You are on page 1of 361

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm

Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc và chân thành đến GS.TS. Đặng Kim
Chi, người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm đồ án.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Viện khoa học và Công nghệ môi
trường đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mội điều kiện cho em trong quá trình thực hiện đồ
án này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhà máy xử
lý nước thải tập trung khu công nghiệp dệt may Phố Nối đã tạo điều kiện giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ và
động viên em trong thời gian làm đồ án.

Em xin chân thành cảm ơn!


Hà nội, ngày........tháng.........năm 2010
Sinh viên

Phạm Thị Lan Hương

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 1
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỘNG
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….….….….
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Phạm Thị Lan Hương Số hiệu sinh viên: 09370021
Lớp: Công Nghệ môi trường Khoá: 50_QN
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Ngành: Công nghệ môi trườnfg
1. Đầu đề thiết kế:
Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy Dệt – nhuộm công suất 3000
m3/ngày đêm
2. Các số liệu ban đầu:
Với các số liệu đầu vào:
+ Lưu lượng : 3000m3/ngày.
+ COD : 950 mg/l.
+ BOD5 : 500 mg/l.
+ Độ màu : 750 Pt – Co
+ SS : 300 mg/l.
Và yêu cầu đầu ra theo QCVN 13 : 2008/BTNMT (loại B)
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
- Tổng quan về ngành Dệt - nhuộm và các vấn đề môi trường liên quan.
- Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải dệt – nhuộm công suất 3000m3/ngày
4. Các bản vẽ đồ thị
Gồm 4 bản vẽ A3 ( 420x 297):
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể trạm xử lý , tỷ lệ : 1: 200.
- Bản vẽ sơ đồ công nghệ trạm xử lý, tỷ lệ : 1: 100.
- Bản vẽ chi tiết bể aeroten, tỷ lệ : 1 : 200.
- Bản vẽ chi tiết bể lắng đứng, tỷ lệ : 1 : 200.
5. Cán bộ hướng dẫn
GS.TS. Đặng Kim Chi
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 12 / 03 / 2010
7. Ngày hoàn thành đồ án:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 2
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)

GS.TS Đặng Kim Chi

Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng năm 2010
Người duyệt
(ký, ghi rõ họ tên)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 3
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.............................................................................................................1
Danh mục các bảng...............................................................................................6
Danh mục các hình................................................................................................7
Danh mục các từ viết tắt........................................................................................9
Lời mở đầu.............................................................................................................10
Phần I: TỔNG QUAN
Chương 1. Tổng quan vể ngành dệt- nhuộm và những vấn đề môi trường của
ngành dệt....................................................................................................12
I.1.Tổng quan về ngành dệt -nhuộm...........................................................12
I.1.1 Sự phát triển ngành dệt trên thế giới và ở Việt Nam...............12
I.1.2. Các loại hình sản xuất.............................................................14
I.1.3. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu.................................................21
I.2.Ô nhiễm môi trường trong ngành Dệt Nhuộm và các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm..........................................................................................................28
I.2.1.Ô nhiễm môi trường trong ngành Dệt -Nhuộm........................28
I.2.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường........................33
Chương II. Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt -Nhuộm, thực
trạng ở Việt Nam và lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy Dệt-
Nhuộm.........................................................................................................36
II.1.Cơ sở lý thuyết công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt -Nhuộm
....................................................................................................................36
II.2.Một số công nghệ xử lý nước thải Dệt-Nhuộm đã áp dụng ở Việt Nam
....................................................................................................................52
II.3. Đề xuất lựa chọn phương án xử lý nước thải cho nhà máy Dệt-
Nhuộm ........................................................................................................55

Phần II.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY DỆT -NHUỘM
CÔNG SUẤT 3000m3/NGÀY ĐÊM
Chương III. Tính toán cân bằng vật chất cho hệ thống xử lý nước thải.....
....................................................................................................................66

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 4
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chương IV. Tính toán thiết kế các thiết bị chính và phụ trong hệ thống xử lý
nước thải.....................................................................................................79
IV.1. Tính toán các thiết bị chính.....................................................79
IV.2. Tính toán các thiết bị phụ........................................................113
Chương V. Tính toán kinh tế vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải
V.1. Tính toán kinh tế.......................................................................153
V.2 Vận hành hệ thống.....................................................................158

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 5
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN BẢNG Trang


1 Bảng 1.1: Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt 13
May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
2 Bảng 1.2: Chiến lược phát triển ngành Dệt – may Việt Nam 22
3 Bảng 1.3.Phân loại thuốc nhuộm theo cấu tạo hóa học 23

4 Bảng 1.4. Phân loại thuốc nhuộm theo phân lớp kĩ thuật 24

5 Bảng 1.5. Tổng kết việc sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với từng loại 25
nguyên liệu
6 Bảng 1.6. Các loại chất trợ dùng trong quá trình dệt nhuộm. 26

7 Bảng 1.7. Các hóa chất cơ bản dùng trong quá trình dệt nhuộm 27
8 Bảng 1.8. Nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam 27
9 Bảng 1.9: Nhu cầu về nước cấp cho các quá trình dệt nhuộm 28
10 Bảng 1.10. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số mặt 29
hàng dệt nhuộm

11 Bảng 2.1. . Bảng so sánh than hoạt tính dạng hạt GAC và dạng bột 50
PAC
12 Bảng2.2 So sánh ưu nhược điểm của hai hệ thống 55

13 Bảng 2.3. Giá trị đầu vào một số thông số nước thải nhà máy dệt 56
nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
14 Bảng 3.1. Bảng tóm tắt cân bằng vật chất trong hệ thống xử lý
15 Bảng 4.1. Các kích thước cơ bản của mương dẫn 81

16 Bảng 4.2. Các kích thước cơ bản của song chắn 84

18 Bảng4.3. tóm tắt các thông số thiết kế các công trình trong hệ thống 85
keo tụ

19 Bảng 4.4: Tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng sơ cấp 95

20 Bảng4.5 : Bảng tóm tắt các thông số tính toán của Aeroten 96

21 Bảng 4.6: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiêt kế bể aeroten 101
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 6
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

22 Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng 2 106

23 Bảng 4.8. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế tháp hấp phụ bằng than 108
hoạt tính

24 Bảng 4.9. Thông số chính bể khử trùng 113


25 Bảng 5.1: Bảng khái toán phần xây dựng 153
26 Bảng 5.2: Khái toán chi phí lắp đặt 154
27 Bảng5.3: Khái toán chi phí thiết bị 155
28 Bảng 5.4: Chi phí điện năng 156
29 Bảng 5.5: Chi phí hóa chất (tính cho 1 ngày) 157
30 Bảng 5.6. Thống kê về các sự cố có thể trong hệ thống xử lý, nguyên 159
nhân và biện pháp khắc phục

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT TÊN HÌNH Trang


1 Bảng 1.1. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải len 15
2 Hình 1.2: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải cotton dệt 16
thoi.
3 Hình 1.3: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải PES. 17

4 Hình 1.4: Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải– lụa tơ tằm 18
5 Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ Dệt nhuộm hàng sợi bông 19
kèm theo dòng thải
6 Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Dệt – 53
may Phố Nối B

7 Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nươc thải Công ty Dệt Choong 54


Nam Vietnam Co.Ltd (Nhơn Trạch, Đồng Nai

8 Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT nhà máy Dệt – 57


nhuộm công suất 3000 m3/ngày

9 Hình 4 .1. Sơ đồ song chắn rác. 81

10 Hình 4.2: Sơ đồ bố trí các công trình chuẩn bị dung dịch phèn 86
11 Hình4.3: Ngăn khuấy trộn hóa chất với nước thải 89
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 7
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

12 Hình 4.4. Bể phản ứng xoáy kết hợp lắng đứng. 91

13 Hình4.5 : Mô hình bể aeroten khuấy trộn có tuần hoàn bùn 96

14 Hình4.6: Cấu tạo bể lắng đứng 102

15 Hình 4.7: Cấu tạo phễu phân phối nước của ống trung tâm 104
16 Hình 4.8: Cách bố trí hệ thống phân phối khí trong bể điều hòa 114
17 Hình 4.9 : Cách bố trí hệ thống cấp khí trong bể aeroten 123

18 Hình 4.10: Cánh khuấy loại tấm bản 144

19 Hình 4.11: Cánh khuấy chân vịt 3 cánh 147

20 Hình 4.12.: Cánh khuấy mái chèo bản 149

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD : Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hoá .


COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hoá học.
DO : Dissolved Oxygen – Oxy hoà tan.
SS : Suspendid solids - Chất rắn lơ lửng.
F/M : Food/microoganism.
XLNT : Xử lý nước thải.
QCVN : Qui chuẩn Việt Nam.
BTNMT : Bộ tài nguyên Môi trường.
PAA : Polyacrilamic
VSV : Vi sinh vật.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
STT : Số thứ tự.

LỜI NÓI ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp Dệt - nhuộm với lịch sử ra đời hàng nghìn năm là một
trong những ngành công nghiệp phát triển từ rất sớm góp phần không nhỏ vào việc
đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của con người. Bên cạnh các giá trị về kinh tế,
phát triển ngành công nghiệp dệt còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như tạo
công ăn việc làm cho một lượng lao động không nhỏ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

Hiện nay, ngành Dệt - nhuộm ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng
với những quy mô khác nhau là một trong những ngành công nghiệp đặc trưng có
nguy cơ ô nhiễm cao, gây ra các tác động xấu nhất định đối với môi trường xung
quanh và sức khoẻ cộng đồng.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 9
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong quá trình hoạt động sản xuất, các cơ sở dệt nhuộm đã tạo ra lượng lớn
chất thải có mức độ ô nhiễm cao. Nước thải sinh ra từ ngành dệt nhuộm thường có
nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khó phân hủy, độ
màu cao. Nếu không được xử lý tốt, nước thải do dệt nhuộm sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.

Bởi vậy, bên cạnh việc đầu tư để thúc đẩy sự phát triển ngành dệt-nhuộm thì
các cơ sở dệt-nhuộm cần có chiến lược phát triển bền vững, để giảm tốc độ gia tăng
ô nhiễm, giảm tác động của nước thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nâng
cao chất lượng môi trường sống. Tuy nhiên, vấn đề này đang gây ra những khó
khăn đối với các doanh nghiệp khiến cho các hoạt động nhằm bảo vệ và xử lí môi
trường chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Xuất phát từ những vấn đề trên cùng với mục tiêu củng cố những kiến thức
đã học trên ghế nhà trường, trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết nhất cho
công việc sau này, em được giao đề tài tốt nghiệp : “Thiết kế hệ thống xử lí nước
thải nhà máy dệt - nhuộm với công suất 3000m3/ngày đêm” .

II. HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Phát triển ngành công nghiệp Dệt – nhuộm không chỉ đòi hỏi ngày càng cao
về chất lượng sản phẩm mà còn chịu sức ép của cộng đồng về vấn đề môi trường
bắt buộc các nhà sản xuất phải thực hiện các biện pháp cả về quản lý và kỹ thuật
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trước tình hình đó các doanh nghiệp phải có
những hướng giải quyết đúng đắn, vừa đạt yêu cầu môi trường đề ra vừa đảm bảo
sản xuất.

Mặt khác, đồ án tốt nghiệp là sự tổng hợp kiến thức cả về mặt lý thuyết và
thực tế của 5 năm đại học, tạo tiền đề tốt cho công việc của một kỹ sư môi trường
trong tương lai.

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Xử lý nước thải sản xuất của nhà máy dệt nhuộm công suất 3000m3/ngày
đêm, giảm thiểu các yếu tố gây ô nhiễm, nước thải đầu ra đạt các tiêu chuẩn về xả
thải ngành dệt nhuộm.

Dự toán chi tiết chi phí xây dựng hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy.

IV. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.


Sau hơn ba tháng thực hiện đồ án em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế của
mình. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót, em kính mong
có được sự góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để đồ án này được hoàn thiện hơn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 10
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Đồ án thiết kế hệ thống xử lí nước thải cho nhà máy dệt nhuộm công suất
3000m3/ngày đêm, có thể sử dụng các phương án đã lựa chọn và tính toán trong đồ
án này để áp dụng cho các nhà máy có công nghệ tương tự trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên cần phải chú ý đến yếu tố khí hậu, đặc điểm địa lí của từng vùng để sử
dụng mô hình xử lý này nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

PHẦN I: TỔNG QUAN


Chương I:

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - NHUỘM VÀ


NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DỆT

I.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT

I.1.1. Sự phát triển của ngành dệt trên thế giới và ở Việt Nam.

Dệt nhuộm là một trong những hoạt động có từ xa xưa của con người. Sau thời
kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, con người đã bắt chước thiên
nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo khảo cổ học thì sợi lanh

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 11
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
(flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người, sau đó sợi len xuất hiện ở vùng
Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ).

Sự phát triển của ngành dệt tuỳ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và sinh hoạt của
các vùng. Sau cuộc cách mạng trong may mặc, ngành dệt phát triển ngày càng nhanh,
cùng với đà phát triển của kinh tế và thương mại.

Ngày nay, kỹ thuật dệt-nhuộm đã mau chóng đạt mức độ tinh vi tạo ra các sản
phẩm đa dạng về chủng loại và chất lượng. Sản phẩm của ngành dệt không chỉ là quần
áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm,
thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón ... mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh
hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị
bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè, vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao
bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt,
cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.

Ngành công nghiệp dệt có truyền thống lâu đời tại Việt Nam phục vụ phần lớn
nhu cầu của cộng đồng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây ngành Dệt Việt
Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000, giá trị kinh doanh xuất khẩu các
sản phẩm dệt may chỉ đạt gần 1,9 tỉ USD[1] thì năm 2008 đã tăng lên 9,1 tỉ USD tăng
17,5% so với năm 2007 [2] . Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 9,1 tỷ
USD, trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước, trong đó Vinatex đạt 1,7 tỷ USD,
tăng 3% so cùng kỳ năm 2008 [3] . Hai tháng đầu năm 2010, ngành Dệt May Việt
Nam đã mang về 1 tỷ 510 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 16,8% so với cùng kỳ
năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 ước tính 700 triệu USD. Ðây là
thành tích lớn góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu, tăng kim ngạch xuất khẩu
[4] Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD và năm 2010 ngành dệt may
phấn đấu vào top 5 của những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới, hiệp hội
Dệt may Việt Nam đã tập trung thực hiện các giải pháp: Đẩy mạnh đầu tư sản xuất vải,
tăng tính thời trang hóa ngành dệt may; di dời các doanh nghiệp ra ngoài thành phố để
thu hút người lao động và xây dựng các trung tâm dệt nhuộm, cải thiện môi trường.

Hiệp hội và Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang xây dựng, tính toán trên quy
hoạch đảm bảo mục tiêu tới năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD và tập trung
vào nhóm giải pháp sản xuất, tiêu thụ, khai thác triệt để công suất máy móc hiện có,
thực hiện tái cơ cấu ngành dệt may, đầu tư và thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 12
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định
hướng 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại quyết định số
36/2008/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu định hướng phát triển ngành, phấn đấu đạt mức tăng
trưởng hàng năm từ 16-18%, xuất khẩu tăng 20%/năm (giai đoạn 2008-2010) và tăng
sản lượng từ 12-14%, xuất khẩu tăng 15% (giai đoạn 2011-2020) với tổng kim ngạch
xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng gấp đôi so với năm 2005, đạt khoảng 10-12 tỷ USD
và đến năm 2020 con số này sẽ đạt 25 tỷ USD. Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 14,8
tỷ USD vào năm 2010; 22,5 tỷ USD năm 2015 và 31 tỷ USD vào năm 2020.

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:[5]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Mục tiêu toàn ngành đến
2010 2015 2020
2006
1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000
2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000
3. Sử dụng lao nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000
động
4. Tỷ lệ nội địa % 32 50 60 70
hoá
5. Sản phẩm
chính:
- Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60
- Xơ, Sợi tổng 1000 tấn - 120 210 300
hợp
- Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650
2
- Vải triệu m 575 1.000 1.500 2.000
- Sản phẩm may triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000

Mặc dù, cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt, công nghệ sản xuất hiện
nay vẫn còn lạc hậu, nhưng Tập đoàn dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp đang tích
cực tìm mọi biện pháp nắm bắt tốt thị trường, nâng cấp công nghệ theo xu hướng hiện
đại hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và giảm định mức sử
dụng nguyên vật liệu góp phần vào công tác bảo vệ môi trường.

I.1.2. Các loại hình sản xuất.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 13
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Một cách tổng quát, ngành công nghiệp dệt nhuộm được chia ra làm các loại như
sau:

* Dệt nhuộm và vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc hoàn
nguyên hoặc trực tiếp, được sử dụng ở hầu hết các nhà máy dệt. (Nhà máy dệt Thành
Công,dệt Thắng Lợi, dệt Gia Định...)

* Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polymester): thường sử dụng thuốc nhuộm phân tán (
Nhà máy dệt Thành Công, Thắng Lợi, Sài Gòn….)

* Dệt và nhuộm vải peco: sử dụng thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặc phân tán. ( nhà
máy dệt Sài Gòn).

* Ươm tơ và dệt lụa: đây là dạng chủ yếu làm trong nước, điểm khác biệt đối với
các nhà máy dệt khác là nguyên liệu chủ yếu hầu như là nhập ngoại gần 100% (Xí
nghiệp Chế Biến Tơ Tằm Bảo Lộc, Bình Minh, Rạng Đông, ….).

Với mỗi loại vật liệu dệt, mỗi dạng nguyên liệu, mục đích sử dụng khác nhau lại có
những quy trình sản xuất khác nhau. Trong thực tế tùy theo yêu cầu của mỗi mặt hàng,
có thể linh hoạt bỏ qua một vài công đoạn hay thay đổi thứ tự các công đoạn. Sau đây
là một số quy trình sản xuất cơ bản cho một số vật liệu dệt khác nhau.

Hình 1.1. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải len.[6]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 14
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Vải mộc

Giặt

Cacbon hóa

Định hình ( Wet-setting)

Nhuộm / in

Cán mịn (milling)

Hoàn tất

Sản phẩm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 15
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình 1.2. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải cotton dệt thoi.[6]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 16
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Vải mộc

Đốt lông

Giũ hồ

Nấu

Tẩy

Làm bóng

In / nhuộm

Hoàn tất

Kiếm cuốn

Vải thành phẩm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 17
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình 1.3. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải PES.[6]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 18
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Vải mộc Vải mộc

Giặt Đốt lông

Relaxing (nếu cần) Giũ hồ (cho vải dệt thoi)

Tẩy trắng ( nếu cần)


Tẩy trắng ( nếu cần)

Nhiệt định hình


Nhiệt định hình

Xử lí giảm trọng
Xử lí giảm trọng

In / nhuộm In / nhuộm

Hoàn tất Hoàn tất

Kiếm cuốn Kiếm cuốn

Sản phẩm Sản phẩm

Vải PES filament Vải PES stapen (staple)

Hình 1.4. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải – lụa tơ tằm.[6]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 19
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Tơ sống Dệt

Chuội
Chuội tơ

Tẩy trắng
Nhuộm tơ

In / nhuộm

Hoàn tất

Kiểm tra TP

Sản phẩm

Công nghệ dệt nhuộm như trình bày ở trên rất đa dạng, phức tạp tùy vào nguyên
liệu, mặt hàng, đặc điểm của các cơ sở sản xuất....tuy nhiên một quy trình công nghệ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 20
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
dệt nhuộm hoàn chỉnh sẽ bao gồm các công đoạn chính như : kéo sợi, dệt vải, nhuộm,
hoàn tất.

Sau đây là một số quy trình công nghệ dệt hoàn chỉnh kèm theo dòng thải:

Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ Dệt nhuộm hàng sợi bông kèm theo dòng thải.
[7]

Nguyên liệu đầu Kéo sợi, chải,


ghép, đánh ống
H20,tinh bột, phụ gia

Hồ sợi Nước thải chứa hồ


Hơi nước tinh bột, hóa chất

Dệt vải
Nước thải chứa hồ
Ezym, NaOH Gĩu hồ tinh bột bị thủy
phân NaOH
NaOH, hóa chất
Nấu Nước thải
Hơi nước
H2SO4
H2O Xử lý axit, giặt Nước thải
Chất tẩy giặt
H2O2, NaOCl,
hóa chất Tẩy trắng Nước thải
H2SO4
H2O2, chất tẩy giặt Giặt Nước thải

NaOH, hóa chất Làm bóng Nước thải

Dung dịch nhuộm Nhuộm và in hoa Nước thải

H2SO4
Giặt Nước thải
H2O2, chất tẩy giặt
Hơi nước
Hoàn tất, văng khô Nước thải
Hồ, hóa chất
Sản phẩm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 21
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ:

Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu là bông, xơ nhân tạo,len, tơ tằm được đóng
thành kiện chứa các sợi có kích thước khác nhau bị đánh tung, làm sạch và trộn đều
nhằm loại bỏ tuyến xơ, cặn bẩn.

Chải, kéo sợi, đánh ống, mắc sợi: Các sợi bông được chải song song và tạo thành
các sợi thô và được kéo để giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi thành các ống
thích hợp cho việc dệt vải. Các ống sợi sẽ được máy mắc mắc thành những trục sợi và
được rẽ thành những sợi với số lượng sợi và chiều dài theo yêu cầu của từng mặt hàng.

Công đoạn hồ: Sợi được hồ hoá bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo
màng hồ xung quanh sợi nhằm tăng thêm cơ tính cho sợi, đảm bảo cho quy trình dệt
được thuận lợi. Ngoài ra còn dùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA,
polyacrylat, keo động vật (casein và zelatin), chất làm mềm, thảo mộc, chất béo, chất
giữ ẩm CaCl2, glyxerin, chất chống mốc (phenol)...Sau khi dệt thành tấm, vải được
đem tẩy tinh bột rồi mới thực hiện các công đoạn khác (như nấu, nhuộm…)

Dệt vải: Các trục dệt đã tẩm hồ sẽ được đem sang các máy dệt để thực hiện công
đoạn dệt nên sản phẩm, dệt vải là qúa trình kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc để
hình thành tấm vải mộc .

Giũ hồ: Vải mộc đã kiểm tra được đốt lông và giũ nhằm loại bỏ lông xù và các
thành phần của hồ bám trên vải bằng phương pháp enzim ( 1% enzim, muối và các chất
ngấm) hoặc axit ( dung dịch H2SO4 0,5 %).

Nấu vải: Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi
đưa sang nấu tẩy để loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ xợi như
dầu mỡ, sáp… Sau khi nấu, vải có khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hoá chất, thuốc
nhuộm cao hơn, vải mềm mại và trắng đẹp hơn. Sau đó vải được giặt lại nhiều lần.
Tẩy trắng: Tẩy trắng nhằm mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết
bẩn làm cho vải có độ trắng đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy thường dùng là natri
cloxit ( NaClO2), natri hypoclorit (NaOCl) hoặc hyđro peroxide (H2O2) cùng các chất
phụ trợ. Sau đó vải được giặt lại nhiều lần

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 22
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Làm bóng: Vải sau khi tẩy trắng được làm bóng nhằm làm cho sợi cotton trương
nở, làm tăng kích thước các mao quản giữa các mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên
xốp hơn, dễ thấm nước, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. Làm bóng vải bông
thường bằng dung dịch kiềm NaOH. Sau đó vải được giặt nhiều lần.( Đối với vải nhân
tạo không cần làm bóng )
In hoa, nhuộm vải: được tiến hành sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị
nhuộm. Trong giai đoạn này ta sử dụng các hóa chất như: NaOH hay Axit (chất tạo
môi trường kiềm hay axit), phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất khử, H2O2, chất
điện ly.
Đối với các mặt hàng vải khác nhau đòi hỏi các phẩm nhuộm và môi trường nhuộm
khác nhau. Để tăng hiệu quả của quá trình nhuộm, sử dụng các hóa chất như: axit
(H2SO4, CH3COOH) , các muối (Na2SO4, muối amon), các chất cầm màu như
Syntephix, tinofix.
Tẩy giặt: Sau nhuộm và in, vải được giặt nóng, giặt lạnh nhiều lần nhằm làm
sạch vải, loại bỏ các tạp chất, màu thuốc nhuộm thừa... quy trình tẩy giặt bao gồm xà
phòng hay hóa chất giặt tẩy tổng hợp ở nhiệt độ khoảng 80oC, sau đó xả lạnh với các
chất tẩy giặt thông dụng là: xà phòng 1g/l, xô đa 1g/l... Phần thuốc nhuộm không gắn
vào vải và các hoá chất sẽ đi vào nước thải.
Hoàn tất: là công đoạn cuối cùng tạo ra vải có chất lượng tốt và theo đúng yêu
cầu như: chống mốc, chống cháy, mềm, chống nhàu... hoặc trở về trạng thái tự nhiên
sau quá trình căng kéo, co rút ở các khâu trước hay thẳng nếp ngay ngắn, sử dụng một
số hoá chất chống nhàu, chất làm mềm và hoá chất như metylic, axit axetic, tomaldehit.
Quy trình công nghệ ở giai đoạn này tùy thuộc vào sản phẩm vải nhuộm cụ thể có thể
bao gồm các bước khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm hai công đoạn sau:
- Xử lý cơ học: chữa sợi ngang, căng bóng, chỉnh khổ, ủi...
- Xử lý hóa học: đưa vào vải một số hóa chất để tăng chất lượng vải hoàn tất.
Nhìn chung công nghệ dệt nhuộm cũng tương đối đa dạng và còn phụ thuộc vào
loại sản phẩm, loại vải nguyên liệu, loại thuốc nhuộm.

I.1.3. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu.


NHU CẦU VỀ NGUYÊN LIỆU HÓA CHẤT.

* Nguyên liệu dệt:

Nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy dệt là các loại sợi. Tuy nhiên nhìn chung
các loại vải được dệt từ các loại sau:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 23
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Xơ sợi gốc thực vật như cotton, linen, viscose...

- Xơ sợi gốc động vật như len, tơ tằm...

- Xơ sợi tổng hợp.

• Nguyên liệu nhuộm, in hoa, hoàn tất.

Bao gồm các loại thuốc nhuộm, chất trợ, các hóa chất cơ bản được sử dụng
trong các quá trình xử lí hóa học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá trình giặt
tẩy và làm bóng.

Thuốc nhuộm:

Trước khi thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên xuất hiện vào năm 1885, người ta sử
dụng thuốc nhuộm thiên nhiên được sản xuất từ thực vật. Các màu thiên nhiên có độ
bền màu giặt và độ bền màu với ánh sáng rất thấp vì thế ngày nay hầu hết thuốc
nhuộm thiên nhiên đã được thay thế bằng thuốc nhuộm tổng hợp.

Ta có thể phân loại thuốc nhuộm theo các cách sau:[8-T17]

Bảng 1.2. Phân loại thuốc nhuộm theo cấu tạo hóa học

ST Loại Cấu tạo


T
1 Thuốc nhuộm azoic Trong phân tử có một hoặc nhiều
nhóm azoic (-N=N-)
2 Thuốc nhuộm anthraquynone Trong phân tử có một hoặc nhiều nhân
anthraquynone hoặc các dẫn xuất của
nó.
3 Thuốc nhuộm indigoid Tổng hợp từ gốc thuốc nhuộm indigo
có trong lá chàm
4 Thuốc nhuộm arylmethane Là dẫn xuất của methane trong đó
nguyên tử carbon trung tâm sẽ tham gia
vào mạch liên hợp của hệ mang màu
5 Thuốc nhuộm nitro Trong phân tử có từ hai hoặc nhiều
nhân thơm, có ít nhất một nhóm nitro
và một nhóm cho điện tử (NH2, OH)
6 Thuốc nhuộm nitroso Trong phân tử có nhóm nitroso (NO)
7 Thuốc nhuộm polymethyl Công thức tổng quát Ar-(CH=CH)n-
CH-Ar’ (Ar, Ar’: nhóm cho và nhóm
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 24
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
nhận điện tử)
8 Thuốc nhuộm lưu hóa Phân tử có nhiều nguyên tử lưu huỳnh.
Gốc mang màu của thuốc nhuộm là các
nhóm tiazin, tiazol, tiatren...
9 Thuốc nhuộm arylamine Công thức tổng quát Ar-N=Ar’ (Ar,
Ar’: gốc thơm chứa nhóm cho và nhận
điện tử)
10 Thuốc nhuộm azoicmethyl Trong phân tử thuốc nhuộm có chứa hệ
mang màu: Ar-CH=N-Ar’
11 Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng Trong phân tử có hệ mang màu là các
hợp chất đa tụ giữa anthraquynone hoặc
dẫn xuất với các vòng dị thể khác
12 Thuốc nhuộm phthacyanine Đây là thuốc nhuộm mới, hệ thống
mạng N trong phân tử của thuốc nhuộm
là một hệ liên hợp khép kín

Bảng 1.3. Phân loại thuốc nhuộm theo phân lớp kĩ thuật

ST Loại Tính chất


T
1 Thuốc nhuộm hoàn nguyên Là những hợp chất màu không tan trong nước,
chứa nhóm C=O
2 Thuốc nhuộm lưu hóa Trong phân tử chứa nhiều nguyên tử lưu huỳnh,
không tan trong nước, khi nhuộm phải khử bằng
Na2S trong môi trường kiềm để chuyển thuốc
nhuộm về dạng leuco base tan được trong nước.
Sau khi nhuộm vải được giặt bằng nước để khử
kiềm và oxy hóa về dạng không tan ban đầu.
3 Thuốc nhuộm oxy hóa Thuốc nhuộm chỉ có một màu đen, còn có tên
gọi khác là anilin đen, được tổng hợp trực tiếp
trên vải bằng cách oxy hóa anilin trong môi
trường acid.
4 Thuốc nhuộm trực tiếp Được hòa tan trong nước nhuộm thẳng cho xơ,
không cần qua giai đoạn gia công trung gian.
5 Thuốc nhuộm hoạt tính Tan trong nước, chứa một vài nguyên tử hoạt
tính (khi nhuộm có thể tách ra khỏi thuốc nhuộm
để thuốc nhuộm liên kết với xơ).
6 Thuốc nhuộm azoic Là thuốc nhuộm mono azoic không chứa nhóm
có tính tan nên không được sản xuất ở dạng
thành phẩm mà được tạo màu trực tiếp trên vải

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 25
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
từ azo thành phần và diazo thành phần.
7 Thuốc nhuộm acid Phân tử nhỏ, dễ tan trong nước, màu tươi, dùng
nhuộm len, tơ tằm, polyamid trong môi trường
acid.
8 Thuốc nhuộm cationic-base Chứa các ion mang màu và cation hòa tan trong
nước, ánh màu rất tươi nhưng kém bền màu, một
nhóm thuốc nhuộm base (cationic) dùng để
nhuộm xơ PAN (polyacrylonitrile) cho màu bền
và tươi.
9 Thuốc nhuộm phức kim loại Thuộc nhóm hydroxyl anthraquynone và một số
nhóm khác, tan trong nước nhưng màu không
bền, để bền màu thì sau khi nhuộm phải gia công
với các muối kim loại để tạo thành phức bền
vững.
10 Thuốc nhuộm phân tán Là loại thuốc nhuộm không tan trong nước (do
không chứa các nhóm -SO3Na, -COONa), phân
tử nhỏ, sản xuất ở dạng bột mịn, độ phân tán cao,
dùng nhuộm cho xơ ghet nước như acetate,
polyester...
11 Thuốc nhuộm pigment Là thuốc nhuộm có gốc thuộc nhóm azoic, hoàn
nguyên đa vòng...và có cả bột màu vô cơ, không
tan trong nước, không có ái lực với xơ sợi, để
gắn thuốc nhuộm lên xơ phải dùng chất gắn màu
là fixer hoặc binder.

Bảng 1.4. Tổng kết việc sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với từng loại nguyên liệu

Loại nguyên liệu Loại thuốc nhuộm sử dụng


1 Xơ sợi gốc cellulose Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên,
acid.
2 Xơ sợi gốc protein Acid, phức kim loại, hoạt tính.
3 Xơ sợi cellulose tái sinh ( Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên.
rayon, viscose rayon...)
4 Xơ sợi ester cellulose Azoic, phân tán, hoàn nguyên
( acetate, triacetate...)
5 Xơ sợi polyacrylic, CD Cationic, phân tán
6 Xơ sợi nylon Acid, azoic, phức kim loại, hoạt tính, hoàn nguyên,
phân tán
7 Xơ sợi polyester Phân tán

Chất trợ:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 26
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong thực tế quá trình nhuộm và in không chỉ đơn thuần là sự pha trộn của
thuốc nhuộm và nước, để đạt hiệu ứng màu trên vải cần phải sử dụng thêm các chất
khác gọi là chất trợ. Các chất này có tác dụng đưa môi trường của dung dịch giặt – tẩy
– nhuộm – in... có độ pH, độ oxy hóa theo đúng yêu cầu sử dụng. Hiện nay có rất
nhiều loại chất trợ được sử dụng có thể phân loại theo công dụng trực tiếp của nó lên
sản phẩm nhuộm hoàn tất.

Bảng 1.5. Các loại chất trợ dùng trong quá trình dệt nhuộm.

ST Loại chất trợ Đặc tính


T
1 Chất hoạt động bề mặt Là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của
dung môi, phân tử có cấu tạo mạch thẳng lưỡng cực và
bất đối xứng. ( Một số chất hoạt động bề mặt thường
dùng : chất làm ngấm, chất đều màu, chất phân tán,
chất tải, chất tạo nhũ, chất chống bọt)
2 Chất khử và oxy hóa Dùng nhiều trong quá trình tẩy trắng hóa học. Bao
gồm chất khử và chất oxy hóa ( Chất khử: thường
dùng là Na2S2O4, Na2SO4... là các hợp chất hóa học
trong quá trình tẩy sẽ thoát ra hydrogen nguyên tử có
tác dụng phá vỡ cấu trúc màu của hóa chất làm mất
màu. Chất oxy hóa: thường dùng H2O2, K2Cr2O7,
NaClO2, CH3COOH... dùng tác dụng oxy hóa của tác
nhân mà chủ yếu là oxy nguyên tử và hóa chất có chứa
Cl+ để phá hủy chất màu).
3 Chất tăng trắng Dùng làm tăng độ trắng của các sản phẩm nếu như sau
quá trình giặt tẩy hóa học chưa đạt được độ trắng yêu
cầu. Các chất này làm tăng trắng quang học như thuốc
nhuộm nhưng không có màu, có khả năng phát ra tia
huỳnh quang trong miền cực tím, khi ở trên vải sẽ hấp
thụ tia tử ngoại rồi phát ra các tia thấy được, các tia
này kết hợp các phớt màu trên vải tạo nên cảm giác
màu trắng.
4 Chất cầm màu Bao gồm các chất như : naphthol và muối để cầm màu
cho thuốc nhuộm trực tiếp, chất cầm màu tổng hợp
cầm màu cho một số thuốc nhuộm và các chất cầm
màu dùng cho thuốc nhuộm pigment.
5 Chất hồ Các chất làm tăng tính sử dụng của vải hồ dầy, hồ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 27
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
mềm, hồ chống cháy, chống nhàu...

Các hóa chất cơ bản:

Bảng 1.6 : Các hóa chất cơ bản dùng trong quá trình dệt nhuộm

ST Loại hóa chất Đặc tính


T
1 Kiềm Thường dùng NaOH, Na2SiO3, NaHCO3... dùng
trong việc tạo môi trường kiềm trong quá trình xử lí
hóa học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá
trình giặt tẩy và làm bóng.
2 Acid Thường dùng acid hữu cơ: formic acid, acetic acid
và acid vô cơ như: HCl, H2SO4...dùng để tạo môi
trường acid cho các quá trình như nhuộm, giũ hồ,
xông hơi acid, trung hòa kiềm...
3 Muối Thường dùng với vai trò là chất điện ly, chất hút ẩm,
dùng nhiều nhất là Na2SO4, ure (NH2CO)2, muối ăn
NaCl...
4 Enzyme Là chất xúc tác có thể tăng nhanh phản ứng tốc độ
các phản ứng sinh hóa.

Theo số liệu thống kê, nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam:

Bảng 1.7. Nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam Đơn vị: tấn

STT Loại năm 2010 năm 2015 năm 2020

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 28
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1 Thuốc nhuộm 6,306 12,141 23,377
2 Chất trợ 13,598 26,182 50,412
3 Hoá chất 64,044 123,311 237,426
Trong thực tế, lượng thuốc nhuộm sử dụng có hiệu quả ngấm thẩm thẩu
vào trong vật liệu dệt chiếm khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, còn
lại 30 - 10% xả ra ngoài môi trường, lượng hoá chất, chất trợ hiệu dụng chiếm khoảng
5 – 10 % tổng số hoá chất,chất trợ đem dùng, số còn lại từ 90 – 95 %hoá chất, chất trợ
thải ra môi trường. Những loại hoá chất, chất trợ thải ra môi trường cần thiết phải được
xử lý để tránh ô nhiễm.

NHU CẦU VỀ NHIÊN LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC.

- Điện năng: Hầu hết các máy móc hoạt động được là do sử dụng các động cơ điện và
hệ thống điện. Chính vì vậy điện năng là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng.

- Nhiệt năng: Ngoài điện năng nhiệt năng cũng được sử dụng ở một số bộ phận như
máy hồ, vùng dệt, nhuộm thông qua việc sử dụng lò hơi và hệ thống điều không.

- Nước: Đối với công nghệ dệt nhuộm nước là nguồn nguyên liệu quan trọng, nước
được sử dụng trong các công đoạn như bổ sung vào nồi hơi, công nghệ sản xuất
( nhuộm, tẩy rửa, giặt rũ...). Xử lí hoàn tất mặt hàng dệt nhuộm tiêu thụ khá nhiều
nước. Tiêu chuẩn quốc gia Ấn Độ là 252 lít nước/ kg sản phẩm, còn tiêu chuẩn quốc tế
như Mỹ là 276,9 lít nước/ kg sản phẩm. Thực tế ở Việt Nam cũng từ 250-300 lít
nước/kg hàng dệt. Trong đó, lượng nước dùng cần thiết cho các quá trình sản xuất
chiếm tới 80% tổng nhu cầu được chia ra như sau: [9]

Bảng 1.8. Nhu cầu về nước cấp cho các quá trình dệt nhuộm :[7-T285]
Loại hình sản xuất Nhu cầu ( m3/tấn sản phẩm )
Khử mỡ len ( lông cừu ) 20-40
Hoàn tất và nhuộm len 70-200
Nhuộm hoàn tất sợi bông và sợi tổng hợp 100
Nhuộm, in hoa vải sợi 70

Mặt khác, trong các nhà máy dệt nhuộm, phần lớn lượng nước đưa vào sử dụng sẽ trở
thành nước thải sau các công đoạn xử lí ướt. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản
phẩm của một số mặt hàng như sau:

Bảng 1.9. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số mặt hàng dệt nhuộm
Mặt hàng Công đoạn Nước thải ( m3/tấn vải )
Hàng vải bông, nhuộm, dệt Hồ sợi 0,02

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 29
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
thoi ( 80 - 240 m3/1 tấn vải) Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120
Nhuộm 50-120
Hàng len nhuộm, dệt thoi Xử lí sơ bộ và nhuộm 100-250
Hàng vải bông nhuộm, dệt - 70-180
kim
Hàng vải bông in hoa, dệt Hồ sợi 0,02
thoi (65-280 m3/tấn vải ) Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120
In, sấy 5-20
Giặt 30-140
Chăn len màu từ sợi Nhuộm sợi 30-80
polyacrylonitrit ( 40-140
Giặt sau dệt 10-70
m3/tấn vải )
Vải trắng từ Giặt tẩy 20-60
polyacrylonitril

Dựa vào sơ đồ quy trình công nghệ kèm theo dòng thải và nhu cầu về nguyên nhiên vật
liệu ngành dệt nhuộm, nhận thấy ngành dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước cần phải có các biện
pháp để kiểm soát và xử lí ô nhiễm.

I.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÁC BIỆN
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

I.2.1. Ô nhiễm môi trường ngành dệt

I.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm

Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn, trong
đó hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm đều phát sinh ra các chất thải với
lượng nhiều ít khác nhau cần phải được xử lí kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số
các công đoạn trong quy trình dệt nhuộm và các chất thải phát sinh trong các công
đoạn đó.
a. Công đoạn kéo sợi
Hầu hết các dây chuyền kéo sợi đều có xử lý bụi khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong
buồng máy vẫn phát sinh bụi bông. Gây ô nhiễm môi trường trong xưởng sợi như: bụi
bông (12 ÷ 16 mg/m3), bông phế liệu, sợi phế liệu, nhiệt độ cao (38 ÷ 410C), ngoài ra
còn tiếng ồn do thiết bị hoạt động (85 ÷ 95 dB)

b. Các công đoạn dệt ( dệt thoi, dệt kim).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 30
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Các chất thải gây ô nhiễm trong nhà máy dệt là: bụi bông (12 – 16 mg/ m3), sợi rối,
vải vụn, nước thải của công đoạn hồ sợi (BOD: 200 – 300 mg/l; COD: 300 – 400
mg/l ), nhiệt độ công đoạn hồ sợi cao (39 – 400 C), tiếng ồn (90 – 95 dB)
c. Công đoạn in nhuộm, hoàn tất.
Xưởng tẩy nhuộm sử dụng nhiều nước nhất trong các công đoạn và là nơi gây ô
nhiễm môi trường nhiều nhất. Các chất thải gây ô nhiễm có các hoá chất thuốc nhuộm,
khí độc hại. Xưởng pha màu để in hoa có sử dụng các dung môi hữu cơ để pha chế hồ
in. Các dung môi hữu cơ bốc hơi gây độc hại cho sinh vật và con người, nước thải ở
các công đoạn này có BOD5 khoảng 200 – 300 mg/l, COD dao động trong khoảng 350
đến 1200 mg/l.

d. Công đoạn may


Các xí nghiệp may có giặt mài có nước thải chứa hoá chất gây ô nhiễm cho môi
trường, các xí nghiệp may không có giặt mài thì không gây ô nhiễm cho môi trường
nước mà chỉ liên quan đến môi trường không khí. Nước thải giặt mài có COD: 200 –
300 mg/l, BOD5: 150 – 250 mg/l.
Nguồn phát sinh chất thải, hoạt động của Nhà máy Dệt - Nhuộm và tính chất của
chúng được trình bày một cách tổng quát tại bảng sau.

Bảng 1.10. Nguồn gây ô nhiễm của Nhà máy Dệt - Nhuộm

Chất ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm Mức độ, tính chất ô nhiễm

Nước thải 1. Nước thải công nghiệp: Nước thải chứa xút (NaOH), Soda
(Na2CO3), axit sulfuric, Clo hoạt
- Từ công đoạn hồ sợi tính, các chất vô cơ (như Na2SO4)
hoặc Na2S2O3, natrisulfua (Na2S),
- Từ công đoạn nấu
dung môi hữu cơ clo hoá, Crom VI,
- Từ công đoạn giặt kim loại nặng, các polyme tổng hợp,
sơ sợi, các muối trung tính, chất
- Từ công đoạn trung hoà hoạt động bề mặt, độ màu, pH, TS,
COD, nhiệt độ cao.
- Từ công đoạn tẩy

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 31
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

- Từ công đoạn nhuộm

- Từ công đoạn hồ hoàn tất

- Từ công đoạn sấy khô

2. Nước mưa chảy qua các bãi Hàm lượng cặn lơ lửng lớn, BOD,
vật liệu, rác của nhà máy COD rất cao

3. Nước thải sinh hoạt phân ly Chứa nhiều đất cát, BOD, COD cao.
cặn và sản phẩm

Khí thải 1. Từ khâu tẩy trắng - Khí Clo, Khí NO2, hoá chất hữu
cơ, axit (H2SO4, CH3COOH...).
2. Từ công đoạn hiện màu, in
- SO2, NOx, CO, aldehyde,
3. Lò hơi, máy phát điện hydrocarbon...

Chất thải rắn 1. Chất thải rắn công nghiệp - Vải vụn bụi bông, bao nilon, giấy,
gỗ, thùng nhựa, chai, lọ đựng hoá
2. Bùn thải từ xử lý nước chất...

3. Chất thải rắn sinh hoạt - Kim loại nặng, polyme, chất hoạt
động bề mặt.

- Ðất, cát, mảnh vỡ thuỷ tinh, kim


loại, giấy nhãn, bao bì.

I.2.1.2. Vấn đề ô nhiễm do nước thải ngành dệt.

Dệt nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nước và hóa
chất. Nước thải của Nhà máy Dệt - Nhuộm có mức độ ô nhiễm cao chất hữu cơ, hoá
chất, kim loại nặng và đặc biệt là độ mầu.

- Nước thải của ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm mang các tính chất sau:

+ Lượng nước thải thường lớn chủ yếu từ công đoạn xử lí ướt (dệt nhuộm và nấu tẩy).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 32
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Nước thải chứa hỗn hợp phức tạp các hoá chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt động
bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá) dưới
dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi.

+ Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá
chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa...), vào tỷ lệ sử
dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên
tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng...

- Nước thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 đến 12, hàm lượng chất hữu cơ cao
(COD có thể lên tới 1000 - 3000 mg/l). Ðộ màu của nước thải khá lớn ở những giai
đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới 10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000
mg/l.

- Nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng, hiệu quả hấp thụ thuốc
nhuộm của vải chỉ đạt khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, các phẩm
nhuộm thừa ở dạng nguyên thuỷ hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước có độ
màu rất cao đôi khi lên đến 50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l. Các
phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng phẩm
nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu.

- Nước xả từ lò hơi thường có độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn
lò không hoà tan, chất vô cơ.

- Nước thải từ các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ có lưu lượng và hàm lượng cặn lơ
lửng (bụi than) rất lớn.

- Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có hàm lượng chất hữu cơ cao đồng
thời chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit, kiềm. Do
vậy nhìn chung nước thải từ công đoạn này có giá trị pH rất khác nhau (axit hoặc kiềm)
và chứa các chất rắn lơ lửng, một số ion kim loại nặng.

Tóm lại, nước thải dệt nhuộm thường có khối lượng tương đối lớn, COD,
BOD5, SS,độ màu tương đối cao, nóng, mùi nồng khó chịu, pH thường kiềm hoặc axit
và có tính độc nhất định.

I.2.1.3. Các tác động.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 33
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy Dệt - Nhuộm không chỉ
làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông và nước ngầm trong khu vực mà còn có
thể làm gia tăng dòng chảy mặt của nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng xói lở, tích
tụ... Dưới đây là các khái quát về ảnh hưởng của các thông số đặc trưng cho nước thải
dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận.

* Các thông số ngoại quan, vật lý. :[9-T76]

- Nhiệt độ : Nước thải từ xưởng nhuộm thải ra nói chung là nóng, có nhiệt độ tương đối
cao, gây chết các loài động thực vật dưới nước không được phép thải trực tiếp ra môi
trường.
- pH : Nước thải xưởng nhuộm thường không bao giờ trung tính, mà có tính kiềm hay
axit phụ thuộc vào hóa chất, thuốc và nguyên vật liệu gia công xử lý. Độ pH quá cao
hay quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi tới các loài thủy sinh, và các vi sinh vật có trong
nước.
- Màu sắc : Nước thải dệt nhuộm có màu đậm cản trở bức xạ mặt trời vào nước, làm
giảm quá trình quang hợp, ảnh hưởng bất lợi đến khả năng của vi sinh vật phân giải các
hợp chất hữu cơ trong nước. Mặc dù có thể là không độc hại, nhưng màu nước thải gây
ấn tượng thẩm mĩ xấu, khó chấp nhận với cộng đồng, vì vậy đây cũng là một thông số
đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm. Ngoài ra, hàm lượng các phẩm màu, màng dầu và
chất hoạt động bề mặt cao trong nước thải là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt oxy hòa
tan trong nước do sự ngăn cản tính hấp thụ oxy và bức xạ mặt trời của nguồn nước.
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cao có thể gây tắc nghẽn hệ thống xử lí và làm bẩn dòng
chảy ( sông ) nếu không được loại bỏ mà thải trực tiếp.
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS): là những chất rắn hòa tan trong nước, không thể xử lí
bằng hóa học cũng như cơ học bằng lọc thông thường. Ở nồng độ cao, các chất này là
độc với các loài thủy sinh, muối sunfat với nồng độ quá giới hạn cho phép còn ăn mòn
các kết cấu bêtông.
* Các thông số sinh học, sinh thái, hóa học.
- Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD) cao làm cho nồng
độ oxy hoà tan (DO) trong nước bị giảm, quá trình hô hấp của các loài tôm cá và thủy
sinh nói chung bị ức chế. Tầng đáy của các thủy vực tiếp nhận nước thải do thiếu hụt
oxy nên xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí tạo ra mùi hôi và các chất khí như CH4,
CO2, NH3, H2S, ô nhiễm hữu cơ làm cho các loại thủy sinh chết dần, làm biến đổi hệ
sinh thái .
- Nồng độ kim loại nặng cao sẽ gây độc cho các loài tôm cá và vi sinh vật dù
nồng độ của chúng trong nước thải khi phân tích vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Do
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 34
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
tích tụ theo thời gian nên đến một lúc nào đó khi hàm lượng trong cơ thể cao cá có thể
bị chết hàng loạt.
- NaOH : lượng dư nhiều làm cho nước thải có pH>9, gây độc hại với thủy sinh,
gây ăn mòn các công trình thoát nước và xử lý nước thải.
- Muối trung tính: làm cho tổng chất rắn (TS) cao. Lượng thải lớn gây tác hại tới
thủy sinh do chúng làm tăng áp suất thẩm thấu, dẫn tới (gây) ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất của tế bào.
- Các chất trợ: khó phân hủy sinh học, làm cho COD cao. Phần lớn chúng là các
chất hoạt động bề mặt hữu cơ chứa nhân thơm, ảnh hưởng tới sức căng bề mặt của
nước thải, ảnh hưởng tới đời sống thuỷ sinh và có thể gây tác hại đối với nước ngầm.
- Hồ tinh bột biến tính: làm cho COD cao, gây tác hại đối với đời sống thủy
sinh.
- Các tạp chất trong xơ xenlulo bị phân hủy như pecton axit hữu cơ: làm cho
BOD5, COD tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.

I.2.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.:[9-T225]

Biện pháp kiểm soát đầu nguồn


a. Giảm tiêu thụ nước.
Để giảm tiêu thụ nước cho 1 kg hàng hay 1 m vải từ kinh nghiệm thế giới và thực tế
sản xuất trong nước có thể nêu lên những giải pháp sau đây:
• Tối ưu hóa quy trình giặt
• Thu hồi, lưu giữ nước làm mát ở hệ thống làm mát bay hơi trong nhà máy kéo
sợi, ở các nhà máy nhuộm nhiệt độ cao, máy đốt lông, máy sấy văng, v.v ...để sử dụng
lại như nước cấp công nghiệp.
• Thu hồi nước ngưng
• Đầu tư máy nhuộm tận trích thế hệ mới nhuộm với dung tỉ thấp, dần dần thay thế
các máy nhuộm dung tỉ cao hiện đang sử dụng phổ biến. Như vậy có ý nghĩa tiết kiệm
cả hóa chất và năng lượng, kéo giá thành xuống thấp.
• Sử dụng lại nước lưu trong các công nghệ giảm trọng, tăng trắng quang học và cả
nhuộm vải sợi ở các máy jet. Điều này có giá trị tiết kiệm cả hóa chất, chất trợ.
• Sử dụng lại nước vệ sinh băng tải in hoa vì nước này chỉ chứa một lượng nhỏ hồ
in.
• Tuần hoàn, sử dụng lại nước thải đã xử lý triệt để cho các công đoạn thích hợp
(chẳng hạn như giặt).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 35
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
b. Lựa chọn sử dụng, thay thế hóa chất, chất trợ và thuốc nhuộm
Lựa chọn các hóa chất công nghệ, các chất trợ và thuốc nhuộm ảnh hưởng rất lớn
đến giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm... với lượng cần thiết tối ưu, không dư thừa để
an toàn, dự phòng.
- Một cách thức hữu hiệu, khả thi để giảm thải lượng BOD trong nước thải là sử
dụng thay thế các hóa chất có giá trị BOD thấp cho các chất có giá trị BOD cao. Thí dụ
như:
• Thay thế hồ tinh bột như bột sắn (khoai mì) có 50% BOD và gelatin (100%
BOD) bằng hồ tổng hợp, chỉ có 1 – 3 % BOD trong công đoạn hồ sợi dọc bông100%
hay tơ vixco.
• Chất giặt tổng hợp (0 – 22% BOD) thay thế xà phòng (140 % BOD).
• Thay thế amoni sunfat/ clorua hay axit vô cơ (0% BOD) cho axit axetic (33 –
62% BOD).
Tuy nhiên thay thế các hóa chất có BOD cao bằng chất có BOD thấp cũng có
nhược điểm là thường sản phẩm BOD thấp có giá bán cao hơn và khả năng phân giải
sinh học lâu.
c. Thu hồi và sử dụng lại hóa chất và thuốc nhuộm.
- Thu hồi sử dụng lại hồ
- Thu hồi sử dụng lại xút làm bóng
- Sử dụng lại dung dịch nhuộm hay gọi là nhuộm nước lưu.
d. Các công nghệ sạch hơn, tiên tiến và thân thiện với môi trường
Áp dụng các qui trình công nghệ mới, tiên tiến và thân thiện với môi trường trên
cơ sở máy móc thiết bị mới, hiện đại có thể đưa ra hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế, kỹ
thuật (chất lượng) và môi trường.
Một số công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường như:
 Công nghệ thay thế chất tẩy trắng Natri hypoclorit (NaOCl) bằng axit peaxetic
CH3COOOH, để hạ giá thành thì tẩy trắng bằng permanganat KMnO4 vừa oxi hóa
mạnh vừa thân thiện với môi trường.
 Xử lí trước và nhuộm nhanh xử lí nhanh.
Phương pháp xử lý cuối nguồn

Nước thải dệt nhuộm chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao. Vì
thế, có thể lựa chọn các phương án xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, phù
hợp với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở cũng như sự phát triển bền vững của môi
trường sinh thái.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 36
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Chương II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NGÀNH DỆT NHỘM, THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY
DỆT NHUỘM

II.1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XLNT NGÀNH DỆT NHUỘM.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 37
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Như đã trình bày ở trên, công nghệ dệt nhuộm tiêu thụ một lượng nước lớn
trong các công đoạn gia công xử lý vật liệu dệt nhất là trong xử lý ướt. Nước thải
ngành dệt nhuộm chứa một lượng lớn các chất lơ lửng và xơ xợi, các hợp chất hữu cơ
hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, thuốc nhuộm, chất trợ và các hóa chất dư
thừa. Vì vậy, để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm cần kết hợp xử lý hóa lý và xử lý
sinh học nhằm tách các chất rắn lơ lửng, khử COD, BOD và độ màu. Sau đây là cơ
sở lý thuyết của các phương pháp điển hình để xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm.
II.1.1. Một số phương pháp tách chất rắn lơ lửng và xơ sợi
II.1.1. Phương pháp lắng trọng lực.
Quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi
nước.
Cơ sở quá trình lắng trọng lực: Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của
trọng lực. Bùn lắng được tách ra khỏi nước ngay sau lắng, có thể bằng phương pháp
thủ công hay cơ giới.
Quá trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: lưu lượng nước thải, thời gian
lắng (thời gian lưu), khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng, sự keo tụ
các hạt rắn, nhiệt độ nước thải và kích thước bể lắng. Có thể phân bể lắng làm 3 loại:

-Bể lắng ngang: trên mặt bằng có dạng hình chữ nhật, dòng nước chảy vào theo
phương nằm ngang, quá trình lắng được thực hiện theo phương chuyển động ngang của
nước thải . Sử dụng khi Q>15000m3/ngày, hiệu suất đạt 60%, vận tốc dòng chảy nước
thải trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s, thời gian lưu từ 1-3h [7-T98]
-Bể lắng đứng: có dạng hình hộp hoặc hình trụ với đáy hình chóp, trên mặt bằng
thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Quá trình lắng được thực hiện theo phương
thẳng đứng ngược chiều với chiều chuyển động của nước thải. Hiệu suất lắng của bể
lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10-20% [7-T100] thời gian lưu nước lại
trong bể 45-120 phút.

-Bể lắng ly tâm trên mặt bằng thường có dạng hình tròn. Quá trình lắng chất lơ
lửng tương tự như bể lắng ngang nhưng khác ở chỗ chất lỏng chuyển động từ tâm ra
xung quanh. Thời gian lưu nước lại trong bể khoảng 85-90 phút. Hiệu suất lắng đạt
60%. Bể lắng li tâm được ứng dụng cho các tram xử lý có lưu lượng từ 20000m3/ngày
đêm trở lên [7-T100]
Tuy nhiên phương pháp này chỉ tách được sơ bộ các chất rắn có kích thước và trọng
lượng tương đối lớn trong nước thải, đặc biệt đối với nước thải dệt nhuộm thì chất rắn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 38
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
lơ lửng chủ yếu là các xơ sợi có trọng lượng thấp và kích thước bé nên đây chưa phải là
phương án tối ưu.
II.1.2. Phương pháp đông keo tụ kết hợp lắng
Trong nước thải thường chứa các hạt cặn có nguồn gốc thành phần và kích
thước khác nhau. Quá trình lắng chỉ tách được các hạt rắn huyền phù thô, không thể
tách được các hạt rắn có kích thước bé (hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm [11-T17]).
Để tách được các hạt rắn đó một cách hiệu quả phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với
hóa học làm tăng kích thước và trọng lượng của chúng nhằm làm tăng vận tốc lắng.
Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lực đòi hỏi trước hết cần trung hoà điện tích
của chúng, tiếp đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hoà điện tích thường
được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ
gọi là quá trình keo tụ.
Cơ sở quá trình đông keo tụ: Khi đưa vào nước thải một số chất đông keo tụ
thường là một số muối kim loại hóa trị 3 (còn gọi là phèn), lập tức xảy ra các phản ứng
hóa học hóa lý tạo các ion dương phân tán đều trong nước. Các ion dương này sẽ hút
các hạt rắn lơ lửng mang điện tích trái dấu (ion âm) tạo thành các hạt có kích thước lớn
dần, đến một kích thước nhất định sẽ lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực. Mặt
khác, khi các hạt rắn mang điện tích âm chuyển động qua lớp chất lỏng thì bị giảm điện
tích âm bởi các ion mang điện tích dương ở phía bên trong, nhờ đó mà trạng thái keo
của hạt dần dần bị phá vỡ do trung hòa điện tích.

- Phèn nhôm:
Các chất đông keo tụ thường dùng là muối nhôm, muối sắt hoặc hỗn hợp giữa chúng.
Trong đó sử dụng rộng rãi nhất là Al2(SO4)3, hoà tan tốt trong nước, chi phí thấp, ít ăn
mòn đường ống và hoạt động hiệu quả cao trong khoảng pH = 5-7,5 [7-T121]

.
Các phản ứng xảy ra khi cho phèn nhôm vào nước :
Khi cho phèn nhôm Sunfat vào nước nó phân ly theo các giai đoạn:
Al2(SO4)3 2 Al3+ + 3 SO42-
Al3+ + H2O = Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)3 + H+
Al3+ + 3 H2O = Al(OH)3 + 3 H+

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 39
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Mức độ thuỷ phân Al2(SO4)3 tăng lên khi pha loãng dung dịch, khi tăng nhiệt độ
và giảm pH của dung dịch. Cụ thể phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ pH của nước: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thủy phân [11-T17]
pH > 4,5: không xảy ra quá trình thủy phân.
pH > 7,5: Al(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế.
pH tối ưu là 6-7,5 [12]
+ Nhiệt độ: Nhiêt độ nước cao, tốc độ keo tụ tăng, hiệu quả keo tụ đạt được càng
cao, giảm lượng phèn cho vào nước. Nhiệt độ của nước thích hợp khi dùng phèn nhôm
vào khoảng 20-40oC, tốt nhất là 35-40oC. [11-T17]
Ngoài ra, có một số các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ như
thành phần các ion trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy
trộn, môi trường phản ứng...
- Phèn sắt: [7-T121]
Các muối sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 cũng thường
làm chất đông keo tụ. Việc tạo thành bông keo diễn ra theo các phản ứng:
FeCl3 + 3 H2O = Fe(OH)3 + HCl
Fe2(SO4)3 + 6 H2O = 2 Fe(OH)3 + 3 H2SO4
Trong điều kiện kiềm hoá xảy ra các phản ứng sau:
2FeCl3 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaCl2
FeSO4 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaSO4
+ pH > 10 thì Fe(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế
pH tối ưu là: 5-10 [12]
Các muối sắt được sử dụng làm chất đông tụ có nhiều ưu điểm hơn so với muối nhôm
do:
+ Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp.
+ Có khoảng pH tối ưu của môi trường rộng hơn.
+ Các bông keo tạo thành có kích thước và độ bền lớn.
+ Có thể khử được mùi vị khi có H2S.
+ Trọng lượng đơn vị của Al(OH)3 = 2,4 còn của Fe(OH)3 = 3,6 do vậy keo sắt
vẫn lắng được khi trong nước có ít chất huyền phù. [11-T17]
Tuy nhiên các muối sắt cũng có nhược điểm là chúng tạo thành các hợp chất có
màu qua phản ứng của các cation sắt với một số hợp chất hữu cơ [7-T121]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 40
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Để tăng cường quá trình keo tụ, tăng hiệu suất làm việc của các công trình xử lí,
có thể dùng thêm các chất trợ keo, các chất này có thể là các hợp chất cao phân tử như
poliacrilamit (PAA) hoặc axit silic hoạt hóa (SiO2), hàm lượng PAA lấy bằng 0,1-1,5
mg/l còn nếu dùng axit silic hoạt hóa lấy bằng 2-3 mg/l [11-T20]
Các Polyme cấu tạo mạch dài, phân tử lượng cao, khi phân ly trong nước chúng
hấp phụ các hạt cặn bẩn trong nước thông qua cơ chế hấp phụ vật lí (dính bám) và hấp
phụ hóa học (tương tác). Hệ quả là các hạt cặn bị dính vào mạch, tạo thành các cụm
bông có kích thước lớn và dễ dàng bị tách ra.
- Phương pháp đông keo tụ có những ưu - nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan có kích thước rất nhỏ, các
chất độc hại đối với vi sinh vật
- Khử được độ màu của nước
Nhược điểm:
- Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là
phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh nhiệt độ và pH của nước thải.
- Tạo ra lượng bùn nhiều, tốn chi phí cho việc xử lí bùn cặn.

II.1.3.Phương pháp tuyển nổi.


Phương pháp tuyển nổi thường dùng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay
lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng.
Cơ sở quá trình tuyển nổi: Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các
bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt
và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề
mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao
hơn trong chất lỏng ban đầu.
Lượng không khí tiêu tốn riêng sẽ giảm khi hàm lượng hạt rắn cao, vì khi đó xác
suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn
định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Bọt khí này phải có độ bền nhất định để
không bị phá vỡ trong quá trình tuyển, nếu bọt tan quá sớm thì các hạt sẽ bị chìm
xuống và quá trình tuyển nổi không tiến hành được. Để đạt được mục đích này đôi khi
người ta bổ sung thêm vào nước các chất tạo bọt có tác dụng làm giảm năng lượng bề
mặt phân chia pha như phenol, natri alkylSilicat.... Trong thực tế, một số chất trợ tuyển
nổi đồng thời có hai khả năng vừa là chất ổn định bọt, vừa là chất tập hợp làm tăng tính
kỵ nước của hạt. Poliacrylamid là một trong những chất trợ tuyển như vậy.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 41
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
* Phương pháp tuyển nổi có những ưu nhược điểm nổi bật sau:
* Ưu điểm:
- Có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hay nhẹ, lắng chậm trong thời gian
ngắn. Khi các hạt nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.
- Quá trình được thực hiện liên tục và có phạm vi ứng dụng rộng rãi.
- Tốc độ của quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng và có khả năng cho bùn
cặn có độ ẩm thấp hơn.
- Vốn đầu tư và chi phí vận hành không lớn.
- Thiết bị đơn giản.
*Nhược điểm:
-Các lỗ mao quản hay bị bẩn và tắc, khó chọn vật liệu có kích thước mao quản
khác nhau để bảo đảm tạo thành các bọt khí có kích thước đồng đều.
- Không giải quyết được vấn đề độ màu cho nước thải.
II.1.2. Các phương pháp khử COD, BOD.
Sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải
sản xuất bị ô nhiễm chất hữu cơ hoà tan và một số chất vô cơ khác như: H2S, Nitơ,
Amoniac....
Cơ sở của phương pháp: sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để
phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các
chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong
quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh
sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi sinh
vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.

Nguyên lý chung của quá trình oxy hóa sinh hóa:[7-T181]


Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa, các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và
phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh vật.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 3 giai đoạn:
- Di chuyển các chất gây ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của tế bào vi sinh vật do
khuếch tán đối lưu và phân tử.
- Di chuyển chất từ bề mặt ngoài của tế bào qua màng bán thấm bằng khuếch tán
do sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng tế bào.
- Chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật với sự sản sinh năng lượng và
quá trình tổng hợp các chất mới của tế bào với sự hấp thụ năng lượng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 42
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Các giai đoạn trên có quan hệ chặt chẽ với nhau va quá trình chuyển hóa các chất
đóng vai trò chính trong quá trình sử lý nước thải.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 2 quá trình chính, đó là: quá
trình yếm khí và quá trình hiếu khí.
II.1.2.1. Xử lý nước thải bằng quá trình yếm khí.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí là quá trình sử dụng các vi
sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí và không có oxy. Quá
trình này thực hiện nhờ các chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc hay không bắt buộc.
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để xử lý các loại nước thải giàu chất hữu cơ,
tuy nhiên quá trình thích hợp cho các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
(BOD = 4000-5000 mg/l) [7-T214]

Đối với nước thải ngành dệt nhuộm với các đặc trưng trên không thích hợp để xử
lý yếm khí do đó, không đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp này.
II.1.2.2. Xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí.
a. Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí.
Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí là lợi dụng quá trình sống và hoạt
động của vi sinh vật hiếu khí và tuỳ tiện để phân huỷ chất hữu cơ và một số chất vô cơ
có thể chuyển hoá sinh học được có trong nước thải. Đồng thời các vi sinh vật sử dụng
một phần hữu cơ và năng lượng khai thác được từ quá trình oxy hoá để tổng hợp nên
sinh khối.
b. Các tác nhân sinh học trong xử lý hiếu khí [13].
Tác nhân sinh học được sử dụng trong quá trình xử lý hiếu khí có thể là vi sinh
vật hô hấp hiếu khí hay tuỳ tiện, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chuyển hoá nhanh các hợp chất hữu cơ.
+ Có kích thước tương đối lớn (50 ÷ 200 µm).
+ Có khả năng tạo nha bào.
+ Không tạo ra các khí độc.
c.Cơ chế của quá trình xử lý hiếu khí.
Oxy hoá các chất hữu cơ.
CxHyOzN + (x + y/4 - z/2 - ¾) O2 vsv x CO2 + (y/2 - 3/2) H2O + NH3
Tổng hợp xây dựng tế bào.
CxHyOzN + NH3 + O2 vsv C5H7NO2 + H2O + CO2 + năng lượng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 43
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Với CxHyOzN : công thức tổng quát của chất hữu cơ.
C5H7NO2 : công thức hoá học biểu thị thành phần hoá học của tế bào.
Hô hấp nội bào (giai đoạn oxy hoá chất liệu của tế bào)
Nếu quá trình oxy hóa diễn ra đủ dài, sau khi sử dụng hết các chất hữu cơ có sẵn
sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bằng việc oxy hoá các chất liệu của
tế bào.
C5H7NO2 vsv NH3 + 5 CO2 + 2 H2O + năng lượng
Ngoài ra, quá trình xử lý hiếu khí còn có những quá trình sau:
+ Quá trình Nitrat hóa :
VSV
NH3 + O2 NO-2
NO-2 + O2 VSV
NO3-
+ Quá trình phản Nitrat hóa ( xảy ra ở vùng thiếu oxy hoặc trong bể lắng thứ cấp)
NO3- VSV
NO-2 VSV
N2
+ Quá trình oxy hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh và photpho:
VSV
Hợp chất của S,P SO42- , PO43-
+ Oxy hóa các hợp chất chứa sắt và mangan:
Các kim loại nặng Fe2+, Mn2+ VSV
Fe3+, Mn4+

d . Các công trình xử lý nước thải hiếu khí.


* Các công trình hiếu khí nhân tạo dựa trên cơ sở dính bám của vi sinh vật (lọc
sinh học) [7- 205].
Nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi
sinh vật ở màng sinh học oxy hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước. Màng sinh học là
tập thể các vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí và tuỳ tiện. Các vi khuẩn
hiếu khí tập trung ở lớp ngoài của màng sinh học, ở đây chúng phát triển và gắn với giá
mang là các vật liệu lọc.
Trong quá trình làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên xuống,
sau đó nước thải được làm sạch và được đưa vào bể lắng 2. Nước thải từ bể này có thể
kéo theo những mãnh vở của màng sinh học bị tróc ra khi lọc làm việc. Trong thực tế
thì một phần nước đã qua bể lắng được quay trở lại làm nước pha loãng cho các loại
nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc.
Vật liệu lọc khá phong phú: từ đá dăm, đá ong, vòng kim loại, vòng gốm, than đá,
than cốc, gỗ mãnh, chất dẻo tấm uốn lượn...

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 44
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Cơ chế quá trình :
Khi dòng nước chảy trùm lên lớp màng nhớt này, các chất hữu cơ được vi sinh
vật chiết ra còn sản phẩm của quá trình trao đổi chất là CO2 sẽ được thải ra qua màng
chất lỏng. Oxy hoà tan được bổ sung từ không khí.
Ưu điểm:
Về vận hành thiết bị xử lý.
Ưu điểm quan trọng nhất của quá trình màng vi sinh vật so với quá trình vi sinh vật lơ
lửng là sự dễ dàng trong vận hành hệ thống xử lý. Việc vận hành hệ thống bùn hoạt
tính đòi hỏi duy trì ổn các thông số như nồng độ vào ổn định, khả năng lắng của bùn,
tuần hoàn bùn và loại bỏ bùn dư… Đặc biệt khi sự phát triển quá mức của vi khuẩn
dạng sợi làm giảm khả năng lắng của bùn và gây khó khăn trong việc vận hành hệ
thống. Trong quá trình vi sinh dính bám những điều kiện vận hành như trên hầu như
không cần thiết quan tâm đến.
Trong khi bể lắng sau bể Aeroten còn nhiệm vụ duy trì nồng độ bùn trong bể bùn hoạt
tính thì bể lắng sau thiết bị màng vi sinh vật chỉ có tác dụng loại bỏ chất rắn sinh học
(lớp màng bị bong ra trong nước thải sau khi qua thiết bị xử lý bằng màng) mà không
ảnh hưởng gì tới hoạt động của màng vi sinh vật. Do tác dụng của chuỗi thức ăn tồn tại
trong quá trình màng dài nên lượng bùn dư sinh ra ít, do vậy sẽ làm giảm sự phức tạp
trong quá trình vận hành cũng như làm cho hệ thống xử lý ít công trình đơn vị hơn.
Sự đơn giản trong vận hành dẫn tới khả năng điều chỉnh tình trạng
hoạt động của hệ thống thấp. Với bùn hoạt tính có thể điều chỉnh lượng nồng độ
bùn trong bể bằng cách điều chỉnh lượng bùn tuần hoàn trong bể lắng, hay muốn
tăng khả năng loại bỏ Nitơ có thể tăng thời gian lưu bùn, nói chung có thể điều khiển
các thông số để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải trong bùn hoạt tính. Trái lại với
màng vi sinh vật không thể điều chỉnh chính xác sinh khối trong hệ thống. Có thể nói
rằng thông số có thể điều khiển hệ thống màng vi sinh vật chỉ có chất lượng nước đầu
vào và cường độ sục khí.
Khởi động nhanh
Trong quá trình bùn hoạt tính, thời gian khởi động tối thiểu một tháng để đạt
được hiệu quả ổn định và thông thường là 2 tháng. So với màng vi sinh vật thì thời
gian khởi động khoảng 2 tuần đối với thiết bị lọc sinh học ngập nước và thiết bị tiếp
xúc quay và cần thời gian dài hơn đối với thiết bị lọc nhỏ giọt.
Nguyên nhân làm cho thời gian khởi động của quá trình màng vi sinh ngắn hơn là do
hầu hết sinh khối sinh ra đều tích lũy lại mà không bị tiêu thụ sớm trong quá trình khởi
động khi màng vi sinh còn mỏng. Nhờ vậy việc khôi phục và vận hành cũng rất nhanh

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 45
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
ngay cả khi một lượng lớn sinh khối bị suy giảm do một lí do nào đó. Quá trình cũng
chịu đựơc sự thay đổi bất thường về tải trọng hữu cơ.
Khả năng loại bỏ những chất cơ chất phân hủy chậm
Màng vi sinh thích hợp để xử lý những loại nước thải có chứa những cơ chất phân hủy
sinh học chậm như: các loại chất hữu cơ như Polyvinyl Alcohol (PCA) , lignin, các hợp
chất hữu cơ có gốc clo… hay các chất vô cơ như nitrate, cyanide
Khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm
Tốc độ khuếch tán và phản ứng sinh học đều giảm khi nhiệt độ giảm. Năng lượng hoạt
hoá được dùng để đánh giá mức độ phụ thuộc của phản ứng sinh học vào nhiệt độ,
năng lượng càng lớn sự phụ thuộc càng cao.
Đối với sự thay đổi tải lượng ô nhiễm thì hiệu quả xử lý cũng ổn định. Khi tải lượng
đầu vào tăng lên thì nồng độ cơ chất trên bề mặt của màng tăng tương ứng do vậy bề
dày hiệu quả của màng cũng tăng theo. Ngược lại, khi tải lượng ô nhiễm giảm thì bề
dày màng cũng giảm theo. Kết quả là hiệu quả xử lý được giữ ổn định.
Sự đa dạng về thiết bị xử lý
Trong mỗi thiết bị lọc ngập nước, tiếp xúc quay hay lọc nhỏ giọt thì hình
dạng, kích thước, loại vật liệu, phương pháp bố trí vật liệu đệm làm giá thể cũng rất đa
dạng. Các thiết bị trên có thể áp dụng được cả cho quá trình hiếu khí và kị khí, trừ thiết
bị lọc nhỏ giọt. Vì vậy, quá trình màng vi sinh vật có thể áp dụng để xử lý nhiều loại
nước khác nhau
Hiệu quả cao đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp
Thực nghiệm cho thấy xử lý nước thải có nồng độ BOD thấp hơn bằng quá trình bùn
hoạt tính cho hiệu quả không cao. Tuy nhiên, đối với quá trình màng vi sinh vật chỉ cần
nồng độ cơ chất cao hơn giá trị cần thiết để duy trì sự trao đổi chất. Nước thải với nồng
độ cơ chất thay đổi trong khoảng rộng vẫn đảm bảo được hiệu quả xử lý.
Đối với màng vi sinh vật nước thải có nồng độ cơ chất càng thấp càng dễ xử lý.
Nhược điểm:
Không có khả năng điều khiển sinh khối
Thông thường không dễ dàng điều khiển sinh khối trong màng vi sinh vật. Hơn
nữa, sự tăng bề dày màng vượt quá một giá trị bề dày hiệu quả không đóng góp gì
vào việc xử lý ô nhiễm mà còn làm giảm diện tích hiệu quả của màng vi sinh vật và
thời gian lưu nước trong thiết bị xử lý. aKhông có khả năng kiểm soát được sinh khối
do không thể kiểm soát được thời gian lưu bùn và do đó không kiểm soát được các loài
vi sinh vật có trong màng.
Trong quá trình bùn hoạt tính, để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nitơ, nhằm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 46
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
kìm hãm quá trình nitrate hoá thì thời gian lưu bùn được rút ngắn lại. Ngược lại, để
thúc đẩy quá trình nitrate hoá chỉ cần tăng thời gian lưu bùn bằng cách giảm lượng bùn
dư lấy ra. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển được các loài vi sinh có trong
bùn hoạt tính. Đối với quá trình màng vi sinh vật sự đa dạng sinh học cao dẫn đến
chuỗi thức ăn được kéo dài và làm giảm lượng bùn dư. Quá trình màng dễ vận hành
nhưng khó điều khiển để đạt được hiệu quả xử lý cao.

Tốc độ làm sạch bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán
Trong quá trình màng vi sinh vật, các yếu tố điều khiển quá trình làm sạch nước là sự
vận chuyển cơ chất và oxy vào màng vi sinh vật. Trong đa số trường hợp, sự vận
chuyển cơ chất bởi quá trình khuếch tán trở thành yếu tố hạn chế tốc độ phản ứng (sự
hạn chế khuếch tán), nồng độ cơ chất trở thành yếu tố điều khiển phản ứng làm sạch.
Nồng độ oxy hoà tan trong nước thải phải cao, do vậy năng lượng sục khí cũng phải
lớn. Để hạn chế ảnh hưởng của quá trình khuếch tán thì diện tích màng vi sinh vật phải
đủ lớn. Như vậy, cần sử dụng vật liệu làm giá thể có diện tích bề mặt riêng lớn. Thêm
vào đó vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn và đều để duy trì bề dày hiệu
quả của màng.

Dễ bị tắc lớp vật liệu lọc.

* Các công trình hiếu khí nhân tạo xử lý nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng lơ
lửng của vi sinh vật- bể phản ứng sinh học hiếu khí (Aeroten).
Trong quá trình xử lý hiếu khí, các vi sinh vật sinh trưởng ở trạng thái huyền phù.
Quá trình làm sạch ở Aeroten diễn ra trong dòng chảy của hỗn hợp nước thải và bùn
hoạt tính được sục khí. Việc sục khí nhằm đảm bảo 2 quá trình là làm nước được bão
hoà O2 và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng
hoà tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn
và có thể là một số chất hữu cơ chưa phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng là nơi vi
khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần hình thành các hạt bông cặn có
khả năng hấp thụ và phân huỷ các chất hữu cơ khi có mặt của O 2. Các hạt này dần dần
to và lơ lửng trong nước. Các hạt bông cặn này gọi là bùn hoạt tính.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý [3].
- Ảnh hưởng cơ chất và Oxi hoà tan (DO):

Quan hệ này được biểu thị thông qua hàm Michales-Menten [12]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 47
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
DO S
µ = µmax × ×
DO + KDO S + KS

Trong đó: S = BOD5


KS : Hằng số bão hòa cơ chất
KDO: Hằng số bão hòa DO
DO là thông số quan trọng đối với hệ thống xử lý hiếu khí vì nếu thiếu O 2 thì vi
sinh vật hô hấp hiếu khí bị kìm hãm, dễ bị chết.Đồng thời, các vi sinh vật hô hấp tuỳ
tiện (chủ yếu là các vi sinh vật dạng sợi) làm phồng bùn, khó lắng dẫn đến làm giảm
hiệu quả của quá trình xử lý. Trong thực tế, hàm lượng DO trong các bể phản ứng sinh
học 1,5 ÷ 4 mg/l, giá trị DO = 2 mg/l thường được sử dụng phổ biến.
Ngoài ra, DO còn phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Ảnh hưởng của pH môi trường:
Mỗi vi sinh vật đều có một khoảng pH hoạt động tối ưu của nó. Do đó khi pH
thay đổi không phù hợp thì cũng làm cho khả năng xúc tác phản ứng của vi sinh vật
thay đổi và làm giảm hiệu quả xử lý. Trong trường hợp pH quá cao hay quá thấp cũng
có thể làm chết vi sinh vật.
Dải pH thích hợp cho xử lý hiếu khí nước thải từ 6,5 ÷ 8,5.
Để đảm bảo pH trong khoảng trên trong thực tế trước khi cho nước thải vào bể xử lý vi
sinh người ta thường điều hoà lưu lượng, điều hoà pH và điều hoà dinh dưỡng ở các
công trình trước đó.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong quá trình xử
lý, tác động đến quá trình hấp thụ khí oxy vào nước thải và quá trình lắng các bông cặn
ở bể lắng bậc hai.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong quá trình xử lý nước thải
được biểu diễn qua công thức:

K t = K 20o × θ t − 20 [12]

Trong đó;

+ K t : tốc độ phản ứng sinh hóa ở nhiệt độ t

+ K 20 : tốc độ phản ứng sinh hóa ở 20 o C


o

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 48
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ θ : hệ số hoạt động do nhiệt độ, θ thường dao động từ 1,02 đến 1,09. Thường
lấy bằng 1,047 [12]

+ t : Nhiệt độ nước thải, o C

Mỗi sinh vật cũng có một khoảng nhiệt độ tối ưu, nếu tăng hoặc hạ nhiệt độ quá
ngưỡng sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật hoặc bị tiêu diệt hay tạo bào tử.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến DO:
+ Khi nhiệt độ tăng thì DO giảm và vận tốc phản ứng tăng lên.
+ Khi nhiệt độ giảm thì DO tăng nhưng ngược lại vận tốc phản ứng giảm.
Trong bể Aeroten nhiệt độ tối ưu là 20 ÷ 30 0C, [12] nhưng cũng có thể chấp nhận
nhiệt độ 17,5 ÷ 380C.
- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng:
Chất dinh dưỡng trong nước thải chủ yếu là nguồn Cacbon (thể hiện BOD), cùng
với N và P là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như:
Mg, Fe, Mn...
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp là C: N: P = 100: 5: 1.
Thiếu dinh dưỡng trong nước thải sẽ làm giảm mức độ sinh trưởng, phát triển
tăng sinh khối của vi sinh vật thể hiện bằng lượng bùn hoạt tính tạo thành giảm, kìm
hãm và ức chế quá trình oxy hoá các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn.
Nếu thiếu N, P một cách kéo dài, ngoài việc cản trở quá trình sinh hoá còn làm
các vi sinh vật dạng sợi phát triển và làm cho bùn hoạt tính lắng chậm , các bông bùn bị
phồng lên trôi nổi theo dòng nước ra ngoài làm cho nước khó trong và chứa một lượng
lớn vi sinh vật, làm giảm tốc độ sinh trưởng cũng như cường độ oxy hoá của chúng,
giảm hiệu quả quá trình xử lý.
- Ảnh hưởng của tỷ số F/M (Food- Microorganism (BOD- MLSS)).
Tỷ số F/M tối ưu nằm trong khoảng 0,5 ÷ 0,75.
+ F/M > 1: Môi trường giàu dinh dưỡng, vi sinh vật tập trung phát triển tăng sinh
khối do đó không tạo nha bào vì vậy bông sinh học nhỏ dẫn đến khó lắng. Đồng thời
tạo ra lượng bùn lớn và tốn kém thêm chi phí cho xử lý bùn.
+ 0,5 < F/M ≤1: Vi sinh vật phát triển ổn định, tạo nha bào, tạo bông sinh học,
hệ thống xử lý hiệu quả.
+ F/M < 0,5: Môi trường quá nghèo dinh dưỡng dẫn đến vi sinh vật không đủ
nguồn dinh dưỡng để hoạt động.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 49
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Ảnh hưởng của các chất kìm hãm:
Nồng độ muối vô cơ trong nước thải không vượt quá 10 g/l, nếu là muối vô cơ
thông thường thì có thể pha loãng nước thải. Còn nếu các chất độc như kim loại nặng
thì phải có biện pháp xử lý thích hợp trước khi cho vào bể Aeroten.
Ưu điểm
- Thời gian xử lý nhanh, thời gian lưu bùn và nước nhỏ thích hợp với các nhà
máy có lưu lượng dòng thải lớn và hàm lượng BOD không cao lắm hoặc có thể kết hợp
xử lý lần 2 sau bể yếm khí nếu còn hàm lượng BOD cao, chỉ số thể tích bùn cao và khó
lắng.
- Hiệu suất xử lý khá cao, chịu được sự dao động lớn của lưu lượng và chất lượng
nước thải.
- Bùn sau xử lý có thể tận dụng làm phân vi sinh.
- Hệ thống được cấp khí liên tục nên nước sau xử lý đảm bảo được lượng Oxy
hoà tan.
- Hạn chế sinh ra khí độc, mùi thối.
- Phương pháp này có thể loại bỏ BOD trong thời gian ngắn, có thể khử được N,
P. Hiệu suất khử BOD có thể lên tới 99%.
- Bùn dễ lắng.
Nhược điểm:
- Tốn năng lượng cho quá trình sục khí.
- Lượng bùn sinh ra nhiều hơn so với yếm khí.
- Chỉ áp dụng xử lý được nước thải có BOD < 1000 mg/l và hàm lượng chất độc
thấp.
Vậy với những đặc trưng của nước thải ngành dệt nhuộm và đặc điểm của quá trình xử
lý hiếu khí, lựa chọn quá trình xử lý sinh học bằng Aeroten là thích hợp nhất.
II.1.3. Các phương pháp khử độ màu của nước thải.
Tác hại chính của nước thải chứa màu là làm giảm sự truyền ánh sáng trong
nước, gây ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật thuỷ sinh và các hệ sinh thái. Do đó,
việc đưa ra các giải pháp để xử lý độ màu của nước thải cũng là một vấn đề đáng được
quan tâm.
Các phương pháp có thể được dùng để xử lý độ màu của nước thải như sau:
II.1.3.1. Phương pháp hấp phụ .
Phương pháp hấp phụ được dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào nước mà
các phương pháp xử lý sinh học cũng như phương pháp xử lý khác không loại bỏ được
với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao, có

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 50
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
độ màu, mùi vị khó chịu....Trong phần lớn các trường hợp phương pháp hấp phụ
thường dùng như là phương pháp xử lý cuối cùng sau xử lý sinh học, thường được sử
dụng khi nước thải cần được xử lý đạt tiêu chuẩn cao hoặc tái sử dụng lại nước thải.
Chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, đất sét hoạt tính, Silicagen, keo
nhôm, một số chất tổng hợp hay chất thải trong sản xuất như tro, xỉ mạt sắt...polyme
tổng hợp, nhựa trao đổi ion, bông biến tính....

Trong số này, than hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất mặc dù đắt tiền, nhất là
phải tái sinh sau sử dụng. Các chất hữu cơ và chất màu dễ bị than hấp phụ. Với phương
pháp này có thể hấp phụ được 70 ÷ 80% các chất hữu cơ và màu của nước thải. [9,15]
Than hoạt tính là một thuật ngữ chung để gọi tên một dãy các vật liệu cacbon có độ
xốp cao và do đó có một bề mặt riêng rất lớn 500-1500m2/g. Than xốp chứa 88 - 98%
than tuỳ theo điều kiện chế tạo, thu được bằng cách than hoá nguyên liệu hữu cơ (vd:
than mỏ, gỗ, sọ dừa, xương, xenlulose, tre, nứa, mùn cưa...) và hoạt hoá sản phẩm nhận
được ở khoảng 900oC.Than hoạt tính thương phẩm thường được chia làm hai loại: than
hoạt tính dạng bột và than hoạt tính dạng hạt. Nó có đặc điểm chung nhất là hấp phụ
trong pha lỏng, diện tích bề mặt lớn, độ xốp cao tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán.
Than hoạt tính dạng bột_PAC :
PAC có kích thước trung bình từ 5 - 10μm, PAC thường được cho vào nước, khuấy
trộn trong thời gian ngắn. Quá trình hấp phụ xảy ra khi PAC tiếp xúc với nước. PAC
thường được cho vào trước quá trình xử lý, sau quá trình đông keo tụ nhằm giảm bớt
các chất ô nhiễm tạm thời hoặc bất thường.
Than hoạt tính dạng hạt_GAC (Granular Activated Carbon):
GAC gồm các hạt có hình dạng bất kỳ với đường kính từ 1 – 3 mm hoặc có dạng hình
trụ với đường kính 1mm, dài 3 – 5mm. Các viên trụ được sản xuất từ bột nhỏ. GAC
thường được sử dụng dưới dạng đệm để lọc nước. Khi sử dụng GAC, bề mặt giữa các
lỗ dần bị các phân tử bao phủ nên phải tái sinh bằng nhiệt.
Dùng than hoạt tính nói chung đơn giản, dễ vận hành, cải thiện chất lượng rất nhanh.
Tuy nhiên nhược điểm chính là nếu không thể hoàn nguyên thu hồi được than, chi phí
giá thành xử lý cao.

