You are on page 1of 53

I/ Khaùi nieäm baùn phaù giaù, caùc hình thöùc, vai troø,

maët traùi cuûa baùn phaù giaù.

1.Khái niệm bán phá giá


Theo Hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADP) bán phá giá là việc
bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của
nước xuất khẩu. Nói một cách đơn giản, để xác định hành động bán phá giá ta phải
so sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá
ở thị trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập
khẩu (giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị
trường là khá phức tạp.
Theo WTO, giá trị bình thường của hàng hoá là giá của hàng hoá đã được
ấn định phụ thuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường nước xuất khẩu. Khi không có
giá nội địa để so sánh thì gía trị bình thường được coi là tổng các chi phí sản xuất,
tiêu thụ hàng hoá cộng với một phần lợi nhuận nào đó. Hoặc theo cách khác, giá
trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang một nước thứ ba.Trong trường hợp khi
nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế thị trường thì giá trị bình
thường được xác định trên cơ sở giá hàng hoá tương tự của một nước thứ ba có
nền kinh tế thị trường.

2. Các loại bán phá giá


Theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại:
bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng
nhập khẩu. Hai trường hợp này thường được tách riêng và được giải quyết theo hai
bộ luật riêng biệt.
- Bán phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa là việc cá
nhân hoặc tổ chức sản xuất đặt giá tiêu thụ thấp hơn giá thành tại thị trường trong
nước. Mục tiêu của hành động bán phá giá này là nhằm loại bỏ khỏi thị trường,
hoặc ngăn cản sự thâm nhập thị trường, của một doanh nghiệp hay một sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Bán phá giá hàng nhập khẩu là việc doanh nghiệp nước ngoài bán hàng
hóa dưới chi phí tại nước nhập khẩu.
Trong thời gian đàm phán dẫn tới Hiến chương Havana về quan hệ thương
mại quốc tế, những nước tham gia đã chia việc phá giá thành 4 loại:
- Phá giá về giá: Là hành vi được quy định trong điều VI của Hiệp định
GATT (“sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một
nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm”).
- Phá giá dịch vụ: Là hành vi tạo ra lợi thế về giá do có phá giá cung cấp
dịch vụ vận tải biển.
- Phá giá hối đoái: Là hành vi dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt
được lợi thế cạnh tranh.
- Phá giá xã hội: Là hành vi xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá
thấp do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất.
Hoặc cũng có thể phân thành 3 loại bán phá giá:
- Bán phá giá dai dẳng, thì hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn so với giá
cả trong nước nhập khẩu. Tình
trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là hàng nhập khẩu khác được bán dưới
những điều kiện tối đa hóa
lợi nhuận. Bất kỳ hàng rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối với
người tiêu dùng trong nước nhập
khẩu và ảnh hưởng của phúc lợi của chúng
- Bán phá giá thường xuyên: một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho đến
khi những nhà sản xuất trong
nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi sự độc quyền xuất hiện. Những
nhà sản xuất trong nước lúc đó
có thể được lôi kéo trở lại thị trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại. Có một tranh
luận có giá trị cho việc bảo hộ
với việc bán phá giá thường xuyên do việc di chuyển nguồn lực lãng phí. Khi những nhân tố
sản xuất di chuyển vào và ra
một ngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập khẩu thì chi phí và và sự lãng phí đổ dồn cho xã
hội
- Bán phá giá không thường xuyên sẽ xuất hiện khi nhà sản xuất nước ngoài (hoặc
chính phủ) với một thặng dư sản
phẩm tạm thời xuất khẩu số này tại bất cứ giá nào mà nó cần. Việc bán phá giá theo kiểu này
có thể có những ảnh hưởng
xấu tạm thời đến việc cạnh tranh với những nhà cung cấp trong nước chủ nhà bởi việc làm
gia tăng rủi ro trong hoạt động
của ngành. Những rủi ro này cũng như sự mất mát phúc lợi từ việc di chuyển nguồn lực tạm
thời có thể được tránh khỏi
bởi việc đưa ra chính sách bảo hộ, mặc dù những ảnh hưởng phúc lợi khác có thể được đưa
vào trong phân tích khi xem
xét những hạn chế thương mại. Tuy nhiên, việc bán phá giá thường xuyên dường như không
biện hộ được việc bảo hộ
trong ngắn hạn.
3. Vai trò và mặt trái của bán phá giá
Bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là
việc gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành
kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi mô.
-Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của
nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của
nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác.
-Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị
mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các
nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các
nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường
quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ
bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Xét ở góc độ người tiêu dùng, việc hàng hóa nước ngoài được bán phá giá sẽ mang
lại những lợi ích cụ thể, trước mắt cho họ do mua được hàng hóa với giá rẻ. Việc
bán phá giá sẽ kéo theo hàng loạt những tác động xấu cho các ngành sản xuất
trong nước. Nó dần dần bóp chết các ngành sản xuất non trẻ và thiếu sức cạnh
tranh. Ngoài ra, một khi hàng hóa bán phá giá đã chiếm lĩnh được thị trường thì
các nhà xuất khẩu chắc chắn không dừng lại ở đó mà họ sẽ nâng dần giá hàng để
thu lợi nhằm bù đắp những chi phí của việc bán phá giá. Lúc đó, người tiêu dùng
sẽ phải mua hàng hóa với giá cao.
Như vậy có thể thấy tác động của việc bán phá giá là: gây thiệt hại cho ngành sản
xuất nội địa nhưng lại mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Về tổng thể, toàn xã
hội cũng được lợi từ bán phá giá.
Xuất phát từ thành kiến cố hữu, việc "bán phá giá" thường được coi là có tác động
tiêu cực, thường vì lý do làm giảm lợi nhuận của những người bán hàng khác hoặc
gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặt hàng của nước nhập khẩu, cho
nên người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành động này. Cần phải có sự
phân tích thấu đáo bản chất của mọi trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả
mọi hành động bán phá giá đều có hại hay không để từ đó có biện pháp đối phó
thích ứng.
Tuy nhiên dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá không phải không đem lại những
lợi ích nhất định:
- Dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản
xuất có điều kiện phát huy tối đa năng lực sản xuất, khả năng tăng lợi nhuận và
thâm nhập thị trường mới;
- Khi bán phá giá, các doanh nghiệp thực hiện bán phá giá có khả năng
đánh bại đối thủ, loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước
ngoài. Và tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh và mức độ phá giá, có thể trở thành
doanh nghiệp độc quyền, độc quyền nhóm, qua đó tận dụng lợi thế của doanh
nghiệp độc quyền để tăng lợi nhuận;
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có mức tồn kho lớn, để giải
phóng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể bán phá giá để giải phóng hàng tồn kho
hoặc trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ hoặc tìm kiếm ngoại tệ trong trường
hợp khẩn cấp, doanh nghiệp có thể thực hiện bán phá giá.
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu
dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông
thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều
ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá,
nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình.
II/ Điều kiện được xem là bán phá giá
Theo Hiệp định, để áp dụng biện pháp chống bán phá giá mỗi quốc gia phải
thông qua thủ tục điều tra và chứng minh được 3 yếu tố:
- Phải có hành vi bán phá giá của hàng hóa nước ngoài trên thị
trường trong nước ( với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)
- Hành vi bán phá giá phải gây thiệt hại đáng kể, hoặc đe dọa gây
thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước của quốc gia
nhập khẩu
- Quốc gia nhập khẩu phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả
giữa việc bán phá giá và thiệt hại, hoặc nguy cơ gây thiệt hại
nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước mình.

