You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI

MÔN HỌC

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA


MÁC – LÊNIN

o0o……o0o……o0o……o0o

Họ và tên: Phạm Ngọc Anh

Mã số sinh viên: 7TD110010

Lớp : IT-215

SEMINAR I

Chủ đề V :

Khi phân loại khách hàng để phân khúc thị trường cho các loại hàng hóa của
mình, một doanh nhân đã đưa ra nhận định: “ nhìn mọi khách hàng đều giống nhau
đồng thời coi mỗi khách hàng là khác biệt”

Phân tích cơ sở triết học của quan điểm trên và minh họa bằng các ví dụ.

Bài làm

Phân khúc thị trường bảo đảm sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an
toàn hơn bởi nó giúp doanh nghiệp biết tập trung nỗ lực của mình đúng thị trường,

1
xây dựng cho mình một tư cách riêng, một hình ảnh riêng, mạnh mẽ, rõ nét và nhất
quán để khả năng vốn có của doanh nghiệp được khai thác một cách hiệu quả. Vì
doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều
đối thủ cạnh tranh cùng những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một
doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong
việc thỏa mãn nhu cầu thị trường. Do đó, nếu xác định các khúc thị trường tốt cho
sản phẩm, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được sự cạnh tranh của các đối thủ, từng
bước làm chủ thị trường.

Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường thành những đoạn khác nhau
mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất định cho một nhóm người
nhất định. Ngưới ta gọi các đoạn phân chia đó là khúc thị trường, tức là một nhóm
người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích
của marketing. Và phân khúc thị trường chính là quá trình phân chia người tiêu
dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt như nhu cầu, về tính cách hay
hành vi.

Bản chất của Phân khúc thị trường chính là phân chia theo những tiêu thức
nhất định thị trường tổng thể qui mô lớn, không đồng nhất, muôn hình muôn vẻ về
nhu cầu thành các nhóm (đoạn, khúc) nhỏ hơn đồng nhất về nhu cầu.

Ví dụ đơn giản về phân khúc thị trường là khi bạn bán táo chẳng hạn, bạn chỉ nên
đi theo một phân khúc là sẽ bán táo cho những người thích táo ngọt hoặc những
người thích táo chua thì việc bán hàng của bạn sẽ rất thành công.

Vậy tại sao phải phân khúc thị trường ?

2
Doanh nghiệp cần phải thực hiện phân khúc thị trường bởi đó là yêu cầu tất
yếu nếu doanh nghiệp muốn sản phẩm được sản xuất đem lại lợi nhuận cho công
ty. Phân khúc thị trường hiệu quả bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

Phân khúc thị trường bảo đảm sự nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an
toàn hơn bởi nó giúp doanh nghiệp biết tập trung nỗ lực của mình đúng thị trường,
xây dựng cho mình một tư cách riêng, một hình ảnh riêng, mạnh mẽ, rõ nét và nhất
quán để khả năng vốn có của doanh nghiệp được khai thác một cách hiệu quả. Vì
doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường. Họ phải đối mặt với nhiều
đối thủ cạnh tranh cùng những cách thức lôi kéo khách hàng khác nhau. Mỗi một
doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh xét trên một phương diện nào đó trong
việc thỏa mãn nhu cầu thị trường. Do đó, nếu xác định các khúc thị trường tốt cho
sản phẩm, doanh nghiệp sẽ kiểm soát được sự cạnh tranh của các đối thủ, từng
bước làm chủ thị trường.

Một doanh nhân đã nói “nhìn mọi khách hàng đều giống nhau đồng thời
coi mỗi khách hàng là khác biệt”.

Cơ sở triết học của quan điểm trên là gì ?

Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật,
hiện tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước
v.v… nhưng đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính
chung giống nhau.

Cái riêng : Là một phạm trù triết học chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể
nhất định tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật khác.

3
Ví dụ: Mặt trăng, trái đất, Thủ đô Hà Nội….

Cái chung: Là một phạm trù triết học chỉ những mặt, thuộc tính, quá trình giống
nhau và lặp lại ở nhiều cái riêng.

Ví dụ: Tất cả cong người dù sống ở quốc gia nào cũng có những nhu cầu như ăn,
mặc, ở, đi lại…

Cái đơn nhất: Là một phạm trù triết học chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình cụ
thể nhất định tồn tại tương đối độc lập so với các sự vật khác.

Ví dụ: Các sở trường và năng khiểu của mỗi người khác nhau đó là âm nhạc, mỹ
thuật, ...

Và những nhà doanh nhân đã vận dụng những yếu tố trên để phân khúc thị
trường, xác định những đặc điểm chung của một nhóm đối tượng khách hàng trong
thị trường tổng thể. Những đặc điểm này có thể được nhận biết theo thu nhập, tuổi
tác, mối quan tâm cá nhân, văn hóa chủng tộc, các nhu cầu đặc biệt, v.v…

Ví dụ: Công ty Giày Thượng Đình sản xuất rất nhiều mặt hàng khác nhau, đáp ứng
các nhu cầu khác nhau. Giày cao cấp cho những người thu nhập caovà xuất khẩu,
giày có giá bình dân đối với những người thu nhập thấp…

Như vậy những nhà doanh nghiệp đã dựa vào ba phạm trù triết học trên để
phân khúc thị trường với mục địch tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu
của khách hàng một cách cụ thể, tập trung nguồn lực marketing một cách hiệu quả.

“Nếu bạn cho rằng tất cả khách hàng đều là của mình thì bạn sẽ chẳng có
một khách hàng nào” và “ không có thị trường mỗi khách hàng thích một chút mà
chỉ có thị trường một khách hàng thích rất nhiều”.

4
 Khách hàng rất đa dạng về nhu cầu và khả năng thanh toán

 Trong đa số lĩnh vực kinh doanh đối thủ ngày càng nhiều

 Nguồn lực doanh nghiệp hạn chế

 Để thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ
những nhu cầu riêng của các nhóm khách hàng khác nhau.

Kết Luận:

 Cái chung là tất cả khách hàng đều là người mua hàng của mình.

 Từ cái chung đó ta phải diễn dịch để tìm ra cái ít chung hơn, Để hiểu rõ tri
thức về mỗi khách hàng. Rồi từ cái riêng lẻ của từng khách hàng ta quy nạp
thành nhóm những cái chung lớn hơn.

 Sử dụng nhuần nhuyễn kỹ năng Riêng – chung để tim nơi đầu tư có lợi nhất
cho mình

You might also like