Sau đây là một số so sánh giữa than hoạt tính dạng hạt và dạng bột
Bảng 2.1. Bảng so sánh than hoạt tính dạng hạt GAC và dạng bột PAC.

STT GAC PAC


1 Hệ thống được thiết kế hợp lý thì GAC có Khả năng hấp phụ thấp

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 51
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
khả năng hấp phụ cao hơn PAC. hơn GAC.

2 Chi phí cho đầu tư cho cột GAC thường Chi phí đầu tư thấp nhưng
cao nhưng chi phí tổn hao lại thấp. chi phí tổn hao cao.

3 Bên cạnh khả năng hấp phụ, cột GAC còn Việc thêm PAC vào nước
có thể dùng để lọc. có thể làm tăng lượng chất
rắn lơ lửng và chi phí thải
bỏ.

4 Khả năng hấp phụ tối đa của PAC thấp Khả năng hấp phụ thấp
hơn của GAC. hơn GAC.

5 Sử dụng GAC dễ vận hành hơn PAC và Khó vận hành hơn
chỉ phải kiểm soát khi cần thiết phải loại
bỏ than đã cạn kiệt, thường là 3 tháng đến
1 năm sau khi vận hành.

Ngoài ra, có thể sử dụng bột khói lò, than nâu, than antraxit hay than bùn nhưng các
chất hấp phụ này không thoả mãn tiêu chuẩn đề ra về khử màu.

II.1.3.2. Phương pháp oxy hoá [9-T112].


Đối với phương pháp này người ta sử dụng các chất oxy hoá thích hợp để oxy
hoá các chất mang màu hay biến chúng thành dạng dễ phân giải vi sinh.
1. Sử dụng Clo .
Dùng khí Clo là phương pháp kinh tế nhất để khử màu nước thải. Tuy nhiên oxy
hoá bằng Clo hay Hypocloric sẽ có phản ứng phụ đi kèm không tránh khỏi sinh ra các
hợp chất Clo hữu cơ. Như vậy làm tăng tổng lượng halogen hữu cơ AOX trong nước
thải, đây là vấn đề nghiêm trọng nhất, hiện nay nhiều nước không cho phép sử dụng
phương pháp này.
2. Sử dụng Peroxit.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 52
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khử màu nước thải bằng H2O2 trong môi trường axit với chất xúc tác muối sắt
(II) (chất phản ứng Fenton) thì gốc Hydroxyl trung gian được tạo ra có thế oxy hoá cao
hơn cả Ozon. Các sản phẩm cuối cùng là nước Oxy vô hại với môi trường. Để hoàn
thành phản ứng, trung hoà nước thải bằng xút hay vôi tôi, kết tủa tạo thành được tách
ra trong bể lắng.
3. Sử dụng Ozon (O3).
Hiệu quả khử màu bằng O3 cao hơn Clo hay peroxit, và còn mạnh hơn khi kết
hợp O3 với bức xạ UV hay Hidroperoxit. Vì ozon không chỉ tấn công vào các chất màu
nên đối với nước thải có tải lượng ô nhiễm hữu cơ lớn thì phải dùng một lượng khá lớn
ozon mới đủ để khử màu. Như vậy làm cho giá thành đầu tư và vận hành cao và quá
trình này không kinh tế.
Trong nhiều trường hợp xử lý ozon rất kinh tế nếu là công đoạn cuối cùng sau xử
lý vi sinh. Song nhược điểm của trình tự xử lý này là khi ozon hoá có thể làm đục và
như vậy để loại bỏ lại phải xử lý kết tủa keo tụ.
II.1.3.3. Phương pháp điện hoá.
Để làm sạch nước thải có thể áp dụng các quy trình điện hoá với anot sắt hay
nhôm.
Nước thải chứa màu đi qua bình điện phân với Anot bằng nhôm, hay sắt, sắt oxit
hay hợp kim sắt. Trong quá trình điện giải, với pH từ 7 ÷ 9, Anot hoà tan tạo thành ion
Fe2+ (hay Al3+) chúng phản ứng với ion hydroxit hình thành từ catot tạo ra kết tủa
hydroxit kim loại. Các chất màu và chất hữu cơ khác hấp phụ lên hydroxit kim loại nói
trên và cùng kết tủa. Các tạp chất kim loại nặng cũng được kết tủa.
Nhược điểm của phương pháp này là tạo ra lượng bùn lớn và tiêu tốn năng lượng
điện.
II.2. Một số công nghệ xử lý nước thải Dệt – nhuộm đã áp dụng ở Việt Nam
Các phương pháp xử lý nước thải Dệt nhuộm rất đa dạng, sau đây là một số
phương pháp chính đã được áp dụng tại một số nhà máy dệt nhuộm ở Việt Nam :
Phương pháp hóa lý: Thực chất là phương pháp keo tụ bằng phèn nhôm để xử lý nước
thải dệt nhuộm. Phương pháp này đã được áp dụng ở: xí nghiệp liên doanh Donatex;
Công ty Dệt may 7; Công ty 28
Phương pháp hóa lý kết hợp với vi sinh: Phương pháp này được sử dụng ở
công ty Dệt có vốn đầu tư nước ngoài – Choong Nam Vietnam Co.Ltd (Nhơn Trạch,
Đồng Nai).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 53
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Xử lý nước thải bằng quy trình phức hợp : được áp dụng ở công ty Dệt May
Việt Thắng; nhà máy xử lý nước thải Phố Nối_ Hưng Yên, công ty Dệt – may Thành
Công.
II.2.1. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Dệt – may Phố Nối B
- Dây chuyền công nghệ của hệ thống được thể hiện qua sơ đồ:
- Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Phương pháp xử lý của hệ thống là : Phương pháp xử lý nước thải bằng qui trình
phức hợp”
Nước thải từ các nhà máy được tập trung vào kênh trung tâm, kênh này dẫn
nước thải thu gom được tới máy lọc rác tự động .Sau đó nước chảy vào bể thu gom
trung tâm bởi trọng lực và từ đó chúng sẽ được bơm vào bể điều hoà.
Bể điều hoà được trang bị các thiết bị khuấy trộn để tạo ra hỗn hợp đồng thể trong bể .
Dẫn nước thải
Từ bể điều hoà nước được bơm vào hệ thống xử lý keo tụ - tuyển nổi.
Thiết bị keo tụ dạng ống, hoá chất dùng cho quá trình keo tụ [(Al)2SO4.18H2O] .
Sau khi keo tụ nước chảy sang bể tuyển nổi ,trong thiết bị tuyển nổi hỗn hợp bùn và
Kênh tập trung
nước sẽ bị phân tách. Hỗn hợp bùn tuyển nổi sẽ được bơm vào hệ thống làm khô bùn
kiểu lắng gạn và đưa đi xử lý tiếp .Nước sau khi tuyển nổi được dẫn vào bể tiếp xúc để
hạn chế sự phát triển loại vi sinh Hố
dạnggom
sợi mảnh . Sau bước “tuyển chọn”, nước thải sẽ
chảy vào bể aeroten. Oxy được cung cấp cho nước thải nhờ hệ thống thông khí bề mặt.

Bể điều hoà
Hóa chất

Đông tụ – keo tụ
Hóa chất
Bùn dư
Bể chứa
Tuyển nổi Máy ép
bùn
bùn

Bể tiếp xúc Bùn thải


Không khí

Bùn Không khí


Xử lý sinh học
Chất nuôi N, P

Thanh lọc tách bùn

Than (INEST)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường hoạt tính
ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 54
8693551.

Nước thải đã xử lý
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Dệt – may Phố Nối B
II.2.2. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Dệt Choong Nam Vietnam Co.Ltd
(Nhơn Trạch, Đồng Nai).
Công ty này bao gồm các nhà máy sợi, nhuộm và in hoa. Nước thải được chia làm hai
dòng : dòng nước thải xử lý trước ( từ các nhà máy sợi), dòng nước thải nhuộm (từ các
nhà máy nhuộm và in hoa)
Phương pháp xử lý của hệ thống là :
Phương pháp hóa lý kết hợp với vi sinh

- Sơ đồ công nghệ :
Nước thải nhuộm Nước xử lý trước
H2SO4
Bể trung hòa
Bể chứa số 1

FeSO4 Nước đã xử
Bể Aerten
Bể keo tụ lý sơ bộ
Polyme
hoạt
Bùn

tính

Bùn dư Bể lắng thứ


Bể lắng sơ cấp
cấp

Bùn thải Bể chứa bùn

Bể làm
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) Nguồn
đặc bùn- Tel: (84.4) 8681686
ĐHBKHN - Fax: tiếp 55
(84.4)nhận
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Polyme Tách nước

Bùn thải

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nươc thải Công ty Dệt Choong Nam Vietnam
Co.Ltd (Nhơn Trạch, Đồng Nai)
- Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Phương pháp xử lý của hệ thống là : Phương pháp hóa lý kết hợp với vi sinh
Dòng nước thải nhuộm – in hoa được xử lý đông tụ - keo tụ bằng FeSO 4 ở pH
thích hợp và có polymer làm chất trợ keo tụ. Sau đó nước thải đưa sang bể lắng sơ cấp
để lắng cặn . Cặn sau khi lắng được đưa sang bể chứa bùn. Nước sau khi lắng được
hòa trộn với nước thải xử lý trước rồi tiến hành trung hòa bằng axit H2SO4 ở bể trung
hòa.
Sau đó nước đưa đi xử lý vi sinh hiếu khí (aeroten). Tiếp đó nước thải đưa sang
bể lắng thứ cấp để tách bùn hoạt tính ra khỏi nước . Nước sau khi tách bùn thải ra
nguồn tiếp nhận, còn bùn hoạt tính một phần tuần hoàn lại aerten phần còn dư đưa sang
bể chứa bùn . Bùn từ bể chứa được đưa sang bể làm đặc bùn , rồi đưa sang thiết bị tách
nước đạt độ khô khá cao rồi thải ra sân chứa bùn . Bùn khô hàng ngày được công ty
Môi trường đô thi chuyên chở đi.
II.2.3. So sánh ưu nhược điểm của hai hệ thống trên
Bảng 2.2 : So sánh ưu, nhược điểm 2 hệ thống: XLNT Công ty Dệt Choong Nam
Vietnam Co.Ltd (Nhơn Trạch, Đồng Nai) và XLNT KCN Dệt – may Phố Nối B tỉnh
Hưng Yên
HTXLNT Công ty Dệt HTXLNT KCN Dệt – may Phố
Choong Nam Vietnam Co.Ltd Nối B tỉnh Hưng Yên
(Nhơn Trạch, Đồng Nai)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 56
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ưu điểm Keo tụ bằng FeSO4 có ưu điểm là Xử lý nước thải bằng phương pháp
tạo ra kết tủa hidroxit có khả phức hợp đảm bảo kết quả ổn định
năng hấp phụ và kết lắng các tạp vững chắc
chất hữu cơ và các tạp chất keo Xử dụng phèn làm chất keo tụ là
lơ lửng làm giảm mạnh COD. sản phẩm rẻ tiền dễ kiếm.
Nhờ tính khử của FeSO4 trong Tuyển nổi bằng không khí hòa tan
môi trường kiềm nên cường độ làm giảm hàm lượng chất rắn hòa
màu của nước thải giảm rõ rệt . tan.
Sử dụng FeSO4 có khả năng khử Xử lý vi sinh tải trọng thấp nên hạn
được màu cả thuốc nhuộm hoạt chế sản sinh bùn dư , không gây
tính trong nước thải. mùi.
Tiêu thụ năng lượng tương đối thấp
nhờ hệ thống cấp khí hiệu quả cao.

Nhược Trung hòa nước thải bằng H2SO4 Đầu tư lớn , chiếm diện tích không
điểm với một lượng lớn kết quả tạo ra nhỏ.
hàm lượng sunfat lớn trong nước Gía thành vận hành cao.
thải hậu quả làm hỏng bê tông Nước thải còn thấy màu rõ nếu
kênh dẫn. không dùng Colfoc để khử màu
thuốc nhuộm hoạt tính.

II.3. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ


MÁY DỆT NHUỘM
Đặc trưng của nước thải nhà máy dệt nhuộm cần xử lý được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.3. Giá trị đầu vào một số thông số nước thải nhà máy dệt nhuộm công suất
3000m3/ngày đêm
Thông số Giá trị đầu Yêu cầu đầu ra Đơn vị
vào
(Cột B*-QCVN 13-2008/BTNMT)
Lưu lượng 3.000,0 - m3/ngày
pH 7,5-9 5,5-9
COD 950 135 mg/l
BOD5(20oC) 500 45 mg/l
Độ màu( pH = 7) 750 150 Pt-Co
SS 300 90 mg/l
Tổng Coliforms 8.000 5.000 MNP/100m
l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 57
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
o
Nhiệt độ 40 - C
(Kq = 0,9; Kf = 1)
Với đặc trưng của nước thải nhà máy dệt nhuộm và nước thải sau xử lý phải có chất
lượng đảm bảo thải trực tiếp ra môi trường. Các giải pháp công nghệ được đưa ra và
lựa chọn phải đảm bảo thực hiện được các yêu cầu về xử lý đạt nước thải loại B* (theo
QCVN 13-2008/BTNMT). Do đó, ta có thể có các công đoạn xử lý sau:
- Xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học
- Xử lý bằng phương pháp hoá lý .
- Xử lý bằng phương pháp sinh học.
- Xử lý màu.
- Xử lý bùn.
Như vậy là không phải chỉ áp dụng 1 hay 2 loại hình công nghệ riêng rẽ mà cần
một tập hợp các công nghệ làm sạch khác nhau tạo thành một quy trình công nghệ kết
hợp để đảm bảo xử lý nước thải đạt hiệu quả theo yêu cầu.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 58
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT nhà máy Dệt – nhuộm công suất
3000m3/ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 59
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 60
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Song chắn
Mương dẫn
Nước thải

Hồ khẩn Không Bể điều hòa


cấp khí

Bể hòa trộn
Hóa chất hóa chất

Bể phản ứng xoáy


kết hợp lắng I

Dinh dưỡng
Không khí Bể aeroten

Bùn tuần
hoàn
Bể lắng II

Bùn dư
Bể nén bùn
Hấp phụ bằng
than hoạt tính
Than hoạt
tính
Máy ép bùn
Khử trùng

Clorua vôi
Xử lý ở nhà máy
khác Nước thải sau xử lí
đổ ra sông

Đường dẫn nước

Đường dẫn bùn

Đường
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường dẫn hóa
(INEST) chất
ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 61
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn được đưa về nhà máy xử
lý nước thải. Ở đây, nước thải được tách rác sơ bộ bởi song chắn rác, song chắn rác có
tác dụng tách loại bỏ các loại các tạp chất thô như : giẻ, gỗ đá, vải, xơ sợi, chỉ vụn,
nilong,....ra khỏi dòng thải trước khi vào các bước xử lý tiếp theo.
Sau khi qua song chắn rác nước tự chảy vào bể điều hòa. Bể này có tác dụng
chính là điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ dòng thải tạo điều kiện thuận lợi, tăng
hiệu quả cho các bước xử lý tiếp theo. Trong bể điều hòa có lắp hệ thống phân phối khí
dưới đáy bể, cấp khí từ máy thổi khí để trộn đều nước thải, ngoài ra còn có tác dụng
cung cấp oxy để oxy hóa một phần chất ô nhiễm ngăn cản quá trình phân hủy yếm khí
nước thải phát sinh mùi. Sau đó nước được bơm lên ngăn khuấy trộn
Tại ngăn thứ nhất của bộ phận trung hòa/ keo tụ, nước thải được bổ sung axit
hoặc kiềm để điều chỉnh pH và phèn nhôm để keo tụ. Lượng axit, kiềm bổ sung được
dựa vào các thông số đo thiết bị đo pH phản hồi về hệ thống điều khiển trung tâm. Hóa
chất được bơm từ các thùng chứa hóa chất lên bằng bơm định lượng. Ngăn này có lắp
thiết bị khuấy trộn nhằm trộn đều hóa chất với nước thải.
Sau đó nước tự chảy sang ngăn thứ 2, tại ngăn thứ hai nước thải được bổ sung
chất trợ keo tụ Polymer. Ngăn này lắp thiết bị khuấy trộn có tác dụng trộn lẫn Polymer
với nước thải, tạo các bông keo nhỏ kết hợp lại thành các bông keo lớn dễ lắng mà
không phá vỡ liên kết các bông keo. Sau đó, nước thải tiếp tục chảy sang bể lắng sơ
cấp. Nước thải sau lắng được đưa đến bể aeroten. Trước khi chảy vào bể aeroten, nước
thải được bổ sung chất dinh dưỡng (N,P trong trường hợp chất dinh dưỡng trong nước
thải đầu vào không đủ) nhằm tạo môi trường tốt cho quá trình xử lý vi sinh tiếp
theo.Còn bùn cặn ở đáy định kỳ bơm về bể nén bùn.
Trong bể aeroten , công nghệ sử dụng là công nghệ xử lý sinh học bằng bùn
hoạt tính khuấy trộn hoàn chỉnh . Các vi sinh vật trong bể sẽ phân hủy các chất ô nhiễm
trong nước thải, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn. Chất dinh dưỡng được bổ
sung vào bể để duy trì điều kiện sống tốt nhất cho VSV. Oxy được cấp vào nhằm mục
đích:
+ Đảm bảo độ oxy hòa tan cao giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình oxy hóa các
chất hữu cơ .
+ Duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước cần xử lý tạo hỗn hợp lỏng
huyền phù giúp cho vi sinh vật tiếp xúc tốt với chất hữu cơ tăng hiệu quả quá trình làm
sạch nước thải.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 62
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Lượng oxy cấp vào bể nhờ một đầu đo DO tự động đo và gửi kết quả đo về phòng điều
khiển để điều khiển các máy thổi khí hoạt động tự động, cấp khí vào bể thông qua hệ
thống đĩa phân phối khí . Trong quá trình oxy hóa, các chất hữu cơ bị phân hủy tạo
thành khí CO2, H2O và sản sinh ra tế bào mới.
Sau đó nước thải tự chảy vào bể lắng II theo phương pháp chảy tràn. Tại bể
lắng II, nước thải được tách bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính tách ra khỏi nước nhờ trọng
lực và lắng xuống đáy bể . Một phần bùn tuần hoàn về bể aeroten để duy trì nồng độ
của bùn hoạt tính trong bể aeroten đáp ứng yêu cầu vận hành đặt ra . Phần bùn dư sẽ
được đưa đi đến bể nén bùn và ép bùn ,bùn sau khi ép khô được đưa tới nhà máy khác
để xử lý tiếp. Nước sau khi nén bùn và ép bùn sẽ được đưa về bể aeroten. Phần nước
trong sau khi lắng qua hệ thống máng tràn, sau đó được bơm qua tháp hấp phụ bằng
than hoạt tính nhằm làm giảm độ màu, mùi, COD có trong nước thải mà các phương
pháp khác không xử lý được. nước thải ra khỏi tháp đưa qua bể khử trùng và tự chảy ra
nguồn tiếp nhận.
- Còn bùn thải từ bể lắng sơ cấp và bùn xả từ bể lắng 2 được đưa đi xử lý .
Ngoài ra để đề phòng sự cố có thể xảy ra như trạm xử lý gặp sự cố phải tạm
ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc nước thải đầu ra chưa đạt tiêu chuẩn thì cho nước
thải ra hồ sự cố để chứa nước thải trong khi chờ hệ thống hoạt động trở lại, nước thải
đầu ra đạt tiêu chuẩn thải.
II.3.1.Công trình xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học.
1. Song chắn.
Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý được đưa qua song chắn rác nhằm để loại
các tạp vật thô như rác, vỏ hộp...và các vật khác sẽ được giữ lại ở đây.
Song chắn có 2 loại: song chắn thô và song chắn tinh.
+ Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷ 100 mm.
+ Song chắn tinh có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷ 25 mm.
Với đặc điểm của nước thải giấy tái chế chủ yếu là xơ sợi mịn, bột thất thoát và lẫn rác
có kích thước nhỏ nên ta chọn loại song chắn có kích thước kẽ hở trung bình sẽ giúp
cho việc loại bỏ các chất vô cơ, rác thải... hiệu quả.
Song chắn có thể đặt cố định hay di động, thông thường ta chọn loại đặt cố định
và có thể làm sạch bằng tự động hay thủ công.
 Vậy đối với hệ thống này ta chọn song chắn rác tinh, đặt cố định, các thanh có tiết
diện hình chữ nhật và song đặt nghiêng 600 so với phương ngang để tiện cho vớt rác
và được làm sạch bằng thủ công.
2. Bể điều hoà.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 63
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Bể điều hoà lưu lượng dùng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi, khắc
phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao
hiệu suất của quá trình ở cuối dây chuyền xử lý.
Bể điều hoà có 2 dạng:
- Bể điều hoà lưu lượng và chất lượng: Bể này phải đủ dung tích để điều hoà lưu
lượng, chất lượng và bên trong bể phải có hệ thống khuấy để đảm bảo xáo trộn đều
trong toàn bộ thể tích.
- Bể điều hoà lưu lượng: không cần hệ thống khuấy trộn. Bể này chia làm nhiều ngăn,
định kỳ có thể tháo khô từng ngăn để xúc cát và cặn lắng ra ngoài.
 Dựa vào đặc điểm và thành phần nước thải như đã cho trên để đảm bảo đạt hiệu quả
xử lý, do đó ta chọn bể điều hoà lưu lượng và chất lượng có dạng hình chữ nhật và
làm bằng bê tông cốt thép.
 Nước thải sau khi sang bể điều hoà còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ lơ lửng, do đó
sẽ có hiện tượng lắng đọng các chất hữu cơ trong thời gian lưu nước. Vì vậy nếu
không tiến hành khuấy trộn nước thải sẽ xảy ra quá trình phân huỷ sinh học các hợp
chất hữu cơ trong không gian bể, phát sinh các chất khí ô nhiễm không mong muốn.
Do đó việc tiến hành khuấy trộn nước thải là cần thiết.
 Để thực hiện điều này, trong bể được bố trí hệ thống thiết bị sục khí để đảm bảo
hoà tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể, không cho lắng cặn
trong bể để ngăn chặn quá trình yếm khí xảy ra trong bể đồng thời cung cấp thêm
một lượng Oxy tương đối đồng đều vào trong toàn bộ thể tích của bể nhằm làm
tăng hiệu quả của quá trình xử lý ở các công đoạn sau.
 Hệ thống thiết bị sục khí được sử dụng là thổi khí nén vào bể. Việc dùng khí nén để
khuấy trộn nước thải có nhiều ưu điểm hơn so với các thiết bị khác là không đòi hỏi
phải kiểm tra thường xuyên thiết bị khuấy trộn vì phân phối khí nén qua hệ thống
ống châm lỗ đồng thời có thể kết hợp với trạm xử lý chung của trạm xử lý. Hiện
nay có thể sử dụng loại ống bằng chất dẻo vừa rẽ tiền, vừa chống được ăn mòn của
nước thải.
II.3.2.Công trình xử lý bằng phương pháp hóa lý.
1. Bể phản ứng tạo bông cặn kết hợp với bể lắng.
Quá trình đông keo tụ diễn ra có thể phân thành 3 quá trình nối tiếp nhau, đó là:
+ Pha trộn hoá chất vào nước thải.
+ Quá trình phản ứng tạo bông cặn.
+ Quá trình lắng các bông keo.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 64
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
a. Quá trình pha trộn hoá chất vào nước thải [16-120].
So với khối lượng nước xử lý, lượng hoá chất sử dụng thường chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ. Mặt khác, phản ứng của chúng lại xảy ra rất nhanh ngay sau khi tiếp xúc với
nước. Vì vậy, cần phải khuấy trộn để phân phối nhanh và đều hoá chất ngay sau khi
cho hoá chất vào nước nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu của quá trình trộn là đưa các phần tử hoá chất vào trạng thái phân tán
đều trong môi trường nước khi phản ứng xảy ra. Theo nguyên lý cấu tạo và vận hành,
các quá trình trộn được chia thành trộn thuỷ lực, trộn cơ khí và trộn bằng dòng tia áp
lực.
- Trộn thuỷ lực: Đây là phương pháp dùng các vật cản để tạo ra sự xáo trộn trong dòng
chảy của hỗn hợp nước và hoá chất. Tuỳ theo cấu tạo, quá trình trộn thuỷ lực được thực
hiện bằng máy bơm, thiết bị trộn trong ống dẫn, bể trộn vách ngăn và bể trộn đứng.
Phương pháp này có ưu điểm là cấu tạo công trình đơn giản, không cần máy và
thiết bị phức tạp, giá thành quản lý thấp nhưng có nhược điểm là không điều chỉnh
được cường độ khuấy trộn khi cần thiết và do tổn thất áp lực lớn nên công trình phải
xây dựng cao hơn.
- Trộn bằng dòng tia áp lực: Phương pháp trộn bằng dòng tia áp lực có nhiều ưu điểm
là không có tổn thất thuỷ lực trên dòng nước thô và có hiệu quả cao vì có thể điều
chỉnh được cường độ khuấy trộn và đảm bảo trộn đều và nhanh nhưng chi phí tốn kém.
- Trộn bằng cơ khí: Trộn cơ khí dùng năng lượng cánh khuấy để tạo ra dòng chảy rối.
Việc khuấy trộn thường được tiến hành trong các bể trộn hình vuông hay hình tròn với
tỷ lệ chiều cao và chiều rộng là 2:1. Cánh khuấy có thể làm bằng hợp kim, thép không
gỉ hay bằng gỗ. Bộ phận truyền động thường đặt trên mặt bể và trục quay đặt theo
phương thẳng đứng. Đối với phương pháp này ta cũng có thể điều chỉnh được tốc độ
khuấy theo ý muốn.
 Như vậy, đối với hệ thống xử lý này ta chọn quá trình pha trộn bằng cơ khí vì đối
với quá trình này ta có thể điều chỉnh được tốc độ khuấy trộn và thời gian khuấy
trộn ngắn nên dung tích bể nhỏ, tiết kiệm được vật liệu xây dựng. Chọn bể khuấy
trộn dạng hình trụ tròn được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
b. Quá trình phản ứng tạo bông cặn:
Mục đích của quá trình tạo bông cặn là tạo điều kiện thuận nhất để các hạt keo phân tán
trong nước sau khi đã pha trộn phèn vào nước có khả năng dính kết và va chạm với
nhau để tạo thành các hạt cặn có kích thước đủ lớn có thể lắng trong bể lắng. Bể phản
ứng tạo bông cặn được phân thành các loại:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 65
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Bể phản ứng tạo bông cặn thuỷ lực gồm bể phản ứng xoáy hình trụ, bể phản ứng
xoáy hình côn, bể phản ứng vách ngăn và bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.
+ Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí: Loại bể này dùng năng lượng cánh khuấy trong
nước để tạo ra sự xáo trộn dòng chảy. Với bể này, ta có thể kết hợp đồng thời với bể
pha trộn hoá chất và điều chỉnh tốc độ quay của cánh khuấy đảm bảo quá trình khuấy
trộn hoá chất vào nước tránh làm vỡ hay lắng các bông cặn lớn đã hình thành.
+ Bể tạo bông dùng khí nén: Loại bể này có ưu điểm là kết hợp tạo bông với quá trình
oxy hoá một phần chất hữu cơ, giải phóng một lượng CO2 do khi pha phèn tạo ra
nhưng quản lý phức tạp nên trong thực tế ít dùng.
c. Quá trình lắng các bông keo.
Các bông keo khi có được kích thước và trọng lượng đủ lớn thì bắt đầu lắng xuống đáy
bể.
Như vậy, qua quá trình phân tích các đặc điểm của các phương pháp trên ta chọn
bể phản ứng tạo bông cặn thuỷ lực với bể phản ứng đặt trong bể lắng đứng. Cấu tạo
bể này gồm một ống hình trụ đặt ở tâm bể, phần trên của bể lắng đứng. Trong bể lắng
đứng nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi
ngược chiều với chuyển động của dòng nước từ trên xuống. Bể thường dùng cho các
trạm xử lý có công suất nhỏ (đến 3000 m3/ngày)[11]
Ưu điểm: Thuận tiện trong công tác xả cặn, chiếm ít diện tích xây dựng, ít tốn
năng lượng [17].
Nhược điểm: Chiều sâu xây dựng lớn làm tăng giá thành xây dựng (đặc biệt
những nơi đất đai không thuận lợi)[17].
Mặc khác nước ở đây có dùng chất keo tụ nên trong quá trình lắng ngoài các hạt
cặn có tốc độ rơi ban đầu lớn hơn tốc độ của dòng nước lắng xuống, thì các hạt cặn
khác cũng lắng được. Nguyên nhân là do trong quá trình các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ
hơn tốc độ dòng nước bị đẩy lên trên, chúng đã kết dính lại với nhau và tăng dần kích
thước cho đến khi có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ chuyển động của dòng nước sẽ rơi
xuống . Như vậy lắng keo tụ trong bể lắng đứng có hiệu quả lắng cao.
II.3.3.Công trình xử lý bằng phương pháp sinh học.
1. Bể Aeroten.
Nước thải sau quá trình xử lý hoá học chủ yếu loại được các hạt cặn lơ lửng nên
còn một hàm lượng lớn các chất hữu cơ chưa được xử lý không đạt tiêu chuẩn để thải
ra môi trường do đó cần được xử lý tiếp. Với hàm lượng chất hữu cơ như đã cho thì rất
thích hợp cho xử lý hiếu khí bằng Aeroten.
Có thể phân loại các dạng bể Aeroten như sau [18- 155] :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 66
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Phân loại theo chế độ thuỷ động: Aeroten đẩy, Aeroten khuấy trộn và Aeroten hỗn
hợp.
- Phân loại theo chế độ làm việc của bùn hoạt tính: Aeroten có ngăn tái sinh bùn và
Aeroten không có ngăn tái sinh bùn.
- Phân loại theo tải trọng BOD trên 1g bùn trong ngày ta có: Aeroten tải trọng cao,
Aeroten tải trọng trung bình và Aeroten tải trọng thấp.
- Phân loại theo số bậc cấu tạo trong Aeroten tao có: Aeroten 1 bậc, 2 bậc, 3 bậc...
 Đối với hệ thống này ta chọn bể Aeroten truyền thống, không có ngăn tái sinh bùn,
có dạng hình chữ nhật và được xây bằng bêtông cốt thép.
2. Bể lắng II.
Bể lắng II có nhiệm vụ chắn giữ các bông bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể
Aeroten và các thành phần chất không hoà tan chưa được giữ lại trong bể lắng 1 đồng
thời cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới của bể để bơm tuần hoàn
lại ở bể Aeroten.
Như ta đã biết nồng độ cặn trong hỗn hợp nước - bùn từ bể Aeroten sang bể lắng
đợt 2 thường >1000 mg/l [19-207]. Với nồng độ này các bông cặn tiếp xúc với nhau
tạo thành những đám bông cặn và lắng xuống đáy bể trong quá trình xử lý.
Bể lắng II thường có dạng hình tròn (bể lắng đứng, bể radial) hay hình chữ nhật.
Căn cứ theo chiều dòng chảy, người ta chia thành các loại bể lắng sau:
* Bể lắng hình chữ nhật- bể lắng ngang: Nước thải chảy theo phương ngang từ đầu đến
cuối bể. Các hạt cặn lắng nhờ trọng lực. Bể này có hiệu quả lắng cao áp dụng đối với
trạm có công suất > 15.000 m3/ngày đêm .[7-98]. Ưu điểm là hiệu quả lắng cao, chiều
cao xây dựng nhỏ, xây dựng và vận hành đơn giản nhưng lại chiếm nhiều diện tích xây
dựng.
* Bể radian: Bể lắng radian có mặt bằng hình tròn, gồm bể ly tâm và hướng tâm. Nước
thải cần xử lý được dẫn vào ở trung tâm và thu nước ra bằng máng thu đặt vòng quanh
chu vi bể (bể ly tâm) hoặc có thể phân phối vào bằng máng quanh chu vi bể và thu
nước ra bằng máng quanh ống đứng đặt ở trung tâm (bể lắng hướng tâm). Bể lắng ly
tâm thường được sử dụng rộng rãi hơn cả.
Bể lắng ly tâm có một số ưu nhược điểm so với bể lắng khác như: nhờ có thiết bị
gạt bùn nên đáy bể có độ dốc nhỏ hơn so với bể lắng đứng (5 ÷ 8 %), do đó chiều cao
công tác của bể nhỏ (1,5 ÷ 3,5 m) nên thích hợp xây dựng ở những khu vực có mực
nước ngầm cao. Bể vừa làm việc vừa xả cặn liên tục nên khi xả cặn bể vẫn làm việc
bình thường. Bể ly tâm có hiệu quả lắng cặn cao, vận hành dễ dàng, diện tích xây dựng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 67
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
nhỏ nhưng việc xây dựng phức tạp. Bể lắng ly tâm thường được sử dụng để sơ lắng
nguồn nước có hàm lượng cặn cao (> 2000 mg/l) với công suất > 30.000 m 3/ngày đêm.
[11-104]
*Bể lắng đứng: Bể này thường được dùng đối với trạm có công suất nhỏ.
Nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên tới vách tràn với
vận tốc 0,5 ÷ 0,6 m/s [16-100] và thời gian lưu của nước trong bể lắng 2 là 1,5 giờ [19-
212] (thời gian lưu này phụ thuộc vào vị trí các công trình đặt trước nó) và cặn được
thải ra ngoài bằng áp lực thuỷ tĩnh.
Ưu điểm : kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, thuận tiện trong công tác xả cặn. Nhược
điểm: chiều cao xây dựng lớn làm tăng giá thành xây dựng, hiệu suất lắng thấp.
II.3.4.Công trình xử lý màu.
Tháp hấp phụ [19- 261].
Người ta phân biệt có 2 kiểu hấp phụ: hấp phụ trong điều kiện tĩnh và hấp phụ
trong điều kiện động.
- Hấp phụ trong điều kiện tĩnh là không cho sự chuyển dịch tương đối của phân tử nước
so với phân tử chất hấp phụ mà chúng cùng chuyển động với nhau. Biện pháp thực
hiện là cho chất hấp phụ vào nước và khuấy trộn trong một thời gian đủ để đạt được
trạng thái cân bằng nồng độ. Tiếp theo cho lắng hay lọc để giữ chất hấp phụ lại và tách
nước ra. Biện pháp này phức tạp hơn.
- Hấp phụ trong điều kiện động là có sự chuyển động tương đối của phân tử nước so
với phân tử chất hấp phụ gồm có 2 dạng: hấp phụ trong điều kiện động qua lớp vật liệu
lọc cố định và hấp phụ trong điều kiện động lọc qua lớp vật liệu lơ lửng.
 Ta chọn kiểu hấp phụ trong điều kiện động qua lớp vật liệu lọc cố định, là quá trình
diễn ra khi cho nước thải lọc qua lớp than hoạt tính vì kiểu này có nhiều ưu điểm về
công nghệ và quản lý như:
- Cho hiệu suất xử lý tin cậy và ổn định.
- Khi hoàn nguyên không phải đưa vật liệu hấp phụ khỏi bể lọc do đó cho phép dễ
dàng tự động hoá và điều khiển từ xa.
- Cho phép sử dụng tối đa dung tích vật liệu hấp phụ khi cho nước chảy qua.
II.3.5.Công trình xử lý bùn.
Bùn cặn của nước thải là hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa nhiếu chất hữu cơ có
khả năng phân hủy , dễ bị thối rữa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi
trường vì thế cần có biện pháp xử lý trước khi thải ta nguồn tiếp nhận.
Mục đích của quá trình xử lý bùn cặn là:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 68
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cặn bằng cách gạn một phần hay phần lớn lượng
nước có trong hỗn hợp để giảm kích thước thiết bị xử lý và giảm trọng lượng vận
chuyển đến nơi tiếp nhận.
+ Phân hủy các chất hữu cơ dễ bị thối rữa , chuyển chúng thành các hợp chất hữu cơ ổn
định và các hợp chất vô cơ để dễ dàng tách nước ra khỏi bùn cặn và không gây tác
động xấu đến môi trường của nơi tiếp nhận.
1. Thiết bị cô đặc bùn.
Cô đặc cặn là quá trình làm tăng nồng độ cặn bằng cách loại bỏ một phần nước ra khỏi
hỗn hợp, làm cho khối lượng phải vận chuyển và thể tích các công trình ở phía sau
giảm đi [10].
Bể cô đặc cặn thường dùng: Bể cô đặc cặn bằng lắng trọng lực, bể tuyển nổi. Ở đây
chọn bể cô đặc bằng trọng lực .
2. Thiết bị làm khô bùn
Cặn sau khi thu được ở bể nén bùn có nồng độ thường từ 5 – 8 % được đưa tiếp sang
công đoạn làm khô để giảm độ ẩm xuống 70 – 80% tức là tăng nồng độ của cặn khô
với mục đích:
+ Cặn khô dễ đưa đi chôn lấp
+ Giảm lượng nước bẩn có thể thấm vào nước ngầm ở bãi thải.
+ ít gây mùi khó chịu và ít độc tính.
Có nhiều loại thiết bị làm khô cặn như: Sân phơi bùn, máy ép bùn....... Ở đây chọn máy
lọc ép băng tải vì máy làm khô cặn bằng lọc ép băng tải quản lý đơn giản, ít tốn điện,
hiệu suất làm khô cặn chấp nhận được.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 69
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Phần II.
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY DỆT
-NHUỘM CÔNG SUẤT 3000m3/NGÀY ĐÊM
Chương III

TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI

Mỗi thiết bị trong hệ thống xử lý có chức năng khác nhau, hoạt động của chúng
có thể làm thay đổi lưu lượng, thành phần, nồng độ, các chất có trong nước thải. Để đạt
được hiệu quả xử lý nước thải tốt nhất, các thiết bị cần có kích thước xây dựng phù
hợp, vận hành đúng kĩ thuật, hợp lý.

Để đánh giá hiệu quả làm việc của thiết bị, cần xem xét cân bằng vật liệu của
thiết bị,từng công đoạn của hệ thống xử lí. Cân bằng vật chất được xác định dựa trên cơ
sở sơ đồ quy trình công nghệ xử lí nước thải và các thực nghiệm đã được công bố. Sau
đây là một số phân tích để xác định một số thông số đầu vào và đầu ra tại từng thiết bị.

1.Mương dẫn nước thải.

Mương dẫn nước thải có chức năng dẫn nước thải từ nhà máy về mương đặt song
chắn rác, hoạt động sản xuất của nhà máy là liên tục, lượng nước thải thải ra liên tục,
nên cơ bản coi như không có sự biến động về luu lượng và thành phần nước thải, các
thông số đầu vào và đầu ra của nước thải qua mương là như nhau.

2. Song chắn rác.

Đây là bước xử lí sơ bộ, song chắn rác được đặt tại đầu của hệ thống xử lí nước
thải nhằm loại bỏ các tạp chất,rác có kích thước lớn như lá, cành cây,củi mục…tránh
các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống như làm tắc bơm, đường ống, kênh dẫn…
Trong xử lí nước thải ngành dệt nhuộm có thể coi như qua song chắn không làm thay
đổi lưu lượng cũng như thành phần nước thải.

3. Bể điều hòa.

Lưu lượng và nồng độ nước thải chảy về nhà máy xử lí thường xuyên dao động
theo các giờ trong ngày. Khi hệ số không điều hòa K ≥ 1,4, xây dựng bể diều hòa để
các công trình xử lí làm việc với lưu lượng đều trong ngày sẽ kinh tế hơn[10-T40]. Bể
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 70
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
điều hòa được dùng để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Trong bể điều
hòa có thiết bị khuấy trộn nhằm đảo trộn đều nước thải trong bể, ngăn ngừa cặn lắng
trong bể, pha loãng nồng độ các chất độc hại nếu có, do đó loại trừ được các cú sốc về
chất lượng cho các công trình xử lí sinh học phía sau.

Bể điều hòa lắp đặt hệ thống sục khí, nước thải được dẫn vào và được lưu trong bể
trong khoảng từ 4-8 giờ, sau đó được dẫn sang các công trình phía sau. Do đó về
nguyên tắc qua bể điều hòa thì SS, BOD, COD sẽ giảm, tuy nhiên lượng giảm này
không lớn lắm, việc tính toán rất phức tạp vì thế có thể coi như hiệu suất khử các thành
phần trong nước thải là không đáng kể, có thể bỏ qua.

4. Bể hòa trộn hóa chất.

Là công trình đầu tiên của công đoạn xử lí hóa lí, nước thải được dẫn qua bể keo tụ
tạo bông, đồng thời, hóa chất được bổ sung vào đây là phèn và axit. Ngoài ra để tăng
quá trình tạo bông, tăng tốc độ lắng của cặn, cho PAA là chất trợ tạo bông vào nước.
Hàm lượng chất keo tụ tối ưu sẽ giảm khi bổ sung chất tạo bông. Theo đó nước thải ra
khỏi đây sẽ tăng lên về lưu lượng ( bao gồm nước thải, phèn, chất trợ keo, axit…), tuy
nhiên lưu lượng này tăng lên không đáng kể, nồng độ các chất ô nhiễm cũng không
thay đổi, sau đây là tính toán với lượng hóa chất bổ sung.

a) Tính toán lượng phèn cho vào bể hòa trộn hóa chất

Chọn chất đông keo tụ để xử lí nước thải là phèn nhôm sunfat Al2(SO4)3.18H2O hòa tan
tốt trong nước, giá thành rẻ hơn phèn sắt và không tạo hợp chất có trong nước như phèn
sắt.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu vào SS = 300 mg/l, chọn liều lượng
phèn nhôm pha trộn 45 mg/l[20 -T27].

Khi xử lí nước thải có màu, lượng phèn nhôm được xác định theo công thức:

p = 4× M [20 –T27]

M là độ màu nước thải tính theo thang Pt-Co, M = 750 Pt-Co

p = 4 × 750 = 109, 5 mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 71
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Lượng phèn tính theo độ màu > lượng phèn tính theo hàm lượng cặn nên chọn
lượng phèn cần thiết = lượng phèn tính theo độ màu = 109,5 mg/l.

Trong thực tế , để đảm bảo quá trình đông keo tụ, tạo bông diễn ra hiệu quả,
người ta thường lấy dư ra 10% lượng hóa chất.Vậy lượng phèn thực tế lấy:

ptt = 109,5 + 109,5 ×10% = 120,5 mg/l

b) Tính toán lượng PAA cho vào bể hòa trộn hóa chất

Để tăng cường quá trình keo tụ ,tăng hiệu suất làm việc của các công trình xử
lí,bổ sung thêm chất trợ tạo bông cho vào cùng phèn, thường là các hợp chất cao phân
tử như poliacrilamit (PAA). Liều lượng PAA khi cho vào trong nước là 0,1-1,5 mg/l,
[11 –T20], chọn hàm lượng của PAA là pp=0,8 mg/l

Tương tự như phèn , lượng PAA thực tế lấy :

p ptt = 0,8 + 0,8 × 10% = 0,88 mg/l

c) Tính toán lượng axit châm vào bể hòa trộn hóa chất

Để quá trình đông keo tụ, tạo bông đạt kết quả cao,cần điều chỉnh pH của nước
thải về khoảng pH tối ưu cho quá trình đông keo tụ. Chất keo tụ là phèn nhôm có pH tối
ưu là 5,5-7,5. Nước thải đầu vào có có pH dao động trong khoảng 7,5-9 (chọn giá trị
điều chỉnh là 8,0), do đố cần hạ pH xuống cho phù hợp. Axit thường dùng để điều
chỉnh pH là H2SO4.Quá trình đông keo tụ sẽ sinh ra H2SO4 làm giảm pH, trong khi đó
nước thải khi đưa đi xử lí sinh học luôn phải đảm bảo pH không nhỏ hơn 6,5[21] Do đó
chọn mốc pH cần đạt là 7,0

Ta có:

pH + pOH = pKW

Trong đó:

pKW : Tích số ion của nước ( ở 40oC , pKW = 13,54 ) [22]

pH = -lg (H+)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 72
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
pOH = -lg (OH-)

Vậy

+ pOH của nước thải khi chưa bổ sung axit:

pOH = pKW – pH = 13,53-8= 5,53

Nồng độ OH- có trong 1 lít nước thải ban đầu :

OH- tr = 10-pOH = 10-5,53 = 2,95×10-6

+ pOH của nước thải sau khi bổ sung axit:

pOH = pKW –pH = 13,53-7= 6,53

Nồng độ ion OH- trong 1lít nước thải sau khi bổ sung axit:

OH- s = 10-pOH = 10-6,53 = 2,95×10-7

Vậy nồng độ ion OH- giảm:

OH- = OH- tr - OH- s = 2,95×10-6 - 2,95×10-7 = 2,66×10-6

Phương trình trung hòa nước thải:

H+ + OH- = H2O

Mol/l: 2,66×10-6 2,66×10-6 2,66×10-6

Để trung hòa 2,66×10-6 ion OH- cần 2,66×10-6 ion H+, sử dụng H2SO4 để điều chỉnh
pH.

Cho H2SO4 vào nước có phân ly:

H2SO4 2H+ + SO4 2-

Mol/l : 1 2 1

2,66×10-6 /2 2,66×10-6 2,66×10-6 /2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 73
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
nH2SO4 = nH+ /2 = 1,33×10-6 mol/l

Lượng H2SO4 có trong 1 lít nước thải :

m’H2SO4 = M H2SO4 × n H2SO4 = 98 × 1,33×10-6 =13,03×10-5 g axit/lít

Lượng H2SO4 khan cần bổ sung vào trong nước thải 1 ngày là:

mH2SO4 = Q × m’H2SO4 = 3.000 ×103 × 13,03×10-5 = 390,9 g/ngày

Trên thị trường phổ biến dung dịch axit sunfuric nồng độ 98% hay 980 g/lít do
đó lượng axit cấp vào trong 1 ngày:

m H2SO4
Q H2SO4 = lít/ngày
m% × a

a là trọng lượng riêng của dung dịch, a= 1,84 [23 –T403]

391,9
Q H2SO4 = 980 × 1,84 = 0,22 lít/ngày

5. Bể đông keo tụ tạo bông kết hợp lắng I

Phèn nhôm khi cho vào nước sẽ thủy phân tạo ra các ion dương, phá vỡ trạng
thái bền vững của hệ keo. Các hạt keo này sẽ tích tụ lại tạo thành các bông keo,có trọng
lượng và kích thước lớn hơn, lắng xuống đáy bể sau khi tạo bông, nước thải được dẫn
qua bể lắng sơ cấp, dưới tác dụng của trọng lực. các bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể.

Nước thải ra khỏi bể lắng sơ cấp bao gồm: SS, BOD 5, COD, độ màu, ngoài ra
còn có bùn ( Xơ sợi lắng) Al(OH)3, PAA...

Nước thải vào công đoạn xử lý sinh học phải đảm bảo SS≤ 150 [21]

Khi đó quá trình xử lý phải đạt hiệu suất

300 − 150
η≥ × 100% = 50%
300

Chọn hiệu suất khử SS của quá trình hóa lý là 57%

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 74
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
SS ra khỏi bể lắng sơ cấp là:

300 -300 × 57%= 129 mg/lít

Lượng SS lắng ở bể sơ cấp trong 1 ngày

mss= Q × (SSo-SSv) = 3000 × (300-129) =513000 g/ngày = 513 kg/ngày.

Bể lắng sơ cấp khử được 30-40% BOD và COD [7-T72]

Chọn hiệu suất xử lý là 35%, khi đó:

BODv= BODo .(100-35)%= 500 × (100 − 35)% = 325 mg/l

CODv =CODo .(100-75) %= 950 × (100 − 35)% = 617,5 mg/l

Giả thiết hệ thống xử lý màu của hệ thống xử lý hóa lý là 75% [9-T120]

Thì độ màu của nước thải ra khỏi bể lắng:

750 × (100-75)%= 187,5 Pt- Co

Lượng bùn cặn thu được từ bể lắng sơ cấp

Lượng bùn tích tụ dưới đáy bể lắng sơ cấp bao gồm SS, BOD được khử, bùn do chất
đông keo tụ lắng xuống.

Gọi mbùn là lượng bùn tích tụ dưới đáy bể lắng sơ cấp.

m bùn = mss +mBOD5 + mchatdongtu

+ mss = Rss × SSo × Q

mss: Lượng SS lắng được ở bể lắng sơ cấp

Rss : Hiệu suất xử lí SS của bể lắng sau khi đông keo tụ nước thải, Rss = 57%

SSo : Hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải đầu vào,SSo = 300 mg/l

Q: lưu lượng nước thải trung bình cần xử lí, Q= 3000m3/ngày

mss = 0,57 x 300 x 3000 = 513000 g/ngày


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 75
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
mBOD = RBOD × BODo × Q

RBOD hiệu suất xử lí BOD của bể lắng sau khi dông keo tụ nước thải, RBOD = 35%

mBOD = 0,35 × 500 × 3000 = 525000 g/ngày

mchatdongtu = m phèn + m trokeo

Khi cho phèn nhôm vào nước xảy ra phản ứng

Al2(SO4)3.18H2O 2Al(OH)3 +3 H2SO4 + 12H2O

x mol 2 x mol

Trong 1 ngày lượng phèn nhôm tạo ra Al(OH)3

Gphèn = 0,1205 × 3000 = 361,5 kg/ngày

m 361,5
x= = = 0,54 kmol/ngày
M 666

Lượng Al(OH)3 tạo thành lắng ở đáy bể lắng trong 1 ngày

mAl(OH)3 = 2 x 0,54 x 78 = 84,24 kg/ngày

Hàm lượng polyme bổ sung hàng ngày không lớn nên có thể bỏ qua

mbun = mss +mBOD5 + mchatdongtu = 513 + 525 + 84,24 = 1122,24 kg/ngày

Coi tỉ trọng của nước là 1T/m3, thể tích bùn tươi sinh ra được xác định theo công thức

mbun 1122, 24
Vbun = = = 22 m3/ngày
P×S 0, 05 × 1020

Trong đó:

P : nồng độ phần trăm của cặn khô trong hỗn hợp theo tỉ lệ thập phân , p= 5%
[10-T203]

S: tỷ trọng hỗn hợp cặn , S = 1,02 T/m3 = 1020 kg/m3

6. Bể Aeroten và lắng II:


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 76
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Bể aeroten là công trình chính trong hệ thống xử lý sinh học có chức năng phân
hủy các hợp chất ô nhiễm trong nước nhờ vi sinh vật hiếu khí và tùy tiện. Bể lắng II có
chức năng lắng phần nước trong phía trên để xả ra nguồn tiếp nhận và cô đặc bùn hoạt
tính đến nồng độ nhất định, một phần bùn được tuần hoàn lại bể aeroten.

BOD5 vào bể Aeroten là 325 mg/l, COD là 617,5 mg/l

Để đảm bảo tỉ lệ BOD5:N:P= 100:5:1

Cần bổ sung Nito và P vào bể

Giả sử nước đầu vào có hàm lượng N và P gần như bằng 0

Suy ra lượng N và P cần bổ sung:

+ Lượng N: BOD5 : N = 100:5

N=5 × C/100 =5 × BODv /100 = 5 × .325/100= 16,25 mg/l = 16,25 g/m3

Để đảm bảo cung cấp N lấy dư 10% lượng N thực tế là:

Ntt= N × (100+10)%= 16,25 × (100+10)= 17,9 g/m3

Lượng N cần bổ sung cho nước thải trong 1 ngày là:

mN= Q × Ntt= 3000 × 17,9 = 53700 g/ngày = 53,7 kg/ngày

Lấy Nitơ từ Urê CO(NH2)2 có chứa 44-48% Nitơ nguyên chất

Chọn tỉ lệ N trong phân là 45% :

mN ×100 53, 7 × 100


mure = = = 119,3kg / ngày
45 45

Nồng độ dung dịch urê để bổ sung Nitơ thường là 30% hay 30 kg/m3

Khi đó lưu lượng Urê 30% là:

119,3
Vdd = = 0, 4m3 / ngày
300

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 77
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Lượng P:

BOD5:P =100:1

Suy ra:

P =1 × C/100=1 × BODv /100 = 325/100 = 3,25 g/m3

Tương tự ta có:

Ptt = P × (100+10)% =3,25 × 110% = 3,58 mg/l

Lượng P bổ sung trong 1 ngày:

mp= Ptt × Q = 3,58 × 3000 = 10740 g/ngày = 10,74 kg/ngày

P được bổ sung từ axit photphoric H3PO4 :

P 31
=
H 3 PO 4 98

Suy ra lượng H3PO4 cần dùng:

98 ×10, 74
Axit = = 34kg / ngày
31

Giả thiết H3PO4 có nồng độ 70% tức là 700kg/m3.

34
Vddaxit = = 0, 05m3 / ngày
700

+ Tính toán các giá trị BOD5, COD, SS ra khỏi bể aeroten

Q, S0, X0 Q+Qr
Qr , S, Xr
S, X
Bể aeroten
Bể lắng II

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 78
8693551. Q , S, X
x t
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Qt, S, Xt

Hình 3.1. Sơ đồ bể aeroten và bể lắng II

Nước thải vào aeroten với lưu lượng Q chứa chất nền với nồng độ So (BOD5v) và
lượng bùn hoạt tính coi như không đáng kể Xo = 0
Nước thải đi vào bể được khuấy trộn hoàn chỉnh và phân bổ đều ngay lập tức
trong toàn bộ thể tích bể.
Cùng với nước thải vào bể, còn có dòng bùn hoạt tính tuần hoàn lấy từ đáy bể
lắng đưa vào với:
+ Lưu lượng Qt.
+ Nồng độ bùn Xt.
+ Lượng chất nền ra khỏi bể lắng còn S (BOD5r)
Sau thời gian lưu θ giờ trong bể, nước chảy sang bể lắng 2 với:
+ Lưu lượng Qr + Qt.
+ Nồng độ chất nền S (BOD5r)
+ Nồng độ bùn hoạt tính X.
Qua bể lắng, nước được lắng trong và xả ra với :
+ Lưu lượng Qr.
+ Nồng độ chất nền S (BOD5r)
+ Nồng độ bùn hoạt tính Xr.
Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể có nồng độ Xt, một phần tuần hoàn lại, phần dư
xả ra bể chứa cặn với lưu lượng Qx, Xt để xử lý tiếp.
Coi việc giảm nồng độ chất nền và tăng khối lượng bùn hoạt tính chỉ xảy ra trong
bể Aerotank.
Bể làm việc với chế độ thuỷ lực là khuấy trộn hoàn chỉnh và có dòng chảy đều.

Phương trình cân bằng sinh khối cho bể:

[Lượng bùn trong bể] = [lượng bùn đi vào] - [lượng bùn xả ra] +[ lượng bùn tăng lên
trong bể sau thời gian lưu nước]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 79
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Thực tế hiệu quả làm sạch của aeroten hoạt hóa bằng bùn hoạt tính có thể khử 80-
95% BOD5, 80-90 % SS, 80-85% COD [7-T72]

Chọn hiệu suất xử lí BOD5 là 90%

Vậy BOD5 có trong nước thải ra khỏi bể lắng II là

BODr = BODv × (100-90) % = 325 × 10% = 32,5 mg/l

Chọn hiệu suất khử COD là 85%

Vậy COD có trong nước thải ra khỏi bể lắng II là:

CODr = CODv × (100-85)% = 617,5 × 15% = 92,6 mg/l

Chọn hiệu suất khử SS là 80%

Vậy SS có trong nước thải ra khỏi bể lắng II là:

SSr = SSv × (100 - 80)% = 129 × 20% = 25,8 mg/l

Coi lượng nước theo bùn không đáng kể khi đó Qr = 3000 m3/ngày

7. Hấp phụ bằng than hoạt tính:

Để nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn thải theo QCVN 13-2008/BTNMT cần làm
giảm độ màu của nước thải, chọn hiệu quả khử màu là 34%

Vậy lượng màu sau khi qua tháp hấp phụ là:

Độ màu ra = Độ màu vào × (100 - 34)% = 225 × (100-34)% = 149 Pt-Co

Vậy nước thải sau khi qua tháp hấp phụ đạt đọ màu theo tiêu chuẩn và đồng thời
cũng khử được hàm lượng chất halogen trong hóa chất tẩy trước khi ra thải ra môi
trường.

8. Bể cô đặc bùn:

Nồng độ cặn trong bùn chỉ đạt 0,5-1,5 % [10-T218]. Cô đặc nhằm tách nước khỏi
bùn, nâng nồng độ cặn lên 2-3%

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 80
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
9. Máy ép bùn:

Cặn sau khi xử lý ổn định và cô đặc đến nồng độ 2-3% đưa sang máy ép bùn, làm
khô để giảm độ ẩm 70-80% [7] tăng độ khô của cặn 20-30%.

Bảng3.1. Tóm tắt cân bằng vật chất trong hệ thống xử lýnước thải.

Tên thiết bị Thông số Đầu vào Đầu ra Đơn vị


Bể hòa trộn Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
hóa chất nước
BOD5 500 500 mg/l
COD 950 950 mg/l
SS 300 300 mg/l
Độ màu 750 750 Pt-Co
Phèn nhôm 120,5 ≤ 120,5 mg/l
Dd axit 0,22 ≤ 0,22 l/ngày
sunfuric 98%
Dd PAA 0,88 ≤ 0,88 mg/l
Công trình Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
xử lý hóa nước
lý(Bể đông BOD5 500 325 mg/l
COD 950 617,5 mg/l
keo tụ tạo
SS 300 129 mg/l
bông và lắng Độ màu 750 225 Pt-Co
bậc I) Phèn nhôm ≤ 120,5 ≤ 10,9 mg/l
Dd axit ≤ 0,22 ≈0 l/ngày
sunfuric 98%
Dd PAA ≤ 0,88 ≤ 0,08 mg/l
Công trình Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
xử lý sinh học nước
( bể aeroten
và bể lắng bậc
II)
BOD5 325 32,5 mg/l
COD 617,5 92,6 mg/l
SS 129 25,8 mg/l
Độ màu 225 225 Pt-Co
Urê 119,3 ≤ 10,8 kg/ngày
Axit 34 ≤ 3,0 kg/ngày
photphoric
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 81
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Tháp hấp Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
phụ nước
BOD5 32,5 ≤32,5 mg/l
COD 92,6 ≤ 92,6 mg/l
SS 25,8 ≤ 25,8 mg/l
Độ màu 225 149 Pt-Co

Chương IV
TÍNH TOÁN CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Các thông số thiết kế


Hoạt động sản xuất của nhà máy dệt nhuộm hàng ngày thải ra một lượng nước
thải là 3000m3, lưu lượng nước thải không đều nhau theo từng giờ trong ngày và
thường dao động so với lưu lượng trung bình giờ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 82
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hệ số không điều hòa K phụ thuộc vào lưu lượng nước thải trung bình ngày có
thể xác định tương đối chính xác K bằng phương pháp nội suy.

Với Q = 3000 m3/ngày thì Komax =1,82; Komin = 0,52 [21-T6]

Ta có :
Lưu lượng giờ trung bình:
3000
Qtb = = 125 (m3/giờ)
24

Lưu lượng giờ cực đại :

Qmax = Qtb × Komax = 125 × 1,82 = 227,5 (m3/giờ)

Lưu lượng giờ cực tiểu :


Qmin = Qtb × Komin = 125 × 0,52 = 65 (m3/giờ)
IV.1. Tính toán các thiết bị chính.
IV.1.1. Tính toán mương dẫn.
Nước thải từ các quá trình sản xuất trong nhà máy được dẫn vào mương, qua song
chắn rác và đi vào hệ thống xử lý.
Tốc độ dòng nước qua song chắn lấy bằng 0,8 ÷ 1,0 m/s [7-T75] ứng với lưu
lượng nước thải cực đại, do đó ta chọn tốc độ dòng nước chảy trong mương dẫn là 0,8
m/s.
Lưu lượng nước thải không đều nhau theo từng giờ trong ngày và thường dao
động so với lưu lượng trung bình giờ.
Để phân phối, vận chuyển nước thải vào trạm xử lí, dùng mương hở tiết diện chữ
nhật có Bk = 2 × h sẽ cho tiết diện tốt nhất về mặt thủy lực [19-T522]
Với Bk ; h lần lượt là chiều rộng, chiều cao mương dẫn.
Ta có: Qmax =W ×V

Trong đó
V: Vận tốc dòng chảy trong mương, m/s; V = 0,8 m/s
W: Diện tích mặt cắt ướt trong mương dẫn, m2
Qmax : Lưu lượng giờ cực đại, m3/giờ ; Qmax = 227,5 m3/giờ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 83
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Qmax 227,5
W= = = 0, 078 m2
V 0,8 × 3600

Do đó ta có: W = Bk × h = 2h × h = 2h = 0, 078
2

0, 078
Suy ra: h = ≈ 0,2 m = 20 cm
2
Bk = 0,2 × 2 = 40 cm

Trong thực tế người ta thường thiết kế mương có độ dốc để đảm bảo cho quá trình
tự chảy của nước thải , đảm bảo không lắng đọng cặn. Khi đó, độ dốc tối thiểu của
mương dẫn sao cho tránh được quá trình lắng cặn trong mương được tính như sau:
1
imin = [24]
Bk

Trong đó:
Bk: Độ rộng mương dẫn, m; Bk = 0,4 m.
1
imin = = 2,5%
0, 4

Chiều cao bảo vệ của mương h’ = 0,1 ÷ 0,2 m so với chiều sâu lớp nước của dòng
chảy [19-T522]
Chọn h’ = 0,15 m.
Chiều cao xây dựng của mương là:
H = h + h’ = 0,2+ 0,15 = 0,35 m.
Chọn mương dẫn nước thải xây bằng bê tông cốt thép, dạng mương hở, tiết diện
hình chữ nhật. Hoặc có thể dùng các tấm bê tông đúc sẵn đậy kín nhằm chống mùi và
tạo mĩ quan.
Bảng 4.1. Các kích thước cơ bản của mương dẫn

Đơn
STT Các thông số Gía trị
vị
Vận tốc dòng chảy trong
1 m/s 0,8
mương, V
2 Chiều cao mực nước, h m 0,2
3 Chiều rộng, B m 0,4
4 Chiều cao xây dựng, H m 0,35
5 Độ dốc tối thiểu của mương % 2,5

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 84
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
dẫn, imin

IV.1.2. Tính song chắn.


Song chắn rác được làm bằng thép không rỉ, gồm các thanh đan sắp xếp cạnh
nhau, có kẽ hở để nước chảy qua, được hàn gắn trên 1 khung thép hình chữ nhật, được
đặt trên mương dẫn nước thải.
Song chắn rác đặt nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc α = 60-75o [12] [18-T93];
chọn α = 60o để tiện lợi khi cọ rửa, vệ sinh.
Chọn thanh đan song chắn rác tiết diện hình chữ nhật, kích thước S × b s = 10 ×
40 [14-T30], sử dụng song chắn rác cố định, hình chữ nhật hạn chế được việc rác dính
chặt vào các thanh đan gây khó khăn cho công tác cào rác, ngoài ra song chắn rác cố
định có cấu tạo thiết bị và quản lí đơn giản hơn song chắn rác di động.

hp

h
60° h

hp

Bs

1-1.5m
L1 L2
0.5-1m

Hình 4 .1. Sơ đồ song chắn rác.


Tốc độ dòng nước qua song chắn lấy bằng 0,8 ÷ 1,0 m/s [7-T75] ứng với lưu
lượng nước thải cực đại, do đó ta chọn tốc độ dòng nước chảy qua song chắn rác V =
0,8 m/s.
Tính toán song chắn bao gồm việc xác định : kích thước buồng đặt song chắn ,
song chắn và song chắn và tổn thất cột nước.
+ Số lượng khe hở song chắn:
Qmax
n= k [(4.1)\(19-T61)]
V × h×b
Trong đó
227,5
Qmax: Lưu lượng tối đa của nước thải, m3/s Qmax= = 0,063 m3/s
3600
V: Tốc độ nước chảy qua song chắn, m/s V = 0,8 m/s
h: Độ sâu nước ở chân song chắn, m h = 0,2 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 85
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
b: Độ rộng khe hở song chắn, m. Chọn song chắn rác trung bình ( độ rộng khe hở
5-25 mm) chọn b = 15mm = 0,015 m [19-T59]

k: Hệ số tính đến sự thu hẹp dòng chảy, thường lấy k0 = 1,05 [14-T34]
0, 0632
n= ×1, 05 = 27, 65 ≈ 28 khe
0,8 × 0, 2 × 0, 015
Số thanh đan song chắn rác :
n , = n -1 = 28 -1 = 27 thanh đan
Chiều rộng thiết kế buồng đặt song chắn rác:
Bs = S (n −1) + b × n [(4.2)\(19-61)]
Trong đó
S: Chiều dày thanh chắn rác, m. S = 10 mm = 0,01 m.
n: Số khe hở song chắn, khe. n = 28 khe
b: Chiều rộng khe hở song chắn, m. b = 15 mm = 0,015 m

Bs = 0, 01× (28 − 1) + 0, 015 × 28 = 0, 69 m

Ta thấy chiều rộng của buồng đặt song chắn rác B s > chiều rộng mương dẫn B, do
đó cần phải mở rộng mương dẫn tại vị trí đặt song chắn. Tuy nhiên việc mở rộng song
chắn như vậy có thể làm lắng cặn trước song chắn vì tốc độ dòng chảy giảm lại.
Đối với song chắn mở rộng cần đảm bảo tốc độ nước chảy qua không nhỏ hơn 0,4
m/s [14-T31].
Cần kiểm tra tốc độ dòng chảy tại vị trí mở rộng.
Ta có: Qmax = v × S

Trong đó
Qmax: Lưu lượng nước thải, m3/s. Q = 0,063 m3/s
v : Vận tốc nước tại chổ mở rộng, m/s
S : Diện tích mương tại chổ mở rộng, m2.
Ta có: S = Bs × h

Trong đó
Bs: Chiều rộng mương tại chỗ đặt song chắn, m. Bs = 0,69 m
h : Chiều cao nước trong mương, m. h = 0,2 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 86
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Qmax Q 0, 063
v= = max = = 0, 458 > 0, 4 m/s
S Bs × h 0, 69 × 0, 2

Vậy vận tốc nước tại chổ mở rộng vẫn đảm bảo để không lắng cặn.
Chiều dài buồng đặt song chắn rác.
+ Chiều dài đoạn mở rộng trước máng (góc 200) [14-T32]
Bs − B
L1 = = 1,73( Bs − B) [(4.3)\(19-T62)]
2tg 20 0 C

Trong đó
Bs: Chiều rộng mương tại chỗ đặt song chắn, m. Bs = 0,69 m
B: Chiều rộng mương dẫn, m. B = 0,4 m
L1 = 1,73 (0,69 – 0,4) ≈ 0,5 m
+ Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn
L2 = 0,5L1
[(4.4)\(19-T62)]
Trong đó
L1: Chiều dài đoạn mở rộng góc 200C, m. L1 = 0,5 m.
L2 = 0,5 × 0,5 = 0,25 m
Chiều dài buồng đặt song chắn rác lấy không nhỏ hơn 1 m. [19-T62]
Chọn L = 1,3 m
Chiều dài buồng đặt song chắn rác
Ls = L1 + L2 + L = 0,5 + 0,25 + 1,3 = 2,05 m
Tổn thất áp suất của dòng thải khi đi qua song chắn có thể tính như sau:
v2 × p
hp = ε [(2.1)\(7-T75)]
2 ×g
4
S
ε = β ( ) 3 × sin α [(2.2)\(7-T75)]
b
Trong đó
hp: Tổn thất áp suất, m
v : Vận tốc dòng chảy trước song chắn, m/s. v = 0,8 m/s
p : Hệ số tính đến tăng trở lực do song chắn bị bịt kín bởi rác thải, p nằm trong
khoảng 2-3 (thường lấy p = 3)
ε : Trở lực cục bộ của song chắn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 87
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,8 m/s2
S : Chiều dày thanh chắn, m. S = 10 mm = 0,01 m
b : Khoảng cách giữa các thanh, m. b = 15 mm = 0,015 m
α : Góc nghiêng của thanh chắn so với mặt phẳng ngang, α = 600
β: Hệ số phụ thuộc tiết diện của song chắn. β = 2,42 [7-T75]
4 4
S 0,01 3
ε = β( ) 3 ×sin α = 2,42 ( ) × Sin 60 0 =1,221
b 0,015

v2 × p 0,82 ×3
hp = ε =1,221 = 0,120 m
2×g 2 ×9,8

Để khắc phục hiện tượng dồn nước trước và hiện tượng lắng cặn sau song chắn
thì phần buồng kênh dẫn nước làm thấp xuống độ sâu bằng tổn thất áp suất tức bằng 12
cm.
Chiều cao xây dựng của mương đặt song chắn
Hxd = H + hp [15]
Hxd = 0,35 + 0,12 = 0,47 m = 47 cm
Bảng 4.2. Các kích thước cơ bản của song chắn

STT Các thông số Đơn vị Gía trị



1 Số thanh đan song chắn rác, n Thanh 27
2 Tiết diện thanh 10 × 40 mm2
3 Chiều rộng buồng đặt song chắn rác, BS m 0,69
4 Chiều dài buồng đặt song chắn rác, LS m 2,05
Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt
5 m 0,47
song chắn rác, Hxd
6 Góc nghiêng đặt song chắn, α o 60
7 Tổn thất áp lực qua song chắn rác, hs m 0,12

IV.1.3. Tính bể điều hòa


Nước được phân phối vào bể nhờ cửa sổ ở máng đặt dọc theo chiều dài bể. Máng
phân phối nước vào đặt cao hơn so với mực nước cao nhất trong bể khoảng 20 ÷ 30 cm
[25-T53]. Chọn h’ = 20 cm.
Dung tích bể điều hoà được tính như sau:
V = Qtb ×t

Trong đó

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 88
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Qtb: Lưu lượng trung bình nước thải, m3/s. Qtb = 125 m3/h
t : Thời gian lưu của nước thải trong bể điều hoà, giờ. Chọn t = 4,5 giờ.
Vậy, dung tích bể điều hoà là:
V = Qtb × t = 125 × 4,5 = 562,5 m3

Dung tích cần thiết của bể điều hoà


V * = V ×1, 2 = 562,5 × 1, 2 = 675 m3 [21]
Trong đó 1,2 là hệ số dự trữ.
Chọn bể điều hoà dạng hình chữ nhật gồm các kích thước cơ bản sau:
+ Chiều sâu bể h = 4 m. Chọn chiều cao an toàn 0,5 m.
Bể được xây chìm dưới mặt đất, xây bể điều hòa băng bê tông, đáy và thành có
phủ nhựa.
+ Chiều rộng xây dựng bể : b = 11 m
+ Chiều dài bể :
V 675
L= = = 15m
h × b 4 × 11
Bảng 4.3. Các kích thước cơ bản của bể điều hòa
STT Các thông số Gía trị
1 Chiều dài, m 15,0
2 Chiều rộng, m 11
3 Chiều cao xây dựng, m 4,5
4 Thời gian lưu, giờ 4
5 Thể tích bể, V (m3) 675

IV.1.4. Các công trình trong hệ thống keo tụ


1.Các công trình chuẩn bị dung dịch phèn
Liều lượng phèn nhôm dùng là 120,5 mg/l = 120,5 ×10−3 kg/m3
Lượng phèn cần dùng cho một ngày:
G = 120,5× 10 −3× 3000 = 361,5 kg/ngày
Các công trình chuẩn bị dung dịch phèn được bố trí như sau:

Hình 4.2: Sơ đồ bố trí các công trình chuẩn bị dung dịch phèn
a.Bể hòa trộn phèn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 89
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Dung tích bể hoà trộn phèn được tính theo công thức:
Q × n × Pptt
Wh = , (m3) [11 -T 23]
10000 × bh × ∂
Trong đó: Q: Lưu lượng nước xử lý, m3/h. Q = 125( m3/h)
n: Thời gian giữa 2 lần hoà tan phèn.
Ở đây trạm xử lý công suất 3000 m3/ngày đêm n = 12 giờ. [10 -T 23]
Pptt: Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, (g/m3) Pp = 120,5 g/m3
bh: Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hoà trộn, %,
bh= 10 ÷ 17% [11 -T 21]. Chọn bh = 10 %
∂: Khối lượng riêng của dung dịch, ∂ = 1 tấn/m3
Q × n × Pp 125 × 12 × 120,5
⇒ Wh = = =1.81 m3
10000 × bh × ∂ 10.000 ×10 ×1
Chọn bể hòa trộn có dạng hình tròn và được làm bằng vật liệu PE.
Dung tích của bể là: W = S × h
Trong đó : W: Dung tích của bể, m3. W = 1,81 m3
S : Diện tích mặt cắt ngang của bể, m2
h: Chiều sâu bể, m. Chọn h = 1 m. Chọn chiều cao dự trữ của bể 0,3 m.
W 1,875
Suy ra S= = = 1,875 m2
h 1
π ×d 2
S= ⇒ d = 4S = 4 ×1,875 =1,5 m
4 π π
 Vậy, bể hòa tan phèn có các kích thước cơ bản là: d = 1,5m, hxd = 1,3 m
π ×1,5 2
Vậy dung tích của mỗi bể là: W = S × h = ×1,3 = 2,3 m3
4
Mỗi bể có trang bị 1 phễu để cho chất đông tụ, máy khuấy trộn, ống dẫn và các loại van
khác nhau để điều chỉnh dòng chảy và mức nước.
Để khuấy trộn phèn trong bể ta dùng máy khuấy trộn với cánh khuấy truyền động
bằng moto để hòa tan phèn cục thành dung dịch có nồng độ cao và loại bỏ chất bẩn.
Sau đó dung dịch phèn từ bể hòa tan được chảy qua bể tiêu thụ bởi ống bằng nhựa và
được điều chỉnh bởi van.
b. Bể tiêu thụ
Dung tích bể tiêu thụ được xác định theo công thức:
W h × bh
Wt = , m3 [11 -T 22]
bt
Trong đó: Wh : Dung tích của bể hòa tan phèn, Wh = 1,81 m3
bh: Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hoà trộn, %
bh= 10 ÷ 17% [11 -T 21]. Chọn bh = 10 %
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 90
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
bt: Nồng độ dung dịch phèn trong bể tiêu thụ, (%)
bt = 4 – 10% [11 -T 23]. Chọn bt = 5%
1,81× 10
⇒ Wt = = 3, 62 m3
5
Chọn bể tiêu thụ có dạng hình chữ nhật và được làm bằng vật liệu PE.
Dng tích của bể là : 3,62 m3
Dung tích của mỗi bể được tính như sau: W = S × h
Trong đó : W: Dung tích của 1 bể, m3. W = 3,62 m3
S : Diện tích mặt cắt ngang của bể, m2
h: Chiều sâu bể, m. Chọn h = 1,4m. Chọn chiều cao dự trữ của bể 0,3 m.
W 3, 62
Suy ra S= = =2,13 m2
h 1, 7

S=
π ×d 2
⇒ d = 4S = 4 × 2,13 = 1, 65 m
4 π π
Chọn d=1,7 m
 Vậy, bể tiêu thụ có các kích thước cơ bản là: d = 1,7 m, hxd = 1,7 m
π × 1, 7 2
Vậy dung tích của mỗi bể là: W = S × h = × 1, 7 = 3,86 m3
4
Mỗi bể có trang bị máy khuấy trộn, ống dẫn và các loại van khác nhau để điều chỉnh
dòng chảy và mức nước
Dung dịch phèn ở bể tiêu thụ được định lượng đều với lưu lượng không đổi bằng bơm
định lượng để đưa vào ngăn khuấy trộn
c. Thiết bị định liều lượng phèn
- Thiết bị định liều lượng phèn có nhiệm vụ điều chỉnh tự động lượng phèn cần thiết
đưa vào nước cần xử lý theo yêu cầu.
- Dùng thiết bị định lượng không đổi để đưa dung dịch phèn công tác vào bể trộn.
- Lượng phèn cần dùng cho 1 ngày là 361,5 kg/ ngày.
- Dung dịch phèn công tác có nồng độ 5%.
- Khối lượng riêng của dung dịch là 1T/m3.
- Lưu lượng của thiết bị định lượng là:

Q×a
q=
1000 × p
Trong đó: Q : Lưu lượng nước xử lí Q = 125m3/h
a : Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, g/m3 a = 120,5 g/m3
p : Nồng độ dung dịch phèn trong bể tiêu thụ, %, p=5 %

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 91
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
361, 5 × 10−3 × 100
q= =8, 4 ×10−5 m3 / s =0, 084 l/ s
1× 5 × 24 × 3600
Vậy để bơm định lượng dung dịch phèn nồng độ 5% vào bể trộn ta chọn bơm ly
tâm có năng suất 0,084l/s. Ta bố trí 2 bơm, một bơm dự phòng và một bơm làm việc.
2.Tính lượng PAA cho vào bể.
Lượng PAA cần dùng trong 1 ngày là:
G2 = 0,88 ×3000 ×103 =2, 64.106 mg / ngày =2, 64kg/ngày
Dung dịch PAA được bơm vào nước với nồng độ 0,1 %.
Dung tích bể hoà tan PAA là:
Q × n × Pp
Wh = , m3 [11 -T 23]
10000 × bh × ∂
Trong đó: Q: Lưu lượng nước xử lý, m3/h. Q = 125 m3/h
n : Thời gian giữa 2 lần hoà tan phèn.
Trạm xử lý công suất 3000 m3/ngày đêm n = 12 giờ [11 -T 23].
Pp: Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, g/m3. Pp= 0,88 g/m3
bh : Nồng độ dung dịch PAA trong thùng hoà trộn, %. bh = 0,1 %
∂ : Khối lượng riêng của dung dịch, ∂ = 1 tấn/m3
Q × n × Pp 125 × 12 × 0,88
⇒ Wh = = =1,32 m3
10000 × bh × ∂ 10.000 ×0,1 ×1
Chọn bể hòa trộn PAA có dạng hình hình tròn và được làm bằng vật liệu PE.
Dung tích của mỗi bể được tính như sau: W = S × h
Trong đó : W: Dung tích của bể, m3. W = 1,32 m3
S : Diện tích mặt cắt ngang của bể, m2
h: Chiều sâu bể, m. Chọn h = 1 m. Chọn chiều cao dự trữ của bể 0,3 m.
W 1,32
Suy ra S= = =1,32 m2
h 1

S=
π ×d 2
⇒ d = 4S = 4 × 1,32 = 1,3 m
4 π π
Vậy, bể tiêu thụ có các kích thước cơ bản là: d = 1,3 m, hxd = 1,3 m
π × 1,32
Vậy dung tích của bể là: W = S × h = × 1,3 = 1, 72 m3
4
Bể có trang bị 1 phễu rót PAA , có vòi phun tia nước và 1 máy khuấy trộn với cánh
khuấy truyền động bằng moto.
Thiết bị định liều lượng PAA
- Thiết bị định liều lượng PAA có nhiệm vụ điều chỉnh tự động lượng PAA cần thiết
đưa vào nước cần xử lý theo yêu cầu.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 92
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Dùng thiết bị định lượng không đổi để đưa dung dịch PAA công tác vào bể trộn.
- Lượng PAA cần dùng cho 1 ngày là 2,64kg/ ngày.
- Dung dịch PAA công tác có nồng độ 0,1%.
- Khối lượng riêng của dung dịch là 1T/m3
- Lưu lượng của thiết bị định lượng là:
2, 64 × 100 × 10−3
q= =3.10−5 m3 / s =0, 03 l / s
1× 0,1 × 24 × 3600
Vậy để bơm định lượng dung dịch PAA nồng độ 0,1 % vào bể trộn ta chọn bơm
ly tâm có năng suất 0,03l/s. Ta bố trí 2 bơm, một bơm dự phòng và một bơm làm việc.
3. Bể khuấy trộn hóa chất với nước thải
Bể khuấy trộn bao gồm 2 ngăn, mỗi ngăn có lắp đặt cánh khuấy để tạo ra sự xáo trộn
của dòng nước trong bể, nhờ đó tạo được bông kết tủa lắng xuống , tách khỏi nước thải.
- Bể thứ nhất:
Lưu lượng hoá chất và nước thải cho vào ngăn thứ nhất là:
Q= Qphèn + QNT + Qaxit

Hình4.3: Ngăn khuấy trộn hóa chất với nước thải


Trong đó: Qphèn: Lưu lượng phèn nhôm cho vào , m3/h. Qphèn= 8,4 .10-5 m3/s
QNT: Lưu lượng nước thải, m3/h. QNT = 0,035 m3/s= 35.10-3m3/s
Qaxit : Lưu lượng axit cho vào bể Qaxit = 0,22lit/ngày=2,55.10-9m3/s
⇒ Q = Qphèn + QNT+Qaxit = 8,4.10-5 + 35.10-3 + 2,55.10-9 ≈ 0,035 m3/s= 125
m3/h
Dung tích của ngăn thứ nhất là:
Thời gian nước lưu lại trong ngăn khuấy trộn thứ nhất thường khoảng 1 ÷ 5 phút. [9-
T135]. Chọn t = 3phút
W = Q × t = (m3) = 125 x 3/60 = 6,25 m3
Vậy các kích thước cơ bản của ngăn thứ nhất là: 1,8 x 1,8 x 2 (m)
Chọn chiều cao bảo vệ 0,3m
Vậy thể tích thưc của ngăn thứ nhất là: 1,8 x 1,8 x 2,3 = 6,9m3
- Ngăn thứ hai: Ngăn tạo bông

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 93
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Lưu lượng hoá chất và nước thải cho vào ngăn thứ 2 là:
Q = Qphèn + QNT + QPAA + Qaxit
Trong đó: Qphèn: Lưu lượng phèn nhôm cho vào , m3/h. Qphèn= 8,4 .10-5 m3/s
QNT: Lưu lượng nước thải, m3/h. QNT = 0,035 m3/s= 35.10-3m3/s
QPAA: Lưu lượng chất trợ keo tụ, QPAA = 0,03.10-3 m3/s
Qaxit : Lưu lượng axit cho vào bể Qaxit = 2,5.10-9m3/s
⇒ Q = Qphèn + QNT + QPAA + Qaxit = 8,4.10-5 + 35.10-3 +
0,03.10-3 +2,5.10-9 ≈ 0,035 m3/s = 125 m3/h
Thời gian cần thiết để nước thải tiếp xúc với hóa chất cho tới khi bắt đầu lắng khoảng
20 ÷ 60 phút. [11 -T 135]. Chọn t = 20 phút
Dung tích ngăn thứ hai là : W = Q × t = 125 x 20/60 = 41,7 m3

Trong đó: Q: Lưu lượng hoá chất và nước thải vào trong 1 giờ, m3/h.
Q= 0,035 m3/s =125m3/h
t: thời gian nước thải tiếp xúc với hóa chất cho tới khi bắt đầu lắng
Vậy các kích thước cơ bản của ngăn thứ 2 là: 4,6 x 4,6 x 2 (m)
Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
Vậy thể tích thực của ngăn thứ hai là: 4,6 x 4,6 x 2,3 = 48,7m3

Bảng4.3. tóm tắt các thông số thiết kế các công trình trong hệ thống keo tụ
Bể hòa trộn
Các công trình chuẩn bị phèn Ngăn khuấy trộn
PAA (2 bể)
Dung 1,72 Dung tích 6,9m3
Bể Dung tích bể 2,3m3 Ngăn
tích bể m3 Chiều dài 1,8m
hòa thứ
Đường kính 1,5m Đường Chiều rộng 1,8m
trộn 1,3m nhất
Chiều cao 1,3m kính bể Chiều cao 2,3m
48,7
Bể Dung tích
Dung tích 3,62m3 Chiều Ngăn m3
tiêu 1,3m Chiều dài 4,6m
cao thứ hai
thụ Đường kính 1,7m Chiều rộng 4,6m
Chiều cao 1,7m Chiều cao 2,3m

IV.1.5. Tính toán bể phản ứng tạo bông kết hợp bể lắng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 94
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Máng chảy
tràng

Máng thu nước


ra
Nước vào
Bể phản
ứng

Tấmchắn
hướng dòng

V-3
Cặn xả

Hình 4.4. Bể phản ứng xoáy kết hợp lắng đứng.


- Nguyên lý hoạt động: Nước chảy vào ống trung tâm giữa bể đi xuống dưới gặp
tấm chắn nước sẽ chuyển động ngược lên trên. Trong bể lắng đứng, nước chuyển động
theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi từ trên xuống đáy bể.
- Cấu tạo: Bể lắng đứng có dạng hình tròn và được xây dựng bằng bê tông cốt
thép.
- Theo chức năng làm việc của bể chia làm 2 vùng: vùng lắng có dạng trụ tròn ở
phía trên và vùng lắng cặn có dạng hình nón ở phía dưới. Sau khi nước đã lắng cặn
được thu vào máng vòng bố trí quanh thành bể và cặn được tích luỹ ở vùng nén cặn và
được thải ra ngoài theo chu kỳ bằng ống và van xả cặn.
Thể tích lắng trong ngăn lắng: V L = Q × t (m3)
Trong đó: Q : Lưu lượng nước thải vào bể, Q = 125m3/h
t : Thời gian lưu nước trong bể lắng, t = 1,5 – 2,5 h [10 –T 45] . Chọn thời gian
lắng là 2 h.
⇒ VL = Q x t = 125 x 2 = 250 m3
Q
Diện tích bề mặt cần thiết của bể lắng: F = U (m) [10 -T 49]
0

Trong đó: Q : lưu lượng nước thải vào bể,(m3/ngày). Q = 3000m3/ngày.


U0 : tải trọng bề mặt U0 = 31 – 50 m3/m2.ngày, chọn U0 = 40m3/m2.ngày [10 -T 45].
3000
⇒F = = 75 (m2)
40
Chia làm 2 bể, diện tích bề mặt cần thiết của mỗi bể là: 75 /2 = 38 m2
125
-Lưu lượng nước thải đi vào mỗi bể là: Q = = 63 m3/h
2
4 ×F 4 ×38
- Đường kính bể: Dbể = = = 6,95m
π 3,14

- Đường kính buồng phân phối trung tâm bằng (0,15 – 0,2 ) Dbể

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 95
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
d = 0,2Dbể = 0,2 x 6,95 = 1,39 m [10 –T 45]
πd 2 π ×1,39 2
- Diện tích buồng phân phối trung tâm là: f = = = 1,52 m2
4 4
- Chiều cao vùng lắng của bể lắng đứng:
H = v ×t
Trong đó
v : Vận tốc dòng nước đi lên trong bể lắng, m/s.
Chọn vận tốc nước đi lên trong bể lắng phải nhỏ hơn vận tốc lắng của các hạt cặn
để đảm bảo cho các hạt cặn có thể lắng xuống. Mặt khác ta có vận tốc lắng của các hạt
cặn ảnh hưởng đến hiệu quả lắng cặn. Vậy để đảm bảo hàm lượng cặn ra khỏi bể lắng
đảm bảo đủ điều kiện để vào Aerotank (SS < 150 mg/l) thì ta chọn hiệu quả lắng cặn là
65%, khi đó ta chọn vận tốc lắng của cặn là 0,72 mm/s và vận tốc dòng nước lên trong
bể lắng là 0,55 mm/s.
t : Thời gian lưu của nước trong bể lắng. t = 2 giờ.
Chiều cao vùng lắng của bể lắng đứng là:
H = v × t = 0,55 × 2 × 3600 = 3960 mm ≈ 4 m

Chọn chiều cao vùng lắng là H = 4 m .