III/ Khái niệm về chống bán phá giá, quy định của WTO về chống bán phá
giá và các hình thức đối kháng.
1/ Khái niệm về chống bán phá giá.
Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại
quốc tế. Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều
coi đây là một trong những hành vi thương mại không lành mạnh. Do đó chính
phủ nhiều nước cho rằng họ cần phải có hành động chống lại hành vi đó nhằm bảo
vệ ngành công nghiệp trong nước.
Vấn đề chống bán phá giá lần đầu tiên được Hiệp hội các quốc gia nghiên
cứu ngay từ năm 1922. Đến năm 1947, với sự ra đời của tổ chức GATT, các biện
pháp chống bán giá chính thức được đặt dưới sự chi phối của pháp luật quốc tế.
Lúc ấy, đề tài này chưa được chú ý nhiều mà chỉ về sau, khi thương mại phát triển
ngày càng nhanh, sự cạnh tranh trở nên ráo riết hơn, và các nước thành viên của
GATT cũng ngày càng đông đảo hơn, thì chống bán phá giá mới trở thành một
mối quan tâm thật sự. Năm 1967, một số quy định về chống bán phá giá tại GATT
được chuẩn hoá trong Hiệp định về thi hành điều VI của GATT (Agreement on the
Implementation of Article VI), thường được gọi tắt là Hiệp định chống bán phá giá.
Thời gian sau đó, Hiệp định về chống bán giá được bổ sung thêm nhiều nội dung
quan trọng.
Sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với sự ra đời của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) các bên đã ký kết Hiệp định về thực thi Điều VI GATT 1994,
thường được gọi với tên “Hiệp định về chống bán phá giá của WTO”. Là một
trong những hiệp định thương mại đa biên của WTO, Hiệp định chống bán phá giá
có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO.
Các quy định trong Hiệp định là cơ sở pháp lý giúp các nước bảo hộ quyền lợi
chính đáng của các ngành sản xuất trong nước khi xảy ra hiện tượng bán phá giá.
Năm 1995, WTO đã thành lập Uỷ ban về chống bán phá giá để giám sát việc điều tra
và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước thành viên. Sau khi phát hiện ra
hàng hoá bị bán phá giá có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, các ngành
đó đề nghị những cơ quan hữu trách thực hiện việc điều tra và đưa ra kết luận về việc
có thực hiện hay không thuế chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước.
Hiệp định chống bán phá giá của WTO quy định các biện pháp chống bán
phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng được
4 điều kiện sau:
- Sản phẩm đang bán phá giá: Sản phẩm của nước xuất khẩu đang được
bán ở thị trường của nước nhập khẩu với mức giá thấp hơn giá bán thông thường
của sản phẩm đó ở trên thị trường nước xuất khẩu.
- Có sự thiệt hại về vật chất do hành động bán phá giá gây ra hoặc đe doạ
gây ra đối với các doanh nghiệp nội địa đang sản xuất các sản phẩm tương tự với
sản phẩm bán phá giá, hoặc gây ra sự trì trệ đối với quá trình thành lập của một
ngành công nghiệp trong nước.
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất
(hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất) do chính hành động bán phá giá đó gây ra.
Cơ quan điều tra không được áp đặt cho hàng nhập khẩu những gì do các yếu tố
khác gây ra.
- Tác động của bán phá giá phải có tính bao trùm, ảnh hưởng tới cộng
đồng rộng lớn.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ
nghiêm trọng nhất định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của GATT
trước đây và WTO hiện nay đều cho phép các quốc gia áp dụng biện pháp có tính
trả đũa, tự vệ thương mại. Trong các biện pháp hạn chế thương mại như áp dụng
hạn ngạch, hạn chế số lượng, tăng thuế, các biện pháp hạn chế có tính kỹ thuật, phi
thuế quan khác, để chống lại hành vi bán phá giá, các quốc gia chỉ có quyền áp
dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu. Nói cách khác, quốc gia bị thiệt hại chỉ có
thể áp dụng thuế bổ sung (thuế chống bán phá giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị
xác định là bán phá giá. Các biện pháp hạn chế số lượng hay các biện pháp hạn
chế phi thuế quan khác không được coi là hợp pháp.
Quyền áp dụng thuế bán phá giá của quốc gia bị thiệt hại thực chất là quyền
có tính ngoại lệ đối với hai nguyên tắc trong thương mại đa biên: Thứ nhất, đó là
ngoại lệ đối với nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế chống bán phá giá
chỉ áp dụng đối với hàng hóa cụ thể của quốc gia xuất khẩu cụ thể, đã bị xác định
là đối tượng của hành vi bán phá giá. Thứ hai, áp dụng thuế bán phá giá cũng là
ngoại lệ đối với nguyên tắc tôn trọng các cam kết về cắt giảm thuế. Quốc gia bị
thiệt hại không có nghĩa vụ tôn trọng giữ nguyên mức thuế đã cam kết đối với các
hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của hành vi bán phá giá bị cấm.
Việc xác định mức thuế chống bán phá giá phải dựa trên trên biên độ phá giá
của sản phẩm có liên quan. Biên độ phá giá chính là sự chênh lệch về giá giữa giá
xuất khẩu đang xem xét với giá thông thường của sản phẩm tại thị trường nội địa,
hoặc giá xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc giá cấu thành của sản phẩm.
Theo quy định của WTO, luật quốc gia một nước thành viên phải phù hợp
với các Hiệp định và quy định của WTO, những văn kiện này được coi như một bộ
phận của hệ thống pháp lý quốc gia. Do đó các đạo luật khung về chống bán phá giá
của các nước thường lặp lại tất cả các nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá.
Để áp dụng các nguyên tắc đó trong thực tế, mỗi nước có thể thêm một số điều
khoản chi tiết để thi hành, dựa theo thể chế pháp luật riêng của mình. Như vậy, về
các nguyên tắc chung thì luật các quốc gia phải đồng nhất nhưng về mặt áp dụng
thực tiễn, về các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng biện pháp chống bán phá
giá thì có thể có những điểm khác nhau. Do đó, các quốc gia có quyền tự do trong
việc xây dựng các thủ tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp
chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình. Tình trạng này là
nguyên nhân chủ yếu để nhiều nước lợi dụng áp dụng pháp luật chống bán phá giá
như là công cụ thực hiện chính sách bảo hộ thái quá thị trường nội địa.
Mục tiêu và bản chất của các biện pháp chống bán phá giá
Như trên đã phân tích, bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế
không công bằng. Như vậy, để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm
trong nước và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi
cạnh tranh quốc tế không lành mạnh, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá. Do đó mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá là để bù
đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán
phá giá gây ra.
Mặc dù, mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để đảm
bảo sự công bằng trong thương mại quốc tế nhưng trên thực tế không đơn giản như
vậy. Đối với các nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Achentina… sử dụng các
biện pháp chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ của chính mình. Đối
với các quốc gia phát triển, các biện pháp chống bán phá giá vừa là công cụ để hạn
chế mở cửa thị trường, hạn chế sự thâm nhập thị trường từ các quốc gia đang phát
triển và vừa là cái van an toàn cần thiết cho chính họ.
Như trên đã nêu, các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ
tục để xác định hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá
đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình. Dẫn đến, nhiều quốc gia đã lạm dụng
các biện pháp chống bán phá giá một cách tùy tiện để hạn chế nhập khẩu, hơn là
để đạt được các mục tiêu khắc phục có tính hạn chế mà Hiệp định chống bán phá
giá của WTO cho phép.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì chống bán phá giá
không phải là chính sách công mà là chính sách tư. Đó là một phương tiện mà một đối
thủ cạnh tranh có thể sử dụng quyền lực của Nhà nước để giành lợi thế cạnh tranh trước
các đối thủ khác. Xét từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước, bên hưởng lợi là ngành
công nghiệp nội địa và nạn nhân của biện pháp này là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước
ngoài. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn bản chất và mục đích này thông qua một bản
báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ “… mục đích của pháp luật chống
bán phá giá và chống trợ cấp không phải là bảo vệ người tiêu dùng mà là bảo vệ các
nhà sản xuất… Thực chất, chức năng của pháp luật chống bán phá giá là để bảo vệ cho
các công ty và những người lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ.
Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người hưởng lợi từ các lợi ích kinh tế này là
các nhà sản xuất, ngược lại các chi phí kinh tế sẽ do người tiêu dùng gánh chịu”.
Hơn nữa, các quy định chống bán phá giá là một biện pháp khắc phục
thương mại mà các thành viên của WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì hệ
thống thương mại đa phương. Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống bán
phá giá là nhằm để duy trì thương mại công bằng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu
gần đây cho thấy có tới 90% các biện pháp này không nhằm bảo vệ cạnh tranh
lành mạnh hoặc thương mại công bằng. Nói cách khác, biện pháp được coi là hợp
pháp của WTO, đến lượt nó, quay lại bóp méo dòng chảy thương mại quốc tế và
hạn chế sự phát triển nội tại khách quan của hoạt động này, đi ngược lại mục đích
của WTO.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với những ưu thế về lực
lượng lao động trẻ, đông về số lượng, rẻ về giá thành, trong bối cảnh thực hiện
chính sách tăng cường xuất khẩu. Việc hàng hóa Việt Nam là đối tượng chịu sự áp
đặt các biện pháp chống bán phá giá của nhiều thị trường khác là điều không thể
tránh khỏi. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu đầy đủ các
quy định về bán phá giá, chống bán phá giá của WTO, cũng của như các quốc gia
nhập khẩu, để từ đó xây dựng các biện pháp đối phó một cách hữu hiệu và hiệu
quả hơn.
2/ Quy định của WTO về chống bán phá giá và các hình thức đối kháng.
1. Các quy định của WTO về bán phá giá
Luật chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu ra đời năm 1968 và đã được sửa
đổi và bổ sung nhiều lần chủ yếu nhằm đưa những nội dung mới của việc thực
hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 (Hiệp định
Chống bán phá giá 1994) vào luật của EU hiện nay.

Theo Hiệp định về thực hiện Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương
mại GATT (hay còn được biết đến dưới tên gọi Hiệp định chống bán phá giá)ban
hành vào tháng 4/1979, một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu
của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức
giá có thể so sánh của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
các điều kiện thương mại thông thường.
Bán phá giá được xác định dựa vào 2 yếu tố cơ bản là: 1- biên độ phá giá từ 2%
trở lên; 2- số lượng, trị giá hàng hóa bán phá giá từ một nước vượt quá 3% tổng
khối lượng hàng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các
hàng hóa tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3%, nhưng tổng số các hàng
hóa tương tự của các nước khác nhau được xuất khẩu vào nước bị bán phá giá
chiếm trên 7%).
Theo quy định của WTO, biên độ phá giá được xác định thông qua việc so sánh
với mức giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được xuất khẩu sang một
nước thứ ba thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính
đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất
xứ hàng hóa cộng thêm một khoản chi phí hợp lý cho quản trị, bán hàng, các chi
phí chung khác và một khoản lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu rằng biên độ phá giá
là mức chênh lệch giá thông thường của hàng hóa tương tự với mức giá xuất khẩu
hiện tại. Việc xác định giá thông thường được tính toán rất phức tạp dựa trên cơ sở
sổ sách và ghi chép của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất là đối tượng đang được
điều tra với điều kiện là sổ sách này phù hợp với các nguyên tắc kế toán được chấp
nhận rộng rãi và phản ánh được một cách hợp lý các chi phí.

