You are on page 1of 26

UMTS-Properties and Services

Đăng ngày: 03:42 06-10-2009

Bài này chúng ta sẽ điểm qua một số đặc điểm chính của UMTS cũng như các
dịch vụ nó hỗ trợ. Nhưng trước hết, chúng ta nhìn lại một lần nữa kiến trúc của
UMTS, đặt biệt là phần core. Với các công nghệ truyền dẫn STM, ATM, IP việc
đảm bảo chất lượng dịch vụ tại miền core không phải là điều khó khăn, vì vậy khi
UMTS phát triển đều chú trọng đến phần Access. Điều đó cho chúng ta dễ hiểu
hơn tại sao khi nói về 3G, UMTS hay các phiên bản về sau HSDPA, HSUPA đều
phát triển chủ yếu ở phần UTRAN.

Bây giờ quay trở lại với tính chất của UMPS.Ở lọat bài này tôi chỉ trình bày UMTS theo
hướng công nghệ WCDMA được sử dụng phổ biến, vì vậy tôi thường dùng qua lại giữa
WCDMA và UMTS.

WCDMA là kỹ thuật trải phổ trực tiếp băng rộng, thông tin dữ liệu sẽ được trải thành dải
băng tần 5MHz bằng cách nhân với chuỗi mã ngẫu nhiên ( thường gọi là chip). Khác với
CDMA (IS95) tốc độ chip là 1MHz, ở WCDMA tốc độ chip là 3.84Mcps vì vậy cho phép tốc
độ truy nhập dữ liệu nhanh hơn.

WCDMA cho phép mỗi người sử dụng được định vị trong một frame có chiều dài là 10ms.
Tốc độ dữ liệu trong một thời gian một frame là cố định, tuy nhiên tốc độ dữ liệu có thể thay
đổi theo các frame khác nhau, đây chính là một đặt tính cho phép cải tiến để nâng cao tốc độ
của WCDMA mà ta sẽ thấy rõ trong các phiên bản sau như HSDPA, HSUPA…. Việc thay
đổi tốc độ được điều khiển bằng network để đảm bảo tối ưu hóa lưu lượng trên mạng cảu các
dịch vụ chuyển mạch gói.

WCDMA hỗ trợ hai mode họat động FDD và TDD. Với FDD, hai dãi tần số sóng mang
5MHz được sử dụng cho các đường uplink và downlink một cách riêng biệt. trong khi đó
TDD chỉ có một dải tần 5MHz được sử dụng cho cả uplink và downlink bằng cách phân chia
theo thời gian.

Khác với hệ thống IS95 là hệ thống đồng bộ, mỗi trạm thường phải có GPS để lấy tín hiệu
đồng bộ tòan cầu, ở WCDMA là hệ thống bất đồng bộ, việc lấy được đồng bộ chúng ta sẽ
thấy rõ hơn trong thủ tục chọn cell sau này. Chính đặt điểm này cho phép WCDMA phát triển
dễ dàng trong các môi trường indoor và các micro cell.

WCDMA được phát triển cho phép kết hợp với hệ thống GSM, vì vậy việc chuyển cuộc gọi
từ WCDMA sang GSM được hỗ trợ rất tốt, chúng ta sẽ thấy rõ hơn đặt điểm này khi xem xét
tới quá trình handover trong WCDMA.

Nói về dịch vụ của UMTS, hình trên đã cho chúng ta thấy tất cả. Với sự ra đời của WCDMA,
hệ thống UMTS cho phép triển khai tất cả các lọai dịch vụ trên môi trường vô tuyến. Đứng
trên phương diện chất luợng dịch vụ, là nội dung trong chương trình thực tập của tôi tại
France Orange Telecom, UMTS chia các dịch vụ mình hỗ trợ thành 4 lớp như sau :

Lớp cao nhất (Conversational class): đặt điểm của lớp này yêu cầu dịch vụ phải đảm bảo
được độ sai lệch về thời gian của thông tin giữa bên gởi và bên nhận (variation), đồng thời
yêu cầu về độ delay rất khắc khe. Các dịch vụ của nhóm này như là thọai (voice), video
conference, video game…

Lớp thứ hai ( Streaming class): với lớp này không yêu cầu khắc khe về độ delay nhưng bắ
buộc đảm bảo được độ sai lệnh thời gian của thông tin là như nhau (variation). Các dịch vụ
của lớp này như là Streaming multimedia, Video on demand….

Lớp thứ ba (Interactive class): Với các dịch vụ lớp này yêu cầu đảm bảo được tính tương tác
của ứng dụng và tòan vẹn dữ liệu. Các dịch vụ ví dụ như web browsing, network game…

Lớp cuối cùng (Background) : đặt điểm của lớp này yêu cầu tính tòan vẹn dữ liệu, nhưng
không yêu cầu về mặt thời gian. Các ứng dụng ví dụ như file downloading, emails…

Tới đây, hi vọng chúng ta đã có được những khái niệm chung về các đặt tính
quan trọng cũng như các lớp dịch vụ của UMTS. Hẹn gặp lại trong các bài sau
UMTS-Channels and Radio layer
Đăng ngày: 16:50 17-10-2009

Bài này tôi dẫn các bạn đến với một trong những phần khó nuốt nhất khi tôi nghiên cứu về
UMTS. Tuy nhiên đây chính là nền tảng cơ bản để nghiên cứu tiếp các thủ tục về sau. Vì vậy
ta nên làm quen với nó.

Tôi gởi đến các bạn hình vẽ được tổng hợp lại theo ý tôi và chỉ giải thích dựa theo hình vẽ
này với mong muốn đem đến cho các bạn một cái nhìn tổng quát về kiến trúc phân lớp cũng
như các kênh tín hiệu được sử dụng trong môi trường UTRAN của UMTS.

Như trình bày trên hình, UTRAN hoạt động ở ba lớp dưới của mô hình OSI. Trong đó lớp 2
được chia thành hai lóp nhỏ là MAC (Medium Access Control) và RLC (Radio Link
Control). Ngòai ra đứng về phương diện quản lý ta có hai mặt phẳng: mặt phẳng điều khiển
và mặt phẳng người dùng. Các dịch vụ ở RLC được điều khiển bởi RRC (Radio Resource
Control) cho việc báo hiệu. Ở mặt phẳng người dùng, các dịch vụ của RLC được sử dụng bởi
các chức năng ứng dụng ở lớp cao hoặc hai giao thức đặc biệt: PDCP (Packet Data
Convergence Protocol) để thực hiện chức năng nén dữ liệu đối với các dịch vụ chuyển mạch
gói và BMC (Broadcast/Multicast Control Protocol) để truyền các thông tin broadcast và
multicast.

