You are on page 1of 5

Daniel F.

S Ôn tập Mạng máy tính

BÀI TOÁN CHIA ĐỊA CHỈ IP (CHIA SUBNET) KHÔNG SỬ DỤNG VLSM
I. Kiến thức cơ bản
1. Cấu trúc địa chỉ IPv4 (IP version 4)

2. Subnet Mask

 Để xác định địa chỉ mạng con (Subnet)


 Gồm 32 bit, các bit đầu bằng 1 (tương ứng với phần Network), các bit sau bằng 0 (Tương ứng với
phần host).
VD: 255.255.128.0  Có 17 bit 1 rồi đến 15 bit 0  1 IP ứng với subnet-mask này có phần địa
chỉ Network dài 17 bit, và phần địa chỉ Host dài 15 bit.
 1 IP luôn đi kèm 1 Subnet-mask  Giúp xác định địa chỉ của mạng chứa IP đó
VD: IP address: 192.168.158.68
Subnet-mask: 255.255.192.0
Viết đơn giản: 192.168.158.68/18 (/18 thể hiện phần Network dài 18 bit)
 Xác định địa chỉ Network bằng cách AND từng bit của IP address với từng bit tương ứng của
Subnet-mask.

Octet 1 Octet 2 Octet 3 Octet 4


IP 192 168 158 68
add 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 1 1 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0

SM 255 255 192 0


1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Net 192 168 128 0
add 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

 Vậy, địa chỉ Network là 192.168.128.0/18

3. Phân lớp địa chỉ IP

Page 1
Daniel F.S Ôn tập Mạng máy tính

Subnet-mask mặc định:

Phân lớp A  /8 Phân lớp B  /16 Phân lớp C  /24

II. Bài toán chia Subnet không sử dụng VLSM


Không sử dụng VLSM  Tất cả các mạng con (Subnet) đều có cùng Subnet-mask
Cho trước 1 topo mạng và 1 dải địa chỉ IP: 130.2.0.0

1. Xác định các thông số của mạng


 Xác định phân lớp (A,B,C,D)
Page 2
Daniel F.S Ôn tập Mạng máy tính

Xét Octet 1 có giả trị 130  10000010  Phân lớp B


 Xác định Subnet-mask mặc định
Phân lớp B có subnet mặc định là 255.255.0.0 (tức /16)
 Số lượng mạng con
Chú ý rằng trên 1 router, các interface thuộc các mạng con khác nhau.
Đếm trên hình vẽ có 6 mạng con (ko tính mạng Internet bên ngoài nối qua S0 của Router 1)
 Mạng nối tới E0 của Router 4
 Mạng nối tới T0 của Router 4
 Mạng nối S0 của Router 4 và S1 của Router 2
 Mạng nối giữa E0 của Router 2, E0 của Router 1, E0 của Router 3
 Mạng nối S0 của Router 5 và S0 của Router 3
 Mạng nối tới E0 của Router 5
 Số lượng bit tối thiểu để subneting và số mạng con có thể chia được.
Có 6 mạng con  Cần 3 bit để phân biệt các mạng  Số bit tối thiểu là 3
Khi mượn 3 bit  Có thể tạo được 23 = 8 mạng con
 Subnet-mask của các mạng con
Chú ý: Để chia nhỏ mạng thì phải mở rộng số bit trong phần network của Subnet-mask.
Do cần tối thiểu 3 bit để subneting  Phần Network trong SM được mở rộng từ 16 bit thành 19
bit.
 Subnet mask của các mạng con là 255.255.224.0 (tức /19)
 Số IP có thể sử dụng trong mỗi mạng con
Số bit trong phần host là 32 – 19 = 13  Mỗi mạng con là 1 dải IP chứa 213 = 8192 IP
Trong dải IP này, có 2 IP đặc biệt không được sử dụng cho host
 IP đầu tiên trong dải (phần host toàn các bit 0) là địa chỉ mạng.
 IP cuối cùng trong dải (phần host toàn các bit 1) là địa chỉ Broadcast.
Như vậy, số lượng IP có thể sử dụng trong mỗi mạng con là 213 – 2 = 8190