Để xác định hàng hóa có bị bán phá giá hay không, việc bán phá giá có gây thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
hay không để áp đặt các biện pháp chống phá
giá thì điều quan trọng nhất và phức tạp nhất
này ở quá trình điều tra về bán phá giá. Ở
những quốc gia khác nhau, việc điều tra sẽ
được thực hiện bởi các cơ quan chức năng
khác nhau. Theo quy định trong Hiệp định về Thủy sản- Mặt hàng gắn với những
chống bán phá giá của WTO thì việc điều tra vụ kiện đình đám liên quan tới Việt
chỉ được tiến hành khi có đơn yêu cầu bằng Nam
văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản
xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là đủ tư cách đại diện cho ngành sản
xuất trong nước nếu như đơn này nhận được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm
tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm ra. Tuy nhiên, việc
điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bày tỏ ý kiến tán thành
điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản
xuất trong nước làm ra.
Trong thương mại quốc tế, khi hàng hóa bị xem là bán phá giá thì chúng có thể bị
áp đặt các biện pháp chống bán phá giá (anti-dumping) như thuế chống phá giá,
đặt cọc hoặc thế chấp, cam kết hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của
nhà xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
nhập khẩu, trong đó thuế chống bán phá giá là biện pháp phổ biến nhất hiện nay.
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh vào
những hàng hóa bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại do
việc bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó nhằm bảo đảm sự công
bằng trong thương mại (nói chính xác đó là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất
trong nước).
Thuế chống bán phá giá đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ chứ không phải là
thuế áp đặt chung cho hàng hóa của một quốc gia. Nguyên tắc chung nêu ra trong
Hiệp định của WTO là không được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá
giá, tức là nếu hàng hóa bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc gia khác
nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá
ngang nhau. Mức thuế chống phá giá sẽ phụ thuộc vào biên độ phá giá của từng
nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân (ngay cả khi các nhà xuất khẩu
từ cùng một quốc gia) và không được phép vượt quá biên độ phá giá đã được xác
định.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp đặt các biện
pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO cũng như luật pháp của rất
nhiều nước thì thuế chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hóa được bán phá
giá gây thiệt hại đáng kể hay đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ở
nước nhập khẩu. Như vậy, nếu một hàng hóa được xác định là có hiện tượng bán
phá giá nhưng không gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước
nhập khẩu thì sẽ không bị áp đặt thuế chống bán phá giá và các biện pháp chống
phá giá khác. Thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước được hiểu là tình trạng suy
giảm đáng kể về sản lượng, mức tiêu thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ
phát triển sản xuất, việc làm cho người lao động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của
ngành sản xuất trong nước hoặc dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành
sản xuất trong nước. Chính vì những lý do trên mà các nước, nhất là những nước
phát triển đã và đang sử dụng lý do chống bán phá giá để chèn ép một cách bất
bình đẳng các nước đang phát triển. Điển hình của vụ việc này là các vụ kiện tôm
và cá ba sa của Mỹ đối với các nhà sản xuất các mặt hàng này của Việt Nam và
một số nước khác. Để đảm bảo tính công bằng trong thương mại quốc tế, tất cả các
nước liên quan cần nghiên cứu và thực hiện đúng những quy định của Hiệp định
chống bán phá giá của GATT/ WTO.
Xác định hành vi bán phá giá
Thông lệ quốc tế định nghĩa hành động bán phá giá là bán sang nước khác với giá
thấp hơn thị trường trong nước.'Than phiền' chỉ là theo cảm tính, còn để khởi kiện
thì phải tìm bằng chứng có tính thuyết phục, và điều này thường không đơn giản.
Bằng chứng thứ hai của hành động bán phá giá là căn cứ vào giá bán cao nhất của
sản phẩm sang một nước thứ ba, hay chi phí sản xuất của DN tại nước xuất khẩu
cộng thêm chi phí bán hàng và lợi nhuận nhất định. Đây là trường hợp mà Mỹ đã
áp dụng trong vụ kiện cá basa của VN bán phá giá vào thị trường Mỹ.
Một bằng chứng khác để kiện bán phá giá là việc chính phủ trợ cấp cho DN sản
xuất hàng xuất khẩu. Phía Mỹ cùng một số nước khác đã cố gắng tìm bằng chứng
này trong các vụ kiện bán phá giá đối với VN nhưng đều thất bại.
Chi phí kiện bán phá giá
Để khởi kiện và xét xử một vụ bán phá giá, như vụ kiện cá basa, phía Mỹ đã phải
huy động một lực lượng hùng hậu các luật sư kinh nghiệm đầy mình, cũng như
mọi lý lẽ từ kinh tế đến chính trị. Bộ Thương mại Mỹ cũng phải cử các đoàn điều
tra sang VN nhiều lần để 'xem' qui trình sản xuất của từng DN cụ thể. Vụ kiện bán
phá giá đó đã phải kéo dài 14 tháng và kết quả cũng mang tính áp đặt hơn là thuyết
phục. Liệu chúng ta có sẵn sàng cho những chi phí lớn như vậy không?
Thi hành án và trả đũa
Nếu một mặt hàng bị buộc là bán phá giá, nước nhập khẩu có thể áp một loại thuế
bán phá giá với hai mục đích: để nâng giá bán tại thị trường nhập khẩu - bảo vệ
các DN của mình, và để trừng phạt các DN ở nước xuất khẩu. Khi đó, phản ứng
của phía bị đơn thường như thế nào?
Nếu một nước không công nhận kết quả vụ kiện vì cho là bất hợp lý, họ có thể
tuyên bố trả đũa thương mại bằng việc tăng thuế nhập khẩu với nước kia, kết quả
là các nước nhỏ sẽ bị thiệt nhiều hơn.
Các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có thể khiếu nại kết
quả vụ kiện lên WTO để hy vọng có kết quả công bằng hơn. Nhưng ngay cả khi
kết luận một nước sai mà không thuyết phục được chính phủ nước đó, WTO cũng
chỉ có thể cho phép nước kia trả đũa thương mại “một cách hợp pháp”.
Các điều kiện để thắng trong cuộc chơi
Việt Nam càng sớm tham gia vào WTO thì càng sớm được hưởng một luật
chơi tương đối công bằng. Phải hiểu nghĩa tương đối để không nên kỳ vọng một
cách tuyệt đối vào quyền lực của WTO. Nước Mỹ đã từng bị cộng đồng Châu Âu
kiện về nâng thuế mặt hàng thép, và kết quả WTO cũng chỉ có thể cho phép Châu
Âu trả đũa.
Trên thực tế, nhằm bảo hộ công nghiệp nội địa, có rất nhiều chính phủ đều áp
dụng các hành động nhằm vào bán phá giá. Cho đến nay, WTO chưa đưa ra việc
giải quyết vấn đề bán phá giá thông qua đàm phán mà vẫn căn cứ theo điều 6 của
GATT cho phép các nước hành động chống bán phá giá. Nhưng chỉ khi việc bán
phá giá làm tổn hại đến công nghiệp của nước nhập khẩu thì các biện pháp chống
bán phá giá mới được áp dụng.
Ngày nay, các nước nhập khẩu chống bán phá giá bằng cách thu thuế nhập khẩu
ngoại ngạch đối với sản phẩm cá biệt của nước xuất khẩu cá biệt, khiến giá hàng
nhập 'xấp xỉ giá thông thường', hoặc loại bỏ sự tổn hại của công nghiệp nội địa
nước nhập khẩu. WTO đã sửa đổi một số điều trong Hiệp định Chống bán phá giá,
trong đó quy định các nước nhập khẩu phải kết thúc các biện pháp chống bán phá
giá và thời gian thực thi sau 5 năm. Khi nước nhập khẩu xác định được biên độ
của bán phá giá đặc biệt nhỏ (nhỏ hơn 2% giá cả xuất khẩu của sản phẩm này) thì
việc điều tra bán phá giá phải kết thúc.
Hiệp định cũng quy định các thành viên WTO phải thông báo kịp thời và chi tiết
với Uỷ ban các biện pháp chống bán phá giá về những hành động chống bán phá
giá tạm thời và cuối cùng, khi nảy sinh tranh chấp, khuyến khích các thành viên
thương lượng với nhau. Các thành viên cũng có thể sử dụng thủ tục giải quyết
tranh chấp của WTO.
Luật chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các nước không phải là thành viên
EU. Đối với các nước bị coi là chưa có nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá
trình chuyển đổi, EU có thể áp dụng những điều khoản đặc biệt được quy định
trong các hiệp định ký giữa EU với các nước thứ 3.
Luật sửa đổi năm 1996 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp
chống bán phá giá theo 4 điều kiện: (i) mặt hàng đó đang bị bán phá giá (giá bán
thấp hơn giá thương mại thông thường); (ii) ngành công nghiệp sản xuất mặt hàng
đó đang bị đe dọa hoặc đang bị tổn thương vật chất; (iii) có mối quan hệ nhân quả
giữa hàng nhập khẩu đó và tổn thương vật chất của ngành công nghiệp của EU; và
(iv) việc áp đặt các biện pháp chống bán phá giá là vì lợi ích của Cộng đồng.
Định nghĩa bán phá giá (dumping) được trình bày trong các văn kiện GATT
như sau: bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn
“giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước xuất
khẩu).
GATT cũng xác định:
Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu.
EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ ba,
kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của khu vực
kinh tế châu Âu (EEA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khuôn khổ
chính sách cạnh tranh của EU.
Khi một mặt hàng nào đó được xác định là bán phá giá vào thị trường EU
và có đơn kiện của người sản xuất của Liên minh thì Ủy ban châu Âu sẽ xem xét
việc bán phá giá đó có ảnh hưởng đến lợi ích chung của EU hay không. Trên cơ sở
đó sẽ đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.
“Trốn thuế bán phá giá” là cụm từ chỉ những nỗ lực của các bên đáng lẽ phải đóng
thuế chống bán phá giá nhưng lại trốn tránh để không phải đóng loại thuế này
bằng cách tìm mọi cách để hoạt động “chính thức” ở bên ngoài phạm vi thuế
chống bán phá giá, trong khi đó lại vẫn tham gia lâu dài vào các hoạt động thương
mại tương tự như trước đây.
Các cuộc đàm phán tại Vòng Uruguay đã xác định được ba loại trốn thuế chống
bán phá giá là: Trốn thuế của các nước nhập khẩu, trốn đóng thuế của các nước
thứ ba, và trốn đóng thuế của các nước “đang phát triển”. Các nguyên tắc về các
biện pháp để ngăn chặn tình trạng trên đã được thảo luận nhưng vẫn chưa đi đến
cách giải quyết thống nhất. ủy ban chống bán phá giá của WTO đã bắt đầu tiến
hành cuộc thảo luận, xem xét các biện pháp để có được giải pháp cho vấn đề này,
và đã đạt được sự thoả thuận về phạm vi xem xét trong tương lai (gồm các quá
trình và các chương trình nghị sự). Những cuộc thảo luận không chính thức và lâu
dài về yếu tố nào gây nên tình trạng trốn thuế bán phá giá, đã được tổ chức. Đây là
vấn đề đầu tiên được nêu lên trong chương trình nghị sự .

