You are on page 1of 21

Tổng quan về rơle MiCOM P632.

IV.2.1. Giới thiệu về rơle MiCOM P632:


Rơle MiCOM P632 là loại rơle tác động nhanh và chọn lọc bảo vệ máy biến áp,
động cơ, máy phát, các máy biến áp nhiều cuộn dây.

Rơle MiCOM P632 sử dụng những cách giao tiếp sau để chuyển đổi thông tin
giữa người vận hành và thiết bị:
- Giao tiếp vận hành tại chỗ trên bảng điều khiển.
- Giao tiếp với máy tính.
- Giao tiếp qua cổng truyền thông.
* Rơle MiCOM P632 có các chức năng chính sau:
- Bảo vệ so lệch (87) DIFF
- Bảo vệ chạm đất có giới hạn (87G) REF-x
- Bảo vệ quá dòng thời gian xác định (50) DTOC-x
- Bảo vệ quá dòng thời gian nghịch (51) IDMT-x
- Bảo vệ quá tải nhiệt (49) THRM-x
- Bảo vệ quá áp, kém áp (27/59) U<>
- Bảo vệ kém tần, quá tần (81 O/U) f<>
- Bảo vệ sự quá kích thích (24) V/f
Ngoài ra Rơle MiCOM P632 còn có thể thực hiện một số chức năng phụ khác như:

- Thu thập dữ liệu, tín hiệu sự cố.

- Thu thập dữ liệu quá dòng.

- Ghi lại sự cố do quá nhiệt.

- Thu thập dữ liệu quá tải.

- Ghi lại các thông số trong quá trình vận hành.

- Giới hạn giá trị hiển thị.

- Chương trình logic…..


* Giao diện của rơle MiCOM P632:

1. Bảng điều khiển tích hợp gồm có một màn hình LCD 4 x 20 ký tự.
2. 05 đèn LED hiển thị trạng thái làm việc của rơle.
3. 12 đèn LED còn lại hiển thị giá trị do người sử dụng quyết định. Đặt nhãn cho từng
đèn LED tuỳ thuộc vào người sử dụng đặt cho các đèn LED và tuỳ thuộc vào hình dạng
bên ngoài.

4. Các phím chức năng : , , , , , , : Dùng truy cập vào các


menu của rơle để cài đặt các thông số, truy cập các thông số sự cố, xác nhận những thay
đổi của thông số khi thay đổi thông số cài đặt.
5. Ghi các thông số của loại rơle, mã số rơle.
6. Cổng kết nối giao diện người máy theo chuẩn RS - 232.
7. Bộ phận kẹp niêm phong.

IV.2.2. Cấu tạo của rơle MiOM P632:


IV.2.2.1. Kích thước và hình dáng bên ngoài:
IV.2.2.2. Các module trong rơle MiCOM P632:

Trong rơle MiCOM P632 có các module sau:


a. Module biến đổi (Transformer Module T): Module này dùng để biến đổi các giá trị đo
lường dòng điện và điện áp đưa vào các bộ xử lý bên trong và cách ly với nguồn cung
cấp bên ngoài.
b. Module xử lý (Processor Module P): Module này thực hiện việc chuyển đổi tín hiệu đo
lường: từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số và thực hiện xử lý ở tín hiệu số.
c. Module điều khiển tại chỗ (Local Control Module L): Module điều khiển tại chỗ bao
gồm toàn bộ các thiết bị điều khiển và hiển thị các phần tử giống như giao diện máy tính.
Module này nằm ngay sau mặt trước rơle và được nối với module xử lý thông qua cáp.
d. Module truyền dẫn (Bus Module B): Module truyền dẫn là một bảng các mạch in,
chúng làm nhiệm vụ dẫn điện kết nối giữa các module. Có hai loại module kết nối được
dùng là kết nối tương tự và kết nối số.
e. Module truyền thông (Communication Module A): Module truyền thông cung cấp một
hoặc hai chuỗi giao diện thông tin cho bộ tích hợp thiết bị bảo vệ vào bên trong hệ thống
điều khiển trung gian hoặc truy cập từ xa. Module truyền thông nối tiếp với giao diện
truyền thông được gắn vào bên trong module xử lý.
f. Module vào ra nhị phân (Binary I/O Module X): Module vào ra nhị phân được trang bị
với các cặp tín hiệu vào nhị phân cũng như xuất các tín hiệu hoặc các lệnh cho các rơle
đầu ra.
h. Module tín hiệu tương tự (Analog Module Y): Module tín hiệu tương tự được nối với
01 đầu vào PT100, một đầu vào 20mA và 02 đầu ra 20mA. Một rơle đầu ra dùng 02 tiếp
điểm 20mA. Ngoài ra, còn có 04 cặp tín hiệu đầu vào khác.
i. Module nguồn cung cấp (Power Supply Module V): Module nguồn cung cấp bảo đảm
cách điện của thiết bị cũng như đáp ứng nguồn điện cung cấp. Tùy thuộc vào bảng thiết
kế, bộ ghép quang các đầu vào và đầu ra rơle được thêm vào.
IV.3. Thông số kỹ thuật của rơle MiCOM P632.