2. Chia địa chỉ IP

Octet 1 Octet 2 Octet 3 Octet 4


Phần Network Phần Host
Dải ban đầu 130 2 0 0
… … 0 0 0 0 0 0 0 0 …
3 bit
mượn
Phần Network Phần Host
Subnet 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Subnet 1 … … 0 0 1 0 0 0 0 0 …
Subnet 2 … … 0 1 0 0 0 0 0 0 …
Subnet 3 … … 0 1 1 0 0 0 0 0 …
Subnet 4 … … 1 0 0 0 0 0 0 0 …
Subnet 5 … … 1 0 1 0 0 0 0 0 …
Subnet 6 … … 1 1 0 0 0 0 0 0 …
Subnet 7 … … 1 1 1 0 0 0 0 0 …

Với các thông số tính được như trên, ta chia dải IP ban đầu thành 8 subnet như trong bảng sau:

# Địa chỉ mạng con Dải IP sử dụng được Địa chỉ Broadcast
Page 3
Daniel F.S Ôn tập Mạng máy tính

0 130.2.0.0 (/19) 130.2.0.1 – 130.2.31.254 130.2.31.255


1 130.2.32.0 (/19)
2 130.2.64.0 (/19)
3 130.2.96.0 (/19)
4 130.2.128.0 (/19)
5 130.2.160.0 (/19)
6 130.2.192.0 (/19)
7 130.2.224.0 (/19)

3. Gán địa chỉ IP


 Gán cho mỗi mạng con trong TOPO 1 và chỉ 1 dải địa chỉ trong các dải địa chỉ đã chia.
 Thông thường, địa chỉ đầu tiên trong dải dùng được (VD 130.2.0.1/19) được gán cho cổng
ROUTER đóng vai trò làm Gateway cho mạng con, các địa chỉ tiếp dành cho các SERVER, rồi
mới đến các HOST lẻ.
 Gateway: Là nơi để các gói tin đi ra mạng bên ngoài. Địa chỉ Gateway là địa chỉ của cổng
ROUTER đóng vài trò GATEWAY của mạng.

4. Xây dựng bảng định tuyến


Khi mạng hội tụ (Các ROUTER học được đường đi đến tất cả các mạng khác), trên 1 ROUTER sẽ có
bảng định tuyến như sau (Ví dụ với ROUTER 2, và sử dụng 6 dải địa chỉ đầu tiên để gán cho 6 mạng
con)

Destination Network Metric Port or Next hop


130.2.0.0/19
130.2.32.0/19
130.2.64.0/19
130.2.96.0/19
130.2.128.0/19
130.2.160.0/19
0.0.0.0/0

Chú ý:
Page 4
Daniel F.S Ôn tập Mạng máy tính

 Metric ở đây tính bằng Số router mà gói tin cần đi qua để đến được mạng đích. Nếu mạng đích là
mạng nối trực tiếp với Router đang xét (connected) thì metric = 0.
 0.0.0.0/0 là địa chỉ Default Route, mọi gói tin có địa chỉ đích không nằm trong bảng định tuyến sẽ
được gửi qua đường này. (Bảng định tuyến nào cũng có 1 địa chỉ 0.0.0.0/0)
 Next hop là địa chỉ cổng Router tiếp theo mà gói tin sẽ được chuyển đến sau khi rời khỏi router đang
xét.
 Port or Next hop
 Nếu mạng đích nối trực tiếp với Router đang xét:
<Tên PORT nối với mạng đích> - connected
Ví dụ: Port E0 – connected mạng đích nối với cổng E0 của router đang xét

 Mạng đích không nối trực tiếp với Router đang xét:
<Tên PORT mà gói tin sẽ đi ra> - <Địa chỉ Next hop>
Ví dụ: Port S1 – Next hop: 130.2.32.2
Muốn tới mạng đích, gói tin được gửi qua cổng S1 của Router đang xét, và cổng
Router tiếp theo có địa chỉ là 130.2.32.2

Page 5

You might also like