You are on page 1of 17

 1.

   The Simple Present Tense (Thì Hi ệ
  n T
   ạ
  i 
  Đơ
   n)
   :

a) Đị
   nh ngh
   ĩ  a : Là thì mô tả một hành động, tình huống, trường hợp xảy ra ở 
thời điểm "hiện tại" (thời điểm mô tả).

b) Mô t
   ả  : 

Quá khứ ­­­­­­­­­­­­­­­­ Hiện tại ­­­­­­­­­­­­­­­­ Tương lai
­­­­­­­­­­­­­­­­­Tình huống được sử dụng­­­­­­­­­­­­­­­­­­

c) Ng
   ữ
   pháp
   :

{Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
{­­­­­­­­­­­do/does­­­­­main verb­­­­}

­ Với câu khẳng định: Không sử dụng trợ động từ cho tất cả các trường hợp. 
Chỉ sử dụng động từ chính theo các ngôi đã chia.

­ Với câu phủ định: Sử dụng trợ động từ (do/does) thêm NOT nếu động từ 
chính là động từ thường. Trường hợp động từ chính là động từ TO BE 
(am/is/are) thì thêm NOT phía sau động từ TO BE.

­ Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ (do/does) ra trước chủ từ với trường hợp 
động từ chính là động từ thường. Trường hợp động từ chính là động từ TO 
BE thì đặt động từ TO BE ra phía đầu câu. Phía cuối các câu nghi vấn phải 
có dấu chấm hỏi "?".

Sau đây là các ví dụ cho ba trường hợp câu đã nêu theo các ngôi:
d) L
  ư
  u ý
   : Chúng ta còn sử dụng Thì Hiện Tại Đơn cho các trường hợp sau:

­ Diễn tả một hành động chung chung

vd: I live in Tinh Bien

­ Diễn tả một hành động kéo dài trong suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.

vd: Dr Do drives a Taxi (Đây là hành động đã diễn ra trong quá khứ Dr Do 
đã lái Taxi, bây giờ vẫn còn lái Taxi và sau này sẽ vẫn còn lái Taxi)

­ Diễn tả một hành động không chỉ đang xảy ra ngay lúc này (giống ví dụ Dr 
Do)

­ Diễn tả một hành động luôn là sự thật không thể thay đổi (hành động bất 
di bất dịch)

vd: The Moon goes round the Earth

Bài học số 1 đến đây là hết. Xin cho 1 tràng pháo tay

Ngày "mai" chúng ta sẽ đến "thì" tiếp theo. Nhưng mà tui chỉ có 12 thì trong 
tay thoai. Không kiếm ra được cái thì thứ 13...Phải mần sao đây :yct201:
2. The Present Continuous Tense (Thì hiện tại tiếp diễn)

a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm hiện 
tại hoặc sắp diện ra tại thời điểm kế cận hiện tại (tương lai gần). Để phân 
biệt giữa thì hiện tại đơn (The simple present) và thì hiện tại tiếp diễn (The 
present continuous) ta dựa vào cấu trúc câu.

b) Mô tả:

Quá khứ ­­­­­­­­­­­­­­­­Hiện tại­­­­­­­­­­­­­­­Tương lai
­­­­­­­­­­­­­­­­Tình huống được sử dụng­­­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­Tình huống xung quanh hiện tại­­­­­­­­­­­­­­
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Tình huống cho tương lai gần

c) Ngữ pháp:

{Chủ từ + trợ động từ + Động từ chính}
{­­­­­­­­­­­am/is/are­­­­­­­­­Verb ­ ing­­­}

­ Với câu khẳng định: Trợ động từ luôn là động từ TO BE được chia theo các 
ngôi. Động từ chính phải thêm hậu tố ­ ing.

­ Với câu phủ định: Thêm NOT sau trợ động từ (TO BE) được chia theo các 
ngôi, động từ chính thêm hậu tố ­ing.

­ Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ (TO BE) được chia theo các ngôi trước 
Chủ từ, động từ chính phải thêm hậu tố ­ing. Cuối mỗi câu nghi vấn phải có 
dấu chấm hỏi "?".

