You are on page 1of 5

Các ống thông và dẫn lưu phẫu thuật.

1. Các loại ống thông và ống dẫn lưu phẫu thuật (bảng 1):

1.1. Các ống thông đường tiêu hoá:

+ Các ống thông dạ dày đặt qua mũi hoặc mồm: thường dùng để giảm áp dạ dày và
ruột non (khi bị tắc ruột), đưa thuốc hoặc chất dinh dưỡng vào đường tiêu hoá khi
bệnh nhân không tự nuốt được (bị hôn mê, tổn thương vùng hầu họng...), để rửa dạ
dày (chảy máu đường tiêu hoá trên, cấp cứu ngộ độc thuốc đường uống...). Các ống
thông này có thể có một nòng hay hai nòng. Hầu hết các ống này đều có dải cản
quang nằm dọc thân ống để dễ dàng xác định khi chụp X quang.

+ Các ống thông hỗng tràng qua mũi: thường dùng để đưa thuốc hoặc chất nuôi dưỡng
vào đường tiêu hoá, để giảm áp ruột non... Có loại ống dùng để nuôi dưỡng (ống
Dobhoff) hoặc để giảm áp ruột non (ống Cantor, Gowan, Miller-Abbott, Baker-
Nelson...).

+ Các ống thông đường mật:


- Các ống thông đường mật qua mũi: chủ yếu để hút giảm áp đường mật trong các
trường hợp tăng áp lực đường mật. Thường dùng loại ống Silastic mềm có một nòng.
- Các ống thông đường mật kiểu chữ T: thường dùng để dẫn lưu đường mật sau mổ
ống mật chủ, ghép gan có nối đường mật chính... Các ống thông chữ T thường được
đặt vào ống mật và đưa ra ngoài qua thành bụng trước, điển hình là ống Kehr.

+ Các ống thông trực tràng: thường dùng cho bệnh nhân nằm liệt giường bị chảy phân
thường xuyên hoặc có vết thương vùng hậu môn sinh dục để dự phòng tình trạng ẩm
loét da hoặc ô nhiễm vết thương. Có nhiều loại thông trực tràng có bóng hoặc không
có bóng ở đầu.

+ Các ống thông trong mở thông đường tiêu hoá:


- Các ống thông trong mở thông dạ dày qua thành bụng trước: dùng để dẫn lưu dạ dày
hoặc đưa thuốc và chất dinh dưỡng vào đường tiêu hoá. Chúng được thiết kế riêng với
đầu có bóng hoặc hình nấm, thường có một nòng. Cũng có loại đặc biệt có hai nòng
dùng trong mở thông dạ dày-hỗng tràng, một nòng thông vào dạ dày và một nòng
thông vào hỗng tràng.
- Các ống thông trong mở thông hỗng tràng qua thành bụng trước: chủ yếu dùng để
đưa thuốc và chất dinh dưỡng vào đường tiêu hoá. Các ống thông loại này thường là
một nòng, có hoặc không có bóng ở đầu.
- Các ống thông mở thông manh tràng: chủ yếu dùng trong trường hợp viêm ruột thừa
thủng mà việc đóng mỏm cụt ruột thừa khó hoặc không thực hiện được; thường dùng
loại ống một nòng có bóng ở đầu hoặc catheter Winsbury-White.

1.2. Các catheter tiết niệu:


+ Catheter dẫn lưu bàng quang trên xương mu đưa qua thành bụng trước: thường là
một nòng, có bóng ở đầu hoặc đầu có hình nấm.
+ Catheter có bóng ở đầu (catheter Foley) được dặt vào bàng quang qua niệu đạo.
+ Các catheter dẫn lưu niệu quản và ống dẫn lưu thận: có nhiều loại khác nhau.

