới dạng các đội sản xuất tập trung.
Hiện nay trên địa bàn xã gồm có 14 thôn. Tập quán sinh sống ở đây là nhà ở
thường gắn liền với đất sản xuất nông nghiệp.
- Giao thông: Hệ thống giao thông nối liền xã - huyện và các vùng lân
cận đã và đang được đầu tư xây dựng khá quy mô theo đúng tiêu chuẩn
đường giao thông nông thôn. Do đó, trong tương lai việc lưu thông của người
dân địa phương sẽ gặp rất nhiều thuận tiện. Tổng diện tích đất giao thông là
151,48 ha.
- Thủy lợi: Hệ thống thuỷ lợi đã được quy hoạch ngay từ khi thành lập
xã, hiện tại có 5 hồ chứa tại thôn 1, 5, 8, 10, nhưng chỉ có 4 hồ chứa đang hoạt
động cung cấp nước tưới cho một diện tích nhỏ kề cận, còn 01 hồ chứa tại
thôn 10 đã bị sạt lở nặng, hiện đang được tu sửa.
- Giáo dục - đào tạo: Từ sau khi được thành lập đến nay, sự nghiệp giáo
dục đã phát triển đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện xã có 01 trường
trung học cơ sở, 02 trường tiểu học và 01 trường mầm non với tổng số học
sinh 513 em (46 em mẫu giáo, 338 em tiểu học, 129 em trung học cơ sở).
Ngoài ra, còn có các trường mầm non, nhà trẻ tại các đội sản xuất thuộc 2
Trung đoàn 737, 739. Tổng diện tích đất dành cho giáo dục đào tạo là 3,2 ha.
- Y tế: Công tác y tế trên địa bàn luôn được các cấp quan tâm, đội ngũ
cán bộ y tế cùng với cộng tác viên y tế tại các thôn, buôn hoạt động có hiệu
quả. Thực hiện chăm sóc khám chữa bệnh, tiêm phòng, tuyên truyền và tư vấn
kế hoạch hoá gia đình, cách nuôi dạy chăm sóc trẻ, …
- Văn hóa: Mặc dù cơ sở vật chất của xã còn thiếu thốn, đời sống của
nhân dân còn nghèo nhưng các phong trào văn nghệ quần chúng vẫn được xã
quan tâm tổ chức. Ngoài ra, hệ thống truyền thanh của xã đã được đầu tư đến
tất cả thôn buôn, thuận lợi cho việc cung cấp thông tin kịp thời đến người dân.
- Thể dục thể thao: Đất dành cho thể dục thể thao là 2,5 ha, hiện đang
phục vụ tốt cho phong trào thể dục thể thao và rèn luyện sức khỏe cho nhân
dân.
- Hệ thống điện: Hiện nay mạng lưới điện quốc gia đã được đầu tư kéo
về tất cả các thôn. Tuy nhiên ở một số khu vực độ an toàn chua cao. Mặc dù
hệ thống điện lưới chưa hoàn thiện nhưng nhìn chung bước đầu đã đáp ứng
được nhu cầu về điện thắp sáng cho người dân.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: năm 2007 công tác lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015
trên địa bàn xã đã được xây dựng, đây là cơ sở pháp lý giúp cho công tác đầu
tư xây dựng cơ bản cũng như sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt kết quả
tốt. Việc bố trí các công trình xây dựng cơ bản theo quy hoạch vừa đảm bảo
tính hợp lý, vừa tạo cảnh quan phù hợp vùng kinh tế mới xã Ia R’vê.

24
2.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội xã Ia Lốp
* Thực trạng phát triển kinh tế
Được sự quan tâm giúp đỡ về vật chất và tinh thần của trung đoàn 725,
736, Bộ đội Biên phòng và các cơ quan, đoàn thể xã hội của tỉnh, huyện mà
trực tiếp là các đội công tác tại cơ sở đã cùng nhân dân trong xã, lao động sản
xuất trong năm 2006 đạt được một số kết quả đáng phấn khởi như sau:
+ Trồng trọt:
Loại cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)
Lúa 1.623,3 3570,6
Ngô 8,7 21,7
Đậu các loại 294,5
Điều 3.950,2
+ Ngành chăn nuôi: Với đặc thù địa phương là vùng tái định cư kinh tế
mới, hầu hết là những người dân nghèo, nên vốn đầu tư cho chăn nuôi còn
hạn chế, song được sự quan tâm của ngân hàng chính sách xã hội huyện Ea
Súp, thông qua các trung đoàn, ngành chăn nuôi trên địa bàn đang phát triển
cả về số hộ chăn nuôi và số đàn gia súc, gia cầm, số lượng đàn trâu 15 con,
đàn bò 720 con, đàn heo 421 con, đàn dê 10 con.
+ Công nghiệp, thương mại dịch vụ: Là xã vùng sâu, vùng xa, đời sống
dân cư đang dần ổn định và còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân trong vùng chỉ
tập trung vào sản xuất nông nghiệp, việc phát triển các ngành nghề và dịch
vụ, buôn bán còn chậm, trong vùng hiện chỉ có một số cơ sở nhỏ sửa chữa
công cụ sản xuất, xay xát nông sản và buôn bán nhỏ.
Bảng 2.15. Hiện trạng sử dụng đất xã Ia Lôp năm 2007
Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 19.264,39 100,00
1 Đất nông nghiệp 17.872,56 92,78
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.884,73 30,55
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 891,09 4,63
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.993,64 25,92
1.2 Đất lâm nghiệp 11.987,83 62,23
1.2.1 Đất rừng sản xuất 11.987,83 62,23
2 Đất phi nông nghiệp 441,95 2,29
2.1 Đất ở tại nông thôn 39,76 0,21
2.2 Đất chuyên dùng 119,44 0,62
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 14,14 0,07
2.2.2 Đất có mục đích công cộng 105,30 0,55
2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 4,76 0,02
2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 277,99 1,44
3 Đất chưa sử dụng 949,88 4,93
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 325,72 1,69
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 624,16 3,24

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập


25
+ Dân số:
Thống kê của xã năm 2007, dân số xã Ia Lốp là 3.756 nhân khẩu/954 hộ,
dân cư được hình thành bởi 2 dự án di dân của chi cục di dân tỉnh Bến Tre và
dự án di dân giải phóng mặt bằng công trình hồ thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đại -
huyện Trường Xuân – Thanh Hóa. Mật độ dân số bình quân 20 người/km2,
gồm có 2 dân tộc anh em người Kinh và người Thái cùng sinh sống trên địa
bàn.
+ Lao động, việc làm và thu nhập:
Toàn xã có 2.356 lao động chiếm 62,7% tổng dân số.
- Về chất lượng lao động: hầu hết là lao động phổ thông việc làm chưa
ổn định, chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa.
- Tỷ lệ hộ nghèo là 66,6%.
- Bình quân thu nhập người/năm: 3,7 triệu đồng.
* Thực trạng cơ sở hạ tầng
- Trên địa bàn có 17 khu dân cư trên cơ sở 17 thôn, việc bố trí các khu
dân cư cũng luôn được chú trọng, quy hoạch thành lô thửa, các cụm dân cư
mới được bố trí tập trung, thuận lợi cho việc bố trí các công trình cơ sở hạ
tầng như: điện, đường, trường, trạm và các công trình công cộng khác.... Tuy
nhiên, một số điểm dân cư ở các thôn bị ngập lụt dẫn đến quá trình di dời tự
phát, một số hộ dân di cư tự do ngoài kế hoạch, sống rải rác trong đất sản xuất
nông nghiệp, gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng đất.
- Giao thông: Hệ thống giao thông trong đã và đang được chú trọng đầu
tư xây dựng, ngoài hiện trạng các tuyến giao thông của xã cũ, các tuyến giao
thông liên thôn, còn có các tuyến giao thông nội khu dân cư và giao thông nội
đồng cũng đã được hình thành cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại,
sản xuất của người dân trong vùng. Tổng diện tích đất giao thông là 94,3 ha.
- Giáo dục - đào tạo: Hiện có 1 trường trung học cơ sở, 2 phân hiệu tiểu
học và một số phòng học mẫu giáo tạm thời. Trong những năm qua ngành
giáo dục trên địa bàn xã đã có nhiều cố gắng, đến nay tổng số học sinh toàn
xã là 828 học sinh phân bố thành 34 lớp học trong đó: Trung học phổ thông
104 học sinh; Trung học cơ sở 231 học sinh; Tiểu học 365 học sinh; Mẫu giáo
128 cháu. Tổng diện tích đất dành cho giáo dục đào tạo là 6,34 ha.
- Y tế: Hiện tại trên địa bàn xã có 1 bệnh xá của trung đoàn và 1 trạm y
tế, có 5 phòng, 5 giường bệnh phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân
dân. Diện tích đất dành cho y tế là 1,5 ha.
- Văn hóa: Hiện chưa có nhà văn hoá xã. Tuy nhiên được cấp ủy chính
quyền thường xuyên quan tâm đã kết hợp lồng ghép các chương trình, giao
lưu văn hoá, văn nghệ tạo mối quan hệ đoàn kết mật thiết với cộng đồng dân
cư, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên, đài phát thanh đảm bảo thu phát
sóng các chương trình phát thanh phục vụ nhu cầu thông tin - giải trí cho
người dân.

26
- Thể dục thể thao: Trên địa bàn có tổng diện tích dành cho thể dục thể
thao là 1,5 ha, hầu hết đang hoạt động tốt phục vụ phát triển phong trào tập
luyện thể dục thể thao và thi đấu cho nhân dân.
- Hệ thống điện: Hiện nay mạng lưới điện đã được đầu tư, số hộ dân đã
sử dụng điện đạt trên 90 %. Hệ thống điện lưới có 2 tuyến: tuyến 20 KV (2
pha) kéo dài từ trung tâm huyện về đến trung tâm xã và tuyến 35KV được kéo
từ xã Ya Tờ Mốt đến trung đoàn 725. Tuy chưa hoàn thiện nhưng nhìn chung
bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu về điện thắp sáng cho người dân.
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: năm 2007 công tác lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015
trên địa bàn xã đã được xây dựng, đây là cơ sở pháp lý giúp cho công tác đầu
tư xây dựng cơ bản cũng như sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt kết quả
tốt.
2.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng dự án
Vùng dự án có tổng diện tích 2.000 ha, phân bố không tập trung ở các
thôn 1, 3, 4, 6, xã Ia R’vê với diện tích 382,1 ha và 17 thôn thuộc xã Ia Lôp
với diện tích 1.617,9 ha. Hiện trạng sử dụng đất của dự án hoàn toàn là đất
trồng cây lâu năm (điều).
Do đặc thù vùng dự án thuộc vùng kinh tế quốc phòng của tỉnh, dân cư
mới được chuyển đến chủ yếu là người dân đi kinh tế mới theo các dự án di
dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, trường học, các công trình
phúc lợi công cộng được đầu tư hoàn chỉnh dưới sự quản lý trực tiếp của các
trung đoàn 725, 736, 737, 739, thuộc Binh đoàn 16. Các khu dân cư được quy
hoạch tập trung thành từng cụm trên các tuyến đường liên thôn, liên xã, thuận
lợi cho việc quản lý hành chính của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Ia
R’vê và Ia Lôp là hai xã mới được thành lập nên mức độ đầu tư phát triển
kinh tế xã hội chưa cao.
Dân trong vùng dự án hầu hết là nhập cư từ các tỉnh khác đến, với
nhiều dân tộc sinh sống, khả năng tiếp cận với môi trường tự nhiên khu vực
còn nhiều hạn chế, vì vậy bố trí cây trồng và thời vụ sản xuất gặp không ít
khó khăn.
Các hộ dân được nhận khoán hoặc làm công nhân của các trung đoàn
để trồng điều phát triển sản xuất. Cây điều được trồng sinh trưởng và phát
triển tốt, tuy nhiên ra hoa vào tháng XII, là tháng khô hạn hầu như không có
mưa, lượng bốc hơi lớn nên tỷ lệ đậu quả không cao. Vì vậy năng suất điều ở
đây không cao dẫn đến sản lượng đạt thấp, thu nhập của người dân bị ảnh
hưởng. Người dân phải trồng xen canh các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô,
đậu các loại để tăng thu nhập.
* Nhận xét:
- Đa số người dân sống trong khu vực có đời sống còn khó khăn, trình
độ tiếp cận và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông

27
nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, để nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ
dân tham gia trong vùng dự án đòi hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ của chính
quyền địa phương, chủ đầu tư và sự nỗ lực của người dân.
- Việc thu hút lao động tại chỗ phải có biện pháp thiết thực để nâng cao
dần mức sống và thu nhập, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy, góp
phần bảo vệ môi trường môi sinh ngày càng tốt hơn. Trong quá trình triển
khai dự án cần quan tâm đến phong tục tập quán của người dân trong sản xuất
cũng như trong đời sống.
2.3. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG KHI KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
Qua phân tích hiện trạng môi trường, nhận thấy một số vấn đề nổi bật
cần quan tâm như sau: tổng lượng mưa hàng năm ở đây thấp, tổng lượng bốc
thoát trong giai đoạn mùa khô lớn, lượng bốc hơi cao điểm tập trung vào
tháng IV. Hàng năm vào mùa khô hạn hán xảy ra khốc liệt, mùa mưa lũ tràn
về do địa hình bằng phẳng, độ chênh lệch giữa nền đất và mực nước sông suối
nhỏ nên gây ra hiện tượng ngập úng, đời sống và sản xuất của nhân dân gặp
nhiều khó khăn.
Trên cơ sở đó, dự báo về diễn biến môi trường trong khu vực trong
trường hợp không thực hiện dự án như sau:
Xã Ia R’vê và Ia Lôp là những xã vùng sâu vùng xa của huyện Ea Súp,
nằm trong chương trình Quốc gia về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt
khó khăn miền núi, đời sống kinh tế - xã hội phát triển chậm, cơ sở hạ tầng
còn thiếu thốn, dân cư chủ yếu là dân kinh tế mới và một phần nhỏ dân tộc
thiểu số di cư từ phía Bắc vào. Tác hại của thiên tai càng làm cho đời sống
của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn.Vì vậy môi trường tự nhiên có
nguy cơ bị phá hoại ngày càng tăng. Diện tích rừng vẫn tiếp tục bị phá để lấy
đất canh tác, nhất là để trồng cây hàng năm; các sản phẩm của rừng tiếp tục bị
khai thác phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân; các loài động, thực vật
quý hiếm vẫn bị mai một; mặc dù địa phương đã có biện pháp bảo vệ nhưng
vẫn bị xâm phạm. Kết quả của các hoạt động này dẫn đến đất bị thoái hoá và
lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, hạn hán kéo dài, nguồn động thực vật tự
nhiên bị giảm sút. Đời sống dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít
người gặp nhiều khó khăn.

28
Chương 3
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Với quy mô đầu tư của dự án trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy của
Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, việc đánh giá tác động môi trường của dự án
chỉ tập trung vào đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn khai hoang
trồng mới, chăm sóc và khai thác.
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG
3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn khai hoang, trồng
mới
3.1.1.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải
- Các công tác khai hoang, trồng mới: Trước khi tiến hành trồng mới
cần phải tiến hành triển khai công tác khai hoang, ủi và cày đất để chuẩn bị
cho công tác trồng rừng.
- Các công trình xây lắp: Các công trình xây dựng của dự án nhìn
chung rất ít, chỉ thi công một số tuyến đường lô thửa trong khu vực dự án.
Quá trình thi công chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên mức độ gây ra ô nhiễm
môi trường là không đáng kể. Tuy nhiên công tác thi công cũng cần phải có
kế hoạch cụ thể để hạn chế những tác động đến môi trường.
Những hoạt động kể trên đều ít nhiều gây tác động tới môi trường, tóm
tắt những hoạt động trong giai đoạn khai hoang và trồng rừng gây tác động
đến môi trường được liệt kê trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Những hoạt động gây tác động đến môi trường
STT Nội dung các hoạt động
1 Phát quang khai hoang, ủi, cày xới đất, đào hố trồng rừng, cải
tạo đất
2 Giải phóng, thi công một số tuyến đường lô thửa trong khu vực
dự án
3 Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ dự án
4 Hoạt động dự trữ, bảo quản nguyên nhiên vật liệu phục vụ công
trình
5 Sinh hoạt của công nhân
* Đặc trưng các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a. Nguồn phát sinh bụi
+ Quá trình phát quang, khai hoang: Công việc này tiến hành chủ yếu
bằng thủ công kết hợp thi công cơ giới (máy rà rễ, máy chặt hạ cây,…).
Lượng bụi phát sinh chính từ lượng bụi đọng trên thân cây, lá; từ lượng bụi
dưới đất bị cuốn bay lên trên không khí… khi gặp gió sẽ phát tán ra các vùng
xung quanh.

29
Theo tính toán với tổng diện tích cần khai hoang phát quang để trồng
rừng là 1.932 ha (68 ha đã được khai hoang trắng). Do đặc điểm của khu vực
dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, ít lượn sóng, cây điều thấp và tán
nhỏ, quá trình khai hoang chủ yếu là dọn dẹp đồng ruộng nên lượng bụi đất
phát sinh trong quá trình này là không lớn.
+ Quá trình vận chuyển củi, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị: Quá
trình vận chuyển củi ra khỏi khu vực, vận chuyển đất, … để san ủi đường
giao thông lô thửa sẽ phát sinh bụi trên tuyến đường đi. Khi đã đến điểm tập
kết, việc đổ đất từ trên xe xuống cũng sẽ gây bụi. Thêm vào đó là một lượng
bụi từ mặt đất bị gió cuốn bay lên và phát tán ra các vùng xung quanh.
Dự kiến Công ty sẽ không đầu tư xây dựng nhà làm việc mà chỉ làm
nhà tạm cho công nhân lái máy trong thời gian khai hoang, ước tính khối
lượng vật liệu cần vận chuyển khoảng 10 m3 ≈ 16,5 tấn (1m3=1,65 tấn)
Tùy theo điều kiện chất lượng đường sá, chất lượng xe vận chuyển,
phương thức bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu mà ô nhiễm phát sinh nhiều
hay ít. Đặc biệt nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi
do nguyên liệu rơi vãi khi vận chuyển cuốn theo gió phát tán vào không khí
gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.
Kết quả tính tải lượng bụi trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu,
cây giống như sau:
Hệ số tải lượng ô nhiễm bụi:
0, 7 0,5
 s   S  W  w  365 − P 
L = 1,7 k   ×   ×   ×  ×
12   48   2,7  4  365 
Trong đó:
- L: Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe/năm);
- K: Kích thước hạt, K=0,2mm;
- s: Lượng đất trên đường, s=8,9%;
- S: Tốc độ trung bình của xe, S=20km/h;
- W: Trọng lượng có tải của xe, W=10 tấn;
- w: Số bánh xe, w=6 bánh;
- p: Số ngày hoạt động trong năm, p=300ngày;
0,7 0,5
8,9%   20   10  6  365 − 300 
L = 1,7 × 0,2 ×  × ×  ×  ×  ≈ 0,15
 12   48   2,7  4   365
Vậy tải lượng ô nhiễm bụi là: 0,15kg/km/lượt xe/năm.
Theo ước tính sơ bộ sẽ có khoảng 120 lượt xe hoạt động chuyên chở vật
liệu xây dựng và các máy móc, thiết bị, cây giống trong quá trình khai hoang
và trồng rừng, đoạn đường chịu ảnh hưởng 42km.
Tải lượng bụi phát sinh: 0,15 x 42 x 120 = 756 kg/năm. Dự kiến quá
trình khai hoang trồng rừng diễn ra trong 3 tháng, thì trung bình 1 ngày lượng
bụi phát sinh là = 8,4 kg/ngày.
b. Nguồn phát sinh khí thải
30
- Nguồn phát sinh từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc
thi công khai hoang như máy ủi, máy cày, máy cưa.....
Khí thải chủ yếu của các phương tiện này, thành phần bao gồm: bụi, CO,
CO2, SO2, NOx…
Hiện nay, chưa có số liệu chuẩn hoá về nguồn thải do các loại xe gây ra,
do đó có thể sử dụng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) và một số tài liệu khác có liên quan(*)
Bảng 3.2. Hệ số ô nhiễm không khí đối với xe tải

Đơn vị SO2 NOx CO VOC


TT Các loại xe
(U) kg/U kg/U kg/U kg/U
1000 km 4,5S 4,5 70 7
1 Xe tải chạy xăng > 3,5 tấn
tn of Fuel 20S 20 300 30
1000 km 1,16S 0,7 1 0,15
2 Xe tải nhỏ động cơ Diesel < 3,5 tấn
tn of Fuel 20S 12 18 2,6
1000 km 4,29S 11,8 6 2,6
3 Xe tải lớn động cơ Diesel 3,5 đến 16 tấn
tn of Fuel 20S 55 28 12
1000 km 7,26S 18,2 7,3 5,8
4 Xe tải động cơ Diesel >16 tấn
tn of Fuel 20S 50 20 16
Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (S = 1%)
(*)
1. "Kỹ thuật đánh giá nhanh sự ô nhiễm môi trường - Assessment of source of Air,
water and land pollution" của Tổ chức Y tế thế giới (WHO);
2. Sổ tay về công nghệ môi trường tập I "Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí,
nước và đất" Geneva 1993;
3. "Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải" của Trần Ngọc Trấn.
Theo tính toán hàng ngày sẽ có khoảng 20 xe và các máy móc thì trong
3 tháng sử dụng khoảng 11 tấn dầu, bên cạnh đó một ha chi phí sử dụng dầu
để khai hoang khoảng 167,2 lít dầu, như vậy để khai hoang 1.932 ha cần
323.030 lít ≈ 258 tấn dầu (tỷ khối của dầu là 0,8)
Như vậy trong thời gian khai hoang và trồng rừng cần khoảng 269 tấn
dầu. Căn cứ hệ số phát thải theo bảng 3.2 áp dụng (xe tải lớn động cơ Diesel
3,5 đến 16 tấn) ta tính được lượng khí thải, thải ra môi trường trong quá trình
khai hoang trồng rừng như sau:
Bảng 3.3. Tải lượng trong quá trình khai hoang, vận chuyển vật liệu và
giống cây
STT Khí thải Kg/ngày
1 TSP 4,09
2 SO2 19,05
3 NOx 52,40
4 CO 26,68
5 VOC 11,43
c. Nguồn phát sinh tiếng ồn