- Chiều cao của ống trung tâm h = 0,9 H = 0,9 x 4 = 3,6m [23 –T 496]
- Phần chứa cặn của bể lắng đứng được xây thành hình nón , để cặn tự chảy vào
hố thu thì góc tạo bởi tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang là 450. Cặn xả ra khỏi bể
nhờ ống xả bùn dưới áp suất thủy tĩnh 1,5-2m và đường kính ống xả là từ 0,1 – 0,2 m ,
chọn đường kính ống xả d’ = 0,2m [14 –T 51] .
Db − d ' 6,95 − 0,2
Chiều cao nón chóp là : hn = tg 45 0 = tg 45 0 = 3,37 m
2 2
Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
Chiều cao của bể lắng là : Hbể = H + hn + hxd = 4 + 3,37 + 0,3 = 7,67m
π × Db
2
3,14 × 6,95 2
Tính lại diện tích bề mặt cần thiết: F = = = 38 (m2)
4 4
Kiểm tra:
+ Xác định lại tải trọng bề mặt của bể theo Qtb:
Qtb 63 × 24
U tb o = = = 40 (m3/m2.ngày)
F 38
+ Xác định lại tải trọng bề mặt theo Qmax:
Q 227, 5 × 24
U o max = max = = 71,8 (m3/m2.ngày)
F 38× 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 96
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Giá trị này nằm trong khoảng ( 81 – 122 m3/m2.ngày). Nên bể hoạt động hiệu quả.
Do dòng chảy thay đổi đột ngột từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác
nên trong bể thường tạo nhiều vùng xoáy. Để hạn chế hiện tượng này thì ở dưới ống
trung tâm có đặt 1 tấm chắn hướng dòng để điều chỉnh vận tốc dòng nước khi ra khỏi
phễu phân phối phía dưới ống trung tâm. Các kích thước cơ bản của ống trung tâm là :
Đường kính và chiều cao ống loe bằng nhau và bằng :
D1 = 1,35d = 1,35 x 1,39 = 1,87m
d là đường kính của buồng phân phối trung tâm [14 – 54].
+ Đường kính của tấm chắn : 1,3D1 = 1,3 x 1,87 = 2,43m [14 –T 54].
+ Góc nghiêng giữa tấm chắn và mặt phẳng ngang là 17o [14 –T 54].
1,3 × D1 1,3 ×1,87
Do đó chiều cao của tấm chắn là : h’ = × tg17 0 = × tg17 0 = 0,37 m
2 2
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đáy của tấm chắn hình nón là 0,25 – 0,5m,
chọn 0,5 m [14 –T 54].
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đỉnh của tấm chắn hình nón là:
0,5 – 0,37 = 0,13m
π × hn D2 + d 2 + D ×d
- Dung tích phần chứa cặn của bể: WC = ×( ), m3
3 4
Trong đó: hn : Chiều cao phần hình nón chứa cặn, hn = 3,37m

D : Đường kính của bể lắng, D = 6,95m

d : Đường kính phần đáy hình nón , lấy bằng đường kính ống xả cặn. Đường kính ống
xả cặn không được nhỏ hơn 100mm. Chọn d = 200mm
π × hn D2 + d 2 + D ×d 3,14 × 3,37 6,95 2 + 0,2 2 + 6,95 × 0,2
⇒ WC = ×( )= ×( ) = 43,85 m3
3 4 3 4
Máng thu nước sau lắng được bố trí vòng tròn, có đường kính bằng 0,8 đường
kính bể và ôm theo chu vi bể. Máng răng cưa được neo chặt vào thành trong của bể
nhằm điều chỉnh dòng chảy từ bể vào máng thu
Dmáng = 0,8 x 6,95 = 5,56m [10 –T 161]
Tổng chiều dài của máng răng cưa: Lm = Dmáng ×π = 5,56 ×3,14 =17 ,46 m

Chọn tấm răng cưa bằng thép không rỉ, dày 5mm, cao 260mm, dài 19,72m. Trên
một mặt được cắt thành hình răng cưa (dạng hình thang cân) có chiều cao 60mm, đáy
nhỏ 50mm, đáy lớn 140mm [26]
Số răng cưa:
n × 50 + ( n −1) × 90 = 17460
⇒ n = 164

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 97
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Kiểm tra:
Q 63
Tải trọng thuỷ lực của máng thu: U m = = = 3, 6
Lm 17, 46
t
Hiệu quả khử SS tính như sau: R= [10 -T 48]
a + bt
Trong đó: R: Hiệu quả khử SS, %
t : Thời gian lưu nước, h. t = 2giờ
a, b: Hằng số thực nghiệm, chọn a = 0,0075, b = 0,014
[10 –T 48]
t 2
R= = = 57 %
a + bt 0,0075 + 0,014 × 2
-Hàm lượng cặn ra khỏi bể lắng là: SSr = (100% - 57%)SSv = 0,57 × 300 =
129mg/l
Kiểm tra: Vận tốc nước chảy trong vùng lắng, vận tốc này phải nhỏ hơn vận tốc lắng
của các hạt cặn , tức nhỏ hơn Vh
Vận tốc giới hạn trong vùng lắng:
8 × k ( ρ −1) × g × d 
1/ 2

Vh =   [ 10 –T 48]
 f 
Trong đó: f : hệ số ma sát, hệ số này phụ thuộc vào đặc tính bề mặt của hạt và hệ số
Reynold của hạt khi lắng. Chọn f = 0,025 [18].
k : hằng số phụ thuộc vào tính chất của cặn. Chọn k = 0,06
ρ : tỷ trọng của hạt. Chọn ρ = 1,25 [18].
d : đường kính tương đương của hạt. Chọn d = 10-4m [18].
8 × 0,06 (1,25 −1) × 9,8 ×10 −4 
1/ 2

⇒V h =   = 0,0686 (m/s)
 0,025 
- V
ận tốc nước chảy trong vùng lắng:
Q 227,5
vmax = = = 0, 0008m / s = 0,8mm / s
F × 3600 38 × 3600 × 2
Vh > vmax nên các thông số chọn ở trên là hợp lý.
Hiệu suất xử lý : Sau khi xử lý hóa lý bằng phương pháp keo tụ thì độ màu giảm 70%,
COD giảm 35% chọn BOD5 giảm 35% bằng COD [10 –T 137]
Bảng 4.4: Tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng sơ cấp
Bể lắng đứng (2 bể)
Diện tích F = 38m2
Đường kính bể D = 6,95m
Chiều cao phần nón chứa cặn hn = 3,37m
Dung tích phần chứa cặn của bể WC = 43,85m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 98
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Máng thu nước Đường kính Dm = 5,56m
răng cưa Chiều dài Lm = 17,46m
Số răng cưa n = 164
Tải trọng thủy lực 3,6m3/m.h
Chiều cao phần lắng 4m
Tải trọng bề mặt 83,7m3/m.ngày
Thể tích bùn sinh ra 15m3/ngày
Chiều cao công tác bể 7,67m
Thời gian giữa 2 lần xả cặn 3 ngày
Ống trung tâm Diện tích 1,52m2
Đường kính 1,39m

IV.1.6. Tính toán bể aeroten


Nước thải sau khi xử lý hóa lý bằng phương pháp keo tụ hóa học sẽ được xử lý
sinh học hiếu khí bằng aeroten

Hình4.5 : Mô hình bể aeroten khuấy trộn có tuần hoàn bùn


Kí hiệu:
+ S0, S: Là nồng độ cơ chất của dòng vào và dòng ra khỏi bể aeroten (mg/l).
+ Qt, Qx, Qr : Lưu lượng bùn tuần hoàn, bùn xả và nước ra (m3/ngày)
Bảng4.5 : Bảng tóm tắt các thông số tính toán của Aeroten
Thông số Gía trị
Lưu lượng nước thải vào,Qv 3000m3/ngày
pH vào 7
Độ màu, Pt – Co 225
COD, mg/l 617,5
BOD5, mg/l 325
SS, mg/l 129
Nhiệt độ, oC <40
BOD5/COD 0,53
Lượng bùn hoạt tính trong nước thải đầu vào bể , X0 mg/l 0
+ V : Thể tích bể aeroten, m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 99
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Coi việc giảm nồng độ chất nền và tăng khối lượng bùn hoạt tính chỉ xảy ra trong
bể Aerotank.
Chế độ thủy lực của bể: Khuấy trộn hoàn toàn
+ Xt, Xr, X : Là nồng độ bùn tuân hoàn về bể aeroten, nồng độ bùn thỉa bỏ, và
nồng độ bùn hoạt tính trong bể aeroten (mg/l).
1.Xác định hiệu quả xử lý theo BOD5 hòa tan trong nước thải sau xử lý và hiệu quả
xử lý
Gỉa sử hàm lượng BOD5 hòa tan trong nước thải ở đầu ra cần đạt được sau xử lý 49
mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng là 26 mg/l, gồm 65% là cặn hữu cơ.
Độ tro của cặn hữu cơ ra khỏi bể lắng thường 0,3 [10 –T 91]
Gỉa sử hiệu suất khử SS là 80 %, thì cặn lơ lửng ra khỏi bể là 26 mg/l chứa 65 %
cặn hữu cơ
- Lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng: 0,65 × 26 = 17 mg/l
- Lượng BOD5 có trong cặn ra khỏi bể lắng là 1,42 × 17 × 0,68 = 16,4 mg/l,
với 1,42 là hệ số oxy hóa COD

- Lượng BOD5 hòa tan ra khỏi bể lắng : 49 - 16,4 =32,6 mg/l


S −S
Ta có: E= 0 100 [18 – T164]
S0
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 32,6 mg/l.
S −S 325 − 32, 6
E= 0 ×100 = ×100% ≈ 90%
S0 325
325 − 49
- Hiệu suất toàn bộ quá trình: η = = 85%
325
Thể tích bể Aerotank.
Q1 × Y ( S 0 − S )θc
V = [4 - 66]
X (1 + K d θc )
Trong đó:
Q1 : Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q1 = 3000 m3/ngày đêm.
Y: Hệ số năng suất sử dụng chất nền cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD 5 tiêu
thụ). Là tỷ số giữa khối lượng tế bào và khối lượng chất nền được tiêu thụ trong một
thời gian nhất định. Y = 0,4 ÷ 0,8. Chọn Y = 0,5 [(Bảng 5.1)\(10 -T71)].
S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 32,6 mg/l.
θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. θ c = 4 – 15 ngày.
Chọn θ c= 10 ngày [(Bảng 2.18)\(7 -T 203)]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 100
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3.
X = 2800 ÷ 4000 mg/l [7 - T72]. Với X nằm trong khoảng giá trị này sẽ cho kết
quả chấp nhận được và tốt hơn cho quy trình bể Aerotank bình thường, giảm được khó
khăn cho quá trình xử lý cặn. Chọn X = 3000 mg/l
Kd : hệ số phân huỷ nội bào, 1/s. Kd = 0,02 – 0,1. Chọn Kd = 0,05
[(Bảng 5.1)\(7 - T71)]
Q1 × Y ( S0 − S )θ c 3000 × 0,5(325 − 33, 6) × 10
⇒V = = = 975 m3
X (1 + K dθ c ) 3000(1 + 0, 05 ×10)
Xác định kích thước của bể:
Chia làm 2 bể
975
- Thể tích của mỗi bể là : = 478 m3
2
- Chiều cao công tác của mỗi bể: H = 4m, chiều cao dữ trữ 0,3 – 0,5 m , chọn h=
0,5m
- Vậy kích thước của mỗi bể là: 15 x 8 x 4 (m), hxd = 4 + 0,5 = 4,5 m
Thể tích thực của mỗi bể là: 8 x 15 x 4,5 = 540m3
3000
- Lưu lượng nước thải vào mỗi bể là: Q = = 1500 m3/ngày = 63m3/h
2
Thời gian lưu nước trong bể.
V
t=
Q
Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể, m3/h. Q =63m3/h
V 540
t= = = 8,57 ≈ 8,6h
Q 63
1. Lượng cặn dư phải xả hàng ngày sau khi nhà máy hoạt động ổn định
• Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính (tỷ lệ bùn hoạt tính sinh ra do giảm chất
nền) là:
Y
yb = [10 –T 67]
1 + K d ×θc
Trong đó:
Y: Hệ số năng suất sử dụng chất nền cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD 5 tiêu
thụ). Là tỷ số giữa khối lượng tế bào và khối lượng chất nền được tiêu thụ trong một
thời gian nhất định. Y = 0,4 ÷ 0,8. Chọn Y = 0,5 [(Bảng 5.1)\(10 -T 71)].
Kd: Hệ số phân huỷ nội bào, 1/s. Kd = 0,02 – 0,1. Chọn Kd = 0,05
[(Bảng 5.1)\(10 -T 71)]
θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. θ c = 4 – 15 ngày
Chọn θ c= 10 ngày [(Bảng 2.18)\(7 - 203)].
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 101
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Y 0,5
yb = = = 0,33
1 + K d ×θc 1 + 0,05 ×10
• Lượng bùn hữu cơ sinh ra do khử BOD5 : Abùn = yb ×Q( S0 − S )
[10 -T 68]
Trong đó: ybùn: Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính. ybùn = 0,33
Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S =32,6mg/l.
Abùn = yb × Q (S 0 − S ) = 0,33× 1500(325− 32, 6)= 145 kg/ngày
• Tổng lượng cặn lơ lửng sinh ra theo độ tro của cặn Z = 0,3
A 145
A = bùn = = 207 kg/ngày [10 – T156]
1 − 0, 3 0, 7
• Lượng cặn dư hàng ngày phải xả đi là:
Axả = A – (Q x 26.10-3) = 207 – (1500 x 26.10-3) = 158 kg/ngày
2. Tính lưu lượng bùn xả ra hàng ngày từ đáy bể lắng theo đường tuần hoàn
bùn
V ×X
Ta có : θc = [10 -T 65]
Q x ×X t + Qr × X r
V × X − QR × X r × θc
Suy ra: Qx =
θc × X t
Trong đó
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
Qr: Lưu lượng nước đã xử lý ra khỏi bể lắng, m3/ngày
Qr = Qv = 1500 m3/ngày (coi lượng nước theo bùn là không đáng kể)
Xr: Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng, mg/l.
Nước xử lý xong có hàm lượng cặn lơ lửng là 26 mg/l gồm 65% là cặn hữu cơ.
Hàm lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng là: 0,65 × 26 = 17 mg/l
Trong 65 % cặn hữu cơ thì độ tro của cặn chiếm 30 % [10 -T 91]
Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng (cặn không tro) là: Xr = 0,7 × 17 = 12 mg/l
θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. θ c= 10 ngày.
Xt: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn lại bể
Aerotank, g/m3.
Ta có phương trình cân bằng lượng bùn vào và ra trong bể Aerotank như sau:
Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X [18 – T166]
3
Trong đó: Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m / ngày.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 102
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Qv: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
X t: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn
lại bể Aerotank, g/m3.
X0: Nồng độ bùn hoạt tính có trong nước đi vào bể thường không đáng kể,
coi X0 = 0.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
Qt Q + Qt
Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X ⇒ Xt = v X
Qv Qv
⇔αX t = (1 + α) X

Qt
Với α = : tỷ số tuần hoàn. α = 0,25 ÷ 1 [(Bảng2.18)\(7-T 203)]. Chọn α = 0,8
Qv
(1 + α) X (1 + 0,8)3000
Xt = = = 6750 mg/l
α 0,8
Vậy nồng độ bùn hoạt tính tính theo hàm lượng cặn không tro là:
X t = 0,7 × 6750 = 4725 mg/l
V × X − QR × X r × θ c 540 × 3000 − 1500 × 12 × 10
Suy ra: Q x = = = 31 m3/ngày
θc × X t 10 × 4725
Vậy : Lưu lượng bùn xả là 31 m3/ngày
3. Xác định lưu lượng tuần hoàn Qt . Để nồng độ bùn hoạt tính trong bể luôn
giữu giá trị X = 3000mg/l
Ta có: Qt .Xt + QV .X0 = (Qv + Qt )X [10 –T 69]
X0 = 0 nên Qt .Xt = (Qv + Qt )X
Qt X 3000
⇒ = = = 0,8
QV X t − X 6750 − 3000

⇒ Qt = 0,8 x Qv = 0,8 x 1500 = 1200m3/ngày


4. Thời gian tích luỹ cặn.
V ×X
T = [10 -T 69]
Abùn
Trong đó: X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. Chọn θ c = 10 ngày
Abùn : Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong 1 ngày. Abùn = 145 kg/ngày
V × X 540 × 3000
T= = = 11 ngày
A 145 ×103
5. Kiểm tra tỷ số F/M.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 103
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
F S0
= [10 –T 66]
M θ×X
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0= 325 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
θ : Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank. θ = 8,6 giờ ≈ 0,36 ngày
F S F 325
= 0 ⇒ = = 0,3 mg BOD5/mg bùn. ngày
M θ×X M 0,36× 3000
Giá trị này nằm trong khoảng 0,2 – 0,4 ,nên các thông số mà ta đã chọn là phù
hợp [(Bảng 2.18)/ (7 –T 203)]
6. Kiểm tra giá trị tốc độ sử dụng chất nền BOD5 của 1g bùn hoạt tính.
S −S 1
ρ= 0 × [10 –T 67]
X θ
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 32,6 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
θ : Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank. θ = 8,6 giờ
S0 − S 1 325 − 32, 6 1
ρ= × = × ≈ 0, 011 mgBOD5/mg bùn. giờ
X θ 3000 8,6
7. Tải trọng thể tích
S ×Q 325 × 1500
L= 0 = = 0,9 kg BOD5/ m3ngày [10 –T 158]
V 540
Giá trị này nằm trong khoảng 0,8 – 2 ,nên các thông số mà ta đã chọn là phù hợp
Bảng 4.6: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiêt kế bể aeroten
Bể aeroten (2 bể)
Các chỉ tiêu Gía trị
Thể tích bể Chiều dài 15m
V = 540 m3 Chiều rộng 8m
Chiều cao 4,5m
Thời gian lưu nước t = 8,6 h
Lưu lượng bùn hữu cơ sinh ra khi khử BOD5 A = 145 kg/ngày
Lưu lượng bùn xả Qx =31m3/ngày
Lưu lượng bùn tuần hoàn Qt = 1200m3/ngày
Thời gian tích lũy cặn T = 11 ngày
Tỉ số F/M 0,3mgBOD5/mg.bùn.ngày
Tốc độ sử dụng chất nền ρ = 0,011mgBOD5/mg.bùn.h
Tải trọng thể tích L = 0,9 kgBOD5/m3.ngày
IV.1.7. Bể lắng hai

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 104
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng trong nuớc sau khi xử lý bằng Aeroten trước khi cho
nước thải thải ra ngoài hoặc cho qua xử lý tiếp bằng than hoạt tính. Đồng thời bể lắng 2 có
nhiệm vụ cô đặc bùn đến nồng độ nhất định để tuàn hoàn lại bể Aeroten.
Chọn bể lắng tròn, phân phối nước vào bể theo ống trung tâm ở giữa bể và thu nước ra bằng
máng thu được bố trí quanh chu vi bể.
- Diện tích phần lắng của bể lắng 2 xác định theo công thức:
Q (1 + α )C 0
S= r , m2 [10 -T 150]
Ct × VL
Trong đó: Q1 : Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q1 = 125 m3/h
α : Hệ số tuần hoàn, α = 0,8
X
C0 : Nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank. C0 =
1 −Z
Trong đó: X : Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong aeroten, X = 3000g/m3
Z : Độ tro cặn, Z = 0,3
X 3000
⇒ C0 = 1 − Z = 1 − 0,3 = 4285 g/m3

Ct: Nồng độ bùn trong dòng tuần hoàn, g/m3. Ct = 4725g/m3


VL : Phụ thuộc vào nồng độ cặn CL và tính chất của cặn, thường xác định bằng thực
nghiệm . Ở đây do không có điều kiện thực nghiệm nên có thể xác định theo công thức
−6
sau: VL = Vmax e −KC L 10 [10 -T 150]

Hình4.6: Cấu tạo bể lắng đứng


Trong đó: Vmax= 7 m/h
K = 600
CL: Nồng độ cặn tại mặt phân chia.
CL = ½ Ct = 1/2 × 4725 = 2362 mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 105
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
−6 −6
Do đó ta có: VL = Vmax e − KC L 10 = 7 × e −600×2362×10 = 1,67
Q1 (1 + α )C0 125(1 + 0,8)4285
⇒S = = =122 m2
Ct × VL 4725 ×1, 67
- Nếu cả diện tích buồng phân phối trung tâm: Sbể = 1,1 x 122 = 134 m2
Chọn hai bể lắng đứng hình tròn, được xây dựng bằng bê tông.
134
- Diện tích của mỗi bể là : = 67 m2
2
4S 4 × 67
-
Đường kính bể: D= = =9 m
π π
- Đường kính buồng phân phối trung tâm là: d = 0,2D = 0,2 x 9 = 1,8 [10 – T160]
πd 2 π ×1,8 2
- Diện tích buồng phân phối trung tâm là: F = = = 2,54 m2
4 4
- Diện tích vùng lắng của bể : SL = 67 – 2,54 = 65 m2
Kiểm tra:
- Tải trọng thủy lực:
Q 1500
+ Lưu lượng trung bình : a= = = 23,1 m3/m2.ngày
SL ×2 65
Gía trị này nằm trong khoảng (16,4 – 32,8) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[4 – 153]
227,5 × 24
+ Lưu lượng lớn nhất: amax = = 42m3 / m 2 .ngày
65 × 2
Gía trị này nằm trong khoảng (41– 49,2) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[10 – T153]
23 ,1
- Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể : v = = 0,97 m / h = 0,0003m/s
24
- Máng thu nước sau lắng được bố trí vòng tròn, có đường kính bằng 0,8 đường
kính bể và ôm theo chu vi bể. Máng răng cưa được neo chặt vào thành trong của bể
nhằm điều chỉnh dòng chảy từ bể vào máng thu
Dmáng = 0,8 x Dbể = 0,8 x 9 = 7,2 m [10 –T 161]
- Chiều dài máng thu nước: Lmáng = Dmáng π = 7,2 x 3,14 = 22,608m
Chọn tấm răng cưa bằng thép không rỉ, dày 5mm, cao 260mm, dài 19,72m. Trên một
mặt được cắt thành hình răng cưa (dạng hình thang cân) có chiều cao 60mm, đáy nhỏ
50mm, đáy lớn 140mm [26]
Số răng cưa:
n × 50 + ( n − 1) × 90 = 22608
⇒ n = 163

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 106
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
-
Tải trọng thuỷ lực của máng thu:
Q 125
Um = = = 2,8m 3 / m 2 .h
Lm × 2 22 ,608 × 2
Chọn chiều cao vùng lắng là H = 4,2 m ( phần hình trụ) [14 –T 51]
- Chiều cao của ống trung tâm h = 0,9 H = 0,9 x 4,2 = 3,8m [11 –T 47]
Phần chứa cặn của bể lắng đứng được xây thành hình nón , để cặn tự chảy vào hố
thu thì góc tạo bỡi tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang là 450. Cặn lắng xuống phần
chứa với dung tích lưu lại không quá 2 ngày. Cặn xả ra khỏi bể nhờ ống xả bùn dưới áp
suất thủy tĩnh và đường kính ống xả là từ 0,1 – 0,2 m , chọn d’ = 0,2m [14 – T51]
Chiều cao nón chóp là:

D −d' 9 − 0,2
hn = tg 45 0 = tg 45 0 = 4,4 m
2 2

- Chiều cao của bể lắng là : Hbể = H + hn + hxd = 4,2 + 4,4 + 0,3 = 8,9m
Do dòng chảy thay đổi đột ngột từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác nên
trong bể thường tạo nhiều vùng xoáy. Để hạn chế hiện tượng này thì ở dưới ống trung
tâm có đặt 1 tấm chắn hướng dòng để điều chỉnh vận tốc dòng nước khi ra khỏi phễu
phân phối phía dưới ống trung tâm. Các kích thước cơ bản của ống trung tâm được thể
hiện qua hình sau :

Hình 4.7: Cấu tạo phễu phân phối nước của ống trung tâm [14-T 54]
+ Đường kính và chiều cao ống loe bằng nhau và bằng :

D1 = 1,35d = 1,35 x 1,8 = 2,4m, với d là đường kính của buồng phân phối trung tâm
+ Đường kính của tấm chắn : 1,3D1 = 1,3 x 2,4 = 3,12m
+ Góc nghiêng giữa tấm chắn và mặt phẳng ngang là 17o
1,3 × D1 1,3 × 2,4
Do đó chiều cao của tấm chắn là : h’ = × tg17 0 = × tg17 0 = 0,4m
2 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 107
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đáy của tấm chắn hình nón là 0,25 – 0,5m,
chọn 0,5 m
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đỉnh của tấm chắn hình nón là: 0,5 – 0,4 =
0,1m
- Dung tích phần chứa cặn của bể:
π × hn D2 + d 2 + D × d
V= ×( ), m3
3 4
Trong đó: hn : Chiều cao phần hình nón chứa cặn, hn = 4,4m

D : Đường kính của bể lắng, D = 9m

d : Đường kính phần đáy hình nón , lấy bằng đường kính ống xả cặn. Đường
kính ống xả cặn không được nhỏ hơn 100mm. Chọn d = 200mm
π × hn D2 + d 2 + D × d 3,14 × 4,4 9 2 + 0,2 2 + 9 × 0,2
⇒ Vbùn = ×( )= ×( ) = 107 m3
3 4 3 4
- Nồng độ bùn trung bình trong bể
C L + C t 2362 + 4725
Ctb = = = 3543,5 g/m3 = 3,5 kg/m3
2 2
- Lượng bùn bể lắng có thể chứa là: Gbùn = V ×Ctb
Trong đó: V: Thể tích ngăn chứa bùn. V=540 m3
Ctb: Nồng độ bùn trung bình trong bể
Gbùn = V × Ctb =107 ×3, 5 =374, 5 kg ≈375kg
- Lượng bùn cần thiết trong bể Aerotank: Gbùn = V ×C0
Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank. V=540 m3
C0: Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính) trong bể Aerotank.
C0 = 4285 mg/l
Gbùn = V AEROTEN × C 0 = 540 × 4285 ×10 −3 = 2314 kg
Như vậy nếu phải tháo khô bể Aerotank để sửa chữa thì khi hoạt động lại phải
chờ để tích luỹ cặn vì bùn từ bể lắng không đủ cấp để bể Aerotank hoạt động ngay.
- Dung tích bể lắng: Vlắng = Sbể x H = 68 x 8,9 =605 m3
- Lưu lượng nước đi vào bể lắng là : Q’ = Q + Qt
Trong đó : Q: Lưu lượng nước thải đi vào mỗi bể lắng , Q = 63 m3/h
Qt : Lưu lượng bùn tuần hoàn, Qt = 1200 m3/ngày= 50 m3/h
⇒ Q’ = 63 + 50 = 113m3/h
584 ,8
- Thời gian lưu nước trong bể : t= = 5,17 h
113
Trong đó: + Thời gian lắng:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 108
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
V S × H 65 × 4,2
t1 = L = L = = 4,3h
Q Q 63
+ Thời gian cô đặc cặn:
Vb 107
t2 = = = 0,09 (ngày) = 2,1h
Qt + Q xa 1200 + 31
Với Qxả : Lưu lượng bùn xả, Qxả =31 m3/ngày

Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng 2
Số bể lắng (2 bể)
Diện tích bể 68m2
Đường kính bể D = 9m
Chiều cao bể H= 8,9m
Thời gian lưu nước trong bể t = 5,35h
Vận tốc đi lên của dòng nước v = 0,0003m/s
Chiều cao chóp nón hn = 4,4m
Dung tích phần chứa cặn Vb = 107m3
Tải trọng thủy lực U = 23,1m3/m2.ngày
Buồng phân phối Chiều cao h = 3,8m
trung tâm Đường kính d = 1,8m
Diện tích F = 2,54m2
Máng thu nước Đường kính máng Dm = 7,2m
răng cưa Chiều dài máng Lm = 22,608m
Số răng cưa n = 163
Tải trọng Um= 2,8 m3/m2.h

IV.1.8. Tính toán tháp hấp phụ than hoạt tính.


Độ hấp phụ màu của than hoạt tính tính theo Pt- Co được qui đổi theo công thức
sau:
I = 3895 × x [27]
Trong đó
I: Độ hấp phụ màu của than hoạt tính, Pt- Co/g chất hấp phụ
x : Độ hấp phụ của than hoạt tính, mg chất bị hấp phụ/g chất hấp phụ.
Chọn vật liệu hấp phụ là than hoạt tính dạng hạt và có kích thước 0,79 mm. Theo
[(Bảng X.1)/(15-T243)] ta có khả năng hấp phụ của than đá là 46 mg/g chất hấp phụ
khô.
Do đó ta có: I = 3895 × x = 3895 × 46 = 179170 Pt- Co/g chất hấp phụ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 109
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Nước thải trước khi vào tháp hấp phụ có độ màu 225 Pt- Co và ta cần giảm độ
màu của nước thải xuống 150 Pt- Co (theo QCVN 13- 2008 (cột B)). Do đó ta có lượng
màu cần xử lý tính cho 100 ml là:
225-150 = 75 Pt- Co
Vì độ màu tính theo Pt- Co được xác định theo 100 ml nước, do đó lượng màu
cần xử lý tính cho 3000 m3/ngày đêm là:
3000.106
G1 = 75 × = 225.107 Pt- Co
100
Chọn thời gian hoàn nguyên than là 6 tháng.
Lượng màu cần hấp phụ trong thời gian 6 tháng là:
G = 225.107 × 6 × 30 = 4,05.1011 Pt- Co
Vậy khối lượng than cần cho hấp phụ một lần là:
G 138240.106
m= = = 2260423 g ≈ 2260 kg
I 179170
Theo[7] ta có mật độ đổ đống của than hoạt tính đối với loại có đường kính 0,79 mm là
230 kg/m3.
Do đó, thể tích của lớp than hoạt tính là:
2260
V= = 9,83 m3
230
Chọn tháp hấp phụ có đường kính là 2,5 m.
Tiết diện của tháp là:

d2 2,52
S= π =π = 4,9 0 9≈ 4,9 m2
4 4
Chiều cao của lớp than hoạt tính là:
V 9,83
h= = =2 m
S 4,9

Trong tháp, lớp vật liệu hấp phụ được đặt trên một tấm lưới có lỗ. Thường đường
kính các lỗ là 50 ÷ 60 mm và cách nhau 10 ÷ 15 mm. Trên tấm lưới là một lớp đỡ bằng
đá dăm hay sỏi với chiều cao khoảng 400 ÷ 500 mm để cho vật liệu hấp phụ khỏi lọt
qua lưới và tạo cho dòng nước phân phối đều theo toàn bộ tiết diện ngang của lớp vật
liệu, chọn h’= 0,4 m. Lớp vật liệu trên cùng cũng phải được phủ bằng một lớp đá dăm
hoặc sỏi theo thứ tự kích thước ngược lại với lớp đá dưới cùng và cũng được ép dưới

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 110
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
một tấm lưới để ngăn ngừa không cho hạt vật liệu hấp phụ trôi khỏi tháp theo nước khi
tốc độ lọc tăng lên hoặc do các bọt khí tách ra từ nước nổi lên.
Vậy, chiều cao lớp đệm là:
H = hthan + hs
Trong đó
hthan: Chiều cao lớp than.
hs : Chiều cao lớp sỏi.
H = hthan + hs = 2 + 0,4 × 2 = 2,8 m
Chiều cao tổng của tháp là:
Ht = H + hbv + hchóp
Trong đó
H : Chiều cao đệm. h = 2,8 m
hbv : Chiều cao bảo vệ. Chọn hbv = 0,5 m
hchóp : Chiều cao phần chóp ở đáy. Chọn hchóp = 0,4 × 2 = 0,8 m
⇒ Ht = H + hbv + hchóp = 2,8 + 2 × 0,5 + 0,8 = 4,6 m
Chọn chiều cao chân đỡ 0,2 m.
Vậy nước thải sau khi qua tháp hấp phụ đạt được độ màu theo tiêu chuẩn thải ra
môi trường.
Nướcvào

V-1 Cửanước
vào
Ốngphânphối

Thânthiết bị

Lớpthan

Lớpsỏi dăm

Cửanướcra

Chânđỡ
V-3

Nướcra
Bảng 4.8. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế tháp hấp phụ bằng than hoạt tính
STT Thông số Giá trị
1 Chiều cao tổng của tháp 4,6 m
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 111
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
2 Chiều cao lớp than 2m
3 Đường kính 2,5 m
4 Chiều cao bảo vệ 0,5m
5 Chiều cao phần chóp ở đáy 0,8
6 Chiều cao lớp đệm 2,8m

IV.1.9.Bể nén bùn


Bể cô đặc cặn bằng trọng lực làm việc như bể lắng đứng hình tròn.
Dung dịch cặn loãng đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn lắng xống và được
lấy ra từ đáy bể , nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể để đưa trở lại khu xử
lý . Trong bể đặt máy gạt cặn để gạt cặn ở đáy bể về hố thu trung tâm . Để tạo ra các
khe hở cho nước chuyển động lên trên mặt, trên tay đòn của máy cào cặn gắn các thanh
dọc, khi máy cào chuyển động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước
trào lên trên làm cho cặn đặc hơn.
Cặn đưa vào bể gồm cặn từ bể lắng sơ cấp và bùn xả từ bể lắng 2
- Lượng cặn từ bể lắng 1: ( theo chương 3)
+ Khối lượng cặn : 1122,2 kg/ngày
+ Thể tích V1 = 22 m3/ngày
- Cặn từ bể lắng 2:
+ Thể tích cặn đưa vào bể: V 2 = QX = 31 x 2 = 62 m3/ngày

Ta có: V2= G2 , m 3 / ngày


S ×P [ 10 –T 205]
Trong đó: V : thể tích hỗn hợp, m3/ngày
G : Trọng lượng cặn khô, (Tấn /ngày)
S : Tỷ trọng của hỗn hợp cặn, chọn S = 1,005( T/ ngày) [10 –T 200]
P: Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hỗn hợp, chọn P = 0,01 ( độ ẩm của
bùn là 99%) [10 –T 204]
⇒ Khối lượng cặn : G2 = 62 x 0,01 x 1,005 = 0,623 T/ngày
- Lượng cặn đưa vào bể trong 1 ngày: G = G1 + G2 = 1,122 + 0,623 = 1,745T/ngày
- Tổng thể tích cặn đưa vào bể là : Qc = V1 + V2 = 22 + 62 = 84 m3/ngày
G
Diện tích bề mặt bể nén bùn : F= (m2)
a
Trong đó: G: Lượng cặn đưa vào bể G = 1745 (kg/ngày).
a: Tải trọng cặn trên bề mặt bể cô đặc trọng lực, a = 39 – 78
(kg/m .ngày) .Chọn a = 70 (kg/m2.ngày).
2

1745
⇒F= = 25(m 2 )
70
Đường kính bể nén bùn:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 112
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
4× F 4 × 25
D= = = 5, 6m
π 3,14
Đường kính ngăn phân phối trung tâm có đường kính bằng 20% đường kính của
bể [10 –T 216] : dtt = 0,2 × D = 0,2 × 5,6= 1,12 (m)
- Chiều cao của bể thường từ 3 – 3,7m, chọn Hbể = 3,7m [10 –T 216]
- Chiều cao của ống trung tâm thường từ 1 – 1,25m, chọn htt = 1,2m [10 –T 216]
- Chiều cao của chóp đáy bể có độ dốc 10% về phía tâm
D 5, 6
h = 0,1× = 0,1× = 0,3m
2 2
- Chiều cao của bể là : Hbể = htt + h + hb + hbv
- Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
- Chiều cao vùng chứa cặn : hb = Hbể - h – htt – hbv = 3,7 – 0,3 – 1,2 – 0,3 = 1,9m
- Thời gian lưu cặn từ 0,5 – 20 ngày. Chọn thời gian lưu cặn là 2,5 ngày [4 – 216]
- Thể tích của bể là : Vbể = Qc x t = 84 x 2,5 = 210 m3
Kiểm tra: Tải trọng dung dịch cặn đưa vào bể
70 × 84
= 25, 6 kg/m2.ngày
230
Gía trị này nằm trong khoảng 24 – 30 kg/m2.ngày. Nên bể hoạt động hiệu quả.
Xác định tỷ trọng và thể tích cặn sau khi cô dặc
Cặn sau khi cô đặc có nồng độ 5% [10 –T 203]
Ta có:
WC Wv Wh
= + [10 –T 206]
Sk SV Sh
Trong đó:

Wc : Trọng lượng bùn khô, Wc = 1,745 T/ngày


(Gỉa sử trong hỗn hợp cặn khô gồm 1/3 cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 T/m 3 và 2/3 cặn hữu
cơ có tỷ trọng 1T/m3).Thì:
+ Trong đó cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 chiếm 25% tức Wv = 0,25 x 1745 = 436 kg/ngày
+ Cặn hữu cơ có tỷ trọng 1 chiếm 75% tức Wh = 0,75 x 1745= 1309kg/ngày
Sk : Tỷ trọng bùn khô
Sv : Tỷ trọng bùn vô cơ, Sv = 2,5 T/m3
Sh : Tỷ trọng bùn hữu cơ, Sh = 1 T/m3
WC Wv Wh 1, 745 0, 436 1,309
⇒ = + ⇔ = + =1, 48
Sk SV Sh Sk 2,5 1
⇒ Sk = 1,179

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 113
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy tỷ trọng của hỗn hợp cặn 95% là nước 5% là cặn (cặn có độ ẩm 95%)
1 0, 05 0, 95 1 0, 05 0,95
= + ⇔ = + =0,99
S Sk 1 S 1, 48 1
⇒ S = 1,01
Vậy thể tích cặn sau khi nén ở bể nén bùn là :
WC
V= , m3 [4 – 205]
S ×P
Trong đó : Wc : trọng lượng cặn khô (tấn), WC = 1,745T/ngày
S : Tỷ trọng hỗn hợp cặn, S = 1,01 T/m3
P : Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hốn hợp theo tỉ lệ thập phân, P
= 0,05
WC 1, 745
⇒V= = = 34,5 m3/ngày
S × P 1, 01× 0, 05
Bùn đã nén được định kỳ được bơm đi lọc ép bùn.
Nước sau khi tách bùn tự chảy trở lại về bể điều hòa để tiếp tục xử lý một lần nữa
IV.1.9. Máy ép bùn
Từ bể nén bùn , cặn được bơm lên máy lọc ép băng tải , giả sử máy làm việc 8 giờ
1 ngày, 1 tuần làm 5 ngày
25, 6
- Lưu lượng cặn đưa đến máy lọc ép băng tải là: q = = 3, 2 m3/h
8
- Lượng cặn đưa vào máy 1 tuần là: G = 1,745 x 7 = 12,215T
Q = 25,6 x 7 = 179,2m3
12215
- Lượng cặn đưa và máy trong 1 giờ: G’ = = 305,3kg / h
5×8
179, 2
Q’ = = 4,5m3 / h
5×8

Bùn đã nén được định kỳ được bơm đi lọc ép bùn.


Nước sau khi tách bùn tự chảy trở lại về bể điều hòa để tiếp tục xử lý một lần nữa
IV.1.9. Máy ép bùn
Từ bể nén bùn , cặn được bơm lên máy lọc ép băng tải , giả sử máy làm việc 8 giờ
1 ngày, 1 tuần làm 5 ngày
25, 6
- Lưu lượng cặn đưa đến máy lọc ép băng tải là: q = = 3, 2 m3/h
8
- Lượng cặn đưa vào máy 1 tuần là: G = 1,745 x 7 = 12,215T
Q = 25,6 x 7 = 179,2m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 114
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
12215
- Lượng cặn đưa và máy trong 1 giờ: G’ = = 305, 3kg / h
5×8
179, 2
Q’ = = 4,5m3 / h
5×8
- Sau khi qua máy lọc ép băng tải , độ ẩm còn lại của cặn là 75%, tỷ trọng của hỗn hợp
1 0, 05 0,95 1 0, 25 0, 75
cặn là: = + ⇔ = + =0,9
S Sk 1 S 1, 745 1
⇒ S = 1,1
WC 1, 745
- Thể tích cặn đã làm khô là : V = = = 6,3 m3
S × P 1,1× 0, 25
- Trọng lượng khối cặn có độ ẩm 75% đem ra bãi chôn lấp là:
Gc = V x S = 6,3 x 1,1 = 6,93 T/ngày
Tải trọng cặn trên 1 m rộng của băng tải thường từ 90 - 689 kg/m chiều rộng băng .h.
Chọn 250 kg/m chiều rộng băng .h [4 – 231]
305,3
Chiều rộng băng tải là: b = = 1, 2m
250
Vậy chọn máy ép bùn băng tải có chiều rộng băng 1,2m , năng suất 250kg
cặn/m.h
IV.1.10. Bể khử trùng.
Khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh
chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.
Hóa chất khử trùng là clorua vôi (CaOCl2) hay chính là hypoclorit canxi
(Ca(ClO)2.2H2O).
a.Q
Lượng Clo hoạt tính Ya =
1000

Trong đó:
Ya: lượng clo hoạt tính cần để khử trùng nước thải, kg/h
a: liều lượng Clo hoạt tính, a = 5 g/m3
Q: lưu lượng nước thải cần xử lý, m3/h
5.125
⇒ Ya = = 0, 625(kg / h)
1000

Lượng Clo tiêu thụ hàng ngày:


Yngày = 24 .Ya

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 115
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Yngày = 24.0,625 = 15(kg/ngày)

Lượng Clo được phép dự trữ tối đa cho 1 tháng


Yngày = 24 .Ya
Yngày = 24.0,625 = 15(kg/ngày)
Lượng Clo được phép dự trữ tối đa cho 1 tháng:
Ym = Yngày . 30 = 15.30 = 450 (kg)
* Tính bể tiếp xúc
Thời gian lưu nước trong bể τ = 30 phút
Dung tích làm việc của bể:

V = Q. τ = 125.0,5 = 62,5 (m3)


Chọn chiều cao bể H = Hlv + Hbv = 2m
Trong đó: Hlv: chiều cao làm việc của bể Hlv = 1,5m

Hbv: chiều cao bảo vệ Hlv = 0,5


Diện tích thiết diện bể khử trùng
V 62,5
F= = = 31,3(m 2 )
H 2

Vậy chọn kích thước bể L x W x H = 8,5 x 4 x 2(m)


Tổng hợp các thông số thiết kế cơ bản:
Bảng 4.9. Thông số chính bể khử trùng
TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị Giá trị
1 Dung tích công tác V m3 62,5
2 Thời gian nước lưu vùng tiếp xúc khử trùng τ giờ 0,5
3 Diện tích mặt thoáng F m2 34
4 Chiều cao H m 2

IV.2.Tính toán thiết bị phụ.


I.Tính toán hệ thống cấp khí cho bể điều hòa
Để duy trì tình trạng hiếu khí nhằm hòa tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong
toàn thể tích bể và tránh lắng cặn trong bể cần cung cấp không khí vào bể.
I.1. Tính hệ thống cấp khí cho bể điều hòa

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 116
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hệ thống cấp khí nén cho bể điều hoà gồm có: Máy thổi khí; hệ thống ống dẫn
khí; Thiết bị phân phối khí.
Không khí được phân phối qua hệ thống ống châm lỗ với đường kính 5 mm, cách
nhau 3 ÷ 5 cm [25 -T 51]. Chọn b = 5 cm. Các ống phân phối khí bố trí theo dàn xương
cá ,đặt ống dọc theo chiều rộng bể nằm trên ống dẫn khí chính và nằm trên các tấm đỡ
cách đáy 7 ÷ 10 cm [25 -T 51]. Chọn 10 cm.
Bể có chiều dài L = 15 m, chọn ống dẫn khí chính khí dài l = 13m, ống dẫn khí
cách các thành theo chiều dài của bể là 1m.
Bể có chiều rộng là 11 m , chọn các ống phân phối khí dài 9 m , các ống phân
phối khí cách các thành bể là 1m

Hình 4.8: Cách bố trí hệ thống phân phối khí trong bể điều hòa
- Số ống phân phối khí:
Khoảng cách giữa các ống phân phối khí phụ thuộc vào chiều sâu lớp nước H min trong
bể ở giờ lưu lượng nhỏ nhất. Thường chọn giá trị tối ưu b = 2 ÷ 3 Hmin[25 -T 51]. Chiều
sâu lớp nước Hmin thường chọn 0,5 ÷ 6 m [25 - 51]. Chọn Hmin = 0,5 m
b = 2Hmin = 2 × 0,5 = 1 m
L − ( a × 2)
Ta có : n= +1
b
Trong đó: n : Ống phân phối khí
a : Khoảng cách từ ống đến các tường bể, a = 1 m
L : Chiều dài của bể, m. L = 15 m.
L − (a × 2) 15 − (1 × 2)
n= +1 = + 1 = 14
b 1
B − ( a × 2)
- Số lỗ khí (m) trên 1 ống phân phối khí là: m = +1
c
Trong đó: m: Số lỗ khí.
c : Khoảng cách giữa các lỗ, c = 5 cm
B: Chiều rộng bể , B = 11m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 117
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
B − ( a × 2) 11 − (1 × 2)
m= +1 = +1 = 181 lỗ
c 0,05
- Lượng không khí cần thiết phải thổi vào bể được tính như sau:
Qkk = n × q kk × l [25 -T 52]
Trong đó: Qkk: Lưu lượng không khí tổng cộng, m3/h
n : Số ống phân phối khí, ống
l : Chiều dài ống không khí, m. l = 9 m
qkk : Cường độ không khí tính cho 1m chiều dài ống thổi khí.
qkk = 4 ÷ 5 m3/m.h. chọn qkk = 4 m3/m.h.
⇒ Qkk = n × q kk × l = 14 × 4 × 9 = 504 m / h
3

Vậy lượng không khí cần thiết cấp vào bể điều hoà là: 504m3/h
Qkk
Đường kính ống chính: D= [16 – 369]
0,785 W
Trong đó: V: Lưu lượng khí , m3/s. V = 504 m3/h = 0,14m3/s
W: Tốc độ trung bình của dòng khí đi trong ống, từ 15 - 25m/s . Chọn W
= 15 m/s [16 - 370]
Qkk 0,14
D= = = 0,11 m
0,785 W 0,785 ×15
Quy chuẩn: Chọn ống làm bằng thép có đường kính là 110mm
Chọn vận tốc khí đi trong ống phân phối khí là 20m/s
Đường kính ống nhánh:
Qkk 0,14
Dongnhanh = = = 0,03 m = 30 mm
v × n × 3600 20 ×14 × 0,785
Quy chuẩn: Chọn ống có đường kính 32mm
I.2. Tính máy thổi khí cho bể điều hòa
Công suất của máy thổi khí:
G × R ×T  P 0.283 
Pm = ×  2  − 1 [10 - 108]
29 ,7 × n × e  P1  

Trong đó:
Pm: Công suất yêu cầu của máy thổi khí, KW.
G: Trọng lượng riêng của dòng khí, kg/s.
R: Hằng số khí, R = 8,314 KJ/Kmol.0K.
T: Nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, 0K.
t0 = 250C nên T = 273 + 25 = 298 0K.
P1: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu vào, atm, P1 = 1 atm.
P2: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra, atm. P2 = P1 + ∆P = 1 + ∆P .

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 118
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
∆ P: Áp suất toàn phần để khắc phục các cản trở thuỷ lực trong hệ thống ống
dẫn khí (kể cả ống dẫn và thiết bị) khi dòng chảy đẳng nhiệt
k −1
n= = 0,283 , đối với không khí k = 1,395.
k
29,7 : Hệ số chuyển đổi.
e : Hiệu suất của máy thổi khí từ 0,7 ÷ 0,8, chọn e = 0,75..
a. Trọng lượng riêng của không khí:
G = Qkk × ρkk , Kg/s.

Trong đó:
Qkk: Lượng không khí cần thiết gồm lưu lượng khí cấp cho bể điều hoà , m3/s. Qkk
= 0,14 m3/s.
ρ kk: Khối lượng riêng của không khí, kg/m3, ρ kk = 1,3 Kg/m3 [28 – 13]
⇒ G = 0,14 × 1,3 = 0,182 Kg/s.
Tính ∆ P: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc , [28 - 376]
Trong đó:
 ∆ Pđ : Áp suất động lực học tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra

ρ ×ω2
khỏi ống dẫn: ∆ Pđ = = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 (N/m2 )
2
[28 - 377]
Với: ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
ω 1: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 110 , m/s, ω 1 = 15 m/s.
ω 2: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 32 , m/s, ω 2 = 20 m/s
∆ Pđ1 , ∆ Pđ2 : Áp suất động lực học của ống φ 110, φ 30
ρ × ω12 1,3 ×15 2
Vậy: ∆ Pđ1 = = = 146,25 N/m2 = 146( N/m2)
2 2

ρ × ω2 2 1,3 × 20 2
∆ Pđ2 = = = 260 N/m2 .
2 2
⇒ ∆ Pđ = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 = 146 + 260 = 406 (N/m2 )
∆ Pm– Áp suất để khắc phục trở lực ma sát (khi dòng chảy ổn định trong ống thẳng),

L ρ ×ω2
2
N/m . ∆ Pm = λ × × = ∆ P0 + ∆ P1 [28 - 377]
d td 2
Trong đó: λ : Hệ số ma sát.
l: Chiều dài ống dẫn, m.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 119
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
dtđ : Đường kính tương đương, m.
- ∆ P0, ∆ P1: Áp suất để khắc phục trở lực ma sát ở các đường ống có đường kính
khác nhau.
L ρ × ω1
2

+ Tính ∆ P0 = λ × × , xét trên đường ống φ 110.


d td 2
ρ × dtđ × ω1
Ta có: Re = [28 - 359]
µkk
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 13 m.
λ : Hệ số ma sát.
dtđ : Đường kính tương đương, m, dtđ = 110 mm = 0,11 m.
μkk: Độ nhớt động học của không khí ở 250C, N.s/m2.
μkk = 1837 × 10-8 N.s/m2 [28 - 118]
ω 1 : Tốc độ của lưu thể, ω 1 = 15m/s.
ρ × d tđ × ω 1,3 × 0,11 ×15
Do đó: Re = = = 116766 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế
µ kk 1837 ×10 −8
độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81 0, 9 ∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ = d
td

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên ε = 0,8mm [28 – 381]

dtd : Đường kính tương đuơng của ống. dtd = 110mm


0,8
⇒∆= = 0,0073
110
1  6,81 0,9 0,0073 
⇒ = −2 lg   +  = 5,3 ⇒ λ = 0,035
λ  116766  3,7 

L ρ × ω1
2
13 1,3 ×15 2
Vậy: ∆ P0 = λ × × = 0,035 ×
0,11
×
2
= 605 N/m2
d tđ 2

L ρ × ω2
2

+ Tính ∆ P1 = λ × × , xét trên đường ống φ 32mm.


d tđ 2
ρ × d tđ × ω2
Tương tự ta có: Re = [28 - 359]
µkk
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 126 m.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 120
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
λ : Hệ số ma sát.
dtđ : Đường kính tương đương, m, dtđ = 0,032 m.
ω 2 : Tốc độ của lưu thể, ω 2 = 20m/s.
ρ × d tđ × ω2 1,3 × 0,032 × 20
Do đó: Re = = = 45291 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế
µkk 1837 ×10 −8
độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81 0, 9 ∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ = d
td

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên ε = 0,8mm [28 – 381]

dtd : Đường kính tương đuơng của ống. dtd = 32mm


0,8
⇒∆= = 0,025
32
1  6,81 0,9 0,025 
⇒ = −2 lg   +  = 4,3 ⇒ λ = 0,05
λ  45291  3,7 

L ρ × ω2
2
126 1,3 × 20 2
Vậy: ∆ P1 = λ × × = 0,05 ×
0,032
×
2
= 51187 N/m2
d tđ 2
Do đó: ∆ Pm= ∆ P0 + ∆ P1 = 605 + 51187 = 51792 N/m2.
 ∆ PH – Áp suất cần thiết để nâng chất khí lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ
tĩnh, N/m2: ∆ PH = ρ × g × H , N / m
2

Trong đó:
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2
H : Chiều cao nâng chất khí, H = 4,5 m

⇒ ∆ PH = 1,3 × 9,81 × 4,5 = 57 N/m2


 ∆ Pt – Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị, N/m2. ∆ Pt = 0.
 ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
 ∆ Pc – Áp suất cần thiết để thắng trở lực cục bộ:
ω2 × ρ
∆Pc = ξ × , N/m2, [28 - 377]
2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 121
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong đó : ξ: Hệ số trở lực cục bộ.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3.
ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.
+ Tại góc cua 900 dùng khuỷu ghép 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành, vì trên đường
ống φ 110 có Re = 116766 < 2 × 105 nên ta bỏ qua trở lực do khủyu.
+ Trên đường ống φ 110 còn có trở lực cục bộ do van điều chỉnh lưu lượng, có 1
van Loại van thường dùng là van tấm quay với góc mở là 100 van dùng ống tròn, ξ 1 =
0,52 [28 - 398].
+ Trên đường ống còn có trở lực cục bộ tại các ngã ba, có 14 ngã tư nên có 28 ngã
ba nên ξ 2 = 0,44 x 28 = 12,32 [28 – 390]
Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống chính là : ξ = 0,52 + 12,32 = 12,8
15 2 ×1,3
⇒ ∆p c = 12 ,8 × = 1872 N / m 2
2
Vậy: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc
= 406 + 51792 + 57 + 0 +0+ 1872 = 54127 N/m2.
54127
hay ∆P = = 0,5 atm.
1,013 .10 5
Suy ra: P2 = 1 + ∆ P = 1 + 0,5 = 1,5 atm.
Do đó: Công suất của máy thổi khí là:
G × R ×T  P  0.283
 0,182 ×8,314 × 298 1,5 0.283 
Pm = ×  2  − 1 = ×   −1 = 8,7 KW
29 ,7 × n × e  P1 
  29 ,7 × 0,283 × 0,75  1  

Vậy ta chọn máy thổi khí ly tâm có công suất là 8,7 KW.
- Công suất trên trục của máy thổi khí (công suất hiệu dụng):
Nhd = NTT/η ck, KW, [28 – 466]
Trong đó: NTT : Công suất thực tế của máy thổi khí , kW, NTT = Pm = 8,7 KW.
η ck : Hiệu suất cơ khí của máy thổi khí. Đối với máy thổi khí ly tâm thì
η ck = 0,96 ÷ 0,97, chọn η ck = 0,97.
8,7
Vậy: N hd = = 8,97 ≈ 9 KW.
0,97
N hd
- Công suất của động cơ điện: N đc = β × , KW [28 - 466].
η tr ×η đc
Trong đó: β : Hệ số dự trữ công suất, β = 1 ÷ 1,15. Chọn β = 1.
Nhd: Công suất hiệu dụng của máy thổi khí, KW. Nhd =9 KW.
η tr: Hiệu suất truyền động, η tr = 0,96 ÷ 0,99, chọn η tr = 0,97.
η đc : Hiệu suất động cơ điện, η đc = 0,95.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 122
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
9
Vậy: N đc = 1 × 0,97 × 0,95 = 9,77 ≈ 9,8 KW.

Vậy ta chọn động cơ có công suất 9,8 KW.


II. Tính toán hệ thống cấp khí cho aeroten
II.1. Tính toán lượng oxy cần cấp cho 1 bể aeroten
Theo lý thuyết, lượng oxi cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng sinh học gồm oxi
cần thiết làm sạch BOD, oxi hóa NH+4 thành NO-3, khử NO3-.
- Lượng Oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuẩn
Qv ( S0 − S )
OC0= − 1, 42 Px (kgO2/ngày)[10- 105]
1000 f
Trong đó:
OC0 : lượng oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuẩn của phản ứng 20oC
Qv : lưu lượng nước thải cần xử lý, Qv = 1500 m3/ngày
So : nồng độ BOD5 đầu vào, g/m3 , So = 325 g/m3
S : nồng độ BOD5 đầu ra, g/m3 , S = 32,6g/m3
BOD5
f= : hệ số chuyển đổi từ BOD5 sang COD, f = 0,57
COD
Px - phần tế bào dư xả ra ngoài theo bùn dư, kg/ngày
Px = Abùn = 145kg/ngày
1,42 : hệ số chuyển đổi từ tế bào sang COD
1500 × ( 325 − 32, 6 )
OC0 = − 1, 42 × 145 = 563,5 (kgO2/ngày)
1000 × 0,57
- Lượng Oxy cần thiết trong điều kiện thực ở 20oC
CS 20 1 1
OCt = OCo( ). ( T − 20 )
. [10– 106]
β .CSh − Cd 1, 024 α
Trong đó: β : hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối, đối với nước
thải thường lấy β = 1
Csh : nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ứng với nhiệt độ T0C và độ cao so
với mặt nước biển tại nhà máy xử lý. Nhà máy thiết kế ở nhiệt độ 250C, Csh=5,9mg/l
Cs20 : nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ở 200C, Cs20 = 9,08mg/l
Cd : nồng độ oxy cần duy trì trong bể Cd = 1,5 - 2, chọn Cd = 2mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 123
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
α : Hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng của hàm
lượng cặn, chất hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dáng kích thước bể, có
giá trị từ 0,6 – 0,94, chọn α = 0,7
9, 08 1 1
OCt = 563,5 × × × = 1252, 3 (kgO2/ngày)
1× 5,9 − 2 1, 024( 37 − 20 ) 0, 7

OC t
QK = ×f
Tính lượng không khí cần thiết: OU (m3/ngày) [10 - 107]
Trong đó: OCt : lượng oxi cần thiết cấp cho bể, OCt = 1252,3(kgO2/ngày)
f : hệ số an toàn, thường từ 1,5 – 2. Chọn f = 1,5
OU : công suất hòa tan oxi vào nước thải của thiết bị phân phối theo gam
oxi cho 1m3 không khí. OU = Ou × h
Ou : công suất hòa tan oxi vào trong nước thải của thiết bị phân phối tính theo
gam oxi cho 1m3 không khí, ở độ sâu ngập nước h = 3,8 m
Chọn hệ thống hệ thống phân phối bọt khí nhỏ. Tra bảng 7-1 [10 - 112], ta có:
Ou = 8,5 gO2/m3
Bể sâu 4,5 m, độ ngập nước h = 4 m (hệ thống phân phối được bố trí cách mặt đáy
bể 0,2 m). Khi đó OU = 8,5 x 3,8 = 32,3 gO2/m3
1252,3
⇒ QK = × 1,5 = 58156,3 (m3/ngày) = 0,65 m3/s
0, 0323
II.2. Bố trí hệ thống cấp khí
Có nhiều cách cung cấp khí cho bể:
* Thiết bị làm thoáng bằng khí nén:
* Thiết bị cơ khí làm thoáng bề mặt.
Chọn thiết bị cấp khí là máy nén khí . Hệ thống cấp khí nén cho aeroten bao gồm
máy thổi khí , hệ thống ống dẫn khí và thiết bị phân phối khí
Ở đây, khí nén được phân phối qua các lỗ rỗng của đĩa xốp[ đó là các đĩa xốp rỗng làm
bằng sành, bọt nhựa, cao su xốp…] các bọt khí qua đây sẽ có kích thước nhỏ (d = 1 – 6
mm) và mịn, cường độ khí từ 0,01 – 0,02 m/s [10 – 110] . Giữa hai đĩa kế tiếp là trụ đỡ.
Các đĩa được gắn trên các ống, các ống được gắn với nhau thành dàn ống xương cá.
Ống được làm bằng thép không rỉ. Dàn ống xương cá được bố trí theo chiều rộng của
bể và đặt càng sát đáy bể càng tốt để các bọt khí có thời gian lưu trong nước lâu hơn.
 Tính đĩa phân phối khí: Chọn đĩa khí loại AFD350 có đường kính 0,3m và cường
độ khí qua đĩa từ 0,7- 2,5 l/s. Chọn q= 2,5 l/s [10 - 110]
Qkk
Số đĩa khí cần cho 1 bể là: N =
q
Trong đó: Q: lưu lượng khí cần cấp, Qkk = 0,52 m3/s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 124
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
q : lưu lượng khí qua 1 đĩa, q = 2.10-3 m3/s
Qkk 0,52
⇒N= = = 260 đĩa , chọn 260 đĩa
q 2 × 10 −3
 Số ống phân phối khí trên một dàn xương cá:
Bể có chiều rộng 8 m, chọn chiều dài của mỗi dàn xương cá là 6,5 m, cách hai
thành bể lần lượt là b = 0,75 m.
Khoảng cách giữa các ống phân phối khí là 0,3 – 1 m. [10 – 111] Chọn các ống cách
nhau l = 0,65 m

Số ống phân phối khí trên một dàn là:


B − (b × 2) 8 − (0,75 × 2)
n= +1 = +1 = 11 ống nhánh phân phối
l 0,65
Chọn 11 ống nhánh phân phối trên một dàn
Với: B : chiều rộng của bể Aerotank.
Chọn ống nhánh có chiều dài 3,2 m và trên mỗi ống được gắn 6 đĩa, khoảng cách từ đĩa
đến đầu ống phân phối là 0,2m.
3,2 − (2 × 0,2)
- Khoảng cách giữa các đĩa là: = 0,56 m
6 −1
Vậy số đĩa trên một bể là: N1= 11 x 6 = 66 đĩa
 Tính toán số dàn xương cá
N 260
Tổng số dàn xương cá bố trí trong bể là: m = N = 66 = 3,9 dàn. Chọn 4 dàn.
1

Khoảng cách từ dàn xương cá đến chiều rộng của thành bể là 0,5 m
- Khoảng cách giữa 2 dàn xương cá trong bể là:0,4 m
Vậy từ ống dẫn khí từ máy thổi khí, ta chia làm 4 ống nhánh dẫn khí từ thành bể
xuống , mỗi ống nhánh là 1 dàn xương cá cung cấp khí cho bể.
- Tổng số đĩa trong 1 bể là : 66 x 4 = 264 đĩa.
- Tính lại lưu lượng không khí cần cấp cho 1 bể là : 264 x 2.10-3 = 0,528m3/s
 Tính toán đường kính ống dẫn khí
qk
Ông dẫn khí chính từ máy nén khí: D= [28 – 369]
0,785 ×ω
Trong đó: qkk : Lưu lượng khí trong ống dẫn, qkk =0, 528m3/s
ω : Tốc độ trung bình của khí chuyển động trong ống dẫn, ω = 15 – 25 m/s.
Chọn ω = 18 m/s [28 – 370]
qk 0,528
⇒ D= = = 0,193m
0,785 ×ω 0,785 ×18

Quy chuẩn, chọn ông thép có đường kính là D =200mm.


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 125
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
q kk × 4 0,528 × 4
Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống chính: ω n = = = 17 (m/s)
π ×D 2
3,14 × 0,2 2
Từ ống dẫn chính ta chia làm 4 dàn xương cá dẫn khí đến các ống phân phối khí
trong bể.

Hình 4.9 : Cách bố trí hệ thống cấp khí trong bể aeroten


q kk 0,528
Lưu lượng không khí trong mỗi dàn xương cá là : qkk1 = = = 0,132
4 4
(m3/s)
Vận tốc khí đi trong ống dẫn thường từ 15 – 25 m/s, chọn ω 1 = 18m/s
Đường kính ống là:

q kk1 0,132
D1 = = = 0,099m
0,785 × ω1 0,785 ×17

Quy chuẩn, chọn ống thép có đường kính là D1 = 90 mm


q kk1 × 4 0,112 × 4
Kiểm tra lại vận tốc khí trong mỗi dàn: ω1 = = = 21 (m/s)
π × D1
2
3,14 × 0,09 2
• Mỗi dàn xương cá chia làm 11 ống nhánh
q kk 1 0,132
Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh là: qkk2 = = = 0,021m 3 / s
11 11
Vận tốc khí đi trong ống dẫn thường từ 15 – 25 m/s, chọn ω 1 = 20m/s
q kk2 0, 015
Đường kính của mỗi ống nhánh là: D2 = = = 0,031m
0,785 × ω2 0, 785 × 20
Quy chuẩn, chọn ống thép có đường kính là D2 = 40 mm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 126
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
qkk 2 × 4 0, 015 × 4
Kiểm tra lại vận tốc khí trong mỗi ống nhánh: ω2 = = = 12 (m/s)
π × D2 2
3,14 × 0, 042
II.3. Tính máy thổi khí cho aeroten
Công suất của máy :
G × R ×T  P 0.283 
Pm = ×  2  − 1 [10 - 108]
29 ,7 × n × e  P1  

Trong đó:
Pm: Công suất yêu cầu của máy thổi khí, KW.
G: Trọng lượng riêng của dòng khí, kg/s.
R: Hằng số khí, R = 8,314 KJ/Kmol.0K.
T: Nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, 0K.
t0 = 250C nên T = 273 + 25 = 298 0K.
P1: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu vào, atm, P1 = 1 atm.
P2: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra, atm. P2 = P1 + ∆P = 1 + ∆P .
∆ P: Áp suất toàn phần để khắc phục các cản trở thuỷ lực trong hệ thống ống dẫn
khí (kể cả ống dẫn và thiết bị) khi dòng chảy đẳng nhiệt
k −1
n= = 0,283 , đối với không khí k = 1,395.
k
29,7 : Hệ số chuyển đổi.
e : Hiệu suất của máy thổi khí từ 0,7 ÷ 0,8, chọn e = 0,75..
b. Trọng lượng riêng của không khí: G = Qkk × ρkk , Kg/s.

Trong đó: Qkk: Lượng không khí cần thiết gồm lưu lượng khí cấp cho bể aeroten ,
m3/s. Qkk = 0,66 m3/s.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, kg/m3, ρ
kk kk = 1,3 Kg/m3 [28 – 13]
⇒ G = 0,66 × 1,3 = 0,858 Kg/s.
c. Tính ∆ P: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc [28 - 376]
Trong đó:
 ∆ Pđ– Áp suất động lực học tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra

ρ ×ω 2
khỏi ống dẫn. ∆ Pđ = = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 + ∆ Pđ3 , N/m2 [28 - 377]
2
Với: ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
ω 1: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 200 , m/s, ω 1 = 17 m/s.
ω 2: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 90 , m/s, ω 2 = 21 m/s
ω 3: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 40 , m/s, ω 3 = 17 m/s
∆ Pđ1 , ∆ Pđ2 , ∆ Pđ3: Áp suất động lực học của ống φ 200, φ 90, φ 40

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 127
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
ρ × ω12 1,3 ×17 2
Vậy: ∆ Pđ1 = = = 188 N/m2
2 2

ρ × ω2 2 1,3 × 21 2
∆ Pđ2 = = = 286 N/m2 .
2 2

ρ × ω3
2
1,3 ×17 2
∆ Pđ3 = = = 188 N/m2 .
2 2
⇒ ∆ Pđ = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 = 188 + 286 + 188 = 662 N/m2
∆ Pm– Áp suất để khắc phục trở lực ma sát (khi dòng chảy ổn định trong ống thẳng),

L ρ ×ω 2
N/m2: ∆ Pm = λ × × = ∆ P0 + ∆ P1 + ∆ P2 [28 - 377]
D 2
Trong đó: λ : Hệ số ma sát.
L: Chiều dài ống dẫn, m.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3 [28 – 13]
ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.
D : Đường kính tương đương, m.
- ∆ P0, ∆ P1, ∆ P2 : Áp suất để khắc phục trở lực ma sát ở các đường ống có đường
kính khác nhau.
L ρ × ω1
2

+ Tính ∆ P0 = λ × × , xét trên đường ống φ 200


D 2
ρ × D × ω1
Ta có: Re = [28 - 359]
µ kk
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 40 m.
λ : Hệ số ma sát.
D : Đường kính tương đương, m, D = 200 mm = 0,2 m.
μkk: Độ nhớt động học của không khí ở 250C, N.s/m2.
μkk = 1837 × 10-8 N.s/m2 [28 - 118]
ω 1 : Tốc độ của lưu thể, ω 1 = 17m/s.
ρ × D × ω1 1,3 × 0,2 ×17
Do đó: Re = = = 240609 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế
µ kk 1837 ×10 −8
độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81 
0,9
∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ =
D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 128
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên ε = 0,8mm [28 – 381]

D : Đường kính tương đuơng của ống. D = 200mm


0,8
⇒∆= = 0,004
200
1  6,81 0,9 0,004 
⇒ = −2 lg   +  = 5,87 ⇒ λ = 0,029
λ  240609  3,7 

L ρ × ω1 = 0,029 × 40 × 1,3 ×17 2 = 1089


2

Vậy: ∆ P0 = λ × × 0 , 2 2
N/m2
D 2
L ρ × ω2
2

+ Tính ∆ P1 = λ × × , xét trên đường ống φ 90mm.


D1 2
ρ × D1 × ω2
Tương tự ta có: Re = [28 - 359]
µ kk
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 46 m.
λ : Hệ số ma sát.
D1 : Đường kính tương đương, m, D1 = 0,09 m.
ω 2 : Tốc độ của lưu thể, ω 2 = 21 m/s.
ρ × D1 × ω2 1,3 × 0,09 × 21
Do đó: Re = = = 133750 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế
µ kk 1837 ×10 −8
độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81 
0,9
∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ = D
1

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên ε = 0,8mm [28 – 381]

D1 : Đường kính tương đuơng của ống. D1 = 90mm


0,8
⇒∆= = 0,009
90
1  6,81 0,9 0,009 
⇒ = −2 lg   +  = 5,18 ⇒ λ = 0,037
λ  133750  3,7 

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 129
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
L ρ × ω2
2
46 1,3 × 21 2
Vậy: ∆ P1 = λ × × = 0,037 ×
0,09
×
2
= 5420 N/m2
D1 2

L ρ × ω3
2

Tính ∆ P2 = λ × × , xét trên đường ống φ 40 mm.


D2 2
ρ × D2 × ω3
Tương tự ta có: Re = [28 - 359]
µ kk
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 139 m.
λ : Hệ số ma sát.
D2 : Đường kính tương đương, m, D2 = 0,04 m.
ω 3 : Tốc độ của lưu thể, ω 3 = 17 m/s.
ρ × D2 × ω3 1,3 × 0,04 ×17
Do đó: Re = = = 48122 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế
µ kk 1837 ×10 −8
độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:

1  6,81 
0,9
∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ = D
2

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên ε = 0,8mm [28 – 381]

D2 : Đường kính tương đuơng của ống. D2 = 40mm


0,8
⇒∆= = 0,02
40
1  6,81  0 ,9
0,02 
⇒ = −2 lg   +  = 4,48 ⇒ λ = 0,05
λ  48122  3,7 

L ρ × ω3
2
139 1,3 ×17 2
Vậy: ∆ P2 = λ × × = 0,05 ×
0,04
×
2
= 32639 N/m2
D2 2
Do đó: ∆ Pm= ∆ P0 + ∆ P1 +∆ P2 = 1089+ 5420 + 32639 = 39148 N/m2.
 ∆ PH – Áp suất cần thiết để nâng chất khí lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ
tĩnh, N/m2: ∆ PH = ρ × g × H , N / m 2
Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2
H : Chiều cao nâng chất khí, H = 4,2 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 130
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
⇒ ∆ PH = 1,3 × 9,81 × 4,2 = 53 N/m2
 ∆ Pt – Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị, N/m2. ∆ Pt = 0.
 ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
 ∆ Pc – Áp suất cần thiết để thắng trở lực cục bộ.
Gồm áp suất cần thiết để thắng trở lực cục bộ trong các đường ống và trở lực cục bộ
qua các đĩa.
ω2 × ρ
∆Pc = ξ × = = ∆ P0 + ∆ P1 + ∆ P2 N/m2,
2
[28 - 377]
Trong đó: ξ: Hệ số trở lực cục bộ.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3.
ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.
∆ P0, ∆ P1 , ∆ P2 : Trở lực cục bộ của ống φ 200, φ 90, và qua các đĩa.
ω2 × ρ
+ ∆P0 = ξ × , xét trên đường ống φ 200, trong đó: ω = 17 m/s có 2 khuỷu và 1
2
van
Tại góc cua 900 dùng khuỷu ghép 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành, vì trên đường ống
φ 200 có Re = 240609 > 2 × 105 nên theo [28 – 394] ta có ξ1 = 0,2. Có 2 khuỷu 900
Trên đường ống φ 200 còn có trở lực cục bộ do van điều chỉnh lưu lượng. Loại
van dùng là van tấm quay (van bướm) có α = 200 và dùng loại ống tròn nên ξ2 = 1,54
[23 - 398].
17 2 ×1,3
Vậy: ∆P0 = ( 0,2 × 2 + 1,54 ) × = 364 N/m2.
2
ω2 × ρ
2
+ ∆P1 = ξ × , xét trên đường ống φ 90, trong đó ω = 21 m/s có 8 khuỷu
2
và 44 ngã 4, coi mỗi ngã tư là 2 ngã 3 nên số ngã 3 là 88
Tại góc cua 900 dùng khuỷu ghép 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành. Vì trên đường
ống φ 90 có Re = 133750 < 2 × 105 nên theo [28 - 394] ta có thể bỏ qua ảnh hưởng của
trở lực do khuỷu.
Tại các ngã 3, ξ 1 = 0,46 [28 – 390]
Trở lực gây ra do hiện tượng đột thu là:
90
Ta có : tỷ số = 0,45 và Re = 133750 > 3,5.103 nên ξ 2 = 0,32 [28 – 388]
200
Tổng trở lực trên đường ống φ 90 : ξ = (0,46 x 88) + (0,32 x 4) = 41,76
21 2 ×1,3
Vậy: ∆P1 = 41,76 × = 11970 N/m2
2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 131
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trở lực qua đĩa: Tổn thất áp lực của đĩa phun (lỗ rỗng + lỗ lắp đĩa phân phối trên dàn
ống) vào khoảng 0,03 bar (đĩa mới) và 0,06 bar (đĩa cũ). Sử dụng đĩa mới 0,03bar hay
3,15 (N/m2). [29] . Tổn thất qua toàn bộ đĩa: ∆ P2 = 3,15 x 264 = 832 (N/m2)
∆ Pc = ∆ P0 + ∆ P1 +∆ P2 = 364 + 11970 + 832 = 13166 N/m2
Vậy: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc
= 622+ 39148 + 53 + 0 + 0 + 13166 = 52989N/m2.
52989
hay ∆P = = 0,52 atm.
1,013 .10 5
Suy ra: P2 = 1 + ∆ P = 1 + 0,52 = 1,52 atm.
Do đó: Công suất của máy thổi khí là:
G × R ×T  P 0.283  0,686 ×8,314 × 298 1,52 0.283 
Pm = 
×  2
 − 1 = ×   −1 = 34
29 ,7 × n × e  P1 
  29 ,7 × 0,283 × 0,75  1  

KW.
Vậy ta chọn loại máy thổi khí ly tâm có công suất là 34 KW.
- Công suất trên trục của máy thổi khí (công suất hiệu dụng):
Nhd = NTT/η ck, KW, [28 – 466]
Trong đó: NTT : Công suất thực tế của máy thổi khí, kW, NTT = Pm = 34 KW.
η ck : Hiệu suất cơ khí của máy thổi khí. Đối với máy thổi khí ly tâm thì
η ck = 0,96 ÷ 0,97, chọn η ck = 0,97.
34
Vậy: N hd = = 35 KW.
0,97
N hd
- Công suất của động cơ điện: N đc = β × , KW [28 - 466].
η tr ×η đc
Trong đó: β : Hệ số dự trữ công suất, β = 1 ÷ 1,15. Chọn β = 1.
Nhd: Công suất hiệu dụng của máy thổi khí, KW. Nhd =35 KW.
η tr: Hiệu suất truyền động, η tr = 0,96 ÷ 0,99, chọn η tr = 0,97.
η đc : Hiệu suất động cơ điện, η đc = 0,95.
35
Vậy: N đc = 1 × 0,97 × 0,95 = 38 KW.

Vậy ta chọn động cơ có công suất 38 KW.