UMTS có ba nhóm channel khác nhau logical channel, transport channel và physical channel.
Chúng được bố trí ở các lớp khác nhau và được mapping vào nhau như trong hình trên. Ngòai
ra còn các kênh ở lớp vật lý không liên quan đến các lớp bên trên như một số kênh quan trọng
tôi liệt kê trong hình. Với phạm vi bài viết tôi không đi sâu vào chi tiết từng kênh một, chỉ
giới thiệu một số kênh, theo tôi, được cho là quan trọng.

DCH (Dedicated channel) đây là kênh có thể được sử dụng để mang thông tin dữ liệu cũng
như thông tin điều khiển giữa UE và node B. DCH có thể mang cả thông tin của dịch vụ thoại
cũng như dữ liệu gói. Tuy nhiên ta thường gặp các dịch vụ thọai sử dụng kênh thông tin này.

BCH (Broadcast channel) đây là kênh được sử dụng để quảng bá các thông tin của mạng đến
UE như là access code, power….

RACH (Random Access channel) được sử dụng để mang các thông tin điều khiển từ UE lên
Node B như yêu cầu kết nối… Ngoài ra nó còn có thể sử dụng để mang các thông tin dữ liệu
nhỏ như tin nhắn…

FACH (Forward Access Channel) mang các thông tin tương tự như RACH nhưng theo
hướng ngược lại (từ Node B đến UE). FACH và RACH tạo thành một cặp trao đổi thông tin
giữa network và UE.

PCH (Paging channel) mang các thông tin quản bá của mạng tới các UE, như thông tin để các
UE định vị khi di chuyển, biết kết nối vào đâu….

SCH (Synchronize channel) giúp các UE đồng bộ với mạng, xác định cell phục vụ….

CPICH (Common Pilot channel) đây là kênh thông tin rất quan trọng, mang các thông tin về
mức công suất cũng như thông số về nhiễu của mạng, giúp đánh giá chất lượnng mạng và
được sử dụng trong rất nhiều các thủ tục sau này.

Như vậy là ta đã có khái niệm về các lớp, các protocol cũng như các kênh thông tin quan
trọng được sử dụng trong WCDMA. Các kênh thông tin khác, nếu ai quan tâm xin tham khảo
thêm các giáo trình của UMTS.

UMTS-Measurements
Đăng ngày: 01:09 23-10-2009

Trong suốt quá trình họat động, UE luôn đo lường môi trường và gởi báo cáo về mạng để cơ
những điều khiển kịp thời tương ứng với chất lượng mạng. Trong bài này tôi giới thiệu sơ về
các giá trị đo lường chính là hệ thống sử dụng để điều khiển quá trình họat động của nó.
Đo lường công suất, được thực hiện bở các UE gởi về cho RNC thông qua kênh CPICH, gồm
các thông số chính sau :

Ec/No : là tỉ số giữa mật độ công suất của tín hiệu CPICH trên mật độ công suất của tòan
băng tần. Thông số này được sử dụng cho việc chọn cell và các thủ tục handover.

RSCP : là tín mức công suất của mã tín hiệu nhận được dựa trên các bit của kênh CPICH,
chú ý rằng đây là công suất của một chip chứ không phải công suất của bit dữ liệu. Ngòai
việc phục vụ cho chọn cellm handover, thông số này còn được sử dụng cho việc tính tóan
pathloss cũng như điều khiển công suất trong mạng.

RSSI : đây là tí hiệu công suất của các mạng GSM. Thông số này được đo kiểm để phục vụ
quá trình handover 3G-2G.

Tỉ số tín hiệu trên nhiễu SIR, được đo lại Node B và UE là tích giữa hện số trải phổ SF và tỉ
số giữa công suất mã tín hiệu nhận được (RSCP) trên công suất mã tín hiệu nhiễu (ISCP).
Thông số này được sử dụng chủ yếu trong quá trình điều khiển công suất.

PathLoss là độ chênh lệch giữa công suất phát và công suất thu của tín hiệu CPICH, phản
ánh chất lượng đường truyền và được sử dụng để khởi tạo mức công suất cho PRACH và quá
trình handover giữa hai tần số.
Ngòai ra còn các thông số như BER, RTT, độ delay… được node B đo đạt chủ yếu trên giao
diện Iub để đánh giá chất luợng của đường truyền này để thực hiện các quá trình điều khiển
và phân bổ tài nguyên cho dịch vụ …

UMTS-Cell Selection
Đăng ngày: 05:04 29-10-2009

Bắt đầu từ bài này ta sẽ tìm hiểu các thủ tục họat động của UMTS. Đầu tiên, chúng ta cùng
xem xét một điện thọai khi bật nguồn lên nó sẽ thực hiện gì để kết nối vào mạng.

Khi UE được bật lên, nó bắt đầu nhận các tín hiệu P-SCH, chọn tìm tín hiệu mạnh nhất để
thực hiện quá trình đồng bộ cell.(đồng bộ khe thời gian)Tất cả các node B trong cùng một
mạng đều sử dụng chung một mã đồng bộ chính có độ dài 256-chip, mã này được phát lặp lại
ở mỗi khe thời gian của P-SCH. Mục đích của quá trình này nhằm lấy được đồng bộ khe thời
gian giữa UE và Node B (mạng). Chính nhờ thủ tục này mà trong WCDMA không cần trang
bị các bộ định vị tòan cầu GPS để thực hiện quá trình đồng bộ hóa.

MS thu được P-SCH để đạt được đồng bộ khe với cell. Điều này có thể đạt được với 1 bộ lọc
phối hợp để định thời mỗi khe.Việc định thời khe của cell đạt được bằng cách dò tìm các đỉnh
đầu ra trong bộ lọc phối hợp.khi đã đồng bộ được với mạng, UE sẽ biết phải thu S-SCH ở
đâu.

Sau khi đồng bộ được với mạng, UE bắt đầu lắng nghe các tín hiệu S-SCH để thực hiện quá
trình đồng bộ khung va xác định nhóm mã mà trong đó có mã cell sử dụng để làm cellid.
Trong hệ thống WCDMA ta có 8192 mã xáo trộn, chúng được chia thành 64 nhóm, mỗi
nhóm có 128 mã xáo trộn.mỗi nhóm hơn nữa lại được chia thành 8 khối.mỗi khối gồm
128/8=16 từ mã.1 trong 16 từ mã này được lựa chọn làm mã đồng bộ chính và 15 mã còn lại
làm mã đồng bộ thứ cấp.Xáo trộn đường xuống để tách rời các cell.512 mã sử dụng chính để
làm cell id.Việc nhóm lại này để dễ dàng cho việc tìm kiếm cell nhanh hơn. Trong mỗi time-
slot của frame S-SCH chứa một mã đồng bộ SSC. Trong hệ thống WCDMA, có tất cả 16 mã
SSC. Trong mỗi S-SCH ta có 15 time-slot. Như vậy ta có chuỗi 15 mã được xây dựng từ 16
mã SSC của hệ thống dùng để xác định nhóm mã scambling code của node B. Các chuỗi này
được xây dựng sao cho hòan tòan phân biệt nhau và khác với các chuỗi phát sinh bằng cách
dịch chuyển các code SCC trong chuỗi ban đầu.