31
Tiếng ồn phát sinh của dự án chủ yếu từ việc sử dụng máy móc thi
công, như máy cày, máy ủi, máy cưa,.... Để tính bán kính ảnh hưởng của tiếng
ồn, báo cáo sử dụng công thức Mackermin ze, 1985 để tính toán.
Lp(X) = Lp(X0) + 20lg(X0/X)
Trong đó:
Lp(X0): Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
X0: 1m
Lp(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)
X: Vị trí cần tính toán
Bảng 3.4. Kết quả tính toán và dự báo nồng độ ồn cho khu vực dự án

Mức ồn ứng với Mức ồn ứng với khoảng cách


TT Loại máy móc
khoảng cách 1m
5 15m 30m 45m 60m 100m
1 Xe tải 108 94,0 85,0 78,0 75,0 73,0 68,0
2 Máy đào đất 118 104,0 95,0 88,0 85,0 83,0 78,0
3 Máy xúc 116 102,0 93,0 86,0 83,0 81,0 76,0
4 Máy cưa 105 91,0 82,0 75,0 72,0 70,0 65,0
5 Máy ủi 116 102,0 93,0 86,0 83,0 81,0 76,0
TCVN 5949-1998: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư: 75dBA (8-18h), áp dụng mức ồn
tại khu vực 3
TC Bộ Y tế: Tiếng ồn khu vực sản xuất, thời gian tiếp xúc 8h: 85dBA
Nhận xét: Kết quả tính toán so với các tiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn
cho thấy bán kính độ ồn ảnh hưởng từ các thiết bị máy móc, xe vận tải nặng
tham gia vào hoạt động khai hoang, san ủi và trồng rừng của dự án khoảng
100m. Ngoài ra, trên thực tế khi thực hiện dự án có nhiều máy móc hoạt động
cùng một lúc, có sự cộng hưởng tiếng ồn giữa chúng, cho nên để đảm bảo an
toàn cho dự báo mức độ tiếng ồn cho dự án, bán kính ảnh hưởng tiếng ồn là
110m.
d. Nguồn phát sinh nước thải.
Nguồn phát sinh chất thải lỏng trong giai đoạn khai hoang trồng rừng
bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân;
- Nước thải xây dựng và máy móc: từ quá trình thay dầu mỡ, bảo dưỡng
máy móc thiết bị…
- Nước mưa chảy tràn;
Trong đó nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân là nguyên nhân
chính gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực dự án.
* Nước thải sinh hoạt

32
Nước thải sinh hoạt của công nhân khai hoang chứa các chất lơ lửng,
chất hữu cơ, các chất cặn bã và vi sinh... Ước tính mỗi ngày có 650 công nhân
khai hoang và trồng rừng trên công trường. Do công nhân chủ yếu là người
địa phương nên số công nhân này không ở lại tại công trường, còn lại công
nhân lái máy ước tính khoảng 20 người. Vì vậy, tính lượng nước cấp sinh
hoạt và lượng nước thải trong giai đoạn khai hoang cho 20 người
Theo tiêu chuẩn 4513:1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế,
tiêu chuẩn cấp nước cho nhà ở tập thể có khu vệ sinh chung quy định từ 75 ÷
100 lít/người/ngày. Để đảm bảo cho dự báo nguồn phát sinh nước thải sinh
hoạt, lượng nước cấp sinh hoạt cho công nhân ở lại lán trại trên công trường
được tính là 100 lít/người/ngày. Như vậy, lượng nước cấp sinh hoạt của 20
công nhân tại dự án được tính như sau:
Lưu lượng cấp nước sinh hoạt
Q= N x q = 20 x 100 = 2 m³/ngày
1000 1000
Trong đó:
- q: tiêu chuẩn dùng nước, q = 100L/người/ngày
- N: tổng số lao động, N = 20 người
→ Lưu lượng thoát nước bằng 80% lưu lượng cấp nước, do đó lưu lượng nước
thải trong ngày khoảng 1,6m³.
Nước thải sinh hoạt có chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất rắn lơ
lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N,P)
và vi sinh khi thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được
xử lý.
Hiện tại chưa có số liệu chính xác về nồng độ, cũng như khối lượng của
các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nhưng theo tính toán thống kê
của nhiều quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do con người thải
vào môi trường mỗi ngày (nếu không xử lý) như bảng 3.7.
Bảng 3.7. Khối lượng các chất ô nhiểm phát sinh trong nước thải sinh hoạt
Tt Chỉ tiêu Khối lượng (g/người/ngày)
1 BOD5 45 – 54
2 COD 72 – 102
3 Chất rắn lơ lửng 70 – 145
4 Dầu mỡ 10 – 30
5 Tổng Nitơ 6 – 12
6 NH4 2,4 – 4,8
7 Tổng phospho 0,8 – 4,0
Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993.
Căn cứ vào số lượng công nhân tại khu vực dự án, ước tính tải lượng
trung bình các chất ô nhiễm phát sinh do nước thải sinh hoạt.

Bảng 3.8. Ước tính tải lượng, nồng độ trung bình các chất ô nhiễm
TT Các chỉ tiêu Tải lượng g/ngày
33
1 BOD5 990
2 COD 1.740
3 Chất rắn lơ lửng 2.150
4 Dầu mỡ 400
5 Tổng Nitơ 180
6 NH4 72
7 Tổng phospho 48
Nước thải sinh hoạt có nồng độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép
(TCVN 6772:2000) nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ô nhiễm
môi trường nước, môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ
công nhân, còn làm lan truyền dịch bệnh cho toàn bộ khu vực dự án và các
khu vực lân cận.
Bảng 3.9. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Nồng độ các chất ô nhiễm có


(*).TCVN 6772 -2000(mức II)
Chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt khi
(**). TCVN 5945-2005
không xử lý (mg/lít)

BOD5 563- 675 30


COD 900 – 1.275 384(**)
SS 875-1.813 50
Dầu mỡ 125 - 375 20
Tổng N 75-150 57,6(**)
NH4 30 - 60 14,4(**)
Tổng P 10 - 50 6
So với tiêu chuẩn (TCVN 6772:2000; TCVN 5945:2005), hầu hết các
chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi không xử lý có nồng độ vượt
qua giới hạn cho phép rất nhiều lần. Bản chất nước thải sinh hoạt có chứa
nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh
cho nên để bảo vệ môi trường nước, sức khoẻ con người cần phải có các biện
pháp xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên.
* Nước mưa chảy tràn
Thành phần của nước mưa không có chứa các chất ô nhiễm, tuy nhiên
vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực công trường sẽ mang theo các
vật chất bở rời, dầu mỡ, rác thải và các vật chất khác có trên bề mặt đất, gây ô
nhiễm mạch nước ngầm, nước mặt.
Tổng diện tích khu vực dự án là 2.000 ha, tổng lượng mưa bình quân
hàng năm là 1.520 mm, trừ đi hệ số thấm và bốc hơi còn lại tạo thành dòng
chảy.
Tải lượng nước mưa chảy tràn
Q= 2.000.000 x 1,52 x 0,7 = 20.000.000 m³/năm

34
* Nước thải máy móc xe
Trong tất cả các nguồn phát sinh nước thải máy móc, dầu mỡ thải là
yếu tố quan trọng nhất.
Dầu nhớt chủ yếu phát sinh từ việc bảo trì và sửa chữa cơ khí, lượng
dầu nhớt sử dụng trung bình cho một lần thay khoảng 18 l/lần/xe, số lần thay
trung bình trong một năm là 4lần/xe/năm (thời gian khai hoang và trồng rừng
là 3 tháng thay 1 lần)
Với khoảng 20 xe hoạt động, lượng dầu mỡ thải ra trong thời gian khai
hoang, trồng rừng sẽ vào khoảng 360l.
Đây là nguồn ô nhiễm nghiêm trọng đối với chất lượng nước mặt và
nước ngầm trong khu vực, do đó cần có biện pháp thu gom xử lý thích hợp để
giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực.
Theo tính toán lượng nước sử dụng trong các hoạt động khai hoang
trồng rừng cũng khá lớn khoảng 10m3/ngày, lượng nước này chủ yếu dùng để
làm mát động cơ của các máy móc, thiết bị, rửa xe,…
e. Nguồn phát sinh chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình khai hoang trồng rừng từ các
hoạt động phát quang các cây bụi, làm sạch cỏ.
Chất thải rắn phát sinh từ túi bầu PE sử dụng để làm bầu ươm cây giống
cây rừng, sau khi trồng cây sẽ được bỏ đi. Bình quân 1 ha khoảng 2.442 bao
(trồng dặm 10%), dự kiến 2.000 ha sẽ thải ra khoảng 4.884.000 bao.
* Lượng sinh khối phát sinh trong quá trình phát quang, khai hoang
Dự án sẽ tiến hành khai hoang 1.932 ha đất để trồng rừng (68 ha đã
được khai hoang trắng). Theo kết quả phúc tra hiện trạng rừng, thì khu vực dự
án hoàn toàn là đất trồng điều không có trữ lượng.
Như vậy khối lượng phát sinh bao gồm thân cây, cành, rễ cây sẽ được
thu gom rồi tiến hành đốt hoặc cho các hộ dân xung quanh có nhu cầu lấy làm
củi đun.
* Rác thải sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân khai hoang, trồng rừng chủ yếu
là bao ni lông, chai lọ... Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004,
mỗi người dân Việt Nam ở nông thôn trung bình phát thải khoảng 0,3 kg chất
thải sinh hoạt mỗi ngày, trong đó thành phần hữu cơ chiếm 60-65%.
- Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt của 20 công nhân (ước tính, do
nhân công địa phương không ở lại công trường) tham gia trong quá trình khai
hoang và trồng rừng khoảng 06 kg/ngày. Mặc dù khối lượng rác thải rắn sinh
hoạt không nhiều nhưng nếu không có biện pháp thu gom tập trung hợp lý thì
gây tác động đến chất lượng không khí, phân huỷ chất thải hữu cơ cũng tác
động đến nguồn nước mặt do tăng độ đục nguồn nước, làm ô nhiễm đến môi
trường đất.
35
3.1.1.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
a. Biến đổi đa dạng sinh học khu vực dự án
- Một phần động vật, chim chóc bị tiêu diệt do khai hoang không có nơi
cư trú và nguồn thức ăn và một phần sẽ di cư sang khu vực khác;
- Hệ thuỷ sinh vật trên các suối trong khu vực sẽ bị suy giảm;
b. Thay đổi cơ cấu sử dụng đất
- Việc thay đổi 2.000 ha đất trồng điều sang đất rừng trồng của dự án
làm tăng độ che phủ rừng của vùng dự án.
c. Nguy cơ gây xói mòn, rửa trôi đất khu vực dự án
- Lượng dinh dưỡng, chất khoáng trong đất bị hao hụt do quá trình xói
mòn, rửa trôi đất trong quá trình khai hoang;
- Do khai hoang trắng nên mất sự điều tiết dòng chảy của nước mưa
trên khu vực dự án, rất dễ xảy ra các hiện tượng trượt lở đất đá ở vùng ven
suối, khu vực đồi cao, sườn dốc;
d. Suy giảm nguồn tài nguyên nước
- Chất thải rắn phát sinh làm bồi lấp các lòng suối và ô nhiễm nguồn
nước mặt khu vực;
- Khả năng điều tiết và giữ nước trên khu vực sẽ bị suy giảm trong thời
gian ngắn;
- Nguồn nước thải từ dầu mỡ xe, từ sinh hoạt cuốn theo chất ô nhiễm
và các chất hữu cơ cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thái tài nguyên nước khu
vực.
e. Biến đổi điều kiện vi khí hậu
Việc khai hoang trắng diện tích điều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến điều
kiện vi khí hậu trong khu vực như làm tăng nhiệt độ và giảm độ ẩm không khí
xung quanh khu vực.
f. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội khu vực
- Do việc tập kết công nhân có thể gây ra những tệ nạn, bệnh tật và ảnh
hưởng đến quản lý an ninh trật tự (đặc biệt đây là khu vực biên giới);
- Làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông trong khu vực;
- Làm tăng nhu cầu lao động, cũng như góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho các lao động xung quanh dự án và các vùng khác;
- Làm tăng nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng cũng như vật liệu xây
dựng khu vực xung quanh dự án;
- Nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.
3.1.1.3. Những rủi ro về sự cố môi trường
a. Khả năng xảy ra sự cố, tai nạn lao động trong thi công
36
- Do bị các loại côn trùng như rắn rết, bò cạp... cắn trong lúc làm việc.
- Nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tăng cao khi thi công vào những
tháng mùa mưa mà địa hình, cũng như thiết bị kỹ thuật chưa được kiểm tra
đảm bảo.
- Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động tại các địa điểm thi công, nhất là khi
san gạt tại các vị trí có địa hình phức tạp.
- Nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông khi thiết bị đưa ra thi công chưa
đảm bảo thông số kỹ thuật.
Các vấn đề về tai nạn lao động có thể xẩy ra bất cứ lúc nào nếu các quy
định về an toàn lao động không được đơn vị thi công chấp hành nghiêm
chỉnh.
b.Sự cố cháy nổ và cháy rừng
Sự cố cháy nổ và cháy rừng có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển
và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm
thời, gây nên các ảnh hưởng về người và của trong quá trình thi công. Có thể
xác định các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Hệ thống cấp điện tạm thời cho các máy móc, thiết bị thi công có thể
gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ… gây ảnh hưởng về kinh tế hay tai nạn lao
động cho công nhân;
- Các kho chứa nhiên liệu tạm thời phục vụ cho thi công, máy móc, thiết
bị kỹ thuật (xăng, dầu DO...) là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có
thể gây ra ảnh hưởng về người, kinh tế và môi trường; đồng thời gây cháy
rừng ở khu vực lân cận.
- Do nấu ăn gây ra hỏa hoạn, công nhân làm việc trong dự án bất cẩn vứt
tàn thuốc vào khu vực dễ cháy.
- Do người dân quanh vùng dự án đốt rừng làm rẫy, đốt dọn thực bì, tìm
phế thải, đốt đồng cỏ,...
c. Sự cố lũ quét:
Trong giai đoạn mùa mưa vùng dự án thường xuất hiện lũ nhỏ, mùa lũ
tập trung vào cuối mùa mưa hàng năm (thường là tháng 8 – 9)
Do địa hình vùng dự án thấp, số ngày mưa kéo dài, lượng nước tập
trung ở thượng nguồn về gây ra lũ quét.
Do hoạt động khai hoang đẩy mạnh quá trình xói mòn đất, lượng bùn
cát sẽ bồi lắng trong suối, thu hẹp dòng chảy gây ra lũ.
Trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, lớp phủ thực vật mất đi
càng làm gia tăng nguy cơ lũ quét.
3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chăm sóc, bảo vệ và
khai thác
3.1.2.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải
a. Các nguồn phát sinh khí thải, bụi

37
- Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông, các máy móc
phục vụ trồng, chăm sóc và vận chuyển phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...
Dựa vào nhu cầu hoá chất và phân bón sử dụng cho cây rừng được
tính toán tại Chương I. Ước tính trong thời gian chăm sóc vườn cây, dự án
cần vận chuyển 667 tấn vật tư phân bón, bình quân mỗi năm cần vận chuyển
khoảng 111 tấn. Như vậy mỗi năm cần khoảng 11 lượt xe để vận chuyển khối
lượng trên (xe 10 tấn), quãng đường vận chuyển ước tính khoảng 42 km.
Căn cứ hệ số phát thải theo bảng 3.2, ta tính được lượng khí thải do
các phương tiện vận tải thải ra môi trường theo bảng 3.10 như sau:
Bảng 3.10. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện vận tải
STT Các chỉ tiêu kg/năm
1 TSP 3.132
2 SO2 14.929
3 NOx 41.064
4 CO 20.880
6 VOC 9.048
- Ngoài ra khi phát hiện sâu bệnh cần phun xịt các loại thuốc BVTV,
làm phát tán một số loại khí độc vào môi trường.
- Mùi: mùi của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân vi sinh gây mùi
khó chịu. Chủ yếu ảnh hưởng đến người công nhân đang lao động trực tiếp.
Thành phần khí thải chủ yếu là carbon oxit, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit,
carbuahydro, aldehyd, bụi và chì (nếu các phương tiện này có sử dụng nguyên
liệu pha chì). Chất lượng giao thông được cải thiện đáng kể nên nguồn ô
nhiễm này phân bố rải rác và không đáng kể.
b. Nguồn phát sinh tiếng ồn:
Tiếng ồn từ máy cày chăm sóc, PCCCR, phương tiện giao thông, các
hoạt động khác của con người trong khu vực dự án.
c. Các nguồn phát sinh nước thải
- Nước thải sinh hoạt
Trong thời gian chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, do công nhân của dự án
được nhận khoán đất trồng rừng chủ yếu là người dân địa phương nên họ
không ở lại sinh hoạt trong khu vực dự án. Vì vậy, lượng nước thải sinh hoạt
trong giai đoạn này hầu như không có.
- Nước mưa chảy tràn: Tải lượng nước mưa chảy tràn trong giai đoạn
hoạt động được tính giống như giai đoạn khai hoang và trồng rừng, có tải
lượng nước mưa chảy tràn là 20.000.000 m³/năm. Tuy nhiên, khác với giai
đoạn khai hoang và trồng mới, nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này mang
theo các loại thuốc BVTV, phân bón xuống các khu vực suối.

38
- Nước thải từ vệ sinh cho máy móc, thiết bị mỗi ngày ước cần khoảng
3
5 m . Cũng giống như giai đoạn khai hoang, nước thải này chứa nhiều chất
gây ô nhiễm, do đó cần có biện pháp thu gom, xử lý.
c. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
- Chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: bao gồm các loại
bao bì chứa đựng thuốc BVTV, kháng sinh, trừ mối, diệt cỏ,…
Với lượng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng hàng
năm là 111 tấn. Ước tính lượng bao bì chiếm khoảng 1% trong đó thì lượng
rác thải này khoảng 1,1 tấn/năm.
- Rác thải sinh hoạt: Cũng như nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này
hầu như không có.
3.1.2.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải
a. Tác động đến chế độ vi khí hậu khu vực dự án
Trong giai đoạn này chế độ điều kiện vi khí hậu mang tính tích cực.
Cây rừng phát triển đồng nghĩa với việc tạo cho khu vực một thảm phủ thực
vật rừng trồng, làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí nơi đây. Những
năm đầu khi cây rừng còn nhỏ, các tán lá chưa che phủ mặt đất thì chế độ khí
hậu khu vực chưa thay đổi nhiều so với giai đoạn khai hoang. Chế độ khí hậu
khu vực được cải thiện mạnh nhất khi cây rừng vào thời kỳ chăm sóc từ 3
năm trở đi với rễ cây phát triển, những tán lá rộng làm khả năng hút nước từ
trong đất và làm bốc hơi nước qua các lá mô là rất lớn, ngoài ra khi mưa
xuống một phần nước bị giữ trên tán lá cây, từ đó góp phần làm tăng độ ẩm
không khí khu vực.
b. Tác động đến nguồn tài nguyên đất khu vực
- Các hoạt động trong quá trình chăm sóc và bảo vệ rừng trồng có
những tiềm năng nguy cơ dẫn đến xói mòn đất.
- Phun thuốc bảo vệ cây trồng để lại dư lượng thuốc trong đất sẽ làm
cho đất bị nhiễm độc.
- Quá trình bón phân trên các lô rừng có một số tác dụng tích cực như
làm cho đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Dự án trồng rừng sử dụng
lượng phân bón hoá học không nhiều nên ảnh hưởng ít đến đất
- Dự án có kế hoạch trồng xen các cây hàng năm vào các lô khi cây
rừng còn nhỏ. Các cây hàng năm chủ yếu là các cây họ đậu, bắp,…sẽ góp
phần làm tăng màu mỡ cho đất, giảm hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất khi có
mưa lớn.
c. Tác động đến nguồn tài nguyên nước khu vực
- Cây rừng phát triển, hình thành thảm thực vật rừng trồng tại khu vực
dự án sẽ góp phần điều tiết lại dòng chảy và làm giảm khả năng mất nước khu
vực.