IV.3.1. Nguồn cung cấp:


+ Điện áp nguồn cung cấp: 48...250 (VDC) hoặc 100…230 (VAC)
+ Công suất tiêu thụ:
- Ban đầu 12,6 (W)
- Khi đang vận hành 34,1 (W)
IV.3.2. Các đại lượng đo đầu vào:
a. Dòng điện:
Dòng điện danh định: 1 hoặc 5A (có thể hiệu chỉnh)
Điện năng tiêu thụ định mức ở mỗi pha: < 0.1VA với Inom
Dòng điện xung định mức: 250 Inom
b. Điện áp:
Điện áp danh định Vnom : 50 tới 130V AC (có thể hiệu chỉnh)
Điện năng tiêu thụ mỗi pha: < 0.3 VA tại Vnom = 130 V AC
Khả năng tải: Liên tục 150V AC
c. Tần số:
Tấn số định mức fnom: 50 Hz và 60 Hz (có thể hiệu chỉnh)
Phạm vi vận hành: 0.95 tới 1.05 fnom
IV.3.3. Các tín hiệu nhị phân đầu vào:
Điện áp định mức: Vin,nom: 24 tới 250 VDC
Phạm vi vận hành : 0.8 tới 1.1 Vin,nom với điện áp dư đầu sóng tới 12 % Vin,nom
Công suất tiêu thụ điện năng mỗi đầu vào:
Vin = 19 tới 110VDC: 0.5 W ± 30 %
Vin > 110VDC: 5 mA ± 30 %
IV.3.4. Tín hiệu vào ra tương tự:
a. Dòng điện vào 1 chiều:
Dòng điện vào: 0 tới 26 mA
Giá trị định mức: 0.00 tới 1.20 IDC,nom (I DC,nom = 20 mA)
Dòng điện cực đại liên tục: 50 mA
Điện áp cực đại cho phép ở đầu vào: 17 V
Giám sát dòng điện hở mạch: 0 tới 10 mA (có thể hiệu chỉnh)
Giám sát quá tải: > 24.8 mA
b. Các rơle đầu ra:
Điện áp định mức: 250 VDC, 250 VAC
Dòng điện liên tục: 5A
Dòng ngắn mạch chịu đựng: 30 A cho 0.5 s
Công suất đóng: 1000 W (VA) tại L/R = 40 ms
Công suất ngắt: 0.2 A tại 220 VDC và L/R = 40 ms
IV.3.5. Giao diện:
+ Bảng điều khiển tại chỗ:
- Nhập hoặc xuất thông số:
- 07 phím chức năng.
- Màn hình LCD 4 x 20 ký tự.
- Tín hiệu làm việc và sự cố gồm 17 LED:
- 04 LED xác định.
- 13 LED có cấu hình tự do.
+ Giao diện truyền thông:
- Chuẩn RS 485 hoặc RS 422.
- Truyền thông tin bằng cáp quang
SƠ ĐỒ NỐI DÂY CỦA RƠLE MiCOM P632
IV.4. Nguyên lý làm việc của rơle MiCOM P632.
Các tín hiệu tương tự và nhị phân, được cách điện và được chuyển vào bên trong
quá trình xử lý bởi các module thiết bị ngoại vi T, Y, X. Các lệnh điều khiển và các tín
hiệu được phát ra bởi thiết bị bên trong và được truyền đi tới đầu ngoài thông qua các tiếp
điểm động qua các đầu vào/ra nhị phân I/O của module X. Điện áp phụ bên ngoài được
cung cấp bởi module nguồn cung cấp V điều này rất cần thiết đối với thiết bị bên trong.
Dữ liệu tương tự luôn luôn được chuyển đi từ module biến đổi T thông qua
module đường truyền dẫn B tới module xử lý P. Các thành phần trong module xử lý gồm
tất cả các thiết bị chuyển đổi tương tự/số. Dữ liệu tương tự được điều hoà bởi đầu vào ra
tương tự I/O của module Y và được truyền đi tới module xử lý P thông qua module
đường truyền tín hiệu số. Sử dụng bộ xử lý để xử lý sự thay đổi của các tín hiệu được số
hóa và của tín hiệu nhị phân, quá trình tạo sự ngắt an toàn các tín hiệu và sự chuyển tải
chúng tới đầu vào ra nhị phân của module X thông qua module đường truyền tín hiệu số.
Các thiết bị vận hành và hiển thị của bộ chỉ thị vận hành tại chỗ và bộ chỉ thị giao tiếp PC
được gắn trên module điều khiển.