III.Tính và chọn các loại bơm
- Muốn chất lỏng chuyển động từ thấp lên cao hoặc chảy dọc theo ống, mương máng
nằm ngang , thì phải dùng bơm để cung cấp năng lượng tạo nên sự chênh lệch áp lực để
đẩy chất lỏng thành dòng chuyển động trong đó. Trong công nghiệp hóa chất và thực
phẩm bơm được chia làm nhiều loại tùy đặc trung cấu tạo, tính năng và phạm vi ứng
dụng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 132
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Dựa vào nguyên làm việc người ta chia bơm thành nhiều loại [15 – 127]:
Bơm thể tích; Bơm ly tâm.; Bơm đặc biệt.
Trong công nghiệp bơm được dùng phổ biến nhất là bơm ly tâm , vì so với bơm pit
tông , bơm ly tâm có ưu điểm sau [15 – 168]:
+ Tạo được lưu lượng đều đặn .
+ Số vòng quay lớn có thể truyền động trực tiếp từ động cơ điện.
+ Có cấu tạo đơn giản, gọn, chiếm ít diện tich xây dựng và không cần kết cấu nền móng
quá vững chắc . Do đó giá thành chế tạo , lắp đặt và vận hành thấp.
+ Có thể dùng để bơm những chất lỏng bẩn
- Có năng suất lớn và áp suất tương đối nhỏ .
III.1. Bơm nước thải từ bể điều hòa lên ngăn khuấy trộn
Chọn bơm ly tâm
Chọn vận tốc nước thải chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 2m/s [28 –
370].
V
- Đường kính ống dẫn nước là: D= [28 - 396]
0,785 ω

Trong đó : V: Lưu lượng nước, m3/s. V = 0,035 m3/s


ω : Tốc độ trung bình của nước đi trong ống, m/s. Chọn W = 2 m/s
V 0,035
⇒ D=
0,785 ω
=
0,785 × 2
= 0,149 m ≈ 150mm

Quy chuẩn , chọn ống thép ống mới không hàn, có đường kính 160mm
V ×4 0,035 × 4
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: ω = = = 1,8 (m/s)
π ×D 2
3,14 × 0,16 2
- Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q ×g ×ρ×H
N = , KW [15 - 157]
1000 η
Trong đó: Q: Năng suất của bơm, m3/s. Q = 0,035 m3/s
ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng (nước thải) , ρ = 997,08 kg/m3
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2
H: Áp lực toàn phần do bơm tạo ra, m.
η: Hiệu suất của bơm ly tâm , thường bằng 0,6 – 0,8 , chọn η= 0,75.
- Áp lực toàn phần do bơm tạo ra được tính như sau:
p2 − p1
H = + H 0 + hm [28 - 438]
ρg
Trong đó: p1, p2: Áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy và hút. Coi P1 =
P2 = Pkhí quyển = 1atm
H0: Chiều cao nâng chất lỏng, H0 = 2,3 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 133
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
hm: Áp suất tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và
∑p
đẩy (kể cả trở lực cục bộ khi chất lỏng ra khỏi ống đẩy), m: hm =
ρg
Với Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc [28 – 376]
Trong đó:
+ ∆ Pd : Áp suất động lực học, tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi
ρ ω2
ống dẫn, N/m2: ∆ Pd = , N / m 2 [28 – 377]
2
Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, ρ = 997,08 kg/m3
ω : Tốc độ của lưu thể trong ống , ω = 1,8 m/s
ρ ω2 997 ,08 ×1,8 2
⇒ ∆ Pd = = = 1615 N/m2
2 2
+ ∆ Pm : Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống dẫn
L ρ ω2
∆ Pm = λ × × , N / m 2 [14 − 377 ]
D 2
Trong đó: L : Chiều dài ống hút và ống đẩy, L = 25m,

D : Đường kính tương đương của ống, D = 160mm


ω : Tốc độ của lưu thể, ω = 1,8m/s
ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng , ρ = 997,08 kg/m3
ω× D × ρ
Xét chuẩn số Renol: Re = µ

Trongđó: µ : Độ nhớt động học của chất lỏng ở 25oC. µ H O = 0,8937 × 10 N .s / m


−3 2
2

1,8 × 0,16 × 997 ,08


⇒ Re = = 321315 > 4000 nên chất lỏng chuyển động trong ống dẫn
0,8937 ×10 −3
là chuyển động xoáy.
Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81  0, 9
∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ = [28 – 380]
D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

ε : Độ nhám tuyệt đối. Ta chọn ống thép,ống mới không hàn để dẫn nước nên ε =
0,1mm [28 – 381]
0,1
⇒∆= = 0,0006
160
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 134
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1  6,81  0, 9 0,0006 
⇒ = −2 lg   +  = 7,3 ⇒ λ = 0,019
λ  321315  3,7 

25 997 ,08 ×1,8 2


Vậy : ∆ Pm = 0,019 × 0,16 × 2
= 4795 N / m 2

+ ∆ PH: Áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ tĩnh
∆ PH = ρ × g × H , N / m 2
Trong đó: g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2

H : Chiều cao nâng chất lỏng, H = 2,3 m


⇒ ∆ PH = 997,08 × 9,81 × 2,3 = 22497 N/ m2
ω2 × ρ
+ ∆ Pc : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ: ∆Pc = ξ × , N / m2
2
Trong đó: ξ: Hệ số trở lực cục bộ
Trên đường ống dẫn có 5 khuỷu 90 do 3 khuỷu 300 tạo thành

Re = 321315 > 2.105 nên ξ1 = 0,58 x 5 = 2,5 [28 – 394]


Trên đường ống còn có trở lực do van để điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy.
Ta chọn van tiêu chuẩn, 2 van , mặc khác do Re = 321315 > 3. 105 nên ξ2 =0,42 x 2 =
0,84 [28 – 397]
Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống dẫn: ξ = 2,5 + 0,84 = 3,74
1,8 2 × 997 ,08
⇒ ∆p c = 3,74 × = 6041 N / m 2
2
+ ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
⇒ Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc = 1615 + 4795 + 22497+ 0 + 6041 = 34948
N/m2
∑p 34946
Vậy: hm = = = 3,6
ρg 997 ,08 ×9,81

Vậy
p2 − p1
H= + H 0 + hm = 0 + 2,3 + 3,6 = 5,9 m
ρg
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q ×g ×ρ×H 0,035 × 9,81 × 997 ,08 × 5,9
N = = = 2,7 KW
1000 η 1000 × 0,75
Công suất của động cơ điện
N
N dc = , Kw [28 - 439]
ηtr ×ηdc
Trong đó: N: Công suất yêu cầu trên trục bơm. N = 2,7 KW
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 135
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
ηtr : Hiệu suất truyền động. chọn ηtr = 0,97
ηdc : Hiệu suất động cơ điện. ηdc = 0,95
N 2,7
⇒ N dc = η ×η = 0,97 × 0,95 = 2,9 KW
tr dc

Thường ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn so với công suất tính toán.
N dcc = β × N dc [28 - 439]
Trong đó: β: Hệ số dự trữ công suất. Chọn β = 1,5 [28 - 440]
⇒N c
dc = β × N dc = 1,5 × 2,9 = 4,35 KW
Vậy để bơm nước thải từ bể điều hoà lên ngăn khuấy trộn ta chọn bơm :
+ Số lượng : 2 cái ( 1 + 1 dữ trữ)
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 4,35 KW
III.2. Tính bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng sang aeroten
Lượng bùn tuần hoàn lại aeroten là 1200m3/ngày = 50m3/h
Chọn bơm bùn là bơm ly tâm , bùn được bơm định kỳ 2,1 giờ 1 lần nên lưu lượng bùn
cần bơm là : 50 x 2,1 = 105 m3
105
Chọn thời gian bơm là 30 phút nên lưu lượng bùn bơm là: V = = 210 m 3 / h
0,5
Chọn vận tốc của bùn chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 1,5m/s. [28 –
370]
V
- Đường kính ống dẫn bùn là: D= [28 – 396]
0,785 ω

Trong đó: V: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/s. V = 210m3/h = 0,058m3/s
W: Tốc độ trung bình của bùn đi trong ống hút và ống đẩy của bơm , m/s.
Chọn ω = 2 m/s [28 – 370]
V 0,058
⇒D= 0,785 ω
=
0,785 × 2
= 0,192 ,2 m

Quy chuẩn, chọn ống thép, ống mới không hàn, có đường kính 200mm
V ×4 0,058 × 4
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: ω = = = 1,85 (m/s)
π ×D 2
3,14 × 0,2 2
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q ×g ×ρ×H
N = , KW [28 - 439]
1000 η
Trong đó: Q: Năng suất của bơm, m3/s. Q = V = 0,058 m3/s
ρ : Khối lượng riêng của bùn. ρ = 1005 kg/m3
[10 - 200]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 136
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2
H: Áp lực toàn phần do bơm tạo ra, m.
η : Hiệu suất của bơm ly tâm , thường bằng 0,6 – 0,8 , chọn η = 0,73
- Áp lực toàn phần do bơm tạo ra được tính như sau:
p2 − p1
H= + H 0 + hm [10 - 438]
ρg
Trong đó:
p1, p2: Áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy và hút. Coi P1 = P2 =
Pkhí quyển = 1atm
H0: Chiều cao nâng chất lỏng, H0 = 3m
hm: Áp suất tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và đẩy (kể cả trở
lực cục bộ khi chất lỏng ra khỏi ống đẩy), m.
Ta có: ∆ PH = ρ x g x H , N/m2 [10 – 377]
∑p
⇒ hm =
ρg
Với Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc [10 – 376]
Trong đó:
+ ∆ Pd : Áp suất động lực học, tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi
ρ ω2
ống dẫn, N/m2: ∆ Pd = , N / m 2 [10 – 377]
2
Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của bùn, ρ = 1005 kg/m3
ω : Tốc độ của lưu thể trong ống , ω = 1,85m/s
ρ ω2 1005 ×1,85 2
⇒ ∆ Pd = = = 1719 N/m2
2 2
+ ∆ Pm : Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống dẫn
L ρ ω2
∆ Pm = λ × × , N / m 2 [14 − 377 ]
D 2
Trong đó: L : Chiều dài ống hút và ống đẩy, L = 30m,

D : Đường kính tương đương của ống, D = 200mm


ω : Tốc độ của lưu thể, ω = 1,85m/s
ρ : Khối lượng riêng của bùn, ρ = 1005 kg/m3
ω× D × ρ
Xét chuẩn số Renol: Re = µ
Trong đó: µ : Độ nhớt của bùn.
Xét nồng độ pha rắn (bùn) theo thể tích trong hỗn hợp bùn là:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 137
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Q + Qx 1200 + 31
ϕ= t = × 100% = 45,5 % ≈ 45 %
Q + Qt (1500 + 1200 )
Trong đó: Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn.
Qx: Lưu lượng bùn xả.
Q : Lưu lượng nước vào bể Aerotank.
Khi ϕ = 45% > 10% thì độ nhớt được tính theo công thức:
µ = µ1 (1 + 4,5ϕ) , Ns/m2 [28 - 85]
Trong đó: µ1 : Độ nhớt của nước, µ = 0,8937.10-3N.s/m2 [28 - 94]
ϕ: Nồng độ pha rắn trong huyền phù.
⇒ µ = µ1 (1 + 4,5ϕ ) = 0,8937 .10 −3 (1 + 4,5 × 0,45) = 3 ×10 −3 N.s/m2
1,85 × 0,2 ×1005
⇒ Re = = 123950 > 4000 nên chất lỏng chuyển động trong ống dẫn là
3,025 ×10 −3
chuyển động xoáy.
Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81  0, 9
∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ = [28 – 380]
D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

ε : Độ nhám tuyệt đối. Ta chọn ống thép,ống mới không hàn để dẫn bùn nên ε =
0,1mm [28 – 381]
0,1
⇒∆= = 0,0005
200
1  6,81  0,9 0,0005 
⇒ = −2 lg   +  = 7,1 ⇒ λ = 0,02
λ  123950  3,7 

30 1005 ×1,85 2
Vậy : ∆ Pm = 0,02 × 0,2 × 2
= 5159 N / m 2

+ ∆ PH: Áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ tĩnh
∆ PH = ρ x g x H , N/m2 [28 – 377]
Trong đó: g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2

H : Chiều cao nâng chất lỏng, H = 3m


⇒ ∆ PH = 1005 × 9,81 × 3= 29577 N/ m2
ω2 × ρ
+ ∆ Pc : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ: ∆Pc = ξ × , N / m2
2
Trong đó: ξ: Hệ số trở lực cục bộ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 138
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trên đường ống dẫn có 6 cua 900 do 3 khủy 300 tạo thành

Re = 137722 < 2.105 nên có thể bỏ qua trở lực cục bộ do khuỷu
Trên đường ống còn có trở lực do van để điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy. Ta chọn
van tiêu chuẩn, 2 van ξ =4,7 x 2 = 9,4 [28 – 397]
Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống dẫn
1,85 2 ×1005
⇒ ∆p c = 9,4 × = 16166 N / m 2
2
+ ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
⇒ Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc = 1719 +5159 + 29577 + 0 + 16166 =
52621N/m2
∑p 52621
Vậy: hm = = = 5,3
ρg 1005 ×9,81

Vậy
p2 − p1
H= + H 0 + hm = 0 + 3+ 5,3= 8,3 m
ρg
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q ×g ×ρ×H 0,058 × 9,81 ×1005 ×8,3
N = = = 6,5 KW
1000 η 1000 × 0,73
N
Công suất của động cơ điện: N dc = η ×η , Kw [28 - 439]
tr dc

Trong đó: N: Công suất yêu cầu trên trục bơm. N = 6,5KW
ηtr : Hiệu suất truyền động. chọn ηtr = 0,96
ηdc : Hiệu suất động cơ điện. ηdc = 0,95
N 6,5
N dc = = = 7,1 KW
ηtr ×ηdc 0,96 × 0,95
Thường ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn so với công suất tính toán.
N dcc = β × N dc [28 - 439]
Trong đó: β: Hệ số dự trữ công suất. Chọn β = 1,3 [28 - 440]
⇒ N dcc = β × N dc = 1,3 × 7,1 = 9,2 KW
Vậy để bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng 2 về aeroten ta dùng bơm :
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 9,2 KW
III.3. Bơm bùn thải từ bể lắng hai đến bể nén bùn cặn
Lượng bùn xả là 31m3/ngày = 1,29m3/h
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 139
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn bơm bùn là bơm ly tâm , bùn được bơm định kỳ 2,1 giờ 1 lần nên lưu
lượng bùn cần bơm là : 1,29 x 2,1 = 2,7 m3
2,7
Chọn thời gian bơm là 10 phút nên lưu lượng bùn bơm là: V = 0,166 = 16 ,3m / h
3

Chọn vận tốc của bùn chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 1,5 m/s
[14 – 370].
V
- Đường kính ống dẫn bùn là: D= [28 – 396]
0,785 ω

Trong đó: V: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/s. V = 16,3 m3/h = 0,0045 m3/s
W: Tốc độ trung bình của bùn đi trong ống, m/s. Chọn ω = 1,5 m/s
V 0,0045
⇒D= 0,785 ω
=
0,785 ×1,5
= 0,062 m

Quy chuẩn, chọn ống thép, ống mới không hàn, có đường kính 63 mm
V ×4 0,0045 × 4
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: ω = = = 1,5 (m/s)
π ×D 2
3,14 × 0,063 2
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định theo công thức :
Q ×g ×ρ×H
N = , KW [28 - 439]
1000 η
Tương tự như 3.2 xác định được công suất của bơm là 1,1 KW
Vậy để bơm bùn xả từ bể lắng 2 đến bể nén bùn chọn bơm :
Tương tự như 3.2 xác định được công suất của bơm là 1,56 KW
Vậy để bơm bùn xả từ bể lắng 1 đến bể nén bùn chọn bơm :
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 1,56 KW
III.5. Tính toán bơm từ bể cô đặc(bể nén bùn) đến máy lọc ép băng tải
Lượng bùn cặn là 25,6 m3/ngày = 1,67 m3/h
Chọn bơm bùn là bơm ly tâm , bùn được bơm định kỳ 8 giờ 1 lần nên lưu lượng
bùn cần bơm là : 1,67 x 8 = 13,36 m3
Chọn thời gian bơm là 0,25 giờ nên lưu lượng bùn bơm là:
13 ,36
V = = 53 ,44 m 3 / h
0,25
Chọn vận tốc của bùn chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 2 m/s.
[28 – 370]
V
- Đường kính ống dẫn bùn là: D= [28 – 396]
0,785 ω

Trong đó: V: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/s. V = 53,44 m3/h = 0,0095 m3/s
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 140
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
ω : Tốc độ trung bình của bùn đi trong ống, m/s. Chọn ω = 2 m/s
V 0, 0095
⇒D= = = 0, 006 m
0, 785ω 0, 785 × 2
Quy chuẩn , chọn ống thép, ống mới không hàn, có đường kính 110mm
V ×4 0,015 × 4
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: ω = = = 1,6 (m/s)
π ×D2 3,14 × 0,11 2
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q ×g ×ρ×H
N = , KW [28 - 439]
1000 η
Trong đó: Q: Năng suất của bơm, m3/s. Q = 0,0095m3/s
ρ : Khối lượng riêng của bùn. ρ = 1005 kg/m3
[10 - 200]
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2
H: Áp lực toàn phần do bơm tạo ra, m.
η: Hiệu suất của bơm ly tâm , thường bằng 0,6 – 0,8 , chọn η= 0,73
- Áp lực toàn phần do bơm tạo ra được tính như sau:
p2 − p1
H = + H 0 + hm [10 - 438]
ρg
Trong đó: p1, p2: Áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy và hút. Coi P1 =
P2 = Pkhí quyển = 1atm
H0: Chiều cao nâng chất lỏng, H0 = 3 m
h m: Áp suất tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và đẩy
(kể cả trở lực cục bộ khi chất lỏng ra khỏi ống đẩy), m.
∑p
hm =
ρg
Với Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc [10 – 376]
Trong đó:
+ ∆ Pd : Áp suất động lực học, tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi
ρ ω2
ống dẫn, N/m2: ∆ Pd = , N / m 2 [10 – 377]
2
Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của bùn, ρ = 1005 kg/m3
ω : Tốc độ của lưu thể trong ống , ω = 1,6 m/s
ρ ω2 1005 ×1,6 2
⇒ ∆ Pd = = = 1286 N/m2
2 2
+ ∆ Pm : Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống dẫn
L ρ ω2
∆ Pm = λ × × , N / m 2 [14 − 377 ]
D 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 141
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong đó: L : Chiều dài ống hút và ống đẩy, L = 30m,

D : Đường kính tương đương của ống, D = 110 mm


ω : Tốc độ của lưu thể, ω = 1,6 m/s
ρ : Khối lượng riêng của bùn, ρ = 1005 kg/m3
ω× D × ρ
Xét chuẩn số Renol: Re = µ
Trong đó: µ : Độ nhớt của bùn, µ = 3,025. 10-3N.s/m2
1,6 × 0,11 ×1005
⇒ Re = = 58473 > 4000 nên chất lỏng chuyển động trong ống dẫn là
3,025 ×10 −3
chuyển động xoáy.
Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81  0,9
∆
= −2 lg   +  [28 – 380]
λ  Re 
 3,7 

ε
Mà : ∆ = [28 – 380]
D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

ε : Độ nhám tuyệt đối. Ta chọn ống thép,ống mới không hàn để dẫn bùn nên ε =
0,1mm [28 – 381]
0,1
⇒∆= = 0,0009
110
1  6,81  0 ,9 0,0009 
⇒ = −2 lg   +  = 6,5 ⇒ λ = 0,024
λ  58473  3,7 

30 1005 ×1,6 2
Vậy : ∆ Pm = 0,024 × 0,11 × 2
= 8420 N / m 2

+ ∆ PH: Áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ tĩnh
∆ PH = ρ × g × H , N / m 2
Trong đó: g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2
H : Chiều cao nâng chất lỏng, H = 3 m
⇒ ∆ PH = 1005 × 9,81 × 3 = 29577 N/ m2
ω2 × ρ
+ ∆ Pc : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ : ∆Pc = ξ × , N / m2
2
Trong đó: ξ: Hệ số trở lực cục bộ
Trên đường ống dẫn 6 cua 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành

Re = 58473 < 2.105 nên ξ1 = 0[28 – 396]


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 142
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trên đường ống còn có trở lực do van để điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy. Ta chọn
van tiêu chuẩn, 2 van ξ2 =7 x 2 = 14 [28 – 399]
Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống dẫn: ξ = 0 + 14 = 14
1,6 2 ×1005
⇒ ∆p c = 14 × = 18009 N / m 2
2
+ ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
⇒ Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc = 1286 +8420 + 29577+ 0 + 18009 =
57292 N/m2
∑p 57292
Vậy: hm = = = 5,8
ρg 1005 ×9,81

Vậy:
p2 − p1
H= + H 0 + hm = 0 + 3 + 5,8 = 8,8 m
ρg
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q × g × ρ × H 0, 095 × 9,81× 1005 × 8,8
N= = = 1, 2 KW
1000η 1000 × 0, 73
N
Công suất của động cơ điện: N dc = η ×η , Kw [28 - 439]
tr dc

Trong đó: N: Công suất yêu cầu trên trục bơm. N = 1,2 KW
ηtr : Hiệu suất truyền động. chọn ηtr = 0,96
ηdc : Hiệu suất động cơ điện. ηdc = 0,95
N 1, 2
N dc = = = 1,3 KW
ηtr ×ηdc 0,96 × 0,95
Thường ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn so với công suất tính toán.
N dcc = β × N dc [28 - 439]
Trong đó: β: Hệ số dự trữ công suất. Chọn β = 1,3 [28 - 440]
⇒ N dcc = β × N dc = 1,3× 1, 3= 1, 69 KW
Vậy để bơm bùn từ bể nén bùn đến máy lọc ép băng tải chọn bơm :
+ Số lượng : 2 cái (1 làm việc , 1 dữ trữ)
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 1,69 KW
III.6. Bơm định lượng hóa chất
Bơm định lượng phèn
Lượng phèn là 8,4 .10-5 m3/s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 143
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn vận tốc của chất lỏng chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là
0,9m/s. [28 – 370]
V
Đường kính ống dẫn phèn là: D= [28– 396]
0,785 ω

Trong đó: V: Lưu lượng phèn , m3/s. V = 8,4 .10-5 m3/s


ω : Tốc độ trung bình của chất lỏng đi trong ống, m/s. Chọn ω = 0,9 m/s
V 8, 4.10 −5
⇒D= = = 0, 01 m
0, 785ω 0, 785 ×0,9
Quy chuẩn , chọn ống có đường kính 16mm
V ×4 8, 4.10−5 × 4
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: ω = = = 0, 42 (m/s)
π × D 2 3,14 × 0, 0162
Chọn bơm định lượng phèn cho vào ngăn khuấy trộn
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm

+ Vật liệu : Bằng gang


+ Công suất bơm : 0,3KW
Bơm định lượng PAA
Lượng PAA là 3.10-5 m3/s
Chọn vận tốc của chất lỏng chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là
0,9m/s. [28– 370]
V
- Đường kính ống dẫn PAA là: D= [28 – 396]
0,785 ω

Trong đó: V: Lưu lượng phèn , m3/s. V = 3 .10--5 m3/s


ω : Tốc độ trung bình của chất lỏng đi trong ống, m/s. Chọn ω = 0,9 m/s
V 3.10 −5
⇒D= = = 6,5.10 −3m
0, 785ξ 0, 785 ×0,9
Quy chuẩn , chọn ống có đường kính 10mm
V ×4 3.10−5 × 4
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: W = = = 0,38 (m/s)
π × D 2 0,14 × 0, 0102
Chọn bơm định lượng PAA cho vào ngăn khuấy trộn
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 0,3KW
Bơm định lượng axit H2SO4

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 144
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn bơm định lượng axit cho vào ngăn khuấy trộn
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 0,3 KW
IV.Tính toán cánh khuấy
IV.1. Tính toán cánh khuấy trong bể hòa tan phèn
Để pha hóa chất người ta tiến hành trộn hóa chất với nước. Việc hòa trộn hóa chất
gồm các phương pháp như : trộn thủy lực, trộn cơ khí. Trong đó thường dùng khuấy
trộn cơ khí vì dễ vận hành và dễ khống chế tốc độ.Với độ nhớt của dung dịch hóa chất
coi như bằng độ nhớt của nước ở 250C (µ = 0,8937. 10-3 Ns/m2) và ρ = 997,08 kg/m3
Có nhiều loại cánh khuấy khác nhau như loại cánh phẳng hoặc kiểu tuốc bin ,
cánh khuấy mái chéo, cánh khuấy chân vịt,... Ta chọn máy khuấy cơ khí loại cánh
khuấy loại tấm bản (2 tấm) để khuấy trộn vì việc hòa trộn hóa chất chỉ cần số vòng
quay nhỏ.

1.1. Kích thước hình dạng của cánh khuấy:


- Cấu tạo của cánh khuấy:
+ Cánh khuấy dạng tấm bản, số cánh là 2
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13].
Chọn :f = 0,2 * 2,5 = 0,5 m2.
D D 1,5
Ta có: + =2⇒d = = = 0,75 m = 750mm [(Bảng IV.1)\(28-618]
d 2 2
S
+ = 0,36 ⇒ S = d × 0,36 = 750 × 0,36 = 270 mm
d
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *1,5 = 225mm [(Bảng IV.2)\(14- 620)]

Hình 4.10: Cánh khuấy loại tấm bản


Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,m m.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Đường kính của bể hòa trộn, m. D = 1,5 m
1.2.Số vòng quay của cánh khuấy

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 145
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hiệu quả của quá trình khuấy trộn phụ thuộc vào cường độ khuấy trộn và thời
gian khuấy trộn. Đại lượng biểu thị cường độ khuấy trộn là gradien vận tốc:
N
- Cường độ khuấy trộn được xác định: G = ( µV )
0,5
[22 - 109]

Trong đó: G: Gradient vận tốc, s-1,


N: Năng lượng tiêu hao tổng cộng, W
V: Dung tích bể hoà tan phèn, m3. V = 1,72 m3
µ : Độ nhớt động lực của chất lỏng, Ns/m2, µ= 0,9837. 10-3 Ns/m2
ρ ×n ×d 2
- Tính chuẩn số Re: Re = [28 - 616]
µ

Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3. ρ H 2 O c = 997,08 kg/m3
0
25

n: Số vòng quay cánh khuấy trong 1s, vg/s. n = 0,77 vg/s [Bảng IV.5 /
(28 – 624)]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,750 m

ρ × n × d 2 997 ,08 × 0,77 × 0,750 2


⇒ Re = = = 21,5.10 4 > 10 4
µ 0,8937 ×10 −3

Vậy chất lỏng trong bể có chế độ chảy xoáy.


Nên năng lượng tiêu hao tổng cộng được xác định theo công thức:
N = A ×d 5 ×n3 × ρ [28 - 616]
Trong đó: N: Năng lượng cần thiết, W
A: Hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy, A= 1,7 [28
– 620]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,750m
n: Số vòng quay trong 1s, vg/s, n = 0,77 vòng/s [Bảng IV.5 /(28 – 624)]
ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3. ρ 25c = 997,08 kg/m3
0

H 2O

⇒ N = A × d 5 × n 3 × ρ = 1,7 × 0,750 5 × 0,77 3 × 997 ,08 = 184 W = 184000 J / s

0,5
N  184 
Vậy G = ( )0,5 =   =119, 7 S− 1
µV −3
 0,893710 × 1, 72 
1.3.Công suất của động cơ:
Khi mở máy cần có công để thắng lực quán tính và lực ma sat, vì vậy ta có công
suất mở máy được tính như sau:
Nc = Ng + Nm [28 - 622]
Trong đó: Ng: Công suất tiêu tốn để khắc phục trở lực, W

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 146
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Nm: Công suất để khắc phục masat giữa chất lỏng và cánh khuấy, W
Nm = N = 184 W
Ng= K × d 5 × n3 × ρ [28 - 622]
K K +A 1,7 +1,7
Nên : Nc = Ng + Nm = Ng + N = N( +1 ) = N ( ) = 184 ( 1,7 ) = 368 W
A A
Nc
- Công suất động cơ điện: N dc = [28 - 622]
η
Trong đó: Nc: Công suất mở máy, W.
η: Hiệu suất (khả năng truyền lực từ động cơ sang cánh khuấy).
Thường chọn η = 0,6 ÷ 0,7. Chọn η = 0,7
Nc 368
N dc = = = 526W
η 0,7

Vậy chọn công suất động cơ điện của cánh khuấy là : 526W = 0,526KW
IV.2. Tính toán cánh khuấy cho bể tiêu thụ
Tương tự như bể hòa tan phèn, chọn máy khuấy cơ khí loại cánh khuấy loại
tấm bản (2 tấm) để khuấy trộn.
- Kích thước hình dạng của cánh khuấy như sau:
+ Cánh khuấy dạng tấm bản, số cánh là 2
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13].
Chọn :f = 0,2 * 4,5= 0,9 m2.
D D 2
Ta có: + = 2 ⇒ d = = = 1 m = 1000mm [(Bảng IV.1)\(28-618)]
d 2 2
S
+ = 0,36 ⇒ S = d × 0,36 = 1000 × 0,36 = 360 mm
d
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *2 = 30mm [(Bảng IV.2)\(28-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,m m.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Đường kính của bể hòa trộn, m. D = 2 m
Chọn:
- Cường độ khuấy trộn là G = 439s-1
- Số vòng quay trong 1s là n = 0,77 vòng/s
- Công suất của động cơ là Nđc = 2,2KW
IV.3. Tính toán cánh khuấy cho bể hòa tan PAA
Tương tự như bể hòa tan phèn, chọn máy khuấy cơ khí loại cánh khuấy loại tấm
bản (2 tấm) để khuấy trộn.
- Kích thước hình dạng của cánh khuấy như sau:
+ Cánh khuấy dạng tấm bản, số cánh là 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 147
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13].
Chọn :f = 0,2 * 2 = 0,4 m2.
D D 1,4
Ta có: + =2⇒d = = = 0,7 m = 700mm [(Bảng IV.1)\(14-618)]
d 2 2
S
+ = 0,36 ⇒ S = d × 0,36 = 700 × 0,36 = 252 mm [(Bảng IV.1)\(14-618)]
d
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *1400 =210 mm [(Bảng IV.2)\(14-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,m m.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Đường kính của bể , m. D = 1,4 m
Chọn:
- Cường độ khuấy trộn là G = 270s-1
- Số vòng quay trong 1s là n = 0,77 vòng/s
- Công suất của động cơ là Nđc = 0,77 KW
IV.4. Tính toán cánh khuấy cho ngăn khuấy trộn hóa chất với nước thải
4.1. Ngăn thứ nhất:
Trong ngăn này hòa trộn phèn với nước thải nên yêu cầu khuấy trộn mạnh hơn , đòi hỏi
số vòng quay lớn hơn do đó dùng cánh khuấy loại chân vịt 3 cánh để khuấy trộn, hơn
nữa loại này thích hợp cho nước thải có độ nhớt không cao và có chất rắn phân tán
trong nước thải.
 Kích thước hình dạng cánh khuấy:
+ Cánh khuấy dạng chân vịt, số cánh là 3, có tấm chắn để ngăn chuyển động xoáy của
nước
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13]. Chọn :f =
0,2 * 6,9 = 1,38 m2.
D D 1,8
Ta có: + d = 3,8 ⇒ d = 3,8 = 3,8 = 0,500 m = 500mm [(Bảng IV.1)\(14-618)]
S
+ = 1 ⇒ S = d ×1 = 500 ×1 = 500 mm [(Bảng IV.1)\(14-618)]
d
Vậy S = d = 500mm
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,05D = 0,05 *1800= 90mm [(Bảng IV.2)\(14-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,mm.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Chiều rộng của ngăn khuấy trộn thứ nhất, m. D = 1,8 m
 Cường độ khuấy trộn
Hiệu quả của quá trình khuấy trộn phụ thuộc vào cường độ khuấy trộn và thời gian
khuấy trộn. Đại lượng biểu thị cường độ khuấy trộn là gradien vận tốc:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 148
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
N
- Cường độ khuấy trộn được xác định: G = ( µV )
0,5
[22 - 109]

Trong đó: G: Gradient vận tốc, s-1


N: Năng lượng tiêu hao tổng cộng, W
V: Dung tích bể hoà tan phèn, m3. V = 6,9 m3
µ : Độ nhớt động lực của chất lỏng, Ns/m2, µ= 0,9837. 10-3 Ns/m2

Hình 4.11: Cánh khuấy chân vịt 3 cánh


ρ ×n ×d 2
- Ta tính chuẩn số Re: Re = [28 - 616]
µ

Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3. ρ H 2 O c = 997,08 kg/m3
0
25

n: Số vòng quay cánh khuấy trong 1s, vg/s. n = 3 – 10,5vg/s , chọn n =


3,5vg/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,5 m
ρ × n × d 2 997 ,08 × 3,5 × 0,5 2
⇒ Re = = = 108 .10 4 > 10 4
µ 0,8937 ×10 −3
Vậy chất lỏng trong bể có chế độ chảy xoáy.
Nên năng lượng tiêu hao tổng cộng được xác định theo công thức:
N = A ×d 5 ×n3 × ρ [28 - 616]
Trong đó: N: Năng lượng cần thiết, W
A: Hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy, A = 0,36 [28
– 620]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,5m
n: Số vòng quay trong 1s, vg/s, n = 3,5 vòng/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3. ρ 25c = 997,08 kg/m3
0

H 2O

⇒ N = A × d 5 × n 3 × ρ = 0,36 × 0,5 5 × 3,5 3 × 997 ,08 = 620 W = 620000 J / s

0, 5
N 0,5  620 
Vậy G = ( ) =   = 313 S −1
µV −3
 0,893710 × 6,9 
 Công suất của động cơ:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 149
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khi mở máy cần có công để thắng lực quán tính và lực ma sat, vì vậy ta có công
suất mở máy được tính như sau: Nc = Ng + Nm [28 - 622]
Trong đó: Ng: Công suất tiêu tốn để khắc phục trở lực, W
Nm: Công suất để khắc phục ma sat giữa chất lỏng và cánh khuấy, W
Nm = N = 620W
Ng= K × d 5 × n3 × ρ [28 - 622]
K K +A 0,36 + 0,36
Nên :Nc=Ng + Nm =Ng +N = N( +1 ) = N ( )= 620 ×( 0,36 ) = 1240 W
A A
Nc
- Công suất động cơ điện.: N dc = [26 - 622]
η
Trong đó: Nc: Công suất mở máy, W.
η: Hiệu suất (khả năng truyền lực từ động cơ sang cánh khuấy).
Thường chọn η = 0,6 ÷ 0,7. Chọn η = 0,7
Nc 1240
N dc = = = 1771W = 1,8 KW
η 0,7
Vậy chọn động cơ điện có công suất 1,8KW
4.2.Ngăn thứ hai:
Ngăn này có tác dụng trộn lấn Polymer với nước thải đã có phèn nhôm ,tạo các
bông keo nhỏ kết hợp lại thành các bông keo lớn hơn , dễ lắng mà không phá vỡ liên
kết các bông keo. Nên yêu cầu khuấy trộn chậm , đòi hỏi số vòng quay nhỏ , do đó
dùng cánh khuấy loại mái chèo bản hơn nữa loại này tạo trạng thái lơ lửng của rắn
trong lòng lỏng, chống lắng cặn.
 Kích thước hình dạng cánh khuấy
+ Cánh khuấy dạng mái chèo bản, số cánh là 2
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m 2/1m3 dung tích bể [11 - 13]. Chọn :f
= 0,2 * 36,8 = 7,36 m2.

Hình 4.12.: Cánh khuấy mái chèo bản


D D 4
Ta có: + =3⇒d = = = 1,33 m = 1333mm [(Bảng IV.1)\(28-618)]
d 3 3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 150
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
S
+ = 0,33 ⇒ S = d × 0,33 = 1333 × 0,33 = 439 mm [(Bảng IV.1)\(28-618)]
d
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *1800= 270mm [(Bảng IV.2)\(28-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,mm.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Chiều rộng của ngăn khuấy trộn thứ nhất, m. D = 4 m
 Cường độ khuấy trộn
Hiệu quả của quá trình khuấy trộn phụ thuộc vào cường độ khuấy trộn và thời gian
khuấy trộn. Đại lượng biểu thị cường độ khuấy trộn là gradien vận tốc:
N
- Cường độ khuấy trộn được xác định: G = ( µV )
0,5
[22 - 109]

Trong đó: G: Gradient vận tốc, s-1


N: Năng lượng tiêu hao tổng cộng, W
V: Dung tích bể hoà tan phèn, m3. V = 36,8 m3
µ : Độ nhớt động lực của chất lỏng, Ns/m2, µ= 0,9837. 10-3 Ns/m2
ρ ×n ×d 2
- Ta tính chuẩn số Re: Re = [28 - 616]
µ

Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3. ρ H 2 O c = 997,08 kg/m3
0
25

n: Số vòng quay cánh khuấy trong 1s, vg/s. n =0,37 – 0,97, chọn n =
0,5vg/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 1,333 m
ρ × n × d 2 997 ,08 × 0,5 ×1,333 2
⇒ Re = = = 99 .10 4 > 10 4
µ 0,8937 ×10 −3

Vậy chất lỏng trong bể có chế độ chảy xoáy.


Nên năng lượng tiêu hao tổng cộng được xác định theo công thức:
N = A ×d 5 ×n3 × ρ [28 - 616]
Trong đó: N: Năng lượng cần thiết, W
A: Hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy, A = 1,95 [28
– 620]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 1,333m
n: Số vòng quay trong 1s, vg/s, n = 0,5 vòng/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3. ρ 25c = 997,08 kg/m3
0

H 2O

⇒ N = A × d 5 × n 3 × ρ = 1,95 ×1,333 5 × 0,5 3 × 997 ,08 = 1023 W = 1023000 J / s

0 ,5
N 0, 5  1023 
Vậy G = ( ) =   = 177 S −1
µV  0,893710 −3
× 36 ,8 

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 151
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
 Công suất của động cơ:
Khi mở máy cần có công để thắng lực quán tính và lực ma sat, vì vậy ta có công
suất mở máy được tính như sau: Nc = Ng + Nm [28 - 622]
Trong đó: Ng: Công suất tiêu tốn để khắc phục trở lực, W
Nm: Công suất để khắc phục masat giữa chất lỏng và cánh khuấy, W
Nm = N = 1023W
Ng= K × d 5 × n3 × ρ [28 - 622]
K K +A 1,95 +1,95
Nên : Nc = Ng +Nm = Ng + N = N( +1 ) = N ( )= 1023 ( 1,95 ) = 2046 W
A A
Nc
- Công suất động cơ điện.: N dc = [28 - 622]
η
Trong đó: Nc: Công suất mở máy, W.
η : Hiệu suất (khả năng truyền lực từ động cơ sang cánh khuấy). Thường
chọn η = 0,6 ÷ 0,7. Chọn η = 0,7
Nc 2046
N dc = = = 2923 W
η 0,7
Vậy chọn động cơ điện của cánh khuấy có công suất 2923W = 3KW
V..Tính toán và chọn các đường kính ống dẫn
1.Ống dẫn nước
- Ống dẫn nước từ hố thu gom đến bể điều hòa:
V
Đường kính ống được xác định theo công thức sau: D= [28- 369]
0,785 W

Trong đó: V: Lưu lượng nước vào bể, m3/s. V = 0,035 m3/s
W: Tốc độ trung bình của nước đi trong ống, m/s. W = 0,1 – 0,5 m/s. Chọn
W =0,3 m/s [28 – 170]
V 0,035
⇒ D=
0,785 W
=
0,785 × 0,3
= 0,385 ,5 m

Quy chuẩn , chọn ống thép mới không hàn có đường kính 355mm
V ×4 0,035 × 4
Kiểm tra lại vận tốc: W = = = 0,35 (m/s)
π × D 2 3,14 × 0,355 2
- Chọn các ống dẫn nước từ bể điều hòa lên ngăn khuấy trộn có đường kính là
160mm
- Ống dẫn nước từ ngăn khuấy trộn sang bể lắng sơ cấp
V
Đường kính ống được xác định theo công thức sau: D= [28- 369]
0,785 W

Trong đó : V: Lưu lượng nước vào bể, m3/s. V = 0,017 m3/s


W: Tốc độ trung bình của nước đi trong ống, m/s. W = 0,1 – 0,5 m/s. Chọn
W =0,3 m/s [28 – 170]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 152
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
V 0,017
D= = = 0,268 m
0,785 W 0,785 × 0,3

Quy chuẩn , chọn ống thép mới không hàn có đường kính 250mm
V ×4 0,017 × 4
Kiểm tra lại vận tốc: W = = = 0,35 (m/s)
π ×D 2
3,14 × 0,25 2
-Chọn ống dấn nước từ bể lắng sơ cấp sang aeroten là ống thép mới , không hàn có
đường kính 250mm
-Chọn ống dấn nước từ bể aeroten sang lắng 2 là ống thép mới , không hàn có đường
kính 250mm
2.Ống dẫn bùn
+ Bùn tuần hoàn D = 200mm
+ Bùn thải từ lắng 2 sang bể nén bùn : D = 63 mm
+ Bùn từ lắng sơ cấp sang bể nén bùn bùn: D = 75 mm
+Bùn từ bể nén bùn cặn sang máy ép bùn: D = 110
3.Ống dẫn hóa chất
- Đường kính ống dẫn phèn từ bể hòa trộn sang bể tiêu thụ
Dung dịch phèn từ bể hoà tan định kỳ 12 giờ được mở van cho dung dịch chảy
vào bể tiêu thụ một lần, chọn thời gian mở van là 10 phút
Lượng phèn cần thiết tính cho một lần mở van là: G1 = Q × a × n
Trong đó: Q: Lưu lượng nước xử lý, m3/h. Q = 63 m3/h
a : Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, g/m3. a = 250 g/m3
n : Thời gian giữa 2 lần mở van cho phèn vào bể tiêu thụ, n = 12giờ.
G1 = Q × a × n = 63 × 250 ×12 = 189000 g = 189 kg
Nồng độ dung dịch phèn ở bể hoà tan 10 % . Lưu lượng dung dịch trong ống dẫn là: V
189 .10 −3
= = 189.10-3 m3/phút = 0,05 .10-3 m3/s
0,1 ×10
V
Đường kính ống dẫn là: d = [28-369]
0,785 ×W

Trong đó: V: Lưu lượng thể tích, V = 0,05.10-4 m3/s


W: Tốc độ trung bình của dòng chảy. Đối với chất lỏng tự chảy
W = 0,1 ÷ 0,5 m/s. [(Bảng II.2)\(28-370-14)]. Chọn W = 0,3 m/s
V 0,5.10 −4
d = = = 14 ,7.10 −3 m ≈ 15 mm
0,785 ×W 0,785 × 0,3

Vậy dung dịch phèn từ bể hoà tan được chảy sang bể tiêu thụ bằng ống dẫn làm bằng vậ
liệu chịu được axit. Đường kính ống dẫn phèn từ bể tiêu thụ sang ngăn khuấy trộn: d=
15mm
- Đường kính ống dẫn PAA sang ngăn khuấy trộn : d= 10mm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 153
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Đường kính ống dẫn phèn sang ngăn khuấy trộn : d= 16mm

Chương V

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 154
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
TÍNH TOÁN KINH TẾ - VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI

V.1. TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.


V.1.1. CHI PHÍ XÂY DỰNG

1.Chi phí xây lắp.


Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải được tính một cách tương đối như sau:
Bảng 5.1: Bảng khái toán phần xây dựng
THÀNH
TÊN CÁC SỐ KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ
STT TIẾN
HẠNG MỤC LƯỢNG (M3) (TR.VNĐ)
(TR.VNĐ)
1 Song chắn rác 1 5/1 cái 5
2 Mương dẫn 1 Bê tông cốt thép 3 triệu 3
nước
3 Bể điều hòa 1 Làm bằng bê tông 2triệu/1m3 1200
cốt thép
V= 600m3
4 Bể hòa trộn 1 Làm bằng PE 2 triệu/m3 4,6
phèn V= 2,3m3
5 Bể tiêu thụ 1 Làm bằng PE 2triệu/m3 7,72
V= 3,86m3
6 Bể hòa tan PAA 1 Làm bằng PE 2 triệu/m3 3,44
V= 1,72m3
7 Ngăn khuấy trộn 1 Bê tông cốt thép 2triệu/1m3 111,2
1,2 V =55,6m3
8 Bể lắng sơ cấp 2 Bê tông cốt thép 2triệu/1m3 680
V =170m3
9 Bể aeroten 2 Bê tông cốt thép 2triệu/1m3 2160
V =540m3
10 Bể lắng thứ cấp 2 Bê tông cốt thép 2triệu/m3 1568
V =392m3
11 Bể nén bùn 1 Bê tông cốt thép 2triệu/m3 420
3
V = 210 m
12 Bể khử trùng 1 V= 68 m3 2triệu/m3 136
2
12 Nhà đặt máy 1 Bê tông 2 triệu/ m 60
2
thổi khí = 30m
13 Kho hóa chất 1 Bê tông 2 triệu/ m2 112
S = 56m2
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 155
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
14 Cơ sở hạ tầng 300
15 Hệ thống thoát 200
nước măt
16 Nhà điều hành 1 Bê tông 1,5 45
S =30m2 triệu/ m2
17 Hệ thống lan Bê tông cốt thép 60
can cầu thang
18 San nền (S = 0,2triệu/m2 600
3000m2)
19 Nhà đặt máy ép Bê tông 2 40
bùn S = 20m2 triệu/ m2
20 Tháp hấp phụ 2 Bê tông 500 triệu/1 1000
cái
Tổng cộng 8716

Chi phí phần lắp đặt


Bảng 5.2: Khái toán chi phí lắp đặt
Thành tiền
Các hạng Đặc tính kỹ
STT Cách tính (triệu.
mục thuật
VNĐ)
Ống dẫn nước,
Phần đường
ống thép
ống công Ống dẫn bùn,
nghệ (Hệ ống thép
1 Khái toán 3000
thống đường Ống dẫn hóa
ống, van, chất
khuỷu, ren...) Van
Khuỷu
Phần lắp đặt
điện động lực
2 Khái toán 1500
và tự động
hóa
Tổng cộng 4500
Vậy chi phí xây lắp: 8716 + 4500 = 13216 triệuVNĐ
2. Dự toán chi phí phần thiết bị
Bảng 5.3: Khái toán chi phí thiết bị
THÀNH
ĐV. SỐ ĐƠN GIÁ
STT LOẠI HÀNG HÓA TIỀN
TÍNH LƯỢNG (TR..VNĐ)
(TR.VNĐ)
1 Hệ thống phân phối khí cho Hệ 1 200

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 156
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
bể điều hòa thống
2 Hệ thống phân phối khí cho Hệ 2 500 1000
bể aeroten thống
4 Máy thổi khí 6 60 360
triệu/cái
6 Bơm nước từ bể điều hòa 3 200 600
lên ngăn khuấy trộn triệu/cái
7 Bơm bùn tuần hoàn từ bể 2 450 900
lắng 2 về aeroten triệu/cái
8 Bơm bùn dư từ lắng 2 đến 2 52 104
bể nén bùn triệu/cái
9 Bơm bùn từ lắng sơ cấp đến 2 78 156
bể nén bùn
10 Bơm bùn từ bể nén bùn đến 2 130 260
máy ép bùn
11 Bơm định lượng axit 2 30 60
12 Bơm định lượng phèn 4 30 120
13 Bơm định lượng PAA 2 30 60
14 Máy ép bùn băng tải 800
15 Thùng chứa hóa chất Cái 3 0,2 0,6
16 Hệ thống pha trộn hóa chất Bộ 7 500
17 Hệ thống khuấy trộn hóa Bộ 2 300
chất với nước thải
18 Thiết bị đo pH 1 60
19 Thiết bị kiểm tra DO Bộ 272
20 Xe gom bùn khô 1 150
21 Thiết bị đo lưu lượng 1 200
23 Thiết bị đo mức 1 20 20
26 Tủ điều khiển tự động và 800
bảng hệ thống tín hiệu
27 Thanh gạt bể nén bùn Bộ 20
28 Máng thu nước răng cưa Bộ 2 10 20
Tổng cộng 6962,6

3. Chi phí các kiến thiết cơ bản khác 500 triệu VNĐ
⇒ Vậy tổng mức đầu tư xây dựng trạm xử lý là : 13216 + 6962,6 + 500 = 20678,6
triệu
V.1.2. Tính toán chi phí vận hành trạm xử lý
1. Chi phí điện năng
Chi phí điện công nghiệp là 1350 đ/1KWh
Bảng 5.4: Chi phí điện năng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 157
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Công suất Tổng số
Số thiết Tổng điện
điện của giờ hoạt
STT Hạng mục chi phí bị dùng năng sử dụng
mỗi thiết động trong
điện ( Kw/ngày)
bị (KW/h) ngày (h)
1 Động cơ ở bể nén bùn 1 1,5 8 12
Bơm nước thải từ bể
2 điều hòa lên ngăn 3 3,5 24 84
khuấy trộn
Bơm bùn thải bể lắng
3 2 1,6 0,056 0,1792
sơ bộ
4 Bơm bùn tuần hoàn 2 9,2 5,5 101,2
5 Bơm bùn thải bể lắng 2 2 1,1 1,83 4,03
Bơm bùn đến máy ép
6 2 2,6 1,5 3,9
bùn
7 Máy ép bùn 1 20 8 160
8 Máy thổi khí 3 50 12 1800
Bơm định lượng hóa
9 5 0,3 24 36
chất
Động cơ cánh khuấy
10 cho cho bể hòa trộn 6 11,14 6 67
hóa chất
Động cơ cánh khuấy
11 cho ngăn khuấy trộn 2 2,8 24 134,4
hóa chất với nước thải
Điện tiêu hao cho hệ
12 thống điều khiển và 100
chiếu sáng khu xử lý
Bơm nước lên tháp hấp
13 2 3 24 144
phụ
Tổng cộng 2646
Vậy chi phí điện là : 2646 x 1350 = 3572100 VNĐ/ ngày
2. Chi phí hóa chất
Bảng 5.5: Chi phí hóa chất (tính cho 1 ngày)
Định mức Lượng sử Đơn giá Thành tiền,
STT Hóa chất
(kg/m3) dụng, kg (đ/kg) VNĐ
1 Axit 0,13.10-3 0,39 20000đ/kg 7800
2 Phèn nhôm 0,121 361 5600đ/kg 2021600
-3
3 PAA 0,88.10 2,64 123000đ/kg 324720
4 Than hoạt - 2260/180 20000đ/kg 251111
tính
Tổng cộng 2605231
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 158
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

3. Chi phí nhân công


- Tổng số cán bộ công nhân: 6 người gồm
- Công nhân vận hành: 3 người/ca ; 3ca/ngày
- Cán bộ quản lý: 1 người
- Lương trung bình là 3,5 triệu đồng/người /tháng.
Vậy chi phí nhân công là : 21 triệu đồng/ tháng
4. Chi phí khấu hao
- Thông thường trạm xử lý được thiết kế xây dựng trong 20 năm
- Tỷ lệ khấu hao là 6% đối với vốn đầu tư xây dựng nên vốn khấu hao trong 20
năm là : 0,06 x20678,6.106 x 20 = 2,48.1010
5 . Chi phí xử lý 1 m3 nước thải
Chi phí vận hành = Chi phí điện + Chi phí hóa chất + Chi phí nhân công + Chi phí
khấu hao = (3,57 +2,605).106 x 30 x 12 x 20 +( 21 x 12 x 20 )106 +2,48.1010
= 7,43 1010 VNĐ

Vậy chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải là : G = S


Q

Trong đó: S_ Tổng tiền xây lắp, vận hành trong 20 năm
S = 20678,6. 106 + 7,43. 1010 = 9,5. 1010
Q_ Tổng thể tích nước thải trong 20 năm
Q = 3000 x 30 x 12 x 20 = 21,6.106
⇒ G = S/Q = 9,5. 1010 / 21,6.106 = 4398VNĐ
V.2. VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Có ba giai đoạn trong vận hành một hệ thống xử lý nước thải :

 Chạy thử
 Vận hành hàng ngày
 Xử lý sự cố

1. Chạy thử
Khi bắt dầu vận hành một hệ thống xử lý nước thải mới hay khởi động lại hệ thống cũ
sau khi bị hỏng hóc (chẳng hạn sau khi rửa sạch bùn do nước thải quá tải hay bị nhiễm
độc tính) có một số nguyên tắc cần tuân thủ để hệ thống xử lý nước thải trở lại hoạt
động bình thường trong thời gian sớm nhất :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 159
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1. Cần tăng dần tải lượng của hệ thống XLNT trong thời gian 1 tháng. Khi xây
dựng hệ thống mới điều quan trọng là chỉ cho một phần nước thải chạy qua bể
sục khí.
2. Lượng DO(oxy hòa tan) cần giữ ở mức 2 – 3 mg/L và nhất thiết không sục khí
quá nhiều khi trong giai đoạn khởi động (cần điều chỉnh dòng khí hàng ngày).
3. Phải kiểm tra lượng DO và SV (thể tích bùn) trong bể hiếu khí. Thể tích bùn sẽ
tăng và khả năng tạo bông và lắng của bùn cũng tăng dần trong thời gian một
tháng.
4. Cần kiểm tra lượng SS ( chất rắn lơ lửng ) trong bể hiếu khí hàng tuần.
5. Không lấy bùn dư chừng nào thể tích bùn chưa đạt lượng SS từ 3 – 4 mg/L.

Thông thường cần có 2 loại tuổi bùn để đạt tới hoạt động ổn định của hệ thống xử
lý nước thải. Theo thiết kế khuyến cáo và nếu nhiệt độ nước thông thường là 25 –
300C tuổi bùn đạt 10 – 15 ngày.

2. Vận hành hàng ngày


Vận hành xử lý hệ thống xử lý nước thải sinh học hàng ngày cần phải bảo đảm các yếu
tố sau :

1. Giữ lượng DO trong bể hiếu khí từ 2 – 4 mg/L (điều chỉnh dòng khí)
2. Điều chỉnh lượng bùn dư và giữ thể tích bùn ở mức 500mg/L.
3. Làm sạch máng tràn.
4. Vớt vật nổi trên bề mặt của bể lắng (để tránh hình thành mùi).
5. Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị cơ/điện.
Ngoài các hoạt động thường nhật còn có các hoạt động không tiến hành hàng ngày mà
vào theo định kỳ như lấy mẫu,làm sạch bể chứa bùn và thay thế thiết bị.

3. Xử lý sự cố
Nếu thực hiện chương trình quan trắc và tiến hành các hoạt động thường nhật, chúng
ta có thể có được hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, nếu có sự cố xảy ra, điều quan trọng là phải phân tích nguyên nhân để giải quyết
sự cố. Dưới đây là một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải với
nguyên nhân và hành động sửa chữa cần tiến hành :

Bảng 5.6. Thống kê về các sự cố có thể trong hệ thống xử lý, nguyên nhân và biện
pháp khắc phục
Hạng mục Sự cố Nguyên nhân Biện pháp sửa chữa,
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 160
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
khắc phục
Vật chất bị lắng trước
Mùi Loại bỏ vật lắng
Song chắn khi tới song chắn
rác Không làm vệ sinh Tăng lượng nước làm vệ
Tắc
sạch sẽ sinh
Mùi Lắng trong bể Tăng cường khuấy,sục khí
Bể điều hoà Mức nước cao Quá tải nước thải,bơm Đưa một phần nước sang hồ
ngập bể bị hỏng tắc khẩn cấp,kiểm tra lại bơm
Bọt trắng nổi Có quá ít bùn (thể tích
Dừng lấy bùn dư
trên bề mặt bùn thấp)
Nhiễm độc tính (thể Tìm nguồng gốc phát sinh
tích bùn bình thường) để xử lý
Có lượng oxy hoà tan
Bể hiếu khí Bùn có màu
(DO) quá thấp (yếm Tăng cường sự sục khí
đen
khí)
Có bọt khí
Thiết bị phân phối khí Thay thế thiết bị phân phối
ở một số chỗ
bị nứt khí
trong bể
Bùn đen trên Thời gian lưu bùn quá
Loại bỏ bùn thường xuyên
mặt lâu
Có nhiều bông
nổi ở dòng Nước thải quá tải Xây bể to hơn
Bể lắng
thải
Máng tràn quá ngắn Tăng độ dài của máng tràn
Nước thải Khả năng lắng của bùn Tăng hàm lượng bùn trong
không trong kém bể hiếu khí

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 161
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

KẾT LUẬN

Như chúng ta đã biết hiện nay, dệt – Nhuộm đang là một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn của nước ta. Cùng với sự phát triển không ngừng về số lượng các nhà máy
xí nghiệp dệt – may thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề môi trường có liên quan cần giải
quyết. Đó là nguy cơ gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt và đặc
biệt là ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa qua xử lý. Vì đây cũng là một trong
những ngành sản xuất sử dụng nước và hóa chất tương đối lớn và nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải cao đặc biệt là các chất tẩy trắng và thuốc nhuộm _ là những
chất độc hại và khó phân hủy sinh học. Vì vậy nước thải này cần đặc biệt được quan
tâm và cần phải có giải pháp cụ thể để đảm bảo được môi trường và lợi ích kinh tế.
Trong đồ án này đã làm được một số việc sau
• Tìm hiểu sự phát triển của ngành Dệt- Nhuộm trên thế giới và ở Việt Nam.
• Tìm hiểu và đánh giá thực trạng ô nhiễm các nhà máy Dệt-Nhuộm ở Việt
Nam.
• Đã đề xuất, lựa chọn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy
Dệt-Nhuộm công suất 300m3/ngày đêm.
• Tính toán khái quát kinh tế vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải
Dệt -Nhuộm của thiết kế.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên đồ án trên không thể tránh khỏi thiếu
sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đồ án được
hoàn thiện hơn.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 162
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://vietbao.vn/Kinh-te/Nam-2005-Kim-ngach-xuat-khau-det-may-dat-4-5-
ty-USD/10722226/87/, ngày 10 tháng năm 2001, 16:03 GMT+7
2. http://socongthuong.tayninh.gov.vn/bizcenter.asp?item=9093
3. http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?
top=38&sub=131&article=166246, ngày 19-01-2010
4. http://www.vinatex.com/WebPage/News/NewsDetails.aspx?ArticleID=4360,
ngày 09/03/2010, 11:41:00
5. http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php
%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=12716, Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2008
6. TS. Đào Duy Thái (2009), Quá trình và thiết bị nhuộm hoàn tất vật liệu dệt,
nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh .
7. Trần Văn Nhân , Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải,
nhà xuất bản khoa học kĩ thuật.
8. Nguyễn Công Toàn (2005), Công nghệ nhuộm và hoàn tất, nhà xuất bản đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
9. PGS.TS Đặng Trấn Phòng, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (2006), Xử lý nước cấp và
nước thải dệt nhuộm , Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 163
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
10. Trịnh Xuân Lai(2008), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà
xuất bản xây dựng Hà Nội .
11. Nguyễn Ngọc Dung (2008), Xử lý nước cấp , Nhà xuất bản xây dựng.
12. TS. Đặng Xuân Hiển, Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải cho lớp công nghệ
môi trường K50- Qui Nhơn - Trường ĐHBK Hà Nội.
13. TS. Đặng Minh Hằng, Bài giảng vi sinh môi trường cho lớp công nghệ môi
trường K50- Qui Nhơn .
14. PGS.TS Hoàng Huệ (2005), Xử lý nước thải, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội.
15. GS.TSKH. Nguyễn Bin, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hoá chất và
thực phẩm-Tập 1, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
16. Trịnh Xuân Lai (2002), Cấp nước-tập 2, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
17. Trần Đức Hạ (2006), XLNT Đô Thị, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
18. PGS.TS Lương Đức Phẩm(2003), Công nghệ xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học - Nhà xuất bản giáo dục .
19. PGS.TS Hoàng Văn Huệ, PGS.TS Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước, tập 2,
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội.
20. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCXDVN33-2006/BTNMT
21. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCXDVN 51-2008/BTNMT
22. Trịnh Xuân Lai (2008), Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, Nhà
xuất bản xây dựng
23. Lâm Minh Triết, (2004), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây
dựng cụm công nghiệp Đinh Văn- Lâm Đồng, ngày 28 tháng 12 năm 2006
25. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (2001), Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp,
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
26. Dự án khả thi Trung Tâm xử lý nước thải cho các công ty dệt may phía nam
Hà Nội.
27. Tài liệu hướng dẫn thi công, vận hành hệ thống xử lý nước thải khu công
nghiệp dệt may Phố Nối, Hưng Yên.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 164
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
28. Sổ tay các quá trình thiết bị công nghệ hóa chất-tập 1, Nhà xuất bản khoa học
kỹ thuật
29. Sổ tay xử lý nước – tập 2, Nhà xuất bản xây dựng ,2006.

µ Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3


EMBED Equation.3
Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể, m3/h. Q =63m3/h
EMBED Equation.3 µ §
Lượng cặn dư phải xả hàng ngày sau khi nhà máy hoạt động ổn định
Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính (tỷ lệ bùn hoạt tính sinh ra do giảm chất nền) là:
EMBED Equation.3 µ § [4 – 67]
Trong đó:
Y: Hệ số năng suất sử dụng chất nền cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD5 tiêu
thụ). Là tỷ số giữa khối lượng tế bào và khối lượng chất nền được tiêu thụ trong một
thời gian nhất định. Y = 0,4 EMBED Equation.3 µ §0,8. Chọn Y = 0,5 [(Bảng 5.1)\(4 -
71)].
Kd: Hệ số phân huỷ nội bào, 1/s. Kd = 0,02 – 0,1. Chọn Kd = 0,05
[(Bảng 5.1)\(4 - 71)]
EMBED Equation.3 µ §c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. (c
= 4 – 15 ngày
Chọn EMBED Equation.3 µ §c= 10 ngày [(Bảng 2.18)\(2 - 203)].
EMBED Equation.3 µ §
Lượng bùn hữu cơ sinh ra do khử BOD5 : Abùn EMBED Equation.3 µ §
[4 - 68]
Trong đó: ybùn: Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính. ybùn = 0,33
Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 324 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S =38 mg/l.
Abùn EMBED Equation.3 µ kg/ngày
Tổng lượng cặn lơ lửng sinh ra theo độ tro của cặn Z = 0,3
Abùn 138
A= = = 198 kg/ngày [4 – 156]
EMBED Equation.3 1 − 0,3 0,7

Lượng cặn dư hàng ngày phải xả đi là:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 165
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Axả = A – (Q x 26.10-3) = 198 – (1500 x 26.10-3) = 159 kg/ngày
Tính lưu lượng bùn xả ra hàng ngày từ đáy bể lắng .
Ta có : V×X [4 - 65]
θc =
EMBED Equation.3 Q x × X t + Qr × X r

Suy ra: V × X − QR × X r × θ c
Qx =
EMBED Equation.3 θc × X t

Trong đó
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
Qr: Lưu lượng nước đã xử lý ra khỏi bể lắng, m3/ngày
Qr = Qv = 1500 m3/ngày (coi lượng nước theo bùn là không đáng kể)
Xr: Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng, mg/l.
Nước xử lý xong có hàm lượng cặn lơ lửng là 26 mg/l gồm 65% là cặn hữu cơ.
Hàm lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng là: 0,65 EMBED Equation.3 × 26 =
17 mg/l
Trong 65 % cặn hữu cơ thì độ tro của cặn chiếm 30 % [4 - 91]
Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng (cặn không tro) là: Xr = 0,7 EMBED
Equation.3 × 17 = 12 mg/l
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn.
EMBED Equation.3 θ c= 10 ngày.
Xt: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn lại bể
Aerotank, g/m3.
Ta có phương trình cân bằng lượng bùn vào và ra trong bể Aerotank như sau:
[10 – 166]
EMBED Equation.3 Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X
Trong đó: Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/ ngày.
Qv: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
X t: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn
lại bể Aerotank, g/m3.
X0: Nồng độ bùn hoạt tính có trong nước đi vào bể thường không đáng kể,
coi X0 = 0.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
Qt Q + Qt
Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X ⇒ Xt = v X
Qv Qv
EMBED Equation.3 ⇔ αX t = (1 + α ) X

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 166
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Với Qt : tỷ số tuần hoàn.
α= EMBED Equation.3 α = 0,25
EMBED Equation.3 Qv

EMBED Equation.3 ÷ 1 [(Bảng2.18)\(2- 203)]. Chọn EMBED Equation.3 α = 0,8


(1 + α ) X (1 + 0,8)3000
Xt = = = 6750 mg/l
EMBED Equation.3 α 0,8

Vậy nồng độ bùn hoạt tính tính theo hàm lượng cặn không tro là:
mg/l
EMBED Equation.3 X t = 0,7 × 6750 = 4725
Suy ra:
EMBED Equation.3

V × X − QR × X r × θ c 540 × 3000 − 1500 × 12 × 10


Qx = = = 31 m3/ngày
θc × X t 10 × 4725
Vậy : Lưu lượng bùn xả là 31 m3/ngày
Lưu lượng nước đã xử lý ra khỏi bể lắng là 1500 m3/ngày.
a. Xác định lưu lượng tuần hoàn Qt . Để nồng độ bùn hoạt tính trong bể
luôn giữu giá trị X = 3000mg/l
Ta có: Qt .Xt + QV .X0 = (Qv + Qt )X [4 – 69] mà X0 = 0 nên Qt .Xt = (Qv + Qt )X
⇒ Qt X 3000
= = = 0,8
EMBED Equation.3 QV X t − X 6750 − 3000

⇒ Qt = 0,8 x Qv = 0,8 x 1500 = 1200m3/ngày


b. Thời gian tích luỹ cặn.
V×X [4 - 69]
T=
EMBED Equation.3 Abùn

Trong đó: X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn.
Chọn EMBED Equation.3 θ c = 10 ngày
Abùn : Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong 1 ngày. Abùn = 138 kg/ngày
V × X 540 × 3000
T= = = 12 ngày
EMBED Equation.3 A 138 × 10 3

c. Kiểm tra tỷ số F/M.


F S0 [4 – 66]
=
EMBED Equation.3 M θ × X
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0= 324 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 167
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 θ : Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank.
EMBED Equation.3 θ = 8,6 giờ EMBED Equation.3 ≈ 0,36 ngày

F S0 F 324
= ⇒ = = 0,3 mg BOD5/mg bùn.
EMBED Equation.3 M θ × X M 0,36 × 3000
ngày EMBED Equation.3 µ §

Giá trị này nằm trong khoảng 0,2 – 0,4 ,nên các thông số mà ta đã chọn là phù
hợp [(Bảng 2.18)/ (2 – 203)]
d. Kiểm tra giá trị tốc độ sử dụng chất nền BOD5 của 1g bùn hoạt tính.
EMBED Equation.3 µ § [4 – 67]
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 324mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 38 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
EMBED Equation.3 µ §: Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank.
EMBED Equation.3 µ §= 8,6 giờ
EMBED Equation.3 µ § mgBOD5/mg bùn. giờ
e. Tải trọng thể tích
Chiều dài15mChiều rộng8mChiều cao4,5mThời gian
lưu nướct = 8,6 hLưu lượng bùn hữu cơ sinh ra khi
khử BOD5A = 138 kg/ngàyLưu lượng bùn xảQx
=31m3/ngàyLưu lượng bùn tuần hoànQt =
1200m3/ngàyThời gian tích lũy cặnT = 12
ngàyTỉ số F/M0,3mgBOD5/mg bùn.ngThể
tích bể L = EMBED Equation.3 µ §kg
BOD5/ m3ngày [4 – 158]
V = 540 m3

Giá trị này nằm trong khoảng 0,8


– 2 ,nên các thông số mà ta đã
chọn là phù hợp [(Bảng 2.18)/ (2
– 203)].

Bảng 5.8: Bảng tóm tắt các chỉ


tiêu thiêt kế bể aeroten

Bể aeroten (2 bể)

Tốc độ sử dụng chất nềnCác chỉ tiêuGía trị ρ = 0,011mgBOD5/mg bùn.h


Tải trọng thể tích L = 0,9 kgBOD5/m3.ngày

8. Bể lắng hai
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 168
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng trong nuớc sau khi xử lý bằng Aeroten trước khi cho nước thải
thải ra ngoài hoặc cho qua xử lý tiếp bằng than hoạt tính. Đồng thời bể lắng 2 có nhiệm vụ
cô đặc bùn đến nồng độ nhất định để tuàn hoàn lại bể Aeroten.
Chọn bể lắng tròn, phân phối nước vào bể theo ống trung tâm ở giữa bể và thu nước ra bằng
máng thu được bố trí quanh chu vi bể.
- Diện tích phần lắng của bể lắng 2 xác định theo công thức:
Qr (1 + α )C 0 , m2 [4 - 150]
S=
EMBED Equation.3 Ct × VL

Trong đó: Q1 : Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q1 = 125 m3/h
EMBED Equation.3 α : Hệ số tuần hoàn, EMBED Equation.3 α = 0,8
C0 : Nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank. C0 =
EMBED
X
Equation.3 1 − Z
Trong đó: X : Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong aeroten, X = 3000g/m3
Z : Độ tro cặn, Z = 0,3
⇒ C0 = X 3000 3
= = 4285 g/m
EMBED Equation.3 1 − Z 1 − 0,3
Ct: Nồng độ bùn trong dòng tuần hoàn, g/m3. Ct = 4725g/m3
VL : Phụ thuộc vào nồng độ cặn CL và tính chất của cặn, thường xác định bằng thực
nghiệm . Ở đây do không có điều kiện thực nghiệm nên có thể xác định theo công thức
sau: − KC L 10 −6
[4 - 150]
EMBED Equation.3 VL = Vmaxe

Hình5.6: Cấu tạo bể lắng đứng


Trong đó: Vmax= 7 m/h

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 169
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
K = 600
CL: Nồng độ cặn tại mặt phân chia.
CL = ½ Ct = 1/2 EMBED Equation.3 × 4725 = 2362 mg/l
Do đó ta có: − KCL 10− 6
= 7 × e −600× 2362×10 = 1,67
−6

EMBED Equation.3 VL = Vmaxe


Q1 (1 + α )C 0 125(1 + 0,8)4285 2
⇒S= = = 124 m
EMBED Equation.3 Ct × VL 4725 × 1,67

- Nếu cả diện tích buồng phân phối trung tâm: Sbể = 1,1 x 124 = 136 m2
Chọn hai bể lắng đứng hình tròn, được xây dựng bằng bê tông.
- Diện tích của mỗi bể là : 136 2
= 68 m
EMBED Equation.3 2
-
Đường kính bể: D= 4S 4 × 68 m
= =9
EMBED Equation.3 π π
- Đường kính buồng phân phối trung tâm là: d = 0,2D = 0,2 x 9 = 1,8 [4 – 160]
- Diện tích buồng phân phối trung tâm là: F =
EMBED Equation.3

πd 2 π × 1,8 2
= = 2,54 m2
4 4
- Diện tích vùng lắng của bể : SL = 68 – 2,54 = 65 m2
Kiểm tra:
- Tải trọng thủy lực:
+ Lưu lượng trung bình : Q 1500 3 2
a= = = 23,1 m /m .ngày
EMBED Equation.3 SL × 2 65

Gía trị này nằm trong khoảng (16,4 – 32,8) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[4 – 153]
+ Lưu lượng lớn nhất: amax = 6363
= 49m 3 / m 2 .ngày
EMBED Equation.3 65 × 2
Gía trị này nằm trong khoảng (41– 49,2) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[4 – 153]
- Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể : v = 23,1
= 0,97 m / h =
EMBED Equation.3 24
0,0003m/s
- Máng thu nước sau lắng được bố trí vòng tròn, có đường kính bằng 0,8 đường
kính bể và ôm theo chu vi bể. Máng răng cưa được neo chặt vào thành trong của bể
nhằm điều chỉnh dòng chảy từ bể vào máng thu
Dmáng = 0,8 x Dbể = 0,8 x 9 = 7,2 m [4 – 161]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 170
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Chiều dài máng thu nước: Lmáng = Dmáng π = 7,2 x 3,14 = 22,608m
Chọn tấm răng cưa bằng thép không rỉ, dày 5mm, cao 260mm, dài 19,72m. Trên một
mặt được cắt thành hình răng cưa (dạng hình thang cân) có chiều cao 60mm, đáy nhỏ
50mm, đáy lớn 140mm [16]
- S
ố răng cưa:
n × 50 + ( n − 1) × 90 = 22608
EMBED Equation.3 ⇒ n = 189
-
Tải trọng thuỷ lực của máng thu:
Q 125
U = = = 2,8m 3 / m 2 .h
EMBED Equation.3 m Lm × 2 22,608 × 2

Chọn chiều cao vùng lắng là H = 4,2 m ( phần hình trụ) [7 – 51]
- Chiều cao của ống trung tâm h = 0,9 H = 0,9 x 4,2 = 3,8m [9 – 47]
- P
hần chứa cặn của bể lắng đứng được xây thành hình nón , để cặn tự chảy vào hố thu thì
góc tạo bỡi tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang là 450. Cặn lắng xuống phần chứa
với dung tích lưu lại không quá 2 ngày. Cặn xả ra khỏi bể nhờ ống xả bùn dưới áp suất
thủy tĩnh và đường kính ống xả là từ 0,1 – 0,2 m , chọn d’ = 0,2m [7 – 51]
- C
hiều cao nón chóp là:

D −d' 9 − 0,2 m
EMBED Equation.3
hn = tg 45 0 = tg 45 0 = 4,4
EMBED Equation.3 2 2
- Chiều cao của bể lắng là : Hbể = H + hn + hxd = 4,2 + 4,4 + 0,3 = 8,9m
Do dòng chảy thay đổi đột ngột từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác nên
trong bể thường tạo nhiều vùng xoáy. Để hạn chế hiện tượng này thì ở dưới ống trung
tâm có đặt 1 tấm chắn hướng dòng để điều chỉnh vận tốc dòng nước khi ra khỏi phễu
phân phối phía dưới ống trung tâm. Các kích thước cơ bản của ống trung tâm được thể
hiện qua hình sau :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 171
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình 5.7: Cấu tạo phễu phân phối nước của ống trung tâm [7- 54]
+ Đường kính và chiều cao ống loe bằng nhau và bằng :

D1 = 1,35d = 1,35 x 1,8 = 2,4m, với d là đường kính của buồng phân phối trung tâm
+ Đường kính của tấm chắn : 1,3D1 = 1,3 x 2,4 = 3,12m
+ Góc nghiêng giữa tấm chắn và mặt phẳng ngang là 17o
Do đó chiều cao của tấm chắn là : h’ =
EMBED Equation.3
1,3 × D1 1,3 × 2,4
× tg17 0 = × tg17 0 = 0,4m
2 2
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đáy của tấm chắn hình nón là 0,25 – 0,5m,
chọn 0,5 m
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đỉnh của tấm chắn hình nón là: 0,5 – 0,4 =
0,1m
- Dung tích phần chứa cặn của bể:
V= π × hn D 2 + d 2 + D × d m3
×( ),
EMBED Equation.3 3 4
Trong đó: hn : Chiều cao phần hình nón chứa cặn, hn = 4,4m

D : Đường kính của bể lắng, D = 9m

d : Đường kính phần đáy hình nón , lấy bằng đường kính ống xả cặn. Đường kính ống
xả cặn không được nhỏ hơn 100mm. Chọn d = 200mm
⇒ Vbùn =
EMBED Equation.3

π × hn D 2 + d 2 + D × d 3,14 × 4,4 9 2 + 0,2 2 + 9 × 0,2


×( )= ×( ) = 107 m3
3 4 3 4
- Nồng độ bùn trung bình trong bể

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 172
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ctb = C L + C t 2362 + 4725 g/m3 = 3,5
= = 3543,5
EMBED Equation.3 2 2
kg/m3
Lượng bùn bể lắng có thể chứa là: Gbùn =
EMBED Equation.3 V × Ctb
-

Trong đó: V: Thể tích ngăn chứa bùn.


Ctb: Nồng độ bùn trung bình trong bể
Gbùn = kg
EMBED Equation.3 V × C tb = 107 × 3,5 = 374,5 ≈ 375
Lượng bùn cần thiết trong bể Aerotank: Gbùn =
EMBED Equation.3 V × C0
-

Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank.


C0: Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính) trong bể Aerotank.
C0 = 4285 mg/l
Gbùn = −3 kg
EMBED Equation.3 V AEROTEN × C 0 = 540 × 4285 × 10 = 2314
Như vậy nếu phải tháo khô bể Aerotank để sửa chữa thì khi hoạt động lại phải
chờ để tích luỹ cặn vì bùn từ bể lắng không đủ cấp để bể Aerotank hoạt động ngay.
- Dung tích bể lắng: Vlắng = Sbể x H = 68 x 8,6 =584,8 m3
- Lưu lượng nước đi vào bể lắng là : Q’ = Q + Qt
Trong đó : Q: Lưu lượng nước thải đi vào mỗi bể lắng , Q = 63 m3/h
Qt : Lưu lượng bùn tuần hoàn, Qt = 1200 m3/ngày= 50 m3/h
⇒ Q’ = 63 + 50 = 113m3/h
- Thời gian lưu nước trong bể : t= 584,8
= 5,17h
EMBED Equation.3 113
Trong đó: + Thời gian lắng:
V L S L × H 65 × 4,2
EMBED Equation.3 t1 = = = = 4,3h
Q Q 63
+ Thời gian cô đặc cặn:
Vb 107
t2 = = = 0,09 (ngày) = 2,1h
EMBED Equation.3 Qt + Q xa 1200 + 31

Với Qxả : Lưu lượng bùn xả, Qxả =31 m3/ngày

Bảng 5.9 : Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng 2
Số bể lắng (2 bể)
Diện tích bể 68m2
Đường kính bể D = 9m
Chiều cao bể H= 8,9m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 173
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Thời gian lưu nước trong bể t = 5,17h
Vận tốc đi lên của dòng nước v = 0,0003m/s
Chiều cao chóp nón hn = 4,4m
Dung tích phần chứa cặn Wc = 107m3
Tải trọng thủy lực U = 23,1m3/m2.ngày
Buồng phân phối Chiều cao h = 3,8m
trung tâm Đường kính d = 1,8m
Diện tích F = 2,45m2
Máng thu nước Đường kính máng Dm = 7,2m
răng cưa Chiều dài máng Lm = 22,608m
Số răng cưa n = 189
Tải trọng Um= 2,8 m3/m2.h
. Tính toán tháp hấp phụ than hoạt tính.
Độ hấp phụ màu của than hoạt tính tính theo Pt- Co được qui đổi theo công thức
sau:
I = 3895 EMBED Equation.3 × x
Trong đó
I: Độ hấp phụ màu của than hoạt tính, Pt- Co
x : Độ hấp phụ màu của than hoạt tính, g chất bị hấp phụ/g chất hấp phụ.
Chọn vật liệu hấp phụ là than hoạt tính loại than đá, dạng hạt và có kích thước 2,5
mm. Theo [(Bảng X.1)/(243-14)] ta có khả năng hấp phụ của than đá là 50 g/g chất hấp
phụ khô.
Do đó ta có: I = 3895 EMBED Equation.3 × x = 3895 × 50 = 194750 Pt- Co/g chất hấp
phụ.
Nước thải trước khi vào tháp hấp phụ có độ màu 225 Pt- Co và ta cần giảm độ
màu của nước thải xuống 150 Pt- Co (theo TCVN 5945- 2005 (cột B)). Do đó ta có
lượng màu cần xử lý tính cho 100 ml là:
225 – 150 = 75 Pt- Co
Vì độ màu tính theo Pt- Co được xác định theo 100 ml nước, do đó lượng màu
cần xử lý tính cho 3000 m3/ngày đêm là:

3000.10 6
G1 = 75 EMBED Equation.3 × = 225.107 Pt- Co
100
Chọn thời gian hoàn nguyên than là 6 tháng.
Lượng màu cần hấp phụ trong thời gian 6 tháng là:
G = EMBED Equation.3 225.10 7 × 6 × 30 = 4.05.1011 Pt- Co

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 174
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy khối lượng than cần cho hấp phụ là:
G 4.04.1011
m = EMBED Equation.3 = = 2079589,217 g EMBED
I 194750
Equation.3 ≈ 2079,6 kg
Theo [(Bảng 2.14)\(135-16)] ta có mật độ đổ đống của than hoạt tính đối với loại có
đường kính 2,5 mm là 230 kg/m3.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 175
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Do đó, thể tích của lớp than hoạt tính là:
2079,6
V = EMBED Equation.3 = 9,04 m3
230
Chọn tháp hấp phụ có đường kính là 4 m.
Tiết diện của tháp là:
d2 42
S = EMBED Equation.3 π =π = 12,6 m2
4 4
Chiều cao của lớp than hoạt tính là:
V 9,04
h = EMBED Equation.3 = = 0,72 m
S 12,6
Trong tháp, lớp vật liệu hấp phụ được đặt trên một tấm lưới có lỗ. Thường đường
kính các lỗ là 50 EMBED Equation.3 ÷ 60 mm và cách nhau 10 EMBED Equation.3
÷ 15 mm. Trên tấm lưới là một lớp đỡ bằng đá dăm hay sỏi với chiều cao khoảng 400
EMBED Equation.3 ÷ 500 mm để cho vật liệu hấp phụ khỏi lọt qua lưới và tạo cho
dòng nước phân phối đều theo toàn bộ tiết diện ngang của lớp vật liệu, chọn h’= 0,4 m
[273-5]. Lớp vật liệu trên cùng cũng phải được phủ bằng một lớp đá dăm hoặc sỏi theo
thứ tự kích thước ngược lại với lớp đá dưới cùng và cũng được ép dưới một tấm lưới để
ngăn ngừa không cho hạt vật liệu hấp phụ trôi khỏi tháp theo nước khi tốc độ lọc tăng
lên hoặc do các bọt khí tách ra từ nước nổi lên.
Vậy, chiều cao lớp đệm là:
H = hthan + hs
Trong đó
hthan: Chiều cao lớp than.
hs : Chiều cao lớp sỏi.
H = hthan + hs = 0,72 + 0,4 EMBED Equation.3 × 2 = 1,52 m
Chiều cao tổng của tháp là:
Ht = H + hbv + hchóp
Trong đó
H : Chiều cao đệm. h = 1,52 m
hbv : Chiều cao bảo vệ. Chọn hbv = 0,3 m
hchóp : Chiều cao phần chóp ở đáy. Chọn hchóp = 0,4 EMBED Equation.3 × 2 = 0,8
m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 176
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 ⇒ Ht = H + hbv + hchóp = 1,52 + 2 EMBED
Equation.3 × 0,3 + 0,8 = 2,92 m
Chọn chiều cao chân đỡ 0,2 m.
Vậy nước thải sau khi qua tháp hấp phụ đạt được độ màu theo tiêu chuẩn thải ra
môi trường.
EMBED Visio.Drawing.11

Nướcvào

V-1
Cửanước
vào
Ốngphânphối

Thânthiết bị

Lớpthan

Lớpsỏi dăm

Cửanướcra

Chânđỡ

V-3

Nướcra

nh 12. Tháp hấp phụ than hoạt tính.

9. Bể nén bùn
Bể cô đặc cặn bằng trọng lực làm việc như bể lắng đứng hình tròn.
Dung dịch cặn loãng đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn lắng xống và được
lấy ra từ đáy bể , nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể để đưa trở lại khu xử
lý . Trong bể đặt máy gạt cặn để gạt cặn ở đáy bể về hố thu trung tâm . Để tạo ra các
khe hở cho nước chuyển động lên trên mặt, trên tay đòn của máy cào cặn gắn các thanh
dọc, khi máy cào chuyển động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước
trào lên trên làm cho cặn đặc hơn.
Cặn đưa vào bể gồm cặn từ bể lắng sơ cấp và bùn xả từ bể lắng 2
- Lượng cặn từ bể lắng 1:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 177
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Khối lượng hỗn hợp cặn: G1 = 761 x 2 = 1522kg/ngày, có tỷ trọng S = 1,02, nồng độ
P = 5%.
+ Thể tích V1 = 15 x 2 = 30 m3/ngày
- Cặn từ bể lắng 2:
+ Thể tích cặn đưa vào bể: V 2 = QX = 31 x 2 = 62 m3/ngày
Ta có: V2= G2
, m 3 / ngày
EMBED Equation.3 S × P [4 – 205]
Trong đó: V : thể tích hỗn hợp, m3/ngày
G : Trọng lượng cặn khô, (Tấn /ngày)
S : Tỷ trọng của hỗn hợp cặn, chọn S = 1,005( T/ ngày) [4 – 200]
P: Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hỗn hợp, chọn P = 0,01 ( độ ẩm của
bùn là 99%) [4 – 204]
⇒ Khối lượng cặn : G2 = 62 x 0,01 x 1,005 = 0,623 T/ngày
- Lượng cặn đưa vào bể trong 1 ngày: G = G1 + G2 = 1,522 + 0,623 = 2,145 T/ngày
- Tổng thể tích cặn đưa vào bể là : Qc = V1 + V2 = 30 + 62 = 92 m3/ngày
- D
iện tích bề mặt bể nén bùn : G (m2)
F=
EMBED Equation.3 a
Trong đó: G: Lượng cặn đưa vào bể G = 2145 (kg/ngày).
a: Tải trọng cặn trên bề mặt bể cô đặc trọng lực, a = 39 – 78
(kg/m2.ngày) .Chọn a = 75 (kg/m2.ngày).
2145
⇒F= = 28(m 2 )
EMBED Equation.3 70
- Đ
ường kính bể nén bùn:
4× F 4 × 28
EMBED Equation.3 D = = = 6m
π 3,14
- Đ
ường kính ngăn phân phối trung tâm có đường kính bằng 20% đường kính của bể [4 –
216] : dtt = 0,2 EMBED Equation.3 × D = 0,2 EMBED Equation.3 × 6= 1,2 (m)
- Chiều cao của bể thường từ 3 – 3,7m, chọn Hbể = 3,7m [4 – 216]
- Chiều cao của ống trung tâm thường từ 1 – 1,25m, chọn htt = 1m [4 – 216]
- Chiều cao của chóp đáy bể có độ dốc 10% về phía tâm
h = 0,1× D 6
= 0,1 × = 0,3m(m)
EMBED Equation.3 2 2
- Chiều cao của bể là : Hbể = htt + h + hb + hbv
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 178
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
- Chiều cao vùng chứa cặn : hb = Hbể - h – htt – hbv = 3,7 – 0,3 – 1,2 – 0,3 = 1,9m
- Thời gian lưu cặn từ 0,5 – 20 ngày. Chọn thời gian lưu cặn là 2,5 ngày [4 – 216]
- Thể tích của bể là : Vbể = Qc x t = 92 x 2,5 = 230 m3
Kiểm tra: Tải trọng dung dịch cặn đưa vào bể
70 × 92 2
= 28 kg/m .ngày
EMBED Equation.3 230
Gía trị này nằm trong khoảng 24 – 30 kg/m2.ngày. Nên bể hoạt động hiệu quả.
Xác định tỷ trọng và thể tích cặn sau khi cô dặc
Cặn sau khi cô đặc có nồng độ 5% [4 – 203]
Ta có:
WC Wv Wh [4 – 206]
= +
EMBED Equation.3 S k SV Sh

Trong đó:

Wc : Trọng lượng bùn khô, Wc = 1,384 T/ngày


(Gỉa sử trong hỗn hợp cặn khô gồm 1/3 cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 T/m 3 và 2/3 cặn hữu
cơ có tỷ trọng 1T/m3).Thì:
+ Trong đó cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 chiếm 25% tức Wv = 0,25 x 1384 = 346 kg/ngày
+ Cặn hữu cơ có tỷ trọng 1 chiếm 75% tức Wh = 0,75 x 1384= 1038kg/ngày

Sk : Tỷ trọng bùn khô

Sv : Tỷ trọng bùn vô cơ, Sv = 2,5 T/m3

Sh : Tỷ trọng bùn hữu cơ, Sh = 1 T/m3


⇒ WC Wv Wh 1,384 0,346 1,038
= + ⇔ = + = 1,1764
EMBED Equation.3 S k SV Sh Sk 2,5 1

⇒ Sk = 1,1765
Vậy tỷ trọng của hỗn hợp cặn 95% là nước 5% là cặn (cặn có độ ẩm 95%)
1 0,05 0,95 1 0,05 0,95
= + ⇔ = + = 0,99
EMBED Equation.3 S Sk 1 S 1,1765 1

⇒ S = 1,01
Vậy thể tích cặn sau khi nén ở bể nén bùn là :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 179
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
V= WC , m3 [4 – 205]
EMBED Equation.3 S × P
Trong đó : Wc : trọng lượng cặn khô (tấn), WC = 1,384T/ngày
S : Tỷ trọng hỗn hợp cặn, S = 1,01 T/m3
P : Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hốn hợp theo tỉ lệ thập phân, P
= 0,05
⇒V= WC 1,384 3
= = 28 m /ngày
EMBED Equation.3 S × P 1,01 × 0,05

Bùn đã nén được định kỳ được bơm đi lọc ép bùn.


Nước sau khi tách bùn tự chảy trở lại về bể điều hoà để tiếp tục xử lý một lần nữa
10. Máy ép bùn
Từ bể nén bùn , cặn được bơm lên máy lọc ép băng tải , giả sử máy làm việc 8 giờ
1 ngày, 1 tuần làm 5 ngày
- Lưu lượng cặn đưa đến máy lọc ép băng tải là: q = 28
= 3,5
EMBED Equation.3 8
m3/h
- Lượng cặn đưa vào máy 1 tuần là: G = 1,384 x 7 = 9,688T
Q = 28 x 7 = 196m3
- Lượng cặn đưa và máy trong 1 giờ: G’ =
EMBED Equation.3
9688
= 242,2kg / h
5×8

Q’ = 196
= 4,9m 3 / h
EMBED Equation.3 5 × 8
- Sau khi qua máy lọc ép băng tải , độ ẩm còn lại của cặn là 75%, tỷ trọng của hỗn hợp

cặn là: 1 0,05 0,95 1 0,25 0,75


= + ⇔ = + = 0,93
EMBED Equation.3 S Sk 1 S 1,383 1

⇒ S = 1,07
- Thể tích cặn đã làm khô là : V = WC 1,384 3
= = 5,2 m
EMBED Equation.3 S × P 1,07 × 0,25

- Trọng lượng khối cặn có độ ẩm 75% đem ra bãi chôn lấp là:
Gc = V x S = 5,2 x 1,07 = 5,5 T/ngày
Tải trọng cặn trên 1 m rộng của băng tải thường từ 90 - 689 kg/m chiều rộng băng .h.
Chọn 200 kg/m chiều rộng băng .h [4 – 231]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 180
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chiều rộng băng tải là: b = 242,2
= 1,2m
EMBED Equation.3 200

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 181
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

PHẦN I: TỔNG QUAN


Chương I:

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM VÀ


NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DỆT

I.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT

I.1.1. Sự phát triển của ngành dệt trên thế giới và ở Việt Nam.

Dệt nhuộm là một trong những hoạt động có từ xa xưa của con người. Sau thời
kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, con người đã bắt chước thiên
nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo khảo cổ học thì sợi lanh
(flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người, sau đó sợi len xuất hiện ở vùng
Lưỡng Hà (Mésopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ).

Sự phát triển của ngành dệt tuỳ thuộc vào điều kiện thổ nhưỡng và sinh hoạt của
các vùng. Sau cuộc cách mạng trong may mặc, ngành dệt phát triển ngày càng nhanh,
cùng với đà phát triển của kinh tế và thương mại.

Ngày nay, kỹ thuật dệt-nhuộm đã mau chóng đạt mức độ tinh vi tạo ra các sản
phẩm đa dạng về chủng loại và chất lượng. Sản phẩm của ngành dệt không chỉ là quần
áo, vải vóc và các vật dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm,
thảm, đệm ghế, ô dù, mũ nón ... mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh
hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão, các thiết bị
bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè, vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn, bao
bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc, để cách nhiệt,
cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa như chỉ khâu và bông băng.

Ngành công nghiệp dệt có truyền thống lâu đời tại Việt Nam phục vụ phần lớn
nhu cầu của cộng đồng trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây ngành Dệt Việt
Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2000, giá trị kinh doanh xuất khẩu các
sản phẩm dệt may chỉ đạt gần 1,9 tỉ USD[1] thì năm 2008 đã tăng lên 9,1 tỉ USD tăng
17,5% so với năm 2007 [2] . Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 9,1 tỷ
USD, trở thành ngành xuất khẩu dẫn đầu cả nước, trong đó Vinatex đạt 1,7 tỷ USD,
tăng 3% so cùng kỳ năm 2008 [3] . Hai tháng đầu năm 2010, ngành Dệt May Việt
Nam đã mang về 1 tỷ 510 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 16,8% so với cùng kỳ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 182
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
năm 2009, trong đó kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2 ước tính 700 triệu USD. Ðây là
thành tích lớn góp phần quan trọng vào việc giảm nhập siêu, tăng kim ngạch xuất khẩu
[4] Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD và năm 2010 ngành dệt may
phấn đấu vào top 5 của những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới, hiệp hội
Dệt may Việt Nam đã tập trung thực hiện các giải pháp: Đẩy mạnh đầu tư sản xuất vải,
tăng tính thời trang hóa ngành dệt may; di dời các doanh nghiệp ra ngoài thành phố để
thu hút người lao động và xây dựng các trung tâm dệt nhuộm, cải thiện môi trường.

Hiệp hội và Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang xây dựng, tính toán trên quy
hoạch đảm bảo mục tiêu tới năm 2015 đạt kim ngạch xuất khẩu 18 tỷ USD và tập trung
vào nhóm giải pháp sản xuất, tiêu thụ, khai thác triệt để công suất máy móc hiện có,
thực hiện tái cơ cấu ngành dệt may, đầu tư và thúc đẩy xúc tiến thương mại.

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định
hướng 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại quyết định số
36/2008/QĐ-TTg nêu rõ mục tiêu định hướng phát triển ngành, phấn đấu đạt mức tăng
trưởng hàng năm từ 16-18%, xuất khẩu tăng 20%/năm (giai đoạn 2008-2010) và tăng
sản lượng từ 12-14%, xuất khẩu tăng 15% (giai đoạn 2011-2020) với tổng kim ngạch
xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng gấp đôi so với năm 2005, đạt khoảng 10-12 tỷ USD
và đến năm 2020 con số này sẽ đạt 25 tỷ USD. Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 14,8
tỷ HYPERLINK "http://vatgia.com/hoidap/quicksearch.php?
keyword=USD&view=search" \t "_blank" USD vào năm 2010; 22,5 tỷ USD năm 2015
và 31 tỷ USD vào năm 2020.

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt
Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:[5]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện Mục tiêu toàn ngành đến
2010 2015 2020
2006
1. Doanh thu triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000
2. Xuất khẩu triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000
3. Sử dụng lao nghìn người 2.150 2.500 2.750 3.000
động
4. Tỷ lệ nội địa hoá % 32 50 60 70
5. Sản phẩm
chính:
- Bông xơ 1000 tấn 8 20 40 60

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 183
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Xơ, Sợi tổng hợp 1000 tấn - 120 210 300
- Sợi các loại 1000 tấn 265 350 500 650
- Vải triệu m2 575 1.000 1.500 2.000
- Sản phẩm may triệu SP 1.212 1.800 2.850 4.000

Mặc dù, cạnh tranh về thị trường ngày càng gay gắt, công nghệ sản xuất hiện
nay vẫn còn lạc hậu, nhưng Tập đoàn dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp đang tích
cực tìm mọi biện pháp nắm bắt tốt thị trường, nâng cấp công nghệ theo xu hướng hiện
đại hoá nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và giảm định mức sử
dụng nguyên vật liệu góp phần vào công tác bảo vệ môi trường.

I.1.2. Các loại hình sản xuất.

Một cách tổng quát, ngành công nghiệp dệt nhuộm được chia ra làm các loại như
sau:

* Dệt nhuộm và vải cotton: với loại vải này thuốc nhuộm hoạt tính hoặc hoàn
nguyên hoặc trực tiếp, được sử dụng ở hầu hết các nhà máy dệt. (Nhà máy dệt Thành
Công,dệt Thắng Lợi, dệt Gia Định...) Vải mộc

* Dệt và nhuộm sợi tổng hợp (polymester): thường sử dụng thuốc nhuộm phân tán (
Nhà máy dệt Thành Công, Thắng Lợi, Sài Gòn….)
Giặt
* Dệt và nhuộm vải peco: sử dụng thuốc nhuộm hoàn nguyên hoặc phân tán. ( nhà
máy dệt Sài Gòn).

* Ươm tơ và dệt lụa: đây là dạngCacbon


chủ yếuhóalàm trong nước, điểm khác biệt đối với
các nhà máy dệt khác là nguyên liệu chủ yếu hầu như là nhập ngoại gần 100% (Xí
nghiệp Chế Biến Tơ Tằm Bảo Lộc, Bình Minh, Rạng Đông, ….).
Định hình ( Wet-setting)
Với mỗi loại vật liệu dệt, mỗi dạng nguyên liệu, mục đích sử dụng khác nhau lại có
những quy trình sản xuất khác nhau. Trong thực tế tùy theo yêu cầu của mỗi mặt hàng,
có thể linh hoạt bỏ qua một vài công Nhuộm
đoạn hay/ inthay đổi thứ tự các công đoạn. Sau đây
là một số quy trình sản xuất cơ bản cho một số vật liệu dệt khác nhau.

Hình 1.1. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải len.[6]
Cán mịn (milling)

Hoàn tất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 184
8693551.

Sản phẩm
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
SHAPE \* MERGEFORMAT

Hình 1.2. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải cotton dệt thoi.[6]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 185
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
SHAPE \* MERGEFORMAT

Vải mộc

Đốt lông

Giũ hồ

Nấu

Tẩy

Làm bóng

In / nhuộm

Hoàn tất

Kiếm cuốn

Vải thành phẩm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 186
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình 1.3. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải PES.[6]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 187
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
SHAPE \* MERGEFORMAT SHAPE \*

Vải mộc

Giặt

Relaxing (nếu cần)

Tẩy trắng ( nếu cần)

Nhiệt định hình

Xử lí giảm trọng

In / nhuộm

Hoàn tất

Kiếm cuốn

Sản phẩm

Vải PES filament

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 188
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
MERGEFORMAT

Vải mộc

Đốt lông

Giũ hồ (cho vải dệt thoi)

Tẩy trắng ( nếu cần)

Nhiệt định hình

Xử lí giảm trọng

In / nhuộm

Hoàn tất

Kiếm cuốn

Sản phẩm

Vải PES stapen (staple)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 189
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hình 1.4. Quy trình công nghệ cho các mặt hàng vải – lụa tơ tằm.[6]

SHAPE \* MERGEFORMAT

Tơ sống Dệt

Chuội
Chuội tơ

Tẩy trắng
Nhuộm tơ

In / nhuộm

Hoàn tất

Kiểm tra TP

Sản phẩm

Công nghệ dệt nhuộm như trình bày ở trên rất đa dạng, phức tạp tùy vào nguyên
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 190
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
liệu, mặt hàng, đặc điểm của các cơ sở sản xuất....tuy nhiên một quy trình công nghệ
dệt nhuộm hoàn chỉnh sẽ bao gồm các công đoạn chính như : kéo sợi, dệt vải, nhuộm,
hoàn tất.