Mâu thuẫn cơ bản của vấn đề chống trốn thuế là mâu thuẫn giữa Mỹ. Liên minh
Châu Âu và các nước khác. Những nước này đã có các nguyên tắc chống trốn thuế
và mong muốn hợp pháp hoá các nguyên tắc này. Nhiều nước rất thận trọng khi
đưa ra các biện pháp chống trốn thuế bán phá giá, bởi vì các biện pháp này có thể
hạn chế các hoạt động đầu tư hợp pháp, có thể bóp méo giao dịch thương mại và
đầu tư. Để giải quyết mâu thuẫn này, đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa Hiệp định
chống bán phá giá hiện thời của WTO và các biện pháp chống trốn thuế bán phá
giá trong tương lai. Để thực hiện được điều này, cần phải tính đến lợi ích mà quá
trình toàn cầu hoá các hoạt động, các nguyên tắc cơ bản và các mục tiêu trong
Hiệp định của WTO mang lại. Việc này đòi hỏi phải phân tích các trường hợp cụ
thể để xem xét xem, giao dịch thương mại được tiến hành như thế nào, nhằm tìm
kiếm giải pháp không phương hại đến giao dịch và đầu tư hợp pháp, đồng thời
tăng cường các nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá hiện thời. Mặt khác,
hiện tại chưa có các nguyên tắc thống nhất về việc chống trốn thuế trong Hiệp
định của WTO. Vì vậy, các nước có luật về chống trốn thuế nên đưa ra các biện
pháp cụ thể, căn cứ vào điều VI của GATT hoặc của Hiệp định chống bán phá giá
của WTO, và phải được giải quyết rõ ràng trong phạm vi của GATT/WTO .

Những quy định về chống bán phá giá của EU bao gồm các biện pháp chống
trốn thuế bán phá giá (khác với các biện pháp của Mỹ). Những quy định trước đây
chỉ là các quy định về chống trốn thuế đối với các nước nhập khẩu và các nước thứ
ba. Tuy nhiên, những quy định mới về các biện pháp chống trốn thuế được phác
thảo dựa trên kết luận của hội thảo (được rút ra trong các trường hợp bán phá giá )
và dựa trên các quan điểm được đưa ra tại các cuộc đàm phán Vòng Uruguay.
Những quy định mới quy định hai biện pháp, đó là :

Biện pháp thứ nhất, những thay đổi trong mô hình hoạt động kinh doanh
không thể được giải thích bằng những lý do pháp lý hay những suy đoán kinh tế .

Biện pháp thứ hai, suy yếu hiệu lực về giảm thuế chống bán phá giá và đây
là dấu hiệu của bán phá giá khi so sánh với giá thông thường .

EU cũng bổ sung thêm các tiêu chí trong tiêu chuẩn xác định các biện pháp
chống trốn thuế, EU cũng từng bước tiến hành các biện pháp hành chính để hoàn
thiện các biện pháp chống bán phá giá từ việc đăng ký hàng nhập khẩu đến việc
cấp các giấy chứng nhận đã đóng thuế. Phạm vi của các biện pháp này không chỉ
rộng mà còn phải tính đến các cuộc điều tra mới về bán phá giá và mức độ thiệt
hại do bán phá giá gây ra .

Dưới đây là các trường hợp trốn thuế chống bán phá giá được hầu hết các nước
quan tâm :

(1) Khai báo sai thuế hải quan và những hành động bất hợp pháp khác ;

(2) Chuyển sang xuất khẩu hàng hoá có mức độ chênh lệch nhỏ so với hàng hoá
phải đóng thuế chống bán phá giá ( những sản phẩm có ít sự điều chỉnh );

(3) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá và lắp
ráp các linh kiện tại nước nhập khẩu ( trốn thuế của nước nhập khẩu);

(4) Xuất khẩu các linh kiện sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá sang
nước thứ ba và lắp ráp các linh kiện tại đó ( trốn thuế của nước thứ ba);

(5) Xuất khẩu sản phẩm phải đóng thuế chống bán phá giá từ nước thứ ba .

Bên làm đơn kiện chống bán phá giá có thể là một thể nhân, một pháp nhân, một
hiệp hội hoặc một liên đoàn đại diện cho tối thiểu 25% tổng sản lượng mặt hàng
đó tại các nước EU.

Một Uỷ ban Tư vấn gồm đại diện của các nước thành viên EU và do đại diện của
Uỷ ban châu Âu làm chủ tịch sẽ xem xét đơn kiện. Uỷ ban châu Âu sẽ tiến hành
điều tra chống bán phá giá nếu đơn kiện được đánh giá là cung cấp đầy đủ bằng
chứng việc bán phá giá và những tổn thất vật chất. Uỷ ban châu Âu phải quyết
định tiến hành điều tra hay khước từ đơn kiện trong vòng 40 ngày kể từ khi nhận
được đơn kiện.
Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ cho đăng quyết định điều tra chống bán phá giá trên
Công báo (The Official Journal of the European Communities). Quyết định này
bao gồm tên sản phẩm sẽ bị điều tra, tên nước xuất xứ của sản phẩm đó và tóm tắt
những thông tin EC đã nhận được, họ cũng nêu thời gian tiến hành điều tra, thời
gian cho phép các bên hữu quan trình bày quan điểm của họ;

Tổng vụ Thương mại thuộc Uỷ ban châu Âu tiến hành các cuộc điều tra chống bán
phá giá. Trong trường hợp liên quan đến Việt Nam, Uỷ ban châu Âu sẽ tìm một
nước có những điều kiện tương tự với Việt Nam để xác định trị giá thông thường
của mặt hàng đang bị điều tra. Thường thường họ sẽ chọn các nước có giá cao hơn
giá của các doanh nghiệp liên quan của Việt Nam để làm tăng biên độ phá giá của
các vụ điều tra.
Mặc dù vậy, các nhà xuất khẩu mặt hàng đang bị điều tra vẫn có thể làm đơn xin
được xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường (MES) nếu chứng minh được
rằng họ hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường và không có sự can thiệp của nhà
nước. Nếu đơn xin công nhận quy chế kinh tế thị trường được chấp nhận, giá trị
thông thường sẽ được tính toán trên cơ sở các thông tin về giá thành do nhà xuất
khẩu cung cấp. Trong trường hợp đơn xin công nhận quy chế thị trường bị từ chối,
các nhà xuất khẩu vẫn có thể tìm cách chứng minh họ hoạt động không có sự can
thiệp của nhà nước đối với đến giá xuất khẩu và như vậy họ có quyền yêu cầu
được đối xử riêng rẽ (IT) khi EU tính toán thuế chống bán phá giá.
Trong một số vụ điều tra liên quan đến nhiều nhà xuất khẩu, do rất khó hoàn thành
được việc điều tra trong một thời gian nhất định, EC có thể áp dụng việc lấy mẫu,
tức là chọn một số công ty để điều tra kỹ và kết quả điều tra các công ty mẫu này
sẽ là cơ sở để xác định thực trạng đối với các công ty không bị điều tra trực tiếp.
Uỷ ban châu Âu chỉ tính toán trên cơ sở thông tin do các nhà xuất khẩu được chọn
làm mẫu cung cấp để xác định biên độ phá giá cho các nhà xuất khẩu khác. Trong
trường hợp này, tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn được chọn làm mẫu để
được điều tra trực tiếp trên cơ sở thông tin của chính công ty mình.
Thời gian biểu và thủ tục điều tra chống bán phá giá như sau:

Ngày thông báo điều tra Các việc phải làm


chống bán phá đăng trên
Công báo
Trong thời gian 10 ngày Các nhà xuất khẩu bình luận về nước do EC
chọn
Trong thời gian 15 ngày Các nhầ xuất khẩu biểu thị mong muốn được
chọn làm mẫu và cung cấp thông tin nêu trong
thông báo tiến hành điều tra
Không muộn quá 15 ngày Các doanh nghiệp không được nêu tên trong
đơn kiện, thông báo cho EC mối quan tâm của
họ và yêu cầu gửi bộ các câu hỏi
Từ 15 đến 21 ngày Các nhà xuất khẩu gửi đơn xin công nhận quy
chế kinh tế thị trường và yêu cầu được đối xử
riêng rẽ
37 ngày kể từ ngày được Các doanh nghiệp được chọn làm mẫu nộp bộ
thông báo nằm trong các câu hỏi đã được hoàn tất và các hoạt động xuất
doanh nghiệp được chọn khẩu của mình sang thị trường EU cho EC
làm mẫu
Không muộn quá 9 tháng Uỷ ban châu Âu có thể áp đặt thuế chống bán
phá giá tạm thời
Trong vòng 15 tháng Uỷ ban châu Âu có thể kết thúc điều tra. Uỷ
ban châu Âu cũng có thể chấm dứt điều tra mà
không áp đặt biện pháp chống bán phá giá hoặc
áp đặt thuế chống bán phá cuối cùng hoặc kết
thúc cuộc điều tra bằng việc chấp nhận cam kết
giá của các doanh nghiệp thoả thuận xem xét
lại chính sách giá của họ.
Trong trường hợp bị áp thuế chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu
lực 5 năm kể từ ngày áp thuế hoặc sau khi có kết luận xem xét lại các biện pháp
chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá được tính toán theo thực tế phá giá
hay biên độ phá giá.
Khi tình hình đã cho thấy rõ là EU sẽ áp thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp
xuất khẩu có thể cân nhắc việc “cam kết giá” để tránh thuế chống bán phá giá đối
với hàng xuất khẩu của mình. Cam kết giá là một hình thức của biện pháp chống
bán phá giá mà theo đó nhà sản xuất của nước xuất khẩu cam kết sẽ tăng giá xuất
khẩu của sản phẩm có liên quan vào thị trường EU tới mức độ không gây tổn
thương, cũng không gây phá giá. Cam kết giá được đưa ra đàm phán với EC vào
giai đoạn cuối của cuộc điều tra chống bán phá giá, khi mức thuế đã được EC tính
toán trên cơ sở biên độ bán phá giá của các nhà xuất khẩu. Cam kết giá có thể
được đàm phán đối với thuế chống bán phá tạm thời cũng như thuế chống phá giá
cuối cùng. Khi EC chấp nhận cam kết giá thì EU sẽ không áp thuế chống bán phá
tạm thời hay thuế chống bán phá giá cuối cùng đối với việc nhập khẩu mặt hàng
có liên quan sản xuất tại nước xuất khẩu đã cam kết giá. EC thường rất thận trọng
khi chấp nhận hay khước từ cam kết giá của nhà xuất khẩu nước ngoài. Uỷ ban
châu Âu thường không chấp nhận cam kết giá đối với các nhà xuất khẩu bất hợp
tác hoặc không hợp tác đầy đủ trong quá trình điều tra hoặc các nhà xuất khẩu
không sản xuất hoặc không xuất khẩu mặt hàng liên quan trong thời gian điều tra.