IV.4.1. Cấu hình và vận hành của các đầu vào nhị phân:
Rơle MiCOM P632 có các đầu vào bộ ghép quang cho quá trình xử lý từ bộ phận
trung gian. Chức năng này sẽ hoạt động nhờ việc kích hoạt những đầu vào tín hiệu nhị
phân được xác định bởi cấu hình của các đầu vào tín hiệu nhị phân. Bộ khởi động tín hiệu
cần phải được sẵn sàng, sao cho có giá trị nhỏ nhất là 30ms điều này phụ thuộc vào sự
nhận biết của P632.
IV.4.1.1. Cấu hình các đầu vào của nhị phân:
Mỗi tín hiệu đầu vào nhị phân, mỗi chức năng có thể được gán bởi cấu hình.
Những chức năng giống nhau có thể được gán cho tín hiệu đầu vào. Bởi vậy, mỗi chức
năng có thể hoạt động từ nhiều điểm điều khiển với nhiều tín hiệu điện áp khác nhau.
IV.4.1.2. Chế độ vận hành của các đầu vào nhị phân:
Tùy vào mỗi đầu vào nhị phân, cách thức vận hành có thể được xác định bởi người
sử dụng. Người sử dụng có thể định rõ được sự hiện diện (hoạt động ở mode “cao”) hoặc
sự vắng mặt (hoạt động ở mode “thấp”) của một điện áp được diễn giải giống như tín
hiệu logic “1”. Hiển thị trạng thái của tín hiệu đầu vào nhị phân “thấp” hoặc “cao” là
không phụ thuộc sự cài đặt cho cách thức vận hành của tín hiệu đầu vào.
IV.4.2. Đo giá trị đầu vào:
MiCOM P632 có 2 đầu vào có chức năng đo giá trị đầu vào. Dòng điện 1 chiều
được đưa vào MiCOM P632 thông qua một trong hai đầu vào đó. Đầu vào còn lại được
thiết kế để kết nối với nhiệt kế điện trở.
Dòng điện đầu vào IDC được hiển thị như một giá trị đo trong vận hành. Dòng điện
được biết như là giá trị cần thiết để giám sát (IDClin) ngoài ra còn là giá trị hiển thị giống
như một giá trị đo trong lúc vận hành. Hơn nữa, nó được giám sát bởi chức năng giới hạn
giá trị giám sát để phát hiện có vượt quá hoặc là giảm hay không, phụ thuộc vào giá trị
ngưỡng chọn.
Nhiệt độ đo cũng được hiển thị trong vận hành, nó được giám sát bởi chức năng
giới hạn giá trị giám sát để phát hiện có vượt quá hoặc là giảm hay không, phụ thuộc vào
giá trị ngưỡng chọn.
IV.4.3. Cấu hình, vận hành và khoá các đầu ra rơle:
Rơle MiCOM P632 có các đầu ra dùng cho các tín hiệu đầu ra tín hiệu nhị phân.
Tín hiệu nhị phân được đưa ra và được định dạng bởi cấu hình.
IV.4.3.1. Cấu hình các đầu ra của rơle:
Mỗi tín hiệu có thể được gán cho mỗi đầu ra của Rơle. Một tín hiệu nhị phân có
thể được gán cho một vài đầu ra tuỳ thuộc vào cách chúng ta thiết lậ
IV.4.3.2. Chế độ vận hành các đầu ra của rơle:
Người vận hành có thể chọn lựa cách thức vận hành cho mỗi đầu ra của rơle. Cách
thức vận hành được xác định dù đầu ra rơle sẽ vận hành trong trường hợp kích hoạt tín
hiệu (ES) hoặc là trong trường hợp đóng điện bình thường (NE) và dù nó sẽ vận hành
trong trường hợp khoá lại.
Sự khoá lại bị vô hiệu hoá từ bảng điều khiển hoặc là thông qua sự tương thích về
cấu hình đầu vào tín hiệu nhị phân hoặc là do tín hiệu sự cố mới xâm nhập hoặc là do hệ
thống nhiễu loạn mới xâm nhập, điều đó phụ thuộc vào cách thức vận hành ta lựa chọn.

