You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HCM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


------------------

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC

1. Mục tiêu, yêu cầu môn học


Môn học Kế toán quản trị nhằm cung cấp cho sinh viên (không thuộc
chuyên ngành kế toán) các kỹ năng sau:
-Hoạch định
-Kiểm soát
-Phân tích quyết định
Sau khi hoàn tất môn học này, sinh viên có thể:
-Lập được dự toán tổng hợp cho một doanh nghiệp.
-Xây dựng được giá thành định mức và dự toán linh hoạt làm cơ
sở để kiểm soát chi phí sản xuất thông qua phân tích các chênh
lệch.
-Sử dụng được các công cụ của kế toán quản trị để ra các quyết
định liên quan đến đánh giá thành quả của các bộ phận; đánh giá
thành quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận; lựa chọn các
phương án kinh doanh; xác định giá bán của sản phẩm mới; xác
định giá trị của các dịch vụ.

2. Yêu cầu của môn học


Để học tốt môn này sinh viên cần trang bị trước những kiến thức về Kế
toán tài chính

3. Thời lượng của môn học: 3 (45 tiết)

4. Phương pháp giảng dạy


Phương pháp giảng dạy chủ yếu được áp dụng là giảng lý thuyết, hướng
dẫn giải bài tập kết hợp với làm bài tập nhóm về các nội dung liên quan đến của
môn học.

5. Đánh giá kết quả học tập


Kiểm tra giữa kỳ: 30% số điểm môn học, được thực hiện sau khi kết thúc
chương 4.
Thi cuối kỳ: 70% số điểm môn học.

6. Học liệu
a) Tài liệu chính:
• Lê Đình Trực, Tài liệu hướng dẫn học tập môn học Kế toán
quản trị, Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh, Lưu hành nội bộ,
2006.
• Tóm tắt bài giảng và bài tập do giảng viên biên soạn.
b) Tài liệu tham khảo:
• Tập thể tác giả Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh
tế TP Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị, (Tái bản lần thứ tư),
NXB. Thống kê, TP Hồ Chí Minh, 2006.
• Belverd E. Needles, Henry R. Anderson, James C. Caldwell;
Principles of Accounting (Fifth Edition); Houghton Mifflin
Company; 1993
• Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting
(Tenth Edition); The McGraw-Hill Companies, Inc., 2003
• Charles T. Horngren, Srikant M. Datar, George Foster; Cost
Accounting: A Managerial Emphasis (11th Edition); Prentice –
Hall, Inc; 2003

NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC

Chương 1: Giới thiệu về kế toán quản trị


• Mục tiêu:
♦ Hiểu được kế toán quản trị là gì.
♦ Phân biệt được kế toán quản trị và kế toán tài chính
♦ Phân biệt doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản
xuất dưới giác độ kế toán
♦ Phân biệt các khoản mục chi phí sản xuất
♦ Phân biệt các khái niệm giá thành
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦Kế toán quản trị là gì?
♦So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính
♦Doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
♦Các khoản mục chi phí sản xuất
♦Tính giá thành đơn vị
♦Báo cáo
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
♦Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính
♦Phương pháp tính chi phí vật liệu sử dụng
♦Phương pháp tính tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ
♦Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong kỳ
• Câu hỏi:
1. Kế toán quản trị là gì?
2. Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính?
3. So sánh giá vốn hàng bán của doanh nghiệp thương mại
với giá vốn hàng bán của doanh nghiệp sản xuất?
4. Định nghĩa và cho ví dụ về 3 khoản mục của chi phí sản
xuất?
5. Lập báo cáo giá thành và báo cáo kết quả kinh doanh cho
một doanh nghiệp sản xuất?
• Bài tập: Bài tập chương 1 của tài liệu chính.

Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi
nhuận
• Mục tiêu:
Phân biệt biến phí, định phí, bán biến phí và chi phí hỗn hợp
Biết cách tách biến phí và định phí ra khỏi bán biến phí
Nắm vững biểu thức thể hiện mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi
nhuận (CVP)
Vận dụng mối quan hệ CVP để phân tích điểm hòa vốn
Nắm vững kỹ thuật tính toán và ý nghĩa kinh tế của các thuật ngữ liên quan
đến Số dư đảm phí
Ứng dụng phân tích CVP:
Hoạch định lợi nhuận
Chọn phương án kinh doanh
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦ Sự ứng xử của chi phí
♦ Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi
nhuận (CVP)
 Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
 Phân tích điểm hòa vốn
 Số dư đảm phí
 Hoạch định lợi nhuận
 Ứng dụng CVP
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
♦ Phân biệt biến phí, định phí, bán biến phí và chi phí hỗn
hợp
♦ Biểu thức thể hiện mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng -
lợi nhuận (CVP) và ứng dụng của nó
• Câu hỏi:
1. Phân biệt biến phí, định phí, bán biến phí và chi phí hỗn
hợp?
2. Phương pháp tách biến phí và định phí ra khỏi bán biến
phí?
3. Vận dụng biểu thức thể hiện mối quan hệ CVP để phân
tích điểm hòa vốn?
4. Vận dụng các khái niệm liên quan đến số dư đảm phí để
xây dựng các công thức tính số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn
và doanh thu hòa vốn?
5. Vận dụng biểu thức thể hiện mối quan hệ CVP để hoạch
định lợi nhuận.
6. Vận dụng biểu thức thể hiện mối quan hệ CVP để chọn
phương án kinh doanh.
• Bài tập: Bài tập chương 2 của tài liệu chính.