Ứng với mỗi S-SCH nhận được, UE sẽ so sánh tín hiệu nhận được với 16 giá trị SSC của hệ
thống để tìm được sự tương quan lớn nhất. Sau khi mỗi time-slot của chuỗi SSC được giải
mã, UE sẽ lọai bỏ các nhóm srcambling code không phù hợp tương ứng với chuỗi các mã
SSC. UE tiếp tục giải mã chuỗi SSC cho đến khi nó xác định chính được nhóm srcambling
code tương ứng. Nhóm mã này chứa mã scrambling code mà node B sử dụng để làm Cellid.

Sau khi nhóm mã đã được xác định, UE bắt đầu lắng nghe tín hiệu P-CPICH để giải mã
scrambling code mà node B đang sử dụng. Ở giai đọan này, UE lần lượt sử dụng 8 mã
scrambling code có trong nhóm mã đã được xác định lần lượt giải mã tín hiệu CPICH. Nếu
mã nào đạt được mức năng lương lớn nhất được xem là mã scrambling code mà node B đang
sử dụng.

Sau đó, UE sử dụng mã scrambling code này để thực hiện giải mã các gói tin P-CCPCH để
có các thông tin về hệ thống, thực hiện tiếp các thủ tục kê tiếp.

Như vậy PSC( mã đồng bộ chính) được dùng để đồng bộ khe thời gian với hệ thống. còn SSC
được dùng để đồng bộ frame và nhận biết được nhóm mã mà BS dùng để xáo trộn.

UMTS-Call Setup
Đăng ngày: 04:44 01-11-2009

Như bài trước ta đã biết cách thức một UE tìm được cell để thiết lập kết nối khi
vừa mới được turn on. Ở bài này, ta sẽ tiếp cận đến thủ tục thiết lập cuộc gọi của
UE vào mạng. Như đề cập bài trước, khi chọn được cell để kết nối, UE bắt đầu
giải mã các tín hiệu CCPCH để lấy các thông tin về cell. Để kết nối với Node B, UE
bắt đầu gởi kênh RACH chứa các thông tin dò preamble gồm một chuỗi tín hiệu
16-chips được lặp lại 256 lần với mức công suất được đánh giá ban đầu từ tín
hiệu CPICH. Nếu kết thúc khỏang thòi gian timer, UE không nhận được tín hiệu
ACK từ Node B, UE sẽ tăng mức công suất phát lên và gởi lại tín hiệu RACH cho
đến khi nhận được phản hồi từ node B qua kênh AICH hoặc đến ngưỡng giới hạn.
Sau khi nhận được tín hiệu AICH, UE thật sự bước vào quá trình thiết lập cuộc gọi
như sơ đồ sau :
Quá trình thiết lập cuộc gọi được diễn ra qua 4 giai đọan.

Đầu tiên là quá trình kết nối RRC giữa UE và RNC (trong quá trình này có quá trình chuẩn
bị kế nối radio của Node B). Sau khi quá trình RRC thành công, RNC gởi tín hiệu đến mạng
core để yêu cầu thực hiện quá trình kết nối SCCP giữa RNC và CN cho cuộc gọi.

Sau khi đường kết nối giữa UE và CN đã được thiết lập, quá trình chứng thực và trao đổi các
thông tin bảo mật được thực hiện giữa UE và CN (Security). Sau khi hòan tất thủ tục bảo
mật, mạng core sẽ gởi thông tin yêu cầu tài nguyên cho cuộc gọi xuống RNC. RNC và Node
B sẽ thực hiện thủ tục S.R.L.C để chuẩn bị các tài nguyên theo yêu cầu. Nếu tài nguyên hiện
có đáp ứng được với yêu cầu, cuộc gọi sẽ được thiết lập bằng việc RNC gởi xác nhận kết nối
đến UE và xác nhận tài nguyên đến CN.
Đây là quá trình rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến thông số chất luợng hàng
đầu của mạng di động : khả năng truy nhập mạng. Thông số chất luợng liên quan
tới quá trình này là CSSR là một trong thông số đầu tiên xem xét đến khi đánh
giá về chất lượng của một mạng thông tin di động. Thường các nhà mạng luôn
yêu cầu thông số này phải đạt trên 95%, tuy nhiên tùy các mạng khác nhau mà
con số ngưỡng này có thể cao hơn. Là một người kỹ thuật, chúng ta cần nắm rõ
quá trình này để phân tích và đánh giá thông số CSSR của mạng đồng thời có thể
xác định được nguyên nhân gây ra chất lượng mạng kém liên quan đến thông số
này.

UMTS-Connection Release
Đăng ngày: 04:41 06-11-2009

Ta đã biết về thủ tục thiết lập cuộc gọi và thông số chất lượng quan trong của mạng là CSSR.
Ở bài này ta sẽ tiếp tục với một thông số chất lượng khác cũng quan trọng không kém, đó là tỉ
lệ rớt cuộc gọi DCR (Drop Call Rate). Nếu như một cuộc gọi hòan thành và kết húc thì sẽ
không có hiện tượng rớt mạng, tuy nhiên nếu cuộc gọi chưa hòan thành mà không tiếp tục
được nữa, đây chính là con số phản ảnh tỉ lệ rớt cuộc gọi ở mạng di động. Tỉ lệ này được định
nghĩa là số cuộc gọi bị rớt (kết thúc không bình thường) trên tổng số cuộc gọi kết nối thành
công. Như vậy rõ ràng ta cần phải nắm được thủ tục giải phóng kết nối khi cuộc gọi hòan tất
để xác định được cuộc gọi nào là bình thường cuộc gọi nào bị rớt mạng. Hình bên dưới cho ta
cái nhìn tổng quát về thủ tục kết thúc cuộc gọi bình thường cũng như bất bình thường.
Như ta thấy, khi một cuộc gọi kết thúc bình thường, RNC sẽ nhận được thông điệp yêu cầu
giải phóng kết nối từ mạng core. Sau đó gởi thông điệp kết thúc cho mobile. Sau khi mobile
xác nhận, thủ tục giải phóng tài nguyên radio mới thật sự bắt đầu bằng việc Node B nhận yêu
cầu từ RNC và thực hiện thủ tục giải phóng kết nối.