IV.4.3.3. Khoá đầu ra của các rơle:


Rơle MiCOM P632 đưa ra phương án lựa chọn khoá tất cả các đầu ra của rơle từ
vị trí bảng điều khiển tại chỗ hoặc bằng cách tương thích về cấu hình của tín hiệu đầu vào
nhị phân. Các đầu ra của Rơle được cũng được khoá nếu như thiết bị được vô hiệu hoá
thông qua cấu hình của tín hiệu đầu vào nhị phân.
IV.5. Các chức năng chính của rơle MiCOM P632.
IV.5.1. Chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp:
Việc ứng dụng bảo vệ so lệch cho máy biến áp phải xem xét đến các hệ số. Đó là
bù góc lệch pha các máy biến áp, khả năng mất cân bằng của các tín hiệu dòng điện từ TI
các phía cuộn dây và ảnh hưởng của việc nối đất và bố trí cuộn dây. Bằng ứng dụng hiệu
chỉnh của rơle, ảnh hưởng của các tình trạng bình thường của hệ thống đến rơle sẽ được
đảm bảo. Thành phần so lệch phải bị khóa đối với tình trạng của hệ thống mà các hoạt
động này có thể tạo ra các hoạt động bất thường cho rơle, chẳng hạn như dòng điện từ
hóa đột biến tăng cao hoặc quá kích từ ngắn hạn.
Để cài đặt các giá trị phù hợp cho bảo vệ, giá trị công suất quy đổi của các cuộn
dây phải được xác định. Các giá trị dòng điện quy đổi được tính toán như sau:
Sref Sref
I ref ,a = ; I ref ,b =
3.Vnom ,a 3.Vnom ,b
Trong đó:
- Sref : Công suất định mức.
- Iref,a : Dòng điện định mức cuộn cao áp.
- Iref,b : Dòng điện định mức cuộn trung áp.
- Vnom,a: Điện áp định mức cuộn cao áp.
- Vnom,b: Điện áp định mức cuộn trung áp.
Các hệ số tính toán giữa dòng điện định mức và dòng điện định mức BI:
I nom,a I nom,b
K am,a = ; K am,b =
I ref.a I ref.b

Trong đó:
- Kam,a : Hệ số biên độ của cuộn dây cao áp.
- Kam,b : Hệ số biên độ của cuộn dây trung áp.
- Inom,a : Dòng điện định mức sơ cấp BI phía cao áp.
- Inom,b : Dòng điện định mức sơ cấp BI phía trung áp.
Các hệ số phải đảm bảo thoả mãn các điều kiện sau:
- Các hệ số phải ≤ 5
- Tỷ lệ giữa hệ số cao nhất và hệ số thấp nhất phải ≤ 3
- Giá trị thấp nhất của hệ số phải ≥ 0,7
Dòng thứ tự không được tính toán theo công thức sau:

I am,0, z =
1
3
[ I am, A,z + I am,B,z + I am,C ,z ]
Trong đó:
-z : Ký hiệu cuộn dây cao, trung áp (a: cao áp, b: trung áp).
-s : Biên độ và tổ đấu dây.
- Iam : Biên độ dòng.
Tuỳ theo tổ đấu dây mà dòng thứ tự không có thể bị khử theo từng cuộn dây riêng.
Rơle MiCOM P632 sẽ tự động xác nhận tổ đấu dây và đặt giá trị theo công thức:
Giá trị tổ đấu dây = 12 - giá trị cài đặt của tổ đấu dây.
Giá trị dòng so lệch và dòng hãm được tính toán từ giá trị quy đổi và đồ thị véctơ tổ
đấu dây. Công thức tính giá trị dòng so lệch và dòng hãm được xác định như sau:

- Giá trị dòng so lệch: I d , y = I s , y ,a + I s , y , b

- Giá trị dòng hãm: I R,y = 0,5 I s , y .a − I s , y ,b

* Đặc tuyến và độ dốc của đường đặc tuyến:


Đường đặc tuyến cắt của bảo vệ so lệch gồm 02 điểm gãy.
Đẳng thức đặc tuyến cho 3 vùng bảo vệ sau:
+ Bảo vệ so lệch cấp I (Idiff >):
Đặc tuyến theo vùng I: 0 ≤ IR ≤ 0,5 Idiff >:
Id I
= diff
I ref I ref

+ Bảo vệ so lệch cấp II (Idiff >>):


Đặc tuyến theo vùng II: 0,5. Idiff> < IR ≤ IR,m2
Id I I
= m1. R + diff > .(1 − 0,5.m1 )
I ref I ref I ref

Trong đó:
- Iref : Dòng định mức của đối tượng bảo vệ.
- m1 : Độ dốc của đặc tuyến trong dãy 0,5. Idiff> < IR ≤ IR,m2
- m2 : Độ dốc của đặc tuyến trong dãy IR,m2 < IR
Với bảo vệ so lệch cấp 2, rơle sẽ đưa tín hiệu đi cắt mà không cần đến tín hiệu
dòng hãm điều hoà hoặc hãm quá từ thông.
+ Bảo vệ so lệch cấp III (Idiff >>>):
- Đặc tuyến theo vùng III: IR,m2 < IR
Id I I I
= m2 . R + diff > .(1 − 0,5.m1 ) + R,m2 .( m1 − m2 )
I ref I ref I ref I re f

Nếu dòng so lệch vượt qua ngưỡng đến Idif >>>, rơle sẽ đưa tín hiệu cắt bất chấp sự
thay đổi của dòng hãm và bão hoà.

