You are on page 1of 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Sau đây em xin trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu khoa học của
mình về đề tài: Hoạt động XKLĐ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản:
Thực trạng và giải pháp.
Như chúng ta đã biết, trong bất kỳ nền kinh tế nào giải quyết việc làm
cho người lao động cũng luôn là một trong những nội dung trọng tâm của
chính sách kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thì vấn đề này càng được
Đảng và Nhà nước ta chú trọng hơn bao giờ hết. Ở Việt Nam cung về sức
lao động đang vượt quá cầu đã tạo ra một áp lực rất lớn về việc làm cho
người dân. Và XKLĐ là một trong những cách giải quyết hữu hiệu cho bài
toán nan giải này. Thị trường Nhật Bản là thị trường có nhu cầu tiếp nhận
ngày càng nhiều lao động Việt Nam. Trong những năm qua, Nhà nước đã có
nhiều cố gắng áp dụng các biện pháp để đẩy mạnh XKLĐ sang thị trường
Nhật Bản có hiệu quả nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập.
Đặc biệt khi khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, tình trạng thất nghiệp
càng trở nên nghiêm trọng, lượng lao động đi xuất khẩu bị mất việc phải trở
về nước thì việc tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp thích hợp trong
XKLĐ Việt Nam nói chung và đặc biệt là XKLĐ sang thị trường Nhật Bản
là một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài “Hoạt
động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản: Thực trạng
và giải pháp” để nghiên cứu.
Khóa luận trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các thuận lợi, khó
khăn của tình hình XKLĐ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1992
tới nay đã đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động
XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, trong khóa luận em chỉ tập
trung nghiên cứu XKLĐ dưới hình thức đưa lao động đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài, không xét tới XKLĐ tại chỗ. Điểm đặc biệt đối với
XKLĐ sang thị trường Nhật Bản là Nhật Bản chỉ nhận TNS hoặc thực tập
sinh kĩ thuật sang lao động, học tập nên trong khóa luận này, thuật ngữ
XKLĐ sang Nhật Bản được hiểu với nghĩa là đưa TNS hoặc thực tập sinh kĩ
thuật sang làm việc tại nước này.
Về phạm vi thời gian, khóa luận nghiên cứu hoạt động XKLĐ Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản từ khi bắt đầu - năm 1992 cho tới nay.
Về bố cục của khóa luận, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu lao động
- Chương II: Tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản
- Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản
Ở chương I – Lý luận chung về hoạt động XKLĐ, khóa luận đã đi
làm rõ các khái niệm liên quan tới XKLĐ, các đặc điểm, điều kiện hình
thành, các hình thức và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động XKLĐ. Đồng
thời, khóa luận cũng đã nêu lên được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ
đối với VN. Là một nước có nguồn lao động dồi dào, hơn nữa người lao
động được đánh giá là cần cù chịu khó, tiếp thu khoa học kỹ thuật nhanh, giá
nhân công lại rẻ hơn so với các nước trong khu vực, Việt Nam thực sự đã
tạo cho mình lợi thế trong hoạt động XKLĐ. Mặt khác, xuất phát từ thực tế
Việt Nam hiện vẫn còn là một nước đang phát triển thì nguồn thu ngoại tệ từ
hoạt động XKLĐ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần tăng trưởng ngân
sách quốc gia. Những kiến thức, kĩ năng mà người lao động học hỏi được
trong quá trình đi lao động ở nước ngoài rất cần thiết cho quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Thêm vào đó, áp lực của việc tăng
dân số, nhu cầu giải quyết việc làm đã càng khẳng định sự cần thiết của
XKLĐ đối với VN. Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm VN đưa được
khoảng 83.000 lao động, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết
việc làm. Điều đó cho thấy XKLĐ là cách giải quyết hữu hiệu đối với bài
toán lao động việc làm của Việt Nam.
Trên cơ sở những lý luận cơ bản về XKLĐ, ở chương II, khóa luận
đã đi vào phân tích cụ thể tình hình XKLĐ VN vào thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản được biết đến là một quốc gia nghèo tài nguyên, nguyên liệu chủ
yếu phải nhập khẩu nhưng tốc độ phát triển kinh tế cũng như những thành
tựu khoa học kỹ thuật của Nhật thì bất cứ quốc gia nào cũng phải ngưỡng
mộ. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, Nhật Bản phải đối mặt với một vấn đề
xã hội có ảnh hưởng xấu đến thị trường lao động trong nước, đó là sự già
hóa dân số. Hàng năm Nhật Bản cần một lượng lớn người tham gia lao động
nhưng bản thân nước Nhật lại không tự đáp ứng được, do đó họ tiếp nhận
những lao động có kiến thức chuyên môn, tay nghề cao dưới hình thức tu
nghiệp sinh. Nắm bắt được nhu cầu đó của thị trường Nhật Bản, từ năm
1992, VN bắt đầu đưa người lao động sang tu nghiệp tại NB, mỗi năm đạt
khoảng 1.800 – 1.900 người. Sau hơn 16 năm thực hiện đưa TNS sang Nhật
Bản, công tác này cũng đã đạt được một số thành công nhất định.