39
- Lượng phân bón, thuốc BVTV pha loãng hoặc thấm vào nguồn nước,
làm ô nhiễm nguồn nước khu vực.
d. Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái khu vực
- Giai đoạn này cây rừng và các cây trồng xen phát triển sẽ phát sinh
một hệ sinh thái mới, hệ sinh thái nông lâm nghiệp. Hệ sinh thái chủ yếu là
các thảm thực vật rừng trồng, các sinh vật côn trùng sống trên thân cây, lá cây
và trong lòng đất.
- Quá trình phun xịt thuốc BVTV sẽ tiêu diệt một số các loài vi sinh
vật, sâu hại trong khu vực.
- Hoạt động chăm sóc của con người trong khu vực dự án sẽ làm cản
trở quá trình di cư, sinh sản của một số động vật sống ở các khu rừng xung
quanh dự án.
e. Tác động đến kinh tế xã hội khu vực
Sự hình thành và đưa dự án vào hoạt động có ý nghĩa xã hội rất lớn:
- Góp phần đẩy nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương
- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 650 lao động địa phương và
có thu nhập ổn định.
- Dự án còn góp phần tạo tiền đề không nhỏ trong việc thực hiện chủ
trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá tại địa phương.
- Sự hình thành và triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu giấy của
Công ty Cổ phần giấy Tân Mai sẽ góp phần trong việc sử dụng hiệu quả tài
nguyên đất đai của địa phương, đặc biệt là sử dụng đất trồng điều kém hiệu
quả vào trồng các loại cây nguyên liệu giấy làm tăng độ che phủ, chống xói
mòn, rửa trôi, bạc màu, thoái hoá đất, giữ độ ẩm cho đất, cải tạo môi trường
sinh thái. Mặt khác, các loại cây rừng của dự án (keo lai, keo tai tượng, keo lá
tràm) được đánh giá là những loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cung
cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy hiện đang thiếu hụt nguyên liệu sản
xuất, thời gian khai thác ngắn (06 năm có thể khai thác), ngoài ra có thể khai
thác gỗ phục vụ cho các ngành nghề chế biến gỗ gia dụng, làm củi, ... Do vậy,
việc chuyển mục đích sử dụng đất từ cây điều kém năng suất sang trồng rừng
nguyên liệu sẽ mang lại những lợi ích kinh tế xã hội rất lớn, theo đúng chủ
trương của Đảng và Nhà nước.
- Tuy nhiên các hoạt động của con người sẽ gây những tác động lên
nguồn tài nguyên rừng xung quanh như săn bắt thú rừng, lấy củi đun nấu,
cháy rừng. Ảnh hưởng đến việc quản lý an ninh trật tự ở địa phương.
3.1.2.3. Những rủi ro về sự cố môi trường
3.2.1. Sự cố tai nạn lao động
Tai nạn lao động có thể xảy ra nguyên nhân chủ yếu là do:

40
- Bất cẩn của công nhân trong khi xử dụng các dụng cụ và thiết bị để
trồng và chăm sóc cây;
- Tình trạng sức khoẻ của công nhân không tốt: trong lúc làm việc, làm
việc quá sức gây choáng…
- Do bị các loại côn trùng như rắn rết, bò cạp,...cắn trong lúc làm việc.
3.2.2. Sự cố cháy rừng
Trong khi chăm sóc rừng trồng, nếu không tuân thủ theo quy trình kỹ
thuật trong khâu vệ sinh vườn cây, tính tự giác và ý thức của công nhân
không cao thì đây là nguyên nhân chính gây nên sự cố cháy rừng.
- Cháy rừng gây ra những ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến môi trường tự
nhiên và xã hội.
- Cháy rừng là một trong những lý do khiến lượng cacbonic trong khí
quyển gia tăng. Trên thực tế cây xanh bị cháy cũng gây tác hại không kém
cho môi trường.
- Hệ sinh thái của rừng thay đổi, các sinh vật sống trong rừng sẽ bị tiêu
diệt và một số loài còn sống sót sẽ di chuyển đến nơi khác sinh sống. Tính đa
dạng sinh học của rừng sẽ dần dần biến mất.
- Gây ô nhiễm môi trường nước khi nước chữa cháy chảy tràn kéo theo
các chất bẩn có chứa dư lượng thuốc BVTV, phân bón, đất, tro vào nguồn
nước.
- Khả năng phục hồi rừng để trở lại trạng thái ban đầu là khó, phải mất
một thời gian dài.
- Gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho Công ty và người dân địa phương.
3.2.3. Sự cố lũ quét
Cũng như giai đoạn khai hoang và trồng rừng, mùa lũ tập trung vào
cuối mùa mưa hàng năm. Do địa hình vùng dự án thấp, số ngày mưa kéo dài,
lượng nước tập trung ở thượng nguồn về gây ra lũ quét.
Do hoạt động thâm canh chăm sóc rừng không hợp lý sẽ thúc đẩy quá
trình xói mòn đất, lượng bùn cát sẽ bồi lắng trong suối, thu hẹp dòng chảy gây
ra lũ.
3.2. ĐỐI TƯỢNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG
3.2.1. Giai đoạn khai hoang và trồng rừng
TT Đối tượng Quy mô tác động
I Môi trường tự nhiên
Chủ yếu ở khu vực phát quang, khai hoang, dọc tuyến
1 Môi trường không khí
đường giao thông vận chuyển nguyên vật liệu...
Khu sinh hoạt của công nhân
2 Môi trường nước Chủ yếu là nguồn nước mặt ở các suối quanh khu vực
Nguồn nước ngầm trên khu vực dự án và lân cận
Khu vực phát quang, khai hoang trồng rừng, khu vực
3 Môi trường đất
bãi đổ đất
4 Thảm thực vật Khu vực phát quang, khai hoang trồng rừng. Tổng

41
diện tích 2.000 ha
Số lượng động vật sống trong khu vực khai hoang
5 Hệ động vật
trồng rừng và vùng lân cận
II Kinh tế - xã hội
Thị trường, dân số, việc Khu vực dự án và các vùng khác trên địa bàn 2 xã Ia
1
làm R’vê và Ia Lôp
Sức khoẻ công nhân
670 cán bộ, công nhân khai hoang trồng rừng và
2 trồng rừng, người dân
người dân địa phương xã Ia R’vê và Ia Lôp
xung quanh vùng dự án
Cơ sở hạ tầng 2 xã Ia R’vê và Ia Lôp, đặc biệt là hệ
3 Cơ sở hạ tầng
thống giao thông
An ninh trật tự và an
Khu vực dự án và các vùng khác trên địa bàn 2 xã Ia
4 toàn xã hội của địa
Rvê và Ia Lôp
phương

3.2.2. Giai đoạn chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng
TT Đối tượng Quy mô tác động
I Môi trường tự nhiên
Chất lượng môi trường không khí, vi khí hậu ở khu vực
1 Môi trường không khí
nội vùng dự án và vùng lân cận
Chủ yếu là nguồn nước mặt sông Ea H’leo, Ia Lốp và
2 Môi trường nước các nhánh phụ tiếp nhận đất, cát, phù sa, phân bón và
thuốc BVTV...
3 Môi trường đất Chủ yếu ở khu vực nội vùng dự án
4 Thảm thực vật Thực vật cạn trong khu vực dự án
Số lượng thuỷ sinh vật, động vật sống trong khu vực dự
5 Hệ sinh vật, động vật
án
II Kinh tế - xã hội
Sức khoẻ công nhân,
670 cán bộ, công nhân chăm sóc, khai thác, người dân
1 người dân xung quanh
địa phương 2 xã Ia Rvê và Ia Lôp
vùng dự án
An ninh trật tự và an toàn Khu vực dự án và các vùng khác trên địa bàn 2 xã Ia
2
xã hội của địa phương Rvê và Ia Lôp
Lao động, việc làm và thu Khu vực dự án và các vùng khác trên địa bàn 2 xã Ia
3
nhập Rvê và Ia Lôp

3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.3.1. Phân tích đánh giá tác động giai đoạn khai hoang, trồng rừng

3.3.1.1. Tác động đến môi trường không khí


a. Tác động do bụi
- Ô nhiễm do bụi đất đá (chủ yếu do khâu phát quang, san ủi, cày đất,
đào hố trồng rừng) đặc biệt vào mùa khô. Ô nhiễm bụi sẽ ảnh hưởng của dự
án chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp làm việc.
Theo tính toán tải lượng và nồng độ các chất thải khí ở trên thì nguồn
phát sinh chất thải khí lớn nhất là từ phương tiện máy móc thi công khi tiến

42
hành san gạt, đào đắp đất, có bán kính ảnh hưởng 500m tính từ tâm nguồn
thải.
Khi phát tán vào môi trường không khí sẽ làm gia tăng hàm lượng các
chất gây ô nhiễm không khí (Bụi, SO2, NOx, CO…). Tuy nhiên mức độ ảnh
hưởng sẽ lớn đối với nội vùng khu vực khai hoang, còn đối với khu vực dân
cư, do hầu như ở cách xa khu vực dự án hơn 1 km, các hoạt động chỉ diễn ra
trong thời gian khai hoang và trồng rừng 3 tháng nên tác động có thể xem là
không đáng kể.
b. Tác động do khí thải
Các hoạt động này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các
chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là: CO x, NOx, SOx,
cacbuahydro, aldehyd, bụi. Trong 1 ngày lượng xe máy cày hoạt động trên lô,
các xe vận chuyển nguyên vật liệu hàng chục chuyến.
Hướng phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện
khí tượng của khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến
phát tán ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Theo kết quả thống kê giá trị có
tần suất xuất hiện nhiều nhất của từng tháng trong khoảng 10 năm trở lại đây
cho thấy vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây Nam, vào mùa khô hướng
gió chuyển qua Đông Bắc với tốc độ gió trung bình các tháng trong năm là 5-
6 m/s. Như vậy vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải
cũng sẽ thay đổi theo hướng gió như trên. Tuy nhiên do bán kính phát tán của
chất ô nhiễm trong vòng 500m kể từ nguồn phát sinh. Nhưng hầu hết khu vực
dự án nằm phân tán và cách xa khu dân cư, do đó tác động của khí thải đến
sức khoẻ cộng đồng là không đáng kể.
c. Tác động do tiếng ồn
Theo kết quả tính toán mức áp suất âm thanh, cho thấy bán kính ảnh
hưởng lớn nhất của tiếng ồn do hoạt động máy móc, thiết bị, phương tiện giao
thông là 450m. Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh do tập trung công nhân xây
dựng cũng có mức áp suất âm thanh trên 70dB. Tất cả các hoạt động trên góp
phần gây ô nhiễm môi trường âm thanh khu vực dự án, tuy nhiên mức độ ảnh
hưởng là không cao, được đánh giá ở mức độ đối với các đối tượng chịu tác
động như sau:
+ Nặng: công nhân trực tiếp trồng rừng và các đối tượng khác ở cự ly
gần (vùng bán kính < 50m).
+ Trung bình: tất cả các đối tượng chịu tác động trong khoảng bán kính
từ 50 – 400m.
+ Nhẹ: người đi đường và vật nuôi.
3.3.1.2. Tác động đến môi trường nước
a. Tác động do chất thải lỏng
* Do nước thải công nhân

43
Nước thải sinh hoạt của công nhân công trường chứa các chất lơ lửng,
chất hữu cơ, các chất cặn bã và vi sinh...Nếu ước tính mỗi ngày có 20 công
nhân khai hoang trên công trường, lượng nước mỗi công nhân sử dụng là 100
l/người/ngày (chỉ sử dụng để vệ sinh), thì lượng nước thải sinh hoạt trong quá
trình thi công khoảng 1,6 m3/ngày (80% lượng nước cấp). Hầu hết công nhân
trồng rừng là người dân địa phương không ở lại trong vùng dự án.
Nước thải sinh hoạt có chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất rắn lơ
lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N, P)
và vi sinh khi thải ra nguồn nước sông Ea H’leo và Ia Lốp sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước nếu không được xử lý.
* Do nước thải nhiên liệu
Nước thải từ các hoạt động thay dầu mỡ bảo dưỡng phương tiện máy
móc, rửa xe,… chứa nhiều các chất lơ lửng, dầu mỡ và không loại trừ có một
số các kim loại nặng làm nhiễm bẩn nguồn nước sông Ea H’leo và Ia Lốp khi
tiếp nhận nếu không có biện pháp thu gom xử lý.
* Do nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng khai hoang, trồng rừng cuốn
theo các vật chất, các đất đá bở rời, các muối khoáng trên bề mặt làm tăng
hàm lượng các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, tăng độ đục… của môi trường
nước.
b. Tác động do chất thải rắn
Quá trình khai hoang cày xới đất làm cho đất tơi, cấu trúc rời, dễ bị rửa
trôi, xói mòn làm tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng, tăng độ đục trong
nước, tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước. Nếu không thực hiện
tốt các biện pháp giảm thiểu và có sự giám sát chặt chẽ thì gây nguy cơ nhiễm
bẩn môi trường.
3.3.1.3. Tác động đến môi trường đất
Nhìn chung, mức độ tác động của quá trình khai hoang và trồng rừng
của dự án đến môi trường đất là không đáng kể.
a. Tác động do chất thải rắn
Việc tập trung công nhân khai hoang làm tăng lượng chất thải sinh hoạt
tại khu vực công trường, gây ô nhiễm môi trường đất.
Hệ số phát thải rác thải sinh hoạt ước tính là 0,3 kg/người/ngày, nên
khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình khai hoang sẽ khoảng 6
kg/ngày. Rác thải sẽ được thu gom, đem chôn lấp tại bãi rác của xã Ia R’vê và
Ia Lốp nằm ngời dự án.
Cây, cành cây, rễ cây nhỏ phát sinh trong quá trình thu dọn và rà rễ mặt
bằng khai hoang được thu gom đốt, hoặc cho các hộ dân lấy làm củi.

44
Chất thải rắn phát sinh từ túi bầu PE sử dụng để làm bầu ươm cây giống
cây rừng, sau khi trồng sẽ thải ra khoảng 4.884.000 bao. Khối lượng này sẽ
được thu gom chở đi bán cho các cơ sở thu gom phế liệu tái chế.
b. Các tác động khác
Việc khai hoang và trồng rừng làm cho đất đá bị phá huỷ cấu trúc, mất
khả năng liên kết sẽ gây ra một số tác động đáng kể đối với môi trường đất:
- Hàng năm sản lượng cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng chất dinh
dưỡng lớn hơn rất nhiều so với lượng chất dinh dưỡng được bù lại thông qua
bón phân, tuần hoàn hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, lượng
dinh dưỡng trong đất còn mất đi do xói mòn đất. Trong nhiều trường hợp
lượng chất dinh dưỡng mất đi do xói mòn còn lớn gấp nhiều lần so với lượng
dinh dưỡng do cây lấy đi.
- Thảm thực vật bị phá huỷ, nếu sau khi khai hoang, cày đất không có
các biện pháp gieo trồng thích hợp sẽ gây nên xói mòn, thoái hoá đất. Làm
cho đất mất lớp đất dinh dưỡng trên bề mặt, bị phong hoá không thể sử dụng
để sản xuất nông nghiệp. Việc lựa chọn hình thức canh tác không phù hợp
cũng sẽ gây nên hiện tượng trên.
- Đất rừng sau khi khai hoang, nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các biện
pháp canh tác chống xói mòn thì chỉ sau 3 - 5 năm đã trở thành đất xấu, thể
hiện ở năng suất cây trồng giảm dần rồi tiến tới bỏ hoang. Phân tích các chỉ tiêu
biểu thị chất lượng đất như độ chua, các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K),
trung lượng như Ca, Mg, S, và các chất vi lượng đều giảm so với đất rừng sau
khi khai phá đến khoảng 15 - 25%.
- Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm
thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi
xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho
thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại là 25% tổng lượng mưa. Rừng còn
làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt.
Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100-90% trọng
lượng của nó, chính vì vậy làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Nếu tổng
diện tích rừng bị mất đi, nếu quá trình khai hoang không có biện pháp hạn chế
và trong quá trình trồng và chăm sóc rừng, không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ
làm cho đất bị xói mòn.
- Trong vùng dự án có mực nước thuỷ cấp trên 200 cm, mực nước
ngầm sẽ có nguy cơ bị hạ thấp khi việc khai hoang xảy ra. Không có rừng che
phủ thì lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ ẩm của đất giảm, các
vi sinh vật trong đất cũng mất theo.
- Mất rừng kèm theo đất bị thoái hoá, bạc màu, ôxy hoá, xói mòn trơ
sỏi đá. Mất rừng làm mất đi một loạt các chức năng phục vụ sinh thái của
rừng như điều hoà và bảo vệ nguồn nước, làm sạch không khí và điều hoà khí
hậu. Vào mùa khô gió khô nóng hoành hành, bão bụi cuốn đi nhiều đất màu
mỡ, nguồn nước cạn kiệt nên đất đai cằn cỗi, chai cứng. Trong khi đó về mùa
mưa đất xói mòn sạt lở, lũ quét cuốn trôi mùa màng và tài sản.

45
- Sự hoạt động của các phương tiện, máy móc thiết bị thi công có thể
làm thay đổi tính chất cơ lý (độ chặt, cấu trúc hạt…) hoặc làm ô nhiễm môi
trường đất (ô nhiễm dầu, kim loại nặng...) do sự rò rỉ dầu mỡ trong quá trình
bảo dưỡng.
3.3.1.4. Tác động đến môi trường sinh thái
* Tác động đến hệ thực vật cạn khu vực trồng rừng
Hệ sinh thái thực vật nằm trong khu vực dự án sẽ mất đi đáng kể do
quá trình dọn dẹp mặt bằng phục vụ cho dự án và chỉ có khả năng phục hồi
khi rừng trồng đã được giao tán.
* Tác động đến nơi cư trú của hệ động vật cạn
- Đối với khu hệ chim
Trong quá trình khai hoang và trồng rừng thì tiếng ồn của các máy móc
thiết bị và tiếng cây đổ là yếu tố chính báo hiệu cho các loài chim như chim
sẻ, chào mào, cu gáy, chim sâu... di chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, sự tập trung
đông công nhân tại khu vực công trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các
loài chim ở đây.
Khâu khai hoang, san gạt hoạt động trong thời gian khá dài. Do vậy,
phần lớn loài chim sẽ di chuyển sang sống và cư trú ở các vùng lân cận.
- Đối với khu hệ thú
Do trạng thái khu vực thực hiện dự án chủ yếu là điều và rừng khộp
nghèo, nên số lượng thú cư trú không nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình khai
hoang, ủi, san gạt và trồng rừng. Tiếng ồn và độ rung sẽ xua đuổi các loài thú
như sóc, chuột, cầy... di cư đến nơi khác, đặc biệt đe doạ sự sống của những
loài thú làm hang dưới đất.
- Đối với bò sát và lưỡng cư
Đối với các loài bò sát sinh sống tập trung ở những cánh rừng, hoặc dải
cây ven bờ, bụi rậm gần suối, ở những chân đất thấp như tắc kè, rắn nước, rắn
lục, nhông, ... Chúng có phạm vi hoạt động hẹp, ít có khả năng di chuyển xa
nên một số sẽ bị chết khi khai hoang giải phóng mặt bằng để trồng rừng. Số
còn lại sống sót sẽ di cư đến những cánh rừng giáp suối lân cận nhưng chúng
phải đối diện với quá trình đấu tranh sinh tồn khốc liệt, giành thức ăn và nơi
cư trú do mật độ tập trung cao. Quá trình cạnh tranh này không chỉ diễn ra ở
các loài bò sát mà còn diển ra ở những loài thú ăn thịt, vì nhiều loài thú sẽ tập
trung vào đây để kiếm ăn.
* Tác động đến hệ thủy sinh
Đất đá rơi, xói lở làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước nên
một số loài động thực vật sống trong khu vực sẽ bị giảm hoặc không còn.
Việc canh tác đào hố, bón phân nếu gặp phải mưa chảy tràn thì lượng
phân bón một phần theo nước mưa sẽ đổ về các nhánh sông Ea H’leo và Ia
Lốp làm ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh ở các sông này. Tuy nhiên, các khu vực