Id> /Iref 8,00

6,00
Vùng cắt

4,00
m2 = 0,7

2,00 IR,m2 / Iref =


m1 = 0,3
4.0
Id> /Iref = 0,2
Vùng khoá
0,00 2,00 4,00 6,00 8,00
IR/Iref
I II
I
I I

*Ổn định các thành phần sóng hài bậc cao:


Khi đóng máy biến áp không tải, dòng xung kích có thể vượt quá dòng định mức
của máy biến áp, sau một thời gian giá trị này mới đạt đến giá trị ổn định. Đến một thời
điểm nào đó, dòng xung kích này giảm xuống khi máy biến áp mang tải. Thực tế dòng
xung kích lúc này có chứa thành phần sóng hài có biên độ lớn. Rơle MiCOM P632 lọc
các dòng so lệch. Thành phần sóng cơ bản I(f 0) và thành phần sóng điều hoà bậc 2 I(2*f 0)
của dòng so lệch được xác định. Nếu tỷ số I(2*f0) / I(f0) vượt quá giá trị chỉnh định bảo
vệ sẽ bị khoá, tín hiệu cắt bị khoá theo các cách sau:
- Bỏ qua tất cả các tín hiệu đo lường.
- Chọn một trong các tín hiệu đo lường.
* Ổn định trong thời gian bão hoà máy biến dòng:
Khi xảy ra ngắn mạch ngoài vùng bảo vệ, ở thời điểm ban đầu dòng ngắn mạch lớn
làm cho các máy biến dòng bão hoà. Sau khi dòng hãm qua điểm không, bộ phận kiểm
tra trạng thái bão hoà giám sát dòng so lệch. Với sự cố bên trong, dòng so lệch xuất hiện
sau điểm không cùng với dòng hãm. Trong trường hợp đạt đến bão hoà, dòng so lệch sẽ
không xuất hiện cho đến khi máy biến áp bắt đầu bão hoà. Do đó, một tín hiệu khoá được
phát ra theo mức độ cảnh báo của dòng so lệch để so với dòng hãm, và theo đó khả năng
không tác động sẽ đạt được. Tín hiệu khoá được giới hạn đến hệ thống đo lường khi sự cố
bên ngoài đang được dò.
* Chức năng hãm quá áp:
Nếu máy biến áp vận hành mang tải với điện áp vượt quá điện áp định mức làm
xuất hiện hiện tượng bão hoà từ. Trong trường hợp không ổn định, điều này dẫn đến bảo
vệ so lệch tác động. Trong trường hợp này, dòng của bảo vệ theo điều kiện bão hoà từ sẽ
so sánh với năm giá trị tín hiệu dòng điều hoà.
Rơle MiCOM P632 lọc thành phần dòng so lệch và xác định các thành phần cơ sở
dòng bậc một I(f0), dòng điều hoà bậc năm I(5*f0). Nếu tỷ số I(5*f0)/I(f0) vượt quá giá trị
cài đặt và nếu dòng hãm nhỏ hơn 4*Iref, khi đó tín hiệu cắt sẽ bị khoá có chọn lọc theo
một trong năm giá trị cài đặt của dòng điều hoà.
Sẽ không có tín hiệu khoá nếu dòng so lệch quá ngưỡng Idiff>>>.

IV.5.2. Chức năng bảo vệ dòng chạm đất có giới hạn:


Chức năng bảo vệ chạm đất REF được làm việc dựa trên nguyên tắc so sánh biên
độ và góc pha của các dòng điện thứ cấp không cân bằng ở máy biến dòng pha và dòng
nhị thứ máy biến dòng trung tính của máy biến áp cần được bảo vệ.
Bình thường khi không có sự cố chạm đất trong vùng bảo vệ, không có dòng trung
tính chạy vào điểm nối Y của đối tượng bảo vệ và lúc này dòng tổng của các dòng pha
cũng bằng không.
Khi có một sự cố chạm đất xuất hiện trong vùng bảo vệ REF, trong đường nối Y
có dòng trung tín Isp chảy qua và tùy thuộc vào tình trạng sự cố sẽ có dòng không cân
bằng xuất hiện trong mạch dòng điện pha. Khi các dòng đều chảy qua vùng bảo vệ được
xác định có cực tính dương thì dòng không cân bằng nhanh hoặc chậm pha hơn một ít so
với dòng trung tín Isp. Dòng làm việc IREF trong trường hợp này bằng dòng trung tín Isp
còn dòng hãm Istab bằng không, vì vậy chức năng REF sẽ tác động đưa đến một thao tác
máy cắt (REF trip).
Khi một sự cố chạm đất xuất hiện ngoài vùng bảo vệ của REF, vẫn có dòng Isp
xuất hiện ở điểm nối Y của MBA nhưng dòng không cân bằng lúc này sẽ có cùng biên độ
nhưng ngược pha so với dòng trung tín Isp. Trong trường hợp này, dòng làm việc IREF
bằng dòng trung tín Isp nhưng dòng hãm Istab bằng 2Isp, vì vậy bảo vệ REF sẽ không tác
động.
Chức năng bảo vệ dòng chạm đất có giới hạn được sử dụng khi trung tính cuộn dây
máy biến áp được nối đất và có đặt biến dòng điện.
Bảo vệ chạm đất dựa trên sự so sánh tổng véctơ dòng pha của cuộn dây tương ứng
với dòng chạy trong dây trung tính.
* Tính toán biên độ:
Khi tính toán với chức năng bảo vệ này, công suất danh định của cuộn dây máy biến
áp được lấy làm công suất quy đổi. Dòng điện quy đổi được tính toán trên cơ sở công
suất quy đổi và điện áp danh định của cuộn dây máy biến áp:
Sref
I ref ,N ,a =
3Vnom ,a

