You are on page 1of 2

PHẦN ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY

A - CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Trình bày định nghĩa độ dẫn điện riêng, biểu thức tính và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Trình bày định nghĩa độ dẫn điện đương lượng, biểu thức tính và các yếu tố ảnh
hưởng.
3. Trình bày nguyên tắc xác định độ dẫn điện đương lượng ở pha loãng vô hạn (λ∞) của
các chất điện ly mạnh.
4. Để xác định độ dẫn điện đương lượng ở pha loãng vô hạn của acid acetic ta phải xác
định λ∞ của các chất điện ly mạnh nào? Hãy trình bày cách xác định λ∞ của acid
acetic?
5. Trình bày nguyên tắc chuẩn độ bằng phương pháp đo độ dẫn? Cho ví dụ minh hoạ
và trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp.
6. Trình bày nguyên tắc xác định độ tan của muối khó tan bằng phương pháp đo độ
dẫn? Cho ví dụ minh hoạ
7. Trình bày phương pháp xác định độ điện ly và hằng số điện ly của chất điện ly yếu
bằng phương pháp đo độ dẫn.
8. Biểu thức hoạt độ và hệ số hoạt độ trung bình của chất điện ly. Các phương pháp xác
định hoạt độ và hệ số hoạt độ.

B - BÀI TẬP

1. Điện trở của dung dịch KCl ở 298K trong một bình đo độ dẫn điện đo được là
457,3 Ω. Biết độ dẫn điện riêng của dung dịch trên là 2768 µS.cm-1. Dùng bình
này để đo điện trở của dung dịch chứa 0,555 gam CaCl2 trong 1 lít, điện trở đo
được là 1050 Ω. Tính hằng số bình và độ dẫn điện đương lượng của dung dịch
CaCl2
ĐS: hằng số bình = 1,266 cm-1; λ=120,6 S.đgl-1.cm2
2. Ở 25oC điện trở của dung dịch KCl 5.10-4M đo được là 6,13.104 Ω. Nước cất có
điện trở là 8.106 Ω. Hằng số bình là 4,565 cm-1. Xác định độ dẫn điện đương
lượng của dung dịch KCl ở nồng độ và nhiệt độ đã cho.
ĐS: λ=147,8 S.đgl-1.cm2
3. Bảng dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc độ dẫn điện riêng của dung dịch KCl vào
nồng độ ở 25oC:
C(mol/l) 0,0005 0,001 0,002 0,005
κ(µS.cm )-1
62,25 123,74 245,4 603,25
Xác định giá trị độ dẫn điện đương lượng ở pha loãng vô hạn của KCl ở
nhiệt độ trên.
ĐS: λ∞=126,3 S.đgl-1.cm2
4. Điện trở của dung dịch BaCl2 ở 25oC (bình đo có hằng số bình 1,5 cm-1) phụ
thuộc vào nồng độ được cho ở bảng dưới đây:
C(mol/l) 0,0002 0,0005 0,001
R(Ω) 27520 11160 5680
Xác định giá trị độ dẫn điện đương lượng ở pha loãng vô hạn của BaCl 2 ở
nhiệt độ trên?
ĐS: λ∞=139,69 S.đgl-1.cm2
5. Cho các dữ kiện sau ở 25oC:
κ(µS.cm-1)
C(mol/l)
HCl NaCl CH3COONa
0,0005 211,37 62,25 44,6
0,001 421,36 123,74 88,5
0,01 4120 1185,1 837,6
Xác định λ∞ của acid acetic ở nhiệt độ đã cho. Biết rằng dung dịch
CH3COOH ở cùng nhiệt độ có độ dẫn điện đương lượng là 14,3 S.đgl-1.cm2.
Tính độ phân ly và hằng số điện ly của acid.
ĐS: 390,6; 3,66%
6. Ở 25 C độ dẫn điện riêng của dung dịch CH3COOH 2,5.10-2M là 250,9 µS.cm-1.
o

Tính độ điện ly, hằng số điện ly và pH của dung dịch acid trên. Biết λ∞ của acid
acetic ở 25oC bằng 390,6 S.đgl-1.cm2.
ĐS: 2,569% và 3,19
7. Ở 25 C độ dẫn điện riêng của dung dịch AgCl bão hoà bằng 2,68 µS.cm-1, độ
o

dẫn điện riêng của nước nguyên chất bằng 0,86 µS.cm-1. Độ dẫn điện đương
lượng giới hạn của dung dịch AgNO3, HCl, HNO3 ở 25oC lần lượt bằng 133; 426
và 421 Ω-1.đgl-1.cm2. Tính tích số tan và độ tan (g/l) của AgCl ở nhiệt độ đã cho.
ĐS: 1,89.10-3 g/l
8. Độ dẫn điện riêng của dung dịch acid propionic C2H5COOH ở 25oC được cho ở
bảng sau:
C(mol/l) 5.10-4 1.10-3 2.5.10-3
κ(µS.cm-1) 28,14 40,82 66,03
Tính độ điện ly và hằng số điện của acid ở nhiệt độ đã cho. Biết độ dẫn điện
đương lượng ở pha loãng vô hạn của C2H5COOH là 350 Ω-1.đgl-1.cm2.
ĐS: Ki= 1,54.10-5
9. Để xác định nồng độ KCl trong dung dịch, người ta sử dụng phương pháp đo độ
dẫn điện với chất chuẩn là AgNO3 (trên buret). Hãy trình bày nguyên tắc của
phép chuẩn độ trên và cách xác định điểm tương đương? Cho biết linh độ của
các ion K+; Ag+; NO3- và Cl- lần lượt là: 7,62; 6,20; 7,91 và 7,41 cm2/s.V.
10. Để xác định đồng thời HCl và CH3COOH trong cùng một hỗn hợp, người ta tiến
hành thí nghiệm như sau: lấy chính xác 10 ml hỗn hợp cho vào cốc, nhỏ từ từ
dung dịch NaOH 0,05N trên buret xuống, đồng thời theo dõi độ dẫn điện riêng
của hệ phản ứng:
a. Trình bày nguyên tắc xác định điểm tương đương của phép chuẩn độ trên
b. Trên đồ thị κ − VNaOH xác định được hai điểm gãy khúc có hoành độ tương ứng là
8,5 và 16,0 ml. Tính nồng độ của HCl và CH3COOH trong hỗn hợp.
Cho linh độ các ion H+, Na+, OH-, Cl-, CH3COO- lần lượt là 36; 5,2; 20; 7,9 và 4,2
cm2/s.V. Acid acetic coi như không điện ly.
ĐS: [HCl] = 4,25.10-2M, [CH3COOH] = 3,75.10-2M

You might also like