Sau đây là các ví dụ cho ba trường hợp câu đã nêu:

d) Lưu ý: Chúng ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn cho các tình huống:

­ Hành động đang xảy ra vào chính lúc này:

vd1: I am eating my luch (tại thời điểm đang nói tôi đang ăn bữa trưa của 
mình)

vd2: The pages are turning (tại thời điểm đang nói các trang sách đang 
được lật sang)

vd3: The candle is burning (tại thời điểm đang mô tả, ngọn nến đang cháy)

­ Hành động có thể không xảy ra chính lúc này, mà nó xảy ra từ trước thời 
điểm đang mô tả, tại thời điểm đang mô tả và có thể sau thời điểm đang mô 
tả ("Tình huống xung quanh hiện tại" ở phần b) Mô tả)

vd: ­ Where is Iceman?
­ He is going out with his girlfriend 

(có nghĩa là trước thời điểm được hỏi anh ấy đã đi, hiện tại anh ấy đang đi 
và tiếp nữa anh ấy vẫn đang đi với bạn gái của mình)

­ Hành động sẽ diễn ra ở một tương lai gần. Lưu ý tương lai gần không nhất 
thiết là sẽ xảy ra vào ngày mai, nó có thể là tháng sau, năm sau...Nhưng 
trong kế hoạch nói, đó là điều chắc chắn sẽ xảy đến, ta có thể sử dụng Thì 
hiện tại tiếp diễn cho tình huống này.

vd1: I am taking my exam next month

vd2: We're eating in a restaurant tonight. We've already booked the table

vd3: They can play tennis with you tomorrow. They're not working.

e) Những lưu ý khi thêm ­ing vào động từ chính:

­ Base rule (Với động từ thường cơ bản): thêm ­ing bình thường.

vd: work­­­­­­­­­­­­­­­­­­working
play­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­playing
see­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­seeing
be­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­being

­ Exception 1 (Trường hợp ngoại lệ thứ 1): Với động từ có mang nguyên âm 
(a, e, i, o, u) thì nhân đôi phụ âm cuối trước khi thêm ­ing.

{phụ âm + nguyên âm + phụ âm}
{­­­R­­­­­­­­­­U­­­­­­­­­N­­­­}
vd: stop­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­stopping
run­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­running
begin­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­beginning

open­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­opening (not openning)

­ Exception 2 (Trường hợp ngoại lệ thứ 2): Với động từ thường (base verb) 
mà có ie ở cuối thì đổi thành y rồi thêm ­ing.

{ie ­­­­­­­­­­­­­>y + ing}

vd: lie­­­­­­­­­­­­­­­­­­lying ; die­­­­­­­­­­­­­­­­­­dying

­ Exception 3 (Trường hợp ngoại lệ thứ 3): Với các động từ có dạng cấu 
trúc:

{nguyên âm + phụ âm + e (chữ "e" cuối cùng)}

thì bỏ "e" rồi mới thêm ­ing

vd: come ­­­­­­­­­­­­­­coming; take­­­­­­­­­­­­­­­­­­­taking.

Bài học số 2 đến đây là hết, hẹn gặp lại các bạn ở bài học số 3 :58:  
3. The Present Perfect Tense (Thì hiện tại hoàn thành)

a) Định nghĩa: Là thì mô tả một hành động có sự nối kết giữa quá khứ và 
thực tại.

b) Mô tả:

Quá khứ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hiện tại­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Tương lai
­­­­­­­­­­­­­­­­­X­­­­­­­­­­­­­­­>|
­­­­­Tình huống được sử dụng­­­­>|
c) Ngữ pháp:

{Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
{­­­­­­­­­­have/has­­­­­­Verb(ed/v3)}

­ Với câu khẳng định: sử dụng trợ động từ là have/has theo các ngôi đã 
chia, động từ chính phải thêm hâu tố ­ed nếu động từ chính là các động từ 
thường, hoặc đổi sang cột 3 nếu động từ chính là các động từ bất qui tắc 
(Irregular verbs)

­ Với câu phủ định: thêm NOT sau trợ động từ have/has. Động từ chính theo 
nguyên tắc đã nói ở "câu khẳng định".

­ Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ have/has ra trước Chủ từ. Động từ chính 
vẫn theo nguyên tắc đã nói trên.