1.3. Các ống dẫn lưu lồng ngực:


Các ống dẫn lưu lồng ngực được dùng để giải thoát các chất dịch từ khoang màng
phổi hoặc trung thất. Chúng thường có đường kính lớn (20 - 36 Fr), đầu có nhiều lỗ,
có vạch cản quang chạy suốt chiều dài của ống, làm bằng polyvinylchloride hoặc
silastic để đảm bảo không quá mềm hoặc quá cứng.
2. Dẫn lưu trong phẫu thuậ
:Dẫn lưu phẫu thuật là biện pháp để giải thoát dịch khỏi một khoang cơ thể nhất địn

2.1. Những nguyên tắc dẫn lưu trong phẫu thuậ


:+ Lựa chọn phương pháp dẫn lưu phải phù hợp với tính chất, số lượng của chất c
n dẫn lưu và vị trí giải phẫu của nơi cần dẫn lưu
+ Khi đã đạt được mục đích thì phải sớm rút bỏ dẫn lưu
+ Phải lựa chọn vật liệu làm dẫn lưu thật thích hợp: đủ mềm để tránh làm tổn thươ
g tổ chức, không gây kích thích tổ chức, đủ bền để không bị phân hủy trong tổ chức
à đủ trơn để dễ dàng rút bỏ

2.2. Các phương pháp dẫn lưu phẫu thuậ

+ Dẫn lưu mở
Là loại dẫn lưu tạo nên đường thông giữa một khoang cơ thể ra bề mặt da. Loại d
n lưu mở thường thấy nhất là dẫn lưu Penrose, được làm từ caosu latex mềm đườ
g kính 0,6 - 2,5 cm. Nó dùng để dẫn lưu mủ, huyết thanh, máu hoặc các chất dịch tro
g các khoang cơ thể. Thường phải đặt một gạc thấm lên trên dẫn lưu để thấm hết c
ỗ dịch được dẫn lưu ra
Tùy theo hiệu quả mà dẫn lưu Penrose có thể được rút bỏ ngay hoặc dần dần (1 -
2 cm/ngày). Cần chú ý là nó có nguy cơ gây nhiễm trùng thứ phát do đó không nên
ể lâu nếu không cần thiết

+ Dẫn lưu kín có hút (closed-suction drain)


Các dẫn lưu kín có hút thường dùng để dẫn lưu dịch thanh huyết hoặc máu ở các vù
g mổ bị bóc tách nhiều, xung quanh các miệng nối thông trong phúc mạc, dịch tro
g khoang màng phổi... Chúng thường là các catheter đủ cứng, có nhiều lỗ ở đầu, làm
ừ chất polyvinyl chloride có tráng silicon
Cần phải theo dõi số lượng và tính chất của dịch dẫn lưu để quyết định rút bỏ dẫn l
u khi đã đạt được mục đích (thường trong 24 - 72 giờ). Mặc dù có tỉ lệ nhiễm trùng t
ứ phát thấp nhưng nó có thể có các biến chứng như: gây xước và ăn mòn vào các
ơ quan và mạch máu xung quanh, khi rút bỏ dẫn lưu có thể bị đứt hoặc rách nên ph
i mổ để lấy bỏ..

+ Dẫn lưu Penrose có hút kín


Là phương pháp kết hợp dẫn lưu hút kín và dẫn lưu Penrose mở, sử dụng hiện tượ
g mao dẫn của dẫn lưu Penrose nhưng duy trì hút kín để tránh hiện tượng ô nhiễm
i khuẩn từ ngoài vào vết thương. Dẫn lưu kiểu này có hai ống, một ống có đầu ra ho
t động theo nguyên tắc mao dẫn, còn một ống có đục lỗ ở đầu trong và được hút thô
g qua hệ thống hút kín

+ Dẫn lưu hai đầu (sump drains


:Các dẫn lưu hai đầu thường là các ống dẫn lưu to, có 2 hoặc nhiều nòng để có thể v
a bơm rửa vừa hút ra. Thường phải tiến hành phẫu thuật để đặt các dẫn lưu này.
u điểm của nó là kết hợp bơm rửa và hút nên có thể làm sạch được các khoang cơ thể
ó chất cần dẫn lưu phức tạp với số lượng lớn (có các chất hoại tử, dò ruột lượng dị
h lớn...), tuy nhiên nó cũng có nguy cơ nhiễm trùng thứ phát cao
+ Dẫn lưu catheter:
Dẫn lưu catheter thường được dùng để điều trị các ổ apxe hoặc các khoang đọng dịch
khác trong cơ thể. Thường tiến hành đặt các catheter này vào ổ áp xe bằng phẫu thuật
hoặc qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hay CT. Sau khi đặt catheter thì để dẫn lưu
hoạt động theo cơ chế trọng lực hoặc hút chủ động bằng máy hút.

You might also like