Trong trường hợp mobile bị rót mạng, Node B sẽ không phát hiện được tín hiệu đồng bộ của
mobile. Node B sẽ gởi thông điệp cảnh báo đến RNC về sự cố kế nối radio hỏng. RNC sẽ gởi
yêu cầu giải phóng kết nối đến mạng core.
Như vậy rõ ràng ta thấy chức năng của RNC trong hai trường họp là khác nhau. Ở điều kiện
bình thường, RNC chờ yêu cầu giải phóng kết nối, ngược lại RNC sẽ yêu cầu giải phóng kết
nối khi có lỗi xảy ra.

Dựa vào vai trò của RNC và các thông điệp của nó ta có thể xác định được cuộc gọi nào bị
rớt và có được tỉ lệ rớt cuộc gọi qua các số liệu thống kê. Đứng trên phương diện của một kỹ
sư vận hành và tối ưu mạng, dựa vào thông số này cũng như các thông tin về cuộc gọi bị rớt,
ta có thể đánh giá sự cố xảy ra ở khu vực nào. Từ đó xác định được nguyên nhân và đưa ra
các giải pháp khắc phục cũng như tối ưu mạng.

trạng: Vui vẻ

UMTS-HandOver Procedure (part1)


Đăng ngày: 00:29 12-11-2009

Ta đã tìm hiểu cuộc gọi được thiết lập và kết thúc như thế nào. Entry này khởi
đầu cho những thủ tục trong quá trình họat động của mobile trên mạng. Nói đến
mạng không dây và tính ưu việt của nó, di động là tiêu chuẩn cần được quan tâm
khắc khe để đảm bảo chất lượng. Vì vậy, tôi muốn cùng các bạn bắt đầu tìm hiểu
vấn đề Handover trên mạng 3G ở lọat bài này.

Khi UE di chuyển từ một cell đến một cell khác trong mạng, UE cần update thông tin về cell
đồng thời tiến hành thủ tục handover. Để quyết định handover hay không, và nếu handover
thì sẽ thực hiện chuyển cuộc gọi qua cell nào, UE đo lường các thông số về chất lượng mạng
qua kênh CPICH gởi về cho RNC.

Khi một cell được thiết kế, danh sach các neighbour của nó phải được tạo ra và khai báo trên
RNC. Với mỗi UE đang họat động (đang kết nối với một cell chính-primary cell), RNC quản
lý hai tập hợp cell tương ứng để phục vụ quá trình di chuyển của UE, đó là Active Set và
Monitored Set.

Active Set là tập hợp các cell sẽ trở thành primary cell của UE khi qúa trình handover thực
hiện thành công ( cũng chính là các ứng cử viên được họ lựa để thực hiện thủ tục handover).

Monitored Set là tập hợp các cell được UE đo kiểm chất lượng liên tục để đánh giá chất
lượng và quyết định xem cell đó có thể là ứng cử viên cho qúa trình handover hay không (có
đủ điều kiện để trở thành cell trong Active Set hay không). Ban đầu Monitored Set là danh
sách các neighbour của cell chính đã được khai báo. Sau đó Monitored Set có thể được thay
đổi và mở rộng tùy theo thuật tóan được sử dụng để thành lập Moniotred Set.

Khi UE kết nối với một cell nào đó (primary cell), RNC sẽ gởi thông điệp yêu cầu UE đo
kiểm chất lượng của các cell trong Monitored Set. Ngòai việc cập nhật thường xuyên các
thông tin về các cell này cho RNC, UE còn kích họat các sự kiện yêu cầu RNC thêm vào một
cell trong Active Set (Event 1A), lọai bỏ một cell từ Active Set (Event 1B) hoặc thay thế một
cell trong Active Set (Event 1C) tùy thuộc vào chất lượng đo được so sánh với ngưỡng
(Ec/No và RSCP) được RNC gởi xuống trong thông điệp yêu cầu đo kiểm.

Điều kiện để thêm, bỏ một cell trong Active Set được minh họa ở hình bên dưới:
Chú ý rằng các khái niệm và tập hợp này đóng vai trò chủ đạo trong quá trình handover của
UE khi di chuyển. Trong UMTS, ta có intra-frequency (soft handover), inter-frequency (hard
handover 3Gto3G) và inter-system handover (hard handover 3Gto2G). Các thủ tục này sẽ
được đề cập đến ở những bài sau. Một điều cần chú ý là đối với SHO kết nối mới được thiết
lập trước khi kết nối cũ bị lọai bỏ, còn HHO kết nối mới thiết lập sau khi kết nối cũ bị lọai
bỏ. Hay nói một cách khác với SHO các UE có thể có nhiều kết nối radio trong Active Set
trong khi HHO tại mỗi thời điểm chỉ có một và chỉ một kết nối radio với mạng.

UMTS-Soft Handover
Đăng ngày: 03:58 18-11-2009

Như đã đề cập đến ở bài trước, SHO cho phép nhiều kết nối đến mạng từ một UE.
Họat động của SHO dựa vào Active Set và Monitored Set như đã đề cập. Nếu UE
có bao nhiêu cell nằm trong tập Á thí có bấy nhiêu đường kế nối đến mạng thông
qua các cell đó.

Khi khai báo một cell mới trên mạng, ta luôn thiết lập cho cell một danh sách các neighbour
của nó. Khi UE kết nối đến một cell nào đó hỗ trợ SHO, RNC sẽ gởi thông điệp yêu cầu đo
kiểm chất lượng tín hiệu đến UE. Hai thông số yêu cầu được đo kiểm đó là RSCP và Ec/No.
trong thông điệp này RNC sẽ cho UE biết ngưỡng trên và ngưỡng dưới của hai thông số này
để thực hiện quá trình cập nhật chất lượng theo các sự kiện 1A, 1B… như đã đề cập ở bài
trước. Sau khi gởi thông điệp kích họat việc đo kiểm cho SHO intra-frequency. RNC sẽ gởi
cho UE danh sách các cell (danh sách các Screambling Code) cần được đo kiểm (monitored
set). MS được xây dựng dựa trên danh cách các danh sách neighbour của các cell có trong
AS.

UE tiến hành việc đo kiểm và gởi báo cáo định kỳ về cho RNC. Tuy nhiên khi phát hiện cell
có chất lượng tốt hơn ngưỡng dựa theo các điều kiện đã được đề cập ở bài trước, UE sẽ kích
họat gởi thông điệp 1A về RNC yêu cầu RNC cập nhật cell vào trong AS. Khi nhận được yêu
cầu này, RNC kiểm tra và gởi lại thông điệp xác nhận thêm cell vào AS, đồng thời tính tóan
lại danh sách các cell trong MS dựa vào AS mới, sau đó gởi xuống yêu cầu UE đo kiểm chất
lượng theo danh sách mới này.