Sau đây là một vài ví dụ theo các trường hợp câu đã nêu:

d) Lưu ý:

­ Thì hiện tại hoàn thành được sử dụng "thông thường nhất" trong ba 
trường hợp sau:

+ Để nói đến một kinh nghiệm hay một trải nghiệm:
Vd1: Iceman has lived in Cantho (Có nghĩa là mới trước đây Iceman đã ở CT 
và hiện nay anh ấy vẫn ở sống ở đó)

Vd2: I have never drunk coffee (Nói về một kinh nghiệm)

+ Để nói đến một sự thay đổi:

Vd3: I have bought a car (Có nghĩa là mới trước đây tôi chưa có mua xe, 
nhưng bây giờ thì tôi đã có xe rồi)

Vd4: The police have arrested the killer (Có nghĩa là mới trước đây thôi tên 
giết người vẫn còn tự do, và bây giờ thì hắn đang ở trong tù)

+ Tình huống tiếp diễn: chúng ta thường dùng cấu trúc câu có since hoặc 
for cho tình huống này.

Vd5: He has been ill for 2 days. (Anh ấy đã bị bệnh 2 ngay nay rồi. Tức là 
hiện nay anh ấy vẫn còn bị bệnh)

Vd6: I have worked here since June.

­ Vấn đề lưu ý thứ 2: Trong cấu trúc câu của thì hiện tại hoàn thành:

I have ­­­­­­­­­­> I 've
You have­­­­­­­­­>You 've
We have­­­­­­­­­­>We 've
She/he has­­­­­­­­­>She/he 's 
John has­­­­­­­­­­­>John 's

('s cũng là từ viết tắt của IS và cũng là từ viết tắt của HAS, do đó để phân 
biệt hai từ này ta dựa vào động từ chính và chủ từ. Nếu chủ từ là vật và cuối 
câu có by [hoặc không] thì nghi ngờ là câu bị động. Nếu chủ từ là người, 
danh từ riêng và tùy thuộc vào trạng từ chỉ thời gian của câu mà nghi ngờ 
là câu Hiện tại hoàn thành, nhưng trước hết câu Hiện tại hoàn thành luôn là 
câu chủ động)

­ Since và For cho câu Hiện tại hoàn thành:

+ Since: Được dùng để chỉ một điểm thời gian cụ thể trong quá khứ. Chẳng 
hạn: since 6.00 pm; since Moday; since Jan 21st, since 1982, I left school....

Vd7: John hasn't called since February.

Vd8: He has worked in New York since he left school.

+ For: Được dùng để chỉ một khoảng thời gian. Chẳng hạn như: for a long 
time, for 6 month, for 20 minutes....

Vd9: I have been here for 20 minutes.

vd10: He has worked in Cantho for a long time.

e) Lời của Tien@nh:

Thì hiện tại hoàn thành là một thì khá quan trọng trong Anh ngữ, nó cung 
cấp cho người nói các kiểu diễn đạt thời điểm khác nhau. Chính bởi vì thế 
mà người ta thấy rắng nó khó bởi cần nhìn nhận đúng về thời điểm giữa 
quá khứ, hiện tại...Thêm vào đó có sự khác biệt giữa cách sử dụng thì này 
trong cách nói của người Anh và cách nói của người Mỹ.

Người Mỹ không sử dụng thì Hiện tại hoàn thành nhiều như người Anh. Một 
người Mỹ có thể sẽ hỏi bạn "Did you have lunch?" thay vì một người Anh sẽ 
hỏi bạn "Have you had lunch?".

Tuy nhiên, nhìn chung Thì hiện tại hoàn thành rất đơn giản và cũng rất hữu 
ích lẫn thú vị. Điều đầu tiên mà bạn cần làm là đừng cố gắng dịch chúng 
sang ngôn ngữ của chúng ta, mà hãy cố gắng chấp nhận nó và luôn nghĩ 
đó là một thì thông thường. Bạn sẽ sớm học được và thích nó.
Bài học số 3 đến đây là hết. Nhắc nhở các bạn là nên tìm và học bảng 

"động từ bất qui tắc" khi sử dụng thì này. Hẹn gặp lại! 
 2.   4. The Present Perfect Continuous Tense (Thì Hi ệ
  n T
   ạ
  i Hoàn Thành Ti
   ế
  p
   
 Di ễ
  n)
  

 a)  Đị
   nh ngh
   ĩ  a:  Là thì mô tả một hành động đã xảy ra kết nối với thời điểm 
hiện tại hoặc thời điểm ngay lúc diễn tả. Có 2 dạng cơ bản của Thì 
HTHTTD mà chúng ta thường sử dụng:

­ Mô tả một hành động vừa dừng lại hoặc dừng lại gần đây.