Trong đó:
- Sref : Công suất quy đổi.
- Iref,N,a: Dòng điện quy đổi chức năng bảo vệ chạm đất, phía cao áp.
- Vnom,a: Điện áp danh định, phía cao áp.
Hệ số tính toán dựa trên cơ sở dòng định mức máy biến áp và dòng sơ cấp máy biến
dòng điện.

I nom,a I nom,Y ,a
K am,N ,a = , K am,Y ,a =
I ref ,N ,a I ref, N ,a
Trong đó:
- Kam : Hệ số tính toán biên độ.
- Inom,a: Dòng điện định mức sơ cấp biến dòng điện pha.
- Inom,Y,a: Dòng điện sơ cấp TI I0.
Dòng điện định mức và hệ số tính toán phải được cài đặt vào rơle.
Rơle sẽ kiểm tra các giá trị này nằm trong phạm vi dãy chỉnh định. Dãy giá trị của
dòng điện định mức được dò tìm trong phụ lục. Hệ số tính toán phải luôn luôn ≤ 5 và đi
kèm theo các điều kiện sau:
- Tỷ số giữa các hệ số tính toán phải ≤ 3.
- Giá trị nhỏ nhất của hệ số tính toán phải ≥ 0,5.
Dòng chạm đất có giới hạn và dòng hãm được tính toán như sau:

I d ,N ,a = I am,N ,a + I am,Y ,a

I R,N,a = I am,N ,a
Đồ thị dưới đây biểu thị đặc tuyến cắt của chức năng bảo vệ dòng chạm đất có giới
hạn, và tính toán theo đặc tuyến như sau:

Id ,N ,a Id iff> ,N ,a I
= + 1,0 0 5* R ,N ,a
I re f,N ,a I re f,N ,a I ref,N ,a
Trong đó:
Idiff>,N,a : Giá trị cài đặt dòng chạm đất có giới hạn cấp I, phía cao áp.
Nếu dòng so lệch vượt quá ngưỡng chỉnh định Idiff>>>, rơle sẽ đưa tín hiệu đi cắt bất
chấp giá trị của dòng hãm.

8.00
Id,N /Ire
f
VÙNG CẮT
6.00

m = 1,005
Đặc tuyến
4.00 dòng sự cố
thoáng qua
của MBA

2.00
VÙNG
KHOÁ
0.2

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00


IR,N /Ire
f

IV.5.3. Chức năng bảo vệ quá dòng theo đặc tuyến thời gian độc lập:
Với rơle MiCOM P632 có 02 nhóm cài đặt bảo vệ quá dòng đặc tuyến thời gian độc
lập DTOC-1 và DTOC-2.
Với mỗi nhóm chức năng DTOC, các thông số cài đặt được đưa ra bởi người dùng.
Chức năng DTOC sẽ giám sát các dòng pha, dòng thứ tự nghịch, dòng thứ tự không theo
chọn lựa.
* Bảo vệ dòng pha:
Dòng ba pha sẽ được giám sát với ba cấp dò tìm khi chúng vượt quá ngưỡng cài đặt.
Một trong hai ngưỡng sẽ được kích hoạt. Một ngưỡng kích hoạt bộ thời gian, còn một
ngưỡng kích hoạt mà không cần bộ thời gian. Nếu dòng trong một pha vượt quá ngưỡng
cài đặt, bộ thời gian sẽ được khởi động. Khi đếm hết thời gian được cài đặt, một tín hiệu
cắt sẽ được phát ra. Bộ thời gian này sẽ bị khoá bởi đường tín hiệu vào nhị phân thích
hợp.
Chức năng bảo vệ DTOC cấp I có thể bị khoá bởi chức năng chống dòng xung kích
của bảo vệ so lệch.
* Bảo vệ dòng thứ tự nghịch:
Dòng thứ tự nghịch được tính toán như sau.
Với thứ tự pha cùng chiều kim đồng hồ (A-B-C):

I neg =
1
( IA + a 2 IB + aIC )
3
Với thứ tự pha ngược chiều kim đồng hồ (A-C-B):