IV/Vai trò của việc áp dụng chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ.

Chống bán phá giá là một công cụ lợi hại mà các nước đang sự dụng như một con
bài để bảo hộ sản xuất trong nước và bảo đảm một nền thương mại công bằng

Thông thường thi tranh chấp liên quan tới bán phá giá chỉ thuần túy mang tính
thương mại, nhưng đôi khi ẩn đằng sau lại là các vấn đề có chính trị nhạy cảm tại
nước nhập khẩu cũng như giữa nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Tại nước nhập
khẩu việc điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá sẽ đụng chạm trực
tiếp tới lợi ích vật chất của hai nhóm lợi ích căn bản là những sản xuất các mặt
hàng tương tự và những người tiêu dùng mặt hàng đó, trong số này phải kể đến
những nhà sản xuất sử dụng những mặt hàng này như đầu vào cho quá trình sản
xuất của họ

Mặc dù lợi ích chung của toàn xã hội có thể bị giảm nếu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá nhưng thông thường do sức mạnh chính trị của các nhà sản xuất cao
hơn của nhóm còn lại nên cơ quan có thẩm quyền vẫn đưa ra những quyết định có
lợi cho họ. Chính vì vậy trong một số tranh chấp dù cho nước xuất khẩu rất tích
cực vận động nhưng do bối cảnh chính trị ở nước nhập khẩu mà kết quả cuối cùng
vẫn khó có thể thay đổi.

Có thể nói, chống bán phá giá là một trong các công cụ bảo hộ được coi trọng và
sử dụng nhiều nhất. WTO cho phép các nước thành viên được áp đặt các biện
pháp chống bán phá giá trong khuôn khổ pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nước
đang phát triển vẫn thường phản đối điều này, đặc biệt là phản đối một số quốc gia
thường sử dụng các biện pháp chống bán phá giá vào mục đích bảo hộ ngành công
nghiệp nội địa. Từ đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách cạnh tranh có
thể là công cụtốt hơn để giải quyết các trường hợp phá giá với điều kiện tất cả các
nước thành viên của WTO sẵn sàng theo đuổi những chính sách cạnh tranh có hiệu
quả. Và cho tới khi điều này xảy ra, các quy tắc về chống phá giá chỉ tạo nên một
cơ chế pháp lý hiệu quả chống lại cạnh tranh bất chính nếu nó hợp pháp và công
bằng, nhằm giải quyết những lo ngại do cộng đồng thương mại đưa ra.

Các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước xuất khẩu hàng hóa là
đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện đến WTO, cụ thể là Cơ quan Giải
quyết tranh chấp. Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc chống bán phá giá
luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến
các hành vi trả đũa trong thương mại, gây ra rất nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu
đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận
trọng khi quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập
khẩu bị bán phá giá vào nước mình.
Áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra sự bảo hộ cao hơn đối với các nhà sản
xuất sản phẩm tương tự ở trong nước. Mức bảo hộ tăng lên bằng biên độ phá giá,
hay là sự chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm đó tại nước xuất khẩu và giá xuất
khẩu (GTTT - GXK). Do đó, nhà sản xuất hàng hóa tương tự ở trong nước không
thể bán sản phẩm của mình ở mức giá cao hơn giá bán của sản phẩm đó ở nước
xuất khẩu cộng thêm các chi phí liên quan tới xuất khẩu như bảo hiểm, vận tải,
môi giới, v.v. nhân với thuế nhập khẩu. Thực tế cho thấy chỉ có các ngành sản xuất
có qui mô đáng kể, có sự liên kết khá chặt chẽ, có sức mạnh chính trị nhất định
mới có thể phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ để áp dụng
thành công thuế chống bán phá giá. Như vậy, trong ngắn hạn,việc áp dụng thuế
chống bán phá giá sẽ góp phần duy trì sản xuất của những ngành đó, qua đó tạo ra
sự ổn định chính trị, giảm thất nghiệp và sự phá sản của một số nhà sản xuất

V/ Hậu quả của việc áp dụng chống bán phá giá và các hình thức đối kháng.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, cùng với đó là những xu hướng
đang gia tăng ở các thị trường xuất khẩu nhằm bảo hộ, hạn chế tự do thương mại
dưới nhiều hình thức, trong đó đặc biệt đáng chú ý là các vụ kiện chống bán phá
giá. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, kiện chống bán phá giá là một
rào cản nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra những thiệt hại lâu dài, trên diện rộng
nếu không được đối phó hợp lý. Vì vậy, việc hiểu biết đầy đủ và chủ động chuẩn
bị phòng tránh, đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá là rất cần thiết

Về bản chất, các vụ kiện chống bán phá giá là quá trình điều tra để xử lý tranh
chấp giữa ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu với ngành sản xuất xuất khẩu
của nước xuất khẩu liên quan đến cáo buộc hàng nhập khẩu liên quan bán phá giá
vào nước nhập khẩu (theo đơn kiện của đại diện ngành sản xuất nội địa). Trên cơ
sở kết quả điều tra, cơ quan có thẩm quyền (hầu hết là cơ quan hành chính) sẽ
quyết định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá (mà chủ yếu là thuế chống bán
phá giá) đối với hàng liên quan nhập khẩu từ nước bị kiện hay không.
Thiệt hại phát sinh từ các vụ kiện chống bán phá giá đối với doanh nghiệp xuất
khẩu là rất lớn và trên nhiều phương diện với mức độ khó có thể đong đếm chính
xác được.

Thứ nhất, thiệt hại có thể là rất nặng nề bởi thuế chống bán phá giá là loại thuế bổ
sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, và với những mức thuế cao (đôi khi
lên tới hàng chục, hàng trăm phần trăm) khả năng cạnh tranh của hàng hóa sẽ bị
ảnh hưởng lớn. Riêng với trường hợp của Việt Nam, do không được hưởng cách
tính toán chuẩn dựa trên chi phí sản xuất thực tế nên nguy cơ bị thuế cao hơn thực
tế là rất lớn. Hơn nữa mức thuế này lại không ổn định (do có thể bị rà soát để điều
chỉnh lại mỗi năm).

Thứ hai, thiệt hại có thể ở phạm vi rất rộng, bởi một vụ kiện chống bán phá giá có
thể ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp đang hoặc sẽ xuất khẩu mặt hàng liên
quan sang thị trường đó (dù có bị nêu tên trong đơn kiện hay không) ngay cả khi
mới có nguy cơ bị kiện (đơn hàng giảm sút), trong quá trình kiện (chi phí theo
kiện) và sau khi có biện pháp thuế (mức thuế cao).

Thứ ba, thiệt hại có thể kéo rất dài bởi thời hạn áp thuế chống bán phá giá thường
là 5 năm, và có thể bị gia hạn nhiều lần. Thiệt hại từ các vụ kiện chống bán phá giá
là rất nghiêm trọng không chỉ đối với doanh nghiệp xuất khẩu mà còn đối với
người lao động trong doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp nguồn nguyên liệu đầu
vào và tương lai phát triển của cả ngành sản xuất liên quan… Vì vậy các doanh
nghiệp, hiệp hội cần có biện pháp phòng tránh từ xa và nếu không thể tránh được
thì có biện pháp đối phó thích hợp với các vụ kiện này

VI/ Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới và Việt Nam.

Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới

Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2009 trên thế giới
đã tiến hành 3632 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách nước bị
kiện là Trung Quốc (677 vụ), Hàn Quốc (252 vụ), Hoa Kỳ (189 vụ) và Đài Loan
(187 vụ).
Số lượng các vụ điều tra chống bán phá giá giai đoạn 1995 – 2009
(số liệu: Tóm tắt từ Báo cáo tình hình phòng vệ thương mại toàn cầu Quý I/2010
và dự báo cho Quý II/2010 của Chad P. Bown, kinh tế gia cao cấp thuộc Nhóm
Nghiên cứu Phát triển của Ngân hàng thế giới tại Washington D.C, tháng 5/2010)

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002


Số vụ 157 225 243 257 356 292 366 312

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng


Số vụ 232 214 200 202 163 208 205 3632

Nguồn: Bộ Công
Thương
Số vụ áp dụng biện pháp tự vệ giai đoạn 1996 - 6/2010

(số liệu: website WTO)

Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002


Số vụ 1 3 5 5 7 9 14
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 6/2010 Tổng
Số vụ 15 6 6 7 5 6 10 1 100

Nguồn: Bộ Công Thương

Tuy nhiên không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết
luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các loại mặt hàng chịu thuế
chống bán phá giá thường là các sản phẩm hóa chất, dệt may, giầy dép, sắt thép,
kim loại và một số sản phẩm công nghiệp cơ khí, v.v…

Theo Báo cáo của Ban Thư ký WTO, giai đoạn từ 1/1 - 30/12/2010 số lượng điều
tra các vụ việc chống bán phá giá tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009, theo đó số
lượng áp dụng các biện pháp chống bán phá giá cũng tăng lên, mặc dù không
nhiều trong giai đoạn này. 16 thành viên của WTO đã đưa ra con số các vụ điều tra
chống bán phá giá giai đoạn này là 95 vụ so với 61 vụ cùng kỳ năm 2009. 12
thành viên WTO báo cáo áp dụng biện pháp chống bán phá giá 54 vụ trong quý I/
2010, cao hơn 6% so cùng kỳ năm 2009. 31 vụ trong số 95 vụ kiện bán phá giá đã
được các thành viên là các quốc gia phát triển tiến hành điều tra và 13 trong số 54
vụ được các nước phát triển áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong nửa năm
2010. Con số này có thể so sánh với 20 vụ điều tra đã được tiến hành và 13 biện
pháp được áp dụng của các quốc gia phát triển trong suốt nửa năm đầu 2009.Mặt
hàng bị áp thuế nhiều thứ hai trong nửa năm đầu 2008 là lĩnh vực hóa chất, chiếm
16 trong số 54 vụ. Mặt hàng về kim loại chiếm 14 vụ và các sản phẩm nhựa chiếm
13 vụ bị áp thuế chống bán phá giá trong giai đoạn này. Ấn Độ có 6 vụ liên quan
đến sản phẩm hóa chất bị áp thuế trong số 16 vụ, Trung Quốc 4 vụ, EU bị áp thuế
2 vụ, Brazil, Ukraina và Hoa Kỳ mỗi nước 1 vụbị áp thuế chống bán phá giá.