46
sản xuất của dự án không tập trung và tương đối xa các sông này, lượng phân
bón không nhiều, do đó mức độ ảnh hưởng thấp.
Ngoài ra, lượng ô nhiễm có trong nước thải của cán bộ, công nhân tuy
không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước suối nhưng vẫn có những ảnh
hưởng nhất định đối với đời sống các động vật thuỷ sinh. Cụ thể, trong nước
thải chứa nhiều các thành phần hữu cơ, là nguồn thức ăn quan trọng đối với
các sinh vật thuỷ sinh.
3.3.1.5. Tác động đến môi trường vi khí hậu
Rừng có tác dụng tích cực trong điều hòa khí hậu do hiện tượng thoát
hơi nước từ cây rừng, tạo mây mưa. Theo thống kê của các nhà khoa học, từ 1
ha rừng trên đất khô lượng nước thoát ra khoảng 2.100m3/năm, tương ứng với
lượng mưa 210mm; còn nếu trên đất ẩm sẽ thoát ra gần 4.000m3 nước/năm,
tương ứng với lượng mưa 400mm. Rừng còn là một hoàn cảnh khí hậu có tác
dụng tốt đến sức khỏe con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm
không khí. Rừng ở khu vực dự án được chuyển đổi sang trồng điều tư năm
2002. Như vậy, nếu diện tích rừng mất 2.000 ha tại khu vực thì lượng nước
thoát ra là 4.200.000 m3 nước/năm (ước tính cho vùng đất khô). Và điều này
sẽ ảnh hưởng đến vi khí hậu trong khu vực, làm nhiệt độ khu vực sẽ gia tăng,
đặc biệt vào mùa khô.
3.3.1.6. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
a. Kinh tế, dân số, nghề nghiệp
* Tác động tiêu cực
- Biến động giá cả một số mặt hàng thiết yếu có thể diễn ra do tập trung
đông công nhân, địa phương không cung cấp đủ nhu cầu.
- Bên cạnh đó việc tập trung đông công nhân trên khu vực dự án, dân di
cư tự do có thể dẫn tới sự sang nhượng đất đai trái phép; xảy ra sự xung đột,
tranh chấp giữa người dân địa phương và công nhân khai hoang và trồng
rừng; làm phát sinh các tệ nạn xã hội... gây khó khăn trong việc kiểm soát an
ninh trật tự, quản lý xã hội.
- Cán bộ, công nhân trồng rừng và dân di cư do đến khu vực công
trường gây biến động dân cư trong vùng dự án, làm tăng tạm thời mật độ dân
cư, số lượng người lưu trú tại địa phương gây khó khăn cho công tác quản lý
nhân khẩu, an ninh xã hội… của chính quyền địa phương.
* Tác động tích cực
Việc tập trung công nhân trên công trường làm tăng nhu cầu về lương
thực và thực phẩm, vui chơi giải trí tại địa phương đã góp phần thúc đẩy hoạt
động thương mại, dịch vụ phát triển. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ sẽ được
hình thành đáp ứng những nhu cầu về cuộc sống và sinh hoạt của đội ngũ cán
bộ, công nhân trồng rừng, điều này góp phần giải quyết vấn đề việc làm và
tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Tạo cơ hội về việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu lao
động tại địa phương: Lực lượng lao động được tuyển chọn làm việc cho dự
47
án, qua lao động tiếp xúc, học hỏi tiếp thu những kiến thức khoa học mới. Từ
đó nâng cao trình độ hiểu biết và chính họ sẽ là những nhân tố có tác động
tích cực và hiệu quả nhất tới nhận thức, cũng như đời sống văn hoá, tinh thần
cho người dân địa phương.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong khu vực.
b. Sức khoẻ công nhân, người dân xung quanh vùng dự án
Bụi, khí thải tác động lên đường hô hấp ảnh hưởng tới sức khoẻ của
công nhân khai hoang và trồng rừng trong khu vực dự án và người dân sống
khu vực.
Hướng phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào chế độ gió
của khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát tán ô
nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Theo kết quả thống kê giá trị có tần suất
xuất hiện nhiều nhất của từng tháng trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy
vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây Nam, vào mùa khô hướng gió chuyển
qua Đông Bắc với tốc độ gió là trung bình các tháng trong năm là 5-6 m/s.
Như vậy vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng sẽ
thay đổi theo hướng gió như trên. Tuy nhiên do bán kính phát tán của chất ô
nhiễm trong vòng 500m kể từ nguồn phát sinh. Nhưng khu vực dự án phân
tán và cách xa khu dân cư, hầu hết các khu vực trồng rừng cách xa các khu
dân cư khoảng trên 1 km, do đó tác động của khí thải đến sức khoẻ cộng đồng
là không đáng kể.
c. Tác động đến cơ sở hạ tầng
* Tác động tiêu cực
Việc bắt đầu khai hoang trồng rừng sẽ huy động các phương tiện giao
thông, chuyên chở nguyên vật liệu đất, điều động thêm máy móc thiết bị từ
nơi khác về công trường và nội bộ khu vực dự án làm tăng mật độ xe và có
thể gây lún sụt nền đường các tuyến đường liên xã, liên thôn và nội bộ khu
vực dự án, nếu không có sự kết hợp hài hòa, sắp xếp cũng như quản lý khoa
học thì các công đoạn sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều cũng gây ảnh
hưởng đến môi trường, gây tai nạn giao thông.
* Tác động tích cực
Là vùng biên giới nên khi dự án được triển khai xây dựng, điều đầu tiên
chính quyền và người dân địa phương được hưởng lợi chính là hệ thống hạ
tầng cơ sở. Để tiến hành khai hoang và trồng rừng, chủ đầu tư phải tiến hành
nâng cấp hoặc làm mới hệ thống đường sá và thiết lập đường dây thông tin
liên lạc để vận chuyển và tập kết vật tư, trang thiết bị. Hệ thống đường sá
được nâng cấp tạo điều kiện cho người dân địa phương đi lại thuận lợi nhất là
trong giai đoạn mùa mưa.
3.3.1.7. Tai nạn lao động
Cũng như bất cứ công trường nào, công tác an toàn lao động là vấn đề
đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu, chủ đầu tư cho đến người lao động trực
48
tiếp thi công trên công trường. Các khả năng dẫn đến tai nạn lao động phần
nhiều đã được trình bày trong các phần trên:
+ Các ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào
thời gian và mức độ tác động có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao
động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp
thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);
+ Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có
thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;
+ Cần thực hiện tốt mọi quy định về an toàn lao động khi làm việc với
các loại thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu chất đống cao có thể rơi vỡ,...
+ Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra
tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến trượt té cho người lao
động và các đống vật liệu, cây giống, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất
mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi
công.
3.3.1.8. Nguy cơ cháy nổ
Quá trình thi công sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể gây nguy cơ
cháy nổ:
+ Các nguồn nhiên liệu (dầu FO, DO) thường có chứa trong phạm vi
công trường là một nguồn gây cháy nổ quan trọng. Đặc biệt là khi các kho
(bãi) chứa này nằm gần các nơi có nguồn dễ gây cháy như lá cây, bụi cây
khô;
+ Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.
+ Trong khu vực khai hoang, có rất nhiều các loại cây, bụi khô đã phát
quang, quá trình cháy nổ trong khu vực dự án sẽ làm gia tăng nguy cơ cháy
lan ra các khu rừng lận cận nếu không có các biện pháp bảo vệ, phòng chống.
3.3.1.9. Tác động của lũ quét
Trong thời gian khai hoang và trồng rừng thì sự cố lũ quét gây ra những
ảnh hưởng to lớn.
- Gây ô nhiễm môi trường nước khi nước chảy tràn kéo theo các chất
như cát đá, đất, xác bã thực vật vào nguồn nước.
- Gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống hoạt động của các công
nhân.
- Gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho Công ty.
Bảng 3.12. Đánh giá tổng hợp các tác động đến môi trường trong giai
đoạn khai hoang, trồng rừng

Hoạt động Tác động

49
T Không TN sinh Sức
Nước Đất
T khí học khoẻ
Công tác khai hoang, ủi và cày
1 +++ ++ +++ +++ ++
đất, đào hố trồng rừng
2 San lấp mặt bằng. +++ + + +++ +++
Vận chuyển nguyên vật liệu,
3 thiết bị phục vụ dự án (đất, gỗ, +++ + + ++ +++
nhiên liệu).
Hoạt động dự trữ, bảo quản
4 ++ + ++ + ++
nhiên liệu phục vụ công trình
5 Sinh hoạt của công nhân. + ++ + + +
Ghi chú:
− + Ít tác động
− ++ Tác động trung bình
− +++ Tác động mạnh

3.3.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường giai đoạn chăm sóc,
quản lý và khai thác.

3.3.2.1. Tác động đến môi không khí


Trước tiên, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí có thể góp
phần làm gia tăng ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí của
khu vực dự án.
a. Tác động do khí thải
Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là phương tiện
giao thông sử dụng dầu DO.
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do các sản
phẩm cháy của các loại nhiên liệu dầu đốt nói trên. Trong các loại dầu này,
ngoài thành phần chính là các hydrocarbon (CxHy), còn có các hợp chất của
oxy, lưu huỳnh, hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí CxHy, NOx,
SOx, aldehyde, trong đó các tác nhân cần kiểm soát là SO2 và NO2 (các chất
chỉ thị ô nhiễm đốt dầu). Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tác động lên đời sống động -
thực vật. Còn mức độ tác động của chúng đến môi trường thì lại phụ thuộc
vào các điều kiện vi khí hậu tại khu vực đang xét (tốc độ gió, nhiệt độ, chế độ
mưa,...). Các chất ô nhiễm không khí trên góp phần ảnh hưởng tới khí hậu của
khu vực.
Như đã đề cập, do dự án đã đi vào hoạt động ổn định, các phương tiện
vận chuyển ít được sử dụng hơn, sử dụng loại phương tiện ít gây ô nhiễm
hơn, cùng chất lượng đường giao thông được cải thiện đáng kể nên các tác
động và ảnh hưởng của chất ô nhiễm trong khí thải giao thông của giai đoạn
này là không đáng kể.
b. Tác động do thuốc BVTV
50
- Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí nguy hại lớn nhất là các
loại thuốc BVTV, nguyên liệu dễ bay hơi…
Việc phun xịt thuốc BVTV chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết.
Tuy nhiên, khi phun xịt thuốc BVTV sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí,
nhất là vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông Bắc với tốc độ gió cao. Khi
có gió, vùng chịu ảnh hưởng cũng sẽ thay đổi theo hướng gió phát tán các
chất ô nhiễm là thuốc BVTV vào khí quyển. Khi phát tán đi xa sẽ ảnh hưởng
người đi đường, nếu người công nhân phun thuốc BVTV không đảm bảo
đúng quy cách có thể bị ngộ độc. Vì vậy việc chọn thời điểm phun thuốc
BVTV cũng như áp dụng các biện pháp phòng độc khi phun thuốc là điều cực
kỳ quan trọng.
3.3.2.2. Tác động đến môi trường nước
a. Tác động do chất thải lỏng
* Do nước thải sinh hoạt
Như đã đề cập ở trên, trong thời gian chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, do
công nhân của dự án được nhận khoán đất trồng rừng chủ yếu là người dân
địa phương nên họ không ở lại sinh hoạt trong khu vực dự án. Vì vậy, lượng
nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này hầu như không có.
* Tác động do nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua vùng dự án cuốn theo các vật chất, phân bón
dư thừa, thuốc BVTV... làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước.
- Phân bón: Sự dư thừa đạm do sử dụng để bón cho cây rừng trong thời
kỳ chăm sóc năm 1 và năm 2 gây ô nhiễm các nguồn nước (hiện tượng phú
dưỡng các ao hồ) và tích tụ nitrat. Một số giếng nước ngầm chứa nhiều đạm
ammôn.
- Thuốc bảo vệ thực vật:
Sử dụng thuốc BVTV có liên quan trực tiếp tới môi trường nước. Nước
có thể bị ô nhiễm thuốc BVTV trong các trường hợp sau:
+ Đổ các thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng.
+ Đổ nước rửa dụng cụ chứa thuốc BVTV xuống hồ ao.
+ Cây trồng ngay cạnh mép hồ, sông, suối được phun thuốc BVTV.
+ Sự chảy rò rỉ, hoặc quá trình xói mòn rửa trôi đất đã bị ô nhiễm thuốc
BVTV.
+ Thuốc BVTV lẫn trong nước mưa khi trong không khí bị ô nhiễm
thuốc BVTV sau khi phun.
Thuốc BVTV thấm qua đất xuống hệ thống nước ngầm làm nhiễm độc
trầm trọng hệ thống nước ngầm quan trọng. Hầu hết các thuốc BVTV hoặc
thấm xuống hoặc bị hấp thụ bởi cây và vi sinh vật. Mưa có thể mang một ít
thuốc BVTV còn tồn lại trong đất xuống hệ thống nước ngầm và các dòng
51
chảy. Do tác động của nước, dư lượng thuốc BVTV có thể bị cuốn trôi từ các
khu vực có phun thuốc đến ao, hồ, sông suối. Thuốc BVTV trên mặt đất có
thể bị lắng xuống mạch nước ngầm khi: mạch nước ngầm ở gần mặt đất; trên
mạch nước ngầm là lớp đất cát ít hấp thụ thuốc; thuốc được dùng với lượng
cao, lặp đi lặp lại nhiều lần; hoặc có mưa lớn sau khi phun thuốc. Từ mạch
nước ngầm, dư lượng của thuốc sẽ chảy vào sông hồ..
Các chất độc hại trong nước thải do thuốc trừ sâu có thể gây ảnh hưởng
trực tiếp đến hệ động vật dưới nước và hệ sinh thái thủy vực nếu nước mưa
kéo theo các loại chất thải có chứa thuốc BVTV vào nguồn. Chúng không
những làm chết các loại thủy sản mà còn làm mất khả năng tự làm sạch của
nguồn nước. Con người đánh bắt và ăn các loại thủy sản này cũng có thể bị
nhiễm độc. Các thuốc trừ sâu chẳng những có thể trực tiếp gây độc cho tôm
cá … mà còn gây hại gián tiếp cho cá thông qua việc tiêu diệt hàng loạt các
sinh vật là nguồn thức ăn của chúng.
b. Tác động do nước ngầm
Nước ngầm có tầm rất quan trọng vì nước ngầm liên hệ với các dòng
suối trong khu vực dự án, chúng thẩm thấu qua các tầng đất và chảy ra ở các
mặt nước, các khe suối và hòa vào các dòng suối. Do đó, nếu nguồn nước
ngầm bị ô nhiễm sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rất nguy hiểm cho đời sống của các
loài động thực vật, và ngay cả con người.
Hoạt động của dự án trong giai đoạn này sẽ làm tăng độ che phủ của
thảm thực vật bên trên của lớp thổ nhưỡng trong khu vực, điều đó sẽ làm tăng
khả năng giữ nước, giữ ẩm của đất, và hơn nữa là chúng ảnh hưởng tích cực
đến mực nước ngầm trong khu vực dự án và vùng lân cận.
Các nguồn ảnh hưởng đến nước ngầm như: Chất thải nguy hại (phân
bón, thuốc BVTV,…), nước thải sinh hoạt,… trong quá trình lâu dài có nguy
cơ thấm xuống mực nước ngầm, đặc biệt là phân bón, thuốc BVTV chúng tồn
tại một khoảng thời gian dài trong đất. Chúng gây nhiễm độc cho nguồn nước
ngầm khu vực dự án và các vùng lân cận dự án.
c. Tác động do chất thải rắn
Chất thải rắn như kim loại, nylon,... khi thải vào môi trường không
phân huỷ sẽ tạo ra các hợp chất vơ cơ, hữu cơ độc hại làm ô nhiễm nguồn
nước, gây tác hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước.
Các loại vỏ chai thuốc BVTV, chai đựng thuốc trừ sâu, kháng sinh, trừ
mối, bao chứa phân bón không được thu gom, xử lý,... khi bị cuốn trôi vào
nguồn nước sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, có thể giết chết các sinh vật trong
đất và trong nước.
Quá trình phân huỷ rác thải sinh hoạt phát sinh ra các khí gây nên mùi
hôi thối (H2S), mercaptan.
Hoá chất sử dụng vào giai đoạn này không đáng kể.

52
3.3.2.3. Tác động đến môi trường đất
a. Tác động do rác thải
- Các loại vỏ chai thuốc BVTV, bao chứa phân bón khi sử dụng thải ra
nếu không được thu gom sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
- Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh từ các hoạt động của công
nhân ở lại các lán trại để chăm sóc, bảo vệ rừng. Ước tính mỗi người thải ra
0,3kg/ngày thì lượng rác thải trung bình của dự án vào khoảng 195 kg/ngày.
Rác thải loại này bao gồm các mảnh nylon, giấy vụn, thức ăn dư thừa, ... và
ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể nếu được quan tâm và xử lý
đúng mức.
- Chất thải rắn như nhựa, kim loại, nylon, ... khi thải vào môi trường
không phân huỷ sẽ tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại, ... làm ô nhiễm
nguồn nước, gây tác hại cho hệ vi sinh vật đất.
b. Tác động do thuốc BVTV
Đất là thùng chứa hóa chất BVTV trong môi trường. Đất nhận hóa chất
BVTV từ các nguồn khác nhau. Dư lượng thuốc trừ sâu trong đất đã để lại các
tác hại đáng kể cho môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu thì phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50%
số thuốc phun ra bị rơi xuống đất. Đó là chưa kể phương pháp bón thuốc trực
tiếp vào đất. Ở dưới đất một phần thuốc được cây hấp thụ, phần còn lại được
keo đất giữ lại. Thuốc tồn trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động
sinh học của đất và qua tác động của các yếu tố hóa, lý. Tuy nhiên tốc độ
phân giải của thuốc chậm nếu thuốc tồn tại ở đất với lượng lớn, nhất là ở đất
có hoạt động sinh học yếu (đất cát) và do đó thuốc có thể bị rửa trôi gây
nhiễm bẩn các nguồn nước. Sự thâm nhập của chúng vào trong đất sẽ làm đất
bị nhiễm độc với chu kỳ phân hủy kéo dài hàng chục năm.
Khi sử dụng thuốc BVTV vào đất, bên cạnh việc trừ những loài có hại
cho cây, hoá chất BVTV còn tác động đến những loài có lợi cho cây. Nhiều
loài côn trùng thuộc bộ Bọ đuôi bật (Collembola) một số loài bét (Acarina),
rết râu chẻ (Pauropoda) trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò quan
trọng trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất
hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng,
những tàn dư thực vật không phân giải được, tạo thành lớp lá, cành trên mặt
đất; lớp đất mặt sẽ bí, chặt; vi sinh vật đất sẽ không thể phát triển được. Giun
đất (Lumbricus terrestris) sống trong đất với số lượng rất lớn. Ngoài tác dụng
làm đất được tơi xốp, thoáng, giun đất còn cùng với các loại động vật khác
tạo nên một sinh khối rất lớn trong đất, góp phần đáng kể trong việc duy trì độ
màu mỡ của đất trồng trọt.
3.3.2.4. Tác động đến tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái
Nói chung các loại động vật nuôi còn nhạy cảm với các chất ô nhiễm
không khí, nước hơn cả đối với con người. Tác hại này thể hiện rõ rệt nhất là

53
trên các loài sâu bệnh, bò sát và chim cũng như hệ sinh thái thủy vực như
tôm, cá, cua và đặc biệt là các loài động vật sống trong rừng.
Thuốc BVTV khi sử dụng được phun vào cây trồng mục đích là tiêu
diệt những vi sinh vật có hại cho cây trồng, nhưng như chúng ta đã biết số
lượng thuốc tiêu diệt sinh vật gây hại chỉ chiếm 50% lượng thuốc sử dụng,
còn lại 50% là rơi vãi trên mặt đất, sau đó thuốc sẽ hoà tan vào đất, vào nguồn
nước mặt. Lượng 50% thuốc BVTV này rất khó kiểm soát do đó gây ra ảnh
hưởng cho môi trường đặc biệt là ảnh hưởng đến những sinh vật sống trong
môi trường đó, tác động hàng loạt côn trùng có ích (bắt mồi, ký sinh, thụ phấn
cho cây…). Hậu quả của thuốc BVTV đã gây ra những xáo động trong hệ
sinh thái. Tùy từng trường hợp, các loại thuốc BVTV có thể tác động ở những
mức độ khác nhau, đến các loài thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau và gây ra
những biến đổi ở những mức độ khác nhau. Sau đây là những ảnh hưởng
thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp.
Khi sử dụng thuốc BVTV không ít trường hợp người ta quan sát thấy ở
những vùng dùng thuốc BVTV chẳng những suy giảm về số lượng cá thể
trong các loài sinh vật, mà còn có sự suy giảm về số lượng loài ở nơi đó.
Thuốc BVTV càng được sử dụng nhiều lần trong một vụ, thời gian dùng
thuốc càng kéo dài, quy mô dùng thuốc càng rộng, nguy cơ tạo ra một vùng
“sa mạc sinh học” càng lớn. Có nhiều công trình khoa học trong và ngoài
nước đã cho thấy, các thuốc trừ sâu, trừ bệnh và trừ cỏ khi được sử dụng lâu
dài đều có thể làm cho thành phần loài ở một địa phương suy giảm, rõ nhất là
thiên địch.
3.3.2.5. Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Người ta có thể bị ngộ độc bởi nhiều loại thuốc trừ sâu theo nhiều cách
khác nhau: qua miệng, qua da và qua đường hô hấp. Lượng thuốc xâm nhập
vào cơ thể càng lớn, độc tính càng cao, càng có nhiều nguy cơ gây tử vong.
Tình trạng nhiễm thuốc trừ sâu do ăn thức ăn có chứa dư lượng thuốc trừ sâu
ngày càng phổ biến. Tuy nhiên các trường hợp ngộ độc chỉ xảy ra khi có sự
tiếp xúc trực tiếp giữa cơ thể người với thuốc hoặc do người đã ăn những
lương thực, thực phẩm có chứa dư lượng của thuốc.
Trong giai đoạn chăm sóc và khai thác tác nhân làm ảnh hưởng đến sức
khoẻ của con người và động vật chủ yếu từ việc sử dụng thuốc BVTV không
đúng liều lượng và kỹ thuật phun thuốc. Vì do ngay từ khi mới được sản xuất,
hoá chất BVTV đã mang tính độc hại. Trong số những loại hoá chất BVTV
hiệu nghiệm nhất, thuốc diệt côn trùng tác động vào hệ thần kinh của côn
trùng. Điều đáng nói là hệ thần kinh của côn trùng và động vật có vú về cơ
bản là giống nhau, khiến cho con người rất dễ bị tác động bởi các chất hoá
học có nguy cơ gây chết người này.
Vì khi bị nhiễm phải thuốc BVTV con người có thể bị nhiễm độc ngay,
hay sau một thời gian mới phát hiện được. Ảnh hưởng lâu dài của thuốc rất
khó phát hiện ra. Người ta đã làm thí nghiệm về mối liên hệ giữa những
trường hợp bị nhiễm hoá chất với những căn bệnh mãn tính và thấy đều có

54
bằng chứng về ảnh hưởng của chúng lên những bệnh thư: ung thư, vô sinh, dị
dạng các thế hệ sau, là những hậu quả nghiêm trọng và gây chết cao thường
xảy ra ở những người tiếp xúc với thuốc BVTV.
Khi vườn rừng đã hình thành thường xuất hiện muỗi rất nhiều, đây là
nguyên nhân làm cho con người bị bệnh sốt rét và các loại bệnh truyền nhiễm
khác, có thể nguy hại đến tính mạng.
3.3.2.6. Tác động của sự cố cháy rừng
Như chúng ta biết, cháy rừng gây ra những ảnh hưởng cực kỳ to lớn
đến môi trường tự nhiên và xã hội.
- Cháy rừng là một trong những lý do khiến lượng cacbonic trong khí
quyển gia tăng. Trên thực tế cây xanh bị cháy cũng gây tác hại không kém
cho môi trường.
- Hệ sinh thái của rừng thay đổi, các sinh vật sống trong rừng sẽ bị chết,
tiêu diệt và một số loài còn sống sót sẽ di chuyển đến nơi khác sinh sống.
Tính đa dạng sinh học của rừng sẽ dần dần biến mất.
- Gây ô nhiễm môi trường nước khi nước chữa cháy chảy tràn kéo theo
các chất bẩn có chứa dư lượng thuốc BVTV, đất, tro vào nguồn nước.
- Khả năng phục hồi rừng để trở lại trạng thái ban đầu là khó, phải mất
một thời gian dài, có khi là hàng chục năm.
- Gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho Công ty và toàn xã hội.
3.3.2.7. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động xảy ra tùy thuộc vào ý thức chấp hành các nội quy và
quy tắc an toàn lao động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể. Các tác
động có thể có đối với con người: thương tật, bệnh nghề nghiệp hoặc thiệt hại
tính mạng.
Tai nạn lao động có thể xẩy ra bất cứ lúc nào nếu các quy định về an
toàn lao động không được chấp hành nghiêm chỉnh. Do vậy, việc tuân thủ các
quy tắc về an toàn lao động là thực sự cần thiết.
3.3.2.8. Tác động của lũ quét
Trong thời gian hoạt động của dự án thì sự cố lũ quét gây ra những ảnh
hưởng to lớn.
- Gây ô nhiễm môi trường nước khi nước chảy tràn kéo theo các chất
bẩn có chứa dư lượng thuốc BVTV, phân bón, đất, tro vào nguồn nước.
- Gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống của công nhân.
- Gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho Công ty.
3.3.2.9. Tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội
- Tác động tích cực:
Sự hình thành và đưa dự án vào hoạt động có ý nghĩa xã hội rất lớn:

55
- Góp phần đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt
là hộ gia đình đồng bào dân tộc. Hạn chế nạn phá rừng bừa bãi, nâng cao thu
nhập và vươn tới làm giàu cho các hộ trong vùng dự án.
- Tạo việc làm thường xuyên cho hơn 650 lao động địa phương, có thu
nhập ổn định.
- Dự án còn góp phần tạo tiền đề không nhỏ trong việc thực hiện chủ
trương Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tại địa
phương.
- Tăng ngân sách cho huyện Ea Súp nói riêng và tỉnh ĐắkLắk nói
chung thông qua các khoản thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp,…
- Theo kết quả điều tra hiện trạng khu vực thực hiện dự án hoàn toàn là
điều có năng suất thấp. Do vậy sự hình thành và triển khai dự án trồng rừng
nguyên liệu giấy của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai sẽ góp phần vào sử dụng
hiệu quả tài nguyên đất đai của địa phương, đặc biệt là sử dụng đất diều kém
hiệu quả vào trồng rừng nguyên liệu làm tăng độ che phủ, chống xói mòn rửa
trôi, bạc màu, thoái hóa đất, giữ độ ẩm cho đất, cải tạo môi trường sinh thái.
Mặt khác, nguyên liệu giấy hiện đang thiếu, không đủ để cung cấp cho các
nhà máy sản xuất, các loại cây như keo lai, keo tai tượng và keo lá tràm được
đánh giá là một trong những loại cây rừng có giá trị kinh tế cao, sau thời gian
chăm sóc từ 6-7 năm, có thể khai thác để lấy gỗ phục vụ cho các ngành chế
biến gỗ gia dụng, làm nguyên liệu giấy, làm củi, nguyên vật liệu cho một số
ngành công nghiệp. Do vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ cây điều
kém hiệu quả sang trồng rừng nguyên liệu giấy sẽ mang lại những lợi ích kinh
tế xã hội rất lớn, theo đúng chủ trương của Nhà nước.
- Tác động tiêu cực
Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế - xã hội, thì dự án sẽ gây ra
một số ảnh hưởng tiêu cực như: làm thay đổi điều kiện sinh hoạt, gia tăng dân
số cơ học trong khu vực dự án ...
Bảng 3.13. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong giai đoạn
chăm sóc, bảo vệ và khai thác

Tác động
T
Hoạt động Không TN sinh Sức
T Nước Đất
khí học khoẻ
1 Phun xịt thuốc BVTV +++ +++ +++ ++ +++
2 Xe chạy ++ + + + +
3 Cháy rừng +++ ++ + +++ +
4 Bón phân + ++ +++ + +
5 Sinh hoạt của công nhân + ++ + + +
Ghi chú:
56
− + Ít tác động
− ++ Tác động trung bình
− +++ Tác động mạnh
3.3.3. Nhận xét kết quả ma trận thể hiện các tác động tích cực và
tiêu cực trong từng giai đoạn của dự án
Để xác định rõ hơn mức độ ảnh hưởng của Dự án trồng rừng nguyên
liệu giấy của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai đến môi trường tự nhiên, kinh tế
xã hội khu vực, dùng bảng ma trận để liệt kê các yếu tố tác động và sử dụng
thang điểm đánh giá từ 0 - 3:
+ 0 điểm: không tác động hoặc tác động không đáng kể;
+ 1 điểm: tác động ít;
+ 2 điểm: tác động vừa;
+ 3 điểm: tác động mạnh;
+ Dấu "-": tác động tiêu cực;
+ Dấu "+": tác động tích cực.
Nhận xét: Kết quả bảng ma trận thể hiện các tác động tích cực và tiêu
cực trong từng giai đoạn hình thành và hoạt động của dự án.
Trong giai khai hoang trồng rừng: các hoạt động khai hoang, đào hố,
san ủi mặt bằng, ... sẽ gây tác động đến môi trường không khí (-9), gây tiếng
ồn (-4); gây xói mòn đất (-6), tác động đến chất lượng đất (-7) và chất lượng
nước trong khu vực (-5), kéo theo ảnh hưởng đến các động vật (-6), thực vật
(-6) và sức khỏe cộng đồng (-5); tuy nhiên, việc xây dựng Dự án cũng có các
tác động tích cực như kích thích các hoạt động tiểu thủ công nghiệp (+1), kích
thích phát triển các hoạt động kinh tế (+1) nhưng với mức độ không đáng kể.
Trong giai đoạn chăm sóc, bảo vệ và khai thác: tác động tiêu cực xảy ra
đối với môi trường không khí chủ yếu do hoạt động phun xịt thuốc trừ sâu (-
3), hoạt động giao thông vận tải (-4); Các hoạt động phun xịt thuốc trừ sâu,
sinh hoạt, giao thông, khai thác cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng
nước (-11); Các hoạt động phun xịt thuốc trừ sâu và khai thác rừng cũng sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng (-9). Tuy nhiên các hoạt động khai thác
rừng trong giai đoạn này sẽ thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghiệp
(+3) do có thể thúc đẩy phát triển ngành sản xuất nguyên liệu giấy và các sản
phẩm từ rừng, đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác phát triển (+4).

57
Bảng 3.14. Ma trận đánh giá tác động môi trường dự án trồng rừng nguyên liệu giấy
Các thông số môi trường, kinh tế - xã hội
Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên sinh thái Phát triển kinh tế và con người Giá trị và chất lượng cuộc sống

Các hoạt động nông nghiệp


Không

Các loài sinh vật bị đe doạ


Đất Nước

Quy hoạch sử dụng đất


Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Tiểu thủ công nghiệp


khí

Sức khoẻ cộng đồng


Tổng

Các giá trị thẩm mỹ


Các giá trị văn hoá
Tài nguyên du lịch
Cộng đồng dân cư

Các di tích lịch sử


Các nguồn giải trí
Hoạt động kinh tế
Các khu bảo tồn
khíChất lượng không
số

Thuỷ sinh vật


Thực vật cạn

Công nghiệp
Xói mòn, trầm tích

Giao thông
Chất lượng nước

Thuỷ văn
Động vật
Các hoạt động của Dự án điểm

Chất lượng đất


các

Tiếng ồn

Thuỷ văn
hoạt
động

A. Giai đoạn khai hoang, trồng rừng


Khai hoang, ủi đất, đào hố. -3 -1 -3 -3 0 -2 -3 -1 -3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 -20
Chặt điều -3 -1 -3 -2 0 0 -2 0 -3 -3 0 0 0 0 -3 0 0 0 -3 0 0 0 0 0 0 0 -23
Làm đường lô -2 -1 -1 -1 0 -1 -1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 -9
Trồng rừng 0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 3 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 7
Vận chuyển nguyên vật liệu -1 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -2 0 0 0 0 -5
Bảo quản nguyên vật liệu 0 0 0 -1 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -2
Làm lán trại tạm cho công nhân 0 0 0 -1 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 -3
Tổng số điểm phần A -9 -4 -6 -7 0 -5 -6 -2 -6 -3 0 -1 0 0 0 1 0 0 -3 0 1 -5 0 0 0 0 -55
B. Giai đoạn chăm sóc và khai thác
Hoạt động phun thuốc, bón phân -3 0 0 -3 0 -3 -1 -1 0 -2 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 -3 0 0 0 0 -17
Sinh hoạt của công nhân 0 0 0 -1 0 -2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -3
Giao thông -2 -1 0 0 0 0 0 0 -1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -4
Khai thác rừng -1 0 0 0 0 -1 0 -1 0 -1 0 -1 0 3 0 1 0 1 0 0 3 -1 0 0 0 0 2
Tổng số điểm phần B -6 -1 0 -4 0 -6 -1 -2 -1 -3 0 -1 0 3 -1 1 0 1 0 0 3 -4 0 0 0 0 -22
Tổng số điểm phần A và B -15 -5 -6 -11 0 -11 -7 -4 -7 -6 0 -2 0 3 -1 2 0 1 -3 0 4 -9 0 0 0 0 -77

58
3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
Để đánh giá ảnh hưởng của Dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy
của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai đến môi trường, các phương pháp liệt kê,
ma trận đánh giá nhanh của tổ chức y tế thế giới (WHO), so sánh là các
phương pháp chính được sử dụng trong phần báo cáo này.
Các phương pháp đánh giá sử dụng đều có mức độ tin cậy cao do dùng
các biện pháp nghiên cứu khoa học căn bản đến nâng cao, các phương pháp
này đã được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường
sử dụng đánh giá. Phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh và phương pháp
đánh giá nhanh tương đối đơn giản, được sử dụng một cách phổ biến, không
đòi hỏi quá nhiều số liệu về môi trường, sinh thái, cho phép phân tích một
cách rõ ràng tác động của các hoạt động khác nhau của Dự án lên các yếu tố
môi trường và kinh tế - xã hội. Cùng với công tác điều tra hiện trường, khảo
sát thực địa, kiểm tra, đánh giá tại khu vực dự án, lấy ý kiến của các cấp chính
quyền địa phương và tổ chức xã hội. Mặt khác, đây là dự án lấy đất sản xuất
nông nghiệp để trồng rừng, nhưng do cây điều có năng suất thấp, sản lượng
hàng năm không đạt yêu cầu nên việc đưa dự án trồng rừng nguyên liệu giấy
vào triển khai sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn đất,
cải thiện chất lượng môi trường nên việc sử dụng các phương pháp đánh giá
tương đối đơn giản, không phức tạp, có độ tin cậy cao.

59
Chương 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ
ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Những tác động của dự án đến môi trường tùy thuộc vào thời gian cũng
như mức độ mà sẽ tạo nên những hậu quả khác nhau. Để bảo vệ môi trường
trong suốt giai đoạn bắt đầu tiến hành khai hoang trồng rừng cho đến khi dự
án đi vào chăm sóc khai thác, chủ đầu tư tiến hành xây dựng và thực hiện các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường. Sau đây là các biện pháp giảm thiểu được đề xuất:
4.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG
GIAI ĐOẠN KHAI HOANG, TRỒNG RỪNG
4.1.1. Biện pháp quản lý chung
Đối với quá trình triển khai dự án, những tác động đến môi trường là
không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những tác động do quá trình khai hoang,
trồng rừng diễn ra trong thời gian ngắn, do đó các ảnh hưởng đến môi trường
trong thời gian này sẽ được hạn chế và hoàn toàn không đáng lo ngại.
Đối với môi trường sinh thái: trong quá trình dự án triển khai thì sẽ có
những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái trong khu vực, tuy nhiên khi dự án đi
vào hoạt động (khi rừng trồng đã lớn) thì môi trường dần dần sẽ được cải
thiện và có những chuyển biến tích cực.
Chủ Dự án cũng sẽ có các biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu
cực đến môi trường trong quá trình triển khai dự án, một số nguyên lý chung
được áp dụng như sau:
- Lập kế hoạch tiến độ thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự, tránh
chồng chéo giữa các công đoạn triển khai;
- Lập các tổ thi công theo từng hạng mục công trình cơ bản để quản lý
và chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình thi công;
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và
quá trình thi công đến mức tối đa nhằm rút ngắn thời gian thi công.
- Phần tổ chức khai hoang trồng mới phải có các giải pháp thích hợp để
bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Cụ thể tuân thủ các quy định
về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công
đất; bố trí máy móc; biện pháp phòng ngừa tai nạn,...
- Có các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời
gian và trình tự thi công phải đảm bảo giữa các bộ phận công trình; bố trí
tuyến thi công hợp lý để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lý để
không gây cản trở nhau.

60
- Thiết kế biển báo độ cao, nguy hiểm để con người và các phương tiện
khi tham gia giao thông biết, tránh những sự cố đáng tiếc có thể xẩy ra trong
quá trình chăm sóc, khai thác sau này.
Ngoài các nguyên lý chung như trên, công ty sẽ thực hiện một số biện
pháp cụ thể cho từng đối tượng như sau:

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải

4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải khí, bụi

Để khống chế ô nhiễm bụi từ các nguồn phát sinh trong khu vực lô khai
hoang. Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, chủ yếu là các
phương tiện vận tải gây ảnh hưởng trên diện rộng. Mức độ ô nhiễm bụi nhiều
hay ít tuỳ thuộc vào yếu tố thời tiết và tuyến vận chuyển. Để hạn chế mức độ
ô nhiễm bụi đơn vị thi công phải đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm thiểu
như:
- Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng
tại khu vực dự án, phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức
độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường;
- Các phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị phải được kiểm định
thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ tại các trạm bảo dưỡng máy móc, thiết bị
khu vực dự án;
- Đơn vị thi công có kế hoạch điều tiết lượng xe ra vào phù hợp tránh
làm gia tăng mật độ xe;
- Khu vực công trình phụ trợ, kho chứa vật liệu xây dựng được che chắn
bằng tường tạm (bằng gỗ ván hoặc tôn);
- Đơn vị thi công xây dựng kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích
hợp, hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm;
- Khi chuyên chở cây giống, vật liệu, các xe vận tải phải được phủ kín
bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi trên đường vận chuyển;
- Khi bốc dỡ, công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ;
- Che chắn vật liệu san lấp trong quá trình vận chuyển, tại những khu
vực phát sinh bụi dùng xe tưới nước để tưới đường để giảm sự phát tán của
bụi…
- Để đảm bảo sức khỏe và giờ nghỉ của công nhân và người dân khu
vực quanh dự án, công ty sẽ bố trí các hoạt động của các phương tiện thi công
một cách phù hợp, không gây ồn ào vào giờ ăn và giờ nghỉ.
- Chủ dự án phối hợp với chính quyền địa phương giám sát thi công thực
hiện các biện pháp trên, trong trường hợp nồng độ khí thải, bụi vượt quá tiêu
chuẩn cho phép (TCVN 5937:2005; TCVN 5938:2005) áp dụng các biện
pháp bổ sung.

61
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn

- Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp, không đồng loạt hoạt động tất cả
các máy móc cùng lúc, cùng địa điểm, ...
- Có chế độ điều tiết các phương tiện, máy móc, thiết bị phù hợp;
- Không sử dụng máy móc thi công đã quá cũ;
- Có kế hoạch thường xuyên trong việc theo dõi, bảo trì các thiết bị thi
công trên công trình (kiểm tra độ mòn chi tiết, thường kỳ tra dầu bôi trơn,
thay các chi tiết hư hỏng, kiếm tra sự cân bằng của các máy lắp đặt).
- Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi
công;
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đạt tiêu chuẩn
TCVN5949:1998, TCVN 6962:2001.

4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải lỏng

a. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt
Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu nhà ở tạm để khai
hoang, do thời gian hoạt động của các khu nhà tạm này ngắn, chỉ trong vòng 3
tháng, nên Công ty không xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh
hoạt của công nhân, mà sử dụng công nghệ sử lý nước thải tương tự như của
hộ gia đình trong khu vực. Mặt khác, số lượng công nhân thường xuyên ở lại
trong các khu nhà tập thể khoảng 20 người (chủ yếu là công nhân lái máy, ở
không tập trung) nên lượng nước thải sinh hoạt thải ra hàng ngày không đáng
kể (khoảng 1,6 m3).
b. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn
Trong giai đoạn khai hoang nếu có mưa thì nước mưa chảy tràn qua mặt
bằng thi công sẽ cuốn theo đất, cát, rác thải và đặc biệt là dầu nhớt rơi vãi...
dễ gây tác động tiêu cực cho môi trường nước mặt khu vực. Việc thu gom, xử
lý nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực được hạn chế bởi các biện pháp
sau:
- Làm mương thoát nước và thường xuyên khơi thông dòng chảy theo
địa hình tự nhiên nhằm khống chế tình trạng ứ đọng, ngập úng, sình lầy…
- Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình
thi công các hạng mục công trình cơ bản của dự án;
- Nước chảy tràn qua các bãi để vật liệu và giống cây: đào, đắp các
mương thoát nước mưa, nước mưa được chảy tràn qua mương dẫn, sau đó
qua các song chắn rác, lắng bùn qua hệ thống các hố gas trước khi thải ra môi
trường ngoài. Bùn từ hố gas sẽ được nạo vét định kỳ và đem đi chôn lấp trong
khu vực dự án vì bùn này chủ yếu là bùn đất, ít ô nhiễm.

Lắng cặn
Nước mưa Song chắn Thải ra môi
chất rắn lơ
chảy tràn rác trường
lững
62
Hình 4.2. Sơ đồ thu gom nước mưa
4.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải rắn
a. Chất thải rắn trong khai hoang
Trong quá trình khai hoang, trồng rừng có thể thải ra các loại chất thải
rắn bao gồm xà bần, nylon. Các loại chất thải này được xử lý như sau:
- Phải thu gom hàng ngày, tập trung lại một chỗ các chất thải rắn như:
kim loại, nhựa, giấy, bao bì .... để bán lại cho các ngành khác tái chế sử dụng.
- Còn các chất thải rắn khác như rác thải... phải thu gom rác hàng ngày
hoặc hàng tuần, tập trung vào một chỗ, tránh để bừa bãi sau đó thiêu huỷ.
b. Chất thải rắn trong sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động vệ sinh, ăn uống
của lực lượng công nhân. Do đó, quanh khu vực lán trại cần bố trí thùng chứa
rác để thuận lợi cho việc thu gom hàng ngày (6 kg/ngày), sau đó rác thải được
thu gom và chôn lấp theo quy định.
Việc xử lý rác được tiến hành có phương pháp và đảm bảo thực hiện
theo quy định của Thông tư số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày
18/01/2001 của liên Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường và Bộ Xây dựng
hướng dẫn các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm,
xây dựng và hoạt động bãi chôn lấp chất thải.

4.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải

4.1.3.1. Biện pháp chống xói mòn

Các biện pháp chống xói mòn trong quá trình khai hoang trồng rừng,
Công ty sẽ thực hiện các biện pháp chung theo quy trình kỹ thuật của Cục
Lâm nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để làm tăng hiệu quả chống xói mòn, cần
tăng cường các giải pháp sau:
a. Biện pháp làm đất và cải tạo đất
Chuẩn bị đất trước khi trồng rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
hạn chế xói mòn và dòng chảy. Cày phải được tiến hành thật chính xác theo
đường đồng mức, phải đều và sâu.
- Cày sâu theo đường đồng mức: đây là một biện pháp rất quan trọng
nhằm tạo ra nhiều rãnh nhỏ nằm ngang mặt dốc, mỗi luống cày có tác dụng
như một bờ ngăn nước, làm cho nước mưa được giữ lại nhiều. Mặt khác đất
cày sâu độ xốp sẽ tăng nên khả năng thấm và giữ nước của đất cũng được
nâng cao, do đó hạn chế được dòng chảy. Tuy nhiên, ở những nơi có độ dốc
cao, lượng mưa lớn, đất chặt khó thấm nước thì hiệu quả của biện pháp này
không lớn, cần phải kết hợp với các biện pháp khác.

63
- Làm luống theo đường đồng mức: Trên cơ sở cày sâu trên đường đồng
mức, làm luống trên đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn và dòng
chảy rất lớn, còn tăng sản lượng cây trồng rõ rệt, nhất là những loại cây trồng
phải qua mùa mưa. Theo quan trắc của nhiều trạm nghiên cứu chống xói mòn
ở Trung Quốc thì làm luống theo đường đồng mức có thể giảm được lưu
lượng dòng chảy 60-90%, giảm lượng bào mòn mặt đất tới 80-95%, sản lượng
tăng 8-33% so với đất sản xuất không làm luống.
Tính ưu việt của làm luống ngang dốc là cải tạo địa hình, diện tích
hứng mưa của mặt đất tăng lên, lượng mưa trên đơn vị diện tích giảm; mỗi
luống có tác dụng như một bờ chắn nước cắt ngang dòng chảy, lượng nước
không thấm kịp sẽ được dồn xuống giữ ở khoảng giữa 2 luống rồi tiếp tục
thấm vào đất, mặt khác do làm luống đất tơi xốp cũng tăng khả năng thấm
nước. Vì những lý do đó mà giảm được lưu lượng dòng chảy, giảm đươc xói
mòn, giữ cho chất dinh dưỡng khỏi bị tổn thất. Ngoài ra do làm luống vét
rãnh nên độ sâu tầng canh tác tăng lên, đất trên luống chống ải, chống thực
hóa, lượng phân bón cũng tập trung ở luống nên đất nhanh chóng được cải
tạo.
- Tăng cường bón phân và che phủ đất: Bón phân cho đất, nhất là phân
hữu cơ, làm cho lý hóa tính của đất được cải thiện. Bón nhiều phân hữu cơ
không những có tác dụng nâng cao năng suất cây trồng, mà còn có tác dụng
nâng cao sức đề kháng, xói mòn của đất nên có tác dụng tích cực chống xói
mòn.
b. Áp dụng kỹ thuật trồng cây trên đất dốc
- Trồng theo hàng trên đường đồng mức: đây là biện pháp có tác dụng
ngăn cản và giảm nhẹ tốc độ dòng chảy, tăng lượng nước thấm xuống đất, do
đó giảm được lượng đất bị cuốn trôi, tăng sản lượng cây trồng. Hiện nay, biện
pháp này tương đối phổ biến ở nước ta và là một trong những biện pháp then
chốt canh tác trên đất dốc.
- Mô hình nông, lâm kết hợp: Đây là tên gọi của các hệ thống sử dụng
đất mà trong đó việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những
cây trồng lâu năm trong sự phối hợp hài hoà, hợp lý, theo thời gian và không
gian để tạo ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên - sinh thái; kinh tế - xã hội
và môi trường. Như vậy, nông, lâm kết hợp là một phương thức tiếp cận để sử
dụng đất bền vững. Nó rất phù hợp với việc quản lý đất đai vùng đồi núi, vốn
có nhiều các yếu tố giới hạn cho canh tác.