Sau đây là một số quy trình công nghệ dệt hoàn chỉnh kèm theo dòng thải:

Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý công nghệ Dệt nhuộm hàng sợi bông kèm theo dòng thải.
[7]

Nguyên liệu đầu Kéo sợi, chải,


ghép, đánh ống
H20,tinh bột, phụ gia

Hồ sợi Nước thải chứa hồ


Hơi nước tinh bột, hóa chất

Dệt vải
Nước thải chứa hồ
Ezym, NaOH Gĩu hồ tinh bột bị thủy
NaOH, hóa chất
phân NaOH
Nấu Nước thải
Hơi nước
H2SO4
H2O Xử lý axit, giặt Nước thải
Chất tẩy giặt
H2O2, NaOCl,
hóa chất Tẩy trắng Nước thải
H2SO4
H2O2, chất tẩy giặt Giặt Nước thải

NaOH, hóa chất Làm bóng Nước thải

Dung dịch nhuộm Nhuộm và in hoa Nước thải

H2SO4
Giặt Nước thải
H2O2, chất tẩy giặt
Hơi nước
Hoàn tất, văng khô Nước thải
Hồ, hóa chất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 191
8693551.
Sản phẩm
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ:

Làm sạch nguyên liệu: Nguyên liệu là bông, xơ nhân tạo,len, tơ tằm được đóng
thành kiện chứa các sợi có kích thước khác nhau bị đánh tung, làm sạch và trộn đều
nhằm loại bỏ tuyến xơ, cặn bẩn.

Chải, kéo sợi, đánh ống, mắc sợi: Các sợi bông được chải song song và tạo thành
các sợi thô và được kéo để giảm kích thước sợi, tăng độ bền và quấn sợi thành các ống
thích hợp cho việc dệt vải. Các ống sợi sẽ được máy mắc mắc thành những trục sợi và
được rẽ thành những sợi với số lượng sợi và chiều dài theo yêu cầu của từng mặt hàng.

Công đoạn hồ

Sợi được hồ hoá bằng hồ tinh bột và tinh bột biến tính để tạo màng hồ xung quanh
sợi nhằm tăng thêm cơ tính cho sợi, đảm bảo cho quy trình dệt được thuận lợi. Ngoài ra
còn dùng các loại hồ nhân tạo như polyvinylalcol PVA, polyacrylat, keo động vật
(casein và zelatin), chất làm mềm, thảo mộc, chất béo, chất giữ ẩm CaCl2, glyxerin,
chất chống mốc (phenol)...Sau khi dệt thành tấm, vải được đem tẩy tinh bột rồi mới
thực hiện các công đoạn khác (như nấu, nhuộm…)

Dệt vải

Các trục dệt đã tẩm hồ sẽ được đem sang các máy dệt để thực hiện công đoạn dệt
nên sản phẩm, dệt vải là qúa trình kết hợp sợi ngang với sợi dọc đã mắc để hình thành
tấm vải mộc .

Giũ hồ: Vải mộc đã kiểm tra được đốt lông và giũ nhằm loại bỏ lông xù và các thành
phần của hồ bám trên vải bằng phương pháp enzim ( 1% enzim, muối và các chất
ngấm) hoặc axit ( dung dịch H2SO4 0,5 %).

Nấu vải:

Vải sau khi giũ hồ được giặt bằng nước, xà phòng, xút, chất ngấm rồi đưa sang
nấu tẩy để loại trừ phần hồ còn lại và các tạp chất thiên nhiên của xơ xợi như dầu mỡ,
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 192
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
sáp… Sau khi nấu, vải có khả năng thấm ướt cao, hấp thụ hoá chất, thuốc nhuộm cao
hơn, vải mềm mại và trắng đẹp hơn. Sau đó vải được giặt lại nhiều lần.
Tẩy trắng:
Tẩy trắng nhằm mục đích tẩy màu tự nhiên của vải, làm sạch các vết bẩn làm cho
vải có độ trắng đúng yêu cầu chất lượng. Các chất tẩy thường dùng là natri cloxit
( NaClO2), natri hypoclorit (NaOCl) hoặc hyđro peroxide (H2O2) cùng các chất phụ trợ.
Sau đó vải được giặt lại nhiều lần
Làm bóng:
Vải sau khi tẩy trắng được làm bóng nhằm làm cho sợi cotton trương nở, làm
tăng kích thước các mao quản giữa các mạch phân tử làm cho xơ sợi trở nên xốp hơn,
dễ thấm nước, tăng khả năng bắt màu thuốc nhuộm. Làm bóng vải bông thường bằng
dung dịch kiềm NaOH. Sau đó vải được giặt nhiều lần.( Đối với vải nhân tạo không
cần làm bóng )
In hoa, nhuộm vải: được tiến hành sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị
nhuộm. Trong giai đoạn này ta sử dụng các hóa chất như: NaOH hay Axit (chất tạo
môi trường kiềm hay axit), phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất khử, H2O2, chất
điện ly.
Đối với các mặt hàng vải khác nhau đòi hỏi các phẩm nhuộm và môi trường nhuộm
khác nhau. Để tăng hiệu quả của quá trình nhuộm, sử dụng các hóa chất như: axit
(H2SO4, CH3COOH) , các muối (Na2SO4, muối amon), các chất cầm màu như
Syntephix, tinofix.
Tẩy giặt: Sau nhuộm và in, vải được giặt nóng, giặt lạnh nhiều lần nhằm làm
sạch vải, loại bỏ các tạp chất, màu thuốc nhuộm thừa... quy trình tẩy giặt bao gồm xà
phòng hay hóa chất giặt tẩy tổng hợp ở nhiệt độ khoảng 80oC, sau đó xả lạnh với các
chất tẩy giặt thông dụng là: xà phòng 1g/l, xô đa 1g/l... Phần thuốc nhuộm không gắn
vào vải và các hoá chất sẽ đi vào nước thải.
Hoàn tất: là công đoạn cuối cùng tạo ra vải có chất lượng tốt và theo đúng yêu
cầu như: chống mốc, chống cháy, mềm, chống nhàu... hoặc trở về trạng thái tự nhiên
sau quá trình căng kéo, co rút ở các khâu trước hay thẳng nếp ngay ngắn, sử dụng một
số hoá chất chống nhàu, chất làm mềm và hoá chất như metylic, axit axetic, tomaldehit.
Quy trình công nghệ ở giai đoạn này tùy thuộc vào sản phẩm vải nhuộm cụ thể có thể
bao gồm các bước khác nhau, nhưng nhìn chung bao gồm hai công đoạn sau:
- Xử lý cơ học: chữa sợi ngang, căng bóng, chỉnh khổ, ủi...
- Xử lý hóa học: đưa vào vải một số hóa chất để tăng chất lượng vải hoàn tất.
Nhìn chung công nghệ dệt nhuộm cũng tương đối đa dạng và còn phụ thuộc vào
loại sản phẩm, loại vải nguyên liệu, loại thuốc nhuộm.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 193
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
I.1.3. Nhu cầu về nguyên nhiên liệu.
NHU CẦU VỀ NGUYÊN LIỆU HÓA CHẤT.

* Nguyên liệu dệt:

Nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy dệt là các loại sợi. Tuy nhiên nhìn chung
các loại vải được dệt từ các loại sau:

- Xơ sợi gốc thực vật như cotton, linen, viscose...

- Xơ sợi gốc động vật như len, tơ tằm...

- Xơ sợi tổng hợp.

• Nguyên liệu nhuộm, in hoa, hoàn tất.

Bao gồm các loại thuốc nhuộm, chất trợ, các hóa chất cơ bản được sử dụng
trong các quá trình xử lí hóa học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá trình giặt
tẩy và làm bóng.

Thuốc nhuộm:

Trước khi thuốc nhuộm tổng hợp đầu tiên xuất hiện vào năm 1885, người ta sử
dụng thuốc nhuộm thiên nhiên được sản xuất từ thực vật. Các màu thiên nhiên có độ
bền màu giặt và độ bền màu với ánh sáng rất thấp vì thế ngày nay hầu hết thuốc
nhuộm thiên nhiên đã được thay thế bằng thuốc nhuộm tổng hợp.

Ta có thể phân loại thuốc nhuộm theo các cách sau:[8-T17]

Bảng 1.3.Phân loại thuốc nhuộm theo cấu tạo hóa học

STT Loại Cấu tạo


1 Thuốc nhuộm azoic Trong phân tử có một hoặc nhiều nhóm
azoic (-N=N-)
2 Thuốc nhuộm anthraquynone Trong phân tử có một hoặc nhiều nhân
anthraquynone hoặc các dẫn xuất của
nó.
3 Thuốc nhuộm indigoid Tổng hợp từ gốc thuốc nhuộm indigo
có trong lá chàm
4 Thuốc nhuộm arylmethane Là dẫn xuất của methane trong đó

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 194
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
nguyên tử carbon trung tâm sẽ tham gia
vào mạch liên hợp của hệ mang màu
5 Thuốc nhuộm nitro Trong phân tử có từ hai hoặc nhiều
nhân thơm, có ít nhất một nhóm nitro
và một nhóm cho điện tử (NH2, OH)
6 Thuốc nhuộm nitroso Trong phân tử có nhóm nitroso (NO)
7 Thuốc nhuộm polymethyl Công thức tổng quát Ar-(CH=CH)n-
CH-Ar’ (Ar, Ar’: nhóm cho và nhóm
nhận điện tử)
8 Thuốc nhuộm lưu hóa Phân tử có nhiều nguyên tử lưu huỳnh.
Gốc mang màu của thuốc nhuộm là các
nhóm tiazin, tiazol, tiatren...
9 Thuốc nhuộm arylamine Công thức tổng quát Ar-N=Ar’ (Ar,
Ar’: gốc thơm chứa nhóm cho và nhận
điện tử)
10 Thuốc nhuộm azoicmethyl Trong phân tử thuốc nhuộm có chứa hệ
mang màu: Ar-CH=N-Ar’
11 Thuốc nhuộm hoàn nguyên đa vòng Trong phân tử có hệ mang màu là các
hợp chất đa tụ giữa anthraquynone hoặc
dẫn xuất với các vòng dị thể khác
12 Thuốc nhuộm phthacyanine Đây là thuốc nhuộm mới, hệ thống
mạng N trong phân tử của thuốc nhuộm
là một hệ liên hợp khép kín

Bảng 1.4. Phân loại thuốc nhuộm theo phân lớp kĩ thuật

STT Loại Tính chất


1 Thuốc nhuộm hoàn nguyên Là những hợp chất màu không tan trong nước,
chứa nhóm C=O
2 Thuốc nhuộm lưu hóa Trong phân tử chứa nhiều nguyên tử lưu huỳnh,
không tan trong nước, khi nhuộm phải khử bằng
Na2S trong môi trường kiềm để chuyển thuốc
nhuộm về dạng leuco base tan được trong nước.
Sau khi nhuộm vải được giặt bằng nước để khử
kiềm và oxy hóa về dạng không tan ban đầu.
3 Thuốc nhuộm oxy hóa Thuốc nhuộm chỉ có một màu đen, còn có tên
gọi khác là anilin đen, được tổng hợp trực tiếp
trên vải bằng cách oxy hóa anilin trong môi
trường acid.
4 Thuốc nhuộm trực tiếp Được hòa tan trong nước nhuộm thẳng cho xơ,
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 195
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
không cần qua giai đoạn gia công trung gian.
5 Thuốc nhuộm hoạt tính Tan trong nước, chứa một vài nguyên tử hoạt
tính (khi nhuộm có thể tách ra khỏi thuốc nhuộm
để thuốc nhuộm liên kết với xơ).
6 Thuốc nhuộm azoic Là thuốc nhuộm mono azoic không chứa nhóm
có tính tan nên không được sản xuất ở dạng
thành phẩm mà được tạo màu trực tiếp trên vải từ
azo thành phần và diazo thành phần.
7 Thuốc nhuộm acid Phân tử nhỏ, dễ tan trong nước, màu tươi, dùng
nhuộm len, tơ tằm, polyamid trong môi trường
acid.
8 Thuốc nhuộm cationic-base Chứa các ion mang màu và cation hòa tan trong
nước, ánh màu rất tươi nhưng kém bền màu, một
nhóm thuốc nhuộm base (cationic) dùng để
nhuộm xơ PAN (polyacrylonitrile) cho màu bền
và tươi.
9 Thuốc nhuộm phức kim loại Thuộc nhóm hydroxyl anthraquynone và một số
nhóm khác, tan trong nước nhưng màu không
bền, để bền màu thì sau khi nhuộm phải gia công
với các muối kim loại để tạo thành phức bền
vững.
10 Thuốc nhuộm phân tán Là loại thuốc nhuộm không tan trong nước (do
không chứa các nhóm -SO3Na, -COONa), phân
tử nhỏ, sản xuất ở dạng bột mịn, độ phân tán cao,
dùng nhuộm cho xơ ghet nước như acetate,
polyester...
11 Thuốc nhuộm pigment Là thuốc nhuộm có gốc thuộc nhóm azoic, hoàn
nguyên đa vòng...và có cả bột màu vô cơ, không
tan trong nước, không có ái lực với xơ sợi, để
gắn thuốc nhuộm lên xơ phải dùng chất gắn màu
là fixer hoặc binder.

Bảng 1.5. Tổng kết việc sử dụng thuốc nhuộm phù hợp với từng loại nguyên liệu

Loại nguyên liệu Loại thuốc nhuộm sử dụng


1 Xơ sợi gốc cellulose Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên,
acid.
2 Xơ sợi gốc protein Acid, phức kim loại, hoạt tính.
3 Xơ sợi cellulose tái sinh Azoic, trực tiếp, hoạt tính, lưu hóa, hoàn nguyên.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 196
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
( rayon, viscose rayon...)
4 Xơ sợi ester cellulose Azoic, phân tán, hoàn nguyên
( acetate, triacetate...)
5 Xơ sợi polyacrylic, CD Cationic, phân tán
6 Xơ sợi nylon Acid, azoic, phức kim loại, hoạt tính, hoàn nguyên,
phân tán
7 Xơ sợi polyester Phân tán

Chất trợ:

Trong thực tế quá trình nhuộm và in không chỉ đơn thuần là sự pha trộn của
thuốc nhuộm và nước, để đạt hiệu ứng màu trên vải cần phải sử dụng thêm các chất
khác gọi là chất trợ. Các chất này có tác dụng đưa môi trường của dung dịch giặt – tẩy
– nhuộm – in... có độ pH, độ oxy hóa theo đúng yêu cầu sử dụng. Hiện nay có rất
nhiều loại chất trợ được sử dụng có thể phân loại theo công dụng trực tiếp của nó lên
sản phẩm nhuộm hoàn tất.

Bảng 1.6. Các loại chất trợ dùng trong quá trình dệt nhuộm.

STT Loại chất trợ Đặc tính


1 Chất hoạt động bề mặt Là chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của
dung môi, phân tử có cấu tạo mạch thẳng lưỡng cực và
bất đối xứng. ( Một số chất hoạt động bề mặt thường
dùng : chất làm ngấm, chất đều màu, chất phân tán,
chất tải, chất tạo nhũ, chất chống bọt)
2 Chất khử và oxy hóa Dùng nhiều trong quá trình tẩy trắng hóa học. Bao
gồm chất khử và chất oxy hóa ( Chất khử: thường
dùng là Na2S2O4, Na2SO4... là các hợp chất hóa học
trong quá trình tẩy sẽ thoát ra hydrogen nguyên tử có
tác dụng phá vỡ cấu trúc màu của hóa chất làm mất
màu. Chất oxy hóa: thường dùng H2O2, K2Cr2O7,
NaClO2, CH3COOH... dùng tác dụng oxy hóa của tác
nhân mà chủ yếu là oxy nguyên tử và hóa chất có chứa
Cl+ để phá hủy chất màu).
3 Chất tăng trắng Dùng làm tăng độ trắng của các sản phẩm nếu như sau
quá trình giặt tẩy hóa học chưa đạt được độ trắng yêu
cầu. Các chất này làm tăng trắng quang học như thuốc
nhuộm nhưng không có màu, có khả năng phát ra tia
huỳnh quang trong miền cực tím, khi ở trên vải sẽ hấp

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 197
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
thụ tia tử ngoại rồi phát ra các tia thấy được, các tia
này kết hợp các phớt màu trên vải tạo nên cảm giác
màu trắng.
4 Chất cầm màu Bao gồm các chất như : naphthol và muối để cầm màu
cho thuốc nhuộm trực tiếp, chất cầm màu tổng hợp
cầm màu cho một số thuốc nhuộm và các chất cầm
màu dùng cho thuốc nhuộm pigment.
5 Chất hồ Các chất làm tăng tính sử dụng của vải hồ dầy, hồ
mềm, hồ chống cháy, chống nhàu...

Các hóa chất cơ bản:

Bảng 1.7 : Các hóa chất cơ bản dùng trong quá trình dệt nhuộm

STT Loại hóa chất Đặc tính


1 Kiềm Thường dùng NaOH, Na2SiO3, NaHCO3... dùng trong
việc tạo môi trường kiềm trong quá trình xử lí hóa
học và nhuộm hoặc là các chất chính trong quá trình
giặt tẩy và làm bóng.
2 Acid Thường dùng acid hữu cơ: formic acid, acetic acid và
acid vô cơ như: HCl, H2SO4...dùng để tạo môi trường
acid cho các quá trình như nhuộm, giũ hồ, xông hơi
acid, trung hòa kiềm...
3 Muối Thường dùng với vai trò là chất điện ly, chất hút ẩm,
dùng nhiều nhất là Na2SO4, ure (NH2CO)2, muối ăn
NaCl...
4 Enzyme Là chất xúc tác có thể tăng nhanh phản ứng tốc độ
các phản ứng sinh hóa.

Theo số liệu thống kê, nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam:

Bảng 1.8. Nhu cầu thuốc nhuộm hóa chất, cho ngành dệt Việt Nam

Đơn vị: tấn

STT Loại năm 2010 năm 2015 năm 2020


1 Thuốc nhuộm 6,306 12,141 23,377
2 Chất trợ 13,598 26,182 50,412
3 Hoá chất 64,044 123,311 237,426

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 198
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong thực tế, lượng thuốc nhuộm sử dụng có hiệu quả ngấm thẩm thẩu
vào trong vật liệu dệt chiếm khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, còn
lại 30 - 10% xả ra ngoài môi trường, lượng hoá chất, chất trợ hiệu dụng chiếm khoảng
5 – 10 % tổng số hoá chất,chất trợ đem dùng, số còn lại từ 90 – 95 %hoá chất, chất trợ
thải ra môi trường. Những loại hoá chất, chất trợ thải ra môi trường cần thiết phải được
xử lý để tránh ô nhiễm.

NHU CẦU VỀ NHIÊN LIỆU, ĐIỆN, NƯỚC.

- Điện năng: Hầu hết các máy móc hoạt động được là do sử dụng các động cơ điện và
hệ thống điện. Chính vì vậy điện năng là dạng năng lượng chủ yếu được sử dụng.

- Nhiệt năng: Ngoài điện năng nhiệt năng cũng được sử dụng ở một số bộ phận như
máy hồ, vùng dệt, nhuộm thông qua việc sử dụng lò hơi và hệ thống điều không.

- Nước: Đối với công nghệ dệt nhuộm nước là nguồn nguyên liệu quan trọng, nước
được sử dụng trong các công đoạn như bổ sung vào nồi hơi, công nghệ sản xuất
( nhuộm, tẩy rửa, giặt rũ...). Xử lí hoàn tất mặt hàng dệt nhuộm tiêu thụ khá nhiều
nước. Tiêu chuẩn quốc gia Ấn Độ là 252 lít nước/ kg sản phẩm, còn tiêu chuẩn quốc tế
như Mỹ là 276,9 lít nước/ kg sản phẩm. Thực tế ở Việt Nam cũng từ 250-300 lít
nước/kg hàng dệt. Trong đó, lượng nước dùng cần thiết cho các quá trình sản xuất
chiếm tới 80% tổng nhu cầu được chia ra như sau: [9]

Bảng 1.8. Nhu cầu về nước cấp cho các quá trình dệt nhuộm :[7-T285]

Loại hình sản xuất Nhu cầu ( m3/tấn sản phẩm )


Khử mỡ len ( lông cừu ) 20-40
Hoàn tất và nhuộm len 70-200
Nhuộm hoàn tất sợi bông và sợi tổng hợp 100
Nhuộm, in hoa vải sợi 70

Mặt khác, trong các nhà máy dệt nhuộm, phần lớn lượng nước đưa vào sử dụng sẽ trở
thành nước thải sau các công đoạn xử lí ướt. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản
phẩm của một số mặt hàng như sau:

Bảng 1.9. Lượng nước thải tính cho 1 đơn vị sản phẩm của một số mặt hàng dệt nhuộm
Mặt hàng Công đoạn Nước thải ( m3/tấn vải )
Hàng vải bông, nhuộm, dệt Hồ sợi 0,02
Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 199
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
thoi ( 80 - 240 m3/1 tấn vải) Nhuộm 50-120
Hàng len nhuộm, dệt thoi Xử lí sơ bộ và nhuộm 100-250
Hàng vải bông nhuộm, dệt - 70-180
kim
Hàng vải bông in hoa, dệt Hồ sợi 0,02
thoi (65-280 m3/tấn vải ) Nấu, giũ hồ, tẩy 30-120
In, sấy 5-20
Giặt 30-140
Chăn len màu từ sợi Nhuộm sợi 30-80
polyacrylonitrit ( 40-140
Giặt sau dệt 10-70
m3/tấn vải )
Vải trắng từ Giặt tẩy 20-60
polyacrylonitril

Dựa vào sơ đồ quy trình công nghệ kèm theo dòng thải và nhu cầu về nguyên nhiên vật
liệu ngành dệt nhuộm, nhận thấy ngành dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước cần phải có các biện
pháp để kiểm soát và xử lí ô nhiễm.

I.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÁC BIỆN
PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

I.2.1. Ô nhiễm môi trường ngành dệt

I.2.1.1. Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm

Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn, trong
đó hầu hết các công đoạn của quá trình dệt nhuộm đều phát sinh ra các chất thải với
lượng nhiều ít khác nhau cần phải được xử lí kịp thời và hiệu quả. Dưới đây là một số
các công đoạn trong quy trình dệt nhuộm và các chất thải phát sinh trong các công
đoạn đó.
a. Công đoạn kéo sợi
Hầu hết các dây chuyền kéo sợi đều có xử lý bụi khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong
buồng máy vẫn phát sinh bụi bông. Gây ô nhiễm môi trường trong xưởng sợi như: bụi
bông (12 ÷ 16 mg/m3), bông phế liệu, sợi phế liệu, nhiệt độ cao (38 ÷ 410C), ngoài ra
còn tiếng ồn do thiết bị hoạt động (85 ÷ 95 dB)

b. Các công đoạn dệt ( dệt thoi, dệt kim).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 200
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Các chất thải gây ô nhiễm trong nhà máy dệt là: bụi bông (12 – 16 mg/ m3), sợi rối,
vải vụn, nước thải của công đoạn hồ sợi (BOD: 200 – 300 mg/l; COD: 300 – 400
mg/l ), nhiệt độ công đoạn hồ sợi cao (39 – 400 C), tiếng ồn (90 – 95 dB)
c. Công đoạn in nhuộm, hoàn tất.
Xưởng tẩy nhuộm sử dụng nhiều nước nhất trong các công đoạn và là nơi gây ô
nhiễm môi trường nhiều nhất. Các chất thải gây ô nhiễm có các hoá chất thuốc nhuộm,
khí độc hại. Xưởng pha màu để in hoa có sử dụng các dung môi hữu cơ để pha chế hồ
in. Các dung môi hữu cơ bốc hơi gây độc hại cho sinh vật và con người, nước thải ở
các công đoạn này có BOD5 khoảng 200 – 300 mg/l, COD dao động trong khoảng 350
đến 1200 mg/l.

d. Công đoạn may


Các xí nghiệp may có giặt mài có nước thải chứa hoá chất gây ô nhiễm cho môi
trường, các xí nghiệp may không có giặt mài thì không gây ô nhiễm cho môi trường
nước mà chỉ liên quan đến môi trường không khí. Nước thải giặt mài có COD: 200 –
300 mg/l, BOD5: 150 – 250 mg/l.
Nguồn phát sinh chất thải, hoạt động của Nhà máy Dệt - Nhuộm và tính chất của
chúng được trình bày một cách tổng quát tại bảng sau.

Bảng 1.10. Nguồn gây ô nhiễm của Nhà máy Dệt - Nhuộm

Chất ô nhiễm Nguồn gây ô nhiễm Mức độ, tính chất ô nhiễm

Nước thải 1. Nước thải công nghiệp: Nước thải chứa xút (NaOH), Soda
(Na2CO3), axit sulfuric, Clo hoạt
- Từ công đoạn hồ sợi tính, các chất vô cơ (như Na2SO4)
hoặc Na2S2O3, natrisulfua (Na2S),
- Từ công đoạn nấu
dung môi hữu cơ clo hoá, Crom VI,
- Từ công đoạn giặt kim loại nặng, các polyme tổng hợp,
sơ sợi, các muối trung tính, chất
- Từ công đoạn trung hoà hoạt động bề mặt, độ màu, pH, TS,
COD, nhiệt độ cao.
- Từ công đoạn tẩy

- Từ công đoạn nhuộm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 201
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

- Từ công đoạn hồ hoàn tất

- Từ công đoạn sấy khô

2. Nước mưa chảy qua các bãi Hàm lượng cặn lơ lửng lớn, BOD,
vật liệu, rác của nhà máy COD rất cao

3. Nước thải sinh hoạt phân ly Chứa nhiều đất cát, BOD, COD cao.
cặn và sản phẩm

Khí thải 1. Từ khâu tẩy trắng - Khí Clo, Khí NO2, hoá chất hữu
cơ, axit (H2SO4, CH3COOH...).
2. Từ công đoạn hiện màu, in
- SO2, NOx, CO, aldehyde,
3. Lò hơi, máy phát điện hydrocarbon...

Chất thải rắn 1. Chất thải rắn công nghiệp - Vải vụn bụi bông, bao nilon, giấy,
gỗ, thùng nhựa, chai, lọ đựng hoá
2. Bùn thải từ xử lý nước chất...

3. Chất thải rắn sinh hoạt - Kim loại nặng, polyme, chất hoạt
động bề mặt.

- Ðất, cát, mảnh vỡ thuỷ tinh, kim


loại, giấy nhãn, bao bì.

I.2.1.2. Vấn đề ô nhiễm do nước thải ngành dệt.

Dệt nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nước và hóa
chất. Nước thải của Nhà máy Dệt - Nhuộm có mức độ ô nhiễm cao chất hữu cơ, hoá
chất, kim loại nặng và đặc biệt là độ mầu.

- Nước thải của ngành công nghiệp Dệt - Nhuộm mang các tính chất sau:

+ Lượng nước thải thường lớn chủ yếu từ công đoạn xử lí ướt (dệt nhuộm và nấu tẩy).

+ Nước thải chứa hỗn hợp phức tạp các hoá chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt động
bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá) dưới
dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 202
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng hoá
chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa...), vào tỷ lệ sử
dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn, liên tục hay bán liên
tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng...

- Nước thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 đến 12, hàm lượng chất hữu cơ
cao (COD có thể lên tới 1000 - 3000 mg/l). Ðộ màu của nước thải khá lớn ở những giai
đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới 10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000
mg/l.

- Nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng, hiệu quả hấp thụ
thuốc nhuộm của vải chỉ đạt khoảng từ 70 - 90% tổng số thuốc nhuộm đem dùng, các
phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thuỷ hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước
có độ màu rất cao đôi khi lên đến 50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l.
Các phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng
phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu.

- Nước xả từ lò hơi thường có độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu


mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ.

- Nước thải từ các thiết bị lọc bụi và bãi thải xỉ có lưu lượng và hàm
lượng cặn lơ lửng (bụi than) rất lớn.

- Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có hàm lượng chất hữu cơ
cao đồng thời chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit,
kiềm. Do vậy nhìn chung nước thải từ công đoạn này có giá trị pH rất khác nhau (axit
hoặc kiềm) và chứa các chất rắn lơ lửng, một số ion kim loại nặng.

Tóm lại, nước thải dệt nhuộm thường có khối lượng tương đối lớn, COD,
BOD5, SS,độ màu tương đối cao, nóng, mùi nồng khó chịu, pH thường kiềm hoặc axit
và có tính độc nhất định.

I.2.1.3. Các tác động.


Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước thải Nhà máy Dệt - Nhuộm không chỉ
làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông và nước ngầm trong khu vực mà còn có
thể làm gia tăng dòng chảy mặt của nguồn tiếp nhận gây nên hiện tượng xói lở, tích
tụ... Dưới đây là các khái quát về ảnh hưởng của các thông số đặc trưng cho nước thải
dệt nhuộm tới nguồn tiếp nhận.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 203
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
* Các thông số ngoại quan, vật lý. :[9-T76]

- Nhiệt độ : Nước thải từ xưởng nhuộm thải ra nói chung là nóng, có nhiệt độ tương đối
cao, gây chết các loài động thực vật dưới nước không được phép thải trực tiếp ra môi
trường.
- pH : Nước thải xưởng nhuộm thường không bao giờ trung tính, mà có tính kiềm hay
axit phụ thuộc vào hóa chất, thuốc và nguyên vật liệu gia công xử lý. Độ pH quá cao
hay quá thấp đều ảnh hưởng bất lợi tới các loài thủy sinh, và các vi sinh vật có trong
nước.
- Màu sắc : Nước thải dệt nhuộm có màu đậm cản trở bức xạ mặt trời vào nước, làm
giảm quá trình quang hợp, ảnh hưởng bất lợi đến khả năng của vi sinh vật phân giải các
hợp chất hữu cơ trong nước. Mặc dù có thể là không độc hại, nhưng màu nước thải gây
ấn tượng thẩm mĩ xấu, khó chấp nhận với cộng đồng, vì vậy đây cũng là một thông số
đặc trưng cho nước thải dệt nhuộm. Ngoài ra, hàm lượng các phẩm màu, màng dầu và
chất hoạt động bề mặt cao trong nước thải là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt oxy hòa
tan trong nước do sự ngăn cản tính hấp thụ oxy và bức xạ mặt trời của nguồn nước.
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) cao có thể gây tắc nghẽn hệ thống xử lí và làm bẩn dòng
chảy ( sông ) nếu không được loại bỏ mà thải trực tiếp.
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS): là những chất rắn hòa tan trong nước, không thể xử lí
bằng hóa học cũng như cơ học bằng lọc thông thường. Ở nồng độ cao, các chất này là
độc với các loài thủy sinh, muối sunfat với nồng độ quá giới hạn cho phép còn ăn mòn
các kết cấu bêtông.
* Các thông số sinh học, sinh thái, hóa học.
- Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD), nhu cầu oxi hóa học (COD) cao làm cho nồng
độ oxy hoà tan (DO) trong nước bị giảm, quá trình hô hấp của các loài tôm cá và thủy
sinh nói chung bị ức chế. Tầng đáy của các thủy vực tiếp nhận nước thải do thiếu hụt
oxy nên xảy ra hiện tượng phân hủy yếm khí tạo ra mùi hôi và các chất khí như CH4,
CO2, NH3, H2S, ô nhiễm hữu cơ làm cho các loại thủy sinh chết dần, làm biến đổi hệ
sinh thái .
- Nồng độ kim loại nặng cao sẽ gây độc cho các loài tôm cá và vi sinh vật dù
nồng độ của chúng trong nước thải khi phân tích vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Do
tích tụ theo thời gian nên đến một lúc nào đó khi hàm lượng trong cơ thể cao cá có thể
bị chết hàng loạt.
- NaOH : lượng dư nhiều làm cho nước thải có pH>9, gây độc hại với thủy sinh,
gây ăn mòn các công trình thoát nước và xử lý nước thải.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 204
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Muối trung tính: làm cho tổng chất rắn (TS) cao. Lượng thải lớn gây tác hại tới
thủy sinh do chúng làm tăng áp suất thẩm thấu, dẫn tới (gây) ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất của tế bào.
- Các chất trợ: khó phân hủy sinh học, làm cho COD cao. Phần lớn chúng là các
chất hoạt động bề mặt hữu cơ chứa nhân thơm, ảnh hưởng tới sức căng bề mặt của
nước thải, ảnh hưởng tới đời sống thuỷ sinh và có thể gây tác hại đối với nước ngầm.
- Hồ tinh bột biến tính: làm cho COD cao, gây tác hại đối với đời sống thủy
sinh.
- Các tạp chất trong xơ xenlulo bị phân hủy như pecton axit hữu cơ: làm cho
BOD5, COD tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.

I.2.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường nước.:[9-T225]

Biện pháp kiểm soát đầu nguồn


a. Giảm tiêu thụ nước.
Để giảm tiêu thụ nước cho 1 kg hàng hay 1 m vải từ kinh nghiệm thế giới và thực tế
sản xuất trong nước có thể nêu lên những giải pháp sau đây:
• Tối ưu hóa quy trình giặt
• Thu hồi, lưu giữ nước làm mát ở hệ thống làm mát bay hơi trong nhà máy kéo
sợi, ở các nhà máy nhuộm nhiệt độ cao, máy đốt lông, máy sấy văng, v.v ...để sử dụng
lại như nước cấp công nghiệp.
• Thu hồi nước ngưng
• Đầu tư máy nhuộm tận trích thế hệ mới nhuộm với dung tỉ thấp, dần dần thay thế
các máy nhuộm dung tỉ cao hiện đang sử dụng phổ biến. Như vậy có ý nghĩa tiết kiệm
cả hóa chất và năng lượng, kéo giá thành xuống thấp.
• Sử dụng lại nước lưu trong các công nghệ giảm trọng, tăng trắng quang học và cả
nhuộm vải sợi ở các máy jet. Điều này có giá trị tiết kiệm cả hóa chất, chất trợ.
• Sử dụng lại nước vệ sinh băng tải in hoa vì nước này chỉ chứa một lượng nhỏ hồ
in.
• Tuần hoàn, sử dụng lại nước thải đã xử lý triệt để cho các công đoạn thích hợp
(chẳng hạn như giặt).
b. Lựa chọn sử dụng, thay thế hóa chất, chất trợ và thuốc nhuộm
Lựa chọn các hóa chất công nghệ, các chất trợ và thuốc nhuộm ảnh hưởng rất lớn
đến giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm... với lượng cần thiết tối ưu, không dư thừa để
an toàn, dự phòng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 205
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Một cách thức hữu hiệu, khả thi để giảm thải lượng BOD trong nước thải là sử
dụng thay thế các hóa chất có giá trị BOD thấp cho các chất có giá trị BOD cao. Thí dụ
như:
• Thay thế hồ tinh bột như bột sắn (khoai mì) có 50% BOD và gelatin (100%
BOD) bằng hồ tổng hợp, chỉ có 1 – 3 % BOD trong công đoạn hồ sợi dọc bông100%
hay tơ vixco.
• Chất giặt tổng hợp (0 – 22% BOD) thay thế xà phòng (140 % BOD).
• Thay thế amoni sunfat/ clorua hay axit vô cơ (0% BOD) cho axit axetic (33 –
62% BOD).
Tuy nhiên thay thế các hóa chất có BOD cao bằng chất có BOD thấp cũng có
nhược điểm là thường sản phẩm BOD thấp có giá bán cao hơn và khả năng phân giải
sinh học lâu.
c. Thu hồi và sử dụng lại hóa chất và thuốc nhuộm.
- Thu hồi sử dụng lại hồ
- Thu hồi sử dụng lại xút làm bóng
- Sử dụng lại dung dịch nhuộm hay gọi là nhuộm nước lưu.
d. Các công nghệ sạch hơn, tiên tiến và thân thiện với môi trường
Áp dụng các qui trình công nghệ mới, tiên tiến và thân thiện với môi trường trên
cơ sở máy móc thiết bị mới, hiện đại có thể đưa ra hiệu quả nhiều mặt cả về kinh tế, kỹ
thuật (chất lượng) và môi trường.
Một số công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường như:
 Công nghệ thay thế chất tẩy trắng Natri hypoclorit (NaOCl) bằng axit peaxetic
CH3COOOH, để hạ giá thành thì tẩy trắng bằng permanganat KMnO4 vừa oxi hóa
mạnh vừa thân thiện với môi trường.
 Xử lí trước và nhuộm nhanh xử lí nhanh.
Phương pháp xử lý cuối nguồn

Nước thải dệt nhuộm chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao. Vì
thế, có thể lựa chọn các phương án xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, phù
hợp với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở cũng như sự phát triển bền vững của môi
trường sinh thái.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 206
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Chương II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NGÀNH DỆT NHỘM, THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ MÁY
DỆT NHUỘM

II.1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ XLNT NGÀNH DỆT NHUỘM.

Như đã trình bày ở trên, công nghệ dệt nhuộm tiêu thụ một lượng nước lớn
trong các công đoạn gia công xử lý vật liệu dệt nhất là trong xử lý ướt. Nước thải
ngành dệt nhuộm chứa một lượng lớn các chất lơ lửng và xơ xợi, các hợp chất hữu cơ
hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học, thuốc nhuộm, chất trợ và các hóa chất dư
thừa. Vì vậy, để xử lý nước thải ngành dệt nhuộm cần kết hợp xử lý hóa lý và xử lý
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 207
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
sinh học nhằm tách các chất rắn lơ lửng, khử COD, BOD và độ màu. Sau đây là cơ
sở lý thuyết của các phương pháp điển hình để xử lý nước thải của ngành dệt nhuộm.
II.1.1. Một số phương pháp tách chất rắn lơ lửng và xơ sợi
II.1.1. Phương pháp lắng trọng lực.
Quá trình lắng được sử dụng để loại các tạp chất ở dạng huyền phù thô ra khỏi
nước.
Cơ sở quá trình lắng trọng lực: Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của
trọng lực. Bùn lắng được tách ra khỏi nước ngay sau lắng, có thể bằng phương pháp
thủ công hay cơ giới.
Quá trình lắng chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: lưu lượng nước thải, thời gian
lắng (thời gian lưu), khối lượng riêng và tải lượng tính theo chất rắn lơ lửng, sự keo tụ
các hạt rắn, nhiệt độ nước thải và kích thước bể lắng. Có thể phân bể lắng làm 3 loại:

-Bể lắng ngang: trên mặt bằng có dạng hình chữ nhật, dòng nước chảy vào theo
phương nằm ngang, quá trình lắng được thực hiện theo phương chuyển động ngang của
nước thải . Sử dụng khi Q>15000m3/ngày, hiệu suất đạt 60%, vận tốc dòng chảy nước
thải trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s, thời gian lưu từ 1-3h [7-T98]
-Bể lắng đứng: có dạng hình hộp hoặc hình trụ với đáy hình chóp, trên mặt bằng
thường có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Quá trình lắng được thực hiện theo phương
thẳng đứng ngược chiều với chiều chuyển động của nước thải. Hiệu suất lắng của bể
lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10-20% [7-T100] thời gian lưu nước lại
trong bể 45-120 phút.

-Bể lắng ly tâm trên mặt bằng thường có dạng hình tròn. Quá trình lắng chất lơ
lửng tương tự như bể lắng ngang nhưng khác ở chỗ chất lỏng chuyển động từ tâm ra
xung quanh. Thời gian lưu nước lại trong bể khoảng 85-90 phút. Hiệu suất lắng đạt
60%. Bể lắng li tâm được ứng dụng cho các tram xử lý có lưu lượng từ 20000m3/ngày
đêm trở lên [7-T100]
Tuy nhiên phương pháp này chỉ tách được sơ bộ các chất rắn có kích thước và trọng
lượng tương đối lớn trong nước thải, đặc biệt đối với nước thải dệt nhuộm thì chất rắn
lơ lửng chủ yếu là các xơ sợi có trọng lượng thấp và kích thước bé nên đây chưa phải là
phương án tối ưu.
II.1.2. Phương pháp đông keo tụ kết hợp lắng
Trong nước thải thường chứa các hạt cặn có nguồn gốc thành phần và kích
thước khác nhau. Quá trình lắng chỉ tách được các hạt rắn huyền phù thô, không thể
tách được các hạt rắn có kích thước bé (hạt có kích thước nhỏ hơn 10-4 mm [11-T17]).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 208
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Để tách được các hạt rắn đó một cách hiệu quả phải dùng biện pháp cơ học kết hợp với
hóa học làm tăng kích thước và trọng lượng của chúng nhằm làm tăng vận tốc lắng.
Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng trọng lực đòi hỏi trước hết cần trung hoà điện tích
của chúng, tiếp đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hoà điện tích thường
được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ
gọi là quá trình keo tụ.
Cơ sở quá trình đông keo tụ: Khi đưa vào nước thải một số chất đông keo tụ
thường là một số muối kim loại hóa trị 3 (còn gọi là phèn), lập tức xảy ra các phản ứng
hóa học hóa lý tạo các ion dương phân tán đều trong nước. Các ion dương này sẽ hút
các hạt rắn lơ lửng mang điện tích trái dấu (ion âm) tạo thành các hạt có kích thước lớn
dần, đến một kích thước nhất định sẽ lắng xuống dưới tác dụng của trọng lực. Mặt
khác, khi các hạt rắn mang điện tích âm chuyển động qua lớp chất lỏng thì bị giảm điện
tích âm bởi các ion mang điện tích dương ở phía bên trong, nhờ đó mà trạng thái keo
của hạt dần dần bị phá vỡ do trung hòa điện tích.

- Phèn nhôm:
Các chất đông keo tụ thường dùng là muối nhôm, muối sắt hoặc hỗn hợp giữa chúng.
Trong đó sử dụng rộng rãi nhất là Al2(SO4)3, hoà tan tốt trong nước, chi phí thấp, ít ăn
mòn đường ống và hoạt động hiệu quả cao trong khoảng pH = 5-7,5 [7-T121]

.
Các phản ứng xảy ra khi cho phèn nhôm vào nước :
Khi cho phèn nhôm Sunfat vào nước nó phân ly theo các giai đoạn:
Al2(SO4)3 2 Al3+ + 3 SO42-
Al3+ + H2O = Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)3 + H+
Al3+ + 3 H2O = Al(OH)3 + 3 H+
Mức độ thuỷ phân Al2(SO4)3 tăng lên khi pha loãng dung dịch, khi tăng nhiệt độ
và giảm pH của dung dịch. Cụ thể phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
+ pH của nước: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thủy phân [11-T17]
pH > 4,5: không xảy ra quá trình thủy phân.
pH > 7,5: Al(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 209
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
pH tối ưu là 6-7,5 [12]
+ Nhiệt độ: Nhiêt độ nước cao, tốc độ keo tụ tăng, hiệu quả keo tụ đạt được càng
cao, giảm lượng phèn cho vào nước. Nhiệt độ của nước thích hợp khi dùng phèn nhôm
vào khoảng 20-40oC, tốt nhất là 35-40oC. [11-T17]
Ngoài ra, có một số các nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ như
thành phần các ion trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy
trộn, môi trường phản ứng...
- Phèn sắt: [7-T121]
Các muối sắt: Fe2(SO4)3.2H2O, Fe2(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O, FeCl3 cũng thường
làm chất đông keo tụ. Việc tạo thành bông keo diễn ra theo các phản ứng:
FeCl3 + 3 H2O = Fe(OH)3 + HCl
Fe2(SO4)3 + 6 H2O = 2 Fe(OH)3 + 3 H2SO4
Trong điều kiện kiềm hoá xảy ra các phản ứng sau:
2FeCl3 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaCl2
FeSO4 + 3 Ca(OH)2 = 2 Fe(OH)3 + 3 CaSO4
+ pH > 10 thì Fe(OH)3 tan đi, hiệu quả keo tụ hạn chế
pH tối ưu là: 5-10 [12]
Các muối sắt được sử dụng làm chất đông tụ có nhiều ưu điểm hơn so với muối nhôm
do:
+ Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp.
+ Có khoảng pH tối ưu của môi trường rộng hơn.
+ Các bông keo tạo thành có kích thước và độ bền lớn.
+ Có thể khử được mùi vị khi có H2S.
+ Trọng lượng đơn vị của Al(OH)3 = 2,4 còn của Fe(OH)3 = 3,6 do vậy keo sắt
vẫn lắng được khi trong nước có ít chất huyền phù. [11-T17]
Tuy nhiên các muối sắt cũng có nhược điểm là chúng tạo thành các hợp chất có
màu qua phản ứng của các cation sắt với một số hợp chất hữu cơ [7-T121]
Để tăng cường quá trình keo tụ, tăng hiệu suất làm việc của các công trình xử lí,
có thể dùng thêm các chất trợ keo, các chất này có thể là các hợp chất cao phân tử như
poliacrilamit (PAA) hoặc axit silic hoạt hóa (SiO2), hàm lượng PAA lấy bằng 0,1-1,5
mg/l còn nếu dùng axit silic hoạt hóa lấy bằng 2-3 mg/l [11-T20]
Các Polyme cấu tạo mạch dài, phân tử lượng cao, khi phân ly trong nước chúng
hấp phụ các hạt cặn bẩn trong nước thông qua cơ chế hấp phụ vật lí (dính bám) và hấp

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 210
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
phụ hóa học (tương tác). Hệ quả là các hạt cặn bị dính vào mạch, tạo thành các cụm
bông có kích thước lớn và dễ dàng bị tách ra.
- Phương pháp đông keo tụ có những ưu - nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Tách được các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan có kích thước rất nhỏ, các
chất độc hại đối với vi sinh vật
- Khử được độ màu của nước
Nhược điểm:
- Hiệu quả của quá trình keo tụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là
phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh nhiệt độ và pH của nước thải.
- Tạo ra lượng bùn nhiều, tốn chi phí cho việc xử lí bùn cặn.

II.1.3.Phương pháp tuyển nổi.


Phương pháp tuyển nổi thường dùng để tách các tạp chất (ở dạng hạt rắn hay
lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng.
Cơ sở quá trình tuyển nổi: Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các
bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào trong pha lỏng. Các khí đó kết dính với các hạt
và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề
mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao
hơn trong chất lỏng ban đầu.
Lượng không khí tiêu tốn riêng sẽ giảm khi hàm lượng hạt rắn cao, vì khi đó xác
suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ tăng lên. Trong quá trình tuyển nổi, việc ổn
định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng. Bọt khí này phải có độ bền nhất định để
không bị phá vỡ trong quá trình tuyển, nếu bọt tan quá sớm thì các hạt sẽ bị chìm
xuống và quá trình tuyển nổi không tiến hành được. Để đạt được mục đích này đôi khi
người ta bổ sung thêm vào nước các chất tạo bọt có tác dụng làm giảm năng lượng bề
mặt phân chia pha như phenol, natri alkylSilicat.... Trong thực tế, một số chất trợ tuyển
nổi đồng thời có hai khả năng vừa là chất ổn định bọt, vừa là chất tập hợp làm tăng tính
kỵ nước của hạt. Poliacrylamid là một trong những chất trợ tuyển như vậy.
* Phương pháp tuyển nổi có những ưu nhược điểm nổi bật sau:
* Ưu điểm:
- Có thể khử được hoàn toàn các hạt nhỏ hay nhẹ, lắng chậm trong thời gian
ngắn. Khi các hạt nổi lên bề mặt, chúng có thể được thu gom bằng bộ phận vớt bọt.
- Quá trình được thực hiện liên tục và có phạm vi ứng dụng rộng rãi.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 211
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Tốc độ của quá trình tuyển nổi cao hơn quá trình lắng và có khả năng cho bùn
cặn có độ ẩm thấp hơn.
- Vốn đầu tư và chi phí vận hành không lớn.
- Thiết bị đơn giản.
*Nhược điểm:
-Các lỗ mao quản hay bị bẩn và tắc, khó chọn vật liệu có kích thước mao quản
khác nhau để bảo đảm tạo thành các bọt khí có kích thước đồng đều.
- Không giải quyết được vấn đề độ màu cho nước thải.
II.1.2. Các phương pháp khử COD, BOD.
Sử dụng phương pháp sinh học để xử lý nước thải sinh hoạt cũng như nước thải
sản xuất bị ô nhiễm chất hữu cơ hoà tan và một số chất vô cơ khác như: H2S, Nitơ,
Amoniac....
Cơ sở của phương pháp: sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để
phân huỷ các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các
chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong
quá trình dinh dưỡng, chúng nhận các vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh
sản nên sinh khối của chúng được tăng lên. Quá trình phân huỷ chất hữu cơ nhờ vi sinh
vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.

Nguyên lý chung của quá trình oxy hóa sinh hóa:[7-T181]


Để thực hiện quá trình oxy hóa sinh hóa, các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và
phân tán nhỏ trong nước thải cần được di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh vật.
Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 3 giai đoạn:
- Di chuyển các chất gây ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt của tế bào vi sinh vật do
khuếch tán đối lưu và phân tử.
- Di chuyển chất từ bề mặt ngoài của tế bào qua màng bán thấm bằng khuếch tán
do sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài màng tế bào.
- Chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật với sự sản sinh năng lượng và
quá trình tổng hợp các chất mới của tế bào với sự hấp thụ năng lượng.
Các giai đoạn trên có quan hệ chặt chẽ với nhau va quá trình chuyển hóa các chất
đóng vai trò chính trong quá trình sử lý nước thải.
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bao gồm 2 quá trình chính, đó là: quá
trình yếm khí và quá trình hiếu khí.
II.1.2.1. Xử lý nước thải bằng quá trình yếm khí.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 212
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí là quá trình sử dụng các vi
sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí và không có oxy. Quá
trình này thực hiện nhờ các chủng vi khuẩn kỵ khí bắt buộc hay không bắt buộc.
Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi để xử lý các loại nước thải giàu chất hữu cơ,
tuy nhiên quá trình thích hợp cho các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao
(BOD = 4000-5000 mg/l) [7-T214]

Đối với nước thải ngành dệt nhuộm với các đặc trưng trên không thích hợp để xử
lý yếm khí do đó, không đi sâu vào tìm hiểu về phương pháp này.
II.1.2.2. Xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí.
a. Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí.
Nguyên lý của quá trình xử lý sinh học hiếu khí là lợi dụng quá trình sống và hoạt
động của vi sinh vật hiếu khí và tuỳ tiện để phân huỷ chất hữu cơ và một số chất vô cơ
có thể chuyển hoá sinh học được có trong nước thải. Đồng thời các vi sinh vật sử dụng
một phần hữu cơ và năng lượng khai thác được từ quá trình oxy hoá để tổng hợp nên
sinh khối.
b. Các tác nhân sinh học trong xử lý hiếu khí [13].
Tác nhân sinh học được sử dụng trong quá trình xử lý hiếu khí có thể là vi sinh
vật hô hấp hiếu khí hay tuỳ tiện, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chuyển hoá nhanh các hợp chất hữu cơ.
+ Có kích thước tương đối lớn (50 EMBED Equation.3 ÷ 200 µm).
+ Có khả năng tạo nha bào.
+ Không tạo ra các khí độc.
c.Cơ chế của quá trình xử lý hiếu khí.
Oxy hoá các chất hữu cơ.
CxHyOzN + (x + y/4 - z/2 - ¾) O2 vsv x CO2 + (y/2 - 3/2) H2O + NH3
Tổng hợp xây dựng tế bào.
CxHyOzN + NH3 + O2 vsv C5H7NO2 + H2O + CO2 + năng lượng
Với CxHyOzN : công thức tổng quát của chất hữu cơ.
C5H7NO2 : công thức hoá học biểu thị thành phần hoá học của tế bào.
Hô hấp nội bào (giai đoạn oxy hoá chất liệu của tế bào)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 213
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Nếu quá trình oxy hóa diễn ra đủ dài, sau khi sử dụng hết các chất hữu cơ có sẵn
sẽ diễn ra quá trình chuyển hóa các chất của tế bào bằng việc oxy hoá các chất liệu của
tế bào.
C5H7NO2 vsv NH3 + 5 CO2 + 2 H2O + năng lượng
Ngoài ra, quá trình xử lý hiếu khí còn có những quá trình sau:
+ Quá trình Nitrat hóa :
VSV
NH3 + O2 NO-2
NO-2 + O2 VSV
NO3-
+ Quá trình phản Nitrat hóa ( xảy ra ở vùng thiếu oxy hoặc trong bể lắng thứ cấp)
NO3- VSV
NO-2 VSV
N2
+ Quá trình oxy hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh và photpho:
VSV
Hợp chất của S,P SO42- , PO43-
+ Oxy hóa các hợp chất chứa sắt và mangan:
Các kim loại nặng Fe2+, Mn2+ VSV
Fe3+, Mn4+

d . Các công trình xử lý nước thải hiếu khí.


* Các công trình hiếu khí nhân tạo dựa trên cơ sở dính bám của vi sinh vật (lọc
sinh học) [7- 205].
Nguyên lý của phương pháp lọc sinh học là dựa trên quá trình hoạt động của vi
sinh vật ở màng sinh học oxy hoá các chất bẩn hữu cơ trong nước. Màng sinh học là
tập thể các vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí và tuỳ tiện. Các vi khuẩn
hiếu khí tập trung ở lớp ngoài của màng sinh học, ở đây chúng phát triển và gắn với giá
mang là các vật liệu lọc.
Trong quá trình làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên xuống,
sau đó nước thải được làm sạch và được đưa vào bể lắng 2. Nước thải từ bể này có thể
kéo theo những mãnh vở của màng sinh học bị tróc ra khi lọc làm việc. Trong thực tế
thì một phần nước đã qua bể lắng được quay trở lại làm nước pha loãng cho các loại
nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc.
Vật liệu lọc khá phong phú: từ đá dăm, đá ong, vòng kim loại, vòng gốm, than đá,
than cốc, gỗ mãnh, chất dẻo tấm uốn lượn...
Cơ chế quá trình :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 214
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khi dòng nước chảy trùm lên lớp màng nhớt này, các chất hữu cơ được vi sinh
vật chiết ra còn sản phẩm của quá trình trao đổi chất là CO2 sẽ được thải ra qua màng
chất lỏng. Oxy hoà tan được bổ sung từ không khí.
Ưu điểm:
Về vận hành thiết bị xử lý.
Ưu điểm quan trọng nhất của quá trình màng vi sinh vật so với quá trình vi sinh vật lơ
lửng là sự dễ dàng trong vận hành hệ thống xử lý. Việc vận hành hệ thống bùn hoạt
tính đòi hỏi duy trì ổn các thông số như nồng độ vào ổn định, khả năng lắng của bùn,
tuần hoàn bùn và loại bỏ bùn dư… Đặc biệt khi sự phát triển quá mức của vi khuẩn
dạng sợi làm giảm khả năng lắng của bùn và gây khó khăn trong việc vận hành hệ
thống. Trong quá trình vi sinh dính bám những điều kiện vận hành như trên hầu như
không cần thiết quan tâm đến.
Trong khi bể lắng sau bể Aeroten còn nhiệm vụ duy trì nồng độ bùn trong bể bùn hoạt
tính thì bể lắng sau thiết bị màng vi sinh vật chỉ có tác dụng loại bỏ chất rắn sinh học
(lớp màng bị bong ra trong nước thải sau khi qua thiết bị xử lý bằng màng) mà không
ảnh hưởng gì tới hoạt động của màng vi sinh vật. Do tác dụng của chuỗi thức ăn tồn tại
trong quá trình màng dài nên lượng bùn dư sinh ra ít, do vậy sẽ làm giảm sự phức tạp
trong quá trình vận hành cũng như làm cho hệ thống xử lý ít công trình đơn vị hơn.
Sự đơn giản trong vận hành dẫn tới khả năng điều chỉnh tình trạng
hoạt động của hệ thống thấp. Với bùn hoạt tính có thể điều chỉnh lượng nồng độ
bùn trong bể bằng cách điều chỉnh lượng bùn tuần hoàn trong bể lắng, hay muốn
tăng khả năng loại bỏ Nitơ có thể tăng thời gian lưu bùn, nói chung có thể điều khiển
các thông số để đảm bảo hiệu quả xử lý nước thải trong bùn hoạt tính. Trái lại với
màng vi sinh vật không thể điều chỉnh chính xác sinh khối trong hệ thống. Có thể nói
rằng thông số có thể điều khiển hệ thống màng vi sinh vật chỉ có chất lượng nước đầu
vào và cường độ sục khí.
Khởi động nhanh
Trong quá trình bùn hoạt tính, thời gian khởi động tối thiểu một tháng để đạt
được hiệu quả ổn định và thông thường là 2 tháng. So với màng vi sinh vật thì thời
gian khởi động khoảng 2 tuần đối với thiết bị lọc sinh học ngập nước và thiết bị tiếp
xúc quay và cần thời gian dài hơn đối với thiết bị lọc nhỏ giọt.
Nguyên nhân làm cho thời gian khởi động của quá trình màng vi sinh ngắn hơn là do
hầu hết sinh khối sinh ra đều tích lũy lại mà không bị tiêu thụ sớm trong quá trình khởi
động khi màng vi sinh còn mỏng. Nhờ vậy việc khôi phục và vận hành cũng rất nhanh
ngay cả khi một lượng lớn sinh khối bị suy giảm do một lí do nào đó. Quá trình cũng
chịu đựơc sự thay đổi bất thường về tải trọng hữu cơ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 215
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khả năng loại bỏ những chất cơ chất phân hủy chậm
Màng vi sinh thích hợp để xử lý những loại nước thải có chứa những cơ chất phân hủy
sinh học chậm như: các loại chất hữu cơ như Polyvinyl Alcohol (PCA) , lignin, các hợp
chất hữu cơ có gốc clo… hay các chất vô cơ như nitrate, cyanide
Khả năng chịu biến động về nhiệt độ và tải lượng ô nhiễm
Tốc độ khuếch tán và phản ứng sinh học đều giảm khi nhiệt độ giảm. Năng lượng hoạt
hoá được dùng để đánh giá mức độ phụ thuộc của phản ứng sinh học vào nhiệt độ,
năng lượng càng lớn sự phụ thuộc càng cao.
Đối với sự thay đổi tải lượng ô nhiễm thì hiệu quả xử lý cũng ổn định. Khi tải lượng
đầu vào tăng lên thì nồng độ cơ chất trên bề mặt của màng tăng tương ứng do vậy bề
dày hiệu quả của màng cũng tăng theo. Ngược lại, khi tải lượng ô nhiễm giảm thì bề
dày màng cũng giảm theo. Kết quả là hiệu quả xử lý được giữ ổn định.
Sự đa dạng về thiết bị xử lý
Trong mỗi thiết bị lọc ngập nước, tiếp xúc quay hay lọc nhỏ giọt thì hình
dạng, kích thước, loại vật liệu, phương pháp bố trí vật liệu đệm làm giá thể cũng rất đa
dạng. Các thiết bị trên có thể áp dụng được cả cho quá trình hiếu khí và kị khí, trừ thiết
bị lọc nhỏ giọt. Vì vậy, quá trình màng vi sinh vật có thể áp dụng để xử lý nhiều loại
nước khác nhau
Hiệu quả cao đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp
Thực nghiệm cho thấy xử lý nước thải có nồng độ BOD thấp hơn bằng quá trình bùn
hoạt tính cho hiệu quả không cao. Tuy nhiên, đối với quá trình màng vi sinh vật chỉ cần
nồng độ cơ chất cao hơn giá trị cần thiết để duy trì sự trao đổi chất. Nước thải với nồng
độ cơ chất thay đổi trong khoảng rộng vẫn đảm bảo được hiệu quả xử lý.
Đối với màng vi sinh vật nước thải có nồng độ cơ chất càng thấp càng dễ xử lý.
Nhược điểm:
Không có khả năng điều khiển sinh khối
Thông thường không dễ dàng điều khiển sinh khối trong màng vi sinh vật. Hơn
nữa, sự tăng bề dày màng vượt quá một giá trị bề dày hiệu quả không đóng góp gì
vào việc xử lý ô nhiễm mà còn làm giảm diện tích hiệu quả của màng vi sinh vật và
thời gian lưu nước trong thiết bị xử lý. aKhông có khả năng kiểm soát được sinh khối
do không thể kiểm soát được thời gian lưu bùn và do đó không kiểm soát được các loài
vi sinh vật có trong màng.
Trong quá trình bùn hoạt tính, để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nitơ, nhằm
kìm hãm quá trình nitrate hoá thì thời gian lưu bùn được rút ngắn lại. Ngược lại, để
thúc đẩy quá trình nitrate hoá chỉ cần tăng thời gian lưu bùn bằng cách giảm lượng bùn
dư lấy ra. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển được các loài vi sinh có trong

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 216
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
bùn hoạt tính. Đối với quá trình màng vi sinh vật sự đa dạng sinh học cao dẫn đến
chuỗi thức ăn được kéo dài và làm giảm lượng bùn dư. Quá trình màng dễ vận hành
nhưng khó điều khiển để đạt được hiệu quả xử lý cao.

Tốc độ làm sạch bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán
Trong quá trình màng vi sinh vật, các yếu tố điều khiển quá trình làm sạch nước là sự
vận chuyển cơ chất và oxy vào màng vi sinh vật. Trong đa số trường hợp, sự vận
chuyển cơ chất bởi quá trình khuếch tán trở thành yếu tố hạn chế tốc độ phản ứng (sự
hạn chế khuếch tán), nồng độ cơ chất trở thành yếu tố điều khiển phản ứng làm sạch.
Nồng độ oxy hoà tan trong nước thải phải cao, do vậy năng lượng sục khí cũng phải
lớn. Để hạn chế ảnh hưởng của quá trình khuếch tán thì diện tích màng vi sinh vật phải
đủ lớn. Như vậy, cần sử dụng vật liệu làm giá thể có diện tích bề mặt riêng lớn. Thêm
vào đó vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn và đều để duy trì bề dày hiệu
quả của màng.

Dễ bị tắc lớp vật liệu lọc.

* Các công trình hiếu khí nhân tạo xử lý nước thải dựa trên cơ sở sinh trưởng lơ
lửng của vi sinh vật- bể phản ứng sinh học hiếu khí (Aeroten).
Trong quá trình xử lý hiếu khí, các vi sinh vật sinh trưởng ở trạng thái huyền phù.
Quá trình làm sạch ở Aeroten diễn ra trong dòng chảy của hỗn hợp nước thải và bùn
hoạt tính được sục khí. Việc sục khí nhằm đảm bảo 2 quá trình là làm nước được bão
hoà O2 và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.
Nước thải sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng
hoà tan cùng các chất lơ lửng đi vào Aeroten. Các chất lơ lửng này là một số chất rắn
và có thể là một số chất hữu cơ chưa phải là dạng hoà tan. Các chất lơ lửng là nơi vi
khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần hình thành các hạt bông cặn có
khả năng hấp thụ và phân huỷ các chất hữu cơ khi có mặt của O 2. Các hạt này dần dần
to và lơ lửng trong nước. Các hạt bông cặn này gọi là bùn hoạt tính.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý [3].
- Ảnh hưởng cơ chất và Oxi hoà tan (DO):

Quan hệ này được biểu thị thông qua hàm Michales-Menten [12]

DO S
EMBED Equation.DSMT4 µ = µmax × ×
DO + KDO S + KS

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 217
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong đó: S = BOD5
KS : Hằng số bão hòa cơ chất
KDO: Hằng số bão hòa DO
DO là thông số quan trọng đối với hệ thống xử lý hiếu khí vì nếu thiếu O 2 thì vi
sinh vật hô hấp hiếu khí bị kìm hãm, dễ bị chết.Đồng thời, các vi sinh vật hô hấp tuỳ
tiện (chủ yếu là các vi sinh vật dạng sợi) làm phồng bùn, khó lắng dẫn đến làm giảm
hiệu quả của quá trình xử lý. Trong thực tế, hàm lượng DO trong các bể phản ứng sinh
học 1,5 EMBED Equation.3 ÷ 4 mg/l, giá trị DO = 2 mg/l thường được sử dụng phổ
biến.
Ngoài ra, DO còn phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Ảnh hưởng của pH môi trường:
Mỗi vi sinh vật đều có một khoảng pH hoạt động tối ưu của nó. Do đó khi pH
thay đổi không phù hợp thì cũng làm cho khả năng xúc tác phản ứng của vi sinh vật
thay đổi và làm giảm hiệu quả xử lý. Trong trường hợp pH quá cao hay quá thấp cũng
có thể làm chết vi sinh vật.
Dải pH thích hợp cho xử lý hiếu khí nước thải từ 6,5 EMBED Equation.3 ÷ 8,5.
Để đảm bảo pH trong khoảng trên trong thực tế trước khi cho nước thải vào bể xử lý vi
sinh người ta thường điều hoà lưu lượng, điều hoà pH và điều hoà dinh dưỡng ở các
công trình trước đó.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa trong quá trình xử
lý, tác động đến quá trình hấp thụ khí oxy vào nước thải và quá trình lắng các bông cặn
ở bể lắng bậc hai.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong quá trình xử lý nước thải
được biểu diễn qua công thức:

EMBED Equation.DSMT4 K t = K 20 × θ
t − 20
o [12]

Trong đó;

+ EMBED Equation.DSMT4 K t : tốc độ phản ứng sinh hóa ở nhiệt độ t

+ EMBED Equation.DSMT4 K 20 : tốc độ phản ứng sinh hóa ở 20 EMBED


o

Equation.DSMT4 o
C

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 218
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ EMBED Equation.DSMT4 θ : hệ số hoạt động do nhiệt độ, EMBED
Equation.DSMT4 θ thường dao động từ 1,02 đến 1,09. Thường lấy bằng 1,047 [12]

+ t : Nhiệt độ nước thải, EMBED Equation.DSMT4 o


C

Mỗi sinh vật cũng có một khoảng nhiệt độ tối ưu, nếu tăng hoặc hạ nhiệt độ quá
ngưỡng sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật hoặc bị tiêu diệt hay tạo bào tử.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến DO:
+ Khi nhiệt độ tăng thì DO giảm và vận tốc phản ứng tăng lên.
+ Khi nhiệt độ giảm thì DO tăng nhưng ngược lại vận tốc phản ứng giảm.
Trong bể Aeroten nhiệt độ tối ưu là 20 EMBED Equation.3 ÷ 30 0C, [12] nhưng
cũng có thể chấp nhận nhiệt độ 17,5 EMBED Equation.3 ÷ 380C.
- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng:
Chất dinh dưỡng trong nước thải chủ yếu là nguồn Cacbon (thể hiện BOD), cùng
với N và P là những nguyên tố đa lượng. Ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như:
Mg, Fe, Mn...
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng phù hợp là C: N: P = 100: 5: 1.
Thiếu dinh dưỡng trong nước thải sẽ làm giảm mức độ sinh trưởng, phát triển
tăng sinh khối của vi sinh vật thể hiện bằng lượng bùn hoạt tính tạo thành giảm, kìm
hãm và ức chế quá trình oxy hoá các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn.
Nếu thiếu N, P một cách kéo dài, ngoài việc cản trở quá trình sinh hoá còn làm
các vi sinh vật dạng sợi phát triển và làm cho bùn hoạt tính lắng chậm , các bông bùn bị
phồng lên trôi nổi theo dòng nước ra ngoài làm cho nước khó trong và chứa một lượng
lớn vi sinh vật, làm giảm tốc độ sinh trưởng cũng như cường độ oxy hoá của chúng,
giảm hiệu quả quá trình xử lý.
- Ảnh hưởng của tỷ số F/M (Food- Microorganism (BOD- MLSS)).
Tỷ số F/M tối ưu nằm trong khoảng 0,5 EMBED Equation.3 ÷ 0,75.
+ F/M > 1: Môi trường giàu dinh dưỡng, vi sinh vật tập trung phát triển tăng sinh
khối do đó không tạo nha bào vì vậy bông sinh học nhỏ dẫn đến khó lắng. Đồng thời
tạo ra lượng bùn lớn và tốn kém thêm chi phí cho xử lý bùn.
+ 0,5 < F/M EMBED Equation.3 ≤ 1: Vi sinh vật phát triển ổn định, tạo nha
bào, tạo bông sinh học, hệ thống xử lý hiệu quả.
+ F/M < 0,5: Môi trường quá nghèo dinh dưỡng dẫn đến vi sinh vật không đủ
nguồn dinh dưỡng để hoạt động.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 219
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Ảnh hưởng của các chất kìm hãm:
Nồng độ muối vô cơ trong nước thải không vượt quá 10 g/l, nếu là muối vô cơ
thông thường thì có thể pha loãng nước thải. Còn nếu các chất độc như kim loại nặng
thì phải có biện pháp xử lý thích hợp trước khi cho vào bể Aeroten.
Ưu điểm
- Thời gian xử lý nhanh, thời gian lưu bùn và nước nhỏ thích hợp với các nhà
máy có lưu lượng dòng thải lớn và hàm lượng BOD không cao lắm hoặc có thể kết hợp
xử lý lần 2 sau bể yếm khí nếu còn hàm lượng BOD cao, chỉ số thể tích bùn cao và khó
lắng.
- Hiệu suất xử lý khá cao, chịu được sự dao động lớn của lưu lượng và chất lượng
nước thải.
- Bùn sau xử lý có thể tận dụng làm phân vi sinh.
- Hệ thống được cấp khí liên tục nên nước sau xử lý đảm bảo được lượng Oxy
hoà tan.
- Hạn chế sinh ra khí độc, mùi thối.
- Phương pháp này có thể loại bỏ BOD trong thời gian ngắn, có thể khử được N,
P. Hiệu suất khử BOD có thể lên tới 99%.
- Bùn dễ lắng.
Nhược điểm:
- Tốn năng lượng cho quá trình sục khí.
- Lượng bùn sinh ra nhiều hơn so với yếm khí.
- Chỉ áp dụng xử lý được nước thải có BOD < 1000 mg/l và hàm lượng chất độc
thấp.
Vậy với những đặc trưng của nước thải ngành dệt nhuộm và đặc điểm của quá trình xử
lý hiếu khí, lựa chọn quá trình xử lý sinh học bằng Aeroten là thích hợp nhất.
II.1.3. Các phương pháp khử độ màu của nước thải.
Tác hại chính của nước thải chứa màu là làm giảm sự truyền ánh sáng trong
nước, gây ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật thuỷ sinh và các hệ sinh thái. Do đó,
việc đưa ra các giải pháp để xử lý độ màu của nước thải cũng là một vấn đề đáng được
quan tâm.
Các phương pháp có thể được dùng để xử lý độ màu của nước thải như sau:
II.1.3.1. Phương pháp hấp phụ .
Phương pháp hấp phụ được dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào nước mà
các phương pháp xử lý sinh học cũng như phương pháp xử lý khác không loại bỏ được
với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao, có

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 220
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
độ màu, mùi vị khó chịu....Trong phần lớn các trường hợp phương pháp hấp phụ
thường dùng như là phương pháp xử lý cuối cùng sau xử lý sinh học, thường được sử
dụng khi nước thải cần được xử lý đạt tiêu chuẩn cao hoặc tái sử dụng lại nước thải.
Chất hấp phụ thường dùng là than hoạt tính, đất sét hoạt tính, Silicagen, keo
nhôm, một số chất tổng hợp hay chất thải trong sản xuất như tro, xỉ mạt sắt...polyme
tổng hợp, nhựa trao đổi ion, bông biến tính....

Trong số này, than hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất mặc dù đắt tiền, nhất là
phải tái sinh sau sử dụng. Các chất hữu cơ và chất màu dễ bị than hấp phụ. Với phương
pháp này có thể hấp phụ được 70 EMBED Equation.3 ÷ 80% các chất hữu cơ và màu
của nước thải. [9,15]
Than hoạt tính là một thuật ngữ chung để gọi tên một dãy các vật liệu cacbon có độ
xốp cao và do đó có một bề mặt riêng rất lớn 500-1500m2/g. Than xốp chứa 88 - 98%
than tuỳ theo điều kiện chế tạo, thu được bằng cách than hoá nguyên liệu hữu cơ (vd:
than mỏ, gỗ, sọ dừa, xương, xenlulose, tre, nứa, mùn cưa...) và hoạt hoá sản phẩm nhận
được ở khoảng 900oC.Than hoạt tính thương phẩm thường được chia làm hai loại: than
hoạt tính dạng bột và than hoạt tính dạng hạt. Nó có đặc điểm chung nhất là hấp phụ
trong pha lỏng, diện tích bề mặt lớn, độ xốp cao tạo điều kiện cho quá trình khuếch tán.
Than hoạt tính dạng bột_PAC :
PAC có kích thước trung bình từ 5 - 10μm, PAC thường được cho vào nước, khuấy
trộn trong thời gian ngắn. Quá trình hấp phụ xảy ra khi PAC tiếp xúc với nước. PAC
thường được cho vào trước quá trình xử lý, sau quá trình đông keo tụ nhằm giảm bớt
các chất ô nhiễm tạm thời hoặc bất thường.
Than hoạt tính dạng hạt_GAC (Granular Activated Carbon):
GAC gồm các hạt có hình dạng bất kỳ với đường kính từ 1 – 3 mm hoặc có dạng hình
trụ với đường kính 1mm, dài 3 – 5mm. Các viên trụ được sản xuất từ bột nhỏ. GAC
thường được sử dụng dưới dạng đệm để lọc nước. Khi sử dụng GAC, bề mặt giữa các
lỗ dần bị các phân tử bao phủ nên phải tái sinh bằng nhiệt.
Dùng than hoạt tính nói chung đơn giản, dễ vận hành, cải thiện chất lượng rất nhanh.
Tuy nhiên nhược điểm chính là nếu không thể hoàn nguyên thu hồi được than, chi phí
giá thành xử lý cao.

Sau đây là một số so sánh giữa than hoạt tính dạng hạt và dạng bột
Bảng 2.1. Bảng so sánh than hoạt tính dạng hạt GAC và dạng bột PAC.

STT GAC PAC

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 221
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1 Hệ thống được thiết kế hợp lý thì GAC có Khả năng hấp phụ thấp
khả năng hấp phụ cao hơn PAC. hơn GAC.

2 Chi phí cho đầu tư cho cột GAC thường Chi phí đầu tư thấp nhưng
cao nhưng chi phí tổn hao lại thấp. chi phí tổn hao cao.

3 Bên cạnh khả năng hấp phụ, cột GAC còn Việc thêm PAC vào nước
có thể dùng để lọc. có thể làm tăng lượng chất
rắn lơ lửng và chi phí thải
bỏ.

4 Khả năng hấp phụ tối đa của PAC thấp Khả năng hấp phụ thấp
hơn của GAC. hơn GAC.

5 Sử dụng GAC dễ vận hành hơn PAC và Khó vận hành hơn
chỉ phải kiểm soát khi cần thiết phải loại
bỏ than đã cạn kiệt, thường là 3 tháng đến
1 năm sau khi vận hành.

Ngoài ra, có thể sử dụng bột khói lò, than nâu, than antraxit hay than bùn nhưng các
chất hấp phụ này không thoả mãn tiêu chuẩn đề ra về khử màu.

II.1.3.2. Phương pháp oxy hoá [9-T112].


Đối với phương pháp này người ta sử dụng các chất oxy hoá thích hợp để oxy
hoá các chất mang màu hay biến chúng thành dạng dễ phân giải vi sinh.
1. Sử dụng Clo .
Dùng khí Clo là phương pháp kinh tế nhất để khử màu nước thải. Tuy nhiên oxy
hoá bằng Clo hay Hypocloric sẽ có phản ứng phụ đi kèm không tránh khỏi sinh ra các
hợp chất Clo hữu cơ. Như vậy làm tăng tổng lượng halogen hữu cơ AOX trong nước
thải, đây là vấn đề nghiêm trọng nhất, hiện nay nhiều nước không cho phép sử dụng
phương pháp này.
2. Sử dụng Peroxit.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 222
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khử màu nước thải bằng H2O2 trong môi trường axit với chất xúc tác muối sắt
(II) (chất phản ứng Fenton) thì gốc Hydroxyl trung gian được tạo ra có thế oxy hoá cao
hơn cả Ozon. Các sản phẩm cuối cùng là nước Oxy vô hại với môi trường. Để hoàn
thành phản ứng, trung hoà nước thải bằng xút hay vôi tôi, kết tủa tạo thành được tách
ra trong bể lắng.
3. Sử dụng Ozon (O3).
Hiệu quả khử màu bằng O3 cao hơn Clo hay peroxit, và còn mạnh hơn khi kết
hợp O3 với bức xạ UV hay Hidroperoxit. Vì ozon không chỉ tấn công vào các chất màu
nên đối với nước thải có tải lượng ô nhiễm hữu cơ lớn thì phải dùng một lượng khá lớn
ozon mới đủ để khử màu. Như vậy làm cho giá thành đầu tư và vận hành cao và quá
trình này không kinh tế.
Trong nhiều trường hợp xử lý ozon rất kinh tế nếu là công đoạn cuối cùng sau xử
lý vi sinh. Song nhược điểm của trình tự xử lý này là khi ozon hoá có thể làm đục và
như vậy để loại bỏ lại phải xử lý kết tủa keo tụ.
II.1.3.3. Phương pháp điện hoá.
Để làm sạch nước thải có thể áp dụng các quy trình điện hoá với anot sắt hay
nhôm.
Nước thải chứa màu đi qua bình điện phân với Anot bằng nhôm, hay sắt, sắt oxit
hay hợp kim sắt. Trong quá trình điện giải, với pH từ 7 EMBED Equation.3 ÷ 9, Anot
hoà tan tạo thành ion Fe2+ (hay Al3+) chúng phản ứng với ion hydroxit hình thành từ
catot tạo ra kết tủa hydroxit kim loại. Các chất màu và chất hữu cơ khác hấp phụ lên
hydroxit kim loại nói trên và cùng kết tủa. Các tạp chất kim loại nặng cũng được kết
tủa.
Nhược điểm của phương pháp này là tạo ra lượng bùn lớn và tiêu tốn năng lượng
điện.
II.2. Một số công nghệ xử lý nước thải Dệt – nhuộm đã áp dụng ở Việt Nam
Các phương pháp xử lý nước thải Dệt nhuộm rất đa dạng, sau đây là một số
phương pháp chính đã được áp dụng tại một số nhà máy dệt nhuộm ở Việt Nam :
Phương pháp hóa lý: Thực chất là phương pháp keo tụ bằng phèn nhôm để xử lý nước
thải dệt nhuộm. Phương pháp này đã được áp dụng ở: xí nghiệp liên doanh Donatex;
Công ty Dệt may 7; Công ty 28
Phương pháp hóa lý kết hợp với vi sinh: Phương pháp này được sử dụng ở
công ty Dệt có vốn đầu tư nước ngoài – Choong Nam Vietnam Co.Ltd (Nhơn Trạch,
Đồng Nai).

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 223
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Xử lý nước thải bằng quy trình phức hợp : được áp dụng ở công ty Dệt May
Việt Thắng; nhà máy xử lý nước thải Phố Nối_ Hưng Yên, công ty Dệt – may Thành
Công.
II.2.1. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Dệt – may Phố Nối B
- Dây chuyền công nghệ của hệ thống được thể hiện qua sơ đồ:
- Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Phương pháp xử lý của hệ thống là : Phương pháp xử lý nước thải bằng qui trình
phức hợp”
Nước thải từ các nhà máy được tập trung vào kênh trung tâm, kênh này dẫn
nước thải thu gom được tới máy lọc rác tự động .Sau đó nước chảy vào bể thu gom
trung tâm bởi trọng lực và từ đó chúng sẽ được bơm vào bể điều hoà.
Bể điều hoà được trang bị các thiết bị khuấy trộn để tạo ra hỗn hợp đồng thể trong bể .
Dẫn nước thải
Từ bể điều hoà nước được bơm vào hệ thống xử lý keo tụ - tuyển nổi.
Thiết bị keo tụ dạng ống, hoá chất dùng cho quá trình keo tụ [(Al)2SO4.18H2O] .
Sau khi keo tụ nước chảy sang bể tuyển nổi ,trong thiết bị tuyển nổi hỗn hợp bùn và
Kênh tập trung
nước sẽ bị phân tách. Hỗn hợp bùn tuyển nổi sẽ được bơm vào hệ thống làm khô bùn
kiểu lắng gạn và đưa đi xử lý tiếp .Nước sau khi tuyển nổi được dẫn vào bể tiếp xúc để
hạn chế sự phát triển loại vi sinh Hố
dạnggom
sợi mảnh . Sau bước “tuyển chọn”, nước thải sẽ
chảy vào bể aeroten. Oxy được cung cấp cho nước thải nhờ hệ thống thông khí bề mặt.

Bể điều hoà
Hóa chất

Đông tụ – keo tụ
Hóa chất
Bùn dư
Bể chứa
Tuyển nổi Máy ép
bùn
bùn

Bể tiếp xúc Bùn thải


Không khí

Bùn Không khí


Xử lý sinh học
Chất nuôi N, P

Thanh lọc tách bùn

Than (INEST)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường hoạt tính
ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 224
8693551.

Nước thải đã xử lý
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Dệt – may Phố Nối B
II.2.2. Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Dệt Choong Nam Vietnam Co.Ltd
(Nhơn Trạch, Đồng Nai).
Công ty này bao gồm các nhà máy sợi, nhuộm và in hoa. Nước thải được chia làm hai
dòng : dòng nước thải xử lý trước ( từ các nhà máy sợi), dòng nước thải nhuộm (từ các
nhà máy nhuộm và in hoa)
Phương pháp xử lý của hệ thống là :
Phương pháp hóa lý kết hợp với vi sinh

- Sơ đồ công nghệ :
Nước thải nhuộm Nước xử lý trước
H2SO4
Bể trung hòa
Bể chứa số 1

FeSO4 Nước đã xử
Bể Aerten
Bể keo tụ lý sơ bộ
Polyme
hoạt
Bùn

tính

Bùn dư Bể lắng thứ


Bể lắng sơ cấp
cấp

Bể chứa
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) bùn - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
ĐHBKHN 225
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Bùn thải

Bể làm đặc bùn Nguồn tiếp nhận

Polyme Tách nước

Bùn thải

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống xử lý nươc thải Công ty Dệt Choong Nam Vietnam
Co.Ltd (Nhơn Trạch, Đồng Nai
- Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Phương pháp xử lý của hệ thống là : Phương pháp hóa lý kết hợp với vi sinh
Dòng nước thải nhuộm – in hoa được xử lý đông tụ - keo tụ bằng FeSO 4 ở pH
thích hợp và có polymer làm chất trợ keo tụ. Sau đó nước thải đưa sang bể lắng sơ cấp
để lắng cặn . Cặn sau khi lắng được đưa sang bể chứa bùn. Nước sau khi lắng được
hòa trộn với nước thải xử lý trước rồi tiến hành trung hòa bằng axit H2SO4 ở bể trung
hòa.
Sau đó nước đưa đi xử lý vi sinh hiếu khí (aeroten). Tiếp đó nước thải đưa sang
bể lắng thứ cấp để tách bùn hoạt tính ra khỏi nước . Nước sau khi tách bùn thải ra
nguồn tiếp nhận, còn bùn hoạt tính một phần tuần hoàn lại aerten phần còn dư đưa sang
bể chứa bùn . Bùn từ bể chứa được đưa sang bể làm đặc bùn , rồi đưa sang thiết bị tách
nước đạt độ khô khá cao rồi thải ra sân chứa bùn . Bùn khô hàng ngày được công ty
Môi trường đô thi chuyên chở đi.
II.2.3. So sánh ưu nhược điểm của hai hệ thống trên
Bảng 2.2 : So sánh ưu, nhược điểm 2 hệ thống: XLNT Công ty Dệt Choong Nam
Vietnam Co.Ltd (Nhơn Trạch, Đồng Nai) và XLNT KCN Dệt – may Phố Nối B tỉnh
Hưng Yên
HTXLNT Công ty Dệt HTXLNT KCN Dệt – may Phố
Choong Nam Vietnam Co.Ltd Nối B tỉnh Hưng Yên
(Nhơn Trạch, Đồng Nai)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 226
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ưu điểm Keo tụ bằng FeSO4 có ưu điểm là Xử lý nước thải bằng phương pháp
tạo ra kết tủa hidroxit có khả phức hợp đảm bảo kết quả ổn định
năng hấp phụ và kết lắng các tạp vững chắc
chất hữu cơ và các tạp chất keo Xử dụng phèn làm chất keo tụ là
lơ lửng làm giảm mạnh COD. sản phẩm rẻ tiền dễ kiếm.
Nhờ tính khử của FeSO4 trong Tuyển nổi bằng không khí hòa tan
môi trường kiềm nên cường độ làm giảm hàm lượng chất rắn hòa
màu của nước thải giảm rõ rệt . tan.
Sử dụng FeSO4 có khả năng khử Xử lý vi sinh tải trọng thấp nên hạn
được màu cả thuốc nhuộm hoạt chế sản sinh bùn dư , không gây
tính trong nước thải. mùi.
Tiêu thụ năng lượng tương đối thấp
nhờ hệ thống cấp khí hiệu quả cao.

Nhược Trung hòa nước thải bằng H2SO4 Đầu tư lớn , chiếm diện tích không
điểm với một lượng lớn kết quả tạo ra nhỏ.
hàm lượng sunfat lớn trong nước Gía thành vận hành cao.
thải hậu quả làm hỏng bê tông Nước thải còn thấy màu rõ nếu
kênh dẫn. không dùng Colfoc để khử màu
thuốc nhuộm hoạt tính.