Nă Stt Stt Mặt hàng Tên tiếngMã HS Nước Nước bị


m (Tổn (The Anh khởi khởi kiện
g số) o kiện
từng
năm)
201034 1 Điều hoàAir 8415.10.11 Achentin Hàn Quốc,
nhiệt độ Conditioners 8415.83.00 a Malaysia,
8418.69.40 Thái Lan,
Việt Nam
200933 4 Điều hòaAir 8415.10.90 Thổ NhĩViệt Nam,
nhiệt độ Conditioners 8415.81 Kỳ Philippines,
8415.90 Ai Cập,
8415.82 Pakistan,
Indonesia
32 3 Đĩa ghiRecordable 8523 Ấn Độ Malaysia,
DVD Digital Thái Lan,
Versatile Việt Nam
Disc
31 2 Túi nylonPolyethylene 3923.21.0085 Hoa Kỳ Việt Nam,
đựng hàngRetail Carrier Indonesia,
hóa bán lẻBags Đài Loan
bằng sợi
polyethylen
e
30 1 Giày và đếwaterproof 26 mã HS Canada Việt Nam,
giày cao surubber Trung
không thấmfootwear and Quốc
nước bottoms
200829 3 Sợi All Fully5402.47 Ấn Độ Việt Nam,
Drawn or Trung
Fully Quốc, Thái
Oriented Lan
Yarn/Spin
Draw
Yarn/Flat
Yarn of
Polyester
(FDY)
28 2 Lò xo đệmuncovered 9404.29.9010, Hoa Kỳ Việt Nam,
không bọc innerspring 7320.20.5010, Trung
7320.90.5010, Quốc, Nam
7326.20.0070, Phi
9404.10.0000
27 1 Vải bạtTarpaulin, 3921.90.60.00.11Thổ NhĩViệt Nam,
polypropile made of, Kỳ Trung
n vàpolyethylene 3921.90.60.00.13 Quốc
polyetylen or ,
polypropylen 5407.20.11.90.00
e ,
5407.20.19.90.00
200726 3 Đĩa Compact 8523 9050 Ấn Độ Iran,
Compact Disc- Malaysia,
CD-R Recordable Hàn Quốc,
(CD-R) Thái Lan,
UAE, Việt
Nam
25 2 Đèn huỳnhCompact 8539 Ấn Độ Việt Nam,
quang Fluroescent Trung
Lamps (CFL) Quốc, Sri
Lanka
24 1 Bật lửa ga pocket lighter9613.10.00.00.00Thổ NhĩViệt Nam,
, Kỳ Áo, Hà Lan
9613.20.10.00.00
,
9613.20.90.00.00
,
9613.90.00.00.11
200623 2 Giày mũ vảicloth-upper 6404.1110 Peru Việt Nam,
shoes 6404.1120 Trung
6404.1900 Quốc
6405.2000
22 1 Dây cu-roa V-belts 4010.32.00.00.00Thổ NhĩVN, Trung
4010.34.00.00.00Kỳ Quốc, Ấn
4010.39.00.00.00 Độ
200521 3 Nan hoa xeSpokes for8714.92.00 ArgentinaVN,
đạp, xe máy bicycles and8714.19.00 Indonexia,
motorcycles 8714.99.90 Malaysia
20 2 Đèn huỳnhCommon 8539.3110 Ai Cập Ấn Độ,
quang Fluorescent 8539.9000 Thái Lan,
Lamps from Trung
18 to 40 watt Quốc,
Indonesia
và Việt
Nam
19 1 Giày mũ da Footwear EU Việt Nam
with uppers và Trung
of leather Quốc
200418 7 Ván lướtBoards for9506.29.00.00 Peru Việt Nam
sóng Surfing type9503.90.00.00
bodyboard
17 6 Đèn huỳnhIntegrated EU
quang Compact
Fluoescent
Lamps (CFL-
i)
16 5 Ốc vít bằngStainless EU Trung
thép và phụsteel Quốc,
tùng fasteners and Indonesia,
parts thereof Malaysia,
(SSF) Philippines,
Đài Loan,
Thái Lan và
Việt Nam
15 4 ống tuýtTube or pipe EU Việt Nam,
thép fittings Đài Loan
14 3 Xe đạp Bicycles 8712.0010 EU Việt Nam,
8712.0030 Trung
8712.0080 Quốc
13 2 Săm lốp xeBicycle Tyres4011.50.00.00.00Thổ NhĩVN, Trung
đạp, xe máy and Bicycle4013.20.00.00.00Kỳ Quốc, Sri
Tubes 4011.40 Lanka
Motorcycle 4013.90.00.00.11
Tyres and
Motorcycle
Tubes
12 1 Vòng Ring binder8305.10.00 EU Việt Nam
khuyên kimmechanisms
loại
200311 2 Tôm Warm-water Hoa Kỳ
Shirmp
10 1 Oxyde kẽm Zinc Oxides EU
20029 4 Cá tra, cáCatfish Hoa Kỳ
ba-sa
8 3 Bật lửa ga Pocket Hàn
Lighters Quốc
7 2 Bật lửa ga Pocket 9613.10.00, EU Trung
Lighters 9613.20.10, Quốc,
9613.20.90 Indonexia,
Malaysia,
Việt Nam
6 1 Giày và đếWaterproof 6401 - 6404 Canada Hồng
giày khôngFootwear and Kông,
thấm nước Waterproof Macao,
Footwear Việt Nam
Bottoms
20015 1 Tỏi Garlic Canada
20004 1 Bật lửa ga Pocket BaLan
Lighter

Nguồn: Bộ Công Thương


Thực trạng của bán phá giá và chống bán phá giá tại VN

Thị trường Việt Nam đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng đa quốc gia
của nhiều nước có nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Hàn
Quốc…Với sự cạnh tranh như vũ bão của các công ty nước ngoài lớn mạnh hơn
hẳn về mọi mặt, nhiều ngành sản xuất của Vịêt Nam cũng đã từng làm ăn rất hiệu
quả như: xe đạp, quạt điện, may mặc, điện tử, nước giải khát… nay bị sức ép
mạnh mẽ của hàng hóa ngoại nhập làm cho thị phần ngày cành bị thu hẹp. Trong
quá trình cạnh tranh, các công ty nước ngoài dùng mọi biện pháp để chiếm đọat thị
phần của đối phương, mở rộng thị phần của mình kể cả các biện pháp tiêu cực
trong đó có biện pháp bán phá giá.

Hơn một thập kỷ qua Việt nam đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đối với Việt Nam tính đến tháng 12/2010 đã phải đối
phó với 39 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế
chống bán phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế
cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng
các cuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong
giai đoạn 1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2008 phải
đối phó với 64 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất
khẩu. Ở thời kỳ trước, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế
chống bán phá giá chưa phải là những mặt hàng chiến lược, vì vậy ảnh hưởng
chưa lớn đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhưng từ vụ kiện cá tra, cá ba sa
năm 2002 đến nay có thể thấy không chỉ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam: thuỷ sản, giày dép... mà cả những mặt hàng xuất khẩu có số lượng chưa
lớn nhưng mới thâm nhập thị trường đều có thể trở thành đối tượng của kiện bán

phá giá do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hoá liên quan từ nhiều nguồn
nhập khẩu (không được quá 7%) của nước khởi kiện như: khoá Inôx (EU) săm lốp
xe đạp, xe máy (Thổ Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập)...
Tuy nhiên, tình trạng hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng
thuế chống bán phá giá ngày càng tăng. Trong xu hướng nhiều nước trên thế giới
tăng cường sử dụng biện pháp chống bán phá giá như một công cụ bảo hộ thì có
thể dự kiến rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ phải đối phó với biện pháp này
nhiều hơn khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng
Số liệu các vụ điều tra chống bán phá giá chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam:

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng
AD 1 1 4 2 7 3 2 3 3 4 1 31
SG 0 1 0 1 1 1 2 0 0 1 0 7
CV 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1
TOTAL 1 2 4 3 8 4 4 3 3 6 1 39

Nguồn: Bộ Công Thương

Số liệu thống kê 10 ngành bị khởi kiện chống bán phá giá nhiều nhất

Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Totals:
hàng
Kim 138 96 52 36 37 33 24 64 480
loại và
các sản
phẩm
từ kim
loại
Hóa 66 94 69 49 37 38 53 33 439
chất
hay các
ngành
liên
quan
Các 55 42 25 44 37 27 16 20 266
sản
phẩm
nhựa,
cao su
Dệt và 26 6 14 21 27 16 11 39 160
các sản
phẩm
dệt
Máy 23 9 14 14 18 28 29 16 151
móc,
thiết bị
cơ khí,
thiết bị
điện
Bột gỗ, 7 7 20 8 6 17 19 2 86
giấy
Đá, 6 11 11 8 10 11 2 4 63
thạch
cao, xi
măng,
các sản
phẩm
gốm
sứ,
kính, a-
mi-ăng,
mi-ca
và các
sản
phẩm
tương
tự
Các 5 11 3 3 8 6 1 5 42
sản
phẩm
sản
xuất
khác
Khoán 16 8 9 1 0 2 4 0 40
g vật
Động 3 1 10 9 2 2 0 9 36
vật
sống,
các sản
phẩm
từ động
vật
Nguồn: Bộ Công Thương