Tương tự, khi UE phát hiện cell có chất lượng xấu hơn ngưỡng, nó sẽ kích họat gởi thông
điệp 1B yêu cầu xóa cell ra khỏi AS. Sau khi AS thay đổi, MS được cập nhật lại và gởi xuống
cho UE.

Ta thấy SHO liên quan mật thiết đến tập AS, vì vậy khi xác định các chất lượng mạng liên
quan đến SHO ta thường tập trung xem xét các vấn đề của AS. Và cũng cần nhấn mạnh rằng
để một cell có thể trở thành thành viên của AS, nó phải có mặt trong MS. MS lại liên quan
mật thiết đến danh sách các neighbour của các cell. Vì vậy công tác quy họach cell neighbour
rất quan trọng trong vấn đề này. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trên, MS được xây dựng dựa
trên thuật tóan được cài đặt, chính vì vậy mà các nhà cung cấp thiết bị thường cải tiến sản
phẩm của họ thông qua các thuật tóan này nhằm tối thiểu ảnh hưởng của việc khai báo nhân
công danh sách neighbour đến việc xây dựng MS. Điều này rất quan trọng khi vận hành và
phát triển mạng. Hãy hình dung trường hợp mạng đang họat động và ta cần thêm các cell mới
vào mạng. Lúc này việc qui họach và khai báo neighbour cho cell là khá phức tạp có thể ảnh
hưởng đến MS và SHO. Chính vì vậy nếu giảm thiểu được những tác động của việc khai báo
nhân công, thì việc ảnh hưởng tới SHO trong trường hợp này giảm đáng kể.

Tới đây ta đã biết UE và mạng họat động như thế nào để thực hiện quá trình SHO. Trước khi
kết thúc, một lần nữa chúng ta nhắc lại với SHO quá trình chuyển đổi cell diễn ra khi cuộc
gọi vẫn được duy trì do UE có nhiều kết nối song song với mạng. Tuy nhiên việc có nhiều kết
nối với mạng cũng là một khuyết điểm, đó là gây nên hiện tượng radio pollution, các bạn tìm
hiểu thêm nhé!

UMTS-Hard HandOver
Đăng ngày: 03:27 23-12-2009

Tương tự như SHO, trong lúc đang họat động UE luôn đo kiểm và gởi báo cáo chất lượng tín
hiệu về cho RNC thông qua hai thông số RSCP và Ec/No của tần số đang họat động. Nếu như
cell được cấu hình cho phép HHO giữa các tần số khác nhau thì các mức ngưỡng của RSCP
và Ec/No phải được thông báo cho mobile bởi RNC sau khi cuộc gọi được thiết lập. Trong
quá trình đo kiểm, nếu như chất lượng của tín hiệu thấp hơn mức ngưỡng cho phép, mobile sẽ
kích họat sự kiện 2D báo về cho RNC. Sau khi nhận được tín hiệu của sự kiện 2D, RNC
cũng kích họat một bộ đếm thời gian kể từ khi sự kiện 2D được phát hiện. Nếu trong khỏang
thời gian này, RNC nhận được sự kiện 2F được gởi bởi mobile báo tín hiệu đã tốt trở lại
(vượt trên mức đă được khai báo), bộ định thời sẽ bị xóa bỏ. Ngược lại, khi bộ định thời kết
thúc mà không có tín hiệu 2F, RNC sẽ gởi thông điệp kích họat chế độ Compress Mode cho
phép đo kiểm chất lượng của tín hiệu khác tần số. Cần chú ý đặt điểm này, các UE chỉ có thể
đo kiểm ở các tần số khác khi bước vào chế độ Compress Mode. Ở chế độ này, dữ liệu truyền
đi được nén lại để có một khỏang thời gian rỗi cho phép đo kiểm ở tần số khác (chú ý với kỹ
thuật này, tốc độ dữ liệu không thay đổi). Đồng thời RNC cũng gởi danh sách các cell cần đo
kiểm cho HHO xuống mobile yêu cầu đo kiểm chất lượng. Một khi kết qủa đo kiểm đã sãn
sàn và RNC vẫn không nhận đượn tín hiệu 2F, quá trình HHO sẽ xảy ra. Tất các các cell có
chất lượng tốt hơn cell hiện tại đều trở thành ứng cử viên cho HHO, cell được chọn sẽ là cell
có chất lượng tốt nhất.

Chú ý với các cell có hỗ trợ cả HHO3G3G và HHO3G2G thì tùy thuộc vào thông số đã được
cấu hình sẽ cho phép ưu tiên thực hiện lọai HHO nào trước.

Sau khi chọn được cell để thực hiện HHO, RNC sẽ liên hệ với chủ qủan của cell đó (DRNC
hoặc BSC thông quan MSC) yêu cầu thực hiện HHO qua cell mới. Sau khi được chấp nhận,
SRNC sẽ gởi thông điệp cho UE yêu cầu thực hiện kết nối với cell mới và chủ quản mới,
đồng thời xóa kết nối tới UE, giải phóng tài nguyên.

Ở đây, tôi không đề cập đến các báo hiệu sử dụng cho qúa trình HHO vì nó không dẽ nhớ
chút nào (ai quan tâm xin đọc thêm các tài liệu chuyên ngành).

Đến bài này, chúng ta đã điểm qua các chức năng cơ bản của mạng thông tin di động UMTS,
những khái niệm chung, quá trình thiết lập, kết thúc cuộc gọi cũng như các thủ tục điều khiển
cuộc gọi liên quan đến tính di động của mạng. Trong lọat bài tiếp theo, ta sẽ đề cập đến các
thủ tục qủan lý và phân cấp tài nguyên để đảm bảo được chất lượng dịch vụ, đặt biệt khi
UMTS cho phép truyền cả dữ liệu trên môi trường vô tuyến.