Chương 3: Quá trình dự toán


• Mục tiêu:
♦Biết được mục tiêu của dự toán.
♦Biết được trình tự và kỹ thuật lập một dự toán tổng thể
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦Dự toán là gì?
♦Quá trình lập dự toán tổng thể
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững: Ý nghĩa, nguyên tắc và phương
pháp lập dự toán
• Câu hỏi:
1. Mục tiêu của dự toán là gì?
2. Trình tự và phương pháp lập dự toán tổng thể?
• Bài tập: Bài tập chương 3 của tài liệu chính

Chương 4: Phân tích biến động của chi phí


• Mục tiêu:
♦Biết cách xây dựng giá thành định mức.
♦Biết cách lập một dự toán linh hoạt và hiểu được tính chất linh
hoạt của một dự toán linh hoạt.
♦Biết cách phân tích biến động của các khoản mục chi phí sản
xuất nhằm kiểm soát chi phí tốt hơn cho các kỳ sau.
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦Giá thành định mức
♦Dự toán linh hoạt
♦Phân tích biến động của chi phí sản xuất
 Biến động của chi phí vật liệu trực tiếp
 Biến động của chi phí nhân công trực tiếp
 Biến động của chi phí sản xuất chung
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
♦Phương pháp xây dựng giá thành định mức
♦Phương pháp lập dự toán linh hoạt
♦Phương pháp điều chỉnh dự toán theo mức hoạt động thực tế
♦Phương pháp phân tích các khoản chênh lệch chi phí sản xuất
• Câu hỏi:
1. Giá thành định mức là gì?
2. Dự toán linh hoạt là gì? Mục đích?
3. Các công thức tính các chênh lệch? Ý nghĩa của từng chênh lệch?
• Bài tập: Bài tập chương 4 của tài liệu chính

Chương 5: Đánh giá trách nhiệm quản lý


• Mục tiêu:
♦Biết cách sử dụng kế toán trách nhiệm như một công cụ để đánh
giá thành quả quản lý của các nhà quản lý ở các trung tâm trách
nhiệm khác nhau
♦Biết cách sử dụng ROI và RI như những công cụ để đánh giá
thành quả quản lý của các nhà quản lý ở các trung tâm đầu tư
♦Biết cách định giá sản phẩm chuyển giao có lợi nhất trong một
tổ chức phân quyền
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦Kế toán trách nhiệm
♦Các công cụ kế toán khác để đánh giá thành quả quản lý của các
nhà quản lý ở các trung tâm đầu tư:
 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
 Lợi tức còn lại (RI)
♦Định giá sản phẩm chuyển giao
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
♦Phương pháp lập một báo cáo thuộc lĩnh vực kế toán trách
nhiệm để đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản lý ở các
trung tâm trách nhiệm khác nhau
♦Phương pháp tính ROI và sử dụng ROI để đánh giá thành quả
quản lý của các nhà quản lý ở các trung tâm đầu tư
♦Phương pháp tính RI và sử dụng RI để đánh giá thành quả quản
lý của các nhà quản lý ở các trung tâm đầu tư
♦Nắm vững nguyên tắc định giá sản phẩm chuyển giao
• Câu hỏi:
1. Phân biệt thông tin có thể kiểm soát và thông tin không thể kiểm
soát.
2. Kế toán trách nhiệm là gì?
3. Công thức tính ROI?
4. Các giải pháp để cải thiện ROI?
5. Ưu, nhược điểm của ROI trong việc sử dụng để đánh giá thành
quả quản lý?
6. Công thức tính RI?
7. Các giải pháp để cải thiện RI?
8. Ưu, nhược điểm của RI trong việc sử dụng để đánh giá thành quả
quản lý?
9. Ưu, nhược điểm của phươmg pháp định giá sản phẩm chuyển
giao theo chi phí?
10. Giải thích nguyên tắc định giá sản phẩm chuyển giao?
11. Phân biệt giá chuyển giao tối thiểu và giá chuyển giao?
12. Khi nào giá chuyển giao tối thiểu bằng biến phí đơn vị sản phẩm
chuyển giao?
13. Khi nào phương pháp định giá sản phẩm chuyển giao theo thương
lượng được sử dụng?
• Bài tập: Bài tập chương 5 của tài liệu chính