Số liệu thống kê 10 ngành bị khởi kiện tự vệ nhiều nhất từ 2000 đến 6/2010

Ngành 200020012002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng
hàng
Hóa 5 0 8 2 2 1 1 1 2 6 1 37
chất hay
các
ngành
liên
quan
Kim loại 2 4 12 1 0 0 0 1 2 3 6 33
cơ bản
và các
sản
phẩm
bằng
kim loại
cơ bản
Da 0 1 2 5 3 1 2 1 1 3 1 20
sống, da
thuộc,
da lông
và các
sản
phẩm từ
da; bộ
đồ yên
cương,
hàng du
lịch, túi
xách tay
và các
loại đồ
chứa
tương
tự; các
mặt
hàng từ
ruột
động vật
(trừ tơ
từ ruột
con tằm)
Thực 4 3 3 3 0 1 0 0 1 1 0 17
phẩm
chế
biến; đồ
uống,
rượu
mạnh và
giấm;
thuốc lá
và các
nguyên
liệu thay
thế
thuốc lá
đã chế
biến
Động 3 0 1 1 1 0 1 1 0 2 0 16
vật
sống,
các sản
phẩm từ
động vật
Các sản 3 2 1 0 2 1 0 0 0 1 0 15
phẩm
thực vật
Máy 0 0 3 0 3 0 4 1 1 0 1 14
điện và
các thiết
bị điện
và các
bộ phận
của
chúng;
máy ghi
âm tái
tạo âm
thanh,
máy ghi
và tái
tạo hình
ảnh
truyền
hình và
âm
thanh;
bộ phận
và các
dụng cụ
của các
loại máy
trên.
Plastics 3 0 0 1 0 0 1 1 0 1 0 10
và các
sản
phẩm
bằng
plastics;
cao su
và các
sản
phẩm
bằng
cao su
Nguyên 1 0 0 0 1 0 0 0 2 3 1 8
liệu dệt
và sản
phẩm
dệt
Bột giấy 1 0 0 1 0 0 0 0 0 4 1 7
từ gỗ
hoặc từ
vật liệu
xơ sợi
Xenlulo
khác;
giấy loại
hoặc
cáctông
các loại
(phế liệu
và vụn
thừa);
giấy,
cáctông
và các
sản
phẩm
của
chúng
Giày, 1 0 1 0 0 1 2 0 0 0 0 7
dép, mũ
và các
vật đội
đầu
khác, ô
dù.
Batoong
, gậy tay
cầm có
thể
chuyển
thành
ghế…
Nguồn: Bộ Công Thương

Tự vệ

Năm Stt Stt Mặt hàng Tên tiếngMã HS Nước Nước


(Tổng (Theo Anh khởi bị khởi
số) từng kiện kiện
năm)
2009 1 1 Túi nylonPolyethylene 3923.21.0085 Hoa Kỳ Việt
đựng hàngRetail Carrier Nam
hóa bán lẻBags
bằng sợi
polyethylene
Nguồn: Bộ Công Thương
Số vụ áp dụng chống bán phá giá tính từ năm 1995 đến năm 2008 thì tổng số vụ
là 2190 vụ
Xu thế sử dụng công cụ chống bán phá giá
(số liệu: website WTO)

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002


Số vụ áp 119 92 125 170 186 228 169 215
dụng

2003 2004 2005 2006 2007 2008 Totals:


Số vụ áp 220 152 132 137 107 138 2190
dụng
Số liệu các vụ kiện tự vệ ở nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam
(Tính đến 12/2009)

Năm Mặt hàng Nước điều tra Kết quả

Thép
Vụ kiện chấm dứt, không áp dụng
09/04/2009 cuộn/tấm/xẻ Ấn Độ
biện pháp tự vệ (08/12/2009)
băng cán nóng

Vụ kiện chấm dứt do không có


Hoá chất
2006 Philippines thiệt hại nghiêm trọng đối với
STPP
ngành sản xuất nội địa

Vụ kiện chấm dứt do không có


2005 Xe đạp Canada thiệt hại nghiêm trọng đối với
ngành sản xuất nội địa

2004 Tinh bột sắn Ấn Độ Thuế bổ sung 33%

Kính nổi không màu:


2003 Kính nổi Philippines 3,971peso/MT
Kính nổi phủ màu: 5,016peso/MT

2001 Gạch ốp lát Philippines 2,15 peso/kg

Số liệu các vụ kiện tự vệ hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam
(Tính đến 12/2009)

Năm Mặt hàng Nước điều tra Kết quả


07/2009 Kính nổi Việt Nam Chưa có kết luận

Thèng kª c¸c vô kiÖn chèng b¸n ph¸ gi¸ mµ ViÖt Nam cã liªn quan
(TÝnh ®Õn th¸ng 12/2010)
Quá trình điều tra
Tổng Mặt
Năm Nước Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng Ghi chú
số vụ hàng bị Thời gian
kiện Thời
kiện kiện khởi kiện Ngày Tỉ l ệ Thời gian Ngày Tỉ lệ
gian
Mắc treo
(Điều tra
quần áo 22/07/201
36 Hoa Kỳ chống lẩn
bằng 0
2010 tránh thuế)
thép
Máy điều Achentin 16/02/201
35
hòa a 0
Chưa có kết
luận
Máy điều Thổ Nhĩ 25/07/200
34 (Điều tra
hòa Kỳ 9
chống lẩn
tránh thuế)
64.09%
Đĩa ghi 05/05/200 02/07/201 (50,51 5
33 Ấn Độ
DVD 9 0 USD/1.000 năm
chiếc)
26/03/2010
DOC đưa ra
mức phá giá
chính thức
Túi nhựa 31/03/200 28/10/200 52.30% - 04/05/201 52.30% - 5 (52.30% -
32 Hoa Kỳ
PE 9 9 76.11% 0 76.11% năm 76.11%)
2009 15/04/2010:
ITC kết luận
khẳng định
có thiệt hại
Vụ kiện
chấm dứt do
Giầy và không có
27/02/200 12/06/200 16% -
31 đế giày Canada thiệt hại liên
9 9 49%
cao su quan tới phá
giá
(25/09/2009)
Rút đơn kiện
do số lượng
05/01/200
30 Giầy Braxin hàng nhập
9
khẩu quá
thấp
Áp dụng từ
26/03/200
06/05/200 23/01/200 232.86
29 Sợi vải Ấn Độ 9 đến
8 9 USD/tấn
25/09/200
9
Tiếp tục điều
Giày mũ 13/03/200 02/11/200 0.8 tra lại theo
Peru
vải 8 9 USD/đôi vụ việc số
2008
23
Lò xo
25/01/200 22/12/200 5
28 không Hoa Kỳ 116,31% 116,31%
8 8 năm
bọc
Thổ Nhĩ 11/01/200 1.16 5
27 Vải nhựa
Kỳ 8 USD/kg năm
26 Đĩa ghi Ấn Độ 12/09/200 Ritek: 06/06/200 46,94 5
2007 CD-R 7 (3.04 9 USD/1000 năm
Rupi/ chiếc
cái). Các
công ty
khác
(3.23
Rupi/cái)
Đèn 19,5 – 0,452-
30/08/200 26/05/200 5
25 huỳnh Ấn Độ 72,16 1,582
7 9 năm
quang Rupi/cái USD/chiếc
Không áp
thuế vì
không có
Bật lửa Thổ Nhĩ bằng chứng
24 13/5/2007
ga Kỳ về việc lẩn
tránh thuế
chống bán
phá giá
Không áp
thuế vì
không có
bằng chứng
về thiệt hại.
Không áp Tuy nhiên,
Giày mũ
23 Peru 23/5/2006 12% 09/2007 thuế ngày
vải
2006 CBPG 10/07/2008,
INDEPICO
thông báo
tiếp tục tiến
hành điều tra
lại.
Dây Thổ Nhĩ 4,55 5
22 13/5/2006 31/3/2007
curoa Kỳ US$/kg năm
Nan hoa
21/12/200 5
21 xe đạp, Argentina 81% 24/6/2007 81%
5 năm
xe máy
Đèn 0,36-
31/10/200 0,32 5
20 huỳnh Ai Cập 0,43 22/8/2006
2005 5 USD/cái năm
quang USD/cái
Gia hạn
Giày mũ 14,2%- 2 thêm 15
19 EU 7/7/2005 5/10/2006 10%
da 16,8% năm tháng kể từ
31/12/2009.
2004 Ván lướt 5,2 USD/
18 Peru 20/9/2004
sóng chiếc
Điều tra
chống lẩn
tránh thuế
Đèn
(thuế chống
17 huỳnh EU 10/9/2004 66,1 %
bán phá giá
quang
đối với đèn
huỳnh quang
Trung Quốc)
Tự động
chấm dứt
Chốt hiệu lực từ
thép ngày
không gỉ 5 20/11/2010
16 EU 24/8/2004 7,7 %
(Stainless năm do không có
steel yêu cầu rà
fasteners) soát từ
ngành sản
xuất nội địa
Ống tuýt Đơn kiện bị
15 EU 11/8/2004
thép rút lại
14 Xe đạp EU 29/4/2004 15,8 %- 5 Tự động
34,5 % năm chấm dứt
hiệu lực từ
ngày
15/07/2010
do không có
yêu cầu rà
soát từ
ngành sản
xuất nội địa
Thổ Nhĩ
13 Lốp xe 27/9/2004 29%- 49%
Kỳ
Điều tra
chống lẩn
tránh thuế
Vòng (thuế chống
51,2 %-
12 khuyên EU 28/4/2004 bán phá giá
78,8 %
kim loại đối với vòng
khuyên kim
loại Trung
Quốc)
Kết quả rà
soát lần 3:
Minh Phú
0,43% ,
Camimex
0,08%,
Phương
12,11%- Nam 0,21%,
31/12/200 4,13%-
11 Tôm Hoa Kỳ các công ty
3 93,13% 25,76%
khác có
tham gia vào
cuộc điều tra
2003 0% đến
4.57%.Mức
thuế suất
toàn quốc
25.76%
Điều tra
chống lẩn
tránh thuế
Ô xít (thuế chống
10 EU 2003 28%
kẽm bán phá giá
đối với ô xít
kẽm Trung
Quốc)
Tiếp tục áp
thuế CBPG
thêm 5 năm
Cá da 36,84%-
9 Hoa Kỳ 2002 nữa, mức
trơn 63,88%
thuế từ
36,84% đến
63,88%.
Bật lửa Hàn Đơn kiện bị
8 2002
ga Quốc rút lại
Bật lửa Đơn kiện bị
2002 7 EU 2002
ga rút lại
Vụ kiện
chấm dứt do
Giày và không có
đế giày bằng chứng
6 không Canada 2002 về thiệt hại
thấm đối với
nước ngành sản
xuất nội địa
của EU
1,48
2001 5 Tỏi Canada 2001
CAD/kg
Bật lửa 0,09
2000 4 BaLan 2000
ga Euro/cái
1998 3 Giày dép EU 1998 Vụ kiện
chấm dứt do
không có
bằng chứng
về thiệt hại
đối với
ngành sản
xuất nội địa
của EU
Điều tra
chống lẩn
tránh thuế
(thuế chống
2 Mì chính EU 1998 16,8%
bán phá giá
đối với mỳ
chính Trung
Quốc)
Vụ kiện
chấm dứt do
không có
1994 1 Gạo Columbia 1994 thiệt hại đối
với ngành
sản xuất nội
địa