II.3. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NHÀ


MÁY DỆT NHUỘM
Đặc trưng của nước thải nhà máy dệt nhuộm cần xử lý được thể hiện trong bảng:
Bảng 2.3. Giá trị đầu vào một số thông số nước thải nhà máy dệt nhuộm công suất
3000m3/ngày đêm
Thông số Giá trị đầu Yêu cầu đầu ra Đơn vị
vào
(Cột B*-QCVN 13-2008/BTNMT)
Lưu lượng 3.000,0 - m3/ngày
pH 7,5-9 5,5-9
COD 950 135 mg/l
BOD5(20oC) 500 45 mg/l
Độ màu( pH = 7) 750 150 Pt-Co
SS 300 90 mg/l
Tổng Coliforms 8.000 5.000 MNP/100ml
o
Nhiệt độ 40 - C

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 227
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
(Kq = 0,9; Kf = 1)
Với đặc trưng của nước thải nhà máy dệt nhuộm và nước thải sau xử lý phải có chất
lượng đảm bảo thải trực tiếp ra môi trường. Các giải pháp công nghệ được đưa ra và
lựa chọn phải đảm bảo thực hiện được các yêu cầu về xử lý đạt nước thải loại B* (theo
QCVN 13-2008/BTNMT). Do đó, ta có thể có các công đoạn xử lý sau:
- Xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học
- Xử lý bằng phương pháp hoá lý .
- Xử lý bằng phương pháp sinh học.
- Xử lý màu.
- Xử lý bùn.
Như vậy là không phải chỉ áp dụng 1 hay 2 loại hình công nghệ riêng rẽ mà cần
một tập hợp các công nghệ làm sạch khác nhau tạo thành một quy trình công nghệ kết
hợp để đảm bảo xử lý nước thải đạt hiệu quả theo yêu cầu.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 228
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ hệ thống XLNT nhà máy Dệt – nhuộm công suất
3000m3/ngày SHAPE \* MERGEFORMAT

Song chắn
Mương dẫn

Nước thải

Hồ khẩn Không Bể điều hòa


cấp khí

Bể hòa trộn
Hóa chất hóa chất

Bể phản ứng xoáy


kết hợp lắng I

Dinh dưỡng
Không khí Bể aeroten

Bùn tuần
hoàn
Bể lắng II

Bùn dư
Bể nén bùn
Hấp phụ bằng
than hoạt tính
Than hoạt 229
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST)
tính ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4)
8693551.
Máy ép bùn
Khử trùng
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Song chắn
Mương dẫn

Nước thải

Hồ khẩn Không Bể điều hòa


cấp khí

Bể hòa trộn
Hóa chất hóa chất

Bể phản ứng xoáy


kết hợp lắng I

Dinh dưỡng
Không khí Bể aeroten

Bùn tuần
hoàn
Bể lắng II

Bùn dư
Bể nén bùn
Hấp phụ bằng
than hoạt tính
Than hoạt
tính
Máy ép bùn
Khử trùng

Clorua vôi
Xử lý ở nhà máy
khác Nước thải sau xử lí
đổ ra sông

Đường dẫn nước

Đường dẫn bùn

Đường dẫn hóa chất

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 230
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn được đưa về nhà máy xử
lý nước thải. Ở đây, nước thải được tách rác sơ bộ bởi song chắn rác, song chắn rác có
tác dụng tách loại bỏ các loại các tạp chất thô như : giẻ, gỗ đá, vải, xơ sợi, chỉ vụn,
nilong,....ra khỏi dòng thải trước khi vào các bước xử lý tiếp theo.
Sau khi qua song chắn rác nước tự chảy vào bể điều hòa. Bể này có tác dụng
chính là điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ dòng thải tạo điều kiện thuận lợi, tăng
hiệu quả cho các bước xử lý tiếp theo. Trong bể điều hòa có lắp hệ thống phân phối khí
dưới đáy bể, cấp khí từ máy thổi khí để trộn đều nước thải, ngoài ra còn có tác dụng
cung cấp oxy để oxy hóa một phần chất ô nhiễm ngăn cản quá trình phân hủy yếm khí
nước thải phát sinh mùi. Sau đó nước được bơm lên ngăn khuấy trộn
Tại ngăn thứ nhất của bộ phận trung hòa/ keo tụ, nước thải được bổ sung axit
hoặc kiềm để điều chỉnh pH và phèn nhôm để keo tụ. Lượng axit, kiềm bổ sung được
dựa vào các thông số đo thiết bị đo pH phản hồi về hệ thống điều khiển trung tâm. Hóa
chất được bơm từ các thùng chứa hóa chất lên bằng bơm định lượng. Ngăn này có lắp
thiết bị khuấy trộn nhằm trộn đều hóa chất với nước thải.
Sau đó nước tự chảy sang ngăn thứ 2, tại ngăn thứ hai nước thải được bổ sung
chất trợ keo tụ Polymer. Ngăn này lắp thiết bị khuấy trộn có tác dụng trộn lẫn Polymer
với nước thải, tạo các bông keo nhỏ kết hợp lại thành các bông keo lớn dễ lắng mà
không phá vỡ liên kết các bông keo. Sau đó, nước thải tiếp tục chảy sang bể lắng sơ
cấp. Nước thải sau lắng được đưa đến bể aeroten. Trước khi chảy vào bể aeroten, nước
thải được bổ sung chất dinh dưỡng (N,P trong trường hợp chất dinh dưỡng trong nước
thải đầu vào không đủ) nhằm tạo môi trường tốt cho quá trình xử lý vi sinh tiếp
theo.Còn bùn cặn ở đáy định kỳ bơm về bể nén bùn.
Trong bể aeroten , công nghệ sử dụng là công nghệ xử lý sinh học bằng bùn
hoạt tính khuấy trộn hoàn chỉnh . Các vi sinh vật trong bể sẽ phân hủy các chất ô nhiễm
trong nước thải, đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn. Chất dinh dưỡng được bổ
sung vào bể để duy trì điều kiện sống tốt nhất cho VSV. Oxy được cấp vào nhằm mục
đích:
+ Đảm bảo độ oxy hòa tan cao giúp cho vi sinh vật thực hiện quá trình oxy hóa các
chất hữu cơ .
+ Duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước cần xử lý tạo hỗn hợp lỏng
huyền phù giúp cho vi sinh vật tiếp xúc tốt với chất hữu cơ tăng hiệu quả quá trình làm
sạch nước thải.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 231
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Lượng oxy cấp vào bể nhờ một đầu đo DO tự động đo và gửi kết quả đo về phòng điều
khiển để điều khiển các máy thổi khí hoạt động tự động, cấp khí vào bể thông qua hệ
thống đĩa phân phối khí . Trong quá trình oxy hóa, các chất hữu cơ bị phân hủy tạo
thành khí CO2, H2O và sản sinh ra tế bào mới.
Sau đó nước thải tự chảy vào bể lắng II theo phương pháp chảy tràn. Tại bể
lắng II, nước thải được tách bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính tách ra khỏi nước nhờ trọng
lực và lắng xuống đáy bể . Một phần bùn tuần hoàn về bể aeroten để duy trì nồng độ
của bùn hoạt tính trong bể aeroten đáp ứng yêu cầu vận hành đặt ra . Phần bùn dư sẽ
được đưa đi đến bể nén bùn và ép bùn ,bùn sau khi ép khô được đưa tới nhà máy khác
để xử lý tiếp. Nước sau khi nén bùn và ép bùn sẽ được đưa về bể aeroten. Phần nước
trong sau khi lắng qua hệ thống máng tràn, sau đó được bơm qua tháp hấp phụ bằng
than hoạt tính nhằm làm giảm độ màu, mùi, COD có trong nước thải mà các phương
pháp khác không xử lý được. nước thải ra khỏi tháp đưa qua bể khử trùng và tự chảy ra
nguồn tiếp nhận.
- Còn bùn thải từ bể lắng sơ cấp và bùn xả từ bể lắng 2 được đưa đi xử lý .
Ngoài ra để đề phòng sự cố có thể xảy ra như trạm xử lý gặp sự cố phải tạm
ngừng hoạt động để sửa chữa hoặc nước thải đầu ra chưa đạt tiêu chuẩn thì cho nước
thải ra hồ sự cố để chứa nước thải trong khi chờ hệ thống hoạt động trở lại, nước thải
đầu ra đạt tiêu chuẩn thải.
II.3.1.Công trình xử lý sơ bộ bằng phương pháp cơ học.
1. Song chắn.
Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý được đưa qua song chắn rác nhằm để loại
các tạp vật thô như rác, vỏ hộp...và các vật khác sẽ được giữ lại ở đây.
Song chắn có 2 loại: song chắn thô và song chắn tinh.
+ Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 EMBED Equation.3 ÷ 100 mm.
+ Song chắn tinh có khoảng cách giữa các thanh từ 10 EMBED Equation.3 ÷ 25 mm.
Với đặc điểm của nước thải giấy tái chế chủ yếu là xơ sợi mịn, bột thất thoát và lẫn rác
có kích thước nhỏ nên ta chọn loại song chắn có kích thước kẽ hở trung bình sẽ giúp
cho việc loại bỏ các chất vô cơ, rác thải... hiệu quả.
Song chắn có thể đặt cố định hay di động, thông thường ta chọn loại đặt cố định
và có thể làm sạch bằng tự động hay thủ công.
 Vậy đối với hệ thống này ta chọn song chắn rác tinh, đặt cố định, các thanh có tiết
diện hình chữ nhật và song đặt nghiêng 600 so với phương ngang để tiện cho vớt rác
và được làm sạch bằng thủ công.
2. Bể điều hoà.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 232
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Bể điều hoà lưu lượng dùng để duy trì dòng thải vào gần như không đổi, khắc
phục những vấn đề vận hành do sự dao động lưu lượng nước thải gây ra và nâng cao
hiệu suất của quá trình ở cuối dây chuyền xử lý.
Bể điều hoà có 2 dạng:
- Bể điều hoà lưu lượng và chất lượng: Bể này phải đủ dung tích để điều hoà lưu
lượng, chất lượng và bên trong bể phải có hệ thống khuấy để đảm bảo xáo trộn đều
trong toàn bộ thể tích.
- Bể điều hoà lưu lượng: không cần hệ thống khuấy trộn. Bể này chia làm nhiều ngăn,
định kỳ có thể tháo khô từng ngăn để xúc cát và cặn lắng ra ngoài.
 Dựa vào đặc điểm và thành phần nước thải như đã cho trên để đảm bảo đạt hiệu quả
xử lý, do đó ta chọn bể điều hoà lưu lượng và chất lượng có dạng hình chữ nhật và
làm bằng bê tông cốt thép.
 Nước thải sau khi sang bể điều hoà còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ lơ lửng, do đó
sẽ có hiện tượng lắng đọng các chất hữu cơ trong thời gian lưu nước. Vì vậy nếu
không tiến hành khuấy trộn nước thải sẽ xảy ra quá trình phân huỷ sinh học các hợp
chất hữu cơ trong không gian bể, phát sinh các chất khí ô nhiễm không mong muốn.
Do đó việc tiến hành khuấy trộn nước thải là cần thiết.
 Để thực hiện điều này, trong bể được bố trí hệ thống thiết bị sục khí để đảm bảo
hoà tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể, không cho lắng cặn
trong bể để ngăn chặn quá trình yếm khí xảy ra trong bể đồng thời cung cấp thêm
một lượng Oxy tương đối đồng đều vào trong toàn bộ thể tích của bể nhằm làm
tăng hiệu quả của quá trình xử lý ở các công đoạn sau.
 Hệ thống thiết bị sục khí được sử dụng là thổi khí nén vào bể. Việc dùng khí nén để
khuấy trộn nước thải có nhiều ưu điểm hơn so với các thiết bị khác là không đòi hỏi
phải kiểm tra thường xuyên thiết bị khuấy trộn vì phân phối khí nén qua hệ thống
ống châm lỗ đồng thời có thể kết hợp với trạm xử lý chung của trạm xử lý. Hiện
nay có thể sử dụng loại ống bằng chất dẻo vừa rẽ tiền, vừa chống được ăn mòn của
nước thải.
II.3.2.Công trình xử lý bằng phương pháp hóa lý.
1. Bể phản ứng tạo bông cặn kết hợp với bể lắng.
Quá trình đông keo tụ diễn ra có thể phân thành 3 quá trình nối tiếp nhau, đó là:
+ Pha trộn hoá chất vào nước thải.
+ Quá trình phản ứng tạo bông cặn.
+ Quá trình lắng các bông keo.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 233
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
a. Quá trình pha trộn hoá chất vào nước thải [16-120].
So với khối lượng nước xử lý, lượng hoá chất sử dụng thường chỉ chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ. Mặt khác, phản ứng của chúng lại xảy ra rất nhanh ngay sau khi tiếp xúc với
nước. Vì vậy, cần phải khuấy trộn để phân phối nhanh và đều hoá chất ngay sau khi
cho hoá chất vào nước nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu của quá trình trộn là đưa các phần tử hoá chất vào trạng thái phân tán
đều trong môi trường nước khi phản ứng xảy ra. Theo nguyên lý cấu tạo và vận hành,
các quá trình trộn được chia thành trộn thuỷ lực, trộn cơ khí và trộn bằng dòng tia áp
lực.
- Trộn thuỷ lực: Đây là phương pháp dùng các vật cản để tạo ra sự xáo trộn trong dòng
chảy của hỗn hợp nước và hoá chất. Tuỳ theo cấu tạo, quá trình trộn thuỷ lực được thực
hiện bằng máy bơm, thiết bị trộn trong ống dẫn, bể trộn vách ngăn và bể trộn đứng.
Phương pháp này có ưu điểm là cấu tạo công trình đơn giản, không cần máy và
thiết bị phức tạp, giá thành quản lý thấp nhưng có nhược điểm là không điều chỉnh
được cường độ khuấy trộn khi cần thiết và do tổn thất áp lực lớn nên công trình phải
xây dựng cao hơn.
- Trộn bằng dòng tia áp lực: Phương pháp trộn bằng dòng tia áp lực có nhiều ưu điểm
là không có tổn thất thuỷ lực trên dòng nước thô và có hiệu quả cao vì có thể điều
chỉnh được cường độ khuấy trộn và đảm bảo trộn đều và nhanh nhưng chi phí tốn kém.
- Trộn bằng cơ khí: Trộn cơ khí dùng năng lượng cánh khuấy để tạo ra dòng chảy rối.
Việc khuấy trộn thường được tiến hành trong các bể trộn hình vuông hay hình tròn với
tỷ lệ chiều cao và chiều rộng là 2:1. Cánh khuấy có thể làm bằng hợp kim, thép không
gỉ hay bằng gỗ. Bộ phận truyền động thường đặt trên mặt bể và trục quay đặt theo
phương thẳng đứng. Đối với phương pháp này ta cũng có thể điều chỉnh được tốc độ
khuấy theo ý muốn.
 Như vậy, đối với hệ thống xử lý này ta chọn quá trình pha trộn bằng cơ khí vì đối
với quá trình này ta có thể điều chỉnh được tốc độ khuấy trộn và thời gian khuấy
trộn ngắn nên dung tích bể nhỏ, tiết kiệm được vật liệu xây dựng. Chọn bể khuấy
trộn dạng hình trụ tròn được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
d. Quá trình phản ứng tạo bông cặn:
Mục đích của quá trình tạo bông cặn là tạo điều kiện thuận nhất để các hạt keo phân tán
trong nước sau khi đã pha trộn phèn vào nước có khả năng dính kết và va chạm với
nhau để tạo thành các hạt cặn có kích thước đủ lớn có thể lắng trong bể lắng. Bể phản
ứng tạo bông cặn được phân thành các loại:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 234
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Bể phản ứng tạo bông cặn thuỷ lực gồm bể phản ứng xoáy hình trụ, bể phản ứng
xoáy hình côn, bể phản ứng vách ngăn và bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.
+ Bể phản ứng tạo bông cặn cơ khí: Loại bể này dùng năng lượng cánh khuấy trong
nước để tạo ra sự xáo trộn dòng chảy. Với bể này, ta có thể kết hợp đồng thời với bể
pha trộn hoá chất và điều chỉnh tốc độ quay của cánh khuấy đảm bảo quá trình khuấy
trộn hoá chất vào nước tránh làm vỡ hay lắng các bông cặn lớn đã hình thành.
+ Bể tạo bông dùng khí nén: Loại bể này có ưu điểm là kết hợp tạo bông với quá trình
oxy hoá một phần chất hữu cơ, giải phóng một lượng CO2 do khi pha phèn tạo ra
nhưng quản lý phức tạp nên trong thực tế ít dùng.
e. Quá trình lắng các bông keo.
Các bông keo khi có được kích thước và trọng lượng đủ lớn thì bắt đầu lắng xuống đáy
bể.
Như vậy, qua quá trình phân tích các đặc điểm của các phương pháp trên ta chọn
bể phản ứng tạo bông cặn thuỷ lực với bể phản ứng đặt trong bể lắng đứng. Cấu tạo
bể này gồm một ống hình trụ đặt ở tâm bể, phần trên của bể lắng đứng. Trong bể lắng
đứng nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi
ngược chiều với chuyển động của dòng nước từ trên xuống. Bể thường dùng cho các
trạm xử lý có công suất nhỏ (đến 3000 m3/ngày)[11]
Ưu điểm: Thuận tiện trong công tác xả cặn, chiếm ít diện tích xây dựng, ít tốn
năng lượng [17].
Nhược điểm: Chiều sâu xây dựng lớn làm tăng giá thành xây dựng (đặc biệt
những nơi đất đai không thuận lợi)[17].
Mặc khác nước ở đây có dùng chất keo tụ nên trong quá trình lắng ngoài các hạt
cặn có tốc độ rơi ban đầu lớn hơn tốc độ của dòng nước lắng xuống, thì các hạt cặn
khác cũng lắng được. Nguyên nhân là do trong quá trình các hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ
hơn tốc độ dòng nước bị đẩy lên trên, chúng đã kết dính lại với nhau và tăng dần kích
thước cho đến khi có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ chuyển động của dòng nước sẽ rơi
xuống . Như vậy lắng keo tụ trong bể lắng đứng có hiệu quả lắng cao.
II.3.3.Công trình xử lý bằng phương pháp sinh học.
1. Bể Aeroten.
Nước thải sau quá trình xử lý hoá học chủ yếu loại được các hạt cặn lơ lửng nên
còn một hàm lượng lớn các chất hữu cơ chưa được xử lý không đạt tiêu chuẩn để thải
ra môi trường do đó cần được xử lý tiếp. Với hàm lượng chất hữu cơ như đã cho thì rất
thích hợp cho xử lý hiếu khí bằng Aeroten.
Có thể phân loại các dạng bể Aeroten như sau [18- 155] :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 235
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Phân loại theo chế độ thuỷ động: Aeroten đẩy, Aeroten khuấy trộn và Aeroten hỗn
hợp.
- Phân loại theo chế độ làm việc của bùn hoạt tính: Aeroten có ngăn tái sinh bùn và
Aeroten không có ngăn tái sinh bùn.
- Phân loại theo tải trọng BOD trên 1g bùn trong ngày ta có: Aeroten tải trọng cao,
Aeroten tải trọng trung bình và Aeroten tải trọng thấp.
- Phân loại theo số bậc cấu tạo trong Aeroten tao có: Aeroten 1 bậc, 2 bậc, 3 bậc...
 Đối với hệ thống này ta chọn bể Aeroten truyền thống, không có ngăn tái sinh bùn,
có dạng hình chữ nhật và được xây bằng bêtông cốt thép.
2. Bể lắng II.
Bể lắng II có nhiệm vụ chắn giữ các bông bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể
Aeroten và các thành phần chất không hoà tan chưa được giữ lại trong bể lắng 1 đồng
thời cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới của bể để bơm tuần hoàn
lại ở bể Aeroten.
Như ta đã biết nồng độ cặn trong hỗn hợp nước - bùn từ bể Aeroten sang bể lắng
đợt 2 thường >1000 mg/l [19-207]. Với nồng độ này các bông cặn tiếp xúc với nhau
tạo thành những đám bông cặn và lắng xuống đáy bể trong quá trình xử lý.
Bể lắng II thường có dạng hình tròn (bể lắng đứng, bể radial) hay hình chữ nhật.
Căn cứ theo chiều dòng chảy, người ta chia thành các loại bể lắng sau:
* Bể lắng hình chữ nhật- bể lắng ngang: Nước thải chảy theo phương ngang từ đầu đến
cuối bể. Các hạt cặn lắng nhờ trọng lực. Bể này có hiệu quả lắng cao áp dụng đối với
trạm có công suất > 15.000 m3/ngày đêm .[7-98]. Ưu điểm là hiệu quả lắng cao, chiều
cao xây dựng nhỏ, xây dựng và vận hành đơn giản nhưng lại chiếm nhiều diện tích xây
dựng.
* Bể radian: Bể lắng radian có mặt bằng hình tròn, gồm bể ly tâm và hướng tâm. Nước
thải cần xử lý được dẫn vào ở trung tâm và thu nước ra bằng máng thu đặt vòng quanh
chu vi bể (bể ly tâm) hoặc có thể phân phối vào bằng máng quanh chu vi bể và thu
nước ra bằng máng quanh ống đứng đặt ở trung tâm (bể lắng hướng tâm). Bể lắng ly
tâm thường được sử dụng rộng rãi hơn cả.
Bể lắng ly tâm có một số ưu nhược điểm so với bể lắng khác như: nhờ có thiết bị
gạt bùn nên đáy bể có độ dốc nhỏ hơn so với bể lắng đứng (5 EMBED Equation.3 ÷ 8
%), do đó chiều cao công tác của bể nhỏ (1,5 EMBED Equation.3 ÷ 3,5 m) nên thích
hợp xây dựng ở những khu vực có mực nước ngầm cao. Bể vừa làm việc vừa xả cặn
liên tục nên khi xả cặn bể vẫn làm việc bình thường. Bể ly tâm có hiệu quả lắng cặn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 236
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
cao, vận hành dễ dàng, diện tích xây dựng nhỏ nhưng việc xây dựng phức tạp. Bể lắng
ly tâm thường được sử dụng để sơ lắng nguồn nước có hàm lượng cặn cao (> 2000
mg/l) với công suất > 30.000 m3/ngày đêm. [11-104]
*Bể lắng đứng: Bể này thường được dùng đối với trạm có công suất nhỏ.
Nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên tới vách tràn với
vận tốc 0,5 EMBED Equation.3 ÷ 0,6 m/s [16-100] và thời gian lưu của nước trong bể
lắng 2 là 1,5 giờ [19-212] (thời gian lưu này phụ thuộc vào vị trí các công trình đặt
trước nó) và cặn được thải ra ngoài bằng áp lực thuỷ tĩnh.
Ưu điểm : kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, thuận tiện trong công tác xả cặn. Nhược
điểm: chiều cao xây dựng lớn làm tăng giá thành xây dựng, hiệu suất lắng thấp.
II.3.4.Công trình xử lý màu.
Tháp hấp phụ [19- 261].
Người ta phân biệt có 2 kiểu hấp phụ: hấp phụ trong điều kiện tĩnh và hấp phụ
trong điều kiện động.
- Hấp phụ trong điều kiện tĩnh là không cho sự chuyển dịch tương đối của phân tử nước
so với phân tử chất hấp phụ mà chúng cùng chuyển động với nhau. Biện pháp thực
hiện là cho chất hấp phụ vào nước và khuấy trộn trong một thời gian đủ để đạt được
trạng thái cân bằng nồng độ. Tiếp theo cho lắng hay lọc để giữ chất hấp phụ lại và tách
nước ra. Biện pháp này phức tạp hơn.
- Hấp phụ trong điều kiện động là có sự chuyển động tương đối của phân tử nước so
với phân tử chất hấp phụ gồm có 2 dạng: hấp phụ trong điều kiện động qua lớp vật liệu
lọc cố định và hấp phụ trong điều kiện động lọc qua lớp vật liệu lơ lửng.
 Ta chọn kiểu hấp phụ trong điều kiện động qua lớp vật liệu lọc cố định, là quá trình
diễn ra khi cho nước thải lọc qua lớp than hoạt tính vì kiểu này có nhiều ưu điểm về
công nghệ và quản lý như:
- Cho hiệu suất xử lý tin cậy và ổn định.
- Khi hoàn nguyên không phải đưa vật liệu hấp phụ khỏi bể lọc do đó cho phép dễ
dàng tự động hoá và điều khiển từ xa.
- Cho phép sử dụng tối đa dung tích vật liệu hấp phụ khi cho nước chảy qua.
II.3.5.Công trình xử lý bùn.
Bùn cặn của nước thải là hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa nhiếu chất hữu cơ có
khả năng phân hủy , dễ bị thối rữa và có các vi khuẩn có thể gây độc hại cho môi
trường vì thế cần có biện pháp xử lý trước khi thải ta nguồn tiếp nhận.
Mục đích của quá trình xử lý bùn cặn là:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 237
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cặn bằng cách gạn một phần hay phần lớn lượng
nước có trong hỗn hợp để giảm kích thước thiết bị xử lý và giảm trọng lượng vận
chuyển đến nơi tiếp nhận.
+ Phân hủy các chất hữu cơ dễ bị thối rữa , chuyển chúng thành các hợp chất hữu cơ ổn
định và các hợp chất vô cơ để dễ dàng tách nước ra khỏi bùn cặn và không gây tác
động xấu đến môi trường của nơi tiếp nhận.
1. Thiết bị cô đặc bùn.
Cô đặc cặn là quá trình làm tăng nồng độ cặn bằng cách loại bỏ một phần nước ra khỏi
hỗn hợp, làm cho khối lượng phải vận chuyển và thể tích các công trình ở phía sau
giảm đi [10].
Bể cô đặc cặn thường dùng: Bể cô đặc cặn bằng lắng trọng lực, bể tuyển nổi. Ở đây
chọn bể cô đặc bằng trọng lực .
2. Thiết bị làm khô bùn
Cặn sau khi thu được ở bể nén bùn có nồng độ thường từ 5 – 8 % được đưa tiếp sang
công đoạn làm khô để giảm độ ẩm xuống 70 – 80% tức là tăng nồng độ của cặn khô
với mục đích:
+ Cặn khô dễ đưa đi chôn lấp
+ Giảm lượng nước bẩn có thể thấm vào nước ngầm ở bãi thải.
+ ít gây mùi khó chịu và ít độc tính.
Có nhiều loại thiết bị làm khô cặn như: Sân phơi bùn, máy ép bùn....... Ở đây chọn máy
lọc ép băng tải vì máy làm khô cặn bằng lọc ép băng tải quản lý đơn giản, ít tốn điện,
hiệu suất làm khô cặn chấp nhận được.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 238
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Chương III

TÍNH TOÁN CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO HỆ THỐNG XỬ LÍ NƯỚC THẢI

Mỗi thiết bị trong hệ thống xử lý có chức năng khác nhau, hoạt động của chúng
có thể làm thay đổi lưu lượng, thành phần, nồng độ, các chất có trong nước thải. Để đạt
được hiệu quả xử lý nước thải tốt nhất, các thiết bị cần có kích thước xây dựng phù
hợp, vận hành đúng kĩ thuật, hợp lý.

SHAPE \* MERGEFORMAT Để đánh giá hiệu quả làm việc của thiết bị, cần
xem xét cân bằng vật liệu của thiết bị,từng công đoạn của hệ thống xử lí. Cân bằng vật
chất được xác định dựa trên cơ sở sơ đồ quy trình công nghệ xử lí nước thải và các thực
nghiệm đã được công bố. Sau đây là một số phân tích để xác định một số thông số đầu
vào và đầu ra tại từng thiết bị.

1.Mương dẫn nước thải.

Mương dẫn nước thải có chức năng dẫn nước thải từ nhà máy về mương đặt song
chắn rác, hoạt động sản xuất của nhà máy là liên tục, lượng nước thải thải ra liên tục,

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 239
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
nên cơ bản coi như không có sự biến động về luu lượng và thành phần nước thải, các
thông số đầu vào và đầu ra của nước thải qua mương là như nhau.

2. Song chắn rác.

Đây là bước xử lí sơ bộ, song chắn rác được đặt tại đầu của hệ thống xử lí nước
thải nhằm loại bỏ các tạp chất,rác có kích thước lớn như lá, cành cây,củi mục…tránh
các sự cố trong quá trình vận hành hệ thống như làm tắc bơm, đường ống, kênh dẫn…
Trong xử lí nước thải ngành dệt nhuộm có thể coi như qua song chắn không làm thay
đổi lưu lượng cũng như thành phần nước thải.

3. Bể điều hòa.

Lưu lượng và nồng độ nước thải chảy về nhà máy xử lí thường xuyên dao động
theo các giờ trong ngày. Khi hệ số không điều hòa K ≥ 1,4, xây dựng bể diều hòa để
các công trình xử lí làm việc với lưu lượng đều trong ngày sẽ kinh tế hơn[10-T40]. Bể
điều hòa được dùng để điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Trong bể điều
hòa có thiết bị khuấy trộn nhằm đảo trộn đều nước thải trong bể, ngăn ngừa cặn lắng
trong bể, pha loãng nồng độ các chất độc hại nếu có, do đó loại trừ được các cú sốc về
chất lượng cho các công trình xử lí sinh học phía sau.

Bể điều hòa lắp đặt hệ thống sục khí, nước thải được dẫn vào và được lưu trong bể
trong khoảng từ 4-8 giờ, sau đó được dẫn sang các công trình phía sau. Do đó về
nguyên tắc qua bể điều hòa thì SS, BOD, COD sẽ giảm, tuy nhiên lượng giảm này
không lớn lắm, việc tính toán rất phức tạp vì thế có thể coi như hiệu suất khử các thành
phần trong nước thải là không đáng kể, có thể bỏ qua.

4. Bể hòa trộn hóa chất.

Là công trình đầu tiên của công đoạn xử lí hóa lí, nước thải được dẫn qua bể keo tụ
tạo bông, đồng thời, hóa chất được bổ sung vào đây là phèn và axit. Ngoài ra để tăng
quá trình tạo bông, tăng tốc độ lắng của cặn, cho PAA là chất trợ tạo bông vào nước.
Hàm lượng chất keo tụ tối ưu sẽ giảm khi bổ sung chất tạo bông. Theo đó nước thải ra
khỏi đây sẽ tăng lên về lưu lượng ( bao gồm nước thải, phèn, chất trợ keo, axit…), tuy
nhiên lưu lượng này tăng lên không đáng kể, nồng độ các chất ô nhiễm cũng không
thay đổi, sau đây là tính toán với lượng hóa chất bổ sung.

d) Tính toán lượng phèn cho vào bể hòa trộn hóa chất

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 240
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn chất đông keo tụ để xử lí nước thải là phèn nhôm sunfat Al2(SO4)3.18H2O hòa tan
tốt trong nước, giá thành rẻ hơn phèn sắt và không tạo hợp chất có trong nước như phèn
sắt.

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải đầu vào SS = 300 mg/l, chọn liều lượng
phèn nhôm pha trộn 45 mg/l[20 -T27].

Khi xử lí nước thải có màu, lượng phèn nhôm được xác định theo công thức:

EMBED Equation.DSMT4 p = 4 × M [20 –T27]

M là độ màu nước thải tính theo thang Pt-Co, M = 750 Pt-Co

EMBED Equation.DSMT4 p = 4 × 750 = 109, 5 mg/l

Lượng phèn tính theo độ màu > lượng phèn tính theo hàm lượng cặn nên chọn
lượng phèn cần thiết = lượng phèn tính theo độ màu = 109,5 mg/l.

Trong thực tế , để đảm bảo quá trình đông keo tụ, tạo bông diễn ra hiệu quả,
người ta thường lấy dư ra 10% lượng hóa chất.Vậy lượng phèn thực tế lấy:

EMBED Equation.DSMT4 ptt = 109,5 + 109,5 ×10% = 120,5 mg/l

e) Tính toán lượng PAA cho vào bể hòa trộn hóa chất

Để tăng cường quá trình keo tụ ,tăng hiệu suất làm việc của các công trình xử
lí,bổ sung thêm chất trợ tạo bông cho vào cùng phèn, thường là các hợp chất cao phân
tử như poliacrilamit (PAA). Liều lượng PAA khi cho vào trong nước là 0,1-1,5 mg/l,
[11 –T20], chọn hàm lượng của PAA là pp=0,8 mg/l

Tương tự như phèn , lượng PAA thực tế lấy :

EMBED Equation.DSMT4 p ptt = 0,8 + 0,8 × 10% = 0,88 mg/l

f) Tính toán lượng axit châm vào bể hòa trộn hóa chất

Để quá trình đông keo tụ, tạo bông đạt kết quả cao,cần điều chỉnh pH của nước
thải về khoảng pH tối ưu cho quá trình đông keo tụ. Chất keo tụ là phèn nhôm có pH tối
ưu là 5,5-7,5. Nước thải đầu vào có có pH dao động trong khoảng 7,5-9 (chọn giá trị

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 241
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
điều chỉnh là 8,0), do đố cần hạ pH xuống cho phù hợp. Axit thường dùng để điều
chỉnh pH là H2SO4.Quá trình đông keo tụ sẽ sinh ra H2SO4 làm giảm pH, trong khi đó
nước thải khi đưa đi xử lí sinh học luôn phải đảm bảo pH không nhỏ hơn 6,5[21] Do đó
chọn mốc pH cần đạt là 7,0

Ta có:

pH + pOH = pKW

Trong đó:

pKW : Tích số ion của nước ( ở 40oC , pKW = 13,54 ) [22]

pH = -lg (H+)

pOH = -lg (OH-)

Vậy

+ pOH của nước thải khi chưa bổ sung axit:

pOH = pKW – pH = 13,53-8= 5,53

Nồng độ OH- có trong 1 lít nước thải ban đầu :

OH- tr = 10-pOH = 10-5,53 = 2,95×10-6

+ pOH của nước thải sau khi bổ sung axit:

pOH = pKW –pH = 13,53-7= 6,53

Nồng độ ion OH- trong 1lít nước thải sau khi bổ sung axit:

OH- s = 10-pOH = 10-6,53 = 2,95×10-7

Vậy nồng độ ion OH- giảm:

OH- = OH- tr - OH- s = 2,95×10-6 - 2,95×10-7 = 2,66×10-6

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 242
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Phương trình trung hòa nước thải:

H+ + OH- = H2O

Mol/l: 2,66×10-6 2,66×10-6 2,66×10-6

Để trung hòa 2,66×10-6 ion OH- cần 2,66×10-6 ion H+, sử dụng H2SO4 để điều chỉnh
pH.

Cho H2SO4 vào nước có phân ly:

H2SO4 2H+ + SO4 2-

Mol/l : 1 2 1

2,66×10-6 /2 2,66×10-6 2,66×10-6 /2

nH2SO4 = nH+ /2 = 1,33×10-6 mol/l

Lượng H2SO4 có trong 1 lít nước thải :

m’H2SO4 = M H2SO4 × n H2SO4 = 98 × 1,33×10-6 =13,03×10-5 g axit/lít

Lượng H2SO4 khan cần bổ sung vào trong nước thải 1 ngày là:

mH2SO4 = Q × m’H2SO4 = 3.000 ×103 × 13,03×10-5 = 390,9 g/ngày

Trên thị trường phổ biến dung dịch axit sunfuric nồng độ 98% hay 980 g/lít do
đó lượng axit cấp vào trong 1 ngày:

m H2SO4
Q H2SO4 = EMBED Equation.DSMT4 lít/ngày
m% × a

a là trọng lượng riêng của dung dịch, a= 1,84 [23 –T403]

391,9
Q H2SO4 = EMBED Equation.DSMT4 980 × 1,84 = 0,22

lít/ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 243
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
5. Bể đông keo tụ tạo bông kết hợp lắng I

Phèn nhôm khi cho vào nước sẽ thủy phân tạo ra các ion dương, phá vỡ trạng
thái bền vững của hệ keo. Các hạt keo này sẽ tích tụ lại tạo thành các bông keo,có trọng
lượng và kích thước lớn hơn, lắng xuống đáy bể sau khi tạo bông, nước thải được dẫn
qua bể lắng sơ cấp, dưới tác dụng của trọng lực. các bông bùn sẽ lắng xuống đáy bể.

Nước thải ra khỏi bể lắng sơ cấp bao gồm: SS, BOD 5, COD, độ màu, ngoài ra
còn có bùn ( Xơ sợi lắng) Al(OH)3, PAA...

Nước thải vào công đoạn xử lý sinh học phải đảm bảo SS≤ 150 [21]

Khi đó quá trình xử lý phải đạt hiệu suất

300 − 150
EMBED Equation.3 η ≥ × 100% = 50%
300

Chọn hiệu suất khử SS của quá trình hóa lý là 57%

SS ra khỏi bể lắng sơ cấp là:

300 -300 EMBED Equation.DSMT4 × 57%= 129 mg/lít

Lượng SS lắng ở bể sơ cấp trong 1 ngày

mss= Q EMBED Equation.DSMT4 × (SSo-SSv) = 3000 EMBED


Equation.DSMT4 × (300-129) =513000 g/ngày = 513 kg/ngày.

Bể lắng sơ cấp khử được 30-40% BOD và COD [7-T72]

Chọn hiệu suất xử lý là 35%, khi đó:

BODv= BODo .(100-35)%= EMBED Equation.DSMT4 500 × (100 − 35)% = 325 mg/l

CODv =CODo .(100-75) %= EMBED Equation.DSMT4 950 × (100 − 35)% = 617,5


mg/l

Giả thiết hệ thống xử lý màu của hệ thống xử lý hóa lý là 75% [9-T120]

Thì độ màu của nước thải ra khỏi bể lắng:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 244
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
750 EMBED Equation.DSMT4 × (100-75)%= 187,5 Pt- Co

Lượng bùn cặn thu được từ bể lắng sơ cấp

Lượng bùn tích tụ dưới đáy bể lắng sơ cấp bao gồm SS, BOD được khử, bùn do chất
đông keo tụ lắng xuống.

Gọi mbùn là lượng bùn tích tụ dưới đáy bể lắng sơ cấp.

m bùn = mss +mBOD5 + mchatdongtu

+ mss = Rss EMBED Equation.DSMT4 × SSo EMBED Equation.DSMT4 × Q

mss: Lượng SS lắng được ở bể lắng sơ cấp

Rss : Hiệu suất xử lí SS của bể lắng sau khi đông keo tụ nước thải, Rss = 57%

SSo : Hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải đầu vào,SSo = 300 mg/l

Q: lưu lượng nước thải trung bình cần xử lí, Q= 3000m3/ngày

mss = 0,57 x 300 x 3000 = 513000 g/ngày

mBOD = RBOD EMBED Equation.DSMT4 × BODo EMBED Equation.DSMT4 ×


Q

RBOD hiệu suất xử lí BOD của bể lắng sau khi dông keo tụ nước thải, RBOD = 35%

mBOD = 0,35 EMBED Equation.DSMT4 × 500 EMBED Equation.DSMT4 × 3000 =


525000 g/ngày

mchatdongtu = m phèn + m trokeo

Khi cho phèn nhôm vào nước xảy ra phản ứng

Al2(SO4)3.18H2O 2Al(OH)3 +3 H2SO4 + 12H2O

x mol 2 x mol

Trong 1 ngày lượng phèn nhôm tạo ra Al(OH)3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 245
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Gphèn = 0,1205 EMBED Equation.DSMT4 × 3000 = 361,5 kg/ngày

m 361,5
x = EMBED Equation.DSMT4 = EMBED Equation.DSMT4 = 0,54
M 666
kmol/ngày

Lượng Al(OH)3 tạo thành lắng ở đáy bể lắng trong 1 ngày

mAl(OH)3 = 2 x 0,54 x 78 = 84,24 kg/ngày

Hàm lượng polyme bổ sung hàng ngày không lớn nên có thể bỏ qua

mbun = mss +mBOD5 + mchatdongtu = 513 + 525 + 84,24 = 1122,24 kg/ngày

Coi tỉ trọng của nước là 1T/m3, thể tích bùn tươi sinh ra được xác định theo công thức

mbun
Vbun = EMBED Equation.DSMT4 = EMBED Equation.DSMT4
P×S
1122, 24
= 22 m3/ngày
0, 05 × 1020

Trong đó:

P : nồng độ phần trăm của cặn khô trong hỗn hợp theo tỉ lệ thập phân , p= 5%
[10-T203]

S: tỷ trọng hỗn hợp cặn , S = 1,02 T/m3 = 1020 kg/m3

6. Bể Aeroten và lắng II:

Bể aeroten là công trình chính trong hệ thống xử lý sinh học có chức năng phân
hủy các hợp chất ô nhiễm trong nước nhờ vi sinh vật hiếu khí và tùy tiện. Bể lắng II có
chức năng lắng phần nước trong phía trên để xả ra nguồn tiếp nhận và cô đặc bùn hoạt
tính đến nồng độ nhất định, một phần bùn được tuần hoàn lại bể aeroten.

BOD5 vào bể Aeroten là 325 mg/l, COD là 617,5 mg/l

Để đảm bảo tỉ lệ BOD5:N:P= 100:5:1

Cần bổ sung Nito và P vào bể

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 246
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Giả sử nước đầu vào có hàm lượng N và P gần như bằng 0

Suy ra lượng N và P cần bổ sung:

+ Lượng N: BOD5 : N = 100:5

N=5 EMBED Equation.DSMT4 × C/100 =5 EMBED Equation.DSMT4 ×


BODv /100 = 5 EMBED Equation.DSMT4 × .325/100= 16,25 mg/l = 16,25 g/m3

Để đảm bảo cung cấp N lấy dư 10% lượng N thực tế là:

Ntt= N EMBED Equation.DSMT4 × (100+10)%= 16,25 EMBED


Equation.DSMT4 × (100+10)= 17,9 g/m3

Lượng N cần bổ sung cho nước thải trong 1 ngày là:

mN= Q EMBED Equation.DSMT4 × Ntt= 3000 EMBED Equation.DSMT4 ×


17,9 = 53700 g/ngày = 53,7 kg/ngày

Lấy Nitơ từ Urê CO(NH2)2 có chứa 44-48% Nitơ nguyên chất

Chọn tỉ lệ N trong phân là 45% :

mN ×100 53, 7 × 100


EMBED Equation.3 mure = = = 119,3kg / ngày
45 45

Nồng độ dung dịch urê để bổ sung Nitơ thường là 30% hay 30 kg/m3

Khi đó lưu lượng Urê 30% là:

119,3
EMBED Equation.3 Vdd = = 0, 4m3 / ngày
300

Lượng P:

BOD5:P =100:1

Suy ra:

P =1 EMBED Equation.DSMT4 × C/100=1 EMBED Equation.DSMT4


× BODv /100 = 325/100 = 3,25 g/m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 247
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Tương tự ta có:

Ptt = P EMBED Equation.DSMT4 × (100+10)% =3,25 EMBED


Equation.DSMT4 × 110% = 3,58 mg/l

Lượng P bổ sung trong 1 ngày:

mp= Ptt EMBED Equation.DSMT4 ×Q = 3,58 EMBED


Equation.DSMT4 × 3000 = 10740 g/ngày = 10,74 kg/ngày

P được bổ sung từ axit photphoric H3PO4 :

P 31
=
EMBED Equation.3 H 3 PO4 98

Suy ra lượng H3PO4 cần dùng:

98 ×10, 74
EMBED Equation.3 Axit = = 34kg / ngày
31

Giả thiết H3PO4 có nồng độ 70% tức là 700kg/m3.

34
EMBED Equation.3 Vddaxit = = 0, 05m3 / ngày
700

+ Tính toán các giá trị BOD5, COD, SS ra khỏi bể aeroten

Q, S0, X0 Q+Qr
Qr , S, Xr
S, X
Bể aeroten
Bể lắng II

Qt, S, Xt
Qx, S, Xt

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 248
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Nước thải vào aeroten với lưu lượng Q chứa chất nền với nồng độ So (BOD5v) và
lượng bùn hoạt tính coi như không đáng kể Xo = 0
Nước thải đi vào bể được khuấy trộn hoàn chỉnh và phân bổ đều ngay lập tức
trong toàn bộ thể tích bể.
Cùng với nước thải vào bể, còn có dòng bùn hoạt tính tuần hoàn lấy từ đáy bể
lắng đưa vào với:
+ Lưu lượng Qt.
+ Nồng độ bùn Xt.
+ Lượng chất nền ra khỏi bể lắng còn S (BOD5r)
Sau thời gian lưu EMBED Equation.3 θ giờ trong bể, nước chảy sang bể lắng 2
với:
+ Lưu lượng Qr + Qt.
+ Nồng độ chất nền S (BOD5r)
+ Nồng độ bùn hoạt tính X.
Qua bể lắng, nước được lắng trong và xả ra với :
+ Lưu lượng Qr.
+ Nồng độ chất nền S (BOD5r)
+ Nồng độ bùn hoạt tính Xr.
Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể có nồng độ Xt, một phần tuần hoàn lại, phần dư
xả ra bể chứa cặn với lưu lượng Qx, Xt để xử lý tiếp.
Coi việc giảm nồng độ chất nền và tăng khối lượng bùn hoạt tính chỉ xảy ra trong
bể Aerotank.
Bể làm việc với chế độ thuỷ lực là khuấy trộn hoàn chỉnh và có dòng chảy đều.

Phương trình cân bằng sinh khối cho bể:

[Lượng bùn trong bể] = [lượng bùn đi vào] - [lượng bùn xả ra] +[ lượng bùn tăng lên
trong bể sau thời gian lưu nước]

Thực tế hiệu quả làm sạch của aeroten hoạt hóa bằng bùn hoạt tính có thể khử 80-
95% BOD5, 80-90 % SS, 80-85% COD [7-T72]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 249
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn hiệu suất xử lí BOD5 là 90%

Vậy BOD5 có trong nước thải ra khỏi bể lắng II là

BODr = BODv EMBED Equation.DSMT4 × (100-90) % = 325 EMBED


Equation.DSMT4 × 10% = 32,5 mg/l

Chọn hiệu suất khử COD là 85%

Vậy COD có trong nước thải ra khỏi bể lắng II là:

CODr = CODv EMBED Equation.DSMT4 × (100-85)% = 617,5 EMBED


Equation.DSMT4 × 15% = 92,6 mg/l

Chọn hiệu suất khử SS là 80%

Vậy SS có trong nước thải ra khỏi bể lắng II là:

SSr = SSv EMBED Equation.DSMT4 × (100 - 80)% = 129 EMBED


Equation.DSMT4 × 20% = 25,8 mg/l

Coi lượng nước theo bùn không đáng kể khi đó Qr = 3000 m3/ngày

7. Hấp phụ bằng than hoạt tính:

Để nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn thải theo QCVN 13-2008/BTNMT cần làm
giảm độ màu của nước thải, chọn hiệu quả khử màu là 34%

Vậy lượng màu sau khi qua tháp hấp phụ là:

Độ màu ra = Độ màu vào EMBED Equation.DSMT4 × (100 - 34)% = 225


EMBED Equation.DSMT4 × (100-34)% = 149 Pt-Co

Vậy nước thải sau khi qua tháp hấp phụ đạt đọ màu theo tiêu chuẩn và đồng thời
cũng khử được hàm lượng chất halogen trong hóa chất tẩy trước khi ra thải ra môi
trường.

8. Bể cô đặc bùn:

Nồng độ cặn trong bùn chỉ đạt 0,5-1,5 % [10-T218]. Cô đặc nhằm tách nước khỏi
bùn, nâng nồng độ cặn lên 2-3%
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 250
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
9. Máy ép bùn:

Cặn sau khi xử lý ổn định và cô đặc đến nồng độ 2-3% đưa sang máy ép bùn, làm
khô để giảm độ ẩm 70-80% [7] tăng độ khô của cặn 20-30%.

Bảng3.1. Tóm tắt cân bằng vật chất trong hệ thống xử lýnước thải.

Tên thiết bị Thông số Đầu vào Đầu ra Đơn vị


Bể hòa trộn Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
hóa chất nước
BOD5 500 500 mg/l
COD 950 950 mg/l
SS 300 300 mg/l
Độ màu 750 750 Pt-Co
Phèn nhôm 120,5 ≤ 120,5 mg/l
Dd axit 0,22 ≤ 0,22 l/ngày
sunfuric 98%
Dd PAA 0,88 ≤ 0,88 mg/l
Công trình xử Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
lý hóa lý(Bể nước
đông keo tụ BOD5 500 325 mg/l
COD 950 617,5 mg/l
tạo bông và
SS 300 129 mg/l
lắng bậc I) Độ màu 750 225 Pt-Co
Phèn nhôm ≤ 120,5 ≤ 10,9 mg/l
Dd axit ≤ 0,22 ≈0 l/ngày
sunfuric 98%
Dd PAA ≤ 0,88 ≤ 0,08 mg/l
Công trình xử Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
lý sinh học nước
( bể aeroten
và bể lắng bậc
II)
BOD5 325 32,5 mg/l
COD 617,5 92,6 mg/l
SS 129 25,8 mg/l
Độ màu 225 225 Pt-Co
Urê 119,3 ≤ 10,8 kg/ngày
Axit photphoric 34 ≤ 3,0 kg/ngày
Tháp hấp phụ Lưu lượng 3000 3000 m3/ngày
nước
BOD5 32,5 ≤32,5 mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 251
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
COD 92,6 ≤ 92,6 mg/l
SS 25,8 ≤ 25,8 mg/l
Độ màu 225 149 Pt-Co

Chương IV
TÍNH TOÁN CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Các thông số thiết kế


Hoạt động sản xuất của nhà máy dệt nhuộm hàng ngày thải ra một lượng nước
thải là 3000m3, lưu lượng nước thải không đều nhau theo từng giờ trong ngày và
thường dao động so với lưu lượng trung bình giờ.
Hệ số không điều hòa K phụ thuộc vào lưu lượng nước thải trung bình ngày có
thể xác định tương đối chính xác K bằng phương pháp nội suy.

Với Q = 3000 m3/ngày thì Komax =1,82; Komin = 0,52 [21-T6]

Ta có :
Lưu lượng giờ trung bình:
3000
Qtb = EMBED Equation.DSMT4 = 125
24
(m3/giờ)

Lưu lượng giờ cực đại :

Qmax = Qtb × Komax = 125 × 1,82 = 227,5 (m3/giờ)

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 252
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Lưu lượng giờ cực tiểu :


Qmin = Qtb × Komin = 125 × 0,52 = 65 (m3/giờ)
IV.1. Tính toán các thiết bị chính.
IV.1.1. Tính toán mương dẫn.
Nước thải từ các quá trình sản xuất trong nhà máy được dẫn vào mương, qua song
chắn rác và đi vào hệ thống xử lý.
Tốc độ dòng nước qua song chắn lấy bằng 0,8 EMBED Equation.3 ÷ 1,0 m/s [7-
T75] ứng với lưu lượng nước thải cực đại, do đó ta chọn tốc độ dòng nước chảy trong
mương dẫn là 0,8 m/s.
Lưu lượng nước thải không đều nhau theo từng giờ trong ngày và thường dao
động so với lưu lượng trung bình giờ.
Để phân phối, vận chuyển nước thải vào trạm xử lí, dùng mương hở tiết diện chữ
nhật có Bk = 2 × h sẽ cho tiết diện tốt nhất về mặt thủy lực [19-T522]
Với Bk ; h lần lượt là chiều rộng, chiều cao mương dẫn.
Ta có: EMBED Equation.3 Qmax = W × V
Trong đó
V: Vận tốc dòng chảy trong mương, m/s; V = 0,8 m/s
W: Diện tích mặt cắt ướt trong mương dẫn, m2
EMBED Equation.DSMT4 Qmax : Lưu lượng giờ cực đại, m3/giờ ; EMBED
Equation.DSMT4 Qmax = 227,5 m3/giờ
Qmax 227,5
EMBED Equation.3 W = = = 0, 078 m2
V 0,8 × 3600

Do đó ta có: EMBED Equation.3 W = Bk × h = 2h × h = 2h = 0, 078


2

0, 078
Suy ra: h = EMBED Equation.3 EMBED Equation.3 ≈ 0,2 m
2
EMBED Equation.DSMT4 = 20 cm
EMBED Equation.DSMT4 Bk = 0,2 × 2 = 40 cm
Trong thực tế người ta thường thiết kế mương có độ dốc để đảm bảo cho quá trình
tự chảy của nước thải , đảm bảo không lắng đọng cặn. Khi đó, độ dốc tối thiểu của
mương dẫn sao cho tránh được quá trình lắng cặn trong mương được tính như sau:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 253
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1
EMBED Equation.3 imin =
Bk
[24]
Trong đó:
Bk: Độ rộng mương dẫn, m; Bk = 0,4 m.
1
EMBED Equation.3 imin = = 2,5%
0, 4
Chiều cao bảo vệ của mương h’ = 0,1 EMBED Equation.3 ÷ 0,2 m so với chiều
sâu lớp nước của dòng chảy [19-T522]
Chọn h’ = 0,15 m.
Chiều cao xây dựng của mương là:
H = h + h’ = 0,2+ 0,15 = 0,35 m.
Chọn mương dẫn nước thải xây bằng bê tông cốt thép, dạng mương hở, tiết diện
hình chữ nhật. Hoặc có thể dùng các tấm bê tông đúc sẵn đậy kín nhằm chống mùi và
tạo mĩ quan.
Bảng 4.1. Các kích thước cơ bản của mương dẫn
Đơn
STT Các thông số Gía trị
vị
Vận tốc dòng chảy trong
1 m/s 0,8
mương, V
2 Chiều cao mực nước, h m 0,2
3 Chiều rộng, B m 0,4
4 Chiều cao xây dựng, H m 0,35
Độ dốc tối thiểu của mương
5 dẫn, EMBED % 2,5
Equation.DSMT4 imin

IV.1.2. Tính song chắn.


Song chắn rác được làm bằng thép không rỉ, gồm các thanh đan sắp xếp cạnh
nhau, có kẽ hở để nước chảy qua, được hàn gắn trên 1 khung thép hình chữ nhật, được
đặt trên mương dẫn nước thải.
Song chắn rác đặt nghiêng với mặt nằm ngang 1 góc EMBED Equation.DSMT4
α = 60-75o [12] [18-T93]; chọn EMBED Equation.DSMT4 α = 60o để tiện lợi khi cọ
rửa, vệ sinh.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 254
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn thanh đan song chắn rác tiết diện hình chữ nhật, kích thước S × b EMBED
Equation.DSMT4 s = 10 × 40 [14-T30], sử dụng song chắn rác cố định, hình chữ
nhật hạn chế được việc rác dính chặt vào các thanh đan gây khó khăn cho công tác cào
rác, ngoài ra song chắn rác cố định có cấu tạo thiết bị và quản lí đơn giản hơn song
chắn rác di động.
EMBED AutoCAD.Drawing.16

hp

h
60° h

hp

Bs

1-1.5m
L1 L2
0.5-1m

Hình 4 .1. Sơ đồ song chắn rác.


Tốc độ dòng nước qua song chắn lấy bằng 0,8 EMBED Equation.3 ÷ 1,0 m/s [7-
T75] ứng với lưu lượng nước thải cực đại, do đó ta chọn tốc độ dòng nước chảy qua
song chắn rác V = 0,8 m/s.
Tính toán song chắn bao gồm việc xác định : kích thước buồng đặt song chắn ,
song chắn và song chắn và tổn thất cột nước.
+ Số lượng khe hở song chắn:
Qmax
EMBED Equation.3 n = k [(4.1)\(19-T61)]
V × h×b
Trong đó
Qmax: Lưu lượng tối đa của nước thải, m3/s Qmax= EMBED Equation.DSMT4
227, 5
= 0,063 m3/s
3600
V: Tốc độ nước chảy qua song chắn, m/s V = 0,8 m/s
h: Độ sâu nước ở chân song chắn, m h = 0,2 m
b: Độ rộng khe hở song chắn, m. Chọn song chắn rác trung bình ( độ rộng khe hở
5-25 mm) chọn b = 15mm = 0,015 m [19-T59]

k: Hệ số tính đến sự thu hẹp dòng chảy, thường lấy k0 = 1,05 [14-T34]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 255
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
0, 0632
EMBED Equation.3 n = ×1, 05 = 27, 65 ≈ 28 khe
0,8 × 0, 2 × 0, 015

Số thanh đan song chắn rác :


n EMBED Equation.DSMT4 ,
= n -1 = 28 -1 = 27 thanh đan
Chiều rộng thiết kế buồng đặt song chắn rác:
EMBED Equation.3 Bs = S (n − 1) + b × n [(4.2)\(19-61)]
Trong đó
S: Chiều dày thanh chắn rác, m. S = 10 mm = 0,01 m.
n: Số khe hở song chắn, khe. n = 28 khe
b: Chiều rộng khe hở song chắn, m. b = 15 mm = 0,015 m
EMBED Equation.3 ⇒
EMBED Equation.3 Bs = 0, 01× (28 − 1) + 0, 015 × 28 = 0, 69 m
Ta thấy chiều rộng của buồng đặt song chắn rác B s > chiều rộng mương dẫn B, do
đó cần phải mở rộng mương dẫn tại vị trí đặt song chắn. Tuy nhiên việc mở rộng song
chắn như vậy có thể làm lắng cặn trước song chắn vì tốc độ dòng chảy giảm lại.
Đối với song chắn mở rộng cần đảm bảo tốc độ nước chảy qua không nhỏ hơn 0,4
m/s [14-T31].
Cần kiểm tra tốc độ dòng chảy tại vị trí mở rộng.
Ta có: EMBED Equation.3 Qmax = v × S
Trong đó
Qmax: Lưu lượng nước thải, m3/s. Q = 0,063 m3/s
v : Vận tốc nước tại chổ mở rộng, m/s
S : Diện tích mương tại chổ mở rộng, m2.
Ta có: EMBED Equation.3 S = Bs × h
Trong đó
Bs: Chiều rộng mương tại chỗ đặt song chắn, m. Bs = 0,69 m
h : Chiều cao nước trong mương, m. h = 0,2 m
Qmax Q 0, 063
EMBED Equation.3 v = = max = = 0, 458 > 0, 4
S Bs × h 0, 69 × 0, 2
m/s
Vậy vận tốc nước tại chổ mở rộng vẫn đảm bảo để không lắng cặn.
Chiều dài buồng đặt song chắn rác.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 256
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Chiều dài đoạn mở rộng trước máng (góc 200) [14-T32]
Bs − B
EMBED Equation.3 L1 = = 1,73( Bs − B )
2tg 200 C
[(4.3)\(19-T62)]
Trong đó
Bs: Chiều rộng mương tại chỗ đặt song chắn, m. Bs = 0,69 m
B: Chiều rộng mương dẫn, m. B = 0,4 m
L1 = 1,73 (0,69 – 0,4) EMBED Equation.3 ≈ 0,5 m
+ Chiều dài đoạn thu hẹp sau song chắn
L2 = 0,5L1
[(4.4)\(19-T62)]
Trong đó
L1: Chiều dài đoạn mở rộng góc 200C, m. L1 = 0,5 m.
L2 = 0,5 EMBED Equation.3 × 0,5 = 0,25 m
Chiều dài buồng đặt song chắn rác lấy không nhỏ hơn 1 m. [19-T62]
Chọn L = 1,3 m
Chiều dài buồng đặt song chắn rác
Ls = L1 + L2 + L = 0,5 + 0,25 + 1,3 = 2,05 m
Tổn thất áp suất của dòng thải khi đi qua song chắn có thể tính như sau:
v2 × p
EMBED Equation.3 hp = ε [(2.1)\(7-T75)]
2× g
4
S
EMBED Equation.3 ε = β ( ) 3 × sin α [(2.2)\(7-T75)]
b
Trong đó
hp: Tổn thất áp suất, m
v : Vận tốc dòng chảy trước song chắn, m/s. v = 0,8 m/s
p : Hệ số tính đến tăng trở lực do song chắn bị bịt kín bởi rác thải, p nằm trong
khoảng 2-3 (thường lấy p = 3)
EMBED Equation.3 ε : Trở lực cục bộ của song chắn
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,8 m/s2
S : Chiều dày thanh chắn, m. S = 10 mm = 0,01 m
b : Khoảng cách giữa các thanh, m. b = 15 mm = 0,015 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 257
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 α : Góc nghiêng của thanh chắn so với mặt phẳng ngang,
EMBED Equation.3 α = 600
EMBED Equation.3 β : Hệ số phụ thuộc tiết diện của song chắn. EMBED
Equation.3 β = 2,42 [7-T75]
4 4
S 0,01 3
ε = β ( ) 3 × sin α = 2,42 ( ) × Sin 60 0 = 1,221
EMBED Equation.3 b 0, 015

v2 × p 0,82 × 3
EMBED Equation.3 hp = ε = 1,221 = 0,120 m
2× g 2 × 9,8

Để khắc phục hiện tượng dồn nước trước và hiện tượng lắng cặn sau song chắn
thì phần buồng kênh dẫn nước làm thấp xuống độ sâu bằng tổn thất áp suất tức bằng 12
cm.
Chiều cao xây dựng của mương đặt song chắn
Hxd = H + hp [15]
Hxd = 0,35 + 0,12 = 0,47 m = 47 cm
Bảng 4.2. Các kích thước cơ bản của song chắn

STT Các thông số Đơn vị Gía trị


1 Số thanh đan song chắn rác, n’ Thanh 27
2 Tiết diện thanh 10 × 40 mm2
3 Chiều rộng buồng đặt song chắn rác, BS m 0,69
4 Chiều dài buồng đặt song chắn rác, LS m 2,05
Chiều sâu xây dựng của phần mương đặt
5 m 0,47
song chắn rác, Hxd
Góc nghiêng đặt song chắn, EMBED
6 o 60
Equation.DSMT4 α
7 Tổn thất áp lực qua song chắn rác, hs m 0,12

IV.1.3. Tính bể điều hòa


Nước được phân phối vào bể nhờ cửa sổ ở máng đặt dọc theo chiều dài bể. Máng
phân phối nước vào đặt cao hơn so với mực nước cao nhất trong bể khoảng 20 EMBED
Equation.3 ÷ 30 cm [25-T53]. Chọn h’ = 20 cm.
Dung tích bể điều hoà được tính như sau:
EMBED Equation.3 V = Qtb × t
Trong đó

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 258
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Qtb: Lưu lượng trung bình nước thải, m3/s. Qtb = 125 m3/h
t : Thời gian lưu của nước thải trong bể điều hoà, giờ. Chọn t = 4 giờ.
Vậy, dung tích bể điều hoà là:
EMBED Equation.3 V = Qtb × t = 125 × 4 = 500 m3
Dung tích cần thiết của bể điều hoà
EMBED Equation.3 V * = V ×1, 2 = 500 ×1, 2 = 600 m3
[21]
Trong đó 1,2 là hệ số dự trữ.
Chọn bể điều hoà dạng hình chữ nhật gồm các kích thước cơ bản sau:
+ Chiều sâu bể h = 4 m. Chọn chiều cao an toàn 0,5 m.
Bể được xây chìm dưới mặt đất, xây bể điều hòa băng bê tông, đáy và thành có
phủ nhựa.
+ Chiều rộng xây dựng bể : b = 10 m
+ Chiều dài bể :
V 600
EMBED Equation.DSMT4 L = = = 15m
h × b 4 × 10
Bảng 4.3. Các kích thước cơ bản của bể điều hòa
STT Các thông số Gía trị
1 Chiều dài, m 15,0
2 Chiều rộng, m 10
3 Chiều cao xây dựng, m 4,5
4 Thời gian lưu, giờ 4
5 Thể tích bể, V (m3) 600

IV.1.4. Các công trình trong hệ thống keo tụ


1.Các công trình chuẩn bị dung dịch phèn
Liều lượng phèn nhôm dùng là 120,5 mg/l = 120,5 EMBED Equation.DSMT4
×10−3 kg/m3
Lượng phèn cần dùng cho một ngày:
−3
EMBED Equation.3 G = 120,5 × 10 × 3000
= 361,5 kg/ngày

Các công trình chuẩn bị dung dịch phèn được bố trí như sau:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 259
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình 4.2: Sơ đồ bố trí các công trình chuẩn bị dung dịch phèn
a.Bể hòa trộn phèn
Dung tích bể hoà trộn phèn được tính theo công thức:
Q × n × Pptt , (m3)
Wh =
EMBED Equation.3 10000 × bh × ∂
[11 -T 23]
Trong đó: Q: Lưu lượng nước xử lý, m3/h. Q = 125( m3/h)
n: Thời gian giữa 2 lần hoà tan phèn.
Ở đây trạm xử lý công suất 3000 m3/ngày đêm n = 12 giờ. [10 -T 23]
Pptt: Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, (g/m3) Pp = 120,5 g/m3
bh: Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hoà trộn, %,
bh= 10 EMBED Equation.3 ÷ 17% [11 -T 21]. Chọn bh = 10 %

EMBED Equation.3 ∂ : Khối lượng riêng của dung dịch, EMBED


3
Equation.3 ∂ = 1 tấn/m
⇒ Q × n × Pp 125 × 12 × 120,5 3
Wh = = 1.81 m
=
EMBED Equation.3 10000 × bh × ∂ 10.000 ×10 ×1

Chọn bể hòa trộn có dạng hình tròn và được làm bằng vật liệu PE.
Dung tích của bể là: EMBED Equation.3 W = S × h
Trong đó : W: Dung tích của bể, m3. W = 1,81 m3
S : Diện tích mặt cắt ngang của bể, m2
h: Chiều sâu bể, m. Chọn h = 1 m. Chọn chiều cao dự trữ của bể 0,3 m.
Suy ra W 1,875 2
S= = = 1,875 m
EMBED Equation.3 h 1

π × d 2 EMBED Equation.3 ⇒
S=
EMBED Equation.3 4 EMBED

4S = 4 × 1,875 m
d= = 1,5
Equation.3 π EMBED Equation.3 π

 Vậy, bể hòa tan phèn có các kích thước cơ bản là: d = 1,5m, hxd = 1,3 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 260
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy dung tích của mỗi bể là: π × 1,5 2
W = S×h = × 1,3 = 2,3
EMBED Equation.3 4
m3
Mỗi bể có trang bị 1 phễu để cho chất đông tụ, máy khuấy trộn, ống dẫn và các loại van
khác nhau để điều chỉnh dòng chảy và mức nước.
Để khuấy trộn phèn trong bể ta dùng máy khuấy trộn với cánh khuấy truyền động
bằng moto để hòa tan phèn cục thành dung dịch có nồng độ cao và loại bỏ chất bẩn.
Sau đó dung dịch phèn từ bể hòa tan được chảy qua bể tiêu thụ bởi ống bằng nhựa và
được điều chỉnh bởi van.
b. Bể tiêu thụ
Dung tích bể tiêu thụ được xác định theo công thức:
Wh × bh , m3 [11 -T 22]
Wt =
EMBED Equation.3 bt

Trong đó: Wh : Dung tích của bể hòa tan phèn, Wh = 1,81 m3


bh: Nồng độ dung dịch phèn trong thùng hoà trộn, %
bh= 10 EMBED Equation.3 ÷ 17% [11 -T 21]. Chọn bh = 10 %
bt: Nồng độ dung dịch phèn trong bể tiêu thụ, (%)
bt = 4 – 10% [11 -T 23]. Chọn bt = 5%
⇒ 1,81× 10 3
Wt = = 3, 62 m
EMBED Equation.3 5
Chọn bể tiêu thụ có dạng hình chữ nhật và được làm bằng vật liệu PE.
Dng tích của bể là : 3,62 m3
Dung tích của mỗi bể được tính như sau: EMBED Equation.3 W = S × h
Trong đó : W: Dung tích của 1 bể, m3. W = 3,62 m3
S : Diện tích mặt cắt ngang của bể, m2
h: Chiều sâu bể, m. Chọn h = 1,4m. Chọn chiều cao dự trữ của bể 0,3 m.
Suy ra W 3, 62 2
S= = =2,13 m
EMBED Equation.3 h 1, 7

π × d 2 EMBED Equation.3 ⇒
S=
EMBED Equation.3 4 EMBED

4S = 4 × 2,13 m
d= = 1, 65
Equation.3 π EMBED Equation.3 π
Chọn d=1,7 m
 Vậy, bể tiêu thụ có các kích thước cơ bản là: d = 1,7 m, hxd = 1,7 m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 261
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy dung tích của mỗi bể là: π × 1,7 2
W = S ×h = × 1,7 = 3,86
EMBED Equation.3 4
m3
Mỗi bể có trang bị máy khuấy trộn, ống dẫn và các loại van khác nhau để điều chỉnh
dòng chảy và mức nước
Dung dịch phèn ở bể tiêu thụ được định lượng đều với lưu lượng không đổi bằng bơm
định lượng để đưa vào ngăn khuấy trộn
c. Thiết bị định liều lượng phèn
- Thiết bị định liều lượng phèn có nhiệm vụ điều chỉnh tự động lượng phèn cần thiết
đưa vào nước cần xử lý theo yêu cầu.
- Dùng thiết bị định lượng không đổi để đưa dung dịch phèn công tác vào bể trộn.
- Lượng phèn cần dùng cho 1 ngày là 361,5 kg/ ngày.
- Dung dịch phèn công tác có nồng độ 5%.
- Khối lượng riêng của dung dịch là 1T/m3.
- Lưu lượng của thiết bị định lượng là:

Q×a
EMBED Equation.DSMT4 q =
1000 × p
Trong đó: Q : Lưu lượng nước xử lí Q = 125m3/h
a : Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, g/m3 a = 120,5 g/m3
p : Nồng độ dung dịch phèn trong bể tiêu thụ, %, p=5 %
361, 5× 10−3 × 100
q = =8, 4 ×10−5 m3 / s =0, 084 l/ s
EMBED Equation.3 1× 5 × 24 × 3600
Vậy để bơm định lượng dung dịch phèn nồng độ 5% vào bể trộn ta chọn bơm ly
tâm có năng suất 0,084l/s. Ta bố trí 2 bơm, một bơm dự phòng và một bơm làm việc.
2.Tính lượng PAA cho vào bể.
Lượng PAA cần dùng trong 1 ngày là: EMBED Equation.3

G2 = 0,88 ×3000 ×103 =2, 64.106 mg / ngày =2, 64kg/ngày


Dung dịch PAA được bơm vào nước với nồng độ 0,1 %.
Dung tích bể hoà tan PAA là:
Q × n × Pp , m3 [11 -T 23]
Wh =
EMBED Equation.3 10000 × bh × ∂

Trong đó: Q: Lưu lượng nước xử lý, m3/h. Q = 125 m3/h


n : Thời gian giữa 2 lần hoà tan phèn.
Trạm xử lý công suất 3000 m3/ngày đêm n = 12 giờ [11 -T 23].

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 262
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Pp: Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, g/m3. Pp= 0,88 g/m3
bh : Nồng độ dung dịch PAA trong thùng hoà trộn, %. bh = 0,1 %
EMBED Equation.3 ∂ : Khối lượng riêng của dung dịch, EMBED
3
Equation.3 ∂ = 1 tấn/m
EMBED Equation.3 ⇒
EMBED Equation.3

Q × n × Pp 125 × 12 × 0,88
Wh = = =1,32 m3
10000 × bh × ∂ 10.000 ×0,1 ×1
Chọn bể hòa trộn PAA có dạng hình hình tròn và được làm bằng vật liệu PE.
Dung tích của mỗi bể được tính như sau: EMBED Equation.3 W = S × h
Trong đó : W: Dung tích của bể, m3. W = 1,32 m3
S : Diện tích mặt cắt ngang của bể, m2
h: Chiều sâu bể, m. Chọn h = 1 m. Chọn chiều cao dự trữ của bể 0,3 m.
Suy ra W 1,32 2
S= = =1,32 m
EMBED Equation.3 h 1

π × d 2 EMBED Equation.3 ⇒
S=
EMBED Equation.3 4 EMBED

4S = 4 ×1,32 m
d= = 1,3
Equation.3 π EMBED Equation.3 π
Vậy, bể tiêu thụ có các kích thước cơ bản là: d = 1,3 m, hxd = 1,3 m
Vậy dung tích của bể là: π × 1,32 m3
W = S ×h = × 1,3 = 1, 72
EMBED Equation.3 4
Bể có trang bị 1 phễu rót PAA , có vòi phun tia nước và 1 máy khuấy trộn với cánh
khuấy truyền động bằng moto.
Thiết bị định liều lượng PAA
- Thiết bị định liều lượng PAA có nhiệm vụ điều chỉnh tự động lượng PAA cần thiết
đưa vào nước cần xử lý theo yêu cầu.
- Dùng thiết bị định lượng không đổi để đưa dung dịch PAA công tác vào bể trộn.
- Lượng PAA cần dùng cho 1 ngày là 2,64kg/ ngày.
- Dung dịch PAA công tác có nồng độ 0,1%.
- Khối lượng riêng của dung dịch là 1T/m3
- Lưu lượng của thiết bị định lượng là:
2, 64 × 100 × 10−3
q= =3.10−5 m3 / s =0, 03 l / s
EMBED Equation.3 1× 0,1 × 24 × 3600

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 263
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy để bơm định lượng dung dịch PAA nồng độ 0,1 % vào bể trộn ta chọn bơm
ly tâm có năng suất 0,03l/s. Ta bố trí 2 bơm, một bơm dự phòng và một bơm làm việc.
3. Bể khuấy trộn hóa chất với nước thải
Bể khuấy trộn bao gồm 2 ngăn, mỗi ngăn có lắp đặt cánh khuấy để tạo ra sự xáo trộn
của dòng nước trong bể, nhờ đó tạo được bông kết tủa lắng xuống , tách khỏi nước thải.
- Bể thứ nhất:
Lưu lượng hoá chất và nước thải cho vào ngăn thứ nhất là:
Q= Qphèn + QNT + Qaxit

Hình4.3: Ngăn khuấy trộn hóa chất với nước thải


Trong đó: Qphèn: Lưu lượng phèn nhôm cho vào , m3/h. Qphèn= 8,4 .10-5 m3/s
QNT: Lưu lượng nước thải, m3/h. QNT = 0,035 m3/s= 35.10-3m3/s
Qaxit : Lưu lượng axit cho vào bể Qaxit = 0,22lit/ngày=2,55.10-9m3/s
⇒ Q = Qphèn + QNT+Qaxit = 8,4.10-5 + 35.10-3 + 2,55.10-9 ≈ 0,035 m3/s= 125
m3/h
Dung tích của ngăn thứ nhất là:
Thời gian nước lưu lại trong ngăn khuấy trộn thứ nhất thường khoảng 1 EMBED
Equation.3 ÷ 5 phút. [9- T135]. Chọn t = 3phút
W = Q × t = (m3) = 125 x 3/60 = 6,25 m3
Vậy các kích thước cơ bản của ngăn thứ nhất là: 1,8 x 1,8 x 2 (m)
Chọn chiều cao bảo vệ 0,3m
Vậy thể tích thưc của ngăn thứ nhất là: 1,8 x 1,8 x 2,3 = 6,9m3
- Ngăn thứ hai: Ngăn tạo bông
Lưu lượng hoá chất và nước thải cho vào ngăn thứ 2 là:
Q = Qphèn + QNT + QPAA + Qaxit
Trong đó: Qphèn: Lưu lượng phèn nhôm cho vào , m3/h. Qphèn= 8,4 .10-5 m3/s
QNT: Lưu lượng nước thải, m3/h. QNT = 0,035 m3/s= 35.10-3m3/s
QPAA: Lưu lượng chất trợ keo tụ, QPAA = 0,03.10-3 m3/s
Qaxit : Lưu lượng axit cho vào bể Qaxit = 2,5.10-9m3/s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 264
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
⇒ Q = Qphèn + QNT + QPAA + Qaxit = 8,4.10-5 + 35.10-3 +
0,03.10-3 +2,5.10-9 ≈ 0,035 m3/s = 125 m3/h
Thời gian cần thiết để nước thải tiếp xúc với hóa chất cho tới khi bắt đầu lắng khoảng
20 EMBED Equation.3 ÷ 60 phút. [11 -T 135]. Chọn t = 20 phút
Dung tích ngăn thứ hai là : W = Q × t = 125 x 20/60 = 41,7 m3

Trong đó: Q: Lưu lượng hoá chất và nước thải vào trong 1 giờ, m3/h.
Q= 0,035 m3/s =125m3/h
t: thời gian nước thải tiếp xúc với hóa chất cho tới khi bắt đầu lắng
Vậy các kích thước cơ bản của ngăn thứ 2 là: 4,6 x 4,6 x 2 (m)
Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
Vậy thể tích thực của ngăn thứ hai là: 4,6 x 4,6 x 2,3 = 48,7m3

Bảng4.3. tóm tắt các thông số thiết kế các công trình trong hệ thống keo tụ
Bể hòa trộn
Các công trình chuẩn bị phèn Ngăn khuấy trộn
PAA (2 bể)
Dung 1,72 Dung tích 6,9m3
Bể Dung tích bể 2,3m3 Ngăn
tích bể m3 Chiều dài 1,8m
hòa thứ
Đường kính 1,5m Đường Chiều rộng 1,8m
trộn 1,3m nhất
Chiều cao 1,3m kính bể Chiều cao 2,3m
48,7
Bể Dung tích
Dung tích 3,62m3 Chiều Ngăn m3
tiêu 1,3m Chiều dài 4,6m
cao thứ hai
thụ Đường kính 1,7m Chiều rộng 4,6m
Chiều cao 1,7m Chiều cao 2,3m

IV.1.5. Tính toán bể phản ứng tạo bông kết hợp bể lắng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 265
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Visio.Drawing.11

Máng chảy
tràng

Máng thu nước


ra
Nước vào
Bể phản
ứng

Tấmchắn
hướng dòng

V-3
Cặn xả

Hình 4.4. Bể phản ứng xoáy kết hợp lắng đứng.


- Nguyên lý hoạt động: Nước chảy vào ống trung tâm giữa bể đi xuống dưới gặp
tấm chắn nước sẽ chuyển động ngược lên trên. Trong bể lắng đứng, nước chuyển động
theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi từ trên xuống đáy bể.
- Cấu tạo: Bể lắng đứng có dạng hình tròn và được xây dựng bằng bê tông cốt
thép.
- Theo chức năng làm việc của bể chia làm 2 vùng: vùng lắng có dạng trụ tròn ở
phía trên và vùng lắng cặn có dạng hình nón ở phía dưới. Sau khi nước đã lắng cặn
được thu vào máng vòng bố trí quanh thành bể và cặn được tích luỹ ở vùng nén cặn và
được thải ra ngoài theo chu kỳ bằng ống và van xả cặn.
Thể tích lắng trong ngăn lắng: EMBED Equation.3 VL = Q × t (m3)

Trong đó: Q : Lưu lượng nước thải vào bể, Q = 125m3/h


t : Thời gian lưu nước trong bể lắng, t = 1,5 – 2,5 h [10 –T 45] . Chọn thời gian
lắng là 2 h.
⇒ VL = Q x t = 125 x 2 = 250 m3
Q
Diện tích bề mặt cần thiết của bể lắng: EMBED Equation.3 F = (m) [10 -T 49]
U0
Trong đó: Q : lưu lượng nước thải vào bể,(m3/ngày). Q = 3000m3/ngày.
U0 : tải trọng bề mặt U0 = 31 – 50 m3/m2.ngày, chọn U0 = 40m3/m2.ngày [10 -T 45].
3000 2
⇒F= = 75 (m )
EMBED Equation.3 40
Chia làm 2 bể, diện tích bề mặt cần thiết của mỗi bể là: 75 /2 = 38 m2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 266
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
-Lưu lượng nước thải đi vào mỗi bể là: Q = 125 3
= 63 m /h
EMBED Equation.3 2

- Đường kính bể: Dbể = 4× F =


EMBED Equation.3 π EMBED Equation.3

4 × 38
= 6,95m
3,14
- Đường kính buồng phân phối trung tâm bằng (0,15 – 0,2 ) Dbể
d = 0,2Dbể = 0,2 x 6,95 = 1,39 m [10 –T 45]
- Diện tích buồng phân phối trung tâm là: f =
EMBED Equation.3

πd 2 π × 1,39 2
= = 1,52 m2
4 4
- Chiều cao vùng lắng của bể lắng đứng:
EMBED Equation.3 H = v × t
Trong đó
v : Vận tốc dòng nước đi lên trong bể lắng, m/s.
Chọn vận tốc nước đi lên trong bể lắng phải nhỏ hơn vận tốc lắng của các hạt cặn
để đảm bảo cho các hạt cặn có thể lắng xuống. Mặt khác ta có vận tốc lắng của các hạt
cặn ảnh hưởng đến hiệu quả lắng cặn. Vậy để đảm bảo hàm lượng cặn ra khỏi bể lắng
đảm bảo đủ điều kiện để vào Aerotank (SS < 150 mg/l) thì ta chọn hiệu quả lắng cặn là
65%, khi đó ta chọn vận tốc lắng của cặn là 0,72 mm/s và vận tốc dòng nước lên trong
bể lắng là 0,55 mm/s.
t : Thời gian lưu của nước trong bể lắng. t = 2 giờ.
Chiều cao vùng lắng của bể lắng đứng là:
EMBED Equation.3 H = v × t = 0,55 × 2 × 3600 = 3960 mm EMBED
Equation.3 ≈ 4 m
Chọn chiều cao vùng lắng là H = 4 m .
- Chiều cao của ống trung tâm h = 0,9 H = 0,9 x 4 = 3,6m [23 –T 496]
- Phần chứa cặn của bể lắng đứng được xây thành hình nón , để cặn tự chảy vào
hố thu thì góc tạo bởi tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang là 450. Cặn xả ra khỏi bể
nhờ ống xả bùn dưới áp suất thủy tĩnh 1,5-2m và đường kính ống xả là từ 0,1 – 0,2 m ,
chọn đường kính ống xả d’ = 0,2m [14 –T 51] .

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 267
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chiều cao nón chóp là :
EMBED Equation.3

Db − d ' 6,95 − 0,2


hn = tg 45 0 = tg 45 0 = 3,37 m
2 2
Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
Chiều cao của bể lắng là : Hbể = H + hn + hxd = 4 + 3,37 + 0,3 = 7,67m
Tính lại diện tích bề mặt cần thiết:
EMBED Equation.3

π × Db
2
3,14 × 6,95 2 2
F= = = 38 (m )
4 4
Kiểm tra:
+ Xác định lại tải trọng bề mặt của bể theo Qtb:
Qtb 63 × 24 (m3/m2.ngày)
U tb o = = = 40
EMBED Equation.3 F 38
+ Xác định lại tải trọng bề mặt theo Qmax:
Q 227, 5 × 24 3 2
U o max = max = = 71,8 (m /m .ngày)
EMBED Equation.3 F 38× 2
Giá trị này nằm trong khoảng ( 81 – 122 m3/m2.ngày). Nên bể hoạt động hiệu quả.
Do dòng chảy thay đổi đột ngột từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác
nên trong bể thường tạo nhiều vùng xoáy. Để hạn chế hiện tượng này thì ở dưới ống
trung tâm có đặt 1 tấm chắn hướng dòng để điều chỉnh vận tốc dòng nước khi ra khỏi
phễu phân phối phía dưới ống trung tâm. Các kích thước cơ bản của ống trung tâm là :
Đường kính và chiều cao ống loe bằng nhau và bằng :
D1 = 1,35d = 1,35 x 1,39 = 1,87m
d là đường kính của buồng phân phối trung tâm [14 – 54].
+ Đường kính của tấm chắn : 1,3D1 = 1,3 x 1,87 = 2,43m [14 –T 54].
+ Góc nghiêng giữa tấm chắn và mặt phẳng ngang là 17o [14 –T 54].
Do đó chiều cao của tấm chắn là : h’ =
EMBED Equation.3
1,3 × D1 1,3 × 1,87
× tg17 0 = × tg17 0 = 0,37 m
2 2
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đáy của tấm chắn hình nón là 0,25 – 0,5m,
chọn 0,5 m [14 –T 54].
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đỉnh của tấm chắn hình nón là:
0,5 – 0,37 = 0,13m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 268
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Dung tích phần chứa cặn của bể: WC =
EMBED Equation.3

π × hn D 2 + d 2 + D × d
×( ), m3
3 4
Trong đó: hn : Chiều cao phần hình nón chứa cặn, hn = 3,37m

D : Đường kính của bể lắng, D = 6,95m

d : Đường kính phần đáy hình nón , lấy bằng đường kính ống xả cặn. Đường kính ống
xả cặn không được nhỏ hơn 100mm. Chọn d = 200mm
⇒ WC =
EMBED Equation.3

π × hn D 2 + d 2 + D × d 3,14 × 3,37 6,95 2 + 0,2 2 + 6,95 × 0,2


×( )= ×( ) = 43,85 m3
3 4 3 4
Máng thu nước sau lắng được bố trí vòng tròn, có đường kính bằng 0,8 đường
kính bể và ôm theo chu vi bể. Máng răng cưa được neo chặt vào thành trong của bể
nhằm điều chỉnh dòng chảy từ bể vào máng thu
Dmáng = 0,8 x 6,95 = 5,56m [10 –T 161]
Tổng chiều dài của máng răng cưa:
EMBED Equation.3
Lm = Dmáng × π = 5,56 × 3,14 = 17,46m
Chọn tấm răng cưa bằng thép không rỉ, dày 5mm, cao 260mm, dài 19,72m. Trên
một mặt được cắt thành hình răng cưa (dạng hình thang cân) có chiều cao 60mm, đáy
nhỏ 50mm, đáy lớn 140mm [26]
Số răng cưa:
n × 50 + ( n − 1) × 90 = 17460
EMBED Equation.3 ⇒ n = 164
Kiểm tra:
Tải trọng thuỷ lực của máng thu: Q 63
Um = = = 3, 6
EMBED Equation.3 Lm 17, 46

Hiệu quả khử SS tính như sau: t [10 -T 48]


R=
EMBED Equation.3 a + bt
Trong đó: R: Hiệu quả khử SS, %
t : Thời gian lưu nước, h. t = 2giờ
a, b: Hằng số thực nghiệm, chọn a = 0,0075, b = 0,014
[10 –T 48]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 269
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
t 2
R= = = 57 %
EMBED Equation.3 a + bt 0,0075 + 0,014 × 2

-Hàm lượng cặn ra khỏi bể lắng là: SSr = (100% - 57%)SSv = 0,57 EMBED
Equation.3 × 300 = 129mg/l
Kiểm tra: Vận tốc nước chảy trong vùng lắng, vận tốc này phải nhỏ hơn vận tốc lắng
của các hạt cặn , tức nhỏ hơn Vh
Vận tốc giới hạn trong vùng lắng:
 8 × k ( ρ − 1) × g × d 
1/ 2
[ 10 –T 48]
Vh =  
EMBED Equation.3  f 
Trong đó: f : hệ số ma sát, hệ số này phụ thuộc vào đặc tính bề mặt của hạt và hệ số
Reynold của hạt khi lắng. Chọn f = 0,025 [18].
k : hằng số phụ thuộc vào tính chất của cặn. Chọn k = 0,06
EMBED Equation.3 ρ : tỷ trọng của hạt. Chọn EMBED Equation.3 ρ =
1,25 [18].
d : đường kính tương đương của hạt. Chọn d = 10-4m [18].
 8 × 0,06(1,25 − 1) × 9,8 × 10 −4 
1/ 2
(m/s)
⇒ Vh =   = 0,0686
EMBED Equation.3  0,025 

- V
ận tốc nước chảy trong vùng lắng:
vmax = Q 227,5
= = 0, 0008m / s = 0,8mm / s
EMBED Equation.3 F × 3600 38 × 3600 × 2
Vh > vmax nên các thông số chọn ở trên là hợp lý.
Hiệu suất xử lý : Sau khi xử lý hóa lý bằng phương pháp keo tụ thì độ màu giảm 70%,
COD giảm 35% chọn BOD5 giảm 35% bằng COD [10 –T 137]
Bảng 4.4: Tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng sơ cấp
Bể lắng đứng (2 bể)
Diện tích F = 38m2
Đường kính bể D = 6,95m
Chiều cao phần nón chứa cặn hn = 3,37m
Dung tích phần chứa cặn của bể WC = 43,85m3
Máng thu nước Đường kính Dm = 5,56m
răng cưa Chiều dài Lm = 17,46m
Số răng cưa n = 164
Tải trọng thủy lực 3,6m3/m.h
Chiều cao phần lắng 4m
Tải trọng bề mặt 83,7m3/m.ngày
Thể tích bùn sinh ra 15m3/ngày
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 270
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chiều cao công tác bể 7,67m
Thời gian giữa 2 lần xả cặn 3 ngày
Ống trung tâm Diện tích 1,52m2
Đường kính 1,39m

IV.1.6. Tính toán bể aeroten


Nước thải sau khi xử lý hóa lý bằng phương pháp keo tụ hóa học sẽ được xử lý
sinh học hiếu khí bằng aeroten

Hình4.5 : Mô hình bể aeroten khuấy trộn có tuần hoàn bùn


Kí hiệu:
+ S0, S: Là nồng độ cơ chất của dòng vào và dòng ra khỏi bể aeroten (mg/l).
+ Qt, Qx, Qr : Lưu lượng bùn tuần hoàn, bùn xả và nước ra (m3/ngày)
Bảng4.5 : Bảng tóm tắt các thông số tính toán của Aeroten
Thông số Gía trị
Lưu lượng nước thải vào,Qv 3000m3/ngày
pH vào 7
Độ màu, Pt – Co 225
COD, mg/l 617,5
BOD5, mg/l 325
SS, mg/l 129
o
Nhiệt độ, C <40
BOD5/COD 0,53
Lượng bùn hoạt tính trong nước thải đầu vào bể , X0 mg/l 0
3
+ V : Thể tích bể aeroten, m
Coi việc giảm nồng độ chất nền và tăng khối lượng bùn hoạt tính chỉ xảy ra trong
bể Aerotank.
Chế độ thủy lực của bể: Khuấy trộn hoàn toàn
+ Xt, Xr, X : Là nồng độ bùn tuân hoàn về bể aeroten, nồng độ bùn thỉa bỏ, và
nồng độ bùn hoạt tính trong bể aeroten (mg/l).
1.Xác định hiệu quả xử lý theo BOD5 hòa tan trong nước thải sau xử lý và hiệu quả
xử lý

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 271
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Gỉa sử hàm lượng BOD5 hòa tan trong nước thải ở đầu ra cần đạt được sau xử lý 49
mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng là 26 mg/l, gồm 65% là cặn hữu cơ.
Độ tro của cặn hữu cơ ra khỏi bể lắng thường 0,3 [10 –T 91]
Gỉa sử hiệu suất khử SS là 80 %, thì cặn lơ lửng ra khỏi bể là 26 mg/l chứa 65 %
cặn hữu cơ
- Lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng: 0,65 EMBED Equation.DSMT4 ×
26 = 17 mg/l
- Lượng BOD5 có trong cặn ra khỏi bể lắng là 1,42 EMBED Equation.DSMT4 ×
17 EMBED Equation.DSMT4 × 0,68 = 16,4 mg/l,
với 1,42 là hệ số oxy hóa COD

- Lượng BOD5 hòa tan ra khỏi bể lắng : 49 - 16,4 =32,6 mg/l


Ta có: S −S [18 – T164]
E= 0 100
EMBED Equation.3 S0

Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 32,6 mg/l.
S −S 325 − 32, 6
E= 0 ×100 = ×100% ≈ 90%
EMBED Equation.3 S0 325

- Hiệu suất toàn bộ quá trình: η = 325 − 49


= 85%
EMBED Equation.3 325
Thể tích bể Aerotank.
Q1 × Y ( S 0 − S )θ c [4 - 66]
V=
EMBED Equation.3 X (1 + K d θ c )

Trong đó:
Q1 : Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q1 = 3000 m3/ngày đêm.
Y: Hệ số năng suất sử dụng chất nền cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD 5 tiêu
thụ). Là tỷ số giữa khối lượng tế bào và khối lượng chất nền được tiêu thụ trong một
thời gian nhất định. Y = 0,4 EMBED Equation.3 ÷ 0,8. Chọn Y = 0,5 [(Bảng 5.1)\(10
-T71)].
S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 32,6 mg/l.
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. θ c =
4 – 15 ngày.
Chọn EMBED Equation.3 θ c= 10 ngày [(Bảng 2.18)\(7 -T 203)]
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 272
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
X = 2800 EMBED Equation.3 ÷ 4000 mg/l [7 - T72]. Với X nằm trong khoảng
giá trị này sẽ cho kết quả chấp nhận được và tốt hơn cho quy trình bể Aerotank bình
thường, giảm được khó khăn cho quá trình xử lý cặn. Chọn X = 3000 mg/l
Kd : hệ số phân huỷ nội bào, 1/s. Kd = 0,02 – 0,1. Chọn Kd = 0,05
[(Bảng 5.1)\(7 - T71)]
⇒ Q × Y ( S0 − S )θ c 3000 × 0,5(325 − 33, 6) × 10 3
V= 1 = = 975 m
EMBED Equation.3 X (1 + K dθ c ) 3000(1 + 0, 05 × 10)

Xác định kích thước của bể:


Chia làm 2 bể
Thể tích của mỗi bể là : 975 3
- = 478 m
EMBED Equation.3 2

- Chiều cao công tác của mỗi bể: H = 4m, chiều cao dữ trữ 0,3 – 0,5 m , chọn h=
0,5m
- Vậy kích thước của mỗi bể là: 15 x 8 x 4 (m), hxd = 4 + 0,5 = 4,5 m
Thể tích thực của mỗi bể là: 8 x 15 x 4,5 = 540m3
- Lưu lượng nước thải vào mỗi bể là: Q = 3000
= 1500
EMBED Equation.3 2
m3/ngày = 63m3/h
Thời gian lưu nước trong bể.
V
t=
EMBED Equation.3 Q

Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3


Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể, m3/h. Q =63m3/h
V 540
t= = = 8,57 ≈ 8,6h
EMBED Equation.3 Q 63

11. Lượng cặn dư phải xả hàng ngày sau khi nhà máy hoạt động ổn định
• Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính (tỷ lệ bùn hoạt tính sinh ra do giảm chất
nền) là:
Y [10 –T 67]
yb =
EMBED Equation.3 1 + K d × θc

Trong đó:
Y: Hệ số năng suất sử dụng chất nền cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD 5 tiêu
thụ). Là tỷ số giữa khối lượng tế bào và khối lượng chất nền được tiêu thụ trong một
thời gian nhất định. Y = 0,4 EMBED Equation.3 ÷ 0,8. Chọn Y = 0,5 [(Bảng 5.1)\(10
-T 71)].