UMTS-Power Control
Đăng ngày: 01:05 05-01-2010

Ở bài này, chúng ta cùng xem xét một đặt tính quan trọng của hệ thống thông tin di động sử
dụng công nghệ phân chia theo mã (CDMA, UMTS) đó là đặt tính điều khiển công suất. Như
ta đã biết trong hệ thống phân chia theo mã, các users sử dụng chung băng tần để truyền tín
hiệu, vì vậy việc gây ra nhiễu lẫn nhau là điều đáng quan tâm. Mặc dù, với kỹ thuật sử dụng
các mã trực giao với nhau, sự giao thoa nhiễu giữa các tín hiệu được tránh khỏi. Tuy nhiên,
vẫn còn sự ảnh hưởng của nhiễu môi trường tác động lên mức tín hiệu nhận được tại đầu thu
làm suy giảm chất lượng tín hiệu và có thể không thể giải mã được. Thật không may, với hệ
thống mã trực giao, các tín hiệu không giao thoa lẫn nhau, nhưng tín hiệu này lại trở thành
nhiễu môi trường với tín hiệu khác. Nếu không có thuật tóan điều khiển công suất thì tín hiệu
ở gần thiết bị thu sẽ khiến cho tín hiệu cần nhận được phát ở xa bị lấn lướt hòan tòan và
không giải mã được.
Một ví dụ thực tế điển hình cho vấn đề này : Giả sử trong phòng rộng có nhiều người nói các
tiếng khác nhau Anh, Pháp, Việt, Nga ….. Rõ ràng chỉ những người nói tiếng Việt với nhau
mới có thể hiểu được thông điệp bằng tiếng Việt (với điều kiện là các người khác không biết
tiếng Việt :D). Bây giờ tưởng tượng tình huống, người đầu phòng trao đổi với người cuối
phòng bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, ở cuối phòng có rất nhiều người đang trao đổi với nhau
bằng tiếng Anh, Pháp, Nga… ; và rất lớn. Trong trường hợp này, rất khó (nếu không muốn
nói là không thể) cho người nghe hiểu được người đầu phòng nói cái gì. Để giải quyết tình
trạng này, bắt buộc người nói phải nói lớn hơn và mọi người đang trao đổi phía cuối phòng
bằng thứ tiếng khác phải nói nhỏ lại.

Điều tương tự cũng xảy ra trong hệ thống UMTS khi xem xét đến vấn đề năng lượng. Một
giải thuật tương tự được áp dụng trong UMTS, nhằm đảm bảo tất cả các tín hiệu tới được đầu
thu có mức tín hiệu gần bằng nhau. Để làm được điều này, trong hệ thống UMTS, tỉ số tín
hiệu trên nhiễu được quan tâm một cách đặt biệt. Đây cũng chính là thông số giúp hệ thống tự
điều chỉnh công suất để đảm bảo tiêu chí đề ra. Ta sẽ thấy tỉ số này được sử dụng như thế nào
trong các thủ tục điều khiển công suất Inner Loop, Open Loop, Outer Loop được UE, Node B
và RNC thực hiện trong cả hai hướng Uplink và DownLink trong bài tiếp theo. Điều cuối
cùng chúng ta cần để ý thêm liên quan tới vấn đề này đó là : Thông số tín hiệu trên nhiễu của
cell thường là một tiêu chuẩn cố định. Vì vậy khi có càng nhiều cuộc gọi trong cùng một cell,
thì tỉ lệ này càng nhỏ (do tín hiệu nhiễu tăng lên trong khi mức công suất hầu như cố định),
đến một lúc nào đó cuộc gọi sẽ không được chấp nhận. Tương tự khi ta nói, càng nhiều users
trong một cell thì độ rộng vùng phủ sóng của cell càng nhỏ lại. Các bạn hãy tự lý giải xem
sao nhé ! Hẹn gặp lại trong bài tới.

trạng: Vui vẻ

UMTS-Power Control (Part 2)


Đăng ngày: 16:43 10-01-2010

Hôm nay chúng ta đi sâu vào cac thuật tóan điều khiển cân bằng công suất đã được đề cập ở
bài trước. Mô hình trình bày được thống nhất giữa UE, Node B và RNC :

UE --------------------------------- Node B -------------------------------- RNC

Đầu tiên, là thủ tục Uplink Inner Loop Power Control, đây là thủ tục xảy ra chủ yếu giữa UE
và node B (Node B yêu cầu UE cân chỉnh công suất). Tại mỗi Node B luôn có thông số
chuẩn về tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu (ta gọi là SIR_target), SIR_target được RNC gởi xuống cho
Node B. Như ta đã biết, các UE gởi các thông điệp DPCCH đến Node B, trong thông điệp
DPCCH mang thông tin Pilot, thông tin này cho ta biết mức tín hiệu trên nhiễu hiện tại được
đánh giá tại UE (ta gọi là SIR_estimated). Khi Node B nhận được thông điệp DPCCH, sẽ tiến
hành so sánh giá trị giữa SIR_target và SIR_estimated. Nếu SIR_estimated lớn hơn, Node B
sẽ gởi thông điệp DPCCH với giá trị trường TPC=0 yêu cầu UE giảm công suất một lượng
delta (Nghĩa là lần sau UE sẽ phát tín hiệu với công suất Pw=Pw-delta). Ngược lại nếu
SIR_estimated nhỏ hơn, Node B sẽ gởi thông điệp tăng công suất một lượng delta với trường
TPC=1 trong DPCCH.
Như vậy ta sẽ đặt ra câu hỏi, trong trường hợp công suất UE quá nhỏ Node B không thể phát
hiện được thì như thế nào (mất đồng bộ với Node B). Trong trường hợp này, UE sẽ tự động
tăng công suất sau mỗi lần phát dò tín hiệu. Quá trình lặp lại cho đến khi UE lấy được đồng
bộ từ Node B. Đây chính là thủ tục Uplink Open Loop Power Control được thực hiện giữa
UE và Node B, trong đó UE nắm phần chủ động.

Vậy tgiả sử UE đã phát tối đa công suất, mà tín hiện Node B nhận được vẫn bị lỗi (trong
trường hợp này Node B phát hiện CRC trong thông tin nhận được), thì như thế nào ? Cuộc
gọi bị rớt ? May mắn là UMTS có hỗ trợ thủ tục khác để hạn chế nhưng bất lợi trong trường
hợp này, được gọi là Uplink Outer Loop Power Control được thực hiện giữa Node B và RNC
nhằm điều chỉnh lại mức SIR_target tại RNC (nếu được). Thông thường người vận hành
mạng sẽ khai báo thông tin BER_target, từ đó RNC tính tóan mức SIR_target gởi xuống cho
Node B. Trong trường hợp Node B phát hiện CRC, nó sẽ gởi thông tin cho RNC ; RNC so
sánh hai mức BER, nếu BER_estimated > BER_target, RNC sẽ tiến hành tính tóan lại
SIR_target rồi gởi lại thông tin mới cho Node B.

Tới đây ta đã thấy họat động điều khiển công suất hướng Uplink, vậy còn hướng Downlink ?
UE có đóng vai trò tích cực nào trong quá trình điều khiển công suất. Câu trả lời là có, đó
cũng chính là nội dung của thủ tục Dowlink Inner Loop Power Control giữa UE và Node B,
trong đó Node B tự cân chỉnh công suất dựa vào tín hiệu DPCCH nhận được từ UE. Thông
qua áu trình thiết lập cuộc gọi, RNC gởi thông tin BER_target cho UE thông qua tín hiệu
thiết lập RRC (Thủ tục này còn được gọi là Downlink Outer Loop Control). Khi UE nhận
được gói tin DPDCH từ Node B, nó sẽ thực hiện phép so sánh BER_estimated với
BER_target để quyết định thông điệp DPCCH tiếp theo gởi cho Node B có trường TPC mang
giá trị 0 hoặc 1. Khi node B nhận được thông điệp DPCCH từ UE, tùy vào giá trị của trường
TPC à nó quyết định tăng hay giảm công suất một khỏang delta.