­ Mô tả một hành động vẫn còn tiếp diễn cho đến nay.

 b) Mô t ả
  : 

Quá khứ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hiện tại
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­X­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­|
­­­­­­­­­­Tình huống được sử dụng­­­­­­­­­|

 c) Ng ữ
   pháp:
   

{Chủ từ + trợ động từ 1 + trợ động từ 2 + động từ chính}
{­­­­­­­­­­­have/has­­­­­­­­been­­­­­­­­­­Verb­ing­­­}

­ Với câu khẳng định: Trợ động từ 1 là have/has theo các ngôi thứ đã chia, 
trợ động từ 2 là TO BE ở cột thứ 3 (luôn là BEEN), động từ chính là động từ 
được thêm hậu tố ­ing.

­ Với câu phủ định: Thêm NOT sau trợ động từ 1 have/has theo các ngôi thứ 
đã chia, trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở "câu khẳng 
định".

­ Với câu nghi vấn: Đặt trợ động từ 1 have/has ra trước chủ từ theo các ngôi 
thứ đã chia. Trợ động từ 2 và động từ chính theo qui tắc đã nói ở trên. Cuối 
câu nghi vấn phải có dấu chấm hỏi "?".
Sau đây là ví dụ cho ba trường hợp câu đã nói ở trên:

+ I have been waiting for one hour.
+ It has not been raining.
+ Have you been seeing her?

 d) Các ví d ụ
   c
   ụ
   th
   ể
  : 

­ Mô tả một hành động vừa dừng lại hoặc dừng lại gần đây.

vd1: I'm tired [hiện tại] because I've been running.

vd2: Why is the grass wet [hiện tại]? Has it been raining?

­ Mô tả một hành động vẫn còn tiếp diễn cho đến nay.

vd3: I have been reading for 2 hours. [Cho đến giờ tôi vẫn còn đọc sách.]

vd4: We have not been smoking. [Chúng tôi hiện tại đang không hút thuốc.]

­ For và Since theo lưu ý của bài 3. 5. The Simple Past Tense (Thì quá kh
   ứ
   
 đơ n)
  

 a)  Đị
   nh ngh
   ĩ  a:  là thì để mô tả một hành động xảy ra trong quá khứ.

 b) Mô t ả
  : 

Quá khứ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hiện tại­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Tương lai
Tình huống sử dụng­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

 c) Ng ữ
   pháp:
   

{Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
{­­­­­­­­­­­­­did­­­­­­­­Verb(­ed/V3)}
­ Với câu khẳng định: Không sử dụng trợ động từ did cho tất cả các trường 
hợp, chỉ sử dụng động từ chính với hậu tố ­ed được thêm vào nếu là động 
từ thường hoặc ở cột 2 (lưu ý là cột thứ 2 trong bảng động từ bất qui tắc) 
nếu là động từ bất qui tắc.

­ Với câu phủ định: Sử dụng trợ động từ DID thêm NOT ở phía sau, động từ 
chính ở dạng nguyên mẫu (base or bare­inf). Riêng trường hợp động từ 
chính là TO BE ở cột 2 (was/were) thì thêm NOT phía sau TO BE 
(was/were) không sử dụng trợ động từ DID.

­ Với câu nghi vấn: Mang trợ động từ DID ra trước chủ từ, động từ chính ở 
dạng nguyên mẫu, phía cuối câu có dấu chấm hỏi "?". Trường hợp ngoại lệ, 
nếu trường hợp động từ chính là TO BE ở cột 2 (was/were), thì mang TO BE 
ra trước chủ từ và cuối câu thêm dấu chấm hỏi "?" (không sử dụng trợ động 
từ DID cho trường hợp này).

Sau đây là các ví dụ:

­Trường hợp động từ chính là động từ thường.

­ Trường hợp động từ chính là TO BE (was/were) ở cột 2 (bất qui tắc)
 d) L ư
  u ý:
    Chúng ta thường sử dụng Thì quá khứ đơn trong các trường hợp 
sau:

­ Mô tả một hành động (sự kiện) đã xảy ra trong quá khứ

­ Hoặc một hành động (sự kiện) đã hoàn thành xong.

­ Dùng để tường thuật có liên quan thời gian hoặc địa điểm mà sự kiện đã 
xảy ra.