I neg =
1
( IA + aIB + a 2 IC )
3
Trong đó:
o
+ a = e j120
o
+ a 2 = e j240
Dòng thứ tự nghịch được giám sát bởi rơle với ba cấp dò tìm tương tự như với bảo
vệ dòng pha.
* Bảo vệ dòng thứ tự không:
Dòng thứ tự không cũng sẽ được giám sát tương tự như bảo vệ dòng pha.
* Khởi động bảo vệ:
Nếu dòng điện vượt quá một trong các giá trị cài đặt của dòng pha, tín hiệu khởi
động sẽ được phát ra. Người dùng có thể chọn lựa có hay không khởi động theo dòng thứ
tự nghịch và dòng thứ tự không. Khi bộ thời gian đếm hết, một tín hiệu sẽ được phát ra.
* Bộ đếm chức năng bảo vệ DTOC:
Số lần bảo vệ khởi động đều được đếm. Số lần đếm này có thể đặt lại ban đầu.

IV.5.4. Chức năng bảo vệ quá dòng theo đặc tuyến thời gian phụ thuộc:
Rơle MiCOM P632 có hai nhóm chức năng bảo vệ quá dòng theo đặc tuyến thời
gian phụ thuộc IDMT-1 và IDMT-2.
Tương tự như ở chức năng bảo vệ quá dòng theo đặc tuyến thời gian độc lập, chức
năng này cũng giám sát được dòng pha, dòng thứ tự nghịch và dòng thứ tự không.
Hệ thống đo lường các giá trị dòng pha, dòng thứ tự nghịch, dòng thứ tự không hoạt
động độc lập và có thể được cài đặt riêng lẻ, người dùng có thể chọn lựa đặc tuyến khác
nhau.
Dòng các pha được giám sát và phát hiện khi chúng vượt quá ngưỡng cài đặt như
các chức năng bảo vệ khác. Chức năng bảo vệ IDMT đưa ra tín hiệu khởi động nếu dòng
vượt quá 1,05 lần trị số cài đặt. Rơle xác định trị số lớn nhất của dòng 3 pha để xử lý.
Theo giá trị của dòng và đặc tuyến đã được cài đặt mà rơle phát tín hiệu đi cắt.
Chức năng bảo vệ IDMT có thể bị khoá bởi chức năng chống dòng xung kích của
bảo vệ so lệch.
* Bảo vệ dòng thứ tự nghịch:
Tương tự như ở bảo vệ theo đặc tuyến DTOC.
* Bảo vệ dòng dao động:
Dòng dao động cũng sẽ được giám sát tương tự như bảo vệ dòng pha.
* Thời gian duy trì:
Thời gian duy trì xác định khoảng thời gian khởi động của IDMT được lưu trữ sau
khi tín hiệu khởi động mất đi. Nếu có tín hiệu khởi động trở lại thời gian khởi động mới
được cộng vào thời gian lưu trữ. Nếu tổng thời gian đạt đến thời gian cắt được xác định
bởi rơle thì một tín hiệu thích hợp được phát ra. Nếu tín hiệu thời gian khởi động không
trở lại tổng thời gian khởi động sẽ bị xoá ngay lập tức hoặc theo đặc tuyến đã được cài
đặt.
Trường hợp A: Thời gian duy trì sự cố không vượt quá giá trị cài đặt.
Trường hợp B: Thời gian duy trì sự cố vượt quá giá trị cài đặt.
(1) : IDMT-1 Iref, P> khởi động.
(2) : IDMT-1 Thời gian trì hoãn.
(3) : Thời gian cắt cài đặt.
(4) : IDMT-1 Iref, P> hết duy trì.
*Khởi động bình thường:
Nếu giá trị dòng vượt quá 1,05 lần giá trị cài đặt, một tín hiệu khởi động bình
thường sẽ được phát ra. Người dùng có thể chọn lựa khởi động theo dòng thứ tự nghịch
hoặc dòng dao động và thời gian tác động.
IV.5.5. Chức năng bảo vệ quá tải nhiệt:
* Đặc tuyến cắt:
Giá trị dòng pha lớn nhất các phía của máy biến áp I p,max,y được tính toán quy nhiệt
theo tiêu chuẩn IEC 255-8. Các thông số sau đây dùng tính toán thời gian cắt.
- Hằng số thời gian nhiệt :τ
- Giá trị nhiệt độ tác động :θ trip