Tuy theo thiết bị và nhà sản xuất, giá trị delta có thể là 0.5dB, 1dB, 1.5dB hoặc 2dB, cũng
như người vận hành có được can thiệp vào các thông số trong các áu trình này hay không!
Như vậy là chúng ta đã xem qua đạt tính điều khiển công suất trong UMTS. Kết thúc bài này,
chỉ lưu ý thêm với các bạn tên của thủ tục Inner, Open hay Outer đều có ý nghĩa của chúng
đấy, giúp chúng ta dễ nhớ và không bị lẫn lộn.

UMTS: phân biệt IMSI, TMSI, P-TMSI, s-RNTI, u-RNTI, c-RNTC

Là các loại địa chỉ mà UE phải mang. Cụ thể:

1. CN Address:

a. IMSI (International Mobile Subscriber Identity) /’imzi/

IMSI định danh một UE (USIM-Universal Subscriber Identity Module) bên trong một mạng.

Đây là một địa chỉ cố định (không đổi) và được khai báo/lưu trên HLR (Home Location
Register).
IMSI = MNC (mobile network code) + MCC (mobile country code) +MSIN (mobile
subscriber identification number) dài 15 chữ số, trong đó MNC + MCC chính là PLMN ID.

IMSI

Trong đó MNC+MSIN gọi là NMSI (National Mobile Station Identifier) gồm có 12 chữ số.

Khi CN tìm gọi UE, nó căn cứ vào 12 chữ số NMSI, chia thành 2 phần:

+ 10 chữ số cuối (MIN: muốn trace cuộc gọi thì dùng số này), còn gọi IMSI_S

+ 2 chữ số còn lại IMSI_11_12

b. TMSI (temporary IMSI)

Cùng với LAI, TMSI định danh một UE trên mạng.

TMSI dài 32 bits và được gán tạm thời. TMSI là “mặt nạ” để định danh UE và giấu IMSI
thực của UE đó.

c. P-TMSI

P-TMSI (packet TMSI) tương tụ TMSI, dùng trên PS domain, cũng dài 32 bits, dùng tạm, chỉ
có trên PS domain.

2. UTRAN address

a. s-RNTI: được SRNC gán cho UE và chỉ có giá trị nội bộ SRNC đó mà thôi; dài 20 bits;
được sử dụng bởi UE, SRNC và DRNC.

b. u-RNTI: được SRNC gán cho UE nhưng ID này giúp xác định tính duy nhất của UE trên
toàn UTRAN; 32 bits; được sử dụng khi ID của UE không thể xác định trên UTRAN, cụ thể
là khi:

i. UE di chuyển sang cell mới hoặc URA mới nhưng chưa thực hiện cell update/URA
update về RNC và thực hiện access.

ii. u-RNTI được dùng khi có UTRAN originated paging.

U-RNTI: RNC id + S-RNTI


c. c-RNTI được phân bổ bởi CRNC (controlling RNC) khi UE access một cell mới; 16
bits; chỉ có giá trị trong 1 cell UE đang ở nhưng UE không đang sử dụng DPCH nào. Khi UE
thay đổi trạng thái, nó phải dùng u-RNTI.

3. Địa chỉ của UE ID trên giao diện vô tuyến: ở trạng thái Cell_DCH, UE được xác định
duy nhất bởi các thông số của lớp vật lý như mã OVSF, scrambling code…

UMTS: Các trạng thái của UE trên giao diện WCDMA

5 trạng thái: 4 Connected + 1 Idle


Về các trạng thái của UE, hình này dễ hiểu hơn chăng?

Các thủ tục UE thực hiện khi ở IDLE mode


UE cần những thông tin gi?

Step 1: Cell Selection and Slot Synchronization


Step 2: Frame synchronization and Scrambling code-group

Descrambling P-CCPCH để lấy các thông tin cần thiết trên BCH

Trạng thái Cell_DCH?


Sau (1) RRC Connection Request hoặc (2) thủ tục bearer reconfiguration, UE được gán kênh
D-PCH, lúc này UE ở trạng thái CELL_DCH.

Ở CELL_DCH, vị trí của UE được cập nhật cho UTRAN ở mức CELL (thay đổi CELL là
UE phải gửi CELL UPDATE message) và cập nhật cho CN ở mức RNC (chuyển sang RNC
khác thì cập nhật về CN)

Nếu UE giải phóng (hoặc bị yêu cầu giải phóng kênh D-PCH (DCH), nó sẽ chuyển sang một
trong 3 trạng thái ở connected mode còn lại là Cell_FACH, Cell_PCH, URA_PCH. Nếu sau
đó UE giải phóng luôn cả RRC connection thì UE quay về Idle và camping on một cell nào
đó

Trạng thái Cell_FACH?

Cell_FACH là một trạng thái ở connected mode tương tự như ở CELL_DCH nhưng ở đây dữ
liệu người dùng được truyền trên kênh FACH (common channel) thay vì DCH (dedicated
channel) do lượng dữ liệu nhỏ.

Việc chuyển từ/đến các trạng thái khác được thực hiện dựa trên (1) RRC connection request
hoặc (2) RB reconfiguration process.

Ở CELL_FACH, vị trí của UE được cập nhật ở CELL level. Khi phát hiện CI thay đổi, UE
thực hiện CELL UPDATE.

UE được xác định bởi một C-RNTI (cell radio network temporary indentifier) do RNC đang
điều khiển cell đó cấp.

Trạng thái Cell_PCH?

Cell_PCH cũng là một trạng thái của UE khi đang chiếm RRC connection (connected mode).

Ở Cell_PCH, UE không chiếm dụng tài nguyên hướng lên (uplink resources) mà chỉ monitor
các paging channel theo các thông số DRX (discontinous reception) đã được gán sẵn.

UE chuyển từ CELL_PCH sang CELL_FACH khi:

(1) UE phát hiện việc thay đổi cell. UE sẽ thực hiện thủ tục Cell Update ở CELL_FACH.

(2) UE được UTRAN tìm gọi (paged).

Khi ở trạng thái CELL_PCH, vị trí của UE được quản lý ở mức CELL, nghĩa là đổi cell thì
phải Update.