- Thứ nhất: Nhật Bản trở thành một trong những thị trường quan trọng
của XKLĐ VN. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ lao động xuất khẩu sang Nhật trong
tổng số lao động XK của Việt Nam ngày càng tăng lên. Nếu như năm 2002
tỷ lệ này là 4,77% thì đến năm 2008 đã tăng lên tới 7,23%.
- Thành công thứ hai phải kể tới là số lượng và chất lượng lao động
VN sang Nhật Bản ngày càng tăng. Điều này đã đóng góp lớn cho kinh tế
nước nhà, giải quyết đáng kể vấn đề việc làm, đồng thời tạo uy tín về lao
động VN đối với các thị trường lao động khác.
Song vấn đề gì cũng có hai mặt. Bên cạnh những kết quả đạt được
như trên thì không thể phủ nhận rằng hoạt động XKLĐ VN sang thị trường
NB vẫn còn rất nhiều hạn chế và khó khăn.
- Trước hết phải kể đến là trình độ lao động VN chưa đáp ứng yêu cầu
của thị trường NB. Nguyên nhân là do lao động VN xuất thân từ nông thôn,
ý thức kỷ luật còn kém, tay nghề chưa cao.
- Tiếp đến là hiện tượng bỏ trốn vẫn còn tiếp diễn, mặc dù trong vài
năm trở lại đây tỷ lệ bỏ trốn có giảm.
- Hạn chế của các doanh nghiệp XKLĐ cũng là một trong nguyên
nhân dẫn tới khó khăn cho hoạt động XKLĐ
Đặc biệt, đề tài này được nghiên cứu tại thời điểm khủng hoảng tài
chính thế giới diễn ra thì không thể không nhắc tới ảnh hưởng của nó đối với
hoạt động XKLĐ của VN sang NB. Lao động phải về nước trước thời hạn
và việc doanh nghiệp NB thu hẹp tiếp nhận lao động nước ngoài là vấn đề
mà các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp XKLĐ cũng như bản
thân người lao động đang phải đối mặt. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về
số TNS VN tại Nhật Bản phải về nước trước thời hạn hay số hợp đồng đã ký
giờ buộc phải hủy bỏ nhưng con số 3.000 lao động VN phải về nước do ảnh
hưởng của khủng hoảng hay các con số phản ánh lao động bị cắt giảm tại
các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản cũng đủ để cho thấy quãng thời gian
cuối năm 2008 cho đến nay và ngay cả trong tương lai gần, khi nền kinh tế
Nhật Bản chưa có dấu hiệu phục hồi là một quãng thời gian vô cùng vất vả
đối với hoạt động XKLĐ sang thị trường này.
Xuất phát từ thực tiễn như đã nêu trên, trong chương III em xin đưa
ra một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ sang thị trường Nhật Bản
như sau:
- Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách và tăng cường quản lý đối
với hoạt động XKLĐ nói chung, hoạt động XKLĐ sang NB nói riêng, phải
luôn chú trọng vai trò của XKLĐ trong chương trình quốc gia về việc làm,
coi đó là một chiến lược lâu dài để phát triển nguồn nhân lực; phải có sự hỗ
trợ, đảm bảo đối với TNS. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay thì việc hỗ trợ
những TNS về nước trước thời hạn là việc làm cần thiết và phải thực hiện
ngay.
- Các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực của mình bằng việc chú
trọng hơn nữa công tác tuyển chọn, đào tạo nghề và quản lý TNS.
- Hiện tượng TNS bỏ trốn cần được làm chặt chẽ hơn nữa. Điều này đòi
hỏi sự kết hợp giữa cả Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Với những ưu điểm vốn có của TNS Việt Nam cộng với bộ máy tổ
chức tuyển chọn, đào tạo và quản lý lao động làm việc ở nước ngoài không
ngừng được hoàn thiện, Việt Nam sẽ có cơ hội trở thành nước cung ứng lao
động có uy tín đối với thị trường lao động Nhật Bản.

You might also like