Vd1: I lived in that house when I was young.

vd2: He didn't like the movie.

vd3: What did you eat for dinner?

vd4: John drove to London on Monday.

vd5: I was at work yesterday.

vd6: We were not late (for the train).

vd7: Were you angry?

 e) L ờ
  i c
   ủ
  a Tien@nh
   
Trường hợp tổng quát, nếu các bạn muốn mô tả một hành động (sự kiện) 
trong quá khứ hoặc tường thuật lại hành động (sự kiện) có liên quan đến 
thời điểm hoặc nơi chốn, chúng ta nhất thiết phải sử dụng thì quá khứ đơn. 
Cần phân biệt rõ điểm này để có so sánh chính xác với Thì hiện tại hoàn 
thành. 

Điều đã nói dễ thấy nhất ở các bài văn tường thuật vì Thì được sử dụng chủ 
yếu là Quá khứ đơn.

 6. The Past Continuous Tense (Thì quá kh ứ
   ti
   ế
  p di
   ễ  n)
  

 a)  Đị
   nh ngh
   ĩ  a:  là thì mô tả một hành động tại một thời điểm cụ thể diễn ra trong 
quá khứ.

 b) Mô t ả
  : 

Quá khứ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hiện tại­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Tương lai
­­­X­­­|
­Thsd­­|

 c) Ng ữ
   pháp:
   

{Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
{­­­­­­­­­­was/were­­­­­­Verb­ing­­­}

­ Với câu khẳng định: trợ động từ luôn là TO BE (was/were) đã chia theo các ngôi, 
động từ chính phải thêm hậu tố ­ing.

­ Với câu phủ định: thêm NOT vào trợ động từ TO BE (was/were), động từ chính 
phải thêm hậu tố ­ing.

­ Với câu nghi vấn: Chuyển trợ động từ TO BE (was/were) ra trước chủ từ, động từ 
chính phải thêm hậu tố ­ing, phía cuối câu luôn có dấu chấm hỏi "?".

Sau đây là ví dụ cụ thể cho 3 trường hợp câu:
 d) L ư
  u ý
   : Chúng ta thường sử dụng thì quá khứ tiếp diễn trong các trường hợp:

­ Mô tả một hành động ngắn xảy ra đồng thời với một hành động một thời điểm cụ 
thể trong quá khứ.

vd: She was cooking when I telephoned her

­ Mô tả một hành động dài xảy ra suốt trong quá khứ.

vd: I was working at 10pm last night.

­ Sử dụng mệnh đề while, when để phân biệt hành động "ngắn" và "dài" cho thì 
quá khứ tiếp diễn:

when + hành động ngắn (mệnh đề sau when là thì quá khứ đơn)

I was watching TV when you telephoned (gọi điện là hành động ngắn)

while + hành động dài (mệnh đề sau while là thì quá khứ tiếp diễn)

You telephoned while I was watching TV (xem TV là hành động dài tại thời điểm cụ 
thể trong quá khứ)
 7. The Past Perfect Tense (Thì Quá Kh ứ
   Hoàn Thành)
   

 a)  Đị
   nh ngh
   ĩ  a:  Là thì mô tả một hành động đã xảy ra trước một hành động khác 
trong quá khứ.

 b) Mô t ả
  : 

­­­­­­­­­­­­­­­Quá khứ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hiện tại­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Tương lai
­­­­­X­­­­­­­­­|
­­­­Thsd­­­­­­­|

 c) Ng ữ
   pháp:
   

{Chủ từ + trợ động từ + động từ chính}
{­­­­­­­­­­­­HAD­­­­­­­­­V(­ed/V3)­­}

­ Với câu khẳng định: trợ động từ luôn là HAD, động từ chính là động từ được thêm 
hậu tố ­ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc.

­ Với câu phủ định: thêm NOT sau trợ động từ HAD, động từ chính là động từ được 
thêm hậu tố ­ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc.

­ Với câu nghi vấn: mang HAD ra phía trước chủ từ, động từ chính là động từ được 
thêm hậu tố ­ed hoặc ở cột thứ 3 của bảng động từ bất qui tắc. Phía cuối câu nghi 
vấn phải có dấu chấm hỏi "?".

Sau đây là ví dụ:
 d) L ư
  u ý:
    Đây là một thì khá dễ và thường được ví như là "quá khứ của quá khứ", 
tức là để mô tả một hành động cuả quá khứ trước quá khứ.

vd: The train had left when we arrived

Thì này cũng được sử dụng cho dạng câu tường thuật, chẳng hạn tôi nói với bạn:

­ "You are too late. The train has left."

Và câu mà bạn thuật lại với mọi người là:

­ "We were too late. The train had left."

You might also like