- Nhiệt độ tích luỹ theo tải :θ P

- Nhiệt độ làm mát đo được của thiết bị bảo vệ : θ C

- Nhiệt độ làm mát lớn nhất cho phép :θ c,max

- Nhiệt độ cho phép lớn nhất của thiết bị :θ max

Nhiệt độ được tính toán từ dòng Ip,max,y và được hiển thị ở chức năng THRM-1.
Nhiệt độ làm mát được đo bằng thiết bị biến đổi nhiệt. Sự khác biệt giữa nhiệt độ lớn
nhất cho phép và nhiệt độ làm mát được hiển thị tại menu chức năng THRM-1.
Đặc tuyến cắt được tính toán theo biểu thức sau:
2
 I 
  − θ P
t = τ * ln  I ref 
2
 I   θ − θc ,max 
  − θ trip * 1 − c 
 θ −θ 
 I ref   max c , max 
Một tín hiệu cảnh báo sẽ được phát ra nếu nhiệt độ lúc đang mang tải vượt quá nhiệt
độ cài đặt cảnh báo. Nếu tín hiệu vẫn còn được duy trì quá thời gian cảnh báo thì bộ thời
gian cảnh báo cắt sẽ hiển thị.
Nếu dòng giảm xuống quá ngưỡng cài đặt 0,1Iref, bộ hằng số thời gian được kích
hoạt để giải trừ tín hiệu cảnh báo.
Tín hiệu cảnh báo cũng có thể được giải trừ bằng tín hiệu nhị phân được kích hoạt
từ bên ngoài.
IV.5.6. Chức năng bảo vệ quá áp, kém áp:
Rơle MiCOM P632 kiểm tra điện áp để xác định nó vượt quá hay thấp hơn giá trị đã
cài đặt. Các cảnh báo này cũng có thể bị khoá bởi tín hiệu nhị phân bên ngoài.
Tín hiệu kém áp cũng có thể gởi lệnh cắt. Mặt khác, lệnh cắt cũng sẽ được phát ra
nếu điện áp hệ thống bị mất. Và trong trường hợp này sẽ không phát lệnh đóng lặp lại
máy cắt.
IV.5.7. Chức năng bảo vệ quá tần, kém tần:
Rơle MiCOM P632 kiểm tra điện áp để xác định nó vượt quá hay thấp hơn giá trị đã
cài đặt. Tần số sẽ được xác định từ hiệu số của trị số điện áp khi nó đi qua điểm 0. Có 4
cấp bảo vệ quá tần/ kém tần:
* Khoá kém áp và thời gian chỉnh định:
Bảo vệ quá tần, kém tần phụ thuộc vào giá trị đo lường của điện áp tương ứng. Bảo
vệ quá tần, kém tần sẽ khoá không trì hoãn giá trị đo của điện áp giảm xuống quá mức
cảnh báo kém áp.
Trong bảo vệ tần số cần ngăn ngừa các trường hợp dao động hoặc nhiễu loạn của
tần số. Các giá trị thời gian đều có thể cài đặt bởi người dùng.
* Các phương thức cảnh báo quá tần, kém tần:
Với mỗi mức bảo vệ, người dùng có thể chọn lựa các phương thức vận hành sau:
- Cảnh báo tần số.
- Cảnh báo tần số phối hợp với cảnh báo sai lệch độ dốc tần số (df/dt).
- Cảnh báo tần số phối hợp với cảnh báo sai lệch tần số (∆ f/∆ t).
* Cảnh báo tần số:
Rơle sẽ kiểm tra tần số, nếu nó vượt quá hoặc giảm quá so với giá trị chỉnh định, bộ
đếm thời gian cảnh báo được kích hoạt và phát tín hiệu cảnh báo. Bộ đếm thời gian này
có thể bị khoá bởi tín hiệu nhị phân bên ngoài.
* Cảnh báo tần số phối hợp với cảnh báo sai lệch độ dốc tần số (df/dt):
Trong phương thức vận hành này của bảo vệ quá tần và kém tần, tần số được cảnh
báo cộng với giá trị độ dốc của tần số. Cảnh báo quá tần hoặc kém tần đều được phối hợp
với độ tăng tần số. Nếu trị số này vượt quá giá trị chỉnh định, bộ đếm thời gian sẽ được
kích hoạt. Bộ đếm thời gian này cũng có thể bị khoá bởi tín hiệu nhị phân bên ngoài.
* Cảnh báo tần số phối hợp với cảnh báo sai lệch tần số:
Độ dốc của tần số có thể không đồng nhất do nhiễu loạn trong hệ thống hoặc sự dao
động công suất của hệ thống trong một thời điểm nào đó. Vì vậy, cần phải biết được giá
trị độ dốc của tần số khi hệ thống đang vận hành.
Trong phương thức vận hành này, cảnh báo tần số phải được cài đặt ở cảnh báo kém
tần. Nếu giá trị tần số giảm xuống mà giá trị ∆ f trong khoảng thời gian ∆ t, khi đó cảnh
báo ∆ t/∆ f được kích hoạt không trì hoãn và đưa ra tín hiệu cắt. Nếu tần số thay đổi
không ở trong khoảng cài đặt thì chức năng cảnh báo ∆ t/∆ f sẽ bị khoá cho đến khi chức
năng cảnh báo kém tần mất đi. Tín hiệu cắt cũng sẽ bị khoá bởi tín hiệu nhị phân bên
ngoài.

You might also like