Nguồn: Hội đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hội đồng TRC)

VII/ Đề xuất giải pháp để vượt rào cản chống bán phá ở nước nhập khẩu

Trên thực tế, việc hàng hóa xuất khẩu bị kiện chống bán phá giá có thể xuất phát
từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo lý thuyết thì việc kiện được cho là do có
dấu hiệu của hành vi bán phá giá của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, khá nhiều trường
hợp, đặc biệt ở Hoa Kỳ, các vụ kiện chống bán phá giá lại xuất phát từ tình trạng
khó khăn của các nhà sản xuất nội địa và họ tìm đến biện pháp này như là công cụ
để cạnh tranh với nhà sản xuất nước ngoài.

Tuy nhiên, về mặt hình thức, nguy cơ kiện thường cao hơn khi có hiện tượng tăng
đột biến lượng xuất khẩu vào một thị trường và giá xuất khẩu thấp. Vì thế để đối
phó với những nguy cơ này về lâu dài, doanh nghiệp cần tính đến chiến lược phát
triển đa dạng thị trường, tránh phát triển quá nóng một khu vực nào và chuyển dần
sang cạnh tranh bằng chất lượng thay vì bằng giá.

Trước mắt, khi những yếu tố này chưa thể thực hiện được triệt để, doanh nghiệp
cần thường xuyên quan sát thị trường (kết hợp với các nhà nhập khẩu) để phát
hiện nguy cơ sớm, từ đó chủ động phòng tránh, đối phó. Bên cạnh đó, việc thiết
lập và duy trì một hệ thống sổ sách kế toán hợp chuẩn quốc tế và minh bạch là rất
cần thiết bởi chỉ những thông tin được chứng minh bởi sổ sách kế toán lưu giữ
theo đúng chuẩn mới được chấp nhận trong quá trình điều tra chống bán phá giá
và từ đó doanh nghiệp mới có hy vọng chứng minh mình không bán phá giá. Một
cơ sở dữ liệu kế toán được lưu trữ như vậy không thể được hình thành trong một
sớm một chiều, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý điều chỉnh hệ thống
kế toán sổ sách của mình ngay từ thời điểm này

+ Nhóm giải pháp để không bị kiện

Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ
nhiều nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp
dụng biện pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.

Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện
phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của
Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng
tránh cần thiết.

Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất
khẩu của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối
lượng lớn vào một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán
phá giá.

Theo hướng đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung
Quốc, Nhật Bản..) các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc..) các thị trường mới
(SNG, Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường
nội địa - một thị trường có tiềm năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã
rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa của Mỹ trước đây.6

Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư
nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo,
áp dụng các điều kiện mua bán có lợi cho khách hàng...
Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc
tế,luật chống bán phá giá của các nước... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh
nghiệp các thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.

Xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của Hiệp Hội Doanh Nghịêp vì đó chính là cơ
quan điều phối mọi họat động liên quan tới vụ kiện. Hiệp hội cần theo dõi tình
hình của ngành và cơ chế vận hành sao ch o có th ể đưa r a những cảnh báo sớm
cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cũng chịu trách nhiệm trong việc tổ chức đào tạo
cho các thành viên để đối phó với việc điều tra chống bán phá giá cũng như là
người phát triển mạng lưới quan hệ ở quốc gia xảy ra vụ kiện. Để chuẩn bị một
cách tốt nhất cho các vụ kiện chống bán phá giá, mỗi hiệp hội doanh nghiệp cần
thành lập một nhóm chuyên trách với nhiệm vụ:

+ Đánh giá mức khả năng hàng hoá của hiệp hội bị kiện chống bán phá giá ở nước
ngoài;

+ Nghiên cứu luật pháp về chống bán phá giá tại các thị trường xuất khẩu chính
của hiệp hội;

+ Làm việc với luật sư và các kinh tế gia chuyên ngành về chống bán phá giá để
nghiên cứu các vụ kiện trước đây tại các quốc gia mà hàng hoá Việt Nam có khả
năng bị kiện để tìm hiểu chiến thuật và chiến lược của ngành công nghiệp nội địa
tại quốc gia đó cũng như quan điểm của cơ quan quản lý chống bán phá giá;

+ Làm việc với các thành viên hiệp hội để hoàn thiện tiêu chuẩn kế toán nhằm đáp
ứng các đòi hỏi của việc điều tra chống bán phá giá;

+ Hoạch định một kế hoạch nhằm hợp tác giữa các thành viên của hiệp hội trong
trường hợp bị kiện.

+ Nhóm giải pháp đối phó khi bị kiện

* Về phía chính phủ: cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện
- Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các
doanh nghiệp kháng kiện.

- Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng
kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh
nghiệp thắng kiện...

* Về phía các hiệp hội ngành hàng: cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và
tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng
lực kháng kiện của các doanh nghiệp.

- Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị
trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các
vụ kiện của nước ngoài.

- Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng
kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.

+ Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng
phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá
giá... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu
thông tin.

* Về phía các doanh nghiệp: cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước
ngoài kiện bán phá giá.

- Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của
luật pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ

đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị sẵn sàng các chứng cứ,
các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ chức nhân sự,
dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp...

- Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức để vận động hành lang nhằm lôi
kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như
trong vụ kiện tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp
tiêu dùng Mỹ” (CITAC) “Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ”
(ASDA) đứng về phía các doanh nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá
giá của Mỹ.

- Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết
giá nếu doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh
nghiệp cùng ngành hàng của nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam
trong quá trình điều tra phải hợp tác với cơ quan điều tra. Thay vì việc cố gắng
chứng minh “ai đúng” và “ai sai” thì doanh nghiệp cần tập trung vào việc cung
cấp cho cơ quan điều tra tất cả các thông tin mà cơ quan này cần. Điều quan
trọng nhất không phải là 7 chứng minh rằng “lẽ phải thuộc về mình” mà là
giảm thiểu mức áp thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt. Cam kết giá là
việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức giá bán (tăng giá lên) hoặc
cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá. Đây là một
thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi
một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay,
cam kết giá được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất
khẩu trong các vụ kiện chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công
nghiệp.

Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian
gần đây và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ
đứng vững chắc tại các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống
bán phá giá ngày càng gia tăng. Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu tối đa những tác động
tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần có
các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động ngăn ngừa
những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện
chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò
của các hiệp hội ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến
hành cam kết giá khi cần thiết...

- Nhóm giải pháp khi bị thua kiện.

* Đa dạng hóa thị trường:

Khi ưu thế cạnh tranh của các nhà sản xuất của trong nước giảm sút, thị phần của
họ suy giảm, họ có thể sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản hàng nhập khẩu.
Chống phá giá chỉ là một trong các biện pháp mà người sản xuất nội địa có thể sử

dụng.

Các nhà sản xuất nội địa có nhiều ưu thế hơn các nhà sản xuất nước ngoài trong
việc vận động hành lang đối với ngành lập pháp. Vận động hành lang đối với
ngành hành pháp có hiệu quả hạn chế, tuy nhiên vận động là cần thiết vì nó có thể
khiến cho cơ quan chống phá giá áp dụng các biện pháp công bằng và hợp lý trong
quá trình điều tra. Trong vận động hành lang, chứng cứ tạo ra sức thuyết phục
mạnh hơn là chỉ tiếp cận tới các đối tượng và đưa ra những lập luận cảm tính đối
với họ. Hợp tác với báo chí, các tổ chức có quyền lợi chung và các tổ chức phi
chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc giành sự ủng hộ của dư luận.

Do đó, các nhà sản xuất trong nước có nhiều cơ hội trong việc ngăn cản hàng
ngoại nhập hơn là ngược lại. Đa dạng thị trường xuất khẩu giúp cho doanh
nghiệp Việt Nam giảm thiểu các ảnh hưởng xấu trong việc xuất khẩu sang một
quốc gia bịngăn cản.

* Xây dựng thương hiệu mạnh:

Vụ cá da trơn có một hệ quả mà hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Vịêt Nam
(VASEP) không thể dự đoán trước được là sau khi áp dụng thuế bán phá giá đối
với cá da trơn Việt Nam, lượng xuất khẩu cá da trơn của VASEP tới các thị trường
khác tăng vọt(ví dụ EU, Nhật, Úc). Người Việt Nam cũng bắt đầu sử dụng cá da
trơn trong bữa ăn. Lý do khá đơn giản, cá da trơn được giới truyền thông quan
tâm và là đề tài nóng hổi – dù rằng chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng đủ để
người tiêu dùng Mỹ và các quốc gia khác biết về sản phẩm. Kinh nghiệm này cho
thấy rằng, chất lượng tốt và giá rẻ là chưa đủ cho một sản phẩm để thâm nhập thị
trường nước ngoài. Chính vì vậy, thương hiệu mạnh và các biện pháp marketing
phù hợp là cần thiết để hàng hóa có thể cạnh tranh với thị trường thế giới

You might also like