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 273
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Kd: Hệ số phân huỷ nội bào, 1/s. Kd = 0,02 – 0,1. Chọn Kd = 0,05
[(Bảng 5.1)\(10 -T 71)]
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. θ c =
4 – 15 ngày
Chọn EMBED Equation.3 θ c= 10 ngày [(Bảng 2.18)\(7 - 203)].
Y 0,5
yb = = = 0,33
EMBED Equation.3 1 + K d × θ c 1 + 0,05 × 10

• Lượng bùn hữu cơ sinh ra do khử BOD5 : Abùn


EMBED Equation.3
= yb × Q( S0 − S ) [10 -T 68]
Trong đó: ybùn: Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính. ybùn = 0,33
Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S =32,6mg/l.
Abùn kg/ngày
EMBED Equation.3 = yb × Q (S 0 − S ) = 0,33× 1500(325− 32, 6)= 145
• Tổng lượng cặn lơ lửng sinh ra theo độ tro của cặn Z = 0,3
A 145
A = bùn = = 207 kg/ngày [10 – T156]
EMBED Equation.3 1 − 0,3 0, 7

• Lượng cặn dư hàng ngày phải xả đi là:


Axả = A – (Q x 26.10-3) = 207 – (1500 x 26.10-3) = 158 kg/ngày
12. Tính lưu lượng bùn xả ra hàng ngày từ đáy bể lắng theo đường tuần hoàn
bùn
Ta có : V×X [10 -T 65]
θc =
EMBED Equation.3 Q x × X t + Qr × X r

Suy ra: V × X − QR × X r × θ c
Qx =
EMBED Equation.3 θc × X t

Trong đó
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
Qr: Lưu lượng nước đã xử lý ra khỏi bể lắng, m3/ngày
Qr = Qv = 1500 m3/ngày (coi lượng nước theo bùn là không đáng kể)
Xr: Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng, mg/l.
Nước xử lý xong có hàm lượng cặn lơ lửng là 26 mg/l gồm 65% là cặn hữu cơ.
Hàm lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng là: 0,65 EMBED Equation.3 × 26 =
17 mg/l
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 274
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong 65 % cặn hữu cơ thì độ tro của cặn chiếm 30 % [10 -T 91]
Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng (cặn không tro) là: Xr = 0,7 EMBED
Equation.3 × 17 = 12 mg/l
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn.
EMBED Equation.3 θ c= 10 ngày.
Xt: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn lại bể
Aerotank, g/m3.
Ta có phương trình cân bằng lượng bùn vào và ra trong bể Aerotank như sau:
[18 – T166]
EMBED Equation.3 Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X
Trong đó: Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/ ngày.
Qv: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
X t: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn
lại bể Aerotank, g/m3.
X0: Nồng độ bùn hoạt tính có trong nước đi vào bể thường không đáng kể,
coi X0 = 0.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
Qt Q + Qt
Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X ⇒ Xt = v X
Qv Qv
EMBED Equation.3 ⇔ αX t = (1 + α ) X

Với Qt : tỷ số tuần hoàn.


α= EMBED Equation.3 α = 0,25
EMBED Equation.3 Qv

EMBED Equation.3 ÷ 1 [(Bảng2.18)\(7-T 203)]. Chọn EMBED Equation.3 α = 0,8


(1 + α ) X (1 + 0,8)3000
Xt = = = 6750 mg/l
EMBED Equation.3 α 0,8

Vậy nồng độ bùn hoạt tính tính theo hàm lượng cặn không tro là:
mg/l
EMBED Equation.3 X t = 0,7 × 6750 = 4725
Suy ra:
EMBED Equation.3

V × X − QR × X r × θ c 540 × 3000 − 1500 × 12 × 10


Qx = = = 31 m3/ngày
θc × X t 10 × 4725
Vậy : Lưu lượng bùn xả là 31 m3/ngày
13. Xác định lưu lượng tuần hoàn Qt . Để nồng độ bùn hoạt tính trong bể luôn
giữu giá trị X = 3000mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 275
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ta có: Qt .Xt + QV .X0 = (Qv + Qt )X [10 –T 69]
X0 = 0 nên Qt .Xt = (Qv + Qt )X
⇒ Qt X 3000
= = = 0,8
EMBED Equation.3 QV X t − X 6750 − 3000

⇒ Qt = 0,8 x Qv = 0,8 x 1500 = 1200m3/ngày


14. Thời gian tích luỹ cặn.
V×X [10 -T 69]
T=
EMBED Equation.3 Abùn

Trong đó: X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn.
Chọn EMBED Equation.3 θ c = 10 ngày
Abùn : Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong 1 ngày. Abùn = 145 kg/ngày
V × X 540 × 3000
T= = = 11 ngày
EMBED Equation.3 A 145 ×103
15. Kiểm tra tỷ số F/M.
F S0 [10 –T 66]
=
EMBED Equation.3 M θ × X
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0= 325 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
EMBED Equation.3 θ : Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank.
EMBED Equation.3 θ = 8,6 giờ EMBED Equation.3 ≈ 0,36 ngày
F S F 325
= 0 ⇒ = = 0,3 mg BOD5/mg bùn.
EMBED Equation.3 M θ × X M 0,36× 3000
ngày EMBED Equation.3

Giá trị này nằm trong khoảng 0,2 – 0,4 ,nên các thông số mà ta đã chọn là phù
hợp [(Bảng 2.18)/ (7 –T 203)]
16. Kiểm tra giá trị tốc độ sử dụng chất nền BOD5 của 1g bùn hoạt tính.
S −S 1 [10 –T 67]
ρ= 0 ×
EMBED Equation.3 X θ
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 325mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 32,6 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 276
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 θ : Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank.
EMBED Equation.3 θ = 8,6 giờ
S0 − S 1 325 − 32, 6 1
ρ= × = × ≈ 0,011 mgBOD5/mg bùn. giờ
EMBED Equation.3 X θ 3000 8,6

17. Tải trọng thể tích


L= S 0 ×Q 325 × 1500 3
= = 0,9 kg BOD5/ m ngày [10 –T 158]
EMBED Equation.3 V 540
Giá trị này nằm trong khoảng 0,8 – 2 ,nên các thông số mà ta đã chọn là phù hợp
Bảng 4.6: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiêt kế bể aeroten
Bể aeroten (2 bể)
Các chỉ tiêu Gía trị
Thể tích bể Chiều dài 15m
V = 540 m3 Chiều rộng 8m
Chiều cao 4,5m
Thời gian lưu nước t = 8,6 h
Lưu lượng bùn hữu cơ sinh ra khi khử BOD5 A = 145 kg/ngày
Lưu lượng bùn xả Qx =31m3/ngày
Lưu lượng bùn tuần hoàn Qt = 1200m3/ngày
Thời gian tích lũy cặn T = 11 ngày
Tỉ số F/M 0,3mgBOD5/mg.bùn.ngày
Tốc độ sử dụng chất nền ρ = 0,011mgBOD5/mg.bùn.h
Tải trọng thể tích L = 0,9 kgBOD5/m3.ngày
IV.1.7. Bể lắng hai
Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng trong nuớc sau khi xử lý bằng Aeroten trước khi cho
nước thải thải ra ngoài hoặc cho qua xử lý tiếp bằng than hoạt tính. Đồng thời bể lắng 2 có
nhiệm vụ cô đặc bùn đến nồng độ nhất định để tuàn hoàn lại bể Aeroten.
Chọn bể lắng tròn, phân phối nước vào bể theo ống trung tâm ở giữa bể và thu nước ra bằng
máng thu được bố trí quanh chu vi bể.
- Diện tích phần lắng của bể lắng 2 xác định theo công thức:
Qr (1 + α )C 0 , m2 [10 -T 150]
S=
EMBED Equation.3 Ct × VL

Trong đó: Q1 : Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q1 = 125 m3/h
EMBED Equation.3 α : Hệ số tuần hoàn, EMBED Equation.3 α = 0,8
C0 : Nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank. C0 =
EMBED
X
Equation.3 1 − Z

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 277
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong đó: X : Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong aeroten, X = 3000g/m3
Z : Độ tro cặn, Z = 0,3
⇒ C0 = X 3000 3
= = 4285 g/m
EMBED Equation.3 1 − Z 1 − 0,3
Ct: Nồng độ bùn trong dòng tuần hoàn, g/m3. Ct = 4725g/m3
VL : Phụ thuộc vào nồng độ cặn CL và tính chất của cặn, thường xác định bằng thực
nghiệm . Ở đây do không có điều kiện thực nghiệm nên có thể xác định theo công thức
sau: − KC L 10 −6
[10 -T 150]
EMBED Equation.3 VL = Vmaxe

Hình4.6: Cấu tạo bể lắng đứng


Trong đó: Vmax= 7 m/h
K = 600
CL: Nồng độ cặn tại mặt phân chia.
CL = ½ Ct = 1/2 EMBED Equation.3 × 4725 = 2362 mg/l
Do đó ta có: − KCL 10− 6
= 7 × e −600× 2362×10 = 1,67
−6

EMBED Equation.3 VL = Vmaxe


Q1 (1 + α )C0 125(1 + 0,8)4285 2
⇒S = = =122 m
EMBED Equation.3 Ct × VL 4725 ×1, 67

- Nếu cả diện tích buồng phân phối trung tâm: Sbể = 1,1 x 122 = 134 m2
Chọn hai bể lắng đứng hình tròn, được xây dựng bằng bê tông.
- Diện tích của mỗi bể là : 134 2
= 67 m
EMBED Equation.3 2
-
Đường kính bể: D= 4S 4 × 67 m
= =9
EMBED Equation.3 π π
- Đường kính buồng phân phối trung tâm là: d = 0,2D = 0,2 x 9 = 1,8 [10 – T160]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 278
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Diện tích buồng phân phối trung tâm là: F =
EMBED Equation.3

πd 2 π × 1,8 2
= = 2,54 m2
4 4
- Diện tích vùng lắng của bể : SL = 67 – 2,54 = 65 m2
Kiểm tra:
- Tải trọng thủy lực:
+ Lưu lượng trung bình : Q 1500 3 2
a= = = 23,1 m /m .ngày
EMBED Equation.3 SL × 2 65

Gía trị này nằm trong khoảng (16,4 – 32,8) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[4 – 153]
+ Lưu lượng lớn nhất: amax = 227,5 × 24
= 42m3 / m 2 .ngày
EMBED Equation.3 65 × 2
Gía trị này nằm trong khoảng (41– 49,2) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[10 – T153]
- Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể : v = 23,1
= 0,97 m / h =
EMBED Equation.3 24
0,0003m/s
- Máng thu nước sau lắng được bố trí vòng tròn, có đường kính bằng 0,8 đường
kính bể và ôm theo chu vi bể. Máng răng cưa được neo chặt vào thành trong của bể
nhằm điều chỉnh dòng chảy từ bể vào máng thu
Dmáng = 0,8 x Dbể = 0,8 x 9 = 7,2 m [10 –T 161]
- Chiều dài máng thu nước: Lmáng = Dmáng π = 7,2 x 3,14 = 22,608m
Chọn tấm răng cưa bằng thép không rỉ, dày 5mm, cao 260mm, dài 19,72m. Trên một
mặt được cắt thành hình răng cưa (dạng hình thang cân) có chiều cao 60mm, đáy nhỏ
50mm, đáy lớn 140mm [26]
Số răng cưa:
n × 50 + ( n − 1) × 90 = 22608
EMBED Equation.3 ⇒ n = 163

-
Tải trọng thuỷ lực của máng thu:
Q 125
Um = = = 2,8m 3 / m 2 .h
EMBED Equation.3 Lm × 2 22,608 × 2

Chọn chiều cao vùng lắng là H = 4,2 m ( phần hình trụ) [14 –T 51]
- Chiều cao của ống trung tâm h = 0,9 H = 0,9 x 4,2 = 3,8m [11 –T 47]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 279
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Phần chứa cặn của bể lắng đứng được xây thành hình nón , để cặn tự chảy vào hố
thu thì góc tạo bỡi tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang là 450. Cặn lắng xuống phần
chứa với dung tích lưu lại không quá 2 ngày. Cặn xả ra khỏi bể nhờ ống xả bùn dưới áp
suất thủy tĩnh và đường kính ống xả là từ 0,1 – 0,2 m , chọn d’ = 0,2m [14 – T51]
Chiều cao nón chóp là:

D −d' 9 − 0,2 m
EMBED Equation.3
hn = tg 45 0 = tg 45 0 = 4,4
EMBED Equation.3 2 2
- Chiều cao của bể lắng là : Hbể = H + hn + hxd = 4,2 + 4,4 + 0,3 = 8,9m
Do dòng chảy thay đổi đột ngột từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác nên
trong bể thường tạo nhiều vùng xoáy. Để hạn chế hiện tượng này thì ở dưới ống trung
tâm có đặt 1 tấm chắn hướng dòng để điều chỉnh vận tốc dòng nước khi ra khỏi phễu
phân phối phía dưới ống trung tâm. Các kích thước cơ bản của ống trung tâm được thể
hiện qua hình sau :

Hình 4.7: Cấu tạo phễu phân phối nước của ống trung tâm [14-T 54]
+ Đường kính và chiều cao ống loe bằng nhau và bằng :

D1 = 1,35d = 1,35 x 1,8 = 2,4m, với d là đường kính của buồng phân phối trung tâm
+ Đường kính của tấm chắn : 1,3D1 = 1,3 x 2,4 = 3,12m
+ Góc nghiêng giữa tấm chắn và mặt phẳng ngang là 17o
Do đó chiều cao của tấm chắn là : h’ =
EMBED Equation.3
1,3 × D1 1,3 × 2,4
× tg17 0 = × tg17 0 = 0,4m
2 2
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đáy của tấm chắn hình nón là 0,25 – 0,5m,
chọn 0,5 m
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đỉnh của tấm chắn hình nón là: 0,5 – 0,4 =
0,1m
- Dung tích phần chứa cặn của bể:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 280
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
V= π × hn D 2 + d 2 + D × d m3
×( ),
EMBED Equation.3 3 4
Trong đó: hn : Chiều cao phần hình nón chứa cặn, hn = 4,4m

D : Đường kính của bể lắng, D = 9m

d : Đường kính phần đáy hình nón , lấy bằng đường kính ống xả cặn. Đường
kính ống xả cặn không được nhỏ hơn 100mm. Chọn d = 200mm
⇒ Vbùn =
EMBED Equation.3

π × hn D 2 + d 2 + D × d 3,14 × 4,4 9 2 + 0,2 2 + 9 × 0,2


×( )= ×( ) = 107 m3
3 4 3 4
- Nồng độ bùn trung bình trong bể
Ctb = C L + C t 2362 + 4725 g/m3 = 3,5 kg/m3
= = 3543,5
EMBED Equation.3 2 2
Lượng bùn bể lắng có thể chứa là: Gbùn =
EMBED Equation.3 V × Ctb
-

Trong đó: V: Thể tích ngăn chứa bùn. V=540 m3


Ctb: Nồng độ bùn trung bình trong bể
Gbùn = kg
EMBED Equation.3 V × Ctb =107 ×3, 5 =374, 5 kg ≈375
Lượng bùn cần thiết trong bể Aerotank: Gbùn =
EMBED Equation.3 V × C0
-

Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank. V=540 m3


C0: Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính) trong bể Aerotank.
C0 = 4285 mg/l
Gbùn = −3 kg
EMBED Equation.3 V AEROTEN × C 0 = 540 × 4285 × 10 = 2314
Như vậy nếu phải tháo khô bể Aerotank để sửa chữa thì khi hoạt động lại phải
chờ để tích luỹ cặn vì bùn từ bể lắng không đủ cấp để bể Aerotank hoạt động ngay.
- Dung tích bể lắng: Vlắng = Sbể x H = 68 x 8,9 =605 m3
- Lưu lượng nước đi vào bể lắng là : Q’ = Q + Qt
Trong đó : Q: Lưu lượng nước thải đi vào mỗi bể lắng , Q = 63 m3/h
Qt : Lưu lượng bùn tuần hoàn, Qt = 1200 m3/ngày= 50 m3/h
⇒ Q’ = 63 + 50 = 113m3/h
- Thời gian lưu nước trong bể : t= 584,8
= 5,17h
EMBED Equation.3 113
Trong đó: + Thời gian lắng:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 281
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
V L S L × H 65 × 4,2
EMBED Equation.3 t1 = = = = 4,3h
Q Q 63
+ Thời gian cô đặc cặn:
Vb 107
t2 = = = 0,09 (ngày) = 2,1h
EMBED Equation.3 Qt + Q xa 1200 + 31

Với Qxả : Lưu lượng bùn xả, Qxả =31 m3/ngày

Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng 2
Số bể lắng (2 bể)
Diện tích bể 68m2
Đường kính bể D = 9m
Chiều cao bể H= 8,9m
Thời gian lưu nước trong bể t = 5,35h
Vận tốc đi lên của dòng nước v = 0,0003m/s
Chiều cao chóp nón hn = 4,4m
Dung tích phần chứa cặn Vb = 107m3
Tải trọng thủy lực U = 23,1m3/m2.ngày
Buồng phân phối Chiều cao h = 3,8m
trung tâm Đường kính d = 1,8m
Diện tích F = 2,54m2
Máng thu nước Đường kính máng Dm = 7,2m
răng cưa Chiều dài máng Lm = 22,608m
Số răng cưa n = 163
Tải trọng Um= 2,8 m3/m2.h

IV.1.8. Tính toán tháp hấp phụ than hoạt tính.


Độ hấp phụ màu của than hoạt tính tính theo Pt- Co được qui đổi theo công thức
sau:
I = 3895 EMBED Equation.3 × x [27]
Trong đó
I: Độ hấp phụ màu của than hoạt tính, Pt- Co/g chất hấp phụ
x : Độ hấp phụ của than hoạt tính, mg chất bị hấp phụ/g chất hấp phụ.
Chọn vật liệu hấp phụ là than hoạt tính loại than bùn, dạng hạt và có kích thước
0,79 mm. Theo [(Bảng X.1)/(15-T243)] ta có khả năng hấp phụ của than đá là 46 mg/g
chất hấp phụ khô.
Do đó ta có: I = 3895 EMBED Equation.3 × x = 3895 × 46 = 179170 Pt- Co/g chất
hấp phụ.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 282
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Nước thải trước khi vào tháp hấp phụ có độ màu 225 Pt- Co và ta cần giảm độ
màu của nước thải xuống 150 Pt- Co (theo QCVN 13- 2008 (cột B)). Do đó ta có lượng
màu cần xử lý tính cho 100 ml là:
225-150 = 75 Pt- Co
Vì độ màu tính theo Pt- Co được xác định theo 100 ml nước, do đó lượng màu
cần xử lý tính cho 3000 m3/ngày đêm là:
3000.106
G1 = 75 EMBED Equation.3 × = 225.107 Pt- Co
100
Chọn thời gian hoàn nguyên than là 6 tháng.
Lượng màu cần hấp phụ trong thời gian 6 tháng là:
G = EMBED Equation.3 225.107 × 6 × 30 = 4,05.1011 Pt- Co
Vậy khối lượng than cần cho hấp phụ một lần là:
G 138240.106
m = EMBED Equation.3 = = 2260423 g EMBED Equation.3 ≈ 2260
I 179170
kg
Theo[7] ta có mật độ đổ đống của than hoạt tính đối với loại có đường kính 0,79 mm là
230 kg/m3.
Do đó, thể tích của lớp than hoạt tính là:
2260
V = EMBED Equation.3 = 9,83 m3
230
Chọn tháp hấp phụ có đường kính là 2,5 m.
Tiết diện của tháp là:
d2 2,52
S = EMBED Equation.3 π =π = 4,909 ≈ 4,9 m2
4 4
Chiều cao của lớp than hoạt tính là:
V 9,83
h = EMBED Equation.3 = =2 m
S 4,9

Trong tháp, lớp vật liệu hấp phụ được đặt trên một tấm lưới có lỗ. Thường đường
kính các lỗ là 50 EMBED Equation.3 ÷ 60 mm và cách nhau 10 EMBED Equation.3
÷ 15 mm. Trên tấm lưới là một lớp đỡ bằng đá dăm hay sỏi với chiều cao khoảng 400
EMBED Equation.3 ÷ 500 mm để cho vật liệu hấp phụ khỏi lọt qua lưới và tạo cho
dòng nước phân phối đều theo toàn bộ tiết diện ngang của lớp vật liệu, chọn h’= 0,4 m.
Lớp vật liệu trên cùng cũng phải được phủ bằng một lớp đá dăm hoặc sỏi theo thứ tự
kích thước ngược lại với lớp đá dưới cùng và cũng được ép dưới một tấm lưới để ngăn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 283
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
ngừa không cho hạt vật liệu hấp phụ trôi khỏi tháp theo nước khi tốc độ lọc tăng lên
hoặc do các bọt khí tách ra từ nước nổi lên.
Vậy, chiều cao lớp đệm là:
H = hthan + hs
Trong đó
hthan: Chiều cao lớp than.
hs : Chiều cao lớp sỏi.
H = hthan + hs = 2 + 0,4 EMBED Equation.3 × 2 = 2,8 m
Chiều cao tổng của tháp là:
Ht = H + hbv + hchóp
Trong đó
H : Chiều cao đệm. h = 2,8 m
hbv : Chiều cao bảo vệ. Chọn hbv = 0,5 m
hchóp : Chiều cao phần chóp ở đáy. Chọn hchóp = 0,4 EMBED Equation.3 × 2 = 0,8
m
EMBED Equation.3 ⇒ Ht = H + hbv + hchóp = 2,8 + 2 EMBED
Equation.3 × 0,5 + 0,8 = 4,6 m
Chọn chiều cao chân đỡ 0,2 m.
Vậy nước thải sau khi qua tháp hấp phụ đạt được độ màu theo tiêu chuẩn thải ra
môi trường.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 284
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Visio.Drawing.11

Nướcvào

V-1 Cửanước
vào
Ốngphânphối

Thânthiết bị

Lớpthan

Lớpsỏi dăm

Cửanướcra

Chânđỡ
V-3

Nướcra
Bảng 4.8. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế tháp hấp phụ bằng than hoạt tính
STT Thông số Giá trị
1 Chiều cao tổng của tháp 4,6 m
2 Chiều cao lớp than 2m
3 Đường kính 2,5 m
4 Chiều cao bảo vệ 0,5m
5 Chiều cao phần chóp ở đáy 0,8
6 Chiều cao lớp đệm 2,8m

IV.1.9.Bể nén bùn


Bể cô đặc cặn bằng trọng lực làm việc như bể lắng đứng hình tròn.
Dung dịch cặn loãng đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn lắng xống và được
lấy ra từ đáy bể , nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể để đưa trở lại khu xử
lý . Trong bể đặt máy gạt cặn để gạt cặn ở đáy bể về hố thu trung tâm . Để tạo ra các
khe hở cho nước chuyển động lên trên mặt, trên tay đòn của máy cào cặn gắn các thanh
dọc, khi máy cào chuyển động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước
trào lên trên làm cho cặn đặc hơn.
Cặn đưa vào bể gồm cặn từ bể lắng sơ cấp và bùn xả từ bể lắng 2
- Lượng cặn từ bể lắng 1: ( theo chương 3)
+ Khối lượng cặn : 1122,2 kg/ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 285
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Thể tích V1 = 22 m3/ngày
- Cặn từ bể lắng 2:
+ Thể tích cặn đưa vào bể: V 2 = QX = 31 x 2 = 62 m3/ngày
Ta có: V2= G2
, m 3 / ngày
EMBED Equation.3 S × P [ 10 –T 205]
Trong đó: V : thể tích hỗn hợp, m3/ngày
G : Trọng lượng cặn khô, (Tấn /ngày)
S : Tỷ trọng của hỗn hợp cặn, chọn S = 1,005( T/ ngày) [10 –T 200]
P: Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hỗn hợp, chọn P = 0,01 ( độ ẩm của
bùn là 99%) [10 –T 204]
⇒ Khối lượng cặn : G2 = 62 x 0,01 x 1,005 = 0,623 T/ngày
- Lượng cặn đưa vào bể trong 1 ngày: G = G1 + G2 = 1,122 + 0,623 = 1,745T/ngày
- Tổng thể tích cặn đưa vào bể là : Qc = V1 + V2 = 22 + 62 = 84 m3/ngày
Diện tích bề mặt bể nén bùn : G (m2)
F=
EMBED Equation.3 a
Trong đó: G: Lượng cặn đưa vào bể G = 1745 (kg/ngày).
a: Tải trọng cặn trên bề mặt bể cô đặc trọng lực, a = 39 – 78
(kg/m2.ngày) .Chọn a = 70 (kg/m2.ngày).
1745
⇒F= = 25(m 2 )
EMBED Equation.3 70
Đường kính bể nén bùn:
4× F 4 × 25
EMBED Equation.3 D = = = 5, 6m
π 3,14
Đường kính ngăn phân phối trung tâm có đường kính bằng 20% đường kính của
bể [10 –T 216] : dtt = 0,2 EMBED Equation.3 × D = 0,2 EMBED Equation.3 × 5,6=
1,12 (m)
- Chiều cao của bể thường từ 3 – 3,7m, chọn Hbể = 3,7m [10 –T 216]
- Chiều cao của ống trung tâm thường từ 1 – 1,25m, chọn htt = 1,2m [10 –T 216]
- Chiều cao của chóp đáy bể có độ dốc 10% về phía tâm
h = 0,1× D 5, 6
= 0,1× = 0,3 m
EMBED Equation.3 2 2
- Chiều cao của bể là : Hbể = htt + h + hb + hbv
- Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
- Chiều cao vùng chứa cặn : hb = Hbể - h – htt – hbv = 3,7 – 0,3 – 1,2 – 0,3 = 1,9m
- Thời gian lưu cặn từ 0,5 – 20 ngày. Chọn thời gian lưu cặn là 2,5 ngày [4 – 216]
- Thể tích của bể là : Vbể = Qc x t = 84 x 2,5 = 210 m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 286
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Kiểm tra: Tải trọng dung dịch cặn đưa vào bể
70 × 84 2
= 25, 6 kg/m .ngày
EMBED Equation.3 230
Gía trị này nằm trong khoảng 24 – 30 kg/m2.ngày. Nên bể hoạt động hiệu quả.
Xác định tỷ trọng và thể tích cặn sau khi cô dặc
Cặn sau khi cô đặc có nồng độ 5% [10 –T 203]
Ta có:
WC Wv Wh [10 –T 206]
= +
EMBED Equation.3 Sk SV Sh

Trong đó:

Wc : Trọng lượng bùn khô, Wc = 1,745 T/ngày


(Gỉa sử trong hỗn hợp cặn khô gồm 1/3 cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 T/m 3 và 2/3 cặn hữu
cơ có tỷ trọng 1T/m3).Thì:
+ Trong đó cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 chiếm 25% tức Wv = 0,25 x 1745 = 436 kg/ngày
+ Cặn hữu cơ có tỷ trọng 1 chiếm 75% tức Wh = 0,75 x 1745= 1309kg/ngày

Sk : Tỷ trọng bùn khô

Sv : Tỷ trọng bùn vô cơ, Sv = 2,5 T/m3

Sh : Tỷ trọng bùn hữu cơ, Sh = 1 T/m3


⇒ WC Wv Wh 1, 745 0, 436 1,309
= + ⇔ = + =1, 48
EMBED Equation.3 Sk SV Sh Sk 2,5 1

⇒ Sk = 1,179
Vậy tỷ trọng của hỗn hợp cặn 95% là nước 5% là cặn (cặn có độ ẩm 95%)
1 0, 05 0, 95 1 0, 05 0,95
= + ⇔ = + =0,99
EMBED Equation.3 S Sk 1 S 1, 48 1

⇒ S = 1,01
Vậy thể tích cặn sau khi nén ở bể nén bùn là :
V= WC , m3 [4 – 205]
EMBED Equation.3 S × P
Trong đó : Wc : trọng lượng cặn khô (tấn), WC = 1,384T/ngày
S : Tỷ trọng hỗn hợp cặn, S = 1,01 T/m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 287
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
P : Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hốn hợp theo tỉ lệ thập phân, P
= 0,05
⇒V= WC 1, 745 3
= = 34,5 m /ngày
EMBED Equation.3 S × P 1, 01× 0, 05
Bùn đã nén được định kỳ được bơm đi lọc ép bùn.
Nước sau khi tách bùn tự chảy trở lại về bể điều hòa để tiếp tục xử lý một lần nữa
IV.1.9. Máy ép bùn
Từ bể nén bùn , cặn được bơm lên máy lọc ép băng tải , giả sử máy làm việc 8 giờ
1 ngày, 1 tuần làm 5 ngày
- Lưu lượng cặn đưa đến máy lọc ép băng tải là: q = 25, 6
= 3, 2
EMBED Equation.3 8
m3/h
- Lượng cặn đưa vào máy 1 tuần là: G = 1,745 x 7 = 12,215T
Q = 25,6 x 7 = 179,2m3
- Lượng cặn đưa và máy trong 1 giờ: G’ =
EMBED Equation.3
12215
= 305, 3kg / h
5×8
Q’ = 179, 2
= 4,5m3 / h
EMBED Equation.3 5 × 8
- Sau khi qua máy lọc ép băng tải , độ ẩm còn lại của cặn là 75%, tỷ trọng của hỗn hợp

cặn là: 1 0, 05 0,95 1 0, 25 0, 75


= + ⇔ = + =0,9
EMBED Equation.3 S Sk 1 S 1, 745 1

⇒ S = 1,07
- Thể tích cặn đã làm khô là : V = WC 1, 745 3
= = 6,5 m
EMBED Equation.3 S × P 1, 07 × 0, 25

- Trọng lượng khối cặn có độ ẩm 75% đem ra bãi chôn lấp là:
Gc = V x S = 6,5 x 1,07 = 7 T/ngày
Tải trọng cặn trên 1 m rộng của băng tải thường từ 90 - 689 kg/m chiều rộng băng .h.
Chọn 250 kg/m chiều rộng băng .h [4 – 231]
Chiều rộng băng tải là: b = 305,3
= 1, 2m
EMBED Equation.3 250
Vậy chọn máy ép bùn băng tải có chiều rộng băng 1,2m , năng suất 250kg
cặn/m.h
IV.1.10. Bể khử trùng.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 288
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Khử trùng nước thải nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh
chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.
Hóa chất khử trùng là clorua vôi (CaOCl2) hay chính là hypoclorit canxi
(Ca(ClO)2.2H2O).
Lượng Clo hoạt tính
a.Q
Ya = EMBED Equation.DSMT4
1000

Trong đó:
Ya: lượng clo hoạt tính cần để khử trùng nước thải, kg/h
a: liều lượng Clo hoạt tính, a = 5 g/m3
Q: lưu lượng nước thải cần xử lý, m3/h
5.125
EMBED Equation.3 ⇒ Ya = EMBED Equation.3 = 0, 625(kg / h)
1000

Lượng Clo tiêu thụ hàng ngày:


Yngày = 24 .Ya
Yngày = 24.0,625 = 15(kg/ngày)
Lượng Clo được phép dự trữ tối đa cho 1 tháng:
Ym = Yngày . 30 = 15.30 = 450 (kg)
* Tính bể tiếp xúc
Thời gian lưu nước trong bể EMBED Equation.3 τ = 30 phút
Dung tích làm việc của bể:

V = Q. EMBED Equation.3 τ = 125.0,5 = 62,5 (m3)


Chọn chiều cao bể H = Hlv + Hbv = 2m
Trong đó: Hlv: chiều cao làm việc của bể Hlv = 1,5m

Hbv: chiều cao bảo vệ Hlv = 0,5


Diện tích thiết diện bể khử trùng
V 62,5
EMBED Equation.DSMT4 F = = = 31,3(m 2 )
H 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 289
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy chọn kích thước bể L x W x H = 8,5 x 4 x 2(m)
Tổng hợp các thông số thiết kế cơ bản:
Bảng

Kết quả tính toán bể khử trùng

TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị Giá trị


3
1 Dung tích công tác V m 62,5
2 Thời gian nước lưu vùng tiếp xúc khử trùng EMBED giờ 0,5
Equation.3
τ
3 Diện tích mặt thoáng F m2 34
4 Chiều cao H m 2

IV.2.Tính toán thiết bị phụ.


I.Tính toán hệ thống cấp khí cho bể điều hòa
Để duy trì tình trạng hiếu khí nhằm hòa tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong
toàn thể tích bể và tránh lắng cặn trong bể cần cung cấp không khí vào bể.
I.1. Tính hệ thống cấp khí cho bể điều hòa
Hệ thống cấp khí nén cho bể điều hoà gồm có: Máy thổi khí; hệ thống ống dẫn
khí; Thiết bị phân phối khí.
Không khí được phân phối qua hệ thống ống châm lỗ với đường kính 5 mm, cách
nhau 3 EMBED Equation.3 ÷ 5 cm [25 -T 51]. Chọn b = 5 cm. Các ống phân phối khí
bố trí theo dàn xương cá ,đặt ống dọc theo chiều rộng bể nằm trên ống dẫn khí chính và
nằm trên các tấm đỡ cách đáy 7 EMBED Equation.3 ÷ 10 cm [25 -T 51]. Chọn 10 cm.
Bể có chiều dài L = 15 m, chọn ống dẫn khí chính khí dài l = 13m, ống dẫn khí
cách các thành theo chiều dài của bể là 1m.
Bể có chiều rộng là 11 m , chọn các ống phân phối khí dài 9 m , các ống phân
phối khí cách các thành bể là 1m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 290
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình 4.8: Cách bố trí hệ thống phân phối khí trong bể điều hòa
- Số ống phân phối khí:
Khoảng cách giữa các ống phân phối khí phụ thuộc vào chiều sâu lớp nước H min trong
bể ở giờ lưu lượng nhỏ nhất. Thường chọn giá trị tối ưu b = 2 EMBED Equation.3 ÷ 3
Hmin[25 -T 51]. Chiều sâu lớp nước Hmin thường chọn 0,5 EMBED Equation.3 ÷ 6 m
[25 - 51]. Chọn Hmin = 0,5 m
b = 2Hmin = 2 EMBED Equation.3 × 0,5 = 1 m
Ta có : L − ( a × 2)
n= +1
EMBED Equation.3 b
Trong đó: n : Ống phân phối khí
a : Khoảng cách từ ống đến các tường bể, a = 1 m
L : Chiều dài của bể, m. L = 15 m.
L − (a × 2) 15 − (1 × 2)
n= +1 = + 1 = 14
EMBED Equation.3 b 1
- Số lỗ khí (m) trên 1 ống phân phối khí là: m =
EMBED Equation.3
B − (a × 2)
+1
c
Trong đó: m: Số lỗ khí.
c : Khoảng cách giữa các lỗ, c = 5 cm
B: Chiều rộng bể , B = 11m
B − ( a × 2) 11 − (1 × 2)
m= +1 = + 1 = 181 lỗ
EMBED Equation.3 c 0,05

- Lượng không khí cần thiết phải thổi vào bể được tính như sau:
Qkk = n × q kk × l [25 -T 52]
EMBED Equation.3
Trong đó: Qkk: Lưu lượng không khí tổng cộng, m3/h
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 291
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
n : Số ống phân phối khí, ống
l : Chiều dài ống không khí, m. l = 9 m
qkk : Cường độ không khí tính cho 1m chiều dài ống thổi khí.
qkk = 4 EMBED Equation.3 ÷ 5 m3/m.h. chọn qkk = 4 m3/m.h.

EMBED Equation.3 Qkk = n × q kk × l = 14 × 4 × 9 = 504 m / h
3

Vậy lượng không khí cần thiết cấp vào bể điều hoà là: 504m3/h
Đường kính ống chính: Qkk [16 – 369]
D=
EMBED Equation.3 0,785W

Trong đó: V: Lưu lượng khí , m3/s. V = 504 m3/h = 0,14m3/s


W: Tốc độ trung bình của dòng khí đi trong ống, từ 15 - 25m/s . Chọn W
= 15 m/s [16 - 370]
Qkk 0,14 m
D= = = 0,11
EMBED Equation.3 0,785W 0,785 × 15

Quy chuẩn: Chọn ống làm bằng thép có đường kính là 110mm
Chọn vận tốc khí đi trong ống phân phối khí là 20m/s
Đường kính ống nhánh:
Qkk 0,14
Dongnhanh = = = 0,03m = 30mm
EMBED Equation.3 v × n × 3600 20 × 14 × 0,785
Quy chuẩn: Chọn ống có đường kính 32mm
I.2. Tính máy thổi khí cho bể điều hòa
Công suất của máy thổi khí:
G × R × T  P2  
0.283

Pm = ×   − 1
EMBED Equation.3 29,7 × n × e  P1  

[10 - 108]
Trong đó:
Pm: Công suất yêu cầu của máy thổi khí, KW.
G: Trọng lượng riêng của dòng khí, kg/s.
R: Hằng số khí, R = 8,314 KJ/Kmol.0K.
T: Nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, 0K.
t0 = 250C nên T = 273 + 25 = 298 0K.
P1: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu vào, atm, P1 = 1 atm.
P2: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra, atm. EMBED Equation.3

P2 = P1 + ∆ P = 1 + ∆ P .

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 292
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
∆ P: Áp suất toàn phần để khắc phục các cản trở thuỷ lực trong hệ thống ống
dẫn khí (kể cả ống dẫn và thiết bị) khi dòng chảy đẳng nhiệt
k −1
n= = 0,283 , đối với không khí k = 1,395.
EMBED Equation.3 k
29,7 : Hệ số chuyển đổi.
e : Hiệu suất của máy thổi khí từ 0,7 EMBED Equation.3 ÷ 0,8, chọn e = 0,75..
d. Trọng lượng riêng của không khí:

EMBED Equation.3 G = Qkk × ρ kk , Kg/s.

Trong đó:
Qkk: Lượng không khí cần thiết gồm lưu lượng khí cấp cho bể điều hoà , m3/s. Qkk
= 0,14 m3/s.
ρ kk : Khối lượng riêng của không khí, kg/m3, ρ kk = 1,3 Kg/m3 [28 – 13]
⇒ G = 0,14 EMBED Equation.3 × 1,3 = 0,182 Kg/s.
Tính ∆ P: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc , [28 - 376]
Trong đó:
 ∆ Pđ : Áp suất động lực học tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra

khỏi ống dẫn: ∆ Pđ = ρ ×ω2 = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 (N/m2 )


EMBED Equation.3 2
[28 - 377]
Với: ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
ω 1: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 110 , m/s, ω 1 = 15 m/s.
ω 2: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 32 , m/s, ω 2 = 20 m/s
∆ Pđ1 , ∆ Pđ2 : Áp suất động lực học của ống φ 110, φ 30
Vậy: ∆ Pđ1 ρ × ω1
2
1,3 × 152 = 146,25
= =
EMBED Equation.3 2 EMBED Equation.3 2
N/m2 = 146( N/m2)
∆ Pđ2 ρ × ω2
2
1,3 × 20 2 =
= =
EMBED Equation.3 2 EMBED Equation.3 2
260 N/m2 .
EMBED Equation.3 ⇒ ∆ Pđ = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 = 146 + 260 = 406
(N/m2 )
∆ Pm– Áp suất để khắc phục trở lực ma sát (khi dòng chảy ổn định trong ống thẳng),

N/m2. ∆ Pm = L ρ × ω 2 = ∆ P0 + ∆ P1 [28 - 377]


λ× ×
EMBED Equation.3 d td 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 293
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong đó: λ : Hệ số ma sát.
l: Chiều dài ống dẫn, m.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.
dtđ : Đường kính tương đương, m.
- ∆ P0, ∆ P1: Áp suất để khắc phục trở lực ma sát ở các đường ống có đường kính
khác nhau.
L ρ × ω1 , xét trên đường ống φ 110.
2
+ Tính ∆ P0 = λ× ×
EMBED Equation.3 d td 2

Ta có: ρ × d tđ × ω1 [28 - 359]


Re =
EMBED Equation.3 µ kk

Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 13 m.


λ : Hệ số ma sát.
dtđ : Đường kính tương đương, m, dtđ = 110 mm = 0,11 m.
μkk: Độ nhớt động học của không khí ở 250C, N.s/m2.
μkk = 1837 EMBED Equation.3 × 10-8 N.s/m2 [28 -
118]
ω 1 : Tốc độ của lưu thể, ω 1 = 15m/s.
Do đó: ρ × d tđ × ω 1,3 × 0,11× 15 =
Re = =
EMBED Equation.3 µ kk EMBED Equation.3 1837 × 10 −8
116766 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma
sát có dạng:
1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]
= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε
∆=
EMBED Equation.3 d td

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên EMBED
Equation.3 ε = 0,8mm [28 – 381]

dtd : Đường kính tương đuơng của ống. dtd = 110mm


0,8
⇒∆= = 0,0073
EMBED Equation.3 110

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 294
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1  6,81  0,9 0,0073 
⇒ = −2 lg   +  = 5,3 EMBED Equation.3
EMBED Equation.3 λ  116766  3,7 

⇒ λ = 0,035

L ρ × ω1
2
Vậy: ∆ P0 = λ× ×
EMBED Equation.3 d tđ 2 EMBED Equation.3

13 1,3 × 152
= 0,035 × × = 605 N/m2
0,11 2
L ρ × ω2 , xét trên đường ống
2
+ Tính ∆ P1 = λ× ×
EMBED Equation.3 dtđ 2
φ 32mm.
Tương tự ta có: ρ × dtđ × ω2
Re =
EMBED Equation.3 µ kk
[28 - 359]
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 126 m.
λ : Hệ số ma sát.
dtđ : Đường kính tương đương, m, dtđ = 0,032 m.
ω 2 : Tốc độ của lưu thể, ω 2 = 20m/s.
Do đó: ρ × dtđ × ω2 1,3 × 0,032 × 20 =
Re = =
EMBED Equation.3 µkk EMBED Equation.3 1837 × 10 −8
45291 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma
sát có dạng:
1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]
= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε
∆=
EMBED Equation.3 d td

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên EMBED
Equation.3 ε = 0,8mm [28 – 381]

dtd : Đường kính tương đuơng của ống. dtd = 32mm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 295
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
0,8
⇒∆= = 0,025
EMBED Equation.3 32

1  6,81  0,9 0,025 


⇒ = −2 lg   +  = 4,3 EMBED Equation.3
EMBED Equation.3 λ  45291  3,7 

⇒ λ = 0,05

L ρ × ω2
2
Vậy: ∆ P1 = λ× ×
EMBED Equation.3 d tđ 2 EMBED Equation.3

126 1,3 × 20 2
= 0,05 × × = 51187 N/m2
0,032 2
Do đó: ∆ Pm= ∆ P0 + ∆ P1 = 605 + 51187 = 51792 N/m2.
 ∆ PH – Áp suất cần thiết để nâng chất khí lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ

tĩnh, N/m2: ∆ PH =
EMBED Equation.3 ρ × g × H , N / m2
Trong đó:
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2
H : Chiều cao nâng chất khí, H = 4,5 m

EMBED Equation.3 ⇒ ∆ PH = 1,3 EMBED Equation.3 × 9,81 EMBED Equation.3 × 4,5 = 57


N/m2
 ∆ Pt – Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị, N/m2. ∆ Pt = 0.
 ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
 ∆ Pc – Áp suất cần thiết để thắng trở lực cục bộ:
ω 2 × ρ , N/m2,
∆Pc = ξ ×
EMBED Equation.3 2
[28 - 377]
Trong đó : EMBED Equation.3 ξ : Hệ số trở lực cục bộ.

ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3.


ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.
+ Tại góc cua 900 dùng khuỷu ghép 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành, vì trên đường
ống φ 110 có Re = 116766 < 2 EMBED Equation.3 × 105 nên ta bỏ qua trở lực do
khủyu.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 296
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Trên đường ống φ 110 còn có trở lực cục bộ do van điều chỉnh lưu lượng, có 1
van Loại van thường dùng là van tấm quay với góc mở là 100 van dùng ống tròn, ξ 1 =
0,52 [28 - 398].
+ Trên đường ống còn có trở lực cục bộ tại các ngã ba, có 14 ngã tư nên có 28 ngã
ba nên ξ 2 = 0,44 x 28 = 12,32 [28 – 390]
Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống chính là : EMBED Equation.3 ξ = 0,52 + 12,32

= 12,8
152 × 1,3
⇒ ∆ pc = 12,8 × = 1872N / m 2
EMBED Equation.3 2
Vậy: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc
= 406 + 51792 + 57 + 0 +0+ 1872 = 54127 N/m2.
hay 54127
∆P = 5
= 0,5 atm.
EMBED Equation.3 1,013.10

Suy ra: P2 = 1 + ∆ P = 1 + 0,5 = 1,5 atm.


Do đó: Công suất của máy thổi khí là:
G × R × T  P2  
0.283

Pm = ×   − 1
EMBED Equation.3 29,7 × n × e  P1   EMBED Equation.3

0,182 × 8,314 × 298  1,5  


0.283

= ×   − 1 = 8,7 KW
29,7 × 0,283 × 0,75  1  
Vậy ta chọn máy thổi khí ly tâm có công suất là 8,7 KW.
- Công suất trên trục của máy thổi khí (công suất hiệu dụng):
Nhd = NTT/η ck, KW, [28 – 466]
Trong đó: NTT : Công suất thực tế của máy thổi khí , kW, NTT = Pm = 8,7 KW.
η ck : Hiệu suất cơ khí của máy thổi khí. Đối với máy thổi khí ly tâm thì
η ck = 0,96 EMBED Equation.3 ÷ 0,97, chọn η ck = 0,97.
Vậy: 8,7
N hd = = 8,97 ≈ 9 KW.
EMBED Equation.3 0,97

- Công suất của động cơ điện: N hd , KW


N đc = β ×
EMBED Equation.3 η tr × η đc
[28 - 466].
Trong đó: β : Hệ số dự trữ công suất, β = 1 EMBED Equation.3 ÷ 1,15. Chọn β = 1.
Nhd: Công suất hiệu dụng của máy thổi khí, KW. Nhd =9 KW.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 297
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
η tr: Hiệu suất truyền động, η tr = 0,96 EMBED Equation.3 ÷ 0,99, chọn
η tr = 0,97.
η đc : Hiệu suất động cơ điện, η đc = 0,95.
Vậy: 9
N đc = 1 × = 9,77 ≈ 9,8 KW.
EMBED Equation.3 0,97 × 0,95

Vậy ta chọn động cơ có công suất 9,8 KW.


II. Tính toán hệ thống cấp khí cho aeroten
II.1. Tính toán lượng oxy cần cấp cho 1 bể aeroten
Theo lý thuyết, lượng oxi cần thiết cho quá trình xử lý nước thải bằng sinh học gồm oxi
cần thiết làm sạch BOD, oxi hóa NH+4 thành NO-3, khử NO3-.
- Lượng Oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuẩn
OC0= Qv ( S0 − S ) 4,57.Q( N 0 − N ) (kgO2/ngày)[10-
− 1, 42 Px +
EMBED Equation.DSMT4 1000 f 1000
105]
Trong đó:
OC0 : lượng oxy cần thiết trong điều kiện tiêu chuẩn của phản ứng 20oC
Qv : lưu lượng nước thải cần xử lý, Qv = 1500 m3/ngày
So : nồng độ BOD5 đầu vào, g/m3 , So = 324 g/m3
S : nồng độ BOD5 đầu ra, g/m3 , S = 38g/m3
f= BOD5 : hệ số chuyển đổi từ BOD 5 sang COD, f
EMBED Equation.DSMT4 COD
= 0,57
Px - phần tế bào dư xả ra ngoài theo bùn dư, kg/ngày

Px = Abùn = 138 kg/ngày


1,42 : hệ số chuyển đổi từ tế bào sang COD
No : tổng hàm lượng Nitơ đầu vào trừ đi lượng nito do vi sinh vật sử dụng N O =
(60- 15,5 = 44,5), g/m3.
N : tổng hàm lượng Nitơ đầu ra, N = 30 g/m3
4,57 : hệ số sử dụng Oxy khi oxy hoá NH4+ thành NO3-

1500 × ( 324 − 38) 4,57 × 1500 × ( 44,5 − 30 )


OC 0 = − 1,42 × 138 + = 656
EMBED Equation.3 1000 × 0,57 1000
(kgO2/ngày)
- Lượng Oxy cần thiết trong điều kiện thực ở 20oC

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 298
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
OCt = OCo( CS 20 ).
EMBED Equation.DSMT4 β .CSh − Cd EMBED Equation.DSMT4

1 1
.
( T − 20 ) α [10– 106]
1, 024
Trong đó: β : hệ số điều chỉnh lực căng bề mặt theo hàm lượng muối, đối với nước
thải thường lấy β = 1
Csh : nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ứng với nhiệt độ T0C và độ cao so
với mặt nước biển tại nhà máy xử lý. Nhà máy thiết kế ở nhiệt độ 250C, Csh=8,17mg/l
Cs20 : nồng độ oxy bão hòa trong nước sạch ở 200C, Cs20 = 9,08mg/l
Cd : nồng độ oxy cần duy trì trong bể Cd = 1,5 - 2, chọn Cd = 2mg/l
α : Hệ số điều chỉnh lượng oxy ngấm vào nước thải do ảnh hưởng của hàm
lượng cặn, chất hoạt động bề mặt, loại thiết bị làm thoáng, hình dáng kích thước bể, có
giá trị từ 0,6 – 0,94, chọn α = 0,7
9,08 1 1
OC t = 656 × × ( 25− 20 ) × = 1067 (kgO2/ngày)
EMBED Equation.3 1 × 9,08 − 2 1,024 0,7

Tính lượng không khí cần thiết:


OCt
QK = ×f
EMBED Equation.3 OU (m3/ngày) [10 - 107]
Trong đó:
OCt : lượng oxi cần thiết cấp cho bể, OCt = 1067(kgO2/ngày)
f : hệ số an toàn, thường từ 1,5 – 2. Chọn f = 1,5
OU : công suất hòa tan oxi vào nước thải của thiết bị phân phối theo gam oxi
cho 1m3 không khí. EMBED Equation.3 OU = Ou × h
Ou : công suất hòa tan oxi vào trong nước thải của thiết bị phân phối tính theo
gam oxi cho 1m3 không khí, ở độ sâu ngập nước h = 3,8 m
Chọn hệ thống hệ thống phân phối bọt khí nhỏ. Tra bảng 7-1 [10 - 112], ta có:
Ou = 8,5 gO2/m3
Bể sâu 4,5 m, độ ngập nước h = 4 m (hệ thống phân phối được bố trí cách mặt đáy
bể 0,2 m). Khi đó OU = 8,5 x 3,8 = 35,7 gO2/m3
1067 3 3 3
⇒ QK = × 1,5 = 44832 (m /ngày) = 1868 m /h = 0,52 m /s
EMBED Equation.3 0,0357

II.2. Bố trí hệ thống cấp khí


Có nhiều cách cung cấp khí cho bể:
* Thiết bị làm thoáng bằng khí nén:
* Thiết bị cơ khí làm thoáng bề mặt.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 299
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn thiết bị cấp khí là máy nén khí . Hệ thống cấp khí nén cho aeroten bao gồm
máy thổi khí , hệ thống ống dẫn khí và thiết bị phân phối khí
Ở đây, khí nén được phân phối qua các lỗ rỗng của đĩa xốp[ đó là các đĩa xốp rỗng làm
bằng sành, bọt nhựa, cao su xốp…] các bọt khí qua đây sẽ có kích thước nhỏ (d = 1 – 6
mm) và mịn, cường độ khí từ 0,01 – 0,02 m/s [10 – 110] . Giữa hai đĩa kế tiếp là trụ đỡ.
Các đĩa được gắn trên các ống, các ống được gắn với nhau thành dàn ống xương cá.
Ống được làm bằng thép không rỉ. Dàn ống xương cá được bố trí theo chiều rộng của
bể và đặt càng sát đáy bể càng tốt để các bọt khí có thời gian lưu trong nước lâu hơn.
 Tính đĩa phân phối khí:
Chọn đĩa khí loại AFD350 có đường kính 0,3m và cường độ khí qua đĩa từ 0,7-
2,3 l/s. Chọn q= 2 l/s [10 - 110]
Số đĩa khí cần cho 1 bể là: Qkk
N=
EMBED Equation.3 q

Trong đó: Q: lưu lượng khí cần cấp, Qkk = 0,52 m3/s
q : lưu lượng khí qua 1 đĩa, q = 2.10-3 m3/s
Qkk 0,52
⇒N= = −3
= 260 đĩa , chọn 260 đĩa
EMBED Equation.3 q 2 × 10

 Số ống phân phối khí trên một dàn xương cá:


Bể có chiều rộng 8 m, chọn chiều dài của mỗi dàn xương cá là 6,5 m, cách hai
thành bể lần lượt là b = 0,75 m.
Khoảng cách giữa các ống phân phối khí là 0,3 – 1 m. [10 – 111] Chọn các ống cách
nhau l = 0,65 m

Số ống phân phối khí trên một dàn là:


B − (b × 2) 8 − (0,75 × 2)
n= +1 = + 1 = 11
EMBED Equation.3 l EMBED Equation.3 0,65
ống nhánh phân phối
Chọn 11 ống nhánh phân phối trên một dàn
Với: B : chiều rộng của bể Aerotank.
Chọn ống nhánh có chiều dài 3,2 m và trên mỗi ống được gắn 6 đĩa, khoảng cách từ đĩa
đến đầu ống phân phối là 0,2m.
- Khoảng cách giữa các đĩa là: 3,2 − (2 × 0,2)
= 0,56m
EMBED Equation.3 6 −1
Vậy số đĩa trên một bể là: N1= 11 x 6 = 66 đĩa
 Tính toán số dàn xương cá

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 300
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Tổng số dàn xương cá bố trí trong bể là:
EMBED Equation.3
N 260
m= = = 3,9 dàn. Chọn 4 dàn.
N1 66
Khoảng cách từ dàn xương cá đến chiều rộng của thành bể là 0,5 m
- Khoảng cách giữa 2 dàn xương cá trong bể là:0,4 m
Vậy từ ống dẫn khí từ máy thổi khí, ta chia làm 4 ống nhánh dẫn khí từ thành bể
xuống , mỗi ống nhánh là 1 dàn xương cá cung cấp khí cho bể.
- Tổng số đĩa trong 1 bể là : 66 x 4 = 264 đĩa.
- Tính lại lưu lượng không khí cần cấp cho 1 bể là : 264 x 2.10-3 = 0,528m3/s
 Tính toán đường kính ống dẫn khí
Ông dẫn khí chính từ máy nén khí: D= qk [28
EMBED Equation.3 0,785 × ω
– 369]
Trong đó: qkk : Lưu lượng khí trong ống dẫn, qkk =0, 528m3/s
ω : Tốc độ trung bình của khí chuyển động trong ống dẫn, ω = 15 – 25 m/s.
Chọn ω = 18 m/s [28 – 370]
⇒ D= qk = 0,528 = 0,193m
EMBED Equation.3 0,785 × ω EMBED Equation.3 0,785 × 18

Quy chuẩn, chọn ông thép có đường kính là D =200mm.


Kiểm tra lại vận tốc khí trong ống chính:
EMBED Equation.3
q kk × 4 0,528 × 4
ωn = = = 17 (m/s)
π ×D 2
3,14 × 0,2 2
Từ ống dẫn chính ta chia làm 4 dàn xương cá dẫn khí đến các ống phân phối khí
trong bể.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 301
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Hình 4.9 : Cách bố trí hệ thống cấp khí trong bể aeroten


Lưu lượng không khí trong mỗi dàn xương cá là : qkk1 =
EMBED Equation.3
q kk 0,528
= = 0,132 (m3/s)
4 4
Vận tốc khí đi trong ống dẫn thường từ 15 – 25 m/s, chọn ω 1 = 18m/s
Đường kính ống là:

D1 = q kk1 = 0,132 =
EMBED Equation.3 0,785 × ω1 EMBED Equation.3 0,785 × 17
0,099m
Quy chuẩn, chọn ống thép có đường kính là D1 = 90 mm
Kiểm tra lại vận tốc khí trong mỗi dàn:
EMBED Equation.3

q kk1 × 4 0,112 × 4
ω1 = = = 21 (m/s)
π × D1
2
3,14 × 0,09 2
• Mỗi dàn xương cá chia làm 11 ống nhánh
Lưu lượng khí qua mỗi ống nhánh là: qkk2 =
EMBED Equation.3
q kk1 0,132
= = 0,021m 3 / s
11 11
Vận tốc khí đi trong ống dẫn thường từ 15 – 25 m/s, chọn ω 1 = 20m/s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 302
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Đường kính của mỗi ống nhánh là: D2 = q kk2 =
EMBED Equation.3 0,785 × ω 2

0,021 = 0,036m
EMBED Equation.3 0,785 × 20

Quy chuẩn, chọn ống thép có đường kính là D2 = 40 mm


Kiểm tra lại vận tốc khí trong mỗi ống nhánh:
EMBED Equation.3

q kk 2 × 4 0,021 × 4
ω2 = = = 17 (m/s)
π × D2
2
3,14 × 0,04 2
II.3. Tính máy thổi khí cho aeroten
Công suất của máy :
G × R × T  P2  
0.283

Pm = ×   − 1 [10 - 108]


EMBED Equation.3 29,7 × n × e  P1  

Trong đó:
Pm: Công suất yêu cầu của máy thổi khí, KW.
G: Trọng lượng riêng của dòng khí, kg/s.
R: Hằng số khí, R = 8,314 KJ/Kmol.0K.
T: Nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, 0K.
t0 = 250C nên T = 273 + 25 = 298 0K.
P1: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu vào, atm, P1 = 1 atm.
P2: Áp suất tuyệt đối của không khí đầu ra, atm. EMBED Equation.3

P2 = P1 + ∆ P = 1 + ∆ P .
∆ P: Áp suất toàn phần để khắc phục các cản trở thuỷ lực trong hệ thống ống dẫn
khí (kể cả ống dẫn và thiết bị) khi dòng chảy đẳng nhiệt
k −1
n= = 0,283 , đối với không khí k = 1,395.
EMBED Equation.3 k
29,7 : Hệ số chuyển đổi.
e : Hiệu suất của máy thổi khí từ 0,7 EMBED Equation.3 ÷ 0,8, chọn e = 0,75..
Trọng lượng riêng của không khí: ,
EMBED Equation.3 G = Qkk × ρ kk
e.

Kg/s.
Trong đó: Qkk: Lượng không khí cần thiết gồm lưu lượng khí cấp cho bể aeroten ,
m3/s. Qkk = 0,528 m3/s.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, kg/m3, ρ
kk kk = 1,3 Kg/m3 [28 – 13]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 303
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
⇒ G = 0,528 EMBED Equation.3 × 1,3 = 0,686 Kg/s.
f. Tính ∆ P: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc [28 - 376]
Trong đó:
 ∆ Pđ– Áp suất động lực học tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra

khỏi ống dẫn. ∆ Pđ = ρ ×ω2 = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 + ∆ Pđ3 , N/m2


EMBED Equation.3 2
[28 - 377]
Với: ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
ω 1: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 200 , m/s, ω 1 = 17 m/s.
ω 2: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 90 , m/s, ω 2 = 21 m/s
ω 3: Tốc độ của lưu thể trong ống φ 40 , m/s, ω 3 = 17 m/s
∆ Pđ1 , ∆ Pđ2 , ∆ Pđ3: Áp suất động lực học của ống φ 200, φ 90, φ 40
Vậy: ∆ Pđ1 ρ × ω1
2
1,3 × 17 2 = 188 N/m2
= =
EMBED Equation.3 2 EMBED Equation.3 2

∆ Pđ2 ρ × ω2
2
1,3 × 212 =
= =
EMBED Equation.3 2 EMBED Equation.3 2
286 N/m2 .
ρ × ω3
2
∆ Pđ3 1,3 × 17 2 =
= =
EMBED Equation.3 2 EMBED Equation.3 2
188 N/m2 .
EMBED Equation.3 ⇒ ∆ Pđ = ∆ Pđ1 + ∆ Pđ2 = 188 + 286 + 188 = 662
N/m2
∆ Pm– Áp suất để khắc phục trở lực ma sát (khi dòng chảy ổn định trong ống thẳng),

N/m2: ∆ Pm = L ρ × ω 2 = ∆ P0 + ∆ P1 + ∆ P2 [28 - 377]


EMBED Equation.3
λ × ×
D 2
Trong đó: λ : Hệ số ma sát.
L: Chiều dài ống dẫn, m.
ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3 [28 – 13]
ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.
D : Đường kính tương đương, m.
- ∆ P0, ∆ P1, ∆ P2 : Áp suất để khắc phục trở lực ma sát ở các đường ống có đường
kính khác nhau.
L ρ × ω1 , xét trên đường ống φ 200
2
+ Tính ∆ P0 =
λ× ×
EMBED Equation.3 D 2
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 304
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ta có: ρ × D × ω1 [28 - 359]
Re =
EMBED Equation.3 µ kk

Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 40 m.


λ : Hệ số ma sát.
D : Đường kính tương đương, m, D = 200 mm = 0,2 m.
μkk: Độ nhớt động học của không khí ở 250C, N.s/m2.
μkk = 1837 EMBED Equation.3 × 10-8 N.s/m2 [28 - 118]
ω 1 : Tốc độ của lưu thể, ω 1 = 17m/s.
Do đó: ρ × D × ω1 1,3 × 0,2 × 17 =
Re = =
EMBED Equation.3 µ kk EMBED Equation.3 1837 × 10 −8
240609 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma
sát có dạng:
1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]
= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε
∆=
EMBED Equation.3 D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên EMBED
Equation.3 ε = 0,8mm [28 – 381]

D : Đường kính tương đuơng của ống. D = 200mm


0,8
⇒∆= = 0,004
EMBED Equation.3 200

1  6,81  0,9 0,004 


⇒ = −2 lg   +  = 5,87 EMBED
EMBED Equation.3 λ  240609  3,7 

Equation.3 ⇒ λ = 0,029
L ρ × ω1
2
Vậy: ∆ P0 =
λ× ×
EMBED Equation.3 D 2 EMBED Equation.3

40 1,3 × 17 2
= 0,029 × × = 1089 N/m2
0,2 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 305
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
L ρ × ω 2 , xét trên đường ống
2
+ Tính ∆ P1 = λ× ×
EMBED Equation.3 D1 2
φ 90mm.
Tương tự ta có: ρ × D1 × ω 2
Re =
EMBED Equation.3 µ kk
[28 - 359]
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 46 m.
λ : Hệ số ma sát.
D1 : Đường kính tương đương, m, D1 = 0,09 m.
ω 2 : Tốc độ của lưu thể, ω 2 = 21 m/s.
Do đó: ρ × D1 × ω 2 1,3 × 0,09 × 21 =
Re = =
EMBED Equation.3 µ kk EMBED Equation.3 1837 × 10 −8
133750 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma
sát có dạng:
1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]
= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε
∆=
EMBED Equation.3 D1

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên EMBED
Equation.3 ε = 0,8mm [28 – 381]

D1 : Đường kính tương đuơng của ống. D1 = 90mm


0,8
⇒∆= = 0,009
EMBED Equation.3 90

1  6,81  0,9 0,009 


⇒ = −2 lg   +  = 5,18 EMBED Equation.3
EMBED Equation.3 λ  133750  3,7 

⇒ λ = 0,037

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 306
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
L ρ × ω2
2
Vậy: ∆ P1 = λ× ×
EMBED Equation.3 D1 2 EMBED Equation.3

46 1,3 × 212
= 0,037 × × = 5420 N/m2
0,09 2
L ρ × ω 3 , xét trên đường ống φ 40 mm.
2
Tính ∆ P2 = λ× ×
EMBED Equation.3 D2 2

Tương tự ta có: ρ × D2 × ω3
Re =
EMBED Equation.3 µ kk
[28 - 359]
Trong đó: L: Chiều dài ống dẫn, m. L = 139 m.
λ : Hệ số ma sát.
D2 : Đường kính tương đương, m, D2 = 0,04 m.
ω 3 : Tốc độ của lưu thể, ω 3 = 17 m/s.
Do đó: ρ × D2 × ω3 1,3 × 0,04 × 17 =
Re = =
EMBED Equation.3 µ kk EMBED Equation.3 1837 × 10 −8
48122 > 4000 nên khí ở trong ống ở chế độ chảy xoáy. Do đó công thức tính hệ số ma
sát có dạng:

1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]


= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε
∆=
EMBED Equation.3 D2

Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Đây là ống dẫn khí nén nên EMBED
Equation.3 ε = 0,8mm [28 – 381]

D2 : Đường kính tương đuơng của ống. D2 = 40mm


0,8
⇒∆= = 0,02
EMBED Equation.3 40

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 307
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1  6,81  0,9 0,02 
⇒ = −2 lg   +  = 4,48 EMBED Equation.3
EMBED Equation.3 λ  48122  3,7 

⇒ λ = 0,05

L ρ × ω3
2
Vậy: ∆ P2 = λ× ×
EMBED Equation.3 D2 2 EMBED Equation.3

139 1,3 × 17 2
= 0,05 × × = 32639 N/m2
0,04 2
Do đó: ∆ Pm= ∆ P0 + ∆ P1 +∆ P2 = 1089+ 5420 + 32639 = 39148 N/m2.
 ∆ PH – Áp suất cần thiết để nâng chất khí lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ

tĩnh, N/m2: ∆ PH = EMBED Equation.3 ρ × g × H , N / m2


Trong đó: ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3. [28 – 13]
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2
H : Chiều cao nâng chất khí, H = 4,2 m
EMBED Equation.3 ⇒ ∆ PH = 1,3 EMBED Equation.3 × 9,81 EMBED Equation.3 × 4,2 = 53
N/m2
 ∆ Pt – Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực trong thiết bị, N/m2. ∆ Pt = 0.
 ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
 ∆ Pc – Áp suất cần thiết để thắng trở lực cục bộ.
Gồm áp suất cần thiết để thắng trở lực cục bộ trong các đường ống và trở lực cục bộ
qua các đĩa.
ω 2 × ρ = = ∆ P0 + ∆ P1 + ∆ P2 N/m2,
∆Pc = ξ ×
EMBED Equation.3 2
[28 - 377]
Trong đó: EMBED Equation.3 ξ : Hệ số trở lực cục bộ.

ρ : Khối lượng riêng của không khí, Kg/m3, ρ = 1,3 Kg/m3.


ω : Tốc độ của lưu thể, m/s.
∆ P0, ∆ P1 , ∆ P2 : Trở lực cục bộ của ống φ 200, φ 90, và qua các đĩa.
+ ω 2 × ρ , xét trên đường ống φ 200, trong đó: ω = 17
∆P = ξ ×
EMBED Equation.3 0 2
m/s có 2 khuỷu và 1 van
Tại góc cua 900 dùng khuỷu ghép 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành, vì trên đường ống
φ 200 có Re = 240609 > 2 EMBED Equation.3 × 105 nên theo [28 – 394] ta có

EMBED Equation.3 ξ1 = 0,2. Có 2 khuỷu 90


0

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 308
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trên đường ống φ 200 còn có trở lực cục bộ do van điều chỉnh lưu lượng. Loại
van dùng là van tấm quay (van bướm) có α = 200 và dùng loại ống tròn nên EMBED

Equation.3 ξ 2 = 1,54 [23 - 398].


Vậy: 17 2 × 1,3 N/m2.
∆P0 = ( 0,2 × 2 + 1,54) × = 364
EMBED Equation.3 2

ω 2 × ρ , xét trên đường ống φ 90, trong đó ω =


2
+
∆P1 = ξ ×
EMBED Equation.3 2
21 m/s có 8 khuỷu và 44 ngã 4, coi mỗi ngã tư là 2 ngã 3 nên số ngã 3 là 88
Tại góc cua 900 dùng khuỷu ghép 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành. Vì trên đường
ống φ 90 có Re = 133750 < 2 EMBED Equation.3 × 105 nên theo [28 - 394] ta có thể
bỏ qua ảnh hưởng của trở lực do khuỷu.
Tại các ngã 3, ξ 1 = 0,46 [28 – 390]
Trở lực gây ra do hiện tượng đột thu là:

= 0,45 và Re = 133750 > 3,5.10 nên ξ


Ta có : tỷ số 90 3
2 = 0,32
EMBED Equation.3 200
[28 – 388]
Tổng trở lực trên đường ống φ 90 : ξ = (0,46 x 88) + (0,32 x 4) = 41,76
Vậy: 212 × 1,3 N/m2
∆P1 = 41,76 × = 11970
EMBED Equation.3 2
Trở lực qua đĩa: Tổn thất áp lực của đĩa phun (lỗ rỗng + lỗ lắp đĩa phân phối trên dàn
ống) vào khoảng 0,03 bar (đĩa mới) và 0,06 bar (đĩa cũ). Sử dụng đĩa mới 0,03bar hay
3,15 (N/m2). [29] . Tổn thất qua toàn bộ đĩa: ∆ P2 = 3,15 x 264 = 832 (N/m2)
∆ Pc = ∆ P0 + ∆ P1 +∆ P2 = 364 + 11970 + 832 = 13166 N/m2
Vậy: ∆ P = ∆ Pđ + ∆ Pm + ∆ PH + ∆ Pt + ∆ Pk + ∆ Pc
= 622+ 39148 + 53 + 0 + 0 + 13166 = 52989N/m2.
hay 52989
∆P = = 0,52 atm.
EMBED Equation.3 1,013.10 5

Suy ra: P2 = 1 + ∆ P = 1 + 0,52 = 1,52 atm.


Do đó: Công suất của máy thổi khí là:
G × R × T  P2  
0.283

Pm = ×   − 1
EMBED Equation.3 29,7 × n × e  P1   EMBED Equation.3

0,686 × 8,314 × 298  1,52  


0.283

= ×   − 1 = 34 KW.
29,7 × 0,283 × 0,75  1  

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 309
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy ta chọn loại máy thổi khí ly tâm có công suất là 34 KW.
- Công suất trên trục của máy thổi khí (công suất hiệu dụng):
Nhd = NTT/η ck, KW, [28 – 466]
Trong đó: NTT : Công suất thực tế của máy thổi khí, kW, NTT = Pm = 34 KW.
η ck : Hiệu suất cơ khí của máy thổi khí. Đối với máy thổi khí ly tâm thì
η ck = 0,96 EMBED Equation.3 ÷ 0,97, chọn η ck = 0,97.
Vậy: 34
N hd = = 35 KW.
EMBED Equation.3 0,97

- Công suất của động cơ điện: N hd , KW


N đc = β ×
EMBED Equation.3 η tr × η đc
[28 - 466].
Trong đó: β : Hệ số dự trữ công suất, β = 1 EMBED Equation.3 ÷ 1,15. Chọn β = 1.
Nhd: Công suất hiệu dụng của máy thổi khí, KW. Nhd =35 KW.
η tr: Hiệu suất truyền động, η tr = 0,96 EMBED Equation.3 ÷ 0,99, chọn
η tr = 0,97.
η đc : Hiệu suất động cơ điện, η đc = 0,95.
Vậy: 35
N đc = 1 × = 38 KW.
EMBED Equation.3 0,97 × 0,95

Vậy ta chọn động cơ có công suất 38 KW.


III.Tính và chọn các loại bơm
- Muốn chất lỏng chuyển động từ thấp lên cao hoặc chảy dọc theo ống, mương máng
nằm ngang , thì phải dùng bơm để cung cấp năng lượng tạo nên sự chênh lệch áp lực để
đẩy chất lỏng thành dòng chuyển động trong đó. Trong công nghiệp hóa chất và thực
phẩm bơm được chia làm nhiều loại tùy đặc trung cấu tạo, tính năng và phạm vi ứng
dụng
- Dựa vào nguyên làm việc người ta chia bơm thành nhiều loại [15 – 127]:
Bơm thể tích; Bơm ly tâm.; Bơm đặc biệt.
Trong công nghiệp bơm được dùng phổ biến nhất là bơm ly tâm , vì so với bơm pit
tông , bơm ly tâm có ưu điểm sau [15 – 168]:
+ Tạo được lưu lượng đều đặn .
+ Số vòng quay lớn có thể truyền động trực tiếp từ động cơ điện.
+ Có cấu tạo đơn giản, gọn, chiếm ít diện tich xây dựng và không cần kết cấu nền móng
quá vững chắc . Do đó giá thành chế tạo , lắp đặt và vận hành thấp.
+ Có thể dùng để bơm những chất lỏng bẩn
- Có năng suất lớn và áp suất tương đối nhỏ .

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 310
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
III.1. Bơm nước thải từ bể điều hòa lên ngăn khuấy trộn
Chọn bơm ly tâm
Chọn vận tốc nước thải chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 2m/s [28 –
370].
- Đường kính ống dẫn nước là: V
D=
EMBED Equation.3 0,785ω
[28 - 396]
Trong đó : V: Lưu lượng nước, m3/s. V = 0,035 m3/s
ω : Tốc độ trung bình của nước đi trong ống, m/s. Chọn W = 2 m/s

⇒ V 0,035
D= = = 0,149 m EMBED Equation.3 ≈
EMBED Equation.3 0,785ω 0,785 × 2
150mm
Quy chuẩn , chọn ống thép ống mới không hàn, có đường kính 160mm
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: V ×4 0,035 × 4
ω= = = 1,8
EMBED Equation.3 π ×D 2
3,14 × 0,16 2
(m/s)
- Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q× g × ρ × H , KW
N=
EMBED Equation.3 1000η
[15 - 157]
Trong đó: Q: Năng suất của bơm, m3/s. Q = 0,035 m3/s
EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng (nước thải) ,

EMBED Equation.3 ρ = 997,08 kg/m


3

g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s2


H: Áp lực toàn phần do bơm tạo ra, m.
EMBED Equation.3 η : Hiệu suất của bơm ly tâm , thường bằng 0,6 – 0,8 ,
chọn EMBED Equation.3 η = 0,75.

- Áp lực toàn phần do bơm tạo ra được tính như sau:


p2 − p1
H= + H 0 + hm
EMBED Equation.3 ρg
[28 - 438]
Trong đó: p1, p2: Áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy và hút. Coi P1 =
P2 = Pkhí quyển = 1atm
H0: Chiều cao nâng chất lỏng, H0 = 2,3 m
hm: Áp suất tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 311
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
đẩy (kể cả trở lực cục bộ khi chất lỏng ra khỏi ống đẩy), m: hm =
EMBED
∑p
Equation.3 ρg

Với Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc [28 – 376]


Trong đó:
+ ∆ Pd : Áp suất động lực học, tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi

ống dẫn, N/m2: ∆ Pd = ρ ω2 [28 – 377]


, N / m2
EMBED Equation.3 2

Trong đó: EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, EMBED

Equation.3 ρ = 997,08 kg/m


3

EMBED Equation.3 ω : Tốc độ của lưu thể trong ống , ω = 1,8 m/s
⇒ ∆ Pd = ρ ω2 997,08 × 1,8 2 N/m2
= = 1615
EMBED Equation.3 2 2

+ ∆ Pm : Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống dẫn
∆ Pm = L ρω2
λ× × , N / m 2 [14 −377 ]
EMBED Equation.3 D 2
Trong đó: L : Chiều dài ống hút và ống đẩy, L = 25m,

D : Đường kính tương đương của ống, D = 160mm


EMBED Equation.3 ω : Tốc độ của lưu thể, EMBED Equation.3 ω = 1,8m/s

EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng , EMBED Equation.3 ρ
= 997,08 kg/m3
Xét chuẩn số Renol: ω×D×ρ
Re =
EMBED Equation.3 µ
Trongđó: EMBED Equation.3 µ : Độ nhớt động học của chất lỏng ở 25oC.
EMBED

Equation.3 µ H O = 0,8937 × 10 N .s / m
−3 2
2

1,8 × 0,16 × 997,08


⇒ Re = −3
= 321315 > 4000 nên chất lỏng chuyển
EMBED Equation.3 0,8937 × 10
động trong ống dẫn là chuyển động xoáy.
Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 312
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]
= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε [28 – 380]
∆=
EMBED Equation.3 D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Ta chọn ống thép,ống mới không hàn để
dẫn nước nên EMBED Equation.3 ε = 0,1mm [28 – 381]
0,1
⇒∆= = 0,0006
EMBED Equation.3 160

1 6,81  0,9 0,0006 


⇒ = −2 lg   +  = 7,3 EMBED Equation.3
EMBED Equation.3 λ  321315  3,7 

⇒ λ = 0,019

Vậy : ∆ Pm = 25 997,08 × 1,8 2


0,019 × × = 4795N / m 2
EMBED Equation.3 0,16 2

+ ∆ PH: Áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ tĩnh
∆ PH = EMBED Equation.3 ρ × g × H , N / m 2

Trong đó: g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2

H : Chiều cao nâng chất lỏng, H = 2,3 m


EMBED Equation.3 ⇒ ∆ PH = 997,08 EMBED Equation.3 × 9,81 EMBED
2
Equation.3 × 2,3 = 22497 N/ EMBED Equation.3 m

+ ∆ Pc : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ:


EMBED Equation.3

ω2 × ρ
∆Pc = ξ × , N / m2
2
Trong đó: EMBED Equation.3 ξ : Hệ số trở lực cục bộ

Trên đường ống dẫn có 5 khuỷu 90 do 3 khuỷu 300 tạo thành

Re = 321315 > 2.105 nên EMBED Equation.3 ξ 1 = 0,58 x 5 = 2,5 [28 – 394]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 313
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trên đường ống còn có trở lực do van để điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy.
Ta chọn van tiêu chuẩn, 2 van , mặc khác do Re = 321315 > 3. 10 5 nên EMBED

Equation.3 ξ 2 = 0,42 x 2 = 0,84 [28 – 397]


Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống dẫn: EMBED Equation.3 ξ = 2,5 + 0,84
= 3,74
1,8 2 × 997,08
EMBED Equation.3
⇒ ∆ pc = 3,74 × = 6041N / m 2
2
+ ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
⇒ Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc = 1615 + 4795 + 22497+ 0 + 6041 = 34948
N/m2
Vậy: hm = ∑p 34946
= = 3,6
EMBED Equation.3 ρg EMBED Equation.3 997,08 × 9,81

Vậy
p2 − p1
H= + H 0 + hm = 0 + 2,3 + 3,6 = 5,9 m
EMBED Equation.3 ρg

Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q × g × ρ × H 0,035 × 9,81 × 997,08 × 5,9
N= = = 2,7
EMBED Equation.3 1000η 1000 × 0,75
KW
Công suất của động cơ điện
N , Kw [28 - 439]
N dc =
EMBED Equation.3 ηtr × ηdc

Trong đó: N: Công suất yêu cầu trên trục bơm. N = 2,7 KW
: Hiệu suất truyền động. chọn
EMBED Equation.3 η tr EMBED Equation.3
η tr = 0,97
: Hiệu suất động cơ điện.
EMBED Equation.3 ηdc EMBED Equation.3 ηdc
= 0,95
⇒ N 2,7
N dc = = = 2,9 KW
EMBED Equation.3 η tr × η dc 0,97 × 0,95

Thường ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn so với công suất tính toán.
[28 - 439]
EMBED Equation.3 N dc = β × N dc
c

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 314
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong đó: EMBED Equation.3 β : Hệ số dự trữ công suất. Chọn EMBED Equation.3
β = 1,5 [28 - 440]
KW
EMBED Equation.3 ⇒ N dc = β × N dc = 1,5 × 2,9 = 4,35
c

Vậy để bơm nước thải từ bể điều hoà lên ngăn khuấy trộn ta chọn bơm :
+ Số lượng : 2 cái ( 1 + 1 dữ trữ)
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 4,35 KW
III.2. Tính bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng sang aeroten
Lượng bùn tuần hoàn lại aeroten là 1200m3/ngày = 50m3/h
Chọn bơm bùn là bơm ly tâm , bùn được bơm định kỳ 2,1 giờ 1 lần nên lưu lượng bùn
cần bơm là : 50 x 2,1 = 105 m3
Chọn thời gian bơm là 30 phút nên lưu lượng bùn bơm là:
EMBED Equation.3
105
V = = 210m 3 / h
0,5
Chọn vận tốc của bùn chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 1,5m/s. [28 –
370]
- Đường kính ống dẫn bùn là: V
D=
EMBED Equation.3 0,785ω
[28 – 396]
Trong đó: V: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/s. V = 210m3/h = 0,058m3/s
W: Tốc độ trung bình của bùn đi trong ống hút và ống đẩy của bơm , m/s.
Chọn ω = 2 m/s [28 – 370]
⇒ D=
V
=
0,058
= 0,192,2 m
EMBED Equation.3 0,785ω 0,785 × 2

Quy chuẩn, chọn ống thép, ống mới không hàn, có đường kính 200mm
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: V ×4 0,058 × 4
ω= = = 1,85
EMBED Equation.3 π ×D 2
3,14 × 0,2 2
(m/s)
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q × g × ρ × H , KW [28 - 439]
N=
EMBED Equation.3 1000η

Trong đó: Q: Năng suất của bơm, m3/s. Q = V = 0,058 m3/s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 315
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của bùn. EMBED Equation.3
ρ = 1005 kg/m3 [10 - 200]
2
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s
H: Áp lực toàn phần do bơm tạo ra, m.
EMBED Equation.3 η : Hiệu suất của bơm ly tâm , thường bằng 0,6 – 0,8 ,
chọn EMBED Equation.3 η = 0,73

- Áp lực toàn phần do bơm tạo ra được tính như sau:


p − p1 [10 - 438]
H= 2 + H 0 + hm
EMBED Equation.3 ρg

Trong đó:
p1, p2: Áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy và hút. Coi P1 = P2 =
Pkhí quyển = 1atm
H0: Chiều cao nâng chất lỏng, H0 = 3m
hm: Áp suất tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và đẩy (kể cả trở
lực cục bộ khi chất lỏng ra khỏi ống đẩy), m.
Ta có: ∆ PH = ρ x g x H , N/m2 [10 – 377]
⇒ hm = ∑p
EMBED Equation.3 ρg

Với Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc [10 – 376]


Trong đó:
+ ∆ Pd : Áp suất động lực học, tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi

ống dẫn, N/m2: ∆ Pd = ρ ω2 [10 – 377]


, N / m2
EMBED Equation.3 2

Trong đó: EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của bùn, EMBED Equation.3 ρ
= 1005 kg/m3
EMBED Equation.3 ω : Tốc độ của lưu thể trong ống , ω = 1,85m/s
⇒ ∆ Pd = ρ ω2 1005 × 1,85 2 N/m2
= = 1719
EMBED Equation.3 2 2

+ ∆ Pm : Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống dẫn
∆ Pm = L ρω2
λ× × , N / m 2 [14 −377 ]
EMBED Equation.3 D 2
Trong đó: L : Chiều dài ống hút và ống đẩy, L = 30m,

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 316
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

D : Đường kính tương đương của ống, D = 200mm


EMBED Equation.3 ω : Tốc độ của lưu thể, EMBED Equation.3 ω = 1,85m/s

EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của bùn, EMBED Equation.3 ρ =


1005 kg/m3
Xét chuẩn số Renol: ω×D×ρ
Re =
EMBED Equation.3 µ
Trong đó: EMBED Equation.3 µ : Độ nhớt của bùn.
Xét nồng độ pha rắn (bùn) theo thể tích trong hỗn hợp bùn là:
Qt + Q x 1200 + 31 %
ϕ= = × 100% = 45,5
EMBED Equation.3 Q + Qt (1500 + 1200)
EMBED Equation.3 ≈ 45 %
Trong đó: Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn.
Qx: Lưu lượng bùn xả.
Q : Lưu lượng nước vào bể Aerotank.
Khi ϕ = 45% > 10% thì độ nhớt được tính theo công thức:
EMBED Equation.3 µ = µ1 (1 + 4,5ϕ ) , Ns/m
2
[28 - 85]

Trong đó: EMBED Equation.3 µ1 : Độ nhớt của nước, EMBED Equation.3 µ =


0,8937.10-3N.s/m2 [28 - 94]
EMBED Equation.3 ϕ : Nồng độ pha rắn trong huyền phù.