Chương 6: Báo cáo bộ phận


• Mục tiêu:
♦Biết cách lập báo cáo bộ phận
♦Biết cách phân tích báo cáo bộ phận để đánh giá thành quả của
bộ phận và thành quả quản lý bộ phận
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦Bộ phận là gì?
♦Báo cáo bộ phận
♦Phân tích báo cáo bộ phận
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
♦Phương pháp lập báo cáo bộ phận
♦Phương pháp phân tích báo cáo bộ phận
• Câu hỏi:
1. Định nghĩa bộ phận?
2. Phân biệt báo cáo bộ phận với báo cáo kết quả kinh doanh khác?
3. Phân biệt định phí bộ phận và định phí chung?
4. Phân biệt số dư bộ phận có thể kiểm soát và số dư bộ phận?
5. Vì sao không phân bổ định phí chung cho các bộ phận khi lập báo
cáo bộ phận?
6. Đánh giá thành quả của các bộ phận - để ra các quyết định ngắn
hạn - thông qua chỉ tiêu nào trên báo cáo bộ phận?
7. Đánh giá thành quả của các bộ phận - để ra các quyết định dài hạn
- thông qua chỉ tiêu nào trên báo cáo bộ phận?
8. Đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận thông
qua chỉ tiêu nào trên báo cáo bộ phận?
• Bài tập: Bài tập chương 6 của tài liệu chính

Chương 7: Thông tin thích hợp để ra quyết định


• Mục tiêu:
♦Hiểu được vai trò của kế toán quản trị trong chu trình ra quyết
định.
♦Nhận biết được các đặc điểm của thông tin thích hợp.
♦Biết cách sử dụng các công cụ của kế toán để chứng minh cho
các quyết định trong quá trình hoạt động
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦Chu trình ra quyết định
♦Thông tin thích hợp
♦Các công cụ kế toán để chứng minh cho các quyết định trong
quá trình hoạt động:
 Phân tích tiền lời
 Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí
♦Vận dụng các công cụ kế toán để chứng minh cho một số dạng
quyết định:
 Quyết định Làm-hay-Mua
 Quyết định Đơn đặt hàng đặc biệt
 Quyết định Kết cấu hàng bán
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
♦Thông tin thích hợp
♦Các công cụ kế toán để chứng minh cho các quyết định trong
quá trình hoạt động
• Câu hỏi:
1. Vai trò của kế toán quản trị trong chu trình ra quyết định?
2. Phân biệt thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp?
3. Ưu, nhược điểm của công cụ “Phân tích tiền lời”?
• Bài tập: Bài tập chương 7 của tài liệu chính

Chương 8: Định giá sản phẩm và dịch vụ


• Mục tiêu:
♦Biết cách xác định giá bán của sản phẩm mới để đạt được lợi
nhuận mong muốn.
♦Biết cách xác định chi phí mong muốn làm cơ sở để đưa ra các
quyết định kinh doanh các mặt hàng đã có trên thị trường.
♦Biết cách xác định giá trị của các dịch vụ sao cho đạt được lợi
nhuận mong muốn.
• Chi tiết các đề mục của chương:
♦Định giá sản phẩm:
 Định giá để tối đa hóa lợi nhuận
 Định giá trên cơ sở chi phí
♦Xác định chi phí mong muốn
♦Định giá dịch vụ
• Kiến thức cốt lõi cần nắm vững:
♦Các phương pháp định giá sản phẩm mới
♦Cách xác định chi phí mong muốn và mục đích xác định chi phí
mong muốn
♦Phương pháp định giá dịch vụ
• Câu hỏi:
1. Ưu, nhược điểm của phương pháp định giá để tối đa hóa lợi
nhuận
2. So sánh hai cách tiếp cận khác nhau (cách tiếp cận giá thành đầy
đủ và cách tiếp cận số dư đảm phí) khi định giá trên cơ sở chi
phí?
3. Ý nghĩa của phần bổ sung vào chi phí làm cơ sở để định giá theo
hai cách tiếp cận khác nhau?
4. Cách xác định tỷ lệ bổ sung theo hai cách tiếp cận khác nhau?
5. Cách xác định đơn giá thờigian thực hiện dịch vụ?
6. Cách xác định tỷ lệ bổ sung vào giá hóa đơn?
• Bài tập: Bài tập chương 8 của tài liệu chính

TƯ VẤN SINH VIÊN:


Trong quá trình học tập và nghiên cứu môn học, sinh viên có thể liên hệ
với giảng viên để được tư vấn bằng các hình thức như sau:
1. Liên lạc bằng điện thoại.
2. Liên lạc bằng E-mail (khuyến khích)

THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN:


TS. Lê Đình Trực
E-mail: trucld@ueh.edu.vn hoặc trucld62@yahoo.com;

Người lập đề cương: TS. Lê Đình Trực


Người duyệt đề cương: TS. Trịnh Thùy Anh
Ngày: 20/3/2008

You might also like