Mục đích của việc UE chuyển sang CELL_PCH là nhằm tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm pin
cho UE) do ở CELL_PCH, UE thực hiện việc trao đổi thông tin theo cơ chế DRX như khi ở
IDLE mode, nhưng cho phép việc tìm gọi được thực hiện nhanh chóng (chỉ cần page tại 01
cell mà UE đã update) và cũng không cần phải trải qua thủ tục RRC Connection setup.

Trạng thái URA_PCH?


URA_PCH cũng là một trạng thái của UE khi đang chiếm RRC connection (connected
mode).

Tương tự như trạng thái CELL_PCH nhưng ở đây, vị trí của UE được quản lý ở mức URA.
Trạng thái URA_PCH được áp dụng cho các UE di chuyển nhanh, thường xuyên di chuyển
giữa các URA.

Vậy URA là gì? Đơn giản URA là tập hợp của một số cell được khai báo cùng URA (Một
cell có thể khai báo thuộc nhiều URA, cụ thể là bao nhiêu?)

Khi phát hiện việc thay đổi URA, UE cần phải tiến hành URA update.

UE liên lạc với network bằng những phương tiện nào?

Đó là:

1. RL (Radio Link): Phạm vi UE-NodeB. là một kết nối vật lý (layer 1 connection) giữa UE
và NodeB. Mỗi RL được định nghĩa bằng một RF Frequency + 1 Channelisation Code (Trải
phổ bằng mã OVSF nào, có SF bao nhiêu?) + Scrambling Code (Cell nào?)

2. RB & SRB (Radio Bearer & Signalling Radio Bearer): Phạm vi UE-NodeB-RNC. Là một
layer 2 connection (transport) giữa UE và RNC.

RB dùng truyền tải user data


SRB mang thông tin báo hiệu (control, signalling). Các thông tin báo hiệu có thể được tạo ra
tại RRC hoặc từ các lớp trên.

Các bản tin báo hiệu lớp trên (signalling messages – trao đổi giữa UE và CN trên
SIGNALLING CONNECTION và được truyền tải trên SRB) có thể sẽ dẫn đến việc thiết lập
một dịch vụ nào đó (có QoS cụ thể và có những yêu cầu khác nhau), khi đó RB sẽ được thiết
lập. RB mang user data.

Có tổng cộng 32 SRB


SRB#0 : dùng khi thiết lập một RRC connection, trong đó:
1. dùng kênh logic CCCH
2. uplink: dùng kênh transport RACH
3. downlink: dùng kênh transport FACH

SRB#1 and SRB#2: mang các dedicated message được tạo ra tại RRC layer (thông qua kênh
DCCH).
SRB#1: unacknowledged mode
SRB#2: acknowledged mode

SRB#3 and SRB#4: mang các dedicated messages từ NAS layer (thông qua kênh DCCH,
acknowledged mode)
SRB#3: high priority
SRB#4: low priority

các SRB khác có thể dùng cho các messages ở transparent mode (vd, qua DCCH, PCCH hoặc
BCCH).
3. RAB (Radio Access Bearer): Phạm vi UE-NodeB-RNC-SGSN. Là một logical connection
thuộc user plane được tạo ra để đáp ứng việc truyền dữ liệu người dùng; RAB được SGSN
yêu cầu SRNC tạo ra với một mức QoS cụ thể. Mỗi UE có thể có một hoặc nhiều RAB trên
một NAS service, tùy theo đó là speech hay PS data. Một RAB bao gồm:

1. RB (UE-NodeB-RNC), và
2. Iu Bearer (SRNC-SGSN connection).

4. PDP Context (Packet Data Protocol Context): Phạm vi UE-NodeB-RNC-SGSN-GGSN. Là


một logical connection đến GGSN (PS service). PDP context được tạo ra với một QoS cụ thể.
PDP Context bao gồm:

1. RAB
2. CN Bearer (SGSN-GGSN Bearer).

5. RRC connection (Radio Resource Control Connection): Tổn tại trên giao diện vô tuyến
UE-RNC. RRC Connection tồn tại trong quá trình UE thiết lập kết nối vô tuyến đến RNC và
được cấp tài nguyên (UTRAN resources) và một U-RNTI. Một hoặc vài SRB sẽ được cấp
cho một RRC Connection.

Vậy U-RNTI là gì? Khi UE có một RRC Connection, UE sẽ được cấp một S-RNTI (Serving
Radio Network Temporary Identifier). SRNC-ID cùng với S-RNTI tạo ra một nhận dạng (ID)
duy nhất cho mỗi RRC Connection trên mạng lưới. Sự kết hợp SRNC-ID với R-RNTI tạo
thành U-RNTI (UTRAN – RNTI), chỉ được dùng trên giao diện vô tuyến (air interface).

RRC connection tạo ra để transfer RRC messages (messages generated at RRC layer itself
and NAS messages) giữa UE và UTRAN.

RRC messages được transfer thông qua các lớp bên dưới trên các Signaling Radio Bearers
(SRBs).

Như vậy thiết lập một RRC connection tương ứng với việc thiết lập nhiều SRB khác nhau
bên dưới.

RRC connection luôn được UE khởi tạo. Còn RB luôn được khởi tạo bởi CN.

Phân biệt AS và NAS; RAB và RB


UMTS protocols được chia thành 2 tầng (strata):

1. NAS (non access stratum)


2. AS (access stratum)

Khi UE và CN (MSC cho CS service, SGSN cho PS service) cần trao đổi thông tin thì các
giao thức NAS hỗ trợ truyền tin giữa UE và CN. NAS không quan tâm đến phương thức truy
nhập vô tuyến (UTRAN hay GSM/GPRS).

Các giao thức NAS đảm nhận:

Ở control plane:
1. Connection management (CM), Session management (SM) – đảm bảo việc thiết lập
(establishment) và giải phóng (release) các kết nối (connection) và phiên làm việc (session).
2. Mobility management (MM) and GPRS mobility management (GMM) – quản lý sự di
chuyển của UE.

Ở data plane:

1. IP cho PS service
2. CS service

Còn AS là nhóm các giao thức được dùng trên giao diện vô tuyến:

1. Uu (UE-Node B)
2. Iub (Node B-RNC)
3. Iu (RNC-CN)

Vậy AS cung cấp một dịch vụ truyền tải thông suốt giữa CN và UE. Mỗi kênh truyền tải
thông suốt này là một RAB (Radio Access Bearer).

RAB = RB (UE-RNC) + Iu Bearer (RNC-CN) mà không bao gồm SRB trong đó.
Nhìn
vào hình vẽ mô tả các giao thức trên giao diện vô tuyến Uu sau đây, ta dễ dàng định nghĩa
RB, SRB là gì:

Vậy ta
có RL, rồi đến RB/SRB, tiếp đến RRC connection, rồi RAB. Vậy là đủ. Xem thêm.

You might also like