EMBED Equation.3
⇒ µ = µ 1 (1 + 4,5ϕ ) = 0,8937.10 −3 (1 + 4,5 × 0,45) = 3 × 10 −3 N.s/m2
1,85 × 0,2 × 1005
⇒ Re = −3
= 123950 > 4000 nên chất lỏng chuyển
EMBED Equation.3 3,025 × 10
động trong ống dẫn là chuyển động xoáy.
Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]
= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε [28 – 380]
∆=
EMBED Equation.3 D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 317
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Ta chọn ống thép,ống mới không hàn để
dẫn bùn nên EMBED Equation.3 ε = 0,1mm [28 – 381]
0,1
⇒∆= = 0,0005
EMBED Equation.3 200

1  6,81  0, 9
0,0005 
⇒ = −2 lg   +  = 7,1 EMBED Equation.3
EMBED Equation.3 λ  123950  3,7 

⇒ λ = 0,02

Vậy : ∆ Pm = 30 1005 × 1,85 2


0,02 × × = 5159N / m 2
EMBED Equation.3 0,2 2

+ ∆ PH: Áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ tĩnh
∆ PH = ρ x g x H , N/m2 [28 – 377]
Trong đó: g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2

H : Chiều cao nâng chất lỏng, H = 3m


EMBED Equation.3 ⇒ ∆ PH = 1005 EMBED Equation.3 × 9,81 EMBED Equation.3
2
× 3= 29577 N/ EMBED Equation.3 m

+ ∆ Pc : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ:


EMBED Equation.3

ω2 × ρ
∆Pc = ξ × , N / m2
2
Trong đó: EMBED Equation.3 ξ : Hệ số trở lực cục bộ

Trên đường ống dẫn có 6 cua 900 do 3 khủy 300 tạo thành

Re = 137722 < 2.105 nên có thể bỏ qua trở lực cục bộ do khuỷu
Trên đường ống còn có trở lực do van để điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy. Ta chọn
van tiêu chuẩn, 2 van EMBED Equation.3 ξ = 4,7 x 2 = 9,4 [28 – 397]

Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống dẫn


1,852 × 1005
EMBED Equation.3
⇒ ∆ pc = 9,4 × = 16166N / m 2
2
+ ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
⇒ Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc = 1719 +5159 + 29577 + 0 + 16166 =
52621N/m2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 318
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vậy: hm = ∑p 52621
= = 5,3
EMBED Equation.3 ρg EMBED Equation.3 1005 × 9,81

Vậy
p2 − p1
H= + H 0 + hm = 0 + 3+ 5,3= 8,3 m
EMBED Equation.3 ρg

Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q × g × ρ × H 0,058 × 9,81 × 1005 × 8,3
N= = = 6,5
EMBED Equation.3 1000η 1000 × 0,73
KW
Công suất của động cơ điện: N , Kw
N dc =
EMBED Equation.3 ηtr × ηdc
[28 - 439]
Trong đó: N: Công suất yêu cầu trên trục bơm. N = 6,5KW
: Hiệu suất truyền động. chọn
EMBED Equation.3 η tr EMBED
= 0,96
Equation.3 η tr
: Hiệu suất động cơ điện.
EMBED Equation.3 ηdc EMBED Equation.3
ηdc = 0,95
N 6,5
N dc = = = 7,1 KW
EMBED Equation.3 η tr × η dc 0,96 × 0,95

Thường ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn so với công suất tính toán.
[28 - 439]
EMBED Equation.3 N dc = β × N dc
c

Trong đó: EMBED Equation.3 β : Hệ số dự trữ công suất. Chọn EMBED Equation.3
β = 1,3 [28 - 440]
KW
EMBED Equation.3 ⇒ N dc = β × N dc = 1,3 × 7,1 = 9,2
c

Vậy để bơm bùn tuần hoàn từ bể lắng 2 về aeroten ta dùng bơm :


+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 9,2 KW
III.3. Bơm bùn thải từ bể lắng hai đến bể nén bùn cặn
Lượng bùn xả là 31m3/ngày = 1,29m3/h
Chọn bơm bùn là bơm ly tâm , bùn được bơm định kỳ 2,1 giờ 1 lần nên lưu
lượng bùn cần bơm là : 1,29 x 2,1 = 2,7 m3
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 319
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn thời gian bơm là 10 phút nên lưu lượng bùn bơm là:
EMBED Equation.3
2,7
V = = 16,3m 3 / h
0,166
Chọn vận tốc của bùn chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 1,5 m/s
[14 – 370].
- Đường kính ống dẫn bùn là: V
D=
EMBED Equation.3 0,785ω
[28 – 396]
Trong đó: V: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/s. V = 16,3 m3/h = 0,0045 m3/s
W: Tốc độ trung bình của bùn đi trong ống, m/s. Chọn ω = 1,5 m/s
⇒ D=
V
=
0,0045
= 0,062 m
EMBED Equation.3 0,785ω 0,785 × 1,5

Quy chuẩn, chọn ống thép, ống mới không hàn, có đường kính 63 mm
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: V ×4 0,0045 × 4
ω= = = 1,5
EMBED Equation.3 π ×D 2
3,14 × 0,063 2
(m/s)
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định theo công thức :
Q× g × ρ × H , KW
N=
EMBED Equation.3 1000η
[28 - 439]
Tương tự như 3.2 xác định được công suất của bơm là 1,1 KW
Vậy để bơm bùn xả từ bể lắng 2 đến bể nén bùn chọn bơm :
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 1,1 KW
III.4. Tính toán bơm bùn cặn từ bể lắng sơ cấp đến bể nén bùn cặn
- Lượng bùn cặn là 30 m3/ngày
Chọn bơm bùn là bơm ly tâm , bùn được bơm định kỳ 3 ngày 1 lần nên lưu
lượng bùn cần bơm là : 30 x 3 = 90 m3/ngày = 3,75 m3
Chọn thời gian bơm là 10 phút nên lưu lượng bùn bơm là:
EMBED Equation.3
3,75
V = = 22,6m 3 / h
0,166

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 320
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chọn vận tốc của bùn chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 1,5 m/s
[28 – 370].
- Đường kính ống dẫn bùn là: V
D=
EMBED Equation.3 0,785ω
[28 – 396]
Trong đó: V: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/s. V = 22,6 m3/h = 0,0063 m3/s
ω : Tốc độ trung bình của bùn đi trong ống, m/s. Chọn ω = 1,5 m/s
⇒ D=
V
=
0,0063
= 0,073 m
EMBED Equation.3 0,785ω 0,785 × 1,5

Quy chuẩn , chọn ống thép, ống mới không hàn, có đường kính 75 mm
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: V ×4 0,0063 × 4
ω= = = 1,5
EMBED Equation.3 π ×D 2
3,14 × 0,075 2
(m/s)
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q × g × ρ × H , KW [28 - 439]
N=
EMBED Equation.3 1000η

Tương tự như 3.2 xác định được công suất của bơm là 1,56 KW
Vậy để bơm bùn xả từ bể lắng 1 đến bể nén bùn chọn bơm :
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 1,56 KW
III.5. Tính toán bơm từ bể cô đặc(bể nén bùn) đến máy lọc ép băng tải
Lượng bùn cặn là 28 m3/ngày = 1,67 m3/h
Chọn bơm bùn là bơm ly tâm , bùn được bơm định kỳ 8 giờ 1 lần nên lưu lượng
bùn cần bơm là : 1,67 x 8 = 13,36 m3
Chọn thời gian bơm là 0,25 giờ nên lưu lượng bùn bơm là:
EMBED Equation.3
13,36
V = = 53,44m 3 / h
0,25
Chọn vận tốc của bùn chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là 2 m/s.
[28 – 370]
- Đường kính ống dẫn bùn là: V
D=
EMBED Equation.3 0,785ω
[28 – 396]
Trong đó: V: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/s. V = 53,44 m3/h = 0,015 m3/s
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 321
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
ω : Tốc độ trung bình của bùn đi trong ống, m/s. Chọn ω = 2 m/s
⇒ D=
V
=
0,015
= 0,098 m
EMBED Equation.3 0,785ω 0,785 × 2

Quy chuẩn , chọn ống thép, ống mới không hàn, có đường kính 110mm
Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: V ×4 0,015 × 4
ω= = = 1,6
EMBED Equation.3 π ×D 2
3,14 × 0,112
(m/s)
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q × g × ρ × H , KW [28 - 439]
N=
EMBED Equation.3 1000η

Trong đó: Q: Năng suất của bơm, m3/s. Q = 0,0015m3/s


EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của bùn. EMBED Equation.3
ρ = 1005 kg/m3 [10 - 200]
2
g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81 m/s
H: Áp lực toàn phần do bơm tạo ra, m.
EMBED Equation.3 η : Hiệu suất của bơm ly tâm , thường bằng 0,6 –
0,8 , chọn EMBED Equation.3 η = 0,73

- Áp lực toàn phần do bơm tạo ra được tính như sau:


p2 − p1
H= + H 0 + hm
EMBED Equation.3 ρg
[10 - 438]
Trong đó: p1, p2: Áp suất trên bề mặt chất lỏng trong không gian đẩy và hút. Coi P1 =
P2 = Pkhí quyển = 1atm
H0: Chiều cao nâng chất lỏng, H0 = 3 m
h m: Áp suất tiêu tốn để thắng toàn bộ trở lực trên đường ống hút và đẩy
(kể cả trở lực cục bộ khi chất lỏng ra khỏi ống đẩy), m.
hm = ∑p
EMBED Equation.3 ρg

Với Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc [10 – 376]


Trong đó:
+ ∆ Pd : Áp suất động lực học, tức áp suất cần thiết để tạo tốc độ cho dòng chảy ra khỏi

ống dẫn, N/m2: ∆ Pd = ρ ω2 [10 – 377]


, N / m2
EMBED Equation.3 2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 322
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong đó: EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của bùn, EMBED Equation.3 ρ
= 1005 kg/m3
EMBED Equation.3 ω : Tốc độ của lưu thể trong ống , ω = 1,6 m/s
⇒ ∆ Pd = ρ ω2 1005 × 1,6 2 N/m2
= = 1286
EMBED Equation.3 2 2

+ ∆ Pm : Áp suất để khắc phục trở lực do ma sát khi dòng chảy ổn định trong ống dẫn
∆ Pm = L ρω2
λ× × , N / m 2 [14 −377 ]
EMBED Equation.3 D 2
Trong đó: L : Chiều dài ống hút và ống đẩy, L = 30m,

D : Đường kính tương đương của ống, D = 110 mm


EMBED Equation.3 ω : Tốc độ của lưu thể, EMBED Equation.3 ω = 1,6 m/s

EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của bùn, EMBED Equation.3 ρ =


1005 kg/m3
Xét chuẩn số Renol: ω×D×ρ
Re =
EMBED Equation.3 µ

EMBED Equation.3 µ : Độ nhớt của bùn, µ = 3,025. 10 N.s/m


-3 2
Trong đó:

1,6 × 0,11 × 1005


⇒ Re = −3
= 58473 > 4000 nên chất lỏng chuyển
EMBED Equation.3 3,025 × 10
động trong ống dẫn là chuyển động xoáy.
Do đó công thức tính hệ số ma sát có dạng:
1  6,81  0,9 ∆  [28 – 380]
= −2 lg   + 
EMBED Equation.3 λ  Re  3,7 

Mà : ε [28 – 380]
∆=
EMBED Equation.3 D
Trong đó : ∆ : Độ nhám tương đối

EMBED Equation.3 ε : Độ nhám tuyệt đối. Ta chọn ống thép,ống mới không hàn để
dẫn bùn nên EMBED Equation.3 ε = 0,1mm [28 – 381]
0,1
⇒∆= = 0,0009
EMBED Equation.3 110

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 323
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1  6,81  0 ,9 0,0009 
⇒ = −2 lg   +  = 6,5 EMBED Equation.3
EMBED Equation.3 λ  58473  3,7 

⇒ λ = 0,024

Vậy : ∆ Pm = 30 1005 × 1,6 2


0,024 × × = 8420N / m 2
EMBED Equation.3 0,11 2

+ ∆ PH: Áp suất cần thiết để nâng chất lỏng lên cao hoặc để khắc phục áp suất thuỷ tĩnh
∆ PH = EMBED Equation.3 ρ × g × H , N / m 2

Trong đó: g : Gia tốc trọng trường, g = 9,81m/s2


H : Chiều cao nâng chất lỏng, H = 3 m
EMBED Equation.3 ⇒ ∆ PH = 1005 EMBED Equation.3 × 9,81
2
EMBED Equation.3 × 3 = 29577 N/ EMBED Equation.3 m

+ ∆ Pc : Áp suất cần thiết để khắc phục trở lực cục bộ :


EMBED Equation.3

ω2 × ρ
∆Pc = ξ × , N / m2
2
Trong đó: EMBED Equation.3 ξ : Hệ số trở lực cục bộ

Trên đường ống dẫn 6 cua 900 do 3 khuỷu 300 tạo thành

Re = 58473 < 2.105 nên EMBED Equation.3 ξ 1 = 0[28 – 396]

Trên đường ống còn có trở lực do van để điều chỉnh lưu lượng của dòng chảy. Ta chọn
van tiêu chuẩn, 2 van EMBED Equation.3 ξ 2 = 7 x 2 = 14 [28 – 399]

Suy ra trở lực cục bộ trên đường ống dẫn: EMBED Equation.3 ξ = 0 + 14 = 14

1,6 2 × 1005
EMBED Equation.3
⇒ ∆ pc = 14 × = 18009N / m 2
2
+ ∆ Pk – Áp suất cần thiết ở cuối ống dẫn, N/m2. ∆ Pk = 0
⇒ Σ P = ∆ Pd +∆ Pm + ∆ PH +∆ Pk + ∆ Pc = 1286 +8420 + 29577+ 0 + 18009 =
57292 N/m2
Vậy: hm = ∑p 57292
= = 5,8
EMBED Equation.3 ρg EMBED Equation.3 1005 × 9,81

Vậy:
p2 − p1
H= + H 0 + hm = 0 + 3 + 5,8 = 8,8 m
EMBED Equation.3 ρg

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 324
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Công suất yêu cầu trên trục bơm được xác định :
Q × g × ρ × H 0,015 × 9,81 × 1005 × 8,8
N= = = 1,8
EMBED Equation.3 1000η 1000 × 0,73
KW
Công suất của động cơ điện: N , Kw
N dc =
EMBED Equation.3 ηtr × ηdc
[28 - 439]
Trong đó: N: Công suất yêu cầu trên trục bơm. N = 1,8 KW
: Hiệu suất truyền động. chọn
EMBED Equation.3 η tr EMBED
= 0,96
Equation.3 η tr
: Hiệu suất động cơ điện.
EMBED Equation.3 ηdc EMBED Equation.3
ηdc = 0,95
N 1,8
N dc = = = 1,97 KW
EMBED Equation.3 η tr × η dc 0,96 × 0,95

Thường ta chọn động cơ điện có công suất lớn hơn so với công suất tính toán.
[28 - 439]
EMBED Equation.3 N dc = β × N dc
c

Trong đó: EMBED Equation.3 β : Hệ số dự trữ công suất. Chọn EMBED Equation.3
β = 1,3 [28 - 440]
KW
EMBED Equation.3 ⇒ N dc = β × N dc = 1,3 × 1,97 = 2,6
c

Vậy để bơm bùn từ bể nén bùn đến máy lọc ép băng tải chọn bơm :
+ Số lượng : 2 cái (1 làm việc , 1 dữ trữ)
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 2,6 KW
III.6. Bơm định lượng hóa chất
Bơm định lượng phèn
Lượng phèn là 1,7 .10-4 m3/s
Chọn vận tốc của chất lỏng chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là
0,9m/s. [28 – 370]
- Đường kính ống dẫn phèn là: V
D=
EMBED Equation.3 0,785ω
[28– 396]
Trong đó: V: Lưu lượng phèn , m3/s. V = 1,7 .10-4 m3/s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 325
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
ω : Tốc độ trung bình của chất lỏng đi trong ống, m/s. Chọn ω = 0,9 m/s
⇒ V 1,7.10 −4 m
D= = = 15,5.10 −3
EMBED Equation.3 0,785ω 0,785 × 0,9

Quy chuẩn , chọn ống có đường kính 16mm


Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống: V ×4 1,7.10 −4 × 4
ω= = = 0,85
EMBED Equation.3 π × D 2 3,14 × 0,016 2
(m/s)
Chọn bơm định lượng phèn cho vào ngăn khuấy trộn
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 0,3KW
Bơm định lượng PAA
Lượng PAA là 0,694 .10-4 m3/s
Chọn vận tốc của chất lỏng chuyển động trong ống hút và ống đẩy của bơm là
0,9m/s. [28– 370]
- Đường kính ống dẫn PAA là: V
D=
EMBED Equation.3 0,785ω
[28 – 396]
Trong đó: V: Lưu lượng phèn , m3/s. V = 0,694 .10-4 m3/s
ω : Tốc độ trung bình của chất lỏng đi trong ống, m/s. Chọn ω = 0,9 m/s
⇒ V 0,694.10 −4
D= = = 10.10 −3 m
EMBED Equation.3 0,785ξ 0,785 × 0,9

Quy chuẩn , chọn ống có đường kính 10mm


Kiểm tra lại vận tốc đi trong ống:
EMBED Equation.3

V ×4 0,694.10 −4 × 4
W= = = 0,85 (m/s)
π × D2 3,14 × 0,010 2
Chọn bơm định lượng PAA cho vào ngăn khuấy trộn
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 0,3KW
Bơm định lượng axit H2SO4
Chọn bơm định lượng axit cho vào ngăn khuấy trộn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 326
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Số lượng : 2 cái
+ Loại : Bơm ly tâm
+ Vật liệu : Bằng gang
+ Công suất bơm : 0,3 KW
IV.Tính toán cánh khuấy
IV.1. Tính toán cánh khuấy trong bể hòa tan phèn
Để pha hóa chất người ta tiến hành trộn hóa chất với nước. Việc hòa trộn hóa chất
gồm các phương pháp như : trộn thủy lực, trộn cơ khí. Trong đó thường dùng khuấy
trộn cơ khí vì dễ vận hành và dễ khống chế tốc độ.Với độ nhớt của dung dịch hóa chất
coi như bằng độ nhớt của nước ở 250C (µ = 0,8937. 10-3 Ns/m2) và ρ = 997,08 kg/m3
Có nhiều loại cánh khuấy khác nhau như loại cánh phẳng hoặc kiểu tuốc bin ,
cánh khuấy mái chéo, cánh khuấy chân vịt,... Ta chọn máy khuấy cơ khí loại cánh
khuấy loại tấm bản (2 tấm) để khuấy trộn vì việc hòa trộn hóa chất chỉ cần số vòng
quay nhỏ.
1.1. Kích thước hình dạng của cánh khuấy:
- Cấu tạo của cánh khuấy:
+ Cánh khuấy dạng tấm bản, số cánh là 2
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13].
Chọn :f = 0,2 * 2,5 = 0,5 m2.
Ta có: + D D 1,5
=2⇒d = = = 0,75 m = 750mm [(Bảng
EMBED Equation.3 d 2 2
IV.1)\(28-618]
+ S
= 0,36 ⇒ S = d × 0,36 = 750 × 0,36 = 270mm
EMBED Equation.3 d
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *1,5 = 225mm [(Bảng IV.2)\(14- 620)]

Hình 4.10: Cánh khuấy loại tấm bản


Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,m m.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Đường kính của bể hòa trộn, m. D = 1,5 m
1.2.Số vòng quay của cánh khuấy

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 327
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hiệu quả của quá trình khuấy trộn phụ thuộc vào cường độ khuấy trộn và thời
gian khuấy trộn. Đại lượng biểu thị cường độ khuấy trộn là gradien vận tốc:
- Cường độ khuấy trộn được xác định: N
G = ( ) 0,5
EMBED Equation.3 µV
[22 - 109]
Trong đó: G: Gradient vận tốc, s-1,
N: Năng lượng tiêu hao tổng cộng, W
V: Dung tích bể hoà tan phèn, m3. V = 2,5 m3
EMBED Equation.3 µ : Độ nhớt động lực của chất lỏng, Ns/m , µ=
2

0,9837. 10-3 Ns/m2


- Tính chuẩn số Re: ρ × n × d 2 [28 - 616]
Re =
EMBED Equation.3 µ
Trong đó: EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3.
EMBED
3
= 997,08 kg/m
25c 0
Equation.3 ρ H 2 O
n: Số vòng quay cánh khuấy trong 1s, vg/s. n = 0,77 vg/s [Bảng IV.5 /
(28 – 624)]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,750 m
⇒ ρ × n × d 2 997,08 × 0,77 × 0,750 2
Re = = = 21,5.10 4 > 10 4
EMBED Equation.3 µ 0,8937 × 10 −3

Vậy chất lỏng trong bể có chế độ chảy xoáy.


Nên năng lượng tiêu hao tổng cộng được xác định theo công thức:
EMBED Equation.3 N = A × d × n × ρ [28 - 616]
5 3

Trong đó: N: Năng lượng cần thiết, W


A: Hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy, A= 1,7 [28
– 620]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,750m
n: Số vòng quay trong 1s, vg/s, n = 0,77 vòng/s [Bảng IV.5 /(28 – 624)]
EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m . EMBED
3

3
= 997,08 kg/m
25c 0
Equation.3 ρ H 2O
⇒ EMBED Equation.3
N = A × d 5 × n 3 × ρ = 1,7 × 0,7505 × 0,77 3 × 997,08 = 184W = 184000J / s

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 328
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
0,5
Vậy N 0,5  184 
G=( ) =   = 287 S −1
EMBED Equation.3 µV −
 0,893710 × 2,5 
3

1.3.Công suất của động cơ:


Khi mở máy cần có công để thắng lực quán tính và lực ma sat, vì vậy ta có công
suất mở máy được tính như sau:
Nc = Ng + Nm [28 - 622]
Trong đó: Ng: Công suất tiêu tốn để khắc phục trở lực, W
Nm: Công suất để khắc phục masat giữa chất lỏng và cánh khuấy, W
Nm = N = 184 W
Ng= EMBED Equation.3 K × d 5 × n3 × ρ [28 - 622]

Nên : Nc = Ng + Nm = Ng + N = N( K
+1) = N (
EMBED Equation.3 A EMBED

K+A)= 1,7 + 1,7


184( ) = 368W
Equation.3 A EMBED Equation.3 1,7

- Công suất động cơ điện: Nc


N dc =
EMBED Equation.3 η
[28 - 622]
Trong đó: Nc: Công suất mở máy, W.
EMBED Equation.3 η : Hiệu suất (khả năng truyền lực từ động cơ sang
cánh khuấy).
Thường chọn EMBED Equation.3 η = 0,6 EMBED Equation.3 ÷ 0,7. Chọn

EMBED Equation.3 η = 0,7


N c 368
N dc = = = 526W
EMBED Equation.3 η 0,7

Vậy chọn công suất động cơ điện của cánh khuấy là : 526W = 0,526KW
IV.2. Tính toán cánh khuấy cho bể tiêu thụ
Tương tự như bể hòa tan phèn, chọn máy khuấy cơ khí loại cánh khuấy loại tấm
bản (2 tấm) để khuấy trộn.
- Kích thước hình dạng của cánh khuấy như sau:
+ Cánh khuấy dạng tấm bản, số cánh là 2
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13].
Chọn :f = 0,2 * 4,5= 0,9 m2.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 329
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ta có: + D D 2
= 2 ⇒ d = = = 1 m = 1000mm [(Bảng
EMBED Equation.3 d 2 2
IV.1)\(28-618)]
+ S
= 0,36 ⇒ S = d × 0,36 = 1000 × 0,36 = 360mm
EMBED Equation.3 d
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *2 = 30mm [(Bảng IV.2)\(28-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,m m.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Đường kính của bể hòa trộn, m. D = 2 m
Chọn:
- Cường độ khuấy trộn là G = 439s-1
- Số vòng quay trong 1s là n = 0,77 vòng/s
- Công suất của động cơ là Nđc = 2,2KW
IV.3. Tính toán cánh khuấy cho bể hòa tan PAA
Tương tự như bể hòa tan phèn, chọn máy khuấy cơ khí loại cánh khuấy loại tấm
bản (2 tấm) để khuấy trộn.
- Kích thước hình dạng của cánh khuấy như sau:
+ Cánh khuấy dạng tấm bản, số cánh là 2
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13].
Chọn :f = 0,2 * 2 = 0,4 m2.
Ta có: + D D 1,4
=2⇒d = = = 0,7 m = 700mm [(Bảng
EMBED Equation.3 d 2 2
IV.1)\(14-618)]
+ S
= 0,36 ⇒ S = d × 0,36 = 700 × 0,36 = 252mm
EMBED Equation.3 d
[(Bảng IV.1)\(14-618)]
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *1400 =210 mm [(Bảng IV.2)\(14-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,m m.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Đường kính của bể , m. D = 1,4 m
Chọn:
- Cường độ khuấy trộn là G = 270s-1
- Số vòng quay trong 1s là n = 0,77 vòng/s
- Công suất của động cơ là Nđc = 0,77 KW
IV.4. Tính toán cánh khuấy cho ngăn khuấy trộn hóa chất với nước thải
4.1. Ngăn thứ nhất:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 330
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Trong ngăn này hòa trộn phèn với nước thải nên yêu cầu khuấy trộn mạnh hơn , đòi hỏi
số vòng quay lớn hơn do đó dùng cánh khuấy loại chân vịt 3 cánh để khuấy trộn, hơn
nữa loại này thích hợp cho nước thải có độ nhớt không cao và có chất rắn phân tán
trong nước thải.
 Kích thước hình dạng cánh khuấy:
+ Cánh khuấy dạng chân vịt, số cánh là 3, có tấm chắn để ngăn chuyển động xoáy của
nước
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m2/1m3 dung tích bể [11 - 13]. Chọn :f =
0,2 * 6,9 = 1,38 m2.
Ta có: + D D 1,8
= 3,8 ⇒ d = = = 0,500 m = 500mm
EMBED Equation.3 d 3,8 3,8
[(Bảng IV.1)\(14-618)]
+ S [(Bảng IV.1)\
= 1 ⇒ S = d × 1 = 500 × 1 = 500mm
EMBED Equation.3 d
(14-618)]
Vậy S = d = 500mm
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,05D = 0,05 *1800= 90mm [(Bảng IV.2)\(14-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,mm.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Chiều rộng của ngăn khuấy trộn thứ nhất, m. D = 1,8 m
 Cường độ khuấy trộn
Hiệu quả của quá trình khuấy trộn phụ thuộc vào cường độ khuấy trộn và thời gian
khuấy trộn. Đại lượng biểu thị cường độ khuấy trộn là gradien vận tốc:
- Cường độ khuấy trộn được xác định: N
G = ( ) 0,5
EMBED Equation.3 µV
[22 - 109]
Trong đó: G: Gradient vận tốc, s-1
N: Năng lượng tiêu hao tổng cộng, W
V: Dung tích bể hoà tan phèn, m3. V = 6,9 m3
EMBED Equation.3 µ : Độ nhớt động lực của chất lỏng, Ns/m , µ=
2

0,9837. 10-3 Ns/m2

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 331
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Hình 4.11: Cánh khuấy chân vịt 3 cánh
- Ta tính chuẩn số Re: ρ × n× d2
Re =
EMBED Equation.3 µ
[28 - 616]
Trong đó: EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3.
EMBED
3
= 997,08 kg/m
25c 0
Equation.3 ρ H 2 O
n: Số vòng quay cánh khuấy trong 1s, vg/s. n = 3 – 10,5vg/s , chọn n =
3,5vg/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,5 m
⇒ ρ × n × d 2 997,08 × 3,5 × 0,5 2
Re = = = 108.10 4 > 10 4
EMBED Equation.3 µ 0,8937 × 10 −3

Vậy chất lỏng trong bể có chế độ chảy xoáy.


Nên năng lượng tiêu hao tổng cộng được xác định theo công thức:
EMBED Equation.3 N = A × d × n × ρ [28 - 616]
5 3

Trong đó: N: Năng lượng cần thiết, W


A: Hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy, A = 0,36 [28
– 620]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 0,5m
n: Số vòng quay trong 1s, vg/s, n = 3,5 vòng/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m . EMBED
3

3
= 997,08 kg/m
25c 0
Equation.3 ρ H 2O
⇒ EMBED Equation.3
N = A × d 5 × n 3 × ρ = 0,36 × 0,5 5 × 3,5 3 × 997,08 = 620W = 620000J / s

0,5
Vậy N 0,5  620 
G=( ) =   = 313S −1
EMBED Equation.3 µV −
 0,893710 × 6,9 
3

 Công suất của động cơ:


Khi mở máy cần có công để thắng lực quán tính và lực ma sat, vì vậy ta có công
suất mở máy được tính như sau: Nc = Ng + Nm [28 - 622]
Trong đó: Ng: Công suất tiêu tốn để khắc phục trở lực, W
Nm: Công suất để khắc phục ma sat giữa chất lỏng và cánh khuấy, W
Nm = N = 620W

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 332
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ng= EMBED Equation.3 K × d 5 × n3 × ρ [28 - 622]

Nên :Nc=Ng + Nm =Ng +N = N( K


+1) = N (
EMBED Equation.3 A EMBED Equation.3

K + A )= 0,36 + 0,36
620 × ( ) = 1240 W
A EMBED Equation.3 0 ,36
- Công suất động cơ điện.: Nc
N dc =
EMBED Equation.3 η
[26 - 622]
Trong đó: Nc: Công suất mở máy, W.
EMBED Equation.3 η : Hiệu suất (khả năng truyền lực từ động cơ sang
cánh khuấy).
Thường chọn EMBED Equation.3 η = 0,6 EMBED Equation.3 ÷ 0,7. Chọn

EMBED Equation.3 η = 0,7


N c 1240
N dc = = = 1771W = 1,8KW
EMBED Equation.3 η 0,7

Vậy chọn động cơ điện có công suất 1,8KW


4.2.Ngăn thứ hai:
Ngăn này có tác dụng trộn lấn Polymer với nước thải đã có phèn nhôm ,tạo các
bông keo nhỏ kết hợp lại thành các bông keo lớn hơn , dễ lắng mà không phá vỡ liên
kết các bông keo. Nên yêu cầu khuấy trộn chậm , đòi hỏi số vòng quay nhỏ , do đó
dùng cánh khuấy loại mái chèo bản hơn nữa loại này tạo trạng thái lơ lửng của rắn
trong lòng lỏng, chống lắng cặn.
 Kích thước hình dạng cánh khuấy
+ Cánh khuấy dạng mái chèo bản, số cánh là 2
+ Diện tích bản cánh khuấy lấy bắng 0,1 – 0,2 m 2/1m3 dung tích bể [11 - 13]. Chọn :f
= 0,2 * 36,8 = 7,36 m2.

Hình 4.12.: Cánh khuấy mái chèo bản


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 333
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Ta có: + D D 4
= 3 ⇒ d = = = 1,33 m = 1333mm
EMBED Equation.3 d 3 3
[(Bảng IV.1)\(28-618)]
+ S
= 0,33 ⇒ S = d × 0,33 = 1333 × 0,33 = 439mm [(Bảng
EMBED Equation.3 d

IV.1)\(28-618)]
+ Bề rộng cánh khuấy: 0,15D = 0,15 *1800= 270mm [(Bảng IV.2)\(28-620)]
Trong đó: S : Khoảng cách từ đáy bể đến bề mặt dưới của cánh khuấy,mm.
d : Đường kính của cánh khuấy, mm.
D: Chiều rộng của ngăn khuấy trộn thứ nhất, m. D = 4 m
 Cường độ khuấy trộn
Hiệu quả của quá trình khuấy trộn phụ thuộc vào cường độ khuấy trộn và thời gian
khuấy trộn. Đại lượng biểu thị cường độ khuấy trộn là gradien vận tốc:
- Cường độ khuấy trộn được xác định: N
G = ( ) 0,5
EMBED Equation.3 µV
[22 - 109]
Trong đó: G: Gradient vận tốc, s-1
N: Năng lượng tiêu hao tổng cộng, W
V: Dung tích bể hoà tan phèn, m3. V = 36,8 m3
EMBED Equation.3 µ : Độ nhớt động lực của chất lỏng, Ns/m , µ=
2

0,9837. 10-3 Ns/m2


- Ta tính chuẩn số Re: ρ × n× d2 [28 - 616]
Re =
EMBED Equation.3 µ
Trong đó: EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3.
EMBED
3
= 997,08 kg/m
25c 0
Equation.3 ρ H 2 O
n: Số vòng quay cánh khuấy trong 1s, vg/s. n =0,37 – 0,97, chọn n =
0,5vg/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 1,333 m

EMBED Equation.3

ρ × n × d 2 997,08 × 0,5 × 1,3332


Re = = = 99.10 4 > 10 4
µ 0,8937 × 10 −3
Vậy chất lỏng trong bể có chế độ chảy xoáy.
Nên năng lượng tiêu hao tổng cộng được xác định theo công thức:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 334
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 N = A × d × n × ρ
5 3 [28 - 616]

Trong đó: N: Năng lượng cần thiết, W


A: Hệ số sức cản của nước, phụ thuộc vào kiểu cánh khuấy, A = 1,95 [28
– 620]
d: Đường kính cánh khuấy, m. d = 1,333m
n: Số vòng quay trong 1s, vg/s, n = 0,5 vòng/s [Bảng IV.9 /(28 – 626)]
EMBED Equation.3 ρ : Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m . EMBED
3

3
= 997,08 kg/m
25c 0
Equation.3 ρ H 2O
⇒ EMBED Equation.3
N = A × d 5 × n 3 × ρ = 1,95 × 1,3335 × 0,53 × 997,08 = 1023W = 1023000J / s

0,5
Vậy N 0,5  1023 
G=( ) =   = 177 S −1
EMBED Equation.3 µV −
 0,893710 × 36,8 
3

 Công suất của động cơ:


Khi mở máy cần có công để thắng lực quán tính và lực ma sat, vì vậy ta có công
suất mở máy được tính như sau: Nc = Ng + Nm [28 - 622]
Trong đó: Ng: Công suất tiêu tốn để khắc phục trở lực, W
Nm: Công suất để khắc phục masat giữa chất lỏng và cánh khuấy, W
Nm = N = 1023W
Ng= EMBED Equation.3 K × d 5 × n3 × ρ [28 - 622]

Nên : Nc = Ng +Nm = Ng + N = N( K
+1) = N (
EMBED Equation.3 A EMBED

K + A )= 1,95 + 1,95
1023( ) = 2046W
Equation.3 A EMBED Equation.3 1,95

- Công suất động cơ điện.: Nc


N dc =
EMBED Equation.3 η
[28 - 622]
Trong đó: Nc: Công suất mở máy, W.
EMBED Equation.3 η : Hiệu suất (khả năng truyền lực từ động cơ sang
cánh khuấy). Thường chọn EMBED Equation.3 η = 0,6 EMBED Equation.3 ÷ 0,7.

Chọn EMBED Equation.3 η = 0,7

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 335
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
N c 2046
N dc = = = 2923W
EMBED Equation.3 η 0,7

Vậy chọn động cơ điện của cánh khuấy có công suất 2923W = 3KW
V..Tính toán và chọn các đường kính ống dẫn
1.Ống dẫn nước
- Ống dẫn nước từ hố thu gom đến bể điều hòa:
Đường kính ống được xác định theo công thức sau: V
D=
EMBED Equation.3 0,785W
[28- 369]
Trong đó: V: Lưu lượng nước vào bể, m3/s. V = 0,035 m3/s
W: Tốc độ trung bình của nước đi trong ống, m/s. W = 0,1 – 0,5 m/s. Chọn
W =0,3 m/s [28 – 170]
⇒ V 0,035
D= = = 0,385,5 m
EMBED Equation.3 0,785 W 0,785 × 0,3

Quy chuẩn , chọn ống thép mới không hàn có đường kính 355mm
Kiểm tra lại vận tốc: V ×4 0,035 × 4
W = = = 0,35 (m/s)
EMBED Equation.3 π ×D 2
3,14 × 0,355 2

- Chọn các ống dẫn nước từ bể điều hòa lên ngăn khuấy trộn có đường kính là
160mm
- Ống dẫn nước từ ngăn khuấy trộn sang bể lắng sơ cấp
Đường kính ống được xác định theo công thức sau: V
D=
EMBED Equation.3 0,785W
[28- 369]
3 3
Trong đó : V: Lưu lượng nước vào bể, m /s. V = 0,017 m /s
W: Tốc độ trung bình của nước đi trong ống, m/s. W = 0,1 – 0,5 m/s. Chọn
W =0,3 m/s [28 – 170]
V 0,017
D= = = 0,268m
EMBED Equation.3 0,785W 0,785 × 0,3

Quy chuẩn , chọn ống thép mới không hàn có đường kính 250mm
Kiểm tra lại vận tốc: V ×4 0,017 × 4
W = = = 0,35 (m/s)
EMBED Equation.3 π ×D 2
3,14 × 0,25 2

-Chọn ống dấn nước từ bể lắng sơ cấp sang aeroten là ống thép mới , không hàn có
đường kính 250mm
-Chọn ống dấn nước từ bể aeroten sang lắng 2 là ống thép mới , không hàn có đường
kính 250mm
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 336
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
2.Ống dẫn bùn
+ Bùn tuần hoàn D = 200mm
+ Bùn thải từ lắng 2 sang bể nén bùn : D = 63 mm
+ Bùn từ lắng sơ cấp sang bể nén bùn bùn: D = 75 mm
+Bùn từ bể nén bùn cặn sang máy ép bùn: D = 110
3.Ống dẫn hóa chất
- Đường kính ống dẫn phèn từ bể hòa trộn sang bể tiêu thụ
Dung dịch phèn từ bể hoà tan định kỳ 12 giờ được mở van cho dung dịch chảy
vào bể tiêu thụ một lần, chọn thời gian mở van là 10 phút
Lượng phèn cần thiết tính cho một lần mở van là: EMBED Equation.3 G1 = Q × a × n

Trong đó: Q: Lưu lượng nước xử lý, m3/h. Q = 63 m3/h


a : Liều lượng phèn dự tính cho vào nước, g/m3. a = 250 g/m3
n : Thời gian giữa 2 lần mở van cho phèn vào bể tiêu thụ, n = 12giờ.
EMBED Equation.3 G1 = Q × a × n = 63 × 250× 12 = 189000g = 189 kg
Nồng độ dung dịch phèn ở bể hoà tan 10 % . Lưu lượng dung dịch trong ống dẫn là: V

= 189.10 −3 189.10-3 m3/phút = 0,05 .10-3 m3/s


=
EMBED Equation.3 0,1 × 10

Đường kính ống dẫn là: V


d=
EMBED Equation.3 0,785 × W
[28-369]
Trong đó: V: Lưu lượng thể tích, V = 0,05.10-4 m3/s
W: Tốc độ trung bình của dòng chảy. Đối với chất lỏng tự chảy
W = 0,1 EMBED Equation.3 ÷ 0,5 m/s. [(Bảng II.2)\(28-370-14)]. Chọn W = 0,3 m/s

V 0,5.10 −4
d= = = 14,7.10 −3 m ≈ 15
EMBED Equation.3 0,785 × W 0,785 × 0,3
mm
Vậy dung dịch phèn từ bể hoà tan được chảy sang bể tiêu thụ bằng ống dẫn làm bằng vậ
liệu chịu được axit. Đường kính ống dẫn phèn từ bể tiêu thụ sang ngăn khuấy trộn: d=
15mm
- Đường kính ống dẫn PAA sang ngăn khuấy trộn : d= 10mm
- Đường kính ống dẫn phèn sang ngăn khuấy trộn : d= 16mm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 337
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Chương V

TÍNH TOÁN KINH TẾ - VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG XỬ LÝ


NƯỚC THẢI

V.1. TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI.


V.1.1. CHI PHÍ XÂY DỰNG

1.Chi phí xây lắp.


Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải được tính một cách tương đối như sau:
Bảng 5.1: Bảng khái toán phần xây dựng
THÀNH
TÊN CÁC SỐ KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ
STT TIẾN
HẠNG MỤC LƯỢNG (M3) (TR.VNĐ)
(TR.VNĐ)
1 Song chắn rác 1 5/1 cái 5
2 Mương dẫn 1 Bê tông cốt thép 3 triệu 3
nước
3 Bể điều hòa 1 Làm bằng bê 2triệu/1m3 1200
tông cốt thép
V= 600m3
4 Bể hòa trộn 1 Làm bằng PE 2 triệu/m3 4,6
phèn V= 2,3m3
5 Bể tiêu thụ 1 Làm bằng PE 2triệu/m3 7,72
V= 3,86m3
6 Bể hòa tan PAA 1 Làm bằng PE 2 triệu/m3 3,44
V= 1,72m3
7 Ngăn khuấy 1 Bê tông cốt thép 2triệu/1m3 111,2
trộn 1,2 V =55,6m3
8 Bể lắng sơ cấp 2 Bê tông cốt thép 2triệu/1m3 680
V =170m3
9 Bể aeroten 2 Bê tông cốt thép 2triệu/1m3 2160
V =540m3
10 Bể lắng thứ cấp 2 Bê tông cốt thép 2triệu/m3 1568
V =392m3
11 Bể nén bùn 1 Bê tông cốt thép 2triệu/m3 420
V = 210 m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 338
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
12 Bể khử trùng 1 V= 68 m3 2triệu/m3 136
12 Nhà đặt máy 1 Bê tông 2 triệu/ m2 60
thổi khí = 30m2
13 Kho hóa chất 1 Bê tông 2 triệu/ m2 112
S = 56m2
14 Cơ sở hạ tầng 300
15 Hệ thống thoát 200
nước măt
16 Nhà điều hành 1 Bê tông 1,5 45
S =30m2 triệu/ m2
17 Hệ thống lan Bê tông cốt thép 60
can cầu thang
18 San nền (S = 0,2triệu/m2 600
3000m2)
19 Nhà đặt máy ép Bê tông 2 40
bùn S = 20m2 triệu/ m2

20 Tháp hấp phụ 2 Bê tông 500 triệu/1 1000


cái
Tổng cộng 8716

Chi phí phần lắp đặt


Bảng 5.2: Khái toán chi phí lắp đặt
Thành tiền
Các hạng Đặc tính kỹ
STT Cách tính (triệu.
mục thuật
VNĐ)
Ống dẫn nước,
Phần đường
ống thép
ống công Ống dẫn bùn,
nghệ (Hệ ống thép
1 Khái toán 3000
thống đường Ống dẫn hóa
ống, van, chất
khuỷu, ren...) Van
Khuỷu
Phần lắp đặt
điện động lực
2 Khái toán 1500
và tự động
hóa
Tổng cộng 4500
Vậy chi phí xây lắp: 8716 + 4500 = 13216 triệuVNĐ
2. Dự toán chi phí phần thiết bị
Bảng 5.3: Khái toán chi phí thiết bị
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 339
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
THÀNH
ĐV. SỐ ĐƠN GIÁ
STT LOẠI HÀNG HÓA TIỀN
TÍNH LƯỢNG (TR..VNĐ)
(TR.VNĐ)
1 Hệ thống phân phối khí cho Hệ 1 200
bể điều hòa thống
2 Hệ thống phân phối khí cho Hệ 2 500 1000
bể aeroten thống
4 Máy thổi khí 6 60 360
triệu/cái
6 Bơm nước từ bể điều hòa 3 200 600
lên ngăn khuấy trộn triệu/cái
7 Bơm bùn tuần hoàn từ bể 2 450 900
lắng 2 về aeroten triệu/cái
8 Bơm bùn dư từ lắng 2 đến 2 52 104
bể nén bùn triệu/cái
9 Bơm bùn từ lắng sơ cấp đến 2 78 156
bể nén bùn
10 Bơm bùn từ bể nén bùn đến 2 130 260
máy ép bùn
11 Bơm định lượng axit 2 30 60
12 Bơm định lượng phèn 4 30 120
13 Bơm định lượng PAA 2 30 60
14 Máy ép bùn băng tải 800
15 Thùng chứa hóa chất Cái 3 0,2 0,6
16 Hệ thống pha trộn hóa chất Bộ 7 500
17 Hệ thống khuấy trộn hóa Bộ 2 300
chất với nước thải
18 Thiết bị đo pH 1 60
19 Thiết bị kiểm tra DO Bộ 272
20 Xe gom bùn khô 1 150
21 Thiết bị đo lưu lượng 1 200
23 Thiết bị đo mức 1 20 20
26 Tủ điều khiển tự động và 800
bảng hệ thống tín hiệu
27 Thanh gạt bể nén bùn Bộ 20
28 Máng thu nước răng cưa Bộ 2 10 20
Tổng cộng 6962,6

3. Chi phí các kiến thiết cơ bản khác 500 triệu VNĐ
⇒ Vậy tổng mức đầu tư xây dựng trạm xử lý là : 13216 + 6962,6 + 500 = 20678,6
triệu
V.1.2. Tính toán chi phí vận hành trạm xử lý
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 340
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1. Chi phí điện năng
Chi phí điện công nghiệp là 1350 đ/1KWh
Bảng 5.4: Chi phí điện năng
Công suất Tổng số
Số thiết Tổng điện
điện của giờ hoạt
STT Hạng mục chi phí bị dùng năng sử dụng
mỗi thiết động trong
điện ( Kw/ngày)
bị (KW/h) ngày (h)
1 Động cơ ở bể nén bùn 1 1,5 8 12
Bơm nước thải từ bể
2 điều hòa lên ngăn 3 3,5 24 84
khuấy trộn
Bơm bùn thải bể lắng
3 2 1,6 0,056 0,1792
sơ bộ
4 Bơm bùn tuần hoàn 2 9,2 5,5 101,2
5 Bơm bùn thải bể lắng 2 2 1,1 1,83 4,03
Bơm bùn đến máy ép
6 2 2,6 1,5 3,9
bùn
7 Máy ép bùn 1 20 8 160
8 Máy thổi khí 3 50 12 1800
Bơm định lượng hóa
9 5 0,3 24 36
chất
Động cơ cánh khuấy
10 cho cho bể hòa trộn 6 11,14 6 67
hóa chất
Động cơ cánh khuấy
11 cho ngăn khuấy trộn 2 2,8 24 134,4
hóa chất với nước thải
Điện tiêu hao cho hệ
12 thống điều khiển và 100
chiếu sáng khu xử lý
Bơm nước lên tháp hấp
13 2 3 24 144
phụ
Tổng cộng 2646
Vậy chi phí điện là : 2646 x 1350 = 3572100 VNĐ/ ngày
2. Chi phí hóa chất
Bảng 5.5: Chi phí hóa chất (tính cho 1 ngày)
Định mức Lượng sử Đơn giá Thành tiền,
STT Hóa chất
(kg/m3) dụng, kg (đ/kg) VNĐ
1 Axit 0,13.10-3 0,39 20000đ/kg 7800
2 Phèn nhôm 0,121 361 5600đ/kg 2021600

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 341
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
3 PAA 0,88.10-3 2,64 123000đ/kg 324720
4 Than hoạt - 2260/180 20000đ/kg 251111
tính
Tổng cộng 2605231

3. Chi phí nhân công


- Tổng số cán bộ công nhân: 6 người gồm
- Công nhân vận hành: 3 người/ca ; 3ca/ngày
- Cán bộ quản lý: 1 người
- Lương trung bình là 3,5 triệu đồng/người /tháng.
Vậy chi phí nhân công là : 21 triệu đồng/ tháng
4. Chi phí khấu hao
- Thông thường trạm xử lý được thiết kế xây dựng trong 20 năm
- Tỷ lệ khấu hao là 6% đối với vốn đầu tư xây dựng nên vốn khấu hao trong 20
năm là : 0,06 x20678,6.106 x 20 = 2,48.1010
5 . Chi phí xử lý 1 m3 nước thải
Chi phí vận hành = Chi phí điện + Chi phí hóa chất + Chi phí nhân công + Chi phí
khấu hao = (3,57 +2,605).106 x 30 x 12 x 20 +( 21 x 12 x 20 )106 +2,48.1010
= 7,43 1010 VNĐ
Vậy chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải là : G = S
EMBED Equation.3 Q

Trong đó: S_ Tổng tiền xây lắp, vận hành trong 20 năm
S = 20678,6. 106 + 7,43. 1010 = 9,5. 1010
Q_ Tổng thể tích nước thải trong 20 năm
Q = 3000 x 30 x 12 x 20 = 21,6.106
⇒ G = S/Q = 9,5. 1010 / 21,6.106 = 4398VNĐ
V.2. VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Có ba giai đoạn trong vận hành một hệ thống xử lý nước thải :

 Chạy thử
 Vận hành hàng ngày
 Xử lý sự cố

1. Chạy thử
Khi bắt dầu vận hành một hệ thống xử lý nước thải mới hay khởi động lại hệ thống cũ
sau khi bị hỏng hóc (chẳng hạn sau khi rửa sạch bùn do nước thải quá tải hay bị nhiễm

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 342
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
độc tính) có một số nguyên tắc cần tuân thủ để hệ thống xử lý nước thải trở lại hoạt
động bình thường trong thời gian sớm nhất :

6. Cần tăng dần tải lượng của hệ thống XLNT trong thời gian 1 tháng. Khi xây
dựng hệ thống mới điều quan trọng là chỉ cho một phần nước thải chạy qua bể
sục khí.
7. Lượng DO(oxy hòa tan) cần giữ ở mức 2 – 3 mg/L và nhất thiết không sục khí
quá nhiều khi trong giai đoạn khởi động (cần điều chỉnh dòng khí hàng ngày).
8. Phải kiểm tra lượng DO và SV (thể tích bùn) trong bể hiếu khí. Thể tích bùn sẽ
tăng và khả năng tạo bông và lắng của bùn cũng tăng dần trong thời gian một
tháng.
9. Cần kiểm tra lượng SS ( chất rắn lơ lửng ) trong bể hiếu khí hàng tuần.
10. Không lấy bùn dư chừng nào thể tích bùn chưa đạt lượng SS từ 3 – 4 mg/L.

Thông thường cần có 2 loại tuổi bùn để đạt tới hoạt động ổn định của hệ thống xử
lý nước thải. Theo thiết kế khuyến cáo và nếu nhiệt độ nước thông thường là 25 –
300C tuổi bùn đạt 10 – 15 ngày.

2. Vận hành hàng ngày


Vận hành xử lý hệ thống xử lý nước thải sinh học hàng ngày cần phải bảo đảm các yếu
tố sau :

6. Giữ lượng DO trong bể hiếu khí từ 2 – 4 mg/L (điều chỉnh dòng khí)
7. Điều chỉnh lượng bùn dư và giữ thể tích bùn ở mức 500mg/L.
8. Làm sạch máng tràn.
9. Vớt vật nổi trên bề mặt của bể lắng (để tránh hình thành mùi).
10. Kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị cơ/điện.
Ngoài các hoạt động thường nhật còn có các hoạt động không tiến hành hàng ngày mà
vào theo định kỳ như lấy mẫu,làm sạch bể chứa bùn và thay thế thiết bị.

3. Xử lý sự cố
Nếu thực hiện chương trình quan trắc và tiến hành các hoạt động thường nhật, chúng
ta có thể có được hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt trong một thời gian dài. Tuy
nhiên, nếu có sự cố xảy ra, điều quan trọng là phải phân tích nguyên nhân để giải quyết
sự cố. Dưới đây là một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải với
nguyên nhân và hành động sửa chữa cần tiến hành :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 343
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

Biện pháp sửa chữa,


Hạng mục Sự cố Nguyên nhân
khắc phục
Vật chất bị lắng trước
Mùi Loại bỏ vật lắng
Song chắn khi tới song chắn
rác Không làm vệ sinh Tăng lượng nước làm vệ
Tắc
sạch sẽ sinh
Mùi Lắng trong bể Tăng cường khuấy,sục khí
Bể điều hoà Mức nước cao Quá tải nước thải,bơm Đưa một phần nước sang hồ
ngập bể bị hỏng tắc khẩn cấp,kiểm tra lại bơm
Bọt trắng nổi Có quá ít bùn (thể tích
Dừng lấy bùn dư
trên bề mặt bùn thấp)
Nhiễm độc tính (thể Tìm nguồng gốc phát sinh
tích bùn bình thường) để xử lý
Có lượng oxy hoà tan
Bể hiếu khí Bùn có màu
(DO) quá thấp (yếm Tăng cường sự sục khí
đen
khí)
Có bọt khí
Thiết bị phân phối khí Thay thế thiết bị phân phối
ở một số chỗ
bị nứt khí
trong bể
Bùn đen trên Thời gian lưu bùn quá
Loại bỏ bùn thường xuyên
mặt lâu
Có nhiều bông
nổi ở dòng Nước thải quá tải Xây bể to hơn
Bể lắng
thải
Máng tràn quá ngắn Tăng độ dài của máng tràn
Nước thải Khả năng lắng của bùn Tăng hàm lượng bùn trong
không trong kém bể hiếu khí

KẾT LUẬN

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 344
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Như chúng ta đã biết hiện nay, dệt – Nhuộm đang là một trong những ngành kinh
tế mũi nhọn của nước ta. Cùng với sự phát triển không ngừng về số lượng các nhà máy
xí nghiệp dệt – may thì cũng nảy sinh nhiều vấn đề môi trường có liên quan cần giải
quyết. Đó là nguy cơ gây ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nhiệt và đặc
biệt là ô nhiễm nguồn nước do nước thải chưa qua xử lý. Vì đây cũng là một trong
những ngành sản xuất sử dụng nước và hóa chất tương đối lớn và nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước thải cao đặc biệt là các chất tẩy trắng và thuốc nhuộm _ là những
chất độc hại và khó phân hủy sinh học. Vì vậy nước thải này cần đặc biệt được quan
tâm và cần phải có giải pháp cụ thể để đảm bảo được môi trường và lợi ích kinh tế.
Trong đồ án này đã làm được một số việc sau
• Tìm hiểu sự phát triển của ngành Dệt- Nhuộm trên thế giới và ở Việt Nam.
• Tìm hiểu và đánh giá thực trạng ô nhiễm các nhà máy Dệt-Nhuộm ở Việt
Nam.
• Đã đề xuất, lựa chọn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy
Dệt-Nhuộm công suất 300m3/ngày đêm.
• Tính toán khái quát kinh tế vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải
Dệt -Nhuộm của thiết kế.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên đồ án trên không thể tránh khỏi thiếu
sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đồ án được
hoàn thiện hơn.

µ Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3


EMBED Equation.3
Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể, m3/h. Q =63m3/h
EMBED Equation.3 µ §
Lượng cặn dư phải xả hàng ngày sau khi nhà máy hoạt động ổn định
Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính (tỷ lệ bùn hoạt tính sinh ra do giảm chất nền) là:
EMBED Equation.3 µ § [4 – 67]
Trong đó:
Y: Hệ số năng suất sử dụng chất nền cực đại (mg bùn hoạt tính/mg BOD5 tiêu
thụ). Là tỷ số giữa khối lượng tế bào và khối lượng chất nền được tiêu thụ trong một
thời gian nhất định. Y = 0,4 EMBED Equation.3 µ §0,8. Chọn Y = 0,5 [(Bảng 5.1)\(4 -
71)].
Kd: Hệ số phân huỷ nội bào, 1/s. Kd = 0,02 – 0,1. Chọn Kd = 0,05
[(Bảng 5.1)\(4 - 71)]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 345
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 µ §c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn. (c
= 4 – 15 ngày
Chọn EMBED Equation.3 µ §c= 10 ngày [(Bảng 2.18)\(2 - 203)].
EMBED Equation.3 µ §
Lượng bùn hữu cơ sinh ra do khử BOD5 : Abùn EMBED Equation.3 µ §
[4 - 68]
Trong đó: ybùn: Tốc độ tăng trưởng của bùn hoạt tính. ybùn = 0,33
Q: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 324 mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S =38 mg/l.
Abùn EMBED Equation.3 µ kg/ngày
Tổng lượng cặn lơ lửng sinh ra theo độ tro của cặn Z = 0,3
Abùn 138
A= = = 198 kg/ngày [4 – 156]
EMBED Equation.3 1 − 0,3 0,7

Lượng cặn dư hàng ngày phải xả đi là:


Axả = A – (Q x 26.10-3) = 198 – (1500 x 26.10-3) = 159 kg/ngày
Tính lưu lượng bùn xả ra hàng ngày từ đáy bể lắng .
Ta có : V×X [4 - 65]
θc =
EMBED Equation.3 Q x × X t + Qr × X r

Suy ra: V × X − QR × X r × θ c
Qx =
EMBED Equation.3 θc × X t

Trong đó
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
Qr: Lưu lượng nước đã xử lý ra khỏi bể lắng, m3/ngày
Qr = Qv = 1500 m3/ngày (coi lượng nước theo bùn là không đáng kể)
Xr: Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng, mg/l.
Nước xử lý xong có hàm lượng cặn lơ lửng là 26 mg/l gồm 65% là cặn hữu cơ.
Hàm lượng cặn hữu cơ trong nước ra khỏi bể lắng là: 0,65 EMBED Equation.3 × 26 =
17 mg/l
Trong 65 % cặn hữu cơ thì độ tro của cặn chiếm 30 % [4 - 91]
Nồng độ bùn hoạt tính trong nước đã lắng (cặn không tro) là: Xr = 0,7 EMBED
Equation.3 × 17 = 12 mg/l
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn.
EMBED Equation.3 θ c= 10 ngày.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 346
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Xt: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn lại bể
Aerotank, g/m3.
Ta có phương trình cân bằng lượng bùn vào và ra trong bể Aerotank như sau:
[10 – 166]
EMBED Equation.3 Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X
Trong đó: Qt: Lưu lượng bùn tuần hoàn, m3/ ngày.
Qv: Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q = 1500 m3/ngày đêm
X t: Nồng độ bùn hoạt tính (cặn không tro) lấy từ đáy bể lắng để tuần hoàn
lại bể Aerotank, g/m3.
X0: Nồng độ bùn hoạt tính có trong nước đi vào bể thường không đáng kể,
coi X0 = 0.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
Qt Q + Qt
Qt X t + Qv X 0 = (Qv + Qt ) X ⇒ Xt = v X
Qv Qv
EMBED Equation.3 ⇔ αX t = (1 + α ) X

Với Qt : tỷ số tuần hoàn.


α= EMBED Equation.3 α = 0,25
EMBED Equation.3 Qv

EMBED Equation.3 ÷ 1 [(Bảng2.18)\(2- 203)]. Chọn EMBED Equation.3 α = 0,8


(1 + α ) X (1 + 0,8)3000
Xt = = = 6750 mg/l
EMBED Equation.3 α 0,8

Vậy nồng độ bùn hoạt tính tính theo hàm lượng cặn không tro là:
mg/l
EMBED Equation.3 X t = 0,7 × 6750 = 4725
Suy ra:
EMBED Equation.3

V × X − QR × X r × θ c 540 × 3000 − 1500 × 12 × 10


Qx = = = 31 m3/ngày
θc × X t 10 × 4725
Vậy : Lưu lượng bùn xả là 31 m3/ngày
Lưu lượng nước đã xử lý ra khỏi bể lắng là 1500 m3/ngày.
a. Xác định lưu lượng tuần hoàn Qt . Để nồng độ bùn hoạt tính trong bể
luôn giữu giá trị X = 3000mg/l
Ta có: Qt .Xt + QV .X0 = (Qv + Qt )X [4 – 69] mà X0 = 0 nên Qt .Xt = (Qv + Qt )X
⇒ Qt X 3000
= = = 0,8
EMBED Equation.3 QV X t − X 6750 − 3000

⇒ Qt = 0,8 x Qv = 0,8 x 1500 = 1200m3/ngày

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 347
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
b. Thời gian tích luỹ cặn.
V×X [4 - 69]
T=
EMBED Equation.3 Abùn

Trong đó: X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính), g/m3. X = 3000 mg/l
V: Thể tích bể Aerotank, m3. V = 540 m3
EMBED Equation.3 θ c: Thời gian lưu cặn trong bể hay còn gọi là tuổi bùn.
Chọn EMBED Equation.3 θ c = 10 ngày
Abùn : Lượng bùn hoạt tính sinh ra trong 1 ngày. Abùn = 138 kg/ngày
V × X 540 × 3000
T= = = 12 ngày
EMBED Equation.3 A 138 × 10 3

c. Kiểm tra tỷ số F/M.


F S0 [4 – 66]
=
EMBED Equation.3 M θ × X
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0= 324 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
EMBED Equation.3 θ : Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank.
EMBED Equation.3 θ = 8,6 giờ EMBED Equation.3 ≈ 0,36 ngày

F S0 F 324
= ⇒ = = 0,3 mg BOD5/mg bùn.
EMBED Equation.3 M θ × X M 0,36 × 3000
ngày EMBED Equation.3 µ §

Giá trị này nằm trong khoảng 0,2 – 0,4 ,nên các thông số mà ta đã chọn là phù
hợp [(Bảng 2.18)/ (2 – 203)]
d. Kiểm tra giá trị tốc độ sử dụng chất nền BOD5 của 1g bùn hoạt tính.
EMBED Equation.3 µ § [4 – 67]
Trong đó: S0: Nồng độ BOD đầu vào, mg/l. S0 = 324mg/l.
S : Nồng độ BOD còn lại sau khi xử lý, mg/l. S = 38 mg/l.
X : Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính). X = 3000 mg/l
EMBED Equation.3 µ §: Thời gian lưu của nước trong bể Aerotank.
EMBED Equation.3 µ §= 8,6 giờ
EMBED Equation.3 µ § mgBOD5/mg bùn. giờ
e. Tải trọng thể tích
Chiều dài15mChiều rộng8mChiều cao4,5mThời gian
lưu nướct = 8,6 hLưu lượng bùn hữu cơ sinh ra khi
khử BOD5A = 138 kg/ngàyLưu lượng bùn xảQx
=31m3/ngàyLưu lượng bùn tuần hoànQt =

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 348
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
1200m3/ngàyThời gian tích lũy cặnT = 12
ngàyTỉ số F/M0,3mgBOD5/mg bùn.ngThể
tích bể L = EMBED Equation.3 µ §kg
BOD5/ m3ngày [4 – 158]
V = 540 m3

Giá trị này nằm trong khoảng 0,8


– 2 ,nên các thông số mà ta đã
chọn là phù hợp [(Bảng 2.18)/ (2
– 203)].

Bảng 5.8: Bảng tóm tắt các chỉ


tiêu thiêt kế bể aeroten

Bể aeroten (2 bể)

Tốc độ sử dụng chất nềnCác chỉ tiêuGía trị ρ = 0,011mgBOD5/mg bùn.h


Tải trọng thể tích L = 0,9 kgBOD5/m3.ngày

18. Bể lắng hai


Bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng trong nuớc sau khi xử lý bằng Aeroten trước khi cho nước thải
thải ra ngoài hoặc cho qua xử lý tiếp bằng than hoạt tính. Đồng thời bể lắng 2 có nhiệm vụ
cô đặc bùn đến nồng độ nhất định để tuàn hoàn lại bể Aeroten.
Chọn bể lắng tròn, phân phối nước vào bể theo ống trung tâm ở giữa bể và thu nước ra bằng
máng thu được bố trí quanh chu vi bể.
- Diện tích phần lắng của bể lắng 2 xác định theo công thức:
Qr (1 + α )C 0 , m2 [4 - 150]
S=
EMBED Equation.3 Ct × VL

Trong đó: Q1 : Lưu lượng nước thải đi vào bể. Q1 = 125 m3/h
EMBED Equation.3 α : Hệ số tuần hoàn, EMBED Equation.3 α = 0,8
C0 : Nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank. C0 =
EMBED
X
Equation.3 1 − Z
Trong đó: X : Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong aeroten, X = 3000g/m3
Z : Độ tro cặn, Z = 0,3
⇒ C0 = X 3000 3
= = 4285 g/m
EMBED Equation.3 1 − Z 1 − 0,3

Ct: Nồng độ bùn trong dòng tuần hoàn, g/m3. Ct = 4725g/m3

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 349
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
VL : Phụ thuộc vào nồng độ cặn CL và tính chất của cặn, thường xác định bằng thực
nghiệm . Ở đây do không có điều kiện thực nghiệm nên có thể xác định theo công thức
sau: − KC L 10 −6
[4 - 150]
EMBED Equation.3 VL = Vmaxe

Hình5.6: Cấu tạo bể lắng đứng


Trong đó: Vmax= 7 m/h
K = 600
CL: Nồng độ cặn tại mặt phân chia.
CL = ½ Ct = 1/2 EMBED Equation.3 × 4725 = 2362 mg/l
Do đó ta có: − KCL 10− 6
= 7 × e −600× 2362×10 = 1,67
−6

EMBED Equation.3 VL = Vmaxe


Q1 (1 + α )C 0 125(1 + 0,8)4285 2
⇒S= = = 124 m
EMBED Equation.3 Ct × VL 4725 × 1,67

- Nếu cả diện tích buồng phân phối trung tâm: Sbể = 1,1 x 124 = 136 m2
Chọn hai bể lắng đứng hình tròn, được xây dựng bằng bê tông.
- Diện tích của mỗi bể là : 136 2
= 68 m
EMBED Equation.3 2
-
Đường kính bể: D= 4S 4 × 68 m
= =9
EMBED Equation.3 π π
- Đường kính buồng phân phối trung tâm là: d = 0,2D = 0,2 x 9 = 1,8 [4 – 160]
- Diện tích buồng phân phối trung tâm là: F =
EMBED Equation.3

πd 2 π × 1,8 2
= = 2,54 m2
4 4
- Diện tích vùng lắng của bể : SL = 68 – 2,54 = 65 m2
Kiểm tra:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 350
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Tải trọng thủy lực:
+ Lưu lượng trung bình : Q 1500 3 2
a= = = 23,1 m /m .ngày
EMBED Equation.3 SL × 2 65

Gía trị này nằm trong khoảng (16,4 – 32,8) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[4 – 153]
+ Lưu lượng lớn nhất: amax = 6363
= 49m 3 / m 2 .ngày
EMBED Equation.3 65 × 2
Gía trị này nằm trong khoảng (41– 49,2) m3/m2.ngày, nên bể hoạt động hiệu quả
[4 – 153]
- Vận tốc đi lên của dòng nước trong bể : v = 23,1
= 0,97m / h =
EMBED Equation.3 24
0,0003m/s
- Máng thu nước sau lắng được bố trí vòng tròn, có đường kính bằng 0,8 đường
kính bể và ôm theo chu vi bể. Máng răng cưa được neo chặt vào thành trong của bể
nhằm điều chỉnh dòng chảy từ bể vào máng thu
Dmáng = 0,8 x Dbể = 0,8 x 9 = 7,2 m [4 – 161]
- Chiều dài máng thu nước: Lmáng = Dmáng π = 7,2 x 3,14 = 22,608m
Chọn tấm răng cưa bằng thép không rỉ, dày 5mm, cao 260mm, dài 19,72m. Trên một
mặt được cắt thành hình răng cưa (dạng hình thang cân) có chiều cao 60mm, đáy nhỏ
50mm, đáy lớn 140mm [16]
- S
ố răng cưa:
n × 50 + ( n − 1) × 90 = 22608
EMBED Equation.3 ⇒ n = 189
-
Tải trọng thuỷ lực của máng thu:
Q 125
U = = = 2,8m 3 / m 2 .h
EMBED Equation.3 m Lm × 2 22,608 × 2

Chọn chiều cao vùng lắng là H = 4,2 m ( phần hình trụ) [7 – 51]
- Chiều cao của ống trung tâm h = 0,9 H = 0,9 x 4,2 = 3,8m [9 – 47]
- P
hần chứa cặn của bể lắng đứng được xây thành hình nón , để cặn tự chảy vào hố thu thì
góc tạo bỡi tường đáy bể và mặt phẳng nằm ngang là 450. Cặn lắng xuống phần chứa
với dung tích lưu lại không quá 2 ngày. Cặn xả ra khỏi bể nhờ ống xả bùn dưới áp suất
thủy tĩnh và đường kính ống xả là từ 0,1 – 0,2 m , chọn d’ = 0,2m [7 – 51]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 351
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- C
hiều cao nón chóp là:

D −d' 9 − 0,2 m
EMBED Equation.3
hn = tg 45 0 = tg 45 0 = 4,4
EMBED Equation.3 2 2
- Chiều cao của bể lắng là : Hbể = H + hn + hxd = 4,2 + 4,4 + 0,3 = 8,9m
Do dòng chảy thay đổi đột ngột từ ống phân phối trung tâm sang vùng công tác nên
trong bể thường tạo nhiều vùng xoáy. Để hạn chế hiện tượng này thì ở dưới ống trung
tâm có đặt 1 tấm chắn hướng dòng để điều chỉnh vận tốc dòng nước khi ra khỏi phễu
phân phối phía dưới ống trung tâm. Các kích thước cơ bản của ống trung tâm được thể
hiện qua hình sau :

Hình 5.7: Cấu tạo phễu phân phối nước của ống trung tâm [7- 54]
+ Đường kính và chiều cao ống loe bằng nhau và bằng :

D1 = 1,35d = 1,35 x 1,8 = 2,4m, với d là đường kính của buồng phân phối trung tâm
+ Đường kính của tấm chắn : 1,3D1 = 1,3 x 2,4 = 3,12m
+ Góc nghiêng giữa tấm chắn và mặt phẳng ngang là 17o
Do đó chiều cao của tấm chắn là : h’ =
EMBED Equation.3
1,3 × D1 1,3 × 2,4
× tg17 0 = × tg17 0 = 0,4m
2 2
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đáy của tấm chắn hình nón là 0,25 – 0,5m,
chọn 0,5 m
+ Khoảng cách giữa đáy của ống loe và đỉnh của tấm chắn hình nón là: 0,5 – 0,4 =
0,1m
- Dung tích phần chứa cặn của bể:
V= π × hn D 2 + d 2 + D × d m3
×( ),
EMBED Equation.3 3 4
Trong đó: hn : Chiều cao phần hình nón chứa cặn, hn = 4,4m
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 352
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN

D : Đường kính của bể lắng, D = 9m

d : Đường kính phần đáy hình nón , lấy bằng đường kính ống xả cặn. Đường kính ống
xả cặn không được nhỏ hơn 100mm. Chọn d = 200mm
⇒ Vbùn =
EMBED Equation.3

π × hn D 2 + d 2 + D × d 3,14 × 4,4 9 2 + 0,2 2 + 9 × 0,2


×( )= ×( ) = 107 m3
3 4 3 4
- Nồng độ bùn trung bình trong bể
Ctb = C L + C t 2362 + 4725 g/m3 = 3,5
= = 3543,5
EMBED Equation.3 2 2
kg/m3
Lượng bùn bể lắng có thể chứa là: Gbùn =
EMBED Equation.3 V × Ctb
-

Trong đó: V: Thể tích ngăn chứa bùn.


Ctb: Nồng độ bùn trung bình trong bể
Gbùn = kg
EMBED Equation.3 V × C tb = 107 × 3,5 = 374,5 ≈ 375
Lượng bùn cần thiết trong bể Aerotank: Gbùn =
EMBED Equation.3 V × C0
-

Trong đó: V: Thể tích bể Aerotank.


C0: Nồng độ tế bào (nồng độ bùn hoạt tính) trong bể Aerotank.
C0 = 4285 mg/l
Gbùn = −3 kg
EMBED Equation.3 V AEROTEN × C 0 = 540 × 4285 × 10 = 2314
Như vậy nếu phải tháo khô bể Aerotank để sửa chữa thì khi hoạt động lại phải
chờ để tích luỹ cặn vì bùn từ bể lắng không đủ cấp để bể Aerotank hoạt động ngay.
- Dung tích bể lắng: Vlắng = Sbể x H = 68 x 8,6 =584,8 m3
- Lưu lượng nước đi vào bể lắng là : Q’ = Q + Qt
Trong đó : Q: Lưu lượng nước thải đi vào mỗi bể lắng , Q = 63 m3/h
Qt : Lưu lượng bùn tuần hoàn, Qt = 1200 m3/ngày= 50 m3/h
⇒ Q’ = 63 + 50 = 113m3/h
- Thời gian lưu nước trong bể : t= 584,8
= 5,17h
EMBED Equation.3 113
Trong đó: + Thời gian lắng:
V L S L × H 65 × 4,2
EMBED Equation.3 t1 = = = = 4,3h
Q Q 63
+ Thời gian cô đặc cặn:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 353
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vb 107
t2 = = = 0,09 (ngày) = 2,1h
EMBED Equation.3 Qt + Q xa 1200 + 31

Với Qxả : Lưu lượng bùn xả, Qxả =31 m3/ngày

Bảng 5.9 : Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thiết kế bể lắng 2
Số bể lắng (2 bể)
Diện tích bể 68m2
Đường kính bể D = 9m
Chiều cao bể H= 8,9m
Thời gian lưu nước trong bể t = 5,17h
Vận tốc đi lên của dòng nước v = 0,0003m/s
Chiều cao chóp nón hn = 4,4m
Dung tích phần chứa cặn Wc = 107m3
Tải trọng thủy lực U = 23,1m3/m2.ngày
Buồng phân phối Chiều cao h = 3,8m
trung tâm Đường kính d = 1,8m
Diện tích F = 2,45m2
Máng thu nước Đường kính máng Dm = 7,2m
răng cưa Chiều dài máng Lm = 22,608m
Số răng cưa n = 189
Tải trọng Um= 2,8 m3/m2.h
. Tính toán tháp hấp phụ than hoạt tính.
Độ hấp phụ màu của than hoạt tính tính theo Pt- Co được qui đổi theo công thức
sau:
I = 3895 EMBED Equation.3 × x
Trong đó
I: Độ hấp phụ màu của than hoạt tính, Pt- Co
x : Độ hấp phụ màu của than hoạt tính, g chất bị hấp phụ/g chất hấp phụ.
Chọn vật liệu hấp phụ là than hoạt tính loại than đá, dạng hạt và có kích thước 2,5
mm. Theo [(Bảng X.1)/(243-14)] ta có khả năng hấp phụ của than đá là 50 g/g chất hấp
phụ khô.
Do đó ta có: I = 3895 EMBED Equation.3 × x = 3895 × 50 = 194750 Pt- Co/g chất hấp
phụ.
Nước thải trước khi vào tháp hấp phụ có độ màu 225 Pt- Co và ta cần giảm độ
màu của nước thải xuống 150 Pt- Co (theo TCVN 5945- 2005 (cột B)). Do đó ta có
lượng màu cần xử lý tính cho 100 ml là:
225 – 150 = 75 Pt- Co
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 354
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Vì độ màu tính theo Pt- Co được xác định theo 100 ml nước, do đó lượng màu
cần xử lý tính cho 3000 m3/ngày đêm là:

3000.10 6
G1 = 75 EMBED Equation.3 × = 225.107 Pt- Co
100
Chọn thời gian hoàn nguyên than là 6 tháng.
Lượng màu cần hấp phụ trong thời gian 6 tháng là:
G = EMBED Equation.3 225.10 7 × 6 × 30 = 4.05.1011 Pt- Co
Vậy khối lượng than cần cho hấp phụ là:
G 4.04.1011
m = EMBED Equation.3 = = 2079589,217 g EMBED
I 194750
Equation.3 ≈ 2079,6 kg
Theo [(Bảng 2.14)\(135-16)] ta có mật độ đổ đống của than hoạt tính đối với loại có
đường kính 2,5 mm là 230 kg/m3.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 355
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Do đó, thể tích của lớp than hoạt tính là:
2079,6
V = EMBED Equation.3 = 9,04 m3
230
Chọn tháp hấp phụ có đường kính là 4 m.
Tiết diện của tháp là:
d2 42
S = EMBED Equation.3 π =π = 12,6 m2
4 4
Chiều cao của lớp than hoạt tính là:
V 9,04
h = EMBED Equation.3 = = 0,72 m
S 12,6
Trong tháp, lớp vật liệu hấp phụ được đặt trên một tấm lưới có lỗ. Thường đường
kính các lỗ là 50 EMBED Equation.3 ÷ 60 mm và cách nhau 10 EMBED Equation.3
÷ 15 mm. Trên tấm lưới là một lớp đỡ bằng đá dăm hay sỏi với chiều cao khoảng 400
EMBED Equation.3 ÷ 500 mm để cho vật liệu hấp phụ khỏi lọt qua lưới và tạo cho
dòng nước phân phối đều theo toàn bộ tiết diện ngang của lớp vật liệu, chọn h’= 0,4 m
[273-5]. Lớp vật liệu trên cùng cũng phải được phủ bằng một lớp đá dăm hoặc sỏi theo
thứ tự kích thước ngược lại với lớp đá dưới cùng và cũng được ép dưới một tấm lưới để
ngăn ngừa không cho hạt vật liệu hấp phụ trôi khỏi tháp theo nước khi tốc độ lọc tăng
lên hoặc do các bọt khí tách ra từ nước nổi lên.
Vậy, chiều cao lớp đệm là:
H = hthan + hs
Trong đó
hthan: Chiều cao lớp than.
hs : Chiều cao lớp sỏi.
H = hthan + hs = 0,72 + 0,4 EMBED Equation.3 × 2 = 1,52 m
Chiều cao tổng của tháp là:
Ht = H + hbv + hchóp
Trong đó
H : Chiều cao đệm. h = 1,52 m
hbv : Chiều cao bảo vệ. Chọn hbv = 0,3 m
hchóp : Chiều cao phần chóp ở đáy. Chọn hchóp = 0,4 EMBED Equation.3 × 2 = 0,8
m

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 356
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
EMBED Equation.3 ⇒ Ht = H + hbv + hchóp = 1,52 + 2 EMBED
Equation.3 × 0,3 + 0,8 = 2,92 m
Chọn chiều cao chân đỡ 0,2 m.
Vậy nước thải sau khi qua tháp hấp phụ đạt được độ màu theo tiêu chuẩn thải ra
môi trường.
EMBED Visio.Drawing.11

Nướcvào

V-1
Cửanước
vào
Ốngphânphối

Thânthiết bị

Lớpthan

Lớpsỏi dăm

Cửanướcra

Chânđỡ

V-3

Nướcra

nh 12. Tháp hấp phụ than hoạt tính.

19. Bể nén bùn


Bể cô đặc cặn bằng trọng lực làm việc như bể lắng đứng hình tròn.
Dung dịch cặn loãng đi vào buồng phân phối đặt ở tâm bể, cặn lắng xống và được
lấy ra từ đáy bể , nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể để đưa trở lại khu xử
lý . Trong bể đặt máy gạt cặn để gạt cặn ở đáy bể về hố thu trung tâm . Để tạo ra các
khe hở cho nước chuyển động lên trên mặt, trên tay đòn của máy cào cặn gắn các thanh
dọc, khi máy cào chuyển động quanh trục, hệ thanh dọc này khuấy nhẹ khối cặn, nước
trào lên trên làm cho cặn đặc hơn.
Cặn đưa vào bể gồm cặn từ bể lắng sơ cấp và bùn xả từ bể lắng 2
- Lượng cặn từ bể lắng 1:

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 357
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
+ Khối lượng hỗn hợp cặn: G1 = 761 x 2 = 1522kg/ngày, có tỷ trọng S = 1,02, nồng độ
P = 5%.
+ Thể tích V1 = 15 x 2 = 30 m3/ngày
- Cặn từ bể lắng 2:
+ Thể tích cặn đưa vào bể: V 2 = QX = 31 x 2 = 62 m3/ngày
Ta có: V2= G2
, m 3 / ngày
EMBED Equation.3 S × P [4 – 205]
Trong đó: V : thể tích hỗn hợp, m3/ngày
G : Trọng lượng cặn khô, (Tấn /ngày)
S : Tỷ trọng của hỗn hợp cặn, chọn S = 1,005( T/ ngày) [4 – 200]
P: Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hỗn hợp, chọn P = 0,01 ( độ ẩm của
bùn là 99%) [4 – 204]
⇒ Khối lượng cặn : G2 = 62 x 0,01 x 1,005 = 0,623 T/ngày
- Lượng cặn đưa vào bể trong 1 ngày: G = G1 + G2 = 1,522 + 0,623 = 2,145 T/ngày
- Tổng thể tích cặn đưa vào bể là : Qc = V1 + V2 = 30 + 62 = 92 m3/ngày
- D
iện tích bề mặt bể nén bùn : G (m2)
F=
EMBED Equation.3 a
Trong đó: G: Lượng cặn đưa vào bể G = 2145 (kg/ngày).
a: Tải trọng cặn trên bề mặt bể cô đặc trọng lực, a = 39 – 78
(kg/m2.ngày) .Chọn a = 75 (kg/m2.ngày).
2145
⇒F= = 28(m 2 )
EMBED Equation.3 70
- Đ
ường kính bể nén bùn:
4× F 4 × 28
EMBED Equation.3 D = = = 6m
π 3,14
- Đ
ường kính ngăn phân phối trung tâm có đường kính bằng 20% đường kính của bể [4 –
216] : dtt = 0,2 EMBED Equation.3 × D = 0,2 EMBED Equation.3 × 6= 1,2 (m)
- Chiều cao của bể thường từ 3 – 3,7m, chọn Hbể = 3,7m [4 – 216]
- Chiều cao của ống trung tâm thường từ 1 – 1,25m, chọn htt = 1m [4 – 216]
- Chiều cao của chóp đáy bể có độ dốc 10% về phía tâm
h = 0,1× D 6
= 0,1 × = 0,3m(m)
EMBED Equation.3 2 2
- Chiều cao của bể là : Hbể = htt + h + hb + hbv
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 358
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
- Chọn chiều cao bảo vệ là 0,3m
- Chiều cao vùng chứa cặn : hb = Hbể - h – htt – hbv = 3,7 – 0,3 – 1,2 – 0,3 = 1,9m
- Thời gian lưu cặn từ 0,5 – 20 ngày. Chọn thời gian lưu cặn là 2,5 ngày [4 – 216]
- Thể tích của bể là : Vbể = Qc x t = 92 x 2,5 = 230 m3
Kiểm tra: Tải trọng dung dịch cặn đưa vào bể
70 × 92 2
= 28 kg/m .ngày
EMBED Equation.3 230
Gía trị này nằm trong khoảng 24 – 30 kg/m2.ngày. Nên bể hoạt động hiệu quả.
Xác định tỷ trọng và thể tích cặn sau khi cô dặc
Cặn sau khi cô đặc có nồng độ 5% [4 – 203]
Ta có:
WC Wv Wh [4 – 206]
= +
EMBED Equation.3 S k SV Sh

Trong đó:

Wc : Trọng lượng bùn khô, Wc = 1,384 T/ngày


(Gỉa sử trong hỗn hợp cặn khô gồm 1/3 cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 T/m 3 và 2/3 cặn hữu
cơ có tỷ trọng 1T/m3).Thì:
+ Trong đó cặn vô cơ có tỷ trọng 2,5 chiếm 25% tức Wv = 0,25 x 1384 = 346 kg/ngày
+ Cặn hữu cơ có tỷ trọng 1 chiếm 75% tức Wh = 0,75 x 1384= 1038kg/ngày

Sk : Tỷ trọng bùn khô

Sv : Tỷ trọng bùn vô cơ, Sv = 2,5 T/m3

Sh : Tỷ trọng bùn hữu cơ, Sh = 1 T/m3


⇒ WC Wv Wh 1,384 0,346 1,038
= + ⇔ = + = 1,1764
EMBED Equation.3 S k SV Sh Sk 2,5 1

⇒ Sk = 1,1765
Vậy tỷ trọng của hỗn hợp cặn 95% là nước 5% là cặn (cặn có độ ẩm 95%)
1 0,05 0,95 1 0,05 0,95
= + ⇔ = + = 0,99
EMBED Equation.3 S Sk 1 S 1,1765 1

⇒ S = 1,01
Vậy thể tích cặn sau khi nén ở bể nén bùn là :

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 359
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
V= WC , m3 [4 – 205]
EMBED Equation.3 S × P
Trong đó : Wc : trọng lượng cặn khô (tấn), WC = 1,384T/ngày
S : Tỷ trọng hỗn hợp cặn, S = 1,01 T/m3
P : Nồng độ phần trăm của cặn khô trong hốn hợp theo tỉ lệ thập phân, P
= 0,05
⇒V= WC 1,384 3
= = 28 m /ngày
EMBED Equation.3 S × P 1,01 × 0,05

Bùn đã nén được định kỳ được bơm đi lọc ép bùn.


Nước sau khi tách bùn tự chảy trở lại về bể điều hoà để tiếp tục xử lý một lần nữa
20. Máy ép bùn
Từ bể nén bùn , cặn được bơm lên máy lọc ép băng tải , giả sử máy làm việc 8 giờ
1 ngày, 1 tuần làm 5 ngày
- Lưu lượng cặn đưa đến máy lọc ép băng tải là: q = 28
= 3,5
EMBED Equation.3 8
m3/h
- Lượng cặn đưa vào máy 1 tuần là: G = 1,384 x 7 = 9,688T
Q = 28 x 7 = 196m3
- Lượng cặn đưa và máy trong 1 giờ: G’ =
EMBED Equation.3
9688
= 242,2kg / h
5×8

Q’ = 196
= 4,9m 3 / h
EMBED Equation.3 5 × 8
- Sau khi qua máy lọc ép băng tải , độ ẩm còn lại của cặn là 75%, tỷ trọng của hỗn hợp

cặn là: 1 0,05 0,95 1 0,25 0,75


= + ⇔ = + = 0,93
EMBED Equation.3 S Sk 1 S 1,383 1

⇒ S = 1,07
- Thể tích cặn đã làm khô là : V = WC 1,384 3
= = 5,2 m
EMBED Equation.3 S × P 1,07 × 0,25

- Trọng lượng khối cặn có độ ẩm 75% đem ra bãi chôn lấp là:
Gc = V x S = 5,2 x 1,07 = 5,5 T/ngày
Tải trọng cặn trên 1 m rộng của băng tải thường từ 90 - 689 kg/m chiều rộng băng .h.
Chọn 200 kg/m chiều rộng băng .h [4 – 231]

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 360
8693551.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy Dệt Nhuộm công suất 3000m3/ngày đêm
Phạm Thị Lan Hương_Lớp CNMT K50_QN
Chiều rộng băng tải là: b = 242,2
= 1,2m
EMBED Equation.3 200

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 361
8693551.

You might also like