4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến rừng và đa dạng sinh học

Mặc dù tính đa dạng sinh học trong khu vực dự án không cao, tuy nhiên
việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học trong khu
vực là hết sức cần thiết. Để đảm bảo tất cả các loài sinh vật trong khu vực dự
án được bảo vệ, không được săn bắt bừa bãi, không những đối với vùng dự án
mà cả những khu vực lân cận.

64
Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về
việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ rừng. Chủ đầu tư cần tuân thủ các biện
pháp sau:
- Nghiêm cấm các hoạt động săn, bắn, bẫy, bắt các loài động vật rừng
nằm trong danh lục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài động vật có
ích là thiên địch của các loài sâu bọ, chim, chuột phá hoại mùa màng; trường
hợp cần săn, bắn, bẫy, bắt các loài nguy cấp, quý hiếm thì phải thực hiện theo
quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
- Khai hoang từng khu vực theo tiến độ của dự án đầu tư, hoàn thành
khu vực này mới chuyển sang khu vực khác. Để tạo điều kiện không gian và
thời gian cho các sinh vật di chuyển sang những cánh rừng lân cận hoặc vườn
quốc gia Yok Don cách vùng dự án khoảng 12 km về phía Tây Nam.
- Việc khai thác lâm sản phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững;
- Không được khai hoang, khai thác gỗ ngoài phạm vi vùng dự án;
- Chủ đầu tư sẽ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong thời
gian từ khi công trình bắt đầu đi vào thi công nhằm hạn chế tối đa những tác
động đến môi trường sinh thái tại khu vực. Quy định cụ thể đối với lực lượng
lao động về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng, nghiêm cấm săn bắt động vật
còn lại trong khu dự án và những vùng lân cận.
- Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và tài nguyên sinh vật của Công ty.
Trong đó, Tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn đa
dạng sinh học trong cộng đồng. Tổ chức tuyên truyền công nhân trước khi bắt
đầu công tác khai hoang, tổ chức sinh hoạt và phổ biến quy chế 02 tháng/lần,
và cần phải tiếp tục duy trì trong thời gian dự án đi vào chăm sóc, bảo vệ và
khai thác.

4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu tác động đến xã hội

Vùng dự án thuộc các xã biên giới cách ranh giới nước Cam Pu Chia 05
km về phía Tây, nên công tác an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn xã nói riêng và trên địa bàn biên giới nói chung cần phải đảm bảo.
- Chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng từ
đất nông nghiệp sang đất trồng rừng theo quy định của pháp luật;
- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng quản lý chặt chẽ lực
lượng lao động;
- Trình báo nhu cầu lao động và khai báo tạm trú tạm vắng với các cấp
thẩm quyền của 2 xã Ia R’vê và Ia Lốp để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu;
- Kiểm soát an toàn lao động và an ninh xã hội cùng với cơ quan chính
quyền 2 xã Ia R’vê và Ia Lốp trong suốt quá trình thi công;
- Phổ biến quán triệt công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh
trật tự không gây mất đoàn kết với người dân địa phương;
65
- Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ
công nhân;
- Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền 2 xã Ia R’vê và Ia Lốp đề ra một
số quy định đối với lực lượng lao động về tôn trọng nếp sống của người dân
và tăng cường cán bộ quản lý an ninh, trật tự tại địa phương.

4.1.4. biện pháp giảm thiểu những rủi ro trong quá trình khai
hoang, trồng rừng

4.1.4.1. Quy tắc cơ bản và tổ chức kiểm soát an toàn lao động

- Công tác tổ chức an toàn lao động trong quá trình khai hoang trồng
mới cần được coi như công tác tổ chức sản xuất trong xây dựng. Nếu trong
quá trình khai hoang trồng mới, khâu an toàn lao động chú ý không đúng
mức, xảy ra tai nạn cho người lao động, người chỉ huy không chỉ bị kỷ luật
mà còn có thể bị truy tố trước pháp luật nếu tai nạn nghiêm trọng, do vậy
khâu tổ chức an toàn trong khai hoang vô cùng quan trọng.
- Hệ thống bảo vệ và an toàn lao động trong quá trình khai hoang là tập
hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho
người, cho máy móc, thiết bị.
- Trên công trường khai hoang có ban an toàn lao động, các ủy viên do
các đơn vị sản xuất cử tham gia. Trong ban có ủy viên chuyên trách, các đơn
vị trực tiếp thi công có ban chuyên trách.
- Tất cả các nội quy chung của toàn công trường như nội quy làm việc
trên công trường khai hoang, quy định về thời gian làm việc, trang phục lao
động, ... cũng như nội quy riêng cho từng công tác.
- Công tác tuyên truyền giáo dục tất cả các nội quy trên công trường,
đặc biệt là nội quy về an toàn lao động cho công nhân như quy định về sử
dụng máy móc, ... đều phải được phổ biến đến từng công nhân đang làm việc
trên công trường. ban an toàn lao động của công trường thường xuyên kiểm
tra, giám sát các biện pháp về bảo vệ an toàn lao động trên công trường, sinh
hoạt xem xét định kỳ, điểm tốt thì nhân rộng, điểm thiếu sót thì nhắc nhở, đề
ra biện pháp khắc phục.
- Các khu vực nguy hiểm phải được cắm biển báo an toàn.

4.1.4.2. biện pháp an toàn làm việc với xe máy

Trong quá trình làm việc của xe máy, cần được kiểm tra định kỳ. Nếu
không có chứng chỉ của đăng kiểm, kiên quyết đình chỉ hoạt động của xe máy
đó. Người điều khiển phải đủ tư cách (có bằng cấp) mới được điều khiển và
tuân thủ mọi quy định về điều kiện sử dụng và điều khiển phương tiện. Không
lưu thông trên các đoạn đường không đúng quy định.

66
4.1.4.3. Biện pháp phòng cháy, chữa cháy

- Áp dụng các tiêu chuẩn về phòng cháy khi thiết kế và thi công các
công trình tạm trên công trường;
- Có các nội quy, các biển báo nghiêm cấm dùng lửa ở những nơi cấm
lửa, hoặc gần chất dễ cháy. Cấm hàn hồ quang, hàn hơi ở khu vực có xăng
dầu, có các chất dễ cháy nổ. Cấm sử dụng điện đun nấu không đúng quy định;
- Tất cả các nơi làm việc đều phải có phương tiện và dụng cụ chữa cháy
phổ thông như bình chữa cháy, thùng cát, bể nước, các khâu móc giật…
- Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp
hành các nội quy an toàn phòng cháy, các pháp lệnh phòng cháy, chữa cháy
của nhà nước, có các hình thức khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh;

4.1.4.4. Công tác cứu chữa khi tai nạn xảy ra

Trên nguyên tắc phòng ngừa tai nạn lao động là chính, nhưng thực tế
trong trường hợp có xảy ra tai nạn lao động, chủ dự án cũng phải có các biện
pháp cấp cứu kịp thời. Khi xảy ra tai nạn, tổ chức sơ cứu tại hiện trường, sau
đó nhất thiết phải nhanh chóng đưa người bị tai nạn đến bệnh viện điều trị.
Nếu có điều kiện, nên có một xe hơi (để sử dụng làm xe cứu thương) túc trực
tại công trường. Khi không có điều kiện thì phải có các biện pháp tổ chức
khác như phải lưu giữ số điện thoại bệnh viện gần nhất để gọi xe cứu thương.
Ngoài ra, phải trang bị tủ thuốc cá nhân để sơ cứu.

4.1.4.5. Biện pháp phòng chống lũ quét

* Đắp bờ giữ nước ở sườn dốc


Khu vực dự án có nhiều khe suối, đặc biệt là sông Ea H’leo có những
đoạn ven bờ có độ dốc cao. Do đó, đắp bờ ven bờ suối là một trong những
biện pháp công trình thủy lợi cơ bản và đơn lẻ để phòng chống xói mòn, lũ
quét trên đất dốc.
Ở nơi dốc thoải đất nhẹ, có sức thấm nước tốt hoặc trung bình mà dòng
chảy không lớn lắm để đắp những bờ ngang dốc theo đường đồng mức, trên
thân và mặt bờ đồng cỏ. Bờ cao 34-42cm, đáy bờ rộng 1,0-1,5m. Có thể làm
theo hình thức bờ mềm (đắp không nện chặt), hoặc nửa bờ cứng (nện chặt nửa
dưới và không nện chặt nửa trên). Nếu mưa lớn, bờ cỏ không giữ hết nước
vẫn có thể tràn qua bờ (mương trên bờ dưới) hoặc đào hồ chứa nước ở cạnh
bờ để tăng cường giữ nước.
* Tạo các rãnh, bờ mương
Tăng cường vét bùn, các cành cây, lá, thảm mục... ở các nhánh phụ
sông Ea H’leo ở khu vực dự án và các khu vực lân cận nhằm làm cho dòng
chảy thông thoáng, thoát nước nhanh.
Đào sâu các rãnh nhằm hướng dòng chảy khi có mưa lớn, tạo điều kiện
cho lũ thoát nhanh ra suối chính, phòng ngừa hiện tượng bị ứ đọng nước.

67
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên, vừa có tác dụng phòng chống
xói mòn đất, làm mất lớp dinh dưỡng của đất vừa có tác dụng phòng chống lũ
quét.

4.1.4.6. Phương án khai thác tận thu cây điều trên khu vực
Dự án sẽ thực hiện chuyển đổi 2.000 ha điều để trồng rừng nguyên liệu
giấy, trong đó 1.932 ha cần cưa chặt cây điều. Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai
tiến hành khai thác theo các bước như sau:
Bước 1: Công ty cùng với các trung đoàn thuộc Binh đoàn 16 xác định
ranh giới, diện tích điều được chuyển đổi và sơ bộ xác định trữ lượng, khối
lượng gỗ, lâm sản có thể tận thu, được xác định bằng thị sát ngoài thực địa, đo
đếm ô tiêu chuẩn và xác định trên bản đồ.
Bước 2: Dựa trên cơ sở kế hoạch triển khai dự án trồng rừng, sau khi
được UBND tỉnh phê duyệt, Công ty tiến hành khai hoang giải phóng mặt
bằng theo thời gian cụ thể, quá trình triển khai thực hiện Công ty có trách
nhiệm tập kết toàn bộ số củi điều và lâm sản khác dọc theo các tuyến đường
trục lô trồng rừng chính.
Bước 3: Tiến hành tiêu thụ số củi tận thu được theo khối lượng thực tế
tại bãi tập kết, có thể bán hoặc cho người dân gần khu vực dự án làm củi đốt.

4.1.4.7. Các biện pháp khác


- Trong giai đoạn thi công khai hoang trồng rừng có nhu cầu sử dụng
điện phải đảm bảo tất cả các điểm tiếp nối của điện đều phải được bọc kín
không để hở; Mọi thiết bị không dùng quá tải quy định; Công tác tiếp nối phải
thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
- Theo khảo sát điều tra tại khu vực này không có bom mìn. Tuy nhiên
chủ dự án cần phải có biện pháp xử lý kịp thời nếu như phát hiện dấu vết liên
quan đến bom mìn, vật nổ, chất độc hoá học.
- Trong giai đoạn thi công nếu phát hiện các hiện tượng lạ có liên quan
đến môi trường, những di tích văn hóa lịch sử nằm dưới đất thì cần báo ngay
cho các cơ quan chức năng tại địa phương đến xem xét.
- Cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại
công trường như khẩu trang, găng tay, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động.
- Các phụ trách công trình thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị vật
tư, máy móc… phát hiện những hư hỏng. Chỉ tiến hành làm việc khi đã kiểm
tra đảm bảo các chuẩn an toàn và vệ sinh lao động.
- Tuyên truyền, giáo dục công nhân có thái độ đúng đắn trong cách cư
sử, sinh hoạt trong thời gian thi công đối với đồng bào dân tộc, cư dân địa
phương sinh sống tại khu vực dự án, tôn trọng nếp sống và văn hóa bản địa
sẽ tạo nên những mối quan hệ tốt với đồng bào địa phương.

68
4.2. các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn
chăm sóc, bảo vệ và khai thác.
4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải
4.2.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải khí, bụi
a. Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông
Vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải, dự án có
các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa nguồn ô nhiễm bao gồm:
- Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm
bảo tình trạng kỹ thuật tốt.
- Lựa chọn nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp cho các phương
tiện giao thông;
- Yêu cầu các chủ phương tiện vận chuyển ra vào khu vực dự án phải
chấp hành các quy tắc về an toàn giao thông, chạy đúng tốc độ để hạn chế bụi
phát tán vào không khí. người điều khiển phải đủ tư cách (có bằng cấp) mới
được điều khiển và tuân thủ mọi quy định về điều kiện sử dụng và điều khiển
phương tiện. Không lưu thông trên các đoạn đường không đúng quy định.
b. Mùi hôi
Đối với mùi hôi của thuốc phát sinh từ kho chứa thuốc, từ quá trình sử
dụng thuốc. Dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu cụ thể sau:
- Tất cả những thuốc bảo vệ thực vật phải được trữ trong bao bì gốc của
chúng, chỉ trong trường hợp vỡ xảy ra thì bao bì mới thay thế phải chứa đựng
tất cả những thông tin có trên bao bì gốc.
- Tất cả những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật phun xịt trên cây trồng
phải phù hợp và có thể điều chỉnh (theo hướng dẫn trên bao bì hoặc từ các
phát hành của các cơ quan có thẩm quyền) cho các loại sâu hại, bệnh, cỏ dại
hoặc mục tiêu của việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng;
- Những người trực tiếp vận hành và phun xịt các thuốc bảo vệ thực vật
phải được đào tạo, có các bằng cấp chính thức hoặc các giấy chứng nhận tham
gia các khóa đào tạo đặc biệt;
- Công ty sẽ hạn chế dự trữ thuốc BVTV tại khu vực dự án, mà chủ yếu
sẽ đề nghị các nhà cung cấp khi có nhu cầu cần thiết.
- Việc chọn thời điểm phun thuốc BVTV cũng như áp dụng các biện
pháp phòng độc khi phun thuốc là điều cực kỳ quan trọng. Khi xịt thuốc phải
luôn đứng đầu gió, khi trời lặng gió hoặc gió mạnh nên ngưng xịt thuốc, để
hạn chế phát tán các chất ô nhiễm đi xa.
4.2.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tiếng ồn
Do đây là khu vực tương đối xa khu dân cư tập trung nên tiếng ồn phát
sinh từ các hoạt động như máy cày đường ranh cản lửa, chăm sóc vườn
cây .... của Dự án chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân trực tiếp

69
làm việc, để hạn chế tối đa các tác động của các hoạt động này, các biện pháp
sẽ được áp dụng sẽ là:
- Thường xuyên theo dõi, bảo trì (kiểm tra độ mòn chi tiết, thường kỳ
tra dầu bôi trơn, thay các chi tiết hư hỏng, kiểm tra sự cân bằng của máy khi
lắp đặt).
- Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp, không vận hành tất cả các máy
móc cùng lúc, cùng địa điểm, hạn chế thi công vào ban đêm...
- Có chế độ điều tiết các phương tiện, máy móc, thiết bị phù hợp;
- Không sử dụng máy móc thi công đã quá cũ;
Với các biện pháp khống chế trên, nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ
hạn chế tối đa tác động của tiếng ồn đến môi trường. Các biện pháp giảm
thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn TCVN5949:1998.
4.2.1.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
a. Đối với nước thải sinh hoạt
Do dự án không có người ở lại trong hiện trường khu vực sản xuất nên
lượng nước thải sinh hoạt hầu như không có, vì vậy không ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh.
b. Đối với nước mưa chảy tràn
Để hạn chế nước mưa chảy tràn kéo theo các chất thải rắn (chai, bao bì)
có dính các loại thuốc BVTV, phân bón làm ảnh hưởng nguồn nước mặt khu
vực thì các biện pháp xử lý chất thải rắn cần phải được quan tâm:
- Không phun thuốc BVTV vào lúc trời sắp mưa, hạn chế thuốc cuốn
trôi xuống nguồn nước.
- Không phun thuốc BVTV gần khu vực có nguồn nước phục vụ sinh
hoạt, gần khu vực suối.
- Thu gọn các loại chai, lọ, bao bì chứa thuốc BVTV, phân bón phát sinh
khi chăm sóc và bảo vệ rừng cây.
- Đảm bảo nước thải trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận là các suối trong
vùng đạt tiêu chuẩn TCVN 5942:1995.
4.2.1.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn trong hoạt
động chăm sóc vườn cây
Đối với các loại chất thải rắn như bao bì chứa phân bón, chai lọ có chứa
dư lượng hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, phòng trị bệnh, hoá chất,... Mặc dù trong
giai này sử dụng không đáng kể, tuy nhiên đây là chất thải có chứa thành
phần nguy hại. Theo quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12
năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại thì đây là những chất
thải có tính chất Đ (độc tính cấp, độc tính từ hoặc mãn tính, sinh khí độc), ĐS
(độc tính sinh thái), thông thường tồn tại ở dạng rắn.
Biện pháp quản lý chất thải nguy hại:

70
Sau khi sử dụng xong bao gồm bao bì chứa nguyên liệu, hoá chất,
thuốc BVTV, giẻ lau dính dầu mỡ nguy hại sử dụng vào giai đoạn này không
đáng kể, tất cả được thu gom, phân loại, lưu giữ bảo quản trong kho đảm bảo
người và động vật không tiếp xúc được và ký hợp đồng bán phế liệu với đơn
vị có chức năng định kỳ thu gom, vận chuyển và xử lý đạt yêu cầu;
Sau khi xúc rửa các dụng cụ pha chế, phun thuốc, thì nước rửa không
được đổ xuống nguồn nước hoặc đất mà phải đổ lại vào bình để các đơn vị có
chức năng xử lý.
Có các ghi chép lưu trữ chỉ ra các thuốc bảo vệ thực vật hết hạn.
Không sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cấm của Nhà nước
hoặc hết hạn sử dụng và thuốc BVTV không rõ nguồn gốc.
Bố trí người đã được đào tạo về quản lý chất thải nguy hại, có các bằng
cấp chính thức hoặc các giấy chứng nhận tham gia các khóa đào tạo đặc biệt
trong quá trình thu gom, phân loại và vệ sinh dụng cụ.

4.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải

4.2.2.1. Biện pháp chống xói mòn, thoái hoá đất

Dự án cũng đã đề cập các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn trong
chương I. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu chăm sóc rừng cây, cần phải duy trì
biện pháp trồng xen canh chống xói mòn. Đồng thời, công tác bón phân cũng
cần phải thực hiện đúng theo những quy trình, quy phạm đã đặt ra.
- Trồng xen canh, gối vụ là kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân
ta và cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước nhiệt đới. Xen canh là biện pháp
tận dụng tối đa khả năng sản xuất của điều kiện lập địa, đồng thời trồng xen
có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt, tăng thu nhập từ cây trồng xen.
- Trong điều kiện của Công ty sẽ lựa chọn những loại cây họ đậu trồng
xen giữa các hàng cây rừng trồng. Một đặc trưng nổi bật của các loài cây
thuộc họ đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tạo các nốt
sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn
nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển
hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH3). Hoạt
động này được gọi là cố định đạm. Cây họ đậu, trong vai trò của cây chủ, còn
vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan
hệ cộng sinh. Điều này vừa có chức năng cải tạo đất, vừa làm giảm nhu cầu
bón phân cải tạo đất, hạn chế xói mòn đất.
- Tăng cường bón phân hữu cơ, làm cho lý hóa tính của đất được cải
thiện. Bón nhiều phân hữu cơ không những có tác dụng nâng cao năng suất
cây trồng, mà còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, chống xói mòn đất.
- Hạn chế sử dụng phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp, sử
dụng hợp lý, không lạm dụng.

71
4.2.2.2. Biện pháp hỗ trợ

Ngoài các giải pháp quản lý và kỹ thuật là chủ yếu và có tính chất
quyết định để làm giảm nhẹ các tác động gây ra cho con người và môi trường,
các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế:
- Giáo dục ý thức về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động
cho công nhân đang trực tiếp chăm sóc, khai thác và bảo vệ vườn cây.
- Dần dần thực hiện việc hoàn thiện và cải tạo các phương thức bón
phân, canh tác hợp lý nhằm tránh gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đất, ô
nhiễm môi trường nước. Tránh sử dụng nhiều phân bón vô cơ và các loại
kháng sinh, thuốc BVTV. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh
mục được phép sử dụng do nhà nước quy định.
- Cùng với các bộ phận khác trong khu vực này, tham gia thực hiện các
kế hoạch hạn chế tối đa các nguy cơ cháy rừng, bảo vệ môi trường, phòng
chống cháy rừng và bảo vệ rừng theo các quy định và hướng dẫn chung của
các cấp chuyên môn có thẩm quyền của tỉnh ĐắkLắk.

4.2.2.3. Các giải pháp bảo vệ môi trường kinh tế - xã hội

Trong quá trình hoạt động của dự án, việc triển khai các hoạt động như
phun xịt thuốc BVTV, phân bón sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường xung
quanh, cũng như ảnh hưởng tới người dân lân cận vùng dự án. Việc phun xịt
thuốc, bón phân không đúng quy cách, phương pháp sẽ làm chảy tràn ra
nguồn nước mặt ảnh hưởng đến các dân cư sử dụng nguồn nước mặt cũng
như sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
Ngoài ra, việc tập trung một số lượng công nhân trong quá trình hoạt
động của dự án cũng sẽ làm xáo trộn đến đời sống xã hội trong khu vực như
có thể phát sinh các tệ nạn xã hội, làm biến động giá cả sinh hoạt,...
Do vậy, chủ đầu tư cũng cần phải có các biện pháp nhằm giảm thiểu
các ảnh hưởng trên. Một số giải pháp được đề xuất như sau:
- Áp dụng các biện pháp phun xịt thuốc BVTV, bón phân hợp lý như đã
đề cập.
- Quan trắc định kỳ thường xuyên chất lượng nước mặt khu vực hạ
nguồn sông Ea H’leo, Ia Lốp và khe suối nhỏ trong khu vực, cũng như lấy
mẫu quan trắc chất lượng nước ngầm của các hộ dân sống gần khu vực dự án.
- Phối hợp với chính quyền địa phương nhằm quản lý tốt cán bộ, công
nhân đang làm việc trong khu vực dự án.

72
4.2.3. Biện pháp giảm thiểu những rủi ro trong quá trình chăm sóc,
bảo vệ và khai thác

4.2.3.1. Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng

Như đã trình bày, đối với Dự án đầu tư trồng rừng thì những biện pháp
về phòng chống cháy rừng một trong những công việc được đặt lên hàng đầu,
bởi vì nếu một khi cháy rừng xảy ra thì không những gây thiệt hại về mặt kinh
tế cho công ty, cho toàn xã hội mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường tự
nhiên, môi trường sinh thái của khu vực. Do vậy, việc lập kế hoạch và tổ chức
triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng là một
trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.
Đối với hoạt động của Dự án, những nguyên nhân có thể gây ra cháy
rừng là rất lớn, bao gồm từ những việc khách quan như những người không
có trách nhiệm từ bên ngoài gây ra hỏa hoạn, hoặc do chủ quan lơ là của công
nhân đang trực tiếp chăm sóc vườn cây, hút thuốc, nấu cơm, do bảo quản
nhiên liệu không đúng cách,... Tất cả những nguyên nhân này đều là những
nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nạn cháy rừng.
Công tác PCCCR vùng dự án cần thực hiện các biện pháp sau:
- Công ty thành lập Ban PCCCR, theo dõi, giám sát phòng chống chữa
cháy kịp thời, giúp giám đốc Công ty để phối hợp chỉ huy các lực lượng
PCCCR đề ra các biện pháp hữu hiệu để giám đốc công ty quyết định kịp
thời, chính xác.

- Mua sắm bảo hộ lao động và dụng cụ phòng cháy chữa cháy: bình khí
CO2 (MT3 và MT5). Hầu hết các sản phẩm này do một số nhà sản xuất trong
nước cung ứng như Xí nghiệp sản xuất phương tiện vật liệu phòng cháy chữa
cháy, công ty liên doanh bảo vệ iK. Bình bọt AB, bình form (phun bọt như
bọt xà phòng) chủ yếu chữa cháy xăng dầu, loại bình này phần lớn có nguồn
gốc từ Anh, Nhật Bản, Trung Quốc. Ngoài ra cần phải chuẩn bị một số chất
liệu tại chỗ như nước, cát, …

- Hàng năm tiến hành xử lý vật liệu cháy trong lô, cày 02 đường 3 chảo
giữa hai hàng cây, thường xuyên kiểm tra, PCCC rừng vào mùa khô, ngăm
chặn và xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm. Thực hiện PCCC rừng theo QPN
8-86.
- Thành lập tổ, đội phòng chống cháy rừng khi phát hiện có lửa rừng,
huy động nhân dân tham gia chữa cháy.
- Xây dựng panô, áp phích, các loại biển báo tuyên truyền và tổ chức
tuyên truyền pháp luật về rừng, tuyên truyền các văn bản, chỉ thị,... của các
cấp trên loa phát thanh cho nhân dân trên địa bàn.
- Đối với diện tích rừng tự nhiên quanh khu vực, Công ty cũng sẽ áp
dụng các biện pháp nhằm bảo vệ diện tích rừng, nghiêm cấm không cho vào
73
rừng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng cháy chữa cháy, không để
xảy ra mất rừng, nghiêm cấm chặt phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản bất cứ
mục đích gì.
- Xây dựng quy chế về QLBV rừng và PCCCR của Công ty: công ty sẽ
lập bản nội quy, quy chế bảo vệ rừng, phổ biến đến từng cán bộ công nhân
làm việc trong khu dự án.
- Phối hợp tốt với UBND 2 xã Ia R’vê và Ia Lốp, kiểm lâm sở tại để thực
hiện tốt các biện pháp QLBVR và PCCCR trên các vùng lân cận nói riêng và
địa bàn xã nói chung.
- Tổ chức các hội nghị triển khai công tác phòng chống cháy từ đầu mùa
khô hàng năm vào tháng 10. Cuối mùa khô cần tổ chức đánh giá rút kinh
nghiệm nghiêm túc về công tác phòng chống cháy rừng hàng năm.

4.2.3.2. Biện pháp tổ chức, quản lý phòng chống cháy

- Các loại nguyên liệu, dung môi dễ cháy cần được chứa và bảo quản ở
nơi thoáng, với hàng rào cách ly và có tường bao che để ngăn chặn chảy tràn
lan khi có sự cố.
- Các loại chăn, màn, vật dụng sinh hoạt dễ cháy khác phải được cất giữ
cẩn thận tại kho chứa riêng, cách xa nguồn nhiệt.
- Trong khu vực có thể gây cháy, công nhân không được hút thuốc,
không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa
điện;
- Các máy móc, thiết bị phải có lý lịch kèm theo và phải được đo đạc,
theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật.
- Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt, các phương
tiện và thiết bị chữa cháy hiệu quả.
- Tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành của tất cả các cán bộ công
nhân đang làm việc, chăm sóc các vườn cây.

4.2.3.3. Biện pháp an toàn trong lao động

Các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động cho các công nhân đang làm
việc trong khu vực dự án là không thể thiếu, nhất là những công nhân đang
trực tiếp làm việc chăm sóc rừng cây, họ phải thường xuyên tiếp xúc những
mối nguy cơ đe dọa đến tính mạng của họ do họ phải thường xuyên làm việc
trong môi trường có nhiều mối nguy hiểm đang rình rập như rắn, rết, bò cạp,
vắt, mưa lớn gãy đổ các cành cây khô, ... hay các loại muỗi truyền nhiễm gây
bệnh sốt rét và các loại bệnh khác.

74
4.2.3.4. Biện pháp an toàn khi phun thuốc BVTV

Đối với các công nhân trực tiếp làm việc với thuốc BVTV, cần phải
yêu cầu họ tuân thủ các phương pháp sau:
- Sử dụng mặt nạ phòng độc phải có hệ thống thoát hơi khi pha chế
thuốc BVTV.
- Phải mặc quần áo lao động, đeo kính bảo vệ và đeo gang tay dài
không thấm dầu nhớt bằng chất neoprene mỗi khi phải làm việc lâu với thuốc
BVTV. Phải thay quần áo và phải tắm rửa sạch sẽ sau khi phun thuốc và trước
khi ăn.
Các biện pháp bảo vệ khác:
- Khi xịt thuốc phải luôn đứng đầu gió, khi trời lặng gió nên ngưng xịt
thuốc để tránh tiếp xúc với bụi khí, hạn chế ảnh hưởng của thuốc BVTV vào
môi trường không khí.
- Tránh ở gần những nơi đang xịt thuốc diệt sâu bọ trên 8 tiếng mỗi
ngày. Các bình xịt thuốc phải được điều chỉnh sao cho nồng độ thải ra không
quá 1 gam lindane trong 425 cm3 mỗi 24 giờ với tỷ lệ không đổi (khoảng 25
%). Không thuốc diệt côn trùng nào an toàn khi sử dụng với bình xịt. Các loại
bình xịt thuốc không bao giờ được sử dụng ở những nơi có người đang hoạt
động, những nơi chứa thực phẩm, những nơi đang nấu nướng hoặc những nơi
phục vụ ăn uống.

4.2.3.5. Các biện pháp khác

Do các yếu tố nguy hiểm như trên, Dự án phải quan tâm đến vấn đề an
toàn nhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn cho các công nhân như:
- Trang bị đầy đủ các phục trang cần thiết về an toàn lao động và hạn
chế những tác hại cho công nhân. Các trang phục này bao gồm: quần áo bảo
hộ lao động, ủng, nón khi đi vào rừng,...
- Tổ chức cắt tỉa, thu gom những cành cây khô trong các vườn cây
nhằm tránh việc các cành cây khô bị gãy, đổ rớt vào công nhân trong khi
chăm sóc và khai thác.
- Giáo dục về các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với thuốc BVTV.
- Trang bị các tủ thuốc y tế cho công nhân với các loại thuốc thông
thường như thuốc trị rắn cắn, cảm, sốt... Phải có nhân viên chuyên trách về y
tế.
- Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi
xảy ra sự cố cần được chỉ thị rõ ràng.
- Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: bệnh viện, cứu hỏa...

75
Chương 5
CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

5.1. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai là chủ dự án đầu tư trồng rừng nguyên
liệu giấy cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp khống chế, giảm thiểu các
tác động có hại trong giai đoạn khai hoang và trồng rừng, giai đoạn chăm sóc
và khai thác đã trình bày cụ thể trong chương IV của báo cáo.
Công ty cam kết sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống sự cố và giảm
thiểu ô nhiễm như đã trình bày ở trên, đồng thời chú trọng công tác đào tạo
cán bộ về môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường, đảm bảo
không phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm môi trường.
Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực được nêu trong báo cáo đều
mang tính khả thi, đảm bảo xử lý chất thải đạt các tiêu chuẩn môi trường Việt
nam quy định.
Công ty cam kết hoàn thành các công trình xử lý chất thải được nêu ở
trên theo đúng thời gian quy định kể từ khi dự án đi vào hoạt động.
Cơ quan chủ quản phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình
thiết kế và thi công các công trình xử lý để kịp thời điều chỉnh mức độ ô
nhiễm nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường quy định và phòng chống sự cố môi
trường xảy ra.
5.2. CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP, QUY ĐỊNH
CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

5.2.1. Tuân thủ các điều luật

- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, được Quốc hội Nước


CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11, đã được Quốc hội Nước CHXHCN
Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể
từ ngày 01/07/2004;
- Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10, được Quốc hội Nước
CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998 và có
hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999;
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11, được Quốc hội
Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004
và có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2005; Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày
03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng; Quyết
định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành quy chế quản lý rừng.

76
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
Môi trường;
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi
hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
Và một số văn bản pháp luật khác có liên quan.

5.2.2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ

* Khống chế ô nhiễm không khí


Thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam bao gồm: TCVN 5937:2005
Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh; TCVN
5939:2005. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
TCVN 6438:2001. giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải đối với phương
tiện giao thông đường bộ; TCVN 5949:1998. Âm học - Tiếng ồn do phương
tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép;
* Khống chế ô nhiễm nước
- Thực hiện giải pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu
chuẩn TCVN 6772:2000 Chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt. Giới hạn ô
nhiễm cho phép;
- Thực hiện biện pháp thu gom và xử lý nước thải máy móc, nước mưa
chảy tràn theo tiêu chuẩn TCVN 5942:1995 Nước thải công nghiệp. Tiêu
chuẩn thải;
* Thu gom và quản lý chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ sẽ
được thu, chôn lấp làm phân bón cho cây trồng.
- Chất thải rắn nông nghiệp: các loại bao bì, chai lọ thuốc BVTV, bao
bì chứa phân bón sẽ được thu gom xử lý thích hợp.
* Tuân thủ tuyệt đối mọi nguyên tắc an toàn lao động, thực hiện các
biện pháp an toàn giao thông, an toàn về quản lý hoá chất trong quá trình
trồng mới và chăm sóc vườn cây.
* Thực hiện giải pháp khống chế cho các kho chứa nhiên liệu. Tuân thủ
tuyệt đối mọi nguyên tắc phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy rừng..
* Tuân thủ thực hiện chương trình giám sát theo định kỳ. Đảm bảo kinh
phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.

77
* Cam kết bảo đảm an toàn và sức khỏe người lao động và cư dân lân
cận khi dự án đi vào xây dựng và hoạt động.
* Cam kết bảo vệ môi trường đất bằng các biện pháp canh tác hợp lý,
không sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón có các hóa chất nằm trong
danh mục cấm của nhà nước.
* Chủ Dự án cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật Việt Nam nếu vi
phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và nếu để xảy ra các sự
cố gây ô nhiễm môi trường.

78
Chương 6

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG,


CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

6.1. DANH MỤC CÁC PHƯƠNG ÁN BẢo VỆ MÔI trƯỜNG VÀ


PCCR
6.1.1. Trong giai đoạn khai hoang và xây dựng
- Đào rãnh thoát nước mưa;
- Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt;
- Đắp bờ mương chống lũ quét;
6.2.1. Trong giai đoạn chăm sóc bảo vệ và khai thác
- Xây dựng các đường mương thu gom nước mưa chảy tràn;
- Hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt;
- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;
- Hệ thống băng cản lửa PCCCR
- Xây dựng kế hoạch QLBVR tập trung;
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, GIÁM SÁT BVMT VÀ PCCCR
6.2.1. Chương trình quản lý môi trường và PCCR
Chương trình quản lý môi trường bao gồm các quan điểm về những
nghiên cứu môi trường cần thiết và các hoạt động thực hiện trong suốt giai
đoạn khai hoang, trồng rừng và chăm sóc, khai thác. Bao gồm các nội dung
chính như sau:
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn đầu tư dự án.
- Phối hợp với cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị
chuyên môn tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình hoạt
động của dự án.
- Xây dựng các công trình xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn.
- Xây dựng các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì toàn bộ
thiết bị hệ thống xử lý chất thải.
Nhân sự cho quản lý môi trường như sau: Công ty sẽ có một bộ phận
chuyên trách về công tác bảo vệ môi trường và PCCR. Trong đó:
- Trưởng bộ phận: kỹ sư - 01 người
- Nhân viên: trung cấp - 01 người.
- Nhân viên giám sát chất thải, giám sát sự cố môi trường, kiêm báo cáo
tổng hợp: kỹ sư - 01 người
6.2.2. Chương trình giám sát môi trường và PCCCR
Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng
quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong
những phần rất quan trọng trong công tác đánh giá tác động môi trường. Chủ

79
dự án sẽ kết hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường tiến hành
giám sát chất lượng môi trường theo định kỳ hàng năm.
Để đảm bảo các hoạt động của dự án không gây ô nhiễm môi trường và
đánh giá hiệu quả của các biện pháp khống chế ô nhiễm, chương trình giám
sát chất lượng môi trường sẽ được áp dụng trong suốt thời gian hoạt động của
dự án.
Kinh phí giám sát tuỳ thuộc vào thời điểm giám sát.
6.2.2.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí
- Vị trí giám sát:
+ Khu vực khu nhà ở: 02 điểm
- Tần suất giám sát: 02 lần/năm.
- Các chỉ tiêu giám sát: Bụi, Nox, So2, CO, Các yếu tố vi khí hậu.
6.2.2.2. Đánh giá chất lượng nước
Nước ngầm:
- Vị trí giám sát:
+ Khu vực giếng khoan khu vực dự án: 02 điểm
+ Khu vực thôn 1 xã Ia R'vê: 01 điểm, khu vực thôn Đóng xã Ia Lôp:
01 điểm.
- tần suất giám sát: 02 lần/năm
- Các chỉ tiêu giám sát: pH, độ trong, độ cứng, TSS, Cl, Fe, amonia,
Nitrat, Nitrit, Coliform, dư lượng thuốc BVTV.
Nước mặt:
- Vị trí giám sát:
+ Khu vực sông Ea H;leo: 01 điểm, khu vực sông Ia Lốp: 01 điểm.
+ Khu vực suối cạn và ao hồ đầm lầy: 03 điểm
- Tần suất giám sát: 02 lần/năm.
- Các chỉ tiêu giám sát: pH, SS, BOD, COD, Nitrit, Nitrat, dư lượng
thuốc BVTV.
(Phụ lục hình 6: Sơ đồ vị trí giám sát môi trường)
6.2.3. Quản lý chất thải rắn
Thường xuyên theo dõi, giám sát nguồn chất thải rắn sinh hoạt và chất
thải rắn nông nghiệp phát sinh. Tần suất giám sát: 02 lần /năm
Các số liệu trên phải thường xuyên được cập nhật hoá, đánh giá và ghi
nhận kết quả. Nếu có phát sinh ô nhiễm, dự án sẽ có các biện pháp xử lý thích
hợp.
6.2.4. Chương trình PCCCR
- Thường xuyên có kế hoạch cụ thể về chương trình PCCCR, hàng năm
phải tổ chức hội nghị đánh giá kết quả.

80
Chương 7
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÔNG TRÌNH BVMT VÀ PCCCR
7.1. CHI PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

7.1.1. Chi phí cho hệ thống xử lý nước thải

Công trình xử lý nước thải sinh hoạt: gồm các hạng mục xây dựng:
đường ống thu nước, hệ thống xử lý nước thải. Kinh phí tạm tính khoảng
5.000.000 VNĐ.

7.1.2. Chi phí phòng cháy chữa cháy rừng


Tùy theo từng năm, từng giai đoạn và phụ thuộc vào điều kiện của
Công ty sẽ xây dựng phương án PCCCR cụ thể trong năm, Công ty xây dựng
dự toán kinh phí PCCCR chung nhất hàng năm như sau:
Bảng 7.1. Các hạng mục PCCCR
TT Hạng mục Chi phí (đ)
1. Thi công băng cản lửa 35.000.000
2. Tuyên truyền 2.500.000
(250 lượt người x 10.000 đ/người)
3. Bảng biểu, biển cấm lửa 2.000.000
(80 bảng x 25.000đ/bảng)
4. Dụng cụ chữa cháy 5.000.000
5. Chi phí chống cháy (800.000 đ/ha) 1.600.000.000
6. Vật dụng rẻ tiền mau hỏng 3.000.000
Tổng cộng 1.862.000.000

7.2. CHI PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG


- Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày
29/12/2006 về Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Căn cứ vào Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/09/2002 của Bộ
Tài chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng;
Chủ dự án dành một khoản kinh phí hàng năm cho công việc giám sát
chất lượng môi trường.
Bảng 7.2. Dự toán kinh phí giám sát môi trường
Số điểm Tần suất Đơn giá Thành tiền
TT Hạng mục giám sát giám sát (đồng) (đồng)
a Kinh phí giám sát 19.080.000
1 Chất lượng không khí 2 2 430.000 1.720.000

81
2 Giám sát chất lượng nước ngầm 2 2 590.000 2.360.000
1.000.00
3 Giám sát nước mặt 5 2 0 10.000.000
1.250.00
4 Giám sát chất thải rắn 2 2 0 5.000.000
B Kinh phí khác 17.000.000
1 Vận chuyển, chi phí thực địa 10.000.000
2 Viết báo cáo và in ấn 7.000.000
Tổng cộng 36.080.000
Nguồn: Viện Vệ sinh Dịch tể Tây Nguyên, tháng 07/2008.
Tổng cộng kinh phí cho công tác giám sát môi trường là 36.080.000
đồng. Trong đó chi phí giám sát là 19.080.000 đồng và chi phí vận chuyển,
viết báo cáo là 17.000.000 đồng.
Toàn bộ kết quả giám sát phân tích chất lượng các thành phần môi
trường được ghi chép đầy đủ, định kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước.

82
Chương 8

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Căn cứ theo quy định tại khoản 8, Điều 20 của Luật Bảo vệ môi trường
2005; Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Thông tư 08/2006/TT-BTNMT; vào ngày
10 tháng 07 năm 2008, chủ dự án đã gửi Công văn số ..../CV-CT, ngày 22
tháng 07 năm 2008 “V/v Tham vấn ý kiến cộng đồng Báo cáo đánh giá tác
động môi trường cho dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai
đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk” đến Ủy ban nhân
dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc 02 xã Ia R’vê và Ia Lôp, đồng thời thông báo về
những nội dung cơ bản của dự án, những tác động tiêu cực về môi trường của
dự án, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm dự kiến áp dụng và đề nghị các cơ quan,
tổ chức này nghiên cứu, xem xét cho ý kiến phản hồi bằng văn bản.
8.1. Ý KIẾN CỦA XÃ IA R’VÊ
8.1.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
Chủ dự án đã gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân xã Ia R’vê, huyện Ea
Súp, tỉnh ĐắkLắk thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác
động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu
về môi trường sẽ áp dụng và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản.
Bản nhận xét của Ủy ban nhân dân xã Ia R’vê được đính kèm phần Phụ
Lục.
8.1.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ
Chủ dự án đã gửi văn bản đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Ia R’vê,
huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk thông báo về những nội dung cơ bản của dự án,
những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác
động xấu về môi trường sẽ áp dụng và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản.
Bản nhận xét của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Ia R’vê được đính kèm
phần Phụ Lục.
8.1.3. GIẢI TRÌNH Ý KIẾN CỦA UBND XÃ VÀ UBMT TỔ QUỐC XÃ

8.1.3.1. UBND xã Ia R’vê


Sau khi xem xét, nghiên cứu những nội dung cơ bản của báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu
giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk. Những
tác động xấu về môi trường, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi
trường được áp dụng trình bày chi tiết trong phần phụ lục của báo cáo, do chủ
đầu tư là Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, UBND xã Ia R’vê có ý kiến như
sau:
- Rất ủng hộ cho việc thực hiện dự án tại địa bàn.
- Chấp nhành nghiêm các quy định xã biên giới.
83
- Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp giảm
thiểu tác động xấu nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Chấp nhận dự án, ký ngày 18/07/2008 - Chủ tịch Lê Thanh Hải.

8.1.3.2. UBMTTQ Xã Ia R’vê


Sau khi xem xét, nghiên cứu những nội dung cơ bản của báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu
giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk. Những
tác động xấu về môi trường, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi
trường được áp dụng trình bày chi tiết trong phần phụ lục của báo cáo, do chủ
đầu tư là Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, UBMTTQ xã Ia R’vê có ý kiến như
sau:
- Rất ủng hộ cho việc thực hiện dự án tại địa bàn.
- Chấp nhành nghiêm các quy định xã biên giới.
- Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp giảm
thiểu tác động xấu nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Chấp nhận dự án, ký ngày 18/07/2008 - Chủ tịch Lê Văn Bon.
8.2. Ý KIẾN CỦA XÃ IA LÔP
8.2.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
Chủ dự án đã gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân xã Ia Lôp, huyện Ea
Súp, tỉnh ĐắkLắk, thông báo về những nội dung cơ bản của dự án, những tác
động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu
về môi trường sẽ áp dụng và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản.
Bản nhận xét của Ủy ban nhân dân xã Ia Lôp được đính kèm phần Phụ
Lục.
8.2.2. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ
Chủ dự án đã gửi văn bản đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Ia Lôp,
huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk thông báo về những nội dung cơ bản của dự án,
những tác động xấu về môi trường của dự án, những biện pháp giảm thiểu tác
động xấu về môi trường sẽ áp dụng và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản.
Bản nhận xét của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Ia Lôp được đính kèm
phần Phụ Lục.
8.2.3. GIẢI TRÌNH Ý KIẾN CỦA UBND XÃ VÀ UBMT TỔ QUỐC XÃ

8.2.3.1. UBND xã Ia Lôp


Sau khi xem xét, nghiên cứu những nội dung cơ bản của báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu
giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk. Những
tác động xấu về môi trường, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi
trường được áp dụng trình bày chi tiết trong phần phụ lục của báo cáo, do chủ

84
đầu tư là Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, UBND xã Ia Lôp có ý kiến như
sau:
- Rất ủng hộ cho việc thực hiện dự án tại địa bàn.
- Diện tích của dự án chủ yếu tập trung ở xã Ia Lôp nên đề nghị chủ dự
án quan tâm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
- Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp giảm
thiểu tác động xấu nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Chấp nhận dự án, ký ngày 19/07/2008 - Chủ tịch Vi Văn Bính.

8.1.3.2. UBMTTQ Xã Ia Lôp


Sau khi xem xét, nghiên cứu những nội dung cơ bản của báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu
giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk. Những
tác động xấu về môi trường, những biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi
trường được áp dụng trình bày chi tiết trong phần phụ lục của báo cáo, do chủ
đầu tư là Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, UBMTTQ xã Ia Lôp có ý kiến như
sau:
- Rất ủng hộ cho việc thực hiện dự án tại địa bàn.
- Đề nghị chủ dự án thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp giảm
thiểu tác động xấu nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
Chấp nhận dự án, ký ngày 19/07/2008 - Chủ tịch Lang Văn Ót.

85
Chương 9

CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LiỆU, DỮ LIỆU


VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU

9.1.1. Nguồn dữ liệu, tài liệu tham khảo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trồng 2.000 ha rừng
nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh
ĐắkLắk, được tiến hành trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu tham khảo sau:
- Chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk;
- Quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh ĐắkLắk đến năm 2020;
- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng
đất 5 năm 2006-2010 của tỉnh ĐắkLắk;
- Quy hoạch kinh tế xã hội của huyện Ea Súp đến năm 2020;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Ea Súp đến năm 2010.
- Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất
chi tiết đến 2015 của xã Ia R’vê và Ia Lốp, huyện Ea Súp;
- Báo cáo rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh ĐắkLắk năm 2006
- Niên giám thống kê tỉnh ĐắkLắk năm 2006 - Cục thống kê tỉnh
ĐắkLắk.
- Các tài liệu và số liệu hiện trạng môi trường và kinh tế - xã hội ở địa
bàn dự án xã Ia R’vê và Ia Lốp, do trung tâm tư vấn Tài nguyên và Môi
trường ĐắkLắk và các đơn vị chuyên ngành tham gia khảo sát thu thập.
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh ĐắkLắk năm 2005 - Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh ĐắkLắk.
- Quy trình kỹ thuật trồng cây keo lai của Cục Lâm nghiệp Việt Nam;
- Cẩm nang lâm nghiệp (2006) của chương trình hổ trợ ngành lâm
nghiệp và đối tác;
- Kỷ yếu các công trình nghiên cứu vườn quốc gia Yok Don;
- Báo cáo nghiên cứu quan hệ giữa các loại thực vật thân gỗ nhằm phục
hồi rừng khộp theo mục tiêu đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Yok Đôn
năm 2007, tỉnh ĐắkLắk của chương trình tài trợ nghiên cứu;
- Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng
thế giới (WB) về hướng dẫn xây dựng ĐTM.
- Các phương pháp nghiên cứu về thứ tự ưu tiên và quản lý chất lượng
môi trường.

86
- Tiêu chuẩn Việt Nam, (2005), Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội;
- Tiêu chuẩn Việt Nam, (2003), Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội;
- GS.TS. Trần Ngọc Chấn, (1999), Ô nhiễm không khí và xử lý khí
thải, Tập 1: Ô nhiễm không khí và tính toán khuếch tán chất ô nhiễm, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
- GS.TS. Trần Ngọc Chấn, (1999), Ô nhiễm không khí và xử lý khí
thải, Tập 2: Cơ học về bụi và phương pháp xử lý bụi, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội;
- GS.TS. Trần Ngọc Chấn, (1999), Ô nhiễm không khí và xử lý khí
thải, Tập 3: Lý thuyết tính toán và công nghệ xử lý khí độc hại, NXB Khoa
học và kỹ thuật, Hà Nội;
- PGS.TS. Hoàng Văn Huệ, (2002), Tập 2: Xử lý nước thải, NXB
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
- GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, (1999), Thoát nước và xử lý nước thải công
nghiệp, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội;
Nguồn tài liệu, số liệu nêu trên đã được Chủ dự án, cơ quan tư vấn của
chủ dự án thu thập trong quá trình thực hiện dự án, bao gồm cả công tác nội
nghiệp và ngoại nghiệp. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp có liên quan đến khu
vực dự án, mức độ tin cậy của các tài liệu này phụ thuộc vào cơ quan ban
hành.

9.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập

- Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 –
2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk của Công ty Cổ phần Giấy Tân
Mai thực hiện 2008.
- Các số liệu điều tra, khảo sát về các yếu tố môi trường khu vực dự án
được tiến hành tháng 7/2008.
- Số liệu đo đạc, phân tích mẫu nước, do Trung tâm TV TNMT ĐắkLắk
phối hợp với Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thực hiện 7/2008.
- Kết quả tham vấn ý kiến cộng đồng do TTTVTNMT ĐắkLắk thực
hiện vào tháng 7/2008.
9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

9.2.1. Danh mục các phương pháp sử dụng

Báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tư trồng trồng 2.000 ha rừng
nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh
ĐắkLắk, giai đoạn xây dựng dự án đầu tư có kế thừa các kết quả nghiên cứu
về các yếu tố môi trường của các viện nghiên cứu và các cơ quan liên quan
đến chuyên ngành môi trường. Sử dụng số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng
môi trường tự nhiên, cũng như kinh tế - xã hội của vùng dự án.
87
Trong quá trình tiến hành phân tích, dự báo và đánh giá các tác động của
dự án tới các yếu tố môi trường, đã sử dụng các nhóm phương pháp: Phương
pháp thống kê; phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp đánh giá nhanh;
phương pháp nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm (nhóm phương
pháp chung được sử dụng để lập báo cáo); phương pháp chuyên gia; phương
pháp so sánh; phương pháp ma trận; phương pháp tính toán thực nghiệm bao
gồm: phương pháp hệ số ô nhiễm, phương pháp lan truyền chất ô nhiễm,
phương pháp lan truyền tiếng ồn, … (nhóm phương pháp sử dụng trong đánh
giá và dự báo các tác động).

9.2.1.1. Nhóm phương pháp chung

- Phương pháp thống kê: Sử dụng các tài liệu thống kê thu thập được
của địa phương, cũng như các tài liệu nghiên cứu đã được thực hiện từ trước
tới nay của các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực môi trường tự nhiên và
kinh tế - xã hội. Những tài liệu này được hệ thống lại theo thời gian, được
hiệu chỉnh và giúp cho việc xác định hiện trạng môi trường, cũng như xu thế
biến đổi môi trường trong khu vực dự án, làm cơ sở cho việc dự báo tác động
môi trường khi thực hiện dự án, cũng như đánh giá mức độ của tác động đó.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về môi trường
đã có sẵn, tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung
các tài liệu mới nhất, cũng như khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực
dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Bằng kinh nghiệm của các chuyên gia,
trong quá trình điều tra khảo sát thực địa, ngay tại địa bàn nghiên cứu việc
đánh giá tác động đã được thực hiện sơ bộ đối với một số yếu tố môi trường
như: môi trường sinh thái, môi trường kinh tế - xã hội...
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích trong phòng thí nghiệm: Để đánh
giá hiện trạng môi trường nước, không khí, đất, ... đã tiến hành công tác ngoại
nghiệp, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. So sánh kết quả phân
tích với TCVN để đánh giá chất lượng môi trường nền và khả năng chịu tải
của môi trường.

9.2.1.2. Nhóm phương pháp sử dụng để đánh giá, dự báo các tác
động

- Phương pháp chuyên gia: Báo cáo có sự tham gia của chuyên gia các
lĩnh vực môi trường: khí tượng- thuỷ văn, môi trường, vật lý môi trường và
sinh thái cảnh quan.
- Phương pháp tính toán thực nghiệm: Sử dụng các phương trình thực
nghiệm của các tác giả trong nước, cũng như nước ngoài để tính toán, tính
toán tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh, dự báo biến đổi chất lượng nước...
- Phương pháp so sánh: dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các
Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

88
- Phương pháp ma trận: Để đánh giá tổng hợp tác động môi trường
bảng ma trận các tác động đã được lập, đồng thời tiến hành cho điểm tác
động.

9.2.2. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng

Bảng 9.1. Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đã sử dụng trong
báo cáo đánh giá tác động môi trường
Độ tin cậy (%)
Stt Phương pháp
>98 95-98 90-95
2. Phương pháp thống kê
x
3. Phương pháp liệt kê
x
4. Phương pháp đánh giá nhanh và mô
x
hình hóa môi trường
5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
x
mẫu
6. Phương pháp so sánh
x

9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦa CÁC
ĐÁNH GIÁ
Đối với Dự án đầu tư trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn
2008 – 2013 tại khu vực huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk của Công ty Cổ phần
Giấy Tân Mai, khi triển khai đi vào hoạt động thì những tác động xấu, ảnh
hưởng đến môi trường là không tránh khỏi. Tuy nhiên, với những đánh giá tác
động đến môi trường trong quá trình hoạt động của dự án, các biện pháp ngăn
ngừa ô nhiễm với các số liệu, dẫn chứng chi tiết, mang tính khách quan và
khoa học đã được đưa ra trong báo cáo thì các ảnh hưởng đến môi trường tự
nhiên, kinh tế xã hội là hạn chế được.
Khi dự án triển khai đi vào hoạt động, áp dụng các biện pháp giảm
thiểu như nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đưa ra thì không
những sẽ hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của khu
vực thực hiện dự án, mà còn có ý nghĩa xã hội tích cực, tạo thêm việc làm,
nâng cao thu nhập của địa phương, đặc biệt là cải thiện môi trường.

89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGhỊ
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư
trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2008 – 2013 tại khu vực
huyện Ea Súp, tỉnh ĐắkLắk của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, có thể rút ra
một số kết luận sau:
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện phù hợp với việc phát
triển cây nguyên liệu giấy. Nếu được đầu tư xây dựng quy mô diện tích 2.000
ha ở 2 xã Ia r’vê và Ia Lốp sẽ thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội của vùng,
qua đó người dân tại chỗ có thể chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng
rừng nguyên liệu giấy từ mô hình của công ty, đồng thời Công ty sẽ xây dựng
vườn giống và hỗ trợ kỹ thuật để người dân tham gia phát triển rừng.
- Nếu Dự án được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tích
cực trong những năm tới, không những đóng góp cho ngân sách nhà nước mà
còn mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty, nhất là tạo thêm việc
làm, nâng cao thu nhập đời sống cho người dân, và cải tạo môi trường sinh
thái.
- Song song với những lợi ích mà Dự án đem lại cũng sẽ nảy sinh một
số vấn đề quan trọng đó là công tác bảo vệ môi trường, công tác quản lý bảo
vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong
giai đoạn trồng rừng của dự án chủ yếu là nước thải sinh hoạt, rác thải nông
nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông... nếu không có các biện pháp
xử lý và quản lý thích hợp sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi
trường trong khu vực.
- Khả năng gây tác động tiêu cực của Dự án có thể được khắc phục
bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý để ngăn chặn và hạn chế
như đã đề cập.
- Sự tập trung các phương tiện xe cộ, máy móc thiết bị và khoảng trên
650 công nhân để khai hoang, trồng rừng trong giai đoạn đầu chắc chắn sẽ
gây xáo trộn làm phức tạp thêm đời sống văn hoá xã hội và an ninh của địa
phương, đặc biệt là khu vực biên giới.
- Kết hợp với việc xử lý ô nhiễm, Dự án sẽ đề xuất cụ thể các biện pháp
quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa các chất thải, xây dựng
cụ thể các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy rừng một cách có
hiệu quả.
- Chủ đầu tư cam kết thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu tác
động và chương trình giám sát môi trường đã nêu chi tiết ở chương v, VI và
kinh phí tại chương VII.

90
2. KIẾN NGHỊ
Trong quá trình triển khai thực hiện dự án công ty rất mong sự hỗ trợ
của các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
UBND huyện Ea Súp, UBND xã Ia R’vê, UBND xã Ia Lốp và các tổ chức
đoàn thể, nhân dân trong vùng dự án, đây chính là nhân tố quyết định sự
thành công của dự án. Vì vậy công ty đề nghị các cơ quan đơn vị và nhân dân
tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho dự án triển khai đúng tiến độ.
Đề nghị UBND tỉnh ĐắkLắk xem xét phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường để dự án sớm được triển khai thực hiện.

91
PHỤ LỤC

92
PHỤ LỤC I

DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT CHỦ YẾU CÓ TRONG


KHU VỰC DỰ ÁN

DANH LỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CHỦ YẾU CÓ TRONG


KHU VỰC DỰ ÁN

93
DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT CÓ TRONG KHU VỰC DỰ ÁN

Tên Việt Nam Tên khoa học Tên họ


Dầu đồng Dipterocarpus tuberculatus Dầu - Dipterocarpaceae
Dầu trà ben Dipterocarpus obtusifolius Dầu - Dipterocarpaceae
Dầu trai Dipterocarpus intricatus Dầu - Dipterocarpaceae
Cà chít Shorea obtusa Dầu - Dipterocarpaceae
Chiêu liêu Terminalia tomentosa Bàng - Combretaceae
Le oxytenanthera spp., Bambusa Lúa - Poaceae
af. beecheyna
Mã tiền Strychnos nux-vomica Mã tiền - Loganiaceae
Mây Calamus spp. Cau - Arecaceae
Me rừng Phyllanthus emblica Thầu dầu -
Euphorbiaceae
Rau sắng Melientha suavis Rau sắng - Opiliaceae
Sao đen hopea odorata Dầu - Dipterocarpaceae
Sặt cỏ arundinaria pusilla Lúa - Poaceae
Song Daemonorops spp. Cau - Arecaceae
Tre gai Bambusa arundinacea Lúa - Poaceae
Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Tử vi - Lythraceae

94
DANH LỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT CHỦ YẾU CÓ TRONG
KHU VỰC DỰ ÁN

StT TêN KHOA HỌC TêN TIẾNG VIỆT


I AMPHIVIA LỚP ẾCH NHÁI
1. Ranidae Họ ếch nhái
2. R.nigrovitta Ếch suối
3. R.rugulosa Ếch đồng
4. Rhacophoridae Họ ếch cày
5. Microhylidae Họ nhái bầu
6. M.ornate Nhái bầu hoa
II REPTILIA LỚP BÒ SÁT
1. Gekkonidae Họ tắt kè
2. Gekko gecko Tắc kè
3. Agamidae Họ nhộng
4. C.versicolor Nhộng xanh
5. Lacertidae Họ thằn lằn dính nước
6. Colubridae Họ rắn nước
7. Ptyas korros Rắn hoa cỏ nhỏ
8. Rhabdophis subminiatus Rắn nước
9. xenochrophis piscator Rắn roi thường
10. Viperidae Họ rắn lục
11. Trimeresurus albolabris Rắn lục mép
III AVES LỚP CHIM
I. GALLIGORMES BỘ GÀ
Gallus gallus Gà rừng
II. GRUIFROMES BỘ SẾU
Turnicidae Họ cun cút
Rallidae Họ gà nước
III. CHARADRHFORMES BỘ RẼ
charadriidae Họ choi choi
Charadrius Choi choi sông
IV. COLUMBIFORMES BỘ BỒ CâU
Streptopelia chinensis Cu gáy
S.tranquebarica Cu ngói
V. PSITTACIFORMES BỘ VẸT
Psittacidae họ vẹt
VI. CUCULIFORMES BỘ CU CU
Cuculidae Họ cu cu
Pheenicophacus tritis Bìm bịp lớn
VII. CORACILFORMES BỘ SẢ
Meropidae Họ trẩn
M.orientalis Trẩn đàu hung
95
StT TêN KHOA HỌC TêN TIẾNG VIỆT
Coraciidae Họ sả rừng
Coracias bengalensis Sả rừng
Eurystomus orientalis yểng quạ
Bucetos bicormis Hồng hoàng
VIII
. PICIFORMES BỘ GÕ KIẾN
Picidae Họ gõ kiến
Mieropternus brecynrus Gõ kiến nâu
dinopium javanense Gõ kiến vàng nhỏ
Chrysocolaptes lucidus Gõ kiến vàng lớn
IX. PASSERIFORMES BỘ SẺ
M.cinerca Chìa vôi núi
Pycnonotidae Họ chào mào
P. jocosus Chào mào
Sturnidae Họ sáo
Oriolidae Họ vàng anh
Dicacidae Họ chim sâu
Ploccidae Họ sẻ
Passer montanus sẻ
Fringillidae Họ sẻ đồng
IV MAMMALIA LỚP THÚ
Soricidae Họ chuột chù
Suncus murinus Chuột chù
A PRIMATES BỘ LInH TRƯỞNg
Cercopithecidae Họ khỉ
B CARNIVORA BỘ ăn THỊT
Viverridae Họ cầy
Paradoxurus hermaphroditus Cầy vòi đốm
Vizibetha Cầy dồi
Herpeatidae Họ cầy lỏn
Herpesles Javanicus Cầy lỏn
C ARTIODACTYLA bỘ MÓnG GUỐC NGÓN CHẴN
Tragulidae Họ cheo cheo
D RODENTIA BỘ GẬM NHẤM
Sciuridae Họ Sóc cây
Ratufa bicolor Sóc đen
Mus musculus Chuột nhắt nhà
Raltus exulan Chuột lắt
R. koralensis Chuột rừng

96
DANH LỤC MỘT SỐ LOÀI CÁ CHỦ YẾU TẠI CÁC THỦY VỰC CÓ
TRONG KHU VỰC DỰ ÁN
STT Tên bộ, họ, giống, loài Cá Mức Cá Cá
Kinh độ vùng vùng
tế quý phía phía
hiếm Nam Bắc
A Bộ Cá Chép CYpRINIFoRMES
I họ cá Chép Cyprinidac
1 Cá Lòng tong Esomus longgimanus +
(Lunel)
2 Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idellus
(Valencienes)*
3 Cá Dầm Puntius brevis (Bleeker) +
4 Cá Trẳng Systomus binotatus +
(Valenciennes).
5 Cá Trẳng sa Hypsibarbus sarana +
(Hamilton)
6 Cá Mõm trâu Bangana berhi (Fowler) +
7 Cá Linh tía Dangila lineatus (Sauvage) +
8 Cá Chuồn sông Crosocheilus siamensis +
(Smith)
9 Cá Vũ Labeo. Dyocheilus (Mc Lelland) +
10 Cá Mè lúi Osteochilus hasseltii (Cuvier - + +
Valenciennes)
11 Cá Lúi sọc O. vittatus (Cuvier - +
Valenciennes)
12 Cá Lúi râu O. barbatula (Sauvage) +
13 Cá Chép Cyprinus carpio Linneaus + +
B Bộ Cá Nheo SILURIFORMES
I Họ Cá Nheo Siluridae
1 Cá Trèn bầu Ompok bimaculatus (Bloch) + +
II Họ cá Ngạnh Bagridae
1 Cá Lăng nha Mystus nemurus + +
(Valenciennes)
C Bộ Cá Kìm BELONIFORMES
I Họ Cá Nhái Belonidae
1 Cá Nhái xanh Strongylurus leiurus +
(Bleeker)
D Bộ Cá Vược PERCIFORMES
I Họ Cá Rô Anabantidac
1 Cá Rô đồng Anabas testudineus (Bloch)
II Họ Cá Lóc Channidae
1 Cá Lóc Channa striata Bloch# +

97
PHỤ LỤC II

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

98
PHỤ LỤC III

MỘT SỐ BẢN ĐỒ VÙNG DỰ ÁN


MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHU VỰC DỰ ÁN
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

99

You might also like